🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Biên Niên Lịch Sử Công Thương Việt Nam 2011 - 2020 Tập 1 (2011 - 2015) Ebooks Nhóm Zalo BAN CHỈ ĐẠO NGUYỄN HỒNG DIÊN Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trưởng ban TRẦN QUỐC KHÁNH Thứ trưởng Bộ Công Thương - Phó Trưởng ban ĐỖ THẮNG HẢI Thứ trưởng Bộ Công Thương - Ủy viên ĐẶNG HOÀNG AN Thứ trưởng Bộ Công Thương - Ủy viên NGUYỄN SINH NHẬT TÂN Thứ trưởng Bộ Công Thương - Ủy viên LÝ QUỐC HÙNG Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Ủy viên TRẦN QUANG HUY Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi - Ủy viên BAN BIÊN SOẠN TRẦN QUỐC KHÁNH Thứ trưởng Bộ Công Thương - Trưởng ban GS.TS. TRẦN THỌ ĐẠT Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước ngành Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Phó Trưởng ban ĐẶNG THỊ NGỌC THU Tổng Biên tập Tạp chí Công Thương - Ủy viên Thường trực NGUYỄN THỊ LÂM GIANG Chánh Văn phòng Bộ Công Thương - Ủy viên LÊ AN HẢI Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương - Ủy viên LÊ HOÀNG OANH Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Ủy viên TÔ XUÂN BẢO Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Ủy viên 4 TẬP I:1946 - 1948 LÊ TRIỆU DŨNG Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia - Ủy viên TRỊNH ANH TUẤN Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại - Ủy viên LÊ THỊ ĐỨC Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam - Ủy viên NGUYỄN QUANG HUY Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Quản lý thị trường - Ủy viên NGÔ KHẢI HOÀN Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp - Ủy viên DƯƠNG QUỐC TRỊNH Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương - Ủy viên HOÀNG MINH CHIẾN Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Ủy viên BÙI QUỐC HÙNG Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Ủy viên NGUYỄN THẾ QUANG Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Ủy viên NGUYỄN XUÂN SINH Phó Cục trưởng Cục Hóa chất - Ủy viên TRẦN TUỆ QUANG Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - Ủy viên NGUYỄN CẨM TRANG Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Ủy viên NGUYỄN NGỌC MINH HƯƠNG Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Ủy viên NGUYỄN HOÀNG GIANG Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - Ủy viên TRẦN MINH Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Ủy viên PHẠM QUỲNH MAI Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Ủy viên LÊ VIỆT NGA Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Ủy viên 5 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 TRỊNH ĐỨC DUY Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than - Ủy viên TĂNG THẾ HÙNG Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Ủy viên ĐỖ PHƯƠNG DUNG Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Ủy viên NGUYỄN VIỆT SAN Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ - Ủy viên ĐỖ VĂN CÔI Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - Ủy viên TRẦN ĐỖ QUYÊN Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Ủy viên BÙI DŨNG THẾ Phó Chánh Thanh tra Bộ - Ủy viên VŨ QUANG HÙNG Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương - Ủy viên ĐẶNG THÁI ANH Phó Tổng biên tập Báo Công Thương - Ủy viên NGUYỄN QUỐC LÂN Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Ủy viên NGUYỄN MINH HUỆ Chủ tịch công đoàn Bộ Công Thương - Ủy viên PHẠM TRUNG NGHĨA Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế - Ủy viên BIÊN SOẠN NỘI DUNG ĐẶNG THỊ NGỌC THU ĐÀO MẠNH ĐỨC HOÀNG ÁNH TUYẾT ĐẶNG DUY QUANG LÊ VIỆT HẰNG 6 BIÊN NIÊN CÔNG THƯƠNG LỜI NHÀ XUẤT BẢN C ông nghiệp và thương mại là ngành kinh tế trọng điểm, có đóng góp tích cực và chủ động vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và Đại hội XII của Đảng, với vai trò là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, trong giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Công Thương đã có nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và thương mại như đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học - công nghệ vào quản lý nhà nước, xây dựng và triển khai các quy định, quy trình chặt chẽ và khoa học; mặt khác, tích cực, chủ động mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, xúc tiến các hoạt động thương mại. Nhờ đó, ngành Công Thương Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, ngày càng trưởng thành và xứng đáng là một trong những trụ cột xây dựng và phát triển đất nước. Nhằm khái quát, hệ thống hóa và lưu giữ các sự kiện lịch sử của ngành Công Thương trong 10 năm 2011 - 2020, trên cơ sở đó đánh giá và tổng kết quá trình hoạch định chính sách, triển khai các nhiệm vụ của Đảng, Chính phủ giao cho ngành Công Thương, khẳng định những đóng góp của Ngành đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, đúc kết bài học kinh nghiệm lịch sử để tiếp tục phát huy vai trò của Ngành trong 7 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 giai đoạn tới, Bộ Công Thương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản Bộ sách Biên niên Lịch sử Công Thương Việt Nam 2011 - 2020. Bộ sách gồm hai tập: - Biên niên Lịch sử Công Thương Việt Nam 2011 - 2020, tập 1 (2011 - 2015). - Biên niên Lịch sử Công Thương Việt Nam 2011 - 2020, tập 2 (2016 - 2020). Các sự kiện trình bày trong Bộ sách mang tính tiêu biểu trong các hoạt động, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ, gồm: điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất, nhập khẩu, thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Cuốn sách Biênniên Lịch sử CôngThươngViệt Nam2011 - 2020, tập 1 (2011 - 2015) hệ thống các sự kiện tiêu biểu trong của lĩnh vực thuộc ngành Công Thương từ năm 2011 đến năm 2015. Đây là giai đoạn ngành Công Thương tập trung vào mở rộng sản xuất công nghiệp; tạo lập mối liên kết giữa nhà sản xuất với tổ chức 8 TẬP 1:2011 - 2015 phân phối và người tiêu dùng để hình thành những kênh lưu thông hàng hóa ổn định, điều tiết thị trường và đẩy nhanh nhịp độ xuất khẩu nhằm thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ, triển khai thực hiện: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2022 và tầm nhìn 2030; Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030… Những sự kiện được lựa chọn trong cuốn sách thể hiện vai trò và những đóng góp của ngành Công Thương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với ngành Công Thương; đồng thời, làm nổi bật tính chủ động, sáng tạo của Bộ Công Thương trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhất là trong những thời điểm lịch sử mang tính chất bước ngoặt. Cuốn sách Biênniên Lịch sử CôngThươngViệt Nam2011 - 2020, tập 2 (2016 - 2020) gồm các sự kiện tiêu biểu của ngành Công Thương từ năm 2016 đến năm 2020. Trong giai đoạn này, quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu với xu hướng chuyển dịch khá rõ và rất tích cực, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ choቷt daችn daቿt sự tăng trưởng của neቹn kinh teቷ, và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp với đóng góp trong GDP tăng liên tục qua các năm, từ 14,27% năm 2016 lên 16,7% vào năm 2020. Đây cũng là giai đoạn cho thấy rõ 9 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 sự thích ứng của ngành Công Thương với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiến trình chuyển đổi số quốc gia vào quản lý nhà nước theo mô hình chính phủ điện tử, chính phủ số; sự ra đời và các hoạt động triển khai các chương trình, chiến lược, định hướng phát triển những lĩnh vực thuộc ngành Công Thương như: Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030, Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Qua đó khẳng định vị thế, vai trò của ngành Công Thương không những đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, mà còn trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Mặc dù đã nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, biên tập, song nội dung sách khó tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để nội dung Bộ sách hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 4 năm 2023 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 10 TẬP 1:2011 - 2015 LỜI GIỚI THIỆU Đ ược định hình và phát triển từ sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngành Công Thương đã có những đóng góp quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, trải dài trên nhiều lĩnh vực hoạt động từ sản xuất, kinh doanh tới phân phối, lưu thông, xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ cho nền kinh tế. Qua các giai đoạn lịch sử, ngành Công Thương luôn kịp thời tham mưu cho Đảng và Chính phủ nhiều chính sách, pháp luật quan trọng trong sự phát triển của Ngành nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Điểm nổi bật của ngành Công Thương giai đoạn 2011 - 2020 là cùng với việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tạo lập môi trường kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, ngành đã chủ động đẩy mạnh công tác tham mưu, đề xuất và xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, hoạch định chính sách chủ đạo cho nền kinh tế thị trường. Điển hình là Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm 11 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 nhìn đến năm 2030; Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2014 - 2020… Nhờ các khung khổ pháp lý đó, nguồn vốn của Nhà nước và xã hội chảy mạnh vào các lĩnh vực được định hướng và khuyến khích, xuất hiện sự chuyển dịch của các ngành công nghiệp từ thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp thâm dụng vốn như thép, hóa chất; chuyển dịch từ hạ tầng thương mại truyền thống sang thương mại hiện đại; cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch theo hướng giảm xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến. Ngành công nghiệp hỗ trợ được hình thành, đưa nhiều doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp phân phối Việt Nam cũng làm chủ thị trường trong nước, tỷ trọng hàng Việt Nam trên kênh hiện đại 80 - 90%, trên kênh truyền thống chiếm từ 60% trở lên. Giai đoạn này cũng là thời kỳ “thăng hoa”, đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ của ngành Công Thương trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, với việc tham gia vào 15 hiệp định thương mại tự do, từ năm 2016 Việt Nam liên tục xuất siêu, là những minh chứng thể hiện tính đúng đắn của chiến lược xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước. Bộ sách Biên niên Lịch sử Công Thương Việt Nam 2011 - 2020 gồm 2 tập, làm rõ quá trình hoạch định chiến lược phát triển ngành Công Thương Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020. Nội dung bộ sách cho thấy quá trình Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công Thương từng bước xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tham gia 12 TẬP 1:2011 - 2015 tiến trình toàn cầu hóa của Việt Nam, trong đó ngành Công Thương được trao sứ mệnh quan trọng, góp phần hiện thực hóa khát vọng hùng cường, thịnh vượng của đất nước; từ đó cũng nêu bật sự lớn mạnh của ngành Công Thương dưới sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời làm sáng tỏ những luận điểm cơ bản về vị trí, vai trò, nhiệm vụ cũng như các hoạt động nổi bật của ngành Công Thương trong vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt ở những thời điểm, bước ngoặt của lịch sử. Cùng với cuốn sách Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945 - 2010 đã được biên soạn, xuất bản, bộ sách Biên niên Lịch sử Công Thương Việt Nam 2011 - 2020 là những công trình có giá trị, góp phần vào việc tra cứu, nghiên cứu, giảng dạy và học tập, tìm hiểu về lịch sử phát triển của ngành Công Thương nói riêng, kinh tế đất nước nói chung từ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược cũng như trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước cách mạng Việt Nam, với quá trình xây dựng đất nước qua các thời kỳ lịch sử nhiều thăng trầm, biến động. Nhiều sự kiện trong bộ sách còn mang hơi thở cuộc sống; nhiều văn bản pháp quy vẫn còn hiệu lực, là cẩm nang cho công nhân, viên chức, người lao động ngành Công Thương học tập, nghiên cứu và triển khai công việc trong các giai đoạn tiếp theo. Bộ sách cũng góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ, người lao động ngành Công Thương, nâng cao hơn nữa lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 13 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình tập hợp tư liệu, hệ thống hóa các sự kiện, biên soạn, song nội dung bộ sách khó tránh khỏi những thiếu sót; nhiều nội dung, nhiều sự kiện cần được bổ sung, cập nhật. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để bộ sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu Bộ sách cùng bạn đọc. Hà Nội, tháng 4 năm 2023 BỘ CÔNG THƯƠNG 14 NĂM 2011 THÁNG 1 Ngày 05/01 Khởi công xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu Công trình Thủy điện Lai Châu được khởi công xây dựng tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Đây là công trình Thủy điện lớn thứ ba trong cả nước sau Thủy điện Sơn La, Thủy điện Hòa Bình. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát lệnh khởi công xây dựng công trình. Thủy điện Lai Châu nằm trong Quy hoạch Điện VI đã được Chính phủ phê duyệt, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. Nhà máy Thủy điện Lai Châu được xây dựng ở bậc thang trên cùng của sông Đà với thiết kế gồm 3 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW (3 máy x 400 MW). Dự án có tổng mức đầu tư sau thuế là 35.700 tỉ đồng, trong đó vốn của EVN chiếm 20%, còn 80% là vốn vay thương mại trong, ngoài nước, vay tín dụng ưu đãi đầu tư. Điện lượng trung bình hằng năm là 4,67 tỉ kWh, không kể tăng thêm cho Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình. Dự án khi hoàn thành sẽ cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần cùng các nhà máy thủy điện trên sông Đà 15 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 phục vụ chống lũ về mùa mưa, cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội hai tỉnh Lai Châu, Điện Biên và cả vùng Tây Bắc. Tạp chí Công Thương điện tử. Ngày 06/01 Khánh thành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được khánh thành với vốn đầu tư trên 3 tỉ USD, công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, đáp ứng hơn 30% nhu cầu xăng dầu cả nước. Đây là công trình trọng điểm quốc gia được Chính phủ giao cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam triển khai tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Sản phẩm của nhà máy gồm khí hóa lỏng (LPG), xăng A92/95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diesel ôtô, dầu nhiên liệu (FO), lưu huỳnh và hạt nhựa Polypropylen (PP). Tính từ ngày chạy thử cuối năm 2008 đến hết tháng 12/2010, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã tiếp nhận khoảng 8,3 triệu tấn dầu thô, chế biến và cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn sản phẩm các loại đạt chất lượng. Tổng doanh thu đạt khoảng 60 nghìn tỉ đồng, lợi nhuận trên 237 tỉ đồng, nộp ngân sách 10 nghìn tỉ đồng. Trong số các sản phẩm của nhà máy, có 7/8 sản phẩm đạt Huy chương Vàng tại Hội chợ thương mại quốc tế (VIETNAM EXPO 2010). Sản phẩm Jet A-1 (xăng máy bay) được cấp chứng chỉ chất lượng quốc tế và chính thức đưa ra thị trường tiêu thụ. Cổng Thông tin điện tử Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.16 TẬP 1:2011 - 2015 Ngày 07/01 - Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2011 Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2010 và triển khai kế hoạch năm 2011. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Năm 2010, ngành Công Thương tăng trưởng 14%. Cơ cấu sản xuất công nghiệp thay đổi tích cực theo hướng công nghiệp, chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 90%) và giảm dần công nghiệp khai thác tài nguyên. Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước 7 - 7,5%, năm 2011 ngành Công Thương phấn đấu đạt mục tiêu: 1) Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,8% so với năm 2010. Giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp tăng 7,3% so với năm 2010 (công nghiệp và xây dựng tăng 7,7%). 2) Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng khoảng 10% so với năm 2010, đạt 78,8 tỉ USD, trong đó: nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng khoảng 13%, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tăng khoảng 1,2% và nhóm hàng khoáng sản giảm khoảng 2,9%. 3) Nhập khẩu hàng hóa tăng 10,7%, đạt 92,98 tỉ USD, nhập siêu dự kiến khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu. 4) Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2011 dự kiến tăng khoảng 25% so với năm 2010. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 17 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 - Phát điện Tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Sơn La Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức lễ phát điện thành công Tổ máy số 1 Nhà máy Thủy điện Sơn La vào lưới điện quốc gia, sớm hơn 2 năm so với tiến độ ban đầu. Dự án Thủy điện Sơn La có công suất lắp đặt 2.400 MW, gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400 MW. Công trình chính thuộc địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Dự án cung cấp sản lượng điện trung bình hằng năm 10,246 tỉ kWh, chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Thủy điện Sơn La được đánh giá là hiện đại, có quy mô lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Đây là công trình lớn đầu tiên mà toàn bộ công tác khảo sát, thiết kế và thi công đều được các doanh nghiệp trong nước thực hiện. Báo Nhân Dân điện tử. Ngày 08/01 Kho nổi PTSC Bạch Hổ xuất bán chuyến dầu đầu tiên Sau 60 ngày kể từ khi đón nhận dòng dầu đầu tiên, ngày 08/01, kho nổi chứa, xuất dầu thô (FSO) của Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đã hoàn thành việc xuất bán chuyến dầu đầu tiên, khối lượng hơn 31.855 tấn, tại Lô 09-1 Mỏ Bạch Hổ. Sự kiện diễn ra với sự chứng kiến và giám sát của đại diện khách hàng là Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (VSP), đại diện cơ quan giám định độc lập (EIC) và các nhà thầu phụ. “PTSC - Bạch Hổ” được PTSC đầu tư đóng mới để phục vụ hoạt động khai thác của khách hàng Vietsovpetro. 18 TẬP 1:2011 - 2015 Với trang thiết bị hiện đại, có nhiều tính năng vượt trội phục vụ cho việc khai thác dầu khí ngoài khơi, được đánh giá là kho nổi chứa dầu lớn nhất được đóng tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Đây cũng là kho nổi thứ 5 do PTSC sở hữu và đồng sở hữu. Cũng tại sự kiện này, PTSC và đại diện Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VINASHIN đã ký biên bản nghiệm thu các hệ thống trên tàu, làm cơ sở để hai bên ký biên bản bàn giao FSO PTSC Bạch Hổ. Báo Nhân Dân điện tử. Ngày 14/01 - Thành lập Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc Ngày 14/01, tại Hà Nội, Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp Mỏ Việt Bắc. Theo Quyết định số 6568/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương, từ ngày 01/01/2011, Tổng Công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ (Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do VINACOMIN sở hữu 100% vốn điều lệ. Tổng Công ty có vốn điều lệ 530 tỉ đồng, kinh doanh các lĩnh vực công nghiệp than, khoáng sản, vật liệu xây dựng, cơ khí… Báo Nhân Dân điện tử. 19 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 - Khởi công xây dựng Nhà máy LIX Bình Dương Công ty cổ phần Bột giặt LIX (LIXCO) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, đã khởi công xây dựng Nhà máy LIX Bình Dương tại Khu Công nghiệp Đại Đăng (Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), có diện tích 5 ha. Đây là nhà máy thứ ba của LIXCO được xây dựng. Năm 1972, LIXCO có Nhà máy LIX đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà máy LIX thứ hai được xây dựng tại Hà Nội vào năm 1993. Nhà máy LIX Bình Dương sẽ là nơi đặt các xưởng sản xuất sản phẩm tẩy rửa gia dụng. Những sản phẩm của nhà máy được xuất khẩu sang Nhật Bản và hơn 10 quốc gia khác. Báo Nhân Dân điện tử. Ngày 17/01 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận Quy chế gồm 4 chương, 11 điều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thành phần của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; đồng thời nêu rõ kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước, các Tiểu ban chuyên trách và Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước do Phó Trưởng ban Thường trực duyệt và được tính vào chi phí của Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Quy chế nêu rõ về nguyên tắc điều hành; chế độ thông tin báo cáo; chế độ đi công tác…; phân công trách nhiệm các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh 20 TẬP 1:2011 - 2015 Thuận gồm: Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước, Phó Trưởng ban Thường trực, các Phó Trưởng ban… Công báo số 83 + 84, ngày 02/02/2011. Ngày 20/01 - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng bức xạ trong công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác đến năm 2020 Mục đích chung của Quy hoạch là đẩy mạnh phát triển ứng dụng bức xạ mang tính truyền thống; tăng nhanh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động ứng dụng bức xạ của Việt Nam; xây dựng tiền đề cho phát triển ứng dụng bức xạ thành một ngành công nghiệp công nghệ cao với 4 lĩnh vực ứng dụng chủ yếu: kiểm tra không phá hủy; hệ điều khiển hạt nhân; chiếu xạ công nghiệp; kỹ thuật đánh dấu. Để phát triển ứng dụng bức xạ trong công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác đến năm 2020, Quy hoạch đề ra 6 giải pháp về: thị trường; đầu tư và nguồn vốn; hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; đào tạo nhân lực; bảo đảm an toàn - an ninh; và hợp tác quốc tế. Quy hoạch định hướng vào phát triển các cơ sở dịch vụ ứng dụng bức xạ, tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm; từng bước hình thành các cơ sở thực hiện chức năng nội địa hóa, đáp ứng nhu cầu thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ. Quy hoạch xác định các lĩnh vực phát triển chủ yếu cần được Nhà nước tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, đào tạo nhân lực và các dự án đầu tư ưu tiên. 21 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, đôn đốc việc thực hiện Quy hoạch; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Quy hoạch hằng năm và khi có yêu cầu; Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ứng dụng bức xạ theo nội dung của quy hoạch này. Công báo số 85 + 86, ngày 04/02/2011. - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 0391/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cơ điện tử Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2025 Quyết định gồm 4 điều với mục tiêu chung: Xây dựng công nghiệp cơ điện tử Việt Nam nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước; ưu tiên phát triển sản xuất một số nhóm sản phẩm thiết thực, có tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội cao; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới; khai thác tốt các lợi thế so sánh, nâng dần giá trị gia tăng nội sinh cho sản phẩm. Quy hoạch phát triển công nghiệp cơ điện tử Việt Nam gồm các sản phẩm chủ lực: 1) Nhóm máy công cụ CNC: Trung tâm tiện CNC, Trung tâm phay CNC, Trung tâm phay - tiện CNC, Máy cắt kim loại tấm CNC…; 2) Thiết bị cơ điện tử phục vụ xây dựng và giao thông vận tải: Cần cẩu tháp, cần trục bánh xích, cần trục bánh lốp, xe đào xúc, trạm trộn bê tông…; 3) Thiết bị cơ điện tử phục vụ chế biến nông sản; 4) Hàng tiêu dùng cơ điện tử; 5) Thiết bị cơ điện tử phục vụ trong y 22 TẬP 1:2011 - 2015 tế: (máy chụp x quang, máy chụp cắt lớp, máy chụp cộng hưởng từ (MRI), máy chạy thận nhân tạo, máy tán sỏi ngoài cơ thể, máy phẫu thuật khúc xạ laser, máy đo huyết áp điện tử cầm tay…; 6) Nhóm cơ điện tử phục vụ an ninh quốc phòng. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Ngày 27/01 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 0500/QĐ-BCT về Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09/01/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 Theo Chương trình hành động, các cơ quan, đơn vị, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương tập trung thực hiện các nội dung: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; triển khai quy hoạch, tiếp tục nâng cao chất lượng nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội gắn với thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững; tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. 23 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các tập đoàn tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, sở công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nhiệm vụ yêu cầu của Chương trình hành động kết hợp với nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp. Báo Nhân Dân điện tử. Ngày 28/01 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 02/2011/TT-BCT quy định hướng dẫn Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá Thông tư gồm 11 chương, 45 điều, hướng dẫn điều kiện kinh doanh, chế biến nguyên liệu thuốc lá; điều kiện sản xuất sản phẩm thuốc lá; điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá; quản lý đầu tư, sử dụng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, năng lực sản xuất, sản lượng sản phẩm thuốc lá; điều kiện kinh doanh sản phẩm thuốc lá; thẩm quyền, thủ tục, trình tự cấp các loại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến, Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP. Thông tư không áp dụng đối với việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá, kinh doanh sản phẩm thuốc lá tại cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop). Thông tư áp dụng với các đối tượng là tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia sản xuất, kinh doanh sản 24 TẬP 1:2011 - 2015 phẩm thuốc lá và các hoạt động khác có liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá trên lãnh thổ Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Ngày 29/01 - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 188/QĐ-TTg về việc ban hành Cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu Cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu gồm 6 chương, 26 điều, quy định các cơ chế đặc thù áp dụng riêng cho quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu nhằm triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư và các bên tham gia thực hiện dự án; cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và các bên tham gia thực hiện trong quá trình quản lý và thực hiện dự án. Cơ chế áp dụng cho các dự án thành phần của Dự án thủy điện Lai Châu, gồm: a) Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư; b) Dự án bồi thường di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu là chủ đầu tư. Các cơ chế đặc thù quản lý và thực hiện dự án xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu gồm: Công tác quản lý dự án và tư vấn; định mức đơn giá, tổng dự toán và dự toán xây dựng công trình; phạm vi công việc thi công xây dựng công trình và cơ chế thực hiện; thiết bị công nghệ; tổng tiến độ xây dựng; nghiệm thu; quyết toán; cơ chế thưởng phạt. 25 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 Quyết định đề cập đến các cơ chế quản lý và thực hiện dự án bồi thường di dân, tái định cư (gồm: phạm vi giải phóng mặt bằng và di dân; quy hoạch bồi thường di dân, tái định cư; phân cấp quản lý; phương thức lựa chọn nhà thầu thực hiện; quản lý và thanh toán vốn; quản lý và bàn giao các khu, điểm tái định cư); về thu xếp vốn cho dự án Thủy điện Lai Châu (gồm: cơ chế vay vốn đặc thù; nguồn vốn vay tín dụng đầu tư; nguồn vốn vay từ Quỹ Bảo hiểm xã hội; bảo lãnh vay vốn; bảo đảm ngoại tệ thanh toán các hợp đồng). Công báo số 97 + 98, ngày 14/02/2011. - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nêu rõ: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoạt động theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và theo Điều lệ này. Nhà nước là chủ sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Vốn điều lệ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại thời điểm chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là: 177.628.383.625.944 đồng (Một trăm bảy mươi bảy nghìn, sáu trăm hai mươi tám tỉ, ba trăm tám mươi ba triệu, sáu trăm hai mươi lăm nghìn, chín trăm bốn mươi bốn đồng). Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản: Tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp 26 TẬP 1:2011 - 2015 đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân; tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định của Luật dầu khí; tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí, với công ty con và với các tổ chức, cá nhân khác; trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; chi phối công ty con theo quy định của pháp luật và Điều lệ này… Bộ Công Thương có trách nhiệm: 1) Trình Thủ tướng Chính phủ: quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, thay thế, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; 2) Thẩm định: Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; sửa đổi và bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn; kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng với Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ; 3) Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; chấp thuận để Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mức vốn điều lệ của mỗi công ty đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính 27 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 gần nhất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của công ty con do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm 100% vốn điều lệ… Công báo số 99 + 100, ngày 20/02/2011. THÁNG 2 Ngày 11/02 Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2011/NĐ-CP về an toàn công trình dầu khí trên đất liền Nghị định gồm 8 chương, 37 điều, quy định về an toàn các công trình dầu khí trên đất liền (các công trình tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; công trình khí; công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ; nhà máy chế biến, nhà máy lọc hóa dầu; công trình dầu khí) kể cả các đảo, phạm vi cảng biển, sông, ngòi nhưng không bao gồm các công trình dầu khí ngoài khơi để đảm bảo an toàn cho con người, xã hội, môi trường và tài sản. Nghị định áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có hoạt động liên quan đến công trình dầu khí. Nghị định số 13/2011/NĐ-CP thay thế Nghị định số 10/CP ngày 17/02/1993 về việc ban hành quy định về bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu; Nghị định số 47/1999/NĐ-CP ngày 05/7/1999 về việc sửa đổi, bổ sung quy định về bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu, ban hành kèm theo Nghị định số 10/CP ngày 17/02/1993. Những quy định pháp luật trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ. Công báo số 103 + 104, ngày 24/02/2011. 28 TẬP 1:2011 - 2015 Ngày 15/02 - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 212/QĐ-TTg về "Ngày truyền thống của ngành xăng dầu Việt Nam" Xét đề nghị của Bộ Công Thương (Công văn số 0856/BCT-TCCB ngày 26/01/2011), Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 212/QĐ-TTg lấy ngày 13/3 hằng năm là "Ngày truyền thống của ngành xăng dầu Việt Nam". Lịch sử hoạt động ngành xăng dầu Việt Nam gắn liền với phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân xăng dầu, khởi đầu là sự kiện bãi công của công nhân Sở dầu Thượng Lý (Hải Phòng) ngày 13/3/1928. Từ một lực lượng nhỏ bé ở Sở dầu Thượng Lý, kho dầu Nhà Bè thời Pháp thuộc đến các “chiến sĩ - công nhân xăng dầu” thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngày nay lực lượng công nhân xăng dầu đã phát triển thành đội ngũ lớn mạnh cả về quy mô, trình độ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Công báo số 107 + 108, ngày 27/02/2011. - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 03/2011/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò Thông tư số 03/2011/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2011 và bãi bỏ Quyết định số 47/2006/QĐ-BCN ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành “Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN 14 - 06 - 2006”. 29 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BCT là “Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò QCVN 01:2011/BCT”. Quy chuẩn gồm 9 chương, 125 điều quy định các biện pháp bảo đảm an toàn trong khai thác than hầm lò. Quy chuẩn áp dụng bắt buộc đối với những tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khai thác than hầm lò trên lãnh thổ Việt Nam. Công báo từ số 121 + 122 đến số 125 + 126, ngày 12/3/2011. Ngày 16/02 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 04/2011/TT-BCT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện: - Tập 8 : Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp Ký hiệu: QCVN QTĐ-8:2010/BCT (Các tập 1, 2, 3, 4 đã được ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quy phạm trang bị điện; các tập 5, 6, 7 đã được ban hành theo Thông tư số 40/2009/TT-BCT ngày 31/12/2009). Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp gồm 4 chương, 52 điều, quy định các quy tắc thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống trang thiết bị điện xoay chiều, điện áp định mức tối đa đến 1.000 V, tần số 50 Hz. 30 TẬP 1:2011 - 2015 Quy chuẩn không áp dụng cho các thiết bị dùng sức kéo bằng điện, các hệ thống trang thiết bị điện của phương tiện giao thông (ôtô, tàu thủy, máy bay,...), hệ thống trang thiết bị điện chiếu sáng công cộng, các hệ thống trang thiết bị điện của hầm mỏ, các hàng rào điện bảo vệ, thiết bị chống sét cho toà nhà, các công trình và trang thiết bị chuyên dụng. Bên cạnh đó đối với hệ thống cung cấp điện công cộng thì áp dụng quy chuẩn trang thiết bị hiện hành. Quy chuẩn áp dụng bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống trang thiết bị điện xoay chiều, điện áp định mức tối đa đến 1.000 V, tần số 50 Hz. Công báo số 129 + 130, ngày 16/3/2011. Từ ngày 22 đến ngày 23/02 Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban hỗn hợp về kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ Hai bên đã thảo luận và thống nhất các nội dung hợp tác quan trọng nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác và hữu nghị nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực ngoại giao, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, vận tải, xây dựng, văn hóa, du lịch, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu... Hai bên cũng nhất trí tăng cường trao đổi thông tin, trao đổi đoàn, chia sẻ kinh nghiệm quản lý và phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch tổ chức ở mỗi nước. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. 31 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 Ngày 23/02 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 268/QĐ-TTg về Biểu giá bán lẻ điện Việc xây dựng biểu giá bán lẻ điện dựa trên nguyên tắc Giá bán điện được quy định chi tiết cho từng nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện, gồm: sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt theo các cấp điện áp bán điện (110 kV, từ 22 kV đến dưới 110 kV, từ 6 kV đến dưới 22 kV và dưới 6 kV). Giá điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày được áp dụng đối với các khách hàng sử dụng điện lớn cho các mục đích sản xuất, kinh doanh ở các cấp điện áp. Biểu giá điện bậc thang cho khách hàng sử dụng điện sinh hoạt gồm 7 bậc với bậc thang đầu tiên (0 - 50 kWh) có giá ở mức tương đương giá thành điện bình quân; giá điện cho bậc thang thứ 2 (0 - 100 kWh) ở mức bằng giá bán điện bình quân được duyệt; giá điện cho các bậc thang tiếp theo tăng dần… Bậc thang đầu tiên trong biểu giá điện sinh hoạt chỉ áp dụng cho các hộ thuộc diện thu nhập thấp (là các hộ thường xuyên có mức sử dụng điện không quá 50 kWh/tháng). Các hộ sử dụng điện sinh hoạt khác áp dụng biểu giá từ bậc thang thứ hai và các bậc tiếp theo. Các hộ thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định được hỗ trợ giá điện cho 50 kWh/tháng, mức hỗ trợ là 30.000 đồng/hộ/tháng. Kinh phí hỗ trợ giá điện cho các hộ nghèo lấy từ tiền bán điện. Khung giá cho điện sinh hoạt tại những khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo chưa nối lưới điện quốc gia gồm giá 32 TẬP 1:2011 - 2015 trần và giá sàn, trong đó giá sàn bằng 1,5 lần giá bán điện bình quân năm, giá trần bằng 2,5 lần giá bán điện bình quân năm. Công báo số 115 + 116, ngày 06/3/2011. Ngày 24/02 - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Nghị quyết nêu rõ một số giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, gồm: 1) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương: a) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; b) Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ; c) Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. d) Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; đ) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng;... 2) Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương: Chỉ đạo phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7 - 8% so với dự toán ngân sách năm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Các bộ, cơ quan, địa phương chủ động sắp xếp lại 33 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 các nhiệm vụ chi để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011. Giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới 5% GDP; Giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn. b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương: Không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ năm 2012 cho các dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách; không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011… 3) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương trong việc: điều tiết cân đối cung - cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu, gắn sản xuất trong nước với điều hành xuất nhập khẩu, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; xây dựng kế hoạch điều hành xuất, nhập khẩu, phấn đấu bảo đảm nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu; chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các công ty thành viên huy động tối đa công suất các nhà máy điện, ưu tiên bảo đảm điện cho sản xuất… 4) Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo 5) Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội Thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội; tập trung chỉ đạo hỗ trợ giảm nghèo tại các địa phương; chỉ đạo 34 TẬP 1:2011 - 2015 các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện đầy đủ kịp thời, đúng đối tượng các quy định hỗ trợ đối tượng chính sách, người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 6) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Công báo số 115 + 116, ngày 06/3/2011. - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ Quyết định gồm 7 điều, quy định các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành: cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ôtô, dệt - may, da - giày và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao. Quyết định áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến công nghiệp hỗ trợ; các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Theo Quyết định, Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; thành lập Hội đồng thẩm định dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ do Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Chủ tịch Hội đồng để thẩm định dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển. Công báo số 115 + 116, ngày 06/3/2011. 35 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 Ngày 25/02 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 05/2011/TT-BCT quy định về giá bán điện năm 2011 và hướng dẫn thực hiện Thông tư quy định về giá bán lẻ điện chi tiết cho các nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện căn cứ trên giá bán điện bình quân năm 2011. Theo đó, giá bán điện bình quân năm 2011 là 1.242 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Giá bán điện theo cấp điện áp áp dụng đối với các khách hàng sử dụng điện cho mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, bơm nước tưới tiêu, hành chính sự nghiệp và cho các khu công nghiệp, cho mục đích khác tại các nhà chung cư cao tầng tại thành phố và các khu đô thị mới. Giá bán điện được quy định theo thời gian sử dụng điện trong ngày (giờ cao đieቻm, thaቷp đieቻm). Thông tư quy định cụ thể về giá bán lẻ điện áp dụng cho: các ngành sản xuất, bơm nước tưới tiêu, hành chính, sự nghiệp, kinh doanh, sinh hoạt,...; giá bán buôn điện cho khu vự c nông thôn, khu công nghiệp, khu tập theቻ, khu dân cư; các thông số đầu vào để tính giá bán điện; hướng dẫn thực hiện giá điện; thời gian sử dụng điện trong ngày… Tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo - nơi chưa nối lưới điện quốc gia thì giá bán điện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhưng không được nằm ngoài mức giá sàn 1.863 đồng/kWh và giá trần 3.105 đồng/kWh. Công báo số 129 + 130, ngày 16/3/2011. 36 TẬP 1:2011 - 2015 THÁNG 3 Ngày 01/3 - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 0905/QĐ-BCT về việc phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ Latinh, giai đoạn 2011 - 2015" Trên cơ sở phân tích tiềm năng kinh tế - xã hội của khu vực Mỹ Latinh, thực trạng thương mại hai chiều giữa nước ta và Mỹ Latinh, Đề án phân tích tiềm năng và thời cơ của thị trường Mỹ Latinh, đề ra các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy tiềm năng của thị trường trọng điểm cho vùng Nam Mỹ (Áchentina, Braxin, Chi Lê và Côlômbia), vùng Trung Mỹ và Caribê (Mêhicô, Panama và Cuba) và tận dụng sức mạnh lan tỏa sang các thị trường lân cận; lựa chọn mặt hàng xuất khẩu tiềm năng (như: nông sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghệ thông tin) và các biện pháp cụ thể khác (như: tăng cường thông tin về thị trường Mỹ Latinh cho doanh nghiệp Việt Nam; tăng cường thông tin về Việt Nam cho doanh nhân khu vực Mỹ Latinh; đẩy mạnh cung cấp thông tin hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến; tổ chức các hội thảo, gặp gỡ doanh nghiệp tại Việt Nam; tổ chức các đoàn đi dự hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường tìm đối tác, bạn hàng; mời đoàn nước ngoài vào làm việc, tham dự hội chợ, triển lãm tại Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động của các đại diện Công Thương, phối hợp hoạt động ở nước ngoài). Đề án có tầm nhìn dài hạn đến năm 2020 và được chia thành hai giai đoạn: 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Vụ Thị trường châu Mỹ chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện Đề án; Cục Xúc tiến Thương mại tổng hợp, xây dựng 37 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 chương trình hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường Mỹ Latinh; Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ trì xây dựng chuyên trang bằng tiếng Tây Ban Nha để giới thiệu tiềm năng xuất khẩu cho thị trường Mỹ Latinh; Vụ Xuất Nhập khẩu tham mưu chính sách xuất nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ Latinh; các cục, vụ và đơn vị liên quan phối hợp với Vụ Thị trường châu Mỹ trong việc triển khai thực hiện Đề án. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. - Khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 Sáng 01/3, Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam - PV Power (chủ đầu tư) và Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC 9 (tổng thầu EPC) đã khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã tham dự và phát lệnh khởi công. Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng mức đầu tư hơn 1,6 tỉ USD. Đây là dự án nguồn điện cấp bách thuộc Tổng sơ đồ điện VI đã được Chính phủ phê duyệt và dự kiến phát điện Tổ máy số 1 vào năm 2014, Tổ máy số 2 vào đầu năm 2015. Sau khi hoàn thành đưa vào vận hành, hằng năm, Nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia hơn 6,7 tỉ kWh điện. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. 38 TẬP 1:2011 - 2015 Ngày 04/3 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1018/QĐ-BCT về Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội Nhằm triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Công Thương đề ra Chương trình hành động tập trung vào các nội dung sau: 1) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; 2) Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước; 3) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng; 4) Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo; 5) Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội; 6) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; Cục Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan chức năng; Vụ Kế hoạch, Vụ Thị trường trong nước, Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Tài chính, Vụ Khoa học và Công nghệ, các Vụ quản lý ngành, Văn phòng Bộ, Cục Điều tiết điện lực, Cục Quản lý thị trường, Cục Hóa chất, Văn phòng Bộ và các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. 39 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 Ngày 07/3 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 340/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam Tập đoàn Dệt May Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, hoạt động theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ này. Nhà nước là chủ sở hữu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là 3.400.000.000.000 đồng (Ba nghìn bốn trăm tỉ đồng). Tập đoàn Dệt May Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với: vốn và tài sản; kinh doanh và tổ chức kinh doanh; về tài chính; về tham gia hoạt động công ích và các quyền khác… Bộ Công Thương có trách nhiệm: 1) Trình Thủ tướng Chính phủ: quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu Tập đoàn Dệt May Việt Nam; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam; 2) Thẩm định Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, việc sửa đổi và bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam; ngành, nghề kinh doanh; bổ sung ngành, nghề kinh doanh; mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng Giám 40 TẬP 1:2011 - 2015 đốc do Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ; 3) Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam; chấp thuận để Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mức vốn điều lệ của mỗi công ty đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của công ty con do Tập đoàn Dệt May Việt Nam nắm 100% vốn điều lệ… Công báo số 153 + 154, ngày 23/3/2011. Ngày 14/3 Bộ CôngThươngbanhànhQuyết định số 1170/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2011 Kế hoạch nhằm mục đích: đẩy mạnh tuyên truyền vận động, phổ biến sâu rộng để người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam; góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam, đồng thời ngăn chặn việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; phát động, tạo chuyển biến về ý thức trong nhân dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức - kinh tế xã hội, phát 41 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. Kế hoạch nêu rõ nhiệm vụ và phân công các đơn vị thực hiện các nội dung: 1) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. 2) Rà soát, bổ sung, ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, không trái với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. 3) Hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong nước. 4) Đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh công tác quản lý thị trường. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Ngày 16/3 - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 38/2011/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán Thông tư nêu rõ đối tượng chịu phí là tổ chức, cá nhân sử dụng các dịch vụ liên quan đến triển khai hoạt động chứng khoán, được cung cấp bởi các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, thành viên lưu ký của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, ngân hàng giám sát, ngân hàng chỉ định thanh toán, ngân hàng thương mại tham gia thị trường trái phiếu, phải nộp phí hoạt động chứng khoán theo quy định tại Thông tư. 42 TẬP 1:2011 - 2015 Mức thu phí được quy định chi tiết tại Biểu phí hoạt động chứng khoán ban hành kèm theo Thông tư. Về tổ chức thu, nộp và quản lý sử dụng phí, Thông tư quy định phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước. Đơn vị thu phí là các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán có nghĩa vụ nộp thuế đối với các khoản thu phí này theo quy định của pháp luật và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. - EC chấm dứt áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam Ngày 16/3, Ủy ban châu Âu đã chính thức thông báo chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da nhập khẩu của Việt Nam từ ngày 31/3/2011. Quyết định này của EU có ý nghĩa tích cực trong bối cảnh Việt Nam và EU xem xét tiến tới đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương. Ủy ban châu Âu đã chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam từ ngày 05/10/2006. Trong thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá đã gây ra nhiều khó khăn cho việc tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Liên minh châu Âu. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 43 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 - Khai thác mẻ quặng đầu tiên tại Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Ðồng Tại Mỏ Bauxite Tân Rai (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Ðồng), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức khai thác mẻ quặng bauxite đầu tiên, cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Alumin tại Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Ðồng. Dự án bauxite - nhôm Lâm Ðồng là dự án trọng điểm của ngành công nghiệp Việt Nam và cũng là dự án lớn nhất của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 650.000 tấn alumin/năm và công suất bảo đảm vận hành là 630.000 tấn alumin/năm. Dự án gồm ba phần: Khai thác mỏ bauxite, Nhà máy tuyển quặng bauxite và Nhà máy alumin. Đây là dự án chế biến sâu khoáng sản, vừa góp phần khai thác lợi thế tài nguyên khoáng sản của khu vực Tây Nguyên, vừa góp phần cụ thể hóa đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Chính phủ. Việc triển khai hai dự án đã tạo thêm nhiều việc làm, mở ra một hướng sản xuất - kinh doanh mới cho Tập đoàn trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản. Báo Nhân Dân điện tử. Ngày 17/3 Công bố Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 Ngày 17/3, Văn phòng Trung ương Đảng đã ban hành Công văn số 362-CV/VPTW về việc công bố các văn kiện 44 TẬP 1:2011 - 2015 Đại hội XI của Đảng, trong đó có Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Chiến lược đã nêu rõ những định hướng chủ yếu: 1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; 2) Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh; 3) Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; 4) Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh; 5) Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; 6) Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới; 7) Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế; 8) Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; 9) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo; 10) Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững; 11) Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; 12) Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.107-139. 45 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 Ngày 21/3 - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 418/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước quyết định thành lập và sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, hoạt động theo quy định của pháp luật. Nhà nước là chủ sở hữu của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Vốn điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tại thời điểm chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 14.794.344.977.359 đồng (Mười bốn nghìn bảy trăm chín mươi tư tỉ, ba trăm bốn mươi bốn triệu, chín trăm bảy mươi bảy nghìn, ba trăm năm mươi chín đồng). Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau: Đầu tư tài chính vào các công ty con, các công ty liên kết; chi phối các công ty con, các công ty liên kết theo mức độ chiếm giữ vốn điều lệ của các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ này; chủ thể quản lý tài nguyên khoáng sản (chủ mỏ); trực tiếp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và công ty con, công ty liên kết, công ty tự nguyện tham gia liên kết, được thể hiện bằng hợp đồng 46 TẬP 1:2011 - 2015 kinh tế; thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các công ty con và công ty liên kết... Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ đối với vốn và tài sản; trong kinh doanh; về tài chính; tham gia hoạt động công ích; nghĩa vụ đối với các công ty con, công ty liên kết;... Bộ Công Thương có trách nhiệm: 1) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên; 2) Thẩm định: Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; ngành, nghề kinh doanh; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam do Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ; 3) Có ý kiến khi Hội đồng thành viên trình Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ: quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ; chấp thuận để Hội đồng thành viên quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mức vốn điều lệ của mỗi công ty đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của 47 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 các công ty con do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nắm 100% vốn điều lệ… Công báo số 167 + 168, ngày 02/4/2011. - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 06/2011/TT-BCT quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi Thông tư gồm 7 chương, 27 điều, quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi trong các Hiệp định khu vực thương mại tự do, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện và các Hiệp định hai bên hoặc nhiều bên khác có quy định việc cắt giảm thuế quan giữa Việt Nam với một hoặc nhiều nước, vùng lãnh thổ. Thông tư đưa ra: Các yêu cầu về hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp C/O (đăng ký hồ sơ thương nhân; thay đổi nơi cấp C/O; hồ sơ đề nghị cấp C/O); thủ tục đề nghị cấp C/O và cấp C/O (nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O; tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp C/O; phương thức thông báo, hướng dẫn cho thương nhân; thời gian cấp C/O; thu hồi C/O đã cấp); khai báo hồ sơ đề nghị cấp C/O qua mạng internet (đăng ký đề nghị cấp C/O qua mạng Internet; khai báo hồ sơ đề nghị cấp C/O qua mạng Internet; thời gian cấp C/O khi thương nhân thực hiện khai báo qua mạng Internet); khiếu nại, tố cáo; tổ chức hoạt động cấp C/O (văn phòng, trang thiết bị của Tổ chức cấp C/O; năng lực, thái độ của cán bộ làm việc tại Tổ chức cấp C/O; niêm yết công khai quy trình cấp C/O); quản lý nhà nước về hoạt động cấp C/O (thẩm quyền ký cấp C/O; cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về hoạt động cấp C/O; chế độ báo cáo; xử lý vi phạm). Công báo số 185 + 186, ngày 09/4/2011. 48 TẬP 1:2011 - 2015 Ngày 25/3 - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” Đề án Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tập trung vào 6 giải pháp chủ yếu gồm: 1) Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức trách nhiệm toàn dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; 2) Tăng cường quản lý nhà nước và hệ thống pháp luật phục vụ cho công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; 3) Tăng cường công tác ngoại giao, hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống vi phạm, tội phạm về an ninh trật tự trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; 4) Tổ chức, đào tạo, bố trí lực lượng đủ năng lực và được trang bị kiến thức, phương tiện thiết bị kỹ thuật cần thiết, đáp ứng yêu cầu của các địa bàn, mục tiêu trọng yếu; 5) Tích cực ứng dụng thành tựu về khoa học kỹ thuật phục vụ công tác bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; Triển khai đồng bộ các biện pháp, công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự và an toàn xã hội trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; 6) Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ứng phó ngăn chặn hậu quả sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân do hoạt động xâm phạm an ninh gây ra. Theo Đề án, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ: Phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan triển khai các kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh cho dự án nhà máy 49 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 điện hạt nhân; trong quá trình vận chuyển, sử dụng, lưu giữ thiết bị hạt nhân, nhiên liệu, vật liệu hạt nhân và chôn cất chất thải phóng xạ, chất thải hạt nhân; chủ động xây dựng phương án, chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án, triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn, an ninh cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân trong ngành, đặc biệt đối với dự án nhà máy điện hạt nhân. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1380/QĐ-BCT về việc ban hành Danh mục các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu Quyết định ban hành kèm theo Danh mục các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu gồm 97 chương. Chi tiết danh mục theo mã số HS được xây dựng dựa trên Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Hàng hóa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. - Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn I (2006 - 2010) Tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng 50 TẬP 1:2011 - 2015 lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn I (2006 - 2010). Trong 5 năm thực hiện Chương trình, tổng năng lượng tiết kiệm được là 4.900 KTOE (1.000 kWh bằng 0,086 KTOE, 1 tấn dầu thô bằng 1,018 KTOE), bằng 3,4% tổng năng lượng tiêu thụ, quy đổi tương đương 56,9 tỉ kWh điện hoặc năng lượng của hơn 35,28 triệu thùng dầu thô. Triển khai giai đoạn II của Chương trình (2011 - 2015), Bộ Công Thương đề ra mục tiêu đạt mức tiết kiệm từ 5% đến 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng cả nước với việc thực hiện đồng bộ các hoạt động của Chương trình trong nâng cao hiệu suất ở tất cả các khâu sử dụng năng lượng cuối cùng, tập trung vào 5 lĩnh vực: sản xuất công nghiệp; các công trình xây dựng dân dụng sử dụng nhiều năng lượng; giao thông vận tải, phổ biến phương tiện thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng; sử dụng năng lượng trong hoạt động dịch vụ, các hộ gia đình. Ngày 28/3 Bộ trưởng Bộ Công Thương ra Quyết định số 1411/QĐ-BCT ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Công Thương giai đoạn 2011 - 2015 Chương trình gồm 4 nội dung chủ yếu: 1) Duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản hướng dẫn thi hành; 2) Hoàn thiện hệ thống chế độ định mức, tiêu chuẩn, làm cơ sở thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các tập đoàn, tổng công ty, công ty và các đơn vị hành chính sự nghiệp; 3) Thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống 51 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 lãng phí; 4) Thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực cụ thể. Căn cứ Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Công Thương, các tập đoàn, tổng công ty, công ty và các đơn vị hành chính sự nghiệp có trách nhiệm xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011 - 2015 tại đơn vị mình. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Ngày 29/3 Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Nghị định gồm 8 chương, 36 điều, quy định về thống kê về sử dụng năng lượng; cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng; biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; kiểm tra, thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đối tượng áp dụng của Nghị định là tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng tại Việt Nam. Về sử dụng năng lượng, Nghị định quy định: Chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng; trách nhiệm thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin thống kê về sử dụng năng lượng; tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm gồm các vấn đề: Xác định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; danh sách cơ 52 TẬP 1:2011 - 2015 sở sử dụng năng lượng trọng điểm; mô hình quản lý năng lượng; kiểm toán năng lượng; kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gồm: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; mua sắm phương tiện, thiết bị của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; báo cáo sử dụng năng lượng của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Việc dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng gồm: Dán nhãn năng lượng; phân loại nhãn năng lượng; phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng; hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị; thực hiện dán nhãn năng lượng; đình chỉ việc dán nhãn năng lượng và thu hồi Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng; báo cáo của các cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng; báo cáo của các doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện dán nhãn năng lượng; phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ. Các biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gồm: Áp dụng các biện pháp quản lý và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; kiểm toán năng lượng và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng tại các cơ sở 53 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 không thuộc Danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; ưu đãi đầu tư; hỗ trợ đối với hoạt động sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo và kiểm toán năng lượng; và nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thông tư còn đề cập về việc nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, gồm: Nội dung kiểm tra, thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quyền hạn và trách nhiệm về kiểm tra, thanh tra sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Ngày 30/3 - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 09/2011/TT-BCT quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Bộ Công Thương Thông tư gồm 4 chương, 20 điều, quy định chung về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong giao dịch điện tử của Bộ Công Thương. Tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số của Bộ Công Thương do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin quản lý, điều hành và là tổ chức duy nhất của Bộ Công Thương cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Thời gian 54 TẬP 1:2011 - 2015 có hiệu lực của chứng thư số không quá 5 năm đối với chứng thư số của thuê bao. Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số, quyền và nghĩa vụ của các đối tượng sử dụng dịch vụ chữ ký số gồm: Chức năng, nhiệm vụ của Tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số; quyền và nghĩa vụ của tổ chức quản lý thuê bao; quyền và nghĩa vụ của thuê bao; và nghĩa vụ của người nhận. Thông tư còn đề cập về dịch vụ chứng thực chữ ký số gồm: Đăng ký sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số; trình tự đăng ký sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số qua mạng Internet; cấp chứng thư số; gia hạn chứng thư số; thay đổi cặp khóa; tạm dừng, thu hồi chứng thư số; và khôi phục chứng thư số. Công báo số 223 + 224, ngày 25/4/2011. - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 10/2011/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu theo Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương Thông tư gồm 4 điều. Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và 55 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Điều 2 sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 2 Quyết định số 24/2006/QĐ-BTM ngày 15/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ngừng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đồ gỗ thành phẩm qua Việt Nam sang Hoa Kỳ và quy định việc tạm nhập tái xuất tinh dầu xá xị phải có giấy phép của Bộ Thương mại. Điều 3 sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2, khoản 3 Mục II Thông tư số 06/2007/TT-BTM ngày 30/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại hướng dẫn việc nhập khẩu xe gắn máy phân khối lớn từ 175 cm3 trở lên. Điều 4 sửa đổi quy định tại các khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư số 02/2010/TT-BCT ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu thuốc lá phục vụ kinh doanh bán hàng miễn thuế. Công báo số 217 + 218, ngày 22/4/2011. - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BCT quy định sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều quy định về thủ tục hành chính tại Quyết định số 24/2002/QĐ-BCN ngày 17/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và Quyết định số 115/2004/QĐ-BCN ngày 27/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn của doanh nghiệp sản xuất ôtô Thông tư sửa đổi điểm a, khoản 6 tại Quy định về tiêu chuẩn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn 56 TẬP 1:2011 - 2015 máy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2002/QĐ-BCN ngày 07/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, cụ thể: Bỏ đoạn “và trình lãnh đạo Bộ ký văn bản xác nhận cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp mới, Bộ Công nghiệp sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi ra văn bản xác nhận”. Bãi bỏ khoản 2, Điều 9 của “Quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô” ban hành kèm theo Quyết định số 115/2004/QĐ-BCN ngày 27/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn của doanh nghiệp sản xuất ôtô. Công báo số 225 + 226, ngày 26/4/2011. - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 13/2011/TT-BCT sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục hành chính tại Quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 134/2003/QĐ-BCN ngày 25/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 8 Quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 134/2003/QĐ-BCN, theo đó: Doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Quyết định số 41/2006/QĐ-BCN ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp được Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu. 57 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 Thông tư cũng nêu rõ những yêu cầu về: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu gửi Cục Hóa chất; thời gian cấp giấy phép; thời hạn của giấy phép; gia hạn giấy phép. Công báo số 217 + 218, ngày 22/4/2011. - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 14/2011/TT-BCT sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục hành chính tại Quy chế Quản lý kỹ thuật an toàn đối với các máy, thiết bị, hóa chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN ngày 19/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN bao gồm: 1) Bãi bỏ các quy định tại Chương II từ Điều 3 đến Điều 7 quy định về đăng ký sử dụng. 2) Sửa đổi, bổ sung Điều 19: “Điều 19. Sở Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này đối với các đơn vị trên địa bàn tỉnh và tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương về công tác kiểm định trên địa bàn tỉnh vào ngày 30/5 và ngày 30/11 hằng năm”. 3) Sửa đổi, bổ sung khoản 9, Điều 21 như sau: “9. Lập báo cáo thống kê tình hình kiểm định trong năm và kế hoạch kiểm định năm tiếp theo gửi về Sở Công Thương vào ngày 30/11 hằng năm”. 58 TẬP 1:2011 - 2015 4) Bãi bỏ dòng “Số đăng ký” trong mẫu Giấy chứng nhận Kiểm định kỹ thuật an toàn tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN ngày 19/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. 5) Bãi bỏ Phụ lục số 1, 2, 3, 5, 7 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN ngày 19/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Công báo số 217 + 218, ngày 22/4/2011. - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 15/2011/TT-BCT quy định thủ tục đăng ký Danh mục hàng nhập khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, hàng thanh lý của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam Thông tư gồm 5 điều quy định về thủ tục đăng ký danh mục máy móc, thiết bị, vật tư nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, thanh lý của nhà thầu nước ngoài (bao gồm cả nhà thầu chính và nhà thầu phụ) đã được cấp Giấy phép thầu xây dựng theo quy định tại Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam; nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và thanh lý của nhà thầu nước ngoài; Hồ sơ đăng ký; và trình tự, thủ tục chấp thuận đăng ký. Công báo số 217 + 218, ngày 22/4/2011. 59 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 THÁNG 4 Ngày 05/4 Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 16/2011/TTLT-BCT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập theo quy định của pháp luật. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương, có chức năng phục vụ quản lý nhà nước của sở về hoạt động khuyến công; cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp theo quy định của pháp luật. Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Công Thương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công Thương. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở và tài khoản riêng; hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Công báo số 221 + 222, ngày 24/4/2011. 60 TẬP 1:2011 - 2015 Ngày 06/4 - Ký kết thỏa thuận Hợp tác đào tạo nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân Tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân. Thỏa thuận được ký kết nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân chuẩn bị cho chương trình phát triển điện hạt nhân của quốc gia đến năm 2020 nói chung và cho Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận nói riêng. Theo đó, hằng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan tuyển sinh cán bộ, sinh viên đi đào tạo kĩ sư, thạc sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân tại Trường Đại học Nghiên cứu hạt nhân Quốc gia Nga (MEPHI). Việc đào tạo được thực hiện căn cứ theo hai hình thức: i) Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với ROSATOM, ii) Theo diện Hợp đồng giữa ROSATOM, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong đó kinh phí đào tạo do ROSATOM tài trợ 50%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đài thọ 50%, các chi phí khác theo chế độ Nhà nước quy định. Thỏa thuận hợp tác có thời hạn hiệu lực đến hết năm 2020. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. - Đối thoại trực tuyến đầu tiên về thị trường EU Ngày 06/4, tại Hà Nội, lần đầu tiên Bộ Công Thương đã tổ chức đối thoại trực tuyến về thị trường Liên minh châu Âu 61 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 (EU) nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2010, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, đạt 12 tỉ USD là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam. Đẩy mạnh giao thương với thị trường EU là những ưu tiên của Chính phủ, trong đó việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp được đặc biệt coi trọng. Thông qua chương trình đối thoại trực tuyến, các doanh nghiệp được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Ngày 14/4 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 15/2011/TT-BCT thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Bản thỏa thuận về việc thúc đẩy thương mại song phương giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia áp dụng cho những mặt hàng có xuất xứ từ một bên ký kết được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu trực tiếp vào lãnh thổ của bên ký kết kia Theo Thông tư, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Mẫu X được quy định như mẫu ban hành tại Phụ lục 1, do Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Campuchia. C/O Mẫu S được quy định như mẫu ban hành tại Phụ lục 2, do Bộ Thương mại Campuchia cấp 62 TẬP 1:2011 - 2015 cho hàng hóa có xuất xứ Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam. C/O Mẫu X và C/O Mẫu S có màu hồng nhạt (Light Pink, Pantone 700C). Mỗi bộ C/O Mẫu X và C/O Mẫu S gồm một bản gốc (Orginal) và ba bản sao (Duplicate, Triplicate và Quadruplicate). Về hiệu lực của C/O, đối với hàng hóa không áp dụng hạn ngạch thuế quan, hiệu lực của C/O Mẫu S và C/O Mẫu X quy định tại Điều 1 Thông tư số 15/2011/TT-BCT là một năm kể từ ngày cấp. Đối với mặt hàng lá thuốc lá và thóc, gạo, C/O Mẫu S quy định tại Điều 1 Thông tư số 15/2011/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết ngày 31/12 của năm đó. C/O Mẫu S của Campuchia được cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 013/2007/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 27/12/2007 về Quy tắc xuất xứ và Thủ tục thực hiện Quy tắc xuất xứ cho Bản thỏa thuận giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2011. C/O Mẫu S và C/O Mẫu X cấp sau khi hàng hóa đã xuất khẩu phải được đóng dấu cấp sau “Issued Retroactively”. Công báo số 237 + 238, ngày 03/5/2011. Ngày 15/4 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường Theo Quyết định, việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường được thực hiện theo 3 nguyên tắc: 1) Trong năm tài chính, giá bán điện chỉ được điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản biến động so với thông số đã được sử dụng để xác 63 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 định giá bán điện hiện hành. Các thông số đầu vào khác của giá bán điện chỉ được xem xét để điều chỉnh giá bán điện sau khi có báo cáo quyết toán, kiểm toán theo quy định; 2) Thời gian điều chỉnh giá bán điện giữa hai lần liên tiếp tối thiểu là ba tháng; 3) Việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường phải được thực hiện công khai, minh bạch. Trường hợp cần thiết, Nhà nước sử dụng Quỹ bình ổn giá điện và các biện pháp khác để bình ổn giá bán điện nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Bộ Công Thương có trách nhiệm: 1) Hướng dẫn thực hiện biểu giá bán điện chi tiết cho các nhóm đối tượng khách hàng; 2) Phê duyệt kế hoạch sản xuất điện và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hằng năm; 3) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định về chi phí điều hành - quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; công khai giá thành sản xuất kinh doanh điện hằng năm; 4) Giải quyết theo thẩm quyền các vướng mắc trong quá trình xây dựng, điều chỉnh và thực hiện giá bán điện; 5) Hướng dẫn tính toán giá bán điện theo các thông số đầu vào cơ bản; 6) Hướng dẫn lập, phê duyệt hồ sơ tính toán điều chỉnh giá bán điện; 7) Ban hành các hướng dẫn cần thiết khác để thực hiện Quyết định. Công báo số 231 + 232, ngày 29/4/2011. Ngày 19/4 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1856/QĐ-BCT về Kế hoạch và các giải pháp điều hành xuất nhập khẩu năm 2011 và thời gian tới Kế hoạch được ban hành kèm theo Quyết định tập trung vào hai nội dung chính: 64 TẬP 1:2011 - 2015 Về Định hướng chỉ đạo điều hành xuất khẩu, gồm: 1) Giải pháp về thị trường (Phát triển thị trường xuất khẩu; tăng cường công tác thông tin, dự báo về thị trường; tăng cường và đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ nông dân nhằm thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu); 2) Giải pháp về chính sách tiền tệ, tài chính; 3) Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu; tổ chức tốt nguồn cung cấp nguyên liệu và cung cấp điện phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu; 4) Rà soát chính sách thu hút đầu tư; 5) Phát triển dịch vụ logistics, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp xuất khẩu. Về định hướng chỉ đạo điều hành nhập khẩu, gồm: 1) Đảm bảo nhập khẩu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước; 2) Tăng cường sản xuất hàng trong nước thay thế nhập khẩu; 3) Tăng cường sử dụng hàng trong nước đã sản xuất được để góp phần kiềm chế nhập siêu; 4) Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu hàng không thiết yếu, hàng hóa trong nước đã sản xuất được… Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Ngày 20/4 Tổ máy số 2 Thủy điện Sơn La hòa lưới điện quốc gia Ngày 20/4, Tổ máy số 2 Nhà máy Thủy điện Sơn La đã chính thức hòa lưới điện quốc gia thành công. Như vậy, cùng với Tổ máy số 1 hòa lưới từ ngày 17/12/2010, mỗi ngày Nhà máy Thủy điện Sơn La đóng góp vào lưới điện quốc gia khoảng 20 triệu kWh. Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt công suất điện vào giờ cao điểm trong mùa khô 2011. 65 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 Dự án Thủy điện Sơn La có công suất lắp đặt 2.400 MW gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400 MW. Theo lộ trình, Tổ máy số 3 phát điện vào cuối tháng 8/2011, Tổ máy số 4 phát điện vào cuối tháng 12/2011, các tổ máy còn lại sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Ngày 21/4 - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 587/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Quyết định quy định Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ. Nhà nước là chủ sở hữu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Chính phủ thống nhất tổ chức, thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có vốn điều lệ là: 8.000.000.000.000 đồng (Tám nghìn tỉ đồng chẵn). Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có các chức năng chủ yếu: Tiến hành các hoạt động về hóa chất theo quy định Luật hóa chất...; thực hiện chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư kinh doanh vốn vào các công ty con, các công ty liên kết...; thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các công ty con và công ty liên kết; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam; thực hiện những công việc khác mà Nhà nước trực tiếp giao cho. 66 TẬP 1:2011 - 2015 Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ đối với vốn và tài sản; trong kinh doanh; về tài chính; tham gia hoạt động công ích; nghĩa vụ với các đơn vị thành viên... Bộ Công Thương có trách nhiệm: 1) Trình Thủ tướng Chính phủ: Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; 2) Thẩm định: Điều lệ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; sửa đổi và bổ sung Điều lệ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh, việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng đối với Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam do Hội đồng thành viên trình Thủ tướng Chính phủ; 3) Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: Quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; chấp thuận để Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mức vốn điều lệ của mỗi công ty đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của công ty con do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nắm 100% vốn điều lệ. Công báo số 243 + 244, ngày 06/5/2011. 67 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2011/TT-BCT bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 26/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất Thông tư bổ sung và bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT, cụ thể gồm: 1) Bổ sung quy định nộp bản sao hợp lệ các giấy tờ về hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe trong hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp quy định tại các điều 17, 18, 19 bằng một trong các hình thức sau: a) Bản sao có chứng thực: đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện; b) Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu: đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp. 2) Bãi bỏ các giấy tờ sau trong thành phần hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp quy định tại các điểm b, c khoản 3 Điều 9; các điểm b, c khoản 3 Điều 10; các khoản 5, 6 Điều 11: a) Bản sao hợp lệ baኁng đại học các ngành hóa chất hoặc bằng đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật của Giám đoቷc hoặc Phó Giám đoቷc kỹ thuật; b) Chứng chı̉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất, kinh doanh 68 TẬP 1:2011 - 2015 hóa chất; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên. Công báo số 243 + 244, ngày 06/5/2011. Ngày 22/4 Hạ thủy thành công chân đế giàn khoan Đại Hùng 02 Ngày 22/4, tại Cảng dầu khí Vietsovpetro, thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt - Xô (Vietsovpetro) đã tổ chức lễ hạ thủy khối chân đế giàn khoan Đại Hùng 02 để đưa ra lắp đặt ngoài mỏ Đại Hùng (thuộc lô 05.1A, trên vùng biển phía Nam Việt Nam). Đây là chân đeቷ nước sâu, có chiều cao 128 m, trọng lượng chân đế 4.832 tấn, 2.000 tấn cọc và khối thượng tầng 1.064 tấn, gaቷp 3 laቹn một chân đeቷ thông thường, lắp đặt ở độ sâu trên 100 m nước lần đầu tiên do Việt Nam làm tổng thầu EPC, trực tiếp chế tạo, lắp đặt. Công trình được hoàn thành sau gần 17 tháng thi công, với 1,35 triệu giờ làm việc an toàn. Báo Nhân Dân điện tử. Ngày 26/4 Thủ tướngChínhphủ banhànhQuyết định số 624/QĐ-TTg về Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ: Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Srêpôk 3 và Srêpôk 4 trong mùa lũ hằng năm Quyết định gồm 3 chương, 14 điều, quy định chung từ ngày 01/8 - 30/11 hằng năm, các hồ: Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Srêpôk 3 và Srêpôk 4 phải vận hành theo nguyên tắc và thứ tự ưu tiên: Đảm bảo an toàn công trình; góp phần giảm lũ cho hạ du và không gây biến động dòng chảy đột ngột vùng biên giới Việt Nam và Campuchia. 69 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 Quy trình nêu rõ: Nguyên tắc vận hành các hồ giảm lũ cho hạ du, vận hành hồ giảm lũ cho hạ du; trách nhiệm và tổ chức vận hành các hồ chứa để giảm lũ cho hạ du. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm: 1) Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Đại Hải thực hiện việc đảm bảo an toàn các hồ: Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Srêpôk 3 và Srêpôk 4; 2) Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị quản lý, vận hành các hồ thủy điện: Buôn Tua Srah, Buôn Kuốp, Srêpôk 3 và Srêpôk 4 theo đúng Quy trình; 3) Trước khi các hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối, Bộ trưởng Bộ Công Thương phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương để chỉ đạo chống lũ cho hạ du. Công báo số 247 + 248, ngày 08/5/2011. THÁNG 5 Ngày 06/5 - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 19/2011/TT-BCT quy định về các mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường Thông tư quy định về các mẫu biên bản, quyết định (gọi tắt là mẫu ấn chỉ), quản lý in, phát hành, cấp phát, giao nhận, thanh toán, sử dụng ấn chỉ trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường các cấp trong các lĩnh vực có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. 70 TẬP 1:2011 - 2015 Thông tư ban hành kèm theo 30 mẫu ấn chỉ cùng phương thức: Quản lý in, phát hành ấn chỉ; quản lý sử dụng ấn chỉ; cấp phát, giao nhận và thanh toán ấn chỉ; các hành vi bị cấm. Công báo số 365 + 366, ngày 14/6/2011. - Khởi công xây dựngNhàmáy Sản xuất lốp xe tải Radial Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, đã khởi công xây dựng Nhà máy Sản xuất lốp xe tải Radial với công suất 600.000 chiếc/năm. Đây là dự án lớn nhất trong ngành sản xuất săm lốp ôtô của Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lốp xe tải Radial của thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự án xây dựng nhà máy chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 sẽ hoàn thành và ra sản phẩm công suất 300.000 lốp/năm vào quý I/2013; giai đoạn 2 (2013 - 2015), công suất 600.000 lốp/năm. Sản phẩm chủ yếu là lốp xe tải RADIAL phục vụ cho chạy đường cao tốc và các công trình xây dựng. Sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Nhà máy sẽ tạo thêm việc làm cho khoảng 1.000 lao động, khai thác tối đa việc sử dụng nguồn cao su thiên nhiên trong nước, giảm thiểu xuất khẩu nguyên liệu thô. Tạp chí Công Thương điện tử. Ngày 09/5 Ngành Công Thương kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất Ngày 09/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951 - 14/5/2011) và đón nhận Huân 71 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 chương Độc lập hạng Nhất. Đến dự Lễ kỷ niệm có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ Công Thương qua các thời kỳ và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Trải qua 60 năm phấn đấu và trưởng thành, ngành Công Thương đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Trong 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành Công Thương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các mặt công nghiệp, thương mại, du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều công trình công nghiệp quy mô lớn, công nghệ hiện đại được đầu tư và đưa vào hoạt động như: Thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, tổ hợp khí - điện - đạm Nam Côn Sơn - Cà Mau… Ngành Công Thương đã đóng góp quan trọng trong tổng GDP cả nước, khoảng 70% thu ngân sách nhà nước hằng năm, tạo việc làm trực tiếp cho hàng triệu lao động. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 13,78% năm. Các thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng tới gần 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ trung bình đạt 17,34%/năm giai đoạn 2006 - 2010, riêng năm 2010 tăng trưởng 26,4%. Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành Công Thương cần thực hiện tốt 7 nhóm giải pháp - nhiệm vụ lớn: 1) Tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, góp phần bảo đảm cân 72 TẬP 1:2011 - 2015 đối cung cầu; 2) Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; 3) Tổ chức tốt các hoạt động thương mại nội địa, bình ổn thị trường, giá cả; 4) Tăng cường công tác dự báo, thông tin thị trường, nhất là những thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm...; 5) Chủ động và tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả; 6) Thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý ngoại tệ; tiết kiệm chi thường xuyên…; 7) Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Tạp chí Công Thương điện tử. Ngày 12/5 - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống Thông tư quy định thương nhân nhập khẩu ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung 2 loại giấy tờ gồm: Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ôtô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ôtô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật; Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. 73 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 - Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường Thông tư gồm 4 chương, 12 điều hướng dẫn chế độ hóa đơn chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường bao gồm: hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển; đang bày bán; để tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu hoặc tại địa điểm khác; xử lý vi phạm quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông tư áp dụng đối với: 1) Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh, mua, bán, vận chuyển hàng hóa nhập khẩu; 2) Cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an, cơ quan hải quan và các đơn vị, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường; 3) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường. Công báo số 389 + 390, ngày 30/6/2011. Ngày 17/5 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2412/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối xăng dầu giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2025 Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng xăng dầu giai đoạn 2010 - 2020, 74 TẬP 1:2011 - 2015 định hướng đến năm 2025 gồm: 1) Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất: Các nhà máy lọc dầu và chế biến condensate; các nhà máy nhiên liệu sinh học; kho dự trữ dầu thô cho các nhà máy lọc dầu. 2) Quy hoạch phát triển hệ thống phân phối: Phát triển hệ thống kho chứa xăng dầu (kho xăng dầu dự trữ quốc gia và kho xăng dầu thương mại); phát triển hệ thống vận tải xăng dầu (phát triển các cảng biển chuyên dùng xăng dầu đầu mối; phát triển các tuyến ống chính dẫn xăng dầu; nâng cao năng lực phương tiện vận tải xăng dầu đường thủy, đường bộ, đường sắt); phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống sản xuất và phân phối xăng dầu cho cả kỳ quy hoạch là 651.523 tỉ đồng. Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất và phân phối xăng dầu, công bố công khai quy hoạch; tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát và cập nhật quy hoạch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nghiên cứu và triển khai xây dựng các kho dự trữ quốc gia về dầu thô và sản phẩm xăng dầu; tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả các dự án kho cảng xăng dầu dự kiến đầu tư trong giai đoạn quy hoạch; lập quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc các tuyến quốc lộ, đường cao tốc… Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Từ ngày 19 đến ngày 20/5 Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 17 Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 17 (MRT 17) được tổ chức tại Big Sky, bang Montana, Hoa Kỳ. MRT 17 tập 75 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 trung thảo luận vào 4 nội dung chính: i) Ủng hộ hệ thống thương mại đa phương của WTO và Vòng đàm phán Đôha (DDA); ii) Tăng cường hội nhập kinh tế khu vực; iii) Thúc đẩy tăng trưởng xanh; và iv) Tăng cường hợp tác để thực hiện hài hòa hóa về chính sách. Đặc biệt, về tăng cường hội nhập kinh tế khu vực (REI), MRT 17 đã tập trung thảo luận việc xây dựng Danh mục các lĩnh vực thương mại và đầu tư thuộc “thế hệ mới” (next generation issues) nhằm đảm bảo các hoạt động về hội nhập kinh tế khu vực của APEC đáp ứng một cách linh hoạt nhất. Danh mục này bao gồm: i) Tạo thuận lợi cho chuỗi giá trị toàn cầu; ii) Tăng cường tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi sản xuất toàn cầu; và iii) Xúc tiến chính sách đổi mới hiệu quả, không phân biệt đối xử và theo định hướng thị trường. Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương. Ngày 20/5 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 21/2011/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh Thông tư gồm 4 chương, 13 điều, quy định chi tiết về kho, bãi phục vụ việc kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh, về ký quỹ dự phòng để bảo đảm xử lý vệ sinh môi trường và hàng tồn đọng quá hạn; hồ sơ và thủ tục cấp mã số tạm nhập tái xuất; thu hồi, cấp lại, điều chỉnh mã số tạm nhập tái xuất; địa điểm cửa khẩu tái xuất; gửi kho ngoại quan và thanh toán. Về Cơ chế điều tiết hàng hóa, 76 TẬP 1:2011 - 2015 Thông tư quy định như sau: Thương nhân phải thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương và các cơ quan có thẩm quyền tiết giảm tiến độ tạm nhập hàng hóa hoặc tạm ngừng đưa hàng hóa về Việt Nam; thực hiện nghiêm việc giải tỏa hàng hóa ở cảng, cửa khẩu để tránh ách tắc. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thương nhân tạm ngừng nhưng thương nhân vẫn tiếp tục đưa hàng hóa về Việt Nam thì cơ quan hải quan không làm thủ tục tạm nhập và yêu cầu thương nhân phải tái xuất ngược lại nước xuất khẩu. Sau 45 ngày kể từ ngày tạm nhập nhưng chưa tái xuất được thì cơ quan Hải quan không làm thủ tục tạm nhập cho lô hàng thực phẩm đông lạnh tiếp theo của thương nhân đó và thông báo cho Bộ Công Thương biết để tiến hành điều tiết theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 10 Thông tư. Thương nhân không thực hiện các quy định về cơ chế điều tiết như trên hoặc không thực hiện lệnh giải tỏa hàng hóa ở cảng, cửa khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh trong thời hạn 6 tháng. Sau khi hết thời hạn bị tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh mà thương nhân tiếp tục tái phạm thì thương nhân sẽ bị thu hồi mã số tạm nhập tái xuất. Bộ Công Thương có trách nhiệm: Cấp mã số tạm nhập tái xuất cho thương nhân theo các quy định; tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương tổ chức, tiến hành kiểm tra và xác nhận theo quy định tại Điều 3 Thông tư. Công báo số 361 + 362, ngày 09/6/2011. 77 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 THÁNG 6 Ngày 01/6 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 856/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam Quyết định quy định Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các quy định của pháp luật và Điều lệ. Nhà nước là chủ sở hữu của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Vốn điều lệ của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam là 3.878.400.000.000 đồng (Ba nghìn tám trăm bảy mươi tám tỉ, bốn trăm triệu đồng). Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết; quản lý, chỉ đạo, chi phối các công ty con, công ty liên kết theo tỷ lệ chiếm giữ vốn điều lệ tại các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ đối với vốn và tài sản; trong kinh doanh; về tài chính; nghĩa vụ và trách nhiệm với các công ty con, công ty liên kết trong quan hệ phát triển chung của Tổ hợp công ty mẹ - công ty con;... Bộ Công Thương có nhiệm vụ: 1) Trình Thủ tướng Chính phủ: quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở 78 TẬP 1:2011 - 2015 hữu Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam...; 2) Thẩm định: Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, việc sửa đổi và bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam; mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; ngành, nghề kinh doanh của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam;... 3) Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam; chấp thuận để Hội đồng thành viên Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của công ty con do Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam nắm 100% vốn điều lệ... Công báo số 371 + 372, ngày 19/6/2011. Ngày 06/6 - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 857/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Quyết định quy định Tập đoàn Điện lực Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ. Nhà nước là chủ sở hữu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 79 2011 BIÊN NIÊN LỊCH SỬ CÔNGTHƯƠNGVIỆT NAM 2011 - 2020 Tập đoàn Điện lực Việt Nam có vốn điều lệ tại thời điểm 01/7/2010 là 76.742 tỉ đồng (Bảy mươi sáu nghìn bảy trăm bốn mươi hai tỉ đồng). Tập đoàn Điện lực Việt Nam có các chức năng chủ yếu: 1) Tiến hành các hoạt động đầu tư, ký kết các hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài nhằm bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; 2) Trực tiếp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Các quan hệ kinh tế giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam với các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết được thực hiện thông qua hợp đồng; 3) Đầu tư vào các công ty con, các công ty liên kết; chi phối các công ty con trên cơ sở tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ; 4) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước tại các công ty con, công ty liên kết… Tập đoàn Điện lực Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ đối với vốn và tài sản; trong kinh doanh; về tài chính; tham gia hoạt động công ích;... Bộ Công Thương có nhiệm vụ: 1) Trình Thủ tướng Chính phủ: quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu Tập đoàn Điện lực Việt Nam…; 2) Thẩm định: Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, việc sửa đổi và bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam…; 3) Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ 80