🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Cà Phê Triết Đạo I
Ebooks
Nhóm Zalo
LỜI NÓI ĐẦU
Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam - một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.
Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.
Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!
Người Nhật đã làm được!
Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!
TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN LEGEND
MỤC LỤC
Cà phê - Thức uống của thời kỳ Khai sáng............................... 07 Cà phê nhìn từ văn hóa, văn minh ............................................ 10 Cà phê - Nguồn gốc khởi sinh .................................................. 14 Cà phê và hành trình chinh phục toàn cầu ................................ 17 Con người cà phê ...................................................................... 20 Xã hội cà phê ............................................................................ 22 Khát vọng thịnh vượng từ vùng đất khởi sinh cà phê............... 25 Nghi lễ cà phê của người Ethiopia............................................ 28 Văn minh cà phê Ottoman - Di sản văn hóa nhân loại ............. 32
Cà phê trong tiến trình phát triển cực thịnh
của đế chế Ottoman................................................................... 35 Văn minh cà phê Ottoman - Hơn cả một thức uống ................. 39 Cà phê chinh phục châu Âu ...................................................... 43 Cà phê tỉnh thức nhân tình: Đẳng cấp Pháp.............................. 47
Cà phê tỉnh thức nhân tình: Không gian cà phê
trong “Những năm tháng thét gào”........................................... 51
Napoléon Bonaparte: “Cà phê làm cho tôi thức tỉnh và mạnh mẽ phi thường”........................................................... 57
Nhà tư tưởng Voltaire và những khai sáng
bên tách cà phê.......................................................................... 63
Đại văn hào Honoré de Balzac: “Khi tôi uống cà phê, các ý tưởng xuất hiện” .............................................................. 70
Triết gia Jean-Jacques Rousseau và khát vọng xã hội “người được là Người” ............................................................. 76
Cà phê tỉnh thức nhân tình: Phong cách Ý ............................... 82 Cà phê phong cách Ý từ tách Espresso đến ấm Moka.............. 87 Hàng quán cà phê - niềm kiêu hãnh nước Ý............................. 93
Nhân sinh quan trong một tách cà phê Ý.................................. 98 Hiểu về một tách Cappucino................................................... 104 Cappucino - Vẻ đẹp của sự sáng tạo....................................... 110
Triết gia Carlo Goldoni và tinh thần thời đại
khởi xướng từ hàng quán cà phê............................................. 116 Il Caffè - Diễn ngôn của giới trí thức khai sáng...................... 122
Đại văn hào Gasparo Gozzi: “Quán cà phê
là tổ chức văn hóa đặc biệt”.................................................... 128 Cà phê và những “Thanh niên Italia” thống nhất nước Ý....... 134 Cà phê và giấc mơ Ý............................................................... 140 Cà phê tỉnh thức nhân tình - Tâm thức Viên........................... 146
Cà phê và tinh thần chiến binh
của người hùng Jerzy Franciszek Kulczycki .......................... 151
Wolfgang Amadeus Mozart và tình yêu cà phê
của một thiên tài âm nhạc ....................................................... 156
Quán cà phê - chốn khai mở tư tưởng thời đại
của Sigmund Freud ................................................................. 162
Hàng quán cà phê trong cuộc cách mạng
“Văn hóa hồn người”.................................................................. 168
Danh họa Oskar Kokoschka
và trào lưu biểu hiện khởi xướng từ quán cà phê ..................... 174
Quán cà phê văn học trong tiến trình tái cấu trúc
tư tưởng thời đại...................................................................... 178
Đại văn hào Peter Altenberg
- quán cà phê thăng hoa số phận đời người ............................ 184
Triết gia Ludwig Wittgenstein
và triết học thông qua thưởng lãm cà phê............................... 190 Cà phê Tâm thức Viên - di sản văn hóa phi vật thể ................ 196 Hàng quán cà phê và hào khí dân tộc Hungary ...................... 202
CÀ PHÊ
THỨC UỐNG CỦA
THỜI KỲ KHAI SÁNG
Thế kỷ 18, cà phê đã tham gia một trong những bước ngoặt quan trọng của lịch sử thế giới - cuộc đại Cách Mạng Công Nghiệp. Hơn nữa còn trở thành thức uống thúc đẩy tư duy sáng tạo trong thời kỳ khai sáng.
Hơn 10 thế kỷ của đêm dài mộng mị
Khi nhắc tới thời kỳ Trung cổ, nhiều sử gia gọi nó là “Thời kỳ đen tối”, “Đêm trường Trung cổ”, “Thời kì của sự ngu dốt và mê tín”… Một xã hội bị thống trị bởi sự bất ổn. Nạn đói, dịch bệnh, mê tín lan tràn khắp nơi.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 7
Sự sợ hãi và lo lắng lên đến đỉnh điểm. Bên cạnh đó là bạo lực liên miên khiến con người trở nên hung dữ. Thanh niên có thể là những chiến binh dày dạn, nhưng dễ bị kích động, dễ trầm uất. Cuộc sống lúc nào cũng đầy trắc trở.
Thời đại này, thức uống phổ biến nhất là bia, với giá chỉ 1 xu một gallon (4,5 lít). Trung bình mỗi người dân Tây Âu, từ thế kỷ XI đến XVII tiêu thụ không dưới 3 lít bia mỗi ngày, ngay từ trong bữa sáng.
Tỉnh thức kiến tạo cuộc sống
Thế kỷ 17, cà phê du nhập vào Châu Âu. Từ đây, người Châu Âu nhanh chóng khám phá ra lợi ích về mặt xã hội cũng như dược năng của “thức uống Ả Rập”. Tầng lớp tư bản phôi thai hiển dương cà phê như thức uống của “nhân văn thời đại”, là nguồn năng lượng cho các phong trào tri thức.
Cuộc cách mạng tri thức đã khởi nguồn cho thời kỳ Khai sáng và cuộc cách mạng đại công nghiệp trong suốt thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.
8 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Với phương thức
lao động đó, cà phê
mang đến sự tỉnh
thức cho một Châu
Âu đang đắm mình
trong men bia, cũng
như mang đến chất
xúc tác sáng tạo,
thăng hoa trí tuệ
cần thiết để kiến
tạo môi trường xã
hội tri thức. Một
xã hội lý tính, khoa
học, hiểu biết có
hệ thống về các
quy luật tự nhiên…
nhằm tiến hành các
quy trình và những
giải pháp thực thi
mới trong lao động. Bên cạnh đó, cà phê giúp người lao động tỉnh táo, mang lại năng suất và tần suất lao động tối đa, góp phần hợp lý hóa tổ chức lao động phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp.
Cà phê dần thay thế bia trở thành thực phẩm chính và được tư bản Châu Âu vinh thăng như thức uống giúp con người cởi trói xiềng xích và tạo tác sự tự do cho bản thân. William Ukers đã viết trong cuốn All about Coffee “Nó là thứ thức uống cấp tiến nhất thế giới, vì tác dụng của nó là khiến con người luôn phải tư duy”.
Thế kỷ 19, nhu cầu cà phê tăng mạnh trên khắp châu Âu. Cà phê nhanh chóng trở thành mặt hàng quốc tế mà trong suốt cuối thế kỷ 19, cà phê đã hoàn toàn chuyển dịch nền kinh tế, sinh thái và chính trị của Châu Âu.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 9
CÀ PHÊ
NHÌN TỪ VĂN HÓA, VĂN MINH
Thấu đạt được cái “hồn” và cái “thần” của cảnh giới bao quanh thì mới quán triệt được ý nghĩa của hành động và của cuộc sống. Nhìn theo chiều hướng đó mới rõ được vai trò không thể không có của “Triết Đạo Nhân Sinh”.
Nếu phương Đông có “trà đạo” và cả “tửu đạo” thì phương Tây lại có “văn minh cà phê,”, “văn hóa rượu” và cả “tâm thế dầu hỏa”. Nhưng ngày nay, trong diễn trình thoái hóa của “tâm thế dầu hỏa” - khởi nguyên từ chiều hướng thoái vị của “kinh tế khoáng sản” trước viễn cảnh đăng quang ngày càng rõ nét của Kinh Tế Xanh - “văn minh cà phê” của trời Tây đã tự vấn bản thân để tìm đường khải ngộ mới. Nói cho gọn, lan truyền dần như cùng lúc với hào khí của “Thời Khai Sáng” ở Tây Âu, cà phê đã đồng hành cùng với đại đa phần các xã hội Âu Mỹ trong suốt những chặng đường
10 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
lịch sử tìm kiếm và tạo dựng tương lai: chẳng vô cớ mà ngôn ngữ của trời Âu đã hiển dương những hình tượng động lòng nhân thế chẳng hạn như “Homo Coffea” (Con Người Cà Phê) hay “Société de Cafés” (Xã Hội của Quán Cà Phê) hoặc “Caffeine Nation” (Quốc Gia Kích Xúc Bởi Chất Caffeine).
Trong bối cảnh ấy, câu nói có phần quen thuộc ở ta là “đóng gói giá trị văn hóa vào cà phê…” dễ gây ngộ nhận. Bởi lẽ cách diễn đạt như trên đã vô hình trung làm như thể bản thân cà phê chẳng có một giá trị văn hóa gì, vì thế mà cần phải “đóng gói giá trị văn hóa vào”! Nào phải là vậy. Michel Angelo, nhà điêu khắc lừng danh kim cổ đã có cách nhìn khác, cô đọng trong những bút tích ngắn gọn để đời. Chẳng hạn “tôi nhìn thấy một thiên thần trong lòng của đá, và tôi chỉ việc dũa và mài đá để hình dáng thiên thần ấy hiện ra” hoặc “mỗi tảng đá đều chứa sẵn trong nội thân nó một bức tượng và vai trò của người điêu khắc là khai phóng bức tượng ấy”.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 11
Tiếp cận cà phê từ các tầm nhìn văn hóa, văn minh cũng phải thế: chẳng phải gượng ép lắp ghép những suy diễn chủ quan vào lĩnh vực cà phê để vinh thăng những điều mong muốn mà chính là khám phá và chứng giác những giá trị nhân văn của bản thân cà phê, trong suốt diễn trình lịch sử, từ khởi nguyên cho đến khi thành mặt hàng không chỉ là vào loại thông dụng nhất thế giới mà còn có chức năng tiên phong mở hướng cho xu thế “thương mại công bằng” nhắm đến “phát triển bền vững” ngày càng được nhìn nhận như mục đích tối thượng của nhân sinh trong xu thế đòi hỏi một “trật tự kinh tế - xã hội mới”.
Cách đặt vấn đề như trên đòi hỏi phương pháp tiếp cận vừa vĩ mô vừa vi mô, nghĩa là vừa đủ rộng để bao quát được sự tương thông giữa lịch sử phát triển của cà phê với diễn trình tiến hóa kinh tế - xã hội và cả chính trị của nhiều cộng đồng nhân sinh trên thế giới, lại vừa đủ chi li để thẩm thấu được sự phức hợp của các diễn trình tác động cùng lúc đến nhiều bình diện của đời sống con người, từ vật chất đến tâm linh.
12 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Phương pháp trên còn đòi hỏi cách phân giải vừa đồng đại vừa lịch đại, nghĩa là cần những lát cắt ngang và sâu trong kết cấu của thời đại để hiểu rõ những mối tương quan đa chiều giữa các sự kiện xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau và những lát cắt dọc và dài theo dòng lịch sử - cả xuôi lẫn ngược - để cặn kẽ được những nguyên nhân và hệ quả của các sự kiện.
Nói cho cùng, thấu đạt được cái “hồn” và cái “thần” của cảnh giới bao quanh thì mới quán triệt được ý nghĩa của hành động và của cuộc sống. Và cũng từ đấy mới ngộ tri được cứu cánh của hoạt động kinh tế, kinh doanh vốn chẳng phải đơn thuần chỉ là chuyện “buôn bán, làm ăn, tiền vào, đầu ra”. Bởi lẽ, cũng giống như ý niệm kinh tế trong “kinh bang tế thế” là “trị nước giúp đời” hay “kinh thế tế dân” là “trị đời giúp dân”, kinh doanh bao hàm hướng vọng “mở mang bốn cõi dọc ngang để lập nghiệp an cư” (theo nghĩa gốc, kinh là dọc và doanh là ngang). Nhìn theo chiều hướng đó mới rõ được vai trò không thể không có của “Triết Đạo Nhân Sinh” trong Kinh Tế và Kinh Doanh nói riêng cũng như trong việc Sống Làm Người nói chung.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 13
CÀ PHÊ
NGUỒN GỐC KHỞI SINH
Ngay từ khi xuất hiện, cà phê đã được xem là nguồn năng lượng sáng tạo, giúp con người tỉnh thức.
Và trong suốt diễn trình lịch sử, từ khởi nguyên cho đến khi thành mặt hàng thông dụng nhất thế giới, cà phê là thức uống không thể thiếu trong cuộc sống sáng tạo không ngừng của loài người, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của mỗi xã hội.
Món quà của thượng đế
Tương truyền, vùng Abyssinia cổ xưa mà nay gọi là Ethiopia - một trong những cái nôi của loài người cũng là nơi đầu tiên tìm thấy cây cà phê. Vào thế kỷ thứ 9, một cậu bé chăn dê ở vùng Kaffa thuộc lãnh thổ Ethiopia phát hiện đàn dê của mình sau khi ăn lá và quả của loài cây có hoa màu trắng, quả màu đỏ thì trở nên
14 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
hưng phấn, chạy nhảy, hoạt động không biết mệt mỏi. Cậu bé tò mò nhai thử và cảm thấy tỉnh táo lạ thường. Quá kinh ngạc, cậu bé báo cho vị quản nhiệm ở một tu viện gần đó.
Vị tu sĩ sợ rằng đây là một thứ trái cấm của quỷ dữ nên lập tức vứt vào lò lửa. Thế nhưng, những quả màu đỏ kia cháy xém lại tỏa ra mùi thơm khiến tinh thần khoan khoái và tỉnh táo. Lúc này, vị tu sĩ tin rằng đây là món quà của Thượng đế ban tặng, và gọi thêm những tăng lữ khác đến. Họ đem hạt rang lên, giã nhỏ rồi pha vào nước uống để cùng hưởng thiên ân và bàn tán về những lời tiên tri vĩ đại có thể khai sáng trí khôn và giúp con người tỉnh táo thâu đêm suốt sáng. Vì đồi Kaffa là nơi đầu tiên phát hiện nên cây này được đặt tên là cây cà phê (caffe) và sau này tinh chất chiết xuất từ cà phê gọi là caffeine.
Trở thành hàng hóa thúc đẩy sự phát triển kinh tếCÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 15
Sau khi người Ethiopia tìm ra cà phê, thứ thức uống này được người Hồi Giáo Sufi coi như nguồn năng lượng giúp đầu óc tỉnh táo trong những buổi cầu nguyện nửa đêm. Cuối thế kỷ 15, những người hành hương đã mang cà phê đi khắp thế giới hồi giáo ở Ottoman, Ba Tư, Ai cập, Bắc Phi, biến nó thành một sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế. Thế kỷ 16 - 17, nhân cà phê trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế đế chế Ottoman tăng trưởng cực thịnh.
Thiết lập không gian văn hóa mới
Với sự bành trướng của Đế quốc Ottoman, cà phê được ưa chuộng và phổ biến hơn. Giữa thế kỷ 16, quán cà phê đầu tiên được mở ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Những quán cà phê này được gọi là “Mekteb-i ‘irfan” - trường học tri thức với các hoạt động chia sẻ thông tin về đời sống xã hội, giáo dục, chính trị… Kể từ năm 1532, các quán cà phê phát triển nhanh chóng và hoạt động như những không gian văn hóa, cung cấp và phổ biến các ý tưởng mới.
16 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ VÀ HÀNH TRÌNH
CHINH PHỤC TOÀN CẦU
Trong lịch sử, cà phê đã được coi là chất xúc tác để tạo ra hầu hết các phát minh, sáng chế, đồng thời là loại hàng hóa làm thay đổi toàn bộ cục diện nền kinh tế các quốc gia. Và ngày nay, cà phê thực sự đã được xem là nguồn năng lượng của bộ não, là máu của nền kinh tế trí thức, kinh tế sáng tạo của các xã hội.
Vai trò của Châu Á trong lịch sử cà phêCÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 17
Năm 1616, người Hà Lan lúc này đang thống trị thương mại hàng hải khắp thế giới, họ mang được một cây cà phê từ Eden (thành phố cảng của Yemen) về trồng ở Ceylon (Sri Lanka). Tuy nhiên, do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu không phù hợp, họ thất bại trong cuộc thử nghiệm đầu tiên. Sau đó, người Hà Lan tiếp tục mang hạt cà phê quý giá trồng tại quần đảo Java
Indonesia. Cây cà phê phát triển tốt và mở rộng canh tác đến Sumatra, Celebes, Timor, Bali. Sản lượng cà phê từ châu Á giúp cho đế chế Hà Lan kiểm soát phần lớn nguồn cung cà phê toàn cầu trong thế kỷ 17.
Chinh phục và làm thay đổi châu Âu
Du nhập vào châu Âu từ thế kỷ 17, thức uống đặc biệt của vùng Ả Rập gặp phải sự lên án mạnh mẽ của giáo sĩ Kito. Giáo hoàng
18 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Clement VIII đã nếm thử thức uống của người Hồi giáo và thốt lên “Tại sao cái thức uống của quỷ Satan này lại quá tuyệt vời như vậy, thật là đáng tiếc nếu để cho những kẻ vô đạo được độc quyền sử dụng nó”. Tiếp đó, Giáo hoàng thực hiện nghi thức rửa tội và tuyên bố cà phê là thức uống của Cơ đốc giáo.
Người Châu Âu nhanh chóng khám phá ra lợi ích về mặt xã hội cũng như năng lượng giúp tinh thần tỉnh táo, sáng tạo của cà phê. Quán cà phê đầu tiên được mở ở Venice (Ý) vào năm 1645 đánh dấu cho sự bùng nổ của cà phê trên lục địa Châu Âu.
Băng Đại Tây Dương tiến vào Châu Mỹ
Năm 1714, cây cà phê được người Hà Lan dùng làm quà ngoại giao tặng vua Louis XIV của Pháp và được Pháp trồng trong Vườn Bách thảo Hoàng gia Paris. Một thuyền trưởng của Hải quân Pháp đóng quân ở Martinique tình cờ đến thăm Paris. Vị thuyền trưởng đã mang cây cà phê giống đến vùng biển Caribbean, nơi có điều kiện trồng cà phê lý tưởng. Trải qua vô số thách thức: cướp biển, bão tố, khí hậu vùng xích đạo… trên hành trình vượt Đại Tây Dương, cuối cùng cây cà phê đã bám rễ trên đất Martinique, chính thức được canh tác trên lãnh thổ Trung và Nam Mỹ.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 19
CON NGƯỜI CÀ PHÊ
“Homo Coffea” (Con Người Cà Phê), phát triển đồng thời với thế kỷ Khai Sáng ở Tây Âu, đã biểu trưng cho sự đổi đời, đoạn tuyệt với quá khứ và thẳng tiến đến tương lai.
Trong chiều hướng ấy, cà phê trở thành thức uống “tối thượng” của nền kinh tế tư bản ngay từ lúc mới manh nha. Khẳng định trên sáng tỏ khi tiếp cận vấn đề từ việc trả lời câu hỏi, thoạt tiên ngỡ là ngây ngô: trước khi có cà phê, Tây Âu uống gì trong buổi ăn sáng để bắt đầu ngày lao động?
Biết đến từ thời cổ đại ở Trung Đông, tôn vinh như thức uống của thần linh ở Ai Cập, lan truyền rộng rãi sang Tây Âu kể từ những năm đầu của thời Trung Cổ, được khởi sự sản xuất đại trà từ cuối thế kỷ thứ 6, bia - cùng với bánh mì (trước khi khoai tây được du
20 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
nhập từ Trung Mỹ) - là hai thể loại ẩm thực phổ cập ở các xã hội Tây Âu, từ thế kỷ thứ 7: buổi sáng bắt đầu bằng bia trắng trộn với lòng đỏ trứng gà ăn như súp với bánh mì đen, buổi trưa thì bia vàng và buổi tối là bia nâu. Trung bình, mỗi người dân Tây Âu, từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 17, tính theo đầu người, nghĩa là bao gồm cả phụ nữ và thiếu nhi, tiêu thụ không dưới ba lít bia mỗi ngày, bởi lẽ bia được cho là có công dụng chống nhiều bệnh dịch chết người, lại dễ sản xuất, chế biến ít tốn kém hơn rượu và thêm nữa là có thể dùng nhiều mà không vi phạm các giới luật chay tịnh và kiêng cử của Nhà Thờ Công Giáo thời ấy!
Trong bối cảnh đó, không ngẫu nhiên khi thời Trung Cổ của Tây Âu đã mang hình ảnh “hơn 10 thế kỷ của đêm dài mộng mị” và cũng chẳng vô cớ mà tầng lớp tư bản phôi thai đã hiển dương cà phê, được du nhập từ Trung Đông vào giữa thế kỷ 17, như thức uống của “nhân văn thời đại” và đả kích việc lạm dụng bia như sự “tàn hại nhân cách”.
Nói cách khác, ngay từ khởi đầu, cà phê, đối với Tây Âu, đã hiện hình là một thức uống nặng tính ý thức hệ: tích luỹ và phát triển tư bản cần một lực lượng lao động có hiệu năng, mà bản thân bia, lẫn rượu, không thể đáp ứng được đòi hỏi trên trong khi cà phê lại hoàn toàn thích hợp cho việc phát huy sự sáng tạo của trí năng lẫn nhịp độ của lao động. Chính vì vậy, tư bản khởi nguyên cần đến cà phê như thức uống để thăng hoa trí tuệ và sức lao động lẫn tính kỷ luật của con người.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 21
XÃ HỘI CÀ PHÊ
Từ “Homo Coffea” (Con Người Cà Phê) lại hình thành ý niệm “Societas Coffea” (Xã Hội Cà Phê), dựa vào một nhận định đơn giản và phổ quát là “chẳng ai đến quán cà phê chỉ để uống cà phê”.
Cũng giống như cà phê lót lòng không chỉ để bắt đầu buổi sáng mà còn là lúc chiêm nghiệm lại ngày qua và suy tính đến ngày mới, cà phê chất đầy trong nội hàm của nó những chiều kích nối liền con người với bản thân mình và người khác: cà phê trở thành lúc và nơi - nghĩa là ôm cả thời gian lẫn không gian - để con người tìm lại chính nó mà sống với người và với đời.
Chính vì vậy mà cà phê và quán cà phê đã biến thành nơi chốn hiển linh và thời khắc hiền minh chứa chan nỗi mong mỏi của
22 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
con người trong những cuộc rượt đuổi miệt mài của thời đại công nghệ được khởi động vào hậu bán thế kỷ 18. Bởi thế mà đã có nào là “cà phê - triết”, “cà phê - văn”, “cà phê - thơ”, “cà phê sách”, “cà phê họa”, “cà phê - nhạc”, “cà phê - kịch”.... cà phê, tóm lại, không còn chỉ là cà phê mà đã trở thành phong cách sống, quan niệm sống, thái độ sống, triết lý sống… cà phê đã hóa thành nhạc, văn, thơ, triết, họa… bởi vì cà phê còn là hoài niệm cái đã qua và hướng vọng cái sẽ đến, nghĩa là tràn trề những toan tính của chính bản thân người thưởng lãm.
Sự phát triển của “Societas Coffea” còn góp phần không nhỏ vào việc tạo tác cấu hình của căn tính Tây Âu: chỉ cần phát họa địa hình, thiết kế không gian của những quán cà phê và cách phục vụ cũng như thưởng lãm cà phê ở những thành phố khác nhau của Tây Âu là đủ để cảm nhận những nguyên mẫu phổ quát (archetypes) cũng như những tính chất đặc thù của người dân ở các nước thuộc vùng “văn minh cà phê” ở lục địa Tây Âu.
Chính vì thế mà cách uống cà phê và khí quyển văn hóa ở những quán cà phê của các thành phố khác nhau thuộc Tây Âu đã không đơn thuần là “những di chỉ của ký ức” mà còn là những “sân khấu trình hiện bản sắc của quốc gia”, từ đó mà hiểu thêm được vì sao
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 23
mỗi loại quán cà phê lại có khả năng thu hút riêng cho mình một phân khúc khách hàng đặc biệt.
Chẳng phải vô cớ hoặc vô tình mà Lénine và Trostky đã cùng gặp nhau nhiều lần chỉ ở quán cà phê Rotonde khi ở Paris, hay nhà phân tâm học Sigmund Freud, nhà văn Rainer Maria Rilke và nhà soạn nhạc Gustav Mahler chọn quán Central Kaffeehaus ở thủ đô của Áo làm điểm hội tụ, hoặc Albert Einstein, trong hai năm ở Praha, chỉ đến ngồi ở góc khuất sau cửa sổ của quán cà phê Louvre, hay Jean Paul Sartre đã viết những trang sống động về “cái tự ngã hiện tồn của người hầu bàn quán cà phê” trong tác phẩm triết học nổi tiếng “Hiện hữu và Thinh không” chẳng ở đâu khác mà lại ở ngay bàn gần lò sưởi của quán cà phê Café de Flore nằm trên Saint-Germain-Des-Prés tại Paris…
24 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
KHÁT VỌNG THỊNH VƯỢNG
TỪ VÙNG ĐẤT KHỞI SINH CÀ PHÊ
Hàng trăm năm nay, cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Ethiopia - vùng đất khởi nguyên của cây cà phê.
Harar - trung tâm văn hóa, thương mại quan trọng của Ethiopia từ cuối thế kỷ 16 cho đến thế kỷ 19. Cũng trong hàng thế kỷ, cà phê là biểu tượng cho sự thịnh vượng và giàu có của vùng đất này.
Người Harar tin rằng cà phê làm thăng hoa trí tuệ và gia tăng sự thịnh vượng. Họ thưởng thức cà phê vào mỗi buổi sáng, dâng kính bình cà phê và cầu nguyện “Bình cà phê ban tặng hòa bình, bình cà phê cho lũ trẻ trưởng thành, cho chúng con thịnh vượng. Xin che chở chúng con trước loài quỷ dữ, cho chúng con mưa và thảo mộc”.
Mức độ rộng lớn của vườn cà phê chính là dấu hiệu của quyền lực và đẳng cấp của các gia đình quý tộc, những người làm việc cho hoàng gia. Người trồng cà phê được gọi là Harash. Họ được bảo vệ tuyệt đối trong thành phố để gìn giữ nghệ thuật gieo trồng cà phê.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 25
Đặc biệt, trong văn hóa Ethiopia, cà phê giữ vị trí vô cùng thiêng liêng. Theo truyền thuyết của tộc người Oromo - nhóm dân tộc từng thống trị Đế quốc Ethiopia trong suốt thế kỷ 18 và 19, cây cà phê đầu tiên mọc lên từ nước mắt của thượng đế. Do đó, họ thực hiện các nghi thức cà phê với niềm tin sẽ được thượng đế phù hộ cho một đời sống mới với nhiều ý tưởng sáng tạo mới.
26 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Trong nghi thức cà phê, người Ethiopia uống cà phê với nước trung tính để năng lượng của cà phê được giải phóng hoàn toàn, giúp thay đổi tâm thức của người uống. Sau khi thưởng thức cà phê, họ thảo luận và tìm sáng kiến giải quyết các vấn đề cụ thể như: tình hình đời sống, cưới hỏi, hoặc một hành trình mạo hiểm nào đó…
Cho đến nay, trải qua hàng trăm năm, cà phê vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế Ethiopia. Ước tính hiện nay có hơn 6.000 chủng loại cà phê sinh trưởng tự nhiên trên các vùng cao nguyên của Ethiopia. Những hạt Arabica từ vùng đất khởi sinh cây cà phê được đánh giá có hương vị thơm ngon nhất thế giới.
Tại Việt Nam, hạt cà phê có nguồn gốc cổ xưa nhất thế giới từ Ethiopia là một trong những nguồn nguyên liệu được Tập đoàn Trung Nguyên Legend tuyển chọn. Với nguồn năng lượng từ vùng đất cội nguồn thiêng liêng, những hạt cà phê Ethiopia góp phần tạo nên những tuyệt phẩm cà phê năng lượng Khác biệt, Đặc biệt và Duy nhất đem đến cho người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới nguồn năng lượng sáng tạo mạnh mẽ.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 27
NGHI LỄ CÀ PHÊ
CỦA NGƯỜI ETHIOPIA
Thưởng thức cà phê là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống xã hội và văn hóa của người Ethiopia. Tham dự một buổi lễ cà phê là biểu hiện của tình bạn, sự tôn trọng và lòng hiếu khách.
Tên gốc của Ethiopia là Abyssinia và là nước độc lập cổ xưa nhất, nằm ở đông bắc Châu Phi, đây là nơi phát tích cây cà phê Arabica trong những thung lũng hoang vắng đất đỏ của núi lửa và sương mù ở độ cao hàng ngàn thước trên mặt biển.
28 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Người Ethiopia rất coi trọng nghi lễ cà phê. Nghi lễ không chỉ là một hình thức văn hoá mà còn là sự kiện gắn kết tình cảm bằng hữu và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa người với người. Ở hầu hết các khu vực của Ethiopia, nghi lễ cà phê diễn ra ba lần một ngày - buổi sáng, trưa và tối. Đây là sự kiện xã hội chính trong làng và là thời gian để thảo luận về cộng đồng, cuộc sống. Nghi lễ cà phê cũng có thể tiến hành bất cứ lúc nào tại nhà để đón tiếp bạn bè.
Người phụ nữ đóng vai trò chủ chốt trong việc tiến hành nghi thức pha chế lẫn dọn bày. Họ mặc trang phục truyền thống màu trắng và thực hiện nghi thức từ rang, xay cà phê. Đầu tiên, khu vực thực hiện nghi thức được rải thảo mộc và hoa tươi. Người nữ chủ lễ đốt hương trầm để thanh tẩy bầu không khí và xua đuổi tà ma.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 29
Nước sạch được đong vào ấm đất hoặc gốm đen, đáy bằng tròn (gọi là Jebena) rồi đặt lên than hồng. Hạt cà phê tươi rửa sạch và rang trong chảo gang có cán gỗ dài. Cà phê được rang chậm với lửa thật đều và đảo luôn tay để dầu thơm tiết ra nhưng không bị cháy đen. Hương cà phê thơm phảng phất khi rang cũng góp phần cho khí quyển của buổi lễ.
Cà phê rang và giã xong cũng là lúc nước đã đủ nóng. Người nữ phụ trách cho cà phê thơm ngát vào ấm, đun lại đến khi cà phê chiết xuất vừa đúng độ và sẵn sàng rót ra cho khách. Một khay gồm những chiếc tách không quai bằng gốm hoặc thủy tinh (Cini) đặt sát nhau được rót một lần cho đồng đều từ trên cao độ hơn một gang tay. Bã cà phê còn nằm trong ấm, không trút vào các tách.
Người ít tuổi nhất mời người cao tuổi nhất thưởng thức tách cà phê đầu tiên. Người hành lễ mời tất cả những người cùng tham dự cùng uống cà phê (Bunna Tetu). Khách có thể thêm đường nếu muốn. Vị khách lịch thiệp sẽ khen người pha chế cà phê cũng như tán thưởng nguyên liệu chọn lọc của chủ nhà.
30 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Sau tuần cà phê thứ nhất, nghi thức được lặp lại đến vòng thứ hai và thứ ba. Ba vòng của cà phê được gọi liên tiếp là Abol, Tona và Baraka. Hai tách cà phê đầu tiên, Abol và Tona tượng trưng cho sự chuyển hóa thần khí. Tách thứ ba - Baraka có nghĩa là sự ban phước chúc phúc cho tất cả.
Những biến thiên của việc pha chế là người cử hành có thể thêm đậu khấu (cardamom), quế (cinnamon) và đinh hương (clove) vào khi rang cà phê để làm phong phú thêm với các gia vị. Đó là những hương liệu giàu có của trái đất vùng nhiệt đới, nhờ ánh sáng và hơi ấm của mặt trời - với sự kết hợp của cả bốn nguyên tố đất, nước, lửa, gió giúp con người hòa hợp với nhau và với đất trời để hưởng hạnh phúc trần gian.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 31
VĂN MINH
CÀ PHÊ OTTOMAN
DI SẢN VĂN HÓA NHÂN LOẠI
Văn minh cà phê Ottoman là văn minh cà phê của thế giới Hồi giáo, nơi cà phê được xem là loại thức uống thần thánh, kích thích sáng tạo.
Không thể thiếu trong đời sống văn hóa
Từ cuối thế kỷ 15, người Hồi Giáo Sufi đã uống cà phê trong các buổi lễ truyền thống (Dhikr) vào ban đêm. Cà phê giúp giáo dân tỉnh táo và dễ dàng nảy sinh những ý tưởng mới. Ấn tượng với đặc tính này, người Hồi Giáo đã đặt ra thuật ngữ riêng cho sức mạnh và năng lượng mà cà phê tạo ra là “Marqaha”.
32 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Cà phê Ottoman là cà phê dạng đun. Hạt cà phê được nghiền mịn (mịn nhất trong tất cả các kỹ thuật pha chế) sau đó hòa trực tiếp vào nước và đun sôi trong một dụng cụ đặc biệt gọi là Cezve. Theo quan niệm của người Ottoman, cách pha chế này sẽ giữ trọn vẹn hương vị tinh túy nhất của cà phê.
Ly cà phê tỏa hương thơm đậm đà, người uống đợi cặn cà phê lắng hẳn xuống mới thưởng thức. Sau khi uống xong tách cà phê ngon tuyệt, dựa vào hình thù của cặn cà phê dưới đáy ly có thể tiên đoán lai của chính mình. Văn hóa bói cà phê đến nay vẫn còn tồn tại phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Năng lượng của những nhà tư tưởng
Thế kỷ 16, quán cà phê đầu tiên tại Istanbul ra đời. Từ đây, cà phê mở ra một lĩnh vực hoạt động kinh tế mới và làm thay đổi đời sống xã hội Ottoman.
Quán cà phê không chỉ là nơi thưởng thức cà phê mà hoạt động như những không gian văn hóa. Mọi người đến từ các dân tộc, giai cấp, nghề nghiệp khác nhau cùng chơi cờ, đọc bản tin,
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 33
thảo luận các vấn đề xã hội và tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ dân gian đến trưng bày tác phẩm nghệ thuật, thơ ca của họ.
Cà phê như chất xúc tác thúc đẩy những cuộc thảo luận và được ví như “Sữa của người chơi cờ và nhà tư tưởng”. Quán cà phê đóng vai trò là nơi trao đổi kiến thức và được gọi là “Mekteb-i ‘irfan” - trường học tri thức, cung cấp và phổ biến các ý tưởng mới. Đồng thời phá vỡ rào cản giai tầng xã hội, thúc đẩy xã hội hóa.
Năm 2013, văn minh cà phê Ottoman (cà phê Thổ Nhĩ Kỳ) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giá trị di sản đó đã được các chuyên gia cà phê hàng đầu tại Tập đoàn Trung Nguyên Legend tâm huyết nghiên cứu, ứng dụng tạo tác nên bộ sản phẩm Trung Nguyên Legend Capsule (viên nén cà phê rang xay) với hương vị Ottoman - Roman - Thiền hội tụ tinh hoa 3 nền văn minh cà phê tiêu biểu của nhân loại, đưa đến cho cộng đồng những người yêu và đam mê thưởng thức cà phê theo phong cách hiện đại nhưng vẫn trọn vẹn hương vị tinh túy của cà phê.
34 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỰC THỊNH
CỦA ĐẾ CHẾ OTTOMAN
Cà phê góp phần không nhỏ trong tiến trình bành trướng của đế chế Ottoman - một trong những nhà nước lớn nhất thế giới, kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn từ Đông Nam châu Âu, tới phía Tây Nam châu Á và Bắc Phi.
Bành trướng thương mại
Sau khi người Ethiopia khám phá ra cà phê, thức uống này nhanh chóng lan tỏa và phổ biến rộng rãi trong thế giới Hồi giáo tại Ba Tư, Ai Cập, Ottoman và Bắc Phi, giúp thức uống này thành một hàng hóa đem lại lợi nhuận kinh tế.
Năm 1536, Ottoman xâm chiếm và kiểm soát các đồn điền cà phê tại Yemen. Ngay sau đó, thương mại cà phê góp phần đưa Đế chế Ottoman phát triển cực thịnh trong thế kỷ 16. Cà phê là mặt hàng có giá trị, được ưa chuộng nhất lúc bấy giờ. Không dừng lại ở sản phẩm nội địa, người Ottoman đã xuất khẩu cà phê đến các quốc gia Châu Âu.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 35
Kinh doanh cà phê là
nguồn lợi chủ lực nên
người Ottoman canh
gác nghiêm ngặt tính
độc quyền việc gieo
trồng loại cây này.
Không hạt giống nào
được phép rời khỏi
đất nước, trừ khi
được nhúng vào nước
sôi hay rang chín để
không thể nảy mầm.
Thế kỷ 16 và 17 chứng kiến sự nở rộ của văn hóa cà phê Ottoman, đây đồng thời là giai đoạn phát triển cực thịnh của đế chế Ottoman. Đế chế rộng lớn này có ảnh hưởng trên toàn bộ khu vực châu Á - Âu - Phi.
Kết nối xã hội
Thưởng thức cà phê ảnh hưởng sâu sắc đến phong tục tập quán của người Ottoman. Cà phê trở thành phương tiện giao tiếp xã hội. Cả nam giới và phụ nữ đều trò chuyện cùng nhau qua tách cà phê. Quán cà phê là nơi mọi tầng lớp xã hội có thể gặp mặt trò
36 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
chuyện, giao thương. Khơi nguồn cảm hứng cho văn học, thơ ca, hội họa, chính trị…
Trong đời sống gia đình, thức uống này là một phần vô cùng quan trọng. Thậm chí, nếu người chồng không cung cấp đủ cà phê thì người vợ có quyền ly hôn một cách hợp pháp.
Ngày nay, cà phê vẫn là một phần không thể tách rời của văn hoá người Thổ Nhĩ Kỳ. Một số nghi lễ với cà phê vẫn còn phổ biến.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 37
38 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
VĂN MINH CÀ PHÊ OTTOMAN: HƠN CẢ MỘT THỨC UỐNG
Không chỉ đặt nền móng cho sự phát triển văn hóa thưởng thức cà phê toàn cầu, hơn 500 năm trước, cà phê Ottoman đã định hình các không gian và cấu trúc văn hóa của riêng mình.
Xã hội Ottoman đánh giá cao tinh thần sáng tạo của con người. Vì thế, với đặc tính giúp trí não tỉnh táo, sáng tạo hơn, cà phê giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Ottoman. Điều này thể hiện rõ qua vô số vai trò của nó: Trở thành một trong những nghi thức tín ngưỡng của dân tộc; Là biểu tượng của lòng hiếu khách và tình bằng hữu; Đặt nền móng cho một mô hình dân sự mới dựa trên nền tảng xã hội hóa…
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 39
Văn hóa thưởng lãm cà phê thúc đẩy sự phát triển hệ thống các ngành nghề thủ công mỹ thuật để chế tạo công cụ dụng cụ pha chế. Cốc cà phê, khay, cối, máy xay cầm tay, nồi đun, bình đựng cà phê… đều có giá trị nghệ thuật đặc biệt và tạo thành các tác phẩm độc đáo. Mời cà phê trong những chiếc tách tinh xảo là cách để người Ottoman tôn vinh phẩm giá của người cùng thưởng thức cà phê với mình.
Ottoman có câu tục ngữ nổi tiếng “Ký ức về một tách cà phê tồn tại trong 40 năm”, được hiểu là khoảnh khắc quý giá khi thưởng thức tách cà phê cùng bạn bè sẽ được trân trọng lưu giữ theo đời người. Câu tục ngữ này thể hiện tầm quan trọng và sâu sắc của cà phê trong văn hóa hiếu khách và trọng tình bằng hữu của người Ottoman.
40 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Cà phê còn tác động rất lớn đến đời sống văn học nghệ thuật. Vô số câu thơ, bài hát, tranh vẽ đã được sáng tác để mô tả cảm xúc của người thưởng thức và bản sắc văn hóa cà phê. Những tác phẩm này được trưng bày trong quán cà phê như một hình thức triển lãm, làm tăng thêm giá trị cho quán cà phê như là nơi khơi nguồn và lan tỏa sự đa dạng văn hóa, sức sáng tạo của con người.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 41
Văn hóa thưởng thức cà phê được xã hội Ottoman và đến nay là Thổ Nhĩ Kỳ coi là một phần của di sản văn hóa, biểu tượng của phong cách sống. Tất cả các cá nhân, mọi thành phần xã hội đều coi trọng việc gìn giữ truyền thống văn hóa đặc biệt này. Toàn bộ kiến thức, kỹ năng, bí quyết và nghi thức liên quan đến cà phê được lưu giữ hàng trăm năm, từ đời này qua đời khác.
Người sinh ra trong gia đình Thổ Nhĩ Kỳ học cách pha cà phê từ thế hệ trước như một yếu tố cần thiết để biểu đạt các giá trị truyền thống. Mỗi gia đình cũng sẽ có một hoặc nhiều bộ công cụ chuyên dụng để thực hiện nghi thức cà phê. Ly, bình cà phê trang trí đẹp mắt cũng là một trong những món quà lưu niệm được trao tặng nhiều nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Với tình yêu, niềm đam mê tìm hiểu lịch sử, văn hóa, kinh tế… của cà phê trong suốt diễn trình của nhân loại, Tập đoàn Trung Nguyên Legend lấy nguồn cảm hứng từ 3 nền văn minh cà phê tiêu biểu của thế giới: Ottoman - Roman - Thiền để tạo tác nên những sản phẩm cà phê năng lượng mang hương vị khác biệt, đặc biệt đem đến sự tỉnh thức, khai mở sáng tạo cho mỗi cá nhân. Những người đam mê cà phê sẽ được trải nghiệm hương vị đặc biệt của 3 nền văn minh cà phê Ottoman - Roman - Thiền trong những tách cà phê Trung Nguyên Legend Capsule.
42 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ CHINH PHỤC CHÂU ÂU
Cà phê khởi sinh ở Ethiopia, thiết lập văn minh cà phê đầu tiên vào thời cực thịnh của đế chế Ottoman và được vinh thăng như thức uống khai triển trí tuệ con người trong thời kỳ Khai sáng Châu Âu.
Những nghiên cứu đầu tiên
Kiến thức về cà phê được người Châu Âu biết đến từ nghiên cứu của những nhà thám hiểm Địa Trung Hải. Tài liệu đầu tiên ghi nhận việc thưởng thức cà phê được viết bởi một bác sĩ, nhà thực vật học nổi tiếng người Đức có tên Leonhard Rauwolf. Ông cũng là nhà thực vật học Châu Âu đầu tiên thời hậu trung cổ thám hiểm
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 43
đến Syria và ấn tượng mạnh với thức uống rất ngon, được người bản địa gọi là Chaube (cà phê).
Cuốn Rauwolf’s Travels xuất bản năm 1582 ghi rõ: “Chaube đen gần như mực và có thể chống lại bệnh tật, đặc biệt là dạ dày. Họ uống vào buổi sáng sớm ở những không gian thoáng đãng hoặc trải thảm và uống cùng nhau, nhấm nháp từng chút một”.
Đến năm 1592, bác sĩ, giáo sư thực vật học Prospero Alpini (người Ý) xuất bản cuốn “De Plantis Aegypti” mô tả chi tiết về cà phê và lợi ích khoa học của cà phê với sức khỏe con người. Cuốn sách là thành quả của 3 năm du hành đến Ai Cập nghiên cứu về hệ thực vật ở đây. Rất nhiều đặc tính dược lý của cà phê trong sách của Prospero Alpini còn được lưu giữ trong kho tài liệu dược liệu của Châu Âu đến ngày nay.
44 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Đại sứ ngoại giao Đông và Tây
Thế kỷ 17, cà phê chính thức du nhập vào Châu Âu theo đường ngoại giao. Năm 1669, Đại sứ Đế chế Ottoman - Suleiman Aga mang cà phê đến Pháp như quà tặng đối ngoại giữa các lãnh đạo cao nhất phương Đông và phương Tây.
Tại Paris, Suleiman thuê một không gian xa hoa và trình diễn văn hóa thưởng thức cà phê Ottoman. “Thức uống kỳ diệu” của người Ottoman tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt, được mời một tách cà phê là vinh dự lớn trong giới quý tộc Paris.
Hoạt động của Suleiman thúc đẩy sự truyền bá văn hóa cà phê Ottoman vào Pháp thời kỳ đầu hiện đại. Sau chuyến thăm nổi tiếng này, hàng quán cà phê phát triển mạnh, lan tỏa đến tầng lớp bình dân. Chủ quán cà phê thường là người Armenia, Syria hoặc Hy Lạp.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 45
17 năm sau, năm 1686 một người Pháp gốc Sicille tên là Francesco Procopio dei Coltelli từng làm thuê trong quán cà phê Ottoman đã nhận thấy vai trò của quán cà phê trong việc kết nối xã hội và phát triển kinh tế. Ông quyết định xây dựng quán cà phê đầu tiên theo phong cách Pháp lấy tên Café Procope.
Đến thế kỷ 18, Café Procope cùng những quán cà phê khác đã trở thành nơi đóng vai trò xúc tác cho những cuộc cách mạng làm thay đổi xã hội Châu Âu trong thời kỳ khai sáng.
Café Procope là nơi hội tụ giới trí thức tinh hoa như Diderot, Rousseau, Voltaire,… Quán De la Régence là chốn tranh luận yêu thích của những nhà khai sáng Robespierre (một trong những nhà lãnh đạo Cách mạng Pháp 1789), Napoléon Bonaparte (Hoàng đế Pháp), Benjamin Franklin (người sáng lập nước Mỹ), Karl Marx (người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội khoa học)…
Có thể thấy, cà phê đã chinh phục Châu Âu không chỉ như một thức uống thông thường mà chính là nguồn năng lượng tỉnh thức, thúc đẩy tư duy sáng tạo trong thời kỳ khai sáng Châu Âu.
46 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ TỈNH THỨC NHÂN TÌNH: ĐẲNG CẤP PHÁP
Sự phát triển của xã hội cà phê góp phần tạo nên cấu hình bản tính Tây Âu, khởi xuất với vai trò “tỉnh thức nhân tình” của cà phê và hàng quán cà phê.
“Thưởng thức và Tận hưởng” “Delectare et Prodesse” vốn là kim chỉ nam đặt nền móng cho sự định hình của “văn hóa cà phê Tây Âu lục địa” với sự phân vùng và tương tác giữa ba tố chất nổi bật là “French Class” (Đẳng cấp Pháp), “Italian Style” (Phong cách Ý) và “Viennese Spirit” (Tâm thức Viên).
“Thưởng thức” (Delectare) chủ yếu liên quan đến thuộc tính của cà phê. “Tận hưởng (Prodesse) lại cơ bản nói về “Khí quyển của cà phê” - không gian, thời gian và con người bao quanh việc uống cà phê. Trong diễn trình ấy, tính chất của thức uống không thể tách rời với sự vận hành phát triển của hàng quán cũng như tư tưởng, ước vọng của khách hàng.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 47
“Đẳng cấp Pháp” trong lĩnh vực “Thưởng thức và Tận hưởng” cà phê khởi phát từ thế kỷ 18. Sau cách mạng lật đổ phong kiến 1789, Pháp trở thành ngọn hải đăng sáng chói của Tây Âu. Biểu trưng cho Pháp kể từ thời ấy là thủ đô Paris với đặc trưng là các hàng quán cà phê được nhìn nhận như những “nơi chốn của lịch sử và thời sự”.
Khởi đầu với khu Carrefour de Buci ở tả ngạn sông Seine và nhất là quần thể thuộc vườn thượng uyển Cung điện Hoàng gia (Les Jardins Du Palais Royal) là nơi chốn của những hàng quán cà phê “ngoại hạng”, nội thất hoành tráng được gọi là Mirrored Luxury Coffee (gương treo bốn mặt) để khách hàng “tự chiêm ngưỡng và phô diễn hình ảnh bản thân”! Đây cũng là thời kỳ vàng son của những hàng quán cà phê mái che lộng lẫy ngoài trời (Coffee Pavilion, Coffee Tent).
48 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Đến 80 năm đầu của thế kỷ 19 là sự đăng quang của các khu đại lộ hữu ngạn sông Seine với những quán cà phê lịch thiệp, sang trọng theo kiến trúc và trang trí tân kỳ, đổi mới theo cuộc cách mạng công nghệ. Paris hưng phấn hướng về tương lai mà biểu tượng là những đại lộ rộng lớn và sáng chói, những giao tuyến được xây dựng ngay trong lòng thành phố.
Sự mở rộng của các khu đại lộ song hành với sự thịnh hành của các thành phần mới nổi trong xã hội muốn khẳng định mình cũng đã tạo điều kiện cho sự phát triển của hai thể loại quán Cà Phê Nhạc (Café Concert) và Cà Phê Kịch (Café Théatre).
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 49
Từ thập niên 80 của thế kỷ 19 sang đến 1914 - năm thế chiến đầu tiên bùng nổ - lại là thời kỳ hoàng kim của những quán “Cà Phê Họa” ở Montmartre, vùng cao nhất phía Bắc Paris. Montmartre được những danh họa Van Gogh, Picasso, Toulouse Lautrec, Modigliani, Pisarro… chọn làm nơi ngụ cư, tạm trú. Các họa sĩ ấy đã tự tổ chức những cuộc triển lãm tranh tại quán cà phê và dần dần biến hàng quán cà phê Montmartre thành cái nôi vang danh của nghệ thuật hội họa Tây Âu đầu thế kỷ 20.
Từ đó, hàng quán cà phê Montmartre còn thu hút cả giới thi nhân, biến thành “trụ sở hoạt động” của các nhóm được gọi chung là các “Nhà thơ Montmartre”, tập hợp xung quanh tạp chí “Vers et Proses” (Thơ và Văn) với hai tên tuổi lừng danh là Guillaume Apollinaire và Max Jacob.
50 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ TỈNH THỨC NHÂN TÌNH: KHÔNG GIAN CÀ PHÊ TRONG “NHỮNG NĂM THÁNG THÉT GÀO”
Quán cà phê đã đảm nhận vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa Pháp. Trong đó, luôn có sự liên kết giữa quán cà phê và phong trào Khai sáng, phong trào nghệ thuật, văn học và triết học Pháp.
“Năm Tháng Cuồng Điên” (Les Années Folles) ở Tây Âu và “Những Năm Tháng Thét Gào” (Roaring Twenties) ở Bắc Mỹ bắt đầu từ sau thế chiến thứ nhất (1920) kéo dài đến tiền thế chiến thứ hai (1939). Khởi đầu là sự khẳng định mang tính cá thể của những con người sống sót sau trận thế chiến kinh hoàng, muốn
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 51
tái tạo thế giới, được đề xướng bởi những “cá nhân đầy lý tưởng” trong hội họa cho đến văn thơ, cũng như đại đa số văn nghệ sĩ và giới trí thức trẻ thời ấy.
Kết thúc thế chiến thứ nhất, người Pháp khao khát cuộc sống tự do và một xã hội tiến bộ. Đặc trưng là làn sóng sáng tạo, đổi mới trong tất cả các lĩnh vực văn hóa và xã hội. Trong những năm tháng đó, hàng quán cà phê hai bên bờ sông Seine được xem là nơi tiên phong khởi xướng lối sống mới. Giới trí thức sáng tạo đến từ khắp nơi trên thế giới như Ernest Hemingway (tiểu thuyết gia người Mỹ), William Faulkner (nhà văn Mỹ đạt giải Nobel Văn học năm 1949), Max Jacob (họa sĩ, nhà văn và nhà phê bình người Pháp), F. Scott Fitzgerald (nhà văn Mỹ), Vladimir Lenin (lãnh tụ phong trào cách mạng vô sản Nga), Leon Trotsky (một trong những nhà lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga), Tsuguharu Foujita (danh họa người Nhật Bản),… quy tụ tại quán cà phê để thảo luận về các sự kiện xã hội, chia sẻ ý tưởng và khát vọng hướng đến một xã hội văn minh.
52 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Hàng quán cà phê thời kỳ này vang danh như “Viện Hàn Lâm Vỉa Hè” của những tâm hồn lớn của thời đại, là “sân ga” đầy người chờ những con tàu đưa đến tương lai mong ước, nơi chốn “xả láng cuộc đời” của những con người đang “điên cuồng hy vọng”…
Khát vọng tái tạo thế giới, nguồn cảm hứng và các ý tưởng được chia sẻ từ hàng quán cà phê trở thành chất xúc tác nuôi dưỡng các phong trào nghệ thuật và văn học Pháp trong thế kỷ 20. Quán Café de Flore là nơi André Breton, Louis Aragon, Philippe Soupault trao đổi và phát triển Chủ nghĩa Siêu thực (Surrealism) và phong trào văn học nghệ thuật Dadaism. Café de Flore cũng là nơi gặp gỡ của những người theo đuổi Chủ nghĩa Hiện sinh (Existentialism).
Trong khi đó, quán cà phê La Rotonde là không gian triển lãm tràn ngập bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật của các danh họa như Pablo Picasso, Alexandre Jacovleff, Diego Rivera, Federico Cantú Garza,… Quán cà phê La Closerie Des Lilas là điểm hẹn
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 53
của những tên tuổi lớn trên văn đàn và thi họa Hemingway, Henry Miller, Guillaume Apollinaire, Paul Fort, Paul Cézanne… với những buổi “bình luận văn chương, văn nghệ và văn hóa” vào mỗi thứ ba hàng tuần…
Dựa theo những chứng thực lịch sử, nhà nghiên cứu Karen Dees đã viết trong cuốn luận “Vai trò của Café Paris trong nghệ thuật hiện đại” rằng giới nghệ sĩ đương thời đã sử dụng không gian hàng quán cà phê như nơi chiêm nghiệm hơi thở cuộc sống và khai mở những ý tưởng mới. Quán cà phê đã trở thành nơi phát triển ý thức hiện đại, thúc đẩy và phổ biến các hình thức mới của nghệ thuật và là biểu tượng của cuộc sống xã hội.
Giáo sư, nhà sử học văn hóa Pháp - W. Scott Haines cũng nhận định: Quán cà phê không chỉ là nơi để thưởng thức một tách cà phê, đây còn là một không gian văn hóa độc đáo khác biệt với môi trường đô thị của nó, nơi để phản ánh và tham gia vào cuộc tranh luận trí tuệ. Quán cà phê cũng là không gian tư duy khơi nguồn cảm hứng cho những người lao động trí thức, mở rộng và
54 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
thúc đẩy ý tưởng của họ. Vì thế, quán cà phê, trong thực tế, đã đảm nhận một vai trò quan trọng và thậm chí là chính thức trong lịch sử văn hóa Pháp và trên toàn thế giới. Trong đó, luôn có sự liên kết giữa quán cà phê và phong trào Khai sáng, các phong trào nghệ thuật, văn học và triết học Pháp.
Quả vậy, trong thế kỷ 20, sự mở rộng theo cấp số nhân của hàng quán cà phê tại Paris cùng nhịp sống sáng tạo liên tục đã góp phần đưa Paris trở thành thủ đô của nghệ thuật, một trung tâm văn hóa lớn và hy vọng của thế giới.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 55
56 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
NAPOLÉON BONAPARTE:
“CÀ PHÊ LÀM CHO TÔI THỨC TỈNH VÀ MẠNH MẼ PHI THƯỜNG”
Napoléon Bonaparte (15/08/1769 - 05/05/1821) là một trong những thiên tài quân sự kiệt xuất nhất lịch sử thế giới. Với những nỗ lực xây dựng một xã hội tiến bộ, ông được tôn vinh là “Nhà Khai Sáng trên yên ngựa”.
Napoléon Bonaparte được sinh ra trên đảo Corsica bé nhỏ, liên tục bị nước lớn xâm chiếm, bị Ý bán lại cho Pháp. Cư dân trên đảo Corsica bị xem là tiện dân, thấp hèn hơn cả nô lệ La Mã. Người Corsica cam chịu số phận của họ là tù đày và chiến tranh.
Nhưng, Napoléon thì hoàn toàn khác biệt. Từ khi còn là một đứa trẻ, ông đã bộc lộ tính cách kiên cường, không bao giờ chấp nhận thua kém bất cứ ai. Đặc biệt, thay vì tham gia các trò chơi như bạn cùng trang lứa, ông đọc sách và tìm hiểu tiểu sử các danh vĩ nhân. Thói quen đọc sách ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính cách của Napoléon Bonaparte. Ông sớm nhìn thấy những bất công xã hội, lòng thù hận, tự ti dân tộc… dẫn tới nỗi thống khổ của con người. Từ lúc đó ông đã khát khao trở thành người kiến thiết nước Pháp và xây dựng một liên bang các dân tộc tự do với một chính quyền cấp tiến.
Khát vọng mãnh liệt đó trở thành nguồn năng lượng vô hạn để Napoléon bất chấp mọi khinh miệt, áp lực khác biệt giai cấp, miệt mài học tập và rèn luyện để được tham gia vào quân đội Pháp. 16 tuổi, Napoléon là người Corsica đầu tiên tốt nghiệp Học Viện Quân Sự École Militaire.
Trong suốt thời gian là lính pháo binh, Napoléon say mê lĩnh hội kiến thức và học bất cứ điều gì có thể. Ông nghiên cứu nghệ thuật quân sự lẫn tư duy chiến thuật của những nhà lãnh đạo vĩ đại: Leonidas I (vua của dân tộc chiến binh Sparta), Alexander Đại
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 57
đế (vua đế quốc Macedonia, từng chinh phục nửa thế giới), Julius Caesar (một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất đế chế La Mã), Marcus Porcius Cato Uticensis (nhà hùng biện nổi tiếng thời La Mã)…
Napoléon Bonaparte thường đọc đến khuya, đôi khi là gần sáng. Chính vì thế, thức uống yêu thích nhất của Napoléon là cà phê. Ban đầu, ông uống 2 tách cà phê vào buổi sáng và sau bữa tối. Theo thời gian, tình yêu của Napoléon dành cho cà phê ngày càng tăng lên và ông uống cà phê vào mọi lúc có thể. Napoléon Bonaparte tin rằng uống cà phê có thể vực dậy tinh thần, tăng cường sự tập trung, trí tuệ, sáng tạo, đồng thời có thể tiếp thêm sinh lực thể chất. Napoléon Bonaparte từng tuyên bố “Cà phê làm cho tôi thức tỉnh và mạnh mẽ phi thường”.
58 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Thực tế, Napoléon Bonaparte là nhà lãnh đạo quân sự dũng cảm và sáng tạo với những chiến thuật biến hóa hiệu quả. 24 tuổi, Napoléon đang là sĩ quan pháo binh, chưa từng chỉ huy trực tiếp trên chiến trường nhưng đã chủ động nhận nhiệm vụ vô cùng mạo hiểm: dẫn quân chống lại liên minh Anh, Tây Ban Nha, Phổ, Áo, Ý trong cuộc vây hãm Toulon. Trận hải chiến này, Pháp gần như không có cơ hội chiến thắng khi đương đầu với lực lượng hải quân mạnh nhất thế đương thời. Napoléon đã vận dụng kiến thức quân khí, những hiểu biết về địa lý và kỹ năng thuyết phục nhân tâm đã học trước đó, vạch nên một kế hoạch tác chiến hoàn hảo, nhanh chóng đánh bại liên minh hùng hậu gấp bội.
Trận Toulon khởi đầu cho hàng loạt trận chiến làm thay đổi hoàn toàn lịch sử châu Âu, trong đó có những trận kinh điển như Austerlitz (1805) chinh phục liên quân Nga - Áo, Chiến dịch Italy (1796-1797), cuộc viễn chinh Ai Cập (1798-1799), trận Jena
Auerstedt (1806) đánh bại Phổ - một trong bốn đế quốc lớn mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ…
Những chiến thuật sáng tạo của Napoléon góp phần quan trọng vào sự hình thành, phát triển của bộ môn khoa học quân sự, đặt nền tảng cho học thuyết quân sự cận đại. Đồng thời đưa Napoléon bước lên đỉnh cao chính trị. 35 tuổi, Napoléon đăng quang Hoàng đế Pháp, lên ngôi vua Ý, chúa tể Liên bang Sông Rhein.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 59
Trong suốt những năm chinh chiến, Napoléon luôn nung nấu khát vọng xây dựng một xã hội tiến bộ. Napoléon thường xuyên đến quán cà phê Café Procope - nơi gặp gỡ của giới tri thức khai sáng đương thời như Voltaire, Diderot, Rousseau, D’Alembert… Tại đây, ông tiếp cận những lý tưởng tiến bộ về tinh thần bác ái, khoan dung, tình huynh đệ, ước vọng một chính phủ hiến pháp…
Dựa trên nền tảng của những học thuyết khai sáng được tiếp cận từ quán cà phê, Napoléon đã thực hiện hàng loạt cuộc cải cách làm thay đổi toàn nước Pháp và châu Âu. Napoléon là vị hoàng đế đầu tiên của châu Âu thực hiện chính sách hòa hợp tôn giáo, ban hành bộ luật Napoléon nhằm mở rộng nhân quyền.
Đặc biệt, Napoléon nhận thấy rõ tầm quan trọng của giáo dục trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Ông cho rằng hiện tại và tương lai đều phụ thuộc vào giáo dục, phải hun đúc được một thế hệ công dân tích cực “có tư duy đúng đắn”. Napoléon tập hợp những nhà khoa học nghiên cứu và định chuẩn lại hệ thống giáo dục từ cấp tiểu học đến đại học.
Ông cho xây dựng
trường học đại chúng và
lập nên hệ thống trường
học giáo dục chuyên
biệt như École Normale
Supérieure (đại học
sư phạm), École
Polytechnique (đại học
Bách khoa), Grandes
Écoles (tổ chức đào tạo
cấp cao), các học viện
nghiên cứu… Trong bài
diễn văn kết nạp học
viên vào Học viện Pháp
năm 1797, Napoléon
nhấn mạnh “Sức mạnh
60 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
thực sự của Cộng hoà Pháp nằm ở chỗ bất cứ một tư tưởng mới nào cũng phải thuộc về chúng ta”.
Những trường học này đã đào tạo lớp nhân tài cho nền quân sự, công nghiệp và hành chính của Pháp. Đến thế kỷ 19, một lớp người mới đã thành hình với những sáng kiến khoa học ứng dụng giúp cho Pháp trở thành quốc gia hùng cường, ảnh hưởng trên toàn châu Âu, Paris phát triển trở thành trung tâm của nền văn minh phương Tây.
Sử gia Andrew Roberts đã gọi Napoléon Bonaparte là “Nhà Khai Sáng trên yên ngựa”, ông mang tự do, tinh thần khai phóng dân tộc đến những vùng đất mà ông chinh phục. Những cải cách của ông là “dự án cách mạng” khuyến khích phát triển xã hội tiến bộ, đẩy nhanh sự kết thúc của chế độ phong kiến, xác lập chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc gia... Chính tinh thần này đã tạo ra một khối toàn kết dân tộc Pháp, thổi bùng lên lý tưởng dân tộc tại Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ...
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng Napoléon Bonaparte là một nhà quân sự, chính trị kiệt xuất, một trong những vĩ nhân làm thay đổi lịch sử thế giới. Những thành công tột bậc đó có được nhờ quá trình học hỏi và sáng tạo liên tục. Napoléon Bonaparte là người ứng dụng, sáng tạo và hoàn thiện những học thuyết, tư tưởng của những nhân vật ảnh hưởng trong lịch sử. Trong các chiến thuật quân sự của ông là bóng dáng của Alexander đại đế, Julius Caesar vĩ đại… Trong những cải cách xã hội của ông có tư tưởng tự do tôn giáo của Voltaire và “Khế ước xã hội” của Rousseau. Trong bộ luật Napoléon tác động đến hệ thống luật dân sự thế giới là tư tưởng của cuộc Cách mạng Pháp và Luật La Mã…
Napoléon Bonaparte là minh chứng cho thấy, một người xuất thân từ đảo Corsica nhỏ bé cũng có thể thay đổi thế giới. Chính khát vọng vĩ đại tạo nên con người vĩ đại, chính quá trình học tập, ứng dụng và sáng tạo không ngừng sẽ dẫn lối đến thành công.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 61
62 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
NHÀ TƯ TƯỞNG VOLTAIRE VÀ NHỮNG KHAI SÁNG BÊN TÁCH CÀ PHÊ
Thế kỷ 18, phong trào khai sáng (Le Siècle des Lumières) đã làm thay đổi cục diện văn hóa, kinh tế, xã hội… châu Âu. Quán cà phê trở thành không gian khởi xuất những ý tưởng đưa con người tiến lên lối sống mới.
Từ thế kỷ 17, châu Âu chứng kiến sự chuyển hóa sâu sắc về quan hệ con người trong xã hội. Trật tự xã hội phong kiến khắp nơi đều đang trên bước đường lung lay sụp đổ. Những cuộc chiến vô nghĩa, sự gia tăng của bạo lực khiến cho lòng tin của con người với người giảm sút, ý thức trì trệ, trí tuệ thui chột và mất khả năng tiếp thu những điều mới mẻ.
Khủng hoảng niềm tin với chính mình, tầng lớp học giả tinh hoa đương thời dù có nhiều quyền lợi liên quan đến chế độ phong kiến cũng đã tự đặt ra nhiệm vụ cấp thiết: sáng tạo thế giới mới. Con người không còn ảo tưởng phục hưng lại xã hội quá khứ với niềm tin đặt vào thần thánh. Họ hướng vọng về tương lai tốt đẹp được xây dựng từ sức mạnh lý tính, sức mạnh trí tuệ và sự sáng tạo. Đặc tính quan trọng của thời kỳ này là tinh thần thoát ly tư duy cũ, dám bộc lộ tư tưởng của mình trước đám đông công chúng. Phát biểu của cha đẻ Chủ nghĩa Duy nghiệm (Empiricism), nhà triết học Francis Bacon: “Tri thức là sức mạnh!” trở thành phương châm, ngọn hải đăng dẫn đường hướng tới thời đại khai sáng.
Chính giai đoạn này, cà phê và hàng quán cà phê từ phương Đông du nhập vào châu Âu đã đóng vai trò xúc tác cho những ý tưởng mới, truyền bá tri thức thúc đẩy phong trào khai sáng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại những quốc gia có văn hóa thưởng thức cà phê đặc trưng như Pháp, Ý, Anh, Đức…
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 63
Quán cà phê là không gian độc đáo, tại đó mọi người, không phân biệt tầng lớp đều có thể gặp gỡ chia sẻ quan điểm cá nhân, thảo luận những sáng tạo mới, đáp ứng nhu cầu lĩnh hội và quảng bá tri thức. Vì thế, hàng quán cà phê trở thành trung tâm khởi xuất ý tưởng, chuyển hóa tư duy trong thời kỳ khai sáng.
Phong trào khai sáng châu Âu phát triển rực rỡ nhất trong thế kỷ 18, đặc biệt thăng hoa ở Pháp, tập trung tại những đại lộ cà phê Saint-Germain des Prés, Boulevard du Montparnasse, Boulevard Montmartre… Một trong những đại diện giới tri thức khai sáng tiêu biểu của Pháp trong thời kỳ này là Voltaire, bút danh của François-Marie Arouet (1694 - 1778).
64 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Voltaire sinh ra và lớn lên trong gia đình cấp thấp của giới quý tộc Pháp. Sống dưới sự kiềm kẹp, kiểm soát khắc nghiệt của chính quyền phong kiến Louis XIV, Louis XV. Gia đình Voltaire đã cố gắng ép buộc ông thừa kế sự nghiệp gia đình thay vì theo đuổi hoài bão của bản thân. Tuy nhiên, Voltaire là người có tư duy nhạy bén với mặt trái xã hội đương thời và ý chí đấu tranh rất kiên cường. Ông dùng tài năng của mình viết những lời thơ châm biếm công kích thói đạo đức giả, sự cuồng tín, các tập tục xấu, đồng thời tỏ rõ hướng vọng về xã hội tự do, công bằng.
Gặp phải sự ganh ghét của giới quyền thế, năm 1726 Voltaire sang Anh sống lưu vong. Tại đây, Voltaire tìm đến những không gian cà phê mà người Anh đương thời tôn vinh là “Đại học một hào - Penny University”. Ông gặp gỡ, trở thành bạn của giới tri thức Anh như Alexander Pope, Jonathan Swift, John Gay, Edward Young… Trong những buổi tranh luận, ông tiếp cận tư tưởng của những nhà khai sáng Francis Bacon, Isaac Newton, John Locke, William Shakespeare…
Xã hội cà phê Anh quốc ảnh hưởng rất lớn đến lý tưởng của Voltaire. Ông nhận diện rõ những giải pháp và có niềm tin sẽ xây dựng được một xã hội tiến bộ. Năm 1729, Voltaire trở về Pháp. Ông cùng cộng sự thu thập hơn 21.000 cuốn sách - một con số khổng lồ ở thời điểm đó - cùng nhau, họ nghiên cứu lịch sử, những nền văn minh, khoa học tự nhiên, khám phá siêu hình học liên quan đến bản thể và những gì nằm ngoài vật chất… Bút lực Voltaire đặc biệt mạnh mẽ trong giai đoạn này, những tác phẩm Trần tục (Le Mondain), Luận về con người (Discours sur l’homme), Luận về tục lệ và tính cách các quốc gia (Essai sur les moeurs et l’esprit des mations), Candide… gây tiếng vang mạnh mẽ trong cộng đồng.
Trong thời gian đó ông phát hiện cà phê có tác động tích cực đến tinh thần, khiến con người trở nên thông thái hơn. Ấn tượng với vai trò của cà phê trong diễn trình sáng tạo xã hội các dân tộc phương Đông, Voltaire trở thành tín đồ yêu thích cà phê.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 65
Ông uống đến hơn 40 tách cà phê mỗi ngày và thường xuyên đến quán Café de Procope chia sẻ, hoàn thiện cơ sở lý luận về tinh thần khai sáng cùng những nhà tư tưởng Rousseau, Diderot, D’Alembert…
Bên tách cà phê, Voltaire đọc, nghiên cứu và viết miệt mài trên mọi thể loại văn học kịch, thơ, tiểu thuyết, tiểu luận, luận bàn lịch sử, khoa học… Ông là học giả người Pháp tiên phong nghiên cứu về sự tiến bộ của nền văn minh thế giới trong bối cảnh toàn cầu, những thành tựu nghệ thuật, khoa học bắt nguồn từ nghiên cứu thực tiễn, loại bỏ các yếu tố thần học. Voltaire đã viết hơn 2.000 đầu sách lớn nhỏ cùng 20.000 thư tay như cách để phổ biến tri thức. Voltaire tin rằng dùng sức mạnh tri thức để giáo dục quần chúng sẽ đạt được sự tiến bộ xã hội. Ông từng khẳng định “Càng hiểu biết, con người càng tự do - Plus les hommes seront éclairés, et plus ils seront libres”.
66 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Tác phẩm của ông ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển hóa ý thức xã hội. Người ta nhận định rõ chính con người là chủ thể tạo nên lịch sử và tương lai của chính mình. Nói cách khác, con người có thể giải phóng bản thân kiến tạo tương lai mới.
Cùng với sự phát triển của xã hội cà phê Pháp trong thế kỷ 18, tác phẩm của Voltaire được phổ biến rộng hơn trong các hàng quán cà phê. Tư tưởng của ông tác động đến mọi tầng lớp giai cấp, đặt nền tảng cho phong trào trí tuệ, phong trào khai sáng nước Pháp.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 67
Từ phong trào này, tinh thần sáng tạo thực sự được vinh danh và thực hiện đúng vai trò của nó trong việc đưa xã hội tiến lên nền văn minh mới với sự phát triển rực rỡ về khoa học, kỹ thuật, văn hóa, kinh tế… mang lại cho con người những quyền tự do, bình đẳng vốn phải có. Và như thế, không gian cà phê dù muốn dù không đã gắn liền với tiến trình tỉnh thức nhân tình thế thái theo chiều hướng con người muốn thăng hoa số phận từ chính tư duy minh triết của chính mình.
68 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 69
ĐẠI VĂN HÀO
HONORÉ DE BALZAC
“KHI TÔI UỐNG CÀ PHÊ, CÁC Ý TƯỞNG XUẤT HIỆN”
Trên tiến trình sáng tạo tương lai, cà phê đã đóng vai trò là dưỡng chất của tinh thần, tâm thế, tâm thức và là tác nhân thăng hoa cuộc sống của chính bản thân con người. Một trong những điển hình là đại văn hào Honoré de Balzac.
“Tôi sẽ trở thành một nhà văn vĩ đại”
Honoré de Balzac sinh năm 1799 - năm Cách mạng Pháp chiến thắng, giới tri thức đương thời ý thức sâu sắc hơn về khát vọng đổi mới, không chỉ của cá nhân hay một lĩnh vực, mà là cải biến tổng thể xã hội để tạo lập một thời đại nhân tính, lý tính, tự do. Trưởng thành giữa thời thế vận động sáng tạo liên tục, Balzac sớm có tâm thế và ước muốn trở thành người xoay chuyển thế sự.
Balzac không phải là thiên tài bẩm sinh. Từ nhỏ đã sống xa gia đình và nhầm tưởng rằng mình bị bỏ rơi. Balzac cố chống chọi cảm giác đơn độc bằng cách đọc sách điên cuồng, đọc mọi tác phẩm tôn giáo, lịch sử, văn học, triết học, vật lý… mà mình có. Càng đọc, Honoré de Balzac càng suy nghĩ nhiều hơn về sứ mệnh đời người, về vai trò của con người đối với xã hội, đối với thế giới và đối với vũ trụ. Nói cách khác, toàn bộ nhân sinh quan đều thay đổi. Từ trong tâm thức, Balzac khao khát tái tạo một xã hội hoàn chỉnh ở đủ mọi góc cạnh mà ông ví như “công trình kiến trúc của vũ trụ”. Một “vũ trụ” được chính ông sáng tạo nên.
70 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Đâu đó trong những cuốn sách, Honoré de Balzac bắt lấy những nhân cách điển hình, hệ thống các dữ liệu không gian, thời gian liên kết thành mạch truyện. Ông viết ra tất cả ý tưởng của mình và nuôi ước mơ “Tôi sẽ trở thành một nhà văn vĩ đại, nổi tiếng và được yêu thương”.
Thế nhưng, khi Honoré de Balzac bày tỏ tâm nguyện của mình, ông đã bị chê cười. Thầy cô, bạn bè không tin ông có thể tạo nên tiền đồ. Gia đình ngăn cản vì muốn ông học ngành Luật để kế thừa sản nghiệp gia đình. Chịu đả kích quá lớn, Balzac kìm nén tổn thương và chấp nhận học ngành Luật theo ý nguyện của cha mẹ.
Sống cuộc đời mình không mong muốn, Honoré de Balzac lại cố tìm kiếm câu trả lời về sứ mạng của mỗi con người. Không thể sống như một cỗ máy, ở tuổi 21, Honoré de Balzac quyết định từ bỏ ngành Luật để thực hiện khát vọng trở thành “một nhà văn vĩ đại”. Đó là giai đoạn vô cùng khó khăn trong cuộc đời Balzac, không ai khích lệ, bị gia đình bỏ mặc với cuộc sống nghèo nàn trên căn gác xép giữa thủ đô Paris.
Ngược với suy nghĩ của gia đình rằng ông thấy khó khăn mà từ bỏ. Honoré de Balzac cảm thấy hạnh phúc khi được sống cùng đam mê của mình, tiếp tục xây dựng vũ trụ mà ông hằng ao ước. Trong một bức thư gửi cho em gái, Honoré de Balzac viết rằng “Anh đã nhìn thấy rõ định mệnh của anh. Định mệnh chỉ có thể đạt được sau khi vượt qua những trở ngại khó khăn nhất bằng sự mạnh mẽ của chính mình. Anh sẽ tạo nên kỷ nguyên của anh”.
Những năm tháng đó, Honoré de Balzac thường đến các hàng quán cà phê - nơi diễn ra những buổi hội đàm văn học, đắm mình trong hơi thở thời đại, quan sát diễn biến xã hội đương thời thông qua những cuộc bình luận bên trong quán cà phê. Chiêm nghiệm, suy tư và sáng tạo nên những câu chuyện bất tận.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 71
Honoré de Balzac giữ cho sức sáng tạo liên tục không ngừng và sự tỉnh táo thăng hoa bằng những ly cà phê được pha chế theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc sống của ông dường như chỉ bao quanh ngôn ngữ văn học, sách và cà phê. Balzac uống tới 50 tách cà phê mỗi ngày. Trong tiểu luận “The Pleasures and Pains of Coffee”, đại văn hào người Pháp viết rằng ông không thể sống nổi nếu thiếu cà phê. Balzac khẳng định, cà phê là nguồn năng lượng sáng tạo đầy huyền thoại, thưởng thức cà phê là một điều cần thiết tuyệt đối để trí tưởng tượng tạo ra những điều kỳ diệu: “Khi tôi uống cà phê, các ý tưởng xuất hiện như đi diễu hành trong quân đội”.
“Không có tài năng vĩ đại nào thiếu đi được ý chí mạnh mẽ”
Honoré de Balzac bước vào văn đàn với trái tim đầy nhiệt huyết. Thế nhưng, cuộc sống liên tiếp giáng xuống những thách thức phũ phàng. Các tác phẩm đầu tiên không được đánh giá cao, không đủ tiền trang trải cho nhu cầu tối thiểu nhất. Để có thể tồn tại, Balzac vay tiền mở nhà in, xuất bản sách, phát hành báo chí… Dù vô cùng nỗ lực nhưng sau 3 năm, ông phá sản, nợ nần không thể chi trả.
72 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Tận sâu dưới bi kịch đã bộc phát tất cả sức mạnh ý chí và năng lực tiềm ẩn trong Balzac. Ông hoàn toàn tập trung năng lượng sáng tạo cho văn học và viết không ngừng nghỉ. Honoré de Balzac như trở thành con người khác, đầy năng lượng và làm việc trong trạng thái xuất thần khiến người khác phải kinh ngạc.
Thời điểm này, tiểu thuyết lịch sử và trào lưu lãng mạn đang phát triển, Balzac tìm cho mình một phong cách khác biệt. Ông phản chiếu hiện thực vào trong tiểu thuyết theo con đường tái tạo dựa trên những điển hình của xã hội. Tác phẩm của ông mô tả các hoạt động của xã hội, nhưng không đơn thuần là dòng chảy lịch sử mà hiển thị đến tận cùng nguyên do của mọi tình huống, hình thái, động lực thúc đẩy sự chuyển hóa nhân cách và ước vọng của thời đại. Có thể nói là văn - sử - triết hòa hợp.
Dưới ngòi bút sáng tạo, hàng loạt các tác phẩm như Vinh quang và bất hạnh (1829), Miếng da lừa (1830-1831), Kiệt tác vô danh (1831), Eugénie Grandet (1833), Lão Goriot (1835)... ra đời đưa Balzac trở thành nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, danh tiếng vang khắp thế giới.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 73
“Công trình kiến trúc của vũ trụ” mà ông khao khát được kết tinh trong bộ Tấn Trò Đời (La Comédie Humaine) - tác phẩm được đánh giá là biên niên sử nước Pháp đầu thế kỉ 19. Bao trùm bộ Tấn Trò Đời là những thái cực thiện - ác, đời sống tâm linh, thế giới tâm hồn và tư duy khoa học hài hòa giao thoa nhau, làm rõ sự thay đổi của con người trong sự vận động xã hội.
Vũ trụ trong Tấn Trò Đời, không chỉ là 2.209 nhân vật liên kết chặt chẽ mà còn là vũ trụ trong mỗi người. Với Balzac, sức mạnh tinh thần kỳ diệu của con người là một bí mật của vũ trụ cần được khai phá đến tận cùng. Tác phẩm của Balzac được trân trọng như mặt gương cho con người soi rọi, khám phá thiện ác trong nhân cách, từ đó thiện hóa bản thân để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Chính vì thế, Tấn Trò Đời được vinh danh là thiên hà văn học độc đáo, có giá trị rất lớn đối với kho tàng văn học nhân loại.
Không phải ngẫu nhiên mà cà phê và hàng quán cà phê tại Pháp vào thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19 gắn liền với vai trò “Tỉnh thức nhân tình”. Thưởng lãm cà phê và chiêm nghiệm để hiểu thêm được ý nghĩa cuộc sống con người và đời sống xã hội. Từ việc nhìn nhận thực tại với mục đích siêu vượt chính nó, lại nhìn thấu ước vọng bản thân. Rốt cuộc, cà phê không chỉ đơn thuần là thức uống mà chủ yếu là dưỡng chất của tinh thần, của tâm thế và cả của tâm thức. Con người cần ở cà phê như tác nhân mang đến cảm thức về khả năng thăng hoa cuộc sống của chính bản thân mình.
74 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 75
TRIẾT GIA JEAN - JACQUES
ROUSSEAU VÀ KHÁT VỌNG XÃ HỘI “NGƯỜI ĐƯỢC LÀ NGƯỜI”
Không gian hàng quán cà phê là nơi chốn khơi gợi những ý nguyện sống mà thâm tâm người thưởng lãm ước vọng. Như triết gia Jean-Jacques Rousseau và những học giả cùng thời đã mường tượng về một xã hội phúc lành cho con người.
Cuộc khủng hoảng tâm thức thời đại và ý niệm nhân loại phúc lành
Cà phê du nhập vào Pháp trong thế kỷ 17, đến thế kỷ 18 Pháp trải qua giai đoạn phát triển rực rỡ, được xem là thời đại của “Ánh sáng” (Siècle des Lumières). Thời đại ánh sáng hướng đến ý niệm khai sáng và tiến bộ, thức tỉnh con người vượt qua thiên kiến vô minh để phát triển tính chân - thiện - mỹ của loài người về tinh thần cũng như vật chất, từ đó đạt được cuộc sống tự do và hạnh phúc đích thực.
Để hiểu hàm nghĩa “Ánh sáng” phải tường tận nguồn gốc đưa đến thời đại này. Từ giữa thế kỷ 17, châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng tâm thức (La Crise de la conscience européenne). Con người dần nhận thấy sự phi lý của các định chế chính trị làm phân hóa giai cấp và quyền con người. Lòng người vẫn hướng về Thượng Đế toàn năng nhưng lại nghi ngờ hệ tư tưởng, thế giới quan và vũ trụ quan của giáo hội, đỉnh điểm là khi khoa học tự nhiên càng phát triển thì niềm tin vào giáo lý càng giảm sút. Bất lực trước vấn nạn chính trị và tôn giáo dẫn đến mất niềm tin vào chính bản thân mình.
76 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Cuộc khủng hoảng tâm thức manh nha ý niệm tái tạo cộng đồng nhân loại phúc lành trên trần thế, bắt đầu bằng sự đào luyện nhân cách và lý tính cho từng cá thể, sau đó quảng bá ra đại chúng. Giới học giả trở thành tầng lớp tinh hoa giữ sứ mạng khai sáng, phổ biến chân lý, các tư tưởng tiến bộ, nâng cao chuẩn mực đạo đức nhằm chuẩn bị tinh thần và xây dựng lực lượng chuyển hóa xã hội. Nói cách khác, “Hãy truyền bá ánh sáng của lý trí, đức hạnh! Hạnh phúc sẽ đến ngay trong tay các bạn” là niềm tin tổng quát của thời kỳ này.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 77
Từ ý niệm trên lại hình thành hình ảnh “Con Người lý tưởng” với bản chất là trân trọng và thực hành chân lý, điều thiện và cái đẹp. Vượt qua những tệ đoan mê muội, tham lam, ích kỷ… và bất toàn xã hội, cùng tiến tới hoàn thiện lối sống để mưu cầu hạnh phúc.
Quán cà phê Café Procope (khai trương năm 1686) - một trong những quán cà phê lâu đời nhất của Paris trở thành nơi chốn đối thoại, truyền bá tri thức của những triết gia khai sáng Voltaire, Diderot, d’Alembert, Rousseau, Montesquieu… Cũng chính tại quán cà phê này, những nhà khai sáng đã thu thập tư liệu kiến thức trên thế giới viết nên cuốn Encyclopédie - cuốn bách khoa toàn thư truyền bá kiến thức nhân loại về khoa học, nghệ thuật, tuyên truyền tư tưởng tự do, bình đẳng… như một phương tiện để mỗi cá nhân tự xây dựng trí tuệ, tự giải phóng để đạt được hạnh phúc trần thế.
Khế ước xã hội
Cùng biên soạn Encyclopédie nhưng triết gia Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) lại có tư tưởng khác với đại đa số học giả cùng thời. Ông công nhận giá trị tự do, bình quyền nhưng cũng đồng thời tin rằng trong một xã hội lý tưởng, quyền tự do và chính trị, tôn giáo sẽ hòa đồng, tương trợ lẫn nhau.
Bất chấp những phản ứng không đồng tình, Jean-Jacques Rousseau vẫn viết những bài luận về khoa học, nghệ thuật, giáo dục… cố gắng đưa ra một mô hình xã hội kiểu mẫu. Trong số đó, tác phẩm quan trọng nhất, có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất của Rousseau là “Bàn Về Khế Ước Xã Hội”.
Theo quan điểm của Jean-Jacques Rousseau “Đến một lúc nào đó sức mạnh của con người sẽ không đủ để duy trì sự sống của mình trước những trở ngại do thiên nhiên gây ra. Loài người sẽ bị diệt vong, nếu tiếp tục sống trong tình trạng sơ khai mà không tìm cách cải thiện nó. Vì con người không thể tạo ra những sức mạnh mới mà chỉ kết hợp và điều khiển những sức mạnh sẵn có, do đó phải tìm cách hợp nhất tất cả các sức mạnh vượt mọi yếu điểm thiên nhiên.”
78 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI
Hợp nhất sức mạnh phải đảm bảo sự tự do cho mỗi cá nhân, chính vì thế, khi viết “Bàn Về Khế Ước Xã Hội”, Rousseau tìm nguyên lý thiết lập nên nhà nước và chính quyền điều hành theo nguyện vọng và ý chí tập thể.
Rousseau đặt ý chí tập thể ở vị trí cao nhất, bởi nếu tất thẩy mọi người đều làm theo ý muốn của cá nhân, xã hội sẽ hỗn loạn, nhân loại sẽ lùi bước. Và như thế, con người cần từ bỏ lối sống theo cảm xúc và liên kết với nhau thông qua một khế ước (Hiến pháp/ thỏa thuận chung).
Một khi quyền lợi riêng tư được gạt bỏ ra ngoài mỗi cá nhân, người lãnh đạo xã hội phải tìm ra quy tắc xã hội tốt nhất thích hợp với quốc gia. Rousseau nhận định lãnh đạo xã hội phải là “Người có một trí tuệ siêu tuyệt. Trí tuệ ấy thấy rõ mọi ham muốn của con người mà không thiên về một ham muốn nào. Trí tuệ ấy không dính líu tới bản chất của từng người nhưng am hiểu nó tường tận. Hạnh phúc của trí tuệ ấy độc lập với con người nhưng lại quan tâm đến hạnh phúc của con người. Trí tuệ ấy xây dựng sự nghiệp cao cả ở đời này cho kết quả ở đời sau”.
Rousseau cũng luận rõ những khó khăn thực tế nếu thuyết của ông được áp dụng. “Làm sao nhân dân có thể đưa ra những ý chí tập thể sáng suốt?” Ý chí tập thể được kết tinh từ lý trí cộng đồng. Vì vậy, con người cần có tri thức để hiểu rõ bản chất sự vật, nhận diện thực tại xã hội và con đường đi đến nguyện vọng chung của xã hội, đảm bảo ý chí chung không bị tham vọng cá nhân xuyên tạc.
Như thế, cần có chính sách giáo dục tốt để công dân biết yêu quốc gia, hiểu bổn phận, nghĩa vụ và đạo đức công dân. Ông khẳng định, kiến thức giúp cho nhân loại có được cuộc sống tốt đẹp. Quốc gia có những công dân có tinh thần trách nhiệm cũng như được giáo dục sẽ hiểu ích lợi của việc đặt nguyện vọng tập thể trên ước muốn cá nhân. Xã hội được xây dựng từ ý chí tập thể sáng suốt sẽ là thiên đường trên trần thế, và con người có thể được sống đúng bản chất Con Người.
CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI 79
80 CÀ PHÊ NĂNG LƯỢNG - CÀ PHÊ ĐỔI ĐỜI