🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chế Tạo Tại Nhật Bản
Ebooks
Nhóm Zalo
MADE IN JAPAN: Akio Morita và tập đoàn Sony
Bản quyền tiếng Việt © 2006 Công ty Sách Alpha Công ty Sách Alpha
Liên hệ về dịch vụ bản quyền & văn hóa phẩm
Số 16, ngõ 4/26, Phương Mai, Hà Nội
Tel: (84-4) 577 1538 Fax: (84-4) 577 1679
E-mail: [email protected] Website: www.alpha book.com
Akio Morita
với sự trợ giúp của
Edwin M. Reingold và Mitsuko Shimomuta
MADE IN JAPAN
CHẾ TẠO TẠI NHẬT BẢN
Akio Morita và Tập đoàn Sony
Nhóm dịch Alpha Books
(Tái bản lần 1)
NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC
Cuốn sách được hoàn thành với sự hợp tác của TRUNG TÂM HỢP TÁC TRÍ TUỆ VIỆT NAM (VICC)
176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại/Fax (84-4) 857-2190 Email: [email protected]
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
LỜI CẢM ƠN
CHIẾN TRANH - Sống sót và hy vọng
1
2
3
HÒA BÌNH - Một cuộc sống mới bắt đầu
1
2
3
4
5
BÁN HÀNG CHO CẢ THẾ GIỚI - Sự phát triển trong nhận thức của tôi
1
2
3
4
5
6
7
NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ - Tất cả đều trong nội bộ công ty 1
2
3
PHONG CÁCH NHẬT BẢN VÀ MỸ - Sự khác biệt 1
2
CẠNH TRANH - Động lực cho các doanh nghiệp Nhật Bản 1
2
3
4
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ - Biện pháp để tồn tại 1
2
3
4
NHẬT BẢN VỚI THẾ GIỚI - Bạn và thù
1
2
NỀN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU - Vượt qua khủng hoảng 1
2
LỜI GIỚI THIỆU
Nhắc đến hàng hóa Nhật Bản hay những sản phẩm mang nhãn hiệu “Made In Japan”, trong tâm thức người tiêu dùng trên thế giới đều ghi nhận chất lượng rất cao của chúng. Đóng góp cho việc mang lại tên tuổi, chất lượng và thương hiệu Nhật Bản đó, không thể không kể đến vai trò quan trọng của Akio Morita và tập đoàn Sony.
Là một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới trong lĩnh vực điện tử, Sony được thành lập năm 1946 chỉ với hơn 20 kỹ sư tập trung trong một khu nhà bị tàn phá bởi chiến tranh, cho đến nay, Sony đã có tới gần 160.000 nhân viên và doanh số đạt 60 tỷ đô la Mỹ (số liệu năm 2005) với sản phẩm rất đa dạng. Ngoài vô tuyến truyền hình, hãng Sony còn sản xuất các loại máy ảnh, máy tính xách tay và nhiều sản phẩm điện tử hoàn hảo khác.
Made In Japan là cuốn sách do chính Akio Morita viết về ông và những người sáng lập Sony, cùng những đồng nghiệp khác trong quá trình phát triển Tập đoàn Sony. Made In Japan chính là giấc mơ của những chàng thanh niên Nhật Bản trẻ tuổi (trong số những người sáng lập Sony khi đó, Morita mới 25 tuổi còn Ibuka 36 tuổi).
Đây là cuốn sách mở ra cánh cửa giúp chúng ta thấu hiểu triết lý quản trị theo phong cách Nhật Bản và vai trò của đạo đức kinh doanh. Akio Morita là người dại diện cho một thế hệ doanh nhân Nhật Bản, những người không chỉ tạo nên giá trị và sự thịnh vượng cho cả công ty của mình mà còn khiến cho thương hiệu “Made In Japan” nổi tiếng trên khắp thế giới.
Made In Japan là cuốn sách kết hợp giữa lịch sử, triết học, quản trị doanh nghiệp và cả những suy nghĩ đời thường. Đó là một cuốn sách mà tất cả các nhà quản trị đều cần phải đọc nếu muốn hiểu làm cách nào để biến những công ty nhỏ bé trở thành những tập đoàn hùng mạnh. Trong cuốn sách của mình, Morita đã trình bày
những nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực quản trị để thành công trong kinh doanh. Như ông đã khuyên chúng ta, “Một doanh nhân hay một công ty muốn trở thành hùng mạnh không chỉ cần nhắm vào mục tiêu lợi nhuận mà còn phải biết đặt ra một sứ mạng cho mình, một sứ mạng xã hội về những gì họ mong muốn mang lại cho cộng đồng.”
Đọc Made In Japan, độc giả sẽ nhận thấy rằng Sony không phải được xây dựng chỉ trong một sớm một chiều mà cần rất nhiều thời gian, rất nhiều nỗ lực và sự kiên nhẫn, quyết tâm và những hy sinh, chịu đựng. Như Morita từng nói khi tung ra sản phẩm Walkman, “Tôi không tin rằng việc nghiên cứu thị trường (dù chi tiết đến đâu) cũng có thể khẳng định được sự thành công của một sản phẩm. Mà ông tin rằng nếu sản phẩm đó có chất lượng và ta có niềm tin vững chắc vào chất lượng đồng thời có chiến lược phát triển hợp lý, khi đó ta mới có thể thực sự thành công.
Trong hồi ký của mình, Ibuka, Chủ tịch đầu tiên của Sony, đã viết “Mục tiêu và động lực cao nhất của chúng tôi khi đó là thiết lập một công ty có môi trường tự do, khuyến khích các ý tưởng, một chỗ làm việc ổn định, nơi những kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về công nghệ có thể cống hiến hết sức mình cho lĩnh vực mà họ tâm huyết...”. Không chỉ có vậy, Ibuka và Morita còn theo đuổi mục tiêu xa hơn, đó là xây dựng lại thành công một nước Nhật Bản hùng mạnh sau chiến tranh, áp dụng các nét đặc trưng trong văn hóa của dân tộc Nhật Bản vào việc quản lý và thúc đẩy công nghệ mới.
*
* *
Năm 1990, cuốn sách Made In Japan đã được NXB Khoa học Xã hội cũng Viện Kinh tế Thế giới dịch và xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam với sự tài trợ của Quỹ Toyota với tiêu đề Chế tạo tại Nhật
Bản. Nhận thấy giá trị to lớn của cuốn sách, lần này, chúng tôi tiến hành dịch và xuất bản lại cuốn sách này có tham khảo bản dịch lần trước nhưng giữ nguyên tiêu đề Made In Japan.
Tuy nhiên, việc liên hệ bản quyền cuốn sách này hết sức khó khăn. Trong hơn một năm qua, chúng tôi đã liên hệ với rất nhiều nơi như: NXB E.p. Duzon, nơi đã xuất bản cuốn sách, Tập đoàn Sony tại Mỹ, với ông Edward Reingold - đồng tác giả của cuốn sách, và với ông Joe Spieler - người đại diện được ủy quyền của các tác giả nhưng vẫn không có kết quả. Rất may là thông qua một người bạn của chúng tôi là chị Phạm Thu Giang, người dịch cuốn Phúc ông Tự truyện cũng do Alpha Books và NXB Tri thức xuất bản, hiện đang học tập tại Nhật Bản, mà chúng tôi đã liên hệ được với bà Mitsuko Shimomura, đồng tác giả của cuốn sách. Do hiện nay ông Akio Morita đã qua đời, ông Edwin M. Reingold và người đại diện cho các tác giả cũng không thể liên hệ được nên thay mặt cho các tác giả, bà Mitsuko Shimomura đã đồng ý cho chúng tôi dịch và xuất bản cuốn sách này và bà cũng nói thêm rằng, nếu biết được đề nghị của chúng tôi hẳn là ông Akio Morita sẽ rất vui mừng đồng ý.
Nhân đây, chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới bà Mitsuko Shimomura vì nhã ý này. Chúng tôi cũng chân thành cám ơn các bạn Phạm Thu Giang, Đinh Vũ Trang Ngân, Phạm Hồng Tiến, Nguyễn Bích Ngọc, Trần Minh Hương, Lê Tường Vân, Đặng Khánh Chi, Trần Thùy Dương và nhiều người khác đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành cuốn sách này.
Sau cuốn sách Made in Japan và cuốn sách Thomas Watson Sr. Con người phi thường và cỗ máy IBM về tập đoàn IBM, Alpha Books có kế hoạch dịch và xuất bản tiếp các cuốn khác trong tủ sách AlphaBiz / Gương doanh nhân và tập đoàn về các tập đoàn hàng đầu thế giới như Nokia Revolution về quá trình phát triển của nhà sản xuất điện thoại di động Nokia, cuốn Inside Intel về nhà sản
xuất bộ vi xử lý hàng đầu thế giới Intel, Google Story về tập đoàn tìm kiếm thông tin trên mạng Google, cuốn Toyota Way về quy trình sản xuất cực kỳ hiệu quả và tiết kiệm của hãng Toyota...
Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để có thể tiếp tục giới thiệu các tác phẩm chất lượng hơn nữa.
Tháng 5/2006
NGUYỄN CẢNH BÌNH
Giám đốc Công ty Sách Alpha
LỜI CẢM ƠN
40 năm trước[1], vào buổi chiều ngày 7 tháng Năm năm 1946, gần 20 người tụ tập tại tầng 3 của một tòa nhà cháy nham nhở trong khu phố đổ nát do chiến tranh tàn phá ở Tokyo để thành lập một công ty mới: Công ty Chế tạo Viễn thông Tokyo, mà sau này trở thành Hãng Sony. Masaru Ibuka khi đó 38 tuổi, còn tôi mới 25 tuổi. Quen biết ông là một trong những may mắn của đời tôi, và được làm việc với ông là một nguồn vui vô bờ bến. Cuốn sách này có được là nhờ mối quan hệ lâu bền với Masaru Ibuka.
Khoảng một tuần sau lễ kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Hãng Sony, tôi và vợ tôi là Yoshiko kỷ niệm 35 năm ngày cưới của chúng tôi. Yoshiko giữ vai trò quan trọng là nhà ngoại giao và đối tác của tôi. Và cùng với hai cậu con trai tôi là Hideo và Masao, và cô con gái Naoko, bà đã ủng hộ tôi, và với sự thấu hiểu sâu sắc, giúp tôi cống hiến trọn đời cho công việc.
Tôi không thể bày tỏ hết lòng biết ơn với cha mẹ tôi, với những người đã dạy dỗ tôi, với vô số bạn hữu và đồng nghiệp cả trong và ngoài Hãng Sony, những người đã giúp tôi nuôi dưỡng một môi trường sáng tạo và tương hỗ.
Lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi dành cho Edwin M. Reingold và Mitsuko Shimomuta, những người đã nhiệt thành và kiên trì lắng nghe các câu chuyện và những suy nghĩ của tôi. Không có họ, cuốn sách này không thể hoàn thành.
Tôi cũng muốn thể hiện lòng trân trọng đối với nhiều người khác, nhất là các trợ lý của tôi là Megumi Yoshii và Lidia Maruyama, trong việc chuẩn bị các tài liệu quan trọng để hoàn thành cuốn sách này.
AKIO MORITA
CHIẾN TRANH - Sống sót và hy vọng
1
Tôi đang ăn trưa với các đồng nghiệp trong căn cứ hải quân thì nhận được tin không thể ngờ được là Hiroshima bị ném bom nguyên tử. Tin nhận được lại quá sơ sài, thậm chí, chúng tôi không biết rõ loại bom nào đã được ném xuống. Nhưng là một sĩ quan kỹ thuật vừa tốt nghiệp đại học với tấm bằng vật lý nên tôi hiểu rõ một quả bom nguyên tử có ý nghĩa thế nào đối với nước Nhật và cả đối với cá nhân tôi. Tương lai chưa bao giờ trở nên mờ mịt như thế, Nhật Bản chưa bao giờ thua trận và chỉ có giới thanh niên mới có thể lạc quan trước tình hình này. Tuy nhiên, tôi vẫn tin tưởng vào bản thân và tương lai của chính mình.
Từ nhiều tháng trước, tôi đã biết rằng nước Nhật đang thua trận và thật vô ích nếu cứ tiếp tục cuộc chiến, nhưng tôi cũng biết là phải quân sự muốn chiến đấu đến người cuối cùng. Tôi mới 24 tuổi, tốt nghiệp trường Đại học Hoàng gia Osaka và đang làm việc trong nhóm những nhà khoa học và kỹ sư liên ngành để hoàn chỉnh các loại vũ khí điều khiển bằng nhiệt và máy ngắm của súng có tầm nhìn ban đêm. Các nhà cầm quyền quân sự hy vọng nền công nghệ Nhật sẽ góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh.
Nhưng dù đã làm hết sức mình, chúng tôi đều hiểu rõ là đã quá muộn và công trình mà chúng tôi thực hiện không thể thành công.
Chúng tôi không những thiếu mọi nguồn lực mà còn thiếu cả thời gian. Và bây giờ, trước sự kiện Hiroshima, đối với tôi, rõ ràng là thời gian đã hết.
Không giống như những người dân thường lúc bấy giờ, chịu sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát và quân đội, tôi có thể tiếp cận được những thông tin từ hải quân và có thể nghe những buổi phát thanh
trên làn sóng ngắn, dù điều đó bị coi là bất hợp pháp ngay cả đối với một sĩ quan hải quân không làm nhiệm vụ thường trực. Trước ngày 6 tháng Tám năm 1945, tôi hiểu rõ sức mạnh vượt trội của Hoa Kỳ và nước Nhật thua trong cuộc chiến tranh này là điều không thể chối cãi. Nhưng tôi chưa sẵn sàng nghe tin Mỹ ném bom nguyên tử và cuộc ném bom đó đã làm tất cả mọi người sửng sốt.
Trong cái ngày hè oi ả, ẩm thấp đó, chúng tôi chưa thể hình dung được hết sự khủng khiếp của quả bom đã được ném xuống.
Bản tin mà tôi được đọc ở căn cứ hải quân vào giờ ăn trưa chỉ thông báo quả bom ném xuống là “một loại vũ khí mới nổ tung với những tia chớp sáng lòe”, nhưng sự mô tả ấy cũng đủ để chúng tôi hiểu rằng đó là một loại vũ khí nguyên tử. Trên thực tế, nhà cầm quyền quân sự Nhật đã cố che giấu chi tiết về quả bom đã được ném xuống Hiroshima suốt một thời gian dài và một vài sĩ quan vẫn không tin rằng người Mỹ đã có bom nguyên tử. Trước đó, chúng tôi cũng chưa thử nghiên cứu đầy đủ về mặt lý thuyết để biết được chi tiết khả năng phá hủy của vũ khí nguyên tử và hiểu bao nhiêu sinh mạng con người sẽ bị giết bởi quả bom này.
Chúng tôi cũng không biết vũ khí nguyên tử ghê gớm đến mức nào, nhưng tôi đã chứng kiến hậu quả khủng khiếp của bom cháy và thực tế, tôi đã có mặt ở Tokyo đêm mùng 9 và 10 tháng Ba, ngay sau khi các đợt bom cháy liên lục do máy bay B29 ném xuống gây nên một cơn bão lửa giết chết hơn 10.000 người chỉ trong vài giờ. Tôi cũng đã chứng kiến sự khủng khiếp của các đợt ném bom xuống Nagoya, thành phố quê hương tôi. Nhiều thành phố công nghiệp lớn của Nhật, ngoại trừ Kyoto, đã bị ném bom và trở thành những khu đổ nát toàn gạch vụn, những vật dụng đã bị cháy đen, đó là ngôi nhà của hàng triệu người Nhật. Quả bom nguyên tử lại có thể còn tàn bạo hơn nhiều thì thật là điều không thể tưởng tượng được.
Mặc dù quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima vào lúc 8 giờ 15 sáng ngày 6 tháng Tám, nhưng mãi đến trưa ngày 7 tháng Tám, chúng tôi mới biết tin. Phản ứng của tôi đôi với quả bom ném xuống Hiroshima là phản ứng của một nhà khoa học. Ngồi ăn trưa, tôi cảm thấy mất hết hứng thú trước món cơm đặt trước mặt, dù đó là một thứ xa xỉ trong thời chiến ở Nhật Bản. Tôi nhìn các bạn đồng sự đang ngồi ăn xung quanh và nói với mọi người ngồi quanh bàn: “Có lẽ ngay bây giờ, chúng ta phải từ bỏ công việc nghiên cứu. Nếu người Mỹ có thể chế tạo được bom nguyên tử, điều đó có nghĩa là chúng ta đã tụt hậu sau họ rất xa trong mọi lĩnh vực mà khó có thể đuổi kịp”. Viên sĩ quan cấp trên của tôi tỏ ra rất tức giận trước câu nói này.
Tôi cũng hiểu được ở mức độ nào đó tiềm lực của năng lượng nguyên tử nhưng tôi vẫn nghĩ là ít nhất cũng phải mất 20 năm mới hoàn thành việc chế tạo bom nguyên tử. Nên tôi thật kinh ngạc khi biết người Mỹ đã chế tạo xong loại bom này. Rõ ràng là nếu người Mỹ đã tiến xa như thế thì nền kỹ thuật của chúng tôi hãy còn quá thô sơ so với họ. Tôi nói không có loại vũ khí nào mà chúng tôi có thể làm ra sánh được với bom nguyên tử, và tôi cho rằng chúng tôi không thể chế tạo bất cứ loại vũ khí hay phương tiện phòng thủ mới nào có thể chống chọi lại bom nguyên tứ. Tin bom nguyên tử ném xuống Hiroshima là một điều không thể tin nổi đối với cá nhân tôi. Khoảng cách kỹ thuật giữa Nhật Bản và Mỹ là quá lớn.
Trước đó, mặc dù biết có khoảng cách giữa nền công nghệ của Mỹ và Nhật, tuy nhiên, chúng tôi vẫn nghĩ nền công nghệ của Nhật là rất tốt. Ví dụ như từng có lần chúng tôi thu được một vài thiết bị còn nguyên từ một chiếc máy bay ném bom B.29 của Mỹ bị bắn rơi và nhận thấy người Mỹ đã sử dụng một vài thiết bị kỹ thuật tiên tiến và mạch điện khác với chúng tôi, nhưng những cái đó không tốt hơn những thứ chúng tôi đang sử dụng nhiều lắm.
Đó là lý do tại sao khi biết tin cuộc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, tôi mới nhận ra rằng sức mạnh công nghiệp của Mỹ lớn hơn chúng tôi nghĩ rất nhiều, nếu không nói là hoàn toàn vượt trội. Đáng lẽ ra tôi phải biết điều này từ trước. Thực tế là từ khi còn là một học sinh trung học, tôi đã được xem một bộ phim về việc xây dựng nhà máy liên hợp River Rouge của Hãng ô tô Ford ở Dearborn, bằng Michigan, và lúc đó tôi rất ngỡ ngàng trước một công trình có quy mô đồ sộ đến như thế. Bộ phim giới thiệu những tàu biển lớn chở quặng sắt từ những mỏ xa xôi tới nhà máy thép River Rouge của Hãng Ford, để từ đây được luyện thành nhiều loại thép với những hình dạng khác nhau. Sau khi luyện xong, thép được chuyển tới một phân xưởng khác, để đúc hoặc đổ khuôn thành những chi tiết máy móc cho ngành ô tô và sau đó được chuyển tới một phân xưởng khác để lắp ráp. Thời bấy giờ, Nhật Bản chưa có một công nghệ sản xuất liên hợp nào giống như thế.
Nhưng thật mỉa mai là nhiều năm sau, khi Nhật Bản đã phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh và phát triển hệ thống công nghiệp mới của riêng mình, xây dựng những nhà máy mới, có hiệu quả ở những khu vực thuận tiện cho tàu bè cập bến và phát triển một nhà máy sản xuất liên hoàn như chúng tôi đã thấy ở nhà máy liên hợp ô tô Ford hồi trước chiến tranh, tôi có dịp đến thăm khu liên hợp River Rouge. Nhưng tôi hết sức ngạc nhiên, bàng hoàng và thậm chí thất vọng khi thấy những cảnh đang diễn ra trước mắt tôi giống hệt như những điều tôi đã thấy ở bộ phim tôi đã xem về nhà máy Ford gần 20 năm trước. Dường như những thiết bị đó vẫn đang được sử dụng và điều này khiến tôi băn khoăn về tương lai của các nhà máy công nghiệp nước Mỹ và vị trí tối cao của Mỹ mà cả thế giới thèm muốn và ghen tị.
Nhưng vào tháng Tám năm 1945, tôi vẫn còn choáng váng khi biết chắc chắn sẽ có những thay đổi rất lớn đối với nước Nhật và chính bản thân tôi. Suốt nhiều năm, tôi luôn luôn suy nghĩ về tương
lai của mình. Khi tôi còn đang ở trường đại học, một viên sĩ quan đã khuyên tôi nên làm cho một chương trình của hải quân Hoàng gia để được tiếp tục nghiên cứu và tránh việc hy sinh tính mạng trong một cuộc chiến tranh vô ích trên biển ở một nơi cách xa tổ quốc hàng ngàn dặm. Sau vụ Hiroshima và lần ném bom nguyên tử thứ hai của Mỹ xuống Nagasaki, hơn bao giờ hết, tôi càng tin rằng nước Nhật cần phải đào tạo và giữ chân mọi nhân tài cần thiết cho tương lai của đất nước. Lúc đó, tuy hãy còn là một thanh niên, tôi cũng không ngại nói rằng tôi cảm thấy mình cần phải đóng một vai trò trong cái tương lai đó. Nhưng tôi không biết rõ vai trò đó sẽ to lớn thế nào.
Tôi cũng không nhận thức rằng nhiều năm sau, tôi sẽ cống hiến nhiều thời gian, nhiều tuần lễ và nhiều tháng trời thực hiện những chuyến đi hàng triệu dặm góp phần đưa nước Nhật, Mỹ và các nước phương Tây khác xích lại gần nhau.
Tôi là con đầu lòng và cháu đích tôn đời thứ mười lăm của một trong những dòng họ nấu rượu sake lâu đời và nổi tiếng nhất Nhật Bản. Sake không những là một thứ rượu riêng của dân tộc Nhật mà còn là một biểu tượng văn hóa đối với mọi người dân Nhật Bản. Thậm chí, sake còn là một phần của những nghi lễ tôn giáo trong các lễ cưới cổ truyền, cô dâu và chú rể thường cùng nhau uống cạn một chén rượu sake. Gia đình Morita ở làng Kosusaya gần thành phố công nghiệp Nagoya đã nấu và bán rượu sake từ khoảng 300 năm trước dưới nhãn hiệu “Nenohimatsu”. Nhãn hiệu này lấy từ tên một bài thơ trong cuốn Man’s yoshu, một tập thơ nổi tiếng được viết vào thế kỷ VIII. Tên này xuất phát từ tục lệ cổ của triều đình là xuất hành về nông thôn vào đúng giờ hoàng đạo ngày đầu năm Tý, chọn một cây thông con đem về nhà trồng tại vườn. Cây thông là biểu tượng của tuổi thọ và hạnh phúc, nên qua việc trồng cây thông vào năm mới, mọi người mong muốn luôn được mạnh khỏe và thịnh vượng suốt trong năm.
Dòng họ Morita còn sản xuất cả nước chấm đậu tương và bột miso, một loại gia vị chủ yếu trong thức ăn hàng ngày của người Nhật Bản để nấu xúp và tăng thêm mùi vị cho các món ăn khác. Do kinh doanh những mặt hàng trọng yếu trong đời sống của cộng đồng, nên gia đình Morita luôn có vị thế trong xã hội và được dân chúng kính trọng.
Cha tôi là một nhà kinh doanh giỏi, nhưng ông tiếp nhận một cơ sở kinh doanh lâu đời đang trong tình trạng khó khăn nghiêm trọng, ông nội và cụ nội tôi là những người có khiếu thấm mỹ, rất tận tụy với nghề thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản và Trung Quốc. Cả hai đã dành nhiều thời gian và tiền bạc để thực hiện nghĩa vụ công dân đối với thành phố và đỡ đầu các nghệ sĩ, các thợ thủ công và các nhà buôn bán hàng thủ công mỹ nghệ. Các đồ gốm sứ, các bộ đồ trà, các loại đồ gỗ gia đình đẹp, các tranh vẽ và các loại đồ vật dùng cho nghi lễ xã hội luôn được các tầng lớp trên Nhật Bản ưa chuộng và được trả giá cao. Từ nhiều năm trước, Nhật Bản thường phong danh hiệu Tài Sản sống của Quốc gia cho những thợ thủ công và nghệ nhân có tài năng nhất của nền văn hóa Nhật Bản truyền thống, gồm các họa sĩ, thợ gốm sứ, thợ dệt, thợ rèn gươm, thợ thêu thùa, những người viết chữ đẹp và nhiều thợ thủ công khác. Sản phẩm của những người thợ tài hoa này đều được những người yêu chuộng nghệ thuật tìm mua. Nhưng không may, trong một hai thế hệ, người đứng đầu dòng họ Morita đã quá chú trọng khiếu thấm mỹ và say mê việc sưu tập đến mức công việc kinh doanh bị đình trệ do chỉ mải mê theo đuổi thú vui nghệ thuật của mình, phó mặc công việc kinh doanh vào tay những người khác.
Cụ kỵ tôi dựa vào những nhân viên quản lý được thuê để điều hành Công ty Morita. Nhưng đáng tiếc là những viên quản lý này chỉ coi công việc kinh doanh được giao phó cho họ là một việc kiếm sống cho bản thân và nếu như việc kinh doanh gặp khó khăn thì họ cho đó là một điều đáng tiếc, nhưng không phải là một việc
quan trọng cho sự sống còn của chính bản thân họ. Cùng lắm họ chỉ mất đi một việc làm mà thôi, họ không chịu trách nhiệm trước các thế hệ của dòng họ Morita trong việc duy trì và phát triển sự thịnh vượng và phát đạt của gia đình Morita. Vì vậy, khi việc kinh doanh được giao phó cho cha tôi, là người con trưởng của gia đình, cha tôi phải đối mặt với nhiệm vụ trước mắt là vực công ty dậy, làm ra lợi nhuận và khôi phục gia sản của gia đình Morita. Không có nhân viên quản lý nào ông có thể tin cậy giao phó việc này.
Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Cha tôi là Kyuzaemon Morita lúc đó đang là sinh viên ngành quản lý kinh doanh trường Đại học Keio ở Tokyo. Khi đang học dở dang, ông được gọi về nhà để đảm nhận trách nhiệm điều hành công ty. Lúc đó, công ty Morita đang đối mặt với sự phá sản, và cha tôi hiểu rõ rằng sau khi buộc phải thôi học ông đang phải đứng trước thử thách thực sự chứ không phải là một bài toán hay đề tài trên sách vở, mà đó là tương lai của cả gia đình Morita. Ông trở về nhà bắt tay xây dựng lại công ty và đảm nhận mọi việc quản lý.
Thật trớ trêu nhưng cũng là may mắn đối với cả gia đình tôi, khi ông dùng tiền thanh toán các món nợ của công ty và khôi phục hoạt động của nhà máy bằng cách bán đi nhiều đồ mỹ nghệ mà cha và ông nội đã mua trước đây. Sau nhiều năm, những đồ mỹ nghệ này đã tăng giá và sự đầu tư của gia đình vào nghệ thuật, dù không khôn ngoan theo quan điểm điều hành doanh nghiệp, nhưng lại rất có lãi và rất quan trọng cho việc phục hồi công ty. Trong số những món đồ quý giá bị đem bán có ba thứ rất đắt tiền: một bức mành Trung Quốc, một tấm gương bằng đồng cũng của Trung Quốc và một đồ trang trí bằng ngọc bích có niên đại từ thời Yayoi Nhật Bản (khoảng giữa năm 350 trước Công nguyên và 250 sau Công nguyên). Cha tôi là một người nghiêm khắc và bảo thủ nên ông hiểu rất rõ những báu vật đó có ý nghĩa thế nào đối với người cha. Vì thế, ông đã thề rằng khi nào gia đình thịnh vượng trở lại, ông sẽ
chuộc lại chúng. Thực sự là nhiều năm sau, những đồ mỹ nghệ này được chuộc lại và đưa trở về bộ sưu tập của gia đình.
Khi tôi - đứa con trai đầu của gia đình Kyuzaemon và Shuko Morita ra đời, công việc kinh doanh đã trở lại thời kỳ thịnh vượng nên khi còn bé, tôi không bao giờ biết đến sự thiếu thốn trong gia đình. Ngược lại, tôi luôn được cưng chiều. Chúng tôi là một gia đình rất giầu có và sống trong một tòa nhà lớn (theo tiêu chuẩn của người Nhật) với nhiều phòng ở phố Shirakabecho, một trong những khu phố đẹp nhất Nagoya. Mọi người thường gọi đây là phố nhà giàu. Chúng tôi có sân quần vượt ngay trong nhà, nhà Tovodas ở bên kia phố cũng có một sân, và các gia đình hàng xóm xung quanh cũng thế. Những ngày đó, chúng tôi cần một tòa nhà lớn vì tất cả chúng tôi đều cùng chung sống dưới một mái nhà: tôi và các em trai tôi như Kazuaki kém tôi hai tuổi, Masaaki kém tôi sáu tuổi và em gái tôi là Kikuko kém tôi ba tuổi. Tất nhiên là còn có cha tôi và một người cô goá bụa, chồng chết sớm không có con cái, và em trai cha tôi, từng theo học hội họa bốn năm ở Pháp; ông bà tôi, sáu người giúp việc trong nhà và ba bốn người từ quê ra nhờ gia đình tôi cho ăn học ở trường và đổi lại, giúp đỡ chúng tôi các việc vặt ở nhà.
Dường như mọi sự diễn ra rất tấp nập trong nhà và tôi coi nhiều người cùng chung sống là chuyện bình thường. Tuy nhiên, chúng tôi sống riêng biệt và gia đình tôi, bố mẹ và anh em tôi thường ăn riêng, chứ không ăn cùng những người khác. Trong những dịp đặc biệt như ngày sinh nhật, chúng tôi mở thông cửa ngăn các phòng để tổ chức một tiệc lớn với chững 20 - 30 người trong gia đình và bạn bè quen thuộc. Vào dịp sinh nhật, chúng tôi họp mặt ăn uống và mở một cuộc bốc thăm. Người nào cũng có một phần thưởng cho mình và ai cũng vui vẻ. Tất nhiên, việc quản lý một gia đình đông đúc như vậy và giải quyết những tranh cãi giữa những đứa trẻ, những người phục vụ và những sinh viên ở nhờ là một công việc khá bận
rộn do mẹ tôi, một người phụ nữ khôn ngoan và rất kiên nhẫn, đảm nhận.
Mẹ tôi lấy cha tôi khi mới 17 tuổi và lúc đầu, cha mẹ rất lo mình có thể không có con. Thời đó, có một đứa con trai để nối dõi tông đường là điều vô cùng quan trọng đối với mọi gia đình ở Nhật Bản và điều đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Mãi bảy năm sau ngày cưới, tôi mới ra đời và cha mẹ tôi đều cảm thấy nhẹ nhõm. Mẹ tôi là một người phụ nữ điềm tĩnh, tinh tế và lịch thiệp, nghiêm túc quản lý mọi việc nội trợ trong gia đình, luôn bận rộn để mọi công việc đều được trôi chảy và các quan hệ giữa những người cũng ở trong ngôi nhà được êm thấm. Mẹ tôi là người rất quyết đoán so với các bà nội trợ theo phong cách Nhật Bản, một hiện tượng hiếm thấy khi đó. Bà có những quan điểm vững chắc, nhất là về mặt học hành của tôi dù không giống những bà mẹ quá chú trọng việc học hành, đỗ đạt của con cái mà bắt con phải học nhồi nhét để được lên tới đại học và theo học các trường tốt. Tôi thấy mẹ tôi hiểu biết về mọi chuyện và nói chuyện với mẹ tôi dễ dàng hơn nhiều so với cha tôi vì cuộc đời của ông luôn luôn bị cuốn hút vào công việc kinh doanh mà ông có trách nhiệm phải cứu vãn, xây dựng lại và phát triển. Do đó tôi thường đến gặp mẹ tôi hơn là cha tôi để xin ý kiến và giúp đỡ.
Mẹ tôi đã làm thay đổi nhiều tập quán sẵn có của gia đình chúng tôi. Mặc dù xuất thân từ một gia đình Samurai và hiểu rõ những truyền thống cổ truyền - bà luôn luôn mặc bộ Kimono, nhưng mẹ tôi vẫn sẵn sàng chấp nhận những điều mới mẻ. Tất nhiên là trẻ con, chúng tôi thường hay cãi, nhưng khi lớn lên, tuy chưa đến tuổi trưởng thành, tôi đã có những sở thích riêng trong việc học hành và tôi ngày càng hay xin ý kiến dạy bảo của mẹ tôi. Quán xuyến mọi công việc trong gia đình, nên bà đã dành cho tôi một phòng riêng với một cái bàn. Sau này, tôi được mua thêm cái bàn thứ hai khi tôi bắt đầu những cuộc thí nghiệm vì tôi cần bàn làm việc. Bà cũng
mua cho tôi một cái giường, nên tôi không còn phải nằm trên tấm đệm tatami trải trên sàn nhà như hầu hết mọi người khác trong gia đình. Như thế, ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã được sống một cách hiện đại. Cha mẹ tôi muốn tôi phải sống như vậy vì hai người đang chuẩn bị cho tôi có đầy đủ lông cánh để kế tục công việc kinh doanh của gia đình và để trở thành người chủ tương lai của gia đình Morita, người chủ thứ mười lăm của dòng họ dưới cái tên Kyuzaemon.
Theo tập quán của dòng họ, khi kế tục người cha làm chủ gia đình, người con trưởng phải bỏ tên riêng để lấy tên theo truyền thống của dòng họ là Kyuzaemon. Hầu hết những người con trưởng suốt 15 thế hệ tiếp lần lượt được đặt tên đầu là Tsunesuke hoặc Hikotaro khi chào đời. Cha tôi tên là Hikotaro Moiita cho đến khi ông trở thành chủ gia đình và lấy tên Kyuzaemon thứ 14. Ông nội tôi khi sinh ra có tên là Tsunesuke Morita và trở thành Kyuzaemon Morita khi tiếp quản sự nghiệp kinh doanh của gia đình.
Khi về nghỉ hưu, ông tôi chuyển giao toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ và cả cái tên Kyuzaemon cho cha tôi để lấy cái tên nữa là Nobuhide Morita.
Nhưng khi tôi được sinh ra, cha tôi nghĩ rằng cái tên sẽ được đặt cho tôi là Tsunesuke đã quá lỗi thời đối với thế kỷ thứ 20. Vì vậy, ông đến gặp một học giả của Nhật Bản hiểu biết sâu sắc truyền thuyết và văn hóa Trung Quốc để xin ý kiến trong việc đặt tên cho tôi. Nhà thông thái này rất nổi tiếng và là bạn của ông nội tôi, đã khuyên nên đặt cho tôi cái tên là Akio, mang nghĩa là “sáng suốt” từ chữ được phát âm là “aki”. Chữ này cũng có trong tên của ông nội tôi. Chữ Hán thường có nhiều cách phát âm, thậm chí có chữ đọc theo hàng tá cách, cho nên tên tôi có thể đọc theo kiểu có nghĩa sáng suốt, nhưng khi được đọc với chữ Morita thì lại có nghĩa là “cánh đồng lúa thịnh vượng”. Đây là cái tên lạc quan và hy vọng mà tôi mang theo suốt cả cuộc đời hoạt động kinh doanh của mình.
Bố mẹ tôi rất thích cái tên này nên đã dùng chữ cái đó đặt tên cho hai em tôi: là Masaaki và Kazuaki. Các triều đại hoàng đế Nhật Bản đều có niên đại riêng và lấy lịch chính thức từ năm đầu tiên của triều đại này. Khi Hoàng đế Hirohito lên ngôi sau khi vua cha băng hà vào năm 1926, Hoàng gia cũng đến hỏi ý kiến học giả nổi tiếng về Trung Hoa này để tìm một cái tên mang lại điểm tốt cho triều đại mình. Vị học giả đặt tên cho triều đại đó là “Showa”, có nghĩa là “thái bình thịnh vượng”, cũng sử dụng chữ “aki” như trong cái tên của tôi nhưng phát âm là “sho”. (Năm 1986 được chính thức gọi là năm Showa 61, tức là năm thứ 61 của triều đại Showa).
Đến lúc này, gia đình tôi gợi ý tôi nên bắt đầu lấy tên là Kyuzamon. Cũng có thể thay tên nhờ sự quyết định của gia đình nếu như chứng minh tính lịch sử của tên đó, nhưng tôi nghĩ như vậy sẽ không hay lắm vì rất nhiều người trên thế giới đã biết tên tôi là Akio. Nhưng đôi khi, tôi ký tên với những chữ đầu là AKM, có nghĩa là Akio Kyjizaemon Morita. Và tôi cũng có một biển số mang biểu tượng cá nhân trên chiếc Lincoln Continental để ở Mỹ là AKM 15. Một ngày nào đó, đứa con trai cả của tôi là Hideo sẽ kế tục tôi đứng đầu gia đình, nhưng có trở thành một Kyuzaemon hay không còn tùy thuộc ở nó, mặc dù vợ chồng tôi rất muốn điều đó. Nhưng bây giờ là lúc tiếp tục kể câu chuyện của tôi.
Từ bé, tôi đã hiểu rất rõ truyền thống gia đình và dòng họ tổ tiên. Gia đình tôi may mắn đã sản sinh ra nhiều nhà văn hóa và người yêu nghệ thuật như ông tôi và cụ tôi. Tổ tiên tôi cũng là những người lãnh đạo và đứng đầu làng xã kể từ thời kỳ Shogun.
Tướng quân Tokugawa vào thế kỷ thứ 17. Dòng họ tôi thời đó là một gia đình quý tộc và được hưởng đặc ân sử dụng tên họ riêng và được quyền mang kiếm. Mỗi khi cha mẹ tôi đưa tôi về lại thăm làng Kosugaya thì lập tức dân chúng đến vây quanh ca ngợi làm tôi thấy rất hãnh diện.
Cụ tổ của tôi là Kyuzaemon thứ 11 rất thích những điều mới lạ và những tư tưởng mới lạ. Trong thời Minh Trị, vào cuối thế kỷ trước, cụ đã mời một người Pháp đến Nhật Bản để giúp cụ học cách trồng nho và nấu rượu. Từ đó, cụ trở nên nổi tiếng và cũng rất thích sản xuất rượu Tây và rượu sake Nhật Bản. Nước Nhật đã mở cửa nhìn ra bên ngoài sau hơn 250 năm tự cô lập, tách biệt với cả thế giới nên những điều mới lạ xâm nhập vào nước Nhật ngày càng trở nên thịnh hành. Hoàng đế Minh Trị cũng khuyến khích người Nhật nên học tập phương Tây, đặc biệt là học hỏi cách sống và công nghệ của các nước phương Tây. Tại Tokyo, người Nhật học khiêu vũ, bắt chước các mốt quần áo, kiểu tóc châu Âu và chế biến các món ăn theo kiểu phương Tây, ngay cả ở trong hoàng cung cũng làm như vậy.
Còn có nhiều lý do khác là nguyên nhân của việc khuyến khích trồng nho và sản xuất rượu vang. Chính phủ của Hoàng đế Minh Trị dự đoán là sắp thiếu hụt gạo mà gạo lại là nguyên liệu chính để nấu rượu sake. Trồng nho và thay thế rượu sake bằng rượu vang sẽ giúp cho nước Nhật khắc phục việc mùa màng thất bát và lúa gạo thiếu hụt. Các nhà sử học cũng đã ghi chép rằng chính phủ cũng dùng việc trồng nho để giúp các chiến binh Samurai thoát khỏi cảnh thất nghiệp dưới chính thể mới. Thời đó, gia đình chúng tôi có rất nhiều đất đai, nên năm 1880, được sự khuyến khích của chính phủ Minh Trị, cụ tổ tôi đã mang những chồi nho nhập từ Pháp về đem trồng tại đây. Cụ tổ tôi cũng cho lắp đặt máy chế biến nho và những dụng cụ cần thiết để nấu rượu vang, rồi thuê mướn người ở vùng xung quanh để trông nom vườn nho. Bốn năm sau, gia đình tôi đã sản xuất được một ít rượu nho, dù ít nhưng rất đáng khích lệ vì nó mang lại hy vọng ngành sản xuất mới này sẽ phát đạt. Nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy.
Vào thời gian này, các vườn nho ở Pháp đang bị tàn phá nặng nề, lúc đầu bị nấm mốc tấn công, sau đó lại bị sâu đục rễ phá hoại.
Mặc dù các chồi rễ nho mua từ Pháp đã được lựa chọn kỹ càng và phun thuốc trước khi đem trồng, nhưng bất chấp mọi nỗ lực, việc trồng nho của gia đình bị thất bại hoàn toàn. Năm 1885, xuất hiện thứ sâu đục rễ nho phyloxera trong vườn nho của gia đình cụ tổ tôi nên cả vườn nho đều bị hỏng. Cụ tổ Kyuzaemon phải bán đất đai để trả nợ. Các vườn nho được chuyển sang trồng dâu nuôi tằm nhưng những loại sản phẩm truyền thống khác mà gia đình Morita sản xuất như nước chấm đậu tương và rượu sake vẫn được đem trưng bày tại cuộc triển lãm quốc tế tại Paris năm 1899. Một trong các sản phẩm này đã giành được huy chương vàng, lúc đó được coi như là một điều rất ấn tượng đối với một công ty Nhật Bản. Dù thế nào đi nữa, cụ tổ tôi cũng là một người rất thích tìm tòi sự mới lạ và có đầy đủ nghị lực và can đảm để không đầu hàng nếu một kế hoạch nào đó bị thất bại. Cụ tổ thân sinh ra cụ tôi, khi đứng đầu gia đình, đã tiến hành sản xuất kinh doanh rượu bia bằng cách thuê một ông thầy người Hoa đã học nghề làm rượu bia ở nước Anh truyền nghề cho. Ông cũng thành lập một công ty làm bánh mì, mà bây giờ mang tên công ty Pasco. Hiện nay, công ty này làm ăn rất phát đạt và có nhiều chi nhánh ở nước ngoài. Tính kiên nhẫn, sự bền bỉ và tinh thần lạc quan là những tính cách di truyền của dòng họ truyền lại cho tôi qua nhiều thế hệ. Tôi nghĩ cha tôi cũng nhận thấy những đặc điểm này ở tôi.
Kỵ tôi mất năm 1894 và tới năm 1918, nhân dân trong vùng đã dựng một bức tượng kỵ bằng đồng ở làng Kosugaya để tưởng nhớ những công lao của ông đối với dân chúng trong vùng. Lúc sinh thời, ông đã tự bỏ tiền ra làm đường và xây dựng các công trình công cộng khác cho nhân dân nên Hoàng đế Minh Trị đã khen thưởng và tặng huy chương cho ông trong một chuyến công du đến vùng này. Nhưng không may trong thời kỳ chiến tranh, tượng đồng của kỵ tôi đã bị hạ xuống để lấy nguyên liệu đúc súng đạn và thay
thế bằng một tượng bán thân bằng sứ mà ngày nay vẫn còn đặt trước một miếu thờ trong một khu vườn ở làng Kosugaya.
Mặc dù lịch sử dòng họ và gia đình gắn bó với làng Kosugaya, nhưng cha mẹ tôi đã chuyển từ ngôi làng yên bình nhỏ bé đó đến thành phố Nagoya, thủ phủ của tỉnh, và tôi sinh ra ở đây ngày 26 tháng Một năm 1921. Việc chuyển gia đình tới Nagoya, một thành phố công nghiệp sôi động, thủ phủ của tỉnh Aichi là do ý định của cha tôi muốn hiện đại hóa công ty Morita và mang đến một tinh thần mới cho công ty lâu đời này. Ngoài ra, thành phố này còn là một nơi thuận tiện để điều hành một hãng kinh doanh hiện đại hơn so với một ngôi làng nông thôn hẻo lánh. Vậy là tôi đã lớn lên trong một thành phố chứ không phải một làng quê nhỏ bé như các bậc tổ tiên, mặc dù trong tâm khảm chúng tôi luôn luôn coi Kosugaya là quê hương, cội rễ của gia đình.
Gần đây, chúng tôi phát hiện thấy nhiều tư liệu cổ về ngôi làng quê hương trong kho lưu trữ của gia đình. Tôi thấy những tư liệu đó rất hấp dẫn nên đã thành lập một cơ sở lưu trữ và nghiên cứu những tư liệu lịch sử này. Các tư liệu đó rất chi tiết và kể lại rất rõ về đời sống vùng nông thôn Nhật Bản (khoảng 300 năm trước một cách thực tế). Chúng tôi đã lập mục lục các tư liệu và gửi bản sao cho các thư viện lớn và các trường Đại học ở Nhật. Chúng tôi đã cho xây dựng một khu nhà kính để giữ gìn, bảo quản những tư liệu cổ đó và một nhà ba tầng cũng trong khu vực ấy để các nhà nghiên cứu có thể tới đọc tài liệu gốc được bảo tồn trong các tủ lưu trữ. Tôi thường nghĩ rằng khi về nghỉ hưu, tôi sẽ dành nhiều thời gian để nghiên cứu lịch sử và tìm hiểu những tư liệu lịch sử về làng Kosugaya này.
Dù rất rộng lượng đối với tôi nhưng bởi vì tôi sẽ phải đảm đương trách nhiệm của con trưởng trong gia đình, nên ngay từ khi còn bé, cha tôi đã quyết định dạy tôi công việc kinh doanh buôn bán. Trước đây, việc học hành của cha tôi bị hạn chế nhiều do thời gian không
cho phép ông được học đến nơi đến chốn. Hơn nữa, vì là con trưởng nên ông phải nghỉ học sớm để đảm đương công việc kinh doanh nhằm cứu vãn cơ đồ của gia đình, ông là một nhà kinh doanh thực tế nhưng bảo thủ, thậm chí có thể nói là rất bảo thủ khi ra quyết định về những việc kinh doanh mới hay kể cả khi làm điều gì đó mới lạ. Đôi khi, tôi nghĩ cha tôi còn cảm thấy bất an khi thấy mình không còn chuyện gì phải lo lắng. Nhiều lúc tôi phải tranh luận với ông về một vài công việc mà trách nhiệm tôi phải làm và tôi nghĩ ông thích các cuộc tranh luận vì coi đó là một dịp tốt để giáo dục tôi biết thế nào là phải, trái và biết cách lập luận bảo vệ ý kiến của mình. Cha tôi còn biến cả những cơn giận của tôi thành dịp để giáo dục, rèn luyện tôi. Khi trưởng thành hơn, tôi vẫn bất đồng với tính bảo thủ của ông nhưng rõ ràng sự bảo thủ đó có ích cho gia đình. Trái ngược với tính nghiêm túc, thận trọng trong kinh doanh, ông lại là một người cha độ lượng và nhân hậu, thường dành toàn bộ thời giờ rảnh rỗi cho con cái. Tôi vẫn còn nhớ nhiều kỷ niệm đẹp đẽ khi ông dạy chúng tôi bơi, câu cá và đi tham quan nhiều nơi.
Đối với ông, công việc là công việc và không thể đùa cợt trong việc này. Khi tôi mới lên 10 hay 11 gì đó, lần đầu tiên tôi được đưa đến văn phòng công ty và xưởng nấu rượu sake để tham quan. Tôi được chỉ bảo cách quản lý công ty, phương pháp điều hành công việc kinh doanh và phải ngồi bên cạnh cha tôi trong các buổi họp ban quản trị dài dòng và tẻ nhạt. Nhưng qua đó, tôi đã học được cách giao tiếp đối với những người làm việc cho mình và nắm được rõ các cuộc bàn luận về công việc kinh doanh từ khi còn đang học ở trường tiểu học. Là người chủ công ty, nên cha có quyền triệu tập các ủy viên quản trị đến nhà để báo cáo và hội họp. Những dịp đó, ông thường bắt tôi ngồi bên cạnh lắng nghe để hiểu được công việc. Chỉ một thời gian sau, tôi bắt đầu cảm thấy thích thú với việc này.
Cha tôi thường nói: “Con phải bắt đầu làm ông chủ. Hãy nhớ con là con trưởng”. Tôi không bao giờ quên việc một ngày nào đó, tôi sẽ là người kế nghiệp cha lãnh đạo Công ty và là chủ gia đình. Tôi nghĩ điều quan trọng là tôi phải luôn luôn thận trọng trong mọi việc, dù tôi còn trẻ. Cha nói: “Đừng nghĩ rằng vì mình là chủ nên có quyền sai phái lung tung. Phải rõ ràng, minh bạch khi quyết định làm điều gì và khi yêu cầu người khác làm việc gì phải biết chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc đó”. Cha còn dạy tôi không nên mắng mỏ cấp dưới và trách móc người khác về những sai lầm, trút giận là một việc vô ích! Ở nhà, ông đã dạy tôi rằng người Nhật có truyền thống coi trọng việc khích lệ người khác, cùng nhau chia sẻ mọi công việc vì nó sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên. Ai mà chẳng muốn thành công. Tôi nhận thấy để học cách làm việc với nhân viên, một người quản lý cần phải rèn luyện tính kiên nhẫn và thông cảm, do đó không thể có những hành động ích kỷ hoặc lợi dụng người khác. Những quan niệm đó đã luôn luôn nhắc nhở tôi, giúp tôi hình thành triết lý về quản lý, điều đó giúp ích cho tôi rất nhiều trong công việc trước đây và tiếp tục giúp tôi điều hành công ty hiện nay.
Gia đình tôi cũng chịu ảnh hưởng từ những lời răn của đạo Phật vì gia đình tôi rất sùng đạo và chúng tôi thường xuyên lễ Phật tại nhà. Bọn trẻ con chúng tôi thường được đưa cho một quyển kinh Phật để đọc to lên những bài kệ rắc rối cùng với người lớn. Tôi không dám nói tôi là người sùng đạo Phật nhưng những tập quán và truyền thống này có vai trò rất quan trọng trong gia đình tôi, cho nên đến nay, chúng tôi vẫn gắn bó với tín ngưỡng Phật giáo. Những năm sau này, mỗi khi về thăm cha mẹ, chúng tôi thường phải đến lễ trước bàn thờ gia đình trước khi làm bất kỳ công việc gì khác.
Khi còn học tại trường trung học, trong những ngày nghỉ lễ tôi thường bị cuốn hút vào công việc kinh doanh, và chỉ kinh doanh mà thôi. Cha tôi thường đưa tôi đến văn phòng công ty mỗi khi có
cuộc họp của ban quản trị để dự họp hay nghe mọi người báo cáo; sau đó, còn phải đi xem xét công việc kiểm kê hàng tồn kho. Chúng tôi thường sử dụng phương pháp kiểm kê truyền thống nhưng khá chính xác: đó là, đi với vị chủ tịch công ty tới nơi sản xuất để trực tiếp đếm mọi thứ. Rồi lại còn phải nếm rượu sake ở những thùng chứa rượu lớn vào giữa mùa đông để kiểm tra quá trình rượu lên men và cũng để xem rượu đã dậy mùi thơm hay chưa. Tôi phải đi theo, để được chỉ bảo cách kiểm tra quá trình làm rượu, ngậm một ngụm để thử hương vị, rồi nhổ ra. Dù luôn nếm rượu, tôi chưa bao giờ thích rượu, hay có lẽ bởi nếm nhiều quá nên tôi không thích.
Mặc dù về bản chất rất bảo thủ, cha tôi lại muốn gia đình được mua sắm đầy đủ tiện nghi hiện đại cần thiết và mong muốn. Cha tôi cũng rất thích những công nghệ và sản phẩm mới nhập từ nước ngoài. Khi gia đình còn cư trú ở làng Kosusaya, cha tôi đã khởi xướng dịch vụ taxi và xe buýt ở đó bằng việc nhập một xe Ford du lịch, ông đã chọn người kéo xe Jinriksha, một thứ xe hai bánh do người kéo rất phổ biến Nhật hồi bấy giờ để làm người lái xe đầu tiên cho công ty. Trong những kỷ niệm về thời thơ ấu, tôi còn nhớ rất rõ những buổi dạo chơi của gia đình ngày Chủ nhật trên một chiếc xe Ford kiểu T hoặc A mui trần, chạy xóc nảy người trên con đường chật hẹp, đầy ổ gà với tốc độ rùa bò. Mẹ tôi ngồi ở ghế sau. dáng người uy nghiêm và trang trọng, giương cao chiếc ô trên đầu để che nắng. Một thời gian sau, cha tôi lại thường đến công ty bằng ô tô Buick do tài xế lái. Ở nhà, chúng tôi dùng máy giặt của hãng General Electric và một tủ lạnh của hãng Westinghouse.
Mặc dù gia đình chúng tôi đã phần nào bị Tây hóa nhưng tôi cho rằng ấn tượng nước ngoài thực sự đầu tiên đối với tôi chính là chú Keizo, người đã đi du học 4 năm ở Paris về và mang lại cho gia đình một luồng không khí phương Tây. Chú tôi là một con người có lối sống hiện đại, thức thời hơn bất kỳ người nào khác trong
chúng tôi. Nhưng thậm chí trước khi chú quay về, tôi không bị bắt phải mặc kimono, còn cha tôi khi làm việc thì mặc đồ Âu và chỉ mặc quần áo truyền thống khi ở nhà. Thậm chí, đến cả ông tôi cũng thường mặc âu phục, ông tôi rất thích lối sống phương Tây, thích xem phim ảnh của Mỹ. Tôi còn nhớ là ông tôi đã đưa tôi đi xem phim Kinh Kong khi tôi còn nhỏ. Nhưng phải nói là chú Keizo đã mang về những hình ảnh sinh động của thế giới bên ngoài và đó là những thứ đặc biệt hấp dẫn đối với chúng tôi. Chú mang về gia đình những bức tranh ở Paris, những ảnh chụp ở Pháp, hay những bức ảnh trong các chuyến đi chơi London và New York. Chú tôi còn cho xem những phim quay bằng máy quay phim cỡ nhỏ Pathé, sử dụng loại phim cỡ 9,5 ly. Khi ở Paris, chú cũng có riêng một chiếc xe hơi Renault do chú tự lái và chứng minh việc đó qua những bức ảnh. Mặc dù mới chỉ lên tám, tôi đã có một ấn tượng khá sâu sắc về những địa danh nước ngoài mà chú tôi đã kể cho chúng tôi nghe như quảng trường Concorde, đồi Montmartre, đảo Coney. Khi chú tôi kể về đảo Coney, tôi hoàn toàn bị lôi cuốn nên nhiều năm sau đó, trong chuyến du lịch đầu tiên tới New York năm 1953, tôi đã tới thăm đảo Coney vào ngày Chủ Nhật đầu tiên khi đến Mỹ. Tôi đã sống những giờ phút tuyệt vời ở đó, lái một chiếc xe chuyên dụng trên bãi biển và còn thử nhảy dù nữa.
Theo bước ông tôi, cha tôi thường nói với chúng tôi rằng tiền bạc không thể giúp con người có một nền học vấn đầy đủ nếu không chịu tự mình học hỏi một cách siêng năng. Nhưng tiền của cũng có thể giúp con người trưởng thành và học hỏi, như kiểu đi một ngày đàng là học một sàng khôn. Đó là điều diễn ra đối với chú tôi nên sau khi về nước, chú tôi đã mở ngay một xưởng vẽ ở tại nhà chúng tôi và ở cùng gia đình tôi một thời gian khá dài cho đến khi lập gia đình, ông tôi đã chu cấp tiền bạc cho chú tôi ăn học ở nước ngoài trong suốt bốn năm trời. Nhiều năm sau, cha tôi lại cũng cho tôi tiền để đi tham quan nhiều nơi ở Nhật với bạn học vào dịp nghỉ hè.
Chúng tôi còn đi thăm một người họ hàng sống ở Triều Tiên khi nước này bị Nhật chiếm đóng từ năm 1904, và sau đó bị sáp nhập vào nước Nhật năm 1910. Sau khi thăm Triều Tiên, chúng tôi tới Mãn Châu. Vào năm 1939 hay 1940 tôi đã có dịp đi xe lửa “Châu Á”, những toa xe hiện đại đầu tiên có điều hòa nhiệt độ. Sau đó, tôi đã có ý định đi thăm Mỹ nhưng ý định này không thành vì chiến tranh bùng nổ và chuyến du lịch đó đã phải hoãn lại hơn 10 năm.
Trong gia đình, chúng tôi có một cuộc sống rất hiện đại. Mẹ tôi rất thích âm nhạc cổ điển phương Tây và bà đã mua nhiều đĩa hát cho chiếc máy hát cổ Victrola của gia đình. Ông tôi cũng thường đưa mẹ tôi đi nghe các buổi hòa nhạc và tôi tin rằng có lẽ do ảnh hưởng của bà mà tôi quan tâm đến điện tử và âm thanh. Chúng tôi thường ngồi rất lâu nghe đi nghe lại những tác phẩm của các nhạc sĩ nổi tiếng ở châu Âu phát ra từ cái loa rất lớn. Với những thiết bị ghi âm mà người chơi âm nhạc có thể có được thời bấy giờ, người ta khó mà ghi được tất cả âm thanh của một dàn nhạc lớn, cho nên những đĩa hát tốt nhất cũng chỉ ghi được những bản độc tấu hát và nhạc cụ mà thôi. Tôi nhớ rằng mẹ tôi rất thích nghe ca sĩ Enrico Caruso và nhạc sĩ đàn violon Efrem Zimbalist. Mỗi khi có những nghệ sĩ nổi tiếng tới thành phố Nagoya biểu diễn, chúng tôi luôn đi xem. Tôi còn được nghe ca sĩ nổi tiếng giọng nam trầm người Nga là Feodor Chaliapin, và nghệ sĩ piano người Đức Wilhelm Kempff biểu diễn khi họ hãy còn rất trẻ.
Trong thời gian đó, một chủ của hiệu đĩa hát trong vùng thường nhập các loại đĩa hát cổ điển của hãng Victor Red Seal. Hàng tháng, mỗi khi có đợt đĩa hát mới về, ông ta thường gửi cho mẹ tôi mỗi thứ một đĩa để bà thưởng thức. Tôi còn nhớ lúc nhỏ, mỗi khi muốn nghe đĩa hát, tôi đã phải ra sức quay dây cót của cái máy hát cũ kỹ của gia đình tôi. Sau đó, khi tôi đã lên trung học, gia đình chúng tôi đã mua một máy hát chạy điện nhập từ Mỹ.
Cha tôi nghĩ rằng nếu thích nghe âm nhạc thì cần phải có máy phát âm thanh chuẩn xác. Ngoài ra, sau này, ông cũng thường bảo chúng tôi là nghe cái máy hát cổ Victrola với tiếng âm thanh rè rè như thế sẽ không tốt cho tai cũng như cho sự thưởng thức âm nhạc. Dù ông không hiểu rõ hoặc chưa biết thưởng thức âm nhạc theo đúng ý nghĩa nghệ thuật hoặc chuyên môn, nhưng ông rất muốn gia đình được nghe những âm thanh chính xác đúng như bản nhạc hoặc bài hát đã được biểu diễn, ông cảm thấy cách duy nhất người ta muốn thưởng thức một nhạc phẩm hoặc một bài hát hay là phải nghe những âm thanh được ghi với chất lượng cao nhất. Vì vậy, khi máy hát mới được nhập vào Nhật Bản, cha tôi bỏ ra rất nhiều tiền để mua một trong những chiếc máy hát đầu tiên ở Nhật, hoặc chí ít cũng là chiếc máy đầu tiên được bán ở vùng chúng tôi. Tôi còn nhớ là máy hát mới đầu tiên, nhãn hiệu Victor có giá cao không thể tưởng tượng nổi là 600 yen. Vào thời bấy giờ, người ta có thể mua một cái ô tô Nhật với giá 1500 yen.
Tôi sẽ chẳng bao giờ quên buổi đầu được nghe những âm thanh tuyệt vời từ cái máy hát điện phát ra, tất nhiên là so với âm thanh ở chiếc máy hát quay tay cũ kỹ của gia đình. Thú thật tôi cảm thấy hoàn toàn kinh ngạc bởi đó là một loại âm thanh hoàn toàn khác hẳn. Những đĩa hát đầu tiên sau khi mua máy mới là “Bolero” của Ravel. Tôi rất thích đĩa “Bolero” vì nó truyền tải những cảm xúc mãnh liệt và hơn nữa, bản nhạc này được phát ra rất chuẩn, không chút tạp âm. Tôi đã nghe đi nghe lại những đĩa nhạc của Mozart, Bach, Beethoven, Brahms với một cảm giác bồi hồi kỳ diệu và băn khoăn tự hỏi là tại sao một thiết bị chạy điện giống như một ống chân không lại có thể phát ra những âm thanh tuyệt vời ngay cả với những đĩa hát chạy cót két tôi từng dùng ở cái máy quay tay cũ.
Tôi bị ám ảnh bởi phát hiện mới này với rất nhiều câu hỏi hiện ra trong tâm trí. Tôi có một người họ hàng đang là kỹ sư và khi biết là anh đã tự mình lắp ráp một chiếc máy hát chạy điện thì tôi rất háo
hức muốn xem nó. Tôi đến nhà anh và được anh ta trình bày cặn kẽ cách chế tạo máy hát điện. Trên một chiếc chiếu trải ở sàn nhà, tôi thấy bày ra đủ các thứ linh kiện được nối với nhau bằng dây đồng. Như là một điều kỳ diệu khi một loại máy phức tạp như thế lại có thể do một người thợ nghiệp dư làm ra, chứ không phải các nhà máy lớn. Thực ra, việc chế tạo các radio đã trở thành một sở thích của rất nhiều người, vài tờ báo và tạp chí còn giới thiệu phương pháp lắp ráp radio cùng với các sơ đồ và bản kê các loại linh kiện phải sử dụng để giúp cho độc giả nào thích thú tiêu khiển này. Đó chính là điều tôi muốn làm.
Tôi bắt đầu mua sách dạy về điện tử và còn đặt mua các loại tạp chí kỹ thuật của Nhật và nước ngoài có đăng những thông tin mới nhất về cách ghi phát lại âm thanh và radio. Chỉ ít lâu sau, việc tôi say mê điện tử đã ảnh hưởng tới công việc học tập ở trường. Tôi đã dành hầu hết số thời gian ngoài giờ ở trường cho sở thích mới này, tập lắp ráp các thiết bị điện tử theo những sơ đồ hướng dẫn của tờ tạp chí Nhật Bản có tên là Vô tuyến và Những thí nghiệm. Mơ ước của tôi là tự mình lắp một máy hát chạy điện và ghi được âm thanh tiếng nói của chính mình. Tôi tích lũy dần dần những kinh nghiệm cần thiết trong khi học kỹ thuật mới này. Tôi buộc phải tự học là chính vì thời bấy giờ, những điều tôi thực sự quan tâm lại không được dạy ở nhà trường. Nhưng tôi cũng đã tìm cách lắp được một máy hát chạy điện thô sơ và một máy thu do chính tay tôi làm. Tôi cũng ghi thô được giọng mình và cho phát lại qua chiếc máy hát này.
Thực tế, vì quá mê mẩn với công việc lắp ráp các thiết bị điện tử tôi suýt bị đuổi ra khỏi trường. Nhiều lần, mẹ tôi bị gọi đến trường vì tôi học hành sa sút. Thầy hiệu trưởng lo lắng và không hài lòng về chuyện tôi thiếu hăng say trong việc học các môn thông thường. Tôi nhớ rằng thời đó, học sinh thường được xếp ngồi ở bàn nào trong lớp là tùy theo lực học. Lớp chúng tôi có 250 học sinh chia
làm 5 nhóm, mỗi nhóm 50 người. Học sinh đứng đầu nhóm là nhóm trưởng còn chỗ ngồi thì sắp xếp cho các học sinh theo thành tích học tập và theo thứ tự từ cuối lớp trở lên. Mặc dù việc phân loại học sinh được tiến hành thường xuyên mỗi năm, nhưng tôi luôn phải ngồi bàn đầu cùng với những cậu bạn học yếu kém khác.
Thành thật mà nói thì tôi cho rằng mình học giỏi toán, vật lý và hóa. Nhưng tôi luôn bị điểm dưới trung bình về địa lý, lịch sử và Nhật văn. Tôi thường được gọi lên phòng thầy hiệu trưởng và bị quở trách về việc học không đều này. Mỗi lần như vậy, cha mẹ lại rầy la tôi và bắt tôi phải từ bỏ sở thích các đồ điện tử. Tôi nghe lời ông bà nên việc học hành có khá lên nhưng rồi tôi lại quay lại với niềm say mê riêng của mình.
2
Khi còn ở trường trung học, lần đầu tiên tôi đọc về phương pháp ghi âm bằng từ trong tờ tạp chí Vô tuyến và Những thí nghiệm. Vào thời điểm đó, rất ít người ở Nhật có máy hát chạy điện, loại máy quay đĩa hát chất lượng tồi bằng nhựa hoặc nhôm với các kim đọc bằng thép chỉ tạo ra những âm thanh rất tồi và chóng làm mòn đĩa hát. Nhưng sau đó hãng NHK - Công ty phát thanh Nhật Bản đã nhập từ Đức về một máy ghi âm có băng thép. Đây là một thiết kế hoàn toàn mới, sử dụng một thứ bằng kim loại làm phương tiện ghi âm và cho ra âm thanh có độ trung thực cao hơn nhiều so với máy chạy điện kiểu mới nhãn hiệu Victor của chúng tôi.
Cũng thời gian ấy, tôi được thông báo là tiến sĩ Kenzo Nagai của Trường đại học Tohoku đã chế tạo được máy ghi âm qua dây.
Tôi bị lôi cuốn bởi ý tưởng tự mình ghi tiếng nói của mình và quyết định tự chế tạo một máy ghi âm qua dây. Lúc đó, thực ra tôi chưa có đầy đủ kiến thức để chế tạo một chiếc máy như ý muốn, nhưng do sự nhiệt tình và tính năng động của tuổi thanh niên, tôi đã đi ra phố mua một số dây đàn piano và bắt tay ngay vào công việc. Thử thách đầu tiên và cũng là hóc búa nhất đối với tôi đó là phải thiết kế và chế tạo một đầu ghi âm. Tôi đã bỏ ra gần một năm để làm việc đó, thử nghiệm hết loại này đến loại khác nhưng lần nào cũng thất bại. Sau đó, tôi đã hiểu được tại sao thất bại, đó là khe đầu ghi, tức là điểm giao tiếp để âm thanh chuyển sang dây dưới hình thức một tín hiệu điện tử, điểm giao tiếp này có khe hở quá rộng và do đó tín hiệu bị ngắt quãng. Tôi còn không hiểu gì về tầm quan trọng dòng điện biến thiên mà tiến sĩ Nagai đã hoàn chỉnh cũng như cách chế tạo loại máy này. Các sách và tạp chí tôi đã đọc
trong thời kỳ ấy không đề cập gì điều này và hơn nữa, sự hiểu biết của tôi còn quá nông cạn. Vì không hiểu các nguyên tắc cơ bản và đơn giản cũng như những giải pháp thực tiễn, nên tôi cứ tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm. Những thất bại liên tục khiến tôi rất thất vọng, nhưng tôi không hề nản chí.
Khi học năm cuối của trường trung học, tôi xin phép cha mẹ và các thầy giáo thi vào ngành khoa học trường Đại học thứ Tám.
Ở Nhật Bản vào thời gian đó, chương trình giáo dục của trường học rất tiên tiến và các trường đại học đã có những bộ môn mà ở Mỹ người ta dạy từ hai năm đầu của trường đại học. Quyết định của tôi lúc đó đã làm cho mọi người rất kinh ngạc vì mặc dù tôi giỏi khoa học và toán nhưng điểm tổng kết của tôi lại khá tồi. Cha mẹ và thầy giáo nhắc tôi là muốn thi vào ngành khoa học, tôi sẽ phải qua những kỳ thi gay go về các môn học mà tôi đã sao nhãng. Tôi hiểu điều đó nhưng tôi đã quyết tâm. Và như vậy, tôi đã trở thành một ronin. Ngày xưa, một samurai khi không còn chủ hoặc đã mất thái ấp của mình thì được gọi là ronin. Một học sinh khi đã đi lệch hướng, phải tự dành thời gian học thêm để thi tiếp sau khi đã tốt nghiệp cũng được gọi là ronin. Ngay cả vào thời bây giờ cũng vậy. Suốt một năm trời, tôi đã phải bỏ rất nhiều công sức vào những môn học còn yếu kém và miệt mài học tập. Tôi đã mời gia sư kèm riêng môn tiếng Anh, toán cao cấp, văn học kinh điển Trung Hoa và Nhật Bản. Có thể nói là suốt năm đó tôi không làm gì khác là học tập và học tập. Và tôi đã làm được điều tôi mong ước.
Tôi muốn nói rằng vì những nỗ lực to lớn trong năm đó, tôi đã vượt lên đứng đầu lớp, nhưng không phải như vậy. Tuy nhiên tôi được vinh dự khác là người tốt nghiệp trung học loại thấp nhất được nhận vào khoa Khoa học trường đại học Thứ Tám. Cho đến lúc bấy giờ chưa có một học sinh nào xếp hạng thứ 180 trong lớp lại được nhận vào khoa Khoa học nhưng tôi đã thành công vì đã
học hành chăm chỉ suốt một năm và luôn nung nấu quyết tâm vào khoa đó.
Việc học ở trường trung học thật ra cũng không suôn sẻ cho lắm. Tôi thấy giáo trình của khoa Khoa học cũng đầy rẫy những môn học tẻ ngắt, như khoáng vật và thực vật và nhiều môn khác. Tôi cảm thấy thật phí thời gian. Nhưng may thay đến năm thứ ba, chúng tôi được chọn chuyên ngành và tôi đã lựa chọn môn vật lý, môn học tôi luôn luôn được điểm tối đa. Vì rất say mê môn vật lý nên tôi đã thần tượng hóa các giảng viên môn học này.
Mặc dù tôi rất lạc quan và đầy nhiệt tình, nhưng năm 1940 đã báo trước cho thấy là tương lai còn khá mờ mịt. Thế giới đang trong cơn biến động, ở châu Âu, Pháp đã đầu hàng quân đội Đức, còn nước Anh đang bị những phi đội máy bay của Đức ném bom tàn phá và chính Winston Churchill, thủ tướng Anh, đã phải nói cho dân chúng biết là trước mắt họ, không có gì khác là “máu, nước mắt và khổ cực”. Nhật Bản cũng đang sa lầy vào chiến tranh nhưng tin tức trong nước bị cơ quan kiểm duyệt cắt xén thông tin đã xoa dịu tình hình. Học sinh, sinh viên, như chúng tôi ít để ý đến tình hình chính trị cả quốc tế lẫn trong nước. Còn giới quân phiệt Nhật đang kiểm soát đất nước đã tuyên bố thi hành luật tổng động viên năm 1938. Đúng vào lúc tôi vào đại học thì Nhật Bản đã thống trị châu Á. Trong nước, các đảng phái chính trị cũ đều bị giải thể. Đứng trước tình hình bị Mỹ và các lực lượng đồng minh bóp nghẹt về kinh tế và đe dọa phong tỏa các con đường vận tải nguyên liệu và dầu lửa tới Nhật, chính phủ Nhật đã đi đến quyết định là phải tiến hành chiến tranh chống Mỹ nếu cần thiết để duy trì sự tồn tại của nước Nhật và đảm bảo cho Nhật Bản tiếp tục kiểm soát các nước đang bị cưỡng ép gia nhập vào cái gọi là Khu Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Nhiều sự kiện quan trọng đang diễn ra trong lịch sử của đất nước nhưng thật tình mà nói lúc đó tôi chỉ quan tâm đến vật lý mà thôi.
Một trong những nhà giáo được tôi quý mến nhất ở trường trung học là thầy Gakujun Haori. Thầy rất tốt với tôi và đã có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời của tôi sau này. Tôi học giỏi vật lý và thầy Haori, khi theo dõi những tiến bộ của tôi trong học tập đã tỏ ra rất hài lòng trước những kết quả tôi đã thu lượm được. Và hơn nữa thầy tỏ ra đồng tình với ý định của tôi là tiếp tục theo đuổi ngành vật lý sau khi tốt nghiệp. Đó là lúc phải có những suy nghĩ về tiếp tục học lên bậc đại học, tôi đã trình bày những suy tư của mình với thầy. Lúc đó tôi biết rõ là khoa vật lý trường đại học Hoàng gia Osaka có những nhà nghiên cứu nổi tiếng như giáo sư Hidetsugu Yagi, người đã sáng chế ra ăngten Yagi rất quan trọng trong việc phát triển ngành rada hiện đại. Ở khoa này còn có giáo sư K. Okabe, người đã sáng chế ra máy từ tính macnetron, một thiết bị dùng để phát năng lượng tần số vi ba.
Một hôm, giáo sư Haori nói với tôi: “Này Morita, thầy có một người bạn học khi còn ở trường đại học Tokyo hiện đang dạy ở Osaka, tên là Tsunesaburo Asada, ông là nhà khoa học giỏi nhất trong lĩnh vực vật lý ứng dụng. Nếu đó là lĩnh vực em muốn theo đuổi thì giáo sư Asada chính là người em cần gặp đó, em nên tới thăm thầy ấy vào dịp nghỉ hè. Thầy có thể thu xếp việc này cho em”. Đó là một dịp may mắn đối với tôi và tôi chớp ngay lấy cơ hội. Trong dịp nghỉ hè năm đó, tôi vội vã đi ngay Osaka và tìm đến nhà giáo sư Asada.
Thú thật rằng tôi đã mến giáo sư ngay từ giây phút đầu tiên gặp mặt tại phòng làm việc bừa bộn của ông. Giáo sư là một người thấp lùn mập, ánh mắt lấp lánh và giọng nói đặc sệt người vùng Osaka, ông thích nghe và kể chuyện vui. Mặc dù là một bậc thầy nhưng ông không hề tỏ ra mình là một giáo sư nổi tiếng, ông là một người rất đáng quý ở Nhật Bản, một đất nước mà người thầy rất được tôn trọng, ngưỡng mộ và các nhà giáo thường rất quan tâm đến điều này. Giáo sư Asada hình như ít chú ý đến địa vị cao quý của mình.
Qua câu chuyện trao đổi, chúng tôi đã thấy rất tâm đầu ý hợp. Chính việc gặp gỡ con người tuyệt vời đó mà tôi đã quyết định ở lại Osaka để tiến hành học tập nghiên cứu chứ không phải là đến trường đại học nổi tiếng Tokyo hay Kyoto - hai trường có khoa vật lý rất tốt với những giáo sư nổi tiếng trong nước nhưng lại quá cổ lỗ và giáo điều - hoặc ít nhất lúc bấy giờ tôi đã có ý nghĩ như vậy.
Giáo sư Asada dẫn tôi đi xem phòng thí nghiệm của ông và chúng tôi đã nói chuyện với nhau khá nhiều trong ngày hôm đó.
Ông đã kiểm tra trình độ của tôi qua câu chuyện trao đổi giữa hai bên vì ông muốn biết tôi hiểu biết đến đâu, đã tiến hành những thí nghiệm như thế nào, đã chế tạo được những gì và còn đang chú ý quan tâm đến những vấn đề nào khác nữa. Sau đó, ông cũng nói cho tôi biết những công việc mà ông đang tiến hành và điều đó đã cuốn hút tôi. Giáo sư Asada tỏ ra rất say mê khoa học ứng dụng, và trong những việc ông đang quan tâm giải quyết có vấn đề về truyền âm thanh điện thoại bằng chùm ánh sáng thông qua việc sử dụng đèn thủy ngân có áp suất cao. Ông có thể chứng minh là các chùm ánh sáng dù có cường độ cao đến đâu cũng có thể bị điều tiết bởi tần số âm thanh. Tôi rất muốn làm việc với nhà khoa học xuất sắc đầy tự tin và hết sức cởi mở, vui tính này.
Về mặt vật lý hiện đại, trường Đại học Hoàng gia Osaka đã trở thành một địa chỉ lý tưởng đối với sinh viên và những người muốn tiến hành thí nghiệm nghiêm túc. Đó là bộ môn khoa học mới nhất của bất kỳ trường đại học nào, và hơn nữa nó còn được trang bị những phương tiện tối tân nhất. Vì trường đại học này mới được xây dựng, cho nên các giáo sư giảng dạy ở đây còn trẻ và không bị những tư tưởng thủ cựu ràng buộc.
Cha tôi tỏ ra hết sức thất vọng vì tôi đã không theo học ngành kinh tế mà lại lựa chọn khoa học. Theo quan điểm của ông, ngay cả nếu tôi đã xin theo học khoa học, có lẽ tôi đã phải học môn hóa
nông vì nó có thể giúp tôi làm tốt công việc kinh doanh rượu bia, một nghề truyền thống của gia đình, nhưng tôi lại xin theo học vật lý, môn cơ bản nhất của khoa học. Tôi muốn biết cơ chế hoạt động của các vật thể. Cha tôi không tìm cách buộc tôi phải thay đổi chí hướng nhưng chắc chắn ông vẫn hy vọng tôi đảm nhận vị trí của mình trong công ty khi cần thiết, ông tin rằng vật lý chỉ là một sở thích của tôi. Chính tôi đôi khi cũng e ngại rằng niềm tin của ông là đúng.
Nhưng khi tôi vào học trường đại học Hoàng gia Osaka thì chiến tranh nổ ra. Phòng thí nghiệm của giáo sư Asada bị buộc phải làm công tác nghiên cứu cho hải quân. Tôi vẫn tiếp tục làm các cuộc thí nghiệm và bỏ nhiều buổi học ở trường để có thêm thì giờ dành cho phòng thí nghiệm. Tôi cảm thấy rằng hầu hết các giáo sư trong vai trò giảng viên thì đều buồn tẻ như nhau. Vì họ thường bao giờ cũng viết sách và cho in, nên tôi thấy lúc nào cũng có thể biết được những điều họ giảng nếu việc đọc sách của họ. Vì hay bỏ học ở trường nên tôi dành được nhiều thời gian để làm việc ở phòng thí nghiệm hơn các sinh viên khác cùng lớp. Giáo sư Asada giúp tôi ngày càng nhiều nên chẳng bao lâu, tôi đã đủ khả năng giúp lại ông trong việc giải quyết một vài công việc nhỏ cho hải quân, chủ yếu là môn điện tử vì nó gần gũi với môn vật lý hơn là làm việc với các mạch điện và điện cơ.
Tại trường đại học, giáo sư Asada được coi như một chuyên gia về vật lý ứng dụng và có nhiều tờ báo đã đề nghị ông trả lời những câu hỏi về các vấn đề khoa học do độc giả đề ra. Ông cũng đã viết ở mục tin tức hàng tuần những bài báo nói về những phát triển mới nhất về mặt nghiên cứu - kỹ thuật, tất nhiên là những loại thông tin không cần phải giữ bí mật. Độc giả nhiều tờ báo đã viết thư cho ông để nhờ giải đáp một số câu hỏi của họ về khoa học, do đó mục tin tức này đã trở nên rất sinh động và được mọi người ưa thích.
Tôi thường giúp giáo sư Asada trong công tác nghiên cứu và khi ông bận tôi cũng thay ông viết ở mục tin tức khoa học này. Tôi nhớ lại có một lần viết ở mục này tôi đã thảo luận về lý thuyết năng lượng nguyên tử và đã phát biểu ý kiến “nếu năng lượng nguyên tử được quan tâm đúng mức thì người ta có thể chế tạo ra một loại vũ khí có sức công phá rất mạnh”. Thời bấy giờ, ý nghĩ về năng lượng nguyên tử hoặc vũ khí nguyên tử hình như còn quá xa vời với mọi người, ở Nhật Bản thời đó đã có hai cyclotron và công nghệ tạo ra một phản ứng nguyên tử được diễn ra với tốc độ rất chậm chạp. Theo như sự hiểu biết của tôi, nền kỹ thuật Nhật mới chỉ có thể tách được một vài miligram uran 235 trong một ngày. Tôi tính với tốc độ như vậy, ít nhất cũng phải mất đến 20 năm mới có thể tích trữ được đủ chất này để chế tạo một quả bom. Tất nhiên, lúc đó tôi cũng chẳng biết là khoa học ở Mỹ và Đức đã tiến tới đâu trên lĩnh vực này, và cũng chẳng một ai ở Nhật biết về công trình nghiên cứu Manhattan.
Vài công trình của tiến sĩ Asada là nghiên cứu cho Hải quân Hoàng gia Nhật và tôi đã trợ giúp ông. Trong công việc, tôi đã gặp gỡ với một số sĩ quan Hải quân của Trung tâm Công nghệ Hàng không, trung tâm này đặt ở Yokosuka gần Yokohama. Tôi sắp tốt nghiệp và chưa được phân công công tác thì một hôm một sĩ quan bảo tôi rằng sau khi tốt nghiệp vật lý tôi có thể xin làm việc ngắn hạn và trở thành sĩ quan kỹ thuật nếu qua một cuộc sát hạch. Tôi không mặn mà lắm với ý tưởng trở thành sĩ quan Hải quân và nghĩ tốt hơn chỉ làm tình nguyện để được lựa chọn nhiệm vụ chứ không để bị phân công vào quân đội hay Hải quân. Một hôm, một đại úy sĩ quan khác đến phòng thí nghiệm nói cho tôi biết có một khả năng khác. Hải quân có chương trình thực tập cho sinh viên đại học. Sinh viên năm thứ hai có thể nộp đơn tình nguyện và khi được chấp nhận, họ sẽ trở thành người của Hải quân. Mặc dù việc sẽ phải phục vụ suốt đời cho Hải quân khiến tôi e ngại bởi tôi không
muốn mình là một sĩ quan Hải quân chuyên nghiệp, nhưng tôi lại rất quan tâm đến chương trình này. Viên sĩ quan nói những người có kiến thức vật lý được đào tạo ngắn hạn sẽ được giao nhiệm vụ điều khiển những rada sắp được lắp trên tàu chiến. Nhưng điều ấy có nghĩa là tôi sẽ phải hoạt động trong chiến tranh và phải bỏ dở việc học hành, chưa nói đến có khi còn bị mất mạng. Tôi đứng trước hai lựa chọn: hoặc nộp đơn xin phục vụ tạm thời trên tàu, hoặc đăng ký phục vụ cả đời trong Hải quân và tiếp tục việc học tập.
Viên sĩ quan đề nghị tôi dự một cuộc sát hạch, xin học bổng và làm việc lâu dài cho Hải quân để có thể tiếp tục công việc tại phòng thí nghiệm rồi lấy bằng. Anh ta nói rằng không muốn thấy những nhà nghiên cứu tận tụy như tôi bị cử ra biển, và rằng sau khi được nhận vào khóa học này tôi chỉ phải trải qua một đợt huấn luyện cơ bản rồi lại có thể tiếp tục công việc ở trung tâm nghiên cứu. “Đó là cách an toàn nhất cho cậu đấy. Như thế cậu có thể tiếp tục nghiên cứu và chúng tôi vẫn sẽ sử dụng được cậu”, viên sĩ quan nói.
Tôi không phải suy nghĩ lâu về vấn đề này và quyết định rằng thà làm việc suốt đời cho hải quân còn hơn nhận khả năng rủi ro. Tôi xin đi thi và đã đỗ. Hải quân cấp cho tôi 30 yen mỗi tháng và tôi được đeo phù hiệu mỏ neo vàng ở cổ áo. Vì thế, tôi trở thành sĩ quan hải quân, được giao nhiệm vụ tiếp tục làm công tác nghiên cứu vật lý ở trường đại học. Nhưng thời gian đó cũng chẳng được là bao. Khi tôi lên đến năm thứ ba, chiến tranh diễn ra ngày càng ác liệt hơn. Những sinh viên khoa vật lý chúng tôi cũng như tất cả mọi người trong cả nước đều phải theo mệnh lệnh của quân đội. Đầu năm 1945, tôi bị điều sang làm việc tại ban Kỹ thuật Hàng không đóng tại Yokosuka.
Đó là điều tôi không hề mong đợi. Người ta đưa tôi vào ở trong một căn nhà tập thế của công nhân. Ngay sáng sớm hôm sau tôi bị buộc phải cùng với những công nhân khác làm việc trong nhà máy.
Tôi được đưa cho một cái giũa và phải làm việc trong xưởng máy. Ngày nào cũng như ngày nào, tôi phải giũa thép như một kẻ nô lệ trong xưởng. Chỉ mới sau có vài ngày mà tôi tưởng có thể phát điên lên được nếu không thoát khỏi cái công việc khổ sai này. Không chỉ sinh viên khoa học như tôi mà trên khắp nước Nhật, tất cả các sinh viên đều phải rời trường học, trong khi công nhân phải gác lại những công việc chưa cấp thiết lắm để phục vụ cho các nhu cầu chiến tranh.
Yoshiko Kamei, người sau này trở thành vợ tôi, cũng phải rời ghế nhà trường đến làm việc tại một nhà máy. Tại đây, cô phải làm các bộ phận bằng gỗ cho bộ cánh của một loại máy bay huấn luyện tên là Chuồn chuồn đỏ. Vì thế cho đến bây giờ, vợ tôi vẫn sử dụng đồ mộc khá thành thạo. Khi nhà máy chế tạo máy bay này bị đánh bom, cô được đưa đến làm việc trong một nhà máy chuyên may quần áo bệnh viện cho binh lính bị thương. Sau đó, vợ tôi lại được chuyển đến một nhà máy in, nơi chuyên in những giấy tờ quân sự để dùng cho những vùng bị Nhật chiếm đóng ở châu Á. Những giai đoạn sau của chiến tranh, hầu hết các trường học chỉ học một ngày trong tuần, thậm chí, một số trường hoàn toàn đóng cửa. Số thanh niên ở nhà đi học rất ít vì khi đó sức mạnh quân sự của Nhật Bản bị dàn trải rất nhiều nơi. Cho đến tận năm 1951, Yoshiko và tôi mới gặp mặt và cưới nhau cũng vào năm đó.
Sau một vài tuần làm công việc cực nhọc ở nhà máy, chắc có ai đó nhận thấy tôi được giao một công việc không thích hợp, bởi đột nhiên, tôi được chuyển đến làm việc tại phòng thí nghiệm quang học. Như vậy, tôi bắt đầu có cảm nhận là được quay trở về với đúng thế giới của mình. Cùng làm việc ở phòng thí nghiệm này có một vài sĩ quan và công nhân đã tốt nghiệp trường nhiếp ảnh, nhưng tôi là sinh viên đại học duy nhất chuyên về vật lý, cho nên họ giao cho tôi kiêm tất cả những vấn đề kỹ thuật nan giải. Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là tìm ra phương pháp để các tấm ảnh không bị
hỏng, vì thông thường ảnh chụp ở đây hay có những vết xước lởm chởm do trường tĩnh điện phát sinh ra trong không khí khô. Để nghiên cứu vấn đề này, tôi cần phải đến một phòng thí nghiệm được trang bị các dụng cụ, máy móc và phương tiện hiện đại. Tôi nghĩ ra một cách, đó là lấy cớ trực tiếp là người của Hải quân, tôi đến gặp một giáo sư nổi tiếng của Viện Nghiên cứu Hóa - Lý ở Tokyo, ngài Jiro Tsuji, để xin phép ông được sử dụng phòng thí nghiệm của viện. Ông đã giúp đỡ tôi rất tận tình.
Sau đó, tôi xin đơn vị nơi tôi làm việc cho phép đi Tokyo hàng ngày để tiến hành cuộc nghiên cứu. Những lý do tôi đưa ra để xin phép được đi Tokyo chắc hẳn có sức thuyết phục cao, nên cấp trên đồng ý ngay. Thời đó, các chuyến tàu khứ hồi từ Yokohama đến Tokyo thường rất chậm và đông khách, cho nên tôi phải mất cả tiếng đồng hồ cho việc đi lại và hơn nữa còn rất mệt nhọc vì phải chen chúc. Vì thế tôi chuyển đến nhà của một bạn học thân quen từ hồi còn ở tiểu học, anh ta bị gọi đi làm nghĩa vụ quân sự ở Hải quân khi đang là sinh viên khoa luật học trường Đại học Tokyo. Hàng ngày, tôi tới Viện nghiên cứu còn thứ Bảy, tôi về ký túc xá của công nhân và ở trọ nhà anh vào ngày Chủ nhật. Tôi đang học cách trở thành một sĩ quan khôn ngoan biết cách học hỏi và tận dụng thời gian cho việc mình cần.
Nhưng tôi không lẩn tránh công việc và đang tìm cách để không xuất hiện những vết xước tĩnh điện. Tôi hiểu rất rõ là các máy ảnh dùng trên máy bay thường sử dụng những cuộn phim cỡ lớn và như thế không thể tránh được việc những tia tĩnh điện trên gây vệt trên phim ảnh và do đó làm hỏng các tấm ảnh chụp. Qua nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật và làm các cuộc thử nghiệm về mặt này, tôi đã tìm ra bản chất vấn đề. Tôi vào phòng tôi nơi có khá nhiều phim và tìm cách tạo ra những tia lửa điện trong phòng thí nghiệm. Chỉ trong một thời gian ngắn, tôi đã gần đạt được mục đích tái diễn hiện tượng tia lửa điện trong phòng thí nghiệm.
Trong bản báo cáo đầu tiên, tôi nói rõ là tuy tôi đã đạt được một số kết quả trong việc tạo ra hiện tượng tia tĩnh điện trong phòng thí nghiệm, nhưng tôi vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra các vệt tĩnh điện trên phim ảnh và làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Nhưng tôi sẽ có thể sẽ thực hiện được thí nghiệm này vì khoa Quang học ở đây không có đủ các phương tiện cần thiết cho việc nghiên cứu. Tất nhiên, nơi thích hợp nhất và có các thiết bị tốt nhất để tiếp tục nghiên cứu là phòng thí nghiệm của Giáo sư Asada.
Để giúp cho cấp trên có thể quyết định dễ dàng hơn, tôi nói thêm là tôi không xin các khoản tiền chi phí đi lại. Vì phòng thí nghiệm của giáo sư Asada ở ngay trong đại học cũ của tôi nên tôi có thể ở đó miễn phí. Tất cả những gì tôi cần là được họ cho phép nghiên cứu tại phòng thí nghiệm này. Sự đầu tư duy nhất của họ vào công trình nghiên cứu này chỉ là một số lượng lớn phim vì phim ảnh thời đó khá hiếm, không được bày bán rộng rãi nên tôi không thể tìm được ở nơi nào khác. Sự đồng ý của cấp trên rất có ý nghĩa đối với tôi và tôi hy vọng mình sẽ hoàn thành công việc ở phòng thí nghiệm có thiết bị tiên tiến này. Đúng như tôi hy vọng, chẳng những tôi hoàn thành công việc mà tôi còn dùng bản báo cáo kết quả chính thức cho Hải quân làm luận án chính thức của mình.
Cấp trên hoàn toàn tán thành đề nghị của tôi và còn cấp cho tôi rất nhiều phim mà tôi chất nặng trong ba-lô khi quay trở về trường đại học cũ. Vì thế, suốt vài tháng trời, trong khi những người khác phải vật lộn bên ngoài thì tôi được đến ở tại căn phòng cũ mà gia đình tôi đã thuê cho tôi khi còn là sinh viên trường đại học này và tiếp tục nhận được những lời chỉ dẫn rất quý báu của Giáo sư Asada. Hàng tuần, tôi chỉ phải gửi một bản báo cáo về tiến độ nghiên cứu. Đây cũng là một dịp tốt cho tôi được tiến hành việc nghiên cứu với tốc độ tùy ý và tiếp tục được giáo sư Asada truyền cho những kiến thức cần thiết.
40 năm sau đó, năm 1985, tôi dự một cuộc họp mặt của những chuyên viên, nhân viên phòng thí nghiệm quang học. Ở đó tôi có phát biểu ý kiến thú nhận động cơ của tôi khi đề nghị xin đến nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của giáo sư Asada. Tôi thành thật xin lỗi tất cả các thành viên của phòng thí nghiệm quang học về những sự phiền phức đã gây cho họ vì một hành động ích kỷ, cá nhân của tôi. Tất cả những người có mặt tại cuộc họp đều vỗ tay hoan nghênh sự thành thật này của tôi. Sau đó, chính vị sĩ quan cấp trên của tôi đã đứng dậy và nói ông cũng có một thú nhận cần phải nói cho mọi người rõ. Ông nói là ngày tôi đi Osaka với một số phim ảnh, ông có báo cáo sự việc đó cho đô đốc hải quân là cấp trên của ông thì “Đô đốc rất tức giận, ông ta đã trách cứ tôi rất nặng nề và nói việc tôi làm là chưa có tiền lệ trong hải quân”. Ông bị buộc phải đi ngay Osaka để bắt tôi quay trở về. Sáng hôm sau, ông đến trước vị đô đốc hải quân để báo cáo là đã sẵn sàng đi đưa tôi về thì vị đô đốc hải quân lại thay đổi ý kiến. Như vậy, tôi vẫn được phép tiếp tục nghiên cứu ở Osaka. Trong suốt 40 năm, tôi hoàn toàn không biết sự việc này và những điều phiền phức đã gây ra cho cấp trên trực tiếp của tôi và bây giờ khi đã biết chuyện đó, tôi thành thực xin lỗi một lần nữa. Tất cả chúng tôi đều cười to về câu chuyện quá khứ đầy thú vị này.
Khi tốt nghiệp đại học, tôi đương nhiên trở thành một sĩ quan hải quân chuyên nghiệp và điều đó có nghĩa là tôi phải qua một khóa huấn luyện quân sự. Vì vậy, tôi bị chuyển tới một đơn vị hải quân đóng ở căn cứ Hamamatsu, gần thành phố Nagova, nơi tôi phải theo một lớp huấn luyện sĩ quan 4 tháng. Tôi thấy việc theo khóa học này khá khó khăn nhưng thực ra, việc học tập này lại rất có ích cho sức khỏe của tôi.
Vào thời kỳ đó, chỉ những sinh viên theo ngành khoa học như tôi mới có thể được tạm hoãn quân địch. Em ruột tôi là Kazuaki lúc đó đang là sinh viên khoa kinh tế tại Trường đại học Waseda không
được hoãn nghĩa vụ quân sự, nên bị đưa vào hải quân và theo lớp huấn luyện các phi công hải quân lái các máy bay ném bom loại hai động cơ. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi vẫn ở Căn cứ Không quân Toyohashi, còn em tôi ở Căn cứ Không quân Toyohashi thuộc hải quân cũng ở gần đó. Hàng ngày, Kazuaki bay tập ngay trên trại lính của tôi. Cũng thật may là em tôi được trao nhiệm vụ lái máy bay ném bom hai động cơ thuộc đơn vị oanh tạc đêm, một loại máy bay đòi hỏi phải có sự huấn luyện kĩ càng và mất nhiều thời gian cho nên em tôi chưa tốt nghiệp khóa huấn luyện này thì chiến tranh đã kết thúc. Mấy người bạn cùng lớp nó theo các khóa huấn luyện ngắn hơn đã phải lái các máy bay cảm tử và không bao giờ trở về.
Em trai Masaaki của tôi khi đó còn đang học trung học. Và lúc này, Quân đội đang kêu gọi và khuyến khích thanh niên Nhật Bản tình nguyện nhập ngũ. Cả lớp em trai tôi đã đăng ký tham gia quân đội, cho dù lúc đó chúng mới có 14, 15 tuổi, vì lúc bấy giờ ở Nhật Bản, khí thế ra quân rất sôi sục, thậm chí nếu thanh thiếu niên nào khỏng muốn tình nguyên nhập ngũ thì cậu ta cũng sẽ bị chỉ trích, phê bình. Bố mẹ tôi rất bàng hoàng, và không muốn cho em tôi nhập ngũ sớm, nhưng em tôi cứ nhất quyết đòi đi. Tôi không thể quên được những giọt nước mắt của mẹ tôi khi em tôi lên đường ra trận. Tôi tiễn em tôi lên tàu mà cũng không thể cầm được nước mắt. Em tôi được đào tạo để trở thành phi công cho lực lượng hải quân, và cũng thật may là em tôi mới tham gia khóa huấn luyện chưa được bao lâu thì chiến tranh kết thúc. Như thế, đã có những lúc cả ba anh em chúng tôi bay trên các máy bay hải quân. Trong quá trình đào tạo, tôi cũng đã tham gia nhiều chuyến bay đêm trong vai một hành khách để thử nghiệm các thiết bị mà chúng tôi đang sử dụng nhằm mục đích chế tạo loại vũ khí tìm nhiệt, và các bạn đồng nghiệp đã dạy tôi cách lái máy bay, tất nhiên là không chính thức. Có giai đoạn khi cả ba anh em tôi đều tham gia các chuyến bay, mẹ tôi đã rất lo sợ và không còn hy vọng là chúng tôi sẽ sống
sót trở về sau chiến tranh. May thay, cả ba chúng tôi đều bình yên vô sự.
Mặc dù người ta tuyên truyền rất nhiều về việc các nước phương Tây liên kết chống Nhật, nhưng cuộc chiến tranh với Mỹ thực sự là một thảm họa và làm cho nhiều người Nhật Bản ngạc nhiên và sốc. Hồi bé, cố nhiên tôi không biết gì về những sự kiện chính trị diễn ra trong suốt những năm 1920 và đầu những năm 1930, nhưng từ năm 1934, tức là khi tôi mười ba tuổi, chúng tôi được huấn luyện quân sự khoảng 2 giờ mỗi tuần. Trong suốt những năm đó, chúng tôi được tuyên truyền rằng Liên Xô mới là kẻ thù đáng gờm, và có thể sẽ nổ ra một cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản và Liên Xô. Người ta dạy chúng tôi rằng chủ nghĩa Cộng sản vô cùng nguy hiểm, và lý do Nhật Bản đánh chiếm Mãn Châu cũng là để tạo đường biên giới và khu đệm chống Cộng và bảo vệ nước Nhật.
Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và một số sĩ quan quân đội trẻ tuổi đã gây ra nhiều vụ rắc rối khá nghiêm trọng cho Nhật Bản cả ở trong và ngoài nước, điều này khiến những người như cha tôi cảm thấy rất lo lắng về tương lai. Năm 1932, một nhóm người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan cùng với 42 sỹ quan trẻ đã tấn công những nguời thuộc nhóm được gọi là “giai cấp có nhiều đặc quyền đặc lợi”, ám sát Bộ trưởng Tài chính Junnosuke Inoue và ông Baron Takuma Dan, một doanh nhân nổi tiếng, ông chủ của tập đoàn Mitsui khổng lồ. Sau đó, vào ngày 15 tháng Năm, họ ám sát Thủ tướng Tsuyoshi Inukai và tấn công nhà riêng của viên Tổng chưởng lý và văn phòng giao dịch của một số công ty cổ phần lớn. Họ cũng tấn công ngân hàng Nippon và Mitsubishi.
Những người thuộc tầng lớp chúng tôi rất kinh hoàng trước những sự kiện xảy ra. Mặc dù mục đích của những cuộc nổi loạn là nhằm thiết lập chủ nghĩa phát xít trên đất nước Nhật Bản, nhưng những sự kiện này lại làm cho những người theo chủ nghĩa bảo thủ
liên tưởng đến một âm mưu của chủ nghĩa Cộng sản. Năm 1936, sự kiện ngày 26 tháng Hai nổi tiếng đã xảy ra: một nhóm sĩ quan nổi loạn đóng chiếm dinh thự Thủ tướng, trụ sở Bộ chiến tranh và ám sát cựu Thủ tướng Makoto Saito lúc đó đang giữ chức Tổng chưởng lý, là vị tướng phụ trách giáo dục quân sự và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính. Họ còn làm cho một Quan thị thần bị thương. Những hành động đó làm cho Hoàng đế Nhật Bản nổi giận. Người ra lệnh cho quân đội đè bẹp những kẻ phiến loạn, và 15 sĩ quan cũng rất nhiều dân thường là bè đảng của chúng đã bị xử tử.
Mặc dù cuộc phiến loạn thất bại nhưng càng ngày chúng tôi càng thấy rõ các chính khách và doanh nhân thuộc tầng lớp trên luôn bị đe dọa tấn công. Đất nước đang trong tình trạng kinh tế nghèo nàn, các sĩ quan quân đội theo chủ nghĩa phát xít dù lầm đường lạc lối nhưng lại dành được cảm tình của nhiều người. Người Nhật Bản vốn có truyền thống dành cảm tình cho những người dám đấu tranh chống lại những thế lực mạnh hơn mình bội phần, cho dù lý tưởng và lòng nhiệt tình của họ được đặt không đúng chỗ. Rất nhiều vị anh hùng dân gian Nhật Bản là những người đã chịu chết khi đang nỗ lực để giành được một điều không tưởng. Từ giữa những năm 1930, quân đội ngày càng tăng cường kiểm soát đối với nền chính trị trong nước và những kẻ theo chủ nghĩa phát xít bắt đầu áp đặt chính sách của chúng. Trong bầu không khí như vậy thật khó cho những ai muốn nói lên sự thật. Ngay cả ở Nghị viện, chính phủ Nhật Bản, rất ít nghị sĩ có đủ can đảm chống đối giới quân phiệt và nếu có ai dám như vậy thì lập tức sẽ bị loại trừ, họ sẽ không còn cơ hội thứ hai để phát biểu nữa. Và như thế, chủ nghĩa quân phiệt đã thắng.
Cứ mỗi khi cha tôi và các bạn của ông có dịp gặp nhau thì họ lại bàn luận về những hiểm nguy có thể sẽ xảy ra. Họ là doanh nhân và họ có quan điểm tự do hơn những người theo chủ nghĩa phát xít,
nhưng họ không thể làm gì khác ngoài việc giữ thái độ im lặng nơi công cộng.
Lúc này thanh thiếu niên thường chỉ biết những gì họ được dậy ở trường học, và hầu như mọi tin tức đều phiến diện, một chiều. Người ta tán dương cuộc chiến xâm lược Trung Quốc của quân đội Nhật Bản. Nhiều người đã nghe những tin đồn về các cuộc tấn công vào các thành phố của Trung Quốc, về những gì đang diễn ra ở Nam Kinh, và tôi chắc rằng cha tôi biết nhiều hơn những gì ông nói, nhưng những người trẻ tuổi lại không chú ý gì đến những sự kiện đã xảy ra. Tôi biết rằng quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản ngày càng xấu đi, nhưng tôi không hề nghĩ rằng sẽ nổ ra cuộc chiến tranh giữa hai nước.
Tôi có một cái radio có gắn thêm một chiếc đồng hồ hẹn giờ và sử dụng nó để báo thức vào 6 giờ sáng hàng ngày. Tôi nhớ rất rõ buổi sáng ngày 8 tháng Mười Hai năm 1941, lúc đó ở Mỹ vẫn còn là ngày 7 tháng Mười Hai, khi chiếc radio của tôi tự động bật lên, tôi nghe thấy thông báo Quân đội Nhật Bản đã tấn công Trân Châu Cảng. Tôi đã thực sự sửng sốt. Tin này khiến cho tất cả mọi người trong gia đình tôi bàng hoàng, lúc đó tôi đã nghĩ rằng đây là một điều vô cùng mạo hiểm. Tôi lớn lên với niềm tin rằng các nước phương Tây phát triển hơn hẳn các nước phương Đông về mặt kỹ thuật. Ví dụ, thời bấy giờ, người ta chỉ có thể mua các đèn chân không bằng kim loại ở Mỹ, chứ ở Nhật thì chưa sản xuất được loại đèn đó. Tôi đã mua một số đèn RCA để làm thí nghiệm. Hiểu rõ về trình độ khoa học công nghệ của Mỹ thông qua phim ảnh cũng như qua các sản phẩm sản xuất tại Mỹ như ôtô, máy quay đĩa và qua người bác của tôi, tôi hết sức lo lắng về việc làm này của quân đội Nhật Bản.
Nhưng chỉ một vài tuần sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng, báo chí Nhật Bản lại đăng một loạt tin tức về các chiến thắng của quân đội Nhật, như sự kiện đánh đắm hai chiến hạm trọng yếu của Anh
là Hoàng tử xứ Wales và Repulse vốn được coi là bất khả chiến bại, hay sự kiện chiếm đóng Philippines và Hồng kông, quân đội Nhật Bản đã giành được tất cả những chiến công này trong tháng Mười Hai năm 1941; và tôi bắt đầu có suy nghĩ rằng, có thể Nhật Bản mạnh hơn rất nhiều so với tôi thường nghĩ. Một khi chiến tranh xảy ra, toàn thể nhân dân, trong đó có cha mẹ tôi, cho rằng không thể làm gì khác ngoài việc đóng góp cho cuộc chiến của đất nước. Trên báo chí tràn ngập những thông tin về áp lực mà Mỹ đòi hỏi Nhật Bản, về các đạo luật nhập cảnh thể hiện sự phân biệt đối xử với người Nhật, về yêu cầu quân đội Nhật phải rút khỏi Trung Quốc và Mãn Châu, nơi mà Nhật Bản định dùng làm vùng đệm để chống Cộng. Chúng tôi còn nghe được những lời tuyên truyền rầm rộ rằng Cộng sản là mối nguy cơ và là sự đe dọa đối với Nhật Bản, và chỉ có những người theo chủ nghĩa phát xít mới có thể bảo vệ chúng tôi khỏi chủ nghĩa Cộng sản mà thôi.
Chính phủ bị giới quân sự chỉ phối này khi thực hiện một việc gì đều lấy danh nghĩa đó là mệnh lệnh của Hoàng đế, và họ bắt cả người lớn và trẻ em làm những việc tưởng như không thể thực hiện được. Một ông hiệu trưởng trường trung học chỉ vì đọc nhầm Huấn lệnh của Hoàng đế mà phải tự sát để chuộc lỗi. Cảnh sát và cả cảnh sát đặc biệt được cài đặt khắp mọi nơi trên đất nước để bắt bớ tất cả những ai mà họ dù chỉ có một chút nghi ngờ là chưa bày tỏ đủ mức lòng trung thành, sự phục tùng và tôn kính. Những người điều khiển xe điện khi chạy qua trước cửa Hoàng cung ở Tokyo phải thông báo trước để hành khách chuẩn bị cúi chào. Học sinh phải cúi đầu thành kính trước những bàn thờ nhỏ Shinto dựng Thánh chỉ của Hoàng đế. Đó là biện pháp mà giới quân sự áp dụng để bắt toàn dân phải khuất phục, và tất cả mọi người như cha mẹ tôi và tôi đều phải làm như vậy. Người ta chỉ có thể chôn chặt ý kiến bất đồng trong đáy lòng, vì sẽ rất khó khăn và nguy hiểm nếu họ thổ lộ ra ngoài. Những người chống đối bị đưa vào các trại cải giáo đặc biệt,
và nếu còn tiếp tục chống đối, họ sẽ phải làm các công việc chân tay nặng nhọc nhất. Tất cả những người cánh tả và Cộng sản đều bị bắt giữ, giam cầm.
Sau khi học xong lớp huấn luyện quân sự 4 tháng, tôi được phong hàm trung úy và được lệnh quay trở về làm việc tại phòng thí nghiệm quang học ở Yokosuka. Tôi được giao nhiệm vụ hỗ trợ giám sát một đơn vị đặc biệt đã được di tản về nông thôn chuyên chế tạo vũ khí được điều khiển bằng nhiệt và các loại súng có tầm ngắm đêm. Chúng tôi đóng quân tại một ngôi nhà lớn đã cũ ở vùng nông thôn Zushi, một thị trấn nhỏ ở phía nam Kamakura, trông ra vịnh Sagami. Đơn vị chúng tôi do một đại úy điều khiển, ngoài ra còn một số sĩ quan cao cấp khác cộng thêm hai hay ba trung úy như tôi và một vài thiếu úy nữa. Một trung úy được cử làm sĩ quan thường trực phụ trách công tác tổng hợp, người đó chính là tôi. Nếu làm việc trên một hạm tàu, lẽ ra tôi thực hiện nhiệm vụ của một sĩ quan điều hành trên boong tàu. Ở đây, tôi phải trông coi mọi việc dù là nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày của tất cả mọi người, kể cả việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn đơn vị. Mặc dù vậy, tôi cảm thấy rất thích khung cảnh xung quanh ngôi nhà vùng nông thôn này. Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu kiến trúc phương Tây, mặt trước được ốp xtuco và có một khu vườn nhỏ. Trước đây, các hãng phim thường đến đây quay phim khi họ cần một phong cảnh phương Tây trong phim. Ngôi nhà nằm ngay dưới chân một vách đá nhô ra bên bãi biển. Tôi ở tại một phòng trong khách sạn Nagisa ngay gần ngôi nhà, khách sạn này cũng do Hải quân trưng thu làm nơi cư trú cho sĩ quan. Sáng sáng đi làm, tôi chỉ việc thả bộ theo bờ biển là tới nơi làm việc. Tôi thấy nơi này thật lạ kì, vì đôi khi nó thật thanh bình như bất cứ khu nghỉ mát nào trên thế giới, đồng thời, nó lại nằm trên đường bay về của các máy bay ném bom hạng nặng B-29 của Mỹ sau khi đã đánh phá Tokyo,
Kawasaki và Yokohama hầu như hàng ngày bằng các loại bom cháy và bom nổ hạng nặng.
Mặc dù còn trẻ, nhưng do đã được đào tạo nhiều kỹ năng quản lý ngay từ khi còn ở gia đình nên tôi có đầy đủ khả năng để trông nom toàn đơn vị. Lúc đó đơn vị tôi bị thiếu lương thực, cho nên chúng tôi đã phải tìm mọi phương kế để có thể kiếm đủ thức ăn cho mọi người. Một thiếu úy dưới quyền tôi đã tìm cách làm quen với một chủ hiệu bán cá ở Zushi, ông này thường xuyên có mặt tại bãi biển nơi chúng tôi đóng quân. Thời bấy giờ, mỗi lính hải quân được phân phối một chút rượu sake, chúng tôi đã đánh đổi chút rượu hiếm hoi đó lấy cá tươi cải thiện cho bữa ăn của anh em. Thế nhưng số cá này vẫn quá ít so với nhu cầu ăn uống của những người lính trẻ, vì vậy tôi lại nghĩ ra một cách khác. Tôi viết thư cho gia đình, gửi qua bưu điện quân sự đề nghị bố mẹ gửi cho chúng tôi một thùng xì dầu và bột đậu tương với dòng ghi chú “Dùng cho hải quân” trên thùng. Lúc bấy giờ những thứ này rất hiếm. Công ty Morita khi đó chuyên chế biến bột đậu tương đã khử nước để dùng cho quân đội và các sản phẩm có cồn dùng cho hải quân (người Nhật có thể chỉ cần tồn tại bằng xúp đậu tương mà thôi). Người ta có thể thấy việc gửi những thùng hàng như vậy là không bình thường. Tôi cũng cảm thấy làm như vậy có vẻ hơi “nghịch ngợm”, và việc này vi phạm quy chế Hải quân, nhưng chúng tôi buộc phải làm như vậy vì lợi ích của đơn vị, và nếu việc đó bị phát giác, tôi tin rằng tôi có đủ lý lẽ để biện minh cho hành động của mình. Khi các thùng hàng được chuyển tới nơi, chúng tôi cất giấu kỹ dưới tầng hầm của ngôi nhà, và mỗi khi có cá tươi chúng tôi lại mang đi đổi. Bằng cách này, đơn vị nhỏ bé của chúng tôi đã sống tương đối no đủ và hạnh phúc mặc dù lúc này, tình hình đất nước nói chung hết sức khó khăn.
Tôi trực thuộc một nhóm dự án đặc biệt bao gồm nhiều nhà nghiên cứu thuộc quân đội, hải quân và khu vực dân sự. Nhóm
chúng tôi có trách nhiệm nghiên cứu về các thiết bị tìm nhiệt. Chúng tôi hạ quyết tâm hoàn thành công trình nghiên cứu này bằng bất cứ giá nào và tự đề ra phải mạnh dạn và độc đáo trong suy nghĩ. Một trong những đại diện của khu vực dân sự làm việc trong nhóm chúng tôi là một kỹ sư điện tử tài năng, lúc bấy giờ ông cũng đang lãnh đạo một công ty điện tử tư nhân, ông là người có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời tôi sau này. Masaru Ibuka lớn hơn tôi 13 tuổi, nhưng ông đã nhanh chóng trở thành một người bạn gần gũi của tôi, một người đồng nghiệp, một đối tác và sau này là một đồng sáng lập viên của Tập đoàn Sony.
Là thành viên nhóm nghiên cứu này thực sự là một vấn đề điên đầu đối với tôi. Tôi còn trẻ và hiếu thắng. Tuy nhiên, tôi cũng dần làm quen với sự chỉ đạo của cấp trên.
Chúng tôi phải lao vào một công trình nghiên cứu mà xem ra nó có vẻ “đi trước thời đại”. Nhóm nhỏ của chúng tôi cùng nhau nghiên cứu hết ngày này qua ngày khác, và thời gian đã giúp chúng tôi ngày càng hiểu rõ lẫn nhau, thế nhưng thực tình mà nói, chúng tôi chưa đạt được nhiều tiến bộ trong việc nghiên cứu về phương tiện tìm nhiệt. (Phải nhiều năm sau chiến tranh, tên lửa Sidewinder của Mỹ, loại vũ khí mà khi đó chúng tôi đang nghiên cứu chế tạo mới ra đời). Tôi chỉ là một sinh viên mới tốt nghiệp đại học, nhưng trong những buổi thảo luận, tôi phải đối mặt với nhiều giáo sư và sĩ quan quân đội nổi tiếng, họ thường nhoài người qua bàn và hỏi tôi: “Xin đại diện hải quân cho biết ý kiến về vấn đề này?”. Tôi cố làm ra vẻ nghiêm túc trả lời: “Vâng, thưa các ngài, theo quan điểm của hải quân, tôi thấy...”. Những lúc như vậy, tôi cảm thấy rất biết ơn sự dạy dỗ chu đáo của cha.
Ông Ibuka đã có những đóng góp vô cùng quan trọng cho hoạt động của nhóm. Tại Công ty Thiết bị Đo lường Nhật Bản của ông, ông đã chế tạo ra một loại máy khuyếch đại dùng để gắn vào một thiết bị phát hiện tàu ngầm đang hoạt động ở độ sâu 30 mét dưới
mặt nước bằng cách đo những nhiễu loạn của dòng từ tính trên mặt đất. Thiết bị này được treo vào máy bay, và bộ phận chủ yếu của nó chính là máy khuyếch đại do Ibuka sáng chế ra. Thiết bị này mạnh đến nỗi nó có thể phát hiện và khuyếch đại một tần số rất nhỏ, từ một hoặc hai chu kỳ/1 giây cho đến khoảng 600 chu kỳ/1 giây, tức là thời điểm rất dễ nhận thấy. Tôi đã đọc một tài liệu nói rằng khi thử nghiệm thiết bị này, người ta phát hiện 26 tàu ngầm đang hoạt động xung quanh Formosa. Nhưng thật đáng tiếc, khi loại thiết bị thăm dò tàu ngầm này được thử nghiệm thành công thì không còn đủ máy bay để gắn các thiết bị đó, vì lúc này Nhật Bản đang mất dần quyền kiểm soát không phận do quân đội Mỹ đã kéo gần tới các đảo chính của Nhật Bản và dùng bộ binh tấn công quần đảo ở phía Nam và dùng không quân hàng ngày ném bom bắn phá các nhà máy sản xuất máy bay của Nhật Bản.
Càng ngày Mỹ càng tăng cường ném bom xuống thủ đô Tokyo cũng như các vùng quân sự và công nghiệp của thành phố Kawasaki và Yokohama ở phía bắc bán đảo Miura nơi chúng tôi đóng quân. Mỗi khi máy bay Mỹ chuẩn bị ném bom, còi báo động gầm rú quanh khu vực chúng tôi ở, và mặc dù chưa bị ném bom lần nào nhưng chúng tôi đã luôn phải trong tình trạng báo động. Có vẻ như là bom khó có thể rơi trúng nơi đóng quân của chúng tôi vì ngôi nhà nằm ngay dưới một vách đá nhô ra biển, hơn nữa, suy cho cùng thì chẳng ai muốn ném bom chúng tôi. Chúng tôi không phải là một đơn vị quân sự tác chiến, và tôi chắc rằng người Mỹ cũng không biết có sự tồn tại của một đơn vị như vậy. Suy nghĩ này xem ra không thấm nhuần tư tưởng quân sự, nhưng cũng hợp logic. Vì vậy nên tôi đã nói với mọi người những gì tôi nghĩ.
Tôi trình bày một cách đơn giản: “Theo điều lệ của hải quân, chúng ta phải đứng dậy khi nghe thấy còi báo động, mặc quân phục và sẵn sàng bơm nước chữa cháy. Nhưng có vẻ như khu vực này rất ít khả năng bị oanh tạc, nên tôi sẽ không đánh thức mọi người dậy
ngay cả khi có còi báo động”. Họ có vẻ rất thích thú với điều này. Tôi cũng cảnh báo họ “Nhưng mặt khác, nếu như bom rơi xuống đây thì chúng ta đành bó tay. Mọi sự coi như kết thúc”. Các đồng nghiệp chấp nhận lý lẽ của tôi một cách thoải mái. Và để chứng tỏ cho mọi người biết là tôi nói nghiêm chỉnh, tôi chuyển ra khỏi khách sạn đến sống tại một căn buồng trên tầng hai của ngôi nhà. Đó hoàn toàn không phải là một hành động dũng cảm. Tôi nhận định rằng không có khả năng Mỹ sẽ ném bom vào một địa điểm như thế này. Cuối cùng, chúng tôi cũng không tiến hành được một nghiên cứu thật sự quan trọng nào, nhưng thà cứ ngủ kỹ suốt đêm còn hơn là phải vùng dậy mỗi khi có còi báo động để cả ngày hôm sau lử đử vì thiếu ngủ.
3
Trong tháng Bảy và tháng Tám năm 1945, các cuộc ném bom vào Tokyo và Yokohama hầu như diễn ra suốt ngày đêm. Chúng tôi có thể thấy rõ những máy bay ném bom lớn B-29 màu trắng bạc bay qua đầu sau khi trút hết bom tàn phá đất liền và những cụm pháo chống máy bay bắn trả. Đôi khi, từ cửa sổ, tôi có thể nhìn thấy tận mắt một chiếc B-29 bị trúng đạn pháo cao xạ rơi xuống biển. Ban đêm, ánh đèn pha quét ngang dọc bầu trời để phát hiện máy bay Mỹ còn vỏ đạn pháo cao xạ rơi khắp mọi nơi.
Trong những vụ oanh tạc, chúng tôi thường cảm thấy mặt đất rung chuyển nhưng rồi chúng tôi cũng vẫn ngủ yên sau mọi trận ném bom. Tôi nghĩ rằng mình không nên thú nhận như vậy, nhưng nhiều năm đã trôi qua kể từ sự kiện đó, nên bây giờ, tôi nghĩ các đạo luật về sự hạn chế đã hết hiệu lực.
Điều làm tôi suy nghĩ và lo lắng nhất là giới quân sự không chịu chấp nhận thất bại trong cuộc chiến tranh này dù cho tình thế tồi tệ đến thế nào đi chăng nữa. Bán đảo Miura, nơi chúng tôi đóng quân, rồi sẽ trở thành một chiến trường đẫm máu, một nơi từ thủ cuối cùng của những kẻ cuồng tín quân sự. Chúng tôi cũng được biết một kế hoạch tấn công Nhật Bản mang tên “Olympic”, có những cuộc đổ bộ của các lực lượng đồng minh xuống Kyushu, một hòn đảo chính nằm ở phía cực nam nước Nhật. Nhưng chúng tôi biết rất rõ là có rất nhiều mục tiêu quân sự tập trung tại khu vực của chúng tôi nên khó có thể bỏ qua và điều tồi tệ nhất là nơi đây sẽ là một chiến trường ác liệt trên con đường quân đồng minh tiến vào Tokyo. Sau khi Mỹ ném bom nguyên tử, tôi hiểu rằng chúng tôi đang rơi vào khủng hoảng. Những ngày sau khi Mỹ ném bom,
nhiều quân nhân đã quyết định đi “công vụ” để thăm gia đình, nhưng riêng tôi, vì đang làm nhiệm vụ sĩ quan thường trực, tôi không thể bỏ đi mặc dù tình hình ngày càng trở nên lộn xộn và căng thẳng hơn. Một hôm, tôi nhận được lệnh đến thành phố Nagoya. Do gia đình tôi cũng ở gần đấy, nên tôi xin phép nghỉ một ngày để về thăm nhà. Đề nghị của tôi được chấp nhận.
Tôi nhớ là trước khi lên đường đi Nagoya, tôi có nói trước với các sĩ quan đồng nghiệp là trong khi tôi đi vắng, chiến tranh có thể sẽ chấm dứt. Nếu việc đó xảy ra, tôi nói thêm, không một ai có thể đoán trước được chuyện gì sẽ xảy ra với trạm nghiên cứu của chúng tôi, thậm chí bộ Hải quân có thể sẽ ra lệnh cho toàn bộ chúng tôi phải tự sát hàng loạt. Trong trường hợp đó, chắc chắn tôi sẽ không trở lại để cùng với họ thực thi lệnh tự sát đó. Câu nói đó thật ra không phải nói đùa và chẳng một sĩ quan nào của Hải quân Hoàng gia Nhật nên nói với cấp trên như vậy, nhưng tôi thấy mình phải nói điều đó. Một viên trung úy rất tức giận đã gầm lên “Trung úy Morita, anh nói gì vậy? Nếu anh không quay trở lại, anh sẽ bị truy tố về tội đảo ngũ khi đối mặt với kẻ thù”. Đó là lời đe dọa tồi tệ nhất mà anh ta có thể nghĩ ra. Tôi quay lại phía anh ta và bình tĩnh nói: “Khi cuộc chiến tranh này chấm dứt, thưa trung úy, tội đảo ngũ trước kẻ thù cũng sẽ chẳng còn tồn tại nữa”.
Sau khi đã hoàn thành mọi nhiệm vụ ở Nagoya, tôi vội vàng quay về quê hương tại làng Kosugaya, nơi gia đình tôi đang sống.
Thành phố Nagoya và hầu hết tỉnh Aichi lúc đó là mục tiêu của các cuộc ném bom, đánh phá của lực lượng Không quân Mỹ vì ở đó có rất nhiều xí nghiêp công nghiệp, kể cả các nhà máy sản xuất máy bay, loại cường kích Zero nổi tiếng được chế tạo tại Nagoya và súng cao xạ. Cho đến tháng Bảy, các cuộc ném bom của không quân Mỹ đã phá hủy và làm hư hỏng một nửa các công trình công nghiệp ở thành phố Nagoya. Những con số thống kê được đưa ra sau đó xác định là 32% số dân đã phải đi tản cư vì mất hết nhà cửa
sau những trận bom. Dân thường sống trong thành phố không an toàn nên những người thấy mình không cần thiết ở lại thành phố đã lần lượt đi sơ tán, cũng giống như trường hợp gia đình tôi. Các cuộc ném bom đã khiến cho hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Thật ra, thành phố Nagoya bị thiệt hại còn ít hơn so với Yokohama, nơi 69% số dân bị mất nhà cửa, hoặc so với 58% ở Kobe hoặc Tokyo với con số là 46%. Điều này dẫn đến một gánh nặng cho người dân ở vùng nông thôn hay các thành phố nhỏ nơi có những người đi lánh nạn.
Người vợ tương lai của tôi lúc đó ở Tokyo cùng với cha mẹ và một người anh. Những người khác trong gia đình cô đã sơ tán về quê với họ hàng. Tại Tokyo, cô và người thân thường tránh bom trong một cái hầm nhỏ bé xây ở vườn sau, nhưng một đêm, ngôi nhà cổ kính rất đẹp của họ đã bị bom cháy tàn phá nên họ buộc phải sinh sống ngay trong căn hầm chật hẹp đó suốt nhiều tuần liền bên cạnh đống gạch vụn trước đây là ngôi nhà. Căn nhà chứa khá nhiều sách vở cho nên cứ cháy âm ỉ mãi không tắt và Yoshiko đã lợi dụng những đống than hồng trong ngôi nhà cháy trụi để nấu ăn suốt nhiều ngày liền.
Đó là chiều ngày 14 tháng Tám, khi tôi gặp lại gia đình mình. Cuộc sum họp thật là đầm ấm nhưng cha tôi tỏ ra lo lắng, ông nghĩ đến kết cục của cuộc chiến. Giống như hầu hết những người Nhật thời bấy giờ, từ nhiều tháng trước, ông đã cảm nhận được sự thất bại của cuộc chiến tranh mà nước Nhật đang tiến hành, nhưng ông không biết nó sẽ kết thúc ra sao và điều gì rồi sẽ xảy ra.
Ông tâm sự với tôi rằng ông đang suy nghĩ xem có nên sơ tán đến một nơi khác xa xôi, hẻo lánh hơn không. Tôi nói rằng không cần phải tìm một nơi nào khác, bởi vì từ những điều tôi trông thấy, gia đình tôi đã an toàn, còn tương lai của mọi người làm sao mà biết được. Không ai có thể biết được người Mỹ sẽ làm gì nhưng tôi nói với cha tôi rằng cuộc chiến tranh này chẳng còn kéo dài nữa.
Chúng tôi đã nói chuyện cho đến quá nửa đêm và sau đó vì quá mệt, tôi đã ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Sáng sớm ngày hôm sau, mẹ tôi đã đánh đánh thức tôi dậy và tôi cảm thấy như mình chưa ngủ được chút nào. Với vẻ xúc động rõ rệt, mẹ tôi báo cho tôi biết là Hoàng đế Hirohito sẽ có một tuyên bố trên đài phát thanh vào buổi trưa. Đó là ngày 15 tháng Tám. Ngay cả việc thông báo là Hoàng đế sẽ có tuyên bố trước cả nước cũng đủ làm mọi người sửng sốt. Chắc phải có một sự kiện gì khác thường. Nhân dân Nhật chưa bao giờ được nghe Hoàng đế nói trên đài. Thực vậy, dân thường không được nhìn Người khi Hoàng đế đi tuần du bằng xe hơi hoặc xe lửa, nhân dân ở hai bên đường phải quay mặt đi. Vì thế tất cả chúng tôi đều biết rằng một sự kiện lịch sử sắp diễn ra.
Vì là một sĩ quan hải quân, tôi đã phải mặc quân phục chỉnh tề, và đeo cả kiếm, đứng đợi nghe Hoàng đế tuyên bố trên đài phát thanh. Tuy đài phát còn có nhiều tạp âm xen vào, nhưng mọi người đều nghe rõ mọi lời tuyên bố của Hoàng đế được đọc với một giọng cao và nhỏ nhẹ.
Mặc dù người dân Nhật chưa bao giờ được nghe Hoàng đế nói, nhưng tất cả chúng tôi đều biết đó là Hoàng đế. Người sử dụng một loại ngôn từ rất cổ của triều đình và mặc dù có thể chưa hiểu hết mọi câu chữ nhưng chúng tôi đều hiểu toàn bộ nội dung của lời tuyên bố, nội dung đó làm cho mọi người hết sức sợ hãi nhưng cũng thấy như trút đi một gánh nặng.
Thế là chiến tranh đã qua đi.
HÒA BÌNH - Một cuộc sống mới bắt đầu
1
Cuộc sống của chúng tôi bỗng thay đổi đột ngột. Nhật Hoàng, người chưa bao giờ phát ngôn trực tiếp trước quốc dân, đã nhận định tương lai trước mắt của nước Nhật không lấy gì làm sáng sủa. Hoàng đế tuyên bố “chúng ta có khả năng kiến tạo một nền hòa bình huy hoàng cho thế hệ mai sau. Chúng ta phải làm được điều đó nhưng phải vượt qua những gian khó tưởng chừng không thể chịu đựng nổi”. Người kêu gọi mọi người dân hướng về phía trước. “Tất cả hãy đoàn kết một lòng và dồn toàn sức lực cho công cuộc kiến thiết tương lai”. Nhật Hoàng còn khuyến dụ toàn dân “cố gắng theo kịp đà tiến chung của thế giới”.
Tôi hiểu nhiệm vụ của mình là quay về trạm nghiên cứu và cống hiến hết sức mình. Chúng tôi đều biết cuộc chiến đã chấm dứt nhưng không một ai biết tương lai sẽ ra sao. Tôi dự đoán sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn trên diện rộng và có thể hình dung ra tình cảnh những người làm việc tại trạm nghiên cứu Zushi. Họ sẽ hoang mang không biết nên làm gì. Sĩ quan quân sự của trạm là những người còn rất trẻ và đa số là nữ giới.
Tôi có nhiệm vụ phải giúp đỡ họ vì tôi là một sĩ quan thường trực và tôi cảm thấy tốt hơn hết nên để họ trở về với gia đình càng sớm càng tốt. Chúng tôi không biết liệu một thời kỳ chiếm đóng khắc nghiệt có xảy đến không hay quân nhân Nhật sẽ bị đối xử như thế nào, liệu chúng tôi có bị bắt và tống giam không?
Tôi nói với mẹ: “Dù thế nào đi chăng nữa, con cũng phải quay lại trạm” và tôi nhờ mẹ chuẩn bị một ít lương thực ăn đường. Bà đã làm rất nhiều cơm nắm và bọc lá kỹ càng để tôi có thể bỏ vào túi xách. Tôi dự tính phải mất ba ngày mới về được trạm nếu xe buýt
và tàu hỏa không chạy. Tôi đoán định hầu hết các phương tiện vận tải địa phương đều ngừng hoạt động, tôi sẽ phải xin đi nhờ xe để về trạm và trên đường đi, thực phẩm sẽ rất khan hiếm. Tôi mượn một chiếc xe đạp đi ra ga cách nhà 4 dặm, và vì là quân nhân nên tôi mua vé chuyến tàu đêm chẳng khó khăn gì. Tôi ngồi trên sân ga chờ tàu và cho rằng còn lâu tàu mới tới, nhưng thật ngạc nhiên tàu đến rất đúng giờ, rất chính xác theo kiểu Nhật như người ta thường nói. Tôi lên tàu và nghĩ rằng chắc rất khó kiếm được một chỗ ngồi nhưng tàu lại vắng khách, cho nên tôi qua một đêm khá thoải mái trên đường trở về trạm ở Zushi. Và như vậy, tôi vẫn còn phần lớn số cơm nắm cho ba ngày ăn đường.
Sứ mệnh của tôi hóa ra lại dễ dàng hơn tôi tưởng hay ít nhất cũng khác hẳn so với tôi nghĩ. Mặc dù tôi trực tiếp chứng kiến những hỗn loạn xảy ra trên khắp nước Nhật và như đoán trước, có một số mưu đồ của giới quân sự nhằm ngăn chặn việc đầu hàng. Một trong những sự kiện đó xảy ra rất gần chỗ chúng tôi, ở Atsugi, do đại úy hải quân Yasuna Kozono, một phi đội trưởng, chỉ huy. Ông đã tập hợp lực lượng của mình lại và bảo họ rằng đầu hàng là phản bội. Nhiều phi đội máy bay trong khu vực đe dọa sẽ tiến hành các cuộc tiến công cảm tử vào hạm đội Mỹ khi hạm đội này tiến vào Vịnh Tokyo để nhận lễ đầu hàng của Nhật. Ngay lập tức, phòng quân vụ phải đề phòng bằng cách ra lệnh tháo bỏ vũ khí trên các máy bay và hút cạn khoang đựng nhiên liệu. Tuy nhiên, vẫn có những sự cố xảy ra, nhưng không phải từ phía hải quân. Mãi về sau, chúng tôi mới biết đã có âm mưu ngăn chặn việc tuyên bố của Nhật Hoàng trên sóng radio. Một vài sĩ quan trẻ đặt kế hoạch chiếm đóng hoàng cung để cố khích động quân đội tham gia vào cuộc nổi loạn chống đầu hàng. Một nhóm khác tấn công nơi ở của thủ tướng. Nhờ nhanh trí, thủ tướng Kantaro Suzuki đã chạy thoát theo lối ra bí mật ở nhà riêng. Những người nổi loạn còn đi tìm Đô đốc hải quân Kido, nhưng lúc đó, ông đã an toàn trong hoàng cung. Một số phi
công của quân đội và hải quân thậm chí bay trên bầu trời Tokyo để thả truyền đơn kêu gọi dân chúng phản kháng và nói rằng tuyên bố của Hoàng đế là vô giá trị. Một số sĩ quan tự sát để phản đối việc đầu hàng, bởi thật ra, quân đội vẫn chưa bị đánh bại, dù bị thiệt hại lớn - không dưới 2.750.000 quân bộ binh, hải quân và không quân đã thiệt mạng trong cuộc chiến. Cuối cùng, ngay cả những phải cuồng tín quân sự cũng phải cúi đầu trước sự thật hiển nhiên, “phải chịu đựng điều không chịu đựng nổi”.
Ngày 16 tháng Tám, tôi trở về trạm nghiên cứu. Một vài sĩ quan đồng nghiệp rất ngạc nhiên khi trông thấy tôi, đặc biệt là viên sĩ quan mà tôi đã có lần đùa rằng sẽ không quay lại nếu có lệnh cấp trên bắt phải tự sát. Tôi nghĩ anh ta không hiểu rõ tôi. Hình như tất cả các sĩ quan còn đang trong tình trạng choáng váng.
Chẳng bao lâu sau, binh lính Nhật được phép giải ngũ từ tất cả các căn cứ trên khắp nước Nhật. Họ ngồi chật các chuyến xe lửa và xe buýt. Việc Nhật đầu hàng rất khó hiểu đối với một số người. Mặc dù phần lớn quân đội Nhật vẫn chưa bị đánh bại trên mặt trận, dù đã bị dàn mỏng trên toàn châu Á, thiệt hại khủng khiếp từ Leyte, Iwo Jima, Saipan, Okinawa... và tiềm lực áp đảo của không quân Mỹ ở trên các đảo của Nhật cũng như việc Mỹ ném bom nguyên tử là những bằng chứng khẳng định việc Nhật Bản không thể thắng trong cuộc chiến này. Và sau đó, khi Liên Xô tham gia cuộc chiến chống Nhật sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, mọi người lo sợ kẻ thù của Nhật sẽ lợi dụng tình hình suy yếu này để tìm cách xâm chiếm nước Nhật. Xô viết đã chiếm giữ một nửa đảo Sakhalin và bốn hòn đảo phía bắc Hokkaido - một trong những đảo chính của Nhật Bản - và cho tới ngày nay, họ vẫn chiếm giữ những hòn đảo này. Hoa Kỳ trả lại Okinawa, nơi họ chiếm đóng năm 1945 về chủ quyền của Nhật Bản vào năm 1972.
Năm 1945, Xô viết đã ném bom xuống Mãn Châu Lý - tấm đệm chắn giữa Xô viết và Nhật Bản trong nhiều năm qua - trong khi lực
lượng của chúng tôi lại quá mỏng, không đủ sức chống lại quân đội Xô viết hùng mạnh. Tình trạng ở đó rất hỗn loạn, dân thường và binh lính Nhật Bản cố gắng thoát khỏi quân Nga, nhưng rốt cuộc khoảng 500 quân nhân Nhật Bản đã bị bắt và bị đưa tới trại lao động tại Siberia và những nơi khác thuộc khối xô viết. Một vài người trong số đó vẫn bị giam giữ trong trại lao động tới 12 năm. Rất nhiều gia đình Nhật Bản ở Mãn Châu Lý đã bị phân ly, trong cuộc hỗn loạn đó. Nhiều trẻ mồ côi được người Trung Quốc nhận nuôi, một số gia đình không trốn thoát được đã cố gắng thuyết phục các gia đình Trung Quốc nhận nuôi và bảo vệ con cái của họ. Thậm chí cho tới tận ngày nay, đã 40 năm sau cuộc chiến, mỗi năm những người Trung Ọuốc, những người tin rằng mình là những đứa trẻ bị xa rời cha mẹ do cuộc chiến, được đưa về Nhật Bản và được giúp đỡ để tìm kiếm người thân mà họ thất lạc từ lâu. Thật ngạc nhiên là một số người đã tìm thấy cha mẹ hoặc người thân của mình, đôi khi là nhờ kể lại những gì mà họ nhớ được trước khi bị phân ly, hay chỉ là nhờ một vết sẹo hay một đặc điểm nhận dạng nào đó.
Tuy nhiên, đáng tiếc là do thời gian chia cắt quá lâu nên ngày càng ít người tìm thấy cha mẹ của mình vì họ đã qua đời. Ngày nay, vẫn có những người cho rằng tuyên bố đầu hàng của Nhật Hoàng đã làm cho dân chúng sợ hãi Liên Xô, sợ rằng nước Nhật sẽ bị xâm chiếm hoặc chia tách giống như nước Đức cũng như sự sợ hãi do thảm họa tại Hiroshima và Nagasaki gây ra.
Đối với phần lớn người Nhật, chiến tranh kết thúc là trút được gánh nặng lớn, nhưng cũng là tấn bi kịch quốc gia. Báo chí Nhật đưa tin về buổi đầu thời kỳ chiếm đóng với những bài báo giật gân mô tả khác thường việc chiếm đóng với những kẻ chiếm đóng. Thí dụ, hãng thông tấn Domei mô tả một nhóm phi công hải quân Mỹ là “những người rất dễ mến. Họ không hề tỏ thái độ kỳ thị trong lời nói hoặc cung cách, không huênh hoang chiến thắng... Thái độ dễ
mến này của các phi công là điều mọi người Nhật từ nay, đều nhớ đến mỗi khi tiếp xúc với lực lượng chiếm đóng Mỹ...”. Thậm chí một số người còn ăn mừng việc người Mỹ đến, nhưng hầu hết nhìn họ với con mắt sợ hãi, và nghi ngại.
Trong khi đó, chúng tôi chưa được lệnh từ cấp trên. Chúng tôi chờ đợi hết ngày này qua ngày khác, không còn gì để làm ngoài việc uống rượu sake. Lệnh đầu tiên trạm của chúng tôi nhận được là phải đốt hết hồ sơ, tài liệu quan trọng, và đôi khi, tôi cho rằng chúng tôi đã quá cực đoan. Tôi đốt hết giấy tờ, kể cả những báo cáo và số liệu thu được qua các cuộc thí nghiệm. Tôi còn đốt nốt một số sổ tay và hồ sơ cá nhân. Sau đó, tôi cứ nghĩ giá mình giữ lại đến nay thì thật giá trị nhưng đã dại dột đem đốt hết rồi. Sau đó, chúng tôi lại nhận được một bức điện của cấp trên ra lệnh giữ lại một số dữ liệu quan trọng nhưng đã quá muộn vì tất cả đều đã thành tro bụi. Nhiều người Nhật thời đó cũng đốt hết những sổ sách ghi chép vì họ không biết người Mỹ thắng trận sẽ đối xử với họ thế nào. Có thể những giấy tờ sót lại sẽ được sử dụng làm chứng cứ để buộc tội họ sau này hay tương tự như vậy. Các tòa báo cũng đốt hết văn thư, phim ảnh. Một số công ty cũng đốt hết sổ sách giấy tờ, thật là việc làm vô ích. Một số người đem chôn các giấy tờ quan trọng và gia phả trong vườn. Trên đây chỉ là một vài thí dụ cho thấy tình trạng hỗn loạn xảy ra trên toàn đất nước, chứ không riêng gì ở đại bản doanh hải quân. Chúng tôi còn nhận được lệnh phải phá hủy các máy móc quan trọng nhưng chúng tôi chẳng có loại máy móc nào đặc biệt cả và cũng chẳng có bất kỳ vũ khí gì. Sau cũng, cấp trên ra lệnh cho tôi là giải tán trạm, cho nhân viên trở về gia đình. Đây chính là lệnh mà tôi chờ đợi từ lâu nhưng thi hành lệnh đó lại chẳng dễ dàng gì. Phương tiện đi lại phục vụ người dân rất thiếu thốn, trong khi đó nhiều gia đình nhân viên của trạm lại ở nơi sơ tán rất xa nơi ở cũ của họ. Do đó, tôi phải vạch ra một kế hoạch đưa nhân viên về với gia đình càng sớm càng tốt. Thiếu cả lương
thực lẫn phương tiện vận tải, chúng tôi phải làm thế nào đây? Lúc đó, anh chàng thiếu úy có sáng kiến đổi rượu sake lấy cá - một ý kiến tuyệt vời.
Chúng tôi biết rõ các đồ đạc dụng cụ văn phòng và thiết bị thí nghiệm là những thứ rất có giá trị, có lẽ còn giá trị hơn cả tiền bạc trong thời kỳ khan hiếm sau chiến tranh. Chúng tôi được lệnh phải phá hủy tất cả những thứ đó, nhưng nhân viên ở một số đội đã khuân các thứ đó về nhà và sau đó đem bán ngoài chợ đen. Theo chỉ dẫn của những kẻ đầu cơ, chúng tôi tìm đến công ty vận tải lớn nhất vùng để thỏa thuận nhờ họ chuyển đồ đạc của nhân viên về nhà họ với cước phí trả bằng các bình ắc quy chúng tôi đã sử dụng trong phòng thí nghiệm. Công ty này đang thiếu ắc quy cho xe tải nên họ rất vui vẻ chấp nhận việc trao đổi này. Chúng tôi còn thêm cho họ một số thiết bị văn phòng, ổ khóa, bàn giấy. Giám đốc ga xe lửa Quốc gia ở Zushi cũng rất vui mừng nhận của chúng tôi một vài thứ đồ đạc văn phòng, cấp cho nhân viên của tôi vé xe lửa và vận chuyển hành lý giúp các nhân viên của tôi trở về quê quán.
Trước hết, tôi gửi thực tập sinh và phụ nữ trẻ về nhà trước, vì lúc đó có nhiều tin đồn rằng các sĩ quan hải quân như chúng tôi, có thể bị coi là tội phạm chiến tranh và những người dân thường làm việc cho hải quân cũng có thể bị bắt giam. Tôi cho những tin đồn đó là vô căn cứ và cũng chẳng hợp lý vì chúng tôi chưa từng đánh nhau với người Mỹ nhưng dù sao thì những tin kiểu đó cũng làm cho mọi người hoang mang sợ hãi, nên tôi quyết định đưa mọi người về gia đình càng sớm càng tốt để tránh hậu họa. Chúng tôi không biết động thái của quân đội Mỹ ra sao nên chúng tôi muốn phụ nữ ở nhà. Trong thời kỳ chiến tranh, trạm chúng tôi thiếu rất nhiều kỹ sư, nên cấp trên đã gửi cho chúng tôi khoảng 20 sinh viên đang học năm thứ ba trường cao đẳng kỹ thuật. Những học sinh này được tôi quyết định cho trở về gia đình đầu tiên. Nhưng trong số đó có hai đứa trẻ không còn nơi chốn để về vì cha mẹ các em đang sống tại
Triều Tiên hay Mãn Châu Lý. Tôi gửi tạm hai em về sống với cha mẹ tôi. Tôi đưa hai em bức thư tôi gửi về cho mẹ:
“Con chưa thể biết trước con bị giữ lại ở trạm bao lâu. Thậm chí, chúng con còn có thể bị người Mỹ giết. Vậy mong mẹ hãy chăm sóc giúp con hai em này”, về sau, mẹ tôi có rầy la tôi là đã gửi cho mẹ tôi nuôi hai đứa ăn như ma đói đúng vào lúc lương thực khan hiếm.
Tại trạm, sau khi đưa các em về nhà, chúng tôi cũng chẳng còn việc gì làm. Chúng tôi chờ rất lâu mới có lệnh của cấp trên. Với cái kính viễn vọng của trạm, chúng tôi thay nhau theo dõi hoạt động của các tàu chiến Mỹ từ ngoài khơi tiến vào vịnh Sagami rồi sau đó rẽ lên vịnh Tokyo chuẩn bị ký kết hiệp ước Nhật đầu hàng trên chiến hạm USS Missouri. Thật là một quang cảnh ngoạn mục, cứ như thể toàn bộ hạm đội Mỹ tiến vào vịnh ngay trước mắt chúng tôi. Tôi rất nóng lòng muốn rời khỏi trạm, và khi được phép, tôi ra ga ngay, lên chuyến tàu đầu tiên trở về nhà. Thật là một dịp gia đình sum họp đầy đủ vì cả hai em trai tôi cũng được về nhà vào dịp này. Tất cả đều bình yên, mạnh khỏe, nên bố mẹ tôi hết sức vui vẻ và sung sướng. Trong chiến tranh, chúng tôi đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà không bị một vết thương nào. Chúng tôi cũng khác với đa số các thanh niên Nhật cũng trang lứa thường bị nhồi sọ lý tưởng tôn thờ Hoàng đế và sẵn sàng hi sinh mạng sống, ở Nhật, chúng tôi thường nói đến bầu không khí gây cho mọi người tâm lý đồng tâm hiệp lực, cứ như mọi người đều hít thở một bầu không khí đặc biệt. Trong thời kỳ chiến tranh, các nhà cầm quyền đã lợi dụng đặc điểm này để phát động các phong trào tình nguyện tòng quân như đã xảy ra ở lớp trung học của em trai tôi. Bị bầu không khí này tác động, nhiều thanh niên Nhật đã tình nguyện đăng ký nghĩa vụ quân sự. Nhưng khá nhiều phi công lái máy bay cảm tử Thần Phong đã thất vọng vì không được bay chuyến cảm tử cuối cùng. Sau này, họ cảm thấy may mắn là đã không phải hứng chịu
cái chết. Sau chiến tranh, khi Nhật Hoàng đọc tuyên bố trước quốc dân và công du khắp nước Nhật với biểu tượng là một bậc phụ mẫu đáng kính chứ không phải một ông thánh, tâm lý bình an bắt đầu trở lại. Đối với nhiều người, bây giờ chiến tranh đã đi qua, nhưng dường như cả đất nước vừa trải qua một thảm họa tàn khốc chẳng khác gì một thảm họa thiên nhiên.
Thời kỳ hòa bình mới được lập lại thật xa lạ. Không còn những cuộc ném bom, nhưng nhiều thành phố trông chẳng còn gì để ném bom nữa. Ở trung tâm các thành phố lớn như Osaka, Nagoya, Yokohama và Tokyo, chỉ những tòa nhà kiên cố đúc bằng bê tông hoặc đá còn trụ vững sau các cuộc ném bom. Những ngôi nhà ọp ẹp, những cửa hàng, những nhà máy dựng bằng gỗ và giấy dầu bị cháy trụi sau trận mưa bom do máy bay B.29 thả xuống. Những khoảng trống ngăn cách các khu dân cư chẳng còn tác dụng vì gió đem tàn lửa dễ dàng vượt qua bắt cháy các khu vực khác. Trước chiến tranh, dân số Tokyo là 7 triệu người nay, sau các cuộc ném bom, không còn đến một nửa trụ lại thành phố. Gần 4 triệu người đã sơ tán về các vùng nông thôn hoặc các đô thị nhỏ. Thảm họa này còn khủng khiếp hơn cả vụ động đất xảy ra tại Tokyo năm 1923, nhưng sức tàn phá của lửa thì chẳng khác gì nhau. Do đó, đối với một số người Tokyo, họ đã chứng kiến thành phố bị hủy hoại hai lần trong cuộc đời mình.
Khi chiến tranh kết thúc, chỉ có 10% xe cộ trong phố còn hoạt động được. Chỉ có 60 chiếc xe buýt và một số nhỏ xe tải là còn chạy được. Hầu hết các xe này đều chuyển sang chạy than hoặc chạy củi vì nhiên liệu lỏng đã cạn kiệt. Bệnh tật hoành hành khắp mọi nơi và tỷ lệ người mắc bệnh lao lên tới 22%. Bệnh viện thiếu thốn đủ thứ, kể cả bông, băng và thuốc sát trùng. Các cửa hàng bách hóa đều chẳng còn gì ngoài những thứ chẳng bán được như cần kéo violon, vợt tennis v.v... Vài rạp chiếu bóng vẫn mở cửa, đông nghịt người xem vì họ cũng rỗi việc, không biết làm gì,
không biết phải đi đâu và muốn quên đi nỗi thống khổ trong vài giờ đồng hồ.
Gia đình Morita chúng tôi thật may mắn vì không ai hy sinh trong chiến tranh. Ngay cả văn phòng của công ty và nhà máy tại Nagoya, thậm chí cả nhà riêng của gia đình chúng tôi cũng chẳng bị hư hại gì lớn sau các trận bom. Sau vài ngày đoàn tụ và nghỉ ngơi, chúng tôi bắt đầu bàn bạc về tương lai, đặc biệt là tôi, với vai trò con trưởng trong gia đình. Cha tôi còn rất mạnh khỏe và tráng kiện, ông vẫn điều hành công việc kinh doanh và tôi cũng chưa cần đứng ra quản lý công ty Morita. Trong thời kỳ chiến tranh, nhà máy vẫn hoạt động sản xuất phục vụ chiến tranh bột miso và rượu, nhờ đó, công việc kinh doanh không hề bị gián đoạn. Tôi đề nghị một vài ý kiến cải tiến kinh doanh nhưng sự có mặt của tôi ở nhà máy chưa thật cần thiết vì đã có cha tôi, các trưởng phòng quản lý cùng các nhân viên thừa hành khác. Hơn nữa, lúc đó tôi mới 24 tuổi và mọi người đều cho rằng tôi còn rất nhiều thời gian để tham gia công việc kinh doanh sau này.
Trong vài tuần đầu ở nhà, tôi nhận được thư của giáo sư Haori, người thầy giáo dạy vật lý đã chỉ bảo tôi rất nhiều khi tôi còn học ở trường cao đẳng. Ông thông báo rằng ông đã chuyển lên khoa vật lý Viện Công nghệ Tokyo và ông đang hỗ trợ thành lập một trường đào tạo đặc biệt dành cho những sinh viên theo học ngành kỹ thuật nhưng bị gián đoạn bởi chiến tranh. Hiện đang thiếu giáo viên cho trường nên ông tha thiết mời tôi tham gia giảng dạy ở khoa này. Tôi nghĩ đây là một ý tưởng hay để tiếp tục nghiên cứu vật lý và hơn nữa được tới Tokyo. Tôi hy vọng tìm được một công việc thú vị vì hiện tại lực lượng hải quân và toàn bộ lực lượng quân sự Nhật Bản đã bị giải thể. Cha mẹ tôi đều đồng ý cho tôi theo nghề giáo viên, và thật may mắn tôi còn liên lạc được với Ibuka, một kỹ sư tài năng cùng làm việc với tôi trong nhóm nghiên cứu hải quân, lúc này vừa lập một phòng thí nghiệm mới ở Tokyo.
Trong vài tháng cuối của cuộc chiến, tôi ít khi liên lạc với Ibuka. Khi chiến tranh sắp kết thúc, do nhà máy và phòng thí nghiệm Tokyo nằm trong khu vực mục tiêu, nơi có nhiều nhà máy nhỏ nên Ibuka chuyển nhà máy về Nagano - Tây Bắc Tokyo, mất vài giờ đi tàu nên anh cũng ít đến nhà chúng tôi hơn. Trước đây, anh nhiều lần đến thăm tôi tại phòng thí nghiệm ở Zuchi, và tôi cũng nhiều lần đến khu vườn táo ở Nagano, nơi anh lập nhà máy mới. Một hôm ở Nagano, khi cả hai chúng tôi đều biết tin thua trận do nghe đài sóng ngắn, tôi nói chuyện với Ibuka về dự định công việc sau chiến tranh.
Ibuka còn biết tin mật khác. Bố vợ anh là Tamon Maeda, cánh tay phải của Hoàng thân Fumimaro Konoe. Konoe từng là Thủ tướng Nhật và đã chống lại bè phái quân sự, những kẻ sau này khống chế Chính phủ và đẩy Nhật Bản vào cuộc chiến, về sau, Maeda được chọn làm bộ trưởng giáo dục đầu tiên sau chiến tranh của Nhật, nhưng mới được 6 tháng đã buộc phải từ chức trong một cuộc thanh trừng vì ông dính líu đến các quan chức chính phủ thời chiến. Khi chiến tranh sắp kết thúc, dinh thự của Maeda bị bom phá hủy. Ông phải chuyển đến khu núi Karuizawa, không xa Nagano lắm. Ibuka thường đến thăm ông ở đó và được nghe rất nhiều chuyện về ngoại giao và quân sự.
Ibuka quản lý công ty Nihon Sokuteiki (Công ty dụng cụ đo lường Nhật Bản). Nhà máy của công ty nằm trong địa phận quận Nagano, anh thuê tới 1.500 công nhân chuyên sản xuất các bộ phận cơ khí nhỏ dùng để kiểm tra tần số của các thiết bị rada. Các thiết bị này dao động cần chính xác tới 1.000 chu kỳ/giây nên Ibuka có sáng kiến thuê các sinh viên trường nhạc kiểm tra độ chính xác của các phần tử mà không dùng đến âm thoa một nghìn chu kỳ. Sở dĩ tôi kể chuyện này để nhấn mạnh tới óc sáng tạo và sự minh mẫn của anh trong công việc. Chính điều đó đã gây cho tôi một ấn tượng khá sâu sắc và khiến tôi muốn làm việc chung với anh.
Nhưng Ibuka chưa cảm thấy vừa lòng khi chỉ chuyên sản xuất hàng hoạt các linh kiện ở vùng nông thôn. Ibuka đã nói với Taija Uemura, chủ tịch công ty rằng anh muốn quay về Tokyo làm việc. Uemura miễn cưỡng để anh ra đi và hứa sẽ giúp anh trong công việc kinh doanh mới. Ibuka có một người bạn là chủ một cửa hàng bách hóa Shirokiya ở khu Nihonbashi (Tokyo) nay bỏ không do bị ném bom phá hủy hoàn toàn. Sở dĩ, tòa nhà trở thành mục tiêu oanh tạc vì dưới tầng hầm có một xưởng sản xuất bóng đèn chân không.
Chính trong tòa nhà cũ kỹ, trở trụi, trống rỗng nằm trong khu vực đổ nát, điêu tàn mà xưa kia có thời là khu sầm uất của Tokyo, Ibuka đã xây dựng và thành lập Phòng thí nghiệm nghiên cứu viễn thông Tokyo, với vẻn vẹn bảy nhân viên lấy từ nhà máy Tokyo cũ trước đây đã cùng với anh chuyển tới Nagano. Tất cả làm việc chen chúc trong một tổng đài điện thoại cũ ở tầng ba của tòa nhà rồi sau đó dùng thêm mặt bằng trên tầng bảy. Ibuka có lần nói với tôi rằng những nhân viên lúc đầu rời khỏi Tokyo không muốn trở về sinh sống ở Tokyo nữa vì họ lo không kiếm được nơi ở và hơn nữa lương thực lại khan hiếm. Họ biết rằng công ty cũng chẳng còn nhiều tiền và tiền đồ của công ty cũng chẳng lấy gì làm sáng sủa.
Tất cả tài sản của Ibuka nằm trong túi áo và trong trí óc anh (số tiền anh hiện có là tiền bán vôn kế của công ty cũ). Những người còn lại này họp bàn kế hoạch trong một quang cảnh hoang tàn của cửa hàng bách hóa bị bom làm cháy rụi và hàng tuần liền, họ cố tìm ra phương thức kinh doanh phù hợp để công ty mới có khả năng hoạt động. Vào thời điểm đó, chỉ có chợ đen là hoạt động sôi nổi và chỉ ở đó mới mua được những linh kiện cần thiết. Các công ty điện tử lớn và lâu năm cũng bắt đầu sản xuất trở lại và không muốn bán các linh kiện cho đối thủ cạnh tranh với họ. Ibuka muốn kinh doanh mặt hàng nào đó mới mẻ nhưng trước tiên, anh cần có một cơ sở tài chính vững chắc. Trong những buổi họp đầu, có rất
nhiều ý kiến mới lạ được đưa ra. Ví dụ, một người trong nhóm gợi ý công ty nên cho thuê một mảnh đất bỏ không nào đó và mở một sân gôn vì hầu hết khu vực trung tâm Tokyo đã bị phá trụi và san bằng. Họ lý giải rằng nhân dân đang rất cần giải trí. Rạp chiếu bóng đã quá đông nên người ta muốn cái gì đó mới mẻ. Một người khác lại cho rằng kinh doanh thực phẩm là chắc ăn nhất, lại dễ kiếm tiền và bán bánh rán nhân đậu xanh chắc cũng kiếm được khá.
Thực vậy, lương thực là vấn đề nan giải luôn luẩn quẩn trong trí óc mọi người. Vì vậy, cuối cùng, toàn nhóm quyết định chế tạo một chiếc nồi cơm điện đơn giản. Nhưng họ không bao giờ hoàn thiện được nó, dù đã tiến hành thí nghiệm nhiều kiểu mẫu. Chiếc nồi làm bằng gỗ, dưới đáy đặt những cực điện xoắn ốc. Nguyên lý hoạt động của chiếc nồi này là đổ gạo với nước vào nồi sẽ làm mạch điện hoạt động, nồi được đun nóng làm chín cơm. Mục đích là khi cơm chín, mạch sẽ tự động ngắt điện và chỉ việc ngồi vào bàn ăn. Nhưng kết quả lại không luôn như mong đợi, lúc thì cơm khê lúc thì cơm sượng. Sau cũng, họ đành phải bỏ cuộc. Họ thậm chí đã nghĩ đến lò nướng bánh dựa trên nguyên lý tương tự - bột ướt làm thông mạch các mối kim loại của một hộp gỗ - nhưng họ thực sự chưa bao giờ tạo ra nó. Cuối cùng, họ phải nhờ tới các bà vợ giúp trong việc chế tạo các tấm đệm sưởi điện, đính dây điện lên vải. Các tấm đệm sưởi điện này được bán đầy chợ phố và là nguồn thu chính cho gia đình các nhân viên trong công ty.
Nhưng Ibuka không chuyển lên Tokyo vì mục đích kinh doanh giải trí, thực phẩm hay thiết bị sưởi gia đình. Anh luôn có một ý nghĩ ám ảnh vì các máy thu thanh sóng ngắn bị cấm sử dụng trong chiến tranh, bấy giờ người ta rất quan tâm đến tin tức từ các đài sóng ngắn. Nay không còn cấm đoán, nhu cầu đó có thể được đáp ứng, Ibuka nghĩ ra một cách. Bởi đài thu thanh rất quan trọng để nghe báo động và tin tức trong chiến tranh nên mọi người giữ gìn
radio rất cẩn thận, nhưng họ chỉ bật được sóng tầm trung và sóng AM thông thường. Vì thế, Ibuka thiết kế một bộ điều chỉnh sóng ngắn gồm một hộp gỗ nhỏ và một mạch điện đơn giản chỉ cần một ống chân không. Bộ điều chỉnh này có thể gắn thêm vào bất kỳ máy thu thanh nào và có thể bắt được sóng ngắn. Nhân viên phải kiếm bóng đèn ở chợ đen, một số rất đắt tiền nhưng sản phẩm rất được ưa chuộng và đem lại niềm tin cho mọi người trong công ty.
Ông Maeda có một người bạn làm ở tờ báo ngày lớn nhất ở Nhật Bản thời bấy giờ, đó là Asahi Shimbun. Người bạn này tên là Ryuzo Kaji, thường xuyên viết mục “Bút chì xanh”. Vì thiếu giấy in nên hồi đó, báo Asahi chỉ có một trang, nhưng ngày 6 tháng Mười năm 1945 báo đã dành một bài viết ca ngợi công ty:
“Một số người đã có radio nay chỉ cần điều chỉnh chút ít để bắt được sóng ngắn, đó là một tin tốt lành. Anh Masuru Ibuka, trước đây là giảng viên môn khoa học và cơ khí trường đại học Waseda và là con rể bộ trưởng bộ giáo dục Tamon Maeda, gần đây đã mở Phòng thí nghiệm nghiên cứu viễn thông Tokyo, tại tầng ba tòa nhà Shirokiya ở khu Nihonbashi. Xuất phát từ động cơ phi thương mại, anh đã tìm tòi nghiên cứu mở rộng việc sử dụng máy thu sóng ngắn bằng cách chuyển đổi những máy thu thông thường thành máy thu sóng ngắn nhờ việc gắn thêm một bộ phận phụ trợ. Với máy thu loại tốt có nhiều băng tần có thể chuyển ngay thành một máy thu sóng ngắn rất nhạy”
Bài báo còn dự đoán các đài phát tư nhân sẽ được nhà cầm quyền của các lực lượng chiếm đóng cho phép hoạt động, nên việc nâng cấp các máy thu thanh hiện có là điều hết sức cần thiết vì có thể sẽ bị lẫn sóng do nhiều đài cũng phát. Bài báo cho rằng gắn thêm bộ phận sóng ngắn sẽ nghe được nhiều đài phát khác nhau. Để tả thêm con người Ibuka, tác giả bài báo viết: “Trước kia, anh phụ trách một công ty sản xuất vũ khí nhưng nay mong muốn sử dụng những hiểu biết kỹ thuật của mình phục vụ dân sinh. Hiện nay, anh là một
trí thức của thành phố. Anh sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào kể cả những đề nghị có liên quan đến việc sửa chữa máy thu thanh thường dùng”.
Nhưng hóa ra là có một vài điều Kaji đã không viết đúng về Ibuka. Thực tế là trước đây, Ibuka chưa từng làm việc trong ngành chế tạo vũ khí, anh cũng chẳng quan tâm lắm đến việc sửa chữa máy thu thanh. Không những thế, không phải Ibuka không có động cơ thương mại, vì thực sự anh rất cần tiền, ít nhất cũng để trả lương nhân viên. Nhưng nhờ có bài báo đó, tôi biết Ibuka đang làm gì và ở đâu: Tôi vội viết thư cho Ibuka nói rằng tôi muốn gặp anh ở Tokyo, muốn giúp anh bất cứ việc gì có thể. Ibuka viết thư trả lời tôi ngay, anh mời tôi đến thăm anh và công ty mới của anh. Nhưng anh cũng cho tôi biết công việc còn đang khó khăn và anh phải trả lương nhân viên bằng chính tiền túi của mình và đang tìm tài trợ.
Tôi lên Tokyo nhận công tác giảng dạy, và sau khi đã ổn định nơi ở tại nhà một người bạn ở khu vực phía tây thành phố, nơi ít bị ném bom hơn khu trung tâm, tôi vội đến ngay khu Nihonbashi thăm Ibuka. Trụ sở văn phòng mới của Ibuka nằm trong một cửa hàng bách hóa trông tồi tàn đến thảm hại. Nhưng trên nét mặt Ibuka có vẻ phấn khởi, anh và các nhân viên của anh rất sung sướng khi được làm việc trong khi không ít những người khác còn chưa biết số phận họ ra sao.
Tôi hiểu Ibuka gặp khó khăn với việc trả lương nhân viên, nên tôi định làm việc ở công ty nửa buổi và dạy học nửa buổi. Như thế, tôi sẽ có tiền lương dạy học và Ibuka không phải trả lương tôi nhiều và cả hai đều thoải mái. Ibuka và tôi bàn bạc rất kỹ về việc lập một công ty chung, chúng tôi đã có ý định này từ trước khi chúng tôi quen nhau và cuối cùng chúng tôi đi đến quyết định triển khai vào tháng Ba năm 1946 khi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Như vậy, tôi vừa là một giảng viên đại học ăn lương nhà nước, đồng thời là một nhà nghiên cứu làm việc nửa buổi tại công ty mới của Ibuka
với các kế hoạch thành lập công ty chung mới. Chúng tôi hiểu rằng trước khi thực sự mở công ty chung, còn có một vấn đề khá tế nhị phải giải quyết đó là trách nhiệm của tôi đối với gia đình Morita. Cho nên tôi cũng Ibuka và ông Maeda, lúc đó, đã từ chức bộ trưởng Bộ Giáo dục đi chuyến tàu đêm về Kosugaya vào tháng Tư năm 1946 để xin phép cha tôi cho tôi tham gia vào công ty mới. Cả Ibuka và ông Maeda đều biết là việc xin cho tôi, người con trưởng, được rời bỏ công việc kinh doanh truyền thống của gia đình là một điều rất khó khăn và tế nhị.
Ở Nhật Bản, người ta coi việc đưa người con trai, đặc biệt là người con cả, ra khỏi môi trường kinh doanh gia đình để đi theo một ngành kinh doanh mới là một điều nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, điều này được coi như việc xin nhận con nuôi. Ngày nay, việc này vẫn còn diễn ra trong một số ngành kinh doanh, đặc biệt ở các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng kể cả ở các doanh nghiệp lớn, khi một thanh niên tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình, thì lý lịch gia đình, việc giới thiệu và cam kết trung thành với gia đình dù chỉ là ngầm hiểu vẫn được coi trọng Vì nó đảm bảo rằng anh ta sẽ làm công việc đó suốt đời, chứ không phải chỉ làm việc một vài năm như ở một số nước nơi nhân công thay đổi chỗ làm dễ dàng. Thực tế là, tôi sẽ làm việc cho một gia đình khác, gánh vác trách nhiệm khác.
Hành trình chúng tôi trải qua thật vất vả. Toa xe chúng tôi ngồi kính cửa sổ bị vỡ, nên chúng tôi phải ngồi trong gió lạnh, khói tàu và bồ hóng suốt dọc đường. Nhưng chúng tôi lại được nhà Mortita đón tiếp tại Kosugaya thật ấm cúng. Sau này khi nhớ lại, Ibuka còn nói anh không thể nào quên được lòng mến khách sự đón tiếp nồng hậu gia đình tôi đã giành cho anh và ông Maeda. “Mặc dù sự nồng nhiệt đó chỉ thể hiện bằng bánh mì, thứ bánh mì ngon tuyệt do chính gia đình Morita làm ăn với bơ, mứt và trà”. Sau chiến tranh, ngay cả những thức ăn thông thường đó cũng trở nên quý hiếm,
thường thì chỉ có đồ dùng thiết yếu. Mọi người đều phải thắt lưng buộc bụng, chắt chiu từng hạt gạo để nuôi trẻ nhỏ. Rất nhiều người không có đủ cơm ăn. Trong chiến tranh, dân Nhật đã quen sống khổ hạnh, họ thường trộn lúa mạch và khoai tây vào cùng nhúm gạo để thổi cơm. Cuộc chiến đã làm cả nước phá sản và thoái chí, hàng triệu người đã bị buộc phải sống cầm hơi qua ngày đoạn tháng.
Sau vài câu chuyện xã giao, Ibuka cùng ông Maeda kể cho cha tôi về công việc kinh doanh mới, mục tiêu họ muốn đạt được và khẳng định tôi rất cần thiết cho công việc kinh doanh mới. Trình bày xong, ba chúng tôi đều căng thẳng chờ đợi câu trả lời. Có vẻ như cha tôi lúc ấy đã chuẩn bị trước nên ông nói không chút do dự rằng ông muốn tôi nối nghiệp ông. Rồi ông quay sang phía ông Maeda và Ibuka nói: “Nhưng nếu con tôi thấy cần phải làm một công việc nào đó để phát huy khả năng và sở trường thì tôi cũng không ngăn trở”. Ông nhìn tôi, mỉm cười và nói: “Con hãy làm những gì con muốn”. Tôi vui sướng, còn Ibuka thì kinh ngạc, về sau anh kể với tôi rằng ông tưởng phải rất khó khăn mới thuyết phục được cha tôi. Em trai tôi, Kazuaki, lúc đó đang theo học ở trường đại học Wasada đã tự nguyện nối nghiệp gia đình Morita làm nghề sản xuất rượu sake khi cha tôi tới lúc nghỉ hưu. Mọi việc đều được dàn xếp ổn thỏa. Ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm.
Khi quay trở về Tokyo, chúng tôi tập trung mọi nguồn lực để mở công ty mới, lấy tên hiệu là Tokio Tsushin Kogyo (Công ty Cơ khí vô tuyến viễn thông Tokyo).
Tổng số vốn ban đầu vào khoảng 500 đô la. Số tiền này chẳng phải to tát gì và thậm chí cũng không đủ để kinh doanh. Công ty của chúng tôi chẳng bao lâu thiếu vốn hoạt động và chúng tôi thường phải cầu cứu vay tiền cha tôi. Ông tin vào công việc chúng tôi làm, nên không buộc chúng tôi phải trả ngay. Vì thế chúng tôi quyết định đưa ông trở thành cổ đông của công ty. Điều này hóa ra
là một vụ đầu tư may mắn đối với ông vì ông đã được đền bù xứng đáng với số cổ phiếu ngày càng nhiều và ông trở thành một cổ đông lớn của công ty.
Mặc dù phải nói rằng chính nghề dạy học đã nuôi tôi, nhưng tôi không chú tâm vào công việc này. Tôi nóng lòng được cống hiến toàn bộ công sức vào công ty mới. Rồi đến một ngày, tôi cảm thấy rất hài lòng khi đọc trên một tờ báo rằng chính quyền do các lực lượng đồng minh chiếm đóng ra quyết định thanh trừng các giáo viên trước đây đã từng làm việc trong, cho quân đội hoặc hải quân Nhật. Tôi nghĩ ngay là trong số đó có tôi vì tôi cũng đã là một sĩ quan kỹ thuật chuyên nghiệp, nguyện cống hiến cả cuộc đời phục vụ lực lượng hải quân Hoàng gia Nhật. Lệnh thanh trừng này do Tổng Hành dinh các lực lượng đồng minh đưa ra dựa trên quan điểm các quân nhân chuyên nghiệp, bị coi là tội phạm chiến tranh, cần phải loại ra khỏi ngành giáo dục vì họ có thể gây ảnh hưởng tới tâm trí còn non nớt của lớp học sinh, sinh viên Nhật sau chiến tranh. Với tôi, lệnh thanh trừng này lại là một tin tốt lành, đó là cái cớ để tôi xin thôi giảng dạy ở trường và tôi sẽ có thể dành toàn bộ thời gian cho công việc kinh doanh của công ty.
Tôi đã đến chơi nhà giáo sư Haori và trình bày với ông rằng mặc dù tôi rất biết ơn nghề dạy học nhưng tôi không thể tiếp tục được do có lệnh này. Giáo sư Haori đến ngay cơ quan để kiểm tra lại và ông được cho biết rằng Bộ giáo dục cũng chưa có ý kiến chính thức là nên làm thế nào. Vì vậy, nhà trường đề nghị tôi cứ tiếp tục giảng dạy trong khi chờ đợi thông báo chính thức. Thế nên, tôi phải giảng dạy thêm một vài tháng nữa để chiều lòng người thầy đáng kính của tôi, giáo sư Haori. Sau đó một thời gian vẫn không có một thông báo nào về lệnh thanh trừng này, nên tôi đã có một ý nghĩ táo bạo là mang bài báo đăng tin này lên chủ nhiệm khoa là ông Koroku Wada, trình bày lo lắng rằng nếu tôi tiếp tục dạy học và bị phát giác, thì nhà trường có thể bị liên quan hoặc bị phạt vì đã bao
che cho tôi. Tôi nói với ông: “Theo như tin đăng ở tờ báo này, tôi nằm trong số những người bị thanh trừng, nếu tôi cứ tiếp tục giảng dạy sẽ gây phiền phức cho nhà trường và tôi không muốn vậy”. Ông chủ nhiệm khoa cân nhắc những lý lẽ tôi đưa ra, cuối cùng ông quyết định: “Thôi được, anh có thể thôi dạy học ngay từ ngày hôm nay”. Và nghề dạy học của tôi đến đây là chấm dứt. Tôi đến chào từ biệt giáo sư Haori và vui mừng quay về công ty.
Nhiều tháng sau cũng chẳng thấy có thông báo nào về lệnh thanh trừng và cứ mỗi tháng, nhà trường vẫn gọi điện giục tôi đến lĩnh lương như thường lệ, chắc vì lý do nào đó mà tên tôi vẫn nằm trong sổ lương nhà trường. Hơn nữa, tuy tôi tuy đã nghỉ dạy nhưng, lương của tôi vẫn tăng thêm cứ hai hoặc ba tháng một lần do có sự điều chỉnh lương theo tình hình lạm phát. Tôi vẫn tiếp tục được lĩnh lương cho tới tận tháng Mười năm 1946 khi Bộ giáo dục có công văn chính thức thải hồi tôi. Tôi hết sức hoan nghênh việc được nhận lương vì công ty mới của tôi chưa có doanh thu đáng kể nào vào thời điểm đó.
Tháng Tám năm 1946, cửa hàng bách hóa Shirokiya chuẩn bị xây dựng lại. Họ thông báo rằng chúng tôi phải chuyển đi. Chúng tôi đành phải chuyển trụ sở sang khu vực khác một thời gian, khu Kichijoji, một trong những khu cổ nhất ở Tokyo nhưng chúng tôi thấy chưa thỏa mãn với địa điểm này. Cuối cùng, chúng tôi lại chuyển công ty tới một căn nhà gỗ tồi tàn, đổ nát nhưng tiền thuê rất rẻ ở Gotenyama, thuộc khu vực Shinagawa ngoại vi phía nam thành phố. Đó là một ngọn đồi trước đây từng nổi tiếng với rừng hoa anh đào. Năm 1853, đồi Gotenyama được xây thành công sự để bảo vệ vịnh Tokyo, nhưng khi chúng tôi dọn đến ở tòa nhà cũ kỹ, bốn bề lộng gió, vào một ngày lạnh lẽo tháng Giêng năm 1947, Gotenyama trông chẳng còn giống pháo đài khi xưa nữa, mọi thứ quanh đây đều hoang tàn, đổ nát vì bom đạn. Mỗi khi trời mưa, nước thấm dột từ mái nhà xuống và đôi khi chúng tôi phải giương ô
che bàn làm việc. Mặc dù địa điểm mới này xa trung tâm thành phố, nhưng chúng tôi lại cảm thấy thoải mái hơn và diện tích cũng rộng hơn trụ sở cũ ở cửa hàng bách hóa.
Để có thể tới giao dịch với công ty Tokyo Tsushin Kogyo, khách phải luồn qua dây phơi tã lót trẻ em do các bà láng giềng đem ra hong gió. Có lần, họ hàng thân thuộc đến thăm tôi và họ thấy kinh ngạc vì điều kiện ở đây quá tồi tàn đến nỗi cho là tôi đã trở thành một người sống vô tổ chức. Việc này cuối cùng cũng đến tai mẹ tôi.
Họ không hiểu nổi tại sao một người cấp tiến như tôi lại chọn làm việc ở một nơi như vậy, trong khi tôi có thể sống đàng hoàng ở Nagoya với tư cách là con trai cả trong gia đình có một truyền thống kinh doanh lâu đời.
2
Trong quá trình tìm kiếm sản phẩm phù hợp để sản xuất, nhiều người đã khuyên Ibuka nên sản xuất máy thu thanh, vì lúc đó nhu cầu radio ở Nhật vẫn còn rất lớn, chứ không phải chỉ sản xuất bộ thích ứng điều chỉnh sóng ngắn, nhưng Ibuka kiên quyết từ chối. Anh lập luận rằng các công ty lớn có khả năng phục hồi nhanh chóng sau chiến tranh và họ sử dụng những loại linh kiện của chính hãng để lắp ráp sản phẩm, sau đó mới bán cho các công ty khác. Tất nhiên, họ sẽ giữ bí mật những công nghệ sản xuất hiện đại nhất để duy trì vị thế dẫn đầu so với các đối thủ cạnh tranh khác. Ibuka và tôi thường nói công ty mới này phải là công ty sáng chế, luôn năng động tạo ra sản phẩm mới, có trình độ kỹ thuật cao vượt bậc. Và thực ra, sản xuất radio không phải là ý tưởng giúp chúng tôi thực hiện những lý tưởng cao đẹp này.
Chúng tôi khao sát lối sống của các gia đình Nhật Bản sau chiến tranh. Chúng tôi cũng bán khá nhiều bộ thích ứng sóng ngắn gắn vào các radio chỉ thu được sóng trung mà nhiều người Nhật còn cẩn thận giữ được từ thời chiến tranh. Bây giờ, chúng tôi nhận thấy khá nhiều máy hát còn sử dụng được. Trong chiến tranh rất khó tìm mua được động cơ cũng như đầu cần quay. Vậy nên phải có thị trường buôn bán các loại vật liệu này để sửa chữa và nâng cấp các loại máy hát cũ còn lại từ thời trước và trong chiến tranh. Những đĩa hát nhạc Swing và nhạc Jazz rất thịnh hành của Mỹ hồi đó được nhập vào Nhật và nguời dân rất ưa thích. Người Mỹ mang âm nhạc theo họ đến Nhật, và quá trình này bắt đầu khi quân chiếm đóng giới thiệu về nước Mỹ và lối sống của người Mỹ. Các nhà cầm quyền quân đội đồng minh kiểm soát toàn bộ các đài phát thanh và các trường có thể lại dạy tiếng Anh. Các đài phát thanh còn phát
tiếng Anh sau thời gian bị cấm trong chiến tranh. Tư tưởng dân chủ, tự do cá nhân và quyền bình đẳng được gieo trồng trên mảnh đất mầu mỡ mà sau bao năm dài người dân vẫn bị kiểm soát tư tưởng và chịu sự độc quyền quân sự.
Trong thời kỳ quân đồng minh chiếm đóng, mọi thứ đều hết sức khan hiếm, và chợ đen là nơi duy nhất hoạt động nhộn nhịp. Công ty mới của chúng tôi - Tokyo Tsushin Kogyo, chính thức thành lập vào ngày 7 tháng Năm năm 1946 - đã mua được một xe tải Datsun cỡ nhỏ, rất cũ với giá 100 đô la. Do chỉ có Ibuka và tôi có bằng lái xe, nên dù là hai người dẫn đầu công ty, chúng tôi chia nhau lái xe giao hàng, mua nguyên vật liệu và vận chuyển về nhà máy. Chúng tôi làm mọi việc từ quản lý đến khuân vác hàng hóa lên xe, quay maniven khởi động xe, giao hàng hoặc đi mua những đồ lặt vặt.
Cảnh phố phường Tokyo hỗn loạn, ồn ã và mù mịt khói. Xăng dầu rất khan hiếm và đắt đỏ. Rất nhiều xe con, xe tải và xe buýt buộc phải chuyển sang chạy các thứ dầu thải, than củi, hoặc bất kỳ thứ gì có thể đốt cháy được kể cả rác rưởi và bụi than. Thỉnh thoảng còn thấy xe lửa trên phố. Chúng tôi vẫn có đủ xăng để chạy xe tải một cách hợp pháp hoặc tìm cách này hay cách khác. Hồi đó, lính Mỹ ăn cắp xăng bán cho dân chúng, họ hút xăng từ bình xăng xe zeep và xe tải hoặc bán thẳng cả thùng. Các nhà chức trách quân đội chiếm đóng tìm cách ngăn chặn hiện tượng ăn cắp xăng đó bằng cách nhuộm đỏ xăng. Thỉnh thoảng, quân cảnh Mỹ lại chặn một quãng đường giao thông, thò một cái ống dài vào thùng xăng của xe cộ, kiểm tra xem xăng có màu đỏ không. Nếu họ thấy xăng đỏ, chủ xe đó sẽ bị lôi thôi phiền phức, trình bày tại sao lại có xăng đỏ mà dùng. Nhưng càng ngày càng ít thấy người bị bắt, vì những người Nhật đã khôn ngoan tìm cách khử màu đỏ của xăng bằng than củi và “hợp pháp hóa” xăng chợ đen trở thành một công việc kinh doanh khá phát đạt.