🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bụi Phấn - Tuyển Chọn Những Câu Chuyện Hay Nhất
Ebooks
Nhóm Zalo
TUYỂN CHỌN NHỮNG CÂU CHUYỆN HAY NHẤT
BỤI PHẤN
FIRST NEWS
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc – Tổng Biên tập
ĐINH THỊ THANH THỦY
Biên tập : Hồ Công Hoài Dũng
Sửa bản in : Vịnh Nghi
Bìa & Trình bày : First News
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 62 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 1
ĐT: (028) 38 225340 – 38 296764 – 38 247225 – Fax: 84 28 38222726
Email: [email protected]
Website: www.nxbhcm.com.vn
Sách điện tử: www.sachweb.vn
NHÀ SÁCH TỔNG HỢP 1
62 Nguyễn Thị Minh Khai – Q. 1,
TP. Hồ Chí Minh – ĐT: 028. 38 256 804
NHÀ SÁCH TỔNG HỢP 2
86 – 88 Nguyễn Tất Thành – Q. 4,
TP. Hồ Chí Minh – ĐT: 028.39 433 868
GIAN HÀNG MO1 - ĐƯỜNG SÁCH TP. HCM
Đường Nguyễn Văn Bình, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh
THỰC HIỆN LIÊN KẾT:
CÔNG TY TNHH VĂN HÓA SÁNG TẠO TRÍ VIỆT (FIRST NEWS) Địa chỉ: 11H Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP. HCM
In 2.000 cuốn, khổ 14.5 x 20.5 cm tại Công ty Cổ phần in Scitech (D20/532H Nguyễn Văn Linh, H. Bình Chánh, TP. HCM). Xác nhận đăng ký xuất bản số: 4752-2018/CXBIPH/06- 387/THTPHCM ngày 18/12/2018 - QĐXB số: 1493/QĐ THTPHCM-2018 cấp ngày 27/12/2018. ISBN: 978-604-58- 8564-2. In xong và nộp lưu chiểu quý I/2019.
BỨC THƯ NỔI TIẾNG CỦA TỔNG THỐNG ABRAHAM LINCOLN GỬI THẦY GIÁO CỦA CON TRAI
T
hằng bé phải học được rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng và không phải ai cũng chân thật. Nhưng mong thầy cũng hãy dạy cháu biết, cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp thì ở đâu đó cũng sẽ có một vị anh hùng.
Cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ gặp một nhà lãnh đạo tận tâm.
Cứ mỗi một kẻ thù thì ở đâu đó sẽ có một người bạn.
Xin thầy hãy dạy thằng bé tránh xa lòng đố kỵ. Và nếu có thể, hãy dạy cháu biết được bí mật của niềm vui thầm lặng. Xin hãy dạy cháu sớm học được rằng những kẻ ham thói bắt nạt người khác chính là những người dễ bị đánh bại nhất.
Xin hãy dạy thằng bé về sự tuyệt vời của những cuốn sách, nhưng cũng cho cháu những khoảng lặng thời gian để suy tư về những bí ẩn muôn thuở của cuộc sống, về những cánh chim trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng và những bông hoa trên đồi cỏ ngát xanh.
Ở trường, mong thầy dạy cháu hiểu rằng thi trượt còn danh dự hơn là gian lận trong kỳ thi.
Dạy cháu có niềm tin vào chủ kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người đều cho đó là ý kiến sai lầm.
Dạy cháu hòa nhã với người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo.
Xin thầy cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.
Dạy cháu lắng nghe tất cả mọi người, nhưng cũng xin dạy cháu biết sàng lọc những gì được nghe qua một tấm lưới của chân lý để chỉ đón nhận những gì tốt đẹp.
Dạy cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét, và đứng lên chiến đấu cho những gì cháu cho là đúng.
Xin thầy đối xử với cháu nhẹ nhàng, nhưng đừng nuông chiều cháu, bởi thép tốt phải được tôi rèn qua lửa đỏ.
Hãy giúp cháu can đảm không dung thứ điều sai trái, và cho cháu có lòng nhẫn nại của một người dũng cảm.
Xin dạy cháu rằng cháu phải có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Nếu có thể, xin thầy dạy cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã. Dạy cháu rằng nước mắt không có gì đáng xấu hổ. Dạy cháu biết đùa cợt những kẻ hay châm biếm và cảnh giác trước những ngọt ngào cạm bẫy.
Xin dạy cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người trả giá cao nhất nhưng không bao giờ cho phép ai ngã giá mua trái tim và tâm hồn mình.
- Abraham Lincoln
'Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ.''
- Galileo
''The mediocre teacher tells.
The good teacher explains.
The superior teacher demonstrates.
The great teacher inspires.''
''Người thầy bình thường biết nói chuyện.
Người thầy tốt biết giải thích.
Người thầy giỏi biết chứng minh.
Người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng.''
- William Arthur Ward
''Mấy ai là kẻ không thầy, thế gian thường nói đố mày làm nên.'' - Ca dao
LỜI GIỚI THIỆU
“Người thầy giống như ngọn nến, cháy hết mình để soi đường dẫn lối cho biết bao người.”
- Mustafa Kemal Atatürk
D
ù bạn là ai, sinh ra ở đâu, và đang làm gì trong cuộc đời của mình, hẳn bạn cũng từng ít nhất một lần được soi rọi bởi nguồn sáng tận tụy ấy. Đó là thầy - không chỉ là
người truyền dạy kiến thức, thầy còn là người vun đắp cuộc đời, nuôi dưỡng ước mơ, bồi dưỡng tâm hồn. Thầy dạy chúng ta trưởng thành và làm người đúng nghĩa.
Năm tháng rồi sẽ qua đi, mọi đứa trẻ đều sẽ lớn lên, chúng ta cũng sẽ già, chỉ có những bài học được truyền dạy với trái tim hiền từ và tấm lòng tận tụy là còn sống mãi. Mỗi năm một lần, chúng ta dành ra một ngày để tôn vinh nghề giáo, nhưng ảnh hưởng của người thầy lên cuộc đời mỗi người vẫn hiển hiện từng ngày, từng giờ, từng phút, qua cách chúng ta sống, lao động và thương yêu.
Trong sự tri ân và tôn vinh nghề nghiệp cao quý cùng những con người cao thượng ấy, chúng tôi tổng hợp trong cuốn sách những câu chuyện lay động lòng người về tấm lòng tận tụy và trái tim yêu thương không ngừng nghỉ của người thầy. Nhiều cuộc đời đã nhờ có tình yêu thương ấy mà thay đổi, tốt hơn lên, sống một cuộc đời trọn vẹn hơn. Mong muốn qua đây, vẻ đẹp của trái tim và tâm hồn người thầy lại một lần nữa được sống dậy trong vinh quang của lòng biết ơn và sự trân trọng.
Lớp học trò này đi qua, lớp khác sẽ đến, một người thầy về hưu lại có một người thầy tiếp bước cầm trên tay viên phấn, bởi trái tim người thầy chưa bao giờ thôi sưởi ấm. Cảm ơn suối nguồn thương yêu bất tận ấy, và trân trọng giới thiệu cùng độc giả tuyển tập khiêm tốn này.
- First News – Trí Việt
TẬN TỤY VÀ THẤU HIỂU S
ống một cuộc đời chẳng ai đón đưa, chẳng ai vồn vã, Thầy vẫn miệt mài, thầm lặng ở bên, thấu hiểu và tận tụy vì trò.
Không có khoảng cách, không có điểm dừng, chỉ có tình thương yêu vô bờ bến.
Trò là những cuộc đời khác nhau, mang tâm tư và những ước mơ không giống nhau, ngây ngô bước vào đời. Đôi tay Thầy sẽ vẫn luôn ở đó, dang rộng ra chào đón và dìu dắt. Con đường trò đi có rộng, có xa bao nhiêu cũng từ đôi tay Thầy đưa lối.
Chưa bao giờ bàn tay trò chới với đưa ra mà không có tay Thầy nắm lấy.
Chưa bao giờ trò vấp ngã mà không có Thầy vực dậy để đứng lên và bước tiếp.
Chưa bao giờ trò loay hoay trên những lối đi lầm lạc mà không nhận được ánh sáng soi đường của Thầy.
Chưa bao giờ trong cuộc đời dài đằng đẵng, Thầy lo nghĩ cho mình trước khi nghĩ đến trò.
Thầy không có mùa hè, không có ngày nghỉ, vì mãi bận bịu suy tư để con đường trò đi được bằng phẳng và tươi sáng hơn.
Thầy không phải là người hái quả mà vẫn tận tụy gieo mầm.
Cảm ơn Thầy, người mang tấm lòng tận tụy, nhẫn nại và thấu hiểu.
“NGÀY XỬA NGÀY XƯA…” Ô
ng Reardon thuộc kiểu người không bao giờ muốn nghe bất kỳ điều gì không hay về con cái mình. Khi tôi vừa trình bày những gì mình nghĩ về trường hợp của con gái
ông qua điện thoại, ông đã quát lên, đổ lỗi cho tôi rồi giận dữ cúp máy. Không chịu thua, tôi quyết tâm đến gặp ông ấy liền cho bằng được, bởi tôi đang rất cần sự giúp đỡ của ông. Suốt ba ngày nay, cứ đến buổi trưa, tôi đều đến tận sở nơi ông Reardon làm để tìm, nhưng ông vẫn cứ lánh mặt.
“Tìm gặp ông ta mà khó như tìm ủy viên công tố vậy! Tại sao ông ta lại không muốn gặp mình nhỉ?”, tôi thoáng bực mình.
Tôi cần phải nói rõ cho ông ấy biết rằng, đứa con gái mười tuổi của ông đang bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Lẽ nào ông không quan tâm đến con mình?
Sau hơn mười năm đi dạy, tôi đã tự cho mình là một giáo viên đầy kinh nghiệm – về chuyên môn, cũng như trong việc thấu hiểu các học sinh. Cho đến khi gặp Rachel, tôi bỗng cảm thấy nghi ngờ bản thân. Có phải thật như ông Reardon nói, những vấn đề hiện tại của Rachel là do lỗi của tôi? Hay là tôi đang âu lo một cách thái quá trước những biến đổi tâm lý của lứa tuổi này? Liệu có phải tôi đã đặt quá nhiều áp lực lên cô bé không? Không, tôi đã nhìn lại tất cả và thật lòng tôi không nghĩ mọi chuyện chỉ đơn giản như vậy. Rachel chắc chắn đang gặp phải vấn đề gì đó.
Rachel có dáng người mảnh khảnh, đôi mắt xanh và trong. Em chăm chỉ và thông minh. Ngay từ những ngày đầu nhập học,
Rachel đã chứng tỏ mình là học sinh giỏi nhất lớp. Cô bé nắm vững kiến thức rất nhanh, dễ dàng giải được những bài toán khó và có thể viết những bài văn với sự sáng tạo đầy say mê. Mặc dù hơi nhút nhát, nhưng Rachel cũng nhanh chóng hòa nhập với tập thể lớp. Phải nói rằng đó là một cô bé mà bất cứ ai cũng dễ dàng cảm mến.
Đến giữa năm học, Rachel bắt đầu có những thay đổi lớn. Cô bé hầu như luôn trong trạng thái lơ đễnh, mơ màng, hoặc uể oải, chán nản và không còn hứng thú học tập như trước nữa. Nếu Rachel có thể khóc lóc hay nổi cơn giận dữ để giải tỏa tâm trạng thì có lẽ tôi đã bớt lo lắng hơn, nhưng đằng này cô bé chỉ ngồi bất động hàng giờ, khoanh tay trước ngực và mím chặt môi. Nếu tôi không yêu cầu làm một bài văn hoặc đại loại như thế thì cô bé hiếm khi nào hoàn thành một bài tập cho đến hết giờ học.
Nhưng điều thực sự thôi thúc tôi trực tiếp đến tìm bố của Rachel chính là biểu hiện xa lánh mọi người trong khoảng thời gian gần đây của cô bé. Giờ giải lao, thay vì ra chơi với các bạn như trước, cô bé lại thui thủi đứng một mình. Giờ ăn trưa, Rachel cũng chỉ ngồi lặng lẽ trong góc khuất. Còn trong giờ học, khi tôi bảo học sinh chọn bạn thảo luận nhóm thì cô bé vẫn ngồi một mình, không nói chuyện với một ai, mắt đăm chiêu hướng ra ngoài cửa sổ hoặc thẫn thờ nguệch ngoạc những đường nét ngang dọc trên quyển tập của mình.
Tôi sốt ruột dõi theo Rachel và không tài nào hiểu nổi tại sao bố cô bé lại không chịu gặp tôi để trao đổi về tình trạng này. Chẳng lẽ ông ta không hề nhận thấy những biến đổi tâm lý ở con gái mình hay sao? Rõ ràng Rachel đang gặp phải vấn đề gì đó.
Còn mẹ cô bé thì sao? Tôi biết cô bé còn cả cha lẫn mẹ, và họ vẫn đang sống với nhau. Nhưng các cuộc họp phụ huynh thì chỉ có bố Rachel đi họp mà thôi, tôi chưa bao giờ gặp hay tiếp xúc với
mẹ cô bé. Tôi đoan chắc rằng sự thay đổi khác lạ ở Rachel ắt hẳn có liên quan đến chuyện gia đình, nhưng chuyện trong gia đình cô bé thì làm sao mà tôi có thể can thiệp được. Bố Rachel đã tỏ rõ cho tôi thấy điều đó. Tôi chỉ nên tập trung vào nhiệm vụ dạy dỗ Rachel ở trên lớp thì hơn, ông ấy đã bảo tôi như vậy.
Mấy hôm sau, Rachel đến lớp với bộ đồ nhàu nát và mái tóc rối bù. Trên khuôn mặt nhợt nhạt và mệt mỏi của cô bé là đôi mắt lờ đờ như vừa trải qua nhiều đêm thức trắng. Thả mình xuống ghế, lấy ra một cuốn sách đặt lên bàn để làm gối, cô bé gục xuống ngủ thiếp đi.
Ba tiếng đồng hồ sau, khi cả lớp đều đã đi ăn cơm trưa, tôi nhẹ nhàng đánh thức cô bé dậy.
- Dạo này con phải thức trắng đêm để khỏi gặp ác mộng. – Cô bé dụi dụi mắt, khẽ nói.
- Con ăn một ít salad nhé? – Tôi hỏi và mở túi ra.
Cô bé quay mặt đi chỗ khác, thì thầm như đang cầu nguyện: - Mẹ con cũng từng làm món này cho con.
- Đã từng à? Giờ thì không còn nữa sao Rachel? – Dù có phải tỏ ra thiếu tế nhị đi chăng nữa, tôi vẫn phải biết điều gì đang xảy ra với cô học trò nhỏ của mình.
Không trả lời tôi, Rachel mím chặt đôi môi. Rồi như không cầm được nữa, đôi vai nhỏ bé run lên, cô bé ôm mặt khóc nức nở:
- Mẹ không còn làm được gì nữa hết. Mẹ... Mẹ...
- Mẹ con đi vắng ư? Hay là bị bệnh? – Tôi gặng hỏi.
- Ý con là...! Không, con không thể nói cho cô được. Không phải là con muốn giấu cô, nhưng con đã hứa với bố rồi. Bố bắt con phải hứa là không nói cho bất cứ một ai hết. Con không thể thất hứa được, đúng không cô?
Ánh mắt đẫm lệ của cô bé ngước nhìn tôi – ánh mắt của một tâm hồn đang trong cơn tuyệt vọng.
Cố gắng giữ bình tĩnh, tôi đưa khăn cho Rachel lau nước mắt, lòng bối rối tự hỏi mình sẽ phải làm gì đây để giúp nhẹ bớt gánh nặng có lẽ rất kinh khủng đang đè lên đôi vai bé nhỏ của cô học trò này.
Tôi đứng đối diện cô bé, hơi nghiêng mình như vẫn thường làm mỗi khi bắt đầu giao đề bài viết cho học sinh, tôi mở đầu bằng câu “Ngày xửa ngày xưa...”.
Ngay lập tức, Rachel ngồi thẳng người lên, nhìn tôi với ánh mắt hăng hái quen thuộc. “Ngày xửa ngày xưa...”, cô bé lặp lại lời tôi, tay với lấy cây bút chì.
Chưa đầy nửa giờ đồng hồ sau, tôi đã cầm trên tay bài viết mới của Rachel.
“Ngày xửa ngày xưa, tại xứ sở Huyền bí, có một cô Công chúa nhỏ sống cùng Vua cha và Hoàng hậu. Mặc dù sống trong cảnh xa hoa, giàu có nhưng cả Công chúa lẫn Đức vua đều buồn bã. Hoàng hậu rất yếu, căn bệnh của bà kéo dài dai dẳng, chữa thế nào cũng không dứt được. Khi Công chúa vừa học xong tiểu học cũng là lúc bệnh tình của Hoàng hậu trở nặng. Bà được đưa vào bệnh viện hoàng gia để chăm sóc và chữa trị đặc biệt. Nhưng mọi công sức của các ngự y tài giỏi nơi đây đều trở nên vô ích vì bệnh tình của Hoàng hậu liên quan trực tiếp đến những thương tổn thần kinh. Các phương thuốc chữa trị thông thường không thể nào làm cho bà khỏe lên được.
Một ngày nọ, ngự y đưa bà trở về thăm cung điện. Vị quan ngự y nghĩ rằng Hoàng hậu sẽ khỏe hơn nếu bà được gặp lại đứa con gái và người chồng thương yêu của mình. Nhưng điều đó chỉ khiến cho hoàng gia trở nên rối loạn hơn, vì một lần nọ, trong một phút lơ là của mọi người, Hoàng hậu đã uống thuốc quá liều và suýt vĩnh viễn ra đi.
Tất nhiên sau đó Hoàng hậu phải quay trở lại bệnh viện. Đức vua đau buồn hơn bao giờ hết, bởi hy vọng chữa lành bệnh cho người vợ hiền trong ông đã dần lụi tàn. Ông đau buồn đến nỗi hầu như quên mất rằng mình vẫn còn một cô con gái. Ông không còn ngó ngàng gì đến cô Công chúa bé bỏng ‘luôn sợ hãi mọi thứ’ của mình nữa – thậm chí, ông còn dọa sẽ nhốt cô vào ngục tối nếu như cô tiết lộ cho bất cứ ai về bệnh tình của Mẫu hậu.
Kể từ đó, Công chúa nhỏ như tự giam mình trong một cuộc sống bế tắc, tràn ngập nỗi sợ hãi vì cô biết rằng cô sẽ không bao giờ có thể có được một cuộc sống hạnh phúc.”
Câu chuyện của Rachel khiến tôi bàng hoàng. Đã bao năm qua, vậy mà nhà trường vẫn không hề hay biết về bệnh tình của mẹ em. Tôi cứ ngỡ rằng mình đã quan tâm rất sâu sát đến các em học trò của mình, ấy vậy mà tôi vẫn không hiểu chút gì về hoàn cảnh gia đình Rachel ngoài những dòng ghi trên học bạ. Căn bệnh tâm thần của mẹ Rachel cùng với việc bà suýt chết vừa qua đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý cũng như suy nghĩ non nớt của cô bé. Nỗi đau này có thể nói đã vượt quá sức chịu đựng của một đứa trẻ. Nhưng ông Reardon vì quá đau buồn nên đã không thể làm chỗ dựa cho đứa con tội nghiệp. Ông đã quá cứng nhắc và cố chấp trong việc buộc con gái thực hiện lời hứa chôn chặt nỗi đau trong lòng nên càng khiến cô bé thêm khổ sở...
Cuối cùng thì bố Rachel cũng miễn cưỡng chịu gặp riêng tôi. Tôi trao cho ông bài viết của Rachel và bảo rằng trong đó chứa đựng
chính câu chuyện của đứa con gái bé bỏng tội nghiệp của ông. Biết Rachel đã kể cho tôi, ông tỏ ra rất tức giận và kiên quyết nói rằng sẽ không tha thứ cho cô bé. Nhưng khi đọc xong những dòng chữ trẻ thơ đầy đau buồn của con gái, ông đã không cầm được nước mắt.
Ông bàng hoàng nhận ra bản thân đã quá thờ ơ với chính đứa con thân yêu của mình, rằng những chuyện xảy ra với gia đình cùng với lối cư xử của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến Rachel. Đáng ra cô bé phải được nâng niu bảo bọc, vì nó thật sự là viên ngọc quý của ông. Vậy mà ông đã quên đứa con gái bé bỏng đáng thương của mình, bỏ mặc con với những nỗi đau quá sức chịu đựng của nó.
Mẹ Rachel vẫn phải nằm viện với rất ít hy vọng hồi phục, nhưng giờ đây bố con Rachel đã tìm thấy được sự cân bằng trong tâm hồn, không còn dằn vặt, oán trách về những bất hạnh đã ập xuống gia đình. Họ cũng hiểu ra rằng để có thể vượt lên nỗi đau, họ cần phải sống tốt và mang lại tình yêu thương cho nhau.
“Người thầy cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh.
Người thầy cũng cần có kỹ năng nhìn nhận con người và cảm nhận được những rung động tinh tế nhất trong trái tim mỗi người.”
- Xukhomlinxki
ĐÔI TAI KỲ DIỆU
S
teve Morris không phải là một cậu bé bình thường, cậu sinh non đến 6 tuần, và do võng mạc chưa kịp phát triển nên cậu sớm bị mù. Khi Steve Morris lên 9 tuổi, cậu bé chỉ ước ao được “bình thường” như chúng bạn.
Trong vô số người từng đi qua cuộc đời cậu, tiềm thức của Steve Morris luôn ghi dấu hình ảnh cô Beneduci, cô giáo lớp một của mình. Cô Beneduci là một người phụ nữ thông minh với trái tim ấm áp, dịu dàng. Cô biết rằng chỉ dùng lời nói với một cậu bé 9 tuổi, rất ngang bướng và lòng đầy bất mãn, là không đủ. Bởi vậy, một buổi học nọ, cô Beneduci đã gọi to các học sinh:
- Vào đi nào, Jesse! Annette!... Các em ngồi xuống, hôm nay chúng ta sẽ học môn lịch sử. Cô sẽ kiểm tra một chút!
Nhiều ánh mắt tỏ ra lo lắng, còn cậu bé Steve vẫn im lặng. - Amy! - Cô giáo gọi. - Abraham Lincoln là ai?
Amy nhìn xuống bàn:
- Dạ... Lincoln... à ờ, có râu quai nón...
Cả lớp cười ồ lên.
- Steve Morris! - Cô giáo gọi to. - Em giúp bạn Amy được không?
- Lincoln là Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ ạ! - Steve trả lời một cách rõ ràng và trôi chảy.
Cả lớp hí hửng vì đã vượt qua một câu hỏi, chỉ riêng Steve vẫn im lặng, nét mặt khó đăm đăm. Vấn đề của Steve không phải là những câu trả lời. Cậu bé học chăm chỉ và nhớ bài rất tốt, vấn đề của cậu là cậu không cảm thấy hài lòng về bất cứ điều gì cả, nhất là về bản thân mình. Thực tế, cậu có một khả năng rất lớn, nhưng có nghĩa lý gì đâu nếu cậu không nhận ra nó.
- Được rồi! - Cô Beneduci tiếp tục. - Chúng ta sẽ thử một câu hỏi khác.
Rồi cô đột ngột dừng lại, như thể cố lắng nghe điều gì. - Tiếng gì vậy? - Cô giáo hỏi to. - Em nào làm gì vậy? Cả lớp nhìn nhau lúng túng. Steve vẫn ngồi im.
- Cô nghe có tiếng gì như tiếng cào và tiếng kêu. - Cô Beneduci khẳng định. - Nghe như... nghe như... tiếng một con chuột thì phải!
Các cô bé trong lớp hét toáng lên. Một vài cô bé còn nhảy phóc lên ghế, nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng.
- Các em, bình tĩnh nào! - Cô giáo nói to. - Không có gì phải làm ầm lên! Steve, em có thể giúp cô tìm con vật đó không?
Steve ngồi thẳng người, khuôn mặt rõ ràng tươi tỉnh hơn một chút.
- Được ạ! - Cậu bé nói. - Các bạn im lặng một chút nhé!
Trong sự yên lặng, Steve hơi nghiêng đầu, chăm chú lắng nghe rồi từ từ chỉ về phía thùng giấy.
- Nó ở đằng kia! - Steve tự hào nói. - Em nghe thấy tiếng nó!
Và đúng thế thật! Một con chuột đang ra sức cào trong thùng giấy vụn và nó muốn tìm đường chạy trốn thật nhanh. Nhưng nó đã bị Steve Morris, người có đôi tai rất thính “nhìn thấy”. Dường như Tạo hóa đã trao cho cậu đôi tai ấy để bù lại khiếm khuyết về đôi mắt, và may mắn là cô Beneduci đã nhận ra được điều đó.
Cả lớp quay trở lại bài học. Chú chuột đã bị bắt. Còn trong trái tim của cậu bé Steve với đôi mắt không thể nhìn thấy, đã trỗi dậy một niềm tự hào và niềm tự hào ấy luôn đi cùng cậu qua năm tháng. Từ năm lên mười, Steve Morris, với đôi tai kỳ diệu, được mọi người công nhận là một thiên tài. Sau này, với nghệ danh Stevie Wonder, cậu đã đem đến cho nền âm nhạc thế giới những đóng góp to lớn. Cậu trở thành một ca sĩ, nhà soạn nhạc, kiêm nhà sản xuất với năm giải Grammy và nhiều giải thưởng danh giá khác.
Và không ai biết được rằng câu chuyện về chú chuột bị cô giáo buộc sẵn trong thùng giấy vụn đã mang lại niềm tin cho cậu.
BÀN TAY CÔ GIÁO
M
ùa thu hoạch năm đó, lễ Tạ ơn gần kề, cô giáo chủ nhiệm một lớp 1 nọ giao cho học trò của mình một “bài tập” cực kỳ thú vị. Cô muốn bọn trẻ vẽ một bức tranh về điều mà chúng biết ơn nhất.
Khi ấy, hầu hết học sinh trong lớp cô đều có điều kiện kinh tế eo hẹp, nhưng vẫn có gia đình mừng ngày lễ với gà Tây và đầy đủ các phong tục đẹp theo truyền thống. Hẳn cô nghĩ rằng đây là cơ hội để những học trò của mình thể hiện thiên hướng nghệ thuật của chúng. Và quả là bọn trẻ đã được thỏa sức sáng tạo, vui đùa.
Đứa vẽ nhà, đứa vẽ cánh đồng lúa mênh mông, đứa vẽ biển cả, đều là những thứ chúng được dạy phải biết ơn. Nhưng Douglas đã vẽ một bức tranh rất khác. Trong mắt bạn bè thì cậu luôn là một cậu bé rất khác lạ. Douglas là một đứa trẻ khó khăn, yếu đuối và buồn bã. Giờ ra chơi, khi bạn bè nô nức vui đùa thì cậu chỉ rụt rè đứng bên cạnh cô giáo với ánh mắt buồn bã. Người khác thậm chí có thể cảm nhận được những đau đớn mà cậu bé chịu đựng thông qua ánh mắt ấy.
Bức tranh khác thường của Douglas vẽ một bàn tay. Duy nhất một bàn tay, không gì khác, trên tay cũng không cầm nắm vật gì. Cả lớp đều cảm thấy bức vẽ của cậu ấy khó hiểu như chính con người cậu ấy vậy. Bọn trẻ bắt đầu thi nhau đoán, có người bảo đấy là bàn tay một người nông dân, vì nông dân cung cấp gà Tây. Một bạn khác cho rằng đó là bàn tay của một viên cảnh sát, vì cảnh sát bảo vệ và trông giữ an toàn cho mọi người. Cuộc thảo luận cứ thế mỗi lúc một đi xa, cô giáo phải nhắc nhở cả lớp.
Cô đến bên Douglas, nhẹ nhàng cúi xuống bên bàn cậu, hỏi nhỏ: - Đó là bàn tay của ai vậy, Douglas?
Cậu bé ngại ngùng quay mặt đi, thì thầm:
- Đó là tay của cô, thưa cô.
Lớp học bỗng yên ắng như tờ. Trong dòng hồi tưởng tràn về, lũ trẻ nhìn thấy cô giáo cầm tay chúng bước qua cánh cửa phòng học này vào ngày đầu tiên. Nhớ cô đã nắm tay chúng đi đến nơi này, nơi khác. Cô thường nói với Douglas “Nắm lấy tay cô, Douglas. Chúng ta cùng ra ngoài”.
Cô đã cầm tay Douglas và mọi đứa trẻ trong lớp, dạy chúng nắn nót những chữ viết đầu tiên với cây bút chì. Bàn tay cô luôn chìa ra cho bọn trẻ mỗi khi chúng cần. Và Douglas đã biết ơn điều đó rất nhiều. Cô giáo chớp chớp đôi mắt rưng rưng, nhẹ nhàng cầm tay Douglas, thì thầm:
- Cảm ơn em.
Cả lớp lại tiếp tục bài học, dĩ nhiên là khi ấy ai cũng mang tâm trạng ngọt ngào lâng lâng khó tả. Đấy là mùa lễ Tạ ơn mà không ai có thể quên được.
Bạn không bao giờ biết được niềm hạnh phúc mà một hành động tử tế mang đến sẽ như thế nào đâu.
- Bree Abel
ĐÔI HOA TAI HÌNH GIỌT NƯỚC Đ
ó là một ngày đẹp, trời trong xanh và gió mát rượi, một thời tiết lý tưởng để đi dã ngoại. Cô bạn thân Laurie, mấy đứa trẻ và tôi cùng nhau đến công viên Disneyland. Ngồi
trên thảm cỏ, chúng tôi nhấm nháp bánh mì sandwich, thịt nướng, bánh ngọt và quan sát bọn trẻ chơi đùa. Bất chợt, tôi chú ý đến đôi hoa tai hình giọt nước lóng lánh của Laurie. Chúng được làm từ hai cái vòng nhỏ bằng bạc gắn với hai viên đá màu trắng. Tôi thắc mắc hỏi Laurie rằng vì sao lúc nào cô ấy cũng đeo đôi hoa tai hình giọt nước. Và trong bầu không khí phảng phất mùi cỏ non, hương táo đỏ và man mác mùi tử đinh hương, Laurie bắt đầu kể...
“Năm ấy, mình vào lớp 6. Mình còn nhớ như in hình ảnh của buổi sáng hôm đó – bên ngoài lớp học, những chùm hoa vàng rực rỡ dưới ánh nắng mùa xuân, những chú chim vành khuyên ríu rít nhảy nhót. Không khí yên bình ấy thật trái ngược so với ngôi nhà của mình. Mình mải mê ngắm nhìn cô Moline – cô trông thật dịu dàng với mái tóc gợn sóng màu hạt dẻ. Đôi mắt cô lúc nào cũng rạng rỡ với ánh nhìn ấm áp.
Nhưng đôi hoa tai hình giọt nước của cô giáo mới là thứ mà mình nhớ nhất. Thậm chí từ dưới chỗ ngồi, mình vẫn thấy đôi hoa tai của cô sáng lên mỗi khi tia nắng mặt trời chiếu vào. Ánh sáng lấp lánh phát ra từ đôi hoa tai là điều tốt đẹp duy nhất mình thấy được mỗi ngày, nó giúp mình nuôi dưỡng những hy vọng...
Cũng năm đó, chứng nghiện rượu của bố đã trở nên trầm trọng hơn. Ông ấy uống bất kể ngày đêm, thậm chí ông ấy sẵn sàng bán đi mọi
thứ để có tiền mua rượu, đồ dùng trong nhà cứ thế vơi dần đi. Mẹ mình vô cùng đau khổ, bà tìm mọi cách khuyên nhủ ông, nhưng nó chẳng thấm vào đâu.
Mình thương mẹ, nhưng cũng không nỡ ghét bỏ bố. Lễ Giáng sinh năm ấy, mình đã dành trọn số tiền kiếm được từ việc trông trẻ để mua cho bố một bộ đồ nghề đánh giày, hy vọng bố sẽ hồi tâm chuyển ý. Đó cũng là việc duy nhất mà mình có thể làm để giúp mẹ bớt buồn. Mình gói chúng lại bằng một tờ giấy thật đẹp và cẩn thận đặt món quà lên giường bố, kèm theo một lá thư nói lên tất cả những suy nghĩ, tâm tư của mình với bố. Nhưng thật không ngờ... Ông đã ném món quà ra khỏi căn phòng, ngay trước mắt mình.”
Laurie kể tiếp câu chuyện.
“Hôm ấy là ngày tổng kết năm học. Các phụ huynh được mời đến tham dự để nghe đánh giá kết quả học tập của con mình. Mình rất buồn vì bố mẹ mình không đến, nhưng... mình đã quen như vậy rồi.
Buổi họp kết thúc, mọi người ra về, chỉ còn cô Moline và mình ở lại. Mình chỉ biết dán mắt xuống sàn nhà, chờ đợi lời trách mắng của cô Moline. Nhưng cô chỉ nhẹ nhàng nắm lấy đôi tay bé nhỏ của mình và nói:
- Con không nên buồn như thế. Con cần biết rằng nếu cha mẹ con không đến đây hôm nay, thì đó không phải là lỗi của con.
Mình ngước nhìn cô giáo. Chưa bao giờ có ai nói với mình những lời dịu dàng như thế cả. Cũng chưa có một ai nói cho mình biết rằng mình không có lỗi khi sinh ra trong một gia đình như vậy. Rồi cô nói tiếp:
- Một điều nữa con nên nhớ là con xứng đáng được đứng ở đây, trong lớp học này, cho dù cha mẹ con là ai đi nữa.
Và cô kể cho mình nghe về cuộc đời cô, về những gì cô đã trải qua để trở thành một cô giáo. Cô khen ngợi những nỗ lực của mình, cô đánh giá cao những bài luận mà mình đã làm và khuyến khích mình tiếp tục cố gắng. Cô lấy ra những bức tranh mà mình đã vẽ khi học môn mỹ thuật. Đó là những bức vẽ bằng màu nước, rất tươi sáng, như những ước mơ thầm kín của mình về gia đình, về bố mẹ, và về chính bản thân. Cô nói:
- Con ắt hẳn phải là một họa sĩ bẩm sinh.
Mình nhìn cô, rồi nhìn những bức tranh. Cô giáo sẽ không thể biết được rằng, còn một bức tranh khác mà mình đã vẽ rất trau chuốt – bức vẽ đôi hoa tai hình giọt nước.
Lúc ấy, trước mắt mình, gương mặt cô Moline trở nên mờ ảo, ngoại trừ đôi hoa tai hình giọt nước vẫn sáng lấp lánh. Và cũng chính vào lúc đó, lần đầu tiên trong cuộc đời, mình nhận ra một điều, rằng mình cũng được yêu thương, mình cũng có điều gì đó để hy vọng. Cô Moline đã giúp mình thấy không bao giờ là quá trễ để tự đeo cho mình viên kim cương quý giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi người - viên kim cương lấp lánh ánh sáng của lòng tự trọng, của niềm hy vọng và tin yêu.”
Tấm thẻ ghi ý tưởng
Tôi vẫn thường tự hỏi chúng ta đã làm thế nào để vượt qua thời thơ ấu và tuổi thiếu niên đầy cam go. Bạn có cảm nhận giống tôi không? Rõ ràng là trẻ con quá liều lĩnh và dám làm rất nhiều chuyện điên rồ, đến nỗi chúng ta khó mà biết được làm thế nào chúng có thể vượt qua hết những chuyện đó.
Tôi phải thừa nhận rằng những năm đầu học đại học, bản thân tôi cũng là một thiếu niên dễ nóng giận. Tôi có thể căm giận mọi thứ, và cuộc đời chẳng có gì khiến tôi cảm thấy hài lòng cả.
Nhưng sự tức giận của tôi chủ yếu tập trung vào một vài trường hợp nhất định, chẳng hạn những lời răn dạy của bố mẹ mà tôi thường nghe không lọt tai.
Trong khả năng tài chính giới hạn của gia đình, tôi đã phải chọn một trường đại học địa phương và đi xe buýt đến trường mỗi ngày. Một ngày nọ, giữa bố con tôi nảy ra một trận cãi nhau dữ dội. Tôi cho rằng bố luôn cố kiểm soát cuộc sống của tôi, và tôi phải thoát ra khỏi điều đó. Còn dưới mắt bố, tôi là đứa con bất trị, vì thế ông muốn khẳng định uy quyền của một người cha. Hai bố con tôi đã nổi giận và nặng lời với nhau. Tôi vùng chạy ra khỏi nhà, nhưng lúc đó đã lỡ mất chuyến xe buýt đến trường, mà chuyến kế tiếp thì chắc chắn tôi sẽ bị trễ học. Điều đó càng khiến tôi thêm giận dữ.
Tôi tức tối và mệt mỏi thở dài suốt đoạn đường đến trường. Những ý nghĩ giận dữ về bố tràn ngập trong tâm trí tôi. Giống như nhiều thiếu niên khác, tôi đã suy nghĩ một cách vị kỷ rằng trên đời này có lẽ không có ông bố nào khủng khiếp như bố tôi và có lẽ chẳng có ai phải chịu đựng sự bất công như tôi thế này. Xét cho cùng thì bố cũng chưa học hết trung học, còn tôi, đường hoàng đã là một sinh viên đại học. Tôi thấy mình hơn hẳn bố, vậy ông lấy tư cách gì can thiệp vào cuộc sống và những dự định của tôi?
Khi chạy băng qua sân trường thật rộng để đến lớp, tôi chợt nhận ra rằng mình đã quên làm bài tập phải nộp hôm nay: một tấm thẻ ghi ý tưởng.
Tiến sĩ Sidney B. Simon dạy chúng tôi môn học này, ông là một trong số những người thầy lạ lùng nhất của trường. Thầy có những quy tắc rất độc đáo, cách chấm bài cũng rất khác lạ và phương pháp dạy vô cùng linh hoạt. Mọi người thường bàn tán về tiến sĩ Simon với vẻ ngưỡng mộ.
Trong buổi học đầu tiên, thầy Simon đã căn dặn:
- Vào mỗi thứ ba hàng tuần, các em phải mang theo một tấm thẻ, ghi tên và ngày tháng vào dòng trên cùng. Phần còn lại các em muốn viết gì tùy ý. Các em có thể viết một ý tưởng, một mối quan tâm, một cảm tưởng, một câu hỏi hay chỉ đơn giản là bất cứ điều gì các em đang nghĩ đến. Đấy chính là cách các em trực tiếp trao đổi với thầy. Thầy đảm bảo sẽ giữ kín mọi chuyện. Vào thứ tư thầy sẽ trả lại cho từng người. Thầy sẽ viết ý kiến của thầy lên đó. Nếu là câu hỏi, thầy sẽ dùng hết khả năng của mình để trả lời. Còn nếu là một mối quan tâm, thầy sẽ cố gắng tìm cách đáp ứng một cách tốt nhất. Và hãy nhớ rằng tấm thẻ này là giấy vào lớp của các em cho mỗi ngày thứ ba đấy.
Vào ngày thứ ba đầu tiên của khóa học, tôi nghiêm túc mang theo tấm thẻ có viết tên và ngày tháng được ghi cẩn thận ở dòng trên cùng. Rồi tôi ghi thêm: “Mọi thứ lấp lánh không hẳn đã là vàng”. Ngày hôm sau, thầy Simon trả lại những tấm thẻ cho cả lớp. Trên thẻ của tôi có dòng chữ được ghi bằng viết chì: “Câu cách ngôn này có ý nghĩa gì đối với em? Câu nói này có quan trọng với em không?”. Lời bình luận này khiến tôi có chút băn khoăn. Thầy dường như thật sự quan tâm đến những gì được ghi trên tấm thẻ, còn tôi lại chẳng muốn bộc lộ về mình cho thầy biết chút nào.
Mỗi ngày chúng tôi đều có một giờ học của thầy Simon và một tuần đã trôi qua kể từ buổi thứ ba đầu tiên. Thầy Simon quả thật rất có tài, thầy dạy chúng tôi bằng cách đặt câu hỏi, đưa ra những vấn đề mà các thầy giáo trước đây chưa bao giờ đề cập đến. Thầy khuyến khích chúng tôi suy nghĩ, và suy nghĩ một cách sâu sắc. Những đề tài chính trị, xã hội, những vấn đề về con người đều được thầy đưa ra phân tích tỉ mỉ.
Lúc đầu, tôi cứ tưởng là thầy có ý tuyên truyền để chúng tôi ủng hộ hay chống lại điều gì đó, nhưng thầy Simon không phải là người như thế. Thay vào đó, thầy chỉ yêu cầu chúng tôi suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu, đặt vấn đề rồi tự mình tìm lời giải đáp. Nhưng thật sự tôi càng lúc càng thấy khó chịu, vì dẫu vẫn có cái gì đấy thú vị, mới mẻ và hấp dẫn trong cách dạy của thầy, nhưng bởi tôi chưa hề biết đến phương pháp này nên không có được “chiến thuật đối phó” với thầy. Tôi vốn rất biết cách tỏ ra là một sinh viên gương mẫu trong lớp: ngồi hàng đầu, bày tỏ sự thích thú với bài giảng của thầy cô, nộp bài được đánh máy sạch sẽ, viết đúng theo mẫu có sẵn, và học thuộc lòng, thuộc lòng, thuộc lòng! Nhưng giờ học này rõ ràng có sự khác biệt. Tôi không thể nào áp dụng những phương thức cũ kỹ đó nữa.
Đến ngày thứ ba của tuần tiếp theo, tôi viết trên thẻ của mình: “Đá lăn thì rêu chẳng bám”. Vì chưa thể tin tưởng vào thầy, không muốn thầy hiểu quá nhiều về tôi nên tôi đã dùng sự hài hước, vốn luôn là vũ khí hữu hiệu nhất để chống lại sự thân mật không mong muốn. Ngày hôm sau tấm thẻ của tôi được trả lại với hàng chữ: “Em có vẻ có khiếu khôi hài. Phải chăng đây là một phần quan trọng trong đời em?”.
Thầy ấy muốn gì đây? Rốt cuộc đang xảy ra chuyện gì vậy? Tôi không thể nhớ ra từ lúc tôi học tiểu học đã có thầy cô nào đặc biệt lưu tâm đến tôi như thế chưa. Vậy ông thầy này muốn gì đây?
Còn bây giờ, tôi đang chạy thật nhanh dọc theo hành lang, đã trễ mười phút rồi. Đến ngay trước cửa lớp, tôi rút tấm thẻ từ quyển sổ tay rồi viết tên và ghi ngày lên đó. Không biết phải viết gì, đầu óc tôi chỉ nghĩ đến trận cãi nhau vừa rồi với bố. Tôi viết: “Tôi là con của một kẻ ngốc!”, rồi lao vội vào lớp. Thầy Simon đang đứng gần cửa hướng dẫn một cuộc thảo luận. Nhìn thấy tôi, thầy chìa
tay ra lấy tấm thẻ, tôi trao thẻ cho thầy và về chỗ ngồi. Vừa ngồi xuống, tôi đã cảm nhận ngay một nỗi sợ hãi ngập tràn.
Tôi đã làm gì thế này? Tôi đã đưa tấm thẻ đó cho thầy mất rồi. Ôi trời! Tôi không hề muốn để lộ điều đó ra, nhưng giờ thì thầy đã biết rõ về sự tức giận của tôi, về bố tôi, về cuộc đời tôi! Tôi không nhớ bất kỳ điều gì về buổi học hôm đó, tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là tấm thẻ.
Tối đó tôi trằn trọc không ngủ được, lòng cứ hồi hộp lo sợ. Những tấm thẻ có thể nói được những gì? Sao tôi lại nói với thầy về bố tôi như thế? Giả sử thầy liên lạc với bố tôi thì sao? Đó có phải là trách nhiệm của thầy ấy không?
Sáng hôm sau, tôi đi học một cách miễn cưỡng. Tôi đến khá sớm và ngồi ở cuối lớp. Khi buổi học bắt đầu, thầy Simon trả lại các tấm thẻ. Thầy vẫn đặt úp tấm thẻ của tôi xuống bàn như thường lệ. Tôi cầm lên, dường như không dám lật nó lại.
Khi nhìn vào tấm thẻ, tôi thấy thầy viết: “Thế thì 'con của một kẻ ngốc' sẽ làm gì trong phần đời còn lại của mình?”. Tôi cảm giác như bị ai đó đấm vào bụng. Tôi đã từng dành nhiều thời giờ la cà trong quán ăn của trường, nói chuyện với các sinh viên khác về những rắc rối mà tôi gặp phải “vì bố mẹ của tôi”. Và họ cũng chia sẻ với tôi những vấn đề tương tự. Nhưng chưa từng có ai dám chịu trách nhiệm về mình cả, tất cả chúng ta cứ thế “đổ lỗi cho cha mẹ”. Tất cả đều là lỗi của bố mẹ khi chúng ta gặp những việc không như ý trên đời. Nếu làm bài kiểm tra không tốt, thì là lỗi của mẹ. Nếu không kiếm được việc làm thêm, thì là lỗi của bố. Tôi đã luôn miệng trách cứ bố mẹ mình và mấy anh chàng đó đều gật đầu tán thành. Bố mẹ – những người đã trả học phí cho tôi – nghiễm nhiên trở thành những người ngớ ngẩn như vậy.
Câu hỏi có vẻ đơn giản của thầy Simon đã đâm thủng quả bóng đó, xuyên ngay tâm của vấn đề: Đó là vấn đề của ai?
Hôm đó, tôi không đến hội quán sinh viên mà đi thẳng về nhà, lòng chán nản lạ thường. Suốt buổi tối, tôi cứ nghĩ mãi về câu hỏi của thầy và về điều mẹ tôi đã từng nói: “Nhà triệu phú tự xem mình là ‘người tự lập’, nhưng nếu bị bắt thì anh ta lại đổ lỗi cho bố mẹ đã làm mình hư hỏng”.
Phải chi tôi có thể nói được rằng tôi đã trải qua một sự chuyển mình kỳ diệu, nhưng thật sự thì tôi đã không. Tuy nhiên, lời bình của thầy Simon có sức nặng không hề đơn giản, nó cứ lẩn quẩn trong trí óc tôi suốt cả mấy tuần sau đó. Cứ mỗi lần trách cứ bố điều gì thì trong tôi lại vang lên giọng nói: “Được rồi, cứ cho là bố cậu tồi tệ như những gì cậu đã nói. Vậy thì cậu nghĩ còn bao lâu nữa cậu sẽ chấm dứt than phiền về bố mình?”.
Dần dần, suy nghĩ trong tôi bắt đầu thay đổi. Tôi thấy mình trách móc người khác quá nhiều. Sau một thời gian, tôi nhận ra rằng tôi đã tạo nên một cuộc sống mà trong đó tôi không phải là nhân vật chính. Tôi chỉ là đối tượng của hành động, chứ không phải là chủ thể. Điều đó khiến tôi thấy khó chịu hơn bất kỳ cảm giác nào đã từng trải qua khi ngồi trong lớp của thầy Simon. Tôi không muốn biến thành con rối. Tôi muốn là người làm chủ chứ không phải là người bị sai bảo.
Quá trình trưởng thành không hề dễ dàng hay nhanh chóng như ta vẫn nghĩ. Phải mất hơn một năm mọi người mới bắt đầu nhận thấy rằng tôi đã biết nhận lãnh trách nhiệm cho những hành động, những chọn lựa và những cảm xúc của chính mình. Tôi ngạc nhiên khi thấy điểm số mọi môn học của mình đều tăng lên. Tôi kinh ngạc hơn khi thấy bạn bè mình cũng tăng lên cả về số lượng lẫn “chất lượng”.
Suốt từ đầu đến cuối quá trình này, tôi vẫn đều đặn nộp thẻ cho thầy; về sau, tôi còn được học một lớp nữa với vị tiến sĩ độc đáo này. Tôi học môn thầy chăm chỉ hơn so với bất cứ lớp học nào khác tôi từng tham dự trước đây.
Vài năm sau, tôi rất đỗi ngạc nhiên về sự tiến bộ của chính mình. Từ một sinh viên tầm thường, tôi đã trở thành một sinh viên giỏi và sau đó là một thầy giáo trung học thành đạt. Từ chỗ thường xuyên nổi giận và thường xuyên né tránh những việc cần thiết trong cuộc sống, tôi đã trở thành một con người đầy sinh lực, phấn chấn, sống có mục đích và rất yêu đời.
Mối quan hệ giữa tôi với bố cũng được cải thiện hơn xưa. Giờ đây tôi thấy ông không phải kiểm soát mà đang quan tâm chăm sóc tôi. Phải thừa nhận rằng cách nuôi dạy con của ông không “mềm dẻo” nhưng trong ý hướng của ông lại chứa đầy tình yêu thương. Những trận cãi nhau bớt dần rồi mất hẳn. Tôi nhận ra rằng bố tôi là một người đàn ông thông minh, khéo léo và rất yêu con cái. Tất cả mọi chuyện đã bắt đầu bằng một câu hỏi, một câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại chứa đầy sức nặng!
NGƯỜI THẦY VỊ THA NHẤT T
ôi xuất thân từ Rajahmundry (một quận phía đông Godavari), Andhra Pradesh, học ở trường Trung học công nam sinh, Innispet, Rajahmundry. Mặc dù các giáo
viên ở trường đều tận tụy với công việc, nhưng hơn ai hết, thầy Koteswara Rao là người vô cùng đặc biệt, thầy dành hết tâm huyết, sức lực và kỷ luật tự giác 100% trong công việc.
Trong 35 năm đi dạy, thầy không bao giờ vắng mặt một ngày nào suốt 18 năm đầu. Sau đó, vì có lần không còn cách nào khác phải mổ mắt nên thầy buộc phải vắng mặt mấy hôm. Chỉ riêng điều này cũng đủ cho thấy mức độ tận tụy của thầy.
Thầy không bao giờ lên lớp trễ dù chỉ một phút. Thầy sẽ luôn mặc quần tây trắng và áo sơ mi trắng, vô cùng gọn gàng và thanh lịch, không ai có thể phàn nàn gì về trang phục, cách cư xử, giao tiếp với đồng nghiệp và cách dạy dỗ của thầy, đặc biệt là trong môn tiếng Anh và môn Toán.
Trong thời gian làm giáo viên, thầy lập ra một ngân hàng sách trong trường, nhận sách tặng của những học sinh có điều kiện (được sự đồng ý của cha mẹ), sách giáo khoa của những học sinh khóa trước vẫn còn khá mới sẽ được bao bọc cẩn thận và chuyển cho những học sinh khóa sau không có điều kiện mua sách mới. Những quyển sách như vậy được chính người tặng (học sinh lớp trên) trao tận tay cho học sinh lớp dưới, điều đó không những dạy cho học sinh biết thông cảm, giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau và tôi luyện nên những tấm lòng bác ái, mà còn phát triển
tình yêu thương, tình cảm, sẻ chia và sự tôn trọng giữa học trò lớp trên với học trò lớp dưới.
Khi ngày lễ Quốc khánh gần đến, học sinh trong trường nảy ra ý định góp công sơn lại các phòng học và trang trí bằng những lá cờ đầy màu sắc. Trong những dịp đó, thầy sẽ quan tâm đến từng đứa học trò nhỏ, hướng dẫn các em và tổ chức vài cuộc thi trang trí nho nhỏ, người thắng cuộc sẽ được phần thưởng khích lệ. Nhờ vậy mà chúng tôi học được tinh thần làm việc nhóm, đoàn kết và cùng nỗ lực vì một kết quả chung.
Thầy cũng lập ra một khu vườn tuyệt đẹp trong khuôn viên trường với sự tham gia tích cực của học sinh. Hoa quả, rau trái từ khu vườn sẽ được mang bán đấu giá sau giờ học và tiền lời sẽ được trao cho người (hoặc nhóm) trồng và thu hoạch loại rau quả đấy trong sự tán thưởng của các giáo viên cũng như những học sinh khác. Đây là cách thầy dạy cho chúng tôi về tầm quan trọng của việc trồng trọt, biết ơn những người nông dân và cùng nhau cố gắng hết mình thi đua vì mục tiêu tốt đẹp chung.
Từ khi thầy chuyển về bờ sông Godavari, hầu như mỗi năm hoặc hai năm một lần, khu nhà ổ chuột thuộc khu vực trũng thấp của thành phố bị ngập lụt trong suốt mùa mưa dai dẳng, người dân sống ở đó phải bỏ nhà đi nơi khác. Những lúc như vậy, thầy Koteswara Rao yêu quý của chúng tôi sẽ khuyến khích học trò giúp đỡ những gia đình bị ảnh hưởng bằng cách phụ giúp chuyển người thân và đồ đạc của họ.
Thầy cũng từng dạy tiếng Anh và toán cho các lớp trung học cơ sở. Một ngày trước khi bắt đầu kỳ nghỉ, thầy sẽ đến thăm các lớp dưới và cho các em vài lời chỉ dẫn cùng một ít bài tập trong kỳ nghỉ. Học trò sẽ nộp lại vở bài tập trên bàn thầy vào ngày đầu tiên của năm học mới. Nếu có trò nào quên không làm bài, thầy
sẽ có những hình phạt nho nhỏ, chỉ để cậu bé hiểu được ích lợi cũng như quý trọng thời gian của mình.
Trong suốt sự nghiệp phục vụ cho nền giáo dục của mình, thầy đã dạy dỗ nên những học sinh vô cùng ưu tú và thành đạt. Nếu có vấn đề về môn tiếng Anh, một câu chuyện hay một bài toán nào mà chúng tôi không hiểu, thì đến ngày thứ ba thầy sẽ bảo trò đó ngồi lại sau giờ học ở trường. Phụ huynh sẽ được thông báo để sắp xếp đưa đón con về nhà an toàn sau khi cậu học trò đã hiểu được vấn đề hóc búa nọ. Đôi khi, thầy bị những người khác phê bình một cách nhẹ nhàng, nhưng thầy sẽ đáp rằng: “Nhiệm vụ của tôi là đảm bảo học sinh của mình hiểu được cả chữ nghĩa lẫn tinh thần, chứ không phải là trừng phạt tụi nhỏ”.
Thầy vinh dự nhận giải thưởng của Câu lạc bộ Rotary, Câu lạc bộ Rajahmundry Jaycees, Câu lạc bộ Lion, Giải thưởng Bright, Giải thưởng của Thủ hiến bang AP và còn nhiều giải khác. Ngoài các giải thưởng cao nhất được trao cho giáo viên, thầy cũng được cố Tiến sĩ Shankar Dayal Sharma trao cho “Giải thưởng Giáo viên xuất sắc nhất” của Tổng thống Ấn Độ vào ngày 5/9/1996 tại Vigyan Bhavan, New Delhi. Tôi vô cùng vinh dự được có mặt vào ngày hôm đó. Mỗi lần về quê, tôi đều đến thăm thầy. Tiếc thay, ngày 15/11/2009, thầy đã trút hơi thở cuối cùng. Thành phố Rajahmundry, trường Trung học công dành cho nam sinh và toàn thể học trò đều rất nhớ thương thầy. Tạm biệt thầy, người thầy mẫu mực, cần mẫn, người mang trái tim đầy lòng nhân ái và vị tha. Cầu mong linh hồn thầy được an nghỉ.
Vài người nói trong lúc ngủ, còn giảng viên nói trong lúc người khác ngủ.
- Albert Camus
“TÔI ƯỚC GÌ GIÁO VIÊN CỦA TÔI BIẾT…”
L
à một giáo viên lớp ba mới về trường của trường tiểu học Doull, thành phố Denver, Kyle Schwartz đã nghĩ ra một cách đơn giản để nhận biết tâm tư, mong muốn của học
trò. Nhiều học sinh trong lớp của cô xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phải chật vật chạy ăn từng bữa. Vì thế cô đưa ra ý tưởng này với mong muốn nắm bắt tình hình chung và có giải pháp giảng dạy thích hợp với từng em. Cô bắt đầu bằng cách yêu cầu học sinh hoàn thành câu nói: “Con ước gì cô của con biết...”
Những đứa trẻ rất ngạc nhiên và bối rối khi nhận được yêu cầu của cô giáo. Chúng suy nghĩ một lát rồi cắm cúi hoàn thành vế sau của câu. Khi thu những mảnh giấy lại, cô Kyle Schwartz rất xúc động trước những phản hồi chân thực của học trò mình.
Bạn có đoán được các em đã viết gì không? Đó là những lời chân thành, những mong ước giản dị nhất của những tâm hồn thơ dại. Một học sinh đã viết: “Con ước gì cô của con biết thỉnh thoảng mẹ quên ký sổ liên lạc của con vì mẹ còn phải bận rộn nhiều việc khác nữa”. “Con ước gì cô của con biết rằng con nhớ bố của con nhiều lắm. Ông ấy bị trục xuất sang Mexico khi con mới tròn ba tuổi”, một học sinh khác viết. Một học sinh khác khiến Kyle đau xót khi viết: “Con ước gì cô của con biết con không có bút chì để làm bài tập về nhà”.
Cả đêm cô Kyle trăn trở không tài nào ngủ được vì những mảnh giấy ấy. Nó thôi thúc cô cần phải làm điều gì đó cho bọn trẻ và cho cả nền giáo dục. Sau đó cô quyết định chia sẻ ý tưởng này lên Twitter kèm theo chú thích “Kiểm tra thực tế” và hashtag #IwishMyTeacherKnew (Tôi ước gì giáo viên của tôi biết).
Chỉ vài tháng sau, tin nhắn của giáo viên từ khắp nơi đổ về. Một giáo viên đến từ Australia chia sẻ: “Học sinh của tôi im lặng khi chúng hoàn thành câu nói này và gửi cho tôi. Tôi đã rất căng thẳng khi đọc chúng”.
Không chỉ thế, những chuyên gia khác cũng làm theo ý tưởng của cô Kyle. Phó đô đốc William Lee của Hải quân Hoa Kỳ đã tổ chức hẳn một phiên trưng cầu ý kiến “Tôi ước đô đốc của tôi biết…”. Thậm chí một tổ chức y tế cũng đã sử dụng câu nói này để giúp mọi người hiểu biết hơn về cách phòng chống bệnh – chẳng hạn như,“Tôi ước gì mọi người biết rằng bệnh tiểu đường…”.
Rõ ràng ý tưởng của cô Kyle rất hiệu quả. Chỉ với một câu nói đơn giản nhưng nó đã làm tất cả mọi người, bao gồm những người làm trong lĩnh vực giáo dục phải giật mình nhìn lại. Nó đã cho chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc thực sự lắng nghe và tạo cơ hội cho người khác cất lên tiếng nói của họ.
VẤP NGÃ
B
ất cứ ai cũng từng mắc sai lầm, điều chúng ta cần làm là chấp nhận những sai lầm, thất bại đó như là một phần của quá trình trưởng thành và học hỏi. Thế nhưng, hầu
hết người lớn chúng ta, nhất là các bậc cha mẹ, lại thường không thấu hiểu điều đó. Họ đặt nhiều kỳ vọng vào những đứa trẻ và không chấp nhận chúng thất bại, không biết rằng điều đó để lại cho đứa trẻ những tổn thương không hề nhỏ.
Donnie, học sinh lớp 3 của tôi, là một đứa trẻ bị đặt trong hoàn cảnh như thế. Là con trai duy nhất, cậu bé phải chịu áp lực rất nặng nề từ phía gia đình, bởi bố mẹ cậu dồn hết mọi hy vọng lên cậu. Mỗi lần bị điểm kém hoặc không đứng nhất ở môn thể thao nào, cậu bé đều bị gia đình trách phạt. Lâu dần, cậu bé tự khép mình lại, trở nên nhút nhát và tự ti. Hiếm khi Donnie nêu lên ý kiến của mình, cậu bé sợ sai và sợ bị mọi người chê cười. Mỗi khi làm bài kiểm tra, cậu bé thường cắn móng tay để đỡ căng thẳng. Ngay cả môn Toán, môn học mà cậu vốn khá nhất, cũng hiếm khi đạt điểm cao do cậu đã mất tự tin vào khả năng của mình.
Là giáo viên chủ nhiệm của Donnie, tôi luôn cố gắng hết sức để giúp cậu bé lấy lại lòng tự tin. Nhưng có quá nhiều học sinh khác cần phải quan tâm nên tình hình của Donnie vẫn chưa tiến triển được nhiều như tôi mong muốn.
Đến giữa học kỳ, Mary Ann, một giáo viên thực tập được phân công vào lớp của tôi. Cô gái còn rất trẻ, xinh xắn và yêu trẻ con. Các học sinh của tôi, kể cả Donnie, đều yêu mến cô ấy. Nhưng
cũng như tôi, cô ấy gặp phải trở ngại đối với trường hợp của cậu bé luôn sợ mắc sai lầm này.
Một sáng nọ, lớp chúng tôi có giờ học Toán. Donnie chép các đề toán trên bảng vào vở một cách cẩn thận. Khi thấy cậu bé đã giải đúng bài đầu tiên, tôi an tâm để lớp học lại cho Mary Ann trông, còn mình thì chuẩn bị những vật liệu vẽ cho tiết học mỹ thuật kế tiếp. Nhưng khi tôi trở lại thì Donnie đang đầm đìa nước mắt. Cậu bé đã làm sai bài toán thứ ba.
Mary nhìn tôi một cách tuyệt vọng. Rồi bỗng nhiên, cô ấy bước đến bàn, lấy hộp đựng bút chì và tẩy của giáo viên rồi quay lại chỗ Donnie.
- Donnie. – Mary cúi xuống bàn cậu bé, dịu dàng nói. – Cô muốn em xem những thứ này.
Mary lấy từng chiếc bút chì ra khỏi hộp và đặt chúng lên bàn.
- Nhìn những cây bút chì và cục tẩy này, Donnie. Chúng là của cô Lindstrom (tên tôi) và của cô. Tất cả đều đã bị mòn vì các cô cũng đã phạm nhiều lỗi sai. Mỗi lần phạm lỗi sai, các cô dùng tẩy để xóa hết rồi thử làm lại một lần nữa. Em cũng hãy thử như vậy xem!
Mary cầm tay Donnie và trìu mến nói tiếp:
- Cô tặng em cục tẩy này, nó sẽ giúp em nhớ rằng bất cứ ai cũng có lúc phạm phải lỗi lầm. Không ai là hoàn thiện cả. Điều quan trọng là chúng ta biết sửa chữa những lỗi lầm đó.
Cầm cục tẩy đã mòn trên tay, Donnie mỉm cười. Đó là lần đầu tiên tôi thấy được vẻ mặt tươi tắn, ánh mắt bừng sáng của cậu bé.
Donnie đã giữ gìn cục tẩy rất cẩn thận.
Nhiều năm sau đó, cậu bé Donnie nhút nhát ngày xưa đã trở thành một doanh nhân thành đạt. Còn Mary Ann đã là một giáo viên được rất nhiều thế hệ học trò yêu quý vì sự tận tâm và sâu sắc của mình.
LỜI THẦY
L
ại một ngày nặng trĩu khác, tôi lê bước về nhà, cố gắng hít thở trong bầu không khí ngột ngạt vây quanh. Chậm rãi, tôi mở ví, rút ra một mẫu thư nhàu nát – những con chữ gầy gầy, nghiêng nghiêng của thầy tôi năm ấy:
“Khi mọi chuyện không suôn sẻ, như đôi khi vẫn thế, khi con đường em đi dường như đầy gian khổ, khi ngân quỹ thì thấp mà những món nợ lại cao, và em muốn cười nhưng em vẫn phải thở dài, khi cả sự quan tâm cũng gây sức ép làm em không mấy dễ chịu... Hãy nghỉ ngơi nếu em cần, nhưng đừng bỏ cuộc!
Cuộc sống luôn kỳ quặc với những vòng xoáy và điểm ngoặt. Và như mọi người, chúng ta đều sẽ học được từ thất bại, và sau những vòng lẩn quẩn thất bại ấy đáng lẽ chúng ta có thể thành công, chúng ta lại bỏ qua nó. Đừng bỏ cuộc dù em đang bước đi trên con đường của mình với tốc độ dường như quá chậm, em có thể thành công với một cơ hội khác. Bất chấp mọi nghi ngờ, thành công chính là những thất bại đảo ngược. Và em không thể nói em đang gần với đích đến của mình đến mức nào. Nó có thể rất gần dù đang có vẻ rất xa. Thế nên em hãy kiên trì theo đuổi cuộc chiến của mình dù cho phải đối diện với những khó khăn lớn nhất. Mọi thứ dường như càng tồi tệ hơn thì em càng không được buông xuôi. Hãy ghi nhớ những điều này!''
Đây là những lời đã giúp tôi những khi gặp khó khăn hay bế tắc nhất, nó cho tôi thêm tự tin và sức mạnh, thêm vững tin vào cuộc đời và bản thân mình. Ước gì lúc nào bên mình cũng có những người thân yêu quý luôn lắng nghe và thấu hiểu tận đáy
lòng như vậy, những người luôn yêu thương và cho mình lời khuyên đến từ trái tim chân thành và tha thiết nhất.
Ước mơ thường được ươm mầm bởi người thầy luôn tin tưởng bạn, lôi kéo và thúc đẩy bạn, dẫn dắt bạn đến vùng đất mới, đôi khi còn đâm bạn bằng cây gậy sắc nhọn được gọi là “sự thật”.
- Dan Rather
NGƯỜI THẦY GIỎI NHẤT T
hầy Whitson là giáo viên khoa học lớp 6. Trong buổi học đầu tiên của lớp chúng tôi với thầy, thầy đã giảng bài học về một loại động vật được gọi là cattywampus, một loại
động vật ăn đêm, do thích nghi kém với môi trường nên đã tuyệt chủng trong kỷ băng hà. Khi giảng bài, thầy còn chuyền cho cả lớp xem một cái sọ. Chúng tôi cẩn thận ghi chép mọi thứ vào vở, sau đó làm một bài kiểm tra trắc nghiệm cho bài học.
Khi thầy trả bài lại cho tôi, tôi đã thật sự bị sốc khi mỗi câu trả lời đều bị đánh một dấu X màu đỏ to tướng. Tôi đã hoàn toàn thất bại trong bài kiểm tra của mình. Nhất định đã có nhầm lẫn gì đấy, tôi đã chép lại đúng những gì thầy Whitson giảng kia mà. Sau đó, tôi nhận ra tất cả bạn bè trong lớp đều bị đánh trượt cả. Chuyện gì thế này?
- Rất đơn giản, – thầy Whitson giải thích, – thầy đã dựng nên tất cả những điều vớ vẩn về con cattywampus ấy. Không hề có loài thú nào như vậy từng tồn tại trên đời.
Vì vậy những thông tin trên vở của chúng tôi đều không chính xác. Chúng tôi mong điểm tốt làm sao được khi mọi câu trả lời đều sai sự thật.
Hiển nhiên là chúng tôi cảm thấy bị sỉ nhục. Đây là bài kiểm tra quái quỷ gì, và đây là thầy giáo kiểu gì vậy?
- Chúng ta cần làm rõ điều này. – Thầy Whitson nói. – Từ lúc thầy chuyền cái sọ con cattywampus (thực tế là một cái sọ mèo)
đi khắp lớp, phải chăng thầy đã nói rằng không có một mẫu di cảo nào của loài động vật này được tìm thấy. Thầy còn mô tả về tầm nhìn tuyệt vời của nó trong bóng tối, về màu lông của nó và cả những con số liên quan khác mà thầy chỉ tùy tiện nói ra. Thầy đặt cho nó một cái tên hết sức kỳ cục, vậy mà các em chẳng mảy may nghi ngờ.
Điểm 0 trong bài kiểm tra của chúng tôi sẽ được thầy lưu trong sổ điểm, thầy nói vậy. Và thầy đã làm vậy.
Thầy Whitson hy vọng chúng tôi đã học được gì đó từ kinh nghiệm lần này, rằng: thầy giáo và sách giáo khoa không phải lúc nào cũng đúng. Thực tế là chẳng có thầy giáo hay sách giáo khoa nào chưa từng sai lầm. Thầy bảo chúng tôi không được để trí óc mình ngủ yên, và nếu cảm thấy thầy giáo hay sách giáo khoa sai, chúng tôi cứ lên tiếng.
Mỗi buổi học cùng thầy Whitson là một chuyến phiêu lưu. Tôi thậm chí có thể nhớ như in từ đầu đến cuối một vài buổi học trong số đó.
Một hôm, thầy tuyên bố với chúng tôi chiếc xe Volkswagen của thầy là một cơ thể sống. Chúng tôi mất trọn hai ngày để tập hợp một lời phản biện có thể khiến thầy chấp nhận.
Thầy không bỏ qua cho chúng tôi cho đến khi chúng tôi không chỉ chứng minh được thế nào mới là một cơ thể sống, mà còn dám gan lì đứng lên bảo vệ chính kiến của mình.
Lũ chúng tôi mang theo óc hoài nghi mới mẻ của mình đến lớp học. Việc này có thể sẽ là vấn đề với những giáo viên khác, những người chưa từng gặp phải thách thức. Nhưng thầy Whitson sẽ luôn là người đầu tiên tôi tìm đến mỗi khi cần một giải pháp cho bất cứ vấn đề nào. Bản thân tôi chưa có được
khám phá khoa học nào đáng kể cả, nhưng lớp học của thầy Whitson đã dạy cho tôi và cả lớp một điều còn quan trọng hơn thế, đó là dũng cảm nhìn vào mắt người khác và bảo với họ rằng họ đã sai lầm. Thầy cũng cho chúng tôi thấy niềm vui khi làm được điều đó.
Không phải ai cũng thấy được giá trị của lòng can đảm này. Có một lần, tôi kể về thầy Whitson với một giáo viên tiểu học, thầy giáo đó thốt lên kinh hoàng: “Thầy ấy không nên chơi các trò như vậy!”. Tôi nhìn thẳng vào người thầy giáo nọ và nói rằng thầy đã sai rồi.
Vì tôi biết mình đã có được người thầy giỏi nhất trên đời.
LỜI KHÍCH LỆ
T
ôi đã thực sự lo lắng khi nhận được lời hẹn gặp của mẹ Sergei. Khi đó tôi vẫn đang là một giáo viên mới bước vào nghề, và đã vô cùng trung thực khi viết báo cáo về
kết quả học tập của học sinh. Và trong trường hợp của Sergei thì điểm số thấp tệ hại.
Tuy vậy, năng lực của cậu không hề kém chút nào. Cậu học sinh lớp 6 này vô cùng sáng dạ, cậu còn có những hiểu biết của một thần đồng. Cậu bé thảo luận về những chủ đề trong cuộc sống bằng lối nhận thức của một người lớn thật sự. Vấn đề của cậu chính là chữ viết, đến chính cậu cũng không thể đọc nổi chữ viết của mình và cậu cực kỳ bất cẩn khi làm bài tập. Điểm số môn Toán của Sergei rất thấp cũng vì lý do này. Tôi biết, điểm số không thể đánh giá, càng không thể nói lên hết khả năng của Sergei, vậy nên tôi rất hoang mang khi mẹ Sergei báo với tôi rằng bà mong được gặp tôi để trao đổi một vài việc về Sergei.
Nói ngắn gọn thì tôi đang có những nỗi lo mà những ai làm nghề giáo đều gặp phải. Khi đối diện trực tiếp với các vị phụ huynh, ngay cả những giáo viên kinh nghiệm lâu năm cũng khó có thể biện hộ cho những thiếu sót của mình. Huống hồ, tôi chỉ mới đứng lớp được 6 tháng.
Khi mẹ Sergei đặt chân vào phòng, hai bàn tay tôi ướt đẫm mồ hôi. Dù đã chuẩn bị tư tưởng cho mọi việc có thể xảy ra, nhưng tôi hoàn toàn không lường trước được việc đầu tiên bà ấy làm là nhẹ nhàng ôm và hôn lên hai má tôi.
- Tôi đến đây để cảm ơn cô. – Bà chủ động mở đầu câu chuyện mà không đợi tôi mở lời. – Chính nhờ có cô giáo mà thằng bé đã thay đổi, nó đã trở thành một người khác. Nó kể với tôi rất nhiều về cô và nói rằng nó rất quý cô. Học ở lớp cô, lần đầu tiên nó kết bạn, và lần đầu tiên trong mười hai năm qua, nó đã ở lại buổi trưa tại nhà một người bạn. Chính cô là người có ảnh hưởng lớn nhất trong việc khiến con trai tôi thay đổi.
Mẹ Sergei còn nói nhiều, rất nhiều điều nữa, rằng bà rất biết ơn tôi vì đã khơi dậy sự tự tin, đã nuôi dưỡng và phát triển lòng tự trọng và nhân cách của cậu bé. Bà hôn tôi một lần nữa, rồi ra về.
Tôi ngạc nhiên đến độ sững sờ ngồi bất động ở đấy đến nửa giờ, tự hỏi không biết điều gì đang xảy ra. Tôi thậm chí còn không biết mình đã làm gì với Sergei mà khiến cho con người, tính cách và cuộc đời cậu bé thay đổi như mẹ cậu nói. Lúc đó, tôi biết rằng mình cần phải nghĩ lại xem thật sự mình đã làm những gì, bởi vì điều này rất quan trọng và cần thiết với nghề giáo của tôi. Những việc làm của người giáo viên có tác động tích cực như thế đến nhân cách của trẻ, thì biết đâu cũng có thể có những việc làm khác sẽ ảnh hưởng xấu đến chúng một cách tương tự. Vì vậy, tôi phải cố lục lại trí nhớ của mình.
Cuối cùng thì tôi cũng nhớ ra. Trước đó không lâu, tôi có giao đề tài cho các em học sinh thảo luận trước lớp. Khi đến lượt Jeanne trình bày, cô bé nói nhỏ đến nỗi không ai có thể nghe được rõ ràng. Để em mạnh dạn hơn, tôi đã khuyến khích:
- Em cứ nói đi. Sergei là một chuyên gia trong lĩnh vực này đấy, và em sẽ phải thuyết phục sao cho bạn ấy hoàn toàn đồng ý với em. Nhưng bạn ấy lại ngồi tận bàn cuối nên sẽ không nghe được gì nếu em nói quá nhỏ.
Vậy đấy! Tôi nhớ được chuyện đó là vì đấy chính là cột mốc của một điều bất ngờ. Từ buổi học hôm ấy, Sergei đã chịu ngồi học một cách nghiêm túc, chịu khó tập trung chú ý hơn vào bài giảng, cười nhiều hơn và trở nên vui vẻ hơn. Tất cả là thế, nhờ vào sức mạnh của sự khích lệ, nó thể hiện sự công nhận và lòng tôn trọng. Mặc dù Sergei ngồi ở cuối lớp nhưng em vẫn được chú ý và được đánh giá cao.
Câu chuyện này là một trong những bài học giá trị nhất mà tôi có được trong nhiều năm đi dạy. Mỗi người chúng ta đều tiềm ẩn một con người bé nhỏ và sự yếu mềm trong con trẻ lại càng hơn thế nữa. Do vậy, chỉ một hành động khích lệ – dù nhỏ thôi cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn đến cuộc đời. Kể từ cuộc nói chuyện với mẹ Sergei ngày nào, tôi đã cố gắng sống tốt hơn, thận trọng với từng lời nói, từng cử chỉ và hành động của mình trước học sinh. Chính Sergei đã giúp tôi hiểu được bài học đó, còn hơn tất cả những gì tôi đã dạy cậu bé.
NGƯỜI VỆ SĨ CỦA TÂM HỒN B
ấy giờ là năm 1999, tôi đã trải qua 9 năm gian nan ở trường học. Năm sau, tôi sẽ bắt đầu học chương trình phổ thông Anh quốc. Tôi 14 tuổi, nhút nhát, trầm lặng
và là mục tiêu của những kẻ bắt nạt ở khắp mọi nơi. Bọn nhóc côn đồ trong trường coi tôi là trò tiêu khiển của chúng, chuyện này khiến tôi luôn trong trạng thái buồn bã, căng thẳng, và hay khóc trên đường về nhà. Giáo viên mỹ thuật lúc đó của tôi là bạn của gia đình và cũng là thầy giáo cũ của anh trai tôi.
Một buổi học mỹ thuật nọ, một trong những đứa bắt nạt lấy cắp viết chì của tôi, ném ra ngoài lớp học rồi khoái trá nhìn tôi lủi thủi đi nhặt bút về. Ngay lúc ấy nó kéo cà vạt đồng phục của tôi và giật mạnh về phía trước khiến tôi ngã nhào xuống đất. Vì quá tức giận, lần đầu tiên tôi phản kháng, tôi giật lại cà vạt của mình và đẩy mạnh nó ra. Sau đó, tôi run rẩy ngồi xuống và không thể nào tập trung vào phần còn lại của bài học. Tôi giận và buồn, bao nhiêu nỗi uất ức phải chịu đựng cứ dâng trào trong tôi.
Chậm chạp ra về với nỗi lo sợ mấy đứa bắt nạt sẽ trả thù, tôi là người cuối cùng bước ra khỏi lớp. Thầy ngăn tôi lại và hỏi:
- Peter, em ổn chứ?
Tôi trả lời là mình ổn, nhưng thầy lại bảo:
- Không, trông em có ổn tí nào đâu.
Rồi chúng tôi nói chuyện, thầy khiến tôi cười và cho tôi niềm tin vào bản thân mình. Thầy như nhìn thấy một con người khác trong tôi. Thầy dạy cho tôi nhiều bài học về cuộc sống, chẳng hạn như “cứng rắn lên, đừng tự làm đau chính mình, phải nhớ là em mạnh mẽ từ bên trong kìa, và nếu mấy đứa bắt nạt nhận ra điều này thì chúng không dám làm gì nữa đâu. Em phải tin vào chính mình”. Những lời này như đánh thức tôi, tôi bỗng tràn đầy niềm vui và sự lạc quan. Bước ra hành lang, tôi ngẩng cao đầu và không thèm quan tâm tới bọn bắt nạt nữa, rồi trò đó cũng sớm kết thúc.
Cám ơn thầy đã quan tâm đến tôi khi tôi cần nhất, đã luôn sẵn sàng vì tôi, cho tôi biết mình nên làm gì, dạy tôi những bài học cần thiết cho cuộc sống. Thầy luôn có mặt và giúp đỡ tôi trong quãng thời gian khó khăn nhất. Tôi sẽ mãi mãi yêu quý và kính trọng thầy, người thầy với một tâm hồn cao thượng.
NGHỀ GIÁO
D
ù đã gắn bó với nghề dạy học suốt 20 năm nhưng trong thâm tâm, tôi chưa bao giờ coi mình là một giáo viên thật sự. Trong suy nghĩ của tôi, nghề giáo không đơn
giản chỉ là truyền đạt lại kiến thức mà còn phải lắng nghe và giúp học sinh của mình vươn tới những chân trời mới. Suốt thời gian qua, tôi cảm thấy mình chưa đáp ứng được những yêu cầu này nên luôn cho rằng mình vẫn còn là “giáo viên tập sự” ... cho đến khi Ethan xuất hiện.
Ethan cao lớn với mái tóc vàng hoe và quần áo lúc nào cũng luộm thuộm. Điểm nổi bật ở cậu ta là cách sống khác người, ít nói và hay quên. Nhưng cũng chính những đặc điểm này là cơ duyên giúp tôi hiểu được thế nào là hạnh phúc của một nhà giáo chân chính.
Ethan thường ngồi một mình ở cuối lớp, chẳng để ý đến ai mà cũng chẳng muốn ai quan tâm đến mình. Cậu ta không bao giờ làm bài tập và cũng không tham gia bất kỳ hoạt động nào của lớp.
Tôi nhận ra sự lập dị của cậu học trò này chỉ một thời gian ngắn sau khi tiếp nhận lớp. Và để Ethan hòa đồng với tập thể quả thật là một việc không hề dễ dàng chút nào. Tôi quyết định tìm hiểu kỹ hơn về cậu học trò kỳ lạ này. Khi xem lại hồ sơ của Ethan, tôi hiểu được phần nào nguyên nhân dẫn đến những hành vi của em. Cha Ethan qua đời khi cậu còn rất nhỏ và cậu đang phải sống chung với người mẹ nghiện rượu. Ethan còn có một người
anh bị thiểu năng và cả hai anh em đều có dấu hiệu bị mẹ ngược đãi.
Hoàn cảnh của Ethan khiến tôi hết sức thương cảm. Tôi tự nhủ bằng mọi giá phải giúp đỡ cậu bé sớm hòa nhập với mọi người. Thế nhưng, bất chấp những cố gắng của tôi cũng như thiện chí của các bạn trong lớp, Ethan vẫn thường xuyên bỏ học hoặc trốn tiết.
Đó là năm học cuối cấp. Để tốt nghiệp, Ethan cần phải trả nợ tất cả những môn mà cậu thi trượt trước đó. Tôi hiểu điều này rất khó khăn với Ethan nên cố tìm cách giúp đỡ cậu mỗi khi có thể. Nhưng dường như Ethan không mấy mặn mà với việc thi cử, cậu vẫn cứ chứng nào tật ấy.
Một hôm, tôi nảy ra một sáng kiến giúp Ethan khi cả lớp sắp sửa có buổi thảo luận môn Tâm lý học. Theo gợi ý của tôi, mỗi nhóm gồm năm học sinh sẽ mô tả từng thành viên trong nhóm với những từ mà các em thấy phù hợp nhất. Buổi thảo luận diễn ra sôi nổi và hầu hết các em đều tỏ ra thích thú với bài tập này. Chỉ trong vòng năm phút, các em đã hoàn thành yêu cầu của tôi. Tiếp theo, tôi yêu cầu mỗi nhóm viết về một bạn nổi bật nhất trong nhóm của mình và sẽ báo cáo vào tuần sau. Điều bất ngờ là trong buổi thảo luận hôm đó, Ethan tham gia một cách nhiệt tình, liên tục đưa ra quan điểm riêng của mình.
Thế nhưng, một tuần sau đó, Ethan lại tiếp tục nghỉ học không lý do. Tôi thật sự thất vọng khi thấy mọi nỗ lực nhằm giúp đỡ cậu học trò “cá biệt” của mình đều không mang lại kết quả. Nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn cảm thấy mình có một phần trách nhiệm và tôi quyết định thử lần cuối. Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng với các bạn cùng nhóm Ethan, tôi đã tổ chức lại buổi thuyết trình vào cuối tuần – ngày duy nhất Ethan không bao giờ bỏ học. Hôm đó, theo kế hoạch, sau bài thuyết trình, mỗi nhóm
sẽ nói về một thành viên đặc biệt của nhóm mình. Các em mang đến lớp những tấm áp-phích lớn được trang trí bằng nhiều hình ảnh sinh động. Trên mỗi tấm áp-phích ghi những từ tương ứng với tính cách của thành viên được nhắc đến trong bài viết. Nhóm của Ethan đã trưng lên những từ “Tử tế”,“Vui vẻ”,“Mái tóc rất ấn tượng”,“Biết quan tâm”... Cả lớp đều hồi hộp, không biết thành viên nào của nhóm sẽ trở thành nhân vật xuất sắc nhất. Và trong khi mọi người suy đoán thì Beth, một bạn nữ xinh xắn trong nhóm đứng lên:
- Mình nghĩ hẳn các bạn đang tò mò muốn biết thành viên nổi bật nhất nhóm mình là ai phải không? Bây giờ, mình xin thông báo với các bạn, nhân vật chính của nhóm chính là… Ethan.
Bối rối rời khỏi chỗ ngồi, Ethan bước lên bục cùng với cả nhóm trong tràng pháo tay nồng nhiệt. Tôi không kìm được xúc động khi thấy Ethan hạnh phúc trong vòng tay bạn bè. Chưa bao giờ tôi thấy yêu các em học sinh của mình đến vậy. Tôi biết, tình cảm và sự sẻ chia của các bạn sẽ là động lực để Ethan vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt.
Cuối cùng thì Ethan cũng hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp vào tháng sáu năm đó. Trong buổi lễ trao bằng tốt nghiệp, Ethan, trong bộ lễ phục thùng thình, bước đến trước mặt tôi, mỉm cười rồi ôm lấy tôi. Khi nhìn thấy đôi mắt cậu ngân ngấn nước, tôi chợt nhận ra niềm hạnh phúc mà nghề giáo đã mang lại cho mình, niềm hạnh phúc thiêng liêng và cao cả mà mãi đến giây phút này, mãi đến năm thứ 20 trong nghề “gõ đầu trẻ”, tôi mới có cơ hội được cảm nhận.
Người dạy học phải tin vào sức mạnh tiềm tàng của học trò, và anh ta phải nỗ lực hết sức để giúp học trò mình nhận ra được sức mạnh này.
- Alfred Adler
TRÁI TIM ẤM ÁP CỦA NGƯỜI THẦY
C
ô Alverez trải qua năm đầu tiên trong sự nghiệp giảng dạy của mình trong một lớp học kinh khủng ở Bronx, một trong năm quận của thành phố New York, Hoa Kỳ.
Đó là lớp hai tiểu học và có một học trò trong lớp, cậu bé Carlos, gặp khó khăn trong việc đọc. Carlos sống với người mẹ đơn thân trong một căn hộ tồi tàn. Cha cậu bé đã bỏ rơi hai mẹ con từ vài năm trước. Ông ta sống cùng tòa nhà với họ nhưng luôn phớt lờ cậu bé và cư xử cứ như những người xa lạ. Ông ta chẳng bao giờ nói chuyện với cậu, thậm chí còn chẳng thèm gật đầu chào cậu một lần nào. Không cần phải nói, điều đó đã để lại một vết thương tinh thần lớn đối với Carlos, khiến cậu ngày càng thu mình trong thế giới riêng của cậu. Carlos lúc nào cũng nhút nhát, không tự tin và những điều kinh khủng cậu trải qua ở trường càng làm cậu khổ sở hơn. Cô Alverez luôn cố gắng hết sức để giúp Carlos có thể đọc trôi chảy, nhưng cậu bé vẫn không tiến bộ nhiều.
Gần cuối năm học, cô Alverez nhận được một lời mời công việc mới. Cô có cơ hội chuyển đến một ngôi trường khác, một ngôi trường tốt hơn và cô cảm thấy vô cùng hào hứng.
Một ngày nọ, mẹ của Carlos đến gặp cô Alverez sau giờ tan học. Bà nói chuyện với cô bằng thứ tiếng Anh không chuẩn xác của mình:
- Cô đã giúp đỡ con trai tôi rất nhiều trong năm học này. Thật sự cảm ơn cô.
Cô Alverez khẽ gật đầu và mỉm cười. Mẹ của Carlos tiếp tục nói:
- Thằng bé không thể đọc được làm tôi cảm thấy rất lo lắng. Nếu cô tiếp tục dạy dỗ nó, tôi tin chắc thằng bé sẽ đọc được. Tôi nghĩ thằng bé sẽ rất bỡ ngỡ nếu phải bắt đầu lại với một giáo viên mới. Xin cô, cô Alverez, làm ơn hãy ở lại trường. Xin cô hãy dạy con tôi đọc chữ.
Tối hôm đó ở nhà, cô Alverez trằn trọc với lời khẩn cầu của mẹ Carlos, một người mẹ đang tuyệt vọng. Đó là lời năn nỉ của một người mẹ nhập cư, một người mẹ hiểu rõ con trai mình và biết rằng cuộc đời con trai bà sẽ tốt lên hay xấu đi, tất cả đều chỉ xoay quanh khả năng đọc hiểu của cậu bé. Mà một cậu bé như Carlos sẽ dễ dàng bị bỏ mặc, không ai chú ý đến…
Sáng hôm sau, cô Alverez ngỏ ý với hiệu trưởng rằng cô muốn tiếp tục dạy lớp tiếp theo của các học trò cô bây giờ, bao gồm cả Carlos. Ngài hiệu trưởng đồng ý.
Năm học mới đến rất nhanh, cô Alverez vẫn tận tình dạy dỗ và hướng dẫn học trò, đặc biệt là Carlos. Cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cậu bé. Cô hy vọng điều đó sẽ dần phá vỡ vỏ bọc nhút nhát, sợ hãi của cậu. Mẹ Carlos không quay lại trường năm học đó.
Nhiều năm sau, khi cô Alverez đang dạy học tại một trường ở vùng lân cận, quận Bronx. Lúc đó đã vào cuối năm học, cô ở lại trường muộn và gói ghém đồ đạc, quét dọn lớp học. Xong việc, cô rời khỏi trường và băng qua đường, hướng về phía xe ô tô của cô đang đậu. Khi vừa đến góc đường, cô sẩy chân ngã và làm rơi xấp giấy tờ trên vỉa hè. Cơn gió mạnh thổi bay mớ giấy tờ đi
khắp các góc đường. Cô buông tiếng thở dài rồi nhanh chóng cúi người nhặt giấy tờ lên.
Lúc đó, có hai cậu trai trẻ cao lớn đi lòng vòng góc đường và bắt gặp tình thế khó khăn của cô. Hai cậu bắt đầu đi quanh để thu gom lại những tài liệu bay ra chỗ đường giao nhau. Cô thở phào nhẹ nhõm và tỏ ra cảm kích khi cậu trai lớn đưa cô xấp giấy tờ. Cô mỉm cười:
- Cảm ơn, cảm ơn chàng trai trẻ. Thật sự cảm ơn các cháu nhiều lắm.
Chợt một trong hai chàng trai trẻ khựng lại, mặt cậu ngơ ra. Cậu khẽ hỏi:
- Cô Alverez phải không ạ?
Họ nhận ra nhau chỉ trong khoảnh khắc. Đó là Carlos, cậu bé đã lớn như thế này rồi ư, cao to và bảnh trai nữa. Không chút ngại ngần, họ mừng rỡ ôm chặt nhau.
- Carlos, em đã lớn thế này rồi sao? Em đã là một chàng trai rồi này. – Carlos tươi cười hạnh phúc.
Chàng trai còn lại, người vẫn đang nhặt những tờ giấy còn sót lại trên đường, cắt ngang:
- Xin lỗi... cô… cô là Alverez ạ? – Cậu dường như không tin vào mắt mình.
- Ừ, là cô đây. Cô có biết em không nhỉ? – Cô trả lời. Bạn của Carlos trả lời nghiêm túc:
- Dạ không, cô không biết em nhưng em biết cô ạ. Tuần trước, em và Carlos tốt nghiệp trung học. Carlos là đại biểu học sinh đọc diễn văn trong ngày hôm ấy. Cậu phát biểu trước toàn thể học sinh và cậu kể cho chúng em nghe về một người giáo viên tuyệt vời, cô Alverez, người đã dạy cậu đọc, người luôn quan tâm và truyền cảm hứng cho cậu. Chính cô Alverez là người giúp cậu ấy có được thành công hôm nay. Chính là cô, phải không ạ?
Cô đứng sững nhìn hai chàng trai trẻ. Những giọt nước mắt bắt đầu rơi trên má cô, những giọt nước mắt hạnh phúc. Carlos ôm cô lần nữa. Bạn của Carlos xin được bắt tay cô với sự ngưỡng mộ vô bờ.
CẢM THÔNG VÀ NÂNG ĐỠ K
hông phán xét, chỉ có cảm thông.
Không chỉ trích, chỉ có dạy dỗ.
Không chối từ, chỉ có yêu thương.
Thầy vẫn vậy, đón nhận mọi thứ từ trò bằng trái tim rộng mở.
Qua năm tháng, vạn vật đổi thay, nhiều lớp người đến rồi đi, tóc Thầy ngày một bạc thêm, duy chỉ có tấm lòng bao dung vẫn còn vẹn nguyên như cũ.
Trên mọi con đường trò đi, thấp thoáng bóng Thầy thầm lặng, văng vẳng tiếng Thầy đỡ nâng.
Trò có thể sai rất nhiều trong quãng đời tuổi trẻ, có lúc từ bỏ, có lúc phản kháng, nhưng Thầy vẫn mãi ở bên, bàn tay đỡ nâng luôn sẵn sàng đưa ra dìu dắt.
Ngọn lửa thương yêu và nhiệt huyết từ trái tim Thầy là ánh sáng soi rọi trò đi qua màn sương mịt mùng mang tên Tuổi trẻ.
Cảm ơn Thầy vì lòng bao dung và tình yêu thương vô bờ bến. Cảm ơn Thầy đã luôn cảm thông và ở bên trò như người bạn lớn.
Cảm ơn Thầy vì những hạt mầm tri thức mà thầy đã nhẫn nại gieo vào trò.
Cảm ơn Thầy!
TẤM LÒNG CÔ GIÁO T
rong giờ học của cô Virginia Deview, thay vì chăm chú nghe giảng, chúng tôi lại thường chỉ khúc khích cười và liên tục bàn tán về những “tin tức” mới nhất trong ngày,
như chai mascara màu tím mà Cindy đang dùng chẳng hạn. Một buổi học nọ, trong lúc chúng tôi rôm rả bàn tán đủ chuyện trên trời dưới đất thì cô hắng giọng yêu cầu chúng tôi trật tự. Sau đó cô mỉm cười nói rằng:
- Bây giờ, cô muốn các em hãy suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Như bị giội một quả bom, cả lớp đồng loạt há hốc miệng kinh ngạc. Nghề nghiệp của chúng tôi? Ở độ tuổi 13, 14 của chúng tôi ư? Chúng tôi liếc nhìn nhau, cô giáo này quả thật lẩn thẩn lắm rồi!
Đó là điều mà khá nhiều đứa trong bọn chúng tôi nhận xét về cô Deview, người có mái tóc luôn búi chặt trên đầu và hàm răng trên nhô ra. Vẻ bề ngoài như thế khiến cô dễ dàng trở thành mục tiêu cho những tiếng cười khúc khích và những câu đùa ác nghiệt của lũ học trò.
Cô cũng hay làm cho bọn học trò chúng tôi bực bội vì những yêu cầu khắt khe của cô. Hầu hết chúng tôi đều xem nhẹ năng lực của cô.
- Phải. Tất cả các em phải suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai của mình. – Cô hồ hởi nói như thể đây là điều tuyệt nhất mà
cô làm được cho học sinh của mình. – Các em sẽ phải làm một đề tài nghiên cứu về nghề nghiệp trong tương lai của mình. Mỗi em sẽ phải phỏng vấn một ai đó làm trong lĩnh vực mà mình chọn, rồi thuyết trình trước lớp.
Hôm đó, tất cả chúng tôi đều tan học với tâm trạng lúng túng. Có ai mà biết mình muốn làm gì khi chỉ mới 13 tuổi chứ? Tuy nhiên, tôi đã thu hẹp những lựa chọn của mình lại. Tôi thích nghệ thuật, ca hát và viết văn. Nhưng về nghệ thuật thì tôi rất tệ, còn khi tôi hát thì các chị tôi hay hét lên: “Này, làm ơn ngậm miệng lại đi”. Lựa chọn duy nhất còn lại là viết văn.
Mỗi ngày trong giờ dạy của mình, cô Deview đều kiểm tra chúng tôi đã làm được đến đâu, bạn nào đã chọn được nghề nghiệp cho mình? Cuối cùng, hầu hết chúng tôi đều đã chọn được một nghề nào đó. Và tôi đã chọn nghề báo, điều đó có nghĩa là tôi phải đi phỏng vấn một phóng viên báo chí “bằng xương bằng thịt”. Việc này khiến tôi vô cùng lo lắng.
Tôi hẹn gặp được một vị phóng viên có tuổi, nhiều kinh nghiệm trong nghề. Đến nơi, tôi ngồi xuống trước mặt người phóng viên nhưng gần như không nói nổi lời nào. Ông ấy nhìn tôi rồi hỏi:
- Cháu có mang theo cây viết nào không?
Tôi lắc đầu.
- Còn giấy viết thì sao?
Tôi lại lắc đầu.
Cuối cùng, chắc ông ấy nhận ra là tôi đang sợ hãi nên đã cho tôi một lời khuyên hữu ích đầu tiên để có thể trở thành một nhà báo.
- Bác chưa bao giờ đi đến bất kỳ nơi nào mà không mang theo bút và giấy viết cả, bởi vì ta chẳng bao giờ biết mình đang rơi vào tình huống nào.
Trong 90 phút tiếp đó, người phóng viên đứng tuổi đã kể cho tôi nghe toàn những câu chuyện về các vụ cướp, những trường hợp ăn chơi sa đọa và những vụ hỏa hoạn. Ông kể về một đám cháy bi thảm đã cướp đi sinh mạng của bốn người trong gia đình nọ mà ông không thể nào quên. Ông bảo rằng ông vẫn có thể ngửi thấy mùi thịt của họ đang cháy…
Vài ngày sau, tôi đứng trước lớp và trình bày bài thuyết trình về nghề nghiệp của mình một cách say sưa như bị thôi miên. Tôi nhận được điểm A cho toàn bộ công trình của mình.
Khi năm học sắp kết thúc, một vài học sinh quá bất mãn với công việc khó khăn mà cô Virginia Deview đã bắt chúng tôi làm nên quyết định trả thù cô. Khi cô đi đến góc khuất hành lang nọ, chúng đã cố hết sức ấn mạnh một cái bánh vào mặt cô. Bên ngoài cô chỉ bị xây xát nhẹ, nhưng trong lòng cô đã mang một tổn thương không hề nhỏ. Nhiều ngày sau đó, cô đã không đến trường. Biết được chuyện này, lòng tôi bỗng đau như cắt. Tôi cảm thấy xấu hổ cho chính mình và những đứa bạn của tôi, những kẻ không biết làm điều gì tốt hơn ngoài việc lên án một người phụ nữ vì vẻ bề ngoài của cô ấy, thay vì thán phục những phương pháp giảng dạy thú vị của cô.
Nhiều năm sau, tôi đã quên tất cả mọi chuyện về cô Deview, cũng như những nghề nghiệp mơ ước trong tương lai. Tôi vào đại học, rồi tìm kiếm một nghề nghiệp mới. Cha tôi muốn tôi đi theo lĩnh vực kinh doanh và dường như đó là một lời khuyên đúng đắn vào lúc bấy giờ. Nhưng oái oăm thay tôi chẳng có lấy một kỹ năng kinh doanh nào. Thế rồi tôi chợt nhớ đến cô
Virginia Deview, cùng ước muốn làm phóng viên hồi 13 tuổi. Tôi gọi điện cho bố mẹ.
- Con sẽ đổi nghề. – Tôi thông báo.
Một sự im lặng đáng sợ ở đầu dây bên kia.
- Đổi sang nghề gì? – Cuối cùng, bố tôi cũng cất tiếng hỏi. - Nghề báo ạ!
Tôi cảm nhận được vẻ không vui qua giọng nói của bố mẹ, nhưng họ không ngăn cản tôi. Họ chỉ nhắc nhở tôi rằng đây là một lĩnh vực đầy cạnh tranh và tôi đã muốn tránh nó như thế nào.
Họ nói đúng. Tuy nhiên, nghề phóng viên báo chí đã đem lại cho tôi điều gì đó và dường như nó đã trở thành một phần trong máu thịt của tôi. Nó giúp tôi tự do trải lòng để đến với những người lạ và hỏi họ về những điều đã xảy ra. Nó luyện cho tôi cách đặt câu hỏi và tìm được câu trả lời trong cả nghề nghiệp, cũng như cuộc sống riêng tư của mình. Quan trọng hơn, nó mang đến cho tôi sự tự tin.
Trong 12 năm qua, nghề phóng viên đã cho tôi sự hài lòng và những trải nghiệm thú vị. Tôi viết về mọi người, từ những kẻ giết người đến những vụ rơi máy bay và sau cùng là viết theo sở trường của mình. Tôi thích viết về những giây phút bi thảm và mong manh trong cuộc sống con người, bởi lẽ tôi cảm thấy điều đó sẽ giúp được họ ở một phương diện nào đó.
Một ngày nọ, khi tôi nhấc điện thoại lên, một cơn sóng kỷ niệm chợt ùa về, tôi nhận ra rằng nếu không có sự ủng hộ của cô Virginia Deview, tôi sẽ không có được vị trí như ngày hôm nay.
Có lẽ cô sẽ chẳng bao giờ biết được rằng nếu không có sự giúp đỡ tận tụy của cô, tôi đã không thể trở thành một phóng viên và một nhà văn. Có thể giờ này tôi đang ngụp lặn trong thế giới kinh doanh ở một nơi nào đó, với những rủi ro to lớn bao vây lấy mình mỗi ngày. Tôi tự hỏi, giờ đây có bao nhiêu học sinh khác từng được cô dạy dỗ, nhận thức được tầm quan trọng của bài tập nghiên cứu về nghề nghiệp đó.
Nhiều người hỏi tôi:
- Cơ duyên nào đưa cô đến với nghề báo?
- À, anh có biết không, có một cô giáo...
Tôi luôn bắt đầu như thế và thầm cảm ơn cô Deview.
Tôi tin rằng những người đã học cô khi ngẫm nghĩ về những ngày còn đi học của mình, sẽ nhớ mãi hình ảnh cô Virginia Deview, người giáo viên lúc nào cũng muốn truyền cho chúng tôi những bài học độc đáo và quý giá. Có lẽ họ sẽ cảm ơn cô ấy trước khi quá trễ.
Trong cuộc đời mỗi người luôn có những mốc cao trào quan trọng, và hầu hết chúng đều đến từ sự khuyến khích của ai đó. - George Adams
CẬU BÉ KHÔNG BIẾT ĐỌC T
ôi nhận ra Rommel không biết đọc ngay từ buổi học đầu tiên tại trường tiểu học Mildred Green. Khi đó, tôi đã ra một bài tập có tên Viết về ước muốn của bản thân , với
những câu hỏi khảo sát vui nhộn, chẳng hạn như“Nếu em có thể trở thành một hương vị kem bất kỳ thì em sẽ chọn hương vị nào? Tại sao?”. Với trẻ nhỏ, đó là một đề tài cực kỳ thú vị. Còn với tôi, đó là cơ hội để tôi hòa nhập với các học sinh mới.
Sau khi dẫn cả lớp (gồm 27 học sinh lớp 4) tới một quán ăn tự phục vụ để dùng bữa trưa, tôi trở lại phòng và đọc chồng phiếu khảo sát. Tôi nhận thấy lớp mình phụ trách có thật nhiều “cầu thủ bóng đá”,“ca sĩ” và rất nhiều “kem sô-cô-la vị bạc hà”. Nhưng tôi rất ngạc nhiên tìm thấy trong số đó một tờ khảo sát còn bỏ trống. Không ngày sinh, không màu yêu thích, và dường như cậu bé Rommel Sales không muốn trở thành một “que kem” đủ hương vị như các bạn. Trang giấy bỏ trống của Rommel khiến tôi vô cùng ngạc nhiên vì thông thường bọn trẻ đều tỏ ra thật dễ thương vào ngày đầu tới trường.
Tôi đi xuống quán ăn tìm Rommel. Đó là một đứa trẻ mười tuổi không mặc đồng phục học sinh. Cậu bé trông khá gầy nhưng khỏe mạnh, chiều cao vừa phải và có mái tóc cụt ngủn.
- Thầy có thể nói chuyện với em một chút được không? – Tôi hỏi cậu bé.
- Vâng, thưa thầy. – Rommel đáp.
Cậu theo tôi xuống sảnh, vừa đi vừa nhún nhảy.
- Mùa hè của em thế nào? – Tôi hỏi.
- Dạ, cũng tốt ạ.
- Em đã làm gì?
- Dạ, em cũng không nhớ rõ nữa!
Cậu bé bắt đầu tỏ ra bối rối.
- Đừng lo lắng, không có gì đâu. – Tôi vội trấn an. – Thầy muốn biết môn tập đọc của em thế nào?
- Dạ, không tốt lắm. Em đang cố gắng ạ. – Rommel e dè trả lời.
Tôi rút ra một cuốn sách mà trẻ học hết lớp một đã có thể đọc vanh vách.
- Để thầy xem nào! – Tôi mở trang đầu tiên.
Rommel nhăn nhó với từ đầu tiên:
- Con.
Sau đó, tất cả chữ viết trong trang sách cứ như thể được viết bằng tiếng nước ngoài và Rommel không thể đọc nổi một từ nào khác. Cố biện hộ, cậu bé nói rằng cậu biết từ m-è-o vì mẹ đã dạy cậu.
- Tốt lắm! – Tôi nói.
- Còn từ này thì sao? – Tôi chỉ vào chữ cái “r”.
Cậu bé biết chữ này vì đó là chữ cái đầu tiên trong tên của cậu.
Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi diễn ra rất ngắn ngủi.
- Em đang tham gia lớp giáo dục đặc biệt, thưa thầy! – Rommel nói với tôi.
Lời nói của cậu bé chứa đầy nỗi mặc cảm như thể cậu tự thừa nhận mình thuộc đẳng cấp thấp kém trong xã hội vậy. Cậu nói là cậu không thích thể thao, cũng không yêu âm nhạc, nhưng cậu thích vẽ tranh. Rồi cậu cho tôi xem một tập vẽ theo phong cách truyện tranh Nhật Bản. Những nhân vật được phác họa như Ninja, cao to, cường tráng và có mái tóc lập dị, trông thật dũng mãnh khi dùng tay ném ra những quả cầu lửa. Tôi thán phục những bức vẽ của Rommel, nhưng tôi không biết rồi mình sẽ phải làm gì với cậu bé này. Đứa trẻ này không thể nào theo kịp chương trình học lớp 4.
Đó là ngày mồng 5 tháng 9 năm 2000, cũng là năm thứ hai tôi giảng dạy tại Mildred Green, một ngôi trường đơn sơ xây bằng gạch ở phía Nam Washington, trung tâm của khu phố cổ. Sau khi giành được tấm bằng tiếng Anh của Đại học Michigan, tôi đăng ký gia nhập Teach for America, một tổ chức sẽ chỉ định các sinh viên mới tốt nghiệp đại học về giảng dạy tại các lớp học ở vùng ngoại ô dành cho những người thu nhập thấp trên khắp đất nước.
Hầu hết bọn trẻ ở đây đều đọc và viết tương đối tốt. Một bé gái đã có thể đọc tác phẩm Dấu hiệu đỏ của lòng dũng cảm của tác giả Stephen Crane, trong khi đó năng lực đọc của Rommel thậm chí không bằng một học sinh yếu kém. Giáo viên lớp giáo dục đặc biệt mà cậu đang theo học lấy làm tiếc khi phải báo cho tôi biết rằng Rommel sẽ không bao giờ đọc được.
Một thời gian dài sau đó, tôi không đả động gì đến khả năng nhận âm quá kém của cậu bé. Tôi quá bận rộn với việc giữ cho
lớp trật tự và dạy các em còn lại trong lớp nên tôi đã vô tình gạt Rommel sang một bên. Trong tiết học ngôn ngữ, khi cả lớp đọc tác phẩm văn học thì Rommel ngồi ở cuối lớp để nghe những câu chuyện được ghi âm sẵn. Chẳng lẽ tôi phải bắt cậu bé dùng tranh vẽ để hoàn thành bài tập, vì cậu không thể viết?
Thực sự, Rommel không hề tối dạ. Trong các tiết học toán của tôi, cậu bé không gặp phải bất cứ trở ngại gì so với bạn bè. Thế thì tại sao Rommel lại không biết đọc? Tôi thường xuyên đặt ra câu hỏi này bởi vì trong ngày có đến hai tiết học Rommel tỏ ra rất xuất sắc, đó là giờ toán và kể chuyện.
Vào đầu giờ các buổi sáng và sau giờ giải lao, tôi thường đọc cho cả lớp nghe những cuốn sách mà hầu hết tất cả các em đều không thể tự xoay xở một mình, đặc biệt là với Rommel. Tuy không thể đọc, nhưng Rommel lại tỏ ra đặc biệt hứng thú với cốt truyện. Cậu bé mỉm cười mỗi khi các bạn khác quên hoặc thốt lên “không công bằng” trước sự bội tín của nhân vật. Cậu trả lời các câu hỏi, bảo vệ ý kiến riêng và thách thức những lời diễn giải của các bạn trong lớp. Khi tôi đọc truyện Người lùn Hobbit của tác giả Tolkien, Rommel không ngừng đi vòng quanh và luôn miệng xuýt xoa nhân vật Gollum. Nhưng khi giờ kể chuyện kết thúc, Rommel lại thay đổi nhanh chóng. Như một phù thủy mất hết pháp thuật, Rommel mất hẳn sự tự tin, sôi động. Một lần nữa, cậu lại trở về là một đứa trẻ không biết đọc.
Sau kỳ nghỉ Giáng sinh, tôi lập ra một kế hoạch để giúp đỡ Rommel. Rommel và tôi dành ra mười phút mỗi ngày để đọc truyện Harry Potter và Phòng chứa bí mật , chỉ hai chúng tôi mà thôi. Tôi đảm nhận việc đọc truyện còn nhiệm vụ của Rommel là điền vào một hoặc hai từ đã được chỉ định trước.
- Rommel, hôm nay chúng ta học cách dùng từ “o”.
Tôi viết ra từ “o”. Sau đó, tôi bắt đầu đọc truyện. Khi tôi đọc đến câu “Người đàn ông ôm ông Dursley một cái rồi đi...”, Rommel phải đoán từ tiếp theo là từ gì. Nếu cậu bé nói “o”, để trọn nghĩa cho câu tôi đang đọc“Người đàn ông ôm ông Dursley một cái rồi đi mất”, thì tôi sẽ tiếp tục đọc; ngược lại, tôi sẽ nhẹ nhàng phát vào tay cậu để nhắc nhở.
Dần dần, những từ Rommel không biết ngày càng thu hẹp lại. Phương pháp của tôi tuy chưa được kiểm chứng, cũng không phải phương pháp chính thống, nhưng lại hiệu quả. Rommel đặc biệt hứng thú với câu chuyện và cả sự quan tâm của tôi.
Nhưng nhiều tuần qua đi mà Rommel vẫn không đọc được. Tôi nhắc nhở cậu phải nghiêm túc hơn nữa, nhưng Rommel tỏ ra chống đối và bỏ học. Đây cũng không phải là lần đầu tiên. Một tuần, cậu trở lại trường cùng mẹ – bà Zalonda Sales.
Florine Bruton, người trợ lý đầy nhiệt huyết của hiệu trưởng, và tôi lần lượt cho Rommel những lời khuyên quen thuộc như phải tập kiềm chế bởi tranh cãi chẳng thể giải quyết được vấn đề, thay vào đó hãy nhờ giáo viên giúp đỡ v.v...
Tôi không khỏi xúc động khi bắt gặp ánh mắt của bà Sales dõi theo cậu con trai. Rommel cúi đầu xuống. Mẹ cậu bé suýt khóc, bà nói:
- Rommel, nếu con chịu khó lắng nghe lời thầy, con sẽ đọc được mà. Hãy chú ý những lời chỉ bảo của thầy Currie, con nhé.
Tôi không muốn nói với bà Sales sự thật, rằng vấn đề không nằm ở con trai bà mà nằm ở chúng tôi, những giáo viên lẽ ra phải dạy cho Rommel cách đọc. Và lỗi cũng ở người quản lý nhà trường khi đã cho Rommel lên tới lớp 4 trong khi cậu bé vẫn
chưa biết đọc. Tất cả chúng tôi đã làm hại cậu bé gầy yếu này, để đến bây giờ, những gì cậu nhận được chỉ là sự tự ti.
Năm học gần kết thúc, tôi cũng đã đọc xong cuốn Harry Potter và Phòng chứa bí mật cho Rommel nghe. Cậu bé hỏi mượn trang 341. Yêu cầu đó khiến tôi rất ngạc nhiên. “Không đâu, Rommel, thậm chí em còn không thể...”. May thay, tôi đã kịp ngừng lại trước khi khía vào nỗi đau vốn ăn sâu trong cậu bé.
- Rommel, đây là cuốn duy nhất của thầy…
Cuối cùng, sau khi nài nỉ mà vẫn không được, Rommel trở về chỗ ngồi rồi lấy ra một tờ giấy vẽ.
Cuối ngày, tôi về nhà, cởi bỏ giày, xoa bóp đôi chân mỏi nhừ và nhìn quanh căn hộ nhỏ bé của mình. Sách được xếp chồng chất trên giá. Với tôi, sách luôn là một đam mê to lớn. Tôi xỏ lại đôi giày, đi bộ ra cửa tiệm sách và mua cuốn băng cát sét Harry Potter và Phòng chứa bí mật. Ngày hôm sau, khi tôi trao cho Rommel cuộn băng, đôi mắt cậu bé lộ rõ vẻ ngạc nhiên.
- Hãy giữ lấy nó, Rommel. Nó là của em đấy!
- Dạ, em cảm ơn thầy, thầy Currie. – Rommel hào hứng đón nhận cuộn băng.
Cậu bé khoác chiếc ba lô lên vai, vô tình chiếc ba lô bị móc vào bàn. Hàng chục bức họa trên giấy bung ra ngoài. Cậu bé ôm chúng bỏ vào thùng rác. Thật lãng phí, không phải lãng phí giấy, mà lãng phí một năm học chữ.
Đêm đó, tôi quyết định “Mình sẽ dạy Rommel đọc sách” .
Tôi đến gặp người bạn đồng nghiệp Bruton của mình nhờ giúp đỡ, cô đã cho tôi mượn một căn phòng nhỏ, trước kia vốn là
phòng tập nhạc, để làm phòng học. Tôi ôm hôn cô Bruton và cô chúc tôi may mắn với quyết tâm giúp đỡ Rommel khắc phục việc đọc.
Mỗi tuần, tôi và Rommel sẽ dành ra 9 giờ cho việc học. Trong thời gian này, tôi không dạy bất cứ học sinh nào khác và tôi chấp nhận làm việc không lương. Điều này chẳng thành vấn đề, bởi công việc bồi bàn mới của tôi vào các buổi tối có thể mang lại số tiền còn cao hơn cả tiền lương dạy học.
Ngày mồng 4 tháng 9 năm 2001, lần đầu tiên Rommel và tôi ngồi trong phòng học nhỏ đó.
- Hoan nghênh vì sự có mặt trong Dự án dạy đọc Douglass. – Giọng tôi hài hước.
Tôi đã lấy tên ông Frederick Douglass(*) để đặt tên cho thử thách này. Ông là một nhà văn lớn kiêm chính trị gia quyền lực, người cũng giống Rommel, được sinh trưởng tại đây và thời trẻ ông cũng từng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đọc.
*. Frederick Douglass (1818 – 1895): một người theo chủ nghĩa bãi nô, người tán thành việc mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ. Ông còn là một biên tập viên, nhà hùng biện, chính khách và người đưa ra chủ trương cải cách ở Mỹ.
Tôi lấy ra một cuốn sách tập đọc.
- Được rồi, chúng ta bắt đầu học thôi.
Rommel không biết cách phát âm các chữ cái, vì thế chúng tôi bắt đầu với chữ cái “A”.
Mỗi tuần, chúng tôi học một nguyên âm và một phụ âm. Rommel tự nghĩ ra cách để ghi nhớ. Với mỗi âm mới, cậu sáng
tạo ra một nhân vật.
Alex - kẻ dùng rìu màu xanh .
Iggy - con cự đà ngốc nghếch.
Oscar - con bạch tuộc.
Dingo - con chó.
...
Cậu vẽ tranh về những nhân vật này và dán chúng khắp tường của lớp học. Khi quên một âm, cậu lại liếc nhìn tường. Dần dần, cậu học cách nối những âm này thành từ.
Nhiều tuần sau, Rommel cùng tôi tới văn phòng của cô Bruton, ở đó rất đông học sinh.
- Các em, tập trung một lúc nhé. – Cô ấy nói.
Rommel đứng bên cạnh cô ấy, cậu bé hắng giọng rồi mở cuốn The Foot Book của Giáo sư Seuss. Chẳng khác gì vị bộ trưởng uy nghiêm, cậu trịnh trọng đọc từng chữ trong đó.
Suốt một tuần trước đó, Rommel đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc gặp gỡ với cô Bruton. Khi cậu bé đọc xong, cô Bruton đã ôm lấy cậu và nói:
- Cô rất tự hào về em.
Rommel tỏ ra bình thản như thể đó chẳng phải việc gì lớn lao. Sau đó, cô Bruton nói tiếp:
- Cô sẽ gọi điện cho mẹ em và kể cho mẹ em nghe về thành tích ngày hôm nay.
Đến lúc này thì Rommel không thể kìm nén thêm nữa, gương mặt cậu rạng rỡ chưa từng thấy.
Khi kỳ nghỉ tới gần, việc luyện đọc của Rommel tiến triển với tốc độ bất ngờ. Chúng tôi chìm ngập trong từ, âm và các câu chuyện, Rommel tiếp thu tất cả như một người bị bỏ đói lâu ngày mới kiếm được miếng ăn.
Nhưng sau tất cả các phương pháp luyện đọc, tôi đã quên một điều không kém phần quan trọng: viết. Tôi yêu cầu Rommel phải hoàn thành một bài viết sau kỳ nghỉ Giáng sinh và nói với cậu bé rằng chúng tôi sẽ bắt đầu mỗi buổi học bằng cách viết về kỳ nghỉ.
Trong bài viết của Rommel, câu đầu tiên do chính tay cậu bé viết là “Em thích pa tê” . Tới khi đi học trở lại sau kỳ nghỉ mùa xuân, cậu bé hoan hỉ khoe với tôi rằng cậu đang đọc Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban– cuốn thứ ba trong loạt truyện Harry Potter. Tôi yêu cầu cậu viết về những gì đọc được.
“Trong chương hai, Harry đã quyết định bỏ nhà ra đi. Cậu lựa chọn ra đi vì cậu đã hất tung dì Marge. Kết quả là cậu gặp Fudge và họ đã nói chuyện. Theo em, Harry đã có quyết định sáng suốt vì nếu ở lại, cậu chắc chắn sẽ gặp rắc rối.”
Trong một thời gian dài, tôi luôn cho rằng lỗi là do Rommel chưa chịu cố gắng học đọc vì cơ hội để học tốt ở trường là không thiếu. Nhưng thực tế thì chẳng ai trong chúng tôi hiểu được niềm khát khao mong mỏi được đọc viết bình thường như các bạn của cậu bé. Không phải Rommel không biết đọc, mà đơn giản vì chúng tôi đã chưa dạy cho cậu đủ tận tình.
Người thầy là một nghệ sĩ vĩ đại, và chỉ có một số ít nghệ sĩ vĩ đại như vậy.
Dạy học là nghệ thuật vĩ đại nhất trong số các nghệ thuật vì sản phẩm của nó là trí óc và tinh thần của con người.
- John Steinbeck
CẬU BÉ CHỜ THƯ
N
gày đó, tôi là giáo sư tại một trường trung học nội trú dành cho nam sinh. Có một học sinh tên là Bob, không giống với bạn bè, cậu chưa bao giờ nhận được bức thư
nào cả. Vậy mà chiều nào cậu cũng là người nhanh chân nhất, chạy lại chỗ đặt các hộc thư riêng, chăm chú ngó vào hộc của mình cho tới khi thư phát hết rồi mới quay ra.
Gia đình cậu không hẳn đã bỏ quên cậu đâu. Tiền ăn ở trong trường và tiền tiêu vặt của cậu vẫn được gửi tới đều đều, đúng hạn. Tháng sáu tới gần, Hiệu trưởng còn nhận được thư của gia đình xin cho cậu đi nghỉ ở một trại hè. Nhưng tất cả những chi tiết đó đều do viên thư ký của bố cậu chu toàn.
Bố mẹ cậu thì không ai viết cho cậu một bức thư nào cả. Sau đó cậu tình cờ kể với tôi rằng bố mẹ cậu đã ly thân, tôi mới hiểu được nguyên do của tất cả những chuyện đó. Tội nghiệp cậu bé của tôi, cậu vẫn tiếp tục mong thư một cách tuyệt vọng. Tôi đem tình cảnh sầu thảm của cậu tâm sự với một vị đồng nghiệp, thầy Joe Hargrove. Thầy ấy bảo:
- Nếu ít lâu nữa mà cậu bé đó vẫn không nhận được bức thư nào cả thì đáng ngại lắm, điều đó có thể gây tổn thương to lớn đến cậu.
Thế rồi, cậu bạn thân nhất của Bob là Laurent nảy ra một sáng kiến. Laurent có một gia đình hòa thuận, hạnh phúc và tuần nào cậu cũng nhận được nhiều thư của bố mẹ, anh chị em. Một
hôm, trông thấy Bob rầu rĩ ngó xấp thư trên tay mình, Laurent bảo ngay:
- Bob, vô trong phòng tớ đi, tớ đọc thư của mẹ tớ cho Bob nghe.
Một lát sau, tôi thấy Bob và Laurent ngồi bên cạnh nhau, cùng bàn tán về bức thư đó. Đến giờ phát thư chiều hôm sau, tôi để ý thấy Bob không những ngó vào hộc tủ của mình, mà cậu còn ngóng sang hộc tủ của Laurent nữa. Bob hỏi bạn:
- Lại có thư của mẹ cậu nữa hả?
- Không, hôm nay là thư của chị tớ.
Rồi Bob hỏi một bạn khác:
- Cậu có thư của mẹ cậu không?
- Có!
- Cậu cho tớ đọc chung với nhé?
- Được chứ! Vậy để tớ đọc to lên nhé!
Từ hôm đó, Bob tha hồ đọc thư của các bạn. Mỗi giờ phát thư, khắp tứ phía lại nhao nhao lên:
- Ê, Bob, hôm nay muốn đọc thư của mẹ tớ không?
Bọn con trai đôi khi có vẻ tàn nhẫn, không giữ ý gì cả, nhưng lần này tuyệt nhiên tôi không thấy một em nào thốt một lời mỉa mai bóng gió hay chế giễu gì Bob cả. Một hôm, tôi kinh ngạc nghe em Bob vô tư hỏi ngay Laurent:
- Hôm nay chúng mình có thư không?
Thế có dễ thương không chứ! Các em đáng được tưởng thưởng xứng đáng vì sự trong sáng, hồn nhiên và tốt đẹp. Tôi thấy Laurent mỉm cười, đáp không hề do dự:
- Có, hôm nay chúng mình có một bức.
Giây phút rung động đó khiến cho thầy Joe Hargrove quyết tâm hành động. Tôi nghĩ mẹ Bob là người chẳng biết thương con, nhưng thầy Joe đã gặp bà nhiều lần và thầy định làm liều xem sao. Hôm sau, thầy đến tìm tôi, tay cầm 6 lá thư được đánh máy cẩn thận, kèm theo đó là 6 bì thư đề địa chỉ nhà Bob. Thầy hồ hởi
bảo:
- Xem này, tôi sẽ gửi cho bà Lennoux chỗ thư này. Bà ấy chỉ cần ký tên “Mẹ của con”, rồi mỗi tuần bỏ một bức vào thùng thư.
Tôi đọc qua những bức thư đó, nội dung viết khá cảm động. Ít hôm sau, Bob lại mong ngóng đợi ở chỗ đặt các hộc tủ cá nhân và cũng không quên chú ý đến cái hộc của Laurent. Bỗng học sinh đảm trách phát thư la lên:
- Ê, Bob, cậu có thư này! Có thư này!
Bob đưa hai tay lên đỡ lấy bức thư, cử chỉ y hệt một thiên thần đang cầu nguyện. Cậu lẩm bẩm với vẻ mặt đờ đẫn như thể vẫn chưa tin đó là sự thật:
- Ờ nhỉ, có tên tớ ngoài bao thư này!
Rồi cậu sung sướng la lên:
- A! Tớ cũng có thư! Tớ cũng có thư! Các cậu ơi, có ai muốn đọc thư của tớ không?
Những đứa khác cũng vui mừng, đồng thanh la lớn:
- Có! Có! Bob, đọc thư của cậu lên đi, đọc lên đi!
Cuộc phát thư tức thì tạm ngưng lại. Bọn trẻ đẩy Bob lên, cho cậu đứng trên cái bàn rồi cả bọn vây xung quanh. Bob ngập ngừng đọc:
- Con cưng của mẹ!
Rồi ngẩng lên nói:
- Tôi không đọc nhanh được!
Laurent bảo:
- Không sao, Bob! Cứ đọc chầm chậm, càng tốt. Đọc chậm mới hiểu rõ từng chữ chứ.
Và Bob chậm rãi đọc bức thư với những lời lẽ âu yếm như bức thư của bất kỳ bà mẹ nào gửi cho con.
Tháng 6, vào buổi phát phần thưởng, tôi không ngạc nhiên khi thấy mẹ Bob tới dự. Bởi vì sau khi gửi hết mấy bức thư ông Joe viết sẵn cho rồi, bà đã đích thân viết thư cho con. Đây quả là một phép màu. Bob đã cho tôi xem bức thư bà báo trước sẽ tới dự buổi lễ. Phát phần thưởng xong, bà kéo tôi ra một chỗ, hỏi tôi:
- Cô thấy thư tôi viết cho cháu có ổn không?
- Được lắm ạ!
Bà ta nói tiếp giọng hơi ngập ngừng:
- Tôi nhờ cô nói về tôi cho cháu Bob nghe. Vợ chồng tôi đã hòa thuận với nhau hơn trước, và chúng tôi còn dự tính kỳ nghỉ hè này sẽ cho cháu về nhà để tìm cách hiểu cháu hơn.
- Xin bà yên tâm, tôi sẽ hết sức giúp bà. Tôi có cần nói thêm rằng không có công việc nào khiến tôi vui sướng bằng việc đó không!
GẮNG LÊN NÀO, KELLY! Đ
ó là buổi lên lớp đầu tiên của tôi, trạng thái lo lắng, hồi hộp là không thể nào tránh khỏi. Lớp học mà tôi được phân công là một lớp mẫu giáo với hơn chục bé ở tuổi lên
bốn. Với những bé đã từng học qua lớp mầm, lớp lá thì còn tạm ổn, chứ với những chàng “công tử”, những nàng “công chúa” lần đầu tiên đi học thì tôi phải khổ sở không ít. Vừa phải dỗ dành các bé, vừa an ủi các bà mẹ mắt đỏ hoe vì xót con, tôi phải luôn tay luôn chân như chiếc chong chóng. Cuối cùng, sau rất nhiều nỗ lực, tôi đã có thể làm cho bọn trẻ ngồi yên trên tấm thảm trải sàn êm ái. Tất cả đã sẵn sàng cho bài học đầu tiên.
Khi cả lớp đang say sưa với câu chuyện về hai anh em thỏ trắng, tôi bỗng để ý đến một người phụ nữ cứ đứng bên cửa sổ nhìn vào lớp học. Ánh mắt bà buồn đến nao lòng. Bài giảng vẫn tiếp tục khá trôi chảy, nhưng hình ảnh về người phụ nữ bên cửa sổ cứ ám ảnh tôi, khiến tôi cảm thấy bất an. Bà ta là ai? Bà vào đây để làm gì? Hay bà là phụ huynh của một học sinh nào đó trong lớp của tôi?
Cuối ngày, bọn trẻ đã về hết, tôi thấy mình gần như kiệt sức. Tôi chỉ ước được về nhà ngay, được ăn chút trái cây, thưởng thức một bản nhạc êm dịu và ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn. Nhưng theo đúng lịch hẹn, tôi sẽ phải gặp thầy hiệu trưởng ngay sau buổi lên lớp đầu tiên.
Điều đầu tiên thầy đề cập với tôi chính là người phụ nữ tôi đã thấy bên ngoài cửa sổ. Bà là mẹ của một bé gái bị dị tật bẩm sinh, phải mang một tấm nẹp chân dài từ đầu gối xuống tận
mắt cá. Em vẫn có thể đi lại được, nhưng bằng những bước chân khó khăn, vụng về và lệch hẳn sang một bên. Mẹ em đã đi khá nhiều trường để xin cho con mình được vào học, nhưng ở nơi đâu bà cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu.
- Cô có thể nhận Kelly vào lớp của mình không? – Thầy hiệu trưởng hỏi tôi.
Hình ảnh một cô bé gái bốn tuổi loạng choạng bước đi một cách khổ sở khiến tôi thấy thương cảm. Nhưng liệu tôi có thể chăm nom cả một lớp học và một học sinh đặc biệt như thế?
- Vâng... Tôi đồng ý, thưa thầy. – Tôi trả lời.
Thầy hiệu trưởng nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Cô suy nghĩ cho kỹ nhé. Khả năng di chuyển và giữ thăng bằng của Kelly rất kém. Cô bé rất dễ bị té ngã đấy!
- Vâng, tôi làm được! – Tôi kiên quyết.
Và rồi, Kelly bước vào lớp tôi. Đó là một cô bé khá xinh xắn với đôi mắt to tròn, đôi bàn tay khéo léo và một tâm hồn trong trẻo đáng yêu vô cùng. Ngày đầu tiên, Kelly đến lớp và được mẹ ở lại bên cạnh suốt cả ngày. Hôm đó, Kelly chỉ vấp té hai lần, mẹ em nói đó là một “thành tích” đáng nể.
- Con bé rất thích được đi học, cô giáo ạ! Thế nhưng từ trước tới giờ, cháu nó chẳng được toại nguyện. – Bà nói, với đôi mắt ngân ngấn nước.
Sau một vài ngày dìu Kelly ra vào sân chơi, tôi tự nhủ: - Sao mình không thử khuyến khích cô bé tự tập đi nhỉ!
Tôi hỏi Kelly rằng bé có muốn thử không, và cô bé tỏ ra rất phấn khích.
Ngay hôm sau, khi cả lớp đã ra ngoài sân chơi với hai cô giáo phụ tá, tôi cùng Kelly bắt đầu cuộc thử thách đầu tiên của hai cô trò trong hành lang lớp học. Khi tập trung hết sức, cô bé có thể tự mình vượt qua đoạn đường dài hơn mười mét. Kết quả đáng khích lệ đó khiến cả hai cô trò mừng đến run người, nhưng các phụ tá của tôi thì tỏ ra lo lắng khi biết chuyện. Họ khuyên tôi chỉ nên cho Kelly ra ngoài sân để cô bé ngồi trên ghế và ngắm nhìn bạn bè chạy nhảy vui đùa.
- Việc đó sẽ dễ dàng hơn nhiều, chị không thấy vậy à? Còn những lúc tập, cô bé có thể bị ngã hoặc gì đó, chẳng phải chị sẽ gặp rắc rối hay sao? – Họ nói nhỏ với tôi.
Dù vậy, Kelly và tôi vẫn kiên trì thực hiện kế hoạch của mình.
Hàng ngày, vào các giờ nghỉ, Kelly và tôi vẫn bên nhau luyện tập bên ngoài hành lang. Tôi mím chặt môi vì lo lắng mỗi khi thấy cô bé loạng choạng muốn ngã, còn Kelly lại cười khúc khích, khiến tôi nhiều lúc không khỏi bật cười. Ý chí và tinh thần ham học hỏi của cô bé khiến tôi thật sự kinh ngạc. Tôi theo dõi sự tiến bộ của Kelly bằng những vạch bút chì trên tường. Cứ ngày hôm sau, vệt bút chì lại tiến xa hơn ngày hôm trước, có hôm chỉ là một bước chân, có hôm lại hơn cả mét. Các bạn trong lớp bắt đầu chú ý đến thành quả đạt được nhờ công sức khó nhọc của Kelly và cổ vũ hết mình cho cô bé. Sau vài tháng vất vả tập luyện, cuối cùng Kelly cũng đã tự đi khắp sân trường. Cô bé đỏ cả mặt vì sung sướng khi bạn bè dành cho em những tràng vỗ tay và những cái ôm siết đầy khích lệ. Hai cô bảo mẫu của lớp cũng ngạc nhiên và thường sửa soạn cho Kelly những bữa ăn nhẹ sau mỗi buổi tập đi như thế để khích lệ tinh thần quả cảm của em.