" Chạy Bộ Cùng Người Kenya - Adharanand Finn & Nguyễn Kiến Quốc (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Điền Kinh] 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Chạy Bộ Cùng Người Kenya - Adharanand Finn & Nguyễn Kiến Quốc (dịch) full mobi pdf epub azw3 [Điền Kinh] Ebooks Nhóm Zalo NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI Trụ sở chính: Số 46, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: 0084.24.38253841 – Fax: 0084.24.38269578 Chi nhánh: Số 7, Nguyễn Thị Minh Khai. Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tel: 0084.28.38220102 Email: marketing@thegioipublishers.vn Website: www.thegioipublishers.vn Chịu trách nhiệm xuất bản: GIÁM ĐỐC – TỔNG BIÊN TẬP TS. TRẦN ĐOÀN LÂM Sửa bản in: Dương Thu Hương Thiết kế bìa: Điệp Hoho Trình bày: Mỹ Mây In 5.000 bản, khổ 16 x 24 cm tại Công ty TNHH MTV In và Thương mại Thông tấn xã Việt Nam (Vinadataxa). Địa chỉ: 70/342 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Số xác nhận đăng ký xuất bản: 270-2020/CXBIPH/05- 10/ThG. Quyết định xuất bản số: 186/QĐ-ThG cấp ngày 18 tháng 02 năm 2020. ISBN: 978-604-77-7337-4. In xong và nộp lưu chiểu năm 2020. ÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT BẢN VÀ DỮ LI U ETS C Trụ sở chính: Tầng 3, Dream Center Home, số 11A, ngõ 282, Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội Tel: (84-24) 3 722 62 34 | Fax: (84-24) 3 722 62 37 Email: info@alphabooks.vn Phòng kinh doanh: Chi nhánh TP. HCM: 138C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. HCM Tel/Fax: (84-24) 3 773 8857 | Tel: (84-28) 3 8220 334 | 35 Email: sale@alphabooks.vn Mục lục Lời khen tặng Mở đầu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Hồi kết Lời bạt Lời cảm ơn “M LỜI KHEN TẶNG ột hồi ức đầy sức lôi kéo... Cuốn sách xuất hiện nhiều nhân vật được khắc họa thú vị và câu chuyện về khao khát cháy bỏng mà Finn hướng tới: đạt được thành tích thời gian mong đợi trong vòng chạy marathon, thì thật cuốn hút.” — Daily Telegraph “Vừa như một nghiên cứu khoa học, vừa là ký ức của một cuộc phiêu lưu, vừa là câu chuyện về hành trình khám phá bản thân. Tất cả tạo nên một tác phẩm khéo léo và thú vị.” — Publishers Weekly “Hiếm có cuốn sách nào đem lại tinh thần chạy bộ hồ hởi đến thế.” — Evening Standard “Nếu như Sinh ra để chạy dạy chúng ta cần (hoặc không cần) trang bị trên người thứ gì khi chạy, thì Chạy bộ cùng người Kenya nói với chúng ta về cách chạy. Đây là tác phẩm không thể bỏ qua với những ai đang dự định chạy lần đầu.” — Robin Harvie, tác giả của Why we run Dành tặng các cộng sự của tôi: Marietta, Lila, Uma và Ossian Khi đấng linh thiêng tìm kiếm bạn, thì đó hẳn là một nguồn lực rất mạnh mẽ. – PREM RAWAT T MỞ ĐẦU ôi nghe thấy tiếng chuông báo thức của ai đó kêu trước. Tôi đang đợi nó, trong giấc ngủ chập chờn. Giấc ngủ không sâu, bồn chồn trong tấm chăn mỏng in hàng tên khách sạn chạy ngang bằng mực xanh lá cây: BOMEN. Ánh điện ngoài hành lang hắt vào làm căn phòng trông lờ mờ: tường vách để trống; giờ thì có màu hồng đậm, nhưng vào ban ngày, nó là một màu hồng đào tươi đến bức bối. Một chiếc bóng đèn loại tiết kiệm điện treo bằng chính dây nguồn ngay phía trên đầu tôi. Chuông điện thoại reo. Godfrey, ở giường bên cách tôi vài bước chân, lập tức nhấc máy, như thể anh đã đặt tay lên chờ nó kêu. Anh nói bằng giọng Kalenjin bình thản, tỉnh táo rồi gác máy. “Chris đấy.” Anh nói trong bóng tối. Anh biết tôi đã tỉnh. “Anh biết kiểu của Chris mà. Anh ta muốn xuống ăn sáng.” Chuông báo thức của tôi kêu, rung khe khẽ trên chiếc bàn cạnh giường. Tôi với tay tắt chuông: bốn giờ sáng. Đã đến giờ thức dậy. Khách sạn huyên náo tiếng nồi chảo loảng xoảng và tiếng người trò chuyện râm ran. Một số vị khách hẳn là đang trở mình trên giường, vừa ngó đồng hồ vừa hoang mang không hiểu chuyện gì xảy ra. Tôi đi dọc hành lang. Ở đầu bên kia có một cây cọ tán lá lòa xòa. Tới đầu cầu thang, tôi gặp Beatrice đang đứng trong bóng tối, vẻ lưỡng lự không biết nên đi xuống hay không. Cô mỉm cười, hàm răng trắng tương phản với nước da đen. “Đi thôi.” Tôi nói. Cô không đáp, nhưng theo tôi đi xuống. Trong phòng ăn, phục vụ bàn đã sẵn sàng. Họ đã bị lôi khỏi giường giữa buổi đêm và bị ấn vào những bộ đồ phục vụ. Trông họ có vẻ không hài lòng. “Trà hay cà phê?” Trưởng bộ phận phục vụ hỏi, tay bưng khay đựng ấm chén tiến tới phía chúng tôi. Ai nấy đều lắc đầu. Tôi ngồi vào bàn. Beatrice ngồi phía đối diện. Bên ngoài, con phố vẫn tĩnh lặng. Tôi nhìn cô. “Cô sẵn sàng rồi chứ?” Tôi hỏi. Beatrice mỉm cười. “Tôi sẽ làm được.” Cô gật đầu quả quyết. Japhet and Shadrack bước vào phòng. Hai chàng trai trẻ chỉ trạc ngoài 20. Cả hai đều chưa từng đi xa khỏi quê nhà đến thế. Japhet lúc nào cũng cười toe toét, khoe cả hàm răng, đầy hứng khởi; còn Shadrack, cặp mắt của cậu luôn dõi thẳng về phía trước, cứng đờ như thể vừa nhìn thấy điều gì thật sửng sốt và kỳ quặc. Người phục vụ đã trở lại bàn với cái khay. “Trà? Hay cà phê?” “Chai.” Shadrack nói nhỏ tới mức phải nhắc lại hai lần thì người phục vụ mới hiểu ra. Japhet thì chỉ gật đầu. Người phục vụ rót trà, trông có vẻ hài lòng. “Hai cậu đều sẵn sàng chứ?” Tôi hỏi. Shadrack nhìn tôi bối rối, như thể tôi vừa hỏi cậu đã yêu bao giờ chưa vậy. “Chúng tôi đã sẵn sàng, phải.” Japhet cười toe toét và nói. Người phục vụ, lúc này đã vào guồng, dọn cho chúng tôi một đĩa hoa quả. Shadrack rón rén xiên miếng dưa hấu bằng một chiếc dĩa và đưa nó cho Beatrice. Sau đó, người bồi bàn mang bánh mì và trứng rán cho mỗi người. “Dù thế nào,” tối hôm trước Godfrey bảo chúng tôi, “thì cũng đừng có ăn trứng vào bữa sáng.” Tôi nhìn mấy người kia. “Các bạn thích ăn trứng trước cuộc đua à?” Tôi hỏi. Nhưng bọn họ đang ăn rồi. Tôi quyết định không làm phiền họ, nhưng không đụng đến phần trứng của mình. Hai lát bánh mì với bơ là đủ. Tôi ăn nhanh gọn rồi trở lại phòng. Tôi định ngủ thêm sau bữa sáng, nhưng vì đã tỉnh hẳn, tôi thu dọn túi đồ và ngồi trên giường. Bàn chân tôi có vẻ ổn. Tôi xoa nắn để đảm bảo không có vấn đề gì, ấn cả ngón cái vào gan bàn chân, chỗ bị chấn thương lúc trước. Tôi lôi ra một lọ Menthol Plus, loại dầu mua trong hiệu thuốc lúc còn ở Iten. Tôi xoa dầu lên bàn chân, rồi đi tất và ngồi lại trên giường. Thở chậm và sâu nào. Một tiếng nữa là tới giờ khởi hành. Bình minh hắt tia sáng yếu ớt qua bãi đỗ xe khi tất cả chúng tôi đứng quanh chiếc xe buýt mini để chờ Godfrey. Tôi đi khỏi lúc anh đang chải đầu trong phòng ngủ. Anh để kiểu đầu cua húi sát, nhưng sáng nào cũng phải dành ra cả năm phút để chải tóc. Ai nấy đứng lặng yên, nhẫn nại. Cuối cùng, Godfrey cũng xuất hiện. “Xin lỗi các bạn.” Anh vừa nói vừa kéo cánh cửa trượt chiếc xe buýt mini. Các thành viên ít tuổi của đội, Japhet, Shadrack và Beatrice trèo xuống phía đuôi xe. Chris, Paul và Philip, các vận động viên chạy bộ dày dạn, ngồi hàng giữa. Làmzungu duy nhất, gã da trắng, tôi được phân cho ghế trước bên cạnh Godfrey, huấn luyện viên và cũng là tài xế của chúng tôi. Chúng tôi ra khỏi đường dẫn xóc nảy, men theo con đường đất rồi đi vào phố chính. Tất cả đã thức dậy và đi lại nhộn nhịp, người lùa dê, vai quàng những chiếc túi lớn. Những chiếc matatus, xe buýt nhỏ, chật ních, đỗ lại, và lại có thêm người chen lên. Ngày mới đã bắt đầu. Trong chiếc xe buýt nhỏ của chúng tôi, không ai nói một lời. Godfrey vặn vẹo chiếc radio, nhưng thừa biết nó đã hỏng. Anh lái xe theo con đường thẳng tắp phía trước, men theo rìa xavan hiu quạnh trải rộng ở một bên. Bên này đường là những căn nhà tạm, những ruộng ngô nhỏ, các quán hàng sơn màu sắc tươi sáng quảng cáo cho các công ty điện thoại. Chừng 20 phút sau, chúng tôi đến cổng chính của Lewa, khu bảo tồn động vật tự nhiên rộng khoảng 222 km2, cách thủ đô Nairobi 270 km về phía bắc. Một hàng dài xe hai cầu nối đuôi nhau chờ qua. Bên lề đường là dòng người đi bộ. Chúng tôi nhập vào luồng xe. Giờ đây, trảng cỏ trải rộng cả về hai phía, xa ngút tầm mắt. Đây là quang cảnh điển hình của châu Phi. Khô cằn, trảng cỏ nối trảng cỏ trơ trọi những thân keo gai góc. Băng ghế sau đột nhiên rộn lên, mọi người chỉ trỏ ra ngoài cửa sổ. “Chuyện gì vậy?” Tôi hỏi. “Trông kìa.” Godfrey nói và chỉ tay sang bên đường. Một con voi đang đứng, yên lặng như tượng, cách chúng tôi chỉ vài bước chân. “Phải voi thật không nhỉ?” Philip ngờ vực, nghển cổ qua vai tôi để nhìn. Chúng tôi dò dẫm qua đám mây bụi làn xe trước bỏ lại. Con voi làm không khí trong xe hứng khởi hẳn lên. Godfrey được dịp dặn dò khích lệ. “Được rồi, các bạn. Ta tới nơi rồi. Tôi biết trong xe này có một người sẽ giành chiến thắng. Các bạn đã qua phần khổ luyện, và giờ là lúc để chạy. Hãy nhớ, đây là cự ly marathon. Đừng chạy quá nhanh ngay từ đầu. Nhưng phải luôn ở gần nhóm dẫn đầu. Các bạn biết mình có thể làm được.” Godfrey cho xe dừng hẳn. Mới hơn sáu giờ sáng, nhưng hàng trăm người đã xếp hàng phía sau sợi dây thừng, đang bị các nhân viên bảo vệ đẩy lùi. Trên đường, dòng người chạy bộ vận quần ngắn và áo ba lỗ, với số đua đính trước ngực, vẫn kéo nhau đổ về điểm xuất phát. Tôi còn chưa kịp định thần thì cả đội đã xuống xe và biến mất. “Họ ra thẳng vạch xuất phát rồi.” Godfrey nói. “Anh cứ đi đi, tôi sẽ gặp anh ở đó.” Trời đã ấm lên, thế là tôi cởi bỏ bộ đồ thể thao, ném vào trong xe. Tôi mặc chiếc áo ba lỗ màu vàng. Số đua của tôi, 22, đính phía trước. Sau lưng áo là dòng chữ: ITEN TOWN HARRIERS (Chó săn thị trấn Iten). Vạch xuất phát nhộn nhịp với hơn 1.000 người chạy bộ. Giữa đám đông nhộn nhạo đó, tôi kịp nhận ra nhóm áo ba lỗ vàng, chính là đám còn lại trong đội. Họ đang đứng cùng vợ tôi là Marietta và Ossian, thằng bé hai tuổi, con trai tôi. Hai con gái tôi đang đứng xem ở đâu đó bên lề đường. Marietta đợi tôi để chụp tấm hình chung cả nhóm. Chúng tôi đứng tụm lại. Godfrey không muốn chụp cùng, nhưng chúng tôi đã lôi anh vào. Cả nhóm hẳn đã chẳng thể làm được điều này nếu không có anh. Anh đứng phía sau, mặt khuất dưới bóng chiếc mũ đang đội. “Được rồi, cảm ơn mọi người.” Marietta nói, tha cho chúng tôi khỏi tư thế tạo dáng. “Chúc may mắn.” Vậy là chúng tôi vào hàng. Cả đội bắt tay nhau, nhưng chẳng nói lời nào. Đến rồi đây. Hàng tháng trời luyện tập cho vạch xuất phát này đây. Bình nguyên hoang dã của châu Phi đang trải dài trước mắt. Chờ đợi. Yên lặng. Trực thăng quần thảo trên đầu. Người đàn ông cầm micro không nói ra, nhưng chúng tôi đang đợi vài con sư tử rời đường chạy. Những chiếc trực thăng đang nhào xuống thấp trên đầu chúng, cố xua chúng đi khỏi. Thời gian đứng đó cảm tưởng trôi thật lâu. Tôi duỗi hai cánh tay. Hai mươi sáu dặm; bốn mươi hai kilômét. Nhưng đó chỉ là những con số. Từng bước một. Từng hơi thở một. Hơi nóng buổi sáng bốc lên từ đám cỏ sắc nhọn. Bọn trẻ nhà tôi, miệng cười toe toét, đang vẫy vẫy tôi từ phía bên đường. Và chúng tôi cùng đếm. Năm. Tôi cảm thấy hơi thở đang lấp đầy sức sống trong cơ thể. Bốn. Mọi người chạm tay vào đồng hồ, hạ người xuống. Ba. Hai. Tới rồi đây. Một. Chạy. C CHƯƠNG 1 "Trong tâm trí, tôi là người Kenya – Khẩu hiệu quảng cáo năm 1980 của Nike" húng tôi chạy qua sân cỏ dài gợn sóng, đua nhau tới khúc cua đầu tiên. Tôi dẫn đầu, bị vây trong đám chân guồng hết tốc lực và tiếng thở dốc của đám bạn cùng trường. Chúng tôi chạy len qua các cột gôn và rẽ xuống sát bức tường đá dọc theo rìa phía xa của sân. Giờ thì yên tĩnh hơn hẳn. Tôi nhìn quanh. Chỉ còn một cậu bạn bám sát sau lưng, những người khác đều đã tụt lại phía xa. Tôi thấy dải băng đánh dấu góc cua tiếp theo đang đung đưa ở phía trước. Tôi tăng tốc, không khí lạnh ùa vào phổi, hàng dương cao vút xào xạc lá trên đầu. Chúng tôi chạy khỏi sân trường, dọc theo lối đi rải sỏi ngày thường vẫn là ngoài giới hạn. Tiếng chân tôi đạp trên sỏi nghe lạo xạo, và đó cũng là âm thanh duy nhất. Một ông cụ dắt xe đạp vội tránh sang bên khi tôi chạy qua. Tôi theo dấu dải băng, lộn lại xuống một con dốc gắt trở về sân chơi, rồi tới vạch đích. Tôi về đến đó rất lâu trước tất thảy và đứng chờ trong cái lạnh khi các bạn khác về tới, lần lượt sụm xuống khi qua vạch. Đứa thì nằm vật ra, đứa thì khuỵu gối, mặt mũi đỏ bừng. Tôi thấy phấn chấn kỳ lạ. Chỉ là giờ thể dục đầu tiên ở trường mới mà tất cả chúng tôi đã được cho chạy việt dã. Chưa từng thử chạy xa hơn chiều dài sân bóng nên tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy nó dễ dàng đến vậy. “Anh chàng thậm chí còn chẳng thở phì phò.” Thầy giáo nói, lấy tôi ra làm gương cho đám bạn. Ông bảo tôi kẹp hai bàn tay vào nách để giữ ấm, chờ những bạn còn lại lê bước trở về. Vài năm sau, ở tuổi 12, tôi phá kỷ lục cự ly 800 m của trường trong ngày hội thể thao, dù vài cậu nhóc cố vây lấy tôi lúc xuất phát hòng giúp bạn của chúng vượt lên. Năm phút sau, tôi chạy thi 1.500 m và lại giành chiến thắng. Cha tôi nhận thấy khả năng tiềm tàng nên muốn cho tôi tham gia câu lạc bộ chạy bộ địa phương và ông lập tức đi tìm số điện thoại trong danh bạ. Tôi nghe thấy ông nói chuyện với ai đó qua điện thoại, hỏi thăm đường đi. Từ chính thời điểm đó, một con đường đã được định đoạt: tôi sẽ trở thành người chạy bộ. Nhưng sự khởi đầu lại không mấy suôn sẻ vào một buổi tối vài tuần sau đó. Tôi xỏ chiếc quần ngắn, mặc bộ đồ thể thao rảo bước qua cây cầu dẫn sang trung tâm mua sắm nằm kế bên khu dân cư ngoại ô nhà tôi ở tại Northampton, Anh. Giờ này cả khu vắng vẻ, chỉ có vài người đi mua sắm muộn ở siêu thị Tesco đang chuẩn bị ra về. Tôi đi thang máy xuống hầm để xe, rồi băng qua đường tới đường chạy nền đất không được đánh dấu, là nơi sinh hoạt của câu lạc bộ chạy bộ Northampton Phoenix. Trời lạnh buốt, đám chạy bộ chen chúc trong lối đi nhỏ bên cạnh một bức tường gạch đỏ lớn. Các bức tường bên trong hành lang được sơn đỏ, phủ đầy các hình vẽ graffiti bậy bạ. Cuối hành lang là phòng thay đồ, nơi vọng ra tiếng cười đùa ầm ĩ của cánh đàn ông lẫn trong tiếng xối nước của vòi hoa sen. Tôi báo danh cho người phụ nữ đang ngồi tại một chiếc bàn nhỏ. Thay vì được ra ngoài đường chạy như vẫn ngỡ, tôi lại được dẫn ngược qua đường cùng một nhóm trẻ con trạc tuổi đến khu giao hàng của trung tâm mua sắm, là một đoạn đường có mái che với những bệ chất hàng đóng kín nằm dọc một bên. Đoạn đường này dính bết dầu thải. Một người đàn ông mặc quần bó và áo gió chạy bộ màu vàng bắt chúng tôi chạy từ bên này sang bên kia đường, chạm tay vào mép vỉa hè ở từng lượt chạy. Giữa các lượt chạy nước rút đó, ông ta bắt chúng tôi tập các bài như hít đất hay bật nhảy dang tay chân. Nằm trên nền bê tông lạnh và cứng chuẩn bị làm động tác gập bụng, tôi nghĩ mình đến nhầm chỗ. Đây không phải là chạy bộ. Tôi đã hình dung những nhóm vận động viên thân hình uyển chuyển lao vun vút quanh đường chạy. Cha tôi hẳn đã gọi nhầm câu lạc bộ rồi. Đinh ninh đây không phải là câu lạc bộ chạy nên cả năm đó tôi không quay trở lại thêm lần nào. Đến khi quay lại, họ hỏi tôi muốn tập luyện trong “đường ống” – mà theo tôi hiểu là khu vực chất hàng thuộc trung tâm mua sắm – hay muốn ra ngoài chạy dài. Tôi chọn chạy dài và được chỉ dẫn sang một nhóm khoảng 40 người. Thế này mới đúng chứ. Khi cất bước chạy dọc theo lối đi rải sỏi uốn quanh khu nhà ở xã hội ở phía đông Northampton, lần đầu tiên tôi được nếm trải cảm giác chạy trong một nhóm. Dòng chảy nhịp nhàng của những đôi chân khua bên dưới, những tán cây, những ngôi nhà, những hồ nước lướt qua, người dân tránh sang bên, nhường đường cho chúng tôi. Dù hầu hết mọi người trong nhóm chạy đều lớn tuổi hơn tôi và thường xuyên đùa cợt, nhưng khi lặng lẽ lướt theo cùng họ, tôi mơ hồ cảm nhận một sự thân thuộc nào đó. Sáu năm tiếp theo, tôi là thành viên tận tụy của câu lạc bộ, tham gia các cuộc chạy đua trên đường chạy trong sân vận động hoặc các giải đua việt dã hầu như mọi cuối tuần, và tập luyện ít nhất hai lần một tuần. Tôi đã dành hầu hết những năm tháng tuổi trẻ để nện chân ngoài đường. Ngay cả khi để tóc dài và bắt đầu chơi ghi-ta trong một ban nhạc, tôi vẫn tiếp tục tập luyện. Hội chạy bộ đặt cho tôi biệt danh Bono. Một đêm, hồi khoảng 18 tuổi, tôi vọt qua nhóm bạn cùng trường đang đi về từ quán rượu. Chúng tôi đang chạy hết tốc lực ở dặm cuối của một buổi chạy dài. Đám bạn cùng trường nhìn chằm chằm và há hốc miệng khi tôi vụt qua, một đứa hét lên đầy hồ nghi: “Cậu đang cái quái làm gì vậy?” khi tôi biến mất vào quãng xa xăm. Tôi bắt đầu biết đến những vận động viên chạy bộ người Kenya đâu đó khoảng giữa những năm 1980, quãng thời gian tôi còn ở câu lạc bộ chạy bộ. Họ đột ngột nổi lên với số lượng đông đảo trong thế giới chạy bộ, mà dưới mắt tôi, vốn bị thống trị bởi Steve Cram của Anh và Said Aouita của Ma-rốc. Tôi là người hâm mộ nhiệt thành của cả hai kẻ đối đầu vĩ đại này. Cram, với bước chân nhấc cao, dáng vẻ oai phong; và Aouita nhỏ người hơn, với gương mặt nhăn nhó và đôi vai lắc lư, tỏa sáng ở mọi cự ly – từ 800 m ngắn và nhanh, cho đến 10.000 m. Nhưng đến kỳ Thế vận hội 1988 ở Seoul thì tất cả đều là của người Kenya. Họ giành huy chương vàng ở mọi cự ly trung bình và dài trong đường chạy sân vận động dành cho nam, chỉ trừ một nội dung. Điều khiến tôi ấn tượng nhất chính là cách họ chạy. Theo kinh nghiệm thông thường thì cách hiệu quả nhất, đặc biệt đối với các cự ly dài, là chạy ở tốc độ đều đặn, và người ta chạy hầu hết các cuộc đua theo cách ấy. Thế nhưng người Kenya lại có cách tiếp cận tài tử hơn. Họ luôn tràn lên phía trước để rồi bất ngờ chậm lại, hoặc phóng nước đại với tốc độ điên cuồng ngay khi xuất phát. Tôi khoái chí vì kiểu chạy này đã làm loạn óc các bình luận viên truyền hình, những người thường xuyên dự đoán rằng một vận động viên Kenya nào đó đang chạy quá nhanh, để rồi sau đó lại thấy anh ta bất ngờ vọt đi còn nhanh hơn nữa. Tôi vẫn nhớ lần ngồi xem vòng chung kết cự ly 5.000 m vô địch thế giới năm 1993 vào một tối mùa thu ấm áp, trong phòng khách nhà chúng tôi ở Northampton. Mẹ tôi liên tục đi ra đi vào, khuyên tôi nên ra vườn. Đó là một buổi tối dễ chịu, nhưng tôi bị dính chặt vào chiếc tivi. Máy thu hình tập trung vào vận động viên được ưa thích nhất trước giải là nhà vô địch Thế vận hội người Ma-rốc – Khalid Skah, và một vận động viên trẻ người Ethiopia tên là Haile Gebrselassie, người đã giành cả chức vô địch 5.000 m và 10.000 m ở giải vô địch trẻ thế giới năm trước. Các vận động viên đứng sóng vai nhau ở vạch xuất phát, nhìn ngược về phía chiếc máy quay. Họ mỉm cười vẻ lo âu khi tên mình được xướng lên, đưa tay vẫy một cách kỳ quặc chẳng hướng về nơi nào. Cuộc đua gay cấn ngay từ đầu với một đoàn vận động viên châu Phi phóng lên trước, từng người nối tiếp nhau ở đầu hàng. Skah, người từng nhiều lần thi đấu và hạ gục các vận động viên Kenya, bám theo từng di chuyển của họ, luôn ở sát người dẫn đầu. Vận động viên người Anh duy nhất, Rob Denmark, nhanh chóng thấy mình tụt xa lại phía sau. Khi vẫn còn bảy vòng chạy nữa, Brendan Foster, bình luận viên đài BBC, tưởng như đã cảm nhận được sự căng thẳng dù chỉ qua màn hình. “Điên rồ thực sự.” Anh ta nói. Từ trong hàng, vận động viên trẻ người Kenya là Ismael Kirui bỗng bứt lên dẫn đầu và chỉ sau một vòng chạy, anh tạo ra khoảng cách lớn tới hơn 45 m với tất cả những người còn lại. Đó là một hành động tự sát, Foster tuyên bố. “Cậu ấy mới 18 tuổi và chẳng có chút kinh nghiệm thi đấu quốc tế thực sự nào. Tôi nghĩ là cậu ấy đã hơi bị mất tự chủ.” Tôi ngồi dính cứng trên ghế, gào vào màn hình tivi khi chương trình tường thuật chuyển sang nội dung ném lao trong vài giây. Khi chương trình quay trở lại, Kirui vẫn đang dẫn đầu, Skah và nhóm ba vận động viên người Ethiopia bám theo anh qua từng vòng, nhưng không tiến được gần hơn. Máy thu hình chiếu cận cảnh cặp mắt của Kirui đang chăm chú dõi về phía trước, hoang dã như một con vật bị săn đuổi khi anh cứ tiếp tục gia tăng tốc độ. “Đây đúng là một cuộc đua hoang dại.” Foster cảm thán. Kirui vẫn đang rộng đường khi tiếng chuông báo hiệu vòng cuối vang lên. Trên đoạn đường thẳng dẫn về đích, anh lấy hết sức bình sinh phóng nước rút, nhưng ba người Ethiopia giờ đang lao như bay, dần rút ngắn khoảng cách. Khi chỉ còn hơn 100 mét, Kirui liếc qua vai và thấy bóng Gebrselassie đang tiến đến gần. Trong khoảnh khắc, tất cả dường như khựng lại. Đây chính là giây phút quyết định. Giật mình, như điên loạn, Kirui nhìn về phía trước và thúc cơ thể đã rã rời của mình dấn lên lần nữa, đôi chân mệt mỏi của anh không rõ bằng cách nào lại tiếp tục vọt đi trên đoạn thẳng rút đích. Vượt qua vạch trước Gebrselassie chỉ nửa giây, nhưng anh đã làm được. Anh đã chiến thắng. Mệt nhừ và ngơ ngác, anh cất bước chạy tiếp vòng chạy vinh danh, lá cờ Kenya một lần nữa được giương cao trong chiến thắng. Tối hôm đó, tôi đi xuống khu đường chạy thực hiện bài tập với câu lạc bộ chạy bộ. Tôi cố gắng chạy như Kirui, nhìn thẳng về phía trước, chạy nhanh hết sức ngay từ khi xuất phát. Đó là một trong những buổi tập tuyệt vời nhất của tôi. Thông thường, nếu chạy quá gắng sức khi xuất phát, bạn sẽ lo lắng lúc sau mình cảm thấy thế nào. Bạn có thể cảm nhận điều đó trong cơ thể mình, lường trước được cơn đau sẽ đến. Nó thường khiến bạn chậm lại. Nhưng đêm đó, tôi chẳng bận tâm. Tôi muốn tháo bỏ xiềng xích cho bản thân và chạy tự do như một người Kenya. Buổi tối mà tôi trừng mắt lao quanh đường chạy sau khi xem cuộc đua của Ismael Kirui hóa ra lại là buổi tập cuối cùng của tôi với câu lạc bộ. Chỉ hơn một tháng sau, tôi chất đồ đạc lên chiếc xe của cha mẹ và lái tới Liverpool bắt đầu sự nghiệp đại học. Dù cũng có tham gia đội chạy bộ của trường, nhưng sự tập trung tập luyện đã nhanh chóng chôn vùi giữa guồng quay đời sinh viên. Giống hầu hết các sinh viên khác, tôi chìm đắm vào thế giới mới, nơi dường như điều gì cũng là có thể. Chạy bộ tưởng chừng đã thuộc về một kiếp xa xôi nào đó, dù tôi chưa bao giờ hoàn toàn từ bỏ. Sự thảm hại của tôi đã thể hiện rõ trong giải vô địch việt dã các trường đại học Anh diễn ra vào tháng Ba sau đó. Đêm trước giải đua, tôi ngẫu hứng lên đường đi phượt tới xứ Wales cùng ba người bạn, rồi chỉ kịp leo lên chiếc xe buýt chở đội tuyển vào sáng hôm sau, không mong gì được ngủ. Chỉ riêng việc tôi về kịp đã là một phép màu. Cách đó 160 km, trong thị trấn nhỏ Durham, ngày hôm đó trời lạnh và gió thổi dữ dội. Tôi xỏ đôi giày gai rồi thực hiện chu trình chạy nhẹ và căng giãn cơ quen thuộc, nhưng ngay khi cuộc đua bắt đầu, đôi chân tôi như bị hút xuống lớp bùn dày, bỏ cuộc ngay không buồn chống cự. Tôi chạy lẹt đẹt, chẳng thể thúc mình nhanh hơn được. Tôi kết thúc cuộc đua ở vị trí thứ 280. Bạn thân và cũng là đối thủ của tôi hồi còn chạy bộ ở Northampton, Ciaran Maguire, về nhì. Chỉ vài năm trước, chúng tôi vẫn còn ganh đua ngang ngửa trong giải vô địch việt dã, cho đến khi cậu ta nhích lên trước tôi ngay trên vạch đích để giành chiến thắng. Còn bây giờ, chúng tôi cách nhau gần 300 bậc. Tôi gặp cậu ta sau cuộc đua. “Cậu chỉ cần dành ra một năm luyện tập nghiêm chỉnh thôi.” Cậu an ủi. Tôi gật gật, nhưng trong thâm tâm, tôi biết rằng điều đó sẽ chẳng xảy ra. Nhiều năm trôi qua, tôi gặp nhiều người giống mình: những người từng chạy bộ, giờ đây thỉnh thoảng vẫn lôi đôi giày cũ ra chạy vòng quanh công viên gần nhà, với hy vọng mong manh có thể lấy lại được cảm giác xưa. Chúng tôi đăng ký tham gia những giải đua 10.000 mét hoặc bán marathon địa phương, quyết tâm lấy lại phong độ. Nhưng luôn có điều gì đó chen vào – cuộc sống, chấn thương, hay thiếu một chút lòng kiên định, và chúng tôi lại dừng tập luyện. Tuy vậy, đám tàn lửa ấy không chịu tắt và chúng tôi chẳng chịu vứt bỏ những đôi giày thể thao mốc meo. Chúng tôi biết mình có thể lại cần đến chúng, biết rằng niềm thôi thúc muốn chạy bộ sẽ trở lại. Sau khi có mấy đứa nhóc thì việc bỏ thời gian luyện tập càng trở nên xa vời, mãi đến khi tôi xoay được công việc bán thời gian là viết bài đánh giá các giải đua cho tạp chí Runner’s World. Dù công xá chẳng là bao, nhưng nó giúp tôi bớt cảm giác chạy bộ là thú chơi bê tha. Chạy bộ không chỉ còn là chuyện tôi làm cho bản thân mình trong nỗ lực vực dậy niềm say mê thời thơ ấu. Mà giờ đây, đó là công việc. Trong những năm tiếp theo, cùng với các nhiệm vụ thông thường được Runner’s World giao phó, tôi bắt đầu tập luyện đều đặn hơn chút cho dù khi đã có con nhỏ thì thật khó mà ra khỏi nhà quá hai lần mỗi tuần. Tôi cứ rời khỏi phòng làm việc, đi xuống cầu thang là lại trông thấy Marietta với nhóc Ossian bên hông, đang chật vật chuẩn bị bữa trưa, trong khi hai cô con gái, Lila và Uma, la hét vào mặt nhau tranh giành một cuốn sách. Cỏ ngoài sân mọc um tùm, rác phải đi đổ, chuông điện thoại thì réo vang. Chẳng dễ gì để bảo Anh tự dưng nổi hứng đi chạy dài. Khoảng một tiếng nữa gặp lại nhé. Vì vậy, mặc dù bắt đầu thường xuyên đi chạy giải, thành tích của tôi chẳng chút khá khẩm. Tôi chạy giải bán marathon đầu tiên khi 29 tuổi, với thời gian 1 giờ 30 phút. Bảy năm sau đó, tôi chạy ba giải nữa với thời gian vẫn hệt như vậy. Tôi vẫn tự nhủ một ngày nào đó mình sẽ tập luyện thật chăm chỉ và chạy được thật nhanh. Tôi không chắc cụ thể là thế nào – một giải marathon với thời gian dưới ba giờ chăng? Nhưng năm tháng cứ thế trôi tuột đi. Mỗi khi có vận động viên hơn 35 tuổi nào đó giành chiến thắng tại một giải đua lớn trên tivi, tôi lại tự nhủ rằng vẫn còn hy vọng. Chẳng phải tôi mong muốn đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó; đơn giản chỉ là tôi không muốn đến một ngày phải nhìn lại và hối tiếc vì đã chẳng bao giờ cho bản thân được một cơ hội tử tế để xem mình có thể làm được những gì. CHƯƠNG 2 Và thế là chúng tôi bán căn nhà, rồi bỏ chạy khỏi sự ảm đạm của mùa hè nước Anh, như một đàn chim én di cư. – Gerald Durrell, Gia đình tôi và Những con vật khác C ả chặng đường đến giải đua từ thiện 10K gần nhà chúng tôi ở Devon, tôi ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ xe. Đang là tháng Chín, sáng ấy trời rất gió và tôi thấy không khỏe. Nếu không phải viết bài cho Runner’s World về giải này thì hẳn tôi sẽ không chạy. Để thấy dễ chịu hơn, tôi quyết định sẽ xuất phát với tốc độ chậm và tận hưởng quang cảnh là chính. Đường đua chạy quanh khuôn viên lâu đài Pow- derham đẹp đẽ, ngang qua những chú hươu và chạy dọc theo cửa sông Exe. Sẽ thật khoan khoái nếu được chiêm ngưỡng cảnh vật xung quanh như thể đang chạy để đổi không khí. Đến tận khi xe vào bến đỗ, tôi vẫn không mảy may ngờ rằng chuyện sắp sửa xảy ra sẽ khiến tôi phải thay đổi toàn bộ cách tiếp cận của mình với việc chạy bộ. Vào vạch xuất phát, tôi dường như quên mất mình đang mệt và theo bản năng, lại luồn lách lên hàng đầu. Tôi không cam tâm xuất phát sau cùng hội chỉ chạy giải trí, bất kể mình mẩy đang khó chịu thế nào. Gần 1.000 người tham dự cuộc đua, nhưng hầu hết đến để tận hưởng không khí vui vẻ của sự kiện, hoặc để đóng góp từ thiện. Chạy chỉ là cái cớ. Với nhiều người, họ đến đây vì cơ hội hàn huyên bạn bè, buổi dã ngoại trên cỏ và cảm giác chung rằng đây là một sự kiện quan trọng. Thế nhưng, về sau, khi tất cả đã về đích, tôi mới vỡ lẽ rằng theo cách bí hiểm nào đó, chuyện hóa ra hoàn toàn ngược lại. Sau rốt, tất cả những gì mọi người muốn nói đều là về cuộc đua. Cậu chạy hết bao lâu? Tôi chẳng thể nhúc nhích nổi. Tôi đã xuất phát quá nhanh. Người ta hớn hở kể cho nhau nghe mình đã mệt thế nào; mặt họ ửng đỏ, cơ thể họ râm ran phấn khởi khi mặc lại những bộ đồ thể thao khoác ngoài ra sao. Rất có thể, mà thật sự thì, tất cả những thứ khác mới là cái cớ. Nếu khoác cho nó cái danh sự kiện từ thiện, với những tấm áo phông của nhóm và đồ nghề dã ngoại, người ta sẽ có một cái cớ hợp lý để được chạy. Thực tế là họ đã kéo đến hàng đoàn. Cả nghìn người, hầu hết đều thấy sảng khoái hơn sau khi chạy xong giải. Lúc cùng ngồi trên bãi cỏ, một người phụ nữ bảo tôi rằng cô thấy chạy bộ giống như một bữa nhậu ngược. Với nhậu nhẹt, ban đầu bạn rất hứng khởi, nhưng về sau thì khó chịu dần. Với chạy bộ, bạn khó chịu lúc ban đầu, nhưng chạy xong, bạn lại cảm thấy thật sung sướng. Và như vậy thì hay hơn nhiều. Khi tiếng súng lệnh xuất phát vang lên, chúng tôi lao về phía trước, băng qua thảm cỏ. Đến khúc cua đầu tiên, tôi ở rất sát nhóm dẫn đầu. Một khúc ngoặt gấp đưa chúng tôi theo lối đi rải sỏi dẫn lên phía tòa lâu đài. Anh chàng bên cạnh hỏi kỷ lục cá nhân của tôi là bao nhiêu. “Tôi không biết.” Tôi đáp. Tôi từng một lần chạy 10K từ vài năm trước, hết 47 phút, nhưng tôi biết chắc bây giờ mình chạy nhanh hơn. Tiếng bước chân chúng tôi vang lên dưới cổng vòm dẫn vào tòa lâu đài, qua một cái sân nhỏ. Hai cô nhóc nhà tôi, Lila và Uma, đứng ở đó với bà ngoại Granny Bee. “Bố các cháu kìa.” Bà chỉ cho lũ trẻ thấy tôi giữa một biển áo phông từ thiện. “Cố lên, Dhar.” Bà hò hét. Hai cô nhóc chỉ nhìn chằm chằm khi tôi chạy qua. Tôi cười với chúng, trấn an rằng mọi việc vẫn ổn, tôi vẫn là tôi thôi. Và ngay sau đó, chúng tôi lao ra ngoài qua cổng vòm và lướt đi vào vùng thôn quê. Đường chạy đổ gấp xuống một đoạn dốc ngắn rồi bám dọc theo cửa sông Exe. Đám thuyền buồm nhấp nhô phát ra những tiếng lanh canh trên mặt nước. Tôi vẫn ở gần đầu đoàn đua và quyết định sải chân nhanh một chút để tận dụng cơn gió thổi từ phía sau. Dường như không ai khác có kế hoạch giống tôi, và họ để mặc tôi chạy qua, lao lên dẫn đầu, như một mảnh bông theo gió bay dọc đường chạy. Biển báo hiệu hai kilômét đột nhiên hiện ra. Chắc chắn là họ đặt tấm biển nhầm chỗ rồi – làm sao chúng tôi chạy được xa đến thế? Tôi quay nhìn lại phía sau. Lúc này, tôi đã vượt lên dẫn đầu với khoảng cách tới 40 mét. Nếu cứ giữ được như vậy, tôi thầm nghĩ, thì mình có thể về đích trong tốp 10. Tôi bắt đầu tập dượt trong tâm trí rằng sau này tôi sẽ kể lại câu chuyện này như thế nào. Tôi vẫn dẫn đầu ở ba kilômét. Khi tấm biển báo ba kilômét vụt qua, tôi sửa lại câu chuyện trong đầu một chút. Tôi vẫn dẫn đầu ở bốn kilômét. Rồi bốn kilômét trở thành năm kilômét. Tôi vẫn chờ đợi một đoàn người chạy bộ vượt qua mình bất cứ lúc nào. Bọn họ đâu rồi nhỉ? Chuyện gì đang xảy ra vậy? Thật lạ kỳ khi chạy mỗi một mình. Cứ như chẳng phải tôi đang trong một cuộc đua nào hết, mà chỉ đang tập chạy một mình, ngoại trừ thực tế là có một nghìn người chạy bộ đang ùn ùn sau tôi mà tôi không nhìn thấy. Như một kẻ trốn chạy, mỗi khi cảm thấy bước chân chậm lại, tôi lại ép mình thêm một chút, vọt lên các con dốc, nhào xuống bờ cỏ rậm rì. Tôi đang chạy bằng bản năng sinh tồn nguyên thủy, chứ chẳng phải bất kỳ khát vọng chiến thắng mãnh liệt nào. Cuối cùng, tôi về đích bỏ xa cả đoàn đua và phá sâu kỷ lục cá nhân với thời gian 38 phút 35 giây. Khi vừa băng qua vạch đích, các con nhào tới ôm chặt lấy tôi. Một ký giả của tờ báo địa phương đến và bắt đầu đặt câu hỏi. Tôi cảm tưởng như mình vừa giành chiến thắng ở Thế vận hội vậy. Ngồi trên xe của bà ngoại Granny Bee về nhà, tôi lại một lần nữa băn khoăn, như hàng triệu lần từng tự hỏi từ khi rời trường học, rằng mọi sự sẽ thế nào nếu tôi tập luyện nghiêm chỉnh. Nếu tôi làm theo lời Ciaran và tự cho mình một năm tập luyện thực sự. Nhưng làm thế nào tôi có thể thêm việc luyện tập đó vào cuộc sống được? Trong khi chiếc xe chạy đều đều trên đường và cần gạt nước miệt mài tới lui, mấy đứa nhỏ yên lặng ở ghế sau, mệt nhoài sau một sáng chạy nhảy ngoài trời, tôi bắt đầu nung nấu một kế hoạch điên rồ. Vài tháng trước, chị gái Jophie của Marietta đã gợi ý tôi nên đến Kenya, nơi chị đang sống, để chạy giải Lewa Marathon. Nổi tiếng là một trong những giải marathon khó nhằn nhất thế giới, đường đua này chạy xuyên qua một khu bảo tồn động vật hoang dã. “Có cả sư tử lang thang ngoài đó.” Chị nói, như thể chuyện đó làm cho giải đua trở nên hấp dẫn hơn vậy. “Nhưng có trực thăng đảm bảo chúng không đến quá gần.” Lúc ấy, tôi đã không thực sự để tâm. Tôi chưa sẵn sàng chạy một giải marathon, mà tôi cũng không thể đến tận Kenya chỉ vì một giải chạy. Cuộc sống không diễn ra theo cách như vậy. Phải không nhỉ? Nhưng lúc này, khi ngồi đây luồn lách trên tuyến đường A379 trở về Exeter, tôi lại cảm thấy đó là một ý tưởng tuyệt diệu. Lâu nay, tôi vẫn thường kể cho mọi người câu chuyện về Annemari Sandell. Năm 1995, khi còn là một vận động viên trẻ tài năng ở Phần Lan, cô đã tới Kenya và dành sáu tuần để tập luyện ở thung lũng Rift Valley trước khi vào giải việt dã vô địch thế giới tổ chức ở Durham, Anh. Tôi đã có mặt ở đó, trong một buổi chiều lạnh giá mưa như trút, và chứng kiến cô bé 16 tuổi Sandell bứt phá trước các vận động viên Kenya và Ethiopia để giành được danh hiệu. Điều gì đã xảy ra với cô ở Kenya? Cô đã tìm ra được thứ gì để giúp mình trở thành nhà vô địch thế giới? Liệu tôi cũng có thể khám phá ra nó không? Rất đơn giản, người Kenya là những người chạy bộ giỏi nhất thế giới. Có thể nói chạy bộ, đặc biệt là chạy bộ đường dài, là môn thể thao phổ thông nhất, dễ tiếp cận nhất và được tập luyện rộng rãi nhất thế giới. Vì vậy, thật đáng nể khi một cái góc nhỏ xíu của hành tinh lại đang thống trị tuyệt đối bộ môn này. Trong hầu hết mọi cuộc chạy đua đường nhựa đỉnh cao ở bất kỳ đâu trên thế giới, luôn có một nhóm vận động viên Kenya chạy bứt lên bỏ xa cả đoàn đua chỉ trong vẻn vẹn vài phút. Thực tế và các con số minh chứng cho sự thống trị môn chạy bộ của họ thật đáng kinh ngạc. Trong 20 cuộc chạy marathon nhanh nhất từ trước tới nay, thì có đến 17 cuộc là của người Kenya. (Ba cuộc còn lại, thật tình cờ, đều thuộc về các vận động viên đến từ Ethiopia, nước láng giềng đông Phi của Kenya.)1 1 . Giải vô địch thế giới ở Daegu năm 2011, Mo Farah, vận động viên gốc Somali, đã mang về cho nước Anh những tấm huy chương đầu tiên ở các nội dung chạy cự ly trung bình và cự ly dài sau hơn 20 năm, gồm huy chương vàng cự ly 5.000 mét và huy chương bạc cự ly 10.000 mét. Mặc dù không giành được tấm huy chương nào ở cả hai cự ly này, Kenya vẫn kết thúc giải vô địch với 17 tấm huy chương, là lần thu hoạch huy chương nhiều nhất từng có. Trong vòng 18 năm từ giải vô địch điền kinh thế giới ở Tokyo năm 1991 đến giải vô địch thế giới ở Berlin năm 2009, những vận động viên nam người Kenya đã giành được tổng cộng 93 tấm huy chương tại các giải vô địch thế giới và thế vận hội Olympic, ở các nội dung chạy cự ly trung bình và cự ly dài. 32 trong số đó là huy chương vàng. Trong cùng khoảng thời gian ấy, với mười giải vô địch thế giới và năm kỳ Thế vận hội, số huy chương mà nước Anh giành được là con số không tròn trĩnh. Ngay cả nước Mỹ cũng chỉ kiếm được ba tấm huy chương vàng, và hai trong số này là giành được tại Osaka năm 2007 nhờ một vận động viên trở thành công dân Hoa Kỳ khi đã 20 tuổi, còn sinh ra và lớn lên, cũng như trở thành vận động viên điền kinh thì ở… phải, bạn đoán ra rồi đấy, Kenya. Thời niên thiếu, mỗi khi chạy men theo rìa cư xá Northampton, tôi hay tưởng tượng mình đang chạy bộ xuyên qua các bình nguyên châu Phi. Tôi cũng thường thích chạy trong những ngày nóng nực, những khi có thể nhìn thấy rõ hơi nóng bốc lên trên mặt đường, bởi đó là những gì tôi vẫn hình dung về Kenya. Ý nghĩ có thể thực sự chạy ở Kenya thật phấn khích. Không chỉ là chạy giải Lewa Marathon, mà còn là được đi tới đó và tập luyện với những người bản xứ. Để khám phá bí mật của họ, như Annemari Sandell đã làm. Tất nhiên, trước hết tôi phải thuyết phục được Marietta. Nếu đi thì tôi muốn cô ấy và lũ trẻ cùng đi. Tôi gặp Marietta lần đầu trong trường đại học ở Liverpool. Cô để tóc ngắn nam tính, ăn chế độ chẳng có gì ngoài cơm và các loại hạt, và cô thích nhạc techno. Tôi chẳng thể nào đoán được cô lại xuất thân trong một gia đình quý tộc vùng Devonshire. Cô có một phong thái độc lập khiến tôi phải tò mò, và cuối cùng chúng tôi trở thành bạn tốt, cho đến khi tôi nhận ra mình đã phải lòng cô. Mà đấy là cũng phải để một trong số các bạn tôi chỉ ra. “Tớ nghĩ cậu yêu Marietta rồi.” Cậu ta nói trong một quán bar vào tối nọ. “Gì cơ?” Tôi bảo. “Cậu điên à?” Nhưng cậu ta đã đúng. Thổ lộ điều đó với cô ấy quả thực khá kỳ cục, vì chúng tôi đang cùng ở trong một ngôi nhà thuê chung với ba người bạn khác, và cô ấy thì đã có bạn trai. Ban đầu, cô chẳng có vẻ gì là thiết tha, nhưng tôi thì bị thiêu đốt bởi tình yêu tuổi trẻ, cứ đau khổ nhìn mưa ngoài cửa sổ, rồi ngồi đến khuya để làm thơ. Suốt một tháng trời, tôi không tài nào bỏ hình bóng ra khỏi đầu óc, lúc nào tôi cũng chỉ nghĩ đến cô ấy. Thế rồi, bỗng nhiên, cảm giác đó biến mất. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm, như thể cất được một gánh nặng. Chiều nọ, tôi về ngôi nhà chung và thấy cô đứng trong bếp. Ổn rồi, tôi muốn nói với cô, anh đã lành rồi. Nhưng cô chạy lại và hôn tôi. Tám năm sau, Lila, con gái đầu lòng của chúng tôi chào đời. Ngay từ khi có lũ trẻ, Marietta và tôi đã luôn muốn đưa chúng đi du lịch, cho chúng phiêu lưu, để chúng thấy sự rộng lớn của thế giới này. Khi tôi mới gặp Marietta, cô vừa trở về sau chuyến đi vòng quanh Nam Phi suốt một năm. Tôi đã thấy rất ấn tượng. Tôi chưa từng ra khỏi Anh Quốc. Sau khi thành đôi, có thời gian chúng tôi nghỉ học để cùng tới Venezuela, và vài năm sau còn quay lại đó một lần nữa. Vậy là chúng tôi nhận ra Nam Mỹ là điểm lui tới yêu thích của cả hai. Marietta thường xuyên gợi ý đưa bọn trẻ cùng tới đó. “Ý em là trong dịp nghỉ á?” Tôi hỏi. “Không, lâu hơn cơ. Sáu tháng. Một năm. Anh tưởng tượng mà xem, chúng sẽ học nói tiếng Tây Ban Nha, đó sẽ là cơ hội học hỏi tuyệt diệu cho chúng.” Và tôi vẫn luôn là người đưa ra các lý do này nọ, e sợ chuyện phải rời bỏ sự an toàn của công việc đang có, ngôi nhà nhỏ của chúng tôi, gia đình họ hàng của chúng tôi. Vì vậy, tôi nghĩ Marietta sẽ chẳng băn khoăn gì về một chuyến đi dài. Và tại sao lại không phải châu Phi cơ chứ? Anh trai cô ấy đang sống ở Tanzania. Chị gái cô ấy thì sống ở Kenya. Và xét cho cùng thì đáng ra chúng tôi phải đến thăm họ từ lâu rồi. Vướng mắc duy nhất, nếu có, là khi tôi nói với cô ấy rằng tôi muốn đến đó để chạy. Marietta chẳng có hứng thú gì với môn chạy bộ. Hồi năm cuối đại học, tôi đã cố gắng lôi kéo cô vào môn này. Chúng tôi sống bên cạnh một công viên có chu vi vòng ngoài khoảng ba kilômét. Cứ cách vài tối tôi lại dẫn cô ra đó, chạy ở tốc độ chậm thôi, và cuối cùng, sau vài tuần khổ luyện, chúng tôi đã chạy hết được cả vòng quanh công viên mà không phải dừng lại. Đêm đó, Marietta bị đau nửa đầu dữ dội. Cô nằm bẹp trên giường nguyền rủa tôi và chế độ luyện tập của tôi. Có vẻ như sự nghiệp chạy bộ của cô đã chấm dứt. Vài năm sau đó, tôi quyết định rằng có lẽ cô ấy sẽ khá hơn với các cự ly trung bình, kiểu như chạy 800 m. Có lẽ chạy vòng quanh công viên là quá dài. Thời gian này, chúng tôi đang sống ở London và không rõ bằng cách nào mà tôi thuyết phục được cô đến đường chạy sân vận động gần nhà để chạy thử 400 m tính giờ. Tôi nghĩ, nếu cô ấy có thể chạy được dưới 90 giây thì chúng tôi có thể sẽ làm được gì đó. Dĩ nhiên, cô nghĩ tôi bị điên khi tôi hướng dẫn cô thực hiện quy trình khởi động làm nóng và bảo cô đặt ngón chân sát vạch xuất phát. Tôi giơ đồng hồ lên. Sẵn sàng chưa? Đi nào. Chúng tôi bắt đầu chạy nhẹ. “Chỉ một vòng thôi mà.” Tôi nói. “Em có chạy nhanh hơn được nữa không?” Trông cô vẻ như sắp cho tôi ăn đấm đến nơi. Không, chạy bộ đúng là không phải dành cho Marietta. Thỉnh thoảng, buổi tối, khi chúng tôi ngồi đối diện với nhau bên bàn, tôi lại kể cho cô về một số kỷ lục thế giới mới và cách các vận động viên chạy hết vòng với thời gian dưới 60 giây, hay người về nhất đã chạy vòng cuối trong 52 giây ra sao, và tôi lại thấy ánh mắt cô trở nên đờ đẫn. Vì vậy, tôi không chắc cô ấy sẽ nghĩ thế nào về kế hoạch đưa tất cả chúng tôi đến vùng đất của những kẻ chạy bộ này. Tối nọ, sau khi lũ trẻ đã đi ngủ, tôi nêu ý tưởng với cô. Sáu tháng ở Kenya. Chúng tôi sẽ có một chuyến phiêu lưu. Cô sẽ được đến thăm chị gái. Chúng tôi được thấy voi và ngựa vằn đi qua các bụi cây từ trên băng ghế sau của một chiếc xe jeep – lũ trẻ sẽ thích mê. Và tôi thì sẽ được chạy. Chạy thực sự. Cùng với những người chạy bộ giỏi nhất trái đất. Và nếu tìm ra được bí quyết của họ, tôi có thể đem bán và kiếm được món hời. Cô nhìn tôi từ phía bên kia bàn. “Anh nghiêm túc đấy chứ?” “Ừ.” Tôi nói. “Em nghĩ thế nào?” “Em nghĩ đó là một ý tưởng tuyệt vời.” "A CHƯƠNG 3 Ở Kenya, chỉ toàn vận động viên thôi. – Vivian Cheruiyot nh chị thật dũng cảm.” Bà hàng xóm đã thốt lên vậy khi nghe chúng tôi bảo sẽ đến Kenya. “Dũng cảm thật đấy.” Bà cố tỏ ra tử tế, nói là dũng cảm, nhưng ý bà hẳn là điên rồ. Hễ nhắc tới kế hoạch của mình là chúng tôi lại nhận được những ánh mắt nghi hoặc. Nhưng chúng tôi vẫn xúc tiến việc chuẩn bị. Dĩ nhiên, lũ trẻ đón nhận việc đó hết sức dễ dàng. Một tối, khi chuẩn bị cho chúng đi ngủ, tôi giả vờ thực hiện một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với Lila và Uma, cho chúng đóng vai những nhà thám hiểm nổi tiếng. Ossian, cảm nhận được sự phấn khích của mọi người, cứ chạy vòng quanh trong bộ đồ ngủ, gầm gào như một con sư tử và cười khanh khách. Tôi hỏi Uma rằng con bé nghĩ ở châu Phi sẽ như thế nào. “Nóng ạ.” Nó nói. “Và gì nữa?” Tôi dò hỏi. Con bé ra vẻ đăm chiêu, nhìn lên trần nhà. “Và không lạnh.” Lúc này, tất cả chúng tôi cũng chẳng biết gì hơn thế. Song song với việc thu xếp cho chuyến đi, tôi cũng cần phải trở nên khỏe mạnh hết mức, nếu còn mong có cơ hội theo kịp các vận động viên Kenya. Tối nọ, tôi đọc được bài báo về một nhóm vận động viên chạy bộ người Kenya sống và tập luyện ở Teddington, phía tây nam London. Tôi quyết định đến tìm gặp họ. Biết đâu họ có thể cho tôi chút thông tin hữu ích trước khi lên đường tới Kenya. Vậy là, mấy hôm sau, tám giờ sáng một ngày thứ Ba, tôi thấy mình đang đứng phía ngoài một căn nhà nhỏ vùng ngoại ô. Tôi kiểm tra lại các thông tin một lần nữa. Chắc chắn là số nhà 18, đối diện bãi đỗ xe siêu thị Tesco. Một căn nhà liền kề khiêm nhường kiểu thập niên 1960 với rèm cửa màu xám. Cỏ lún phún mọc lên từ những kẽ nứt trên nền bê tông là chỗ đỗ xe phía trước căn nhà. Cửa trước thụt hẳn vào trong, vì vậy, tôi phải đánh bạo bước vào bóng tối mờ mờ của lối đi bằng gạch để bấm chuông. Tôi chờ vài phút, bước trở ra con phố vắng lặng. Quản lý của nhóm vận động viên, một người Ai-len tên là Ricky Simms, đã nói rằng họ sẽ chờ tôi đến. Anh thậm chí còn bảo họ sẽ hướng dẫn tôi chạy. Tôi thử nhấn chuông lần nữa. Phải vài phút sau, cánh cửa mới từ từ mở ra. Một anh chàng dáng người thanh mảnh trong bộ đồ thể thao mở cửa và nhìn tôi với cặp mắt ngái ngủ. Tôi tự giới thiệu. Anh ta gật đầu và cho tôi vào nhà. Anh đưa tôi lên cầu thang dẫn vào một phòng khách không mấy gọn gàng và lơ đễnh chĩa cái điều khiển vào chiếc tivi đến cả năm phút, tới khi nó chịu bật lên. Anh chẳng nói gì trừ giới thiệu tên mình là Micah. Khi chiếc tivi lên hình, anh quay đi và rời khỏi phòng. Micah chính là Micah Kogo, người giữ kỷ lục thế giới cự ly 10K và giành huy chương đồng ở Thế vận hội Bắc Kinh. Anh đã đi thay đồ. Những cái đầu thỉnh thoảng lại ló ra từ cửa phòng sau lưng tôi khi tôi ngồi đó và xem tin tức. Có sáu vận động viên người Kenya đang sống trong căn nhà này, và họ có vẻ thích thú khi thấy tôi ở đây. Tôi nghe tiếng họ nói chuyện ở chiếu nghỉ cầu thang. Cuối cùng thì Enda, một người Ai-len khác giúp việc cho viên quản lý, cũng xuất hiện và giới thiệu tôi với tất cả mọi người. Họ khẽ bắt tay tôi và cười mỉm với nhau khi tôi được nghe giới thiệu rằng ai trong số họ đã phá kỷ lục thế giới nào, hay giành được huy chương vô địch thế giới ở đâu. “Anh có định đi chạy với họ không?” Enda hỏi tôi. Tôi gật đầu, không chắc như vậy có là khôn ngoan không. “Anh nghĩ là được chứ?” “Dĩ nhiên rồi.” Anh ta nói. “Nếu anh muốn.” Tôi cố tỏ ra bình tĩnh khi theo cả nhóm đi qua khoảnh sân nhỏ phía sau nhà. Hai chiếc xe đạp dựng ở hàng rào, con chó bull già vườn nhà bên thấy chúng tôi bèn sủa một tràng. Chúng tôi đi tới tận cùng con ngõ cụt nhỏ rồi hướng ra đường chính. Các vận động viên vẫn nói chuyện và đùa cợt với Enda về mấy cuộc đua gần đây của họ. Chẳng ai có vẻ gì là vội vàng muốn chạy ngay. Một người giải thích với tôi rằng họ không thích chạy trên nền bê tông, nên họ đi bộ cho tới khi đến bãi cỏ. Ở Kenya, anh ta nói, họ chỉ chạy trên đường đất. Công viên Bushy gần đó là một khu đất phẳng cỏ mọc trải rộng, có cả hươu cùng một mê lộ đường rải sỏi và các tuyến đường hoàn hảo cho chạy bộ. Đó là một lý do khiến những người Kenya chọn xó xỉnh này của London làm bản doanh khi họ xa nhà. Dù đã đi qua cổng công viên, mọi người vẫn còn đứng đó nói chuyện mãi, và làm vài động tác giãn cơ uể oải. Và rồi, chẳng hề báo hiệu trước, chúng tôi bắt đầu cất bước. Tốc độ nhẹ nhàng đáng ngạc nhiên, và, ít nhất là lúc đầu, tôi vẫn có thể bám theo được mà không gặp quá nhiều khó khăn. Vì bọn họ đều đang trong giai đoạn giữa các cuộc thi đấu nên họ chỉ chạy nhẹ. Tôi thầm hy vọng mọi người sẽ nhìn chằm chằm đầy kinh ngạc khi chúng tôi chạy qua. Ô, nhìn kìa, những người Kenya! Cậu có trông thấy gã da trắng kia không? Hắn chắc hẳn phải là vận động viên chạy bộ ra gì đấy nhỉ. Nhưng công viên lại vắng tanh, chỉ có vài người dắt chó đi dạo thì thậm chí chẳng buồn liếc chúng tôi đến lần thứ hai. Sau khoảng ba kilômét, Mike Kigen (cựu vô địch cự ly 5.000 mét người Kenya), Micah Kogo và Vivian Cheruiyot1(nữ vận động viên vô địch thế giới cự ly 5.000 mét) cùng đột ngột tăng tốc. Chẳng ai nói câu nào, mọi thứ dường như cứ thế diễn ra. Chỉ trong vài giây, như những con thú bị giật mình, họ phóng đi, những cái đầu cứ nhấp nhô xa dần. Đám còn lại chúng tôi giữ tốc độ nhẹ nhàng (ít nhất là nhẹ đối với những người Kenya), chạy thành nhóm, cho tới khi quay trở lại nơi xuất phát. Tôi thở hổn hển, nhưng vẫn đủ sức để theo kịp. 1 . Năm 2011, Vivian Cheruiyot bảo vệ thành công danh hiệu vô địch thế giới cự ly 5.000 mét, cũng như giành được huy chương vàng cự ly 10.000 mét và chiến thắng trong giải vô địch chạy việt dã thế giới. Trở lại nhà, Micah nấu một ít ugali và rau xanh cho bữa trưa. Ugali là món ăn yêu thích của họ. Món này đơn thuần chỉ là hòa bột ngô vào nước và đun sôi thành một thứ bột nhão màu trắng, dính dính. Micah dùng dao cắt cho tôi một miếng lớn và đặt lên đĩa, phía trên rau. Nó đặc quánh, mềm và ẩm nhưng hầu như không có vị gì. Tuy nhiên, các vận động viên này lại yêu thích nó. Họ bảo tôi nửa đùa nửa thật, rằng đây chính là công thức tuyệt mật giúp người Kenya thành công trong môn chạy bộ. Những bao bột ngô chuyển đến từ Kenya chất đống trên sàn trong một góc bếp. Trong bữa ăn, Micah kể cho tôi nghe ngày anh phá kỷ lục thế giới cự ly 10K. Anh nói vẫn nhớ như in lúc khởi động làm nóng, anh thấy người nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ. “Rất nhẹ, nhưng rất mạnh.” Anh hồi tưởng với giọng điệu như tôn sùng ký ức ấy. Họ đều sôi nổi hẳn lên khi nói chuyện về chạy bộ. Vivian, cô gái nhỏ nhắn cân nặng chẳng tới 39kg thì kể về ngày cô giành chức vô địch thế giới khi vượt qua những người Ethiopia tưởng chừng bất khả chiến bại. “Vụ đó vui cực.” Cô kể, cười khoe cả hàm răng. Đến chiều, sau khi đã ngủ dậy và được mát-xa, Richard Kiplagat, chuyên gia ở cự ly 800 mét, và Vivian lại ra ngoài để thực hiện thêm một bài chạy nhẹ nữa. Tôi quyết định tham gia cùng họ. Khi chúng tôi đứng trong công viên và giãn cơ, một người đàn ông trạc tứ tuần, hơi quá cân, đầm đìa mồ hôi, chạy qua. “Ở Kenya có những người chạy bộ như thế không?” Tôi hỏi, chỉ về phía người đàn ông nọ. “Những người đi chạy chỉ để cho khỏe thôi ấy?” Tôi đoán đó là điều ông ta đang làm. Hy vọng giảm bớt ít cân nữa, chắc chắn rồi. Ông không có vẻ gì là đang chạy chỉ vì niềm vui chạy bộ. Và chắc chắn là ông cũng không hy vọng kiếm tiền từ việc này. Richard, người giành huy chương bạc ở Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung vài tháng sau đó, nhe răng cười với tôi và lắc đầu. “Không.” Anh nói chắc nịch. “Ở Kenya,” Vivian bảo, “chỉ có các vận động viên chạy mà thôi.” Đó không phải là một lời khoe mẽ, mà đơn giản chỉ là một phát biểu chân thực. Có vẻ như ở Kenya, nếu là vận động viên thì bạn chạy. Nếu không phải thì không chạy. “Có thể đâu đó trong những thành phố lớn,” Richard nói rõ thêm, “nơi những người giàu có sinh sống, anh có thể trông thấy những người chạy bộ như vậy. Nhưng ở phần còn lại của cả đất nước thì không.” Tôi đang chuẩn bị đi tới chính cái phần còn lại của đất nước ấy. Khi vạch ra kế hoạch, tôi đã hình dung ra cảnh mình căng sức chạy trên bình nguyên giữa một đám người Kenya, bàn chân chúng tôi nện xuống làm rung chuyển cả nền đất khô cằn. Nhưng nghĩ kỹ lại thì, tôi đang đùa với ai cơ chứ? “Vận động viên chậm nhất ở Kenya chạy nhanh đến mức nào?” Tôi hỏi, cố vớt vát chút hy vọng. Có thể tôi là một vận động viên. Tôi đã giành chiến thắng ở giải 10K Lâu đài Powderham. Thời gian của tôi là 38 phút 35 giây. “Ví dụ, chạy 10K chẳng hạn, thì thời gian chậm nhất là bao lâu?” Họ nhìn nhau. Đây rõ ràng là một câu hỏi khó. “Tính cả vận động viên trẻ chứ?” Richard hỏi tôi. Đó là đám vận động viên mười tám, mười chín tuổi. Tôi gật đầu. Tôi có thể tập luyện với các động viên trẻ chứ, tại sao không. Có lẽ đó chính là giải pháp. “Tính cả nữ chứ?” Tôi lại gật đầu. Càng đông càng vui. “Khoảng 35 phút.” Anh trả lời. Nghĩa là đối với cự ly 10K, tôi đang chậm hơn vận động viên nữ trẻ chạy chậm nhất của Kenya khoảng ba phút rưỡi. Tôi còn chưa đến sáu tháng trước khi tới đó. Vậy là tôi có việc phải làm rồi. Mọi việc khởi đầu tốt đẹp khi vài tháng sau, cuối cùng tôi cũng giảm được thời gian chạy bán marathon xuống dưới 1 giờ 30 phút, với thành tích 1 giờ 26 phút trong một giải đua nhiều đèo dốc ở Dartmoor vùng Devon. Nhưng đúng lúc thể lực có tiến bộ, tôi lại tự làm mình thụt lùi bằng cách dấn thân vào một cuộc thử nghiệm. Giống với nhiều người khác, mọi thứ bắt đầu từ khi tôi đọc cuốn Sinh ra để chạy1của Christopher McDougall, kể về một giải đua ở Hẻm núi Đồng đỏ của Mexico cùng tộc người chạy bộ siêu việt Tarahumara. Câu chuyện đó lôi cuốn, nhưng phần khơi gợi trí tò mò nhất của cuốn sách, cũng là điều khiến nó nhảy thẳng vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất trên khắp thế giới, chính là hé lộ về khái niệm chạy chân đất. 1 . Born to run - Sinh ra để chạy, ETS 2018. (BTV) McDougall nói về một giả thuyết của các nhà khoa học ở đại học Harvard rằng sở dĩ loài người có thể tiến hóa như ngày nay một phần là vì chúng ta săn đuổi con mồi cho đến khi chúng gục xuống nền đất. Dù so với hầu hết các loài vật bốn chân như báo, ngựa, thỏ và cả nghìn loài khác, chúng ta chạy nước rút chậm đến tệ hại – nhưng khi chạy đường dài, chúng ta là những nhà vô địch Olympic của thế giới động vật. Mấu chốt là ở chỗ chúng ta có khả năng thoát được hầu hết nhiệt lượng qua việc toát mồ hôi. Điều này có nghĩa là ta có thể làm mát bản thân ngay khi đang di chuyển, trong khi hầu hết các loài vật khác phải dừng lại khi cơ thể chúng trở nên quá nóng và hạ nhiệt bằng cách thở hổn hển. Tổ tiên của chúng ta từng rượt đuổi cả những loài chạy nhanh nhất như linh dương, cho đến khi chúng gục chết theo nghĩa đen do quá nhiệt, và cuốn sách của McDougall thuật lại câu chuyện về những người thổ dân sống trong vùng bụi rậm của sa mạc Kalahari ở Namibia – họ vẫn còn thực hiện kiểu đi săn này cho đến tận ngày nay. Các nhà khoa học này khẳng định rằng, trên thực tế, loài người sinh ra để chạy cự ly dài và cơ thể chúng ta được thiết kế đặc biệt cho mục đích này. Đó là lý do chúng ta có gân gót chân Asin, bàn chân có hõm hình vòm, mông lớn và một sợi gân gáy nằm phía sau cổ (để giữ đầu ổn định khi chạy). Và theo họ thì cơ thể chúng ta được thiết kế để chạy chân đất, các đôi giày chạy bộ chỉ làm cho mọi việc tệ hơn. Vài tuần trước khi đọc được những điều này, tôi đã tự mua cho mình một đôi giày thể thao mới. Cửa hàng ở London ấy trang bị một hệ thống kỹ thuật cao giúp phân tích dáng chạy của bạn. Tôi được yêu cầu xỏ vào vài đôi và nhảy lên một chiếc máy chạy bộ. Người đàn ông trong cửa hàng quay phim bàn chân tôi rồi bật lại đoạn phim đó cho tôi xem. Anh ta bảo rằng tôi, cũng như khoảng 80% những người chạy bộ, đáp gót chân xuống trước tiên. Điều này khiến chân tôi bị lật nghiêng vào trong, có nghĩa là chúng bị vặn xoắn dưới cơ thể tôi trong từng bước chạy. Để khắc phục tật này, anh ta bảo tôi cần giày chạy với phần đệm hỗ trợ lệch sang một phía. Tôi cảm ơn anh ta về lời khuyên hữu ích đó và mua đôi giày có tính năng tăng cường sự ổn định như anh ta đề xuất. Một tuần sau, tôi phá được kỷ lục cá nhân cự ly bán marathon. Nhưng thật không may, đồng thời tôi cũng bị chấn thương nhẹ ở phần trên cơ bắp chuối chân trái. Chấn thương là một phần quen thuộc của dân chạy bộ, vì vậy tôi không hoảng sợ. Có khoảng đâu đó từ 60 đến 80% số người chạy bộ bị chấn thương ít nhất một lần mỗi năm, tùy theo số liệu bạn đọc là ở nghiên cứu nào. Vì vậy, tôi hẳn là đã rất may mắn khi trước đó chưa từng bị chấn thương. Một chỗ căng cơ nhỏ chắc cũng sẽ nhẹ nhàng biến mất thôi. Tuy nhiên, McDougall lại không đồng tình như vậy. Theo ông, sở dĩ người chạy bộ bị chấn thương thường xuyên là vì họ chạy tiếp gót. Mà nguyên nhân khiến họ chạy tiếp gót là do họ đi những đôi giày hỗ trợ tính ổn định. Chuyện nghe có vẻ bế tắc, nhưng theo McDougall và cả các nhà khoa học Harvard kia thì có một lối thoát đơn giản: hãy cởi giày. Họ nói rằng cơ thể chúng ta là cỗ máy chạy bộ hoàn hảo, đã qua hàng triệu năm thử nghiệm và tinh chỉnh. Chúng ta không cần đến những phát minh hiện đại về giày chạy bộ để làm điều mà chúng ta vẫn thực hiện hoàn hảo suốt bao thiên niên kỷ qua. Như hầu hết mọi người, thoạt tiên tôi nghĩ đây là một giả thuyết thú vị nhưng không thực tế: bạn không thể chân trần chạy khắp nơi được. Còn những mảnh thủy tinh vỡ? Phân chó? Nhưng rồi có một điều khiến tôi hết sức chú ý: một trong những nhà khoa học chủ chốt mà McDougall trích dẫn lời, Daniel Liebermann, đã phát triển các ý tưởng của ông qua những nghiên cứu về các vận động viên chạy bộ Kenya. Lớn lên cùng với việc chạy chân đất, người Kenya có một phong cách chạy bộ hoàn toàn khác biệt. Thay vì tiếp đất bằng gót, họ tiếp đất bằng phần trước của bàn chân. Điều này không chỉ làm giảm nguy cơ chấn thương mà thực ra còn là một cách chạy bộ hiệu quả. Trên thực tế, khi tiếp đất bằng gót, hầu hết những người chạy bộ đều đang tự phanh mình lại trong từng bước chạy. Bảo sao chúng ta chẳng bao giờ bắt kịp người Kenya. Một tối, tôi quyết định thử chạy chân đất trong công viên gần nhà. Tôi đi giày chạy tới đó, nhưng ngay khi tới thảm cỏ trống, tôi tháo giày, giấu vào bụi cây, rồi chạy quanh một khoảng rộng cỡ sân bóng đá. Động tác chạy của tôi lập tức đổi sang kiểu chạy bước ngắn và guồng chân nhanh hơn, như thể bàn chân tôi sợ phải chạm xuống nền đất. Tôi chạy khoảng mười phút, rồi quyết định vậy là đủ. Trò này cũng hay đấy, nhưng xỏ chân vào giày vẫn ổn hơn. Đôi giày mang lại cảm giác ấm áp, dễ chịu, như những chiếc gối to lớn, mềm mại. Để tìm hiểu thêm về chạy bộ chân trần, tôi quyết định tìm đến chuyên gia cơ sinh học Lee Saxby. Anh là một trong những người đã dạy McDougall cách chạy chân đất. Liệu anh có thể dạy tôi cách chạy như một người Kenya? Tôi tự nhủ. Lee làm việc ở một phòng gym đấm bốc gần khu đường ray ở phía bắc London. Tôi phải tìm mãi mới thấy chỗ này, đi bộ ngược xuôi con đường, xung quanh là những người hối hả cố gắng bắt kịp chuyến tàu tối về nhà. Tôi thử xoay ngược tấm bản đồ lại nhưng vẫn không rõ hơn. Mãi sau, tôi mới nhận ra chỗ của anh nằm sâu trong một ngõ nhỏ ở mặt hậu, giữa hai tòa nhà bốn tầng. Tôi rảo bước theo một lối đi hẹp và tìm thấy một cánh cửa màu đen chẳng có đánh dấu gì. Đúng chỗ này rồi. Tôi bấm chuông, cửa tự động mở. Tôi bước vào căn phòng rộng với một võ đài đấm bốc trống nằm chính giữa. Một người đàn ông nhìn xuống từ ban công nhỏ trên cao chạy dọc theo bờ tường. Anh gật đầu với tôi và chỉ vào cánh cửa bên hông phòng gym. Tôi bước tới và một cậu bé gày gò ra mở cửa. “Chú đến gặp ông Lee.” Tôi nói. Cậu bé gật đầu và chỉ lên cầu thang. Văn phòng của Lee nằm ngay trên đó. Anh đang đứng ở cửa, mỉm cười. “Xin mời vào.” Tôi vào phòng, mang theo cả đống câu hỏi. Vài giờ sau, tôi rời khỏi đó, chắc mẩm mình đã khám phá ra bí mật chạy bộ của người Kenya. “Với bất kỳ môn thể thao nào khác, muốn chơi giỏi, anh phải học kỹ thuật.” Lee nói. “Nhưng với chạy bộ, người ta lại đinh ninh rằng họ không thể thay đổi phong cách của mình. Thật nhảm nhí.” Anh ta có một sự thuyết phục khó lòng tranh cãi. Nhưng tại sao các vận động viên hàng đầu châu Phi lại không chạy chân đất trong các giải đua? Tôi hỏi. “Vận động viên đỉnh cao thì không thể mạo hiểm để giẫm phải một hòn đá sắc nhọn và làm bàn chân mình bị thương.” Anh nói. “Nhưng họ đi những đôi giày chạy đế bằng, chẳng cần hỗ trợ ổn định hay đệm lót nào cả. Chúng cho phép anh chạy bộ theo kiểu chân đất. Chúng không khiến anh phải đáp gót chân xuống trước như hầu hết các loại giày chạy bộ.” Mắt anh lóe lên ánh tinh quái. “Đôi khi tôi cảm thấy mình như Che Guevera của môn chạy bộ vậy.” Anh nói. “Để tôi cho anh xem.” Anh bảo tôi leo lên chiếc máy chạy bộ. Trước tiên, anh quay phim tôi chạy cả giày. Sau đó, anh bảo tôi cởi giày và lại quay phim. Theo bản năng, tôi ngay lập tức tiếp đất bằng phần trước của bàn chân. “Cơ thể không cho phép anh tiếp gót xuống trước nếu anh chạy chân đất.” Lee bảo. “Như thế sẽ đau lắm.” Khi đi giày, ta có một cảm giác an toàn giả tạo và tưởng chừng có thể nện chân xuống đường mạnh đến mức nào tùy thích. Nhưng lực va đập khi tiếp đất bằng gót vẫn phóng lên dọc theo chân bạn, làm rung xóc đầu gối, hông, lưng, bất kể bạn có nhét thêm bao nhiêu lớp đệm lót dưới bàn chân. McDougall ví nó như việc bọc một quả trứng bằng cái găng tay dùng cho lò nướng trước khi nện nó bằng một chiếc búa. Trên thực tế, vì không thể cảm nhận được mặt đường khi đang đi giày nên bạn buộc phải tiếp đất mạnh hơn nữa, do cơ thể bạn theo bản năng luôn tìm kiếm sự ổn định và nền đất cứng. Còn khi không đi giày, bạn buộc phải cẩn thận hơn, nhón chân nhẹ nhàng trên mặt đất. Cơ thể bạn thực hiện điều đó một cách tự nhiên. Tuy nhiên, theo Lee, đó không phải chỉ là chuyện đạp đất bằng phần trước của bàn chân. Anh bảo tôi phải ngẩng đầu, đẩy ngực về phía trước và kéo đôi chân theo, như đang đi xe đạp một bánh. Và như thể chừng đó vẫn còn chưa đủ, anh bật chiếc máy đếm nhịp cứ kêu “tắc tắc tắc” như súng liên thanh, buộc tôi phải khớp nhịp chạy của mình với những tiếng tắc đó, trong khi anh quay phim lại. Sau đó, anh chiếu lại cả ba đoạn phim cho tôi xem. Những thước phim đó quả thật gây sốc. Khi xỏ giày chạy, trông tôi như một gã nhân viên văn phòng thừa cân đi chạy bộ thể dục ngoài đường. (Thú thật, có thể đấy chính là hình ảnh thực sự của tôi, nhưng đó không phải hình ảnh mà tôi tự tưởng tượng về mình khi chạy.) Tôi trông như bị lún ngược về phía sau từ phần lưng trở lên, như thể đang ngả người vào một chiếc ghế tựa vô hình. Khi không đi giày, dáng tôi khá hơn một chút, và sau bài tập của Lee, trông tôi đã giống một người chạy bộ thực thụ. Lee bảo: “Anh trông giống một người Kenya rồi đấy,” dù nói như vậy có thể là hơi quá lời. Bên ngoài, những chuyến tàu chở người đi làm về đang chạy rầm rập ra vào London. Liệu tôi có cần phải đi đến tận Kenya không? Có phải tôi đã tìm ra được bí quyết ngay tại đây, trong phòng gym ở West Hampstead này? Một phần trong tôi thấy bực tức vì đã không phát hiện ra điều này từ nhiều năm trước, khi mình còn đủ trẻ để tận dụng nó. Vào khoảnh khắc ấy, khi xem các đoạn video, tôi chẳng còn chút hoài nghi. Đây chính là lý do quan trọng nhất khiến những người Kenya chạy bộ giỏi đến như vậy. Một lời giải thích hoàn toàn hợp lý. Những tuần sau đó, khi niềm hứng khởi ban đầu đối với phát kiến mới nguội bớt, tôi nhận ra phải chạy thì mới xác thực được. Khái niệm chạy chân đất hoàn toàn thu hút tôi. Tôi thích thú khi mà rốt cuộc sau bao năm nghiên cứu, chúng ta lại nhận ra rằng cách thức tự nhiên và nguyên thủy nhất – điều mà ta vẫn thực hiện trước khi giới khoa học và các công ty nhúng tay vào – lại chính là cách tốt nhất. Tôi càng thích thú trước thực tế rằng bất chấp các tiến bộ công nghệ, những người Kenya nghèo khó chạy chân đất vẫn vượt lên trước. Là một ý tưởng thì nghe đúng là tuyệt. Nhưng thực tế thì thế nào? Cách duy nhất để biết được câu trả lời là phải thử. Một trong những lý do khiến có ít vận động viên cố gắng thay đổi cách chạy của mình đến vậy, theo Lee giải thích, là vì quá trình này đòi hỏi phải học chạy bộ lại từ đầu. Do chạy bộ bằng chân đất dùng các cơ bắp khác, nên bạn phải bắt đầu lại từ các buổi chạy ngắn cự ly một dặm. Đến khi nào bạn chạy mà hôm sau không thấy đau nữa thì mới có thể nâng dần cự ly lên. Tôi đã hy vọng có thể kết hợp kiểu chạy bộ chân đất với cách chạy thông thường, để giảm thiểu rủi ro và cũng tránh giảm sút về thể lực. Nhưng theo Lee thì đó không phải là cách hay. “Đã làm là phải làm triệt để.” Anh bảo. “Đầu óc anh sẽ tự nhiên chuyển về kiểu mà nó cảm thấy quen thuộc nhất. Nếu hầu hết thời gian anh chạy tiếp gót trước thì cơ thể anh sẽ tự động làm đúng như vậy.” Trước khi tôi rời đi, Lee hứa sẽ gửi một đôi giày kiểu chân đất cho tôi chạy thử. Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng chạy chân đất không nhất thiết cứ phải là chạy bằng chân trần mà quan trọng là động tác chạy. Giày kiểu chân đất có độ lót đệm và hỗ trợ tối thiểu, nhưng có phần đế chắc chắn để bảo vệ bàn chân bạn khỏi mảnh chai và phân chó. Tôi quyết định khi nào quen với kiểu chạy mới sẽ chuyển sang giày chạy đế bằng, giống người Kenya. Những đôi giày này có mức hỗ trợ cao hơn so với giày kiểu chân đất, nhưng không thô kệch và nặng nề như giày thể thao thông thường mà các vận động viên chạy bộ phương Tây vẫn dùng. Thế là, sáu tuần tiếp theo, tôi bắt đầu học lại cách chạy bộ. Chạy cự ly ngắn cũng có cái hay. Các buổi chạy chỉ mất thời gian bằng một phần nhỏ so với trước đây, đồng nghĩa với việc tôi có thể thu xếp dễ dàng hơn. “Đừng lo,” tôi nói với Marietta khi ra khỏi cửa, “mười phút nữa là anh về thôi.” Các buổi chạy tranh thủ giờ nghỉ trưa ở chỗ làm cũng không còn trong tình trạng cuống quýt như điên để kịp trở về bàn làm việc đúng giờ như trước. Đúng như Lee cảnh báo, vài buổi đầu, chân tôi đau thật, nhưng càng chạy thì tôi lại càng đạt mức xa hơn và cảm giác càng tự nhiên hơn. Tôi thậm chí còn thấy mình ngẫu hứng chạy trên đường theo kiểu chạy mới này. Lúc trước, tôi thường e ngại mỗi khi sải bước mà không đi giày chạy bộ, còn bây giờ tôi có thể thoải mái chạy bằng bất kỳ loại giày nào. Thực tế, những đôi giày chạy lại là loại giày tệ hại nhất khi chạy bộ. Đôi giày văn phòng tôi dùng hàng ngày có gót thấp và tôi nhận thấy mình có thể dễ dàng chạy trong đôi giày đó. Và càng chạy kiểu này, tôi lại càng thấy hăng hái hơn. Vấn đề duy nhất khi dấn thân vào thử nghiệm này là đến khi chúng tôi đóng gói hành lý chuẩn bị đi Kenya, tôi mới đạt đến các buổi chạy cự ly ba dặm. Rõ ràng thể lực tôi đã kém đi nhiều và vòng bụng đã phình ra thấy rõ. Tôi không có đủ thể lực để theo kịp những người Kenya. Nhưng thử nghiệm này vẫn phải tiếp tục. Nếu đây thực sự là bí quyết thành công của họ thì tôi sẽ sớm trở lại được ngưỡng trước đây của bản thân, và sau đó thì ai mà biết được tôi còn có thể đi được đến đâu? M CHƯƠNG 4 Ngoài kia rộng rãi hơn bầu trời mở thênh thang. – Dr. Seuss, Ôi chân ta rong ruổi phương trời! áy bay của chúng tôi hạ cánh xuống Nairobi vào cuối một buổi sáng tháng mười hai rực rỡ. Khi ra khỏi khoang hành khách chật chội, không khí ấm áp của châu Phi mơn man trên làn da rệu rã của chúng tôi. Đã gần 24 tiếng từ khi chúng tôi lái xe rời khỏi căn nhà nhỏ ở Devon, bỏ lại khu vườn với những cánh đồng bao quanh đang phủ một tấm chăn tuyết dày. Chúng tôi định dành hầu hết thời gian ở Kenya tại Rift Valley, trong một thị trấn tên là Iten. Tôi đã đọc nhiều về Iten đến mức nó gần như đã trở thành đất thiêng trong tâm trí tôi. Trước khi rời nước Anh, tôi đã xem một bản tin địa phương trên Internet, trong đó, cánh tài xế taxi ở đây than phiền rằng họ không thể thực hiện công việc thuận lợi bởi đường sá tắc nghẽn người chạy bộ. Đó chỉ là một thị trấn nhỏ, chừng 4.000 dân, nhưng ở bất kỳ thời điểm nào trong năm, cũng có tới cả nghìn vận động viên đỉnh cao sống và tập luyện ở đây. Nhưng trước khi tới Iten, chúng tôi đến chơi với chị Jophie của Marietta một tuần, chị ấy hiện đang sống ở Lewa, chính là nơi tôi sẽ chạy giải marathon đầu tiên trong đời vào cuối chuyến đi này. Jophie đến Kenya lần đầu vào năm 2004 với tư cách tình nguyện viên tham gia dự án bảo tồn loài khỉ. Đêm nọ, trong một quán bar bên bờ biển, chị đã gặp Alastair. Gốc gác Scotland nhưng sinh ra và lớn lên ở châu Phi, Alastair là một người đàn ông mạnh mẽ. Các anh em trai của Marietta thường nói đùa rằng anh giống Crocodile Dundee vì cũng sống hòa trong vùng bụi rậm hoang dã. Ở Kenya, những người như vậy được gọi là KC, hay Cao bồi Kenya. Họ là những tay to khỏe, mạnh mẽ, đi ủng da và mặc quần soóc vải bò, ngồi uống beer Tusker và nói chuyện bằng giọng chậm rãi, điềm tĩnh về những thứ như giếng khoan, săn bắn hay mô tô. Nhưng kể cả trong đám KC thì Alastair vẫn là kẻ đáng gờm. Jophie và Alastair có hai con gái, cả nhà sống trong một khu lều trại ngay giữa vùng bụi rậm. Hôm đó là đêm giao thừa, sau khi lũ trẻ đã đi ngủ, bốn người chúng tôi ngồi quanh đống lửa và uống bia Tusker. Một thân cây nằm vắt ngang đống lửa, cháy hừng hực. Trước đó, Alastair nói anh sẽ kiếm thêm củi, rồi trở lại với nguyên cái cây đó trên vai. Anh ngồi đó, im lìm, với cái nhìn hoang dại và nghi hoặc sau một vài chầu bia. “Mấy gã trên đó, họ thực sự biết chạy đấy, chú biết chứ.” Cuối cùng anh cũng cất lời, nói về các vận động viên ở Iten. “Em biết.” Tôi bảo. “Vậy chú định làm thế nào để theo kịp họ? Bọn họ không chơi đùa ở đó đâu. Họ thực sự chạy được lắm đấy.” Tôi vẫn chưa nghĩ ra cách nào. Ngay lúc này, tôi hầu như còn không đi bộ nổi sau khi tự làm đau bắp chân trên một chiếc máy tập trong khách sạn ở Nairobi. Nhưng chỉ sau vài cốc bia, Alastair chẳng buồn đợi câu trả lời nữa. Câu hỏi của anh đã trôi dạt vào bóng tối. Lúc này anh đang kể một câu chuyện thời còn làm hướng dẫn viên tour du lịch săn bắn ở Botswana. “Lần đó, tôi đi cùng một cặp người Mỹ giàu có. Những người giàu đúng nghĩa ấy, chú ạ. Họ đeo đồng hồ Rolex vàng nhé. Ba người bọn tôi đang đi bộ xuyên qua vùng cây cối rậm rạp, thì một con voi đực ở đâu xộc tới, lao thẳng về phía chúng tôi. Tôi liền ấn cả hai bọn họ dúi xuống đất.” Anh suýt ngã lộn khỏi chiếc ghế dã ngoại khi diễn lại động tác đẩy hai người kia. “Đẩy họ ngã xong, tôi liền quay lại lao thẳng về phía con voi.” Tôi ngó sang Jophie. Cô không có ý định bảo anh dừng lại. “Rồi sao nữa?” Tôi hỏi. “Nếu gặp một con voi đực đang xông thẳng về phía mình, cách tốt nhất là chú cũng lao ngược về phía nó. Tôi vung tay loạn lên và gầm gào to hết mức có thể.” Anh ngừng lại để hớp một ngụm bia. Tiếng lửa cháy lách tách trong đêm. Những ngôi sao tràn khắp bầu trời phía trên đầu. “Nó dừng lại,” anh tiếp tục, “rồi quay gót bỏ chạy.” Ngay tối hôm sau, chúng tôi có cuộc đụng độ của chính mình. Buổi đêm trong khu trại, bạn thường phải bước thật nhanh từ lều này sang lều kia, dùng đèn pin để đề phòng rắn hoặc các loài động vật hoang dã khác. Tuy nhiên, mấy chiếc đèn pin cũ kỹ của chúng tôi hầu như chẳng chiếu sáng nổi mảng đất ngay trước mặt, chứ đừng nói đến việc phát hiện ra một con sư tử ẩn trong bóng đêm đặc quánh. “Hãy tìm mắt của chúng.” Alastair nói, tay quét luồng sáng rộng thênh thang từ chiếc đèn rọi xuyên qua bóng tối. “Kìa.” Một cặp mắt soi mói không hề chớp đang lơ lửng trong luồng sáng cách chúng tôi chưa tới 30m. “Trâu rừng đấy.” Anh bảo. Lát sau, trong lúc đi bộ về lều của mình, chúng tôi nghe thấy âm thanh gầm gừ ghê rợn. Ban đầu còn ở xa nhưng dần dần, tiếng gầm gừ càng gần và dữ tợn hơn. Nghe như thể thứ gì đó đang đâm bổ về phía chúng tôi. Cả bọn vội chạy về căn lều, tôi quăng Lila vào trong cửa lều trước khi Marietta và tôi cùng nhào vào trong và kéo khóa kín lại. Uma và Ossian đang ngủ say trên giường. “Con gì vậy?” “Sư tử đấy.” Marietta nói. Cô đã nghe thấy âm thanh đó mấy tối trước, nhưng vọng lại từ xa hơn rất nhiều. Tiếng gầm đó lại vang lên. Ban đầu nghe còn ở xa, nhưng đến cuối thì gần như có thể cảm thấy được cả không khí đang rung lên. Lila hoảng sợ, nhưng con bé cố không khóc. “Bố sẽ nằm cùng giường với con.” Tôi trấn an, như thể mình có năng lực đánh đuổi một con sư tử vậy. Alastair từng bảo lũ sư tử không phân biệt được căn lều và tảng đá, nên chúng tôi nói chung là an toàn khi đã ở trong lều. Nhưng với tất cả những tiếng gầm gừ đáng sợ ấy ở ngay bên ngoài, tôi bắt đầu thấy nghi ngờ. Chắc chắn bọn sư tử có thể đánh hơi thấy chúng tôi. Làm gì có người ở trong các tảng đá. Rồi tôi nhớ ra cái khóa kéo phía sau lều bị hỏng. Cái lều thực ra là đang mở, he hé, ở mép dưới. Tôi lại phải chật vật cố quên đi chuyện vừa mới nhớ ra đó. Đi taxi từ Lewa tới Iten phải mất tới mười tiếng, vì vậy, chúng tôi quyết định dừng nghỉ đêm ở Nyahururu, một trung tâm lớn khác về chạy bộ. Chúng tôi đặt phòng tại khách sạn khá nhất của thị trấn là khu nhà nghỉ Thomson’s Falls, nơi họ thuê riêng một vận động viên địa phương để dẫn khách đi chạy bộ. Tên anh là John Ndungu. Anh đồng ý đưa tôi đi chạy vào bảy giờ sáng hôm sau, trước khi chúng tôi lại lên đường tiếp tục cuộc hành trình. Tôi có cảm giác như vậy là hơi muộn với anh, nhưng anh chỉ cười và bảo không sao. Thế là, sáng hôm sau, trời rạng rỡ và mát mẻ, ở độ cao hơn 2.400 mét, tôi khởi hành chạy buổi đầu tiên với các vận động viên ở Kenya. Tôi thấy John đợi ở cổng chính lối vào khu nghỉ cùng một người khác, cậu thanh niên 18 tuổi mặt nghiêm nghị cùng làng với John, tên là Lucas Ndungu. Theo lời họ thì hai người không họ hàng gì với nhau, và họ rất đỗi ngạc nhiên khi tôi lại tưởng như vậy. Tôi bảo họ rằng mình cần chạy chậm thôi và không xa quá. Tôi không chỉ lo làm sao theo kịp họ, mà còn e ngại kiểu chạy chân đất mới có thể khiến tôi chấn thương nếu cố chạy xa quá sớm. Để bảo vệ thêm cho bắp chân, tôi quyết định đi giày chạy đế bằng chứ không dùng giày kiểu chân đất. Điều đó cũng có nghĩa là tôi sẽ không phải ngượng nghịu khi xỏ chân vào đôi giày hiện đại có thiết kế bắt chước cách chạy không giày của người Kenya. Không hiểu sao, lúc này, khi đang ở nơi đây, tôi lại cảm thấy làm vậy thật kỳ quặc. Khi chúng tôi chạy chầm chậm dọc theo lối đi khách sạn hướng ra ngoài, hai con khỉ đầu chó đang lang thang bên kia bãi cỏ ngoái đầu lại thoáng nhìn rồi vội vàng bỏ chạy. Người gác cổng khách sạn giơ tay chào chúng tôi. Khi ra khỏi khu khách sạn, chúng tôi rẽ lên một con đường đất và chạy về phía thị trấn theo hướng đường lớn. Điểm đầu tiên khiến tôi chú ý là Lucas đi một đôi giày chạy bộ to, thô kệch và tiếp đất bằng gót. John thì đi giày đế bằng dành cho chạy đua, hơi giống đôi giày của tôi. Anh ta tiếp đất phần nửa trước bàn chân. Dĩ nhiên, còn quá sớm để đưa ra kết luận gì, nhưng cách tiếp đất bằng gót của Lucas khiến tôi bất ngờ. Trên đường chạy, chúng tôi lướt qua nhiều nhóm vận động viên chạy theo hướng ngược lại, chẳng ai trong số họ chạy chân đất. Hầu hết đều đi giày tập luyện bình thường, với phần gót có nhiều hỗ trợ. Cũng khó để xác định khi đang chạy ngược chiều với họ để xem họ có tiếp đất bằng gót chân hay không, nhưng dường như vài người trong đó làm vậy thật. Tôi bối rối. Những người chạy bộ bằng chân đất đâu cả rồi? Cuộc chạy đó hóa ra lại nhẹ nhàng bất ngờ, nếu xét đến độ cao hiện tại. Chúng tôi chạy khoảng 30 phút, với tốc độ tăng nhẹ dần trong khoảng hơn 1,5 km cuối. Tôi vừa mới tự chúc mừng bản thân vì đã theo kịp họ thì họ bảo rằng bọn họ đã phải chạy gần mười cây số từ làng để đến đây gặp tôi và định tập tiếp sau vài giờ nữa. “Còn anh thì sao?” Họ hỏi. Tôi thì chẳng định chạy thêm lần nữa trong vài ngày tới. “Tôi vẫn đang thích nghi dần với độ cao này.” Tôi bảo. “Tôi không muốn cố quá rồi lại dính phải chấn thương.” Tuy nhiên, bắp chân của tôi vẫn ổn dù cho đây là buổi chạy dài nhất mà tôi thực hiện từ khi chuyển sang chạy kiểu chân đất. Chúng tôi vừa tập thư giãn người sau chạy xong thì thấy Marietta và lũ trẻ ra tìm. Lila và Uma mỉm cười, vẫn còn ngái ngủ và tóc tai rối bù. Chúng bắt tay hai người kia và khoe mấy con búp bê. John quay sang tôi và nói rằng từ giờ trở đi tôi có bốn đứa con. Tôi ngơ ngác nhìn anh ta. “Tính cả tôi nữa.” Anh nói và mỉm cười. Anh còn nhiều tuổi hơn cả tôi. CHƯƠNG 5 Mỗi ngày ở châu Phi, một con linh dương tỉnh giấc. Nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con sư tử chạy nhanh nhất, nếu không nó sẽ chết. Mỗi sáng, một con sư tử thức giấc. Nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chạy chậm nhất, nếu không nó sẽ chết đói. Bất kể là sư tử hay linh dương, khi Mặt trời mọc, bạn phải bắt đầu chạy. – Abe Gubegna, nhà văn người Ethiopia Ở đáy thung lũng Rift, đường đến Iten phải cắt qua một hẻm núi sâu. Lái xe dừng lại nghỉ và chúng tôi xuống xe. Xa phía bên dưới, phơi mình tắm nắng trên cát là bốn con cá sấu đang ngoác miệng. Phía trước, con đường nhựa loang loáng dưới cái nóng thiêu đốt. Lề đường có một quầy bán mật ong ọp ẹp, chai lọ xếp thành hàng ánh lên rực rỡ dưới nắng. Đằng xa, mặt đất dâng cao lên hơn 1.200 m tới tận Iten, thị trấn nằm chon von trên rìa của vách Kerio dựng đứng. “Bố ơi, con khát.” Chúng tôi đã đi được khoảng năm tiếng đồng hồ, bọn trẻ nhảy nhót đùa giỡn ở phía sau, trèo qua ghế, làm rơi vãi bút và bánh xăng-uých ra khắp sàn xe. Nhưng chúng tôi sắp đến nơi. Qua đáy thung lũng, con đường bắt đầu quanh co, lên xuống uốn lượn quanh những ngọn đồi thấp hình chóp nón. Mặt đất đổi màu, xanh hơn khi chúng tôi dần lên cao. Người lái xe liên tục chỉ tay vào chiếc nhiệt kế, cứ vài phút lại tụt mất một độ. Không khí càng mát, chúng tôi càng thấy nhiều nhà cửa và người ngồi bên lề hoặc đi bộ dọc theo con đường. Họ liếc nhìn chúng tôi. Động cơ xe gầm rú mỗi khi lên dốc. Đến biển báo chỉ dẫn về Khu nhà trại Lelin, chiếc xe rời khỏi đường chính, rẽ vào con đường đất xóc nảy, nghe rõ tiếng đá lạo xạo dưới gầm xe. Cuối cùng chúng tôi đến một cánh cổng lớn cầu kỳ sơn xanh vàng, phía trên vòm cổng có dòng chữ KARIBU (chào mừng). Trước khi rời nước Anh, tôi đã cố gắng sắp xếp một chỗ ở cho gia đình ở Iten, nhưng từ tít tận nửa kia thế giới mà tìm được căn nhà để thuê tại một thị trấn nhỏ ở Kenya chẳng phải chuyện dễ dàng. Hầu hết mọi người đến thị trấn này đều ở tại một khu trại huấn luyện vận động viên cao cấp do người từng bốn lần giữ kỷ lục thế giới Lornah Kiplagat vận hành, hoặc ở Kerio View, một khách sạn nằm chênh vênh trên gờ vách núi dựng đứng nhìn thẳng xuống thung lũng. Tuy nhiên, cả hai nơi này đều vượt xa kinh phí của chúng tôi nên dù khá lo lắng, chúng tôi đành quyết định ở tạm khu trại Lelin nằm bên sườn thung lũng, cách khoảng năm dặm. Chúng tôi tới nơi vào đầu buổi chiều. Người chủ khu trại đã đi từ nhà anh ta trên một ngọn đồi gần đó xuống đây đón chúng tôi. Anh bắt tay tất cả mọi người và dẫn chúng tôi đi xem phòng. Chúng tôi có ba phòng trong những chiếc lán mới dựng, hai phòng để ngủ và một phòng để nấu nướng. Bếp lửa dã ngoại để trên bàn và một ít nồi niêu, bát đĩa đặt trên giường. Anh phấn khởi ra mặt khi có chúng tôi đến ở, vì vậy, tôi cố không tỏ ra thất vọng khi anh dẫn chúng tôi đi xem xung quanh. Hai phòng ngủ chỉ đủ kê vừa giường, gối chỉ là những miếng xốp cứng tồi tàn, nhà vệ sinh không có bệ ngồi và trong phòng tắm không có bồn rửa, chỉ có một vòi nước gắn trên tường. Nụ cười của anh vụt tắt khi tôi hỏi bồn rửa ở chỗ nào. Tôi làm động tác đánh răng. Rồi động tác rửa tay. Anh chỉ vào cái vòi. “Ồ, anh dùng cái đó à?” Tôi nói. “Dĩ nhiên rồi. Thật tuyệt.” Dù không xoay xở tìm được nhà nhưng tôi kiếm được đầu mối ở Iten – một cựu vận động viên tên Godfrey Kiprotich. Anh gọi điện thoại cho tôi vài ngày trước khi chúng tôi rời Lewa, thông báo đã tìm được một nơi cho chúng tôi thuê. Tôi vẫn hy vọng anh sẽ đến đón và đưa chúng tôi đi xem nơi đó, nhưng khi gọi lại thì anh lại bảo không có ô tô. “Xe tôi đang sửa ngoài xưởng.” Anh nói. “Nhưng để tôi xem thế nào nhé.” Lát sau, anh gọi thông báo đã thu xếp được xe đón chúng tôi. Quả vậy, 20 phút sau, một chiếc ô tô gầm thấp màu trắng, cửa kính dán màu tiến vào khu trại và một người đàn ông ăn mặc gọn gàng, tay đeo đồng hồ vàng bước ra. Anh tự giới thiệu mình là Christopher Cheboiboch rồi nhìn khu trại vẻ nghi ngại, như thể sợ nó làm bẩn quần áo vậy. “Anh có phải vận động viên chạy bộ không?” Tôi hỏi, bụng nghĩ anh ta có vẻ hơi lớn tuổi. Anh cười đáp: “Phải. Tôi giữ kỷ lục chạy nhanh thứ năm trong lịch sử giải New York Marathon.” Anh chở chúng tôi thật chậm lên đoạn đường cuối cùng trên vách thung lũng dẫn vào Iten. Dọc đường, chúng tôi lướt qua dòng người đi bộ không ngớt. Bọn trẻ chăn bò đứa tay lăm lăm que trông chừng đàn bò gặm bờ cỏ, đứa chạy, bằng chân đất, mất hút vào đám cỏ cao và các lùm cây. Lên đến đỉnh thung lũng, một tấm biển gỉ sét hiện ra chắn ngang phía trên con đường, chào đón tới Iten. Khi tiến vào thị trấn và đi dọc phố chính, lần đầu tiên chúng tôi nhìn ra bên ngoài để quan sát những quầy hàng bằng gỗ lụp xụp, những chiếc xe lừa kéo, đám phụ nữ ngồi trên đống quần áo bày bán. Đó là ngày có phiên chợ và nơi đây chật kín người. Bò và cừu được tự do lang thang, rúc mũi vào những rác rưởi vun lại thành đống bên vệ đường. Xe đạp chở nào đệm, nào lồng gà, rồi cả những bó củi ngất ngưởng chất cao tới hơn ba mét lướt qua chúng tôi. Ngay phía trước, một chiếc xe buýt cỡ nhỏ vừa lăn bánh, có hai người vẫn đang bám ngoài cửa. Christopher gọi một người đàn ông trên phố, anh ta tiến lại xe chúng tôi. Họ bắt tay. Christopher đưa cho anh ta một ít tiền rồi tiếp tục lái đi. Xe chầm chậm lăn trên đường, ngang qua một siêu thị nhỏ xập xình tiếng nhạc phát ra từ hai chiếc loa đặt bên ngoài. Bên kia đường là một nhà thờ hồi giáo sơn màu trắng, mới tinh. Những con đường đất đỏ cắt xuyên qua hàng dãy những mái tôn hoen gỉ mọc lên trên triền dốc. Quang cảnh chẳng khác gì các thị trấn bên đường mà chúng tôi đã đi qua từ Lewa đến đây. Trước khi kịp nhận ra thì chúng tôi đã ra khỏi thị trấn, chui ra đầu bên kia và rời khỏi đường chính, đi xuống một lối mòn cũ kỹ, qua một tấm gỗ được gia cố thêm các ván, và đi vào trại huấn luyện của Lornah Kiplagat. Christopher dừng xe trong khi chờ người bảo vệ mở cổng. Đây là trại huấn luyện hiện đại nhất trong thị trấn, với một phòng gym và một bể bơi. Không có vận động viên người Kenya nào sống ở đây. Khu trại này chỉ phục vụ cho những vận động viên chạy bộ người nước ngoài. Vừa bước ra khỏi xe, tôi trông thấy vận động viên chạy bộ quốc tế người Anh Helen Clitheroe đang ngồi cùng huấn luyện viên, bàn bạc về lịch tập luyện với một chiếc máy tính xách tay. Một vận động viên người Hy Lạp có chòm râu dài đi ngang qua, say sưa thưởng thức âm nhạc từ chiếc iPod. Một người đàn ông với mái tóc bạch kim dài, trông giống vận động viên lướt ván hơn là vận động viên điền kinh, lao ra khỏi phòng gym. Đó là Toby Tanser. Tôi vừa đọc bài viết về anh trong một tờ báo ở Lewa tuần trước. Trong túi tôi cũng có cuốn More Fire (Thêm lửa) của anh, nói về cách để chạy bộ như người Kenya. Tôi ngăn anh lại để chào hỏi. Toby là bách khoa toàn thư sống về chạy bộ như người Kenya và là bạn của hầu hết các vận động viên ở đây. Anh cũng đang đứng ra tổ chức chương trình từ thiện Shoe4Africa (Giày cho châu Phi) nhằm xây dựng một ngôi trường và một bệnh viện nhi đồng ở gần Iten. Anh có vẻ đầy lạc quan về mọi chuyện. Khi tôi cho biết mình đang tìm nhà để thuê, anh nói: “Tìm chỗ ở tại Iten thì không thành vấn đề.” Anh đang nói dở thì một nhóm thanh niên người Kenya đi ngang qua. “Erastus.” Toby gọi, một anh chàng thong thả bước tới. Erastus mặc chiếc áo da bảnh chọe và có nụ cười rộng đến mang tai. Trong tay cậu là chiếc điện thoại di động đắt tiền. “Căn nhà của cậu hiện giờ thế nào?” Toby hỏi khi họ bắt tay. “Cho thuê được không?” Anh chàng gật đầu. “Xong rồi nhé.” Toby bảo tôi. “Cậu này có căn nhà ngon lành nhất Iten. Tôi đã bảo mà.” Trước khi chạy đi, Toby đề nghị sẽ dẫn tôi chạy một vòng quanh thị trấn. Lời đề nghị không thể chối từ. Chúng tôi đang trò chuyện thì Godfrey, đầu mối liên hệ của tôi với căn nhà cho thuê kia, xuất hiện. Anh mặc quần bò, áo phông. Trông anh hẳn phải quãng tứ tuần. Tôi gọi Marietta và lũ trẻ tới. Trong lúc chúng tôi nói chuyện, mấy mẹ con đã đi xem đây đó xung quanh, vất vả tránh đường cho các vận động viên. Godfrey chào hỏi vồn vã như thể một người bạn thất lạc lâu năm, ngồi thụp cả xuống để bắt tay lũ trẻ. Anh liên tục xin lỗi vì không có xe. Nó vẫn nằm trong xưởng, anh nhắc lại. Nhưng anh đã thuê được một chiếc taxi và cùng đi là cựu vận động viên chạy bộ William Koila. Cả Godfrey, Koila, tài xế và năm người chúng tôi, chiếc xe chật cứng, nhưng cả hội cũng xoay xở được hết và bắt đầu rời đi. Godfrey bảo ngôi nhà nằm trong “khu dân cư rất dễ chịu” khi chúng tôi đi vào con đường đất xóc nảy không khác gì một sườn dốc trượt tuyết lồi lõm và khô cằn. Nếu ở Anh thì chúng tôi sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện lái xe trên kiểu đường này. Chiếc taxi chở nặng quệt gầm trên những chỗ lồi lõm, khi đi qua những căn nhà nhỏ có cửa sổ vỡ toang và vườn um tùm. Chúng tôi dừng xe bên ngoài một cánh cổng sắt màu đen uốn hình gợn sóng. Người lái xe bấm còi. Trên phố, hai người đàn ông ngồi trên mặt quầy ki-ốt gỗ nhỏ nhìn chúng tôi chằm chằm. Bên đường là một ngôi nhà hai tầng được quây kín sát phía sau một dãy hàng rào cao bằng gỗ. Những cặp mắt ló ra từ những khoảng trống hàng rào. Lila và Uma nhoài người ra khỏi cửa sổ xe, ngó lại. “Anh thấy nơi này hay chưa?” Godfrey hỏi trong lúc chờ mở cổng. Anh ngồi chen chúc trên ghế trước cùng Koila. Tôi không biết một khu vực tệ hại thì trông thế nào, nên cũng khó mà đánh giá được. Tôi ngó Marietta và lũ trẻ. Mấy mẹ con đều có vẻ như đang nín thở, cứ như mọi việc đang diễn ra quá nhanh vậy. Marietta nắm tay tôi. Ossian đứng trên đùi mẹ như một vị thuyền trưởng, ngó ra cửa kính trước xe với vẻ lo âu. Một người thợ mặc bộ áo liền quần kéo cánh cổng, mở ra một khu vườn rộng và trống trải, với khu nhà một tầng nằm chính giữa. Khu nhà sơn màu xanh và trắng, với mái tôn đỏ. Trông khá dễ chịu. Mặt sau nhà nhìn ra thung lũng. “Họ xây ngược hướng mất rồi.” Marietta tiếc rẻ khi chúng tôi đi quanh nhà. “Đáng nhẽ căn nhà nên quay mặt về phía có khung cảnh mới phải.” Nhưng không, tất cả các cửa sổ đều nhìn ra khu vườn và dãy hàng rào kim loại lượn sóng cao gần hai mét rưỡi bao quanh. Một phía là mái của một căn nhà láng giềng. “Nhà của Ismael Kirui đấy.” Koila bảo tôi. Đó chính là vận động viên đã giành chiến thắng trong cuộc đua mà tôi yêu thích nhất – cuộc đua giành chức vô địch thế giới cự ly 5.000 m năm 1993. Anh đã chạy nước rút vượt lên khỏi đoàn đua ngay khi vẫn còn đến bảy vòng chạy. Tôi còn chưa kịp mừng thì Koila đã bảo Kirui thực ra không sống ở đó mà chỉ cho thuê căn nhà. Rất nhiều căn nhà ở Iten là của các cựu vận động viên, nhưng cũng như căn nhà của Kirui, chúng đều nhỏ và kém đẹp đến ngạc nhiên. Richard Chelimo, vận động viên điền kinh quá cố từng giữ kỷ lục thế giới cự ly 10.000 m, là vận động viên đầu tiên đầu tư vào Iten. Những gì anh để lại là vài dãy nhà một phòng ngủ bằng bê tông, giờ đây đã đổ nát. Sau đó, chúng tôi đi xem ngôi nhà mà Toby Tanser đã tìm cho. “Căn nhà dễ chịu nhất ở Iten.” Anh nói thế. Nó thực ra thuộc về vợ của Erastus là Sylvia Kibet, người từng giành huy chương bạc giải vô địch thế giới cự ly 5.000 m. Nằm khuất phía sau một trạm xăng, căn nhà có ba phòng ngủ nhỏ nhìn ra tường gạch, vài hộc tủ cũ kỹ bằng gỗ dán trong phòng khách tối tăm và một khoảnh sân chung nhỏ xíu. So với nó, căn nhà xây ngược của Godfrey xa xỉ hơn hẳn, với khu vườn rộng rãi và cảnh nhìn ra thung lũng. Khi chúng tôi đến xem lần đầu, nó đang được sang sửa lại và có phần luộm thuộm, nhưng chúng tôi được đảm bảo rằng căn nhà sẽ sẵn sàng trong vòng vài ngày tới. Trong vườn, có bốn con cừu và một con chó dữ bị xích. Căn nhà được ngăn đôi và họ nói chủ của con chó sống trong nửa kia của căn nhà, sau những chiếc cửa sổ che bởi các tấm rèm bằng polyester cáu bẩn, nhưng anh này sẽ sớm chuyển đi. “Cậu ta từng đi đây đi đó,” Godfrey trấn an, “cậu ta hiểu thế nào là sự riêng tư.” Koila thì ngắn gọn hơn: “Và là mzungu nữa.” Họ nói những lời đầy ngụ ý đó, vì chúng tôi có vẻ quá băn khoăn lo lắng về việc phải ở chung nhà với một người lạ và một con chó dữ. Thành thật mà nói, tôi nghĩ chúng tôi đang lo thế thật. Nhưng anh ta sẽ chuyển đi đâu? “Vẫn sẽ ở quanh đây thôi.” Godfrey bảo, khoát tay áng chừng nơi người đàn ông nọ sẽ chuyển đến, đâu đó bên kia hàng rào phía lưng nhà, đằng sau một khoảng đất rộng trồng chanh leo. Hóa ra anh ta đã tranh thủ trồng chanh leo được một thời gian rồi. Chúng tôi đồng ý để anh ta quay lại mỗi tuần một lần để tưới tắm và thu hoạch quả. Ngày chúng tôi chuyển đến, anh ta xuất hiện. Anh ta có nụ cười khiến mọi người e ngại và đi nhón chân quanh tôi như một chú ngựa con khó lường. Anh ta bảo cũng muốn trở thành vận động viên chạy bộ, nếu như tôi chịu tài trợ. Tôi phải thừa nhận, tôi thấy lo ngại việc cho anh ta vào nhà, dù chỉ là mỗi tuần một lần. Tuy vậy, Godfrey dường như vẫn cho rằng anh ta vô hại, còn vừa cười đùa vừa giúp anh ta với đám chanh leo. “Cậu ấy bảo anh cứ ăn chanh leo lúc nào tùy thích.” Godfrey nói lại với tôi, và người đàn ông nọ toét miệng cười xác nhận. Chúng tôi đồng ý thuê căn nhà của Godfrey, nhưng vài ngày sau lại được thông báo là phải một tuần nữa căn nhà mới xong xuôi. Tôi nhận được cuộc điện thoại khi đang ở Eldoret, một thị trấn lớn hơn gần đó. Chúng tôi đến đây để thăm siêu thị kiểu châu Âu Nakumatt. Đây là một khu mua sắm rộng rãi, hào nhoáng, mở cửa 24 giờ mỗi ngày và bán tất cả mọi thứ mà một người châu Âu đang nhớ nhà có thể mơ tới, từ xe đẩy trẻ con cho đến áo choàng tắm, từ búp bê Barbie cho đến kem. Sau những ngày ở khu lán trại nhỏ, nấu ăn trên chiếc bếp dã ngoại và kê đầu ngủ trên những chiếc gối cáu bẩn, thì đây giống như được bước chân trở lại thế giới tiện nghi và trật tự mà chúng tôi đã bỏ lại phía sau. Tôi chợt nhận ra cuộc sống những ngày qua khó khăn thế nào với bọn trẻ. Mặc dù anh đồng hao Alastair đã cho chúng tôi mượn ô tô và chúng tôi thường xuyên tha bọn trẻ con chạy ngược chạy xuôi, đi từ nhà này đến nhà khác, trở về khu trại, rồi lại lên đường đi gặp các vận động viên trong các khu trại huấn luyện, nhưng tất cả đều dưới cái nắng oi bức, gặp quá nhiều người và chỉ nói chuyện về chạy bộ. Bọn trẻ luôn bị nhìn chằm chằm ở bất cứ nơi nào chúng tới. Đôi khi, chúng không lấy gì làm phiền, vẫy tay với mọi người, cười đùa và bắt tay tất cả những đứa trẻ mà cứ hễ thấy chúng tôi là hò hét thích chí và chạy theo. Nhưng đôi khi mọi việc cũng trở nên quá sức. Hai cô con gái thường xuyên bảo chúng thích nước Anh hơn. “Khi nào có nhà riêng của chúng mình thì mọi việc sẽ khác thôi.” Marietta an ủi, tay mải thái hành bằng con dao cùn trong phòng bếp kiêm phòng ngủ của chúng tôi. “Chỉ là vì chúng chưa được ổn định.” Khi lũ trẻ không vui, chuyến đi lại trở thành chuyện điên rồ. Tôi cảm thấy mình đã lôi chúng khỏi bạn bè và căn nhà của chúng, tất cả chỉ vì một mục đích ngớ ngẩn là để chạy nhanh hơn trong một giải chạy bộ. Nghe thật vô nghĩa. Tôi bắt đầu nghĩ nên đưa chúng trở về Anh. Trên đường về từ Nakumatt, qua vùng ven thị trấn Eldoret, chúng tôi lái xe trên con đường chạy giữa những căn nhà ọp ẹp và cửa hàng nhỏ bé dựng từ những tấm phế liệu, bìa các tông và bất cứ thứ gì người ta tìm được. Trẻ con chơi trong các vũng nước đen ngòm bụi bẩn, hoặc ngồi cùng đám chó hoang trên những đống rác, trong khi cánh đàn ông quất roi vào những thân lừa gầy guộc oằn mình chở nặng, thúc chúng tiến từng bước chậm chạp trong đau đớn. Về đến Iten, chúng tôi đi qua một nhóm vận động viên chạy bộ châu Âu. Với nước da sáng và quần áo mới tinh, bọn họ trông như những sinh vật đến từ một thế giới khác. Thật kỳ cục khi họ phải cất công đến tận đây để rèn giũa lại bản thân cho một cuộc thi. Giữa lòng sự hỗn loạn và nghèo đói, nơi người ta chật vật kiếm tiền chỉ đủ để mua những thứ cơ bản nhất như bánh mì và nước lại có những vận động viên hàng đầu thế giới đang thực hiện các bài tập chạy ngược chạy xuôi hai bên đường. Và trớ trêu thay, họ đến đây để được truyền cảm hứng. Để sống cùng những người không coi chạy bộ là chuyện ngớ ngẩn dù cuộc sống khốn khó đến thế nào, những người coi trọng giá trị của chạy, cũng như cơ hội mà chạy bộ mang lại, những người gần như tôn sùng môn thể thao này. Ngay cả khi chẳng bao giờ trở thành nhà vô địch Olympic, hay thậm chí chẳng được đi thi đấu ở nước ngoài, thì chỉ riêng việc trở thành vận động viên ở nơi đây dường như cũng đã nâng bạn vượt lên khỏi sự hỗn loạn của cuộc sống thường ngày. Nó đánh dấu bạn là một trong những người đặc biệt, đã chọn lối đi đòi hỏi lòng quyết tâm và sự cống hiến. Bạn có thể nhìn thấy điều đó trong mắt các vận động viên chạy bộ này khi họ nói chuyện với bạn. Ngay cả những người chạy chậm nhất cũng nói về việc tập luyện như một sự dâng hiến cho tín ngưỡng. Họ có thể đang sống trong những căn nhà tạm bợ, không nước máy và mỗi tối phải ngồi bên ánh nến, nhưng kỷ lục cá nhân của họ trong cự ly marathon thì thật đáng tôn sùng. Chạy bộ là điều quan trọng nhất. T CHƯƠNG 6 Không cuộc đua nào bắt đầu từ vạch xuất phát. – Haile Gebrselassie oby Tanser hẹn tôi lúc 6:30 sáng ở cổng vào khu trại tập huấn của Lornah, nơi tôi gặp anh lần đầu. Tôi dậy lúc bình minh, cảm thấy hồi hộp phấn khích trong khi mặc bộ đồ chạy bộ đã trải sẵn trên sàn. Lila và Uma vẫn say ngủ, cuộn tròn trong giường, đầu đã lăn khỏi mấy chiếc gối cứng. Tôi lẻn ra khỏi phòng. Ngoài cửa, thung lũng Rift đang dần tỉnh giấc trải dài sâu xuống phiá dưới, tiếng gà gáy vang vọng khắp cõi uy nghi ấy. Đến lúc rồi, lần chạy đầu tiên ở Iten. Buổi diễn bắt đầu. Chiếc xe gầm nhẹ khi khởi động và tôi bắt đầu lái thật cẩn thận ra khỏi cánh cổng cầu kỳ của khu trại, đi lên con đường xóc nảy hướng đến Iten. Khi tôi đến nơi, Toby đang giậm nhảy trên đầu ngón chân, chờ sẵn. Chúng tôi ra ngoài để thực hiện 30 phút chạy rất nhẹ nhàng, xuyên qua thị trấn, qua ngôi trường St. Patrick nổi tiếng, rồi chạy theo lối mòn đất đỏ và bụi bặm ra ngoại ô. Lối mòn này thực ra là một con đường uốn lượn quanh các khu đất trồng trọt và những cánh đồng điểm xuyết cây tuyết tùng. Tuy vậy, chiếc xe duy nhất mà chúng tôi gặp trên đường là một chiếc xe máy chở hai người đàn ông và hai đứa trẻ, bấm còi nhắc nhở khi chúng tôi chạy qua. Quả thực có ít người chạy bộ hơn tôi tưởng. Toby nói chúng tôi ra hơi muộn, hầu hết bọn họ bắt đầu từ sớm hơn. Đám người ít ỏi mà chúng tôi gặp là những người chạy đơn lẻ, hoặc chạy theo nhóm nhỏ hai đến ba người. Tôi không thấy đám đông nào chặn cả lối đi của những người lái taxi như mẩu tin miêu tả. Cứ chốc chốc Toby lại chỉ tay về phía một căn nhà và nói cho tôi tên vận động viên đang sống ở đó cùng kỷ lục thời gian khó tin mà họ đạt được, hay các tấm huy chương họ giành về trong các giải đua. Anh cũng có luôn một câu chuyện của riêng mình, về những cuộc phiêu lưu dữ dội từng có với mỗi người bọn họ. Tôi hỏi anh tại sao mọi người ở đây lại chạy bộ giỏi đến vậy. Liệu có phải vì bọn họ chạy chân trần? “Không phải đâu.” Anh đáp. “Đám trẻ con thì chạy chân trần, nhưng đó không phải lý do khiến họ chạy nhanh.” Tôi không dồn ép anh theo hướng đó nữa, bởi tôi cũng không trông đợi giả thuyết chạy chân trần được tin tưởng rộng rãi, kể cả ở đây. Tôi bèn hỏi vậy theo anh lý do gì khiến họ chạy được nhanh như thế. “Không có lý do duy nhất nào cả.” Anh nói. “Anh sẽ gặp rất nhiều người. Anh sẽ nghe rất nhiều câu trả lời. Và tất cả các câu trả lời đó đều đúng.” Trên đường, bọn trẻ đến trường cũng chạy cùng bên cạnh chúng tôi. Vài đứa hỏi thăm: “Chú khỏe chứ?”, còn hầu hết đều chạy mà không đếm xỉa gì đến chúng tôi. Một trong những lý thuyết hay được chính các vận động viên đưa ra để giải thích tại sao người Kenya lại chạy nhanh, là thực tế rằng bọn họ chạy bộ đến trường mỗi ngày. “Có phải chúng nuôi hy vọng trở thành vận động viên điền kinh ngay từ giờ không?” Tôi hỏi Toby, đoán rằng anh biết câu trả lời. “Có phải tại thế mà chúng chạy như vậy không?” “Không.” Toby đáp. “Chúng chạy, vì nếu đến muộn thì chúng sẽ ăn đòn.” Mặc dù phạt đòn chính thức bị cấm trong trường học ở Kenya từ năm 2001, nhưng nhiều người Kenya xác nhận rằng Toby nói đúng. Vài tuần sau, tờ báo quốc gia đăng tin một trong những vận động viên chạy bộ trẻ tuổi triển vọng nhất nước, Faith Kipyegon, đã bị giáo viên đánh đòn nặng đến mức không thể tập luyện được. Trong khi giải vô địch việt dã thế giới đang đến gần thì đây đúng là vận rủi không đúng lúc, theo tờ báo bình luận. Trong bài không thấy nói gì đến sự giận dữ trước sự việc. Nhưng chắc chắn phạt đòn ở trường không thể là bí mật đằng sau thành công trong chạy bộ của người Kenya được. Nghe không thơ mộng, bí ẩn như chạy chân đất. Một hôm, Godfrey kể với tôi rằng hồi nhỏ, anh chạy hơn sáu kilômét đến trường mỗi ngày chỉ vì cảm thấy dễ chịu hơn khi chạy. “Tôi nhận ra hôm nào chạy thì người ngợm dễ chịu hơn.” Anh kể. “Tôi tập trung tốt hơn. Hôm nào không chạy, tôi mệt mỏi và bơ phờ suốt cả ngày.” Có thể Godfrey cảm thấy tỉnh táo hơn vì chạy bộ đến trường sẽ giúp anh được ngủ nướng thêm một chút, nhưng thật thú vị khi nghe anh nói chạy bộ làm anh thấy dễ chịu hơn. Ở phương Tây, chính cái cảm giác dễ chịu này là lý do khiến người ta ra đường để chạy bộ chứ không phải vì đó là chuyện cần thiết, nhưng tôi băn khoăn không biết liệu có bao nhiêu vận động viên chạy bộ ở đây bận tâm đến chuyện nó khiến họ cảm thấy thế nào. Godfrey thú nhận tôi là người đầu tiên anh kể cho nghe chuyện này. Kỳ thực, anh nói chính anh cũng chỉ vừa nhận ra điều ấy xong, ngay lúc đang kể về nó. Chúng tôi đang ngồi trong quán cà phê rẻ tiền Hill Side Hotel ở Iten, và khuôn mặt Godfrey lộ rõ vẻ phấn khích như thể vừa có một phát kiến thật uyên thâm. Tôi không biết có phải trùng hợp hay không, nhưng ngày hôm đó, anh nói muốn chạy giải Lewa Marathon cùng tôi. Anh đã không chạy nhiều năm qua, nhưng bỗng nhiên lại tràn đầy cảm hứng đi chạy. Anh muốn làm đồng đội luyện tập của tôi và cứ liên tục cảm ơn, như thể tôi vừa làm được điều gì đó chứ không phải chỉ có ngồi nghe anh nói và gật gật. Vài ngày sau khi chúng tôi tới Iten, giải thi đấu việt dã quốc gia cũng đến thị trấn. Đây là chặng cuối trong bảy cuộc đua và tất cả được tổ chức tuyệt hảo, các vận động viên chạy vòng lặp bên trong và xung quanh sân vận động ở trung tâm thị trấn. Hôm đó, trời ấm và đám đông khán giả xếp thành hàng trên các ngọn đồi hai bên sân vận động. Có hẳn một dàn âm thanh lưu động đặt phía sau một chiếc xe tải và hai cô gái trên sân khấu lắc hông uốn éo theo điệu nhạc sôi động. Tại điểm xuất phát và vạch đích, vài khán đài được dựng lên bởi đơn vị tài trợ KCB, một ngân hàng của Kenya. Chúng tôi đi tới chỗ đó. Ban đầu, Marietta ngồi cùng lũ trẻ ở hàng ghế trước, nơi người ta đang phát những chai nước miễn phí. Nhưng sau không ít cái nhìn nghiêm khắc và những tiếng ho được giấu giếm vụng về, cô nhận ra mình đang chiếm ghế ưu tiên trong lều VIP – là chỗ dành cho những vị khách quyền cao chức trọng như người đứng đầu quân đội, hay Chủ tịch ủy ban Olympic Kenya. Đang loanh quanh ở khu vực xuất phát thì tôi bắt gặp cả Toby và Godfrey. Họ giới thiệu tôi với một loạt dài dằng dặc tưởng chừng không bao giờ dứt các vận động viên chạy bộ và huấn luyện viên. Thay vì tên họ, từng người được giới thiệu bằng thành tích thời gian hoặc danh hiệu – thường là một kỷ lục thế giới hay danh hiệu tại Thế vận hội. Đặc biệt có một người dường như nhận được cái bắt tay của tất cả. Đó là một người đàn ông da trắng, đậm người, khuôn mặt hồng hào dưới chiếc mũ lưỡi trai bóng chày. Ông khoanh chặt hai tay quanh thân hình tròn trịa của mình khi nhóm các vận động viên nữ trẻ dẫn đầu chạy qua. Với chất giọng đặc sệt Ireland, ông khẽ nói với cô gái đang ở vị trí thứ hai: “Cứ duy trì vị trí đó nhé.” Không cần được giới thiệu, tôi cũng biết ông là ai. Cuối những năm 1970, một tu sĩ người Ireland không hề có kinh nghiệm về điền kinh đã tới trường St. Patrick’s, trường nội trú Thiên chúa của Iten, để dạy thay trong thời gian hai năm. Thời điểm đó, ở Iten không có trung tâm đào tạo chạy bộ nào. Mặc dù ngôi trường này từng sản sinh ra một vận động viên giành huy chương Olympic là Mike Boit – tấm huy chương đồng ở cự ly 800 m vào năm 1972, nhưng chính ảnh hưởng của người Ireland mới đến này, thầy dòng Colm O’Connell, mới biến St. Patrick’s thành một trong những ngôi trường đào tạo vận động viên thành công nhất trên thế giới, cũng như biến Iten trở thành trung tâm chạy bộ như hiện nay. Mới về dạy được không lâu, huấn luyện viên điền kinh của trường trở về Anh và vị tu sĩ người Ireland này trám vào vị trí còn trống đó. Đội tuyển của ông bắt đầu thi đấu khởi sắc trong các cuộc tranh tài cấp quốc gia và đến năm 1986, ông được đề nghị lựa chọn thành viên đội tuyển Kenya đi dự giải trẻ vô địch thế giới tổ chức lần đầu tiên ở Athens. Ông chọn ra chín vận động viên chạy bộ, trong đó bảy người từ trường St. Patrick’s. Chưa từng thi đấu quốc tế nên ông không biết đặt kỳ vọng nào vào đội tuyển của mình, nhưng họ đã mang lại bất ngờ khi giành tới chín huy chương, trong đó có bốn tấm huy chương vàng. “Đến lúc ấy tôi mới nhận ra rằng chúng tôi có điều gì đó đặc biệt ở đây.” Sau này ông kể với tôi. Ba năm sau, năm 1989, ông lập ra trại tập huấn chạy bộ đầu tiên ở Kenya, mở vào các ngày nghỉ ở trường và ban đầu chỉ dành cho nữ giới. “Lúc ấy tôi chỉ muốn tập trung hơn một chút vào các bộ môn điền kinh.” Ông nói. Nhưng ý tưởng này nhanh chóng bùng nổ. Trường St. Patrick’s tiếp tục đào tạo ra hàng loạt các nhà vô địch thế giới và Thế vận hội, và giờ đây khắp Iten đã có đến hơn 120 trại huấn luyện. Thầy dòng Colm đã thôi giảng dạy nhưng vẫn sống trong khuôn viên nhà trường. Nằm khuất phía sau căn nhà khiêm tốn của ông là trại huấn luyện – một ngôi nhà nhỏ, nơi các vận động viên chạy bộ ở chung phòng với nhau. Hiện tại chỉ có bốn vận động viên trong trại tập huấn, nhưng họ đều là những người được ông huấn luyện từ khi còn rất trẻ. Một trong số đó, David Rudisha, 22 tuổi, vừa đạt danh hiệu Vận động viên Thế giới của năm do Liên đoàn điền kinh quốc tế bầu chọn sau hai lần phá kỷ lục thế giới cự ly 800 m mà người trước đó đã giữ vững suốt 13 năm. Người giữ kỷ lục trước là Wilson Kipketer, cũng là một cựu học sinh của trường St. Patrick’s và là môn đệ của thầy dòng Colm. Tại cuộc đua ở Iten, Godfrey, cũng từng là một phép màu của thầy dòng Colm, giới thiệu với tôi rằng ông là một huyền thoại về chạy bộ ở Kenya. Tuy vậy, thầy dòng Colm nhanh chóng dập đi lời nói cường điệu ấy. “Huyền thoại thì bao giờ cũng lớn hơn nhân vật chính.” Ông nói, mắt nhìn ra xa như thể đang vội đi đâu đó. Godfrey bảo ông rằng tôi đang viết một cuốn sách về Iten và các vận động viên chạy bộ, và tôi muốn được nói chuyện với ông về một số vấn đề. “Anh muốn nói với tôi về chuyện gì nhỉ?” Ông hỏi. “Có nhiều người thú vị hơn mà.” Tất cả các bài báo tôi từng đọc về Iten đều nói về sự ảnh hưởng của thầy dòng Colm. Các vận động viên chạy bộ kể về ông như người đỡ đầu cho môn chạy bộ của Kenya. Đúng như Godfrey nói, đối với họ, ông là một huyền thoại. Nhưng tôi đoán có thể ông không thích là tâm điểm của sự chú ý, vì trước khi tôi kịp nói lời nào thì ông đã đi khỏi. Tôi tình cờ gặp lại ông ngay tối hôm sau tại quán bar ở khách sạn Kerio View, khi ông đang ngồi cùng một cô gái trẻ người Kenya. “Tôi đang bám đuôi ông đấy.” Tôi nói nửa đùa nửa thật. Ông cởi mở hơn một chút khi biết cha mẹ tôi là người Ireland và cha tôi đến từ Galway. “Tôi học đại học ở Galway.” Ông bảo, và bắt đầu kể cho cô gái đi cùng về thiên nhiên hoang dã tươi đẹp vùng Connemara. Ông kể với chất giọng buồn bã của một người đã phải xa quê hương quá lâu và chỉ còn nhớ được những khoảnh khắc mà mình yêu nhất, gìn giữ như những kho báu nhỏ cất trong hộp kín, thi thoảng lại lôi ra, nâng niu, lật qua lật lại, rồi lại cẩn thận đặt vào chỗ cũ. Trở lại với giải chạy ở Iten. Một hàng dài các vận động viên nam đang đứng ngang qua mặt sân bụi bặm. Vài người trong ban tổ chức chạy ngược chạy xuôi phía trước, cố gắng giữ trật tự. Tôi đã ra đứng tại chỗ ngoặt đầu tiên để chụp ảnh cảnh xuất phát nên không rõ thứ gì đã khiến mọi người đồng loạt xuất phát, mà chỉ thấy đột nhiên một nửa số vận động viên lao ầm ầm về phía mình. Tiếng la ó vang lên từ đám đông khi các giám sát viên chạy vào đường đua để dừng các vận động viên lại. Một số không muốn dừng lại và người ta gần như đã phải dúi họ xuống mặt đất. Cuối cùng thì tất cả bọn họ lại quay trở về vạch xuất phát. Với toàn những vận động viên mạnh đến không tưởng có mặt ở đây thì mức độ cạnh tranh quả thực rất căng thẳng, vì vậy, xuất phát tốt là rất quan trọng. Lần xuất phát thứ hai đã diễn ra ổn thỏa và hàng người nhanh chóng biến thành một đám vận động viên ganh nhau vượt lên trước. Tôi đưa máy ảnh lên khi cả đoàn đua lao tới như một mũi tên và vọt nhanh qua khúc ngoặt. Cứ như thể họ đang chạy nước rút hết sức bình sinh vậy. Nhưng họ vẫn còn phải chạy hơn 11 km nữa, dưới cái nóng gần 30oC. Đây là một trong những giải chạy khốc liệt nhất trên thế giới mà bạn có thể hy vọng được chứng kiến. Ví dụ, tại các giải vô địch việt dã thế giới, chỉ có sáu người Kenya trong mỗi cuộc đua và họ đều nằm trong 10 vị trí đầu tiên. Vậy mà ở đây, có đến 300 người Kenya trong mỗi cuộc đua. Quả là một khung cảnh ngoạn mục. Ở các giải chạy việt dã tự do ở Anh, bạn luôn có thể trông thấy khá nhiều mái đầu bạc, những cặp chân vòng kiềng và nhiều người chạy bộ tham gia chỉ để cho vui. Ở Kenya thì khác, tất cả mọi người đều dưới 40 tuổi và chạy rất nhanh. Tôi có thoáng nghĩ đến chuyện tham gia, nhưng sau khi xem, tôi thấy mừng vì mình đã không làm vậy. Lần sau mình sẽ chạy, tôi tự nhủ, mà không hay biết rằng cuộc đua tiếp theo chỉ cách có vài tuần. Chỉ có một người nước ngoài tham dự giải. Một chàng trai tóc màu sáng, mặc chiếc áo chạy bộ ba lỗ Winchester AC. Anh ta chạy chỉ cách cuối đoàn vài bậc và tôi nghĩ chỉ việc anh ta dám ở đây tham dự cũng là dũng cảm lắm rồi. Sau này tôi biết anh ta là Tom Payn, vận động viên marathon chạy nhanh thứ tư ở Anh. Đám đông xem cuộc đua gần như trong im lặng, chỉ trừ ở quãng cuối, thỉnh thoảng khán giả lại rộ lên hò reo đón chờ một cú rút đích. Trong cuộc đua của nữ, họ hò hét khi Sylvia Kibet – cô gái từng giành huy chương bạc vô địch thế giới cự ly 5.000 m (người suýt trở thành chủ nhà của chúng tôi), trình diễn một màn nước rút tràn trề năng lượng ở đoạn cuối và kết thúc ở vị trí thứ ba. Giành chiến thắng trong cuộc đua đó cũng là một người bạn của Godfrey, Lineth Chepkurui. Về nhất giải nam là Geoffrey Mutai, người chỉ vài tháng sau giành thắng lợi và lập kỷ lục đường đua ở cả hai giải Boston và New York City Marathon; còn về nhất giải nam trẻ là Isaiah Koech, người cũng chỉ vài tuần sau đã phá sâu kỷ lục thế giới cự ly 5.000 m giải trẻ với mức thời gian rút ngắn không tưởng tới 40 giây. Trong cuộc đua của vận động viên nữ trẻ, Faith Kipyegon đã giành thắng lợi, chỉ vài ngày trước khi bài báo về vụ đánh đập trong trường của cô được đăng, và khoảng hai tháng trước khi cô trở thành nhà vô địch thế giới. Vậy mà đây mới chỉ là một giải đua du đấu cấp quốc gia. Chất lượng cuộc đua có vẻ không gây ấn tượng lắm với lũ trẻ nhà tôi. Ban đầu chúng thích xem nhưng rồi nhanh chóng nhận ra trời quá nóng và các cuộc đua thì quá dài. “Bố ơi, sắp hết chưa ạ?” Uma liên tục hỏi. Cuối cùng, Marietta phải đưa chúng về chỗ ô tô. Ossian có vẻ không để ý đến chuyện ai giành chiến thắng trong các cuộc đua, nhưng sau đó nó bắt đầu chơi một trò mới. Đứng ở một đầu hành lang trước cửa ba căn phòng của chúng tôi ở khu trại Lelin, thằng bé hô: “Chuẩn bị, sẵn sàng, chạy!” Thế rồi nó chạy, hai tay giơ cao lên đầu cùng nụ cười toe toét. Có vẻ phép màu của người Kenya đã bắt đầu có tác dụng. Một tuần sau, căn nhà chúng tôi thuê ở Iten đã sẵn sàng để chuyển tới. Khi chúng tôi đến nơi, người duy nhất ở đấy là tay thợ xây, vẫn còn đang làm nốt vài công việc cuối cùng. Cả khu nhà nồng mùi sơn và bụi bặm. Các phòng vẫn trống trơn, chỉ có mấy chiếc giường chưa được dọn và một bộ xô-pha cầu kỳ ở phòng khách. Lớp vải nhựa trải sàn được dán cẩu thả và đã quăn luôn ở mép. Bên phần căn nhà mà trước đây người đàn ông trồng chanh leo chiếm dụng, một chiếc giường dọn dở không có đệm choán hết một căn phòng nhỏ xíu, không đồ đạc. Căn phòng chính hoàn toàn rỗng không, trong khi phòng thứ ba thì đồ đạc lỉnh kỉnh – một chiếc tivi cũ, vài mảnh gỗ, mấy sợi dây điện rối tung. Flora, một cô gái trẻ được chị của Marietta thuê giúp việc cho chúng tôi, sẽ ở tại nửa nhà bên này. Nơi này có cảm giác hơi cô lập. Nhà vệ sinh cáu bẩn và cũng không xả được nước. Khoảng một giờ sau khi chúng tôi đến, bà chủ nhà xuất hiện, mang theo một đống khăn trải giường và chăn. Bà khá lớn tuổi, hiền lành, mặc một chiếc áo choàng lớn có hoa văn, lập tức đi lau sàn và dọn giường. Cũng như hầu hết phụ nữ ở Kenya, bà muốn ôm và bế lũ trẻ, nhưng chúng đều e dè lùi lại. Điều đó chỉ làm bà cương quyết hơn, vừa cười khúc khích vừa đuổi theo bọn trẻ quanh phòng. Trong khi đợi phần còn lại của căn nhà được sắp xếp, chúng tôi để Lila và Uma lại với Flora rồi quay trở lại siêu thị ở Eldoret để mua các vật dụng cần thiết như thìa, đĩa, dao, nồi niêu, chảo và các đồ gia dụng khác. Việc đó tốn rất nhiều thời gian và đến khi trời đã tối chúng tôi mới quay về. Trên đường về, chúng tôi bắt đầu lo lắng cho mấy cô con gái. Chúng còn quá nhỏ, đột nhiên phải ở cả ngày trong một căn nhà trống không tại một thị trấn nhỏ ở Kenya, được một cô gái 22 tuổi mà chúng chẳng hề biết trông coi. Nhưng chúng tôi vừa lái xe qua cổng đã thấy chúng đứng ngay trước cửa chính mỉm cười, ánh đèn vàng ấm áp hắt phía sau lưng. Chúng ào ra khoảng sân tối om để đón chúng tôi. Trong nhà, một tô súp lớn mà chúng đã làm đặt sẵn trên bàn. Chúng tôi ngồi xuống, và cuộc sống gia đình ở Iten bắt đầu. CHƯƠNG 7 “Ồ, ở nước chúng tôi,” Alice nói khi vẫn còn hổn hển, “thường thì ta sẽ đi được tới nơi nào đó khác – nếu cứ chạy thật nhanh trong một khoảng thời gian dài như ta vừa làm.” “Một đất nước chậm chạp!” Nữ hoàng nói. “Bây giờ, ở đây, cô thấy đấy, cô phải chạy hết sức thì mới đứng yên một chỗ được. Nếu cô muốn đi đến nơi khác, cô phải chạy nhanh ít nhất là gấp đôi như thế!” – Lewis Carroll, Alice ở xứ sở trong gương "B ây giờ là năm giờ ba mươi lăm phút. Đến giờ dậy rồi. Bây giờ là năm...” Tôi tắt chuông đồng hồ báo thức trước khi nó đánh thức cả bé Ossian. Tôi ngó sang. Ossian vẫn đang ngủ say. Tôi khẽ trườn ra khỏi giường và mặc bộ đồ chạy: quần bó và áo dài tay. Cánh cửa cót két khi tôi mở, nhưng mọi người trong nhà không ai cựa mình. Tôi bước vào màn đêm được ánh trăng rọi chiếu. Lũ chó và gà đã ra sức đánh thức cả thung lũng, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào của bình minh khi tôi đi giữa Iten tới điểm hẹn: chỗ giao cắt giữa một trong nhiều con đường đất với đường chính rải nhựa. Người ta bảo tôi rằng các vận động viên chạy bộ sáng nào cũng gặp nhau ở đây lúc hơn sáu giờ. Mặc dù ở Iten có đến hàng nghìn vận động viên nhưng khi mới đến, bạn sẽ không thể ghi danh vào chương trình tập huấn hay trung tâm luyện tập nào. Nhiều vận động viên quốc tế đến đây, ở tại trại của Lornah và hằng ngày chỉ tự tập chạy một mình hoặc chạy cùng các vận động viên quốc tế khác mà họ gặp ở khu trại. Cho đến giờ, tôi đã chạy vài lần cùng Godfrey, anh mới tập luyện trở lại sau vài năm, cố gắng khôi phục thể lực để tham dự giải Lewa. Nhưng nếu muốn chạy cùng những nhóm lớn mà tôi thường trông thấy phóng vèo qua ở khắp mọi nơi, tôi sẽ phải làm theo cách mà bất kỳ người hâm mộ các vận động viên Kenya nào khi đến Iten đều phải làm: đứng bên lề đường, chờ một nhóm chạy tới và nhập hội. Thị trấn buổi sáng tầm này rất tĩnh lặng và tôi đi trong bóng tối mà chẳng ai để ý. Giờ này cũng đã lác đác người đi chạy. Tôi không hiểu họ làm thế nào để nhìn ra mà tránh được các chỗ mấp mô hay các hố thụt và không bị trẹo chân. Có cả những đứa trẻ chạy bộ đến trường, lao qua với tiếng hộp bút lạch xạch trong cặp sách. Tôi là người đầu tiên đến chỗ giao lộ. Tôi ép dẻo một chút rồi chạy nhẹ dọc con đường để giữ ấm, trong khi những chiếc matatu chầm chậm chạy qua, bấm còi mời khách. Khoảng mười phút sau, các vận động viên chạy bộ bắt đầu đổ ra từ mọi hướng, hiển hiện thành hình từ bóng tối. Trong vòng vài phút, khoảng 60 vận động viên chạy bộ người Kenya đã đứng quanh. Vài người trò chuyện khẽ và ép dẻo. Hầu hết là nam giới, với những đôi chân dài và gầy guộc xỏ trong quần bó, một số còn đội mũ len. Đột nhiên, tôi cảm thấy mọi việc trở nên quá sức mình, hoảng sợ khi ngày càng nhiều vận động viên lao xuống từ sườn dốc hoặc hiện ra từ sau những rặng cây. Nhưng đã quá trễ để quay trở lại. Và rồi, không một lời thông báo, chúng tôi bắt đầu chạy, hướng xuống con đường đất. Đến lúc rồi đây, tôi tự nhủ và bám theo họ lao vào bóng tối. Xốc lại bản thân và gắng lên nào. Tốc độ khởi đầu khá nhanh nhưng không đáng sợ nên tôi chạy dấn vào khoảng giữa đoàn, cố gắng giữ bình tĩnh, tập trung vào dáng chạy, cảm nhận những tiếng pát, pát, pát phát ra từ bàn chân đang nhảy nhót phía dưới. Phía trước là trăng tròn rọi sáng con đường, sau lưng là bình minh đang từ từ trườn lên nền trời, giúp dần nhận ra mọi thứ. Những ngôi sao cuối cùng tắt sáng khi chúng tôi cùng nhau lao rầm rập khỏi thị trấn, tiến vào miền thôn dã châu Phi. Tôi thích chạy thành nhóm như thế này. Bạn thường nghe thấy các bình luận viên trên tivi miêu tả một vận động viên đang sải bước nhẹ nhàng trong nhóm. Nghe thì tưởng chừng vô lý. Bạn vẫn phải chạy bằng sức của chính mình, dùng đúng lượng năng lượng đó để đẩy bản thân về phía trước. Sức cản gió thường không phải là một tác nhân lớn trong chạy bộ. Nhưng, vì một lẽ nào đó, chạy bộ theo nhóm cho ta cảm giác dễ dàng hơn. Bạn cảm tưởng như cả nhóm đang chạy chứ không phải bạn; như thể những chuyển động xung quanh đang nhấc bạn lên và đưa bạn đi theo; chuyển động vung chân trước sau giúp tập trung tinh thần, đồng bộ với nó và tạo ra nhịp để cơ thể bạn xuôi theo. Ngay khi bạn rời khỏi nhóm, thứ sức mạnh đó tan biến và bạn sẽ cảm thấy chạy khó khăn hơn. """