🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cà Phê Triết Đạo II
Ebooks
Nhóm Zalo
LỜI NÓI ĐẦU
Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam - một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.
Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.
Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!
Người Nhật đã làm được!
Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!
TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN LEGEND
MỤC LỤC
Trường đại học ẩn hình trong hàng quán cà phê Anh ............... 08
Isaac Newton và nền móng cách mạng khoa học
từ hàng quán cà phê ................................................................. 14
Cà phê và tinh thần cải cách tự do cấp tiến
của Sydney Smith ..................................................................... 22 Hàng quán cà phê - chốn quy tụ tài danh Tây Ban Nha............ 27 Cà phê trong quá trình thức tỉnh sáng tạo của danh họa huyền thoại Picasso............................................. 33
Cà phê và sách - công thức thịnh vượng của người Đức .......... 39
Cà phê trong tiến trình thăng hoa âm nhạc
của Johann Sebastian Bach ....................................................... 45
Ludwig Van Beethoven - cà phê và
những bản giao hưởng khát vọng hạnh phúc ............................ 51
Đại văn hào Johann Wolfgang von Goethe -
Cà phê là thức uống tuyệt vời nhất!.......................................... 57 Cà phê và giấc mơ Mỹ .............................................................. 61
Benjamin Franklin: “Trong vô số những điều xa xỉ, cà phê có giá trị nhất” ............................................................... 69
Thomas Jefferson: “Cà phê - thức uống yêu thích
của thế giới văn minh!”............................................................. 75 Cà phê tỉnh thức “Thế hệ đã mất”............................................. 81
Ernest Miller Hemingway
và những kiệt tác văn chương viết tại quán cà phê ................... 87 Cà phê và thập kỷ sáng tạo “định hình lại nước Mỹ” ............... 92 Thương mại cà phê xác lập vị thế cường quốc Hà Lan .......... 100
Vincent Van Gogh và những quán cà phê đi vào
lịch sử hội họa ........................................................................ 107
Cà phê và tinh thần quốc dân Nhật ......................................... 114 Cà phê trong phẩm tính người Do Thái .................................. 122 Cà phê và khát vọng Đại Hàn ................................................. 129
Ấn Độ - Từ 7 hạt cà phê thiêng
đến quốc gia cà phê bóng râm................................................. 138
Văn hóa cà phê
- Nghi thức của lòng hiếu khách ở Dubai ............................... 145 Brazil từ thuộc địa trở thành cường quốc cà phê thế giới....... 152
Hành trình khẳng định dấu ấn khác biệt
của cà phê Colombia............................................................... 157
Jamaica - sự quyến rũ
của vùng nguyên liệu cà phê nơi cao nhất thế giới................. 163 Cà phê tìm lại bản thân ........................................................... 169 Cà phê vinh thăng sự sống ...................................................... 174 Cà phê và những ý niệm giao hòa Đông - Tây ....................... 180 Cà phê tứ ngộ tri ..................................................................... 187 Hương vị cà phê trong nhân giới ............................................ 194 Cà phê và quan niệm về sự sống............................................. 202 Hàng quán cà phê - những học viện tỉnh thức ........................ 207 Cà phê trong tâm thức thần thoại............................................ 214
Sheik Abd-al-Kadir
“Cà phê dẫn lối cho những người tìm kiếm sự thông thái” .... 220 Cà phê và tiến trình phát triển của triết học ............................ 226 Søren Kierkegaard - triết học bên tách cà phê ........................ 233 Cà phê - năng lượng thăng hoa tư duy khoa học .................... 239 Stephen Hawking - Giải mã vũ trụ bên tách cà phê................ 246 Lược sử kinh tế cà phê............................................................ 253 Đi tìm nguồn gốc sự giàu có từ quán cà phê........................... 260
6 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ẨN HÌNH TRONG HÀNG QUÁN CÀ PHÊ ANH
Hàng quán cà phê ở Anh từ khi xuất hiện đã định hình là không gian hoạt động mang tính hàn lâm và kinh tế, nơi thống lĩnh những luận lý tư duy của Tây Âu.
Quán cà phê - Trường đại học một hào
Cà phê du nhập vào Tây Âu từ thế kỷ 17 cùng lúc với thời kỳ khai sáng (Age of Enlightenment). Anh là một trong những quốc gia đầu tiên được tiếp cận năng lượng sáng tạo, tỉnh thức của loại thức uống đặc biệt này. Tuy nhiên, nếu như ở Paris (Pháp), Viên (Áo)… quán cà phê tọa lạc tại các đại lộ trung tâm thì ở Anh, hàng quán cà phê lại hình thành trên những trục đường có phần khuất bóng, gần các trường đại học London, Oxford, Edinbourgh…
8 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Sự khác biệt ấy diễn ra hoàn toàn hợp lý khi đặt trong diễn trình lịch sử của thời kỳ này. Vào thế kỷ 17-18, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan… có thuộc địa là các quốc gia trồng cà phê, còn vương quốc Anh lại là quốc mẫu giàu có nhờ các thuộc địa trồng trà. Bằng sự toan tính thực dụng, giới quý tộc, Hoàng gia Anh đã chọn trà là thức uống mang đến niềm tự hào cho “vương quốc trà” nhằm thúc đẩy tiêu thụ loại thức uống này. Ngược lại, nếu cà phê trở thành một loại thức uống phổ quát như các quốc gia Tây Âu khác thì đồng nghĩa với việc vương quốc Anh phải mua sản phẩm của thế lực cạnh tranh. Việc này không được giới quý tộc Hoàng gia ủng hộ. Chính vì vậy hàng quán cà phê ở Anh đành ẩn mình quanh các trường đại học.
Không được giới vương giả coi trọng, tuy nhiên hình thức hoạt động của quán cà phê lại cung cấp một không gian lý tưởng cho việc học tập, nghiên cứu. Sinh viên, các học giả có chung chí hướng truy cầu tiến bộ tri thức dành hàng giờ ngồi tại quán cà phê để trao đổi một cách nghiêm túc về các vấn đề triết lý cuộc sống, thế sự nhân gian và những phát kiến có giá trị. Từ đây, hàng quán cà phê Anh được vinh danh là “Penny Universities” - Trường đại học một hào.
Tên gọi “Penny Universities” bắt nguồn từ giá mỗi ly cà phê và chỗ ngồi trong một buổi (sáng-chiều-tối) tại quán cà phê. Trái với phòng trà hay quán rượu, hàng quán cà phê là mảnh đất màu mỡ cho những hoạt động mang tính hàn lâm lẫn thực nghiệp trong nhiều lĩnh vực: khoa học, kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp… Nhiều minh chứng lịch sử cho thấy, tại những “đại học ẩn hình” ở Anh đã khởi xuất hàng loạt học thuyết hàn lâm trong nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng tới sự phát triển của nhân loại.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 9
Học thuyết của nhân loại và các tổ chức toàn cầu bắt đầu từ quán cà phê
Đầu tiên phải kể đến câu lạc bộ cà phê của Đại học Oxford. Trong không gian quán cà phê ở đây, cha đẻ của nền kinh tế học - Adam Smith hoài thai những tác phẩm kinh điển như: The Theory of Moral Sentiments (Lý thuyết về tình cảm đạo đức), The Wealth of Nations (Sự thịnh vượng của các quốc gia), Học thuyết về nền kinh tế tư bản… có giá trị ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế thị trường hiện đại cũng như các tư tưởng triết học đạo đức ngày nay.
10 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Năm 1660, quán cà phê Tilliard’s là nơi thành lập Hội Hoàng Gia (Royal Society) quy tụ các nhà khoa học hàng đầu bấy giờ. Hội Hoàng Gia là tiền thân của viện Hàn lâm Khoa học Vương quốc Anh - học viện khoa học uy tín nhất thế giới, phát triển tới hơn 8.000 thành viên cho tới ngày nay, với các tên tuổi lớn như: Isaac Newton, Charles Darwin, Benjamin Franklin, Albert Einstein, Steven Hawking…
Trong khi đó, từ quán cà phê ở đại học Edinbourg, triết gia, nhà kinh tế học, nhà sử học David Hume đã viết nhiều tác phẩm có tầm ảnh hưởng tới ngành triết học hiện đại như: A Treatise of Human Nature (Tiểu luận về bản chất con người), An Enquiry Concerning Human Understanding (Một cuộc điều tra liên quan đến sự hiểu biết của con người), An Enquiry Concerning the Principles of Morals (Một cuộc điều tra liên quan đến các nguyên tắc đạo đức)…
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 11
Không chỉ là nơi khởi nguồn cho các học thuyết hàn lâm mà các “Trường đại học ẩn hình” ở Anh còn là nơi thành lập của các tập đoàn, tổ chức kinh tế và tài chính vang danh. Ở London, tập đoàn bảo hiểm Lloyd’s được thành lập tại quán cà phê Lloyds Coffee
house; sàn giao dịch chứng khoán Hoàng gia-Royal Exchange của Anh có gốc gác từ quán cà phê Jonathan’s; tổ chức chứng khoán hàng hải của London - London Shipping Exchange ra đời ở quán cà phê Baltic… Còn quán Will’s Coffee House được gọi là “ngôi nhà văn học” khi trở thành nơi gặp gỡ, thảo luận của các tên tuổi lớn trong nền văn chương như: Jonathan Swift, Alexander Pope, Joseph Addison…
Có thể nói cà phê đã phát triển ở Anh quốc theo một diễn trình khác so với các quốc gia ở lục địa Tây Âu, nhưng nhờ vậy mà đã mở hướng cho cà phê góp phần vào khát vọng thời đại bởi những thành tựu khai sáng nhân văn trong các “Trường đại học một hào”.
12 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 13
ISAAC NEWTON
VÀ NỀN MÓNG CÁCH MẠNG KHOA HỌC TỪ HÀNG QUÁN CÀ PHÊ
Trong tiến trình phát triển khoa học, đã có sự liên hệ mật thiết giữa động năng sáng tạo của cà phê và hàng quán cà phê với khát vọng khám phá tri thức mới.
Hàng quán cà phê - khởi sự cuộc cách mạng khoa học
Trong thế kỷ 17, châu Âu trải qua một loạt thay đổi nhận thức về vai trò của khoa học đối với tự nhiên, bác bỏ các lý thuyết chưa được chứng minh, khát khao hiểu biết các quy luật vũ trụ dựa trên thực nghiệm. Những tiến bộ về tri thức dẫn đến một làn sóng nghiên cứu trên mọi lĩnh vực, tạo nên bước ngoặt lớn trong sự phát triển của xã hội. Lịch sử châu Âu gọi làn sóng này là cuộc cách mạng khoa học.
14 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Giai đoạn đầu, những nhà khoa học tiên phong cho rằng trường đại học chỉ truyền tải kiến thức mang tính kinh viện, giáo điều. Tư tưởng độc đoán này cản trở sự thăng hoa tri thức. Vì thế cần có một hình thức tổ chức mới, nơi mọi người có thể thảo luận về tiến bộ khoa học, thúc đẩy nghiên cứu và tìm kiếm tri thức. Thời kỳ này, cà phê đã chính thức được biết đến tại Anh thông qua ghi chép của những nhà thám hiểm, nhà truyền giáo và các thương gia từng đến “phương Đông”. Năm 1623, Francis Bacon (1561 - 1626) cha đẻ của Chủ nghĩa Kinh nghiệm đã mô tả về cà phê trong cuốn Historia Vitae et Mortis: “Thức uống này làm não và tim dễ chịu, tinh thần trở nên mạnh mẽ”. Năm 1650, quán cà phê đầu tiên được thành lập tại Oxford và ngay sau đó là London.
Tại Anh, cho đến giữa thế kỷ 17, người dân vẫn say sưa trong quán bia, khi quán cà phê xuất hiện đã kích hoạt “bình minh của sự khai sáng”. Cà phê phát huy sự sáng tạo của trí năng, thăng hoa trí tuệ, thức tỉnh con người nhằm kiến tạo cuộc sống mới. Hàng quán cà phê đã được thiết lập như trung tâm nghiên cứu và học thuật, thu hút nhóm những nhà khoa học, trí thức có cùng chí hướng gặp gỡ, đọc tin tức cũng như học hỏi và tranh luận với nhau. Quán cà phê cung ứng một hình thức học tập mới, không độc đoán. Những người đến quán cà phê có tư tưởng cấp tiến và xu hướng chiết trung. Trong một xã hội còn đặt nặng giai cấp và địa vị kinh tế, quán cà phê là nơi duy nhất mà tất cả mọi người thuộc mọi giai cấp, chỉ cần có 1 xu để mua một ly cà phê đều có thể đến và tham gia vào những buổi chia sẻ tri thức.
Cà phê và hàng quán cà phê được tôn vinh như năng lượng khởi sự cho cuộc cách mạng khoa học còn bởi vai trò của quán cà phê trong sự hình thành các học viện và hiệp hội khoa học - xương sống của quá trình trưởng thành các ngành khoa học. Tại quán cà phê, nhiều nhóm học giả, nhà nghiên cứu đã định hình và phát triển các học thuyết nền tảng cho khoa học hiện đại thông qua việc cùng phân tích, thí nghiệm thực tiễn. Slaughter’s Coffee nổi
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 15
tiếng là trung tâm nghiên cứu toán học. Các triết gia thuộc câu lạc bộ Rota chia sẻ vấn đề chính trị và triết học tại quán cà phê Turk’s Head. Nhà hóa học Peter Staehl tổ chức những buổi giảng dạy chuyên môn tại quán cà phê Tillyard’s Coffee. Quán Button’s Coffee là nơi William Whiston và Francis Hauksbee sử dụng như phòng thí nghiệm cơ khí, thủy tĩnh, khí nén, quang học,…
Cộng đồng các học giả này là cơ sở thành lập những hiệp hội khoa học chuyên ngành. Hội Hoàng Gia London (Royal Society, tiền thân Viện Hàn lâm Khoa học Vương quốc Anh) được phát triển từ nhóm các triết gia tự nhiên thường xuyên sinh hoạt tại câu lạc bộ cà phê Oxford. Hội Hoàng Gia London quy tụ các nhà khoa học, trí thức tinh hoa bao gồm nhà khoa học Hans Sloane, nhà thiên văn học Edmund Halley, nhà vật lý Isaac Newton, cha đẻ thuyết tiến hóa - Charles Darwin… Trước khi trở thành nhà khoa học vĩ đại, họ đơn thuần là những sinh viên tò mò khám phá các hiện tượng tự nhiên, nhiệt tình tham gia những buổi thí nghiệm trong quán cà phê.
16 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
William Shipley cũng đã thành lập Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia vào năm 1754 tại Rawthmell’s Coffeen. Hội triết học Cambridge, Hội các nghiên cứu sinh St Andrews,… cũng được thành lập từ những quán cà phê quanh các trường đại học.Thành viên các Hội khoa học hoạt động theo hướng khám phá và tích hợp tất cả các loại nghiên cứu khoa học vào một hệ thống mạch lạc để thúc đẩy sự phát triển các ý tưởng mới. Các nghiên cứu thực nghiệm từ thiên văn, vật lý, giải phẫu học, khoa học thần kinh, sinh học, hóa học, đến kỹ thuật và toán học,… đã góp phần đáng kể trong việc mở rộng hiểu biết thế giới.
Isaac Newton và tác phẩm “Nguyên tắc toán học trong vạn vật học”
Isaac Newton (1642 - 1727) được công nhận là nhà bác học vĩ đại của mọi thời đại, có ảnh hưởng chủ chốt trong cuộc cách mạng khoa học. Ông được bầu làm chủ tịch của Hiệp hội Hoàng gia vào năm 1703 và thường cùng cộng sự của mình tổ chức thí nghiệm đối chứng ngay trên bàn cà phê. Những cuộc tranh luận diễn ra rất sôi nổi, các lý thuyết mới đua nhau ra đời.
Với trí tuệ sáng tạo và khả năng quan sát, tổng hợp đặc biệt, Isaac Newton đã có nhiều phát minh dựa trên nền tảng công trình của các nhà khoa học tiền bối. Phép vi tích phân là một cột mốc trong lịch sử toán học được xây dựng dựa trên công trình quan trọng trước đó của các nhà toán học Pierre de Fermat, Isaac Barrow, René Descartes, Christiaan Huygens, Blaise Pascal và John Wallis. Định luật chuyển động đặt cơ sở lý luận cho lực học kinh điển bắt nguồn từ định luật quán tính của Galileo Galilei và định luật về chuyển động của Giohanes Kepler. Ngoài ra, thông qua hoạt động thí nghiệm phân tích liên tục, Isaac Newton đã khám phá ra quang phổ, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển vật lý và thiên văn học.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 17
Thành tựu khiến tên tuổi ông trở thành bất tử chính là tác phẩm vĩ đại “Nguyên tắc toán học trong vạn vật học - Philosophiae Naturalis Principa Mathematica”. Các nhà khoa học cùng thời nỗ lực khám phá những bí mật lớn nhất của vũ trụ. Nhiều tranh luận diễn ra theo các chiều hướng đối trọng lẫn nhau. Nhà thiên văn học Edmund Halley thuyết phục Isaac Newton viết bộ sách khai triển bí ẩn vũ trụ thành lý thuyết toán học. Isaac Newton đã viết liên tục trong 18 tháng để hoàn thành bộ sách được đánh giá là công trình nền tảng quan trọng nhất cho vật lý của mọi thời đại.
“Nguyên tắc toán học trong vạn vật học” giải đáp sự chuyển động của các vật thể, định nghĩa về không gian tuyệt đối, thời gian tuyệt đối, luận bàn về hệ thống vũ trụ,... Sự thấu đạt vật lý học của Newton chính là đã hợp nhất triết học tự nhiên, suy luận thực nghiệm vào phương pháp khoa học của thời kỳ hiện đại, giải thích được quy luật vận hành của vũ trụ theo những định lý toán học. Nhà thiên văn học Pierre-Simon Laplace cho rằng: “Nguyên tắc toán học trong vạn vật học đã đạt đến giới hạn cao nhất mà
18 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
khoa học vật lý có thể đạt tới, là kiệt tác vượt trên mọi sản phẩm của trí tuệ loài người”. Ludwig Eduard Boltzmann - nhà khoa học vật lý toán học hiện đại gọi cuốn sách là “tác phẩm đầu tiên và vĩ đại nhất về môn vật lý lý thuyết”.
Các nghiên cứu về sự chuyển động của Isaac Newton là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của máy móc, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển cách mạng công nghiệp. “Nguyên tắc toán học trong vạn vật học” còn có giá trị ở mặt tư tưởng triết học. Triết gia John Locke cho rằng trí tuệ con người cũng có thể lý giải theo phương cách nhất quán với động lực học của Newton. Kết quả, John Locke đưa ra lý thuyết về nhận thức luận. Và thậm chí, Freestyleons - một nhóm những nhà trí thức có niềm tin vào chân lý của Đấng tối cao đã thực hiện một số nghi thức tinh thần mô phỏng theo triết lý của “Nguyên tắc toán học trong vạn vật học”.
“Nguyên tắc toán học trong vạn vật học” - tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất của Isaac Newton - đã được Nhà sáng lập, Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết cẩn trọng tuyển chọn để tạo lập nên Tủ sách Nền Tảng Đổi Đời.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 19
Tủ sách gồm hơn 100 cuốn sách thuộc 12 lĩnh vực căn cốt nhất của nhân loại nhằm xây dựng trí huệ và sự minh triết toàn diện, góp phần kiến tạo nên một dân tộc hình mẫu, dẫn dắt tinh thần toàn diện cho quốc gia và đi tới sự giàu có toàn diện về thể chất, vật chất, tinh thần.
Thành tựu khoa học đã đóng vai trò không nhỏ trong tiến bộ văn minh loài người. Giúp con người có thêm hiểu biết sâu rộng về bản chất sự vận hành của vũ trụ, và thực tế cũng là nền tảng tri thức mới, sáng tạo mới làm giàu đời sống tinh thần, vật chất, thể chất. Trong tiến trình phát triển khoa học, cà phê và hàng quán cà phê đã đóng vai trò đặc biệt, là năng lượng thúc đẩy con người khao khát khám phá tri thức mới, đồng thời sáng tạo kiện toàn thế giới của chính mình. Nhìn từ giác độ ấy, dễ thấy vì sao cà phê được vinh danh là năng lượng của những cuộc cách mạng tri thức sáng tạo như cách mạng khoa học, phong trào khai sáng, cách mạng công nghiệp… Steven Johnson, một nhà khoa học hiện đại cũng đã khẳng định:“Cà phê là chất xúc tác thiết yếu cho cách mạng khoa học và kỷ nguyên khai sáng”.
20 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 21
CÀ PHÊ
VÀ TINH THẦN CẢI CÁCH TỰ DO CẤP TIẾN CỦA SYDNEY SMITH
Cà phê xuất hiện tại Anh vào thế kỷ 17, cùng lúc thời kỳ Khai sáng bùng nổ đã trở thành thức uống không thế thiếu của giới trí thức trong tiến trình định hình hệ thống tư tưởng của xã hội Anh bấy giờ.
Thức uống của thời kỳ Khai sáng
Cà phê bắt đầu được tiêu thụ tại Anh bởi một nhóm thiểu số có mối liên hệ với các thương nhân Levantine. Ngay sau đó, thức uống này đã nhanh chóng được yêu thích bởi lợi ích khai mở tâm trí, và là chất xúc tác sáng tạo những ý tưởng mới. Giới trí thức Khai sáng thời kỳ này đã nhắc đến cà phê như thần dược cho não. Nhà cải cách Sydney Smith khẳng định: “Nếu bạn muốn cải thiện sự hiểu biết của mình, hãy uống một ly cà phê”.
22 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Cùng với cà phê, hàng quán cà phê trở nên thịnh hành tại Anh với tên gọi “Trường đại học một hào”. Nơi đây là không gian sáng tạo và quảng bá những tư tưởng tiến bộ, xóa tan lớp sương mù của giai đoạn “đêm trường Trung cổ” để tiến tới thời đại Khai sáng. Những nhà tư tưởng vĩ đại như Sydney Smith, Voltaire, David Hume,… đã chọn không gian hàng quán cà phê là nơi thuyết giảng, gặp gỡ và tranh luận với những trí thức khác một cách bình đẳng và dân chủ. Quán cà phê còn trở thành trung tâm thông tin đặc biệt khi những tờ báo in ra đời và trở nên phổ biến. Các ấn phẩm báo chí Khai sáng lần lượt được lưu hành tại đây nhằm phục vụ nhu cầu tiếp cận hệ tư tưởng và những sáng tạo mới của giới trí thức.
Tinh thần cải cách tự do của Sydney Smith thăng hoa từ quán cà phê
Bầu khí quyển trí thức trong xã hội cà phê tại Anh đã tác động mạnh mẽ tới Sydney Smith. Nơi hàng quán cà phê tại đại học Edinburgh, ông đã tiếp xúc với những tư tưởng khai sáng một cách chân thực nhất, đồng thời làm quen với những người bạn trong câu lạc bộ tranh luận triết học Francis Jeffrey, Francis Horner và Henry Brougham. Họ sau này đã trở thành những người đồng hành cùng ông trong việc thành lập tạp chí Edinburgh Review. Với phong cách phê phán trào phúng lối tư duy lỗi thời của thời đại cũ, cổ vũ vấn đề cải cách cấp thiết trong xã hội, tạp chí Edinburgh Review được coi là diễn ngôn của tư tưởng tự do tiêu biểu trong phong trào khai sáng tại Anh bấy giờ, đồng thời là biểu tượng của văn học mới.
Cũng trong giai đoạn này, Sydney Smith nhận thức được tác động của cà phê tới việc thăng hoa năng lực sáng tạo vô hạn của con người. Trong cuốn Hồi ký của mình, ông bày tỏ niềm yêu thích đặc biệt với “thức uống khai sáng” này. Ông miêu tả cà phê như một thức uống không thể thiếu mỗi khi ông sáng tác, nhờ thế, ông
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 23
đã viết hơn 200 bài báo và những bài luận chống lại chế độ nô lệ, bảo vệ phụ nữ và trẻ em, phân tích các nguyên tắc kinh tế chính trị,…
Thông qua các hàng quán cà phê, những bài luận đắt giá của Sydney Smith như “Thuế ở Anh trong cuộc cách mạng công nghiệp” (Taxation in England during the indutrial revolution), “Những lá thư gửi người anh trai Abraham còn sống” (Letters of Peter Plymley to My Brother Abraham Who Lives),… trên tạp chí Edinburgh Review nhanh chóng được độc giả tiếp nhận và khơi dậy những cuộc bàn luận chuyển xoay thế sự. Ông trở thành một trong những nhà cải cách nổi tiếng thời kỳ này và được mời thuyết giảng tại các trường đại học Edinburgh, cộng đồng giáo hội Charlotte Street Chapel. Những buổi thuyết giảng của ông đều thu hút hàng trăm người tham gia bởi những tư tưởng cải cách mang tính tự do, dân chủ của ông đều rất cấp tiến, đáng quan tâm và phụng sự cho con đường khai
24 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
phóng tư duy, đưa con người thoát ra những mê mụi của đêm trường Trung Cổ, tỉnh thức bước vào đời sống mới.
Có thể nói, cùng với sự phát triển của xã hội cà phê tại Anh, tư tưởng cải cách tự do của Sydney Smith như được thăng hoa và lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng trí thức, quảng bá thành công những tư tưởng tiến bộ, góp phần định hình thế giới quan, nhân sinh quan của thời đại Khai sáng.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 25
26 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
HÀNG QUÁN CÀ PHÊ - CHỐN QUY TỤ TÀI DANH TÂY BAN NHA
Du nhập vào Tây Ban Nha từ thế kỷ 18, cà phê sớm được mệnh danh là “tiên dược về ý nghĩa của sự sống”, chứng kiến sự phục hồi, cải thiện vị thế quốc tế của Tây Ban Nha.
Khát vọng kiến tạo sức mạnh quốc gia
Tây Ban Nha vốn là đế quốc đầu tiên được gọi là “đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”, đạt tới thời kỳ siêu cường về quân sự, quyền lực chính trị và cực thịnh về kinh tế. Nhưng, đến giữa thế kỷ 17, Tây Ban Nha liên tiếp vướng vào cuộc nội chiến tranh ngôi quyền lực và mối đe dọa từ các cường quốc lân bang, vì thế Tây Ban Nha ngày càng suy yếu và mất dần vị thế.
Thế kỷ 18, Tây Ban Nha tiếp cận tư tưởng khai sáng (ở Tây Ban Nha còn được gọi là El Siglo de las Luces). Nhìn thấy sức mạnh của tri thức trong việc giải quyết các vấn nạn thời đại, chuyển hóa tư duy và sự vận động phát triển của các lĩnh vực trong đời sống, giới trí thức Tây Ban Nha nhanh chóng tham gia vào phong trào khai sáng với tham vọng sẽ đưa quốc gia trở lại vị thế đế chế toàn cầu. Hoàng gia ra lời kêu gọi “những người yêu nước” nghiên cứu thấu đáo các vương triều lớn mạnh đã tồn tại trong diễn trình lịch sử Tây Ban Nha, mở rộng ra thành tựu giáo dục, khoa học, kinh tế, chính trị… của các cường quốc đương thời để hiểu rõ bản chất con đường đạt được sự thịnh vượng.
Chính trong giai đoạn này, cà phê và hàng quán cà phê du nhập vào Tây Ban Nha đã trở thành trung tâm của phong trào Khai sáng, còn được gọi là “Trường đại học của cuộc sống - Universidad de la Vida”. Quán cà phê là nơi những con người “hiện đại và tiên phong” bàn luận về tư tưởng khai phóng, những sáng tạo thúc đẩy các yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh tổng thể của quốc gia.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 27
Quán cà phê Fonda de San Sebastián quy tụ giới trí thức Madrid thuộc các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, triết học… cùng nhau khảo luận các định đề chủ nghĩa Tân Cổ Điển. Những buổi luận bàn này được xem là một trong những hoạt động quan trọng nhất của thế kỷ 18, góp phần truyền bá các giá trị đạo đức cao thượng. Tại Cádiz - thành phố tiên phong trong phong trào Khai sáng, sự phát triển của hàng quán cà phê được gọi là hiện tượng phi thường. Năm 1788, Cádiz có 35 quán cà phê, trở thành nơi gặp gỡ thường xuyên của giai cấp tư sản mới và trí thức tinh hoa. Những cuộc họp chính trị công khai tại quán cà phê đã có tác động đến sự kiện ban hành Hiến pháp đầu tiên ở Tây Ban Nha (vào năm 1812) và cuộc cách mạng dẫn đến nền cộng hòa Tây Ban Nha năm 1873.
Không bao lâu, Tây Ban Nha tiếp tục rơi vào cuộc xung đột với thuộc địa và đối đầu với Mỹ vào mùa xuân 1898. Thất bại sau trận chiến đã gây nên khủng hoảng đạo đức, chính trị và xã hội ở Tây Ban Nha. Trước thời thế đó, một nhóm trí thức “Generación del 98” được thành lập với những nhân vật tiêu biểu của thời đại như Ángel Ganivet, Pío Baroja, Miguel de Unamuno, Enrique de Mesa, Ramiro de Maeztu, Azorín, Valle-Inclán… “Generación del 98” nhận
28 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
lãnh sứ mệnh khắc phục sự suy tàn và tái sinh Tây Ban Nha, hay nói rõ hơn là tìm kiếm con đường tái tạo quốc gia tương xứng với quá khứ vĩ đại của dân tộc thông qua việc đổi mới các giá trị sống.
Hàng quán cà phê tiếp tục đóng vai trò là trung tâm kết nối những tài danh văn nhân, nghệ sỹ, triết gia, nhà khoa học, chính trị gia… Quán cà phê Café de Fornos, Café de Madrid, Café Lyon, Café de Levante… là nơi tổ chức những cuộc hội họp của “Generación del 98”, khởi nguồn cho sự ra đời của các tác phẩm văn học, nghệ thuật cổ vũ xây dựng phẩm tính người Tây Ban Nha và lối sống đẳng cấp Tây Ban Nha - “Casta Íntima”.
“Generación del 98” cho rằng, đế chế suy tàn là do sự thờ ơ của con người trước hiện thực xã hội, vì vậy mỗi người cần thức tỉnh để trở thành một người Tây Ban Nha lý tưởng - mẫu mực trong tinh thần, trí tuệ sáng tạo, ý chí đấu tranh mạnh mẽ cho công lý và sự thật, và đó chính là sức mạnh tìm lại sự vĩ đại cho Tây Ban Nha.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 29
Từ quốc gia thức tỉnh đến quốc gia thịnh vượng
Tây Ban Nha trong thế kỷ 20 vượt qua sự hỗn loạn chính trị, kinh tế và xã hội, tăng trưởng mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Lối sống của người Tây Ban Nha đã thay đổi sâu sắc, tư tưởng thời kỳ này là “thánh hóa cuộc sống”, được hiểu là sống và làm việc bằng tư duy vĩ đại trong từng khoảnh khắc. Nhờ vậy, giữa thế kỷ 20, Tây Ban Nha đạt được bước phát triển thần kỳ “El Milagro Español” - phép màu Tây Ban Nha. Tốc độ kinh tế tăng trưởng cao thứ hai trên thế giới, trở thành một trong những cường quốc kinh tế, chỉ số phát triển con người thăng hạng, văn hóa Tây Ban Nha phát triển ảnh hưởng đến toàn cầu…
Hàng quán cà phê Tây Ban Nha thế kỷ 18, 19 là nơi nhận thức thời đại thì trong thế kỷ 20 đã trở thành biểu tượng văn hóa của người Tây Ban Nha trong thời đại mới. Người Tây Ban Nha sáng tạo loại cà phê nóng có tên “Carajillo” đọc từ coraje nghĩa là “dũng cảm” và thường thưởng thức vào mỗi buổi sáng để khởi đầu ngày mới.
30 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Cà phê cũng là thức uống chủ đạo trong ngày. Có đến 87% dân số Tây Ban Nha từ 18 đến 64 tuổi tiêu thụ cà phê hàng ngày, trung bình mỗi người dành hơn 230 giờ và uống 599 tách cà phê trong một năm. Người Tây Ban Nha xem cà phê là năng lượng kích hoạt lối sống năng động, sáng tạo để sẵn sàng vươn ra tranh đua cùng thế giới. Ngày nay, ngành công nghiệp sáng tạo (Creative Industries) của Tây Ban Nha đang bùng nổ mạnh mẽ, đứng thứ 5 tại châu Âu. 22% dân số Tây Ban Nha trở thành nguồn lực chủ chốt trong ngành, đặc biệt tập trung tại những thành phố có văn hóa thưởng thức cà phê phát triển mạnh như Madrid, Barcelona, Valencia… Chính nguồn nhân lực “ghiền cà phê” này đã góp phần làm thay đổi diện mạo quốc gia và nâng cao vị thế Tây Ban Nha trên trường quốc tế.
Hơn cả một thức uống, cà phê được người Tây Ban Nha xem như “Elixir del Significado de la Vida” - tiên dược về ý nghĩa của sự sống. Hàng quán cà phê cũng đã quy tụ thường nhật tập thể những con người có chí hướng lớn, xả thân cho đại cuộc tìm kiếm và tạo dựng một tương lai vĩ đại.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 31
32 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ TRONG QUÁ TRÌNH THỨC TỈNH SÁNG TẠO CỦA DANH HỌA HUYỀN THOẠI PICASSO
Pablo Picasso là một trong những danh họa vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông nổi tiếng bởi khả năng sáng tạo vô biên, là người sáng lập Chủ nghĩa Lập thể, khởi đầu cuộc cách mạng sáng tạo vang dội trong giới hội họa, điêu khắc.
Bước qua ranh giới an toàn, từng bước trở nên khác biệt
Pablo Picasso sinh ra trong gia đình có cha là giảng viên nghệ thuật, từ năm 7 tuổi, Picasso đã được cha đào tạo về hình họa. 14 tuổi Picasso thi đậu vào Viện Hàn lâm Mỹ thuật Barcelona với kết quả loại ưu. Chỉ sau một năm học tập, ông đã có triển lãm cá nhân đầu tiên tại quán cà phê Café Els Cuatre Gats. Đây được xem là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp vĩ đại của Picasso. Café Els Cuatre Gats là trung tâm văn hóa của Barcelona vào cuối thế kỷ 19, nơi gặp gỡ của giới trí thức cấp tiến Tây Ban Nha đương thời. Sau triển lãm, sinh viên Picasso gia nhập vào nhóm những người theo Chủ nghĩa Hiện đại Catalan (Modernisme) sinh hoạt chủ yếu tại quán cà phê Café Els Cuatre Gats. Từ đây, Pablo Picasso làm quen với các danh họa Ramón Casas, Santigo Rusiñol, Miguel Utrillo và chịu ảnh hưởng tư tưởng cách tân, khao khát tự do sáng tạo thoát ly nghệ thuật hàn lâm kinh viện.
19 tuổi, Pablo Picasso bị thôi thúc bởi mong muốn tìm kiếm những giá trị mới cho nghệ thuật hội họa. Dẫu chưa biết rõ cái mới là gì, tìm cái mới ở đâu… nhưng Picasso đã quyết sang Paris - giai đoạn này đang là trung tâm sáng tạo nghệ thuật của châu Âu. Tại thủ đô nước Pháp, ông sống trong cảnh nghèo túng, phải đốt cả tác phẩm của mình để sưởi ấm. Đã có lúc tranh của Picasso mang màu sắc u ám tuyệt vọng, cô đơn, nhưng ông xác quyết rằng con đường sáng tạo không thể thỏa hiệp. Dám bước ra khỏi vùng
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 33
an toàn, sẵn sàng đương đầu với những thách thức lớn nhất mới có thể đánh thức tiềm năng sáng tạo của chính mình, và ông đã dành phần lớn thời gian ở lại với Paris.
Đầu thế kỷ 20, những quán cà phê ở Montmartre, Montparnasse (hiện nay các quán cà phê ở khu Carrefour Vavin đã được đổi tên thành Place Pablo-Picasso) là cái nôi vang danh nghệ thuật hội họa Tây Âu, là điểm đến của những họa sĩ nổi tiếng thuộc các trường phái Cổ điển, Hiện thực, Linh cảm, Ấn tượng… Picasso đã gặp những bậc thầy hội họa đương thời, say mê học hỏi, dấn thân vào các trường phái khác nhau và xem đó như cuộc du ngoạn tâm hồn, một hành trình diễn đạt nội tâm cũng như bản thể con người thông qua hội họa.
Ở mỗi trường phái mà Picasso tham gia, ông luôn phá vỡ giới hạn, tìm kiếm cách thức thể hiện khác biệt. Trong giai đoạn đầu sáng tác, ông chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Hiện thực, trường phái Biểu hiện và hậu Ấn tượng. Thay vì tuân thủ các nguyên tắc truyền thống, ông thể hiện tác phẩm theo cách riêng của mình. Đối với Picasso, hội họa là một bản dịch chuyển của tự nhiên thành các dấu hiệu thị giác. Vì thế, ông không mô phỏng tự nhiên mà là vẽ lại thế giới như ông nhìn thấy và cảm nhận. Một số nhà phê bình nghệ thuật đã thất vọng về sự phá cách của
34 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
ông, dù vậy tác phẩm của ông đạt đến sự khác biệt mà ngay cả những người không am hiểu về hội họa cũng có thể nhận ra ngay đâu là tranh của Pablo Picasso.
Thức tỉnh con người sáng tạo
Trong thời gian sống ở Paris, Picasso thường xuyên đến quán cà phê Le Dôme, La Closerie des Lilas, La Rotonde, Le Select, La Coupole,… Ông đã gặp và trở thành bạn của những tài nhân trong nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như Guillaume Apollinaire, Gertrude Stein, Max Jacob, André Salmon… Đây là những người có tư tưởng khai phóng, cách tân và điều này ảnh hưởng lớn đến tư duy nghệ thuật của Picasso. Sáng tạo của Picasso trong giai đoạn này không dừng lại ở cách thức thể hiện khác biệt mà đã vinh thăng đến tính siêu triết lý của hoạ phẩm.
Tác phẩm của ông thoát khỏi ràng buộc kết cấu, màu sắc và không gian, vượt lên trên vẻ ngoài thông thường của vật chất mang đến nhiều góc nhìn khác nhau với cùng một chủ thể. Gặp được sự đồng điệu, Picasso cùng danh họa Georges Braque đã sáng lập Chủ nghĩa Lập thể, tạo nên cuộc cách mạng trong ngành hội họa và điêu khắc châu Âu đồng thời đặt nền móng những phong trào nghệ thuật quan trọng của thế kỷ 20 như Chủ nghĩa Vị lai, trường phái Lập thể Thần bí (Orphism), Chủ nghĩa Trừu tượng…
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 35
Picasso sống giữa thời kỳ tồi tệ nhất lịch sử hiện đại, trong nước là nội chiến Tây Ban Nha, trên phạm vi quốc tế, chủ nghĩa đế quốc bành trướng tăng cường áp bức bóc lột thuộc địa, sự tàn phá khốc liệt của thế chiến I và thế chiến II. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, Picasso đấu tranh cho hòa bình, tự do và công lý. Năm 1937, Đức Quốc xã đánh bom Guernica (bắc Tây Ban Nha), Pablo Picasso đang ngồi trong quán Café de Flore (Paris) và nhận tin về sự tàn bạo của cuộc chiến. Quá đau đớn và phẫn nộ, Picasso đã vẽ nên tác phẩm Guernica như lời tuyên bố mạnh mẽ chống lại chiến tranh. Guernica đã trở thành kiệt tác nghệ thuật vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ngoài ra, những tác phẩm để đời như: Niềm Vui Cuộc Sống (1946), Chim Bồ Câu (1949), Tàn Sát Ở Triều Tiên (1951), Chiến Tranh Và Hòa Bình (1952),… mang tầm vóc kinh điển, và Picasso được vinh danh như sứ giả của hòa bình.
Pablo Picasso dành cả cuộc đời để sáng tạo nghệ thuật và tận hiến mình cho lý tưởng xây dựng một thế giới tươi đẹp. Ước tính có khoảng 147.800 tác phẩm nghệ thuật mà Picasso đã thực hiện trong 78 năm, điều này cho thấy Picasso sáng tạo và hiện thực hóa ý tưởng trong mỗi ngày.
36 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Sáng tạo vốn là một quá trình có sự tổng hợp của nhiều yếu tố, khởi đầu từ lúc nhận thức được sứ mệnh của chính mình và tạo ra con đường để đi đến “đích”. Quá trình này cần thiết có sự thức tỉnh trong tư duy của con người sáng tạo, khao khát sáng tạo, ý chí kiên định đến cùng,… Trong hành trình sáng tạo của Picasso, bên cạnh tài năng thiên bẩm và hoài bão to lớn của ông thì việc tiếp xúc với những tài danh mang tư duy vượt thời đại, năng lượng tỉnh thức sáng tạo chính là cấu phần cốt yếu để Picasso đi đến tột cùng thành công và được ví như tia mặt trời không bao giờ tắt. Ở diễn trình này, quãng thời gian bùng nổ sáng tạo nhất của Picasso chính là lúc đắm mình trong hàng quán cà phê - không gian hội tụ của những tâm hồn lớn, thụ hưởng công năng sáng tạo và tỉnh thức của cà phê, thúc đẩy mình nhận chân ý nghĩa đích thực của sáng tạo và từ đó mà đi đúng con đường đến với thành công, hạnh phúc.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 37
38 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ VÀ SÁCH - CÔNG THỨC THỊNH VƯỢNG CỦA NGƯỜI ĐỨC
Người Đức đã uống cà phê trong hơn 300 năm, trung bình một năm, mỗi người uống đến 164 lít cà phê - nhiều hơn cả uống nước. Và bây giờ, Đức đang là nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới.
Sau thế chiến II, Đức rơi vào “Thời khắc số 0 - Stunde Null”. Đất nước chia cắt, kinh tế kiệt quệ, gần 50% nhà cửa bị xóa sạch, nạn đói kéo dài, quốc gia đặt dưới quyền kiểm soát của Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô. Giữa tro tàn đổ nát đó, nguồn lực còn lại của Đức chính là con người. Từ sức mạnh của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và sự toàn kết sức mạnh dân tộc, Đức đã đạt được bước phát triển thần kỳ, vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu.
Cà phê - năng lượng tỉnh thức và sáng tạo
Con người là động lực cơ bản tạo nên sự thịnh vượng. Tuy nhiên, con đường đi đến sự thịnh vượng được rút ngắn, đạt bước nhảy vọt hay chậm tiến lại hoàn toàn phụ thuộc vào độ lớn của khát vọng, trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người. Nghịch cảnh “Thời khắc số 0” tưởng chừng là rào cản, nhưng trước khát vọng tái thiết “Nước Đức vượt lên trên tất cả mọi thứ, hơn bất kể điều gì trên thế giới” lại là cơ hội để đào luyện toàn diện tâm thức lẫn tâm thế một con người, làm giàu “vốn liếng” còn sót lại. Điều này đã tạo ra Chủ nghĩa Hoàn hảo và lối sống sáng tạo mỗi ngày mà người Đức luôn tuân thủ.
Chủ nghĩa Hoàn hảo chính là nỗ lực hơn 100% để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất, kỷ luật cao độ để đạt năng suất tối ưu, không bao giờ thỏa mãn với bản thân, luôn đặt mục tiêu lớn và hướng đến sự sáng tạo. Thực thi Chủ nghĩa Hoàn hảo, người Đức đã cần cà phê như nguồn năng lượng cấp thiết để luôn luôn sáng tạo, tỉnh thức, và dần dần Đức đã trở thành quốc gia cà phê (Kaffee-Nation).
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 39
Cà phê là thức uống được tiêu thụ nhiều nhất ở Đức. 86% người Đức trưởng thành uống cà phê mỗi ngày. Trung bình một người Đức uống đến 164 lít cà phê trong một năm, nhiều hơn cả uống nước (148 lít). Họ uống cà phê mọi lúc, mọi nơi, trong các cuộc họp, khi làm việc, gặp gỡ bạn bè và cả trong bữa ăn. Bởi chủ đề thường xuyên trong cuộc trò chuyện là các giao dịch, các ý tưởng mới. Cà phê là chất xúc tác đặc biệt để tư duy nhanh và đưa ra những quyết định đúng đắn.
51,6% công ty Đức cung cấp cà phê miễn phí cho nhân viên nhằm tạo nên sự tỉnh thức, tập trung kỷ luật tuyệt đối. Đó là lí do người Đức chỉ làm 35 giờ mỗi tuần, nhưng năng suất làm việc vượt trội so với các quốc gia khác. Dù dân số chỉ khoảng 83 triệu so với khoảng 331 triệu của Mỹ và 1,4 tỷ của Trung Quốc, nhưng Cộng hòa Liên bang Đức là một trong những quốc gia vô địch xuất khẩu thế giới. Hiện nay là nền kinh tế hàng đầu, có vai trò dẫn dắt kinh tế khối Liên minh Châu Âu.
Đức cũng là nơi khai sinh ra chiếc phễu lọc cà phê (coffee filter), một phát minh vào đầu thế kỷ 20, làm ảnh hưởng, thay đổi cách thức thưởng thức cà phê của nhiều quốc gia khác trên thế giới.
40 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Sách - sức mạnh của nền tảng tri thức
Sáng tạo, tỉnh thức là đòn bẩy phát triển kinh tế Đức, nhưng đạt bước nhảy vọt thần kỳ lại cần thiết phải có sức mạnh tri thức. Trên con đường đi đến sự thịnh vượng, tri thức là sức mạnh định hướng biến khát khao thành hành động, hoạch định đưa ý tưởng thành thực tiễn, kết nối các nguồn lực cùng nhau thực thi kế hoạch…
Cũng như uống cà phê, đọc sách, sống cùng sách là đặc trưng văn hóa Đức. Mỗi 6 giờ sinh hoạt, người Đức dành 65 phút đọc sách. Người Đức quan niệm, sách là di sản vượt thời gian, là công trình không chỉ của tác giả mà còn của cả tập thể xã hội. Vì vậy, đọc sách là cách thức tiếp cận tri thức nhân loại để làm giàu cho mỗi người và làm giàu cho quốc gia.
Đức có hơn 11.000 thư viện công cộng phủ rộng từ thành thị đến nông thôn. Trong từng gia đình, doanh nghiệp đều có tủ sách, thậm chí là tủ sách được đặt trên đường phố và những buồng điện thoại công cộng để người dân có thể đọc mọi lúc. Mỗi năm, có khoảng 94.000 đầu sách được xuất bản hoặc tái bản.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 41
Việc đọc sách ban đầu là học hỏi sự thành công của các nền văn minh, tìm hiểu các luận thuyết làm thay đổi thế giới. Và khi tri thức càng sâu rộng, năng lực tự thức tỉnh trong chiều sâu tâm hồn càng mạnh mẽ, càng tự giác về bổn phận của bản thân với vận mệnh tổ quốc. Tiếp đến là ứng dụng tri thức vào thực tiễn quốc gia nhờ năng lực sáng tạo. Tri thức nếu không ứng dụng thì vô nghĩa, ứng dụng một cách rập khuôn sẽ không tạo nên khác biệt tạo đà cho bước nhảy vọt, thậm chí nếu ứng dụng không phù hợp, phản khoa học lại càng nguy hại. Sáng tạo cần tri thức là sức mạnh định hướng và tổ chức tạo ra sản phẩm có giá trị. Tri thức cần sáng tạo để thúc đẩy sự tiến bộ trong mọi lĩnh vực hiểu biết. Trong sáng tạo và tri thức cần có khát vọng lớn để giải phóng năng lực tiềm ẩn, thôi thúc con người vượt lên mọi xuất phát điểm hướng tới những thành tựu vĩ đại hơn.
Khát vọng vĩ đại, sự tỉnh thức, sáng tạo và sức mạnh tri thức đã kiến tạo nên “tinh thần Đức” và những công dân theo đuổi Chủ nghĩa Hoàn hảo đưa đất nước từ tro tàn trỗi dậy thành cường quốc dẫn dắt, ảnh hưởng toàn cầu. Sau thế chiến II, Đức đạt bước nhảy vọt thần kỳ trong tăng trưởng nhờ các “siêu ý tưởng”.
42 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Đức là quốc gia sáng tạo mô hình “Kinh tế Thị trường Xã hội” - một chính sách độc đáo giải quyết vấn nạn xung khắc giữa các tầng lớp xã hội, đồng lòng vực dậy nền kinh tế đất nước. Những phát minh trong ngành công nghiệp hiện đại như: máy tính kỹ thuật số, ngôn ngữ lập trình, máy nghe nhạc MP3, kính hiển vi điện tử, tivi, máy ghi âm, xe ô tô… là đòn bẩy góp phần đưa Đức trở thành nền kinh tế đứng đầu châu Âu chỉ trong chưa đầy 2 thập kỷ. Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ với những đột phá trong lĩnh tự động hóa, Internet Vạn Vật (IoT), điện toán… Đức càng khẳng định vị thế là cường quốc sáng tạo. Năm 2019, Đức có 46.634 bằng sáng chế có giá trị. Đầu năm 2020, Bloomberg xếp hạng Đức là nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới.
Không chỉ riêng Đức, hơn 50 năm qua, thế giới đã trải qua giai đoạn tăng trưởng tái thiết và có gần 10% quốc gia đạt bước nhảy vọt. Đặc biệt, những quốc gia và vùng lãnh thổ có diện tích nhỏ bé, nghèo tài nguyên hoặc rơi vào nghịch cảnh “Thời khắc số 0” như Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel, Tây Ban Nha… là những nước tạo nên hiện tượng phép màu kinh tế. Điểm chung rất đặc biệt của các quốc gia này chính là lượng tiêu thụ cà phê và tỷ lệ người dân đọc sách luôn đứng đầu thế giới.
Hiện nay những quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất toàn cầu và đọc sách nhiều nhất đều nằm trong nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới, phát triển nhất thế giới thuộc nhóm G7 hay nhóm G20. Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế hiện đại đã nhận định rằng sự thịnh vượng của các quốc gia đến từ năng lực sáng tạo và sự hiểu biết. Cà phê và sách đã đóng vai trò quan trọng trong con đường đi đến sự thịnh vượng của mỗi quốc gia, thành công của mỗi cá nhân. Trong khi cà phê là năng lượng cho não sáng tạo thì sách cung cấp nền tảng tri thức cần thiết cho sự hiểu biết đầy đủ, góp phần rút ngắn con đường đi đến giàu có, thành công và hạnh phúc đích thực cho mỗi người, thịnh vượng bền vững cho các quốc gia.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 43
44 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ TRONG TIẾN TRÌNH THĂNG HOA ÂM NHẠC CỦA JOHANN SEBASTIAN BACH
Cà phê đến châu Âu mang theo năng lượng tỉnh thức, tác động mạnh mẽ đến khả năng sáng tạo vô hạn cho các nhà soạn nhạc thời kỳ này với một lượng lớn tác phẩm âm nhạc kinh điển đã ra đời.
Cà phê - Nguồn năng lượng thăng hoa sáng tạo nghệ thuật
Khi du nhập vào châu Âu, mặc dù có nhiều sự nghi hoặc ban đầu về tác dụng của caffeine nhưng ngay sau đó, cà phê nhanh chóng trở thành thức uống được ưa chuộng, thậm chí còn được ví như thần dược cho sáng tạo gắn kết chặt chẽ với tiến trình “bùng nổ văn hóa tư tưởng” của xã hội châu Âu thời kỳ cận đại. Những năm 1700, thưởng lãm cà phê chính thức trở thành một phần văn hóa xã hội châu Âu. Những hàng quán cà phê được giới nghệ sỹ, nhà văn, chính trị gia, quý tộc lui tới thường xuyên để luận bàn các vấn đề thế sự và tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa tư tưởng.
Theo đó, cà phê và hàng quán cà phê đã trở thành nguồn năng lượng khơi dậy cảm hứng sáng tạo cho những nhà soạn nhạc vĩ đại. Không phải ngẫu nhiên mà thời đại sáng tạo nghệ thuật lại hưng thịnh ngay khi “thức uống kỳ diệu” cà phê được mang đến châu Âu. Một trong những đặc điểm đáng chú ý trong đời sống âm nhạc châu Âu bấy giờ là hiệu suất sáng tác đáng kinh ngạc của các nhà soạn nhạc khi một lượng lớn các tác phẩm được ra đời bởi Antonio Vivaldi, Georg Phillip Telemann, Johann Sebastian Bach, Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig van Beethoven…. Trong đó, các nhạc phẩm đều phản ánh tâm thế tràn đầy năng lượng, lạc quan và yêu thương.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 45
Hàng quán cà phê trở thành xã hội âm nhạc thu nhỏ quy tụ các nghệ sỹ tới tổ chức các buổi hòa nhạc, biểu diễn. Tại đây, cà phê và âm nhạc dường như hòa quyện làm một ở tình yêu, niềm đam mê của người nghệ sỹ, lan tỏa trong không gian gắn kết cộng đồng những người yêu âm nhạc. Quán Zimmermann Café ở Leipzig đã diễn ra những buổi hòa nhạc và thảo luận nhạc lý thường xuyên của Collegium Musicum - một dàn nhạc với các thành viên phần lớn là sinh viên đại học do Georg Philipp Telemann (1681 - 1767) thành lập năm 1702 và được Johann Sebastian Bach (1685 - 1750) tiếp quản vào năm 1729.
Những phát kiến thể loại thanh nhạc và khí nhạc mới của Collegium Musicum đã tạo ra phong cách âm nhạc hoàn toàn mới, vinh thăng âm nhạc hậu Baroque. Nhiều nhà soạn nhạc tập trung phát triển, biểu diễn các thể loại thanh nhạc mới như opera,
46 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
cantata và oratorio trong đó có sự kết hợp của âm nhạc, diễn xướng, cảnh trí, phục trang và đạo cụ. Cũng trong thời kỳ này, phong cách sáng tác của các nhà soạn nhạc đổi mới, thoát khỏi ràng buộc thời trung cổ về âm vực, nhịp điệu, hoà âm, hình thức và ký âm, để âm nhạc bộc lộ “tiếng lòng con người” và có thể khơi dậy cảm xúc của người nghe.
Thế kỷ 18, hệ thống các hòa âm gọi là “điệu thức” thống trị âm nhạc. Và Johann Sebastian Bach chính là đại diện tiêu biểu trong việc làm chủ những quy tắc bắt buộc phức tạp về “điệu thức”, đưa âm nhạc cuối “thời kỳ Baroque” (1600 - 1750) đạt đến đỉnh cao.
“Cantata Cà phê” - Bản tình ca đặc biệt Johann Sebastian Bach dành cho cà phê
Được biết đến là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại, Johann Sebastian Bach đồng thời là một tín đồ yêu thích cà phê nổi tiếng. Người dân thành phố Leipzig thời đó ai cũng biết đến thói quen ghé quán cà phê Zimmermann Café ít nhất hai lần một tuần của
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 47
Johann Sebastian Bach. Ông không ngần ngại bộc lộ niềm yêu thích đặc biệt đối với thức uống này trong chính tác phẩm của mình - bản “Cantata Cà phê”. “Cantata Cà phê” là một trong những tác phẩm ngoại lệ hiếm hoi của ông phản ánh đời sống thế tục bên cạnh đề tài chủ yếu mà ông sáng tác là nhà thờ. Vở kịch nói xây dựng với cốt truyện về người con gái phải lựa chọn giữa cà phê hay vị hôn phu bằng lời ca hài hước, âm nhạc tuyệt diệu tựa trên thiên đường. Johann Sebastian Bach đã dành những lời mỹ miều cho thức uống này như: “Vị cà phê mới ngon làm sao, còn ngọt ngào hơn cả hàng ngàn nụ hôn, dịu êm hơn cả rượu nho đen!”
Với vai trò là giám đốc của dàn nhạc Collegium Musicum, Johann Sebastian Bach còn tích cực tổ chức các buổi hòa nhạc công cộng tại Zimmermann Café cho những người yêu âm nhạc ở thành phố Leipzig. Bên cạnh một lượng lớn các tác phẩm để lại cho hậu thế,
48 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
người ta ước tính số lượng buổi hòa nhạc công cộng mà Johann Sebastian Bach từng tham gia tại quán Zimmermann Café lên đến hơn 600 buổi. Những tác phẩm kinh điển của ông được sáng tác cho các buổi biểu diễn tại Zimmermann Café phải kể đến như: “Cantata Cà phê - BWV 211”, “Giải đấu giữa Phoebus và Pan - BWV 201”, “Cantata của nông dân - BWV 212”,…
Cùng với sự phát triển xã hội cà phê tại châu Âu, lịch sử âm nhạc cận đại cũng đã chuyển tiếp sang một chương mới. Thức uống kỳ diệu này mang đến năng lượng sáng tạo phi thường cho Johann Sebastian Bach cùng nhiều nhà soạn nhạc vĩ đại đương thời, đưa âm nhạc đạt đến tính sáng tạo thuần khiết, cách tân phong cách âm nhạc với sự ra đời của những bản concerto, sonata và opera có giá trị chuẩn mực trường tồn.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 49
50 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
LUDWIG VAN BEETHOVEN CÀ PHÊ VÀ NHỮNG BẢN GIAO HƯỞNG KHÁT VỌNG HẠNH PHÚC
Ludwig Van Beethoven (1770 - 1827) là thiên tài âm nhạc đặc biệt. Một người khiếm thính nhưng có thể sáng tác những tác phẩm kinh điển, lay động lòng người và được tôn vinh là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất từng sống.
Thiên tài đặc biệt
Cuộc đời Beethoven là chuỗi ngày đầy bi kịch. Xuất thân trong gia đình nghèo khó, cha nghiện rượu nặng, mẹ đau ốm, bốn trong sáu anh chị em chết sớm vì bệnh tật và đói kém. Từ năm 4 tuổi, mười ngón tay non nớt của Beethoven đã luyện phím đàn liên tục mỗi ngày vì người cha luôn muốn Beethoven trở thành phiên bản của thần đồng âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart. Nghỉ học sớm vì quá nghèo, thế giới của Beethoven chỉ còn lại âm nhạc và chuỗi ngày miệt mài học đàn. 14 tuổi ông đã là nghệ sĩ đại phong cầm trong dàn nhạc Hoàng gia và dần nổi tiếng khắp châu Âu, được hàng triệu người ngưỡng mộ.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 51
Khi sự nghiệp đang phát triển rực rỡ thì Beethoven bị điếc, không nghe được bất kỳ âm thanh nào, kể cả những nốt nhạc mà ông xem là lẽ sống. Với một nhà soạn nhạc thì đó là một tai ương nghiệt ngã, có thể kết thúc mọi thứ. Beethoven tuyệt vọng. Thế nhưng “Tôi phải túm cổ số phận, chứ không để cho nó khuất phục!”, ông đã tái sinh chính mình bằng lý tưởng sống mới, lấy khát vọng sáng tạo và ý chí đấu tranh làm sức mạnh tiếp tục sống, chiến thắng số phận để toàn vẹn giấc mơ âm nhạc của mình. Thực tế, 10 năm sau khi mất thính lực (1803 đến 1813) cũng là thập kỷ sáng tạo bùng nổ nhất trong sự nghiệp Beethoven. Đây chính là giai đoạn Beethoven sáng tác hầu hết các kiệt tác ảnh hưởng lớn đến âm nhạc thế giới.
Thời kỳ đầu sáng tác, những sáng tạo của Beethoven phần lớn là kết quả của quá trình hoàn thiện tư duy thẩm mỹ và kỹ năng âm nhạc thông qua việc học hỏi các nhà soạn nhạc vĩ đại tiền bối như Johann Sebastian Bach, Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart… Sau khi mất khả năng nghe, sáng tạo âm nhạc của Beethoven đến từ sự tỉnh thức trong tâm hồn, vượt thoát khỏi cách thức vận hành thông thường của thính giác.
Theo lý giải của phân tâm học, sáng tạo là năng lượng vô hạn có trong mỗi người. Môi trường hỗ trợ sáng tạo được liên kết từ sự sáng rõ của tâm trí, khả năng nhận thức và thức tỉnh của ý thức, khát vọng tạo tác hình mẫu mong muốn, phản ứng của cơ thể thông qua cảm xúc, hành vi tạo ra cái mới. Hiểu theo nghĩa này, sáng tạo có thể đến từ trải nghiệm thế giới, nhận thức thế giới và sắp xếp lại theo khuôn mẫu mong muốn của bản thân. Hoặc sáng tạo từ sự nhận thức bản thể, lắng nghe ước vọng từ trong ý thức chính mình. Ý thức sau đó sử dụng hành động của cơ thể để tái tạo nên hình mẫu mà bản thân thực sự khát khao.
Năng lượng cà phê thăng hoa sáng tạo
Dưới góc nhìn của các triết gia Arthur Schopenhauer, Frederich Nietzsche, sự đứt gãy tương tác âm thanh với thế giới bên ngoài khiến Beethoven phải lắng nghe bản thể chính mình, đi sâu hơn vào những cảm xúc sâu thẳm nhất, nỗi sợ hãi, những khát khao
52 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
vốn đã âm ỉ từ thuở ấu thơ. Ông nhìn nhận sâu sắc một cuộc đời đầy đau khổ bệnh tật, rồi từ trong ý chí Beethoven định hình lại chính mình, mường tượng một hình mẫu anh hùng lý tưởng, đấu tranh vượt lên trên mọi bất hạnh nhân thế. Thông qua sáng tạo mà chuyển hóa lý tưởng thành ngôn ngữ âm nhạc.
Nghiên cứu của những nhà sử học y khoa, nhà âm nhạc học, bác sỹ tim mạch thuộc trường Đại học Michigan và Đại học Washington nhận định: các nốt nhạc trong tác phẩm của Beethoven có sự tương ứng với nhịp đập trái tim của chính ông. Như thế, dù ở góc độ nghiên cứu phân tâm học hay khoa học thực nghiệm, năng lực
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 53
sáng tạo phi thường của Beethoven nảy sinh khi tâm trí được đánh động tỉnh thức, ý chí muốn làm chủ vận mệnh đời mình, khát vọng đạt đến thành công và hạnh phúc bằng năng lượng sáng tạo bên trong con người, không phụ thuộc vào bất kỳ ngoại lực nào.
Quả thực, Beethoven đã thu hẹp giao tiếp với bên ngoài, mở rộng lắng nghe thế giới nội tâm. Ít quan tâm sắp xếp đời sống vật chất và giải phóng tâm hồn được sống theo cảm xúc bản năng nhất. Duy có thói quen thưởng thức cà phê là Beethoven luôn cẩn trọng và cầu kỳ đến mức việc uống cà phê mỗi ngày trở thành chuẩn mực. Sử gia Anton Schindler - người bạn thân thiết của ông kể lại, Beethoven bắt đầu buổi sáng bằng cách chọn chính xác 60 hạt cà phê (không ít hơn, không nhiều hơn) và xay chúng để tự pha cho mình một tách cà phê ngon nhất. Cà phê gần như là năng lượng không thể thiếu trong suốt tiến trình sáng tạo của nhà soạn nhạc vĩ đại. Beethoven không xem cà phê chỉ là thức uống tỉnh táo mà là năng lượng thăng hoa sự sáng tạo, đánh thức tâm trí bên trong mình. Chính vì thế, ông thực hiện thao tác pha chế và thưởng thức cà phê như một nghi thức đặc biệt.
54 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Năm 1803, Beethoven sáng tác bản giao hưởng Eroica (Anh hùng ca) đánh dấu sự khởi đầu thời kỳ sáng tạo mới. Kiệt tác Eroica được đánh giá là bản giao hưởng vĩ đại nhất mọi thời đại, âm vang tinh thần tự do và triết lý sống hướng đến hạnh phúc trường tồn. Tiếp đó, bản giao hưởng số 5 (Định mệnh), giao hưởng số 6 (Đồng quê), giao hưởng số 7 La trưởng, giao hưởng số 9 (Niềm vui), các bản sonata Bi tráng, Ánh trăng... được xem là thánh ca chạm đến trái tim công chúng. Âm nhạc của Beethoven bừng sáng niềm tin về cuộc đời, khơi dậy những cảm xúc vinh quang nhất, những khát vọng bỏng cháy nhất, khiến con người hãnh diện khi được làm người để rồi mạnh mẽ vượt mọi thử thách, bước tiếp hành trình kiến tạo những giấc mơ lớn.
Lấy cảm hứng từ câu chuyện khát vọng thành công của các danh vĩ nhân và mong muốn đem đến người đam mê cà phê toàn thế giới những tách cà phê năng lượng tuyệt hảo, Trung Nguyên Legend đã tạo tác nên những tuyệt phẩm cà phê khác biệt - đặc biệt - duy nhất. Trong đó, bộ 3 tuyệt phẩm Trung Nguyên Legend Special Edition, Trung Nguyên Legend Classic gắn liền với hình ảnh và câu chuyện về nhà soạn nhạc lừng danh Ludwig Van Beethoven. Cùng với Trung Nguyên Legend Café Sữa Đá - tuyệt phầm hảo hạng kết tinh trọn vẹn hương vị cà phê sữa đá pha phin lừng danh nhất của Việt Nam, để trở thành một món quà đặc biệt nhất đến từ Trung Nguyên Legend gửi đến với bạn bè thế giới.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 55
56 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
ĐẠI VĂN HÀO
JOHANN WOLFGANG VON GOETHE
CÀ PHÊ VÀ NHỮNG BẢN GIAO HƯỞNG KHÁT VỌNG HẠNH PHÚC
Cà phê vừa là xúc tác sáng tạo để con người khám phá thế giới, quán thấu bản thân cũng vừa là đối tượng nghiên cứu của khoa học.
Johann Wolfgang von Goethe - Người tiên phong tạo nên xã hội cà phê
Cà phê du nhập vào Đức từ những năm 1670, là thức uống trong cung điện Berlin năm 1675 và quán cà phê Đức đầu tiên xuất hiện ở Hamburg vào năm 1679. Nhà triết học người Đức Jurgen Habemans từng ví hàng quán cà phê giống như địa điểm quan trọng không thể thiếu trong xã hội và là yếu tố cấu thành nên “không gian công cộng” (public sphere). Tuyên bố này của ông được minh chứng khi một loạt những buổi diễn thuyết công khai
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 57
tại quán cà phê đã đề cập thẳng thắng về chính trị, xã hội và trách nhiệm của công dân, chính phủ,… những chủ đề vốn chỉ thuộc về quyền phát ngôn của một bộ phận xã hội trong quá khứ.
Với Johann Wolfgang von Goethe cũng không ngoại lệ. Là một nhà tư tưởng hoạt động đồng thời trên nhiều lĩnh vực về văn học - nghệ thuật, lịch sử, triết học, mỹ học, địa lý… thì quán cà phê quả là một nơi chốn lý tưởng để ông thảo luận những quan điểm, tư tưởng mới. Trong suốt thời gian hoạt động của mình, Goethe từng sinh sống qua nhiều nước từ Đức, Ý cho đến Viên (Áo), và ông luôn giữ thói quen thường xuyên tới các hàng quán cà phê. Ông thậm chí còn được biết đến như là một vị khách quen nổi tiếng tại quán cà phê Antico Caffè Greco tại thành Rome - Ý và Florian Café ở Viên.
Không chỉ dành thời gian chiêm nghiệm, suy tư về những tác phẩm mới tại đây, Johann Wolfgang von Goethe chính là người đã kéo các văn nhân và nghệ sĩ đến quán cà phê Antico Caffè Greco, biến nơi đây trở thành một trong những quán cà phê nổi tiếng tại Ý lúc bấy giờ. Theo nghĩa đó, Goethe đã góp phần quan trọng vào sự hình thành xã hội cà phê tại Châu Âu. Ngày nay tại Antico Caffè Greco, người ta còn treo một bức ảnh vẽ chân dung
58 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Johann Wolfgang von Goethe như niềm tự hào khi là nơi vị văn hào vĩ đại của nước Đức ghé thăm.
Và minh chứng cà phê là nguồn năng lượng tỉnh thức của nhân loại
Johann Wolfgang von Goeth uống cà phê mỗi ngày. Thói quen này khiến ông cảm thấy tỉnh táo, hạnh phúc và tập trung hơn trong công việc lẫn cuộc sống. Loại cà phê mà ông ưa thích chính là cà phê mocha Ả Rập. Thậm chí, Johann Wolfgang von Goethe còn thích tự chưng cất cà phê.
Tình yêu đặc biệt đối với cà phê đã thôi thúc sự tò mò của Johann Wolfgang von Goethe về cấu tạo thành phần thức uống kỳ diệu này, rằng tại sao khi con người uống cà phê lại cảm thấy tỉnh táo, tập trung và hạnh phúc đến vậy. Trong tín ngưỡng của người Ethiopia, cà phê được xem là quà tặng của Thượng đế, nhưng cà phê cũng từng bị người dân châu Âu từ chối đến mức một số nước đã ra lệnh cấm sử dụng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự tò mò đến yêu thích của Johann Wolfgang von Goethe thúc đẩy ông phải dày công nghiên cứu. Ông đã gửi “đề
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 59
tài nghiên cứu” này cho chính người bạn thân của mình - nhà hóa học Friedlieb Ferdinand Runge để tìm lời giải đáp.
Sau khi nhận được túi cà phê từ Goethe, Friedlieb Ferdinand Runge đã bắt tay ngay vào hành trình khám phá công năng diệu kỳ của hạt cà phê bằng cách phân tách chúng. Từ những hạt mocha Ả Rập, ông cô lập và tinh chế được thứ bột màu trắng, đắng, không mùi và gọi là caffeine. Không chỉ mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho não bộ, caffeine còn là một dược phẩm cho ngành y tế với những công dụng điều trị các bệnh tim mạch, đường huyết,...
Kết thúc công trình khám phá khởi xuất từ tình yêu đặc biệt của Johann Wolfgang von Goethe dành cho cà phê, lần đầu tiên trong lịch sử, cà phê đã minh chứng công dụng tuyệt vời của mình với công chúng theo cách khoa học thực nghiệm. Nếu trước đây, con người đón nhận cà phê như món quà của Thượng đế, thì nay tiếp nhận cà phê thông qua góc nhìn khoa học. Cà phê chính là thức uống tuyệt vời khiến cho con người luôn cảm thấy tỉnh thức, tập trung và hạnh phúc.
60 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ VÀ GIẤC MƠ MỸ
Cà phê, trà và chocolate được đưa vào Mỹ gần như đồng thời. Thế nhưng, người Mỹ đã chọn cà phê là thức uống của tinh thần yêu nước, tinh thần thượng tôn tự do, đồng thời hiện thực hóa giấc mơ Mỹ.
“Uống cà phê là yêu nước”
Kể từ khi Christopher Columbus (1451-1506) phát hiện ra châu Mỹ, những cuộc di dân đến “Tân thế giới” diễn ra một cách ồ ạt. Làn sóng di dân mang theo văn hoá khắp thế giới đến vùng đất này.
Những quán cà phê đầu tiên ở Mỹ do người Anh thành lập, đậm dấu ấn hàng quán cà phê truyền thống của Anh - một nơi chốn hàn lâm được tôn vinh là “Trường đại học một hào - Penny Universities”. Bên tách cà phê là những cuộc tranh luận về các vấn đề thời đại. Khách hàng đến quán cà phê Mỹ phần lớn là nhà hàng hải, nhà thám hiểm, thương gia và sĩ quan, binh lính… Vì vậy,
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 61
hàng quán cà phê tại Mỹ đã ảnh hưởng đến đời sống xã hội theo cách khác biệt. Nếu ở Anh, quán cà phê khởi sự cho thời đại khai sáng và cuộc cách mạng khoa học, thì ở Mỹ, quán cà phê là nơi trỗi dậy cuộc cách mạng giành quyền tự chủ, tự do cho dân tộc.
Thế kỷ 17, 18, Mỹ là thuộc địa của người Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và Anh. Quốc gia này là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các đế quốc thực dân. Sau khi người Anh bành trướng thế lực tại Mỹ, họ đã áp đặt thuế triệt để vào ngành thương mại, đặc biệt là các mặt hàng nhập khẩu từ mẫu quốc nhằm gia tăng nguồn thu. Người Mỹ nhận ra rằng, nếu mất đi quyền tự chủ về kinh tế, lâu dần sẽ tổn hại tới tất cả các quyền tự do của quốc gia.
Green Dragon Tavern, một quán cà phê mở trong trung tâm thương mại của Boston vào năm 1697 được gọi là Trụ sở của Cách mạng. Đây là nơi những người yêu tự do và tướng lĩnh Cách mạng Mỹ bàn về thiết chế của một nền dân chủ, độc lập. Những tổ chức chính trị quan trọng như Freestyleons, Sons of Liberty, Boston Caucus, Ủy ban thư tín (Committees of Correspondence)
62 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
kết nối tại quán cà phê Green Dragon Tavern và đưa ra kế hoạch Bữa tiệc trà - Boston Tea Party vào năm 1773.
Khi công dân Boston ném hàng tấn trà xuống biển để phản đối các chính sách chuyên chế của Anh, họ cũng đồng thời kêu gọi người Mỹ sử dụng cà phê như thức uống đại diện cho tinh thần yêu tự do, khẳng định tính chủ quyền của người Mỹ.
Sau sự kiện Boston Tea Party, cà phê được xem là “vua trên bàn ăn Mỹ”. Hàng quán cà phê mở rộng chức năng và trở thành không gian giao dịch kinh doanh, hội nghị chính trị, nhà hát kịch, hòa nhạc, triển lãm và những hoạt động văn hóa xã hội khác. Quán cà phê Exchange Coffee House ở Quảng trường Quốc hội (Congress Square) là sàn giao dịch thương mại quan trọng vào đầu thế kỷ 19 và là biểu tượng tham vọng của ngành thương mại Boston. Quán Tontite Coffee House tại New York là phiên bản đầu tiên của Sàn giao dịch chứng khoán New York. Những quán cà phê ven sông Mississippi thuộc New Orleans như Maspero Coffee House, Café du Monde, Café Au Lait, Royal Blend, CC’s Coffee House… là nơi thực hiện hầu hết giao dịch giữa các doanh nghiệp lớn trong thành phố. Sở giao dịch chứng khoán Philadelphia có nguồn gốc từ hoạt động tài chính tại quán cà phê London Coffee House phố Market Street.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 63
Quán cà phê được lựa chọn là nơi khởi sự kinh doanh không đơn thuần vì thức uống chống lại trà của Anh mà vì khao khát muốn khẳng định mình. Những người di cư đến Mỹ phần lớn thuộc tầng lớp xã hội thấp, họ rũ bỏ quá khứ, khảm sâu vào tâm trí một khát vọng về sự giàu có, quyền lực và sự vĩ đại.
Quan niệm sống thân lập thân - self made man của người Mỹ có hàm ý vận mệnh là kết quả của nỗ lực cá nhân. Vì thế, mỗi người tự khơi dậy tia sáng của sự sáng tạo để đổi mới chính mình. Cà phê và hàng quán cà phê trở thành xúc tác quan trọng để kích hoạt và thăng hoa sáng tạo. Những trao đổi bên ly cà phê mang tính trí tuệ và đa chiều, hỗ trợ cho việc xác định phương hướng nhân sinh phù hợp để hành động mang lại hiệu quả tốt. Cũng chính lẽ đó, quán cà phê không chỉ là nơi gặp gỡ, mà là nơi đại diện cho khát vọng lớn, nơi con người đặt niềm tin và tìm kiếm đường hướng thay đổi cuộc đời.
Cà phê trên hành trình hoàn thiện “tân thế giới”
Sau khi giành được tự do, người Mỹ tiếp tục mưu cầu thiết lập bản sắc riêng để thực sự là một quốc gia. Lớp người định cư đầu tiên ở Đông Mỹ đã hành động và suy nghĩ như người châu Âu. Những nhà lãnh đạo quốc gia nhận thức rằng cần thiết lập tự do bằng cách giải phóng người Mỹ khỏi tư duy châu Âu.
Năm 1893, nhà sử học Frederick Jackson Turner công bố “Luận văn biên cương” nhấn mạnh rằng tính cách Mỹ được tạo thành từ Biên giới Mỹ (bao gồm địa lý, lịch sử, văn hóa Mỹ). Phải chinh phục những vùng đất chưa phát triển, xác lập “Tân thế giới”. Ý tưởng của Turner truyền cảm hứng khởi xướng cuộc đại khai phá nhiều biên giới như sông Mississippi, Đại Bình nguyên Bắc Mỹ (Great Plains), Dãy Rocky, Tây Nam Mỹ, Tây duyên hải, Hawaii… đặc biệt tập trung vào “Miền viễn Tây hoang dã”.
Những người tiên phong đến miền Tây mang theo hạt cà phê bên mình để duy trì sức mạnh tinh thần vượt mọi thử thách. Họ đi từng đoàn. Giữa những quãng dừng tái tạo năng lượng và những lúc thay nhau canh gác vào buổi tối, họ cho cà phê trực tiếp vào
64 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
ấm và đun sôi trên bếp lửa. Họ ngồi bên nhau, kể chuyện hoặc chia sẻ những ý tưởng mới. Cách thưởng thức cà phê này cho đến nay vẫn được gìn giữ như truyền thống văn hóa cà phê kiểu Mỹ và được gọi là Cowboy Coffee.
Theo đoàn viễn chinh, hàng quán cà phê cũng được hình thành trên những vùng đất mới. Mang phong cách phóng khoáng, đa văn hóa, quán cà phê là nơi những người xa lạ đang đi tìm giấc mơ cuộc đời quần tụ lại. Để cảm thấy mình thuộc về cộng đồng, chung chí hướng và giúp đỡ nhau để cùng tồn tại, phát triển.
Các quán cà phê trên đường State Street (Chicago) phát triển âm nhạc jazz, blues, rock... Quán cà phê Mountain Moving Coffeehouse (Chicago) đại diện cho tư duy bình đẳng giới. Các tổ chức Studio Watts, Hội Nhà văn Watts, Hiệp hội Westminster trình diễn tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu, phim ảnh tại quán cà phê Watts Coffee House và Watts Happening Coffee House (Los Angeles). Môi trường sáng tạo này là tiền đề thành lập Học viện văn hóa và nghệ thuật Mafundi - trung tâm giáo dục ý thức cộng đồng thông qua kịch và phim ảnh.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 65
Quán cà phê từ trung tâm sinh hoạt cộng đồng trở thành trung tâm giáo dục, nơi gặp gỡ của các chuyên gia. Những ý tưởng được đưa vào kế hoạch kinh doanh, những chính sách và lý tưởng mới được phổ biến. Những phát minh mới dẫn đến việc tạo ra các ngành công nghiệp mới và tăng trưởng kinh tế. Năm 1968, Công ty Texas Coffee sản xuất thành công cà phê đóng gói trong bao bì chân không, khởi đầu cuộc cách mạng ngành cà phê công nghiệp tại Mỹ. Ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood, thung lũng Silicon, ngành công nghiệp hàng không vũ trụ dần hình thành trên miền đất từng là nơi hoang dã. Và nước Mỹ thực sự tách khỏi tư duy châu Âu, từ quốc gia thuộc địa vươn lên siêu cường trong nhiều lĩnh vực.
American Dream - Giấc mơ Mỹ là giấc mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn, giàu có hơn. Là niềm tin về sự tự do, cho phép tất cả các công dân không phân biệt bản địa hay thường trú nhân đều có cơ hội lựa chọn và quyết định cho số phận chính mình, tự khẳng định mình trong nỗ lực và sáng tạo. Từ thời khai quốc mưu cầu cuộc sống tự do, và sau đó là khát vọng tạo nên tầm vóc vĩ đại cho dân tộc, cho quốc gia, cà phê đã luôn được lựa chọn như thức uống của tinh thần Mỹ, biểu đạt khát vọng sống hướng về tương lai hạnh phúc cho tất cả con người.
66 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 67
68 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
BENJAMIN FRANKLIN
“TRONG VÔ SỐ NHỮNG ĐIỀU XA XỈ, CÀ PHÊ CÓ GIÁ TRỊ NHẤT”
Lịch sử cận đại đã thực chứng, cà phê và hàng quán cà phê theo cách âm thầm hoặc công khai vẫn luôn xuất hiện như chất xúc tác quan trọng thúc đẩy những tư tưởng lớn ra đời.
Giấc mơ đổi đời từ nền tảng tri thức
Benjamin Franklin (1706 - 1790) được biết đến là một trong “những người cha sáng lập của Hoa Kỳ”, người có công lớn trong quá trình thúc đẩy sự thống nhất các thuộc địa Mỹ. Benjamin Franklin cũng được người Mỹ tôn vinh là “Hình mẫu vĩ đại nhất của người Mỹ”. Chính ông đã khơi dậy tâm thế thân lập thân - self made man, một quan điểm sống truyền thống của người Mỹ, được hiểu là số phận mỗi người là kết quả của sự tự phấn đấu và sáng tạo cá nhân.
Benjamin Franklin là con thứ 15 trong một gia đình nghèo, chỉ được chính thức đến trường trong hai năm, mặc dù vậy, Benjamin Franklin đã trở thành nhà khoa học, nhà văn, triết gia, chính trị gia tài ba. Ông không phải là người đầu tiên từ nghèo khó vươn lên đạt thành tựu lớn, nhưng chưa có ai trong lịch sử nước Mỹ xuất phát điểm quá thấp mà đạt thành công cao tột bậc như vậy.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 69
Chìa khóa dẫn tới thành công của Benjamin Franklin không gì khác ngoài quyết tâm theo đuổi đức hạnh toàn diện và biến tham vọng của mình thành hiện thực. Năm 12 tuổi, sau khi đã nghỉ học, Benjamin Franklin làm việc trong xưởng in để phụ giúp gia đình. Từ đây ông bắt đầu hành trình tự học bằng cách tranh thủ đọc tất cả sách được đưa tới nhà in. Nhờ vậy ông thành thạo nhiều môn như đại số, hình học, văn phạm, luận lý, các môn vật lý và khoa học tự nhiên. Cũng trong giai đoạn này ông tiếp cận các bài viết trên The Spectator - tạp chí khai sáng nước Anh, phát hành chủ yếu trong hàng quán cà phê. Benjamin Franklin vô cùng tâm đắc với luận điểm tư tưởng của các triết gia khai sáng và dần hình thành ý niệm về giấc mơ đổi đời.
Năm 1726, chỉ mới 20 tuổi, Benjamin Franklin đã đặt mục tiêu cao cả nhất của cuộc đời: trở thành một người đàn ông tốt và hạnh phúc. Ông một mình đến Pennsylvania - nơi khởi nguồn nền dân chủ Mỹ hiện đại. Tại đây ông thành lập nhóm Junto bao gồm những người “Có chung tinh thần học hỏi và khao khát cải thiện bản thân”. Nhóm Junto góp sách đọc chung và thay nhau thuyết trình về các vấn đề luân lý, chính trị, khoa học hàng tuần ở quán cà phê London Coffee House. Nhờ việc thảo luận này mà các hội viên đều tiến bộ về tri thức lẫn tư duy. Hơn nữa, số lượng sách được thành viên sưu tập ngày càng lớn. Nhận thấy ı́ch lợi mở mang trí tuệ của việc đọc sách, năm 1730, Benjamin Franklin cùng Junto thành lập Thư viện Philadelphia (Library Company of Philadelphia). Đây là thư viện đầu tiên tại Bắc Mỹ, mở đầu cho phong trào xây dựng thư viện sau này. Chính nhờ sách từ thư viện mà người dân Philadelphia thời đó có trình độ văn hóa cao hơn các vùng kế cận.
Nếu chỉ đọc sách thì Benjamin Franklin chưa hẳn thành công tột bậc. Ông luôn khẳng định, muốn trở thành hình mẫu bản thân tốt nhất cần phải ứng dụng tri thức, luyện tập các phẩm chất đạo đức toàn diện. Ông soạn hẳn 13 đức tính và một kế hoạch tu rèn bản thân. Dù nhận rõ con đường thay đổi hành vi lối sống có đầy khó khăn ông vẫn cam kết thực hành suốt đời với những giá trị do chính mình đã chọn.
70 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Năm 1743 Benjamin Franklin thành lập Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ - một tổ chức bác học lâu đời nhất ở Hoa Kỳ nhằm tiếp tục sứ mệnh “thúc đẩy sự hiểu biết về khoa học và nhân văn”. Hội Triết học Hoa Kỳ, quy tụ những nhân vật kiệt xuất như George Washington, Thomas Jefferson, John Dickinson,… Vì chú trọng đến thế hệ rường cột quốc gia, Benjamin Franklin đề xướng giáo dục thanh niên, hỗ trợ thành lập Học viện Philadelphia mà sau này là trường Đại học Pennsylvania, xuất bản Công báo Pennsylvania, niên giám “Poor Richard’s Almanac” và thành lập một mạng lưới báo chí liên thuộc địa… toàn bộ phục vụ cho công cuộc khai sáng dân trí.
Thay đổi để vĩ đại
Từ giữa những năm 1750 đến giữa những năm 1770, Benjamin Franklin đã dành phần lớn thời gian của mình du hành đến các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Đức. Trong chuyến đi này, ông tha thiết giành quyền tự do cho các thuộc địa Mỹ. Với trí tuệ tinh thông trên nhiều lĩnh vực, Benjamin Franklin nhanh chóng kết thân với giới trí thức khai sáng và trở thành nhân vật quan trọng
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 71
trong các hội khoa học lẫn triết học. Ông là thành viên của Câu lạc bộ Honest Whigs, Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia (RSA), Hội Tam Điểm - Freemasonry. Đây là những hiệp hội trí thức nòng cốt trong thời đại khai sáng Anh, thường hội họp tại các quán cà phê quận Covent Garden, London. Tại Pháp, Benjamin Franklin tham gia thảo luận với các chính khách, học giả, những nhà cải cách tại quán Procope Café. Ông tiếp cận tinh thần cách mạng Pháp và hình thành ý tưởng về Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Cũng tại Procope Café, Benjamin Franklin soạn Bản Hiệp ước Liên minh Pháp - Mỹ năm 1778 chuẩn bị cho cuộc cách mạng giành lại tự do cho nước Mỹ.
Benjamin Franklin từng thốt lên “Tôi yêu tất cả những người lương thiện mà tôi gặp ở quán cà phê”. Bởi từ hàng quán cà phê ông được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ, định hình rõ cách thức thực hiện giấc mơ Mỹ. Cũng vì nhận rõ ích lợi của cà phê trong việc tỉnh thức, đổi thay phẩm hạnh con người, Benjamin Franklin đã đặt biệt quy định cà phê là thức uống cấp thiết không thể thiếu.
72 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Nhận định rằng tri thức rất quan trọng để tạo nên sức mạnh cho các thuộc địa. Đặc biệt cần những diễn đàn thảo luận chính trị nhằm tạo nên giới tinh hoa hiện thực hóa giấc mơ Mỹ, sau khi từ châu Âu trở về, Benjamin Franklin chủ trương ủng hộ các hoạt động phổ biến tri thức và giáo dục đức hạnh tại quán cà phê. Chính trị gia, thương nhân và cả công nhân đều có thể tiếp cận những tư tưởng chính trị được tập hợp thông qua sách, báo chí phát hành tại quán cà phê. Những người không biết đọc cũng được giáo dục bằng những bài thuyết giảng và những cuộc tranh luận trong quán cà phê.
Khi trí tuệ cộng đồng phát triển, người Mỹ nhận thức rõ ràng về “Giấc mơ Mỹ” với lý tưởng bất kỳ ai cũng có cơ hội đạt được cuộc sống tự do và hạnh phúc. Sự xuất hiện của một tầng lớp ưu tú nhìn nhận rõ vai trò của mỗi cá nhân với vận mệnh dân tộc đã không chịu số mệnh thuộc địa. Họ dần nỗ lực tham gia vào các hoạt động phát triển các lĩnh vực chủ chốt tạo nên quyền lực quốc gia như kinh tế, văn hóa, hoạch định chính sách chính trị… Sự đồng quy tư tưởng này cuối cùng dẫn đến cuộc Cách mạng Mỹ với phần lớn lực lượng là những thanh niên dám nghĩ dám làm, yêu bình đẳng và mang theo niềm tin cố hữu vào cơ hội làm cho nước Mỹ trở nên vĩ đại.
Benjamin Franklin được người Mỹ tôn kính không chỉ vì vai trò của ông trong quá trình giành tự do cho Mỹ, trên hết vẫn là những nỗ lực của ông để trở thành con người tốt hơn. Ông tự học để trở thành một triết gia, nhà văn, nhà khoa học, chính trị gia. Đồng thời, ông tự rèn thân tâm trí để có được những phẩm tính mà bản thân chọn lựa, từ đó từng bước tiến đến vinh quang tột bậc. Benjamin Franklin cho rằng “Không có cuộc sống tốt nếu không có thức uống tốt”, thế cho nên, lựa chọn cà phê là thức uống yêu thích và hàng quán cà phê là không gian giáo dục đã góp phần mang lại thành công cho chính ông và những người Mỹ theo đuổi giấc mơ Mỹ.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 73
74 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
THOMAS JEFFERSON
“CÀ PHÊ - THỨC UỐNG YÊU THÍCH CỦA THẾ GIỚI VĂN MINH!”
Người Mỹ nhận mình là quốc gia Cà phê - Caffeine Nation. Cà phê được xem là năng lượng cần thiết cho tiến trình thay đổi quan niệm sống và lối sống nhằm tạo dựng cuộc sống mới.
Tìm kiếm hình hài thế giới văn minh từ quán cà phê
Thế kỷ 17, các cường quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha lần lượt thành lập bang thuộc địa tại châu Mỹ nhằm thực dân hóa, biến châu Mỹ thành thuộc địa. Thời kỳ đầu, châu Mỹ là xã hội thử nghiệm lý tưởng Khai sáng của châu Âu với hệ tư tưởng chủ nghĩa nhân văn, tự do và dân chủ. Cho đến khi người Anh bành trướng thế lực tại châu Mỹ, họ bộc lộ tham vọng khai thác triệt để nền kinh tế thuộc địa bằng chính sách kiểm soát thương mại, chế độ nô lệ, bóc lột…
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 75
Mỹ vốn là vùng đất trước đó không bị áp đặt bởi một định chế xã hội nào, và sau đó được ảnh hưởng tư tưởng khai phóng, tự do. Do đó, chính sách cai trị của Anh đã tạo ra xung đột về quyền con người và quyền dân tộc. Anh quốc cho rằng Mỹ là thuộc địa và được sử dụng để phục vụ cho quyền lợi người Anh. Người Mỹ khẳng định họ xứng đáng được sống với đầy đủ sự tự do và bình đẳng, họ không được tạo ra để phục tùng. Các nhà tư tưởng, triết gia, chính khách,… bắt đầu thúc đẩy tiến trình thiết lập thể chế chính trị và xã hội đạo đức văn minh cho người Mỹ, nước Mỹ.
Những nhà lập quốc Benjamin Franklin, Thomas Jefferson, James Madison, George Washington… đẩy mạnh quảng bá tư tưởng tiến bộ của phong trào Khai sáng, đặc biệt là quan điểm “Theo đuổi hạnh phúc bằng cách thực hành lý trí và chân lý”. Benjamin Franklin, George Washington và Thomas Jefferson vốn là thành viên Freemasons - Hội những người hành động vì sự tiến bộ nhân loại, bắt nguồn từ các quán cà phê ở Anh vào đầu thế kỷ 18 - đã ứng dụng thành công việc tổ chức các buổi diễn thuyết ở hàng quán cà phê. Từ đây, những tác phẩm khai sáng có ảnh hưởng lớn như “Khế ước xã hội” của Jean-Jacques Rousseau, “Nhận thức luận”, “Con đường của trí tuệ” của John Locke… phổ biến rộng rãi khắp 13 thuộc địa.
Hàng quán cà phê mang dấu ấn lịch sử nước Mỹ như Green Dragon, Union Oyster House, The Crown Coffee House, North End (Boston), Merchants Coffee House, King’s Arms (New York), London Coffee House, Ye Coffee House (Philadelphia)… là trung tâm phong trào Khai sáng Mỹ. Những triết gia, các nhà tư tưởng cách mạng, những con người yêu tự do gặp gỡ thảo luận về công lý và quyền bình đẳng cá nhân, khuyến khích xây dựng chính phủ văn minh với hiến pháp đảm bảo quyền tự do cho mọi công dân.
Những học thuyết nền tảng xây dựng xã hội văn minh được thảo luận trong hàng quán cà phê ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng những nhà lập quốc. Benjamin Franklin soạn thảo “Luận án về tự do và sự cần thiết”, John Adams viết “Suy nghĩ về chính phủ”, Thomas Paine viết “Ý thức chung”, “Quyền của con người”,
76 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Jonathan Edwards soạn thảo “Tự do ý chí”… làm rõ hơn về thế giới văn minh mà Mỹ khao khát hiện thực hóa. Điều này cuối cùng thúc đẩy cách mạng chính trị ở Mỹ thời kỳ đầu.
Quán cà phê City Tavern lâu đời và nổi tiếng nhất Philadelphia là nơi gắn liền với những sự kiện quan trọng trong lịch sử hình thành nước Mỹ. Năm 1774, Quốc hội Lục địa đầu tiên tổ chức cuộc họp tại City Tavern nhằm chống lại sự áp bức của nước Anh. Tháng 6 năm 1776, Thomas Jefferson cùng với John Adams, Benjamin Franklin, Roger Sherman và Robert Livingson thảo luận liên tục trong nhiều ngày để soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập với thông điệp thể hiện các lý tưởng của Hoa Kỳ “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đây là sự kiện mà người Mỹ gọi là định mệnh. Không chỉ một quốc gia mới được sinh ra, mà còn là một xã hội mới theo các nguyên lý cộng hòa đang được hình thành.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 77
Bên tách cà phê kiến tạo cuộc sống
Khai sinh chính phủ mới, người Mỹ tiếp tục xây dựng khung pháp lý cho những lý tưởng đã được trình bày trong bản Tuyên ngôn Độc lập. Cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, Mỹ trải qua “thời đại cải cách”. Hàng chục nghìn người Mỹ tham gia các phong trào sáng tạo nhằm nâng cao vị thế chính trị, kinh tế và xã hội Mỹ. Họ nhiệt thành bày tỏ niềm tự hào và lòng yêu nước bằng cách sử dụng và trưng bày những biểu tượng quốc gia như hình ảnh những nhà lập quốc, đại bàng đầu trắng và phổ biến văn hóa cà phê như thức uống đại diện cho tinh thần yêu nước. Mức tiêu thụ cà phê trung bình tăng từ 3 pound mỗi năm lên 5.5 pound trong năm 1850 và 8 pound trong năm 1859.
Đặc biệt, để thực sự thoát khỏi lệ thuộc vào Anh, chính phủ mới đẩy mạnh phát triển nền kinh tế. Trong thời kỳ này, cà phê đã được người Mỹ vinh danh là “vua trên bàn ăn”. Hàng quán cà phê tiếp tục đóng vai trò là trung tâm kinh tế và là phòng làm việc của người Mỹ.
Tại phố Wall (New York), một nhóm các thương gia nổi tiếng đã tổ chức các giao dịch tài chính trên tầng hai quán cà phê Tontine Coffee House. Hoạt động này là tiền thân dẫn đến sự ra đời Sàn Giao dịch Chứng khoán New York. Quán cà phê Exchange Coffee House (Boston) được xây bằng đá cẩm thạch cao chọc trời, là hiện thân trí tưởng tượng vượt thường của người Mỹ. Trong 9 năm hoạt động, Exchange Coffee House đóng vai trò là trung tâm tài chính của Boston đồng thời cũng là điểm tổ chức các hội nghị cấp cao của giới chính khách.
Quán cà phê Concert Hall (Boston) là nơi tổ chức nhiều cuộc họp chính thức của Freemasons và Hiệp hội Cincinnati (bao gồm các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị đương thời). Niblo’s Garden từ một quán cà phê đã được chuyển đổi thành khu phức hợp giải trí của New York, đây là nơi biểu diễn vở nhạc kịch Broadway đầu tiên ở Mỹ. Đến giữa thế kỷ 19, Niblo’s Garden là nhà hát hiện đại bậc nhất New York. Từ những cuộc thảo luận trong hàng quán cà phê, Câu lạc bộ Siêu Hình khai sinh Chủ nghĩa Thực dụng, Câu
78 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
lạc bộ Triết học St. Louis phát triển Chủ nghĩa Duy tâm của Đức và Chủ nghĩa Siêu việt với trọng tâm là biến suy nghĩ thành hành động.
Thế kỷ 19, sự thay đổi lớn về trí tuệ đã đưa Mỹ trở thành quốc gia đi đầu trong các lĩnh vực triết học đạo đức, cải cách giáo dục, khoa học và đáng chú ý nhất là triết học chính trị. Lượng cà phê nhập khẩu vào Mỹ chiếm khoảng một phần ba cà phê trên thế giới vào năm 1876. Châu Âu cũng phải thừa nhận Mỹ là Cộng hòa huyền thoại - Fabled Republic.
Sức ảnh hưởng của cà phê và hàng quán cà phê đã vượt qua một dạng thức uống và không gian đàm thoại, năm 1824, Thomas Jefferson khẳng định: “Cà phê - thức uống yêu thích của thế giới văn minh!”. Trước đó, năm 1721, nhà triết học chính trị Montesquieu cũng nhận định “Cà phê có khả năng làm động não và quán cà phê là không gian đàm luận thức tỉnh những quyền mà nhiều người dân mong muốn”. Rõ ràng, sự xuất hiện của cà phê và hàng quán cà phê mang đến phương thức tư duy và hành động kiến tạo, là khởi nguyên của tiến trình định hình xã hội văn minh.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 79
80 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI