🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chiến tranh vô tuyến điện tử Ebooks Nhóm Zalo Dẫn Nhập Ngày nay, hầu như mọi người đều biết tất cả những gì xảy ra trong một cuộc chiến giữa c|c m|y bay, c|c xe tăng, những chiếc tiêm kích và những chiếc tàu ngầm. Người ta nhìn thấy tất cả những loại trang bị kỹ thuật n{y v{ đ~ quen thuộc với các hoạt động của nó, hoặc một cách trực tiếp hoặc qua phim ảnh v{ chương trình truyền hình. Tuy nhiên, việc đề cập đến tác chiến điện tử (REB) thường dấy nên bởi sự hiểu biết khá mơ hồ dạng tác chiến n{y, được diễn ra trong thinh không v{ liên quan đến vô tuyến điện và bức xạ radar. Vậy REB thực sự ra sao? Hoạt động bí ẩn n{y l{ gì, người ta nói đi nói lại không ngừng về nó, ngay cả trong những khoảnh khắc yên tĩnh nhất của thời bình? Thế còn đối kh|ng điện tử (REP) là gì? Rất ít người có thể trả lời đầy đủ câu hỏi n{y. Nhưng REP v{ phản REP lại đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột gần đ}y nhất ở Trung Đông v{ Đông Nam Á. V{ do th|m điện tử? Nó là gì? Và nó diễn ra như thế nào? Kể từ khi kết thúc Thế chiến II tác chiến điện tử là một trong những bí mật được giữ gìn tốt nhất từ cả hai phía “Bức Màn Sắt”. Sự hiểu biết về thực chất tác chiến điện tử luôn luôn là phần dành riêng của chỉ hai nhóm người rất hẹp: các chuyên gia kỹ thuật v{ qu}n nh}n. Nó đ~ v{ sẽ vẫn như vậy. Việc giữ bí mật hoạt động lĩnh vực chiến tranh điện tử tránh các con mắt tò mò và hiếu kỳ là vì lợi ích của cả hai loại người này, mặc dù với c|c lý do kh|c nhau. Đối với phi h{nh đo{n máy bay quân sự, kíp thủy thủ tàu chiến hoặc kíp l|i xe tăng phương ph|p REP tương ứng được giữ bí mật, có thể có ý nghĩa không chỉ với sự khác biệt giữa thành công và thất bại của nhiệm vụ chiến đấu của nó, mà thậm chí với sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Do đó, có nhiều lý do để giữ bí mật về nhiều khía cạnh của tác chiến điện tử. Tuy nhiên, có những lý do thể hiện một cách thuyết phục về sự tồn tại và tính hữu dụng của TCĐT thì người biết không chỉ có các quân nhân và các chuyên gia về các vấn đề an ninh quốc gia, mà còn là cả công chúng rộng rãi. Cuốn s|ch được nhà xuất bản Blandford Press Ltd xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1985. Nguyên bản do nhà xuất bản Mursia La Guerra Elettronica phát hành tại Ý năm 1981. “Nếu Chiến tranh Thế giới thứ Ba bắt đầu, người chiến thắng sẽ là bên có khả năng hoạt động và sử dụng quang phổ sóng điện từ tốt hơn”. Đô đốc Thomas H.Moorer, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên qu}n Mĩ. Ghi chú, từ trên xuống dưới từ trái sang phải: – C|c nh|nh TCĐT – SIGINT trinh sát tín hiệu; ESM trinh s|t điện tử chi tiết; REP đối kh|ng điện tử; Phản REP phản đối kh|ng điện tử; – Phân nhánh của SIGINT: COMINT trinh sát khí tài thông tin liên lạc; ELINT trinh sát radar; – Phân nhánh của ELINT: Phát hiện; tầm phương; ph}n tích v{ nhận dạng; – Phân nhánh của phản đối kh|ng điện tử: Phản đối kháng-chủ động; phản đối kháng-bị động; – Phân nhánh của đối kh|ng điện tử: Chủ động; bị động; – Phân nhánh của đối kh|ng điện tử chủ động: Phỏng tạo; gây nhiễu; – Phân nhánh của đối kh|ng điện tử bị động: Hóa học; cơ học. Chương 1. Nguồn gốc của TCĐT Chiến tranh Nga – Nhật nổ ra v{o th|ng 2 năm 1904 như l{ một kết quả của sự xung đột lợi ích tại St Petersburg v{ Tokyo, đó l{ cuộc chiến tranh đầu tiên mà liên lạc vô tuyến hoặc điện b|o không d}y, như người ta gọi nó thời đó, đ~ được cả hai bên sử dụng để đảm bảo thông tin liên lạc với qu}n đội của mình. Điện tín không d}y được Guglielmo Marconi phát minh chỉ một v{i năm trước, đ~ ngay lập tức bắt đầu được sử dụng chủ yếu bởi các hạm đội hải quân nhằm thiết lập liên lạc giữa các tàu với nhau, giữa c|c t{u v{ đất liền ở những khoảng cách lớn. Nhật Bản đ~ đặt các thiết bị không dây trên tất cả các tàu của họ; chúng là các bản sao chính xác phát minh của Marconi, nhưng tính năng chắc chắn thua kém thiết bị gốc, vì chỉ có thể làm việc trên một tần số, có cự ly làm việc tổng cộng chỉ là 95 km. Nga cũng có c|c thiết bị không dây trên các tàu chiến của mình và trên nhiều trạm mặt đất nằm gần c|c căn cứ hải quân của họ ở vùng Viễn Đông. Từ đầu chiến tranh người Nga đ~ sử dụng vô tuyến điện không chỉ cho việc liên lạc vô tuyến thông thường, m{ còn để, dù có thể hơi bất thường, phục vụ các mục đích ho{n to{n kh|c so với những gì m{ nó được thiết kế. Việc sử dụng sóng vô tuyến có thể được coi như một giai đoạn phôi thai của chiến tranh điện tử. Vậy là Nhật Bản bắt đầu cuộc chiến tranh với một cuộc tấn công bất ngờ vào các tàu chiến Nga neo đậu tại cảng Chemulpo và Port Arthur trên bờ biển phía tây của b|n đảo Triều Tiên trong vùng biển Hoàng Hải. Tuy nhiên, trong các cuộc tấn công thường xuyên của Nhật Bản vào tàu Nga tại Port Arthur, các hiệu thính viên tại căn cứ của Nga thường nhận thấy, trước khi tấn công họ có thể nghe được trong tai nghe sự tăng cường trao đổi thông tin vô tuyến giữa các tàu Nhật Bản, v{ điều này là có khả năng bởi người Nhật sử dụng điện vô tuyến mà không có bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào và không giữ bí mật việc truyền phát sóng của họ. Do các tín hiệu đó bị chặn bắt từ l}u trước khi tàu của đối phương xuất hiện, chúng đ~ cảnh b|o người Nga về một cuộc tấn công sắp xảy ra, vì vậy họ có thể chuyển các con tàu và các khẩu đội pháo bảo vệ bờ biển của họ sang trạng th|i SSCĐ trước khi người Nhật Bản bắt đầu bắn phá. Trong một trường hợp đ|ng chú ý, một số tàu Nga rời cảng Vladivostok để bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Nhật Bản tại Gyeongsang nằm trên biển Nhật Bản. Tuy nhiên, người Nhật đ~ ph|t hiện việc các chiến hạm trên xuất bến và chờ sẵn chúng. Trong khi c|c t{u Nga đang ng{y c{ng tiến gần hơn Gyeongsang, họ bắt đầu chặn bắt các bản tin vô tuyến, mà số lượng cũng như cường độ của chúng tăng dần ngày càng lớn, điều đó chỉ ra sự hiện diện một số khá lớn các tàu chiến Nhật Bản đang hướng tới Gyeongsang. Vì vậy, người Nga từ bỏ kế hoạch của mình, kế hoạch chắc chắn sẽ kết thúc thất bại, vì toàn bộ hạm đội của kẻ thù đang đợi họ tại Gyeongsang. Đ}y không phải trường hợp duy nhất, khi m{ trong năm chiến tranh đầu tiên, người Nga sử dụng điện báo vô tuyến không chỉ để liên lạc, mà còn vì những mục đích ho{n to{n kh|c. Ng{y 08 th|ng 3 năm 1904, người Nhật mưu toan tấn công các t{u Nga đang neo trong vũng cảng trong của Port Arthur, hững chiếc tàu Nga này không thể nhìn thấy được từ phía biển. Họ phái hai tàu bọc thép “Kasuga” v{ “Nisshin” bắn ph| c|c vũng cảng mà không có dẫn bắn trực tiếp, đồng thời họ sử dụng một t{u phóng ngư lôi nhỏ, dùng biện pháp thích hợp chiếm vị trí gần với bờ biển hơn, đảm nhiệm việc quan s|t xem đạn ph|o rơi xuống đ}u v{ điều chỉnh xạ kích cho các tàu tuần dương đang bắn phá. Tuy nhiên, các hiệu thính viên điện báo vô tuyến tại căn cứ bờ của Nga nghe được các tín hiệu trao đổi giữa các tàu Nhật Bản và mặc dù khó mà hiểu họ cần l{m gì, đ~ nhấn một cách bản năng phím tín hiệu máy phát tia lửa điện của mình (máy phát radio – nguồn năng lượng RF – bức xạ bằng phương ph|p phóng-nạp tụ điện tạo dao động thông qua cuộn dây và spinterometer) với hy vọng bằng c|ch đó có thể ngăn chặn thông tin liên lạc vô tuyến giữa các tàu của đối phương. Kết quả là bằng c|c h{nh động theo bản năng của mình, không có tàu nào của Nga bị hư hại bởi cuộc pháo kích v{o ng{y đó của người Nhật Bản, liên lạc của người Nhật đ~ bị gây nhiễu, họ chấm dứt h{nh động của mình và bỏ đi. Tuy nhiên, tiềm năng trên của sóng điện từ cũng được người Nhật sử dụng, cùng với việc bỏ qua khả năng n{y của người Nga, đ~ dẫn cuộc chiến tranh Nga – Nhật tới kết quả chung cuộc không dễ chịu gì cho người Nga. Chiến dịch hải chiến năm 1904 trở th{nh điều bất lợi đối với người Nga, trong các trận đ|nh kh|c nhau với hạm đội Nhật Bản, họ đ~ mất hầu hết các tàu chiến đang đóng qu}n ở vùng Viễn Đông. Vì lý do này, chính phủ Nga tại St Petersburg đ~ quyết định gửi tới Viễn Đông hạm đội Baltic để bù đắp số tàu bị mất và phục thù cho thất bại vừa qua. Đô đốc Zinovy Petrovich Rozestvensky, người được số phận ấn định trở thành nhân vật trung tâm của một trong những sự kiện ấn tượng nhất của toàn bộ lịch sử hải qu}n, được bổ nhiệm l{m tư lệnh hạm đội. V{o hai năm trước đó, th|ng 7 năm 1902, Rozestvensky, khi còn l{ đô đốc chỉ huy tàu tuần dương “Nina”, nằm trong thành phần đơn vị ba mươi mốt tàu quân sự Nga thả neo trong vũng cảng Revel trên biển Baltic, ch{o đón Ho{ng đế Đức Wilhelm II, đi trên du thuyền của mình trong chuyến viếng thăm Nga ho{ng Nicholas II. Sau loạt đại bác chào mừng theo truyền thống vị khách danh dự, cả hai Ho{ng đế v{ đo{n tùy tùng gồm các bộ trưởng v{ đô đốc bước lên “Nina” xem hạm đội Nga tiến hành tập trận hải quân. Cuộc tập trận chủ yếu là các bài vận động và xạ kích mục tiêu di động, kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ. Rozhestvensky, như thể không biết gì về sự hiện diện của hai đấng tối cao trên tàu của mình, đ~ cơ động cực kỳ bình tĩnh v{ chững chạc. Rozhestvensky gây cho Kaiser ấn tượng tốt đến mức ông ta khi vừa lên bờ, đ~ chúc mừng Sa hoàng bằng những lời sau đ}y: “Tôi rất vui lòng được có trong h{ng ngũ sĩ quan hải quân của tôi một người có tay nghề cao như viên sĩ quan Rozestvensky của Ng{i”. Ngo{i ra, Đức Vua cũng có ấn tượng tuyệt vời về tư c|ch không thể chê trách của thuyền trưởng Rozhestvensky, và từ ng{y đó, ông ấy bắt đầu được người ta dự đo|n sẽ có một sự nghiệp rực rỡ. Đường đi vòng quanh c|c ch}u lục của phân hạm đội Baltic 2 từ Biển Baltic sang Thái Bình Dương đến căn cứ Vladivostok nhưng bị chặn lại ở eo Đối Mã. Ng{y 14 th|ng 10 năm 1904, kèm theo những hy vọng và những lời cầu nguyện của to{n nước Nga, 59 con tàu của Hạm đội Baltic, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Rozhestvensky nhổ neo tại Liepaja ( Libava) trong vịnh Phần Lan, bước vào chuyến h{nh qu}n đường d{i đến cảng Vladivostok vùng Viễn Đông, nằm trên miền duyên hải Siberia. Họ đi qua Đại T}y Dương, vòng qua lục địa châu Phi, và sau gần hai trăm ng{y đi biển đ~ vượt 18.000 dặm, vượt qua rất nhiều thử thách, cuối cùng giữa th|ng 5 năm 1905 họ đ~ tiến vào Biển Hoa Đông. Chính ở đ}y Rozhestvensky phải quyết định lựa chọn con đường n{o đi v{o biển Nhật Bản v{ đến được cảng Vladivostok. Có ba đường: qua eo biển Triều Tiên với đảo Tsushima ở giữa, qua eo biển Tsugaru nằm giữa c|c đảo Nhật Bản là Honshu và Hokkaido, v{ xa hơn về phía bắc, eo biển La Perouse ở giữa Sakhalin v{ mũi phía bắc quần đảo Nhật Bản. Việc lựa chọn hành trình có ý nghĩa quyết định, vì số phận của hạm đội phụ thuộc v{o đó. Vấn đề là làm thế n{o để đến được Vladivostok và tránh một cuộc chạm trán với hạm đội Nhật Bản, khi phải tính đến sự sẵn sàng chiến đấu khá bấp bênh của hạm đội sau một chuyến đi biển d{i ng{y như thế. Thật vậy, vấn đề phải chọn hải trình n{o đ~ g}y ra c|c cuộc tranh luận nóng bỏng, bởi mỗi một trong ba tuyến đường biển trên đều có những ưu v{ nhược điểm của nó. Suốt nhiều ng{y d{i c|c sĩ quan và thủy thủ chỉ nói về chuyện đó. Nhiều người tin rằng họ phải đi theo một trong các eo biển phía Bắc: Tsugaru hoặc La Perouse, bởi cả hai đều ở một khoảng c|ch đ|ng kể so với c|c căn cứ hải quân Nhật Bản tại Triều Tiên và cả hai đều gần Vladivostok. Niềm tin này xuất phát từ thực tế l{ trước khi rời khỏi nước Nga, trên một trong những chiếc tàu chiến – tàu tuần dương phụ trợ “Ural”, đ~ lắp đặt một máy phát vô tuyến công suất cực kỳ mạnh. Cỗ m|y n{y đ~ được thiết kế đặc biệt ở Đức và có tầm hoạt động gần 1.100 km, đối với thời đó l{ độc nhất vô nhị. Các nhà hàng hải Nga nghĩ rằng với một thiết bị như vậy, họ có thể liên hệ với số tàu Nga còn lại tại Vladivostok và yêu cầu họ ra khơi v{o thời điểm nhất định, bằng c|ch đó họ sẽ dụ hạm đội Nhật Bản sập bẫy, ép nó vào giữa lưới lửa đan chéo của hai hạm đội Nga. Người duy nhất trên tàu không bao giờ nói chuyện với bất cứ ai, ngay cả với bộ tham mưu của mình về vấn đề lựa chọn tuyến đường biển, chính l{ Đô đốc Rozhestvensky, có lẽ vì ông đ~ đưa ra quyết định và không muốn tranh luận về vấn đề này. Hạm đội Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đô đốc Togo gần như tập trung cả trong Vịnh Mesampo – tại mũi phía nam eo biển Triều Tiên, sẵn s{ng ra khơi chặn đ|nh c|c t{u đối phương khi ph|t hiện ra. Trong trường hợp n{y, Đô đốc Nhật Bản tổ chức hệ thống giám sát dựa trên các tàu tuần tra liên tục được bố trí rất đúng c|ch. Chiếc thiết giáp hạm cũ dùng l{m điểm liên lạc giữa các tàu tuần tra trên biển và hạm đội tàu hải quân trong cảng, nằm ở phía nam đảo Tsushima. Thành công của kế hoạch Togo dựa trên tiền đề rằng ông ta có ưu thế tối đa về phát hiện sớm một cách nhanh chóng qua sóng vô tuyến và phát hiện trực quan. Nói ngắn gọn, toàn bộ kế hoạch đặt cơ sở trên tính hiệu quả và tốc độ hệ thống liên lạc vô tuyến của ông, mà thiếu nó kẻ thù có thể vuột mất. Mặt kh|c, đô đốc Nga, sau khi cân nhắc tất cả c|c “thuận lợi” v{ “khó khăn” của việc sử dụng radio trong quá trình một chuyến đi biển dài, quyết định bỏ qua những phương tiện thông tin liên lạc quý giá ấy. Ông lý luận rằng mục tiêu chính của ông là đến được Vladivostok mà vẫn không bị phát hiện và không bị tấn công bởi người Nhật, và bởi vì người Nhật Bản có thể đ|nh chặn các bản tin vô tuyến làm phát lộ vị trí của hạm đội Nga, ông ra lệnh tuân thủ sự im lặng hoàn toàn về vô tuyến điện. Ng{y 25 Th|ng 5 năm 1905, hạm đội Nga, đội hình hai hàng dọc d{i, đi với tốc độ 9 hải lý, hướng tới eo biển Triều Tiên. Biển đang có b~o, tầm nhìn rất kém. Vào buổi sáng, các tàu Nga bắt đầu chặn bắt được các tín hiệu radio yếu. Di chuyển xa hơn về phía bắc, cường độ tín hiệu bắt đầu tăng, rõ ràng những bản tin này là các bức điện vô tuyến ph|t đi bởi các tàu tuần tra Nhật Bản khác nhau truyền về kỳ hạm chỉ huy hạm đội của họ. Rozhdestvensky dường như ho{n to{n bỏ qua sự hiện diện của kẻ thù và thậm chí không bận tâm việc phái các thuyền phóng ngư lôi đi trinh s|t m{ vẫn tiến hết tốc lực theo hướng lựa chọn. Hạm đội hỗn hợp Nhật Bản xuất ph|t s|ng 27 th|ng 5 năm 1905. Đêm 27 th|ng 5, sương mù d{y đặc bao phủ mặt biển, trên trời chỉ nhìn thấy một phần tư mặt trăng, tầm nhìn là một dặm. Cho đến khoảng 02:45 người ta không thể nhìn thấy bất cứ điều gì, nhưng sau đó, chiếc tàu tuần dương “Shinano Maru”, đang tuần tra trong khoảng 40 km cách quần đảo Goto, đột nhiên nhìn thấy qua sương mù một chiếc t{u đang đi tốc độ cao với c|c đèn h{ng hải được bật sáng. Tàu tuần dương Nhật Bản, khi không thể x|c định được loại tàu, quốc tịch của t{u v{ nó đang đi một mình hay đang đi trong một đội hình đông đảo, vẫn bám theo tàu lạ mà không gửi đi bất kỳ điện báo vô tuyến nào về sự phát hiện của mình. Sau đó, v{o khoảng 4:30, “Shinano Maru”, khi đến gần hơn, ph|t hiện ra con tàu đó l{ một tàu quân y của Nga. Tại thời điểm n{y, con t{u kia cũng ghi nhận được sự hiện diện của tàu tuần dương Nhật Bản và lầm tưởng đó l{ t{u qu}n mình, nó bèn đ|nh tín hiệu đèn b|o. Lỗi lầm mà tàu Nga phạm phải, dẫn viên chỉ huy “Shinano Maru” đến kết luận rằng con tàu này là một phần của chuỗi t{u đang đi theo đội hình hàng dọc và tàu Nhật bắt đầu tiếp cận để làm sáng tỏ điều trên. Khoảng 4:45 sương mù tản bớt, “Shinano Maru” đ~ có thể nhìn thấy một hàng dài các thiết giáp hạm và tuần dương hạm Nga ở cự ly xuýt soát nửa dặm so với chiếc tàu quân y viện. “Shinano Маru” bắt đầu truyền điện báo tin trên về chiếc kỳ hạm của đô đốc Тоgо nhưng khi tính đến khoảng cách giữa 2 con t{u, v{ c|c điều kiện không khí trong khu vực này, thiết bị vô tuyến điện tử nguyên thủy trên tàu hóa ra không có khả năng truyền thông b|o quý gi| đó. Trong lúc n{y, con t{u của Rozhestvensky cũng đ~ nhìn thấy chiếc tàu Nhật hiện đang đi song song với hạm đội Nga, đang từ từ biến v{o trong sương mù buổi s|ng. Dù cho người Nga không thể nhận dạng loại tàu n{y, h{nh động của nó chứng tỏ rất rõ đ}y l{ một con tàu tuần tiễu quân sự của kẻ thù. Mọi người chờ đợi Rozhestvensky sẽ phái những chiếc tuần dương hạm tốc độ nhanh nhất của mình đi để tiêu diệt con tàu của đối thủ phi lý của họ. Đó l{ một khoảnh khắc cực kỳ gay cấn đối với số phận hạm đội Nga và kết quả của toàn bộ cuộc chiến tranh này có thể phụ thuộc vào quyết định của ông. Rоzhestvensky ra lệnh cho hạm đội chĩa tất cả các cỗ ph|o v{o t{u “Shinano Маru”, nhưng không ph|t lệnh khai hỏa. Lúc đó nhiều chiến hạm Nga đ~ chặn bắt được điện tín b|o động của tàu “Shinano Маru”, trong đó có lời gọi chiếc soái hạm của người Nhật. Trên t{u “Ural” vốn được trang bị m|y ph|t điện báo công suất lớn hoạt động tầm xa, viên thuyền trưởng, hoảng hốt vì không thấy nhận được bất kỳ mệnh lệnh h{nh động nào chống lại chiếc tàu tuần tra Nhật, con tàu mà trong thời điểm ấy, dường như muốn phát lệnh gọi tới toàn bộ hạm đội, ông ta quay cuồng bên hiệu thính viên radio của mình lo lắng tìm cách gây nhiễu cho m|y ph|t điện báo vô tuyến của “Shinano Маru”. Cả hai thống nhất ý kiến rằng, nếu họ phát tín hiệu không ngừng nghỉ trên cùng tần số mà máy phát sóng tàu Nhật đang l{m việc, điều đó sẽ ngăn cản được các bức điện vô tuyến ph|t đi của con tàu trên, thế cũng đủ để tr|nh được việc truyền đi thông b|o tai hại về việc phát hiện hạm đội Nga. Thuyền trưởng tu}n theo quy định, báo cáo dự định về kỳ hạm v{ đề nghị cho phép sử dụng máy phát sóng gây nhiễu kẻ thù. Sau vài phút im lặng, Đô đốc trả lời ngắn gọn: “Không chặn điện báo của người Nhật”. Rozhestvensky từ chối lời khuyên m{ trong c|c trường hợp thế này có thể là có tính quyết định. Lý do cơ bản trong sự từ chối của ông là không thể hiểu nổi; có lẽ ông muốn chứng tỏ trước hạm đội sự tự tin của mình khi đối mặt với kẻ thù, hoặc ông không có khả năng hiểu được tính hữu dụng của chế |p điện tử như một phương tiện để cản trở liên lạc vô tuyến của đối thủ. Trong khi đó, “Shinano Maru” không rời mắt khỏi kẻ thù, đang di chuyển cách ra để xác lập thành phần chính xác của hạm đội Nga và giám sát tốt hơn chuyển động của nó. Cuối cùng, liên lạc vô tuyến được thiết lập v{ thông điệp ” Đ~ ph|t hiện địch!” cũng được gửi đi. T{u Nhật liên tục truyền tải thông tin về hướng, vị trí, tốc độ v.v. của hạm đội kẻ thù, những thông số đó chỉ ra rằng, rõ r{ng người Nga đang hướng đến eo biển Triều Tiên. Ngay trước bình minh, một m{n sương mù d{y đặc buông xuống mặt biển, tạo cho người Nga cơ hội tuyệt vời thoát khỏi con tàu Nhật Bản và tiến đến eo biển phía bắc Tsugaru hoặc La Perouse. C|c sĩ quan bộ tham mưu của Rozhestvensky yêu cầu ông xem xét lại tình hình khi m{ đ~ thấy rõ giữa hạm đội Nhật Bản và con tàu “Shinano Maru” đ~ thiết lập được liên lạc vô tuyến, mối liên lạc m{ đến lúc đó c|c t{u tuần tra kh|c cũng đ~ tham gia. Tuy nhiên, mọi nỗ lực thuyết phục Đô đốc là vô dụng. Tại thời điểm n{y, c|c sĩ quan cao cấp của phân hạm đội, tức giận vì th|i độ khăng khăng không chịu của ông, đ~ ra lệnh cho c|c điện đ{i viên của mình dùng bất kỳ cách nào có thể để gây nhiễu việc truyền sóng điện báo vô tuyến giữa các tàu của kẻ thù, nhưng đ~ qu| muộn mất rồi. Khi sương mù buổi s|ng tan đi, tất cả mọi thứ vẫn như cũ. Hạm đội của Rozhestvensky, cùng với con tàu tuần tra của địch, vẫn tiếp tục di chuyển theo lối cũ, sau khi quên tất cả mọi thứ, như thể kéo theo số phận không thể tránh khỏi của mình, họ trực chỉ eo biển Triều Tiên. Hạm đội Nhật Bản đ~ ở trên biển. Đô đốc Togo hồi hộp chờ đợi tin tức về hạm đội Nga, ông ta thở phào nhẹ nhõm khi nhận được tin điện vô tuyến từ “Shinano Maru” và ngay lập tức ra lệnh cho hạm đội của mình nhổ neo tiến thẳng về phía kẻ thù. Đảo Đối Mã nằm giữa eo biển Triều Tiên. Vào khoảng 13:30, khi hạm đội Nga dẫn đầu bởi thiết giáp hạm “Suvorov” với đích th}n Rozhestvensky trên t{u, đang đi hết tốc lực về eo biển Triều Tiên, tiến tới phía đông đảo Tsushima, đột nhiên hạm đội Nhật Bản xuất hiện trên đường chân trời. Rozhestvensky ngay lập tức ra lệnh nổ súng. Hai phút sau, ngay sau khi chiếc tàu của ông đang ở trong tư thế bắn, Đô đốc Togo đ|p trả bằng các họng pháo của mình. Một dòng th|c đạn pháo bủa vây chiếc kỳ hạm Nga. Trên cầu điều hướng chỉ huy h{nh trình, nơi tập trung toàn bộ ban tham mưu Nga, một số đạn tr|i ph| đ~ bắn trúng v{o đó. Rozhestvensky bị thương nặng bất tỉnh, toàn bộ ban tham mưu của ông hoặc bị thương hoặc chết. Kết quả của trận chiến mọi người đều đ~ biết: Đô đốc Togo, bằng những m{n cơ động nhanh và xuất sắc, ép các tàu Nga vào giữa c|c l{n đạn trái phá chéo cánh sẻ của ông ta, tàn nhẫn tiêu diệt từng chiếc một. Chỉ có ba tàu chạy được về Vladivostok, phần còn lại của hạm đội đ~ phải treo cờ trắng đầu hàng. Trên một trong những con tàu bị thương, Đô đốc Rozhestvensky, đang bất tỉnh, bị bắt làm tù binh. Sự tự tin và tự mãn, vốn g}y được ấn tượng tốt đẹp cho hai vị Ho{ng đế trong cuộc tập trận trên vùng biển Baltic, chính nó đ~ g}y mối hại chết người cho Zinovy Petrovich Rozhestvensky, khi ông mặt đối mặt với kẻ thù trong tình huống chiến đấu. Đường đi của hai hạm đội Nhật và Nga. Người ta không biết, một chiến thuật tiến hành hải chiến khác có cho kết quả tốt hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn được giao phó cho Đô đốc Rozhestvensky hay không. Ngay cả khi việc truyền sóng vô tuyến của t{u “Shinano Maru” hướng tới Đô đốc Togo bị chế |p, do đó tước đoạt thông tin của nó về hạm đội Nga, ưu thế của hạm đội Nhật Bản, rõ ràng vẫn sẽ mang lại chiến thắng trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nếu có một c|ch để Rozhestvensky tiết kiệm sinh mạng của hàng ngàn thủy thủ Nga, thì đó l{ việc sử dụng trực tiếp biện ph|p đối kh|ng điện tử một c|ch thô sơ. Để gây nhiễu có thể sử dụng máy phát vô tuyến rất mạnh trên t{u “Ural”, như viên thuyền trưởng con tàu đó khẩn khoản van nài, nếu việc đó không cắt đứt được, ít nhất nó cũng sẽ làm chậm việc truyền điện báo vô tuyến đến Đô đốc Togo về việc phát hiện ra hạm đội Nga. Chương 2. Sự phát triển mạnh mẽ của TCĐT Người Áo là những người đầu tiên hiểu rằng đ|nh chặn điện báo vô tuyến của đối phương, l{ một phương c|ch tuyệt vời để thu thập thông tin tình báo chính trị và quân sự, việc thu tin tình b|o trước đ}y chỉ đạt được bằng hoạt động gi|n điệp rất tốn kém và nguy hiểm. Thật vậy, năm 1908, khi ph|t sinh cuộc khủng hoảng chính trị tại Italy, gây ra bởi sự sáp nhập vào Đế quốc Áo-Hung các vùng lãnh thổ Bosnia và Herzegovina, người Áo đ~ đ|nh chặn và giải m~ điện tín vô tuyến của người Ý, và nhanh chóng sử dụng c|c thông tin tình b|o thu được nhờ phương tiện điện tử để hình th{nh chính s|ch đối ngoại của mình. Năm 1911, trong thời gian cuộc chiến tranh Italia – Thổ Nhĩ Kỳ, người Áo một lần nữa lại chứng tỏ khả năng của c|c cơ quan tình b|o của mình. Vẫn luôn quan tâm đến các vấn đề chính trị và quân sự của người Ý, người Áo chặn bắt tất cả c|c điện tín ph|t đi giữa Rome và Tripoli về việc người Ý đổ bộ ở đ}u, chúng đảm bảo thông tin cho họ về sự di chuyển hàng ngày của qu}n đội Ý trong quá trình chiến đấu. Chắc chắn, lần đầu tiên trong lịch sử, việc sử dụng phương tiện kỹ thuật (radio) thay vì điệp viên truyền thống và các chuyến trinh sát tuần tiễu trên lưng ngựa, cho phép theo dõi chặt chẽ tiến trình trận chiến đang diễn ra c|ch h{ng trăm kilômét. Một đất nước kh|c, tương tự như Áo, luôn luôn trau dồi nghệ thuật hoạt động gi|n điệp trong chiến tranh là Pháp. Trong những năm trước Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, tình b|o Ph|p đ~ nắm vững nghệ thuật chặn bắt và ghi lại c|c điện tín vô tuyến m{ c|c đại sứ qu|n nước ngoài tại Paris truyền về cho chính phủ họ và tất cả c|c thông điệp ngoại giao đến từ nước ngoài. Một ví dụ nổi bật về sự do th|m điện tử của người Pháp là việc chặn bắt một bức điện dài của Bộ Ngoại giao Đức gửi đến Đại sứ Đức tại Paris, trong đó có chứa một thông điệp tuyên bố chiến tranh, dự kiến được chuyển cho Chính phủ Ph|p. Người Ph|p sau khi ph| được khóa mã, vì đó l{ bức điện mã hóa, không chỉ chặn điện được gửi đến, mà còn bóp méo nội dung của nó đến mức viên Đại sứ Đức thoạt đầu không hiểu điện nói gì, còn người Ph|p trong khi đó có được thời gian quý b|u để chuẩn bị công t|c động viên qu}n đội. Cuộc truy đuổi SMS “Goeben” v{ SMS “Breslau” th|ng 8 năm 1914 Trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, việc chặn bắt các bức điện ngoại giao đạt đến quy mô không thể tin nổi. Cơ quan tình b|o Anh đ~ giải được khóa mã tuyệt mật của người Đức, v{ trong vòng ba năm họ đ~ có được cơ hội đ|nh chặn và giải mã c|c điện tín mà Bộ Ngoại giao Đức gửi đến c|c đại sứ qu|n nước ngoài của họ. Người Anh giữ bí mật rất thành công, họ chỉ khẽ bóng gió về điều đó với đồng minh Mỹ của mình, trong khi người Đức, không mảy may nghi ngờ sự rò rỉ thông tin từ cơ quan tình báo của mình, vẫn cố gắng thúc đẩy Mexico tham gia chiến tranh bằng lời hứa giúp nước này sát nhập các bang Texas, Arizona và New Mexico của Hoa Kỳ vào lãnh thổ của họ. Tuy nhiên từ quan điểm điện tử mà xét, Chiến tranh Thế giới thứ Nhất được nhớ chủ yếu là do một số sự kiện quan trọng có thể được coi như sự khởi đầu thực sự của Electronic Warfare. Chỉ huy hạm đội Địa Trung Hải Vương quốc Anh, đô đốc Milne (ảnh chụp năm 1907). Năm 1914, ngay sau khi Anh tuyên chiến với Đức ở Địa Trung Hải, có một sự kiện đ|ng chú ý. T{u tuần dương Anh “Gloucester” bí mật theo vết các tàu tuần dương Đức “Goeben” v{ “Breslau”, con t{u được lệnh phải báo cáo qua radio về toàn bộ sự di chuyển của các tàu chiến Đức về Bộ Hải quân ở London. Sau đó, Bộ Hải quân sẽ ra lệnh cho hạm đội Địa Trung Hải của mình đ|nh chặn và tiêu diệt hai tàu tuần dương Đức: nhưng thật không may, người Anh không biết các tuần dương hạm sẽ đi theo tuyến đường biển nào, vì chúng có thể tiến v{o Ý, khi đó đang còn trung lập, hoặc đi đến các cảng của nước thân thiện Thổ Nhĩ Kỳ. C|c điện tín ph|t đi giữa “Gloucester” v{ Bộ Hải quân Anh bị các tàu tuần dương Đức chặn bắt, họ chọn thời điểm tốt nhất để quyết định cắt đuôi m{n đeo b|m của người Anh, thiết lập lại liên lạc vô tuyến của mình. Họ l{m điều này bằng cách gây nhiễu rất mạnh trên tần số hoạt động của người Anh. Người Anh thay đổi tần số của c|c đ{i ph|t nhiều lần, nhưng không kết quả. T{u Đức đột ngột đổi hướng v{ đi tốc độ cao vào vùng lãnh hải nước Thổ Nhĩ Kỳ thân thiện thuộc eo biển Dardanelles. T{u Anh b|m theo c|c t{u Đức SMS “Goeben” v{ “Breslau”, th|ng 8 năm 1914. Ảnh của lưu trữ QG Đức. Trường hợp gây nhiễu phương tiện thông tin liên lạc vô tuyến trên có thể xem như ứng dụng thực tế đầu tiên của tác chiến điện tử, bởi vì lần đầu tiên trong lịch sử, sóng điện từ không được sử dụng để liên lạc, m{ để tạo nhiễu liên lạc vô tuyến của kẻ thù. EW cũng được sử dụng, mặc dù ít hơn trông thấy, trên các mặt trận châu Âu. Một v{i năm trước khi bùng nổ Thế chiến II, Áo và Ph|p đ~ th{nh lập c|c ph}n đội đặc biệt chuyên chặn thông tin vô tuyến quân sự. Đức không tổ chức cơ quan như vậy trong vòng v{i th|ng đầu tiên của cuộc chiến tranh, điều này khá kỳ lạ, vì vậy Áo cung cấp c|c thông tin đắt gi| cho tình b|o Đức rút từ c|c điện tín liên lạc vô tuyến bị chặn bắt của kẻ thù. Để công bằng cần lưu ý rằng nhiều quốc gia kh|c, cũng như Đức, rất chậm hiểu tầm quan trọng của việc chặn sóng radio của đối phương. Người Nga, mặc dù đ~ có kinh nghiệm của mình năm 1904, vẫn đặc biệt thiếu hiểu biết v{ ng}y thơ khi sử dụng radio. Vào lúc bắt đầu chiến tranh, họ dường như không hiểu rằng sóng radio bất cứ ai cũng có thể nhận được khi người ta lắng nghe trên cùng một tần số. C|c thông điệp vô tuyến bị người Đức đ|nh chặn, được truyền đi bằng ngôn ngữ Nga thông thường m{ không m~ hóa, đ~ đóng góp to lớn cho chiến thắng trước người Nga của tướng Hindenburg trong trận Tannenberg. Sau đó, người Nga hiểu ra thông điệp của họ cần phải mã hóa khi truyền, nhưng người Áo đầy kinh nghiệm đ~ ph| m~ th{nh công một cách nhanh chóng và giải m~ thông điệp vô tuyến của họ. Do vậy, người Đức nhận được thông tin hàng ngày về sự di chuyển của quân đội Nga trên mặt trận phía Đông cho đến tận khi cuộc cách mạng Bolshevik nổ ra năm 1917 v{ ký kết Hòa ước (Brest-Litov). Người Ph|p cũng đ~ tổ chức tốt trong lĩnh vực này, và ngay từ đầu Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, đ~ đ|nh chặn và giải m~ điện vô tuyến của Đức, m{ người Đức giống như người Nga trên mặt trận phía Đông, không hiểu sao vẫn phạm phải một loạt các lỗi lầm nghiêm trọng trong việc sử dụng radio. Đến lúc này bộ chỉ huy v{ ban tham mưu của c|c nước kh|c nhau đ~ bắt đầu hiểu v{ đ|nh gi| đúng mức những ưu thế tác chiến có thể đạt được từ việc đ|nh chặn điện vô tuyến của đối phương v{ đòi hỏi hỗ trợ nhiều hơn cho lĩnh vực mới này. Vậy l{ đ~ sinh ra do th|m điện tử – một hoạt động đóng vai trò ng{y c{ng quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Và mặc dù chỉ mới mười lăm năm, kể từ thời điểm Guglielmo Marconi phát minh ra radio, nó đ~ ph|t triển đến một mức độ có thể được sử dụng hiệu quả trên các tàu biển, máy bay, các trạm mặt đất cố định v{ di động. Điều n{y đ~ được thực hiện ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ Nhất, nhưng rất nhanh người ta thấy rằng các thiết bị do th|m điện tử cần phải nhạy hơn so với máy thu vẫn sử dụng thông thường. Mục đích l{ để chặn bắt, ghi nhận và phân tích tất cả c|c tin điện được gửi bởi kẻ thù, cả văn bản thông thường và mã hóa, gồm cả những tin điện khó phát hiện (thu nhận). Để giải thông điệp m~ hóa người ta dùng các máy giải mã. Máy để làm việc này, cần phải chặn bắt càng nhiều càng tốt c|c thông điệp được mã hóa có thể của đối phương. C|c phương ph|p thống kê, chẳng hạn như đếm số lượng các cụm từ đặc trưng như “để trả lời” hoặc “không có gì mới”, đảm bảo c|c thông tin đó l{ vô cùng hữu ích cho việc phá mã của kẻ thù. Tuy nhiên, để thu thập các dữ liệu cần thiết, không phải lúc n{o cũng cần giải mã tất cả c|c thông điệp được mã hóa của đối phương. Thông tin quan trọng sống còn về bố trí của đối phương v{ c|c ý định của nó gần như luôn luôn có thể thu được khi sơ bộ ph}n tích c|c điện báo vô tuyến. Để cải thiện việc thu điện vô tuyến của đối thủ, các thiết bị thu được trang bị bộ khuếch đại, trong đó |p dụng các phát minh mới đ}y – đèn điện tử hay l{ đèn khuếch đại. Để chặn bắt điện vô tuyến của đối phương, điều đầu tiên cần l{m đương nhiên l{ phải tìm được tần số phát sóng của đối thủ. Vì vậy, trong thời gian chiến tranh, tần số thường được thay đổi để giữ bí mật v{ c|c điện đ{i viên khai th|c có kỹ năng nghề nghiệp, phải trải qua nhiều giờ đồng hồ, thiết lập chế độ cho máy thu của họ, công việc đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn mới có thể tìm thấy nó. Khi tần số được phát hiện, tất cả c|c tin điện ph|t sóng đều bị thu nhận và ghi lại cho đến khi nào kẻ thù chưa thay đổi tần số. Trong những năm đầu của Chiến tranh Thế giới I, tần số thường được sử dụng để liên lạc vô tuyến, nằm trong khoảng 150 và 750 kHz. Biết rằng, tần số x|c định nhiều khía cạnh của việc truyền phát sóng, chủ yếu liên quan đến tầm xa, mà tần số càng cao, kích thước máy phát radio càng có khả năng nhỏ đi. Nói c|ch kh|c, c|c tham số v{ kích thước của máy phát phụ thuộc tần số. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, các tần số cao hay được sử dụng để có thể tạo ra một m|y ph|t kích thước nhỏ để c{i đặt thuận tiện, ví dụ như trên m|y bay. Vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, tần số được sử dụng nằm trong khoảng từ 750 kHz đến 1 MHz, xu hướng này tiếp tục tiến triển vì mỗi bên đều cố gắng sao cho kẻ thù khó có thể chặn bắt sóng radio của mình. Trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, hai bên cũng thử nghiệm đ|nh lừa điện tử dưới hình thức đơn giản nhất, chẳng hạn như tiến hành các cuộc phát sóng giả, trao đổi c|c điện tín hoàn toàn ngẫu nhiên và những thủ thuật tương tự khác nhằm đ|nh lạc hướng kẻ thù. Thông điệp được gửi qua đường dây thông tin hữu tuyến cũng dễ bị đối phương đ|nh chặn. Ở tiền tuyến, giữa c|c ph}n đội, điện thoại là một phương tiện thông tin liên lạc phổ biến v{ do đó đ~ có c|c phương ph|p nghe trộm thông tin liên lạc khéo léo được đối phương ph|t minh ra. Trong thời gian chiến tranh chiến h{o, qu}n đội chủ yếu sử dụng hệ thống điện thoại một dây có tiếp địa. Vì chỉ có một dây duy nhất nằm trên lãnh thổ của mình, các chỉ huy quân sự đ~ bị thuyết phục rằng kẻ thù có thể nghe được cuộc trò chuyện của họ chỉ bằng cách kết nối trực tiếp v{o đường dây. Họ không bận tâm vì chuyện nghe trộm nữa, do đó không có biện pháp phòng ngừa. Niềm tin n{y, hóa ra ho{n to{n vô căn cứ v{ người đầu tiên biết về điều đó l{ qu}n đo{n viễn chinh Anh tại Ph|p, v{o năm 1915 họ bắt đầu nhận ra người Đức đ~ dự đo|n th{nh công v{ ngăn chặn các chiến dịch của mình với sự đều đặn đ|ng ghét. Có vẻ như người Đức đ~ nhận được bản sao các mệnh lệnh về các cuộc tấn công theo kế hoạch của qu}n đội Anh! Trên thực tế, người Đức đ~ chế tạo một thiết bị, mà thông qua mạng lưới các dây đồng hoặc thanh kim loại cắm ngầm càng gần càng tốt chiến tuyến của kẻ thù, nó có thể thu nhận được ngay cả c|c dòng điện yếu nhất sinh ra bởi hệ tiếp đất thuộc hệ thống điện thoại của quân Anh. Dòng rò và dòng tiếp địa được thu nhận và khuếch đại bằng cách sử dụng bộ khuếch đại rất nhạy phát minh ra gần đ}y. Như vậy, người Đức có thể lợi dụng việc đối phương sử dụng bừa b~i điện thoại, chặn tin điện của họ qua hệ tiếp đất. Điện đ{i viên Anh, sử dụng thiết bị không dây Marconi trong chiến hào Thế chiến 1, tại một trạm điện đ{i tiền phương tại Moyenneville, mặt trận Somme, năm 1917. Một khi hệ thống độc đ|o n{y bị phát hiện, người Anh lập tức đưa ra phương thuốc giải độc – một thiết bị có thể phong tỏa sự lan truyền của âm thanh qua đất trong một bán kính nhất định kể từ nguồn phát. Thiết bị này không chỉ chấm dứt việc chặn bắt các cuộc trao đổi điện thoại của đối thủ, mà còn dẫn đến sự phát triển một hệ thống mới để đ|nh chặn các cuộc điện đ{m qua môi trường đất. Hệ thống mới, được sử dụng trong năm tiếp theo, có một số lượng lớn c|c đèn điện tử và các thiết bị kỹ thuật phức tạp khác, có thể đ|nh chặn các cuộc nói chuyện qua điện thoại ở khoảng cách 4-5000 mét. Trong hai năm cuối của cuộc chiến, các hệ thống nghe trộm điện thoại như thế trở nên hiệu quả đến mức, trên Mặt trận phía Tây, các bộ chỉ huy quân sự của các quốc gia khác nhau khi hiểu được những nhược điểm của điện thoại, đ~ hạn chế đ|ng kể việc sử dụng nó. Ngay từ đầu chiến tranh, các kỹ sư v{ chuyên gia qu}n sự đ~ d{nh nỗ lực của họ cho việc chế tạo một thiết bị tinh vi hơn được thiết kế không chỉ để cải thiện thông tin liên lạc giữa c|c ph}n đội của mình, m{ còn để phát hiện v{ x|c định vị trí đ{i phát của đối phương. Điều n{y đ~ trở thành có thể sau phát minh hệ thống tầm phương vô tuyến của nhà khoa học Ý gi|o sư Artomo, người phát hiện ra đặc tính “định hướng” của ăng ten khung kín; nghĩa l{ khả năng ăng-ten tự định hướng theo hướng xuất hiện bức xạ điện từ. Ăng-ten và máy tầm phương Bellini-Tosi-Marconi, sản xuất bởi công ty điện báo viến thông Marconi năm 1916 Ăng-ten Artomo được sử dụng trong máy tầm phương vô tuyến Bellini – Tosi, nó bao gồm hai khung kín giao nhau v{ l{ ăng ten lý tưởng cho việc phát hiện hướng xuất phát bức xạ vô tuyến sóng trung và sóng dài. Guglielmo Marconi, một v{i năm trước khi chuyển đến sinh sống ở nước Anh, đ~ ho{n thiện phương ph|p được phát minh bởi đồng hương của mình l{ gi|o sư Artomo, bằng cách sử dụng đèn khuếch đại mới cực kỳ nhạy, có thể thu nhận ngay cả các tín hiệu radio yếu nhất, mà các bộ detektor thông thường của máy thu không thể phát hiện ra. Ngay trong năm 1914, thiết bị mới đ~ cho phép bắt đầu chặn bắt các bức xạ điện từ của kẻ thù để x|c định hướng xuất hiện của nó v{ do đó x|c định vị trí đặt máy phát vô tuyến. Tầm phương vô tuyến, vì vậy trở thành một công cụ vô giá cho các hoạt động do th|m điện tử và thu thập thông tin về đối phương. Trong những ng{y đó, việc LLVT sử dụng radio chưa thật phổ biến, vì vậy việc x|c định vị trí đ{i ph|t của đối phương hầu như luôn luôn chỉ ra sự hiện diện trong khu vực này một đơn vị quân sự lớn; ngoài ra, việc bố trí c|c đ{i ph|t sóng đ~ cho ta một hình dung rất rõ ràng về việc tổ chức mặt trận của đối phương, còn sự thay đổi các tọa độ của đ{i ph|t – chính là hình ảnh khá chính xác về sự di chuyển của qu}n đội. Ở người Ph|p v{ người Anh, hoạt động n{y được tổ chức tốt, đặc biệt kể từ năm 1915, họ bắt đầu sử dụng các hệ thống đ|nh chặn tầm phương vô tuyến hiệu quả, cho phép họ x|c định vị trí c|c đơn vị lớn của đối phương, hoạt động chuyển quân và kế hoạch tấn công. Tất cả những điều này góp phần vào thành công của phe đồng minh trong việc tiêu hao lực lượng kẻ thù và buộc nó phải h{nh động ở vị trí cố định, làm hao mòn kiệt quệ kẻ thù. Máy tầm phương vô tuyến mang lại những thành công lớn nhất trong các chiến dịch đường biển của Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Người Anh đặc biệt đ~ đạt được những thành công xuất sắc trong việc x|c định sự di chuyển của tàu ngầm Đức, cần phải nổi lên và truyền thông tin về bộ chỉ huy của mình. Một số lượng lớn tàu ngầm bị đ|nh chìm trong những ng{y đó có thể chính là do việc người Anh sử dụng hệ thống tầm phương vô tuyến, cung cấp thông tin về sự chuyển động của tàu ngầm đối phương cho c|c t{u chống ngầm. Trong thực tế, người Anh không khó khăn gì để có được c|c thông tin đó, vì c|c t{u ngầm Đức, khi sử dụng liên lạc vô tuyến, không áp dụng bất kỳ biện pháp phòng ngừa n{o. Được trang bị các máy phát mạnh hoạt động ở tần số 750 kHz, các tàu ngầm Đức nổi lên vào thời gian x|c định để truyền các thông điệp dài về bộ chỉ huy của mình. Những bản điện tín vô tuyến đó có tính chất khá tiêu biểu, tạo điều kiện làm việc dễ dàng cho không chỉ các máy giải mã, mà còn cả các hiệu thính viên máy tầm phương vô tuyến người Anh, những người x|c định hướng của bức xạ vô tuyến và vị trí chính xác của các tàu ngầm. Tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực radio v{ c|c lĩnh vực liên quan, đ~ l{m cho việc chế tạo các máy tầm phương vô tuyến có kích thước nhỏ hơn v{ nhẹ hơn trở thành có thể, giúp c|c điệp viên bí mật có khả năng mang theo c|c máy móc này. Thiết bị được phát triển như vậy đ~ được người Đức sử dụng trong các cuộc tấn công vào nước Anh của các khinh khí cầu của họ. Bản đồ đường bay của các khí cầu Zeppelin do các thiết bị Marconi Direction Finding giám sát vào các ngày 27–28 th|ng 11 năm 1916. Zeppelins (German airships) được sử dụng để trinh sát và ném bom xuống bờ biển phía đông nước Anh. Bản đồ này thể hiện 2 khí cầu bị bắn hạ tại các vị trí được đ|nh dấu. Khi người Đức bắt đầu ném bom đêm London, họ nhận ra rằng họ sẽ phải giải quyết vấn đề tiếp cận mục tiêu trong bóng tối. Đầu tiên, trong các khí cầu Đức sử dụng hệ thống dẫn đường thiên văn (astronavigation), nhưng việc sử dụng chúng không đạt yêu cầu do sự không phù hợp của bản thân khí cầu cho mục đích n{y v{ c|c điều kiện thời tiết: sương mù v{ m}y. Vì vậy, người Đức từ bỏ hệ thống này và thay cho nó trên các cự ly lớn họ chuyển sang hệ thống dẫn đường vô tuyến điện, sử dụng một mạng lưới các máy phát lắp đặt ở Đức. Tuy nhiên, hệ thống này tỏ ra không hiệu quả, vì máy thu lắp trên m|y bay không có đủ độ chính xác, khoảng cách thì rất lớn, và phát sinh những lỗi gây ra bởi việc thu nhận đa tia v{o ban đêm. Cuối cùng, người Đức ném v{o Anh c|c điệp viên bí mật, họ trực tiếp ở trong những ngôi nhà vùng ngoại ô Lu}n Đôn, thiết lập một hệ thống đèn hiệu radio cầm tay. Từ đó, họ có khả năng dẫn đường trực tiếp cho khí cầu tiến tới mục tiêu với độ chính x|c tương đối, bất chấp bóng tối v{ sương mù. Tuy nhiên, sự hiện diện trong thinh không các tín hiệu điện từ kỳ lạ ngay trước khi xảy ra các vụ ném bom sớm dấy lên những nghi ngờ của cơ quan mật vụ Anh, họ sử dụng m|y dò phương vô tuyến gắn trên xe ô tô, bắt đầu tìm kiếm thường xuyên các nguồn bức xạ như vậy. Các khí cầu Đức đ~ phạm phải nhiều lỗi nghiêm trọng khi sử dụng liên lạc vô tuyến. Họ, cũng như c|c t{u ngầm, luôn thực hiện liên lạc trên cùng một tần số và luôn sử dụng cùng một m~ để liên lạc với trạm mặt đất. V{ hơn nữa, họ bay với tốc độ khá thấp. Nói chung, người Anh không khó để biết được khi nào sẽ có không kích vào London. Người Anh cũng có thể tìm hiểu một cách dễ d{ng c|c điệp viên Đức náu trong các tòa nhà nào và bắt giữ họ. Thay vì loại bỏ những thiết bị phát bí ẩn trên, người Anh vẫn sử dụng chúng v{o c|c đêm tiếp theo để hướng dẫn các khí cầu bay tới các khu vực không người ở trên miền duyên hải Biển Bắc, nơi m{ chờ chúng là các máy bay tiêm kích của Anh. Kết quả là sự hủy diệt hoàn toàn các khí cầu của người Đức. Sau đó khinh khí cầu không còn được sử dụng như m|y bay ném bom nữa, vì với người Đức ngày càng thấy rõ rằng chúng rất dễ bị máy bay tiêm kích của đối phương tiêu diệt. Thay cho chúng, để ném bom London họ bắt đầu được sử dụng các máy bay ném bom Gotha, và các khinh khí cầu được chuyển sang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ. Chiến dịch thú vị nhất và thành công nhất được thực hiện bởi mạng lưới máy tầm phương vô tuyến Anh là chiến dịch thực hiện ngay trước khi bắt đầu trận hải chiến vĩ đại Jutland. Năm 1916, dư luận Anh bày tỏ sự bất mãn nghiêm trọng với các hành vi thụ động của Đại hạm đội, không biết c|ch ngăn chặn sự xâm nhập của hải quân Đức vào các khu vực duyên hải khác nhau của Vương quốc Anh. Ký ức cay đắng về trận chiến bên dải đ| ngầm Dogger, trong đó Đô đốc hạm đội Đức Hipper đ~ trốn thoát thành công hạm đội Anh của Đô đốc Beatty, g}y đau đớn cho tâm hồn những người cảm thấy mình đang l{m chủ biển cả, và họ đòi phải trả thù! Tuy nhiên, vị trí địa lý, khoảng cách giữa c|c căn cứ và các yếu tố quan trọng khác có lợi cho hạm đội Đức, vốn luôn th{nh công “tấn công và biến mất” trước khi người Anh xuất hiện. Đó là vấn đề thời gian cần thiết, rất khó để giải quyết. Vào cuối th|ng 5 cùng năm đó, người Đức lên kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công rất lớn từ phía biển lên duyên hải nước Anh, trong đó dự định sử dụng tàu ngầm và khí cầu. Để tránh việc hạm đội của họ rời cảng bị phát hiện bởi mạng vô tuyến tầm phương của người Anh, người Đức lên kế hoạch đ|nh lừa Bộ Hải quân Anh thông qua việc sử dụng các thủ thuật điện tử. Hải chiến Jutlan, 1916. Một v{i ng{y trước khi nhổ neo, người Đức đổi tín hiệu vô tuyến soái hạm “Frederick de Grosse” của mình sang tín hiệu đ{i vô tuyến Wilhelmshaven, nơi đặt căn cứ hạm đội Đức. Do đó, người Anh, những người thường xuyên chặn sóng radio của soái hạm có thể nghĩ rằng hạm đội Đức vẫn đang còn đậu tại Wilhelmshaven. Tuy nhiên, gần cuối tháng, các hiệu thính viên Anh ghi nhận được sự gia tăng đột ngột cường độ tin điện vô tuyến ph|t đến một con tàu trong cảng Wilhelmshaven, yêu cầu các tàu quét mìn quét thông kênh, cung cấp nhiên liệu v.v. C|c thông điệp này là dấu hiệu rõ ràng cho thấy hải qu}n Đức đang chuẩn bị một chiến dịch hải quân quan trọng, vì vậy tất cả các trạm vô tuyến dọc bờ biển nước Anh được đặt vào tình trạng SSCĐ cao, theo dõi chặt những gì đang xảy ra tại Wilhelmshaven. Ngày 30 tháng 5, xác nhận tính đúng đắn quyết định của Hải quân Anh tiến hành chặn bắt c|c điện tín vô tuyến và tầm phương vô tuyến, điều đó đ~ mang lại lợi ích khi họ phát hiện ra sự thay đổi hướng tới của bức xạ vô tuyến từ một con tàu lạ. Những thay đổi n{y đ~ thuyết phục Bộ Hải quân Anh tin rằng con t{u Đức, và có lẽ toàn bộ hạm đội Đức, đ~ rời căn cứ của họ và một lần nữa họ đang lên kế hoạch bắn phá các mục tiêu ở nước Anh. Bộ Hải quân lập tức ra lệnh cho Lord Jellicoe, Tổng tư lệnh Đại hạm đội (Grand Fleet) nhổ neo, nhanh chóng tiến vào vịnh Heligoland. Trong khi cả hai hạm đội mở hết tốc độ tiến lại đối đầu nhau, người Đức phái khí cầu Zeppelin đi khảo sát khu vực biển phía t}y b|n đảo Đan Mạch. Đối với người Đức, công t|c trinh s|t không đạt kết quả, nhưng với Hạm đội Anh thì không phải như vậy, các trạm tầm phương vô tuyến bố trí trên bờ biển nước Ph|p thu được tín hiệu radio của các khí cầu, v{ như vậy, các tín hiệu đó x|c nhận Hạm đội Đức thực sự đ~ ra khơi. Kết quả của điều này là trận Jutland – một trong những trận hải chiến vĩ đại nhất trong lịch sử hải qu}n. Người ta đ~ viết rất nhiều về nó, nhưng có thể chưa ai nhấn mạnh rằng một thành công lớn đến như vậy có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra, nếu người Anh không đ|nh chặn sóng vô tuyến và thực hiện định vị vô tuyến! Chương 3. Trận đánh bên cửa sông River Plate và sự xuất hiện của radar Admiral Graf Spee bốc cháy sau khi chạy trốn vào của sông River Plate Năm 1939, ngay trước khi Thế chiến thứ Hai bùng nổ, các tuần dương hạm bọc thép Đức “Deutschland” v{ “Admiral Graf Spee” đang ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất tại Đại T}y Dương. Đ}y l{ những tàu chiến chạy nhanh nhất, có khả năng đi biển dài ngày rất tốt, có vỏ giáp dày và một bộ sưu tập vũ khí ấn tượng, trong đó có s|u cỗ pháo hạm cỡ 280 mm. Với sức mạnh hỏa lực ghê gớm của mình, chúng có lượng d~n nước 10.000 tấn, vì lý do n{y m{ được gọi là thiết giáp hạm bỏ túi. Do chúng có khả năng tự đối phó với hầu hết các chiến hạm trừ thiết giáp hạm thứ thiệt (là loại t{u lượng rẽ nước khoảng 35.000 tấn), người ta chọn chúng làm các t{u đột kích để sử dụng chính chiến thuật đột kích v{ rút nhanh đ~ l{m cho c|c t{u chiến khác của Đức trở thành nổi tiếng trong Thế chiến I. “Deutschland”, đang hoạt động ở Bắc Đại T}y Dương, không gặp được một tàu buôn nào của đối phương, v{ khi nhiên liệu của mình bắt đầu cạn, tàu quay trở lại Đức qua biển Na Uy. “Graf Spee”, đang hoạt động ở Nam Đại T}y Dương, đ~ đ|nh chìm chín tàu buôn Anh, chiếc tàu buôn cuối cùng trong số đó bị đ|nh chìm ng{y 03 th|ng 12 năm 1939, đ~ kịp chuyển điện qua radio báo rằng nó bị tấn công bởi một tàu chiến Đức giữa đoạn đường biển từ mũi Hảo Vọng đến Sierra Leone. Nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn hàng hải cho tàu buôn của đồng minh tại khu vực nói trên của Đại T}y Dương được giao cho một hải đo{n thuộc Hải quân Anh, bao gồm ba tàu tuần dương: “Ajax”, “Achilles” v{ “Exeter” dưới sự chỉ huy của Commodore (đại tá hải quân) Harwood. Nhận được bức điện từ con t{u đang chìm, Harwood cho rằng, “Graf Spee”, b}y giờ đ~ bị người Anh phát hiện, sẽ rời khỏi khu vực h{nh động của mình, và có thể sẽ đi về phía đồng bằng châu thổ phì nhiêu do sông River Plate bồi đắp. Sau khi tính toán rằng mình có thể đến đó trong khoảng mười ngày – vào khoảng cùng thời gian với “Graf Spee”, Harwood lập tức ra lệnh cho con tàu của mình đi đến River Plate trong sự im lặng vô tuyến hoàn toàn. Rạng s|ng ng{y 13 th|ng 12, “Graf Spee”, trên thực tế đ~ l{m lộ mình bằng việc phát sóng vô tuyến điện, điều có lẽ đ~ giúp người Anh tìm ra nó. Thuyền trưởng Langsdorff, người chỉ huy “Graf Spee”, tin tưởng ưu thế vũ khí trên tàu của ông ta, liền ra lệnh nổ súng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tàu chiến Anh. “Graf Spee”, tuy nhiên, chính nó cũng bị thương v{ để sửa chữa buộc phải tìm nơi ẩn náu tại cảng trung lập Montevideo. Các tàu chiến Anh b|m theo t{u Đức, nhưng chờ ở ngoài mà không đi s}u v{o cửa sông, họ biết t{u địch sẽ phải rời khỏi cảng sau bảy mươi hai giờ – thời gian tối đa được trao cho cho một tàu chiến để có thể ở trong một cảng trung lập theo Công ước quốc tế Hague. Thuyền trưởng Langsdorff yêu cầu cho ông đậu thêm giờ, nhưng sự phản đối của ông ta là vô hiệu, ông tin rằng tàu của mình không thể chống lại người Anh, nên sau khi sửa chữa, ông cho tàu ra khỏi vùng lãnh hải và ra lệnh đ|nh chìm t{u. Khi đ~ đảm bảo rằng tất cả thủy thủ đo{n đ~ rời tàu an toàn, Langsdorff tự xem mình có lỗi hoàn toàn trong việc làm mất con tàu, ông dùng súng tự sát. Tuy nhiên, trong thời gian đậu ngắn ngủi của “Graf Spee” tại cảng Montevideo, tùy viên hải qu}n Anh đ~ chụp được một số hình ảnh của t{u Đức, tài liệu đó nhanh chóng được gửi về Bộ Hải quân ở London. Vấn đề là trong thời gian xảy ra những sự kiện đầy kịch tính trên, kíp thủy thủ “Graf Spee” đ~ quên bao bọc che phủ ăng ten radar, ăng ten đó có thể nhìn thấy rõ ràng trong các bức ảnh được người Anh chụp. Khi nghiên cứu những bức ảnh này, các chuyên gia tình báo Anh vô cùng ngạc nhiên thấy các thiết bị radar trên t{u Đức vượt trội hơn nhiều so với bất kỳ radar hiện có nào của Anh. Một nhóm chuyên gia về điện tử được gửi tới Montevideo để nghiên cứu phần còn lại của “Graf Spee”. Kiểm tra ăng-ten, họ hy vọng sẽ tìm hiểu thêm về loại radar, m{ người Đức lắp đặt trên con tàu này. Trong thực tế, đó l{ radar dẫn bắn nổi tiếng Seetakt, chạy ở tần số 375 MHz, hoặc bước sóng 80 cm. Là một trong những radar “xăng-ti-mét” đầu tiên, đó l{ một hệ thống rất hoàn hảo, đạt độ chính xác rất ấn tượng ở cự ly trên 15 km. Người Anh lo ngại rằng công nghệ của Đức dường như tiên tiến hơn nhiều so với công nghệ của ngành công nghiệp Anh, hiện vẫn chưa l{m ra được một radar kiểu như vậy. May thay, người Đức mới chỉ cho ra đời ba hệ Seetakt như thế, mặc dù người Anh không biết điều đó! Seetakt ph|t hiện thấy ba tàu tuần dương Anh v{ trong qu| trình cuộc chiến nó cung cấp thông tin chính x|c cho c|c m|y đo xa cho đến khi chưa bị người Anh bắn hỏng và ngừng hoạt động. Trường hợp của “Graf Spee” cho thấy nước Anh ít sợ c|c t{u đột kích của đối phương, nhưng cũng tiết lộ những thiếu sót của thiết bị radar trang bị trên các chiến hạm của Nữ hoàng Anh. Người Anh lập tức bắt tay phát triển radar hàng hải có thế so sánh với Seetakt và bắt đầu nghiên cứu những khả năng vô hiệu hóa nó bằng c|c phương ph|p thích hợp của đối kh|ng điện tử. Lần đầu tiên trong lịch sử, radar – một vũ khí tối mật của Thế chiến II, đ~ được sử dụng trong thực tiễn chiến đấu. Thường người ta tin rằng radar là một phát minh của người Anh, có lẽ vì người Anh l{ người đầu tiên sử dụng nó một cách hệ thống phục vụ cho nhiệm vụ phòng không. Tuy nhiên, trong thực tế, các nghiên cứu đ~ được tiến hành song song ở Đức, Ý, Pháp và Hoa Kỳ. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của radar được xây dựng đ~ từ khá lâu và phổ biến với tất cả mọi người. Năm 1888, nh{ vật lý người Đức Heinrich Hertz đ~ chứng minh rằng sóng điện từ, m{ sau n{y được gọi l{ sóng “Hertz” h{nh xử giống như chùm sáng, có thể thu vào thành một tia và khi phản xạ ra từ bề mặt kim loại sẽ cho tín hiệu đ|p ứng, có thể thu nhận được. Một v{i năm sau, năm 1904, một kỹ sư ở Dusseldorf có tên là Chrítian Hulsmayer yêu cầu cấp bằng sáng chế cho phát minh của mình – “m|y đo radiofonic”, gồm một máy phát liền kề với máy thu. Thiết bị n{y được kết hợp theo c|ch để sóng bức xạ từ máy phát có thể được máy thu tiếp nhận khi chúng phản xạ từ vật thể kim loại. Chiếc m|y n{y, được viên kỹ sư Đức gọi là telemobilskop, có thể thu được }m thanh như tiếng rung của quả chuông nhỏ, khi nhận phản xạ sóng điện từ từ các vật thể kim loại ở khoảng c|ch v{i trăm yard. Tuy nhiên, bất chấp sự thành công của thí nghiệm đ~ được chứng minh tại Rotterdam, các công ty vận tải biển lớn không thể hiện bất kỳ sự quan tâm nào dù nhỏ nhất đến thiết bị của Hulsmayer. Có lẽ thời gian chưa chín muồi để mọi người đ|nh gi| cao gi| trị tiềm năng của một thiết bị như vậy. Thật vậy, vào thời đó, không nhiều người biết về sóng vô tuyến; không có thiết bị khuếch đại tín hiệu nào, không có bảo vệ chống nhiễu từ bên ngoài, không có sự kiểm so|t năng lượng điện từ bức xạ, v.v. Một bước tiến nhỏ đ~ được thực hiện v{o năm 1922 khi Guglielmo Marconi, trong thời gian diễn ra một hội nghị được tổ chức bởi Hiệp hội các kỹ sư vô tuyến Mỹ, đ~ giải thích giá trị thực tiễn của việc sử dụng sóng vô tuyến để dẫn đường hàng hải. Ông nói về một thiết bị giả thiết, có khả năng ph|t ra chùm tia điện từ theo một hướng cụ thể, mà khi gặp một vật thể kim loại, chẳng hạn như một chiếc tàu sẽ được phản xạ trở về. Năm 1933, trước sự hiện diện của bộ chỉ huy qu}n đội Ý, Marconi đ~ biểu thị sự “giao thoa” khi tiếp nhận các tín hiệu phát sinh lúc một chiếc xe ô tô đi qua bên cạnh với chùm tia rado của đ{i ph|t liên lạc Rome và Kastengandolfo, hoạt động ở bước sóng 90 cm. Sáng kiến của Marconi kết thúc bằng một đề nghị chính thức, được sự chấp thuận của Bộ Chiến tranh Ý năm 1935, về việc xây dựng Đ{i đo đạc phát hiện tín hiệu vô tuyến điện từ xa (RDT). Trong số ba quân chủng của qu}n đội Ý, chỉ có hải quân được quan tâm nhất và trang bị tốt nhất để tiến hành nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực điện tử. Bởi vậy công tác nghiên cứu được thực hiện dưới sự giám sát của gi|o sư Tiberio tại Viện Mariteleradar phối hợp cùng Học viện Hải quân Livorno. Tuy nhiên, cả kinh phí và nguồn nhân lực chất lượng cao đang rất thiếu, vì vậy gi|o sư Tiberio, người khi đó đ~ nhận qu}n h{m sĩ quan hải qu}n, đ~ ph|t triển một mẫu thử nghiệm gần như l{m thủ công trực tiếp. Chỉ đến năm 1941, sau trận đ|nh Cape Matapan, trong đó Hải quân Ý mất ba tuần dương hạm, hai khu trục hạm và 2.300 thủy thủ, bộ chỉ huy Ý mới hiểu rằng người Anh đang có trên t{u loại thiết bị điện tử phát hiện được mục tiêu trong điều kiện đêm tối. Bộ Hải quân Ý có ấn tượng rằng trong quá trình chiến đấu, người Anh sử dụng thiết bị n{y để vận động và xạ kích, điều mà trong thực tế đ~ được khẳng định bởi việc đ|nh chặn c|c thông điệp vô tuyến m~ hóa ph|t đi từ Đô đốc Cunningham – người chỉ huy hải đo{n hải quân Anh. Ngay lập tức, qu}n đội Ý đ~ cấp một lượng kinh phí đ|ng kể cho việc hoàn thành các radar Gufo, loại radar vào thời điểm đó vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm phát triển ở Livorno. Tuy nhiên đóng góp quan trọng nhất cho sự phát triển của radar được thực hiện bởi hai nhà vật lý Mỹ – Gregory Breit v{ Merle Tuve v{o năm 1924. Họ đ~ tiến hành một loạt các thí nghiệm trong đó c|c xung được sử dụng để x|c định chiều cao của lớp khí ion hóa bao quanh tr|i đất. Bằng c|ch đo thời gian trễ của xung phản xạ từ lớp khí và trở về tr|i đất, họ phát hiện ra rằng lớp khí ion hóa nằm ở độ cao khoảng 110 km và nó phản xạ sóng vô tuyến. Ở Đức, đầu năm 1930, Tiến sĩ Rudolf Kunhold, l~nh đạo Cục Nghiên cứu Hải quân Đức đ~ cố gắng phát triển một thiết bị có khả năng ph|t hiện mục tiêu dưới nước nhờ sự phản xạ sóng âm thanh từ chúng, thiết bị mà hiện nay gọi là sonar. Thông qua thí nghiệm, Tiến sĩ Kunhold nhận ra rằng những gì có thể đạt được dưới nước cũng có thể đạt được cả trong không trung khi ta sử dụng sóng vô tuyến. Kunhold tiến hành một loạt thí nghiệm trong lĩnh vực mới này, và sử dụng trong thiết bị của ông một đèn điện tử mới do công ty Hà Lan Philips sản xuất, có khả năng ph|t công suất 70 watt ở tần số 600 MHz – con số khá ấn tượng vào thời điểm đó. Kunhold hoàn thành xây dựng radar của mình v{o năm 1934 trong phòng nghiên cứu-thí nghiệm của Hải qu}n Đức tại Pelzerhakene. Việc trình diễn thiết bị mới cho c|c sĩ quan hải quân cao cấp đạt thành công lớn, vì ngoài khả năng ph|t hiện tàu ở cự ly 11 km, radar cũng ph|t hiện cả một chiếc máy bay nhỏ vô tình xuất hiện ở vị trí này. Tại Hoa Kỳ, các nghiên cứu về radar được thực hiện cả trong văn phòng Signal Corps và Phòng thí nghiệm -nghiên cứu của Hải quân một c|ch độc lập với nhau. Năm 1936, Phòng thí nghiệm-nghiên cứu Hải quân phát triển một nguyên mẫu radar, chạy ở tần số 200 MHz. Lô đầu tiên của hệ thống n{y, dưới thương hiệu CXAM, đ~ được trang bị trên các tàu của c|c đơn vị lớn thuộc Hải quân Hoa Kỳ trong năm 1941. Năm 1939 – 1941 Signal Corps phát triển một radar tầm xa dưới định danh SCR -270. Một trong những hệ thống n{y đ~ tham gia chống trả cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng s|ng 07 Th|ng 12 năm 1941. Tuy nhiên, trong khi c|c trắc thủ radar nhận được tín hiệu phản xạ từ c|c m|y bay đang ng{y c{ng tới gần, không ai lệnh chuyển các tàu chiến đang đậu tại cảng sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ban đầu, ở nước Anh, nghiên cứu trong lĩnh vực sóng ngắn được thực hiện dành riêng cho mục đích khoa học, chẳng hạn như x|c định độ cao của một số lớp thuộc tầng điện ly được phát hiện ra năm 1926 bởi nhà vật lý người Anh E.V.Appleton (lớp Appleton). Tuy nhiên, trên đường chân trời, những đ|m m}y đầy dông bão của chiến tranh đ~ vần vụ và nhận thức rằng nước Anh đặc biệt dễ tổn thương trước những đòn không kích, dẫn đến sự kích thích đ|ng kể các công trình khoa học nhằm nỗ lực bù đắp cho thời gian đ~ mất. Các kết quả đầu tiên của những nỗ lực như vậy đ~ đạt được khi nhà vật lý Robert A. Watson-Watt – hậu duệ của James Watt nổi tiếng, người gắn tên mình cho đơn vị đo năng lượng điện, đó l{ đ~ có thể hình dung trực quan các tín hiệu radio nhờ sử dụng ống tia âm cực Brown v{ x|c định bằng phương ph|p quang-điện thời gian truyền bức xạ. Sau v{i năm, v{o năm 1935, Watson-Watt phát triển thiết bị ứng dụng thực tế đầu tiên để phát hiện sự hiện diện của máy bay. Radar được coi không phải công cụ tác chiến điện tử; nói đúng hơn, mục tiêu chính của tác chiến điện tử – đó l{ kẻ thù, đối tượng mà ta cần đối kháng. Radar – là con mắt điện tử có thể nhìn trong bóng tối v{ sương mù v{ có thể xâm nhập qua màn khói. Nó có thể phát hiện đối phương đang tới gần ở khoảng cách lớn hơn nhiều so với mắt người không được trang bị; nó có thể dẫn bắn cho hỏa lực pháo binh trong điều kiện tầm nhìn kém và thậm chí có thể cung cấp thông tin về c|c đặc tính trắc đạc của địa hình. Một trạm radar bao gồm m|y ph|t, m|y thu, ăng-ten và một màn hình hoặc ống tia điện tử. Máy phát bức xạ năng lượng điện từ dạng xung thông qua một ăng-ten định hướng hẹp về một hướng cụ thể. Nếu xung gặp mục tiêu, chẳng hạn như một chiếc m|y bay đang bay, nó “bị nảy ra” hoặc phản xạ trở lại về máy thu. Thời gian trôi qua giữa thời điểm bức xa xung và nhận tín hiệu hồi đ|p được đo bằng một thiết bị đặc biệt là một phần của radar, và bởi vì ta biết rằng sóng điện từ lan truyền với tốc độ 300.000 km / s, rất dễ dàng tính toán ra khoảng c|ch đến mục tiêu. Trắc thủ do đó có thể nhìn thấy trên m{n hình CRT được hướng và khoảng cách tới mục tiêu. Chương 4. Vụ đánh chìm thiết giáp hạm “Bismarck” Không ảnh trinh sát do sỹ quan trinh sát không lực Hoàng gia Anh, Michael Suckling, chụp ng{y 21 th|ng 5 năm 1941 tại Na-uy. Ảnh cho thấy “Bismarck” đang neo tại một fiord Na-uy. Th|ng 5 năm 1941, trong thời gian của cuộc đột kích nổi tiếng v{ đầy kịch tính trên Đại T}y Dương của thiết giáp hạm “Bismarck”, may mắn đ~ ngoảnh mặt với các thủy thủ dũng cảm của nước Đức. Thiết giáp hạm Đức hùng mạnh, được tuần dương hạm “Prinz Eugen” lượng giãn nước 10.000 tấn hộ tống, vào buổi tối ng{y 22 th|ng 5 năm 1941 đ~ rời cảng Bergen của Na Uy, tiến ra Đại T}y Dương, nơi nó hợp đội cùng các tuần dương hạm “Scharnhorst” v{ “Gneisenau” đặt căn cứ tại Brest, v{ cùng nhau h{nh động như một nhóm đột kích chống lại các tàu buôn của Anh. Hải đo{n dẫn dắt bởi “Bismarck”, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Lütjens rời khỏi một fiord Na Uy v{ đi qua eo Đan Mạch hướng về phía giữa Iceland và Greenland. Ngày hôm sau, tuy vậy, một máy bay trinh sát Anh phát hiện ra việc các chiến hạm đ~ ra khỏi fiord Na Uy, và bộ chỉ huy hạm đội Anh ngay lập tức ra lệnh chặn tàu lại ở lối v{o Đại T}y Dương. Tàu tuần dương Anh “Norfolk” v{ “Suffolk”, đang tuần tra gần lối ra phía tây eo biển Đan Mạch, đ~ hoạt động như một trạm radar cảnh giới (radar piket – những con t{u được trang bị radar giám sát và di chuyển phía trước hạm đội chính để tối đa hóa phạm vi quét radar cảnh giới của nó). “Norfolk” được trang bị radar loại 286P hoạt động ở bước sóng 1,5 m, nhưng ăng-ten của nó không xoay v{ điều này hạn chế rất lớn cung quét của radar. “Suffolk” được trang bị hai radar: Loại 279, làm việc trên cùng một tần số như radar của “Norfolk”, nhưng trong đó có một ăng-ten xoay, điều n{y đặc biệt thích hợp cho việc gi|m s|t không trung, cũng như phù hợp với việc giám sát mặt biển; và radar mới nhất – loại 284MKV, hoạt động ở bước sóng 50 cm, tầm phát hiện 24 km, trong đó cũng có một ăng-ten xoay, tuy nhiên, có một khu vực mù ở đuôi tàu. Mặt khác, cả hai t{u Đức, ngoài việc được trang bị radar Seetakt, còn được trang bị hai máy thu, máy tầm phương vô tuyến và một thiết bị mới có thể đ|nh chặn các xung điện từ phát ra từ radar đối phương. Đó l{ Metox, thiết bị thu nhận tín hiệu radar phát ra ở tần số 110-500 MHz, v{ như vậy có thể phát hiện sự hiện diện của bất kỳ tàu mặt nước, tàu ngầm, m|y bay v{ c|c phương tiện mang nào khác có trang bị radar chạy trên các tần số này. ”Operation Rheinübung”: c|c cỗ ph|o chính trên SMS Bismarck đang liên tục bắn trả trước các tàu chiến Anh HMS Hood and HMS Prince of Wales trong trận đ|nh ng{y 24 th|ng 5 năm 1941 tại eo bển Đan Mạch. Ảnh của PV Lagemann trong lưu trữ QG LB Đức. Ưu điểm lớn nhất của RWR (Radar warning receiver, Станция предупреждения об облучении – СПО) m{ Metox thuộc về loại đó, l{ có thể phát hiện radar của đối phương rất l}u trước khi radar phát hiện được kẻ thù; điều này xảy ra do RWR thu nhận tín hiệu trực tiếp phát ra từ radar, trong khi cái sau chỉ thu nhận tín hiệu phản xạ từ mục tiêu. Lợi thế n{y có nghĩa l{, trong điều kiện bình thường, cự ly hoạt động của RWR – lớn hơn khoảng gấp rưỡi so với radar, và trong một số trường hợp có thể được tăng đến gần gấp đôi. Tầm quan trọng của một thiết bị điện tử hoàn hảo như vậy được người Đức đ|nh giá rất cao, họ thậm chí còn gửi các trạm RWR Metox n{y qua đường tàu ngầm cho tuần dương hạm “Hipper” v{ thiết giáp hạm bỏ túi “Đô đốc Scheer”, vốn đang hoạt động ở Đại T}y Dương. Những người tiếp thu cùng với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cần thiết và các trắc thủ vận h{nh đ~ nhận thiết bị ngay trên biển rồi đưa lên t{u, v{ sau khi lắp đặt nó lập tức cho c|c t{u Đức khả năng tr|nh vĩnh viễn sự tìm diệt của các tàu chiến Anh và cho phép chúng trở về cảng của mình không hề hấn gì, sau khi đ|nh chìm nhiều tàu buôn của địch. HMS Ark Royal (09), ảnh chụp năm 1939 với c|c biên đội Swordfish đang bay trên đầu. Buổi tối, ng{y 23 th|ng 5 năm 1941, hải đo{n “Bismarck” tiến ra eo biển Đan Mạch. Đô đốc Lütjens, được thuyết phục rằng người Anh không có radar nào sánh nổi Seetakt, đ~ tự tin hải đo{n sẽ có thể ra khỏi eo biển Đan Mạch mà không bị phát hiện, đặc biệt đang trong điều kiện tầm nhìn kém. Hải đo{n “Bismarck”, do có c|c núi băng trôi tại eo biển trên, buộc phải đi theo một luồng hẹp, vì vậy nó dễ dàng bị phát hiện nhờ sự trợ giúp của radar, nhưng bất chấp thành công này của người Anh, đầu tiên chính là Metox phát hiện ra sự hiện diện của kẻ thù. Với sự trợ giúp của thiết bị đ|nh chặn tín hiệu, người Đức không chỉ biết các tàu chiến Anh đang chờ họ, mà họ còn có trên tàu những radar khá tinh vi, xét theo tần số hoạt động. Sau một v{i phút, “Suffolk” đ~ ph|t hiện được kẻ thù và cả hai tàu chiến Anh đang mở hết tốc lực lao tới phía đối phương. Tuy nhiên, nổi lên khỏi m{n sương mù, ở cự ly 8-10 km, họ bất ngờ phải đối mặt với chiếc thiết giáp hạm Đức đang phục kích chờ họ. “Bismarck” phóng loạt salvo năm tr|i ph| cỡ 381 mm vào tuần dương hạm đầu đ{n “Norfolk, t{u Anh xử lý rất đơn giản, nó quay lại và biến v{o trong sương mù. Tuy nhiên, nó đ~ kịp giữ được tiếp xúc radar và truyền đi thông điệp đ~ ph|t hiện kẻ thù. Ngay khi nhận được bức điện vô tuyến trên, tuần dương hạm “Hood” v{ thiết giáp hạm “Ho{ng tử xứ Wales”, đang ở gần hơn những chiến hạm khác, không chậm trễ mở hết tốc lực tiến tới mục tiêu, trong khi toàn thể phân hạm đang có sẵn gồm: các thiết giáp hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm, và ngoài ra, cả các tàu sân bay, bắt đầu tạo thành vòng vây từ mọi hướng. HMS Rodney đang n~ c|c loạt đại b|c v{o Bismarck ng{y 27 th|ng 5 năm 1941. Vào rạng sáng 24 tháng 5, “Hood” sau khi thiết lập được tiếp xúc radar với hải đo{n “Bismarck”, đ~ cùng với thiết giáp hạm “Ho{ng tử xứ Wales”, bước vào trận chiến với các tàu chiến Đức. Lúc 05:52, “Hood” khai hỏa đại bác từ cự ly khoảng 21.000 m, và ngay lập tức một tàu khác nổ súng tiếp theo nó. Lúc 05:55, hai chiếc tàu của Đức cũng nổ súng. Khoảng cách giữa c|c đối thủ giảm nhanh và cuộc xạ kích của hải đo{n “Bismarck” ng{y c{ng chính x|c v{ chính x|c hơn nữa. Cú salvo thứ ba bắn trúng “Hood” v{ chiếc tàu tuần dương hùng mạnh – niềm tự hào của Hải quân Hoàng gia Anh, đ~ bay lên không trung với một tiếng gầm chói tai, s}n mũi t{u bị thổi bung ra từng mảnh, đuôi v{ mũi t{u Anh bắn lên không, sau đó biến mất trong vực thẳm cuộn sóng cùng với toàn bộ thủy thủ đo{n, ngoại trừ ba người. Sau đó, hải đo{n “Bismarck” bắt đầu bắn v{o “Ho{ng tử xứ Wales”, khiến chiếc tàu này bị thương nặng, tàu buộc phải quay lui trở lại dưới sự che chở của sương mù. Tuy nhiên, “Bismarck” cũng bị thương bởi pháo hạm trên “Ho{ng tử xứ Wales” v{ b}y giờ tàu Đức đ~ chảy mất nhiên liệu. Đô đốc Đức ra lệnh cho các tàu lấy hết tốc lực tiếp tục di chuyển về phía nam và bởi vì Metox không nhận được bất kỳ tín hiệu nào về đối thủ trong vòng sáu giờ cuối cùng với họ, ông ấy nghĩ rằng mình đ~ có thể phát một cách an toàn bức điện báo tin trận chiến m{ trong đó Bộ Tư lệnh Tối cao Đức được thông báo về chiến thắng của quân mình. Cuộc ph|t tín kéo d{i hơn một giờ, giúp người Anh một cơ hội tuyệt vời và bất ngờ để xác lập vị trí của các chiến hạm Đức đang rời đi, nhờ trợ lực của c|c đ{i vô tuyến tầm phương của mình tại Ireland và Gibraltar. Một chiếc Fairey Swordfish từ tàu sân bay HMS ARK ROYAL bay thấp trên mặt biển trở về sau khi phóng một đạn ngư lôi tấn công thiết giáp hạm Đức BISMARCK. C|c đ{i trên thông b|o cho “Norfolk” v{ “Suffolk”, hai t{u đang săn lùng “Bismarck” v{ tới chiều tối điều đó cho phép họ thiết lập tiếp xúc radar với thiết giáp hạm này. Khoảng 18:00, t{u Đức sau khi nhận ra rằng, nhờ Metox, nó lại phát hiện radar của đối phương, đột nhiên thay đổi hướng di chuyển và nổ súng vào các tàu chiến Anh đang nhanh chóng rút đi. Việc cơ động đột ngột có những hậu quả m{ Đô đốc Lütjens đ~ tiên đo|n: tho|t khỏi c|c t{u đeo b|m v{ để cho “Prinz Eugen” bỏ lại “Bismarck”, tự mình đi đến cảng Brest của Pháp. Sau đó, “Bismarck” đ~ bị máy bay trinh sát Catalina của Không quân Hoàng gia phát hiện và bị m|y bay ném bom phóng ngư lôi Swordfish cất cánh từ tàu sân bay “Victorios” tấn công, một tr|i ngư lôi trong số đó đ~ đ|nh hỏng bánh lái của tàu, làm t{u Đức hoàn toàn không điều khiển nổi. Trong khi đó, c|c t{u kh|c của Anh đ~ tới và bao phủ nó trong màn hỏa lực không ngừng cho đến tận lúc 10:40, ngày 21 tháng năm 1941, nó bị chìm với hầu hết các thành viên trên tàu. Tổng tư lệnh hạm đội Anh và thủy thủ đo{n trên c|c t{u chiến rất thán phục sự can đảm của “Bismarck” trong trận chiến với lực lượng vượt trội của kẻ thù. HMS Dorsetshire vớt các thủy thủ còn sống của SMS Bismarck Trong ánh sáng của những gì chúng ta biết ngày hôm nay, tuy nhiên ta phải nhấn mạnh rằng đ}y là hệ quả của việc bỏ qua các nguyên tắc cơ bản của tác chiến điện tử, gây ra việc bị phát hiện và bị đ|nh chìm của con tàu. Quyết định chuyển điện vô tuyến báo cáo quá dài của Phó Đô đốc Lütjens về Bộ Chỉ huy tối cao Đức là một lỗi lầm cực kỳ nghiêm trọng, hậu quả của nó thật khủng khiếp. Việc tuân thủ nghiêm ngặt sự im lặng vô tuyến, đặc biệt là sau khi hải đo{n Đức đ~ cắt đuôi những kẻ đeo bám mình, có thể đảm bảo cho “Bismarck” một cơ hội tốt thoát khỏi hạm đội Anh và sửa chữa phục hồi tại Brest như “Prinz Eugen”. Vụ đ|nh chìm thiết giáp hạm hùng mạnh của Đức, nhìn từ một phía đ~ đơn giản hóa rất nhiều nhiệm vụ bảo vệ thông thương h{ng hải, nhưng mặt khác, khẳng định ưu thế của nước Đức trong lĩnh vực radar và các hệ thống tác chiến điện tử đầu tiên (RWR Metox). Người Anh, sau sự kiện này không còn hà tiện bất kỳ nguồn lực nào để nỗ lực thu hẹp khoảng cách trong việc sử dụng các thiết bị điện tử cho mục đích quân sự. Chương 5. Sự ra đời của đối kháng điện tử. Tới mùa hè năm 1940, Đức đ~ chiếm gần trọn lục địa châu Âu và bây giờ có thể dốc toàn lực chinh phục Vương quốc Anh, kẻ thù l}u năm của mình! Hitler tin rằng, cách duy nhất để đ|nh bại người Anh, l{ x}m lược c|c hòn đảo của nó. Đó chính l{ mục tiêu nhắm tới của kế hoạch chiến dịch có tên m~ “Sư tử biển” ( “Sea Lion”) – dưới hình thức một cuộc đổ bộ, cần phải xảy ra ở đ}u đó v{o giữa tháng Chín cùng năm. Bước đầu tiên cần làm là vô hiệu hóa Không qu}n Ho{ng gia Anh. Sau đó, không qu}n Đức sẽ làm tê liệt hạm đội Anh, đồng thời qu}n đội Đức sẽ vượt qua eo biển La Manche. Thuộc quyền thống chế Goering, Tổng tư lệnh Không qu}n Đức, có khoảng 2.600 máy bay. Trong thành phần hạm đội hàng không này có các máy bay ném bom: Heinkel He111, Junkers Ju87 và Ju88 và các máy bay tiêm kích: chủ yếu là Messerschmitt Bf109 và Bf110. Ngày mở đầu cuộc tấn công đường không – “Adlertag” nổi tiếng (“Day of the Eagle”, “Ng{y Đại B{ng”) được ấn định là 10 tháng 8 năm 1940. Adolf Hitler cùng Göring, 16 th|ng 3 năm 1938. Mệnh lệnh của Goering rất đơn giản: đầu tiên, họ phải tấn công tất cả các sân bay căn cứ của lực lượng tiêm kích Không qu}n Ho{ng gia, đặc biệt các máy bay Spitfire và Hurricane, vô hiệu hóa các máy bay tiêm kích và sân bay của chúng, việc thứ hai, làm tê liệt công nghiệp chế tạo máy bay, tấn công và phá hủy tất cả các nhà máy sản xuất máy bay. Trong thực tế, các cuộc không kích của qu}n Đức bắt đầu vào ngày 12 tháng Tám. Theo kế hoạch, chúng được thực hiện v{o ban ng{y theo c|c nhóm v{i trăm m|y bay. Tuy nhiên, ngày qua ngày, giờ này qua giờ khác, máy bay tiêm kích Anh luôn chiếm vị trí thuận lợi một cách có hệ thống. Cất cánh từ các sân bay của mình, họ đ~ kịp chiếm vị trí trên eo biển La Manche vào thời điểm kẻ thù tới gần, trước sự ngạc nhiên lớn của các nạn nhân của họ. Thông thường, các phi công máy bay ném bom Đức không mong đợi gặp đối phương qu| sớm. “L{m thế nào mà họ l{m được điều đó?” Họ tự hỏi mình. Tuy nhiên, Bộ Chỉ huy Không qu}n Đức đ~ được thông báo rất rõ về sự tồn tại của một ăng-ten lạ và rất cao trải dài dọc theo bờ biển phía nam nước Anh, và cuối cùng, đ~ hiểu làm thế n{o người Anh nhanh chóng phát hiện ra sự tiếp cận của các nhóm máy bay của kẻ x}m lược. Năm 1939, tình b|o Đức báo cáo với Bộ Chỉ huy Tối cao của mình về ăng ten chiều cao 100 mét kéo dài dọc theo bờ biển nước Anh, từ Southampton đến Newcastle. Ban đầu, mục đích thực sự của chiếc ăng-ten này nằm ra ngoài sự hiểu biết của người Đức, vì c|c điệp viên ở nước Anh báo cáo về c|c đ{i ph|t hoạt động ở bước sóng rất ngắn – 1,5-2 m. Trong thực tế, việc sử dụng bức xạ ở những bước sóng này chỉ là vỏ bọc cho bước sóng 40 mét, được người Anh sử dụng trong hệ thống điện tử cảnh báo tầm xa mới nhất Chain Home ( chuỗi các radar dẫn đường). Việc giải trình của c|c cơ quan bí mật nước Đức không loại bỏ được nghi ngờ của bộ tư lệnh, đặc biệt là Hitler, người cũng muốn biết người Anh đang ở tình trạng nào trong việc chuẩn bị cho chiến tranh của họ, đặc biệt trong lĩnh vực radar. Vì vậy, ng{y 02 th|ng 8 năm 1939, ngay trước khi bùng nổ Thế chiến 2, một trong những khí cầu Đức cuối cùng Graf Zeppelin ( “B| tước Zeppelin”), đ~ bay lên từ một sân bay ở miền bắc nước Đức, hướng về bờ biển nước Anh: mục tiêu của nó l{ đ|nh chặn và ghi lại các bức xạ của những chiếc ăng-ten lạ ấy, nhằm ph}n tích đặc tính của chúng, điều có thể giúp làm rõ liệu người Anh có những radar tốt hơn so với c|c radar đang làm việc ở Đức hay không. Trên khí cầu có lắp một số máy thu cực kỳ nhạy và các dụng cụ đo vô tuyến điện tử đặc biệt khác. Trên khí cầu còn có một v{i chuyên gia, cũng như trưởng phòng Signal Corps của Không qu}n Đức, tướng Wolfgang Martini. Khí cầu bay hướng dọc theo ăng-ten, còn các chuyên gia bằng nhiều cách khác nhau cố gắng điều chỉnh theo tần số của người Anh, nhưng không có tín hiệu đ|ng ngờ n{o được phát hiện. Lý do thất bại của chuyến bay n{y cho đến nay chưa được biết đến. Một giả thuyết giải thích cho điều n{y l{ người Anh đ~ được cảnh b|o trước về chuyến bay sắp xảy ra, họ phát hiện ra khí cầu nhờ radar kh| l}u trước khi nó bay gần đến bờ biển và ngay lập tức tắt tất cả các radar. Giả thuyết khác lập luận rằng các máy thu trên khí cầu không bao gồm các dải tần số của người Anh, đặc biệt là phạm vi bước sóng ngắn, v{ do đó không thể phát hiện bức xạ này. Các giả thiết khác cho rằng máy thu trên khí cầu ngay sau khi bay lên đ~ hỏng, và các trắc thủ sợ phải báo cáo với bộ tư lệnh của mình! Dù lý do ra sao, sự thật vẫn là sau chuyến bay người Đức bắt đầu đ|nh gi| thấp sự nguy hiểm: thống chế Goering đ~ bị thuyết phục rằng họ không nên quá lo lắng về chuỗi radar của Anh, bên cạnh đó, không cần dành quá nhiều tiền bạc và thời gian cho các nghiên cứu điện tử để phát triển một thiết bị radar mới. Như Goering tính, chiến tranh sẽ kết thúc bằng chiến thắng của Đế chế thứ 3 một cách rất nhanh chóng nhờ vào sức mạnh đặc biệt của Luftwaffe và Wehrmacht. Vì vậy, nhiều chuyên gia và kỹ sư về thiết bị điện tử đ~ được chuyển từ các phòng thí nghiệm về radar sang c|c lĩnh vực khác, trong khi ở Anh, ít nhất 3.000 chuyên gia có tay nghề cao đ~ tham gia v{o nghiên cứu tất cả các khía cạnh của radar, và nguồn t{i chính được phân bổ cao hơn đ|ng kể so với nguồn lực được Third Reich phân bổ. Chuyến bay của khí cầu Graf Zeppelin đ|ng chú ý chủ yếu là bởi vì nó là nhiệm vụ RTR đầu tiên ( ELINT), mà bây giờ đ~ trở thành phổ biến đối với tất cả các lực lượng vũ trang. Sau một vài ngày bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Không qu}n Đức đ~ đi từ th{nh công n{y đến thành công khác trên các bầu trời Ba Lan, Na Uy v{ Ph|p, nơi không có bất kỳ dấu vết nào của các thiết bị có khả năng ph|t hiện m|y bay địch từ xa. Người quan sát cảnh báo máy bay trên một mái nhà London. Tuy nhiên, khi Trận chiến nước Anh bắt đầu, một bức tường điện tử vô hình được dựng lên dọc theo toàn bộ bờ biển nước Anh, bắt đầu làm Goering phát cáu. Rõ ràng là nó làm dễ d{ng hơn cho nhiệm vụ của Không qu}n Ho{ng gia đ|nh trả các cuộc tấn công không quân của Đức, vì vậy hai hoặc ba ngày sau khi bắt đầu các cuộc tấn công, Goering ra mệnh lệnh tấn công và phá hủy mạng lưới radar. Tần số mà Chain Home làm việc, tới thời điểm đó đ~ được x|c định một cách chính xác và khi lắng nghe sóng radio của kẻ thù, người Đức nhận ra rằng các tiêm kích Không quân Ho{ng gia được dẫn đường qua các trắc thủ của c|c trung t}m điều khiển trên mặt đất với việc sử dụng một hệ thống phát hiện mới, những cặp mắt của nó, quả thật chính là những anten kỳ lạ trải dài dọc theo toàn bộ bờ biển. Cuộc tấn công đầu tiên được thực hiện nhằm vào 5 radar ven biển. Các máy bay tiêm kích-ném bom Đức, mỗi chiếc mang hai quả bom lớn 500 kg trên giá treo ngoài, thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoáng xuống c|c ăng-ten và tất cả 5 trạm hoặc bị đ|nh trúng hoặc bị hư hỏng nghiêm trọng. Mặc dù thực tế chỉ có một ăng-ten hư hại, tất cả năm trạm lập tức im lặng. Nhưng ba giờ sau cuộc tấn công radar của Anh một lần nữa lại làm việc! Trong thực tế,đó l{ một thủ thuật được người Anh ph|t minh để l{m cho người Đức nghĩ rằng Chain Home không bị hư hỏng nặng, họ c{i đặt một số m|y ph|t thông thường để tạo ra ấn tượng rằng các thiết bị hư hỏng đều đang chạy. Trong thực tế, các thiết bị mới không thể nhận được tín hiệu hồi đ|p, vì nó chỉ l{ c|c m|y ph|t v{ do đó không thể nhìn thấy bất kỳ mục tiêu n{o. Người Đức, tuy nhiên lại cho rằng c|c hư hại đ~ được khắc phục, họ đi đến kết luận rằng thật vô ích khi đ|nh v{o ăng-ten vì chúng chỉ có thể “im lặng” không qu| một vài giờ. Vậy là chiến thuật của người Anh đ~ th{nh công, bởi qu}n Đức dưới ảo tưởng về sự không thể hư hại của Chain Home, từ thời điểm này bắt đầu tránh các cuộc tấn công vào nó trong suốt trận chiến nước Anh. Trong cả th|ng T|m năm 1940, hạm đội hàng không gồm h{ng trăm m|y bay ném bom của Đức v{ m|y bay tiêm kích đ~ vượt qua eo biển La Manche để giáng những đòn tấn công xuống các sân bay và nhà chứa máy bay của Không quân Hoàng gia. Tuy nhiên, các máy bay tiêm kích Anh, chỉ có khoảng 700 chiếc Spitfire và Hurricane, luôn luôn thành công trong việc chiếm vị trí thuận lợi nhất để đ|nh chặn c|c m|y bay địch, đặc biệt là máy bay ném bom. Ngày 26 tháng 8, chỉ sau hai tuần chiến đấu, Không qu}n Đức mất khoảng 600 máy bay, trong khi Không quân Hoàng gia – chỉ mất 260. Tuy nhiên Bộ Tư lệnh KQ Tiêm kích Anh cũng gặp khó khăn lớn, vì họ không có đủ phi công dự phòng. Vào lúc này, Hitler can thiệp và ra lệnh ngưng c|c vụ ném bom s}n bay đối phương v{ thay v{o đó bắt đầu các vụ ném bom có hệ thống xuống London. Sự thay đổi mục đích trên, một mặt cho c|c phi đội m|y bay tiêm kích tơi tả của Anh thời gian nghỉ ngơi đang mong đợi, nhưng mặt khác, nó không mang lại bất kỳ tác dụng hiệu quả thật sự n{o. Tuy nhiên, người ta nhanh chóng thấy rõ rằng các máy bay ném bom Đức He111 và Ju88 có trang bị vũ khí qu| nhẹ để có thể bảo vệ mình, do đó rất dễ bị tổn thương trước các tiêm kích Spitfire và Hurricane trong các cuộc tấn công ban ngày. Ngoài ra, ngay cả những máy bay tiêm kích chiến đấu tiên tiến nhất của Không qu}n Đức – Bf100, cũng không có đủ độ dài chuyến bay để hộ tống các máy bay ném bom chậm chạp và hoạt động như một máy bay tiêm kích – thợ săn. Một trận không chiến Anh – Đức Sau khi thất bại trong các cuộc tấn công ban ng{y trước các máy bay tiêm kích h{ng đầu của RAF ở khắp mọi nơi, người Đức quyết định thay đổi chiến thuật và bắt đầu ném bom ban đêm. Rõ r{ng l{ để hoàn thành nhiệm vụ n{y, đòi hỏi bên tấn công phải có hệ thống dẫn đường thích hợp v{ ném bom mù, trong khi đó bên phòng vệ phải giải quyết vấn đề làm thế n{o để đ|nh trả động thái này của kẻ thù và bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công. Đ}y l{ khởi đầu của một giai đoạn mới của Air Battle of Britain hoặc một loại chiến tranh hoàn toàn mới, mà Thủ tướng Anh Winston Churchill gọi l{ “Chiến tranh của các thầy phù thủy”. Đặc biệt, ông lưu ý đến phương tiện người Anh sử dụng để vô hiệu hóa c|c phương tiện dẫn đường vô tuyến của c|c m|y bay Đức. Churchill đ~ viết: “Đó l{ một cuộc chiến tranh bí mật, các trận đ|nh của nó, dù thắng hay thua, vẫn còn l{ chưa biết với công chúng, và ngay cả bây giờ nó cũng vẫn khó hiểu với những người không thuộc nhóm chuyên môn hẹp về khoa học kỹ thuật. Nếu nền khoa học của Anh không tốt hơn so với Đức và nếu c|c phương tiện kỳ lạ, độc địa không được sử dụng trong cuộc chiến giành sự sống còn, chúng tôi sẽ gần như chắc chắn bị đ|nh bại, bị nghiền nát và bị hủy diệt”. (Sir Winston S.Cherchill, “Giờ tốt nhất của họ” trang 381-2, Houghton Mifflin Company. Boston, Anh, năm 1949). Để hiểu rõ hơn về cuộc chiến bí mật này giữa Đức v{ Anh được chuẩn bị thế nào, chúng ta phải quay trở lại một v{i năm trước v{ xem c|ch người Đức thu được phương ph|p ném bom từ các máy bay ném bom của Không qu}n Đức với sự trợ giúp của hệ thống dẫn đường vô tuyến, v{ người Anh – phát hiện nó ra sao. Năm 1930, công ty Lorenz Đức phát triển và bắt đầu sản xuất hệ thống dẫn đường vô tuyến để thực hiện hạ cánh trong tầm nhìn kém v{ v{o ban đêm. Trong hệ thống của Lorenz quỹ đạo bay x|c định bằng phương ph|p tín hiệu cân bằng, vẫn còn được sử dụng trong nhiều hệ thống định vị ngày nay. Nó gồm hai anten định hướng giống nhau đặt cạnh nhau theo c|ch sao cho đồ thị đặc tính hướng của chúng chồng lên nhau. Mỗi ăng-ten được kết nối với máy phát của mình, có thiết kế giống hệt nhau, ngoại trừ bộ điều chế tín hiệu: một phát ra một chuỗi các dấu chấm mã Morse, và bộ kia – một chuỗi các dấu gạch ngang. Các trạm thu di động (ví dụ máy bay), khi di chuyển dọc theo khu vực chồng lấn của biểu đồ đặc tính hướng ăng-ten, đồng thời nghe được cả 2 tín hiệu, và vì vậy chúng bổ sung cho nhau, lúc nghe thấy tín hiệu liên tục hoặc lúc một âm thanh liên tục. Điều này cho phi công khả năng biết đang ở đúng hướng. Nếu máy bay chệch hướng, phi công sẽ có thể nghe được hoặc một loạt các dấu chấm hoặc một loạt dấu gạch ngang, do đó có thể dễ d{ng x|c định mình ở bên nào của khu vực tín hiệu cân bằng. Bằng c|ch so s|nh cường độ tương đối của hai tín hiệu, anh ta cũng có thể điều chỉnh hướng của mình để trở lại hướng bay tới trạm truyền phát tín hiệu ( trong trường hợp này là sân bay), hiện đang l{m việc như một ngọn hải đăng vô tuyến dẫn hướng. Hệ thống được phát minh bởi công ty Lorenz đ~ được thiết lập không chậm trễ tại cả các sân bay dân sự và sân bay quân sự, không chỉ ở Đức mà còn ở nhiều nước kh|c, trong đó có nước Anh. Tia Lorenz Năm 1933, nh{ khoa học Đức, tiến sĩ Hans Plendl bắt đầu nghiên cứu khả năng sử dụng hệ thống Lorenz để tăng độ chính xác của vụ ném bom trong tầm nhìn kém v{ v{o ban đêm. Hệ thống của tiến sĩ Plendla, được gọi là X – GERDT ( “Thiết bị – X”), bao gồm một vài tia Lorenz, một trong số đó là tia chính của dẫn đường vô tuyến, dựa v{o đó m{ c|c nhóm h{ng không được dẫn đường, các tia khác, bức xạ ngang tia chính, giao cắt nó tại một số nơi. Thông thường, những chùm thứ cấp cắt tia chính tại những nơi đ~ được đ|nh dấu trên bản đồ dẫn đường, mang đến cho phi công khả năng x|c định vị trí chính xác của mình. Hệ thống đ~ được kết hợp với “đồng hồ hẹn giờ”, chỉ huy tự động thả bom tại nơi tia chính bị cắt ngang bởi tia thứ cấp cuối cùng. Máy bay có trên mình nó hệ thống n{y thì v{o ban đêm sẽ thả bom xuống mục tiêu với độ chính xác cực kỳ cao ở thời điểm đó. Ngay lập tức sau khi chiếm đóng c|c nước Pháp và Bỉ, người Đức liền xây dựng một mạng lưới các hệ thống X – Gerat trên bờ biển phía bắc của c|c đất nước trên. Hệ thống n{y được gọi là hệ thống ném bom “mù”, chịu lễ rửa tội chiến tranh vào đêm ng{y 14 th|ng 11 năm 1940 khi ném bom Coventry. Hai nhóm khoảng 450 máy bay ném bom Đức cất cánh vào nửa đêm từ sân bay Vannes ở nước Pháp bị chiếm đóng. Hầu như tất cả c|c m|y bay ném bom đều được trang bị thiết bị mới của tiến sĩ Plendl và nhờ các tia của hệ thống dẫn đường X-GERDT, đ~ đến được mục tiêu của họ – trung tâm thành phố, rồi thực sự đ~ quét nó khỏi mặt đất. Đêm đó đ|nh dấu một bước tiến lớn hơn bao giờ hết về phía trước trong việc sử dụng bừa bãi máy bay ném bom chống lại d}n thường không có người bảo vệ, tiếp theo là các vụ ném bom xuống London, v{ sau đó l{ c|c th{nh phố khác nhau của Đức, cuối cùng là Hiroshima. Phương ph|p ném bom đêm được người Đức đưa v{o sử dụng này, tuy nhiên không phải hoàn toàn bất ngờ với người Anh. Ng{y 04 Th|ng 11 năm 1938, tùy viên hải quân Anh tại Oslo nhận được từ một công d}n Đức một cặp hồ sơ mật, khẳng định ông ta l{ “một nhà khoa học có lương tri”. Từ các tài liệu đó người ta thấy rõ Đức đ~ chế tạo được một loạt c|c phương tiện vũ khí mới bí mật, chẳng hạn như tên lửa, bom phản lực và mìn từ trường và thực tế là họ đang ph|t triển một hệ thống điện tử dựa trên chùm tia điện từ, sẽ cho phép m|y bay đo khoảng cách tới các trạm mặt đất đặc biệt. Tài liệu cũng đề cập về những nghiên cứu tối mật đang diễn ra trên c|c hòn đảo Usedon ở biển Baltic, trong một thị trấn nhỏ gọi là Peenemünde. Hầu hết các dữ liệu được nhà khoa học bí ẩn người Đức nhắc đến, là hoàn toàn mới đối với người Anh, nhưng một số những gì họ đ~ biết về vũ khí Đức thì hoàn toàn trùng hợp với thứ nêu trong các tài liệu trên. Đương nhiên, t{i liệu gây ra tranh cãi lớn giữa c|c cơ quan tình b|o, giữa giới quân sự và các nhà khoa học đang nghiên cứu và phát triển vũ khí mới. Một số bị thuyết phục rằng đ}y l{ thông tin sai lệch chủ đích đ|nh lừa các nhà phát triển Anh hoặc là biện pháp tuyên truyền, nhằm ngăn nước Anh tuyên chiến với Đức, những người khác lại cho rằng người Đức muốn đ|nh lạc hướng các nhà khoa học và kỹ sư người Anh v{ đẩy họ về phía hướng nghiên cứu không có kết quả. Tuy nhiên, một trong các nhóm cho rằng sẽ l{ khôn ngoan hơn nếu nghiên cứu chi tiết của mẩu thông tin quý giá này cẩn thận hơn: thuộc số đó có Winston Churchill, người ngay lập tức sau khi chiến tranh bùng nổ và các mối đe dọa bị ném bom sắp xảy ra với việc sử dụng dẫn đường vô tuyến điện tử, viết rằng: “Nếu những sự kiện này phù hợp với thực tại, đ}y l{ một mối nguy hiểm chết người”. Nguyên lý hệ trợ giúp X-Gerät của người Đức để ném bom đêm. Ông thành lập ngay một ủy ban gồm nhiều nhà khoa học để nghiên cứu không chỉ những gì chứa trong cặp tài liệu Oslo, m{ còn để nghiên cứu khả năng sử dụng thiết bị điện tử áp dụng vào mục đích qu}n sự, mà việc sử dụng nó Churchill ngày càng khẳng định. Trong khi đó, người Đức quyết định cải tiến phương ph|p ném bom điện tử của mình bởi vì khi sử dụng nó có hai hạn chế lớn. Trước hết, các máy bay ném bom gắn hệ thống này phải bay dọc theo tia vô tuyến dẫn đường quá lâu và sẽ gần như chắc chắn có nguy cơ bị tấn công bởi máy bay tiếm kích Anh, m{ trước sự ngạc nhiên vô cùng của người Đức, chúng luôn ở kề hướng đường bay của các máy bay của họ. Thứ hai, hệ thống Lorenz khá phức tạp với cả phi công và các nhà khai thác, những người phải được đ{o tạo khá dài. Bởi có những lý do trên, người Đức bắt tay nghiên cứu một hệ thống dẫn đường vô tuyến tiên tiến hơn, đơn giản hơn, v{ chẳng bao họ đ~ thử nghiệm nó. Sự nguy hiểm nằm ở chỗ người Đức sẽ sử dụng các hệ thống điện tử cho việc ném bom đêm nước Anh, điều được khẳng định sau khi thẩm vấn các phi công tù binh Luftwaffe và phân tích thiết bị điện tử tìm được trong số các mảnh xác máy bay ném bom Đức, bị bắn rơi trên l~nh thổ Anh. Ng{y 21 th|ng 6 năm 1940 tất cả những mối nghi ngờ về sự tồn tại của các hệ thống điện tử như vậy đ~ tan biến khi viên phi công Không lực Hoàng gia Anson thực hiện một nhiệm vụ ELINT bình thường thì anh ta nghe thấy trong tai nghe của mình một c|i gì đó chưa bao giờ nghe được trước đ}y: một chuỗi các dấu chẩm rất sạch và rất rõ, truyền tải bằng mã Morse, tiếp ngay sau là một tín hiệu liên tục ( hoặc tiếng huýt s|o). Sau đó, khi vẫn bay theo hướng cũ, anh bắt đầu nghe thấy trong tai nghe một chuỗi các dấu gạch ngang của mã Morse. Trong thực tế, Anson đ~ cắt qua chùm tia vô tuyến phát ra từ đ{i ph|t Đức dẫn đường cho máy bay ném bom Đức tới mục tiêu. Sự kiện này tiếp tục khẳng định giá trị của những gì đ~ được nêu trong tài liệu bí ẩn gửi đến tùy viên quân sự Anh ở Oslo. Sau phát hiện tình cờ n{y, người Anh bắt đầu nghiên cứu tất cả những phương cách có thể để chống lại hệ thống của Đức nhằm giảm bớt hoặc nếu có thể, vô hiệu hóa hiệu quả t|c động của nó. Những hệ thống như vậy được gọi là hệ thống đối kh|ng điện tử. Một trong những phương ph|p đối kh|ng điện tử được các nhà khoa học Anh xem xét, là cần phải bức xạ tiếng ồn liên tục, tạo ra bởi c|c m|y ph|t điện trên cùng tần số mà hệ thống Lorenz làm việc. Thiết bị y tế điện nhiệt diathermocoagulation là thiết bị thích hợp nhất cho nhiệm vụ, lập tức được tư vấn sử dụng với các bệnh viện lớn nhất ở London! Sự phóng điện tạo ra bởi thiết bị này có thể ngăn chặn một chương trình ph|t sóng radio Đức mạnh đến nỗi làm cho hệ thống dẫn đường của họ thành vô dụng. Một cách khác cho kết quả tương tự là bố trí microphone gần cánh quạt quay của máy bay và phát xạ tiếng ồn đó trên cùng tần số mà hệ thống Lorenz làm việc – ( 200-900 kHz). Tuy nhiên, c|c phương ph|p g}y nhiễu điện tử hệ thống Lorenz có một nhược điểm nghiêm trọng, vì kẻ thù sẽ nhận ra rằng sự can thiệp này có chủ ý, v{ do đó hệ thống Lorenz đ~ bị phát hiện. Sau đó, họ sẽ đưa ra một số phương ph|p quỷ quyệt kh|c, trong đó, không nghi ngờ gì nữa, sẽ dẫn đến những hậu quả còn tồi tệ hơn cho c|c th{nh phố của nước Anh, m{ đến thời gian n{y đang còn là mục tiêu chủ yếu trong các vụ ném bom đêm của đế chế Đức thứ Ba. Để tr|nh điều này, các nhà khoa học Anh đ~ tìm ra c|ch đ|nh lừa các phi công Đức, khi phát các tín hiệu tương tự mà họ muốn nghe, nhưng bị làm biến dạng cố ý (hướng đến). Những tín hiệu này không chỉ đ|nh lạc hướng họ, m{ đồng thời lại không gây ra những nghi ngờ nào dù nhỏ nhất. Hệ thống n{y đ~ phải đưa v{o hoạt động lập tức, bởi vì người Đức đ~ sử dụng hệ thống dẫn đường vô tuyến của mình trong trận bắn phá Coventry và tàn nhẫn sử dụng nó mỗi đêm trong c|c trận ném bom quần đảo Anh quốc. Sau một đợt nghiên cứu căng thẳng, người Anh cuối cùng cũng tìm thấy liều thuốc giải độc cho hệ thống Lorenz, được gọi là Meacon (Hải đăng cải trang). Phương ph|p đối kh|ng điện tử này nhằm tái bức xạ tín hiệu hệ thống Lorenz bị bóp méo sơ bộ. Máy thu và máy phát nằm ở miền nam nước Anh, cách nhau khoảng 6 cây số. Máy thu nhận tín hiệu của hệ thống Lorenz và gửi qua c|p đến máy phát, mà ngay lập tức phát lại nhờ sử dụng một ăng-ten định hướng có công suất lớn hơn nhiều. Ăng-ten phát ra chùm tia vô tuyến theo một hướng hơi kh|c một chút so với chùm tia hiện tại của hệ thống Lorenz. Tại một điểm x|c định, c|c phi công Đức, đang bay dọc theo một tia vô tuyến, bắt đầu nghe thấy hai tín hiệu: tín hiệu đúng – đang trở nên yếu hơn v{ tín hiệu phát lại – mạnh hơn. Họ sẽ tự động hướng chú ý của mình đến tín hiệu mạnh hơn, v{ sẽ thay đổi đường bay của mình v{ được dẫn tránh xa mục tiêu thực sự của vụ ném bom. Bị mắc vào chiếc bẫy n{y, c|c phi công Đức, thay vì ném bom các thành phố thì lại thực hiện ném bom xuống “c|nh đồng trống”, v{ trong nhiều trường hợp họ bị mất định hướng đến mức họ không thể l{m gì hơn l{ hạ cánh xuống đất Anh. Sau một thời gian, người Đức nhận ra rằng hệ thống Lorenz của họ hoàn toàn bị vô hiệu hóa bởi hoạt động đối kh|ng điện tử của người Anh và ngay lập tức thay đổi hệ thống dẫn đường và ném bom bằng đạo hàng vô tuyến của mình. Hệ thống mới, được người Đức gọi l{ Knickebein (“Nhức đầu”) bao gồm hai máy phát liên kết tương hỗ, phát ra một chuỗi các dấu chấm và dấu gạch ngang. Sự khác biệt giữa hệ thống mới với hệ thống Lorenz cũ nằm ở chỗ, thay vì nhiều chùm tia giao nhau, nay chỉ có một chìm tia, cắt chùm tia cơ bản một cách chính xác ngay trên thành phố-mục tiêu. Là một hệ đơn giản hơn, hệ mới, ngoài chuyện đó, còn đạt độ chính x|c cao hơn, bởi vì tín hiệu liên tục được phát ra trong cung 3 độ, cho sai số nhỏ hơn một km. Ăng-ten “Knickeben” Ngay lập tức sau khi áp dụng hệ thống mới, các máy bay ném bom của Đức bắt đầu đạt được những kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, người Anh đ~ biết có sự tồn tại của Knickebein một vài tháng trước khi nó được ứng dụng, khi họ tìm thấy trong đống xác máy bay ném bom Heinkel He111 tài liệu mang tên “Chỉ dẫn về đạo h{ng”, trong đó đề cập Knickebein, và chứa các dữ liệu về thời gian, địa điểm, tuyến đường, v.v. Các cuộc thẩm vấn tù binh phi công Đức và nghiên cứu kỹ lưỡng mỗi thiết bị vô tuyến tìm thấy trong đống xác máy bay ném bom của Đức bị bắn rơi, đ~ sớm xác định được c|c đặc tính chủ yếu của Knickebein (đặc biệt là tần số hoạt động của nó, quan trọng nhất trong đó l{ tần số 30 MHz). Ngay sau đó, người Anh đ~ đưa ra hệ Aspirin của mình – một hệ đối kh|ng điện tử để đối phó với “Nhức đầu”. Họ khuếch đại một trong hai tín hiệu m{ người Đức phát ra (dấu chấm hoặc dấu gạch ngang) và tái phát lại với công suất lớn hơn nhiều, để cuối cùng, chùm tia chính hơi lệch đi hoặc sang bên phải hoặc bên tr|i, v{ do đó dẫn m|y bay ném bom Đức đi chệch hướng. Ngoài ra, hệ thống chặn tín hiệu radio của Anh có thể thông báo chính xác chùm tia cắt qua thành phố n{o, để kịp thời thông báo cho công chúng biết mối nguy hiểm và tổ chức phòng thủ đường không, tập trung máy bay tiêm kích của Không quân Hoàng gia vào khu vực cuộc tấn công sẽ xảy ra. Đến thời điểm này, cả hai bên đều bị tổn thất nặng. Vào cuối th|ng Chín năm 1940, Đức đ~ bị mất 1.100 máy bay, còn người Anh mất ít nhất 650 máy bay tiêm kích. Bản đồ các trạm “Knickeben” Bây giờ chúng ta biết rằng kế hoạch của Đức chiếm ưu thế trên không trên không phận eo biển La Manche và miền nam nước Anh đ~ thất bại, Hitler buộc phải hoãn vô thời hạn cuộc x}m lược tham vọng bằng “Chiến dịch Sư tử biển” của ông ta. Ngoài ra, thời tiết xấu hồi mùa thu năm 1940 cũng buộc người Đức giảm hẳn nhịp độ hoạt động chiến đấu và cắt bớt số lượng các cuộc không kích, trong đó, m{ đến lúc đó, hầu như luôn luôn diễn ra v{o ban đêm, vì chỉ có bóng tối mới có thể bảo vệ các máy bay ném bom thoát các cuộc tấn công không thể tránh khỏi và diễn ra liên tục của các máy bay tiêm kích không quân Anh. Đồng thời trong khi đó, c|c phòng thí nghiệm của cả hai nước vẫn tiếp tục cạnh tranh không mệt mỏi trong nỗ lực phát triển một thiết bị điện tử phức tạp hơn, đặc biệt là bây giờ, khi radar đang ng{y c{ng chứng minh giá trị của nó như một phương tiện chỉ thị mục tiêu đối phương chính x|c v{ xạ kích theo nó. Tuy nhiên, ngay khi một bên phát minh ra một thiết bị điện tử mới, ngay lập tức bên kia cũng tìm ra phương c|ch đối kh|ng điện tử thích hợp để vô hiệu hóa, hoặc ít nhất là làm giảm hiệu quả của nó. Trong giai đoạn kịch tính này của chiến tranh, công ty truyền thông BBC đ~ được lệnh chỉ sử dụng một tần số để phát sóng tất cả c|c chương trình ph|t thanh của họ, vì người ta phát hiện ra c|c phi công Đức bị lạc hướng do người Anh sử dụng đối kh|ng điện tử (REP) hay do thời tiết xấu, thường sử dụng các trạm phát thanh cho đ{i BBC để lấy lại hướng. Họ đ~ sử dụng c|c đ{i vô tuyến tầm phương lắp trên máy bay x|c định hướng hoặc góc phương vị theo hai hoặc ba trạm phát thanh của BBC v{ dùng phương ph|p tam gi|c x|c định vị trí của mình. Còn một đ{i ph|t thanh, được sử dụng cho mục đích qu}n sự, l{ Đ{i ph|t thanh Paris. Không giống như BBC, ph|t sóng chủ yếu c|c chương trình giải trí, tin tức từ các mặt trận và các bài phát biểu tuyên truyền để duy trì tinh thần chiến đấu, Đ{i phát thanh Paris liên tục cả ng{y ph|t c|c chương trình nhạc nhẹ: các ca khúc và các màn biểu diễn tạp kỹ tuyên truyền cho Đức Quốc x~. C|c chương trình n{y có rất nhiều người dân ở Anh nghe, họ chịu đựng sự tuyên truyền của bọn Nazi, cũng giống như b}y giờ chúng ta chịu đựng c|c đoạn dừng quảng c|o, l{m gi|n đoạn c|c chương trình phát sóng của chúng ta. Sau một thời gian, thính giả Anh thấy rằng c{ng ng{y }m lượng của phiên truyền c{ng tăng v{ họ phải giảm volume máy thu của họ, ngoài ra, họ còn thấy điều đó thường xảy ra ngay trước khi có cuộc không kích luân phiên của người Đức. Đ}y l{ một sự trùng hợp kỳ lạ mà các nhà chức trách có thẩm quyền sớm nhận biết, sau khi nghiên cứu chi tiết họ phát hiện ra, trên thực tế, }m lượng c|c chương trình ph|t thanh tăng ở các thành phố sắp bị ném bom v{ }m lượng giảm đi tỷ lệ thuận với khoảng cách. Trên cơ sở đó, có thể kết luận rằng người Đức phải sử dụng trạm phát sóng của Đ{i ph|t thanh Paris để dẫn đường cho các máy bay ném bom của mình hướng tới các thành phố nước Anh. Trong thực tế, nó l{ như sau; trước mỗi cuộc không kích, trạm phát sóng radio của Đ{i ph|t thanh Paris chuyển từ ăng ten đẳng hướng sang ăng-ten định hướng hẹp nhằm vào thành phố sắp bị đ|nh bom. Do đó, c|c phi công Đức sẽ bay đến London hay Liverpool thì chỉ cần nghe bài hát tiếng Pháp của Đ{i ph|t thanh Paris! Một chùm tia hẹp khác, cắt chùm tia chính trên thành phố-mục tiêu sẽ thông báo chính điểm thả bom. Hệ thống mới, làm việc ở tần số 70 MHz, được người Anh đặt tên Ruffian mà ngay cả ngày nay vẫn được coi là bí ẩn. Rất khó để hiểu làm thế n{o người Đức có thể phát xạ một chùm tia điện từ hẹp như vậy (chỉ có 3 độ), khi mà họ chỉ có trong tay một số lượng hạn chế công nghệ điện tử. Người Anh đ~ mất một thời gian dài cho việc phát hiện hệ thống ác quỷ này và cuối cùng họ cũng đưa ra được một sự đối kh|ng điện tử hiệu quả, gọi là Bromide. Nó gồm có việc tái phát lại chương trình radio của Đ{i ph|t thanh Paris trên cùng một tần số, nhưng với ăng-ten đa hướng, do đó vô hiệu hóa việc phát sóng radio định hướng của người Đức. Sử dụng phương ph|p đối kh|ng điện tử trên, người Anh thành công hoàn toàn trong việc làm mất phương hướng c|c m|y bay ném bom Đức, kết quả là chúng bay hỗn loạn trên không phận Vương quốc Anh và thả bom bất cứ nơi n{o. Sau n{y, người Anh còn làm chủ thành công cả c|c chương trình ph|t sóng định hướng, điều đó cho họ cơ hội buộc các máy bay ném bom phải thả bom trên biển. Để không làm lộ cho người Đức biết các thành công của mình trong đối kh|ng điện tử, báo chí Anh gán cho những vụ ném bom bừa bãi trên là các hoạt động có tính chất phá hoại, được người Đức tổ chức nhằm v{o c|c căn cứ tiêm kích Spitfire. Phương ph|p đối kháng n{y, tuy nhiên, không kéo d{i l}u, v{ đến đầu năm 1941, người Đức đưa ra một hệ thống ném bom, được đặt tên Benito để vinh danh đồng minh Duce Italia. Vào thời điểm đó việc điều chế tần số hầu như ngay cả người Đức cũng chưa biết đến, họ tin rằng người Anh không có phương tiện n{o để nghe trộm sóng radio với kiểu điều chế như vậy, họ gần như bắt đầu sử dụng nó để tr|nh c|c phương tiện trinh sát của người Anh. Dọc theo các tuyến đường bay chủ yếu trên bầu trời nước Anh và Pháp họ bố trí nhiều điệp viên bí mật, trang bị máy phát FM cầm tay để cung cấp thông tin về vị trí của họ cho c|c phi công Đức, cũng như c|c thông tin kh|c, cho đến tận cự ly chính xác sát mục tiêu. Tình báo Anh không dễ hiểu được những gì đang xảy ra, song cuối cùng họ cũng đ|nh chặn được c|c sóng radio ph|t đi giữa các nhân viên mật vụ Đức và các phi công, ngay lập tức họ tìm ra một biện ph|p đối kh|ng điện tử đơn giản nhưng hiệu quả. Họ bắt đầu sử dụng các khai thác viên nói tiếng Đức trên cùng tần số, truyền đi những thông tin sai sự thật đến c|c phi công đối phương. Phương ph|p đối kháng này, có tên Domino, hiệu quả đến nỗi buộc nhiều phi công Đức phải hạ cánh xuống c|c căn cứ không quân Anh, mà những người đó thậm chí còn chưa hiểu ra chuyện gì! Tuy nhiên, Domino không phải không có thiếu sót. Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của những thiếu sót n{y đ~ xảy ra đêm 30 rạng ngày 31 tháng 5 năm 1941, c|c khai th|c viên hệ thống Domino vô tình phái một nhóm máy bay ném bom Đức ném bom thủ đô Dublin của quốc gia trung lập Ireland. Cuối cùng, người Đức phải viện đến việc chiếu s|ng để ném bom; ánh sáng của các trái bom chiếu s|ng đủ để soi sáng khu vực ném bom cho một số nhóm máy bay ném bom. Người Anh phản ứng bằng cách tổ chức những đ|m ch|y rất lớn, đóng vai mồi bẫy m|y bay Đức. Tất nhiên, điều n{y được thực hiện bên ngoài London, ngoài c|nh đồng trống, nơi những người Đức, không biết về thủ thuật n{y, thường xuyên thả bom xuống đó. Nhưng v{o thời điểm này, trận chiến nước Anh đ~ suy giảm, v{ m|y bay Đức bắt đầu di chuyển từ Pháp sang mặt trận phía Đông để chuẩn bị cho cuộc x}m lược nước Nga. Sau nhiều tháng không chiến căng thẳng, sau các vụ ném bom tàn bạo và cuộc chiến khốc liệt với lực lượng phòng không nước Anh, người Đức vẫn không thể gi{nh ưu thế trên bầu trời Anh quốc, kế hoạch của họ x}m lược đảo quốc Anh đ~ tan biến như m}y khói. Không qu}n Ho{ng gia đ~ chiến thắng, thậm chí bất chấp thực tế là thiệt hại của họ có lẽ cũng lớn gần như kẻ thù. Theo thống kê sơ bộ, người Anh bị mất 1.500 m|y bay tiêm kích, còn người Đức – ít nhất là 1700. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiến thắng chung cuộc của Không quân Hoàng gia, v{ nó được coi một c|ch đúng đắn l{ bước ngoặt trong quá trình Chiến tranh Thế giới 2. Thông thường, chiến thắng n{y được ghi nhận do tính ưu việt của đặc tính kỹ thuật-hàng không của các chiến đấu cơ Spitfire Hurricane, sự can đảm và kinh nghiệm của phi công Anh, hiệu quả của hệ thống tích hợp cảnh báo sớm và chỉ huy máy bay tiêm kích, chiến thuật thích hợp của Bộ tư lệnh KQ tiêm kích; ngoài ra, còn là các lỗi lầm chiến thuật của Không qu}n Đức. Tuy nhiên, các nghiên cứu tỉ mỉ và sự phân tích kỹ lưỡng đ~ l{m s|ng tỏ các yếu tố khác nữa mà các tài liệu và số liệu thống kê chúng tôi có được ng{y hôm nay đ~ x|c nhận. Người Anh ở trên đất của mình, các máy bay tiêm kích của họ thực sự nhanh hơn các máy bay ném bom chậm chạp của người Đức, vốn bị buộc phải thực hiện các chuyến bay d{i thường l{ trong c|c điều kiện thời tiết xấu trên một vùng nước không an toàn của eo biển La Manche và Biển Bắc. Người Anh cũng có lợi thế khi làm chủ được khả năng cảnh báo sớm và kiểm soát tuyệt vời, các biện ph|p đối kháng điện tử (ECM-РЭП, REP) hiệu quả nhất, những biện ph|p đó đ~ đ|nh lạc hướng được c|c phi công Đức, bắt họ tin rằng họ đang ném bom xuống các mục tiêu thực, trong khi trên thực tế, họ thường thả bom của mình xuống các khu vực trống, xa các thành phố, hay thả bom xuống biển. Người ta thống kê rằng chỉ có một phần tư bom người Đức được thả xuống các khu phố đông d}n cư v{ các nhà máy công nghiệp, đó mới là các mục tiêu thực. Thứ hai, đối kh|ng điện tử, mục đích của nó là gây khó cho công tác dẫn đường, buộc c|c phi công Đức bay trong trạng thái tâm lý bị ức chế, họ không biết hoặc phải dựa vào các thiết bị dẫn đường của mình, hay những cảm xúc mệt mỏi và làm giảm hiệu quả chiến đấu của cả kíp bay và máy bay. Mặc dù thời gian luân phiên lúc thành công lúc thất bại, các hệ thống đối kháng điện tử kh|c nhau, được thiết kế để vô hiệu hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống dẫn đường vô tuyến của kẻ thù, đ~ đóng góp to lớn vào kết quả cuối cùng của trận chiến nước Anh. Chương 6. Những trận chiến điện tử trên Đại Tây Dương. Karl Doenitz thăm thủy thủ đo{n t{u ngầm U-94 hải qu}n Đức Quốc xã tại quân cảng, th|ng 6 năm 1941. Một chương quan trọng khác trong lịch sử tác chiến điện tử là cuộc đấu tranh khốc liệt giữa các tàu ngầm phe Trục và các lực lượng không quân và hải quân chống tàu ngầm của c|c nước Đồng minh trong cái gọi là Trận chiến Đại T}y Dương. Vào lúc bắt đầu chiến tranh, phương tiện sẵn có duy nhất để phát hiện các tàu ngầm, là thiết bị Asdic (Ủy ban nghiên cứu phát hiện tàu ngầm đặt tên theo chữ cái đầu tiên của tổ chức này), và bây giờ được gọi là sonar (Sonar dẫn đường thủy âm và x|c định cự ly). Nó hoạt động trên nguyên tắc phát xạ trong nước của các sóng âm, mà khi gặp mục tiêu sẽ phản xạ từ nó theo hướng ngược lại, khoảng c|ch đến mục tiêu được tính toán bằng c|ch đo thời gian từ khi ph|t đến thời điểm tiếp nhận tín hiệu phản hồi. Đó gọi l{ định vị-sóng dội. Mùa hè năm 1940, Đô đốc Doenitz, Tư lệnh hạm đội tàu ngầm Đức đ~ quyết định thay đổi căn bản chiến thuật tác chiến tàu ngầm. Ông nhận thấy c|c đội hộ tống đo{n công-voa của qu}n Đồng minh bao gồm chủ yếu là các tàu khu trục kh| cũ, vì c|c t{u tốt nhất của Hải quân Ho{ng gia được sử dụng để chiến đấu với c|c t{u đột kích Đức đang săn diệt các tàu buôn. Tận dụng lợi thế trước sự phòng thủ yếu của chúng, Doenitz quyết định tấn công đo{n công-voa của đối phương v{o ban đêm từ tư thế nổi, mà không phải trong tư thế bơi ngầm. Trong những trường hợp này, Asdic (cự ly phát hiện của nó là rất nhỏ khi ở tư thế nổi trên mặt nước), sẽ là bất lực khi chống lại các tàu ngầm Đức nhanh nhẹn kiểu U, những con t{u m{ dưới sự che chở của bóng tối sẽ có khả năng tấn công v{ tho|t đi m{ không cần lặn xuống mặt nước. Vào ban đêm, trong khoảng bao la rộng lớn của đại dương, c|c th|p chỉ huy thấp của tàu ngầm sẽ rất khó bị phát hiện, đồng thời bóng dáng to lớn tối sẫm của các tàu buôn nổi bật trên nền s|ng hơn của bầu trời, sẽ trở thành một mục tiêu dễ dàng cho các tàu ngầm. T{u s}n bay Anh “Courageous” chìm vì trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức U-29 tháng 9 năm 1939. Các thuyền trưởng tàu ngầm U, nhận ra lợi thế của mình, tấn công ngày càng mạnh dạn hơn, t|o bạo hơn, họ thâm nhập vào giữa đo{n công-voa chậm chạp, gây những thiệt hại rất lớn. Ngo{i ra, cơ quan chuyên môn Đức Service B chuyên đ|nh chặn thông tin vô tuyến đ~ trợ giúp họ rất hữu ích, cơ quan đó thu v{ giải mã không chỉ c|c thông điệp vô tuyến do c|c đo{n công-voa của Anh trên biển ph|t đi, m{ còn cả c|c thông điệp chỉ dẫn về các tuyến hải trình truyền đi từ Bộ Hải quân Anh. Số lượng tàu buôn bị đ|nh chìm gia tăng từng ng{y, v{ Vương quốc Anh cảm thấy triển vọng khủng khiếp sẽ ở trong tình trạng khi tất cả c|c đường vận tải hàng hải giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ bị cắt đứt. Lo ngại viễn cảnh n{y, người Anh quyết định lắp đặt trên các tàu hộ tống và máy bay phòng thủ bờ biển của Không quân Hoàng Gia radar chống tàu ngầm (ASV). Tuy nhiên, radar Mark I thật tồi tệ đối với nhiệm vụ chống tàu ngầm, v{ sang đầu năm 1941, nó được thay thế bởi các radar Mark II, được lắp đặt trên máy bay. Với radar này, các máy bay, bay ở độ cao 450- 900 mét, có thể phát hiện tàu ngầm đang nổi lên ở khoảng cách 13 km. Mark II, té ra, cũng không đ|p ứng được yêu cầu bởi vì khi máy bay tiến vào thả bom xuống một chiếc tàu ngầm, nhiễu từ mặt biển che dấu tín hiệu phản xạ trên màn hình radar, làm cho việc thực hiện các vụ ném bom đêm xuống các tàu ngầm đang nổi không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, kẻ thù không biết sự hạn chế này. Sự hiện diện đơn thuần của radar trên máy bay giúp giảm số lượng các tàu buôn Anh bị đ|nh chìm, ít nhất là trong các vùng nước ven biển, trong khu vực từ bờ biển phía tây của quần đảo Anh quốc đến giới hạn tầm với của các máy bay thuộc Bộ chỉ huy phòng thủ bờ biển. Trận chiến trên Bắc Đại T}y Dương: t{u dầu qu}n Đồng minh “SS Dixie Arrow” đang chìm vì trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức U-71. Kể từ đó, c|c t{u ngầm Đức bắt đầu sử dụng chiến thuật mới của Đô đốc Doenitz. Chiến thuật n{y được gọi là cuộc tấn công “bầy sói” v{ mấu chốt là tập trung một số lượng lớn tàu ngầm tại c|c địa điểm chiến lược quan trọng để khi c|c đo{n công-voa đi qua, c|c t{u ngầm sẽ tấn công đối thủ của mình trên tất cả c|c hướng trong suốt một vài ngày. Chiến thuật mới được sử dụng chủ yếu ngoài tầm với của máy bay Anh, tạo ra những khó khăn lớn cho đội tàu chiến hộ tống và gây thiệt hại lớn cho đo{n công-voa. Rất nhiều tàu buôn của Anh bị chìm là do kết quả của phương ph|p tấn công mới. Và bây giờ, sau khi Hoa Kỳ bước vào tham chiến, tàu ngầm Đức có thể hoạt động cả trên các tuyến đường ven biển của Châu Mỹ. Một số lượng lớn các tàu buôn đang đi c|c hải trình này – không được trang bị vũ khí v{ ho{n to{n bất lực khi đối mặt với mối đe dọa từ dưới nước. Do đó, số lượng tàu bị chìm tăng nhanh như thổi: chỉ trong th|ng Năm v{ th|ng 6 năm 1942, ở ngo{i khơi bờ biển Mỹ đ~ có 200 tàu buôn bị đ|nh chìm! Trong khi trên biển diễn ra các trận chiến ác liệt, trong các phòng thí nghiệm các công cụ mới đang được chuẩn bị. Các nhà khoa học bận rộn phát triển một loạt các công cụ RTR, REP và phản REP, những thứ cần phải thay đổi tiến trình trận chiến gi{nh Đại T}y Dương. Đồng minh bắt đầu với một thiết bị của các máy bay tầm xa có thời gian bay dài là radar mới dải tần số L, tức là radar hoạt động ở tần số 1 – 2 GHz, cho phép họ bao trùm tất cả các tuyến đường biển chính của c|c đo{n công-voa giữa Anh và Mỹ từ các căn cứ không quân ở c|c nước n{y. Như vậy, kể từ mùa hè năm 1942, c|c lực lượng Đồng minh đ~ có cơ hội bắt đầu ném bom đêm c|c t{u ngầm Đức, sử dụng một đèn chiếu công suất rất mạnh – Leigh Light, nó có thể chiếu sáng một tàu ngầm từ khoảng cách gần một dặm rưỡi. Bây giờ, khi qu}n Đồng minh đ~ tìm ra biện pháp bao trùm toàn bộ Đại T}y Dương v{ khắc phục vấn đề mất tiếp xúc radar ở cự ly 300 – 400 mét bằng cách sử dụng đèn chiếu, số liệu các tàu ngầm Đức bị đ|nh chìm bắt đầu tăng. Người Đức đ|p trả bằng cách lắp đặt trên các tàu ngầm của họ các RWR Metox. Như đ~ mô tả, loại RWR này có thể thu nhận được tín hiệu của đối phương trước khi đối phương ph|t hiện ra tàu mặt nước hoặc tàu ngầm. Công ty Pháp Metox có trong kho c|c RWR, tuy nhiên, c|c ăng-ten phải vội vàng sửa lại. Người ta quấn dây cho nó xung quanh một cây thập giá bằng gỗ; chiếc ăng-ten ngẫu hứng n{y được gọi đùa l{ “Biscay Cross”, ám chỉ đến Vịnh Biscay, nơi U-boat Đức phải đấu tranh không chỉ với những cơn b~o, m{ nó qu| quen thuộc, nhưng cũng còn đấu tranh với sự tập trung lớn các máy bay và tàu chiến của qu}n Đồng minh. Metox cung cấp cảnh báo sớm máy bay và tàu chiến của đối phương, cho phép c|c t{u ngầm kịp thời thực hiện động tác lặn khẩn cấp. Biện ph|p đối phó trên có hiệu quả ngay lập tức và số lượng tàu ngầm bị đ|nh chìm giảm đ|ng kể. Đồng minh, tất nhiên, nhận ra rằng lại có một điều gì mới đang xảy ra trong lĩnh vực điện tử, họ bắt đầu làm việc trên radar mới Mark III. Radar này làm việc tại tần số 3 GHz, tương ứng với bước sóng 10 cm S-band (2-4 GHz) cao hơn nhiều so với băng tần L, mà tiền nhiệm của nó đ~ l{m việc. Mark III được đưa v{o trang bị đầu năm 1943. RWR Metox, có nhiệm vụ phải cảnh báo U-boat của Đức về các máy bay và tàu chiến của đối phương đang đến gần, lại không có khả năng chặn bắt bức xạ của dải tần số cao như thế và im lặng. Vậy là, U-boat, không nghi ngờ và tin tưởng radar cảnh báo sớm Metox của mình, nổi lên mặt biển để sạc pin, trở thành con mồi dễ d{ng cho m|y bay Đồng minh, được trang bị radar mới. Ngay sau khi tổn thất của các tàu ngầm tăng trở lại, c|c chuyên gia Đức bắt đầu cố gắng một cách tuyệt vọng để khám phá chuyện gì đ~ thay đổi trong phương pháp phát hiện của qu}n Đồng minh. Mặc dù các chỉ huy còn sống của U-boat báo cáo rằng RWR của họ trước khi tấn công không hề thu được bức xạ điện từ, vì lý do n{o đấy, c|c chuyên gia Đức đ~ không xem xét khả năng Đồng minh đ~ chuyển sang dùng dải tần số cao hơn. Thay v{o đó, họ cho rằng Đồng minh áp dụng hệ thống mới dựa trên việc sử dụng tia hồng ngoại, ví dụ, c|c m|y đo sóng radio cực kỳ nhạy cảm có thể phát hiện nhiệt độ cao phát ra từ động cơ U-boat. Vậy l{, đi theo con đường sai lầm, họ chú trọng phát triển chế ủa đ{n |p l}u d{i của nhiệt độ cao phát ra từ c|c động cơ tàu ngầm. Sau nhiều tháng nghiên cứu và thử nghiệm, dọc theo thân hai bên của U boat đ~ lắp đặt các lá chắn nhiệt, nhưng hiệu quả duy nhất m{ chúng đem lại là làm giảm tốc độ hành trình của chúng. Trong khi đó, số lượng tàu ngầm U-boat bị đ|nh chìm bắt đầu tăng lại; chỉ trong th|ng Năm v{ th|ng 6 năm 1943, Đức bị đ|nh chìm khoảng một trăm t{u ngầm. Không qu}n Đức đến trợ giúp các thủy thủ, khi giữa đống xác máy bay Anh bị bắn hạ gần Rotterdam, họ tìm thấy một số bộ phận của radar H2S, chúng tiết lộ một công nghệ, cho đến thời điểm đó c|c chuyên gia Đức vẫn chưa biết. Nhờ phát hiện thành công này họ hiểu rằng Đồng minh đ~ ph|t kiến ra đèn điện tử tinh vi magnetron nổi tiếng, hoạt động ở bước sóng khoảng 10 cm. Ngành công nghiệp Đức lập tức bắt tay vào chế tạo RWR có thể tiếp nhận bức xạ trong dải tần S-band. Máy thu mới được gọi l{ Naxos, đòi hỏi mất nhiều thời gian để phát triển v{ đ~ không đạt yêu cầu, như l{ chưa đủ nhạy và cự ly phát hiện chỉ khoảng 6 – 8 km. Trong khi đó, qu}n Đồng minh ng{y c{ng đ|nh chìm nhiều và nhiều hơn nữa các U-boat, do đó, người Đức cố gắng tìm phương ph|p kh|c trốn tránh sự phát hiện. Một trong những c|ch đó – có tên mã là Bold, sử dụng bẫy dưới dạng quả cầu cao su thả từ tàu ngầm lên độ cao khoảng 10 mét. Gắn với chúng có một hoặc hai sợi cáp kim loại để phản xạ bức xạ radar của đối phương, do vậy mà tạo ra c|c b|o động sai. Những quả bóng bay trên không được gắn với các phao nổi, thường trôi dạt gần đó, tuy nhiên, trong thực tế, khả năng đ|nh lạc hướng máy bay tuần tra rất nhỏ. Vào cuối năm 1943, có một số th{nh công đ~ đạt được khi sử dụng ống thở (snorkel) – l{ đường ống được trang bị một van đặc biệt cho phép tàu ngầm sạc điện ắc quy, vẫn di chuyển ở tư thế bơi ngầm. C|c snorkel được bao phủ loại vật liệu hấp thụ radar đặc biệt có thể hấp thụ nhiều hơn nhiều so với phản xạ bức xạ radar của đối phương. Khi m|y thu Naxos được chờ đợi từ lâu cuối cùng đ~ sẵn sàng, mọi việc đ~ qu| muộn, quá nhiều tàu ngầm bị đ|nh chìm và Trận chiến Đại T}y Dương đến lúc này đ~ thua không gỡ nổi. U-boat bị m|y bay Đồng minh tấn công. Việc đ|nh chặn sóng radio của U-boat đóng góp rất lớn vào chiến thắng của Đồng Minh trong Trận chiến Đại T}y Dương, đặc biệt là trong thời điểm có những tổn thất lớn nhất của c|c đo{n t{u công-voa. Các tàu ngầm phải nổi lên định kỳ, thường là vào ban đêm, để sạc ắc quy, định vị bản th}n v{ ph|t điện báo về bộ tham mưu, trao đổi thông tin vô tuyến với tàu ngầm khác trong một khu vực nhất định. Các sóng radio truyền đi đó bị các tàu hộ tống qu}n Đồng minh, có trang bị đ{i vô tuyến tầm phương chặn bắt v{ khi đó phương vị, họ có thể x|c định được vị trí tàu ngầm. Sau đó, những tọa độ trên được truyền đến c|c biên đội t{u săn-diệt, có nhiệm vụ phát hiện v{ đánh chìm tàu ngầm. C|c nhóm n{y, thường bao gồm hai hoặc ba tàu khu trục hoặc frigate, được ph|i đến điểm chỉ định v{ săn đuổi tàn nhẫn đối thủ không may mắn. Để tr|nh điều n{y, người Đức phát minh ra một hệ thống thu phát rất nhanh hoặc các phiên thu truyền kiểu “tiêm chích”; họ ghi nhận chúng một cách nhanh chóng v{ ph|t chúng đi trong vòng chưa đầy một giây. Để lắng nghe bình thường, máy ghi âm sẽ tự động làm chậm quá trình ghi. Các máy tầm phương vô tuyến thời đó vẫn chưa đủ nhanh để chặn bắt v{ x|c định tọa độ của máy phát trong một thời gian ngắn như thế, bởi vậy U-boat có cơ hội khá dễ d{ng thu ph|t ban đêm, mặc dù thời gian không được lâu. Năm 1943, qu}n Đồng minh đưa ra biện ph|p đối kh|ng điện tử mới – máy tầm phương vô tuyến tự động tên gọi Huff – Duff, có thể thu chương trình ph|t radio ngắn v{ tính to|n hướng trong một vài giây diễn ra chương trình ph|t sóng đó. Huff – Daff được c{i đặt không chỉ trên tầu chiến, chúng cũng được bố trí một cách hợp lý trong các trạm ven biển để hình thành một tam gi|c đạc tốt thu c|c thông điệp cần đ|nh chặn. Ngay khi U-boat Đức bắt đầu ph|t thông điệp vô tuyến, các trạm mặt đất và tàu thuyền trên biển có thể x|c định lập tức vị trí của nó và gửi thông tin đến các tàu chống tàu ngầm và máy bay chống ngầm để tấn công v{ đ|nh chìm kẻ địch. Trận chiến Đại T}y Dương cung cấp một bài học quan trọng cho những người có trách nhiệm lập kế hoạch và tiến hành tác chiến điện tử: nó dạy rằng, biết kẻ thù đang sử dụng thiết bị gì trên chiến trường v{o lúc n{y l{ chưa đủ, quan trọng hơn l{ biết được những gì đang được phát triển để sử dụng trong các chiến dịch trong tương lai. Tướng Martini đ~ có một quyết định khôn ngoan, khi v{o năm 1939, ông quyết định bay dọc theo bờ biển nước Anh trên khinh khí cầu Zeppelin. Như vậy, ông ta đ~ bay chuyến bay đầu tiên của mình thực hiện nhiệm vụ gi|m s|t điện tử, nhằm tìm ra những gì đối phương đang tiến h{nh trong lĩnh vực tác chiến điện tử. Không qu}n Đức cần phải duy trì công tác thực hành này trong suốt cuộc chiến tranh, và không chỉ cần ph|i c|c m|y bay ném bom v{ m|y bay tiêm kích đến nước Anh, mà còn cần phái một số m|y bay được trang bị các thiết bị để chặn thu bức xạ điện từ trên bầu trời Anh. Ngành công nghiệp điện tử của Đức đ~ có đủ kinh nghiệm để thực hiện trinh sát trong phổ điện từ; các máy thu tách sóng – là thiết bị lý tưởng cho nhiệm vụ này, mà người Đức cần áp dụng và phải được sử dụng để thu ghi các xung phát ra từ các radar mới của Anh trong thời gian thử nghiệm chúng. Bỏ qua trinh s|t điện tử, Bộ Tư lệnh Đức không chỉ đ|nh giá thấp mối đe dọa đang dần hiện ra, mà còn tự lấy đi của mình cơ hội có được thông tin về các cải tiến kỹ thuật, có thể tỏ ra cực kỳ hữu ích cho sự phát triển của một hệ thống ECM thích hợp có khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa sắp tới. Chương 7. “Đột phá qua La Manche” (Operation Cerberus) Lúc bình minh ng{y 22 th|ng 3 năm 1941, chiếc tàu tuần dương Đức “Scharnhorst” v{ “Gneisenau” được ph|i đến căn cứ hải quân Brest thuộc nước Pháp đang bị chiếm đóng. Cả hai tàu vừa hoàn thành một chuyến di biển dài ở Đại Tây Dương v{ cần sửa chữa sau khi đ|nh chìm hơn hai mươi t{u buôn Anh. Hai th|ng sau, tại chính cảng này, một tàu chiến Đức nữa vào ẩn n|u, đó l{ tuần dương hạm hạng nặng “Prinz Eugen”. Một v{i ng{y trước, t{u đ~ chiến đấu với hạm đội Anh cùng với thiết giáp hạm “Bismarck”. T{u “Bismarck” bị đ|nh chìm, còn “Prinz Eugen” đ~ kịp trốn thoát. Trong quá trình sửa chữa, 3 chiếc tàu lớn của Đức, mặc dù có ngụy trang kỹ lưỡng, chúng vẫn bị phát hiện bởi Không lực Hoàng gia Anh, họ ngay lập tức, ngày cũng như đêm, dội bom quân cảng. Trong thời gian các vụ ném bom, các tàu trên vài lần chịu thiệt hại, và sau một thời gian, Bộ Tư lệnh tối cao Đức quyết định đưa chúng về một cảng an to{n trong nước Đức. Trên bờ đối diện, người Anh hiểu rằng các tàu đối phương sớm hay muộn cũng phải rời Brest, để tránh các cuộc không kích hàng ngày và bắt đầu áp dụng các biện ph|p ngăn chặn điều đó. Quá trình di chuyển ba tàu chiến từ Brest về Đức là cực kỳ nguy hiểm. Hitler, giống như một con bệnh ung thư, đích th}n theo dõi tình hình; không h{nh động có nghĩa l{ phải nhận cái chết, m{ h{nh động thì cái tạo ra một số cơ hội cứu rỗi cũng rất nguy hiểm. Vậy l{ người ta quyết định h{nh động. Điều đầu tiên cần làm là quyết định các tàu chiến sẽ đi theo hải trình n{o để về Đức. Có hai tuyến đường biển, một đường tồi hơn đường kia. Tuyến thứ nhất – đi về phía tây và phía bắc vòng quanh quần đảo Anh, sau đó đi qua Biển Bắc, tuy nhiên, vụ đắm t{u “Bismarck” x|c nhận thực tế là các hạm đội Anh sẽ có đủ thời gian để đ|nh chặn v{ đ|nh chìm t{u. Một tuyến khác – đi qua eo biển Anh (eo La Manche), tuyến đường biển này có lợi thế – vì ngắn hơn nhiều, nhưng phải vượt qua ngay trước mặt người Anh, với những hậu quả không phải khó tưởng tượng. Tuy nhiên, hải trình thứ hai cũng cho một số cơ hội để tránh cuộc tấn công của các tàu chiến hạng nặng Hải qu}n Anh, vì người Anh, thật h{i hước, họ đ~ chuyển hầu hết tàu của mình đến các cảng phía bắc để tránh các cuộc tấn công đường không của Không qu}n Đức. Mối nguy hiểm chính trong eo biển La Manche là có mặt một số lượng lớn các tàu cao tốc phóng ngư lôi v{ c|c m|y bay, các cỗ đại bác tầm xa của lực lượng pháo bảo vệ bờ biển, được bố trí dọc bờ biển eo Dover, v{ dĩ nhiên, thủy lôi bơi. Để chiến dịch hành quân không kết thúc bằng một thảm họa ho{n to{n, điều rất quan trọng là các tàu chiến Đức phải đến được eo biển Dover mà không bị phát hiện. Nếu chúng có thể đi đến Dover mà không bị phát hiện, khi đó có thể hiểu được từ những tính toán rất đơn giản, rằng từ giờ phút đó trở đi, hạm đội Anh không thể bắt kịp và tấn công chúng. Sau khi cân nhắc tất cả các ý kiến “đồng tình” v{ “phản đối”, Bộ Tư lệnh Hải quân Đức chọn một tuyến đường biển ngắn hơn qua eo biển Anh. Nhưng đồng thời nó phải giải quyết vấn đề khi rời Brest – đi ng{y hay đi đêm. Xuất phát ban ngày có nghĩa l{ c|c t{u chiến có thể đi qua eo biển Dover v{o ban đêm, nhưng đồng thời, xuất bến khỏi Brest v{o ban đêm sẽ làm cho chúng thành các bia bắn trước các cỗ pháo vào ban ngày. Cuối cùng, họ quyết định cho xuất phát rời Brest ban đêm. Quyết định này dựa trên thực tế là sự nguy hiểm gây ra bởi trinh sát trên không của người Anh lớn hơn nguy cơ rơi v{o lưới lửa của các cỗ pháo bờ biển. Bản đồ thể hiện sự di chuyển của SMS “Prinz Eugen”, SMS “Bismarck” v{ c|c t{u Anh truy đuổi chúng trong chiến dịch “Operation Rheinübung” th|ng 5 năm 1941, trong đó SMS “Bismarck” bị đ|nh chìm. Người đứng đầu Signal Corps của Không qu}n Đức, tướng Martini, đích th}n nghiên cứu radar của đối phương kể từ th|ng T|m năm 1939, khi m{ ông cố gắng chặn thu, nhưng không đạt kết quả, các bức xạ điện từ trên bầu trời nước Anh (xem Chương 5). Với sự sụp đổ của nước Ph|p v{o năm 1940, dọc theo bờ biển phía bắc Ph|p đ~ thiết lập nhiều trạm thu để đ|nh chặn bức xạ radar Anh. Theo cách này, người Đức do th|m c|c đặc tính chủ yếu của radar Anh (tần số, độ dài xung, v.v) và sự phân bố của chúng. Tướng Martini được giao trách nhiệm gây nhiễu các radar của Anh trong chiến dịch “Nhảy qua La Manche” để giữ cho ba tàu chiến của Đức bị phát hiện chậm đến mức tối đa có thể được. Mặc dù radar là một phương tiện trinh sát hiệu quả v{ điều khiển hỏa lực pháo binh, có thể nhìn xuyên qua sương mù v{ bóng tối, chúng dễ bị gây nhiễu và nhạy với các biện ph|p đ|nh lạc hướng (nhiễu mô phỏng). Chính đó l{ tính dễ tổn thương của radar – chiến trường cơ bản của tác chiến điện tử. Radar nhạy với nhiễu vì thường các tín hiệu phản xạ từ mục tiêu rất yếu. Khi máy thu của radar đủ nhạy đối với việc tiếp nhận tín hiệu đ|p ứng yếu của mục tiêu, nó có thể dễ dàng bị chế áp bởi các tín hiệu của máy phát nhiễu công suất mạnh hơn, hoạt động trên cùng một tần số và hướng thẳng v{o nó. Để gây nhiễu thành công cho các radar Anh giám sát eo biển Anh, điều quan trọng là phải biết tần số hoạt động chính xác và các tọa độ địa lý gần đúng – thông tin trên đ~ được tướng Martini biết rõ. Ngành công nghiệp Đức lập tức phát triển v{ cho ra đời các thiết bị gây nhiễu đặc biệt, có thể “nhồi đầy” (l{m b~o hòa) c|c m|y thu radar Anh v{ l{m mù CRT của họ. Martini triển khai chúng gần Ostend, Boulogne, Dieppe, Cherbourg, Rotterdam và tại các địa điểm thích hợp khác dọc theo bờ biển phía bắc Pháp. Mỗi máy phát nhiễu được trao một mục tiêu trong số các radar Anh. SMS Scharnhorst trong cảng, mừa đông 1939–1940. Kế hoạch đơn giản nhưng khéo léo của tướng Martini gồm có cản trở người Anh sử dụng các radar của họ và không cho phép họ hiểu rằng các khí tài của họ đang bị đối phương chế áp có chủ định. Trong hai th|ng trước khi các tàu xuất hành rời Brest, việc gây nhiễu hệ thống radar của Anh bắt đầu, với hy vọng l{m người Anh tin rằng điều này là do nhiễu khí quyển. Lúc đầu, việc gây nhiễu chỉ kéo dài một vài phút, nhưng sau đó dần dần tăng lên từng ngày, vì vậy người Anh đ~ quen với nó, họ đi đến chỗ tin rằng điều n{y l{ do đặc tính khí quyển cụ thể của khu vực n{y, do đó họ không thể tránh khỏi. Sau khoảng một th|ng h{nh động như vậy, kết quả mong muốn đ~ đạt được. Người Đức, với chu đ|o thường lệ của họ, tiến hành mọi biện pháp phòng ngừa để đảm bảo chuyến xuất bến của các tàu chiến sẽ g}y cho đối phương bất ngờ. Trước hết, kế hoạch chỉ được thông báo cho ba thuyền trưởng tàu chiến. Thứ hai, họ chủ định đ|nh lừa người dân Brest, mà nhiều người trong số đó l{ điệp viên Anh và các thành viên của phong trào kháng chiến Pháp bằng cách sắp đặt một vũ hội phục trang, gây ấn tượng rằng họ không có ý định ra khơi trong tương lai gần. Và cuối cùng, để thêm ấn tượng rằng các nhiệm vụ chiến đấu tiếp theo m{ “Scharnhorst”, “Gneisenau” v{ “Prinz Eugen” phải đối mặt sẽ là tấn công đo{n công-voa của đối phương đang đi dọc bờ biển châu Phi ở phía Nam Đại T}y Dương, trên c|c t{u người ta chuyển đến c|c gói mũ sắt và và thùng dầu ăn, phía ngo{i ghi “sử dụng trong các vùng nhiệt đới”, ngo{i ra, c|c dịch vụ bưu chính bình thường và giặt là, cung cấp thực phẩm vẫn tiếp tục – tất cả nhằm mục đích l{m giảm mối nghi ngờ của kẻ thù về việc ra khơi sắp tới. SMS Gneisenau trên biển, năm 1939. Mặc dù tất cả các biện pháp phòng ngừa trên, Bộ Hải quân Anh, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình, tuy nhiên vẫn đi đến kết luận ba t{u Đức đang chuẩn bị rời Brest và gần như chắc chắn chúng đ~ chọn con đường qua eo biển Anh. Người Anh lên kế hoạch chiến dịch “Fuller” với mục đích ngăn chặn chuyến đi của 3 tàu chiến qua eo biển trở về Đức. Các chuyến bay trinh sát của Anh vào các ngày 29 và 31 tháng Giêng, thực sự chỉ ra rằng trong cảng Brest đ~ kéo về một số lượng lớn các tàu cao tốc phóng ngư lôi, c|c khu trục hạm hạng nhẹ v{ c|c t{u quét mìn, điều đó rõ ràng nói về chuyến xuất bến sắp xảy ra. Vì vậy, ngày 03 tháng 2, Bộ Hải qu}n Anh đ~ ban hành lệnh tiến hành các biện pháp khác nhau, được phát triển mới một thời gian trước đ}y đối với trường hợp xảy ra các sự kiện đột biến như vậy. Dọc theo các tuyến đường biển có khả năng t{u địch đi qua, người ta rải mìn, còn radar phòng thủ bờ biển và máy bay của Bộ chỉ huy phòng thủ bờ biển thuộc Không quân Hoàng gia được đưa về mức b|o động chiến đấu cấp cao nhất. Bây giờ, cả hai đối thủ đ~ sẵn sàng cho trận chiến, sau khi đ~ trù tính, trong tình trạng bí mật nghiêm ngặt, tất cả c|c h{nh động của mình cho đến từng chi tiết nhỏ nhất. Chuyến khởi hành của c|c t{u Đức được lên kế hoạch vào nửa đêm ng{y 11 th|ng 2 năm 1942. Thời gian và ngày giờ đ~ được chọn sao cho tận dụng lợi thế của bóng tối một đợt trăng mới và thủy triều, l{m tăng thêm 5 mét chiều sâu của luồng t{u, cũng như tốc độ dòng chảy liên quan là 3 hải lý. Ngay trước nửa đêm, cuộc không kích nghi binh đ~ được tổ chức; nhiều quả bom đ~ được thả xuống một số bãi cát hoang của cảng v{ cư d}n Brest ẩn nấu tránh cuộc không kích trong các hầm tránh bom. Trong khi họ chờ đợi còi b|o yên, ba t{u Đức cùng với tám tàu khu trục và 16 tàu nhỏ phóng lôi, nhổ neo và từ từ ra khỏi cảng. Sau khi ra biển, thủy thủ đo{n cuối cùng mới được thông báo rằng họ đang trở về Đức. Tin này gây ra một cơn b~o h}n hoan với ý nghĩ được trở về nh{ v{ được tham gia vào một chiến dịch táo bạo như vậy. Đêm tối v{ sương mù, c|c t{u đi gần sát bờ biển của Ph|p đến mức có thể, theo một dải nước hẹp mới quét thủy lôi xong vài giờ trước đ}y bởi c|c t{u quét mìn Đức. Giữa các tàu duy trì chế độ im lặng vô tuyến và radar hoàn toàn, còn để trao đổi giữa c|c t{u, người ta sử dụng đèn chiếu hồng ngoại đặc biệt, vô hình với người Anh. Các tàu chiến Đức có hỏa lực hùng mạnh: “Scharnhorst” v{ “Gneisenau” mỗi chiếc có chín ph|o 280 mm, mười hai ph|o 152 mm, mười bốn pháo 105 mm và một số lượng lớn pháo tự động 37 mm, ba mươi s|u ống phóng ngư lôi 533 mm. “Prinz Eugen” có t|m ph|o 203 mm, mười hai ph|o 105 mm, mười hai pháo phòng không tự động 37 mm v{ mười hai ống phóng ngư lôi 533 mm. Ngo{i ra, thêm v{o đó l{ hỏa lực các tàu khu trục và tàu nhỏ phóng ngư lôi. Trên không, hải đo{n được yểm trợ của 250 máy bay tiêm kích tầm xa dưới sự chỉ huy của phi công tiêm kích nổi tiếng của Không qu}n Đức l{ Adolf Galland, người có đến 94 chiến thắng về phần mình trong không chiến, còn đến cuối chiến tranh, ông sẽ được công nhận bắn rơi 103 m|y bay đối phương. Thuộc quyền phía Anh, lần lượt, là toàn bộ hạm đội, v{ h{ng trăm m|y bay c|c loại, nhưng nó có lẽ mối đe dọa lớn nhất đối với người Đức đến từ mạng lưới radar của Anh trải dài dọc bờ biển phía nam nước n{y. Người Đức đ~ tiêm một liều nhiễu rất cẩn thận, để trong mọi trường hợp, không gây ra ngay cả những nghi ngờ nào dù nhỏ. Không ảnh của máy bay trinh sát Anh quãng tháng 2-6 năm 1942 cho thấy (mũi tên phần dưới và giữa hình) SMS Scharnhorst đang sửa chữa tại quân cảng Kiel nước Đức Quốc Xã, sau khi vấp thủy lôi th|ng 2 năm 1942 khi qua “Channel Dash” trong chiến dịch Cerberus. Suốt đêm, hải đo{n trải dài, không bị máy bay trinh sát Anh chú ý, mở hết tốc lực tiến đến eo biển Dover. Bình minh đang đến gần. Sự căng thẳng của các thủy thủ Đức, đang chờ đợi cuộc tấn công của hạm đội đối phương có thể đến bất kỳ thời gian nào, bắt đầu lớn dần. Trong những giờ bình minh đầu tiên, hai chiếc máy bay Heinkel He111 trang bị thiết bị gây nhiễu, bắt đầu chiến dịch gây nhiễu radar ven biển được chuẩn bị rất cẩn thận; họ bay dọc theo eo biển Anh, dọc bờ biển phía nam Vương quốc Anh, ngăn cản các radar Anh phát hiện trong không trung một nhóm lớn máy bay bay hộ tống hải đo{n t{u chiến Hải qu}n Đức. Mặt khác, các trạm phát nhiễu trên mặt đất không được bật trước 09:00, nhiệm vụ của chúng là che giấu sự hiện diện của tàu chiến Đức và họ phải mở máy khi hải đo{n Đức đi v{o vùng ph|t hiện của radar Anh đang cảnh giới eo biển Dover. Vào thời điểm x|c định, máy phát nhiễu được bật lên, chúng được tinh chỉnh khớp các tần số của radar Anh nên làm việc tốt đến mức một số trạm radar Anh đ~ phải tắt máy, trong khi những trạm khác thay đổi tần số hoạt động trong hy vọng hão huyền sẽ thoát khỏi nhiễu. Đột nhiên, một trạm radar hoàn to{n chưa biết bắt đầu ph|t sóng, nhưng nó cũng bị chế áp ngay lập tức. Tóm lại, các hoạt động gây nhiễu th{nh công đến nỗi các trắc thủ khai th|c radar người Anh thậm chí không nghi ngờ có gì bất thường! Đ}y l{ lần đầu tiên trong lịch sử hải quân, tác chiến điện tử được ứng dụng thực tế trong một tình huống chiến đấu. Hải đo{n Đức đi suốt gần mười giờ, nhanh chóng tiếp cận eo biển Dover. Không có dấu hiệu nhỏ nào cho thấy nó bị người Anh phát hiện, có vẻ như kế hoạch tác chiến điện tử được lập ra một cách tuyệt vời của người Đức đ~ mang lại thành công. Tuy nhiên, vào khoảng 10:00, một trong những radar của Anh bắt đầu phát sóng ở một tần số cao đến mức người Đức hoàn toàn không có cơ hội gây nhiễu; chính radar mới n{y đ~ b|o c|o cả về c|c m|y bay đối phương đang bay dọc bờ biển nước Pháp vào ở độ cao thấp. Khoảng 10:45, một số máy bay tuần tra của Lực lượng Không quân Hoàng gia phải đối mặt với một nhóm lớn máy bay Không qu}n Đức và khi cố gắng trốn tránh kẻ thù, họ hạ xuống cao độ đỉnh sóng, ở độ cao đó cuối cùng họ phát hiện ra các tàu chiến Đức. Do một số chậm trễ không giải thích được, Bộ chỉ huy Không quân và Hải quân Anh không biết gì về việc tìm thấy kẻ thù trong khoảng gần một giờ – cho đến 11:30. Lúc gần giữa trưa, khi hải đo{n Đức đang ở vị trí ngay trước Boulogne, đ~ v{o tầm hủy diệt, bắn phá tại eo biển Dover, các khẩu đội pháo bảo vệ bờ biển của Anh mới khai hỏa từ cự ly 26 km. Tuy nhiên, không viên đạn n{o trúng t{u Đức vì sương mù d{y đặc không cho các pháo thủ Anh cơ hội quan s|t điểm nổ xạ kích, và họ phải dựa vào radar của mình, vốn không đủ độ chính xác. Pháo bảo vệ bờ biển của Đức trên bờ biển nước Pháp ngay lập tức bắn trả và buộc đối phương phải im lặng. Đ}y l{ nơi trận chiến thực sự bắt đầu. Thủy thủ Đức mặc dù đ~ một v{i đêm không ngủ, nhưng đ~ được cảnh báo, chờ đợi cuộc tấn công của hạm đội Anh ở bất kỳ thời điểm nào. Họ chờ không lâu, khi sáu máy bay-phóng ngư lôi Fairey Swordfish thuộc phi đội 825 Hải quân Hoàng gia, hộ tống bởi 5 phi đội máy bay tiêm kích, bước vào công kích. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa c|c phi đội là hoàn toàn không thể có vì phi cơ C| Kiếm vốn tốc độ chậm (232 km / h), phải tấn công từ chiều cao đỉnh sóng. Do đó, họ phải tấn công mà không có bảo vệ, và chính vì vậy, tất cả bọn họ bị bắn hạ không thương tiếc từng phi cơ một mà không có quả ngư lôi n{o bắn trúng mục tiêu. Cuộc tấn công tự s|t n{y được thực hiện với lòng can đảm vô biên, và viên sĩ quan chỉ huy của họ, Thiếu tá Hải qu}n Eugene Esmonde được truy tặng Victoria Cross. Trước một phi cơ C| Kiếm, những quân nh}n KQ v{ HQ đ~ góp phần tiêu diệt thiết giáp hạm Bismarck của Đức Quốc Xã, Eugene Esmonde thứ 2 từ trái sang. Ảnh chụp trên tàu sân bay Ark Royal của Hải qu}n Anh, th|ng 10 năm 1941. Các cuộc tấn công tiếp theo được thực hiện bởi một đội t{u phóng ngư lôi, được phái gấp từ Dover đến. Những con tàu nhỏ, phù hợp hơn cho c|c cuộc tấn công ban đêm, không thể cạnh tranh với tàu khu trục Đức đi hộ tống, nhưng chúng biết cách tiếp cận đủ gần để phóng đạn ngư lôi. Người Đức, với sự trợ giúp của màn khói và các chiến thuật tr|nh ngư lôi, cũng như sự giúp sức của hỏa lực |p đảo, đ~ buộc đối phương phải rút lui. Tại thời điểm n{y, người Đức đang đặc biệt lo lắng và tự hỏi Hải quân Anh và Không quân Anh conf những món gì khác dành tiếp họ. Chẳng mấy chốc, mười hai tàu khu trục Anh đ~ tới; đồng thời 240 máy bay ném bom cất cánh từ các sân bay Anh khác nhau, còn một phi đội máy thả thủy lôi bắt đầu rải mìn dọc theo tuyến đường biển có khả năng t{u Đức đi qua. C|c t{u khu trục Anh can đảm tấn công các con tàu lớn của Đức, họ đến gần để phóng ngư lôi, nhưng mọi nỗ lực của họ đều vô ích v{ lòng dũng cảm của họ tỏ ra vô ích, trong khi đó, một trong các con tàu của họ đ~ bị hư hại nghiêm trọng do hỏa lực của người Đức. Vào buổi chiều, “Scharnhorst” rung chuyển vì một vụ nổ bất ngờ. Đèn trên t{u tắt lịm, động cơ dừng làm việc. Tàu trúng mìn. Thủy thủ đo{n của tàu lặng lẽ quan sát xem “Gneisenau” v{ “Prinz Eugen” vượt qua; lệnh phải đi với bất cứ giá nào, và nếu một trong các con tàu bị bắn hỏng hoặc bị đ|nh chìm, những chiếc khác không cần phải dừng lại để giúp nó. Trong khi thủy thủ đo{n của “Scharnhorst” cố gắng sửa chữa hư hại của tàu, trên bầu trời eo biển Anh diễn ra một trận không chiến tuyệt vọng. Ba mươi s|u m|y bay phóng ngư lôi Bristol Beaufort tấn công hải đo{n Đức, nhưng sự phối hợp h{nh động của họ tồi đến mức cuộc tấn công lại thất bại. Cùng lúc đó, thủy thủ đo{n của “Scharnhorst” đ~ nhanh chóng sửa chữa xong, con tàu tiếp tục hành trình. Đến cuối ngày, 240 máy bay ném bom của Không qu}n Ho{ng gia ph|t động một làn sóng tấn công lặp đi lặp lại xuống các tàu chiến Đức, nhưng tầm nhìn không đủ làm cản trở c|c đường bay rất nhiều, trên thực tế, chỉ có bốn mươi m|y bay có thể ph|t động cuộc tấn công, trong đó mười lăm chiếc bị bắn hạ, còn hai mươi chiếc – bị hư hỏng. Vào khoảng 19:00 giờ, “Gneisenau” vấp mìn, nhưng thiệt hại không đ|ng kể, nó tiếp tục di chuyển với tốc độ 25 hải lý. Thêm vào cho mọi việc tồi tệ hơn, b}y giờ lại nổ ra một cơn b~o dữ dội. T{u Đức mất liên lạc với nhau và không thể phân biệt sào ngắm do các tàu quét mìn thả đ|nh dấu. Sau đó, “Scharnhorst” lần thứ hai vấp mìn, nhưng lần này hậu quả nghiêm trọng hơn. Hầm tàu bị nước tràn vào khoảng 1.000 tấn, rất nhiều khoang bị ngập và mất điều khiển, tàu phải dừng lại và bắt đầu trôi dạt về hướng bãi mìn và bãi cát ngầm. Trong đêm, Không qu}n Ho{ng gia thực hiện hơn 740 phi vụ chống lại các tàu chiến Đức. Người Đức đ|p trả các vụ ném bom bằng hỏa lực pháo phòng không trên hạm của mình – thủy thủ Đức phải liên tục tưới nước cho các nòng súng bắn liên tục cháy đỏ! Tuy nhiên, các cuộc tấn công này không mang lại bất kỳ kết quả thực sự nào. Ngay trước bình minh, trên c|c t{u Đức loan truyền thông điệp về việc có các tàu lạ đang tiếp cận, tin này gây nhiều lo âu, bởi vì hải đo{n Đức không ở trong trạng thái có thể nghênh chiến hạm đội Anh, đặc biệt là vào thời điểm này. Tuy nhiên, hóa ra hai chiếc t{u không x|c định được đó lại là các tàu hộ tống Đức, trong đêm tối đ~ mất liên lạc với các tàu khác. Mặc dù tất cả mọi thứ đ~ xảy ra, hải đo{n Đức vẫn thành công trong việc đạt mục tiêu của chiến dịch của mình mà không phải đối mặt với hạm đội Anh, đến buổi trưa ng{y 13 th|ng 2, nó đ~ về đến nhà. Sự thành công của chiến dịch đầy khó khăn n{y được quyết định chủ yếu bởi công tác tổ chức gần như ho{n hảo của nó, và trên hết, biện ph|p đối kh|ng điện tử. Trường đoạn đó trong lịch sử hải quân nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của tác chiến điện tử: tính dễ bị tổn thương của radar khi bị gây nhiễu điện tử. Tính dễ bị tổn thương n{y dẫn đến một thực tế là tác chiến đối kh|ng điện tử vẫn còn nguyên hiệu quả ở ngày hôm nay. Chương 8. Tác chiến điện tử trên bầu trời nước Đức. C|c tướng lĩnh KQ Anh thuộc Bộ Chỉ huy LLKQ ném bom Không lực Hoàng Gia Anh đang nghiên cứu bản đồ nước Đức trong Thế chiến 2, trái sang phải: Phó Thống chê KQ R.Graham, Thống chế KQ A.T.Harris Tư lệnh Bộ Chỉ huy KQ ném bom (cầm cây chỉ vào bản đồ), Phó Thống chế KQ R.Saundby Tham mưu trượng LLKQ ném bom. Sau những tổn thất nghiêm trọng trong Trận chiến nước Anh, Không qu}n Đức được điều động khỏi Mặt trận phía Tây và triển khai đến c|c căn cứ không quân ở Đông Đức, để tham gia vào chiến dịch nước Nga, được đặt tên mã – “Operation Barbarossa”. Do đó, Không qu}n Ho{ng gia đ~ có cơ hội ra đòn trả đũa ồ ạt không trở ngại, dưới hình thức các cuộc dội bom không kích dữ dội xuống nước Đức như l{ một phần của chiến lược hủy diệt, cần phải có để đảm bảo chiến thắng của quân Đồng minh. Các trận ném bom ban ng{y nước Đức không thắng lợi, chủ yếu do tính dễ tổn thương của m|y bay ném bom trước tiêm kích đối phương, v{ m|y bay tiêm kích của Không quân Hoàng gia không có khả năng để đảm bảo yểm trợ xa hơn vì giới hạn tầm bay của họ, nên dần dần người Anh chuyển sang các cuộc tấn công ban đêm. B}y giờ, vai trò của kẻ thù trong “cuộc chiến chùm tia” đ~ thay đổi ngược lại; thời gian n{y, người Anh phải phát triển được các hệ thống ổn định trước các sai số để có thể dẫn đường đến mục tiêu cho máy bay ném bom của họ, v{ người Đức – phải tìm ra biện ph|p đối kháng hiệu quả. Trong Trận chiến nước Anh, người Anh đ~ nhận thấy máy bay ném bom của người Đức khó khăn thế n{o để có thể đ|nh trúng mục tiêu, bất chấp các công cụ điện tử phức tạp mà họ có sẵn. Người Anh nay phải đối mặt với cùng một vấn đề, khi tiến h{nh không kích nước Đức. Máy phát của hệ thống Gee (Gee hyperbolic navigation system). Người Anh hy vọng đ|nh trúng c|c mục tiêu ở Đức mà không làm chủ được phương tiện dẫn đường vô tuyến chính xác hỗ trợ cuộc ném bom chăng? Bộ Chỉ huy Không quân Hoàng gia vô cùng hoài nghi hiệu quả các vụ ném bom đầu tiên đất Đức. Thống chế Không qu}n Robert Saundby, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Không quân ném bom Không lực Hoàng gia Anh, một lần có nhận xét với bộ tham mưu của mình rằng khi một phi đội máy bay ném bom báo cáo rằng bom đ~ thả xuống mục tiêu xác