🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bộ Sưu Tập Tội Ác Ebooks Nhóm Zalo Tên ebook: Bộ sưu tập tội ác (full prc, pdf, epub) Tác giả: David Baldacci Thể loại: Kinh dị, Tiểu thuyết, Trinh thám, Văn học phương Tây Dịch: Hồng Ngọc Nhà xuất bản: NXB Thời Đại Nhà phát hành: TTTV Hà Nội Khối lượng: 506.00 gam Định dạng: Bìa mềm Kích thước: 14.5 x 20.5 cm Ngày phát hành: 03/2011 Số trang: 496 Ebook: http://daotieuvu.blogspot.com Mục lục CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 CHƯƠNG 7 CHƯƠNG 8 CHƯƠNG 9 CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 11 CHƯƠNG 12 CHƯƠNG 13 CHƯƠNG 14 CHƯƠNG 15 CHƯƠNG 16 CHƯƠNG 17 CHƯƠNG 18 CHƯƠNG 19 CHƯƠNG 20 CHƯƠNG 21 CHƯƠNG 22 CHƯƠNG 23 CHƯƠNG 24 CHƯƠNG 25 CHƯƠNG 26 CHƯƠNG 27 CHƯƠNG 28 CHƯƠNG 29 CHƯƠNG 30 CHƯƠNG 31 CHƯƠNG 32 CHƯƠNG 33 CHƯƠNG 34 CHƯƠNG 35 CHƯƠNG 36 CHƯƠNG 37 CHƯƠNG 38 CHƯƠNG 39 CHƯƠNG 40 CHƯƠNG 41 CHƯƠNG 42 CHƯƠNG 43 CHƯƠNG 44 CHƯƠNG 45 CHƯƠNG 46 CHƯƠNG 47 CHƯƠNG 48 CHƯƠNG 49 CHƯƠNG 50 CHƯƠNG 51 CHƯƠNG 52 CHƯƠNG 53 CHƯƠNG 54 CHƯƠNG 55 CHƯƠNG 56 CHƯƠNG 57 CHƯƠNG 58 CHƯƠNG 59 CHƯƠNG 60 CHƯƠNG 61 CHƯƠNG 62 CHƯƠNG 63 CHƯƠNG 64 CHƯƠNG 65 CHƯƠNG 66 CHƯƠNG 67 CHƯƠNG 68 DAVID BALDACCI Bộ Sưu Tập Tội Ác CHƯƠNG 1 R oger Seagraves bước ra khỏi điện Capitol sau khi đã có một cuộc gặp gỡ thú vị mà đáng ngạc nhiên là cuộc gặp ấy gần như chẳng dính dáng gì đến chính trị cả. Tối hôm đó hắn ngồi một mình trong phòng khách khiêm tốn ở căn nhà ngoại ô sau khi đã đi đến một quyết định quan trọng. Hắn phải giết một người và người đó là một mục tiêu rất có máu mặt. Thay vì phải nghĩ rằng đây là một công việc khó khăn, một nhiệm vụ nặng nề làm hắn nhụt chí, Seagraves lại thấy nó cũng đáng là một thử thách cho mình. Sáng hôm sau Seagraves lái xe đến văn phòng ở phía bắc tiểu bang Virginia. Ngồi tại bàn làm việc trong một không gian nhỏ hẹp và bừa bộn trông giống hệt những chỗ ngồi làm việc khác dọc theo hành lang, hắn lẩm nhẩm sắp xếp các phần then chốt trong nhiệm vụ của mình lại với nhau. Cuối cùng Seagraves quyết định tự mình thực hiện công việc đó chứ khó mà tin tưởng vào một nhóm người thứ ba nào nữa. Hắn đã từng giết người rồi, rất nhiều lần nữa là đằng khác; điều khác biệt duy nhất ở đây chính là hắn không làm cái công việc đề cập ở trên cho chính quyền. Cái công việc này dành riêng cho hắn thôi. Hắn bỏ ra hai ngày kế tiếp để chuẩn bị thật cẩn thận và quyết đoán làm sao đạt hiệu quả cao nhất cho ngày thực hiện công việc sắp đến. Ba quy tắc của điệp vụ gắn liền với nhất cử nhất động của hắn: thứ nhất, làm sao cho thật đơn giản; thứ hai, chuẩn bị đề phòng bất trắc xảy ra; và thứ ba, không bao giờ được hoảng loạn dù kế hoạch diễn ra không như mong đợi - thỉnh thoảng điều này cũng xảy ra. Tuy nhiên, nếu có một quy tắc thứ tư nữa, hắn sẽ lợi dụng điều hiển nhiên rằng phần lớn con người ta trở nên ngu ngốc khi đối mặt với những vấn đề hệ trọng nhất là sự sinh tồn của chính bản thân họ. Hắn chưa bao giờ thực sự thiếu sót về chuẩn mực đó cả. Roger Seagraves bốn mươi hai tuổi, độc thân và không có con cái. Một cô vợ và bầy con tất nhiên sẽ khiến lối sống vô tư vô đạo của hắn trở nên rối rắm. Khi còn làm việc cho chính quyền liên bang, hắn lấy chứng minh thư giả đi du lịch khắp thế giới. May thay, việc thay đổi danh tính lại dễ dàng đến lạ kỳ trong thời đại máy vi tính. Vài cú kích chuột trên chiếc máy tính hiệu Dell, một máy chủ đâu đó tại Ấn Độ và bạn ‘nhảy’ ra khỏi chiếc máy in laser ngon lành với sắc phục, còi và uy tín có sẵn. Segraves thật sự có thể mua tất cả những gì mình cần trên một trang web mà chỉ yêu cầu mật mã phải được giữ cẩn thận. Cái việc mua bán này cũng giống như một tiệm bách hóa thuộc tập đoàn Macy dành riêng cho bọn tội phạm, thi thoảng khách quen gán cho nó cái tên ‘Evilbay’1. Ở đó một người có thể mua mọi thứ từ chứng minh thư loại thượng phẩm và số tài khoản tín dụng “chùa” đến dịch vụ hành hung chuyên nghiệp hay vũ khí đã được tiệt trùng nếu bạn muốn tự ám sát mình. Hắn thường mua mấy thứ cần thiết từ một tên môi giới mà hầu hết khách hàng của tên này hài lòng với điều khoản "bảo hành bằng cách hoàn tiền". Ngay cả bọn giết người cũng cần chạy theo chất lượng. Roger Seagraves cao lực lưỡng và đẹp trai với mái tóc vàng xoăn thành lọn dày. Khuôn mặt có cái vẻ vô tư theo kiểu riêng của hắn và lại còn nụ cười xếch chết người nữa chứ. Hầu như phụ nữ ở gần hắn phải quay lại nhìn hắn thêm lần nữa, thậm chí vài người đàn ông cũng phải nhìn hắn ghen tỵ. Hắn thường sử dụng lợi thế này. Khi bạn phải giết người hoặc lừa dối ai đó, bạn dùng bất cứ thứ công cụ nào mình có càng hiệu quả càng tốt. Chính phủ của hắn đã dạy hắn như thế. Dù theo luật pháp, hắn vẫn còn làm công cho nước Mỹ nhưng hắn còn làm công cho chính mình nữa. Kế hoạch về hưu “văn phòng” của hắn không đảm bảo một cuộc sốnghưucó chất lượng, không tương xứng với ngần ấy năm hắn mạo hiểm mạng sống để cống hiến cho sắc đỏ, trắng và xanh dương trên quốc kỳ Mỹ. Nhưng mà đối với hắn, thời ấy gần như chỉ cómàu đỏ của máu. Buổi trưa thứ ba sau chuyến viếng thăm điện Capitol, Seagrave khéo léo chỉnh trang lại trang phục và mặc thêm vài lớp quần áo bên ngoài. Khi trời sập tối, hắn lái một chiếc xe tải vào vùng ven giàu có tọa lạc phía đông tây quận Columbia, nơi tất cả những đại sứ quán và điền trang tư nhân đều có lính tuần tra quanh tường rào. Hắn đậu xe vào một sân vườn nhỏ phía sau tòa nhà bên kia đường, đối diện một câu lạc bộ hạng sang nằm bên trong một tượng của một danh nhân thế kỉ 17-18 được xây dựng bằng gạch. Nơi ăn chơi của những người giàu có và bị ám ảnh chính trị - loại người mà Washington dung chứa nhiều hơn bất cứ thành phố nào khác trên trái đất. Dân địa phương thích tụ tập chuyền tay nhau thức ăn và rượu vang loại trung bình và bình phẩm chuyện bầu cử, chính sách và sự phân bổ quyền lực cho thỏa nỗi lòng của mình. Seagrave mặc bộ đồ thể dục màu xanh dương in chữ “Dịch Vụ” phía sau lưng. Chiếc chìa khóa đã làm trước kia dễ dàng tra gọn vào ổ khóa của tòa nhà trống đang chờ nâng cấp gần như hoàn toàn. Với thùng dụng cụ trong tay, hắn nhảy hai bước một cho đến tầng cao nhất rồi bước vào căn phòng đối diện với căn nhà bên kia. Hắn lia đèn pin khắp căn phòng trống, chú ý từng cánh cửa sổ. Hắn đã cố tình để cửa sổ mở và bôi dầu cẩn thận trong lần đột nhập vào tòa nhà này lần trước. Hắn mở hộp dụng cụ và nhanh chóng lắp ráp khẩu súng trường dùng để bắn tỉa. Kế đến hắn gắn bộ phận giảm thanh vào họng súng, nạp đạn - hắn sẽ không làm gì cả nếu thiếu thứ tự tin này - trườn mình về phía cửa sổ, thân người hắn thẳng đứng cách cửa sổ chừng năm centimet vừa đủ để nòng súng vừa vặn lách vào phần cửa sổ hé mở. Từ căn gác đó hắn nhìn đồng hồ, xem xét con đường phía dưới kỹ càng mà không cần phải lo lắng gì nhiều về việc bị phát hiện, vì tòa nhà hắn đang đứng hoàn toàn tối đen. Hơn nữa khẩu súng trường của hắn không có ống kính quang học và được trang bị kĩ thuật Camoflex2. Ôi, loài người đã học được điều này từ loài bướm đêm khiêm tốn đấy. Khi chiếc limo và chiếc xe cảnh vệ dẫn đầu tấp vào phần đường phía trước câu lạc bộ, hắn chỉnh thước ngắm vào đầu một trong những người đàn ông bước ra khỏi xe, nhưng lại không bắn. Chưa phải lúc. Thành viên câu lạc bộ ấy bước vào trong, được hộ tống bởi bọn cận vệ trang bị dây nghe và những cái cổ dày nhô ra khỏi cổ áo cứng đơ. Hắn quan sát quãng đường và không rời ánh mắt khỏi chiếc xe hơi. Seagraves lại kiểm tra thời gian: còn hai giờ nữa để thực hiện. Hắn tiếp tục lia mắt dọc con đường phía dưới khi mấy chiếc xe địa phương và tắc-xi thả những người phụ nữ với khuôn mặt trịnh trọng không phải vì phục trang hiệu Versace đính kim cương De Beers, mà là trong bộ trang phục kinh doanh và trang sức rất trang nhã vớicần ăngten chính trị - xã hộiđược kéo lên cao. Bọn đàn ông mặt lạnh như tiền, lực lưỡng trong bộ comples sọc nhỏ, cà vạt nhạt với điệu bộxấu xađang hộ tống họ. Tin tôi đi, các ngài sẽ không thể nào tốt hơn được đâu, các ngài ạ! Một trăm hai mươi phút trôi qua mà hắn vẫn không rời mắt khỏi mặt tiền bằng gạch của câu lạc bộ. Qua cửa sổ lớn ở mặt tiền, hắn có thể thấy một đám người tay cầm đồ uống của mình thì thầm bằng giọng điệu bí ẩn. OK, đến giờ hành sự rồi. Hắn lướt mắt quan sát con đường một lần nữa. Chẳng có ma nào nhìn về phía hắn. Trong cả sự nghiệp của mình, hắn nhận ra người ta chưa bao giờ nhìn về phía hắn lúc hắn hành động. Seagraves kiên nhẫn chờ cho đến khi mục tiêu bước vào tầm ngắm lần cuối cùng rồi ngón tay đeo găng của hắn bóp cò. Hắn đặc biệt không thích bắn xuyên qua ô cửa kính chút nào, dù cho nó chẳng liên quan gì đến loại vũ khí hắn đang sử dụng. Phập! Ngay tức thời có tiếng kính vỡ leng keng và người đàn ông béo lùn ngã thịch xuống sàn nhà bằng gỗ sồi bóng loáng. Ngài Robert Bradley đáng kính không cảm thấy đau đớn gì cả khi vụ việc xảy ra. Viên đạn đã giết chết bộ não của ngài trước khi bộ não ra lệnh cho miệng ngài tri hô.Thật ra cũng chẳng tồi tệ lắm nhỉ? Seagraves bình tĩnh đặt khẩu súng trường xuống và cởi bỏ bộ đồ thể thao, để lộ ra bộ đồng phục cảnh sát quận Columbia mặc bên trong. Hắn đội cái mũ đồng bộ mà hắn đem theo và đi xuống cầu thang cửa hậu. Khi thoát khỏi tòa nhà, hắn nghe tiếng la thét từ bên kia đường. Chỉ mới có mười chín giây trôi qua kể từ lúc phát đạn bắn ra. Hắn biết điều đó vì hắn nhẩm đếm tiếng tích tắc trong đầu mình. Giờ hắn di chuyển nhanh chóng xuống đường và vẫn tiếp tục canh thời gian trong đầu. Lát sau hắn nghe tiếng máy xe hơi nổ giòn báo hiệu cảnh dàn dựng cẩn thận mở màn. Bây giờ hắn bắt đầu guồng chân chạy hết tốc lực: hắn có năm giây để đến đó. Hắn rẽ ngay lúc chiếc xe mui kín suýt đâm vào hắn khi nó đua bên cạnh hắn. Cuối cùng hắn nhảy qua một bên, lăn tròn ra giữa đường. Mọi người phía bên kia đường la hét, chỉ vào chiếc xe. Hắn quay người lại, hai tay nắm chặt khẩu súng và bắn vào chiếc xe mui kín. Tiếng đạn xoay trong nòng súng của hắn nghe rất ngọt. Hắn bắn năm phát rồi chạy nước rút trên con đường nhựa đến giữa khu phố, nhảy vào một chiếc xe không nhãn hiệu, giống như là xe cảnh sát, đang đậu ở đấy; chiếc xe bắt đầu đuổi theo chiếc xe mui kín vừa nãy, tiếng còi hụ vang rền và ụ đèn trên nóc xe quét ánh sáng loang loáng. Chiếc xe mui kín bị rượt đuổi rẽ trái ở giao lộ kế tiếp, rẽ phải xuống một con hẻm, rồi dừng lại giữa đường. Tên tài xế nhảy ra khỏi xe, chạy ngay đến chiếc VW Beetle đang đậu trong con hẻm vắng và nổ máy xe vọt đi. Khi đủ xa khỏi tầm nhìn của những người ở câu lạc bộ, chiếc xe “cảnh sát” tắt đèn và còi hụ ngay khi tách ra khỏi “cuộc săn” và rẽ hướng ngược lại với chiếc mui trần. Người đàn ông ngồi kế bên Seagraves không hề nhìn hắn lấy một lần khi hắn trèo ra băng ghế sau để trút bỏ bộ cảnh phục. Trên người hắn ta lúc này là bộ đồ chạy thể dục áo liền quần; đôi giày thể thao màu đen hắn đã mang sẵn trong chân. Trên sàn xe là một chú chó giống Labrador sáu tháng tuổi bị khóa mõm. Xe lao xuống một con đường phụ, rẽ trái ở góc đường kế tiếp rồi dừng lại bên cạnh một công viên vắng người. Cửa sau mở, Seagraves bước ra còn chiếc xe thì phóng đi. Seagraves nắm chặt dây buộc chó, hắn và con ‘thú cưng’ của mình bắt đầu cuộc chạy bộ vào đêm hôm khuya khoắt. Khi người và thú rẽ trái, bốn chiếc xe cảnh sát chạy vụt qua; không một ai trong đoàn xe liếc nhìn hắn. Một phút sau, ở phía bên kia thành phố, một quả cầu lửa phụt lên trời. Đó là căn nhà mà người đàn ông vừa bị thủ tiêu đã thuê. Ban đầu, chắc hẳn vụ nổ sẽ được cho là do rò rỉ bình gas do có kích thích. Nhưng kết hợp với vụ ám sát Bob Bradley, chính quyền liên bang sẽ tìm ra những lời giải thích khác cho vụ việc này mặc dù điều đó không dễ dàng gì với họ. Chạy bộ qua một khu phố, Seavegrave bỏ rơi con 'thú cưng', nhảy lên một chiếc xe khác đã đợi sẵn ở đó và hắn trở về nhà một giờ sau. Trong lúc ấy, chính quyền Mỹ sẽ phải tìm một Chủ tịch Hạ viện khác để thay thế cho ông Robert Bob Bradley quá cố.Chuyện đó cũng không quá khó đâu,Seagraves trầm ngâm khi lái xe đi làm vào sáng hôm sau; hắn vừa đọc tin về vụ ám sát Bradley trên tờ báo buổi sáng.Nói cho cùng, cái thị trấn chết tiệt này đầy rẫy bọn chính trị gia khốn nạn. Hừm, “bọn chính trị gia khốn nạn” là cụm từ mô tả thích hợp nhất. Hắn tấp xe vào cổng kiểm soát an ninh, chìa huy hiệu của mình ra và nhận được cái vẫy tay cho vào của nhân viên gác cổng mang vũ khí, người đã biết hắn quá rõ. Hắn sải bước qua cổng chính tòa nhà ở Langley, bang Virginia, băng qua những cổng an ninh phụ và thẳng tiến đến văn phòng khoảng bảy tư mét vuông hỗn độn của mình. Hiện thời hắn đang là một viên chức chính phủ bậc trung với công việc chính là kết nối cơ quan của mình vớibọn bất tài đần độn ở điện Capitol,những người mà bằng cách nào đó đã được bầu vào bộ máy chính quyền. Cái công việc mới không vất vả hơn công việc cũ của hắn trước đây, và thể hiện quãng thời gian phục vụ đáng thưởng vì đất nước. Giờ đây, không giống như mấy thập kỉ trước, Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA để cho những nhân viên ‘đặc biệt’ - trở về từ những công việc ‘đặc biệt’ phải ‘về vườn’ - một khi họ đến cái tuổi phản xạ chậm và sự hăng hái làm việc không còn. Khi Seagraves đọc qua vài tờ trong đống giấy tờ nhạt nhẽo, hắn nhận ra mình nhớ cái cảm giác giết chóc quá đỗi. Hắn nghĩ ai đã từng ám sát người khác một lần vì mục đích kiếm sống sẽ không bao giờ thật sự thoát khỏi cơn khát máu đó cả. Ít ra đêm qua đã cho hắn thấy lại chút hào quang xưa cũ. Đó là một vấn đề không như thường lệ, một vấn đề khác có thể sẽ nhanh chóng xảy ra. Nhưng Roger Seagraves là người biết dàn xếp rắc rối một cách sáng tạo. Đơn giản vì đó chính là bản năng của hắn. Chú thích 1.Tác giả chơi chữ “Evilbay’(evil: tội ác) với chữ Ebay, trang web mua bán trực tuyến lớn nhất trên mạng Internet nơi bạn có thể tìm thấy và mua những thứ mình cần. 2. Kỹ thuật đổi màu để phù hợp với phần nền. DAVID BALDACCI Bộ Sưu Tập Tội Ác CHƯƠNG 2 N hững cột khói đen ngòm, có lẽ chứa hàm lượng chất gây ung thư đủ để giết một hay hai thế hệ không biết ngờ vực từ các nhà máy sản xuất gạch cũ kỹ thải vào bầu trời vốn đã tối đi vì mây đen sắp mưa. Trong một con hẻm của khu công nghiệp đang chết dần chết mòn vì những đồng tiền lương rẻ mạt ở các thành phố ô nhiễm của Trung Quốc, một đám đông nhỏ đang tụ tập xung quanh người đàn ông. Đây không phải là một cảnh phạm tội có xác người chết, hay một gã Sheakspears đường phố nào đó đang mài dũa khả năng diễn xuất của mình, thậm chí không phải là một nhà thuyết giáocó lá phổi tođang rao giảng về Chúa Giê-su và sự cứu rỗi của Người. Người đàn ông này được dân trong nghề biết đến như gã chuyên chơi bài sấp ngửa, và hắn ta đang cố gắng hết sức để làm đám đông an lòng về số tiền họ bỏ vào cuộc chơi may rủi gọi là “bài ba lá”. Bọn “cò mồi” hỗ trợ cho "nhà cái" khá tốt khi chúng vờ thắng cược vài lần trong những khoảng thời gian đã định trước để giữ số điểm đầy hứa hẹn cho vận đỏ của riêng chúng. Tên “cảnh giới” thì lim dim ngủ. Ít nhất đó là điều người phụ nữ đang theo dõi chúng từ bên kia đường nhận ra nhờ thân hình và đôi mắt lờ đờ của gã. Cô gái biết rằng cái gã “cơ bắp” cũng là một phần của nhóm lừa bịp này, mặc dù gã ấy không có vẻ vai u thịt bắp lắm, chỉ nhìn hơi đần và chậm chạp. Hai tên “chăn dắt” thì trẻ và năng động; đúng như tên gọi ám chỉ, nhiệm vụ của chúng là giữ được nguồn cung cấp là những người ngây thơ tham gia vào trò bài bạc mà họ sẽ không bao giờ thắng cả. Cô ta di chuyển đến gần hơn, mắt vẫn theo dõi đám đông hào hứng luân phiên nhau vỗ tay và xuýt xoa rên rỉ mỗi khi ai đó được hoặc thua cược. Cô ta cũng đã bắt đầu hành nghề "cò mồi" cho một trong những tay bạc khét tiếng trong nước mình. Nhóm lừa đảo kia có thể bày bàn đánh bạc gần như ở bất cứ thành phố nào rồi một giờ sau bỏ đi với ít nhất hai đống giấy bạc trong túi, còn những người tham gia thì cứ nghĩ rằng số mình “đen” quá chứ chẳng biết mình là nạn nhân của chúng. Tên “nhà cái” kia rất xuất sắc vì một lý do: hắn ta đã được huấn luyện bởi cùng một người với cô ta. Cô ta nhìn bằng con mắt thuần thục của mình, gã kia đang sử dụng kỹ thuật hai quân bài đầm ở phía trước để thay quân bài phía sau thành quân đầm vào một thời điểm quyết định khi chia bài; và đây cũng là mấu chốt của trò chơi lừa lọc này. Mục tiêu đơn giản của trò “bài ba lá” giống như trò “bầu cua”, là bốc được quân đầm từ bộ ba quân bài trên bàn sau khi "nhà cái" đã nhanh tay xáo trộn thứ tự. Khó mà nhanh mắt đoán được vì cái quân đầm ấy thậm chí đâu có ở trên bàn vào thời điểm người chơi đưa ra phỏng đoán của mình. Rồi một giây trước khi vị trí “đúng” của quân đầm được giở lên, "nhà cái" sẽ nhẹ nhàng thay một trong ba lá bài trên bàn bằng quân đầm và cho mọi người thấy rằng quân đầm này đã ở trên bàn suốt khoảng thời gian trên. Trò lừa đơn giản này đã lấy được tiền của biết bao nhiêu người miễn là trò chơi bài còn tồn tại. Cô ta len lỏi ra phía sau thùng đựng rác, giao tiếp bằng mắt với một ai đó trong đám đông rồi đeo đôi kính mát to bản màu nhẹ. Một lát sau, tên “cảnh giới” hoàn toàn bị phân tâm bởi một người đang chơi cược váy ngắn xinh đẹp. Cô gái cúi người ngay trước mặt gã nhặt mấy tờ tiền, phô cặp mông săn chắc và nội y màu đỏ nhỏ xíu. Tên cảnh giới không mảy may nghi ngờ, nghĩ rằng gã thật quá may mắn khi được chiêm ngưỡng cảnh này. Tuy nhiên, cũng giống như trò "bài ba lá" kia, không có vận may nào ở đây hết. Cô ta đã mua chuộc “váy ngắn” để cô nàng ấy trình diễn tròrớt tiền cúi xuống nhặt,khi cô ta ra hiệu cho “váy ngắn” bằng cách đeo kính mát vào. Mẹo gây phân tâm đơn giản này luôn có tác dụng với bọn đàn ông kể từ khi đàn bà bắt đầu mặc quần áo . Bốn sải chân nhanh và cô ta đã nhanh chóng ở ngay giữa đám bài bạc với dáng điệu nghênh ngang, đám đông tản ra ngay tức thì còn tên "cảnh giới" vẫn đang sững sờ nhìn theo bất lực. Rồi cô ta lớn tiếng, giơ thẻ viên chức lên, “Tôi muốn kiểm tra chứng minh thư của tất cả mọi người”, cô ta nói một cách cáu kỉnh, chỉ thẳng vào tên "nhà cái" - béo lùn, trung niên, bộ râu quai nón đen, mắt xanh lá cây và đôi bàn tay nhanh nhẹn. Cặp mắt phía dưới chiếc mũ lưỡi trai của gã soi xét cô gái, ngay cả lúc gã chầm chậm với tay lấy áo khoác và móc bóp tiền ra. “Được rồi đấy, buổi tiệc đến đây là kết thúc”, cô ta nói, vén áo khoác để mọi người thấy huy hiệu bạc đính trên thắt lưng của mình. Nhiều người trong đám đông bắt đầu lùi lại. Kẻ không mời mà đến khoảng độ hơn ba mươi tuổi, cao, vai rộng, hông đẫy đà và tóc dài màu đỏ, mặc quần jean đen, áo cổ lọ xanh lá cây và áo khoác da ngắn. Cơ thịt ở cổ nổi hằn lên khi cô ta nói chuyện. Một vết sẹo nhỏ màu đỏ nhạt hình lưỡi câu phía dưới mắt phải nhưng vẫn còn bị che dưới chiếc kính mát. “Tôi nói buổi tiệc kết thúc. Nhặt tiền lẻ của quý vị rồi biến đi”, cô nói với cái giọng cáu kỉnh. Cô ta nhận thấy rằng tiền cược để trên bàn đã biến mất ngay lúc mình bắt đầu cất giọng. Và cô ta cũng biết chính xác tiền bay đi đâu. Tên bạc bịp rấtgiỏi, phản ứng tức thời và kiểm soát thứ duy nhất quan trọng: số tiền. Đám đông lảng đi không hề đôi co số tiền bị mất. Gã “cơ bắp” ngập ngừng tiến về phía kẻkhông mời mà đếnnhưng sau đó lại đứng im như trời trồng khi ánh nhìn của cô ta lướt ngang hắn. “Đừng có nghĩ đến chuyện đó nhé, bởi vì họ chỉ thích những thằng béo ú thế này trong nhà tù liên bang thôi”. Cô ta nhìn hắn từ trên xuống dưới một cách đầy chế giễu, “Họ sẽ có nhiều thịt hơn cho bữa ăn tối”. Môi gã “cơ bắp” mấp máy, hắn lùi lại như thể cố biến vào bức tường. Cô ta bước đến bên cạnh hắn. “Ừ, cậu trai. Khi tôi nói “biến đi”, có ý bao gồm cả cậu nữa đấy”. Gã “cơ bắp” lo lắng liếc mắt nhìn tên “bạc bịp”, hắn trả lời, “Cút đi! Tao sẽ tìm mày sau”. Sau khi gã “cơ bắp” trốn mất, cô ta kiểm tra chứng minh thư của tên “bạc bịp”, cười mỉa khi đưa trả chứng minh thư lại cho hắn rồi bắt hắn đứng quay mặt vào tường. Nhặt một quân bài lên, cô ta xoay ngược quân bài lại để hắn nhìn thấy quân đầm đen. “Có vẻ như tôi thắng rồi”. Tên bạc bịp nhìn chằm chằm vào quân bài mà không một chút bối rối. “Từ khi nào mà nhân viên FBI lại quan tâm đến một trò chơi may rủi vô hại như thế này?”. Cô ta đặt quân bài trở lại bàn. “Điều hay ho là bọn con bạc không biết trò may rủi này thật sự ‘may rủi’ cỡ nào. Có lẽ tôi nên đi tìm xem có đứa cờ bạc bự xác nào có nhã ý quay lại để nện cho ông một trận hay không”. Gã nhìn xuống quân đầm đen, “Như cô nói, cô thắng rồi. Sao cô không đề nghị số tiền thắng cược đi?”. Gã lấy ra khỏi túi một cuộn giấy bạc. Đáp lại cô ta lấy thẻ ra, tháo huy hiệu khỏi thắt lưng bỏ hết lên bàn. Gã nhìn xuống hai thứ ấy. “Coi đi”, cô ta nói một cách hững hờ. “Tôi chẳng có bí mật nào hết”. Gã cầm hai thứ đó lên. Không có gì xác thực cô ả là nhân viên thi hành pháp luật. Phía sau miếng nhựa plastic là một thẻ thành viên của Hội Cotsco Warehouse. Huy hiệu thì bằng thiếc khắc tên một nhãn hiệu bia Đức. Mắt gã mở to khi cô ả tháo mắt kính và nhận ra cô ả ngay tức thì. “Annabelle sao?” Annabelle Conroy trả lời, “Leo, anh làm cái quái gì xào nấu trò “bài ba lá” với một bọn ngu đần ở cái xó xỉnh này vậy?”. Leo Richter nhún vai nhưng mở miệng cười thật rộng, “Thời buổi khó khăn ấy mà. Bọn ấy cũng được lắm, hơi non tay, nhưng chúng đang học nghề đấy. Mà trò này chưa bao giờ làm bất cứ ai trong số chúng ta thất vọng cả, đúng không?”. Gã vẫy vẫy nắm giấy bạc trước khi nhét lại vào ba lô. “Một kẻ bạc bịp giở giọng cảnh sát”, gã chửi rủa nhẹ nhàng. “Tôi chưa bao giờ bảo mình là cớm, mọi người tự tưởng tượng thế đấy chứ. Đó là lý do chúng ta có việc để làm, Leo ạ, bởi vì, nếu anh có đủ những thứ thuyết phục, người ta sẽ lầm tưởng. Nhưng trong khi chúng ta nói về chuyện đó, anh đang cố hối lộ cảnh sát à?”. “Theo như chút kinh nghiệm khiêm tốn của tôi thì việc hối lộ thường được việc hơn là không”, Leo đáp, rút một điếu thuốc lá ra khỏi túi áo sơ mi mời Annabelle. Cô ta từ chối. “Anh kiếm được bao nhiêu từ trò bợm này?”. Cô ta hỏi thực tế. Leo nhìn cô ả đầy nghi ngờ khi gã đốt điếu Winston, rít một hơi dài và thở khói ra lỗ mũi, luồng khói gần như tiệp màu với bức tiểu họa những đám mây hôi hám bốc ra từ ống khói phía trên đầu, “Miếng bánh cũng chia đủ cho mọi người. Tôi còn phải chăm sóc đám nhân viên của mình nữa chứ”. “Nhân viên! Đừng bảo tôi rằng anh đang làm cái việc kê khai thuế cho bọn người làm ấy vào lúc này nhé!”. Trước khi gã nói điều gì, cô ta nói thêm, “Trò “bài ba lá” không nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi, Leo à. Vậy bao nhiêu hả? Tôi đang chờ nghe một lý do hợp lý”. Cô nàng khoanh tay trước ngực và dựa lưng vào tường chờ đợi. Gã lại nhún vai, “Bọn này thường hoạt động ở năm địa điểm xoay vòng, khoảng sáu giờ một ngày. Nhiều thằng con trai lảng vảng quanh đây lắm, chúng luôn ngứa ngáy chân tay muốn tiêu tiền. Nhưng bọn này sẽ sớm dọn đi thôi. Một vòng thời gian nhàn rỗi của các nhà máy lại đến, và bọn này cũng chẳng muốn bị nhớ rõ mặt. Có lẽ tôi không cần kể lại cho cô nghe kỹ thuật làm gì nữa. Tôi lấy sáu mươi phần trăm số tiền kiếm được, nhưng thời buổi này chi phí cao quá. Tiết kiệm được khoảng ba mươi phần trăm thôi. Tôi đang muốn kiếm gấp đôi số ấy trước mùa đông. Cũng sẽ sống được tạm thời đó”. “Nhưng chỉtạm thời, anh cũng biết mà”, Annabelle Conroy nhặt huy hiệu khắc nhãn hiệu bia hơi và thẻ Hội Costco lên, “Có hứng thú với một mớ tiền thật không?”. “Lần trước cô hỏi tôi câu này, tôi đã bị bắn”. “Chúng tabị bắn vìanhquá tham lam”. Giờ thì không ai cười cả. “Vậy thỏa thuận sao đây?”. Leo hỏi. “Tôi sẽ kể anh nghe sau khi chúng ta tìm gặp đủ người. Tôi cần nhân lực cho cuộc chơi dài”. “Một nhóm ư? Trời ạ, ai còn làm thế nữa?” Cô ả vênh mặt nhìn xuống gã. Với đôi giầy bốt cao gót này, cô ta trông khá cao. “Tôi muốn thế. Thật sự thì tôi cũng sẽ không bao giờ ngừng làm chuyện ấy”. Gã để ý mái tóc đỏ của cô ta “Chẳng phải cô để tóc nâu lần tôi gặp cô sao?” “Tôi cần thay đổi bất cứ cái gì”. Gã nhe răng cười đến tận mang tai, “Annabelle vẫn cứ là Annabelle”. Ánh mắt cô ả trở nên nghiêm nghị, “Không, chẳng phải là con Annabelle ngày xưa nữa. Khá hơn ngày trước đấy. Anh tham gia không?”. “Nguy cơ thế nào?”. “Cao, nhưng chiến lợi phẩm cũng cao”. Có tiếng còi xe với độ lớn muốn xé toạt màng nhĩ. Không ai trong số hai người nao núng. Những nhóm bịp bợm có đẳng cấp thông thường là đã mất đi sự nhát gan, rụt rè vì trong bất cứ hoàn cảnh nào hoặc là bị xử tội, hoặc là chết. Cuối cùng, Leo nháy mắt. “OK, tôi tham gia. Giờ sao đây?”. “Giờ ta đi tìm một vài đứa nữa”. “Ta thu gom toàn ‘ngôi sao’ vào vụ này hả?” Hắn chớp chớp mắt mường tượng viễn cảnh trước mắt. “Chuyện làm ăn lâu dài cần phải có những kẻ giỏi nhất”, Annabelle nhặt quân đầm đen lên. “Tối nay tôi bao anh ăn tối vì đã rút con bài này ra khỏi bộ bài ‘ma thuật’ của anh”. “E là quanh đây chẳng có mấy nhà hàng đáng thưởng thức đâu”. “Không phải ở đây. Chúng ta sẽ bay đến Los Angeles trong ba giờ nữa”. “Đến L.A. trong ba giờ nữa sao? Tôi còn chưa chuẩn bị hành lý nữa là. Mà tôi cũng chưa mua vé”. “Vé ở trong túi trái áo khoác của anh đấy. Tôi đã lén nhét khi tôi khám xét người anh ban nãy”. Cô ả nhìn trừng trừng vào phần thân giữa nhũn nhẽo của hắn, “Anh mập lên đó Leo”. Cô ả quay gót và sải bước trong khi Leo kiểm tra túi tiền và thấy tấm vé máy bay. Gã chộp lấy bộ bài rồi chạy vội theo bỏ cái bàn chơi bài lại chỏng chơ. Nhóm “bài ba lá” đi du lịch một khoảng thời gian. Trò bịp bợm mới đang vẫy gọi. DAVID BALDACCI Bộ Sưu Tập Tội Ác CHƯƠNG 3 S uốt bữa ăn tối ở L.A. Annabelle trình bày kế hoạch cho Leo nghe, bao gồm cả việc tuyển thêm hai tên nữa để thực hiện phi vụ. “Nghe hay nhỉ, nhưng còn trò bịp dài hơi thì sao? Cô chẳng kể tôi nghe gì cả”. “Từng bước một”, Annabelle trả lời, ngón tay xoay vòng theo miệng ly rượu, ánh mắt đang lang thang trong căn phòng ăn phô trương này tự động tìm những điểm nổi bật. Hít sâu vào, kiếm một thằng ngu đần đi. Cô ta hất nhẹ mái tóc nhuộm đỏ hoe và chạm mắt vào một gã đàn ông cách đó ba bàn. Nãy giờ gã đã nhìn Annabelle trong chiếc đầm đen ngắn hau háu và ra hiệu với cô một cách sỗ sàng trong lúc người yêu của gã ngồi câm lặng giận dữ vì cảm giác bị xúc phạm. Giờ gã từ từ liếm môi và nháy mắt với Annabelle. À há, cứ liếm môi đi nhé, mày thậm chí chẳng biết thế nào với việc hôn hít đâu. Leo cắt ngang dòng suy nghĩ của cô ả, “Annabelle, nhìn này, tôi sẽ không lừa cô đâu mà. Chết tiệt, tôi đã theo cô đến đây nữa chứ”. “Đúng, anh theo tôi đến đây vì đồng hàocủa tôiấy mà”. “Chúng ta là cộng sự, cô biết mà. Thôi dừng tranh luận ở đây đi”. Cô nàng lướt mắt nhìn gã ta và uống cạn ly cabernet, “Đừng để tâm vụ đó, Leo. Dù sao anh cũng không phải là một kẻ giỏi cho lắm”. Người phục vụ đến đưa Annabelle tấm danh thiếp. “Của quý ông đằng kia đấy ạ”, anh ta nói, chỉ vào người đàn ông liếc mắt đưa tình với cô ả nãy giờ. Annabelle nhận tấm danh thiếp, trên ấy đề gã ta là một nhân viên có tài. Gã còn cẩn thận viết phía sau cáisở thíchđặc biệt mà gã muốn thực hiện với cô. Được, anh - chàng - tài - năng ạ. Anh tự muốn chuốc vạ vào thân đấy nhé. Lúc đi đến bàn gã, cô ả dừng lại ở một cái bàn có năm tên to khỏe mặc comples sọc. Cô ta nói gì đó và tất cả cùng cười phá lên. Cô ả phát nhẹ vào đầu một tên và hôn phớt vào má một tên khác cỡ khoảng bốn mươi tuổi, tóc muối tiêu và vai rộng. Rồi cả nhóm lại cười lớn khi Annabelle nói thêm. Cô ả ngồi nói chuyện vài phút. Leo tò mò nhìn cô ta rời bàn có năm tên kia và đi ngang qua hắn về phía cửa ra vào. Khi cô ả bước qua bàn gãtài - năng,gã bảo, “Này cô em, gọi cho anh nhé. Anh thật sự muốn em gọi cho anh. Em nóng bỏng đến nỗi anh thấy mình nóng như ngồi trên đống lửa vậy”. Annabelle vớ lấy ly nước lọc trên khay một người bồi bàn vừa đi ngang và bảo, “Thế à? Vậy phải giúp anh “nguội bớt” thôi anh trai ạ”. Cô ả đổ ly nước vào ngay quần gã trai. Gã nhảy lồng lên. “Khốn kiếp! Mày sẽ phải trả giá, con điên khốn nạn này!” Người yêu của gã che miệng cười. Trước khi gã có thể chộp lấy mình, Annabelle đưa tay khóa chặt cổ tay gã. “Anh trai có thấy mấy thằng ngồi đằng kia không hả?”. Cô gật đầu với bộ năm dữ tợn đang ngồi nhìn chằm chằm vào gã. Một tên bẻ đốt ngón tay nghe răng rắc. Tên khác nhét tay và áo khoác vào giữ tay ở đó. Annabelle nói nhẹ nhàng, “Tao chắc rằng mày thấy tao nói chuyện với chúng hồi nãy vì mày quan sát tao cả buổi tối hôm nay mà. Bọn nó là gia đình Moscarelli. Thằng ngồi trong cùng là chồng cũ của tao, Joey Junior. Dù bây giờ tao không còn là thành viên trong gia đình đó nữa nhưng mà thật ra tao vẫn thuộc bè cánh của chúng nó”. “Moscarelli là bọn chó nào?”, gã đàn ông vẫn bướng bỉnh hỏi. “Chúng là gia đình tội phạm có tổ chức, đứng thứ ba ở Vegas trước khi bị FBI triệt hạ. Nay chúng quay trở lại làm cái việc mà chúng thành thạo nhất: bảo kê các hiệp hội rác ở khu Big Apple và Newark”. Cô ả nhéo tay gã, “Thế nên nếu mày muốn làm lớn chuyện cái quần ướt nhẹp của mày, tao chắc là Joey sẽ giải quyết êm đẹp cho mày”. “Mày nghĩ tao sẽ tin vào thứ rác rưởi mày nói nãy giờ hả?” “À, không tin thì đi đến đó nói chuyện với thằng Joey nhé”. Gã trai nhìn lại bàn của bộ năm. Joey Junior cầm con dao cắt bít-tết trong bàn tay to bè trong khi thằng khác đang cố gắng đè hắn ngồi xuống ghế. Annabelle kẹp tay gã trai chặt hơn nữa, “Hay là anh trai muốn tôi kêu thằng Joey với bọn bạn nó đến đây? Đừng lo nhé cưng, thằng ấy mới được tạm tha, nên thật tình là nó thể dần cho mày một trận thừa sống thiếu chết mà không bị cảnh sát liên bang chú ý”. “Thôi, thôi!” gãtài - năngsợ hãi khi lén nhìn thằng Joey Junior sát thủ và con dao bít-tết. Gã lặng lẽ nói thêm, “Ý tôi là chuyện đâu có gì to tát. Chỉ là một chút nước thôi mà”. Gã ngồi xuống thấm chỗ quần ướt bằng khăn ăn. Annabelle nhìn qua người yêu của gã. Người phụ nữ ấy chẳng thể kiềm được tiếng cười khúc khích. “Cô thấy chuyện này buồn cười sao, cô gái?”, Annabelle hỏi, “Đây là tình huống mà tất cả chúng tôi đều cười vào mặt cô đấy, chứ không phải cười chung với cô đâu. Sao cô không thể tỏ ra tự tôn trọng bản thân mình nhỉ? Hay gã khốn này là cái thứ đàn ông rác rưởi duy nhất cô sẽ chung chạ cho đến khi cô già nua không ai thèm để mắt tới?” Người phụ nữ im bặt. Khi ra khỏi nhà hàng, Leo nói, “Chà, vậy mà tôi đã tốn thời gian để đọc mấy cuốn ‘Đắc Nhân Tâm’ của Dale Carnegie trong khi tôi chỉ cần đi theo cô thì cũng đã học hỏi được khá nhiều rồi”. “Đừng bàn đến chuyện ấy nữa, Leo”. “Được rồi, nhưng còn gia đình Moscarelli thì sao? Nói đi, thật sự thì chúng là ai hả?” “Năm nhân viên kế toán đến từ Cincinnati có lẽ đang tìm thú vui gì đó qua đêm”. “May cho cô là chúng có vẻ khá bự con”. “Chẳng phải may mắn gì sất. Tôi nói tôi đang tập diễn một cảnh phim với bạn diễn ở nơi công cộng. Tôi bảo chúng chuyện diễn xuất kiểu này thường xuyên diễn ra ở L.A, rồi nhờ giúp đỡ làm cho ra vẻ du thủ du thực; anh biết đấy, để tạo ra không khí thật sự cho chúng ta nhập vai. Tôi nói nếu chúng diễn tốt biết đâu có cơ hội đóng phim luôn. Có lẽ đó là điều hào hứng nhất trong đời chúng”. “Ra thế, nhưng sao cô biết thằng ngu kia sẽ chặn lối cô?” “Ôi, tôi chẳng biết nữa, Leo à, có lẽ là tôi có khả năng gì ‘đặc biệt’ chăng!” Ngày kế tiếp Annabelle và Leo đến đại lộ Wilshire ở đồi Beverly Hills bằng chiếc Lincoln màu xanh mới thuê được. Leo nhìn mấy cái cửa hàng không chớp mắt, “Làm thế nào cô lần ra được hắn?” “Mấy nguồn thông thường thôi. Hắn trẻ, kinh nghiệm đường phố chưa nhiều lắm, nhưng hắn có ngón nghề đặc biệt - đó là lý do tôi có mặt ở đây”. Annabelle đỗ xe vào bãi và chỉ tay vào một cửa hàng phía trước mặt. “Đó là chỗ mấy chàng trai giở chiêu lừa người tiêu dùng nhỏ lẻ”. “Hắn trông thế nào?” “Rất điệu đàng một cách nam tính”1. Leo nhìn cô ả khó hiểu.“Điệu đàng một cách nam tính? Cái quái gì thế? Một loại đồng tính gàn dở mới hả?” “Anh cần phải tiếp xúc nhiều hơn nữa Leo à, với lại nên rèn luyện kỹ năng tìm thông tin với máy vi tính nữa”. Một phút sau Annabelle dẫn Leo vào một cửa hàng quần áo thời trang sang trọng. Trong tiệm, họ được chào đón bởi một anh chàng trẻ đẹp không thừa tí mỡ nào, mặc đồ đen, tóc vàng chải ngược ra phía sau và râu lún phún trên mặt. “Hôm nay anh làm việc một mình à?”, Annabelle hỏi gã, nhìn quanh quẩn những khách hàng mang giày cao gót khác trong cửa hàng. Họ chắc hẳn giàu lắm, cô ả biết chứ, vì mấy đôi giày ở đây giá từ một nghìn đôlatrở lênchỉ chực chờ đánh vào điểm yếu của những vị khách hàngmay mắnvấp ngã vì đôi giày cao cỡ mười phân. Gã gật đầu, “Tôi thích làm việc trong cửa hàng này. Tôi đã quen với công việc phục vụ”. “Tôi tin là thế”, Annabelle thì thầm không để hắn nghe. Sau khi tất cả khách rời cửa hàng, Annabelle treo bảng “Đóng cửa” lên cửa trước. Leo cầm một cái áo kiểu của nữ đến quầy tính tiền, còn Annabelle đi vòng vòng phía sau khu vực thanh toán. Leo đưa thẻ tín dụng ra nhưng nó trượt khỏi tay nhân viên bán hàng và anh ta phải cúi xuống nhặt lên. Khi anh chàng đứng thẳng người lên thì Annabelle đã ở ngay bên cạnh. “Anh có món đồ chơi nhỏ gọn nhỉ!”, xem xét cái máy nhỏ xíu mà tên nhân viên vừa mới dùng để quét thẻ của Leo. “Thưa cô, cô không được phép đứng phía sau quầy thu tiền”, hắn chau mày. Annabelle phớt lờ lời nhắc nhở, “Anh tự tạo ra cái máy ấy à?” Gã nhân viên nói một cách chắc chắn, “Đây là máy chống thẻ tín dụng giả. Nó dùng để xác nhận rằng thẻ còn hạn thanh toán. Nó kiểm tra số mã hóa ghi trên bề mặt nhựa. Ở đây chúng tôi đã nhận được rất nhiều thẻ tín dụng ăn cắp, thế nên người chủ cửa hàng quyết định sử dụng chiếc máy này. Tôi cố gắng không gây ra bất cứ trở ngại nào để không ai bị bẽ mặt cả. Tôi chắc quý cô hiểu điều này”. “Ồ, tôi hiểu hết”, Annabelle với tay về phía gã nhân viên và kéo cái máy ra. “Thứ mà cái máy này thực hiện, Tony à, là đọc tên chủ thẻ và số tài khoản, và cả mã số nhận dạng in chìm vào một thanh nam châm để sau đó làm giả thẻ”. “Hay có thể bán số tài khoản cho một đường dây chuyên mua bán tài khoản cũng không chừng”, Leo nói thêm. “Làm cách đó thì anhkhông thực sựlàm vấy bẩn đôi tayđiệu đàng một cách nam tính của mình”. Tony nhìn cả hai người, “Sao mấy người biết tên tôi? Mấy người là cớm hả?” “Ôi, hơn thế nhiều”, Annabelle choàng tay qua đôi vai mảnh khảnh của hắn, “Chúng tôi là hạng người giống anh vậy thôi”. Hai giờ sau Annabelle và Leo đi bộ xuống cảng biển ở Santa Monica. Trời trong không gợn chút mây và gió biển mang từng luồng gió ấm vào mơn man đất liền. Leo lau trán bằng khăn tay, cởi áo khoác vắt trên tay. “Chó má, tôi quên mất trời ở đây nóng đến cỡ nào”. “Thời tiết ở đây đẹp nhất trên thế giới đấy”, Annabelle bảo. “Vì thế mà ta có mặt ở đây. Bởi vì nơi được đánh giá cao…” “Là nơi những nhóm bịp bợm nổi tiếng nhất hiện diện”. Leo kết thúc câu nói giùm cô ả. Cô ta gật đầu. “Ừ, đúng hắn kia rồi, Freddy Driscoll,hoàng thái tửtội phạm”. Leo hướng về phía trước, nheo mắt vì chói nắng, và đọc một cái bảng nhỏ treo ngoài cửa một ki-ốt, “Nhà thiết kế Heaven à?” “Ừ, cứ làm như tôi bảo nhé”. “Chứ có cách nào khác mà không làm theo ý cô bảo không hả?”, Leo lầm bầm. Họ tiến đến một quầy hàng trưng bày ngăn nắp và gọn ghẽ những quần jean, túi xách thiết kế thời trang, đồng hồ và các phụ kiện trang trí khác. Người đàn ông hơi già đứng bên cạnh ki-ốt tiếp đón họ một cách lịch sự. Gã này thấp, hơi tròn trịa và có khuôn mặt dễ nhìn; mớ tóc bạc nhô ra khỏi cái mũ rơm gã đang đội. “Ôi chao, những món này giá cả hấp dẫn quá”, Leo bình phẩm trong khi đưa mắt xem hàng. Người đàn ông tự hào, “Tôi chẳng màng một cửa hàng ngon lành này đâu, chỉ cần mặt trời, cát và đại dương thôi”. Họ nhìn các món hàng một lượt, chọn vài thứ, và Annabelle trả cho gã đàn ông tờ một trăm đôla. Gã nhận tiền, đeo một cặp kính dày vào, cầm tờ tiền xem xét ở một góc độ nào đó rồi nhanh chóng trả lại, “Xin lỗi cô, tôi e rằng đây là tiền giả”. “Ông nói đúng, tiền giả đấy”. Cô ả nói một cách hờ hững. “Nhưng tôi tưởng dùng tiền giả trả cho đồ giả là công bằng chứ”. Gã đàn ông thậm chí không chớp mắt, chỉ mỉm cười với cô ta ôn hòa. Annabelle kiểm tra lại tờ tiền theo đúng cái cách gã làm, “Vấn đề là không có bất cứ tên làm tiền giả nào có thể làm giống kỹ thuật tạo ảnh ba chiều hình cố Tổng thống Franklin khi ông cầm tờ tiền ở góc độ này, bởi vì phải tốn một nhà máy in tiền trị giá hai trăm triệu đôla mới làm giả đến độ tinh vi cái hình ấy. Chỉ có một cái nhà máy như thế ở Mỹ, và cũng chưa có tên làm tiền giả nào được tiếp cận với nó cả”. Leo chen vào, “Vì thế ông dùng một cây viết bôi mỡ để phác họa chân dung Franklin trên tờ tiền, khiến cho bất cứ ai đủ tinh ý muốn kiểm tra tờ tiền đang cầm cảm thấy được cái hình ẩn mà thực sự họ không thể thấy”. “Nhưng ông biết sự khác biệt“, Annabelle chỉ ra. “Bởi vì ông đã từng làm giả loại giấy bạc mệnh giá này”. Cô ả cầm một cái quần jean xăm soi, “Nhưng từ giờ trở đi, tôi sẽ bảo nhà cung cấp của ông bỏ chút thời gian dập tên nhãn hiệu lên trên cái khóa kéo giống như các nhà sản xuất hàng thật làm”. Cô ả đặt chiếc quần lại chỗ cũ và cầm một cái xắc tay, “Và phải may chỉ đôi trên quai xắc nữa chứ. Đó là điểm tố cáo hàng nhái đấy”. Leo giơ cái đồng hồ giảm giá lên, “Và đồng hồ Rolex thật chạy rất êm, chứ không kêu tích tắc như thế này”. Người đàn ông nói, “Tôi thật sự rất sốc khi biết mình là nạn nhân của vụ mua bán hàng giả hàng nhái này. Tôi vừa mới thấy một cảnh sát ở đằng kia cảng biển cách đây mấy phút. Để tôi đi gọi anh ấy lại. Xin quý khách ở lại đây để cung cấp lời khai đầy đủ cho cảnh sát”. Annabelle bấu chặt tay hắn bằng những ngón tay dài và khảnh của mình, “Đừng bịa chuyện với chúng tôi. Chúng ta nói chuyện đi nào”. “Nói chuyện gì hả?” “Hai ngắn một dài”, Leo trả lời, mắt người đàn ông sáng ngời. Chú thích 1. Nói về các chàng trai trẻ luôn biết chăm chút cho sắc đẹp của mình. DAVID BALDACCI Bộ Sưu Tập Tội Ác CHƯƠNG 4 R oger Seagraves nhìn qua bàn hội thảo thấy đôi mắt sưng húp của một người đàn ông và những món tóc đen bóng dầu được chải ngang để che lấp phần da đầu bong vảy một cách vô vọng. Vai và chân người ấy ốm khẳng khiu nhưng lại béo phần bụng và mông. Dù vẫn còn ở độ tuổi bốn mươi nhưng có lẽ hắn ta vẫn có thể chạy bộ gần hai mươi yards1trong những tình huống nguy khốn mà không vấp ngã. Nhấc một giỏ rau quả lên chắc chắn sẽ là một hạn chế với sức mạnh phần thân gầy ốm của hắn ta.Hắn ta cũng có thể là một tấm áp phích quảng cáo cho sự giảm sút thể chất của phái mạnh thế kỷ 21, Seagrave nghĩ. Hắn cảm thấy khó chịu về ý nghĩ đó vì thể hình cân đối luôn luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc đời hắn. Mỗi ngày hắn chạy năm dặm2, kết thúc phần luyện tập trước lúc mặt trời lên cao. Hắn có thể hít đất chống đẩy một tay và đưa một chân lên bằng ghế đá để gập người, số lần gấp đôi trọng lượng cơ thể của mình. Hắn có thể giữ hơi thở dưới nước trong bốn phút và thỉnh thoảng chơi với đội bóng đá trung học gần nhà ở phía tây hạt Fairfax. Không một ai ở tuổi bốn mươi như hắn có thể đuổi kịp những thằng nhóc ‘mười bảy tuổi bẻ gãy sừng trâu’ thế mà hắn chưa bao giờ rớt lại phía sau bọn nhỏ. Đối với công việc trước kia của hắn, tất cả những kỹ năng này được dùng để phục vụ cho một mục đích duy nhất: giữ mạng sống cho mình. Hắn trở lại chú ý người đàn ông phía bên kia bàn. Mỗi lần hắn thấycái sinh vật ấy, một phần trong hắn muốn bắn thẳng vào trán tên đó một phát cho hắn ta phải sống đời thực vật. Nhưng không có một người tỉnh táo nào lại giết con ngỗng vàng hoặc, trong trường hợp này là con chuột vàng của mình cả. Seagrave thấy tên đồng bọn thể hình xấu xí nhưng dù sao hắn vẫn đang cần gã. Sinh vật ấytên Albert Trent, một kẻ có đầu óc thông minh dù bộ dạng khốn khổ. Trent là một nhân tố quan trọng trong kế hoạch, có lẽ những chi tiết tối quan trọng - thật sự mà nói - là ý tưởng của tên này hết. Chính vì vậy, Seagraves mới chấp nhận hợp tác với hắn ta. Hai người đàn ông này từng nói chuyện với nhau một lần nhân dịp lễ kỷ niệm của các đại diện CIA đến Ủy ban Tình báo thường trực mà Albert Trent đang là một thành viên nổi bật. Sau đó bọn chúng kiểm soát những mẩu tin tình báo thu nhặt được từ khu mật thám ở Langley và các cơ quan thuộckho thuốc nổ ma quỷcủa chính quyền Mỹ. Những thiết bị này dò xét bạn từ trên vũ trụ, thông qua điện thoại, fax, thư điện tử và thỉnh thoảng ngay trên vai bạn. Tiệc tàn, hai người đàn ông ngồi lại và uống cạn cốc cà phê. Seagraves vẫn chưa tìm được người nhân viên nào có thể pha một tách cà phê ngon theo đúng ý mình. Có lẽ tại loại nước uống dùng để pha cà phê ở đây. “Ngoài trời gió thổi mạnh lắm”, Trent nói, mắt dán chặt vào cuốn chỉ thị chiến thuật trước mặt mình. Hắn ta vuốt phẳng cái cà-vạt đỏ nằm phía trên thân thể nhão nhoẹt và chà mũi. Seagraves đưa mắt nhìn ra cửa sổ.Được thôi, đến lúc rồi,phòng trường hợp ai đó đang nghe trộm. Ngày nay không có nơi nào vắng những đôi tai tọc mạch, nhất là ở điện Capitol. “Gió đang tràn vào, tôi đọc báo thấy thế. Có lẽ trời sẽ mưa chút ít, mà cũng có thể là không mưa”. “Tôi lại nghe là có thể có bão”. Seagraves hoạt bát hơn khi đề cập đến vấn đề này. Một cơn bão luôn thu hút sự chú ý của hắn. Chủ tịch Hạ viện Bob Bradley đã từng là một cơn bão đấy thôi. Giờ ông ta đang nằm dưới ba tấc đất ở quê hương Kansas của mình với một bó hoa héo rũ trên bia mộ. Seagraves cười, “Anh biết họ nói sao về thời tiết đấy: mọi người bàn tán về thời tiết, nhưng chẳng ai làm được gì với thời tiết cả”. Trent cũng cười lớn, “Ở đây mọi việc có vẻ rất yên ổn. Chúng ta luôn cảm kích sự hợp tác của Cơ quan Tình báo Trung ương”. “Anh không biết à? Chữ ‘C’ tượng trưng cho sự hợp tác”. “Chúng ta vẫn dự tiệc buổi chứng nhận vào thứ Sáu hả?”, Trent hỏi, ý muốn nói đến phó giám đốc mật vụ của CIA. “Vâng. Và phía sau những cánh cửa đóng kínchúng ta có thể rất thật thà nữa là”. Trent gật đầu tán thành, “Ông tân chủ tịch ủy ban biết cách chơi theo luật. Họ đã sắp xếp một cuộc bỏ phiếu qua điện thoại để khép lại phiên tòa”. “Chúng ta đang đấu tranh với bọn khủng bố, thế nên đó sẽ là một trận cầu hoàn toàn mới mẻ. Kẻ thù của nước ta có mặt khắp mọi nơi. Chúng ta phải hành động sao cho phù hợp với tình hình. Khử chúng trước khi chúng tóm được ta”. “Chính xác”, Trent hưởng ứng. “Thời đại mới, cuộc chiến mới. Hoàn toàn hợp pháp”. “Làm mà chẳng cần báo trước”, Seagrave kiềm một cơn ngáp. Nếu ai đóđanglắng nghe, thì hắn hy vọng kẻ đó sẽ hài lòng với cuộc nói chuyện yêu nước này. Hắn đã khao khát điều này kể từ khi hắn ngừng quan tâm đến tổ quốc của mình. Hắn đơn độc trong việc quan tâm đến bản thân: một đất nước độc lập của Seagraves. Và hắn có kỹ năng, thần kinh thép và khả năng tiếp cận những thứ vô cùng giá trị để có thể làm điều gì đó cho đất nước. “Được rồi, nếu không có gì nữa thì tôi về đây. Thời điểm này hay xảy ra kẹt xe lắm”. “Tất nhiên có bao giờ không xảy ra kẹt xe đâu nhỉ?”. Trent gõ gõ tay trên cuốn sách chỉ đạo chiến thuật. Seagraves vẫn nhìn quyển sách đã trao cho Trent và cầm lấy một tập hồ sơ Trent vừa đẩy qua phía hắn. Tập hồ sơ bao gồm những câu hỏi chất vấn chi tiết để khai thác và làm rõ thông tin về vài vụ điều tra giám sát của cơ quan tình báo. Cuốn sách chỉ đạo chiến thuật to tổ chảng hắn để lại cho Trent chẳng có gì thú vị ngoài phần phân tích quá phức tạp và ngớ ngẩn như thường lệ mà cơ quan hắn thường phát cho ủy ban giám sát. Đó là một kiệt tác được diễn đạt rối rắm trong một nghìn chữ hoặc hơn nhưng chẳng nói được gì cho ra hồn. Tuy nhiên, nếu ai đó hiểu được ẩn ý của những từ ngữ trong sách, mà Seagraves biết chắc rằng Trent sẽ hiểu, thì những trang sách ấy cũng lộ ra một điều: bốn tên tay trong người Mỹ rất năng động và địa điểm trú ngụ hiện thời của chúng ở nước ngoài tất cả đều được viết dưới dạng mật mã. Thông tin về những cái tên và địa chỉ này đã được bán cho một tổ chức khủng bố có tiềm lực tài chính để tổ chức này sẽ đi gõ cửa nhà của bọn chúng ở ba nước Trung Đông và cắt cổ bọn ấy. Hai triệu đôla Mỹ đã được chuyển vào một tài khoản mà không một ngân hàng điều tiết nào ở Mỹ có thể kiểm toán được. Giờ là lúc Trent làm công việc chuyển những cái tên ‘bị đánh cắp’ đó cho một mắt xích khác trong dây chuyền làm ăn. Seagrave đang làm ăn phát đạt. Khi số kẻ thù của Mỹ trên toàn cầu tiếp tục tăng lên, hắn bán bí mật cho bọn khủng bố đạo Hồi, bọn cộng sản ở Nam Mỹ, bọn độc tài ở Châu Á và thậm chí những nước thành viên của Cộng đồng chung Châu Âu. “Đọc đi nhé”, Trent nhắc đến tập hồ sơ hắn ta vừa trao cho Seagraves. Chính ở chỗ này mà việc giải mã‘cơn bão’vừa đề cập lúc nãy được tiết lộ với Seagraves cùng với những câu hỏi tại sao và vì lý do gì. Tối hôm đó ở nhà, Seagraves nhìn chằm chằm vào một cái tên và bắt đầu bày mưu tính kế theo lối suy nghĩ thường lệ của mình. Chỉ có thời điểm này mới cần một điều gì đó tinh tế hơn là khẩu súng trường và ống ngắm. Trent đi xuyên suốt từ đầu đến cuối kế hoạch như một viên đá quý nhờ trí thông minh của hắn, làm mọi việc trở nên đơn giản đến không ngờ. Seagraves biết mình cần lợi dụng ai. Chú thích 1. Yards: đơn vị đo chiều dài (1 yards = 91,438 cm = 0,9144 m ). 2. Dặm: đơn vị đo chiều dài (1 dặm = 1,6093 km). DAVID BALDACCI Bộ Sưu Tập Tội Ác CHƯƠNG 5 DD úng 6 giờ rưỡi một buổi sáng trời trong và mát mẻ ở Washington, cửa trước ngôi nhà ba tầng của Jonathan DeHaven bật mở, ông ta bước ra trong một chiếc áo khoác len màu xám, cà-vạt xanh nhạt và quần đen. Người đàn ông giữa độ tuổi năm mươi và một cái đầu bạc chải chuốt thẳng thớm, DeHaven hít thật sâu không khí trong lành, dành vài phút ngó nghiêng dãy biệt thự cổ kính lộng lẫy trên con đường nhà mình. DeHaven bỏ xa kẻ giàu nhất khu này, nơi giá trung bình của một cấu trúc gạch cao chót vót trên mái nhà mà người mua phải trả là vài nghìn đôla. May thay, ông ta thừa kế ngôi nhà này từ bố mẹ - hai người đủ khôn ngoan để trở thành những nhà đầu tư sớm nhất trong thị trường bất động sản quận Columbia. Dù phần nhiều tài sản của họ đã được quyên cho mục đích từ thiện, đứa con trai độc nhất của dòng họ DeHaven cũng được để dành một số tiền khổng lồ để phụ thêm cho đồng lương nhà nước và cũng để nuôi dưỡng vài sở thích cá nhân. Đống tài sản từ trên trời rơi xuống này cho phép DeHaven theo đuổi cuộc sống mà không phải ưu tư phiền muộn về việc kiếm sống bằng mọi cách, nhưng điều này không đúng với những người khác đang sống trên con đường Good Fellow này. Sự thật là một trong những người hàng xóm của ông ta là một người buôn bán cái chết - tuy nhiên DeHaven cho rằng thuật ngữ chính trị chính xác phải là “nhà thầu buôn vũ khí phòng thủ”. Tên hắn là Cornelius Behan, thích được gọi là CB, sống trong một nơi nguy nga tráng lệ được nhập lại từ hai ngôi nhà. DeHaven đã nghe đồn rằng việc có được ngôi nhà như thế trong một khu vực lịch sử được kiểm soát chặt chẽ là nhờ vào những món hối lộ được lên kế hoạch kỹ càng. Tin đồn thổi không những về cái thang máy chứa được bốn người và một khu vực riêng biệt cho người hầu sống và sinh hoạt ở đó. Behan còn đem những hạng đàn bà đẹp lố lăng vào nhà vào những giờ kỳ cục, nhưng tên này vẫn còn đủ lịch sự để chờ đến khi bà vợ đi vắng, thường là mấy chuyến vung tiền mua sắm ở châu Âu. DeHaven tin rằng người đàn bà bị lừa dối đó hẳn cũng đang hưởng thụ thú chim chuột suồng sã của mình ở phía bên kia Đại Tây Dương. Điều này gợi lên trong đầu ông hình ảnh một người phụ nữ quyến rũ thanh lịch đang cùng gã nhân tình trẻ trung người Pháp đùa giỡn bên chiếc bàn ăn thời vua Louis thứ XVI trong điệu nhạc Bolero. Vàhoan hô cả hai ông bà,DeHaven nghĩ. Ông xua đi ý nghĩ về những lầm lỗi của gia đình hàng xóm bằng một cú nhảy bật ra khỏi bậc thềm nhà. Jonathan DeHaven là một người vô cùng tự hào về kho sách quý hiếm và khu các bộ sưu tập đặc biệt ở Thư viện Quốc hội, có thể nói là bộ sưu tập sách quý hiếm lớn nhất thế giới. À, người Pháp, người Ý và người Anh có thể tranh cãi về vấn đề này, nhưng DeHaven, người rõ ràng thiên vị, biết rằng bộ sưu tập của Mỹ này là đầy đủ nhất. Ông đi bộ khoảng gần nửa dặm dọc theo lề đường bằng gạch cũ nhàu, chính xác từng bước chân giống như mẹ ông, người luôn cẩn thận với mỗi bước chân trong đời bà. Vào cái ngày trước khi bà mất, DeHaven không hoàn toàn chắc chắn rằng người mẹ nổi tiếng độc đoán của mình lại không bỏ qua đám tang và thẳng tiến đến cửa thiên đường, đòi vào ngay để bà còn bắt đầu điều hành công việc. Đến một góc đường, ông lên chuyến xe buýt đông người đến trung tâm, ngồi chung băng ghế với một chàng trai trẻ người đầy bụi với một thùng nước đá chêm giữa hai chân. Hai mươi lăm phút sau xe buýt thả DeHaven xuống một ngã tư nhộn nhịp. Ông băng qua đường đến tiệm cà phê nhỏ, nhấm nháp một cốc trà, bánh sừng trâu và đọc tờ Thời báo New York. Mấy tít báo, như thường lệ, làm độc giả rất nản lòng. Chiến tranh, bão, dịch cúm có thể bùng phát, khủng bố, đủ để làm bạn bò vào nhà và đóng kín cửa. Có một câu chuyện về những việc làm trái luật trong vũ đài hợp đồng vũ khí phòng thủ. Có những luận điệu hối lộ và tham nhũng giữa các chính trị gia và nhà sản xuất vũ khí. Quả là một cú sốc! Một vụ bê bối về dùng tiền để gây ảnh hưởng đã hạ bệ vị cựu Chủ tịch Hạ viện. Rồi sau đó người kế nhiệm của ông ta, ông Robert Bradley, lại bị thảm sát ở câu lạc bộ Federalist. Vụ án vẫn chưa giải quyết xong mặc dù một nhóm khủng bố trong nước, trước đây vô danh tiểu tốt, tự cho mình là Nhóm chống lại người Mỹ năm 1984 - liên quan đến tuyệt tác về chủ nghĩa phát-xít của nhà văn Orwell - đã đứng ra nhận trách nhiệm. Việc điều tra của cảnh sát không suôn sẻ cho lắm, ít nhất là theo nguồn tin trên báo. DeHaven thỉnh thoảng đưa mắt ra ngoài cửa sổ quán cà phê để nhìn đám công nhân viên chức vì mục đích cao cả đang sải bước xuống phố sẵn sàng gánh vác thế giới, ít nhất là có một hay hai Thượng nghị sĩ trong đó. Một nơi bất thường nhất, ông nghĩ. Ở đây ông có những cuộc thập tự chinh sử thi khiêu vũ cùng với những kẻ đầu cơ trục lợi nhếch nhác bẩn thỉu đi cặp với cặp hình mẫu kẻ ngu ngốc - người trí thức, không may loại trước lại thường giữ vị trí quyền cao hơn loại sau trong xã hội này. Nó là thành phố duy nhất trong toàn nước Mỹ có thể tuyên bố chiến tranh, nâng thuế thu nhập liên bang hoặc giảm các phúc lợi xã hội của bạn. Quyết định nằm trong diện tích vài dặm vuông toàn đài kỷ niệm và những trò hề giả tạo này có thể làm cho vô số người hoặc giận dữ hoặc phởn phơ, và cả hai mặt ấy cứ đổi chỗ cho nhau liên tục tùy thuộc vào ai đang điều hành chính quyền vào một thời điểm nhất định. Và đối với các cuộc chiến, phong trào và âm mưu được dựng lên để thực hiện mưu đồ nắm giữ hay giành lại quyền lực đã tiêu tốn từng chút từng chút một năng lượng của những con người tài năng. Vòng xoáy ấy như bức tranh khảm đá có quá nhiều mảnh đá di chuyển điên cuồng đến nỗi người ngoài cuộc khó mà dám đến gần để tìm hiểu chuyện gì đang thật sự diễn ra bên trong. Vài phút sau DeHaven thong thả bước lên bậc tam cấp rộng của tòa nhà Jeferson mái vòm đồ sộ thuộc Thư viện Quốc hội. Ông ký nhận chùm chìa khóa cửa từ phòng cảnh sát thư viện và thẳng tiến lên tầng hai, nhanh chóng bước đến phòng LJ239. Phòng đọc Sách Quý Hiếm hình vòm để giữ an toàn cho rất nhiều văn kiện quý giá của quốc gia. Kho báu này bao gồm cả bản gốc Tuyên Ngôn Độc Lập mà những người sáng lập nước Mỹ đã viết nên ở Philadelphia trong chặng đường hành quân đến tự do, thoát khỏi chế độ thực dân của Anh.Họ sẽ nghĩ gì về nơi này nhỉ? Ông mở khóa cửa vòng ngoài và đẩy hai cánh cửa nặng chịch sát vào tường. Rồi ông thực hiện các động tác bấm phím phức tạp để vào phòng đọc. DeHaven luôn là người đầu tiên đến đây mỗi ngày. Trong khi nhiệm vụ đặc thù của ông khiến ông phải có mặt trong phòng đọc sách thì mối quan hệ cộng sinh giữa DeHaven với những cuốn sách cũ khó mà giải thích tường tận cho một người bình thường hiểu, thế nhưng mối ràng buộc này lại hoàn toàn có thể hiểu được thậm chí đối với một người chỉ đam mê sách có chừng mực. Phòng đọc không mở cửa vào các ngày cuối tuần, thế nên DeHaven có thời gian để chạy xe đạp, sưu tầm những cuốn sách quý hiếm cho bộ sưu tập riêng của mình và chơi đàn dương cầm. Ông học đàn dưới sự giám sát nghiêm ngặt của cha, người có tham vọng trở thành một nghệ sĩ dương cầm trong dàn nhạc giao hưởng nhưng nhận ra sự thật phũ phàng rằng ông không đủ giỏi. Chẳng may con trai ông cũng không đủ giỏi để thực hiện tham vọng ấy cho ông. Kể từ sau cái chết của cha, DeHaven tự nhiên lại thích thú với việc chơi đàn. Trước kia dù thỉnh thoảngcưỡng lạisự hà khắc của cha mẹ còn ông hầu như nhất nhất vâng lời họ. Ông chỉ thực hiện một điều đi ngược lại mong ước của cha mẹ, mà đó cũng là sự vượt qua giới hạn khá lớn. Ông đã kết hôn với một người phụ nữ trẻ hơn mình đến hai mươi tuổi, một phụ nữ khá xa lạ với vị thế của ông trong xã hội. Cũng vì thế mà mẹ ông đã nhai đi nhai lại cái điệp khúc đó cho đến khi ông thấy phiền phức đến độ phải ly hôn một năm sau đó. Tuy nhiên, chẳng có người mẹ nào có thể ép buộc con trai mình từ bỏ người đàn bà anh ấy yêu, ngay cả bằng cách đe dọa cắt nguồn viện trợ tài chính. Mẹ ông đã hạ mình đến độ bà bảo bà sẽ bán hết số sách quý mà bà đã hứa sẽ để lại cho ông. Lẽ ra ông phải đứng về phía người phụ nữ mình yêu, bảo cô ấy không cần phải lo lắng gì cả. Ông nghĩ điều đó giờ đây dĩ nhiên đã quá muộn rồi. Phải chi nhiều năm trước ông có nghị lực để vượt qua. DeHaven thở dài tiếc nuối khi ông cởi nút áo khoác và vuốt phẳng cà-vạt của mình lại. Có lẽ khoảng thời gian ấy là mười hai tháng hạnh phúc nhất của đời ông. Trước đây ông chưa bao giờ gặp được người phụ nữ nào như thế, và ông chắc rằng ông sẽ không bao giờ có thể gặp người thứ hai.Nhưng tôi đã để cô ấy ra đi chỉ vì mẹ tôi bắt tôi làm thế.Ông đã viết thư cho cô ấy nhiều năm sau đó, xin lỗi bằng nhiều cách. Ông gửi tặng tiền, trang sức và những sản vật ông mua trong các chuyến du lịch vòng quanh thế giới của mình, nhưng ông chưa bao giờ van xin cô ấy quay lại với mình. Không, ông chưa bao giờ làm thế, đúng không nhỉ? Cô viết thư trả lời ông một vài lần, rồi từ đó các gói quà và thư của ông bắt đầu bị hoàn trả lại mà chưa hề được mở ra, sau khi mẹ ông mất, ông có nghĩ đến việc cố gắng đi tìm cô ấy, nhưng cuối cùng lại cho rằng chuyện đã quá muộn màng. Nói thật thì ông đâu còn xứng đáng với cô ấy nữa. Ông hít một hơi thật sâu, bỏ chìa khóa vào trong túi và nhìn quanh phòng đọc trang hoàng tráng lệ gần giống ở dinh Độc Lập, không gian nơi đây tĩnh lặng. DeHaven đặc biệt thích những chiếc đèn có chụp đèn bằng đồng để trên các bàn đọc sách. Ông âu yếm lướt ngón tay qua một cái đèn, và cảm giác thất bại khi vuột mất người phụ nữ duy nhất cho ông thấy hạnh phúc trọn vẹn bỗng nhiên vơi đi. Ông nán lại ít phút trong khu vực thiêng liêng của phòng Jefferson để đọc lướt qua một tác phẩm của Tacitus, nhà sử học người La Mã mà ngài tổng thống thứ ba của Mỹ rất ngưỡng mộ. Kế đó ông dùng chìa khóa để đi qua dãy rào chắn Lessing J. Rosenwald1, nơi những cuốn sách in đầu tiên trước năm 1500 và sách chép tay do ông Rosenwald, cựu chủ tịch chuỗi cửa hàng bán lẻ Sears, Roebuck hiến tặng, được xếp cạnh nhau trên các kệ kim loại trong căn phòng được mở điều hòa nhiệt độ rất tốn kém suốt hai mươi tư giờ trong ngày, bảy ngày trong tuần. Mặc dù thư viện hoạt động bằng một ngân sách eo hẹp, nhưng nhiệt độ phải ổn định trong phòng là 60oF2và độ ẩm tương đối là sáu mươi tám phần trăm để giữ được đống sách quý này thêm vài thế kỷ nữa. Đối với DeHaven, việc liên bang tốn thêm khoản tiền phụ trội để bảo vệ bộ sưu tập quý này là vô cùng xứng đáng vì cái ngân sách liên bang luôn luôn chi tiền cho chiến tranh nhiều hơn cho bất cứ mục đích hòa bình nào khác. Chỉ cần một phần nhỏ số tiền chế tạo một quả tên lửa thôi là ông đã có thể mua ngoài chợ trời bất cứ tác phẩm nào thư viện cần bổ sung vào bộ sưu tập sách quý. Nhưng các chính trị gia tin rằng tên lửa mới đảm bảo an toàn cho chúng ta, trong khi thật ra những cuốn sách mới làm được điều ấy vì một lý do đơn giản: Sự ngu dốt là nguyên nhân gây ra chiến tranh, và những ai đọc nhiều thì hiếm khi nào ngu dốt. Có lẽ nhận định này là một triết lý đơn giản quá mức, nhưng DeHaven vẫn nhất mực tin tưởng vào nó. Lúc ông nhìn lướt qua đống sách trên kệ, DeHaven ngẫm lại bộ sưu tập sách của mình ở nhà dưới tầng hầm. Đó chẳng phải là một bộ sưu tập lớn nhưng vẫn cứ thỏa mãn niềm đam mê của ông. Ai cũng nên sưu tầm một thứ gì đó, DeHaven cảm thấy thế; thú đam mê này khiến bạn cảm giác mình còn tồn tại và kết nối với cả thế giới. Sau khi kiểm tra vài cuốn sách vừa mới được chuyển về từ ban bảo quản, ông đi lên cầu thang đến hàng rào trải suốt chiều dài phòng đọc. Chính nơi đây là nơi lưu trữ bộ sưu tập sách đầu tiên viết về y khoa Mỹ. Và ở kệ trên là dãy sách thiếu nhi đều tăm tắp. Ông dừng lại vỗ vào đầu một bức tượng bán thân nam đặt trên một chiếc bàn nhỏ ở góc phòng một cách âu yếm. Một khắc sau đó Jonathan DeHaven ngã gục trên một chiếc ghế và bắt đầu giãy chết. Đấy chẳng phải là một cái chết dễ chịu không đau đớn, bằng chứng là cơ thể ông co giật liên hồi và những tiếng kêu thét chìm trong cổ họng. Ba mươi giây sau ông nằm duỗi dài bất động trên sàn nhà cách nơi ngã xuống co giật khoảng sáu mét. Nét mặt ông có vẻ như đang nhìn chằm chằm vào bộ sưu tập những câu chuyện kể với hình hai cô gái mặc váy xòe đội nón rộng vành trên bìa sách. Ông chết mà không biết cái gì đã giết mình. Cơ thể ông đã không phản bội lại ông; ông đang trong tình trạng sức khỏe hoàn hảo. Không ai tổn thương ông, và ông không bị đầu độc; sự thật là ông hoàn toàn chỉ có một mình trong thời điểm đó. Nhưng Jonathan DeHaven đã chết. Chú thích Cách đó khoảng hai mươi lăm dặm, điện thoại nhà Roger Seagraves đổ chuông. Dự báo thời tiết hôm nay trời trong và có nắng. Seagraves kết thúc bữa ăn sáng của mình, chộp lấy cặp táp và bắt đầu đi làm. Hắn thích bắt đầu một ngày mới bằng một dấu hiệutích cực. Chú thích 1.Lessing J. Rosenwald (1891-1979) là một thương gia người Mỹ có sở thích sưu tập sách quý hiếm và tranh nghệ thuật. 2.F: đơn vị đo nhiệt độ (10F = -17,2220C). 600F = 15,50C. DAVID BALDACCI Bộ Sưu Tập Tội Ác CHƯƠNG 6 C aleb Shaw bước vào phòng đọc sách, đi đến bàn làm việc đặt cuối góc phòng, nơi ông đặt ba lô và mũ bảo hiểm xe đạp. Ông tháo cái đai da bó quanh cổ chân dùng để tránh dầu mỡ từ xích xe đạp dính vào ống quần. Rất nhiều việc cần phải làm sáng hôm nay. Hôm trước một học giả lỗi lạc người Mỹ đã yêu cầu trên sáu trăm cuốn sách để chuẩn bị cho danh sách phức hợp các quyển sách theo một chủ đề nhất định. Và vì là một chuyên gia nghiên cứu nên công việc của Caleb là tập hợp tất cả các cuốn sách ấy lại. Ông lục tìm các tác phẩm đó trong danh mục sách ở thư viện; giờ đến công việc khó nhọc là “vặt” chúng ra khỏi kệ sách. Ông vuốt lại mái tóc muối tiêu rối bù và nới lỏng dây lưng một tí. Caleb có một vóc dáng gầy yếu, nhưng gần đây ông bắt đầu tăng cân ở phần eo. Ông hy vọng rằng đạp xe đi làm sẽ đủ giúp mình giải quyết vấn đề bực bội này. Ông tránh xa bất cứ thứ gì thuộc chế độ dinh dưỡng hợp lý, “thả cửa” thưởng thức rượu và các món ăn nhà giàu. Caleb cũngrất tự hàovề việc chưa từng có ai thấy ông trong phòng tập thể thao nào kể từ sau khi anh tốt nghiệp trung học phổ thông. Ông bước đến lối vào khu vực sách quý, quét thẻ từ và kéo cửa ra. Caleb hơi ngạc nhiên vì không thấy Jonathan DeHaven. Ông ấy luôn là người có mặt ở đây trước tất cả mọi người cơ mà, nhưng cửa ngoài phòng đọc đã được mở khóa rồi. Caleb cho rằng giám đốc chắc đang ở trong văn phòng hoặc trong phòng sách quý này thôi. “Jonathan?”, ông gọi lớn, không có tiếng trả lời. Ông liếc sơ qua danh sách trong tay mình.Công việc này chắc dễ chừng mất cả ngày chứ chẳng chơi. Chộp lấy một xe đẩy sách sát tường, ông bắt đầu làm việc theo cách đi qua từng khu vực có chứa những quyển sách ông cần. Một giờ sau ông bước ra để lấy thêm một danh sách khác thì một người phụ nữ làm chung bước vào phòng đọc. Ông pha trò với cô ta rồi quay lại làm việc của mình. Không khí trong này rất mát mẻ, anh nhớ hôm qua bỏ quên áo khoác len trong khu vực sách trên tầng bốn. Lúc sắp sửa bước vào thang máy thì ông nhìn lại cái cơ thể bắt đầu sồ sề tuổi trung niên của mình nên quyết định đi cầu thang bộ, thật ra là chạy lên vài bậc thang. Ông băng ngang bộ sưu tập y khoa, nhảy thêm vài bậc thang là đến gác lửng, sải bước qua lối đi chính để đến chỗ bỏ quên áo. Khi nhìn thấy xác chết của Jonathan DeHaven bất động trên sàn nhà, Caleb Shaw há hốc miệng, nghẹn thở rồi bất tỉnh. Người đàn ông cao ráo và rắn rỏi rời khỏi căn nhà tranh đơn sơ để vào một nghĩa trang nhỏ nơi ông làm công việc coi giữ. Có rất nhiều việc cần phải hoàn thành để chắc chắn rằng chốn đi về của những người đã khuất vẫn được bảo quản tốt. Nói một cách mỉa mai, bản thân ông cũng đã “chính thức” cư trú trong một ngôi mộ ở nghĩa trang quốc gia Arlington, và tất cả những người đồng nghiệp trong chính quyền ngày xưa sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng ông vẫn còn sống trên đời. Sự thật là bản thân ông cũng ngạc nhiên khi biết mình đã không chết. Tổ chức mà ông làm việc năm xưa đã cố tìm mọi cách để ám sát ông không vì một lý do gì ngoài lý do ông không còn muốn giết người cho chính quyền nữa. Ông thấy một con vật di chuyển bằng cái nhìn từ khóe mắt mình. Chắc chắn rằng không ai theo dõi mình từ tòa nhà chung cư gần đó, rồi với cử động nhanh nhẹn ông rút con dao khỏi dây thắt lưng và quay người. Rón rén bước về phía trước, ông nhắm vào con vật và phóng lưỡi dao. Ông quan sát con rắn hổ mang giãy giụa, con dao cắm phập đầu nó xuống mặt đất. Con rắn này gần như đã cắn ông hai lần hồi tuần trước, khi nó lẩn trong bụi cỏ cao. Sau khi nó chết, ông rút con dao lại, chùi sạch và quăng xác vào thùng rác. Dù không còn dùng các kỹ năng cũ thường xuyên nhưng thỉnh thoảng chúng cũng có ích lắm. Ông thầm nghĩ đến những tháng ngày trong quá khứ khi ông nằm mòn mỏi chờ đợi mục tiêu rơi vào tầm ngắm giết chóc của mình. Cuộc sống hiện tại của ông tất nhiên cũng bị cái quá khứ đó ảnh hưởng, bắt đầu từ tên. Ông không dùng tên thật John Carr hơn ba mươi năm rồi. Nhiều thập niên qua ông được biết đến dưới tên Oliver Stone. Ông thay tên đổi họ một phần cũng vì muốn tránh sự truy lùng của tổ chức cũ và phần còn lại là vì muốn thách thức một chính quyền mà ông cảm thấy không hợp với lòng dân. Nhiều năm qua ông vẫn giữ một cái lều nhỏ ở công viên Lafayette đối diện với Nhà Trắng, nơi ông đã từng là một trong rất nhiều “người biểu tình phản đối thường trực”. Cái bảng bên cạnh lều ông viết đơn giản “Tôi muốn biết sự thật”. Để theo đuổi mục đích của mình, ông lập một tổ chức giám hộ nho nhỏ với tên gọi Hội Camel để muốn chính quyền Mỹ phải có trách nhiệm giải trình với người dân. Và người ta cũng biết ông thỉnh thoảng nuôi một vài âm mưu nào đó. Các thành viên khác của hội là Milton Farb, Reuben Rhodes và Caleb Shaw, không có chức quyền và thế lực gì nhưng họ vẫn để tai để mắt nghe ngóng tình hình. Thật đáng trân trọng cái mà họ đạt được khi thành viên nào cũng kiên định quan sát chính quyền và hành động dựa trên những gì quan sát được bằng tất cả lòng dũng cảm và sự khéo léo của họ. Ông ngước nhìn bầu trời đang vần vũ sắp mưa. Một cơn gió táp vào mái tóc trắng cắt ngắn sát da đầu của ông, mái tóc đã từng dài đến vai cùng với bộ râu quai nón lâu ngày không cạo mọc lan xuống bộ ngực. Giờ ông chỉ để nó mọc vài ngày là cạo nhẵn. Cả râu và tóc thay nhau giúp ông sống sót suốt những cuộc phiêu lưu của Hội Camel. Stone quẳng đống cỏ vào thùng rác rồi thong thả dựng lại mộ bia đánh dấu nơi an nghỉ của một thuyết giáo người Mỹ gốc Phi lỗi lạc, người đã mất mạng trong cuộc chiến tranh đòi tự do. Thật lạ kỳ, Stone nghĩ rằng một người phải đấu tranh cho tự do ở đất nước tự do nhất trên hành tinh này. Khi ông nhìn quanh khu vực nghĩa trang Zion, nơi từng là điểm dừng của con đường ngầm dẫn dắt những người nô lệ đến được tự do, ông chỉ có thể kinh ngạc trước những con người xuất chúng đã nằm trong lòng đất kia. Vừa làm việc ông vừa nghe tin tức bằng chiếc radio đặt trên nền đất. Tin tức đang tập trung vào câu chuyện về cái chết của bốnmật thámnằm vùng của Bộ Ngoại Giao Mỹ ở I-rắc, Ấn Độ và Pakistan trong những vụ ném bom riêng lẻ. Các mối liên hệ của Bộ Ngoại Giao ư?Ông biết đó là gì rồi. Các mật vụ của tình báo Mỹ đã bị lộ vỏ bọc và bị ám sát. Tin tức nhào trộn chính thức sẽ che mắt công chúng sự thật đó, và luôn là như thế. Nhưng Stone kiêu hãnh cho rằng mình biết tất tần tật các diễn biến địa lý, chính trị hiện thời. Một phần lương nhà thờ thuê ông làm việc được chi ra mua ba tờ nhật báo mỗi ngày. Ông cắt nhiều bài báo dán vào nhật ký tin tức của mình, cùng lúc dùng kinh nghiệm để lọc ra sự thật từ đống tin nhào trộn đó. Chuông điện thoại di động cắt ngang dòng suy nghĩ của ông. Ông ấn phím trả lời, lắng nghe và không hỏi điều gì cả; rồi ông chạy đi. Người bạn và là thành viên Hội Camel: Caleb Shaw đang nằm trong bệnh viện; và một người đàn ông khác làm việc tại Thư viện Quốc hội nằm chết trên sàn nhà. Trong lúc vội vã Stone quên cả việc khóa cổng rào khi ông lao ra khỏi nghĩa trang. Những người chết trong nghĩa trang chắc cũng hiểu rằng người sống thì có quyền làm thế. DAVID BALDACCI Bộ Sưu Tập Tội Ác CHƯƠNG 7 C aleb Shaw nằm trong bệnh viện, chầm chậm lắc đầu. Vây quanh ông là các thành viên khác của hội. Reuben Rhodes gần sáu chục tuổi đời, cao gần hai mét với vóc dáng của một cầu thủ bóng đá Mỹ. Mái tóc quăn đen dài đến vai cùng với đôi mắt chán chường và bộ râu quai nón bù xù lắm lúc làm ông trông có vẻ điên loạn; nhưng có khi điều đó lại là sự thật. Milton Ferb cỡ khoảng mét sáu, ốm, tóc hơi dài, mắt to, khuôn mặt không một nếp nhăn khiến ông trẻ hơn tuổi bốn mươi chín của mình. Reuben là một cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam và là cựu nhân viên Cục Tình báo Quốc phòng, hiện đang làm việc ở một cảng bốc hàng sau khi sự nghiệp quân sự bị “trật đường ray” bởi rượu chè, nghiện ngập và niềm oán hận đối với cuộc chiến mà ông không giấu giếm sự căm phẫn. Ông đứng dậy được nhờ sự giúp đỡ của Oliver Stone khi Stone tình cờ gặp ông ở nghĩa trang Quốc gia Arlington nơi Reuben nằm một đống bất động dưới gốc cây phong. Milton đã từng là một đứa trẻ thần đồng với khả năng trí tuệ vô hạn. Cha mẹ ông làm ở một lễ hội du lịch, nơi mà năng lực trí tuệ của con trai họ được khai thác triệt để trong những buổi trình diễn lạ kỳ. Dù vậy ông vẫn học đến đại học và làm việc ở Viện Y tế Quốc gia. Tuy nhiên, mang chứng rối loạn ám - ảnh - vì - bị - cưỡng - bức và bệnh tâm thần, thế giới của ông sụp đổ hoàn toàn. Ông trở nên khốn khổ và yếu đuối vì bệnh tâm thần trầm trọng đến nỗi tòa án đã phải ra lệnh đưa ông vào bệnh viện để chữa trị. Oliver Stone lại ra tay cứu giúp. Lúc đó Stone đang làm hộ lý ở bệnh viện tâm lý trị liệu nơi Milton là bệnh nhân. Nhận thấy khả năng đặc biệt của Milton, cùng với một trí nhớ chi tiết đến hoàn hảo, Stone đã dụ dỗ Milton tham gia chương trìnhJeopardy!1Và ông ấy đánh bại tất cả những người tham gia khác để kiếm được một món tiền nhỏ. Qua nhiều năm được chăm sóc tận tâm và trị liệu bằng thuốc, ông ấy bắt đầu có thể sống khá bình thường như bao người khác. Giờ Milton làm kinh doanh thiết kế trang web cho các công ty tập đoàn. Stone ngả người dựa vào tường, khoanh tay trước ngực và nhìn xuống người bạn nằm trên giường. Sở hữu hai bằng tiến sĩ khoa học chính trị và văn học thế kỉ 18, Caleb Shaw làm việc ở phòng đọc Sách Quý thuộc Thư viện Quốc hội hơn mười năm rồi. Không lập gia đình và chẳng có con cái, thư viện, không kể bạn bè, là niềm đam mê duy nhất của cuộc đời ông. Caleb đã từng đối mặt với những khoảng thời gian khó khăn cùng cực. Ông mất người anh lớn trong chiến tranh Việt Nam, còn ba mẹ chết thảm trong một vụ rơi máy bay mười lăm năm trước. Stone gặp Caleb khi ông tuyệt vọng cuối đường hầm, người thủ thư gần như mất hết khát khao để tiếp tục tồn tại. Stone kết bạn với ông, giới thiệu ông với một chủ nhà sách đang rất cần được giúp đỡ, và Caleb dần dần thoát khỏi trầm uất nhờ tình yêu của ông với những quyển sách.Mình dường như thu gom những trường hợp vô vọng,Stone thầm nghĩ.Dù mình đã từng là một người vô vọng giống họ. Thật sự Stone cũng nợ những bạn bè đó nhiều như họ nợ ông, nếu không muốn nói là nhiều hơn. Nhưng Stone biết rằng ông sẽ không thể tồn tại nếu không có Caleb, Reuben và Milton. Sau nhiều năm chỉ biết thực hiện những nhiệm vụ tiêu diệt và giết chóc, Stone dùng ba mươi năm cuối đời tìm một liệu pháp để chuộc lại lỗi lầm cá nhân. Theo như tính toán thì Stone vẫn còn một con đường dài phía trước để đi. Sự đăm chiêu trầm ngâm của Stone gián đoạn khi Alex Ford bước vào. Alex là đặc vụ kỳ cựu của Cơ quan Tình báo, người lúc trước có công nâng đỡ Hội Camel và được vinh danh là thành viên danh dự của hội nhờ việc làm quả cảm của anh. Ford ở lại nửa tiếng và như trút được gánh nặng trong lòng khi biết Caleb sẽ nhanh chóng khỏe lại. Anh nói, “Bảo trọng, Caleb. Hãy gọi tôi nếu anh cần bất cứ thứ gì”. “Công việc ở WFO sao rồi?”, Stone hỏi anh, ý ông muốn đề cập công việc ở Văn phòng Công vụ mật của Washington. “Cũng bận rộn lắm. Các phần tử tội phạm khiến chúng tôi làm việc gần như kiệt sức”. “À, tôi hy vọng anh sẽ bình phục hoàn toàn từ chuyến phiêu lưu nho nhỏ của chúng ta”. “Tôi không gọi một cuộc khải hoàn toàn cầu có nguy cơ tiềm tàng là một chuyến phiêu lưu nho nhỏ. Và tôi cũng không nghĩ mình sẽ có thể hoàn toàn bình phục”. Sau khi Alex Ford ra về, Caleb quay sang những người còn lại và nói, “Điều đó thật sự kinh khủng. Ông ta nằm bất động trên sàn nhà”. “Rồi anh ngất đi phải không?”, Stone hỏi, mắt không rời Caleb. “Có lẽ vậy. Tôi nhớ mình rẽ vào góc phòng, kiếm chiếc áo len, và thấy ông ta nằm ở đó. Chúa ơi, tôi gần như vấp vào người ông ấy. Tôi nhìn thấy đôi mắt của ông ấy. Đầu óc tôi trống rỗng. Ngực tôi đau thắt lại. Tôi thấy lạnh người. Tôi nghĩ mình bị một cơn đau tim. Rồi thì tôi không còn biết gì nữa”. Reuben đặt tay lên vai Caleb. “Nhiều người cũng ngất đi giống như anh khi lâm vào tình huống ấy”. Milton nói thêm, “Quỹ Tâm thần Quốc gia cũng cho biếtviệc nhìn thấy xác một người chếtxếp thứ hai trong số những sự kiện đau buồn nhất mà một con người phải trải nghiệm”. Reuben nhướng mày khi nghe lời bình luận này. Ông nói, “Thế sự kiện nào được xếp thứ nhất? Bắt gặp vợ mình ở trên giường với một con khỉ đang cầm một lon đồ hộp Cheez Whiz hết hạn dùng chăng?” “Anh có biết rõ DeHaven không?”, Stone hỏi Caleb. “Có chứ. Thật là thảm thương. Ông ta rất mạnh khỏe, vì vừa mới kiểm tra sức khỏe tim mạch ở bệnh viện Hopkins. Nhưng tôi nghĩ ai cũng có thể bị lên cơn đau tim đột ngột hết”. “Có phải là cơn đau tim không?”, Stone hỏi. Caleb trông có vẻ không chắc chắn lắm, “Chứ có thể là cái gì? Hay là bị đột quỵ?” “Theo thống kê, có lẽ cơn đau tim là hợp lý nhất”, Milton thêm vào, “Nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những cái chết đột ngột ở nước ta. Thật sự thì bất cứ ai trong số chúng ta cũng có thể gục xuống vào bất cứ lúc nào và chết trước khi ngã xuống đất”. “Khốn kiếp”, Caled vặn lại, “Milton, anh có cần phải hoan hỉ kiểu khốn nạn đến thế không hả?” “Cho đến khi có kết quả giải phẫu tử thi, ta chỉ có thể suy xét như vậy thôi”, Stone chỉ ra vấn đề, “Nhưng anh không thấy bất cứ ai vào khu vực để sách đúng không?” Caleb nhìn thẳng vào mắt Stone, “Không”. “Nhưng anh ngất đi khá nhanh, có lẽ anh không để ý rằng có ai đó ở đâu đó trong tầng bốn thì sao?” “Oliver, không thể vào phòng đọc sách ấy nếu không quét thẻ từ. Và có một camera ngay phía trước cửa chính”. Stone đăm chiêu, “Thứ nhất, ngài Chủ tịch Hạ viện bị ám sát, và bây giờ là giám đốc Bộ phận sách quý hiếm chết trong một tình huống khá là bí ẩn”. Reuben nhìn Stone bằng ánh mắt mệt mỏi, “Tôi nghi là thời gian này bọn khủng bố đang nhắm đến mấy người bán sách dạo, thế nên anh đừng có đem cái chuyện này vào một âm mưu to tát khác. Tôi chỉ có thể chịu đựng mỗi tháng một trận chiến quyết liệt thôi, xin cám ơn rất nhiều”. Stone chớp chớp mắt, “Bây giờ ta sẽ bàn vấn đề này cho đến khi ta biết được nhiều hơn”. “Tôi chở anh về nhà nhé Caleb” Reuben nói, “Tôi có xe mô tô”. Niềm tự hào của Reuben là chiếc mô tô sản xuất ở Ấn Độ năm 1928 đã được “độ” lại thêm cái xe thùng nhỏ gắn vào bên trái xe. “Tôi không nghĩ tôi hợp với cái xe ấy Reuben à”, Caleb ngừng một chút rồi nói thêm, “Thật tình cái loại máy kỳ cục đó của anh làm tôi sợ chết khiếp”. Một y tá bước vào, nhét nhiệt kế vào tai trái của Caleb. “Tôi có thể sớm về nhà không?”, ông hỏi. Cô gái rút nhiệt kế ra xem nhiệt độ, “Anh gần như trở lại bình thường rồi. Vâng, tôi nghĩ bác sĩ đang chuẩn bị cho anh xuất viện ngay bây giờ”. Khi chờ làm thủ tục xuất viện, Stone kéo Reuben lại nói nhỏ. “Chúng ta phải để mắt đến Caleb một chút”. “Tại sao? Anh nghĩ anh ấy thật sự bị tổn thương à?” “Tôi không muốn anh ấy sẽ bị tổn thương”. “Ông ấy chết vì động mạch vành, Oliver à. Chuyện ấy xảy ra hàng ngày”. “Nhưng không thể nào xảy ra với một người vừa mới được kiểm tra sức khỏe bởi bác sĩ Johns Hopkins và một tấm giấy kết luận không bệnh tật ốm đau gì”. “Được rồi, vậy ông ấy bị vỡ mạch máu hoặc té ngã rồi bị vỡ sọ. Anh nghe Caleb nói rồi đấy: gã ta ở trong đó một mình”. “Theo Caleb thấy thì ông ta chết như thế. Nhưng Caleb còn không thể khẳng định chắc chắn cơ mà”. “Nhưng còn cái camera an ninh và cái thẻ từ thì sao?”, Reuten phản kháng. “Tất cả những chứng cứ đó có thể xác nhận rằng Jonathan DeHaven ở đó một mình khi ông ta chết. Nhưng không thể nào chứng minh được rằng ông ta không phải bị giết”. “Thôi nào, ai mà lại thù hằn một tên thủ thư?”, Reuben hỏi. “Ai cũng có kẻ thù. Cái khác biệt duy nhất là đối với một vài đứa, anh phải nhìn thật kỹ mới tìm ra chúng”. Chú thích 1.Một chương trình trò chơi có thưởng nổi tiếng của truyền hình Mỹ. DAVID BALDACCI Bộ Sưu Tập Tội Ác CHƯƠNG 8 C ó thấy gì không?”, Leo Ritcher nói vào máy bộ đàm sau khi bấm số trên bàn phím. Gã đang ngồi trong xe hơi đậu phía trước một máy ATM ở Beverly Hills. Trong một chiếc xe tải đỗ phía bên kia đường, Tony Wallace, gần đây vừa mới làm chân bán hàng phạm tội trong cửa hàng cao cấp, kiểm tra màn hình video trước mắt, “Tuyệt. Tôi thấy rõ từng ngón tay anh nhập mã số PIN luôn. Và cũng thấy mặt thẻ vừa được nhập vào máy. Với chế độ phóng to và đứng hình này tôi có thể đọc được mọi thứ”. Đêm hôm trước mấy gã đã đổi cái hộp kim loại gắn bên hông thùng ATM để đựng mấy tờ bướm của ngân hàng bằng cái hộp do Tony sáng chế. Trước đó gã này đã ăn cắp một cái hộp ở một máy ATM khác và tạo nên một bảo sao đúng như thế tại gara trong căn nhà Annabelle thuê cho cả bọn ở. Trong cái hộp giả đó Tony đặt một chiếc máy quay phim không dây hướng thẳng về phía bàn phím và khe nhận thẻ của máy ATM. Cái camera có thể gửi hình ảnh xa khoảng 200m, chiếc xe tải cũng đậu trong phạm vi đó. Để dự phòng, mấy gã còn đặt thêm một máy quét áp phía ngoài khe nhận thẻ. Cái máy giả đó hoàn hảo đến nỗi chính Annabelle cũng không thể tìm ra bất cứ điều gì không bình thường trên đấy. Thiết bị này ghi lại tất cả các con số trên mặt thẻ bao gồm mã số nhận dạng dập trên thanh từ tính, và chuyển thẳng đến người nhận trong chiếc xe tải bằng công nghệ không dây. Annabelle đang ngồi bên cạnh Tony. Đối diện là Freddy Driscoll, kẻ bán hàng Gucci và Rolex nhái trên cảng Santa Monica cho đến khi gã gặp Annabelle và Leo. Freddy đang giữ một máy quay phim khác chĩa ra cửa kính xe tải ngả màu. “Tôi đã thấy rõ mấy chiếc xe chạy ngang và biển số của chúng”, gã báo cáo. “Được rồi, Leo”, Annabelle nói vào bộ điện đàm, “Tránh đường để ‘tiền thật’ vào đi nào”. “Cô biết đó”, Tony nói, “Chúng ta không thực sự cần cái máy quay phim ở thùng ATM đâu vì ta đã có máy quét thẻ rồi cơ mà. Như thế là dư thừa”. “Việc chuyền tin từ máy quét thẻ thỉnh thoảng cũng gặp sự cố”, Annabelle nói, mắt vẫn nhìn chăm chăm vào màn hình trước mặt, “Và khi lỡ mất một con số thì cái thẻ trở thành vô dụng rồi. Thêm nữa, cái máy quay phim cho ta thấy nhiều thông tin còn máy quét thì không. Chúng ta chỉ làm phi vụ này một lần duy nhất. Không thể để xảy ra trục trặc được”. Hơn hai ngày cả đám ngồi trong xe tải theo dõi máy quay ở thùng ATM và máy quét thẻ ghi lại thông tin thẻ và các khoản tiền. Annabelle cẩn thận xem xét các thông tin với xe và biển số xe của ‘con mồi’ đi ngang qua làn đường đặt máy ATM, chuyển hết dữ liệu vào máy vi tính xách tay và lưu trong một bảng tính. Annabelle cũng chia danh sách thứ tự ưu tiên. Cô ả nói, “Bugatti Veyron, Sleen, Pagani, Koenigsegge, Maybach, Porsche Carrera GT và Mercedes SLR McLaren đạt tiêu chuẩn năm sao. Chiếc Bugatti giá một trăm hai lăm triệu đôla, mấy chiếc còn lại từ khoảng bốn trăm nghìn cho đến bảy trăm nghìn đôla. Roll Royce, Bentley và Aston Martin thuộc nhóm bốn sao. Jag, BMW và Mercedes thường thuộc nhóm ba sao”. Leo đùa, “Thế mấy chiếc Saturn, Kia và Yugo?” Cuối ngày cả bọn trở về căn nhà thuê. “Chúng ta ăn số lượng hơn chất lượng”, Annabelle nói, “Chỉ cần ba mươi thẻ là đủ rồi”. Leo đọc sơ bảng tính. “Tuyệt, bởi vì ta có hai mốt chiếc xe năm sao và chín chiếc bốn sao, tất cả đều phù hợp với số thẻ tín dụng của họ”. “Chỉ có ở L.A. anh mới thấy được hai chiếc Bugatti Veyron ghé lại cùng một máy ATM mà thôi”, Tony nhận xét, “Một ngàn mã lực, tốc độ tối đa 250km/h trong khi giá xăng hiện thời là ba đôla một gallon1. Ý tôi là họ đi đâu kiếm được ngần ấy tiền để tiêu vào con xe?”. “Cũng giống như cách ta làm thôi, bóc lột kẻ khác”, Leo trả lời, “Chỉ có luật pháp mới nói rằng cách chúng bóc lột là hợp pháp vì một lý do nào đấy”. “Tôi từng cưỡng lại luật pháp và luật pháp đã thắng”, Tony than vãn. Hắn nhìn Annabelle và Leo, “Hai người có làm chuyện đó bao giờ chưa?” Leo bắt đầu xào bộ bài, “Gã này vui tính nhỉ?” “Này, cô lưu luôn biển số xe làm gì vậy?” Tony hỏi. “Anh đâu có biết khi nào mình sẽ thật sự cần đến nó”, Annabelle lơ đãng trả lời. Annabelle nhìn Freddy sắp xếp vài thứ thiết bị bày ra trên chiếc bàn lớn trong phòng khách. Có cả một tập thẻ tín dụng trắng và một máy in nhuộm bằng nhiệt. “Anh có đủ những thứ mình cần chưa?” Cô ả hỏi. Gã gật đầu, nhìn lại đống dụng cụ với vẻ mặt hài lòng trong khi tay chải mái tóc bồng bềnh của mình.Annabelle à, cô đang vận hành một cỗ máy kinh doanh hạng nhất đấy. Ba ngày sau Freddy làm được ba mươi thẻ tín dụng giả, với màu sắc, dãy từ tính chứa mã nhận dạng ở mặt sau thẻ, dập nổi tên của ‘nạn nhân’ và số tài khoản ở mặt trước thẻ. Công đoạn cuối cùng là kỹ thuật tạo ảnh ba chiều, một phương thức để đảm bảo an toàn mà các ngân hàng sử dụng kể từ thập niên 80. Sự khác biệt là những hình ảnh ba chiều thật đều được in chìm trên thẻ còn những cái dởm chỉ được in trên bề mặt thẻ mà thôi, điều này thì một chiếc máy ATM chẳng thể phân biệt được. “Cô có thể mua tất cả các số thẻ tín dụng này trên internet”, Tony chỉ ra, “Đó là nơi bọnchuyên nghiệphay lui tới”. Annabelle trả lời, “Tôi đảm bảo với anh rằng không có cái thẻ nào trong số thẻ mua ‘nóng’ đó thuộc về một thằng cha nào chạy chiếc Bugatti hết, họa hoằn nếu có thì do ăn may thôi”. Leo ngừng xáo đống bài và châm thuốc hút, “Có thể cái thằng chuyên nghiệp nói với cậu điều đó, muốn cậu không thể làm ăn thông minh hơn để cạnh tranh với hắn đấy, cậu trai trẻ ạ”. Tony chửi thề, “Tôi có ngu đến thế không hả?”. “Ồ, có chứ”, Annabelle nói, “Được rồi, kế hoạch đây”. Cô ả ngồi trên phần tay dựa của một chiếc ghế bành, “Tôi sẽ thuê sáu chiếc xe cho tất cả chúng ta bằng chứng minh thư giả. Ba người mỗi người giữ tám thẻ tín dụng, riêng tôi lấy sáu thẻ, tổng cộng là ba mươi thẻ. Mỗi người đến bốn mươi máy ATM ở khu vực trung tâm và thực hiện mỗi lần hai giao dịch. Các anh sẽ luân phiên sử dụng tám thẻ tín dụng đó ở mỗi máy ATM, để cuối cùng mỗi người sẽ truy cập một tài khoản được mười lần”. “Tôi có danh sách tất cả các máy ATM đây. Và tôi cũng đã chuẩn bị danh sách riêng cho từng người. Tất cả đều là các máy nằm kề nhau, hầu như không xa lắm. Tất cả đều phải ngụy trang vì chỗ máy ATM có trang bị máy quay phim. Tôi cũng soạn sẵn trang phục cho các anh rồi”. “Nhưng có giới hạn số tiền chúng ta được rút từ một tài khoản trong một ngày”, Freddy nói, “Để chống tình trạng thẻ bị đánh cắp rút quá nhiều tiền”. Annabelle nói, “Với mức mà chúng ta phải đạt được, chắc chắn là phải có giới hạn rồi. Một người chạy chiếc xe bảy trăm nghìn đôla sẽ không thích tài khoản ATM của mình bị giới hạn ở con số ba trăm đôla đâu. Người quen ở ngân hàng cho tôi biết rằng thường thì lần rút đầu tiên là hai trăm năm mươi đôla. Nhưng ngoài ra, thẻ giả cho chúng ta truy cập vào tất cả các dữ liệu khác gồm các tài khoản, tiền tiết kiệm và kiểm tra tài khoản. Nếu ta ký quỹ từ số tiền tiết kiệm nhiều hơn số tiền thực rút ra, thì máy ATM sẽ tính lãi thực thành số tiền phụ trội và sẽ gối thêm vào định mức rút tiền đó”. “Vậy nếu ta ký quỹ số tiền năm nghìn đôla từ tài khoản tiết kiệm khi kiểm tra và rút bốn nghìn đôla, nó sẽ không tính số tiền thực lĩnh từ việc kiểm tra tài khoản”, Leo thêm vào. “Đúng thế”. “Cô có chắc không?”, Tony hỏi. “Tháng trước tôi đã làm như thế với mười ngân hàng lớn, và lần nào cũng thành công. Đó là lỗi không đồng bộ của phần mềm mà họ chưa quan tâm đến. Cho tới khi họ tìm hiểu và sửa lỗi thì ta cũng kiếm được bộn tiền rồi”. Leo mỉm cười rồi tiếp tục xáo bài, “Sau vụ tổ chức này, tôi cá là họ sẽ chú trọng hơn đến việc khắc phục điểm yếu này". “Tại sao không thực hiện tám giao dịch ở mỗi máy ATM, mỗi lần từng thẻ một?”, Tony đề nghị, “Như thế ta sẽ không phải đụng chạm quá nhiều ngân hàng”. “Bởi vì người ta sẽ nghi ngờ khi thấy anh đút tám chiếc thẻ vào một khe nhận thẻ trong khi mọi người đang xếp hàng chờ đằng sau anh”, Annabelle nói với giọng điệu mất kiên nhẫn, “Với hai thẻ tín dụng, chỉ có vẻ như máy bị lỗi và anh đang đút thẻ trở lại”. “A, một gã tội phạm trẻ tuổi, quá ương bướng và thiếu kinh nghiệm”, Leo càu nhàu. Annabelle đưa cho mỗi người ba cuốn sổ tay, “Trong đó ghi đầy đủ số PIN của mỗi thẻ, và số tiền chính xác ở mỗi máy ATM các anh sẽ chuyển khoản để ký quỹ rồi sau đó rút tiền mặt từ mỗi tài khoản. Sau khi hoàn tất, đốt hết các cuốn sổ”. Cô ta đứng dậy, đi đến ngăn tủ và quăng mấy cái túi len thô cho bọn chúng, “Đồ hóa trang của các anh trong túi, sau đó dùng túi để đựng tiền”. Cô ta lại ngồi xuống chỗ cũ, “Tôi cho các anh mười phút để hành động ở mỗi ngân hàng. Chúng ta sẽ liên tục liên lạc với nhau. Nếu có chuyện gì lạ xảy ra ở một địa điểm, bỏ chỗ đó qua chỗ kế tiếp liền”. Freddy nhìn tổng số đôla được liệt kê trong quyển sổ tay, “Nhưng lỡ mấy người đó không có quỹ tiền để ký quỹ thì sao? Ý tôi là ngay cả người giàu cũng thỉnh thoảng bị túng thiếu chứ nhỉ?” “Họ có tiền trong tài khoản. Tôi đã kiểm tra hết rồi”, Annabelle trấn an. “Bằng cách nào?”, Tony hỏi. “Tôi đã gọi cho các ngân hàng, nói rằng tôi là người bán nhà và hỏi họ có đủ tiền trong tài khoản tiết kiệm để trả cho món tiền năm mươi nghìn đôla mà họ nợ không”. “Rồi họ nói cho cô biết à?”, Tony hỏi tiếp. “Họ luôn nói cho anh biết, cậu trai à”, Leo trả lời, “Chỉ cần anh biết cách hỏi thôi”. Annabelle nói. “Suốt hai ngày qua tôi đã viếng nhà tất cả các ‘con mồi’. Theo tôi thấy, nhà nào cũng trị giá ít nhất năm triệu đôla hết. Có hai chiếc Saleen nằm trong một biệt thự nữa cơ. Tiền phải ở đó chứ”. “Cô đến coi nhà tất cả bọn họ ư?”, Tony lại hỏi. “Như quý cô đã nói với anh, biển số xe cũng có lúc cần thiết”, Leo nhấn mạnh. “Tổng số tiền sẽ rút là chín trăm nghìn đôla, trung bình mỗi thẻ rút được ba mươi nghìn đôla”, Annabelle nói tiếp, “Tất cả các ngân hàng chúng tađụng vàođều tổng kết số tiền thực lĩnh trong các tài khoản ATM của họ vào nửa đêm. Ta sẽ phải hoàn tất sớm hơn thời gian đó”. Cô nhìn Tony, “Và nếu trong trường hợp ai đó nảy sinh ý đồ bớt xén và giấu riêng thì lần kế tiếp sẽ đền gấp đôi số tiền chúng ta ‘xoáy’ được từ phi vụ này”. “Này”, Tony nói với giọng bị xúc phạm, tay cào cào bộ tóc được tạo mẫu của mình, “Chuyện này vui đấy”. “Chỉ vui nếu anh không bị tóm thôi”, Annabelle nói. “Vậy cô có bao giờ bị tóm chưa?”, Tony lại hỏi. Để trả lời, Annabelle nói với Tony, “Sao anh không đọc cuốn sổ tay của mình để chắc chắn mình sẽ không phạm bất cứ sai lầm nào?” “Chỉ là mấy cái máy ATM vặt vãnh. Tôi sẽ làm được dễ dàng thôi”. “Đây không phải là lời thỉnh cầu”, Annabelle đanh giọng rồi bước ra khỏi phòng. “Anh nghe cô ấy nói rồi đó, cậu trai”, Leo nói, rất cố gắng giấu nụ cười toét miệng của mình. Tony lầm bầm gì đó trong họng và khệnh khạng ra khỏi phòng. “Cô ta thực hiện mọi thứ cẩn thận theo đúng như kế hoạch, phải vậy không?” “Chứ anh không muốn thực hiện với một nhóm lên kế hoạch đàng hoàng à?”, Leo vặt lại. “Cô ta là ai?” “Annabelle”, Leo trả lời nhát gừng. “Tôi biết rồi, nhưng họ gì hả? Tôi ngạc nhiên rằng trước đây chưa bao giờ chạm mặt với cô ấy. Giới lừa đảo thì cũng khá nhỏ hẹp”. “Nếu cô ta muốn anh biết, cô ta đã bảo cho anh biết từ lâu rồi”. Freddy nói, “Thôi mà Leo, anh biết về tất cả chúng tôi. Còn tôi thì cứ suy đoán lòng vòng. Tôi không hỏi gì thêm đâu”. Leo ngẫm nghĩ rồi hạ giọng nói, “Được rồi, anh phải thề anh sẽ đem chuyện này xuống mồ nhé. Và nếu anh nói với cô ta là tôi kể cho anh nghe, tôi sẽ chối rồi tôi sẽ giết anh. Tôi nói nghiêm túc đấy”, Hắn ngừng lại chờ Freddy thề thốt xong. “Tên cô ta là Annabelle Conroy”, Leo nói. “Paddy Conroy sao?”, Freddy nói ngay, “Tôi đã nghe tiếng tăm ông ấy. Tôi cho rằng họ có quan hệ họ hàng”. Leo gật đầu, vẫn giữ giọng thật thấp, “Con gái ông ấy đấy. Nhưng đó là một bí mật được giấu kín. Mọi người không hề biết rằng Paddy có một đứa con. Ông ta thỉnh thoảng nói với mọi người cô ta là vợ mình. Khá là kỳ quặc, nhưng đó là Paddy”. “Tôi chưa bao giờ có vinh dự được tham gia với ông ấy”, Freddy nói thêm. “Ừ, này, tôi đã có dịp làm việc với Paddy Conroy già. Ông ấy là một trong những tay lừa đảo giỏi nhất trong thế hệ của ông. Và cũng là một trong những kẻ chết tiệt nhất”, Leo ngoái nhìn về hướng Annabelle và Tony đã rời khỏi phòng, hắn hạ giọng thấp hơn nữa, “Anh có thấy vết sẹo dưới mắt phải của cô ta không? Cha già ấy gây ra đó. Cô ta nhận hình phạt đó khi làm ‘thổi bay’ số tiền lừa bịp lúc họ đang giở chiêu ở các sòng bạc Roulette2tại Vegas, cô ta cược hết vào số mười lăm, ai ngờ ra số hai mốt. Mất của cha già ba nghìn đôla, và bị một trận đòn nhừ tử. Mà không chỉ có một lần đâu nhé”. “Chết tiệt thật”, Freddy văng tục, “Con gái ruột của ông ta đó sao?” Leo gật đầu, “Annabelle chưa bao giờ hé răng về chuyện này. Tôi nghe từ một nguồn khác đấy”. “Vậy lúc đó anh đang làm cho họ à?” “Ừm, cho cha già Paddy và bà vợ Tammy. Lúc đó họ có phi vụ làm ăn lời lắm. Paddy dạy tôi trò “bài ba lá”. Chỉ có điều Annabelle là một tay bạc bịp giỏi hơn cha già ấy nghĩ”. “Sao vậy?”, Freddy hỏi. “Vì cô ta có một phẩm chất mà Paddy không bao giờ có. Sự công bằng. Cô ta thừa hưởng từ mẹ của mình. Tammy Conroy là một người ngay thẳng, ít nhất là đối với một tên lừa đảo”. “Công bằng à? Phẩm chất lạ lùng đối với bọn người như chúng ta”, Freddy nhận định. Leo nói, “Paddy luôn lãnh đạo nhóm bịp của mình bằng cách làm cho đàn em sợ hãi. Còn con gái ông ta thì lãnh đạo bằng sự chuẩn bị kỹ càng và bằng năng lực của mình. Mà cô ta sẽ chẳng lừa anh bao giờ. Tôi đếm không xuể những lần Paddy chuồn mất cùng với cả mẻ hàng mới cuỗm được. Cuối cùng cha già đó chỉ có nước làm ăn một mình. Không ai muốn tham gia vào các phi vụ của Paddy nữa. Khốn nạn, ngay cả Tammy cuối cùng cũng bỏ cha đó, tôi nghe nói thế”. Freddy vẫn im lặng, rõ ràng là đang để cho những lời kể nãy giờ lắng xuống, “Còn gì liên quan đến nhóm lừa bịp này không?” Leo lắc đầu, “Cô ta thu thập mọi người. Tôi chỉ làm ở đây với cô ta thôi”. Khi Freddy và Leo đi vào bếp để pha chút cà phê, Tony lẻn ra cửa khác. Gã bỏ quên cuốn sổ tay trong phòng và quay lại vừa đúng lúc để nghe trộm cả đoạn hội thoại. Mỉm cười. Tony yêu thích những gì người ta không nghĩ rằng gã biết. Chú thích 1.Gallon: đơn vị (đo lường) chất lỏng bằng 4,54 lít ở Anh; 3,78 lít ở Mỹ. 2.Roulette: vòng quay, cò quay. DAVID BALDACCI Bộ Sưu Tập Tội Ác CHƯƠNG 9 P hi vụ thu được hơn chín trăm nghìn đôla bởi vì Tony quá tham lam rút thêm tiền ở máy ATM. “Thằng ngu đó sẽ làm gì cơ chứ, bán chiếc Pagani của nó chăng?”, gã nói cạnh khóe. “Đừng có làm thế thêm một lần nào nữa”, Annabelle nghiêm giọng khi cả bọn ngồi ăn sáng trong căn nhà mới thuê cách căn nhà cũ năm dặm. Trong khi đó căn nhà cũ được lau dọn cẩn thận đề phòng trường hợp bọn cảnh sát viếng thăm. Tất cả những chiếc Hert sử dụng để trộm tiền từ ba mươi tài khoản đã được trả lại hết. Mấy bộ quần áo cải trang được vứt rải rác ở các bãi rác ngoại ô. Tiền được để trong bốn két sắt nhỏ mà Annabelle đã thuê từ trước. Cuộn phim quay tại máy ATM và các hồ sơ lưu trong máy vi tính cũng bị xóa sạch, còn các cuốn sổ tay bị đốt hết. “Thế phần dư mười nghìn đôla thì sao?”, Tony phàn nàn, “Lẽ ra ta đã có thể chôm được nhiều tiền hơn”. Annabelle trỏ một ngón tay vào ngực gã, “Đây không phải là chuyện tiền nong. Khi tôi vạch một kế hoạch, anh phải thực hiện đúng như thế. Bằng không thì tôi chẳng thể tin tưởng anh nữa. Và một khi anh không đáng tin, anh không thể nào ở lại nhóm này được. Đừng làm tôi phải thấy hối tiếc vì đã chọn anh gia nhập vào nhóm chúng tôi, Tony à”. Cô ta nhìn chằm chằm khiến gã không dám ngẩng mặt lên nhìn mình nữa mà quay sang những đứa khác. “Được rồi, ta xem lại giai đoạn hai nhé”. Cô ta lại nhìn Tony. “Đây là vụ lừa đảo trực diện. Nếu các anh không theo đúng hướng dẫn và làm đúng mục tiêu, các anh sẽ vào tù bởi vì sai số cho phép là zero”. Tony ngồi lại, trông mặt có vẻ không hào hứng như hắn cố tỏ ra. Ả nói tiếp, “Anh biết đó Tony, không có gì hay hơn việc nhìn trực tiếp vào mắt một mục tiêu rồi ‘cân đong đo đếm’ hắn ta và cả bản thân mình nữa”. “Tôi ổn mà”. “Anh có chắc không? Vì nếu anh có vấn đề với chuyện ấy, tôi phải được biết ngay lúc này”. Gã bồn chồn nhìn những đứa khác, “Tôi chẳng có vấn đề gì cả”. “Tốt. Chúng ta lên đường đến San Francisco”. “Có gì ở đó vậy?”, Freddy hỏi. “Người đưa thư”, Annabelle trả lời. Đám người mất sáu tiếng đi xe đến San Francisco, Leo và Annabelle một xe, Tony và Freddy chung chiếc còn lại. Cả bọn ký hợp đồng thuê một chung cư ở rìa thành phố có thể nhìn thấy cầu Cổng vàng trong hai tuần. Bốn ngày sau đó chúng thay phiên nhau đặt máy theo dõi một khu văn phòng phức hợp ở khu vực ngoại thành. Cả đám theo dõi việc chuyển các thùng thư ở ngoài trời, mà thường thì đầy ắp cùng với hàng chồng thư dựng sát bên một công-ten-nơ lèn chặt hàng. Ngày nào người đưa thư cũng đến ô cửa sổ phụ vào khoảng 5 giờ đến 5 giờ 15. Vào ngày thứ năm, đúng 4 giờ 30, Leo ăn mặc như một người đưa thư, lái chiếc xe tải bưu điện mà Annabelle đã thuê được ở phía nam thành phố đến bên cạnh thùng đồ. Chỗ cho thuê này chuyên cung cấp đủ thứ từ xe bọc thép đến xe cứu thương phục vụ cho những mục đích mờ ám. Từ trên chiếc xe thuê đậu phía kia đường, Annabelle quan sát Leo tiến về chiếc xe tải. Tony và Freddy được bố trí ở ngay lối vào khu phức hợp. Hai gã sẽ báo động cho Leo thông qua tai nghe đề phòng trường hợp người đưa thư thật xuất hiện trước 5 giờ. Leo chỉ lấy chồng thư để ngoài vì gã ta không có chìa khóa để mở hộp. Gã có thể phá khóa dễ dàng nhưng Annabelle cho rằng việc đấy không cần thiết và tiềm ẩn nguy cơ có người trông thấy. Cô ta nói, “Mấy thứ nằm trên đất hay tràn ra ngoài hộp cũng nhiều lắm rồi”. Khi Leo mang đống thư vào xe tải, giọng Annabelle vang vang trong tai nghe. “Một người có vẻ là thư ký đang chạy lại phía anh với một vài lá thư kìa”. “Rõ”, Leo thì thầm. Gã quay lại đối diện với người phụ nữ, cô ta trông rất thất vọng. “Ồ, Charlie đâu rồi?”, cô hỏi. Charlie, người đưa thư thường nhật, cao ráo và đẹp trai. “Tôi chỉ giúp Charlie một phần công việc vì hôm nay nhiều thư từ quá”, Leo lịch sự nói, “Cho nên tôi đến đây sớm một tí”. Hắn nhìn xấp thư trên tay cô nàng, rồi chìa giỏ thư của mình ra, “Cô tiện tay bỏ vào đây luôn cũng được”. “Cám ơn anh. Tối nay là ngày phát bảng lương đấy. Bảng lương trong mấy lá thư đó”. “Thế à? Ừ, vậy tôi sẽ cẩn thận hơn với xấp thư này”, Hắn mỉm cười và tiếp tục thu gom mấy xấp thư trong khi người phụ nữ trở về văn phòng của mình. Quay lại chung cư, cả bọn nhanh chóng kiểm tra đống thư, tách riêng thư vẫn có thể sử dụng được trong số những lá thư không phù hợp mục tiêu. Đối với thư không sử dụng được, Annabelle bảo Tony đem gửi vào thùng thư cuối góc phố. Chồng thư còn lại được Annabelle và Freddy nghiền ngẫm kỹ lưỡng. Khi Tony trở về, gã nói, “Mấy người trả xấp séc nhận lương lại thùng thư để làm gì?” “Bảng lương và những tấm séc có thể nhận lương từ tài khoản không hữu dụng với chúng ta”, Freddy trả lời bằng sự tự tin của một chuyên gia, “Dãy số an toàn trên mấy thứ đó được in bằng mực rồi dùng tia la-ze ‘khóa’ lại nên ta không thể thay đổi số tiền có sẵn trên đó”. “Chẳng có giá trị với ta”, Leo nói, “Đó là số séc chuyển thẳng đến những người mà họ - các công ty - biết rõ”. Freedy cầm lên một tờ séc, “Cái này mới là thứ chúng ta cần: một tấm séc hoàn tiền”. Tony cãi, “Nhưng loại này gửi cho những người hoàn toàn xa lạ”. “Chuyện đó mới là điều đáng bàn đấy cậu trai trẻ”, Leo nói, “Mày đặt số xê-ri an toàn lên mấy tấm séc để gửi cho những người làm ăn hoặc buôn bán với mày. Và mày chẳng cần phải làm điều đó với mấy séc gửi cho bọn mà mày chẳng biết là thằng nào”. Annabelle nói thêm, “Tôi chọn khu phức hợp văn phòng đó bởi vì trong đó là con số may mắn một trăm công ty địa phương. Hàng nghìn tấm séc chảy ra khỏi những văn phòng đó mỗi ngày và các tài khoản ngân hàng của họ ‘nạp’ đầy ắp tiền”. Năm giờ sau Freddy đã tập hợp tất cả tám mươi tờ séc. “Những tờ này khá sạch. Không có dấu nước giả, không có đường kẻ đề phòng hay mấy khung nhận dạng”. Gã đem tập séc qua một phân xưởng nhỏ mà gã đã dựng lên trong một căn phòng của ngôi nhà thuê này. Với sự giúp đỡ của bọn còn lại, gã dán băng keo Scốt-len lên dòng chữ ký, mặt trước và mặt sau của từng tờ séc, đặt tất cả vào một cái chảo nướng bánh và đổ nước tẩy sơn móng tay lên. Chất acetone có trong nước tẩy sơn nhanh chóng làm biến mất mọi thứ trên các tấm séc, trừ những chi tiết viết bằng mực nguyên chất. Sau đó cả bọn tháo hết mấy miếng băng keo dán đè trên dòng chữ ký, những gì cần thiết còn lại là tám mươi tấm séc trống có chữ ký của giám đốc điều hành hoặc giám đốc tài chính của các công ty. “Đã từng có thằng nào đó chơi trò bẩn này với tài khoản của tao”, Leo nói. “Rồi ông làm gì?”, Tony hỏi. “Truy cho ra thằng đó chứ sao. Dân nghiệp dư, làm cho vui thôi, nhưng vẫn cứ làm tao nổi đóa. Thế là tao đổi địa chỉ, nó làm sai hết mấy tấm hóa đơn, cuối cùng nó bị mấy thằng chủ nợ truy đuổi ráo riết suốt mấy năm. Ý tao là mấy chuyện lừa bịp này phải để bọn dân chuyên nghiệp làm”. Leo nhún vai, “Tao đã có thể luộc cái thằng ấy tới bến luôn ấy chứ, làm giả chứng minh thư, tất tần tật mọi thứ”. “Vậy sao ông không làm?” “Tao có cái tâm”, Leo gầm gừ. Freddy xen vào, “Sau khi phơi khô, tôi sẽ làm lại số xê-ri gốc của Cục dự trữ Liên bang”. “Là cái gì?” “Mày có chắc mày là một tên bịp bợm không hả?”, Leo hỏi với giọng chế giễu. Tony ca thán, “Sở trường của tôi là máy vi tính và internet, chứ không phải nước sơn móng tay. Tôi là một tên bịp thế kỷ hai mươi mốt. Tôi không làm việc với giấy tờ văn bản”. “Hoan hô!”, Leo đớp lại. Annabelle cầm lên một tờ séc, “Đây là số xê-ri gốc của Cục dự trữ Liên bang”, cô ta chỉ vào hai số đầu tiên trong dãy số nằm ở cuối tờ séc, “Nó cho ngân hàng biết tờ séc được ký gửi vào ngân hàng hối đoái nơi mà người nhận sẽ đến lĩnh. Ngân hàng hối đoái New York số 2-1, San Francisco là 1-2. Ví dụ như một công ty có trụ sở ở New York sử dụng séc được phát hành từ một ngân hàng ở New York thường có số gốc của New York trên tờ séc. Vì chúng ta sẽ dùng các tờ séc ở đây nên Freddy sẽ chuyển hết các số xê-ri gốc trên thành số của New York. Làm cách đó các công ty sẽ tốn nhiều thời gian hơn để thu các tờ séc lại và nhận ra chúng bị thay đổi rồi”. Annabelle nói thêm, “Và quan trọng hơn, đây đều là những công ty lớn luôn để tiền trong tài khoản đủ để chi trả nhưng lại không thèm dùng bất cứ biện pháp kiểm soát tiền mặt nào hết. Thế nên có những tờ séc sai trộn lẫn trong đống séc thật cũng không bị chú ý cho đến khi bọn họ nhận được bản in toàn bộ số tiền nhập và xuất ở tài khoản của chúng vào cuối tháng. Hôm nay là ngày mồng năm, có nghĩa là ta còn gần một tháng trước khi bọn công ty có thể phát hiện ra bất cứ sự bất thường nào. Nhưng tới lúc đó thì chúng ta đã biến từ lâu rồi”. “Nhưng nếu nhân viên ngân hàng nhìn tờ séc và thấy số xê-ri gốc bị sai thì sao?”, Tony hỏi. “Tao cá là mày chưa bao giờ coi mấy chương trình TV, phải không hả?”, Leo hỏi lại, “ Cái chương trình gì mà mấy thằng phóng viên điều tra chạy xoạt vào ngân hàng với tờ séc đã bị gạch xóa, ‘Đừng đổi chuyển thành tiền cho tôi nhé, tôi là tờ séc giả nè, đồ đần độn.’ Ấy thế mà tên đần độn vẫn cứ đổi tấm séc đó thành tiền mặt”. Annabelle nói, “Tôi chưa bao giờ nghe rằng một nhân viên nào đấy chú ý số xê-ri gốc trên một tờ séc cả. Trừ phi cho nhân viên đó một lý do để nghi ngờ, họ sẽ không quan tâm đến chi tiết đó đâu”. Khi đống séc đã khô, Freddy quét chúng vào máy tính xách tay của mình. Sáu giờ sau gã đã xong tám mươi tờ séc với tổng giá trị khoảng hơn hai tỷ đôla. Annabelle vuốt ngón tay xuống rìa răng cưa của một tờ séc, một yếu tố thông thường cho biết tờ séc có hợp pháp hay không,dù số tiền và tên người được trả tiền trên ấy thì không hợp pháp.Cô ta liếc mắt nhìn những kẻ kia, “Giờ đến mặt ‘con người’ của trò bịp. Đến lúc đi chuyển đổi mấy tờ séc giả rồi đây”. “Phần yêu thích nhất của tôi đây”, Leo háo hức nói khi gã ăn xong một cái sandwich kẹp thịt và cố thêm một ngụm bia. DAVID BALDACCI Bộ Sưu Tập Tội Ác CHƯƠNG 10 C ả bọn quyết định rằng Annabelle và Leo sẽ tuồn số séc đã thay xê-ri đầu tiên trong khi Tony thì quan sát Leo thực hiện như thế nào. Annabelle, Leo và Tony mỗi kẻ cầm một xấp giấy tờ chứng minh thư mà Freddy đã làm trước. Số chứng minh thư này, hoặc là trùng với tên người lĩnh tiền trong tấm séc hoặc là giấy ủy quyền cho biết họ là nhân viên của công ty phát hành séc. Annabelle bắt Leo và Tony mỗi lần chỉ được mang một chứng minh thư theo người. Vì trong trường hợp hành động bị phát hiện, sẽ khó mà chối khi trong túi có đến tám cái tên và biệt hiệu. Nhiều séc được chuyển cho cá nhân, không có cái nào trên mười nghìn đôla nên không cần tờ khai của Cục thuế Nội địa. Vì hạn chế đó mà họ sẽ phải tuồn nhiều séc chuyển cho cá nhân để đạt được mức hơn hai triệu đôla như đã đề ra. Do đó số người lĩnh tiền trên số séc còn lại là các doanh nghiệp ảo mà Annabelle đã tạo tài khoản ở những ngân hàng khác nhau. Các tờ séc của công ty có thể rút được trên mười nghìn đôla mà không đụng chạm đến tiền lãi từ tờ khai của Cục thuế Nội địa. Nhưng vướng mắc ở đây là không có ngân hàng nào đổi tiền mặt cho một tấm séc công ty cả. Toàn bộ số tiền sẽ phải gửi trong tài khoản. Vì lý do đó mà vài tháng nay Annabelle đã phải ký quỹ rút ra rồi gửi vào những tài khoản mới tạo này, để hình thành bảng theo dõi. Cô ả biết rõ rằng ngân hàng nghi ngờ khi những tài khoản mới tinh tự nhiên nhận được hàng đống tiền mặt chuyển khoản vào - đó chỉ có thể là tiền bất chính gửi vào ngân hàng để che dấu gốc tích. Suốt hai ngày trời Annabelle và Leo thử thách Tony bằng mọi chướng ngại có thể gã sẽ phải đối mặt khi chuyển đổi séc. Họ lần lượt đóng vai nhân viên ngân hàng, quản lý, nhân viên an ninh và khách hàng. Tony học rất nhanh, và cuối ngày thứ hai họ tuyên bố gã đã sẵn sàng những bước đi chập chững đầu tiên để trở thành một tên bịp đi chuyển séc giả sau khi gã đã quan sát Leo làm vài lần. Mười tờ séc đầu tiên được đổi một cách trôi chảy. Annabelle khi tóc đỏ, lúc tóc vàng hoe và lần thứ ba là tóc nâu đen. Thùng xe tải trở thành nơi thay đồ của cả bọn với một chiếc bàn trang điểm và gương soi. Nhiều lần sau, Annabelle và Tony nhảy lên xe tải rồi đổi quần áo trên đường đến ngân hàng kế tiếp. Ở vài nơi Annabelle đeo kính, chỗ này thì đeo một chiếc khăn quàng cổ vòng quanh đầu, chỗ kia thì quần dài, áo chui đầu và mũ lưỡi trai. Cùng với cách trang điểm, phục trang, phụ kiện và tóc tai, cô ta có thể thay đổi diện mạo và tuổi tác nhanh chóng. Annabelle chỉ mang dép thấp vì chiều cao cỡ một mét tám mươi của cô sẽ không gây chú ý nhiều như một người cùng chiều cao mà còn vác thêm đôi guốc cao gót. Cô ta chẳng bao giờ nhìn máy camera theo dõi ở các ngân hàng, vì luôn biết rõ rằng chúng đang quay lại vẻ ngoài hào nhoáng của mình. Leo thì giả là một doanh nhân, một chân sai việc của công ty nào đó, hay một người nghỉ hưu và luật sư. Những cuộc chuyện trò của Annabelle với nhân viên ngân hàng diễn ra trôi chảy mà không có bất cứ sự e dè nào. Cô ta luôn làm người đối diện với mình cảm thấy thoải mái ngay lập tức, khi thì Annabelle ba hoa về quần áo, tóc tai, khi thì nói yêu thành phố xinh đẹp bên bờ vịnh này như thế nào, thậm chí nói yêu cả thời tiết đang ảm đạm. Với người nhân viên ngân hàng thứ mười một, cô ả tâm sự, “Tôi đã làm việc tư vấn này bốn năm rồi, và đây là số tiền lớn nhất mà người ta chi trả cho tôi. Tôi đã phải làm việc cật lực mới có được nó”. “Chúc mừng chị”, người nhân viên nữ nói trong khi đang thực hiện giao dịch, “Bốn mươi nghìn đôla là một món tiền lớn”. Người nhân viên có vẻ xem xét kĩ lưỡng tờ séc và xấp giấy tờ giả - một - cách - hoàn - hảo của Annabelle hơi nhiều. Annabelle nhận thấy người phụ nữ ấy không mang nhẫn cưới nhưng có vẻ như đã từng đeo bởi vì da tay chỗ đeo nhẫn ấy hơi trắng hơn. “Chồng cũ của tôi bỏ tôi để chạy theo một phụ nữ trẻ đẹp và dọn sạch tiền trong tài khoản của tôi”, Annabelle nói trong cay đắng. “Tôi đã phải tạo dựng lại cả cuộc đời mình. Không dễ chút nào. Nhưng tôi sẽ không để gã thỏa mãn, cô biết không? Tôi sẽ nhận phần tiền chu cấp khốn nạn từ gã bởi vì tôi xứng đáng sở hữu số tiền đó. Và gã sẽ không bao giờ có thể quản thúc cuộc đời tôi”. Người phụ nữ thay đổi thái độ ngay, và thì thầm, “Tôi hiểuchính xácđiều chị nói”, vừa hoàn tất thủ tục rút tiền. “Mười hai năm chung sống, và thằng chồng cũ của tôi quyết định đổi tôi để lấy một con người mẫu mới nổi”. “Cô biết không, tôi ước gì chúng ta có thể tống cho bọn bội bạc đómột viên thuốcđể huấn luyện lại chúng nó”. “Ừ, tôi cũng muốn thế. Một viên thuốc chứa chất độc xyanua”, người nhân viên nói. Annabelle liếc mắt nhìn đống giấy tờ trên quầy và ngẫu nhiên nói, “Tôi nghĩ mình sẽ phải ký quỹ một khoản tiền đúng không? Chả là tôi đang phải trả nợ vài người chủ nhà. Tôi ước gì mình có thể giữ hết cả món tiền này, nhưng số dư lợi nhuận của tôi thì chỉ khoảng mười phần trăm thôi”. Người nhân viên ngập ngừng, “À, thường thì sẽ có ký quỹ một khoản tiền với loại séc giá trị lớn này”. Cô ta nhìn Annabelle, mỉm cười rồi nhìn vào máy vi tính, “Nhưng tài khoản mà tấm séc này rút ra thì vẫn còn rất nhiều tiền để bù vào phần đó. Vậy để tôi tự thực hiện ký quỹ thông qua tài khoàn đó cho cô luôn”. “Tuyệt quá, cám ơn chị rất nhiều”. “Phụ nữ chúng ta phải biết dựa vào nhau mà vững tiến chứ”. “Vâng, đúng là như thế”, Annabelle nói khi quay lưng bước đi với tờ giấy nhận tiền cho thấy “công ty” của mình giàu thêm bốn mươi nghìn đôla. Trong lúc đó, Leo chạy đua với đống séc của mình, thường mất hơn mười phút ở mỗi ngân hàng. Tốc độ là chìa khóa của thành công, gã ta biết thế. Tốc độ nhưng mà không tùy tiện cẩu thả. Phương pháp của gã là đùa một chút, thường nói về những món tiền tiêu của mình để phá bỏ không khí ngượng ngập ban đầu với nhân viên ngân hàng. “Ước gì món tiền đó chuyển vào tài khoản riêng của tôi”, hắn nói với một nhân viên ngân hàng trong bộ dạng một chân sai vặt của một công ty, “Sau đó tôi có thể trả tiền thuê nhà. Có nơi nào trong cái thị trấn khốn nạn này chẳng cần chứng minh thư để thuê một căn nhà chỉ có một phòng ngủ hay không?” “Tôi chưa nghe thấy chuyện đó bao giờ”, người nhân viên tỏ ý thông cảm. Leo nói tiếp, “Ý tôi là tôi thậm chí chẳng có lấy một căn nhà chỉ có một phòng ngủ nữa là. Tất cả những gì tôi có là căn hộ đủ kê một cái ghế sofa để ngủ”. “Ông thế là vẫn còn may. Với đồng lương nhân viên ngân hàng, tôi vẫn còn sống với bố mẹ đây này”. “Ừm, nhưng tôi già hơn chú cỡ ba mươi tuổi. Cứ cái kiểu sống này, đến lúc chú lãnh đạo nơi này thì tôi sẽ trở về sống với ba mẹ của tôi”. Người thu ngân cười lớn và đưa Leo tờ hóa đơn để lĩnh ba mươi tám nghìn đôla. “Đừng tiêu xài hết số tiền này ở một chỗ đấy”, chàng trai trẻ vẻ như quở trách. “Khỏi phải lo”, Leo trả lời, nhét tờ hóa đơn vào túi, vừa quay gót vừa huýt sáo. Trưa hôm đó bọn họ đã đổi được bảy mươi hai trong số tám mươi tờ séc, Tony tham gia đổi mười tờ và dần dần cảm thấy tự tin hơn sau mỗi lần trót lọt. “Chuyện này dễ quá!”, Tony tuyên bố trong thùng xe tải trong lúc đang thay đồ cùng với Leo. Annabelle đứng thay đồ phía sau tấm màn vắt ngang một phần xe tải. Tony nói thêm, “Mấy thằng ngu ấy cứ đứng đó chấp nhận từng tờ séc. Chúng thậm chí còn không thèm nhìn xem trên đó viết gì. Tôi không biết tại sao không ai thèm quan tâm đến việccướp nhà băngnữa”. Annabelle nhô đầu lên khỏi phần trên của tấm màn, “Chúng ta còn ba tờ séc nữa. Mỗi người một tờ nhé”. “Và coi chừng cái đầu của mày khi bước ra khỏi xe tải, Tony”, Leo nói. “Coi chừng cái đầu tôi, ông nói cái gì vậy?” “Tao nói cái đầu của mày giờ bự quá rồi, chắc chẳng thể lọt qua mấy cánh cửa nữa đâu”. “Ông mắc cái chứng gì mà tối ngày gây khó dễ cho tôi hả Leo?” “Ông ta gây khó dễ cho anh bởi vì việc đổi những tờ séc đã thay số không hề dễ tí nào hết Tony à”. “Nhưng mà dễ đối với tôi”. Leo nói, “Đó là vì Annabelle đã rất khôn ngoan khi giao cho mày những tờ dễ nhất”. Tony xoay lại nhìn Annabelle. “Đúng vậy không?” “Ừ”, cô ta trả lời thẳng thừng, đôi vai trần nhô lên khỏi tấm màn. “Tôi có thể tự lo cho mình”, Tony đáp trả, “Mấy người không cần phải chăm sóc tôi như trẻ sơ sinh vậy”. “Tôi không làm điều ấy vì anh”, Annabelle trả lời, “Nếu anh bị phát hiện, anh sẽ kéo theo cả bọn chúng tôi”. Cô ả long mắt nhìn chòng chọc vào Tony, rồi dịu xuống. “Hơn thế nữa, chẳng có lý do gì để quăng đồ quá tầm với một thằng bịp tài năng. Lợi bất cập hại”. Cô ta cúi đầu xuống dưới tấm màn. Ánh sáng bên ngoài yếu ớt chiếu vào kính xe làm tấm vải gần như trong suốt. Tony cứ nhìn chằm chằm bóng Annabelle cởi đồ và mặc bộ khác vào. Leo đánh mạnh vào xương sườn gã và gầm gừ, “Tôn trọng người khác một chút đi cậu nhóc”. Tony từ từ quay đầu lại nhìn hắn. “Mẹ kiếp”, gã nói nhanh. “Gì chứ? Chưa bao giờ thấy đàn bà đẹp cởi đồ à?” “Chưa. Ý tôi là, có chứ”, gã nhìn xuống bàn tay mình. “Vậy có chuyện gì?” Tony ngước lên, “Tôi nghĩ cô ấy vừa mới gọi tôi là một tên bịp tài năng”. DAVID BALDACCI Bộ Sưu Tập Tội Ác CHƯƠNG 11 DD ợt đổi séc cuối cùng. Tony đứng đối diện nhân viên ngân hàng, một phụ nữ xinh xắn người châu Á có mái tóc đen dài chấm vai, da mịn màng và đôi gò má trang điểm màu nâu nhẹ. Rõ ràng gã đang bị cô nàng hấp dẫn, Tony đứng tựa gần hơn và đặt cánh tay lên quầy. “Cô sống ở đây lâu chưa?”, gã hỏi. “Được vài tháng rồi, tôi mới chuyển từ Seattle đến”. “Thời tiết giống như ở đây”, Tony chuyện trò. “Vâng”, người phụ nữ mỉm cười khi đang thực hiện giao dịch. “Tôi vừa mới chuyển từ Vegas tới đây”, Tony nói, “Ừm, Vegas cũng vui lắm”. “Tôi chưa đến nơi ấy bao giờ”. “Trời đất. Cô phải tới đó chứ. Như người ta nói: cái gì xảy ra ở Vegas sẽ ở lại Vegas”. Gã nhìn cô như mong đợi, “Tôi rất muốn dẫn cô đi thăm thú nơi đó”. Cô gái nhìn gã và tỏ vẻ không bằng lòng, “Tôi thậm chí còn chưa quen biết anh”. “Ừ, chúng mình chẳng cần phải bắt đầu từ Vegas đâu. Có thể mình nên hẹn ăn trưa trước cái đã”. Cô gái phản đối ngay, “Sao anh biết tôi chưa có bạn trai?”. “Đẹp rực rỡ như cô em thì hẳn phải có rồi. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc tôi phải cố gắng nhiều hơn để làm cô em quên đi người yêu của mình”. Người phụ nữ mắc cỡ nhìn xuống, nhưng rồi cô ấy mỉm cười, “Anh điên rồi”. Cô thao tác trên bàn phím, “OK, cho tôi xem chứng minh thư”. “Chỉ khi nào cô hứa cô sẽ không từ chối khi tôi chính thức mời cô đi chơi”. Cô gái nhận chứng minh thư và sượt ngón tay qua ngón tay của gã. Gã lại mỉm cười với cô. Cô lướt mắt nhìn tấm chứng minh thư và có vẻ hồ nghi, “Tôi tưởng anh nói anh vừa mới chuyển từ Vegas tới đây chứ”. “Đúng vậy”. “Nhưng trên chứng minh thư ghi anh ở bang Arizona mà”, cô xoay mặt thẻ lại cho gã nhìn, “Mà người trên hình cũng chẳng giống anh”. Khốn nạn thật!Gã lỡ rút nhầm chứng minh thư. Dù Annabelle căn dặn mỗi lần chỉ nên đem một thẻ chứng minh thôi, hắn vẫn cứ bướng bỉnh đem hết. Gã trong hình tóc vàng, để chùm râu dê dưới cằm và đeo cặp kính giống hệt của cố tổng thống Benjamin Franklin. “Tôi sống ở Arizona nhưng làm việc ở Vegas, ở đó giá cả sinh hoạt rẻ hơn ở Arizona”, gã nhanh miệng. “Cô biết đó, tôi đã quyết định thay đổi phong cách của mình, nhuộm tóc và đeo kính sát tròng luôn”. Ngay khi gã nói xong mấy câu xạo này, gã biết là chuyện ổn rồi. Người nhân viên nhìn chằm chằm vào tờ séc, rồi ánh mắt cô ta càng lúc càng tỏ ra nghi vấn, “Đây là tờ séc phát hành từ một ngân hàng và một công ty cùng ở California, nhưng số xê-ri gốc lại là New York. Sao kỳ vậy?” “Số xê-ri gốc à? Tôi có biết gì đâu”, Tony run giọng. Từ biểu hiện của người phụ nữ, Tony biết cô ta đã nhận ra gã sử dụng tờ séc giả. Cô ta liếc nhanh về phía các nhân viên an ninh của ngân hàng và đặt tờ séc giả của Tony phía trước mặt mình, “Tôi phải gọi giám đốc của tôi ngay bây giờ”. “Chuyện gì xảy ra ở đây vậy?”, một giọng nói nhỏ nhưng lanh lảnh. “Thứ lỗi cho tôi”, từ phía sau, một phụ nữ khác đẩy Tony qua một bên và chiếm giữ chỗ Tony vừa mới đứng. Người này cao và hơi mũm mĩm, tóc nhuộm hoe vàng, ngọn tóc vẫn còn đen; bà ta đeo cặp kính mỏng có nối dây choàng qua cổ, vận áo tím quần đen. Bà ta nói một cánh bình thản nhưng kiên quyết với cô nhân viên phía sau quầy, “Tôi đã đứng đợi ở đây tới mười phút trong khi hai anh chị giở trò chim chuột với nhau. Ngân hàng này phục vụ kiểu như vậy à? Hay là chúng ta kêu giám đốc của cô ra đây xem cô làm việc thế nào nhé?”. Cô nhân viên lùi một bước, mắt mở to ra vẻ ngạc nhiên, “Thưa bà, tôi xin lỗi, chỉ là tôi…”. “Tôi biết hai người vừa mới làm chuyện gì”, người phụ nữ cướp lời, “Tôi nghe thấy mà, mọi người trong ngân hàng cũng nghe hai người đang tán tỉnh nhau rồi còn kể lể đời sống tình yêu nữa chứ”. Cô nhân viên đỏ mặt, “Thưa bà, chúng tôi đâu có làm chuyện ấy”. Người phụ nữ đặt cả hai tay lên quầy và ngả người về phía trước, “Ồ, vậy sao, chứ khi hai người nói về bạn trai và Vegas và anh ta nói cô đẹp bốc lửa cỡ nào, đó là cái gì hả? Là giao dịch chính của ngân hàng phải không? Cô có làm vậy với tất cả khách hàng không? Cô có muốn bàn chuyện tôi ngủ với ai không?” “Thưa bà, xin bà, tôi…”. “Quên đi nhé. Tôi cạch ngân hàng này rồi”, người phụ nữ quay bước ra khỏi cửa. Tony đã biến rồi. Leo ra hiệu cho gã vài giây sau khi người phụ nữ khó chịu xuất hiện. Vài phút sau đó Annabelle nhập bọn trong thùng xe tải. Cô ta nói với ra tài xế, “Cho xe chạy đi, Freddy”. Chiếc xe tải lập tức lăn bánh. Annabelle giật mái tóc giả hoe vàng ra rồi bỏ cặp kính vào túi quần. Kế đến cô ta cởi áo khoác và quăng đống nệm mút độn quanh phần eo, và quăng chứng minh vào mặt Tony. Gã chụp lấy, xấu hổ và bắt đầu ca thán, “Ôi trời ơi, bọn chúng còn giữ tấm séc…”. Gã im bặt khi Annabelle cầm tờ séc gấp làm đôi trên tay. “Tôi xin lỗi Annabelle à, tôi thật sự rất tiếc”. Cô ta ngả người gần hơn về phía gã, “Một lời khuyên nho nhỏ này Tony. Đừng tấn công con mồi, nhất là khi anh đang giả dạng một người khác”. Leo thêm vào, “Thế nên chúng tao mới quyết định hỗ trợ mày lần này”. “Ai mượn vậy?”, Tony cau có. Annabelle trả lời, “Bởi vì anh bước ra khỏi chiếc xe tải vênh váo quá. Mà kiểu tự phụ ấy giết chết những tên lừa bịp đấy. Đó là một quy tắc anh phải nhớ lấy”. “Tôi vẫn có thể đến ngân hàng khác và đổi tờ séc này”, Tony nhanh nhảu nói. “Thôi khỏi. Chuyến làm ăn lớn này thế là đủ rồi. Với lại tấm séc này chẳng đáng để ta phải mạo hiểm đâu”. Tony muốn phản đối nhưng rồi gã thu mình lại và không nói gì hết. Leo và Annabelle nhìn nhau thở dài nhẹ nhõm. Hai ngày sau, tại ngôi nhà chung cư mà cả bọn thuê, Leo gõ cửa phòng Annabelle. “Gì vậy?”, cô ả nói với ra ngoài cửa. “Cô rảnh không?” Gã ngồi trên giường trong khi cô ta xếp mấy bộ quần áo vào túi xách. “Ba triệu đôla”, gã nói một cách cung kính, “Cô biết đấy, cô gọi số tiền đó nhỏ chứ mấy thằng bịp đều cho rằng đấy là số tiền lớn. Mọi chuyện rất tốt đẹp, Annabelle à”. “Bất cứ tên bịp nào có kỹ năng đàng hoàng cũng có để kiếm được món tiền cỡ đó. Tôi chỉ đánh cược vào đó hơi nhiều một tí thôi”. “Một tí à? Ba triệu đôla chia cho bốn đứa đâu phải là ít”. Cô ta liếc nhìn gã bằng ánh mắt bén như dao. “Tôi biết, tôi biết rồi, cô nhận phần chia nhiều hơn vì đây là vụ làm ăn do cô xếp đặt. Nhưng mà nói thật thì tôi có thể sống vài năm xa hoa với phần chia của mình. Thậm chí có thể là một kỳ nghỉ ngơi thật sự đối với sự nghiệp bợm bịp của tôi”. “Chưa xong mà. Phi vụ lớn còn tiếp diễn, Leo à. Đó là giao kèo giữa chúng ta”. “Đúng, nhưng hãy nghĩ lại đi”. Annabelle bỏ đống quần áo vào túi xách. “Tôi đã nghĩ về chuyện đó rồi. Phi vụ lớn vẫn còn tiếp diễn”. Leo đứng dậy, tay mân mê điếu thuốc chưa đốt, “Thôi được rồi, nhưng còn thằng nhóc thì sao?” “Thằng nhóc thì sao hả?” “Cô bảo rằng chúng ta tuyển lựa toàn siêu sao có đẳng cấp cho cuộc chơi này. Đến giờ thì tôi chẳng có vấn đề gì với thằng Freddy, tay nghề của nó là số một rồi. Còn thằng nhóc kia gần như phá hỏng mọi thứ ta làm. Nếu hôm ấy cô không có mặt kịp thời…” “Nếu tôi không ở đó thì anh ta cũng sẽ nghĩ ra được cái gì đó để tự cứu mình”. “Vớ vẩn quá! Con nhỏ nhân viên gần như lột mặt được nó luôn. Nó còn đưa sai chứng minh thư giả cho ả nữa chứ. Hãy bàn về mấy hành động của thằng ngu mà cô chọn lựa kỹ càng đi”. “Anh chưa bao giờ sai lầm trong cuộc đời bạc bịp của anh hả Leo? Để xem nào. Rồi, vụ Phonix thì sao? Hay vụ Jackson Hole?” “Ừ, nhưng mà tôi đâu có sai lầm với phi vụ nhiều triệu đôla như thế này đâu Annabelle. Khốn kiếp, tôi đâu có được đi trên con đường bằng phẳng khi tôi cònnon nớt quấn tãnhư thằng Tony đâu”. “Ganh tị chẳng giúp được gì cho anh hết Leo ơi. Mà Tony cũng tự lo cho mình được”. “Có thể có, mà cũng có thể không. Vấn đề là tôi cá chắc rằng mình chẳng muốn có mặt ở đó để chứng kiến thằng ấy không tự lo cho nó được”. “Hãy để tôi lo chuyện đó”. Leo phẩy tay, “Tuyệt quá, cô lo chuyện đó vì tất cả chúng ta”. “Tốt thôi, tôi mừng là ta đã dàn xếp xong vụ này”. Leo nhìn khắp căn phòng, hai bàn tay đút trong túi quần. “Còn gì nữa không?”, Annabelle hỏi. “Ừm, vụ làm ăn lớn kế tiếp là gì vậy?” “Tôi sẽ nói với anh khi anh cần phải biết. Còn ngay lúc này thì anh không cần phải biết đâu”. Leo ngồi phịch xuống giường, “Tôi đâu phải nhân viên Cơ quan Tình báo. Tôi là một tên bịp. Tôi không tin vào ai hết”. Gã ngắm nghía túi quần áo của Annabelle, “Nếu cô không muốn nói cho tôi nghe, tôi đếch thèm đi với cô”. “Anh biết chúng ta đã thỏa thuận rồi mà Leo. Anh mà bỏ ngang thì anh sẽ bị xử. Hai phi vụ nhỏ một phi vụ lớn. Như đã sắp xếp nhé”. “Ừ, à, một phần của thỏa thuận đâu có nói tới việc chăm bẵm một thằng ngu, cái thằng gần như đưa cả bọn vô tù đâu, thế nên có lẽ ta cần phải thương lượng lại, quý cô nương à”. Cô ta nhìn gã khinh bỉ, “Gì chứ, anh muốn tống tiền tôi sau ngần ấy năm quen biết à? Tôi đã cho anh cú làm ăn tuyệt nhất trong đời anh”. “Tôi không cần tiền nữa. Tôi muốn biết vụ làm ăn ấy, nếu không thì tôi chẳngđi đâuhết”. Annabelle ngừng xếp đồ để suy nghĩ, “Tôi nói với anh chúng ta đi đâu thì có ổn không?” “Còn tùy đó là nơi nào”. “Thành phố Atlantic”. Leo mặt cắt không còn giọt máu, “Cô loạn thần kinh hả? Cái gì, lần trước chưa đủ tệ hại sao?” “Cũng lâu lắm rồi, Leo à”. Gã đớp lại, “Sẽ chẳng bao giờ đủ lâu với tôi cả. Sao chúng ta không làm cái chuyện dễ hơn chẳng hạn như đi phá làng phá xóm?” “Thành-phố-At-lan-tic”, Annabelle rít lên giận dữ, nhấn mạnh từng từ. “Sao thế? Vì ông cha già của cô à?” Annabelle không trả lời. Leo đứng dậy và trỏ vào cô ả, “Tôi biết cô có thể đảm bảo được, Annabelle. Cô mà nghĩ tôi lại bước xuống cái lỗ khốn nạn đó bởi vì cô muốn chứng tỏ điều gì đấy thì cô không biết Leo Ritcher này rồi”. “Máy bay cất cánh lúc bảy giờ sáng”. Leo đứng đó bồn chồn, nhìn đống đồ của Annabelle thêm mấy phút nữa. “Chúng ta có đi vé hạng nhất không hả?”, cuối cùng gã cất tiếng. “Ừ, hạng nhất. Có gì không?” “Bởi vì nếu đây là chuyến bay cuối cùng của đời mình, tôi muốn hưởng thụ thứ dịch vụ sang trọng nhất”. “Vừa ý anh là được rồi, Leo”. Gã bước ra khỏi phòng còn Annabelle tiếp tục thu dọn đồ đạc. DAVID BALDACCI Bộ Sưu Tập Tội Ác CHƯƠNG 12 C aleb Shaw làm việc trong phòng đọc Sách Quý Hiếm. Có vài độc giả quen yêu cầu được đọc một số tài liệu trong khu sách Rosenwald; việc này phải có sự đồng thuận của người giám sát. Tiếp theo ông dành thời gian nói chuyện điện thoại với một giáo sư đại học - người đã viết cuốn sách nói về thư viện riêng của Jefferson1. Sau đó Jewell English, người phụ nữ già thường có mặt trong phòng đọc sách, yêu cầu được xem bản sáchNhững tiểu thuyết rẻ tiềncủa Beadle. Bà ta rất thích thú với loạt truyện của Beadle và bà ta kể cho Caleb nghe rằng bà ta có một bộ sưu tập khá hay. Là một quý bà mảnh dẻ tóc trắng như cước và nụ cười thường trực trên môi, Caleb nghĩ rằng bà ta cũng cô đơn. Chồng bà ta mất cách đây mười năm còn gia đình bà ta thì tan tác nhiều nơi trong lòng nước Mỹ - bà ta tâm sự với Caleb. Đó là lý do ông luôn bắt chuyện với bà ta khi bà ta đến thăm phòng đọc sách. “Bà thật sự rất may mắn, bà Jewell à”, Caleb nói, “Cuốn sách vừa mới được chuyển từ bộ phận đối thoại tới đây. Cần phải đưa nó vào danh mục sách”. Ông đưa bà lão cuốn sách, trò chuyện với bà thêm vài phút về cái chết bất thình lình của Jonathan DeHaven rồi quay trở lại bàn làm việc. Anh nhìn bà lão chầm chậm đeo cặp kính dày vào và chăm chú đọc bản sách cũ, ghi chép vào vài tờ giấy bà mang theo. Vì những lý do riêng nên người đọc chỉ được mang theo một cây viết chì và giấy đã xé rời vào phòng đọc, và túi xách phải được kiểm tra trước khi ra về. Cửa phòng bật mở, Caleb đưa mắt nhìn người phụ nữ vừa bước vào. Cô ấy làm việc ở bộ phận hành chính. Ông đứng lên chào. “Chào anh, Caleb. Tôi có tin nhắn cho anh từ ông Kevin”. Keven Philips là quyền giám đốc , thay thế cho DeHaven sau khi ông ta mất. “Kevin à? Sao ông ấy không gọi hay là gửi thư điện tử cho tôi?” “Tôi nghĩ ông ấy đã cố gắng liên lạc với anh, nhưng lúc thì máy bận lúc thì anh không nhấc máy. Và vì lý do nào đó mà ông ta không muốn thư điện tử cho anh”. “Thế à, hôm nay quả thật tôi khá bận rộn”. “Tôi nghĩ việc này khá khẩn cấp”. Cô ta trao ông phong bì thư rồi bước ra. Caleb cầm tin nhắn rồi trở về bàn làm việc, chợt anh vấp phải tấm thảm dưới chân ghế, làm rớt cặp kính trên bàn xuống đất và loay hoay thế nào đó lại đạp vỡ tròng kính luôn. “Ôi trời ơi, sao tôi vụng về thế này”. Ông nhìn vào phong bì và nhặt cặp kính vỡ lên. Giờ thì ông chẳng đọc được gì sất vì không có kính. Mà tin nhắn này thì khẩn cấp theo lời người phụ nữ ban nãy. “Anh vấp tấm thảm ấy vài lần rồi đấy Caleb à”, bà Jewell nhắc nhở ông. “Cám ơn sự quan tâm của bà”, Calen nghiến răng trả lời. Bất chợt ông nhìn bà lão, “Bà Jewell, bà có thể cho tôi mượn kính của bà để đọc tin nhắn được không?” “Mắt tôi kém lắm. E là kính của tôi không hợp với anh”. “Xin bà đừng lo, mắt tôi cũng bị mờ cỡ ấy, ít nhất là khi nói đến chuyện đọc sách”. “Hay là tôi đọc tin nhắn giùm anh cho tiện?” “Ừm, không được. Ý tôi là, nó có thể… bà biết đó”. Bà lão vỗ tay cái độp và thì thào, “Ý anh là tin nhắn có thể là tin mật đúng không? Chuyện này hồi hộp quá”. Ông liếc nhìn tờ giấy ngay khi bà Jewell đưa anh cặp kính. Ông đeo vào, ngồi xuống bàn làm việc và đọc tin nhắn cẩn thận. Kevin Philips yêu cầu ông ngay lập tức đến bộ phận hành chính văn phòng ở tầng an toàn của tòa nhà. Ông chưa bao giờ được triệu tập đến văn phòng hành chính trước đây, ít nhất là không phải theo kiểu này. Chầm chậm gấp đôi tờ giấy, ông bỏ vào túi quần. “Cám ơn bà Jewell, tôi nghĩ bà với tôi cùng độ mờ vì tôi nhìn rất rõ bằng cặp kính của bà”. Ông trả lại kính, chuẩn bị tâm lý cho chuyện không hay và bước đi. Ở phòng hành chính ông thấy Kevin Philips đang ngồi với một người đàn ông mặc bộ complê màu đen được giới thiệu là luật sư của DeHaven. “Theo những điều khoản trong di chúc của ông DeHaven, ông được chỉ định là người ủy quyền thư viện sách của ông ấy, thưa ông Shaw”, người luật sư vừa nói vừa trao Caleb một tờ giấy, hai chiếc chìa khóa và một mảnh giấy nhỏ. “Cái lớn là chìa khóa nhà của ông DeHaven, cái nhỏ là chìa khóa phòng thư viện nơi để bộ sưu tập sách của ông ấy. Dãy số đầu tiên trên miếng giấy là mã số hệ thống an ninh tại nhà ông DeHaven. Dãy số thứ hai là tổ hợp mã số để mở cửa thư viện, thư viện của ông ấy được mở bằng cả khóa và mã số”. Caleb đờ đẫn nhìn những thứ ông vừa được trao, “Người ủy quyền thư viện của ông ấy ư?” Philips lên tiếng, “Đúng vậy, Caleb à. Theo tôi hiểu thì ông đã giúp ông ta bổ sung sách cho bộ sưu tập của ông ấy”. “Vâng”, Caleb thừa nhận, “Ông ấy có đủ tiền và sở thích tinh tế để có một bộ sưu tập khá chuẩn”. “Hẳn ông ấy đã rất biết ơn sự giúp đỡ của ông”, người luật sư nói, “Theo các điều khoản trong di chúc, ông được toàn quyền tiếp cận bộ sưu tập của ông ấy. Những điều ông cần làm là kiểm kê tất cả các cuốn sách của ông ấy, định giá kho sách và chia thành từng phần thích hợp theo ý của ông và bán đi, số tiền thu được sẽ chuyển đến những tổ chức từ thiện đã được chỉ định trong di chúc”. “Ông ấy muốn tôi bán bộ sưu tập của ông ấy sao? Còn gia đình ông ấy thì sao?” “Công ty chúng tôi đại diện cho dòng họ DeHaven nhiều năm rồi. Ông ta không còn bà con họ hàng nào cả”, người luật sư trả lời, “Tôi nhớ rằng một trong những người đồng nghiệp về hưu của tôi có nói ông DeHaven đã từng kết hôn nhiều năm trước. Rõ ràng cuộc hôn nhân ấy không kéo dài được lâu”. Người luật sư dừng lại, có vẻ như đang lục lọi trí nhớ của mình, “Tôi nghĩ ông ta nói rằngcuộc hôn nhân đó bị hủy hoạithì phải. Chuyện này xảy ra trước khi tôi vào làm ở công ty này. Dù sao đi nữa, ông ấy không có con cái nên sẽ không có ai đòi quyền thừa kế. Ông sẽ được hưởng một phần trăm hoa hồng từ số tiền bán sách”. Philips chen vào, “Đó có thể là một số tiền khá lớn đó Caleb à”. “Tôi sẽ làm việc này vì Jonathan mà không lấy một đồng nào”, Caleb nói nhanh. Người luật sư tủm tỉm cười, “Tôi sẽ giả bộ như là tôi chưa hề nghe câu đó. Có vẻ như ông sẽ phải làm nhiều chuyện hơn ông nghĩ đấy. Vậy ông có đồng ý với số tiền hoa hồng không, thưa ông?” Caleb lưỡng lự rồi gật đầu, “Vâng, tôi đồng ý. Vì Jonathan”. “Tốt rồi. Xin ông ký tên vào đây để chứng thực ông đã chấp nhận và đã nhận chìa khóa và mã số”. Người luật sư đẩy một trang tài liệu cho Caleb, ông ký tên một cách vất vả vì không có cặp kính. Người luật sư kết luận lại công việc bằng câu, “Vậy là trăm sự nhờ ông”. Caleb trở về phòng làm việc và nhìn chằm chằm vào hai chiếc chìa khóa. Vài phút sau ông quyết định gọi Milton, Reuben và Stone. Ông bảo với họ rằng mình không muốn đến nhà DeHaven một mình. Tất cả đều đồng ý sẽ hộ tống ông đêm hôm đó. Chú thích 1.Tổng thống Jeferson đã bán thư viện sách của mình cho quốc gia sau khi người Anh thiêu trụi thành phố Washington trong cuộc chiến chống thực dân Anh vào năm 1812, đó là cơ sở để hình thành nên Thư viện Quốc hội của ngày hôm nay. DAVID BALDACCI Bộ Sưu Tập Tội Ác CHƯƠNG 13 T ối hôm đó Reuben và Stone đến nhà DeHaven trên chiếc mô-tô Ấn Độ, Stone cao ngồng bị nhét vào cái xe thùng. Caleb và Milton chạy phía sau trên chiếc Chevy Nova cũ kỹ màu thiếc với cái ống pô khó tính. Caleb đeo cặp kính dự phòng của mình, ông cho rằng tối nay mình sẽ phải đọc nhiều thứ. “Đào mỏ được nhiều thế”, Reuben vừa nói vừa cởi mũ bảo hiểm và kính bảo hộ khi ông ta nhìn căn nhà đồ sộ, “Khá là hoành tráng so với số tiền lương nhà nước”. “Jonathan được sinh ra trong một đống tiền”, Caleb trả lời. “Chắc là hay lắm nhỉ”, Reuben nói, “Tôi sinh ra từ rắc rối, và cũng đang đâm đầu vào rắc rối với các anh đây”. Caleb mở cửa chính, tắt hệ thống báo động, và cả bọn cùng bước vào nhà. Ông nói, “Tôi đã được ông ấy dẫn vào phòng thư viện vài lần. Ta có thể xuống tầng hầm bằng thang máy”. “Thang máy”. Milton la lên. “Tôi ghét thang máy”. “Vậy anh đi thang bộ xuống đi”, Caleb khuyên, chỉ tay về phía trái, “Cầu thang ở đằng kia”. Reuben ngắm nhìn những thứ nội thất cổ, những tác phẩm nghệ thuật trang nhã treo trên tường và những tác phẩm điêu khắc theo phong cách cổ điển trưng bày trong các hốc tường. Ông chùi phần mũi giày bố lên tấm thảm phương Đông trong phòng khách, “Họ có cần quản gia cho đến khi mọi chuyện được sắp xếp ổn thỏa không?” “Câu trả lời là không”, Caleb nói. Họ đi thang máy xuống và gặp Milton ở phòng chờ nhỏ. Cách cửa phòng thư viện vững chắc như một con quái vật làm bằng thép dày hơn sáu tấc với bàn phím vi tính và một lỗ khóa an toàn. Chìa khóa và mã số tổ hợp phải được tra và nhập vào cùng lúc. Caleb bảo với họ, “Jonathan đã dẫn tôi vào phòng thư viện này vài lần rồi”. Cửa bật mở tự động và họ bước vào trong. Căn phòng rộng khoảng ba mét, cao gần ba mét và có vẻ dài khoảng chín mét. Ngay khi họ vừa bước vào, ánh đèn mờ chuyên biệt tự bật lên, cho thấy rõ cảnh quan trong phòng. “Phòng này chống lửa và chống đạn. Nó cũng được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm”, Caleb giải thích. “Đây là điều bắt buộc phải làm đối với những cuốn sách quý hiếm, đặc biệt là trong tầng hầm, nơi các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cứ trồi sụt”. Phòng thư viện chia thành nhiều kệ sách. Trên các kệ đầy sách, sách mỏng có bìa mềm và những vật khác, thậm chí đối với những con mắt nghiệp dư thì tất cả những thứ này đều trông có vẻ quý hiếm và có giá trị. “Chúng ta có thể chạm vào bất cứ thứ nào không?”, Milton hỏi. “Tốt hơn là nên để tôi làm”, Caleb trả lời. “Vài món rất mỏng mảnh dễ hỏng, có những cuốn sách chưa bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời trên một thế kỷ rồi”. “Chết tiệt”, Reuben chửi thề, lướt tay dọc theo phần gáy lò xo của một cuốn sách. “Cứ như là một người tù bé nhỏ và họ kết án nó - quyển sách - tù chung thân vậy”. “Nhìn nhận kiểu ấy là không công bằng chút nào Reuben ạ”, Caleb nói với giọng trách mắng. “Chúng tôi làm việc ấy để bảo vệ những quyển sách cho các thế hệ sau còn được thưởng thức chúng. Jonathan đã tốn một khoản tiền rất lớn để bảo quản và chăm sóc tử tế những quyển sách này”. “Ông ta sưu tầm loại sách gì vậy?”, Stone hỏi. Ông đang quan sát một bộ sách rất cũ có vẻ như bìa được chạm khắc từ gỗ sồi. Caleb cẩn thận rút quyển sách mà Stone vừa nói đến ra khỏi kệ sách. “Jonathan có một bộ sưu tập hay, nhưng chưa phải là bộ sưu tập tuyệt vời, ông ta phải thừa nhận điều đó. Tất cả các bộ sưu tập tuyệt vời đều tốn một số tiền không giới hạn, hơn thế nữa, tất cả đều phải có một tầm nhìn về loại sách mà họ muốn sưu tầm và toàn tâm toàn ý theo đuổi nó như một nỗi ám ảnh. Nó được gọi tên là bệnh mê sách, nỗi ám ảnh ‘êm ái nhất’ trên trái đất này. Tất cả các nhà sưu tập sách đều mắc bệnh ấy”. “Anh thử kể vài cuốn sách xem”, Stone yêu cầu. “Như những tập sách kịch bản của Shakespeare chẳng hạn. Tập đầu tiên rõ ràng là hiếm nhất, gồm chín trăm trang của ba mươi sáu vở kịch. Không có bất cứ bản chép tay gốc nào của Bard còn tồn tại, vì thế các tập sách trên là nỗi khao khát khủng khiếp của những người sưu tầm. Tập đầu tiên được bán ở Anh vài năm trước với giá gần bốn triệu bảng Anh”. Milton huýt sáo nho nhỏ và lắc đầu, “Khoảng sáu nghìn đôla một trang giấy, ôi trời đất”. Caleb nói tiếp, “Rồi những tác phẩm khác như là: William Blake, cuốnPrincipia Mathematica(Nguyên tắc Toán học) của Newton, vài cuốn của Caxton, nhà in đầu tiên của Anh quốc. J.P.Morgan có trên sáu mươi ấn bản của nhà in Caxton trong bộ sưu tập của ông ấy, nếu tôi nhớ không lầm. Một cuốn Mainz Psalter in vào năm 1457,The Book of St. Albans(Quyển sách của Thánh Albans), và tất nhiên là cuốnKinh thánh Gutenberg.Trên thế giới chỉ có ba cuốnKinh thánh Gutenbergmới toanh được in loại giấy da hảo hạng nhất được biết đến. Thư viện Quốc hội có một cuốn. Ba cuốn ấy là vô giá”. Caleb chuyển ánh nhìn qua một chiếc kệ khác, “Jonathan sở hữu cuốnDivine Comedy(Hài kịch Thần thánh) của Dante ấn bản năm 1472, cuốn sách sẽ được hân hoan chào đón ở bất cứ bộ sưu tập hạng nhất nào. Ông ta còn có tập thơTamerlanecủa Edgar Allan Poe, gần như tuyệt hiếm rất khó kiếm được. Đã có một quyển được bán với giá hai trăm nghìn đôla cách đây không lâu. Danh tiếng của Poe gần đây đã được nâng lên, nên ngày nay cuốn đó phải có giá cao hơn trước nhiều. Bộ sưu tập này còn có một tuyển tập vô cùng đáng giá những cuốn sách in đầu tiên (trước năm 1500), hầu hết là tiếng Đức, nhưng cũng có vài cuốn tiếng Ý, và một bộ những ấn bản tiểu thuyết đương đại đầu tiên - rất nhiều trong số đó là tự truyện. Jonathan có nhiều bộ sưu tập văn minh Mỹ và nhiều bản mẫu các bài viết cá nhân của các tổng thống Washington, Adams, Jefferson, Frankin, Madison, Hamilton, Lincoln và nhiều tổng thống khác. Như tôi đã nói, đây là một bộ sưu tập hay, nhưng vẫn chưa phải là một bộ sưu tập vĩ đại”. “Cái đó là gì vậy?”, Reuben chỉ tay vào một góc tường chiếu sáng nhờ nhờ ở cuối phòng. Cả nhóm tụ tập quanh các vật Reuben chỉ. Đó là bức tranh chân dung nhỏ của một người đàn ông phục trang thời Trung cổ. “Tôi chẳng nhớ mình từng thấy bức tranh này trước đây”, Caleb nói. “Mà tại sao lại có một bức tranh treo trong một thư viện sách?”, Milton hỏi thêm. “Và chỉ có một bức tranh duy nhất”, Stone bình luận. “Chẳng có liên quan gì đến bộ sưu tập cả”. Ông kiểm tra bức chân dung tỉ mỉ từ nhiều góc độ khác nhau trước khi đặt ngón tay lên rìa khung tranh và kéo. Bức tranh bật ra như một cánh cửa tự động, để lộ đằng sau là một két sắt an toàn trong tường. “Két sắt nằm trong két sắt”, Stone nói. “Thử dùng mã số tổ hợp cha luật sư cho anh để mở phòng thư viện xem, Caleb”. Caleb làm theo nhưng không có kết quả. Ông cố thử nhiều con số khác nữa nhưng vẫn không thành công. Stone lại nói, “Người ta thường dùng tổ hợp số mà họ chắc chắn sẽ không thể quên để không cần phải viết ra giấy. Đó có thể là số, là chữ cái cũng có thể là cả số và chữ cái”. “Sao lại đưa cho Caleb chìa khóa và mã số vào phòng thư viện nhưng lại không đưa mã số để mở két sắt bên trong?”, Milton thắc mắc. “Có thể ông ta cho rằng Caleb sẽ biết mã số cũng nên”, Reuben nói. Stone gật đầu, “Tôi đồng ý với Reuben. Suy nghĩ đi Caleb. Đó có thể là một cái gì đó liên quan đến phòng đọc Sách Quý Hiếm”. “Tại sao?”, Milton hỏi. “Bởi vì đây chính là phòng đọc Sách Quý của DeHaven”. Caleb có vẻ suy tư, “Ừm, Jonathan mở cửa phòng đọc sách mỗi ngày, khoảng một giờ trước khi bất cứ ai đến. Ông ấy dùng chìa khóa đặc biệt, và phải nhập một dãy số an ninh để mở tất cả các cửa. Nhưng tôi không có mã số ”. “Cái gì đó đơn giản hơn xem. Đơn giản đến độ nó đập vào mắt anh hàng ngày ấy”. Caleb bất ngờ búng tay cái chóc, “Dĩ nhiên rồi. Nó đập vào mắt tôi mỗi ngày trong đời ấy chứ”. Ngón tay ông bắt đầu chạm vào bàn phím kỹ thuật số, và rồi két sắt mở ra. “Anh sử dụng số gì vậy?”, Stone hỏi. “LJ239. Là số phòng của phòng đọc Sách Quý Hiếm. Tôi nhìn thấy nó mỗi ngày khi tôi đi làm việc”. Trong két sắt là một vật. Caleb cẩn thật kéo nó ra khỏi két và từ từ mở nó. Reuben nói, “Cái vật ấy trông có vẻ rất tả tơi”. Một quyển sách bìa màu đen, đã bị xé và cái chỗ đóng gáy gần như sắp rách rời ra. Caleb nhẹ nhàng mở trang đầu tiên. Ông lật trang kế tiếp, rồi trang kế tiếp nữa. Cuối cùng ông ta hít một hơi thật sâu, “Ôi Chúa ơi!”. Stone lo lắng, “Gì vậy Caleb?” Tay Caleb run lẩy bẩy. Ông nói một cách chậm rãi và giọng run run, “Tôi nghĩ, ý tôi là tôi tin rằng đây là ấn bản đầu tiên của bản sáchThánh ca của Kinh Cựu ước”. “Có quý hiếm không?”, Stone thắc mắc. Caleb mở to mắt nhìn ông, “Nó là thứ còn sót lại lâu đời nhất được in ở cái gọi là nước Mỹ bây giờ đó, Oliver à”. Chỉ có mười một cuốnThánh ca của Kinh Cựu ướctrên thế giới thôi, và chỉ có năm cuốn là còn nguyên vẹn. Chúng không bao giờ được rao bán trên thị trường cả. Thư viện Quốc hội có một cuốn, nhưng đó là cuốn được tặng nhiều thập niên rồi. Tôi không tin thư viện chúng tôi có đủ tiền để mua cuốn ấy nếu không được tặng”. “Vậy làm thế nào DeHaven có được cuốn này?”, Stone đưa ra nhận xét. Caleb sùng bái đặt cuốn sách trở lại chiếc hộp và cẩn thận đóng nắp hộp. Rồi ông ta đặt chiếc hộp vào két sắt và đóng cửa tủ lại. “Tôi không biết. CuốnThánh ca của Kinh Cựu ướccuối cùng có mặt trên thị trường mua bán sách quý cách đây sáu mươi năm, khi đó nó được mua với giá kỷ lục, tương đương với hàng triệu đôla bây giờ. Giờ nó đang nằm ở thư viện Đại học Yale”. Ông lắc lắc đầu, “Đối với những nhà sưu tầm sách thì chuyện này giống như tìm thấy bức tranh đã mất tích từ lâu của danh họa Hà Lan Rembrandt hay danh họa Tây Ban Nha Goya vậy đó”. “Nếu chỉ có mười một bản trên thế giới, sẽ rất đơn giản để tìm chúng”, Milton đề nghị. “Tôi có thể tìm kiếm trên Google”. Caleb nhìn Milton với vẻ mặt khinh khỉnh. Trong khi Milton cứ bám chặt sự tiến bộ của thời đại vi tính, Caleb vẫn cứ là một người kiên quyết ghét máy vi tính. “Anh không thể nào tìm kiếm trên Google một cuốnThánh ca của Kinh Cựu ướcđược đâu, Milton. Và theo như tôi được biết, tất cả các bản sách này đều nằm trong các thư viện như Harvard, Yale và Thư viện Quốc gia”. “Anh có chắc rằng nó là cuốnThánh canguyên bản không?”, Stone hỏi. “Có rất nhiều ấn bản tiếp theo sau, nhưng tôi gần như chắc chắn rằng đây là bản được in vào năm 1640. Trên trang tựa cũng viết thế và các dấu hiệu của bản gốc mà tôi quá quen thuộc”, Caleb đáp lời hổn hển như thể không kịp thở. “Vậy chính xác thì nó là cái thứ gì?”, Reuben phàn nàn, “Tôi chẳng đọc được lấy một chữ”. “Nó là thánh ca mà người Thanh giáo1đã ủy nhiệm cho các mục sư tập hợp lại để khai sáng tín ngưỡng cho cuộc sống thường nhật của họ. Quá trình in ấn vào thời đó rất sơ khai, cộng với cách viết và chữ viết cổ, làm cho ta thấy khó đọc”. “Nhưng nếu tất cả các cuốnThánh canhư thế đều nằm trong các thư viện đại học?”, Stone lại nói. Caleb liếc nhìn ông, khuôn mặt thoáng bối rối, “Tôi đoán rằng có khả năng xảy ra, tuy rất hiếm, rằng vẫn còn một bảnThánh cachưa giải thích được ở ngoài các thư viện. Tôi muốn nói ai đó đã tìm được phân nửa bản viết tay cuốnHuckleberry Finncủa Mark Twain trên gác nhà cô ấy. Và một ai đó kéo từ phía sau khung ảnh ra một bản sao gốc của Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ, rồi còn việc phát hiện ra các tác phẩm của Byron trong một cuốn sách cũ. Hơn một trăm năm qua rồi, mọi chuyện đều có thể xảy ra”. Dù trong phòng khá mát mẻ, Caleb đưa tay lau dòng mồ hôi tươm đầy trán, “Anh có biết việc này đòi hỏi trách nhiệm lớn như thế nào không? Chúng ta đang nói về bộ sưu tập có một cuốnThánh ca của Kinh Cựu ướctrong đó. Một cuốnThánh ca, lạy Chúa tôi”. Stone dịu dàng đặt tay lên vai ông bạn của mình, “Tôi chưa thấy ai có đủ khả năng để đảm đương công việc này tốt hơn anh, Caleb à. Và chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì nằm trong khả năng của mình để giúp anh”. “Đúng thế”, Reuben nói. “Thật ra tôi có mang theo vài đôla để mua nếu anh muốn bán vài cuốn sách cho nhẹ nợ trước khi bắt đầu xoay mòng mòng với vụ việc quan trọng này. Anh bán cuốnDivine Comedybao nhiêu hả? Tôi có thể dùng để kể chuyện cười với mọi người”. Milton chen vào, “Reuben ơi, thậm chí chẳng ai trong nhóm chúng ta có đủ tiền mua cuốn danh mục bán đấu giá mà họ sẽ in cho bộ sưu tập này nữa là”. “À, thế cũng tốt thôi”, Reuben mỉa mai. “Giờ tôi chắc rằng điều kế tiếp anh sẽ bảo tôi không dám nghĩ cái công việc vớ vẩn ở cảng bốc hàng chứ gì”. “Mấy người đang làm cái quái gì ở đây thế này?”, một ai đó hét lên. Cả đám quay lại nhìn những kẻ xâm nhập đang đứng ngoài cửa phòng thư viện. Có hai người đàn ông thân hình vạm vỡ mặc đồng phục của công ty vệ sĩ cầm súng chĩa thẳng vào các thành viên Hội Camel. Người đàn ông đứng trước mặt hai tên vệ sĩ trông lùn và ốm, tóc nhuộm đỏ, bộ râu quai nón cùng màu được tỉa tót gọn gàng và đôi mắt tinh nhanh màu xanh da trời. “Tôi hỏi mấy người đang làm gì ở đây?”, gã tóc đỏ nhắc lại. Reuben gầm gừ, “Có lẽ chúng tôi mới là người nên hỏi anh làm gì ở đây, anh bạn ạ”. Caleb bước ra phía trước, “Tôi là Caleb Shaw làm việc ở Thư viện Quốc hội cùng với Jonathan DeHaven. Trong di chúc của ông ấy, tôi được ông ấy chỉ định làm người ủy quyền thư viện”. Ông giơ cặp chìa khóa nhà và phòng đọc lên. “Tôi được luật sư của DeHaven cho phép đến đây trông coi bộ sưu tập sách của ông ấy. Những người bạn này đi cùng để giúp đỡ tôi”. “Ô, tất nhiên rồi, tôi xin lỗi các anh”, gã đầu đỏ nói sau khi đã săm soi chứng minh thư của Caleb trước khi trả lại. “Chỉ là tôi thấy nhiều người vào nhà Jonathan, rồi cửa lại không khóa, nên tôi mới vội vàng kết luật rằng các anh đột nhập vào nhà ông ấy”. Gã gật đầu ra hiệu cho hai tên vệ sĩ cất súng đi. “Chúng tôi chưa được biết tên ông”, Reuben nghi hoặc nhìn người đàn ông. Trước khi gã kịp trả lời, Stone đã lên tiếng, “Tôi nghĩ ông là Cornelius Behan, giám đốc điều hành của Công ty Kỹ thuật Paradigm, nhà thầu vũ khí phòng vệ lớn thứ ba trong cả nước”. Behan mỉm cười, “Sẽ sớm thành lớn nhất nước nếu tôi cứ tiếp tục làm ăn theo cái đà này”. “A, thì ra là ông Behan”, Caleb nói. “Gọi tôi là C.B được rồi, mọi người vẫn hay kêu thế”, gã tiến về phía trước và nhìn quanh căn phòng, “Vậy ra đây là bộ sưu tập sách của DeHaven”.