🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cho đất nước mở ra Ebooks Nhóm Zalo Mục lục Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu?.................................... 5 Không sinh không diệt..................................................................................... 7 Là những biểu hiện........................................................................................... 8 Chỉ có sự tiếp nối ............................................................................................ 10 Thay đổi trong từng phút từng giây ............................................................ 11 Người thương của mình ở khắp nơi ............................................................ 13 Thực tập buông bỏ, tha thứ........................................................................... 14 Người thương ta chết, ta có thể làm gì?.......................................................... 18 Đài tưởng niệm thuyền nhân........................................................................ 18 Con đã gây ra bao lầm lỡ............................................................................... 20 Tội tùng tâm khởi tùng tâm sám .................................................................. 23 Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới ............................................................... 29 Mất còn trong cõi sống chết.............................................................................. 43 Con đã đi tìm Thế Tôn ................................................................................... 43 Ngày tết bói Kiều............................................................................................ 47 Người đâu hiếu nghĩa đủ đường.................................................................. 49 Có không còn mất........................................................................................... 52 Có thể nào từ có mà trở thành không?......................................................... 53 Vô khứ vô lai ................................................................................................... 56 Niết bàn............................................................................................................ 58 Tịnh độ hiện tiền............................................................................................. 60 Đời vốn là vô thường ..................................................................................... 61 Hãy buông bỏ đi! ............................................................................................ 63 Lễ quy y cho các hương linh ......................................................................... 65 Truyền giới cho hương linh........................................................................... 68 Nói với hương linh ......................................................................................... 70 Ngồi giữa gió Xuân............................................................................................ 73 Đem lại niềm vui cho sự sống hằng ngày là mục đích của khóa tu ........ 75 Ngồi yên, hạnh phúc như ngồi trên đóa sen............................................... 79 Ba bài tập đầu tiên trong kinh Quán Niệm Hơi Thở ................................. 81 Ngồi giữa gió Xuân......................................................................................... 85 Ba má cùng tập thở với con ........................................................................... 87 Hạnh phúc gia đình, tương lai con cái ........................................................... 90 2 | Mục lục Căn bản của yêu thương, sự có mặt tươi mát............................................. 90 Bài tập bông hồng cài áo................................................................................ 91 Hạnh phúc gia đình - Tương lai con cái ...................................................... 94 Bữa cơm gia đình............................................................................................ 97 Giới thứ tư........................................................................................................ 98 Thực tập chữa cơn giận................................................................................ 100 Sống lại Tâm ban đầu - Đạo Bụt dấn thân .................................................. 109 Nuôi dưỡng Tâm ban đầu........................................................................... 110 Sám pháp địa xúc.......................................................................................... 115 Đạo Bụt dấn thân .......................................................................................... 116 Mục đích của người tu..................................................................................... 125 Cái đẹp của người xuất gia.......................................................................... 125 Bước tới thảnh thơi....................................................................................... 129 Nuôi dưỡng Tâm Ban Đầu .......................................................................... 134 Môi trường nuôi dưỡng người xuất gia trẻ............................................... 136 Địa Xúc Sám Pháp ........................................................................................ 140 Vấn đáp .......................................................................................................... 141 Quyền lực và Hạnh phúc................................................................................ 161 Quyền lực thế gian: Tiền bạc, Danh vọng, Quyền hành và Sắc dục...... 164 Quyền uy tâm linh: Đoạn đức, Trí đức và Ân đức .................................. 167 Doanh nghiệp và Gia đình .......................................................................... 169 Quan Âm bình nước tịnh, tẩy sạch dấu phong trần ................................ 170 Phần vấn đáp................................................................................................. 177 Phụ Lục 1: Chia sẻ của Cheryll Maples...................................................... 188 Phụ Lục 2: Vấn Đáp trong buổi nói chuyện với Doanh Nhân. .............. 189 Chánh niệm, năng lượng chuyển hóa ........................................................ 205 Lắng dịu thân tâm......................................................................................... 205 Chế tác năng lượng chính niệm.................................................................. 207 Nhận diện và chuyển hóa............................................................................ 208 Phiền não tức Bồ đề ...................................................................................... 211 Lắng nghe và ái ngữ là công năng của Hiểu và Thương ........................ 214 Vấn đáp .......................................................................................................... 217 Thương yêu theo phương pháp Bụt dạy...................................................... 233 Hiểu biết là nền tảng của thương yêu........................................................ 234 Hạnh phúc và khổ đau không phải chỉ là vấn đề của cá nhân.................... 237 3 | Mục lục Tương kính như tân...................................................................................... 243 Thân thể là đền thờ của tâm linh................................................................ 243 Phụ lục: Đừng bỏ gốc rễ, đừng bắt người khác phải bỏ gốc rễ ................... 248 Lời Khấn Nguyện trong các Đại Trai đàn Chẩn tế Bình đẳng Giải oan 257 4 | Mục lục Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? Ngày 16.03.2007 Tại chùa Vĩnh Nghiêm - Sài Gòn Trong Đại lễ Trai Đàn Chẩn Tế I Kính thưa Đại chúng, Hôm nay là ngày 16 tháng 3 năm 2007, chúng ta đang ở tại chùa Vĩnh Nghiêm trong ngày đầu của Đại Trai Đàn Thuỷ Lục Giải Oan Chẩn Tế Bình Đẳng. Đề tài buổi thuyết giảng của ngày hôm nay là: Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu ? Người thương tôi chết, tôi phải đi tìm người đó ở đâu? Chúng ta phải lắng lòng và cùng quán chiếu để có thể thấy được. Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống đất và nếu có trận mưa thì trong năm hay bảy ngày, hạt bắp sẽ nẩy mầm và lên một cây bắp. Mười ngày sau đó, chúng ta thấy một cây bắp non, hai hay ba lá và nhìn kỹ thì không còn thấy hạt bắp nữa. Giờ đây thay vì thấy hạt bắp thì mình thấy cây bắp con và mình nói hạt bắp đã chết rồi. Kỳ thật hạt bắp không có chết. Hạt bắp đã trở thành cây bắp con. Hạt bắp chỉ thay hình đổi dạng. Nếu nhìn cho kỹ, nhìn bằng con mắt của người phật tử, nhìn bằng con mắt của người biết tu, biết quán chiếu, thì khi thấy cây bắp non, mình cũng có thể thấy được hạt bắp ngày xưa đang có mặt trong cây bắp non đấy. Nó chưa chết, nó vẫn còn tiếp tục ở trong cây bắp non và chỉ thay hình đổi dạng. Chúng ta cũng vậy. Khi nhìn thật kỹ vào thân thể chúng ta, chúng ta thấy cha ở trong ta, mẹ ở trong ta. Có thể cha ở ngoài mất rồi, mẹ ở ngoài mất rồi, nhưng cha trong ta và mẹ trong ta vẫn còn sống, vẫn còn tiếp tục, tại vì mình là sự tiếp nối của cha, mình là sự tiếp nối của mẹ. Mình đang mang cha và mẹ đi vào tương lai. 5 | Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? Khoa học cũng nói như vậy. Tất cả những gen (ADN) của cha và mẹ đang có ở trong từng tế bào cơ thể của mình, vì vậy khi mình thở vào thì cha cũng thở vào với mình. Khi mình thở ra thì mẹ cũng thở ra với mình. Đây là một vấn đề khoa học. Nếu mình buồn khổ thì cha mẹ trong mình cũng buồn khổ, nếu mình nhẹ nhàng khỏe khoắn thì cha mẹ ở trong mình cũng nhẹ nhàng khỏe khoắn. Cho nên sống như thế nào, tu tập như thế nào để mình có sự nhẹ nhàng khỏe khoắn và cha mẹ trong ta cũng được nhẹ nhàng, khỏe khoắn. Mình là một đứa con có hiếu. Nếu mình giận dữ, mình buồn tủi, mình khổ đau thì cha trong mình cũng giận dữ, buồn tủi, khổ đau, mẹ trong mình cũng giận dữ buồn tủi, khổ đau. Nhưng nếu mình mỉm cười hoan hỷ được, thì cha ở trong mình cũng mỉm cười hoan hỷ, và mẹ ở trong mình cũng có thể mỉm cười hoan hỷ. Mình như thế là một đứa con có hiếu. Chúng ta là sự tiếp nối của cha mẹ và của ông bà, tổ tiên. Mình tưởng rằng ông bà tổ tiên đã mất rồi, không còn nữa, nhưng kỳ thật ông bà tổ tiên vẫn đang còn ở trong mình và mình mang ông bà tổ tiên dòng họ và cha mẹ mà đi vào trong tương lai. Mình cũng sẽ trao truyền tất cả tổ tiên ông bà, cha mẹ cho con cháu của mình. Đó là con cháu huyết thống. Mình trao truyền tổ tiên, ông bà, cha mẹ cho con cháu huyết thống. Khi xuất gia thì sẽ không có con cháu huyết thống nữa, nhưng mình có con cháu tinh thần. Khi có đệ tử và đệ tử của đệ tử, đó cũng là một loại con cháu và con cháu này thuộc về dòng họ tâm linh. Mình cũng trao truyền tất cả những sự tu học, thành đạt, an lạc, hạnh phúc, giải thoát của mình cho đệ tử và đệ tử của đệ tử. Vì vậy trong người đệ tử có thầy và khi người đệ tử đó nói một câu dễ thương thì thầy trong người đệ tử cũng đang nói một câu dễ thương. Nếu người đệ tử nói một câu khó thì thầy trong người đệ tử cũng nói một câu khó thương. Người đệ tử đó không có hiếu với thầy. Nếu người đệ tử có tu học, biết thở vào cảm thấy khỏe, thở ra cảm thấy nhẹ thì đó là người đệ tử đang làm cho thầy mình hạnh phúc. Nếu mình tu học thành công, mình có sự thảnh thơi, giải thoát, lòng từ bi 6 | Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? nhiều thì mình sẽ trao truyền được những cái đó cho các đệ tử và đệ tử của đệ tử mình. Trong mỗi chúng ta có hai gia đình. Một là gia đình huyết thống và hai là gia đình tâm linh. Nếu thiếu một trong hai gia đình đó thì nó còn thiếu nhiều. Trên hai vai chúng ta mang hai gia đình. Một vai mang gia đình huyết thống gồm có tổ tiên ông bà cha mẹ và một vai mang gia đình tâm linh, có thầy, có tổ, có Bụt và chư vị Bồ Tát. Trong con người của mình có sự tiếp tục của ông bà tổ tiên huyết thống và có sự tiếp tục của ông bà tổ tiên tâm linh. Vì vậy mình phải là những người con có hiếu. Mình phải làm thế nào để đừng đánh mất giá trị của tổ tiên ông bà đã trao truyền cho mình. Không sinh không diệt Chúng ta hãy quán chiếu về một đám mây ở trên trời. Khi đám mây ở trên trời biến thành mưa thì có thể gọi đám mây đó đã chết, vì nhìn lên không thấy đám mây nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là đám mây không còn. Nó vẫn còn nhưng đã thay hình đổi dạng. Nó đã biến thành mưa. Trong kiếp trước nó là đám mây, nhưng trong kiếp hiện tại nó là mưa và ngày mai nó có thể biến thành dòng suối. Vì vậy đám mây cũng thay hình đổi dạng. Ông bà, tổ tiên, cha mẹ của mình cũng vậy. Có thể là họ không còn với hình thức cũ nhưng họ không phải là đã mất. Mình nói: Ba tôi mất rồi! không đúng. Nói ba tôi thay hình đổi dạng rồi thì đúng hơn. Cũng như khi mình nói hạt bắp đã chết thì không đúng. Nói hạt bắp đã thay hình đổi dạng để trở thành cây bắp non thì đúng hơn. Cho nên ba mình, ông nội mình, ông ngoại mình đang còn đâu đó. Đừng nói rằng những người đó đã mất rồi. Không, họ không mất. Đám mây không thể nào chết được. Đám mây chỉ có thể trở thành mưa, thành nước đá, mưa đá, trở thành tuyết, trở thành nước trà… Khi tôi nâng một ly trà lên uống, mà uống trong chánh niệm, nhìn cho sâu, cho kỹ thì tôi thấy rõ ràng đám mây đang ở trong ly trà của tôi. Thay vì uống trà thì tôi đang uống mây. Mỗi ngày quý vị uống mây 7 | Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? rất nhiều nhưng mà quý vị không biết. Mây chưa bao giờ chết. Mây đã trở thành nước mưa. Nó trở thành canh, thành nước trà, thành nước dừa. Nó trở thành nước mía. Vì vậy bản chất của đám mây là không sinh không diệt. Nhìn hời hợt trên bề mặt thì mình thấy như đám mây có sanh có diệt. Nhưng khi mình nhìn cho kỹ, gọi là thiền quán thì mình khám phá ra rằng đám mây không sinh không diệt. Trước khi đám mây là đám mây thì nó đã là sông, đã là hồ, đã là biển cả. Rồi nhờ sức nóng, nhờ ánh sáng chiếu xuống nước bốc hơi thành đám mây. Đám mây đó không phải từ không mà trở thành có. Đám mây đã tới từ ao hồ, sông ngòi, rạch và biển cả. Đám mây có một kiếp trước của nó. Trước khi đám mây biểu hiện thành đám mây thì nó đã là những cái gì khác rồi. Mình cũng vậy. Trước khi mình sanh ra thì mình đã là cái gì đó rồi, chứ không phải sau khi sanh mình mới bắt đầu có. Tờ giấy này, trước khi nó sanh ra ở trong nhà máy giấy thì nó có là con số không đâu? Từ con số không làm sao mà trở thành tờ giấy được. Mình nhìn kỹ vào trong tờ giấy mình thấy rằng ở trong đó có rừng cây. Nếu không có rừng cây thì làm sao có bột giấy được. Người thông minh nhìn vào tờ giấy họ thấy rừng cây, thấy mưa. Nếu không có mưa thì làm sao cây mọc được. Cho nên trong tờ giấy có rừng cây, có mưa. Trong giấy có mặt trời. Nếu không có mặt trời chiếu xuống thì làm sao cây cối mọc? Trong này có đất. Nếu không có đất thì làm sao cây mọc? Vì vậy nhìn vào tờ giấy cho thật lâu, thật kỹ, sẽ thấy rất nhiều yếu tố kiếp trước của nó. Những yếu tố kiếp trước của nó là đất, là đám mây, là mặt trời, là rừng cây... Là những biểu hiện Người tu thiền nhìn rất sâu. Nhìn vào một cái thì thấy được rất nhiều cái. Cũng như khi mình nhìn vào cây bắp thì mình thấy được hột bắp. Tuy là tướng của hột bắp không còn nữa, nhưng kỳ thực hột bắp đang còn ở trong cây bắp. Nó thay hình đổi dạng. Vì vậy cho nên người thương của mình không thật sự mất. Người thương của mình thay hình đổi dạng và nếu như mình có khả năng nhìn cho kỹ, nhìn cho sâu, thì 8 | Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? mình vẫn thấy được sự có mặt của người mình thương đâu đó, nhất là ở trong tự thân của mình và xung quanh mình. Rất gần mà mình tưởng là xa. Cũng như khi mình nâng ly trà lên uống, đâu có thấy đám mây. Nhưng kỳ thực đám mây rất gần. Trong khi đang uống ly trà đá thì mình cũng đang uống mây. Mây ở đâu? Mây đang ở trong mạch máu của mình. Mình có tới mấy chục lít mây ở trong cơ thể. Nếu không có mây ở trong cơ thể của mình thì mình khô héo. Cho nên mây không phải chỉ ở trên trời mà thôi, mây còn ở trong bình trà của mình. Mây ở trong cây mía, ở trong trái dừa, ở trong máu của mình. Như vậy thì mây rất gần mà mình tưởng là mây xa. Người thương của mình cũng vậy, rất gần mình mà mình cứ tưởng ở đâu rất là xa. Nhờ quán chiếu mà mình thấy được người thuơng của mình rất gần gũi với mình và mình có thể xúc chạm, có thể nói chuyện với người đó được. Nếu mình biết người thương của mình đã thay hình đổi dạng thì mình biết rằng người đó vẫn còn, vẫn còn đó. Mình có thể tiếp xúc với người đó bằng nhiều cách. Mình có thể nói chuyện với người đó. Ba tôi mất đã từ lâu rồi nhưng mỗi ngày tôi có thể nói chuyện được với Người, vì tôi biết ba tôi đang có mặt trong từng tế bào cơ thể của tôi. Có một bữa ngồi thiền tôi thấy khỏe quá, tôi thấy nhẹ nhàng quá, lòng rất bình an, không ước mơ gì hết, không chạy theo cái gì hết. Tôi có hạnh phúc rất lớn. Tôi nói: cha con mình thành công rồi. Mình giải thoát rồi. Mình nhẹ nhàng rồi. Thật đúng như vậy. Tu là mình tu cho cha, tu cho mẹ, cho ông bà tổ tiên. Nếu mình có an lạc có giải thoát, có lòng từ bi thì tổ tiên, ông bà mình, cha mẹ mình cũng có an lạc, giải thoát và từ bi. Mình là đứa con có hiếu. Ai bảo đi tu là không có hiếu? Đi tu là một phương pháp báo hiếu sâu sắc. Mỗi khi đi, tôi đi những bước chân nhẹ nhàng thanh thản, bước nào cũng vững chãi, bước nào cũng thảnh thơi. Bước chân nào cũng nuôi dưỡng tôi và bước chân nào cũng đem lại hạnh phúc. Trong khi đi như vậy tôi tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống, trời xanh, mây trắng, chim hót, thông reo, hoa nở. Những cái đó nuôi dưỡng tôi, trị liệu cho tôi. Tôi đi như một con người tự do. Tôi đi như 9 | Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? đức Thế Tôn đã từng đi ngày xưa. Từng bước chân thảnh thơi. Từng bước nở hoa sen. Mình đi như vậy thì cha mẹ ông bà và tổ tiên ở trong người mình cũng đi được như vậy. Mình là một đứa con có hiếu. Mình là một đệ tử có hiếu. Tôi cảm thấy tôi là một đứa con có hiếu là một đứa đệ tử có hiếu vì tôi đang thở cho thầy, tôi thở cho Phật, tôi thở cho ông bà tổ tiên. Tôi mỉm cười cho thầy, tôi mỉm cười cho Phật, tôi mỉm cười cho tổ tiên. Tôi không có những phiền não. Tôi có nhiều lòng từ bi. Tôi biết là Phật, thầy tổ, ông bà tổ tiên ở trong tôi đang hạnh phúc. Tôi biết rằng tôi là một đứa con có hiếu nhờ tôi có tu. Trước hết mình phải từ bỏ quan niệm là người thương của mình bây giờ không còn nữa, người thương mình mất rồi, từ có mà trở thành không. Đó là một tà kiến, tức là một cái thấy sai lầm (tiếng Anh gọi là wrong perception, wrong view). Trước khi tờ giấy là tờ giấy thì nó không phải là con số không. Quí vị có đồng ý với tôi như vậy chăng? Trước đó nó đã là cái gì rồi. Nó không phải từ không mà trở thành có. Nó là sự tiếp nối. Ngày mình ra đời là ngày tiếp nối, chứ không phải là ngày từ không mình trở thành có. Danh từ ngày sinh cũng không đúng lắm vì sinh nghĩa là từ không mà trở thành có. Danh từ ngày tiếp nối hay hơn nhiều. Trước đó mình đã có dưới một hình dạng khác, bây giờ mình tiếp nối dưới một hình dạng khác. Thật ra ngày sinh không phải là ngày sinh mà là ngày thay hình đổi dạng, ngày tiếp nối. Chỉ có sự tiếp nối Tôi có nói trước tiên mình phải bỏ đi ý tưởng từ không đến có và từ có trở thành không. Cái đó gọi là tà kiến (wrong view). Nhìn vào đám mây mình biết rằng trước khi là đám mây, nó đã là cái gì khác. Nhìn vào tờ giấy, mình biết rằng trước khi là tờ giấy nó đã là cái gì khác rồi, như rừng cây chẳng hạn. Nhìn vào cây bắp mình biết rằng cây bắp nó không phải sinh ra mà là sự tiếp nối của hạt bắp và hạt bắp cũng là sự tiếp nối của cây bắp. Chỉ có sự tiếp nối thôi. Cho nên thay vì chúc mừng ngày sinh mình nên chúc mừng ngày tiếp nối. Thay vì chúc happy birthday thì mình chúc happy continuation day. Ngày mình chết cũng thật chưa phải là ngày chết, là ngày tiếp nối, tiếp nối với một cái dạng 10 | Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? khác, thay hình đổi dạng mà thôi! Cũng vậy, đám mây đâu có chết. Đám mây không còn trong hình thái cũ nữa. Đám mây đã trở thành mưa. Nếu nhìn kỹ thì thấy trong mưa có đám mây, trong trà có đám mây. Tu thiền giúp cho mình thấy những gì mà người không tu không thấy được. Đám mây không chết. Đám mây chỉ thay hình đổi dạng. Người thương của mình cũng vậy. Người thương của mình không chết. Người thương của mình chỉ thay đổi dạng mà thôi. Ý tưởng từ không trở thành có, từ có trở thành không, trước khi sinh mình không là gì hết, khi sinh ra mình mới là một cái gì, rồi một trăm năm hay ít hơn mình chết, mình từ có trở thành không, ý tưởng đó là một tà kiến. Cái thấy đó rất sai lầm. Lấy cái thấy đó ra khỏi đầu, mình gần với Phật nhiều hơn. Bản chất của đám mây là không sinh không diệt. Bản chất của tờ giấy là không sinh không diệt. Bản chất người thương của mình cũng vậy, không sinh không diệt. Người thương của mình vẫn có đó, rất gần mà mình không thấy được. Mình tưởng đây chỉ là nước mà không phải là mây. Nhưng kỳ thật nước cũng là mây. Sai lầm đầu tiên mình phải lấy ra khỏi đầu mình là tà kiến, từ không trở thành có và từ có trở thành không. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương có câu thơ: Đâu có lẽ có chiều qua mà không sáng nay? Thay đổi trong từng phút từng giây Ý tưởng thứ hai, cũng là một tà kiến: người thương của mình bây giờ cũng y hệt như người thương của mình mười năm, hai mươi năm trước. Người thương của mình đã thay hình đổi dạng. Nếu tìm người thương của mình dưới hình dạng ngày xưa thì mình sẽ không tìm thấy được. Nếu tìm đám mây trong dạng hiện tại thì mình sẽ thấy đám mây. Nhưng nếu chỉ nghĩ đến cái dạng nổi trên trời thì mình sẽ không tiếp xúc được với đám mây. Mình phải thấy rằng sự vật thay 11 | Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? đổi hình dạng. Muốn tìm người thương thì mình đừng bị kẹt vào hình tướng cũ của người thương. Giáo lý của đạo Phật nói về vô thường, có nghĩa là thay đổi, thay đổi trong từng phút từng giây. Chính chúng ta cũng thay hình đổi dạng trong từng phút từng giây. Mở cuốn album của mình hồi còn nhỏ, mình thấy tấm hình của mình lúc năm tuổi. Bây giờ mình rất khác với em bé năm tuổi đó. Mình đã thay hình đổi dạng. Tuy rằng mình vẫn còn tên Nguyễn Thi Thu Nguyệt, nhưng em bé tên Nguyễn Thị Thu Nguyệt và thiếu phụ bốn mươi, năm mươi tuổi Nguyễn Thị Thu Nguyệt rất khác nhau. Nếu tìm em bé đó thì bây giờ sẽ không tìm thấy được, vì em đã thay hình đổi dạng. Nguyễn Thị Thu Nguyệt của năm tuổi đã trở thành Nguyễn Thị Thu Nguyệt của bốn mươi, năm mươi tuổi. Vì vậy phải nhìn vào Nguyễn Thi Thu Nguyệt của năm mươi tuổi để gặp Nguyễn Thị Thu Nguyệt của năm tuổi. Mình còn thay hình đổi dạng huống hồ là người thương của mình. Mình đừng đi tìm người thương của mình dưới hình thức quen thuộc mà mình có trong đầu. Ngày xưa trong văn phòng của chúng tôi bên Pháp có một bà người Anh. Bà đến làm việc tự nguyện giúp cho văn phòng. Lúc đó bà đã bảy mươi tuổi nhưng còn mạnh lắm. Bà là người Anh giáo, không phải là Phật tử, nhưng bà rất thương mình nên tình nguyện làm thư ký không công cho phái đoàn Phật Giáo Hòa Bình tại Hội Nghị Paris. Mỗi ngày bà chỉ ăn hai bửa cơm chay, không có lương tiền mà làm việc rất giỏi. Bà nói chồng bà ngày xưa rất đẹp trai nhưng ông chết lúc ba mươi tuổi. Hình ảnh của người con trai ba mươi tuổi đó còn ở mãi trong bà. Bà tin rằng khi chết bà lên Thiên đường sẽ gặp ông trở lại. Một hôm ăn sáng xong tôi hỏi bà: Này bà, bà nói rằng khi chết bà lên Thiên đường sẽ gặp lại ông, nhưng bà gặp lại ông dưới hình thức nào, ba mươi tuổi hay bảy mươi tuổi? Bây giờ bà đã bảy mươi tuổi rồi, nếu gặp ông, ông sẽ không nhận ra bà đâu. Hồi đó bà là một thiếu phụ rất trẻ, rất đẹp. Bây giờ bà bảy mươi tuổi, lên trên đó làm sao ông nhận ra. Ông sẽ nói: Bà không phải là người thương của tôi. Người thương của tôi trẻ lắm. Bà đâu phải là người thương của tôi. Bà đừng có nhận là người thương của tôi. Vì bà đã 12 | Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? thay hình đổi dạng, mà ông có lẽ cũng thay hình đổi dạng. Nếu bà tìm hình bóng của người con trai ba mưoi tuổi năm xưa thì có thể bà sẽ thất bại. Đó là cách tôi chia sẻ giáo lý vô thường, vô ngã của đạo Phật cho một người Anh giáo. Bà hơi lúng túng. Sự thật là như vậy, là vô thường. Ngay sự sống của mình cũng vô thường huống hồ là cuộc sống chung quanh mình. Vậy thì hai tà kiến mình phải lấy ra khỏi đầu là: một là có sinh và có diệt, hai là sự vật vẫn y như vậy không thay đổi. Sự vật luôn luôn thay hình đổi dạng. Nếu nắm được hai điều đó thì gần với tuệ giác của đức Thế tôn. Người thương của mình ở khắp nơi Trong cuộc chiến tranh dai dẳng trên đất nước chúng ta có gần năm, sáu triệu đồng bào đã chết vì bom đạn hoặc vì những nguyên do khác. Chúng ta thiết lập Trai Đàn Thủy Lục Giải Oan Bình Đẳng Cứu Bạt để cầu nguyện cho tất cả đồng bào của chúng ta. Bình đẳng có nghĩa là cho tất cả đồng bào không phân biệt tôn giáo, đảng phái chính trị. Chúng ta cầu nguyện cho người cộng sản và cho người chống cộng sản. Người miền Nam chúng ta cũng cầu nguyện cho, người miền Bắc chúng ta cũng cầu nguyện cho. Không có sự phân chia, không có sự kỳ thị hận thù. Cái đó gọi là bình đẳng. Nước Đức cũng bị chia đôi như nước Việt nam, nhưng họ có phước hơn mình vì sau đó họ thống nhất được nước Đức mà không cần phải có chiến tranh đổ máu. Đông Đức và Tây Đức bây giờ là một nước và họ đang đóng vai trò lãnh đạo trong Liên minh châu Âu. Năm, sáu triệu người mình chết oan ức. Nếu mình khôn khéo hơn, nếu mình biết con đường bất bạo động thì mình không cần phải đi qua cuộc chiến tranh như vậy. Những người chết trong chiến tranh, những người đó là ai, họ là đồng bào của mình. Họ là cha, là anh, con trai, em trai của mình. Họ đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ đất nước, để dành độc lập cho đất nước. Cái chết của họ rất oai hùng nhưng cũng có người chết trong hoàn cảnh tăm tối, oan ức và hài cốt của 13 | Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? hằng trăm ngàn người vẫn chưa thể tìm ra được. Người thương của mình ở khắp nơi, có đến năm sáu triệu người chứ không phải chỉ có bốn năm người thân trong gia đình. Chúng ta quy tụ lại để cầu nguyện siêu độ cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ cho người thân trong gia đình mà thôi. Thực tập buông bỏ, tha thứ Kỳ này về thăm quê hương, tôi đã được Thủ tướng chính phủ cho phép hợp tác với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức ba trai đàn: một ở miền Nam theo nghi lễ cổ truyền miền Nam tại chùa Vĩnh Nghiêm. Một ở quốc tự Diệu Đế, Huế theo nghi thức cổ truyền miền Trung và một ở chùa Non, Sóc Sơn miền Bắc theo nghi thức cổ truyền miền Bắc. Chúng ta có những khổ đau, oan ức trong lòng chưa có cơ hội nói ra được. Chúng ta nén những khổ đau đó xuống. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta bận rộn, có khi ta giận con cháu, ta la rầy đánh đập chúng. Có thể vì những khổ đau oan ức bị dồn nén xúi đẩy chúng ta có những lời nói, hành động không dễ thương. Chúng ta chưa có cơ hội nhận diện những khổ đau oan ức ở trong lòng. Trai Đàn Chẩn tế Giải Oan là một trong những phương pháp thực tập trị liệu, cho phép những đau khổ oan ức trào lên ánh sáng của ý thức. Ta nhận diện những khổ đau oan ức đó là có thật để cầu nguyện chuyển hóa cho thân tâm được nhẹ nhàng. Khi thân tâm được nhẹ nhàng thì chúng ta không có những lời nói, hành động gây tổn thương cho người thương của chúng ta. Nếu không thực tập chúng ta có thể sẽ trao truyền những oan khổ đó cho các thế hệ tương lai. Con cháu chúng ta có thể sẽ hành xử một cách bạo động, làm khổ những người thương của chúng nó mà không biết tại sao. Sự thật là vì những đau khổ uất ức đó chưa được chuyển hóa nên tiếp tục truyền về các thế hệ tương lai. Cho nên Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan có mục đích là chuyển hóa những oan khổ của những người đã mất và cả những oan khổ của những người đang còn sống. 14 | Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? Khi còn sống, nếu chúng ta có nhiều hận thù buồn tủi, ta không được nhẹ nhàng thì ta sẽ làm khổ thân mình và làm khổ người thân của mình. Khi chết rồi mà vẫn còn những hận thù oan ức thì ta cũng không được nhẹ nhàng. Có những phương pháp giúp cho người sống được thảnh thơi nhẹ nhàng. Có những phương pháp giúp cho người đã chết (những người thay hình đổi dạng) chuyển hóa được những hận thù, những nổi khổ niềm đau. Trai Đàn Chẩn tế Giải Oan giúp người sống lẫn người chết chuyển hóa được cái nặng nề oán thù đã dồn chứa từ tháng này sang tháng khác, từ năm này sang năm khác. Mỗi chúng ta được ban tổ chức đề nghị nên lập một bàn linh trước hiên nhà. Trên bàn linh có thể cúng cháo trắng, nước trong, cúng gạo, muối, bắp hay khoai luộc tùy ý. Mỗi ngày phải thay cháo, thay nước trong, phải tụng kinh, đọc tam quy năm giới. Trong suốt ba ngày liên tục thắp hương. Mình ráng ăn chay để giúp sự chuyển hóa của những người chết được dễ dàng hơn. Mình hồi hướng công đức cho những người đã chết. Trong ba ngày đó mình làm việc thiện. Mình bố thí phóng sanh, thả chim, thả cá, cấp học bổng cho sinh viên nghèo, cho thuốc người bệnh, làm việc từ thiện xã hội. Đó là một sự thực tập để chuyển hóa những nghiệp cũ nặng nề, để cho người sống cũng như người chết có được nghiệp mới nhẹ nhàng. Vì vậy ba ngày của Trai Đàn Chẩn Tế là ba ngày chúng ta phải thực tập nghiêm mật. Chúng ta thực tập để đừng có những tư tưởng đen tối hận thù, tư tưởng trách móc đối với bản thân, con cái, bạn bè. Hãy thương lấy những người thân của mình, Hãy thương lấy những bạn bè của mình dù trong quá khứ những người đó đã từng vụng dại lỗi lầm, đã nói và làm những điều khiến cho mình đau khổ. Trong ba ngày Trai Đàn Chẩn Tế chúng ta phải thực tập buông bỏ, tha thứ, thì chúng ta mới có thể giúp cho các vong linh được nhẹ nhàng. Trong ba ngày đó chúng ta phải nói nhũng lời ái ngữ, không nói những lời buộc tội, oán hờn, lên án, trách móc. Ta phải tập nói nhũng câu nói dịu dàng đầy tình thương có khả năng hiểu biết, đùm bọc, đó gọi là khẩu nghiệp. 15 | Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? Về ý nghiệp ta có những tư tưởng đi đôi với từ bi tha thứ. Nó góp phần vào sự chuyển nghiệp của chúng ta và sự chuyển nghiệp của người thương đã chết. Trong ba ngày trai đàn chẩn tế, chúng ta nên có những thân nghiệp có khả năng chuyển hóa: không sát sanh, đánh đập, không làm khổ người khác. Trái lại ta có những cử chỉ chăm sóc, yêu, lo lắng, bảo vệ như phóng sanh, bố thí. Ta có thể sử dụng ba nghiệp: thân-khẩu-ý để chuyển hóa bản thân và giúp chuyển hóa những người đã khuất. Nếu trong nước tất cả đều thực tập ba ngày như vậy thì sau ba ngày đó niềm vui, hạnh phúc, tình huynh đệ, tình đồng bào sẽ lên rất cao. Cả nước phải cùng thực tập với nhau. Người Phật tử đã đành mà người Công giáo cũng nên thực tập như vậy. Ban tổ chức đề nghị bên Công giáo và Tin lành nên lập bàn thờ như vậy, thay vì đọc kinh Phật thì có thể đọc Thánh kinh. Người Marxist cũng có thể thiết lập một bàn linh trước hiên nhà và đọc những đoạn văn có tính cách tâm linh của Marx. Tóm lại, Trai Đàn Chẩn Tế mở rộng lòng để ôm lấy tất cả đồng bào không phân biệt Nam Bắc, không phân biệt tôn giáo, lập trường chính trị, hoàn toàn bình đẳng. Chúng ta chấp nhận nhau, chấp nhận đồng bào của chúng ta, người sống cũng như người chết. Trong tinh thần cởi mở đó, chúng ta tiếp xúc được với Tam Bảo, với Phật, Pháp, Tăng, và nhờ vào năng lượng vĩ đại của Tam bảo mà tất cả các vong linh đều được chuyển hóa siêu độ. Công đức của chúng ta sẽ vô lượng. Đó là cách chúng ta giúp nước giúp dân bằng sự tu tập chuyển hóa ba nghiệp của mình. Về ý nghiệp chỉ phát khởi ý tưởng thương yêu tha thứ. Về khẩu nghiệp chỉ nói những lời thương yêu, tha thứ, khuyến khích. Về thân nghiệp chỉ làm những việc có tính cách che chở, đùm bọc, bảo vệ, cứu độ, phóng sanh từ thiện. Ban tổ chức trông cậy vào tất cả đồng bào, Phật tử hay không Phật tử thực tập nghiêm chỉnh trong ba ngày Trai Đàn Chẩn Tế. Chúng ta sẽ góp phần lớn lao vào sự chuyển hóa nghiệp của cộng đồng của đất 16 | Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? nước, giúp cho những đồng bào nạn nhân của cuộc chiến tranh dai dẳng được nhẹ nhàng siêu thoát. Niềm vui và sự siêu thoát của họ cũng sẽ trở thành niềm vui và sự siêu thoát của chúng ta và của con cháu chúng ta. 17 | Người thương của tôi mất rồi, tôi phải đi tìm ở đâu? Người thương ta chết, ta có thể làm gì? Ngày 4.04.2007, Tại quốc tự Diệu Đế - Huế Trong Đại lễ Trai Đàn Chẩn Tế II Kính thưa chư vị tôn túc, Kính thưa quí vị đạo hữu cư sĩ. Cách đây hai ngày tôi có gửi cho Thủ tướng Chánh phủ một lá thư đề ngày mồng 2 tháng tư năm 2007. Trong thư này tôi đề nghị chính phủ nên lập một đài tưởng niệm thuyền nhân ở bờ biển Vũng Tàu vì đã có cả triệu người bỏ nước ra đi và cả hàng trăm ngàn người trở thành nạn nhân của sóng gió, của hải tặc mà chết dưới biển. Niềm đau đó, nổi oan khổ đó chưa bao giờ được công nhận. Đài tưởng niệm thuyền nhân Đồng bào ra đi không phải vì giận hờn, tức tối hay oán thù mà vì lúc đó họ thấy không có tương lai cho con cháu của họ. Họ biết rằng có bao nhiêu hiểm họa đang chờ đợi trên bước đường vượt biên tị nạn. Họ cũng biết rằng có nhiều người đã chết trên biển cả. Lúc đó nhà nước chưa có cái nhìn thoáng như bây giờ. Nhà nước nghĩ đó là những người phản bội, những người đi tìm giàu sang mà không ở lại để xây dựng đất nước. Bây giờ nhà nước đã có cái nhìn thoáng hơn. Vì thế nếu chính quyền dựng một đài tưởng niệm các thuyền nhân tại bờ biển Vũng Tàu thì sẽ an ủi cho nhiều người. Hằng triệu người khi nghe chính quyền lập đài tưởng niệm cho thuyền nhân ở tại bờ biển Vũng Tàu sẽ thấy ấm áp trong lòng và những đứa con của đất nước đã bỏ ra đi trong mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm qua sẽ cảm thấy được an ủi vì những khổ đau, oan ức của mình bây giờ đã được công nhận. Những người con của đất nước sẽ có cơ hội trở về với quê hương, với đồng bào. Việc dựng một đài tưởng niệm cho hương linh những thuyền 18 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? nhân đã bị thiệt mạng trên bãi biển là một việc làm có tính cách trị liệu những khổ đau, liên kết nhân tâm, làm cho những người ở ngoài nước cảm thấy gần gũi hơn với những người ở trong nước. Sau đây là nguyên văn của bức thư, tôi xin đọc để quí vị cùng nghe: Đạo tràng Mai Thôn, Văn phòng Le Pey 24240 Thenac, Pháp Quốc Huế, ngày mồng 2 tháng 4 năm 2007 Kính gửi ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Kính thưa ngài Thủ Tướng, Chúng tôi xin cảm ơn Thủ Tướng và các nhà lãnh đạo nhà nước đã cho phép chúng tôi cùng với Giáo hội Phật giáo Việt nam tổ chức những Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng Giải Oan tại ba miền để cầu nguyện cho hương linh tất cả các đồng bào nạn nhân chiến tranh không phân biệt Nam Bắc, chủng tộc, tôn giáo và chính kiến trong đó có cả hương linh của hàng trăm ngàn thuyền nhân, nạn nhân của sóng gió và hải tặc. Tôi xin đề nghị với Thủ tướng lập một Đài tưởng niệm thuyền nhân cho tất cả hương linh ấy được dựng lên bên bờ biển Vũng Tàu khi ba Đại Trai đàn Chẩn tế Giải oan này được hoàn mãn. Trên Đài tưởng niệm này có thể khắc lên bản nhạc Biển Sâu Giông Tố của nhạc sĩ Lê Thương. Tôi thấy các đồng bào đã ra đi không phải vì hận thù hoặc vì kỳ thị mà chỉ vì lúc đó họ chưa thấy được một tương lai cho mình và cho con cháu mình. Tôi chắc rằng hành động dựng Đài Tưởng niệm Thuyền nhân của chính phủ sẽ làm ấm lòng bao nhiêu người con đã bỏ nhà ra đi bằng đường biển và sẽ gây cảm hứng cho những người con ấy lần lượt trở về với tổ quốc. Trân trọng cám ơn Thủ Tướng đã lắng nghe chúng tôi. Kính thư Thiền sư Thích Nhất Hạnh Đạo Tràng Mai thôn Pháp Quốc. 19 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? Kính thưa đại chúng, Hôm nay là ngày mồng 4 tháng 4 năm 2007. Chúng ta đang ở tại Quốc tự Diệu Đế trong ngày thứ ba của Đại Trai đàn Chẩn tế Bình đẳng Giải oan. Con đã gây ra bao lầm lỡ Hôm qua chúng ta đã nói tới ba nghiệp, tức là ý nghiệp, khẩu nghiệp và thân nghiệp. Chúng ta biết rằng trong quá khứ chúng ta đã có những lầm lỡ, chúng ta đã có những tư duy sai lạc đầy oán trách, đầy hận thù. Chúng ta đã có những lời nói không dễ thương gây ra những vết thương trong lòng những người khác và cho chính bản thân mình. Chúng ta đã có những hành động gây đổ vỡ, gây thương tích trong ta và trong người thương của ta. Vậy nên khi ý thức được những điều đó chúng ta quyết tâm không lập lại những lỗi lầm trong quá khứ. Trong đạo Phật có danh từ sám hối. Sám hối có nghĩa là mình nhận ra mình đã lầm lỡ, mình đã dại dột suy nghĩ, nói năng và hành động gây khổ đau, bây giờ đây mình cương quyết không lập lại những lỗi lầm ngày xưa. Mình cương quyết làm khác đi. Thời gian hành đạo tại Tây phương chúng tôi đã dịch chữ sám hối ra tiếng Anh là beginning a new, nghĩa là bắt đầu trở lại. Mình coi như quá khứ không đủ trí tuệ, không đủ từ bi cho nên mình bắt đầu trở lại. Mình làm lại cuộc đời. Mình làm lại cuộc đời căn cứ trên những kinh nghiệm của quá khứ. Chữ Beginning a new (làm mới lại) có nghĩa là làm mới. Từ này cũng gần giống như từ đổi mới. Tôi nghĩ từ đổi mới cũng có ý nghĩa của sám hối ở trong đó. Vì mình biết rằng trong quá khứ mình theo những suy nghĩ, nói năng, hành động không đưa tới hạnh phúc cho mình và cho những người chung quanh, cho đất nước. Cho nên bây giờ mình đổi mới. Đổi mới cũng như làm mới, cũng như beginning a new. Từ đổi mới, làm mới cũng có ý nghĩa của sám hối, tức là mình không làm như xưa nữa, mình làm khác hơn. Vì làm như xưa có thể tiếp tục gây những khó khăn, những khổ đau. 20 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? Ngày xưa đảng và nhà nước có dùng chữ sửa sai. Sau những vụng về, những sai lầm của cuộc Cải Cách Ruộng Đất thì đảng và nhà nước đã thấy rằng có những cái không nên lập lại. Vì cuộc Cải cách điền địa đã gây ra nhiều khổ đau và oan ức nên Tổng bí thư Trường Chinh đã từ chức, nhiều người trong Bộ chính trị đã từ chức và chính Chủ tịch Hồ chí Minh cũng đã lau nước mắt mà nói rằng: Khi mà Bộ chính trị đã sai lầm tức là tôi cũng sai lầm. Hôm đó Chủ tịch Hồ chí Minh đã khóc, đã lau nước mắt và đã có danh từ sửa sai. Mình không phải là thánh. Thế nào mình cũng đã có những lỡ lầm. Khi mình thấy được lỡ lầm đó và cương quyết không lập lại nữa, mình quyết làm mới, quyết đổi mới, mình quyết sửa sai. Như vậy danh từ sửa sai cũng có đồng ý nghĩa với danh từ sám hối. Tất cả chúng ta kể cả người xuất gia và tại gia, chúng ta đã từng có những lỡ lầm trong quá khứ. Chúng ta đã suy nghĩ một cách cạn cợt, chúng ta đã nói năng không cẩn thận và chúng ta đã hành động không đủ từ bi. Chúng ta đã gây những khổ đau cho ta và cho những người ta thương, chứ đừng nói chi đến những người ta thương ít hoặc là không thương. Nhờ có thì giờ để quán chiếu chúng ta đã giật mình tỉnh thức, chúng ta giác ngộ. Chúng ta biết rằng chúng ta đã gây khổ đau cho bản thân và cho người khác. Bắt đầu từ hôm nay trở về sau chúng ta nhất định không lập lại những vụng về, những lỡ lầm ngày xưa. Cái đó gọi là sám hối. Vì vậy sám hối là một hành động, một sự thực tập căn cứ trên sự giác ngộ. Giác ngộ không phải là cái gì xa vời lắm đâu. Khi ta nhận ra được những điều ta thấy, ta làm, ta nghĩ đã gây ra khổ đau và ta cương quyết không làm, không nói, không nghĩ như vậy nữa thì đó đã là giác ngộ rồi. Giác ngộ và giải thoát rất gần. Mình đừng tưởng nó là cái gì xa xôi. Ví dụ như hôm qua, trong một cơn giận mình đã có ý nghĩ: Chà! người này ác quá. Nói những câu không tình không nghĩa và mình muốn cho người đó chịu khổ. Mình muốn cho người đó chết đi, muốn cho người 21 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? đó đi khuất mắt mình, không bao giờ mình muốn thấy mặt nguời đó nữa. Đó là một tư tưởng không dễ thương, là một tư tưởng trừng phạt, hận thù, một tư tưởng không chấp nhận, không thương yêu. Cái đó gọi là tà tư duy chứ không phải là chánh tư duy. Chánh tư duy là nghĩ như thế này: Người này nói những câu không dễ thưong, làm những điều không dễ thương tại vì người này chưa được gặp các bậc thiện tri thức, chưa được thực tập cho nên tham, sân, si còn nhiều nên đã phát ra những lời nói không dễ thương và đã có những hành động không dễ thương. Người này đáng được thương hơn là đáng bị trừng phạt. Nếu ta giỏi ta có thể giúp người này phát khởi chánh tư duy. Nghĩ như vậy tức là chánh tư duy. Còn nghĩ rằng người này chết đi cho rảnh, khuất mắt cho rồi, mình muốn không trông thấy nữa! Cái đó là tà tư duy, không có từ bi và hiểu biết. Giả sử hôm qua chúng ta đã có một tà tư duy nhưng sáng nay được nghe pháp thoại mình nói: Trời đất, sao mình đã suy nghĩ một cách dại dột như vậy. Tại sao mình đã có một tà tư duy như vậy? Đã lỡ nghĩ ra một điều xấu, đã chế tác một tư tưởng bất thiện, một tư tưởng giận hờn, trách phạt, thì hôm nay giác ngộ, mình nói, một người như mình mà lại phát khởi một tư tưởng như vậy là không xứng đáng! Theo phương pháp của nhà Phật, bây giờ mình muốn xóa tư tưởng đó đi thì phải làm thế nào? Nếu như trong máy vi tính khi viết ra một câu gì không đúng, mình muốn xóa, thì écraser nó; thì trong đạo Phật có cách rất hay, xóa rất mau chứ không phải như dùng cục tẩy, tẩy một hồi mới đi câu đó. Xóa mau hơn nhiều lắm, écraser rất mau. Nguyên tắc trong đạo Phật là nếu muốn xóa ý nghiệp ngày hôm qua thì bây giờ mình hãy phát ra một ý nghiệp mới ngược lại. Mình chế tác một tư tưởng chấp nhận, thương yêu, tha thứ. Một khi mình phát ra được một tư tưởng như vậy thì tư tưởng chế tác trong giờ phút này nó sẽ đuổi kịp tư tưởng được chế tác hôm qua và nó tiêu diệt cái đó. Nó làm trung hòa – neutraliser– tư tưởng trước đó. Rất là mau! Nếu có dùng máy vi tính thì quí vị cũng biết. Khi cần xóa một chi tiết nào đó, chỉ cần bấm một cái, nó tiêu liền. Tâm mình cũng như máy vi tính vậy. Mình đã phát khởi một tư tưởng không lành, bây giờ cảm thấy tư tưởng đó không xứng đáng với một người Phật tử như mình. 22 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? Muốn xóa đi chỉ cần phát khởi một tư tưởng tốt ngược lại và sau khi phát khởi rồi, bấm một cái thì tư tưởng kia mất tiêu. Sám hối là như vậy. Sám hối mà biết cách thì tiêu tội liền còn sám hối mà không biết cách thì không tiêu tội được. Tội tùng tâm khởi tùng tâm sám Có một thầy tì kheo phạm giới nặng và thầy rất hối hận. Trong giới luật có nói nếu mình phạm giới tà dâm thì cuộc đời tu coi như bỏ đi, như cây dừa bị chặt ngang không thể nào lên được ngọn mới. Người thanh niên đó rất hối hận. Chỉ một phút bị tà tư duy kéo đi nên đã phạm giới và làm hư cả cuộc đời người tu. Sau đó vị ấy sám hối cả năm trời, tụng Lương Hoàng Sám ngày đêm mà cũng không cảm thấy tiêu tội được. Vị tì kheo đó đã sử dụng biện pháp trừng phạt mình. Vị ấy thắp nhang và dí vào cánh tay cho cháy, để lại bao nhiêu vết thương trên cánh tay mà vẫn chưa cảm thấy tội được tiêu. Tại vì tuy có ý hướng muốn sám hối, có ý chí sám hối nhưng mà chưa biết cách sám hối, chưa biết cách xóa bỏ, chưa biết cách écraser. Mình có tâm sám hối chưa đủ, mình có ý chí sám hối cũng chưa đủ, mình phải biết cách sám hối mới được. Muốn sám hối cho thành công phải hiểu giáo lý tội tùng tâm tâm khởi, tùng tâm sám những lỗi lầm của mình đều do tâm mà ra, muốn tiêu diệt lỗi lầm đó thì mình phải thay một tâm khác, mới có thể thành công được. Trong chiến tranh Việt Nam có một anh chàng lính Mỹ tên là John. Ngày đó đơn vị của anh ta bị quân kháng chiến tiêu diệt hết, chết không còn một ai. Anh ta uất ức, hận thù và muốn trả thù những người Việt đã tiêu diệt đơn vị của anh ta. Anh ta trả thù một cách rất nhỏ mọn. Anh ta lấy một túi toàn bánh sandwiches, bánh mì kẹp chả, rồi bỏ chất nổ vào trong. Cái túi ấy anh mang để ở đầu làng rồi núp xem người nào sẽ ăn, vì anh nghĩ rằng chính dân làng đó đã đánh úp tiêu diệt đơn vị của anh. 23 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? Có năm đứa trẻ từ trong làng đi ra. Chúng nhìn thấy túi bánh sandwiches và chúng nó sướng quá. Nhưng ăn xong thì đứa nào cũng ôm bụng mà la tại vì chúng đã ăn bao nhiêu là chất nổ. Một khi chúng ta hận thù thì chúng ta có thể làm những hành vi tàn nhẫn như vậy. Muốn trả thù thôi. Muốn bỏ chất nổ vào trong bánh mì kẹp chả để cho người ăn vô mà chết. Cái đó gọi là tà tư duy. Tà tư duy thì đưa tới tà nghiệp. Chánh tư duy thì đưa tới chánh nghiệp. Tư duy chân chánh có từ bi thì đưa tới hành động có từ bi, còn tư duy mang chất thù hận thì đưa tới hành động thù hận là tà nghiệp. Ba má các em nghe tiếng kêu la, thì họ tìm cách cứu chữa các em. Nhưng núp sau bụi rậm anh chàng biết là không có cách nào cứu chữa được hết. Nếu đi rửa ruột cũng không kịp. Đây là vùng quê xa lắc, khỉ ho cò gáy. Anh ta biết rằng mấy đứa bé này chắc chắn sẽ chết, mà quả thật năm em bé đã chết. Hình ảnh năm đứa nhỏ chết ăn sâu vào lòng anh ta. Anh ta sống sót trở về Mỹ. Nhưng hình ảnh năm đứa trẻ con Việt Nam chết ám ảnh anh ngày lẫn đêm. Anh ta không dám nói điều này ra cho bất cứ ai nghe vì đây là một hành động rất tàn ác. Chỉ có một người anh ta có thể bộc lộ, nói ra chuyện này thôi, đó là má của anh ta. Má của anh không phải là nhà tâm lý trị liệu nên không biết cách giúp anh. Bà chỉ có thể nói: Con ơi, còn đừng lo buồn nhiều quá. Trong cuộc chiến tranh nào cũng có những việc như vậy xẩy ra. Con để ý làm chi cho khổ. Chiến tranh nào cũng có những việc tàn ác, có sự vô nhân đạo. Con đi vào cuộc chiến tranh và làm những chuyện đó thì cũng thường thôi, không có gì ghê gớm lắm đâu, con đừng nghĩ tới nữa. Nhưng những lời khuyên của bà mẹ không đủ sức giúp cho anh ta đạt tới sự an tịnh. Anh ta muốn sám hối nhưng anh không biết cách. Anh ta là người Cơ đốc giáo và trong Cơ đốc giáo không có phương pháp sám hối như trong đạo Phật. Một ngày nọ anh ta nghe có một khóa tu do một ông thầy người Việt tổ chức dành riêng cho những cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng chiến đấu tại Việt Nam. Anh ta tìm tới. 24 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? Ở Âu châu, Mỹ châu chúng tôi thường tổ chức các khóa tu tập cho nhiều giới khác nhau. Có khi tổ chức cho giới bác sĩ tâm lý trị liệu, có khi dành cho giới bảo hộ sinh môi, khi dành cho các nhà doanh thương, khi cho các giáo chức, có khi tổ chức cho giới công an, cảnh sát và cho giới dân biểu quốc hội… Kỳ đó theo yêu cầu của dân chúng Mỹ, chúng tôi tổ chức một khóa cho cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng chiến đấu ở Việt Nam và anh John đã ghi tên theo học khóa tu đó. Những chiến binh Hoa Kỳ đã chiến đấu tại Việt Nam khi trở về nước họ mang theo những ấn tượng, những kỷ niệm rất đau buồn. Mỗi người đều có bác sĩ tâm lý trị liệu để lo lắng, chăm sóc và chữa trị. Nhưng cũng có nhiều người không vượt thoát được những cơn ác mộng mà họ đã đi qua trong thời gian ở Việt Nam. Có một cựu chiến binh Hoa Kỳ trong khóa tu đó không dám tham dự thiền hành. Vì đi thiền hành là đi cả đại chúng ba trăm, năm trăm người và đi từng bước rất chậm. Từng bước chân vững chãi, từng bước chân thảnh thơi. Đi như là đi trong Tịnh độ của đức Phật A Di Đà. Đi mà bỏ hết quá khứ, bỏ hết tương lai, chỉ chú trọng tới việc tiếp xúc được cái mầu nhiệm của sự sống trong giây phút hiện tại như là chim hót, thông reo, hoa nở, trời xanh, mây trắng. Anh chàng cựu chiến binh đó không có khả năng đi chậm và đi chung. Ngày xưa trong những khu rừng sâu ở Việt Nam anh ta đã từng đi những bước chân chậm như vậy rồi. Anh ta được biết có thể có những hầm chông, có lựu đạn, và anh đã đi rất là cẩn thận, nếu không thì rơi vào hầm chông, trúng vào lựu đạn thì sẽ tan xác. Thế nên bây giờ thấy một đoàn năm bảy trăm người đi những bước chậm như vậy anh nhớ lại quá khứ kinh khủng, kinh khiếp. Những hạt giống của sợ hãi ngày xưa trở về. Anh ta không dám tham dự vào đoàn thiền hành. Anh ta đi cách xa độ chừng ba chục thước. Nếu có chuyện gì xẩy ra anh ta chạy được. Anh ta sống trong hiện tại mà kỳ thật anh không ở trong hiện tại được. Anh ta đang bị quá khứ giam hãm. Một thiền sinh khác cũng là cựu chiến binh Hoa kỳ lại không dám ngủ trong cư xá. Trong cư xá có các thiền sinh khác và cũng có các thầy, các sư cô. Anh ta đã được dạy rằng, mấy ông thầy tu ở Việt Nam 25 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? toàn là Việt cộng trá hình hết! Họ không hiền như mình đâu. Họ có thể đánh úp mình. Vì thế tới khóa tu thấy mấy thầy Việt Nam, anh sợ lắm, nghĩ rằng đây có thể là Việt cộng trá hình. Ông bác sĩ tâm lý trị liệu nói rằng, tới đây để được chữa trị. Nhưng tới đây anh sợ quá. Đi lính qua Việt Nam anh được nghe, ở Việt Nam người nào cũng có thể là Việt cộng hết. Thầy tu cũng có thể là Việt cộng. Phải cẩn thận lắm mới được. Nên giờ gặp thầy tu thì sợ cho nên không dám ngủ trong cư xá. Ông đi vào rừng, cắm một cái lều ở đấy, và cắm những cái chông ở chung quanh để bảo hộ cho mình. Ngủ trong đêm, đó là tâm trạng sợ hãi khủng khiếp của người cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng đánh giặc ở Việt Nam. Chúng tôi phải dạy những người đó. Chúng tôi phải giúp họ tháo gỡ, chuyển hóa để họ có thể trở lại đời sống bình thường của một người công dân Hoa Kỳ bình thường. Anh chàng John trong suốt mười năm trời đã không yên ổn được. Mỗi khi trong phòng có trẻ con thì anh ta không thể chịu đựng nỗi. Anh ta chạy ra khỏi phòng. Hình ảnh của năm đứa bé Việt Nam chết vì anh vẫn đang còn in đậm trong tiềm thức của anh. Anh chưa bao giờ dám kể câu chuyện đó với ai hết. Nhưng tới ngày thứ tư, thứ năm của khóa tu thì anh bắt đầu tin tưởng ông thầy này và anh ta đã quì xuống phát lộ với tôi: Thưa thầy, con đã giết năm em bé ở Việt Nam. Con đã bỏ thuốc độc vào trong bánh mì kẹp chả và từ đấy lương tâm con không an ổn. Bây giờ con phải làm sao để có thể sống cuộc sống của một người công dân Mỹ bình thường? Xin thầy chỉ cho con. Tôi đem phương pháp của đạo Phật ra để giúp. Tại vì anh ta đã thử những phương pháp của đạo Chúa rồi và cũng thử nhiều phương pháp tâm lý trị liệu rồi mà không thành công. Tôi dạy cho anh giáo lý thậm thâm vi diệu của đạo Phật: Tội tùng tâm khởi tùng tâm sám. Tội lỗi mình từ tâm mà phát ra, nếu tâm mình sửa đổi lại thì tự nhiên tội kia liền tiêu. Có thể xóa được tội. Có thể écraser được tội. Tôi nói: Này John, tôi đồng ý với anh là anh đã gây khổ đau. Anh đã sát hại năm em bé Việt Nam và mặc cảm tội lỗi đó đã theo anh mười năm nay. Nhưng tôi có cách tháo gỡ cho anh. Thay vì anh mang mặc cảm đó mà sống 26 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? suốt ngày suốt đêm trong sự đau khổ thì tại sao anh không dùng cuộc đời anh để làm ngược lại những điều anh đã làm ở Việt Nam ngày xưa ? Trong giây phút hiện tại trẻ em vẫn tiếp tục chết khắp nơi trên thế giới. Có những em bé chỉ cần một viên trụ sinh thôi là mạng có thể được cứu rồi. Mà những em bé đó đang chết khắp nơi. Ngay ở nước Mỹ cũng có những người rất nghèo và con cũng họ cũng không có tiền mua thuốc trụ sinh. Tại sao anh không dùng thì giờ, dùng thân mạng của anh để đi cứu những em bé đó mà lại cứ cắn răng chịu đựng quá khứ. Ngày xưa anh đã giết năm em bé, nhưng ngày hôm nay anh có thể cứu năm em bé và ngày mai nếu giỏi, anh có thể cứu thêm năm em bé nữa. Khi anh thấy rằng tuy mình đã giết năm em bé nhưng bây giờ mình đã cứu mạng năm mươi em bé thì tự nhiên tình trạng sẽ đổi ngược lại và cái công đó sẽ chuộc được cái tội. Mà cái công lớn hơn cái tội cho nên mình có dư dả hạnh phúc để có thể có được. Tôi đề nghị từ nay trở đi anh suy nghĩ làm thế nào để cứu những đứa bé sắp chết. Ngay ở Hoa kỳ mỗi ngày cũng có những em bé chết vì bệnh khổ, vì tai nạn, vì bị người lớn lạm dụng tình dục, những khổ đau ấy rất nhiều, chứ đừng nói gì đến các nước Á châu và Phi châu, con nít đói, bệnh mà chết rất nhiều. Biết bao nhiêu trẻ em đang chờ được anh cứu vớt mà anh không làm, trái lại anh ngồi mà chịu chết với năm đứa trẻ trong quá khứ. Anh hãy trở nên một vị Bồ tát. Anh hãy phát một lời nguyện lớn, một đại nguyện: Từ rày về sau anh dùng cuộc đời của anh để đi cứu vớt những đứa trẻ đang chết và sắp chết. Khi anh phát ra đại nguyện đó rồi thì năng lượng của đại nguyện đó sẽ tiêu trừ lập tức tội lỗi ngày xưa của anh. Tôi đã giải thích như vậy. Anh John tuy chưa làm gì hết, nhưng khi nghe thầy khai mở, tháo gỡ như vậy thì hai mắt sáng lên liền lập tức và bắt đầu nở nụ cười, vì biết rằng mình đã có con đường đi, mình sẽ thoát được. Cuộc hội kiến đó chỉ kéo dài hai mươi phút mà đã cứu được một người, mở cho người đó một con đường thoát. Từ đó về sau John đã dùng cuộc đời mình để đi cứu vớt những em bé đang ở vào những cơn hiểm nguy, sắp chết hoặc là đang chết. Bây giờ 27 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? John đã cưới vợ, người vợ là một nha sĩ, họ sống một cuộc đời bình thường là nhờ đã thực tập được pháp sám hối theo nguyên tắc của Phật dạy. Vậy thì việc thầy Tỳ kheo phạm giới đó sở dĩ không tiêu tội được là vì thầy không phát được một đại nguyện. Có thể có những sa di, những thầy tỳ kheo cũng đang ở trong tình trạng dễ bị phạm giới, vì môi trường của người xuất gia trẻ bây giờ xấu lắm! Ngày xưa sau khi xuất gia chúng tôi ở luôn trong chùa, chúng tôi đi học trường Phật học sơ cấp, trung cấp hay cao cấp chúng tôi cũng ở trong chùa thôi. Những tệ nạn ngoài đời không thâm nhập vào trong chùa. Nhưng bây giờ những người xuất gia trẻ đi ra học ngoài, họ đi xe máy, họ tiếp xúc với thanh niên ở ngoài, tiếp xúc luôn với những tệ nạn bên ngoài cho nên họ bị nhiễm những thói xấu đó và họ có thể phạm giới dễ dàng. Lại thêm có những vị cư sĩ yểm trợ cho họ để họ ra lập những am, cốc riêng. Họ lấy cớ là phải đi học. Tu mà không học thì không làm được gì nhiều. Cho nên khi thấy một sư cô, một thầy trẻ, một sư chú, mình muốn yểm trợ và tưởng làm như vậy là hộ tăng, là phật sự mà không ngờ là mình đang làm hại họ chứ không phải là mình thương họ. Thương nhau mà lại bằng mười phụ nhau. Tôi xin nhắn nhủ các vị cư sĩ đừng làm như vậy, đừng nâng đỡ các thầy, các sư chú ra ở riêng ngoài để đi học. Nên khuyên họ trở về thiền viện và muốn học thì ở trong thiền viện mà học. Ở bên Pháp chúng tôi tổ chức như vậy. Các thầy, các sư chú, các sư cô học tất cả trong thiền viện, không đi ra ngoài và không bao giờ đi ra ngoài một mình. Các sư cô đã đành, khi đi ra ngoài phải đi ít nhất là hai người. Các thầy, các sư chú cũng vậy, không bao giờ đi ra ngoài một mình. Cả khi lên mạng internet cũng phải đi hai người, vì mạng lưới internet cũng có những vùng rất độc hại, nếu đi một mình có thể vướng vào rất nguy hiểm. Bên đó các thầy, các sư chú không ai có trương mục riêng ở ngân hàng, không ai có điện thoại di động riêng, không ai có địa chỉ điện thư riêng. Tất cả đều là chung hết. Vì thế cho nên các thầy, các sư cô, sư chú được bảo hộ rất kỹ lưỡng, rất vững chãi. 28 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? Tôi đã nói với thầy tỳ kheo đó: Trên đống tro con chim phương hoàng có thể tái sinh ra lại được. Trên khúc gỗ khô, mùa xuân có thể tái sinh được nếu biết áp dụng phương pháp sám hối mầu nhiệm của đạo Phật tội tùng tâm khởi tùng tâm sám. Nếu thầy biết rằng có bao nhiêu sư cô, sư chú đang bị nguy cơ kéo ra khỏi môi trường tu học rồi phạm giới mà phát ra đại nguyện đi gặp, đi khuyên nhủ bảo hộ những vị đó, giúp họ đừng lâm vào tình trạng thầy đã từng lâm vào thì tự nhiên thầy có thể xóa bỏ được cái lỗi lầm của thầy ngày xưa và thầy sẽ tái sinh như một người xuất gia mới. Đó là nguyên tắc của đạo Phật. Mình phải phát một đại nguyện, mình phải làm một cái gì đó thì tự nhiên mình sẽ có một nguồn năng lượng rất lớn đủ sức để tiêu trừ được nghiệp cũ và mở ra cho mình một con đường tương lai. Chuyện này đúng cho giới xuất gia. Chuyện này cũng đúng cho giới tại gia. Nếu trong quá khứ chúng ta đã lỡ suy nghĩ, đã lỡ nói năng, lỡ làm một điều gì gây ra sự đổ vỡ thì đừng có vì vậy mà tuyệt vọng. Trong giờ phút hiện tại chúng ta có thể phát bồ đề tâm, phát đại nguyện, và chúng ta dùng đời sống của chúng ta để thực hiện đại nguyện đó cứu chữa và làm mới - beginning a new - tức là nhất định không làm theo lề thói cũ, hãy hoàn toàn làm theo tuệ giác, giác ngộ mà mình vừa mới có. Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới Sở dĩ chúng ta có tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp là vì chúng ta không có chánh kiến. Chánh kiến là cái thấy đúng, đó là công phu tu tập. Đức Thế tôn có nói tới ba chất độc căn bản gọi là tam độc. Thứ nhất là ngu si. Si là không có cái thấy rõ ràng, không có cái thấy về vô thường, vô ngã, không có cái thấy về Niết Bàn, về vô sinh bất diệt, về vô khứ vô lai. Si trở thành nền tảng của tà nghiệp. Bát chánh đạo bắt đầu bằng chánh kiến. Chánh kiến là cái thấy đúng, là tuệ giác. Khi mình có tuệ giác rồi thì mình có suy nghĩ đúng, nói năng đúng và hành động đúng. Bài kệ sám hối bằng tiếng Việt mà hôm qua chúng ta đã tụng: Con đã gây ra bao lầm lỡ Khi nói khi làm khi tư duy 29 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? Nói là khẩu nghiệp, làm là thân nghiệp và tư duy là ý nghiệp. Con đã gây ra bao lầm lỡ, lầm là tại vì mình u mê, lỡ là tại vì mình không khéo léo. Chúng ta, người xuất gia và tại gia, đã từng có những lầm lỡ. Lầm lỡ trong khi nói, khi làm, khi tư duy: Con đã gây ra bao lầm lỡ Khi nói khi làm khi tư duy Đam mê, hờn giận và ngu si Ba chất độc là tham-sân-si. Đam mê tức là tham, hờn giận là sân, ngu si là si. Ba chất độc đó chúng ta có thể còn khá nhiều trong cơ thể mình. Ta phải biết chuyển hóa nó. Con đã gây ra bao lầm lỡ Khi nói khi làm khi tư duy Đam mê, hờn giận và ngu si Nay con cúi đầu xin sám hối Đó là một sự giác ngộ. Mình biết trong quá khứ mình đã lầm lỡ. Mình đã nói, đã làm, đã tư duy theo chiều hướng của đam mê, hờn giận và si mê. Bây giờ mình ý thức được điều đó. Nay con cúi đầu xin sám hối Một lòng con cầu Bụt chứng tri Nhất tâm xin Đức Phật chứng giám cho mình. Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới Làm mới tức là làm lại cuộc đời. Beginning a new, en nouveau départ. Đây là một đại nguyện. Con không làm như ngày xưa nữa, con sẽ làm ngược lại những điều con đã làm ngày xưa. Một lòng con cầu Bụt chứng tri Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới! Nguyện sống đêm ngày trong chánh niệm Nguyện không lập lại lỗi lầm xưa Nam mô Bồ Tát Cầu Sám Hối Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm 30 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? Tâm mình vì ngu si, đam mê hờn giận cho nên mình đã nói, đã nghĩ, đã làm như vậy. Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm Khi mình sửa tâm lại thì tự nhiên những lỗi lầm đó tan biến, cũng như mình xóa cái mình không thích trong máy tính, rất là mau. Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm Bây giờ mình là con người mới rồi. Muốn làm con người mới không khó. Phải có sự giác ngộ, phải có một đại nguyện, quyết tâm không làm theo lề thói ngày xưa. Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong. Ngàn xưa ở đây có nghĩa là rừng. Những đám mây bạc vẫn thong dong bay trên đó thì lòng của con cũng nhẹ nhõm như đám mây bạc bay trên rừng. Nhận diện những điều kiện hạnh phúc Mình có một người chồng, một người vợ, một đứa con. Mình đã từng nói những lời cay đắng, mỉa mai, buộc tội chồng mình, vợ mình, con mình. Mình đổ lỗi cho họ. Sở dĩ cuộc đời mình khổ đau lận đận như vậy là vì họ. Nếu ngày xưa tôi không cưới ông, ông không cưới tôi thì bây giờ tôi đâu có khổ như vậy! Có thể là mình đã nói câu đó. Đó không phải là chánh ngữ. Ngày xưa bà đã chấp nhận, bà đã chọn nên không thể nói như vậy Tại ngày xưa tôi đã cưới ông nên bây giờ tôi mới khổ. Ông cũng nói như vậy. Vì ngày xưa tôi đã cưới bà nên bây giờ thân thế tôi mới sinh ra như thế này. Suy nghĩ như vậy là tà kiến. Tại hai người không biết tu nên hư bột hư đường hết. 31 | Người thương ta chế t, ta có thể làm gì? Ngày xưa mình nói: Không cưới được người này chắc chết, mình không cưới người nào nữa hết. Không có anh chắc chết quá, nếu em không cưới được anh. Anh không cưới được em chắc chết quá. Ngày xưa thì vậy, nếu không có nhau thì không thể nào sống được. Bây giờ qua ba bốn chục năm thì nghĩ ngược lại: Chà, chắc tôi phải trả nợ này suốt đời! Đây là khổ sai chung thân nên phải sống với ông suốt đời, sống với bà suốt đời. Lúc ban đầu cuộc tình rất đẹp. Nhưng làm ăn sao đó bằng ba nghiệp của mình mà mỗi ngày mình càng xa nhau. Ban đầu thì thấy người kia rất đẹp, rất dễ thương. Trên đời mà tìm được một người như vậy rất khó. Ngày xưa nàng là công chúa của đời mình, chàng là hoàng tử của đời mình. Bây giờ nàng là bà chằng, chàng là ông kẹ của đời mình. Do ba nghiệp của mình không dễ thương, mình đã làm người đó trở thành như vậy và mình cũng thành ra như vậy. Phải cẩn thận lắm mới được. Mình phải học những phương pháp tu tập để cho cuộc tình duyên đó, hạnh phúc đó được kéo dài. Mỗi ngày mình phải tư duy như thế nào để chánh tư duy đó nuôi được cả hai người, đem niềm vui lại cho hai người. Mỗi ngày mình phải tập nói như thế nào mà nuôi được cả mình và người kia. Mỗi ngày mình có những cử chỉ chăm sóc, lo lắng, âu yếm, bảo hộ như thế nào thì mình mới nuôi được cuộc tình của mình chứ. Ban đầu là đóa hoa nhưng không biết giữ gìn nên nó thành ra cọng rác. Nhưng nếu biết cách sám hối thì có thể biến rác thành hoa trở lại. Bây giờ tôi xin đề nghị vài cách thức, nếu về thực tập, quí vị có thể thành công được. Khi làm như vậy thì mình cũng hồi hướng công đức cho các hương linh. Ví dụ bà về nói với ông như vậy: Này anh, những năm gần đây chắc anh không được hạnh phúc. Em biết anh không có hạnh phúc nên thỉnh thoảng anh nói những câu rất buồn phiền, giận hờn, bất đắc chí. Em đã không giúp được anh mà còn làm cho tình trạng tệ hơn. Em đã phản ứng lại, đã cãi lại, đã nói những điều gây thêm đổ vỡ. Đó là vì em chưa học được những pháp môn của Đức Thế Tôn. Em đâu có muốn làm khổ anh đâu nhưng tại em dại dột em chưa biết pháp môn làm mới. Mỗi khi anh nói một câu không dễ thương thì em cũng phản ứng lại bằng một câu không dễ thương. Khi anh 32 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? làm một cử chỉ không dễ thương thì em cũng có một cử chỉ không dễ thương để trả đũa lại. Hai chúng ta vì thế đã leo thang để làm khổ nhau. Bây giờ em đã giác ngộ, em thấy cái đó rất là dại dột. Em biết trong quá khứ em có nhiều vụng dại. Em đã không giúp được anh mà còn làm cho tình trạng khó khăn hơn. Em đã có những ý định trừng phạt, đã có những lời nói chua cay trách móc. Những điều em biết là không có ích lợi gì hết. Em rất muốn làm mới, từ đây về sau em sẽ tập nói những câu nói dễ thương. Em sẽ có những tư tưởng dễ thương. Em sẽ không còn trách móc anh nữa. Anh phải giúp em. Anh phải nói cho em nghe những khó khăn, những bức xúc, những thất chí của anh để em hiểu. Em hiểu thì em không còn trách móc anh nữa và em sẽ tìm cách yểm trợ anh. Nói được những câu như vậy thì gọi là chánh ngữ, ái ngữ. Ông cũng vậy, ông cũng có thể nói với bà những câu như vậy. Nhiều khi ông bực bội, ông la mắng, trách móc bà. Nhưng nếu bà nằm xuống, bà mất đi thì ông sẽ không có đủ nước mắt để mà khóc. Người đàn bà đã đem hết cuộc đời của mình để phục vụ chồng, con. Đó là một vị Bồ tát, Bồ tát của đời mình. Vậy mà mình đã đối xử với người đàn bà đó như thế nào? Mình đã hất hủi, đã chua chát trách móc, mình đã làm khổ người đó. Mình không biết trân quí người đó. Mình biết rằng nếu người đó nằm xuống mất đi thì mình sẽ khóc rất nhiều. Thường thường khi người thương còn sống ta không thấy được tất cả giá trị của người đó. Khi người đó mất đi, làm đám ma ta khóc rất là nhiều. Ta khóc không chỉ là vì chúng ta thương tiếc người đó mà ta khóc vì hối hận. Trong suốt thời gian người đó còn sống ta đã đối xử với người đó thật thậm tệ, bạc bẽo, không có ân nghĩa. Tôi đã thấy có người khóc vợ khóc chồng, khóc nức nở, khóc gào thét. Tôi biết rằng cái đau đó không phải chỉ là vì tiếc thương người kia mà còn là vì sự hối hận. Trong suốt một cuộc đời mình làm tình làm tội, mình làm khổ người đó. Đến bây giờ người đó chết mình hối hận rất là nhiều. Tôi không muốn ông, bà đi theo dấu chân của những người như vậy. Trong khi người kia còn sống mình phải hết sức trân quí sự có mặt 33 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? của người đó. Mình làm được gì cho người đó có hạnh phúc ngày hôm nay thì mình làm đi. Mình đừng đợi cho người đó chết thì mình mới tiếc thương. Ông phải học nói những câu như thế này: Em ơi, em đang còn sống đó với anh, anh hạnh phúc lắm. Kỳ thực là như vậy. Thử tưởng tượng không có bà ở nhà ông làm ăn gì được. Mấy đứa con làm ăn gì được. Người kia là một bảo vật vô giá trong gia đình mình, thì mình phải nói ra sự thật thôi. Nếu mình không nói được với giọng âu yếm của người trẻ thì mình nói theo cách của người lớn: Bà nè, bà có biết bà là một cái gì rất quí cho tôi và cho bọn nhỏ không? Có mặt bà đó thì tôi không lo lắng gì nữa và các con có chỗ nương tựa. Nói một câu như vậy đâu có khó gì đâu mà ông không nói. Trong bữa cơm chiều, bà có nấu món canh măng rất ngon mà ông cứ cắm cúi ăn không khen một câu gì hết. Ông phải tập nói như vậy: Này em, trên đời mà nấu được món canh măng như vầy, chỉ có một mình em thôi. Phải tập nói những câu như vậy. Nếu ngon thì phải khen ngon, đừng chờ tới khi canh hơi mặn thì nói: Canh hôm nay sao mặn quá ! Mình phải học chánh ngữ bằng những lời mình tạo hạnh phúc cho người thương ngay trong giây phút hiện tại. Những đứa con của mình, con gái hay con trai cũng vậy. Bây giờ nó đang sống với mình, mình biết mai mốt nó sẽ bỏ mình đi cưới vợ hay lấy chồng. Mình phải nói: Con ơi, ba biết hôm nay con còn nhỏ, con còn sống với ba, ba rất hạnh phúc. Ngày mai con đi lấy chồng rồi, ba không còn được ngồi chơi với con như hôm nay. Con có những khó khăn bực bội nào nói cho ba nghe để ba thông cảm, ba giúp đỡ con. Nói với con gái, con trai như vậy đó là những tư duy, những lời nói, những hành động mà ông có thể làm được ngày hôm nay, bà có thể làm được ngày hôm nay và cháu có thể làm được hôm nay. Đôi khi mình giận cha giận mẹ, mình không trân quí sự có mặt của cha mẹ. Ngày mai cha mẹ không còn nữa thì mình tiếc. Ngày xưa tôi viết cuốn Bông Hồng Cài Áo là để nhắc cho người trẻ biết có cha mẹ đang còn sống là một hạnh phúc rất là lớn. Đừng đợi khi cha mẹ mất rồi thì mới khóc than. Đó là phương pháp chánh niệm 34 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? nhận diện những điều kiện hạnh phúc đang có trong giây phút hiện tại, để mà hạnh phúc, sung sướng liền. Trong quá khứ chúng ta đã có những tư duy không xứng đáng. Ta không trân quí người thương của ta. Chúng ta đã trách móc, trừng phạt, đã nói những lời làm mất tình mất nghĩa. Chúng ta đã có những hành động thô bạo, không chăm sóc, bảo hộ thương yêu. Hôm nay trước Phật đài chúng ta phải thức tỉnh, phải giác ngộ: Con đã gây ra bao lầm lỡ Khi nói khi làm khi tư duy Đam mê, hờn giận và ngu si Nay con cúi đầu xin sám hối Bốn câu thần chú Bắt đầu từ hôm nay mình phải tập suy nghĩ, nói năng, hành động. Có bốn câu thần chú, quí vị đã học chưa? Bốn câu thần chú bằng tiếng Việt. Câu thứ nhất là: Em ơi, anh đang có mặt cho em đây. Tại chúng ta bận rộn ta không có mặt cho người thương của ta. Chúng ta đi kiếm danh, kiếm lợi, lo đi tiêu khiển ở đâu mà bỏ người thương ở nhà vò võ. Chúng ta không có mặt cho người đó. Theo cái thấy của tôi, khi mình thương thật sự một người nào thì cái quí nhất mình có thể tặng cho người thương là sự có mặt tươi mát của mình. Không có món quà nào quí hơn là sự có mặt tươi mát của mình cho người thương. Khi mình thuơng nhau thật sự thì mình muốn người kia cũng có mặt cho mình và mình cũng có sự có mặt tươi mát để hiến tặng cho người kia. Còn nếu thương mà bận rộn suốt ngày suốt đêm, không có mặt cho người mình thương, thì thử hỏi đó có thật là thương hay không? Nếu anh không có đó cho người yêu thì làm sao anh yêu được? Yêu người ta thì phải có mặt cho người ta, vì khi yêu là mình trân quí sự có mặt của người đó và mình cũng hiến tặng sự có mặt của mình cho người đó. Trong trường hợp hai ông bà cũng vậy. Ông phải để ý tới bà. Ông có thể lái xe, có thể suy nghĩ chuyện khác nhưng không bao giờ để ý tới bà. Ông nghĩ tới chuyện làm ăn, chuyện làm giàu, chuyện thành công. 35 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? Ông có thể nghĩ tới mọi chuyện, nhưng ông loại bà ra khỏi sự suy nghĩ của ông. Bà có gì đặc biệt đâu mà tôi phải để ý đến? Đó là tà ngữ, tà tư duy. Bà có thể là châu báu trong cuộc đời của ông nên ông phải trân quí sự có mặt của bà. Ông phải nói rằng: Em ơi, em còn sống đó với anh và các con. Đó là cái phước rất lớn cho gia đình mình. Anh rất trân quí sự có mặt của em. Mình phải học nói những câu như vậy. Nếu mình là người đàn bà mình phải học nói những câu như vầy: Anh ơi, em rất sung sướng, em hạnh phúc lắm. Anh còn mạnh khỏe, anh còn sống với em và với con. Mình cũng còn phước nhiều lắm đó anh. Bà phải tập nói những câu như vậy. Mấy cháu cũng phải tập nói những câu như Ba ơi, con có phước, con có ba còn sống với con. Ba còn mạnh khỏe, ba còn đi làm được. Con hạnh phúc biết bao nhiêu mà kể. Mẹ ơi, có nhiều đứa không còn mẹ nhưng con, con còn mẹ. Bữa nào đi làm về cũng có mẹ ở nhà. Bữa nào đi học về cũng có mẹ ở nhà. Hạnh phúc nào hơn nữa. Con cám ơn mẹ còn sống với con. Mình phải tập nói như vậy. Cái gì cũng phải tập hết. Hạnh phúc có do những sự tập luyện như vậy đứng về mặt ý nghiệp (tư duy), thân nghiệp (hành động), và khẩu nghiệp (lời nói). Mình phải hiến tặng sự có mặt tươi mát của mình cho người thương. Câu thần chú thứ hai là công nhận sự có mặt quí giá của người kia: Anh ơi, anh đang còn sống. Sự có mặt của anh rất quí giá cho em và cho các con. Em ơi, anh rất là hạnh phúc. Em đang còn đó với anh. Ba ơi, con rất là hạnh phúc khi ba đang còn sống với con, Con rất trân quí sự có mặt của ba. Anh rất trân quí sự có mặt của em trong cuộc đời anh. Phải học nói những câu nói như vậy. Câu thần chú thứ ba là mình phải có mặt cho người thương khi người thương có khó khăn, khổ đau, bức xúc. Khi mình sống có chánh niệm thì mình biết những gì xẩy ra cho người thương của mình. Khi người thương của mình đang bị bệnh, đang lo lắng, buồn khổ thì mình phải có mặt cho người thương. Mình nói: Em ơi, anh biết em đang đau khổ vì vậy nên anh ngồi đây với em. Đó là có mặt cho người thương khi người thương có vấn đề, có đau khổ. Anh ơi, em biết là anh đang có khó khăn, buồn lo, khổ đau nên em đang ngồi sát bên anh để chia sẻ những khó khăn, những 36 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? buồn lo, những khổ đau của anh đây. Đó là câu thần chú thứ ba mình phải học nói. Người kia sẽ bớt cô đơn, sẽ thấy rằng mình đang được hiểu, đang được yểm trợ. Đứa con cũng phải hiểu những điều đó. Đứa con thấy cha đang tư lự, đang phiền muộn. Đứa con tới nói: Ba ơi, con biết là ba đang có những ưu tư, phiền muộn, lo lắng nên con đang ngồi bên ba để yểm trợ cho ba đây. Người cha cũng có thể nói với con như vậy: Con ơi, ba biết con đang có những khó khăn trắc trở nên ba ráng có thì giờ ngồi bên con đây, con biết không? Cả ông, cả bà, cả cháu đều phải học nói những câu như vậy. Câu thần chú thứ tư rất khó thực tập, nhưng nếu được thì hay vô cùng. Khi mình đau khổ và mình cứ nghĩ rằng đau khổ kia là do người thương mình gây ra. Mình bị tổn thương rất nhiều và mình có khuynh hướng muốn trừng phạt người kia. Mình không nhìn mặt người đó, không nói năng với người đó. Nếu một người khác nói câu đó, làm điều đó thì mình khổ ít. Nhưng người nói câu đó, làm điều đó là người mình tin cậy nhất, mình thương nhất trong đời thì mình chịu sao nổi. Thường thường trong trường hợp đó mình phản ứng lại. Mình trở thành lạnh lùng. Mình đóng cửa lại khóc một mình và khi người đó tới hỏi: Em có sao không, sao em có vẻ khổ vậy? Mình tự ái nói: Tui có sao đâu, tại sao tui phải khổ cho cực thân tui? Nếu người đó tới định an ủi thì mình né: Đừng đụng tới tui, tui hổng muốn ai đụng tới tui hết. Mình tự ái. Thật ra nếu mình thương nhau thật sự thì khi có nỗi khổ niềm đau, mình phải chia sẻ với nhau. Mình phải nói rằng: Anh ơi, em rất đau khổ. Em muốn anh biết điều đó. Anh phải giải thích cho em tại sao anh lại nói một câu hết tình hết nghĩa như vậy? Anh phải giải thích cho em tại sao anh có những hành động tàn nhẫn như vậy đối với em? Mình phải tới hỏi người kia cho ra. Quí vị còn nhớ chuyện chàng Trương và thiếu phụ Nam Xương không? Thiếu phụ Nam Xương nghe tin chồng mình đi đánh giặc sống sót trở về ra đón ở cổng làng. Hai vợ chồng trẻ này rất hạnh phúc. Trong thời gian chàng Trương đi vắng thì thiếu phụ Nam Xương hạ sinh một em bé. Em bé cũng đi ra đầu làng đón cha nhưng chưa bao giờ thấy mặt cha hết. Bây giờ là lần đầu tiên thấy cha. Theo 37 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? truyền thống Việt Nam khi người con trai trở về như vậy phải cáo với tổ tiên, phải làm một mâm cơm cúng để báo với tổ tiên là con đã về bình yên, vì tổ tiên có quyền biết những gì xảy ra trong gia đình. Trên bàn thờ tổ tiên ngày nào cũng thắp hương. Có chuyện gì xảy ra trong gia đình thì phải thắp hương cáo cho ông bà biết. Ví dụ mình bằng lòng gả con gái cho anh chàng đó thì cũng phải thắp hương báo cho ông bà biết. Ông bà có quyền biết những gì xảy ra cho con cháu mình. Ngày xưa trước khi cho em bé tới trường mẫu giáo cũng phải báo, làm mâm cơm cúng ông bà. Ngày mai các con sẽ cho cháu tới trường, xin cáo cho tổ tiên biết. Truyền thống Việt Nam đẹp như vậy. Đó không phải là vấn đề riêng của mình mà là vấn đề của cả dòng họ. Trở lại chuyện vợ chồng chàng Trương. Sau khi gặp nhau ở đầu làng, nghĩ tới chuyện làm mâm cỗ cúng, thiếu phụ Nam Xương xin phép ra chợ để mua vật liệu về nấu mâm cơm. Chàng Trương lần đầu tiên gặp đứa con trai, tìm cách dụ nó kêu mình bằng ba: Con, con gọi bố là bố đi. Thằng nhỏ nói đâu phải, ông đâu phải là bố tôi. Bố tôi đến đêm mới tới và mẹ tôi nói chuyện với bố tôi cả giờ đồng hồ. Mẹ tôi ngồi thì bố tôi cũng ngồi. Mẹ tôi nằm thì bố tôi cũng nằm. Sự thật là có ai đâu! Chàng Trương đi đánh giặc mấy năm chưa về. Một bửa thằng nhỏ từ trong xóm về hỏi Mẹ, đứa nào trong xóm cũng có bố, tại sao con không có bố? Bố con đâu? Giải thích bố ra mặt trận chống quân xâm lăng thì hơi khó, thiếu phụ Nam Xương chỉ cái bóng trên tường của mình, vì thắp đèn dầu thì có cái bóng in trên vách tường rồi bảo: Bố con đây này, con chắp tay lạy bố đi. Thằng nhỏ tưởng bố nó là cái bóng đó. Khi gặp bố thiệt thì nó nói: Ông đâu phải là bố tôi. Bố tôi tới mỗi đêm. Đó đâu phải là người khác, đó chỉ là cái bóng của mẹ nó thôi. Nó nói rất đúng. Bố tôi tới mỗi đêm. Mẹ tôi nói chuyện vói bố tôi cả giờ đồng hồ. Thiếu phụ Nam Xương nói gì? Có lẽ nàng nói: Anh ơi, anh đi lâu quá, mấy năm mà chưa về. Một mình em làm sao nuôi con? Nói những chuyện như vậy rồi khóc. Chuyện thiệt hết! Cố nhiên khi mẹ nó ngồi thì bố nó cũng ngồi, vì bóng theo hình, mẹ nó nằm thì bố nó cũng nằm. 38 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? Anh chàng có tri giác sai lầm, có vọng tưởng, có tà tư duy nên anh tưởng tượng một người đàn ông nào đó đã chen vào gia cang của anh ta trong khi anh đi vắng. Từ lúc đó anh mất hết hạnh phúc. Tà tư duy, cái si mê nguy hiểm lắm. Khi người vợ đi chợ về anh không thèm nhìn mặt vợ nữa. Vợ hỏi câu gì anh cũng không trả lời vì nghĩ nàng là một người đàn bà ngoại tình phản bội. Có một niềm đau rất lớn trong lòng người con trai đó. Khi mâm cỗ được đặt lên, chàng Trương mặt áo dài, thắp hương, khấn và lạy xuống. Lạy xong thì cuốn chiếu lại, không cho vợ lạy vì nghĩ rằng con đàn bà này nó ngoại tình, không xứng đáng để trình diện trước ông bà, tổ tiên. Đó là hành động gây bao nhiêu tủi nhục cho thiếu phụ Nam Xương. Sau khi cúng xong, đáng lý dọn xuống để cả nhà ăn một bữa cơm đoàn tụ thì anh ta bỏ nhà đi vào quán rượu. Anh đau khổ quá. Anh muốn uống rượu để quên nỗi khổ niềm đau của anh. Tội nghiệp như vậy, khi mình có một tri giác sai lầm mà mình không hỏi, mình tự ái. Ba ngày liên tiếp như vậy, thiếu phụ Nam Xương chịu không nỗi nên nhảy xuống sông tự tử. Biết vợ mình chết rồi thì chàng Trương mới trở về chăm sóc đứa bé. Đêm đó khi thắp đèn lên đứa bé nói: Ông nè, bố tôi về đây nè. Nó chỉ cái bóng trên tường. Bây giờ chàng Trương mới thấy được sự thật. Sự thật bùng nổ. Nhưng đã trễ quá rồi. Mình đã đối xử với vợ một cách ngu si tàn nhẫn. Không có người đàn ông nào đã xen vào gia cang của mình hết. Nếu hai người trẻ biết phương pháp của đạo Phật, tức là câu thần chú thứ tư này thì họ đã cứu được tình trạng của họ. Mỗi khi mình đau khổ và nghĩ mình đau khổ là do người mình thương gây ra thì trái tim mình chai lại. Nó trở thành khối nước đá. Một mình mình chịu đựng, mình tự ái, mình không muốn người kia giúp. Đáng lý mình phải làm ngược lại. Lúc cưới nhau mình có hứa với nhau, khi có những hạnh phúc hay khó khăn gì mình cũng chia sẻ với nhau. Tới bây giờ mình có khó khăn, có khổ đau mà mình tự ái, mình không chia sẻ thì là mình đã không giữ lời hứa năm xưa. Thử tưởng tượng chàng Trương tới lúc thiếu phụ Nam Xương đang xắt gọt và nói: Này em ơi, hoặc là, u nó ơi, tôi khổ quá đi. Đứa bé nó nói 39 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? trong thời gian tôi vắng mặt có một người đàn ông tới mỗi đêm và u nó nói chuyện với nó từ giờ này sang giờ khác. Mỗi khi u nó ngồi thì nó cũng ngồi, u nó nằm thì nó cũng nằm. Tôi khổ quá, tôi không ngờ sự việc lại như vậy. Tại sao em có thể làm một việc như vậy đối với tôi? Tôi đã làm nên tội lỗi gì mà em lại đối xử với tôi không trung kiên như vậy? Em cắt nghĩa đi! Em nỡ lòng nào mà hành xử như vậy! Chàng Trương phải tới mà hỏi vợ mình, nhưng vì tự ái mà anh chàng không hỏi. Ông nghĩ lại xem trong quá khứ ông đã từng tự ái như vậy chưa? Bà nghĩ lại xem trong quá khứ bà đã từng tự ái như chàng Trương chưa? Mình khổ đau nhưng mình tự ái, không cần người kia giúp mình. Thà mình chết, mình trừng phạt người kia bằng thái độ lạnh nhạt của mình. Dù người kia muốn tới giúp mình cũng né chứng tỏ rằng tôi không cần ông, không cần bà. Một mình tôi có thể sống sót được rồi. Đó là tự ái. Khi có tự ái thì chưa phải là tình thương chân thật. Nếu chàng Trương tới với thiếu phụ Nam Xương mà nói được câu: Em ơi, anh khổ quá đi, em phải cắt nghĩa sao em lại hành xử như vậy trong khi anh đi khỏi ? thì thiếu phụ Nam Xương đã có cơ hội giải thích rồi. Vì tự ái cho nên đã đi tới bi kịch của gia đình. Thiếu phụ Nam Xương cũng phải biết thực tập như vậy. Thiếu phụ Nam Xương buồn tủi mà chịu một mình thôi. Đáng lẽ thiếu phụ Nam Xương phải tới chàng Trương mà nói: Anh ơi, em khổ quá. Cả ngày hôm qua, cả ngày hôm nay em không ngủ được. Em không hiểu tại sao từ khi em đi chợ về tới giờ thì anh không nhìn em nữa, anh không nói chuyện với em nữa. Em hỏi gì anh cũng không trả lời. Em đã làm ra tội lỗi gì khiến anh đối xử với em tàn nhẫn như vậy. Anh cắt nghĩa đi. Thiếu phụ Nam Xương phải nói những lời như vậy. Thiếu phụ Nam Xưong cũng tự ái dại dột lắm nên không tới với chồng để nói câu đó. Ông tự hỏi trong quá khứ có khi nào ông tự ái như vậy không? Bà tự hỏi trong quá khứ bà đã từng tự ái như vậy chưa? Chắc là có phải không? Hai người tiếp tục khổ dài dài từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này sang tháng khác, và làm khổ những đứa con. Câu thần chú thứ tư rất quan trọng. Khi mình khổ mà mình nghĩ rằng cái khổ đau này là do người mình thương nhất trên đời này gây ra thì mình phải 40 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? tới người đó cầu cứu: Anh ơi, em rất đau khổ. Em muốn anh hiểu nỗi khổ niềm đau của em. Anh cắt nghĩa cho em tại sao anh đã làm như vậy, đã nói như vậy? Bà phải biết nói được những câu như thế. Nếu không nói được thì bà viết lên giấy đưa cho ông. Ông cũng phải có khả năng nói như vậy. Lần sau nếu ông nghĩ bà đã gây khổ đau cho ông thì ông đừng ráng chịu một mình. Ông nói với bà hoặc viết cho bà một tờ giấy. Tất cả những điều này mình có thể học và có thể làm được trong đời sống hằng ngày. Nếu mình thực tập được trong ba hay năm ngày thì gia đình tự nhiên có hạnh phúc liền lập tức. Hạnh phúc đó các con mình sẽ được hưởng. Mình không ngồi đó mà chịu chết. Mình có những pháp môn rất vi diệu mà Đức Thế tôn đã trao truyền cho mình. Khi mình chuyển được ba nghiệp thân-khẩu-ý rồi thì mình có thể dùng nghiệp đó để cầu nguyện hộ niệm cho người thương của mình cũng được nhẹ nhàng như mình. Có thể mình đã nói, đã tư duy một cách tiêu cực về người thương đã quá cố của mình. Bây giờ mình hối hận và mình chuyển cái tâm của mình. Khi mình chuyển tâm mình rồi thì người thương của mình cũng được nhẹ nhàng như mình. Để chấm dứt bài pháp thoại này tôi xin mời thầy Pháp Niệm dạy cho toàn chúng bài hát: Con đã gây ra bao lầm lỡ Khi nói khi làm khi tư duy Đam mê, hờn giận và ngu si Nay con cúi đầu xin sám hối Một lòng con cầu Bụt chứng tri Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới Nguyện sống đêm ngày trong chánh niệm Nguyện không lập lại lỗi lầm xưa Nam mô Bồ Tát Cầu Sám Hối Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong. 41 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? Tôi muốn quí vị học thuộc bài này. Chỉ năm phút thôi là thuộc và quí vị có thể đem về nhà để thực tập. 42 | Người thương ta chết, ta có thể làm gì? Mất còn trong cõi sống chết Ngày 21.4.2007 Tại chùa Non, Sóc Sơn – Hà Nội Trong Đại Lễ Trai Đàn Chẩn Tế III Kính thưa chư vị tôn đức, Kính thưa quý vị khách quý và toàn thể Phật tử. Ngày hôm qua, thứ sáu, 20 tháng tư năm 2007, chúng ta đã làm lễ triệu vong. Chúng ta đã làm lễ quy y cho các hương linh, đã hướng dẫn các hương linh thực tập quy y Phật, Pháp và Tăng. Chiều hôm qua các hương linh về nhiều lắm và sáng hôm nay cũng vậy. Cho nên sau buổi pháp thoại hôm nay, chúng ta sẽ làm lễ quy vong một lần nữa, hướng dẫn cho các hương linh và các loại cô hồn được quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng và nghe năm giới. Con đã đi tìm Thế Tôn Để bắt đầu buổi pháp thoại, chúng ta sẽ mời các hương linh và các giới cô hồn nghe tăng thân Làng Mai hợp xướng bài Con đã đi tìm Thế Tôn. Đây là quá trình thực tập của chúng ta đi tìm đức Thế Tôn và hôm nay chúng ta đã tìm ra Thế Tôn. Bài này cử xướng để cúng dường chư Bụt, chư vị Bồ Tát, tăng thân và cũng là để khai thị cho chư hương linh và các oan hồn uổng tử. Chúng ta người nào cũng có thao thức muốn đi tìm đức Thế Tôn để được nương náu, để được an ổn và chuyển hóa. Tôi xin đọc bài này trước, rồi sau đó tăng thân của làng Mai sẽ cử xướng. Xin đại chúng ngồi cho thanh tịnh vì đây không phải là một bài hát, đây là một hành trình trở về với đức Thế Tôn. Con đã đi tìm Thế Tôn. Từ hồi còn ấu thơ. Con đã nghe tiếng gọi của Thế Tôn Từ khi mới bắt đầu biết thở. 43 | Mất còn trong cõi sống chết Con đã ruổi rong vạn nẻo đời hiểm trở. Đã từng đau khắc khoải Với trăm thương ngàn nhớ. Trên bước đường hành hương. Con đã đi tìm Thế Tôn. Trong tận cùng hoang dã. Ngoài mênh mông biển lạ. Trên tuyệt mù cao sơn. Con đã từng nằm chết quạnh hiu. Trên cánh sa mạc già. Con đã từng cố dấu lại vào tim. Những dòng lệ đá. Con đã từng mơ uống những giọt sương. Lấp lánh hành tinh xa. Con đã từng ghi dấu chân trên non bồng diễm ảo. Con đã từng cất tiếng kêu gào. Dưới ngục A tỳ mòn mỏi hư hao. Bởi vì con đói lạnh. Bởi vì con khát khao. Bởi vì con muốn tìm được cho ra. Bóng hình ai muôn đời tuyệt hảo. Con biết nằm trong trái tim con. Là niềm tin diệu kỳ. Thâm sâu và uyên áo. Là Thế Tôn có mặt đó. Dù con chưa biết đích xác Thế Tôn đâu. Con linh cảm rằng từ muôn kiếp xa xưa. Thế Tôn với con đã từng là một. Rằng khoảng cách giữa hai ta. Không thể dài hơn quá một nhịp tâm đầu. Chiều hôm qua bước đi một mình. Con thấy lá thu rơi đầy lối cũ. Và vầng trăng treo trước ngõ. Đã xuất hiện bất thần. Như bóng hình người cũ. 44 | Mất còn trong cõi sống chết Rồi tinh đẩu xôn xao báo tin. Là Thế Tôn đã có mặt nơi này. suốt đêm qua trời giáng mưa cam lộ. Chớp lòe qua cửa sổ. Trời lên cơn bảo tố. Đất trời như giận dữ. Nhưng cuối cùng trong con. Mưa cũng tạnh mây cũng tan. Nhìn ra cửa sổ. Con thấy vầng trăng khuya đã hiện. Và đất trời đã thực sự bình an. Tự soi mình trong gương nguyệt. Con thấy con. Và con bỗng thấy Thế Tôn. Thế Tôn đang mỉm cười. Ô hay. Vầng trăng thảnh thơi vừa trả lại cho con. Tất cả những gì con ngỡ rằng đã mất. Từ khoảnh khắc ấy. Từng phút giây miên mật. Con thấy không có gì đã qua. Không có gì cần phục hồi. Bông hoa nào. Hạt sỏi nào. Ngọn lá nào. Cũng nhìn con nhận mặt. Nhìn đâu con cũng thấy nụ cười Thế Tôn. Nụ cười của không sinh không diệt. Đã nhận được tự gương nga. Con đã nhìn thấy Thế Tôn. Thế Tôn ngồi đó. Vững như núi Tu di. Bình an như hơi thở. Thế Tôn ngồi đó. Như chưa bao giờ từng vắng mặt. Như chưa bao giờ trên thế gian. 45 | Mất còn trong cõi sống chết Đã từng có cơn bão lửa. Thế Tôn ngồi đó. Yên lặng và thảnh thơi. Con đã tìm ra Thế Tôn. Con đã tìm ra con. Nước mắt con không cầm nổi. Con ngồi đó. Im lặng trời xanh cao. Núi tuyết in nền trời. Và nắng reo phơi phới. Thế Tôn là tình yêu đầu. Thế Tôn là tình yêu tinh khôi. Nghĩa là không bao giờ. Sẽ cần tình yêu cuối. Người là dòng sông tâm linh. Tuy đã từng chảy qua. Hàng triệu kiếp luân hồi. Nhưng luôn luôn còn mới. Con đã đi tìm Thế Tôn. Từ hồi còn ấu thơ. Con đã nghe tiếng gọi của Thế Tôn. Từ khi mới bắt đầu biết thở. Thế Tôn là bình an. Thế Tôn là vững chãi. Thế Tôn là thảnh thơi. Người là Bụt Như Lai. Con nguyện một lòng nuôi dưỡng. Chất liệu thảnh thơi. Chất liệu vững chãi. Và truyền đạt tới mọi loài. Hôm nay và ngày mai. Kính thưa các vị tôn túc, Kính thưa các thầy, các sư cô, các Phật tử và các vị khách quý. 46 | Mất còn trong cõi sống chết Sáng hôm nay, chúng ta đã ngồi thiền và chúng ta đã ngồi cho các hương linh. Sáng nay, chúng ta đã đi thiền hành, chúng ta đã đi cho các hương linh và các loại cô hồn. Chúng ta đã bước những bước thảnh thơi và vững chãi, mỗi bước đều cho phép chúng ta về, mỗi bước đều cho phép chúng ta tới. Đã về, đã về, đã tới, đã tới [1]. Chúng ta để cho các vị hương linh mượn hai chân của chúng ta đi những bước thiền hành vững chãi và thảnh thơi. Chúng ta đã để cho các vị hương linh sử dụng hai chân của chúng ta để có thể về, có thể tới. Về với đức Thế Tôn, về với quê hương tâm linh của mình. Tới với đức Thế Tôn, tới nơi quê hương tâm linh của mình. Chúng ta đã thực tập một hơi thở vào, đi hai bước chân: con đã về, con đã về. Một hơi thở ra, đi hai bước chân: con đã tới, con đã tới. Con không còn đi vòng nữa, con không rong ruổi nữa, con không chạy nữa, con không đi tìm kiếm gì nữa. Con đã tới, con đã về, con đã về cho các hương linh, con đã tới cho các hương linh. Mỗi bước chân của con là một lời cầu nguyện, mỗi bước chân của con giúp cho hương linh cũng về được, cũng tới được như con. Con đã về, con đã về, con đã tới, con đã tới, con đã về cho tám mươi hai triệu đồng bào, con đã tới cho tám mươi hai triệu đồng bào để tám mươi hai triệu đồng bào cũng có thể được về được tới bằng bước chân của con cảm thấy thoải mái an lạc và hạnh phúc trong đời sống hàng ngày. Ngày tết bói Kiều Kính thưa các vị tôn túc, các thầy, các sư cô, Các đạo hữu và các vị quan khách, Ở làng Mai chúng tôi, ngày Tết có bói Kiều. Không những các thầy, các sư cô và Phật tử người Việt bói Kiều, mà các thầy, sư cô và thiền sinh người Tây phương cũng rất thích bói Kiều. Muốn bói Kiều cho được, mình phải có kiến thức về Phật pháp, kiến thức về tâm lý học và phải có hiểu biết khá vững về văn chương truyện Kiều. Năm đầu bói Kiều, chỉ có một mình tôi đoán quẻ thôi, nhưng các thầy, các sư cô và Phật tử đều học theo được. Cuối cùng, ở làng Mai, 47 | Mất còn trong cõi sống chết người nào cũng có khả năng đoán Kiều và có nhiều vị còn đoán hay hơn tôi nữa. Phái đoàn quốc tế làng Mai dự định khởi hành vào mùng bốn Tết để về Việt Nam. Hôm mùng một Tết, sư cô trụ trì chùa Từ Nghiêm đã bói một quẻ, để xem cụ Nguyễn Du nói như thế nào về chuyến đi xuân Đinh Hợi của tăng thân làng Mai. Chúng tôi biết rằng trong chuyến đi này, thế nào cũng có những khóa tu dành cho người xuất gia, những khóa tu dành cho người tại gia, những buổi pháp thoại dành cho Phật tử cư sĩ, những buổi diễn thuyết dành cho giới trí thức, nhân sĩ, các bạn thanh niên. Nhưng chuyến đi này có một sinh hoạt đặt biệt là ba Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan Bình Đẳng để cầu cho quốc thái dân an, âm siêu dương thái. Trong chiến tranh, chúng ta đã có hàng triệu người thiệt mạng và chưa có cơ hội chính thức tới với nhau để cầu nguyện cho tất cả các đồng bào tử nạn trong chiến tranh, kể cả những thuyền nhân vượt biển. Chúng ta tới với tư cách đồng bào với nhau và cầu nguyện cho tất cả các đồng bào bị nạn không phân biệt Bắc Nam, gái trai, già trẻ, tôn giáo, đảng phái chính trị. Chúng ta vượt lên trên mọi ranh giới. Trong chuyến về này, chúng tôi đã được phép của Thủ Tướng chính phủ, cộng tác với giáo hội Phật giáo Việt Nam để tổ chức ba Trai Đàn như thế. Đây là cơ hội rất lớn để chúng ta có thể tới với nhau, để chữa lành những thương tích trong suốt mấy mươi năm chiến tranh. Chúng tôi ở bên làng Mai chuyên về tu thiền, ít khi tổ chức những trai đàn có tính cách Mật giáo. Chúng tôi biết rằng phải nương tựa các vị tôn đức trong giáo hội để nắm vững được nghệ thuật, cũng như là phép hành trì Trai Đàn Chẩn Tế. Cố nhiên là những Phật sự như thế cần có rất nhiều chuẩn bị và thế nào cũng có những khó khăn. Khó khăn từ bên trong và từ bên ngoài. Có những người nói là chưa đến lúc tổ chức những Trai Đàn Chẩn Tế. Những người khác lại nói rằng tổ chức Trai Đàn Chẩn Tế như thế là để cho người ta lợi dụng. Cho nên Phật sự này nếu mình không có tâm can trường vô úy thì mình không 48 | Mất còn trong cõi sống chết dám đi tới để tổ chức. Vì vậy thầy trò ở làng Mai không biết rằng mình có đủ nhân duyên để thực hiện ước vọng này không? Ngày xưa vua A Dục [2] sau khi đã thống nhất được toàn cõi Ấn Độ, biết rằng có những oan ức đã xảy ra trong cuộc chiến, cho nên hoàng đế Asoka bắt đầu tu tập, thọ năm giới, thọ ba quy và bắt đầu ăn chay, trồng cây, đào giếng, yểm trợ các giáo phái ở trong nước. Nhờ sự thực tập tâm linh như vậy, sau một thời gian, hoàng đế A Dục đã thống nhất được nhân tâm. Thống nhất được lãnh thổ đã là chuyện khó mà thống nhất được lòng người lại là chuyện khó hơn nữa. Cho nên chúng tôi đã mời các vị lãnh đạo trong chính quyền tới tham dự những trai đàn chẩn tế tổ chức ở tại miền Nam, miền Trung và miền Bắc. Quẻ Kiều mà sư cô trụ trì chùa Từ Nghiêm xin được, có hai câu: Người đâu hiếu nghĩa đường đường / Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây. Chúng tôi đã ngồi lại tìm cách để giải thích ý của thi hào Nguyễn Du. Chính tôi cũng ngồi để chiêm nghiệm. Đây là những điều tôi tìm ra, xin chia sẻ với quý vị. Người đâu hiếu nghĩa đủ đường Cụ muốn nói tới người Việt chúng ta có hạt giống của hiếu và nghĩa. Người nào trong chúng ta cũng mang theo hạt giống hiếu đễ và tình nghĩa. Cũng như chúng ta ai cũng có Phật tính. Tất cả người Việt, người nào cũng có hạt giống của hiếu và nghĩa. Nghĩa là sự trung thành, hiếu là sự nhớ ơn. Chính cái hiếu và cái nghĩa đó đã dựng lên được nền văn hóa Việt Nam. Nhưng nếu chúng ta sống trong những hoàn cảnh khó khăn, hạt giống của hiếu và nghĩa không được tưới tẩm mỗi ngày, nên chúng ta phải gánh chịu nhiều khổ đau. Nếu chúng ta bận làm ăn quá, nếu chúng ta không có thì giờ để tu tập theo lời Phật dạy, không có cơ hội tưới tẩm những hạt giống hiếu và nghĩa có sẵn trong lòng, những hạt giống đó có thể yếu đi. Khi hạt giống của hiếu và nghĩa yếu đi, thì chúng ta buồn giận, lo âu, trách móc, hận thù. Chúng ta không hạnh phúc và chúng ta làm cho những người đồng bào khác không có hạnh phúc. Cho nên thực tập là tưới tẩm những 49 | Mất còn trong cõi sống chết hạt giống của hiếu và nghĩa mỗi ngày. Nếu chúng ta quá bận rộn, nếu chúng ta theo đuổi một dự án mà nó lấy hết thì giờ, thì chúng ta sẽ không còn thì giờ để tu tập, để tưới trồng những hạt giống của hiếu nghĩa. Cho nên chúng ta có chiến tranh, chúng ta có xung đột, không những với người ngoài mà xung đột với nhau. Thời gian khổ đau đó tương đương với những khổ đau mà nàng Kiều phải gánh chịu trong mười lăm năm luân lạc. Nàng Kiều đã phải gánh chịu quá nhiều khổ đau, đã gặp Tú Bà, gặp Bạc Hạnh, Bạc Bà, gặp Hoạn Thư, đã đi với Thúc Sinh, Từ Hải. Đất nước chúng ta, có khi chúng ta phải đi với Pháp, có khi chúng ta phải đi với Nhật, có khi phải đi với Tàu, có khi phải đi với Mỹ. Chúng ta luân lạc không phải là mười lăm năm mà nhiều hơn mười lăm năm. Quãng đời đó là đứt ruột, tại vì khổ đau rất nhiều. Hai chữ đoạn trường trong câu sau có nghĩa như vậy. Chúng ta đã trải qua những giai đoạn đau đớn, khổ đau. Sáu, bảy triệu người đã chết trong chiến tranh. Bao nhiêu người đã chết trong tối tăm, oan ức, trong sầu khổ, tuyệt vọng. Vậy mà chúng ta chưa có cơ hội tới với nhau như những đồng bào ruột thịt, để cầu nguyện cho tất cả những người đó, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đảng phái chính trị. Cụ Nguyễn Du cho chúng ta - Người đâu hiếu nghĩa đủ đường - Chúng ta vốn có hạt giống của tình, của nghĩa, của hiếu, của để. Nhưng phải có cơ hội, có thời giờ để tu tập, tưới tẩm những hạt giống đó. Có lẽ cụ Nguyễn Du đã nói rằng Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan Bình Đẳng là một trong những phương pháp thực tập, để tưới tẩm lại hạt giống của tình và nghĩa trong mỗi chúng ta. Điều đó chúng ta có thể thấy được rất rõ trong Đại Trai Đàn Chẩn Tế ở chùa Vĩnh Nghiêm. Trong Đại Trai Đàn chẩn tế ở Vĩnh Nghiêm, các Phật tử không phân biệt tông phái đều có mặt. Những người không phải Phật tử cũng tới, cũng có mặt. Có rất nhiều người theo đạo Công giáo và đạo Tin lành đã tới. Tất cả đều một lòng, một dạ, cầu nguyện cho những người thân chúng ta đã mất với một trái tim thuần khiết. Có nhiều người đã khóc và những giọt nước mắt đó là những giọt nước mắt có khả năng trị 50 | Mất còn trong cõi sống chết liệu, làm lành những vết thương trong tim chúng ta từ mấy chục năm nay. Ở Trai Đàn Chẩn Tế tại quốc tự Diệu Đế, các thầy, các sư cô, phật tử và các vị quan khách đã tới và cũng thực tập như vậy, cũng cầu nguyện như vậy. Chúng ta đã ôm nhau mà khóc, chúng ta đã công nhận những khổ đau trong quá khứ, chúng ta ôm lấy những nỗi khổ niềm đau đó của chúng ta và của đồng bào ta, để chúng ta làm lắng dịu và chuyển hóa, nhờ sức của Tam bảo gia trì mà nghiệp của chúng ta được chuyển hóa. Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều lắm sau bao ngày thực tập Trai Đàn Chẩn Tế. Trai Đàn Chẩn Tế ở tại chùa Non cũng thế. Ngày hôm qua thật là bất ngờ. Chúng ta đã tới như những người anh em đồng bào ruột thịt, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính kiến. Chúng ta cảm thấy được đoàn tụ trong một đại gia đình. Tất cả mỗi hơi thở, mỗi bước chân của chúng ta đều trở thành một lời cầu nguyện giúp cho tất cả hương linh và các loại cô hồn có cơ hội, có năng lượng dừng lại được, đã về đã tới, nhận ra đây là quê hương đích thực của mình, quê hương tâm linh đích thực của mình. Chúng ta đã để cho các vị hương linh, các vị cô hồn mượn phổi của chúng ta để thở, mượn hai chân chúng ta để thực tập đã về đã tới [3] Điều đó tôi cảm thấy rất là hiện thực và đất trời hình như là cũng cảm động. Cho nên chúng ta thấy rõ ràng là sự chuyển hóa đem tới do sự thực tập là điều chúng ta không thể nào phủ nhận được. Riêng tôi, tôi muốn làm tất cả những gì có thể, để yểm trợ, hộ niệm cho trai đàn chẩn tế. Tôi ngồi trong phòng, nhưng theo dõi những lời kinh, tiếng kệ và tôi hộ niệm cho các vị kinh sư. Mỗi bước chân tôi đặt trong chánh niệm, bước chân nào cũng về, bước chân nào cũng tới, cũng về cho các hương linh, tới và về cho các cô hồn. Về cho tám mươi hai triệu đồng bào và tới cho tám mươi hai triệu đồng bào. Khi mà chúng ta thực tập được như thế, thì chắc chắn là hạt giống của tình nghĩa, của hạnh phúc được tưới tẩm. Lúc đó, chúng ta có năng lượng của tình thương, của hạnh phúc và đó là lời khuyên của thi sĩ Nguyễn Du: Người đâu hiếu nghĩa đủ đường. 51 | Mất còn trong cõi sống chết Phải thực tập, mình có hạt giống rất là quý đó, mình phải thực tập, mình đừng bận rộn quá trong những công việc hàng ngày của mình, phải tới với nhau như là một tăng thân, như là những người huynh đệ, thực tập tưới tẩm hai hạt giống đó, hạt giống Hiếu và hạt giống Nghĩa là đủ để hạnh phúc. Khi sự thực tập đi tới một mức nào đó, tự nhiên những oan khổ, uất ức, đoạn trường sẽ chấm dứt. Vì vậy có câu thứ hai: Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây. Có nghĩa là dân tộc ta đã đi qua một cơn ác mộng quá dài nhưng nếu chúng ta thực tập, thì kiếp đoạn trường của chúng ta sẽ chấm dứt, đang chấm dứt và đã chấm dứt, đó là một tin rất mừng. Đất nước, dân tộc ta từ nay trở về sau, sẽ không còn phải lâm vào tình trạng khổ đau, oan khuất như là trong mấy chục năm vừa qua. Chúng tôi cảm ơn thi hào Nguyễn Du đã ban cho chúng tôi hai câu Kiều đó: Người đâu hiếu nghĩa đủ đường, Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây. Có không còn mất Ngày hôm qua, chúng tôi đã nói tới ý niệm có – không – còn - mất. Có - không là một vấn đề triết học. Trong đạo Phật, chúng ta biết rằng triết học không thể giải quyết được vấn đề có - không, phải thực tập mới có thể giải quyết được. Biết bao nhiêu cuốn sách nói về có và không. Nhưng nếu chỉ dùng trí năng để đi tìm chân lý thì sợ chúng ta không đạt được sự thật. Chúng ta phải đi cao hơn triết học, chúng ta phải dùng thiền quán. Hôm qua, dùng thiền quán, chúng ta đã quán chiếu về một đám mây để thấy rằng đám mây không phải từ không mà trở thành có, nó không phải từ có mà trở thành không. Khi một đám mây không còn trên trời nữa, đám mây đó chưa chết. Tại vì chết trong đầu của chúng ta nó có nghĩa là từ có mà trở thành không. Một đám mây không thể nào từ có mà trở thành không được, một đám mây không thể nào chết được, một đám mây chỉ có thể trở thành mưa, trở thành tuyết, trở 52 | Mất còn trong cõi sống chết thành sương mà thôi. Tự tính của đám mây là không sinh cũng không diệt. Chúng ta đã quán chiếu về một hạt mưa. Hạt mưa rơi trên đất, trong vòng một vài giây đồng hồ, hạt mưa biến mất. Hạt mưa biến mất không có nghĩa là hạt mưa chết, hạt mưa đã thay hình đổi dạng, hạt mưa đã thấm vào lòng đất, hạt mưa còn đó dưới một hình thức khác. Hoặc hạt mưa rơi trên một tảng đá, chỉ nội trong vài phút, hạt mưa có thể biến mất, bốc thành hơi, trở lại thành một phần của đám mây. Hạt mưa không mất, hạt mưa không chết, hạt mưa chỉ thay hình đổi dạng mà thôi. Cho nên ý niệm có - không và ý niệm còn - mất nó dính chùm với nhau. Nếu chúng ta thoát được ý niệm có không thì chúng ta cũng sẽ thoát được ý niệm còn mất. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, trong bài ca Siêu Thoát, có kể lại rằng thi sĩ đã từng thức khuya thắp đèn bạch lạp, đọc sách triết học để tìm hiểu hai chữ có không. Trãi mấy hoang mang tìm kiếm. Lòng sao khát mãi chưa vừa. Hai chữ có, không mầu nhiệm. Đêm đêm ta hỏi người xưa. Đêm đêm ta hỏi người xưa. Là đêm nào cũng chong đèn đọc sách triết học. Đó là sự thực tập đọc sách chứ không phải là thiền quán, và thi sĩ đã đặt một câu hỏi: Đâu có lẽ có chiều qua mà không sáng nay? Có thể nào từ có mà trở thành không? Có thể nào từ có mà trở thành không được hay không? Người thương của chúng ta ngày xưa có, ta nhận thức được người thương của chúng ta dưới hình dáng đó. Bây giờ hình dáng đó không còn nữa và ta có thể đi tới kết luận là người thương của chúng ta không còn nữa, không có nữa. Nhưng nếu đám mây không thể nào từ có mà trở thành không, nếu hạt sương không thể nào từ có mà trở thành không, thì người thương của chúng ta cũng thế, không thể nào từ có mà trở 53 | Mất còn trong cõi sống chết thành không được. Chúng ta có thể tiếp tục tiếp xúc với người thương của chúng ta dưới hình dạng mới. Trong Đại Trai Đàn Chẩn Tế này, chúng ta đọc kinh là đọc cho chúng ta nghe mà cũng là đọc cho người thương chúng ta nghe. Chúng ta bước những bước chân cho chúng ta, nhưng mà cũng bước những bước chân cho người thương. Chúng ta có thể tiếp xúc được, nói chuyện được, sinh hoạt được với những người đã mất. Chúng ta không tiếp xúc với hình thức năm xưa của những người đó. Nhưng những người đó vẫn còn chung quanh ta và còn trong chúng ta. Tiếp xúc với những người quá cố là chuyện mình có thể làm được trong bất cứ một giây phút nào của đời sống hàng ngày. Tương tự như vậy, nếu chúng ta đi tìm đức Thế Tôn qua hình dáng người con trai của thành Ca-tỳ-la-vệ thì sẽ không có. Nhưng đức Thế Tôn đang có mặt với chúng ta trong từng giây phút của đời sống hàng ngày. Chúng ta có thể ngồi với đức Thế Tôn, chúng ta có thể ăn cơm với đức Thế Tôn, chúng ta có thể đi thiền hành với đức Thế Tôn. Cho nên tôi không thấy thiếu vắng đức Thế Tôn. Tôi thấy đức Thế Tôn tràn đầy trong đời sống hàng ngày của tôi. Chỉ cần thực tập vô tướng [4] mình có thể tiếp xúc được với đức Thế Tôn. Chỉ cần thực tập vô tướng, mình tiếp xúc lại được với tổ tiên, ông bà, cha mẹ vẫn đang còn đó. Cha mẹ, ông bà, tổ tiên đang có mặt trong từng tế bào cơ thể, mình có thể luôn luôn nói chuyện được với ông bà, cha mẹ, tổ tiên bất cứ giờ phút nào mình muốn. Cõi âm và cõi dương tương tức, trong âm có dương và trong dương có âm, nó không có sự tách biệt. Nếu mình nghĩ rằng có một sự tách biệt, có một dòng sông chia cách giữa âm và dương, là mình chưa thấy được sự thật. Chúng ta phải vượt thoát được hai ý niệm có và không, chúng ta phải vượt thoát được hai ý niệm còn và mất. Chúng ta phải vượt thoát được ý niệm sinh và diệt. Đây là một tờ giấy, đây không phải là triết học, đây là thiền quán. Chúng ta nhìn vào tờ giấy này, chúng ta thấy gì? Người không tu nhìn vào tờ giấy thì chỉ thấy tờ giấy thôi, mà chưa chắc đã thấy một cách sâu sắc. Người tu nhìn vào tờ giấy thấy những gì không phải là 54 | Mất còn trong cõi sống chết tờ giấy. Trong tờ giấy này có một đám mây và khi tôi sờ vào tờ giấy, tôi sờ vào đám mây. Nếu không có đám mây thì làm sao mà có mưa, nếu không có mưa làm sao rừng cây nó mọc lên được? Nếu rừng cây không mọc lên được làm gì có bột giấy? Cho nên nhìn vào giấy mình thấy đám mây, phải nhìn thấy đám mây đang bay trong tờ giấy. Quý vị không cần phải là thi sĩ mới thấy được như vậy, quý vị chỉ cần làm thiền sinh thôi là đã có thể thấy được đám mây trong tờ giấy. Quý vị có thể lấy đám mây ra khỏi tờ giấy không? Lấy đám mây ra thì tờ giấy sụp đổ không còn nữa, tờ giấy là một yếu tố trong những yếu tố, đám mây là một yếu tố trong những yếu tố làm ra tờ giấy. Lấy ra một yếu tố thì sự phát hiện của tờ giấy sẽ chấm dứt. Ở trong này có mặt trời, nếu không có mặt trời thì cây rừng làm sao mọc lên được? Cho nên với ngón tay tôi sờ tờ giấy và tôi sờ được mặt trời mà không bị bỏng tay. Cố nhiên là lấy ánh sáng mặt trời ra khỏi tờ giấy, thì tờ giấy không còn nữa. Đó là những nhân duyên, đó là những điều kiện nó tụ hội với nhau để giúp cho tờ giấy biểu hiện. Chúng ta mới nhắc tới ba yếu tố thôi, là đám mây, mặt trời, chúng ta phải nhắc rừng cây, tại vì không có rừng cây thì làm gì có giấy. Người tu nhìn vào tờ giấy thì thấy rừng cây. Và thấy gì nữa? Chúng ta thấy rất nhiều, trong đó có đại địa. Có đất - nếu không có đất thì làm gì cây có thể mọc được? Sờ vào tờ giấy tức là sờ vào đất, sờ vào mưa, sờ vào đám mây, sờ vào mặt trời. Nếu tiếp tục như thế, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả vũ trụ đều có mặt trong tờ giấy. Cái một được làm bằng tất cả, đó là giáo lý của kinh Hoa Nghiêm. Nhưng không phải lý thuyết, nếu chúng ta thực tập thiền quán, thì chúng ta chứng thực được sự thật, chứ không phải chúng ta chỉ nói triết học không mà thôi đâu. Vậy tờ giấy này có phải từ không mà trở thành có? - Không! Trước khi là tờ giấy thì nó đã là rừng cây rồi. Trước khi là tờ giấy thì nó đã là đại địa rồi, trước khi là tờ giấy thì nó đã là cơn mưa rồi. Vì vậy nếu hỏi: Người thương của tôi chết rồi, tôi làm sao để tiếp xúc được với người đó? Câu hỏi đó không thể nào trả lời được, nếu chúng ta chưa nắm được bản chất, tự tính không có không không, không còn không mất, không sinh không diệt. 55 | Mất còn trong cõi sống chết Vô khứ vô lai Còn một ý niệm nữa, chúng ta phải xem xét thì mới đủ điều kiện trả lời câu hỏi kia. Đây là hộp diêm mang từ Paris. Hộp diêm này hơi dài, có những que diêm khá dài. Chúng ta biết rằng hộp diêm là để giúp ta có lửa, thỉnh thoảng chúng ta đốt đèn-nến, thỉnh thoảng chúng ta nấu bếp, chúng ta cần phải có lửa. Vậy bây giờ -đây không phải là triết học, đây là thiền quán- tôi xin mời các vị tôn túc, các vị đạo hữu, các vị khách quý quán sát, cho biết rằng ngọn lửa đang nằm ở đâu, đang ẩn trốn ở đâu? Nó đang có hay là nó đang không có? Mình biết bằng trực giác rằng ngọn lửa nó đang ở đâu đó, nó trốn đâu đó. Nó chưa xuất hiện mà thôi. Nên nếu nói nó không có là không đúng, nó ẩn sau những điều kiện của nó. Nó nằm tiềm tàng trong những điều kiện của nó. Nó trốn trong hộp diêm và nó trốn ở ngoài hộp diêm. Chúng ta biết rõ rằng ngoài hộp diêm có dưỡng khí, có oxy. Ngọn lửa không thể nào biểu hiện được, nếu không có oxy, không có dưỡng khí. Nếu chúng ta lấy hết dưỡng khi đi thì ngọn lửa không bao giờ có thể “sống” được. Khi đèn đang cháy, chúng ta lấy một tờ giấy đậy lại thì chỉ trong vòng nửa phút là hết oxy ở trong đó và ngọn lửa sẽ tắt. Cho nên biết rằng oxy, dưỡng khí là một trong những điều kiện căn bản để giúp cho ngọn lửa biểu hiện. Trong đạo Phật, chúng ta có một nền tâm lý học gọi là Duy thức học. Duy thức học là dịch từ chữ Vijnaptimatra. Mà chữ Vijnapti thật ra nó có nghĩa là biểu, biểu hiện, chỉ có sự biểu hiện thôi. Ở trong Duy Thức Tam Thập Luận thì chữ Vijnapti ba bốn lần được dịch. Một lần được dịch là Thức và các lần khác được dịch là Biểu. Dịch là biểu nó đúng hơn. Các học giả bây giờ dịch là Duy Biểu Luận, tức chỉ có sự biểu hiện thôi. Ngọn lửa không sinh, nó chỉ biểu hiện thôi. Tại vì sinh có nghĩa là từ không mà trở thành có, còn biểu hiện không có nghĩa như thế. Biểu hiện có nghĩa là từ thế ẩn tàng nó chuyển thành thế biểu lộ, thành ra chữ biểu hay hơn chữ sinh rất là nhiều. 56 | Mất còn trong cõi sống chết Vậy, ngoài hộp diêm, có sự ẩn náu của ngọn lửa. Ngọn lửa ẩn náu trong hai ngón tay tôi. Tại vì muốn cho ngọn lửa biểu hiện thì phải có một cử động. Cử động đó có thể do hai ngón tay này cung cấp. Ngọn lửa kia nó núp trong hộp diêm, nó núp ngoài hộp diêm và nó núp trong hai ngón tay của tôi. Mình có thể nói chuyện với ngọn lửa: Ngọn lửa ơi, ta biết nhà ngươi có đó, nhà ngươi đừng có đánh lừa ta. Ta biết em có đó, em hãy biểu hiện đi, để cho chúng ta thấy. Em đừng có trốn mãi, ta cần em để ta thắp một cây nến, em ở đâu, tại sao em không biểu hiện đi. Nếu chúng ta lắng tai, chúng ta sẽ nghe ngọn lửa nói như thế này: Thầy ơi! Các thầy, các sư cô ơi, các Phật tử ơi! Con có đó nhưng mà con cần thầy, con cần các thầy, các sư cô giúp con một tay thì con biểu hiện được. Con cần một cử động. Ta hiểu, ta nói: Được rồi, ngọn lửa ơi! Bây giờ ta sẽ giúp em biểu hiện. Tất cả các điều kiện đều đầy đủ, chỉ còn một điều kiện chót nữa thôi là em có thể biểu hiện được, đó là động tác của hai ngón tay tôi (Thiền Sư quẹt một cái, que diêm cháy lên) ngọn lửa thân yêu của chúng ta đã biểu hiện, đang biểu hiện và một lát nữa khi mà chất đốt không còn nữa thì nó sẽ ngưng sự biểu hiện của nó, phải không? Tại chất đốt là một trong những điều kiện giúp cho ngọn lửa biểu hiện. Bây giờ ngọn lửa đã ngưng biểu hiện. Bây giờ chúng ta đặt một câu hỏi: Ngọn lửa thân yêu của ta ơi! em đã từ đâu tới và em đã đi về đâu? Đó là vấn đề khứ - lai. Người thương của chúng ta cũng vậy, không biết từ đâu tới mà ta thương quá chừng. Rồi đến lúc bỏ chúng ta mà đi. Ta hỏi: Người thương của tôi ơi, em đã từ đâu tới và bây giờ em đi đâu rồi? Em bỏ tôi! Đó là những câu hỏi của kiếp người mà đức Thế Tôn cho chúng ta những câu trả lời bằng thiền quán. Nếu mình lắng tai nghe cho kỹ thì mình có thể nghe được tiếng trả lời, (nghe được) giọng nói của ngọn lửa: Thầy ơi, các thầy, các sư cô ơi, các vị Phật tử ơi! Con đâu có từ đâu tới đâu! Con không phải từ phương Nam tới, con cũng không phải từ phương Bắc tới. Con không phải từ phương Đông tới, mà con cũng không phải là từ phương Tây tới. Khi nào điều kiện nó hội tụ đầy đủ thì con biểu hiện thế thôi, bản chất của con là không tới. 57 | Mất còn trong cõi sống chết Nghe như vậy, mình biết là ngọn lửa nói đúng, bản chất của nó là vô lai (không tới). Thật sự nó không phải là từ phương Nam, từ phương Bắc tới. Người thương của mình cũng vậy, không phải là từ cõi này, hay cõi kia tới đâu. Luôn luôn có mặt đó, nhưng mà cần đầy đủ điều kiện mới phát hiện ra được, mới biểu hiện ra được. Khi những điều kiện đó không còn, thì ngưng sự biểu hiện thôi, chứ không đi đâu hết. Bây giờ chúng ta hỏi ngọn lửa: Này ngọn lửa nhỏ bé thân yêu của ta ơi, em đi đâu rồi? Hồi nãy, ai cũng trông thấy em hết, bây giờ em đi đâu rồi? Thì chúng ta lắng nghe, chúng ta sẽ nghe được như thế này: Thầy ơi, các thầy, các sư cô ơi, các vị phật tử ơi, con có đi đâu đâu, con không đi về phương Nam, cũng không đi về phương Bắc không đi về phương Tây, không đi về phương Đông, khi nào mà điều kiện không có đầy đủ nữa thì con ngưng biểu hiện thôi, con không có đi đâu hết. Ngọn lửa đã nói rất là đúng, bản chất của ngọn lửa là không tới cũng không đi, vô khứ vô lai. Tự tính của vạn pháp là như thế, tự tính của ngọn lửa là như thế, tự tính của đức Thế Tôn là vô khứ vô lai. Tự tính người thương của chúng ta cũng vậy. Người thương của chúng ta, không phải là từ một phương nào tới và sau khi ngưng biểu hiện, không phải đi tới một phương nào khác đâu. Khi mình nắm được sự thật về bất sinh bất diệt, vô khứ vô lai, phi hữu phi vô, thì mình biết rằng mình đã có căn bản, đã có tuệ giác về thực tại. Mục đích tối hậu của một người tu, của một người xuất gia hay là một người tại gia mà có thì giờ tu tập là để đạt tới đó, đạt tới cái gọi là vô sinh bất diệt, vô khứ vô lai, phi hữu phi vô, và đó gọi là Niết bàn. Niết bàn Niết bàn có nghĩa là sự vắng mặt của những ý niệm có và không, tới và đi, một và nhiều, sinh và diệt. Niết bàn có nghĩa là như thế. Niết bàn nằm trong lòng của tờ giấy, nằm trong lòng của đám mây, nằm trong lòng của ngọn lửa. Niết bàn nằm trong lòng người thương của chúng ta. Niết bàn không phải là một cái mà chúng ta phải đi kiếm trong không gian và trong thời gian. 58 | Mất còn trong cõi sống chết Thật là một điều rất đáng tiếc, nếu đã xuất gia mà chúng ta không có thì giờ để quán chiếu về những đề tài như thế, tại vì chúng ta quá bận rộn trong những công tác mà chúng ta gọi là “Phật sự”! Phật sự căn bản của người tu là phải tiếp xúc cho được tự tính Niết bàn không sinh, không diệt, không tới, không đi, không một, không khác, không còn, không mất. Khi đạt tới cái đó, ta có đức vô úy và ta có thể cỡi trên sóng sinh tử mà đi. Vừa đi, vừa mỉm cười như các vị Bồ Tát. Lúc đó, cái sinh cũng không động tới ta được, mà cái diệt cũng không động tới ta được và ta là một con người tự do. Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung, anh ruột của tướng Trần Hưng Đạo, trong bài thơ Phóng Cuồng Ca đã kết thúc bằng một câu rất hay: sinh tử tương bức hề ư ngã hà thương. Cái sống và chết, cái sinh và cái diệt, nó bức bách nhau; nhưng mà đối với tôi, nó không còn có tác dụng gì nữa, nó không gây thương tích cho tôi nữa, tại vì tôi đã đạt tới chỗ không sinh và không tử. Sinh tử tương bức hề ư ngã hà thương không có động tới tôi được. Mục đích tối hậu của người tu là cái đó. Làm thế nào để trong đời sống hàng ngày, mỗi bước chân mình dẫm được vào cái không sinh, không diệt, mỗi hơi thở giúp cho mình tiếp xúc được với không sinh, không diệt. Mình trở thành sự tiếp nối rất đẹp đẽ của đức Thế Tôn. Khi người thương của chúng ta không còn tiếp tục biểu hiện dưới hình thái quen thuộc nữa, chúng ta khóc thương, chúng ta héo mòn là tại vì chúng ta bị kẹt vào ý niệm sinh và diệt, còn và mất. Còn nếu chúng ta tiếp xúc được với cái không sinh không diệt, không còn không mất thì tại sao chúng ta phải khóc thương phải tuyệt vọng? Cho nên sự thực tập quán chiếu rất là quan trọng, cầu nguyện chưa đủ, sám hối chưa đủ, cúng dường chưa đủ. Là người tu chúng ta có một kho tàng tuệ giác rất lớn. Nếu chúng ta không biết lợi dụng để nắm lấy kho tàng tuệ giác đó, chúng ta chỉ mới thừa hưởng được một phần bên ngoài của đạo Phật thôi. Phần quý giá nhất của đạo Phật là nguồn tuệ giác đó, chúng ta chưa nắm được. 59 | Mất còn trong cõi sống chết Tịnh độ hiện tiền Tôi xin kể câu chuyện này của một bà cụ người Anh, rất là đơn sơ [Đây là câu chuyện mà Thiền Sư đã kể rồi vào ngày thứ nhất tại Đại Trai Đàn Chẩn Tế ở chùa Vĩnh Nghiêm, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy có sự trùng lập, nhưng trong thực tế có sự khác biệt về không gian, thời gian và thính chúng. Vì vậy chúng tôi xin được giữ nguyên bản gốc. (Chú của Biên tập viên/BTV)]. Bà cụ người Anh, theo Anh giáo. Bà bảy mươi tuổi nhưng mà bà mạnh lắm, bà có sức khỏe. Bà là một người rất ham phục vụ cho hòa bình. Cho nên hồi mà chúng tôi thành lập phái đoàn Phật Giáo Việt Nam bên cạnh Hội Nghị Hòa Bình Paris, bà tự nguyện phụng sự như một vị thư ký, viết (các) văn bản bằng tiếng Anh. Vào tháng sáu, năm một ngàn chín trăm sáu mươi chín, chúng tôi theo lệnh đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết, lập một phái đoàn đại diện cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ở tại Hội Nghị Hòa Bình Paris. Trụ sở của chúng tôi đặt tại số 11 đường La Goutte d'Or. Nhưng chúng tôi không có nhiều tiền, nên chúng tôi chỉ thuê được một văn phòng ở trên lầu thứ năm, không có thang máy. Buổi sáng thầy trò phải leo năm tầng lầu và bà cụ đó tên là Ethelwyn Best bà có sức khỏe khá lắm. Bà leo lên, leo xuống, nhiều lần trong ngày mà không sao hết. Bà thuộc về một tổ chức gọi là Hội Thân Hữu Hòa Giải, bà rất ưa phục vụ cho hòa bình, và cũng vì lý do đó cho nên mình nhận bà, như một người tình nguyện tới làm không công cho Văn Phòng Phật Giáo. Mỗi ngày, bà chỉ tiếp nhận ba bữa cơm chay (bà ăn chay trường) và một phòng nho nhỏ cho bà ngủ là đủ rồi. Bà có một niềm tin rất là đơn giản là: khi mà bà chết, bà về ngay Thiên đường, về ngay Thiên quốc và bà sẽ gặp ông trở lại. Niềm tin (của bà) đơn sơ như vậy đó, có thể gọi là ngây thơ nữa là khác. Bà cứ tin rằng khi mà chết một cái, lập tức bà về ngay Thiên quốc, sẽ gặp ông và hai người sẽ được đoàn tụ trở lại. Cố nhiên mình có thể tưởng tượng được rằng ngày ông mất bà đã khóc thương rất nhiều. 60 | Mất còn trong cõi sống chết Tôi biết chuyện đó lâu ngày nhiều tháng rồi nhưng tôi không nói tới. Có một bữa đó sau khi ăn sáng xong, còn thì giờ, tôi mới hỏi bà một câu (tôi muốn giúp bà vượt thoát niềm tin quá ngây thơ đó, để bà đi sâu vào một chút trong thiền quán). Tôi nói: Ethelwyn Best nếu bà về Thiên quốc và bà gặp ông ba mươi tuổi và bà bảy mươi mấy tuổi thì làm sao mà xứng đôi vừa lứa được. Liệu ông có nhận ra người thiếu nữ đẹp đẽ ngày xưa không, hay là ông sẽ nói: đâu phải, người thương của tôi đâu phải là bà, người thương của tôi là một cô thiếu nữ rất là xinh đẹp mới có hai mươi tám tuổi thôi. Bà là ai mà bà dám nhận là người thương của tôi? Ít nhất, cũng phải chấp nhận sự thật về vô thường, từ hai mươi tám tuổi, bây giờ bà đã bảy mươi tuổi rồi, bà muốn gặp lại ông ba mươi tuổi thì bà phải tính toán trước chứ. Nhiều người trong chúng ta tin rằng khi chết mình sẽ sanh sang cõi Cực lạc thế giới, được ngồi sát bên chân của Phật A Di Đà. Nhưng bên đó đã có các Bồ Tát lớn, họ dành chỗ hết, họ ngồi xung quanh đức A Di Đà, mình làm sao tới gần được. Mình sẽ sinh ra buồn phiền, ganh tức. Ganh tức với các vị Bồ Tát. Ganh tức đến nỗi mình nghĩ: Thôi không ở đây nữa, trở về cõi Ta bà cho rồi. Tưởng là qua đây bình đẳng có tình thương, nhưng mà qua đây cũng bất bình đẳng. Chỗ xung quanh đức Thế Tôn, các vị Bồ Tát lớn dành hết. Có những tín ngưỡng ngây thơ như thế, chúng ta phải quán chiếu. Tốt hơn hết là đừng đợi sinh sang bên đó mới ngồi dưới chân ngài. Chúng ta phải ngồi dưới chân ngài ngay bây giờ. Chuyện đó có thể làm được. Ngày nào tôi cũng đi trong Tịnh Độ, ngày nào tôi cũng đi chơi bên Bụt A Di Đà, Bụt Thích Ca hết. Chuyện đó là chuyện có thể làm được. Hiện pháp tịnh độ, tịnh độ hiện tiền. Tiếp xúc với đức Bổn sư, với Bồ tát Quan Thế Âm, với Bồ tát Phổ Hiền là chuyện mình có thể làm được trong mỗi giây phút của đời sống hàng ngày không cần phải đi qua bên đó. Bên đó là bên nào? Đời vốn là vô thường Đạo Phật bắt đầu từ nhận xét về vô thường. Người thương của mình ngày xưa như vậy, ngày xưa mình cũng như vậy. Bây giờ mình thay đổi rồi thì người thương mình cũng thay đổi rồi. Tại sao mình phải đi 61 | Mất còn trong cõi sống chết tìm hình bóng cũ? Tôi xin thú thật với quý vị, trong bốn mươi năm xa cách quê hương, thỉnh thoảng tôi có mơ về những khung trời cũ. Những khung trời mà trong đó mình đã trải qua, mình đã rong chơi. Trong đó, có khung cảnh của chùa xưa. Ngày xưa cách đây bốn mươi mấy năm, tôi có thành lập một chùa ở Phú Thọ Hòa gọi là chùa Pháp Vân. Đó là trụ sở của trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội mà chính tay tôi vẽ ra kiểu chùa. Chùa làm bằng lá, lợp tranh và làm bằng tre khá đẹp. Tôi đã sống tại đó mấy năm, hơn một năm với các thầy, các sư cô trẻ, các tác viên trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Chúng tôi đã có những ngày rất là êm đẹp, những ngày có tình huynh đệ, có tình thầy trò. Chính ở nơi đó tôi đã truyền giới Tiếp Hiện cho những người Tiếp Hiện đầu tiên. Cũng như tôi đã từng ở Đà Lạt, chùa Linh Quang và tôi có những hình ảnh đẹp về chùa Linh Quang. Thỉnh thoảng tôi cũng mơ về chùa Linh Quang ở Đà Lạt. Bốn mươi năm, được trở về, tôi khám phá ra rằng những hình ảnh mà mình nâng niu, trân quý trong đầu đã không còn nữa. Chùa Pháp Vân, ngày xưa chung quanh là ruộng, là lũy tre, làng mạc. Bây giờ hoàn toàn không còn một cái gì của ngày xưa. Thành phố tới gần và mình không nhận ra cái gì của ngày xưa nữa hết. Mình đi tìm quá khứ, chỉ có thể tìm thấy trong ký ức thôi. Đời vốn là vô thường. Chùa Linh Quang ở Đà Lạt cũng vậy. Tôi về, tôi hỡi ơi, không giống gì ngày xưa hết, hoàn toàn thay đổi. Trong bốn mươi năm mình cứ ngỡ rằng chỗ đó vẫn là chỗ đó, khung cảnh đó vẫn là khung cảnh đó và những người ngày xưa họ vẫn là những người ngày xưa! Ở Nha Trang, có một vị hòa thượng tên là hòa thượng Thiện Bình. Ngày xưa ở Phật học viện Báo quốc là một sư chú kháu khỉnh, hai má phúng phính. Luôn luôn mình gọi là em và vị đó gọi mình là anh một cách ngọt ngào… Bây giờ gặp lại là một vị đại lão hòa thượng, không còn vẻ kháu khỉnh của chú bé ngày xưa nữa. Hầu hết những người của thế hệ tôi đã chết đi rồi, chỉ còn lại một vài người thôi, mà vài người đó đâu còn giống ngày xưa! Tôi phải quán chiếu mới sống 62 | Mất còn trong cõi sống chết được, tôi ngồi trước mặt các thầy, các sư chú, các sư cô trẻ đã sinh ra trong thời gian tôi vắng mặt tại quê hương. Tôi ngồi nhìn những thanh niên, thiếu nữ, tới hàng ngàn người, tôi quán chiếu và thấy được phụ huynh của họ, bổn sư của họ. Nhờ thế, tôi cảm thấy gần gũi, thân thiết, nếu không thì sẽ rất xa lạ. Vô thường là dấu ấn đầu tiên của thực tại và bà Ethelwyn đi vào đạo Phật bằng cửa ngõ vô thường. Khi mình chấp nhận được vô thường thì mình có cơ hội chấp nhận được vô ngã. Chấp nhận được vô ngã thì mình có thể đi từ từ tới chuyện không sinh không diệt, [vô thường, vô ngã, không sinh không diệt] không tới không đi, phải đi từ từ như vậy mới được. Cuộc hành trình của người tu là hành trình của sự quán chiếu. Khi chúng ta có được tuệ giác đó thì chúng ta sẽ bất động, sẽ vững chãi, sẽ tự do và không bị thao túng bởi những nhớ thương, những tiếc nuối, những lo sợ của người không tu nữa. Hãy buông bỏ đi! Trong khóa tu dành cho các cựu chiến binh Hoa Kỳ ở tại California, có một Cựu Chiến Binh giữ bên mình một kỷ vật mà ông không thể nào buông ra được. Đó là một cái võng bằng nylon của một cô nữ du kích Việt Nam. Cô nữ du kích đó đã sống trong rừng nhiều ngày, nhiều tháng, đã ăn gạo rang và uống nước suối để kháng chiến. Ban đêm cô giăng cái võng nylon của cô giữa hai cây để ngủ và cô mang theo cái võng đó. Trong một trận đánh, cô bị thương và người lính Mỹ đó vác cô lên trên trực thăng, đem về căn cứ quân sự Mỹ để cứu chữa và bắt làm tù binh. Nhưng trên trực thăng, vết thương của cô quá nặng và cô tắt thở. Giây phút cuối của người nữ du kích đó đã làm chấn động người lính Hoa Kỳ. Ông ta thấy cô sắp chết và cô nhìn ông bằng con mắt căm hờn, oán trách: Tại sao các ông lại qua chiếm nước chúng tôi làm gì? Đánh giết chúng tôi làm gì? Cái nhìn đó ám ảnh người chiến binh Hoa Kỳ trong bao nhiêu năm. Cho nên chiếc võng bằng nylon mà cô mang theo, ông giữ làm kỷ vật, ông không hề rời chiếc võng đó ra nữa. 63 | Mất còn trong cõi sống chết Ông sống sót, trở về Mỹ, đi tìm công ăn việc làm. Ông sống, nhưng không bao giờ rời chiếc võng đó, luôn mang theo bên mình. Khi ông tới ghi tên tham dự khóa tu mà chúng tôi tổ chức cho những người Cựu Chiến Binh thì ông vẫn mang theo cái võng đó. Trong khóa tu, chúng tôi cũng hướng dẫn cho người ta tập thở, tập đi thiền hành, tập làm lắng dịu những căng thẳng, những đau nhức trong thân và trong tâm, tập nhận diện những nỗi khổ niềm đau, làm cho nó lằng dịu lại… nhất là tập nói ra được tất cả những khổ đau, những kỷ niệm, những cơn ác mộng của mình, cho nó lắng dịu bớt. Trong một buổi lắng nghe, ông ta kể được câu chuyện về cô nữ du kích và chiếc võng đó, ông trình bày chiếc võng đó ra cho chúng tôi coi, chiếc võng rất là nhỏ. Ngày chót của khóa tu, chúng tôi làm một bàn thờ linh. Chúng tôi nói rằng: các vị, nếu các vị đã giết một người, đã giết hai người, đã giết mười người, đã giết hai chục người, đã giết quá nhiều người,… thì quý vị làm những bài vị của những người mà quý vị đã giết, dán lên bàn thờ tập thể này. Nếu không biết tên những người mình giết thì để chữ là – “Một người tôi đã giết”, “mười người tôi đã giết”. Tôi còn nhớ buổi đó, tôi đã gia trì tịnh thủy, tôi đã rải cho đạo tràng, tôi đã rải nước cam lồ tịnh thủy lên đầu tất cả những cựu chiến binh Hoa Kỳ tham dự ở đó, đã đọc kinh, đã cho họ được phép tới bắt tay, tới ôm những người Việt, để tỏ sự ăn năn hối hận đã gây những khổ đau chết chóc cho đất nước Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam. Cuối cùng, chúng tôi tổ chức thiền hành đi ra bờ hồ, và chúng tôi rước bàn linh đó đi theo. Tới nơi, chúng tôi tụng kinh, và chúng tôi hỏa thiêu bàn linh đó. Khi đống lửa bắt đầu cháy, tôi tới bên người cựu chiến binh Hoa Kỳ, tôi nói: Cái võng của anh đâu, liệng vào trong đống lửa đi. Anh ta nhất định không. Người ta bám víu vào không những là những kỷ niệm hạnh phúc mà bám víu vào luôn những kỷ niệm đau khổ, tưởng chừng như nếu ông buông nó ra thì ông cũng chết theo. Ông ta giữ riết và không chịu buông ra. Chừng ít phút sau tôi trở lại với ông: Nếu anh không buông bỏ, anh sẽ tiếp tục đau khổ suốt đời, hãy buông bỏ đi! Hãy đưa cho tôi, tôi sẽ liệng nó vào trong đống lửa. Cuối cùng, ngập ngừng, anh ta đã đưa 64 | Mất còn trong cõi sống chết chiếc võng cho tôi và tôi đã liệng nó vào đống lửa. Tất cả mọi người đều niệm danh hiệu của đức Quan Thế Âm Nam mô Avalokistesvara. Tôi cảm thấy rõ ràng là hương linh của cô nữ du kích được siêu thăng mà tâm lý của người cựu chiến binh Hoa Kỳ cũng được tháo gỡ. Rất là mầu nhiệm! Phật pháp cao siêu mầu nhiệm cứu độ cho tất cả mọi loài, mọi người, dầu đó là kẻ thù cũ của mình. Trong giây phút đó, người cựu chiến binh Hoa Kỳ đã hòa giải được với cô nữ du kích năm xưa, hai bên đều được thừa hưởng giọt nước cam lồ của đức Thế Tôn. Lễ quy y cho các hương linh Ngày mai, đúng năm giờ, chúng ta sẽ ngồi thiền ở đây. Sau ngồi thiền, sẽ đi thiền hành như ngày hôm nay, sinh hoạt. Xin mời các thầy, các sư cô và các Phật tử cùng tới tham dự. Chúng ta sẽ thở cho các hương linh. Chúng ta sẽ bước những bước chân vững chãi, thảnh thơi để có thể về để có thể tới. Chúng ta để cho các hương linh mượn chân của chúng ta để thực tập, để họ cũng có thể về và tới trong từng bước chân, từng hơi thở. Sự thành công của các vị hương linh tùy thuộc vào sự thành công của chúng ta, chúng ta thật sự phải có Niệm, Định và Tuệ. Bây giờ đây, tôi xin mời đại chúng hộ niệm để chúng ta làm lễ quy y cho các hương linh vừa tới chiều hôm qua và sáng hôm nay. Chúng ta phải thấy được sự có mặt của các hương linh, của các loại cô hồn đang sinh hoạt với chúng ta. Hồi nãy giờ họ cũng nghe chúng ta thuyết pháp, họ cũng tiếp xúc được với giáo pháp của đức Thế Tôn. Xin đại chúng lắng nghe, xin các vị hương linh và các loại cô hồn lắng nghe. Hôm nay chúng ta tập hợp để chứng minh và hộ niệm cho lễ quay về nương tựa Tam bảo của các vị hương linh và chư vị cô hồn. Xin đại chúng theo dõi hơi thở và an trú trong chánh niệm, khi nghe ba tiếng chuông gia trì. Tiếng chuông là tiếng gọi của đức Thế Tôn để mọi người trở về trong trạng thái tỉnh thức, có mặt thật sự trong giây phút hiện tại. 65 | Mất còn trong cõi sống chết Xin tất cả các hương linh và các loại cô hồn đứng dậy, chắp tay búp sen trình diện trước Tam bảo. Hôm nay đại chúng vân tập để chứng minh và hộ niệm cho các hương linh trong Lễ Phát Nguyện Thọ Trì và Quy Y Tam Bảo. Các hương linh lắng nghe: - Là người có duyên với đạo pháp, quý vị đã thấy rõ con đường của tình thương và sự hiểu biết mà tổ tiên chúng ta đã đi theo trong bao nhiêu thế hệ. Và hôm nay quý vị lại có cơ duyên phát tâm quy y Tam bảo. Các vị hương linh, chư vị cô hồn quy y Tam bảo là quay về nương tựa nơi Phật, nơi Pháp và nơi Tăng. Phật Pháp và Tăng là ba viên ngọc quý. - Quay về nương tựa nơi Phật là quay về nương tựa nơi bậc tỉnh thức, có khả năng đưa đường chỉ lối cho ta trong đời này và trong đời kế tiếp. - Quay về nương tựa Pháp là quay về với con đường của trí tuệ và từ bi, nghĩa là con đường của hiểu biết và của thương yêu. - Quay về nương tựa Tăng là quay về nương tựa nơi đoàn thể của những người đang thực tập theo con đường của trí tuệ và từ bi và sống trong tỉnh thức. - Phật, Pháp và Tăng có mặt trong mười phương thế giới mà cũng có mặt trong mọi người, mọi loài. - Quay về nương tựa nơi Phật, nơi Pháp và nơi Tăng cũng có nghĩa là tin tưởng vào khả năng giác ngộ nơi tự tính mình và khả năng khai mở và phát triển hiểu biết và thương yêu nơi bản thân mình và khả năng thực tập hành đạo của cá nhân và của đoàn thể mình. - Xin các vị hương linh, chư vị cô hồn đọc theo thầy để phát ba lời nguyện lớn, xin đại chúng hộ niệm cho chư hương linh và đọc theo cùng một lượt với hương linh: o Con về nương tựa Phật, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời. 66 | Mất còn trong cõi sống chết o Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết. o Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức. o Đã về nương tựa Phật, con đang có hướng đi sáng đẹp trong cuộc đời. o Đã về nương tựa Pháp, con đang được học hỏi và tu tập các pháp môn chuyển hóa. o Đã về nương tựa Tăng, con đang được tăng thân soi sáng dìu dắt và nâng đỡ trên con đường thực tập. o Về nương Phật trong con, xin nguyện cho mọi người thể nhận được giác tính, sớm mở lòng bồ đề. o Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hóa. o Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài. Hương linh đã tạo ra nghiệp xấu cũng vì tâm niệm tham sân si do thân miệng ý phát sinh ra, tất cả hương linh đều sám hối. Cô hồn đã tạo ra nghiệp xấu cũng vì tâm niệm tham sân si do thân miệng ý phát sinh ra, tất cả cô hồn đều sám hối: Nam mô Bồ Tát Cầu Sám Hối (3 lần). Con đã gây ra bao lầm lỡ, khi nói, khi làm, khi tư duy, đam mê, hờn giận và ngu si. Nay con chí thành xin sám hối. Một lòng con cầu Phật chứng tri. Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới. Nguyện sống đêm ngày trong chánh niệm. Nguyện không lặp lại lỗi lầm xưa. Nam mô Bồ Tát Cầu Sám Hối (3 lần) 67 | Mất còn trong cõi sống chết Truyền giới cho hương linh - Các vị hương linh, các vị cô hồn, bây giờ tôi xin tuyên đọc năm giới. Những người quy y và thọ trì năm giới là những người được Bụt, Pháp, và Tăng che chở, chắc chắn được chuyển hóa và siêu thăng. Đây là nội dung của năm giới xin các vị hương linh xin các vị cô hồn lắng nghe và hành trì: - Giới thứ nhất bảo hộ sinh mạng: Ý thức được những sự khổ đau do sự sát hại gây ra, con xin học theo hạnh đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con. Đó là giới thứ nhất bảo hộ sinh mạng, xin các hương linh xin các giới cô hồn tiếp nhận để hành trì. - Đây là giới thứ hai của năm giới: Ý thức được những khổ đau do lường gạt, bất công xã hội gây ra, con xin học theo hạnh đại từ để đem niềm vui sống, và an lạc cho mọi người, mọi loài. Để chia sẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ đang thật sự thiếu thốn. Con nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Con nguyện tôn trọng quyền tư hữu của kẻ khác. Nhưng cũng nguyện ngăn ngừa kẻ khác không cho họ tích trữ và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và của muôn loài. Đây là giới thứ hai của năm giới quý báu, nguyện không trộm cắp, không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải do mình tạo ra. Xin các vị hương linh xin các giới cô hồn tiếp nhận để hành trì. - Đây là giới thứ ba của năm giới quý báu: Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra con xin học theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo vệ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người và mọi gia đình trong xã hội. Con nguyện không ăn nằm với những người không phải là vợ hay chồng của con. Con ý thức rằng những hành động bất chính sẽ gây ra những đau khổ cho kẻ khác và cho chính bản thân con. Con biết muốn bảo vệ hạnh phúc của mình và của kẻ khác thì phải biết tôn trọng những cam kết của mình và của kẻ khác. Con sẽ làm mọi cách có 68 | Mất còn trong cõi sống chết thể để bảo vệ trẻ em, không cho nạn tà dâm tiếp tục gây nên sự đổ vỡ của các gia đình và của đời sống đôi lứa. Đây là giới thứ ba của năm giới quý báu, không tà dâm, bảo vệ cho các lứa đôi và bảo vệ cho trẻ em. Xin các vị hương linh xin các giới cô hồn tiếp nhận để hành trì. - Đây là giới thứ tư của năm giới quý báu: Sử dụng ái ngữ và phương pháp lắng nghe. Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chính niệm gây ra, con xin học theo hạnh ái ngữ và lắng nghe, để dâng tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt khổ đau của người. Biết rằng lời nói có thể đem lại hạnh phúc và khổ đau cho người, con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tự tin an vui và hy vọng. Những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói những điều sai với sự thật, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật. Không phê bình và lên án những điều con không biết rõ. Con nguyện không nói những điều có thể tạo nên sự bất hòa trong gia đình và trong đoàn thể, những điều có thể làm tan vỡ gia đình và đoàn thể. Đây là giới thứ tư của năm giới quý báu thực tập lắng nghe và ái ngữ. Xin các vị hương linh và các giới cô hồn tiếp nhận để hành trì. - Đây là giới thứ năm của năm giới quý báu: Tiêu thụ trong chính niệm. Ý thức được những khổ đau do sự sử dụng ma túy và các độc tố gây ra. Con xin học cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe thân thể và tâm hồn bằng cách thực tập chính niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Con nguyện chỉ tiêu thụ những gì có thể đem lại an lạc cho thân và tâm con và cho thân tâm gia đình và xã hội con. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ những sản phẩm có độc tố, trong đó có một số sản phẩm truyền thanh, truyền hình, sách báo, phim ảnh và chuyện trò. Con biết rằng tàn hoại thân tâm bằng rượu và các độc tố ấy là phản bội tổ tiên cha mẹ và cũng là phản bội các thế hệ tương lai. Con nguyện chuyển hóa bạo động, căm thù, sợ hãi và buồn giận bằng cách thực tập phép kiêng cử cho con, cho gia đình con và cho xã hội. Con biết pháp kiêng khem này rất thiết yếu để chuyển hóa tự thân tâm thức cộng đồng và xã hội. Đây là giới thứ năm của năm giới quý báu, không sử 69 | Mất còn trong cõi sống chết dụng rượu, các chất ma túy và các sản phẩm có độc tố. Xin các vị hương linh và chư vị cô hồn tiếp nhận để hành trì. Nói với hương linh Xin các vị hương linh, xin các giới cô hồn lắng nghe: Kính thưa liệt vị hương linh, quý vị là cha chúng tôi, quý vị là chồng của chúng tôi, quý vị là anh trai chúng tôi, quý vị là em trai của chúng tôi, quý vị là con trai của chúng tôi, quý vị cũng là mẹ của chúng tôi, quý vị cũng là vợ của chúng tôi, là chị gái của chúng tôi, là em gái của chúng tôi, là con gái của chúng tôi. Trong cơn binh lửa, trong cảnh tao loạn, quý vị đã bỏ lại hình hài quý giá của quý vị mà đi, chúng tôi đã đánh mất quý vị. Quý vị hoặc đã chiến đấu dũng cảm cho đất nước và đã chết một cách hào hùng không hề thương tiếc thân mạng, chúng tôi rất hãnh diện về quý vị. Nhưng quý vị có thể cũng đã bỏ mình trong những hoàn cảnh cực kỳ bi thương, nỗi oan khổ không thể nào nói lên được. Trên rừng sâu, trong biển cả, nơi chốn tù đày, chết vì bom đạn hoặc vì kiệt sức hoặc vì bị bức bách, bị hãm hiếp rồi bị sát hại mà không có phương tiện chống cự lại. Có biết bao nhiêu quý vị đã ngã quị mà nắm xương tàn không biết đang được chôn vùi ở đâu. Những tai ương mà đất nước và dân tộc ta phải chịu đựng trong bao nhiêu năm tranh đấu cho độc lập và cho tự do, chính quý vị là người phải gánh chịu nhiều nhất. Chúng tôi những người thân thuộc và đồng bào của quý vị hôm nay tới đây thắp hương tưởng niệm quý vị hoặc thiết lập bàn thờ cho quý vị trước hiên nhà. Trong chúng tôi cũng có những người vẫn còn tiếp tục gánh chịu oan khổ. Nhưng may thay cơn ác mộng đã qua, đất nước đã được hòa bình, dân tộc đang có cơ hội xây dựng kiến thiết trở lại. Nhờ phúc đức tổ tiên, chúng tôi hôm nay mới có cơ hội đến với nhau một cách chính thức, chắp tay nguyện cầu Tam bảo, nhờ pháp lực gia trì, thỉnh cầu tất cả liệt vị trở về đoàn tụ. Cùng nhau cầu nguyện để giải trừ nghiệp cũ, mở ra một vận hội mới, nhìn nhận nhau, ôm lấy nhau, thương lấy nhau như đồng bào ruột thịt, không còn phân biệt Bắc - Nam, gái - trai, già - trẻ, chủng tộc, tôn giáo, đảng phái và ý thức hệ. Tất cả chúng ta đều là đồng bào của nhau, gặp vận nước ruổi ro, trên đường tranh đấu cho độc lập cho tự do, bị dồn vào thế đối lập nhau, vì tự vệ mà phải chống đối nhau. Nhưng phúc đức tổ tiên để lại vẫn 70 | Mất còn trong cõi sống chết còn cho nên hôm nay tất cả chúng ta mới được về lại với nhau để nhìn nhận nhau như con một nhà, để cùng hứa với nhau là sẽ học cho thật thuộc bài học của đau thương trong quá khứ. Nguyện từ nay về sau không để cho đất nước bị chia cắt một lần nào nữa, nguyện từ nay về sau khi có khó khăn nội bộ sẽ không nhờ đến bất cứ một thế lực ngoại bang nào can thiệp nữa. Nguyện từ nay về sau sẽ không khởi xướng một cuộc chiến tranh ý thức hệ nào nữa. Nguyện từ nay về sau sẽ không sử dụng vũ khí bên ngoài để tranh đấu với nhau nữa. Nguyện từ nay về sau nỗ lực xây dựng một xã hội thật sự dân chủ để có thể giải quyết tất cả mọi bất đồng bằng những phương thức hòa bình dân chủ mà không sử dụng đến những phương tiện tranh đấu bạo động giữa người đồng bào với nhau. Lạy chư vị tổ tiên huyết thống và chư vị tổ tiên tâm linh của chúng con chứng minh, trước mặt quý ngài chúng con xin kính cẩn phát nguyện như thế. Và chúng con biết rằng một phen đã phát nguyện được như thế thì mọi oan ức đau khổ sẽ được hoàn toàn giải tỏa. Và những vết thương hằn sâu trong tất cả mọi chúng con sẽ bắt đầu được chữa lành. Hôm nay đại trai đàn chẩn tế bình đẳng giải oan được thành lập, mọi nhà đều có thiết lập bàn thờ cầu nguyện. Chúng con ngưỡng nguyện ơn trên Tam bảo độ thoát cho tất cả mọi hương linh, mọi cô hồn để tất cả được nương vào pháp lực vô song mà được chuyển hóa và siêu thăng. Kính thưa các vị hương linh, chúng tôi và các con cháu nguyện sẽ lên đường tiếp tục chí hướng của liệt vị hương linh. Chúng tôi nguyện mang quý vị trong trái tim để đi về hướng tình huynh đệ và nghĩa đồng bào. Chúng tôi luôn luôn nhớ rằng bầu và bí đều có thể leo chung một giàn và gà cùng một mẹ không nên bao giờ bôi mặt đá nhau. Và tuệ giác đó của tổ tiên sẽ soi đường chỉ lối cho con cháu chúng ta bây giờ và mãi mãi. Mời đại chúng niệm Bụt Thích Ca Mâu Ni: Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni. [1]. Đã về, đã về, đã tới, đã tới: 1) Pháp ấn của Làng Mai. Các phép tu của Làng Mai dựa trên giáo lý Hiện Pháp Lạc Trú, không nhắm mục đích tìm cầu hạnh 71 | Mất còn trong cõi sống chết phúc trong tương lai, mà giúp hành giả sống sâu sắc và hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Những giáo lý và phương pháp thực tập nào đi ngược với nguyên tắc này đều không phải là những giáo lý và phương pháp đích thực của Làng Mai, vì vậy nên nói rằng “đã về đã tới” là pháp ấn của Làng Mai. Mỗi hơi thở, mỗi bước chân, mỗi động tác, mỗi tư duy hay mỗi lời nói đều có khả năng đưa hành giả trở về với giây phút hiện tại. Địa chỉ đích thực của sự sống là “bây giờ và ở đây”. Hạnh phúc, tịnh độ, tổ tiên, niết bàn, giải thoát và chuyển hóa đều phải được tìm kiếm ngay trong giây phút hiện tại. “Ngồi thiền trong bản môn, giây nào cũng thành đạo, cội nào cũng bồ đề, tòa nào cũng Đa Bảo” – (Thơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng Hạt) 2) Bài kệ Đã Về Đã Tới có thể được sử dụng trong khi ngồi, khi đi, khi làm việc, đã được Thầy Làng Mai phổ nhạc: Đã về, đã tới. Bây giờ, ở đây. Vững chãi, thảnh thơi. Quay về, nương tựa. Nay tôi đã về, nay tôi đã tới. An trú bây giờ, an trú ở đây. Vững chãi như núi xanh, thảnh thơi dường mây trắng. Cửa vô sinh mở rồi, trạm nhiên và bất động. (theo Tự điển Làng Mai). [2]. A-dục vương: (阿 育 王, Ashoka) (304 BCE–232 BCE) hoàng đế của đế quốc Maurya Empire, gồm vùng Nam Á, Bắc từ Afghanistan Tây đến Bengal, Nam đến tận Mysore của bán đảo Ấn Độ. [3]. Xem [1] [4]. Vô tướng (無 相, tiếng Phạn là animitta) tính không của các pháp. 72 | Mất còn trong cõi sống chết Ngồi giữa gió Xuân Ngày 1.03.2007 Tại tu viện Bát Nhã - Bảo Lộc, Trong khóa tu dành cho cư sĩ từ 28.02. đến 4.03.2007 Kính thưa đại chúng, Các thầy và các sư cô sẽ bắt đầu bằng bài xướng tụng Đầu cành dương liễu để ca ngợi đức Bồ tát Quan Thế Âm bằng tiếng Việt. Sau đó các thầy các sư cô sẽ trì niệm danh hiệu đức Quan Thế Âm bằng tiếng Phạn Nam mô Avalokitesvara để cầu Bồ tát gia hộ cho tất cả chúng ta, từ bốn phương về tham dự khóa tu này tại tu viện Bát Nhã. Phương pháp của các thầy, các sư cô là để hết tâm mình vào danh hiệu của đức Bồ tát. Bồ tát Quan Thế Âm là một người có khả năng lắng nghe. Lắng nghe tiếng kêu bi thương của con người để tìm tới mà cứu độ. Hạnh của ngài là hạnh lắng nghe với tâm từ bi. Trong khi trì tụng danh hiệu của đức Quan Thế Âm Bồ tát Avalokitesvara thì chúng ta tiếp xúc được với năng lượng của tình thương trong trái tim của chúng ta. Chúng ta tiếp xúc được với năng lượng tình thương lớn của đức Bồ tát. Khi trì tụng như vậy chúng ta chế tác được năng lượng hùng hậu, năng lượng tập thể của tăng đoàn. Chúng ta mở lòng ra tiếp nhận năng lượng đó để những đau nhức, căng thẳng trong thân và trong tâm của chúng ta được ôm ấp và chuyển hóa. Vì vậy, nếu quý vị có những căng thẳng, những đau nhức trong thân thể thì quý vị mở lòng ra để cho năng lượng của tăng đoàn, năng lượng của đức Bồ tát thấm vào trong cơ thể và nó sẽ ôm ấp, chuyển hóa những căng thẳng, những đau nhức đó. Chúng ta chỉ cần trở về với giây phút hiện tại đừng suy nghĩ về quá khứ, đừng lo lắng cho tương lai. Có mặt thật sự trong giây phút này, mở lòng ra thì năng lượng của đức Quan Âm sẽ đi vào trong cơ thể của mình và sẽ chuyển hóa những căng thẳng những đau nhức đó. Nếu chúng ta có những lo âu, sợ hãi buồn khổ thì chúng ta cũng nên mở trái tim ra để cho năng lượng đó của ngài và của tăng thân đi vào để ôm ấp, chuyển hóa. 73 | Ngồi giữa gió Xuân Thực tập đàng hoàng trong vòng năm mười phút, thân và tâm chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Chỉ cần đem tâm trở về với hơi thở, lắng nghe buông thư để cho năng lượng của đức Bồ tát có cơ hội đi vào thân và tâm, đừng lo lắng, đừng suy nghĩ chuyện này chuyện khác. Nếu chúng ta có một người thân ở nhà đang bị bệnh hoặc đang có khó khăn trong lòng, chúng ta cũng có thể gởi năng lượng này về, truyền năng lượng này về được bằng cách nghĩ tới người đó, hoặc gọi tên người đó một cách thầm lặng, năng lượng của đại chúng và của đức Bồ tát có thể được truyền về ngay trong giây phút hiện tại cho người đó và người đó sẽ cảm thấy bớt căng thẳng, bớt đau nhức, bớt khổ đau ngay trong giây phút hiện tại. Sự thực tập không khó khăn gì, chúng ta ngồi cho thoải mái, chúng ta buông thư, chúng ta đừng nghĩ tới chuyện quá khứ, chuyện tương lai. Chúng ta hoàn toàn có mặt trong giây phút hiện tại và năng lượng của đức Bồ tát và tăng thân đi vào trong cơ thể, chỉ có chừng đó thôi. Một cách hay nhất là mình trở về với hơi thở. Thở vào mình biết rằng đây là hơi thở vào, thở ra mình biết đây là hơi thở ra. Sự có mặt của mình, sự có mặt của tâm với thân trong giây phút hiện tại giúp mình có khả năng mở lòng ra để cho năng lượng của Tam bảo đi vào, năng lượng tập thể của tăng thân, năng lượng hùng hậu và mầu nhiệm của Bụt của Pháp và của Tăng. Quý vị không cần chắp tay, quý vị ngồi như thầy, hai tay buông xuống. Cách thầy ngồi là tay trái để ngửa ra bên đùi trái, tay phải úp lại bên đùi phải. Buông thư hoàn toàn, buông thư để cho năng lượng của Tam bảo đi vào. Thở vào tôi nhận diện toàn thân, thở ra tôi buông thư toàn thân. Thở vào tôi thấy khỏe quá, thở ra tôi thấy nhẹ quá. Các thầy và các sư cô xướng tụng: Đầu cành dương liễu vương cam lộ, Một giọt mười phương rưới cũng đầy Bao nhiêu trần lụy tiêu tan hết, Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây 74 | Ngồi giữa gió Xuân Nam Mô Bồ Tát Thanh Lương Địa. (ba lần) Trí tuệ bừng lên đóa biện tài Đứng yên trên sóng sạch trần ai Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh, Hào quang quét sạch buổi nguy tai Liểu biếc phất bày muôn thế giới, Sen hồng nở hé vạn lâu đài Cúi đầu ca ngợi dâng hương, thỉnh Xin nguyện từ bi ứng hiện ngay. Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm. (C) (ba lần). Kính thưa đại chúng, hôm nay là ngày 1 tháng 3 dương lịch năm 2007. Chúng ta đang ở tại tu viện Bát Nhã, Bảo Lộc và khai mạc khóa tu dành riêng cho những người cư sĩ. Đem lại niềm vui cho sự sống hằng ngày là mục đích của khóa tu Sáng hôm nay theo thầy viện chủ nói, mình có tới sáu ngàn người đang tham dự khóa tu. Chúng ta có những căng thẳng, những đau nhức trong thân, những bức xúc trong tâm. Tu tập là để lấy ra những căng thẳng, những đau nhức, những bức xúc đó khỏi thân và tâm của mình. Chúng ta có bốn ngày đêm để thực tập với nhau và chúng ta phải biết sử dụng thì giờ để tu tập. Nếu chúng ta nói chuyện, chụp hình, cười giỡn, thăm hỏi thì chúng ta sẽ đánh mất nhiều thì giờ. Vì vậy chúng ta thực tập im lặng, chúng ta đừng lo chụp hình, đừng nói chuyện nhiều, để thì giờ mà tu tập cho tinh chuyên. Bốn ngày là nhiều lắm, bốn ngày có thể đem tới những thay đổi, những chuyển hóa của thân và tâm. Trong đạo Bụt có danh từ danh sắc. Danh sắc đây không có nghĩa như ngoài đời là danh vọng và sắc đẹp. Danh sắc ở đây là tâm và thân, tiếng Phạn là nāmarūpa. Nāma tức là tâm mà rūpa là thân. Chữ danh sắc 75 | Ngồi giữa gió Xuân trong đạo Phật có nghĩa là tâm thân, nó dính liền lại. Chúng ta có thân, chúng ta có tâm, có những căng thẳng những đau nhức những bệnh hoạn trong thân, có những bức xúc có những khổ đau có những buồn giận trong tâm. Tu học là để nhận diện những cái đó, ôm ấp những cái đó và cuối cùng là chuyển hóa những cái đó. Thường chúng ta tới chùa để cúng dường và bái sám. Cúng dường và bái sám có thể đem lại nhiều an ủi, nhiều hạnh phúc. Nhưng đạo Phật, đạo Bụt không phải chỉ là cúng dường và bái sám. Đạo Bụt không phải chỉ là một tôn giáo, đạo Bụt còn là kho tuệ giác vĩ đại, cái kho kinh nghiệm tu tập vĩ đại giúp cho chúng ta nhận diện và chuyển hóa những khổ đau ở trong thân và trong tâm. Phần tín ngưỡng tôn giáo nó chỉ là cái vỏ ngoài của đạo Bụt và bên trong nó có một nguồn tuệ giác rất lớn. Nguồn tuệ giác đó đã được truyền lại hai ngàn năm trăm năm. Nếu chúng ta biết chọc thủng cái vỏ, đi vào trong ruột và áp dụng được những điều giảng dạy và những kinh nghiệm thực tập đó thì chúng ta có thể chuyển hóa thân tâm, chuyển hóa tất cả những nhức nhối, những căng thẳng, những khổ đau trong tâm và trong thân. Lễ sám với cúng dường nó làm dịu bớt những khổ đau nhưng mà nó chưa chuyển hóa được những khổ đau, nó chưa chuyển hóa được tận gốc rễ. Khóa tu này chúng ta để rất nhiều thì giờ học những phương pháp nhận diện và chuyển hóa những khổ đau trong tâm và thân. Trong đạo Phật lại có danh từ an lạc. An lạc mình dịch tiếng Việt là yên vui, có an mới có lạc, có yên mới có vui. Vui tức là hạnh phúc. Mà làm sao hạnh phúc được trong khi thân không an mà tâm cũng không an? Cho nên an phải đi trước rồi vui mới đi theo sau. Sự yên ổn trong thân và trong tâm phải đi tới trước rồi hạnh phúc mới đi theo sau. Đạo Bụt chúng ta có những phương pháp để làm cho thân an và để làm cho tâm an và quý vị phải nắm cho được, phải học cho được. Tới Bát Nhã mà không nắm được hai cái đó thì chưa thực sự là tới Bát Nhã, mới tham quan, mới làm du khách thôi chứ chưa làm hành giả. Hành giả tức là người phải hạ thủ công phu, phải nắm cho được. Đến được động tiên sâu thẳm ấy. 76 | Ngồi giữa gió Xuân Linh đan đổi cốt mới ra về. Phải nắm được những phương pháp để yên cái thân, yên cái tâm rồi đem lại niềm vui cho sự sống hàng ngày. Đó mới là mục đích của khóa tu. Đức Thế Tôn có dạy những phương pháp cụ thể để làm cho thân an và tâm an. Trong bốn ngày mình có thể học được và mình có thể thực tập được khá nhiều. Nếu có duyên, thì khi trở về mình tiếp tục sự thực tập đó, tổ chức thực tập trong khung cảnh gia đình của mình, tiếp tục thực tập trong khung cảnh cộng đồng của mình, trong ngôi chùa địa phương của mình. Trong những bài tập mà Đức Thế Tôn đưa ra có một bài rất dễ hiểu, đơn giản và cũng dễ làm. Đó là bài tập thứ ba trong kinh Quán Niệm Hơi Thở: Thở vào tôi ý thức về sự có mặt của thân thể tôi. Nó có nghĩa là thở vào tôi biết rằng thân tôi đang có mặt đó. Trong kinh nói rằng thở vào ý thức toàn thân, mình nhận diện là cái thân của mình đang có đó và trong thân của mình nó đang có những đau nhức, những căng thẳng. Nếu mình sống không đàng hoàng thì mỗi ngày sự đau nhức và sự căng thẳng đó dồn chứa. Khi sự căng thẳng nhiều quá, nó sinh ra đủ thứ bệnh. Vì vậy cho nên lấy ra khỏi cơ thể mình sự căng thẳng tức là ngăn ngừa không cho bệnh tật phát hiện. Hiện bây giờ đây bên Tây Phương có nhiều bệnh viện ở đó các bác sĩ áp dụng phương pháp này của đức Thế Tôn. Bác sĩ thực tập dạy cho bệnh nhân thực tập. Đây là bài tập thứ ba trong kinh Quán niệm hơi thở: thở vào tôi ý thức sự có mặt của thân thể tôi. Thở vào ý thức toàn thân, mình nhận diện rằng cơ thể mình đang có đó, thở ra tôi buông thư toàn thân. Những bắp thịt trong người của mình co rút lại, căng thẳng lại. Khi mình sợ hãi, lo lắng thì những bắp thịt trên mặt mình trên vai mình và trong châu thân mình căng thẳng lại. Trong trạng thái căng thẳng đó thì mình không có sự thoải mái. Vì vậy cho nên mình phải thực tập bài tập này của đức Thế Tôn. 77 | Ngồi giữa gió Xuân Thở vào tôi nhận diện thân thể, tôi ý thức toàn thân, thở ra tôi buông thư toàn thân. Mình có thể thực tập trong tư thế ngồi hay là nằm. Chiều hôm qua sư cô Chân Không đã hướng dẫn thiền buông thư cho một số vị. Đó cũng là thực thi giáo chỉ của đức Thế Tôn. Buông thư trong tư thế ngồi, buông thư trong tư thế nằm, buông thư trong tư thế đứng và buông thư trong tư thế đi. Đi đứng nằm ngồi đều có thể thực tập buông thư cả. Khi quý vị lái xe, quý vị cũng có thể buông thư được, đừng căng thẳng. Mỗi khi lái xe gặp đèn đỏ, mình nhìn đèn đỏ, mình mỉm cười với đèn đỏ. Đèn đỏ cho mình một cơ hội để buông thư. Đừng có ráng, đừng có gồng, đừng có chờ đợi đèn đỏ thành ra đèn xanh. Trong khi đèn đang còn đỏ thì mình buông thư. Đèn đỏ trở thành một người bạn tu. Nó nói rằng đèn đang đỏ, anh buông thư đi, tại sao anh căng thẳng quá vậy, đi đâu mà hấp tấp dữ vậy? Cái đèn đỏ nói như vậy đó, mình mỉm cười với đèn đỏ. Được rồi, tôi buông thư, ngã lưng sau ghế thở vào ý thức toàn thân, thở ra buông thư toàn thân. Tu không hẳn là phải ở trong chùa mới tu được. Trong khi lái xe mình cũng có thể tu được, trong khi tưới vườn rau mình cũng có thể buông thư mỉm cười, thở vào ý thức toàn thân, thở ra buông thư toàn thân được. Có một bác sĩ Mỹ tên là Benson. Ông nghiên cứu, thực tập, thí nghiệm và ông đã thành công trong việc giúp cho các bệnh nhân của ông buông thư. Khi buông thư rồi thì không cần thuốc men nhiều, không cần chữa trị nhiều. Cơ thể mình có khả năng tự chữa lành nó. Ông viết ra một cuốn sách gọi là Sự đáp ứng của buông thư. Ông nói rõ ràng rằng khi mình buông thư được, thì cơ thể bắt đầu có khả năng trị liệu lấy những chứng bệnh ở trong nó. Chúng ta biết rằng mỗi khi con thú trong rừng bị thương nặng thì nó biết cách đi tìm một chỗ trống vắng nằm xuống. Nó làm gì có bác sĩ, làm gì có nhà thuốc. Vì vậy cho nên con thú cũng có tuệ giác được truyền tới từ nhiều thế hệ. Mỗi khi nó bị thương nặng là tự nhiên nó biết đi tìm một chỗ trống vắng trong rừng nằm xuống nghỉ ngơi. Nó không nghĩ tới chuyện ăn uống đi kiếm mồi, nó cũng không nghĩ tới chuyện đuổi theo một con đực hay một con cái, nó biết rằng tình 78 | Ngồi giữa gió Xuân trạng của nó rất là nguy hiểm. Nằm xuống và nghỉ ngơi là phương pháp duy nhất để cho nó có thể vượt thoát cái vết thương của nó. Có khi nó nằm hai ngày, ba ngày, bốn ngày thì vết thương lành. Tại vì trong cơ thể ta có khả năng tự chữa trị, cơ thể ta có khả năng tự chữa trị lấy nó. Ví dụ khi mình cắt gọt, bị đứt tay mình chỉ cần rửa vết thương cho sạch, thì cơ thể biết cách đâm da non làm lại, mình không cần can thiệp nhiều. Nó chứng tỏ là cơ thể mình có khả năng tự chữa lành những vết thương và những tật bệnh ở trong đó. Mình phải cho cơ thể cơ hội đó, mình phải cho phép cơ thể mình tự chữa trị. Nếu mình căng thẳng quá, nếu mình gò ép thân thể mình, đày đọa thân thể mình nhiều quá, làm việc nhiều quá; mình lo lắng nhiều, căng thẳng quá, thì cơ thể không có khả năng chữa trị những vết thương ở trong nó và những tật bệnh ở trong nó. Cho nên lấy ra ngoài cơ thể sự căng thẳng là một pháp môn rất là quan trọng mà đức Thế Tôn đã dạy. Ngồi yên, hạnh phúc như ngồi trên đóa sen Khi ngồi, ngồi cho thoải mái, ngồi như ngồi trên một đóa sen, đừng như ngồi trên một đống lửa. Nhiều người trong chúng ta ngồi không yên, chưa ngồi được ba phút thì đã phải nhổm dậy, cái đó gọi là ngồi trên đống lửa. Trong đạo Phật có danh từ an tọa, có nghĩa là ngồi yên, ngồi mà cảm thấy thoải mái, ngồi cảm thấy an lạc, không bị một sức mạnh nào thúc đẩy phải đứng dậy, phải làm cái này, phải làm cái kia. Đức Thế Tôn là một người có khả năng ngồi yên, ngồi trên cỏ, ngồi trên tảng đá, ngồi bên bờ sông, ngồi trên bãi cát ngài ngồi rất là yên, rất là thoải mái, rất là an lạc, rất là tươi mát giống như ngồi trên tòa sen. Tòa sen này nó có nghĩa là sự tươi mát, sự yên tịnh. Nếu chúng ta tự nhận là đệ tử của đức Thế Tôn thì chúng ta phải học ngồi yên. Quý vị ngồi yên được không? -Phải tập- Các thầy, các sư cô trong chùa đã tập ngồi yên nhiều năm, họ có khả năng ngồi yên, an tọa. Trong con người của mình có một tập khí, có một thói quen muốn làm một cái gì đó, muốn đi tìm cái gì đó. Tổ tiên của chúng ta đã trải qua những giai 79 | Ngồi giữa gió Xuân đoạn đói và vì vậy cho nên rất sợ đói. Tâm niệm sợ đói đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trong chúng ta cũng có hạt giống của sự sợ đói. Vì vậy cho nên hở ra một chút thì giờ phải làm cái gì để kiếm thêm một chút gì đó để mà cất chứa, thành ra chúng ta không có ngồi yên được. Nhiều người trong chúng ta phải làm cái gì đó mới được, chứ ngồi không, không thể được, ngồi yên không thể ngồi được. Cái đó trở thành một thói quen rồi. Chúng ta tới khóa tu, một trong những pháp môn chúng ta phải học là ngồi cho yên, vì trong con người chúng ta có năng lượng thúc đẩy chúng ta phải đứng dậy, phải làm cái gì đó mới được. Trong quá khứ chúng ta thường hay nghĩ rằng ăn không ngồi rồi là không tốt, nhàn cư vi bất thiện. Vì vậy chúng ta đã quen phải làm cái gì đó, phải ra trồng rau, phải đi kiếm thêm một nghề thứ hai nữa, phải có thêm đồng ra đồng vào, cứ nghĩ tới những chuyện đó, không ngồi yên được. Ngồi yên không phải là chuyện dễ, ngồi yên phải tập mới làm được. Ngày tổng thống Nam Phi Nelson Mandela thăm tổng thống Pháp, các nhà báo hỏi, Thưa Tổng thống, Tổng thống ưa làm cái gì nhất? Ông nói cái mà tôi ưa nhất là được ngồi yên, khỏi làm gì cả. Vì từ ngày tôi được thả trong tù ra và giữ trách vụ tổng thống thì tôi không có thì giờ, bận rộn vô cùng, không có thì giờ để thở, tôi không có thì giờ ngồi yên. Bây giờ tôi rất thèm được ngồi yên khỏi làm gì hết, tức là ông thèm cái gọi là an tọa đó. Khi nghe tin đó, tôi mỉm cười. Tại sao tôi mỉm cười, tại tôi nghĩ rằng bây giờ nếu mình cho ông một giờ đồng hồ, hai giờ đồng hồ hay một ngày nghỉ, chưa chắc ông đã ngồi yên được. Ông có nhu yếu được ngồi yên, ông muốn ngồi yên, nhưng chưa chắc ông ngồi yên được. Vì ông đã quen phải làm một cái gì. Do đó chưa chắc mình muốn ngồi yên mà đã ngồi yên được. Ngồi yên phải có công phu thực tập. Ở bên Pháp mỗi khi tôi ngồi, tôi ngồi yên. Lên máy bay tôi cũng ngồi yên, không thao thức, không chờ đợi, tới phi trường cũng ngồi yên, mình đừng chờ đợi, đừng chạy về tương lai. Mình làm thế nào để an tọa được trong giây phút hiện tại. Đức Thế Tôn, thầy của mình là có 80 | Ngồi giữa gió Xuân