🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Biết Nghề Để Thoát Nghèo
Ebooks
Nhóm Zalo
BIẾT NGHỀ
ĐỂ THOÁT NGHÈO
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
PGS.TS. NGUYỄN THẾ KỶ
Phó Chủ tịch Hội đồng
TS. HOÀNG PHONG HÀ
Thành viên
TRẦN QUỐC DÂN
TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI
TS. NGUYỄN AN TIÊM
NGUYỄN VŨ THANH HẢO
NGUYỄN HÀ ANH - VŨ MỘC MIÊN
(Biên soạn)
BIẾT NGHỀ ĐỂ THOÁT NGHÈO
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
HÀ NỘI - 2014
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Cùng với tiến trình chung, kinh tế nông thôn đã chuyển dần từ kinh tế tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hóa và chịu tác động của quá trình đô thị hóa từ phương thức sản xuất, đầu tư
trang thiết bị, áp dụng khoa học - kỹ thuật, phát triển ngành nghề, đến tiện nghi sinh hoạt và lối sống... Bên cạnh đó, yêu cầu hội nhập quốc tế cũng tác động mạnh đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, buộc người sản xuất phải từng bước thích ứng với cơ chế thị
trường, chuyển sang sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn hơn.
Tuy nhiên, hiện nay chất lượng lao động ở khu vực nông thôn thấp, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động không tương xứng với tiềm năng và lợi thế của từng vùng, miền đang là rào cản đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề ở khu vực nông thôn; làm giảm khả năng tiếp cận việc làm và dịch vụ an sinh xã hội của người lao động ở khu vực nông thôn.
5
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn đồng nghĩa với việc người lao động phải được trang bị nghề mới, tạo việc làm mới. Nhờ đào tạo nghề, người lao động có thể nâng cao được kiến thức và kỹ năng nghề của mình, qua đó nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là “chìa khóa thành công” đối với công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn liền với việc làm, thu nhập và đời sống của người nông dân. Vì vậy, bản thân mỗi người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, miền núi, cần thay đổi nhận thức để học nghề, thạo nghề, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Chỉ có như vậy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mới có thể thành công, đời sống của cư dân nông thôn mới được nâng cao và bảo đảm bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản cuốn sách Biết nghề để thoát nghèo. Nội dung cuốn sách cung cấp những thông tin, gợi ý bổ ích cho bà con nông dân về tầm quan trọng của học nghề, các chính sách hỗ
trợ đào tạo nghề ngắn hạn, quyền - trách nhiệm của người học nghề và các bên liên quan trong đào tạo nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng)
6
đối với lao động nông thôn. Cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ cơ sở trong việc tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn.
Th¸ng 11 n¨m 2014
Nhμ xuÊt b¶n chÝnh trÞ quèc gia - sù thËt 7
8
Phần I
HỌC NGHỀ VÀ DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1. Lợi ích của học nghề
Nghề là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định1. Những kiến thức và kỹ năng này không phải tự nhiên có được, đó là kết quả của quá trình đào tạo các kiến thức chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm.
Đối với người lao động, đặc biệt đối với lao động nông thôn, nghề được ví như “cần câu cơm”. Tuy vậy, đại đa số bà con nông dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và lợi ích của việc học nghề, chưa có được tầm nhìn cả hiện tại và tương lai trong việc xác định nghề cần học. Phần lớn đều cho rằng “làm nông” không cần học. Nhiều gia đình
____________
1. Luật dạy nghề, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2007. 9
chỉ tính đến việc cho con em mình theo học nghề khi không đủ tiêu chuẩn theo học hệ đại học. Mặt khác, tâm lý chung của người dân là đi học nghề tốn thời gian, phải nghỉ làm, ảnh hưởng đến thu nhập đang có. Thậm chí, có người còn cho rằng không cần phải học nghề cũng có thể làm được, rằng học nghề ra cũng chưa chắc có thể tìm được việc làm. Không ít người cho rằng, đã làm nghề rồi thì cần gì phải học... Xuất phát từ suy nghĩ đó, nên từ bao đời nay những kiến thức, kỹ năng sản xuất mà bà con có được chủ yếu hình thành thông qua đúc rút kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất, theo thói quen, từ sự truyền dạy lại của các thế hệ đi trước.
Nhưng mọi việc không ngừng vận động, cùng với sự phát triển chung, kinh tế nông thôn đã chuyển dần từ kinh tế tự cung, tự cấp sang kinh tế sản xuất hàng hóa và chịu tác động của quá trình đô thị hóa, từ cung cách sản xuất hàng hóa, đầu tư trang thiết bị khoa học - kỹ thuật, phát triển ngành nghề đến tiện nghi sinh hoạt và lối sống. Bên cạnh đó, yêu cầu hội nhập quốc tế đã tác động mạnh đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, buộc người sản xuất phải từng bước thích ứng với cơ chế thị trường và chuyển sang sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn hơn.
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất lao động
10
và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá đòi hỏi người nông dân phải có trình độ khoa học về thổ nhưỡng, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, quản lý dịch bệnh, bảo quản sau thu hoạch, sử dụng nông cụ, máy móc... Trong khi đó, do trình độ dân trí, học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp, nông thôn thấp, đa số không được đào tạo, làm ăn theo cách tiểu nông tùy tiện, ít chịu đổi mới... nên không theo kịp và chưa đủ khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào chăn nuôi, trồng trọt. Phần lớn họ thiếu thông tin thị trường, kiến thức tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất, chỉ làm theo kiểu “mách nước”, “học lỏm”, thấy cây gì, con gì có giá là đổ xô tìm giống để nuôi, trồng dẫn đến khủng hoảng thừa, rớt giá, lại chuyển sang cây trồng, vật nuôi khác, cứ loay hoay như vậy trên mảnh vườn, miếng ruộng của mình để rồi kết cục vẫn nghèo. Cùng với đó, việc canh tác không đúng kỹ thuật, không đúng thời vụ, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ; thu hái, sơ chế, bảo quản nông sản thực phẩm sau thu hoạch không đúng cách dẫn đến năng suất cây trồng vật nuôi thấp, chất lượng nông sản, thực phẩm không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, hiệu quả sản xuất không cao, gặp nhiều rủi ro, đời sống bấp bênh, kéo theo nhiều hệ lụy gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học, ảnh hưởng
11
nghiêm trọng tới sức khỏe mà người chịu ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp nhất là nông dân. Ví dụ: trồng cây cao su là một nghề, người trồng cây cao su phải được đào tạo một cách bài bản để nắm vững đặc điểm sinh học, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng sao cho phù hợp với cây cao su; quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh; khai thác mủ; thông tin thị trường... mới có thể bảo đảm sản xuất lâu dài, có hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay, tại các vùng trồng cây cao su tập trung, phần lớn kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác mủ cao su đang được nhiều gia đình làm trước “truyền miệng” lại cho những gia đình làm sau, rồi “học lỏm” chứ không thông qua khóa huấn luyện, đào tạo nghề nào. Nhiều hộ gia đình vẫn biết nếu bón phân, bôi thuốc kích thích... cho cây cao su không hợp lý, không phù hợp, quá nhiều lần trong năm thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của cây. Cũng do không biết nghề, nhiều hộ đành phải thử nghiệm để lấy kinh nghiệm, ví dụ như tự mày mò cách mở miệng cây cao su nên hầu hết họ đều không thực hiện đúng kỹ thuật, từ đó vỏ tái sinh của cây cao su kém, bị sẹo, u lồi..., làm ảnh hưởng đến năng suất mủ về sau, khó có thể cạo lại được trên vỏ tái sinh. Việc trồng, khai thác mủ cây cao su theo kinh nghiệm đã làm thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế, gây rủi ro cho người sản xuất.
12
Hoặc, khi trồng ngô, bà con quan niệm “nhiều cây nhiều bắp” nên thường trồng từ 2 - 4 cây/khóm (thậm chí 5 cây/khóm). Do trồng dầy nên cây ngô không phát triển được, khi thu hoạch bắp nhỏ, nhiều hạt lép. Khi được học phương pháp trồng, chăm sóc ngô, bà con đã trồng 1- 2 cây/khóm với khoảng cách hợp lý; tăng cường bón phân, tận dụng nguồn phân chuồng, phân xanh. Kết quả thu hoạch cho ngô bắp to, hạt mẩy, đều và lõi nhỏ. Bà con cũng chuyển từ trồng 1 vụ sang trồng 2 vụ, có nơi trồng 3 vụ. Theo đó, năng suất, sản lượng, diện tích ngô tăng.
Hoặc bà con cũng có thể biết cấy một sào lúa sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được không đạt 4 triệu đồng, nhưng trồng hoa ly, hoa lan có thu nhập cao hơn rất nhiều xong nếu không nắm được kỹ thuật bà con khó có thể trồng và chăm sóc được những giống hoa này.
Như vậy, trong bất cứ một công việc gì, đặc biệt là công việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất đai, nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ... cũng cần phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kiến thức tổ chức, quản lý. Muốn vậy, bà con phải được học nghề thông qua các khóa huấn luyện, đào tạo nghề một cách bài bản. Đối với người biết nghề rồi cũng vẫn phải thường xuyên học hỏi, bổ sung kiến
13
thức, kỹ năng và những thông tin mới để làm nghề tốt hơn, hiệu quả hơn.
Một lý do nữa mà bà con cần học nghề là: việc làm của lao động nông thôn vốn gắn liền với ruộng đất. Hiện nay, việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đất nước đã làm cho quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp, nhiều hộ nông dân bị thiếu đất sản xuất, điều đó dẫn đến “dư thừa” một lượng lao động nông nghiệp, buộc phải chuyển sang các nghề phi nông nghiệp tại nông thôn hoặc trở thành lao động công nghiệp. Trình độ học vấn thấp, chuyên môn kỹ thuật hạn chế là những trở ngại làm giảm khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm. Nếu bà con không chủ động học nghề mới để chuyển đổi sang các ngành nghề khác thì sẽ không có cơ hội tìm việc làm, không tiếp cận được chính sách hỗ trợ việc làm công từ việc thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi... gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cư trú.
Học nghề nông nghiệp sẽ giúp bà con xác định và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành các công việc sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ theo đúng yêu cầu kỹ thuật; bảo đảm vệ sinh môi trường; biết lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở nơi mình sinh sống; biết bố trí cơ cấu cây, con phù hợp
14
và đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất, chăn nuôi, thâm canh tăng vụ; biết áp dụng mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả; biết chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm đúng quy trình kỹ
thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trên diện tích nuôi, trồng hoặc một công việc thực hiện. Khi học nghề bà con sẽ nắm được những thông tin, kiến thức về các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm để áp dụng quy trình kỹ thuật an toàn trong sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại thuốc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi để tạo ra những nông sản, thực phẩm “sạch” có giá trị thương phẩm cao; biết cách “sản xuất sạch” để giảm thiểu ô nhiễm môi trường; bảo đảm vệ sinh an toàn trong lao động; được cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất mới, cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để mang lại năng suất và hiệu quả cao hơn. Ví dụ: trước đây, khi chưa được học, theo kinh nghiệm bà con sẽ bón 5 kg phân đạm hoặc gieo 4 kg giống/1diện tích trồng... nhưng giờ nắm được kỹ thuật nên cũng trên đơn vị diện tích ấy, bà con gieo giống và bón phân ít hơn mà năng suất vẫn đạt cao hơn so với trước, trong khi đó chi phí về giống và phân bón giảm.
Đối với nông dân, học nghề công nghiệp, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ sẽ giúp bà con có khả năng
15
tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm mới với công việc và thu nhập ổn định...
Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, bản thân mỗi người dân nông thôn cần thay đổi nhận thức để quyết tâm học nghề, biết nghề và thạo nghề, coi việc học nghề là yếu tố cần thiết để tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình, phát triển kinh tế một cách có hiệu quả bền vững.
⮰ Lợi ích của học nghề
- Học nghề để có kiến thức, kỹ năng vận dụng vào công việc một cách có kỹ thuật, khoa học nhằm tăng năng suất và hiệu quả lao động.
- Có nghề sẽ dễ tìm được việc làm, đỡ vất vả, có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình.
- Thạo nghề, giỏi nghề sẽ có khả năng tự tạo việc làm ổn định, vươn lên làm giàu hoặc có cơ hội tìm được việc làm trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, cơ quan ở trong nước và ở nước ngoài (xuất khẩu lao động) với thu nhập cao hơn.
2. Xu hướng chuyển dịch hoạt động ngành nghề ở nông thôn hiện nay
- Nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc
16
thị xã, thành phố1 ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ... trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể... Xét về
không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả.
Lao động nông thôn gồm lao động trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề rừng, ngư nghiệp, diêm nghiệp); lao động làm dịch vụ kinh tế - kỹ thuật phục vụ
sản xuất nông nghiệp (thú y, bảo vệ thực vật, giống và vật tư nông nghiệp, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn); và lao động làm công ăn lương ở khu vực nông thôn. Lao động nông thôn là chủ thể
____________
1. Theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
17
đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của mỗi gia đình nói riêng và của cả nông thôn nói chung.
- Hoạt động ngành nghề ở nông thôn Việt Nam hiện nay:
Ngành nghề nông thôn là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân ở khu vực nông thôn. Hoạt động ngành nghề ở nông thôn Việt Nam hiện nay gồm những nhóm ngành, nghề cơ bản sau: nhóm trồng trọt, chăn nuôi (nông - lâm - ngư
nghiệp); nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; nhóm tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; nhóm xây dựng, dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn (thú y, bảo vệ thực vật, giống và vật tư nông nghiệp, chế biến, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...); nhóm công nghiệp; nhóm gây trồng và kinh doanh sinh vật. Trong đó, nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp đang chiếm lực lượng lao động lớn nhất (xấp xỉ 50%) nhưng thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
- Xu hướng chuyển dịch hoạt động ngành nghề ở nông thôn hiện nay:
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
18
hóa nông thôn; phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường; gắn sản xuất với chế biến và thị trường, mở rộng xuất khẩu; tăng giá trị sản xuất các sản phẩm hàng hóa trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, vùng, miền cơ cấu kinh tế. Hiện nay cơ cấu lao động nông thôn hiện nay đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức đa dạng theo xu hướng tiến bộ: nông nghiệp truyền thống năng suất thấp sang nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp - phi nông nghiệp, nông thôn - thành thị, xuất khẩu lao động; tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, ngành nghề nông thôn phát triển đã góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng thu nhập, cải thiện bộ mặt đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập, mức sống, kèm theo đó là tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, thông tin, văn hóa... cho người dân.
Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 của Tổng cục Thống kê, cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Cụ thể, số lượng, tỷ trọng hộ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản ngày càng giảm; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng. Số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản là 9,53 triệu hộ, giảm 248 nghìn hộ so với năm 2006.
19
Số hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và hộ dịch vụ là 5,13 triệu hộ, tăng 1,67 triệu hộ so với năm 2006. Nếu xét về cơ cấu, năm 2011, tỷ trọng hộ nông, lâm, thủy sản giảm nhanh, chỉ còn 62,2% so với 71,1% của năm 2006. Tính chung trong giai đoạn 2001-2011, số hộ nông, lâm, thủy sản cứ qua 5 năm lại giảm đi khoảng từ 9% đến 10%. Đáng chú ý, tính đến năm 2011 đã có 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ trọng, hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm trên 40% tổng số hộ nông thôn, trong khi năm 2006 con số này chỉ có ở 5/63 tỉnh, thành phố. Xét theo vùng, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hộ nông thôn từ nông, lâm, thuỷ sản sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ rõ nét nhất xảy ra ở vùng Đông Nam Bộ và tiếp đó là đồng bằng sông Hồng. Trên phạm vi cả nước, trong giai đoạn 2001-2011, số hộ nông, lâm, thủy sản cứ qua 5 năm lại giảm đi khoảng từ 9 đến 10%, trong khi đó hai khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lại tăng lên: khu vực công nghiệp, xây dựng tăng ở
mức 4,5 đến 5%, khu vực dịch vụ tăng chậm hơn ở mức 3,5 đến 4,5%.
Xu thế chung, cơ cấu ngành nghề nông thôn sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành phi nông nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
20
Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển nông thôn ở nước ta. Những yếu tố và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở nông thôn đã tạo ra sự chuyển dịch từ kỹ năng đến nghề
nghiệp, môi trường làm việc, nơi sinh sống đối với lao động nông thôn theo các xu hướng: - Chuyển dịch kỹ năng: từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hiện đại.
- Chuyển dịch nghề nghiệp: từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp ở nông thôn. - Chuyển dịch nghề nghiệp và nơi làm việc: từ lao động nông nghiệp hoặc lao động phi nông nghiệp ở nông thôn trở thành lao động công nghiệp tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở nông thôn.
- Chuyển dịch nghề nghiệp và nơi sinh sống: từ lao động nông thôn chuyển thành lao động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị mới và cũ, đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài...
Như vậy, với xu hướng chuyển dịch hoạt động ngành nghề ở nông thôn hiện nay, lao động nông thôn cần được đào tạo nghề theo các nhóm đối tượng sau:
- Nhóm lao động là nông dân làm nông nghiệp, đang có việc làm ổn định nhưng chưa có trình độ chuyên môn hoặc cần được bồi dưỡng, đào tạo thêm nghề để trở thành những nông dân làm nông nghiệp hiện đại.
21
- Nhóm lao động là nông dân được đào tạo để chuyển nghề thành lao động phi nông nghiệp tại nông thôn hoặc trở thành công nhân công nghiệp.
- Nhóm lao động là nông dân được đào tạo để phục vụ xuất khẩu lao động.
- Nhóm lao động là nông dân được đào tạo để trở thành các nhà quản lý sản xuất ở nông thôn hoặc trở thành các cán bộ thôn, xã.
Trong những đối tượng trên thì nhóm lao động làm nông nghiệp cần đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất, bởi trên thực tế lực lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực này chiếm khoảng 50%.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sẽ là những cơ hội đồng thời cũng là những thách thức đòi hỏi lao động nông thôn, đặc biệt là những lao động trẻ phải khắc phục mọi khó khăn, cố gắng học tập nhằm nâng cao hơn trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật, cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới một cách liên tục mới có thể đáp ứng yêu cầu đa dạng của hoạt động ngành nghề ở nông thôn hiện nay. Xây dựng nông thôn mới sẽ không thành công nếu người nông dân không được đào tạo nghề và có nghề ổn định, mô hình nông thôn mới sẽ mang nặng tính hình thức và phát triển thiếu bền vững.
22
3. Dạy nghề và phương thức dạy nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) cho lao động nông thôn
a) Một số khái niệm
- Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề.
- Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Các trình độ đào tạo trong dạy nghề, thời gian học:
+ Sơ cấp nghề: thời gian học từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ Trung cấp nghề: thời gian học từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
+ Cao đẳng nghề: thời gian học từ hai đến ba năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, từ một đến
23
hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.
- Các hình thức đào tạo trong dạy nghề: dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. b) Một số chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18-3-2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” đã xác định hai trong năm nhiệm vụ trọng tâm là: nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở; xây dựng đội ngũ chính quyền cơ sở.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đặt ra một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng là: “Hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác đào tạo nghề. Đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn khoảng dưới 30% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%”.
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28-10-2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp
24
hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đặt ra nhiệm vụ: tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục xác định: “Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn” và “Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm”.
Một số chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng) cho lao động nông thôn và các đối tượng chính sách khác thuộc khu vực nông thôn:
- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn đến năm 2020: Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được thực hiện từ năm 2005 theo Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18-4-2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 06/2006/TTLT-BTC BLĐTBXH ngày 19-01-2006 của liên bộ Bộ Tài chính,
25
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Mục đích của chính sách là nhằm phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho lao động nông thôn. Để phát triển và nhân rộng những kết quả đó, ngày 27-
11-2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956), với quy mô và nguồn kinh phí lớn hơn nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được khẳng định trong Đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng quát: bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã, nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn
26
định, nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (nữ từ 16-55 tuổi; nam từ 16-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn (riêng những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề...) và sức khoẻ phù hợp với ngành, nghề cần học. Trong đó ưu tiên đào tạo nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác... Theo quy định, mỗi lao động nông thôn thuộc đối tượng được hưởng chính sách được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) một lần. Lưu ý: Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách theo quy định trong Đề án 1956. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.
27
Đề án đã đề ra đồng bộ các chính sách đối với người học nghề, chính sách đối với người dạy nghề (bao gồm giáo viên, giảng viên trong các cơ sở dạy nghề; cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề) và chính sách đối với các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn. Các cơ sở dạy nghề theo Đề án 1956 bao gồm các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở tư thục; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp; các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ... có đủ
điều kiện dạy nghề được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn...
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã nêu, Đề án đã đề ra đồng bộ 5 nhóm giải pháp, gồm: (1) Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; (2) Phát triển mạng lưới cơ sở
28
đào tạo nghề; (3) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý; (4) Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và (5) Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện Đề án.
Đề án cũng đã đề ra 8 nhóm hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn, bao gồm: (1) Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn; (2) Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn; (3) Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn; (4) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập; (5) Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề; (6) Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; (7) Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề; (8) Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đề án.
- Chính sách hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm: Chính sách hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26-2-2010. Mục đích của chính sách là nhằm tăng cường cơ hội học nghề, tạo việc làm cho phụ
nữ; đặc biệt phụ nữ khu vực nông thôn, phụ nữ độ tuổi trung niên, phụ nữ dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vùng di dời, giải tỏa. Mặt khác, huy
29
động mọi nguồn lực trong xã hội quan tâm dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề thu hút nhiều lao động nữ, đặc biệt là các cơ sở dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ là: lao động nữ trong độ tuổi lao động, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người trong diện thu hồi đất canh tác, phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp. Mỗi lao động nữ thuộc đối tượng được hưởng chính sách, được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) một lần. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách này nhưng tối đa không quá 03 lần.
- Chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề: Chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề được
30
quy định tại Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 09-10-2009 của Thủ tướng Chính phủ, được Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện theo Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BQP-BTC ngày 14-01-2010 và Thông tư số 214/2011/TT-BQP ngày 15-12-2011 của Bộ Quốc phòng. Mục đích của chính sách là nhằm hỗ trợ cho quân nhân sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự sẽ có điều kiện để học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề và sơ cấp nghề, có cơ hội tìm được việc làm ổn định cuộc sống, tạo ra lực lượng lao động có phẩm chất, chuyên môn và tay nghề vững vàng, cung cấp nguồn nhân lực quan trọng đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đối tượng được hỗ trợ là hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn thành chế độ phục vụ tại ngũ theo Luật nghĩa vụ quân sự ngày 30-12-1981 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự ngày 22-12-1990, sửa đổi, bổ sung ngày 22-6-1994 và ngày 14-6-2005; có quyết định xuất ngũ và có nhu cầu học nghề tại các cơ sở dạy nghề trong và ngoài quân đội. Mỗi đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách được hỗ trợ một lần để học một nghề.
- Chính sách dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số nội trú: Thực hiện chính sách dân tộc, nhằm khuyến khích con em đồng bào dân tộc thiểu
31
số tham gia học nghề, tạo việc làm, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống, ngày 31-10-2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg quy định chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú. Đối tượng được hưởng chính sách là học sinh tốt nghiệp các trường trung học cơ sở
dân tộc nội trú và trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được cử tuyển học nghề nội trú, trong đó ưu tiên con em các dân tộc thiểu số ở khu vực đặc biệt khó khăn. Hình thức tổ chức học nghề: học nghề nội trú tại các cơ sở dạy nghề công lập có đủ điều kiện dạy nghề nội trú được áp dụng cho những nghề với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên.
- Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề được áp dụng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo1, sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ chỗ ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo quy định tại Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các đối tượng trên, nếu địa ____________
1. Quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30-01-2011 của Thủ tướng Chính phủ.
32
phương không còn quỹ đất để giao hoặc nếu không nhận hỗ trợ đi xuất khẩu lao động, hoặc không nhận giao khoán bảo vệ và trồng rừng sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề (đối với những hộ có lao động học nghề để chuyển đổi nghề), và được vay vốn với lãi suất ưu đãi nếu có nhu cầu mua sắm nông cụ, máy móc để làm các nghề khác.
- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động: Mục đích của chính sách là nhằm nâng cao chất lượng lao động và tăng số lượng lao động ở các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững. Theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29-4-2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020, người lao động cư trú dài hạn tại các huyện nghèo được lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ học nghề, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi lao động xuất khẩu. Thời gian học tối đa không quá 12 tháng. Sau khóa học, người lao động được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề và chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định.
33
c) Quy trình tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp1
- Bước 1. Tuyển sinh.
+ Thông báo tuyển sinh: Nội dung thông báo tuyển sinh phải thể hiện các thông tin như: tên nghề đào tạo; thời gian đào tạo; thời gian nhập học; đối tượng tuyển sinh; trình độ học vấn của người học; các kỹ năng của học viên sau khi tốt nghiệp; chế độ chính sách cho học viên; địa điểm đào tạo; nêu những điểm cơ bản về kế hoạch của khóa đào tạo; chỉ ra cơ hội việc làm cụ thể của học viên; yêu cầu về hồ sơ xin đăng ký học nghề của học viên. Hồ sơ xin đăng ký học nghề bao gồm: đơn xin đăng ký học nghề (có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về đối tượng học nghề theo quy định tại điểm 1 mục 3 Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009); chứng minh thư
nhân dân (phôtô công chứng); hộ khẩu (phôtô công chứng); 4 ảnh 4 x 6 (đằng sau ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh).
____________
1. Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24-5-2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04-11-2008 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề.
34
+ Thông báo nhập học: Nội dung thông báo nhập học phải thể hiện: tên nghề học, thời gian học, địa điểm học; các quyền lợi và nghĩa vụ của người học; các điều kiện bảo đảm cho khóa học.
Mẫu đơn đăng ký học nghề
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ
Họ và tên:................................................... □ Nam, □ Nữ Sinh ngày ... tháng ... năm ... Dân tộc: ..... Tôn giáo:....... Số CMTND: ......... Nơi cấp: ............. Ngày cấp: .............. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................... Chỗ ở hiện tại:.................................................................... Trình độ học vấn: ............... Điện thoại liên hệ:............... Đối tượng theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg (Đề nghị đánh dấu vào 1 trong 3 ô trống):
□ Người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác. □ Người thuộc hộ cận nghèo.
□ Đối tượng lao động nông thôn khác.
Tôi chưa được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Quyết định 1956; chưa được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước. Nay tôi làm đơn đăng ký học nghề:.................................................. do (CSDN):
tổ chức đào tạo tại: ........................................................... 35
Dự kiến việc làm sau khi học (Đề nghị đánh dấu vào 1 trong 4 ô trống):
□ Tự tạo việc làm □ Được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm □ Được doanh nghiệp, người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động □ Đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Nếu được tham gia lớp học, tôi xin chấp hành nội quy lớp học, quy định của cơ sở dạy nghề.
Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xác nhận của UBND cấp xã:... Xác nhận Ông (bà) ..........
có hộ khẩu thường trú/tạm trú tại xã:...... và thuộc diện đối tượng (1): .........
TM. UBND xã.........
(Ký tên và đóng dấu)
__________
..., ngày ... tháng ... năm 20... Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)
1. Ghi cụ thể đối tượng của người có đơn đăng ký học nghề
- Bước 2. Tổ chức đào tạo.
+ Sắp xếp các lớp cần chú ý tới trình độ học vấn, độ tuổi, đối tượng (nếu có); nơi cư trú của học viên sao cho học viên cùng lớp;
+ Chuẩn bị chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, vật tư trang thiết bị phục vụ đào tạo;
36
+ Lập kế hoạch đào tạo: cần chú ý tới điều kiện thực tiễn của người học, bảo đảm tính mùa vụ và tính linh hoạt trong tổ chức đào tạo;
+ Tổ chức khai giảng khóa học; thông báo kế hoạch đào tạo; phổ biến quy chế đào tạo; + Thực hiện đào tạo: trong quá trình tổ chức đào tạo phải có các hồ sơ sổ sách đào tạo như tiến độ đào tạo; kế hoạch giáo viên; sổ lên lớp; sổ tay giáo viên; sổ giáo án bài giảng; sổ cấp chứng chỉ tốt nghiệp; sổ quản lý học viên; quyết định mở lớp; thời khóa biểu; bảng theo dõi thời gian học tập; bảng theo dõi thời gian giảng dạy.
- Bước 3. Đánh giá kết quả đào tạo, bao gồm: tổ chức đánh giá thường xuyên và định kỳ theo chương trình đào tạo; phân loại kết quả học tập; tổ chức ôn, thi tốt nghiệp, phân loại tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp (tổ chức thi tốt nghiệp cần có các hồ sơ sau: quyết định thành lập hội đồng thi tốt nghiệp; quyết định thành lập các tiểu ban giúp việc cho hội đồng; quyết định danh sách học viên đủ điều kiện dự thi; quyết định công nhận tốt nghiệp).
- Bước 4. Bế giảng và cấp chứng chỉ; khi cấp chứng chỉ phải ghi vào sổ cấp phát bằng theo quy định.
- Bước 5. Đánh giá khóa học: thiết kế các biểu mẫu đánh giá khóa đào tạo; tổng hợp xử lý dữ liệu; tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình
37
đào tạo; đánh giá hiệu quả của khóa học đối với người học, doanh nghiệp và địa phương; tỷ lệ học viên tham gia làm việc ngay sau khóa học; đưa ra kiến nghị và đề xuất.
Chú ý: Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn hết sức đa dạng và linh hoạt, do đó người đứng đầu cơ sở dạy nghề sẽ quyết định quy trình tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và linh hoạt trong đào tạo.
d) Phương thức dạy nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng) cho lao động nông thôn
- Dạy nghề cho lao động nông thôn tại vùng chuyên canh, chuyên con.
+ Mục đích của các lớp đào tạo nghề cho vùng chuyên canh, chuyên con là giúp bà con nông dân nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm để tăng giá trị kinh tế sau thu hoạch, đồng thời nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội trong việc bảo đảm an toàn đối với sản phẩm cung cấp.
+ Hình thức dạy nghề: lưu động, giúp bà con tiết kiệm được chi phí đi lại, lưu trú... Ngoài giờ lên lớp học, bà con vẫn có thời gian để làm việc nhà, làm các công việc đồng áng, nương rẫy cho kịp mùa vụ.
38
+ Địa điểm dạy nghề: có thể ở nhiều nơi như: nhà của bà con, trụ sở thôn, ấp, hội trường Uỷ ban nhân dân xã, nhà văn hóa xã, trên đồng ruộng.
+ Giáo viên dạy nghề: là những nông dân sản xuất giỏi, là nghệ nhân, là công nhân có tay nghề cao,... có khả năng “truyền nghề” cho bà con.
+ Phương pháp dạy: học lý thuyết kết hợp với thực hành trên đồng ruộng. Đối với bà con chưa biết đọc, biết viết, có thể dạy nghề bằng phương pháp “cầm tay chỉ việc”.
+ Các cơ sở đảm trách việc dạy nghề tại vùng chuyên canh, chuyên con:
• Đối với vùng chuyên canh cây công nghiệp: việc dạy nghề cho bà con do các doanh nghiệp tổ chức hoặc phối hợp với các cơ sở dạy nghề cùng thực hiện. Sau khi học nghề, bà con được các doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất và bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch với giá bảo đảm có lời cho bà con trong mọi trường hợp thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp tốt hay xấu.
• Đối với vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, rau sạch, hoa quả: các viện nghiên cứu, cơ sở dạy nghề phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề cho bà con; gắn dạy nghề
với giải quyết việc làm, bao tiêu sản phẩm cho bà con sau khi học nghề. Trong quá trình đào tạo, bà con ngoài việc được học kỹ năng nghề, còn được cung cấp các kiến thức về bảo vệ thực vật, các quy
39
định quốc tế và của Việt Nam về an toàn thực phẩm (GAP và Viet GAP).
• Đối với vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản: các viện nghiên cứu phối hợp với các cơ sở dạy nghề và chính quyền địa phương vừa tổ chức đào tạo nghề cho bà con vừa phát triển sản xuất. Sau khi học nghề, bà con sẽ biết cách chuẩn bị ao hồ, chuồng trại theo đúng yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm vệ sinh môi trường; biết lựa chọn con giống tốt; biết chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Nhờ đó, bà con có thể thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp tự túc, năng suất thấp, sản lượng ít và phân tán tiến lên phát triển kinh tế nông hộ
với quy mô sản xuất lớn, năng suất cao, các nông hộ sẽ hợp lại tạo thành vùng hàng hoá tập trung. - Dạy nghề cho lao động nông thôn trong các làng nghề.
+ Mục đích dạy nghề cho lao động trong các làng nghề truyền thống: trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, làng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nhờ có làng nghề, hàng triệu bà con nông dân đã được tạo việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập. Tuy nhiên, làng nghề ở nước ta đang gặp phải rất nhiều vấn đề như: thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thị
trường nguyên liệu, cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm lại bấp bênh, mẫu mã bao bì sản phẩm
40
chưa đẹp, sản phẩm không tiếp cận được với thị trường, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường đến mức báo động với 80% số làng nghề ô nhiễm gây bức xúc trong xã hội. Nhân lực tại các làng nghề thiếu, hơn nữa trình độ tay nghề lao động lại không đồng đều, mặc dù nguồn lực lao động ở khu vực nông thôn rất dồi dào, mặt bằng sản xuất của các làng nghề ngày càng thu hẹp vì nông thôn đổi mới nhưng không có quy hoạch... Tất cả những khó khăn đó đã làm cho các làng nghề rơi vào khó khăn triền miên. Một số làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một. Trong bối cảnh đó, công tác dạy nghề cho lao động trong các làng nghề nhằm mục đích đào tạo đội ngũ thợ trẻ để phục hồi, duy trì và phát triển nghề truyền thống. Hoạt động dạy nghề cần kết hợp với xây dựng vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm để giúp làng nghề có thể đứng vững, ổn định và phát triển.
+ Giáo viên dạy nghề: là những thợ giỏi của doanh nghiệp, thợ giỏi của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, các nghệ nhân.
+ Phương pháp dạy nghề: giáo viên “cầm tay chỉ việc” sẽ tạo cơ hội cho bà con chưa biết đọc, biết viết vẫn có thể theo học nghề.
+ Các cơ sở đảm trách việc dạy nghề cho lao động nông thôn trong các làng nghề:
• Dạy nghề tại các làng nghề truyền thống: bà con có thể theo học tại các lớp học dạy nghề do các
41
doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, hợp tác xã, hiệp hội làng nghề thủ công mỹ nghệ, trung tâm phát triển nghề truyền thống... tổ chức. Sau khi học nghề, bà con được doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu hoặc tự mua nguyên liệu, doanh nghiệp thuê bà con gia công sản phẩm, tạo điều kiện cho bà con tổ chức sản xuất, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
• Dạy nghề làm các sản phẩm thủ công xuất khẩu, kết hợp với xây dựng vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm: ở các địa phương có nghề sản xuất các sản phẩm thủ công để xuất khẩu hoặc thuộc vùng quy hoạch trồng nguyên liệu để cung cấp cho các cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống. Nếu bà con có nhu cầu học nghề, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ trực tiếp tổ chức dạy nghề cho bà con. Sau khi học nghề, bà con có thể: trồng và bán nguyên liệu cho doanh nghiệp hoặc nhận nguyên liệu để gia công sản phẩm, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
• Dạy nghề, nhằm phát triển làng nghề mới - “cấy nghề”: tại các địa phương diện tích đất canh tác bị thu hẹp, có nhiều nhân lực, thiếu việc làm, có nhu cầu quy hoạch làng nghề mới để tạo việc làm cho lao động. Chính quyền địa phương sẽ phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiểu thủ
công nghiệp truyền thống hoặc xây dựng cơ sở đào
42
tạo ở địa phương để tổ chức đào tạo nghề cho bà con với hình thức vừa học, vừa làm. Bà con chưa có việc làm hoặc ít việc làm, có nhu cầu học nghề mới có thể tham gia các khóa đào tạo nghề này. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và doanh nghiệp sản xuất là thành viên của Hiệp hội sẽ kết hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn kỹ thuật, cách thức tổ chức sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề mới hình thành và phát triển. Sau nhiều năm sản xuất, nếu nông hộ của bà con có đủ
tiềm lực kinh tế, kỹ thuật và có khả năng tự tổ chức sản xuất, tiếp thị mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thì không nhất thiết phụ thuộc vào một doanh nghiệp nào. Sản xuất của làng nghề sẽ phát triển bền vững.
- Dạy nghề tại đồng ruộng.
+ Mục đích: dạy nghề tại đồng ruộng (FFS) cho người nông dân được tổ chức ngay trên cánh đồng, thông qua khóa học kéo dài suốt một mùa vụ, từ giai đoạn bắt đầu trồng, cấy, đến giai đoạn sinh trưởng, chăm sóc, bảo vệ và quản lý cây trồng sẽ giúp cho bà con tích cực, chủ động trong việc trao đổi, nắm bắt quy trình kỹ thuật, áp dụng và kiểm nghiệm ngay trong thực tế.
+ Phương pháp dạy: thực hành và thảo luận nhóm. Giảng viên không áp đặt một chiều những kiến thức, kỹ năng cho các học viên phải làm theo ý của mình, mà chỉ trình bày mục tiêu, gợi ý và
43
hướng dẫn để học viên tự nhận thức. Thông qua thảo luận và từ kết quả trên ruộng mẫu, chính những học viên là người sẽ đưa ra quyết định ngay trên ruộng của chính mình. Tại mỗi buổi học, học viên được chia thành các nhóm nhỏ từ 5-6 người, cùng nhau trao đổi, bàn bạc, thảo luận về những chủ đề trong thực tiễn sản xuất. Quá trình thảo luận, trao đổi ý kiến sẽ giúp người học thể
hiện một cách rõ ràng những gì thu nhận được. Học tập và trao đổi ý kiến trong nhóm giúp cho bà con có được những cách tư duy mới, dần xóa bỏ tư tưởng tiểu nông, cá thể trong canh tác, cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
+ Giảng viên: là những cán bộ, kỹ thuật viên, chuyên gia nông nghiệp bám chốt ngay tại vùng trồng nguyên liệu, am hiểu về tập quán sinh hoạt, canh tác của dân cư địa phương.
+ Thời gian tổ chức: thời gian tổ chức khóa dạy nghề trên đồng ruộng thường kéo dài trong suốt mùa vụ, bởi những lý do sau đây:
• Mỗi một giai đoạn sinh trưởng của cây trồng có những yêu cầu khác nhau về nước tưới, phân bón, độ che phủ lớp đất mặt, làm cỏ, điều chỉnh mật độ...
• Một số quá trình cần được theo dõi sát sao và liên tục suốt mùa vụ như: biến động mật độ của một số loại côn trùng, khả năng phát sinh dịch bệnh, năng lực bù đắp của cây,...
44
• Kết quả của một quyết định đưa ra trong một giai đoạn sinh trưởng của cây chỉ có thể đánh giá được ở giai đoạn sau đó. Đặc biệt quan trọng là, các quyết định đó có tác động như thế nào đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng.
Với khóa học trải dài suốt mùa vụ, giúp cho người học bám sát diễn biến từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển và thu hoạch cây trồng, nhờ vậy các vấn đề phát sinh, phát hiện của người học đều được chia sẻ, thảo luận và tìm ra cách giải quyết hợp lý, kịp thời, đồng thời phổ biến cho nhiều học viên trong lớp học cùng hiểu và rút kinh nghiệm.
+ Địa điểm tổ chức lớp học: lớp học có thể sử dụng bóng cây to, lán che hoặc sân nhà của học viên gần với vườn ươm, ruộng trồng để thuận tiện cho việc học và thực hành. Nội dung học lý thuyết thường được tổ chức ngoài trời. Nội dung thực hành được tổ chức trên đồng ruộng, vườn ươm bao gồm: ruộng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và ruộng nông dân (quản lý theo cách của nông dân thường làm).
+ Phương tiện phục vụ dạy và học: ngoài những vật dụng thông thường (như: bút viết, giấy khổ to, bảng, bàn, ghế nhựa, thước đo, kính lúp, bẫy vợt bắt côn trùng và những lọ nhựa để chứa mẫu vật), thì công cụ chủ yếu phục vụ cho hoạt động dạy học của lớp dạy nghề tại đồng ruộng chính là đồng
45
ruộng, vườn ươm cùng với những thực thể sinh vật, hệ sinh thái gắn liền với đồng ruộng. Ruộng nông dân và ruộng quản lý dịch hại tổng hợp: là phương tiện học tập không thể thiếu đối với lớp học dạy nghề trên đồng ruộng. Trong một khóa dạy nghề trên đồng ruộng, bà con nông dân sẽ được làm những thí nghiệm trên ruộng quản lý dịch hại tổng hợp và ruộng nông dân. Qua thí nghiệm đó, bà con có thể so sánh được hiệu quả của những tác động theo quản lý dịch hại tổng hợp với tác động thông thường lên cây trồng. Một lớp học nghề trên đồng ruộng sẽ không được coi là hoàn tất nếu thiếu các thí nghiệm trên đồng ruộng.
⮰ Định hướng dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong năm 2014 - 2015 - Yêu cầu:
+ Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đến việc bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
+ Đào tạo gắn với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp xã.
+ Đào tạo phải gắn với Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ.
46
- Đối tượng ưu tiên đào tạo:
+ Lao động nông thôn làm kỹ thuật nông nghiệp cần có chứng chỉ nghề theo quy định như: thuyền trưởng, máy trưởng tàu đánh bắt thủy sản; người làm nghề dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật, dẫn tinh viên, người quản lý thủy nông cơ sở; đào tạo cho các chủ trang trại về kỹ thuật và quản lý.
+ Nông dân làm nghề yêu cầu có trình độ kỹ thuật: nuôi trồng thủy sản thâm canh, chăn nuôi gia súc gia cầm; sản xuất giống cây trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ khí nông nghiệp...
+ Nông dân tham gia các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh; có hợp đồng liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25-10-2013 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp với các nhóm đối tượng học nghề:
+ Tổ chức đào tạo tại các cơ sở dạy nghề hoặc tại địa phương đủ điều kiện đối với lao động nông thôn có nhu cầu đào tạo và được cấp chứng chỉ để làm kỹ thuật tại địa phương.
+ Tổ chức đào tạo ngay tại làng, xã, thôn, bản, ấp... hoặc tại cơ sở sản xuất (trang trại, trạm...),
47
gắn với mô hình sản xuất tiến bộ, lấy thực hành là chính, đặc biệt chú trọng việc đào tạo gắn với yêu cầu của doanh nghiệp đối với nông dân tham gia học nghề nông nghiệp.
(Trích Công văn số 1537/BNN-TCCB ngày 14-5-2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2014-2015).
4. Trách nhiệm, quyền lợi của lao động học nghề và các bên liên quan trong đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Đề án 1956
Là nước nông nghiệp, Việt Nam với nhiều lợi thế từ các sản phẩm nhiệt đới, có dân số trẻ và văn hóa nông nghiệp truyền thống, đây là những tiềm năng để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, với những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, để
phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, cần phải “tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”: xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm,
48
với chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đồng thời, duy trì quy mô và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế
của từng vùng đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm có nhu cầu nội địa lớn. Đổi mới và phát triển hệ thống quản lý và hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh...1.
Phát triển nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chủ trương lớn của nước ta, nhằm sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức, kỹ năng nghề phù hợp để chuyển đổi hoạt động sản xuất của mình theo ba hướng: (i) Tiếp tục làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp với việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới để nâng cao năng suất lao động; (ii) Chuyển dịch sang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại chỗ ở (ly nông bất ly hương); (iii) Chuyển dịch sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tại địa phương khác.
____________
1. Xem Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị tăng và phát triển bền vững.
49
Theo số liệu thống kê và tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay cả nước có khoảng hơn 25 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 55,7% tổng lao động của cả
nước và mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu người đến tuổi lao động. Tuy nguồn cung lao động nông thôn dồi dào nhưng trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn luôn thấp hơn so với mức chung của cả nước. Có đến trên 81% lao động nông thôn chưa qua trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào và khoảng 18,9% lao động nông thôn chưa tốt nghiệp Tiểu học trở xuống đang làm việc, vì thế khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm tốt hơn đối với nhóm lao động này là rất khó khăn. Thêm vào đó là lề lối làm ăn tiểu nông của nông nghiệp truyền thống và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã hạn chế tính chủ động, sáng tạo của người nông dân trong sản xuất, kinh doanh, cũng như khả năng tiếp cận thị trường. Vì vậy, chuyển dịch cơ
cấu lao động và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; giá trị gia tăng của nhiều mặt hàng còn thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phi nông nghiệp phát triển chậm, chưa thúc đẩy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.
50
Trước yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động phục vụ cho quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải pháp cấp bách và ưu tiên số một hiện nay là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Việc đào tạo nghề cho nông dân cần phải có bước chuyển lớn: thay đổi phương pháp, thay đổi công nghệ, thay đổi tư duy, bảo đảm người nông dân được đào tạo tinh thông về nghề nghiệp, có đầu óc quản lý nghề nghiệp. Mục tiêu đã đặt ra “Một triệu nông dân sẽ
được đào tạo nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) mỗi năm, phần lớn trong số này sẽ có việc làm”, là quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện thành công mục tiêu này đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực, sự phối hợp, chung tay của cả hệ thống chính trị và sự quyết tâm của người học nghề (lao động nông thôn). Trong đó, cần có sự phối hợp gắn kết, có trách nhiệm, có hiệu quả giữa các bên liên quan trong việc đào tạo cho lao động nông thôn, đó là: người học nghề - cơ sở dạy nghề - doanh nghiệp sử dụng lao động sau đào tạo nghề - chính quyền địa phương (nhà nước).
a) Trách nhiệm và quyền lợi của lao động nông thôn học nghề (người học nghề) • Trách nhiệm của người học nghề:
Xác định học nghề là quyền lợi, là trách nhiệm của mình; phải biết tận dụng cơ hội từ chính sách
51
hỗ trợ đào tạo nghề của Nhà nước để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tạo cho bản thân có một nghề để có thể tự tạo việc làm ổn định trong nông nghiệp hoặc tìm được việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn hoặc ngoài khu vực nông thôn; từng bước cải thiện thu nhập và điều kiện sống cho bản thân và gia đình; góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, thực hiện mục
tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Để học nghề có hiệu quả bà con cần ghi nhớ phương châm “3 biết”: biết nhu cầu thị trường lao động, biết cơ chế chính sách đối với quyền và trách nhiệm của người học nghề, biết cơ hội việc làm của mình tại địa phương sau khi học nghề và thực hiện tốt các bước sau:
• Trước khi học nghề, thông qua các kênh thông tin đại chúng (truyền hình, sách, báo...), dịch vụ tư vấn, định hướng ngành nghề do các chuyên gia từ các viện nghiên cứu, các tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội nghề nghiệp phối hợp với các cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương cung cấp, bà con cần chủ động tìm hiểu thông tin về các nghề đào tạo, tương lai phát triển của các nghề, điều kiện học nghề, địa chỉ nơi làm việc sau khi học (nếu có), các cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Ngoài ra người học nghề cần phải tìm hiểu các chính sách hỗ trợ người học nghề, các mô hình dạy nghề
52
gắn với việc làm hiệu quả tại địa phương; các vật nuôi, cây trồng có thể phát triển nuôi trồng hiệu quả trên ruộng, vườn của mình (nếu học nghề nông nghiệp), các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn, nghề thủ công có tiềm năng phát triển (nếu học nghề phi nông nghiệp)... Trên cơ sở
thông tin đã tìm hiểu, người học nghề xác định nghề để học, cơ sở dạy nghề phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và gia đình, tránh tình trạng lựa chọn ngành nghề học theo cảm tính, sau khi học xong không ứng dụng kiến thức, kỹ năng được học vào công việc của mình hoặc chỉ đi học theo phong trào, học cho vui. Sau khi lựa chọn được ngành nghề học, người học nghề kê khai đúng, đầy đủ về bản thân, đối tượng, nhu cầu về nghề học đã lựa chọn khi làm đơn đăng ký học nghề (theo mẫu quy định), gửi Ủy ban nhân dân xã để được xác nhận về đối tượng theo quy định và các điều kiện để làm việc theo nghề đăng ký học.
• Trong khi học nghề: phải tích cực học tập, tham gia đầy đủ các buổi học, chấp hành các quy định của lớp học, của cơ sở dạy nghề; thảo luận, trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm tổ chức sản xuất trong quá trình học.
• Sau khi học nghề: tùy theo mục đích cụ thể đã xác định, bà con cần phải quyết tâm, nỗ lực để có thể tạo ra những cơ hội việc làm cho mình sau học nghề.
53
Đối với người học nghề để tự tạo việc làm: dựa trên kiến thức, kỹ năng nghề đã học, điều kiện đất đai, phương tiện sản xuất, nhân lực hiện có và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Nhà nước (cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế...), nên mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình sản xuất, các đầu mối bao tiêu sản phẩm..., để tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho bản thân và gia đình, góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương.
Đối với người sau học nghề được doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu hoặc tự mua nguyên liệu. Doanh nghiệp có thể thuê bà con gia công sản phẩm, tạo điều kiện cho bà con tổ chức sản xuất, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Đối với việc gia công sản phẩm thì bà con phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, yêu cầu về mẫu mã sản phẩm; tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm đúng thời hạn giao hàng theo yêu cầu của doanh nghiệp, góp phần duy trì và củng cố thương hiệu của sản phẩm. Điều này góp phần giữ uy tín với khách hàng, tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp để có mối hàng ổn định, lâu dài, tạo mối gắn kết về lợi ích giữa bà con với doanh nghiệp.
Đối với người lao động học nghề đáp ứng các yêu cầu về độ tuổi, trình độ học vấn, sức khỏe được các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tuyển dụng
54
vào làm việc hoặc đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Khi đó, người học nghề phải tuân thủ các điều kiện, nội quy, kỷ luật lao động của doanh nghiệp, của nước sở tại; thực hiện công việc phải làm theo đúng quy trình, kỹ thuật; chú ý rèn luyện tay nghề, kỹ năng làm việc, ý thức kỷ luật lao động công nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng lao động, giữ được việc làm, có cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Sau học nghề, bà con có trách nhiệm cung cấp trung thực, đầy đủ thông tin về tình trạng việc làm, thu nhập sau học nghề cho chính quyền địa phương.
- Quyền lợi của người học nghề:
+ Được hỗ trợ chi phí học nghề, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại khi tham gia các khóa học nghề trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng quy định cho từng đối tượng như sau:
• Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng1, hộ nghèo2, người dân tộc thiểu số, người tàn tật3, người bị thu hồi đất canh tác4 được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học
____________
1, 2, 3, 4. Được xác định theo quy định hiện hành của Nhà nước.
55
(mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;
• Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
• Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể tùy theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).
+ Được vay tiền để học nghề: đối với lao động nông thôn thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí học nghề theo Đề án 1956, nếu mức hỗ trợ chi phí học nghề chưa đủ để tham gia khóa học nghề, người học nghề có nhu cầu vay thì được vay tiền để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học
56
sinh, sinh viên); trường hợp sau khi học nghề và về làm việc ổn định ở nông thôn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
+ Được cấp chứng chỉ học nghề, bằng nghề1: học viên học nghề trình độ sơ cấp nghề, sau khi hoàn thành khóa học nghề sẽ được kiểm tra đánh giá theo quy định của Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề; học viên hoàn thành các khóa học nghề dưới 3 tháng sẽ được người đứng đầu cơ sở dạy nghề cấp chứng chỉ nghề.
+ Sau khi học nghề, có cơ hội tìm việc làm hoặc sản phẩm làm ra được cam kết bao tiêu nếu học nghề theo phương thức dạy nghề cho vùng chuyên canh, hoặc các làng nghề.
+ Sau khi học nghề được vay vốn để tự tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.
____________
1. Theo Công văn số 664/LĐTBXH-TCDN ngày 09-3-2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
57
b) Trách nhiệm và quyền lợi của các cơ sở dạy nghề
- Điều kiện đối với các cơ sở dạy nghề
Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, doanh nghiệp và cơ sở tư thục; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp; các viện nghiên cứu, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ... gọi chung là cơ sở dạy nghề. Các cơ sở này được tham gia dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn khi chuẩn bị đủ điều kiện theo quy định như sau:
+ Đối với cơ sở tham gia dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phải chuẩn bị đủ các điều kiện để hoạt động dạy nghề theo quy định tại Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24-11-2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về đăng ký hoạt
động dạy nghề và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với nghề đào tạo. + Đối với cơ sở tham gia dạy nghề dưới ba tháng phải chuẩn bị đủ các điều kiện để dạy nghề và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, thông báo bằng văn bản về nghề đào tạo, quy mô đào tạo đối với từng nghề. Các điều kiện
58
để dạy nghề, gồm: (i) Có đội ngũ giáo viên hoặc người dạy nghề có chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm thực tế về nghề sẽ tổ chức đào tạo; đã được bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề cho lao động nông thôn và phải có ít nhất 2 giáo viên hoặc người dạy nghề trực tiếp giảng dạy ở 1 lớp dạy nghề; (ii) Có đủ cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy nghề phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và số lượng người học; (iii) Có chương trình, tài liệu dạy nghề của nghề sẽ tổ chức đào tạo được xây dựng và phê duyệt phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và điều kiện của người học ở từng vùng, miền; chương trình đào tạo phải xác định rõ thời gian đào tạo và thời gian thực học của từng nghề.
- Trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề:
Lao động nông thôn là nhóm đối tượng học nghề đặc thù (trình độ học vấn không đồng đều, lao động theo mùa vụ, có thói quen canh tác lạc hậu...), có nhu cầu về nghề nghiệp rất đa dạng, nhưng năng lực và điều kiện lại rất khác nhau ở
từng vùng miền, lứa tuổi, trình độ. Với trách nhiệm là người được đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bảo đảm để người dân sau học nghề có thể sống bằng nghề đã học, tránh lãng phí xã hội, các cơ sở dạy nghề đủ điều kiện tham gia
59
đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần làm tốt những yêu cầu sau:
+ Trước khi tổ chức đào tạo, cần phối hợp với chính quyền địa phương điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. Cung cấp thông tin về các khóa đào tạo với những tên nghề cụ thể, tư vấn lựa chọn nghề học cho người học nghề; phân loại đối tượng học nghề (đối tượng nào cần được tư vấn? đối tượng nào cần được đào tạo cơ bản? đối tượng nào có thể chuyển giao công nghệ...?) để đưa ra kế hoạch đào tạo phù hợp.
+ Chương trình đào tạo phải được thiết kế theo hướng linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng về ngành, nghề; hình thức, phương pháp dạy nghề phải phù hợp với trình độ của từng nhóm đối tượng học nghề; phương thức đào tạo phải đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng vùng, miền... Tài liệu học tập dành cho các lớp dạy nghề nội dung phải trình bày ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, dễ áp dụng trong thực tiễn; các nội dung được trình bày theo trật tự của một quy trình công việc, kèm theo các hình vẽ, ví dụ minh họa theo nội dung hướng dẫn, có phần lưu ý những vấn đề thường xảy ra, hay gặp phải trong thực hành nghề của người lao động. Đội ngũ giáo
60
viên dạy nghề phải có kinh nghiệm và có khả năng thực hành tốt.
+ Tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, bảo đảm nội dung và chất lượng theo đúng cam kết với doanh nghiệp và người học nghề.
+ Liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn để hỗ trợ người lao động sau khi học nghề có được việc làm phù hợp.
- Quyền lợi người dạy nghề tham gia dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn: + Được hưởng phụ cấp lưu động: đối với giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc. + Được giải quyết nhà công vụ: đối với giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết nhà công vụ giống như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục từ mầm non đến các cấp học phổ thông. + Được trả tiền công giảng dạy: đối với người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động
61
có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ
trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi. Mức cụ thể do cơ sở dạy nghề quyết định.
- Quyền lợi của cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn:
+ Được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong Đề án 1956. + Được Nhà nước cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. + Được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ thiết bị dạy nghề. Đối với một số loại hình cơ sở dạy nghề đặc thù được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ thiết bị dạy nghề theo đối tượng cụ thể như sau:
• Các huyện nghèo được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho trung tâm dạy nghề theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27-12-2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;
• 30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30 - 50% mới
62
thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, ký túc xá, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ôtô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 4 nghề phổ biến và 3 - 5 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 12,5 tỷ đồng/trung tâm;
• 74 huyện miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư xưởng thực hành, ký túc xá; nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ôtô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở
thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 3 nghề phổ biến và 3 - 4 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 9 tỷ đồng/trung tâm;
• 116 huyện đồng bằng mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề với mức 5 tỷ đồng/trung tâm;
• 9 trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở 9 tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống (Hà Nội, Bắc Giang, Thái Bình, Phú Yên...) được hỗ trợ đầu tư xây dựng và thiết bị dạy nghề với mức đầu tư 25 tỷ đồng/trường;
• Tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho 63
các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện được đầu tư giai đoạn 2006-2009 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm chất lượng dạy nghề. Mức hỗ trợ 3 tỷ đồng/trung tâm;
• Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho 100 trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Mức hỗ trợ 1 tỷ đồng/trung tâm.
c) Trách nhiệm của các doanh nghiệp sử dụng lao động nông thôn sau đào tạo nghề hoặc bao tiêu sản phẩm cho nông dân (ở vùng chuyên canh hoặc các làng nghề)
Thực hiện cam kết tuyển dụng lao động sau tốt nghiệp hoặc bao tiêu nguyên liệu, sản phẩm cho người lao động sau thu hoạch. Để thực hiện tốt cam kết này, các doanh nghiệp sử dụng lao động nông thôn cần tham gia xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp, cùng tham gia đào tạo nghề thông qua việc cử cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao tham gia giảng dạy hoặc cung cấp công nghệ, nhà xưởng, nơi thực hành cho người học nghề. Các doanh nghiệp cần gắn kết với người lao động, để giúp họ nâng cao năng lực hành nghề; tư vấn, hướng dẫn người lao động cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để bảo đảm đầu ra cho
64
sản phẩm; hỗ trợ người lao động vốn, giống, thuốc trừ sâu bệnh, công nghệ... để họ có thể tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tham gia trong công tác hướng nghiệp, hỗ trợ cho nhóm đối tượng lao động nông thôn “chuyển dịch” cơ cấu kinh tế. Đây chính là yếu tố mang tính chất quyết định đến sự thành công trong công tác đào tạo nghề cho vùng chuyên canh.
d) Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn
- Với vai trò chỉ đạo tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, chính quyền địa phương là người “đặt hàng đào tạo”. Vì vậy chính quyền địa phương cần nhận thức đúng việc đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao chất lượng, năng suất lao động; góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để lao động nông thôn nắm bắt được các chủ trương, chính sách ưu đãi của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, để họ thấy rõ mục tiêu, lợi ích của việc học nghề. Đẩy mạnh công tác tư
65
vấn, định hướng nghề cho nông dân, thông tin cho bà con biết định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ hội việc làm, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn, với những trình độ, kỹ năng nghề cụ thể, từ đó để
bà con chủ động trong việc lựa chọn nghề học và tự nguyện tham gia các khóa học nghề. Để làm việc này, chính quyền địa phương cần kết hợp với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huy động đội ngũ
chuyên gia trong các lĩnh vực từ các viện nghiên cứu, các tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội nghề nghiệp để tư vấn, định hướng cho bà con và triển khai các khóa đào tạo. Điều này bảo đảm sự thành công của việc ứng dụng công nghệ mới, phương thức sản xuất mới, đồng thời bảo đảm nội dung đào tạo phù hợp nhu cầu sử dụng lao động. Cùng với đó, khuyến khích sự tham gia của nông dân vào quá trình đào tạo nghề, để nông dân nhận thức được vai trò và trách nhiệm của họ đối với công tác dạy nghề.
- Phối hợp với các cơ sở dạy nghề tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trên địa bàn. Căn cứ vào số lượng, trình độ, thực trạng lao động nông thôn, yêu cầu về phát triển
66
ngành nghề; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, kết quả điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề
trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện. Để công tác đào tạo nghề gắn với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp; gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã và cuối cùng là sau đào tạo nghề, thực hành nghề sản xuất và thu nhập của người dân phải tăng, thì việc xác định nhu cầu đào tạo phải chi tiết đến từng nghề, từng vật nuôi, cây trồng cụ thể bảo đảm phù hợp điều kiện phát triển ở địa phương. Quan tâm và đưa vào chương trình dạy nghề các nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống cần bảo tồn và có khả năng phát triển để tạo việc làm tại chỗ cho lao động như: chế biến gỗ, sơn mài, chạm, khảm; làm đồ gốm, đồ đồng; nghề mây tre đan, nghề thêu ren, nghề dệt, lụa, thổ cẩm...
- Kết nối với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp để giải quyết việc làm, đầu ra cho sản
67
phẩm của người lao động sau đào tạo. Bởi nếu không gắn được với việc làm, chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn sẽ không hiệu quả, người nông dân sẽ không mặn mà với việc học nghề và nguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí. Việc kết nối là nhằm để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất một mặt tham gia vào quá trình đào tạo; mặt khác có thể tạo cơ hội cho người học được tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học và sau khi học nghề xong là có thể làm việc được ngay với nghề được học của mình.
- Giám sát quá trình đào tạo, hiệu quả sau đào tạo trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp tổ chức thành công khóa đào tạo; cùng tham gia tổ chức và quản lý lớp học. Phối hợp với các cơ sở được giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn để tuyển lao động nông thôn đủ điều kiện học nghề. Đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp đã đầu tư đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ kinh phí đào tạo, đầu tư cây con giống,... có quyền thu mua các sản phẩm sau thu hoạch của người nông dân với giá thị trường. Tổ chức ký cam kết tạo việc làm hoặc bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp - cơ sở dạy nghề và người học nghề.
68
⮰ Phương châm “ 4 có, 4 biết”
trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn
• “4 có”: có ban chỉ đạo, chương trình hoạt động đến cơ sở; có quy hoạch phát triển nhân lực hằng năm đến cấp xã; có danh sách cơ sở đào tạo nghề thuộc các bộ, ngành quản lý tại địa phương theo hướng tránh để người lao động phải đào tạo xa nơi cư trú; có chương trình thông tin, hỗ trợ
việc làm trên truyền hình.
• “4 biết”: chính quyền phải biết địa chỉ cơ sở điển hình làm tốt việc dạy nghề gắn với giải quyết việc làm ở mỗi ngành nghề; người lao động phải biết chính sách hỗ trợ của chương trình đào tạo nghề được công khai ở cấp xã; biết địa chỉ cơ sở đào tạo nghề tại địa phương; biết khả năng nơi làm việc sau khi đào tạo nghề.
69
Phần II
THOÁT NGHÈO TỪ HỌC NGHỀ
Thoát cảnh chạy gạo từng bữa,
nhờ biết nghề
Bao đời nay, người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị gắn bó với cây rựa, chiếc cuốc. Dẫu chăm chỉ làm lụng nhưng cuộc sống bà con vẫn luẩn quẩn trong nghèo khó. Từ ngày những lớp tập huấn, dạy nghề được tổ chức, dân bản đã tìm ra nhiều lối đi mới trên con đường thoát nghèo.
Trời hửng sáng, anh Hồ Văn Ngơn đã áo quần chỉnh tề lên đường đến lớp dạy nghề thợ nề được tổ chức tại xã A Bung. Hôm nay, nhiệm vụ của anh là làm hướng dẫn viên thực hành cho các học viên trẻ. Cách đây không lâu, anh Ngơn là 1 trong 24 thanh niên của xã Tà Rụt tham gia học lớp dạy nghề thợ nề. Nhờ chăm chỉ trau dồi kiến thức, kỹ
năng, anh trở thành một trong những học viên vững tay nghề nhất. Ngay sau khi kết thúc khóa học, anh Ngơn đứng ra nhận thầu xây dựng 3 ngôi nhà và 2 khu vệ sinh cho người dân trong xã.
70
Những công trình đầu tay do anh và đội thợ xây dựng đều được bà con rất hài lòng. Đó là động lực mạnh mẽ thúc giục anh Ngơn thêm gắn bó với nghề. Đến nay, anh đã đứng ra thành lập một đội thợ riêng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động.
Anh Ngơn chia sẻ: “Cũng như nhiều người dân xã Tà Rụt, trước đây mình chỉ biết đến việc rẫy nương, vất vả nhiều nhưng thu nhập hạn hẹp lắm. Nhờ Hội Nông dân xã tạo điều kiện, mình mới có được công ăn, việc làm ổn định, gia đình không còn chạy gạo từng bữa nữa rồi”.
Người dân huyện Đakrông vốn hay lam, hay làm. Quanh năm, bà con gieo giọt mồ hôi trên nương với khát vọng no đủ. Tuy nhiên, do trình độ sản xuất còn lạc hậu, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hạn chế nên mùa màng thường xuyên thất bát. Thực tế ấy khiến nhiều người chán nản, không thiết tha lao động mà chỉ
trông chờ vào sự trợ cấp của Nhà nước. Trước thực trạng ấy, cán bộ Hội Nông dân huyện Đakrông đã tập trung vận động bà con tham gia các lớp tập huấn, dạy nghề với phương châm “cho cần câu hơn xâu cá”.
Bà Nguyễn Thị Hà, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đakrông cho biết: “Lâu nay, người nông dân trong huyện chủ yếu gắn bó với rẫy nương. Tuy nhiên, do nhận thức cũng như khả năng áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật còn hạn chế
71
nên hiệu quả sản xuất thường không cao. Hiểu điều đó, chúng tôi đã tạo điều kiện giúp bà con tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề ngắn hạn phù hợp với trình độ, sở thích, hoàn cảnh gia đình. Qua đó, người dân được bổ túc thêm kiến thức về
trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời tìm ra hướng sản xuất kinh doanh mới”.
Buổi đầu tổ chức các lớp tập huấn, dạy nghề tại bản làng vùng cao, người dân tham gia rất đông. Tuy nhiên, sau một thời gian, con số ấy giảm đi trông thấy. Nguyên nhân là do bà con chưa nhận thức sâu sắc về hiệu quả của vốn kiến thức được truyền dạy. Bên cạnh đó, tập quán sản xuất lỗi thời, lạc hậu vẫn còn in sâu trong nhận thức dân bản.
Theo quan niệm của người Vân Kiều, Pa Kô xưa, gạo là hạt ngọc trời. Vì vậy, khi trồng lúa, bà con không được bón phân, việc thu hoạch cũng phải được thực hiện bằng tay, “không thì ngọc trời sẽ mất dần đi”. Để giúp người dân xóa bỏ quan niệm lạc hậu ấy, các giáo viên phải lấy ví dụ về thực tiễn sản xuất của người dân đồng bằng: nhờ
bón phân mà cây lúa cũng như các loại cây trồng khác đều phát triển xanh tốt, cho năng suất cao. Việc thu hoạch cũng thuận lợi hơn rất nhiều khi có sự hỗ trợ của các loại công cụ, máy móc.
Để dân bản tin tưởng hơn, giáo viên còn vận động một số gia đình “thí điểm” trồng lúa và các
72
loại cây trái khác theo đúng quy trình. Sau khi các hộ này thu hoạch thành công, bà con mới tin những điều thầy giáo dạy là đúng. Từ đó, hễ có lớp tập huấn, dạy nghề nào được mở tại xã, dân bản đều nhắc nhau tham gia. Thậm chí, nhiều người còn lặn lội đường sá xa xôi để tham gia các lớp tập huấn, dạy nghề ở trung tâm huyện.
Ông Đào Mộng Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tà Rụt cho biết: “Giờ thì bà con không còn tâm lý đi học cho vui hoặc để nhận tiền hỗ trợ như trước nữa. Ai cũng nhận thức rằng, học là tốt cho mình, học để thoát nghèo. Đặc biệt, nhiều bà con sau khi đi học về còn tích cực tuyên truyền, vận động, truyền đạt lại những kiến thức đã thu nhận được cho các hộ dân khác. Nhờ đó, phong trào nhà nhà, người người học nghề để thoát nghèo phát triển rất mạnh ở các bản làng vùng sâu, vùng xa”.
Sự thay đổi nhận thức của người dân càng thúc giục cán bộ Hội Nông dân huyện Đakrông nỗ lực tìm nguồn tài trợ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho hội viên. Các cấp Hội đã chủ động phối hợp tổ chức 281 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho gần 9.000 lượt hội viên.
Một số lớp học thu hút sự tham gia của đông đảo người dân như: nông nghiệp tổng hợp, thú y, trồng rau sạch, thợ nề, may công nghiệp... Đến
73
nay, có 520 học viên đã được cấp chứng chỉ nghề, góp phần nâng tỉ lệ lao động nông thôn được qua đào tạo tại huyện lên 24%.
Hằng năm, cán bộ Hội Nông dân huyện còn tích cực vận động hội viên có năng lực, trình độ tham gia xuất khẩu lao động để góp phần cải thiện cuộc sống gia đình. Song hành với việc hỗ trợ cho đào tạo nghề, Hội còn đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện giúp hội viên vay vốn làm ăn. Đến nay, tổng số dư nợ qua kênh của Hội gần 44,7 tỉ đồng, hơn 2.100 lượt hộ được vay vốn. Nhờ thế, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện đã có cơ hội mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh. Đến cuối năm 2012, toàn huyện có gần 600 hộ đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Nhờ được tiếp cận với những lớp tập huấn, đào tạo nghề mà nhận thức cũng như đời sống vật chất của người dân huyện Đakrông đã được nâng lên đáng kể. Không còn đối diện với cảnh chạy gạo từng bữa, nhiều hộ đã trở nên giàu có với thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng, có điều kiện để nuôi dạy con cháu ăn học, tham gia các hoạt động xã hội, đầu tư vào sản xuất kinh doanh lớn...
(Theo baoquangtri.vn)
74
Mở được xưởng mộc nhờ học nghề
Từ một hộ nghèo, anh Huỳnh Minh Vương (thôn Phú Vang, xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) quyết tâm theo nghề mộc mỹ nghệ để kiếm sống. Nhờ kiên trì với nghề nên gia đình anh không những thoát nghèo mà còn có cuộc sống ổn định, giúp các con có điều kiện học hành đàng hoàng.
Hơn 10 năm trước, gia đình anh Vương thuộc hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thuộc diện hộ nghèo của xã Bình Kiến. Mẹ anh bị tai biến, nằm liệt hơn 10 năm; vợ anh bị suy tim, sỏi thận, không có khả năng làm việc nặng. Thêm vào đó, con trai lớn của anh cũng bị bệnh máu khó đông, thường xuyên phải nhập viện cứu chữa. Tất cả gánh nặng gia đình đè nặng trên vai anh Vương. Trong khi đó, nhà chỉ có gần 1 sào ruộng và bản thân anh không có nghề nghiệp ổn định, phải đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Năm 2003, anh Vương xin vào học nghề thợ cưa tại xưởng gỗ mỹ nghệ Sơn Phước gần nhà.
Thấy anh Vương chăm chỉ, lại có khả năng nên ông chủ xưởng gỗ cho anh học nghề mộc mỹ nghệ, tạo điều kiện cho anh hưởng lương thợ chính. Sẵn có chút năng khiếu, cộng với lòng đam mê học hỏi, chỉ gần 1 năm sau anh đã thành thợ mộc mỹ nghệ
lành nghề và trở thành thợ chính của xưởng gỗ75
Sơn Phước. Được 3 năm, anh Vương mạnh dạn đầu tư một xưởng mộc nhỏ độc lập với hy vọng thu nhập sẽ khá hơn. Với xưởng mộc của mình, anh nhận làm hàng cho xưởng gỗ Sơn Phước và nhận thêm công việc bên ngoài. Tiếng lành đồn xa, anh thường xuyên nhận được nhiều đơn đặt hàng làm sản phẩm gỗ mỹ nghệ ở khắp các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum... Từ đó, thu nhập ổn định, đời sống gia đình anh cũng bớt phần khó khăn.
Người con lớn của anh Vương do bệnh tật triền miên nên phải sớm nghỉ học, ngày ngày phụ giúp cha công việc tại xưởng. Cậu con trai thứ hai thấy cha vất vả cũng xin nghỉ học theo học nghề, phụ giúp cha kiếm sống. Cả hai đều hưởng tố chất từ cha nên cũng sớm thành thợ và phụ giúp đắc lực cho cha trong công việc. Anh Vương chia sẻ: “Gia đình không có điều kiện cho con đi học nên khi thấy 2 cháu lớn có năng khiếu về mộc mỹ nghệ, tôi khuyên các cháu cố gắng theo học nghề để có một nghề nghiệp ổn định kiếm sống sau này. Nay cháu lớn đã lành nghề, cháu nhỏ đang theo học nghề tại xưởng gỗ Sơn Phước”. Riêng 3 đứa con nhỏ, anh quyết tâm cho các con đến trường. Trong đó, 1 cháu tốt nghiệp Trung học phổ thông, 2 cháu còn lại đang học lớp 9 và lớp 6. Đặc biệt, các con anh Vương đều có năng khiếu thể thao. Hiện cậu con trai thứ 4
76
tên là Huỳnh Quốc Huy đang là cầu thủ của đội tuyển bóng đá thành phố Tuy Hòa; cô con gái út Huỳnh Thị Kiều Loan đang là vận động viên pencak silat của tỉnh. “Dù cuộc sống hiện tại còn nhiều khó khăn nhưng tôi luôn động viên các con nỗ lực học tập để sau này thoát nghèo và trở thành người có ích cho xã hội”, anh Vương tâm sự.
Từ một hộ nghèo, nay gia đình anh Vương không những thoát nghèo mà còn xây nhà, mua xe máy và có nguồn thu nhập ổn định. Không những thế, anh còn nhận thêm một số học trò để
dạy nghề. Nhớ lại thời gian khó khăn của mình, anh Vương nói: “Nếu không có sự tận tình giúp đỡ và động viên của ông chủ cũ, có lẽ gia đình tôi không được như hôm nay. Do vậy, tôi thấy mình có trách nhiệm truyền nghề lại cho những người có nguyện vọng học nghề để họ cũng có cơ hội thoát nghèo như mình”.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng thôn Phú Vang, xã Bình Kiến cho biết: “Từ hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, từ năm 2010, nhờ nỗ lực, chăm chỉ với nghề mộc, gia đình anh Vương đã thoát nghèo và có đời sống ổn định. Đây là một tấm gương vượt khó vươn lên thoát nghèo tiêu biểu của địa phương”.
(Theo Ngô Xuân)
77
Chăn nuôi có kỹ thuật sẽ tránh được rủi ro
Cuối tháng Ba, trời Sài Gòn nóng như lửa đốt, chúng tôi có mặt tại nhà chị Trần Thị Lan (sinh năm 1957) ở ấp Trung, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đúng lúc chị đang vệ sinh chuồng trại chăn nuôi bò sữa. Kiểm tra đàn bò gần 50 con, thoáng thấy đôi mắt của một chú bò hơi khác thường, chảy dịch nhầy ở mũi, chị
vội tiến đến gần hơn để quan sát. Với kinh nghiệm của mình, chị cho rằng con bò này đang bị cảm nóng. Chị Lan nói: “Cho uống nước gừng, tỏi hai, ba lần là khỏi ngay. Trước đây, tôi không có kiến thức về chăn nuôi bò sữa, hễ bò có triệu chứng lạ
là chạy đi kêu bác sĩ thú y. Đợi được họ đến thì bò đã bệnh nặng. Nay, nhờ tham gia khóa học sơ cấp nghề kỹ thuật chăn nuôi bò sữa và sơ cấp nghề thú y do xã tổ chức nên tôi có thể trị được một số bệnh đơn giản cho bò”.
Chị nhớ lại: “Trước đây, gia đình tôi chủ yếu làm ruộng, rẫy, quần quật cả ngày nhưng cứ thiếu hụt. Năm 1995, thấy nhiều hộ trong xã nuôi bò sữa, gia đình tôi đã vay vốn giải quyết việc làm 5 triệu đồng để mua một cặp bò sữa. Hồi đó, tôi đặt rất nhiều hy vọng vào bò sữa, nhưng việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Bò thường bị viêm tuyến vú, sản lượng sữa thấp. Năm 2002-2003, một con bò khi sắp được gieo tinh thì bỗng dưng
78