🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Các Học Thuyết Về Giá Trị Thặng Dư Phần I Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Sửa bản in: Đọc sách mẫu: TS. VÕ VĂN BÉ TS. HOÀNG MẠNH THẮNG ĐINH ÁI MINH NGUYỄN PHƯƠNG THÙY TRẦN PHAN BÍCH LIỄU LÊ THỊ HÀ LAN NGUYỄN THU THẢO PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT ÁI MINH VIỆT HÀ 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN C. Mác, một vĩ nhân, một nhà khoa học thiên tài, người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân quốc tế, đã để lại cho nhân loại một di sản đồ sộ trên nhiều lĩnh vực. Đánh giá về công lao của C. Mác, Ph. Ăng-ghen đã khẳng định: "Giống như Ðác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người... Nhưng không phải chỉ có thế thôi. Mác cũng tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Với việc phát hiện ra giá trị thặng dư trong lĩnh vực này thì lập tức một ánh sáng đã hiện ra trong khi tất cả các công trình nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học tư sản cũng như của các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa vẫn đều mò mẫm trong bóng tối". Tác phẩm Các học thuyết về giá trị thặng dư được C. Mác viết trong thời gian từ tháng giêng 1862 đến tháng bảy 1863. Đây là một công trình khoa học lớn nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hòn đá tảng trong toàn bộ học thuyết kinh tế của C. Mác, nguồn tư liệu để ông viết bộ Tư bản. Nội dung tác phẩm được chia làm ba phần: Phần thứ nhất: Về khoa kinh tế chính trị trước Ri-các-đô. Phần thứ hai: Về Ri-các-đô. Phần thứ ba: Về các nhà kinh tế học sau Ri-các-đô. Tác phẩm này đã được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản trong tập 26 phần I, phần II và phần III của bộ C. Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập năm 1995 (được dịch dựa vào bản tiếng Nga) và thường được coi như tập 4 của bộ Tư bản, dù rằng tác phẩm được hình thành trước khi bộ Tư bản ra đời. 6 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh C. Mác (1818-2018), cùng với việc xuất bản bộ Tư bản, nhằm giúp cho độc giả, đặc biệt là các nhà kinh tế học, có tài liệu nghiên cứu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ sách Các học thuyết về giá trị thặng dư. Bộ sách gồm ba quyển tương ứng với ba phần của tập 26 bộ C. Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập xuất bản năm 1995. Tuy Nhà xuất bản đã rất cố gắng, nhưng bộ sách khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong độc giả góp ý phê bình để lần xuất bản sau, bộ sách có chất lượng tốt hơn. Xin trân trọng giới thiệu bộ sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2018 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 7 LỜI GIỚI THIỆU Các học thuyết về giá trị thặng dư là thành quả nghiên cứu của C. Mác về khoa học kinh tế chính trị tại Anh, là nguồn tư liệu quý để C. Mác viết bộ Tư bản vĩ đại. Sau khi quyển III bộ Tư bản được xuất bản, Ph. Ăng-ghen có ý định biên tập và xuất bản tác phẩm Các học thuyết về giá trị thặng dư của C. Mác, nhưng ông đã không kịp thực hiện. Tác phẩm này được Cauxky xuất bản lần đầu trong những năm 1905-1910, nhưng còn rất nhiều thiếu sót. Đến những năm 1954- 1961, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, mới thẩm định tỉ mỉ, xác minh rõ nguyên bản và cho ra mắt bạn đọc tác phẩm Các học thuyết về giá trị thặng dư như hiện nay. Vì vậy, tác phẩm này thường được coi là quyển IV của bộ Tư bản. Trong C. Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản từ năm 1993 đến năm 2001, tập 23 bao gồm quyển I - Tư bản, tập 24 là quyển II - Tư bản, tập 25 phần I và tập 25 phần II là quyển III - Tư bản, tác phẩm Các học thuyết về giá trị thặng dư được xếp vào tập 26 phần I, 26 phần II và 26 phần III. Như vậy, trật tự các tác phẩm được xếp theo thời gian xuất bản. Tuy nhiên, nếu xét theo thời gian biên soạn và nội dung vấn đề thì phải đặt tác phẩm Các học thuyết về giá trị thặng dư trước bộ Tư bản, chứ không thể coi là quyển IV của Tư bản vì C. Mác viết tác phẩm Các học thuyết về giá trị thặng dư từ tháng giêng năm 1862 đến tháng bảy năm 1863, còn quyển I bộ Tư bản được xuất bản năm 1867, quyển II năm 1885 và quyển III năm 1894. Các học thuyết về giá trị thặng dư là bức tranh toàn cảnh về tình hình nghiên cứu khoa học kinh tế chính trị thời trước khi C. Mác bắt tay viết 8 LỜI GIỚI THIỆU bộ Tư bản. Trong tác phẩm này, ông đã khái quát những ưu điểm và khuyết điểm trong phương pháp nghiên cứu dẫn đến những quan niệm đúng đắn và sai lầm của các trường phái kinh tế tư bản. Trong tác phẩm này, C. Mác nêu rõ, tất cả các nhà kinh tế chính trị học đều phạm sai lầm là đã không xét giá trị thặng dư dưới dạng thuần túy mà xét dưới hình thái đặc thù là lợi nhuận và địa tô. Trước phái trọng nông, người ta chỉ lấy trao đổi để giải thích giá trị thặng dư dưới hình thái lợi nhuận, tức là chỉ giải thích giá trị thặng dư bằng việc bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó, hay còn gọi là “lợi nhuận do chuyển nhượng”. Công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân tích tư bản trong giới hạn của tầm mắt tư sản; họ đã chuyển công tác nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp, như vậy là họ đã đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Họ đã coi những hình thái tồn tại vật chất của tư bản là những hình thái sinh lý của xã hội. Sai lầm ở đây là họ đã biến hình thái sản xuất tư bản chủ nghĩa thành một hình thái tự nhiên vĩnh cửu của sản xuất. Đối với họ, lao động nông nghiệp là lao động sản xuất duy nhất và là lao động duy nhất tạo ra giá trị thặng dư, còn địa tô là hình thái duy nhất của giá trị thặng dư. A. Smít đã do dự giữa hai định nghĩa về giá trị trao đổi, tức là giữa định nghĩa đúng cho rằng giá trị của các hàng hóa là do khối lượng lao động cần thiết để sản xuất ra các hàng hóa đó quyết định và định nghĩa sai khi cho rằng giá trị đó ngang với số lượng lao động sống mà hàng hóa đó có thể mua được. Khi nghiên cứu nguồn gốc giá trị thặng dư A. Smít đã theo định nghĩa đúng, và đã chỉ rõ: lợi nhuận có được là do lao động mà người công nhân đã thực hiện vượt số lượng lao động mà anh ta dùng để trả tiền công của mình, tức là bù lại tiền công của mình bằng một vật ngang giá. Như vậy A. Smít đã nắm được nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư. Nhưng khi xét mối quan hệ giữa lao động và tư bản, A. Smít lại băn khoăn: không hiểu vì sao trao đổi ngang giá mà nhà tư bản lại thu được lợi nhuận. Từ đó, A. Smít có cảm nhận: hình như việc trao đổi giữa lao động đã vật hóa và lao động sống đã đem lại một sự thay đổi trong việc định LỜI GIỚI THIỆU 9 giá trị tương đối của các hàng hóa. Bởi vậy, ông ta kết luận rằng khi mà điều kiện lao động đã đối lập với người công nhân làm thuê thì thời gian lao động không còn là thước đo nội tại điều tiết giá trị trao đổi của hàng hóa nữa. Theo C. Mác, sai lầm này là do A. Smít (và cả Đ. Ricácđô nữa) đã không phân biệt được lao động và sức lao động, mặc dù A. Smít biết rất rõ rằng thời gian lao động chi phí vào việc tái sản xuất ra sức lao động và nuôi dưỡng sức lao động rất khác với số lao động mà sức lao động có thể thực hiện được. C. Mác đã tìm hiểu sâu các học thuyết của Đ. Ricácđô về địa tô, về giá trị thặng dư, về lợi nhuận, về tích lũy tư bản, đã chỉ ra những thành tựu và những hạn chế của Đ. Ricácđô. Mặc dù Đ. Ricácđô còn mắc nhiều thiếu sót, như phủ định địa tô tuyệt đối; trình bày các quy luật về lợi nhuận một cách trực tiếp với tư cách là những quy luật về giá trị thặng dư, không qua những khâu trung gian; coi toàn bộ tư bản là tư bản khả biến; phủ nhận việc sản xuất thừa phổ biến dẫn tới khủng hoảng; coi chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao sự phát triển của nhân loại, tồn tại vĩnh viễn… C. Mác vẫn ca ngợi Đ. Ricácđô là một nhà khoa học trung thực: “Nếu quan điểm của Ricácđô phù hợp toàn bộ với lợi ích của giai cấp tư sản công nghiệp, thì đó chỉ là vì lợi ích của giai cấp này phù hợp - và chỉ trong chừng mực chúng phù hợp - với lợi ích của sản xuất hay với lợi ích của sự phát triển năng suất lao động của con người. Ở chỗ nào giai cấp tư sản mâu thuẫn với sự phát triển đó thì Ricácđô cũng chống lại giai cấp tư sản một cách không thương xót cũng như trong những trường hợp khác ông ta đã chống lại giai cấp vô sản và bọn quý tộc”1. Còn T. R. Mantuýt lại dựa vào mặt yếu của A. Smít để tìm cách xây dựng một học thuyết chống lại học thuyết mà Đ. Ricácđô đã xây dựng dựa trên mặt mạnh của A. Smít, nhằm rút ra những kết luận có lợi đối với giới quý tộc để chống lại giai cấp tư sản hoặc có lợi đối với cả hai giai cấp để chống lại giai cấp vô sản. __________________________________________________________ 1. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.26, phần II, tr.169. 10 LỜI GIỚI THIỆU Các học thuyết về giá trị thặng dư không chỉ là nguồn tư liệu quan trọng để C. Mác viết bộ Tư bản mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Từ tác phẩm này có thể rút ra một bài học rất quý cho những người nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học xã hội. Đó là muốn kế thừa có phê phán những thành tựu của những người đi trước, để có thể bổ sung những phát kiến mới, góp phần thúc đẩy môn khoa học mà mình theo đuổi lên tầm cao mới thì nhất thiết phải nắm được đầy đủ tình hình nghiên cứu về môn khoa học này. C. Mác không phải là người đầu tiên phát hiện ra giá trị thặng dư, nhưng ông đã luận chứng lý luận ấy một cách chặt chẽ, sáng tỏ và phát triển lý luận đó một cách triệt để, nhờ kế thừa có phê phán các đại biểu xuất sắc của môn khoa học này. Tác phẩm này là nguồn tư liệu quý cho những người nghiên cứu lịch sử tư tưởng kinh tế, nhất là nghiên cứu về phái trọng nông, kinh tế chính trị tư sản cổ điển, và kinh tế chính trị tầm thường. Đọc kỹ tác phẩm này sẽ hiểu sâu sắc hơn những nguyên lý và những phạm trù kinh tế chính trị được trình bày trong bộ Tư bản. Một số vấn đề quan trọng được trình bày xen kẽ theo những mục tương hợp trong bộ Tư bản, khiến người đọc muốn hiểu rõ và đầy đủ phải tổng hợp, hệ thống hóa, nhưng trong tác phẩm Các học thuyết về giá trị thặng dư lại phân tích các quan điểm khác nhau về từng vấn đề ấy thành một chuyên mục giúp người đọc nghiên cứu thuận lợi hơn. Trong lý luận về giá trị thặng dư, C. Mác đã vạch trần thực chất bóc lột tư bản chủ nghĩa là cội nguồn đối lập kinh tế giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Theo C. Mác, việc bóc lột lao động đều có trong tất cả các hình thái xã hội từ khi xã hội phân chia giai cấp đến nay. Nhưng chỉ khi nào kẻ sở hữu tư liệu sản xuất tìm ra được người công nhân tự do, với tư cách là đối tượng bóc lột, và bóc lột người công nhân đó nhằm mục đích sản xuất ra hàng hoá để thu được giá trị tăng thêm, thì khi đó mới là bóc lột giá trị thặng dư, tư liệu sản xuất mới trở thành tư bản. Sự vĩ đại của C. Mác là ở chỗ ông đã phát hiện ra rằng, quan hệ mua bán giữa công nhân và tư bản không phải là mua bán hàng hóa lao động mà là mua LỜI GIỚI THIỆU 11 bán một loại hàng hóa đặc biệt - hàng hóa sức lao động. Hàng hóa này có giá trị và giá trị sử dụng khác với các hàng hóa thông thường. Giá trị của hàng hóa sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, nó được tính bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động của người công nhân và bao hàm những yếu tố tinh thần, lịch sử và dân tộc… Giá trị sử dụng của hàng hóa này (tức là tiêu dùng nó trong quá trình sản xuất) có khả năng tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của chính nó là sức lao động. Do đó, dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân trên cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn thu được phần giá trị dôi ra. Phần dôi ra này được Mác gọi là giá trị thặng dư. Như vậy, bóc lột giá trị thặng dư là quy luật bóc lột đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất đó, quyết định sự phát sinh, phát triển, diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác đã vạch rõ bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư, vén tấm màn che bí mật của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ rõ quá trình ra đời, phát triển và tiêu vong của chủ nghĩa tư bản. Ngày nay, chủ nghĩa tư bản đã có nhiều thay đổi so với thời đại của Mác. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất và những mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản đã có một số điều chỉnh về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, phân phối cho phù hợp với thời đại và xoa dịu sự phản kháng của người lao động, nhưng vẫn không làm thay đổi bản chất bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản. Bóc lột giá trị thặng dư vẫn là điều kiện sống còn, đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Học thuyết giá trị thặng dư vẫn là vũ khí tư tưởng sắc bén của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản. Nắm vững học thuyết giá trị thặng dư và bản chất của sản xuất hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước đây, do quan niệm giá trị thặng dư chỉ có dưới chế độ tư bản, đồng nhất sản xuất giá trị thặng dư với bóc lột nên đã hình thành quan điểm sai lệch rằng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa không có sản xuất giá trị thặng dư trong 12 LỜI GIỚI THIỆU doanh nghiệp. Điều đó dẫn đến sự nhận thức sai lệch về kinh tế tư nhân, về vai trò của giới doanh nhân, hạn chế sự phát triển của sản xuất, không phát huy được tiềm năng, thế mạnh của đất nước. Tuy nhiên, giá trị thặng dư luôn gắn liền với sản xuất hàng hóa, là mục tiêu của nhà sản xuất, của các doanh nghiệp trong nền sản xuất hàng hóa. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sản xuất giá trị thặng dư và hàng hóa sức lao động vẫn tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội. Do vậy, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo lý thuyết sản xuất giá trị thặng dư cho phù hợp với thực tiễn. GS. TS. NGND. Đỗ Thế Tùng 13 [NỘI DUNG BẢN THẢO CUỐN "CÁC HỌC THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ"]1 [VI - 219b] Nội dung quyển vở VI: 5) Các học thuyết về giá trị thặng dư2 a) Sir Giêm-xơ Xtiu-át b) Phái trọng nông c) A.Xmít [VI - 219b] [VII - 272b] [Nội dung quyển vở VII] 5) Các học thuyết về giá trị thặng dư a) A.Xmít (tiếp theo) (Nghiên cứu xem làm thế nào mà lợi nhuận hàng năm và tiền công hàng năm lại có thể mua được những hàng hóa đã sản xuất ra trong năm, những hàng hóa này, ngoài lợi nhuận và tiền công ra, còn bao gồm cả tư bản bất biến nữa) [VII - 272b] [VIII - 331b] [Nội dung quyển vở VIII] 5) Các học thuyết về giá trị thặng dư c) A.Xmít (kết thúc)3 [VIII - 331b] [IX - 376b] [Nội dung quyển vở IX] 5) Các học thuyết về giá trị thặng dư c) A.Xmít. Kết thúc d) Nếch-ke [IX - 376b] 14 [NỘI DUNG BẢN THẢO] [X - 421c] [Nội dung quyển vở X] 5) Các học thuyết về giá trị thặng dư Ngoài đề. Biểu kinh tế của Kê-nê e) Lanh-ghê f) Brây g) Ông Rốt-béc-tút. Ngoài đề. Lý luận mới về địa tô [X-421c] [XI - 490a] [Nội dung quyển vở XI] 5) Các học thuyết về giá trị thặng dư g) Rốt-béc-tút Ngoài đề. Những nhận xét về lịch sử khám phá ra cái gọi là quy luật Ri-các-đô h) Ri-các-đô Lý luận về giá cả các chi phí ở Ri-các-đô và A.Xmít (Bác bỏ) Lý luận của Ri-các-đô về địa tô Những biểu địa tô chênh lệch có giải thích [XI - 490a] [XII - 580b] [Nội dung quyển vở XII] 5) Các học thuyết về giá trị thặng dư h) Ri-các-đô Biểu địa tô chênh lệch có giải thích (Xét ảnh hưởng của sự thay đổi giá trị các tư liệu sinh hoạt và nguyên liệu - do đó, cũng xét ảnh hưởng của sự thay đổi giá trị các máy móc - đến cấu thành hữu cơ của tư bản) Lý luận của Ri-các-đô về địa tô Lý luận của A.Xmít về địa tô [NỘI DUNG BẢN THẢO] 15 Lý luận của Ri-các-đô về giá trị thặng dư Lý luận của Ri-các-đô về lợi nhuận [XII - 580b] [XIII - 670a] [Nội dung quyển vở XIII] 5) Các học thuyết về giá trị thặng dư, v.v. h) Ri-các-đô Lý luận của Ri-các-đô về lợi nhuận Lý luận của Ri-các-đô về tích lũy. Phê phán lý luận đó. (Giải thích các cuộc khủng hoảng từ hình thái cơ bản của tư bản) Những điểm khác ở Ri-các-đô. Kết thúc phần về Ri-các-đô (Giôn Bác-tơn) i) Man-tút [XIII - 670a] [XIV - 771a] [Nội dung quyển vở XIV và dàn bài của những chương cuối cùng cuốn "Các học thuyết về giá trị thặng dư"] 5) Các học thuyết về giá trị thặng dư i) Man-tút k) Sự tan rã của trường phái Ri-các-đô (To-ren-xơ, Giêm-xơ Min, Prê-vô, những tác phẩm có tính chất luận chiến, Mắc-Cu-lốc, Uây-cơ-phin, Stiếc-linh, Giôn Xtiu-ác Min) l) Những đối thủ của các nhà kinh tế chính trị học4 (Brây với tư cách là đối thủ của các nhà kinh tế chính trị học)5 m) Ram-xây n) Séc-buy-li-ê o) Ri-sớt Giôn-xơ6. (Kết thúc của phần 5 này) Phần thêm vào: Thu nhập và những nguồn của thu nhập7 [XIV - 771a] [XV - 862a] [Nội dung quyển vở XV] 5) Các học thuyết về giá trị thặng dư 16 [NỘI DUNG BẢN THẢO] 1) Những đối thủ vô sản dựa trên cơ sở của Ri-các-đô 2) Ra-ven-xtơn. Kết thúc8 3) và 4) Hốt-xkin9 (Của cải hiện có trong mối quan hệ của nó đối với sự vận động của sản xuất) Cái gọi là tích lũy [Aufhäufung] chỉ là một hiện tượng của lưu thông (dự trữ, v.v. - những thùng chứa của lưu thông) (Lợi tức kép; việc dựa vào lợi tức kép để giải thích việc giảm tỷ suất lợi nhuận) Khoa kinh tế chính trị tầm thường10 (Sự phát triển của tư bản sinh lợi tức trên cơ sở của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa) (Tư bản sinh lợi tức và tư bản thương nghiệp trong mối quan hệ của chúng đối với tư bản công nghiệp. Những hình thái cổ hơn. Những hình thái phái sinh) (Nạn cho vay nặng lãi. Lu-the, v.v.)11 [XV - 862a] 17 [NHẬN XÉT CHUNG] [VI - 220] Tất cả các nhà kinh tế chính trị học đều phạm phải cái sai lầm là đã không xét giá trị thặng dư dưới dạng thuần túy, với tư cách là giá trị thặng dư, mà xét dưới hình thái đặc thù là lợi nhuận và địa tô. Từ chỗ đó, tất nhiên phải phát sinh ra những nhầm lẫn như thế nào về mặt lý luận, điều đó sẽ được bóc trần đầy đủ hơn ở chương ba, là chương phân tích cái hình thái rất biến tướng mà giá trị thặng dư đã mang lấy khi chuyển sang hình thái lợi nhuận12. 18 [NỘI DUNG BẢN THẢO] 19 [CHƯƠNG I] SIR GIÊM-XƠ XTIU-ÁT [SỰ KHÁC NHAU GIỮA "LỢI NHUẬN DO CHUYỂN NHƯỢNG" VÀ SỰ TĂNG THỰC TẾ CỦA CỦA CẢI] Trước phái trọng nông, người ta chỉ lấy trao đổi để giải thích giá trị thặng dư, - tức là lợi nhuận, giá trị thặng dư dưới hình thái lợi nhuận, - chỉ giải thích giá trị thặng dư bằng việc bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó. Xét toàn bộ, thì Sir Giêm-xơ Xtiu-át đã không vượt qua được những khuôn khổ của cái quan niệm chật hẹp trên đây; hay nói cho đúng hơn, chính ông ta là người đã diễn đạt một cách khoa học cái quan niệm đó. Tôi nói: đã diễn đạt "một cách khoa học". Thật vậy, Xtiu-át không tán thành điều không tưởng cho rằng giá trị thặng dư mà nhà tư bản cá biệt nhận được bằng cách bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó, là một sự sáng tạo ra của cải mới. Vì thế, ông phân biệt lợi nhuận thực tế và lợi nhuận tương đối: "Lợi nhuận thực tế không phải là một sự thiệt thòi cho ai cả; nó là kết quả của việc tăng thêm lao động, sự chuyên cần hoặc sự khéo léo, và nó làm cho tài sản của xã hội tăng lên hoặc phát triển thêm... Lợi nhuận tương đối là một sự thiệt thòi đối với một người nào đó; nó chứng tỏ rằng cán cân của cải giữa những phía hữu quan đã biến động, nhưng không giả định một sự tăng thêm nào vào tổng số của cải cả... Để hiểu lợi nhuận hỗn hợp cũng không có gì khó khăn lắm: đó là một thứ lợi nhuận 20 [CHƯƠNG I] ... một phần là tương đối, một phần là thực tế... Cả hai loại lợi nhuận này có thể tồn tại gắn chặt với nhau trong cùng một công việc kinh doanh" ("Principles of Political Economy", voi. I. The Works of Sir James Steuart etc., ed. by General Sir James Steuart, hir son etc. in 6 volumes. London, 1805, tr.275-286). Lợi nhuận thực tế phát sinh từ việc "tăng thêm lao động, sự chuyên cần và sự khéo léo". Xtiu-át đã không tìm xem lợi nhuận đó phát sinh từ việc tăng thêm này như thế nào. Những điều ông ta bổ sung thêm về việc lợi nhuận đó làm cho "tài sản của xã hội" tăng thêm và phát triển thêm, có thể cho phép người ta kết luận rằng Xtiu-át hiểu đó chỉ là việc tăng thêm khối lượng các giá trị sử dụng, do sự phát triển của sức sản xuất của lao động gây nên, và ông ta xét lợi nhuận thực tế đó hoàn toàn tách với lợi nhuận của các nhà tư bản là thứ lợi nhuận bao giờ cũng giả định rằng giá trị trao đổi phải tăng lên. Những đoạn trình bày về sau của ông hoàn toàn xác nhận ý kiến này. Cụ thể, ông ta nói: "Trong giá cả của hàng hóa, tôi xét thấy hai yếu tố là thực sự tồn tại và khác hẳn nhau: giá trị thực tế của hàng hóa và lợi nhuận do chuyển nhượng [profit upon alienation]" (tr.244). Như vậy là giá cả hàng hóa gồm có hai yếu tố hoàn toàn khác nhau: một là, giá trị thực tế của hàng hóa, hai là, "lợi nhuận do chuyển nhượng", tức là lợi nhuận thực hiện được khi chuyển nhượng, khi bán hàng hóa đó ra. [221] Như vậy, có được "lợi nhuận do chuyển nhượng" đó là do giá cả hàng hóa cao hơn giá trị thực tế của nó, hay nói một cách khác, là do hàng hóa được bán cao hơn giá trị của nó. Ở đây, cái mà bên này được bao giờ cũng là cái mà bên kia mất. Không có một sự "tăng thêm nào vào tổng số của của cải cả". Lợi nhuận, - đáng lẽ phải nói là giá trị thặng dư - là tương đối, và chung quy chỉ làm cho "cán cân của cải giữa những phía hữu quan biến động”. Bản thân Xtiu-át cũng bác bỏ cái quan niệm cho rằng có thể giải thích được giá trị thặng dư bằng cách đó. Học thuyết của SIR GIÊM-XƠ XTIU-ÁT 21 ông về sự "biến động của cán cân của cải giữa những phía hữu quan", mặc dù nó không hề đề cập tới bản chất và nguồn gốc của bản thân giá trị thặng dư, nhưng vẫn có tác dụng quan trọng khi chúng ta nghiên cứu sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp khác nhau, dưới những mục đích khác nhau như lợi nhuận, lợi tức, địa tô. Xtiu-át cho rằng toàn bộ lợi nhuận của nhà tư bản cá biệt chỉ nằm trong giới hạn "lợi nhuận tương đối", "lợi nhuận do chuyển nhượng" đó thôi, - điều đó lộ rõ trong đoạn văn sau đây: Ông ta nói: trung bình thì "giá trị thực tế" được quy định bởi "số lượng" lao động mà "thông thường một người thợ trong nước có thể thực hiện được... trong một ngày, một tuần, một tháng, v.v.". Hai là, nó được quy định bởi "giá trị các tư liệu sinh hoạt của người thợ và những chi phí cần thiết khác để thỏa mãn nhu cầu cá nhân... cũng như để mua sắm những dụng cụ nhà nghề của anh ta; tất cả những cái đó vẫn phải lấy mức trung bình"... Ba là, bởi "giá trị các vật liệu" (tr.244-245). "Nếu biết được ba khoản đó, thì có thể xác định được giá cả của sản phẩm. Giá cả ấy không thể thấp hơn tổng số ba khoản trên, nghĩa là không thể thấp hơn giá trị thực tế. Tất cả số thặng ra ngoài giá trị thực tế này là lợi nhuận của chủ xưởng. Lợi nhuận này bao giờ cũng ăn khớp với số cầu, và vì thế nó sẽ thay đổi tùy theo tình hình (s.đ.d., tr.245). "Do đó cần phải có một số cầu lớn để cho các công trường thủ công được phồn vinh... Các nhà công nghiệp căn cứ vào số lợi nhuận mà họ tin chắc sẽ thu được để điều chỉnh mức chi tiêu và lối sống của họ cho phù hợp" (s.đ.d., tr.246). Vì vậy, ta thấy rõ: lợi nhuận của "chủ xưởng", của nhà tư bản cá biệt, bao giờ cũng chỉ là "lợi nhuận tương đối", bao giờ cũng chỉ là "lợi nhuận do chuyển nhượng", bao giờ cũng phát sinh từ chỗ giá cả của hàng hóa cao hơn giá trị thực tế của nó, từ chỗ hàng hóa được bán cao hơn giá trị của nó. Do đó, nếu tất cả mọi hàng hóa đều được bán theo giá trị của chúng thì sẽ không có một lợi nhuận nào. Xtiu-át đã dành cho vấn đề này một chương riêng, trong đó ông nghiên cứu tỉ mỉ xem 22 [CHƯƠNG I] "lợi nhuận kết hợp với chi phí sản xuất thành một tổng thể như thế nào" (s.đ.d., t.III, tr.11 và các trang sau). Một mặt, Xtiu-át bác bỏ cái quan niệm của thuyết tiền tệ và thuyết trọng thương cho rằng việc bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó và lợi nhuận thu được do việc bán này đã tạo ra giá trị thặng dư, đã làm cho của cải tăng lên thực sự1); nhưng mặt khác, ông vẫn là người tán thành cái quan điểm của những học thuyết trên, cho rằng lợi nhuận của tư bản cá biệt chẳng qua chỉ là số thặng ra của giá cả so với giá trị [222] - tức là "lợi nhuận do chuyển nhượng", nhưng theo ý kiến ông, lợi nhuận đó chỉ là tương đối, vì cái mà người này được lại là cái mà người khác mất, và vì vậy, sự vận động của lợi nhuận chỉ quy lại thành "một sự biến động của cán cân của cải giữa những phía hữu quan" mà thôi. Như vậy, về phương diện này, Xtiu-át là người trình bày một cách hợp lý thuyết tiền tệ và thuyết trọng thương. Công lao của ông trong việc giải thích tư bản là ở chỗ ông đã trình bày cái quá trình trong đó các điều kiện sản xuất, với tư cách là sở hữu của một giai cấp nhất định, đã tách rời khỏi sức lao động như thế nào13. Xtiu-át đã chú ý rất nhiều đến cái quá trình phát sinh đó của tư bản; tuy ông còn chưa hiểu một cách trực tiếp rằng quá trình đó là quá trình phát sinh của tư bản, nhưng ông vẫn coi nó là điều kiện tồn tại của nền đại công nghiệp. Xtiu-át đặc biệt nghiên cứu quá trình này trong nông nghiệp và đã nhận định một cách đúng đắn rằng chỉ nhờ có cái quá trình tách rời đó, diễn ra trong nông nghiệp, mà nền công nghiệp chế 1) Vả lại, ngay cả thuyết tiền tệ cũng cho rằng lợi nhuận này không phải phát sinh ở trong nước, mà chỉ phát sinh trong sự trao đổi với các nước khác. Thuyết trọng thương không thấy xa hơn cái quan niệm cho rằng giá trị đó được thể hiện trong tiền (vàng và bạc) và vì vậy, giá trị thặng dư được thể hiện ra trong bảng cân đối thương mại được thanh toán bằng tiền. SIR GIÊM-XƠ XTIU-ÁT 23 tạo, với tư cách là công nghiệp chế tạo, mới xuất hiện được. Ở A-đam Xmít thì cái quá trình tách rời này được coi như là đã có sẵn rồi. (Cuốn sách của Xtiu-át [xuất bản] ở Luân Đôn năm 1767, cuốn của Tuyếc-gô [viết xong] năm 1766, cuốn của A-đam Xmít - năm 1775). 24 [CHƯƠNG II] PHÁI TRỌNG NÔNG [1) VIỆC CHUYỂN VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TỪ LĨNH VỰC LƯU THÔNG SANG LĨNH VỰC SẢN XUẤT. QUAN ĐIỂM COI ĐỊA TÔ LÀ MỘT HÌNH THÁI DUY NHẤT CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ] Công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân tích tư bản trong giới hạn của tầm mắt tư sản. Chính công lao này đã làm cho họ trở thành những người cha thực sự của khoa kinh tế chính trị hiện đại. Trước hết, họ đã phân tích những bộ phận cấu thành vật chất khác nhau, mà trong quá trình lao động, tư bản tồn tại và phân giải thành. Người ta không thể trách họ, cũng như không thể trách tất cả những người kế tục họ, là đã coi những hình thái tồn tại vật chất ấy của tư bản - tức là dụng cụ, nguyên liệu, v.v. - là tư bản, tách rời khỏi những điều kiện xã hội mà nó gặp phải trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nói tóm lại, không thể trách họ là đã xét chúng dưới cái hình thái trong đó chúng là những yếu tố của quá trình lao động nói chung, không phụ thuộc vào hình thái xã hội của tư bản. Chính vì vậy mà phái trọng nông đã biến hình thái sản xuất tư bản chủ nghĩa thành một hình thái tự nhiên, vĩnh cửu nào đó của sản xuất. Đối với họ, các hình thái sản xuất tư sản nhất định phải mang cái dạng những hình thái tự nhiên của sản xuất. Công lao lớn của họ là đã coi những hình thái ấy như là những hình thái sinh lý của xã PHÁI TRỌNG NÔNG 25 hội: như những hình thái do sự cần thiết tự nhiên của bản thân sản xuất đòi hỏi và không phụ thuộc vào ý chí, chính trị, v.v.. Đó là những quy luật vật chất; sai lầm ở đây chỉ là ở chỗ coi quy luật vật chất của một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội như là một quy luật trừu tượng, chi phối tất cả các hình thái xã hội một cách giống nhau. Ngoài sự phân tích đó đối với các yếu tố vật chất đã cấu thành nên tư bản trong quá trình lao động, phái trọng nông còn nghiên cứu những hình thái mà tư bản mang lấy trong lưu thông (tư bản cố định, tư bản lưu động, mặc dù những thuật ngữ do phái trọng nông dùng còn là những thuật ngữ khác) và nói chung, họ còn xác định mối quan hệ giữa quá trình lưu thông và quá trình tái sản xuất tư bản. Về vấn đề này, còn phải trở lại trong chương nói về lưu thông14. Trong cả hai điểm chủ yếu ấy, A.Xmít đã thừa hưởng di sản của phái trọng nông. Về mặt này, công lao của ông là đã xác định được các phạm trù trừu tượng khi làm cho các tên gọi mà ông dùng để gọi những sự phân biệt do phái trọng nông đã phân tích, mang tính chất cố định hơn. [223] Như chúng ta đã thấy15, nói chung, cái cơ sở để phát triển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sức lao động với tư cách là một hàng hóa thuộc về người công nhân, đối lập với những điều kiện lao động như là những hàng hóa tự tách ra một cách vững chắc dưới hình thái tư bản và tồn tại một cách độc lập đối với công nhân. Việc quy định giá trị của sức lao động với tư cách là hàng hóa có một ý nghĩa rất quan trọng. Giá trị đó bằng thời gian lao động cần thiết để tạo ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho việc tái sản xuất ra sức lao động, hay là bằng giá cả của các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho sự tồn tại của công nhân với tư cách là công nhân. Chỉ trên cơ sở đó mới phát sinh sự khác nhau giữa giá trị sức lao động và giá trị do việc sử dụng sức lao động ấy tạo nên, - một sự khác nhau không tồn tại đối với bất 26 [CHƯƠNG II] cứ một thứ hàng hóa nào khác, bởi vì giá trị sử dụng, và do đó, việc tiêu dùng bất cứ một thứ hàng hóa nào khác, cũng đều không thể nào làm tăng giá trị trao đổi của nó lên được, hay không thể nào làm tăng thêm những giá trị trao đổi mà người ta nhận được do đem hàng hóa đó ra đổi lấy. Như vậy, cơ sở của khoa kinh tế chính trị hiện đại chuyên phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là cái quan điểm coi giá trị sức lao động như là một cái gì cố định, như là một đại lượng cho sẵn, như nó đã tồn tại thực tế trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy, mức tối thiểu của tiền công đúng là cái trục trung tâm trong học thuyết của phái trọng nông. Dù chưa nhận thức được bản chất của giá trị, các nhà trọng nông cũng đã xác định được khái niệm hết sức tối thiểu của tiền công, bởi vì giá trị sức lao động ấy thể hiện ra trong giá cả các tư liệu sinh hoạt cần thiết, tức là trong một tổng số nào đó của những giá trị sử dụng nhất định. Trong lúc chưa giải thích được bản chất của giá trị nói chung, họ cũng vẫn có thể coi giá trị sức lao động như là một đại lượng nhất định, bởi vì điều đó cần thiết cho các cuộc nghiên cứu của họ. Hơn nữa, nếu họ có sai lầm là đã coi mức tối thiểu đó như là một đại lượng không thay đổi, mà họ cho là hoàn toàn do tự nhiên chứ không phải do trình độ phát triển của lịch sử quy định, bản thân trình độ phát triển này cũng lại là một đại lượng chịu những sự thay đổi, - thì điều đó cũng không mảy may đụng chạm đến tính chất đúng đắn trừu tượng của các kết luận của họ, bởi vì sự khác nhau giữa giá trị sức lao động và giá trị do việc sử dụng sức lao động đó tạo ra hoàn toàn không phụ thuộc vào việc người ta quy cho giá trị sức lao động đó một đại lượng như thế nào, lớn hay nhỏ. Phái trọng nông đã chuyển công tác nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp, như vậy là họ đã đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trang bản thảo "Các h PHÁI TRỌNG N NÔNG ọc thuyết về giá trị th hặng dư" của C.Mác, của Ph.Ăng-ghen (ở c cuối trang) 27 có chỗ chữa 28 [CHƯƠNG II] Họ đã hoàn toàn đúng khi đưa ra cái luận điểm cơ bản cho rằng chỉ có lao động nào tạo ra giá trị thặng dư, tức là chỉ có lao động nào mà sản phẩm chứa đựng một giá trị vượt quá tổng số những giá trị đã bị tiêu dùng đi trong khi sản xuất ra sản phẩm đó, thì lao động đó mới là lao động sản xuất. Vì người ta đã biết giá trị của nguyên liệu và vật liệu, còn giá trị của sức lao động thì bằng mức tối thiểu của tiền công, cho nên rõ ràng là giá trị thặng dư đó chỉ có thể là số lao động thặng ra mà người công nhân cung cấp cho nhà tư bản, ngoài cái khối lượng lao động mà người công nhân nhận được dưới hình thái tiền công của họ. Thực ra, giá trị thặng dư ở các nhà trọng nông vẫn còn chưa thể hiện ra dưới hình thái như vậy, vì họ còn chưa quy giá trị nói chung thành cái thực thể giản đơn của nó, tức là thành số lượng lao động hay thời gian lao động. [224] Dĩ nhiên, phương pháp trình bày vấn đề của phái trọng nông tất phải do cái quan điểm chung của họ về bản chất của giá trị quyết định, theo quan điểm của họ, giá trị không phải là một phương thức tồn tại xã hội nhất định của sự hoạt động của con người (lao động), mà nó gồm cái thực thể do đất đai và thiên nhiên mang lại, và gồm những biến dạng khác nhau của thực thể đó. Không có một ngành sản xuất nào mà sự khác nhau giữa giá trị sức lao động và giá trị do việc sử dụng sức lao động ấy tạo ra, - nghĩa là giá trị thặng dư do việc mua sức lao động mang lại cho người nào sử dụng sức lao động ấy, - lại thể hiện ra một cách rõ ràng không ai chối cãi được như trong nông nghiệp, ngành đầu tiên của sản xuất. Tổng số tư liệu sinh hoạt mà người công nhân tiêu dùng từ năm này qua năm khác, hay là khối lượng vật chất mà anh ta tiêu dùng, là ít hơn tổng số tư liệu sinh hoạt mà anh ta sản xuất ra. Trong công nghiệp, nói chung, người ta không thấy được một cách trực tiếp việc người công nhân sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của họ và cũng không thấy được việc anh ta còn PHÁI TRỌNG NÔNG 29 sản xuất một số thặng ra ngoài các tư liệu sinh hoạt đó. Ở đây, quá trình này lại do việc bán và mua, do những hành động khác nhau của lưu thông làm trung gian, và muốn hiểu quá trình đó thì cần phải phân tích giá trị nói chung. Trong nông nghiệp, quá trình đó trực tiếp bộc lộ ra trong những giá trị sử dụng đã được sản xuất thặng ra so với những giá trị sử dụng mà người công nhân đã tiêu dùng, vì thế người ta có thể nhận thức được quá trình đó mà không cần phải phân tích giá trị nói chung và hiểu rõ bản chất của giá trị. Như vậy, người ta cũng có thể hiểu được quá trình đó, ngay cả trong trường hợp người ta quy giá trị thành giá trị sử dụng và quy giá trị sử dụng thành vật chất nói chung. Vì thế, đối với phái trọng nông, lao động nông nghiệp là lao động sản xuất duy nhất, vì theo họ, lao động đó là lao động duy nhất tạo ra giá trị thặng dư, còn địa tô là hình thái duy nhất của giá trị thặng dư mà họ biết được. Họ cho rằng, trong công nghiệp, người lao động không làm tăng thêm khối lượng vật chất, họ chỉ thay đổi hình thái của vật chất. Vật liệu, tức là khối lượng vật chất, là do nông nghiệp cung cấp cho anh ta. Thực ra, anh ta có gia thêm giá trị cho vật chất, nhưng không phải bằng lao động của mình, mà bằng những chi phí sản xuất của lao động của anh ta, tức là bằng những tư liệu sinh hoạt mà anh ta tiêu dùng trong thời gian lao động, và tổng số những tư liệu sinh hoạt đó ngang với mức tối thiểu của tiền công mà anh ta nhận được từ nông nghiệp. Vì lao động nông nghiệp được coi là lao động sản xuất duy nhất, nên cái hình thái giá trị thặng dư phân biệt lao động nông nghiệp với lao động công nghiệp - tức là địa tô, - được coi là hình thái duy nhất của giá trị thặng dư. Chính vì vậy mà ở phái trọng nông không có lợi nhuận của tư bản, lợi nhuận theo đúng nghĩa của chữ ấy, mà bản thân địa tô chỉ là một chi nhánh mà thôi. Đối với phái trọng nông, lợi nhuận chỉ là một loại tiền công cao hơn, do những người sở hữu ruộng đất trả và được các nhà tư bản tiêu dùng với tư cách là thu nhập 30 [CHƯƠNG II] (do đó, lợi nhuận cũng hoàn toàn nằm trong chi phí sản xuất như mức tối thiểu của tiền công mà những người công nhân bình thường nhận được), và nó làm tăng thêm giá trị của nguyên liệu, bởi vì nó nằm trong những chi phí mà nhà tư bản, nhà công nghiệp, phải tiêu dùng trong lúc hắn sản xuất ra sản phẩm, trong lúc hắn biến nguyên liệu thành sản phẩm mới. Vì vậy, một số người trong phái trọng nông, như Mi-ra-bô cha chẳng hạn, đã coi giá trị thặng dư dưới hình thái lợi tức tiền tệ - một chi nhánh khác của lợi nhuận - là cho vay nặng lãi, là ngược lại với tự nhiên. Trái lại, Tuyếc-gô lại cho lợi tức tiền tệ là chính đáng, với lý do là nhà tư bản tiền tệ có thể mua được ruộng đất, nghĩa là địa tô, và do đó tư bản tiền tệ của hắn phải mang lại cho hắn một giá trị thặng dư ngang với cái giá trị thặng dư mà hắn có thể nhận được nếu hắn đem số tư bản tiền tệ đó biến thành ruộng đất. Như vậy, theo quan điểm này, lợi tức tiền tệ cũng không phải là giá trị mới được tạo ra, không phải là giá trị thặng dư; ở đây chỉ giải thích tại sao một bộ phận của giá trị thặng dư do những kẻ sở hữu ruộng đất nhận được lại chuyển sang tay các nhà tư bản tiền tệ dưới hình thái lợi tức, cũng như giải thích bằng những nguyên nhân khác [225] tại sao một bộ phận của giá trị thặng dư ấy lại rơi vào tay nhà tư bản công nghiệp dưới hình thái lợi nhuận. Vì lao động nông nghiệp, theo ý kiến của các nhà trọng nông, là lao động sản xuất duy nhất, là lao động duy nhất tạo ra giá trị thặng dư, cho nên cái hình thái giá trị thặng dư phân biệt lao động nông nghiệp với tất cả các loại lao động khác - tức là địa tô - mới là hình thái phổ biến của giá trị thặng dư. Lợi nhuận công nghiệp và lợi tức tiền tệ chỉ là những mục khác nhau, theo đó địa tô được phân ra và được chuyển từng bộ phận nhất định từ tay kẻ sở hữu ruộng đất sang tay các giai cấp khác. Điều đó hoàn toàn trái ngược với cái quan điểm mà từ A-đam Xmít trở đi, các nhà kinh tế chính trị học sau này đều kiên trì, bởi vì những người này nhận thức một cách đúng PHÁI TRỌNG NÔNG 31 đắn rằng lợi nhuận công nghiệp là cái hình thái giá trị thặng dư mà tư bản chiếm đoạt được đầu tiên, và vì vậy, là cái hình thái phổ biến ban đầu của giá trị thặng dư, còn lợi tức và địa tô thì họ chỉ coi là những chi nhánh của lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận này được các nhà tư bản công nghiệp đem phân phối cho các giai cấp khác nhau, những giai cấp chung nhau chiếm hữu giá trị thặng dư. Ngoài lý do đã trình bày trên đây, - lý do cho rằng lao động nông nghiệp là một loại lao động mà việc sáng tạo ra giá trị thặng dư thể hiện ra dưới một hình thái vật chất cụ thể và bộc lộ ra ngoài các quá trình lưu thông, - thì các nhà trọng nông còn đưa ra những lý do khác để giải thích quan điểm của họ. Một là, trong nông nghiệp, địa tô xuất hiện như là yếu tố thứ ba, như là một hình thái giá trị thặng dư hoàn toàn không có trong công nghiệp, hoặc chỉ tồn tại trong công nghiệp trong chốc lát mà thôi. Đó là giá trị thặng dư ngoài giá trị thặng dư (ngoài lợi nhuận), do đó, là một hình thái giá trị thặng dư cụ thể nhất và nổi bật nhất, là giá trị thặng dư bình phương. Nhà kinh tế chính trị học thô thiển Các An-đơ nói ("Die naturgemässe Volkswirtschaft" etc. Hanau, 1845, tr.461-462), "Nông nghiệp sản xuất ra, dưới hình thái địa tô, một giá trị mà người ta không thấy trong công nghiệp cũng như trong thương nghiệp: đó là giá trị còn lại sau khi đã bù lại toàn bộ số tiền công đã trả và tất cả lợi nhuận chi phí cho tư bản". Hai là, nếu chúng ta gác ngoại thương sang một bên, - đó là điều mà các nhà trọng nông đã làm một cách hoàn toàn đúng đắn, và phải làm để nghiên cứu xã hội tư sản một cách trừu tượng, - thì rõ ràng là số lượng những người lao động trong ngành công nghiệp chế biến, v.v., và hoàn toàn tách rời khỏi nông nghiệp (tức là "những bàn tay tự do", theo danh từ của Xtiu-át), được quyết định bởi khối lượng sản phẩm nông nghiệp mà những người lao động nông nghiệp đã sản xuất thặng ra ngoài sự tiêu dùng cá nhân của họ. 32 [CHƯƠNG II] "Rõ ràng số lượng tương đối những người có thể sống mà không lao động nông nghiệp, là hoàn toàn phụ thuộc vào năng suất lao động của những người làm ruộng". R.Jones. On the Distribution of Wealth. London. 1831, tr.159-160) [Bản dịch tiếng Nga: Ri-sớt Giôn-xơ. Các tác phẩm kinh tế. Nhà xuất bản sách kinh tế - xã hội, 1937, tr.114]. Như vậy, lao động nông nghiệp là cái cơ sở tự nhiên (xem vấn đề này ở một trong các quyển vở trước)16 không phải chỉ riêng cho lao động thặng dư trong lĩnh vực của bản thân ngành nông nghiệp, mà nó còn là cái cơ sở tự nhiên để biến tất cả các ngành lao động khác thành những ngành độc lập, và do đó nó là cơ sở tự nhiên cho giá trị thặng dư được tạo ra trong các ngành đó; vì vậy, rõ ràng là chừng nào mà một lao động cụ thể nhất định, chứ không phải là lao động trừu tượng và thước đo của nó là thời gian lao động, còn được coi là thực thể của giá trị nói chung, thì chừng đó người ta phải coi lao động nông nghiệp là cái sáng tạo ra giá trị thặng dư. [226] Ba là, bất cứ giá trị thặng dư nào cũng thế, cả tương đối lẫn tuyệt đối, đều dựa vào một năng suất lao động nhất định nào đó. Nếu năng suất lao động chỉ đạt đến một mức độ phát triển mà thời gian lao động của một người chỉ đủ duy trì đời sống của bản thân họ, chỉ đủ để sản xuất và tái sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt của bản thân, thì sẽ không có một lao động thặng dư nào cả, không có một giá trị thặng dư nào cả, và nói chung, sẽ không có một sự khác nhau nào cả giữa giá trị sức lao động và giá trị do việc sử dụng sức lao động đó tạo ra. Vì vậy, khả năng có được lao động thặng dư và giá trị thặng dư được quyết định bởi một năng suất lao động nhất định nào đấy, một năng suất làm cho sức lao động có thể tạo ra một giá trị mới, cao hơn giá trị của bản thân nó, có thể sản xuất nhiều hơn cái cần thiết để duy trì quá trình sinh tồn của nó. Đồng thời, như chúng ta đã thấy ở điểm thứ hai, năng suất ấy, mức năng suất ấy, được dùng làm điểm xuất phát, phải có trước hết là trong lao động nông PHÁI TRỌNG NÔNG 33 nghiệp; vì vậy, năng suất đó biểu hiện ra như là một tặng phẩm của tự nhiên, một sức sản xuất của tự nhiên. Ở đây, trong nông nghiệp, ngay từ đầu, sự trợ lực của các lực lượng tự nhiên, sự tăng cường sức lao động [Arbeitskraft] của con người bằng cách sử dụng và khai thác các lực lượng tự nhiên hoạt động một cách tự động, đã diễn ra theo những quy mô rộng lớn. Ở trong công nghiệp, việc sử dụng các lực lượng tự nhiên theo một quy mô rộng lớn chỉ xuất hiện cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp. Làm cơ sở cho sự phát triển của tư bản là một mức độ phát triển nhất định của nông nghiệp, dù là ở ngay trong nước đó hay là ở trong những nước khác. Vì vậy, ở đây, giá trị thặng dư tuyệt đối nhất trí với giá trị thặng dư tương đối. (Ngay cả Biu-ke-nen, một đối thủ gay gắt của phái trọng nông, cũng nêu lên điều đó để phản đối A.Xmít, bằng cách chứng minh rằng sự phát triển của nông nghiệp đã diễn ra trước khi nền công nghiệp hiện đại ở thành thị xuất hiện.) Bốn là, vì công lao và nét đặc trưng của phái trọng nông là ở chỗ họ quy định giá trị và giá trị thặng dư không phải từ lưu thông mà từ sản xuất, cho nên, ngược lại với thuyết tiền tệ và thuyết trọng thương, họ tất nhiên phải bắt đầu từ cái ngành sản xuất mà nói chung người ta có thể xem xét một cách hoàn toàn biệt lập, không liên quan với lưu thông và trao đổi, một ngành sản xuất giả định không có sự trao đổi giữa người với người, mà chỉ có sự trao đổi giữa người và tự nhiên. [2) NHỮNG MÂU THUẪN TRONG HỆ THỐNG CỦA PHÁI TRỌNG NÔNG: BỀ NGOÀI PHONG KIẾN VÀ BẢN CHẤT TƯ SẢN CỦA HỆ THỐNG ĐÓ; TÍNH CHẤT HAI MẶT TRONG VIỆC GIẢI THÍCH GIÁ TRỊ THẶNG DƯ] Những mâu thuẫn trong học thuyết của phái trọng nông chính đã phát sinh từ những tình hình đã nói trên đây. 34 [CHƯƠNG II] Trên thực tế, đó là học thuyết đầu tiên phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và trình bày các điều kiện trong đó tư bản được sản xuất ra và trong đó nó tiến hành sản xuất, như là những quy luật tự nhiên vĩnh cửu của sản xuất. Nhưng mặt khác, nói cho đúng ra, học thuyết này thể hiện ra như là sự mô tả có tính chất tư sản về chế độ phong kiến, về sự thống trị của chế độ sở hữu ruộng đất; còn những ngành công nghiệp, trong đó tư bản phát triển một cách độc lập trước tiên, thì họ coi là những ngành lao động "không sản xuất", chỉ là cái đuôi của nông nghiệp mà thôi. Điều kiện đầu tiên cần cho sự phát triển của tư bản là sở hữu ruộng đất tách rời khỏi lao động, là ruộng đất - điều kiện trước tiên của lao động - bắt đầu đối lập với người lao động tự do như là một lực lượng độc lập, một lực lượng đặt trong tay của một giai cấp đặc biệt. Vì vậy, theo cách lý giải của phái trọng nông, người sở hữu ruộng đất thể hiện ra như là một nhà tư bản thật sự, tức là một kẻ chiếm đoạt lao động thặng dư. Như vậy, ở đây chế độ phong kiến được miêu tả và giải thích sub specie1* của nền sản xuất tư bản; còn nông nghiệp thì được coi như là một ngành sản xuất mà chỉ trong ngành đó mới có nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tức là mới sản xuất ra giá trị thặng dư. Nhờ đó mà chế độ phong kiến mang tính chất tư sản, còn xã hội tư sản thì lại mang lấy cái vỏ bề ngoài phong kiến. Cái vỏ bề ngoài ấy đã làm cho những người thuộc tầng lớp quý tộc đi theo bác sĩ Kê-nê lầm lẫn, ví dụ như ông già Mi-ra-bô cha kỳ dị. Ở những đại biểu sáng suốt hơn [227] của hệ thống trọng nông, đặc biệt là ở Tuyếc-gô, thì ảo tưởng ấy hoàn toàn biến mất, và học thuyết trọng nông thể hiện ra như là một biểu hiện của xã hội mới, tư bản chủ nghĩa, đang tự mở cho mình một con đường trong khuôn khổ của xã hội phong kiến. Như vậy, học thuyết này __________________________________________________________ 1* - dưới giác độ PHÁI TRỌNG NÔNG 35 phù hợp với xã hội tư sản trong thời kỳ nó mới thoát thai từ chế độ phong kiến. Vì vậy mà nó phát sinh ở nước Pháp, một nước chủ yếu là nông nghiệp, chứ không phải ở nước Anh, nơi mà công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải đóng vai trò thống trị. Ở Anh, tầm mắt của người ta tự nhiên hướng vào quá trình lưu thông, hướng vào cái tình hình là sản phẩm chỉ có giá trị, chỉ trở thành hàng hóa khi nào nó là biểu hiện của lao động xã hội chung, là tiền tệ. Vì vậy, chừng nào người ta chỉ nói đến vấn đề đại lượng của giá trị và vấn đề tăng giá trị, chứ không phải là vấn đề hình thái của giá trị, thì cái nổi bật lên hàng đầu ở đây là "lợi nhuận do chuyển nhượng", tức là lợi nhuận tương đối mà Xtiu-át đã mô tả. Nhưng khi nào người ta muốn chứng minh rằng giá trị thặng dư được tạo ra ngay trong bản thân lĩnh vực sản xuất, thì trước hết cần phải viện đến ngành lao động mà giá trị thặng dư biểu hiện ra ngoài một cách độc lập với lưu thông, tức là ngành nông nghiệp. Vì vậy, về mặt này, sáng kiến đó đã được thể hiện ra trong một nước mà nông nghiệp chiếm địa vị chủ đạo. Những ý kiến tương tự với những ý kiến của phái trọng nông, chúng ta đã thấy rải rác ở các cây bút già đi trước họ, ví dụ một phần ở ngay nước Pháp, ở Boa-ghin-be. Nhưng chỉ khác một điều là ở các nhà trọng nông, những ý kiến này đã thành hệ thống, đánh dấu một giai đoạn mới trong khoa học. Bị bắt buộc phải thỏa mãn với mức tối thiểu của tiền công, "mức cần thiết nhất", người lao động trong nông nghiệp lại tái sản xuất ra nhiều hơn "mức cần thiết nhất" ấy; và số thặng ra đó là địa tô, là giá trị thặng dư, mà những kẻ sở hữu điều kiện cơ bản của lao động, tức thiên nhiên, chiếm hữu. Vì thế, phái trọng nông không nói: người lao động làm quá cái thời gian cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động của anh ta; và vì vậy, giá trị do anh ta tạo ra cao hơn giá trị sức lao động của anh ta; hoặc nói một cách khác, lao động mà anh ta cung cấp là lớn hơn số lượng lao động mà anh ta nhận được dưới hình thái tiền công. Nhưng phái trọng 36 [CHƯƠNG II] nông lại nói: tổng số những giá trị sử dụng mà người lao động tiêu dùng trong thời gian sản xuất là nhỏ hơn tổng số những giá trị sử dụng mà anh ta sản xuất ra, và như vậy là còn lại một số giá trị sử dụng thặng ra. - Nếu như người lao động chỉ lao động trong khoảng thời gian cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động của bản thân anh ta, thì sẽ không có số thặng ra nào cả. Nhưng các nhà trọng nông chỉ nhận thấy và chỉ ghi lại cái sự việc là sức sản xuất của ruộng đất đã cho phép người lao động, trong khoảng thời gian một ngày lao động của anh ta đại lượng ngày lao động này được coi là nhất định, có thể sản xuất ra nhiều hơn số cần thiết mà anh ta tiêu dùng để duy trì đời sống của mình. Như vậy, giá trị thặng dư ấy thể hiện ra như là một tặng phẩm của tự nhiên; nhờ có sự giúp đỡ của tự nhiên, một khối lượng nhất định của vật chất hữu cơ - hạt giống của cây cối, đàn súc vật - đã làm cho lao động có cái khả năng biến một lượng vật chất vô cơ lớn hơn thành vật chất hữu cơ. Mặt khác, người ta giả định một cách dĩ nhiên rằng kẻ sở hữu ruộng đất đứng đối lập với người lao động với tư cách là nhà tư bản. Kẻ sở hữu ruộng đất trả cho người lao động về sức lao động mà người lao động đem bán cho hắn ta với tư cách là hàng hóa, - để bù lại, hắn ta không những chỉ nhận được một vật ngang giá, mà còn chiếm đoạt tất cả số giá trị đã tăng lên do việc sử dụng sức lao động ấy tạo ra. Trong sự trao đổi này, người ta giả định rằng điều kiện vật chất của lao động và bản thân sức lao động đã tách rời khỏi nhau. Xuất phát điểm là kẻ sở hữu ruộng đất phong kiến, nhưng hắn lại đóng vai trò một nhà tư bản, một kẻ sở hữu hàng hóa, làm tăng giá trị của những hàng hóa mà hắn đã đem đổi lấy lao động, và nhận về được không phải chỉ một vật ngang giá, mà cả số thặng ra ngoài vật ngang giá ấy, bởi vì hắn chỉ trả cho sức lao động như là trả cho hàng hóa. Với tư cách là kẻ sở hữu hàng hóa, hắn đứng đối lập với người công nhân tự do. Nói cách khác, kẻ sở hữu ruộng đất ấy, về thực chất là nhà tư PHÁI TRỌNG NÔNG 37 bản. Về phương diện này, học thuyết trọng nông có lý trong chừng mực mà sự tách rời người lao động ra khỏi đất đai và khỏi quyền sở hữu ruộng đất là điều kiện cơ bản [228] của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và của sự sản xuất ra tư bản. Vì vậy, trong học thuyết đó cũng đã có những mâu thuẫn sau đây: đối với học thuyết này, học thuyết đầu tiên tìm cách giải thích giá trị thặng dư bằng sự chiếm đoạt lao động của người khác, - hơn nữa lại chiếm đoạt trên cơ sở trao đổi hàng hóa, - thì nói chung giá trị không phải là một hình thái lao động xã hội, và giá trị thặng dư không phải là lao động thặng dư; đối với học thuyết đó, giá trị chỉ là giá trị sử dụng, chỉ là một vật thể, còn giá trị thặng dư thì chỉ là một tặng phẩm của tự nhiên, tự nhiên hoàn lại cho lao động một số lượng vật thể hữu cơ lớn hơn, thay cho một số lượng vật thể hữu cơ nhất định. Một mặt, địa tô - tức là hình thái kinh tế thực tế của quyền sở hữu ruộng đất - được giải phóng khỏi cái vỏ phong kiến của nó, được giản đơn quy thành giá trị thặng dư, thành số thặng ra so với tiền công. Mặt khác, cũng lại theo tinh thần phong kiến giá trị thặng dư đó lại được coi là do tự nhiên, chứ không phải do xã hội, do quan hệ đối với ruộng đất, chứ không phải là do các quan hệ xã hội tạo ra. Bản thân giá trị chỉ được quy thành giá trị sử dụng, tức là thành một vật thể. Nhưng đồng thời, trong vật thể ấy, phái trọng nông chỉ chú ý đến mặt số lượng, đến những giá trị sử dụng đã được sản xuất trội ra ngoài những giá trị sử dụng đã tiêu dùng; do đó, họ chỉ chú ý đến mối quan hệ số lượng giữa các giá trị sử dụng với nhau, chỉ chú ý đến giá trị trao đổi của chúng; giá trị trao đổi này, xét cho đến cùng, chỉ là thời gian lao động. Tất cả những điều đó là những mâu thuẫn của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn nó mới thoát khỏi lòng xã hội phong kiến, khi nó mới giải thích bản thân xã hội phong kiến theo kiểu tư sản, chứ chưa tìm được cái hình thái riêng của nó; cũng như triết học lúc đầu được hình thành nên trong giới hạn của hình thái ý thức mang tính chất tôn giáo và do đó, một mặt, nó 38 [CHƯƠNG II] tiêu diệt tôn giáo với tư cách là tôn giáo, nhưng mặt khác, về mặt nội dung tích cực của nó, bản thân nó cũng vận động trong cái lĩnh vực tôn giáo đó, cái lĩnh vực được lý tưởng hóa và được chuyển sang ngôn ngữ của các tư tưởng. Vì vậy, ngay trong những kết luận do chính các nhà trọng nông rút ra, sự tán tụng bề ngoài đối với chế độ sở hữu ruộng đất lại chuyển thành sự phủ nhận chế độ này về mặt kinh tế và chuyển thành sự khẳng định nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Một mặt, tất cả mọi thứ thuế đều chuyển sang địa tô, hay nói một cách khác, quyền sở hữu ruộng đất bị tịch thu một phần, - đó là biện pháp mà pháp chế của cuộc cách mạng Pháp đã cố thực hiện, và khoa kinh tế chính trị hiện đại của trường phái Ri-các-đô17, một khoa đã đạt đến một hình thái hoàn toàn phát triển, cũng đi đến một biện pháp như thế, như là một kết luận cuối cùng. Vì địa tô được coi là giá trị thặng dư duy nhất, và xuất phát từ đó, địa tô phải gánh mọi thứ thuế, cho nên việc đánh bất cứ một thứ thuế nào vào các hình thái khác của thu nhập cũng chỉ là một phương thức đánh thuế vào sở hữu ruộng đất, có tính chất gián tiếp, và vì vậy mà có hại về mặt kinh tế và kìm hãm sản xuất. Do đó, công nghiệp tránh được gánh nặng thuế khoá, và chính vì lẽ ấy, tránh được mọi sự can thiệp của nhà nước; như vậy công nghiệp được giải phóng khỏi bất cứ một sự can thiệp nào từ phía nhà nước. Điều đó được thực hiện như thể là vì lợi ích của chế độ sở hữu ruộng đất, chứ không phải vì lợi ích của công nghiệp. Điều đó gắn liền với yêu sách: laissez faire, laissez aller1*, tự do cạnh tranh không có gì hạn chế, giải phóng công nghiệp khỏi mọi sự can thiệp của nhà nước, gạt bỏ các độc quyền, v.v.. Vì, theo phái trọng nông, công nghiệp không tạo ra cái gì cả, mà chỉ __________________________________________________________ 1* - tức là yêu sách được hoàn toàn tự do hành động (theo đúng từng chữ: "hãy để cho hành động, hãy để cho sự việc đi theo con đường của nó"). PHÁI TRỌNG NÔNG 39 làm cho những giá trị do nông nghiệp giao cho mang một hình thái khác; vì công nghiệp không gia thêm một giá trị mới nào cho những giá trị đó, mà chỉ hoàn lại dưới một hình thái khác, dưới hình thái một vật ngang giá, những giá trị người ta đã cung cấp cho nó, nên dĩ nhiên là nên để cho quá trình chuyển hóa đó được tiến hành không bị trở ngại và ít tốn kém nhất, nhưng điều này chỉ có thể đạt được tự do cạnh tranh, - tức là đạt được bằng cách để cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được hoàn toàn tự do. Thành thử việc giải phóng xã hội tư sản khỏi chế độ quân chủ chuyên chế - chế độ được xây dựng trên đống gạch vụn của xã hội phong kiến - được thực hiện chỉ là vì lợi ích [229] của kẻ sở hữu ruộng đất phong kiến, kẻ đã biến thành nhà tư bản và chỉ mong muốn làm giàu. Các nhà tư bản là các nhà tư bản chỉ vì lợi ích của kẻ sở hữu ruộng đất, cũng hoàn toàn giống như trong quá trình phát triển sau này của nó, khoa kinh tế chính trị bắt buộc các nhà tư bản trở thành nhà tư bản chỉ vì lợi ích của giai cấp công nhân. Qua tất cả những điều đó, ta thấy các nhà kinh tế học hiện đại, - kiểu như Ơ-gien Đe-rơ, người xuất bản các tác phẩm của phái trọng nông với cuốn lược khảo được khen thưởng nói về phái trọng nông, - hiểu biết rất ít như thế nào về phái trọng nông, khi họ khẳng định rằng những luận điểm đặc thù của phái trọng nông nói về năng suất đặc biệt của lao động nông nghiệp, về địa tô với tư cách là một hình thái duy nhất của giá trị thặng dư, về vai trò nổi bật của những kẻ sở hữu ruộng đất trong hệ thống sản xuất, là không nằm trong một mối liên hệ nào cả và chỉ kết hợp một cách ngẫu nhiên với sự tuyên bố về tự do cạnh tranh của phái trọng nông, với nguyên tắc của nền đại công nghiệp và của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, chúng ta hiểu được tại sao cái vỏ phong kiến của học thuyết ấy - cũng như cái mầu sắc 40 [CHƯƠNG II] quý tộc của thời kỳ Khai sáng - đã làm cho một số không ít các lãnh chúa phong kiến trở thành những môn đệ và những người truyền bá nhiệt thành của học thuyết đó, một học thuyết về thực chất đã tuyên bố chế độ sản xuất tư sản trên những đống tro tàn của chế độ sản xuất phong kiến. [3) KÊ-NÊ BÀN VỀ BA GIAI CẤP CỦA XÃ HỘI. TUYẾC-GÔ PHÁT TRIỂN CAO HƠN NỮA HỌC THUYẾT TRỌNG NÔNG: NHỮNG YẾU TỐ CỦA MỘT SỰ PHÂN TÍCH SÂU SẮC HƠN VỀ CÁC QUAN HỆ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA] Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu một loạt các đoạn, một phần là để cắt nghĩa, phần khác là để chứng minh những luận điểm đã trình bày ở trên. Ở bản thân Kê-nê, trong cuốn "Analyse du Tableau économique", thì một nước gồm có ba giai cấp công dân sau đây: "giai cấp sản xuất" (những người lao động nông nghiệp), "giai cấp những người sở hữu ruộng đất" và "giai cấp không sinh sản" ("tất cả những công dân làm mọi công việc phục vụ và mọi công việc khác, trừ nông nghiệp") ("Physiocrates" etc., édition Eugène Daire. Paris, 1846, I partie, tr.58). [Bản dịch tiếng Nga: Kê-nê, Phrăng-xoa. Những tác phẩm kinh tế chọn lọc. Mátxcơva, 1960, tr.360]. Chỉ những người lao động nông nghiệp mới là giai cấp sản xuất, giai cấp tạo ra giá trị thặng dư, chứ không phải những người sở hữu ruộng đất. Ý nghĩa của giai cấp này, giai cấp những người sở hữu ruộng đất, giai cấp không phải là "không sinh sản" vì nó là người đại biểu cho "giá trị thặng dư", không phải xuất phát từ chỗ giai cấp này tạo ra giá trị thặng dư đó, mà chỉ xuất phát từ chỗ nó chiếm đoạt giá trị thặng dư. Ở Tuyếc-gô, học thuyết trọng nông mang một hình thái phát PHÁI TRỌNG NÔNG 41 triển hơn cả. Trong nhiều đoạn, "tặng phẩm ròng của tự nhiên" thậm chí còn được ông trình bày như là lao động thặng dư, và mặt khác, đối với công nhân, sở dĩ họ cần phải nhường lại số thặng ra ngoài số tiền công cần thiết cho đời sống, là do người lao động bị tách ra khỏi các điều kiện lao động, những điều kiện này đối lập với người lao động với tư cách là sở hữu của giai cấp đã chuyển hóa chúng thành đối tượng mua và bán. Lý do đầu tiên tán thành ý kiến cho rằng chỉ có một mình lao động nông nghiệp là có tính chất sản xuất, là: lao động nông nghiệp là cơ sở tự nhiên và là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại độc lập của tất cả mọi loại lao động khác. "Trong những loại lao động khác, được phân phối giữa các thành viên khác nhau của xã hội, lao động của anh ta" (của người làm nghề nông) "vẫn giữ ý nghĩa hàng đầu,... cái ý nghĩa của thứ lao động cần thiết cho việc tạo ra thức ăn so với các loại lao động khác nhau mà con người đã phải thực hiện để thỏa mãn mọi nhu cầu khác nhau của họ trước khi có sự phân công lao động xã hội. Đây không phải là vị trí hàng đầu theo ý nghĩa danh dự hoặc phẩm chất; đó là vị trí hàng đầu do sự cần thiết của cơ thể quyết định... Cái mà lao động của người làm nghề nông rút ra được từ ruộng đất ngoài số cần thiết để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của anh ta, cái đó cấu thành quỹ tiền công duy nhất, mà tất cả những thành viên khác của xã hội nhận được khi trao đổi lao động của mình. Những người này, - do chỗ họ lại sử dụng số tiền công đã nhận được trong việc trao đổi đó để mua sản phẩm của người làm nghề nông, - chỉ trả lại cho người làm ruộng" (dưới cái biểu hiện vật chất) "vừa đúng những cái mà họ đã nhận được. Sự khác nhau căn bản [230] giữa hai loại lao động đó là như thế" ("Réflexions sur la Formation et la Distribution des Richesses" (1766). Turgot. Oeuvres, édition Daire, Tome I, Paris, 1844, tr.9-10). Thế thì giá trị thặng dư đã xuất hiện như thế nào? Nó không phải xuất hiện từ lưu thông, nhưng lại được thực hiện trong lưu thông. Sản phẩm được bán theo giá trị của nó, chứ không cao hơn 42 [CHƯƠNG II] giá trị của nó. Giá cả không thặng ra so với giá trị. Nhưng vì sản phẩm được bán theo giá trị của nó nên người bán thực hiện được giá trị thặng dư. Điều đó có thể làm được chỉ vì anh ta đã không trả hết cái giá trị mà anh ta đem bán; nói một cách khác, chỉ vì sản phẩm chứa đựng một bộ phận cấu thành của giá trị không được người bán trả và không được bù lại bằng một vật ngang giá. Chính tình hình trong lao động nông nghiệp là như vậy. Người bán đem bán cái mà anh ta không mua. Cái không mua ấy lúc đầu được Tuyếc-gô trình bày như là một "tặng phẩm ròng của tự nhiên". Nhưng chúng ta sẽ thấy rằng ở Tuyếc-gô, dần dần "tặng phẩm ròng của tự nhiên" đó sẽ biến thành lao động thặng dư của những người làm ruộng, thành lao động thặng dư mà kẻ sở hữu ruộng đất không mua nhưng lại đem bán trong các sản phẩm nông nghiệp. "Chỉ ngay sau khi người làm ruộng, với lao động của mình, bắt đầu sản xuất ra nhiều hơn cái cần thiết để thỏa mãn những nhu cầu của anh ta, thì với số thừa ấy, do tự nhiên cung cấp cho anh ta như là một tặng phẩm ròng ngoài số tiền công trả cho lao động của anh ta, anh ta có thể mua lao động của các thành viên khác của xã hội. Khi bán lao động của mình cho người làm ruộng, những người này chỉ kiếm được đủ sống; còn người làm ruộng thì ngoài tư liệu sinh hoạt của mình ra, còn thu được một số của cải mà anh ta có thể sử dụng một cách độc lập và tự do; của cải đó, anh ta không mua nhưng lại đem bán. Như vậy, anh ta là nguồn gốc duy nhất của mọi của cải đã thúc đẩy tất cả các loại lao động trong xã hội bằng lưu thông của mình, bởi vì lao động của anh ta là lao động duy nhất sản xuất ra được nhiều hơn cái đã cấu thành tiền công của lao động" (s.đ.d., tr.11). Lời giải thích đầu tiên này đã nắm được, thứ nhất, cái bản chất của giá trị thặng dư, đã nắm được rằng giá trị thặng dư là giá trị được thực hiện trong khi bán, nhưng người bán lại không trả cho nó một vật ngang giá nào, nghĩa là người ấy không mua. Một giá trị không được trả tiền. Nhưng, thứ hai, số thặng ra đó so với PHÁI TRỌNG NÔNG 43 "tiền công trả cho lao động" được coi là "tặng phẩm ròng của tự nhiên", bởi vì nói chung, trong khoảng thời gian một ngày lao động, người lao động có khả năng sản xuất nhiều hơn số cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động của anh ta, nhiều hơn cái cấu thành tiền công của anh ta, - cái đó là tặng phẩm của tự nhiên, là một cái gì tùy thuộc vào năng suất của tự nhiên. Theo lối giải thích thứ nhất này, thì toàn bộ sản phẩm vẫn còn do bản thân người lao động chiếm hữu. Và toàn bộ sản phẩm ấy chia làm hai phần. Phần thứ nhất cấu thành tiền công của người lao động, anh ta được coi như là một người lao động làm thuê cho bản thân anh ta, tự trả cho mình cái phần sản phẩm cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động của anh ta, để duy trì đời sống của anh ta. Phần thứ hai, còn lại ngoài số đó, là tặng phẩm của tự nhiên và cấu thành giá trị thặng dư. Nhưng chỉ cần vứt bỏ cái tiền đề "người làm ruộng sở hữu ruộng đất" là bản chất của cái giá trị thặng dư ấy, của cái "tặng phẩm ròng của tự nhiên" ấy, sẽ bộc lộ ra rõ hơn, và hai bộ phận của sản phẩm, tiền công và giá trị thặng dư, sẽ được đem cung cấp cho các giai cấp khác nhau, một phần cho người lao động làm thuê, còn phần khác cho kẻ sở hữu ruộng đất. Muốn cho giai cấp những người lao động làm thuê, hoặc trong công nghiệp, hoặc trong bản thân nông nghiệp, có thể hình thành được (lúc đầu, tất cả những người lao động trong công nghiệp chỉ là những stipendiés, những người lao động làm thuê cho "người làm ruộng sở hữu ruộng đất"), - thì các điều kiện lao động cần phải tách rời khỏi sức lao động, mà cơ sở của sự tách rời đó là đất đai trở thành sở hữu riêng của một bộ phận xã hội, thành thử bộ phận kia bị tước mất cái điều kiện vật chất đó để sử dụng lao động của họ. "Lúc đầu, kẻ sở hữu ruộng đất không phân biệt với người làm ruộng... Trong thời kỳ xa xăm ấy, khi mỗi một người cần cù muốn bao nhiêu ruộng đất thì có 44 [CHƯƠNG II] bấy nhiêu [231], thì không ai có ý muốn làm thuê cho người khác... Nhưng cuối cùng, mỗi mảnh đất đều có chủ, và những người nào không kiếm được cho mình một mảnh ruộng đất, thì lúc đầu, người đó không có một lối thoát nào khác là đem trao đổi lao động của hai bàn tay của họ, lao động được thực hiện dưới hình thức những công việc của giai cấp làm thuê" (nghĩa là giai cấp thợ thủ công, nói tóm lại, là giai cấp tất cả những người lao động phi nông nghiệp), "để đổi lấy sản phẩm thừa của những người làm ruộng sở hữu ruộng đất" (tr.12). "Người làm ruộng sở hữu ruộng đất", nắm trong tay "số thặng ra rất nhiều đó", do ruộng đất thưởng cho anh ta về số lao động của anh ta, đã có thể "dùng số thặng ra đó để trả công cho người ta để họ cày cấy ruộng đất cho mình; vì đối với những người sống bằng tiền công thì nhận tiền công về thứ lao động này hay thứ lao động khác cũng thế thôi. Vì vậy, quyền sở hữu về ruộng đất phải được tách rời khỏi lao động nông nghiệp, và chẳng bao lâu việc đó đã diễn ra... Những người sở hữu ruộng đất bắt đầu... trút bỏ lao động canh tác ruộng đất cho những người làm thuê trong nông nghiệp" (s.đ.d., tr.13). Chính vì vậy mà quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê xuất hiện ngay trong bản thân nông nghiệp. Nó chỉ xuất hiện từ khi một số người nào đó không còn có quyền sở hữu đối với những điều kiện lao động nữa - trước hết là đối với đất đai -, từ khi họ không có gì để bán nữa ngoài sức lao động của mình. Giờ đây, đối với người lao động làm thuê là người không còn có thể sản xuất ra một hàng hóa nào nữa và bắt buộc phải bán chính ngay sức lao động của mình, thì mức tối thiểu của tiền công, tức là cái ngang giá với những tư liệu sinh hoạt cần thiết, nhất định phải trở thành một quy luật khi họ trao đổi với kẻ sở hữu các điều kiện lao động. "Người công nhân bình thường, chỉ còn có hai bàn tay và tài nghệ lao động, bán lao động của mình cho kẻ khác được bao nhiêu thì có được bấy nhiêu... Trong tất cả mọi ngành lao động, nhất định phải có và trên thực tế đã có cái tình PHÁI TRỌNG NÔNG 45 hình là tiền công của người công nhân đã bị hạn chế trong số tối cần thiết để duy trì đời sống của anh ta" (s.đ.d., tr.10). Và đây, ngay sau khi lao động làm thuê đã xuất hiện thì "sản phẩm của đất đai chia làm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất bao gồm tư liệu sinh hoạt và lợi nhuận của người làm ruộng, tức là cái phần thưởng cho lao động của người ấy và là điều kiện để người ấy gánh vác công việc cày cấy ruộng đất của người sở hữu ruộng đất; số còn lại là bộ phận độc lập và tự do mà đất đai đã cung cấp cho người canh tác nó với tư cách là một tặng phẩm ròng, ngoài số tư liệu anh ta đã chi phí và ngoài số tiền công của anh ta; và bộ phận đó là phần của kẻ sở hữu, hay thu nhập mà người đó có thể dùng để sống không lao động và muốn đem làm gì tùy ý" (s.đ.d., tr.14). Nhưng giờ đây, "tặng phẩm ròng đó của đất đai" đã thể hiện rõ ra như là một tặng phẩm mà đất đai ban cho "người nào cày cấy nó", nghĩa là như một tặng phẩm mà đất đai ban cho lao động, như là sức sản xuất của lao động được đầu tư vào đất đai, như là một sức sản xuất mà lao động có được do sử dụng sức sản xuất của tự nhiên, do đó, như là một sức sản xuất mà người đó khai thác từ đất đai ra, nhưng chỉ khai thác từ đất đai ra với tư cách là lao động mà thôi. Vì vậy, trong tay người sở hữu ruộng đất, số thừa ấy thể hiện ra không phải như là một "tặng phẩm của tự nhiên" nữa, mà là một sự chiếm đoạt lao động của người khác không có trao đổi bằng vật ngang giá nhờ năng suất của tự nhiên, lao động này đã có thể sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt nhiều hơn nhu cầu của bản thân nó, nhưng vì lao động đó là lao động làm thuê, nên nó bị bắt buộc chỉ nhận được ở toàn bộ sản phẩm của lao động "một phần tối cần thiết để duy trì sự sống của nó" mà thôi. "Người làm ruộng sản xuất ra tiền công của mình và ngoài ra còn sản xuất ra thu nhập dùng để trả công cho toàn bộ giai cấp thợ thủ công và những người làm thuê khác. Tất cả những cái gì mà người sở hữu ruộng đất có được đều chỉ do 46 [CHƯƠNG II] lao động của người làm ruộng mà ra" (do đó không phải là nhờ "tặng phẩm ròng của tự nhiên"); "hắn nhận được của người làm ruộng [232] những tư liệu sinh hoạt cho riêng bản thân hắn và cái mà hắn dùng để trả công cho những người làm thuê khác... Người làm ruộng cần đến kẻ sở hữu ruộng đất chỉ vì có những giao kèo và luật pháp hiện tồn" (s.đ.d., tr.15). Như vậy là ở đây, giá trị thặng dư được trực tiếp trình bày như là một bộ phận lao động của người làm ruộng bị kẻ sở hữu ruộng đất chiếm đoạt mà không cần trao đổi bằng vật ngang giá, và vì vậy hắn không mua sản phẩm của bộ phận lao động này, nhưng lại đem ra bán. Nhưng Tuyếc-gô không nói đến giá trị trao đổi với tư cách là giá trị trao đổi, không nói đến bản thân thời gian lao động; ông ta nói đến số sản phẩm thặng ra mà lao động của người làm ruộng đã cung cấp cho kẻ sở hữu ruộng đất ngoài số tiền công của bản thân anh ta; nhưng số sản phẩm thặng ra đó chỉ là sự vật thể hóa số lượng thời gian trong đó người làm ruộng làm việc không công cho chủ, ngoài cái thời gian anh ta lao động để tái sản xuất ra tiền công của mình. Như vậy, chúng ta thấy rằng trong phạm vi lao động nông nghiệp, các nhà trọng nông đã quan niệm đúng đắn về giá trị thặng dư, họ coi giá trị thặng dư đó là sản phẩm lao động của người làm thuê, mặc dù bản thân lao động ấy vẫn được họ xét dưới cái hình thái cụ thể, trong đó nó được biểu thị ra trong các giá trị sử dụng. Nhân đây, chúng ta cũng cần chú ý là Tuyếc-gô coi việc khai thác nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa - tức là "chế độ cho thuê ruộng đất" - "là phương thức lợi nhất trong tất cả các phương thức, nhưng phương thức đó chỉ áp dụng được trong một nước đã tương đối giàu có" (s.đ.d., tr.21). {Trong khi nghiên cứu giá trị thặng dư, cần phải chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nghĩa là không phải giản đơn rút giá trị thặng dư từ việc trao đổi hàng hóa lấy hàng hóa, mà từ PHÁI TRỌNG NÔNG 47 việc trao đổi diễn ra giữa những người sở hữu các điều kiện lao động và công nhân, ngay trong lĩnh vực sản xuất. Những kẻ sở hữu các điều kiện lao động và công nhân cũng đối diện với nhau như là những chủ hàng hóa; cho nên ở đây tuyệt nhiên không thể coi sản xuất độc lập với trao đổi.} {Trong học thuyết trọng nông, những người sở hữu ruộng đất là những người "thuê công nhân", còn công nhân và những nhà kinh doanh trong tất cả các ngành sản xuất khác là "những người nhận tiền công" hay "những kẻ làm thuê". Vì thế mà có những người "điều khiển" và những người "bị điều khiển".} Tuyếc-gô phân tích những điều kiện lao động như sau: "Trong bất cứ một ngành lao động nào, người lao động bao giờ cũng phải có trước những công cụ lao động và một số lượng vật liệu đầy đủ làm đối tượng lao động của họ; sau đó họ phải có khả năng nuôi sống mình cho đến khi bán được sản phẩm của họ" (s.đ.d., tr.34). Lúc đầu, đất đai cho không những "khoản ứng trước" đó, những điều kiện này, chỉ có những điều kiện này, lao động của con người mới có thể sử dụng được; do đó những điều kiện này là tiền đề của quá trình lao động: "Đất đai đã cung cấp cái quỹ ứng trước đầu tiên trước khi nó được khai thác", dưới hình thức trái cây, cá, thú vật, v.v., dưới hình thức công cụ như gậy gộc, đá, gia súc, mà số lượng tăng lên nhờ quá trình sinh sản; ngoài ra, gia súc hàng năm còn cung cấp những sản phẩm như "sữa, len, da và những vật liệu khác là những thứ, cộng với các thứ gỗ lấy trong rừng, đã tạo nên cái quỹ đầu tiên cho nền sản xuất công nghiệp" (s.đ.d., tr.34). Và những điều kiện lao động ấy, những "khoản ứng trước" ấy trở thành tư bản, một khi chúng được người thứ ba đem ứng trước cho công nhân, và điều này xảy ra khi người công nhân không còn có gì nữa ngoài bản thân sức lao động của anh ta. 48 [CHƯƠNG II] "Đối với một bộ phận lớn những thành viên của xã hội, từ khi hai bàn tay của họ trở thành nguồn gốc duy nhất để sinh sống, thì những người nào đã sống bằng tiền công như vậy, đều phải nhận trước một cái gì đó để có nguyên liệu mà chế biến, hoặc để sống cho đến khi họ được trả công (s.đ.d., tr.37-38). [233] Tuyếc-gô định nghĩa "tư bản" như là "Những giá trị động sản đã tích lũy được" (s.đ.d., tr.38). Lúc đầu người sở hữu ruộng đất hoặc người làm ruộng hàng ngày trực tiếp trả công và cung cấp vật liệu cho người kéo sợi lanh chẳng hạn. Công nghiệp càng phát triển thì càng cần thiết phải sử dụng những "khoản ứng trước" lớn hơn và cần phải thường xuyên bảo đảm cho quá trình sản xuất đó. Chính "những người chủ tư bản" đã tự đảm nhiệm lấy công việc ấy. Trong giá cả sản phẩm của họ, "người chủ tư bản" đó phải bù lại cho mình tất cả những "khoản ứng trước" mà hắn đã bỏ ra, cũng như bù lại cho mình một lợi nhuận ngang với "cái lợi nhuận mà tiền của hắn có thể đem lại cho hắn, nếu như hắn đem số tiền đó ra tậu một khoảnh" (đất), và bù lại "tiền công" của hắn, "vì chắc chắn là nếu lợi nhuận ngang nhau, thì hắn sẽ thích sống hoàn toàn không lao động, dựa trên thu nhập của số ruộng đất mà hắn có thể mua được với số tư bản đó" (tr.38-39). "Giai cấp công nghiệp làm thuê" đến lượt họ lại phân thành "những nhà kinh doanh tư bản, và những công nhân bình thường" v.v. (tr.39). Đối với những "nhà kinh doanh phéc-mi-ê", thì tình hình cũng giống như những nhà kinh doanh - tư bản đó. Họ cũng cần phải thu lại tất cả những "khoản ứng trước" và đồng thời thu được lợi nhuận như trong trường hợp đã trình bày trên đây. "Tất cả những cái đó cần phải được khấu trừ trước vào giá cả các sản phẩm của đất đai người làm ruộng dùng số thặng ra để trả cho kẻ sở hữu vì kẻ này cho phép sử dụng ruộng đất của hắn, vì người làm ruộng đã xây dựng công cuộc kinh doanh của mình trên mảnh đất đó. Đó là tiền thuê ruộng, là thu nhập của kẻ sở hữu ruộng đất, là sản phẩm ròng, vì tất cả những thứ mà đất đai sản xuất ra để bù lại những khoản ứng trước đủ các loại và để bù lại lợi nhuận cho người đã bỏ ra những khoản PHÁI TRỌNG NÔNG 49 ứng trước đó, đều không thể coi là thu nhập được mà chỉ được coi là khoản bù lại những chi phí canh tác đất đai; vì nếu người làm ruộng không thu về được những chi phí đó, thì anh ta sẽ không bao giờ chi phí những phương tiện và lao động của mình vào việc canh tác ruộng đất của người khác (s.đ.d., tr.40). Cuối cùng: "Mặc dầu tư bản một phần được hình thành nên do các khoản tiết kiệm lấy trong lợi nhuận của các giai cấp lao động, nhưng vì lợi nhuận ấy bao giờ cũng do đất đai mà ra, vì tất cả các lợi nhuận đó đều lấy hoặc là ở thu nhập, hoặc là ở các chi phí sản xuất của thu nhập ấy, cho nên rõ ràng là tư bản, cũng như thu nhập, hoàn toàn do đất đai mà ra; hay nói cho chính xác hơn, tư bản chẳng qua chỉ là một bộ phận của những giá trị do đất đai sản xuất ra và được tích lũy lại, bộ phận giá trị mà những người chủ thu nhập hoặc những người tham gia chia thu nhập có thể để dành ra hàng năm, không đem tiêu phí để thỏa mãn những nhu cầu của mình" (tr.66) Dĩ nhiên, nếu địa tô là hình thái duy nhất của giá trị thặng dư, thì chỉ có địa tô là nguồn gốc của tích lũy tư bản. Ngoài địa tô ra, cái mà các nhà tư bản tích lũy là khấu ở "tiền công" của họ ra (tức là khấu vào thu nhập nhằm thỏa mãn tiêu dùng của họ, vì chính lợi nhuận được coi là một loại thu nhập như vậy). Nhưng vì lợi nhuận, cũng giống như tiền công, được liệt vào các chi phí canh tác đất đai và chỉ có số thặng dư ra mới cấu thành thu nhập của người sở hữu ruộng đất, nên trên thực tế, mặc dầu cái vị trí danh dự mà người ta dành cho hắn, kẻ sở hữu ruộng đất vẫn bị gạt ra khỏi việc tham dự vào những chi phí canh tác đất đai, và do đó, hắn không còn là một nhân viên của sản xuất nữa, hoàn toàn giống như trong học thuyết của phái Ri-các-đô. Sự ra đời của học thuyết trọng nông gắn chặt với phái đối lập chống chủ nghĩa Côn-be, và nhất là với sự phá sản nhục nhã của hệ thống Lô. 50 [CHƯƠNG II] [4) SỰ LẪN LỘN GIÁ TRỊ VỚI THỰC THỂ CỦA TỰ NHIÊN (PAO-LÉT-TI)] [234] Việc lẫn lộn, hay nói cho đúng hơn, việc coi giá trị với thực thể của tự nhiên là một, cũng như mối liên hệ giữa quan điểm đó với toàn bộ các quan điểm của phái trọng nông đã thể hiện ra hết sức rõ ràng trong những đoạn dẫn ra sau đây, trích trong tác phẩm "I very mezzi di render felici le società" của Phéc-đi-nan-đô Pao-lét-ti (một phần nhằm phản đối Ve-ri, vì ông này, trong quyển "Meditazioni sulla Economia politica" (1771), đã chỉ trích các nhà trọng nông). Pao-lét-ti ở Tô-xcan, s.đ.d., trong tập thứ XX, bản của Cu-xtô-đi, Parte Moderna). "Một sự tăng số lượng vật chất lên như thế" – tức là tăng số lượng "sản phẩm của đất đai" - chắc chắn không thể diễn ra và không bao giờ có thể diễn ra trong công nghiệp là ngành chỉ đem lại cho vật chất một hình thái, chỉ làm thay đổi hình thái của vật chất. Nhưng người ta sẽ phản đối tôi và nói: công nghiệp đem lại cho vật chất một hình thái, vậy thì nó là sản xuất, vì nếu như nó không sản xuất ra vật chất, thì nó sản xuất ra hình thái. Được, tôi không phủ nhận điều đó, nhưng điều đó không phải là sự tạo ra của cải, mà ngược lại, nó chẳng qua chỉ là sự tiêu phí... Khoa kinh tế chính trị giả định và lấy sự sản xuất vật chất và thực tế làm đối tượng nghiên cứu, nhưng sự sản xuất như thế chỉ có trong nông nghiệp, vì chỉ có nông nghiệp mới làm tăng số lượng của các vật phẩm và sản phẩm vật chất, là những cái cấu thành của cải... Công nghiệp mua nguyên liệu của nông nghiệp để chế biến. Lao động công nghiệp như đã nói trên, chỉ mang lại cho nguyên liệu đó một hình thái thôi; nó không gia thêm một cái gì cho nguyên liệu ấy, không nhân nguyên liệu đó lên" (tr.196-197). "Anh hãy giao cho một người nấu bếp một ít đỗ để chuẩn bị bữa cơm trưa; anh ta đem nấu số đỗ đó cẩn thận và sẽ mang món đỗ ấy lên bàn ăn cho anh, nhưng anh ta cũng chỉ mang lên số lượng đỗ mà anh ta đã nhận được mà thôi. Ngược lại, anh hãy giao cũng số lượng đỗ ấy cho người trồng rau để người này đem gieo. Đến thời vụ, người đó sẽ trả lại cho anh số đỗ ít ra là nhiều gấp bốn lần số mà anh ta nhận được. Đó là sự sản xuất thật sự và duy nhất" (tr.197). "Các đồ vật có được giá trị là nhờ nhu cầu của con người. Vì vậy giá trị của các hàng hóa – hay sự làm tăng giá trị đó – không phải là hậu quả của lao động công nghiệp, mà là hậu quả của các khoản chi tiêu của những người lao động" (tr.198). PHÁI TRỌNG NÔNG 51 "Ngay sau khi một hàng công nghiệp hợp thời thượng nào đó ra đời, nó liền được phổ biến nhanh chóng khắp trong nước cũng như ngoài nước; và chẳng bao lâu, sự cạnh tranh của các nhà công nghiệp và các nhà buôn khác sẽ làm cho giá cả của hàng hóa đó hạ xuống đến mức thích đáng, mức này... do giá trị của nguyên liệu và giá trị của những tư liệu sinh hoạt của công nhân quyết định" (tr.204 - 205). [5) NHỮNG YẾU TỐ CỦA HỌC THUYẾT TRỌNG NÔNG Ở A-ĐAM XMÍT] Các lực lượng của tự nhiên đã được sử dụng với những quy mô to lớn vào quá trình sản xuất nông nghiệp, sớm hơn là trong tất cả các ngành sản xuất khác. Việc sử dụng các lực lượng của tự nhiên trong công nghiệp chỉ thấy rõ được ở một mức độ phát triển cao hơn của công nghiệp. Đoạn trích dẫn sau đây chứng tỏ rằng ở đây, A.Xmít còn phản ánh thời kỳ trước khi nền đại công nghiệp ra đời và vì vậy đã nói lên những quan niệm trọng nông chủ nghĩa; trong khi đó Ri-các-đô đứng trên quan điểm của nền công nghiệp hiện đại để trả lời A.Xmít. [235] Trong chương 5, quyển II, của tác phẩm của A.Xmít [Bản dịch tiếng Nga: A.Xmít. Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có của các dân tộc, M. – L., 1935, tập I, tr.307-308], ông ta đã viết về địa tô như sau: "Địa tô là sản phẩm của tự nhiên, còn lại sau khi đã khấu trừ hoặc bù lại tất cả những thứ và người ta có thể coi là sản phẩm của con người. Địa tô ít khi dưới một phần tư và thường thường hơn một phần ba của toàn bộ sản phẩm. Một lượng lao động sản xuất ngang như thế, chi phí trong các công trường thủ công, không bao giờ có thể cung cấp được một khối lượng sản phẩm mới nhiều đến thế. Trong các công trường thủ công, tự nhiên không làm gì cả, tất cả đều do con người làm hết; và sản phẩm thu được bao giờ cũng phải tỷ lệ với lực lượng của những người sản xuất đã sáng tạo ra sản phẩm ấy". Để trả lời lại nhận định trên, trong tác phẩm "Những nguyên 52 [CHƯƠNG II] lý" (xuất bản lần thứ hai, 1819, chú thích ở trang 61-62) [Bản dịch tiếng Nga: Đê-vít Ri-các-đô, Toàn tập, t.I, M., 1955, tr.72, chú thích], Ri-các-đô đã nhận xét: "Phải chăng trong công nghiệp, tự nhiên không làm gì hết cho con người? Phải chăng sức gió và sức nước làm chạy máy móc và tàu bè, là những con số không? Sức ép của không khí và tính co dãn của hơi nước cho phép chúng ta sử dụng những máy móc kỳ diệu nhất, phải chăng đó không phải là những tặng phẩm của tự nhiên? Đấy là tôi chưa nói đến tác dụng của nhiệt trong việc làm cho kim khí mềm đi và chảy ra, đến tác dụng của không khí trong các quá trình nhuộm và lên men. Không thể kể ra một ngành công nghiệp nào mà ở đó tự nhiên không giúp đỡ con người, hơn nữa lại không giúp đỡ một cách khẳng khái và không tốn kém"... Về việc các nhà trọng nông coi lợi nhuận chỉ là số trích từ địa tô ra: "Nói về giá cả của một mảnh đăng-ten chẳng hạn, các nhà trọng nông cho rằng một bộ phận của giá cả ấy chỉ bù lại những thứ mà người công nhân đã tiêu dùng, và bộ phận còn lại chỉ được chuyển từ túi người này" {tức là từ túi của người sở hữu ruộng đất} "sang túi người khác" ("An Inquiry into those Principles, respecting the Nature of Demand and the Necessity of Consumption, lately advocated by Mr. Malthus" etc. London, 1821, tr.96). Quan điểm của A.Xmít và các nhà kinh tế học nối nghiệp ông, cho rằng nguồn gốc tích lũy tư bản là do những sự nhịn ăn tiêu cá nhân của nhà tư bản, do tính tiết kiệm và tiết chế của hắn - quan điểm đó cũng xuất phát từ quan niệm của các nhà trọng nông coi lợi nhuận (gồm cả lợi tức) chỉ là số thu nhập đi vào tiêu dùng của nhà tư bản. Phái trọng nông đã có thể khẳng định như thế vì chỉ có địa tô mới được họ coi là cái nguồn thật sự, cái nguồn kinh tế, có thể nói là cái nguồn chính đáng của tích lũy. Tuyếc-gô nói rằng: "Nó", tức là lao động của người làm ruộng, "là lao động duy nhất sản xuất ra nhiều hơn cái cấu thành tiền công" (Tuyếc-gô, s.đ.d., tr.11). Như vậy là ở đây, lợi nhuận hoàn toàn nằm trong "tiền công". [236] "Người làm ruộng tạo ra thu nhập của kẻ sở hữu ruộng đất ngoài khoản bù lại ấy" (ngoài số tiền công của bản thân anh ta), "còn người thợ thủ công thì không sáng tạo ra một chút thu nhập nào cả, cho bản thân mình cũng như cho người khác" PHÁI TRỌNG NÔNG 53 (s.đ.d., tr.16). "Tất cả những gì mà đất đai sản xuất ra để bù lại tất cả những khoản ứng trước và lợi nhuận cho kẻ đã đưa ra những khoản ứng trước đó, – tất cả những cái đó không thể coi là thu nhập được, mà chỉ được coi là số bù lại những khoản chi phí về canh tác đất đai mà thôi" (s.đ.d., tr.40). A. Blăng-ki trong cuốn "Histoire de l'économie polittique" Bruxelles, 1839, tr.139, đã nói về các nhà trọng nông như sau: "Họ cho rằng lao động đã dùng vào việc canh tác đất đai không những sản xuất ra những cái cần thiết cho người lao động để đủ sống trong suốt thời gian lao động, mà còn sản xuất ra một số giá trị thặng dư nào đấy" (giá trị thặng dư), "số thặng ra đó có thể nhập thêm vào khối của cải đã có. Họ gọi số thặng ra đó là sản phẩm ròng". (Do đó, họ nghiên cứu giá trị thặng dư dưới hình thái những giá trị sử dụng trong đó giá trị thặng dư đã biểu hiện ra.) "Theo quan điểm của họ thì sản phẩm ròng nhất thiết phải thuộc về kẻ sở hữu ruộng đất và cấu thành thu nhập của hắn, mà hắn có toàn quyền sử dụng. Thế thì cái gì là sản phẩm ròng của các ngành lao động khác?... Tất cả các nhà công nghiệp, thương nhân, công nhân, đều được họ coi là những người phục vụ, những người làm thuê cho nông nghiệp, cho kẻ sáng tạo tối cao và phân phối mọi của cải vật chất đó. Theo học thuyết của các nhà kinh tế học18, thì những sản phẩm lao động của tất cả những người ấy chỉ là vật ngang giá với cái mà họ đã tiêu dùng trong thời gian lao động, thành thử sau khi họ lao động xong, tổng số của cải cũng sẽ chỉ ngang với số trước kia, nếu như những người công nhân hoặc những người chủ không để dành, tức là không tiết kiệm một cái gì đấy trong những cái mà họ có quyền đem tiêu dùng đi. Như vậy, chỉ có lao động đầu tư vào ruộng đất mới được coi là lao động sản xuất ra của cải, còn lao động của các ngành sản xuất khác thì bị coi là không sinh sản, vì theo họ, lao động ấy không làm cho tư bản xã hội tăng lên một tý nào". {Như vậy, phái trọng nông đã nhận thấy thực chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính đó là hiện tượng mà họ phải giải thích. Chính vấn đề là ở chỗ đó, sau khi họ đã gạt bỏ cái "lợi nhuận do chuyển nhượng" của học thuyết trọng thương. Méc-xi-ê Đờ La Ri-vi-e nói: "Muốn có tiền bạc thì phải mua nó; và sau khi mua như thế, người ta cũng không giàu có gì hơn trước khi mua; người ta chỉ nhận một 54 [CHƯƠNG II] giá trị bằng tiền ngang với cái giá trị mà người ta đã bỏ ra bằng hàng hóa" (Mercier de la Rivière. L'ordre naturel et essentiel des sociétés politiques, tập II, tr.338). Điều đó áp dụng cho việc mua [237] cũng như cho việc bán, cũng như cho kết quả của toàn bộ sự biến hóa hình thái của hàng hóa, nghĩa là cho kết quả của việc mua và bán, cho việc trao đổi các hàng hóa khác nhau theo giá trị của chúng, nghĩa là áp dụng cho việc trao đổi các vật ngang giá. Nhưng trong trường hợp này, do đâu mà có giá trị thặng dư, nghĩa là do đâu mà có tư bản? Đó là vấn đề đã được đặt ra trước các nhà trọng nông. Sai lầm của họ là ở chỗ họ đã lẫn lộn sự tăng thêm của thực thể, – sự tăng thêm này sở dĩ có được là do sự sinh trưởng tự nhiên của cây cối và sự sinh sản tự nhiên của súc vật, đã làm cho trồng trọt và chăn nuôi khác với công nghiệp, – với sự tăng thêm của giá trị trao đổi. Đối với họ, giá trị sử dụng là cơ sở. Nhưng giá trị sử dụng của tất cả các hàng hóa, giá trị sử dụng được quy thành cái thực chất phổ biến (nếu ta dùng thuật ngữ của các nhà kinh viện), đối với họ lại là cái thực thể của tự nhiên với tư cách như thể, sự tăng lên của thực thể này dưới một hình thái nhất định của nó chỉ diễn ra trong nông nghiệp mà thôi.} Ông G.Gác-ni-ê, người dịch tác phẩm của A.Xmít và bản thân cũng là một nhà trọng nông, đã trình bày một cách đúng đắn thuyết tiết ước của phái trọng nông, v.v.. Trước tiên ông ta nói với chúng ta (đúng như các nhà trọng thương đã khẳng định đối với bất cứ ngành sản xuất nào) rằng chỉ có thể tạo ra giá trị thặng dư nhờ "lợi nhuận do chuyển nhượng", bằng cách bán hàng hóa cao hơn giá trị của chúng, thành thử chỉ diễn ra sự phân phối lại những giá trị đã được tạo ra, chứ không có sự gia thêm giá trị mới vào những giá trị đã được tạo ra trước kia. "Lao động của thợ thủ công và của các nhà công nghiệp, do không mở ra được nguồn của cải mới nào cả, nên chỉ có thể mang lại lợi nhuận khi trao đổi có lợi và chỉ có một giá trị thuần túy tương đối, giá trị này sẽ không có nữa khi không có dịp trao đổi có lợi (tập V. tr.266, bản dịch tác phẩm A.Xmít của ông ta "Recherches sur la nature et les causes de la richesse des nations". Paris, 1802)19. PHÁI TRỌNG NÔNG 55 Hay là những khoản tiết kiệm mà họ thực hiện, – tức là phần giá trị mà họ giữ lại trong tay sau khi đã trừ đi phần giá trị mà họ đã chi tiêu - phải được thực hiện bằng cách giảm bớt việc tiêu dùng cá nhân của họ. "Mặc dù lao động của thợ thủ công và của các nhà công nghiệp không thể gia thêm vào tổng khối lượng của cải của xã hội cái gì khác ngoài những khoản tiết kiệm của những người công nhân làm thuê và của các nhà tư bản, nhưng với những khoản tiết kiệm loại đó, nó có thể góp phần làm cho xã hội giàu thêm" (s.đ.d., tr.266). Và chi tiết hơn: "Những người lao động trong nông nghiệp làm giàu cho quốc gia bằng chính sản phẩm lao động của họ; trái lại, những người lao động trong công nghiệp và trong thương nghiệp chỉ có thể làm giàu cho quốc gia bằng những khoản tiết kiệm lấy vào sự tiêu dùng của họ. Điều khẳng định đó của các nhà kinh tế học là hậu quả của sự phân biệt mà họ đã phân tích giữa lao động nông nghiệp và lao động công nghiệp, và nó thật hiển nhiên như bản thân sự phân biệt đó vậy. Thật vậy, lao động của thợ thủ công và của các nhà công nghiệp chỉ có thể gia thêm vào giá trị của vật chất cái giá trị của chính lao động của họ, tức là giá trị của tiền công và lợi nhuận mà lao động ấy phải mang lại, phù hợp với mức tiền công [238] và lợi nhuận thông thường trong nước trong thời gian đó. Tiền công ấy, dù nó là như thế nào chăng nữa, dù nó nhiều hay ít, thì nó cũng vẫn là phần thưởng cho lao động; đó là cái mà người công nhân có quyền tiêu dùng và theo giả định thì đó là cái mà anh ta tiêu dùng, vì người công nhân chỉ có thể sử dụng được kết quả lao động của mình bằng cách tiêu dùng, và trong thực tế, tất cả phần thưởng của họ chính là ở chỗ đó. Đối với lợi nhuận cũng vậy, dù những lợi nhuận này như thế nào chăng nữa, dù chúng nhiều hay ít, thì chúng vẫn được coi là cái mà nhà tư bản tiêu dùng ngày này sang ngày khác; và đương nhiên, ta phải giả định rằng nhà tư bản phải căn cứ vào số thu nhập mà tư bản mang lại cho mình để tính toán việc hưởng thụ. Như vậy, nếu người công nhân không chịu từ chối một phần tiện nghi nào đó mà họ có quyền được hưởng theo mức tiền công thông thường trả cho lao động của họ, nếu nhà tư bản không chịu tiết kiệm một phần thu nhập do tư bản của y mang lại, thì khi làm xong công việc, cả công nhân lẫn nhà tư bản đều sẽ tiêu dùng toàn bộ cái giá trị mà công việc đó đem lại cho họ. Như vậy, sau khi lao động của họ kết thúc, toàn bộ khối lượng của cải của xã hội vẫn sẽ y nguyên như trước, nếu họ không tiết kiệm một phần cái mà họ có quyền tiêu dùng, cái mà họ có thể tiêu dùng mà không sợ bị quy 56 [CHƯƠNG II] gọi là lãng phí; trong trường hợp này, toàn bộ khối lượng của cải của xã hội sẽ được tăng thêm, số tăng thêm này sẽ ngang với toàn bộ giá trị của những khoản tiết kiệm đó. Cho nên, chúng ta hoàn toàn có quyền nói rằng những người làm việc trong công nghiệp và thương nghiệp chỉ có thể làm tăng thêm toàn bộ khối lượng của cải hiện có trong xã hội bằng cách hạn chế tiêu dùng cá nhân của họ mà thôi" (như trên, tr.263-264). Gác-ni-ê cũng đã cảm thấy một cách đúng đắn rằng thuyết tích lũy bằng cách tiết kiệm của A.Xmít là hoàn toàn dựa trên cơ sở của học thuyết trọng nông. (A.Xmít đã chịu ảnh hưởng rất mạnh của học thuyết trọng nông, và không có chỗ nào điều đó bộc lộ rõ ràng như ở trong sự phê bình của ông ta đối với học thuyết trọng nông). Gác-ni-ê nói rằng: "Cuối cùng, nếu các nhà kinh tế học khẳng định rằng công nghiệp và thương nghiệp chỉ có thể làm tăng thêm của cải quốc dân bằng những sự nhịn ăn tiêu, thì A.Xmít cũng nói đúng như thế rằng công nghiệp sẽ hoạt động vô ích và tư bản của mỗi nước sẽ không bao giờ tăng lên được, nếu như sự tiết kiệm không làm cho tư bản tăng lên bằng những khoản tiết kiệm (quyển II, chương 3). Như vậy là Xmít hoàn toàn đồng ý với các nhà kinh tế học", v.v. (như trên, tr.270). [6) PHÁI TRỌNG NÔNG VỚI TƯ CÁCH LÀ NHỮNG NGƯỜI TÁN THÀNH NỀN ĐẠI NÔNG NGHIỆP TƯ BẢN CHỦ NGHĨA] [239] Trong tác phẩm đã trích dẫn trên đây, A.Blăng-ki đã dẫn ra cái hoàn cảnh sau đây, coi đó là một trong những hoàn cảnh lịch sử trực tiếp đã góp phần vào việc phổ biến học thuyết trọng nông, và thậm chí còn thúc đẩy bản thân sự ra đời của học thuyết trọng nông nữa. "Từ tất cả những giá trị đã nẩy nở một cách rực rỡ trong cái không khí cuồng nhiệt của hệ thống" (của Lô), "thì nay không còn lại gì nữa, ngoài sự đổ nát, hoang tàn và phá sản. Chỉ có sở hữu ruộng đất là còn nguyên vẹn trong cơn bão táp đó". {Rõ ràng chính vì thế mà trong quyển "Philosophie de la Misère" của Pru-đông, sở hữu ruộng đất chỉ xuất hiện sau tín dụng.} PHÁI TRỌNG NÔNG 57 "Tình hình sở hữu ruộng đất thậm chí còn được cải thiện, bởi vì có lẽ lần đầu tiên từ chế độ phong kiến đến giờ, ruộng đất được chuyển từ tay người này sang tay người khác, và được xé nhỏ ra theo một quy mô rộng lớn" (s.đ.d., tr.138). Cụ thể là: "Vô số những sự chuyển từ tay người này sang tay người khác, diễn ra do ảnh hưởng của hệ thống, đã mở đầu cho việc xé nhỏ sở hữu ruộng đất... Lần đầu tiên chế độ sở hữu ruộng đất đã thoát khỏi trạng thái bất động trong đó chế độ phong kiến đã kìm hãm nó rất lâu. Đó thực là một sự thức tỉnh sở hữu ruộng đất đối với nông nghiệp... Nó" (ruộng đất) "chuyển từ chế độ không được di nhượng sang chế độ lưu thông" (tr.137-138). Cũng như Kê-nê và các môn đồ của ông, Tuyếc-gô hoàn toàn ủng hộ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Ví dụ, Tuyếc-gô nói: "Việc đem ruộng đất cho thuê... Cái phương thức này" (tức là nông nghiệp theo một quy mô rộng lớn, dựa trên chế độ cho thuê hiện đại) "là phương thức có lợi nhất trong tất cả các phương thức; những phương thức ấy chỉ áp dụng được với những nước nào đã tương đối giàu có" (xem Tuyếc-gô, s.đ.d., tr.21). Và trong cuốn "Maximes générales du gouvernement économique d'un royaume agricole", Kê-nê viết: "Đất đai dùng để trồng trọt ngũ cốc, trong chừng mực có thể, cần phải được tập hợp lại thành những nông trang lớn do những người làm ruộng giàu có" (tức là những nhà tư bản) "kinh doanh, vì so với những xí nghiệp nhỏ, thì trong những xí nghiệp nông nghiệp lớn, chi phí về bảo quản và sửa chữa nhà cửa giảm bớt đi; ở đây chi phí sản xuất sẽ ít hơn và sản phẩm ròng sẽ nhiều hơn là trong các xí nghiệp nhỏ" ["Physiocrates", bản của Đe-rơ, phần I, tr.96-97] [Bản dịch tiếng Nga, tr.436]. Đồng thời, trong đoạn trên, Kê-nê thừa nhận rằng những kết quả do năng suất lao động nông nghiệp tăng lên và thuộc về "thu nhập ròng", và do đó, trước hết, chúng rơi vào tay kẻ sở hữu ruộng đất, tức là rơi vào tay kẻ chiếm hữu giá trị thặng dư; và ông cũng thừa nhận rằng giá trị thặng dư được tăng lên một cách tương đối là không phải do đất đai, mà do những biện pháp xã hội và 58 [CHƯƠNG II] những biện pháp khác nhằm nâng cao năng suất lao động. [240] Thực tế, trong đoạn trên, ông viết: "Mọi sự tiết kiệm có lợi" {tức là có lợi cho "sản phẩm ròng"} "về thứ lao động có thể thực hiện được bằng súc vật, máy móc, sức nước, v.v., đều có lợi cho dân cư [và quốc gia, bởi vì một phần sản phẩm ròng lớn hơn sẽ bảo đảm một mức tiền công cao hơn cho những người lao động trong các nghề khác và các công việc khác]". Trong khi đó, Méc-xi-ê Đờ La Ri-vi-e (s.đ.d., tập II, tr.407) phỏng đoán lờ mờ rằng giá trị thặng dư - ít ra là trong công nghiệp – (như đã nói trên đây, Tuyếc-gô đem điều này áp dụng cho mọi ngành sản xuất) có một quan hệ nào đó với bản thân các công nhân công nghiệp. Trong đoạn đó, ông ta kêu lên: "Hỡi các vị sùng bái một cách mù quáng những sản phẩm công nghiệp lừa người, các vị hãy hãm bớt nỗi hoan hỉ của các vị lại! Trước khi tán dương sự thần kỳ của công nghiệp, các vị hãy mở mắt và nhìn xem, ngay những người công nhân có tài biến 20 xu thành một giá trị bằng 1000 đồng ê-quy cũng nghèo biết chừng nào! Vậy thì số tăng to lớn ấy của giá trị rơi vào tay người nào? Các vị hãy trông: những người có hai bàn tay tạo ra việc tăng giá trị đó lại không hề biết đến cảnh sống đầy đủ! Các vị cần phải thận trọng đối với điều trái ngược ấy!" [7) NHỮNG MÂU THUẪN TRONG CÁC QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ CỦA PHÁI TRỌNG NÔNG. PHÁI TRỌNG NÔNG VÀ CUỘC CÁCH MẠNG PHÁP] Đây là những mâu thuẫn trong toàn bộ hệ thống của các nhà kinh tế học. Trong số những người tán thành chế độ quân chủ chuyên chế, có Kê-nê. "Chính quyền phải là một chính quyền duy nhất... Trong việc cai trị, một hệ thống các lực lượng chống đối nhau là tai hại, nó chỉ chứng tỏ sự phân tranh giữa những kẻ bên trên và sự áp bức những người ở bên dưới" (trong tác phẩm "Maximes générales" ect. đã dẫn trên đây ["Physiocrates", bản của Đe-rơ, ph.I, tr.81] [Bản dịch tiếng Nga, tr.432]). Méc-xi-ê Đờ La Ri-vi-e viết: PHÁI TRỌNG NÔNG 59 "Chỉ vì một lẽ là con người sinh ra để sống trong xã hội, cũng đủ khiến cho họ phải sống dưới chế độ chuyên chế" ("Ordre naturel et essentiel des sociétés politiques" tập I, tr.281). Và ở đây còn có cả người "bạn dân"20, tức là hầu tước Mi-ra-bô, Mi-ra-bô cha nữa! Và chính trường phái này, với cái thuyết laissez faire, laissez aller của họ, đã bác bỏ chính sách của Côn-be và nói chung, cự tuyệt mọi sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của xã hội công dân. Họ chỉ cho phép nhà nước tiếp tục sống trong những lỗ chân lông của cái xã hội ấy, cũng như theo học thuyết của Ê-pi-quya các vị thần chỉ ở trong các lỗ chân lông của vũ trụ mà thôi! Trong thực tế, việc ca tụng chế độ sở hữu ruộng đất đã biến thành yêu cầu đòi chuyển mọi thứ thuế cho riêng địa tô phải chịu, và điều đó bao hàm khả năng nhà nước có thể tịch thu sở hữu ruộng đất, – hoàn toàn giống như chủ trương của bộ phận cấp tiến trong phái theo học thuyết Ri-các-đô21. Bất chấp sự phản đối của Rơ-đe-re và của những người khác, cuộc cách mạng Pháp đã thừa nhận thuyết thuế khóa đó. Bản thân Tuyếc-gô cũng là một bộ trưởng cấp tiến tư sản, hoạt động của ông là bước mở đầu cho cuộc cách mạng Pháp. Dưới cái bề ngoài giả phong kiến của họ, phái trọng nông đã cộng tác chặt chẽ với các nhà bách khoa. [240] [241] Tuyếc-gô đã tìm cách thực hiện những biện pháp của cuộc cách mạng Pháp. Bằng sắc lệnh tháng Hai 1776, ông đã xóa bỏ các phường hội. (Ba tháng sau khi được ban hành, sắc lệnh này đã bị phế bỏ.) Ông lại xóa bỏ cả chế độ lao dịch cầu đường cho nông dân và đã cố thực hiện một thứ thuế duy nhất đánh vào địa tô22. [241] Sau này chúng ta sẽ trở lại cái công lao to lớn của các nhà trọng nông trong việc phân tích tư bản23. Vì vậy, ở đây chúng ta chỉ chú ý điều sau này. Theo ý kiến của các nhà trọng nông, nguồn gốc của giá trị thặng dư là năng 60 [CHƯƠNG II] suất của một loại lao động đặc biệt, lao động nông nghiệp. Và có được năng suất đặc biệt đó là hoàn toàn do bản thân tự nhiên. Theo học thuyết trọng thương, giá trị thặng dư chỉ là tương đối: cái mà người này được thì người kia lại mất. "Lợi nhuận do chuyển nhượng” hay sự "biến động của cán cân của cải giữa các phía hữu quan"1*. Vì vậy, nếu ta xét toàn bộ tư bản trong một nước nào đó, thì thực tế không có một giá trị thặng dư nào được tạo ra ở trong nội bộ nước đó cả. Việc hình thành giá trị thặng dư chỉ diễn ra trong những mối quan hệ giữa nước này với các nước khác. Và số thặng ra mà nước này thực hiện được đối với một nước khác, thì được biểu hiện bằng tiền (bảng cân đối thương mại), vì chính tiền là hình thái trực tiếp và độc lập của giá trị trao đổi. Ngược lại với điều đó - vì trên thực tế, học thuyết trọng thương phủ nhận sự hình thành của giá trị thặng dư tuyệt đối - phái trọng nông lại muốn cắt nghĩa giá trị thặng dư tuyệt đối: đó là sản phẩm ròng. Nhưng vì phái trọng nông bao giờ cũng chỉ chú ý đến giá trị sử dụng, nên họ coi nông nghiệp là kẻ duy nhất sáng tạo ra "sản phẩm ròng" này. [8) VIỆC TẦM THƯỜNG HÓA HỌC THUYẾT TRỌNG NÔNG Ở TÊN PHẢN ĐỘNG PHỔ SMAN-XƠ] Chúng ta còn thấy một trong những đại biểu ngây thơ nhất của học thuyết trọng nông là Sman-xơ, một chuyên viên lão luyện trong việc theo dõi những người mị dân24, một ủy viên trong hội đồng cơ mật của vua Phổ. So với Tuyếc-gô, thì hắn còn kém xa biết chừng nào! Chẳng hạn, Sman-xơ viết như sau: "Nếu thiên nhiên trả cho y" (cho kẻ sở hữu ruộng đất) "một lợi tức cao gấp đôi __________________________________________________________ 1* Xem tập này, phần I, tr.19-22. PHÁI TRỌNG NÔNG 61 lợi tức tiền tệ mà pháp luật đã quy định, thì dựa trên cơ sở hợp lý nào để có thể tước đoạt khoản thu nhập này của y?" ("Economie politique", traduit par Henri Jouffroy etc., tome I, Paris, 1826, tr.90)25. Các nhà trọng nông quy định mức tối thiểu của tiền công sao cho sự tiêu dùng (hoặc các chi phí) của công nhân ngang với tiền công mà họ nhận được. Hoặc như ngài Sman-xơ thể hiện điều đó dưới một hình thức chung: "Tiền công trung bình trong nghề này hoặc nghề khác là ngang với cái mà trung bình một người làm nghề đó tiêu dùng trong thời gian họ làm việc" (s.đ.d., tr.120). [Sau đó chúng ta đọc thấy ở Sman-xơ:] "Địa tô" là yếu tố duy nhất của thu nhập quốc dân; [242] lợi tức của tư bản đầu tư, cũng như tiền công của mọi loại lao động, chỉ làm cái việc chuyển sản phẩm của địa tô đó từ tay người này sang tay người khác mà thôi”, (s.đ.d., tr.309 - 310). "Của cải của dân tộc chỉ là khả năng của đất đai hàng năm có thể sản xuất ra địa tô" (s.đ.d., tr.310). "Nếu ta chú ý đến những điều cơ bản nhất và những yếu tố đầu tiên của giá trị của mọi vật phẩm, dù những vật phẩm đó là những vật phẩm gì, thì ta sẽ phải thừa nhận rằng giá trị này chẳng qua chỉ là giá trị của những sản phẩm giản đơn của thiên nhiên mà thôi. Cái đó có nghĩa là mặc dầu lao động có đem lại cho những vật phẩm một giá trị mới, và do đó làm tăng giá cả của chúng lên, nhưng cái giá trị mới đó, hay cái giá cả đã tăng lên đó, vẫn chỉ là tổng số những giá trị của tất cả các sản phẩm của thiên nhiên mà người thợ đang tiêu dùng hay đã tiêu dùng, bằng cách này hoặc cách khác, để đem lại một hình thái mới cho những vật phẩm đó" (s.đ.d., tr.313). "Loại lao động ấy" (nông nghiệp, theo đúng nghĩa của nó) "là lao động duy nhất mà trên một mức độ nào đó, ta có thể gọi là lao động sản xuất, bởi vì chỉ có nó mới góp phần sản xuất ra những vật thể mới... Lao động trong công nghiệp chế biến chỉ đem lại một hình thái mới cho những vật thể do thiên nhiên tạo ra mà thôi (s.đ.d., tr.15-16). [9) SỰ PHÊ PHÁN SỚM NHẤT ĐỐI VỚI THÀNH KIẾN CỦA PHÁI TRỌNG NÔNG TRONG VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP (VE-RI)] Chống lại thành kiến của phái trọng nông. 62 [CHƯƠNG II] Ve-ri (Pi-ê-tơ-rô) "Meditazioni sulla Economia politica" (in lần đầu tiên năm 1771), tập XV, bản của Cu-xtô-đi, Parte Moderna. "Mọi hiện tượng của vũ trụ, hoặc do bàn tay của con người, hoặc là do những quy luật phổ biến của tự nhiên tạo nên, cũng không đem lại cho ta cái ý niệm về sự sáng tạo của vật chất, mà chỉ đem lại cái ý niệm về sự biến dạng của vật chất. Hợp nhất và phân chia - đó là những yếu tố duy nhất mà trí tuệ con người khám phá ra được trong khi phân tích ý niệm sản xuất. Sản xuất ra giá trị và của cải đều diễn ra giống nhau trong trường hợp đất đai, không khí và nước trên đồng ruộng biến thành lúa mì, cũng như trong trường hợp dưới bàn tay của con người, những chất dính do các loài sâu bọ tiết ra được biến thành tơ lụa, hay khi những mảnh kim loại riêng lẻ được kết hợp lại và hình thành nên bộ máy đồng hồ" (tr.21-22). Sau đó: Phái trọng nông gọi "giai cấp những người lao động trong công nghiệp là giai cấp không sinh sản, bởi vì theo ý họ, giá trị của sản phẩm công nghiệp là ngang với nguyên liệu cộng với thức ăn mà những người lao động công nghiệp tiêu dùng trong thời gian chế biến nguyên liệu đó" (tr.25). [243] Ve-ri, trái lại, chú ý đến cảnh nghèo nàn thường xuyên của những người làm ruộng, ngược lại với tình hình ngày càng giàu có của những người lao động trong công nghiệp, và sau đó, ông nói tiếp: "Điều đó chứng tỏ rằng trong giá cả mà họ thu được, nhà công nghiệp không phải chỉ nhận được phần bù lại cái đã tiêu dùng, mà còn nhận được một số nào đó ngoài số ấy ra, số này là một lượng giá trị mới, được tạo ra trong quá trình sản xuất trong năm" (tr.26). "Giá trị được sản xuất ra là một bộ phận trong giá cả của sản phẩm nông nghiệp hoặc công nghiệp, bộ phận này cấu thành số thặng ra ngoài giá trị ban đầu của vật liệu và những chi phí tiêu dùng cần thiết trong khi chế biến chúng. Trong nông nghiệp, phải trừ các loại giống và việc tiêu dùng của người làm ruộng ra; trong công nghiệp, cũng phải trừ nguyên liệu và việc tiêu dùng của người lao động như vậy, và giá trị mới được tạo ra hàng năm đúng là ngang với số còn lại sau khi đã khấu trừ đi như thế" (tr.26-27). 63 [CHƯƠNG III] A-ĐAM XMÍT [1) HAI ĐỊNH NGHĨA KHÁC NHAU CỦA A-ĐAM XMÍT VỀ GIÁ TRỊ: ĐỊNH NGHĨA GIÁ TRỊ BẰNG SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐÃ CHI PHÍ, CHỨA ĐỰNG TRONG HÀNG HÓA, VÀ ĐỊNH NGHĨA GIÁ TRỊ BẰNG SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG SỐNG MUA ĐƯỢC TRONG VIỆC TRAO ĐỔI HÀNG HÓA NÀY] A.Xmít, cũng như những nhà kinh tế học đang được chúng ta chú ý đến, đã tiếp thu của phái trọng nông cái khái niệm tiền công trung bình mà ông ta gọi là "giá cả tự nhiên của tiền công": "Con người ta bao giờ cũng phải có khả năng tồn tại bằng lao động của mình, và tiền công của họ ít ra cũng phải đủ để nuôi sống họ. Trong phần lớn các trường hợp, tiền công đó thậm chí còn cần phải cao hơn mức ấy một chút, vì nếu không thì người công nhân sẽ không thể nuôi gia đình của họ, và nòi giống của những người công nhân đó sẽ bị tiêu diệt ngay ở thế hệ thứ nhất" ([Bản dịch của Gác-ni-ê] tập I, quyển I, chương 8, tr.136) [Bản dịch tiếng Nga, tập I, tr.63.] A.Xmít nhận xét một cách hoàn toàn rõ ràng là sự phát triển sức sản xuất của lao động không đem lại lợi ích gì cho bản thân người công nhân cả. Ví dụ, chúng ta đọc thấy ở ông ta (quyển I, chương 8, bản của Mắc - Cu-lốc, Luân Đôn, 1828); "Sản phẩm của lao động là phần thưởng tự nhiên cho lao động, hay là tiền công của lao động. Trong trạng thái nguyên thủy của xã hội, trước khi chế độ tư hữu về ruộng đất và tích lũy tư bản xuất hiện, thì toàn bộ sản phẩm lao động đều thuộc về người lao động. Sản phẩm đó không phải chia cho người sở hữu ruộng đất, cũng 64 [CHƯƠNG III] không phải chia cho chủ. Nếu trạng thái đó của xã hội vẫn tiếp diễn, thì tiền công trả cho lao động sẽ tăng lên cùng với sự tăng lên của sức sản xuất của lao động, do sự phân công lao động gây nên. Tất cả các vật phẩm dần dần đều phải trở nên rẻ hơn". {Dầu sao thì đó là trường hợp của tất cả những vật phẩm mà việc tái sản xuất đòi hỏi một số lượng lao động ít hơn. Nhưng những vật phẩm đó không phải chỉ "phải trở nên rẻ hơn": trên thực tế chúng đã trở nên rẻ hơn rồi.} "Để sản xuất ra những vật phẩm đó người ta sẽ cần đến một số lượng lao động ngày càng ít hơn; nhưng vì có những hàng hóa được sản xuất ra với một số lượng lao động như trước, và trong tình hình đó, cũng được đem trao đổi với một hàng hóa khác, nên dĩ nhiên là người ta có thể mua những hàng hóa đó [244] với một sản phẩm chứa đựng một lượng lao động ít hơn... Song trạng thái nguyên thủy đó của xã hội, trong đó người lao động nhận được toàn bộ sản phẩm lao động của mình, đã không thể tồn tại được nữa khi chế độ tư hữu về ruộng đất và việc tích lũy tư bản xuất hiện. Vì vậy, tình hình đó đã đi vào quá khứ từ lâu rồi, trước khi người ta đạt được những thành tựu lớn nhất trong việc làm tăng sức sản xuất của lao động; cho nên việc nghiên cứu thêm xem tình hình đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến cái phần thưởng cho lao động, hay tiền công, là một điều vô ích" (tập I, tr.107-109) [Bản dịch tiếng Nga, tập I, tr.60-61]. Ở đây, A.Xmít nhận xét một cách rất tinh vi rằng sức sản xuất của lao động chỉ bắt đầu phát triển với những quy mô thực sự rộng lớn từ khi lao động biến thành lao động làm thuê, và từ khi những điều kiện lao động đối lập với lao động một mặt dưới hình thái sở hữu ruộng đất và mặt khác, dưới hình thái tư bản. Như vậy, sức sản xuất của lao động chỉ bắt đầu phát triển khi mà bản thân người lao động không còn chiếm hữu được những kết quả của sự phát triển đó nữa. Vì thế, nghiên cứu xem việc phát triển những lực lượng sản xuất đó sẽ mang lại (hoặc sẽ phải mang lại) những hậu quả gì cho "tiền công" (tiền công ở đây ngang với sản phẩm của lao động), với giả định rằng sản phẩm của lao động (hay là giá trị của sản phẩm đó) thuộc về bản thân người lao động, – thì điều đó thật là hoàn toàn vô ích. A-ĐAM XMÍT 65 A.Xmít bị ảnh hưởng rất mạnh của những quan niệm của phái trọng nông, và trong tác phẩm của ông, thỉnh thoảng người ta thấy cả những đoạn nguyên vẹn của phái trọng nông và hoàn toàn mâu thuẫn với những quan niệm do bản thân ông ta đưa ra. Chẳng hạn như trong học thuyết về địa tô, v.v.. Đối với mục tiêu của chúng ta, chúng ta có thể hoàn toàn không chú ý đến các bộ phận cấu thành đó - những bộ phận không nói lên được đặc trưng của Xmít - trong tác phẩm của ông ta, bởi vì trong những phần đó, ông ta chỉ là một nhà trọng nông mà thôi26. Trong phần đầu của các tác phẩm này, khi phân tích hàng hóa, tôi đã chỉ rõ rằng27 A.Xmít do dự giữa hai định nghĩa về giá trị trao đổi, tức là giữa định nghĩa cho rằng giá trị của các hàng hóa là do khối lượng lao động cần thiết để sản xuất ra các hàng hóa đó quyết định, và định nghĩa cho rằng giá trị đó ngang với số lượng lao động sống mà hàng hóa đó có thể mua được, hay là ngang với số lượng hàng hóa mà một lượng lao động sống nhất định có thể mua được, thì cũng thế. Ở ông ta, định nghĩa thứ nhất lúc thì lẫn lộn với định nghĩa thứ hai, lúc thì bị định nghĩa thứ hai thay thế. Trong hai định nghĩa đó, thì trong định nghĩa thứ hai, Xmít đã lấy giá trị trao đổi của lao động, - trên thực tế thì đã lấy tiền công, - làm thước đo giá trị của các hàng hóa, bởi vì tiền công ngang với số lượng hàng hóa đã mua được thay cho một số lượng lao động sống nhất định, hoặc ngang với một số lượng lao động có thể mua được với một số lượng hàng hóa nhất định. Những giá trị của lao động, hay nói cho đúng hơn, của sức lao động, cũng như giá trị của bất kỳ một hàng hóa nào khác, đều chịu những sự biến động và không có gì khác một cách đặc thù với giá trị của những hàng hóa khác. Ở đây, bản thân giá trị lại là thước đo của giá trị và là cơ sở để giải thích giá trị, - như vậy là đã rơi vào một cái vòng luẩn quẩn. Nhưng trong sự trình bày sau này, ta sẽ thấy rõ rằng những sự do dự đó và sự lầm lẫn những định nghĩa hoàn toàn không giống nhau đó, đã không làm cho A.Xmít lạc hướng trong khi ông 66 [CHƯƠNG III] nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc của giá trị thặng dư, bởi vì chỗ nào mà Xmít phát triển những luận điểm của mình, thì trên thực tế - thậm chí một cách không tự giác - ông ta đã theo cái định nghĩa đúng đắn về giá trị trao đổi của hàng hóa, tức là định nghĩa cho rằng giá trị đó là do số lượng lao động đã được chi phí để sản xuất ra những hàng hóa đó và chứa đựng trong những hàng hóa đó quyết định, hay là do thời gian lao động quyết định. [244] [VII - 283a] {Trong nhiều ví dụ, ta có thể chứng minh rằng trong suốt tác phẩm của ông, trong những đoạn ông giải thích những sự kiện thực tế, A.Xmít đã coi số lượng lao động chứa đựng trong sản phẩm là giá trị và là một nhân tố quyết định giá trị. Một phần tài liệu đó đã được Ri-các-đô trích dẫn28. Toàn bộ học thuyết của A.Xmít nói về ảnh hưởng của sự phân công lao động và của việc hoàn thiện máy móc, đến giá cả của hàng hóa, đều dựa trên cơ sở đó. Ở đây chỉ cần trích dẫn một đoạn cũng đủ. Trong chương 11 của quyển I, khi nói rằng trong thời đại của ông nhiều loại hàng công nghiệp đã rẻ đi so với những thế kỷ trước đó, A.Xmít đã nhận xét về những thế kỷ đó như sau: "Lúc ấy, cần phải có một số lượng lao động lớn hơn [283b] để chế tạo ra những vật phẩm đó, và vì thế, khi đem ra thị trường, những vật phẩm đó phải được bán hoặc đổi với một giá cả của một lượng lao động lớn hơn" ([Bản dịch của Gác-ni-ê] tập II, tr.156) [Bản dịch tiếng Nga, tập I, tr.218-219].} [VII-283b]. [VI - 245] Nhưng ở Xmít, mâu thuẫn đó, và việc chuyển từ cách giải thích này sang cách giải thích khác có một cơ sở sâu xa hơn (Khi phát hiện mâu thuẫn của Xmít, Ri-các-đô đã không nhìn thấy cái cơ sở sâu xa hơn đó, và cũng không đánh giá được cái mâu thuẫn mà ông ta đã tìm ra, và vì thế ông ta đã không giải quyết được mâu thuẫn đó). Chúng ta hãy giả định rằng tất cả những người lao động đều là những người sản xuất hàng hóa, họ không những sản xuất ra hàng hóa của mình mà còn đem bán những hàng hóa đó đi. Giá trị của những hàng hóa đó được quy định bởi A-ĐAM XMÍT 67 thời gian lao động cần thiết chứa đựng trong chúng. Do đó, nếu hàng hóa được bán theo giá trị của chúng, thì với một hàng hóa là sản phẩm của 12 giờ lao động, người lao động vẫn mua được một thời gian lao động là 12 giờ dưới hình thức một hàng hóa khác, nghĩa là một thời gian lao động là 12 giờ đã vật thể hóa trong một giá trị sử dụng khác. Như vậy, giá trị lao động của anh ta là ngang với giá trị của hàng hóa của anh ta, nghĩa là ngang với sản phẩm của 12 giờ lao động. Hành vi bán và hành vi mua tiếp theo sau đó, tóm lại, toàn bộ quá trình trao đổi - tức là sự biến hóa hình thái của hàng hóa - không đem lại một sự thay đổi nào trong tình hình của sự việc. Nó chỉ làm thay đổi hình thái của cái giá trị sử dụng trong đó 12 giờ lao động được thể hiện. Do đó, giá trị lao động ngang với giá trị của sản phẩm lao động. Thứ nhất, trong hàng hóa, - trong chừng mực mà những hàng hóa đó được trao đổi theo giá trị của chúng, - những số lượng lao động vật thể hóa ngang nhau được đem trao đổi với nhau. Và thứ hai, một lượng lao động sống nhất định được đem trao đổi với một lượng lao động vật thể hóa ngang với nó, bởi vì, một mặt, lao động sống được vật thể hóa trong sản phẩm, trong hàng hóa thuộc về người lao động, nhưng mặt khác, hàng hóa đó được đem trao đổi với một hàng hóa khác, chứa đựng một số lượng lao động ngang như thế. Do đó, trên thực tế, một số lượng lao động sống nhất định được đem trao đổi lấy một số lượng lao động đã vật thể hóa ngang với nó. Như vậy, không những một hàng hóa được trao đổi với một hàng hóa khác theo cái tỷ lệ trong đó những lượng thời gian lao động ngang nhau được thể hiện ra trong những hàng hóa đó dưới dạng đã vật thể hóa, mà một lượng lao động sống nhất định còn được đem trao đổi với một hàng hóa thể hiện cùng một số lượng lao động như thế, dưới hình thái đã vật thể hóa. Theo giả thiết này, giá trị của lao động (số lượng hàng hóa mà người ta có thể mua được với một số lượng lao động nhất định, 68 [CHƯƠNG III] hoặc số lượng lao động mà người ta có thể mua được với một số lượng hàng hóa nhất định), cũng hoàn toàn giống như số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa, có thể được coi là thước đo giá trị của hàng hóa. Có thể làm như vậy là vì giá trị của lao động, dưới hình thái vật thể hóa, sẽ biểu hiện một lượng lao động bao giờ cũng ngang với lượng lao động sống cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, - hay nói một cách khác: một lượng thời gian lao động sống nhất định bao giờ cũng sẽ nhận được một số lượng hàng hóa đại biểu cho cũng một lượng thời gian lao động như thế dưới hình thức đã vật thể hóa. Nhưng trong tất cả những phương thức sản xuất - đặc biệt là trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, - mà những điều kiện vật chất của lao động thuộc về một (hay vài) giai cấp, còn giai cấp khác, giai cấp công nhân thì chỉ có sức lao động mà thôi, - trong tất cả những phương thức sản xuất đó, một hiện tượng hoàn toàn trái ngược lại diễn ra. Sản phẩm của lao động, hay là giá trị của sản phẩm lao động, không thuộc về người công nhân. Một lượng lao động sống nhất định không nhận được một lượng lao động đã vật thể hóa ngang với nó; nói một cách khác, một lượng lao động nhất định, đã vật thể hóa trong hàng hóa, nhận được, để chi phối, một lượng lao động sống lớn hơn số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa ấy. Nhưng vì A.Xmít hoàn toàn làm đúng khi lấy điểm xuất phát là hàng hóa và sự trao đổi hàng hóa, và vì vậy, ở ông lúc đầu những người sản xuất đối diện với nhau với tư cách là những người sở hữu hàng hóa - với tư cách là những người bán hàng hóa hay những người mua hàng hóa - cho nên ông ta đã khám phá ra rằng (ông ta tưởng là như vậy) trong sự trao đổi giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa [246] lao động đã được vật thể hóa và lao động sống, quy luật chung lập tức mất hết tác dụng, và hàng hóa (bởi vì lao động cũng là hàng hóa, trong chừng mực nó được mua và bán) không còn được trao đổi với nhau theo những lượng lao động mà chúng biểu hiện nữa. Từ đó, ông ta kết luận A-ĐAM XMÍT 69 rằng khi mà điều kiện lao động đã đối lập với người công nhân làm thuê dưới hình thái sở hữu ruộng đất và tư bản, thì thời gian lao động không còn là thước đo nội tại điều tiết giá trị trao đổi của hàng hóa nữa. Lẽ ra, Xmít phải kết luận ngược lại, - như Ri-các-đô đã nhận xét rất chính đáng đối với ông ta, - rằng những danh từ "số lượng lao động" và "giá trị lao động" không còn là những danh từ đồng nhất, và do đó, giá trị tương đối của hàng hóa, mặc dù nó do thời gian lao động chứa đựng trong hàng hóa đó điều tiết, không còn do giá trị của lao động điều tiết nữa, bởi vì danh từ sau này chỉ còn đúng khi nào nó đồng nhất với danh từ thứ nhất mà thôi. Sau này, khi nói về Man-tút29, chúng ta sẽ có thể chứng minh rằng ngay cả trong trường hợp người lao động chiếm hữu sản phẩm của mình, nghĩa là chiếm hữu giá trị của sản phẩm của bản thân anh ta, việc lấy giá trị đó hay giá trị của lao động, làm thước đo giá trị, theo cái ý nghĩa như thời gian lao động hay bản thân lao động là thước đo giá trị và là một yếu tố tạo ra giá trị, - thì việc đó cũng là sai lầm và vô lý. Ngay cả trong trường hợp này, lao động mà người ta có thể mua được bằng một hàng hóa nào đó, cũng sẽ không thể có tác dụng làm thước đo theo ý nghĩa đó, theo ý nghĩa tác dụng đó là tác dụng cố hữu của lao động chứa đựng trong hàng hóa ấy. Cái này chỉ có thể là chỉ số của cái kia mà thôi. Dù sao đi nữa, A.Xmít cũng cảm thấy rằng từ quy luật quyết định sự trao đổi hàng hóa, khó mà rút ra sự trao đổi giữa tư bản và lao động, sự trao đổi này rõ ràng dựa trên một cơ sở hoàn toàn đối lập với quy luật đó và mâu thuẫn với những nguyên tắc của nó. Và người ta vẫn không thể nào giải thích được mâu thuẫn đó, chừng nào tư bản còn trực tiếp đối lập với lao động, chứ không đối lập với sức lao động. A.Xmít biết rất rõ rằng thời gian lao động, chi phí vào việc tái sản xuất ra sức lao động và nuôi dưỡng sức lao động, rất khác với số lao động mà sức lao động có thể thực hiện được. Về vấn đề này, ông ta thậm chí còn viện vào tác phẩm của Can-ti-lơn, cuốn "Essai sur la nature du commerce". 70 [CHƯƠNG III] Xmít viết về Can-ti-lơn: "Tác giả này nói thêm rằng lao động của một kẻ nô lệ khỏe được coi là có giá trị gấp đôi số chi phí để nuôi sống anh ta; còn lao động của một công nhân yếu nhất, theo ông ta thì không thể trị giá thấp hơn lao động của một người nô lệ khỏe" (quyển I, chương 8, tr.137. Bản dịch của Gác-ni-ê, tập I) [Bản dịch tiếng Nga, tập I, tr.63]. Mặt khác, có điều lạ là A.Xmít đã không hiểu rằng điều làm cho ông bối rối không liên quan gì tới các quy luật điều tiết sự trao đổi hàng hóa này với hàng hóa khác. Sự trao đổi các hàng hóa A và B tỷ lệ với thời gian lao động chứa đựng trong các hàng hóa ấy, tuyệt nhiên không bị vi phạm bởi các tỷ lệ theo đó những người sản xuất ra những hàng hóa ấy phân chia những sản phẩm A và B với nhau, hay nói cho đúng hơn, phân chia giá trị của chúng với nhau. Nếu một bộ phận sản phẩm A được phân phối cho kẻ sở hữu ruộng đất, một bộ phận khác cho nhà tư bản, bộ phận thứ ba cho người công nhân thì dù những phần mà họ nhận được là như thế nào chăng nữa, điều đó cũng không làm cho tình hình thay đổi một chút nào: bản thân A vẫn được trao đổi với B theo đúng với giá trị của nó. Tỷ lệ giữa thời gian lao động chứa đựng trong mỗi hàng hóa đó - trong A và B - hoàn toàn không tùy thuộc vào cái tình hình: thời gian lao động chứa đựng trong A hoặc trong B do những người khác nhau chiếm hữu. "Khi diễn ra sự trao đổi giữa dạ và vải, thì ở trong vải những người sản xuất dạ sẽ có những phần đúng như những phần mà trước đây họ đã có trong dạ" ("Misère de la philosophie", tr.29)30. Đó là cái lý do mà sau này những môn đồ của Ri-các-đô đã hoàn toàn có quyền đưa ra để chống lại A.Xmít [274]. Giôn Kê-dơ-nô-vơ một người theo thuyết Man-tút, cũng viết đúng như thế: "Việc trao đổi hàng hóa và sự phân phối phải được xét tách rời nhau ra... Những hoàn cảnh ảnh hưởng đến cái này không phải bao giờ cũng ảnh hưởng đến cái kia. Chẳng hạn, chi phí sản xuất của một hàng hóa nào đó giảm xuống, thì tỷ lệ giữa hàng hóa đó với mọi hàng hóa khác sẽ biến đổi; nhưng điều đó không nhất thiết A-ĐAM XMÍT 71 phải làm thay đổi sự phân phối bản thân hàng hóa đó, hoặc ảnh hưởng đến sự phân phối những hàng hóa khác bằng bất cứ cách nào. Mặt khác, việc giá trị giảm xuống một cách phổ biến, giảm xuống một cách ngang nhau đối với tất cả các hàng hóa, sẽ không làm thay đổi các tỷ lệ giữa chúng với nhau. Nó có thể ảnh hưởng, hoặc có thể không ảnh hưởng đến việc phân phối các hàng hóa", v. v.. (Giôn Kê-dơ-nô-vơ, trong lời tựa cuốn sách của Man-tút do ông ta xuất bản "Definitions in Political Economy". London, 1853). Nhưng chính vì "việc phân phối" giá trị của sản phẩm giữa nhà tư bản và người công nhân dựa trên sự trao đổi các hàng hóa - trao đổi giữa hàng hóa và sức lao động - nên dĩ nhiên điều đó đã làm cho A.Xmít nhầm lẫn. A.Xmít vẫn còn lấy giá trị của lao động, hay là sức mua của hàng hóa này hoặc của hàng hóa khác (hay sức mua của tiền) đối với lao động, để làm thước đo giá trị, - điều đó đã dẫn đến chỗ làm rối loạn tiến trình tư tưởng của ông ta ở những đoạn ông ta trình bày học thuyết về giá cả và nghiên cứu ảnh hưởng của sự cạnh tranh đối với tỷ suất lợi nhuận, v.v., và nói chung, đã làm cho tác phẩm của ông thiếu mọi sự nhất trí và thậm chí đã là nguyên nhân làm cho một số lớn những vấn đề rất quan trọng bị rơi ra ngoài phạm vi nghiên cứu của ông. Nhưng điều đó, như chúng ta sẽ thấy sau đây, đã không ảnh hưởng đến tiến trình chung của tư tưởng của ông ta trong vấn đề giá trị thặng dư, vì trong vấn đề này, Xmít bao giờ cũng theo cái định nghĩa đúng đắn, lấy thời gian lao động đã hao phí chứa đựng trong các hàng hóa khác nhau để quy định giá trị. Như vậy, bây giờ chúng ta hãy chuyển sang cách lý giải vấn đề của ông ta. Nhưng trước khi xét vấn đề đó, chúng ta cần nhớ một điều này nữa. A.Xmít đã lầm lẫn nhiều sự việc khác nhau. Thứ nhất, trong chương V, quyển I, ông ta đã viết: "Người giàu hay nghèo là tùy theo họ có nhiều hay ít những tư liệu nhằm bảo đảm cho mình những vật phẩm thiết yếu, tiện nghi, thích thú. Nhưng sau khi sự phân công đã được kiến lập trong tất cả mọi ngành, thì với bản thân lao động của mình, một người chỉ có thể sản xuất ra một phần rất nhỏ những vật phẩm đó; phần 72 [CHƯƠNG III] lớn hơn phải do lao động của những người khác cung cấp; và người đó sẽ giàu hay nghèo là tùy theo khối lượng lao động nhiều hay ít mà người đó có thể chi phối được, hoặc có thể mua được. Vì vậy, giá trị của bất kỳ hàng hóa nào mà kẻ sở hữu nó muốn đem ra trao đổi lấy những vật phẩm khác, chứ không có ý định đem ra sử dụng hoặc đem tiêu dùng cho cá nhân, – đối với người sở hữu nó, giá trị của hàng hóa đó ngang với số lượng lao động mà hàng hóa đó có thể mua được, hoặc có thể chi phối được. Như vậy lao động là thước đo thực tế của giá trị trao đổi của tất cả mọi hàng hóa" (tập I, tr.59-60) [Bản dịch tiếng Nga, tập I, tr.30]. Tiếp đó: "Chúng" (những hàng hóa) "chứa đựng giá trị của một lượng lao động nhất định mà chúng ta đem đổi lấy cái, theo giả định của chúng ta [248], cũng chứa đựng giá trị của một lượng lao động giống như thế trong thời gian đó... Lúc đầu toàn bộ của cải của thế giới sở dĩ có được không phải là do vàng hay bạc, mà do lao động; và đối với những kẻ chiếm hữu những của cải đó và những kẻ muốn đem chúng ra trao đổi với bất kỳ những sản phẩm mới nào, thì giá trị của chúng hoàn toàn ngang với số lượng lao động mà họ có thể mua được hoặc chi phối được với những hàng hóa đó" (quyển I, chương 5, tr.60-61) [Bản dịch tiếng Nga, tập I, tr.30]. Cuối cùng: "Như ông Hốp-xơ nói, của cải là một sức mạnh. Nhưng điều đó không có nghĩa là người nào kiếm được một tài sản lớn, hay nhận được một tài sản lớn do thừa kế, đều nhất thiết có quyền lực về chính trị, về dân sự, hay về quân sự... Sức mạnh mà của cải đó đã đem lại tức khắc và trực tiếp cho anh ta, không phải là cái gì khác ngoài sức mua; đó là quyền được chi phối mọi lao động của kẻ khác hay mọi sản phẩm của lao động đó đang nằm ở trên thị trường" (s.đ.d., tr.61) [Bản dịch tiếng Nga, tập I, tr.31]. Chúng ta thấy rằng trong tất cả những đoạn đó, A.Xmít lẫn lộn "lao động của người khác" với "sản phẩm của lao động đó". Từ khi sự phân công lao động được xác lập, thì giá trị trao đổi của hàng hóa, thuộc người này hoặc người khác, đều biểu thị ra trong những hàng hóa của kẻ khác mà anh ta có thể mua được, nghĩa là trong lượng lao động của người khác chứa đựng trong những hàng hóa đó, trong lượng lao động đã vật thể hóa của người khác. Và số lượng lao động của người khác đó ngang với số lượng A-ĐAM XMÍT 73 lao động chứa đựng trong hàng hóa của bản thân anh ta. Xmít tuyên bố hoàn toàn rõ ràng: "Hàng hóa chứa đựng giá trị của một lượng lao động nhất định mà chúng ta đem đổi lấy cái, theo giả định của chúng ta, cũng chứa đựng giá trị của một số lượng lao động giống như thế trong thời gian đó". Điều được nhấn mạnh ở đây là sự biến đổi do phân công lao động gây ra, sự biến đổi thể hiện ra ở chỗ là của cải không còn nằm trong sản phẩm lao động của mình nữa, mà ở trong số lượng lao động của người khác mà hàng hóa ấy có thể chi phối được, - tức là trong số lượng lao động xã hội mà hàng hóa ấy có thể mua được, và do số lượng lao động chứa đựng ngay trong hàng hóa đó quyết định. Trên thực tế, cái bị che giấu ở đây chỉ là cái khái niệm về giá trị trao đổi, tức là cái tư tưởng cho rằng chỉ với tư cách là lao động xã hội, thì lao động của tôi mới quyết định của cải của tôi; do đó, của cải của tôi là do sản phẩm lao động của tôi quyết định, sản phẩm này cho phép tôi chi phối một lượng lao động xã hội ngang như thế. Hàng hóa của tôi, chứa đựng một lượng thời gian lao động cần thiết nhất định, cho phép tôi có thể chi phối được mọi hàng hóa khác có cùng một giá trị như thế, do đó chi phối được một lượng lao động của người khác ngang như thế, đã vật thể hóa trong những giá trị sử dụng khác. Điều được nhấn mạnh ở đây là sự san bằng - do sự phân công lao động và giá trị trao đổi tạo nên - giữa lao động của tôi và lao động của người khác, hay nói một cách khác, là sự san bằng giữa lao động của tôi và lao động xã hội (A.Xmít không thấy rằng lao động của tôi, hay lao động chứa đựng trong những hàng hóa của tôi, đã được xác định như là lao động xã hội rồi, và lao động đó đã thay đổi tính chất của nó một cách căn bản), chứ tuyệt nhiên không phải là nhấn mạnh vào sự khác nhau giữa lao động đã vật hóa và lao động sống, không phải là nhấn mạnh những quy luật đặc thù của việc trao đổi những thứ lao động đó. Thực vậy, ở đây 74 [CHƯƠNG III] A.Xmít chỉ nói rằng giá trị của hàng hóa là do thời gian lao động chứa đựng trong những hàng hóa đó quyết định, và của cải của người sở hữu hàng hóa là số lượng lao động xã hội mà anh ta chi phối được. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đồng nhất hóa lao động và sản phẩm của lao động [249] ở đây đã là cái lý do đầu tiên để lẫn lộn sự quy định giá trị của các hàng hóa bằng số lượng lao động chứa đựng trong những hàng hóa ấy, với sự quy định giá trị của các hàng hóa bằng số lượng lao động sống mà những hàng hóa đó có thể mua được, nghĩa là, với sự quy định giá trị của các hàng hóa bằng giá trị của lao động. Nếu như A.Xmít nói: Của cải của một người, lớn hay nhỏ, đều phù hợp một cách chính xác với đại lượng của sức ấy, tức là với số lượng lao động của những kẻ khác, mà anh ta có thể chi phối được nhờ của cải của mình; hay phù hợp một cách chính xác với sản phẩm lao động của những kẻ khác mà anh ta có thể mua được, thì cũng thế" (sự đồng nhất hóa một cách sai lầm chính là ở chỗ này!) (tr.61) [Bản dịch tiếng Nga, tập I, tr.31]; - thì cũng giống như là ông ta có thể nói: của cải của một người là tương xứng với số lượng lao động xã hội chứa đựng trong những hàng hóa của bản thân anh ta, những hàng hóa cấu thành "của cải" của anh ta. A.Xmít cũng đã thấy điều đó: "Chúng" (hàng hóa) "chứa đựng giá trị của một số lượng lao động nhất định mà chúng ta đem trao đổi lấy cái, theo giả định của chúng ta, cũng chứa đựng giá trị của một lượng lao động giống như thế trong thời gian đó" (Danh từ "giá trị" ở đây thừa và vô nghĩa). Kết luận sai lầm này đã bộc lộ ra ngay trong chương thứ năm này, khi ông nói điều sau đây chẳng hạn: "Như vậy, khi không bao giờ thay đổi cái giá trị của bản thân mình, lao động là cái thước đo duy nhất, thực tế và cuối cùng có thể dùng để đánh giá và so sánh giá trị của tất cả các hàng hóa, bất kỳ ở đâu và trong thời kỳ nào") (s.đ.d., tr.66). [Bản dịch tiếng Nga, tập I, tr.32-33]. Cái đúng đối với bản thân lao động, và vì vậy cũng đúng đối A-ĐAM XMÍT 75 với thước đo của nó, tức là đối với thời gian lao động, - đó chính là cái kết luận nói rằng giá trị của các hàng hóa bao giờ cũng tỷ lệ với thời gian lao động đã vật hóa trong các hàng hóa đó, mặc dầu giá trị của lao động thay đổi như thế nào chăng nữa, - cái đó ở đây lại được gán cho bản thân cái giá trị lao động hay biến đổi ấy. Ở đây, A.Xmít chỉ mới xét việc trao đổi hàng hóa nói chung mà thôi: bản chất của giá trị trao đổi, của sự phân công lao động, cũng như bản chất của tiền tệ. Những người tham gia trao đổi hàng hóa chỉ mới đối lập nhau với tư cách là những kẻ sở hữu hàng hóa. Họ mua lao động của người khác dưới hình thái hàng hóa, cũng như lao động của bản thân họ thể hiện ra dưới hình thái hàng hóa. Vì vậy, số lượng lao động xã hội mà họ chi phối là ngang với lượng lao động chứa đựng trong cái hàng hóa mà bản thân họ dùng để mua. Nhưng, trong các chương sau, khi A.Xmít chuyển sang sự trao đổi giữa lao động đã vật hóa với lao động sống, giữa nhà tư bản và công nhân, và hơn nữa, khi ông ta nhấn mạnh rằng giờ đây giá trị của hàng hóa không còn do lượng lao động chứa đựng trong bản thân hàng hóa đó quyết định nữa, mà được quyết định bởi lượng lao động sống của người khác (khác với đại lượng trên) mà người ta có thể chi phối được, hay là mua được nhờ hàng hóa đó, – thì trên thực tế, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là giờ đây bản thân các hàng hóa được trao đổi với nhau không phải theo thời gian lao động chứa đựng trong những hàng hóa đó nữa. Điều đó chỉ chứng tỏ rằng việc làm giàu thêm, việc tăng thêm giá trị chứa đựng trong hàng hóa và mức độ của việc tăng thêm đó, là phụ thuộc vào số lượng lao động sống lớn hay nhỏ mà lao động vật hóa vận dụng được. Điều này đúng chính là theo cái ý nghĩa đó. Nhưng ở Xmít, điều này vẫn còn chưa được rõ ràng. 76 [CHƯƠNG III] [2) KHÁI NIỆM CHUNG CỦA A.XMÍT VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. QUAN NIỆM COI LỢI NHUẬN, ĐỊA TÔ VÀ LỢI TỨC LÀ NHỮNG PHẦN KHẤU TRỪ VÀO SẢN PHẨM LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN] [250] Trong chương 6, quyển I, A.Xmít chuyển từ các quan hệ trong đó ông ta giả định rằng các nhà sản xuất chỉ đối lập với nhau như là những người bán hàng hóa và những người sở hữu hàng hóa, sang các quan hệ trao đổi giữa những người sở hữu hàng hóa, sang các quan hệ trao đổi giữa những người sở hữu các điều kiện lao động và những người chỉ sở hữu độc có sức lao động mà thôi. "Trong cái trạng thái nguyên thủy và chưa phát triển của xã hội, tồn tại trước khi có tích lũy tư bản và trước khi chế độ tư hữu về ruộng đất xuất hiện, thì hình như cái cơ sở duy nhất có thể dùng làm tiêu chuẩn cho sự trao đổi là số lượng lao động cần thiết để kiếm được những vật phẩm khác nhau để trao đổi... Hoàn toàn dĩ nhiên là một sản phẩm thường đòi hỏi lao động của hai ngày hay hai giờ mới sản xuất ra được, thì sẽ có giá trị gấp đôi một sản phẩm mà muốn sản xuất ra, thường chỉ cần một ngày hay một giờ lao động" (tập I, quyển I, chương 6, tr.94-95. Bản dịch của Gác-ni-ê) [Bản dịch tiếng Nga, tập I, tr.45]. Như vậy, thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra những hàng hóa khác nhau quyết định cái tỷ lệ theo đó những hàng hóa đó được trao đổi với nhau, hay nói một cách khác, quyết định giá trị trao đổi của chúng. "Trong tình hình đó, toàn bộ sản phẩm lao động thuộc về người lao động, và số lượng lao động thường được chi phí vào việc kiếm ra hay sản xuất ra một hàng hóa nào đó, là điều kiện duy nhất quyết định số lượng lao động thường có thể mua được, có thể chi phối được, hoặc được đổi lấy hàng hóa ấy"(s.đ.d., tr.96) [Bản dịch tiếng Nga, tập I, tr.45]. Như vậy, theo giả thiết này, người lao động chỉ là người đơn thuần bán hàng hóa, và một người chỉ chi phối được lao động của người khác khi nào anh ta dùng hàng hóa của mình mua hàng hóa của người kia. Như vậy, nhờ hàng hóa của mình, anh ta chỉ