🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Biên niên sử thế giới cận - hiện đại
Ebooks
Nhóm Zalo
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương LÊ MẠNH HÙNG
Phó Chủ tịch Hội đồng
Q. Giám đốc - Tổng Biên tập
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM CHÍ THjNH
Thành viên
PHẠM THỊ THINH
NGUYỄN ĐỨC TjI
TRẦN THANH LÂM
NGUYỄN HOjI ANH
2
4
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Biên niên sử thế giới là bản ghi chép một cách có hệ thống các sự kiện lịch sử thế giới nổi bật xảy ra từ thời tiền sử, cổ đại, trung đại, cận đại cho tới thời hiện đại, được thống kê theo năm, thập kỷ, thế kỷ hay thiên niên kỷ, là tài liệu tham khảo, tra cứu có giá trị, không chỉ phục vụ hữu ích cho hoạt động học tập, nghiên cứu, mà còn góp phần củng cố, mở rộng kiến thức lịch sử nói chung của đông đảo bạn đọc.
Chính vì vậy, để trang bị “cẩm nang lịch sử bỏ túi” cho độc giả theo Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Biên niên sử thế giới cận - hiện đại do PGS.TS. Văn Ngọc Thành chủ biên.
Nội dung sách được chia thành hai phần riêng biệt. Phần thứ nhất: Biên niên sử thế giới cận đại. Do giới hạn không gian của cuốn sách nên nhóm tác giả chỉ lựa chọn các sự kiện bắt đầu từ năm 1500. Đặc biệt, vì thời cận đại thường gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, những tiến bộ công nghệ và các cuộc cách mạng nên nội dung phần này chủ yếu tập trung vào biên niên các sự kiện liên quan đến thế giới phương Tây.
5
Phần thứ hai: Biên niên sử thế giới hiện đại. Nội dung phần này đề cập chuỗi các sự kiện đáng chú ý diễn ra trên khắp các châu lục của thế giới hiện đại, khởi đầu từ năm 1918, sau khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra thời kỳ mới của lịch sử thế giới, trong đó vị thế, vai trò và tiếng nói của Việt Nam ngày càng được khẳng định, cho đến hết tháng 5/2020 - thời điểm nhóm tác giả hoàn tất nội dung bản thảo cuốn sách này.
Để tóm lược vắn tắt nhưng đầy đủ và bao quát các sự kiện quan trọng trải dài từ thời cận đại đến nay chỉ trong một cuốn sách mỏng là việc làm không hề dễ dàng đối với các tác giả cũng như Nhà xuất bản. Vì vậy, mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình biên tập, song nội dung sách khó tránh khỏi còn thiếu sót, có thể có sự chưa trùng khớp với các nguồn dẫn khác. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để nội dung sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 7 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
6
Phần thứ nhất
BIÊN NIÊN SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Có nhiều cách phân định mốc mở đầu và kết thúc của thời kỳ lịch sử thế giới cận đại, tuy nhiên, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học Mác - Lênin) và học thuyết hình thái kinh tế - xã hội thì thời kỳ cận đại bắt đầu với cuộc Cách mạng Netherlands (Nêđéclan)* năm 1566 và kết thúc năm 1917 - mốc đánh dấu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Nếu như cuộc Cách mạng Netherlands năm 1566 mở đầu thời đại các cuộc cách mạng tư sản trên toàn thế giới tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và tạo dựng nhà nước tư sản, mở màn cho thời kỳ hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản thì cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đánh dấu sự xuất hiện của một hình thái kinh tế - xã hội mới, phát triển cao hơn hình thái tư bản chủ nghĩa.
Trong phạm vi cuốn sách này, nhóm tác giả chọn các sự kiện bắt đầu từ thế kỷ XVI (tức là từ năm 1500) để việc theo dõi các sự kiện trong thời kỳ này được xuyên suốt, giúp bạn đọc dễ hiểu hơn.
___________
* Cách mạng tư sản Hà Lan (BT).
7
Năm 1500
Ngày 24/02: Ngày sinh của Karl V (Charles V, Charles Quint), là người cai trị cả Đế quốc Tây Ban Nha từ năm 1516 và Đế quốc La Mã thần thánh từ năm 1519, cũng như các vùng đất từng thuộc về Công quốc Bourgogne xưa kia kể từ năm 1506. Những lãnh thổ mà ông kế thừa bao gồm các lãnh thổ Tây, Trung và Nam Âu và các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ và châu Á. Kết quả là lãnh thổ của ông trải rộng trên 4 triệu km2 và trở thành đế quốc đầu tiên được coi là “đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn”. Karl là người kế thừa ba triều đại hàng đầu châu Âu: gia tộc Valois-Bourgogne (ở Bourgogne và Hà Lan), Habsburg (Đế quốc La Mã thần thánh) và Trastámara (Tây Ban Nha). Dưới thời kỳ trị vì của ông, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Vùng đất thấp (Netherlands) gồm Hà Lan, Bỉ, Lúcxămbua ngày nay phát triển nhanh chóng.
Năm 1511
Thực dân Bồ Đào Nha chiếm vùng Malacca, Đông Nam Á, là mốc mở đầu thời kỳ xâm lược thuộc địa của các quốc gia phương Tây ở châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 1535
Ngày 13/5: Nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier khởi hành chuyến hải hành thứ hai của ông với 3 con tàu, 110 thủy thủ và 2 cậu bé tù binh. Ông đã thám hiểm đến khu vực cửa sông St. Lawrence ở
Bắc Mỹ và đặt tên cho vùng đất mới này là Canađa.
8
Năm 1547
Ivan IV Vasilyevich (Ivan Đại đế) là Đại công tước Moskva (Mátxcơva) từ năm 1533 đến 1547. Ông là Sa hoàng đầu tiên của nước Nga (năm 1547). Khi mang danh hiệu Sa hoàng (Tar), ông tuyên bố mình là người kế vị hoàng đế sau cùng thuộc các hoàng đế Byzantine, người đã chết trong khi chiếm thành Constantinople năm 1453. Ivan Đại đế giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của quân Mông Cổ, thống nhất nhiều công quốc khác, mở rộng lãnh địa đến tận Bắc Băng Dương và dãy Ural.
Năm 1556
Karl V ốm nặng và truyền ngôi vua Tây Ban Nha cho con trai là Philip II, Vùng đất thấp từ đó trở thành thuộc địa của Đế quốc Tây Ban Nha. Đối với Philip II, ông chỉ coi Vùng đất thấp là một thuộc địa giàu có, có khả năng đóng góp nhiều tiền bạc cho ngân khố Tây Ban Nha đang trong tình trạng trống rỗng, nên ra sức bóc lột, duy trì chế độ cai trị hà khắc. Trong hoàn cảnh đó, người dân Vùng đất thấp nổi dậy đấu tranh nhằm đòi hỏi chính quyền Tây Ban Nha phải công nhận sự tự do tương đối của Vùng đất thấp hoặc độc lập hoàn toàn khỏi Đế quốc Tây Ban Nha.
Năm 1558
Elizabeth I (1558-1603) lên ngôi Nữ hoàng của nước Anh và Ailen từ ngày 17/11/1558 cho đến khi qua đời. Elizabeth I là người thứ sáu, cũng là người cuối cùng của vương triều Tudor. Elizabeth I tại vị
9
gần 45 năm. Trong thời kỳ bà trị vì, Vương quốc Anh trỗi dậy trở thành một cường quốc tại châu Âu và thế giới, chế độ phong kiến Anh phát triển đến đỉnh cao, Nghị viện trở thành bù nhìn luôn phải tuân theo ý chỉ của Nữ hoàng.
Năm 1564
- Ngày 15/02: Ngày sinh của Galileo Galilei (1564- 1642) - nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Italia, có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Galileo được gọi là “cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại”, “cha đẻ của vật lý hiện đại”, “cha đẻ của khoa học”, và “cha đẻ của khoa học hiện đại”. Galileo trình bày thuyết nhật tâm như
một minh chứng chống lại thuyết địa tâm của Giáo hội Công giáo Roma đã khiến Giáo hội cấm tuyên truyền nó.
- Ngày 23/4: Ngày sinh của William Shakespeare (1564-1616) - nhà văn và nhà viết kịch người Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của nước Anh và nhà viết kịch đi trước thời đại. Những vở kịch của ông đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ lớn và được trình diễn nhiều hơn bất kỳ nhà viết kịch nào. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là Romeo và Juliet, Hamlet, Othello,…
Năm 1566
Cuộc Cách mạng Netherlands nổ ra. Đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại nhằm giải quyết hai nhiệm vụ của Vùng đất thấp lúc bấy giờ là giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của
10
vương triều phong kiến Tây Ban Nha và mở đường cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Do chưa có hệ tư tưởng dân chủ tư sản dẫn đường nên cuộc Cách mạng Netherlands phải sử dụng ngọn cờ tôn giáo để khởi nghĩa. Cuộc chiến tranh xảy ra giữa chính quyền phong kiến Tây Ban Nha (bảo vệ đạo Cơ đốc) và phe nổi dậy đòi ly khai (theo đạo Tin lành).
Năm 1581
Liên minh Utrecht (được thành lập năm 1579 gồm chính quyền các tỉnh phía Bắc Netherlands đã giành được độc lập) chính thức tuyên bố phế truất Philip II với tư cách là vua Netherlands. Miền Bắc Netherlands trở thành một nước cộng hòa, gọi là Cộng hòa Hà Lan.
Năm 1596
Năm sinh của nhà khoa học nổi tiếng René Descartes (1596-1650), người lính của tương lai, nhà toán học kiêm nhà vật lý, là người luôn ủng hộ chủ nghĩa duy lý trong triết học. Nguyên tắc nổi tiếng của ông là: “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”. Từ tiên đề này, ông cho rằng có thể suy luận ra một tập hợp kiến thức phổ thông vững chắc, chẳng hạn để chứng minh rằng Chúa đang tồn tại, rằng con người là động vật biết suy nghĩ, và trí tuệ khác với vật chất. Năm 1599
Năm sinh của Oliver Cromwell (1599-1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh, có vai trò quan trọng trong Cách mạng tư sản Anh.
11
Năm 1600
Công ty Đông Ấn Anh (East India Company) - còn được gọi là Công ty thương mại Đông Ấn và sau Đạo luật Liên minh thì mang tên Công ty Đông Ấn Anh quốc - được thành lập nhằm mục đích thiết lập quan hệ thương mại với Đông Ấn. Đối thủ cạnh tranh chính của nó là Công ty Đông Ấn Hà Lan. Công ty cũng đã cai trị một khu vực rộng lớn của Ấn Độ, sử dụng sức mạnh quân sự để tăng cường mở rộng thuộc địa. Công ty giải thể vào ngày 01/01/1874.
Năm 1602
Công ty [liên hiệp] Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische Compagnie, hay VOC) thành lập sau khi được Quốc hội Hà Lan trao 21 năm nắm độc quyền thực thi những hoạt động thực dân tại châu Á. Đây là một công ty đầy quyền lực, sở hữu gần như toàn bộ quyền lực của chính phủ, bao gồm: có khả năng phát động chiến tranh, bỏ tù và hành hình các tù nhân, có khả năng đại diện trong các đàm phán hiệp ước, đúc tiền và thành lập thuộc địa. Từ năm 1602 đến 1796, VOC đã sử dụng gần 1 triệu người châu Âu làm việc cho các giao dịch thương mại với 4.785 tàu và mạng lưới vận tải, đã vận chuyển hơn 2,5 triệu tấn hàng hóa với châu Á.
Năm 1603
Elizabeth I - Nữ hoàng sau cùng trong vương triều Tudor - băng hà, nhưng bà không có con nối dõi trực tiếp. Người thân gần nhất của Nữ hoàng là
12
người bà con chú bác, Vua James VI xứ Xcốtlen, lúc này trở thành quốc chủ của cả nước Anh và Xcốtlen, đổi tên thành James I. Sự lên ngôi của ông mở đầu một thời kỳ lịch sử đầy xáo trộn trong vương triều Stuart - vương triều sau cùng trong các vương triều chuyên chế ở Anh. Bắt đầu từ thời kỳ ông trị vì, mâu thuẫn giữa Vua Anh và Nghị viện ngày càng căng thẳng vì quan hệ tư bản chủ nghĩa Anh đã phát triển rất mạnh và muốn phá bỏ những xiềng xích phong kiến.
Năm 1606
Năm sinh của họa sĩ Rembrandt Harmenszoon van Rijn (1606-1669), thường được biết tới với tên gọi là Rembrandt, một họa sĩ và nghệ sĩ khắc bản in nổi tiếng người Hà Lan. Ông thường được coi là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử hội họa châu Âu nói chung và Hà Lan nói riêng. Rembrandt nổi tiếng với những nghiên cứu nhân tính sâu sắc.
Năm 1607
Những người Anh đầu tiên di cư tới Bắc Mỹ và định cư ở Virginia. Sau đó, từ năm 1607 đến 1682, 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ lần lượt được thành lập gồm: Delaware, Pennsylvania, New Jersey, Georgia, Connecticut, Massachusetts Bay, Maryland, South Carolina, New Hampshire, Virginia, New York, North Carolina và Rhode Island.
Năm 1609
Cuộc chiến tranh ly khai giữa nhân dân vùng Netherlands với phong kiến Tây Ban Nha chính
13
thức kết thúc với chiến thắng của phe ly khai dưới sự lãnh đạo của Wilhelm Oranje (William of Orange) thông qua cuộc đình chiến kéo dài 12 năm. Kết quả chính của cuộc chiến là sự hình thành một nước Cộng hòa Hà Lan độc lập phát triển theo tư
bản chủ nghĩa bao gồm các lãnh thổ thuộc Hà Lan hiện nay.
Năm 1618
Mở đầu cuộc Chiến tranh 30 năm (1618-1648), đây là một trong những cuộc chiến thảm khốc trong lịch sử thế giới. Ban đầu là cuộc xung đột giữa nhà Habsburg và Bourbon, về sau trở thành cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu.
Năm 1619
Công ty [liên hiệp] Đông Ấn Hà Lan (VOC) thiết lập thủ phủ tại thành phố Jakarta, đổi từ tên gọi cũ là Batavia, Inđônêxia. Trong hai thế kỷ tiếp theo, VOC đã thiết lập các cảng giao dịch mới và bảo vệ lợi ích của họ bằng việc xâm chiếm thêm lãnh thổ. Công ty giải thể vào năm 1800.
Năm 1621
Nhà thám hiểm người Anh Henry Hudson được Công ty [liên hiệp] Đông Ấn Hà Lan thuê khám phá vùng Bắc Mỹ (ngày 03/6/1621) và tìm ra vùng New Netherlands, sau đổi tên thành New England (năm 1686) khi thuộc về người Anh. Hiện nay là vùng New York, New Jersey, Connecticut, Pennsylvania và Delaware thuộc nước Mỹ.
14
Năm 1622
Năm sinh của Jean-Baptiste Poquelin (1622- 1673), được biết đến nhiều hơn với tên thường gọi là Molière. Ông là nhà văn trào phúng nổi tiếng của Pháp, có ảnh hưởng lớn đến tất cả những nhà văn sau ông. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang,...
Năm 1623
Năm sinh nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, tác gia và triết gia người Pháp Blaise Pascal (1623- 1662). Những nghiên cứu đầu tay của ông là trong lĩnh vực tự nhiên và khoa học ứng dụng. Lĩnh vực xuất sắc nhất của ông là toán học. Năm 1653, ông viết Traité du triangle arithmétique (Chuyên luận về Tam giác số học) miêu tả một biểu mẫu, nay gọi là Tam giác Pascal.
Năm 1625
James I mất năm 1625, con trai ông là Charles I lên nối ngôi. Charles I (1600-1649) là vua của ba vương quốc Anh, Xcốtlen và Ailen đến khi bị hành quyết vào năm 1649. Charles I tìm cách tăng cường và củng cố chế độ phong kiến trong khi chủ nghĩa tư
bản ở Anh đã phát triển mạnh dẫn tới chiến tranh giữa nhà Vua và Nghị viện. Cách mạng tư sản Anh bùng nổ trong thời kỳ cai trị của ông. Năm 1649, ông bị xử tử hình vì tội phản quốc. Cách mạng tư sản Anh thành công bước đầu.
Năm 1632
Năm sinh của John Locke (1632-1704), nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong các cuộc cách mạng
15
thời cận đại. Locke là cha đẻ của thuyết kiến thức mới, được dùng làm nền tảng triết học trong thời kỳ Khai sáng. Phủ nhận thuyết ý tưởng bẩm sinh của Descartes, ông cho rằng tất cả kiến thức của con người phát xuất từ sự nhận thức qua các tri giác.
Năm 1640
- Nhân dân Xcốtlen (năm 1640) và Ailen (1640- 1642) khởi nghĩa thắng lợi cùng với phong trào nổi dậy của quần chúng lao động Anh, đã làm cho chế độ phong kiến ở Anh khủng hoảng trầm trọng.
- Friedrich Wilhelm I, còn viết là Frederick William I (1620-1688), trị vì ở Vương quốc Phổ từ năm 1640 đến khi qua đời. Friedrich Wilhelm là người sáng lập chính thể chuyên chế ở Phổ và là thành viên đầu tiên trong dòng họ Hohenzollern đạt được chủ quyền cao nhất đối với nước Phổ. Năm 1641
Người Hà Lan lập một liên minh với người bản địa và đánh đuổi người Bồ Đào Nha khỏi Malacca. Năm 1642
- Ngày 22/8/1642, Vua Charles I chính thức tuyên chiến với Quốc hội ở Nottingham.
- Cách mạng tư sản Anh bùng nổ nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến và thiết lập nhà nước tư sản. Cách mạng tư sản Anh diễn ra trong một khoảng thời gian dài (gần 50 năm) với nhiều giai đoạn. Kết quả, chủ nghĩa tư bản giành thắng lợi hoàn toàn sau cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1689.
- Năm sinh của nhà bác học Isaac Newton (1642- 1727). Thành tựu vĩ đại của ông là tìm ra định luật
16
Vạn vật hấp dẫn, mang lại một giải thích theo thuyết cơ giới chính xác cho toàn bộ thế giới tự nhiên. Năm 1643
- Chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp bước vào thời kỳ đỉnh cao với sự trị vì của ba vị vua thuộc dòng họ Bourbon là Louis XIV (1643-1715), Louis XV (1715-1774) và Louis XVI (1774-1792).
- Năm 1643 mở đầu triều đại của Vua Louis XIV (1643-1715) tại Pháp, vị vua này được gọi là “Vua Mặt trời”. Ông là một quân chủ thuộc nhà Bourbon, được xem là một trong những nhà chinh phạt lớn trong lịch sử. Triều đại của Louis XIV kéo dài 72 năm, dài nhất trong lịch sử nước Pháp và cả châu Âu. Trong thời kỳ trị vì của ông, chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở Pháp phát triển tới đỉnh cao. Câu nói nổi tiếng của ông là “Nhà nước chính là ta”.
Năm 1644
Từ mùa hè năm 1644 đến 1646, ở Anh thế chủ động quân sự hoàn toàn chuyển về phe Nghị viện dưới sự lãnh đạo tài tình của Oliver Cromwell. Năm 1645
Ngày 14/6, trong trận Netherby, quân đội của Vua Anh là Charles I thua trận trước quân Nghị viện. Charles I phải chạy lên phía bắc, trốn sang Xcốtlen và bị bắt ở đó.
Năm 1648
Hòa ước Westfalen (hay Hòa ước Westphalia) được ký kết sau cuộc Chiến tranh 30 năm. Hòa ước này bao gồm một loạt các hiệp ước hòa bình được
17
ký kết để kết thúc cuộc Chiến tranh 30 năm ở Đức và Chiến tranh 80 năm giữa Tây Ban Nha và Hà Lan, qua đó Tây Ban Nha chính thức công nhận sự độc lập của Cộng hòa Hà Lan. Hòa ước Westfalen được hình thành từ hội nghị ngoại giao đầu tiên và đã tạo ra một trật tự chính trị mới ở Trung Âu dựa trên ý niệm các quốc gia có chủ quyền cùng tồn tại bên nhau. Sự xâm lăng một quốc gia khác được ngăn ngừa bằng sự cân bằng quyền lực.
Năm 1649
Ngày 30/01, vua Anh là Charles I bị xử tử hình vì tội phản quốc, chế độ Cộng hòa được thành lập tại Anh, đây là đỉnh cao của cuộc Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII.
Năm 1653
Chế độ bảo hộ công được hình thành tại Anh với việc Oliver Cromwell trở thành Bảo hộ công đầu tiên cai trị cả Anh, Xcốtlen và Ailen. Về cơ bản, Bảo hộ công có quyền lực như một vị vua. Cách mạng tư sản Anh đi xuống từ đỉnh cao.
Năm 1658
Oliver Cromwell mất, chức vụ Bảo hộ công được truyền cho con trai là Richard Cromwell (1626-1712) nhưng vị Bảo hộ công mới này tỏ ra không phù hợp với mong muốn của giai cấp tư sản Anh nên bị phế truất vào năm 1660.
Năm 1660
Richard Cromwell bị phế truất, giai cấp tư sản Anh tìm cách khôi phục lại chế độ phong kiến để
18
bảo vệ quyền lợi cho mình nên đã mời Charles II (con của Charles I) về làm Vua. Charles II cai trị ở Anh từ năm 1660 đến khi ông mất vào năm 1685. Mặc dù đã hứa cai trị không độc đoán nhưng Charles II tăng cường tính chuyên chế nhằm khôi phục quyền lực của nhà Vua, loại bỏ những kết quả của giai đoạn trước của cách mạng. Nước Anh lúc này rơi vào một thời kỳ gọi là thời kỳ Phục hồi của chế độ phong kiến.
Năm 1685
- Charles II qua đời, em trai ông là James II lên nối ngôi trị vì từ năm 1685 đến năm 1688 - trước khi bị giai cấp tư sản lật đổ. Ông chủ trương thiết lập lại chế độ quân chủ chuyên chế, dẫn tới nguy cơ phục hồi chế độ phong kiến, đe dọa số phận của giai cấp tư sản và quý tộc mới.
- Năm sinh của nhạc sĩ Johann Sebastian Bach (1685-1750), một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong toàn bộ lịch sử âm nhạc phương Tây với việc đi tiên phong trong cải tiến nhạc cụ.
Năm 1688
- Nước Anh trải qua một đợt biến động chính trị quan trọng. Cách mạng Vinh quang (1688-1689) diễn ra, mà thực chất là một cuộc binh biến không đổ máu lật đổ Vua James II. Thái tử William xứ Orange và phu nhân Mary, vốn là con gái cả của James II, cùng nhau cai trị nước Anh. Vua James II chạy sang Pháp lánh nạn.
- Ngày 16/12/1688, Đạo luật về quyền hành nổi tiếng được ban hành, quy định quyền lực của Vua,
19
Nghị viện và Tòa án theo hình thức Tam quyền phân lập. Chế độ quân chủ chuyên chế ở Anh chấm dứt hoàn toàn, chế độ quân chủ lập hiến được hình thành và tồn tại đến ngày nay.
Năm 1689
Năm sinh của Charles-Louis de Secondat, Nam tước vùng La Brède và sứ Montesquieu (1689-1755), ông thường được biết đến dưới tên Montesquieu. Ông là nhà tư tưởng chính trị sâu sắc và có hệ
thống, một nhân vật độc đáo trong số nhiều triết gia chính trị trong thế kỷ XVIII. Trong cuốn De l’esprit des lois (Tinh thần pháp luật) nổi tiếng, ông mang đến nhiều phương pháp và khái niệm mới trong thuyết nhà nước và đưa ra lý thuyết về Tam quyền phân lập.
Năm 1694
Năm sinh của Voltaire, tên đầy đủ là François Marie Arouet (1694-1778), được biết đến nhiều hơn dưới bút danh Voltaire, là một nhà văn, sử gia và triết gia người Pháp Thời kỳ Khai sáng. Ông nổi bật về sự trào phúng và cứng rắn đả kích Giáo hội Công giáo và Kitô giáo nói chung, cũng như việc cổ xúy tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và việc tách giáo hội ra khỏi nhà nước. Voltaire là một cây viết phong phú, với nhiều sáng tác thuộc hầu hết mọi thể loại văn học từ kịch, thơ, tiểu thuyết, luận văn tới các công trình sử học và khoa học. Ông đã viết hơn 2.000 đầu sách lớn nhỏ cùng 20.000 bức thư. Ông được coi là hiện thân tối cao trong Thời kỳ Khai sáng.
20
Năm 1712
- Năm sinh của Jean-Jacques Rousseau (1712- 1778), ông là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 với những lý thuyết về xã hội của mình. Rousseau cũng có nhiều đóng góp cho âm nhạc cả trên phương diện lý luận và sáng tác. Ông được coi là người khai sinh ra chủ nghĩa lãng mạn. Trong suốt thời gian Cách mạng tư sản Pháp, Rousseau là triết gia nổi tiếng nhất trong số những thành viên của câu lạc bộ Jacobin (Giacôbanh). Rousseau đã được an táng như một người anh hùng dân tộc ở Điện Panthéon tại Paris năm 1794, 16 năm sau khi mất.
- Một thợ máy người Anh tên là Thomas Newcomen nghĩ ra một loại máy hiệu quả ở dạng thô sơ để bơm nước ra khỏi các mỏ than ở Anh. Đây là tiền đề để James Watt phát minh ra động cơ hơi nước.
Năm 1713
Friedrich Wilhelm I, tên thật là Friedrich Wilhelm von Hohenzollern (1688-1740) trở thành vua Phổ. Ông là vị vua thứ hai của nước Phổ và cũng là Tuyển hầu tước xứ Brandenburg từ năm 1713 đến khi qua đời năm 1740. Friedrich Wilhelm I được xem là “cha đẻ” của chủ nghĩa quân phiệt Phổ, đồng thời là một vị vua canh tân. Ông được quần chúng biết đến như một vị “vua chiến sĩ”. Nhà vua chú tâm vào việc xây dựng một chính quyền trung ương vững mạnh và phát triển quân đội Phổ.
21
Năm 1714
George I (1660-1727), tên đầy đủ là George Louis trong tiếng Anh và Georg Ludwig trong tiếng Đức, là vua của Vương quốc Anh và Ailen từ năm 1714 cho đến khi băng hà và là người cai trị của Hannover trong Đế quốc La Mã thần thánh từ năm 1698. Trong triều đại George I nói riêng và cả vương triều Hannover nói chung, quyền lực của Quốc vương Anh ngày càng bị hạn chế, nước Anh dần chuyển từ một nền quân chủ chuyên chế sang nền quân chủ lập hiến như hiện nay, với thực quyền nằm trong tay chính phủ nội các, đứng đầu là thủ tướng. Đến cuối triều đại của ông, thực quyền nằm trong tay Huân tước Robert Walpole, người vẫn được xem là thủ tướng đầu tiên của Vương quốc Anh. Robert Walpole là người đầu tiên đảm nhiệm hai chức năng: người đứng đầu nội các và lãnh đạo đảng đa số ở Hạ viện. Ông lập tổng hành dinh ở số 10, phố Downing, cho đến nay vẫn còn là nơi ở chính thức của Thủ tướng Anh.
Năm 1715
Louis XV (1710-1774), trở thành vua của nước Pháp từ ngày 01/9/1715 đến khi qua đời năm 1774. Ông bắt đầu chấp chính từ năm 1743. Trong triều đại của ông, nước Pháp đã liên tiếp xảy ra các cuộc chiến tranh làm hao mòn tiền bạc ngân sách quốc gia, dẫn đến sự suy vong của triều đình và cuộc Cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789.
Năm 1721
Pyotr I, có sách viết theo tiếng Anh là Peter I hay tiếng Pháp là Pierre I (1672-1725), trở thành
22
Hoàng đế của Đế quốc Nga. Ông được tôn phong là Pyotr Đại đế và được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử nước Nga với công cuộc Âu hóa đất nước này. Dù triều đại của ông không tồn tại lâu (16961 - 1725) nhưng nước Nga đã trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới vào khoảng thời gian đó.
Năm 1724
Năm sinh của một trong những triết gia quan trọng nhất của nước Đức và thế giới thời cận đại là Immanuel Kant (1724-1804). Ông là người khai sinh ra Chủ nghĩa lý tưởng lãng mạn.
Năm 1740
Mở đầu thời kỳ trị vì của Friedrich II hay Friedrich Đại đế tại Phổ. Friedrich II (1712-1786) là vị vua thứ ba của nước Phổ, trị vì từ năm 1740 đến khi qua đời năm 1786. Ông là người có công lớn trong công cuộc thống nhất nước Đức và sau này trở thành Hoàng đế Đức. Do không có con nối dõi, Friedrich truyền ngôi quốc vương cho người cháu là Friedrich Wilhelm II - con trai thứ hai của em ruột ông, Thái đệ August Wilhelm.
Năm 1742
Nhà vật lý người Thụy Điển là Anders Celsius (1701-1744) phát minh ra nhiệt kế bách phân mang tên ông: ông quy định nhiệt độ đóng băng của nước là 0oC và nhiệt độ sôi của nó là 100oC.
___________
1. Năm 1696, ông đồng trị vì với anh trai là Ivan V - một người yếu ớt, bệnh tật.
23
Năm 1743
Năm sinh của nhà khoa học vĩ đại Antoine Lavoisier (1743-1794). Ông là người tìm ra thuyết yếu tố cháy của ôxy và là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong Cách mạng trí thức. Ông trở thành một nạn nhân của Thời kỳ chuyên chính Jacobin và bị xử chém ở tuổi 51.
Năm 1745
Maria Theresia Walburga Amalia Christina (1717-1780) trở thành Nữ hoàng Đế quốc La Mã thần thánh (Đức). Bà là một thành viên và cũng là nữ quân vương duy nhất của dòng họ Habsburg, một gia tộc lớn ở châu Âu. Từ một nữ Đại công tước nước Áo, bà trở thành người trị vì của Đại công quốc Áo, cùng các vương quốc trong khối tài sản của gia tộc Habsburg như Hunggary, Crôatia, Bohemia, Mantova, Milan, Hợp quốc Lodomeria - Galicia, Austrian Netherlands và Parma. Sau này, vua Phổ thay thế vua Áo trở thành Hoàng đế Đức. Người con gái trẻ nhất của Maria Theresia là Marie Antonia, hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là Marie Antoinette, là vợ Vua Louis XVI của Pháp.
Năm 1746
Năm sinh của họa sĩ nổi tiếng Francisco Goya (1746-1828), người Tây Ban Nha.
Năm 1748
Năm sinh của Jeremy Bentham (1748-1832) - một luật gia, triết gia người Anh. Ông nổi tiếng nhất với việc khai sinh ra Thuyết vị lợi. Học trò xuất sắc của
24
Bentham là John Stuart Mill (1806-1873). John Stuart Mill thậm chí còn vượt qua cả Bentham như một nhân vật có trí năng lạ thường.
Năm 1749
Năm sinh của đại thi hào Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832), được coi là một trong những vĩ nhân của nền văn chương thế giới. Ông là nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà khoa học, họa sĩ của Đức. Do đó, ông là một trong số ít những người được xem là nhà thông thái. Hầu hết các tác phẩm của ông đều trường tồn với thời gian, một trong số đó là kịch thơ Faust gồm hai phần, tác phẩm này là một trong những đỉnh cao của nền văn chương thế giới.
Năm 1756
- Mở đầu cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756-1763), Anh chiếm tất cả lãnh thổ của Pháp từ bỏ, ngoại trừ Louisiana, Pháp giao lại cho Tây Ban Nha như phần thưởng vì có công tham chiến. Sau cuộc chiến giành thuộc địa, Anh đã có nguồn nguyên liệu dồi dào giúp ích cho quá trình vươn lên vị trí hàng đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp.
- Năm sinh của Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) thế kỷ XVIII - thần đồng âm nhạc người Áo. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ
điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera.
25
Năm 1758
Năm sinh của Maximilien Robespierre (1758-1794), một lãnh tụ nổi bật trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp với khuynh hướng cực đoan. Trong sáu tuần cuối dưới chế độ độc tài của ông, có không dưới 1.258 cái đầu phải rơi trên đoạn đầu đài ở Paris.
Năm 1760
Năm sinh của Bá tước Henri de Saint-Simon (1760-1825), ông xuất thân từ một gia đình quý tộc, đã tham gia cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ, có khuynh hướng tiến bộ, muốn đi tìm con đường giải phóng loài người. Quan điểm của ông được trình bày trong tác phẩm Những bức thư từ Giơnevơ (năm 1802) và một số cuốn sách khác. Ông chủ trương biện pháp cải tạo xã hội là thuyết phục hòa bình chứ không phải bằng con đường bạo lực cách mạng, nhưng giai cấp tư sản không hề đoái hoài đến những dự thảo kế hoạch của ông gửi đến. Ông là đại biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Năm 1762
Ekaterina II (1729-1796) - hay còn gọi là Yekaterina Alexeyevna, Catherine Đại đế - lên cai trị tại Nga. Bà là Nữ hoàng trị vì lâu nhất của Đế quốc Nga (từ năm 1762 cho tới khi qua đời). Tuy là người Phổ nhưng bà có đóng góp to lớn trong việc đưa Đế quốc Nga thực sự trở thành một cường quốc tại châu Âu vào thế kỷ XVIII. Cùng với sự ngưỡng mộ đối với Pyotr Đại đế, Nữ hoàng ra sức thiết lập sự hiện đại hóa cho toàn bộ Đế quốc Nga theo hướng
26
Tây Âu. Thời đại trị vì của bà được gọi là Thời đại Catherine và được xem là thời đại hoàng kim của Đế quốc Nga, đặc biệt là đối với giai cấp quý tộc Nga. Bà tích cực hỗ trợ cho ý tưởng Thời kỳ Khai sáng, tạo nên giai đoạn Chủ nghĩa khai sáng ở Nga.
Năm 1763
Thất bại trong Chiến tranh Bảy năm, Pháp buộc phải cắt đất Tân Pháp (New France) ở Bắc Mỹ cho Tây Ban Nha và Anh.
Năm 1764
Máy xe nhiều sợi một lúc (còn gọi là máy kéo sợi Jenny) được thợ máy James Hargreaves phát minh ra. Đây là một guồng xe sợi phức hợp, giúp tăng năng suất lên 16 lần.
Năm 1765
Ngày 01/11 mặc dù bị phản đối quyết liệt ở các thuộc địa Bắc Mỹ, Nghị viện Anh vẫn cho ban hành Đạo luật Tem thuế (Stamp Act), một biện pháp đánh thuế nhằm tăng nguồn thu cho Anh tại Mỹ. Các thuộc địa đã đáp trả sự xuất hiện của Tem thuế bằng bạo lực và trả đũa về kinh tế. Một cuộc tẩy chay mọi hàng hóa của Anh bắt đầu và tổ chức Đứa con của tự do (Son of Liberty do Samuel Adams thành lập) đã tiến hành các đợt tấn công vào các sở hải quan và nhà ở của các nhân viên thu thuế ở
Boston. Sau nhiều tháng phản đối và do sự bất ổn về kinh tế, cùng với bản kháng nghị của Benjamin Franklin trước Hạ viện Anh, Nghị viện Anh đã bỏ phiếu bãi bỏ Đạo luật Tem thuế vào tháng 3/1766. Đạo luật Tem thuế được xem là nguyên cớ của cuộc
27
đấu tranh đòi độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Năm 1768
Nhà hàng hải người Anh James Cook (1728-1779) thực hiện chuyến viễn du vòng quanh thế giới đầu tiên của mình.
Năm 1769
- Richard Arkwright (1732-1792), người Anh phát minh khung nước dùng để xe sợi (tức khung dệt, sau đó chuyển thành khung hơi nước cho phép sử dụng sức nước để làm việc) khiến số lượng sản xuất của cả hai loại sợi bông ở Anh tăng lên đáng kể.
- Nhà phát minh, kỹ sư người Xcốtlen James Watt (1736-1819) được nhận bằng độc quyền về cải tiến máy hơi nước của Newcomen. Sự kiện này đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của các ngành công nghiệp. Đây cũng là mốc thời gian mở đầu cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
- Năm sinh của Napoléon Bonaparte. Ông là nhà quân sự và chính trị tiêu biểu của Pháp trong và sau cuộc Cách mạng tư sản Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu. Ông mất ngày 05/5/1821, thọ 52 tuổi.
Năm 1770
- Năm sinh của triết gia có ảnh hưởng lớn nhất trong phong trào Lý tưởng lãng mạn Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831). Là Giáo sư Triết học, từng có thời gian dạy học khá lâu ở Đại học Berlin, Hegel được nhiều người ủng hộ, nhưng
28
cũng không ít người phản đối. Tuy nhiên, tầm vóc kinh điển của ông trong triết học phương Tây đều được mọi người công nhận. Ông là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức. Học thuyết chính trong triết học Hegel là quan điểm tiến hóa có mục đích.
- Năm sinh của nhạc sĩ nổi tiếng Ludwig van Beethoven (1770-1827). Ông sinh ở thành phố Bonn, miền Tây nước Đức, nhưng sau này ông chủ yếu sống và sáng tác ở Vienna, lúc ấy được xem là thủ
đô âm nhạc của châu Âu.
Năm 1771
Năm sinh của Robert Owen (1771-1858), nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng của nước Anh. Ông thí điểm xây dựng xã hội mới trong xưởng riêng của mình ở New Lanark (Xcốtlen) bằng một số biện pháp: hạn chế ngày lao động tối đa 10 tiếng rưỡi so với 13-14 tiếng ở các xí nghiệp khác, thủ tiêu chế độ phạt tiền, đặt ra chế độ tiền thưởng, xây dựng nhà trẻ
cho con công nhân,... Ông cho rằng nguồn gốc của sự nghèo khổ là do chế độ tư hữu và lao động làm thuê gây ra. Ông chủ trương xây dựng các công xã, trong đó tài sản là của chung, xóa bỏ sự nghèo khổ, lao động trở thành nghĩa vụ và hạnh phúc của mọi người. Những thí nghiệm sau này của ông ở châu Mỹ đều bị thất bại
đã lộ rõ những hạn chế trong quan điểm của ông. Năm 1772
- Năm sinh của François Marie Charles Fourier (1772-1837), nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng và nhà ủng hộ chủ nghĩa nữ giới nổi tiếng
29
của Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Các quan điểm của Fourier là nguồn cảm hứng cho những người thành lập một số làng tại Hoa Kỳ theo chủ nghĩa không tưởng, bao gồm Utopia, Ohio, La Réunion. Xuất thân từ một gia đình thương nhân, quen với việc buôn bán, nên ông sớm thấy được những mánh khóe xảo quyệt của giai cấp tư sản. Ông vạch trần những hoạt động gian giảo, trục lợi của thương nhân, phê phán bộ mặt thực của chủ nghĩa tư bản bằng giọng châm biếm chua cay.
- Năm sinh của nhà kinh tế học cổ điển lỗi lạc người Anh David Ricardo (1772-1823). Ricardo là người Anh gốc Do Thái, theo đạo Cơ đốc khi 21 tuổi, lấy vợ là tín đồ giáo phái Quaker. Khi 25 tuổi, ông đã có tài sản trên thị trường chứng khoán, ít lâu sau ông trở thành một trong những người giàu nhất châu Âu. Marx đã học hỏi rất nhiều từ Ricardo để xây dựng học thuyết của mình.
Năm 1773
Sự kiện chè Boston diễn ra vào tháng 12/1773, khi 3 chiếc tàu chở chè neo tại bến, thực dân Anh dỡ hàng nhưng bị nhân dân chống lại. Đêm 16/12/1773, một nhóm người ngụy trang làm dân da đỏ dưới sự lãnh đạo của Samuel Adam đã leo lên tàu lấy 343 thùng chè ném xuống biển. Nhân dân Bắc Mỹ coi đó là hành động chiến thắng. Còn Anh thì nổi giận, ra hàng loạt sắc luật nhằm trừng trị Bắc Mỹ và đòi nhân dân Boston phải bồi thường.
30
Năm 1774
- Vua Louis XV của Pháp qua đời và người kế vị là cháu trai ông: Louis XVI. Louis XVI (1754-1793), cai trị nước Pháp từ năm 1774 đến 1792, rồi bị xử tử hình vào năm 1793 trong cuộc Cách mạng dân chủ tư sản Pháp. Kế vị ông nội là Louis XV bị người dân căm ghét, nên Louis XVI phải đối đầu với việc người dân Pháp nổi dậy chống lại nền quân chủ chuyên chế. Louis XVI tích cực ủng hộ người Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập từ người Anh. Tuy nhiên, chính hình mẫu cuộc Cách mạng Mỹ, cùng cuộc khủng hoảng tài chính theo sau việc nước Pháp dính líu vào cuộc chiến là hai trong số những nguyên nhân khiến bùng nổ cuộc Cách mạng Pháp năm 1789.
- Cảng Boston buộc phải đóng cửa, việc buôn bán ngưng trệ, các nhà máy không hoạt động. Hàng nghìn công nhân bị thất nghiệp. Thực dân Anh cho thống đốc bang Massachusetts quyền tự do hành động đàn áp phong trào đấu tranh của người dân thuộc địa.
- Hội nghị lục địa lần thứ nhất được triệu tập trong tình trạng thực dân Anh tăng cường đàn áp. Hội nghị họp từ ngày 05/9 đến ngày 26/10/1774 gồm 56 đại biểu của 12 bang, trừ bang Georgia. Đại hội đã ra bản “Tuyên ngôn về quyền hạn và khiếu nại”. Tuyên ngôn đòi quyền đánh thuế do thuộc địa quyết định, đòi xóa bỏ những luật cấm vô lý của vua Anh và Quốc hội Anh đối với thuộc địa. Quốc hội Anh không đáp ứng một yêu cầu nào của Hội nghị. Họ cho rằng quyền làm luật cho thuộc địa là
31
quyền của chính quốc. Thái độ đó làm cho mâu thuẫn thêm gay gắt. Chiến tranh ngày càng tới gần. Năm 1775
- Chiến tranh giành độc lập tại 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ bùng nổ với nhiệm vụ giải phóng các thuộc địa khỏi đế quốc Anh và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Hội nghị lục địa lần thứ hai họp ngày 10/5/1775 nhằm mục đích giải quyết những vấn đề cụ thể của chiến tranh. Hội nghị quyết định thành lập “Quân đội lục địa”, bổ nhiệm Washington - sĩ quan người Virginia làm chỉ huy. Hội nghị lục địa lần thứ hai đi đến quyết nghị xác định quyền độc lập, tự do của Bắc Mỹ.
Năm 1776
- Xu hướng độc lập của 13 bang thuộc địa Anh đã được các đại biểu như John Adams, R.H. Lee đề nghị và Hội nghị chấp thuận. Một Ủy ban gồm 5 người, đứng đầu là Jefferson được ủy quyền soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập và Hội nghị đã long trọng công bố ngày 04/7/1776. Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố các quyền tự do dân chủ
tư sản và khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ. Bản tuyên ngôn nêu rõ: “... Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...”. Một quốc gia mới ở Bắc Mỹ ra đời, đó là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United
32
States of America) mà ta thường gọi là nước Mỹ hoặc Hoa Kỳ.
- Nhà kinh tế chính trị học và triết gia vĩ đại người Xcốtlen, Adam Smith (1723-1790) xuất bản bộ sách Bàn về tài sản quốc gia đã giúp tạo ra kinh tế học hiện đại và cung cấp một trong những cơ sở hợp lý nổi tiếng nhất của thương mại tự do, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do. Trong chuyên luận này, ông cho rằng lao động chứ không phải nông nghiệp hoặc sự hào phóng của tự nhiên, là nguồn tạo ra của cải đích thực.
Năm 1778
Ngày 06/02, tại Paris, đại diện của Mỹ và Pháp đã ký hai hiệp ước quan trọng: Hiệp ước Thân thiện và thương mại và Hiệp ước Liên minh. Hai bên cũng tuyên bố chỉ ký hòa ước với Anh khi Anh thừa nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ. Liên minh chống Anh được nhiều nước châu Âu tham gia. Tây Ban Nha, Hà Lan cũng lần lượt bắt tay với Mỹ vào các năm 1779, 1781.
Năm 1779
Samuel Crompton (1753-1827), một thợ dệt người Anh đã kết hợp máy xe nhiều sợi cùng một lúc với khung nước thành một cỗ máy mà ông gọi là máy kéo sợi. Cỗ máy này được cải tiến dần dần, khoảng 20 năm sau, có khả năng cùng lúc xe được 400 sợi có chất lượng cao nhất.
Năm 1781
Diễn ra trận đánh Yorktown với chiến thắng quyết định của quân cách mạng Mỹ dưới sự chỉ đạo
33
của George Washington và đội quân Pháp được dẫn dắt bởi Bá tước Rochambeau trong khi phe bên kia - Anh - do Hầu tước Cornwallis chỉ huy. Đây là trận chiến lớn cuối cùng của cuộc cách mạng ở Bắc Mỹ
và với kết quả là sự đầu hàng của quân đội Cornwallis, đã thúc đẩy Chính phủ Anh đi tới đàm phán cuối cùng để chấm dứt những cuộc xung đột và công nhận nền độc lập của Mỹ.
Năm 1783
- Hiệp ước Versailles (Vécxai) được ký ngày 03/9/1783. Theo điều khoản của Hiệp ước, nước Anh thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Hiệp ước Versailles đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Bắc Mỹ. Nó tuyên bố sự thắng lợi của một cuộc cách mạng mở đường cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Mỹ giành độc lập từ người Anh thông qua Hiệp ước Paris năm 1783.
Năm 1785
Linh mục người Anh Edmund Cartwright (1743- 1823) cho rằng việc có thể chế tạo ra máy xe sợi thì cũng chế tạo được máy dệt vải. Kết quả là ông phát minh ra khung cửi dệt vải chạy bằng năng lượng năm 1785.
Năm 1787
- Nhà phát minh người Mỹ James Rumsey (1743- 1793), trước sự hiện diện của George Washington, đã điều khiển tàu thủy chạy bằng động cơ đầu tiên đi ngược dòng sông Potomac với tốc độ 4 dặm/giờ.
34
Rumsey cùng với John Fitch được xem là cha đẻ của tàu thủy.
- Do nợ nần quá nhiều, Vua Louis XVI của Pháp triệu tập Hội nghị Quý tộc để thảo luận đề án cải cách tài chính, đề nghị đánh thuế vào đẳng cấp có đặc quyền, do Calonne đệ trình. Song những đề
nghị này bị các đại biểu quý tộc và tăng lữ phản đối. Nhà vua liền giải tán Hội nghị Quý tộc, ra lệnh triệu tập Hội nghị Quốc dân (còn gọi là Hội nghị Ba đẳng cấp) gồm đại biểu của ba đẳng cấp. Đây là những sự kiện chứng tỏ sự bất ổn về kinh tế, chính trị của chế độ phong kiến Pháp, báo hiệu cách mạng sắp bùng nổ.
Năm 1789
Cuộc đại cách mạng tư sản Pháp bùng nổ. Nguyên nhân trực tiếp của cuộc cách mạng này là tình trạng tài chính của Chính phủ Pháp gần như sụp đổ do cách tiêu xài phung phí trong hoàng tộc và các cuộc chiến tranh tốn kém nên chính phủ muốn tăng thuế đánh vào đẳng cấp thứ ba (hai đẳng cấp trên được quyền miễn trừ thuế).
- Ngày 05/5, Hội nghị Ba đẳng cấp khai mạc tại Cung điện Versailles dưới sự chủ tọa của nhà vua, có sự tham dự của 270 đại biểu quý tộc, 300 đại biểu tăng lữ và 600 đại biểu đẳng cấp thứ ba. Đại biểu của hai đẳng cấp trên phản đối không đến dự.
- Ngày 17/6, Hội nghị đẳng cấp thứ ba (gồm tư sản, nông dân và thợ thủ công) tự tuyên bố mình là Hội đồng Dân tộc (Quốc hội), mời thành viên thuộc các đẳng cấp đặc quyền cùng tham dự. Họ long
35
trọng tuyên thệ không giải tán cho đến khi soạn thảo xong Hiến pháp cho nước Pháp.
- Ngày 09/7, Hội đồng Dân tộc tự tuyên bố thành Quốc hội Lập hiến để xác định quyền của mình trong việc ban hành luật lệ nhà nước.
- Ngày 14/7, quần chúng nhân dân tấn công dữ dội vào ngục Bastille, giải thoát cho các tù nhân chính trị.
- Từ tháng 7, chính quyền mới của giai cấp tư sản được thành lập, thay thế cho hệ thống chính quyền quân chủ phong kiến. Chính quyền chuyển vào tay phái Lập hiến. Phái này đại diện cho quyền lợi của tầng lớp đại tư sản và quý tộc tư sản hóa bao gồm các chủ ngân hàng, chủ thuyền buôn, các nhà công nghiệp và thương nghiệp lớn.
- Tháng 9, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời. Tuyên ngôn nêu lên quyền tự do bình đẳng của con người, khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân, ban hành các quyền tự do tư sản, đồng thời khẳng định quyền sở hữu tài sản tư nhân, và do đó đã thể hiện tính chất tiến bộ và cách mạng. Đây là một cương lĩnh thấm nhuần tư tưởng của các nhà triết học Pháp thế kỷ XVIII, kết tinh lại trong khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”.
Năm 1791
- Quốc hội Lập hiến ở Pháp ban hành Hiến pháp mới, quy định chế độ quân chủ lập hiến ở nước Pháp. Nhà vua được tuyên bố là người đứng đầu Nhà nước, là tư lệnh tối cao các lực lượng lục quân
36
và hải quân, có quyền phê chuẩn hay bác bỏ các đạo luật, bổ nhiệm hay cách chức các bộ trưởng, các sứ thần và nhân viên ngoại giao, các tư lệnh quân đội... Quốc hội lập pháp là cơ quan tối cao ban hành pháp luật. Hiến pháp quy định chế độ tuyển cử chia công dân thành hai loại: công dân tích cực và công dân tiêu cực, tùy theo tài sản của họ. Hiến pháp được ban hành là chứng cứ hùng hồn thể hiện vị thế thống trị lúc này thuộc về giai cấp tư sản.
- Năm sinh của Michael Faraday (1791-1867). Ông là nhà hóa học và vật lý học, nổi tiếng với những công trình về điện.
Năm 1792
- Đầu năm 1792, chiến tranh đã trở thành một vấn đề nóng bỏng trước mắt khi liên quân các nước phong kiến chuẩn bị tấn công nước Pháp.
- Ngày 23/3, nhà vua buộc phải lập chính phủ mới bao gồm nhiều bộ trưởng phái Girondin (Girôngđanh). Cách mạng Pháp bước sang giai đoạn thứ hai với sự cầm quyền của phái Girondin.
- Ngày 10/8, Hội đồng lập pháp đình chỉ hoạt động của nhà vua và ra lệnh bầu cử bằng phổ thông đầu phiếu, yêu cầu Hội nghị quốc gia soạn thảo Hiến pháp mới. Trong khi đó, Vua Louis XVI vẫn không ngừng tìm cách chống đối cách mạng. Ông và vợ trốn khỏi Paris, nhưng trên đường đi đã bị bắt tại thành phố Varen và bị phế truất khỏi ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến sụp đổ hoàn toàn.
- Ngày 21/9, Hiệp hội dân tộc khai mạc, nền Cộng hòa được thiết lập tại Pháp, chấm dứt nền quân chủ
37
kéo dài liên tục gần 1.000 năm tại nước Pháp. Hiệp hội có 750 đại biểu. Cánh hữu là phái Girondin, chiếm 200 ghế. Cánh tả là phái Jacobin, chiếm 100 ghế. Còn đại đa số là những đại biểu không có quan điểm rõ rệt, được người đương thời đặt tên là phái “Đầm lầy”.
Năm 1793
- Ngày 21/01, Louis XVI bị hành quyết tại Quảng trường Cách mạng (nay là Quảng trường Concorde) ở Paris. Pháp trở thành nước Cộng hòa dưới áp lực của phái Jacobin.
- Giữa năm 1793, các nước Anh, Áo, Phổ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Vương quốc Napoli... và các quốc gia Đức nhỏ liên minh lại để chống nước Pháp cách mạng.
- Ngày 31/5, nhân dân Pháp khởi nghĩa. Nhân dân có vũ trang bao vây Hiệp hội dân tộc và đuổi các đại biểu Girondin ra khỏi Hiệp hội. Chính quyền Girondin sụp đổ, chuyển sang tay phái Jacobin. Giai đoạn thứ ba của Cách mạng tư sản Pháp bắt đầu.
- Ngày 03/6, phái Jacobin thông qua sắc lệnh quy định đất đai tịch thu của người di cư được chia làm nhiều mảnh nhỏ và bán theo lối trả tiền dần trong 10 năm. Sắc lệnh còn quy định việc chia cho mỗi bần nông một acpen (gần nửa hécta) đất trong số đất đai của người di cư, nếu nơi đó không có công điền.
Ngày 10/6, Hiệp hội ra sắc lệnh chia hẳn đất công xã cho nông dân và điều chỉnh để cho mỗi người đều có một mảnh ruộng bằng nhau.
38
Ngày 17/7, Hiệp hội ra sắc lệnh hoàn toàn thủ tiêu các quyền phong kiến.
Chỉ trong hai tháng, những người Jacobin đã giải quyết được một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà các chính phủ trước đó không làm được trong hàng năm trời. Chính sách ruộng đất của chính quyền Jacobin là biện pháp cách mạng nhất trong lịch sử
các cuộc cách mạng tư sản. Đây là thời kỳ đỉnh cao của cuộc Cách mạng tư sản Pháp.
- Chỉ sau hai tuần lễ chuẩn bị, ngày 24/6, Hiệp hội dân tộc thông qua Hiến pháp mới - bản Hiến pháp Cộng hòa đầu tiên trong lịch sử nước Pháp nhưng chưa bao giờ được thực hiện.
- Ngày 13/7, Jean Paul Marat - một trong những nhà hoạt động xuất sắc của phái Jacobin bị giết ngay tại nhà mình.
- Hai chiến thắng lớn vào tháng 9 và tháng 10 ở miền Đông Bắc nước Pháp đã làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh. Quân Áo bị tan rã, quân Anh và các quốc gia Đức nhỏ phải rút lui. Đến thời điểm đông xuân 1793-1794, quân Pháp chuyển sang thế chủ động, quân thù bị quét sạch khỏi lãnh thổ nước Pháp.
- Tháng 9, Jacques Roux - lãnh tụ của phái “Điên dại” bị bắt. Sau đó, ông tự tử. Phái Jacobin bị phản đối. Năm 1794
- Tháng 3, khi quân đội Pháp giành được thế chủ động căn bản trên các chiến trường thì cuộc đấu tranh trong nội bộ phái Jacobin càng trở nên gay gắt.
- Ngày 28/7, Maximilien Robespierre bị những người phản đối xử chém như cách mà ông xử chém
39
những người bất đồng chính kiến với mình, giai đoạn cầm quyền của phái Jacobin chấm dứt. Cách mạng Pháp bước vào giai đoạn thoái trào. Chính quyền từ tay phái tư sản cách mạng Jacobin chuyển sang tay phái tư sản phản cách mạng - đó là những người mới giàu có trong thời gian cách mạng và chiến tranh nhờ những hoạt động buôn gian bán lận, đầu cơ tích trữ, tham ô công quỹ, chiếm đoạt ruộng đất, ăn bớt khi cung cấp cho mặt trận.
Năm 1795
Ủy ban Đốc chính gồm 5 người được thiết lập tại Pháp. Đứng đầu Ủy ban Đốc chính khi đó là Bara - một cựu sĩ quan quý tộc.
Năm 1798
Năm sinh của Auguste Comte (1798-1857), người khai sinh ra Chủ nghĩa thực chứng. Ông đã đóng góp không nhỏ vào lĩnh vực xã hội học của thế giới, tiêu biểu là quan niệm về xã hội học, xem xã hội học là khoa học nghiên cứu các tổ chức xã hội. Quan điểm của ông về xã hội và cấu trúc xã hội bao gồm: bộ phận, thành tố, quan hệ, sắp xếp theo trật tự nhất định. Ông xem xã hội là một hệ thống có cấu trúc, cá nhân, gia đình và các tổ chức xã hội.
Năm 1799
- Cách mạng Pháp chính thức kết thúc với cuộc đảo chính của Napoléon Bonaparte trong ngày 18 tháng Sương Mù (ngày 09/11).
- Năm sinh của đại văn hào Pháp Honoré de Balzac (1799-1850) với trào lưu hiện thực phê phán. Tác phẩm nổi tiếng của ông là Tấn trò đời.
40
- Năm sinh của đại văn hào Aleksandr Pushkin (1799-1837). Ông là người đem đến những cách tân cho văn học Nga.
Năm 1800
Nhà phát minh người Anh Richard Trevithick chế tạo thành công đầu máy xe lửa đầu tiên chạy được 90 dặm từ London đến Plymouth. Năm 1822, ông thuyết phục một số người thành lập tuyến đường sắt chở than từ Stockton đến Darlington với đầu kéo chạy bằng hơi nước, và được bổ nhiệm làm kỹ sư phụ trách tuyến đường.
Năm 1801
Thomas Jefferson (1743-1826) trở thành Tổng thống thứ ba của Mỹ. Ông là người sáng lập ra Đảng Dân chủ - Cộng hòa (Democratic-Republican Party) và là một nhà triết học chính trị có ảnh hưởng lớn, một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại. Phong trào Jefferson có nhiều mục tiêu dân chủ mang ý nghĩa quan trọng. Lãnh đạo phong trào là những người kiên quyết phản đối đặc quyền, cho dù sinh ra trong giai cấp này hoặc giàu có đến mấy đi nữa.
Năm 1802
- Napoléon Bonaparte được sự đồng ý của nhân dân Pháp kéo dài nhiệm kỳ trong tư cách Tổng tài thứ nhất từ 10 năm đến suốt đời.
- Năm sinh của đại văn hào người Pháp Victor Hugo (1802-1885). Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Les Misérables (Những người khốn khổ), thiên sử
41
thi chuộc lỗi của một linh hồn được thanh tẩy bằng chủ nghĩa anh hùng, gánh chịu đau khổ và là bản cáo trạng cho các hành động hung ác trong xã hội. Năm 1804
Napoléon Bonaparte lên ngôi Hoàng đế của Pháp, duy trì ngôi vị đến năm 1844 với đế hiệu Napoléon I. Ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng của cách mạng Pháp, đồng thời củng cố nền đế chế làm phục hồi những nét của chế độ Pháp cũ. Các cuộc chiến tranh của Napoléon làm thay đổi toàn bộ hiện trạng của châu Âu, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế.
Năm 1805
- Tháng 10, quân Pháp chiếm được Vienna, Thủ đô của Áo. Thua quân Anh trong trận đại hải chiến Trafalgar (tháng 10/1805), Napoléon quyết định áp dụng phương pháp gián tiếp, làm nền thương mại của Anh sụp đổ bằng các lệnh trừng phạt và cấm vận (lần đầu tiên trên thế giới).
- Tháng 12, Napoléon giành được chiến thắng quyết định trước một quân đội hỗn hợp giữa Áo và Nga ở Austerlitz.
Năm 1807
- Tháng 6, Napoléon đánh bại quân Nga ở Friedland, buộc Nga hoàng Alexander I phải ký hòa ước. - Năm sinh của anh hùng Giuseppe Garibaldi (1807-1882), một nhà cách mạng Italia, người đã đấu tranh cho sự thống nhất của Italia vào thế kỷ XIX.
42
Ông được xem là người anh hùng dân tộc của Italia và được gọi là “anh hùng hai lục địa” vì những đóng góp của ông cho công cuộc cách mạng ở cả châu Âu và Nam Mỹ.
Năm 1809
Năm sinh của nhà bác học người Anh Charles Darwin (1809-1882), người được coi là hiện thân của cuộc cách mạng khoa học trong thế kỷ XIX. Công trình nghiên cứu Nguồn gốc các loài (năm 1859) của ông, còn gọi là giả thuyết chọn lọc tự nhiên, ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các ngành khoa học.
Năm 1810
Năm sinh của Frédéric François Chopin (1810- 1849), là nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm người Ba Lan của thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Ông nổi tiếng toàn thế giới như một trong những người đi tiên phong của thời kỳ này “với chất thơ thiên tài đi cùng với kỹ thuật không một ai đương thời có thể sánh bằng”. Âm nhạc, danh tiếng cùng các mối liên hệ (gián tiếp) với các cuộc biến động chính trị, bên cạnh đời sống tình cảm hỗn loạn thường xuyên và cái chết sớm của Chopin đã khiến ông trở thành biểu tượng hàng đầu của thời đại lãng mạn.
Năm 1812
Napoléon kéo quân lên đường trừng phạt nước Nga do trái lệnh Pháp buôn bán với người Anh. Năm 1813
- Quân đội của Napoléon sa lầy và thất bại thảm hại tại Nga với tổn thất nặng nề về quân số.
43
- Ngày 16 - 19/10 diễn ra trận đánh nổi tiếng giữa các nước Liên minh thứ sáu với Napoléon ở Leipzig. Hơn 600.000 binh lính đã có mặt tại trận đánh này và đây được coi là trận đánh lớn nhất từng diễn ra ở châu Âu trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Quân Pháp bị đánh bại hoàn toàn. Đế quốc rộng lớn của Napoléon sụp đổ nhanh chóng, nước Pháp bị Liên minh xâm chiếm.
Năm 1814
- Tháng 3/1814, quân Liên minh chiến thắng tiến vào Paris. Mười ba ngày sau, Napoléon ký Hiệp định Fontainebleau, tuyên bố từ bỏ tất cả yêu sách ngai vàng nước Pháp.
- Vua Louis XVIII lên ngôi tại Pháp thay thế Napoléon.
Năm 1815
- Hội nghị Vienna với sự tham gia của đại sứ tất cả các quốc gia châu Âu dưới sự chủ trì của chính khách người Áo Klemens Wenzel von Metternich đã diễn ra tại Vienna từ tháng 11/1814 đến tháng 6/1815. Mục tiêu của Hội nghị là tìm cách lập lại một nền hòa bình lâu dài cho châu Âu bằng cách giải quyết những vấn đề phát sinh từ chiến tranh Cách mạng Pháp và chiến tranh Napoléon. Mục tiêu không chỉ đơn giản là khôi phục lại cương giới cũ mà còn thay đổi lãnh địa của các cường quốc để tạo thế cân bằng và duy trì hòa bình. Hội nghị cũng khai sinh ra Trật tự Vienna, trật tự thế giới đầu tiên dù thường bị chỉ trích vì gây ra làn sóng đàn áp
44
phong trào quốc gia và phong trào tự do, và là phong trào phản động phục vụ cho lợi ích của chế độ phong kiến. Tuy nhiên, nhiều người khen ngợi trật tự Vienna tạo ra một thời kỳ ổn định, hòa bình tương đối lâu dài cho phần lớn châu Âu.
Ngày 01/3, khi Hội nghị Vienna đang diễn ra, Napoléon trốn thoát khỏi đảo Elba và đổ bộ vào bờ biển miền Nam nước Pháp. Ông được người dân Pháp đón tiếp cuồng nhiệt. Ngày 12/6, Napoléon từ Paris lên đường cùng một đạo quân đông nhất do ông tập hợp với hy vọng đánh tan các lực lượng nước ngoài trước khi các lực lượng này xâm chiếm nước Pháp. Sáu ngày sau ở Waterloo thuộc Bỉ, ông gánh chịu cuộc đại bại thảm hại trước công tước xứ Wellington nắm quyền chỉ huy. Napoléon thất bại hoàn toàn và không thể phục hồi được nữa.
- Hệ thống liên minh. Một trong những mục đích chính của Metternich và đồng nghiệp bảo thủ của ông là phải dựng một thành trì nguyên trạng vĩnh viễn qua sự xếp đặt ở Vienna. Với quan điểm này, họ thành lập Liên minh bốn bên gồm Anh, Áo, Phổ và Nga như một công cụ duy trì sự xếp đặt này. Năm 1818, Pháp được quyền tham gia, do đó trở
thành Liên minh năm bên.
- Năm sinh của Otto Eduard Leopold von Bismarck (1815-1898), một chính khách, chính trị gia Phổ - Đức, nổi bật vì đã chi phối nước Đức và châu Âu bằng chính sách đối ngoại thực dụng từ năm 1862 đến 1890. Năm 1871, sau chiến thắng các cuộc
45
chiến tranh với Đan Mạch (năm 1864), Áo (năm 1866) và Pháp (1870-1871), ông đã thống nhất các bang Đức (ngoại trừ nước Áo) thành một Đế quốc Đức hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của Phổ. Sau đó, ông xây dựng cục diện cân bằng quyền lực, duy trì thành công nền hòa bình ở châu Âu từ năm 1871 đến 1914.
Trên cương vị là Thủ tướng Phổ từ năm 1862 tới 1890, Bismarck đã khơi mào các cuộc chiến đưa thế lực của Phổ vượt lên trên Áo và Pháp, đồng thời biến Phổ thành nhà nước lãnh đạo, dẫn dắt các nhà nước khác thuộc dân tộc Đức. Thắng lợi của Phổ trong các cuộc chiến tranh do ông phát động cũng đè bẹp sự phản kháng của phe tự do trong Quốc hội Phổ đối với chính sách mở rộng quân đội của Vua Wilhelm I. Năm 1867, ông cũng trở thành Thủ tướng Liên bang Bắc Đức. Otto von Bismarck trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Đức thống nhất sau Hiệp ước Versailles (năm 1871) và chèo lái hầu hết các vấn đề chính sự của đất nước cho đến khi bị tân Hoàng đế Wilhelm II sa thải vào năm 1890.
- Vùng Holstein và vùng Schleswig được sáp nhập Liên bang Đức, nhưng cả hai đều thuộc quyền cai trị của cá nhân vua Đan Mạch. Sau này, Bismarck dựa vào vấn đề của hai vùng đất này để gây chiến với Áo.
Năm 1818
- Năm sinh của Karl Heinrich Marx (1818-1883) (thường được phiên âm là Các Mác trong các tài liệu
46
tiếng Việt), là nhà triết học người Đức gốc Do Thái và cũng là nhà kinh tế, nhà sử học, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động quốc tế. K. Marx là học giả có ảnh hưởng nhất thế giới dựa trên số lượng nghiên cứu và độ phổ biến của các nghiên cứu. Ông cũng là người khai sinh ra Chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Năm sinh của Ivan Sergeyevich Turgenev (1818-1883), nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của Nga thế kỷ XIX. Tiểu thuyết Cha và con của ông được coi là một trong những tác phẩm lớn nhất thế kỷ XIX. Ông được đánh giá sánh ngang với Fyodor Dostoyevsky (1821-1881) và Lev Tolstoy (1828-1910). Phần lớn cuộc đời Turgenev sống ở Pháp, là tiểu thuyết gia Nga đầu tiên được Tây Âu biết đến.
Năm 1820
- Năm sinh của Friedrich Engels (1820 - 1895), là nhà lý luận chính trị, đồng thời là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ XIX. Ông cùng với Karl Marx đã sáng lập và phát triển Chủ nghĩa cộng sản, là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I. Ông và Karl Marx còn là đồng tác giả của bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (năm 1848). Engels cũng biên tập và xuất bản quyển II và quyển III của bộ Tư bản sau khi Karl Marx qua đời.
- Năm sinh của nhà triết học Herbert Spencer (1820-1903). Ông nghiên cứu sự tiến hóa của giống loài và xác định tính chất đặc trưng của nó bằng sự chuyển từ đồng nhất sang tạp giao.
47
Năm 1821
- Nhà khoa học người Anh là Michael Faraday (1791-1867) tìm ra hiện tượng cảm ứng điện từ, gồm chuyển động quay của dây dẫn trong từ trường và chuyển động của nam châm quanh một dây dẫn.
- Năm sinh của nhà văn nổi tiếng người Nga Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky (1821-1881). Cùng với Lev Tolstoy, Dostoyevsky được xem là một trong ba nhà văn Nga vĩ đại thế kỷ XIX. Các tác phẩm của ông, như Anh em nhà Karamazov hay Tội ác và hình phạt đã khai thác tâm lý con người trong bối cảnh chính trị - xã hội và tinh thần của xã hội Nga thế kỷ XIX. Ông được giới phê bình đánh giá rất cao, phần lớn xem ông là người sáng lập hay là người báo trước cho chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ XX.
Năm 1822
Năm sinh của Louis Pasteur (1822-1895), nhà hóa học, nhà vi sinh vật học người Pháp, với những phát hiện về các nguyên tắc của tiêm chủng, lên men vi sinh. Ông được biết đến qua những nghiên cứu quan trọng về các nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh, những khám phá đó của ông đã giúp cứu sống rất nhiều người, như giảm tỷ lệ tử vong ở người bị bệnh sốt sau sinh, tạo ra loại vắcxin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than. Những nghiên cứu của ông góp phần hỗ trợ trực tiếp cho lý thuyết mầm bệnh và các ứng dụng trong y học lâm sàng. Năm 1885, Pasteur phát triển một phương pháp điều trị người mắc bệnh sợ nước, một trong những
48
căn bệnh khủng khiếp nhất đối với nhân loại. Sau khi áp dụng phương pháp, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này từ mức gần như luôn gây chết người giảm xuống chưa đến 1%.
Năm 1823
Học thuyết Monroe ra đời - đây là một chính sách của Mỹ được Tổng thống James Monroe trình bày trước Quốc hội vào ngày 02/12. Theo đó, những nỗ lực trong tương lai của các nước châu Âu để thiết lập thuộc địa hay can thiệp vào nội bộ của các nước ở Bắc Mỹ hay Nam Mỹ sẽ bị xem là những hành động xâm lược, và như vậy đòi hỏi sự can thiệp của Mỹ. Học thuyết này cũng chú giải là Mỹ
sẽ không can thiệp vào các thuộc địa hiện thời của các nước châu Âu cũng như nội bộ các nước châu Âu. Dự định và tác động của Học thuyết kéo dài hơn 100 năm với một vài sự thay đổi nhỏ. Mục đích nguyên thủy của nó là để cho các quốc gia châu Mỹ
mới giành được độc lập không bị can thiệp bởi các nước châu Âu, tránh tình trạng châu Mỹ trở thành chiến trường của các cường quốc châu Âu. Năm 1824
Thực dân Anh tiến hành xâm lược Miến Điện (nay là Mianma). Từ năm 1824 đến 1885, Anh đã liên tiếp tiến hành ba cuộc chiến tranh xâm lược tại quốc gia này.
Năm 1825
Nhà hóa học người Đức Justus von Liebig (1803- 1873) thành công trong việc sản xuất phân bón
49
nhân tạo - một đóng góp vĩ đại cho nền nông nghiệp hiện đại.
Năm 1826
Nhà vật lý học J. Nicéphone Niepce phát minh ra kỹ thuật chụp ảnh.
Năm 1827
A.M. Ampère sáng lập ra lý thuyết điện động lực học.
Năm 1828
- Chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ (1828-1829). Trong nhiều năm, người Nga nóng lòng chờ đợi sự tan rã của Đế quốc Ottoman với hy vọng điều này sẽ mở đường cho sự mở rộng sang bán đảo Balkan dễ dàng hơn. Kết quả là Đế quốc Nga chiến thắng.
- Động cơ điện đầu tiên sử dụng nam châm điện cho cả rotor và stator được phát minh bởi Ányos Jedlik (nhà khoa học người Hunggari), sau đó ông đã phát triển động cơ điện có công suất đủ để đẩy được một chiếc xe.
- Năm sinh của Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy (1828-1910). Ông là một tiểu thuyết gia, nhà triết học, nhà cải cách giáo dục, nhà tư tưởng đạo đức người Nga. Ông theo chủ nghĩa hòa bình, chủ
nghĩa vô chính phủ, là một tín hữu Cơ đốc giáo và một thành viên có ảnh hưởng trong dòng họ Tolstoy. Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả những người viết tiểu thuyết, ông đặc biệt nổi tiếng với hai kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina, hai
50
tác phẩm đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Tolstoy cũng là một trong những triết gia vĩ đại nhất của nước Nga. Có lúc ông theo đuổi nếp sống phóng đãng thịnh hành khi đó, cố làm vơi bớt tâm trí xáo trộn bằng hoạt động từ thiện, rồi sau cùng ông đã rũ bỏ hết tất cả để sống cuộc đời của một nông dân mộc mạc.
Năm 1829
Andrew Jackson (1767-1845) là một quân nhân, một chính trị gia người Mỹ, sau này ông trở thành tổng thống thứ 7 của Mỹ (từ năm 1829 đến 1837). Khi bước chân vào Nhà Trắng, ông hy vọng có thể giúp mọi nam giới trong xã hội có được nhiều quyền lợi hơn thay vì chỉ riêng giới quý tộc như
trước đây và mong muốn có thể giữ vững được quốc gia. Do đó, một chế độ dân chủ mới nhanh chóng được hình thành dưới vai trò lãnh đạo của Andrew Jackson. Những người theo chế độ dân chủ
Jackson xem tất cả mọi người đều bình đẳng về mặt chính trị, không những đơn thuần về quyền lợi mà còn cả đặc quyền. Vì thế, họ ủng hộ quyền phổ thông đầu phiếu, bầu chọn tất cả các chức vụ trong
chính phủ và luân phiên đảm nhận chức vụ. Thập niên 1830
Là thời kỳ bùng phát của chủ nghĩa dân tộc tại châu Âu. Sự tiến bộ của chế độ dân chủ từ năm 1830 đến 1914 đi kèm với sự bùng phát chủ nghĩa dân tộc đã sản sinh ra chủ nghĩa đế quốc và các cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các nước.
51
Năm 1830
- Hệ thống Metternich (Trật tự Vienna) ngày càng suy yếu bởi một loạt các cuộc cách mạng nổ ra ở Tây Âu năm 1830.
- Cuộc Cách mạng Tháng Bảy nổ ra ở Pháp, dẫn đến sự lật đổ Charles X (trị vì từ năm 1824), nhà vua cuối cùng trong dòng họ chính thống của các nhà vua Bourbon. Lãnh đạo giai cấp tư sản lúc ấy chọn người kế vị là Louis Philippe, một thành viên thuộc nhánh Orlean trong dòng họ Bourbon và cũng là một cựu thành viên trong phái Jacobin tham gia tích cực trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Chính phủ mới tuyên bố là chế độ quân chủ lập hiến được thành lập trên nguyên tắc chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân và cờ trắng của dòng họ Bourbon được thay bằng cờ tam tài tượng trưng cho Tự do, Bình đẳng và Bác ái.
- Cách mạng Bỉ cũng nổ ra, kêu gọi phá bỏ sự sắp đặt ở Vienna năm 1815 khi Bỉ phải chịu sự cai trị của Hà Lan, bất chấp những bất đồng về ngôn ngữ, quốc tịch và tôn giáo giữa người Bỉ và người Hà Lan.
- Phong trào cách mạng năm 1830 nhanh chóng lan sang nhiều nước khác, nhưng kết quả bất thành. Ở Italia, những cuộc nổi dậy nổ ra trong các Nhà nước Giáo hoàng chống lại Gregory XVI - một nhân vật rất phản động và cũng là bạn của dòng họ
Habsburg; ở Áo các cuộc nổi dậy nổ ra ở Parma và Modena chống lại chính phủ bù nhìn đang cai trị.
52
- Ở các bang của nước Đức, những cuộc nổi dậy tại một số lãnh địa công tước và các vương quốc nhỏ hơn dẫn đến kết quả ban hành hiến pháp ôn hòa, nhưng chính phủ của hai nhà nước Đức, quan trọng nhất là Phổ và Áo, lúc này mạnh đến mức các nhóm đối lập hoàn toàn sợ hãi.
- Pháp thiết lập quyền kiểm soát đối với nhiều hải cảng ở Angiêri. Năm 1857, họ thành công trong việc xâm chiếm và thôn tính phần còn lại của Angiêri.
Năm 1831
Tại Pháp diễn ra cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Lyon đòi tăng lương, cải thiện đời sống. Công nhân chỉ làm chủ thành phố trong ba ngày, phong trào nhanh chóng bị dập tắt. Đến năm 1834, công nhân tại đây tiếp tục nổi dậy lần thứ hai, đưa ra khẩu hiệu thành lập nền cộng hòa nhưng cũng thất bại.
Năm 1832
Nước Anh tiến hành cải cách bầu cử, cho phép quyền bầu cử tự do hơn ở các cuộc bầu cử địa phương đến mức giúp cho tầng lớp trung lưu giành quyền kiểm soát chính quyền thành phố.
Năm 1833
Năm sinh của nhà khoa học Alfred Nobel (1833- 1896). Giải thưởng mang tên ông - giải Nobel được trao hằng năm, bắt đầu từ năm 1901, để vinh danh những người làm việc tốt cho nhân loại.
53
Năm 1834
Nước Anh ban hành Đạo luật về người nghèo nổi tiếng, trong đó xóa bỏ khoản tiền cứu tế dành cho những người không có nhà, ngoại trừ người ốm và người cao tuổi, và buộc người nghèo nhưng còn khả năng lao động phải kiếm sống bằng những công việc trong nhà. Luật này dựa trên lý thuyết cho rằng sự nghèo khổ là do lỗi của con người, do đó người nghèo bị buộc phải làm việc như một hình phạt cho sự bất lực, hèn kém của mình.
Năm 1835
- Năm sinh của Samuel Langhorne Clemens (1835-1910). Ông được biết đến với bút danh Mark Twain, là một nhà văn trào phúng, tiểu thuyết gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ. Với tính chất châm biếm sâu sắc cùng những nét miêu tả tâm lý xã hội cực kỳ khéo léo, các tác phẩm của ông đã trở thành vũ khí sắc bén đấu tranh chống sự áp bức thống trị của nhà cầm quyền, nhất là chống lại chính sách phân biệt chủng tộc đối với người da đen ở Mỹ. Đến nay, ông vẫn được xem là ngôi sao sáng nhất trên văn đàn Mỹ.
- Ngày 22/10: Samuel Colt (1814-1862) nhận được giấy phép phát minh súng Colt - một loại súng lục ổ quay.
Năm 1837
Hệ thống điện tín do Karl Steinheil - người Anh và Samuel Morse người Đức, Charles Wheatstone người Mỹ phát minh.
54
Năm 1838
Phong trào Hiến chương của giai cấp vô sản Anh diễn ra và kéo dài đến năm 1848. Các công nhân đô thị quyết định rằng, hy vọng duy nhất để giảm bớt cảnh khổ của mình là phải đấu tranh thực hiện quá trình dân chủ hóa triệt để trong Chính phủ Anh. Do đó, họ nhiệt tình tham gia phong trào Hiến chương, do Feargus O’Connor và William Lovett lãnh đạo. Phong trào Hiến chương với tên gọi lấy từ Hiến chương nhân dân nổi tiếng, vốn là một chương trình 6 điểm, bao gồm: (1) Quyền phổ thông đầu phiếu; (2) Các khu vực bầu cử bình đẳng; (3) Bỏ phiếu kín; (4) Quốc hội họp thường niên; (5) Hủy bỏ
tư cách xét chọn thành viên trong Hạ viện theo tài sản; (6) Tiền lương của thành viên. Mặc dù một số thành viên phong trào Hiến chương ủng hộ bạo lực, nhưng hầu hết trong số họ giới hạn hoạt động của mình trong các cuộc biểu tình của quần chúng và soạn thảo yêu sách thỉnh cầu trình lên Quốc hội. Cuối cùng, phong trào này thất bại.
Năm 1842
Cuộc Chiến tranh thuốc phiện (còn gọi là Chiến tranh nha phiến) giữa Anh và Trung Quốc kết thúc với phần thắng thuộc về người Anh. Anh buộc Trung Quốc nhượng lại đảo Hồng Công.
Năm 1844
Năm sinh của nhà triết học người Phổ Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844-1900). Ở nửa sau của thế kỷ XX, Nietzsche được xem là một nhân vật quan
55
trọng có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại. Trực tiếp và gián tiếp, Nietzsche đã ảnh hưởng đến thuyết hiện sinh (existentialism), chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism), phân tâm học (psychoanalysis) và nhiều tư tưởng theo sau đó. Quan điểm chính của ông là khái niệm cho rằng chọn lọc tự nhiên được phép hoạt động không được cản trở trong trường hợp con người cũng như đối với động, thực vật. Ông cho rằng sự loại trừ thường xuyên đối với cá thể không thích nghi sau cùng sẽ tạo ra một giống nòi siêu nhân - không chỉ là một giống gồm toàn những người khổng lồ về thể hình mà còn là những người nổi bật vì lòng dũng cảm, đạo đức, sức mạnh cá tính. Quan điểm này ảnh hưởng sâu sắc tới Hitler sau này.
Năm 1847
Năm sinh của nhà khoa học người Mỹ Thomas Edison (1847-1931). Ông được xem là nhà phát minh số một của Mỹ và thế giới với 1.093 bằng sáng chế mang tên mình. Nổi bật nhất là phát minh bóng đèn, điện báo, máy quay đĩa,... có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống loài người trong thế kỷ XX.
Năm 1848
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, còn được gọi ngắn gọn là Tuyên ngôn Cộng sản, được xuất bản lần đầu ngày 21/02/1848, là một trong các văn kiện chính trị có ảnh hưởng lớn nhất của thế giới. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được viết bởi hai nhà lý thuyết cộng sản là Friedrich Engels và Karl Marx, là
56
tuyên ngôn của Liên đoàn những người cộng sản, tổ chức quốc tế mácxít đầu tiên trên thế giới, vạch ra mục tiêu và chương trình hành động của tổ chức này. Bản tuyên ngôn kêu gọi hành động cho một cuộc cách mạng vô sản để lật đổ trật tự xã hội tư sản và cuối cùng sẽ mang lại một xã hội cộng sản chủ nghĩa, nơi người lao động có được quyền lợi công bằng.
- Phong trào cách mạng năm 1848 ở Italia nhằm thống nhất đất nước và gạt bỏ ảnh hưởng của Áo, Pháp tại Italia nhưng không thành công. Italia vẫn bị chia cắt thành 7 vương quốc nhỏ: Lombardia - Venezia chịu sự thống trị trực tiếp của đế quốc Áo; Parma, Modona, Tuscana và Napoli bị bọn vua chúa phong kiến trở lại thống trị dưới ảnh hưởng của Áo; Roma (đất thuộc Giáo hoàng) là trung tâm Thiên Chúa giáo có quân Pháp chiếm đóng; và Piedmont là nước duy nhất giữ được hiến pháp tự do năm 1848, có chế độ chính trị và kinh tế tiến bộ
hơn cả.
- Cách mạng ở Pháp năm 1848 còn gọi là Cách mạng tháng Hai. Louis Philippe bị lật đổ và sau đó Louis Napoléon Bonaparte trở thành hoàng đế Pháp, thiết lập lại Đế chế Pháp (1852-1870).
- Các cuộc cách mạng nổ ra ở nhiều nước châu Âu khác dưới ảnh hưởng của Cách mạng Pháp. + Ngày 13/3, khởi nghĩa ở Áo nổ ra khi quần chúng gồm học sinh và người lao động nổi loạn ở Vienna, buộc nhân vật trụ cột quan trọng cuối cùng của chế độ cũ - Thái tử Metternich phải từ chức.
57
Hiến pháp mới của Áo được thông qua với điều kiện nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội và ban quyền tự do bầu cử, hội đồng soạn thảo cũng xóa bỏ
những nghĩa vụ phong kiến còn lại với nông dân. + Tháng 3/1848, trong vòng một tuần sau khi phong trào cách mạng năm 1848 nổ ra ở Vienna, phong trào lan sang các bang thuộc Đức. + Tháng 4/1849, người Hunggari lợi dụng cuộc xáo trộn ở Vienna để thành lập một Nhà nước cộng hòa độc lập Hunggari dưới sự lãnh đạo của Louis Kossuth. Với sự giúp đỡ của Nga, Áo đã nhanh chóng xóa bỏ nhà nước non trẻ này. Sau thời kỳ bị Đức hóa (1849-1867), Áo suy yếu sau cuộc chiến tranh với Phổ (năm 1866) và chấp nhận thành lập nền quân chủ lưỡng hợp Áo - Hung.
Năm 1853
Năm sinh của họa sĩ người Hà Lan Vincent Van Gogh (1853-1890), người tạo ra cuộc cách mạng trong hội họa.
Năm 1855
- Alexander (Aleksandr) II Nikolaevich (1818- 1881) lên trị vì và thực hiện các cuộc cải cách quan trọng đối với nước Nga. Ông cũng kiêm nhiệm chức Đại công tước xứ Phần Lan và Vua Ba Lan. Với thái độ tận tụy phục vụ và quan tâm đến quyền lợi của thần dân, Alexander II được đánh giá là một trong những Nga hoàng tốt nhất của nước Nga. Ông không có ý định từ bỏ quyền lực chuyên chế, nhưng ít ra ông đã kiên quyết sử dụng quyền lực ấy theo cách có lợi.
58
Trong kinh tế, ông giải phóng nông dân khỏi những nghĩa vụ đối với giới quý tộc. Ngày 03/3/1861, nhân kỷ niệm sáu năm ngày lên ngôi, Alexander II ra sắc lệnh xóa bỏ toàn bộ hệ thống nông nô. Nông nô trở thành người tự do, không còn bị ràng buộc với ruộng đất hoặc phải làm việc nghĩa vụ cho giới quý tộc nữa.
Vấn đề cải cách chính trị và giáo dục của Alexander II kém quan trọng hơn nhưng không phải là không quan trọng. Năm 1862, ông hủy bỏ quyền lực xét xử của viên chức cũ và xây dựng một hệ thống tòa án theo kiểu phương Tây với các quan tòa chuyên nghiệp và bồi thẩm đoàn xét xử. Chủ trương cải cách giáo dục của Alexander bao gồm sự giúp đỡ của chính phủ trong việc thành lập trường tiểu học và các trường kỹ thuật, giảm bớt chế độ kiểm duyệt và đưa khoa học vào chương trình giảng dạy của các trường đại học. Trong hầu hết những chiều hướng này, ông hoạch định nhiều hơn khả năng thực hiện.
Năm 1856
- Kỹ sư, nhà phát minh Henry Bessemer (1813- 1898) phát minh và hoàn thiện phương pháp luyện thép mang tên ông - Phương pháp Bessemer. Mặc dù không còn được dùng trong sản xuất thương mại, nhưng vào thời điểm được phát minh, phương pháp này đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp bởi vì nó làm hạ giá thành của thép, dẫn tới
59
việc thép thay thế một cách rộng rãi cho các vật liệu khác, vốn thua kém nó về mọi mặt, ngoại trừ vấn đề giá cả.
- Năm sinh của nhà tâm lý học nổi tiếng người Áo Sigmund Freud (1856-1939). Ông là người khai sinh ra phương pháp Phân tâm học, trường phái tâm lý học quan trọng nhất đầu thế kỷ XX. Phân tâm học giải thích hành vi con người chủ yếu dưới dạng suy nghĩ tiềm thức hoặc vô thức.
Năm 1858
Tháng 7, bá tước xứ Cavour ở Italia bí mật ký kết một hiệp ước với vua Pháp Napoléon III. Theo hiệp ước, Pháp hứa sẽ giúp Cavour đuổi Áo ra khỏi Lombardia - Venezia, sáp nhập vùng đó vào Piedmont. Đổi lại, Italia trao cho Pháp vùng Savoy và Nix.
Năm 1859
- Ngày 29/4 bùng nổ cuộc chiến tranh giữa liên minh Italia - Pháp chống Áo. Đóng vai trò quan trọng trong phong trào nhân dân là đoàn quân của Garibaldi, bao gồm những người lính tình nguyện anh dũng và yêu nước. Quân Áo liên tiếp thua trận.
- Ngày 11/7, Pháp phản bội nhân dân Italia, quay lại ký với Áo thỏa ước Villafranca. Theo đó, Áo nhường Pháp vùng Lombardia để Pháp “cho” Piedmont, còn Venezia vẫn thuộc Áo. Nhân dân Italia rất căm phẫn trước bản hòa ước này và không thừa nhận nó. Phong trào dân chủ tư sản ráo riết
60
hoạt động, nhân dân khắp nơi đòi vũ khí, đội cận vệ quốc gia được thành lập. Quần chúng nhân dân đánh tan âm mưu khôi phục chế độ cũ ở miền Trung Italia.
Đội quân “Một nghìn” của Garibaldi rời Genova tiến về Sicilia trên hai chiến thuyền, trong số những chiến sĩ áo đỏ tình nguyện, gần một nửa là công nhân, thợ thủ công, sinh viên, trí thức và cả những người nước ngoài. Từ đấy, cuộc chiến đấu của họ
hòa vào phong trào đấu tranh rộng rãi của quần chúng nhân dân. Triều đình phong kiến Bourbon bỏ chạy, chính quyền tư sản được thành lập. Garibaldi
mang danh hiệu “Chấp chính” của Sicilia. Tháng 8, quân đội Garibaldi lại vượt biển để giải phóng Napoli, chính quyền mới được thành lập do Garibaldi làm “Chấp chính”. Cuộc cách mạng tư sản ở miền Nam thắng lợi, đất công được chia cho nông dân, những đặc quyền phong kiến bị hủy bỏ. Năm 1860
- Tháng 3, nước Italia được sáp nhập một phần sau khi nhân dân biểu quyết, một bộ phận lớn của miền Bắc Italia được thống nhất dưới ngọn cờ của Piedmont, gồm Tuscana, Parma, Modena, Roma. Phái tự do cố gây áp lực để giành lại chính quyền miền Nam, sáp nhập Napoli vào Piedmont, dưới quyền của triều đại Savoy (tháng 10/1860). Sau khi cầm quyền ở Napoli, Cavour đã thủ tiêu những sắc lệnh cách mạng, Garibaldi bị đi đày.
61
- Ngày 06/11, Abraham Lincoln (1809-1865) tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ, ông ủng hộ chủ trương giải phóng nô lệ và thống nhất đất nước. Kết quả, ông trở thành Tổng thống thứ 16 của Mỹ. Ông nhậm chức vào ngày 04/3/1861 và tại chức đến ngày 15/4/1865, khi bị ám sát.
- Ngày 20/12, bang South Carolina tuyên bố tách ra khỏi Liên bang.
Năm 1861
- Tháng 02, sáu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam nước Mỹ cũng tuyên bố ly khai khỏi Chính phủ Liên bang. Những bang ly khai đã mở đại hội ở Montgomery (bang Alabama), quyết định thành lập chính phủ riêng và bầu Đại tá Jefferson Davis - chủ nô ở miền Nam (bang Mississippi) - làm Tổng thống. Về sau, có thêm 4 bang nữa gia nhập Hiệp bang, thủ đô đặt ở Richmond thuộc bang Virginia. Cuộc nội chiến Mỹ bắt đầu với hai phe tư sản miền Bắc và chủ nô miền Nam. Nội chiến diễn ra trong 4 năm, bắt đầu bằng cuộc tấn công ở Fort Sumter vào ngày 12/4/1861 và kết thúc bằng việc Robert E. Lee đầu hàng ở Tòa án Appomattox ngày 09/4/1865. Kết quả là các bang miền Bắc giành chiến thắng.
- Tháng 3, Nghị viện Italia vừa được bầu ra, chính thức tuyên bố thành lập Vương quốc Italia thống nhất do nhà vua của Piedmont là Victor Emmanuel II làm Hoàng đế.
62
Victor Emmanuel II (1820-1878) là vua của Piedmont, Savoy và Sardegna giai đoạn 1849-1861. Ngày 17/4/1861, ông trở thành vị vua đầu tiên của đất nước Italia thống nhất, ông giữ chức vị này cho tới khi qua đời vào năm 1878. Người Italia đã đặt cho ông danh hiệu "Người Cha của Tổ quốc".
- Ngày 23/3, Bá tước của Cavour là Camillo Paolo Filippo Giulio Benso (1810-1861) trở thành Thủ tướng Italia, ông thường được biết đến như là một chính khách Cavour Italia và một nhân vật hàng đầu trong phong trào thống nhất nước Italia. Ông là người sáng lập của Đảng Tự do và Thủ tướng đầu tiên của Italia. Ông qua đời ngày 06/6/1861, chỉ sau 75 ngày giữ chức vụ này.
Năm 1863
Bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ ở Mỹ được công bố và có hiệu lực từ năm 1863, tuyên bố giải phóng nô lệ trong 10 tiểu bang ngoài vòng kiểm soát của Liên bang Mỹ, với sự miễn trừ dành cho những khu vực trong hai tiểu bang thuộc Liên bang. Quân đội Liên bang càng tiến sâu về phía nam thì càng có nhiều nô lệ được tự do; kết quả là, hơn 3 triệu nô lệ trong lãnh thổ Liên minh miền Nam nước Mỹ được giải phóng.
Năm 1864
- Abraham Lincoln tái cử Tổng thống Mỹ, Tướng Grant được Lincoln bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ. Ngày 04/5, Grant tập trung 120.000 quân tiến
63
về Richmond trong chiến dịch Overland. Đến ngày 03/4/1865, quân đội Liên bang chiếm Richmond. Sau đó quân đội Liên bang đã giành được thắng lợi cuối cùng. Chế độ nô lệ được tuyên bố hủy bỏ. Abraham Lincoln ký sắc lệnh giải phóng nô lệ.
- Ngày 28/9: Đệ nhất Quốc tế, tên đầy đủ là Hội Liên hiệp lao động quốc tế (IWA) - tổ chức tranh đấu đầu tiên của các nhóm xã hội quốc tế - được thành lập ở London, mục đích là để đoàn kết các nhóm xã hội tả khuynh, cộng sản, các nhóm vô chính phủ và các tổ chức công đoàn. Năm 1876, tại Philadelphia, Đệ nhất Quốc tế tuyên bố giải tán vì sự đối nghịch giữa khuynh hướng mácxít và chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ do Bakunin là lãnh tụ.
- Phổ và Áo tấn công Đan Mạch. Sau sự can thiệp quân sự thắng lợi, Phổ và Áo chia nhau hai vùng Schleswig và Holstein.
Năm 1865
Nhà vật lý học Xcốtlen Clerk Maxwell (1831- 1879) chứng minh rằng ánh sáng có tính chất giống như sóng điện từ.
Năm 1866
- Cải cách Minh Trị, hay Cách mạng Minh Trị, Minh Trị Duy Tân bắt đầu diễn ra tại Nhật Bản. Cuộc cải cách này bao gồm một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến những thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản. Cách mạng Minh Trị thuộc phạm trù của cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ở
64
Nhật Bản phát triển. Đến năm 1900, đế quốc Nhật Bản trở thành cường quốc. Chế độ phong kiến bị xóa sổ, nhà nước tập quyền với hiến pháp phỏng
theo mô hình Đế quốc Đức được hình thành. - Do mâu thuẫn về những vùng đất chiếm được từ Đan Mạch nên chiến tranh giữa Áo và Phổ đã bùng nổ. Kết quả là, Phổ giành chiến thắng và gạt ảnh hưởng của Áo ra khỏi các tiểu quốc Đức. Liên bang Bắc Đức được thành lập dưới sự lãnh đạo của Phổ.
- Nhà phát minh Werner von Siemens (1816-1892) sáng chế ra máy phát điện.
Năm 1867
- Karl Marx xuất bản tập đầu tiên của tác phẩm vĩ đại về kinh tế học chính trị có tiêu đề là Tư bản. Bản thảo hai tập khác được một số học trò của ông biên tập và được xuất bản, phát hành sau khi ông mất.
- Nước Anh đưa ra Đạo luật cải cách năm 1867. Như vậy, mặc dù phong trào Hiến chương thất bại nhưng cũng ảnh hưởng lớn đến tính chất dân chủ của chính quyền Anh. Năm 1884, Đảng Tự do mở rộng quyền bầu cử cho công nhân.
Năm 1868
Năm sinh của nhà văn Nga Aleksey Maksimovich Peshkov (1868-1936), được biết đến nhiều hơn với bút danh Maksim Gorky. Ông là một nhà hoạt động chính trị và là người đặt nền móng cho trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn chương.
65
Năm 1869
- Khánh thành kênh đào hàng hải Suez. - Đại thi hào Lev Tolstoy xuất bản bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình.
Thập niên 1870-1900
Chủ nghĩa tư bản phát triển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, chủ nghĩa đế quốc. Biểu hiện rõ nhất của giai đoạn này là sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền là Cartel (liên hiệp lũng đoạn), Syndicate và Trust (liên hiệp độc quyền). Các nhà tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản ngân hàng trở thành tư bản tài chính kinh doanh trong tất cả các ngành kinh tế.
Năm 1870
- Chiến tranh Pháp - Phổ
Bước sau cùng trong sự hoàn tất quá trình thống nhất nước Đức là chiến tranh với Pháp để gạt ảnh hưởng của Pháp tại miền Nam nước Đức. Napoléon III gây ra cuộc khủng hoảng với Phổ về
vấn đề thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha. Nhưng thái độ của Bismarck chỉ mang tính khiêu khích. Chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra và Pháp thua cuộc sau trận Sedan (ngày 02/9/1870), bản thân Napoléon III bị bắt làm tù binh, hai ngày sau chính phủ của ông bị một nhóm người cộng hòa ở Paris lật đổ. Phổ gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Đức tại các tiểu quốc Đức ở miền Nam.
66
- Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 dẫn tới sự sụp đổ của nền Đế chế thứ hai ở Pháp, Giáo hoàng mất chỗ dựa. Quân Italia tiến vào chiếm Roma. Ngày 20/9, Venezia và Roma được sáp nhập Italia. Italia hoàn thành việc thống nhất, lấy Roma làm thủ đô.
- Năm sinh của Vladimir Ilyich Lenin (V.I. Lênin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (1870-1924), là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels. V.I. Lênin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga, thành lập nước Nga Xôviết. Ông được Tạp chí Time đánh giá là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đến lịch sử thế giới.
Năm 1871
- Đệ tam Cộng hòa được thành lập ở Pháp, tiếp theo sau sự sụp đổ của đế quốc Napoléon III. - Ngày 18/01, lễ thành lập đế chế Đức được tổ chức tại Cung điện Versailles, Vua Wilhelm I của Phổ được ban danh hiệu Hoàng đế Đức. Bismarck trở thành Thủ tướng đế chế đầu tiên. Không có nhiều thay đổi cần thiết, Hiến pháp Liên bang Bắc Đức được chấp nhận như Hiến pháp của đế quốc mới. Bản thân Hoàng đế không phải là nhân vật bù nhìn, mà được giao phó toàn quyền quản lý quân đội và hải quân, quan hệ đối ngoại và ban hành cũng như thực thi luật pháp. Ngoài ra, Hoàng đế có
67
thể tuyên chiến nếu bờ biển hoặc lãnh thổ đế quốc bị tấn công; cũng như vua Phổ, Hoàng đế kiểm soát 1/3 số phiếu ở Thượng viện hoặc Bundesrat trong Quốc hội đế chế.
Năm 1873
Mặc dù nguyên tắc của dynamo (máy phát điện đầu tiên có khả năng cung cấp điện năng cho công nghiệp) do Michael Faraday phát triển thành hệ thống năm 1831, nhưng phải đến năm 1873 mới có loại được sử dụng trong thực tế.
Năm 1876
- Chủ nghĩa đế quốc mới đối lập với chủ nghĩa đế quốc cũ ra đời. Nguyên nhân của sự thay đổi này được tìm thấy trong các yếu tố như: sự sụp đổ của chính sách trọng thương và sự quan tâm đến việc phát triển trong nước diễn ra trong giai đoạn đầu của Cách mạng công nghiệp. Cha đẻ của chủ nghĩa đế quốc mới là Leopold II (1835-1909), là vị vua thứ hai của Bỉ. Ông kế vị cha mình lên ngôi năm 1865 và trị vì 44 năm cho đến khi qua đời. Năm 1876, Leopold II chiếm lãnh thổ sông Congo giàu có ở
Trung Phi (gấp khoảng 10 lần diện tích nước Bỉ) và xem vùng đất này là lãnh địa của cá nhân ông cho đến năm 1908, khi ông bán nó đi để có tiền bồi thường cho Chính phủ Bỉ.
- Nikolaus Otto (1832-1891) phát minh động cơ đốt trong đầu tiên. Đây là khởi điểm cho thời kỳ động cơ hóa và cũng được tính là mốc khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
68
- Nhà phát minh người Mỹ Alexander Graham Bell (1847-1922) được cấp bằng sáng chế cho phát minh ra điện thoại. Ông sinh ra và trưởng thành ở Edinburgh, Xcốtlen. Sau đó, ông đã di cư đến Québec, Canađa năm 1870 và tiếp tục đến Boston, Massachusetts, Mỹ năm 1871, trở thành công dân Mỹ năm 1882.
Năm 1877
Ngày 01/01, Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của Anh ở Ấn Độ.
Năm 1879
Thomas A. Edison (1847-1931) phát minh ra bóng đèn dây tóc.
Năm 1881
Pháp chiếm Tunis rồi sau đó dần dần chiếm Sahara, Cônggô thuộc Pháp, Ghinê thuộc Pháp, Xênêgan và Đahômây.
Năm 1882
- Bỉ thành lập chế độ bảo hộ Ai Cập, sau đó chiếm thuộc địa Xuđăng, Rôđêxia, Uganđa thuộc Ai Cập. - Sau cuộc cạnh tranh quyết liệt với Pháp, Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Suez. Năm 1884
Đức bắt đầu xâm lược châu Phi muộn hơn các quốc gia khác. Năm 1884, Đức tuyên bố chế độ bảo hộ đối với Tây Nam Phi rồi sau đó nhanh chóng chiếm Đông Phi thuộc Đức, Camơrun và Tôgô.
69
Năm 1885
- Đế quốc Áo ấn định ngày làm việc trong nhà máy là 11 tiếng và trong hầm mỏ là 10 tiếng; trong năm 1887-1888, cung cấp bảo hiểm công nhân công nghiệp phòng khi ốm đau và tai nạn.
- 14 nước ký hiệp định cam kết xóa bỏ tình trạng mua bán nô lệ.
- Anh thôn tính Miến Điện rồi sáp nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Năm 1887
- Liên bang Đông Dương được chính thức thành lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Cộng hòa Pháp với bốn thuộc địa là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ (Việt Nam) và Campuchia; Lào gia nhập Liên bang Đông Dương vào năm 1893 và Quảng Châu Loan được sáp nhập năm 1900. Thủ phủ của Đông Dương ban đầu đặt tại Sài Gòn, sau chuyển ra Hà Nội năm 1902.
- Nhà vật lý người Đức Heinrich Rudolf Hertz (1857-1894) chứng minh sự tồn tại của sóng điện cao tần truyền khắp vũ trụ với vận tốc và những đặc điểm khác của ánh sáng.
Năm 1888
Người Italia quyết định mình phải có phần chia đối với phần châu Phi còn lại. Họ thiết lập chỗ đứng ở Somaliland trên bờ biển phía đông, tiếp đó tìm cách gây sức ép để lập chế độ bảo hộ đối với Abyssinia. Từ năm 1896 đến 1914, lãnh thổ quan
70
trọng ở châu Phi do Italia chiếm là Tripoli và Cyrenaica kết hợp thành tên mới Libya (Libi). Năm 1889
- Đức trở thành nhà nước phúc lợi đầu tiên trên thế giới thông qua đạo luật thiết lập chế độ lương hưu cho mọi người lao động dưới sự lãnh đạo của Bismarck.
- Đệ nhị Quốc tế, còn gọi là Quốc tế Thứ hai, là liên minh quốc tế với sự kết hợp của các đảng xã hội chủ nghĩa và một số tổ chức công đoàn trên thế giới - chủ yếu là tại châu Âu, được thành lập ngày 14/7/1889 ở Paris, được phục hưng lại vào các năm 1923 và 1951. Tham dự đại hội thành lập có hầu hết đại biểu các tổ chức công nhân của các nước châu Âu, châu Mỹ (gồm 400 đại biểu từ 22 quốc gia). Phái vô chính phủ bộc lộ sự bất đồng ý kiến ngay từ đầu, nhưng sau Đại hội London (Anh) năm 1896, đã bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi tổ chức quốc tế này. Quốc tế Thứ hai thông qua các nghị quyết quan trọng: nêu lên sự cần thiết phải thành lập các chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao vai trò đấu tranh chính trị, lấy ngày 01 tháng 5 hằng năm làm ngày Quốc tế Lao động.... Quốc tế Thứ hai có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới. Do không thống nhất về chiến lược, tổ chức này tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
71
Năm 1890
Nga và Pháp trở thành liên minh ràng buộc. Hiệp định quân sự bí mật được hai nước ký vào ngày 17/8/1892 quy định rằng nước này phải giúp đỡ nước kia trong trường hợp bị Đức tấn công. Thỏa thuận này đã tạo lập nên liên minh quân sự - chính trị Pháp - Nga và cũng là lời đáp cho liên minh tam cường do Đức thành lập. Châu Âu đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau.
Năm 1893
George Westinghouse và Nikola Tesla hoàn tất thí nghiệm của mình trong việc tìm ra dòng điện xoay chiều có thể tạo ra sự truyền ánh sáng và năng lượng hiệu quả qua một khoảng cách dài.
Năm 1894
Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất (1894- 1895) nổ ra, kết quả là Nhật Bản chiếm đảo Formosa và Trung Quốc nhượng quyền cai trị Triều Tiên cho Nhật Bản.
Năm 1895
Nhà vật lý học người Đức Wilhelm von Roentgen (1845-1923) phát hiện tia X khiến cho các nhà khoa học tự hỏi những tia sáng tương tự có thể không tự phát trong tự nhiên. Sự hoài nghi này được khẳng định sau khi phát hiện uranium năm 1896 và nguyên tố hoạt động mạnh hơn, radium, của Marie Curie vào hai năm sau.
72
Năm 1896
Mađagaxca trở thành thuộc địa của Pháp. Năm 1897
Nhà phát minh, kỹ sư người Đức Rudolf Diesel (1853-1913) phát minh động cơ đốt trong không sử dụng nhiên liệu là khí đốt hoặc xăng mà sử dụng dầu diesel.
Năm 1898
Mỹ tấn công và tiêu diệt hạm đội Tây Ban Nha ở cảng Manila, thôn tính quần đảo Philíppin. Năm 1900
Sáu siêu cường ở châu Âu gồm: Đức, Pháp, Nga, Italia, Áo - Hung và Anh ganh đua gay gắt với nhau vì quyền lực, an ninh và lợi thế kinh tế.
Năm 1902
Quân Anh thành công sau cuộc chiến xâm chiếm Cộng hòa Boer (Nhà nước tự do Orange và vùng Transvaal) kéo dài 3 năm, đến năm 1909 thống nhất thành thuộc địa Cape và Natal để thành lập lãnh thổ tự trị Nam Phi.
Năm 1903
- Hai anh em nhà Wright, người Mỹ thực hiện chuyến bay thành công đầu tiên trên một máy bay có động cơ. Từ đó về sau, sự tiến bộ trong sản xuất máy bay diễn ra nhanh chóng. Năm 1908, máy bay của anh em nhà Wright bay được gần 100 dặm. Đến năm 1914, các nước Anh, Pháp, Mỹ, Italia, Đức đều đã có lực lượng không quân.
73
- Nhà vật lý người Niu Dilân Ernest Rutherford và nhà hóa học phóng xạ người Anh Frederick Soddy đã phát triển thuyết phân hủy, giải thích các nguyên tố phóng xạ khác nhau sẽ phân hủy như thế nào để tạo ra nguyên tố kém phức tạp hơn, đồng thời phóng thích điện năng. Kết quả cuối cùng của một số khám phá này là kết luận rằng, ánh sáng, điện, tia X và tất cả những hình thức năng lượng khác về cơ bản đều như nhau.
Năm 1904
- Diễn ra cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904- 1905), kết quả là người Nhật giành phần thắng quyết định. Nga buộc phải giao nộp cảng Arthur cho Nhật Bản và công nhận Nhật Bản có quyền cai trị cao nhất ở Triều Tiên. Đây cũng là mốc thời gian xác định Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc trên thế giới.
- Anh và Pháp ký Hiệp ước thân thiện dù trong hai thập niên cuối thế kỷ XIX hai nước này thường tranh cãi về thuộc địa và mậu dịch.
Năm 1905
- Nổ ra cuộc Cách mạng Nga 1905-1907. Đây là cuộc cách mạng dân chủ đầu tiên trong lịch sử Nga, nhằm mục đích đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng, thành lập nước Cộng hòa Dân chủ, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày, ngày làm việc 8 giờ, thực hiện các quyền tự do dân chủ,... Đây được xem là cuộc tổng diễn tập tạo đà
74
cho thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
- Nước Anh tiến hành cải cách xã hội với đạo luật bảo hiểm xã hội. Vì truyền thống chủ nghĩa cá nhân mạnh, nên trong lĩnh vực này, nước Anh chậm hơn nhiều năm so với các cường quốc khác ở Tây Âu.
- Gần như tất cả những lãnh thổ béo bở nhất ở châu Phi đều là lãnh thổ độc quyền của Bỉ, Anh và Pháp. Năm 1907
Các cường quốc châu Âu đã chia thành 2 phe đối lập, Liên minh tay ba (Đức, Áo - Hung, Italia) và Hiệp ước thân thiện tay ba (Anh, Pháp, Nga). Nhưng trong nhiều năm, trong khi Hiệp ước thân thiện tay ba đang phát triển thì Liên minh tay ba lại suy yếu dần do sự rút lui của Italia (sau này có thêm Ottoman và Bungari).
Năm 1910
Liên bang Nam Phi thuộc Anh được thành lập. Năm 1911
Nổ ra cuối năm 1911, Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh hội nhằm lật đổ triều đình Mãn Thanh. Nguyên nhân trực tiếp của cách mạng là việc chính quyền trao quyền kiểm soát hệ thống đường sắt cho các nước đế quốc. Phong trào bảo vệ đường sắt phát triển thành cuộc khởi nghĩa Vũ Xương (10/10/1911) và từ đó lan rộng ra các tỉnh, thành miền Nam Trung Quốc. Cách mạng
75
Tân Hợi coi như kết thúc khi chính quyền rơi vào tay các lực lượng quân phiệt. Cách mạng Tân Hợi đã xóa bỏ chế độ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc, nhưng không hoàn toàn tiêu diệt được các thế lực phong kiến hay đụng chạm đến vấn đề chống đế quốc.
Năm 1912
Chiến tranh Balkan lần thứ nhất (1912-1913) bùng nổ. Đây là cuộc chiến giữa Liên minh Balkan (bao gồm Xécbia, Hy Lạp, Môntênêgrô và Bungari) với Đế quốc Ottoman. Liên quân các nước vùng Balkan vượt trội so với quân đội Ottoman vốn thua thiệt về quân số cũng như
chiến lược, do đó đã giành chiến thắng nhanh chóng. Chiến thắng của Liên minh Balkan đã đánh dấu kết thúc 5 thế kỷ thống trị của Đế quốc Ottoman ở bán đảo Balkan. Ottoman mất tất cả
những lãnh thổ của họ ở châu Âu, trừ dải đất nhỏ ven bờ bắc biển Marmara và Constantinople. Phần lớn Tharce và Đông Macedonia sáp nhập lãnh thổ của Bungari. Xécbia chinh phục Kosovo, các khu vực tây bắc của Maxêđônia. Hy Lạp chiếm Eripus, các đảo trong biển Aegean và Tây Nam Maxêđônia ở Thessaloniki, và sau khi Hiệp ước London được ký kết đã dẫn tới việc thành lập một nhà nước Anbani độc lập. Sau chiến tranh, hận thù giữa người Áo và Xécbia càng thêm trầm trọng.
76
Năm 1913
- Mỹ và Đức trở thành nước đứng thứ nhất và thứ hai trong nền sản xuất công nghiệp thế giới. - Chiến tranh Balkan lần thứ hai bùng nổ, kéo dài từ ngày 16/6/1913 đến 18/7/1913. Cụ thể: do không hài lòng với phần lãnh thổ chiến lợi phẩm của mình trong Chiến tranh Balkan lần thứ nhất, Bungari đã tấn công Xécbia và Hy Lạp vốn là những đồng minh cũ của họ. Sau đó, Rumani tấn công Bungari với cái cớ liên quan đến ranh giới lãnh thổ trước kia của họ. Ottoman cũng lợi dụng tình hình để giành lại lãnh thổ bị mất từ cuộc chiến tranh trước đó. Kết quả là Bungari đề nghị đình chiến và chấp nhận ký kết Hiệp định Bucharest.
Năm 1914
- Đức sản xuất sắt thép nhiều hơn Anh và Pháp cộng lại. Đức vươn lên dẫn đầu thế giới ở nhiều ngành công nghiệp mới, vượt qua Anh và Pháp.
- Ngày 28/6, Thái tử Áo - Hung Franz Ferdinand bị ám sát, đây là nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Sau vụ ám sát này, giới quân phiệt Đức, Áo - Hung chớp lấy cơ
hội gây chiến tranh bằng cách đổ tội cho Vương quốc Xécbia đứng đằng sau vụ ám sát.
- Ngày 18/7, khi biết Áo - Hung gửi tối hậu thư cho Xécbia, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sazonov cảnh báo Áo - Hung rằng Nga không chấp nhận bất kỳ hành động nào làm bẽ mặt Xécbia, Chính phủ
77
Nga tiến hành một loạt hành động chuẩn bị bí mật để tham chiến.
- Ngày 20/7, Raymond Poincaré, lúc này là Tổng thống Cộng hòa Pháp, đang viếng thăm St. Petersburg đã thúc giục Sazonov phải “kiên quyết” không được thỏa hiệp, nếu không sẽ làm mất uy tín đối với Hiệp ước thân thiện tay ba.
- Ngày 28/7, Đế quốc Áo - Hung tuyên chiến với Xécbia, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Trong một thời điểm lo âu, thoáng qua, người ta cho rằng cuộc xung đột chỉ mang tính cục bộ, nhưng xung đột nhanh chóng biến thành chiến tranh trên phạm vi rộng hơn do hành động của Nga.
- Ngày 29/7, Sazonov và nhóm quân phiệt thuyết phục Nga hoàng ra lệnh huy động toàn bộ quân đội, không những đánh vào Áo mà còn đánh cả Đức. - Ngày 01/8, Đức tuyên chiến với Nga.
- Ngày 03/8, Đức tuyên chiến với Pháp.
- Ngày 04/8, Anh tuyên chiến với Đức.
- Ngày 06/8, Thủ tướng Anh Asquith tuyên bố rằng nước Anh tham gia cuộc chiến để bảo vệ nguyên tắc mà theo đó các nước nhỏ không thể bị đè bẹp bởi việc làm tùy tiện của một lực lượng
mạnh và áp đảo.
- Đế quốc Ottoman suy sụp nghiêm trọng và dần bị chia cắt.
Năm 1917
- Ngày 16/01: Bộ trưởng Ngoại giao Đức Arthur Zimmermann gửi Đại sứ Đức tại Mêhicô Heinrich
78