🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cẩm nang an toàn, tiết kiệm điện, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp Ebooks Nhóm Zalo HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương LÊ MẠNH HÙNG Phó Chủ tịch Hội đồng Q. Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên VŨ TRỌNG LÂM NGUYỄN ĐỨC TÀI TRẦN THANH LÂM NGUYỄN HOÀI ANH TỔ CHỨC THỰC HIỆN BAN KINH DOANH BAN AN TOÀN BAN TRUYỀN THÔNG BIÊN SOẠN ThS. ĐỖ HỮU CHẾ ThS. NGUYỄN ĐÌNH TUẤN PHONG LỜI NHÀ XUẤT BẢN Ngày nay, điện năng là dạng năng lượng phổ biến, thiết yếu, giữ vai trò quan trọng trong sản xuất của các ngành nghề và trong sinh hoạt mỗi gia đình. Đây là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các trang thiết bị trong sản xuất và đời sống, nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hóa và cuộc sống của con người văn minh, hiện đại hơn. Trên thực tế, điện năng được sản xuất từ các tài nguyên nước, than, dầu,... Sử dụng điện tức là chúng ta đang sử dụng những nguồn tài nguyên này. Nếu chúng ta không tiết kiệm, nó sẽ cạn kiệt trong tương lai gần. Ngoài ra, điện năng còn chính là nguyên nhân gây nên những vấn đề như hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, băng tan, ô nhiễm không khí... Bởi để sản xuất điện, lượng than đốt, dầu khí đốt là rất lớn, cùng với đó, thủy điện khiến dòng chảy của các con sông bị ngăn lại, nguy cơ hạn hán và lũ lụt ngày càng cao. Nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về sử dụng an toàn, tiết kiệm điện và bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Cẩm nang an toàn, tiết kiệm điện, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp 5 do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tổ chức biên soạn. Cuốn sách trình bày khái quát những quy định pháp luật về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả; hướng dẫn cách sử dụng điện tiết kiệm trong hộ gia đình, nơi công cộng và trong cơ quan hành chính như: lựa chọn các thiết bị điện có chất lượng cao, tốn ít điện năng; tạo thói quen sử dụng các thiết bị bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí điện; hướng dẫn sử dụng điện an toàn, các biện pháp sơ/cấp cứu khi xảy ra tai nạn điện. Bên cạnh đó, cuốn sách còn giới thiệu những quy định pháp luật về bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp, nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm, khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp, bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, đường cáp điện ngầm,... Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội nhằm góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia và bảo vệ môi trường sống. Cuốn sách là cẩm nang cần thiết cho mỗi người, hộ gia đình và cán bộ, công nhân viên đang công tác trong ngành điện hiện nay. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 9 năm 2019 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT6 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN NĂNG 1. Điện năng Điện năng là năng lượng cung cấp bởi dòng điện (công của dòng điện). Cụ thể, nó là công cơ học thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó. Năng lượng sinh ra bởi dòng điện trong một đơn vị đo thời gian là công suất điện. 1.1. Đặc trưng của điện năng Khác với hầu hết các sản phẩm khác, điện năng được sản xuất ra không tích trữ được (trừ vài trường hợp đặc biệt với công suất nhỏ như pin, ắc quy...). Do đó, tại mọi thời điểm luôn luôn phải đảm bảo cân bằng giữa lượng điện năng được sản xuất ra và tiêu thụ, có tính đến tổn thất trong khâu truyền tải. Điều này cần phải được đặc biệt chú ý trong các khâu thiết kế, quy hoạch, vận hành và điều độ hệ thống điện, nhằm giữ vững chất lượng điện (điện áp U và tần số f). Các quá trình về điện xảy ra rất nhanh, chẳng hạn sóng điện từ lan truyền trong dây dẫn với 7 tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng 300.000.000m/s (quá trình ngắn mạch, sóng sét lan truyền trên đường dây và thiết bị). Tốc độ đóng/cắt của các thiết bị bảo vệ đều phải xảy ra trong khoảng thời gian nhỏ hơn 1/10 giây, điều này rất quan trọng trong thiết kế, hiệu chỉnh các thiết bị bảo vệ. Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các thiết bị trong đời sống và sản xuất, trong nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, y tế, giáo dục, văn hóa, v.v.; và trong mỗi gia đình. Công nghiệp điện lực có quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành kinh tế quốc dân (luyện kim, hóa chất, khai thác mỏ, cơ khí, công nghiệp dệt...) và là một trong những động lực tăng năng suất lao động, tạo nên sự phát triển nhịp nhàng trong cấu trúc nền kinh tế. Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hóa và cuộc sống con người văn minh, hiện đại hóa. Ngày nay, điện năng không thể thiếu trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của con người. Có thể thấy phần lớn những vật dụng trong gia đình muốn hoạt động đều cần sự can thiệp của điện năng mới có thể hoạt động và vận hành được. Từ bóng đèn, tivi, tủ lạnh, nồi cơm, máy giặt... tất cả được thiết kế, sản xuất ra nhằm giúp con người giảm bớt thời gian cũng như công sức, phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chính con người. Thế nhưng những thiết bị đó ra đời và hoạt động 8 được cũng phải trên cơ sở nguồn điện tồn tại và hoạt động bình thường. Như vậy, điện vô cùng quan trọng trong cuộc sống. 1.2. Điện thế Ký hiệu: U. Đơn vị tính: Volt (ký hiệu: V). Chung quanh vật thể mang điện có một phạm vi tác dụng của điện lực gọi là điện trường. Để chỉ khả năng dự trữ năng lượng tại một điểm trong điện trường người ta dùng khái niệm điện thế. Muốn xác định độ lớn của điện thế, cần phải chọn một điểm nào đó làm chuẩn để so sánh, thông thường người ta chọn đất, coi điện thế của đất bằng 0. Để đặc trưng cho sự chênh lệch năng lượng giữa điện thế cao và điện thế thấp, người ta dùng khái niệm hiệu điện thế (còn gọi là điện áp), ký hiệu là U, đơn vị tính là Volt (V). Thường nguồn điện do máy phát điện, ắc quy, pin cung cấp. Muốn sản sinh ra dòng điện liên tục trong mạch điện thì nguồn điện phải được duy trì một điện áp nhất định. - Quy định về cấp điện áp của lưới điện: + Lưới điện hạ áp là lưới điện có cấp điện áp danh định dưới 1.000V. + Lưới điện trung áp là lưới điện có cấp điện áp danh định từ 1.000V đến 35kV. + Lưới điện cao áp là lưới điện có cấp điện áp danh định từ 35kV đến 220kV và 500kV. 9 - Các cấp điện áp và ký hiệu các cấp: Đối với mỗi thiết bị hay đường dây thường có tối thiểu là 3 chữ số nhằm ký hiệu cấp điện áp, chức năng của thiết bị và nguồn xuất phát từ đâu. Vậy các ký hiệu đó được hiểu như thế nào? Ta định nghĩa lộ đường dây có ký hiệu là ABC - E X.Y. Số đầu tiên là A: Tương ứng cấp điện áp của đường dây (kV). Số thứ hai là B: Ký hiệu chức năng của đường dây, thiết bị. Số thứ ba là C: Ký hiệu số thứ tự của lộ đường dây, thiết bị. Ký hiệu E: là ký hiệu viết tắt của trạm biến áp 110kV. Ký hiệu X.Y: là ký hiệu tên trạm biến áp 110kV. Số đầu tiên là A tương ứng cấp điện áp của đường dây (kV), cụ thể: + Cấp điện áp 500kV (ký hiệu là 5); + Cấp điện áp 220kV (ký hiệu là 2); + Cấp điện áp 110kV (ký hiệu là 1); + Cấp điện áp 35kV (ký hiệu là 3); + Cấp điện áp 22kV (ký hiệu là 4); + Cấp điện áp 10kV (ký hiệu là 9); + Cấp điện áp 6kV (ký hiệu là 6). 1.3. Dòng điện Ký hiệu: I. Đơn vị tính: Ampe (ký hiệu: A). Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng dưới tác dụng của lực điện trường. 10 Trong vật dẫn điện, các điện tử tự do (electron) và các ion chuyển động không có hướng nhất định, nhưng khi vật dẫn được đặt trong điện trường thì các ion dương chuyển động theo chiều của điện trường, còn các ion âm và electron chuyển động ngược chiều với điện trường tạo nên dòng điện tích gọi là dòng điện. Chiều dòng điện: Quy ước chiều chuyển động của các điện tích (+) trong mạch là chiều đi từ cực (+) đến cực (-) của nguồn. Mật độ dòng điện: là tỷ số giữa dòng điện và tiết diện của dây dẫn, ký hiệu là J, J = I/S (A/mm2), trong đó S là tiết diện dây dẫn. 1.4. Công suất Trong mạch điện xoay chiều có các thành phần công suất sau: - Công suất hữu công: ký hiệu là P, P = U.I.cosφ (đơn vị tính: Watt; ký hiệu: W). P còn gọi là công suất tác dụng, đặc trưng cho sự biến đổi năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác như: nhiệt năng (bếp điện), quang năng (bóng đèn), cơ năng (quạt, động cơ). Theo thực tế, người ta thường tính toán định mức cosφ = 0,85; U = 220V. 11 Như vậy, có thể dễ nhận thấy: cứ 1A dòng điện sẽ tiêu thụ hết khoảng 200W; P trong thực tế thường được gọi là công suất tiêu thụ. - Công suất vô công: ký hiệu là Q, Q = U.I.sinφ (đơn vị tính: VAR hoặc kVAR). Q còn gọi là công suất phản kháng, đặc trưng cho sự trao đổi năng lượng điện với từ trường cuộn dây (điện kháng) hoặc giữa năng lượng điện với điện trường tụ điện (điện dung). - Công suất toàn phần: ký hiệu là S, S = U. I (đơn vị tính: VA hoặc kVA). S còn gọi là công suất biểu kiến, đặc trưng cho khả năng chứa công suất (dung lượng) của thiết bị. Quan hệ giữa P, Q và S được biểu thị bằng một tam giác vuông, gọi là tam giác công suất như hình sau: - Hệ số công suất (cosφ) có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất, truyền tải và cung cấp điện. Mỗi thiết bị điện yêu cầu một công suất hữu công xác 12 định. Nếu góc φ tiến tới 0 thì Q tiến tới 0 và lúc đó P tiến tới S, như vậy hiệu quả kinh tế cao. Nếu góc φ lớn hơn 0 có nghĩa là có Q. Q càng lớn càng làm gánh nặng cho lưới điện và máy phát điện, gây tổn hao năng lượng vô ích. Vì I ൌ ୔ ୙.ୡ୭ୱ ஦ nếu cosφ nhỏ đi, để đảm bảo P không đổi thì I sẽ phải lớn lên, có nghĩa là phải dùng dây dẫn lớn, vốn đầu tư tăng, tổn thất điện năng tăng (không kinh tế). Nếu phụ tải là thiết bị có cuộn dây như máy biến áp (MBA) hoặc động cơ mà chạy non tải hoặc không tải thì công suất vô công Q sẽ rất lớn (không tốt). Vì vậy người ta luôn tìm cách nâng cao hệ số cosφ bằng cách chạy máy đầy tải hoặc phải lắp đặt tụ bù. Trong mạch điện một chiều, không tồn tại cosφ, nên chỉ có công suất tác dụng: P = U.I hoặc P = I.R2, trong đó R là điện trở. Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của vật mang điện, đơn vị tính: Ohm (Ôm, ký hiệu: Ω) 2. Sản xuất điện năng Điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử,... truyền tải qua đường dây tải điện đến nơi tiêu thụ. Sản xuất điện năng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cung cấp điện năng đến người 13 tiêu dùng, các giai đoạn tiếp theo là truyền tải và phân phối điện năng. Thực chất của sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng khác sang năng lượng điện hay điện năng, dòng điện xuất hiện sau khi lưới điện được nối với mạng tiêu thụ. 2.1. Nhiệt điện Ở nhà máy nhiệt điện, người ta đốt than hoặc khí đốt trong lò hơi. Nhiệt năng của than, khí đun nóng nước để biến nước thành hơi. Hơi nước ở nhiệt độ cao và áp suất lớn có sức đẩy mạnh, làm quay những bánh xe của tuabin hơi. Tuabin hơi quay máy phát điện. Máy phát điện tạo ra điện năng. 14 Sơ đồ nhà máy nhiệt điện Chú thích: 1. Lò hơi; 2. Tuabin hơi; 3. Máy phát điện. 2.2. Thủy điện Để có nhà máy thủy điện, người ta xây các đập nước và các ống dẫn nước. Năng lượng của dòng nước (được gọi là thủy năng) làm quay các bánh xe của tuabin nước. Tuabin nước quay máy phát điện tạo ra điện năng. Sơ đồ nhà máy thủy điện 15 2.3. Điện nguyên tử Ở nhà máy điện nguyên tử, nhiệt năng từ các phản ứng hạt nhân dây chuyền làm nóng nước. Nước biến thành hơi làm quay tuabin hơi, tuabin hơi quay máy phát điện tạo ra điện năng. Sơ đồ nhà máy điện hạt nhân Hình dưới đây đưa ra cho chúng ta biết nguyên tắc làm việc của nhà máy điện hạt nhân với hai vòng tuần hoàn. Năng lượng nhiệt được sinh ra ở vùng hoạt động của lò phản ứng (nơi xảy ra quá trình phân hạch Uranium-235). Nhiệt được cung cấp cho chất tải nhiệt (chất mang nhiệt), được bơm tuần hoàn trong vòng tuần hoàn một. Tiếp đến chất tản nhiệt (khi đó đã mang nhiệt lượng) đi tới bộ phận trao đổi 16 nhiệt (trong lò hơi). Ở đây xảy ra quá trình trao đổi nhiệt, nhiệt từ chất tải nhiệt được truyền cho nước ở vòng tuần hoàn hai thông qua bộ phận trao đổi nhiệt. Nước ở lò hơi được đun nóng và sôi, hơi nước được tạo thành trong quá trình sôi sẽ được dẫn tới tuabin, hơi nước làm cho tuabin quay, dẫn đến rôto quay và sinh ra dòng điện. Ngoài các nhà máy điện kể trên còn có trạm phát điện dùng năng lượng mặt trời, năng lượng gió đã và đang được xây dựng tại một số tỉnh ở nước ta. Ví dụ: Nhà máy điện gió ở Ninh Thuận, Nhà máy điện mặt trời ở Hà Tĩnh... 3. Truyền tải điện năng Điện năng sản xuất ra ở các nhà máy điện, được truyền theo các đường dây dẫn điện đến các nơi tiêu thụ. 17 Truyền tải điện là khâu trung gian để vận chuyển điện năng đến khâu phân phối và bán lẻ. Ở giai đoạn này, điện năng sản xuất từ các nhà máy điện qua các trạm nâng áp lên 110kV, 220kV và 500kV để truyền tải đi xa. Tại các điểm tiêu thụ (nhà máy, khu công nghiệp, dân cư,...) điện áp được hạ xuống các cấp 35kV, 22kV và 0,4kV để sử dụng cho phù hợp. Đường dây 500kV Ghi chú: - NK: Nhập khẩu - XK: Xuất khẩu Hệ thống truyền tải điện quốc gia 4. Hộ tiêu thụ điện năng Tùy theo tầm quan trọng trong nền kinh tế và xã hội, hộ tiêu thụ được cung cấp điện với mức độ tin cậy khác nhau (thể hiện ở mức độ yêu cầu liên tục cung cấp điện khác nhau) và phân thành ba loại: 18 Hộ loại 1: là những hộ tiêu thụ mà khi có sự cố ngừng cung cấp điện có thể gây nên những hậu quả nguy hiểm đến tính mạng con người, làm thiệt hại lớn về kinh tế, dẫn đến hư hỏng thiết bị, gây rối loạn các quá trình công nghệ phức tạp, hoặc làm hỏng hàng loạt sản phẩm; hoặc có ảnh hưởng không tốt về phương diện chính trị. Trong hộ loại 1 cũng cần phân biệt và tách ra nhóm hộ tiêu thụ đặc biệt mà việc ngừng cung cấp điện đột ngột có thể đe dọa đến tính mạng con người, gây nổ và phá hoại các thiết bị sản xuất chính, tức là các thiết bị có yêu cầu thật đặc biệt phải nâng cao tính liên tục cung cấp điện đến tối đa. Đối với hộ loại 1 phải được cung cấp điện với độ tin cậy cao, thường dùng hai nguồn đi đến, đường dây hai lộ đến, có nguồn dự phòng, v.v. nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc mất điện. Thời gian mất điện thường được coi bằng thời gian tự động đóng nguồn dự trữ. Hộ loại 2: là những hộ tiêu thụ mà nếu ngừng cung cấp điện chỉ liên quan đến hàng loạt sản phẩm không sản xuất được, tức là dẫn đến thiệt hại về kinh tế do ngừng trệ sản xuất, hư hỏng sản phẩm và lãng phí sức lao động, tạo nên thời gian chết của nhân viên, v.v.. Các phân xưởng cơ khí, xí nghiệp công nghiệp nhẹ thường là hộ loại 2. Để cung cấp cho hộ loại 2, có thể dùng phương án có hoặc không có nguồn dự phòng đường dây 19 một lộ hay đường dây kép. Việc chọn phương án cần dựa vào kết quả so sánh giữa vốn đầu tư phải tăng thêm và giá trị thiệt hại kinh tế do ngừng cung cấp điện. Ở hộ loại 2, cho phép ngừng cung cấp điện trong thời gian đóng nguồn dự trữ bằng tay. Hộ loại 3: là tất cả những hộ tiêu thụ còn lại ngoài hộ loại 1 và loại 2, tức là những hộ cho phép cung cấp điện với mức độ tin cậy thấp, cho phép mất điện trong thời gian sửa chữa, thay thế thiết bị sự cố, nhưng thường không cho phép quá một ngày đêm (24 giờ). Những hộ này thường là các khu nhà ở, các nhà kho, các trường học, hoặc mạng lưới cung cấp điện cho nông nghiệp. Để cung cấp điện cho hộ loại 3, ta có thể dùng một nguồn điện hoặc đường dây một lộ. Phân loại một cách đúng đắn hộ tiêu thụ điện năng theo yêu cầu đảm bảo cung cấp điện là một trong những chỉ tiêu cơ bản để lựa chọn hợp lý sơ đồ cung cấp điện. Khi xác định phụ tải tính toán, nên tiến hành phân loại phụ tải theo hộ tiêu thụ để có cách nhìn đúng đắn về phụ tải và có những ưu tiên cần thiết. Để xác định loại hộ tiêu thụ điện năng của các ngành sản xuất khác nhau, cần nghiên cứu các đặc điểm yêu cầu và những hướng dẫn cần thiết của ngành đó. Ngoài ra, các hộ tiêu thụ điện xí nghiệp cũng được phân loại theo chế độ làm việc như sau: 20 - Loại hộ tiêu thụ có chế độ làm việc dài hạn, khi đó phụ tải không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Các thiết bị có thể làm việc lâu dài mà nhiệt độ không vượt quá giá trị cho phép; - Loại hộ tiêu thụ có chế độ phụ tải ngắn hạn: thời gian làm việc không đủ dài để nhiệt độ của thiết bị đạt đến giá trị quy định cho phép; - Loại hộ tiêu thụ có chế độ phụ tải ngắn hạn - lặp lại, thiết bị làm việc ngắn hạn xen kẽ với thời kỳ nghỉ ngắn hạn. 5. Một số thiết bị điện thông dụng 5.1. Aptomat Là tên gọi chung của một thiết bị có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện hạ áp. Aptomat được phân chia ra nhiều loại theo chức năng, hình dạng, kích thước khác nhau. Sau đây là một số loại cơ bản: - Aptomat MCB Miniature Circuit Bkeaker (hay thường gọi là CB tép): + Dòng cắt thường từ 4,5KA, 6KA, 10KA; + Dòng định mức từ 6 đến 63A; + Số cực 1P, 2P, 3P, 4P. 21 - Aptomat MCCB Moulded Case Circuit Bkeaker (hay thường gọi là CB khối): + Dòng cắt thường từ 7,5KA, 10KA, 18KA, 25KA, 36KA, 50KA, 70KA; + Dòng định mức từ 10 đến 1.600A; + Số cực 1P, 2P, 3P, 4P. - Aptomat chống giật (chống rò) RCCB Residual Current Circuit Breaker: 22 + Số cực 2P, 4P; + Dòng cắt 4,5KA, 6KA; + Dòng định mức 25A, 40A, 63A. - Aptomat chống giật (chống rò) RCBO Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection: + Số cực 2P; + Dòng cắt 4,5KA, 6KA; + Dòng định mức từ 6 đến 63A. - Aptomat chống giật (chống rò) ELCB Earth Leakage Circuit Breaker: + Số cực 3P, 4P; + Dòng cắt 36KA, 50KA; + Dòng định mức từ 60 đến 250A. 5.2. Cầu chì hạ áp Cầu chì là khí cụ điện để bảo vệ mạch điện khi ngắn mạch. Thời gian cắt của cầu chì phụ thuộc vào vật liệu làm dây chảy. Cầu chì là thiết bị bảo vệ đơn giản, rẻ tiền nhưng độ nhạy kém, nó 23 chỉ tác động khi dòng lớn hơn định mức nhiều lần (chủ yếu là dòng ngắn mạch). Cầu chì ống Cầu chì hạ áp 5.3. Cầu dao Có các loại cầu dao dưới đây: Cầu dao hạ áp 2 cực Cầu dao hạ áp đảo chiều dùng cho 2 nguồn đến (Áp dụng cho 1 nguồn máy phát và 1 nguồn điện đến) 24 Cầu dao đảo chiều 3 cực Cầu dao có tác dụng bảo vệ ngắn mạch (không có bảo vệ quá tải) do cầu dao có 2 cầu chì được nối ở phần sau tiếp điểm đóng, cắt. Chỉ thực hiện đóng, cắt cầu dao khi không có phụ tải. Vì khi có phụ tải, thao tác đóng, cắt, tiếp điểm của cầu dao sẽ tạo hồ quang gây mất an toàn. 5.4. Các loại công tơ đo đếm điện năng * Công tơ điện 1 pha - Có hai loại công tơ 1 pha: công tơ 1 pha cơ và công tơ 1 pha điện tử. - Dòng điện định mức của công tơ điện 1 pha: 5(20)A, 10(40)A, 20(80)A. - Công tơ điện 1 pha 2 dây cơ: 25 Công tơ cơ 1 pha và mặt thông số kỹ thuật - Cách đọc hiểu các thông số trên công tơ 1 pha như 5(20)A, 10(40)A, 220V, 450 vòng/kWh, cấp 2: + 220V: điện áp định mức của công tơ. + 10(40)A: dòng điện định mức của công tơ là 10A. Có thể sử dụng quá tải đến 40A mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Nếu sử dụng quá 40A thì công tơ chạy không đảm bảo chính xác và có thể hỏng. Các dòng điện 5(20)A, 20(80)A, 40(120)A cũng tương tự. + 450 vòng/kWh: Đĩa công tơ quay 450 vòng thì được 1kWh, 900 vòng/kWh, 225 vòng/kWh cũng tương tự. + Cấp 2: Cấp chính xác của công tơ. Sai số 2% toàn dải đo. Tương tự cho cấp 1, cấp 0,5 (cấp càng nhỏ càng chính xác). + 50Hz: Tần số lưới điện. 26 - Cách đọc chỉ số công tơ 1 pha: Công tơ 1 pha có 6 chữ số. 5 chữ số màu đen và 1 chữ số cuối cùng màu đỏ. Chữ số màu đỏ có giá trị 1/10kWh. Còn các chữ số màu đen ghép lại có giá trị từ 00000 đến 99999kWh. Giả sử dãy số là (234567) thì giá trị cần đọc là 23456,7kWh. Thông thường ta chỉ đọc là 23456kWh, bỏ qua phần thập phân. - Sự khác biệt giữa công tơ 1 pha cơ và điện tử: + Công tơ điện tử có cảnh báo rò điện (đèn tamper sáng), đảm bảo an toàn và chống tổn thất do rò điện cho khách hàng. Công tơ điện tử 1 pha + Công tơ đo được điện áp nguồn (V) và dòng điện tải (A), giúp người dùng giám sát chất lượng 27 điện áp nguồn cung cấp; biết được dòng điện tiêu thụ của từng thiết bị giúp sử dụng các thiết bị đồng thời một cách hợp lý, tránh quá tải. + Công tơ điện tử có độ chính xác cao hơn công tơ cơ, bảo đảm tính công bằng giữa bên mua và bên bán. + Chốt chỉ số đồng thời và đúng ngày, tính hóa đơn chính xác theo giá bậc thang. + Giảm thời gian ghi chỉ số công tơ, tăng năng suất lao động. * Công tơ điện 3 pha - Công tơ điện 3 pha được chia làm nhiều loại: trực tiếp hoặc gián tiếp; loại 1 giá hoặc 3 giá, loại cơ, cơ điện tử hoặc điện tử. + Công tơ 3 pha trực tiếp: thường gồm các loại 10(20)A, 20(40)A, 30(60)A, 50(100)A. Chỉ số công tơ 3 pha 10(20)A gồm 5 chữ số màu đen và 1 chữ số màu đỏ. Chỉ số công tơ 3 pha 20(40)A, 30(60)A, 50(100)A gồm 6 chữ số màu đen. + Công tơ 3 pha gián tiếp: chỉ số công tơ gián tiếp gồm 5 chữ số màu đen và 1 chữ số màu đỏ. + Công tơ 3 pha điện tử: gồm có một dàn số cơ 6 số đo điện năng tổng. Điện năng sử dụng gồm 3 thời điểm: giờ bình thường (T1), giờ cao điểm (T2), giờ thấp điểm (T3). Điện năng T2, T3 được hiển thị ở màn hình LCD. Điện năng T1 = Tổng - T2 - T3. 28 Công tơ điện tử 3 pha - Hướng dẫn chọn công tơ điện 1 pha Việc lựa chọn công tơ điện cần phải căn cứ vào một số thông số kỹ thuật của công tơ điện. Một số thông số bắt buộc phải tuân thủ và một số thông số được phép tùy chọn. Các thông số của công tơ điện 1 pha được cho như trong bảng sau: STT THÔNG SỐ Ý NGHĨA THƯỜNG GẶP 1 Điện ápĐiện áp định mức của công tơ điện. Đây là giá trị bắt buộc tuân thủ. 220V 2 Dòng điện Dòng điện định mức và dòng điện cho phép quá tải của công tơ. Dòng điện tối đa bắt buộc phải tuân thủ, nếu không sẽ làm hư hỏng công tơ điện. Dòng điện định mức ảnh hưởng đến độ chính xác khi đo điện năng (kWh) 5(20)A, 10(40)A, 20(80)A 29 STTTHÔNG SỐ Ý NGHĨA THƯỜNG GẶP 3 Tần sốTần số định mức của công tơ điện, bắt buộc tuân thủ50Hz 4 Rev/kWhSố vòng quay của đĩa nhôm để đạt 1kWh 225 rev/kWh, 450 rev/kWh, 900rev/kWh 5 Cấp chính xác Cl (class) Cấp chính xác của công tơ điện, có thể là CL1 (cấp 1, tức sai số 1%) hoặc CL2 (cấp 2, tức sai số 2%) CL1, CL2 Trong bảng các thông số kỹ thuật trên, điện áp và tần số là hai thông số kỹ thuật bắt buộc tuân thủ. Hai thông số ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ điện là cấp chính xác CL và dòng điện. Cấp chính xác của đồng hồ điện là bản thân thiết bị, ta không thể thay đổi được. Như vậy thông số quyết định nhất đối với độ chính xác của công tơ điện chính là dòng điện của công tơ điện. Dòng điện này thường gồm hai số, một số nhỏ và một số lớn, ví dụ 10(40)A. Số nhỏ là dòng điện định mức, số lớn là dòng điện tối đa cho phép chạy qua đồng hồ điện. Công tơ điện 1 pha hiện nay thường được sử dụng là công tơ điện EMIC CV140. Loại này cho phép quá tải đến 400% dòng điện định mức. Việc chọn dòng điện định mức của đồng hồ điện cần dựa vào công suất, dòng điện của các thiết bị mà ta sử dụng. Bảng dưới đây cho biết các 30 thông số của các thiết bị điện thường sử dụng trong nhà. STT TÊN THIẾT BỊ ĐIỆN CÔNG SUẤT (W) ĐIỆN ÁP (V) DÒNG ĐIỆN (A) 1 Đèn huỳnh quang 1,2m 40 220 0,43 2 Đèn huỳnh quang 1,2m 20 220 0,43 3 Đèn tròn 100W 100 220 0,45 4 Đèn tròn 60W 60 220 0,27 5 Đèn tròn 25W 25 220 0,11 6 Đèn tiết kiệm điện (compact) 18W 18 220 0,09 7 Đèn tiết kiệm điện (compact) 14W 14 220 0,07 8 Đèn tiết kiệm điện (compact) 11W 11 220 0,06 9 Đèn tiết kiệm điện (compact) 7W 7 220 0,05 10 Quạt điện (quạt treo đứng loại lớn) 300 220 2,2 11 Quạt điện (quạt treo đứng loại trung) 200 220 1,9 12 Quạt trần lớn 150 220 1,36 13 Quạt trần nhỏ 100 220 0,91 14 Quạt treo 75W 75 220 0,68 15 Quạt bàn, quạt tường 50 220 0,46 16 Ti vi 100W 100 220 0,06 17 Tủ lạnh nhỏ 100 220 0,91 18 Tủ lạnh lớn 200 220 1,78 19 Máy lạnh 1 ngựa (1HP) 750 220 4,5 31 STT TÊN THIẾT BỊ ĐIỆNCÔNG SUẤT (W) ĐIỆN ÁP (V) DÒNG ĐIỆN (A) 20 Máy lạnh 1.5 ngựa 1.125 220 6,0 21 Máy lạnh 2.0 ngựa 1.500 220 9,0 22 Máy bơm nước 1HP 750 220 4,5 23 Máy bơm nước 1.5 ngựa 1.125 220 6,0 24 Máy bơm nước 2.0 ngựa 1.500 220 9,0 25 Bàn ủi 1.000W 1.000 220 4,45 26 Nồi cơm điện 1.000W 1.000 220 4,54 27 Nồi cơm điện 800W 800 220 3,46 28 Máy nước nóng trực tiếp 3.000W 3.000 220 13,6 Nguyên tắc chọn công tơ điện là căn cứ vào dòng điện. Dòng điện tải dao động từ 50% dòng điện định mức đến 75% dòng điện tối đa cho phép là tốt nhất. Việc chọn công tơ điện cho một thiết bị điện riêng lẻ rất đơn giản. Ví dụ, cần chọn công tơ điện cho máy bơm 1HP. Dòng điện của máy bơm này là 4,54A, nên chọn công tơ điện EMIC CV140 5(20)A. Công tơ này sẽ hoạt động tốt với dòng điện từ 2,5A đến 15A. Việc chọn công tơ điện cho một phòng hoặc một căn hộ thường khó khăn hơn. Lý do đơn giản là trong phòng có nhiều thiết bị, công suất khác nhau, hơn nữa, sự hoạt động đồng thời của thiết bị cũng dao động (hệ số đồng thời). Cách dễ dàng nhất để chọn công tơ điện cho phòng là cộng dòng 32 điện của tất cả thiết bị và chọn công tơ điện có dòng tối đa lớn hơn hoặc bằng dòng điện tổng đó. Ví dụ cần chọn công tơ điện cho một phòng có các thiết bị như sau: STT TÊN THIẾT BỊ ĐIỆN SỐ LƯỢNG DÒNG ĐIỆN (A) DÒNG ĐIỆN TỔNG (A) 1 Đèn huỳnh quang 1,2m 6 0,43 2,58 2 Đèn tiết kiệm điện (compact) 11W 4 0,06 0,24 3 Quạt bàn, quạt tường 4 0,46 1,84 4 Tủ lạnh nhỏ 1 0,91 0,91 5 Máy lạnh 1 ngựa (1HP) 1 4,5 4,5 6 Máy bơm nước 1HP 1 4,5 4,5 7 Nồi cơm điện 1.000W 1 4,54 4,54 8 Máy nước nóng trực tiếp 3.000W 1 13,6 13,6 Tổng dòng điện của phòng là 32,7A. Ta sẽ chọn công tơ điện EMIC CV140 10(40)A. Các trường hợp khác cũng tiến hành tương tự. 5.5. Dây dẫn điện Khi lựa chọn dây dẫn, cần lưu ý các vấn đề liên quan đến dây dẫn: - Các nguồn điện sử dụng cho nhà ở; - Một số cách đi dây điện và loại dây điện tương ứng, thông dụng; 33 - Các loại dây dẫn thích hợp cho nhà ở; - Công suất chịu tải của các loại dây cáp điện thường sử dụng cho nhà ở; - Cách tính toán và lựa chọn dây dẫn; - Các lưu ý cho hệ thống điện nhà ở; - Những tác hại khi dùng dây và cáp điện kém chất lượng; - Những kinh nghiệm lựa chọn dây điện cho nhà ở. 5.6. Các nguồn điện sử dụng cho nhà ở - Nguồn điện 1 pha 2 dây (thông dụng nhất) Nguồn 1 pha 2 dây gồm có 1 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 1 dây nóng và 1 dây nguội). Đây là nguồn điện cho nhà ở thông dụng nhất tại Việt Nam hiện nay. - Nguồn điện 1 pha 3 dây Nguồn điện 1 pha 3 dây gồm có 1 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất (còn được gọi là 1 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện nay, nguồn điện này bắt đầu áp dụng ở các tòa nhà cao tầng, biệt thự, khách sạn, các nơi sử dụng máy móc, thiết bị quan trọng hoặc các nhà ở cao cấp hơn. - Nguồn điện 3 pha 4 dây (ít gặp) Nguồn điện 3 pha 4 dây gồm có 3 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội), chỉ sử dụng khi có thiết bị điện 3 pha. 34 CHƯƠNG II CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG GIA ĐÌNH VÀ NƠI CÔNG CỘNG 1. Vì sao phải tiết kiệm điện năng? Trong cuộc sống hiện đại, điện năng là nhu cầu sử dụng tối thiểu của bất kỳ ai, điện để phục vụ sinh hoạt gia đình như nấu ăn, thắp sáng, giải trí, vui chơi, v.v.. Bên cạnh đó, điện năng có vai trò trong sản xuất ngành công, nông nghiệp và ngành dịch vụ. Tuy nhiên, sử dụng điện một cách tràn lan, không kiểm soát đang là một thói quen xấu của nhiều người. Hiện nay, chúng ta chưa thực sự có ý thức sử dụng điện năng đúng cách. Nhiều người chỉ biết sử dụng điện mà không quan tâm nếu mình sử dụng thiếu ý thức, không tiết kiệm sẽ đồng nghĩa với việc những người khác không có điều kiện dùng điện phục vụ sinh hoạt đời sống, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. 35 Khi điện năng bị sử dụng một cách tối đa đường truyền bị quá tải, vượt qua sự chịu đựng của hệ thống sẽ gây nên mất điện. Điều này khiến cho mọi sinh hoạt hằng ngày, hoạt động sản xuất đều bị ngừng lại, ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế cũng như các mặt đời sống khác. Khi chúng ta sử dụng đồ điện liên tục, không cho chúng nghỉ ngơi, hoặc các loại máy móc phải làm việc hết công suất, đồng nghĩa với việc chúng phải liên tục hoạt động, những tác động liên tục như vậy khiến cho tuổi thọ của các thiết bị ngày càng giảm, dễ gây hỏng hay cháy nổ. Không chỉ vậy, điện năng còn chính là nguyên nhân gây nên những vấn đề như hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, băng tan, ô nhiễm không khí... Bởi để sản xuất điện, lượng than đốt, dầu khí đốt là rất lớn, cùng với đó thủy điện khiến dòng chảy của các con sông bị ngăn lại, nguy cơ hạn hán và lũ lụt ngày càng cao. Tiết kiệm điện không phải là việc của riêng một cá nhân ai, mà cần đến sự chung tay của cả cộng đồng. Khi chúng ta sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả sẽ có các lợi ích như sau: Lợi ích về chi phí: Góp phần giảm chi phí sinh hoạt hằng ngày đối với mỗi gia đình, giảm giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp. Lợi ích về tài nguyên: Như Chương I đã nêu, điện năng sản xuất từ các tài nguyên nước, than, 36 dầu,... Sử dụng điện tức là chúng ta đang sử dụng những nguồn tài nguyên này. Nếu không tiết kiệm, chúng sẽ cạn kiệt trong tương lai gần. Ngoài ra, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả giúp giảm phát thải khí CO2, giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất tới môi trường. Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội nhằm góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước, tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia, bảo vệ môi trường sống. 2. Quy định về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả Ngày 17/6/2010, Quốc hội đã ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Luật số 50/2010/QH12, quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính sách, biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Luật quy định năng lượng bao gồm: nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo. Luật này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tại Việt Nam. 37 Về lĩnh vực sử dụng điện năng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật, kiến trúc nhà xưởng nhằm sử dụng tối đa hiệu quả hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát; tận dụng tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên; thực hiện quy trình vận hành, chế độ duy tu, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị trong dây chuyền sản xuất để chống tổn thất năng lượng; loại bỏ dần phương tiện, thiết bị công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Ngoài ra, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; lựa chọn áp dụng quy trình và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến, biện pháp công nghệ phù hợp và thiết bị công nghệ có hiệu suất năng lượng cao; sử dụng các dạng năng lượng thay thế có hiệu quả cao hơn trong dây chuyền sản xuất. Đối với cơ sở sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hóa cũng phải đầu tư hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hóa; thay thế thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Trong đó, cải tiến, hợp lý hóa các quá trình: đốt nhiên liệu trong lò hơi, lò luyện, lò nung, lò sấy; trao đổi nhiệt trong thiết bị gia nhiệt, làm lạnh; chuyển hóa nhiệt năng thành điện năng, điện năng thành nhiệt năng, cơ năng và các dạng chuyển hóa năng lượng khác; tận dụng nhiệt thừa 38 của lò hơi, lò luyện, lò nung, hơi nước thải nóng cho mục đích sản xuất và đời sống; áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm tổn hao năng lượng trong hệ thống cung cấp điện và cung cấp nhiệt; sử dụng động cơ điện, lò hơi, máy bơm có hiệu suất cao, thiết bị biến tần, thiết bị điều chỉnh tốc độ động cơ cho công trình xây lắp mới hoặc thay thế, sửa chữa; áp dụng công nghệ đồng phát nhiệt điện đối với cơ sở chế biến, gia công, sản xuất sản phẩm hàng hóa có tiềm năng phát triển phụ tải điện và nhiệt. Về chiếu sáng công cộng, phải bảo đảm hệ thống được thiết kế theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với từng công trình và khu vực chiếu sáng; ưu tiên sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, thiết bị chiếu sáng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, tận dụng nguồn chiếu sáng tự nhiên. Khi sửa chữa, thay thế, lắp đặt mới thiết bị chiếu sáng công cộng, phải sử dụng thiết bị chiếu sáng được xác định là sản phẩm tiết kiệm năng lượng; vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng phù hợp theo thời gian trong ngày, theo mùa, vùng, miền. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định về tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng; Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị 39 trấn thực hiện quản lý chiếu sáng công cộng theo thẩm quyền được phân cấp. Trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, cần đầu tư, cải tạo lưới điện phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn điện, giảm tổn thất điện năng. Khuyến khích sản xuất, sử dụng nguồn năng lượng tại chỗ bằng sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, khí sinh học, phụ phẩm nông nghiệp và các nguồn năng lượng tái tạo khác... Trong hoạt động dịch vụ, sinh hoạt hộ gia đình cần nhận thức tốt việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng. Đối với hoạt động dịch vụ: thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng, chiếu sáng, quản lý phương tiện, thiết bị; hạn chế sử dụng thiết bị công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng vào giờ cao điểm trong chiếu sáng, trang trí, quảng cáo; kiểm soát, duy tu, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng để giảm tổn thất năng lượng trong hoạt động dịch vụ. Đối với hộ gia đình: nâng cao ý thức cá nhân sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng, sử dụng các loại thiết bị tiết kiệm điện... 3. Lãng phí điện phổ biến khi sử dụng 3.1. Lãng phí điện trong các hộ gia đình - Không tắt các thiết bị tiêu thụ điện khi không sử dụng. 40 Đây là một trong những thói quen phổ biến thường xảy ra. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều trường hợp đèn, quạt, điều hòa,... quên tắt khi người sử dụng ra khỏi phòng ở các hộ gia đình và nơi công sở. Tắt các thiết bị tiêu thụ điện khi rời khỏi phòng sẽ tiết kiệm điện và giúp thiết bị bền hơn. Nếu hay quên hoặc ở những nơi công cộng nhiều người dùng chung, hãy sử d ụng hệ thống nhà thông minh để giám sát tiêu thụ điện từ xa như điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng... - Sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện có hiệu suất thấp. Do các vấn đề về kinh phí nên rất nhiều nơi vẫn còn sử dụng những thiết bị tiêu thụ điện có hiệu suất thấp. Đèn sợi đốt là một ví dụ điển hình, nó có tỷ lệ tổn thất rất lớn (90 - 95%) do điện năng chuyển hóa thành bức xạ nhiệt và hồng ngoại. Vì vậy nên chuyển sang dùng bóng huỳnh quang compact hay LED. Các bóng đèn được chứng nhận ENERGY STAR như bóng halogen, huỳnh quang compact (CFL), đèn LED sử dụng năng lượng ít hơn từ 25% đến 80% và có tuổi thọ dài hơn tới 25 lần so với bóng sợi đốt truyền thống. - Không ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện khi không sử dụng. Thiết bị điện tử và đồ dùng gia dụng đều tiêu thụ năng lượng ngay cả khi tắt nếu không ngắt ra 41 khỏi nguồn điện. Nếu không sử dụng hãy rút phích cắm ra. Có thể kết nối nhiều thiết bị cùng một nguồn đầu vào, khi tắt chỉ cần rút phích ra. - Sử dụng thiết bị non tải. Máy rửa bát nếu chạy hằng ngày thì một năm tốn khoảng 66 đôla. Để tiết kiệm năng lượng, nên chạy máy khi đầy (đủ) tải. Ngoài ra, có thể chuyển máy từ chế độ cài đặt sấy khô bằng nhiệt sang sấy khô bằng không khí, có thể tiết kiệm được thêm khoảng 15% tổng năng lượng tiêu hao của thiết bị. - Chạy máy đông lạnh khi trống rỗng. Có máy đông lạnh để lưu trữ thực phẩm là ý tưởng tốt, song điều này gây hại nhiều hơn lợi nếu không rút phích cắm khi máy trống rỗng. Tại Mỹ, một máy đông lạnh dân dụng (chest freezer) tiêu thụ khoảng 103 kWh, chi phí trung bình 14 đôla/tháng. Vì lý do này không nên chạy không tải, tức là khi tủ trống rỗng. - Mở tủ lạnh quá lâu và thường xuyên. Trung bình mỗi năm, mọi người mở tủ lạnh hoặc tủ đông khoảng 10 giờ, ngốn khoảng 7% tổng năng lượng sử dụng của thiết bị. Một mẹo hữu ích là chỉ mở tủ lạnh và tủ đông khi cần và khẩn trương đóng ngay tủ lại. - Giặt quần áo bằng nước nóng. Gần 90% năng lượng của một máy giặt là để làm nóng nước. Vì vậy nếu chuyển giặt từ nước 42 nóng sang nước ấm hay nước lạnh sẽ giảm được một nửa năng lượng. Trừ khi phải giặt đồ quá bẩn, dính nhiều dầu mỡ, còn không nước lạnh có đủ khả năng làm sạch mọi thứ như quần áo, khăn trải giường... - Đặt mức nhiệt quá cao. Ở nhiều hộ gia đình, nhiệt độ máy đun nước nóng đặt quá cao nên tốn điện, Bộ Năng lượng Mỹ khuyến nghị, mặc dù máy đun nước nóng được đặt ở mức mặc định 140oF (60oC) nhưng chỉ nên đặt ở ngưỡng 120oF (gần 50oC) là hợp lý. Mức này vừa hiệu quả năng lượng lại có thể giảm hóa đơn điện từ 3% đến 5% cho mỗi 10oF khi được giảm. - Không lập trình máy điều nhiệt. Làm nóng và làm mát tiêu thụ gần một nửa năng lượng của căn nhà. Một bộ điều nhiệt lập trình giúp cắt giảm việc sưởi ấm hoặc làm mát không cần thiết. Nên lắp bộ điều nhiệt thông minh và lập trình đầy đủ sẽ giúp tiết kiệm năng lượng vì đây là thiết bị điều khiển từ xa, biết chỉnh nhiệt độ thích hợp. - Không thay bộ lọc không khí định kỳ. Bất kỳ ngôi nhà nào, nhất là tòa nhà cao tầng đều được lắp hệ thống HVAC (Heating Ventilation and Air Conditioning), tức hệ thống thông gió, điều hòa không khí. Hệ thống HVAC thường có bộ lọc không khí, nó cần được vệ sinh thường xuyên để hoạt động hiệu quả. Khi hệ 43 thống HVAC bị kẹt do bụi bẩn sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, bởi vậy, nên thay bộ lọc không khí ba tháng một lần, vừa giảm tiền điện lại có lợi cho sức khỏe con người. 3.2. Lãng phí điện trong cộng đồng dân cư và các khu vực công cộng Sự lãng phí này tập trung ở việc bật, tắt hệ thống chiếu sáng công cộng. Hiện nay, tại các khu vực xã, phường, thị trấn đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng. Tuy nhiên, hệ thống này được bật, tắt thủ công. Điều này dẫn đến việc bật, tắt không hợp lý, xảy ra vấn đề lãng phí điện năng. 4. Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia đình 4.1. Đèn chiếu sáng Đèn chiếu sáng là thiết bị tiêu thụ điện phổ biến nhất trong các hộ gia đình. Mặc dù công suất tiêu thụ của từng bóng đèn không lớn nhưng do sử dụng thường xuyên tại nhiều vị trí trong nhà nên hệ thống đèn chiếu sáng có thể chiếm tới 15% lượng điện tiêu thụ bình quân trong các hộ gia đình. Sử dụng đèn chiếu sáng hợp lý sẽ góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm điện trong gia đình. Bảng sau đây đưa ra hướng dẫn lựa chọn loại đèn theo các nhu cầu sử dụng khác nhau: 44 Loại đènỨng dụng đặc trưng Chiếu sáng chung, Công suất (W) Tuổi thọ (giờ) Hiệu suất tương đối (*) Đèn dây tóc tiêu chuẩn Đèn dây tóc halogen Đèn huỳnh quang (đèn tuýp, đèn ống) đèn bàn, đèn đọc sách - chỉnh được độ sáng Chiếu sáng chung, kết hợp trang trí - chỉnh được độ sáng Chiếu sáng chung (theo dải) Chiếu sáng chung 25 - 100 1.000 40 - 300 2.000 - 4.000 26 - 40 5.000 - 8.000 8.000 - Đèn compact (theo điểm), kết hợp trang trí Chiếu sáng chung 6 - 40 10.000 Đèn LED (theo điểm), kết hợp trang trí 4 - 9 Trên 20.000 * Hiệu suất tương đối là hiệu quả năng lượng (Lumen/Watt) so sánh tương đối với bóng đèn dây tóc tiêu chuẩn. 45 - Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng: + Tham khảo các nhà chuyên môn về ánh sáng, kiến trúc khi thiết kế hệ thống chiếu sáng. Chọn loại đèn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Lắp các công tắc riêng cho từng đèn hoặc cụm đèn. Lắp công tắc chỉnh độ sáng (dimmer) cho đèn halogen, đèn dây tóc; + Đối với đèn tuýp, sử dụng chấn lưu điện tử sẽ tiết kiệm khoảng 30% điện tiêu thụ, bóng đèn loại T5 và T8 sẽ tiết kiệm từ 30% đến 10% điện tiêu thụ so với bóng loại T10 và làm tăng gấp đôi tuổi thọ của bóng đèn; + Khi lắp đèn nên sử dụng máng/chóa, sẽ phát huy hiệu quả chiếu sáng của bóng đèn; + Thường xuyên vệ sinh máng/chóa để đèn luôn phát huy hiệu quả chiếu sáng, vì nếu để bụi, đèn có thể giảm từ 10% đến 20% độ sáng. - Sử dụng đèn chiếu sáng: + Tắt đèn khi không sử dụng; + Tắt bớt hoặc dùng dimmer giảm độ sáng đèn khi xem tivi hoặc đọc sách với đèn bàn; + Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng, tuy nhiên cần lưu ý ánh nắng trực tiếp sẽ mang theo nhiệt làm nóng bên trong nhà; + Thường xuyên vệ sinh bóng và máng/chóa đèn để đảm bảo độ sáng. Chú ý: Đèn compact chỉ lắp đặt được ở một số nơi nhất định và ít bật tắt. 46 4.2. Quạt điện Quạt là thiết bị làm mát phổ biến nhất trong các hộ gia đình ở Việt Nam. Quạt rất đa dạng về chủng loại, phổ biến nhất là quạt bàn, quạt hộp, quạt đứng, quạt cây, quạt treo tường, quạt trần. Một số loại quạt còn có thêm tính năng sưởi ấm hay tạo ẩm. Các loại quạt làm mát thường chiếm hơn 3% điện năng tiêu thụ bình quân trong các hộ gia đình. Bảng sau đây cung cấp thông tin cơ bản về các loại quạt, giúp lựa chọn loại quạt phù hợp với nhu cầu sử dụng: LOẠI QUẠT ĐẶC ĐIỂM CÔNG SUẤT (W) Dễ di chuyển, sử dụng được ở nhiều vị trí Quạt bàn Quạt hộp Quạt đứng/ quạt cây Quạt tháp khác nhau như mặt bàn hoặc để trên giường, phù hợp với khu vực nhỏ. Dễ di chuyển, chỉ phù hợp đặt trên sàn nhà, không gian làm mát rộng và an toàn hơn quạt bàn. Dễ di chuyển, chỉ phù hợp đặt trên sàn nhà, không gian làm mát rộng, linh hoạt và điều chỉnh được chiều cao. Dễ di chuyển, thiết kế đẹp, chỉ phù hợp đặt trên sàn nhà, không gian làm mát hẹp hơn quạt cây. 30 - 60 40 - 70 50 - 65 35 - 65 47 LOẠI QUẠTĐẶC ĐIỂM CÔNG SUẤT (W) Quạt treo tường Quạt trần Quạt hơi nước Quạt thông gió Tiết kiệm không gian do gắn cố định trên tường, chỉ làm mát cho một khu vực nhất định. Tiết kiệm không gian do treo trên trần, không gian làm mát rộng, phù hợp với phòng có trần cao trên 3,5 mét. Cấu tạo tương tự quạt cây, quạt tháp. Có thêm tính năng phun sương tạo ẩm/làm mát từ nước hoặc nước đá. Dùng để thông gió cho các không gian chức năng như nhà bếp, khu vệ sinh, phòng kín sử dụng điều hòa... 50 - 65 65 - 80 50 - 85 18 - 45 - Các lưu ý khi chọn mua quạt: + Quạt hộp cần phải có chức năng tự tắt khi bị đổ hoặc nhấc lên khỏi mặt sàn; + Nên mua các loại quạt có thể điều chỉnh tốc độ và có chế độ gió theo nhịp sinh học lúc ngủ (Sleep Mode); + Đối với các loại quạt bàn, quạt hộp và quạt đứng/quạt cây nên mua quạt có cánh bằng nhựa thay vì cánh kim loại; + Chọn mua các loại quạt có kết cấu đơn giản, dễ tháo - lắp khi cần vệ sinh và bảo dưỡng; + Chọn đúng loại quạt thông gió (quạt cho nhà bếp, quạt nhà vệ sinh...) với công suất và lưu lượng gió phù hợp với đặc điểm và diện tích không 48 gian cần thông gió. Nên tham khảo ý kiến các nhà chuyên gia về thông gió, kiến trúc để chọn đúng loại quạt. - Lắp đặt quạt: + Đối với quạt trần: chọn vị trí phù hợp để phát huy hết khả năng làm mát của quạt; + Đối với quạt treo tường: chọn vị trí lắp phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng không gian chức năng trong gia đình như khu vực bàn ăn, bàn tiếp khách; + Không lắp quạt quá cao vì sẽ giảm hiệu quả làm mát, cũng không lắp quá thấp làm giảm phạm vi làm mát của quạt. - Sử dụng và bảo dưỡng quạt: + Chỉnh độ cao phù hợp (quạt cây) và để quạt ở gần vị trí cần làm mát; + Bật tốc độ vừa đủ và sử dụng chế độ phù hợp (ví dụ khi ngủ thì để chế độ Sleep Mode); + Sử dụng chức năng xoay đảo hướng gió để làm mát tuần tự các vị trí trong phòng thay vì cùng bật nhiều quạt; + Không cắm điện liên tục đối với các loại quạt dùng ắc quy sạc điện, chỉ cắm điện khi đèn báo cần sạc lại điện; + Thường xuyên vệ sinh cánh quạt, lồng quạt, ổ trục, cơ cấu đảo gió và tra dầu vào ổ bạc trục động cơ (2 tháng/lần); 49 + Khi không sử dụng (mùa đông) cần vệ sinh, tra dầu và bọc quạt trong túi nilông trước khi cất vào hộp để tránh hơi ẩm làm han gỉ các bộ phận kim loại. Quạt sạc điện cần sạc đầy bình mỗi tháng 1 lần. 4.3. Thiết bị nghe, nhìn Các thiết bị điện tử nghe nhìn, giải trí gia đình bao gồm tivi, dàn âm thanh, máy vi tính, máy chơi game..., phổ biến nhất là tivi. Trong các gia đình ở khu vực thành thị, các thiết bị này thường đượ̣c sử dụng trên 6 giờ/ngày và tiêu thụ tới 24% điện năng. Lựa chọn thiết bị phù hợp và sử dụng đúng cách các thiết bị điện tử nghe nhìn không chỉ tiết kiệm điện mà còn giúp tăng tuổi thọ thiết bị. - Lựa chọn tivi và các thiết bị điện tử nghe nhìn, giải trí: Tivi màn hình phẳng là loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay với 3 loại công nghệ chính là Plasma, LCD và LED như trong bảng sau: CÔNG NGHỆ ĐẶC ĐIỂM MỨC TIÊU THỤ ĐIỆN Góc nhìn rộng, hình ảnh chuyển động đẹp, Plasma 50 màu sắc chính xác, độ tương phản cao nhất. Màn hình dày, kiểu dáng bình thường Cao nhất CÔNG NGHỆ ĐẶC ĐIỂM MỨC TIÊU THỤ ĐIỆN Góc nhìn hẹp, thể hiện hình ảnh chuyển động, LCD LED màu sắc và độ tương phản kém so với tivi công nghệ Plasma. Màn hình mỏng, có nhiều kiểu dáng đẹp. Góc nhìn rộng, hình ảnh chuyển động đẹp, màu sắc và độ tương phản gần bằng so với tivi công nghệ Plasma. Màn hình mỏng, có nhiều kiểu dáng đẹp. Trung bình Thấp nhất Ngoài ra, một thông số quan trọng khi lựa chọn tivi là chiều dài đường chéo màn hình (tính bằng inch). Khoảng cách tối ưu từ vị trí ngồi xem tivi tới màn hình được tính bằng 3 - 5 lần chiều dài đường chéo. Theo nguyên tắc đó, nên lựa chọn kích thước màn hình tivi theo bảng sau: Khoảng cách từ vị trí ngồi xem (m) Kích thước màn hình TV (inch) 2,5 32 3,0 37 ‐ 42 3,5 46 4,0 50 + Mua các loại tivi có chức năng tự động chuyển sang màu xanh nhạt khi không có tín hiệu; + Đối với màn hình máy vi tính, nếu không có nhu cầu đặc biệt thì lựa chọn màn hình LCD từ 17 đến 19 inch là phù hợp nhất; 51 + Đối với dàn âm thanh và loa, nên mua loại có công suất vừa đủ, phù hợp với phòng nghe. Thông thường các loại dàn âm thanh và loa có công suất từ 75 - 100 Watt là đủ đáp ứng nhu cầu giải trí tại gia đình; + Nên kích hoạt tất cả các tính năng tiết kiệm năng lượng có trên hệ thống máy tính, màn hình và các thiết bị kết nối để đảm bảo luôn sử dụng ở chế độ tiết kiệm năng lượng. + Khi chọn mua các thiết bị điện tử giải trí nghe nhìn, nên chọn mua các sản phẩm có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. - Sử dụng tivi và các thiết bị điện tử nghe nhìn, giải trí: + Tắt bằng nút nguồn chính trên máy thay vì dùng điều khiển từ xa, vì khi tắt bằng điều khiển từ xa, tivi hoặc đầu đĩa sẽ không thực sự tắt mà chỉ chuyển sang chế độ chờ (stand by) và vẫn tiêu thụ điện; 52 + Điều chỉnh màu sắc (color), độ sáng (bright-ness) và độ tương phản (contrast) của màn hình ở mức phù hợp (khoảng 50%), vừa đỡ chói mắt vừa tiết kiệm điện. Khi xem tivi từ nguồn tín hiệu phổ thông (bắt sóng hoặc truyền hình cáp) thì nên đặt chế độ hình ảnh ở mức dịu (softness); + Chỉnh âm lượng (volume) ở mức vừa đủ nghe; chuyển sang chế độ chờ khi tạm dừng; + Cài đặt chế độ tiết kiệm năng lượng cho máy vi tính: Control Panel −> Power Option −> Power Save: tự động tắt màn hình/ổ đĩa cứng, chuyển sang chế độ ngủ hoặc tắt máy sau 30 phút không sử dụng. Tùy điều kiện, nên loại bỏ dần màn hình CRT (bóng đèn hình) chuyển sang dùng màn hình LCD (tinh thể lỏng). Màn LCD chỉ tiêu thụ 30% điện năng nếu so với màn hình CRT cùng kích cỡ. 4.4. Máy điều hòa nhiệt độ Điều hòa nhiệt độ là một trong những thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất trong gia đình. Vào mùa nóng, trong gia đình sử dụng điều hòa, máy điều hòa nhiệt độ có thể tiêu thụ tới hơn 30% điện năng. Chính vì vậy việc sử dụng điều hòa nhiệt độ hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ và tiền điện phải chi trả hằng tháng. 53 - Lựa chọn máy điều hòa nhiệt độ: Có 4 loại máy điều hòa nhiệt độ phổ biến thường sử dụng cho hộ gia đình: + Loại cửa sổ (1 cục): có cấu tạo một khối máy duy nhất. Để gắn máy này chỉ cần tạo một khung cửa sổ trên tường khi gắn máy, để bề mặt (giàn lạnh) quay vào trong phòng. + Loại 2 cục treo tường: cục nóng lắp bên ngoài nhà và cục lạnh gắn trên tường trong nhà. Loại này thích hợp với nhà có không gian thoáng (hành lang, ban công) để đặt cục nóng. + Loại 2 cục âm trần: cấu tạo giống như loại 2 cục treo tường nhưng cục lạnh lắp âm trần. Loại này thích hợp với các biệt thự hoặc chung cư cao cấp có kết cấu trần 2 lớp. + Loại 2 cục đặt đứng: là loại 2 cục với cục lạnh có kích thước lớn đặt đứng trên sàn nhà. Loại này thường có công suất lớn và chỉ thích hợp với các phòng có diện tích trên 45m2. Ngoài ra, một thông số quan trọng khi lựa chọn máy điều hòa nhiệt độ là công suất lạnh của máy, tính bằng đơn vị BTU/giờ. Bảng sau đây đưa ra hướng dẫn lựa chọn công suất máy theo diện tích phòng cần điều hòa: 54 Diện tích phòng (m2) Công suất lạnh (BTU/giờ) 10 - 15 9.000 15 - 20 12.000 20 - 30 18.000 Trên 30 24.000 Hiện nay, trên thị trường đã có các loại điều hòa nhiệt độ sử dụng biến tần (inverter), các loại máy này thường có giá thành cao hơn các máy không dùng biến tần có cùng công suất. Tuy nhiên máy điều hòa nhiệt độ sử dụng biến tần có thể tiết kiệm 5% điện tiêu thụ và đảm bảo duy trì nhiệt độ trong phòng điều hòa ổn định, nâng cao chất lượng điều hòa không khí. - Lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ: + Thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; + Đối với máy điều hòa 2 cục thì khoảng cách giữa 2 cục không nên quá 15 mét; + Đường ống lạnh phải được bảo ôn đúng kỹ thuật bằng vật liệu bảo ôn tốt; + Không gắn cục lạnh trong các góc khuất (làm giảm khả năng đối lưu không khí), cục lạnh treo tường nên gắn ở độ cao từ 2,5 đến 3,5 mét; + Khi nhà có nhiều máy điều hòa thì cần bố trí các cục nóng hợp lý, không đặt các cục nóng quá 55 gần nhau hoặc thổi gió nóng vào nhau làm giảm khả năng giải nhiệt; + Đặt cục nóng tại vị trí thoáng mát, không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu cần thiết thì có thể lắp thêm mái che nắng cho cục nóng; + Không đặt cục nóng ở nơi có gió to vì sẽ ảnh hướng đến hoạt động của quạt; + Không đặt cục nóng ở gần mặt đất hoặc những chỗ có nhiều bụi. - Sử dụng và bảo dưỡng máy điều hòa nhiệt độ: Cài đặt nhiệt độ hợp lý: cài đặt nhiệt độ máy điều hòa tùy thuộc vào nhiệt độ bên ngoài như sau: Nhiệt độ bên ngoài (oC) 30 32 34 Trên 35 Nhiệt độ cài đặt cao nhất (oC) 26 27 28 29 Theo tính toán, nếu tăng thêm 1oC nhiệt độ cài đặt sẽ giúp tiết kiệm 3% điện năng tiêu thụ. + Chỉ sử dụng chế độ làm mát nhanh (turbo) hoặc đặt chế độ quạt mạnh nhất trong khoảng 3 phút đầu tiên sau khi bật điều hòa. Sau đó cần chuyển về chế độ bình thường với tốc độ quạt vừa phải; + Bật chế độ điều chỉnh gió đa hướng (swing) hoặc có thể sử dụng kết hợp với quạt (nếu cần thiết) để tăng khả năng luân chuyển không khí trong phòng điều hòa; 56 + Không sử dụng quạt thông gió có công suất lớn hơn 25W cho phòng sử dụng điều hòa; + Đóng kín các cửa phòng sử dụng điều hòa và hạn chế ra vào phòng; + Đóng cửa chớp hoặc dùng rèm che ánh nắng trực tiếp chiếu vào phòng; + Hạn chế sử dụng các thiết bị sinh nhiệt như bàn là, bếp, bình đun nước trong phòng; + Vệ sinh các tấm lưới lọc bụi thường xuyên nếu dùng nhiều và các giàn trao đổi nhiệt ít nhất 2 lần/năm và bảo dưỡng máy ít nhất 1 lần/năm; + Liên hệ với các cơ sở dịch vụ điện lạnh để kiểm tra khi phát hiện các dấu hiệu bất thường (máy kêu to, không có hơi lạnh, tự động bật hoặc tắt...) để kiểm tra và sửa chữa, bảo trì. 4.5. Nồi cơm điện Nồi cơm điện đang ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình. Do được sử dụng thường xuyên nên nồi cơm điện tiêu thụ tới gần 10% điện năng trong các gia đình. Trong hoàn cảnh giá năng lượng ngày càng tăng thì việc sử dụng nồi nấu cơm hợp lý sẽ giúp các gia đình tiết kiệm chi phí điện năng cho các bữa ăn hàng ngày. - Lựa chọn nồi: Nên chọn nồi có công suất và dung tích phù hợp với số người trong gia đình. Bảng sau đây đưa 57 ra hướng dẫn lựa chọn nồi nấu cơm theo số lượng người trong gia đình: Dung tích (Lít) Công suất (W)Số người trong gia đình Dưới 1 250 - 400 2 1 - 1,5 450 - 600 2- 4 1,5 - 1,8 650 - 850 3- 6 Trên 1,8 Trên 900 Trên 6 Nếu có thể thì nên chọn mua nồi có mạch điều khiển điện tử với nhiều chế độ nấu khác nhau. - Sử dụng nồi cơm điện: + Không nên nấu cơm quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước bữa ăn từ 30 đến 45 phút để hạn chế thời gian ủ nóng; + Lựa chọn chế độ nấu phù hợp; + Thường xuyên vệ sinh đáy nồi và mâm nhiệt để duy trì hiệu quả truyền nhiệt. - Nồi nấu cơm dùng gas: Bên cạnh các loại nồi nấu sử dụng điện thì trên thị trường còn có các loại nồi nấu sử dụng gas. So với nồi điện, loại nồi này có các ưu, nhược điểm sau: + Có thể tận dụng nguồn khí sinh học (biogas) ở các khu vực nông thôn hoặc ngoại thành nơi có 58 các trang trại chăn nuôi, sẵn có nguồn nguyên liệu sản xuất biogas; + Dung tích nồi lớn từ 6 - 10 lít, phù hợp với các gia đình đông người; + Không có chế độ nấu hoàn toàn tự động, cần có thao tác điều khiển; + Kém linh hoạt hơn nồi điện vì phải đặt tại vị trí có van cấp gas; + Độ an toàn kém hơn nồi điện; + Việc sử dụng và vệ sinh nồi nấu gas cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 4.6. Tủ lạnh Cùng với sự phát triển của xã hội, tủ lạnh ngày càng phổ biến trong mỗi gia đình. Do đặc điểm vận hành liên tục, chi phí tiền điện cho tủ lạnh có thể chiếm hơn 16% tổng tiền điện hằng tháng của gia đình. Việc sử dụng tủ lạnh hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ và tiền điện phải chi trả hằng tháng. - Lựa chọn tủ lạnh: Nên chọn tủ có dung tích phù hợp với số người và tập quán sinh hoạt của gia đình. Bảng sau đây đưa ra hướng dẫn lựa chọn dung tích tủ lạnh theo số lượng người và tập quán sinh hoạt trong gia đình: 59 Số người trong gia đình Đi chợ hằng ngày Đi chợ 2 ngày/lần Đi chợ 2 lần/tuần Đi chợ 1 lần/tuần Dưới 3 100 - 110 lít 120 - 130 lít 150 - 170 lít 180 - 200 lít 4 - 5 130 - 150 lít 160 - 170 lít 180 - 200 lít 210 - 230 lít 6 - 8 170 - 180 lít 200 - 210 lít 230 - 250 lít 260 - 280 lít Trên 8 200 - 210 lít 210 - 240 lít 250 - 280 lít 280 - 300 lít + Chọn tủ lạnh có quạt gió và có các ngăn chứa riêng cho từng loại đồ ăn, thực phẩm, rau quả. Tốt nhất là tủ có các cánh mở riêng cho từng khoang chứa đồ ăn; + Hiện nay, trên thị trường đã có các loại tủ lạnh sử dụng biến tần (inverter), các loại tủ này thường có giá thành cao hơn loại không dùng biến tần có cùng dung tích. Tuy nhiên tủ lạnh sử dụng biến tần có thể tiết kiệm 5% điện tiêu thụ và đảm bảo duy trì nhiệt độ trong tủ ổn định, giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn. - Sử dụng tủ lạnh: + Để tủ lạnh ở vị trí thoáng mát, thành tủ cách tường ít nhất 5cm; + Chỉnh nhiệt độ hợp lý cho từng khoang và từng mùa trong năm. Thông thường nhiệt độ giữ 60 lạnh cho cá tươi, thịt tươi tốt nhất là trên dưới - 1oC, với sữa bò và trứng gà, trứng vịt là 3oC, với hoa quả và rau xanh là 5oC; + Không để đồ ăn nóng vào tủ lạnh; + Thức ăn sau khi nấu phải để nguội trước khi cất trữ; + Đựng thực phẩm trong các hộp nhựa hoặc thủy tinh có nắp kín trước khi để vào tủ lạnh. Xếp đồ trong các khoang ngăn nắp và thông thoáng sẽ giúp khí lạnh lưu thông tốt; + Luôn để các khay đá trong ngăn đá để giữ lạnh. Nếu không muốn dùng nước đá, có thể tìm mua các túi giữ lạnh hoặc đá khô có màng bọc nhựa để vào ngăn đá để giữ lạnh; + Hạn chế mở cửa tủ, không mở cửa tủ quá lâu; + Thường xuyên kiểm tra độ kín của các gioăng cửa. Liên hệ với cơ sở dịch vụ điện lạnh để kiểm tra khi có các dấu hiệu bất thường (máy kêu to, kém lạnh, bật - tắt liên tục...). 4.7. Bình đun nước Với công suất tiêu thụ 600 - 1.500 Watt, các loại bình đun nước chiếm tới 24% điện năng tiêu thụ hằng tháng trong gia đình. Việc sử dụng bình đun nước hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ̣ và tiền điện phải chi trả hằng tháng. 61 - Lựa chọn bình đun nước: Bảng sau đây đưa ra các so sánh cơ bản giữa các loại bình đun nước khác nhau: Loại bình Đặc điểm chung - Dung tích từ 1 đến 2 lít, thời gian đun nhanh; Bình (ấm) siêu tốc Bình đun nước nóng Bình (ấm) đun không có bộ phận gia nhiệt - Tự động tắt khi nước sôi, không có khả năng giữ nhiệt; - Phù hợp cho việc đun nước rồi sau đó rót vào phích để giữ nhiệt. - Dung tích từ 2 đến 4 lít, thời gian đun sôi nước lâu; - Bình bật liên tục, tự động chuyển sang chế độ giữ nhiệt khi nước đã sôi; - Phù hợp nhu cầu dùng nhiều nước sôi (pha trà, pha sữa cho em bé). - Phải đun bằng bếp điện hoặc bếp gas thông thường, thời gian đun lâu; - Có còi báo khi nước sôi; - Phù hợp cho việc đun nước rồi sau đó rót vào phích để giữ nhiệt. + Chọn mua loại bình và dung tích bình phù hợp với tập quán và nhu cầu sử dụng; + Mua sản phẩm từ các nhà sản xuất có uy tín để đảm bảo an toàn. Tránh mua các sản phẩm rẻ tiền vì bộ phận tự ngắt khi nước sôi hoặc còi báo nước sôi rất dễ hỏng. 62 - Sử dụng bình đun nước: + Nước đun bằng bình siêu tốc nếu dùng không hết thì nên rót ngay vào phích để giữ nhiệt, khi cần dùng thì lấy ra đun lại; + Hạn chế sử dụng hoặc tắt bình đun nước nóng khi không sử dụng trong một khoảng thời gian dài (ví dụ khi đi vắng khỏi nhà hoặc ban đêm); + Tránh đun nước trong phòng có điều hòa hoặc để bình trước luồng gió của quạt; + Thường xuyên vệ sinh, tẩy cặn bám trong bình để tăng khả năng trao đổi nhiệt. 4.8. Lò vi sóng Lò vi sóng ngày càng phổ biến trong các gia đình do sự tiện lợi mà nó mang lại. Ngoài chức năng nấu bằng vi sóng, các loại lò đời mới còn có thêm chức năng nướng. Do lò vi sóng và lò nướng là các thiết bị điện công suất lớn chiếm khoảng 10% điện năng hằng tháng nên việc sử dụng đúng cách và hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm điện trong gia đình. - Lựa chọn lò vi sóng: Nên chọn lò phù hợp với số người trong gia đình. Bảng sau đây đưa ra hướng dẫn lựa chọn loại lò theo số lượng người trong gia đình: 63 Dung tích lò (Lít) Số người trong gia đình Công suất vi sóng (W) Công suất nướng (W) Dưới 20 ít hơn 3 600 - 750 800 - 900 20 - 23 3 - 5 700 - 900 900 - 1.200 26 - 28 5 - 6 800 - 1.000 1.000 - 1.400 30 - 32 6 - 8 850 - 1.100 1.000 - 2.000 Trên 40 Trên 8 900 - 1.200 1.100- 2.500 + Không nhất thiết phải mua lò có công suất cao, dung tích lò và các chức năng nấu quan trọng hơn là công suất; + Hiện nay, trên thị trường đã có các loại lò vi sóng sử dụng biến tần (inverter), các loại lò này thường có giá thành cao hơn loại không dùng biến tần có cùng dung tích. Ngoài việc điều khiển nhiệt chính xác để nấu món ăn ngon hơn, lò vi sóng sử dụng biến tần còn giúp tiết kiệm điện. - Sử dụng lò vi sóng: + Không đặt lò gần các đồ điện khác để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của các đồ vật này. Nếu đặt lò trong hộc tủ bếp thì cần bố trí đường thoát hơi nóng cho lò, đặc biệt là với lò có chức năng nướng; + Luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi nấu bằng lò, khi món ăn quá khô, có thể vẩy một ít nước sạch vào đồ ăn; 64 + Khi nấu, nên xếp thực phẩm theo vòng tròn, phần thực phẩm to, dày quay ra ngoài. Nên thái/cắt/chặt thực phẩm thành các miếng có kích thước bằng nhau để thực phẩm dễ chín đều, tiết kiệm thời gian lò hoạt động; + Nên sử dụng các chương trình nấu được cài đặt sẵn vì đã được tối ưu hóa; + Nhập chính xác khối lượng thực phẩm khi rã đông, nấu theo chương trình (tùy vào phần mềm của từng loại lò) để quá trình nấu được tối ưu; + Hạn chế dùng chức năng rã đông thực phẩm bằng cách lên kế hoạch nấu nướng hợp lý. Ví dụ: nếu định nấu món thịt quay cho bữa tối thì buổi sáng trước khi đi làm hãy bỏ miếng thịt định quay từ ngăn đá của tủ lạnh xuống ngăn mát hoặc bỏ hẳn ra ngoài. Như thế quá trình rã đông sẽ diễn ra tự nhiên, đồng thời tiết kiệm điện cho lò vi sóng và cả tủ lạnh; + Khi dùng chức năng nướng, nên để thực phẩm thật khô (hoặc ráo nước) rồi hãy nướng. Khi nướng thịt, cá nên bọc thực phẩm bằng giấy bọc kim loại chuyên dụng để tăng khả năng truyền nhiệt; + Thường xuyên vệ sinh bên trong lò sạch sẽ. 4.9. Bếp và lò nướng Bếp là vật dụng không thể thiếu trong gia đình. Loại bếp được sử dụng phổ biến nhất hiện 65 nay trong các hộ gia đình là bếp gas và bếp điện. Tại khu vực thành thị, mặc dù bếp gas đã trở nên phổ biến nhưng các loại bếp điện vẫn tiêu thụ gần 11% tổng lượng điện bình quân hằng tháng. Do giá năng lượng (gas, điện) đang ngày càng tăng cao nên việc sử dụng hợp lý sẽ giúp các gia đình tiết kiệm chi phí cho các bữa ăn hằng ngày. - Lựa chọn bếp và lò nướng: Bảng sau đây đưa ra các so sánh cơ bản giữa các loại bếp khác nhau: Loại bếp Đặc điểm chung - Rất đa dạng về chủng loại. Đa số bếp gas sử Bếp gas Bếp điện Bếp điện từ Bếp hồng ngoại 66 dụng khí gas hóa lỏng (LPG) và một số loại sử dụng khí sinh học biogas; - Có từ 1 đến 4 chỗ nấu, có thể có thêm lò nướng. - Chủng loại đa dạng; - Có từ 1 đến 4 chỗ nấu, có thể có thêm lò nướng; - Độ an toàn cao, dễ bố trí vị trí đặt bếp. - Tốc độ tăng nhiệt nhanh; - Chỉ dùng được với nồi/chảo chuyên dụng; - Tiết kiệm điện hơn so với bếp điện (khoảng 6%). - Bếp hồng ngoại hay còn gọi là bếp halogen sử dụng năng lượng ánh sáng để tạo thành nhiệt; - Tốc độ tăng nhiệt nhanh, tỏa nhiệt nhiều, dùng cho mọi loại nồi; - Tuổi thọ không cao và tốn điện. + Chọn mua loại bếp phù hợp với nhu cầu sử dụng và nguồn năng lượng; + Nên mua bếp loại 2 chỗ nấu trở lên phù hợp với các kích thước đường kính đáy nồi/chảo khác nhau; + Mua bếp có chế độ ninh (ngọn lửa nhỏ hoặc nhiệt độ vừa đủ để duy trì trạng thái sôi); + Nếu có thể nên mua các loại bếp điện và lò nướng có đồng hồ hiển thị nhiệt độ. - Lắp đặt bếp và lò nướng: + Lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; + Đảm bảo các ống gas, mối nối, van gas luôn kín để tránh rò rỉ gas; + Lò nướng đặt trong hộc tủ bếp thì cần bố trí đường thoát hơi nóng cho lò. - Sử dụng bếp và lò nướng: + Chế biến và chuẩn bị đầy đủ trước khi nấu. Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh không nên nấu ngay khi vừa lấy ra khỏi tủ, nên bỏ thực phẩm ra khỏi tủ lạnh trước khi nấu 30 phút; + Chọn nồi có kích cỡ phù hợp với lượng đồ ăn cần xào nấu. Sử dụng nồi kim loại có đáy không quá dày; + Sử dụng bếp (chỗ nấu) phù hợp với kích cỡ đáy nồi/chảo; 67 + Chỉnh nhiệt độ nấu phù hợp, với bếp gas thì luôn chỉnh ngọn lửa nhỏ hơn đáy nồi; + Chuyển sang chế độ ninh khi nước đã sôi khi luộc/ninh thức ăn; + Đậy vung trong khi nấu; + Tận dụng nguồn nước nóng sẵn có để đun nấu (ví dụ như nước năng lượng mặt trời); + Thường xuyên vệ sinh bát chia lửa của bếp gas để ngọn lửa xanh đều; + Không nên để đáy nồi/chảo bám nhiều muội làm giảm khả năng truyền nhiệt. 4.10. Máy xay đa năng Có rất nhiề̀u loại máy xay đa năng, từ loại cầm tay với công suất khoảng 200 Watt cho tới loại có cối xay dung tích tới 2,5 lít và công suất trên 1.000 Watt. Trong các gia đình ở khu vực thành thị, máy xay tiêu thụ trung bình khoảng 1,4% điện năng tiêu thụ hằng tháng. - Lựa chọn máy xay: + Chọn loại máy phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu chỉ sử dụng để xay thực phẩm, hoa quả thì máy xay với dung tích cối xay 1,5 lít và công suất 500 - 600 Watt là đủ đáp ứng nhu cầu; + Nếu chỉ có nhu cầu xay thịt, rau và chế biến các món ăn lỏng như cháo, súp thì nên mua máy xay cầm tay, vừa tiện dụng lại tiết kiệm điện. 68 - Sử dụng máy xay: + Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm máy; + Cho lượng thực phẩm đúng với hướng dẫn. Nếu cho nhiều, không thể xay nhuyễn thực phẩm lại vừa không tốt cho máy và lưỡi dao. Nên cắt thực phẩm, rau củ thành các miếng nhỏ đồng đều trước khi xay; + Với những thực phẩm cứng, một số máy có 3 chức năng từ xay với công suất nhẹ, bình thường đến mạnh. Hãy dùng lần lượt 3 tính năng này để giúp quá trình xay hiệu quả hơn, không hại lưỡi dao; + Nên sử dụng nút nhồi (pulse) khi xay. Nút này có chức năng đảo đều thực phẩm và xay sơ. Dùng nút nhồi giúp máy không phải hoạt động gắng sức khi xay nhuyễn thực phẩm; + Mỗi lần bấm chỉ nên cho máy chạy khoảng 15 đến 20 giây, nghỉ một chút rồi chạy tiếp để không hại máy; + Vệ sinh máy cẩn thận để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và gia tăng độ bền lưỡi dao, máy. 4.11. Máy rửa bát Nhờ sự tiện nghi mang lại cho cuộc sống gia đình mà máy rửa bát đang dần được sử dụng trong các gia đình tại các thành phố. Do máy rửa bát sử dụng điện, nước và các hóa chất tẩy rửa khi vận hành nên việc sử dụng hợp lý sẽ góp phần tiết kiệm điện, nước và bảo vệ môi trường. 69 - Lựa chọn máy rửa bát: Có 3 kiểu máy rửa bát phổ biến trên thị trường là loại máy cố định một khoang, loại máy cố định dạng module và máy di động. Bảng sau đây đưa ra các so sánh cơ bản giữa 3 kiểu máy: Loại máy Đặc điểm - Máy chỉ có một khoang rửa lớn, cửa thường mở nghiêng ra phía trước; Máy cố định một khoang Máy cố định dạng module Máy di động - Để cố định, đứng độc lập hoặc lắp âm tủ (trong hệ thống tủ bếp); - Công suất rửa thường từ 12 bộ đồ ăn trở lên; - Phù hợp với các gia đình có số lượng người sinh hoạt ổn định. - Máy có nhiều module lắp chồng lên nhau, mở theo kiểu ngăn kéo; - Để cố định, đứng độc lập hoặc lắp âm tủ; - Từng module có thể hoạt động độc lập. Công suất phụ thuộc số lượng và công suất từng module; - Phù hợp với nhu cầu sử dụng linh hoạt. - Có thể thay đổi vị trí đặt máy, chỉ cần kết nối vòi cấp/thoát nước với bồn rửa là sử dụng được; - Thường đặt trên mặt bàn bếp; - Công suất rửa thường từ 6 đến 8 bộ đồ ăn; - Phù hợp với những gia đình nhỏ, thuê nhà và hay phải di chuyển hoặc những căn bếp nhỏ, không thiết kế sẵn không gian lắp máy và đường cấp/thoát nước. - Khi chọn mua máy cần lưu ý các vấn đề sau: + Sự sẵn có không gian và vị trí lắp đặt máy, đường cấp điện, cấp thoát nước; 70 + Lượng chén, bát cần rửa, số lượng người và tập quán sinh hoạt của gia đình; + Sự phù hợp với các loại chén, bát, đĩa mà gia đình sử dụng; + Các chương trình rửa sẵn có (1/2 tải, tiết kiệm, rửa nóng, rửa lạnh...); + Mức tiêu thụ nước cho một mẻ rửa đầy tải và chế độ tiết kiệm. Thông thường, mức tiêu thụ ở chế độ đầy tải cho một máy có công suất 12 bộ đồ ăn vào khoảng 14 - 18 lít nước/mẻ; + Mức tiêu thụ và giá của hóa chất tẩy rửa (muối rửa và nước tẩy rửa chuyên dụng). - Sử dụng máy rửa bát: + Lắp đặt máy theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đặc biệt lưu ý các yêu cầu về đường cấp và thoát nước; + Nên dồn bát đĩa để rửa một lần tương ứng với công suất rửa tối đa của máy. Nếu không đủ thì cần đặt ở chế độ rửa tiết kiệm hoặc 1/2 tải; + Đặt nhiệt độ nước nóng trong chế độ rửa nóng hợp lý; + Gạt hết tất cả những thức ăn thừa và dùng giấy lau hết dầu mỡ trên bát đĩa trước khi cho vào máy; + Xếp bát, đĩa, ly cốc vào đúng vị trí trên các khay/giá theo hướng dẫn sử dụng; + Không dùng máy để rửa các loại dụng cụ nhà bếp, đồ nấu nướng không tương thích với máy; 71 + Chỉ sử dụng muối rửa và nước tẩy rửa chuyên dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất; + Vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất; + Cài chặt nắp đậy các khoang chứa muối rửa, nước rửa chuyên dụng. Đặt mức lượng muối trong máy phù hợp theo hướng dẫn sử dụng. 4.12. Quạt thông gió, quạt hút mùi Quạt hút (còn gọi là quạt hút mùi) và quạt thông gió là các thiết bị thông gió được sử dụng phổ biến nhất trong các gia đình ở Việt Nam. Việc sử dụng đúng và hợp lý các loại quạt hút/thông gió sẽ góp phần đảm bảo môi trường sống trong lành và nâng cao hiệu quả sử dụ̣ng các thiết bị khác như máy điề̀u hòa nhiệt độ, bếp nấu. - Lựa chọn quạt: Bảng sau đây cung cấp các thông tin cơ bản về quạt hút và quạt thông gió, giúp lựa chọn loại quạt phù hợp với nhu cầu sử dụng: quạt Đặc điểm Công Loại suất (W) Được lắp ngay phía trên bếp nấu, có tác Quạt hút mùi 72 dụng hút mùi, hơi nước và nhiệt giúp cho nhà bếp thoáng mát. Có 3 kích thước phổ biến là 60, 70 và 90cm, tương ứng với chiều rộng bếp. Có 3 loại chính: 150 - 300 Loại quạt Đặc điểm Công suất (W) - Khử mùi tuần hoàn: không cần lắp ống thoát khí, dễ lắp đặt nhưng phải thay tấm lọc thường xuyên; - Hút mùi: cần có ống thoát khí ra bên ngoài, hút mùi và hơi nóng tốt hơn loại tuần hoàn; - Kết hợp: là loại quạt hút mùi có đường thoát khí ra ngoài và có thêm van để đảo hướng gió tuần hoàn. Loại này phổ biến nhất trên thị trường. - Dùng để thông gió cho các không gian chức năng như nhà bếp, khu vệ sinh, phòng điều hòa... Có 2 loại chính: Quạt thông gió - Loại lắp trần (âm trần): có tính thẩm mỹ cao, hiệu quả thông gió cao nhưng đòi hỏi phải có không gian cho hệ thống ống thông gió trên trần (trần 2 lớp); - Loại lắp tường: lắp đặt đơn giản nhưng hiệu quả thông gió thấp hơn quạt lắp trần. 18 - 45 - Quạt hút mùi: + Không nên chọn loại khử tuần hoàn vì không phù hợp với tập quán nấu ăn và điều kiện khí hậu ở Việt Nam; + Với quạt có kích thước 60 - 70cm (tương đương với bếp đôi hoặc bếp 3), chọn loại có lưu lượng từ 500 đến 650m3/giờ; + Với quạt có kích thước 90cm (tương đương với bếp 4), chọn loại có lưu lượng từ 750 đến 1.000m3/giờ; 73 + Khi so sánh các loại quạt, nên chọn quạt có tỷ số lưu lượng/công suất cao hơn vì sẽ có hiệu năng hoạt động cao hơn. Trong đó lưu lượng thường được tính bằng m3/giờ và công suất quạt tính bằng Watt; + Chọn mua quạt có kết cấu đơn giản, dễ dàng tháo - lắp khi cần vệ sinh và bảo dưỡng. - Quạt thông gió: + Chọn đúng loại quạt thông gió (quạt cho nhà bếp, quạt nhà vệ sinh...) với công suất và lưu lượng gió phù hợp với đặc điểm và diện tích không gian cần thông gió; + Tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn về thông gió, kiến trúc để chọn đúng loại quạt. - Lắp đặt quạt: + Quạt hút: lắp theo hướng dẫn của nhà sản xuất; + Quạt thông gió: tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn về thông gió, kiến trúc khi chọn vị trí lắp đặt. - Sử dụng và bảo dưỡng quạt hút mùi: + Bật quạt với tốc độ vừa đủ tương ứng với số bếp đang nấu, độ lớn của ngọn lửa/nhiệt độ bếp và loại món ăn đang nấu. Với các món đơn giản như súp, canh hay rau luộc chỉ cần bật chế độ thấp 74 nhất và chỉ nên bật tốc độ cao hơn khi nấu các món nặng mùi và nhiều mỡ như nướng, chiên hay xào. Hạn chế bật máy ở tốc độ cao nhất; + Chỉ nên bật quạt ngay trước khi bắt đầu nấu và tắt quạt sau nấu nướng khoảng 2 phút; + Nếu sử dụng hằng ngày, nên vệ sinh lưới lọc kim loại, tấm lọc mỡ và quạt hằng tháng. 4.13. Máy giặt Máy giặt ngày càng phổ biến trong các gia đình. Tính trung bình trong gia đình, máy giặt tiêu thụ khoảng 4,2% điện năng. Sử dụng máy giặt hợp lý không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn bảo vệ môi trường từ việc tiết kiệm nước và giảm nước thải. - Lựa chọn máy giặt, máy sấy quần áo: Có 3 kiểu máy giặt gia dụng được sử dụng phổ biến là máy lồng đứng, lồng ngang và lồng nghiêng. Bảng sau đây đưa ra các so sánh cơ bản giữa 3 kiểu máy: Loại máy Đặc điểm Tiêu thụ điện và nước - Phù hợp với gia đình có vị trí đặt Lồng đứng máy chật hẹp, dễ thao tác, giá rẻ; - Quần áo giặt hay bị xoắn, tốc độ vắt không cao, ồn. Cao nhất 75 Loại máy Đặc điểm Tiêu thụ điện và nước - Phù hợp với gia đình có vị trí đặt Lồng ngang Lồng nghiêng máy rộng, nhiều chế độ giặt, có kèm tính năng giặt nóng và sấy, giá đắt; - Quần áo không bị xoắn, tốc độ vắt cao, máy chạy êm. - Phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy rộng, nhiều chế độ giặt, có kèm tính năng giặt nóng và sấy, giá đắt; - Quần áo không bị xoắn, tốc độ vắt cao, máy chạy êm. Tiết kiệm hơn Tiết kiệm hơn + Ngoài chức năng cơ bản là giặt với các chương trình giặt cài sẵn, các kiểu máy giặt lồng ngang và lồng nghiêng còn có thêm các chức năng tùy chọn là tính năng giặt bằng nước nóng và sấy khô quần áo. Khi mua máy, nên cân nhắc nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại phù hợp; + Ngoài các loại máy giặt có kèm chức năng sấy, các hãng điện tử còn sản xuất các loại máy chỉ có chức năng sấy quần áo. Các máy này thường có hình dáng và kích thước gần giống với sản phẩm máy giặt. Nếu có không gian để đặt máy thì nên mua máy giặt và máy sấy riêng thay vì mua máy giặt có chức năng sấy vì các lý do sau đây: ∙ Máy giặt có chức năng sấy thường có giá tương đương (thậm chí đắt hơn) giá của máy giặt (có cùng công suất giặt) và máy sấy; 76 ∙ Trong khi máy giặt (kèm chức năng sấy) thường có công suất giặt tối đa là 8kg quần áo mỗi mẻ thì máy sấy có thể sấy 11kg quần áo (sau khi đã vắt khô) mỗi mẻ. Như vậy nếu kết hợp giữa máy giặt 6kg/mẻ với máy sấy 11kg/mẻ (giặt 2 mẻ rồi sấy cùng) sẽ kinh tế hơn so với dùng một máy giặt có chức năng sấy có công suất giặt bằng hoặc lớn hơn 6 kg/mẻ; ∙ Hai thông số quan trọng nhất khi lựa chọn máy giặt là khối lượng giặt và tốc độ vắt. Với gia đình có từ 4 đến 5 người thì nên lựa chọn máy giặt có khối lượng giặt từ 5,5 đến 6,5 kg/mẻ và tốc độ vắt (tối đa) từ 550 đến 650 vòng/phút là đủ đáp ứng nhu cầu giặt; ∙ Nên chọn mua máy giặt có chức năng giặt tiết kiệm (economy mode). Với máy lồng đứng, nên mua loại có chức năng tạm dừng chu trình giặt để bổ sung quần áo. - Lắp đặt máy giặt, máy sấy quần áo: + Máy giặt và máy sấy nên để ở chỗ khô và thoáng; + Đối với máy giặt, phải đảm bảo áp lực nước cấp theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu áp lực không đủ cần lắp thêm máy bơm tăng áp. Ống thoát nước phải lắp đúng kỹ thuật để tránh thất thoát nước. 77 - Sử dụng và bảo dưỡng máy giặt, máy sấy quần áo: + Lượng quần áo giặt hoặc sấy mỗi mẻ không nên thấp hơn công suất giặt/sấy của máy, dùng chế độ giặt tiết kiệm nếu giặt ít hơn; + Chọn chế độ giặt phù hợp với chất liệu vải hoặc yêu cầu giặt; + Nếu không cần thiết thì không nên giặt ở chế độ nước nóng. Trong mùa đông nếu giặt nước nóng thì chỉ nên đặt ở nhiệt độ (40oC - 50oC) là vẫn đảm bảo giặt sạch; + Vì máy giặt tiêu thụ rất nhiều điện khi vắt cho nên không cần thiết phải đặt tốc độ vắt tối đa. Nên lưu ý tới điều kiện thời tiết khi đặt tốc độ vắt. Bảng sau đây sẽ đưa ra các gợi ý về chọn tốc độ vắt tùy vào điều kiện thời tiết: Độ ẩm không khí (%) Chỗ phơi có mái che, thoáng gió Phơi ngoài trời, có nắng, thoáng gió Dưới 60 500 vòng/phút Tốc độ vắt tối đa 60 - 70 650 vòng/phút 500 vòng/phút 70 - 80 800 vòng/phút 650 vòng/phút Trên 80 Tốc độ vắt tối đa 850 vòng/phút + Nếu sử dụng máy giặt có chức năng sấy hoặc máy giặt kết hợp máy sấy thì nên đặt tốc độ vắt cao nhất để giảm tải cho công đoạn sấy; 78