🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Các nguyên lý quản lý dự án
Ebooks
Nhóm Zalo
TS. BÙI NGỌC TOÀN
CÁC NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ DỰ ÁN TÁI BẢN LẦN 1 CÓ SỬA CHỮA, BỔ SUNG
NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI
HÀ NỘI - 2008
GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ
1. Họ và tên tác giả: Bùi Ngọc Toàn
2. Ngày, tháng, năm sinh: 04 - 09 - 1968
3. Quá trình công tác:
- Từ 5/1999 ñến 2/2004 là giảng viên Bộ môn Kinh tế Xây dựng, trường ðại học Giao thông Vận tải
- Từ 2/2004 ñến nay là Giảng viên Bộ môn Dự án và Quản lý dự án, trường ðH GTVT - Từ 8/2005 ñến nay là Trưởng bộ môn Dự án và Quản lý dự án.
4. Bảo vệ luận án Tiến sỹ kinh tế ngày 03 tháng 06 năm 1998, hội ñồng bảo vệ: K114.05.08, tại trường Tổng hợp quốc gia ðường sắt Mát-xcơ-va. Chuyên ngành: Kinh tế Xây dựng. ðề tài: "Quản lý ñầu tư vào phát triển mạng lưới ñường sắt Việt Nam".
5. ðiện thoại, email:
- Nhà riêng: (04) 846 41 68
- Mobile: 0913 283 813
- Email: [email protected]
6. Các từ khoá: quản lý, dự án, tổ chức, kế hoạch, sơ ñồ mạng, tiến ñộ, chi phí, chất lượng, giám sát, rủi ro
2
LỜI NÓI ðẦU
Môn học "Các nguyên lý quản lý dự án" nằm trong hệ thống các môn học thuộc chuyên ngành "Dự án và Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông", Khoa Công trình, Trường ðại học Giao thông Vận tải.
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về các khía cạnh cơ bản của quản lý dự án. Một phần trong số các kiến thức cơ bản ñó sẽ ñược trình bày kỹ càng, chi tiết hơn trong các môn học tiếp theo của chuyên ngành như Lập giá trong xây dựng; Quản lý tài chính dự án xây dựng; Quản lý hành chính dự án xây dựng; Quản lý vật tư, thiết bị trong dự án xây dựng; Tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng.
Thời gian lên lớp của môn học dành cho các sinh viên chuyên ngành là 75 tiết.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả những người ñã giúp ñỡ cho giáo trình ñược xuất bản, trước hết là lãnh ñạo Trường ðại học Giao thông Vận tải, Hội ñồng khoa học nhà trường, các tác giả của các tài liệu mà giáo trình ñã tham khảo và sử dụng.
Trong lần tái bản này, tác giả ñã cập nhật thông tin và bổ sung một số vấn ñề cần thiết, tuy nhiên, dù ñã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn cũng không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong ñược sự góp ý của các ñồng nghiệp, của anh chị em sinh viên và tất cả bạn ñọc ñể tiếp tục hoàn chỉnh trong lần tái bản sau.
Mọi ñóng góp xin gửi về ñịa chỉ: Bộ môn: "Dự án và Quản lý dự án", Khoa Công trình, Trường ðại học Giao thông Vận tải.
Hà Nội, 4/2008
TÁC GIẢ
3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
ACWP CHI PHÍ THỰC TẾ CÔNG VIỆC ðà HOÀN THÀNH
EMV GIÁ TRỊ TIỀN TỆ KỲ VỌNG
AOA HOẠT ðỘNG TRÊN MŨI TÊN ETC CHI PHÍ CÒN LẠI ƯỚC TÍNH AON HOẠT ðỘNG TRÊN NÚT LCC CHI PHÍ VÒNG ðỜI BC NGÂN SÁCH DỰ KIẾN MMTB MÁY MÓC THIẾT BỊ BCWP KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH NCKT NGHIÊN CỨU KHẢ THI BCWS CHI PHÍ KẾ HOẠCH OBS CƠ CẤU TỔ CHỨC
CBS CƠ CẤU PHÂN CHIA CHI PHÍ PERT KỸ THUẬT SOÁT XÉT VÀ ðÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
CCB BAN KIỂM SOÁT THAY ðỔI TQM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN
CI CHỈ SỐ CHI PHÍ SI CHỈ SỐ TIẾN ðỘ CPM PHƯƠNG PHÁP ðƯỜNG GĂNG SV CHÊNH LỆCH TIẾN ðỘ
CV CHÊNH LỆCH CHI PHÍ SVP CHÊNH LỆCH TIẾN ðỘ BẰNG %
CVP CHÊNH LỆCH CHI PHÍ BẰNG % VAC VƯỢT CHI TOÀN BỘ
EAC GIÁ THÀNH DỰ BÁO WBS CƠ CẤU PHÂN TÁCH CÔNG VIỆC
ECD THỜI ðIỂM DỰ TÍNH HOÀN
THÀNH
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
1. Khái niệm và phân loại dự án _______________________________________________ 6 1.1. Khái niệm dự án ____________________________________________________________ 6 1.2. Các ñặc trưng cơ bản của dự án _______________________________________________ 6 1.3. Phân loại dự án _____________________________________________________________ 7
2. Quản lý dự án ____________________________________________________________ 8
2.1. Tiền ñề và triển vọng phát triển nghiên cứu hệ thống phương pháp luận quản lý dự án _ 8 2.1.1. Một số tiền ñề cơ bản của hệ thống phương pháp luận quản lý dự án ________________________8 2.1.2. Triển vọng phát triển nghiên cứu hệ thống phương pháp luận quản lý dự án___________________9
2.2. Quản lý vĩ mô và vi mô ñối với dự án __________________________________________ 10 2.2.1. Quản lý vĩ mô ñối với dự án _______________________________________________________10 2.2.2. Quản lý vi mô ñối với hoạt ñộng dự án ______________________________________________10
2.3. Một số khái niệm cơ bản của quản lý dự án_____________________________________ 10 2.3.1. Khái niệm, nội dung của quản lý dự án ______________________________________________10 2.3.2. Tác dụng của quản lý theo dự án ___________________________________________________11 2.3.3. Các lĩnh vực quản lý dự án ________________________________________________________12 2.3.4. ðặc ñiểm của quản lý dự án _______________________________________________________13
2.4. Một số ñiểm khác nhau giữa quản lý dự án và quản lý quá trình sản xuất liên tục _____ 13 2.4.1. Quản lý rủi ro __________________________________________________________________13 2.4.2. Quản lý sự thay ñổi______________________________________________________________14 2.4.3. Quản lý nhân sự ________________________________________________________________14
2.5. Quản lý theo vòng ñời dự án _________________________________________________ 14 2.5.1. Giai ñoạn xây dựng ý tưởng (thiết kế khái niệm) _______________________________________16 2.5.2. Giai ñoạn phát triển _____________________________________________________________16 2.5.3. Giai ñoạn triển khai _____________________________________________________________17 2.5.4. Giai ñoạn kết thúc_______________________________________________________________17
2.6. Quản lý dự án nhìn từ góc ñộ của các chủ thể tham gia ___________________________ 17 2.6.1. Quản lý thực hiện dự án của chủ ñầu tư ______________________________________________18 2.6.2. Quản lý dự án của tư vấn _________________________________________________________19 2.6.3. Quản lý thực hiện dự án của nhà thầu________________________________________________21
Câu hỏi ôn tập_____________________________________________________________ 22
5
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI DỰ ÁN
1.1. Khái niệm dự án
Dự án hiểu theo nghĩa thông thường là "ñiều mà người ta có ý ñịnh làm".
Theo "Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án" của Viện Nghiên cứu Quản lý dự án Quốc tế (PMI) thì: "dự án là một nỗ lực tạm thời ñược thực hiện ñể tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất".
Theo ñịnh nghĩa này, dự án có 2 ñặc tính:
1. tạm thời (hay có thời hạn) - nghĩa là mọi dự án ñều có ñiểm bắt ñầu và kết thúc xác ñịnh. Dự án kết thúc khi mục tiêu dự án ñã ñạt ñược hoặc khi ñã xác ñịnh ñược rõ ràng là mục tiêu không thể ñạt ñược và dự án bị chấm dứt. Trong mọi trường hợp, ñộ dài của một dự án là xác ñịnh, dự án không phải là một cố gắng liên tục, tiếp diễn;
2. duy nhất - nghĩa là sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất ñó khác biệt so với những sản phẩm ñã có hoặc dự án khác. Dự án liên quan ñến việc gì ñó chưa từng làm trước ñây và do vậy là duy nhất.
Mục 17, ñiều 3, Luật Xây dựng năm 20003 ñịnh nghĩa: dự án ñầu tư xây dựng công trình là tập hợp các ñề xuất có liên quan ñến việc bỏ vốn ñể xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục ñích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất ñịnh.
Theo ñịnh nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO, trong tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 và theo tiêu chuẩn Việt nam (TCVN ISO 9000: 2000) thì dự án ñược ñịnh nghĩa như sau: Dự án là một quá trình ñơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt ñộng có phối hợp và ñược kiểm soát, có thời hạn bắt ñầu và kết thúc, ñược tiến hành ñể ñạt ñược một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy ñịnh, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.
Một cách chung nhất có thể hiểu dự án là một lĩnh vực hoạt ñộng ñặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải ñược thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến ñộ xác ñịnh.
1.2. Các ñặc trưng cơ bản của dự án
Như vậy, dự án có các ñặc trưng sau:
a. Dự án có mục ñích, mục tiêu rõ ràng. Mỗi dự án là một hoặc một tập hợp nhiệm vụ cần ñược thực hiện ñể ñạt tới một kết quả xác ñịnh nhằm thoả mãn một nhu cầu nào ñó. Dự án, ñến lượt mình, cũng là một hệ thống phức tạp nên có thể ñược chia thành nhiều bộ phận khác nhau ñể quản lý và thực hiện nhưng cuối cùng vẫn phải ñảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và chất lượng.
b. Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Nghĩa là dự án cũng trải qua các giai ñoạn: hình thành, phát triển, có thời ñiểm bắt ñầu và kết thúc.
c. Dự án liên quan ñến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án. Dự án nào cũng có sự tham gia của của nhiều bên hữu quan như chủ ñầu tư, người thụ hưởng dự án, nhà thầu, các nhà tư vấn, các cơ quan quản lý Nhà nước... Tuỳ theo tính chất dự án và yêu cầu của chủ ñầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau. Ngoài ra, giữa các bộ phận quản lý chức năng và nhóm quản lý dự án thường
6
phát sinh các công việc yêu cầu sự phối hợp thực hiện nhưng mức ñộ tham gia của các bộ phận là không giống nhau. Vì mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
d. Sản phẩm của dự án mang tính ñơn chiếc, ñộc ñáo. Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián ñoạn, sản phẩm của dự án không phải là sản phẩm hàng loạt mà có tính khác biệt ở một khía cạnh nào ñó. Kể cả một quá trình sản xuất liên tục cũng có thể ñược thực hiện theo dự án, ví dụ như dự án phục vụ một ñơn ñặt hàng ñặc biệt, dự án nâng cao chất lượng sản phẩm... Sản phẩm của những dự án này dù ñược sản xuất hàng loạt nhưng vẫn có ñiểm khác biệt (về ñơn ñặt hàng, về chất lượng sản phẩm...). Có thể nói, sản phẩm hoặc dịch vụ do dự án ñem lại là duy nhất, lao ñộng ñòi hỏi kỹ năng chuyên môn với những nhiệm vụ không lặp lại.
e. Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực. Giữa các dự án luôn luôn có quan hệ chia nhau các nguồn lực khan hiếm của một hệ thống (một cá nhân, một doanh nghiệp, một quốc gia...) mà chúng phục vụ. Các nguồn lực ñó có thể là tiền vốn, nhân lực, thiết bị...
f. Dự án luôn có tính bất ñịnh và rủi ro. Một dự án bất kỳ nào cũng có thời ñiểm bắt ñầu và kết thúc khác nhau, ñôi khi là một khoảng cách khá lớn về thời gian. Mặt khác, việc thực hiện dự án luôn luôn ñòi hỏi việc tiêu tốn các nguồn lực. Hai vấn ñề trên là nguyên nhân của những bất ñịnh và rủi ro của dự án.
1.3. Phân loại dự án
Bảng 1.1. Phân loại dự án
tt
Tiêu chí phân loại
Các loại dự án
1
Theo cấp ñộ dự án
dự án thông thường; chương trình; hệ thống
2
Theo qui mô dự án
nhóm các dự án quan trọng quốc gia; nhóm A; nhóm B; nhóm C
3
Theo lĩnh vực
xã hội; kinh tế; kỹ thuật; tổ chức; hỗn hợp
4
Theo loại hình
giáo dục ñào tạo; nghiên cứu và phát triển; ñổi mới; ñầu tư; tổng hợp
5
Theo thời hạn
ngắn hạn (1-2 năm); trung hạn (3-5 năm); dài hạn (trên 5 năm)
6
Theo khu vực
quốc tế; quốc gia; miền, vùng; liên ngành; ñịa phương
7
Theo chủ ñầu tư
là Nhà nước; là doanh nghiệp; là cá thể riêng lẻ
8
Theo ñối tượng ñầu tư
dự án ñầu tư tài chính; dự án ñầu tư vào ñối tượng vật chất cụ thể
9
Theo nguồn vốn
vốn từ ngân sách Nhà nước; vốn ODA; vốn tín dụng; vốn tự huy ñộng của doanh nghiệp Nhà nước; vốn liên doanh với nước ngoài; vốn góp của dân; vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh; vốn FDI...
7
Dự án có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Bảng 1.1 phân loại các dự án thông thường theo một số tiêu chí cơ bản.
2. QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.1. Tiền ñề và triển vọng phát triển nghiên cứu hệ thống phương pháp luận quản lý dự án
Bất kỳ một dự án nào cũng trải qua một số giai ñoạn phát triển nhất ñịnh. ðể ñưa dự án qua các giai ñoạn ñó, ñương nhiên ta phải, bằng cách này hoặc cách khác, quản lý ñược nó (dự án).
Trong lịch sử phát triển của mình, loài người ñã quản lý và có thể nói là thành công những "dự án" còn lưu lại ñến tận ngày nay. Có thể kể ra ñây những "dự án" như Kim tự tháp Ai cập, Vạn lý trường thành Trung quốc...
Sự cần thiết của một hệ thống phương pháp luận ñộc lập về quản lý dự án ñã ñược nhận thức ở các nước phát triển phương Tây từ những năm 50 của thế kỷ XX. Bắt ñầu từ lĩnh vực quân sự, dần dần quản lý dự án ñược ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế xã hội khác. Ngày nay, ở tất cả các nước phát triển, quản lý dự án ñược công nhận như một hệ thống phương pháp luận của hoạt ñộng ñầu tư.
Công cuộc xây dựng ñất nước của chúng ta hiện nay ñược ñánh dấu bằng hàng loạt các dự án lớn nhỏ, ở khắp mọi vùng miền, khắp các lĩnh vực, khắp các cấp quản lý. Chính vì lý do ñó, nghiên cứu hệ thống phương pháp luận quản lý dự án mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng: nâng cao hiệu quả của công cuộc xây dựng ñất nước, nhanh chóng ñưa nước ta ñến ñích trên con ñường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hình 1.1. Biểu tượng của hệ thống phương pháp luận quản lý dự án
2.1.1. Một số tiền ñề cơ bản của hệ thống phương pháp luận quản lý dự án
Chính những thay ñổi trong quá trình chuyển mình của ñất nước là tiền ñề cho việc vận dụng hệ thống phương pháp luận quản lý dự án. Một số trong những tiền ñề cơ bản ñó là:
- Quá trình xoá bỏ hệ thống kế hoạch hoá tập trung, xây dựng một nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường.
- Sự xuất hiện các thành phần kinh tế khác không phải kinh tế Nhà nước.
8
- Sự thay ñổi các hình thức tổ chức tương ứng với các thay ñổi hình thức sở hữu và kèm theo ñó là vấn ñề phi tập trung hoá quản lý, phân quyền cho các cấp quản lý tại chỗ.
- Quá trình chống ñộc quyền trong sản xuất hàng hoá.
- Sự hình thành thị trường tài chính trong ñó có thị trường chứng khoán; thị trường bất ñộng sản; các hình thức ñấu thầu và thị trường các dự án ñầu tư...
Trong bối cảnh ñó, vấn ñề quản lý nền kinh tế ngày càng trở nên phức tạp với sự tăng lên không ngừng của số lượng các chủ thể quản lý, sự ña dạng của các ñối tượng quản lý... mà trước hết là các loại dự án ñầu tư. Với khả năng kinh tế, tài chính... của nước ta có hạn, chính sách ñầu tư là phải tập trung vào các dự án thực hiện trong thời gian ngắn, khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
ðể giải quyết bài toán phức tạp này thì hệ thống phương pháp luận quản lý dự án là một công cụ ñã ñược kiểm chứng trong việc thực hiện các dự án ñảm bảo chất lượng yêu cầu, trong thời hạn cho phép với ngân sách có hạn ñã ấn ñịnh (hình 1.1).
2.1.2. Triển vọng phát triển nghiên cứu hệ thống phương pháp luận quản lý dự án
Kinh nghiệm của ðức, Nhật, Hàn quốc, Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác cho thấy rằng các phương pháp quản lý dự án là phương thuốc hiệu nghiệm thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, là phương pháp tốt nhất giải quyết các vấn ñề kinh tế - xã hội lớn ñặt ra trong từng thời kỳ. ðây chính là công cụ quản lý tối ưu trong các hệ thống/ñất nước ñang phát triển, khi ñiều kiện môi trường luôn luôn thay ñổi, thiếu vắng sự ổn ñịnh kinh tế - chính trị cần thiết cho các nhà ñầu tư, với sự yếu kém của hệ thống lập pháp, thị trường tài chính chưa phát triển, lạm phát chưa ñược kiểm soát, hệ thống thuế không ổn ñịnh...
Không những thế, ở các nước có nền kinh tế thị trường ñã phát triển, hệ thống phương pháp luận quản lý dự án không chỉ là công cụ ñể quản lý sự hình thành, phát triển và thực hiện các dự án với mục ñích hoàn thành chúng ñúng thời hạn, ñảm bảo chất lượng, trong hạn mức chi phí cho phép mà nó ñã trở thành một cái gì ñó giống như tiếng nói tập thể của khách hàng/chủ ñầu tư thôi thúc tối ưu hoá mọi nỗ lực của nhà thầu ñể thực hiện dự án trong sự liên kết với nhà sản xuất, người cung ứng... ðiều này cho phép không chỉ ñơn thuần là xác ñịnh chính xác mà còn ở một mức ñộ nào ñó giảm ñược chi phí thực hiện dự án.
Các viện, trường, các công ty, các chuyên gia hoạt ñộng trong lĩnh vực quản lý dự án ñã xây dựng các cơ cấu chuyên nghiệp cần thiết và hình thành "Thế giới quản lý dự án" bao gồm các tổ chức tầm cỡ quốc gia và quốc tế về: ñầu tư, công nghiệp, xây dựng, tư vấn, kiến trúc, thiết kế v. v...; tổ chức các hội nghị, hội thảo, xuất bản sách, báo, tạp chí, sách giáo khoa, giáo trình và ñặc biệt hình thành cả thị trường các phần mềm ứng dụng trong quản lý dự án.
Tổ chức quốc tế lớn nhất trong lĩnh vực này là Hiệp hội quản lý dự án quốc tế (IPMA - International Project Management Association) liên kết hơn 20 nước Châu Âu và các nước khác.
Hầu hết các trường ñại học trên thế giới ñã ñưa môn học/chuyên ngành quản lý dự án vào chương trình giảng dạy. Tại ñây người ta ñã và ñang ñào tạo ở trình ñộ ñại học, sau ñại học, tiến sỹ và hơn nữa theo chuyên ngành quản lý dự án.
Ở Việt nam chúng ta vấn ñề quản lý dự án ñã ñược chú ý từ ñầu những năm 90, thể hiện trong các Luật, Nghị ñịnh của Chính phủ về quản lý ñầu tư và xây dựng, ñấu thầu... Nhưng
9
những kiến thức, những lý luận thu ñược mới chỉ dừng lại ở mức ñúc rút kinh nghiệm, những hội thảo, khoá học tập huấn cán bộ hoặc một vài công trình nghiên cứu, sách tham khảo... thiếu tính hệ thống và ñồng bộ. ðã ñến lúc chúng ta phải quan tâm ñến vấn ñề quản lý dự án như một hệ thống phương pháp luận ñộc lập và hoàn chỉnh về quản lý nói chung và quản lý xây dựng nói riêng.
2.2. Quản lý vĩ mô và vi mô ñối với dự án
2.2.1. Quản lý vĩ mô ñối với dự án
Quản lý vĩ mô hay quản lý Nhà nước ñối với dự án bao gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác ñộng ñến các yếu tố của quá trình hình thành, hoạt ñộng và kết thúc dự án. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Nhà nước mà ñại diện là các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế luôn luôn theo dõi chặt chẽ, ñịnh hướng và chi phối hoạt ñộng của dự án nhằm ñảm bảo cho dự án ñóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Những công cụ quản lý vĩ mô chính của Nhà nước là thông qua hệ thống luật pháp bao gồm các chính sách, kế hoạch, quy hoạch, như chính sách về tài chính tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, chính sách ñầu tư, chính sách thuế, những quy ñịnh về chế ñộ kế toán, thống kê, bảo hiểm, tiền lương...
2.2.2. Quản lý vi mô ñối với hoạt ñộng dự án
Quản lý dự án ở tầm vi mô là quá trình quản lý các hoạt ñộng cụ thể của dự án. Giáo trình tập trung nghiên cứu quản lý vi mô ñối với dự án.
2.3. Một số khái niệm cơ bản của quản lý dự án
2.3.1. Khái niệm, nội dung của quản lý dự án
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, ñiều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm ñảm bảo cho dự án hoàn thành ñúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách ñược duyệt và ñạt ñược các yêu cầu ñã ñịnh về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng những phương pháp và ñiều kiện tốt nhất cho phép.
Lập kế hoạch
- thiết lập mục tiêu
- ñiều tra nguồn lực
- xây dựng kế hoạch
Giám sát
- ño lường kết quả - so sánh với mục tiêu - báo cáo
- giải quyết các vấn ñề
ðiều phối thực hiện
- ñiều phối tiến ñộ thời gian - phân phối các nguồn lực - phối hợp các nỗ lực
- khuyến khích và ñộng viên
Hình 1.2. Chu trình quản lý dự án
10
Quản lý dự án gồm 3 nội dung chủ yếu là lập kế hoạch; ñiều phối thực hiện mà chủ yếu là quản lý tiến ñộ thời gian, chi phí thực hiện và giám sát các công việc dự án nhằm ñạt ñược các mục tiêu ñã ñịnh.
Lập kế hoạch: ðây là việc xây dựng mục tiêu, xác ñịnh những công việc cần ñược hoàn thành, nguồn lực cần thiết ñể thực hiện dự án và là quá trình phát triển kế hoạch hành ñộng theo một trình tự lô-gic mà có thể biểu diễn dưới dạng sơ ñồ hệ thống.
ðiều phối thực hiện dự án: ðây là quá trình phân phối các nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao ñộng, MMTB và ñặc biệt là ñiều phối và quản lý tiến ñộ thời gian. Nội dung này chi tiết hoá thời hạn thực hiện cho từng công việc và toàn bộ dự án.
Giám sát: là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn ñề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.
Các nội dung của quản lý dự án hình thành một chu trình năng ñộng từ việc lập kế hoạch ñến ñiều phối thực hiện và giám sát, sau ñó cung cấp các thông tin phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án. Chu trình quản lý dự án ñược thể hiện trên hình 1.2.
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải ñược hoàn thành theo yêu cầu, ñảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí ñược duyệt, ñúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay ñổi.
Ba yếu tố: thời gian, chi phí và chất lượng (kết quả hoàn thành) là những mục tiêu cơ bản và giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (hình 1.1). Tuy mối quan hệ giữa 3 mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ của một dự án, nhưng nói chung ñể ñạt kết quả tốt ñối với mục tiêu này thường phải "hy sinh" một hoặc hai mục tiêu kia. Do vậy, trong quá trình quản lý dự án các nhà quản lý hy vọng ñạt ñược sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án.
2.3.2. Tác dụng của quản lý theo dự án
Mặc dù quản lý dự án ñồi hỏi sự nỗ lực, tính tập thể và yêu cầu hợp tác giữa các thành viên... nhưng tác dụng của nó rất lớn. Các tác dụng chủ yếu ñó là:
- liên kết tất cả các hoạt ñộng, công việc của dự án;
- tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng/chủ ñầu tư và các nhà cung cấp ñầu vào cho dự án;
- tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án;
- tạo ñiều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và ñiều chỉnh kịp thời trước những thay ñổi hoặc ñiều kiện không dự ñoán ñược. Tạo ñiều kiện cho sự ñàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan ñể giải quyết những bất ñồng;
- tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên quản lý theo dự án cũng có mặt hạn chế của nó. Những hạn chế ñó là: - các dự án cùng chia nhau một nguồn lực của tổ chức;
- quyền lực và trách nhiệm của nhà quản lý dự án trong một số trường hợp không ñược thể hiện ñầy ñủ;
11
- phải giải quyết vấn ñề "hậu dự án".
2.3.3. Các lĩnh vực quản lý dự án
Quản lý dự án bao gồm nhiều lĩnh vực như quản lý thời gian, quản lý chi phí, quản lý rủi ro, quản lý hoạt ñộng cung ứng... (bảng 1.2).
Bảng 1.2. Các lĩnh vực quản lý dự án
theo Viện Nghiên cứu Quản lý dự án Quốc tế (PMI)
tt
Lĩnh vực quản lý
Nội dung quản lý
Chú thích
1
Lập kế
hoạch
tổng quan
- Lập kế hoạch
- Thực hiện kế hoạch - Quản lý những thay ñổi
Tổ chức dự án theo một trình tự lôgíc, chi tiết hoá các mục tiêu của dự án thành những công việc cụ thể và hoạch ñịnh một chương trình ñể thực hiện các công việc ñó nhằm ñảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án ñược kết hợp một các chính xác và ñầy ñủ.
2
Quản lý
phạm vi
- Xác ñịnh phạm vi
- Lập kế hoạch phạm vi - Quản lý thay ñổi phạm vi
Xác ñịnh, giám sát việc thực hiện các mục ñích, mục tiêu của dự án, xác ñịnh công việc nào thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc nào ngoài phạm vi dự án.
3
Quản lý
thời gian
- Xác ñịnh các hoạt
ñộng, trình tự và ước tính thời gian thực hiện - Xây dựng và kiểm soát tiến ñộ
Lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến ñộ thời gian nhằm ñảm bảo thời hạn hoàn thành dự án. Chỉ rõ mỗi công việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt ñầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án khi nào hoàn thành.
4
Quản lý
chi phí
- Lập kế hoạch nguồn lực
- Tính toán chi phí
- Lập dự toán
- Quản lý chi phí
Dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến ñộ cho từng công việc và toàn bộ dự án. Tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí.
5
Quản lý
chất
lượng
- Lập kế hoạch chất
lượng
- ðảm bảo chất lượng - Quản lý chất lượng
Triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượng trong việc thực hiện dự án, ñảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải ñáp ứng mong muốn của chủ ñầu tư.
6
Quản lý
nhân lực
- Lập kế hoạch nhân lực - Tuyển dụng
- Phát triển nhóm dự án
Hướng dẫn, phối hợp nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu của dự án. Cho thấy việc sử dụng lực lượng lao ñộng của dự án hiệu quả ñến ñâu.
7
Quản lý
thông tin
- Lập kế hoạch quản lý thông tin
- Cung cấp thông tin - Báo cáo kết quả
ðảm bảo các dòng thông tin thông suốt, chính xác và nhanh nhất giữa các thành viên của dự án và với các cấp quản lý khác nhau. Có thể trả lời ñược các câu hỏi: ai cần thông tin về dự án, mức ñộ chi tiết
và báo cáo bằng cách nào.
8
Quản lý
rủi ro
- Xác ñịnh rủi ro
- Xây dựng kế hoạch xử lý rủi ro
- Kiểm soát kế hoạch xử
Xác ñịnh các yếu tố rủi ro, lượng hoá mức ñộ rủi ro và có kế hoạch ñối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro.
12
lý rủi ro
9
Quản lý
hoạt ñộng cung ứng
- Kế hoạch cung ứng - Lựa chọn nhà cung ứng - Quản lý hợp ñồng
- Quản lý tiến ñộ cung ứng
Lựa chọn, thương lượng, quản lý các hợp ñồng và ñiều hành việc mua bán nguyên vật liệu, MMTB, dịch vụ... cần thiết cho dự án. Giải quyết vấn ñề: bằng cách nào dự án nhận ñược hàng hoá và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài cung cấp cho dự án, tiến ñộ cung cấp, chất lượng cung cấp.
Quá trình quản lý ñược thực hiện trong suốt các giai ñoạn ñầu tư từ chuẩn bị ñầu tư, thực hiện ñầu tư ñến khai thác dự án. Trong từng giai ñoạn ñối tượng quản lý có thể khác nhau nhưng ñều gắn với 3 mục tiêu cơ bản của hoạt ñộng quản lý dự án là: thời gian, chi phí và chất lượng/kết quả hoàn thành.
2.3.4. ðặc ñiểm của quản lý dự án
Quản lý dự án có một số ñặc ñiểm chủ yếu sau:
1. Tổ chức dự án là một tổ chức tạm thời, ñược hình thành ñể phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn. Trong thời gian tồn tại ñó, nhà quản lý dự án thường hoạt ñộng ñộc lập với phòng ban chức năng. Sau khi kết thúc dự án cần tiến hành phân công lại lao ñộng, bố trí lại MMTB.
2. Về quan hệ giữa nhà quản lý dự án với các phòng chức năng trong tổ chức. Công việc của dự án ñòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng ban chức năng. Nhà quản lý dự án có trách nhiệm phối hợp mọi nguồn lực, mọi người liên quan từ các phòng ban chuyên môn nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Tuy nhiên giữa họ thường nảy sinh mâu thuẫn về các vấn ñề như nhân sự, chi phí, thời gian và mức ñộ thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật.
2.4. Một số ñiểm khác nhau giữa quản lý dự án và quản lý quá trình sản xuất liên tục 2.4.1. Quản lý rủi ro
Quản lý dự án thường phải ñối phó với nhiều loại rủi ro có ñộ bất ñịnh cao trong công tác lập kế hoạch, dự tính chi phí, dự ñoán sự thay ñổi của công nghệ, sự thay ñổi cơ cấu tổ chức... Do ñó, quản lý dự án cần coi trọng công tác quản lý rủi ro, xây dựng các kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng chống và giảm thiểu tác hại của rủi ro.
Bảng 1.3. Một số ñiểm khác nhau giữa quá trình sản xuất liên tục và các dự án
tt
Quá trình sản xuất liên tục
Dự án
1
Nhiệm vụ có tính lặp lại, liên tục
Nhiệm vụ không có tính lặp và liên tục mà thường là mới mẻ
2
Tỷ lệ sử dụng nguồn lực thấp
Tỷ lệ sử dụng nguồn lực cao
3
Sản xuất hàng loạt hoặc theo lô
Sản xuất ñơn chiếc
4
Thời gian tồn tại là lâu dài
Thời gian tồn tại của dự án là hữu hạn
5
Các số liệu thống kê có sẵn và hữu ích ñối với việc ra quyết ñịnh
Các số liệu thống kê ñược sử dụng hạn chế, kinh nghiệm ñã qua ít có giá trị
13
6
Không quá tốn kém khi phải chuộc lại lỗi lầm
Phải trả giá ñắt cho các quyết ñịnh sai lầm
7
Tổ chức tương ñối ổn ñịnh
Nhân sự mới cho mỗi dự án
8
Trách nhiệm rõ ràng và ñược ñiều chỉnh theo thời gian
Phân chia trách nhiệm thay ñổi tuỳ thuộc vào tính chất của từng dự án
9
Môi trường làm việc tương ñối ổn ñịnh
Môi trường làm việc thường xuyên thay ñổi
2.4.2. Quản lý sự thay ñổi
ðối với quản lý hoạt ñộng sản xuất kinh doanh thường xuyên của các chủ thể, nhà quản lý thường nhìn vào mục tiêu lâu dài của tổ chức ñể áp dụng các phương pháp, các kỹ năng quản lý phù hợp. Ngược lại, trong quản lý dự án vì môi trường của dự án là môi trường biến ñộng do ảnh hưởng của nhiều nhân tố nên vấn ñề cần ñược ñặc biệt quan tâm lại là quản lý sự thay ñổi. Ngoài ra dự án có thời gian tồn tại hữu hạn nên quản lý thời gian cũng là một lĩnh vực cần quan tâm.
2.4.3. Quản lý nhân sự
Chức năng tổ chức giữ vị trí ñặc biệt quan trọng trong quản lý dự án vì dự án không có tính lặp lại, nhân sự cũng thông thường là mới. Lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp có tác dụng phân rõ trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý dự án và do ñó ñảm bảo thực hiện dự án thành công. Ngoài ra việc phải tiến hành phân công lại lao ñộng sau khi dự án kết thúc là một ñiểm khác biệt cơ bản giữa 2 lĩnh vực quản lý.
Sự khác nhau giữa quản lý quá trình sản xuất liên tục và quản lý hoạt ñộng dự án bắt nguồn từ sự khác nhau giữa 2 loại hoạt ñộng này. Bảng 1.3 trình bày những ñiểm khác nhau chủ yếu giữa quá trình sản xuất liên tục trong doanh nghiệp và dự án.
2.5. Quản lý theo vòng ñời dự án
Mỗi giai ñoạn của dự án ñược ñánh dấu bằng việc hoàn thành một hoặc nhiều nhiệm vụ nhất ñịnh, thể hiện thông qua một hoặc một nhóm sản phẩm có tính hữu hình có thể kiểm nghiệm ñược, ví dụ bản báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế kỹ thuật... Sự kết thúc mỗi giai ñoạn của dự án thường ñược ñánh dấu bằng việc ñánh giá lại những nhiệm vụ cơ bản và hoạt ñộng của dự án nhằm xác ñịnh xem có nên tiến hành giai ñoạn tiếp theo của dự án hay không và phát hiện, ñiều chỉnh các sai sót ñể nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Thông thường, ñầu ra của giai ñoạn trước là ñầu vào của giai ñoạn sau. Tập hợp các giai ñoạn ta có vòng ñời của dự án.
Vòng ñời của dự án là khoảng thời gian giữa thời ñiểm xuất hiện ý tưởng, hình thành dự án và thời ñiểm kết thúc, thanh lý dự án.
Với quan niệm này thì vòng ñời của một dự án ñôi khi rất lớn nếu ta lấy thời ñiểm cuối là thời ñiểm công trình (trường hợp dự án có xây dựng công trình) hết niên hạn sử dụng, phải ñập ñi ñể rồi xây dựng công trình khác. Vì lý do ñó, nhiều người, nhiều tài liệu cho rằng dự án ñược gọi là kết thúc sau khi ñã hết thời gian nhà thầu bảo hành công trình.
14
Có thể chia vòng ñời của một dự án thành 3 giai ñoạn theo quá trình ñầu tư và xây dựng (ñối với dự án có xây dựng công trình) ñó là các giai ñoạn chuẩn bị ñầu tư, thực hiện ñầu tư và kết thúc xây dựng ñưa dự án vào khai thác (hình 1.3).
Lập dự án Thiết kế ðấu thầu Thi công Nghiệm thu ðưa dự
Chuẩn bị ñầu tư
án vào
Thực hiện ñầu tư khai thác
Hình 1.3. Các giai ñoạn của một dự án xây dựng
Như vậy, ñối với dự án có xây dựng, nội dung của quản lý tập trung chủ yếu ở giai ñoạn chuẩn bị ñầu tư và thực hiện ñầu tư. Ở giai ñoạn chuẩn bị ñầu tư mối quan tâm chính tập trung trong lập và phân tích dự án. Môn học "Các nguyên lý quản lý dự án" tập trung vào một số nội dung cơ bản của quản lý dự án trong giai ñoạn thực hiện ñầu tư.
Cũng có thể chia dự án thành 4 giai ñoạn theo vòng ñời của sản phẩm (ñối với dự án sản xuất công nghiệp), ñó là giai ñoạn xây dựng ý tưởng, giai ñoạn phát triển, giai ñoạn triển khai và giai ñoạn kết thúc. Hình 1.4. thể hiện vòng ñời của một dự án sản xuất công nghiệp thông thường.
Chi phí
Xây dựng ý tưởng
Giai ñoạn phát triển
Giai ñoạn triển khai
Giai ñoạn kết thúc
Thời gian
Hình 1.4. Các giai ñoạn của vòng ñời dự án
Thông qua vòng ñời của dự án có thể nhận thấy một số ñặc ñiểm là:
1. Mức chi phí và yêu cầu nhân lực thường thấp khi bắt ñầu dự án, tăng cao hơn vào thời kỳ phát triển, nhưng giảm nhanh chóng khi dự án bước vào giai ñoạn kết thúc;
15
2. Xác suất hoàn thành dự án thành công thấp nhất và do ñó rủi ro là cao nhất khi bắt ñầu thực hiện dự án. Xác suất thành công sẽ cao hơn khi dự án bước sang các giai ñoạn sau;
3. Khả năng ảnh hưởng của chủ ñầu tư tới ñặc tính cuối cùng của sản phẩm dự án và do ñó tới chi phí là cao nhất vào thời kỳ ñầu và giảm mạnh khi dự án tiếp tục phát triển sang các giai ñoạn sau.
2.5.1. Giai ñoạn xây dựng ý tưởng (thiết kế khái niệm)
Xây dựng ý tưởng dự án là việc xác ñịnh bức tranh toàn cảnh về mục tiêu, kết quả cuối cùng và phương pháp thực hiện kết quả ñó. Xây dựng ý tưởng dự án ñược bắt ñầu ngay khi nhận ñược ñề nghị làm dự án, do ñó, quản lý dự án cần ñến ngay từ khi dự án bắt ñầu hình thành. Những công việc ñược triển khai và cần ñược quản lý trong giai ñoạn này là tập hợp số liệu, xác ñịnh nhu cầu, ñánh giá ñộ rủi ro, dự tính nguồn lực, so sánh lựa chọn dự án...
Quyết ñịnh lựa chọn dự án là những quyết ñịnh chiến lược dựa trên mục ñích, nhu cầu và các mục tiêu lâu dài của tổ chức, doanh nghiệp. Trong giai ñoạn này những nội dung ñược xem xét là mục ñích, yêu cầu của dự án, tính khả thi, lợi nhuận tiềm năng, mức ñộ chi phí, mức ñộ rủi ro và ước tính các nguồn lực cần thiết. ðồng thời cũng cần làm rõ hơn nữa ý tưởng dự án bằng cách phác thảo những kết quả và phương pháp thực hiện trong ñiều kiện hạn chế về nguồn lực. Một số hoạt ñộng quan trọng bao gồm các quyết ñịnh ban ñầu về "tự làm hay mua ngoài" ñối với các bộ phận và thiết bị, xây dựng các kế hoạch dự phòng ñối với các lĩnh vực rủi ro cao... Phát triển ý tưởng dự án không cần thiết phải lượng hoá hết bằng các chỉ tiêu, nhưng nó phải ngắn gọn, ñược diễn ñạt trên cơ sở thực tế.
2.5.2. Giai ñoạn phát triển
Giai ñoạn phát triển là giai ñoạn chi tiết xem dự án cần ñược thực hiện như thế nào mà nội dung chủ yếu của nó tập trung vào công tác thiết kế và lập kế hoạch. ðây là giai ñoạn chứa ñựng những công việc phức tạp nhất của dự án, mang tính tính quyết ñịnh ñến sự thành bại của các giai ñoạn sau. Nội dung của giai ñoạn này bao gồm những công việc sau:
Thành lập nhóm dự án, xác ñịnh cơ cấu tổ chức dự án.
Lập kế hoạch tổng quan.
Phân tách công việc của dự án.
Lập kế hoạch tiến ñộ thời gian.
Lập kế hoạch ngân sách.
Thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất.
Lập kế hoạch nguồn lực.
Lập kế hoạch chi phí và dự báo dòng tiền thu.
Xin phê chuẩn thực hiện.
Kết thúc giai ñoạn này tiến trình thực hiện dự án có thể ñược bắt ñầu. Thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các kế hoạch trong giai ñoạn này.
16
2.5.3. Giai ñoạn triển khai
Giai ñoạn triển khai bao gồm các công việc như xây dựng nhà xưởng và công trình, lựa chọn công cụ, mua sắm thiết bị và lắp ñặt... ðây là giai ñoạn chiếm nhiều nỗ lực, thời gian và chi phí nhất. Những vấn ñề cần xem xét trong giai ñoạn này là kết quả hoạt ñộng thực tế và những thay ñổi so với kế hoạch ban ñầu. Trong một số trường hợp, thậm chí, dự án có thể bị huỷ bỏ. Trường hợp hay xảy ra nhất là phạm vi công tác, tiến ñộ và ngân sách sẽ ñược ñiều chỉnh theo yêu cầu thực tế ñặt ra. Trong suốt giai ñoạn này, nhiệm vụ của các cấp quản lý là giao công việc cho các bên tham gia, giám sát tiến ñộ thực tế, so sánh với kế hoạch cơ sở và có các quyết ñịnh kịp thời khi xảy ra các sự cố không mong muốn.
Kết thúc giai ñoạn này các hệ thống ñược xây dựng và kiểm ñịnh, dây chuyền sản xuất ñược vận hành.
2.5.4. Giai ñoạn kết thúc
Trong giai ñoạn kết thúc của vòng ñời dự án, cần thực hiện những công việc còn lại như hoàn thành sản phẩm, bàn giao công trình và những tài liệu liên quan, ñánh giá dự án, giải phóng nguồn lực... Các công việc cụ thể cần thực hiện ñể kết thúc dự án là:
Hoàn chỉnh và cất giữ hồ sơ dự án.
Kiểm tra lại sổ sách kế toán, tiến hành bàn giao và báo cáo.
Thanh quyết toán tài chính.
ðối với sản xuất cần chuẩn bị và bàn giao Sổ tay hướng dẫn lắp ñặt, các bản vẽ chi tiết...
Bàn giao dự án, lấy chữ ký khách hàng về việc hoàn thành.
Bố trí lại lao ñộng, giải quyết công ăn việc làm cho những người từng tham gia dự án.
Giải phóng và bố trí lại thiết bị.
2.6. Quản lý dự án nhìn từ góc ñộ của các chủ thể tham gia
Trong quản lý dự án, ñặc biệt ñối với các dự án có xây dựng công trình, có rất nhiều các chủ thể tham gia. Các chủ thể chủ yếu là: chủ ñầu tư, nhà tư vấn và nhà thầu. Các chủ thể này có những mục tiêu, lợi ích khác nhau nhưng lại có mối quan hệ tác ñộng qua lại, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau khi thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ hợp ñồng của mình ñối với dự án. Mọi nỗ lực của các chủ thể này ñều hướng tới việc biến quyết ñịnh ñầu tư thành hiện thực theo mục tiêu của dự án.
Nội dung hoạt ñộng của các chủ thể cũng khác nhau và cũng phụ thuộc nhau rất chặt chẽ. Các hoạt ñộng này ñều bị ràng buộc bởi sự hạn chế của các nguồn lực, về thời gian, chi phí, chất lượng. Các ràng buộc này liên quan ñến nhau, khó quản lý và dễ bị phá vỡ. Ví dụ, nếu tiến ñộ có nguy cơ bị phá vỡ, phải "tăng tốc", ñiều này dẫn ñến chi phí tăng và chất lượng có thể bị ảnh hưởng nếu không ñược bổ sung thêm vốn. Vì vậy ñể dự án thành công, mỗi chủ thể phải thực hiện ñầy ñủ trách nhiệm của mình ñối với dự án. Ngược lại, sự chậm trễ hoặc thực hiện không ñầy ñủ trách nhiệm nghĩa vụ của một bên bất kỳ ñều dẫn ñến hậu quả xấu và ảnh hưởng ñến mọi phía.
17
2.6.1. Quản lý thực hiện dự án của chủ ñầu tư
Chủ ñầu tư là người nhận biết ñược nhu cầu hoặc cơ hội của dự án và muốn biến ý tưởng ñó thành hiện thực. Chủ ñầu tư có thể là người trực tiếp cung cấp vốn, cũng có thể là người ñược uỷ quyền cấp vốn cho dự án. Trong trường hợp chủ ñầu tư là người ñược uỷ quyền cấp vốn thì người thực sự cấp vốn ñược gọi là người tài trợ.
Nhiều trường hợp, người tài trợ là một tổ chức ñộc lập như Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) hoặc Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)... Là người tài trợ nên họ có quyền bổ sung các yêu cầu riêng của mình ñối với dự án mà chính những ñiều này có thể làm cho chủ ñầu tư phải ñánh giá lại dự án.
Quản lý dự án là nhiệm vụ cơ bản của chủ ñầu tư, là trung tâm các mối quan hệ tác ñộng. Thực chất quản lý dự án của chủ ñầu tư bao gồm những hoạt ñộng quản lý của chủ ñầu tư (hoặc của một tổ chức ñược chủ ñầu tư uỷ quyền, ví dụ: Ban quản lý dự án). ðó là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các nhiệm vụ, các nguồn lực ñể ñạt ñược các mục tiêu ñề ra trong phạm vi ràng buộc về thời gian, nguồn lực và chi phí. Những chức năng, nhiệm vụ cơ bản của chủ ñầu tư là:
Giai ñoạn chuẩn bị ñầu tư
- Xin chủ trương ñầu tư
- Hợp ñồng với tư vấn thiết kế ñể lập dự án
- Thẩm ñịnh dự án
- Hoàn thành thủ tục quyết ñịnh ñầu tư
Giai ñoạn thực hiện ñầu tư
- Tuyển chọn tư vấn thiết kế
- Kiểm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và hồ sơ mời thầu
- Tổ chức ñấu thầu, xét thầu, trình duyệt kết quả ñấu thầu
- Ký hợp ñồng XD, thực hiện giải phóng và bàn giao mặt bằng
- Giám sát thực hiện dự án
Giai ñoạn ñưa dự án vào khai thác sử dụng
- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao
- Phối hợp kiểm toán công trình
- Quản lý bảo hành công trình
Hình 1.5. Các nhiệm vụ cơ bản của chủ ñầu tư ñối với dự án (có xây dựng công trình)
18
2.6.1.1. Tổ chức ñấu thầu
ðể triển khai thực hiện dự án, chủ ñầu tư phải chọn ñược tư vấn (thiết kế; giám sát; quản lý dự án), nhà thầu trên cơ sở tuân thủ các thủ tục, quy ñịnh của ñấu thầu và ký hợp ñồng với họ. Chọn ñược tư vấn và nhà thầu ñủ năng lực là cơ sở ban ñầu ñảm bảo thuận lợi cho việc thực hiện dự án. Chủ ñầu tư quyết ñịnh các vấn ñề kỹ thuật, cung cấp ñủ các thông tin số liệu ñầu vào của dự án cho kỹ sư tư vấn; cung cấp thông tin và nói rõ các ñiều kiện, quy ñịnh ñể các nhà thầu có thể tham gia dự thầu một cách công bằng. Sau khi nhà thầu trúng thầu, chủ ñầu tư phải thoả thuận và ký hợp ñồng với nhà thầu. Chủ ñầu tư phải chỉ rõ các nội dung mà nhà thầu phải tuân thủ như các quy ñịnh kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, khối lượng, tiến ñộ và chi phí.
2.6.1.2. Quản lý thực hiện hợp ñồng
Sau khi ký hợp ñồng, quản lý thực hiện hợp ñồng là nhiệm vụ tiếp theo của chủ ñầu tư. Các công việc chủ yếu là: lập kế hoạch; lập tiến ñộ; tổ chức thực hiện; bố trí vốn cho dự án; xin phép xây dựng; xin giấy phép khai thác tài nguyên; thực hiện ñền bù giải phóng và bàn giao mặt bằng có sự chứng kiến của tư vấn giám sát; tổ chức theo dõi việc thực hiện hợp ñồng mua sắm, khảo sát thiết kế và thi công xây lắp (thông qua nhận báo cáo của nhà thầu, tư vấn và các ảnh hiện trường); kiểm tra các bản vẽ thi công, các kết quả thí nghiệm; giám sát chất lượng thi công theo các tiêu chuẩn kỹ thuật; ñiều phối và ñôn ñốc các chủ thể khác thực hiện hợp ñồng nhằm ñưa dự án ñến ñích.
Trong quá trình thực hiện dự án, chủ ñầu tư phải kịp thời giải quyết các khiếu nại, thay ñổi, trượt giá hợp ñồng; nắm diễn biến kỹ thuật và tài chính của dự án; ñảm bảo tạm ứng, chi trả, thanh toán kịp thời, ñầy ñủ theo tiến ñộ cho nhà thầu.
ðể thực hiện ñược trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong quản lý dự án chủ ñầu tư có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận ý kiến của nhà thầu ñối với các hạng mục ñược giao cho nhà thầu; ra thông báo ngày khởi công; ñòi hỏi nhà thầu phải cung cấp các thông tin theo quy ñịnh. Trong các dự án lớn, các Ban quản lý dự án phải ñược tăng cường bộ phận kỹ thuật bằng các kỹ sư giỏi hoặc thuê công ty tư vấn nước ngoài.
2.6.1.3. Nghiệm thu từng phần, hạng mục và bàn giao công trình
Khi dự án kết thúc, sau khi nhận ñược yêu cầu bàn giao của nhà thầu, chủ ñầu tư phải thành lập ban nghiệm thu bàn giao bao gồm: tư vấn giám sát, ñại diện chủ ñầu tư và ñơn vị quản lý khai thác công trình. Ban này trực tiếp xem xét kiểm tra ñánh giá ý kiến sơ bộ của tư vấn giám sát và kiểm tra hiện trường rồi báo cáo cho chủ ñầu tư. Từ ñây chủ ñầu tư phải thực hiện các xác nhận ñể nhà thầu có cơ sở ñược thanh toán khối lượng. Cuối cùng là báo cáo hoàn công và ñánh giá hiệu quả dự án của chủ ñầu tư.
Trong suốt quá trình quản lý dự án chủ ñầu tư là chủ thể cộng tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước.
2.6.2. Quản lý dự án của tư vấn
2.6.2.1. Các loại tư vấn
Tư vấn là loại lao ñộng ñặc biệt, ñó là kinh nghiệm, kiến thức và sự phán xét. Lao ñộng của tư vấn khó ñánh giá, ño ñếm và thử ñược nhưng sản phẩm, dịch vụ do họ tạo ra có ý nghĩa quan trọng. ðó là các bản thiết kế, hoạt ñộng giám sát, lời khuyên, sự chỉ dẫn và phán xét... Bằng kiến thức của mình tư vấn có thể trực tiếp giúp chủ ñầu tư và nhà thầu thực hiện các
19
nhiệm vụ trong các khâu của dự án. Khả năng tiết kiệm vốn ñầu tư từ hoạt ñộng của tư vấn là rất lớn, vì vậy quản lý dự án cần hiểu biết vai trò của tư vấn, phải chọn ñược tư vấn có năng lực, trình ñộ cao, cần có biện pháp ñể tư vấn ñóng góp hiệu quả nhất vào dự án.
Trong xây dựng có các loại hình dịch vụ tư vấn là:
- Lập dự án ñầu tư xây dựng.
- Quản lý dự án ñầu tư xây dựng.
- Khảo sát xây dựng.
- Thiết kế công trình.
- Giám sát thi công xây lắp.
- Kiểm ñịnh chất lượng xây dựng.
- Các tư vấn xây dựng khác.
Các dịch vụ trên có thể ñộc lập hoặc có thể trong cùng một hợp ñồng ký kết với chủ ñầu tư. ðể chọn ñược tư vấn phải liệt kê các tổ chức tư vấn có năng lực thực hiện dịch vụ; thông tin sơ bộ cho họ về nhu cầu dịch vụ của dự án và lập danh sách các nhà tư vấn có nguyện vọng và xem xét các ñề xuất của họ.
Chủ
ñầu tư
Tư vấn
quản lý
dự án
Nhà thầu
Tư vấn thiết kế
Hình 1.6. Phương thức xây dựng theo mô
hình tư vấn quản lý dự án
2.6.2.2. Quản lý dự án của tư vấn quản lý
ðối với các dự án lớn, ñặc biệt có sử dụng vốn vay nước ngoài phải có tư vấn quản lý. ðây là một chủ thể thay mặt chủ ñầu tư tác ñộng tới tất cả các bên trong việc thực hiện dự án, buộc họ làm tròn trách nhiệm của mình theo ñúng hợp ñồng ñã ký kết. Tư vấn quản lý có vai trò xuyên suốt trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án, tư vấn quản lý ñược xem là hoàn thành nhiệm vụ khi các mục tiêu cụ thể của dự án ñã ñạt ñược.
20
Hình 1.6 thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các bên trong phương thức xây dựng theo mô hình tư vấn quản lý dự án.
2.6.2.3. Nhiệm vụ của tư vấn giám sát trong quản lý thực hiện dự án
Nhiệm vụ của tư vấn giám sát ñược quy ñịnh trong hợp ñồng giữa chủ ñầu tư và tư vấn giám sát. Các nhiệm vụ chủ yếu của tư vấn giám sát là:
- Kiểm tra các biện pháp thi công; xem xét, phê duyệt tiến ñộ, bản vẽ thi công của nhà thầu.
- Kiểm tra, phê duyệt thiết bị thi công, các nguyên vật liệu và các ñầu vào khác do nhà thầu mang ñến công trường về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Theo dõi tiến ñộ thi công, tìm nguyên nhân sai lệch và tổ chức các cuộc họp thường kỳ ñể giải quyết các vấn ñề kỹ thuật, ñồng thời ñề xuất giải pháp khắc phục; giám sát khối lượng, xác nhận khối lượng hoàn thành của nhà thầu, xác nhận sự ñảm bảo các tiêu chuẩn ñã ñược quy ñịnh ñối với khối lượng ñã hoàn thành; cấp chứng nhận ñể chủ ñầu tư có cơ sở thanh toán và thưởng cho nhà thầu nếu hoàn thành tốt công việc.
Nhìn chung, nhà thầu phải tuân thủ theo mọi yêu cầu của tư vấn giám sát. 2.6.3. Quản lý thực hiện dự án của nhà thầu
Sau khi trúng thầu và ký kết hợp ñồng với chủ ñầu tư, nhà thầu xây dựng phải tiến hành tổ chức thi công công trình trên cơ sở nhiệm vụ ñược giao và hợp ñồng ñã ký, phải chịu trách nhiệm toàn diện về quá trình thi công công trình theo ñúng thiết kế, dự toán và tiến ñộ ñược duyệt, chịu sự giám sát của các nhà tư vấn ñại diện cho chủ ñầu tư.
2.6.3.1. Một số yêu cầu nhà thầu cần tuân theo trong quản lý xây lắp
- Phải thi công ñúng thiết kế:
Quy ñịnh này nhằm ñảm bảo cho từng hạng mục dự án ñược kiến tạo theo ñúng yêu cầu của chủ ñầu tư về kiến trúc, công năng, kích thước, chất lượng... Muốn vậy nhà thầu phải tiếp nhận hồ sơ thiết kế ñầy ñủ, cặn kẽ; nghiên cứu nắm vững thiết kế ñể hiểu ñúng và làm ñúng thiết kế.
Tuy nhiên, trong hồ sơ thiết kế có thể có sai sót, khiếm khuyết. Nếu nhà thầu phát hiện ra sai sót, cần thông báo ñến tư vấn giám sát và bên thiết kế ñể bổ sung/ñiều chỉnh. Nếu nhà thầu muốn thay ñổi một số chi tiết của thiết kế như thay ñổi chủng loại, nhãn mác của vật liệu sử dụng vào công trình dự án mà không ảnh hưởng ñến chất lượng cũng phải trình tư vấn giám sát ñể có ý kiến chấp thuận bằng văn bản.
- Phải thực hiện ñúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật.
- Phải tôn trọng các quy ñịnh hiện hành về hoạt ñộng sản xuất kinh doanh xây lắp; thực hiện ñầy ñủ mọi ñiều khoản trong hợp ñồng thi công ñã ký.
- Phải tôn trọng sự giám sát thi công từ bên ngoài của chủ ñầu tư và của các cơ quan chuyên môn làm chức năng quản lý Nhà nước.
2.6.3.2. Nhiệm vụ của nhà thầu
- Lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết.
21
- Lập kế hoạch tác nghiệp và giao nhiệm vụ cho các ñơn vị ñược ñiều ñộng tham gia (làm rõ các nhiệm vụ chuẩn bị kỹ thuật và cung ứng, sản xuất phụ trợ, công tác xây lắp).
- ðiều hành và ñiều ñộ mọi hoạt ñộng sản xuất và diễn biến sản xuất hàng ngày theo kế hoạch tác nghiệp ñã lập, ñặc biệt là phối hợp các hoạt ñộng trên công trường.
- Tiến hành tự giám sát toàn diện các hoạt ñộng xây lắp nhằm ñảm bảo quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và an toàn trong sản xuất, ñảm bảo chất lượng và tiến ñộ trong thi công; thực hiện ñúng các ñịnh mức sản xuất, ñảm bảo không vượt hạn mức chi phí.
- Quan hệ và thương thảo với tư vấn giám sát giải quyết các vấn ñề nảy sinh như thay ñổi thiết kế, phát sinh khối lượng hay nhiệm vụ công tác do các nguyên nhân khách quan và mọi ách tắc, sự cố trên công trường.
- Thực hiện các thủ tục nghiệm thu và chuyển giao công ñoạn; nghiệm thu và bàn giao trung gian; nghiệm thu - bàn giao kết thúc hợp ñồng và bảo hành công trình thao quy ñịnh.
- Ghi chép, lưu giữ số liệu, nhật ký thi công.
Quản lý thực hiện dự án tốt giúp nhà thầu hạ giá thành công trình, tăng lợi nhuận. Muốn vậy, nhà thầu có trách nhiệm làm ñầy ñủ các thủ tục và nội dung văn bản thiết kế tổ chức thi công theo quy ñịnh của Nhà nước và của chủ ñầu tư, phải thiết lập ñược hệ thống quản lý và biện pháp phối hợp tốt nhất các hoạt ñộng sản xuất xây dựng từ khi khởi ñầu ñến khi kết thúc. Sao cho hoạt ñộng xây dựng luôn luôn ở trạng thái ñược quản lý và kiểm soát toàn diện, chặt chẽ nhằm tối ưu hoá các lợi ích ñã thể hiện trong hợp ñồng của cả 2 phía và lợi ích của xã hội.
Tóm lại, tất cả các bên: chủ ñầu tư, tư vấn, nhà thầu ñều phải tham gia vào các nội dung của quản lý dự án nhưng từ các giác ñộ khác nhau, mức ñộ khác nhau, thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của từng thành viên.
Các chương tiếp theo của tài liệu này ñề cập ñến các nội dung cơ bản của quản lý dự án từ giác ñộ mục ñích chung là xây dựng thành công công trình ñể ñưa vào khai thác sử dụng theo ñúng mục tiêu ñã ñề ra của dự án.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày khái niệm dự án và các ñặc trưng cơ bản của nó.
2. Quản lý dự án là gì? Những nội dung chủ yếu của quản lý dự án?
3. Giải thích mối quan hệ giữa 3 mục tiêu cơ bản của quản lý dự án.
4. Phân biệt quản lý dự án và quản lý quá trình sản xuất liên tục.
5. Hiểu thế nào là vòng ñời của dự án? Trình bày nội dung quản lý theo vòng ñời của dự án.
6. Trình bày nhiệm vụ của các chủ thể tham gia thực hiện dự án.
7. Giả sử anh (chị) ñược giao nhiệm vụ tham gia vào Ban quản lý dự án xây dựng một con ñường, hoặc một cây cầu. Hãy lên kế hoạch những công việc chính của dự án này.
22
CHƯƠNG 2
MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC
QUẢN LÝ DỰ ÁN
1. Nguyên tắc chung xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý dự án _______________________ 24 2. Mô hình cơ cấu tổ chức theo quan hệ của các thành viên dự án___________________ 25 2.1. Các mô hình cơ cấu tổ chức tách biệt, quản lý theo dự án và quản lý chung __________ 25 2.2. Cơ cấu tổ chức ñúp (dual)____________________________________________________ 27 2.3. Các cơ cấu tổ chức phức tạp__________________________________________________ 28 3. Các cơ cấu tổ chức quản lý theo nội dung dự án_______________________________ 32 3.1. Cơ cấu tổ chức ñơn giản _____________________________________________________ 32 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ phận theo chức năng ________________________________________ 32 3.3. Cơ cấu trực tuyến - chức năng________________________________________________ 33 3.4. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm/khách hàng/thị trường ____________________________ 33 3.5. Cơ cấu tổ chức bộ phận theo quá trình _________________________________________ 34 3.6. Cơ cấu tổ chức ma trận ______________________________________________________ 34 3.7. Cơ cấu tổ chức hỗn hợp______________________________________________________ 36 Câu hỏi ôn tập_____________________________________________________________ 37
23
1. NGUYÊN TẮC CHUNG XÂY DỰNG CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức áp dụng trong quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý thông thường ñược hiểu là tổng hợp các bộ phận (các ñơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất ñịnh, ñược bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm ñảm bảo thực hiện các hoạt ñộng của dự án và ñưa dự án ñến mục tiêu ñã ñịnh.
Xây dựng cơ cấu tổ chức dự án là một công việc phức tạp, khó khăn, mang tính trách nhiệm cao nhưng lại có nhiều yếu tố bất ñịnh. Song có thể ñưa ra ñây một số nguyên tắc cơ bản mà nếu tuân thủ theo ta có thể xây dựng ñược một cơ cấu tổ chức hiệu quả. Các nguyên tắc ñó là:
- Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức dự án với hệ thống các mối quan hệ của các thành viên dự án;
- Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức với nội dung dự án;
- Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức với yêu cầu của môi trường bên ngoài. Bảng 2.1. So sánh cơ cấu tổ chức cứng và cơ cấu tổ chức mềm
Tiêu chí so
sánh
Cơ cấu tổ chức cứng
Cơ cấu tổ chức mềm
Các tính chất
chung
lĩnh vực công việc thực hiện hẹp
lĩnh vực công việc thực hiện rộng
số lượng lớn các thủ tục và nguyên tắc cụ thể
số lượng không nhiều những chỉ dẫn chung
trách nhiệm rõ ràng
biên giới trách nhiệm không rõ ràng
mang nặng tính công thức và khó thể hiện cá tính của cá nhân
không nặng tính công thức và có chỗ cho sáng tạo
Môi trường
vận dụng
môi trường ổn ñịnh và có thể dự báo
mức ñộ bất ñịnh cao, môi trường mang tính ñộng
mục tiêu rõ ràng và ít thay ñổi
mục tiêu không rõ ràng và có thể thay ñổi
cơ cấu các vấn ñề và công việc rõ ràng
cơ cấu các vấn ñề và công việc không rõ ràng
công việc có thể ñịnh lượng
công việc khó ñịnh lượng
quyền lực ñược thể chế hoá
quyền lực cần qua thử thách và cần ñược cấp dưới khâm phục
Về sự phù hợp của cơ cấu tổ chức dự án với yêu cầu của môi trường bên ngoài: người ta cho rằng môi trường càng "ñộng" và có nhiều thay ñổi thì cơ cấu tổ chức dự án càng phải
24
mềm, linh ñộng và dễ thích nghi. Môi trường ổn ñịnh và có thể dự báo ñược thì các cơ cấu tổ chức hành chính cứng lại có hiệu quả.
Mức ñộ "cứng" hay "mềm" của một cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào mức ñộ thể chế hoá hoạt ñộng của các thành viên trong tổ chức, thể hiện ở số lượng và mức cụ thể của các nguyên tắc và các thủ tục thực hiện công việc cũng như mức ñộ các thành viên trong tổ chức tuân thủ trình tự quy ñịnh này. Bảng 2.1 trình bày sự so sánh 2 loại cơ cấu tổ chức trên về các tính chất chung và môi trường vận dụng.
2. MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THEO QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH VIÊN DỰ ÁN 2.1. Các mô hình cơ cấu tổ chức tách biệt, quản lý theo dự án và quản lý chung
Nếu các nguồn lực cơ bản của dự án nằm trong khuôn khổ một tổ chức/hệ thống thì cần phải thành lập một Ban quản lý dự án nằm trong cơ cấu của tổ chức hay hệ thống ñó. ðương nhiên tổ chức/hệ thống phải bằng cách này hay cách khác hoà ñồng các mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa bộ phận quản lý dự án và các bộ phận khác trong vấn ñề sử dụng các nguồn lực chung, có hạn.
Nếu dự án không lặp lại thì có thể có phương án cơ cấu tổ chức quản lý dự án tách biệt, nghĩa là ñược tách hẳn ra khỏi tổ chức/hệ thống mẹ (hình 2.1).
Ban quản lý
dự án
cơ cấu tổ chức của tổ chức/hệ thống mẹ
Hình 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức dự án tách biệt
Một cơ cấu tổ chức tách biệt như vậy hình thành chỉ ñể dành cho một dự án. Sau khi dự án hoàn thành, Ban quản lý dự án này phải giải thể. Nguồn cán bộ chủ yếu cho Ban quản lý dự án tách biệt lấy từ tổ chức/hệ thống mẹ. Các cán bộ này làm việc tại dự án trong thời gian tồn tại của dự án, sau khi dự án hoàn thành họ lại trở về vị trí cũ.
Song, mức ñộ tách biệt của dự án có thể khác nhau. Nếu tổ chức/hệ thống mẹ liên tục phải thực hiện các loại dự án thì sẽ nảy sinh nhu cầu liên kết sâu sắc hơn giữa cơ cấu của tổ chức/hệ thống mẹ và cơ cấu của dự án. Trong trường hợp này người ta thường sử dụng mô hình tổ chức "quản lý theo dự án". Nghĩa là, cơ cấu tổ chức dự án tách biệt ñã biến thành một bộ phận cơ cấu hoạt ñộng thường xuyên trong nội bộ của tổ chức/hệ thống mẹ (hình 2.2).
25
Ban quản lý
dự án
cơ cấu tổ chức của tổ chức/hệ thống mẹ
Hình 2.2. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý theo dự án
Trong mô hình cơ cấu tổ chức quản lý theo dự án, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án và cơ cấu của tổ chức/hệ thống mẹ nằm trong một chỉnh thể hữu cơ, ñược quản lý bằng hệ thống quản lý chung. Biên giới giữa cơ cấu Ban quản lý dự án và cơ cấu của tổ chức/hệ thống mẹ bị xoá hoàn toàn. Các nguồn lực dành cho hoạt ñộng của dự án và các hoạt ñộng khác của tổ chức/hệ thống mẹ là chung.
dự án 1 dự án 2 dự án 3 dự án 4
cơ cấu tổ chức của tổ chức/hệ thống mẹ
Hình 2.3. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý chung
Nếu hoạt ñộng của tổ chức/hệ thống mẹ hoàn toàn là hoạt ñộng quản lý các dự án thì mô
26
hình quản lý theo dự án trở thành mô hình cơ cấu tổ chức quản lý chung (hình 2.3).
Các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý dự án tách biệt, mô hình quản lý theo dự án và mô hình quản lý chung thông thường áp dụng trong các trường hợp sau:
- Tổng thầu dự án là một tổ chức và tổ chức này chịu trách nhiệm quản lý dự án cũng như thực hiện toàn bộ hoặc phần chính công việc thực hiện dự án. Mô hình này gần giống với hình thức tổ chức quản lý dự án "chìa khoá trao tay" trong thực tế quản lý dự án ở Việt nam.
- Chủ ñầu tư, nhà tài trợ và tổng thầu cùng là một tổ chức. ðó có thể là các dự án nội bộ khi mà bộ phận này của một tổ chức thực hiện dự án cho một bộ phận khác của chính tổ chức ñó. Trong thực tế quản lý dự án ở Việt nam mô hình này gần với hình thức tổ chức quản lý dự án "tự thực hiện". Theo hình thức này, chủ ñầu tư sử dụng lực lượng ñược phép hành nghề xây dựng của mình ñể thực hiện khối lượng xây lắp tự làm.
2.2. Cơ cấu tổ chức ñúp (dual)
Nếu thành phần tham gia dự án có 2 ñơn vị thành viên ngang nhau (nhìn từ góc ñộ quản lý dự án) thì xuất hiện mô hình cơ cấu tổ chức ñúp (hình 2.4).
ðơn vị thành viên 1
ðơn vị thành viên 2 Ban
quản lý
dự án
Hình 2.4. Mô hình cơ cấu tổ chức ñúp
Mô hình cơ cấu tổ chức ñúp cho phép sự tham gia ngang nhau vào quản lý dự án của 2 ñơn vị - thành viên dự án. ðó có thể là sự hình thành Ban quản lý dự án "liên cơ quan" mà thành phần gồm các cán bộ của cả 2 ñơn vị thành viên. ðể ñảm bảo sự tham gia tương ñương của 2 thành viên vào quản lý dự án, có thể thành lập một pháp nhân cho hoạt ñộng thực hiện dự án. Ví dụ Hội ñồng cổ ñông, Hội ñồng giám ñốc, Hội ñồng quản trị... Hoặc ñơn thuần trong Ban quản lý dự án "liên cơ quan" có 2 lãnh ñạo dự án từ 2 ñơn vị thành viên có thẩm quyền ra quyết ñịnh chung.
Cơ cấu tổ chức quản lý ñúp có thể vận dụng trong các trường hợp sau:
- Chủ ñầu tư và nhà tổng thầu có vai trò tương ñương trong quá trình ra quyết ñịnh quản lý thực hiện dự án hoặc thực hiện các công việc có mức ñộ quan trọng tương ñương.
27
- Tồn tại 2 nhà tài trợ tương ñương nhau cùng quan tâm như nhau vào các kết quả của dự án và cùng tham gia tích cực vào quá trình thực hiện dự án.
2.3. Các cơ cấu tổ chức phức tạp
Trong trường hợp có trên 2 thành viên tham gia dự án mà các thành viên này khác nhau cả về vai trò cũng như tính chất tham gia thì có thể hình thành các mô hình quản lý dự án phức tạp. Các mô hình phức tạp nói chung có 3 dạng cơ bản:
- Chủ ñầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
- Nhà tổng thầu quản lý thực hiện dự án.
- Quản lý dự án ñược trao cho một tổ chức tư vấn (ví dụ hình thức chủ nhiệm ñiều hành dự án).
Chủ
ñầu tư
Ban
quản lý
dự án
Các nhà thầu
Hình 2.5. Mô hình cơ cấu tổ chức trong ñó Chủ ñầu tư
thực hiện các chức năng chính về quản lý dự án
a. Trong khuôn khổ của mô hình chủ ñầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì chủ ñầu tư có thể tự thực hiện một vài công việc (ví dụ tự tổ chức ñấu thầu) còn các công việc khác thì giao cho các tổ chức tư vấn (khảo sát thiết kế, giám sát...) và các nhà thầu (thi công xây lắp). Cơ cấu tổ chức quản lý dự án (Ban quản lý dự án) do chủ ñầu tư lập nên, trong ñó nguồn cán
28
bộ quản lý lấy từ cơ cấu của chủ ñầu tư. Các cán bộ này trong thời gian tồn tại dự án làm việc thường xuyên cho dự án. Cán bộ của các thành viên khác của dự án có thể tham gia vào quản lý dự án trên cơ sở làm việc không thường xuyên (hình 2.5).
Trong thực tế quản lý dự án ở Việt nam, trong hình thức chủ ñầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án, chủ ñầu tư tự tổ chức tuyển chọn và trực tiếp ký hợp ñồng với một hoặc nhiều tổ chức tư vấn ñể thực hiện công tác khảo sát, thiết kế công trình, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức ñấu thầu hoặc chỉ ñịnh thầu. Sau khi chủ ñầu tư ký hợp ñồng với nhà thầu xây lắp, nhiệm vụ giám sát quản lý quá trình thi công, ñảm bảo tiến ñộ và chất lượng công trình do tổ chức tư vấn ñã ñược lựa chọn ñảm nhận.
b. Trong mô hình tổng thầu quản lý thực hiện dự án, chủ ñầu tư trao quyền quản lý cho nhà tổng thầu, chỉ ñể lại cho mình quyền kiểm tra một vài kết quả trung gian và kết quả cuối cùng. Tổng thầu tự hình thành cơ cấu tổ chức quản lý dự án (Ban quản lý dự án), cung cấp các nguồn lực thường xuyên cho cơ cấu này và thực hiện tất cả các chức năng quản lý dự án. Ngoài ra tổng thầu có thể giao một phần công việc lại cho các nhà thầu phụ hoặc cho chính các bộ phận của mình (hình 2.6).
Chủ ñầu tư
Tổng thầu
Ban
quản lý
dự án
Các nhà thầu phụ
Hình 2.6. Mô hình cơ cấu tổ chức tổng thầu quản lý thực hiện dự án
Trong thực tế quản lý dự án ở Việt nam mô hình ñang ñề cập gần với hình thức “chìa khoá trao tay" từng ñược áp dụng trong việc xây dựng các công trình nhà ở, công trình dân dụng và công trình sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ, kỹ thuật ñơn giản. Theo hình thức
29
này, chủ ñầu tư thực hiện ñấu thầu dự án ñể lựa chọn một nhà thầu (tổng thầu xây dựng) thực hiện toàn bộ việc thực hiện dự án (thiết kế, mua sắm vật tư - thiết bị xây lắp v. v...). Chủ ñầu tư chỉ trình duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành ñưa vào sử dụng. Tổng thầu xây dựng có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế, mua sắm thiết bị hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.
Theo Nghị ñịnh 99/2007/Nð-CP hợp ñồng thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - thi công xây dựng (hợp ñồng EPC) là hợp ñồng xây dựng thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị ñến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.
Hợp ñồng chìa khoá trao tay là hợp ñồng xây dựng ñể thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc: lập dự án; thiết kế; cung ứng vật tư, thiết bị; thi công xây dựng công trình.
c. Trong mô hình tư vấn quản lý dự án chủ ñầu tư trao quyền quản lý dự án cho một tổ chức tư vấn chuyên cung cấp dịch vụ quản lý dự án. Tổ chức tư vấn này giữ những quyền quan trọng nhất về quản lý dự án, lập cơ cấu tổ chức dự án (Ban quản lý dự án) và thực hiện công tác quản lý. ðồng thời, tổ chức tư vấn quản lý dự án này không thực hiện bất kỳ một công việc nào của quá trình thực hiện dự án. Tất cả các công việc của quá trình thực hiện dự án tổ chức tư vấn quản lý dự án giao lại cho các nhà thầu (hình 2.7).
Chủ ñầu tư
Tổ chức tư vấn
Ban
quản lý
dự án
Các nhà thầu
Hình 2.7. Mô hình tư vấn quản lý thực hiện dự án
30
Ở ñây có thể xảy ra trường hợp nhà tư vấn quản lý dự án giao tất cả các công việc của quá trình thực hiện dự án cho một nhà tổng thầu. ðến lượt mình nhà tổng thầu này, là người chịu trách nhiệm chính về mọi công việc của dự án, có thể giao một phần công việc cho các nhà thầu phụ (hình 2.8).
Chủ ñầu tư
Tổ chức tư vấn
Ban quản lý dự án
Tổng thầu
Các nhà thầu
phụ
Các nhà thầu phụ
Hình 2.8. Mô hình tư vấn quản lý thực hiện dự án có tổng thầu
Trong thực tế quản lý dự án ở Việt nam mô hình tư vấn quản lý dự án (hình 2.7) tương tự như hình thức chủ nhiệm ñiều hành dự án từng ñược áp dụng ñối với các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và thời hạn xây dựng dài. Theo hình thức này chủ ñầu tư tổ chức tuyển chọn và trình cấp có thẩm quyền quyết ñịnh tổ chức tư vấn thay mình làm chủ nhiệm ñiều hành dự án chịu trách nhiệm giám ñịnh, ký kết hợp dồng với các tổ chức khảo sát, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, xây lắp ñể thực hiện các nhiệm vụ của quá trình thực hiện dự án, ñồng thời chịu trách nhiệm giám sát, quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
Trên ñây chúng ta ñã trình bày các loại mô hình cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án thể hiện sự ảnh hưởng của hệ thống các mối quan hệ của các thành viên tham gia dự án. Các mô hình này chỉ rõ mối quan hệ (bên ngoài) của Ban quản lý dự án với các thành viên dự án.
31
Ngoài các mối quan hệ với bên ngoài, các mối quan hệ trong dự án cũng có ảnh hưởng ñến cơ cấu tổ chức quản lý. Sau ñây xin trình bày các cơ cấu tổ chức quản lý theo các mối quan hệ trong nội bộ Ban quản lý dự án.
Ở ñây cần nhận ñịnh rằng cơ cấu tổ chức quản lý dự án là vấn ñề tối quan trọng trong quản lý dự án. ðó là cơ sở ñể thực hiện tập hợp các chức năng, các quá trình, các công việc nhằm ñưa dự án ñến mục tiêu ñã ñịnh. Cơ cấu tổ chức quản lý dự án là cơ sở ñể hình thành và phát triển hoạt ñộng của nhóm dự án.
3. CÁC CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ THEO NỘI DUNG DỰ ÁN
Nội dung của dự án cũng ñòi hỏi cơ cấu tổ chức tương thích. Cơ cấu tổ chức theo nội dung dự án thể hiện sự phân công công việc và trách nhiệm theo nội dung công việc trong nội bộ dự án. Các loại cơ cấu tổ chức này có thể là cơ cấu chức năng; trực tuyến - chức năng; cơ cấu theo sản phẩm/khách hàng/thị trường; cơ cấu theo ñơn vị chiến lược; cơ cấu theo quá trình...
3.1. Cơ cấu tổ chức ñơn giản
ðây là cấu trúc ñơn giản nhất. Người lãnh ñạo trực tiếp quản lý tất cả các thành viên, ra các quyết ñịnh và làm mọi công việc quản lý. Nhân công ñược tuyển ñể thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Không có hoặc rất ít cấu trúc các phòng ban. ðó là những tổ chức linh hoạt, các công ty buôn bán thường có cấu trúc linh hoạt này.
3.2. Cơ cấu tổ chức bộ phận theo chức năng
Ở ñây một số chức năng của người lãnh ñạo trực tuyến ñược giao cho các bộ phận chuyên môn thực hiện. Nếu như trước ñây phân công lao ñộng quản lý diễn ra theo chiều dọc, thì nay nó diễn ra theo chiều ngang (hình 2.9).
Ưu ñiểm:
- Hiệu quả tác nghiệp cao nếu nhiệm vụ có tính lặp ñi lặp lại.
- Phát huy ñầy ñủ ưu thế của chuyên môn hoá ngành nghề.
- Giữ ñược sức mạnh và uy tín của các chức năng chủ yếu.
- ðơn giản hoá việc ñào tạo.
- Chú trọng ñến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên.
- Tạo ñiều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.
Giám ñốc
PGð
sản xuất
PGð
marketing
PGð
tài chính
PGð
nhân sự
Hình 2.9. Cơ cấu tổ chức bộ phận theo chức năng
Nhược ñiểm:
32
- Thường dẫn ñến mâu thuẫn giữa các ñơn vị chức năng khi ñề ra các chỉ tiêu và chiến lược.
- Thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng.
- Chuyên môn hoá quá mức dẫn ñến cách nhìn quá hạn hẹp ở các cán bộ quản lý.
- Dồn trách nhiệm thực hiện mục tiêu chung của hệ thống cho người lãnh ñạo cao nhất.
Cơ cấu này thường ñược sử dụng trong một giai ñoạn phát triển nào ñó của hệ thống khi nó có quy mô vừa và nhỏ, hoạt ñộng trong một lĩnh vực, ñơn sản phẩm, ñơn thị trường.
3.3. Cơ cấu trực tuyến - chức năng
Người lãnh ñạo hệ thống ñược sự giúp sức của những người lãnh ñạo chức năng ñể chuẩn bị các quyết ñịnh, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết ñịnh. Người lãnh ñạo hệ thống vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt của công việc và toàn quyền quyết ñịnh trong phạm vi hệ thống. Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến ñã quy ñịnh, người lãnh ñạo ở các bộ phận chức năng không ra lệnh trực tiếp cho người thừa hành ở các bộ phận sản xuất.
3.4. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm/khách hàng/thị trường
Cơ cấu này phân nhóm các cá nhân và nguồn lực theo sản phẩm, khách hàng, hoặc thị trường. Kiểu cơ cấu này thường ñược sử dụng ñể ñáp ứng các thách thức lớn từ bên ngoài. Nhiều hệ thống hoạt ñộng trên ñịa bàn trải rộng cần phải phân chia phòng ban theo các vùng, lãnh thổ. Khi hệ thống có những mảng khách hàng khác nhau cần phải ñặc biệt quan tâm, hệ thống sẽ tổ chức cơ cấu theo khách hàng (hình 2.10).
Hội ñồng quản trị
Tổng giám ñốc
PTGð phụ trách các bộ phận theo sản phẩm
Trưởng các ban
theo sản phẩm
PTGð phụ trách thị trường các vùng
Trưởng các ban theo vùng
PTGð phụ trách về khách hàng
Trưởng các ban theo khách hàng
Hình 2.10. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm/ thị trường /khách hàng Ưu ñiểm:
- Linh ñộng, dễ thích nghi.
- Cho phép nhận ra những thay ñổi bên ngoài. - Có sự liên kết ñộ sâu nhân sự.
33
- Tạo ra các ñơn vị kinh doanh khác biệt nhau và có thể cạnh tranh với nhau.
- Tập trung vào sự thành công hoặc thất bại của những sản phẩm, dịch vụ, khách hàng hoặc lãnh thổ ñặc biệt.
Nhược ñiểm:
- Không cung cấp một nền tảng chung cho các cá nhân có ñào tạo cao với những kinh nghiệm tương tự ñể giải quyết vấn ñề và ñào tạo nhân viên mới.
- Có thể dẫn tới sự trùng lặp cố gắng ở mỗi bộ phận nhằm giải quyết những trường hợp tương tự.
- Các mục tiêu của các bộ phận có thể ñược ưu tiên qua sức mạnh của toàn hệ thống, tuy nhiên các hệ thống có cơ cấu này có thể có khó khăn trong thích ứng với các mối ñe doa ảnh hưởng ñến toàn hệ thống.
- Các vấn ñề xung ñột có thể xảy ra khi các bộ phận cố gắng phát triển các dự án chung trao ñổi nguồn lực, chia sẻ cán bộ.
3.5. Cơ cấu tổ chức bộ phận theo quá trình
Tổ chức theo quá trình là phương thức hình thành bộ phận trong ñó các hoạt ñộng ñược hợp nhóm trên cơ sở các giai ñoạn của dây chuyền công nghệ. Hình 2.11 là cơ cấu tổ chức bộ phận theo quá trình tại một công ty dệt.
Cơ cấu này là phương thức khá phổ biến ñối với các hệ thống có dây chuyền hoạt ñộng chặt chẽ, có thể phân chia thành các cung ñoạn mang tính ñộc lập tương ñối, thích hợp với phân hệ sản xuất.
Tổng giám ñốc
PGð
kinh doanh
Phân xưởng sợi
PGð
sản xuất
Phân xưởng dệt
PGð
tài chính
Phân xưởng nhuộm
Hình 2.11. Cơ cấu tổ chức bộ phận theo quá trình
3.6. Cơ cấu tổ chức ma trận
Trong cơ cấu tổ chức ma trận người ta phân ra các nhiệm vụ theo phương dọc tức là các dự án sản phẩm O (hình 2.12), và các chức năng theo phương ngang của các ñơn vị F. Các ñơn vị phụ trách dự án O phải giải quyết các vấn ñề: làm cái gì? khi nào làm? ai làm? Các ñơn vị chức năng F giải quyết vấn ñề phải làm như thế nào?
Khi cần thực hiện một dự án O nào ñó lãnh ñạo hệ thống sẽ cử ra một chủ nhiệm dự án,
34
các ñơn vị chức năng F sẽ cử ra các cán bộ tương ứng ñể cùng tham gia thực hiện dự án. Khi dự án kết thúc những người tham gia dự án lại trở về ñơn vị cũ. Việc cắt cử như thế tạo thành các dòng các ô như một ma trận.
Ưu ñiểm:
- ðịnh hướng các hoạt ñộng theo kết quả cuối cùng. Tập trung ñược các nguồn lực vào khâu xung yếu.
- Có tính năng ñộng cao, dễ di chuyển các cán bộ quản lý dự án có năng lực ñể thực hiện các dự án khác nhau.
- Sử dụng chuyên gia có hiệu quả, tận dụng các chuyên gia có khả năng chuyên môn giỏi sẵn có. Kết hợp ñược năng lực của cán bộ quản lý dự án và các chuyên gia.
- Giảm bớt cồng kềnh cho bộ máy quản lý dự án. Có thể ñáp ứng nhanh các thay ñổi của môi trường.
Nhược ñiểm:
- Hiện tượng song trùng lãnh ñạo dẫn ñến không thống nhất mệnh lệnh.
- Thường xảy ra mâu thuẫn giữa người quản lý dự án và những người lãnh ñạo các chức năng.
- Cơ cấu phức tạp, không bền vững, ñòi hỏi phải có tinh thần hợp tác cao.
Lãnh ñạo hệ thống
F1 F2 F3 F4
O1
thị trường
O2
O3
Hình 2.12. Cơ cấu tổ chức kiểu ma trận
F - các bộ phận chức năng; O - các dự án sản phẩm
35
3.7. Cơ cấu tổ chức hỗn hợp
Cơ cấu tổ chức này thường ñược áp dụng cho các tập ñoàn lớn, trong ñó có nhiều bộ phận là các công ty con mà mỗi công ty ñó do ñặc thù hoạt ñộng mà lại có một sự thống nhất pháp lý (cơ cấu) riêng biệt. Ví dụ như một công ty tổ chức theo chức năng (trực tuyến - chức năng), công ty con khác lại cơ cấu theo vùng lãnh thổ, hay theo khách hàng v. v.
Ưu ñiểm lớn nhất của cơ cấu tổ chức hỗn hợp là sự kết hợp nhiều loại cơ cấu tổ chức cho phép lợi dụng ñược các ưu thế của loại hình cơ cấu tổ chức chính, ñồng thời ít ra cũng giảm ñược ảnh hưởng của các nhược ñiểm của nó.
Các ưu ñiểm khác của cơ cấu tổ chức này là giúp xử lý ñược các tình huống phức tạp, có tác dụng ñối với các tập ñoàn lớn và cho phép chuyên môn hoá một số bộ phận cơ cấu tổ chức.
Nhược ñiểm của nó là cơ cấu tổ chức phức tạp dẫn ñến việc hình thành các bộ phận, phân hệ quá nhỏ và có thể làm tăng thêm nhược ñiểm của mỗi cơ cấu tổ chức bộ phận.
Hình 2.13 thể hiện mô hình cơ cấu tổ chức hỗn hợp.
Tiêu chí hình thành các bộ phận
Chức năng
Thị trường
Sản phẩm/
Khách hàng
PTGð
nhân sự
Gð
khu vực A
Quản lý
sản phẩm X
Tổng giám ñốc
PTGð
kinh doanh
Gð
khu vực B
Quản lý
sản phẩm Y
PTGð
tài chính
Gð
khu vực C
Quản lý các
giao dịch với khách hàng MNP
Hình 2.13. Mô hình tổ chức hỗn hợp
36
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày các nguyên tắc chung xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý dự án.
2. Hãy trình bày và phân biệt các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý dự án theo mối quan hệ của các thành viên dự án.
3. Trình bày các loại cơ cấu tổ chức theo nội dung dự án và ưu nhược ñiểm của chúng.
4. Cơ cấu tổ chức của cơ quan anh (chị) là loại cơ cấu tổ chức nào? Những ñiểm nào trong cơ cấu tổ chức của cơ quan anh (chị) thấy cần cải tiến?
5. Cơ quan anh (chị) có bộ phận quản lý dự án hay không? Tại sao lại có (hay không có) bộ phận này? Hãy trình bày chức năng của nó.
6. Anh (chị) ñược giao một dự án xây dựng nhà trẻ cho cơ quan. Hãy thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý cho dự án này. Tại sao anh (chị) lại chọn cơ cấu tổ chức ñó? Mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý dự án này với các phòng ban trong cơ quan như thế nào?
37
CHƯƠNG 3
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
1. Ban quản lý dự án và lý thuyết quản lý nhóm__________________________________ 39 1.1. Khái niệm về Ban quản lý dự án ______________________________________________ 39 1.2. Lý thuyết quản lý nhóm và nội dung tổ chức quản lý Ban quản lý dự án _____________ 40
2. Hình thành và phát triển ban quản lý dự án___________________________________ 40
2.1. Mô hình và nguyên tắc hình thành ban QLDA___________________________________ 40 2.1.1. Mô hình hình thành cơ cấu tổ chức ban QLDA _________________________________________40 2.1.2. Nguyên tắc hình thành ban QLDA___________________________________________________41 2.1.3. Quan hệ giữa các thành viên trong ban QLDA _________________________________________41
2.2. Ban QLDA hiệu quả ________________________________________________________ 42 2.3. Phương pháp hình thành ban QLDA___________________________________________ 43
2.4. Trách nhiệm và những kỹ năng chủ yếu cần có của chủ nhiệm dự án________________ 44 2.4.1. Trách nhiệm của chủ nhiệm dự án ___________________________________________________44 2.4.2. Các kỹ năng cần có của chủ nhiệm dự án______________________________________________45 2.4.3. Những ñiểm khác nhau giữa nhà QLDA với nhà quản lý chức năng_________________________46
3. Tổ chức hoạt ñộng ban quản lý dự án________________________________________ 46 3.1. Tổ chức hoạt ñộng chung của ban QLDA _______________________________________ 46 3.2. Văn hoá tổ chức của ban QLDA_______________________________________________ 47 3.3. Ra quyết ñịnh______________________________________________________________ 50
3.4. Xung ñột và quản lý xung ñột_________________________________________________ 51 3.4.1. Một số khái niệm cơ bản __________________________________________________________51 3.4.2. Quản lý xung ñột ________________________________________________________________52
4. Quản lý nhân lực ban quản lý dự án_________________________________________ 53 4.1. Lập kế hoạch nhân lực cho dự án______________________________________________ 53 4.2. Thu hút, lựa chọn và ñánh giá cán bộ dự án_____________________________________ 54 4.3. ðào tạo và phát triển nhân lực ban QLDA ______________________________________ 55
Câu hỏi ôn tập_____________________________________________________________ 56 Bài tập tình huống _________________________________________________________ 56
38
1. BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ LÝ THUYẾT QUẢN LÝ NHÓM
1.1. Khái niệm về Ban quản lý dự án
Tuỳ thuộc vào ñặc thù, dạng và quy mô của dự án mà trong quá trình thực hiện có sự tham gia của hàng chục, thậm chí hàng trăm các tổ chức và chuyên gia khác nhau. Mỗi tổ chức/chuyên gia ñó có vai trò, chức năng riêng, mức ñộ tham gia và trách nhiệm ñối với dự án cũng khác nhau. Các tổ chức và chuyên gia này, tuỳ thuộc vào chức năng mà ñược phân chia thành các nhóm thành viên cụ thể của dự án. Như chương 1 ñã ñề cập, các thành viên ñó là: chủ ñầu tư, nhà tài trợ, nhà thiết kế, nhà tư vấn, nhà cung ứng, nhà thầu, người có thẩm quyền quyết ñịnh ñầu tư, các tổ chức tài chính... và ban QLDA. Ban QLDA ñược ñiều hành bởi chủ nhiệm hay giám ñốc dự án (Project Manager).
Ban QLDA là một tập thể các cán bộ nhân viên trực tiếp thực hiện các công việc thực hiện dự án. Ban QLDA ñược thành lập trong thời gian tồn tại của dự án. Sau khi dự án kết thúc dự án, ban QLDA bị giải thể.
Tổ chức quản lý ban QLDA
Hình thành và phát triển ban QLDA
hình thành
cơ cấu tổ chức
phân chia
trách nhiệm và quyền hạn
bổ nhiệm
chủ nhiệm dự án
phát triển tổ chức ban quản lý
Tổ chức hoạt ñộng ban QLDA
tổ chức hoạt ñộng chung
hình thành và phát triển văn hoá trong tổ chức, công việc và ñoàn thể
tổ chức truyền thông và văn phòng dự án
tổ chức quá trình ra quyết ñịnh
tổ chức các cuộc họp
tổ chức các cuộc ñàm phán
Quản lý
nguồn nhân lực ban QLDA
chiến lược quản lý nhân lực
lập kế hoạch nhân lực
phát triển nhân lực:
- ñào tạo
- nâng cao tay nghề
- ñào tạo lại
- sự nghiệp tương lai
vấn ñề ñộng viên,
khuyến khích khen
lĩnh vực tâm lý-xã hội: - những ưu ñãi
- các bảo ñảm xã hội
- các xung ñột
quản lý thời gian làm việc
Hình 3.1. Nội dung tổ chức quản lý ban QLDA
39
1.2. Lý thuyết quản lý nhóm và nội dung tổ chức quản lý Ban quản lý dự án
Sau khi cơ cấu tổ chức quản lý dự án (hình thức quản lý dự án) ñã ñược xác ñịnh thì việc hình thành Ban QLDA có tính chất quyết ñịnh ñến chất lượng của công tác quản lý dự án về sau.
Tổ chức quản lý ban QLDA cần dựa trên lý thuyết về quản lý nhóm. Vấn ñề này gần ñây ngày càng ñược quan tâm nhiều hơn vì người ta nhận ra rằng từng người ñơn lẻ có thể rất cần cù và làm việc rất hiệu quả. Nhưng những con người ñó khi kết hợp với nhau lại không tạo nên ñược một sức mạnh chung mà ñôi khi lại còn cản trở lẫn nhau, có tác ñộng tiêu cực ñến công việc chung. Có thể thấy ñiều này qua một ví dụ như sau: một người bơi thuyền mất 30 phút ñể sang sông. Cũng con thuyền ấy, cũng khúc sông ấy nhưng một nhóm 3 người lại bơi mất 45 phút mới sang ñược bờ bên kia. Rõ ràng, ñể tạo nên một sức mạnh tập thể người ta phải có khả năng kết hợp với nhau. Khả năng kết hợp với nhau ñó ñược hình từ hai yếu tố là:
(i) kỹ năng hoạt ñộng tập thể của từng thành viên; và
(ii) vấn ñề quản lý tập thể. ðó là các vấn ñề thuộc lý thuyết quản lý nhóm và thể hiện trong công tác tổ chức quản lý ban QLDA ở các góc ñộ:
- Hình thành ban QLDA ñể quản lý thực hiện dự án (gọi tắt là ban QLDA); - Tổ chức hoạt ñộng và quản lý nhân sự ban QLDA.
Nói khác ñi, tổ chức quản lý ban QLDA bao gồm các vấn ñề hình thành ban QLDA, cung cấp nguồn nhân lực cho ban QLDA, thực hiện kiểm tra và ñộng viên khuyến khích các thành viên của ban QLDA nhằm nâng cao hiệu quả công việc và ñưa dự án tới mục tiêu ñã ñịnh (hình 3.1).
2. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.1. Mô hình và nguyên tắc hình thành ban QLDA
2.1.1. Mô hình hình thành cơ cấu tổ chức ban QLDA
Mối quan hệ và liên hệ của các thành viên trong ban QLDA thể hiện cơ cấu tổ chức của ban. Có 2 mô hình cơ bản hình thành ban quản lý QLDA là:
a. Những thành viên chủ yếu của dự án - chủ ñầu tư, nhà thầu (ngoài ra, có thể có các thành viên khác) thành lập các ban quản lý riêng của mình, có người chỉ huy riêng, chịu trách nhiệm về dự án. (Trưởng ban quản lý từ phía nhà thầu, trong thực tế QLDA ở Việt nam, thông thường ñược gọi là giám ñốc ñiều hành dự án). Trưởng những ban quản lý nhỏ này lại chịu sự ñiều hành bởi một chủ nhiệm (Project Manager) duy nhất của dự án. Tuỳ thuộc hình thức tổ chức thực hiện dự án mà trưởng ban quản lý từ nhà thầu hay trưởng ban quản lý từ chủ ñầu tư sẽ là chủ nhiệm cả dự án. Chủ nhiệm dự án ñiều hành hoạt ñộng của tất cả các thành viên của các ban quản lý, và như vậy tạo nên một ban quản lý duy nhất từ các ban quản lý nhỏ, gọi là "ban QLDA".
b. Hình thành một ban QLDA duy nhất chịu sự ñiều hành của chủ nhiệm dự án. Trong thành phần của ban quản lý có ñại diện của tất cả các thành viên tham gia dự án. Các ñại diện của các thành viên dự án thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình theo như trách nhiệm ñã ñược phân công.
40
2.1.2. Nguyên tắc hình thành ban QLDA
Khi thành lập ban QLDA cần chú ý các yếu tố sau:
a. ðặc thù của dự án: Ban QLDA lập ra ñể thực hiện dự án, vì vậy ñặc thù của dự án là một trong những yếu tố chính phải tính ñến khi thành lập ban. ðặc thù của dự án xác ñịnh cơ cấu chính thức của ban QLDA; cơ cấu vai trò của các thành viên; danh mục các hiểu biết, kỹ năng và tay nghề mỗi thành viên phải có. ðặc thù của dự án còn là các thời hạn, giai ñoạn và các loại công việc của dự án.
b. Môi trường tổ chức - văn hoá của dự án: Môi trường tổ chức - văn hoá của dự án phân ra thành môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
Môi trường bên ngoài của dự án bao gồm các vấn ñề về kinh tế, xã hội, pháp lý, kỹ thuật, công nghệ...
Môi trường bên trong hay văn hoá tổ chức của ban QLDA bao gồm các vấn ñề: (i) các tiêu chuẩn chung của ban;
(ii) phương pháp phân chia quyền lực, phân chia vai trò;
(iii) sự ñoàn kết và liên kết của các thành viên trong ban; và
(iv) phương pháp ñặc thù của ban ñể tổ chức và thực hiện các quá trình, các hoạt ñộng chung như truyền thông, giải quyết xung ñột, ra quyết ñịnh, quan hệ ngoại giao...
c. ðặc ñiểm phong cách cá nhân của người lãnh ñạo ban: ðặc ñiểm phong cách cá nhân của người lãnh ñạo ban QLDA ảnh hưởng ñến cả hệ thống mối quan hệ giữa người chỉ huy và các thuộc cấp.
Lý thuyết lãnh ñạo hiện ñại cho rằng phương thức lãnh ñạo tốt nhất là nâng cao khả năng tự lãnh ñạo của các thuộc cấp. Người lãnh ñạo giỏi là người biết giao cho thuộc cấp những công việc mà chính bản thân họ (thuộc cấp) cũng muốn làm, hướng cho họ như chính họ muốn thế.
Tổ chức quản lý ban QLDA liên quan ñến các vấn ñề về hình thành cơ cấu tổ chức hợp lý, ñảm bảo cho ban nguồn nhân lực có trình ñộ chuyên môn cao, ñạt ñược mối quan hệ tối ưu giữa kiểm tra từ bên ngoài và tính ñộc lập của ban. Người lãnh ñạo ban QLDA phải mềm dẻo, tự tin vào bản thân và các thành viên của ban. Sự ảnh hưởng trong ban không dựa trên quyền lực hay vị trí ñược giao mà phải dựa trên uy tín và trình ñộ chuyên môn.
2.1.3. Quan hệ giữa các thành viên trong ban QLDA
ðể ban QLDA làm việc tốt cần phải tạo nên cho tất cả thành viên của nó một niềm tin vào "sứ mạng" của ban là ñược thành lập nên ñể hoàn thành dự án một cách hiệu quả.
Các thành viên của ban QLDA cần có tổ hợp các kỹ năng bổ khuyết cho nhau. Các kỹ năng ñó có thể chia thành 3 nhóm:
(i) chuyên môn nghiệp vụ (kỹ thuật và/hoặc chức năng);
(ii) kỹ năng giải quyết vấn ñề và ra quyết ñịnh; và
(iii) kỹ năng giao tiếp, hành xử: biết chấp nhận rủi ro; biết phê phán một cách xây dựng; biết "nghe" một cách tích cực...
41
ðầu vào Quá trình ðầu ra
- ñặc ñiểm của dự án - môi trường dự án - các nguồn lực của dự án
- rủi ro của dự án
Các ứng cử viên tiềm năng cho thành viên ban QLDA
Khởi công dự án
- quá trình thực hiện dự án
- các yếu tố gây bất ổn
Các cơ cấu:
- phân chia công việc
- phân chia quyền lực và trách
nhiệm
- phân chia quá trình hoạt ñộng
- hình thành cơ cấu tổ chức ban
- thành lập văn phòng dự án
- lựa chọn và bổ nhiệm chủ nhiệm dự án và các nhà QLDA chính
- phân chia quyền lực và trách
nhiệm
- tổ chức hoạt ñộng chung
- tổ chức trao ñổi thông tin
- tổ chức công việc quản lý nhân lực
- hình thành cơ cấu cán bộ
- hình thành văn hoá trong tổ
chức, công việc và ñoàn thể
- quá trình ra quyết ñịnh
- phát triển về mặt tổ chức,
chuyên môn và công việc của ban QLDA.
Các yêu cầu:
- về chất lượng chuyên môn và cá nhân của ban - về quá trình hoạt ñộng
- về văn phòng dự án - về truyền thông của dự án
- tập hợp các nhà QLDA chính
- bắt ñầu công việc
Ban QLDA có khả năng hoàn thành công việc
Hoàn thành dự án
Hình 3.2. Mô hình quá trình hình thành ban QLDA
Ban QLDA có các dấu hiệu cơ bản sau:
- có tổ chức nội bộ, bao gồm các bộ phận về quản lý, kiểm tra, có quy chế nội bộ; - có các giá trị chung: tính cộng ñồng trong ban, dư luận xã hội trong ban; - có nguyên tắc riêng, ñộc lập, khác với các nhóm người khác;
- có áp lực nhóm, nghĩa là sự ảnh hưởng của công việc chung, mục tiêu chung ñến cách hành xử của các thành viên;
- có sự hướng tới tính bền vững trong mối quan hệ giữa người với người trong ban trong quá trình giải quyết các công việc chung;
42
- có thể hình thành một số thông lệ và truyền thống nhất ñịnh.
2.2. Ban QLDA hiệu quả
Một ban QLDA ñược coi là có hiệu quả khi nó ñạt ñược các chỉ tiêu của một cơ cấu tổ chức có hiệu quả. Ở ñây cần chỉ ra những nét ñặc trưng riêng cho ban QLDA khác với các cơ cấu tổ chức khác. Từ góc nhìn này có thể chia ra khía cạnh hoạt ñộng chuyên môn và khía cạnh tổ chức - tâm lý của hoạt ñộng nhóm.
Trong lĩnh vực hoạt ñộng chuyên môn, hiệu quả ban quản lý trước hết là sự ñịnh hướng cho cả ban ñến kết quả cuối cùng; là sự sáng tạo và chủ ñộng trong giải quyết công việc; năng suất lao ñộng cao và luôn luôn tìm tòi phương án giải quyết tốt nhất; thảo luận các vấn ñề nảy sinh một cách tích cực và thích thú.
Theo khía cạnh tổ chức - tâm lý của hoạt ñộng thì ban QLDA có hiệu quả là ban quản lý ñạt ñược:
- bầu không khí trong ban không mang tính hình thức câu nệ;
- sẵn sàng nhận và nắm bắt các nhiệm vụ ñược giao;
- các thành viên lắng nghe nhau;
- các thành viên luôn luôn tham gia thảo luận các vấn ñề nảy sinh nếu có thể; - không giấu diếm không chỉ các ý tưởng mà cả tình cảm;
- có các xung ñột và bất ñồng, nhưng các xung ñột và bất ñồng này là về các giải pháp, phương pháp chứ không phải là về bản thân một cá nhân nào ñó. Ngoài ra, chúng (các xung ñột và bất ñồng) phải ñược thể hiện ra, tránh "bằng mặt mà không bằng lòng";
- nhận thức của cả ban về công việc ñang làm, giải quyết các vấn ñề trên cơ sở ñồng thuận chứ không phải trên cơ sở bỏ phiếu ña số.
Nếu ñạt ñược những ñiều kể trên, ban QLDA không chỉ hoàn thành thành công sứ mạng của mình mà còn thoả mãn ñược nhu cầu của từng cá nhân hoặc từng nhóm nhỏ thành viên trong cả ban QLDA. Mô hình quá trình hình thành ban QLDA thể hiện trên hình 3.2.
Trong hình 3.2, ở kết quả ñầu ra là dự án hoàn thành ñạt ñược các mục tiêu ñã ñịnh trước. ðây chính là chỉ tiêu cơ bản về kết quả hoạt ñộng của ban QLDA. Song, cũng tồn tại các kết quả trong nội bộ ban quản lý. Các kết quả nội bộ ñó có thể là chung như sự hình thành một số ñịnh mức mới, có thể là riêng như thu nhận thêm kiến thức, kỹ năng mới của từng cá nhân. Các kết quả này ảnh hưởng tốt tới hoạt ñộng của ban QLDA.
2.3. Phương pháp hình thành ban QLDA
Có 4 phương pháp hình thành ban QLDA là: dựa vào các mục tiêu; dựa vào các mối quan hệ cá nhân; dựa vào trách nhiệm và phương pháp ñịnh hướng vấn ñề.
a. Phương pháp dựa vào các mục tiêu cho phép các thành viên của ban QLDA ñịnh hướng tốt hơn trong quá trình lựa chọn và thực hiện các mục tiêu chung của ban trong quá trình thực hiện dự án.
b. Phương pháp dựa vào các mối quan hệ cá nhân tập trung vào việc cải thiện các mối quan hệ cá nhân trong ban QLDA với giả ñịnh rằng uy tín cá nhân làm tăng hiệu quả của các
43
hoạt ñộng chung. Mục tiêu của phương pháp này là tăng cường sự tin tưởng của cả ban, khuyến khích sự ủng hộ mang tính tập thể và tăng cường sự trao ñổi thông tin trong nội bộ ban.
c. Phương pháp dựa vào trách nhiệm là sự tổ chức các buổi thảo luận, ñàm phán giữa các thành viên ban QLDA về trách nhiệm, vai trò của họ trong dự án với giả ñịnh rằng trách nhiệm, vai trò của các thành viên có nhiều phần giao thoa. Hành vi của ban quản lý có thể bị thay ñổi do có sự thay ñổi trong quá trình thực hiện dự án và trong quá trình nhận thức trách nhiệm của cá nhân.
d. Phương pháp ñịnh hướng vấn ñề (thông qua giải quyết vấn ñề): tổ chức hàng loạt các buổi gặp gỡ có ñịnh trước với các nhóm chuyên gia có mục tiêu chung và mối quan hệ tổ chức chung trong khuôn khổ ban QLDA. Nội dung của phương pháp là phát triển dần dần quá trình giải quyết các vấn ñề chung của ban và sau ñó là ñạt ñược mục tiêu chính của ban.
Mục tiêu chính của việc hình thành ban QLDA là sự quản lý ñộc lập và giải quyết ñược các vấn ñề. Quá trình này có thể không thực hiện ñược ngay mà ñòi hỏi một thời gian dài. Không hiếm khi ban quản lý không làm việc ñược một cách có hiệu quả vì sự cản trở của chính tập thể lãnh ñạo hay của chính bản thân chủ nhiệm dự án.
Trong quá trình làm việc chung có thể hình thành những vấn ñề quan trọng, có tính thời sự và ban quản lý có thể ñạt ñược ñến trạng thái cân bằng mới với cấp ñộ cao hơn của sự tham gia cá nhân và bầu không khí tập thể.
2.4. Trách nhiệm và những kỹ năng chủ yếu cần có của chủ nhiệm dự án 2.4.1. Trách nhiệm của chủ nhiệm dự án
Trách nhiệm của chủ nhiệm dự án về cơ bản có thể ñược chia thành 3 nhóm lớn. ðó là trách nhiệm ñối với tổ chức cấp trên, ñối với dự án và ñối với các thành viên trong ban QLDA.
a. ðối với cấp trên:
Chủ nhiệm dự án phải ñảm bảo bảo tồn mọi nguồn lực và quản lý hiệu quả dự án ñược giao. Cần báo cáo ñầy ñủ và trung thực những thông tin về tình trạng hiện tại, chi phí, tiến ñộ và triển vọng của dự án.
b. ðối với dự án:
Chủ nhiệm dự án cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- ñiều hành dự án, ñảm bảo hoàn thành theo ñúng mục tiêu, thời hạn ñã quy ñịnh trong phạm vi nguồn lực và chi phí ñược duyệt;
- ñiều hành ban quản lý QLDA, phối hợp mọi người trong ban theo hướng phát huy tối ña năng lực của từng nhân viên;
- QLDA theo ñúng lịch trình thời gian, quản lý chi phí, nhân lực, thông tin và quản lý chất lượng;
- quản lý những thay ñổi.
c. ðối với các thành viên trong ban QLDA:
Dự án là một tổ chức tạm thời và có thời hạn nên chủ nhiệm dự án cần ñặc biệt quan tâm ñến mọi thành viên trong ban QLDA. Khi dự án sắp kết thúc, chủ nhiệm dự án nên có kế
44
hoạch giúp ñỡ, tạo ñiều kiện cho mọi người tìm công việc mới hoặc trở về ñơn vị cũ theo nguyện vọng cũng như theo yêu cầu công việc.
2.4.2. Các kỹ năng cần có của chủ nhiệm dự án
Một số kỹ năng quan trọng mà chủ nhiệm dự án cần có là kỹ năng lãnh ñạo; kỹ năng giao tiếp và thông tin trong QLDA; kỹ năng thương lượng và giải quyết các khó khăn, vướng mắc; kỹ năng tiếp thị và quan hệ với khách hàng; kỹ năng ra quyết ñịnh.
a. Kỹ năng lãnh ñạo, ñiều hành:
Lãnh ñạo, ñiều hành là kỹ năng cơ bản ñể nhà QLDA chỉ ñạo, ñịnh hướng, khuyến khích và phối hợp các thành viên trong ban quản lý cùng thực hiện dự án. ðây là kỹ năng quan trọng nhất. Nó ñòi hỏi các nhà QLDA có những phẩm chất cần thiết, có quyền lực nhất ñịnh ñể ñạt mục tiêu dự án.
Lãnh ñạo, ñiều hành nghĩa là "làm cho công việc phải ñược tiến hành". Nó yêu cầu nhà QLDA phải hiểu rõ cả cơ cấu chính thức và không chính thức của tất cả các tổ chức có liên quan, phải nắm ñược con người của các thành viên trong ban quản lý. Nắm ñược con người nghĩa là phải hiểu ñược mong muốn, nhu cầu, ñộng cơ của họ ñể có phương pháp ñiều hành thích hợp.
b. Kỹ năng giao tiếp và thông tin trong QLDA:
Chủ nhiệm dự án có trách nhiệm phối hợp, thống nhất các hành ñộng giữa các bộ phận chức năng và các cơ quan liên quan ñể thực hiện các công việc của dự án nên cần thiết phải thông thạo kỹ năng giao tiếp. Họ phải thân quen, hiểu biết hoạt ñộng của các phòng chức năng và có kiến thức rộng về một số lĩnh vực kỹ thuật cần thiết. Nhà QLDA cũng cần giỏi kỹ năng thông tin, kỹ năng trao ñổi tin tức giữa các thành viên dự án và những người liên quan trong quá trình triển khai dự án.
c. Kỹ năng thương lượng và giải quyết khó khăn, vướng mắc:
Nhà QLDA trong quá trình thực hiện trọng trách của mình có quan hệ với rất nhiều nhóm người: chủ dự án, nhà tư vấn, các nhà thầu, các nhà cung ứng, các ñịnh chế tài chính, các phòng ban chức năng, lực lượng lao ñộng trực tiếp, các cơ quan Chính phủ, các tổ chức cung cấp dịch vụ và cộng ñồng.
ðể phối hợp mọi cố gắng bên trong và bên ngoài nhằm thực hiện thành công dự án nhà QLDA phải có kỹ năng thương lượng giỏi. Ví dụ, thương lượng với nhà quản lý cấp trên và với người ñứng ñầu các phòng chức năng ñể giành ñược sự quan tâm của cấp trên và giành ñủ nguồn lực cần thiết cho dự án.
Các bất ñồng thường nảy sinh giữa nhà QLDA với các thành viên tham gia, với các nhà quản lý chức năng và giữa các nhà QLDA với nhau. Nguyên nhân có nhiều nhưng có thể kể ra một số nguyên nhân chính sau: (i) do các thủ tục hành chính; (ii) do mục tiêu hay các ưu tiên khác nhau; (iii) do tranh chấp cùng một nguồn lực có hạn; (iv) do quan ñiểm kỹ thuật và chính kiến khác nhau; (v) do những vướng mắc còn tồn ñọng. Do ñó, các nhà QLDA cần có phương pháp ñúng ñắn ñể giải quyết các khó khăn nảy sinh.
d. Kỹ năng tiếp thị và quan hệ với khách hàng:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà QLDA là trợ giúp tổ chức/hệ thống trong hoạt ñộng marketing. Làm tốt công tác này giúp cho tổ chức/hệ thống duy trì ñược khách hàng
45
hiện tại, tăng thêm khách hàng tiềm năng (ñối với dự án sản xuất).
e. Kỹ năng ra quyết ñịnh:
Lựa chọn phương án và cách thức thực hiện các công việc dự án là những quyết ñịnh quan trọng, ñặc biệt trong ñiều kiện thiếu thông tin và có nhiều thay ñổi. ðể ra ñược quyết ñịnh ñúng ñắn và kịp thời cần ñến nhiều kỹ năng tổng hợp của nhà QLDA.
Một trong những kỹ năng tổng hợp ñó là khả năng dự kiến các tình huống và tìm cách ứng xử tốt nhất. Chủ nhiệm dự án phải tỉnh táo nhìn thấy trước và vạch ra mọi tình huống có thể xảy ra, ñối chiếu với mục tiêu mong muốn, căn cứ vào khả năng thực tế, cơ hội và nguồn lực có thể có ñược ñể ñưa ra quyết ñịnh ñối phó kịp thời.
Việc ra quyết ñịnh bao gồm việc phân tích vấn ñề ñể xác ñịnh các giải pháp hiệu quả giải quyết vấn ñề ñó, sau ñó lựa chọn một trong các giải pháp. Có thể tự ñưa ra các quyết ñịnh hay thông qua tham khảo ý kiến của những người khác (từ khách hàng, từ ñồng nghiệp hay từ những người cán bộ quản lý chức năng). Sau khi ñưa ra quyết ñịnh thì phải thực hiện nó. Thời gian cũng là một thành phần của quyết ñịnh - một quyết ñịnh ñúng phải là một quyết ñịnh kịp thời, không quá sớm, không quá muộn.
Ngoài những kỹ năng quan trọng nêu trên, nhà QLDA giỏi phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết khác như lập kế hoạch, quản lý thời gian, lập ngân sách và kiểm soát chi phí, kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ thuật...
Bảng 3.1. Những ñiểm khác nhau cơ bản giữa nhà QLDA và nhà quản lý chức năng
tt
Nhà quản lý chức năng
Nhà QLDA
1
là một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực chuyên môn mình quản lý
là người có kiến thức tổng hợp, hiểu biết nhiều lĩnh vực chức năng, có kinh nghiệm phong phú
2
thạo kỹ năng phân tích (sử dụng cách tiếp cận phân tích)
mạnh về kỹ năng tổng hợp (sử dụng cách tiếp cận tổng hợp)
3
như một ñốc công, một người giám sát kỹ thuật về lĩnh vực chuyên sâu
là một nhà tổ chức, phối hợp mọi người, mọi bộ phận cùng hoàn thành dự án
4
chịu trách nhiệm lựa chọn công nghệ
chịu trách nhiệm ñối với công tác tổ chức, tuyển dụng cán bộ, lập kế hoạch, hướng dẫn và QLDA
2.4.3. Những ñiểm khác nhau giữa nhà QLDA với nhà quản lý chức năng
Nhà QLDA lý tưởng phải là người có ñủ các tố chất cần thiết liên quan ñến kỹ năng quản trị, trình ñộ chuyên môn kỹ thuật và tính cách cá nhân. Những ñặc ñiểm khác nhau cơ bản giữa nhà QLDA và nhà quản lý chức năng ñược trình bày trong bảng 3.1.
3. TỔ CHỨC HOẠT ðỘNG BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
3.1. Tổ chức hoạt ñộng chung của ban QLDA
Có 4 dạng tổ chức hoạt ñộng chung của ban QLDA:
a. Phối hợp cộng ñồng có sự tham gia bắt buộc của tất cả các thành viên trong giải quyết
46
nhiệm vụ chung. ðặc ñiểm hoạt ñộng của họ do chủ nhiệm dự án xác ñịnh và ít thay ñổi. Hiệu quả làm việc chung của ban quản lý phụ thuộc một cách như nhau vào hiệu quả làm việc của các thành viên.
Những người làm việc trong ban hoạt ñộng theo dạng tổ chức này có ñịnh hướng tốt vào mục tiêu tập thể, trung thành với chỉ huy và với các tiêu chuẩn, giá trị và phong cách ñối xử chung. ðối với thành viên của nhóm (ban quản lý) này tính trung thành với nhóm, gắn bó với nhóm cao. Hình phạt nặng nề nhất là bị ñuổi khỏi nhóm.
b. Phối hợp theo từng cá thể có ñặc ñiểm là ít có sự tương tác giữa các thành viên. Mỗi người hoàn thành khối lượng công việc của mình một cách riêng biệt. ðặc thù hoạt ñộng của từng người ñược quy ñịnh bởi các ñặc ñiểm cá nhân và vị trí chuyên môn của từng người trong ban quản lý. Trong quá trình làm việc, mỗi người ñưa ra kết quả lao ñộng của mình theo dạng ñã ñịnh trước và vào vị trí, thời ñiểm xác ñịnh.
ðối với các thành viên của ban hoạt ñộng theo dạng này có ñặc ñiểm là sự sáng tạo cá nhân cao, ñịnh hướng theo kết quả và thành tựu cá nhân. Những chuyên gia này ñặt ra cho mình những mục tiêu và giá trị riêng, thích tự tìm tòi phương pháp ñạt tới mục tiêu và có khả năng hoạt ñộng hiệu quả trong tình huống có sự cạnh tranh nội bộ.
c. Phối hợp theo trình tự khác với phối hợp theo cá thể ở sự phân chia thời gian và trình tự tham gia của từng thành viên vào công việc. Trình tự phối hợp giả ñịnh rằng lúc ñầu một người bắt tay vào công việc, tiếp theo là người thứ 2, rồi thứ 3... ðặc ñiểm hoạt ñộng của từng người ñược quy ñịnh bởi mục tiêu biến ñầu vào thành ñầu ra của giai ñoạn công nghệ này.
ðối với các thành viên của ban hoạt ñộng theo dạng này rất quan trọng vấn ñề kỷ luật công nghệ và sự tuân thủ ñúng các quy tắc, tiêu chuẩn ñã ñịnh ra trong các hướng dẫn, quy chế và các tài liệu khác.
d. Thời gian gần ñây người ta bắt ñầu lưu ý ñến một dạng tổ chức hoạt ñộng chung ñặc biệt, ñó là phối hợp sáng tạo. Dạng tổ chức hoạt ñộng này ñược sinh ra trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật. Theo ñó, các thành viên tạo nên một cái gì ñó hoàn toàn mới, ñôi khi là ñộc nhất vô nhị, cái mà không thể tạo ra ñược với các quy tắc và công nghệ hiện tại. Trong các tập thể này hình thành một dạng hoạt ñộng ñặc biệt: cùng sáng tạo, khi mỗi thành viên của quá trình là những nhà sáng lập cái mới có vai trò tương ñương. Dạng tổ chức hoạt ñộng này có ñặc ñiểm là sự tích cực ñặc biệt của từng cá nhân trong quá trình phối hợp hoạt ñộng, mà cụ thể là sự tích cực trong kế hoạch nâng cao uy tín chuyên môn của cá nhân nhờ sự tham gia vào hoạt ñộng tập thể.
Thành viên của ban hoạt ñộng theo dạng này ñịnh hướng cho sự phát triển chuyên môn. Các thành viên của ban ñược tổ chức hoạt ñộng theo dạng phối hợp sáng tạo có khả năng cao trong sự cộng tác với các chuyên gia của các lĩnh vực khác nhau, có sự mềm dẻo trong thay ñổi vị trí, có sự ñịnh hướng phát triển cá nhân. Giá trị chính của ban trong trường hợp này là ñạt ñược những kiến thức mới, là sự tạo lập ñược ñiều kiện cho phát triển cá nhân và sự tôn trọng phong cách của từng thành viên.
Ví dụ về tổ chức hoạt ñộng chung và hành vi của các thành viên trong ban QLDA ñược thể hiện trong bảng 3.2.
3.2. Văn hoá tổ chức của ban QLDA
Văn hoá tổ chức - thuộc tính mang tính liên kết của ban QLDA như một cơ cấu tổ chức.
47
Văn hoá tổ chức bao gồm các thành tố: hệ thống các giá trị, các mẫu ứng xử, các phương pháp ñánh giá kết quả và kiểu quản lý.
Bảng 3.2. Tổ chức hoạt ñộng chung và hành vi của thành viên trong ban QLDA
Quá trình
Hành vi của thành viên trong ban
Các quá trình mục tiêu
hoạt ñộng sáng tạo
ñưa ra các cách giải quyết, ý tưởng mới, cách tiếp cận mới trong ñặt vấn ñề và giải quyết vấn ñề
tìm tòi thông tin
tìm những thông tin cần thiết, phân loại và trình bày cho các thành viên khác
tập hợp ý kiến
thu nhận ý kiến của các thành viên và của những người liên quan, làm rõ các giá trị và các ý tưởng
trao ñổi thông tin
truyền ñạt cho ban các sự kiện và tổng kết, trình bày kinh nghiệm của mình trong giải quyết vấn ñề hoặc minh hoạ vấn ñề
xử lý các ý kiến và các phương án
phân tích, ñưa ví dụ, phát triển suy nghĩ, dự báo tình huống cho các ñề xuất và các quyết ñịnh
phối hợp
giải quyết mâu thuẫn giữa ý tưởng của các thành viên; tổng hợp thông tin và các ý kiến ñể hình thành một bức tranh toàn cảnh về ban quản lý và ñể hoạt ñộng có hiệu quả
tổng kết
ñưa ra tổng kết trong thảo luận, làm rõ các quyết ñịnh của ban quản lý
Các quá trình hỗ trợ
khuyến khích
thân thiện trong quan hệ với các thành viên khác, thành tâm thật sự, khen ngợi người khác khi họ ñưa ra ý tưởng và quyết ñịnh, luôn nghĩ tốt về người khác
ñảm bảo sự tham gia của mọi người
tạo không khí cho mọi người cùng tham gia vào giải quyết vấn ñề, ñiều hoà và hướng dẫn thảo luận chung
xác ñịnh các tiêu chí
xác ñịnh các tiêu chí cho ban về nội dung hoạt ñộng, về các thủ tục, về các tiêu chuẩn ñạo ñức và tinh thần; nhắc nhở mọi người tuân thủ các tiêu chí này
tính chấp hành
tuân thủ quyết ñịnh của ban, có thể ñưa ra ý tưởng của mình vào quá trình thực hiện
thể hiện tình cảm tập thể
thể hiện các xúc cảm của tập thể ñối với các sự kiện, ý tưởng, quyết ñịnh; giữ liên hệ của tập thể với các thành viên
48
Ban QLDA hoạt ñộng như một cơ thể thống nhất và là ñối tượng của hoạt ñộng quản lý. Văn hoá tổ chức là một công cụ chiến lược mạnh ñể hướng ban QLDA tới các mục tiêu và kết quả chung. Thành phần của văn hoá tổ chức có:
- biết vị trí của mình trong ban (ñối với các thành viên của ban);
- giá trị và các tiêu chuẩn hành vi;
- các thông lệ hoạt ñộng thực tế;
- hệ thống truyền thông và văn hoá giao tiếp;
- nguyên tắc, tiêu chí của quyền hạn và trách nhiệm, của quy chế và quyền lực; - nguyên tắc của các mối quan hệ không chính thức;
- các thông lệ và truyền thống hình thành trong ban;
- mối quan hệ giữa mọi người với nhau;
- ñạo ñức công việc và lao ñộng.
Kiểu quản lý thể hiện ñặc ñiểm của việc ra quyết ñịnh quản lý như thế nào (hình thức quản lý) và phương pháp thực hiện quyết ñịnh quản lý (ñòn bẩy trong quản lý). Kiểu quản lý phải phù hợp với văn hoá tổ chức của ban QLDA và ñặc ñiểm của con người làm việc trong ban. Có các kiểu quản lý sau (bảng 3.3):
Kiểu 1: hình thức quản lý tập trung với các quyết ñịnh ñược ñưa ra bởi một cá nhân là lãnh tụ của ban. Hình thức này phù hợp với văn hoá tổ chức hữu cơ, nghĩa là thành viên của ban là những người thi hành vâng lời, thuộc dạng quan hệ gia ñình. ðòn bẩy quản lý chính trong trường hợp này là uy tín của người lãnh ñạo.
Kiểu 2: hình thức quản lý thị trường, các quyết ñịnh ñược ñưa ra theo quy luật thị trường và thị trường là thước ño cơ bản cho hiệu quả của các quyết ñịnh. ðòn bẩy cơ bản tác ñộng lên con người là tiền và vật chất, tương ứng với việc coi các cộng tác viên là chủ thể của thị trường lao ñộng. Người lãnh ñạo sẽ là mạnh và hiệu quả nếu ñảm bảo cho các cộng tác viên sự ñền bù vật chất, tương ứng với sức lực họ ñã bỏ ra, có lợi hơn so với các nhà lãnh ñạo khác. Hình thức quản lý này phù hợp với văn hoá tổ chức thương mại. Trong văn hoá tổ chức thương mại, các thành viên tích cực hướng tới sự tăng tiến chức vụ cùng với tăng thêm trách nhiệm, khối lượng công việc và mức ñộ tăng trưởng vật chất tương ứng.
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa văn hoá tổ chức, hình thức quản lý và dạng hoạt ñộng chung
Dạng hoạt ñộng chung
Hình thức quản lý
ðòn bẩy trong quản lý
phối hợp cộng ñồng
tập trung
uy tín
phối hợp theo cá thể
thị trường
tiền, vật chất
phối hợp theo trình tự
hành chính quan liêu
sức mạnh, quyền lực
phối hợp sáng tạo
dân chủ
quy tắc
ñối thoại
kiến thức
49
Kiểu 3: hình thức quản lý quan liêu bao cấp. Quyết ñịnh ñược ñưa ra bởi người lãnh ñạo cấp trên. ðòn bẩy cơ bản tác ñộng lên con người là quyền lực, thường dựa trên phương pháp tác ñộng trực tiếp (mệnh lệnh và trừng phạt). Hình thức này phù hợp với văn hoá tổ chức hành chính quan liêu, trong ñó có các thành viên tuân thủ kỷ luật công nghệ, nghiêm chỉnh thực hiện các chức năng của mình và mệnh lệnh của thủ trưởng.
Kiểu 4: hình thức quản lý dân chủ. Kiểu quản lý này sử dụng quy tắc như một ñòn bẩy cơ bản. ðối với văn hoá tổ chức kiểu này thường có các nhà chuyên nghiệp, một mặt, ñịnh hướng ñạt tới kết quả (ñể nhận ñược thêm kiến thức), mặt khác, hướng tới sự phát triển chuyên môn cá nhân. ðạt ñược mục tiêu trong tập thể những cá nhân tích cực với các ñịnh hướng khác nhau là không thể ñược nếu không có những nguyên tắc ứng xử nhất ñịnh - các quy tắc. Nhưng các quy tắc này cần thiết phải dân chủ ñể ñảm bảo ñạt ñược quyền lợi cho ña số tuân thủ theo quy tắc và ñảm bảo các quyền hợp pháp cho thiểu số.
Kiểu 5: Thời gian gần ñây người ta bắt ñầu nhắc ñến một kiểu quản lý mới với hình thức quản lý ñối thoại. Trong kiểu quản lý này, chức năng quản lý ñược phân chia và ñược thực hiện một cách có hiệu quả bởi các nhà chuyên nghiệp với sự tham gia tích cực và ngang hàng của mỗi người trong số họ như những chủ thể quản lý. ðặc ñiểm cơ bản của kiểu quản lý này là việc sử dụng kiến thức như ñòn bẩy quản lý chính. Hoạt ñộng quản lý chỉ có thể có hiệu quả với kiến thức của tập thể các nhà chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau.
3.3. Ra quyết ñịnh
Quyết ñịnh quản lý là hành vi sáng tạo của nhà quản lý nhằm ñịnh ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt ñộng của ban QLDA ñể giải quyết một vấn ñề nào ñó trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận ñộng khách quan và phân tích các thông tin về hiện trạng của dự án và môi trường.
Có thể xác ñịnh nội dung của một quyết ñịnh là nhằm trả lời ñược các câu hỏi: Phải làm gì? Không làm hoặc làm khác ñi có ñược hay không? Làm như thế nào? Ai làm? Khi nào làm? Làm trong bao lâu? Làm ở ñâu? ðiều kiện vật chất ñể thực hiện là gì? Quyền hạn của người làm? Trách nhiệm của người làm? Ai sẽ cản trở quyết ñịnh, mức ñộ và cách xử lý? Khó khăn nào sẽ xảy ra và cách khắc phục, triển vọng của việc thực hiện quyết ñịnh? Tổ chức kiểm tra và tổng kết báo cáo như thế nào? Hậu quả của việc ra quyết ñịnh? Quyết ñịnh nào trước ñó phải huỷ bỏ? Quyết ñịnh nào sẽ ñưa ra tiếp theo?
Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng ñến quá trình ra quyết ñịnh là: hoàn cảnh ra quyết ñịnh; ảnh hưởng của ban QLDA, tập thể và tính cách của người lãnh ñạo; giá trị và truyền thống văn hoá tổ chức của ban. Truyền thống văn hoá tổ chức của ban QLDA ảnh hưởng ñến hành vi và mối quan hệ giữa các thành viên trong ban.
Một số yêu cầu cơ bản ñối với quyết ñịnh quản lý là: tính hiệu quả, tính kinh tế, tính thời cơ, có cơ sở và tính khả thi.
Một vấn ñề không kém phần quan trọng ñể ñạt hiệu quả ñối với các quyết ñịnh quản lý là phương pháp giao nhiệm vụ cho những người thực hiện cụ thể. ðể ñưa quyết ñịnh quản lý ñến người thực hiện, trước hết cần chia nó ra thành các nhiệm vụ cụ thể cho ban quản lý hoặc người thực hiện cụ thể, sau ñó lựa chọn người thực hiện. Khi giao nhiệm vụ cần phải tính ñến vị trí và trách nhiệm công tác của từng người. Biết giao ñúng người, ñúng việc là yếu tố quyết ñịnh tính hiệu quả của quyết ñịnh quản lý.
Có thể có những nguyên nhân sau làm cho một quyết ñịnh không ñược thực hiện:
50
- quyết ñịnh ñược thể hiện không rõ ràng;
- quyết ñịnh ñược thể hiện rõ ràng nhưng người thực hiện không ñược giải thích ñầy ñủ;
- quyết ñịnh ñược thể hiện rõ ràng, người thực hiện ñược giải thích ñầy ñủ nhưng thiếu ñiều kiện và phương tiện thực hiện;
- quyết ñịnh ñược thể hiện rõ ràng, người thực hiện ñược giải thích ñầy ñủ, ñiều kiện và phương tiện thực hiện cũng có ñủ nhưng không có sự ñồng thuận của người thực hiện với phương án quyết ñịnh cụ thể này.
Rõ ràng, khả năng chọn người giao việc, khắc phục các yếu tố tiêu cực cả khách quan lẫn chủ quan, ñưa quyết ñịnh quản lý vào cuộc sống của nhà quản lý có thể loại bỏ những ñộng tác, công việc, chi phí không cần thiết, làm quan hệ giữa các thành viên tốt hơn, kích thích họ hoạt ñộng tích cực hơn và làm cho vấn ñề kiểm tra việc thực hiện quyết ñịnh ñơn giản hơn.
3.4. Xung ñột và quản lý xung ñột
Ban QLDA bao gồm các thành viên ñến từ nhiều chuyên ngành cùng nhau thực hiện các công việc mang tính chất ña ngành. Các thành viên này, mỗi người lại có các ñịnh hướng, mục tiêu, tiêu chuẩn giá trị, phương pháp làm việc, kinh nghiệm khác nhau... nên xung ñột là không thể tránh khỏi.
3.4.1. Một số khái niệm cơ bản
Sự hình thành không khí phối hợp và ñoàn kết trong ban quản lý không thể loại bỏ xung ñột. Chủ nhiệm dự án cần phải hiểu rằng không có xung ñột, không có mâu thuẫn (vốn là ñộng cơ cho phát triển) thì không thể có sự tiến lên phía trước. Vì vậy, chủ nhiệm dự án cần phải nhận biết phạm trù của xung ñột và lựa chọn chiến lược giải quyết xung ñột ñể thực hiện thành công dự án.
Nhìn từ góc ñộ tâm lý học, xung ñột là sự va chạm của các khuynh hướng ñối lập, không tương ñồng trong một thời kỳ nhận thức nào ñó của con người. Xung ñột có thể xảy ra trong quan hệ giữa người/nhóm người với một hoặc một vài người/nhóm người khác, làm xuất hiện những xúc ñộng tình cảm, tâm lý mãnh liệt. Có thể thấy rõ nguyên nhân của xung ñột là sự va chạm của những lợi ích, quan niệm, nhu cầu, giá trị và phương pháp ñạt ñến giá trị không tương thích.
Xung ñột có thể là theo phương ngang (giữa các thành viên không trực thuộc nhau); theo phương dọc (giữa cấp trên và cấp dưới) và hỗn hợp.
Có thể có các loại xung ñột: trong nội tâm một người; giữa các cá thể; giữa các thể với ban quản lý người; giữa các ban quản lý người.
Xung ñột có thể trải qua 4 giai ñoạn: (1) xuất hiện tình huống xung ñột khách quan; (2) nhận biết xung ñột; (3) các hành ñộng xung ñột; (4) tháo dỡ hoặc giải quyết xung ñột.
Hai giai ñoạn giữa có thể bị bỏ qua nếu tình huống xung ñột khách quan xuất hiện nhưng không ñược nhận biết cho ñến khi nó qua ñi hoặc ñược giải quyết ngay trong giai ñoạn nhận biết mà không chuyển sang giai ñoạn hành ñộng. Thông thường, xung ñột trải qua cả 4 giai ñoạn.
Xung ñột có 2 chức năng chính là xây dựng và phá vỡ (bảng 3.4).
51
Người lãnh ñạo phải dự ñoán trước các ảnh hưởng có thể dẫn ñến xung ñột của các thay ñổi ñang xảy ra, phân tích toàn bộ hệ thống các mối quan hệ của nhóm người, biết quản lý các xung ñột và tìm ra phương pháp làm cho các xung ñột trở thành mang tính xây dựng.
Bảng 3.4. Chức năng của xung ñột
Chức năng xây dựng
Chức năng phá vỡ
làm tăng hiệu quả hoạt ñộng của ban và tạo ñiều kiện cho:
- phát triển cá thể, ban, phát triển mối quan hệ giữa các cá thể; cho phép mở rộng và thay ñổi hoàn cảnh, phương pháp phối hợp hành ñộng;
- tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong hoạt ñộng chung;
- giảm xác suất trì trệ và suy thoái của ban.
liên quan ñến sự ñổ vỡ quan hệ, không thể làm việc chung, thậm chí hằn thù...
- làm giảm mạnh hiệu quả làm việc của ban và tổ chức/hệ thống.
3.4.2. Quản lý xung ñột
Xung ñột có thể ñược giải quyết một cách xây dựng nếu:
- xung ñột ñược các bên nhận biết một cách tương thích, nghĩa là sự ñánh giá hành ñộng và dụng ý của mình cũng như của ñối tác một cách khách quan, không thiên lệch;
- các bên sẵn sàng ñối thoại cởi mở và hiệu quả, sẵn sàng thảo luận vấn ñề với ñủ các phía ("ba mặt một lời"), thể hiện quan ñiểm của mình ñối với sự việc một cách cởi mở và sẵn sàng tìm lối thoát ra khỏi xung ñột;
- xây dựng ñược một không khí ñoàn kết và tin tưởng lẫn nhau.
Có 2 nhóm phương pháp cơ bản quản lý xung ñột: nhóm phương pháp mang tính cơ cấu và nhóm phương pháp cá nhân.
Các phương pháp cơ cấu sau ñây có thể tạo ñiều kiện giải quyết xung ñột: (i) giải thích rõ yêu cầu ñối với công việc;
(ii) sử dụng các cơ chế phối hợp và liên kết có tác dụng liên kết hoạt ñộng của những người hoặc bộ phận khác nhau; sử dụng thủ tục ra quyết ñịnh và trao ñổi thông tin;
(iii) xác lập các mục tiêu chung cho cả tổ chức;
(iv) áp dụng hệ thống thưởng phạt.
Các phương pháp cá nhân quản lý tình huống xung ñột là dựa vào 5 phong cách ứng xử cơ bản sau: xoa dịu; thoả hiệp; hợp tác; bỏ qua và ñối lập.
Xoa dịu sử dụng khi quan trọng là lập lại không khí yên tĩnh và ổn ñịnh chứ không phải là giải quyết xung ñột hoặc khi ñối tượng của xung ñột chỉ quan trọng ñối với các bên tham gia chứ không quan trọng với người xoa dịu.
52
Thoả hiệp là các bên cố gắng ñiều hoà bất ñồng bằng những nhượng bộ nhất ñịnh từ cả 2 phía. Thoả hiệp cho phép giải quyết xung ñột tương ñối nhanh nhưng không phải lúc nào cũng tạo ra những quyết ñịnh tối ưu.
Hợp tác là khi các bên có ý kiến khác nhau nhưng sẵn sàng lắng nghe nhau, ñể bày tỏ quan ñiểm của mình, ñể hiểu nguyên nhân xung ñột và xây dựng quan hệ lâu dài cùng có lợi. Phương pháp này khó, ñòi hỏi biết kiềm chế, biết thể hiện rõ mong muốn của mình và lắng nghe người khác.
Bỏ qua nghĩa là người ta không bảo vệ quan ñiểm của mình cũng không hợp tác, không xây dựng phương án giải quyết xung ñột mà ñơn thuần là không tiếp xúc ñể tránh bất hoà và không muốn giải quyết vấn ñề. Trong trường hợp này, xung ñột không xảy ra nhưng vấn ñề còn ñó. Phương pháp này sử dụng với mục ñích hoãn binh, tranh thủ thời gian ñể tìm hiểu thêm thông tin, nghiên cứu tình huống.
ðối lập là quyết tâm bảo vệ quan ñiểm của mình, không ñếm xỉa gì ñến ý kiến của người khác. Phương pháp này thông thường ñược những người có ý chí, có uy tín, có quyền lực sử dụng, có thể ñược áp dụng trong trường hợp khi người lãnh ñạo ñấu tranh thẳng thắn cho quyền lợi của mình, cho rằng quyết ñịnh của mình là tối ưu, hoặc là khi cần phải ra những quyết ñịnh bất thường. Nó phủ nhận sự sáng tạo của cấp dưới, cản trở trao ñổi thông tin tự do và có thể dẫn ñến xung ñột mới.
Sử dụng phong cách ứng xử này hay phong cách ứng xử khác trong xung ñột một cách hợp lý cho phép quản lý tình huống một cách hiệu quả, có thể giải quyết xung ñột một cách xây dựng, hạn chế hoặc ngăn ngừa xung ñột.
4. QUẢN LÝ NHÂN LỰC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
4.1. Lập kế hoạch nhân lực cho dự án
Kế hoạch nhân lực cho dự án phải trả lời ñược các câu hỏi sau:
(1) Cần bao nhiêu chuyên gia? lĩnh vực chuyên môn nào? khi nào và ở ñâu cần?
(2) Thu hút cán bộ cần thiết bằng cách nào? tinh giản hoặc tối ưu hoá việc sử dụng nguồn lực con người dư thừa như thế nào?
(3) Dùng cán bộ như thế nào cho tốt hơn, phù hợp với trình ñộ, khả năng và ñộng cơ của họ?
(4) ðảm bảo ñiều kiện phát triển nguồn nhân lực như thế nào? và
(5) Các biện pháp cần thiết trên ñòi hỏi bao nhiêu chi phí?
ðánh giá nhu cầu của dự án về nhân lực có 2 mặt: ñịnh tính và ñịnh lượng.
ðánh giá nhu cầu nhân lực của dự án về mặt ñịnh lượng trả lời cho câu hỏi "bao nhiêu?". Nó dựa trên sự phân tích về:
(i) cơ cấu tổ chức của ban QLDA (số cấp quản lý, số bộ phận (chức năng) quản lý, sự phân chia trách nhiệm);
(ii) các yêu cầu của công nghệ sản xuất (hình thức tổ chức hoạt ñộng chung của những người thi hành);
(iii) kế hoạch tổ chức thực hiện;
53
(iv) dự báo về sự thay ñổi nhu cầu nhân lực của dự án về số lượng.
ðánh giá nhu cầu nhân lực của dự án về mặt ñịnh tính là thử trả lời câu hỏi "ai?". ðây là vấn ñề phức tạp hơn vì phải tính ñến các ñịnh hướng giá trị, trình ñộ văn hoá, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của cán bộ cần thiết cho ban QLDA.
Một khía cạnh quan trọng trong ñánh giá cán bộ là lập các kế hoạch tổ chức và tài chính, bao gồm các nội dung:
(i) xây dựng các biện pháp thu hút cán bộ;
(ii) xây dựng các phương pháp ñánh giá ứng cử viên;
(iii) tính toán nhu cầu tài chính cho việc thu hút và ñánh giá cán bộ;
(iv) thực hiện các biện pháp ñánh giá;
(v) xây dựng chương trình phát triển nhân lực; (vi) ñánh giá chi phí cho chương trình phát triển nhân lực.
4.2. Thu hút, lựa chọn và ñánh giá cán bộ dự án
Cán bộ là thành tố quan trọng nhất của ban QLDA. Ban quản lý có ñược thiết kế cơ cấu tốt ñến thế nào ñi chăng nữa mà không có các cán bộ quản lý ñủ năng lực, có khả năng chuyên môn, có các tiêu chuẩn xã hội và hành vi ứng xử phù hợp, khả năng làm việc chung trong ban quản lý... thì nó (ban quản lý) cũng khó có thể hoạt ñộng hiệu quả. Vì lẽ ñó, ñánh giá và lựa chọn cán bộ là một trong những chức năng quan trọng của quản lý nhân lực ban QLDA.
Trong lựa chọn cán bộ có thể sử dụng nguồn cán bộ bên trong và bên ngoài tổ chức/hệ thống: chuyển dịch cán bộ hoặc thuê mướn, tuyển ngoài.
ðánh giá cán bộ có thể có 3 mục ñích: hành chính, thông tin và ñánh giá ñộng cơ.
Mục ñích hành chính là ñể ra các quyết ñịnh hành chính trong kế hoạch dự trữ, thuyên chuyển cán bộ (thăng chức, hạ chức, sa thải hay chuyển dịch).
ðánh giá cán bộ về khía cạnh thông tin ñể mọi người biết về mức ñộ công việc mình thực hiện và có dịp nhìn lại mình từ bên ngoài.
ðánh giá về ñộng cơ là ñể xác ñịnh những phương pháp thúc ñẩy cán bộ (vật chất hay tinh thần, bằng chức vụ hay phải ép buộc).
Những tiêu chuẩn ñánh giá cán bộ cơ bản là:
(i) trình ñộ văn hoá và kỹ năng chuyên môn;
(ii) kinh nghiệm sản xuất và kiến thức thực tế;
(iii) các phẩm chất tổ chức;
(iv) phong cách (cẩn thận và chỉnh tề, lịch thiệp, tế nhị, biết kìm chế bản thân, tự tin, tính trung thực, tính ñúng mực...);
(v) khát vọng (mong muốn thăng tiến trong công tác, năng ñộng, tích cực, sẵn sàng tiếp thu kiến thức và kỹ năng mới, mẫn cán...);
(vi) khả năng trí tuệ (khả năng tư duy trừu tượng, sự uyên bác nói chung, khả năng xét ñoán, khả năng ñàm phán...);
54
(vii) khả năng nói (trình bày suy nghĩ rõ ràng và mạch lạc, vốn từ vựng, mức ñộ nhanh trí...);
(viii) tình trạng sức khoẻ, tuổi tác.
Trên ñây là các tiêu chuẩn chung. Áp dụng vào thực tế cần cụ thể hoá cho từng vị trí cán bộ và lựa chọn phương pháp ñánh giá phù hợp, cho phép thực hiện công việc này một cách nhanh chóng và hiệu quả, tương ứng với tính chất của vấn ñề và tình huống cụ thể.
Một số phương pháp ñánh giá cán bộ:
1. Kiểm tra chuyên môn: mục ñích ñánh giá khả năng thực hiện một hoạt ñộng nhất ñịnh. Thường dùng bài kiểm tra gần giống như công việc cụ thể mà ứng cử viên sẽ phải thực hiện.
2. Kiểm tra năng lực chung: ñánh giá mức ñộ phát triển và các ñặc ñiểm riêng về tư duy, trí nhớ và các chức năng thần kinh khác; có tác dụng ñánh giá khả năng tiếp thu, học tập của ứng cử viên.
3. Kiểm tra và nghiên cứu tiểu sử: quan hệ gia ñình, tính chất giáo dục, phát triển thể lực, nhu cầu và ham thích chính, ñặc ñiểm trí tuệ...
Sử dụng cả các tài liệu hồ sơ cá nhân theo dõi quá trình phát triển của cán bộ ñể tìm ra kết luận về triển vọng của ứng cử viên.
4. Kiểm tra cá nhân: ñánh giá hướng hành vi ứng xử và những khả năng tiềm tàng. 5. Phỏng vấn.
6. Tiến cử.
4.3. ðào tạo và phát triển nhân lực ban QLDA
Một vấn ñề rất quan trọng trong quản lý nhân lực là ñào tạo và ñào tạo lại các cán bộ QLDA. Có thể thực hiện việc ñào tạo và phát triển nhân lực bằng 2 cách:
a. Nâng cao trình ñộ chuyên môn nghiệp vụ chung cho cán bộ. Hệ thống nâng cao trình ñộ có ngắn hạn (vài ngày ñến vài tuần), trung hạn (vài tuần ñến vài tháng) và cả khoá ñầy ñủ ñào tạo lại ñược thực hiện bởi các trung tâm, viện, trường ñại học...
Ở nước ngoài tương ñối phổ biến vấn ñề ñào tạo từ xa, tự ñào tạo với sự giúp ñỡ của công nghệ thông tin.
b. ðảm bảo tính tích cực, sự ham thích và tính chuyên nghiệp của cán bộ trong thực hiện dự án. Trong khuôn khổ của vấn ñề này xuất hiện các nhiệm vụ phát triển cán bộ quản lý:
- biết xác ñịnh vị trí và vai trò của mình trong quá trình QLDA, hiểu các mục tiêu và chiến lược của dự án nói chung, hiểu các chức năng trong khuôn khổ ban QLDA;
- biết ñịnh hình các vấn ñề và nhiệm vụ chính mà bộ phận mình hoặc bản thân mình phải thực hiện;
- biết tiếp nhận kiến thức theo cách tiếp cận hiện ñại, tiếp nhận các phương pháp hiện ñại giải quyết các nhiệm vụ của QLDA;
- nắm vững công nghệ làm việc ban quản lý trong quá trình giải quyết vấn ñề. Các hình thức ñào tạo chính: các khoá ñào tạo chung, các buổi thảo luận chuyên ñề, thực
55
tập ở các dự án có chuyên gia tư vấn nước ngoài; ñào tạo của các giảng viên và chuyên gia tư vấn; chuyển giao công nghệ ñào tạo và QLDA.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Có những cách hiểu như thế nào là ban QLDA? Tại sao vấn ñề quản lý nhóm lại quan trọng trong tổ chức quản lý ban QLDA?
2. Trình bày các mô hình, nguyên tắc và phương pháp hình thành ban QLDA? Một ban QLDA như thế nào ñược coi là hiệu quả? Vai trò của chủ nhiệm dự án? Một chủ nhiệm dự án cần có những kỹ năng gì?
3. Có thể tổ chức hoạt ñộng ban QLDA theo những phong cách nào? Vấn ñề này phụ thuộc vào những yếu tố nào?
4. Hiểu thế nào là văn hoá tổ chức? Trình bày mối quan hệ giữa văn hoá tổ chức, hình thức quản lý và dạng (phong cách) hoạt ñộng chung?
5. Quyết ñịnh quản lý là gì? Nội dung của một quyết ñịnh quản lý? Ra quyết ñịnh quản lý cần dựa trên các nguyên tắc nào?
6. Hiểu thế nào là xung ñột? Trình bày các phương pháp giải quyết xung ñột? Thông thường khi có xung ñột với ñồng nghiệp về công việc chung anh chị thường giải quyết vấn ñề này như thế nào?
7. Hãy nêu tầm quan trọng của vấn ñề thu hút, lựa chọn và phát triển nhân lực cho ban QLDA? Một kế hoạch nhân lực phải bao gồm những nội dung gì?
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Dự án "Lập chương trình quản lý nhân lực" của hãng T&T sắp hoàn thành. Trong thời gian 1.5 năm làm việc cho dự án, kỹ sư trưởng (lập trình viên trưởng) rất bằng lòng với công việc. Ông ñã ñược ở giữa những người hiểu ông và ông cũng hiểu họ. Chủ nhiệm dự án ñã xây dựng ñược một tập thể làm việc hài hoà với không khí không hình thức câu nệ, ñoàn kết, hợp tác và từng người hiểu rõ trách nhiệm của mình ñối với dự án. ðây là một trong những nguyên nhân chính ñể dự án thành công - nó ñang ñược hoàn thành ñúng thời hạn và tiết kiệm chi phí khoảng 23 000 USD. Nhưng chính trong quá trình chờ ñợi ngày kết thúc này, trong một số thành viên ban QLDA xuất hiện thái ñộ không tích cực trong công việc ñối với dự án. Trong một cuộc họp, kỹ sư trưởng ñặt vấn ñề về số phận của mình sau khi dự án kết thúc.
Kỹ sư trưởng: "Sau vài tuần nữa là hết giai ñoạn vận hành thử hệ thống của chúng ta và cả dự án kết thúc. Cùng với dự án, ban QLDA của chúng ta cũng giải tán. ðiều này làm tôi rất buồn."
Chủ nhiệm dự án: "Hiển nhiên, trong thành công bao giờ cũng có một chút cay ñắng. Thành thật mà nói, tôi cũng không dám khẳng ñịnh rằng dự án sau chúng ta sẽ làm việc cùng nhau. Mà có làm việc cùng ông thì chắc chắn cũng không có ñủ những khuôn mặt này của ban chúng ta. Một số người thế nào cũng sẽ rơi vào các dự án khác. Tôi nghĩ, không nên quá buồn vì chuyện này. Tất cả sẽ ổn thôi. Trong ban QLDA của chúng ta ñã hình thành một hệ thống QLDA tốt và nó sẽ là viên gạch nền móng cho những ban QLDA hiệu quả sau này. Còn về
56
ông, tôi luôn luôn sẵn sàng nhận ông về ban QLDA mới hoặc tiến cử ông cho những ñồng nghiệp của tôi. Song, tôi xin nhắc lại, tôi không thể ñảm bảo bất cứ ñiều gì."
Kỹ sư trưởng: "Ban QLDA mới - ñó luôn luôn là cái gì ñó bất ñịnh. Thành lập ban QLDA là một việc làm rất tế nhị. Ở ñây, tất cả có thể bị hỏng chỉ vì một người, vì một lý do nào ñó, không thể nào hoà ñồng cùng những người khác. Nhưng ñấy không phải là ñiều ñáng sợ nhất. Tôi luôn sẵn sàng làm việc cho dự án mới. Cái tôi sợ nhất là phải trở về phòng làm việc cũ, phòng "Công nghệ thông tin" của tôi, với vai trò một nhân viên chức năng như trước. Trong quá trình làm việc cho dự án này tôi ñã ñánh mất tất cả các mối quan hệ với các bạn ñồng nghiệp cũ rồi. ðã có 2 tình huống khi làm việc cho dự án, tôi ñã thẳng thừng chống ñối lại họ, ñương nhiên, cũng chỉ là vì công việc, vì quyền lợi cho dự án. Tôi ñã không thể ñối xử khác, ñơn thuần là không thể khác ñược. Không biết, nếu tôi quay trở về thì người ta sẽ tiếp ñón tôi như thế nào."
Sau buổi họp, kỹ sư trưởng phải sửa một vài chỗ trong một phần nhỏ của chương trình sản phẩm do ñã có một số nhận xét. Sau 3 ngày làm việc, ông tuyên bố với chủ nhiệm dự án rằng ông tìm thấy trong chương trình những lỗi lớn hơn so với ñã phát hiện ra trong quá trình sử dụng thử. Sau khi thảo luận vấn ñề này với các thành viên còn lại của dự án, ban quản lý quyết ñịnh tạm dừng ñưa sản phẩm vào sử dụng thử và tiếp tục các công việc lập trình. Cuối cùng, dự án hoàn thành chậm mất 6 tháng và vượt quá ngân sách hãng ñã duyệt là 75 000 USD.
1. Anh chị có nhận xét gì về tình huống trên? Bản chất của vấn ñề xảy ra là gì?
2. Chủ nhiệm dự án ñã có thể bằng cách nào dập tắt những khuynh hướng tiêu cực trong quá trình phát triển ban QLDA?
3. Tại sao và bằng cách nào những khuynh hướng tiêu cực kể trên lại ảnh hưởng ñến dự án?
57
CHƯƠNG 4
LẬP KẾ HOẠCH
VÀ QUẢN LÝ PHẠM VI DỰ ÁN
1. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa của lập kế hoạch dự án ___________________________ 59 1.1. Khái niệm lập kế hoạch dự án ________________________________________________ 59 1.2. Nội dung của công tác lập kế hoạch____________________________________________ 59 1.3. ý nghĩa của kế hoạch dự án___________________________________________________ 60
2. Trình tự lập kế hoạch dự án________________________________________________ 61 3. Quản lý phạm vi _________________________________________________________ 62 3.1. Phạm vi dự án và cấu hình sản phẩm dự án _____________________________________ 62 3.2. Các quá trình quản lý phạm vi dự án __________________________________________ 62 3.3. Quản lý phạm vi trong hợp ñồng tổng thầu EPC _________________________________ 63 4. Cơ cấu phân tách công việc WBS ___________________________________________ 63
4.1. Khái niệm, tác dụng và phương pháp lập cơ cấu phân tách công việc WBS ___________ 63 4.1.1. Khái niệm WBS _________________________________________________________________63 4.1.2. Tác dụng của WBS_______________________________________________________________64 4.1.3. Các phương pháp lập WBS ________________________________________________________64
4.2. Trình tự lập WBS __________________________________________________________ 66 4.3. Một số sai lầm thường gặp khi phân tách công việc dự án _________________________ 66 5. Ma trận trách nhiệm______________________________________________________ 67 6. Các nội dung chính của một kế hoạch tổng thể ________________________________ 69 Câu hỏi ôn tập_____________________________________________________________ 70 Bài tập ___________________________________________________________________ 70
58
Quản lý dự án cũng có ñầy ñủ các chức năng như quản lý truyền thống. Các chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức, ñiều hành và kiểm tra. ðối với quản lý truyền thống, lập kế hoạch ñược coi là quan trọng nhất, vì lập kế hoạch là xuất phát ñiểm của mọi quá trình quản lý, nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành ñộng trong tương lai, dựa vào nó mà các nhà quản lý xác ñịnh ñược các chức năng còn lại khác nhằm bảo ñảm ñạt ñược các mục tiêu ñã ñặt ra.
Quản lý dự án theo nghĩa rộng bao gồm cả giai ñoạn chuẩn bị dự án ñầu tư, thực hiện dự án ñầu tư và kết thúc dự án. Trong khi ñó, bản thân hồ sơ dự án ñã là một bản kế hoạch chi tiết về việc thực hiện công cuộc ñầu tư. Bởi vậy, lập kế hoạch dự án (ñể thực hiện dự án) không phải là xuất phát ñiểm của quá trình quản lý dự án theo nghĩa rộng. Trong thực tế cũng vậy, ñể thực hiện dự án trước tiên người ta phải xác lập ñược mô hình cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án, thành lập nhóm quản lý dự án. Việc lập kế hoạch thực hiện dự án là công việc ñầu tiên mà nhóm quản lý dự án phải thực hiện. Như vậy, lập kế hoạch thực hiện dự án chỉ là ñiểm khởi ñầu cho các công việc thực hiện dự án mà thôi.
1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN 1.1. Khái niệm lập kế hoạch dự án
Lập kế hoạch dự án là việc tổ chức dự án theo một trình tự lô-gic, xác ñịnh những công việc cần làm, nguồn lực thực hiện và thời gian làm những công việc ñó nhằm hoàn thành tốt mục tiêu ñã xác ñịnh của dự án. Lập kế hoạch dự án là việc chi tiết hoá và lượng hoá những mục tiêu của dự án thành các công việc cụ thể và hoạch ñịnh một chương trình ñể thực hiện các công việc ñó.
Lập kế hoạch dự án một cách bài bản là một công việc rất khó khăn. Lập kế hoạch ñòi hỏi một sự phân tích có hệ thống, một khả năng nhìn nhận từ xa và hiểu biết tất cả các công việc của dự án, cũng như mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố ñó. Nó ñòi hỏi người lập kế hoạch phải nắm ñược các phương pháp và kỹ thuật hiện ñại, năng lực suy luận, sáng tạo và suy nghĩ thấu ñáo.
Lập kế hoạch ñòi hỏi sự tham gia của tất cả các yếu tố liên quan, ñảm bảo tính ñúng ñắn của kế hoạch và phải ñạt ñược các cam kết thực hiện kế hoạch ñã vạch ra.
1.2. Nội dung của công tác lập kế hoạch
Nội dung của lập kế hoạch dự án bao gồm các công việc:
1. Xác ñịnh các giai ñoạn chính thực hiện dự án, phân tích chúng thành các bộ phận nhỏ hơn và có thể quản lý ñược;
2. Xác ñịnh các công việc, hình thành danh sách các công việc cụ thể ñảm bảo ñạt mục tiêu của dự án;
3. Lập dự toán, tính toán giá trị của các nguồn lực cần thiết ñể hoàn thành các công việc của dự án;
4. Xác ñịnh trình tự các công việc, xác ñịnh mối liên hệ công nghệ giữa chúng và các hạn chế;
5. Xác ñịnh ñộ dài thời gian của các công việc, nhu cầu nhân lực và các nhu cầu khác ñể thực hiện từng việc;
59
6. Tính toán thời gian biểu, phân tích mối liên hệ công nghệ trong thực hiện các công việc và yêu cầu ñối với các nguồn lực;
7. Lập kế hoạch nguồn lực, xác ñịnh những nguồn lực nào (con người, MMTB, nguyên vật liệu...) cần thiết và cần bao nhiêu ñể thực hiện các công việc của dự án. Xác ñịnh thời hạn công việc có thể thực hiện trong sự giới hạn các nguồn lực;
8. Lập ngân sách, gắn chi phí dự toán cho từng hoạt ñộng;
9. Tổng hợp và viết thuyết minh kế hoạch dự án.
Kế hoạch lập ra không ñược quá chung chung, nhưng quá chi tiết thì cũng không dùng ñược vì nếu quá chi tiết kế hoạch sẽ lớn quá, phức tạp và ñòi hỏi chi phí cao cho việc lập. Khi cần ñiều chỉnh cũng mất nhiều thời gian và sức lực. Công tác cập nhật kế hoạch, giám sát tiến ñộ và ñánh giá lại các yêu cầu nguồn lực cũng trở thành công việc lớn hơn. Công tác lập kế hoạch sẽ không theo kịp nhịp ñộ của công việc và ñòi hỏi của nó ñối với quá trình ra quyết ñịnh.
1.3. Ý nghĩa của kế hoạch dự án
Ý nghĩa của kế hoạch dự án:
- Là cơ sở tuyển dụng, ñiều phối nhân lực; là cơ sở ñể giao quyền cho cán bộ quản lý dự án;
- Là cơ sở ñể lập ngân sách và kiểm tra tài chính dự án;
- ðiều phối và quản lý các công việc của dự án;
- Giúp quản lý rủi ro của dự án;
- Tạo ñiều kiện cho việc kiểm tra, giám sát;
- Tránh tình trạng không khả thi của công việc có thể gây lãng phí nguồn lực và những hiện tượng tiêu cực.
Kế hoạch dù có tốt ñến mấy thì cũng có rất ít dự án ñược hoàn thành ñúng theo kế hoạch gốc của chúng. ðiều ñó là vì không thể có ñược thông tin ñầy ñủ ở thời ñiểm khởi ñầu dự án ñể có thể xây dựng một kế hoạch chính xác. Cũng không thể dự báo một cách chính xác ñược tất cả các hoạt ñộng của dự án, không thể dự tính hoàn toàn chính xác các nguồn lực và thời gian cần thiết vì có thể xảy ra các biến cố không lường trước ñược. Ví dụ như MMTB có thể ngừng hoạt ñộng bất ngờ, hay vấn ñề trượt giá. ðặc biệt trong xây dựng vấn ñề giải phóng mặt bằng luôn là yếu tố làm ảnh hưởng tiến ñộ.
Trong thực hiện dự án luôn luôn có những thay ñổi làm ảnh hưởng ñến kế hoạch ban ñầu. Nhưng không có kế hoạch ban ñầu thì khó có thể ñánh giá hết ñược các thay ñổi này. Một ñòi hỏi ñặt ra là phải ñánh giá thật nhanh tác ñộng của các thay ñổi này tới các công việc ñang thực hiện cũng như các cam kết thực hiện các công việc tương lai. Có thể phải sắp xếp lại các công việc và các nguồn lực nhằm hạn chế tác ñộng tiêu cực của các thay ñổi.
Kế hoạch phải ñược nhìn nhận như một mô hình ñộng của dự án và không phải là một cái gì ñó cứng nhắc không thể ñiều chỉnh. Lập kế hoạch không thể ñược xem xét như một hoạt ñộng chỉ xảy ra một lần. Lập kế hoạch và kiểm soát kế hoạch là một quá trình liên tục, hài hoà với công tác quản lý của dự án. ðó là một chu trình lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát phát hiện các sai lệch hoặc xảy ra thay ñổi dẫn tới phải ñiều chỉnh kế hoạch. Rồi lại kiểm tra, giám sát
60
phát hiện vấn ñề ñể cần thiết thì lại ñiều chỉnh kế hoạch. Vì lý do ñó, kế hoạch sẽ không có ý nghĩa nếu không có các thông tin phản hồi, không có kiểm tra, giám sát. Theo thời gian, bất cứ kế hoạch nào cũng có thể trở nên lạc hậu và sự xem xét lại kế hoạch theo từng giai ñoạn hoặc khi có thay ñổi, có sự cố là cần thiết.
2. TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN
Lập kế hoạch dự án là một quá trình gồm các bước chính sau ñây:
a. Xác lập mục tiêu dự án
Quá trình lập kế hoạch bắt ñầu bằng việc thiết lập mục tiêu của dự án. Những mục tiêu này phản ánh: khi nào bắt ñầu dự án và khi nào phải hoàn thành; chi phí dự toán; các kết quả cần ñạt ñược. ðể xác lập mục tiêu của dự án cần thực hiện những bước sau:
- Tuyên bố mục tiêu;
- Bổ nhiệm những cá nhân hoặc các bộ phận có trách nhiệm ñể thực hiện mục tiêu dự án. Họ là những người cần thiết ñể thực hiện thành công dự án. Họ cần ñược chọn sớm trong giai ñoạn lập kế hoạch.
- Liệt kê những mốc thời gian quan trọng trong khuôn khổ thời gian hoàn thành dự án;
Thường thì công tác lập kế hoạch dự án ñược xem xét một cách ñơn giản là ai làm gì? và khi nào làm? Các dạng quyết ñịnh thường ñược nêu ra ở giai ñoạn này là sử dụng nhà tổng thầu hay chủ ñầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án... Quản lý dự án phải biết thu xếp các mâu thuẫn của mình với các mục tiêu của dự án, phải cân ñối các tiêu chuẩn kỹ thuật với chi phí và thời hạn hoàn thành vì chi phí luôn ñối nghịch với thời gian và chất lượng.
Ngoài ra, dự báo thời hạn hoàn thành dự án tại thời ñiểm bắt ñầu nó là một ñiều không dễ, ñơn giản là vì khi ñó chưa thể có ñủ mọi thông tin cần thiết. Vì vậy, chỉ có thể ấn ñịnh ñược thời hạn mục tiêu. ðó là thời hạn mà nhà quản lý dự án ñặt ra ñể có thể hoàn thành dự án ñúng thời hạn. Thời hạn này ảnh hưởng rất nhiều ñến các quyết ñịnh sẽ ñược ban hành tiếp theo, các yêu cầu và vấn ñề phân bổ các nguồn lực.
b. Phát triển kế hoạch
Trong giai ñoạn phát triển kế hoạch người ta tiến hành xác ñịnh các nhiệm vụ chính ñể thực hiện mục tiêu. Lập kế hoạch dự án chỉ có hiệu quả khi có ñược ñầy ñủ và rõ ràng các thông tin cần thiết về nhiệm vụ phải thực hiện ngay từ khi bắt ñầu dự án. Nội dung giai ñoạn phát triển kế hoạch bao gồm việc lập danh mục và mã hoá công việc, phát triển và trình bày sơ ñồ cơ cấu phân tách công việc (WBS - Work Breakdown Structure), trong ñó WBS là quan trọng nhất.
WBS là việc phân chia các công việc dự án thành những phần việc nhỏ hơn ñể dễ dàng kiểm soát và quản lý. Tại ñây có thể nhóm các công việc lại tuỳ theo tính chất của nó hoặc theo các bộ phận chịu trách nhiệm.
c. Xây dựng sơ ñồ kế hoạch dự án
Sau khi xác ñịnh quan hệ, mối liên hệ công nghệ, thứ tự trước sau giữa các công việc cần phải lập một sơ ñồ kế hoạch nhằm phản ánh quan hệ lô-gic của các công việc. Lập sơ ñồ kế hoạch có thể ñược thực hiện nhờ các phương pháp sơ ñồ mạng.
d. Lập lịch trình dự án
61
Lịch trình dự án là một kế hoạch tiến ñộ sơ bộ chỉ rõ khi nào các công việc bắt ñầu, khi nào kết thúc, ñộ dài thời gian thực hiện từng công việc và những mốc thời gian quan trọng.
e. Dự toán chi phí và phân bổ nguồn lực
ðể thực hiện kế hoạch dự án tổng thể cần dự toán chi phí cho từng công việc, từng khoản mục chi phí cũng như những nguồn lực khác như lao ñộng, MMTB... ñể thực hiện dự án. ðây thực chất là kế hoạch chi tiêu ñi liền với việc lập lịch trình dự án ñược xây dựng trước ñó.
g. Chuẩn bị báo cáo và kết thúc dự án
Báo cáo tiến ñộ thời gian, chi phí là nhằm kiểm soát tốt kế hoạch thời gian, dự toán cũng như tiến ñộ chi phí. Chuẩn bị tốt hệ thống báo cáo, kiểm tra, giám sát là một trong những khâu cần thiết ñể thực hiện thành công kế hoạch dự án.
3. QUẢN LÝ PHẠM VI
3.1. Phạm vi dự án và cấu hình sản phẩm dự án
Phạm vi (quy mô) của dự án ñược hiểu là các công việc cần thiết ñể có ñược kết quả (sản phẩm) dự án. Các công việc chịu các hạn chế của dự án về nguồn lực, ngân sách, thời hạn...
Các công việc của dự án, ñến lượt mình, lại ñược hiểu như là tập hợp các hành ñộng liên quan ñến nhau và cùng hướng tới việc ñạt ñược kết quả (sản phẩm) mong muốn với những ñặc trưng và chức năng mang tính kỹ thuật nhất ñịnh, trong thời hạn ñã ñịnh.
Những ñặc trưng và chức năng mang tính kỹ thuật ñó ñược gọi là cấu hình của sản phẩm dự án.
Giám sát cấu hình của sản phẩm dự án và phạm vi dự án liên quan chặt chẽ với nhau ñể ñảm bảo rằng các công việc của dự án là ñể hình thành nên ñúng sản phẩm yêu cầu. ðiều ñó có nghĩa là dự án phải và chỉ ñược bao gồm các công việc cần thiết.
3.2. Các quá trình quản lý phạm vi dự án
Quản lý phạm vi dự án bao gồm các quá trình:
- Xây dựng ý tưởng dự án;
- Lập kế hoạch phạm vi;
- Giám sát sự thay ñổi.
Giám sát sự thay ñổi sẽ ñược xem xét ở chương 10.
Xây dựng ý tưởng dự án là chỉ ra sự cần thiết của dự án, như ñã trình bày trong chương 1, là việc xác ñịnh bức tranh toàn cảnh về mục tiêu, kết quả cuối cùng và phương pháp thực hiện kết quả ñó.
Lập kế hoạch phạm vi dự án là việc phân chia mục tiêu của dự án thành các yếu tố thành phần, thành các thành tố có thể quản lý, mà cụ thể là ñể:
1. ðánh giá chi phí, thời gian và các nguồn lực cần thiết ñể thực hiện dự án; 2. Xác lập cơ sở ñể ño lường và kiểm tra tiến trình thực hiện dự án;
3. Phân chia quyền hạn và nghĩa vụ, xác ñịnh mức ñộ trách nhiệm.
62
Lập kế hoạch phạm vi sẽ cho ta cơ cấu phân tách công việc dự án, ma trận trách nhiệm dự án. Nói một cách khác, cơ cấu phân tách công việc và ma trận trách nhiệm là các công cụ cơ bản ñể quản lý phạm vi dự án.
3.3. Quản lý phạm vi trong hợp ñồng tổng thầu EPC
Vấn ñề quản lý phạm vi dự án trở nên ñặc biệt quan trọng trong trường hợp các dự án ñược thực hiện theo mô hình tổng thầu EPC. Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) khuyến cáo rằng ñể có thể triển khai việc thực hiện dự án theo mô hình tổng thầu EPC, về phía chủ ñầu tư phải ñáp ứng ñược một số ñiều kiện mà trước hết là phải xác ñịnh ñược phạm vi các công việc của dự án ở mức ñộ chi tiết cần thiết ñể có thể, trên cơ sở ñó, thiết lập phạm vi hợp ñồng EPC một cách rõ ràng và ñầy ñủ. ðiều này liên quan ñến khả năng của chủ ñầu tư trong việc chuẩn bị và ñưa ra bộ hồ sơ các yêu cầu của chủ ñầu tư cùng với thiết kế sơ bộ (thiết kế tổng thể) và hồ sơ mời thầu EPC.
Một số yêu cầu khác ñối với chủ ñầu tư trên phương diện quản lý phạm vi cần thiết trong quá trình thực hiện dự án theo mô hình tổng thầu EPC là:
Chủ ñầu tư phải xác ñịnh rõ là mình sẽ cung cấp những gì ngoài phạm vi của hợp ñồng tổng thầu EPC.
Phải lập ñược một bộ hồ sơ rõ ràng về các tiêu chuẩn và ñặc tính kỹ thuật ñối với phần xây dựng và phần trang thiết bị.
Các vấn ñề về chuẩn bị công trường như: phạm vi công trường xây dựng; vấn ñề giải phóng mặt bằng xây dựng; xác ñịnh khu vực lắp ñặt, các yêu cầu về kho bãi...
4. CƠ CẤU PHÂN TÁCH CÔNG VIỆC WBS
Sau khi xác lập xong mục tiêu của dự án, việc tiếp theo là xác ñịnh, liệt kê, lập bảng biểu cần thiết giải thích cho các công việc và nhiệm vụ phải thực hiện, nghĩa là phát triển những kế hoạch ñầu tiên cho dự án. Phần này gọi là lập kế hoạch quản lý phạm vi dự án.
Quản lý phạm vi là việc xác ñịnh các công việc thuộc và không thuộc dự án. Nó bao gồm nhiều quá trình thực hiện ñể khẳng ñịnh dự án ñã bao quát ñược tất cả các công việc cần thiết và chỉ bao gồm các công việc ñó. Một trong những phương pháp chính ñể xác ñịnh phạm vi dự án là lập cơ cấu phân tách công việc WBS.
4.1. Khái niệm, tác dụng và phương pháp lập cơ cấu phân tách công việc WBS 4.1.1. Khái niệm WBS
Cơ cấu phân tách công việc WBS là việc phân chia theo cấp bậc một dự án thành các nhóm nhiệm vụ và những công việc cụ thể, là việc xác ñịnh, liệt kê và lập bảng giải thích cho từng công việc cần thực hiện của dự án.
Về hình thức, sơ ñồ cơ cấu phân tách công việc giống như một cây ña hệ phản ánh theo cấp bậc các công việc cần thực hiện của dự án. Một sơ ñồ cơ cấu phân tách công việc có nhiều cấp bậc. Cấp bậc trên cùng phản ánh mục tiêu cần thực hiện. Các cấp bậc thấp dần thể hiện mực ñộ chi tiết của mục tiêu. Cấp ñộ thấp nhất là những công việc cụ thể. Số lượng cấp bậc của một WBS phụ thuộc vào quy mô và ñộ phức tạp của một dự án. Hình 4.1 thể hiện một sơ ñồ cơ cấu phân tách công việc gồm 3 cấp.
63
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
1. Xây dựng văn phòng
1.2. Xây nhà 1.3. Nội thất 1.4. Hoàn thiện
1.2.1. ðổ móng
1.2.2. Tường và trần tầng 1
1.2.3. Tường và trần tầng 2
1.2.4. Sân thượng và tum
1.3.1. ðiện 1.3.2. Nước
Hình 4.1. Sơ ñồ 3 cấp cơ cấu phân tách công việc dự án xây dựng văn phòng
4.1.2. Tác dụng của WBS
Phân tách công việc là cơ sở ñể thực hiện các nhiệm vụ quản lý khác của dự án. Nó có các tác dụng chính sau:
- Trên cơ sở sơ ñồ WBS có thể giao nhiệm vụ, xác ñịnh trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận ñối với mỗi công việc của dự án. WBS làm cho mọi người ñều quan tâm hơn ñến dự án và làm cho các thành viên dự án hiểu ñược yêu cầu của nhau.
- Phân tách công việc là cơ sở ñể phát triển trình tự và thứ tự quan hệ trước sau giữa các công việc, là cơ sở ñể lập sơ ñồ mạng (PERT/CPM).
- Sơ ñồ phân tách công việc là cơ sở ñể xây dựng các kế hoạch chi tiết và ñiều chỉnh các kế hoạch tiến ñộ thời gian, phân bổ các nguồn lực cho từng công việc của dự án như bố trí lao ñộng, MMTB... cũng như lập dự toán và ngân sách theo phương pháp từ dưới lên.
- ðánh giá hiện trạng và kết quả thực hiện các công việc dự án trong từng thời kỳ.
- Với sơ ñồ phân tách công việc, các nhà quản lý dự án trong quá trình ñiều phối các kế hoạch thời gian, nguồn lực và chi phí sẽ tránh ñược các sai sót như bỏ quên một số công việc nào ñó.
4.1.3. Các phương pháp lập WBS
Việc phân tách công việc phải phản ánh ñược cách thức mà theo ñó dự án ñược thực hiện. Có thể phát triển sơ ñồ WBS theo nhiều cách. Có 3 phương pháp chính hay sử dụng là:
1. Phương pháp thiết kế theo dòng (phương pháp phân tích hệ thống).
64
2. Phương pháp phân tách theo các giai ñoạn hình thành phát triển (phương pháp chu kỳ).
3. Phương pháp phân tách theo mô hình tổ chức (phương pháp chức năng).
Trong thực tế, các nhà quản lý dự án có thể sử dụng kết hợp các phương pháp trên. Tuy nhiên không nên kết hợp nhiều phương pháp cho cùng một cấp bậc. Bảng 4.1 trình bày ý nghĩa của từng cấp bậc theo 3 phương pháp.
Cơ sở ñể phân tách công việc là:
- Cơ cấu thành phần của ñối tượng/sản phẩm thu nhận ñược sau khi hoàn thành dự án như các bộ phận hay hạng mục công trình của một dự án có xây dựng;
- Các bộ phận hoạt ñộng theo quá trình/chức năng/tổ chức của tổ chức thực hiện dự án;
- Các giai ñoạn theo vòng ñời của dự án;
- Các bộ phận phân bố theo ñịa lý (ñối với các dự án trải rộng theo không gian).
Thông thường có thể sử dụng 6 cấp bậc ñể phân tách công việc, trong ñó 3 cấp bậc ñầu phục vụ cho yêu cầu quản lý, 3 cấp bậc sau phục vụ cho các yêu cầu kỹ thuật. Cấp ñộ cuối cùng có thể là một công việc cụ thể hoặc một nhóm nhiều việc làm chi tiết. Tuy nhiên, mức ñộ chi tiết cho các công việc ở cấp bậc cuối chỉ nên vừa ñủ ñể có thể phân phối nguồn nhân lực và kinh phí cho từng công việc, cho phép giao trách nhiệm cho từng người ñể người chịu trách nhiệm về một công việc nào ñó có thể trả lời rõ ràng câu hỏi "công việc ñó ñã hoàn thành chưa" và nếu hoàn thành rồi thì "có thành công hay không".
Bảng 4.1. Các cấp bậc phân tách công việc
Các cấp bậc phân tách
Các cấp bậc, theo phương pháp:
tt cấp
bậc
Nội dung thể
hiện
phân tích hệ thống
chu kỳ
tổ chức
1
mức ñộ tổng quát (chương trình)
toàn bộ dự án (nhóm dự án)
toàn bộ dự án (nhóm dự án)
toàn bộ dự án (nhóm dự án)
2
mức ñộ dự án
hệ thống lớn
những giai ñoạn chính
các bộ phận cấu thành chính
3
các nhiệm vụ chính
các phân hệ
các hệ thống
các phòng ban, các ñơn vị thành viên
4
nhiệm vụ bộ phận
nhiệm vụ bộ phận
các phân hệ
các tổ ñội
5
nhóm công việc
nhóm công việc
nhóm công việc
nhóm công việc
6
công việc cụ thể
công việc cụ thể
công việc cụ thể
công việc cụ thể
Phân tách công việc cần ñược tiến hành ngay sau khi thiết lập xong mục tiêu của dự án. Người thực hiện là ñội ngũ cán bộ chủ chốt tham gia quản lý dự án trong tất cả các lĩnh vực.
65
Các nhà quản lý thảo luận, xem xét từng giai ñoạn chủ yếu, từng lĩnh vực liên quan khi thực hiện phân tách công việc. Nghệ thuật phân tách công việc của dự án là ở chỗ biết kết hợp hài hoà các cơ cấu chính của dự án. Các cơ cấu cần kết hợp ñó là:
- Cơ cấu tổ chức dự án (OBS - Organization Breakdown Structure);
- Cơ cấu các khoản mục chi phí (ABS - Account Breakdown Structure); - Cơ cấu các nguồn lực (RBS - Resource Breakdown Structure);
- Các cơ cấu chức năng, cơ cấu thông tin, cơ cấu theo các thời hạn, các pha, các sự kiện chính hoặc giai ñoạn hoàn thành dự án.
Phân tách công việc cần ñảm bảo yêu cầu dễ quản lý, thể hiện rõ phân chia trách nhiệm theo công việc, các công việc ñộc lập tương ñối nhưng vẫn liên quan với nhau, cho phép tập hợp thống nhất dự án từ các công việc riêng biệt và phản ánh ñược tiến ñộ thực hiện dự án.
4.2. Trình tự lập WBS
Các nguyên tắc và trình tự lập cơ cấu phân tách công việc như sau:
1. Phân tích dần dần dự án thành các công việc hoặc gói công việc nhỏ theo một số tiêu chí như ñã lựa chọn.
Quá trình phân tích này cứ kéo dài mãi cho ñến khi nào ñủ ñộ chi tiết. Nghĩa là có thể gắn cho nó nguồn nhân lực, kinh phí, giao trách nhiệm cho người/hoặc bộ phận cụ thể, có thể kiểm tra và giám sát ñược.
2. Lập danh mục và mã hoá các công việc ñã phân tách.
ðể ñơn giản hoá và dễ nhìn người ta mã hoá các công việc/gói công việc. Mã số này thể hiện cấp bậc và thứ tự của công việc/gói công việc.
Ngoài ra, trong sơ ñồ cơ cấu phân tách công việc, mỗi cấp bậc phân tách thể hiện tiêu chí phân chia công việc ở cấp bậc ñó. Ví dụ, ở bậc cuối cùng là các công việc liên quan ñến các hoạt ñộng sản xuất ra sản phẩm cuối cùng của dự án.
3. ðối với mỗi công việc/gói công việc ñã ñược phân tách, xác ñịnh các dữ liệu liên quan (về người chịu trách nhiệm thi hành, khối lượng công việc, thời gian thực hiện, ngân sách và chi phí, MMTB, nguyên vật liệu, nhà cung ứng...).
Mỗi một cấp sau lại chi tiết hơn cấp trước. Một công việc của cấp này chỉ xuất phát từ một công việc duy nhất của cấp trên một cấp. Nguyên tắc này ñảm bảo tính ñúng ñắn khi tổng hợp chi phí của các công việc, khi tổ hợp các sơ ñồ mạng trên trục thời gian...
4. Thông tin quan trọng nhất là về người/bộ phận chịu trách nhiệm thi hành công việc/gói công việc ñã phân tách - ma trận trách nhiệm. Trong ma trận trách nhiệm xác ñịnh ai chịu trách nhiệm về cái gì. ðây là cơ sở ñể phối hợp các công việc của dự án.
5. ðối với mỗi công việc/gói công việc ñã phân tách tổ chức các cuộc phân tích với những người chịu trách nhiệm thi hành ñể làm rõ trách nhiệm- nghĩa vụ - quyền lợi và khẳng ñịnh tính ñúng ñắn của việc phân tách công việc.
4.3. Một số sai lầm thường gặp khi phân tách công việc dự án
1. Bỏ qua một giai ñoạn phân chia nào ñó của dự án mà chuyển trực tiếp sang tìm và giải quyết các vấn ñề nghiệp vụ của dự án.
66
2. Chỉ sử dụng trong phân tách các chức năng, các pha hay các bộ phận tổ chức thay vì các sản phẩm cuối cùng hoặc các nguồn lực hao phí.
3. Không hiểu rằng WBS phải bao trùm toàn bộ dự án.
4. Nhắc lại một hoặc một vài phần tử của WBS.
5. Thiếu liên kết giữa cơ cấu dự án và hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống tài liệu dự toán.
6. Phân chia quá hoặc không ñủ chi tiết.
7. Mã hoá không ñúng, gây khó khăn cho quá trình lập trình.
8. Không tính ñến các sản phẩm cuối cùng vì khó nhận biết hoặc vô hình, như các dịch vụ.
5. MA TRẬN TRÁCH NHIỆM
OBS
W
B
S
Ma trận trách nhiệm
Hình 4.2. Hình thành ma trận trách nhiệm
67
Cơ cấu phân tách công việc WBS là cơ sở ñể các thành viên nhóm dự án hiểu cơ cấu và các mối quan hệ của các công việc trong dự án. Song dự án hoặc bất kỳ bộ phận nào của nó cũng chỉ có thể ñược thực hiện trong một quá trình hoạt ñộng phối hợp thống nhất giữa các thành viên dự án.
Cơ cấu tổ chức nhóm dự án (OBS) và ma trận trách nhiệm là 2 công cụ chính giúp chủ nhiệm dự án trong việc thành lập nhóm phù hợp với yêu cầu và các mục tiêu, nhiệm vụ của dự án. Cơ cấu tổ chức nhóm dự án không chỉ là mô tả thành phần của nhóm dự án mà còn xác ñịnh phân chia trách nhiệm của các thành viên trong thực thi các công việc dự án. Cơ cấu và trình tự thực hiện các công việc của dự án phụ thuộc không ít vào cơ cấu tổ chức của nhóm dự án.
Hình 4.2. mô tả cách sử dụng cơ cấu tổ chức nhóm dự án OBS trong xây dựng ma trận trách nhiệm.
Mặc dù mối liên hệ giữa các gói công việc trong cơ cấu phân tách công việc WBS và giữa các phần tử của cơ cấu tổ chức nhóm OBS trên thực tế không rõ ràng như trong hình vẽ, nhưng cái quan trọng là quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên phải ñược xác ñịnh rõ ràng.
Ma trận trách nhiệm mô tả và thống nhất cơ cấu trách nhiệm thực hiện các công việc/gói công việc dự án. Ma trận bao gồm danh mục các công việc/gói công việc theo một trục và danh sách các bộ phận thi hành theo trục kia.
Bảng 4.2. Ma trận trách nhiệm của cán bộ các cấp trong quản lý dự án
Chức vụ Công việc
Cấp
trên
Giám
ñốc
Chủ nhiệm dự án
Tr. phòng thiết kế
Tr. phòng
kinh doanh
Tr. phòng sản xuất
Lập kế hoạch dự án
PD
GS
TT
YK
YK
YK
Xác ñịnh WBS
Cð
TT
YK
YK
YK
Ước tính chi phí
GS
Cð
TT
YK
YK
Lập kế hoạch thị trường
PD
Cð
YK
TT
YK
Lập tiến ñộ dự án
PD
Cð
YK
YK
TT
Ghi chú:
TT - trách nhiệm trực tiếp;
GS - giám sát chung;
YK - phải ñược tham khảo ý kiến;
Cð- chỉ ñạo và phê duyệt;
PD - phê duyệt cuối cùng.
Phần tử của ma trận trách nhiệm là mã số của dạng hoạt ñộng và/hoặc kinh phí cho công việc/gói công việc. Số lượng các dạng trách nhiệm có thể là khác nhau tuỳ ñặc thù mỗi dự án và sự thực thi nó. Nhưng trong mọi tình huống nên hạn chế bằng các trách nhiệm ñược mô tả một cách ñơn giản và dễ hiểu. Có thể lấy ví dụ như sau: ñối với bất cứ một công việc chi tiết nào thì quan trọng nhất bao giờ cũng là người chịu trách nhiệm thi hành trực tiếp, nhưng trong
68
ma trận cần thể hiện cả những người/bộ phận ñảm nhận các công việc phụ trợ cho công việc trực tiếp, kể cả những người tiếp nhận và ñánh giá kết quả công việc. Ma trận có thể mô tả cả trách nhiệm của cả các cấp lãnh ñạo, một vài người trong số họ có thể không làm việc trực tiếp mà chỉ là trợ giúp trong các công việc của nhóm dự án. Bảng 4.2. mô tả một ma trận trách nhiệm trong quản lý thực hiện một dự án.
6. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA MỘT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ
Trên ñây là nội dung và các phương pháp lập kế hoạch tổng thể cho một dự án. Các kế hoạch chi tiết liên quan ñến quản lý thời gian, tiến ñộ, chi phí, chất lượng... của dự án sẽ ñược trình bày cụ thể trong các chương sau. Sau ñây là các nội dung chính của một kế hoạch tổng thể.
a. Giới thiệu tổng quan về dự án
Giới thiệu tổng quan về dự án là giới thiệu những nét khái quát nhất về dự án ñịnh thực hiện. Phần này cần trình bày những nội dung sau:
- Mục tiêu cần ñạt của dự án trong mối quan hệ với mục tiêu chung của tổ chức/hệ thống.
- Lý do ra ñời của dự án.
- Phạm vi của dự án.
- Cơ cấu tổ chức quản lý dự án.
- Liệt kê những mốc quan trọng trong quá trình thực hiện.
b. Mục tiêu của dự án
Phần này cụ thể hoá các mục tiêu có tính ñịnh tính ñã nêu ở phần trên:
- Mục tiêu phát triển: các lợi ích kinh tế - xã hội (nếu có) do dự án ñem lại.
- Mục tiêu ngắn hạn: những chỉ tiêu cần ñạt ñược khi thực hiện dự án về lợi nhuận, về thị phần...
c. Khía cạnh kỹ thuật và quản lý của dự án
- Trình bày khía cạnh kỹ thuật - công nghệ của dự án.
- Các quá trình quản lý thực hiện dự án và những ñiểm cần lưu ý.
d. Khía cạnh hợp ñồng của dự án
Mô tả vàliệt kê tất cả các hợp ñồng liên quan như:
- Hợp ñồng cung cấp vật tư - kỹ thuật.
- Hợp ñồng thầu phụ.
- Hợp ñồng phân phối sản phẩm...
e. Mạng công việc và tiến ñộ
- Trình bày các công việc chính của dự án và ñánh giá khối lượng của các công việc ñó.
69
- Dự kiến thời gian và tiến ñộ thực hiện các công việc.
f. Ngân sách và dự toán kinh phí dự án
Yêu cầu về vốn và tiến ñộ chi tiêu theo khoản mục và theo tiến ñộ công việc Các ñiều kiện khác về thanh quyết toán.
g. Nhân sự
- Những yêu cầu về công tác nhân sự cho nhóm quản lý dự án.
- Những hạn chế về lực lượng lao ñộng dành cho việc thực hiện các công việc dự án. - Kế hoạch lao ñộng tiền lương.
h. Phương pháp kiểm tra và ñánh giá dự án
Trình bày các phương pháp thu thập số liệu, phương pháp ñánh giá và giám sát quá trình thực hiện dự án.
i. Những khó khăn tiềm tàng - rủi ro và bất ñịnh
Trình bày những nguyên nhân có thể ảnh hưởng ñến tiến ñộ, thậm chí có thể làm cho dự án thất bại và kế hoạch ñối phó.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là một kế hoạch dự án và ý nghĩa của nó? Trình bày nội dung của một kế hoạch dự án tổng thể.
2. Trình tự lập kế hoạch dự án gồm những công việc gì?
3. Thế nào là phạm vi dự án và thế nào là cấu hình của sản phẩm dự án? Ví dụ? Quản lý phạm vi dự án là phải làm những việc gì?
4. Cơ cấu phân tách công việc là gì, tác dụng của nó?
5. Trình tự lập cơ cấu phân tách công việc?
6. Trình bày cách lập ma trận trách nhiệm.
BÀI TẬP
Bài tập 4.1. Hãy thiết lập cơ cấu phân tách công việc cho dự án xây dựng một phân xưởng thực tập cơ khí của nhà trường.
Bài tập 4.2. Bạn ñược giao trách nhiệm quản lý dự án này. Hãy thiết lập cơ cấu tổ chức của nhóm quản lý dự án mà bạn muốn có (gồm các chuyên gia về các lĩnh vực gì).
Bài tập 4.3. Trên cơ sở 2 cơ cấu ñã có ở bài 4.1 và bài 4.2 hãy xây dựng một ma trận trách nhiệm của dự án này.
70
CHƯƠNG 5
QUẢN LÝ THỜI GIAN
VÀ TIẾN ðỘ DỰ ÁN
1. Một số vấn ñề khởi ñầu về sơ ñồ mạng _______________________________________ 72
1.1. Các loại sơ ñồ thể hiện tiến ñộ ________________________________________________ 72 1.1.1. Sơ ñồ ngang (sơ ñồ Gantt) _________________________________________________________73 1.1.2. Sơ ñồ xiên______________________________________________________________________73 1.1.3. Sơ ñồ mạng_____________________________________________________________________74
1.2. Tác dụng của sơ ñồ mạng ____________________________________________________ 74 2. Thiết lập sơ ñồ mạng______________________________________________________ 75 2.1. Các mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc trong sơ ñồ mạng ___________________ 75 2.2. Phương pháp công việc trong các nút AON _____________________________________ 75
2.3. Xây dựng sơ ñồ mạng theo phương pháp công việc trên mũi tên AOA _______________ 77 2.3.1. Khái niệm sơ ñồ mạng ____________________________________________________________77 2.3.2. Các phần tử của sơ ñồ mạng________________________________________________________79 2.3.3. Các quy tắc cơ bản vẽ sơ ñồ mạng ___________________________________________________80
2.4. Tính toán các tham số thời gian của sơ ñồ mạng _________________________________ 83 2.4.1. Tham số thời gian của sự kiện ______________________________________________________84 2.4.2. Tham số thời gian của công việc ____________________________________________________86 2.4.3. Thời gian dự trữ của công việc______________________________________________________88 2.4.4. Hệ số găng _____________________________________________________________________88 2.4.5. Sử dụng các dự trữ thời gian trong quản lý tiến ñộ ______________________________________89
2.5. Chuyển sơ ñồ mạng lên trục thời gian __________________________________________ 90 2.6. Chuyển sơ ñồ mạng sang sơ ñồ ngang __________________________________________ 91 3. Lập tiến ñộ và quản lý tiến ñộ bằng sơ ñồ mạng ________________________________ 93 3.1. Trình tự lập tiến ñộ bằng sơ ñồ mạng __________________________________________ 93
3.2. Quản lý tiến ñộ bằng sơ ñồ mạng ______________________________________________ 94 3.2.1. Phổ biến và giao nhiệm vụ _________________________________________________________94 3.2.2. Tổ chức theo dõi tiến ñộ, nắm tình hình sản xuất________________________________________95 3.2.3. Nhận ñịnh tình hình và ñề ra biện pháp xử lý___________________________________________96
Câu hỏi ôn tập_____________________________________________________________ 97 Bài tập ___________________________________________________________________ 97
71
Quản lý thời gian và tiến ñộ dự án là quá trình quản lý bao gồm việc thiết lập mạng công việc, xác ñịnh thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và việc lập kế hoạch, quản lý tiến ñộ thực hiện dự án.
Mục ñích của quản lý thời gian là ñảm bảo cho dự án hoàn thành ñúng thời hạn quy ñịnh trong phạm vi ngân sách và các nguồn lực cho phép.
Quản lý thời gian là cơ sở ñể quản lý và giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cần cho công việc dự án. Trong môi trường dự án, chức năng quản lý thời gian và tiến ñộ ñóng vai trò quan trọng hơn so với môi trường hoạt ñộng sản xuất liên tục vì nhu cầu kết hợp phức tạp giữa các công việc, ñặc biệt trong những trường hợp dự án phải ñáp ứng một thời hạn cụ thể của khách hàng.
Chương này giải quyết những vấn ñề liên quan ñến việc thiết lập mạng công việc, phương pháp xác ñịnh thời gian thực hiện từng công việc dự án, xây dựng thời gian dự trữ của các công việc cũng như sự kiện, tối ưu hoá sơ ñồ mạng.
Một dự án bao gồm nhiều công việc. Muốn thực hiện dự án một cách khoa học, ñúng tiến ñộ và ñạt chất lượng cao ñòi hỏi phải biết chính xác:
- Dự án cần bao nhiêu thời gian ñể hoàn thành;
- Vào lúc nào có thể bắt ñầu hoặc kết thúc công việc, nếu công việc bị kéo dài thì có thể kéo dài bao nhiêu ngày mà vẫn bảo ñảm hoàn thành kế hoạch;
- Những công việc nào là trọng tâm, cần tập trung chỉ ñạo.
Sơ ñồ mạng sẽ giúp ta trả lời các câu hỏi này.
1. MỘT SỐ VẤN ðỀ KHỞI ðẦU VỀ SƠ ðỒ MẠNG
1.1. Các loại sơ ñồ thể hiện tiến ñộ
ðể thể hiện tiến ñộ dự án người ta có thể dùng nhiều loại sơ ñồ, nhưng phổ biến hơn cả là sơ ñồ ngang và sơ ñồ xiên.
1
2
3
...
...
m
1
2
3
...
...
m
a. Ph−¬ng ph¸p tuÇn tù b. Ph−¬ng ph¸p song song
H×nh 5.1. S¬ ®å ngang thÓ hiÖn c¸c ph−¬ng ph¸p tæ chøc
72
1.1.1. Sơ ñồ ngang (sơ ñồ Gantt)
Henrry Gantt là tên một kỹ sư người Pháp, người ñầu tiên dùng sơ ñồ này trong công việc lập kế hoạch vào ñầu thế kỷ 19.
Giả sử cần phải xây dựng m ngôi nhà giống nhau ta có thể tổ chức xây dựng theo 3 phương pháp: tuần tự, song song và dây chuyền.
Tổ chức xây dựng theo phương pháp tuần tự và song song ñược diễn tả bằng sơ ñồ ngang theo hình 5.1.
ðể thể hiện một sơ ñồ ngang, chỉ cần một hệ toạ ñộ vuông góc, trong ñó trục tung thể hiện các công việc, trục hoành thể hiện thời gian. Sơ ñồ ngang diễn tả ñược một phương pháp tổ chức sản xuất, một kế hoạch tương ñối ñơn giản và rõ ràng. Chính vì vậy, phương pháp này ñược sử dụng ñầu tiên ñể lập kế hoạch tiến ñộ xây dựng.
Ưu ñiểm cơ bản của sơ ñồ ngang là dùng ñược cho nhiều ñối tượng, dễ lập, dễ ñiều chỉnh, bổ sung... nên ñược dùng phổ biến. Tuy nhiên, nó có nhược ñiểm là không thể hiện ñược các dự án phức tạp, không thấy rõ mối liên hệ lô-gic của các công việc trong dự án.
1.1.2. Sơ ñồ xiên
Sơ ñồ xiên là sơ ñồ không những diễn tả tiến trình công việc theo thời gian mà còn thể hiện ñược mối liên quan giữa các công việc trong không gian. Vì vậy, nó rất thích hợp ñể thể hiện dự án tổ chức theo phương pháp dây chuyền, nhằm ñảm bảo tính liên tục và ñiều hoà, sự phối hợp nhịp nhàng trong sản xuất.
1
2
3
...
...
m
Ph−¬ng ph¸p d©y chuyÒn
I II III IV
m
...
...
3
2
1
H×nh 5.2. C¸c d©y chuyÒn x©y dùng m ng«i nhµ
Trở lại với ví dụ xây dựng m ngôi nhà giống nhau, sản xuất xây dựng ñược tổ chức theo phương pháp dây chuyền. Nghĩa là chia nhỏ công nghệ xây dựng một ngôi nhà thành nhiều
73
công việc (trong hình 5.2 là 4 công việc); mỗi công việc ñược thiết lập một dây chuyền, các dây chuyền này ñi qua m ngôi nhà.
Từ hệ toạ ñộ vuông góc, trục tung thể hiện các ngôi nhà hay còn gọi là phân ñoạn; trục hoành thể hiện thời gian, các ñường xiên thể hiện các dây chuyền (4 dây chuyền).
Tuy nhiên sơ ñồ xiên cũng như sơ ñồ ngang, chỉ là mô hình tĩnh, có tính toán trước các tham số (về không gian: chia thành các phân ñoạn; về thời gian: với chu kỳ là số ngày, thời gian làm việc của mỗi dây chuyền) rồi thể hiện lên sơ ñồ.
ðối với các dự án lớn, phức tạp, sơ ñồ xiên không thể hiện hết những vấn ñề ñặt ra, nhất là khi giải quyết những bài toán tối ưu, như rút ngắn thời gian xây dựng, hoặc ñối với những dự án không tính ñược thời hạn xây dựng theo các phương pháp thông thường, mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Sơ ñồ mạng có thể giúp ta giải quyết các vấn ñề này.
1.1.3. Sơ ñồ mạng
Sơ ñồ mạng là một mô hình toán học ñộng, thể hiện toàn bộ dự án thành một thể thống nhất, chặt chẽ, trong ñó thấy rõ vị trí của từng công việc ñối với mục tiêu chung và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các công việc. ðối với sơ ñồ mạng người ta có thể áp dụng các phương pháp toán học vào việc phân tích, xây dựng và ñiều khiển kế hoạch.
Sơ ñồ mạng là tên chung của nhiều phương pháp có sử dụng lý thuyết mạng như: phương pháp ñường găng (CPM - Critical Path Method); phương pháp "kỹ thuật ước lượng và kiểm tra chương trình" (PERT - Program Evaluation and Review Technique)... Có rất nhiều phương pháp sơ ñồ mạng, nhưng ñược dùng phổ biến hơn cả là 2 phương pháp CPM và PERT.
Hai phương pháp này xuất hiện gần như ñồng thời vào những nănm 1958 - 1960, khi phòng dự án ñặc biệt của Hải quân Mỹ lập kế hoạch ñể chế tạo tên lửa Polaris. Dự tính thực hiện trong 5 năm, nhưng nhờ phát minh ra sơ ñồ mạng ñể lập kế hoạch và ñiều khiển nên ñã hoàn thành trong 3 năm. Từ ñó, các phương pháp sơ ñồ mạng ñược phổ biến rộng rãi, không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà cả trong các lĩnh vực khác như khoa học - kỹ thuật, kinh tế - xã hội...
Hai phương pháp CPM và PERT cơ bản là giống nhau về hình thức, về trình tự lập mạng, chỉ khác về tính toán thời gian. Thời gian trong CPM là là một ñại lượng xác ñịnh, có thể tính toán ñược từ các ñịnh mức lao ñộng, còn thời gian trong PERT không xác ñịnh, không có ñịnh mức ñể tính toán mà phải ước lượng, vì vậy mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên.
1.2. Tác dụng của sơ ñồ mạng
Sơ ñồ mạng là kỹ thuật trình bày kế hoạch tiến ñộ, mô tả dưới dạng sơ ñồ mối quan hệ liên tục giữa các công việc ñã ñược xác ñịnh cả về thời gian và thứ tự trước sau. Sơ ñồ mạng là sự kết nối các công việc và các sự kiện.
Sơ ñồ mạng có các tác dụng chủ yếu sau:
- Phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các công việc của dự án;
- Xác ñịnh ngày bắt ñầu, ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành, trên cơ sở ñó xác ñịnh các công việc găng và ñường găng của dự án;
- Là cơ sở ñể tính toán thời gian dự trữ của các công việc, các sự kiện;
74
- Cho phép xác ñịnh những công việc nào cần phải ñược thực hiện kết hợp nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực, các công việc nào có thể thực hiện ñồng thời nhằm ñạt ñược mục tiêu về ngày hoàn thành dự án;
- Là cơ sở ñể lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến ñộ và ñiều hành dự án. 2. THIẾT LẬP SƠ ðỒ MẠNG
2.1. Các mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc trong sơ ñồ mạng
ðể xây dựng sơ ñồ mạng, cần xác ñịnh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc của dự án. Có một số loại quan hệ phụ thuộc chủ yếu giữa các công việc của dự án như sau:
1. Phụ thuộc bắt buộc là mối quan hệ phụ thuộc bản chất, tất yếu (chủ yếu là về mặt kỹ thuật) giữa các công việc của dự án. Ở ñây, có bao hàm cả ý giới hạn về nguồn lực vật chất. Ví dụ, phải làm xong cốp-pha thì mới có thể ñổ bê-tông. Có 4 thợ thì công việc có thể hoàn thành trong 2 ngày, nếu chỉ có 2 thợ thì phải kéo dài thành 4 ngày...
2. Phụ thuộc tuỳ ý là mối quan hệ phụ thuộc ñược xác ñịnh bởi nhóm quản lý dự án. Mối quan hệ này ñược xác ñịnh dựa trên cơ sở hiểu biết thực tiễn về các lĩnh vực kinh tế - xã hội - kỹ thuật liên quan ñến dự án và trên cơ sở ñánh giá ñúng những yếu tố rủi ro và các giải pháp ñiều chỉnh mối quan hệ cho phù hợp.
3. Phụ thuộc hướng ngoại là mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc dự án với các công việc không thuộc dự án, các yếu tố bên ngoài.
Có 2 phương pháp chính ñể biểu diễn sơ ñồ mạng công việc. ðó là phương pháp "công việc trên mũi tên" (AOA - Activities on Arrow) và phương pháp "công việc trong các nút" (AON - Activities on Nod). Cả 2 phương pháp ñều có chung nguyên tắc là: trước khi một công việc có thể bắt ñầu thì tất cả các công việc trước nó ñều phải ñược hoàn thành và các mũi tên ñược vẽ theo chiều từ trái sang phải, phản ánh mối quan hệ lô-gic trước sau giữa các công việc nhưng ñộ dài mũi tên lại không có ý nghĩa gì.
Tªn c«ng viÖc
b
2
2d
10/15/99
10/16/99
Thø tù c«ng viÖc Thêi gian thùc hiÖn c«ng viÖc Ngµy b¾t ®Çu Ngµy kÕt thóc
H×nh 5.3. C¸c th«ng tin trong mét nót
2.2. Phương pháp công việc trong các nút AON
Trong phương pháp AON các mũi tên ñược ñược sử dụng ñể thể hiện các quan hệ trình tự giữa các công việc. Lợi thế cơ bản của phương pháp này là dễ lập và không cần sử dụng các mũi tên công việc giả.
Xây dựng mạng công việc theo phương pháp AON cần tuân theo các quy tắc sau:
- Các công việc ñược trình bày trong một nút. Những thông tin trong nút gồm tên công việc, ngày bắt ñầu, ngày kết thúc và ñộ dài thời gian thực hiện công việc. Có nhiều phương pháp thể hiện thông tin trong một nút, hình 5.3 là một ví dụ ñiển hình:
75
- Các mũi tên xác ñịnh quan hệ trước sau của các công việc. Có 4 kiểu quan hệ như bảng 5.1;
- Tất cả các ñiểm, trừ ñiểm kết thúc ñều có ít nhất một ñiểm ñứng sau, tất cả các ñiểm trừ ñiểm bắt ñầu ñều có ít nhất một ñiểm ñứng trước;
- Trong mạng chỉ có một ñiểm ñầu tiên và một ñiểm cuối cùng.
Bảng 5.1. Các dạng quan hệ thể hiện bằng mũi tên trong sơ ñồ mạng AON
Mối quan hệ
Viết tắt
Minh họa
Diễn giải
Kết thúc - Bắt ñầu Finish-to-Start
FS
A
B
Công tác B không thể bắt ñầu trước khi công tác A kết thúc
Bắt ñầu - Bắt ñầu Start-to-Start
SS
A
B
Công tác B không thể bắt ñầu trước khi công tác A bắt ñầu
Kết thúc - Kết thúc Finish-to-Finish
FF
A
B
Công tác B không thể kết thúc trước khi công tác A kết thúc
Bắt ñầu - Kết thúc Start-to-Finish
SF
A
B
Công tác B không thể kết thúc trước khi công tác A bắt ñầu
Hình 5.4 thể hiện mạng công việc lập theo phương pháp AON.
76
B¾t
®Çu
a
1
2d
10/15/99
10/16/99
b
2
4d
10/15/99
10/20/99
c
3
7d
10/21/99
10/29/99
d
4
5d
10/30/99
11/05/99
e
5
3d
10/21/99
10/23/99
KÕt
thóc
H×nh 5.4. S¬ ®å m¹ng c«ng viÖc theo ph−¬ng ph¸p AON
2.3. Xây dựng sơ ñồ mạng theo phương pháp công việc trên mũi tên AOA
Trong thực tế quản lý dự án ở Việt nam phương pháp công việc trên mũi tên AOA ñược sử dụng phổ biến hơn cả. Sau ñây sẽ ñơn giản gọi là sơ ñồ mạng.
2.3.1. Khái niệm sơ ñồ mạng
Xét ví dụ:
Giả sử ñể lắp ghép một khung nhà công nghiệp 1 tầng cần làm các công việc chính theo bảng 5.2.
Bảng 5.2. Các công việc chính ñể lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
t/t
Công việc
Nội dung
Thời gian thực hiện
(ngày)
Trình tự tiến hành
1
a
Làm móng nhà
5
Làm ngay
2
b
Vận chuyển cần trục về
1
Làm ngay
3
c
Lắp dựng cần trục
3
Sau b
4
d
Vận chuyển cấu kiện
4
Làm ngay
5
e
Lắp ghép khung nhà
7
Sau a, c và d
Trước tiên ta lập tiến ñộ lắp ghép khung nhà ñó theo một sơ ñồ ñơn giản - sơ ñồ ngang (hình 5.5).
77
t/t
1
2
3
4
5
c/v
Néi dung
Thêi gian (ngµy)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
a
b
c
d
e
Lµm mãng nhµ
VËn chuyÓn cÇn trôc vÒ L¾p dùng cÇn trôc
VËn chuyÓn cÊu kiÖn L¾p ghÐp khung nhµ
H×nh 5.5. TiÕn ®é l¾p ghÐp nhµ c«ng nghiÖp theo s¬ ®å ngang
Bây giờ ta dùng các vòng tròn ñể ñánh dấu các thời ñiểm bắt ñầu hay kết thúc một công việc, còn các công việc thì ñược ký hiệu bằng một mũi tên nối thời ñiểm bắt ñầu và kết thúc của công việc ñó. ðể biểu thị mối liên hệ giữa các công việc ta dùng mũi tên nét ñứt nối các công việc.
Ta ñược một sơ ñồ mới (hình 5.6).
t/t
c/v
Néi dung
Thêi gian (ngµy)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
2
3
4
5
a
b
c
d
e
Lµm mãng nhµ
VËn chuyÓn cÇn trôc vÒ L¾p dùng cÇn trôc
VËn chuyÓn cÊu kiÖn L¾p ghÐp khung nhµ
12
H×nh 5.6. TiÕn ®é l¾p ghÐp nhµ c«ng nghiÖp theo s¬ ®å ngang
Tiếp tục biến ñổi sơ ñồ: ghi tên và thời gian các công việc, gộp các vòng tròn cùng xuất phát ban ñầu. Ta ñược một sơ ñồ mới (hình 5.7) - sơ ñồ mạng.
78
a
5
2
b c e
1
5 6
3
1 3 7 d
4
4
H×nh 5.7. S¬ ®å m¹ng tiÕn ®é l¾p ghÐp nhµ c«ng nghiÖp
Vậy, sơ ñồ mạng là một hệ thống các công việc ñược sắp xếp theo một trình tự nhất ñịnh giữa 2 yếu tố là công việc (cung) và sự kiện (nút/ñỉnh), kể từ khi bắt ñầu cho ñến khi kết thúc quá trình, ñể tạo nên một sản phẩm nào ñó.
2.3.2. Các phần tử của sơ ñồ mạng
1. Sự kiện
Sự kiện là mốc ñánh dấu sự bắt ñầu hay kết thúc của một hay một số công việc. Nó không tiêu hao thời gian và nguồn lực mà chỉ thể hiện vị trí cụ thể của các công việc trên sơ ñồ.
Thông thường sự kiện ñược thể hiện bằng một vòng tròn (gọi là vòng tròn sự kiện), hay bằng một hình tuỳ ý.
Sự kiện ñược ký hiệu bằng số hoặc chữ cái.
- Sự kiện ở vị trí bắt ñầu các công việc gọi là sự kiện tiếp ñầu, còn sự kiện ở vị trí kết thúc công việc gọi là sự kiện tiếp cuối.
i c«ng viÖc j
Sù kiÖn tiÕp ®Çu Sù kiÖn tiÕp cuèi
Sù kiÖn vµ c«ng viÖc trong s¬ ®å m¹ng
- Sự kiện chỉ có mũi tên ñi ra là sự kiện khởi công, sự kiện chỉ có mũi tên ñi vào là sự kiện hoàn thành.
2. Công việc
- Công việc thực là một cách gọi có tính quy ước ñể chỉ một quá trình hay một tập hợp các quá trình sản xuất nào ñó có tiêu hao thời gian và nguồn lực. Công việc thực ñược thể hiện bằng mũi tên liền nét.
- Quá trình chờ ñợi (hay còn gọi là công việc chờ ñợi) là một quá trình thụ ñộng chỉ tiêu hao thời gian mà không tiêu hao các nguồn lực. Công việc chờ ñợi cũng ñược thể hiện bằng mũi tên liền nét.
79
- Công việc giả chỉ mối liên hệ lô-gic giữa 2 hoặc nhiều công việc, nói lên sự bắt ñầu của công việc này phụ thuộc vào sự kết thúc của công việc kia. Công việc ảo không ñòi hỏi chi phí về thời gian và nguồn lực, ñược thể hiện bằng mũi tên nét ñứt.
Công việc thực hiện trước công việc ñang xét gọi là công việc tiếp trước, công việc thực hiện sau công việc ñang xét gọi là công việc tiếp sau.
Thời gian thực hiện các công việc ñược ño bằng ñơn vị thời gian ngày, tuần hay tháng tuỳ thuộc mức ñộ chi tiết cần lập mạng.
3. ðường và ñường găng
- ðường trong sơ ñồ mạng là sự sắp xếp liên tục của các mũi tên công việc ñi từ sự kiện khởi công ñến sự kiện hoàn thành, chiều dài của ñường là tổng thời gian thực hiện các công việc nằm trên ñường ñó.
- ðường trong sơ ñồ mạng bao giờ cũng ñi từ sự kiện khởi công ñến sự kiện hoàn thành, do ñó trong một sơ ñồ mạng có thể có rất nhiều ñường. ðường có ñộ dài lớn nhất ñược gọi là ñường găng. Một sơ ñồ mạng có thể có nhiều ñường găng.
Công việc nằm trên ñường găng gọi là công việc găng. ðể thể hiện các công việc găng và ñường găng, thông thường trên sơ ñồ mạng ta dùng mũi tên nét ñậm hơn hoặc nét ñôi.
4. Nguồn lực trong sơ ñồ mạng ñược hiểu là thời gian và các vật chất cần thiết khác ñể thực hiện dự án.
5. Thời gian công việc (thông thường ký hiệu là tij) là khoảng thời gian ñể hoàn thành công việc theo ước lượng, ñược ấn ñịnh trước hay tính toán.
2.3.3. Các quy tắc cơ bản vẽ sơ ñồ mạng
1. Sơ ñồ mạng phải là một mô hình thống nhất chỉ bắt ñầu bằng một sự kiện (sự kiện khởi công) và chỉ kết thúc bằng một sự kiện (sự kiện hoàn thành). Không có sự kiện khởi công hoặc hoàn thành trung gian.
2. Mũi tên ký hiệu công việc ñi từ trái sang phải
Số thứ tự của các sự kiện cũng phải ñược ñánh tăng dần theo chiều triển khai các công việc từ trái qua phải. ðối với mỗi công việc, số ghi ở sự kiện tiếp ñầu phải nhỏ hơn số ghi ở sự kiện tiếp cuối của nó.
3. Những công việc riêng biệt không ñược có cùng sự kiện tiếp ñầu và sự kiện tiếp cuối, nghĩa là mỗi công việc phải ñược ký hiệu bằng 2 chỉ số riêng. Sai lầm này thường mắc phải khi thể hiện các công việc tiến hành song song. Gặp trường hợp này ta phải dùng sự kiện phụ và công việc giả (hình 5.8).
A
k
k
B B
i j i j
i j
A A
B
VÏ sai VÏ ®óng
H×nh 5.8. Nh÷ng c«ng viÖc riªng ph¶i ®−îc ký hiÖu b»ng 2 chØ sè riªng
80