🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cẩm Nang Về Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Phát Triển Thôn Bản
Ebooks
Nhóm Zalo
Héi ®ång chØ ®¹o xuÊt b¶n
Chñ tÞch Héi ®ång
pgs.TS. NguyÔn ThÕ kû
Phã Chñ tÞch Héi ®ång
TS. HOμNG PHONG Hμ
Thμnh viªn
trÇn quèc d©n
TS. NguyÔn §øC TμI
TS. NGUYÔN AN TI£M
NguyÔn Vò Thanh H¶o
CHó DÉN CñA NHμ XUÊT B¶N
Lập kế hoạch phát triển thôn bản là phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân nhằm cải thiện điều kiện sống và sự phát triển của địa phương.
Cuốn sách Cẩm nang về kỹ năng lập kế hoạch phát triển thôn bản cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về phương pháp, hình thức, công cụ và cách thức tiến hành lập kế hoạch phát triển thôn bản, thu hút sự tham gia của người dân địa phương, huy động mọi nguồn lực vào quá trình
phát triển kinh tế ‐ xã hội ở địa phương một cách hiệu quả. Cuốn sách gồm ba chương:
‐ Chương 1: Những vấn đề chung về lập kế hoạch thôn bản.
‐ Chương 2: Các công cụ sử dụng trong quá trình lập kế hoạch thôn bản.
‐ Chương 3: Quy trình các bước lập kế hoạch thôn bản.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Th¸ng 10 n¨m 2015
Nhμ xuÊt b¶n chÝnh trÞ quèc gia - sù thËt
5
Ch−¬ng 1
Nh÷ng vÊn ®Ò chung
vÒ lËp kÕ ho¹ch th«n b¶n
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ LẬP KẾ HOẠCH
1. Khái niệm lập kế hoạch
Lập kế hoạch là một hoạt động có ý thức của con người, được tiến hành trước khi thực hiện bất kỳ một hoạt động nào đó. Tuy nhiên, có kế hoạch chính thức và kế hoạch phi chính thức. Kế hoạch chính thức là kế hoạch được viết bằng văn bản. Còn kế hoạch phi chính thức là những kế hoạch không được viết ra thành văn bản mà chỉ được hình dung trong đầu.
Lập kế hoạch là một tiến trình trí tuệ của việc xác định mong muốn cái gì và có thể đạt được mong muốn đó như thế nào. Hay nói cách khác, lập kế hoạch là một quá trình của việc ra quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, ai làm, làm khi nào và làm ở đâu.
Tóm lại, lập kế hoạch là một quá trình nhằm xác
7
định mục tiêu tương lai, các phương thức thích hợp để đạt mục tiêu đó.
Lập kế hoạch là cần thiết. Thứ nhất, do sự bất định của tương lai cho nên việc lập kế hoạch trở thành tất yếu, tương lai càng xa thì việc ra các quyết định càng kém chắc chắn. Thứ hai, ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn cao thì việc lập kế hoạch vẫn là cần thiết vì phải tìm cách tốt nhất để đạt mục tiêu. Thứ ba, cần phải đưa ra các kế hoạch để mọi bộ phận, các thành viên biết cách tiến hành công việc như thế nào.
2. Vai trò của lập kế hoạch
Hàng loạt cuộc nghiên cứu đã được tiến hành để kiểm nghiệm mối quan hệ giữa lập kế hoạch và sự thực hiện. Các cuộc nghiên cứu này đã đưa ra những kết luận:
Thứ nhất, lập kế hoạch chính thức sẽ đem lại kết quả và hiệu quả cao hơn.
Thứ hai, chất lượng của quá trình lập kế hoạch và thực hiện đúng đắn các kế hoạch có thể đạt được thành tích cao hơn so với mục tiêu đã đề ra.
Thứ ba, yếu tố môi trường trong nhiều trường hợp ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện các kế hoạch. Ví dụ như: thiên tai, sự khủng hoảng chính trị, khủng hoảng tài chính, sự thay đổi chính sách, pháp luật, chiến tranh... có thể hủy hoại các kế hoạch, làm cho chúng bị thất bại.
3. Các thành phần của kế hoạch
8
Quá trình lập kế hoạch là quá trình xác định các thành phần chủ yếu như: mục tiêu, biện pháp, nguồn lực và sự thực hiện.
‐ Các mục tiêu: xác định những kết quả tương lai mà chúng ta mong muốn ሺkỳ vọngሻ đạt được. Các mục tiêu này có thể được thiết lập trên cơ sở các kết quả đã đạt được trong quá khứ, có thể là những mong muốn của chúng ta; cũng có thể là những sức ép từ phía xã hội hoặc những biến động của môi trường đặt ra thách thức đối với chúng ta.
‐ Phương hướng và các biện pháp: Phương hướng xác định định hướng cho những hành động chủ yếu trong tương lai. Biện pháp xác định những hoạt động cụ thể được dự kiến để đạt những mục tiêu đã đặt ra.
‐ Nguồn lực: bao gồm nguồn lực hiện có và nguồn lực tiềm năng. Nguồn lực hiện có là những nguồn lực đã có sẵn, chỉ cần đưa chúng vào sử dụng. Nguồn lực tiềm năng là những nguồn lực mà có thể có trong tương lai ‐ đây là loại nguồn lực chưa chắc chắn, nên cần phải có những biện pháp để huy động và tính đến tính không chắc chắn của nó.
‐ Sự thực hiện dự kiến: đó là việc xác định trước sự phân công công việc và trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận, hướng dẫn và chỉ đạo họ thực hiện. Trao quyền và thiết lập các mối quan hệ giữa các cá nhân và bộ phận có liên quan trên cơ sở mối quan hệ quyền hành và chức năng.
9
Bốn thành phần trên tuy được trình bày một cách riêng rẽ nhưng chúng có mối quan hệ với nhau. Các mục tiêu phải được xác định phù hợp với khả năng, chú ý đến những dự báo tương lai và nguồn lực có thể có. Hơn nữa, nguồn lực có thể có lại chịu ảnh hưởng bởi chính những biện pháp mà nhà lãnh đạo dự kiến.
4. Phân loại kế hoạch
Phương pháp phổ biến nhất là mô tả các kế hoạch theo bề rộng ሺphạm viሻ của chúng, theo khuôn khổ thời gian, và theo tính cụ thể. Tuy nhiên, các cách phân loại kế hoạch này không độc lập với các cách phân loại khác. Chẳng hạn, có mối quan hệ chặt chẽ giữa các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn với các loại kế hoạch chiến lược và thực thi.
aሻ Phân loại theo khuôn khổ thời gian
Theo khuôn khổ thời gian, kế hoạch được phân thành kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Kế hoạch ngắn hạn là kế hoạch có thời gian thực hiện dưới 1 năm. Kế hoạch dài hạn là kế hoạch có thời gian thực hiện từ 5 năm trở lên. Còn kế hoạch có thời gian thực hiện từ 1 năm đến dưới 5 năm được gọi là kế hoạch trung hạn.
bሻ Phân loại theo tính cụ thể
Bằng trực giác, không thể khẳng định kế hoạch nào là cụ thể, hay nói cách khác mọi kế hoạch đều là
10
kế hoạch định hướng. Tuy nhiên, khi đi sâu nghiên cứu các kế hoạch theo tính cụ thể, có thể phân các kế hoạch thành kế hoạch định hướng và kế hoạch cụ thể. Kế hoạch cụ thể có các mục tiêu xác định rõ ràng, không cần giải thích thêm, không có sự mơ hồ, không có sự hiểu nhầm. Ví dụ, hằng năm đào tạo nghề cho 500 người lao động, thì có thể thiết lập các thủ tục cụ thể, phân bổ ngân sách và kế hoạch hoạt động để đạt mục tiêu đó. Những nội dung đó thể hiện các kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, kế hoạch cụ thể cũng có những hạn chế. Chúng đòi hỏi phải rõ ràng và thường không tồn tại khả năng phán xét của người thực hiện.
Khi độ không chắc chắn cao, sẽ đòi hỏi người thực hiện duy trì tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi không lường trước, loại kế hoạch này được gọi là các kế hoạch định hướng. Các kế hoạch định hướng xác định những hướng dẫn. Chúng đưa ra trọng tâm nhưng không gò bó người tổ chức thực hiện vào những mục tiêu cụ thể hoặc các đường lối hành động cụ thể. Tính linh hoạt vốn có trong các kế hoạch định hướng là hiển nhiên. Lợi thế này cần được đo lường so với mất mát về tính rõ ràng do các kế hoạch cụ thể mang lại.
cሻ Phân loại theo đối tượng
Là cách phân loại dựa vào vấn đề hoặc đối tượng mà hoạt động lập kế hoạch hướng tới. Trong thực tiễn
11
có các loại kế hoạch chủ yếu:
‐ Kế hoạch nhân sự: Là kế hoạch xác định nhu cầu nhân sự tương lai cho một cơ quan, tổ chức về số lượng, chất lượng và thời điểm cung cấp và xác định những biện pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhân sự đó nhằm bảo đảm cho cơ quan, tổ chức hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.
‐ Kế hoạch tài chính ሺngân sáchሻ: Là kế hoạch xác định khả năng thu và nhu cầu chi ngân sách, bao gồm tổng thu, tổng chi và các khoản mục thu, chi trong kỳ ngân sách. Đồng thời, xác định các biện pháp để tận thu và sử dụng các khoản chi ngân sách một cách có hiệu quả.
‐ Kế hoạch tác nghiệp: Là kế hoạch xác định các hoạt động cần phải tiến hành, các nguồn lực và lịch trình thực hiện nhằm hoàn thành tốt một công việc cụ thể.
‐ Kế hoạch dự án: Là kế hoạch để lập và thực hiện một dự án phát triển, bao gồm việc xác định các công việc và hoạt động cần phải tiến hành, cách thức thực hiện, quản lý công việc và nguồn lực cần thiết cho các hoạt động đó nhằm hoàn thành mục tiêu dự án.
5. Các nguyên tắc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch
aሻ Nguyên tắc mục tiêu
12
Mọi hoạt động quản lý hành chính đều hướng tới đạt những mục tiêu nhất định, trong đó hoạt động lập kế hoạch cũng vậy. Do đó, mục đích của mọi kế hoạch là phải hướng các nỗ lực của các cá nhân, bộ phận vào việc hoàn thành mục tiêu chung.
bሻ Nguyên tắc hiệu quả
Các nguồn lực của chúng ta là có hạn trong khi đó mong muốn của chúng ta là vô hạn. Vì vậy, một yêu cầu cơ bản của mọi hoạt động là phải bảo đảm tính hiệu quả, tức là với một nguồn lực nhất định phải đem lại kết quả cao nhất hoặc đạt một kết quả nhất định nhưng với chi phí về nguồn lực thấp nhất. Nguyên tắc này đòi hỏi trong khi lập và thực hiện kế hoạch phải bảo đảm tính hiệu quả. Hiệu quả của một kế hoạch được đo lường bằng việc so sánh kết quả mà nó đóng góp vào việc đạt các mục tiêu với những chi phí và hậu quả khác cần thiết để xây dựng và thực hiện kế hoạch.
cሻ Nguyên tắc cân đối
Khi xây dựng kế hoạch cần bảo đảm tính cân đối giữa các yếu tố cấu thành. Ví dụ: mục tiêu phải phù hợp với nguồn lực, các hoạt động phải được tiến hành nhịp nhàng, phải cân đối giữa nguồn lực với các biện pháp, giữa các phương tiện với con người... để tránh tình trạng dư thừa, lãng phí nguồn lực.
dሻ Nguyên tắc linh hoạt
13
Kế hoạch cũng chỉ là những dự kiến về các hoạt động trong tương lai, trong khi đó tương lai luôn thay đổi, vì vậy bản thân các kế hoạch cũng chỉ mang tính tương đối. Do đó, các kế hoạch được xây dựng phải bảo đảm tính linh hoạt để giảm bớt các rủi ro do các sự kiện không mong đợi phát sinh.®
đሻ Nguyên tắc bảo đảm cam kết
Trong kế hoạch, chúng ta xác định các mục tiêu và các nguồn lực, phân công trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Nếu chỉ một trong các cá nhân hoặc bộ phận không hoàn thành trách nhiệm của mình, hay các nguồn lực không được cung cấp theo đúng tiến độ yêu cầu thì có thể dẫn đến việc không hoàn thành kế hoạch theo dự kiến thậm chí có thể gây hậu quả. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phải bảo đảm thực hiện đúng các cam kết ghi trong kế hoạch.
eሻ Nguyên tắc phù hợp
Để thực hiện đạt kết quả tốt phải xây dựng nhiều kế hoạch khác nhau. Ví dụ, theo thời gian có các kế hoạch năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng... và nhiều kế hoạch về các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, để tránh tình trạng chồng chéo giữa các kế hoạch khi thực hiện, việc xây dựng các kế hoạch cần phải tính toán sao cho chúng thích hợp về thời gian và ăn khớp với nhau.
gሻ Nguyên tắc nhân tố hạn chế
14
Trong quá trình lập kế hoạch, lựa chọn phương án kế hoạch, chúng ta gặp phải nhiều nhân tố hạn chế đến chất lượng của kế hoạch cũng như chất lượng của việc thực hiện kế hoạch sau này. Do đó, khi lập kế hoạch chúng ta cần dự đoán những khó khăn, hạn chế có thể xảy ra và đưa ra giải pháp cho các nhân tố đó. Ví dụ, tính chính xác của các kết quả dự báo về tương lai; yếu tố tâm lý của người thực hiện; thời gian có thể có cho việc lập kế hoạch và có thể có sự thay đổi về môi trường, về lãnh đạo, về nguồn lực...
hሻ Nguyên tắc khách quan
Lập kế hoạch là để thực hiện nhằm đạt các kết quả mong muốn, do vậy để bảo đảm tính khả thi của các kế hoạch, khi xây dựng phải dựa trên những căn cứ khoa học, những yêu cầu khách quan và có tính thực tế, phù hợp với điều kiện, tránh tình trạng chủ quan, duy ý chí, tạo nên những kế hoạch viển vông, không bao giờ thực hiện được.
6. Yêu cầu đối với việc xác định mục tiêu kế hoạch
Trong lập kế hoạch, việc xác định mục tiêu là một nội dung hết sức quan trọng vì chỉ khi nào xác định mục tiêu đúng đắn thì mới có thể thực hiện thắng lợi các mục tiêu đó. Việc xác định mục tiêu của mỗi một kế hoạch phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản là: cụ thể; có thể đo lường được; có khả năng đạt được; có tính thực tế; khung thời gian để hoàn thành mục tiêu.
15
aሻ Tính cụ thể
Một mục tiêu cụ thể sẽ tạo ra cơ hội hoàn thành lớn hơn nhiều so với mục tiêu chung chung. Để thiết lập mục tiêu cụ thể, phải trả lời sáu câu hỏi sau: ‐ Ai: Ai tham gia?
‐ Cái gì: Chúng ta muốn hoàn thành cái gì? ‐ Ở đâu: Xác định rõ ràng vị trí thực hiện.
‐ Khi nào: Thiết lập khuôn khổ thời gian.
‐ Cái nào: Xác định những yêu cầu và những hạn chế.
‐ Tại sao: Những lý do cụ thể, mục đích hoặc lợi ích của việc hoàn thành mục tiêu.
Ví dụ: một mục tiêu chung là “Đạt sản lượng nông nghiệp quy thóc là 1 triệu tấn/năm”. Trong điều kiện ngành nông nghiệp chỉ có trồng trọt và chăn nuôi thì những mục tiêu cụ thể sẽ là: “sản lượng trồng trọt là 700.000 tấn/năm và sản lượng chăn nuôi quy thóc là 300.000 tấn/năm”. Các mục tiêu cụ thể hơn nữa là: diện tích trồng lúa là bao nhiêu? diện tích hoa màu là bao nhiêu? để đạt năng suất theo dự tính thì giống và phân bón, thủy lợi phải đạt những chỉ tiêu gì? Về chăn nuôi thì cơ cấu như thế nào: bao nhiêu gia súc, bao nhiêu gia cầm...
bሻ Tính đo lường được
Thiết lập hệ thống tiêu chí chính xác để đo lường sự tiến triển hướng tới đạt được từng mục tiêu cụ thể
16
đã định. Khi đo lường sự tiến triển, cần duy trì đúng hướng, đạt tới mục tiêu hằng ngày, và cần khen thưởng cho những thành tích đã đạt được nhằm khích lệ việc tiếp tục những nỗ lực cần thiết nhằm đạt mục tiêu.
Để xác định mục tiêu có thể đo lường được, cần đặt ra những câu hỏi như: bao nhiêu? làm thế nào để biết khi nào mục tiêu hoàn thành?
cሻ Tính có thể đạt được
Việc xác định mục tiêu là điều quan trọng nhất, công việc tiếp theo là tính toán cách thức có thể có để đạt được mục tiêu. Để đạt mục tiêu, cần phát triển các thái độ, khả năng, kỹ năng, khả năng tài chính và cần nhận ra trước những cơ hội bị bỏ qua.
Có thể đạt được hầu hết các mục tiêu đã định nếu lập được kế hoạch cho các bước đi một cách rõ ràng và thiết lập khuôn khổ thời gian cần thiết để thực hiện các bước công việc đó. Các mục tiêu tưởng chừng rất xa vời và vượt ra ngoài tầm với dần dần sẽ tiến gần hơn và trở nên có thể đạt được, không phải do những mục tiêu này bị co lại mà vì chúng ta có thể kéo dài thời gian để đạt được chúng.
dሻ Tính thực tế
Để có tính thực tế, một mục tiêu phải thể hiện được tính khách quan hướng đến cái sẽ và có khả năng
17
thực hiện. Một mục tiêu có thể vừa cao vừa thực tế. Cần xác định mục tiêu nên cao đến mức độ nào. Nhưng phải bảo đảm rằng mọi mục tiêu thể hiện được sự tiến triển chắc chắn. Một mục tiêu cao thường dễ đạt được hơn một mục tiêu thấp bởi vì mục tiêu thấp đưa ra nỗ lực thấp hơn, còn mục tiêu cao đưa ra nỗ lực cao hơn. Trong nhiều trường hợp, chúng ta hoàn thành được những công việc khó khăn bởi vì chúng ta làm nó xuất phát từ niềm say mê chứ không vì lợi lộc.
Mục tiêu chỉ có khả năng hiện thực nếu chúng ta thực sự tin tưởng rằng nó có thể được hoàn thành. Một phương pháp nữa để nhận biết một mục tiêu được xác định là hiện thực nếu chúng ta đã hoàn thành nó trong quá khứ hoặc tự đặt ra những điều kiện cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó.
đሻ Khung thời gian
Mỗi mục tiêu được xác định trong một giai đoạn thời gian rõ ràng để hoàn thành. Thông thường, giai đoạn thời gian là một tuần, một tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
Các khung thời gian này cũng chính là các mốc thời gian để xác định các hành động đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu, cũng như đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm tối thiểu hóa những sai
18
lệch.
II. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN
CỦA SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG
1. Khái niệm
Sự tham gia là một quá trình qua đó những bên có liên quan sẽ có ảnh hưởng đối với định hướng phát triển, kiểm soát các nguồn lực và các quyết định có ảnh hưởng tới họ.
Sự tham gia của người dân là một quá trình qua đó những mối quan tâm, nhu cầu và mong đợi của người dân được phản ánh trong quá trình ra quyết định
Sự tham gia của người dân
Sự tham gia
của người dân
Sự tham gia của
người dân Sự tham gia của người
dân
Sự tham gia của
người dân
2. Đánh giá mức độ tham gia của người dân
aሻ Hình thức tham gia
Các hình thức thể hiện sự tham gia của cộng đồng:
‐ Tham gia với hình thức cung cấp thông tin: người dân tham gia thông qua việc trả lời những câu hỏi do các nhà quản lý và các nhà chuyên môn đặt ra
19
về hoạt động phát triển cộng đồng.
‐ Tham gia với hình thức tham khảo ý kiến: người dân được hỏi ý kiến, được hội ý, được trình bày quan điểm của mình liên quan đến quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.
‐ Tham gia vì lợi ích: người dân được đóng góp sức lực hoặc của cải vật chất để thực hiện các kế hoạch phát triển và được hưởng lợi ích từ sự đóng góp đó.
‐ Sự tham gia vì nhiệm vụ: người dân tham gia gắn với quyền lực trách nhiệm hay vị trí cụ thể trong từng giai đoạn, từng công việc của toàn bộ hoạt động phát triển. Tính chất của sự tham gia này là tạo nên quyền lực cụ thể cho cộng đồng nói chung và người dân nói riêng, thể hiện sự phân cấp và trao quyền cho cộng đồng trong việc: lựa chọn mục tiêu, phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện, giám sát và kiểm tra, sở hữu và sử dụng. Tác dụng chủ yếu của hình thức này là tăng tính trách nhiệm, tự chủ của cộng đồng và các tổ chức chính quyền cơ sở trong việc tự giải quyết công việc ở cấp mình.
‐ Sự tham gia tương hỗ: là sự tổng hợp tất cả các loại hình tham gia nói trên, bảo đảm lợi ích cho cả các bên tham gia. Sự tham gia này có tác dụng tương hỗ lẫn nhau, cái hay của người này sẽ kích thích nảy nở cái hay của người khác, bảo đảm sử dụng triệt để được sức mạnh của cộng đồng dân cư.
bሻ Kết quả của quá trình tham gia
20
‐ Việc huy động sự tham gia của người dân được xem là một quá trình xây dựng năng lực quan trọng. Khi người dân thực sự mong muốn tham gia vào quá trình ra quyết định của chính quyền, họ lập tức có nhu cầu nâng cao trình độ và hiểu biết.
‐ Để tạo ra điều kiện và cơ hội khuyến khích sự tham gia của người dân, họ phải được chủ động phát huy khả năng của mình, được tin cậy để tham gia giải quyết được các vấn đề. Do đó, trao quyền hạn và trách nhiệm cũng là điểm quan trọng để huy động sự tham gia của người dân.
‐ Hoàn thiện và nâng cao năng lực các tổ chức của địa phương. Tham gia vào quá trình ra quyết định là một quá trình tăng cường khả năng của các tổ chức địa phương trong việc hoạch định và thực thi chính sách. Các tổ chức địa phương có thể là Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị cấp xã và các tổ chức của cấp thôn xóm.
Ba kết quả: xây dựng năng lực, tạo cơ hội, xây dựng tổ chức chính quyền vững mạnh cần phải đánh giá được qua các tiêu chí có thể quan sát được. Đặc biệt mỗi dự án phát triển phải xác định được một cách cụ thể, rõ ràng và có thể đánh giá được các chỉ số về sự tham gia của người dân tại các bước của quá trình thiết kế, thực hiện và đánh giá kết quả dự án, để đánh giá được mức độ tham gia của người dân: Họ có quan
21
tâm không? Có tham gia không? Và tham gia ở mức nào?
Bên cạnh đó, việc đánh giá sẽ hiệu quả hơn nếu việc đánh giá kết quả tham gia thể hiện sự tham gia đối với những người dễ tổn thương trong xã hội, đó là phụ nữ, trẻ em và người nghèo.
cሻ Các mức độ của sự tham gia
Mức độ của sự tham gia
Đặc trưng các mức độ của sự tham gia
Tham gia thụ động Người tham gia sẽ được nghe những thông tin về những vấn
đề của địa phương, nhưng
không được phản ánh ý kiến của
mình.
Tham gia qua việc cung cấp thông tin
Tham gia qua trao đổi và tư vấn
Người tham gia cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu thông qua trả lời phỏng vấn và qua các bảng hỏi. Nhưng không có cơ hội để tác động hay gây ảnh hưởng các quyết định.
Người tham gia được chia sẻ những ý kiến, quan điểm của mình đối với những người có trách nhiệm, nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về những người có trách nhiệm.
Tham gia do động cơ Sự tham gia vì động cơ nào đó, có thể là do những nguồn lực để
nhận được lợi ích nào đó.
22
Mức độ của sự tham gia
Tham gia theo chức năng
Tham gia qua tác động hai chiều
Tham gia theo hướng thụ động
Đặc trưng các mức độ
của sự tham gia
Sự tham gia có tổ chức, thông thường là các nhóm xã hội, đoàn thể đối với những mục tiêu chương trình phát triển. Nhưng thông thường quá trình tham gia được thực hiện khi các quyết định chính đã được thông qua.
Tham gia thông qua các nhóm và các tổ chức của mình, thông qua việc tham gia vào quá trình phân tích, hoạch định, đề ra chương trình hành động.
Sự tham gia được thực hiện thông qua một số quá trình hoàn toàn chủ động, nhóm tham gia tự xác định kỹ thuật, nguồn lực, mối quan hệ cần thiết để gây ảnh hưởng.
3. Tại sao phải khuyến khích sự tham gia của người dân trong quá trình phát triển
Người dân là những người đang sống tại làng, xã, phường, thị trấn... nơi mà các quyết định của chính quyền, đặc biệt là cấp xã sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Sự ủng hộ của người dân là yếu tố quan trọng nhất để chính quyền thực hiện các chủ trương, chính sách của mình, điều này thể hiện ở nhiều khía cạnh.
23
‐ Huy động nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực
Huy động nguồn lực xã hội và tính thống nhất cộng đồng là một chất xúc tác quan trọng để xóa đói, giảm nghèo. Ngày càng nhiều người nhận thức được sự cần thiết của sự tham gia của người dân và cộng đồng vào quá trình hoạch định chính sách, dự án của chính phủ là yếu tố quan trọng để tăng cường vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với các công trình được đầu tư, nâng cao tính hiệu quả của các chính sách, chương trình quốc gia, đáp ứng yêu cầu của người dân và cộng đồng, tăng cường năng lực hoạt động của chính quyền thông qua việc đẩy mạnh tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc ra chính sách và quá trình quản lý. Đó là công cụ cần thiết và hiệu quả để tạo ra sự thống nhất trong hành động, huy động nguồn lực của cộng đồng tại địa phương và tạo nên sự cam kết của Nhà nước và nhân dân để giải quyết các vấn đề chung của địa phương và xã hội, hướng các hoạt động tới mục tiêu của sự phát triển chung. Đây cũng là quá trình dân chủ hóa xã hội, trao quyền làm chủ cho nhân dân thông qua việc cùng nhau xác định các nhu cầu, giải pháp cho các vấn đề phát triển và quyết định chính sách.
Sự tham gia của dân sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế theo ba chiều hướng:
Thứ nhất, sự tham gia sẽ làm thông tin phong 24
phú hơn, tăng tính thực tế của chương trình, chính sách và giảm chi phí.
Thứ hai, sự tham gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự thống nhất suy nghĩ, hành động đối với các chính sách, chương trình dự án của Nhà nước, là cơ sở cho cam kết thực hiện của cộng đồng.
Thứ ba, áp lực sự tham gia xã hội là yếu tố để tăng cường tính trách nhiệm và minh bạch của chính quyền.
Sự tham gia của người dân bao gồm các vấn đề xung quanh việc huy động đóng góp nguồn lực, kiểm soát việc thực hiện, chi tiêu các nguồn lực. Điều này sẽ có tác động, ảnh hưởng tích cực đối với quá trình ra quyết định của chính quyền. Tham gia là một quá trình tự nguyện mà qua đó người dân, bao gồm những người dễ tổn thương trong xã hội ሺvề thu nhập, giới tính, dân tộc hoặc trình độሻ cũng được tham gia, tác động đến các quyết định có ảnh hưởng đến họ. Điều cốt yếu của việc tham gia là mọi người đều có tiếng nói và lựa chọn của mình, được phát triển, nâng cao khả năng tổ chức và quản lý để giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm duy trì sự phát triển.
‐ Phát triển nguồn lực xã hội
Nguồn lực xã hội có thể hiểu là các cơ quan, tổ chức đoàn thể, các mối quan hệ, thái độ và các giá trị chi phối mối quan hệ giữa con người, tác động vào sự phát triển kinh tế ‐ xã hội.
25
Các cộng đồng không thống nhất, chia rẽ theo đẳng cấp, thành bè phái, tư tưởng đối nghịch ሺnhư một số nước ở Nam Áሻ sẽ gặp khó khăn lớn trong việc theo đuổi những mục đích chung. Trong khi đó, các cộng đồng có mối liên kết cao, có xu hướng cho hành động tập thể thì sẽ có nhiều khả năng, thuận lợi hơn.
Thành công của nhiều dự án tại các nước đang phát triển cho chúng ta bài học: niềm tin và nguyên tắc cùng chia sẻ giữa các thành viên cộng đồng là yếu tố quyết định sự thành công của các nguyên tắc quản lý dựa trên việc huy động sự tham gia. Ví dụ: Nhóm sử dụng nước tại các dự án cung cấp nước sạch thành công có thể xem là một hình thức tổ chức nguồn lực xã hội tốt, vì họ có thể đưa ra các nguyên tắc chi phối việc phân phối, sử dụng nước, giải quyết các tranh chấp, thu phí và đạt được mức độ chấp hành cao của những người sử dụng đối với nguyên tắc này.
Một vấn đề quan trọng để khuyến khích sự tham gia của người dân là hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước. Các môi trường chính trị, pháp lý và khuôn khổ hoạt động của cơ quan đoàn thể, tổ chức quần chúng theo hệ thống pháp luật, quyết định sức mạnh của mạng lưới cộng đồng. Bên cạnh đó, tính minh bạch của chính quyền đối với việc cung cấp các thông tin cho người dân cũng có một vai trò quan trọng đến việc tham gia tích cực. Nhưng ngược lại, việc tham gia lại thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm của chính quyền.
26
‐ Người dân tham gia sẽ đem lại lợi ích:
Xây dựng lòng tin giữa chính quyền địa phương và người dân.
Giúp cho chính quyền xã minh bạch trong quá trình quản lý.
Giúp chính quyền địa phương xác định nhu cầu của cộng đồng nhanh hơn và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người dân.
Tạo ra sự nhất trí cao giữa chính quyền và người dân, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước và địa phương.
Qua sự phối hợp giữa chính quyền xã và người dân có khả năng tạo ra những giải pháp sáng tạo để tận dụng các cơ hội và đưa ra những giải pháp hiệu quả thiết thực đối với các vấn đề của địa phương.
Cung cấp các giải pháp cho xóa đói, giảm nghèo hiệu quả.
Duy trì tính bền vững của các chương trình, dự án phát triển.
Thúc đẩy phát triển kinh tế.
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
‐ Yếu tố dẫn đến thành công
Một số bài học chung có thể được rút ra từ các tình huống nghiên cứu thực tiễn về huy động sự tham gia của người dân là:
Nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân về
27
tính quan trọng của sự tham gia của người dân đối với sự nghiệp phát triển kinh tế ‐ xã hội địa phương. Chính quyền phải cam kết cao trong việc thực hiện, khuyến khích người dân tham gia các vấn đề phát triển như: xây dựng kế hoạch, thiết kế dự án, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn,...
Nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở: Đó chính là trách nhiệm của chính quyền đối với người dân và cộng đồng. Cán bộ chính quyền phải có trách nhiệm với các quyết định của mình đối với cộng đồng và trả lời các thắc mắc, đòi hỏi chính đáng của người dân, qua đó gây được lòng tin đối với dân.
Làm cho người dân hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xây dựng chính quyền địa phương.
‐ Năng lực của cán bộ chính quyền và đoàn thể quần chúng phải được cải thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển địa phương.
‐ Tạo điều kiện và cơ hội cho người dân được tham gia.
4. Hạn chế của việc huy động sự tham gia của người dân
‐ Việc huy động sự tham gia của người dân cần phải có thời gian, đối với các công việc ra quyết định có thời gian ngắn, việc đưa ra bàn sẽ không bảo đảm được thời cơ ra quyết định.
Các hình thức tổ chức dân tham gia đều đòi hỏi 28
kinh phí nhất định, kể từ việc tổ chức họp, thảo luận nhóm, tổ chức việc kiểm tra, giám sát có sự tham gia của người dân… Đây là một khó khăn cho địa phương cấp xã, đặc biệt là thôn, là nơi thường xuyên trực tiếp phải tổ chức thông tin, lấy ý kiến của người dân. Tuy nhiên, để xác định tính hiệu quả của việc khuyến khích người dân tham gia, có thể so sánh chi phí tổ chức người dân tham gia với các lợi ích thu được do các quyết định được bàn bạc, tạo điều kiện để thực hiện thống nhất, thuận lợi, hợp lý và đỡ tốn kém.
‐ Một trong những điều kiện duy trì việc huy động sự tham gia của dân vào quá trình ra quyết định đó là cả hai bên, chính quyền xã và bản thân người dân đều thấy được lợi ích trong việc tham gia và phối hợp công việc. Điều này đòi hỏi một quá trình, bao gồm cả việc nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm đối với các vấn đề phát triển của địa phương.
‐ Thiếu kinh nghiệm, việc thực hiện không mang lại kết quả như mong muốn. Điều này muốn đề cập đến vấn đề cán bộ thiếu kỹ năng và hiểu biết về nguyên tắc kiểm soát những ý kiến bất đồng trong quá trình thực hiện việc huy động sự tham gia của người dân.
‐ Tạo ra nhu cầu mong muốn của người dân, nhưng lại không thỏa mãn, dễ dẫn đến sự mất tin tưởng giữa chính quyền và dân, do chính quyền không thỏa mãn nhu cầu do người dân đưa ra.
29
‐ Nhận thức của các cấp chính quyền chưa đầy đủ, chưa thấy được ý nghĩa quan trọng. Trong nhiều trường hợp, việc nhận thức sự huy động nhân dân trong quá trình xây dựng chính sách, chương trình, dự án phát triển địa phương dường như bị coi nhẹ, chưa được các chính quyền địa phương của các quốc gia đang phát triển nhận thức một cách đầy đủ. Việc huy động sự tham gia của người dân không được coi trọng, không được nhận thức một cách đúng đắn, thể hiện cụ thể trong quá trình hoạch định chính sách và các dự án phát triển.
‐ Căn bệnh tham gia “hình thức”: Do chính quyền chưa có biện pháp, kỹ năng hiệu quả, người dân chưa nhận thức được quyền hạn và trách nhiệm.
‐ Các biện pháp huy động sự tham gia của người dân một cách miễn cưỡng chỉ làm lãng phí các nguồn vốn mà không mang lại hiệu quả thực sự. Việc tham gia phải được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau của quá trình ra quyết định, để bảo đảm kiểm soát và quản lý các nguồn lực ሺcả vật lực, tài lực và để bảo đảm lợi ích cho các bên tham giaሻ.
5. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch phát triển kinh tế ‐ xã hội có sự tham gia của cộng đồng
Lập kế hoạch phát triển kinh tế ‐ xã hội có sự tham gia của cộng đồng vì:
‐ Để thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, 30
phường, thị trấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 34/2007/PL‐UBTVQH11 ngày 20‐4‐2007 về phát huy quyền làm chủ, động viên sức sáng tạo, sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong tham gia thực hiện lập kế hoạch phát triển kinh tế ‐ xã hội trên địa bàn cấp xã.
‐ Để bản kế hoạch phát triển kinh tế ‐ xã hội của địa phương được xây dựng phù hợp với hoàn cảnh thực tế, khả năng của địa phương và nguyện vọng của nhân dân; tránh lãng phí do đầu tư không đúng với nhu cầu của người dân.
‐ Để bản kế hoạch phát triển kinh tế ‐ xã hội có tính cam kết cao hơn vì bản kế hoạch phát triển kinh tế ‐ xã hội của địa phương do chính người dân trực tiếp tham gia xây dựng, nên người dân thấy rằng việc thực hiện nó là trách nhiệm của mình và việc huy động các nguồn lực từ nhân dân được thực hiện tốt hơn. Khuyến khích tính sáng tạo, tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nhân dân.
‐ Để bản kế hoạch được xây dựng sáng tạo hơn vì quá trình xây dựng có sự tham gia của nhiều người, tạo ra một cộng đồng đoàn kết, có cùng tiếng nói, có sự nhất trí cao, không khí làm việc tập thể ngày càng được tăng cường.
6. Lập kế hoạch có sự tham gia
Xây dựng kế hoạch có sự tham gia là phương pháp đưa các đối tượng, các bên liên quan trong kế hoạch
31
tham gia vào một hoặc nhiều công đoạn trong cả quá trình xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch. Sự tham gia ở đây được hiểu là sự tham gia của các bên liên quan đến một kế hoạch phát triển. Sự tham gia của các bên liên quan là một quá trình mà thông qua đó các bên liên quan tham gia tư vấn ý kiến, thái độ và những mối quan tâm của họ về một kế hoạch phát triển nào đó trong quá trình lập kế hoạch, quy hoạch. Đó là cơ hội các bên liên quan có thể bày tỏ ý kiến của mình, bằng cách nào đó họ có thể có ảnh hưởng đến việc ra quyết định.
Phương pháp có sự tham gia có thể áp dụng cho việc xây dựng kế hoạch cấp trung ương, ngành, địa phương hoặc dự án.
Trên thực tế, sự tham gia là một yêu cầu bắt buộc trong tất cả các khâu của quá trình kế hoạch hoá, chứ không chỉ riêng khâu lập kế hoạch. Đó là các khâu đánh giá, phân tích thực trạng, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát.
7. Mục đích, ý nghĩa của sự tham gia trong xây dựng kế hoạch
Xây dựng kế hoạch rất cần có sự tham gia của các bên liên quan để bảo đảm hài hoà quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong xây dựng kế hoạch, bảo đảm kế hoạch mang tính phù hợp, việc thực hiện hiệu quả, việc huy động nguồn lực cho kế hoạch được tối đa.
Chính quyền nhà nước các cấp đóng vai trò hướng 32
dẫn, tạo điều kiện để các bên liên quan tham gia lựa chọn các quyết định liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ. Nếu kế hoạch có được ý kiến tham gia rộng rãi của cộng đồng thì:
‐ Đầu tư có hiệu quả hơn do có sự lựa chọn mục tiêu chính xác, đối tượng đầu tư hợp với nguyện vọng và nhu cầu của các bên liên quan hay của dân, qua đó Nhà nước sẽ được sự ủng hộ của các bên liên quan, đặc biệt là dân chúng; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dễ đi vào cuộc sống và hợp lòng dân.
‐ Khi có sự tham gia thì lợi ích của các bên liên quan được tính đến một cách công bằng. Các chương trình, chính sách và các dịch vụ công đến trực tiếp người hưởng lợi, đặc biệt là người nghèo, tạo đà cho sản xuất phát triển và tăng thu nhập cho người dân.
‐ Sự tham gia của người dân sẽ huy động được tối đa nguồn lực cũng như lực lượng lao động tại chỗ nhằm tạo việc làm cho dân, đồng thời tăng thu nhập và nâng cao trình độ cho người dân.
‐ Khi có sự tham gia của người dân, các thông tin được công khai, công tác giám sát kế hoạch được dễ dàng, tính dân chủ và minh bạch ngày càng tăng.
‐ Tính trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan được nâng cao khi họ tham gia vào công tác lập kế hoạch.
33
8. Khái niệm tham vấn cộng đồng
Tham vấn cộng đồng là một hoạt động nhằm tổ chức cho người dân trong thôn cùng thực hiện việc chia sẻ, thảo luận về hiện trạng kinh tế, xã hội của thôn bản, cùng thảo luận những thuận lợi, khó khăn và tìm ra được các giải pháp nhằm phát triển thôn bản trong một thời gian nhất định.
Để tăng cường sự tham gia của người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế ሺphụ nữ nghèo, người dân tộc thiểu số, người nghèo, trẻ emሻ vào trong quá trình tham vấn, các công cụ và phương pháp huy động sự tham gia sẽ được sử dụng để thu thập và phân tích thông tin. Các kết quả của quá trình tham vấn cộng đồng sẽ được người dân sử dụng để lập kế hoạch phát triển thôn bản.
III. LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THÔN BẢN
1. Khái niệm
Lập kế hoạch phát triển thôn bản luôn bám sát phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”. Lập kế hoạch phát triển thôn bản là phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân, được lồng ghép việc lập kế hoạch cấp cơ sở với hệ thống lập kế hoạch của Nhà nước ở cấp trung ương.
Lập kế hoạch phát triển thôn bản là phương pháp 34
lập kế hoạch cấp cơ sở có sự tham gia của người dân ሺở đây là người dân địa phươngሻ.
Người dân địa phương sẽ:
‐ Cùng với những hiểu biết về địa phương mình đánh giá mọi tiềm năng, khó khăn cũng như những thuận lợi, từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp;
‐ Xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài và kế hoạch hàng năm cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương;
‐ Thực hiện và theo dõi các hoạt động cùng với sự hỗ trợ hiệu quả và hữu hiệu của các đơn vị dịch vụ công và các dự án phát triển.
Sự tham gia của người dân địa phương trong việc lập kế hoạch phát triển thôn bản là nhằm cải thiện điều kiện sống và sự phát triển của địa phương.
Cơ sở pháp lý đối với lập kế hoạch phát triển thôn bản là Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Lập kế hoạch phát triển thôn bản đặc biệt được xây dựng nhằm phát huy tính thực thi của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Theo xu thế những lần cải cách gần đây nhất tại Việt Nam, đặc biệt là theo Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16‐12‐2002, việc lập kế hoạch ngân sách phân cấp đã được đưa vào thành một đặc điểm mới trong quá trình lập kế hoạch phát triển thôn bản. Điều này cho phép việc lồng ghép hữu hiệu hơn các chương trình của Chính phủ và các dự án tài trợ vào phương pháp lập kế hoạch toàn diện ở cấp cơ sở,
35
đồng thời có sự khâu nối tốt hơn nữa các nguồn đầu tư ở cấp địa phương.
2. Các loại kế hoạch phát triển kinh tế ‐ xã hội ‐ Kế hoạch phát triển dài hạn
Bao gồm các mục tiêu, chương trình và các hoạt động nhằm tạo ra thay đổi cơ bản trong cuộc sống của cộng đồng thôn bản/tổ dân phố, đồng thời tìm ra những giải pháp lớn để thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong thời gian xác định có thể từ 3 đến 5 năm tùy theo yêu cầu và hoàn cảnh cụ thể của cơ sở.
‐ Kế hoạch hàng năm
Là kế hoạch được xây dựng cho thời gian 1 năm ሺtừ ngày 1‐1 đến ngày 31‐12 hằng nămሻ. Kế hoạch hàng năm đề ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong năm bao gồm những công việc cần thực hiện và các giải pháp cụ thể để từng bước đạt được mục tiêu kinh tế ‐ xã hội của kế hoạch dài hạn.
Một bản kế hoạch phát triển kinh tế ‐ xã hội ở thôn bản thường bao gồm những yếu tố sau:
Kế hoạch mục tiêu.
Kế hoạch giải pháp.
Kế hoạch mục tiêu: Là những thay đổi tích cực mà cộng đồng mong muốn đạt được trong khoảng thời gian 1 năm, là mốc rất cụ thể của từng hoạt động để người dân có thể thực hiện được nhằm từng bước đạt được mục tiêu của kế hoạch dài hạn.
36
Kế hoạch giải pháp: Là những hoạt động và biện pháp cụ thể cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Các hoạt động phải có khối lượng và thời gian, địa điểm, trách nhiệm cụ thể của các bên tham gia hoạt động.
3. Các nguyên tắc đối với lập kế hoạch phát triển thôn bản
Các phương pháp lập kế hoạch phát triển thôn bản và xã đã được giới thiệu ở nhiều tỉnh; có nhiều nơi đã bám sát theo hướng dẫn của tỉnh hoặc huyện mình. Để bảo đảm mục đích ban đầu và chất lượng của lập kế hoạch phát triển thôn bản mặc dù có một số khác biệt, cần xây dựng những nguyên tắc rõ ràng và những tiêu chuẩn cơ bản để hoàn thiện hơn nữa.
aሻ Quy chế dân chủ cấp cơ sở - sự tham gia ở diện rộng
Căn cứ theo hướng dẫn chung của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, tất cả mọi người cần phải có cùng cơ hội tương tự tham gia lập kế hoạch phát triển thôn bản ‐ hoặc trực tiếp hoặc thông qua người đại diện được lựa chọn. Điều này bao gồm:
‐ Tất cả các hộ gia đình phải được mời tham gia vào các cuộc họp thôn bản. Các cuộc họp thôn bản và hội thảo lập kế hoạch cấp xã chính là thời điểm đưa ra
37
những quyết định cao nhất về việc lập kế hoạch phát triển thôn bản và xã.
‐ Tất cả phụ nữ cũng được hưởng cơ hội bình đẳng tham gia lập kế hoạch phát triển thôn bản ሺtối thiểu 40% phụ nữ tham gia vào các cuộc họp và các nhóm làm việcሻ.
‐ Xếp thứ tự ưu tiên cụ thể về giới, dân chủ đối với các hoạt động được đưa vào kế hoạch.
‐ Bảo đảm tính minh bạch và công khai các nguồn ngân sách và các thông tin liên quan khác đến người dân.
‐ Bảo đảm mọi cuộc họp thôn bản được tổ chức ở các vùng dân tộc thiểu số đều được phổ biến bằng tiếng địa phương, hoặc ít nhất là dịch lại thường xuyên cho những người không nói được tiếng phổ thông. Việc tách rời những người không hiểu ngôn ngữ chung khỏi các cuộc thảo luận và trong những lần đưa ra quyết định do sự bất đồng ngôn ngữ sẽ đi ngược lại với tinh thần và các quy định của quy chế dân chủ cấp cơ sở. Lý tưởng hơn cả nếu như các cán bộ hỗ trợ là người bản địa.
‐ Mọi dân tộc thiểu số đều có cơ hội bình đẳng được tham gia đào tạo và trở thành cán bộ hỗ trợ trong quá trình lập kế hoạch phát triển thôn bản.
bሻ Lồng ghép các kế hoạch phát triển và các kế hoạch đầu tư
Hệ thống lập kế hoạch chính phủ chỉ cung cấp 38
khung hoạt động đối với việc lập kế hoạch địa phương. Tại đó, nhu cầu địa phương và thứ tự ưu tiên không được đưa vào thành chi tiết. Lập kế hoạch phát triển thôn bản hỗ trợ việc lồng ghép mạnh mẽ các kế hoạch từ cấp cao hơn với kế hoạch phát triển địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, các kế hoạch ở cấp cơ sở và kế hoạch giao từ cấp cao hơn hiếm khi khớp với nhau hoàn toàn.
Để có được sự phân biệt rõ ràng, các kế hoạch ở cấp cơ sở được gọi là “kế hoạch phát triển”, lập kế hoạch phát triển thôn bản. Còn các kế hoạch từ cấp cao hơn được gọi là “kế hoạch đầu tư”. Các kế hoạch đầu tư có lẽ được hiểu là kế hoạch cấp xã, huyện hay tỉnh, cụ thể hơn là hạng mục công trình ‐ đầu tư hằng năm của các đơn vị theo ngành, mà ở đây bao gồm các dịch vụ khuyến nông, các chương trình mục tiêu của Nhà nước, các dự án quốc tế, v.v..
Trách nhiệm của tất cả các bên tham gia và hưởng lợi liên quan là phấn đấu có được sự lồng ghép hữu hiệu nhất các kế hoạch khác nhau. Việc bàn bạc, lấy ý kiến là cần thiết trong quá trình một năm thực thi bởi vì thông thường việc thực hiện lập kế hoạch phát triển thôn bản bị ảnh hưởng do sự không ổn định, chắc chắn trong công tác lập kế hoạch và những vướng mắc trong công tác quản lý như việc trì hoãn các quyết định hoặc các nguồn có sẵn. Do vậy, việc điều chỉnh linh hoạt các hoạt động đã được lập
39
kế hoạch là cần thiết.
cሻ Khả năng dự đoán
Việc lập kế hoạch chỉ hợp lý trong trường hợp các điều kiện khung phải rõ ràng và các nguồn có sẵn đối với các hoạt động phát triển có thể được dự đoán trước. Kế hoạch định hướng mà nó là một phần quan trọng trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế ‐ xã hội Việt Nam chính là cơ sở cho việc chuẩn bị kế hoạch phát triển. Ở đây bao gồm định hướng chung đối với việc lập kế hoạch hàng năm và mọi dự trù, dự tính đối với các nguồn ngân sách tương ứng với việc lập kế hoạch cấp cơ sở.
Vấn đề được đặt ra là các nguồn ngân sách nào của Nhà nước sẽ đưa vào lập kế hoạch phát triển thôn bản và tương ứng với mỗi nguồn ngân sách thì bao nhiêu tiền để tiếp nhận cho việc lập kế hoạch cấp cơ sở còn tuỳ thuộc vào việc đưa ra quyết định của cấp có thẩm quyền theo hướng dẫn chung của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Dựa trên cơ sở kế hoạch định hướng cùng với các thông tin về nguồn ngân sách, người dân thôn, bản chuẩn bị mọi dự tính chi phí đối với các hoạt động được lập kế hoạch mà sau đó các hoạt động này sẽ được hoàn thiện và xem xét trong hội thảo lập kế hoạch cấp xã với sự hỗ trợ của các thành viên đại diện từ huyện hoặc tỉnh.
40
dሻ Tính minh bạch và khả năng giải trình Theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Luật ngân sách nhà nước năm 2002, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo, mọi dự tính về các nguồn ngân sách công sẽ được thông báo tới các xã và các bản.
Các đơn vị liên quan đến công tác quản lý ngân sách nên thông báo về những hạng mục được chi tiêu. Cho đến nay, công tác giải trình ở Việt Nam được tập trung theo hướng các thông tin được giải trình lên trên: các hoạt động hành chính cần được báo cáo lên cấp cao hơn. Để phù hợp với quy chế dân chủ cấp cơ sở và công tác quản lý ngân sách phân cấp, công tác giải trình xuống các cấp thấp hơn là ngày càng cần thiết. Một cách rõ nét nhất để đạt được điều này là trong phạm vi hệ thống hiện tại là việc niêm yết công khai mọi dự tính ngân sách, các kế hoạch, chi phí thực tế để thảo luận các vấn đề liên quan đến tài chính trong các cuộc họp hằng tháng, hằng quý của xã, huyện. Việc này và vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc kiểm toán các nguồn ngân sách công chính là nền tảng cho việc giải trình phù hợp.
Tính minh bạch và khả năng giải trình được cân nhắc là nguyên tắc chủ đạo trong việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn công, giảm bớt mọi tham nhũng. Để tránh việc chi trả hai lần một hoạt động nào đó hay
41
một dự án nhỏ từ các nguồn khác nhau, thì việc tổng hợp mọi dự tính và mọi chi tiết thanh toán cuối cùng của các nguồn ngân sách vào trong một bảng tổng hợp chung là rất cần thiết.
dሻ Nâng cao năng lực
Nâng cao năng lực là điểm quan trọng nhất để giới thiệu thành công việc lập kế hoạch có sự tham gia của người dân. Đây là việc làm không thể tách rời được với quy chế dân chủ cấp cơ sở và quản lý chất lượng việc lập kế hoạch ở địa phương.
Việc nâng cao năng lực không chỉ diễn ra trong các khoá đào tạo mà còn trong quá trình thực hiện việc lập kế hoạch phát triển thôn bản cùng với mọi hỗ trợ về hướng dẫn/huấn luyện. Cán bộ hỗ trợ cần có tinh thần trách nhiệm hỗ trợ quá trình học tập, nâng cao nhận thức, giải quyết mọi khó khăn, nâng cao năng lực cho người dân thôn bản trong quá trình thực hiện lập kế hoạch phát triển thôn bản.
42
Ch−¬ng 2
C¸C C¤NG Cô Sö DôNG
TRONG QU¸ TR×NH LËP KÕ HO¹CH TH¤N B¶N
I. TỔNG QUAN VỀ BỘ CÔNG CỤ PRA
1. PRA là gì?
PRA là một phương pháp luận giúp cho người dân nông thôn có thể chia sẻ, củng cố và phân tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống cũng như lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá. Người ngoài đóng vai trò là người hỗ trợ hay người thúc đẩy trong tiến trình cho cộng đồng.
Trong tiến trình lập kế hoạch phát triển thôn bản, các công cụ PRA được sử dụng để phân tích hiện trạng, tiềm năng, vấn đề và nguyên nhân, tìm ra giải pháp và xác định các hoạt động liên quan đến những lĩnh vực khác nhau. Những công cụ này được sử dụng trong suốt tiến trình đánh giá nhanh nông thôn, công việc này do nhóm làm việc lập kế hoạch phát triển thôn bản thực hiện với sự hỗ trợ của nhóm thúc đẩy lập kế hoạch phát triển cấp xã.
43
2. Sử dụng PRA như thế nào?
Nhóm làm việc lập kế hoạch phát triển thôn bản phải chia ra thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 5 người. Tuy nhiên cũng có thể tăng số thành viên trong nhóm nếu có người nào muốn tham gia thêm.
Công việc này do nhóm thúc đẩy lập kế hoạch phát triển xã thực hiện, tuy nhiên phải bảo đảm được ba vai trò chính khi đi đánh giá thôn tại hiện trường và tại các cuộc họp thôn:
‐ Người thúc đẩy PRA ሺthúc đẩy viênሻ;
‐ Người ghi chép;
‐ Trưởng nhóm PRA.
Trong khi làm PRA nên khuyến khích phụ nữ tham gia thảo luận.
Cuối đợt PRA, nhóm làm việc xác định các hoạt động liên quan để đưa vào bản kế hoạch phát triển thôn.
Thực hiện PRA không đòi hỏi phải có nhiều trang thiết bị hoặc vật liệu:
‐ Các mẫu giấy màu nhỏ ሺthẻ màuሻ luôn có ích ‐ có thể vẽ tranh lên đó hoặc đặt tên biểu thị đồ vật; ‐ Cần có một số giấy A0 và bút để ghi kết quả thực hiện các công tác;
‐ Các thúc đẩy viên cần có một cặp giấy, giấy A4 và bút có màu mực khác nhau để ghi lại kết quả các hoạt động;
44
‐ Phấn viết có thể có ích để thực hiện các hình vẽ trên đất;
‐ Công tác PRA luôn đòi hỏi phải ở ngoài trời, vì thế nên chuẩn bị cho trường hợp thời tiết nắng nóng hoặc mưa và chuẩn bị trang phục bảo hộ phù hợp.
Thành viên PRA
NGƯỜI THÚC ĐẨY PRA
Vai trò: Thúc đẩy sử dụng các công cụ PRA và xác định các hoạt động lập kế hoạch phát triển thôn bản.
Hoạt động:
• Giới thiệu các công cụ PRA cho nhóm làm việc lập kế hoạch phát triển thôn bản. • Thúc đẩy tiến trình.
• Là người hỗ trợ cho các cá nhân trong nhóm. • Tìm cách cân bằng thảo luận giữa "người lấn lướt", "người trầm lặng" và bảo đảm tất cả mọi thành viên đều có thể diễn đạt ý kiến của mình.
• Bảo đảm nhóm tập trung thảo luận vào chủ đề nhưng cũng phải linh hoạt đưa vào thông tin bổ sung nào quan trọng.
• Lập lại những gì mọi người phát biểu để xác nhận đã có sự hiểu biết chung trong thảo luận.
• Quản lý tốt việc phân bổ thời gian.
45
Thái độ: • Linh hoạt, kiên nhẫn và có óc hài hước. • Tránh sử dụng thuật ngữ phức tạp.
• Nói tiếng địa phương ሺnếu có thểሻ.
• Khuyến khích và động viên mọi người.
• Bàn giao "gậy điều khiển" cho cộng đồng càng nhiều càng tốt.
• Gắng “ẩn mình” suốt đợt đánh giá.
• Lắng nghe cẩn thận ý kiến của bất kỳ thành viên nào và không được dạy họ; cố gắng lôi kéo sự tham gia của "người trầm lặng" và người chịu thiệt thòi.
NGƯỜI GHI CHÉP
Vai trò: Tài liệu hóa tất cả thông tin quan trọng và nhận xét liên quan trong khi thực hiện các công cụ PRA.
Hoạt
động: 46
• Đem theo giấy A4 để ghi chép lại những gì vẽ trên nền hoặc trên giấy A0.
• Đem theo tất cả vật liệu cần thiết. • Quan sát sự việc từ "hậu trường". • Ghi chép lại tất cả những thông tin quan trọng.
• Phụ giúp người thúc đẩy bằng cách ra hiệu.
• Trợ người thúc đẩy bằng cách trực tiếp đưa ra câu hỏi nếu cần thiết.
• Giúp mọi người ghi chép lại những vấn đề đã được trực quan hóa ሺsơ đồ, biểu đồ…ሻ vào giấy A4 ngay sau thảo luận.
• Quan sát và thúc đẩy ghi chép nhưng phải
bảo đảm việc ghi chép đúng như bản gốc, có trình tự, ngày tháng và địa điểm.
• Cùng ngồi lại bàn với người thúc đẩy về phần ghi chép vào cuối đợt đánh giá.
Thái độ: • Là người quan sát tốt.
• Mặc dù vai trò của người ghi chép là thụ động trong suốt đợt đánh giá, song người ghi chép lại giữ trách nhiệm chính trong việc chuyển phần chi chép thành kết quả hữu dụng và trực quan lại cho cả nhóm.
• Quen thuộc với ngôn ngữ sử dụng.
• Có khả năng trực quan và trình bày vắn tắt, cô đọng kết quả cho nhóm PRA.
TRƯỞNG NHÓM PRA
Vai trò: Lãnh đạo nhóm suốt quá trình thực hiện PRA.
Hoạt động:
• Chịu trách nhiệm về nhóm thúc đẩy lập kế hoạch phát triển thôn bản trong suốt đợt PRA.
• Chịu trách nhiệm về vấn đề tổ chức và hậu cần khi thực hiện PRA tại hiện trường và họp thôn.
• Điều hành hội thảo PRA và họp hành vào buổi chiều tối.
• Giới thiệu nhóm PRA cho cộng đồng. • Bảo đảm hội họp được bắt đầu đúng giờ.
47
• Hỗ trợ các nhóm nhỏ nếu họ gặp khó khăn.
• Điều phối các cuộc hội thảo tại thôn và thúc đẩy trình bày nhóm.
• Thúc đẩy tiến trình tóm tắt và tài liệu hóa của các nhóm nhỏ khi vừa sử dụng xong một công cụ PRA.
• Giao tiếp tốt với người liên lạc và tiếp nhận ý kiến đóng góp của lãnh đạo suốt hội thảo ሺví dụ: để biết ai tham gia thường xuyên vào các hoạt độngሻ.
Thái độ: • Có óc tổ chức.
• Luôn hòa nhã và kiên nhẫn, giữ bình tĩnh nếu có gì sai sót.
• Có óc hài hước.
• Biết "ẩn mình".
• Biết lắng nghe, quan sát và tư vấn.
3. Các đặc điểm của PRA
‐ PRA phải được xem như một quá trình học hỏi được xây dựng dựa trên kiến thức và năng lực vốn có của người dân về xác định vấn đề, ra quyết định, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện… để cùng phát triển cộng đồng của chính họ.
‐ PRA phải được xem như một quá trình thu hút sự tham gia của người dân và kỹ năng thúc đẩy và tạo điều kiện của tác viên cộng đồng.
48
‐ PRA phải được xem như một quá trình tạo điều kiện cho người dân tham gia tự nguyện, sáng tạo vào mọi quá trình xác định vấn đề, xác định mục tiêu, ra quyết định, thực hiện, giám sát và đánh giá, tập trung vào phát triển cộng đồng một cách bền vững thông qua sự nỗ lực của chính cộng đồng.
‐ PRA phải được xem như một quá trình luôn đề cao thái độ học hỏi, chia sẻ, trao đổi và thúc đẩy của tác viên cộng đồng.
4. Những ưu điểm của PRA
‐ Các kỹ thuật ứng dụng có thể thích ứng cho nhiều tình huống cần đánh giá khác nhau. Chính các đối tượng thụ hưởng dự án quyết định cách thức để lượng giá các hoạt động mà có tham gia hay chưa tham gia. Các kỹ thuật này đóng góp to lớn đối với ý thức quyền sở hữu dự án cũng như sự gia tăng những khả năng chống đỡ và duy trì.
‐ Người dân cảm thấy thoải mái nói chuyện tự nhiên với thúc đẩy viên. Chính người dân là chuyên gia lượng giá, còn tác viên hướng dẫn chỉ đóng vai trò xúc tác và tạo thuận lợi cho sự tham gia tích cực.
‐ PRA làm thay đổi thái độ và phương pháp luận về đánh giá và phát triển cộng đồng trước đây. ‐ PRA tạo một quá trình cùng nhau học hỏi của cả hai phía: người dân và tác viên cộng đồng.
49
‐ PRA làm nổi bật những dữ kiện về chất cũng như về lượng.
‐ PRA giúp mỗi nhóm sống trong cộng đồng đề ra các giải pháp phù hợp với chính khả năng và tài nguyên của họ để họ có thể thực hiện và đạt được lợi ích.
‐ Thông qua PRA, mỗi thành viên trong cộng đồng nhận thấy tiếng nói của chính mình được lắng nghe, được ghi nhận để cùng thúc đẩy sự đóng góp chung.
‐ Thông qua PRA, mỗi thành viên trong cộng đồng và tác viên cộng đồng đều được thử thách để cùng phát triển.
‐ Những người nghèo, người bị thiệt thòi ít được học hành trong cộng đồng được thu hút một cách tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá - tạo ra sự công bằng, dân chủ trong việc tham gia lấy quyết định và phát triển cộng đồng.
5. Một số nguyên tắc khi sử dụng công cụ PRA
Vai trò của thúc đẩy viên khi sử dụng PRA là thực hiện chức năng thúc đẩy và tạo điều kiện nâng cao năng lực cho người dân địa phương trong thu thập thông tin, phân tích vấn đề, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Vì vậy, thúc đẩy viên cần hiểu rõ và thấm nhuần các nguyên tắc sau đây khi sử dụng công cụ PRA:
50
1ሻ Học hỏi trực tiếp từ người dân địa phương về kiến thức, kinh nghiệm, điều kiện sống và lao động của họ.
2ሻ Học hỏi nhanh và tích cực bằng sự khám phá, sử dụng mềm dẻo các kỹ thuật PRA, tạo cơ hội tham gia, tạo mối quan hệ tương tác và kiểm tra chéo.
3ሻ Loại bỏ thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, bằng thăm dò thay cho sự bất cần, quan tâm đến người nghèo, người bị thiệt thòi, phụ nữ và học hỏi từ họ về sự quan tâm và ưu tiên.
4ሻ Sử dụng tối ưu các kỹ thuật và công cụ tức là phải cân nhắc giữa số lượng, sự hợp lý, sự chính xác và thời gian.
5ሻ Sử dụng phép kiểm tra chéo các thông tin. 6ሻ Luôn tìm kiếm mọi mặt từ người dân, nghĩa là tìm tòi, học hỏi từ những điểm không hợp lý, những người không ủng hộ, những người đứng ngoài cuộc… ở mọi tình huống.
7ሻ Hãy để cho dân tự làm, nghĩa là tạo điều kiện cho người dân tự điều tra, tự đánh giá, tự phân tích, trình bày và học hỏi, từ đó họ tự đưa ra kết quả và là chủ sở hữu của các kết quả đó. Vai trò của tác viên chỉ là hướng dẫn người dân cách làm, thúc đẩy và tạo điều kiện cho họ tự làm, tự phân tích...
8ሻ Hãy luôn tự vấn mình, nghĩa là tác viên cộng đồng hãy luôn tự kiểm tra mình và tự phê bình về thái độ, phong cách, cách ứng xử khi cùng làm việc với người dân.
51
9ሻ Hãy chịu trách nhiệm cá nhân, nghĩa là mỗi tác viên cộng đồng phải tự chịu trách nhiệm với chính công việc của mình làm, không đổ lỗi cho người khác.
10ሻ Cùng chia sẻ, nghĩa là tạo cơ hội cùng làm việc, cùng chung sống, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, tâm tư giữa người dân với nhau, giữa người dân với tác viên cộng đồng.
11ሻ Sử dụng các công cụ PRA một cách mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo, nghĩa là không lựa chọn, sử dụng một cách máy móc tùy theo bối cảnh, điều kiện, đặc tính con người của địa phương.
6. Bộ công cụ PRA
Công cụ 1: Đi lát cắt
Công cụ 2: Sơ đồ tài nguyên
Công cụ 3: Lược sử thôn bản
Công cụ 4: Lịch thời vụ
Công cụ 5: Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn ሺMYTKሻ
Công cụ 6: Lịch sử thiên tai, thảm họa
Công cụ 7: Thẻ màu
Công cụ 8: Xếp hạng ưu tiên
Công cụ 9: Canh tác lúa nước
Công cụ 10: Canh tác đất dốc
Công cụ 11: Cây ăn trái, vườn hộ và cây công nghiệp
Công cụ 12: Chăn nuôi
Công cụ 13: Đánh giá về lâm nghiệp
52
Công cụ 14: Lâm sản và lâm sản ngoài gỗ
Công cụ 15: Phân loại hộ
Công cụ 16: Đánh giá thị trường, mua bán hàng hóa hệ thống cung cấp đầu vào
Công cụ 17: Biểu đồ VENN
Công cụ 18: Đánh giá về giáo dục
Công cụ 19: Đánh giá về chăm sóc sức khỏe Công cụ 20: Đánh giá hệ thống giao thông Công cụ 21: Đánh giá hệ thống thủy lợi
Công cụ 22: Cung cấp nước uống và nước sinh hoạt
Công cụ 23: Vấn đề giới.
II. CÔNG CỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG
1. Công cụ 1: Đi lát cắt
aሻ Khái niệm
Đi lát cắt là một công cụ để thảo luận thông tin liên quan đến việc sử dụng đất của thôn. Đi lát cắt được thực hiện theo cấu trúc địa hình của thôn; có thể thực hiện chỉ một phần hay toàn bộ thôn, trong khoảng 1 tiếng hoặc nhiều tiếng. Đi lát cắt gồm hai yếu tố: đi dạo thôn và sơ đồ để ghi chép lại thông tin trên đường đi.
bሻ Mục đích
Xác định phân loại sử dụng đất và đặc điểm của từng loại về chất lượng đất, thảm thực vật, quyền sử dụng đất, kinh tế ‐ xã hội, v.v..
53
cሻ Cách thực hiện
* Bước 1: Đánh giá hiện trạng Thực hiện đi lát cắt và vẽ sơ đồ
Sử dụng đất Lúa nước Thủy lợi
Đất và chất
lượng đất
Cây trồng
Quyền sử
dụng đất
Tạo thu
nhập
…
Tiềm năng,
ví dụ điển
hình
Vấn đề
Giải pháp
Nhà ở Vườn hộ
Rừng tự nhiên
* Bước 2: Xác định tiềm năng, ví dụ điển hình, vấn đề quan trọng và nguyên nhân
Mục đích sử dụng đất
Lúa nước
Thủy lợi
Nhà ở
54
Tiềm năng, ví dụ điển hình
Vấn đề chính
Nguyên nhân
Vườn hộ
Rừng tự nhiên
…
* Bước 3: Tìm ra các giải pháp cho vấn đề
* Bước 4: Xác định các hoạt động liên quan để giải quyết vấn đề hoặc củng cố thực tiễn có triển vọng ሺLưu ý: điều quan trọng là phải xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt độngሻ
Hoạt
Đơn
Số
Địa
Khung thời gian
Đóng góp
Hỗ trợ từ bên
Ưu
Bắt tiên
động
vị
lượng
điểm
đầu
Kết thúc
của thôn
ngoài
2. Công cụ 2: Sơ đồ tài nguyên
aሻ Khái niệm
Sơ đồ tài nguyên thôn là bản phác thảo thực trạng của thôn về vị trí địa lý, tiềm năng cũng như tình trạng sử dụng các nguồn tài nguyên hiện tại: núi, rừng, sông, đất trồng trọt, đường sá, nhà cửa, các công trình công cộng... Nó giúp chúng ta biết được các nguồn tài nguyên cơ bản của thôn cũng như cách thức cộng đồng
55
sử dụng nguồn tài nguyên đó. Đồng thời, công cụ này giúp cộng đồng hiểu rõ các loại hiểm họa có thể xảy ra, địa điểm xảy ra/tần suất/thời gian để cộng đồng chủ động phòng ngừa/đối phó.
Sơ đồ tài nguyên thôn thể hiện được:
‐ Các nguồn lực thiên nhiên có trên địa bàn thôn và phân bổ của chúng.
‐ Cách thức và khả năng khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên đó.
‐ Những khó khăn, trở ngại và tiềm năng phát triển của thôn.
‐ Các loại và vị trí các hiểm họa thường xảy ra với thôn.
‐ Việc bố trí các nguồn lực sẵn có để xây dựng kế hoạch ứng phó với các hiểm họa.
bሻ Mục đích
‐ Để hiểu được nhận thức của người dân về nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có tại địa phương và họ sử dụng chúng như thế nào.
‐ Đánh giá, phân tích tình hình chung của thôn, đặc biệt là hiện trạng sử dụng đất đai, vật nuôi, cây trồng, phân bổ dân cư,...phục vụ cho việc phân tích các khó khăn và giải pháp trong từng lĩnh vực của thôn, từ đó hỗ trợ việc lập kế hoạch sử dụng đất đai và quản lý các nguồn lực.
‐ Nhận ra các vị trí hiểm họa, rủi ro thiên tai có thể 56
xảy ra để chủ động phòng ngừa.
cሻ Cách thực hiện
* Bước 1: Chuẩn bị: Giấy A0, A4, bút có màu mực khác nhau ሺxanh, đỏ, đenሻ, địa điểm thảo luận; thúc đẩy viên hướng dẫn và cử 1 thư ký ghi chép.
* Bước 2. Vẽ sơ đồ thôn:
- Xác định hướng đông, tây, nam, bắc trên giấy A0. - Sử dụng dây để xác định hình dạng ranh giới của thôn.
- Xác định một điểm trung tâm của thôn hay điểm mà mọi người dễ nhận thấy nhất của thôn từ đó xác định và vẽ dần các địa điểm xung quanh.
- Xác định vị trí và vẽ những công trình ሺỦy ban, Trạm y tế, Trường học, Nhà văn hóa thôn,...ሻ, xác định và vẽ các bố trí khác trong thôn ሺsông, suối, núi, đồi, ao, hồ,...ሻ.
- Xác định và thể hiện lên bản đồ các khu vực có người dân sinh sống. Những khu vực đó có bao nhiêu hộ dân? Có bao nhiêu trẻ em sống trong khu vực đó?
- Xác định và vẽ các khu vực sản xuất nông nghiệp của người dân, thể hiện theo từng loại cây trồng cụ thể ሺruộng lúa, ngô, màu, v.v.ሻ.
- Xác định và vẽ những khu vực nào trong thôn sẽ bị ngập? ሺThúc đẩy viên dùng bút màu để khoanh khu
57
vực đó lại. Khoảng bao nhiêu hộ sẽ bị ngập? Vì sao bị ngập?
- Khu vực nào bị sạt lở, kéo dài bao nhiêu? - Khu vực bị hạn hán, có bao nhiêu diện tích bị hạn hán?
- Khu vực nguy hiểm nếu có bão, nguy hiểm vấn đề gì? Người dân và trẻ em có bị nguy hiểm không? - Xác định và vẽ những khu trồng trọt nào bị ảnh hưởng/ngập do lũ gây ra? Diện tích bị thiệt hại/ảnh hưởng là bao nhiêu?
- Xác định và khoanh tròn những khu vực nào trong thôn là nơi trú ẩn an toàn khi có lũ lụt xảy ra? Vì sao? Lấy bút ghi bên cạnh các phương tiện dùng để sơ tán trẻ em và những người dễ bị tổn thương.
- Xác định và vẽ các tuyến đường di dời đến nơi trú ẩn an toàn.
- Dùng phương tiện gì để sơ tán trẻ em và người già trong thôn?
- Cuối cùng vẽ tất cả các ký hiệu của bản đồ lên một góc nhỏ của tờ A0.
* Bước 3: Phân tích vấn đề chính trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Những vấn đề người dân đang gặp phải trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên và nguyên nhân của chúng? Những tiềm năng nào để cải thiện việc sử dụng
58
đất hiệu quả? Những giải pháp nào sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững và hiệu quả? Những rủi ro và tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng. Những giải pháp để giảm thiểu các rủi ro và phòng ngừa các thảm họa mà cộng đồng có thể gặp phải.
* Bước 4: Thảo luận về những giải pháp khả thi có thể đưa vào kế hoạch
Thư ký vẽ lại sơ đồ đã phác họa trên giấy A0 vào giấy A4 và ghi lại các kết quả thảo luận vào bảng sau theo các câu hỏi gợi ý dưới đây:
Lĩnh vực Mặt mạnh/ Thuận lợi
Khó khăn/ Tồn tại
Nguyên
nhân Giải pháp
* Bước 5: Xác định các hoạt động liên quan để giải quyết vấn đề hoặc củng cố thực tiễn có triển vọng ሺLưu ý: điều quan trọng là phải xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt độngሻ
Hoạt động
Đơn vị
Số
lượng
Địa điểm
Khung thời gian
Đóng góp
Hỗ trợ từ bên
Ưu tiên
Bắt đầu
Kết thúc
của thôn
ngoài
59
Câu hỏi gợi ý khi xây dựng sơ đồ thôn:
Tìm hiểu về tài nguyên và sử dụng tài nguyên: - Có sông suối, đồi núi, rừng, ao hồ, mỏ quặng gì? Ở đâu? Vẽ chỗ nào? Từ đâu đến đâu? Rộng đến đâu? - Có cơ sở vật chất gì chung của thôn: đường, nhà văn hóa, bể nước, đường điện…? Ở đâu?
- Vùng đất nào là đất công? Vùng đất nào thuộc sở hữu tư nhân? Đất nông nghiệp ሺ1 vụ, 2 vụሻ, lâm nghiệp?
- Vùng đất nào tốt? Vùng đất nào xấu? Đặc điểm của từng loại đất? Đất canh tác của người nghèo tập trung ở đâu? Được sử dụng làm gì? Cung cấp gì cho ai? Thu được lợi ích gì?
- Vùng nào được dùng để chăn thả gia súc? - Nguồn nước: nước sinh hoạt, nước tưới tiêu ở đâu? Khả năng đáp ứng như thế nào?
Tìm hiểu về khó khăn, nguy cơ:
- Thay đổi các nguồn tài nguyên ሺrừng, nước,...ሻ trong những năm gần đây như thế nào? Nguyên nhân gây ra?
- Khu nào đang trồng loại cây gì? Nuôi con gì? Mỗi cây/con/loại hình sản xuất gặp những khó khăn gì? Nguyên nhân tại sao?
- Những vấn đề mà người dân đang gặp phải? Ai/nhóm người nào gặp khó khăn, trở ngại? - Khu vực nào nguy hiểm đối với trẻ em ሺnêu rõ, ví dụ: cầu, cống, ven sông/suối, đường, khu vực trũng, đất
60
nông nghiệp hoa màu, trường học, v.v...ሻ? Tại các khu vực này có hệ thống biển cảnh báo với trẻ em và người dân hay không?
- Khi đi học, sinh hoạt vào mùa mưa lũ, mưa bão thì trẻ em trong thôn thường đi qua những khu vực nguy hiểm, nhiều rủi ro nào?
- Có con đường/phương tiện để trẻ em và người dân đi sơ tán không? Bao nhiêu kilômét? Sơ tán trẻ em ở đâu?
- Có hệ thống loa thông báo cho trẻ em và người dân không? Bao phủ được bao nhiêu % dân số? Bao phủ ở khu vực nào? Trong thiên tai, hệ thống loa này hoạt động như thế nào?
- Số nhà kiên cố/bán kiên cố có thể an toàn trong thiên tai? Số nhà tạm hoặc sống ở khu vực dễ bị ảnh hưởng ngập lụt, sạt lở bởi thiên tai?
- Số hộ dân sống trên thuyền, đi biển? Số hộ thường xuyên sống trong khu vực nguy hiểm? Tìm hiểu về tiềm năng phát triển:
- Những vùng đất có giá trị tạo thu nhập nhất? - Những vùng đất có khả năng tạo ra thu nhập mới?
- Làm gì để cải thiện? Tăng sản lượng? Tăng thu nhập?
- Trong việc sử dụng các nguồn lực ở thôn, có vấn đề gì cần giải quyết?
Tìm giải pháp:
61
- Có giải pháp nào giải quyết được những vấn đề trên? Giải pháp nào để quản lý các nguồn tài nguyên một cách bền vững? Cần làm gì để tận dụng những tiềm năng hiện có của khu vực này?
- Ai có thể tham gia vào quá trình đó?
- Lấy nguồn lực từ đâu và bao nhiêu để giải quyết? Chú ý:
- Sơ đồ chỉ có tính chính xác tương đối, căn cứ vào bản đồ để thảo luận.
- Việc thảo luận và vẽ sơ đồ diễn ra đồng thời. Nên vẽ xong sơ đồ rồi mới bắt đầu thảo luận từng địa điểm để chỉ ra các thuận lợi, khó khăn.
- Bắt đầu vẽ từ 1 tâm điểm ሺví dụ như con đường chính trong thônሻ. Đặt các câu hỏi để vẽ tiếp các điểm quan trọng khác.
- Tập trung thảo luận vào xu hướng huy động các nguồn lực, địa điểm, đối tượng chịu tác động của các yếu tố tiêu cực.
- Những phát hiện trong quá trình sử dụng công cụ Sơ đồ tài nguyên được tổng hợp và điền vào mẫu lập kế hoạch thôn.
3. Công cụ 3: Lược sử thôn bản
aሻ Khái niệm
Công cụ này giúp cho người dân nhớ lại những sự kiện lịch sử đã trải qua của thôn. Đồng thời mỗi thành viên của cộng đồng cũng nhận thấy được sự nỗ lực vươn
62
lên qua từng thời kỳ lịch sử của thôn.
bሻ Mục đích
Tìm ra thông tin tổng quát và các sự kiện lịch sử quan trọng gần đây của thôn.
cሻ Cách thực hiện
Thời gian Những sự kiện chính
Ý nghĩa tên của thôn
Thành lập thôn
1930‐1954
1954 ‐1975
1975 ‐1990
1990 ‐ đến nay
Xu hướng tương lai và ý kiến
chung cho kế hoạch phát
triển dài hạn
4. Công cụ 4: Lịch thời vụ aሻ Khái niệm
Là biểu đồ thể hiện chu trình hoạt động sản xuất của thôn trong một năm, bao gồm những thay đổi tự nhiên về khí hậu, thời kỳ dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi trong thôn và các hoạt động kinh tế như yêu cầu về lao động, đầu vào, đầu ra cho sản xuất…
Lịch thời vụ được dùng để thu thập thông tin về cách người dân phân bố thời gian cũng như lao động cho các hoạt động khác nhau trong thôn. Các hoạt
63
động này thường được trình bày dưới dạng danh mục hoạt động theo thứ tự thời gian trong năm. Lịch thời vụ cho biết các mô hình sản xuất nhất định hoặc thời điểm quá trình sản xuất bị ảnh hưởng xấu như thời điểm nợ nần, thiếu lương thực, bệnh tật, thiếu/thừa lao động.
Đồng thời, lịch này cũng thể hiện thông tin về thời tiết, dịch bệnh, các sự kiện của cộng đồng trong năm.
bሻ Mục đích
‐ Đánh giá tiềm năng và kinh nghiệm sản xuất/canh tác của địa phương, nhu cầu lao động tại từng thời điểm, phục vụ cho việc lập kế hoạch hoạt động của thôn.
‐ Thu thập được nhiều loại thông tin khác nhau và mối liên quan giữa các thông tin với nhau qua từng chu kỳ thời gian trong một năm.
‐ Giúp cộng đồng nhận biết rõ hơn các sự kiện và nguồn lực của chính họ. Từ đó có thể lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phù hợp với thời vụ của cộng đồng.
cሻ Cách thực hiện
* Bước 1: Chuẩn bị
‐ Chọn địa điểm.
‐ Nhóm hướng dẫn: cử ra 2 người, một người 64
dẫn chương trình có trách nhiệm chuẩn bị dàn ý, một người thư ký chuẩn bị giấy, bút để sao chép lại. ‐ Công cụ: giấy A0, bìa màu, bút màu, thước kẻ. ‐ Người dẫn chương trình trình bày nội dung, cách làm, và thời gian thực hiện.
* Bước 2: Vẽ trên tờ giấy A0 13 cột, tương đương với 12 tháng trong năm và 1 cột là hoạt động của thôn mang tính mùa vụ, quy ước ghi theo tháng âm lịch hay dương lịch. Người tham dự tự vẽ các biểu tượng hoặc đặt các biểu tượng vào khung theo chủ đề đã nêu trên.
65
Lượng mưa
Nhiều
Trung bình
Ít
Nhiệt độ trung
... ... ... bình ሺC0ሻ
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lúa chiêm Lúa mùa
Sắn
Lạc
Cam, quýt Dịch bệnh trâu, bò
Cấy
Trồng Chiết
Sâu
Trồng Trồng
bệnh
Bệnh ỉa chảy
Gặt Mối
Gieo mạ phá
Cấy Thu
Chăm Trồng Chuột
sóc phá
Gặt
Mối phá
Gieo
Bệnh tụ
huyết trùng
mạ
Thu Chiết
Lợn
Nghề phụ ሺThêu renሻ Đi làm thuê
66
Bệnh lở mồm
long móng
Đi phụ hồ
Mua vật liệu sản xuất
* Bước 3: Phân tích kết quả và trình bày vào bảng sau:
Lĩnh vực Mặt mạnh/ Thuận lợi
Khó khăn/ Tồn tại
Nguyên
nhân Giải pháp
* Bước 4: Xác định các hoạt động liên quan để giải quyết vấn đề hoặc củng cố thực tiễn có triển vọng ሺLưu ý: phải xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt độngሻ
Hoạt động
Đơn vị
Số
lượng
Địa điểm
Khung thời gian
Đóng góp
Hỗ trợ từ bên
Ưu tiên
Bắt đầu
Kết thúc
của thôn
ngoài
Câu hỏi gợi ý khi lập lịch mùa vụ:
- Lượng mưa của từng tháng trong năm? Tháng nào nhiều nhất? Tháng nào ít nhất?
- Nhiệt độ trung bình của các tháng này như thế nào? Tháng nào nóng nhất? Tháng nào lạnh nhất? - Các thời điểm canh tác trong năm của từng cây trồng chính ሺví dụ đối với trồng lúa: Khi nào gieo mạ?
67
Gieo trong bao lâu? Thường gặp khó khăn gì? Khi nào cấy? Trong bao lâu? Thời gian chăm sóc? Khi nào thu hoạch? Khi nào sâu bệnh và sâu bệnh gì? Thiệt hại như thế nào? Có khó khăn gì trong công tác phòng trị bệnh? Tại sao?ሻ.
- Người dân trong thôn mình có nghề phụ không? Nếu có là những nghề gì? Thường làm vào thời gian nào? Có đi làm thuê nơi khác không? Đối tượng nào? Thời gian nào?
- Các loại vật nuôi chính của hộ gia đình? Thời điểm nuôi, bán? Thời gian nào thường xảy ra dịch bệnh, dịch bệnh gì? Tiêm phòng vào thời gian nào? Ai hỗ trợ?
- Ảnh hưởng của thời tiết ሺhạn hán, sương muối, rét hạiሻ đến năng suất các loại cây trồng, vật nuôi? Ảnh hưởng của dịch bệnh đến cây trồng, vật nuôi như thế nào? Có thể làm gì để giảm bớt các thiệt hại?
- Thời điểm thích hợp mà người dân có thể tham gia các hoạt động tập huấn, tuyên truyền?
5. Công cụ 5: Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn ሺMYTKሻ
aሻ Khái niệm
Là công cụ giúp cộng đồng/thôn phân tích, nhận diện các mặt mạnh, mặt yếu ሺcủa nội bộሻ cũng như các thuận lợi và khó khăn ሺyếu tố bên ngoàiሻ khi cộng đồng/thôn muốn thực hiện một giải pháp/giải quyết một vấn đề/khó khăn hoặc thực hiện một dự án/một
68
công việc cụ thể.
bሻ Mục đích
- MYTK giúp xác định được mặt mạnh, yếu, thuận lợi và khó khăn của địa phương hiện tại và trong tương lai.
- Có thể sử dụng công cụ này để tổng hợp và phân tích từng lĩnh vực kinh tế, xã hội của xã nhằm xác định các giải pháp của mỗi lĩnh vực; giúp cộng đồng phân tích đơn giản những mặt mạnh/thuận lợi và mặt yếu/khó khăn của mỗi lĩnh vực kinh tế ‐ xã hội trong thôn, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp.
- Đề ra giải pháp đáp ứng phù hợp làm định hướng can thiệp cho kế hoạch. Cân nhắc và thảo luận về những đề xuất của tất cả các bên liên quan.
- Khuyến khích các sáng kiến nhằm giúp thôn/bản có thể tìm cách đẩy mạnh các mặt mạnh, tận dụng các thuận lợi, các cơ hội, đồng thời tìm cách khắc phục các mặt yếu, các cản trở, tránh các nguy cơ, rủi ro nhằm tăng hiệu quả các hoạt động phát triển cộng đồng.
- Ngoài ra, MYTK còn là công cụ giúp phân tích phát triển một tổ chức hay áp dụng cho tiến trình xác định các chiến lược phát triển cộng đồng. cሻ Cách thực hiện
* Bước 1: Chuẩn bị
Viết lĩnh vực cần phân tích vào giữa tờ giấy A0, sau
69
đó chia tờ giấy A0 thành bốn phần bằng nhau. Lần lượt viết các phần: mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn ሺbằng ngôn ngữ địa phương hoặc biểu tượngሻ. * Bước 2: Thảo luận
Đặt câu hỏi liên quan để người dân suy nghĩ, thảo luận và nêu các ý kiến đóng góp điền đầy đủ vào các ô. Xem lại kết quả của nhóm và thảo luận ý kiến đóng góp một cách chi tiết. Thảo luận về những lựa chọn để khắc phục các điểm yếu và cản trở, tận dụng và phát huy các điểm mạnh, các cơ hội và tiềm năng.
* Bước 3: Phân tích kết quả và trình bày vào bảng sau
Lĩnh vực
Mặt
mạnh/ Thuận lợi
Điểm yếu/ Khó khăn
Nguyên nhân
Giải pháp
* Bước 4: Xác định các hoạt động liên quan để giải quyết vấn đề hoặc củng cố thực tiễn có triển vọng ሺLưu ý: phải xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt độngሻ.
Hoạt động
Đơn vị
Số
lượng
Địa điểm
Khung thời gian
Đóng góp
Hỗ trợ từ bên
Ưu tiên
70
Bắt đầu
Kết thúc
của thôn
ngoài
Một số câu hỏi định hướng:
- Tìm những điểm mạnh: trong lĩnh vực ሺy tế/ giáo dục...ሻ thôn mình có các điểm mạnh nào ሺvề cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên/cán bộ y tế...ሻ? Làm thế nào để phát huy những điểm mạnh này?
- Tìm những điểm thuận lợi: trong lĩnh vực ሺy tế/ giáo dục...ሻ thôn ta có những thuận lợi gì? Chúng ta có thể làm được gì nữa? Các nguồn lực/tiềm năng của chúng ta là gì? Có chính sách/chương trình/dự án nào hỗ trợ không? Làm thế nào để tận dụng được những tiềm năng/cơ hội/thuận lợi này?
- Tìm những điểm yếu: trong lĩnh vực ሺy tế/ giáo dục...ሻ thôn mình có những điểm yếu nào ሺcó trẻ suy dinh dưỡng không/hoạt động của y tế thôn như thế nào/có trẻ bỏ học không...? Có thể làm gì để khắc phục những điểm yếu nội bộ?
- Tìm những điểm khó khăn: trong lĩnh vực ሺy tế/ giáo dục...ሻ thôn ta có những khó khăn gì ሺy tế: tình hình cấp thẻ bảo hiểm y tế...; giáo dục: chính sách hỗ trợ trẻ em nghèo...? Có những điểm gì phải lưu ý?... Có thể làm gì để giảm bớt các nguy cơ từ bên ngoài mà người dân đang phải đối mặt khi thực hiện các kế
71
hoạch của mình?
- Nguyên nhân của từng khó khăn/điểm yếu là gì? - Làm thế nào để khắc phục các khó khăn/ điểm yếu?
- Làm thế nào để tận dụng các cơ hội, phát huy các điểm mạnh?
6. Công cụ 6: Lịch sử thiên tai, thảm họa
aሻ Khái niệm
Công cụ này giúp cho người dân nhớ lại những sự kiện thảm họa đã trải qua của cộng đồng. Các loại hiểm họa tiềm ẩn trong cộng đồng, có những thay đổi như diễn biến, chu kỳ, tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai/thảm họa xảy ra trong quá khứ. Đồng thời cũng giúp cho mỗi thành viên của cộng đồng nhìn nhận lại những thay đổi của hiểm họa do sự cố gắng và nỗ lực của địa phương, cộng đồng trong công tác phòng ngừa, cũng như những mặt yếu kém đang tồn tại, từ đó cùng nhau tìm ra giải pháp thích ứng trong việc quản lý, phòng ngừa và giảm nhẹ trong tương lai.
bሻ Mục đích
Tìm ra thông tin tổng quát và các sự kiện thảm họa/ thiên tai quan trọng trong quá khứ và thời gian gần đây của cộng đồng.
cሻ Cách thực hiện
‐ Thúc đẩy viên chuẩn bị vẽ sẵn biểu mẫu và giới 72
thiệu cho nhóm hiểu mục đích và sơ bộ về biểu mẫu. ‐ Thảo luận, tìm hiểu về những sự kiện thảm họa/thiên tai đã và vừa xảy ra trong cộng đồng:
Thảm họa/ thiên tai
Thời gian xuất hiện trong năm ሺtháng, nămሻ
Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất
Thống kê những thiệt hại
Lụt Tháng 8 năm 1999
Bão Tháng 9 năm 1995
Trẻ em,
nông dân; …
Trẻ em, hộ gia đình ở nhà tạm, …
5 ha lúa mất trắng
1 người
chết, 5
người bị
thương
v.v. ... ... Lưu ý: Nêu ra các loại thảm họa từ 20 năm trở lại đây.
‐ Phân tích kết quả và trình bày vào bảng sau:
Lĩnh vực ሺtên thiên tai/thảm họaሻ
Mặt mạnh/ thuận lợi/ khả năng ứng phó
Khó khăn/ tồn tại/
nguy cơ
Nguyên
nhân Giải pháp
‐ Xác định các hoạt động liên quan để giải quyết vấn đề hoặc củng cố thực tiễn có triển vọng ሺLưu ý: điều quan trọng là phải xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt độngሻ:
Hoạt Số Địa Khung thời Đóng Hỗ trợ Ưu
73
động Đơn
lượng điểm gian góp
từ bên
tiên
vị
Lưu ý:
Bắt đầu
Kết thúc
của thôn
ngoài
- Cần sử dụng lịch sử thiên tai để dự báo và nâng cao nhận thức của người dân địa phương về các hiểm họa trong tương lai liên quan đến biến đổi khí hậu và thái độ của họ khi đối mặt với sự bất định. Trong lịch sử thảm họa, cần phải nêu câu hỏi: “Có thể xảy ra thảm họa nào trong cộng đồng”, có nhấn mạnh các thảm họa quen thuộc hoặc lạ, chưa từng xảy ra.
- Khi lập bảng lịch sử thảm họa nhớ hỏi người tham dự phân loại thông tin thu thập, ví dụ thay đổi về môi trường/tự nhiên ሺnhư xảy ra các thảm họa tự nhiênሻ, hoặc các sự kiện do con người gây ra ሺnhư các hoạt động kinh tếሻ. Chọn một số khía cạnh môi trường nổi bật như bão, lũ lụt hoặc hạn hán, thiếu nước và để người tham dự quyết định xem cường độ và tần suất có tăng hay không và ghi chép kết quả.
Câu hỏi gợi ý phân tích lịch sử thiên tai:
- Trong 20 năm qua đã có những thiên tai gì đã xảy ra trong cộng đồng?
- Những thiên tai đó xảy ra cụ thể vào thời gian nào? ሺghi rõ tháng, nămሻ, kéo dài trong bao lâu?
- Hãy liệt kê ra những thiệt hại, mất mát lớn của 74
cộng đồng/thôn trong những thiên tai đó? - Lúc đó, những nhóm người nào bị ảnh hưởng nhiều nhất? Hãy chỉ ba nhóm bị ảnh hưởng nhất. Theo bà con vì sao những nhóm này chịu ảnh hưởng nhiều nhất?
- Trong 3‐5 năm trở lại đây, năng suất cây trồng có bị ảnh hưởng xấu ሺgiảm năng suất, giảm diện tích đất nông nghiệpሻ do vấn đề thiên tai có xu hướng tăng cao hơn không? Nếu có thì nêu ra ví dụ cụ thể?
- Người dân có những biện pháp nông nghiệp sản xuất nào để thích ứng với vấn đề thiên tai/thảm họa không? ሺVí dụ: chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi vị trí/khu vực làm nông nghiệp, thay đổi cách sản xuất, phải bỏ chuyển sang công việc phi nông nghiệp...ሻ.
- Tại trường học, thầy cô giáo hay phòng giáo dục có thay đổi lịch học để ứng phó với thiên tai hay không.
Gợi ý về bảng tổng hợp thông tin lĩnh vực phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai:
Tình trạng dễ bị tổn thương
ሺđiểm yếuሻ
‐ Nhà cửa tạm bợ, nhà cửa ở khu vực nguy hiểm.
‐ Người dân sống trong những khu
Khả năng
ሺđiểm mạnhሻ
‐ Địa điểm nơi có thể trú ẩn an toàn ሺnêu rõ tên những công trình nàyሻ.
‐ Người có thể trú
Rủi ro
ሺnguy cơሻ
‐ Các rủi ro liên quan tới sức khỏe, an toàn tính mạng của trẻ em.
‐ Các rủi ro liên
75
Tình trạng dễ bị tổn thương
ሺđiểm yếuሻ
vực nguy hiểm, trong đó có trẻ em. ‐ Kilômét đường bị ngập lụt, số cầu bị ngập hoặc có nguy hiểm khi có thiên tai.
‐ Hệ thống thủy lợi, đê tạm bợ hoặc dễ bị ảnh hưởng do thiên tai.
‐ Diện tích khu dân cư, đất trồng cây nông nghiệp bị ngập, hoặc bị sạt lở, hạn hán.
‐ Trường học không bảo đảm, lớp học tạm, không kiên cố, dễ bị ngập lụt hoặc tốc mái hay sụp đổ.
‐ Diện tích của từng loại cây trồng bị ảnh hưởng bởi thiên tai như hạn hán, lũ lụt hoặc mưa bão ሺnêu
76
Khả năng
ሺđiểm mạnhሻ
an toàn ở những nơi này.
‐ Nhà kiên cố, bán kiên cố.
‐ Phương tiện có thể huy động dùng trong thiên tai ሺví dụ: thuyền, áo phao, xe bò, xe công nông, phao cứu sinh, cáng thươngሻ.
‐ Kilômét đường, công trình giao thông, hệ thống thủy lợi, đê kiên cố/an toàn.
‐ Con đường sơ tán ሺnêu vị tríሻ.
‐ % dân cư có thể nghe những thông tin của loa truyền thanh về phòng, chống thiên tai.
‐ ...
Rủi ro
ሺnguy cơሻ
quan tới việc học tập của trẻ em.
‐ Các rủi ro liên quan tới những tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ em.
‐ Các rủi ro liên quan tới vấn đề sản xuất, chăn nuôi của người dân, từ đó ảnh hưởng đến đời sống của trẻ em.
‐ Các rủi ro liên quan tới những thiệt hại của các công trình, cơ sở hạ tầng.
‐ ...
Tình trạng dễ bị tổn thương
ሺđiểm yếuሻ
rõ ảnh hưởng gìሻ.
Khả năng
ሺđiểm mạnhሻ
Rủi ro
ሺnguy cơሻ
7. Công cụ 7: Thẻ màu
aሻ Khái niệm
Là mảnh giấy ሺmàuሻ dùng để thu thập các ý kiến cá nhân của người tham gia trong quá trình tham vấn bằng cách để họ tự ghi ý kiến của mình vào giấy, sau đó đưa ra thảo luận trước cả nhóm.
bሻ Mục đích
- Lấy được nhiều ý kiến cùng một lúc ሺkhi có nhiều người tham giaሻ;
- Khắc phục được sự ngần ngại của người tham gia khi phải phát biểu ý kiến hoặc phải nói ra những điều khó nói;
- Tăng tính tự tin và khả năng hòa nhập vào cộng đồng;
- Công cụ trực quan, dễ hiểu, dễ lôi cuốn và huy động được sự tham gia của người dân.
cሻ Cách thực hiện
- Bước 1. Nêu nội dung cần thảo luận và phát thẻ màu, bút viết và hướng dẫn cách ghi ý kiến ሺviết to, rõ ràng, cụ thể; mỗi phiếu chỉ viết một vấn đề/một ý; hạn chế việc viết nhiều hơn hai dòng chữ trên một phiếuሻ.
77
- Bước 2. Thành viên tham gia ghi các ý kiến của mình vào phiếu.
- Bước 3. Thu các phiếu và làm rõ thông tin trên các phiếu ሺnếu cầnሻ. Ghim các phiếu lên bảng theo từng nội dung/chủ đề, các phiếu không phù hợp có thể ghim riêng.
- Bước 4. Thảo luận bổ sung các phiếu thông tin và ghim/dán vào vị trí phù hợp.
- Bước 5. Đặt tên cho từng nội dung/chủ đề của các nhóm phiếu; tổng kết, kết luận.
Lưu ý: Không dùng thẻ màu khi người tham gia không biết đọc, viết và trong một chừng mực nào đó dùng thẻ màu sẽ gây tốn kém hơn cho việc thu thập thông tin.
8. Công cụ 8: Xếp hạng ưu tiên
aሻ Khái niệm
Xếp hạng ưu tiên để sắp xếp các vấn đề/giải pháp/hoạt động đã được xác định theo thứ tự ưu tiên giảm dần.
bሻ Mục đích
Giúp phân tích xem người dân quan tâm đến lĩnh vực nào, từ đó xếp thứ tự ưu tiên các hoạt động hoặc giúp nhóm đánh giá được sở thích của người dân.
78