🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cấy chỉ Ebooks Nhóm Zalo (CHÔN CHỈ CATGUT VÀO H U YỆT C HÂM CỨU) Catgut-embedding Thread—Inseatinq Gêrna—Beiiltetés 0 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC BS. LÊ THUÝ OANH CẤY CHỈ (CHÔN CHỈ CATGUT VÀO HUYỆT CHÂM CỨU) CATGUT - EMBEDDING THREAD - INSEATING CÉRNA - BEŨLTETÉS (Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa và bổ sung) NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - 2010 Lời giói thiệu “Châm cứu” là một di sản quí báu của y học cổ truyền phương Đông được duy trì, thừa kế và không ngừng phát triển. Đội ngũ cán bộ y tế vận dụng kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong phòng và chữa bệnh ngày càng đông đảo. Nhiều hình thức châm cứu như thuỷ châm, điện châm, nhĩ châm, laze châm, châm tê trong phẫu thuật, cây chỉ catgut vào huyệt châm cứu... đã được ứng dụng rộng rãi ở các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân. Trong hợp tác khoa học về y tê với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hungary... châm cứu Việt Nam đã mở ra những triển vọng và thành công mới. Bác sĩ Lê Thuý Oanh, một cán bộ y tế Việt Nam làm việc ở Hungary từ năm 1990 đã kiên trì ứng dụng kinh nghiệm, tài liệu về y học cô truyền và châm cứu ở các cơ sở y tế Hungary. Ngoài việc giảng dạy về y học cổ truyền và châm cứu Việt Nam bác sĩ Lê Thuý Oanh đã nghiên cứu, cải tiến và phổ biến phương pháp cấy chỉ (chôn chỉ catgut vào huyệt châm cứu) ứng dụng vào điều trị trên 20 thể bệnh đạt hiệu quả điều trị cao cho hàng ngàn bệnh nhân Hungary và một sô bệnh nhân thuộc các quôc tịch khác như Trung Quôc, Nam Tư, Pháp, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Mỹ, Ý... và nhiều ca đặc biệt hiểm nghèo đã thành công mà các phương pháp chữa bệnh hiện đại không giải quyết được. Cuô'n sách “Cấy chỉ” này giới thiệu những kiến thức cơ bản cần thiết ứng dụng cho thực hành châm cứu và cây chỉ, được viết từ đúc kết kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu, ứng dụng cây chỉ trong nhiều năm và cũng có thể nói là rất “độc đáo” với một nử bác sĩ Tây y ứng dụng Đông y (y học cổ truyền dân tộc), mạnh dạn đưa cấy chỉ áp dụng trên diện rộng bệnh nhân với nhiều thể bệnh thành công ở nước ngoài, đưa châm cứu lên tầm cao mới với kết quả chữa bệnh tốt, hiệu suật làm việc cao và tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân, nâng cao uy tín của y học cổ truyền Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng tôi mong muôn cuốn cây chỉ được phổ biến và ứng dụng rộng rãi nhằm đáp ứng nhu cầu phòng, chửa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Xin trân trọng giói thiệu cùng bạn đọc và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phê bình để cuốn sách ngày càng hoàn chỉnh hơn. GIÁO SƯ, TIẾN Sĩ TRẦN THƯÝ Chủ nhiệm Khoa y học dân tộc Trường đại học y Hà Nội Viện trưởng Viện y học cổ truyền Việt Nam 4 Lời nói dấu CAY CHI còn gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt, là một bước tiến của kỹ thuật châm cứu, là sự kêt hợp của Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Bằng cách đưa một loại chỉ tự tiêu đặc biệt vào huyệt của Hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo nên tác dụng điều trị như châm cứu. CAY CHI có hiệu quả như, thậm chí cao hơn châm cứu trong một số thê bệnh mạn tính. CAY CHI tiết kiệm thòi gian cho thầy thuốc và bệnh nhân vì chỉ ba tuần đến một tháng mới phải làm một lần. Khi bệnh tiến triển tốt, thòi gian cho các lần điều trị sau dài hơn và được duy trì cho đến khi khỏi hẳn. CAY CHI an toàn và kinh tế. Cuốn sách “CAY CHI” (chôn chỉ catgut vào huyệt) viết theo hướng thực hành, giới thiệu đại cương về cấy chỉ, hệ thống kinh lạc, trình bày vị trí cách lấy huyệt, chủ trị thủ thuật châm cứu, cấy chỉ của những huyệt chủ yếu nhất (huyệt trên kinh và huyệt ngoài kinh). Giới thiệu kỹ thuật châm cứu cơ bản và kỹ thuật cấy chỉ theo phương pháp và thao tác mới, lịch sử và một số phương tiện cấy chỉ, một vài loại hình tác động lên huyệt phổ biến khác có thể dùng kết hợp cùng cấy chỉ, một số bệnh án cụ thể, tống kết một vài thê bệnh điều trị bằng cấy chỉ. Từ trước đến nay cấy chỉ được đề cập không nhiều và ứng dụng trên phạm vi không rộng. Có thê nói trước năm 1990 châu Âu chưa biết đến cấy chỉ, cấy chỉ được thực hiện đầu tiên Hungary tại các cơ sở điều trị của Hội điều trị bằng các phương pháp tự nhiên Hungary (từ 4-1990), Viện châm cứu và phục hồi chức năng Yamamoto, Budapest (từ 12-1992), Viện nuôi dưỡng và phục hồi chức năng trẻ em Debrecen (từ 4-1996) ở Paris (Pháp) (từ 8- 1997). Hamburg, Berlin. Đức từ năm 2000, do bác sĩ Oanh thực hiện và hướng dẫn. Tại châu Au từ 1990 Y học cổ truyền phương Đông, châm cứu Việt Nam và cấy chỉ đã được giới thiệu trong các bài giảng về châm cứu và nhiều buổi thuyết trình ở các cơ sở y tế. Việc giảng dạy về châm cứu, kỹ thuật cấy chỉ. lý luận về Y học cổ truyền phương Đông, lý luận Y học cô truyền Việt Xam gặp không ít khó khăn do thiếu tài liệu. Trong 5 quá trình hướng dẫn giảng dạy, số bệnh nhân được trực tiếp điều trị bằng cấy chỉ chiếm tỷ lệ cao ở một sô" thế bệnh và thậm chí cấy chỉ được ứng dụng hầu như tất cả các thể bệnh có chỉ định châm cứu. Cấy chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt, ngưòi bệnh như được châm cứu liên tục, đây chính là bưốc tiến, sự phát triển của kỹ thuật châm cứu. Ngoài tác dụng về mặt cơ học như châm cứu cấy chỉ còn có thêm tác động sinh hoá lên các huyệt. Với các bệnh chứng được qui định chữa bằng châm cứu của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), Bộ Y tế Việt Nam, Bộ Y tế Hungary, Bộ Y tế và Xã hội Pháp, sách có phác đồ chung, ngoài ra còn có những chỉ dẫn cụ thể cho những trường hợp đặc biệt, trường hợp một người mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh án điển hình và ảnh minh hoạ. Cuốn sách cô' gắng vận dụng những kiến thức và từ Việt thích hợp để các đồng nghiệp và bạn đọc dễ vận dụng, đối chiếu trong việc ứng dụng biện chứng luận trị Y học cổ truyền vào thực tế điều trị. Sách đã được xuất bản bằng tiếng Hungari (2008), tái bản 2010 và đang được dịch ra tiếng Anh và tiếng Đức nhàm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Sách có 5 phần: Phần một: Cấy chỉ - một phương pháp châm cứu đặc biệt - bước tiến của kỹ thuật châm cứu. Phần hai: Giới thiệu hệ thông kinh lạc. Phần ba: Giới thiệu phương pháp châm cứu, cấy chỉ. Phương pháp chẩn đoán và chọn huyệt để cấy chỉ. Phương pháp chẩn đoán Yamamoto. Phần bôn: Một số phương pháp tác động lên huyệt. Một sô dụng cụ cấy chỉ đã được sử dụng trong và ngoài nưốc. Kỹ thuật cấy chỉ. Bí quyết của cấy chỉ. Phần năm: Phác đồ cấy chỉ. Những loại bệnh chữa bằng cấy chỉ. Bệnh án minh hoạ. 6 Phần sáu: Phụ lục Thư mời Viện Khớp vật lý trị liệu Hungari. Thư của Chủ tịch Hội Châm cứu Hungari gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam. Bài “ứng dụng và phát triển cấy chỉ ở Việt Nam” báo cáo tại Hội nghị Trí thức và kiều bào Việt Nam. Một sô' thư của bệnh nhân. Các bệnh có thể chữa bằng cấy chỉ. Đốì tượng của sách là những sinh viên chuyên ngành y học cổ truyền, các y, bác sĩ, lương y đang công tác làm việc ở trong và ngoài nước đã học lý luận cơ sở Y học cổ truyền phương Đông và châm cứu đang thực hành chữa bệnh bằng châm cứu và Y học cổ truyền. Xin chân thành cảm tạ giáo sư Trần Thuý, giáo sư Nguyễn Tài Thu. giáo sư Hoàng Bảo Châu, cố’ giáo sư lương y Nguyễn Sỹ Lâm, lương y Nguyễn Văn Bách, lương y Nguyễn Thiên Tích, bác sĩ Nguyễn Xuân Triều và Nhà xuất bản Y học cùng nhiều bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ đề cuốn sách được ra mắt bạn đọc như hiện nay. Đặc biệt cám ơn anh Trần Ngọc Hân người chồng đã luôn luôn nâng đỡ tinh thần, tiếp thêm sức mạnh cho tôi trong cuộc sông. Với lần tái bản này, chúng tôi đưa thêm một số phác đồ châm cứu, cấy chỉ một số' bệnh mà chúng tôi đã chữa có kết quả tốt trong gần 30 năm qua và một số’ thư của bệnh nhân viết về phương pháp. Với trình độ còn hạn chế, cuốn sách không khỏi có thiếu sót, mong nhận dược nhiều ý kiến đóng góp phê bình của đồng nghiệp và bạn đọc Tác giả 7 Ký hiệu và viết tắt Cuô'n sách này cũng như cuốn “Châm cứu giản yếu”, bên cạnh tên kinh, huyệt tiếng Việt, sô' La Mã cùng sô' Ả Rập được dùng để làm ký hiệu đại diện tên kinh, tên huyệt (tham khảo báo cáo khoa học của giáo sư Hoảng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viện y học cổ truyền Việt Nam tại Hội nghị quốc tế khu vực Tây Thái Bình Dương về chuẩn hoá th u ậ t ngứ châm cứu tổ chức tại Manila, Philipin tháng 12-1982). Ký hiệu tên 14 kinh mạch, tên huyệt Tên kin h m ạch Kinh thủ thái âm phế I Kinh túc thiếu âm thận VIII Kinh thủ dương minh đại trường II Kinh thủ quyết âm tâm bào IX Kinh túc dương minh vị III Kinh thủ thiếu dương tam tiêu X Kinh túc thái âm tỳ IV Kinh túc thiếu dương đớm XI Kinh thủ thiếu âm tâm V Kinh túc quyết âm can XII Kinh thủ thái dương tiểu trường VI M ạch đốc XIII Kinh túc thái dương bàng quang VII M ạch nhâm XIV Tên h u y ệt Dùng sô' La Mã cho kinh (như trên) cùng thứ tự số Ả Rập (l,2 ễ.) cho huyệt theo hướng tuần hành khí huyết trên kinh. Huyệt ngoài kinh dùng zero (O) cùng thứ tự số Ả Rập theo từng vùng cơ thể. Mục lục Lời giới thiệu 3 Lời nói đầu 5 Ký hiệu và viết tắt 8 Phụ bản 11 Phần một: cấy chỉ - một phương pháp châm cứu đặc biệt - bước tiến của kỹ thuật châm cứu 39 Châm cứu dưới ánh sáng khoa học hiện đại 39 Cấy chỉ - một phương pháp châm cứu đặc biệt - bước tiến của kỹ thuật châm cứu 43 Phần hai: Hệ thông kinh lạc 46 Giới thiệu hệ thông kinh lạc 46 Huyệt 90 Huyệt thường dùng của 12 kinh chính và hai mạch nhâm, đốc 101 Huyệt ngoài kinh 144 P hần ba: Phương pháp châm cứu, cấy chỉ 149 Kỹ thuật châm và cứu 149 Phương pháp chẩn đoán và chọn huyệt đê cấy chỉ 162 Phương pháp chẩn đoán Yamamoto 170 9 Phần bốn: Một số phương pháp tác động lên huyệt 172 Sự phát triển của châm cứu và các phương pháp tác động lên huyệt. 172 Cấy chỉ - một phương pháp châm cứu đặc biệt - sự phát triển của kỹ thuật châm cứu 173 Một sô' dụng cụ cấy chỉ đã được sử dụng trong và ngoài nước 174 Kỹ thuật cấy chỉ 178 Bí quyết cấy chỉ 184 Phần năm: Phác đồ cấy chỉ 189 Những loại bênh chữa bằng cấy chỉ 189 Phần bệnh án minh hoạ 198 Bảng liệt kê huyệt theo vần A,B,C... 229 Bảng tra tên huyệt, ký hiệu huyệt theo 14 kinh, mạch 237 Phụ lục 251 Tài liệu tham khảo 273 10 MJIUIU » Các bác sĩ Viện Châm cứu cùng các bác sĩ học viên nước ngoài tháng 1 năm 1986 BS. Lê Thúy Oanh cùng các đông nghiệp Trung Quốc và Mỹ tại Hội nghị Quốc tế năm 1990 tại Hungari BS. Lê Thúy Oanh và các giáo sư Đức tại Hội nghị Y học Quốc tế Budaoest. năm 1QQ2 TS. Hoàng Mạnh An - Giám đốc Viện 103 - Bạn cùng khóa BS. Lê Thúy Oanh cùng Chủ tịch và Tổng thư ký Hội châm cứu Thế giới tại Hội nghị Quốc tế Y học dân tộc, năm 1999 BS. Lê Thúy Oanh cùng Prof. Wang Ching Xiong (Singapore), thành viên của WHO tai Hôi nehi Ouốr tế ứ Viêt N am n ăm 1QQQ BS. Lẻ Thúy Oanh củng Prof. Dr. Wu Xang Xing thăm thành phố cổ Trung Quốc, năm 2003 lõ Lê Thúy Oanh thăm viện của Prof. Dr. Wu Xang Xinh năm 2003 tại Trung Quốc Hội nghị Quốc tế kết hợp y học cổ truyên và y học hiện đại chứa các bệnh khó tại Việt Nam, năm 2000 *S£M INTf «NATIONAL CCMERÍNCE ON COMBiSt’ - •. Of TRadiTìON»^ AKC VODÍRN MÍDIC!« Dr. Chu Quốc Trường và Dr. Trương Thìn tại Hội nghị Chủ tịch nừớc Nguyễn Minh Triết, năm 2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hungary năm 2009 Đoàn cán bộ Bộ Y tế Việt Nam, cùng các cán bộ Bộ Y tế Hungary tại Budapest, tháng 4 năm 2007 BS. Lê Thúy Oanh củng các giáo sư viện sĩ Viện hàn lâm Đức, năm 2007 Châm tê tại Viện Châm cứu Việt Nam, năm 1999 BS. Oanh hướng dẫn cấy chỉ cho các bác sĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ừơng năm 199e) 21 Cấy chỉ cho các bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam tại Làng Hứu Nghị Việt Nam - Hương Canh - Hà Nội, năm 2007 Bệnh nhân mổ cột sống từ 1 ngày tuổi - Sau 6 tháng điêu trị, tự đi lại hoàn toàn liệt hoàn toàn bình thường (sau 3 tháng điêu trị) Bệnh nhân 5 tuổi bị dị ứng, năm 1993 27 Bệnh nhân liệt nứa người bên phải (65 tuổi) không đi, không nói được. Sau 1 năm điêu trị đi lại và nói bình thường Bệnh nhân liệt 4 năm, năm 120kg. Saú 1 lấn cấy chỉ giảm llkg, đi lại bình thường. Bé cong chân bẩm^inh, đi lại khó khăn. Sau 6 tháng điểu trị, đi lại hoàn toàn bình thường Bé Anna 18 tháng tuổi, sinh năm 2004. Kết quả của việc chứa vô sinh bàng cấy chỉ 29 t V \ Bệnh nhân sinh nám 1987, bị tai nạn ôtô, chảy mãu não, gẫy rất nhiêu xương, đã 3 lần phải mổ não và xương, 2 tuần hôn mê, liệt hoàn toàn, không nói được từ tháng 4 năm 1999 đến tháng 9 năm 2000. Điêu trị bàng phương pháp cấy chỉ, cháu đã đi được bàng nạng và nói được. Hiện nay cháu hoàn toàn bình thường Bệnh nhân bị đao (down), không đi được và không biết nói. Cấy chỉ tữ 200-1-2006 cháu di đi lại được và giao tiếp tốt. Hiện nay cháu đã học lớp 3 như trẻ bình thường 30 larianna tháng 9/2000 đang học lớp 4 Bệnh nhân sinh năm 1995, không biết đi, không biết nói, tai điếc. Sau 1,5 năm ểu trị cấy chỉ, cháu hoàn toàn bình thường (hình 1, 2) Marianna sinh năm 1989, không biết nói, liệt hoàn toàn và động kinh. Được cấy chỉ từ 22-9-1991 đến tháng 8/1993 đã biết tự đi và nói tốt 31 Bệnh nhân xuất huyết não, liệt bên phải, bị câm. Điêu trị cấy chỉ từ tháng 5/1998. s.au 1 lần cấy chỉ đã đi được, tay củ động tốt hơn. Sau 8 lần điêu trị bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn Bệnh nhân người Đức sinh năm 195 bị đao (down), 7 tuổi vẫn không biết n Điêu trị cấy chỉ từ tháng 5/1998 - 7/11 cháu đã nói và giao tiếp bình thưồl Bệnh nhân sinh năm 1981, sau 3 lân eấy chỉ giảm 15kg, 8cm bụng và 5cm đùi 32 Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nước tiểu, điêu trị kháng sinh 2 tháng, sốt cao, 1 tuần không đi ngoài được, chẩn đoán bị tắc ruột, có chỉ định mổ. Sau 1 lần cấy chỉ cháu đi ngoài được, không cân phải mổ. Sau 3 lần cấy cháu hết viêm đường tiết niệu Bệnh nhân bị viêm tủy sống, liệt toàn thân đả 20 năm, khó thở. Được điêu trị bàng cấy chỉ từ 1999, đến 2000 đi lại đựcịc. Hiện giờ vẫn làm việc và đi lại bình thường (Bệnh án minh họa trong sách) 33 Bệnh nhân sinh năm 1954, bị tiểu đường, 10 nám bị tắc mạch và loét, nhiêu lân vá da không thành công, điêu trị cấy chỉ tủ tháng 9 đến tháng 10/1998. Sau 2 lần cấy chỉ, da mới đã mọc (như ảnh dưới) và cấy chỉ tiếp 7 lần thì hoàn toàn bình thường Bệnh nhân bị đao (down). Điêu trị cấy chỉ từ 2003-2005 đả đi lại được và giao tiếp bình thường 37' Phẩn mộỉ cấy chỉ - một phưang pháp châm cứu đặc biệt - bước tiên của kỹ thuật châm cứu I. CHÂM CỨU DƯỚI ÁNH SÁNG KHOA HỌC HIỆN ĐẠI Châm cứu, nghệ thuật chữa bệnh cổ truyền của Trung Quô'c, Việt Nam trong nền y học cổ truyền phương Đông, đã trở nên phổ biến ở râ't nhiều nước như Pháp, An Độ, Srilanca, Nhật Bản, Nga, Hun gary, Liên bang Đức, Ucraina.. Châm là dùng kim xuyên vào huyệt để kích thích tại chỗ. Tuỳ theo chứng bệnh có thể châm sâu, nông, kích thích mạnh hoặc nhẹ, dùng điện hoặc không dùng điện... Cứu là dùng ngải khô mịn làm thành điếu đôt cháy, hơ trên huyệt thời gian dài, ngắn, cứu â'm hay nóng tuỳ theo từng bệnh. Trong vài thập kỷ gần đây châm cứu không chỉ là phương pháp gây tê trong phẫu thuật mà còn chữa được rất nhiều bệnh mà cách chửa thông thường không còn tác dụng. Ngoài việc tránh được phản ứng phụ thường xảy ra trong việc điều trị bằng thuôc châm cứu còn đơn giản, an toàn, hiệu quả và kinh tế. Dần dần châm cứu thâm nhập vào dòng chung của y học hiện đại mặc dù lý luận triết học của nó còn phải tiếp tục nghiên cứu để chứng minh nhưng hiệu quả của châm cứu ngày nay đã trở thành hiên nhiên, vâ'n đề còn lại chỉ là “Nó có tác dụng như thế nào”?. Đây là vấn đề cần phải đi sâu nghiên cứu không thể giải đáp ngay đầy đủ bằng sự hiểu biết hiện nay. Sau cả một thế kỷ tập trung nghiên cứu chúng ta mới chỉ hiểu biết rắt ít về các chức năng của hệ thần kinh với sức khoẻ chứ chưa nói tới bệnh tật. Các nghiên cứu nghiêm túc chỉ mới là bắt đầu và chưa đú để giải thích được cơ chế của châm cứu. Một phần của những khó khăn là ở chỗ châm cứu có tác dụng đến nhiều diện bệnh, do đó cũng phải được xác định trên diện rộng các dạng bệnh học khác nhau. Sự kiện các nhà y học phương Tây chính thức công nhận khoa châm cứu ngày nay không làm cho chúng ta quên rằng châm cứu vẫn còn nhiều 39 bí ẩn cần được khám phá.Tuy nhiên rất nhiều các thông sô' biến động này được hiểu rõ hơn dưới ánh sáng các công trình nghiên cứu hiện nay và qua đó giải thích hiện tượng kỳ lạ của châm cứu. Các tác dụng thấy được khi châm kim vào huyệt vừa mang tính chủ quan nhưng lại râ't khách quan là cảm giác hơi đau tại chỗ châm kim, nhưng với sự thành thạo của các nhà châm cứu có kỹ thuật cao cảm giác đau này nhanh chóng biến mất. Một cảm giác chủ quan nữa là việc nhận thây một cảm giác đặc biệt mà người ta gọi là “đắc k h í” (de qi). Đ iều đó Tất quan trọn g và không có một thuật ngữ chính xác nào trong tiếng Anh nhưng nó thường được dịch là “take”. Cảm giác “đắc khí” mà bệnh nhân cảm thây là một sự kết hợp của cảm giác tê nặng, căng tức (trong khi người châm cứu cảm thây xiết chặt ở đầu kim do các cơ tại chỗ co thắt lại). Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều thầy thuốc thực hành, điều này không nhâ't thiết phải có ở những bệnh kinh niên hoặc mạn tính. Có 6 tác dụng khách quan khi châm vào huyệt đã được liệt kê. Rõ nhất là tác dụng giảm đau, tác dụng này đạt được bởi sự nâng ngưỡng đau và đây cũng là cơ sở sinh lý học của châm tê. Tác dụng giảm đau của châm cứu thường gặp trong một sô' bệnh như đau khớp, đau răng, đau đầu, đau lưng. Một sô' huyệt châm cứu có tác dụng giảm đau rõ hơn so với các huyệt khác được gọi là “tính đặc hiệu của các huyệt châm cứu”. Tác dụng thứ hai khi châm cứu vào những huyệt đặc hiệu là an thân. Một sô bệnh nhân thậm chí có thể ngủ thiếp đi trong quá trình châm cứu, khi tỉnh dậy hoàn toàn tỉnh táo. Trên điện não đồ thấy giảm sóng delta và theta trong suốt quá trình châm cứu. Tác động này được triệt đê vận đụng trong điều trị các bệnh m ất ngủ, bệnh lý thần kinh, trạng thái buồn bực lo lắng, histeria, chứng nghiện, động kinh, và các bệnh về rôi loạn tâm thần. Người ta cho rằng hiệu quả an thần là do tác dụng vào vùng não giữa và các vùng khác trẽn não như vùng hạch cơ bản và hệ thông đường đan (the basal ganglia and the raphe system). Các tác dụng đó 40 cũng thây trên việc trao đổi chât của tê bào não như có sự tăng hàm lượng dopamin chứa trong não sau khi châm cứu. Điều này đã giải thích cho hiệu quả của châm cứu trong điều trị một sô bệnh như rốỉ loạn tâm thẩn, Parkinson. Ở các chứng này thường có sự giảm về sô' lượng dopamin trong não. Tác dụng thứ ba rất quan trọng được gọi là tạo ra trạng thái tĩnh của cơ thể (ổn định nội môi) hoặc tác dụng điều hoà có nghĩa là điều hoà cơ thể theo trạng thái cân bằng âm dương. Bình thường theo y học hiện đại trạng thái tĩnh của cơ được duy trì là do các hoạt động làm cân bằng hệ thần kinh thực vật và hệ nội tiết - thể dịch. Thêm vào ầó còn có rất nhiều các cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng tĩnh khác nữa của cơ thể để điều hoà các chức năng sông như hô háp, nhịp tim, huyết áp, bài tiết, trao đổi chất, nhiệt độ,cân bằng ion trong máu và rất nhiều thông sô' khác. Các cơ chế này bị rối loạn nghiêm trọng trong rất nhiều bệnh, và trong các trường hợp đó thì châm cứu lại rất hiệu quả trong việc phục hồi lại tình trạng cân bằng trước đây của cơ thể. Thứ tư là tác dụng tăng cường miễn dịch, nhờ đó tăng sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật. Điều này là do sự tăng bạch cầu, các loại kháng thể, gammaglobulin và các cơ chế khác làm tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Nhiều trường hợp đã ghi nhận việc tăng gấp đôi, gâp bôn lần các kháng thể được tạo ra do các tác dụng của các hệ mô lưới màng trong (reticulo-endothelial). Nhờ đó mà châm cứu rất hữu hiệu trong việc chông các bệnh truyền nhiễm. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng châm cứu nâng cao mức interferon trong cơ thể nhờ đó có tác dụng chông nhiễm trùng, thậm chí có thể còn tham gia điều hoà miễn dịch đặc hiệụế Châm cứu cũng được chỉ định điều trị trong các trường hợp kháng và dị ứng với kháng sinh và trong những nhiễm trùng mạn tính mà kháng sinh đã mất tác dụng hoặc có thể tăng các tác dụng phụ rất nguy hiểm. Một sô' huyệt đặc hiệu nhâ't định.còn được dùng để nâng cao hiệu quả miễn dịch không đặc hiệu. 41 Tác dụng thứ năm của châm cứu là tác dụng tàm lý. Tác dụng này là trấn an ngoài tác dụng an thần thuần tuý. Tác dụng tâm lý nói ở đây không nên lẫn lộn với tác dụng của thôi miên hoặc tự kỷ ám thị. Những tác dụng này xảy ra sau khi châm cứu và do đó nó không phải như nhiều người phê phán bằng tiền đề thành công của châm cứu là thường áp đặt. Thôi miên chỉ tác động tới 10-15% dân sô', trong khi đó châm tê ở mức độ nhâ't định có thể thành công ở bâ't cứ người nào, con vật nào. Nhửng bệnh nhân có ngưỡng thôi miên thấp có phản ứng hoàn toàn tôt với châm cứu giông hệt như những người có ngưỡng thôi miên cao. Điều này cho thây rằng việc ám thị không thể là một nhân tô' cần thiết đôì với hiệu quả điều trị bằng châm cứu. Cũng như vậy các giai đoạn luyện tập kéo dài râ't cần thiết đôi với gây tê bằng thôi miên. Trong khi đó các phẫu thuật vẩn có thể tiến hành được dưới sự gây tê bằng châm cứu. Các cử động và nét mặt tự phát của bệnh nhân được châm cứu hoàn toàn không giông như cử động và nét mặt người bị thôi miên là họ cử động như những người máy. Thêm nữa, việc tiêm thuôc gây tê tại chỗ có hiệu quả giông như gây tê của châm cứu. Do vậy mà cơ chế gây tê của châm cứu là cơ chê thần kinh chứ không phải cơ chế thôi miên. Chât naloxon làm mất tác dụng gây tê của châm cứu chứ không làm mất tác dụng gây tê bằng thôi miên. Tác dụng thứ sáu là sự kích thích hồi phục vận động ở bệnh nhân liệt. Thậm chí các trường hợp liệt vận động lâu cũng phản ứng rât tôt với liệu pháp châm cứu, mặc dầu các hình thức điều trị khác trước đó đều thất bại. Sự lý giải vô'n phức tạp bao gồm cả việc kích thích vào tê bào sừng của tuỷ sông và cơ chế phản hồi sinh học được diễn ra qua các tế bào Renshaw và Cajai tuỷ sông hoặc các tê bào tương đương của não. Ilế CẤY CHỈ - MỘT PHƯƠNG PHÁP CHÂM cứ u ĐẶC BIỆT - BƯỚC TIẾN CỦA KỸ THUẬT CHÂM cứu Cấy chỉ thường gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ có nghĩa là đưa chỉ tự tiêu vào huyệt của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích, lâu dài qua đó tạo nên tác dụng điều trị như châm cứu. Cây chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt, là một bước tiến của châm cứu kết hợp với y học hiện đại. Phương pháp này được áp dụng từ những năm sáu mươi cúa thê kỷ này. Theo nhiều tài liệu Việt Nam thì cây chỉ được bắt đầu ứng dụng từ năm 1971 và có tác dụng tốt với các bệnh hen phế quản, loét dạ dày tá tràng, liệt dương, đau vùng lưng hông, các chứng liệt vận động V .V .. Từ trước năm 1980, Khoa phổi Viện quân y 103, Học viện quân y cây chỉ điều trị cho những bệnh nhân hen phế quản. Năm 1983, Viện quân y 91 cây chỉ điều trị cho các bệnh nhân hen phê quản, viêm đường hô hâ'p. Năm 1982, Viện châm cứu cấy chỉ cho những trẻ em bị bại liệt nằm nội trú. Năm 1988, Quân y Tổng cục chính trị cấy chỉ cho các thể bệnh hen phế quản, chân tay tê bì đau nhức, đau cứng khớp vai, các dạng liệt, các bệnh dị ứng, di chứng câm điếc, lác, động kinh ở trẻ em. Năm 1996, Bệnh viện y học dân tộc Hả Nội cấy chỉ cho bệnh nhân bại liệt và một sô’thể bệnh khác, cùng nhiều cơ sở quân và dân y có điều trị kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Tháng 4-1990, phương pháp cây chỉ được thực hiện ở Hội điều trị bằng các phương pháp tự nhiên Hungary. Cô' Giáo sư Oláh Andor là Chủ tịch Hội lúc bây giờ đã để nghị so sánh những ưu điểm của cây chỉ so với châm cứu hiện hành. Trong các buổi giảng và thuyết trình cho các bác sĩ đến học các lớp của Hội thì cấy chỉ được coi là phương pháp điểu trị chính thức với những ưu điểm đặc biệt của nó Đến 12-1992, trong hợp tác nghiên cứu với Viện châm cứu và phục hồi chức năng Yamamoto Budapest, cây chỉ được áp dụng cho các bệnh nhân nội và ngoại trú. 43 Từ 4-1996, thực hiện cấy chỉ cho các trẻ em bị dị tật nuôi dưỡng tại Viện Nuôi dưỡng và Phục hồi chức năng trẻ em Debrecen Hungary và bệnh nhân khu vực xung quanh. Tháng 8-1998, thực hiện cấy chỉ ở Paris, Pháp. Từ đầu năm 2000, Dr Oanh cấy chỉ ở Berlin, Hamburg, Dücandöf của Đức. Từ một biện pháp phụ trợ của châm cứu truyền thống, ngày nay cấy chỉ được coi là một phương pháp châm cữu đặc biệt. So với châm cứu truyền thông cấy chỉ ngày càng cho thấy những ưu điểm nổi bật về những tiện lợi, hiệu quả điều trị các thê bệnh. Theo nhiều tài liệu, sau khi dùng chỉ catgut cấy vào huyệt rồi đo sự thay đổi sinh hoá bên trong cơ thể, người ta nhận thấy sự đồng hoá của cơ tăng cao, còn sự dị hoá của cơ lại giảm đi, kèm tăng cao protein và hydratcarbon ở cơ, giảm acid lactic, cũng như giảm sự phân giải acid ở cơ từ đó tăng chuyển hoá và dinh dưõng của cd. Thông qua quan sát đối chiếu, sau khi cấy chỉ thấy lưới máu mao mạch tăng, huyết quản tân sinh, lượng máu lưu thông tăng nhiều, tuần hoàn máu cũng được cải thiện ở vùng chi của bệnh nhân làm cho vùng chi này có điều kiện dinh dưỡng hơn đồng thòi sợi cơ tăng nhiều tạo thành một bó. Đôì với cơ lỏng lẻo thì cấy chỉ có tác dụng làm khít chặt lại, bên trong lớp cơ còn có thể phát sinh những sợi thần kinh mới. Đánh giá kết quả của cấy chỉ cũng có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Tựu chung có hai ý kiến: Một là đương nhiên thừa nhận tính hiệu quả của nó so với châm cứu trong điểu trị các thế bệnh; hai là cùng vói việc tiến hành cấy chỉ phải chứng minh cơ chế tác dụng của nó trên cơ sở hệ kinh lạc và huyệt. Cũng như châm cứu, cấy chỉ được công nhận do hiệu quả đươr.g nhiên của nó. Nhiều bệnh nhân từ các nước Nam Tư, Đức. Áo, Pháp, Y, Phần Lan, Bỉ, Hy Lạp. Thuỵ Sĩ, Hoa Kỳ... đã đến Hungary chữa bệnh bằng cấy chỉ tại các cơ sở đã nói ở trên. Cho đến nay Hungary là nước châu Âu đầu tiên có nhiều cơ sở ứng dụng cấy chỉ. Tuy vậy cấy chỉ vẫn là một vấn đề mới và khó đối với họ. 44 Tháng 10-1998, tại Hungary các bác sĩ thú y bắt đầu nghiên cứu ứng dụng phương pháp cấy chỉ của Viện Yamamoto vào động vật đê kiểm tra các chỉ sô' sinh lý, sinh hoá của chúng và khả năng kích thích tiết sữa trên bò. Tháng 8-1998, Đài truyền hình Budapest giới thiệu phương pháp cấy chỉ đã được tiến hành ở Viện Châm cứu và Phục hồi chức năng Yamamoto, Budapest, Hungary. Cho tới nay, phương pháp cấy chỉ Việt Nam Dr Lê Thuý Oanh đã 28 lần được đưa truyền hình Hungary và các nước xung quanh. Tuy nhiên, cấy chỉ cũng đòi hỏi cao hơn châm cứu về một sô" điểm như mức độ vô trùng, độ chính xác của huyệt, vị trí cần đặt chỉ, sự thao tác thành thạo và kiến thức của bác sĩ cũng như tư tưởng của bệnh nhân trước, trong và sau khi tiến hành cấy chỉ. Cấy chỉ đã không ngừng được cải tiến cả về phương tiện và thao tác kỹ thuật trong tiến trình phát triển, ứng dụng của nó. Phương pháp cấy chỉ cải tiến này được mang tên là Vietnamese Method tại các cơ sở có cấy chỉ ở Hungary. Từ trước đến nay có 3 đến 4 phương pháp cấy chỉ khác nhau được giới thiệu ứng dụng ở các cơ sở điều trị nhưng nói chung mỗi phương pháp đều có những đòi hỏi khác nhau như: phải có nhiều thời gian, thao tác phức tạp hơn, ít nhiều đều gây đau cho bệnh nhân, có nhiều phản ứng phụ và chỉ ứng dụng vào một sô' ít thể bệnh. Năm 2006 - Logo cấy chỉ phương pháp Lê Thuý Oanh đã được bảo vệ bản quyền trên toàn thế giới. 45 B. Chức năng và tác dụng của kinh lạc Luồng mạch đi thẳng và sâu (lý) gọi là kinh, luồng mạch nổi hiện lên ở trong da (biểu) và chẽ ra nằm ngang gọi là lạc, lạc lại có tia chẽ ra gọi là tôn lạc (tôn mạch). Lạc là con đường nhánh của kinh (hình 2) Vê sinh lý : Dưới sự thúc đẩy của kinh khí, khí huyết tuần hoàn không ngừng trong kinh lạc đưa dinh dưỡng đến ngủ tạng lục phủ, cửu khiếu, ngũ quan, bì mao, làm cho cơ thể trong ngoài, trên dưới giữ được cân bằng và tiến hành các hoạt động tâm, sinh lý trong trạng thái bình thường. Về bệnh l ý : Kinh lạc là đường liên hệ nối thông phần ngoài cơ thể với nội tạng. Khi ngoại tà xâm nhập cơ thể thì bì mao cơ nhục bị bệnh trước rồi sau đó truyền theo kinh lạc vào tạng phủ. Trong trạng thái bình thường kinh lạc có thể giữ được cân bằng, điều khiển nhịp nhàng những hoạt động của cơ thể. Nhưng nếu kinh lạc không giữ được cân bằng, không điều hoà được hoạt động bình thường sẽ xuất hiện bệnh. 48 TRƯA Hình 3b: Giờ đắc khí của các kinh chính trong ngày (24 giờ). 49 c. Hướng tuần hành của 12 kinh mạch chính 1. Kinh thủ thái âm phế Bắt đầu đi từ trung tiêu (vị) xuông liên lạc với đại trường rồi vòng lên quanh môn vị, qua cơ hoành cách tới phế, từ đản trung (XIV 17) đi vòng lên cổ qua thiên đột (XIV-22) đi ngang ra nách và chạy ở mặt trong bờ trước cánh tay, xucmg tận cùng ở đầu ngón cái, giao hội với kinh thú dương minh đại trường ở phía trong đầu ngón tay trỏ là huyệt thương dương (II-1) (hình 4). 5U 2ắ Kỉnh thủ dưong minh đại trường Bắt đầu đi từ đầu ngón tay trỏ là huyệt thương dương (II-l) dọc theo bờ trước ngón tay trở lên qua xương bàn 1 và 2 : nhị gian (II-2), chạy theo bờ trước của m ặt ngoài cánh tay lên vai (kiên ngung: 11-15), hội hợp với các kinh dương khoảng giữa C7 và DI (đại chùy : XIII-14), rồi ra phía trước xuống hô' đòn chia hai nhánh huyệt tứ bạch (III-2) : một nhánh vào ngực nôi với tạng phế rồi xuống dưới cơ hoành đi vào phủ đại trường : thiên khu (III-25); nhánh thứ hai đi lên cổ, qua má vào lợi răng, họng rồi vòng trở ra đi lên môi trên, giao nhau 1/3 trên rãnh môi, mạch trái đi sang phải, mạch phải đi sang trái, tận cùng hai bên chân mũi và giao tiếp với kinh túc dương minh vị (hình 5). 51 3Ể Kinh túc dương m inh vị Bắt đầu di từ bờ dưới của khoang mắt (tình minh :VII-1), đi xuống má (thừa khâ'p:III-l) ngoài mũi (nhân trung: XII-26), đi vào răng lợi, trở ra vòng quanh môi, xuống rãnh môi dưới (thừa tương: XIV-24) rồi theo cạnh hàm ra góc hàm (đại nghinh:III-5) chia làm hai nhánh: một nhánh từ góc hàm đi ngược lên phía trước tai qua thái dương lên đầu; nhánh thứ hai từ góc hàm đi xuông, men theo yết hầu vào khuyết bổn (111-12). Từ khuyết bồn có nhánh đi qua cơ hoành cách vào phủ vị, liên lạc với tỳ. Lại có một nhánh từ khuyết bồn đi xuống qua vú, qua bụng đi gần rô'n, xuông mặt ngoài bờ trước của đùi, xuống cẳng chân, bàn chân, tận cùng ở phía ngoài móng ngón chân thứ 2. Khi tới mu bàn chân, phân ra một nhánh nữa giao tiếp với kinh túc thái âm tỳ (ẩn bạch : IV-1) (hình 6). Hình 6: Kinh túc dương minh vị 52 4. Kinh túc thái âm tỳ Bắt đầu từ ngón chân cái (ẩn bạch :IV-1) đi đến trước mắt cá trong, rồi theo bờ trước mặt trong cẳng chân và đùi lên bụng, vào tạng tỳ liên hệ với vị. Từ vị chia hai nhánh : một nhánh qua cơ hoành cách lên yết hầu nối với cuông lưỡi, tán ra lưỡi; nhánh thứ hai từ vị đi qua cơ hoành cách tới tạng tâm tiếp hợp với kinh thủ thiếu âm tâm (hình 7). 53 5. Kinh thủ thiếu âm tâm Bắt đầu từ thượng tiêu (tâm) qua cơ hoành cách xuông liên lạc với tiểu trường, rồi lên phế, đi ngang ra phía dưới hõm nách và chạy ờ mặt trong bờ sau cánh tay, xuông dưới tận cùng ở đầu ngón tay út, giao hội với kinh thủ thái dương tiểu trường ở đầu ngón tay út (thiếu trạch : VI-1) (hình 8). Hình 8: Kinh thủ thiếu âm tâm 6Ế Kinh thủ thái dương tiểu trường Bắt đầu từ ngón tay út (thiếu trạch :VI-1) dọc theo bờ sau mặt ngoài của bàn tay, cảng tay, cánh tay, lên bả vai rồi đi vào hô" trên đòn chia ba nhanh : một nhánh đến thượng tiêu liên lạc với tạng tâm, rồi theo thực quản qua cơ hoành cách tới vị vào phủ tiểu trường; một nhánh theo cổ lên má, tới đuôi mắt ngoài rồi vào tai; còn nhánh thứ ba thì từ má chạy tách biệt ra tới hô' mắt, tới mũi rồi đi ra gò má giao tiếp với kinh túc thái dương bàng quang (tình minh VII-1) (hình 9). Hình 9: Kinh thủ thái dương tiểu trường 7. Kinh túc thái dương bàng quang Bắt đầu từ khoé mắt lên qua trán (tình minh :VII-1), giao hội ờ đỉnh đầu, từ đó chia ba nhánh : một nhánh đi từ đỉnh đầu tới góc tai, dọc theo gáy xuông bả vai, đi sát hai bẽn cột sông thẳng tới thắt lưng (thận du : VII-23), vào trong liên lạc với tạng thận và phủ bàng quang; từ thắt lưng (bạch hoàn du :VII-30) lại chia một nhánh đi sát cột sông, xuyên qua mông xuông khoeo chân; nhánh thứ ba từ hai bên bả vai cũng chạy ở hai bên cột sống, đi xuống mặt ngoài của đùi, xuông hội hợp với nhánh thứ hai ở kheo chân (ủy trung : VII-40), rồi từ đó đi xuông bụng chân, chạy theo mặt ngoài cẳng chân tới phía sau mắt cá ngoài và kết thúc ở ngón chân út, tiếp hợp với kinh túc thiếu âm thận (hình 10). Hình 10: Kinh thái dương bàng quang 56 8. Kinh túc th iếu âm thận B ắt đầu tứ dưới ngón chân út, đi lệch vào lòng bàn chân (dũng tuyền :VIII-1), chui lên trước mắt cá trong rồi vỏng qua phía mắt cá trong, đi lên dọc theo mặt trong cẳng chân, vào khoeo chân, lên mặt trong bờ sau đùi, qua xương sông vào tạng thận, liên lạc với bàng quang. Có hai nhánh : một nhánh từ thận tới can, chui qua cơ hoành cách tới phế, men theo yết hầu tới sát cuông lưỡi; nhánh thứ hai từ phế ra liên lạc với tạng tâm, rồi vào ngực tiếp hợp với kinh thủ quyết âm tâm bào (hình 11). Hình 11ẽ. Kinh túc thiếu âm thận 9. Kinh thủ quyết âm tâm bào Bắt đầu từ thượng tiêu (tâm bào lạc) đi qua cơ hoành cách xuông liên lạc với trung tiêu, hạ tiêu rồi đi ra phía mạng sườn, lên hỏm nách chạy xuông mật trong chính giữa cánh tay tận củng ờ đầu ngón tay giữa, giao hội với kinh thú thiếu dương tam tiêu ờ đầu ngón đeo nhần (hình 12). Hình 12: Kinh thủ quyết âm tâm bào 10. Kinh thủ thiếu dương tam tiêu Bắt đầu từ ngón tay đeo nhẫn (quan xung : X-l) đi theo bờ sau của ngón tay đó lên cổ tay, rồi theo chính giửa mặt ngoài của cẳng tay, cánh tay, đi lên vai, qua hô'trên đòn (khuyết bồn : III-12) chia hai nhánh : một nhánh đi xuông ngực vào thượng tiêu liên lạc với tâm bào rồi qua cơ hoành cách xuông bụng vào trung tiêu, hạ tiêu; nhánh thứ hai đi lên cố vào tai, rồi ra phía trước tai, tận cùng ở đuôi ngoài của mắt, tiếp hợp với kinh túc thiếu dương đởm (hình 13). 59 l l ế Kinh túc thiếu dương đởm Bắt đầu từ đuôi mắt ngoài (đổng tử liêu : XI-1), lên góc đầu xucmg sau tai, theo cổ đi xuông lồi cầu chẩm xuông vai, vào hô' trên đòn (khuyết bồn : III-12), xuông ngực, qua cơ hoành cách liên lạc với tạng can vào phủ đởm, qua sườn đi vào phía xương mu rồi qua vùng mâu chuyển lớn xương đùi, đi dọc mặt ngoài đùi và cẳng chân tới mắt cá ngoài, tận cùng ở bờ ngoài ngón chân thứ tư (mé ngón út) và tiếp hợp với kinh túc quyết âm can (hình 14). Hình 14: Kinh túc thiếu dương đởm (iu 12. Kỉnh túc quyết âm can Bắt đầu từ ngón chân cái (đại đôn : XII-1), đi giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai qua mu bàn chân tới trước mắt cá trong 1 thôn, tiếp lên trên mắt cá trong 8 thôn đi vào khoeo chân, qua mặt trong đùi vào ở bộ phận sinh dục, lên phía trên bụng dưới, cùng đi với kinh vị vào tạng can liên lạc với phủ đởm, qua cơ hoành cách tán ra ở sườn, đi lên sau yết hầu vào xương hàm nôi với mắt, ra trán và giao hội với mạch đô'c ở đỉnh đầu (bách hội :XIII-20). Từ mắt có một nhánh đi xuống vòng trong môi. Lại có một nhánh nữa sau khi qua tạng can và cơ hoành cách tới tiếp hợp với kinh thủ thái âm phê (hình 15). 61 D. Đường đi, cơ quan liên lạc và chức năng của bát mạch kỳ kinh 1. Mạch đốc Bắt đầu từ tầng sinh môn qua trường cường( XIII-1) đến giửa lưng, lên gáy vòng qua đầu, rồi xuông sông mũi, chỗ giáp lợi và môi trên. Liên lạc với tạng thận, bào cung (tử cung), tuỷ, não. Liên hệ với các kinh dương ở tay, chân, tiếp hợp với kinh thủ thái dương tiêu trường ở hậu khê (VI-3) (hình 16). Điều t r ị : huyệt vùng đầu, cô trị các chứng rôi loạn thần kinh, não, sô't. Huyệt vùng lưng trị bệnh phổi, tâm, tâm bào, can, bàng quang, tỳ, vị, bệnh lưng, hông chân. Huyệt vùng thắt lưng trị bệnh thận, bàng quang, đại, tiểu trường; liệt, đau. XIII20 2. M ạch nhâm Bắt đầu từ hội âm (XIV-1) qua giữa bụng, ngực, đi lên mặt đên dưới mắt (thừa khâ'p : III-1). Liên lạc với bào cung (tử cung), mắt. Liên hệ với các kinh âm ở tay, chân, tiếp hợp với kinh thủ thái âm phế ở liệt khuyết (1-7) (hình 17). Điều trị : bệnh vùng ngực, bụng, rô'n, bệnh tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, chứng lạnh. 63 3. Mạch xung Bắt đầu từ hội âm (XIV-1) qua nếp bẹn, hợp với kinh túc thiếu âm thận đi lên bụng, ngực, hợp với mạch nhâm lên mặt, vòng quanh môi vào vòm miệng, đến dưới mắt. Tư nếp bẹn dọc theo mặt trong chi dưới, đến mắt cá trong rồi gan bàn chân, một nhánh tách ra từ mắt cá trong đi đến mu ngón cái. Hợp với mạch đôc ở lưng Liên lạc với bào cung (tử cung), mắt, tuỷ sông, tạng thận. Liên hệ với hai mạch nhâm, đcíc, kinh túc dương minh vị, túc thiếu dương đờm và tiếp hợp với kinh túc thái âm tỳ ở công tôn (IV-4) (hình 18). Hình 18: Mạch xung 64 4. Mạch đói Bắt đầu từ đốt thắt lưng thứ hai (XI-26: đới mạch) vòng quanh bụng và lưng. Liên hệ đôn đôc các kinh đi thẳng dọc qua lưng và tiếp hợp với kinh túc thiếu dương đờm túc lâm khấp (XI-41) (hình 19). Điểu trị : đau, đầy vùng thượng vị, viêm màng phổi, nôn mửa, khó tiêu, sôi bụng, ỉa chảy có nhầy, ợ hơi, đau mạng sườn, đau ở dưới rốn, chảy máu ruột, sô't rét, sót rau, ngất sau đẻ. Hình 19: Mạch đới 65 5. Mạch dưong kiểu Bất đầu từ mắt cá ngoài qua mặt ngoài chi dưới, phân bố ở cạnh sườn, vòng qua vai lên mép rồi đầu, mất, họp với mạch âm kiểu đến sau tai và não. Liên lạc với tai, mắt, não. Liên hệ với ba kinh dương ở chân, kinh thủ thái dương tiểu trường, kinh thủ dương minh đại trường, mạch đốc, quản lý kinh dương toàn thân, và tiếp họp với kinh túc thái dương bàng quang ở thân mạch (VI1-62) (hình 20). Điều trị : đau cứng vùng eo lưng, sưng chân, thở khò khè, đau đầu, ra mồ hôi đầu, đau mất đỏ, đau khớp xương, liệt bàn tay và chân, ngất, điếc, động kinh, phù nề... 6. Mạch âm kiểu Bắt đầu từ mắt cá trong qua mặt trong chi dưới, bộ phận sinh dục ngoài, phần trong ngực, đến họng lên đầu, mắt hợp với mạch dương kiểu đến sau tai và não. Liên lạc với tai, mất, não Liên hệ với kinh túc thiếu âm thận túc thái dương bàng quang, quản lý kinh âm toàn thân và tiếp hợp với kinh túc thiếu âm thận ờ chiếu hải (VIII-6) (hình 21) Điều trị : tắc họng, hóc, đau bàng quang, sôi bụng, phân đen, trớ, nôn mửa, ỉa chảy, táo bón, hôn mẻ, khó đẻ, sưng cứng bụng, ợ hơi,, histeria, vàng da. (36 7. Mạch dương duy Khí của mạch bắt đầu ở các kinh dương mặt ngoai của gối, chân, qua phía ngoài từ bụng ngực đến vai lên sau tai, ra sau gáy hợp với mạch đốc. Liên lạc với tai. Liên hệ với các kinh dương ở tay và mạch đốc, quản lý các phần bên ngoài của cơ thể và thông với kinh thủ thiếu dương tam tiêu ở ngoại quan (X-5) (hình 22). Điều trị : sô't, sốt toát mồ hôi, đau sưng khớp tay chân, đau đầu cổ, đau cung lông mày, cảm giác nóng ở bàn tay, bàn chân, tê đau ở cơ xương, lưng trên và hông, các chi cử động bất thường, mồ hôi trộm, lạnh ở đầu gối, đau và sưng gót chân, mắt sưng đỏ 8. Mạch âm duy Mạch dương duy Khí của mạch bất đầu các kinh âm, từ mặt trong đùi qua bụng ngực đến hai bên họng, rồi hợp với mạch nhâm. Liên lạc với các tạng phủ ở trung tiêu. Liên hệ với ba kinh âm ở chân và mạch nhâm, quản lý phần bên trong của cơ thể và tiếp hợp với kinh thủ quyết âm tâm bào ở nội quan (IX-6) (hình 23). Điều trị : đầy, tức ngực, sôi bụng, ỉa chảy, thoát vị, chớ ợ hơi, nổi cục ở bụng, đau ở ngực dưới (phụ nữ), đau thắt ngực, viêm màng phổi, thương Hình 23: Mạch âm duy hàn,sftrét... 67 E. Phân bố đường đi, biểu hiện bệnh lý, chủ trị của 15 lạc mạch Mười lăm (15) lạc mạch lớn là lạc mạch của 12 kinh chính, hai mạch nhâm, đốc và một đại lạc của tỳ (tỳ có hai lạc mạch : một lạc mạch thường và một đại lạc). Lạc mạch của nhâm, đốc và đại lạc của tỳ chạy ở thân mình, còn 12 lạc mạch của 12 kinh chính thì tuần hành thuận theo hướng của 12 kinh chính, ở bộ phận cổ tay hoặc cổ chân, nối liên kinh âm với kinh dương để phối hợp biểu lý, thống soái lạc mạch toàn thân, liên lạc với phần ngoài cơ thể. Lạc mạch (mạch nhỏ hơn tách ra từ kinh mạch) và tôn mạch (mạch rất nhỏ tách ra từ lạc mạch) đi nổi ở thể biểu liên hệ với các kinh mạch. Hình 24 : Lạc của thủ thái âm phê' 1. Lạc của thủ thái âm phê Hình 25: Lạc của thủ dương minh đại trường Tách ra từ liệt khuyết (1-7) vào bàn tay đến ngư tế (1*10) đi đến kinh thủ dương minh đại trường (thương dương : II-l) (hình 24). Bệnh lý : Thực : cổ tay, gan bàn tay nóng. H ư: hất hơi, rối loạn tiểu tiện Phép trị : liệt khuyết (1-7). 2. Lạc của thủ dưtmg minh đại trường Tách ra từ thiên lịch (II-6), qua cánh tay lên mặt, răng vào tai đi đến kinh thủ thái âm phê (hình 25). Bệnh lý : Thực : sâu răng, điếc. Hư : lạnh răng, đau tức cơ hoành. Phép trị : Thiên lịch (II-6) 68 3. Lạc của túc dương m inh vị Tách ra từ phong long (111-40) chạy dọc bờ ngoài xương chày đi lên gáy, đầu, vào họng đến kinh túc thái âm tỳ (hình 26). Bệnh lý : đau thanh quản, mất tiếng. Thực : cuồng, động kinh. Hư : chi dưới teo liệt. Phép trị : phong long (III - 40). Hình 27: Lạc của túc thái âm tỳ Hình 26: Lạc của túc dương minh vị 4. Lạc của túc thái âm tỳ Tách ra từ công tôn (IV-4) vào bụng, liên lạc với dạ dày, ruột, đi đến kinh túc dương minh vị cự liêu (111-42) (hình 27). Bệnh lý : khí nghich thổ tả. Thực : đau ru ộ t 'ô' định. Hư : trướng bụng. Phép trị : công tôn (IV-4). 69 5. Lạc của thủ thiếu âm tâm Tách ra từ thông lý (V-5) vào tim, lên cuống lưỡi đến tô chức sau nhãn cầu, đi đến kinh thủ thái dương tiểu trường (hình 28). Bệnh lý : Thực : tức ngực. Hư : cảm, mất tiếng. Phép trị : Thông lý (V-5) Hình 28: Lạc của thủ thiếu âm tâm Hình 29: Lạc của thủ thái dương tiểu trường 70 6. Lạc của thủ thái dương tiểu trường Tách ra từ chi chính (VI-7) vào kinh thiêu âm tâm ở tay đi lẽn khuỷu tay rồi liên lạc ở kiên ngung (II-5) (hình 29). Bệnh lý : Thực : yếu khớp, cỏ tay không vận động được. H ư : mụn cơm. Phép trị : Chi chính (VI-7) 7. Lạc của túc thái dương bàng quang Tách ra từ phi dương (VII-58), họp với lạc mạch của kinh thiếu âm thận (hình 30). Bệnh lý : Thực : chảy nước mũi trong, ngạt mủi, đau lưng. Hư : chảy máu cam. Phép trị : Phi dương (VII-58) Hình 30: Lạc của Hình 31: Lạc của túc thiếu âm thận túc thái dương bàng quang 8. Lạc của túc thiếu âm thận Tách ra từ đại chung (VIII-4) đi đến dưới tâm bào ra ngoài vào cột sông vùng thắt lưng (hình 31). Bệnh lý: Thực: đại tiểu tiện không thông. Hư : đau thắt lưng. Phép trị : đại chung (VIII-4). Lạc của thủ quyết âm tâm bào Tách ra từ nội quan (X-6) theo kinh chính liên hệ với tâm bào lạc đi đến kinh thú thiếu dương tam tiêu (hình 32). Bệnh lý : Thực : đau tim. Hư : cảm, mất tiếng. Phép t r ị: Nội quan (X-6). Hình 32: Lạc của thủ quyết âm tâm bào LI' u -50 I ■»_ 1 0 . Lac của thủ thiếu dương tam tiêu Hinh 33: Lạc của thu thiếu dương tam tiêu Tách ra từ ngoại quan (X-õ) vòng theo cánh tay lên vai, vào ngực đi đến kinh thủ quyết ám tâm bào (hình 33). Bệnh lý : Thực : khuỷu tay, cánh tay co quấp. Hư : khuỷu tay mềm yếu. Phép trị : Ngoại quan (X-5) 11. Lạc của túc thiếu dương đởm Tách ra từ quang minh (XI-37) hợp với lạc mạch của kinh can (lãi câu: XII-5) tới mu bàn chân đi đến kinh túc quyết âm can (hình 34). Bệnh lý : Thực : chi dưới lạnh. Hư : chân mềm yếu. Phép trị : Quang minh (XI-37) Hình 35: Lạc của dương đởm (hình 35). túc quyêt âm can Bệnh lý :Thực: dương vật cương và dài. Hư : ngứa bộ phận sinh dục ngoài. Phép trị : Lãi câu (XII-5). 13. Lạc của m ạch đốc Tách ra từ trường cường (XIII-1) dọc hai bên cột sông lẽn gáy phản tán đầu, hai bên xương bả vai đi tới kinh túc thái dương bàng quang rối vào cột sông (hinh 36). Bệnh lý :Thực :cứng hai bẽn cột sông. Hư : đầu váng nặng. Phép trị : trường cường (XIII-1). 14. Lạc của mạch nhâm Tách ra từ cưu vĩ (XIV-15) phàn tán ờ bụng (hình 37). Bệnh lý : Thực : đau da bụng. Hư : ngứa da bụng. Phép trị : Cưu vĩ (XIV-15). 15. Đại lạc của tỳ Tách ra từ đại bao (IV-21) phân tán ở sườn ngực (hình 38). Bệnh lý : Thực : đau toàn thân. Hư : khớp toàn thân lỏng lẻo, huyết ứ. Phép trị : Đại bao (IV-21) G. Phân bố, chức năng của 12 kinh biệt Kinh biệt (kinh nhánh) là một bộ phận tách ra từ những kinh chính. Đa sỏ’ kinh biệt đi từ khuỷu tay, khoeo chân nối liên các kinh âm va kinh dương để phôi hợp biểu - lý nôi liền các tạng, phủ rồi đi lên cỏ, gáy, đầu mặt. Tên gọi của các kinh biệt như tên gọi của kinh chính có thêm chữ “biệt” Hình 39: Kinh biệt thủ thái âm phê 77 78 Hình 44: Kinh biệt thủ thái dương tiểu trường 79 80 Bl H. Phản bố, chức năng của 12 kinh cân và 12 khu da Kinh cân và khu da là hai bộ phận ngoài kinh mạch Kinh cân bắt đầu đi từ tay, chân lẽn thân mình, cổ, đẩu, thường đi ở thể biểu có quan hệ với gân cơ (không liên lạc với nội tạng). Tên gọi của các kinh cân như tên gọi của kinh chính có thêm chữ “cân” Khu da là tổ chức bề mặt cơ thể thuộc hệ kinh lạc. Phạm vi các khu da do vị trí các đường kính chính phân định và là tuyên phòng ngự đầu tiên của cơ thể. Hình 51 : Kinh cân thủ thái âm phê' 82