🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Các nhạc cụ dân tộc Việt Nam - tập 2
Ebooks
Nhóm Zalo
ĐỖ KIÊN CƯỜNG
Học sinh với Thế
giới âm nhạc
Các nhạc cụ dân tộc Việt Nam
2
BAN NHẠC HIẾU
Thanh La Trống Cơm Trống Cái Đàn Nhị Tiêu . Sáo Trúc
Kèn Đám Ma Đàn Bầu
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
Học sinh với
The
giới âm nhạc
Các nhạc cụ
dân tộc Việt Nam
2
BAN NHẠC HIỂU
Thanh La . Trống Cơm .Trống Cái . Đàn Nhị . Tiêu . Sáo Trúc . Kèn Đám Ma - Đàn Bầu
Tác giả :
ĐỖ KIÊN CƯỜNG
Thiết kế :
BÙI NAM
Ảnh bìa:
Nghệ sỹ đàn Bầu
NGUYỄN MINH ĐẠO
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
2
“Sống dầu đèn,
, chết kèn trống
(tục ngữ Việt Nam)
Ánh sáng là điều kiện sống không
thể thiếu của con người. Câu tục ngữ: “Sống dầu đèn, chết kèn trống” hẳn đã có từ lâu lắm rồi từ hồi mọi người chưa biết đến bóng đèn điện. Để có được ánh sáng mỗi khi mặt trời lặn xuống, người ta thắp đèn có dầu đốt và bấc đèn.
Câu tục ngữ còn cho chúng ta thấy vai trò âm nhạc trong văn hóa của người Việt rất sâu đậm. Từ khi sinh ra và lớn lên, quanh ta luôn luôn có âm nhạc, đó là tiếng ầu ơ mẹ ru, hay các bài hát trên đài, trên tivi... âm nhạc ở khắp nơi nơi. Và đến khi tắt hơi thở cuối cùng, tiếng kèn, tiếng trống là điều kiện dường như không thể không có để tiễn biệt linh hồn đi sang thế giới bên kia.
4
Ban Nhạc Hiếu
Ban nhạc chúng ta thấy tại các
đám ma được gọi là Ban Nhạc Hiếu.
Hiếu ở đây nghĩa là Hiếu Nghĩa. Dù cho
gia đình giàu hay nghèo, thì con cái vẫn phải nhớ công ơn dưỡng dục của cha mẹ, và tiếng kèn tiếng trống nức nở thay cho tiếng khóc của người con đưa linh hồn cha mẹ thanh thản về nơi chín suối. Ban Nhạc Hiếu có khi lại được gọi một cách đơn giản là Ban Nhạc Đám, nhưng đôi khi cũng được gọi là Ban Nhạc Phường Kèn vì tiếng nức nở của Kèn Đám Ma thực sự là âm thanh ấn tượng nhất của Ban Nhạc Hiếu,
Thông thường ngày nay Ban Nhạc Hiếu gồm có các nhạc cụ như Trống Cơm, Trống Cái, Thanh La, Đàn Nhị, Tiêu, Sáo Trúc, Kèn Đám Ma, Đàn Bầu.
Khi tấu nhạc trong nhà, Ban Nhạc Hiếu được gọi là Ban Nhạc Viếng. Còn khi tấu nhạc ngoài trời lúc đưa rước linh cữu, Ban Nhạc Hiểu được gọi là Ban Nhạc Rước Linh, Ban Nhạc Viếng có ít thành viên hơn Ban Nhạc Rước Linh.
5
6
Trống Cơm
nắm cơm
Trống Cơm
Trống Cơm là loại nhạc khí
màng rung vỗ, có hai mặt trống
bằng da. Thành trống làm bằng gỗ
cứng. Dọc theo thành trống là những sợi dây
bằng da hoặc thừng để điều chỉnh độ căng của mặt trống. Nếu nghệ sĩ muốn âm thanh của trống cao lên thì kéo căng những sợi dây này bằng cách thắt chặt dây hơn, ngược lại nếu muốn âm thanh trầm xuống thì nới lỏng dây ra.
Mỗi khi vỗ trống, nghệ sĩ dán một nắm cơm nóng nhỏ lên giữa mặt trống. Mặt trống có dán cơm có âm sắc trầm hơn mặt trống không dán cơm. Tùy theo yêu cầu của âm nhạc mà có lúc nắm cơm được gắn lên một mặt hay cả hai mặt trống. Nhiều cơm thì tạo âm thanh trầm còn ít cơm thì tạo âm thanh cao hơn.
7
Bộ phận lên dây đàn (trục đàn)
Khuyết đàn
Nghệ sĩ Đàn Nhị Đỗ Trọng Thái
Bầu cộng hưởng
Dây đàn
Cung vĩ
Cần đàn
Ngựa đàn
8
Đàn Nhị
Đàn Nhị là nhạc cụ dây kéo. Gọi
là Đàn Nhị là bởi đàn có hai dây đàn bằng kim loại mắc song song nhau.
Đàn Nhị gồm: (1) bầu cộng hưởng, (2) cần đàn, (3) trục đàn, (4) ngựa đàn, (5) dây đàn, (6) khuyết đàn, (7) cung vĩ.
Người nghệ sĩ kéo cung vĩ lên dây đàn để tạo âm thanh, đôi khi dùng ngón tay gảy lên dây đàn. Âm thanh của đàn Nhị trong, mềm mại, réo rắt như giọng hát cao.
Đàn Nhị có thể sử dụng ở nhiều dàn nhạc khác nhau như Dàn Nhã Nhạc, Phường Bát Âm, Ban Nhạc Tài Tử, Ban Nhạc Chèo, Tuồng, Ban Nhạc Chầu Văn...
Nghệ sĩ Đàn Nhị tì bầu cộng hưởng vào khoảng thắt lưng
khi chơi đàn.
9
Nghệ sĩ Nguyễn Kim Phước
cùng Sáo Trúc và Tiêu.
10
Sáo Trúc
Tiêu
Sáo Trúc 8 Tiêu
Sáo Trúc
Sáo Trúc còn được gọi là sáo ngang, được làm từ ống trúc hoặc ống nứa. Trên ống sáo có một lỗ thổi - còn gọi là miệng sáo hay huyệt để thổi. Còn các lỗ khác trên thân sáo là các lỗ bấm, hay còn gọi là huyệt lỗ bấm, dùng để điều chỉnh âm thanh cao thấp. Nghệ sĩ biểu diễn Sáo Trúc kê môi lên miệng sáo để thổi, hai tay đỡ lấy thân sáo, đồng thời dùng các ngón tay bấm lên các lỗ bấm để tạo ra các âm thanh trầm bổng khác nhau. Âm thanh của sáo trúc mượt mà, trong sáng, khỏe, vang xa.
Tiêu
Tiêu được làm từ ống nứa rỗng. Tiêu lớn hơn và dài hơn Sáo Trúc. Cách thổi Tiêu khác với cách thổi Sáo Trúc. Nghệ sĩ nâng cây Tiêu theo chiều dọc và thổi gió vào lỗ thổi ở một đầu của nhạc cụ. Âm sắc của Tiêu âm u. Do vậy, thể hiện nỗi buồn trĩu lòng là sở trường của nghệ sĩ thổi Tiêu.
11
12
Trống Cái
tang trống
Kèn Đám Ma
Kèn Đám Ma – Trống Cái
Kèn Đám Ma
Kèn Đám Ma, còn được gọi là Kèn
Loa, là nhạc cụ “to mồm” nhất trong Ban Nhạc Hiếu
Thân kèn là một ống gỗ cứng to dần về một đầu. Ở phía đầu to của kèn được lắp thêm một bộ phận hình nón loe ra thành cái loa. Ngày xưa, bộ phận hình nón này được làm bằng vỏ quả bầu khô; ngày nay còn được làm bằng gỗ hay đồng.
Trong Ban Nhạc Hiếu, âm thanh của Kèn Đám Ma nức nở, đau khổ như tiếng khóc.
Trống Cái
Trống Cái là trống có kích thước to nhất trong Ban Nhạc Hiếu. Thành trống làm bằng gỗ cây Mít. Mặt trống bằng da trâu hoặc da bò và được căng đóng đinh cố định vào phần viền của thành trống - tức tang trống. Mỗi khi chiếc dùi trống gõ lên mặt trống, tiếng trống lại vang lên như nhịp tim nặng nề, buồn bã, cùng hòa tấu với Ban Nhạc Hiếu.
B
Nghệ sĩ Đàn Bầu Nguyễn Minh Đạo
14
Thanh La
Đàn Bầu 8 Thanh La
Đàn Bầu
Đàn Bầu có chiều dài khoảng 110 cm
đến 120 cm. Đàn chỉ có một dây đàn. Âm
lượng của Đàn Bầu không lớn, nhưng âm sắc của đàn có khả năng thể hiện rất nhiều trạng thái tình cảm và dễ thu hút người nghe.
Tiếng Đàn Bầu lúc trữ tình, êm ái; lúc tươi vui, khỏe mạnh; lúc lại buồn bã, nghẹn ngào như tiếng khóc bị chặn lại ở ngực.
Thanh La
Thanh La có hình như chiếc đĩa nhỏ bằng đồng có dây quai bằng kim loại xuyên qua thành của nhạc cụ. Một tay người tấu Thanh La cầm dây quai giơ nhạc cụ lên, tay kia dùng dùi bằng tre gõ lên một mặt của Thanh La tạo nên âm thanh “phèng, phèng” to, vang, choe chóe.
15
Câu hỏi củng cố
Thanh La được chế tạo từ
chất liệu gì?
Trống Cơm và Trống Cái, nhạc cụ
nào to hơn?
Đàn Nhị có mấy dây đàn?
Tiêu và Sáo Trúc khác gì nhau?
Đàn Bầu có bao nhiêu dây đàn?
Kèn Đám Ma còn được gọi là kèn gì?
16
Nhà xuất bản Trẻ trân trọng cảm ơn các giảng viên, sinh viên, nghệ sỹ của Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh đã ủng hộ để bộ sách này ra đời.
Kèn Đám Ma, còn được gọi là
Kèn Loa, là nhạc cụ "to mồm”
nhất trong Ban Nhạc Hiếu.
Trong Ban Nhạc Hiếu, âm
thanh của Kèn Đám Ma
nức nở đau khổ như
tiếng khóc.
Chịu trách nhiệm xuất bản 15. QUÁCH THU NGUYỆT Biên tập - LY HOÀNG LY Hình ảnh: ĐO KIÊN CƯỜNG
Bia & trình bày: BUI NAM
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
1618 Lý Chính Thắng, Q.3, Tp Hồ Chí Minh
DT. 39316289 39316211-38465596 Fax: 08:38437450
E-mail: [email protected] Website: http://www.nobre.com.vn
Giấy phép xuất bản số 63 - 2009/ CXB / 898-12 / Tra
Quyết định xuất bản số 275A1Đ - Tra, ngày 12 tháng 03 năm 2009 in tại công ty CP In Thanh Niên.
CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN TRẺ TẠI HÀ NỘI
Số 20 ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh,
Q. Đống Đa, Hà Nội
DT (04) 37734544
Fax: (04) 37734544
E-mail: [email protected]
HSTGAM
934974
085546
Giá 10.000 đ