🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Biến Đổi Gia Đình Việt Nam Trong Quá Trình Phát Triển
Ebooks
Nhóm Zalo
831
Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm n i dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
ThS. NGUYỄN HOÀI ANH
Biên tập n i dung: TS. VÕ VĂN BÉ
TS. LÊ HỐNG SƠN
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ
NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG
Trình bày bìa: PHẠM THÚY LIỄU
Chế bản vi tính: PHẠM THU HÀ
Đọc sách mẫu: MINH HƯỜNG
BÍCH LIỄU
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2650-2022/CXBIPH/4-106/CTQG. Số quyết định xuất bản: 1534-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/8/2022. Nộp lưu chiểu: tháng 8 năm 2022.
Mã ISBN: 978-604-57-7932-3.
5
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội. Từ xuất phát điểm thấp sau hàng chục năm chiến tranh, nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng nâng cao mức sống, thu nhập của người dân, cải thiện kết cấu hạ tầng và duy trì sự ổn định xã hội.
Với tốc độ hiện đại hóa nhanh trong những năm gần đây, xã hội Việt Nam đã từ bỏ được nhiều giá trị cũ lạc hậu và giải phóng tự do cá nhân trong hôn nhân và gia đình. Hôn nhân và gia đình Việt Nam đang trải qua sự chuyển đổi quan trọng, từ mô hình truyền thống đến những đặc điểm hiện đại và cởi mở hơn. Những kiểu mẫu gia đình nhiều thế hệ, coi trọng nam giới hay vai trò quan trọng của quan hệ họ
hàng và người đứng đầu gia đình phải là đàn ông, xu hướng từ kết hôn sớm sang kết hôn muộn hơn... đang chuyển biến rõ rệt. Các khuôn mẫu truyền thống như hôn nhân sắp đặt, bất bình đẳng giới, chế độ gia trưởng, có nhiều con dưới tác động của Nho giáo đã giảm mạnh. Hội nhập quốc tế, cùng với nó là hội nhập và giao lưu văn hóa, giá trị cũng góp phần tạo nên sự biến đổi gia đình.
Qua các thời kỳ phát triển, mặc dù cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn luôn là nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự trường tồn của dân tộc và phát triển đất nước. Xây dựng một hệ giá trị gia đình Việt Nam gồm tổng hòa giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trở thành nguồn lực mạnh mẽ thực hiện mục tiêu phát triển con người, phát triển đất nước đang là yêu cầu đặt ra khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
6 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Nhằm cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu về biến đổi gia đình qua 35 năm đổi mới đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Biến đổi gia đình Việt Nam trong quá trình phát triển của GS.TS. Hoàng Bá Thịnh - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung cuốn sách tập trung vào những nội dung chính sau đây:
- Xây dựng cơ sở lý luận trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết và cách tiếp cận nghiên cứu gia đình trong quá trình phát triển xã hội, hệ thống hóa các khái niệm và lý thuyết quan trọng nghiên cứu gia đình và biến đổi gia đình trong thời kỳ đổi mới; phân tích các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành liên quan đến biến đổi gia đình trong thời kỳ đổi mới.
- Phân tích thực trạng biến đổi gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay), tập trung vào các chiều cạnh biến đổi về hôn nhân, loại hình gia đình, quy mô gia đình và chức năng cơ bản của gia đình. Phân tích các nhân tố tác động đến biến đổi gia đình và mối liên hệ giữa chính sách và biến đổi gia đình Việt Nam.
- Nhận diện những thách thức mà gia đình Việt Nam đang đối diện, đề xuất những kiến nghị về chính sách và các giải pháp nhằm tăng cường những giá trị tích cực của gia đình đối với xã hội và các cá nhân.
Cuốn sách Biến đổi gia đình Việt Nam trong quá trình phát triển là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ tư duy lý luận với nghiên cứu thực nghiệm trong nghiên cứu gia đình. Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, chính sách, luật pháp về gia đình, cùng với dữ liệu tổng kết, phân tích thực tiễn phong phú mà cuốn sách thể hiện, chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu về gia đình. Đồng thời, cuốn sách có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách xã hội, các nhà quản lý và những ai quan tâm đến sự phát triển của gia đình Việt Nam đương đại.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
G
7
LỜI NÓI ĐẦU
ia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản và quan trọng, là “phạm trù xuất hiện sớm nhất trong lịch
sử loài người” (C. Mác). Theo không gian và thời gian, gia đình thay đổi theo sự phát triển của xã hội; đồng thời quan niệm về gia đình và chính sách xã hội về gia đình cũng đổi thay theo sự biến đổi của xã hội và gia đình. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, gia đình là một lĩnh vực đang có sự biến đổi nhanh, đặc biệt là ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, nơi mà các quan niệm truyền thống về hôn nhân, mối quan hệ vợ chồng, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên gia đình đang thay đổi cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra với tốc độ khá nhanh.
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về gia đình ở những phạm vi khác nhau và cách tiếp cận từ các ngành khoa học, như: Xã hội học, Tâm lý học, Nhân học, Văn hóa học, Kinh tế học, v.v.. Tuy nhiên, còn hiếm những nghiên cứu về sự biến đổi gia đình trong quá trình phát triển, đặc biệt là nghiên cứu gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước. Trong hơn ba thập niên đất nước đổi mới, chúng ta chứng kiến những biến đổi sâu sắc và lớn lao của gia đình Việt Nam. Sự biến đổi đó là kết quả của nhiều nhân tố, trước hết do thành tựu từ những chương trình cải cách kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước tiến hành trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới và chuyển sang
8 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
nền kinh tế thị trường, nhiều người nhận ra tầm quan trọng ngày càng tăng của gia đình và sự cần thiết của việc bảo vệ, củng cố gia đình, và muốn vậy, trước hết cần tìm hiểu về gia đình và sự biến đổi của gia đình.
Nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu gia đình, cuốn sách này, với sự trải nghiệm từ những nghiên cứu và giảng dạy nhiều năm qua, tác giả mong muốn giới thiệu về sự biến đổi gia đình trong quá trình phát triển xã hội, tập trung phân tích những biến đổi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hơn ba mươi năm đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, với những vấn đề lý luận và thực tiễn. Cuốn sách được cấu trúc làm ba phần như sau:
Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận và luật pháp, chính sách của Việt Nam về gia đình: gồm 8 chương, trong đó ba chương đầu tiên đề cập đến những vấn đề lý luận gia đình và phương pháp nghiên cứu gia đình. Ba chương này cung cấp những tri thức cơ bản với các quan điểm, định nghĩa khác nhau về gia đình, cách tiếp cận lý thuyết nghiên cứu gia đình và biến đổi gia đình; cùng phương pháp nghiên cứu gia đình, với một số lưu ý khi nghiên cứu một vài chủ đề gia đình, một số thang đo nghiên cứu giá trị gia đình. Năm chương tiếp theo giới thiệu các quan điểm, luật pháp, chính sách của Việt Nam về gia đình (gia đình trong luật pháp Việt Nam; chính sách dân số và gia đình; chính sách xã hội về gia đình; chính sách an sinh xã hội với gia đình) và mối quan hệ giữa gia đình và xã hội trong phát triển. Phần thứ nhất của cuốn sách bên cạnh việc cung cấp cho người đọc cơ sở lý luận về gia đình, còn phân tích mối quan hệ giữa luật pháp, chính sách và gia đình; tác động của chính sách, luật pháp đối với sự biến đổi gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Phần thứ hai: Biến đổi gia đình trong quá trình phát triển; với 6 chương, phân tích những biến đổi gia đình gồm biến đổi hôn nhân; biến đổi quy mô và loại hình gia đình; biến đổi chức năng
LỜI NÓI ĐẦU 9
gia đình; biến đổi quan hệ trong gia đình; biến đổi văn hóa gia đình; và tác động của khoa học công nghệ đến gia đình. Trong phần này, bên cạnh những quan điểm, khái niệm then chốt liên quan đến từng chương sách, tác giả không chỉ giới thiệu biến đổi gia đình trên thế giới mà còn cung cấp những dữ liệu nghiên cứu về gia đình ở cấp độ quốc gia, vùng và địa phương trong các giai đoạn khác nhau, cho thấy sự biến đổi của gia đình ở những chiều cạnh đa dạng phản ánh sự biến đổi xã hội trong hơn ba thập niên kể từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới đất nước. Độc giả sẽ thấy trong phần này sự biến đổi về hôn nhân với các chiều cạnh: thay đổi quan niệm về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời; độ tuổi kết hôn muộn hơn; phạm vi kết hôn mở rộng về lãnh thổ địa lý. Trong khi đó giảm đi loại hình gia đình mở rộng (từ ba thế hệ trở lên) và quy mô gia đình có xu hướng thu nhỏ, do tác động của chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Sự biến đổi loại hình gia đình cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đã tác động và làm thay đổi các chức năng cơ bản của gia đình, trong đó chức năng giáo dục của gia đình có xu hướng thu hẹp lại và nhường dần chức năng giáo dục thế hệ trẻ cho nhà trường và xã hội, và chức năng kinh tế lại thu hút nhiều thời gian và công sức của các cặp vợ chồng, khiến cho họ có phần sao nhãng chức năng tình cảm, chức năng giáo dục con cái. Điều này được thể hiện rõ thêm trong chương “Biến đổi quan hệ trong gia đình”, đặc biệt là mối quan hệ giới trong gia đình. Sự phát triển của xã hội đã tác động đến những giá trị, chuẩn mực của gia đình, làm biến đổi văn hóa gia đình theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Đóng góp vào những biến đổi về loại hình gia đình, quy mô gia đình và các chức năng của gia đình có vai trò không nhỏ của khoa học và công nghệ. Những nội dung biến đổi gia đình này không chỉ thể hiện trên phạm vi quốc gia, mà còn được phân tích với những lát cắt khác nhau cho thấy sự khác biệt giữa các vùng, miền và các nhóm dân cư, dân tộc, giới tính.
10 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Phần thứ ba: Những vấn đề gia đình Việt Nam đang đối diện trong quá trình phát triển; gồm 11 chương; đề cập đến những thách thức đối với gia đình trong quá trình phát triển ở Việt Nam hiện nay, như: mất cân bằng giới tính khi sinh; gia đình và người cao tuổi; kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết; bạo lực gia đình; ly hôn và nạo, hút thai; hiếm muộn và mang thai hộ; sống độc thân và làm cha, mẹ đơn thân; gia đình đa văn hóa; hôn nhân cùng giới tính.
Trong phần này, tác giả giới thiệu chín vấn đề mà gia đình Việt Nam đương đại phải đối diện trong quá trình phát triển. Do tư tưởng trọng nam còn ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ trong xã hội, nên hiện tượng các cặp vợ chồng theo đuổi sinh con trai đã dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh, cùng với nó là các hệ lụy như: khan hiếm cô dâu; buôn bán phụ nữ và trẻ em gái; mất cân bằng về cơ cấu lao động; gia tăng hiện tượng sinh con thứ ba và bất bình đẳng giới trong xã hội. Bên cạnh đó, gia đình người cao tuổi đang là một vấn đề cần được quan tâm của cộng đồng, xã hội do xu hướng già hóa dân số diễn ra nhanh. Vấn đề chăm sóc người cao tuổi của gia đình trong bối cảnh đô thị hóa, di cư diễn ra ngày càng phổ biến, là những thách thức không nhỏ liên quan đến gia đình có người cao tuổi. Ở một số vùng miền núi, dân tộc thiểu số còn hiện tượng kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết, điều này ảnh hướng không tốt đến chất lượng giống nòi và nguồn nhân lực của thế hệ tương lai. Bạo lực gia đình vẫn đang là một vấn đề nhức nhối và thách thức hiện nay trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Vấn nạn này cùng với những nguyên nhân khác đã khiến cho ly hôn tăng dần theo thời gian (cho dù tỷ lệ ly hôn thấp và tốc độ tăng chậm), sự tan vỡ gia đình ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của con cái và tốn kém cho xã hội. Môi trường sống ô nhiễm cùng với lối sống, sinh hoạt không phù hợp, đã khiến cho một bộ phận các cặp vợ chồng có khát vọng làm cha mẹ nhưng
LỜI NÓI ĐẦU 11
hiếm muộn, vô sinh. Khoa học công nghệ trong lĩnh vực y học phát triển, cùng với Luật Hôn nhân và Gia đình cho phép người thân mang thai hộ, có thể đáp ứng nhu cầu của các cặp vợ chồng hiếm muộn, nhưng đồng thời cũng dẫn đến những hệ quả như hiện tượng đẻ thuê, buôn bán trẻ sơ sinh, và những rắc rối về pháp lý, tình cảm, đạo đức của việc mang thai hộ. Đề cập đến sự đa dạng của loại hình gia đình, không thể không nhắc đến loại hình hộ gia đình độc thân và làm cha/mẹ đơn thân, một xu hướng đã và đang phổ biến hơn ở nước ta hiện nay, cho thấy sự lựa chọn lối sống không kết hôn của một bộ phận những nam nữ thanh niên hiện đại. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy sự gia tăng gia đình đa văn hóa, không chỉ là sự kết hôn giữa các dân tộc, các vùng miền trong nước, mà ngày càng nhiều cuộc hôn nhân giữa các quốc gia làm nên hiện tượng di cư hôn nhân xuyên biên giới, với những hệ quả xã hội ngoài mong đợi.
Sự thay đổi nhận thức và mức độ cởi mở của dư luận xã hội về hôn nhân cùng giới tính không chỉ thấy ở sự điều chỉnh của luật pháp, mà còn thể hiện nhiều ở các tác phẩm văn học trong nước và quốc tế, cùng với những nghiên cứu khoa học xã hội về định kiến với người đồng tính, quyền công dân của cộng đồng LGBT*, và sự ủng hộ kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Đó là những “vấn đề xã hội” (Social Proplems) chủ yếu mà gia đình Việt Nam nói riêng và gia đình ở các quốc gia khác trên thế giới nói chung đang đối diện, với mức độ và phạm vi khác nhau. Bởi lẽ gia đình là sản phẩm của xã hội, là một kiến tạo văn hóa - xã hội, chứ không thuần túy bị ảnh hưởng bởi những hiện tượng tự nhiên (đời sống tình dục, mang thai, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ). Do vậy, gia đình trong xã hội này, hay một nền văn hóa
__________
* Là tên viết tắt của: đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual), chuyển giới (Transgender).
12 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
này, của một tầng lớp xã hội này có thể rất khác với gia đình của các xã hội, nền văn hóa và tầng lớp xã hội khác. Những vấn đề này vừa cho thấy sự biến đổi trong nhận thức và thực tiễn về gia đình, vừa hàm ý cần có những chính sách và giải pháp phù hợp cho từng vấn đề gia đình hiện nay. Hai chương cuối của cuốn sách sẽ đưa ra một phác thảo dự báo về biến đổi gia đình và những vấn đề đặt ra cùng một số giải pháp cho gia đình Việt Nam trong quá trình phát triển.
Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, tác giả trân trọng cảm ơn Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi tác giả gắn bó từ những ngày đầu thành lập Khoa, cùng với các đồng nghiệp, học viên cao học và nghiên cứu sinh, đã động viên tác giả hoàn thành cuốn sách. Đặc biệt, cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tạo điều kiện cho cuốn sách đến được với đông đảo bạn đọc.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn.
GS.TS. HOÀNG BÁ THỊNH
13
MỤC LỤC
Lời Nhà xuất bản 5 Lời nói đầu 7 Danh mục các bảng, hình 19 Danh mục các hộp 24 Phần thứ nhất
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LUẬT PHÁP,
CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỀ GIA ĐÌNH 25 Chương I
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH
VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 27 I. Các quan niệm về gia đình 27 II. Quan điểm của Ph. Ăngghen về gia đình 31 III. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về gia đình 39 IV. Gia đình và các khái niệm liên quan 52 V. Thay đổi quan niệm về gia đình 58 VI. Đa dạng loại hình gia đình 62 Chương II
LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH 68 I. Lý thuyết cấu trúc chức năng 70 II. Lý thuyết xung đột xã hội 76 III. Lý thuyết tương tác biểu trưng 81 IV. Lý thuyết trao đổi xã hội 85 V. Lý thuyết hệ thống gia đình 87 VI. Lý thuyết phát triển (hay lý thuyết đường đời) 89 VII. Lý thuyết hiện đại hóa và biến đổi gia đình 91
14 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Chương III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH 99 I. Mở đầu 99 II. Các bước thực hiện nghiên cứu 101 III. Những lưu ý khi nghiên cứu về một vài chủ đề gia đình 109 IV. Một số thang đo trong nghiên cứu giá trị gia đình 135 Chương IV
GIA ĐÌNH TRONG LUẬT PHÁP VIỆT NAM 145 I. Chính sách nhà nước bảo vệ hôn nhân, gia đình 145 II. Quyền kết hôn và ly hôn 146 III. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình 154 IV. Bình đẳng giới trong gia đình 156 V. Về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình 161 VI. Luật pháp, chính sách về hôn nhân có yếu tố nước ngoài 163 Chương V
CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIA ĐÌNH 180 I. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách dân số trong thời kỳ đổi mới 180 II. Từ chính sách giảm sinh đến khuyến khích mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con 190 III. Chính sách an sinh xã hội và mức sinh: thúc đẩy bình đẳng giới 197 IV. Mối quan hệ giữa chính sách dân số và gia đình 202 Chương VI
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỀ GIA ĐÌNH 205 I. Khái niệm và chức năng của chính sách xã hội 205 II. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng
gia đình 208 III. Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam về gia đình và công tác gia đình 226 IV. Chính sách xã hội tác động đến biến đổi gia đình 233
MỤC LỤC 15
Chương VII
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VỚI GIA ĐÌNH 238 I. Quan niệm về an sinh xã hội 238 II. Một số chính sách về an sinh xã hội với gia đình 250 Chương VIII
MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH
VÀ XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN 285 I. Một vài quan điểm về phát triển 288 II. Gia đình - một nhân tố quan trọng góp phần vào tăng
trưởng kinh tế 292 III. Gia đình và những tổn thất xã hội/mất mát xã hội 308 Phần thứ hai
BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 321 Chương IX
HÔN NHÂN VÀ BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN 323 I. Định nghĩa và chức năng của hôn nhân 323 II. Phạm vi của hôn nhân 326 III. Loại hình hôn nhân 330 IV. Các hình thức/tập tục của hôn nhân 337 V. Mô hình cư trú sau hôn nhân 338 VI. Biến đổi về hôn nhân 341 Chương X
BIẾN ĐỔI QUY MÔ VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 368 I. Biến đổi quy mô và loại hình gia đình Việt Nam 368 II. Biến đổi loại hình gia đình 373 III. Nguyên nhân của sự biến đổi quy mô và loại hình gia đình 384 Chương XI
BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH 388 I. Các chức năng của gia đình 388
16 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
II. Các chức năng cơ bản của gia đình 391 III. Mối quan hệ giữa các chức năng gia đình 410 IV. Biến đổi chức năng gia đình 412 V. Một số vấn đề trong thực hiện chức năng tinh thần, tình
cảm của gia đình Việt Nam hiện nay 435 Chương XII
BIẾN ĐỔI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH 441 I. Các vai trò trong hôn nhân, gia đình 441 II. Những cách tiếp cận xã hội học về gia đình 443 III. Giới và các vai trò trong gia đình 450 IV. Các mối quan hệ giới trong gia đình 454 Chương XIII
VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 469 I. Văn hóa và văn hóa gia đình 470 II. Văn hóa gia đình trong thời kỳ đổi mới 479 III. Bài học kinh nghiệm và giải pháp về xây dựng văn hóa
gia đình 488 Chương XIV
TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
ĐẾN CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH HIỆN NAY 497 I. Lựa chọn bạn đời: Hò hẹn online 498 II. Khoa học - công nghệ và chức năng sinh sản 499 III. Khoa học - công nghệ và chức năng kinh tế 502 IV. Khoa học - công nghệ và chăm sóc sức khỏe gia đình 506 V. Khoa học - công nghệ và đời sống văn hóa, tình cảm gia đình 510 Phần thứ ba
NHỮNG VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
ĐANG ĐỐI DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 513 Chương XV
MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH 515 I. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên thế giới 515
MỤC LỤC 17
II. Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam 517 III. Nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh 522 IV. Hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh 531 V. Chính sách giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh 533 Chương XVI
GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CAO TUỔI 538 I. Quan niệm về người cao tuổi 538 II. Chính sách và luật pháp về người cao tuổi 543 III. Vài nét về người cao tuổi Việt Nam 548 IV. Gia đình và người cao tuổi 550 Chương XVII
KẾT HÔN SỚM VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT 565 I. Kết hôn sớm 565 II. Hôn nhân cận huyết thống và những hệ lụy 585 Chương XVIII
BẠO LỰC GIA ĐÌNH 603 I. Khái niệm bạo lực gia đình 604 II. Các hình thức bạo lực gia đình 611 III. Thực trạng bạo lực gia đình 615 IV. Nguyên nhân của bạo lực gia đình 620 V. Hậu quả của bạo lực gia đình 623 Chương XIX
LY HÔN VÀ NẠO, HÚT THAI 632 I. Quan niệm về ly hôn 632 II. Nạo, hút/phá thai 651 Chương XX
HIẾM MUỘN VÀ MANG THAI HỘ 660 I. Hiếm muộn 660 II. Mang thai hộ 667
18 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Chương XXI
SỐNG ĐỘC THÂN VÀ LÀM CHA, MẸ ĐƠN THÂN 677 I. Sống độc thân 677 II. Những nguyên nhân sống độc thân/hộ gia đình độc thân 687 III. Làm cha, mẹ đơn thân 695 Chương XXII
GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA 706
I. Đa dạng văn hóa, nhìn từ gia đình 706 II. Hôn nhân đa văn hóa 710 III. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài và một số vấn đề xã hội 749 Chương XXIII
HÔN NHÂN CÙNG GIỚI TÍNH 759 I. Quan điểm về hôn nhân cùng giới tính 759 II. Mức độ phổ biến của cộng đồng LGBT và hôn nhân cùng
giới tính 761 III. Cộng đồng LGBT và hôn nhân đồng giới ở Việt Nam 767 Chương XXIV
MỘT PHÁC THẢO VỀ DỰ BÁO BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH 774 I. Sự thay đổi nhân khẩu học 775 II. Xã hội và xu hướng xã hội 778 III. Khoa học và công nghệ 780 IV. Triển vọng kinh tế 783 Chương XXV
BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM: THÀNH TỰU,
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH 785 I. Biến đổi gia đình Việt Nam: Thành tựu nổi bật 785 II. Biến đổi gia đình Việt Nam: Những vấn đề đặt ra 789 III. Một số giải phápchínhsáchvề gia đìnhtrong quá trìnhpháttriển 793 TÀI LIỆU THAM KHẢO 799
19
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1. Tính đối xứng của đời sống xã hội: Các giả thuyết về mô hình trật tự và mô hình xung đột của xã hội
Bảng 3.1. Năm phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu gia đình
Bảng 3.2. Khung đánh giá độ tin cậy của tài liệu
Bảng 3.3. Tình trạng Ly hôn giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1998 Bảng 3.4. Tình trạng ly hôn ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005 Bảng 3.5. Tỷ lệ kết hôn thô và tỷ lệ ly hôn thô ở Việt Nam Bảng 4.1. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các
nước có liên quan về hôn nhân có yếu tố nước ngoài Bảng 4.2. Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP) Bảng 7.1. Quy mô các dân tộc thiểu số, giai đoạn 1999-2019 Bảng 7.2. Dân số các dân tộc thiểu số theo giới tính, giai đoạn 1999-2019
Bảng 9.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời khi kết hôn theo các nhóm tuổi (%)
Bảng 9.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của người trả lời từ 18 đến 60 tuổi phân theo đoàn hệ hôn nhân (%)
Bảng 9.3. Quyền quyết định hoàn toàn của cha mẹ đối với hôn nhân của con cái thuộc các nhóm tuổi chia theo nông thôn - đô thị, giới tính, nhóm thu nhập
Bảng 9.4. Tình trạng hôn nhân của dân số từ 15 tuổi trở lên theo vùng kinh tế - xã hội năm 2019
Bảng 9.5. Số cuộc hôn nhân theo vùng kinh tế - xã hội năm 2019 Hình 9.1. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính, thành thị, nông thôn năm 2019
20 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Bảng 10.1. Quy mô gia đình ở một số tỉnh, thành phố năm 2019 (%) Hình 10.1. Phân bố số thế hệ trong hộ gia đình theo thành thị - nông thôn
Hình 10.2. Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hôn nhân, thành thị/nông thôn, 2019
Bảng 10.2. Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hôn nhân và vùng kinh tế xã hội, 2019
Hình 10.3. Cơ cấu của người di cư phân theo tình trạng hôn nhân và giới tính năm 2019
Hình 10.4. Khảo sát online về việc pháp luật có nên công nhận hôn nhân đồng tính
Bảng 11.1. Xu hướng giảm sinh ở Việt Nam
Bảng 11.2. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên, chia theo thành thị, nông thôn thời kỳ 2006-2018 (%)
Hình 11.1. Những khó khăn của cha mẹ trong giáo dục con cái theo địa bàn nghiên cứu (%)
Bảng 11.3. Tương quan giới tính với những khó khăn trong giáo dục con ở Bắc Giang và Nam Định (%)
Bảng 15.1. Tỷ số giới tính khi sinh theo thành thị, nông thôn (2009 - 2019)
Bảng 15.2. Mười tỉnh, thành phố có tỷ lệ giới tính khi sinh cao nhất và thấp nhất theo thành thị và nông thôn, năm 2019 (%) Hình 15.1. Dự báo tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam, 2019 - 2069
Hình 15.2. Lý do nhất thiết phải có con trai theo thành thị - nông thôn (%)
Bảng 15.3. Tỷ số giới tính khi sinh theo thứ tự sinh và vùng kinh tế - xã hội, giai đoạn 2014-2019 (39.255 ca)
Hình 15.3. Tỷ số giới tính khi sinh ở lần sinh thứ 3 trở đi khi không có con trai ở lần sinh trước, chia theo mức sống, giai đoạn 2014-2019
Bảng 15.4. Số tiến sĩ Nho học ở 10 tỉnh có tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh cao
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH 21
Bảng 16.1. Xu hướng gia tăng tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam trong tổng dân số qua các năm
Bảng 16.2. Chỉ số già hóa theo vùng kinh tế - xã hội (%) Bảng 16.3. Tình trạng hôn nhân của nam và nữ giới độ tuổi 65 và hơn 65 ở Mỹ, năm 2000 (%)
Bảng 16.4. Tình trạng hôn nhân của người cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi và giới tính (%)
Bảng 16.5. Người hỗ trợ nhiều nhất cho người cao tuổi trong sinh hoạt hàng ngày (%)
Bảng 16.6. Tỷ lệ người cao tuổi sống một mình trong hộ gia đình theo giới tính, khu vực và điều kiện sống (%)
Bảng 17.1. Tỷ lệ kết hôn trong độ tuổi 15-19 theo giới tính ở một số nước trên thế giới (%)
Bảng 17.2. Tỷ lệ phụ nữ tuổi 25-29 kết hôn trước 18 tuổi ở một số quốc gia
Bảng 17.3. Tỷ lệ kết hôn trong nhóm tuổi 15-19 theo giới tính: Việt Nam và một số quốc gia/vùng lãnh thổ châu Á (%) Bảng 17.4. Tỷ lệ kết hôn chia theo giới tính, nhóm tuổi, và tuổi kết hôn trung bình lần đầu, 1989-2018 (%)
Bảng 17.5. Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi và trước 18 tuổi vùng kinh tế - xã hội, 2019 (%) Bảng 17.6. Tỷ lệ dân số 15-19 kết hôn chia theo độ tuổi, giới tính và thành thị/nông thôn, 2009 (%)
Bảng 17.7. Tỷ lệ dân số 15-19 kết hôn theo giới tính và vùng kinh tế - xã hội, 1999-2009 (%)
Bảng 17.8. Tỷ lệ dân số 15-19 kết hôn chia theo độ tuổi, giới tính và vùng kinh tế - xã hội, 2009 (%)
Bảng 17.9. Mười tỉnh có tỷ lệ cao kết hôn trong độ tuổi 15 -19 theo giới tính, 1999-2009
Bảng 17.10. Trình độ học vấn và kết hôn sớm theo giới tính, 1999
Bảng 17.11. Tỷ lệ tảo hôn của người dân tộc thiểu số, năm 2018 Bảng 17.12. Tỷ lệ hôn nhân cận huyết của người dân tộc thiểu số, năm 2014 và năm 2018 (‰)
22 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Hình 17.1. Tỷ lệ tảo hôn của người dân tộc thiểu số theo vùng kinh tế - xã hội, năm 2018 và năm 2014 (%)
Bảng 18.1. Sự tương đồng và khác biệt giữa các khái niệm liên quan đến bạo lực gia đình
Bảng 19.1. Số cuộc kết hôn và ly hôn ở Trung Quốc, 2005-2019 Bảng 19.2. Ly hôn của dân số từ 13 tuổi trở lên theo đô thị và nông thôn (%)
Bảng 19.3. Ly hôn của dân số từ 13 tuổi trở lên theo giới tính (%) Bảng 19.4. Tỷ lệ kết hôn và ly hôn so với dân số năm 2019 theo vùng Bảng 19.5. Số vụ ly hôn đã xét xử năm 2019 phân theo địa phương và theo cấp xét xử
Bảng 19.6. Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo thai vào loại cao nhất thế giới (số liệu năm 1992)
Bảng 19.7. Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo thai vào loại cao nhất thế giới (số liệu năm 2010)
Bảng 19.8. Mười nước có tổng số ca nạo thai cao nhất thế giới qua một thế kỷ
Bảng 19.9: Tỷ lệ nạo, phá thai của các vùng/quốc gia (theo thứ tự từ cao xuống thấp)
Bảng 19.10. Số ca nạo thai ở Việt Nam, 2010-2016
Hình 21.1. Biến đổi tình trạng hôn nhân của những hộ độc thân ở Hàn Quốc, 2000 và 2015 (%)
Hình 21.2. Tỷ lệ độc thân ở Việt Nam, 1989-2019
Bảng 21.1. Giới tính người sống độc thân Việt Nam, 1989-2009 Hình 21.3. Tỷ lệ độc thân của người từ 65 tuổi trở lên ở Việt Nam, 1989-2009
Bảng 21.2. Tỷ lệ dân số từ 40 tuổi trở lên chưa từng kết hôn theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam, 1999 và 2009 (%) Bảng 22.1. Tình hình lấy vợ của nam giới xã Đại Hợp theo khu vực địa lý, giai đoạn 2007-2009
Hình 22.1. So sánh lấy chồng nước ngoài và lấy vợ thiên hạ ở xã Đại Hợp, 2007-2009
Bảng 22.2. Số lượng đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Hải Phòng, 2001-2014
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH 23
Bảng 22.3. Số liệu phụ nữ Hải Dương lấy chồng nước ngoài Bảng 22.4. Phụ nữ xã Đại Hợp lấy chồng nước ngoài, giai đoạn 1997-2009
Bảng 22.5. Tuổi trung bình khi kết hôn của cô dâu Việt Nam và chú rể Hàn Quốc
Bảng 22.6. Trình độ học vấn của cô dâu nước ngoài lấy chồng Hàn Quốc, 2004 (%)
Bảng 22.7. Quốc tịch của cô dâu lấy chồng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Bảng 22.8. Nơi ở của cô dâu nước ngoài sau khi lấy chồng Hàn Quốc, 2004
Bảng 22.9. Phụ nữ vùng đồng bằng sông Cửu Long lấy chồng Đài Loan, 1990-2003
Bảng 22.10. Độ tuổi phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài (%) Bảng 22.11. So sánh tuổi phụ nữ xã Đại Hợp và phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long lấy chồng Đài Loan
Bảng 22.12. Trình độ học vấn của phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài (%)
Bảng 22.13. Việc làm của phụ nữ Việt Nam trước khi lấy chồng nước ngoài (%)
Bảng 22.14. Mức độ ủng hộ của các thành viên gia đình về việc con gái lấy chồng nước ngoài (%)
Hình 22.2. Những khó khăn cô dâu Việt Nam sống ở Hàn Quốc (N=150)
Bảng 22.15. Khả năng làm chủ tiếng Hàn của cô dâu ngoại quốc Hình 22.3. Những khó khăn của phụ nữ nước ngoài lấy chồng Hàn Quốc (%)
Bảng 22.16. Độ tuổi ly hôn của cô dâu nước ngoài, 2004 (%) Hình 23.1. Người Mỹ tự nhận xu hướng tính dục của mình (%) Hình 23.2. Người Mỹ tự nhận xu hướng LGBT của mình theo thế hệ (%)
Bảng 23.1. Người Mỹ tự nhận xu hướng tình dục của mình theo thế hệ (%)
24
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 5.1. Tổng tỷ suất sinh theo ba vùng
Hộp 7.1. 62.000 tỉ đồng hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19
Hộp 9.1. Người đàn ông có 39 vợ, 94 con, 33 cháu sống cùng nhà Hộp 9.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời
Hộp 9.3. Số cặp kết hôn năm 2014, 2016 và 2017
Hộp 11.1. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Hộp 14.1. Sinh con sau khi chồng mất
Hộp 14.2. Những thành tựu ứng dụng khoa học - công nghệ vào y học Việt Nam
Hộp 20.1. Hồ sơ nhờ mang thai hộ
Hộp 20.2. “Quả ngọt” mang thai hộ
Hộp 20.3. Nghề “hái ra tiền” ở Trung Quốc
Hộp 20.4. Nhận mang thai hộ giá hơn 800 triệu đồng Hộp 23.1. Pháp luật châu Âu liên quan đến các cặp đôi đồng tính
25
PHẦN THỨ NHẤT
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỀ GIA ĐÌNH
26 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
27
Chương I
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH
VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH
Gia đình là một thiết chế cơ bản và quan trọng của xã hội, gia đình biến đổi theo những giai đoạn lịch sử khác nhau, ở những xã hội khác nhau. Vì thế, quan niệm về gia đình cũng thay đổi theo thời gian và các nền văn hóa. Chương này giới thiệu một số quan điểm về gia đình, sự biến đổi về các loại hình gia đình trong xã hội hiện đại.
I- CÁC QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH
Có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, từ cách tiếp cận khác nhau của Xã hội học, Kinh tế học, Triết học, Luật học, Văn hóa học, của Tổng cục Thống kê khi tiến hành Tổng điều tra dân số và nhà ở, điều tra biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình, v.v.. Các nhà khoa học khi nghiên cứu về gia đình cũng đưa ra những quan niệm riêng của mình về gia đình. Quan niệm về gia đình cũng khác nhau giữa các quốc gia, các nền văn hóa: “Các xã hội và nền văn hóa khác nhau có những quy tắc khác nhau về việc nên tính ai là người trong gia đình và quan hệ cụ thể giữa các thành viên”1. Trong cuốn
__________
1. Steel & Kidd. W.: The Family, Basingstoke: Palgrave, 2000, p.10.
28 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
sách Gia đình, nhà xã hội học người Mỹ Goode đã cho thấy định nghĩa gia đình là một việc không dễ dàng, khó có sự thống nhất giữa các học giả: “Các nhà xã hội học và nhân học đã tranh cãi hàng chục năm nay về cách nên định nghĩa gia đình như thế nào” và “Có nhiều loại đơn vị xã hội trông dường như giống gia đình, nhưng lại không khớp với bất kỳ định nghĩa cụ thể nào về nó”1.
Điều này dẫn đến sự đa dạng các quan niệm về gia đình. Do vậy, khái niệm gia đình được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa, tùy theo cách tiếp cận nghiên cứu.
Murdock, George Peter trong Cấu trúc xã hội viết rằng: “Gia đình là một nhóm xã hội có đặc trưng là cùng cư trú, hợp tác và tái sản xuất kinh tế (người lớn của cả hai giới), và ít nhất trong đó có quan hệ tính dục với nhau, được xã hội tán thành, một hoặc nhiều con cái (do họ đẻ ra hoặc do họ nhận con nuôi)2. Định nghĩa của Murdock đã được nhiều người sử dụng, tuy nhiên được đánh giá là một định nghĩa quá rút gọn, không áp dụng được cho gia đình ở xã hội hiện đại.
Một cách định nghĩa khác của nhà xã hội học John J. Macionis, nêu rõ hơn những quan hệ rất đặc thù của gia đình: hôn nhân và huyết thống. Định nghĩa nhấn mạnh đến quan hệ gia đình là mối quan hệ sơ cấp, các thành viên liên kết với nhau bằng tính trách nhiệm và chung kinh tế: “Gia đình là một tập thể xã hội có từ hai người trở lên trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hay nghĩa dưỡng cùng sống với nhau. Đời sống gia đình mang tính hợp tác, gia đình
__________
1. Goode, W.: The Family, 2ndedition, Englewood Cliffs: Prentice Hall, 1982, p.8.
2. Murdock, G. Peter: Social Structure, New York: The Macmillan Company, 1949, p.1.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 29
thường là các tập thể sơ cấp trong đó thành viên có cùng tài nguyên kinh tế và trách nhiệm hằng ngày”1.
E.W. Burgess và H.J. Locke trong Gia đình (1953), đã đưa ra định nghĩa sau: “Gia đình là một nhóm người đoàn kết với nhau bằng những mối liên hệ hôn nhân, huyết thống và việc nhận con nuôi tạo thành một hộ đơn giản, tác động lẫn nhau trong vai trò tương ứng của họ là người chồng và người vợ, người mẹ và người cha, anh em và chị em, tạo ra một nền văn hóa chung”2. Định nghĩa này chú trọng nhiều tới cấu trúc bên trong gia đình và chỉ rõ các vị trí của các yếu tố (thành viên trong gia đình) và các vai trò tương ứng.
Một định nghĩa của William J. Goode (trong Force and violence in the family, 1971), đã đưa ra một số chuẩn mực để xác định gia đình dựa trên các mối quan hệ bên trong gia đình, “giúp chúng ta khi xác định, xây dựng khái niệm gia đình phải chú ý tới mối quan hệ giữa các thành viên về quyền hạn và trách nhiệm”3:
a) Ít nhất có hai người có giới tính khác nhau, trưởng thành sống với nhau.
b) Họ đảm nhiệm những vai trò khác nhau trong gia đình. c) Họ phải tham gia vào sự trao đổi về tình cảm, kinh tế, xã hội (có nghĩa là họ làm những việc gì đó là để cho nhau). d) Họ phải chia sẻ nhiều điểm chung: tình dục, ăn uống, các vật dụng, cư trú, các hoạt động xã hội.
đ) Những người trưởng thành có mối quan hệ cha mẹ với con cái của họ, và ngược lại với con cái cũng vậy. Cả hai phía đều phải chia sẻ trách nhiệm với nhau.
__________
1. John J. Macionis: Xã hội học, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2014, tr. 453. 2. Dẫn theo Tương Lai (Chủ biên): Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, t.2, tr.27. 3. Steven L. Nock. Sociology of the Family, University of Virginia: Prentice Hall, 1987, p.50.
30 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
e) Giữa con cái có mối quan hệ ruột rà và có một loạt trách nhiệm với nhau.
1. Goode chỉ ra rằng nếu một tế bào nào (của xã hội) có hội đủ các tiêu chí trên thì là một gia đình.
Định nghĩa dưới đây về gia đình có điểm khác so với các định nghĩa trên là nhấn mạnh đến sự liên quan giữa gia đình và xã hội, gia đình chịu sự tác động của điều chỉnh xã hội: “Gia đình là nhóm người gắn bó với nhau bằng một mối liên hệ hôn nhân, huyết thống hay là việc nhận con nuôi. Có sự tác động qua lại giữa chồng và vợ, giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ với con cái, giữa anh chị em và họ hàng xa hơn. Tình hình đó tạo ra một loại cộng đồng ít nhiều hạn chế và được miêu tả bằng những nét riêng biệt. Cộng đồng ấy được xác định và được đóng khung trong những sự điều chỉnh xã hội chủ yếu. Những sự điều chỉnh ấy không nhất thiết có liên hệ với tầm quan trọng của hành vi sinh đẻ”1.
Gia đình và văn hóa gia đình ở Việt Nam là những vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, lý giải ở những góc độ tiếp cận khác nhau như Xã hội học, Văn hóa học, Ngôn ngữ học, Lịch sử, Dân tộc học,... Nhà văn hóa Đào Duy Anh giải thích: “Gia tộc Việt Nam xưa nay có hai bực, một là nhà hay tiểu gia đình, gồm vợ chồng, cha mẹ và con cái, hai là họ, hay là đại gia đình, gồm cả đàn ông đàn bà cùng một ông tổ sinh ra, kể cả người chết và người sống”2. Có lẽ chỉ có học giả Đào Duy Anh mới nhận ra được giá trị
__________
1. Dictionnaire de Sociologie do Nhà xuất bản Larousse ấn hành năm 1973, dẫn theo Tương Lai (Chủ biên): Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam; Sđd, t.2, tr.22.
2. Đào Duy Anh: Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Bốn phương, 1951, tr.105-106.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 31
văn hóa tinh thần/tâm linh khi bàn về định nghĩa gia đình, nên ông mới coi các “thành viên ảo” (kể cả người chết) là thành viên gia đình. Đây là một định nghĩa độc đáo và sâu sắc về gia đình, nhìn từ góc độ văn hóa. Điều này hiếm thấy trong các định nghĩa về gia đình từ các tài liệu Xã hội học, Văn hóa học và Nhân học xã hội1. Các nhà xã hội học định nghĩa gia đình “là một nhóm xã hội có từ
hai người trở lên cùng sống với nhau trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hay nuôi dưỡng”. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi năm 2014) định nghĩa: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này” (Điều 8, giải thích từ ngữ). Có thể thấy, các định nghĩa về gia đình có điểm chung là đề cập đến các đặc trưng quan trọng của gia đình, đó là gia đình là một đơn vị xã hội cơ bản, với các đặc điểm hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng. Trên cơ sở đó, các thành viên trong gia đình có mối quan hệ gắn bó cùng với các nghĩa vụ và quyền lợi, và làm nên văn hóa, gia phong của gia đình2.
II- QUAN ĐIỂM CỦA PH. ĂNGGHEN VỀ GIA ĐÌNH
Quan điểm của Ph. Ăngghen về gia đình được trình bày trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước xuất bản lần thứ nhất năm 1884. Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị trên nhiều phương diện khoa học và
__________
1. Hoàng Bá Thịnh: Vấn đề gia đình và phụ nữ trong Việt Nam văn hoá sử cương, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 1/2008, tr.10-19. 2. Hoàng Bá Thịnh: Giáo trình xã hội học về giới, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008, tr.312.
32 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
được nhiều thế hệ các học giả ở các quốc gia khác nhau trên thế giới biết đến. Khi đề cập đến gia đình, đến bất bình đẳng giới, các nhà xã hội học phương Tây và những người theo quan điểm nữ quyền thường trích dẫn nhiều luận điểm của Ph. Ăngghen trong tác phẩm này. Chúng tôi dành riêng phần này đề cập đến một vài khía cạnh về gia đình và quan hệ giới trong tác phẩm nổi tiếng này của Ph. Ăngghen, người bạn thân thiết, người đồng chí của C. Mác.
1. Gia đình là sự phản ánh quá trình phát triển xã hội
Khi các nhà xã hội học quan niệm gia đình là một thiết chế xã hội và nó biến đổi theo những biến đổi của xã hội, thì ở một phương diện nào đó người ta cũng nhận thấy vai trò của gia đình như một tác nhân quan trọng tạo nên sự biến đổi và phát triển xã hội. Chính vì thế, nhìn vào sự biến đổi của gia đình người ta có thể nhận diện được sự biến đổi và phát triển xã hội ít nhất ở những giai đoạn phát triển nhất định. Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, dựa vào công trình nghiên cứu của L. Morgan “Xã hội cổ đại” và cũng dựa vào tài liệu bổ sung về lịch sử - cụ thể, Ph. Ăngghen đã vạch ra những tính quy luật cơ bản về sự hình thành và phát triển của gia đình. Trong khi bác bỏ những phỏng đoán của các nhà lý luận tư sản cho rằng gia đình một vợ một chồng tồn tại vĩnh viễn và không thay đổi, Ph. Ăngghen theo dõi các quá trình và biến đổi của các hình thức gia đình. Như Ph. Ăngghen đã phát hiện, nguyên nhân của những biến đổi ấy là sự phát triển của phương thức sản xuất bên trong các tổ chức thị tộc đã đem lại khả năng cho việc giải đáp một cách khoa học về vấn đề lịch sử phát triển của gia đình. Hình thức cổ đại nhất của gia đình là quần hôn. Cơ sở kinh tế của các hình thức gia đình đầu tiên là sự sản xuất và
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 33
phương thức phân phối theo lối công xã. Quan hệ sản xuất lúc đó dựa trên cơ sở sử dụng tập thể các tư liệu sản xuất trong khi tìm kiếm của cải vật chất và phân phối của cải ấy theo lối tập thể. Trong kinh tế gia đình nguyên thủy, người phụ nữ đóng vai trò quyết định. Họ hàng được xác định theo dòng của mẹ. Với sự phát triển của phương thức sản xuất, với sự xuất hiện của chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất, bước quá độ sang gia đình một vợ một chồng trải qua những khâu trung gian, từ gia đình “punaluan” đến gia đình đối ngẫu và chuyển sang gia đình phụ quyền. Điều này xảy ra trong thời kỳ xuất hiện ngành chăn nuôi, khi mà người đàn ông bắt đầu đóng vai trò quyết định trong sản xuất. Người đàn ông làm tất cả mọi việc, còn công việc của phụ nữ chỉ
là một sự phụ thêm không đáng kể. Từ đó, quan hệ gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ sở hữu. Người phụ nữ trở thành người nô lệ. Ph. Ăngghen đi đến kết luận rằng, bước chuyển từ chế độ quần hôn sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng là bước tất yếu về mặt lịch sử, dựa trên cơ sở sự ra đời của chế độ tư hữu và do đó, xét về toàn bộ, nó là một hiện tượng tiến bộ. Song trong hình thức gia đình ấy, bao hàm tình trạng người phụ nữ không tránh khỏi bị nô dịch...
Nếu coi hôn nhân là cơ sở của việc hình thành và tạo nên gia đình, thì có thể nói nhìn vào lịch sử phát triển của hôn nhân - gia đình chúng ta có thể nhận thấy sự phát triển của xã hội: “Như vậy là có ba hình thức hôn nhân chính, tương ứng về đại thể với ba giai đoạn phát triển chính của nhân loại. Ở thời đại mông muội, có chế độ quần hôn; ở thời đại dã man, có chế độ hôn nhân cặp đôi; ở thời đại văn minh, có chế độ một vợ một chồng được bổ sung bằng tệ ngoại tình và nạn mại dâm. Ở giai đoạn cao của thời đại dã man, thì giữa chế độ hôn nhân cặp đôi và chế độ một vợ một chồng, có xen kẽ sự thống trị của người đàn ông đối với nữ nô lệ và chế độ
34 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
nhiều vợ”1. Có thể xem đây là một tổng kết hết sức ngắn gọn về sự phát triển của hôn nhân - gia đình gắn liền với lịch sử phát triển nhân loại.
Cần nhận thấy rằng, gia đình không chỉ là sự phản ánh về hình thức phát triển của lịch sử nhân loại, mà nó còn phản ánh nội dung cơ bản của xã hội có giai cấp: sự đối kháng. Như C. Mác đã viết: “Gia đình hiện đại chứa đựng không những chế độ nô lệ ở trạng thái manh nha, mà còn chứa đựng cả chế độ nông nô ở trạng thái manh nha nữa, vì nó có quan hệ ngay từ đầu với những lao dịch nông nghiệp. Nó chứa đựng, dưới hình thức thu nhỏ, tất cả những mâu thuẫn sau này sẽ phát triển rộng lớn trong xã hội và trong nhà nước của xã hội đó”2.
Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Ph. Ăngghen còn cho thấy yếu tố kinh tế như một dòng chảy xuyên suốt quá trình phát triển của gia đình. Và sự phát triển này song hành với sự phát triển của chế độ tư hữu: “Những đất đai có thể trồng trọt được đều được đem cấp phát cho các gia đình sử dụng; lúc đầu là tạm cấp, về sau thì cấp hẳn; việc chuyển sang chế độ tư hữu hoàn toàn được thực hiện dần dần và song song với việc chuyển từ hôn nhân cặp đôi sang chế độ một vợ một chồng. Gia đình cá thể bắt đầu trở thành đơn vị kinh tế của xã hội”3và “Chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên, mà dựa trên những điều kiện kinh tế, - tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thủy và tự phát. Sự thống trị của người chồng trong gia đình, sự sinh đẻ ra những đứa con chỉ có thể là con của người chồng và phải được quyền thừa hưởng tài sản của người ấy”4.
__________
1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1995, t.21, tr.117.
2, 3, 4. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.94, 243, 103.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 35
Như thế, sự phát triển của gia đình phản ánh sự phát triển của chế độ sở hữu tư nhân, và xu hướng này chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ, xác lập quyền uy của chế độ gia trưởng, như Ph. Ăngghen đã chỉ ra: “Thế là, dòng dõi tính theo đằng mẹ và quyền kế thừa mẹ bị xóa bỏ, dòng dõi tính theo đằng cha và quyền kế thừa cha được xác lập”1 và sự chuyển giao quyền lực giữa hai giới đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử mà trước đó chưa từng có: “Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ. Ngay cả ở trong nhà, người đàn ông cũng nắm lấy quyền cai quản, còn người đàn bà thì bị hạ cấp, bị nô dịch, bị biến thành nô lệ
cho sự dâm đãng của đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn thuần”2. Từ sự “thay bậc đổi ngôi” này giữa phụ nữ và nam giới, đã đánh dấu một kỷ nguyên bất bình đẳng giới trong lịch sử nhân loại, điều mà hiện nay vẫn đang tồn tại khắp mọi nơi trên thế giới, với mức độ nhiều ít khác nhau, dưới những hình thức khác nhau3.
2. Điều kiện để giải phóng phụ nữ
Theo Ph. Ăngghen muốn giải phóng phụ nữ, cần có những điều kiện sau đây:
Thứ nhất, phụ nữ tham gia thị trường lao động: phần trình bày trên đã cho thấy sự lệ thuộc về kinh tế là nguyên nhân quan trọng khiến cho phụ nữ không có sự độc lập và có địa vị thấp kém hơn nam giới trong gia đình và ngoài xã hội. Như Ph. Ăngghen đã lý giải sự biến đổi vai trò giới đó như sau: “Tình trạng không bình quyền giữa đôi bên, do những quan hệ xã hội trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt nhiên không phải là nguyên nhân, mà là kết quả
__________
1, 2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.92, 93. 3. Hoàng Bá Thịnh: “Một số vấn đề gia đình và giới...”, trong sách: Gia đình Việt Nam - quan hệ, quyền lực và xu hướng biến đổi, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006, tr.11-21.
36 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
của việc áp bức đàn bà về mặt kinh tế. Trong nền kinh tế gia đình cộng sản thời cổ, một nền kinh tế bao gồm nhiều cặp vợ chồng với con cái họ, việc tề gia nội trợ, được giao cho phụ nữ, là một loại hình hoạt động xã hội cần thiết, cũng ngang như việc nam giới cung cấp lương thực. Với gia đình gia trưởng, và hơn nữa, với gia đình cá thể một vợ một chồng, thì tình hình đã thay đổi. Việc tề gia nội trợ đã mất tính chất xã hội của nó. Nó không quan hệ gì đến xã hội nữa; nó trở thành một công việc tư nhân; người vợ trở thành người đầy tớ chính và không được tham gia nền sản xuất xã hội”1.
Để không còn sự phụ thuộc kinh tế vào nam giới, người phụ nữ cần phải tham gia vào thị trường lao động xã hội, đây được xem như điều kiện tiên quyết để giải phóng phụ nữ, bởi vì: “Đặc tính của sự thống trị của người chồng đối với vợ trong gia đình hiện đại, và sự tất yếu phải xác lập sự bình đẳng xã hội thật sự giữa hai bên, cũng như phương thức xác lập sự bình đẳng ấy, chỉ bộc lộ ra hoàn toàn rõ ràng một khi mà cả vợ lẫn chồng đều hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật. Lúc đó, người ta sẽ thấy rằng điều kiện tiên quyết để giải phóng phụ nữ là làm cho toàn bộ nữ giới trở lại tham gia nền sản xuất xã hội, và điều kiện đó lại đòi hỏi phải làm cho gia đình cá thể không còn là một đơn vị kinh tế của xã hội nữa”2. Nhưng sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động xã hội, theo Ph. Ăngghen, cũng chỉ có thể có được trong xã hội công nghiệp, chỉ có đại công nghiệp ngày nay là đã mở trở lại cho họ - và chỉ cho phụ nữ vô sản thôi - con đường của nền sản xuất xã hội: “Sự giải phóng người phụ nữ, địa vị bình đẳng của người phụ nữ với nam giới, là không thể có được và mãi mãi sẽ không thể có được, chừng nào mà phụ nữ vẫn còn bị gạt ra ngoài lao động xã hội có tính chất sản xuất và còn phải khuôn mình
__________
1, 2, 3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.115, 116, 241.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 37
trong lao động tư nhân của gia đình”3. Và kết quả của việc phụ nữ không còn bị giới hạn trong gia đình đã đem lại sự thay đổi tích cực, sự thay đổi trong quan hệ giới với sự cân bằng quyền lực giới đang dần dần trở lại với người phụ nữ vô sản: “Từ ngày đại công nghiệp đã giật được người đàn bà ra khỏi nhà, đem họ ra thị trường lao động và vào công xưởng, và thường biến họ thành người nuôi dưỡng của gia đình, thì trong gia đình người vô sản, những tàn tích cuối cùng của quyền thống trị của người đàn ông đã mất mọi cơ sở - có lẽ chỉ trừ cái thói thô bạo đối với vợ là thói
đã thành tập quán từ khi có chế độ một vợ một chồng”1. Thứ hai, giảm bớt gánh nặng lao động gia đình: nếu như việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động xã hội được xem như điều kiện tiên quyết, thì điều này cũng lại là một trở ngại với phụ nữ khi họ đồng thời phải đảm nhận nhiều vai trò: người lao động, người vợ, người mẹ, người nội trợ. Khi người ta phải thực hiện đa vai trò, thường dẫn đến căng thẳng vai trò hoặc xung đột vai trò, và thường rơi vào tình huống lưỡng nan, như Ph. Ăngghen đã chỉ ra: “Người đàn bà nếu làm tròn bổn phận phục vụ riêng cho gia đình, lại phải đứng ngoài nền sản xuất xã hội và không thể có được một thu nhập nào cả; và nếu họ muốn tham gia vào lao động xã hội và kiếm sống một cách độc lập, thì họ lại không có điều kiện để làm tròn nhiệm vụ gia đình”2. Sự lưỡng nan này chỉ có đối với phụ nữ mà không có ở nam giới. Hiện tượng này, trong mấy thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu giới vẫn còn thấy không ít phụ nữ (kể cả phụ nữ ở các nước phát triển) đang phải đối diện với câu hỏi: gia đình hay sự nghiệp?
Vì vậy, nếu phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần thiết những chưa đủ để giải phóng phụ nữ nếu như công việc gia đình của họ vẫn như cũ. Nhận rõ thực tế đó,
__________
1, 2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđ d, t.21, tr.113, 116.
38 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Ph. Ăngghen đã chỉ ra điều kiện cần và đủ để giải quyết tình thế lưỡng nan của phụ nữ như sau: “Chỉ có thể giải phóng được người phụ nữ khi người phụ nữ có thể tham gia sản xuất trên một quy mô xã hội rộng lớn và chỉ phải làm công việc trong nhà rất ít. Nhưng chỉ với nền đại công nghiệp hiện đại, là nền công nghiệp không những thu nhận lao động của phụ nữ trên quy mô lớn, mà còn trực tiếp đòi hỏi phải có lao động phụ nữ và ngày càng có xu hướng hòa tan lao động tư nhân của gia đình trong nền sản xuất công cộng, thì mới có thể thực hiện điều nói trên”1. Quan điểm trên đây, sau này trong một bức thư Ph. Ăngghen gửi Gertrud Guillaume - Schack ở Beuthen (dự thảo) cũng nhắc lại với một cấp độ khác, cao hơn: đó là thủ tiêu được chế độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản: “Theo quan niệm của tôi, sự bình đẳng thực sự giữa nữ và nam chỉ có thể được thực hiện khi sự bóc lột của tư bản đối với cả nam lẫn nữ bị xóa bỏ và công việc nội trợ hiện nay là một công việc tư nhân biến thành một lĩnh vực của sản xuất xã hội”2. Đây cũng chính là quan điểm của Ăngghen khi đề cập đến xã hội tương lai dưới chủ nghĩa cộng sản, trong xã hội đó sự bình đẳng hoàn toàn giữa phụ nữ và nam giới sẽ đạt được và do đấy, hôn nhân sẽ được thực hiện một cách tự nguyện theo tình cảm, hoàn toàn không vì một thứ lợi lộc nào. Sau khi tư liệu sản xuất chuyển thành sở hữu công cộng thì từng gia đình riêng lẻ sẽ không còn là đơn vị kinh tế trong xã hội nữa. Phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mặt kinh tế và xã hội.
Tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, bằng việc khẳng định phụ nữ bị áp bức, trong việc phân tích sự áp bức này được duy trì bởi gia đình, một thiết chế xã hội
__________
1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.241.
2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.36, tr.463.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 39
được xem là có tính chất thiêng liêng bởi các bộ phận nắm quyền lực của xã hội như thế nào; và trong việc truy nguyên các phân nhánh của sự lệ thuộc này đối với địa vị kinh tế và xã hội của phụ nữ “đã đưa ra một lý thuyết hùng hồn về sự bất bình đẳng giới”, một lý thuyết đối lập sâu sắc với lý thuyết theo dòng chủ đạo của T. Parsons1 sau này, như nhận xét của G. Ritzer trong cuốn sách Lý thuyết xã hội học của ông. Nhiều quan điểm của Ăngghen về hôn nhân - gia đình, về quan hệ giới, về vấn đề giải phóng phụ nữ, được trình bày cách đây hơn một thế kỷ, vẫn còn giá trị và có tính thời sự trong xã hội hiện nay.
III- QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ GIA ĐÌNH
Chủ tịch Hồ Chí Minh không có nhiều bài viết riêng về chủ đề gia đình, nhưng qua một số bài viết, bài nói chuyện của Người chúng ta thấy rất rõ tư tưởng quan trọng về gia đình và đời sống gia đình.
1. Gia đình theo nghĩa cũ và mới
Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan niệm về gia đình rất đặc biệt, Người đặt gia đình trong mối quan hệ với quê hương, đất nước. Trong “Bài nói tại Đại hội liên hoan phụ nữ “năm tốt”“ (30/4/1964), Người nói: “Điều thứ năm trong phong trào “năm tốt” là “xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái tốt. Điều này cũng đúng, nhưng cần giải thích thêm. Gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới,
nghĩa hẹp và nghĩa rộng. “Gia” là nhà. “Đình” là sân. Theo nghĩa cũ thì gia đình chỉ giới hạn hẹp hòi trong một cái nhà, cái sân. Nghĩa là chỉ lo cho cha mẹ, vợ con trong nhà mình ấm no yên ổn,
__________
1. Talcott Parsons (1902-1979), nhà xã hội học người Mỹ.
40 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
ngoài ra ai nghèo khổ mặc ai. Như thế là ích kỷ, không tốt. Theo nghĩa mới thì gia đình rộng rãi hơn, tốt đẹp hơn. Thí dụ, những người cùng lao động trong một nhà máy, trong một cơ quan, trong một hợp tác xã... đều phải đoàn kết và thương yêu nhau như anh em trong một gia đình”1. Quan niệm về gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tầm vóc của một vĩ nhân, một danh nhân văn hóa suốt đời cống hiến vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Khi trả lời các nhà báo nước ngoài vào đầu năm 1946, sau thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”2.
Gia đình, trong quan niệm của Hồ Chí Minh không chỉ ở phạm vi “mái đình, cây đa, giếng nước”, giới hạn ở làng xã, cộng đồng mà gia đình là cả dân tộc Việt Nam, “Rộng ra nữa là đồng bào cả nước đều là anh em trong một đại gia đình. Ta có câu hát: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”3.
Trong thư chia buồn gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng khi biết tin con trai bác sĩ hy sinh (1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi”4. Khái niệm “gia đình” trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã vượt khỏi giới hạn của một cái nhà (gia), một cái sân (đình) để hướng đến đại gia đình, khối đại đoàn kết dân tộc. Theo Chủ tịch
__________
1, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.14, tr.311-312, 312.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.187.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.49.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 41
Hồ Chí Minh, cần giáo dục thế hệ trẻ ngoan và khỏe vì “đã là đại gia đình, thì sự săn sóc, dạy dỗ cũng không chỉ nhằm làm cho con cháu mình khỏe và ngoan, mà phải cố gắng giúp đỡ cho tất cả các cháu đều ngoan và khỏe”1.
Quan niệm về gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ dừng ở phạm vi quốc gia, mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, với giai cấp vô sản toàn thế giới. Đó là “Rộng hơn nữa, chúng ta có đại gia đình xã hội chủ nghĩa: Lọ là thân thích ruột rà/Công nông thế giới đều là anh em”2.
Hồ Chí Minh cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, trong thẳm sâu những suy nghĩ nhỏ nhất đến tư tưởng lớn tất cả đều vì mục đích độc lập cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân. Ngày 16/7/1947, trả lời một nhà báo nước ngoài, Người nói: “Ngài đã hỏi, tôi xin dẹp sự khiêm tốn lại một bên mà đáp một cách thực thà: Tôi không nhà cửa, không vợ, không con, nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Phụ lão Việt Nam là thân thích của tôi. Phụ nữ Việt Nam là chị em của tôi. Tôi chỉ có một điều ham muốn là làm cho Tổ quốc tôi được độc lập, thống nhất, dân chủ”3.
Trước đó, vào 11 giờ 30 ngày 11/3/1946, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông Nguyễn Sinh Khiêm, anh ruột của Người từ quê Nghệ An ra thăm. Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi ông Khiêm về quê hương, về một số người thân, bầu bạn thời nhỏ. Còn ông Khiêm hỏi Người về: “Gia đình riêng của chú ra sao? Chú có ý định khi nào về thăm quê?...”. Người trả lời ông Khiêm: “Cảm ơn anh, em chưa bao giờ nghĩ đến việc này... Mình không phải là người tu hành,
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.312.
2. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.312.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.201.
42 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
nhưng vì việc nước phải quên việc nhà...”1. Tư tưởng “Vì việc nước phải quên việc nhà” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhắc lại vào dịp 19/5/1949, khi có nhiều ý kiến đề nghị tổ chức Lễ mừng thọ, nhưng Người tỏ ý không bằng lòng và Người đã tự làm thơ mừng thọ mình, đây cũng là câu trả lời về ý định tổ chức mừng thọ: “Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà/Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già/Chờ cho kháng chiến thành công đã/Bạn hãy ăn mừng sinh nhật ta”2. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về sự hy sinh tuyệt đối hạnh phúc riêng vì hạnh phúc chung của dân tộc. Người lấy cái chung làm hạnh phúc của cá nhân mình. Người nói: “Bác tuy không có gia đình riêng, nhưng Bác có một đại gia đình rất lớn, đó là giai cấp công nhân toàn thế giới, là nhân dân Việt Nam. Từ gia đình lớn đó, Bác có thể suy đoán được gia đình nhỏ”3.
Trong vấn đề con người, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm nhất đó là con người Việt Nam, những quan hệ xã hội trong xã hội Việt Nam, Người đã nêu rõ ý kiến riêng, quan điểm của mình khi tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những ý kiến, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người. Quan điểm của Người về con người và bản chất của con người đều xuất phát từ thực tiễn, Người đưa ra những quan điểm chủ yếu về con người rất độc đáo mà rất thiết thực. Trong tác phẩm “Cần kiệm liêm chính” (6/1949), Người định nghĩa về con người theo nghĩa hẹp là gia đình; còn theo nghĩa rộng là đồng bào cả nước, là cả nhân loại: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”4. Như vậy, con người không phải là những cá thể biệt lập. Chỉ có trong quan hệ xã hội,
__________
1. Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.3, tr.361.
2, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.72, 130.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.300.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 43
trong hoạt động thực tiễn xã hội, con người mới có lao động, ngôn ngữ, tư duy, chế tạo công cụ lao động, mới thật sự trở thành con người đúng nghĩa.
Trong Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ chào mừng đại biểu của các đảng cộng sản trên thế giới: “Các đồng chí đã vì tình nghĩa quốc tế cao cả mà đến dự Đại hội của chúng ta và mang đến cho chúng ta tình thân ái của các đảng anh em. Thật là: Quan sơn muôn dặm một nhà/Bốn phương vô sản đều là anh em!”1. Trong Diễn văn tiễn Chủ
tịch K.E. Vôrôsilốp và Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, Người cũng đọc câu thơ: “Quan sơn muôn dặm một nhà/Vì trong bốn biển đều là anh em”2. Đó là những câu thơ khẳng định tình đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
2. Gia đình là hạt nhân của xã hội
Trong Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (10/10/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tầm quan trọng của gia đình, và cần quan tâm đến công tác gia đình. Bởi lẽ: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”3. Trong bài “Phải thật sự bảo đảm lợi quyền của phụ nữ” (đăng báo Nhân dân ngày 28/12/1962), Hồ Chí Minh nhắc lại: “Gia đình là hạt nhân của xã hội. Mọi gia đình đều đoàn kết cộng
__________
1, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.670, 300.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.558.
44 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
lại thành xã hội đại đoàn kết”1. Ngày nay chúng ta nói nhiều đến gia đình là hạt nhân của xã hội, gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, điều mà từ hơn sáu mươi năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: muốn xây dựng xã hội tốt đẹp thì phải quan tâm, chăm sóc gia đình cho tốt. Tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và đang được Đảng và Chính phủ triển khai trong thời kỳ đổi mới đất nước.
3. Vai trò của gia đình xây dựng đời sống mới
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến công tác vận động nhân dân xây dựng đời sống mới. Để đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động xây dựng đời sống mới nhằm giáo dục cho nhân dân ta tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính và xóa bỏ những tàn dư của xã hội cũ, ngày 3/4/1946, Uỷ ban vận động Đời sống mới Trung ương được thành lập. Nhằm góp phần chỉ đạo và động viên phong trào, ngày 20/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Đời sống mới” (với bút hiệu là Tân Sinh), dưới hình thức những câu hỏi và trả lời với lời lẽ giản dị, dễ hiểu. Tác phẩm “Đời sống mới” của Hồ Chí Minh đã phác họa nên những nét cơ bản của xã hội mới do nhân dân làm chủ. Với 19 câu hỏi được xếp theo trật tự của các vấn đề từ giải thích lý do cần thiết xây dựng đời sống mới cho đến việc các cấp các ngành, các cơ quan, trường học, nhà máy, đơn vị bộ đội và từng gia đình, cần quan tâm và có trách nhiệm tham gia xây dựng đời sống mới, cuốn sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đời sống mới, góp phần làm cho cuộc kháng chiến thắng lợi.
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.524.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 45
Đời sống mới trong gia đình là một trong những nội dung được đề cập đến trong tác phẩm “Đời sống mới”. Khi trả lời câu hỏi “Đời sống mới trong một nhà nên thế nào?”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến mấy nội dung sau đây:
Một là, đời sống mới trong gia đình phải thể hiện ở mối quan hệ yêu thương, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, mọi người đều được tôn trọng và đối xử công bằng. Người cũng đề cập đến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, dì ghẻ - con chồng, là những mối quan hệ phức tạp trong gia đình truyền thống cần phải xóa bỏ: “Về tinh thần, thì phải trên thuận, dưới hòa, không thiên tư, thiên ái. Bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ
con chồng”1. Sau này, khi nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (10/10/1959), Người nhấn mạnh đến sự hòa thuận, đoàn kết trong mối quan hệ vợ chồng, sự thuận hòa này chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở vợ chồng yêu thương nhau thực sự: “Tục ngữ ta có câu: “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”. Muốn thuận vợ thuận chồng thì lấy nhau phải thực sự yêu đương nhau”2.
Không phải ngẫu nhiên đời sống tinh thần lại là yếu tố đầu tiên của đời sống mới trong gia đình được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến. Vì rằng, đời sống tinh thần có thể xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì gia đình ổn định, điều này không chỉ
phản ánh sự hòa thuận của vợ chồng “thuận vợ thuận chồng, biển Đông tát cạn” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến các mối quan hệ rộng hơn giữa các thành viên khác trong gia đình sao cho “trên thuận dưới hòa”, đồng thời đảm bảo được yếu tố công bằng trong mối quan hệ “không thiên tư, thiên ái”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chú ý đến mối quan hệ của các thành viên nữ trong gia đình, đặc biệt là
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.118.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.300-301.
46 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
mối quan hệ không cân bằng về quyền lực giữa mẹ chồng và nàng dâu. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu được xem là một “rào cản” trong quan hệ gia đình của người Việt Nam, mâu thuẫn này gay gắt đến mức nam giới trong gia đình (người cha, người chồng) được xem trụ cột (theo quan điểm phụ quyền) nhưng nhiều khi cũng không giải quyết được trước những xung đột, hành vi gây bất hòa giữa những phụ nữ thuộc hai thế hệ khác nhau, với địa vị trong gia đình khác nhau, mà ca dao đã từng nói đến “Thật thà cũng thể lái trâu. Yêu nhau cũng thể nàng dâu, mẹ chồng” và “Mẹ chồng - nàng dâu. Chúa nhà - người ở, khen nhau bao giờ”. Đáng chú ý, trong tác phẩm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến mối quan hệ giữa “dì ghẻ - con chồng”, là những thành viên trong gia đình mà sau này xã hội học gia đình những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước gọi là gia đình phức hợp. Theo đó, mối quan hệ dì ghẻ - con chồng thường hiếm khi có tình thương yêu, như dân gian đúc kết: “Mấy đời bánh đúc có xương/Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”. Về mối quan hệ giữa các thành viên này, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cần xoá bỏ.
Hai là, đời sống mới thể hiện trong cuộc sống vật chất của gia đình, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc sống vật chất của gia đình trước hết phải thể hiện được sự công bằng, rõ ràng, minh bạch, mọi việc chi tiêu cần có kế hoạch và chú trọng việc tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí: “Về vật chất, từ ăn mặc đến việc làm, phải ăn đều, tiêu sòng. Có kế hoạch, có ngăn nắp. Cưới hỏi, giỗ Tết nên giản đơn, tiết kiệm”1.
Ba là, cần giữ gìn vệ sinh môi trường sống của gia đình, để có được môi trường sống trong lành, ít có nguy cơ nảy sinh dịch bệnh, mọi người đều mạnh khỏe “Trong nhà ngoài vườn, luôn luôn sạch sẽ gọn gàng”2.
__________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.118, 118.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 47
Bốn là, quan hệ hàng xóm láng giềng phải giữ tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau, bán anh em xa mua láng giềng gần, đồng thời gia đình phải gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, của xã hội: “Đối với xóm giềng, phải thân mật và sẵn lòng giúp đỡ. Đối với việc làng việc nước, phải hăng hái làm gương”1 và “Luôn luôn cố gắng, làm cho nhà mình thành một nhà kiểu mẫu trong làng”2.
Năm là, không thể xem là một gia đình có đời sống mới mà các thành viên lại không biết đọc biết viết, cho nên theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiêu chí tiếp theo của đời sống mới trong gia đình chính là “Người trong nhà ai cũng biết chữ”3. Lưu ý rằng, vào thời điểm Bác Hồ viết tác phẩm “Đời sống mới”, thì trước đó Người đã quan niệm dốt nát, mù chữ là một trong ba thứ giặc (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm) cần phải tiêu diệt. Và cũng chính vì hiểu được tầm quan trọng của việc “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” nên phong trào diệt dốt, phong trào bình dân học vụ mới phát triển mạnh mẽ. Như vậy, tiêu chuẩn gia đình được xem là gia đình có đời sống mới thì các thành viên trong gia đình phải biết đọc biết viết.
Đề cập đến một số yếu tố của đời sống mới trong gia đình, Bác Hồ giải thích rằng thực hiện những điều đó không có gì là tốn công sức, chỉ cần có chí là làm được: “Đời sống mới trong nhà, đại khái là như thế. Đó cũng không có gì là khó, không cần tốn tiền, tốn công. Có chí làm là làm được”4. Và theo Bác Hồ, với những gia đình có nếp sống mới, thì gia đình đó chắc chắn sẽ hưng thịnh “Mà một nhà như thế, nhất định phải phát đạt”5.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đọc lại những điều Người viết về đời sống mới trong gia đình, chúng ta
__________
1, 2, 3, 4, 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.118.
48 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
vẫn thấy những lời Bác Hồ viết 74 năm trước còn nguyên giá trị, và vẫn rất hữu ích đối với việc vận dụng vào quá trình xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4. Về bạo lực gia đình
Trong xã hội cũ chịu ảnh hưởng nặng nề của quan niệm Nho giáo, người phụ nữ bị thua thiệt đủ đường, còn người đàn ông gia trưởng có quyền sai khiến vợ con, mối quan hệ “chồng chúa, vợ tôi” khá phổ biến. Vì thế, bạo lực trong gia đình trước đây không có gì lạ. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến trong một số bài nói chuyện và bài viết của Người.
Tháng 3/1947, trong tác phẩm “Đời sống mới”, Hồ Chí Minh đã lên án hành vi bạo lực trong gia đình, “Chồng đánh chửi vợ, cha mẹ đánh chửi con, là điều rất dã man”1. Thời đó, hành vi bạo lực là chuyện thường diễn ra “vì ta quen thấy, nên ta cho là việc thường”, đó là “thói quen rất khó đổi”2.
Trong bài “Phải thật sự tôn trọng quyền lợi của phụ nữ” (báo Nhân dân, số 2409, ngày 23/10/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn chứng những ví dụ cụ thể về các hành vi bạo lực của chồng đối với vợ: “... Hiện nay vẫn có những người chồng đối xử rất tệ với vợ, ngay ở Hà Nội “nghìn năm văn vật” cũng vậy. Vài ví dụ: Ở Lương Yên (Hà Nội) trong 196 gia đình, thì có 26 người chồng thường đánh mắng vợ, có người đánh vợ bị thương. Ở khu Hai Bà Trưng, có người chỉ vì thức ăn không vừa ý, đã hất cả mâm cơm vào mặt vợ. Có người vợ ốm, chồng để mặc, không săn sóc trông nom. Ở xã Quảng Lưu (Thanh Hóa), có người nhét tro vào miệng vợ và đánh vợ què tay. Có người cạo trọc đầu và lột hết quần áo vợ, rồi giong vợ đi bêu khắp xóm...”3.
__________
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.125, 125.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.705-706.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 49
Trong bài viết “Phải thật sự bảo đảm lợi quyền của phụ nữ”, đăng trên báo Nhân dân (số 3199, ngày 28/12/1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên án hành vi bạo lực gia đình, như sau: “Khinh rẻ phụ nữ, và dã man nhất là thói đánh vợ. Trong nhân dân và trong một số cán bộ và đảng viên vẫn còn cái thói xấu ấy. Thậm chí có cán bộ và đảng viên đánh vợ bị thương nặng khi vợ mới ở cữ!”1. Không chỉ chồng đánh vợ, mà khi thấy chồng đánh vợ, “Mẹ chồng và chị em chồng đã không can ngăn thì chớ, lại còn tham gia “thượng đấm tay, hạ đá chân”!”2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra những hình thức bạo lực gia đình, không chỉ có bạo lực thể chất đối với vợ, mà còn có hành vi bạo lực với con cái qua việc ép hôn, cưỡng hôn: “Con không bằng lòng hoặc con chưa đến tuổi pháp luật đã định (con trai 20 tuổi, con gái 18 tuổi), mà cha mẹ đã ép buộc chúng cưới vợ, lấy chồng”; nếu con cái không nghe lời thì cha mẹ sử dụng vũ lực “con không làm theo thì chửi mắng, đánh đập”3.
Đầu năm 1962, khi về thăm và nói chuyện với đồng bào tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến hành vi bạo lực gia đình, xem đó là những tệ nạn xã hội: “Xấu nhất là tệ đánh đập vợ, ép duyên con, thói tảo hôn chưa hoàn toàn chấm dứt4. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị tuyên giáo miền núi (báo Nhân dân, số 3453, ngày 11/9/1963), Hồ Chí Minh cũng đề cập đến hành vi tảo hôn “Nhưng còn có mặt chưa tốt như: vệ sinh còn kém, lấy vợ lấy chồng quá sớm. Bác còn nhớ lúc Bác ở trên đó, con đồng chí A lấy con gái đồng chí B, đến khi về nhà chồng, cô dâu còn bé khóc lóc và đòi trả về nhà mẹ. Bây giờ cũng đang còn như thế”5.
__________
1, 2, 3, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.524, 524, 524, 367. 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.164.
50 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Ngày 10/2/1967, khi nói chuyện với cán bộ tỉnh Hà Tây (báo Nhân dân số 4713, ngày 5/3/1967), Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đề cập đến bạo lực gia đình, xem đó là hành vi rất xấu, là vi phạm pháp luật: “Lúc nãy Bác hỏi các cô, các chú có còn tệ đánh vợ không? Đánh vợ là rất xấu! Sao khi thì anh anh em em, mà khi thì lại thụi người ta? Nếu có đánh vợ thì phải sửa vì như vậy là dã man, là phạm pháp luật. Đàn ông là người công dân, đàn bà cũng là người công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân khác tức là phạm pháp”1.
Cuối tháng 12/1968, Đoàn cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Hà Nội làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đảng. Ngày 30/12/1968, đoàn được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và nói chuyện. Trong buổi nói chuyện này, Người cũng quan tâm hỏi: “Hiện nay, Thanh Hóa có còn tệ đánh vợ nữa không? Nếu còn, cần phải kiên quyết sửa chữa”2.
Một trong những nguyên nhân khiến cho các hành vi bạo lực gia đình “chưa hoàn toàn chấm dứt”, là do Đảng và chính quyền địa phương còn thiếu quan tâm, sâu sát. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là điều đáng trách: “Điều đáng trách nữa là, trước những hành động xấu xa và phạm pháp đó, chi bộ, chính quyền và nhân dân địa phương thường nhắm mắt làm ngơ!”3. Không những làm ngơ, còn có hiện tượng đảng viên đánh vợ nhưng lại che giấu cho nhau: “Bác được biết có nơi chồng đánh vợ cũng bè cánh che giấu cho nhau. Bí thư đánh vợ thì ủy viên giấu đi”4.
Do đó, để chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, cần có sự tham gia của Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội vào tuyên
__________
1, 2, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.295, 527, 295. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.524.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 51
truyền thực hiện nghiêm chỉnh Luật Hôn nhân và Gia đình: “Từ nay, đảng bộ, chính quyền và đoàn thể quần chúng (trước hết là đoàn thể phụ nữ và thanh niên) cần phải ra sức tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình sâu rộng hơn nữa và phải chấp hành thật nghiêm chỉnh. Những thói dã man đánh vợ và ép con cần phải chấm dứt. Lợi quyền của phụ nữ cần được thật sự bảo đảm”1.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của đoàn thể, nhất là hội phụ nữ và thanh niên trong cuộc đấu tranh chống bạo lực gia đình: “Muốn ngăn chặn được hết tệ đánh vợ, thì các cô, phụ nữ và thanh niên phải phụ trách việc này. Mình phải tôn trọng quyền của mình”2 và “Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên phải phụ trách tuyên truyền và giáo dục một cách rộng khắp và bền bỉ cho mỗi gia đình hiểu rõ pháp luật Nhà nước và thấm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa về vấn đề ấy. Bà con trong làng xóm và trong hàng phố cần phải có trách nhiệm ngăn ngừa, không để những việc phạm pháp như vậy xảy ra”3. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý phụ nữ phải tự đấu tranh với hiện tượng bạo lực gia đình, phải dựa vào luật pháp, có hiểu biết về pháp luật: “Bây giờ đã có pháp luật và Đảng có giáo dục. Các cô phải tự mình phấn đấu, đấu tranh chống cái tệ đó. Chế độ bây giờ khác xã hội phong kiến trước, nếu vẫn còn xảy ra đánh vợ
thì các cô và thanh niên phải đấu tranh chống lại, các cô và các cháu thanh niên có pháp luật trong tay”4. Đồng thời, cần biết cách ứng xử trong gia đình sao cho trên thuận, dưới hòa: “Chi bộ đảng phải giáo dục đảng viên và nhân dân về quyền bình đẳng
__________
1, 2, 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.524, 295, 295. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.706.
52 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
giữa vợ chồng. Đoàn thể phụ nữ và thanh niên phải bảo ban nhau cách cư xử hòa thuận trong gia đình”1.
Tuyên truyền, giáo dục, khuyên răn, xử phạt những người có hành vi vi phạm pháp luật: “Đối với những người đã được giáo dục khuyên răn mà vẫn không sửa đổi, thì chính quyền cần phải thi hành kỷ luật một cách nghiêm chỉnh”2.
Như vậy, có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình rất phong phú và sâu sắc, không chỉ là quan niệm mới về gia đình, tầm quan trọng của gia đình trong sự phát triển xã hội, xây dựng đời sống mới mà còn có tư tưởng đấu tranh chống hành vi bạo lực gia đình, một vấn đề xã hội hiện đang là vấn đề bức xúc trên phạm vi toàn cầu. Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình là kim chỉ nam cho chúng ta thực hiện luật phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030, cũng như thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới hiện nay.
IV- GIA ĐÌNH VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Khi tìm hiểu các bài viết nghiên cứu về gia đình, chúng ta dễ gặp một số khái niệm có liên quan đến gia đình, đặc biệt là trong bối cảnh văn hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới. Sau đây là một số thuật ngữ chuyển tải nội dung về gia đình.
Nhà: trong tiếng Việt, từ “nhà” có nhiều nghĩa khác nhau, như: chỉ nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động (nhà giáo, nhà báo, nhà chính trị); chỉ một hoạt động (xây nhà, sửa chữa nhà cửa); chỉ một triều
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.260.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.707.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 53
đại trong xã hội phong kiến (nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê), v.v.. Trong số các nghĩa của từ “nhà”, có những nghĩa sau chỉ mối quan hệ vợ chồng, gia đình. Ví dụ:
- Dùng để chỉ vợ hay chồng mình khi nói với người khác (nhà tôi đi vắng); người khác nói về vợ hay chồng (Ví dụ: Hôm qua anh nhà/chị nhà có xem phim “Hướng dương ngược nắng” không?). Hoặc vợ chồng dùng để gọi nhau khi trò chuyện (nhà rửa rau giúp em với; nhà ơi).
- Chỉ gia đình: cả nhà đi du lịch, nhà trai, nhà gái. - Tập hợp những người có quan hệ họ hàng, thân thích: người trong một nhà.
- Chỉ nơi ở của gia đình: ngôi nhà, mái nhà; về nhà thôi, đến nhà tôi chơi nhé.
Gia thất: chỉ một cộng đồng cơ bản có những nét tương tự với “gia đình” nhưng có “thất”, có ý tứ ngăn hoặc che thành những phòng, thành buồng ở trong ngôi nhà chính, và coi như dành cho người nội trợ trong nhà. Do đó, trong Hán văn, “gia thất” cũng có thể được dùng như đồng nghĩa với “phu thê” (chồng coi vợ là “thất”, vợ coi chồng là “gia”)1.
Gia tộc: chỉ một khối tập hợp và liên kết nhiều gia đình cùng nhau bắt nguồn từ những tổ tiên chung và tạo thành một dòng họ có thế lực đến một mức độ nhất định trong đất nước hoặc ở một số địa phương lớn nhỏ nào đó2.
Đề cập đến các hình thức giáo dục trong gia đình, văn hóa gia đình, theo nhà nghiên cứu Quang Đạm, có các thuật ngữ:
__________
1, 2. Quang Đạm: “Nho giáo và văn hóa gia đình”, in trong Lê Minh (Chủ biên): Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1994, tr.43, 44.
54 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Gia học: lớp học trong nhà. Kinh thư, một trong năm cuốn Kinh của Nho giáo đồng thời là cuốn sử đầu tiên bằng Hán văn và cũng là một trong những cuốn sử đầu tiên của loài người, đã ghi rõ tên gọi này (...). Một số nhà chọn người học, mời người mở lớp dạy học cho con em mình biết đọc biết viết. Các nhà quý tộc càng cần có những lớp gia học và những người làm “gia sư” cho con em mình... Nhiều nhà không có điều kiện học chữ nghĩa mà chỉ dạy và học nghề nghiệp cha truyền con nối cũng gọi lối đó là gia học.
Gia lễ: các nhà nho thường nhắc lại lời Khổng tử giải thích “Lễ giả tề dã” nghĩa là: lễ là “tề” vậy, nói rõ hơn, tức là: lễ nhằm bảo đảm trật tự kỷ cương thật chỉnh tề, có thứ bậc, có đẳng cấp rõ ràng... Lễ phải có những biểu hiện theo quy định rõ ràng, chủ yếu là: ngôn ngữ: thể thức nói năng, ứng đối...; cử chỉ, điệu bộ...; phục sức: áo mão, cân đai, hia hài..., chất liệu hàng may mặc và màu sắc sử dụng; kèm theo âm nhạc (chuông, trống, chiêng, khánh, kèn mõ...)1.
Gia phong: là nền nếp, lề thói mà mọi người trong gia đình đều noi theo trong các cách nói năng, hành vi, ứng xử cả đối với bên trong và đối với bên ngoài... Gia phong thể hiện bản sắc văn hóa gia đình do gia giáo, gia lễ, gia pháp, v.v. mà ra.
Gia giáo: là hình thức giáo dục của gia đình. Nội dung giáo dục cơ bản là vấn đề đạo đức, phẩm chất của con người trong gia đình và bên ngoài gia đình, nghĩa là với làng, nước, thiên hạ... Đối với nam chủ yếu là nhấn mạnh vào những đạo lý “tam
__________
1, 2. Quang Đạm: “Nho giáo và văn hóa gia đình”, in trong Lê Minh (Chủ biên): Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội, Sđd, tr.51, 49.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 55
cương ngũ thường”; còn đối với nữ thì chủ yếu là những đạo lý “tam tòng tứ đức”2.
Gắn với gia giáo còn có phần chọn lọc bao gồm những lời khuyên bảo, dạy dỗ con em trong gia đình được ghi chép lại thành những tập, những bản bằng văn xuôi gọi là “gia huấn”, hoặc văn vần gọi là “gia huấn ca” lưu truyền phổ biến từ đời này qua đời khác. Có trường hợp gia huấn hoặc gia huấn ca của một gia đình có danh vọng nào đó được một số gia đình khác sao chép để tham khảo và sử dụng bên trong sinh hoạt của gia đình mình1.
Trong lĩnh vực thống kê, điều tra dân số hay trong kinh tế thường sử dụng khái niệm “hộ”, “hộ gia đình”.
Về phương diện thống kê, Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”2.
Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc sống chung hay không sống chung với những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có chung một ngân quỹ3.
Tổng cục Thống kê, khi tiến hành Tổng điều tra dân số và nhà ở, đã sử dụng khái niệm “hộ” như sau: “Hộ dân cư bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung. Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, họ có thể có hoặc không có quỹ thu chi
__________
1. Quang Đạm: “Nho giáo và văn hóa gia đình”, in trong Lê Minh (Chủ biên): Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội, Sđd, tr.53. 2. Tập san của Viện Nghiên cứu phát triển Trường Đại học Sussex, Anh, tập 22, số 1/1994.
3. Vũ Văn Chu: Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, tr.11.
56 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
chung; họ có thể có hoặc không có quan hệ ruột thịt; hoặc kết hợp cả hai. Chủ hộ là người đại diện của hộ được các thành viên trong hộ thừa nhận”1.
Trong cuốn sách Tương lai của gia đình, Giáo sư xã hội học Canada Charles L. Jones và cộng sự đã quan niệm về hộ gia đình như sau: “Một hộ có thể chỉ bao gồm một cá nhân hay nhiều thành viên không có quan hệ huyết thống với nhau. Hoặc, nó có thể bao gồm một gia đình hạt nhân, một gia đình mở rộng hay một đại gia đình... Tóm lại, một hộ có thể bao gồm nhiều gia đình hoặc chẳng có một gia đình nào hết. Ngược lại, một gia đình có thể trải rộng trong nhiều hộ. Nhưng thông thường, gia đình và hộ trùng lên nhau, tạo ra các hộ gia đình”2. Còn các nhà nhân học gọi những nhóm cư trú theo nhiệm vụ là “hộ gia đình” (household), và dành từ “gia đình” cho những nhóm được xác định bằng hôn nhân và dòng dõi3.
Như vậy, gia đình được xem là cơ sở của hộ nói chung. Gia đình - một loại hình hộ - chứa đựng các yếu tố để hình thành những loại hình hộ mở rộng khác. Chính ở điểm này mà người ta thường lẫn lộn giữa hộ với gia đình, nên đã nảy sinh thuật ngữ “hộ gia đình”.
Các nhà kinh tế học, xã hội học đưa ra 3 tiêu chuẩn để phân biệt hộ và gia đình như sau:
__________
1. Tổng cục Thống kê: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2019, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2019, tr.352. 2. Charles L. và cộng sự: Tương lai của gia đình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr.37.
3. Netting, Robert McC, Richard R. Wilk and Eric J. Arnould (eds.): Household: Comparative and Historical Studies of the Domestic Group, University of California Press; Berkeley and Los Angeles, 1984.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 57
1. Quan hệ hôn nhân, huyết thống và thân tộc
2. Cư trú chung
3. Có chung cơ sở kinh tế
Ở Việt Nam khái niệm “hộ” và các phương pháp nghiên cứu hộ còn phải nghiên cứu thêm. Hầu như từ trước tới nay người ta mặc nhiên thừa nhận “hộ” là “gia đình”, “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”1.
Tại khoản 2 Điều 37 của Luật cư trú (năm 2020) đã sửa đổi, bổ sung; khoản 7 Điều 2 của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung; một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14, cho thấy các thành viên trong hộ gia đình chỉ dựa vào tiêu chí cùng sống chung, như sau: “Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú”.
Trong khi đó, Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 định nghĩa: “Chủ hộ thường được coi là người đại diện gia đình. Vai trò này không chỉ thuần túy mang tính hành chính, đại diện hộ, mà có ý nghĩa xã hội, bị chi phối bởi các quan niệm và tập quán về trật tự thứ bậc trong gia đình. Trong cuộc Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, chủ hộ được xác định thông qua sự thừa nhận của hộ gia đình về người có quyền quyết định chính trong gia đình”2. Còn Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019
__________
1. Vũ Văn Chu: Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, Sđd, tr.11. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tổ chức khác: Kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006, Hà Nội, 2008, tr.11.
58 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
thì định nghĩa: “Chủ hộ là người đại diện của hộ được các thành viên trong hộ thừa nhận”1.
Người chủ gia đình được quan niệm là người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội được các thành viên khác trong gia đình coi trọng. Họ chính là người quyết định chính mọi việc lớn trong gia đình. Người chủ gia đình không nhất thiết là người chủ hộ khẩu của gia đình.
Trong gia đình Việt Nam hiện đại, quan niệm về người chủ gia đình rất đa dạng, phản ánh tính đa dạng của các loại hình gia đình. Người chủ gia đình có thể là người đàn ông/người chồng; người phụ nữ/người vợ; hay cả hai vợ chồng cùng làm chủ tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực và đóng góp của họ trong mỗi gia đình cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung người đàn ông vẫn được coi là người chủ gia đình.
“Dù mình có giỏi bao nhiêu thì vẫn dưới sự lãnh đạo của chồng. Mặc dù chồng có điều chưa đúng thì mình góp ý bàn với chồng và thuyết phục được. Chồng vẫn là người quyết định những việc chính trong gia đình” (Nữ, viên chức, Đắk Lắk).
“Trước đây người phụ nữ chỉ ở trong nhà nên họ không có cơ hội thể hiện những khả năng này. Ngày nay họ có điều kiện mở mang tầm mắt, học hỏi được nhiều hơn, vì vậy họ hoàn toàn có thể đóng vai trò người chủ gia đình” (Nữ, nông dân, gia đình 2 thế hệ, kinh tế trung bình, Trà Vinh)2.
V- THAY ĐỔI QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH
Theo sự phát triển của xã hội, sự biến đổi của gia đình và hình thành nên những hình thái gia đình mới dẫn đến thay đổi
__________
1. Tổng cục Thống kê: Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2019, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2019, tr.352. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tổ chức khác: Kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006, Tlđd.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 59
quan niệm về gia đình. Khi viết về gia đình, về hôn nhân và tình yêu nam nữ, Ăngghen tán thành quan điểm của Morgan cho rằng: “Gia đình là yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng nguyên một chỗ, mà chuyển từ hình thức thấp lên một hình thức cao, như xã hội phát triển từ một giai đoạn thấp lên một giai đoạn cao”. Trong cuốn sách Xã hội cổ đại (1877), Morgan dành riêng 6 chương của cuốn sách (Phần 3: Sự phát triển của khái niệm gia đình) để bàn về sự hình thành, phát triển của gia đình. Ông viết: “Thật ra khái niệm gia đình đã trải qua một quá trình lớn lên qua những giai đoạn phát triển kế tiếp nhau, gia đình một vợ một chồng chỉ là hình thái chót của nó”1. Trong xã hội hiện đại, trên thế giới hiện nay ngoài hình thức gia đình bắt đầu từ hôn nhân được luật pháp công nhận (đăng ký kết hôn), còn có một vài hình thức khác về mối quan hệ hôn nhân, như: quan hệ gia đình (domestic partnership), kết đôi có đăng ký (registered partnership), kết hợp dân sự (civil union).
Các kiểu loại gia đình mới như hôn nhân đồng giới, chung sống không kết hôn (điều mà nhà xã hội học người Pháp gọi là “bạn đồng hành” trong quá trình lựa chọn bạn đời), làm mẹ đơn thân, gia đình độc thân, v.v., tùy từng giai đoạn, thường rất hiếm hoặc không có trong truyền thống nhưng lại có xu hướng gia tăng trong các xã hội đang chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, hiện đại. Với những thay đổi lớn trong kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế, những hình thức hôn nhân gia đình mới ủng hộ
tính cá nhân có xu hướng tăng.
__________
1. L.H. Morgan: Xã hội cổ đại hay nghiên cứu con đường đi lên của loài người từ mông muội qua dã man đến văn minh, người dịch: Nguyễn Hữu Thấu, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.453.
60 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Ở Việt Nam hiện nay, một bộ phận người dân, chủ yếu là người dân tộc Kinh, trẻ tuổi, học vấn cao, ở thành thị có tỷ lệ cao hơn chấp nhận những kiểu loại gia đình mới, tuy rằng có thể chưa thực sự hiểu rõ những hệ quả tiêu cực của nó.
Gia đình độc thân: Người độc thân hay người đơn thân là một người chưa lập gia đình (chưa kết hôn) hoặc người đã ly hôn chưa có con nhưng chưa kết hôn lại (tái hôn, đi bước nữa). Hộ độc thân bao gồm những hộ một người ở riêng lẻ; nó cũng bao gồm các căn hộ mà một người sống độc lập, như một người ở trọ, trong một phòng (hoặc các phòng) riêng biệt trong cùng một đơn vị nhà ở với (những) người cư ngụ khác. Ví dụ, một căn hộ khép kín trong một khu nhà do người khác sở hữu. Từ góc độ pháp luật, độc thân là tình trạng các cá nhân chưa kết hôn dù nằm trong độ tuổi hôn nhân, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chính quyền ra quyết định công nhận kết hôn đối với pháp luật các nước thừa nhận chế độ một vợ, một chồng, cũng như các giao dịch khác (mua bán, thừa kế, chuyển nhượng, nhập hộ khẩu...).
Kết quả khảo sát của đề tài khoa học “Các giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam” cho thấy 38,5% người trả lời chấp nhận sống độc thân - mức độ này được chấp nhận cao hơn ở nữ giới và nhóm xã hội mang nhiều đặc điểm hiện đại; 28,4% có nhu cầu, mong muốn sống thử trước khi kết hôn; 58,3% không ủng hộ sống thử. Tỷ lệ này cho thấy nhóm người vẫn theo khuôn mẫu truyền thống trong kết hôn tuy vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng không mang tính gần như tuyệt đối như trong xã hội truyền thống trước đây1.
Gia đình đồng tính: Gia đình cùng giới tính (Same - sex family) hay gia đình cùng giới nam, cùng giới nữ (Gay and Lesbian
__________
1. Xem Trần Thị Minh Thi: “Những biến đổi gia đình hiện nay và một số khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Cộng sản, tháng 6/2020; https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/van-hoa-xa-hoi/
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 61
Family) là chỉ những cặp đôi kết hôn có cùng giới tính (cùng giới tính nam hoặc cùng giới tính nữ). Khái niệm này đôi khi cũng được dùng để chỉ những cặp đôi cùng giới tính chung sống với nhau không kết hôn.
Gần đây, hôn nhân đồng giới là vấn đề gây ra tranh cãi gay gắt giữa những người ủng hộ và không ủng hộ. Hôn nhân đồng tính mới được chấp nhận dè dặt, phần lớn ở nhóm mang nhiều đặc điểm hiện đại.
Gia đình làm mẹ đơn thân: Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người phụ nữ không lấy chồng nhưng có con thường phải chịu sự lên án gay gắt của xã hội, cộng đồng và gia đình. Hiện nay, hôn nhân vẫn là quyết định hệ trọng trong cuộc đời của người phụ
nữ. Xã hội phát triển và các mối quan hệ trở nên ngày càng phức tạp và khác biệt. Gia đình trở nên dễ bị tổn thương, có thể dẫn đến kết cục ly thân hoặc ly dị. Kiểu gia đình một cha hoặc mẹ, chủ yếu là mẹ, sẽ trở thành kiểu gia đình phổ biến hơn. Cùng với sự tiếp nhận văn hóa phương Tây cộng với quyền cá nhân ngày càng được pháp luật bảo vệ, người phụ nữ ngày càng có quyền quyết định việc kết hôn và có con. Quyền làm mẹ không chỉ thể hiện sự biến đổi trong nhận thức mà còn là biểu hiện của sự nhân văn trong bảo vệ quyền của phụ nữ.
Gia đình đa văn hóa: Theo Từ điển Cambridge, “đa văn hóa” ở Hoa Kỳ có nghĩa là liên quan đến một số nền văn hóa khác nhau, trong khi ở Anh định nghĩa này bao gồm những người từ các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, “đa văn hóa” thường được mô tả là một người nào đó, một địa điểm hoặc một tình huống bao gồm hoặc liên quan đến nhiều quốc gia, nền văn hóa và một số chủng tộc. Sống trong thời đại toàn cầu hóa, việc kết hôn giữa công dân các nước ngày càng trở nên phổ biến. Các cặp vợ
62 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
chồng lớn lên từ một nền tảng đa dạng chia sẻ các nền văn hóa khác nhau và nói các ngôn ngữ khác nhau đang bắt đầu tạo ra bản sắc gia đình lai của riêng họ.
Gia đình đa văn hóa là hôn nhân giữa các nền văn hóa mà một cặp vợ chồng liên quan đến nhiều nền văn hóa. Cha mẹ có thể đã nhiều lần di chuyển đến các nền văn hóa khác nhau hoặc trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau khi lớn lên. “Gia đình đa văn hóa” cũng có thể là một gia đình nhận con nuôi giữa các quốc gia, chủng tộc hoặc xuyên văn hóa.
Chung sống như vợ chồng: Theo Luật Hôn nhân và Gia đình (năm 2014) thì: “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng” (khoản 7, Điều 3). Từ cách nhìn luật pháp, sau hơn nửa thế kỷ, lần đầu tiên trong luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam đưa vào thuật ngữ “chung sống như vợ chồng”. Điều này cho thấy hiện thực xã hội đã được các nhà lập pháp nhìn nhận và đưa vào luật pháp. Do vậy, nó cũng được xem là một hình thái gia đình trong xã hội hiện nay. Chung sống không kết hôn, đặc biệt là giai đoạn tiền hôn nhân có thể tiếp tục gia tăng. Theo chúng tôi, sống chung trước khi kết hôn có thể được xem là bước “quá độ” đến hôn nhân, như một “phép thử” của những cặp đôi yêu nhau nhằm hạn chế ly hôn khi kết hôn sau thời gian sống chung.
VI- ĐA DẠNG LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH
Xã hội càng phát triển thì gia đình càng có những hình thái mới, đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế - xã hội - văn hóa.
Gia đình hạt nhân là đơn vị gia đình nhỏ nhất, bao gồm một cặp vợ chồng và con cái chưa kết hôn của họ. Loại hình gia đình này chỉ có 2 thế hệ : thế hệ cha mẹ và thế hệ con cái. “Gia đình hạt
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 63
nhân còn được gọi là gia đình sinh đẻ”1. Nhà nhân học Mỹ George Peter Murdock có biện luận rằng gia đình hạt nhân gồm có bố mẹ và con cái chưa thành hôn cùng sống với nhau và cùng chia sẻ một ngân khoản chung là hình thức gia đình có tính chức năng nhất, và là một khối xây dựng phổ quát của mọi xã hội2. Murdock giải thích sự thể thường hay gặp các gia đình hạt nhân bằng cách biện luận rằng, các hộ gia đình có người thân ở cùng một nhà bao gồm một cặp sống chung theo giới tính, thì phổ biến là phải hoàn thành bốn chức năng mà chỉ các gia đình có bố mẹ và con cái cùng chung sống là đáp ứng được tốt nhất. Đó là 1- điều tiết các quan hệ tình dục; 2- duy trì một ngân sách chung; 3- sinh ra con cái; và 4- xã hội hóa con cái thông qua giáo dục và rèn luyện3.
Trong gia đình hạt nhân có hai hình thức. Một hình thức gọi là gia đình đầy đủ, trong đó có đủ cả hai vợ chồng với con cái chưa kết hôn của họ. Một biến thể của gia đình hạt nhân là gia đình có hai thế hệ (cha mẹ và con cái chưa kết hôn), nhưng trong thế hệ thứ
nhất (tức thế hệ cha mẹ) không có sự hiện diện cả 2 người của cặp vợ chồng, mà chỉ có một người (hoặc mẹ hoặc cha) do nhiều nguyên nhân khác nhau (ly hôn, goá, hay đơn giản là không hoặc chưa kết hôn mà có con, v.v.). Biến thể này gọi là “gia đình không đầy đủ”, hoặc người ta dùng khái niệm “gia đình (cha) mẹ đơn thân” (one parent family, lone-parent family, single-parent family).
Gia đình hạt nhân có cơ cấu gọn nhẹ nên dễ cơ động, linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội. Loại gia
__________
1. G. Endrweit & G. Trommsdoff: Từ điển xã hội học, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 1989, tr.641.
2. Murdock, George Peter: Social Structure, MacMillan: New York, 1949, tr.2.
3. Dẫn theo Grant Evants (chủ biên): Bức khảm văn hóa châu Á - cách tiếp cận nhân học, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001, tr.119.
64 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
đình này giảm được sự mâu thuẫn giữa các thế hệ nhưng khi gặp những khó khăn thì lại hạn chế về các nguồn lực hỗ trợ. Một dạng thức tương đối phổ biến ở nông thôn Việt Nam được các nhà nghiên cứu gọi là “gia đình gốc” là gia đình có cơ cấu gồm cha mẹ già sống với một trong nhiều con trai của họ, cùng với vợ con của anh ta (theo Ferederic Le Play, 1806-1882). Le Play sắp xếp một khung phân tích các loại gia đình, bao gồm: - Gia đình gia trưởng: là gia đình ở đó “tất cả con trai lấy vợ và ở tại nhà của cha mẹ”: chế độ này có xu hướng “đàn áp các cá nhân”. - Gia đình không ổn định: con cái bỏ nhà đi ngay khi chúng có thể tự lực được.
- Gia đình gốc: trong đó chỉ một trong những người con ở lại bên cạnh cha mẹ mình, sống chung với họ và các con đẻ của mình1. Nhà nghiên cứu Đỗ Thái Đồng gọi đây là gia đình nửa hạt nhân. Đây không phải là gia đình mở rộng vì hình thái này có tối đa 2 cặp hôn nhân, và không phức tạp như hình thái gia đình mở rộng trong đó bố mẹ già sống với vài ba cặp vợ chồng các con trai (đây mới là gia đình mở rộng được định nghĩa chặt chẽ).
Gia đình mở rộng là những gia đình ba thế hệ trở lên (gồm ông, bà, cha, mẹ, con cháu, chắt) cùng chung sống. Trong loại hình gia đình này thường có một số cặp vợ chồng (trên 2 cặp). Những gia đình mở rộng có từ 3 thế hệ trở lên còn được gọi là gia đình lớn (đại gia đình hay gia đình tam, tứ đại đồng đường). Gia đình mở rộng là sự mở rộng của gia đình hạt nhân cơ bản theo chiều dọc, ví dụ bao gồm các thành viên thế hệ thứ ba (như bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ) hay theo chiều ngang gồm cả thành viên của thế hệ ngang
__________
1. Dẫn theo M. Segalen (Phan Ngọc Hà dịch): Xã hội học gia đình, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2013, tr.19.
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 65
hàng với người vợ người chồng (cụ thể là anh chị em chồng, hay vợ hai vợ ba, v.v.)1.
Trong gia đình mở rộng các thành viên gắn bó với nhau về tình cảm và huyết thống, giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần. Gia đình mở rộng có nhiều ưu thế trong tổ chức sản xuất, hỗ trợ lẫn nhau khi có khó khăn. Nhưng hạn chế của loại hình gia đình này là dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa các thế hệ và tính cố kết không cao (dễ bị chia tách thành các gia đình hạt nhân).
Ngoài ra, còn có những cách phân chia loại hình gia đình dựa theo những tiêu chí khác nhau, như:
Dựa trên cơ sở dòng dõi, có các gia đình đơn hệ (mẫu hệ hoặc phụ hệ) và gia đình lưỡng hệ.
Gia đình phụ hệ: đứa trẻ mới sinh ra được tính là dòng dõi của người đàn ông (tức bố đứa trẻ), và mang họ bố.
Gia đình mẫu hệ: con cái tính theo dòng dõi của người phụ nữ (tức người mẹ), và mang họ mẹ. Điều cần lưu ý là trong xã hội mẫu hệ, vẫn có thể có tình trạng là nam giới nắm địa vị chính trị và kiểm soát các nguồn lực kinh tế. Thường thì con cái gắn bó với anh (em) trai của mẹ và quyền lực cùng địa vị trong xã hội do nam giới nắm giữ thì được truyền qua người phụ nữ. Tóm lại, hệ thống mẫu hệ có xu hướng phức tạp hơn phụ hệ.
Gia đình lưỡng hệ (song phương): Con cái được tính theo dòng dõi và mang họ của cả bố lẫn mẹ. Thực tế, nhiều hệ thống thân tộc tổ chức quan hệ họ hàng ở cả đằng bố lẫn đằng mẹ, dù rằng quyền lợi, tên họ và tư cách thành viên nhóm thường tính theo một bên2.
__________
1. Xem Mai Huy Bích: Xã hội học gia đình, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.40.
2. Mai Huy Bích: Xã hội học gia đình, Sđd, tr.42.
66 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Dựa vào số người tham gia hôn nhân, có gia đình đơn hôn và gia đình đa hôn.
Gia đình đơn hôn còn được gọi một cách đơn giản là gia đình một vợ một chồng. Gia đình đa hôn bao gồm từ ba người trở lên tham gia vào một liên minh hôn nhân. Nó gồm hai biến thể đa thê (nhiều vợ), một nguời đàn ông cùng một lúc có nhiều vợ và đa phu (nhiều chồng), một người phụ nữ có nhiều chồng.
Dựa vào số lần kết hôn của một cặp vợ chồng: có loại hình gia đình tái hôn. Đây là loại hình trong đó ít nhất một trong hai vợ chồng đã từng kết hôn trước đó, nhưng ly hôn rồi lại kết hôn lần nữa.
Căn cứ vào số con của gia đình: gia đình ít con và gia đình đông con, dạng đặc biệt của gia đình ít con là gia đình con một. Tùy thuộc số con nhiều hay ít mà quy mô/kích cỡ của gia đình lớn hay nhỏ.
Gia đình ít con hay đông con có những thuận lợi và hạn chế nhất định trong việc tổ chức gia đình, giáo dục con cái và quan hệ tình cảm.
Gia đình đông con có một số bất lợi:
• Do hạn chế nguồn lực, con cái không được hưởng chất lượng chăm sóc tốt từ cha mẹ.
• Dễ có sự phân biệt đối xử trong các con cái của cha mẹ. • Con cái khó thành đạt hơn so với gia đình ít con. Tuy nhiên loại gia đình này cũng có một số ưu thế: • Con cái và cha mẹ được hưởng nhiều tình cảm của cha mẹ và con cái, đặc biệt tình cảm anh chị em.
• Con cái có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống gia đình (khi còn sống với cha mẹ và anh chị em và cả khi có gia đình riêng). Đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn của gia đình cần có sự hợp sức của những người trong gia đình thì gia đình đông con là một lợi thế, khi mà hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển.
• Con cái dễ thích ứng với cuộc sống hơn con cái của gia đình ít con (đặc biệt là gia đình con một).
Chương I: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH 67
Căn cứ vào thành phần xã hội của người vợ và người chồng: có gia đình thuần nhất và gia đình không thuần nhất. Thành phần xã hội bao gồm: nghề nghiệp, học vấn, thành phần gia đình xuất thân; tôn giáo, dân tộc, giai cấp,...
Một số nhà nghiên cứu còn xếp những loại hình gia đình trên theo tiêu chí phạm vi kết hôn: nội hôn và ngoại hôn (kết hôn trong cùng nhóm xã hội hay khác nhóm xã hội). Một số ngành khoa học xã hội khác còn phân chia các loại hình gia đình theo mục đích nghiên cứu của các ngành này. Ví dụ:
Quan điểm của ngành tội phạm học, chia gia đình thành 3 loại: gia đình không muốn giáo dục con cái theo yêu cầu của xã hội; gia đình không thể giáo dục được con cái và gia đình không biết cách giáo dục con cái.
Quan điểm của ngành tâm lý học khi dựa vào bầu không khí tâm lý và các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, lại chia gia đình thành 6 loại: Gia đình hài hòa, gia đình không hài hòa; gia đình cơ động và gia đình thụ động; gia đình rạn nứt và gia đình tan vỡ.
*
* *
Những nội dung trên đây cho thấy, không có định nghĩa duy nhất đúng và phổ biến về gia đình, do gia đình hết sức đa dạng, thường biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt về không gian. Sự đa dạng những quan điểm khác nhau về gia đình và sự phong phú của loại hình gia đình cho thấy gia đình được quan tâm nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khác nhau, của các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau. Sự khác biệt và không có định nghĩa thống nhất về gia đình hàm ý rằng về phương diện chính sách xã hội cũng cần thích ứng với các loại hình gia đình khác nhau, ở
những thời kỳ phát triển khác nhau.
68
Chương II
LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH
M
ặc dù có nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu về gia đình, bao gồm: nhân học, xã hội học, tâm lý học,
sinh học, nhân khẩu học, giáo dục học, lịch sử, kinh tế, luật học, sức khỏe công cộng, tôn giáo, công tác xã hội, tư vấn, v.v., nhưng khi đề cập đến lý thuyết nghiên cứu về gia đình, người ta thường đề cập đến lý thuyết của ngành xã hội học, mà không nói nhiều đến các lý thuyết từ các ngành khoa học khác.
Các quan điểm lý thuyết được dùng trong các nghiên cứu xã hội học về hôn nhân và gia đình có thể chia làm ba nhóm. Đầu tiên là các lý thuyết vĩ mô với hai lý thuyết cấu trúc chức năng và lý thuyết xung đột. Các lý thuyết này có thể áp dụng cho hầu hết các vấn đề liên quan đến sự thay đổi và tính ổn định của gia đình qua các xã hội khác nhau và coi hành vi cá nhân trong các gia đình bị quy định bởi các cấu trúc bao quanh cá nhân. Nhóm lý thuyết thứ hai là các lý thuyết vi mô, gồm lý thuyết tương tác biểu trưng và lý thuyết trao đổi xã hội; trong đó tập trung vào động cơ của cá nhân và coi hôn nhân và gia đình là kết quả trực tiếp của các thỏa thuận giữa các cá nhân với nhau nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Các tương tác này có thể bị ảnh hưởng bởi các cấu trúc xã hội rộng lớn hơn nhưng nhóm lý thuyết này nhấn mạnh vào cách cá nhân lý giải và hành động
Chương II: LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH 69
đáp trả lại các cấu trúc này. Nhóm lý thuyết thứ ba là các lý thuyết đa cấp hơn, hướng đến tích hợp cả cấp độ vĩ mô và vi mô bao gồm hai lý thuyết hệ thống gia đình và lý thuyết phát triển gia đình.
Cần lưu ý rằng, không một quan điểm lý thuyết nào có giá trị hơn lý thuyết nào. Một số lý thuyết có thể ứng dụng rộng hơn hoặc được ủng hộ nhiều hơn nhưng các lý thuyết đều không đủ khả năng để giải thích một cách đầy đủ cho tất cả các hiện tượng mà các nhà khoa học nghiên cứu về gia đình quan tâm. Dù có những thời điểm có thể phát triển một lý thuyết thống nhất cho chủ đề hôn nhân và gia đình nhưng trong xã hội học hoặc nghiên cứu gia đình chưa làm được điều này. Có lẽ cách tốt hơn là coi các lý thuyết này như một tập hợp các cách tiếp cận để quan sát hiện thực xã hội. Mỗi cách tiếp cận soi rọi một khía cạnh khác nhau của hiện thực và do đó, chúng ta cần tất cả các lý thuyết để đạt sự hiểu biết và giải thích một cách đầy đủ. Khi đề cập đến các lý thuyết gia đình, nhiều tác giả giới thiệu một số lý thuyết như: 1- thuyết cấu trúc chức năng; 2- thuyết xung đột xã hội; 3- thuyết tương tác biểu trưng; 4- thuyết trao đổi xã hội; 5- thuyết hệ thống gia đình; 6- thuyết phát triển gia đình; 7- thuyết nữ quyền1. Chương này giới thiệu một số lý thuyết về gia đình như sau.
__________
1. David M. Klein-James M. White, 1996. Family Theories An Introduction; Sage Publications; J. Ross Eshleman và Richard A. Bulcroff, 2006. The Family; 11th editon, Pearson Education, Inc.; J. Ross Eshleman.1981.The Family: An Introduction; 3rd edition; Allyn andBacon, Inc.; N.V.Benokraitis.1996. Marriages and Families: Changes, Choices, and Constraints; 2nd Prence Hall, New Jersey; Jhon J. Macionis. Xã hội học, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004.
70 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN I- LÝ THUYẾT CẤU TRÚC CHỨC NĂNG
Lý thuyết cấu trúc chức năng còn được gọi là cấu trúc chức năng luận hoặc chức năng luận, là trường phái lý thuyết thống trị trong xã hội học đến những năm 1970 và hiện nay vẫn đang được sử dụng, mặc dù không còn ảnh hưởng như trước. Trong lĩnh vực gia đình, phạm vi áp dụng của lý thuyết này rất rộng vì nó cung cấp một khung lý thuyết cho việc giải quyết các mối quan hệ trong gia đình (chồng, vợ, anh chị em ruột,...) cũng như ảnh hưởng của các hệ thống xã hội khác lên gia đình (giáo dục, tôn giáo, nghề nghiệp,...), sự thay đổi và tính ổn định trong các hệ thống gia đình.
Mặc dù các thành tố cơ bản và các giả thuyết của lý thuyết này đã được phác họa rõ nét trong chủ nghĩa thực chứng luận thế kỷ XVIII, các nhà xã hội học đầu thế kỷ XIX như Auguste Comte, Herbert Spencer và Emilie Durkheim, và trường phái nhân học Anh quốc đầu thế kỷ XX với đại diện là Radcliffe-Brown và Bronislaw Malinowski1; nhưng có thể nói đại diện tiêu biểu nhất của lý thuyết cấu trúc chức năng là nhà xã hội học Hoa Kỳ Talcott Parsons.
Quan điểm triết học của thuyết hữu cơ đề xuất ý tưởng “xã hội cũng giống như cơ thể, là sự gắn kết của tất cả các bộ phận bên trong”2. Ý tưởng về một tổng thể chứ không phải là tổng số giản đơn của các bộ phận là trung tâm của lý thuyết cấu trúc chức năng và nó gạt bỏ động cơ và nhận thức của cá nhân khi giải thích hành vi xã hội. Comte, Spencer và Durkheim đã phát triển đoàn kết hữu
__________
1, 2. Nancy Kingbury và John Scanzoni: “Cấu trúc chức năng luận”, trong Pauline G. Boss, William J. Doherty, Ralph LaRosa, Walter R. Schumm, và Suzanne K. Steinmetz: Nguồn tài liệu các lý thuyết về gia đình và phương pháp: Một cách tiếp cận bối cảnh, New York, Plenum Press, chương 9, tr.195-217, 199.
Chương II: LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH 71
cơ trong các phân tích về xã hội và mở rộng ra bằng cách phát triển các khái niệm nhằm nắm bắt được phần lớn các đặc tính của các tổng thể như sự gắn kết, sự đồng thuận, đoàn kết, sự khác biệt và ý thức tập thể. Đặc biệt, Durkheim đã đưa ra ý tưởng rằng các thiết chế và hành vi xã hội đều là các sự kiện xã hội và có thể
nghiên cứu độc lập với các cá nhân tham gia vào đó. Ông cũng kết nối giữa sức mạnh của thiết chế xã hội với mức độ đoàn kết xã hội và trật tự xã hội, và liên quan tới sức khỏe của xã hội như một tổng thể. Herbert Spencer thậm chí còn đưa liên kết hữu cơ xa hơn khi ông đề xuất một lý thuyết về tiến hóa xã hội, vay mượn từ lý thuyết tiến hóa trong sinh học và đã được trình bày trong nguyên lý của sự tồn tại của các nhân tố phù hợp nhất. Theo đó, cấu trúc của các thể chế xã hội phát triển theo thời gian trong sự thích nghi với điều kiện môi trường và vì vậy có thể cần được xem xét về mặt chức năng.
Ngoài giả thuyết tổng thể quan trọng hơn tổng số đơn giản của các bộ phận, cấu trúc chức năng luận giả định rằng các cấu trúc xã hội phát triển trong sự thích nghi với các yêu cầu của hoàn cảnh. Xã hội được nhìn nhận như một “hệ thống” với bốn thuộc tính: 1- một tập hợp các vai trò; 2- hệ thống các giá trị
chung; 3- các giới hạn gắn kết cá nhân trong một hệ thống chung với các nhu cầu tồn tại cơ bản của họ; và 4- xu hướng đạt tới và duy trì trạng thái cân bằng hoặc ổn định về cấu trúc. Để các thành viên của một xã hội hợp tác thành công, một hệ thống các giá trị chung là rất cần thiết. Một khi hệ thống các mối quan hệ
được thiết lập vì mục đích duy trì sự tồn tại, vấn đề cần thiết là duy trì hệ thống đó và làm giảm sự đi chệch ra khỏi các giá trị và chuẩn mực hiện tại (giả định về trạng thái cân bằng). Để giải quyết vấn đề các hành vi lệch chuẩn do tính tư lợi của cá nhân, cần phải có các bộ máy kiểm soát xã hội.
72 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Khái niệm cấu trúc là khái niệm trung tâm của lý thuyết này và nó liên quan tới hệ thống các quan hệ vai trò ổn định giữa các thành viên trong xã hội - các mối quan hệ do nhu cầu tồn tại của xã hội chi phối và cấu trúc của các chuẩn mực xã hội (kỳ vọng của tất cả các thành viên trong xã hội đối với hành vi của từng cá nhân) học hỏi và duy trì. Những vai trò này có thể được tổ chức cao hơn dưới dạng của các thiết chế xã hội (như gia đình, nhà trường) xác định các nhu cầu chức năng cụ thể nhất định (ví dụ, tuyển dụng và đào tạo các thành viên mới, ổn định các phẩm chất ở thanh niên). Do đó, cả bản chất của các thiết chế xã hội và sự sắp xếp theo quy chuẩn các vai trò trong thiết chế xã hội có thể bắt nguồn trực tiếp từ sự phân tích các nhu cầu tồn tại của xã hội và cách sắp xếp cho phù hợp với nhu cầu.
Khái niệm chức năng cũng là khái niệm trung tâm của lý thuyết này nhưng khó định nghĩa hơn khái niệm cấu trúc. Thông thường, chức năng đơn giản là một khái niệm diễn tả một vật làm cái gì hoặc nó có ảnh hưởng gì. Ví dụ, một trong những chức năng của văn bằng đại học có thể là để tìm việc làm. Các chức năng công khai là chức năng được tuyên bố rõ ràng và các thành viên trong xã hội đều nhận ra. Các thiết chế việc làm và giáo dục đều được cấu trúc liên quan trực tiếp đến mục tiêu này. Các chức năng khác của các thiết chế giáo dục mang tính gián tiếp hơn và khó nhận ra hơn, gọi là chức năng tiềm ẩn. Ví dụ, học đại học giữ cho những người thanh niên trẻ không có việc làm tránh xa rong chơi đường phố và bằng cách đó, đối với xã hội, các chức năng như một nguồn kiểm soát xã hội. Học đại học cũng tạo điều kiện cho các đối tác hôn nhân tiềm năng gặp nhau và có chức năng như một môi trường để lựa chọn bạn đời.
Lý thuyết cấu trúc chức năng thừa nhận cả chức năng công khai và tiềm ẩn của các thiết chế nhưng tập trung hơn vào một
Chương II: LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH 73
khía cạnh cụ thể. Dù chúng ta biết rằng chức năng của một thiết chế hoặc một tập hợp các mối quan hệ vai trò thông qua việc quan sát hoạt động thực tế, nhưng các nhà cấu trúc chức năng cố gắng tìm hiểu sâu hơn là chỉ mô tả đơn giản. Các chức năng được xác định rõ phải gắn với nhu cầu tồn tại của xã hội hoặc các thiết chế cụ thể trong xã hội. Đó là các nhu cầu mang tính chức năng dẫn tới các cấu trúc được quan sát.
Có thể nói rằng, đối với từng thành viên, một số chức năng công khai của gia đình là giúp hình thành phẩm chất cơ bản, gán cho địa vị, xã hội hóa trẻ em, chăm sóc các thành viên gia đình, và quản lý sự căng thẳng/stress. Đối với xã hội lớn hơn, một số chức năng công khai của gia đình là tạo ra các thành viên mới cho xã hội, xã hội hóa các thành viên theo các chuẩn mực và giá trị của xã hội, và hoạt động như một thiết chế của kiểm soát xã hội. Đối với các chức năng tiềm ẩn, ý tưởng về gia đình truyền thống có thể được duy trì ổn định đến ngày nay bởi vì nó mang cho cá nhân cảm giác ổn định và chắc chắn hơn trong một xã hội đang thay đổi, hiện đại và bất ổn nơi sự đồng thuận trong xã hội đã và đang bị rạn nứt.
Ngoài khái niệm cấu trúc và chức năng, khái niệm đoàn kết xã hội cũng rất quan trọng trong lý thuyết này. Đoàn kết xã hội liên quan đến các động lực của cá nhân tham gia vào hệ thống và hoàn thành các trách nhiệm gắn với vai trò của họ. Durkheim đề xuất hai loại đoàn kết xã hội - đoàn kết cơ học và đoàn kết hữu cơ. Đoàn kết cơ học diễn ra trong các xã hội tiền công nghiệp và dựa trên sự
giống nhau về kinh nghiệm sống và các giá trị của các thành viên trong xã hội. Đoàn kết hữu cơ phổ biến hơn trong các xã hội công nghiệp khi cá nhân có các trách nhiệm, vai trò khác nhau và họ cũng khác nhau về kinh nghiệm và giá trị nên họ phải gắn bó với nhau hơn trước đây. Trong các xã hội khác biệt lớn, “chất keo” gắn
74 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
kết các thành viên là cảm giác về sự phụ thuộc lẫn nhau. Điều này có nghĩa là chúng ta là các cá nhân với những hoàn cảnh và nhu cầu khác nhau, vì vậy chúng ta cần phát triển ý thức tập thể (một quan điểm phổ biến) nhận ra sự cần thiết của chúng ta đối với nhau. Loại hình đoàn kết nào phát triển không phải là vấn đề quá quan trọng. Theo quan điểm cấu trúc chức năng, nếu không có đoàn kết, xã hội không thể duy trì sự phụ thuộc lẫn nhau ở mức độ cao, và sự tồn tại của nó (cùng với sự tồn tại của từng thành viên) do đó sẽ bị đe dọa.
Cuối cùng, lý thuyết cấu trúc chức năng đã phát triển các khái niệm liên quan tới việc sắp xếp các cấu trúc của các thành viên của nó. Ba trong số các khái niệm được thảo luận ở đây là các khái niệm vai trò, chuẩn mực và sự khác biệt xã hội.
Vai trò xã hội là một tập hợp các hành vi được quy định (do các nhu cầu xã hội xác định và yêu cầu) gắn với một địa vị nào đó trong cấu trúc xã hội. Ví dụ, một trong các vai trò của người chồng (một địa vị trong thiết chế hôn nhân) là “người kiếm tiền” (người chịu trách nhiệm đi làm hằng ngày, thực hiện các yêu cầu công việc, và mang tiền về nhà). Việc ai là người thực hiện vai trò “người kiếm tiền” không quan trọng vì người nào đảm nhiệm địa vị này đều phải thực hiện các vai trò tương tự như thế. Do đó, các vai trò này được củng cố bởi các chuẩn mực xã hội - tức là các tập hợp kỳ vọng đối với các hành vi do đa số các thành viên trong xã hội quy định và thừa nhận. Khi các cá nhân đi chệch khỏi các chuẩn mực, các thành viên trong xã hội sẽ trừng phạt họ bằng các cách nào đấy. Khi họ tuân theo và thực hiện tốt, họ sẽ được thưởng.
Sự khác biệt xã hội liên quan đến khái niệm vai trò trong đó chứa cả phạm vi mà các cá nhân trong xã hội có các vai trò riêng biệt và rõ ràng. Sự khác biệt xuất hiện khi xã hội chuyên môn hóa hoặc phân chia các nhiệm vụ thiết yếu cho sự tồn tại thành các
Chương II: LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH 75
nhân tố và giao trách nhiệm cho từng cá nhân hoàn thành một nhiệm vụ nhất định. Một khái niệm khác của sự khác biệt xã hội là sự phân công lao động. Ứng dụng của khái niệm này giải thích vai trò của gia đình trở thành tâm điểm bị phê phán trong lý thuyết này vì quá bảo thủ. Sử dụng dữ liệu từ các nghiên cứu nhân học và nghiên cứu các nhóm nhỏ, Parsons và các đồng nghiệp1 đề xuất rằng sự phân công lao động mang tính tự nhiên và phổ biến trong hôn nhân, nhờ đó, người chồng thực hiện chức năng công cụ
(vai trò yêu cầu có các hành vi hợp lý, lý tính như đi làm, quản lý tài chính, sửa chữa máy móc) và người vợ thực hiện chức năng biểu cảm (vai trò đòi hỏi có sự biểu hiện tình cảm như chăm sóc trẻ con, nấu nướng, và nhìn chung là chăm lo các nhu cầu về mặt tình cảm của các thành viên trong gia đình). Sự phân chia này mang tính tự nhiên, tất yếu vì các trách nhiệm, vai trò đối lập nhau (cá nhân không thể làm một việc này có hiệu quả nhưng có thể làm tốt việc khác) và người chồng và người vợ có các chức năng sinh học khác nhau phù hợp với từng loại công việc.
Ngày nay, ứng dụng chính của cách tiếp cận cấu trúc chức năng là để giải thích các bộ phận (cấu trúc) của một xã hội và các khía cạnh trong đó những bộ phận này quan hệ với nhau, bao gồm cả bên trong và bên ngoài hệ thống cụ thể trong nghiên cứu. Mỗi bộ phận cấu thành của xã hội phải được nhìn nhận trong mối quan hệ với tổng thể, vì từng bộ phận hoạt động và tương tác với các bộ
phận khác. Do đó, nhiệm vụ của phân tích cấu trúc chức năng là giải thích các bộ phận, mối quan hệ giữa các bộ phận, mối quan hệ giữa các bộ phận và tổng thể, và các chức năng (cả chức năng công
__________
1. Talcott Parsons and Paul Slater: “Role Differentiation in Small Decision Making Groups” in Talcott Parsons and Robert Bales: Family Socialization and Interaction Process; (Glencoe II: The Free Press; 1955) pp.259-306
76 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
khai và chức năng tiềm ẩn) được thực hiện hoặc là kết quả của mối quan hệ do các bộ phận đó tạo ra.
II- LÝ THUYẾT XUNG ĐỘT XÃ HỘI
Có lẽ, một trong những giả thuyết cơ bản nhất của lý thuyết xung đột xã hội là sự xung đột mang tính tự nhiên và không thể thiếu trong tương tác của con người. Do đó, thay vì tập trung vào trật tự, sự cân bằng, sự đồng thuận, và duy trì hệ thống giống như lý thuyết chức năng, trọng tâm của cách tiếp cận lý thuyết xung đột là quản lý xung đột. Xung đột không bị coi là tiêu cực hay phá vỡ hệ thống xã hội và sự tương tác của con người; thay vào đó, xung đột được coi như một phần được giả định và kỳ vọng của tất cả các hệ thống và tương tác xã hội.
Trường phái cổ điển của lý thuyết xung đột bắt nguồn từ C. Mác1. Mác tin vào quyết định luận kinh tế. Ông tin rằng logic cơ bản của hệ thống kinh tế của một xã hội được thiết lập trong quá trình vận động của xã hội, mà xác định tất cả các mặt khác của các hệ thống xã hội từ chính trị, tôn giáo tới gia đình, văn hóa. Mặc dù ông tiến hành các phân tích lịch sử mở rộng về các hệ thống kinh tế khác nhau, nhưng ông tập trung chủ yếu vào các nền kinh tế tư bản hiện đại. Ông nhìn nhận dựa trên logic biện chứng về mâu thuẫn giữa hai giai cấp - giai cấp tư sản ít về số lượng nhưng sở hữu tư liệu sản xuất và giai cấp vô sản (công nhân) đông đảo nhưng bị bóc lột như một hậu quả tất yếu của nhu cầu đạt được lợi nhuận trong một thị trường tự do và cạnh tranh. Tất cả các thiết chế phi kinh tế trong xã hội được coi như kết quả của cuộc đấu tranh này cũng như
__________
1. C. Mác: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, trong C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, Sđd, t.21.
Chương II: LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH 77
sự ủng hộ của giai cấp tư sản giàu quyền lực hơn. Các thiết chế này bao gồm gia đình, mà theo Ph. Ăngghen, đồng nghiệp của Mác1 giúp duy trì khả năng của giai cấp tư sản trong việc bóc lột và đàn áp giai cấp vô sản bằng việc xây dựng các mối quan hệ giới bất bình đẳng, người phụ nữ lao động trong gia đình để chăm sóc những người công nhân và điều này cho phép người chủ bóc lột người chồng được nhiều hơn. Do đó, xung đột mang tính cấu trúc và không thể
thiếu trong mối quan hệ giữa nam giới (và nữ giới) và sinh ra trật tự xã hội cũng như mang lại những thay đổi đáng kể (đối với C. Mác, sự thay đổi này mang tính cách mạng).
Max Weber, nhà xã hội học người Đức, đóng góp vào sự phát triển của lý thuyết này bằng việc nêu ra thêm các nguồn gốc của xung đột trong xã hội. Bác bỏ quan điểm quyết định luận kinh tế của C. Mác, Weber tin tưởng rằng xã hội được tạo nên từ các nhóm có các giá trị và lợi ích khác nhau, cạnh tranh với nhau (bao gồm cả các nhóm lợi ích kinh tế). Ông cũng nhìn thấy khả năng một nhóm có thể đạt được quyền lực cao hơn các nhóm khác và vị trí của các nhóm trong hệ thống kinh tế không quy định trước quá trình này. Do đó, đối với Weber, vấn đề then chốt là mối quan hệ
quyền lực và làm thế nào để một nhóm có khả năng áp đặt một cách hợp pháp các giá trị và lợi ích của nó lên các nhóm khác và nhờ đó, đạt được quyền lực.
Lý thuyết xung đột về cơ bản là lý thuyết ở cấp độ vĩ mô, coi hành vi của cá nhân bị quy định bởi vị trí của họ trong hệ thống xã hội và nguồn gốc của thay đổi xã hội diễn ra ở cấp độ hệ thống xã hội hơn là kết quả của các sáng kiến cá nhân. Việc quản lý xung đột ở cấp độ vi mô được quan tâm nhiều, nhưng chỉ mang tính tạm thời, vì bất kỳ
__________
1. Ph. Ăngghen: “Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và của nhà nước”, trong C. Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21.
78 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
nguồn gốc nào của sự thay đổi trong bản chất của xung đột trong một nhóm phải bắt nguồn từ những thay đổi trong cấu trúc. Chúng ta có thể học làm thế nào để quản lý xung đột tốt hơn và trong việc nhấn mạnh vào chất lượng cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng ta không thể loại bỏ nguồn gốc sâu xa của xung đột tách rời sự thay đổi vị trí của chúng ta trong cấu trúc xã hội rộng lớn hơn.
Lý thuyết xung đột xã hội có bốn giả thuyết cơ bản: 1- xung đột là thuộc tính cố hữu (luôn luôn tồn tại) trong mọi nhóm xã hội; 2- xung đột định hình các thiết chế và các mối quan hệ; 3- xung đột là nguồn gốc của trật tự và thay đổi; và 4- sự biểu hiện của xung đột có thể tạo ra một sức ép tích cực lên các mối quan hệ.
Giả sử rằng xung đột là thuộc tính cố hữu của mọi nhóm xã hội không phải để nói rằng đấu tranh hoặc sự biểu hiện của xung đột luôn xảy ra. Giả thuyết này liên quan đến xung đột cấu trúc, loại xung đột gắn với lợi ích và giá trị khác biệt giữa các thành viên của nhóm. Loại xung đột này là xung đột cấu trúc với nghĩa là bất chấp giá trị và lợi ích chúng ta thể hiện trong mối quan hệ của chúng ta là gì, số phận của chúng ta đã được xác định bởi những nhóm lợi ích của chúng ta.
Hai loại nhóm lợi ích quan trọng quy định sự ảnh hưởng lẫn nhau trong gia đình là nhóm tuổi và giới. Nhóm tuổi rất quan trọng trong việc xem xét các mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình. Ví dụ, cách chúng ta quan hệ với cha mẹ cao tuổi được định hình bởi các loại nguồn lực hỗ trợ sẵn có từ gia đình hoặc chính phủ (theo diện chính sách xã hội) để đáp ứng nhu cầu. Nếu trong trường hợp có nhiều nguồn lực và loại dịch vụ, các mối quan hệ của chúng ta với cha mẹ dường như hòa hợp hơn. Tuy nhiên, nếu như các nguồn lực và dịch vụ không có sẵn, con cái sẽ phải chịu áp lực do trợ giúp cha mẹ. Mặc dù con cái sẵn sàng chấp nhận nghĩa vụ này nhưng nó sẽ tất yếu dẫn đến sự lơ là, ảnh hưởng đến các lợi ích riêng của họ và