🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Các Đại Công Thần Trong Lịch Sử Việt Nam Ebooks Nhóm Zalo Biên soạn VỉậtNanỊl NHỎM TRÍ THỨC VlỆr k Đát nưâc-Con người Các ĐẠICÔNGTHẦN TRONG LỊCH Sử Các Đại công thần trong lịch sử Việt Nam TỦ SÁCH 'VIỆT NAM - ĐÁT Nước, CON NGƯỪr CÁC ĐẠI CÔNG THẦN TRONG LỊCH sử VIỆT NAM NHÓM TRÍ THỨC VIỆT biên soạn NHÀ XUẤT BẢN LAO Đ Ộ N G Lời nói đầu Đại công thần lá những nhân vật kiệt xuất ở mỗi triều đại, những người mà thiếu họ, vương triều khó có thể được dựng lên hoặc được tồn tại, là những người không phải là quân chủ (vua hay hoàng đế), nhưng lại có công lao to lớn với đất nước và được lịch sử lưu danh như những gương sáng đã hiến tất cả tài năng vá sức lực của mình cho sự trường tồn của dân tộc. Đấy cố thể là văn thần hay võ tướng mà sức ảnh hưởng của họ lá vổ cùng lớn lao trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Đại công thổn có thể là người hoạch định đường lối cho triều chính, có thể lá người cầm chịch trong những cuộc chiến ừanh cứu nước hoặc giữ nước, cũng có thể là một anh hùng dám vi trượng nghĩa xả thăn để cho thắng lợi chung cuộc của sự nghiệp của vương triều nào đó. Trong lịch sử 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua bao nhiêu thử thách khốc liệt để đứng vững, bảo tồn giá trị chủ quyền độc lập của một quốc gia, mà công lao lớn phái thuộc về các bậc đại công thân. Xét những giá trị mà chúng tôi đã nêu trên, trong chiều dài lịch sử của dân tộc Việt, sô' những nhãn vật vĩ đ(Ịi đó không nhiều, nhưng cũng không phái lá hiếm. Tuy nhiên, theo sự đánh giá chủ quan của nhóm tuyển chọn, chúng tôi chỉ hạn chế một số lượng nhất định thực sự xuất chúng có công giúp rập các vương triều làm nên những trang sử chói ngời trong chiều dài đấu tranh dựng nước và giữ nước. Có thể nhóm biên soạn chưa đủ tầm để chọn lọc đúng nhất tất cả những bậc đại công thần qua các triều đại, nhưng hí vọng cuốn sách này cũng giúp độc giả biết thêm về một số vĩ nhân của đất nước, từ đó càng tăng thêm niềm tự háo về truyền thống yêu nước của tổ tiên chúng ta, về cách hành xử của mỗi bậc vĩ nhăn trước mỗi nan đề đối với sự hưng vong của Tổ quốc, và chugns ta cáng hiểu tại sao những bậc đại công thần lại được nhãn dân, đất nước tôn sùng, kính ngưỡng đến như vậy. NHÓM BIÊN SOẠN R Các đại công thần trong lịch sứ Việt Nam 1 ÔNG N ỏ CAO LỖ Cao Lỗ (? - 179 trước Công nguyên) là vị tướng tài giỏi của An Dương Vương Thục Phán, người đã chế tạo ra cây nỏ được mệnh danh là “nỏ thần" lừng danh trong lịch sử chế tạo khí tài quân sự Việt Nam. Bên cạnh đó, Cao Lỗ còn là vị tướng trực tiếp chỉ huy việc xây dựng Thành ốc tức thành cổ Loa, mà hiện nay di tích này vẫn còn được bảo tồn tạỉ Hà Nội. Câu chuyện về An Dương Vương và danh tướng Cao Lỗ cùng những truyền thuyết về rùa thần, nỏ thần, thành cổ Loa đã tạo nên những trang sử khó quên trong lòng người dân Việt Nam. Nhiều đền thờ An Dương Vương Thục Phán và Cao Lỗ đã được người dân miền Bắc tạo dựng nên, lưu giữ những huyền thoại về những vị anh hùng dân tộc đã có nhiều công lao to lớn đối với quốc gia, dân tộc trong buổi đầu dựng nước. Cao Lỗ còn gọi là Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần hay ông Nỏ vì là tác giả của “nỏ thần” và có tài bắn nỏ. ông là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê quán tại tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, Bắc Ninh ngày nay. Có thuyết cho rằng Cao Lỗ không phải là họ Cao, mà do gắn vói đá thạch, núi đá, rằng Cao Lỗ là một vị thần địa phương - thần Đá - đã được thu phục trong quá trình tiến xuống miền đồng bằng của An Dương Vương, và trở thành một vị tướng của nhà vua. Khi chết, ông trờ thành thần bảo hộ cho vùng Việt Trì, Bạch Hạc, nay là phường Bạch Hạc, TP. Việt Trì, tình Phú Thọ. Nhà Trần đã sắc phong cho ông là “Quả nghị Cương chính Uy huệ Chính thần Đại vương". 8 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con người' Ông là người khuyên Thục An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dưcmg Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chi huy công trình xây thành cổ Loa. Cao Lỗ là một anh hùng sáng tạo văn hóa, là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước. Truyền thuyết Tương truyền, ông là người chế ra nỏ liên châu mà còn được gọi là nỏ thần. Nỏ thần bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Hàng vạn mũi tên đồng được khai quật ở thành cổ Loa là minh chứng xác thực cứ liệu lịch sử của truyềng thuyết. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: “Linh Quang Thần Cơ”. Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần. Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bẳn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn trên “Ngự xa đài”, góc Đông Bắc ngoài thành nội ngày nay còn ghi lại dấu vết này. Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, chúng đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh. Đương thời, nỏ liên châu trớ thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc. Triệu Đà bèn lập xảo kế thông gia cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận lời cho mối lưong duyên này, nhưng An Dương Vương không những không nghe ông mà lại còn nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, vì thế ông đã bỏ đi về quê ở ẩn. Trọng .Thuỷ sang Âu Lạc ở rể và qua sự cả tin của Mỵ Châu để dò la về nỏ thần. Khi Trọng Thủy biết được bí mật Cảc dại công thấn trong lịch sứ Việt Nam 9 phòng thủ của An Dương Vương, y về mách cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua chạy, quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua và Mỵ Châu chạy thoát và ông đã tử trận. Các thuyết liên quan tói nguồn gốc, phả hệ Cao Lỗ Theo GS. Cao Thế Dung*’’ “họ Cao ở Nghệ An, theo thế phả, thủy tổ là ông Cao Lỗ, gốc Ngòi Sdo, Bắc Ninh, người đã chế tạo ra nỏ liễn mà Triệu Đà gọi lá nỏ thần. Họ Cao di ra Thăng Long rồi từ Thăng Long váo Nghệ An, sau một hệ trở ra Sơn Nam (Nam Định) định cư tại đây. “Thám Hoa Cao Quýnh đậu Tiến sĩ (cập đệ, đệ tam danh) ữiều Lê Thánh Tông lá hậu duệ của Thủy tổ Cao Lỗ”. Đền thờ Cao Lỏ Theo dân gian, khi bị thương nặng ở cổ, tướng quân Cao Lỗ đã buộc lại và thúc ngựa chạy tới Ái Mộ (xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm) nghỉ một lát rồi lại chạy tiếp về vùng Bình Than, Lục Đầu được ít lâu sau thì mất. Tại Ái Mộ (xã BỒ Đề, huyện Gia Lâm, tại xã Quảng An (huyện Từ Liêm, Hà Nội), Bắc Ninh, Bình Than, Nghệ An và nhiều vùng khác đều có đển thờ tướng quân Cao Lỗ. Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có đền thờ Cao Lỗ ở trong chùa Giác Hạnh tại địa chi số nhà 51 đường ông ích Khiêm Thuộc quận 11. Mấy nét về cội nguồn - văn minh văn hoá Việt. \Q Tủ sách "Việt Nam - đắt nước, con nợưà" THÁI S ư Lưư C ơ Lun Cơ là một trong những vị khai quốc công thần nhà Đinh, có công giúp Đỉnh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam, đồng thời là người cai quản Hoàng thành Thăng Long, có công tu sửa nó quay về hướng Nam (hướng về kinh đô Hoa Lư thay vì hướng về phương Bắc như chính quyền đô hộ đã làm) trước khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về đây. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong các sứ quân, lên ngôi Đinh Tiên Hoàng đế. Chính sử cũng như thơ ca dân gian thường nói đến “Tứ trụ Bặc, Điền, Cơ, Tú” tức là bốn người trụ cột của triều nhà Đinh, là Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lun Cơ và Trịnh Tú. Tứ trụ là cốt cán giúp vua Đinh dẹp sứ quân, thống nhất đất nước. Tiểu sử Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Lưu Cơ người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Ninh Bình). Từ thuở nhỏ, ông đã cùng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú kết bạn với Đinh Bộ Lĩnh, cùng nhau chơi trò đánh trận cờ lau. Theo một số thần tích và ghi chép khác thì Lưu Cơ người quê ờ Bồ Bát, Bạch Liên, Yên Mô, Ninh Bình. Tuy nhiên, theo cuốn "Nhũng nhân vật lịch sử thòi Đinh Lê"’‘’ thì ông là người cùng làng và cùng tuổi với Đinh Tiên Hoàng, cha là Lưu Hỷ, mẹ là Lê Thị Lao. Hai người lấy nhau hơn 10 năm mà không có con. Sau khi đi cầu tự đền Sơn Thần ở Bạch Bát (nay thuộc xâ Yên Thành, Yên Mô, Ninh Bình) đến ngày mồng 3 tháng Đô hộ Phủ sĩ sư Lưu Cơ trang 83 cuốn Những nhản vật lịch sứ thời Đinh Lè, Trương Đinh Tường, NXB Văn hóa dán tộc 2009. Các dại công thẩn trong lịch sử Việt Nam 11 giêng năm Giáp Thân 924 sinh ra ông. Công thẩn nhà Đinh Lưu Cơ là đồng hương gần với Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú. Lớn lên theo học Tri Hối tiên sinh ở Gia Viễn. Sau khi cha mẹ mất, ngoài 20 tuổi ông theo Đinh Bộ Lĩnh. Cả Đinh Điền, Trịnh Tú và Nguyễn Bặc cũng tham gia vào lực lượng này. Khi Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn từ trận (965), các sứ quân nổi dậy. Lưu Cơ theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp. ông đã trực tiếp dẹp sứ quân Lý Khuê ở Siêu Loại. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, tức là Đinh Tiên Hoàng. Nguyễn Bặc được phong làm Định Quốc công, Đinh Điền được phong làm Ngoại giáp, Lưu Cơ được phong làm Đô hộ phủ sĩ sư vào năm 971. Theo Đại Việt sử lược thì chức vụ Đô hộ phủ sĩ sư của Lưu Cơ chính là Thái sư ở Đô hộ phủ Đại La. Vai trò này của Lưu Cơ được đánh giá là sánh ngang hàng Phó Vương, giúp Đinh Tiên Hoàng cai quản phần đất trọng yếu và nhiều tiềm năng kinh tế nhất của nước Đại Cồ Việt đương thời. Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vuxmg Đinh Liễn bị sát hại. Quan Chi hậu nội nhân là Đỗ Thích bị nghi là thủ phạm hàng đầu, sợ hãi bỏ trốn rồi bị Nguyễn Bặc bắt và chém. Người con còn lại của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Toàn được lập làm vua. Lê Hoàn lộng hành, nắm lấy quyền lớn trong triều. “Tứ trụ” Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ muốn giữ ngôi nhà Đinh cho ấu chúa, nhưng bị Lê Hoàn đánh thua: Đinh Điền chết tại trận, Nguyễn Bặc bị bắt sống đem vể chém tại Hoa Lư. Còn Lun Cơ và Trịnh Tú thì bị phục kích ờ Bãi Vàng. Hai ông cùng hai bộ tướng chống cự quyết liệt, giết 12 7ừ sách 'Việt Nam - đất nước, con người' được bốn tướng của Lê Hoàn, nhưng cuối cùng bị quân đông hon bao vây tiêu diệt. Thế là hai bên có tám tuứng chết ờ trận đó. Sau, dân làng Hoa Lư xây "Bát long tự” sát phía Đông Bãi Vàng để thờ giải oan cho tám người. Chính sử nhưỡạ/ Việt sử ký toàn thư, Khăm định Việt sử thông giám cương mục chi xác nhận việc chống Lê Hoàn cùa Nguyễn Bặc, Đinh Điền và Phạm Hạp, không nhắc tới Lưu Cơ và Trịnh Tú tham gia việc này. Nguồn tài liệu phản ánh việc Lưu Cơ tham gia chống Lê Hoàn là thần phả. Phục vụ nhà Lý và đóng góp vói kinh đô mói Theo ý kiến khác dựa vào thần phả các di tích thành Đại La thì ông là Thái sư Đô hộ phủ, cai quản toàn bộ Giao Châu, đóng đại bản doanh ở Phủ Đô hộ cũ, tức thành Đại La. Khi đó ông chừng 30 tuổi. Theo ý kiến này, Lưu Cơ không chết về tay Lê Hoàn mà phục vụ cho Lê Hoàn, ông còn sống tới thòi Lý Thái Tổ và tiếp tục phục vụ nhà Lý, vói vai trò trấn thủ Đại La như trước. Thành Đại La vốn là trung tâm cai trị của chính quyền đô hộ phương Bắc thời Bắc thuộc, được thiết kế mặt thành phía Bắc là mặt chính, mở ba cửa và trên đó đểu có lầu che. Hai mặt Đông Tây cũng có ba cửa không lầu che. Riêng mặt Nam là mặt thông với khu dân cư mở tới 5 cửa trên đặt trống, loa; còn mặt chính mang tính nghi lễ hướng về phía Bắc, với ý nghĩa “sự hướng Bắc” của thành Đại La gắn liền với bộ máy thần phục ờ Giao Châu với nhà Đường. Theo giới chuyên môn, Luxi Cơ là người đầu tiên biến tu sửa, biến tòa thành Đại La thuộc địa hướng Bắc trớ thành một tòa thành hướng Nam độc lập tự chủ. Vì khi đó, hoàng đế Đại Cồ Việt ở Hoa Lư, tức ờ vể phía Nam tòa thành Đại La nên mọi hướng nhìn của cổng thành và dinh thự đời các Tiết độ sứ cũ phải đưọrc sửa đổi. Các dại công tíiần trong lịch sử Việt Nam 13 Tính từ thời nhà Đinh, Lưu Cơ là người đã cai quản thành Đại La trong vòng gần 40 năm (971-1010). ông đã tu sửa thành Đại La của An Nam đô hộ phủ nhà Đường trở nên một tòa thành Đại Cồ Việt và chuẩn bị mọi điều kiện cơ sở hạ tầng cho cuộc dời đô của Lý Thái Tổ có thể di chuyển từ Hoa Lư ra Thăng Long chi trong một thời gian rất ngắn. Chiếu dời đô được ban hành vào tháng 5, tòa thành Đại La khi trớ thành kinh đô Thăng Long vào tháng 7 năm 1010. Ngay khi chuyển về kinh đô Thăng Long, triều đình nhà Lý đã nhanh chóng ổn định. Tòa thành Đại La khi trở thành kinh đô Thăng Long vào tháng 7 năm 1010 đã là một kinh đô Đại cồ Việt được chuẩn bị hoàn tất, mà công lao được ghi nhận của Lưu Cơ. ông bàn giao kinh thành Thăng Long cho Lý Thái Tổ khi gần 70 tuổi và cáo lão vể hưu trí ở quê nhà, ba năm sau thì mất, thọ 73 tuổi. Tưỏng nhớ Hiện tại trung tâm thành phố Ninh Bình đang xây dựng khu Quảng trường - tượng đài Đinh Tiên Hoàng đế với 4 góc có tượng 4 vị quan đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cao 5m, có lính canh và ngựa bằng đá. Hiện đền thờ ông còn ở làng Đại Từ, xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên (đất Siêu Loại cũ). Tương truyền là nơi ông đóng quân dẹp loạn sứ quân Lý Khuê năm xưa. ở Hoa Lư ngày nay còn truyền khẩu thơ “Bát long tự sự tích ca” và một thơ khuyết danh khác ca ngợi công lao và lòng dũng cảm của tứ trụ, trong đó có Lưu Cơ. Ngày nay ở Ninh Bình còn rất nhiều đền thờ ông và các vị quan trung thần khác. Theo các nhà nghiên cứu, số đền thờ các trung thần nhà Đinh nhiều hơn sô' đền thờ Lê Hoàn và Dương hậu phản ánh tình cảm của dân chúng đối với các ông. Ca ngợi công 14 Tủ sách 'Việt Nam - đất nuớc, con người' lao của tứ trụ đại thành nhà Đinh, dân gian có câu: Bặc, Điền, Cơ, Tú hiên ngang Trịnh, Lưu sau lại Bãi Vàng hy sinh. Hai người đi trước quang vinh Hai người sau sáng lung linh cõi bờ. Điền quân sự tham mưu Ngoại giáp, Bặc đứng đầu đền đáp nghĩa ăn, Lưu Cơ Đô hộ súv thần, Trịnh Tú ứng đối xa gân mến danh. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Các đại cáng thẩn trong lịch sử Việt Nam 15 THÁI S ư Á VƯƠNG ĐÀO CAM MỘC - SINH VI LÝ TƯỚNG, TỬ VI LÊ THAN Trong số những người góp công đưa Lý Công uẩn lên ngôi hoàng đế, nhà sư Vạn Hạnh và Thái sư Á vương Đào Cam Mộc được xếp ở vị trí đệ nhất khai quốc công thần. Nếu nhà sư Vạn Hạnh là người nêu ý tưởng thì Thái sư Đào Cam Mộc là người tổ chức và trực tiếp chỉ huy việc đổi ngôi không đổ máu và diễn ra nhanh chóng. Đệ nhất khai quốc công thán Triều Tiền Lê, vào đời vua Long Đĩnh (1006 - 1009) bắt đầu mục nát. Vua làm việc càn rở, thích dâm đãng, tàn bạo. Trong nước lòng dân oán thán, bên ngoài giặc Tống rình rập xâm lấn. Lúc bấy giờ, uy tín của quan Thân vệ Lý Công uẩn ngày càng cao cả trong và ngoài triều. Nhà sư Vạn Hạnh có lẩn nói với Lý Công uẩn: “Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiéu, nhưng khỏng ai bằng Thân VỆ là người khoan thứ nhãn từ đuực lòng dẳn lại đang nắm binh quyền trong tay, đứng dầu muốn dân, chẳng phải Thân vộ thì ai đương nổi nữa”. Đó là ý tưởng táo bạo và hợp thời của nhà sư Vạn Hạnh... Tuy nhiên, để thực hiện thành công ý tưởng đó và góp phần xây dựng triều Lý hưng thịnh cần có sự trợ giúp đắc lực của quan Chỉ hậu Đào Cam Mộc. Theo sử sách, Đào Cam Mộc quê ở xă Định Tiến, huyện Yên Định (Thanh Hóa). Sau khi cha mất, ông được mẹ đưa về quê ngoại làng Nam Thạch, xã Yên Trung nuôi dưỡng. Từ nhỏ Cam Mộc tỏ rõ thông minh, khoẻ mạnh. Khi vua Lê Đại Hành \6 Tủ sách 'Việt Nam - đất nuỜL, con ngưàí' về Thanh Hóa tuần du trên sông Mã (đoạn chảy qua Yên Trung, nay sông Mã đã đổi dòng) thuyền bị mắc cạn. Đào Cam Mộc đã dùng sức khoẻ và muti mẹo đưa được đoàn thuyền vượt qua băi cạn. Từ đó ông được Vua Lê tin dùng và dần thăng chức Chi hậu... Tháng 7, ngày Tân Hợi, năm Kỷ Dậu (1009), vua Lê Ngọa Triều băng hà, thái từ còn bé. Lý Công uẩn cùng với Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Đê mỗi người đem 500 quân Tùy Long vào làm túc vệ. Theo sác Đại Việt Sử ký toàn thư, khi ấy Chi hậu Đào Cam Mộc nhân lúc vắng nói với Lý Công uẩn rằng: "Bấy nay, chúa thượng ngu tối và bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, nên tròi không cho hướng thọ mà con nối thì thơ ấu, không thể kham nổi việc lớn đầy khó khăn, trăm sự đều phiền nhiễu, thần linh không ưa, dân chúng nháo nhác tìm chân chúa. Vậy, sao Thân vệ không nhân cơ hội này mà nghĩ mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa thì xem dấu cũ của vua Thang, vua Vũ, gần thì xem việc của họ Đinh, họ Lê... trên thuận lòng tròi, dưới họp lòng người chứ khư khư giữ chút tiết hạnh bề tôi nhỏ nhoi hay không?” Lý Công Uẩn sợ Đào Cam Mộc có mưu khác nên dọa bắt nạp cho bá quan. Đào Cam Mộc không sợ mà nói tiếp: “Tôi thấy việc trời và người như thế cho nên mới dám nói ra. Nay ông muốn tố cáo tôi thì tôi cũng xin thưa rằng tôi đâu sợ chết!”, Lý Công uẩn nói: "Tôi đâu nở tố cáo ông, chẳng qua vì sợ lời nói của ông mà tiết lộ ra thì chúng ta đều phải chết nên mớỉ răn như thế đó thôi”. Đào Cam Mộc biết rõ việc đã cần kíp lắm rồi, để nữa sợ sinh biến, liền trình bày với các bậc quan lại trong triều, ai ai cũng đề bằng lòng cả. Ngay ngày hôm ấy, họ họp lại và dìu Lý Công Uẩn lên chánh điện lập làm Thiên từ, mờ ra triều đại nhà Lý kéo dài 21Ó năm (1009- 1225). Các đại cõng thẩn trong lịch sứ Việt Nam 17 Ngoài công lớn trong việc đưa Lý Công uẩn lên ngôi, Đào Cam Mộc còn có công giúp Lý Công uẩn xây dựng cơ nghiệp nhà Lý buổi ban đầu. Vì vậy, ông đã được Lý Thái Tổ phong tước là Nghĩa Tín hầu, sau này thăng đến chức Thái sư và gả công chúa đầu là An Quốc cho ông. Khi triều chính tạm ổn định, tháng 2 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) nhà vua cùng phò mã Đào Cam Mộc đi kinh lí các tinh miền ngoài để tìm đất định đô lâu bền. Và quyết định dời đô về Thăng Long của Lý Thái Tổ cũng có một phần đóng góp ý tưởng và công sức của Đào Cam Mộc. Sớm khôi phục các đền thờ Đào Cam Mộc Sau 6 năm phò Lý Thái Tổ ổn định triều chính, Thái sư Đào Cam Mộc đã tạ thế tại tư dinh nay thuộc đất cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) năm Thuận Thiên thứ 6 (1015). Để ghi nhớ công ơn vị khai quốc công thần, Lý Thái Tổ đã truy phong cho ông chức vị cao nhất là Á Vương, cho xây đền thờ Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc ngay tại tư dinh và ban tặng câu đối: “Lý triều định đô vương tứ phúc/ Đào trạng văn quan Quốc ân thăn”. Tuy nhiên, ngôi đền thờ ông đã bị thực dân Pháp phá năm 1953. Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học kiến nghị UBND TP Hà Nội sớm khôi phục lại đền thờ Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc trên nền đất cũ tại khu di tích cổ Loa. Cùng với đền thờ tại tư dinh trên đất cổ Loa, Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc cũng đưọc lập đền thờ tại nhiều nơi. ông là một trong 3 vị võ quan (Đào Cam Mộc, Lý Thường Kiệt, Lê Phụng Hiểu) được thờ ở Võ chỉ thuộc đền thờ Lý Bát Đế (Đền Đô, thuộc xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Tại quê hương, huyện Yên Định (Thanh Hóa), ông được dân thờ ở 3 nơi là chùa Hưng Phúc (xã Đinh Tiến, quê nội), nghè làng Nam Thạch (xã Yên Trung, nơi có đền thờ chính) và nghè làng Bùi Hạ (xã Yên Phú). Cả 3 nơi thờ phụng này đều đã bị phá bỏ 18 Ti/ sách 'Việt Nam - đắt nước, con ngưài' hoặc đổ nát cách đây hon nửa thế kỷ. Đặc biệt, dù bị phá bỏ, nhưng câu đại tự tại nghè làng Nam Thạch: “Sinh vi Lý tướng, tử vi Lê thần” (Sinh làm tướng nhả Lý, chết làm thần nhà Lê) vẫn được dân gian lưu truyền đến ngày nay. Các triều đại sau này đều đánh giá cao công lao của Đào Cam Mộc đối với đất nước và phong ông là Thượng thượng đẳng Tối linh Phúc thần. Điều này được ghi trong một số sắc phong còn lại được lưu giữ tại xã Yên Trung, huyện Yên Định, Thanh Hóa. Trích tạp chi Hà Nội mới số xuân Canh Dần 2010 Đào Cam Mộc, vị công thần triều Lý Để ghi nhớ công lao to lớn của vị công thần triều Lý khi được vua Lý Thái Tổ trao cho trọng trách dời đô ra Thăng Long, vừa qua, tại Vàn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo Khoa học vể Thái sư Á vưong Đào Cam Mộc, nhân 995 năm (1015-2010) Ngày mất của vị Thái sư đầu tiên quốc gia Đại Việt. ... Theo hai bản thư tịch Ngọc phd tướng Đào Cam Mộc và Công chúa Thiềm Hoa - An Quốc tạl phủ Vũ Bị, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam và bản Tự phả chùa Đông Hài - chùa Thiên Đô, nay là đền Vệ xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, cho ta biết thêm một số tư liệu về cuộc đòi và sự nghiệp của vị công thần bậc nhất triều Lý. Ngọc Phả phủ Vũ Bị do Tiến sĩ Phạm Tráng quê ở Dũng Nhuệ, huyện Giao Thủy, tinh Nam Định, soạn ngày 2-2 niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (Nhâm Tuất 1502). Minh Mệnh năm thứ 12 (1831) được Tam giáp Ngô Thế Vinh quê Bái Dưong huyện Nam Trực (Nam Định) chép. Trong Phả chép rằng, mùa xuân năm 1010, Lý Thái Tổ về quê Kinh Bắc thăm tổ đường, trên đường trờ lại Hoa Lư, Lý Thái Tổ ghé thăm đất Hưong Ngư, huyện Thượng Hiền (nay là thôn Vũ Bị, xã Vũ Bản), các Các đại công thần trong lịch sứ Việt Nam 19 CUỘC tuần du có phò mã Đào Cam Mộc hầu giá, coi như chuyến khảo sát cuối cùng cho công cuộc dờỉ đô. Thấy đất Vũ Bị thế đẹp, dân làng thuần hậu phò mã xỉn vua nhận đất để sau này đưa công chúa về ở. Tại đây, vợ chồng ông khuyên dân tưong thân cư xử, tương trợ cấy cày xây thuần phong mỹ tục. Công chúa An Quốc xuất tiền riêng mở mang ruộng đất, xin vua dựng bia thế nghiệp, đến nay phủ Vũ Bị còn giữ hai tấm đá cổ, các nhà chuyên môn gọi là Thạch Kiệt, hiểu chung là mốc ruộng đất “Sắc cấp tứ” nhà vua cấp cho người có công. Thạch Kiệt đuục dựng vào năm Hồng Thuận thứ 5, ngày 25-2 năm 1513, ghi chép trên 140 mẫu ruộng ở các xứ trong vùng, xa nhất là đồng Ba, thuộc xã Đồn Xá, huyện Bình Lục. Các di tích thờ vợ chồng Đào Cam Mộc đều có miếu nguy nga, được các vua nhà Nguyễn ban 10 đạo sắc phong, các nhà khoa bảng đề thơ ca tụng... hằng năm dân làng thường xuyên mở hội. Trong Thư tịch cổ cho biết, khi được vua Lý Thái Tổ trao cho trọng trách dời đô, Đào Cam Mộc chuẩn bị hai đoàn thuyền gồm 300 chiếc, một ngả đi đường biển qua vùng đất huyện Hải Hậu, Xuân Thủy mới bồi sau thời Lý vào sông Hồng lên thành Đại La; một ngả nơi sông Nhị cũng lên thành Đại La. Khi thuyền đến chân thành, thấy có hai con rồng vàng hiện ra chào đón, nhà vua mới gọi kinh thành là Thăng Long. Bản “Tự phả chùa cô’ Đông Hải”, do Minh Tuệ thiền sư trụ trì chùa chép năm Canh Tý (1840), cũng theo Ngọc phá thời Lê do Quản giám bách thần Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc (1557) ghi rằng: Chùa này có từ thời Đinh - Tiền Lê, gần biển nên gọi là chùa Đông Hải. Thời trẻ Đào Cam Mộc từng tu học,.giỏi võ, thông văn được sư tổ cho đi tìm minh quân, sau đó ông vào Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê, nhà Lý. Tháng 6-1010, Lý Thái Tổ phong Đào Cam Mộc chức Thiên Đô tiên phong tướng quân chi huy cuộc dời đô, tại đây triều đình làm Lễ tế cáo trời đất, xuất quân 2ữ Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, can người' nên từ đó đổi tên là chùa Thiên Đô. Thái sư Á vương Đào Cam Mộc mất ngày 2-2 năm Thuận Thiên thứ sáu 1015 tại chùa Tề Thánh, ấp Mã Chiên, huyện Thái Bình (các nhà nghiên cứu cho rằng, đấy là đất phủ Quốc Oai, Hà Nội ngày nay), hường thọ 73 tuổi, còn công chúa An Quốc mất vào năm sau (101 ó) tại Vũ Bị. Những bản thư tịch cổ và di cảo thơ văn của các vị đại khoa triều Trần, Lê và Nguyễn... là những tư liệu quý mới sưu tầm được, góp phần tìm hiểu sự kiện lớn của đất nước cách đây nghìn năm. GS sử học Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam người đề dẫn, tổng kết hội thảo khẳng định: “... Các thông tin mới sẽ giúp cho người nghiên cứu có thêm cơ sở để đẩy sâu hơn nữa công việc nghiên cứu thời kỳ lịch sử này. Đây cũng mới chỉ là những kết quả bước đầu, nhưng đầy hứa hẹn, cần được tiếp tục đi sâu đẩy mạnh hướng tới sự thật lịch sử". Nhăn Dân Các đại công thẩn trang lịch sử Việt Nam 21 QUỐC S ư VẠN HẠNH: NHƯ SƯƠNG TRÊN C ỏ , THỊNH SUY TĨNH LÒNG Xuất gia vẫn ưu tư quóc sự Thiền sư Vạn Hạnh (938 - 1025)'’’ Không ai rõ tên ông là gì, chi biết ông họ Nguyễn, còn Vạn Hạnh là pháp hiệu của ông (cũng có nguồn tư liệu cho rằng, ông tên là Nguyễn Văn Hạnh). Quê ông ở hương cổ Pháp (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Tương truyền, ông sinh ra trong một gia đình đã mấy đời thờ Phật. Ngay từ thuở ấu thơ, ông đã tỏ ra là một người cực kỳ dĩnh ngộ, học một hiểu mười. Sách Thiên uyển tập anh (TUTA) viết về ông: “Thuở nhỏ thõng minh khác thường, học thông ba giáo, đọc kỹ trăm nhá, nhưng coi khinh công danh phú quý...". Năm 21 tuổi, ông xuất gia, tu học với bạn là thiền sư Định Huệ dưới sự chi dẫn của thiền sư Thiền ông (902-979) tại chùa Lục Tổ. Thiền ông, theo sách cổ ghi lại, rất tỉnh thông vạn pháp, chứng ngộ thiên cơ và là người thứ hai được phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi truyền tâm pháp. Đây là phái Thiền bắt nguồn từ tư tường Bát Nhã, Tam Luận và Hoa Nghiêm, có khuynh hướng nhập thế giúp dân... Vạn Hạnh là người rất chăm chỉ đèn sách, “học hỏi không biết mệt" (TUTA). Sau khi Thiền ông tịch diệt, ông đã chuyên tâm tu về các loại thiền, đặc biệt là tập kinh Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm sự nghiệp. Và ống đã sớm đạt được độ thượng thừa trong dòng Thiền của mình. Chính vì thế nên sau này hễ ''' Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. về năm sinh năm mất của Thiền sư chưa xác định. Các tư liệu thường ghi (?-1018); (932 - 1025) v.v... 22 Tủ sách "Việt Nam - đất nước, con người' ông nói lời gì đều được thiên hạ cho là phù sấm... Mặc dù là người tu hành nhưng Vạn Hạnh không xao lãng việc nước và mỗi khi cần đều có những cao kiến giúp cho triều đình. Vua Lê Đại Hành rất tôn kính ông. Mùa thu năm Canh Thìn 980, Tri Ung châu là Thái thường bác sĩ Hầu Nhân Bảo của nhà Tống mang quân sang đóng ở gò Từ Cưong, núi Giáp Lãng định xâm chiếm nước Đại Cồ Việt, vua Lê Đại Hành triệu ông vào hỏi nếu đánh thì thắng hay bại. Sau khi nghiên cứu kỹ mọi dữ liệu có thể có được, ông đáp: “Chỉ trong ba, bẩy ngày giặc tất phải lui...”. Lời nói này về sau đã ứng nghiệm. Năm Nhâm Ngọ 982, khi vua Lê Đại Hành muốn can thiệp vào Chiêm Thành để cứu hai sứ giả là Từ Mục và Ngô Tử Mục bị Chiêm Thành bắt giữ, nhưng còn do dự, thì Vạn Hạnh nói đây là cơ hội đừng để mất. Sau đó lời này nghiệm, và trận ấy quân đội của vua Lê Đại Hành đã đại thắng. Những thao tác siêu dị trong phép đoán định những điều tuông như bí ẩn còn giúp cho Thiềp sư bảo vệ chính bản thân mình. Theo TUTA, “bấy giờ có kẻ gian là Đỗ Ngân muốn mưu hại sư, sư đoán biết được ý đồ, bèn đưa cho hắn một bài kệ rằng: Thổ m ộc tưong sinh cấn bạn căm, Vi hà m ưu ngã uấn linh khăm . Đương thời ngũ khẩu thu tăm tuyệt, Chân chí vị lai bất hận tám. (Thổ mộc sinh ra cẩn cạnh căm, Thù ta toan định sẵn mưu ngầm, Tăng này biết chuyện lòng buồn dứt, Cd đến mai sau chẳng oán thẩm!). Trong bài thơ này, ông đâ dùng tên của Ngũ Hành: Thổ, Mộc, Kim, Cấn trong bài kệ. Nếu chiết tự hai chữ Thổ và Mộc hiệp lại thành chữ Đỗ; hai chữ Cấn và Kim hiệp lại thành chữ Ngân, túc là ám chi tên Đỗ Ngân là nguửi đang âm mưu việc ác. Chính vì Các dại cánợ thắn trang lịch sử Việt Nam 23 thế nên Đỗ Ngân sợ, không dám tiếp tục mưu hại ông nữa... Dạy vua từ nhỏ Năm Tân Tị 981, Thiền sư Vạn Hạnh đã được người bạn là sư Lý Khánh Văn, trụ trì tại chùa cổ Pháp, gửi gắm người con nuôi lúc đó mói lên 7 tuổi là Lý Công uẩn. Và ông đã sớm nhìn ra trong đứa trẻ phi thường này mầm mống của một danh nhân. Theo sách Khăm định Việt sử Thông giám Cuơng mục (KĐVSTGCM), ông đã từng nhận xét về Lý Công uẩn: “Người này không phải tầm thường, mai sau tất làm chúa cả nước”. Chính nhờ sự giúp đỡ của ông mà Lý Công uẩn khi lớn lên đã vào kinh đô Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê, lên tới chức Điện tiền quân. Sau khi vua Lê Đại Hành băng hà năm Ất Tỵ 1005, Thái tử Lê Long Việt lên ngôi được 3 ngày thì bị em cùng mẹ là Minh Vưong Long Đĩnh giết, thọ 23 tuổi (983-1005). Trong cảnh tang thưong, đa phần đám bầy tôi đều ai chạy đường nấy, duy chỉ có Điện tiền quân Lý Công uẩn ôm xác vua mà khóc. Long Đĩnh chứng kiến cảnh này, cho rằng Lý Công uẩn là người trung nghĩa nên khi lên ngôi, đã cho Lý Công uẩn làm Tứ sưong quân Phó chỉ huy sứ... Vua Long Đĩnh dù tuổi còn rất trẻ (sinh năm 986) nhưng đã tỏ ra rất bạo nguiợc hoang dâm nên lòng người chán ghét vô cùng. Cũng đúng giai đoạn đó tại nhiều noi đã xuất hiện những điềm lạ lùng. Thiền sư Vạn Hạnh khi ấy mói nói với Thân vệ Lý Công uẩn rằng: “Gần đây tôi thấy nhiều lời sấm lạ báo hiệu nhà Lê phải mất mà nhà Lý tất phải lên thay. Người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai khoan từ nhân đức bằng ông, đưcmg nắm binh quyền trong tay lại được lòng dân chúng. Nguởi đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ còn ai đưoĩig nổi. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, 24 Tủ sách 'Việt Nam - đắt nuác, con nguài' mong được thư thả hăy chết để xem đức hóa của ông ra thế nào. Tôi chi ân hận không kịp thấy đời thịnh trị mà thôi...”. Có lẽ chính câu nói này của Thiền sư đà khiến cho Lý Công Uẩn nhận thức được rõ hon vai trò đích thực của mình nên dù đã bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Son để khỏi bị lộ thiên cơ nhưng lại chuẩn bị tâm thế để đón nhận những thay đổi vận mệnh trong tương lai... Thiển sư Vạn Hạnh rất biết sức mạnh của lòng dân trong chính sự nên đã đưa ra nhiều câu sấm truyền vận động tâm lý giúp cho Thân vệ Lý Công uẩn tiến gần hơn tới cơ hội đế vương của mình. Sách TUTA kể: “Bấy giờ điềm lạ xuất hiện nhiều ncri, như xoáy lông trên lưng con chó trắng ở Viện Hàm Toại chùa úng Thái Tâm, châu cổ Pháp có hình chữ Thiên tứ, cây gạo bị sét đánh để lại vết tích chữ viết, xung quanh mộ Hiền Khánh đại vương ban đêm nghe tiếng tụng kinh râm ran, cây đa ở chùa Song Lâm có vết sâu ăn hình chữ "quốc” v.v... sư đều biện giải được, tất cả đều họp vói điềm Lê suy Lý thành”. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) kể, khi đó, sét đă đánh lên cây gạo ờ chùa Minh Châu, làng cổ Pháp (do Thiền Sư La Quy An trồng năm 936) in thành chữ như sau: Thụ căn diều diểu - Mộc biểu thanh thanh Hòa đao m ộc lạc - Thập bát tử thành Đôiìi’ .1 nhập địa - M ộc dị tái sinh Chấn cung kiến n h ậ t - Đoái cung ẩn tinh Lục thất niên gian - Thiên hạ thái binh. (Gốc cây thăm thẩm - Ngọn cây xanh xanh Cây hòa đao rụng - Mười tám hạt thánh Cành đông xuống đất - Cây khác lại sinh Đông m ặt tròi mọc - Tây sao náu hình Sáu bảy năm nũu - Thiên hạ thái bình). Các dại công thần trong lịch sử Việt Nam 25 Và Thiền sư Vạn Hạnh đã đưa ra lòi lý giải như sau: trong câu “thụ căn diểu diểu” chữ Căn là gốc, gốc tức là vua, chữ Diểu đổng âm với chữ Yểu, thế là nhà vua (Lê Long Đĩnh) chết yểu. Trong câu “mộc biểu thanh thanh” chữ Biểu là ngọn, ngọn là bầy tôi, chữ Thanh đồng âm với chữ Thịnh, thế là một người trong số quần thần (Lý Công uẩn) sẽ lên nắm chính quyền. Ba chữ Hòa, Đao, Mộc góp lại (theo Hán tự) là chữ Lê, Lạc là rụng, tức là nhà Lê rụng. Ba chữ Thập, Bát, Từ góp lại là chữ Lý. Chữ Lý họp với chữ Thành, là nhà Lý lên. Câu “Đông A nhập địa” chữ Đông và chữ A họp lại là chữ Trần, nhập địa là người phưong Bắc vào cưóp. Câu “dị mộc tái sinh” tức là họ Lê khác lại nổi lên. Trong câu “chấn cung kiến nhật” thì Chấn là phưong Đổng, Kiến là mọc ra, Nhật là thiên từ, thiên tử xuất hiện ở phưong Đông. Trong câu “đoài cung ẩn tinh” thì Đoài là phuxmg Tây, Ẩn là lặn tinh là người tầm thường, người tầm thường mai một ở phưong Tây. Mấy câu này có ý nói vua thì non yểu, tôi thì cường thịnh, họ Lê mất, họ Lý nổi lên, thiên tử ờ phưong Đông mọc ra thì thứ nhân ở phuưng Tây lặn mất, trong vòng sáu bảy năm nữa, thiên hạ thái bình... Khỉ Lý Công uẩn lên ngôi, Thiền sư dù đang ở chùa Lục Tổ nhưng biết trước sự việc và nói với người chú và người bác của Lý Công uẩn: - Thiên tử đã băng hà, Lý Thân vệ đang ờ nhà. Người nhà Thân vệ túc trực trong thành nội có hàng ngàn. Nội trong ngày, Thân vệ ắt sẽ được thiên hạ. Ông cũng sai đem treo ở các các ngả đường bảng viết: Tật lê trám Bắc thủy Lý tử thụ N am thiên T ứ phư ong can qua tinh B át biểu hạ bình an. 26 Tú sách 'Việt Nam - dất nước, con nguứ" (Tật Lê chim biển Bắc Căy Lý mọc trời Nam Bốn phương binh đao lặng Tám hướng chúc binh an). Chết đi còn huyền tích Thiền sư Vạn Hạnh là một trong những người có công thuyết phục vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La, khai sinh ra kinh thành Thăng Long với một truyền thuyết đầy lãng mạn về sức vưon lên như rồng thiêng của đất nước, ồng cũng là người thảo ra lời chiếu dời đô hào sảng, nhấn mạnh rằng, đất Đại La “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện nghi núi sông sau trước, vùng đất ấy rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tuưi và phồn thịnh!". Vua Lý Thái Tổ rất sùng mộ Thiền sư Vạn Hạnh và phong ông làm Quốc sư. Tuy nhiên, ngày thường, ông vẫn ờ trong chùa. Chỉ những khi quốc gia hữu sự có lời vua mời thì ông mới vào triều giúp ý kiến cho vua rồi trở về chùa. Cũng theo sách TUTA, ngày 15/5 năm Mậu Ngọ 1018, Thiền sư không bệnh nhưng đã linh cảm trước được kết cục đang gần, đã gọi các đệ từ đến và đọc cho nghe bài kệ: Thân n h ư điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xu â n vinh thu hựu khô N hậm vận thịnh su y vô bố úy Thịnh su y n h ư lộ thảo đáu phô. (Nhà thơ Hồng Thanh Quang dịch thoát: Thăn mình, có lọi thánh không, Xuân cãy tuoi thâm, sang đông não nề. Đã tu muôn sự vô vi, N hưsuong trên cỏ, thịnh suy tĩnh lòng... Các đại công thẩn trong lịch sử Việt Nam iLl Thấy các đệ tử thương khóc, Thiền sư bảo rằng: “Các con muốn ta đi về đâu? Ta không lấy chỗ trụ để trụ và cũng không nương vào chỗ không trụ để trụ”. Sau khi Thiền sư qua đời, vua Lý Thái Tổ và tất cả triều thần nhà Lý đến làm lễ Trà tỳ, thinh xá lợi của ông về thờ tại chùa Tiêu Scm (Bắc Ninh). Vua Lý Nhân Tông (1066-1127) về sau có làm bài kệ truy tán Thiền sư Vạn Hạnh như sau: Vạn H ạnh dung tam tế Chăn p hủ cổ sấm kị Huxmg quan danh c ổ Pháp Trụ tích trấn vuxmg kỳ. (Vạn Hạnh không ba cõi Lời sư nghiệm sấm thi Từ làng quê c ổ Pháp Chống gậy trấn kinh kỳ) Lưu Hùng Văn h ttp://antgct.cand.com.vn 28 Ti/ sách 'Việt Nam - đẳt nước, con nguùi' ĐÔ THỐNG LÊ PHỤNG HlỂư Lê Phụng Hiểu sinh ngày 8 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (982) tại làng Bàng Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ngay từ thuở nhỏ, ông rất yêu thích ham mê các môn võ thuật như: đấu quyền, múa kiếm, ném đao. ông lớn lên là người khoẻ mạnh, võ nghệ hơn người. Vua Lý Thái Tổ nghe được tin này, đã cho người vời ông vào kính đô Thăng Long và thăng đến chức Vũ vệ Tướng quân. Năm 1028, Lý Thái Tổ mất, triều đình thục hiện di huấn của vua là phò Thái tử Phật Mã lên ngôi (tức vua Lý Thái Tông). Nhung ba vuơng là Đông Chinh Vưong, Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương, đã kéo quân của phủ mình vào bao vây cấm thành Thăng Long để làm loạn (sử cũ gọi là loạn Tam Vương). Lê Phụng Hiểu một mình một ngựa xông thẳng đến cửa Quảng Phúc chém chết Vũ Đức Vưong, quân của Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương sợ quá bỏ chạy. Dẹp xong loạn Tam Vương, ngôi vua được bảo vệ, vua Lý Thái Tông bèn phong cho Lê Phụng Hiểu chức “Đô thống”. Năm 1044, quân Chiêm Thành sang xâm lược nước ta, Đô Thống Lê Phụng Hiểu hộ giá nhà vua đi đánh giặc. Khi chiến thắng trở về, vua ban thưởng chức tước và bổng lộc cho ông. Nhung ông chỉ xin trèo lên núi Băng Sơn ném con đao lớn ra xa và rơi xuống chỗ nào thi xin cho làm thực ấp đến đó. Vua bằng lòng, ông lên núi Băng Son quăng con đao ra xa hon 10 dặm roi xuống tận làng Đa Mi, được vua ban cho ruộng đất ấy làm “thực ấp” và từ đó có tục “Thác đao điền”. Sau đó, ông còn nhiều lần cầm quân đi đánh giặc Chiêm Thành và đều chiến thắng mới trớ về. ông sống hết lòng trung Các dại công thẩn trong lịch sử Việt Nam 29 thành với vua, biết điều gì có lợi cho dân cho nước đều bàn với vua. Ông thọ 77 tuổi, sau khi mất nhân dân nhiều noi đã lập đền thờ. Có phần đột ngột chăng khi người ta chỉ thấy Lê Phụng Hiểu lần đầu tiên cũng là lần duy nhất xuất hiện giữa kinh thành Thăng Long - dĩ nhiên là qua những trang dòng biên niên của sử cũ - vào ngày 3/3, năm Mậu Thìn (1028). Nhưng thực sự, đó là một ngày định mệnh - đúng nghĩa - về nhiều mặt cũng như nhiều người đưong thời, mà Lê Phụng Hiểu là gưong mặt nổi bật nhất. Quả là định mệnh, khi vừa hai hôm trước, ngày 1/3, xảy ra nhật thực, bầu trời Thăng Long sầm tối giữa ban ngày. Thế rồi, tin dữ theo những hồi chuông cấp báo từ trong nội điện loan đi: đấng chí tôn, vị hoàng đế sáng nghiệp nhà Lý - Thái Tổ Công Uẩn - đã băng hà! Theo đúng Di chiếu của hoàng đế mới băng hà, quần thần Lý triều, một mặt lo liệu việc tang rất đỗi trọng thể, một mặt tiến hành công việc còn trọng đại hon, rước mời tân vưong kế nghiệp, lên ngôi báu. Đó là hoàng trường tử Lý Phật Mã, từ ló năm trước, khi vừa mới tròn một giáp tuổi, đã được sắc phong làm thái tử, vẻ vang mang tước hiệu Khai Thiên Vưong. Và còn được vua cha xây riêng cho một tòa vưong phủ, làm Đông cung, đặt tên là Long Đức. Vào ngày 3/3 năm Mậu Thìn (1028) ấy, đông đảo quần thần Lý triều đã tìm đến cung Long Đức, rước mời Đông cung hoàng thái tử vâng theo di chiếu, tiến nhập hoàng cung theo cửa Tường Phù, thẳng đến tòa chính điện Càn Nguyên, thụ mệnh đăng quang. 3 0 Tủ sách "Việt Nam - đất nước, con người" Tuy nhiên, một cảnh tượng bất thường đã bỗng nhiên xuất hiện; xa gần quanh tòa chính điện, lố nhố những giáo gưom, cung kiếm cùng các bộ mặt lầm lũi gian giảo, đầy sát khí! Lũ thái giám mặt mày tái mét, từ chỗ nấp kín trong tòa chính điện, bây giờ mới thấy chạy ra bẩm báo: Đông Chinh Vương (Lục) đem quân riêng trong phủ đến để giết thái tử, tranh ngôi! “Loạn Tam Vương” thế là nổ ra. Và đến đây, mới thấy sử cũ chép rõ: “Thái tử biết có biến, sai người hầu đóng hết các cửa điện, và sai vệ sĩ trong cung phòng giữ. Tiếp đấy, một loạt lời lẽ - đối thoại, bàn bạc - giữa tình thế vô cùng nghiêm trọng và khẩn cấp ấy, đã được sử cũ may mắn ghi chép được nguyên văn, từ mé trong điện Càn Nguyên: Thái tử: - “Ta đối với anh em, không phụ bạc chút nào. Nay ba vương làm việc bất nghĩa, quên di mệnh của tiên đế, mưu chiếm ngôi báu, các khanh nghĩ sao?”. Lý Nhân Nghĩa - vốn từ năm 1011 đã là Viên ngoại lang nay đương chức Nội thị - “Anh em với nhau, bên trong có thể hiệp đồng bàn mưu, bên ngoài có thế cùng nhau chống giặc. Nay ba vương làm phản, thì là anh em hay kẻ thù? Xin cho bọn thần đánh một trận để quyết được thua!”. Thái tử: - “Ta lấy làm xấu hổ là tiên đế mới mất chưa quàn, mà cốt nhục đã giết nhau! Há chẳng để muôn đời cười chê sao?”. Lý Nhân Nghĩa: - “Thần nghe rằng: Muốn mưu xa thì phải quên công gần; giữ đạo công thì phải rứt tình riêng. Đó là việc Đường Thái Tông và Chu Công Đán bất đắc dĩ phải làm. Nay điện hạ có cho Đường Thái và Chu Công là chăm mưu xa, giữ đạo công chăng? Hay là tham công gần, đắm tình riêng chăng? Điện hạ biết theo dấu cũ của Đường Thái, Chu Công, thì đời sau ca tụng công đức còn chưa rỗi, còn rỗi đâu mà chê cười”. Các dại công thần trong lịch sử Việt Nam 31 Lý Nhân Nghĩa (nói tiếp) - “Tiên đế cho điện hạ là người hiền, đủ để nối được chí, tài đủ để làm nổi việc, nên mới đem thiên hạ phó thác cho điện hạ. Nay giặc đến vây bứt tận cửa cung mà vẫn ẩn nhẫn như thế, thì đối với sự phó thác của tiên đế, ra làm sao đây?”. Thái từ (vẫn giữ vai trò người chần chừ, mong tìm một hướng giải quyết khác), sau một hồi im lặng suy nghĩ - “Ta há lại chẳng biết việc làm của Đường Thái, Chu Công hay sao? Chi vì ta muốn che giấu tội ác của ba vương, khiến họ tự ý rút quân chịu tội, cốt để vẹn toàn tình cốt nhục thì hoTi!”. Tuy nhiên, “cây muốn lặng (nhưng) gió chẳng đừng”, trong lúc bên trong chính điện vẫn cứ bàn bạc, thì bên ngoài: “Khi ấy, phủ binh của ba vương vây bứt càng gấp” - đấy là lòi sứ cũ. Và; “Thái tử liệu không thể ngăn cản được, bèn nói: - “Thế đã là như vậy, ta còn mặt mũi nào trông thấy ba vương nữa. Ta chi biết làm lễ thành phục đứng hầu tiên đế, ngoài ra đều ủy thác cho các khanh cả". Bọn Nhân Nghĩa đều lạy, nói: - “Chết vì vua gặp nạn, là chức phận của bọn thần. Nay đã được chỗ đáng chết, còn từ chối gì nữa!”. Nói xong những lời nghĩa khí, trung trinh ấy, “bọn Nhân Nghĩa” - theo cách gọi của sử cũ - gồm những tên tuổi sau đây: Dương Bình, Quách Thịnh, Lý Huyền Sư, và - sau cùng là - Lê Phụng Hiểu, đều “mờ cửa cùng ra đánh, với các vệ sĩ ở trong cung”. Lê Phụng Hiểu, vào giai đoạn bước ngoặt của cuộc đảo chính và phản đảo chính, ngay 3/3 năm Mậu Thìn (1028) giữa kinh thành Thăng Long ấy, lúc đầu, chỉ được chép tên ở hàng cuối danh sách những người chỉ huy cầm vũ khí xung trận. Nhưng, đến thời khắc quyết định của trận đánh dẹp loạn, khi mà: “Ai cũng vui lòng xông pha, đều là một người địch với 32 Ti/ sách 'Việt Nam - đất nước, can ngưùí' trăm người”, nhung: “Quân đánh nhau (mãi mà) chưa phân được thua” - vẫn đều là lời sử cũ - thì chỉ còn thấy một mình tướng Lê Phụng Hiểu, với một lời nói - rõ ràng mang tính “lập ngôn” - và một hành động - biết lựa chọn chính xác - mà thôi. Đó là lúc mà sử cũ ghi nguyên văn; “Phụng Hiểu tức giận rút gưom chạy thẳng đến cửa Quảng Phúc, hô to lên rằng: “Bọn Vũ Đức Vuưng ngấp nghé ngôi báu, không coi vua kế vị vào đâu, trên thì quên on tiên đế, dưới thì trái nghĩa tôi con. Vì thế, thần là Phụng Hiểu, xin đem thanh gưom này để dâng!”. Trong lời nói lẫm liệt và độc đáo ấy, đối tượng cho hành động quyết liệt của Lê Phụng Hiểu cũng đâ được xác định. Đó là Vũ Đức Vưoĩig - kẻ phản nghịch trong vai hoàng tử, nhưng non trẻ nhất và ít kinh nghiệm chiến truửng nhất (vì chi mãi đến năm 1015, mới thấy sử cũ chép việc y được vua cha cho cầm quân đi đánh nhau (để thử thách, rèn luyện) một lần duy nhất, trong khi Đông Chinh Vưong và Dực Thánh Vương thì trước đấy và sau đấy đã đuực cử đi trận, liên tục và nhiều lần). Quả là vị võ tướng biết nổi giận đúng lúc, nhuTig cũng biết chọn đúng đối tượng để ra đòn quyết định - Lê Phụng Hiểu - là một vị tướng quân có tài. Từ đòn đột phá quyết định của Lê Phụng Hiểu, cục diện trận đánh tại chính tâm cung đình Thăng Long đã thay đổi hẳn; “Phủ binh của ba vuxmg thua chạy. Quan quân đuổi theo, chém giết không sót một mống. Chi có hai vương; Đông Chinh và Dực Thánh, chạy thoát đưọc. Và thế là việc ghi chép vào sử cũ danh sách nhũng người có công lao phàn đảo chính, cũng thay đổi: tên Lê Phụng Hiểu được xếp lên trên đầu, không nhũng thế, còn thành tên tuổi đại diện cho cả nhóm: “Bọn Phụng Hiểu”! Hình ảnh của “bọn Phụng Hiểu” trong sử cũ, lúc này vừa thật đẹp, lại vừa được kèm thêm một lời “lập ngôn” hết sức có ý nghĩa nữa; Các dại câng thắn trang lịch sử Việt Nam 33 “Bọn Phụng Hiểu trờ về, mặc chiến bào, đi vào báo tin thắng trận ờ trước linh cữu Thái Tổ. Sau đấy, đến điện Càn Nguyên, báo cho thái tử biết. Thái tử úy lạo rằng: “Ta sớ dĩ được gánh vác cơ nghiệp to lớn của tiên đế, toàn vẹn được thân thể của cha mẹ để lại, đều là nhờ sức của các khanh cả!”. Đấy là lời ghi công chung. Còn riêng với người lập công lớn nhất, thì có cả một đoạn văn trân trọng tướng lệ, làm tiền đề cho sự xuất hiện lời “lập ngôn” thứ hai của Lê Phụng Hiểu, khi ấy: Thái tử: “Ta thường xem sử nhà Đường, thấy uất Trì Kính Đức giúp nạn vua, tự nghĩ là bề tôi đời sau, không ai sánh được. Ngày nay gặp biến, mới biết Phụng Hiểu còn trung dũng hơn Kính Đức nhiều!”. Lê Phụng Hiểu (lạy tạ hai lạy): - “Đức của điện hạ cảm động cả trời đất kẻ nào manh tâm mưu đồ gì khác, thì trời đất thần linh đều làm hết chức phận mà giết đi, bọn thần có công sức gì!”. Dẹp loạn và lập ngôn, chỉ một lần xuất hiện ớ Thăng Long, nhưng dấu ấn đóng vào trong và để lại cho lịch sử kinh kỳ của Lê Phụng Hiểu, vậy là cũng đã đủ để tên tuổi ông sống và sáng mãi, ờ miền “địa linh nhân kiệt” này. “Danh nhân Hà Nội"/Vietnam+ 34 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, con nguàí' VIỆT QUỐC CÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT Lý Thưòng Kiệt: Danh tuứng gắn lién với Tuyên ngôn độc lập đẩu tiên cùa dân tộc Năm 1019, chín năm sau ngày Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, ớ phường Thái Hoà (phía núi Cung, mé trên vườn Bách Thảo Hà Nội ngày nay), một chú bé của Kinh thành Thăng Long chào đời và sau này đă làm nên sự nghiệp lớn, cứu nước, yên dân. Đó chính là Lý Thường Kiệt - người anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị và ngoại giao tài ba với tên tuổi gắn liền với bài thơ - bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Lý Thường Kiệt vốn họ Ngô tên là Tuấn, người ở làng Cơ Xá, huyện Quảng Đức (hiện nay là Phúc Xá, Ba Đình - Hà Nội), còn Thái Hòa chỉ là nơi ở sau khi đã giữ chức vụ trọng yếu trong triều. Bình sinh Ngô Tuấn là người khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn. Là con một võ tướng, Ngô Tuấn thích nghề võ và được dạy nghề võ. I làng ngày, Ngô Tuấn thường luyện cung kiếm bày trận đồ, đêm chong đèn đọc bỉnh pháp Tôn, Ngô. Năm 103Ó, Ngô Tuấn 18 tuổi thì mẹ mất. Ngô Tuấn cùng em lo đủ mọi nghi lễ tống táng theo tập tục thời bấy giờ. Người đời khen ông là người chí hiếu. Lúc mãn tang, Ngô Tuấn đuĩrc bổ chức Kỵ mã hiệu uý là một chức quan nhỏ trong quân đội. Năm 1041, lúc 23 tuổi, Ngô Tuấn được bô’ vào ngạch thị vệ hầu vua, giữ chức “Hoàng môn chi hậu”. Khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi, Ngô Tuấn được rời khỏi những chức vụ trong nội cung và đưa ra giúp việc nhà vua tại triều đinh. Các đại công thần trong lịch sử Việt Nam 35 Năm 1061 miền Thanh Nghệ không yên. Giặc quấy rồi miền biên giới, một số thủ lĩnh miền núi nổi lên chống triều đình. Vua liền cử phong ông là Thái bảo, cầm “tiết việt”, đi thanh tra các quan ở vùng Thanh - Nghệ. Kết quả năm châu, sáu huyện, ba nguồn, hai mưol bốn động miền Thanh - Nghệ đều được yên ổn. Lúc đó Lý Thường Kiệt 43 tuổi. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đi đánh Champa để yên mặt phía Nam. Ngô Tuấn đưọc cử làm tướng tiên phong, lập công lón, vua phong Phụ quốc Thái uý, tước Khai Quốc công và ban cho họ Lý (do đó có tên Lý Thường Kiệt). Lúc bấy giờ ở Trung Hoa, nhà Tống gặp nhiều rốl ren, Tể tướng Vưong An Thạch đưa ra nhiều cải cách nhưng không có kết quả. Vua tôi nhà Tống mong tìm lối thoát bằng cách xâm lược Đại Việt. Khi nhà Tống chuẩn bị xâm lược nuức Việt, lúc hội đàm vói các đại thần, ông là người đầu tiên trong lịch sử dân tộc dám đề ra: “Ngồi yên đợi giặc sao bằng đem quân đánh trước để chặn các mũi nhọn của giặc”. Đó là cơ sở của chiến lược "Tiên phát chế nhân" (ra tay trước, chế ngự địch). Ông nhìn xa trông rộng, lập lại khối đoàn kết trong triều, đề nghị Linh Nhân Thái hậu cho gọi Lý Đạo Thành về trao chức Thái phó, cùng bàn việc giữ nước. Bên trong giữ yên nội trị chuẩn bị kháng chiến chống ngoại bang. Năm 1075 ông đem 10 vạn quân chia làm hai đạo đánh sang đất nhà Tống. Đạo quân thứ nhất do phó tuứng Tôn Đản chi huy, gồm quân cùa các vùng dân tộc do Thân Cảnh Phúc, Vi Thư An, Hoàng Kim Mãn... dẫn đầu, đánh thẳng vào thành Ung Châu (Nam Ninh - Trung Quốc) theo đường bộ. Đạo quân thứ hai do ông trực tiếp chi huy, theo đường biển đổ bộ vào Châu Khâm, Châu Liêm (Quảng Đông). Vào đất Tống, ông viết “Phạt Tống lộ bố văn” nói rõ lý do cuộc hành quân của mình là đập tan sự chuẩn bị xâm lược của nhà Tống và giúp nhân dân Hoa Nam 3 6 Tú sách "Việt Nam - dắt nước, con người" thoát khỏi cảnh lầm than do Vuxmg An Thạch cùng triều đình nhà Tống gây ra. ông cũng ra lệnh cho quân không đuọc động tói “cái kim sợi chỉ” của dân. Nhờ đó, quân ông đi đến đâu, quân Tống bị đánh tan đến đấy. Nhân dân Hoa Nam gọi ông là “cha họ Lý”. Quân Việt tiến vào thành Ung Châu và sau một thòi gian vây hãm đã hạ đuục thành. Thấy cuộc hành quân đã đạt kết quả, ông hạ lệnh rút quân về, chuẩn bị chống giặc. Ngày 9/3/107Ó, vua Tống cử Quách Quỳ làm An Nam đạo hành doanh mã bộ quân tổng quản chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, cầm quân mưu thôn tính Đại Việt. Tống Thần Tông còn xuống chiếu dặn rằng: “Sau khi bình được Giao Châu, sẽ đặt châu huyện như nội địa”, mặt khác sai sứ qua Chiêm Thành, Chân Lạp xúi giục các nước này đánh biên thùy phía Nam nước ta. Tháng 8 thủy lục quân Tống vượt biên giới, rồi giặc dần chiếm được Vĩnh An (Móng Cái), Quảng Nguyên (Cao Bằng), Quang Lang, Môn Châu, Tô Mậu, Tư Lang. Tháng 1/1077 Lý Thường Kiệt chi huy đánh chặri giặc trên suốt dọc phòng tuyến sông cầu. Tưong truyền, hàng đêm ông sai người tâm phúc lẻn vào đền thờ Trưong Hống, Trunng Hát nằm trong trận địa bên sông Như Nguyệt (tức khúc sông Cầu chảy qua huyện Yên Phong, lộ Bắc Giang) đọc vang bài thơ: Nam quốc son hà Nam đ ế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư N h ư hà nghịch lỗ lai xăm phạm N h ử đẳng hành khan thủ bại h ư Dịch nghĩa: (Sõng núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh toi bời). Các đại công thần trong lịch sử Việt Nam 3 7 Bài thơ có lẽ là một bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam được ghi lại lần đầu tiên thành văn. Dù chưa biết đích xác tác giả bài Thơ Thần, song đến nay lịch sử vẫn công nhận ông là người đã dùng bài thơ làm vũ khí tuyên truyền chống ngoại xâm thành công. Tháng 3/1077 quân ta vượt sông đánh quân Tống đại bại rồi mờ đường giảng hòa để giặc giữ thể diện lui về nước ngay, chỉ còn giữ châu Quảng Nguyên (đến tháng 11/1079 cũng phải giao trả nốt). Từ đó về sau, trong khoảng 200 năm, triều đại Trung Quốc không dám đụng đến đất nước ta. Sau chiến thắng, Lý Thường Kiệt lo việc nội trị, tu bổ đê điều, đường sá, sửa đổi bộ máy hành chính trong cả nước. Vua Lý nhận ông làm em nuôi và cử ông trông coi châu Ái. Những năm cuối đời, ông còn cầm quân đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (1103), dẹp giặc Chiêm quấy nhiễu ở Bố Chính (1104), tổ chức lại bộ máy quân đội, duyệt đổi các đơn vị từ cấm binh đến dân binh. Lịch sử mãi ghi nhớ công ơn người anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị và ngoại giao tài ba Lý Thường Kiệt, người lãnh đạo quân dân Đại Việt thời Lý, phá Tống bình Chiêm thắng lợi. Với công lao hiển hách của mình, Lý Thường Kiệt từng được cả triều đình nhà Lý quý trọng. Ngay lúc ông còn sống, Lý Nhân Tông đã cho làm bài hát để tán dương công trạng, ông được lịch sử ghi nhận là anh hùng kiệt xuất, một con người hiến dâng cả tâm hồn sức lực cho sự nghiệp độc lập cùa Tổ quốc ở buổi đầu thời tự chủ. Tài năng quân sự kiệt xuất của ông làm kẻ thù khiếp phục. Ông mất tháng sáu năm Ất Dậu (tức trong khoảng từ 13/7 đến 11/8/1105), thọ 86 tuổi, được truy tặng Kiểm hiệu Thái úy Bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt Quốc Công. Nhiều nơi đã lập đền thờ, dựng bia ghi công lao của ông, tiêu 3S Tứ sách 'Việt Nam - đắt nước, con người' biểu nhất là bài văn bia chùa Linh Xứng ở huyện Hà Trung, tinh Thanh Hoá: Lý công nước Việt/ Noi dấu tiền nhăn/ cám quăn tất thắng / Trị nước yên dán/Danh lừng Trung Hạ/Tiếng nức xa gần/Vun trồng phúc đức/Đạo Phật sùng. www.chinhphu.vn Lý Thường Kiệt làm Tổng trấn Thanh Hoá (1082 - 1103) Sau khi đánh đuổi được quân Tống ra khỏi đất nước và đòi được châu Quảng Nguyên, Lý Thường Kiệt càng được mọi người quý mến, uy tín của ông lẫy lừng cả nước. Vua Lý Nhân Tông coi ông như em nuôi và ban cho ông hiệu Thiên tử nghĩa đệ, lúc đó vua Lý Nhân Tông mới 12, 13 tuổi nên thực tế ông nắm mọi quyền binh trong tay như một vị tể tướng chớ không phải chi là một Thái uý. Bia chùa Hưong Nghiêm dựng thời Lý có nói đến “Quốc tướng Thái uý Lý Công” chính là nói đến chức vụ Tể tướng của Lý Thường Kiệt thời đó. Tuy lập được chiến công hiển hách vào loại bậc nhất trong lịch sử và tuy giữ quyền cao chức trọng như vậy nhưng ông vẫn giữ được đạo đức trong sáng của một vị hiền thần: Thận trọng, trong sạch, khiêm tốn... nên mọi người đều rất mến phục. Bia chùa Báo Ân khắc năm 1100 có ghi: “Tiết tháo được thể nghiệm nên dân quy phụ, vậy mà vẫn luôn dè dặt như đi trên băng mỏng, chăm lo đầy đủ, khiến mình trong sạch, thế nhưng vẫn băn khoăn như cưỡi ngựa nắm dây cưong sờn, tự xét mình rằng: lưựng khí nhỏ mà quyết đoán việc quan trọng, tài trí hèn mà gánh vác việc lớn lao”... Sau năm năm khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng lại đất nước, tình hình mọi mặt đã ổn định và bắt đầu phát triển. Công việc triều chính đã đi vào nề nếp. Cũng trong thời gian này, vua Lý Nhân Tông cũng bước vào tuổi trường thành và cũng đã bắt đầu quen với công việc điều khiển triều Các đại cõng thần trong lịch sử Việt Nam 39 chính. Tháng 2 năm Quý Hợi (1083) vua thân hành ‘‘duyệt hoàng nam ở kinh thành, chia làm ba bậc, tháng 9 năm ấy, động Ma-Salàm phản. Tháng 10 nărẠ ấy, vua thân đi đánh dẹp, thắng được động ấy” (Việt sửlượ^. Lúc đó Lý Thường Kiệt đă vào coi trấn Thanh Hoá (Nhâm Tuất 1082). ông được cử vào đó không phải vì ông bị cách chức vì ông vẫn được vua tôn trọng. Bia chùa Linh Xứng ghi: “đầu năm Anh Vũ Chiêu Thắng Thái uý được phong làm em nuôi vua, trông nom mọi việc quân ở các châu thuộc trấn Thanh Hoá, quận Cửu Chân, châu Ái và phong cho thái ấp một vạn hộ ở Việt Thường”. Ông vào coi trấn Thanh Hoá có thể vì những lý do sau đây; - Vua Lý Nhân Tông đã trưởng thành đã trực tiếp cầm quyền, đã có ý thức về quyền lực của mình cho nên nếu Lý Thường Kiệt có đl coi Thanh Hoá thì vua mới chủ động tự mình giải quyết mọi việc. - Có thể vì Lý Thuừng Kiệt là người kiên quyết đòi Tống phải trả lại các đất đai Tống đã chiếm còn Thái hậu Linh Nhân và vua Lý thì sợ Lý Thường Kiệt làm găng và lại gây chiến tranh để đòi đất thì tình hình sẽ không được yên ổn. Ngược lại Thái hậu và vua Lý Nhân Tông chi muốn dùng chính sách ngoại giao ôn hoà để đòi đất Tống chiếm. Do vậy cử Lý Thường Kiệt trực tiếp coi trấn Thanh Hoá thì Thái hậu và vua Lý vừa được yên tâm về mặt bảo vệ biên giới phía Nam, vừa được hoàn toàn chủ động điều khiển công việc đối ngoại đối với phía Bắc. Thanh Hoá trước đây vốn là châu Ái được vua Lê Đại Hành rất chú ý xây dựng, không những vì nhà vua vốn sinh ra ở châu ấy mà còn vì kinh đô nhà Lê đóng ở Hoa Lư, Ninh Bình, gần ngay đó nên dễ được nhà vua quan tâm giải quyết các yêu cầu của dân. Nhưng từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long thì Thanh Hoá được đổi thành một trại và giao cho 40 Tủ sách 'Việt Nam - đẩt nước, con ngưởí' các châu mục ớ địa phương cai quản, triều đình cũng không chú ý lắm. Có lẽ chính vì thế mà dựới ba đời vua đầu nhà Lý đã có ó vụ nổi loạn khiến các vua Lý phải trực tiếp đi thân chinh hoặc giao cho vương hầu đi đánh dẹp trong đó, có một lần Lý Thường Kiệt đã được vua Lý sai đi dẹp loạn ờ Ngũ Huyện Giang. Năm Nhâm Tuất (1082) vua Lý Nhân Tông đổi Thanh Hoá thành một trấn có một đạo quân giao cho Lý Thường Kiệt coi giữ. Lý Thường Kiệt tuy không có tước vương mà chỉ có tước công do vua Lý Thánh Tông ban cho, nhưng ông là “thiên tử nghĩa nam”, rồi “thiên tử nghĩa đệ” cho nên ông được tự do hành động trong trấn ông được vua giao. Khi vào Thanh Hoá nhận việc, ông phải lo xây dựng ngay trấn sở (nơi trụ sở làm việc của trấn) ở khu vực Đông Bắc xã Duy Tinh (huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá). Tuy ông có thể lấy thuế của cả trấn Thanh Hoá và của một vạn hộ ở Việt Thường để xây dụng dinh thự cho sang, tương xứng với vị trí của một vị tể tướng, nhưng vốn tính tiết kiệm, giản dị và nhất là vốn không muốn để dân phải đóng góp nhiều, phải tốn công, tốn của, cho nên ông chỉ cho xây dựng “nha thự” đơn giản. Vì vậy dân rất kính phục. Bia chùa Sùng Nghiêm Diên thánh khắc năm 1118 có ghi rõ ràng chùa đó được xây dựng “ở phía Tây Nam thành" tức là trấn sờ Thanh Hoá. Vì chùa Sùng Nghiêm Diên thánh xây dựng ớ xã Duy Tinh, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá nên có thể xác định là trấn sở Thanh Hoá thời đó ở Đông Bắc xã Duy Tinh, nhưng nay không còn di tích gì. Vì vốn không phải là người tham quyền cao, chức trọng lại càng không phải là người tham quyền, cố vị nên từ địa vị một vị Thái uý hàm Tể tướng, đứng đầu các vị đại thần trong triều, ông trở về một địa phương chỉ làm chức Tổng trấn, Các đại công thần trong lịch sử Việt Nam 41 nhưng ông không hề tỏ ra băn khoăn, thắc mắc, bất mãn. Trái lại, với tư tưởng: “Dốc một lòng lấy việc yên xã tắc làm vuỉ” ông hàng say bước vào tìm hiểu tình hình cụ thể ở địa phưong và tiến hành mọi chù trưong, biện pháp xây dựng cho địa phương được phát triển làm cho nhân dân được yên vui. Về chính ừị, trước hết ông lo củng cô' bộ máy cai trị, tìm nhũng người có đức, có tài, có uy tín với nhân dân để cai trị nhân dân. Ông đặc biệt tỏ thái độ khoan hoà giúp đỡ nhân dân, hết sức tránh làm phiền dân. Chỉ khi thật cần thiết cho việc chung, có lợi cho dân, ông mới huy động dân và lúc đó thì ông ôn tồn chỉ bảo, động viên nhân dân làm hết sức mình vì lợi ích chung. Nhờ đó ông đoàn kết được các tầng lóp nhân dân. Đối với các dân tộc ít nguời ờ miền núi, ông hết sức quan tâm giúp đỡ mọi mặt, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn dân tộc cho nên suốt thời gian ông làm Tổng trấn Thanh Hoá, không một lần nào xẩy ra nổi loạn, khác hẳn với thời gian trước đây, cứ dăm ba năm lại có một vụ nổi loạn ở nơi này hoặc nơi khác. Không những trấn Thanh Hoá yên tĩnh mà cả châu Hoan, và ba châu Bố Chính, Ma Lính, Địa Lý cũng đều yên tĩnh. Người đời khen rằng, ông cai trị giỏi nên không cần đánh dẹp. Về kinh tế, với quan điểm “dân lấy no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc”, ông ra sức khuyến khích nghề nông, tạo mọi điều kiện để nhân dân chăm sóc ruộng đồng, không để xẩy ra tình trạng lờ thời vụ. Bên cạnh nghề nông là gốc, ông cũng hết sức khuyến khích nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, dệt vải, đồng thời cũng rất chú ý khuyến khích nghề đánh cá, làm muối để cung cấp cho vùng đồng bằng và để trao đổi với miền núi. ông còn chú ý khuyến khích nghề làm rừng, đốn gỗ, săn tê tượng để đổi cho miền xuôi lấy gạo, muối phục vụ dân sinh, ông lại khuyến khích cả nghề thủ công mỹ nghệ như khi đến núi An Hoạch, tức là núi Nhồi 42 Tú sách 'Việt Nam - đất nước, con ngưòi' ờ gần thị xã Thanh Hoá ngày nay, thấy có nhiều “đá đẹp, sắc óng ánh như ngọc lam, chất biếc xanh như khói nhạt” ông liền sai một thị giả là Giáp thủ Vũ Thừa Thao suất lĩnh người huơng Cửu Chân dò núi tìm đá trong mười chín năm để làm các khí cụ như đẽo thành khánh, làm bia v.v... Nhờ ông quan tâm xây dựng Thanh Hoá về kinh tế, đời sống của nhân dân ngày một khá lên. Về văn hoá: Muốn cho đời sống văn hoá của nhân dân đưọc yên vui, không những ông khuyến khích nhân dân học hành, mờ mang dân trí mà ông còn ra sức khuyến khích nhân dân xây dựng những phong tục tập quán tốt đẹp và xoá bó những phong tục tập quán xấu. Vốn là ngưòi học nhiều, biết rộng, ông cũng tích cực chống mê tín dị đoan. Lý Tế Xuyên đòi Trần viết trong cuốn Việt điện u linh: “Lý Thường Kiệt trừng phạt nặng những kẻ chuộng chuyện quỷ thần, đồng cốt để lừa dối người khác” cho nên “Thói tục dơ bẩn được rửa sạch, nhân dân chịu ơn ông rất nhiều". Là một người yêu thích thiên nhiên, những khi nhàn rỗi, ông cũng hay đi ngao du sơn thuỷ ngắm phong cảnh đất nước ờ Thanh Hoá và tuy không phải là người sùng tín đạo Phật nhưng ông cũng cho làm chùa để khuyên người đời làm điều lành, tránh điều ác. Có lần nhân dân dẫn Trường lão Sùng Tín đi tìm nơi xây dựng chùa Linh Xứng, ông đã nói với sư Sùng Tín rằng: “Cái mà kẻ trí người nhân ưa thích là núi, lá sông. Cái mà thế đại lưu truyền lá danh, là đạo. Nếu mở núi mà làm cho đạo cho danh rạng rỡ, thi không đáng quý hay sao?”. Với tư tưởng và tâm hổn đó, ông đã chọn núi Ngưỡng Sơn một hòn núi rất đẹp, có “dòng nước chảy quanh co, có bóng lam ngùn ngụt, sắc thuý đậm đà” khiến ông “bồi hồi dạo Các đại câng thẩn trong lịch sử Việt Nam 43 bước, trên dưới ngắm trông” rồi quyết định chọn nơi đây để xây chùa Linh Xứng, một ngôi chùa “thờ Phật rộng thênh thang, có tượng Phật sắc vàng rực rỡ, có tháp báu nắng soi, có chuông vàng ngân vang khắp chốn để thức tỉnh mê, phá tan niềm hôn tục, khuyên bảo việc lành, răn đe điều ác” đồng thời để đón các sứ giả Chiêm Thành, Chân Lạp sang thăm văng cảnh và quỳ gối quy y. Không những ông sáng lập chùa Linh Xứng này mà năm 1087 còn giúp sư Đạo Dung sửa chữa chùa Hương Nghiêm ớ làng Phủ Lý, phủ Đông Sơn, Thanh Hoá (nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá). ở đây năm Tân Dậu (1081) ông cũng đã từng vâng mệnh vua, chuộc ruộng đất vốn là của tổ tiên của họ Lê (Lê Lương thời Đinh Tiên Hoàng) để chia cho con cháu họ Lê ờ hai giáp Bối Lý và Viên Đàm. Ông cũng chia đầm A Lôi, một nửa cho giáp Bối Lý, một nửa cho giáp Viên Đàm và dặn hai giáp là không được lấy một lá lau, một ngọn cỏ ờ hai bên bờ đẩm. Đến năm Kỷ Mão (1099) ông lại giúp địa phương xây chùa Báo Ân ờ núi An Hoạch trấn Thanh Hoá, tức là núi Nhồi nay thuộc thành phố Thanh Hoá. Chùa này có một tấm bia, cho biết nhiều điều rất quý vể cảnh chùa lúc đó và về công đức của Lý Thường Kiệt. Nhờ có hoạt động văn hoá này mà ngày nay chúng ta có được những tư liệu rất quý của những văn bia làm sáng tỏ những vấn đề trong lịch sừ thời Lý và những vấn đề về thân thế và sự nghiệp của Lý Thường Kiệt. Về xã hội: Lý Thường Kiệt rất quan tâm đến việc giữ gìn trật tự an toàn xã hộl để nhân dân sống được yên vui. Đối với bọn gian ác xâm phạm đến tính mệnh tài sản của nhân dân, ông kiên quyết từng trị, cho nên an ninh trật tự xã hội được bảo đảm. Tuy kiên quyết trừng trị bọn phạm tội nhưng trong 44 Tủ sách "Việt Nam - đẩt nưóc, con ngưòi" xử kiện ông rất công minh: nạn nhân và bị cáo đều đưọc trình bày hết lý lẽ và đều được xem xét kỹ càng nên không có tình trạng xử oan, xử nặng khiến cho người phạm tội phải nghiêm chỉnh chấp hành hình phạt, không thể oán trách. Trong chính sách xã hội, không những ông quan tâm đến việc giúp đỡ gia đình thưoTig binh, tử sỹ, những người tàn tật, cô đon, mà còn chú ý nuôi duững cả những người già ở noi thôn dã khiến cho người già cũng được yên thân. Về quân sự, tuy đã bình Chiêm và phạt Tống thắng lợi và hoà bình đã lập lại trên đất nước ta trên 6 năm, việc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại đất nước đã tiến triển tốt đẹp, thanh thế nước ta đã rất lớn nhưng khi vào nhậm chức ở Thanh Hoá, ông vẫn không lơ là việc quân. Đối với đạo quân thường trực, ông cho thường xuyên luyện tập để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt. Đối với sương quân ông vẫn cho thực hiện chế độ ngụ binh ư nông, cứ đến phiên thì các quân đó phải đi tập quân sự, tuần tra, canh gác và hết phiên lại trờ về cầy cấy ruộng đồng. Nhờ vậy mà tuy phải chi phí ít nhưng lực lượng quân sự của trấn Thanh Hoá rất hùng mạnh, có thể đối phó với mọi tình hình bất trắc có thể xẩy ra. Bia chùa Báo Ân núi An Hoạch cỏ ghi: “ông coi quận trong 19 năm. Dân kính mến, giặc sợ hãi”. Đặc biệt bia chùa Linh Xứng đã ghi công đức của ông tóm tắt như sau: “Thái uý trong thì sáng suốt khoan hoà, ngoài thì nhân từ giản dị. Nhũng việc đổi đòi phong tục nào có quản công. Làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hoà giúp đỡ quần chúng, nhân từ giúp đỡ mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng oai vũ để trừ bọn gian ác. Đem minh chính để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục Các dại cóng thẩn trang lịch sứ Việt Nam 45 không quá lạm. Thái uý biết dân lấy no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dường cả đến người già ở noi thôn dã, nên người già nhờ đó mà được an thân. Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự đẹp tốt đều ở đấy cả. Giúp chính sự cho ba triều, dẹp yên loạn ngoài biên tái, chỉ khoảng vài năm mà 8 phưong yên lặng. Công thật lớn lao. Lý Thutmg Kiệt trử vé triều, (lánh Lý Giác, đuổi Chiêm Thành Trong khi Lý Thường Kiệt làm Tổng trấn Thanh Hoá (1082) thì ở triều đình, Lý Nhân Tông điều khiển công việc triều chính vì Thái phó Lý Đạo Thành đã qua đời năm Tân Dậu (1081). Những năm đầu, vua Lý Nhân Tông cũng làm đư(7c một số việc tốt như: năm Quý Hợi (1083) tự mình thân duyệt hoàng nam ớ kinh thành rồi thân chinh dẹp yên vụ nổi loạn ở động Ma Sa (Mai Đà, Hoà Bình), chỉ đạo bộ Binh Lang trung Lê Văn Thịnh sang Tống đòi đất Vật Dưong, Vật Ác, được ó huyện 2 động năm Giáp Tý (1084), cừ Lê Văn Thịnh làm Thái sư năm Ất Sửu (1085); tổ chức thi chọn người có văn học bổ nhiệm làm quan ở Hàn Lâm viện nàm Bính Dần (1086); quy định các chức quan văn, quan võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu (chức quan phụ thuộc); khi dân gặp đại hạn, vua kịp thòi tha thuế, miễn thuế, thả tù v.v... Tuy nhiên do Thái hậu và vua quá sùng tin đạo Phật nên cũng cho xây dựng nhiều chùa có phần tốn phí như; xây chùa ờ đại Lâm Son năm Bính Dẩn (1086) rồi năm Mậu Thìn (1088) lại xây tháp, mãi đến năm Giáp Tuất (1094) m(M xây xong tháp (7 năm); đến năm Đinh Sửu (1097) Thái hậu lại cho làm nhiều chùa (ĐVSKTT tập I UBKHXH xuất bản 1983, trang 263). Ngoài ra vua Lý Nhân Tông còn cho làm một số việc không 46 Tủ sách "Việt Nam - đất nuớc, con người' được lòng dân như: Năm Giáp Tỹ (1084) vua xuống chiếu cho thiên hạ nung ngói lọp nhà (VSLTT) và nhũng năm Đinh Sửu (1097) vua lại ra lệnh cấm dân không được xây nhà ngói, làm thuyền lớn (VSL), năm Kỷ Mão (1099) cấm phụ nữ ở kinh thành không được bắt chước lối ăn mặc trong cung (VSL)... Trong khi đó thì ờ triều đình, ở trong nước, ở biên giới lại xẩy ra một số tình hình phức tạp nhir ở triều đình, tháng 6 năm Quý Hợi (1083) xẩy ra vụ cháy xe ngự của vua (VSL); tháng 3 năm Bính Tý (1096), Thái sư Lê Văn Thịnh học pháp thuật hoá hổ của một gia nô người nước Đại Lý mưu làm phản, buộc vua phải cách chức Thái sư cùa Thịnh và đẩy Thịnh vào Thanh Hoá. ở biên giới thì quân Tống kéo vào châu Thạch Tê cưóp phá làm cho dân bị thiệt hại về người và cùa. ở trong nước thì liên tiếp xẩy ra những tai hoạ: Năm Ất Hợi (1095) xẩy ra đại hạn, dân mất mùa bị đói kém, tháng 8 năm Mậu Dần (1098) xẩy ra động đất rồi sao chổi lại hiện ra làm cho dân coi đó là điềm xấu nên rất lo sợ, cuối nàm Canh Thìn (1100) xẩy ra dịch lớn trong cả nước, nhiều người ốm và chết nên lông dân rất xôn xao lo sợ. Cả vua và triểu đình cũng lo lắng vì thấy tình hình đất nước có phần sa sút. Khi đó vua Lý Nhân Tông đã 35 tuổi, nhưng vua cảm thấy thiếu Lý Thường Kiệt ở Thăng Long là thiếu một nhân tố ổn định của đất nước. Vì vậy tháng giêng năm Tân Tỵ (1101) vua vời ông về Thăng Long cùng vua coi việc nước. Vua giao cho Thái uý Lý Thường Kiệt kiêm chức Nội thị Thủ đô áp nha, Hành điện Nội ngoại đô trị sự”, ông giúp vua coi hết mọi việc trong ngoài cung điện. Lúc đó, ông đã 84 tuổi. Lý Thường Kiệt mà uy tín trùm lên cả nước Đại Việt trở về Thăng Long làm cho các quan trong triều và nhân dân cả nước yên lòng. Các đại công thẩn trong lịch sứ Việt Nam 47 Là một đại thần, một lão thần đã từng phục vụ ba đời vua triều Lý, đã từng trông coi công việc chung của cả nước rồi lại trục tiếp làm tổng trấn Thanh Hoá 19 năm, ông đã từng gặp biết bao nhiêu khó khăn trong chiến đấu, trong xây dựng và đã vượt qua được những khó khăn đó nhờ có quyết tâm cao và biết đi sâu, đi sát nghiên cứu giải quyết mọi việc một cách kiên quyết và triệt để. Những bài học kinh nghiệm quý báu của ông đã giúp ông bình tĩnh đánh giá tình hình đất nước, để ra chủ trưong xử lý mọi việc rất vững vàng, có kết quả tốt khiến vua Lý Nhân Tông và triều đình yên tâm và nhân dân rất tin tưởng. Biết rằng khi trở về triều thì những địa phương xa như châu Hoan, tình hình sẽ có thể phức tạp, ông đã đề nghị và được vua Lý Nhân Tông đồng ý ngay cuối năm Tân Tỵ (1101) đổi châu Hoan thành phủ Nghệ An để nâng vị trí của địa phương này lên trong việc phòng thủ đất nước. Từ đó ông chi đạo củng cố xây dựng phủ Nghệ An về mọi mặt để tăng cường việc bảo vệ bờ cõi phía Nam. Thấy vua và Thái hậu chi lo xây dựng nhiều chùa tháp để cầu trời khấn phật cho tai qua nạn khỏi, ông khuyên vua nên đi sát dân tình, kịp thời động viên và giúp đỡ nhân dân khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, nhất là nông nghiệp, ngư nghiệp, từ đó ổn định đời sống, khiến cho nhân dân được yên vui. Vua Lý Nhân Tông cho là phải nên ngay đầu năm Tân Tỵ (1101) tháng 2 vua đi xem đánh cá ở Cùng Giang rồi ngự đến ứng Phong xem cày ruộng hoặc đi xem bắt voi ờ Tượng sách” (VSL). Cùng năm đó (Tân Tỵ 1101) nhân mùa thu đến, trời bắt đầu lạnh, vua “ban áo mặc mùa thu cho trăm quan” và đặt lễ yến để đãi các quan trong triều (VSL). Còn Thái hậu Linh Nhân thì thông cảm với nỗi khổ của con gái nhà nghèo phải bán đợ để gán nợ cho nhà giầu, nên đầu năm Quý Mùi (1103) đã lấy tiền ở kho nội phủ để chuộc 48 Tứ sách "Việt Nam - đất nước, can nguòi" những con gái đó, đem gả cho những người đàn ông goá vợ nhưng không có tiền để lấy vợ (VSL. ĐVSKTT). Cuối năm Nhâm Ngọ (1102) trời làm lụt to nên đầu năm Quý Mùi (1103) vua Lý xuống chiếu cho trong ngoài kỉnh thành đều đắp đê để ngăn nuức (VSL). Về đối ngoại cuối năm Nhâm Ngọ (1102) sứ Chiêm Thành sang cống và vua Lý sai Đồ Anh Hậu đi sứ sang Tống để giao hiếu. Cuối năm Quý Mùi (1103) tên phù thuỷ Lý Giác tung tin lừa bịp là có thể dùng bùa phép điều khiển được âm binh bện bằng rom, bằng cỏ nên đã tụ tập được một số phần tử xấu, lưu manh, côn đồ nổi lên làm loạn chiếm đất Diễn Châu ở Nghệ An, đắp thành để chống lại triều đình. Vua Lý Nhân Tông liền hỏi các quan: “Ai có thể dẹp đuực Lý Giác?”. Các quan đều nhất trí đề cừ Lý Thường Kiệt. Vua nói “Giặc Giác là tay kiệt hiệt phải chọn viên tuứng mạnh mới đối địch được. Thường Kiệt ở trong quân trướng đã lâu, nay đã già rồi. Nếu lại đem việc binh giao cho thì đó không phải là cách trầm đối xử VÓI bậc lão thần”. Thường Kiệt tâu: “Thần truớc kia chua thông thạo mưu lược làm tướng, bình Chiêm, phạt Tống may mà thành công, đều nhờ oai linh của bệ hạ và sức lực của các tuứng. Nay nhờ ơn nuớc, được hường ngôi cao, lộc hậu đến thế, nếu cứ ngồi nhìn tên giặc Giác mặc sức kiêu rông thì thần chết không nhắm mắt đưọc”. Sau khi nghe Lý Thường Kiệt tâu bày, vua Lý Nhân Tông rất khen ngợi và đồng ý, để ông cầm quân đánh giặc. Lúc đó ông đã 85 tuổi. Khi Lý Thường Kiệt vào đến Diễn Châu, trước uy danh của ông, Lý Giác hoảng sợ, không còn khoác lác về âm binh của y nữa, vội bỏ chạy sang Chiêm Thành và nói cho vua Chiêm lúc Các đại cồng thấn trong lịch sứ Việt Nam 49 đó là Chế Ma Na những điều thất thiệt về nội tình nước Đại Việt ta. Còn đồng bọn của Lý Giác đều tan rã. Bị Lý Giác xúc Xiểm xúi giục, Chế Ma Na tường đây là cơ hội tốt để đánh nước ta, liền đem ngay quân ra chiếm lại ba châu: Đại Lv, Ma Linh, Bố Chính mà Chế Củ đã dâng cho vua Lý để chuộc tội năm Kỷ Dậu (10Ó9). Tháng 2 năm Giáp Thân (1104) vua Lý Nhân Tông lại sai Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành. Thấy Lý Thường Kiệt vào, vua Chiêm sợ quá vội lui quân và trả lại ba châu ấy cho Đại Việt. Biết vua Chiêm bị Lý Giác xúi giục, nên Lý Thường Kiệt cũng không đem quân đuổi theo quân Chiêm mà chỉ thu hồi những đất của ba châu và phủ dụ dân làm ăn yên ổn, không để mắc mưu địch. Cuối năm Giáp Thân (1104) sứ Chiêm Thành lại sang cống như mọi năm trước đây và chắc là có xin lỗi là đã trót nghe lời xúi giục của Lý Giác mà kéo quân vào ba châu hổi cuối năm Quý MÙI (1103) nên vua Lý cũng không trách cứ gì, chỉ đòi phải nộp Lý Giác để vua xử tội. Thấy uy tín của Lý Thường Kiệt vang dội từ Chiêm đến Tống, vua Lý Nhân Tông liền sai làm bài hát để ca ngợi công trạng của ông và phong thêm chức cho ông. Vua Lý cũng phong tước hầu cho em ông là Lý Thường Hiến. Bia Linh Xứng ghi các chức tước của ông như sau: “Suy thành, Hiệp mưu, Thủ chính, Tá lý, Dục đới công thần, Thủ thượng thư Lệnh, Khaỉ phủ Nghị đồng Tam ti, Nhập nội nội thị tỉnh đô đô trị, Kiểm hiệu Thái uý, kiêm Ngự sử đại phu, Dao thụ chư trấn Tiết độ sứ, Đồng trung thư môn hạ Bình chương sự, Thượng trụ quốc, Thiên tử nghĩa đệ, Phụ quốc Thượng tướng quân, Việt Quốc công, Thực ấp nhất vạn hộ, thực thật phong tứ thiên hộ”. 50 Tủ sách "Việt Nam - đất nước, can nguùi' Nghĩa là: Kẻ bầy tôi có công, trung thành, bày mưu, cầm tiết, giữ chính, giúp việc, phò tá, coi việc Ty thuựng thư, được quyền mở phủ, ngang vói Tam ty, được vào nội, coi tất cả các việc chầu trong cung, lĩnh chức Thái uý đứng đầu các quân; Kiêm chức Ngự sử đại phu, kiểm soát việc chính, ở kinh coi việc binh ở tất cả các trấn; cùng coi việc bí thư, hàng ngày đến gần vua bàn việc, hàm Thượng Trụ quốc, em nuôi vua, chức Thượng tướng giúp nước, tưóc Quốc công, hiệu Việt, được phong lộc hạng một vạn hộ, được thật phong lộc bốn nghìn hộ. Cuộc đánh Chiêm Thành năm 1104 làm cho sức khoẻ của Lý Thường Kiệt giảm sút đi nhiều, ông ốm nặng và ngày mồng 2 tháng 6 năm Ất Dậu (14/07/1105), ông mất tại kinh đô Thăng Long, thọ 87 tuổi. Khi ông mất, vua Lý Nhân Tông, Thái hậu Linh Nhân và cả triều đình đều vô cùng thưong tiếc ông và tổ chức đám tang ông rất trọng thể. Nhân dân nhiều noi đã lập đền thờ ông. ở Thăng Long, nhân dân quê hưong ông đã lập miếu thờ ông ngay ờ làng Cơ Xá bãi Trung Hà, sau đổi thành làng Phúc Xá. Đến khi bãi lờ thì nhân dân đã chuyển miếu thờ ông từ Phúc Xá Trung Hà sang Phúc Xá Bắc Biên thuộc xă Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm nay là phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. ở thôn Cơ Xá Nam cũng lập miếu thờ nay đặt ờ sô' 4 phố Nguyễn Huy Tự. Ngoài ra ờ số nhà 120b Hàng Bông và số nhà 63 phố Nam Đồng - Hà Nội cũng có đình thờ ông. ở Thanh Hoá hiện nay cũng còn miếu thờ Lý Thường Kiệt ờ làng Ngọ Xá, huyện Hà Trung, ở đó trước đây có hai tấm bia, một tấm bia chùa Linh Xứng (nay đã đưa về Viện bảo tàng Lịch sử ờ Hà Nội) và một tấm bia Nhữ Bá Sĩ khắc đời Tự Tức thứ 29 (1876). httpự/thạngỊọnghạnoi.gov.vn Các đại công thẩn trong lịch sứ Việt Nam 51 LÝ ĐẠO THÀNH - MỘT ĐỜI TRỪNG QUÂN ÁI Qưốc Xuất thân từ châu cổ Pháp (Bắc Ninh - quê hương của nhà Lý), cha là Lý Kính, mẹ là Tạ cẩn và có quan hệ thân tộc với nhà Lý (hiện đang lưu giữ tại Viện Hán Nôm), ông sống vào thời vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Theo Thần phả nhà Lý, ông sinh ra thông minh, dĩnh dị, tướng mạo khác thường, ba tuổi đã biết lễ nghĩa, tính hay kính nhường, 7 tuổi nhập học, 13 tuổi đã thông kinh tử tập, lại giỏi cả võ nghệ, chúng bạn đều khen là thần đổng. Chính vì những đức tính bẩm sinh này đã làm nên một Lý Đạo Thành, một trụ cột phò tá triều đình nhà Lý. Dưới thòi Lý Thánh Tông (1054 - 1072), với tính cách cương trực, là một vị quan liêm khiết, tài đức vẹn toàn, ông được vua yêu mến và được phong đến chức Thái sư, cùng với Nguyên phi Ỷ Lan lo việc triều chính mỗi khi Lý Thánh Tông đem quân dẹp loạn. Nhưng cũng vì tính cách khá bộc trực nên cuộc đời ông đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử vì những tranh chấp trong triều đình; dù có lúc lên lúc xuống nhưng Lý Đạo Thành luôn giữ được một tấm lòng thanh khiết, trung thành tuyệt đối với triều đình và tận lực phục vụ đất nước. Năm 1072, Lý Đạo Thành trực tiếp nhận việc ký thác của vua Lý Thánh Tông trước khi băng hà. Sau khi Lý Thánh Tông mất, trong triều đình diễn ra cảnh tranh chấp quyền lực giữa Thượng Dương Thái hậu (Thái hậu họ Dương ở cung Thượng Dương) và Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Đạo Thành đứng về phía Thượng Dương Thái hậu và cũng do tính trực ngôn nên trong một số việc ông đă làm trái ý Ỷ Lan. Năm 1073, sau khi nắm 5 1 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, can nợưài' được quyền nhiếp chính lần hai (lúc này vua Lý Nhân Tông mói 8 tuổi), Ỷ Lan đã giáng Lý Đạo Thành xuống chức Tả Gián nghị Đại phu, về coi sóc việc ớ châu Nghệ An. Dù làm quan ở Nghệ An nhưng lúc nào ông cũng nghĩ đến việc triều chính và vẫn giữ trọn tấm lòng trung quân ái quốc, đóng góp nhiều cho đất nước. Tại đây, ông đã lập Viện Địa tạng trong miếu Vưong thánh, đặt tượng Phật và bài vị của vua Lý Thánh Tông mà thờ phụng, bày tỏ lòng trung thành và thể hiện nổi u uất của một vị quan thanh liêm vì trực tính trực ngôn nên không được tin dùng, một nhân tài không có điều kiện góp sức mình cho dân cho nước. Năm 1074, trước nguy cơ xâm lược từ nhà Tống đang đến gần, Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã cùng với danh tướng Lý Thuửng Kiệt mời Lý Đạo Thành trở lại triều đình giúp sức, ông được phong trở lại chức Thái phó, Bình chương Quân quốc trọng sự (tham gia bàn việc nước). Với đức tính của mình, việc triều đình là một sự mong mỏi của chính ông và đó cũng là sự mong muốn của đất nước. Cái bắt tay của 3 nhân vật quyền lực là Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành đã đem đến một sự đoàn kết trong triều đình, tạo nên sự đoàn kết thống nhất từ trong nhân dân vì mục tiêu đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1077 - 1078), trong khi Lý Thường Kiệt là chỉ huy cùa chiến tuyến Như Nguyệt thì Lý Đạo Thành lo việc triều chính, coi việc quan lại, góp sức mình vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến. Trong Lịch triều Hiến chương loại chí có viết về ông như sau: “Năm Thái Ninh thứ 3 (1074) lại được triệu về làm Thái phó, Bình chương Quân quốc Trọng sự, ông giúp rập nhà vua, hết lòng với hoàng gia. Khi trước, Lý Thượng Cát cậy mình được thân yêu, bán chõ vào việc chính, ông không hòa hiệp với y, mới bị bổ ra ngoài. Đến khi lại váo giúp chính sự, ông hết lòng sắp đặt. Việc chính Các dại công thẩn trong lịch sứ Việt Nam 53 trị trong triều, kế hoạch ngoái biên, ông giúp ích rất nhiều”. Năm 1081, Ly Đạo Thành mất, mọi người đều thương tiếc. Vua Lý Nhân Tông ghi nhận công lao của ông nên sai người đến nhà tế lễ và phong ông là “Đạo Thành Đại vương Thượng đẳng thẩn”. Nhà vua còn truyền lệnh nơi nào lúc trước Lý Đạo Thành đến dạy dỗ, giáo hóa và sau này có lễ nghĩa thì được đón mỹ tự về lập miếu phụng thờ. Nhân dân ghi nhớ công ơn ông nên có nhiểu nơi lập thờ ông làm Thành hoàng. Hiện nay, việc xác định năm sinh mất của ông chủ yếu dựa vào thần phả và chính sử. Như vậy thì Lý Đạo Thành được xác định là sinh năm 1053 và mất năm 1081, lúc ấy ông mới 28 tuổi. Sự ra đi sớm của một con nguởi tài đức, liêm khiết, chính trực và hết lòng trung quân ái quốc như Lý Đạo Thành làm mất đi một nhân tài của triều Lý và một vị quan thanh liêm của nhân dân. Nếu như vào thời Lý luôn có những vị vua tài ba, đức độ và anh minh cùng với những danh tướng như Lý Thường Kiệt, nhưng khi nhắc đến những người có công phò tá và trung với triều đình thi không thể bỏ qua 4 cái tên: Lý Đạo Thành (1053 - 1081, thời vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông), Lê Bá Ngọc (106Ó - 1127, thồl vua Lý Nhân Tông), Tô Hien Thành (? - 1179, thời vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông), Lý Kính Tu (thầy của vua Lý Cao Tông, không rõ năm sinh mất). Trong số những công thần trên thì Lý Đạo Thành và Tô Hiến Thành là hai nhân vật được sừ sách ghi chép nhiều nhất, Lê Tung - sử gia đời Lê ca ngợi hai ông: “Lý Đạo Thành nhộn việc ký thác vua bé, Tô Hiến Thành phụ chính, lòng trung quân ái quốc phảng phất giống Y Doãn, Chu Côn^. Trí Hải - 6SƯ http://enews.agu.edu.vn 54 Tú sách 'Việt Nam - đắt nước, can người' ...Theo sử tích Chùa Nga My thì thời vua Lý Thánh Tông, công chúa Huyền Trang, con út vua có ý muốn ra ngoại vi Thăng Long để dựng chùa tu thân, tĩnh trí. Chiều ý con, vua cử Lý Đạo Thành dẫn công chúa ra phía Nam tìm đất. Đến vùng CỔ Mai (sau gọi là Hoàng Mai), thấy thế đất đẹp, Lý Đạo Thành bèn cho xây dựng chùa trên đụn Thiên Nga, tam quan dựng trên gò Phượng Chủy. Chùa dụng xong được đặt tên là Nga My thiền tự. Vào lúc rảnh việc công, Lý Đạo Thành đến chùa chi dẫn công chúa học chữ, đọc viết kinh kệ; ông còn chỉ bảo nhân dân ờ trang cổ Mai khai phá đất hoang, cấy lúa trồng ngô khoai. Từ gạo nếp, ông hưóng dẫn họ nấu thứ rưọoi cúc ngon có tiếng, sau trờ thành nghề chính của dân làng. Nhờ nghề nấu rượu, hàng trăm người không còn phải sớm tối cày thuê, gánh mướn. Sau khi Lý Đạo Thành mất, nhân dân cổ Mai vô cùng thưong tiếc đã lập đền thờ ông ngay bên chùa Nga My. Dân làng tôn Lý Đạo Thành làm Thành hoàng. Hon 3 thế kỷ sau, vào cuối triều Trần, đình được chuyển vể thôn Đông. Hai giáp Đông Thịnh và Trung Nội dựng một ngôi đình bằng tranh, tre thờ Lý Đạo Thành. Năm Khải Định thứ tư (1921) vua phong sắc “Uy linh Thần vũ”. Đến năm Bảo Đại thứ ba (1928) dân 2 giáp lại quyên góp làm đình bằng tường xây, mái ngói. Đình làm kiểu chữ nhị. Tiền tế ba gian, hậu cung ba gian được nối với nhau bằng một nhà cầu, hai bên có giải vũ. Đầu năm 1947, thôn Đông nằm trong vùng chiến sự ác liệt, ngai, bài vị cùng một số đồ tế khí ở đình được đem gửi ờ đình Xã. Rồi đình Đông bị quên lãng. Nhưng một số người già vẫn nhớ ngôi đình của thôn Đông thường gọi là đình ông. Các đại cóng thẩn trong lịch sử Việt Nam 55 Năm 1998, trong dịp trùng tu chùa Nga My, người có công đầu khởi dựng ngôi chùa làng đã được dân nhớ tới. Người góp cùa, người góp công, đình Đông đưgrc tôn tạo theo đúng dáng xưa. Người hảo tâm công đức vào đình những hưong án, ngai, câu đối, hoành phi... Điều đáng quí là những người “hưng công” đã biết gìn giữ những dấu tích còn sót lại. Đình thôn Đông làng Hoàng Mai (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng) - noi duy nhất ở Hà Nội thờ Lý Đạo Thành - giờ đã trờ thành điểm sinh hoạt văn hóa hấp dẫn. Đêm đêm, ờ sân rộng trước đình trẻ em tụ tập vui choi; tòa tiền tế là noi hội họp của những người cao tuổi. Hà Nội, từ năm 1964 đã có phố mang tên Lý Đạo Thành. Phô' dài 140m, nối phố Tông Đản với phố Lý Thái Tổ. Theo Tâm Nghĩa 5 6 Tú sách ‘Việt Nam - dắt nước, con nguùi' DANH THẦN TRlỀư LÝ TÔ HIẾN THÀNH: HIẾU TRƯNG NHÂN NGHĨA [Truyền thuyết tại tàng Hạ Mỗ (nay lá xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Tăy cũ) kể răng đời vua Lý Thần Tông, vùng Hạ Mỗ là một làng đông dán, chia ra nhiều xóm. ở noi đây có vợ chổng Phủ doãn Tràng An là Tô Trung - Nguyễn Thị Đoan đến sống ở xóm lẻ. ông bá là người hiền lành, được bà con yêu mến, năm Nhăm Ngọ sinh được một bé trai đĩnh ngộ khác thường, đặt tên lá Hiến Thành, hiệu là Phi Diên. Từ thuở nhỏ, Tô Hiến Thành được dạy dỗ, học văn học võ. Khi trưởng thánh, ông là một chàng trai hội đủ tài thao lược, nức tiếng gần xa. Tái đúc của ông được vua Lý Anh Tông nghe biết, mời vào cung. Năm Mậu Ngọ 1138, nhãn có khoa thi, ông xin ứng thi và đỗ cao, được nhá vua trọng dụng vò giao cho những việc quan trọng. “Có tài mà cậy chi tài”, không phải một bậc đa mưu túc trí nào cũng được sinh ra phụng thời và có vua hiền để theo. Thế nhưng, một trí giá chân chính thì dù thời thế nhiễu nhưong đến mấy vẫn giữ nguyên được đạo lý mình tin để cống hiến nhiều nhất cho nghiệp quốc gia chung. Danh thần Tô Hiến Thành thời Lý là một bậc như thế. Võ công an quốc Không có tài liệu nói về năm sinh chính xác của Tô Hiến ' Những phần in nghiêng trong ngoặc [...] trích theo Danh nhân Hà Nội (BS). Các dại cáng thẩn trong lịch sử Việt Nam 5 7 Thành nhưng trên cơ sở những gì đã được ghi chép lại trong sách sử, có thể đoán được rằng ông sinh ra vào đầu thế kỷ XII. Quê ông ờ làng Hạ Mỗ, nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thuộc thủ đô Hà Nội. Tới những năm 40 của thế kỷ XII, Tô Hiến Thành có lẽ đã phải ở tuổi gần nhi lập vì lúc ấy ông đã là một võ tướng có danh vọng tương đối. Khi ấy, do có một người họ hàng là vợ của Đỗ Anh Vũ, người nắm quyền bính rất lớn trong giai đoạn này, nên có lẽ Tô Hiến Thành cũng đã có được những điểu kiện thuận lợi nhất định để thi thố tài năng. Và thời cơ dành cho ông đả tới năm 1140, khi kẻ loạn nghịch Thân Lợi, nguyên là một thầy bói, đã tự xưng là con trai của vua Lý Nhân Tông (10Ó6-1127, vị vua thứ tư của triều Lý) “tụ tập những kẻ vong mạng, chiêu mộ thổ binh" (như sách Khâm Định Việt sử Thông giám cieong mục - KĐVSTGCM đã mô tả) dấy binh làm loạn cả vùng Thái Nguyên. Thân Lợi đã tự xưng là Bình vuơng với hơn nghìn quân rất biết cách phao tin khuếch trương thanh thế, làm náo loạn cả một vùng, khiến “nguừi các khe động dọc biên giới khiếp sợ, không dám chống lại”(£)ợ/ Việt sửkv Toàn thừ). Quan Gián nghị Đại phu Lưu Vũ Xứng được lệnh đi dẹp nhưng đâ bị thảm bại. Thừa thắng xông lên, Thân Lợi đã đánh phá được cả phủ Phú Lương và chuẩn bị thẳng tiến xuống kinh thành Thăng Long... Lúc đó, vua Lý Anh Tông (sinh năm 113Ó, vị vua thứ sáu của nhà Lý), vừa mới lên ngôi được hơn hai năm (năm 1138) nên mọi việc triều chính đều phải trông cậy hết ờ Cung điện lệnh Chi nội ngoại sư Đỗ Anh Vũ. Và muốn nói gì thì nói, là một võ tướng rất tài năng, tháng 4/1141, Đỗ Anh Vũ đã tạo được bước ngoặt trong cuộc chiến, đánh tan quân Thân Lợi, buộc y phái bỏ lính chạy lấy thân. Và cuộc truy lùng tiếp theo do Thái phó Tô Hiến Thành phụng mệnh vua tổ chức đã bắt 58 7ií sách 'Việt Nam - đất nước, con nợưái' được Thân Lợi rồi cho đóng cũi chờ về kỉnh thành Thăng Long. Đồng bọn của Thân Lợi cũng bị bắt dễ đến hàng nghìn người. Sách KĐVSTGCM kể tiếp: “Nhà vua ngự điện Kim Khánh, tra hỏi, đã đem chém 20 kẻ đồng mưu và tha cho những người bị ức hiếp mà phải theo. Đến đây, Tô Hiến Thành nối với nhà vua rằng: “Đảng Thân Lợi nổi loạn, giết nhiều quan quân, bệ hạ chỉ hành hình có 20 người, thực có lòng nhân đức. Nhưng, xưa kia, vua Nghiêu, vua Thuấn truyền nối trong vòng hon trăm năm, thế mà số người bị tội chết và tội lưu chỉ có 4 tên đầu sỏ gian ác; ngày nay phát lưu đến hàng hon trăm người, có phải là bản tâm bệ hạ đâu? Tôi xin tha tội cho chúng, để mọi người được thấm nhuần on vua, thì lòng nhân đức của bệ hạ không khác gì Nghiêu Thuấn”... Nhà vua y theo lời, xuống chiếu...”. Có lẽ ngay từ giai đoạn đó, Tô Hiến Thành đã luôn cố gắng hành xử một cách trung thực và tử tế nhất nên ông đã hầu như không bị liên lụy gì khi Đỗ Anh Vũ liên tục vướng vào những khúc mắc suy vi, tới mức có lúc đă phải đi làm tá điền cày ruộng công. Không những thế, dưới thời vua Lý Anh Tông, Tô Hiến Thành còn rất nhiều lần được tin cậy cho đi phò tá vua trong các chiến dịch dẹp loạn các noi và mở mang bờ cõi thêm về phía Tây Bắc... Mùa hạ năm 1159, khi Ngưu Hống và Ai Lao làm phản, Tô Hiến Thành đã được sai đi dẹp loạn, “bắt đuực người và trâu ngụa voi, vàng bạc châu báu rất nhiều" (ĐVSKTT). Cũng nhờ chiến công này mà ông đã đưọc phong làm Thái úy. Tháng 2/1160, Tô Hiến Thành cùng vói Phi Công Tín lại được tin cậy giao cho nhiệm vụ tăng cường binh lực, sung thêm người mạnh khỏe vào quân ngũ “chọn các tướng hiệu, người nào thông thạo binh pháp, am ường võ nghệ thì chia cho cai quản”. Tháng 11/1161, Tô Hiến Thành lại được sai làm Đô tướng Các đại công thần trong lịch sử Việt Nam 59 “đem hai vạn quân đi tuần các nơi ven biển Tây Nam để giữ yên miền biên giới". Cũng chính nhờ chiến dịch tiễu phạt Chiêm Thành thành công mùa thu năm 1167 do Tô Hiến Thành chỉ huy mà tới mùa đông năm này, Chiêm vương đã phải sai sứ dâng trân châu và sản vật địa phương để xin hòa... Về văn học, từ năm 1156, ông đă tâu xin vua Lý lập đền thờ Khổng Từ ớ phía Nam Hoàng thành Thăng Long, đồng thời tâu xin bãi bỏ khoa thi Minh Kinh bác học, thay bằng khoa thi văn hóa để tim người hiền tài. Không thể không đánh giá cao những đóng góp của Tô Hiến Thành vào những thành tựu không nhỏ mà nước ta đã đạt được dưới thời vua Lý Anh Tông, đến mức triều Tống năm 1164 cũng buộc phải công nhận Đại Việt ta là một quốc gia... Cương trực vô tư Tới năm 1175, Tô Hiến Thành đã trở thành một vị quan rất trọng yếu trong triều đình. Vua Lý Anh Tông gia phong tước vương cho ông và đưa vào chức Nhập nội Kiểm hiệu Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự, tức là chức Tể tướng, quan đứng đầu triều. Chính trên cương vị này, tài năng và đức độ của Tô Hiến Thành lại càng tỏa sáng. Tháng 4/1175, vua Lý Anh Tông giở bệnh. Tô Hiến Thành được tin cậy giao giúp Thái tử Long Cán (lúc này mới ba tuổi) tạm quyền coi giữ chính sự. Tháng 7/1175, nhà vua qua đời, để lại di chiếu cho Tô Hiến Thành làm Phụ chính. Lúc này, hậu cung của cố vương rất rối. Chiêu Linh Thái hậu, chính thất của vua Lý Anh Tông, tìm đủ mọi cách để con trai mình, Lý Long Xưởng, được lên ngôi (khi vua Lý Anh Tông còn sống, Long Xưởng đã có giai đoạn được lập làm Thái tử nhưng do mắc tội thông dâm với cung phi của vua cha nên đã bị truất bỏ thành dân thường). Chính Chiêu Linh Thái hậu đã đem một 60 Tú sách 'Việt Nam - đất nước, con nguùi' mâm vàng tói đút lót cho vợ của Tô Hiến Thành là Lữ thị để nhờ bà này thuyết phục chồng không theo di chiếu. Thế nhung, Tô Hiến Thành đã nhất mực trung trinh và hào sảng tuyên bố với thân quyến: “Ta là đại thần, nhận mệnh lệnh để lại của tiên đế, phò giúp ấu chúa, nếu nay nhận của lót mà làm việc phế lập thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ớdưói suối vàng?”. Ông cũng khẳng khái nói với Chiêu Linh Thái hậu: “Làm điều bất nghĩa mà được giàu sang, có lẽ nào hạng trung thần nghĩa sĩ lại vui lòng mà làm được, huống chi lòi tiên đế hây còn văng vẳng bên tai!”... Chính nhờ thái độ nhất quán và trung nghĩa như vậy của Tể tướng Tô Hiến Thành mà việc lên ngôi cùa Thái tử Long Cán mới thông đồng bén giọt và triều Lý mới có vị vua thứ bảy là Lý Cao Tông... Chiêu Linh Thái hậu và con bà là Long Xưởng rốt cuộc cũng phải chấp nhận mọi sự đã rồi và dần dà từ bỏ mưu đổ quậy phá... Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, trong trường hợp này, Tô Hiến Thành đã không được giời ưu ái vì những hành động tốt đẹp của ông đã không mang lại cho nước Việt ta một minh quân. Lớn lên, khi nắm thực quyền trong tay, Lý Cao Tông đã “choi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi lên như ong, đói kém liền năm” (ĐVSKTT) khiến cơ nghiệp nhà Lý từ đó bắt đầu suy vi. Tuy nhiên, đây lại là một câu chuyện khác và cũng khó có thể đổ hết lỗi cho Tồ Hiến Thành được... Tấm lòng son của Tô Hiến Thành cho tới phút lâm chung vẫn không thay đổi. Và những gì ông đã làm cho nhà Lý ngay cả khi đã gần đất xa trời rồi sẽ được muôn đời ca tụng. Năm 1179, Tô Hiến Thành bị ốm ngày một nặng. Lúc này nhà vua mói lên ó tuổi nên nhất nhất nghe theo lời mẹ mình là Thái hậu họ ĐỖ. ĐVSKTT kể: Các đại công thẩn trong lịch sử Việt Nam 61 “Khi Tô Hiến Thành nằm bệnh, Tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu bên cạnh. Gián nghị Đại phu Trần Trung Tá vì bận việc không lúc nào rỗi để tới thăm hỏi. Đến khi ông bệnh nặng, thái hậu thân đến thăm, hỏi rằng, nếu có mệnh hệ nào thì ai là người có thể thay ông?”. Hiến Thành trả lời: “Trung Tá có thể thay được”. Thái hậu nói: “Tán Đường hàng ngày hầu thuốc thang, sao không thấy ông nhắc đến?”. Hiến Thành trả lời: “Vì bệ hạ hỏi người nào có thể thay thần nên thần nói đến Trung Tá, còn như hỏi người hầu duững thì phi Tán Đường còn ai nữa?” Thái hậu khen là trung nhung cũng không dùng lời ấy...”. Vì vua còn bé nên Thái hậu đã tùy ý đưa em trai mình là Đỗ An Di lên làm Phụ chính... ông cậu vua này thực chất không có tài, cũng không sáng đức, nên rốt cuộc cũng chẳng giúp được gì đáng kể cho triều đình. Sử thần Ngô Sĩ Liên về sau bình: “Tô Hiến Thành nhận việc ký Oìác con côi, hết lòng trung thành, khéo xử trí khi biến cố, tuy bị gió lay sóng đập nhưng vẫn đứng vững như cột đá giữa dòng, khiến trên yên dưới thuận, không thẹn với phong độ của đại thần đời xưa. Huống chi cho tới lúc sấp chết còn vi nước tiến cử người hiền, không vì 071 riêng, Thái hậu không dùng lời nói của Hiến Thành là việc không may cho nhà Lý vậy". Vua Lý Cao Tông mất năm 1210, khi mới 38 tuổi. Di sản chính trị mà ông để lại cho con cháu chỉ là một tình hình ngày càng rối ren, lòng dân oán hận, trung thần chán nản... Mầm mống nhà Lý mất nước vào tay họ khác cũng từ đó mà lớn lên. [ĩớ Hiến Thành mất ngày 12 tháng ó năm Kỷ Hợi 1179, triều vua Lý Cao Tông. Khi nghe tin ông mất, vua bãi chầu bảy ngày, ăn chay ba ngày để tang ông và tỏ rõ niềm kính trọng đặc biệt đối với ông. Công lao của Tô Hiến Thành không chỉ ở việc đánh dẹp 62 Tủ sách ‘Việt Nam - đắt nước, con nguM' phản giặc, đem lại bình yên cho đất nước, mà còn ở chỗ giỏi chính sự, trọng hiền tái. Sự cải cách về thi cử của ông đã tạo đà cho nhiều người lộp thán, khi làm quan xứ đúng tinh thần Nho giáo. San khi ông mất, nhiều nơi lập đền thờ ông. Điều đặc biệt lá cá hai vợ chồng ông đều được nhân dân tôn thờ, bởi lẽ thành công của ông có sự đóng góp của bà lúc sinh thời. Vùng Lạc Thị (huyện Thanh Trì, Hà Nội) tương truyền là quê của bà Lã Thị, vợ Tô Hiến Thành, ở đây có một ngôi đền lớn được nhân dân giữ gìn, tu sửa. Cá nước có 200 đình, đền thờ Tô Hiến Thành. Vùng đất huyện Vĩnh Báo (Hải Phòng), các làng c ổ Am đều có đền thờ. ở làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Há Tây có ngôi đền Văn Hiến Đường thờ vị đại thần Tô Hiến Thành. Hàng năm, con cháu họ Tô và khách thập phương về Hạ Mỗ, nơi quê tổ dự lễ hội tưởng nhớ một danh thân lỗi lạc đời Lý - Tô Hiến Thánh - má đời sau sánh ông với Võ Háu Gia Cát Lượng.] Theo Lun Hùng Văn http://antgct.cand.com.vn Các dại công thẩn trong lịch sử Việt Nam 63 TRẦN THỦ ĐỘ - NGƯỜI KHỚI DỰNG TRlỀư TRẦN Thái sư Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần, ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm (1226- 12Ó4). Sử chép: “Thái Tôn lấy được thiên hạ đều là mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hon cả vua”*''. Trần Thủ Độ cũng là nhân vật bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần, lại có tội với nhà Lý. Nhưng khi chép về việc “Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý” trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên cũng chú trong ngoặc đon là “việc này chưa chắc đã có thực”. Nhân dân lại đánh giá ông với cách nhìn khác quan điểm Nho giáo. Trong đền thờ ông trên đồi Lim (Tiên Son, Hà Bắc) có hai câu đối treo ở trước bàn thờ như sau: Công đáo vu kim, bất dán Trần gia nhị bách tải. Luận định thiên cổ, kỳ tại Nam thiên đệ nhất lưu. (Công đức cùa ông để mãi đến ngày nay, không chi bó hẹp trong hai trăm năm đời nhà Trần. Sau nghìn đời, công luận đã định, ông đáng liệt vào bậc thứ nhất dưới trời Nam)'^’. Các đoạn trích dần không ghi dấu đều lấy ờ sách Đại Việt sừ ký toán thư, Nhà xuất bản Khoa học xả hội, 1967, Tập I-II (2) Theo tài liệu cùa cụ Hoa Bằng lưu tại Viện Sử học. 64 Tú sách 'Việt Nam - đất nước, con ngưứ' Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194) ở làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng, nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tổ tiên ông vốn nối đời làm nghề đánh cá, từ Yên Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh) về vùng sông nước Hiển Khánh, Tức Mặc ven bờ sông Hồng (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay), rồi sang ờ vùng Bát Xá - Tam Nông (tám làng Xá, ba làng Nông) cạnh dòng sông Luộc. Đến đời thân phụ của Trần Thủ Độ và nguyên tô’ Trần Lý cùa nhà Trần thì họ Trần ừở nên giàu có, người ở quanh vùng quy phụ, “...nhân có nhiều người cũng nổi lên làm giặc”. Nhất là từ khi Trần Lý có người con gái là Trần Thị Dung lấy Hoàng Thái từ Sảm (sau là vua Lý Huệ Tông) thì thanh thế càng lớn. Trần Thủ Độ cùng với những người con ưu tú khác của họ Trần sớm tham gia lập các đội hưong binh đi đánh dẹp các thế lực cát cứ khác, lúc đầu nhằm khôi phục cơ nghiệp cho nhà Lý. Năm 1224, ông đuục nhà Lý phong làm Điện tiồn Chi huy sứ, quản lý các đạo quân bảo vệ kinh thành. “Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài luực hon người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn". Ông mất tháng Giêng năm Giáp Tý (12Ó4), thọ 71 tuổi. Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục. “Trần Thủ Độ sau khi chết, chôn ờ địa phận xã Phù Ngự, huyện Ngự Thiên, noi để mả có hồ đá, dơi đá, chim đá và bình phong bằng đá, chỗ đất ấy rộng đến hal mẫu, cây cối um tùm. về tư điền, trước vẫn liệt vào hạng thượng đẳng, các quan phủ, huyện, huấn, giáo đến kính tế”. Trần Thủ Độ là nguừi có bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, thưòng quyết đoán theo ý chí của mình, ít chịu để cho tình cảm sai khiến. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Thủ Độ gắn liền với nghiệp đế của họ Trần. Nhưng hiệu quả lịch sử những việc ông làm đã đưa nước nhà qua khỏi cuộc suy vong cuối triều Lý và khởi dựng nên thời Các đại cõng thần trong lịch sử Việt Nam 65 đại Đông A rực rỡ những chiến công oanh liệt chống ngoại xâm và những thành tựu xây dựng đất nước. Cuối triều Lý, chính quyển trung uxmg bất lục trước cuộc suy thoái về kinh tế và hỗn loạn về chính trị. Thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp. Các thế lục cát cứ nổi lên khắp noi đánh giết lẫn nhau, cuứp bóc bừa bãi. Ngoài biên thùy, Chiêm Thành và Chân Lạp thường xuyên quấy phá. Đế quốc Mông cổ cũng đã tung vó ngựa sang phía Đông đánh Kim, diệt Tây Hạ, chiếm Triều Tiên, chuẩn bị xâm lược Tống và các nước phía Nam. Trong lúc ấy, vua Lý Cao Tông vẫn mải mê rong choi, say đắm thanh sắc, thích xây dựng cung điện, đền miếu, không thiết gì đến chính sự. Vua Lý Huệ Tông thì nhu nhược, bệnh hoạn, năm Giáp Thân (1224) truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mói ó tuổi rồi đi tu ở chùa Chân Giáo. Trần Thù Độ đạo diễn cuộc chính biến tháng Chạp năm Ất Dậu (tức tháng 1-1226), xếp đặt việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vói lời lẽ trong chiếu nhường ngôi rằng: “...Trẫm là nũ' chúa, tài đức đều thiếu, không có người giúp đỡ, giặc cuứp nổi lên như ong, giữ thế nào nổi ngôi báu nặng nể”. Làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn lớn trong nước, Trần Thủ Độ tỏ ra là một nhà chính trị sáng suốt, khôn khéo. Ngay sau khi lên làm vua, Trần Thái Tông phong Trần Thù Độ làm Quốc Thượng phụ nắm giữ mọi việc cai trị thiên hạ. Năm sau lại phong Trần Thủ Độ làm Thái sư giữ tất cả việc hành quân, đánh dẹp trong nuức. ông là một nhà lãnh đạo tài giỏi và tận tụy chăm lo việc nước. Phàm công việc gì làm cho đế nghiệp Đông A vững mạnh, ông đều cưong quyết làm bằng được. Năm 70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử còn chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới Lạng Son. “Thủ Độ tuy làm tể 66 Tủ sách 'Việt Nam - đất nước, can người' tướng mà phàm công việc, không việc gì không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp, giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất”. Ngay từ những năm đầu triều Trần, ông đã đánh dẹp được các thế lực cát cứ ờ các địa phương và tổ chức lại bộ máy hành chính từ trung ương đến cấp xã. ông đặt ra sổ trướng tịch ghi chép danh sách dân gian trong xã, thôn, từ quan văn, quan võ, binh lính, hoàng nam, trung lăo, tàn tật, người ngụ cư... để nắm chắc hộ khẩu trong nước. Có lần duyệt định hộ khẩu, bà Linh Từ quốc mẫu muốn xin riêng cho một người làm câu đương (một chức dịch trong xã), ông gật đầu, rồi ghi tên họ, tên quê quán. Khi xét đến xã ấy, hỏi tên ấy đâu, người ẫy mừng rờ chạy đến. Trần Thủ Độ nói; "Ngươi vì có công chúa xin cho đưọc làm câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Người ấy kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho. Từ đấy không ai dám đến thăm vì việc riêng nữa. ông đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ, quy chế hành chính và gưong mẫu thực hiện. Sử còn chép chuyện Linh Từ quốc mẫu có lần ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm bị người quân hiệu ngăn lại. về nhà bà khóc bảo với Trần Thủ Độ rằng: “Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu ấy khinh nhờn như thế”. Thù Độ giận sai đi băt. Người quân hiệu ấy chắc là phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi truủc mặt, người quân hiệu đem sự thực trả lời. Thủ Độ nói: “Ngưin 0 chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nũa”. Rồi lấy vàng lụa thường cho người ấy. Là người có công dựng nuúc, có tài trị nuúc, vua cũng ít khi dám trái ý. Bấy giờ có người đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông, khóc mà nói rằng: “Bệ hạ trẻ thơ mà Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối vói xã tắc sẽ ra sao?”. Vua lập tức cùng người ấy đến nhà Trần Thủ Độ và nói lại chuyện đó. Trần Thủ Độ trả lời: “Đúng như lời người ấy đã nói”, rồi lấy tiền lụa thường cho người ấy. Các đại công thần trong lịch sử Việt Nam 67 Trần Thái Tông vì quý trọng Thù Độ nên muốn dùng anh ruột ống là An Quốc làm tể tướng, ông thẳng thắn nói với vua: “An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần nên nghi việc, nếu cho thần là hiền hon An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tể tướng thì việc trong triều đình sẽ ra sao". Vua bèn thôi. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ, Trần Thủ Độ có vai trò hết súc quan trọng. Tháng 12 năm Đinh Tỵ (tức tháng 1-1258), quân Mông cổ, sau khi tiêu diệt nước Đại Lý (Vân Nam), đã tiến vào lun vực sông Hồng. Thế giặc rất mạnh. Quân Đại Việt bị đánh lui, vua Thái Tông phải bỏ Thăng Long rút xuống phía Nam. Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền em ruột là Thái úy Trần Nhật Hạo hỏi kế. Nhật Hạo lấy ngón tay chấm nuúc viết hai chữ “Nhập Tống” ở mạn thuyền, ý khuyên vua nên chạy sang nhờ vả nước Tống. Vua bèn rời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ trả lòi: - Đầu tôi chưa roi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo! Vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến, câu trả lời đanh thép ấy cùa ông đã giữ vũng được tinh thần dám đánh và quyết thắng của quân dân Đại Việt trong cuộc phản công quyết liệt đánh vào Đông Bộ Đầu ngày 29-1-1258, buộc địch phải rút chạy về nước. Trần Thù Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất, đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc. Hà Ân - Trán Quốc V ượng Trần Thủ Độ - tài kinh bang tế thế Cuộc đời Trần Thủ Độ là cuộc đòi của một con người tài ba, làu thông thao luực cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế... Sau khi Trần Tự Khánh chết (1223), Trần Thủ Độ kế tục một 68 Tủ sách 'Việt Nam - đất nuởc, con người' cách xuất sắc sự nghiệp chuyển giao quyển lực từ virong triều nhà Lý về tay nhà Trần. Khi còn sống, Trần Thủ Độ là người nắm thực quyền và là linh hồn của vương triều Trần. Sử chép: ‘Thủ Độ tuy làm Tể tướng, nhưng mọi việc, không việc gì là không để ý tới”. Thực tế khi Trần Cảnh bị ép lấy chị dâu (vợ Trần Liễu) đã bỏ lên Yên Tử nhưng cuối cùng cũng phải quay về kinh thành trước thái độ cứng rắn và khôn khéo của Trần Thủ Độ: “Vua ờ đâu thì kinh thành ở đó”. Với tư tường có dựng được nuức mạnh mới giữ được nước bền, Trần Thủ Độ tiến hành từng bước đổi mới đất nước Đại Việt. Trần Thù Độ là người không chi có mưu lược trong việc dựng nước và giũ' nước mà còn là người có đầu óc tổ chức, phát triển kinh tế. Các tư liệu lịch sử về việc đổi mới kinh tế thời Trần (khi Trần Thủ Độ còn sống) không có nhiều, nhưng qua các tài liệu hiện còn lu^u giữ, ta có thể thấy rằng khi thực sự nắm quyền điều hành đất nước, Trần Thủ Độ và vương triều Trần đã nhận thấy sự yếu kém về kinh tế của nhà nước Đại Việt dưới thòi Lý Huệ Tông. Vì thế, ông đã cho phép chuyển công hũu thành tư hŨTi. Cụ thể, “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi: “Tháng Sáu bán ruộng công, mỗi diện 5 quan tiền (diện tương đương với mẫu bây giờ), cho phép nhân dân mua làm ruộng tư”. Không chỉ bán ruộng cho nhũng người nông dân không tấc đất cắm dùi mà ông còn củng cố đê điều, đẳp đê ngăn nước mặn, đào sông khai thông đường thủy, bộ. Cũng “Đại Việt sử ký toàn thư” viết; “Tháng Ba, sai các lộ đắp đê giữ nước sông, gọi là đê Đinh Nhĩ (Quai Bạc), đắp suốt từ đầu nguồn đến bờ biển để giữ nước lụt khỏi tràn ngập. Đặt chức Hà đê Chánh phó sứ để trông coi. Chỗ đắp thì đo xem đắp mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo giá trả lại tiền. Đắp đê Đính Nhĩ bắt đầu từ đấy”. Qua các tài liệu lịch sừ, các công trình thủy lợi dẫn nước, tiêu nước sản xuất nông nghiệp ờ thời nhà Trần Các đại công tíiấn trong lịch sử Việt Nam 69 phát triển rất cao. Trần Thủ Độ huy động không chỉ sức dân mà còn lệnh cho binh lính tham gia làm thủy lợi. Chẳng hạn, “Tân Mão năm thứ 7 (1231), (Tống Thiên Định năm thứ 4), mùa xuân, tháng Giêng, sai Nội Minh tự là Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) trông coi các binh hữu đường phủ, đào vét các kênh trầm và hào từ phủ Thanh Hóa đến cõi Nam Diễn Châu". Được sự tấu trình của Trần Thủ Độ, nhà vua Trần Cảnh xuống chiếu cho cả nước Đại Việt dùng tiền “tinh bạch”, mỗi tiền là 60 đồng (tiền nộp cho nhà nước là tiền thượng cung thì mồi tiền là 70 đồng). “Năm Bính Thìn (1236), mùa xuân, tháng Giêng, định lệ cấp lưong bổng cho các quan văn võ trong triều và các quan ờ cung điện, lăng miếu, chia tiền thuế ban cấp theo thứ bậc". Không những thế, Trần Thủ Độ còn bỏ hình thức đánh thuế bằng hiện vật, thu thuế bằng tiền mặt. Sự đổi mới chính sách thuế theo sở hữu ruộng đất cũng là việc làm hon hẳn các triều đại trước, thể hiện tư duy phát triển kinh tế rất cao: “Nhân dân có ruộng đất thì nộp tiền thóc, người không có ruộng đất thì miễn cả... (riêng tô vẫn thu bằng thóc)”. Trần Thủ Độ cũng đề nghị vua “xuống chiếu cho các ty xét án được lấy tiền bình bạc” hoặc “duyệt sổ đinh” để thu thuế và cũng là để điều động xây dựng kinh tế, thành lập ra 61 phường ớ kinh thành để quản lý việc giao thưong. Dưới sự quản lý và chỉ đạo của Trần Thủ Độ, kinh tế Đại Việt đã phát triển mạnh mẽ, việc buôn bán, giao lưu bằng đường bộ, đường sông rất thuận lọi. ông còn chú trọng mở các thương cảng ven sông, biển để tiện cho việc buôn bán hàng hóa trong nước và ngoài nước. Chủ trương phát triển Nho học, Trần Thủ Độ tâu vua cho xây Quốc Tử Giám, đẩy mạnh việc thi cử để tuyển chọn hiền tài cho đất nước: “Tháng Hai (1232), thi Thái học sinh. Đỗ Đệ nhất giáp là Trưng Hanh, Lưu Diễm, Đệ nhị giáp là Đặng Diễn, 7 0 Tú sách 'Việt Nam - đất nước, con nguôi" Trịnh Phẫu, Đệ tam giáp là Trần Chu Phổ”; “Đinh Mùi năm thứ 16 (1247), mùa xuân, tháng Hai, mờ khoa thi chọn học trò. Cho Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên, Lê Văn Hưu đỗ Bảng nhãn, Đặng Ma La đỗ Thám hoa, lấy đỗ Thái học sinh 48 nguừi”... Chính nhờ chú ý và coi trọng giáo dục nên thời nhà Trần đã xuất hiện rất nhiều hiền tài phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt, trong ba cuộc chiến tranh chống Nguyên Mông, các nhân sĩ, tướng lĩnh Đại Việt, tuổi trẻ tài cao đã góp phần làm vé vang cho lịch sử dân tộc như Nguyễn Hiền, Đặng Ma La, Trưong Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải... Trần Thủ Độ còn hoạch định: “Chép công việc của quốc triều làm bộ Quốc triều thường lễ, 10 quyển”, ông đề ra khung bậc, thể thức cùa luật hình. Tạo đường cho bộ “Quốc triều hình luật” ra đời để tiện việc nắm tình hình đất nuức, quản lý chặt chẽ hon. Nhà Trần chia nuúc thành 12 lộ, mỗi lộ đặt chức Chánh phủ sứ. Trần Thủ Độ duyệt định hộ khẩu trong cả nước, đặt các chức quan Đại tư xã cùng các chức xã chính, xã quan. Không chỉ đề ra các tư tuửng pháp trị, ông còn để lại cho đời sau tấm guững về tính thẳng thắn, nghiêm túc trong việc thi hành luật. Đối với ông, luật pháp không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, bất cứ ai, dù là đối tuựng nào, ờ vị trí nào đi chăng nữa, nếu vi phạm luật pháp đều bị xử lý theo đúng quốc luật đã ban hành. Nặng hay nhẹ tùy thuộc vào hành vi vi phạm luật của người đó. “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài luực hon người... (tr.478)”. Tài năng nhìn người của ông được thể hiện ở việc “khi vua Trần Thái Tông muốn cho nguời anh của Thủ Độ là An Quốc làm tướng, Thù Độ nói: “An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thi thần xin nghỉ, nếu cho là thần hiền hon An Quốc thì không nên cử An Quốc”... vua bèn thôi”. Phải chăng, Trần Thủ Độ đã sớm nhìn ra tính cách hai mặt Các đại công thần trang lịch sử Việt Nam 1 1 cúa anh trai mình? Sự cố sau này là An Quốc đã cùng với vợ (tuơng truyền là một công chúa nhà Lý) nổi loạn chống lại nhà Trần ở Quắc Hưng, Vụ Bản, Nam Định. Cuộc nổi loạn đã bị chính Trần Thủ Độ dẹp tan. Phải khẳng định rằng ông là người có bản lĩnh chính trị và cá tính đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. ông làm việc gì cũng dứt khoát, xử lý quyết đoán theo ý chí của mình, ít đê’ cho người khác sai khiến, ông là người đa mưu túc trí, khi đánh dẹp các thế lực chống đối, ông thấy thắng thì đánn, thấy cần hòa hoãn để đợi thời cơ thì tiến hành đàm phán. Khi giặc Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, ông là linh hồn của cuộc kháng chiến với câu nói bất hủ “Đầu thần chưa rơi xuống đất thì bệ hạ không cần lo ngại gì cả”, ông ngồi trong màn trướng mà định việc thiên hạ; chỉ đạo các tướng Lê Tần, Trần Khánh Dư, Trần Phó Duyệt và kể cả Trần Hung Đạo (lúc đó còn trẻ) ra trận. Ngay chinh cả vua Trần Thái Tông, Thái tử Trần Hoảng... cũng đều ra trận đánh giặc. Trần Thủ Độ là nhà chính trị, kinh tế, quân sự toàn tài. Sử chép: “Giáp Tý năm thứ 7 (1264), Tống Cảnh Định năm thứ 5, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 1, mùa xuân, tháng Giêng, Thái sư Trần Thủ Độ chết (tuổi 71), truy tặng Thuựng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương”, ông quả là một công thần hiếm có của vương triều Trần và là một người anh hùng của dân tộc Việt Nam ờ thế kỷ XIII. Đánh giá về ông xưa nay vẫn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau nhưng không thể phủ nhận được công lao to lớn của ông VÓI nhà nước Đại Việt. Đặng Hùng h ttp;//hanoimoi.com. vn 1 1 Tù sách "Việt Nam - đất nước, can agưẩ" HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN Trần Hung Đạo (1232?"’- 1300), còn được gọi là Hưng Đạo Vưong, tên thật là Trần Quốc Tuấn; là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và là nhà văn Việt Nam thời Trần. Trần Hưng Đạo là con trai An Sinh vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột (GS. Trịnh Vân Thanh (tr. 1368) ghi mẹ sinh ra Trần Hưng Đạo tên là Nguyệt, thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần), và Công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông. Nguyên quán ông ờ xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình). Ông là người có "dung mạo khôi ngõ, thông minh hơn người”, và nhờ ”được những người tài giỏi đến giáng dạy” mà ông sóm trở thành người ”đọc thông hiểu rộng, có tài ván võ” (Đại Việt sử ký toàn í/ií/(tập 2), tr. 77)'’’. Ba lẩn chống quân Nguyên Mông Trần Hưng Đạo trờ thành võ quan nhà Trần lúc nào không rỗ, chi biết vào tháng Chín (âm lịch) năm Đinh Tỵ (1257), ông giữ quyền “tiết chế” để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chéự. “Tháng 9 (1257), (Trần Thái Tông) xuống chiếu, lệnh (cho) tả hữu tướng Hiện tại vẫn chưa xác định được năm sinh của Trần Hưng Đạo, đại để chi biết ông sinh trong khoảng "từ năm 1230 đến năm 1232" (xem chi tiết trong Danh tướng Việt Nam, tập 1, tr. 96). Bách khoa toàn thư Việt Nam ghi õng sinl^nảm 1232, nhưng không cho biết nguồn. ’’’ Tù đẩy, nhừng trích dẫn in nghiêng trong ngoặc “...” không chua nguồn là của Đại Việt sứ ký toán thư (tập 2). Các đại công thần trang ìịch sù Việt Nam 73 quân đem quân thủy bộ ra ngán giữ biên giới (phía Bắc) theo sự tiết chế của (Tràn) Quốc Tuấn” (tr.25). Sau khi đánh lui được quân Nguyên Mông lần đầu (1258), tháng Mười (âm lịch) năm 1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai (1285), Trần Hung Đạo được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh các lục lượng quân sự. Tháng Tám (âm lịch) năm sau (1284), ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài “Hịch tướng sĩ“ nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ noi hiểm yếu. Đầu năm 1285, tức 27 năm sau, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến cồng vào phía Bắc và vùng Thanh Hóa - Nghệ An. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế “thanh dã” (vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân. Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Thiên Trường (vùng Nam Định) đuổi theo vua Trần. Vua Trần Thánh Tông lo ngại, vờ hỏi ông xem có nên hàng không, ông khảng khái trả lời ”Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng’(tr. 79). Tháng 5 (dưcmg lịch) năm ấy (1285), ông vạch kế hoạch tổng phản công. Chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với các trận Hàm Tử, Chưong Dưong, Tây Kết, Vạn Kiếp,... quân dân nhà Trần đã đánh tan đội quân Nguyên Mông, giải phóng đất nước. Cuối năm 1287, nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba. Trần Nhân Tông hỏi: "Năm nay đánh giặc thế nào?”. Trần Hưng Đạo đáp: ”Năm nay thế giặc nhàn". Khi đoàn thuyền lưong đối phưong bị tiêu diệt ở Vân Đồn, Thoát Hoan phải rút lui, ông bớ trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng trực tiếp tổ chức chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của ô Mã Nhi vào tháng Tư (âm lịch) năm Mậu Tý (1288). Thoát Hoan nghe tin đội quân thủy đã vỡ tan rồi, liền dẫn tàn quân tháo chạy về nước, dọc đường bị quân Việt đón đánh khiến "quăn sĩ mười phần, tổn hại mất 5, 8 phần”. Thoát Hoan phải chui vào ống lA Tú sách 'Việt Nam - đắt nuùc, con ngưòi' đồng để trốn chạy về nước (Việt Nam sử lược, tr. 154 - VNSL). Lui vé Vạn Kiếp rổi qua đòi Tháng Tư (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1289), luận công đánh đuổi quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo Đại vưong. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, là noi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tinh Hải Dưong). Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ồng, lập đền thờ sống (sinh từ) ông ở Vạn Kiếp. Tại đền cỏ bài văn bia của vua Trần Thánh Tông, ví ông với Thượng phụ (tức Khương Tử Nha) (Theo Nguyễn Huệ Chi (tr. 1799). Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), ông lâm bệnh, được vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi về kế sách chống ngăn “giặc phương Bắc”. Chữa mãi không khỏi bệnh, ông mất ngày 20 tháng Tám (âm lịch) năm ấy, thọ khoảng 70 tuổi. Khi sắp mất, Trần Hưng Đạo dặn các con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đụng xuưng, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục"(ư. 78)'"’ Nghe tin Trần Hung Đạo mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là 'Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”, ông được nhân dân cả nước tôn vinh là Dức Thánh Trần "và lập đền thờ ờ nhiều nơi, song nổi tiếng hơn cả là Đền Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo (Chí Linh, Hải Dương). Đây là nơi ông lập căn cứ, tích trử lương thực, huấn luyện quân sì trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Lời di chúc này liệu có gắn với “Viên Lăng” (tức là vườn mộ của ông) mà dân gian thường gọi ờ một quả đồi nhỏ cách Kiếp Bạc 100 m vẻ phía Nam (?). Cho đến nay, các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu vẩn chưa xác định được mộ phần của Trần Hưng Đạo ờ đâu. Theo (1). Các đại công thẩn trong lịch sứ Việt Nam 7 5 Tác phẩm của Trần Hưng Đạo hiện còn: Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Bài văn hịch hiểu dụ các tỳ tướng, quen gọi là Hịch tướng sĩ). Binh gia diệu lý yếu lược (Tóm lược chỗ cốt yếu trong nguyên lý kỳ diệu của nhà binh, còn gọi là Binh thư yếu lược) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp) nhưng văn bản đà thất lạc, chi còn lại bài Tựa của tướng Trần Khánh Dư đề ở đầu sách, được Đại Việt sử ký toàn thư (quyển VI) ghi lại. Ghi nhận công lao Dưới sự lãnh đạo cùa Trần Hưng Đạo, quân đội nhà Trần đã vượt qua vô vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan hàng vạn quân Nguyên Mông xâm lược, giành thắng lợi lẫy lừng, “tiếng vang đến phuưĩìg Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vưong mà không dám gọi thẳng tên” (tr. 79). Công lao to lớn này đà đưa ông lên hàng “thiên tài quăn sự có tám chiến lược, và là một anh hùng dán tộc bộc nhất của nhà Tràn" (Nguyễn Huệ Chi, tr. 1799). Là một Tiết chế đầy tài năng, khi ”dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái" (Việt Nam sử lược, tr. 147), đặc biệt là cỏ một có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng chiến un việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long, để bảo toàn lực lượng. Kế hoạch “thanh dã” (vườn không nhà trống) và những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa “hưong binh” và quân triều đình, những trận tập kích và phục kích có ý nghĩa quyết định đối cả chiến dịch như ở Chưong Dưong, Hàm Tử, Tây Kết, Vân Đồn, và nhất là ờ Bạch Đằng... đã làm cho tên tuổi ông bất tử (Nguyễn Huệ Chi, tr. 1799). l ố Tủ sách "Việt Nam - đất nuớc, can nguÈẩ' Có thể nói tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm lòng tận tụy đối vói đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lóp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thưong dân. Cho nên trước khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: “Phải nới súc dân để làm kế sâu rễ bền gốc” cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà (Nguyễn Huệ Chi, tr. 1799). Sử liệu liên quan Ví nước, quên thù nhà Năm Đinh Dậu (1237), Thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu (cha Trần Hung Đạo) phải nhường vợ là Thuận Thiên Công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho em ruột là vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) dù bà này đã có thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng giáng Lý Chiêu Hoàng (đang là Hoàng hậu) xuống làm Công chúa. Phẫn uất, Trần Liễu họp quân làm loạn. Trần Thái Tông chán nản bỏ đi lên Yên Từ. Sau Trần Liễu biết không làm gì được phải đóng giả làm người đánh cá trốn lên thuyền vua Trần Thái Tông xin tha tội. Trần Thủ Độ biết được, cầm gưom đến định giết Trần Liễu nhuTig Thái Tông lấy thân mình che cho Trần Liễu. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông đều bị giết'''. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn (tức Trần Hưng Đạo). Lúc sắp mất, ông cầm tay Quốc Tuấn, trăng trối rằng; "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối váng cũng không nhắm mắt được”. Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải. Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, Trần Quốc Tuấn đem lời cha trăng trối để dò ý hai thuộc tướng thân tín là Dã Lược kể theo Đọi Việt sứ ký toàn thư (tập 2), tr. 33-34. Các đại công thần trong lịch sử Việt Nam 77 Tượng và Yết Kiêu. Hai người thuộc hạ ấy can rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vuxmg há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết giá làm gia nô, chứ không muốn làm quan má không có trung hiếu”... Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai nguừi. Một hôm Trần Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ vưong: “Nguôi xưa có cá thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào? Hưng Vũ vuơng thưa: “Dâu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!”. Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm ông đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vưongTrần Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa: “Tống Thái Tổ vốn lá một ông lão làm ruộng, đã thùa cơ dấy vận nên có được thiên hạ”. Trần Quốc Tuấn rút guơm kể tội: “Tên loạn thần lá từ đúa con bất hiếu mà ra” và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vưoTig hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Trần Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ vưong: “Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng”(ư. 77-78). Năm Ất Dậu (1285), thế quân Nguyên Mông bức bách, hai vua Trần ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc .Son (mũi biển thuộc châu Vạn Ninh, gần Móng Cái, nay thuộc tình Quảng Ninh) để đánh lừa quân xâm lược. Sách Đại Việt sử ký toàn thư kể: "Lúc ấy, xa giá nhá vua đang phiêu giạt, mà Trán Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của An Sinh vương, nên có nhiều người nghi ngại. Trân Quốc Tuấn theo vua, tay câm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi nguôi đều gưòm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi chỉ chống gậy không mà đi. Còn nhiều việc nữa, đại loại nhưthế”{ư. 52). 7S Tú sách "Việt Nam - đất nước, con người' Không tham chức, biết gạt bỏ hiềm khích riêng Trước kia, Trần Thánh Tông thân đi đánh giặc, Trần Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phưong Bắc đến. Trần Thái Tông gọi Trần Hưng Đạo tói bảo: “Thượng tướng đi theo hầu váng, trâm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phitưng Bắc”. Trần Hưng Đạo thưa: “Việc tiếp sứ giá, thán không dám từ chối, còn như phong thổn làm Tư đồ thì thẩn không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Thái sư theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thi tỉnh nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sê không làm vui lòng Quan gia và Thượng tướng. Đọi khi xa giá trở về, sẽ xin váng mệnh cũng chua muộn. ” Một hôm, Trần HuTig Đạo từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khái xuống thuyền choi suốt ngày mới trở vê. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Hưng Đạo thì thích tắm thom, từng đùa bảo Trần Quang Khái: “Mình mẩy cáu bẩn, xin tẩm giùm”, rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: “Hõm nay được tám cho Thưọng tướng”. Trần Quang Khải cũng nói; “Hôm nay đuọc Quốc công tắm rủa cho”. Từ đó, tinh nghĩa qua lại giũa hai ông ngày càng thêm mặn. Bản thân làm tướng văn, tướng võ, giúp rập nhà vua, hai ông đứng hàng đầu (tr. 70). Sử cũ cũng kể rằng bấy giờ Himg Vũ vương Nghiền (là con trai của Trần Quốc Tuấn, lại có công đánh giặc) đuục lấy Công chúa Thiên Thụy, thế nhuTig tướng Trần Khánh Dư lại thông dâm với Thiên Thụy, khiến nhà vua phải xuống chiếu trách phạt và đuổi Khánh Dư về Chỉ Linh vì “sợ phật ý Quốc Tuấn”. Vậy mà khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Trần Hưng Đạo đã gạt bỏ hiểm riêng, tin cậy “giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ vưong Trần Khánh Dư” khi ông này được phục chức. Ngoài ra, khi soạn xong Vạn Kiếp tông bí truyền thư, thì Trần Các dại công thần trong lịch sử Việt Nam 79 Khánh Dư cũng là người được ông chọn để viết bài Tựa cho sách (tr. 4Ó, 58 và 82). Khẹo tiến cử người tài giỏi, kinh cẩn giữ tiết làm tôi Trần Hưng Đạo khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp ô Mă Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trưong Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sì Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chưong và chính sự (tr. 78-79). Vì có công lao lÓTi nên nhà vua gia phong ông là Thượng Quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ Minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong trước rồi tâu sau. Nhưng Trần Hưng Đạo chưa bao giờ phong tước cho một nguừi nào. Khi quân Nguyên vào xâm chiếm nước Việt, ông lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ Làm giả lang tướng chứ không cho họ tước lang thực, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi... (tr. 78) Bị chọc vào đẩu đến chảy máu, sắc mặt vẫn không thay đổi Đầu năm Tân Ty (1281), vua Nguyên Mông là Hốt Tất Liệt lại sai Sài Xuân đem ngàn quân hộ tống nhóm Trần Di Ái về nước. Sách Đại Việt sử ký toán thư chép: “Sái Xuân ngạo mạn vô lễ, cuỡi ngụu đi thẳng vào của Dương Minh. Quân sĩ Thiên Truờtìg ngân lại, Xuân dùng roi ngụa quất họ bị thương ở đáu... Vua (Trán Nhăn Tông) sai Trần Quang Khái đến sứ quán khoản tiếp. Xuân nắm khểnh không ra, Quang Khái vào hổn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu .xin đến sứ quán xem Xuân làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng váo trong phòng. Xuân đứtìg dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vái lá hình dạng nhà 80 7y sách 'Việt Nam - đất nước, con nguôi' sư phương Bắc. ông ngồi xuống pha trà, cùng uống vói hắn. Người hầu của Xuân cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chây máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẩn không hề thay đổi. Khi trở về, Xuân ra cửa tiễn ông... ” Lời tâm huyết trước khi mất Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), Trần Hưng Đạo ốm. Vua Trần Anh Tông ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, má giặc phuong Bắc lại satìgxâm luọc thì kế sách như thế nào?”. Ồng trả lòi: “Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhá Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhá trống), đại quân ra Khám Châu, Liêm Cháu đánh váo Truông Sa, Hồ Nam, còn đoán binh thì đánh úp phía sau. Đó lá một thòi. Đòi nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mói mạnh má phương Bắc thi mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thánh Binh Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh lá vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vi vua tôi đồng tởm, anh em hòa mục, cá nước góp sức, giặc phải bị bất. Đó là tròi xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dita vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trirờng trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lúa, như gió thi thế dễ chế ngir. Nếu nó tiến chậm như các tòm ăn, không cẩu tháng chóng, thi phái chọn dùng tưóng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được, đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” (tr. 76-77). Theo Bách khoa toán thư mở VVikipedia