🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Các Văn Chỉ Đạo, Hướng Dẫn Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Khoá XV Và Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân Các Cấp Nhiệm Kỳ 2021 - 2026
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ
Biên tập nội dung:
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Sửa bản in:
Đọc sách mẫu:
VĂN THỊ THANH HƯƠNG HOÀNG MẠNH THẮNG TRẦN HÀ TRANG
NGUYỄN THỊ THU HÒA TRẦN PHAN BÍCH LIỄU PHẠM THÚY LIỄU
LÊ MINH ĐỨC
PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT TRẦN HÀ TRANG
NGUYỄN VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 827-2021/CXBIPH/3-04/CTQG. Số quyết định xuất bản: 140-QĐ/NXBCTQG, ngày 24/3/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 3 năm 2021.
Mã ISBN: 978-604-57-6618-7.
Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Các văn chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử đại biểu quốc hội khoá XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. - H. : Chính trị Quốc gia, 2021. - 448tr. ; 21cm
ISBN 9786045765418
1. Pháp luật 2. Bầu cử 3. Đại biểu quốc hội 4. Đại biểu hội đồng nhân dân 5. Văn bản pháp qui 6. Việt Nam
342.5970702638 - dc23
CTH0684p-CIP
CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Nghị quyết số 133/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội đã quyết nghị ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là Chủ nhật, ngày 23/5/2021.
Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành thành công, đúng pháp luật, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng bầu cử quốc gia đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Nhằm giúp cán bộ, công chức làm công tác tổ chức, phục vụ cuộc bầu cử và Nhân dân thuận tiện trong việc tìm hiểu, áp dụng, triển khai thi hành pháp luật về bầu cử và các quy định hướng dẫn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
5
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 02 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
Phần thứ nhất
CÁC VĂN BẢN CỦA ĐẢNG
7
8
1. CHỈ THỊ
SỐ 45-CT/TW NGÀY 20/6/2020
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
Về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến sẽ được tiến hành vào ngày Chủ nhật, 23/5/2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, nhưng cũng đối mặt
9
với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại, công nghệ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhân tố bất ổn mới. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đạt kết quả cao, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, các tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử; bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.
2. Lãnh đạo thực hiện tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ. Gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập
10
trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.
3. Phấn đấu giới thiệu, lựa chọn bầu được những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Phấn đấu bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội và đạt tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách.
4. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm theo đúng quy trình luật định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Các cấp ủy đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong công tác bầu cử, bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, bầu cử theo quy định của pháp luật.
11
5. Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung cụ thể, chặt chẽ các quy định về trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị phụ trách tổ chức bầu cử; quy trình đề cử, ứng cử; việc phân bổ người ứng cử đại biểu Quốc hội do Trung ương giới thiệu; việc thẩm định hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; việc tuyên truyền, vận động bầu cử; giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quy định cụ thể đối với việc tự ứng cử, phải có quy trình thật chặt chẽ, đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Quy định rõ việc gì được làm, việc gì không được làm trong vận động bầu cử; tránh tình trạng “vận động” không lành mạnh; khắc phục hiệu quả những hạn chế, khuyết điểm trong tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các khóa gần đây.
6. Chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; về vị trí, vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước; về vị trí, vai trò của người đại biểu nhân dân; về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Động viên mọi cử tri tự giác, tích cực và chủ động tham gia bầu cử, nghiên cứu kỹ về danh sách người ứng cử; mỗi cán bộ,
12
đảng viên phải gương mẫu, đề cao trách nhiệm, tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bầu cử. 7. Chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng các phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo của công dân; ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử. Kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hành động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây rối. Có các phương án chủ động ứng phó với những tình huống thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra trong thời gian tiến hành bầu cử. 8. Các tỉnh ủy, thành ủy thành lập ban chỉ đạo để lãnh đạo toàn diện công tác bầu cử, làm tốt công tác giới thiệu người ứng cử ở địa phương, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương.
9. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban đảng ở Trung ương, Hội đồng bầu cử quốc gia, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chỉ thị này; chủ động phối hợp chặt chẽ trong quá trình chỉ đạo, tổ chức bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thành công tốt đẹp.
13
Ban Tổ chức Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Chỉ thị này.
TM. BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ THƯ Nguyễn Phú Trọng
14
2. HƯỚNG DẪN
SỐ 13-HD/UBKTTW NGÀY 02/12/2020
CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG Về việc giải quyết tố cáo, khiếu nại về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 của cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp
- Căn cứ Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026;
- Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII;
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Hội đồng bầu cử quốc gia tại Công văn số 06/HĐBCQG-CTĐB, ngày 16/9/2020, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn việc giải quyết tố cáo, khiếu nại về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 của cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp như sau:
15
I. YÊU CẦU CHUNG
1. Việc giải quyết tố cáo, khiếu nại liên quan đến bầu cử hoặc nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, trách nhiệm, thẩm quyền theo quy định của Đảng và Nhà nước.
2. Các tổ chức khi nhận được đơn thư tố cáo, khiếu nại phải phân loại, xử lý đầy đủ, chính xác và kịp thời giải quyết theo đúng quy định; đối với những đơn thư tố cáo, khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, khiếu nại biết.
3. Qua giải quyết tố cáo, khiếu nại phải kết luận rõ đúng, sai, khuyết điểm, vi phạm (nếu có); xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
4. Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, ngừng việc xem xét, giải quyết mọi tố cáo, khiếu nại liên quan đến người ứng cử và việc lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cho đến khi bầu cử xong.
- Trong trường hợp những tố cáo đã rõ, có đủ cơ sở để kết luận người ứng cử không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì báo cáo ban thường vụ cấp ủy cùng cấp để báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia (đối với đại biểu Quốc hội) hoặc
16
thông báo với Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng (đối với đại biểu Hội đồng nhân dân) xem xét, quyết định theo thẩm quyền về việc xóa tên người đó trong danh sách chính thức những người ứng cử.
- Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền nhưng chưa xem xét, giải quyết được hoặc đang giải quyết nhưng không thể kết thúc trước 10 ngày tính đến ngày bầu cử thì kịp thời báo cáo ban thường vụ cấp ủy cùng cấp để báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia (đối với đại biểu Quốc hội) hoặc thông báo với Ủy ban bầu cử cấp tương ứng (đối với đại biểu Hội đồng nhân dân) xem xét, quyết định theo quy định.
5. Tố cáo không giải quyết gồm: tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ; tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định) xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc; đơn tố cáo có tên nhưng không rõ nội dung, không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo; đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.
- Không giải quyết những trường hợp khiếu nại: quá thời hạn khiếu nại theo quy định; đang được cấp trên có thẩm quyền giải quyết; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận, quyết định.
17
6. Xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước đối với hành vi lợi dụng tố cáo để xuyên tạc sự thật, vu khống nhằm gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, phá hoại bầu cử.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CẤP ỦY, BAN CÁN SỰ ĐẢNG, ĐẢNG ĐOÀN, ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP, CÁC CƠ QUAN THAM MƯU, GIÚP VIỆC CỦA CẤP ỦY
1. Trách nhiệm của các cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn
a) Lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện việc giải quyết tố cáo, khiếu nại liên quan công tác bầu cử và nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trong đảng bộ, địa phương, cơ quan đơn vị mình; chỉ đạo làm rõ và giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo của đảng viên, công dân ngay từ cơ sở, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người trước, trong và sau ngày bầu cử.
b) Chủ trì giải quyết theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo giải quyết những tố cáo, khiếu nại theo Quy định số 30- QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; Quyết định số 210-QĐ/TW, ngày 08/11/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy định giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và quy định
18
của cấp ủy các cấp về giải quyết tố cáo, khiếu nại đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện quản lý.
c) Chỉ đạo giải quyết tố cáo liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và thuộc trách nhiệm giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức, bảo đảm việc giải quyết tố cáo chặt chẽ, đúng quy định.
2. Trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra các cấp a) Tiếp nhận, phân loại, xử lý đầy đủ, chính xác, kịp thời đơn thư tố cáo, khiếu nại liên quan đến nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và tiến hành giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết; thực hiện chuyển đơn thư tố cáo, khiếu nại không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết và thông báo cho người tố cáo, khiếu nại biết bằng hình thức thích hợp.
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên thực hiện nhiệm vụ giải quyết tố cáo, khiếu nại; báo cáo, đề xuất cấp ủy cùng cấp xem xét, chỉ đạo giải quyết những tố cáo phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, thuộc trách nhiệm giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức; tổng hợp kết quả giải quyết tố cáo, khiếu nại liên quan đến nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thuộc trách nhiệm của
19
mình và báo cáo kịp thời cho cấp ủy cùng cấp để báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia (đối với đại biểu Quốc hội) hoặc thông báo cho Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng (đối với đại biểu Hội đồng nhân dân); đồng thời, báo cáo Ủy ban Kiểm tra cấp trên để tổng hợp.
c) Trường hợp tố cáo có nhiều nội dung, liên quan đến trách nhiệm giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức thì Ủy ban Kiểm tra chủ trì giải quyết; các cơ quan, tổ chức liên quan phối hợp để cử cán bộ tham gia đoàn giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Kiểm tra và các tổ chức đảng có liên quan báo cáo ban thường vụ cấp ủy cùng cấp giao cho một cơ quan chủ trì hoặc ban thường vụ cấp ủy quyết định thành lập đoàn giải quyết tố cáo theo quy định.
d) Cùng với việc giải quyết tố cáo, khiếu nại; Ủy ban Kiểm tra các cấp phải tăng cường giám sát, chủ động nắm chắc tình hình nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời phát hiện tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, các quy định trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức cuộc bầu cử; vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm và quy định về trách nhiệm nêu gương để kiểm tra, kết luận, xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
20
Qua giám sát, nắm tình hình, nếu phát hiện những trường hợp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thì chủ động phối hợp với ban tổ chức của cấp ủy báo cáo ban thường vụ cấp ủy cùng cấp để báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia (đối với đại biểu Quốc hội) hoặc thông báo cho Ủy ban bầu cử ở cấp tương ứng (đối với đại biểu Hội đồng nhân dân) xem xét, quyết định.
e) Ủy ban Kiểm tra của cấp ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp cấp ủy tổng hợp những tố cáo, khiếu nại liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý là nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-
2026 cùng cấp và gửi về Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, giải quyết theo quy định.
3. Trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy
a) Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư tố cáo, khiếu nại liên quan đến nhân sự giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 theo đúng quy định; chuyển đơn, thư tố cáo, khiếu nại không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho người tố cáo, khiếu nại biết bằng hình thức thích hợp.
21
b) Chủ trì xem xét giải quyết những tố cáo, khiếu nại thuộc phạm vi, trách nhiệm, thẩm quyền theo đúng Quyết định số 210-QĐ/TW, ngày 08/11/2013 của Bộ Chính trị về giải quyết tố cáo, khiếu nại đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quy định của cấp ủy các cấp về giải quyết tố cáo, khiếu nại đối với cán bộ thuộc diện quản lý.
c) Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra cùng cấp và các tổ chức đảng, cơ quan có liên quan giải quyết những nội dung tố cáo, khiếu nại đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc cấp ủy cùng cấp quản lý theo quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tổ chức đảng các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn này.
2. Cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan tham mưu giúp việc của cấp ủy ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tổ chức thực hiện công tác giải quyết tố cáo, khiếu nại phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 theo chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền.
3. Ủy ban Kiểm tra các cấp tham mưu, giúp cấp ủy cùng cấp tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hướng dẫn này.
22
Quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp kịp thời phản ánh về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
TM. ỦY BAN KIỂM TRA
PHÓ CHỦ NHIỆM THƯỜNG TRỰC
Bùi Thị Minh Hoài
23
3. HƯỚNG DẪN
SỐ 36-HD/BTCTW NGÀY 20/01/2021
CỦA BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG
Về việc công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Thông báo kết luận số 174- TB/TW ngày 08/6/2020 của Bộ Chính trị về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị định số 135/2020/ NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu khi thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động năm 2019, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số nội dung về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 như sau:
24
1. Lãnh đạo thực hiện chỉ thị và kết luận của Bộ Chính trị
Ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy) thành lập ban chỉ đạo để lãnh đạo công tác bầu cử; chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương. Thành phần ban chỉ đạo gồm: ban thường vụ cấp ủy, đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố. Trưởng ban chỉ đạo là đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy.
Ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy; các ban và cơ quan của Trung ương Đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt của địa phương, cơ quan, đơn vị để quán triệt thực hiện chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị và các quy định, hướng dẫn của Trung ương về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Thành phần tham dự hội nghị do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ở Trung ương xem xét, quyết định.
2. Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội khóa XV 2.1. Tiêu chuẩn chung
Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật
25
Tổ chức Quốc hội, cụ thể: trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn chung còn phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu, xuất sắc; có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, có chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm. Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ
26
hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội.
2.2. Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Quốc hội chuyên trách
Ngoài các tiêu chuẩn chung, người ứng cử đại biểu Quốc hội chuyên trách còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện sau:
- Có trình độ đào tạo đại học trở lên.
- Người ứng cử làm đại biểu Quốc hội chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói chung phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ từ vụ trưởng và tương đương, chức vụ giám đốc sở, ngành và tương đương trở lên; có quy hoạch làm đại biểu Quốc hội chuyên trách hoặc có quy hoạch chức danh thứ trưởng và tương đương trở lên. Nếu là cán bộ quân đội, công an thì phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức danh cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự tỉnh, chỉ huy trưởng
27
bộ đội biên phòng tỉnh, giám đốc công an tỉnh1 và tương đương trở lên hoặc có quân hàm từ Đại tá trở lên. - Người ứng cử làm đại biểu Quốc hội chuyên trách để làm phó trưởng đoàn ở địa phương phải là tỉnh ủy viên, đang giữ chức vụ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên, nói chung có quy hoạch một trong các chức danh sau: ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.
- Đối với một số lĩnh vực cần thiết phải cơ cấu đại biểu Quốc hội nhưng không có nhân sự cấp vụ trưởng và tương đương đáp ứng yêu cầu thì Đảng đoàn Quốc hội phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể, bảo đảm đúng quy định2.
- Về độ tuổi:
+ Cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử nói chung phải đủ tuổi tham gia 02 khóa Quốc hội trở lên hoặc ít nhất trọn một khóa, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây. Đại biểu Quốc hội chuyên trách tái cử (trừ các đồng chí Ủy viên Ủy ban
1. Theo Thông báo kết luận số 174-TB/TW ngày 08/6/2020 của Bộ Chính trị về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
2. Theo Thông báo kết luận số 174-TB/TW ngày 08/6/2020 của Bộ Chính trị về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
28
Thường vụ Quốc hội) phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính đến tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây1. Riêng những người ứng cử đại biểu Quốc hội là cán bộ quân đội, công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam và Luật Công an Nhân dân. Đối với những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư2 do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định.
+ Đại biểu Quốc hội là cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo kết luận của Bộ Chính trị3
1. Theo khoản 2 Điều 169: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam; đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam; 04 tháng đối với lao động nữ.
2. Kết luận 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư về độ tuổi tham gia công tác hội: “Tuổi giới thiệu lần đầu hoặc tái cử tham gia làm lãnh đạo các hội (chủ tịch, phó chủ tịch hội) không quá 65 tuổi. Trường hợp đặc biệt không quá 70 tuổi do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, nhưng chỉ áp dụng đối với chủ tịch hội”.
3. Công văn số 12278-CV/VPTW ngày 03/12/2015 của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị về cán bộ nữ nghỉ hưu ở tuổi 60.
29
và nghị định của Chính phủ1 được tính tuổi công tác như nam, người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 01/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại đây.
+ Các đồng chí không đủ tuổi tái cử nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu thì cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, bố trí công tác phù hợp hoặc giữ nguyên một số chế độ, chờ đủ tuổi nghỉ hưu; những đồng chí có nguyện vọng nghỉ chế độ trước tuổi thì giải quyết theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ và Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày 20/12/2019 của Ban Tổ chức Trung ương.
+ Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương khi đến tuổi nghỉ hưu được giữ chức vụ công tác đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương khi đến tuổi nghỉ hưu thì thôi giữ các chức vụ và tiếp tục làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đến hết nhiệm kỳ2.
- Về tiêu chuẩn sức khỏe: được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến tháng 5/2021, cụ thể:
1. Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức và Nghị định số 104/2020/NĐ-CP, ngày 04/9/2020 của Chính phủ bổ sung đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ nữ là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.
2. Theo Thông báo kết luận số 174-TB/TW ngày 08/6/2020 của Bộ Chính trị về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
30
+ Đối với cán bộ ở các cơ quan Trung ương: do Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khám sức khỏe.
+ Đối với cán bộ ở địa phương: do Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khám sức khỏe.
3. Tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
3.1. Tiêu chuẩn chung
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể: trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
31
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước nói chung phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu; có tư tưởng chính trị vững vàng; có năng lực xây dựng chính sách và khả năng tổ chức hoạt động giám sát, có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm. Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Hội đồng nhân dân các cấp.
3.2. Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách
Ngoài các tiêu chuẩn chung, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách ở các cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
32
- Có trình độ đào tạo đại học trở lên (đối với cấp tỉnh và cấp huyện).
- Ở cấp tỉnh: cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là tỉnh ủy viên trở lên (trong đó phải có 01 đồng chí là ủy viên ban thường vụ), đang giữ chức vụ từ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và đã được quy hoạch phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trở lên; cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ phó giám đốc sở hoặc tương đương trở lên; ứng cử phó trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ trưởng phòng hoặc tương đương trong các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh trở lên.
- Ở cấp huyện: cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là huyện ủy viên, giữ chức vụ từ trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên và đã được quy hoạch phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ phó trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên; ứng cử phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên từ 05 năm trở lên và đã được quy hoạch vào chức vụ từ phó trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên.
Đối với các đồng chí dự kiến bố trí làm trưởng các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện kiêm nhiệm,
33
cần có năng lực, trình độ, sức khỏe và thời gian để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Ở cấp xã: cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là cấp ủy viên, nơi nào có điều kiện thì bố trí ủy viên thường vụ đảng ủy cấp xã. Căn cứ tình hình cụ thể, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đối với cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách cấp xã.
- Về độ tuổi:
+ Cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 02 nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân trở lên hoặc ít nhất trọn một nhiệm kỳ, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây; nhân sự tái cử phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính từ tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019. Riêng những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ quân đội, công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân. Đối với những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định.
34
+ Cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo nghị định của Chính phủ1 được tính tuổi công tác như nam, người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 01/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định.
- Về tiêu chuẩn sức khỏe: được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến tháng 5/2021 (tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khảm sức khỏe).
4. Về bố trí trưởng đoàn, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và nhân sự lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp
4.1. Các đồng chí là lãnh đạo chủ chốt tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp ủy đề xuất và được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, nếu trúng cử thì đảm nhiệm chức danh trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, thành phố theo nguyên tắc mỗi đồng chí thường trực cấp ủy cấp tỉnh nhìn chung không giữ quá 02 chức danh lãnh đạo (Bí thư, phó bí thư, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân và trưởng đoàn đại biểu Quốc hội); các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng được phân công làm trưởng đoàn đại
1. Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức và Nghị định số 104/2020/NĐ-CP, ngày 04/9/2020 của Chính phủ bổ sung đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ nữ là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.
35
biểu Quốc hội tỉnh, thành phố thì không giữ quá 03 chức danh lãnh đạo. Các đồng chí đảm nhiệm chức danh phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố phải là tỉnh ủy viên, giữ chức vụ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên, nói chung có quy hoạch một trong các chức danh sau: ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc tương đương trở lên.
4.2. Việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp phải căn cứ vào phương án nhân sự do cấp ủy chuẩn bị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (gắn với công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 -2025); trường hợp cần thiết nếu phải thay đổi thì báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4.3. Các đồng chí được giới thiệu ứng cử làm trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV, ứng cử giữ chức chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 theo Đề án nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII thông qua, thì không phải báo cáo lại Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII; trường hợp cần thiết phải bố trí lại Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội theo đề án tổng thể, do Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII xem xét, quyết định.
4.4. Cấp ủy các cấp lãnh đạo việc bố trí nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội đồng nhân dân,
36
Ủy ban nhân dân các cấp về các đơn vị bầu cử, đảm bảo sự hài hòa, tương quan chung trong việc bố trí nhân sự ứng cử tại các đơn vị bầu cử ở địa phương.
4.5. Về số lượng cấp phó đối với chức danh lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện theo quy định hiện hành. Các tỉnh, thành phố được cơ cấu 02 phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thì phải có 01 đồng chí là ủy viên thường vụ tỉnh, thành ủy.
4.6. Trường hợp khi trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có sự thay đổi công tác thì ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí nhân sự phù hợp đảm nhiệm vị trí trưởng đoàn đại biểu Quốc hội; trường hợp đặc biệt nếu tại địa phương không có nhân sự đáp ứng yêu cầu thì có thể xem xét, phân công đồng chí đại biểu Quốc hội ứng cử tại địa bàn là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý kiêm nhiệm trưởng đoàn.
5. Phát huy dân chủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong giới thiệu nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
5.1. Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện theo quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quy trình, thủ tục, hồ sơ cụ thể thực hiện theo quy định của Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương
37
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đối với nhân sự là đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, việc giới thiệu ứng cử phải thực hiện theo đúng các quy định của Đảng và Nhà nước. Đối với người ngoài Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xem xét, kết luận về tiêu chuẩn chính trị và chịu trách nhiệm về kết luận của mình.
5.2. Đối với mỗi chức danh lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ giới thiệu một đại biểu tham gia ứng cử theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
5.3. Đảng viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội, tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời phải được cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền quản lý đảng viên đồng ý, cụ thể như sau:
- Đối với đảng viên không giữ chức vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì phải báo cáo và phải được chi bộ, đảng bộ cơ sở (nơi đảng viên sinh hoạt) đồng ý.
- Đối với đảng viên đang giữ các chức vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc đã nghỉ hưu, nếu tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
38
đồng nhân dân thì phải báo cáo và phải được cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ và cấp ủy cấp trên trực tiếp của chi bộ, đảng bộ cơ sở (nơi đảng viên sinh hoạt) đồng ý. 6. Tổ chức thực hiện
Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban đảng ở Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương căn cứ chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Hướng dẫn này và các văn bản của Trung ương có liên quan để lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị nhân sự đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; bảo đảm tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định; chú ý rà soát kỹ lưỡng, thẩm định chặt chẽ hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định.
Các tỉnh ủy, thành ủy xét thấy cần thiết, có thể ban hành hướng dẫn việc thực hiện cụ thể ở địa phương mình bảo đảm theo các quy định của Đảng và Nhà nước.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị trao đổi với Ban Tổ chức Trung ương để hướng dẫn, hoặc tổng hợp báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, chỉ đạo.
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Thanh Bình
39
4. HƯỚNG DẪN
SỐ 169-HD/BTGTW NGÀY 22/01/2021
CỦA BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG Về việc tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026”, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn công tác tuyên truyền như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội để tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
40
nhiệm kỳ 2021-2026 đạt kết quả cao, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.
- Thông qua tuyên truyền bầu cử góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
2. Yêu cầu
Công tác tuyên truyền bầu cử phải đúng sự chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng và Hội đồng bầu cử quốc gia, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương, hình thức; tạo không khí phấn khởi trong Nhân dân; gắn với triển khai thực hiện nhiệm vụ của đất nước, bộ, ngành, địa phương, đơn vị và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Tuyên truyền, nêu bật mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026; phân tích, làm rõ bối cảnh diễn ra sự kiện chính trị quan trọng này, đó là đất nước ta sau 35 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực đời sống
41
cũng như vượt qua những khó khăn, thách thức, nhất là từ dịch bệnh Covid -19 của năm 2020.
2. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc chủ trương, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về cuộc bầu cử được nêu trong các chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về “Lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”); các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng các cấp, như Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, Nghị quyết số 1186/2021-UBTVQH14 về việc hướng dẫn tổ chức hội nghị cử tri, việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố, việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung, Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 về dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026...), Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (Hướng dẫn số 13-HD/ UBKTTW ngày 02/12/2020 về “giải quyết tố cáo, khiếu nại về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội
42
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp”), Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Nghị quyết liên tịch số 09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP ĐCTUBTWMTTQVN, ngày 15/01/2021 về Hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2021-2026) và Hội đồng nhân dân các cấp... 3. Tuyên truyền các quy định của pháp luật, như: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2015 (vừa được bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (vừa được bổ sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14), Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Thông tư số 01/2021/TT-BNV ngày 11/01/2021 của Bộ Nội vụ về “Hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”, trong đó tập trung tuyên truyền vị trí, vai trò của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; nguyên tắc bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu, quyền bầu cử và ứng cử của công dân; số lượng, cơ cấu đại biểu (độ tuổi, vùng miền, thành phần...); việc thẩm định hồ sơ, danh sách, lý lịch của người được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử; quyền lợi và trách nhiệm của cử tri... Chú trọng giới thiệu những điểm mới của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
43
4. Nêu bật những thành tựu của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp qua các thời kỳ; khẳng định sự kế thừa, phát huy tinh thần đổi mới của Quốc hội trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; việc thực hiện trách nhiệm là cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong những năm vừa qua, đặc biệt là 5 năm gần đây.
5. Tuyên truyền sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bầu cử (chuẩn bị tổ chức và quá trình thực hiện...); nhấn mạnh vai trò, tinh thần trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị cũng như cử tri cả nước, góp phần vào sự thành công của cuộc bầu cử. Tập trung tuyên truyền kết quả bầu cử và không khí dân chủ, đúng pháp luật trong bầu cử, nhất là ý thức tự giác thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của cử tri.
6. Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động chào mừng; biểu dương kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử, nhất là bầu cử ở nơi biên giới, hải đảo, các vùng còn nhiều khó khăn, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.
7. Tuyên truyền đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng
44
bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước. III. CÁC MỐC THỜI GIAN THỰC HIỆN TUYÊN TRUYỀN
Công tác tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành từ tháng 01/2021, cao điểm từ tháng 4/2021 đến ngày bầu cử 23/5/2021 và sau khi kết thúc bầu cử, công bố kết quả bầu cử, cụ thể:
Đợt 1: Từ tháng 01/2021, cao điểm tháng 4/2021 Tập trung tuyên truyền Hiến pháp năm 2013, Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ, các quy định của pháp luật, kế hoạch, hướng dẫn về bầu cử; tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quy định về giới thiệu người ứng cử, tự ứng cử; quyền lợi và trách nhiệm của cử tri. Tuyên truyền những thành tựu của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp qua các thời kỳ, đặc biệt là những đổi mới trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước những năm gần đây.
Đợt 2: Từ tháng 4/2021 đến ngày bầu cử 23/5/2021 Tiếp tục tuyên truyền về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, quyền và nghĩa vụ của người ứng cử, quyền lợi và nghĩa vụ của cử tri, các quy định về bầu cử và thể thức bầu cử.
45
Tập trung tuyên truyền về diễn biến cuộc bầu cử, không khí phấn khởi, tin tưởng của cử tri và Nhân dân cả nước trong ngày bầu cử 23/5/2021.
Đợt 3: Sau ngày bầu cử 23/5/2021
Tập trung tuyên truyền kết quả bầu cử và các hoạt động chào mừng thành công cuộc bầu cử trên cả nước. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương: Chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức có hiệu quả công tác tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 theo nội dung mục II, III của Hướng dẫn này; chú trọng tuyên truyền công tác chuẩn bị bầu cử, bảo đảm dân chủ, đúng pháp luật và không khí phấn khởi, tinh thần tự giác tham gia đi bầu cử của cử tri.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương: Chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng công tác tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; chủ trì xây dựng hướng dẫn và biên soạn tài liệu tuyên truyền trong Đảng và Nhân dân theo sự phân công.
3. Văn phòng Quốc hội: Chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin - Truyền thông để chỉ đạo, định hướng công tác thông tin, tuyên truyền trong Đảng và xã hội; chủ động cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền cho cơ quan thông tấn báo chí.
46
4. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên khác: Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức tốt công tác tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-
2026 cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân; vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước lập thành tích chào mừng bầu cử. Bám sát cơ sở, địa bàn, địa phương, tăng cường các hoạt động, hình thức tuyên truyền để gắn kết các tầng lớp Nhân dân trong xã hội hướng về ngày bầu cử; nắm bắt tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp Nhân dân trước, trong và sau cuộc bầu cử để có những đề xuất, giải pháp kịp thời ngăn chặn những vấn đề nhạy cảm mới phát sinh.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc chỉ đạo thông tin, tuyên truyền các hội nghị hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm dân chủ, đúng quy định pháp luật.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông: Quản lý chặt chẽ các hoạt động thông tin, truyền thông và báo chí - xuất bản; chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở phát thanh các bản tin giới thiệu cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
47
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo tổ chức các hoạt động thông tin cổ động trực quan, nhất là trên pa nô, áp phích, tranh cổ động, bảng điện tử, triển lãm và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng; chú trọng tới khu vực bầu cử, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
7. Bộ Ngoại giao: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tuyên truyền về sự kiện chính trị quan trọng của đất nước; chủ trì biên soạn và cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí nước ngoài.
8. Liên hiệp các hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam: Chỉ đạo Hội Văn học - Nghệ thuật các tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động văn nghệ sĩ sáng tác và quảng bá những tác phẩm văn học - nghệ thuật hay, hấp dẫn chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
9. Các cơ quan báo chí: Bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng kế hoạch tuyên truyền; mở chuyên trang, chuyên mục, tọa đàm tuyên truyền có hiệu quả về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; chú trọng nội dung phỏng vấn, nhất là của cử tri và người được giới thiệu ứng cử, tự ứng cử.
10. Ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương: Chủ động tham mưu giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tuyên truyền đúng
48
định hướng; biên tập, lồng nghép nội dung tuyên truyền vào Bản tin sinh hoạt chi bộ hoặc Thông tin công tác tuyên giáo của đơn vị, ngành, địa phương; coi trọng công tác kiểm tra, theo dõi các hoạt động tuyên truyền; vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân đăng tải thông tin, tuyên truyền tích cực trên mạng VCNet.vn và các trang mạng xã hội khác. Chủ động nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; từ đó đề xuất kịp thời với cấp ủy, chính quyền các hoạt động tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội.
V. MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN 1. Nhiệt liệt chào mừng Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026!
2. Ngày 23/5/2021, cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026!
3. Cử tri cả nước tích cực tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026!
4. Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân! 5. Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là ngày hội của toàn dân!
6. Sáng suốt lựa chọn những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
49
làm chủ của Nhân dân bầu vào Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026! 7. Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là trực tiếp góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân!
8. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thi đua lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026!
9. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm! 10. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!
11. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN Phan Xuân Thủy
50
Phần thứ hai
CÁC VĂN BẢN CỦA NHÀ NƯỚC, ĐOÀN THỂ 51
5. NGHỊ QUYẾT
SỐ 118/2020/QH14 NGÀY 19/6/2020 CỦA QUỐC HỘI Về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13; Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 108/2020/QH14 ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; Nghị quyết số 111/2020/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc phê chuẩn danh sách các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia,
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, gồm các ông, bà
53
1. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. 2. Bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
4. Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
5. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
6. Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên.
7. Ông Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên.
8. Ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên.
9. Ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy viên. 10. Ông Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên.
54
11. Ông Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên.
12. Ông Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên.
13. Ông Trần Văn Túy, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên.
14. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Ủy viên.
15. Ông Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên.
16. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên. 17. Ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy viên.
18. Ông Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Ủy viên. 19. Ông Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy viên.
20. Ông Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ủy viên.
21. Bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ủy viên.
55
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia
1. Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia có địa điểm làm việc tại Nhà Quốc hội, con dấu, kinh phí hoạt động và bộ máy giúp việc theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2020.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân
56
6. NGHỊ QUYẾT
SỐ 133/2020/QH14 NGÀY 17/11/2020
CỦA QUỐC HỘI
Về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13,
QUYẾT NGHỊ
Điều 1
Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021.
Điều 2
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia, 57
Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân
58
7. NGHỊ QUYẾT
SỐ 1185/NQ-UBTVQH14 NGÀY 11/01/2021 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI Dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/ QH14;
Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13;
Xét đề nghị của Ban Công tác đại biểu tại Tờ trình số 30/TTr-BCTĐB ngày 08 tháng 01 năm 2021,
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV Tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 500 người.
59
Điều 2. Số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội ở Trung ương và địa phương
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội ở Trung ương và địa phương như sau:
1. Số lượng đại biểu ở các cơ quan Trung ương là 207 đại biểu (41,4%)
Số lượng đại biểu ở các cơ quan Trung ương được phân bổ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau: - Các cơ quan Đảng: 10 đại biểu (2,0%).
- Cơ quan Chủ tịch nước: 03 đại biểu (0,6%). - Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương): 133 đại biểu (26,6%). - Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an): 15 đại biểu (3,0%).
- Lực lượng vũ trang:
+ Quân đội (cơ quan bộ, các quân khu, quân chủng và lĩnh vực trọng yếu): 12 đại biểu (2,4%);
+ Công an: 02 đại biểu (0,4%).
- Tòa án nhân dân tối cao: 01 đại biểu (0,2%). - Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 01 đại biểu (0,2%). - Kiểm toán nhà nước: 01 đại biểu (0,2%).
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: 29 đại biểu (5,8%).
60
2. Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%)
Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương được phân bổ như sau:
a) Cơ cấu định hướng gồm 220 đại biểu (44%) Cơ cấu định hướng là cơ cấu khung để các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử, gồm:
- Lãnh đạo chủ chốt ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiêm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (Bí thư hoặc Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) 63 đại biểu (12,6%).
- Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội 67 đại biểu (13,4%) (đối với thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa, mỗi địa phương có 02 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách).
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: 09 đại biểu (1,8%). - Công đoàn: 06 đại biểu (1,2%).
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: 05 đại biểu (1,0%).
- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: 07 đại biểu (1,4%). - Hội Nông dân Việt Nam: 05 đại biểu (1,0%). - Hội Cựu chiến binh Việt Nam: 03 đại biểu (0,6%). - Đại biểu tôn giáo: 06 đại biểu (1,2%).
61
- Quân đội (bao gồm Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh): 14 đại biểu (2,8%). - Công an: 09 đại biểu (1,8%).
- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Sở Tư pháp: 13 đại biểu (2,6%), trong đó: Tòa án nhân dân: 05 đại biểu; Viện kiểm sát nhân dân: 04 đại biểu; Sở Tư pháp: 04 đại biểu.
- Tổ chức khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo (viện nghiên cứu, đại học, học viện,...): 06 đại biểu (1,2%). - Doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất kinh doanh: 07 đại biểu (1,4%).
b) Cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu 73 đại biểu (14,6%)
Cơ cấu hướng dẫn là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử tiêu biểu, gồm đại diện các ngành: khoa học - công nghệ, lao động, thương binh - xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật, đại diện Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên... Trong cơ cấu này, cần quan tâm phân bổ hợp lý số người là phụ nữ, ngoài Đảng, dân tộc, trẻ tuổi và tự ứng cử.
3. Cơ cấu kết hợp
Cơ cấu kết hợp là các cơ cấu theo chỉ tiêu kết hợp. Một người ứng cử đại biểu Quốc hội có thể có nhiều hơn một cơ cấu kết hợp, gồm:
62
- Đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoảng 95 đồng chí (14%), trong đó có 12-14 đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.
- Đại biểu là người ngoài Đảng: từ 25-50 đại biểu (5%-10%).
- Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): khoảng 50 đại biểu (10%).
- Đại biểu tái cử: khoảng 160 đại biểu (32%). - Đại biểu là người dân tộc thiểu số bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
- Đại biểu là phụ nữ bảo đảm tỷ lệ ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
4. Hội đồng bầu cử quốc gia, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện Nghị quyết này, bảo đảm bầu đủ số lượng 500 đại biểu, đáp ứng tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, có cơ cấu phù hợp, là người tiêu biểu đại diện các ngành, các giới và các tầng lớp Nhân dân; không nên kết hợp nhiều cơ cấu đối với một đại biểu.
63
Điều 3. Dự kiến phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV được bầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Dự kiến phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo nguyên tắc:
- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất là 03 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương. - Số lượng đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương, bảo đảm tổng số đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu là 500 đại biểu.
- Bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất là 06 đại biểu.
2. Dự kiến phân bổ đại biểu Trung ương ứng cử ở địa phương theo nguyên tắc:
- Đoàn đại biểu Quốc hội có 06 đại biểu thì có 02 đại biểu Trung ương.
- Đoàn đại biểu Quốc hội có 07 đại biểu thì có 03 đại biểu Trung ương.
- Đoàn đại biểu Quốc hội có 08 đại biểu thì có 03-04 đại biểu Trung ương.
- Đoàn đại biểu Quốc hội có 09 đại biểu thì có 04 đại biểu Trung ương.
- Đoàn đại biểu Quốc hội có 11 đến 14 đại biểu thì có 05-07 đại biểu Trung ương.
64
- Đoàn đại biểu Quốc hội có 29-30 đại biểu thì có 14-15 đại biểu Trung ương.
3. Số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV dự kiến được bầu ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân bổ chi tiết tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
Điều 4. Dự kiến cơ cấu, thành phần và những người được giới thiệu ứng cử
Căn cứ vào quy định tại các điều 1, 2 và 3 của Nghị quyết này và Điều 8 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp Nhân dân trong Quốc hội khóa XV.
Điều 5. Điều khoản thi hành
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
Hội đồng bầu cử quốc gia, Ban Thường trực Ủy ban 65
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Kim Ngân
66
PHỤ LỤC
DỰ KIẾN SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU, THÀNH PHẦN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 1185/NQ UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2021
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
STT
Tỉnh/Thành
phố
Dự kiến Đại biểu Quốc hội khóa XV
Tổng số
Đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở Trung ương
giới thiệu
Đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở địa phương
giới thiệu
1
TP Hồ Chí Minh
30
15
15
2
Hà Nội
29
14
15
3
Thanh Hóa
14
7
7
4
Nghệ An
13
6
7
5
Đồng Nai
12
6
6
6
Bình Dương
11
6
5
7
Hải Phòng
9
4
5
8
Hải Dương
9
4
5
9
An Giang
9
4
5
10
Đắk Lắk
9
4
5
11
Thái Bình
9
4
5
12
Bắc Giang
9
4
5
13
Đồng Tháp
8
4
4
14
Gia Lai
8
4
4
15
Quảng Ninh
8
4
4
16
Nam Định
8
3
5
17
Tiền Giang
8
3
5
18
Kiên Giang
8
3
5
19
Long An
8
3
5
67
20
Quảng Nam
7
3
4
21
Bình Định
7
3
4
22
Phú Thọ
7
3
4
23
Bắc Ninh
7
3
4
24
Lâm Đồng
7
3
4
25
Thái Nguyên
7
3
4
26
Hà Tĩnh
7
3
4
27
Bến Tre
7
3
4
28
Sơn La
7
3
4
29
Hưng Yên
7
3
4
30
Cần Thơ
7
3
4
31
Khánh Hòa
7
3
4
32
Bình Thuận
7
3
4
33
Quảng Ngãi
7
3
4
34
Cà Mau
7
3
4
35
Sóc Trăng
7
3
4
36
Thừa Thiên Huế
7
3
4
37
Tây Ninh
6
2
4
38
Vĩnh Phúc
6
2
4
39
Bà Rịa -
Vũng Tàu
6
2
4
40
Đà Nẵng
6
2
4
41
Vĩnh Long
6
2
4
42
Trà Vinh
6
2
4
43
Bình Phước
6
2
4
44
Ninh Bình
6
2
4
45
Bạc Liêu
6
2
4
46
Quảng Bình
6
2
4
47
Phú Yên
6
2
4
48
Hà Giang
6
2
4
49
Hà Nam
6
2
4
50
Hòa Bình
6
2
4
51
Yên Bái
6
2
4
52
Tuyên Quang
6
2
4
68
53
Lạng Sơn
6
2
4
54
Lào Cai
6
2
4
55
Hậu Giang
6
2
4
56
Quảng Trị
6
2
4
57
Đắk Nông
6
2
4
58
Điện Biên
6
2
4
59
Ninh Thuận
6
2
4
60
Kon Tum
6
2
4
61
Cao Bằng
6
2
4
62
Lai Châu
6
2
4
63
Bắc Kạn
6
2
4
Tổng
500
207
293
69
8. NGHỊ QUYẾT
SỐ 1186/2021/UBTVQH14 NGÀY 11/01/2021 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI Quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13,
70
QUYẾT NGHỊ
Chương I
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CỬ TRI LẤY Ý KIẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Điều 1. Tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác 1. Hội nghị cử tri nơi công tác để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử đang công tác hoặc làm việc (nếu có). Trường hợp người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên. 2. Thẩm quyền chủ trì và triệu tập hội nghị cử tri nơi công tác được thực hiện như sau:
a) Người ứng cử đang công tác chuyên trách tại cơ quan Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn của cơ quan, tổ chức đó triệu tập và chủ trì hội nghị, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản này;
b) Người ứng cử đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Quốc hội tổ chức. Người ứng cử là đại biểu
71
Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (nơi chưa thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân) tổ chức. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị;
c) Người ứng cử đang công tác tại Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (nơi chưa thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân) thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tổ chức. Người ứng cử đang công tác tại Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chánh Văn phòng
72
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị;
d) Người ứng cử đang là Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ tổ chức; người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đang là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức. Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị;
đ) Người ứng cử đang công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan khác của Nhà nước thì người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị;
e) Người ứng cử làm việc tại đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế thì người đứng đầu đơn vị, tổ chức phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị;
g) Người ứng cử công tác tại Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã hoặc
73
là công chức xã, phường, thị trấn thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác được thực hiện tại hội nghị liên tịch giữa Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. Người đứng đầu Đảng ủy cấp xã triệu tập và chủ trì hội nghị;
h) Người ứng cử công tác ở các đơn vị vũ trang nhân dân thì do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị;
i) Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là người ứng cử thì cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị;
k) Trường hợp nơi công tác hoặc nơi làm việc của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại khoản này chưa có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu triệu tập và chủ trì hội nghị.
3. Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất là hai phần ba tổng số cử tri được triệu tập. Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại diện cử tri và phải bảo đảm có ít nhất là 70 cử tri tham dự hội nghị. Tùy đặc điểm, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban chấp hành Công đoàn phối
74
hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các tổ chức Công đoàn trực thuộc cử đại diện tham dự; trường hợp không có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các đơn vị trực thuộc cử đại diện tham dự.
4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự hội nghị.
Điều 2. Tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú 1. Hội nghị cử tri nơi cư trú để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố) nơi người ứng cử thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú thì tổ chức hội nghị cử tri tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử đang sinh sống.
Trường hợp người ứng cử cư trú tại khu chung cư, khu đô thị chưa có tổ dân phố thì tổ chức hội nghị cử tri tại khu chung cư hoặc khu đô thị nơi người đó sinh sống để lấy ý kiến đối với người ứng cử.
2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì hội nghị.
Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lập danh sách và mời cử tri
75
đến dự hội nghị. Trường hợp tổ chức hội nghị cử tri tại khu chung cư hoặc khu đô thị chưa có tổ dân phố thì Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Ban quản trị khu chung cư hoặc Ban quản lý khu chung cư, Ban quản trị khu đô thị (nếu có) lập danh sách và mời cử tri cư trú tại tòa nhà khu chung cư hoặc khu đô thị đến dự hội nghị.
3. Đối với nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất là 50% tổng số cử tri được triệu tập. Đối với nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị cử tri đại diện hộ gia đình và phải bảo đảm có ít nhất là 55 cử tri tham dự hội nghị.
4. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã, người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị.
Điều 3. Nội dung và biên bản hội nghị cử tri 1. Tại hội nghị cử tri nơi công tác và hội nghị cử tri nơi cư trú, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử.
76
2. Biên bản hội nghị cử tri phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị; trong đó, phải ghi rõ tổng số cử tri được triệu tập, số lượng cử tri có mặt, ý kiến phát biểu và sự tín nhiệm của cử tri đối với từng người ứng cử. Việc gửi biên bản được quy định như sau:
a) Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác lấy ý kiến về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi cùng biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đến Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức;
b) Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác lấy ý kiến về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi cùng biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức;
c) Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác lấy ý kiến về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được gửi cùng biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị
77
hiệp thương trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức;
d) Biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri;
đ) Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri;
e) Biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri.
Điều 4. Thủ tục tổ chức hội nghị cử tri
1. Người chủ trì hội nghị tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự hội nghị. Người chủ trì có trách nhiệm sau đây: a) Giới thiệu mục đích, yêu cầu của hội nghị;
78