🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cẩm Nang Gia Đình Việt
Ebooks
Nhóm Zalo
1
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM
Phó Chủ tịch Hội đồng
Giám đốc - Tổng Biên tập
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM MINH TUẤN
Thành viên
NGUYỄN HOÀI ANH
PHẠM THỊ THINH
NGUYỄN ĐỨC TÀI
TỐNG VĂN THANH
2
4
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Gia đình là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên một xã hội hoàn chỉnh và có tác động rất lớn đến việc xây dựng xã hội. Gia đình đồng hành với mỗi người từ khi mới lọt lòng cho đến khi trưởng thành, là nơi tạo dựng ước mơ, lưu giữ những giá trị nhân văn, mang lại hạnh phúc cũng như là điểm tựa cho mỗi người trong cuộc sống.
Theo chiều dài lịch sử, gia đình Việt Nam đã hình thành nên những giá trị tốt đẹp, quý báu như tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo,… Những truyền thống quý báu đó được các gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy, góp phần xây dựng nên bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh chịu nhiều tác động của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, hôn nhân và gia đình Việt Nam trải qua nhiều biến chuyển quan trọng, từ gia đình truyền thống chuyển sang gia đình hiện đại với những đặc điểm mới, phù hợp với lối sống, tư duy công nghiệp hóa và sự phát triển của kinh tế thị trường. Bên cạnh những yếu tố tích cực, quan điểm, lối sống và hành vi ứng xử của mỗi cá nhân cũng chịu những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
5
Nhằm giúp các gia đình, nhất là các gia đình trẻ, giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hôn nhân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Viện Tâm lý học và Truyền thông xuất bản cuốn sách Cẩm nang gia đình Việt, do PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và TS. Nguyễn Thị Chính biên soạn. Cuốn sách được các chuyên gia tâm lý chia sẻ thông qua 5 chủ đề với 55 câu chuyện nhỏ hằng ngày bằng những hình ảnh sinh động, hấp dẫn về các vấn đề như việc kết hôn, quyết định sinh con, chăm sóc con cái, cách giải quyết những khó khăn trong cuộc sống gia đình,… từ đó giúp gia đình hạnh phúc, giúp các thành viên gắn kết với nhau hơn.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 4 năm 2022
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
6
LỜI GIỚI THIỆU
Gia đình là môi trường xã hội hóa quan trọng bậc nhất của mỗi cá nhân, bởi đây là nhóm xã hội đầu tiên và gắn bó suốt đời của mỗi người, là môi trường chính yếu hình thành nên nhân cách và cá tính của mỗi đứa trẻ. Tại gia đình, trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc và được dạy bảo những điều đầu tiên, sơ đẳng để làm người. Ở tuổi ấu thơ, gia đình là cả thế giới, cha mẹ là những thần tượng của trẻ.
Nhưng hành trình nuôi dạy con là cả một hành trình dài, đầy những băn khoăn, trăn trở cùng nhiều thử thách, khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, lòng yêu thương, sự thấu hiểu và kiến thức hiểu biết của chính các bậc phụ huynh.
Với đặc trưng văn hóa người Việt, bất kỳ người làm cha, làm mẹ nào cũng có những trải nghiệm ít nhiều ảnh hưởng đến cách nuôi dạy con cái sau này. Chúng ta có thể nuôi dạy con cái theo cách giáo dục của cha mẹ mình, có người lại dùng phương pháp giáo dục hoàn toàn ngược lại với cha mẹ mình để dạy con. Có người lại trao cho con những thứ mà mình chưa bao giờ có được như một kiểu bù đắp những mất mát của bản thân. Có người lại ứng dụng những kinh nghiệm của “hotmom” hay những phương pháp giáo dục của nước ngoài… Nhưng những phương pháp này đều có thể chưa hoàn toàn phù hợp với con cái của mình.
7
Hiểu được điều đó, với mong muốn giúp bố mẹ Việt giảm bớt những khó khăn, gánh nặng trong hành trình giáo dục con trở thành những con người trưởng thành, hạnh phúc và thành công, Viện Tâm lý học và Truyền thông giới thiệu cuốn sách Cẩm nang gia đình Việt.
Sự khác biệt lớn nhất của Cẩm nang gia đình Việt với những cuốn sách, tài liệu khác là cuốn sách nhỏ này được viết bằng những chia sẻ, ghi chú tỉ mỉ dưới góc nhìn của những chuyên gia tâm lý với những quan sát về văn hóa và trải nghiệm cá nhân trong việc xây dựng đời sống hôn nhân, gia đình và nuôi dạy con.
Cuốn sách chứa đựng những câu chuyện nhỏ hằng ngày, giúp người đọc hình dung ra những biểu hiện cụ thể, những diễn biến cảm xúc, hành vi cụ thể và những mẩu đối thoại hay những xáo trộn trong sinh hoạt gia đình hằng ngày mà người làm cha, làm mẹ phải đối diện.
55 câu chuyện nhỏ trình bày trong cuốn sách là 55 câu chuyện về đời sống hôn nhân, gia đình thường gặp trong nhiều gia đình Việt, được chia thành 5 nhóm chủ đề chính, cuốn sách là bản đồ chỉ dẫn bố mẹ cách vượt qua từ những xung đột giữa vợ chồng, những bối rối khi chuẩn bị đón đứa con đầu tiên, đến những khó khăn, hoang mang trong quá trình nuôi dạy con trưởng thành… Qua đó, vun đắp một gia đình an toàn và yêu thương.
Tháng 4 năm 2022 CÁC TÁC GIẢ
8
“MỘT CỘNG MỘT LỚN HƠN HAI”
9
10
1. Kết hôn và tâm thế trở thành cha mẹ
Tình yêu song hành cùng tuổi trẻ như những bông hoa đào cần mùa xuân để bung nở rực rỡ. Yêu thương sẽ làm nảy sinh nhu cầu gắn bó giữa các cá nhân, vì vậy các bạn trẻ thường sẽ quyết định đi tới hôn nhân sau vài tháng hay vài năm gắn bó, thương yêu nhau. Một trong những lý do khiến cho các bạn trẻ đi nhanh tới hôn nhân hơn là việc họ mong muốn trở thành cha mẹ để cùng nhau sinh ra và chăm sóc những đứa con. Những đứa trẻ được sinh ra từ những cặp đôi đủ trưởng thành, đủ tình yêu thương và đủ ý thức về trách nhiệm làm cha, làm mẹ sẽ có nhiều cơ hội được lớn lên trong tình thương yêu, được chăm sóc đúng cách để trưởng thành và hạnh phúc.
Trước khi sinh con, các bậc cha mẹ hãy yêu thương lẫn nhau,
yêu thương chính mình và ý thức
đầy đủ về trách nhiệm
với những đứa con.
11
Anh ấy thật giỏi giang!
Sao lúc nào cô ấy cũng cau có nhỉ? Lúc yêu nhau cô ấy dễ thương lắm mà...
Cô ấy thật
xinh đẹp!
Hóa ra anh ấy là người ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân, sao mình không
nhận ra sớm hơn nhỉ?
Làm sao đây!?!
Mình chưa muốn ràng buộc hôn nhân. Nhưng cô ấy muốn giữ đứa bé.
Thôi thì kết hôn vậy!
Em nghĩ chúng ta nên chia tay. Anh không tôn trọng em chút nào. Em sẽ nuôi con!
Tùy em!
Mình không còn một mình!
Mình sẽ phải mạnh mẽ cho cả hai mẹ con!
12
2. Con cái - gánh nặng hay hạnh phúc?
Trở thành cha mẹ là một “sự nghiệp” thiêng liêng nhưng cũng đầy thách thức đối với cả những người có kế hoạch từ trước cũng như những người bị động. Em bé ra đời khiến cho nhu cầu tiếp nối thế hệ, nhu cầu có quan hệ tình thân, sự yêu thương của các gia đình được thỏa nguyện, nhưng đồng thời cũng tạo ra một áp lực không nhỏ đến kinh tế, thời gian sinh hoạt, các thói quen trước đây của gia đình. Bởi vậy, khi quyết định sinh con, người làm bố, làm mẹ đã bắt đầu một quyết định hệ trọng trong cuộc đời mà ở đó họ cần có sự sẵn sàng đối mặt với một loạt những sự biến đổi trong cuộc sống bên ngoài (công việc, mối quan hệ...) đến những thay đổi bên trong (mối quan tâm, kiến thức, kỹ năng...).
Khi quyết định sinh con là khi bạn quyết định trở thành một con người với sự can đảm, rộng lượng, hy sinh và cố gắng nhiều hơn những gì bạn đang có.
13
Ngày kết hôn Ngày cầu hôn Chúng ta cố gắng
KHOA
Đã 3 năm rồi, Không biết lần này có được không?
Một lần nữa anh nhé!
HIẾM MUỘN
Cái cục nợ này,
đến bao giờ mới
hết làm mình khổ đây!?!
Con là cục cưng chứ, khó khăn lắm mình mới có được đấy!
14
3. Mẹ bầu vui vẻ
Hành trình làm mẹ bắt đầu từ trước khi đứa trẻ được sinh ra. Ngay từ khi trong bụng mẹ, đời sống của thai nhi đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tâm lý, hành vi của người mẹ. Lúc này, người mẹ hít thở, ngủ, nghỉ như thế nào, ăn, uống, đi lại, tâm trạng ra sao đều có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên rằng người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt tốt về cả thể chất lẫn tinh thần để tạo điều kiện cho con mình phát triển khỏe mạnh, bình an. Nhưng, đôi khi chính vì yêu cầu “tốt cho con” mà người mẹ cũng bị áp lực và gặp khó khăn khi đột ngột phải thay đổi thói quen, lối sống của mình. Do đó, mẹ bầu cần có một kế hoạch để thích nghi dần với sứ mệnh của mình và thực hiện sứ mệnh đó một cách thoải mái nhất.
Cuộc đời mỗi người sẽ không có quá nhiều lần trải nghiệm quá trình thai nghén. Bởi vậy, hãy tạo nên một hình ảnh mẹ bầu vui vẻ và để quá trình ấy trở thành những ký ức đẹp đẽ nhất trong cuộc đời.
15
Chị mấy tháng rồi?
Con đầu hay con dạ?
Cháu trai hay cháu gái?
Chị theo bác sĩ nào?
Dự kiến sinh ở đâu?
Ôi em có được 3 tháng rồi mà em bỡ ngỡ quá.
Chắc em lần đầu có em bé hả? Chị lần thứ ba rồi đây, bé này bị nhỡ. Em thấy không, em còn có chồng đưa đi khám. Ông chồng chị thì đứa đầu lần nào cũng đi cùng, Lần hai thì thi thoảng, Giờ thì chị toàn đi một mình thôi!
Ôi, chị ơi, từ lúc có bầu đến giờ em nghén quá! Gần tới ngày sinh rồi mà em ăn không nổi. Đã thế mẹ chồng còn cứ mua các thể loại tẩm bổ. Bắt em ăn để cháu bà còn khỏe mạnh.
Còn chị, Không ai biết chị có bầu mấy tháng. Chị ngồi đọc sách, thi thoảng mỉm cười và ăn chút trái cây mang theo. Trong đầu chị chẳng có câu hỏi gì cũng chẳng có gì để chia sẻ.
Chị cảm thấy vui vì sự có mặt của con và muốn cả hai cùng vui vẻ, khỏe mạnh.
16
4. Khi bố thường xuyên vắng nhà
Áp lực công việc, lo lắng để chu cấp đầy đủ cho gia đình khiến các ông bố, bà mẹ dành ngày càng nhiều thời gian ở cơ quan, xí nghiệp, đi công tác, hay gặp gỡ đối tác, đồng nghiệp. Đặc biệt là những ông bố! Với khối thời gian ít ỏi... bố thường xuyên vắng nhà. Hình ảnh người phụ nữ ngủ gật chờ chồng bên mâm cơm nguội ngắt ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình Việt. Nhiều ông bố chỉ coi về nhà là để nghỉ ngơi, đọc báo, xem tivi, ăn tối, mà quên mất trách nhiệm làm chồng, làm cha, quên mất mình là một phần quan trọng, không thể tách rời của gia đình, góp phần quan trọng làm cho vợ mình hạnh phúc, nuôi dạy con cái khôn lớn, trưởng thành.
Hãy hạn chế sự vắng mặt của người cha ở gia đình và hãy nhớ tài chính là không thể thiếu nhưng không đủ để xây dựng một gia đình hạnh phúc.
17
Anh đã nói em đừng chờ cơm,
ăn trước đi, anh có việc gặp
khách hàng, anh ăn tối rồi.
Vâng!
Em à...
Anh bận rộn cũng là lo cho gia đình chúng ta thôi mà em. Đừng có giận mà con nó buồn.
Em biết anh lo cho gia đình, nhưng cả tuần rồi anh không về ăn tối, em ăn không nổi, lo cho sức khỏe của anh.
18
5. “Vợ chồng son, sinh một con thành bốn”
Sau khi sinh con, cuộc sống gia đình không còn là thay đổi về “lượng”, mà đã hoàn toàn thay đổi cả về “chất”. Gia đình không chỉ có thêm một nhân khẩu, mà còn thêm một nguồn yêu thương, thêm một nguồn động lực, thêm một nguồn năng lượng, thêm một mối lo nuôi dạy... và thêm nhiều mối quan hệ. Các sinh hoạt trong gia đình cũng hoàn toàn bị đảo lộn. Vai trò, thứ tự ưu tiên trong gia đình đã ít nhiều thay đổi và phép toán 2+1 giờ đã lớn hơn 3, ít nhất cũng phải bằng 4! Ý thức đầy đủ về những thay đổi trong sinh hoạt gia đình, trong tâm lý mỗi thành viên, trong tình cảm và trách nhiệm của cha mẹ với con cái và với nhau là điều kiện tối cần thiết để bảo vệ hạnh phúc, sự an vui của mỗi thành viên và hạnh phúc của gia đình.
Gia đình sau khi có con sẽ thay đổi về cơ bản so với khi còn là cặp vợ chồng son rỗi với nhiều trách nhiệm hơn, nhiều lo toan, bề bộn hơn, nhưng cũng nhiều yêu thương và động lực hơn!
19
Anh về rồi đây!
Em đi chợ một lát nhé! Nhà hết rau mà em không đi mua được.
Anh trông con cho,
em cứ nấu cơm đi nhé.
Xin lỗi mọi người, bé hơi quấy. Hẹn mọi người ghé nhà
lần sau nhé!
à ơi...
Không sao đâu em!
Con sẽ lớn và sẽ bớt quấy khóc. Đêm nay anh trông con cho em nghỉ ngơi đi nhé!
20
6. Mỗi ngày một chuyện
Khi một gia đình hình thành, các thành viên không chỉ cần làm quen và thích nghi dần với vai trò mới (làm vợ/chồng, làm mẹ/cha, làm con dâu/con rể...) mà còn cần làm quen với một môi trường, một hoàn cảnh văn hóa mới. Có thể có vô số những điều khác biệt trong lối sống, thói quen giữa hai người từ hai gia đình khác nhau khi bắt đầu chung sống, từ chuyện nhỏ bé hằng ngày như thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ... đến những chuyện lớn lao như cách thức nuôi dạy con cái, cách chi tiêu, mục tiêu tài chính, mối quan hệ họ hàng hai bên. Những sự khác biệt này có thể dẫn đến xung đột, làm mất hòa khí trong gia đình nếu hai bên không học được cách chấp nhận và thích nghi.
Khi về một nhà, sự khác biệt
giữa hai người đã sống ở hai gia đình khác nhau là điều tất yếu! Hãy học cách chấp nhận, chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh bản thân để
xây dựng được sự hòa hợp.
21
Con nhớ cho ít mắm tôm vào nồi canh nhé!
Sao cứ phải tốn công tốn sức làm gì?
Ra ngoài ăn cho khỏe!
Mau ăn sáng
nào anh!
Hôm qua, thằng bạn
anh có chuyện gấp anh cho nó mượn tiền mà
quên báo với em!
Canh mà cũng cho mắm tôm! Khiếp quá!
Anh không thấy là ra ngoài ăn vừa mất vệ sinh, vừa đắt đỏ à?
Anh điên à?
Số tiền đó là tiền em để
dành mua bảo hiểm cho
cả nhà mình đấy!
22
7. Sự lây lan của tâm trạng trong gia đình
Cuộc sống của gia đình trẻ luôn bộn bề lo âu, vất vả với việc lập nghiệp, lập thân. Những áp lực của sự bươn chải trong cuộc sống khiến chúng ta dễ bị căng thẳng, tức giận và có những cảm xúc khó chịu. Khi những trạng thái đó xuất hiện mà bản thân mỗi người không biết cách xử lý, giải tỏa một cách tích cực thì trạng thái đó sẽ như một loại virus/vi khuẩn có thể lan truyền sang cả những thành viên khác trong gia đình, khiến gia đình ngột ngạt, khó chịu hoặc căng thẳng theo. Do đó, chúng ta cần phải biết cách xử lý và triệt tiêu những con virus/vi khuẩn mang tên “tâm lý tiêu cực” khi đối diện với những người thân yêu để xây dựng một gia đình với bầu không khí vui vẻ, là nơi mọi người cảm nhận được sự ấm áp, an bình.
Hãy gác lại âu lo,
buồn phiền sau cánh cửa khi bạn
bước vào nhà nếu bạn muốn có được sự an vui của gia đình.
23
Tôi không biết anh cố gắng thế nào, tôi chỉ quan tâm đến kết quả công việc. anh làm đơn xin nghỉ việc đi!
Sếp thật vô tình!
Dù sao hôm nay cũng là
ngày sinh nhật con.
phải vui với con cái đã!
Sếp, em đã cố gắng hết sức nhưng mà đối tác vẫn từ chối.
Không biết sắp tới
tìm việc ở đâu?
24
8. Quan hệ là hai chiều
Trong mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ trong gia đình, lời nói và việc làm của người này sẽ có ảnh hưởng tới hành vi cư xử của người kia và ngược lại, dù hai người có chủ ý hay không. Thông thường, nếu bạn nói năng, hành động một cách tôn trọng, chính trực thì bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và chính trực của đối phương và ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi bạn sẽ cảm thấy “mất cân bằng” giữa cái bạn cho đi và cái bạn nhận được. Khi đó, bạn cần xem lại mình đã làm đúng cách và phù hợp với người bạn đời/người thân của mình hay chưa vì mỗi người có thể có cách nhìn khác nhau, chưa hiểu hết về nhau. Đôi khi, bạn cũng cần phải lùi lại hoặc cần học cách “cho đi trước” hoặc cho “nhiều hơn một chút” mới có thể nhận lại được quả ngọt.
Mỗi người đều có khả năng
gây ảnh hưởng tích cực tới người khác, hãy cố gắng tìm ra cách
gây ảnh hưởng thật thông minh
và hiệu quả!
25
Tại quán bia
A lô, vợ à! anh ngồi
với anh em một
chút rồi về nhà ăn
cơm với vợ nhé!
Ôi! Ông sợ vợ thế à? Đi có một chút đã phải báo cáo “Lãnh đạo”.
Giá như ngày xưa, mình cũng đối xử tốt với cô ấy như thế thì đã không có ngày phải chia tay mỗi người một nơi như hôm nay.
26
9. Ba sự trợ giúp
“Hai vợ chồng son, thêm một con thành bốn” là tình cảnh chung cho một gia đình trẻ. Đây được xem là một giai đoạn khó khăn nhất trong tiến trình của một gia đình. Đôi khi, những khó khăn nảy sinh vượt quá sức chống chọi của các cặp vợ chồng trẻ. May mắn là họ không đơn độc trong “cuộc chiến” mà bên cạnh họ còn có gia đình, họ hàng hai bên, bạn bè và đội ngũ chuyên gia có thể cung cấp, hỗ trợ những giải pháp hoặc những nguồn lực về vật chất hoặc tinh thần giúp họ thành công. Những bộ quần áo hay đồ dùng cũ, một vài giờ trông trẻ, một cuộc điện thoại chỉ dẫn điều bạn cần làm khi gặp rắc rối trong việc nuôi dạy con, một bữa ăn “miễn phí”... và rất nhiều thứ khác bạn có thể tìm kiếm từ các mối quan hệ xung quanh để có thể giữ bản thân và gia đình mạnh khỏe, an lành.
Ai cũng có quyền nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết, hãy tìm kiếm và trân trọng những sự giúp đỡ từ người thân, họ hàng, bạn bè hay những chuyên gia nhằm giúp bạn đủ mạnh mẽ để chèo lái con thuyền gia đình thật tốt.
27
Bác sĩ ơi, con em 3 ngày nay chưa đại tiện được thì có sao không ạ?
Mẹ cứ yên tâm đi công tác nhé, bà thuộc hết các việc rồi, không phải lo gì nhé!
Ồ vậy hả?
Em ruột
chị là
giáo viên
tiếng Anh
xịn đấy!
Con ở nhà ngoan nhé, mẹ đi công tác rồi mẹ về với con nha!
Em đang muốn tìm nơi học tiếng Anh cho con, chị có biết chỗ nào không?
28
10. Tình yêu và sự nghiêm khắc
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Cha và mẹ đều có công sinh thành và dưỡng dục. Cha được ví là “núi” còn mẹ được ví là “nước”. Nếu như núi cao lớn, vững chãi, uy nghiêm thì nước lại bao dung, hiền hòa và mềm mại. Cha và mẹ có cách thể hiện tình yêu thương và cách giáo dục con cái không giống nhau. Trong một gia đình điển hình, người mẹ đóng vai trò là người chăm sóc, yêu thương con vô điều kiện thì người cha cần là người thể hiện uy quyền và tạo ra luật lệ để con học được những giới hạn cần thiết hình thành nên nhân cách tốt. Do đó, hai vợ chồng cần thỏa thuận và thống nhất với nhau trong việc phân chia vai trò một cách hợp lý trong việc nuôi dạy con cái. Sự phân chia vai trò cần phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi gia đình nhưng dù ở gia đình nào, đứa trẻ cũng cần được yêu thương và học được những “luật lệ” thì mới có thể có điều kiện phát triển một cách cân bằng và lành mạnh.
Mẹ là nước, cha là núi - hai vai trò bù đắp và phối hợp với nhau để tạo ra những đứa trẻ hạnh phúc và có trách nhiệm, biết cư xử đúng bổn phận của mình.
29
CHA MẸ CÙNG QUAN TÂM Hôm nay... con bị... điểm 1
Con uống nước rồi quay lại đây, chúng ta sẽ thảo luận về việc này và tìm cách giải quyết nhé!
Con buồn lắm hả! Con ra uống cốc nước cho bình tĩnh lại nhé!
CHA MẸ ĐỔ LỖI Hôm nay... con bị... điểm 1
Con hư tại mẹ, cô nên xem lại cách dạy con mới phải!
Đấy, Anh nên xem việc dạy dỗ con học hành như thế nào đi!
30
11. Tổ ấm gia đình
Trong gia đình nhỏ của bạn có thể xảy ra rất nhiều xung đột, mâu thuẫn, những giọt mồ hôi và thậm chí cả những giọt nước mắt. Đó dường như là những điều tất yếu mà hành trình xây dựng tổ ấm gia đình phải trải qua. Những gia đình êm ấm không phải là vì thiếu vắng những khó khăn mà là họ biết cách đối mặt với khó khăn đó. Rất khó để có một công thức chung cho việc xây dựng hạnh phúc gia đình cho tất cả mọi nhà. Tuy nhiên, những người sống bên nhau trong một thời gian dài với nhiều mối liên quan về mọi khía cạnh thì để tạo ra sự hòa hợp, chắc chắn, mỗi cá nhân cần phá bỏ những quan điểm cực đoan, hạ thấp cái “tôi” của mỗi người để xây dựng mục tiêu chung cho hai người.
Hãy luôn nghĩ đến phương án
“cùng thắng” trong mỗi cuộc xung đột hay khi cần đưa ra một quyết định để cả hai đều cảm nhận được rằng mình là người được tôn trọng, có giá trị và yêu thương trong gia đình.
31
23 THÁNG CHẠP
Năm nay, vợ chồng
mình về quê ngoại
ăn tết nhé, vì từ khi
lấy chồng mấy năm
nay em chưa ăn tết ở
nhà ngoại.
Thuyền theo lái gái theo
chồng, tết nhất phải ở nhà
nội để hoàn thành nghĩa vụ
dâu con.
Con xin phép bố mẹ
Ừ, cũng nên thế, đưa bọn trẻ về đón tết với ông bà bên đó cho vui.
năm nay, vợ chồng con chuẩn bị tết nhất xong sẽ về nhà ngoại đón giao thừa với bố mẹ vợ.
Bố mẹ chồng và chồng
tuyệt vời quá!
32
“CON CÁI
KHÔNG PHẢI CHA MẸ THU NHỎ”
33
34
1. Giấc ngủ của con
Trong bụng mẹ, thai nhi ngủ từ 21 đến 22 tiếng mỗi ngày (theo GS. Walker, chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ). Giấc ngủ cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện não bộ của thai nhi và con trẻ sau khi ra đời. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ mơ - ngủ sâu vô cùng quan trọng. Vậy nên, nếu con bạn bị quấy rầy, hoặc có những yếu tố từ môi trường xung quanh làm giảm giấc ngủ mơ của con thì sự phát triển não bộ của con sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí có những nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa việc thiếu giấc ngủ mơ với hội chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Chăm lo, bảo vệ giấc ngủ của trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng. Hãy giảm tiếng ồn, giảm ánh sáng và hãy để người mẹ có nhiều thời gian hơn chăm sóc cho con, đặc biệt là giấc ngủ của con.
35
Ở NHÀ BỆNH VIỆN NHI Sao dạo này con em hay
Đến giờ dậy uống sữa
rồi nào!
Oe oe...
Nếu em không gọi con dậy thì bé ngủ được không?
Vậy thì em đừng đánh thức con dậy 3 tiếng 1 lần để cho ăn nữa. Hơn nữa, cần phải giữ cho bé ngủ ngon giấc. Ngủ sâu, ngủ yên tĩnh rất cần để bé phát triển não và lớn nhanh em nhé!
quấy khóc, chậm lên cân, mặc dù, cứ 3 tiếng em lại gọi cháu dậy để ăn một bữa.
Nếu không gọi, thì 4, 5
thậm chí 6 tiếng bé mới dậy đòi ăn ạ!
Ôi, vậy mà em cứ nghĩ phải gọi con dậy cho ăn mới tốt. Em cảm ơn bác sĩ!
36
2. Bữa ăn của con
Người mẹ ăn uống tốt là yếu tố vô cùng cần thiết để thai nhi khoẻ mạnh, bao gồm cả việc phát triển não bộ của bé. Não của trẻ sơ sinh có thể nhỏ hơn bình thường tới 60% nếu người mẹ ăn uống kém dẫn đến thai suy dinh dưỡng (theo nhà nghiên cứu Wyden). Có nhiều loại thuốc và các chất kích thích như rượu, thuốc lá... người mẹ dùng khi mang thai cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
Sau khi trẻ nhỏ chào đời, 6 tháng đầu sẽ tăng chiều cao khoảng 2,5 cm/tháng, tức là con sẽ dài gấp rưỡi và nặng thêm 140 - 198 g mỗi tuần, tức là nặng thêm hơn gấp đôi so với khi sinh ra. Như vậy, rõ ràng chế độ dinh dưỡng của con là vô cùng quan trọng. Uống sữa ngoài hay bú mẹ đều cần đảm bảo cho con ăn đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, cũng như vệ sinh đồ ăn của con.
Chăm sóc dinh dưỡng
cho trẻ nhỏ cũng có nghĩa là chăm sóc dinh dưỡng cho người mẹ và cần tránh xa các chất kích thích. Trong thời gian mang thai và cho con bú nếu người mẹ
dùng thuốc cần phải hỏi
ý kiến bác sĩ.
37
Bác sĩ ơi, tại sao con em sinh ra thiếu cân vậy? Em ăn tốt, lên cân tốt vậy mà con vẫn chỉ có 2,1 kg.
Vâng, nhưng em hút ngoài sân, không hút trong hành lang bệnh viện đâu!
Em có biết con em cũng bị ảnh hưởng từ khi bé còn trong bụng mẹ không? Chị khuyên em nên dừng hút thuốc, không có lợi cho em, mà đặc biệt rất hại cho bé.
Có vẻ em vừa hút thuốc
trước khi vào phòng khám phải không?
Vậy khi mang thai bé, em cũng hút thuốc thường xuyên phải không?
dạ vâng!
Ôi! Em không nghĩ là thuốc lá ảnh hưởng nhiều đến con như thế! Em sẽ cố gắng bỏ thuốc chị ạ!
38
3. Cha mẹ - Thần tượng đầu tiên của con
Cha mẹ ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh nhân cách và sự phát triển xã hội của con mình. Trẻ nhỏ chấp nhận những giá trị, chuẩn mực của cha mẹ và cố gắng làm theo những giá trị, chuẩn mực đó. Dù muốn hay không, các bậc cha mẹ luôn bày tỏ kỳ vọng đối với các con mình bằng nhiều cách khác nhau như: việc lựa chọn quần áo; đồ chơi; lựa chọn trò chơi với trẻ; lựa chọn sách, truyện để kể cho con nghe; lựa chọn cách đối xử; khen thưởng; trừng phạt với trẻ... Nếu cha mẹ không muốn con mình trở nên ngỗ nghịch, biết tuân thủ các nguyên tắc chung, biết sống có trách nhiệm, yêu thương mọi người thì hãy sống và ứng xử đúng như vậy!
Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ chính là
tấm gương phản ánh hình ảnh
cha mẹ mình vì các con chấp nhận và cố gắng học theo cha mẹ mình.
39
Con mang vứt vỏ chuối ra sọt
rác đi con. Sao con lại vứt rác
xuống đất thế? Tại vì hôm qua con thấy bố vứt vỏ chuối
xuống đường mà.
Bố xin lỗi nhé, tại vì hôm qua đi trên đường bố không nhìn thấy thùng rác.
Lần sau, hai bố con đi đường không thấy thùng rác thì bỏ vỏ chuối vào bao giấy rồi mang về nhà vứt nhé!
Bé liền ngoan ngoãn
nhặt rác bỏ vào thùng.
40
4. Ba điều ước của con
Nếu mỗi đứa trẻ có được “3 hạt dẻ dành cho Lọ Lem” như trong truyện cổ tích thì chắc chắn chúng không ước quần áo đi dạ hội mà sẽ ước không bị đói, không bị ướt, được bố mẹ ôm vào lòng và được bố mẹ dành thời gian chơi cùng những trò chơi vận động hay phát triển trí tuệ.
Cuộc sống mưu sinh khiến cha mẹ ngày càng bận rộn, ít dành thời gian cho con mình. Các con thường được ông bà, người giúp việc chăm sóc nhiều hơn bố mẹ. Cho dù như vậy, với các con, sự gần gũi với bố mẹ, được bố mẹ yêu thương, chơi cùng vẫn là những ước muốn không thể thay thế.
Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để gần gũi con mình, cho dù chúng còn rất bé. Đó chính là những điều ước cháy bỏng của các con!
41
Tan làm mẹ con về.
Sao mẹ con phải đi làm?
Bà ơi, khi nào
mẹ con về?
Mẹ đi làm lấy tiền nuôi bé.
Mẹ ở nhà thì không có tiền nuôi bé, không có tiền mua nhà cho bé. bà sẽ bảo mẹ đi làm về sớm với con, đọc truyện cho con nghe nhé!
Bé muốn mẹ ở nhà với con. vâng ạ!
42
5. Trí tưởng tượng của bé
Cha mẹ, người lớn thường ngạc nhiên trước cách suy nghĩ của những đứa trẻ. Đặc biệt, người lớn thường bất ngờ trước những sáng tạo đặc biệt của các con. Các con có thể phủ khăn trải giường trùm lên bàn ăn để làm thành căn phòng và chui ra, chui vào dưới gầm bàn, mang theo đủ thứ đồ chơi vào “ngôi nhà” của mình. Người lớn chúng ta đôi khi giận giữ khi trẻ xé giấy đầy nhà và dán lên tường để trang trí theo cách của chúng muốn. Tuy nhiên, như Albert Einstein từng nói “Lôgic có thể đưa bạn đi từ A đến B, nhưng trí tưởng tượng mới đưa bạn đi khắp mọi nơi”. Với trẻ, trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức.
Đừng ngạc nhiên hay tức giận
khi con bạn có những cách cư xử mà bạn chưa giải thích được. Hãy tôn trọng và tạo điền kiện để các bé phát triển trí tưởng tượng của mình, chúng thậm chí quan trọng hơn cả những kiến thức từ sách vở mà bạn dạy cho chúng.
43
Choang!!!
Chúng con xin lỗi! Trời ơi! các con làm gì thế này!
Sao cứ bày bừa nhà cửa ra thế?
Mẹ đã nhiều việc lắm rồi.
ồ, các con làm được “nhà” thế này thì bố không phải đi làm kiếm tiền nữa rồi!
Mẹ cứ làm việc của mẹ đi, để bố chơi với các con rồi dọn dẹp cùng các con cho. Mình phải vui vì bọn trẻ có nhiều sáng kiến đấy mẹ ạ!
44
6. Nhu cầu của trẻ
Chúng ta ai cũng biết về thang nhu cầu của Maslow, bắt đầu từ những nhu cầu căn bản nhất, những nhu cầu sinh lý, như ăn, uống, ngủ, nghỉ... rồi cao hơn đến nhu cầu về an ninh, đảm bảo an toàn, nhu cầu giao tiếp xã hội, tình cảm, nhu cầu được chấp nhận và cuối cùng là nhu cầu tự nhận thức. Với trẻ nhỏ, chắc chắn nhu cầu ăn, ngủ, nhu cầu được bảo vệ an toàn là quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, để đảm bảo cho quá trình phát triển của các con được cân bằng, lành mạnh thì bố mẹ cần chú ý tới nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được thương yêu, chấp nhận và nhu cầu tự nhận thức của các con. Đứa trẻ sinh ra, chưa ý thức được ranh giới của bản thân, chưa phân biệt được mẹ và mình. Bố mẹ cần giúp con tách dần thành một con người độc lập và phát triển nhiều nhất những khả năng của các con.
Bố mẹ nên chú ý tới nhu cầu giao tiếp, được chấp nhận và tự ý thức của con, vì dù còn rất nhỏ, trẻ em không chỉ cần được cho ăn, ngủ, chăm sóc vệ sinh mà còn cần được bảo vệ an toàn.
45
Sao em nói chuyện với con to thế, bé đã hiểu gì đâu?
Nhưng sao em phải nói to hơn mức bình thường một chút thế?
ồ, bé cười với anh này!
con còn vung tay, vung chân nữa này.
Con hiểu bố phải không, con yêu!
Có chứ anh, con lắng nghe em nói, con có thể đang học để hiểu ý nghĩa từng chữ, nhưng con nghe được và cảm nhận được giọng nói của em.
Vì em muốn con nghe và cảm nhận tình cảm của em qua giọng nói, qua ánh mắt và cái ôm của em. Anh thử đi này.
46
7. Sự phát triển não bộ
Não của người trưởng thành nặng khoảng 1,3 kg và chứa khoảng 100 - 200 tỷ nơron thần kinh. Tuy nhiên, khi sinh ra trẻ nhỏ có bộ não chưa hoàn thiện về cả thể tích và số lượng tế bào thần kinh. Khi mới sinh, bộ não của trẻ chỉ có kích thước khoảng bằng 1/4 não người trưởng thành. Đến 2 tuổi, não sẽ có thể tích bằng khoảng 3/4 kích thước não người lớn và đến 5 tuổi sẽ có được kích thước của người lớn. Các cấu trúc của não liên quan đến học tập, trí nhớ, kiểm soát vận động và hầu hết các chức năng đã hình thành đầy đủ vào lứa tuổi lên 5. Đây chính là thời gian mà bố mẹ cần đặc biệt chú ý tới sự phát triển trí não của con, chăm sóc giấc ngủ, dinh dưỡng và tăng thời gian chơi đùa cùng con để bộ não của con có điều kiện phát triển đầy đủ và tốt nhất.
Thời gian cho đến 5 tuổi là thời gian phát triển vô cùng quan trọng đối với não bộ của trẻ nhỏ, vì thế bố mẹ hãy quan tâm tới con thật đầy đủ, dành nhiều thời gian để chơi với con trong
những năm tháng đầu đời này.
47
Mình thuê thêm người giúp việc để chơi với con anh nhé?
Sao mình không thuê
thêm người giúp, anh và
em có thể làm thêm để
tăng thu nhập, bù vào tiền thuê người giúp việc.
Tiền mình có thể cố gắng sau này, những năm đầu tiên của bé quan trọng lắm
với sự phát triển trí não của con. Em muốn con
thông minh, khỏe mạnh
chứ, phải không nào?
Anh nghĩ không cần đâu, anh sẽ về sớm hơn để chơi với con khi em làm việc nhà, hoặc anh sẽ giúp em chuẩn bị cơm để em chơi với bé.
Không được đâu em, con cần bố mẹ ở bên, người giúp việc không chơi với con và dành tình yêu
thương cho con như bố mẹ được, mà con thì lại đang rất cần.
Vâng, thế thì em sẽ thu xếp công việc để dành thời gian chơi với con nhiều hơn anh ạ.
48
8. Khuyết tật và sự can thiệp
Trẻ nhỏ từ trong bụng mẹ đã có thể bị khuyết tật do sự phát triển không bình thường của bào thai. Để sớm phát hiện các khuyết tật của thai nhi, bác sĩ luôn khuyên các bà mẹ đi khám thai định kỳ và thường xuyên. Những yếu tố có thể gây ra nguy cơ khuyết tật cho thai nhi là di truyền, bất thường của nhiễm sắc thể, thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa, dị tật của não, một số bệnh nhiễm trùng do sử dụng một số thuốc không có chỉ định của bác sĩ, do ô nhiễm môi trường, không khí và do lạm dụng một số chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn... Sau khi trẻ được sinh ra, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ cần đưa con đi thăm khám sớm để bác sĩ có chỉ định can thiệp, giúp đỡ con và việc điều trị sớm có thể mang lại những kết quả khả quan.
Bố mẹ trước khi sinh con nên
khám sức khỏe tổng thể, làm các xét nghiệm kiểm tra gen được khuyến khích để phòng ngừa các bệnh di truyền cho con, kiêng rượu, bia, lạm dụng chất có cồn, thăm khám bác sĩ thường xuyên và đưa con đi khám bác sĩ sớm nhất có thể nếu phát hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào
của con.
49
Các bạn nên đi khám di truyền, lấy mẫu xét nghiệm gen để phòng ngừa những tai biến, khuyết tật cho thai nhi trước khi muốn sinh con nhé!
Có thực sự cần thiết không bác sĩ?
Các bạn nên đi khám để đảm
bảo cho con cái sinh ra
được khỏe mạnh.
Đúng là xác suất mắc bệnh của các bé không cao, như hội chứng Down ở Thai nhi chỉ là 1 trên tổng số 700 em bé được sinh ra, nhưng nếu phòng tránh được thì vẫn nên làm nhé!
Bác sĩ ơi, ngày trước bố mẹ chúng cháu có cần đi khám di truyền đâu ạ, vậy mà chúng cháu vẫn khỏe mạnh đấy thôi.
50
9. Con muốn, con cần, con phải
Khi một đứa trẻ chào đời, con trở thành trung tâm của mọi sự quan tâm, chăm sóc. Những năm đầu đời, con chưa thể tự phục vụ nên bố mẹ, người thân sẽ làm mọi việc để chăm sóc con. Tuy nhiên, con sẽ lớn dần và sẽ tự mình có thể thực hiện nhiều hoạt động chăm sóc cho bản thân, như xúc đồ ăn, mặc đồ, đi giày dép, tự vệ sinh cá nhân… Bố mẹ sẽ phải hướng dẫn để con không chỉ biết những gì con muốn, mà dần dần biết những gì con cần và những gì con phải thực hiện. Bố mẹ có mặt ở bên con để con dần dần trở nên độc lập và tự lập, chứ không phải để luôn luôn thực hiện những mong muốn của con như khi mới sinh ra. Khi được hỗ trợ và khuyến khích, con sẽ tự tin vào khả năng của mình và phát triển lành mạnh.
Khi trẻ không thể tự phục vụ
thì bố mẹ sẽ chăm sóc, nhưng theo thời gian, bố mẹ phải xác định vai trò của mình không phải làm thay mà là hỗ trợ, hướng dẫn và khuyến khích trẻ.
51
Con cứ từ từ buộc dây thật chắc nhé con trai.
Đừng chị ạ! Cháu buộc dây giày rất giỏi và rất thích tự mình làm!
Các cháu làm sẽ lâu hơn mình làm hộ, nhưng các cháu cần được tự làm những việc phục vụ cho bản thân mình để khôn lớn.
Cháu để bác giúp nào!
Chả bù cho bé nhà tôi, chả bao giờ chịu tự phục vụ, cái gì cũng mẹ!
Chị hiểu rồi, từ nay chị sẽ dần không làm hộ con nữa.
52
10. Thời gian biểu của con
Sinh con, nhiều gia đình sẽ cần thu xếp sinh hoạt để tôn trọng thời gian biểu và nhịp sinh học của các con. Các con thường sẽ ngủ sớm, khoảng 8 - 9 giờ tối và thức dậy lúc 6 giờ. Các bữa ăn của các con cũng thường phải bảo đảm giờ giấc, dinh dưỡng khá đặc biệt. Các con sẽ ăn đồ mềm hơn, thịt cần băm nhỏ, cá phải hoàn toàn nạc, không có lẫn xương… Nhịp sinh học và nhu cầu của các con là những thách thức to lớn đối với các cặp vợ chồng trẻ, những người có thời gian biểu thường là ở một thái cực khác hẳn. Thức khuya hơn, dậy muộn hơn, ít điều độ hơn và tất nhiên là luôn bận rộn. Nếu ý thức được những khác biệt này, những gia đình trẻ sẽ phải tìm kiếm cách khắc phục để đảm bảo giờ giấc, sinh hoạt điều độ cho trẻ nhỏ mà vẫn không gây ức chế, khó khăn quá nhiều cho bố mẹ của trẻ.
Tôn trọng thời gian biểu
sinh hoạt của con là vô cùng cần thiết, đồng thời cũng cần quan tâm đến nhu cầu của bố mẹ, tìm giải pháp ổn thỏa tối ưu nhất để không gây quá khó khăn cho bố mẹ, đồng thời không ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của con trẻ.
53
Em cho con đi ngủ đi, muộn quá rồi đấy!
con ngủ gật đến nơi rồi kìa! Được rồi con trai, bố bế
Em đang vội viết nốt bài báo, anh đưa con lên giường hộ em với!
lên giường nào! Mẹ cho con đi ngủ cơ, mẹ còn đọc truyện nữa,
con chờ mẹ cơ!
Mẹ bận chút, con đi ngủ trước với bố,
bố sẽ đọc truyện cho con. mai mẹ sẽ
cho con đi ngủ nhé!
vâng ạ!
54
11. Khả năng sáng tạo của bé
Hãy quan sát cách trẻ nhỏ chơi với màu sắc và chúng ta sẽ thấy màu sắc có thể khiến chúng hạnh phúc đến thế nào! Xem những bức tranh các con vẽ, người lớn sẽ tìm thấy sự sáng tạo, năng khiếu thẩm mỹ và cả những nhu cầu, mong muốn, khó khăn của trẻ. Ngoài vẽ tranh, âm nhạc, chuyển động, thơ văn cũng là những hoạt động nghệ thuật bổ ích. Các nghiên cứu đã cho thấy, lứa tuổi mầm non và lứa tuổi thiếu niên chính là những giai đoạn mà khả năng sáng tạo phát triển mạnh mẽ nhất. Do đó, bố mẹ hãy tạo điều kiện để trẻ phát triển chính năng lực của mình, không vẽ hộ, làm hộ, càng không áp đặt, bắt buộc trẻ. Hãy làm bố mẹ thông minh bằng cách xác định rõ ràng giữa những việc trẻ có thể làm, có thể bàn bạc với cha mẹ và những việc trẻ không nên làm, cha mẹ không nên đáp ứng trẻ.
Tôn trọng sự phát triển
của trẻ, khuyến khích và hỗ trợ trẻ phát huy khả năng, năng khiếu của bản thân, nhất là khả năng sáng tạo. Bố mẹ nên xác định thật rõ ràng ranh giới những việc để trẻ tự lập, cần trao đổi, bàn bạc với trẻ về những việc trẻ không nên làm
và không nên đáp ứng trẻ.
55
Là lá la...
Con vẽ vào sổ rồi,
sổ nhỏ quá, con muốn vẽ lên tường cơ!
Không! không! con gái ơi!
con hãy vẽ lên cuốn sổ bố mua cho con nhé. Tường không phải để vẽ đâu con!
Không nên nhé! nếu sổ nhỏ, bố có thể mua sổ khác lớn hơn cho con vẽ, con không nên vẽ lên tường, vì vẽ lên tường sẽ không xóa được,
bố cũng không thể mua bức tường khác về thay được đâu!
Con không thích tô màu bằng bút chì nữa, con có thể vẽ bằng màu nước không?
Cái đó thì có thể được, nhưng để bố mua màu và hướng dẫn cách dùng nhé. Mà dùng màu nước vẽ xong con sẽ phải dọn dẹp lại bàn và rửa bút vẽ, hộp nước và hộp pha màu.
56
“CÙNG CON
KHÔN LỚN”
57
58
1. Thương yêu và vị tha
Trong bối cảnh “bùng nổ” các khóa đào tạo, huấn luyện kỹ năng làm cha mẹ với rất nhiều phương hướng khác nhau như hiện nay, có bao giờ bạn tự hỏi: “Bạn muốn dạy con theo cách nào?”. Mỗi cha mẹ có thể có câu trả lời theo một cách rất riêng, tùy thuộc vào mong đợi của từng người cũng như đặc điểm của trẻ. Song, dù ở quan điểm nào thì “thương yêu và vị tha” (hay còn gọi là lòng nhân ái) là một đức tính thể hiện “bản tính con người” nhất trong tất cả tính cách của một con người nói chung và một đứa trẻ nói riêng. Do vậy, dù bạn dạy con theo cách nào thì bạn cũng không thể không dạy con biết yêu thương, vị tha với người khác và với chính mình. Tình yêu thương và lòng vị tha giống như một hạt giống của nhân cách, từ đó, trẻ mới nảy nở những ý định và những hành động tốt đẹp cho mình và người khác, đồng thời trẻ mới có động lực để hoàn thiện bản thân. Bạn có biết cách nào để dạy trẻ thương yêu và vị tha không? Không một thầy cô hay sách vở nào có thể dạy tốt hơn chính lòng thương yêu và vị tha của các bậc cha mẹ đối với trẻ.
Thương yêu và vị tha là hạt mầm của một nhân cách tốt đẹp mà cha mẹ cần phải sớm gieo trồng cho mỗi đứa trẻ.
59
T3
Thời gian biểu
T2
toán anh
luyện chữ
T5
T6
T7
CN
T4
toán
anh
luyện
stem
anh
lý
văn
chữ
văn
toán nâng cao
từ điển anh - việt
tập luyện chữ
vật lý cơ bản
Sáng nọ, bố nói muốn cả nhà sẽ vào thăm ông buổi tối.
Thôi, con ở nhà học,
một buổi học bao
nhiêu tiền đó.
Nhưng tối nay là lịch
học gia sư tiếng Anh
của con.
Việc học rất quan trọng nhưng việc quan tâm tới người thân của mình cũng quan trọng không kém. Ông rất yêu quý con, nếu con đến ông sẽ vui lắm. Con hứa với bố là nghỉ học hôm nay nhưng con phải tự học để theo kịp chương trình nhé?
Và ông đã rất vui vì sự xuất hiện của cả gia đình
60
2. Giúp người, giúp mình
Chúng ta đều biết rằng: “Không ai có thể sống một mình”. Là những sinh vật xã hội, các cá nhân có mối quan hệ liên quan, tùy thuộc và qua lại, thành công hay thất bại của người này sẽ tác động, ảnh hưởng tới những người khác. Nhưng đôi khi, cha mẹ vì mải mê trong guồng quay của cuộc sống mà ở đó đề cao sự cạnh tranh hơn thua nên quên đi sự cân bằng giữa cho đi và nhận lại. “Cho đi và nhận lại” không phải là một khẩu hiệu của tín ngưỡng hay triết lý nghệ thuật mà chính là một quy luật của cuộc sống. Vì khi giúp đỡ người khác, con người ta cảm thấy mình sống có giá trị và ý nghĩa hơn. Đồng thời, một người thường xuyên giúp đỡ người khác, người đó có nhiều cơ hội nhận được sự giúp đỡ khi cần. Bởi vậy, bạn đừng ngại dạy con học cách giúp đỡ người khác từ những việc nhỏ nhất trong gia đình, ở lớp học và những nơi con sống. Sự giúp đỡ là một biểu hiện của lòng nhân ái, nó giống như một năng lượng có khả năng lây lan. Nhờ đó mà cộng đồng sống của con trẻ và gia đình bạn sẽ ngày càng tích cực hơn.
Ai cũng có hạt giống
trong tâm hồn có tên là “lòng nhân ái” và hành động giúp đỡ mọi người xung quanh chính là một trong những biểu hiện sự có mặt của lòng nhân ái. Khi con trẻ thực hiện một hành động giúp đỡ, đó cũng chính là lúc con đang thực hành
sống nhân ái.
61
Cô ấy cần giúp đỡ nhưng mình phải lên nhanh nhất.
Cô ấy làm rơi thì cô ấy phải tự nhặt thôi, đó không phải là việc của mình.
Mình đang vội nhưng cô ấy cần giúp đỡ.
HỌC SINH ƯU TÚ - CÔNG DÂN TOÀN CẦU
Ngoài danh sách trao thưởng sẵn có,
tôi muốn trao một giải đặc biệt cho
một bạn nhỏ đã có hành động giúp
đỡ tôi.
Wow
Chúc mừng cậu nhé! Cám ơn các cậu!
62
3. Tự kỷ luật
“Tự kỷ luật” hay còn gọi là “kỷ luật bản thân” có nghĩa là buộc bản thân làm những việc có thể chưa yêu thích nhưng mang lại lợi ích lâu dài, quyết tâm hình thành những thói quen tốt dù ban đầu việc đó rất khó khăn, như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn uống khoa học, hoàn thành tốt việc học tập, lao động… Có thể nói, không ai có thể thành công với bất cứ việc gì nếu thiếu đi tính tự kỷ luật. Mặc dù hứng thú, đam mê cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công, nhưng nó chỉ là một trong những yếu tố khởi đầu. Trẻ cần được giáo dục tính tự kỷ luật với một số biểu hiện tiêu biểu là: kiềm chế những ham muốn không hợp lý hoặc không có ích (ví dụ: ăn quá nhiều kẹo ngọt), tự giác thực hiện những nhiệm vụ của mình (ví dụ: lên 4 - 5 tuổi tự mặc quần áo, tự làm vệ sinh cá nhân), biết kiềm chế cảm xúc khi gặp những tình huống không như ý (ví dụ: không khóc lóc ăn vạ khi không được đáp ứng nhu cầu), biết đặt ra mục tiêu và nỗ lực đạt mục tiêu đến cùng. Con trẻ là tấm gương phản chiếu cách sống của cha mẹ nên trước hết cha mẹ phải là người có khả năng tự kỷ luật.
Tự kỷ luật
là một năng lực thiết yếu của một người thành công và có trách nhiệm
với bản thân.
63
THÍ NGHIỆM KẸO DẺO CỦA MISCHE, 1960
Các con có 2 sự lựa chọn: Bạn nào muốn ăn kẹo ngay thì được 1 cái, còn bạn nào có thể đợi cô quay lại mới ăn kẹo thì bạn ấy được ăn 2 cái.
Vâng ạ!
Dạ!
Ăn thôi!
Ăn 1 cái cũng được.
Biết vậy mình cũng
đợi cô như cậu ấy!
Wow
Đừng, cô bảo chúng mình đợi cô mà.
Yay
64
4. Tự học
Nhìn lại tấm gương những người thành công hay nhà bác học, bạn thấy điểm chung của họ là gì? Chắc hẳn không thể thiếu ở họ là khả năng tự học. Không phải chúng ta phủ nhận vai trò của những người thầy nhưng việc dạy dỗ cũng sẽ trở thành “nước đổ lá khoai” nếu như người học không sẵn sàng tiếp nhận tri thức và biến nó thành kiến thức của mình. Ngay từ nhỏ, con trẻ đã có bản năng ưa thích khám phá, tìm tòi. Cha mẹ cần định hướng và tập cho con thói quen tự giác học những bài vở trên lớp, tự học những điều mình say mê và ưa thích khám phá những chủ đề bên ngoài sách vở. Chính năng lực tự học sẽ khiến cho tri thức của mỗi cá nhân cũng như của toàn nhân loại trở nên không giới hạn, chúng liên tục được mở rộng và phát triển không ngừng.
Khi sự chủ động học tập cao
thì mỗi người chính là một người thầy của chính mình. Tự học chính là một “kỹ năng vua” trong các kỹ năng sống của con người.
65
Bố lắp cho con với ạ!
Bài này khó quá, mẹ làm hộ con!
Cái này bố không
biết rõ, con thử tự lắp đi nhé!
Con có thể đọc lại đề bài, đọc lại phần cô giáo giảng trên lớp nhé con!
Con học tiếng Anh ở Trung tâm nào? Bố mẹ hay thầy cô nào dạy con tốt nhất?
Con tự học qua
Internet ạ!
66
5. Phát triển trí nhớ
Có nhà khoa học đã cho rằng “Nếu như mất đi trí nhớ, con người mãi mãi là đứa trẻ sơ sinh”. Trí nhớ giúp chúng ta lưu giữ những kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã học hỏi được trong quá trình sống. Nhân cách của chúng ta sẽ biến mất nếu mất đi trí nhớ và năng lực tâm lý của con người sẽ phụ thuộc vào sự phong phú và sâu sắc của trí nhớ rất nhiều. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú trọng đến việc phát triển trí nhớ của trẻ cả về chất lượng và số lượng. Trong tâm lý học, trí nhớ là một quá trình gồm các giai đoạn: ghi nhớ, lưu giữ/củng cố và tái hiện lại. Trong đó, cha mẹ cần luyện cho con giai đoạn ghi nhớ và củng cố (ôn tập). Để giúp trẻ ghi nhớ tốt, cha mẹ không chỉ cần nói cho trẻ nghe mà cần giải thích cho trẻ hiểu (nắm được ý nghĩa/nội dung) và đặc biệt là cho trẻ trải nghiệm hoặc thực hành (thông qua việc làm/hành động) với điều được học và thường xuyên được lặp lại.
Phát triển trí nhớ
là một điều kiện rất quan trọng để phát triển năng lực, nhân cách của trẻ. Cha mẹ hãy giúp con phát triển trí nhớ bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt là quá trình học tập thông qua thực tế.
67
ĐỀ BÀI: EM HÃY TẢ VỀ
QUANG CẢNH LÀNG QUÊ
Mình chưa bao giờ về quê, làm
sao miêu tả được đây!
Mẹ bảo ở quê có cánh đồng lúa,
có con trâu...
Cuối tuần mình vừa về quê,
bài này thật dễ!
68
6. Khả năng chú ý
Ở tuổi đi học, rất nhiều trẻ không thích nghi được với môi trường học đường bởi khó khăn trong việc tập trung chú ý. Khi không có khả năng chú ý tốt, trẻ sẽ không nghe được toàn bộ lời giảng của giáo viên, không hiểu được yêu cầu và cũng không thực hiện được các nhiệm vụ học tập, thậm chí trẻ có thể gặp những tai nạn do tính lơ đãng của mình. Dù khả năng chú ý có một phần nguyên nhân từ não bộ nhưng cũng có thể từ quá trình nuôi dạy và rèn luyện từ bé mà cha mẹ dành cho con. Trước hết, cha mẹ hãy dành sự chú tâm thực sự của mình đối với trẻ. Khi nói chuyện với trẻ, cha mẹ hãy gạt bỏ những công việc, những mối quan tâm của riêng mình (như điện thoại, công việc…) để thể hiện sự có mặt của mình một cách trọn vẹn khi giao tiếp với trẻ. Đồng thời, cha mẹ hãy quan sát tới khả năng chú ý của trẻ, yêu cầu trẻ quay lại mục tiêu khi con có dấu hiệu mất chú ý. Cha mẹ có thể sử dụng những trò chơi rèn luyện sự chú ý (ví dụ: xâu hạt, phân loại hạt, chơi cờ…) theo độ tuổi để phát triển khả năng này.
Chú ý là một điều kiện cần thiết
để cá nhân có thể hoàn thành một hoạt động. Đôi khi những hoạt động không yêu thích nhưng lại cần thiết thì đòi hỏi cá nhân phải nỗ lực, cố gắng. Cha mẹ hãy tập cho con khả năng này ngay từ bé để con có thể thành công trong tương lai.
69
Theo tớ... Về bài này...
Tớ nghĩ...
Con của chị
không đủ điều
kiện để lên lớp.
ngẩn
Ngơ
Làm việc
riêng
Vâng! Tôi sẽ quan tâm đến cháu
nhiều hơn.
70
7. Óc quan sát
Bạn có biết trí tuệ bắt nguồn từ đâu không? Khoa học đã chứng minh năng lực tâm lý nói chung hay trí tuệ nói riêng đều có “quê hương” từ các sự vật, hiện tượng bên ngoài khách quan. Người có trí tuệ là người có khả năng nắm được nhiều quy luật của sự vật, hiện tượng và biết xử trí theo các quy luật đó. Điều kiện tiên quyết để hiểu được các quy luật vận hành của sự vật, hiện tượng đó là cần có “óc quan sát”. Các cha mẹ hãy kích thích trí tò mò vốn có ở trẻ để trẻ phát huy óc quan sát ở mọi nơi, từ nơi sống của trẻ cho đến những nơi mà trẻ đến bằng tất cả những giác quan mà trẻ có (nghe, nhìn, ngửi, sờ, nếm). Trẻ sẽ cảm thấy mất đi hứng thú với việc quan sát nếu như cha mẹ không dành thời gian để thảo luận hoặc đặt câu hỏi quan tâm với những điều mà trẻ quan sát được.
Óc quan sát là năng lực
đầu tiên cần có để giúp con người phát hiện ra chân lý hay cách giải quyết vấn đề thuộc về thế giới tự nhiên cũng như xã hội. Liên tục bồi dưỡng năng lực quan sát của trẻ bằng việc đưa ra những thử thách cũng như dành thời gian thảo luận với
những điều trẻ quan tâm.
71
TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
Vì mai là ngày Tết
Độc lập con à!
Tối nay ăn gì đây?
KHI Ở NHÀ
Ngày mai nhà mình
Mẹ ơi, sao hôm nay trên phố người ta treo nhiều cờ vậy?
Tại con không
nhìn đấy chứ!
Sao bây giờ mẹ
lại lau nhà?
có khách nên mẹ dọn
nhà hôm nay. Con có
thể giúp mẹ chứ?
Tất nhiên rồi ạ!
72
8. Điều hòa cảm xúc
Khả năng điều hòa cảm xúc là một năng lực giúp cá nhân lấy lại trạng thái cân bằng (không vui quá, không buồn quá) để có thể tiến hành một cách có hiệu quả những việc cần làm. Năng lực này không những giúp cho các cá nhân thành công trong học tập, công việc mà còn giúp họ có khả năng xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh và kiến tạo hạnh phúc của chính mình. Cha mẹ hãy làm gương về khả năng điều chỉnh cảm xúc cũng như dạy cho con thực hiện kỹ năng này bằng cách giúp con học cách nhận ra những cảm xúc của mình đang có, tìm cách để làm vơi đi những cảm xúc có cường độ mạnh gây ảnh hưởng tới mình và những người xung quanh và hóa giải những cảm xúc tiêu cực nếu có. Trong những kỹ thuật điều hòa cảm xúc thì hít thở sâu, vận động cơ thể, thay đổi cách thức suy nghĩ về vấn đề, thực hành lòng bao dung độ lượng là những cách có hiệu quả nhất.
Cảm xúc là một hiện tượng
tự nhiên xuất hiện trong những tình huống khác nhau. Cảm xúc đó có thể là một nguồn năng lượng tích cực nhưng đôi khi cũng có thể là
một luồng khí độc gây hại cho mối quan hệ cũng như đời sống của chính cá nhân. Cha mẹ hãy cùng con “thuần hóa” “chú ngựa cảm xúc” để có thể sống một
đời sống an yên, hòa bình.
73
Vì bạn làm rách
vở của con.
Nhưng con không sai?
Tí, Cô giáo nói hôm nay
con đánh bạn?
Đừng có lý do lý trấu!
Đây là lần thứ 3 trong
tháng này cô phải gọi
cho bố mẹ rồi.
Cãi à? Sao mày không ngoan ngoãn đi học như con nhà người ta? Mày có biết tao mệt mỏi lắm không?
74
Cô giáo nói hôm nay con đánh bạn?
Vì bạn làm rách vở của con.
Bạn ấy đòi xem bài của con khi con làm bài tập, con không cho vì cô giáo bảo mỗi người phải tự làm, bạn ấy giằng lấy vở của con xem bài nên vở bị rách.
Việc bạn giành lấy vở của
con làm vở bị rách là không
đúng. Nhưng việc con đánh
bạn có đúng không?
SÁU THÁNG SAU
không ạ!
Sổ liên lạc của Tí Sổ liên lạc của Tin
Giáo viên:
Con kém tập trung trong giờ học và hay gây gổ với bạn.
Giáo viên:
Con có tiến bộ từng ngày, con biết kiềm chế cảm xúc tức giận khi có mâu thuẫn với bạn.
75
9. Tư duy logic
Tư duy logic là quá trình con người nhận ra các điểm liên quan, suy luận và sắp xếp các sự vật, hiện tượng theo thứ tự phù hợp với nhau, tạo ra một kế hoạch phù hợp và có khả năng thực thi cao nhất nhằm giải quyết một vấn đề nào đó. Bởi vậy, khả năng tư duy logic sẽ tạo nền tảng cho một đứa trẻ thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. Một số bậc phụ huynh cho rằng đến khi trẻ đi học tiểu học, học các môn khoa học mới cần phát triển về tư duy, còn lúc nhỏ chỉ cần phát triển về thể chất (chiều cao, cân nặng…). Đây là một suy nghĩ sai lầm. Ngay từ những năm đầu đời, trẻ đã phát triển óc quan sát, kết nối các thông tin với nhau và tự mình nhận ra những quy luật logic nhất định như: Mẹ thì có thể cho ti, bố thì hay đưa đi chơi… Tuy nhiên, để cho tư duy logic của trẻ được phát triển một cách sâu rộng hơn thì người lớn cần chủ động rèn luyện cho trẻ qua quá trình tương tác và cùng chơi với trẻ. Chẳng hạn như: các loại trò chơi lắp ghép, sơ đồ, việc thảo luận sau những tình huống xảy ra trong cuộc sống hay những truyện kể.
Tư duy logic là một năng lực
thiết yếu để con người có khả năng hiểu biết về quy luật của cuộc sống và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Đừng chờ khi con lớn lên, mà ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ đã phải nuôi dưỡng năng lực này của con.
76
Con học lớp 3 nhưng trình độ của con thì chỉ như bạn lớp 1. Con không hiểu được đề bài và không thể viết văn.
Em đã thuê gia sư kèm con hằng ngày, em cũng cho con em đi học các lớp kỹ năng sống khắp nơi.
Học nhiều các lớp cũng không phải là hay, có thể càng học con càng áp lực mà không tiếp thu được. Thay vì thế, mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với con, qua mỗi câu chuyện, hay trò chơi, mẹ hãy tập cho con cách suy luận một vấn đề và tìm cách giải quyết.
Vâng thưa thầy!
sáu THÁNG SAU: CON ĐƯỢC ĐIỂM 10 ĐẦU TIÊN
Chúc mừng sự
cố gắng của
hai mẹ con!
Cám ơn thầy, hồi con còn bé, em bận quá, không quan tâm con được nhiều. Giờ em nhận thấy không ai có thể dạy tốt con bằng em.
77
10. Thiên nhiên và bài học từ thiên nhiên
Con người là một phần của tự nhiên và được người mẹ thiên nhiên bao bọc, nuôi dưỡng (mang lại khí oxi để con người hít thở, mang lại thức ăn để con người ăn…). Có thể nói, thiên nhiên là một người mẹ lớn của tất cả loài người. Bởi vậy, ngay từ nhỏ, trẻ cần được giáo dục lòng biết ơn và trân trọng thiên nhiên, nhìn vào thiên nhiên để nhận ra những bài học về cách sống, chẳng hạn như: sự bao dung, sự cho đi, sự thích nghi với hoàn cảnh, sự chuyển hóa, sự sống bất diệt… Đồng thời, bố mẹ làm gương và dạy cho con biết cách sống yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên bằng những hành động trong khả năng của mình.
Một đứa trẻ lớn lên với tình yêu
thiên nhiên sẽ là một đứa trẻ sống có trách nhiệm, biết yêu thương, biết chia sẻ và thích mang lại niềm vui
cho mọi người.
78