"
Bảng Chỉ Đường - Siddhartha Gotama PDF EPUB
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bảng Chỉ Đường - Siddhartha Gotama PDF EPUB
Ebooks
Nhóm Zalo
BẢNG CHỈ
ĐƯỜNG
TÁC GIẢ
SIDDHARTHA GOTAMA
Lời nói đầu
Siddhartha Gotama ( hoặc gautama) thường được biết đến với tên gọi: Đức Phật.
Buddha (Phật) nghĩa là sự sáng suốt, là một trong mười danh hiệu.
Một danh hiệu khác thường được biết đến là Như Lai,
Siddhartha Gotama sinh ra cách đây khoảng gần 3000 năm, gần biên giới giữa Ấn Độ và Nepal bây giờ, thuộc dòng dõi Sakya ( thích ca) nên đôi khi được gọi là Phật thích ca
1
Lời nói tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: "Ðây là Như Lai,Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.
Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
Sau khi chứng ngộ, Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện có nghĩa, có văn. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn, đầy đủ, trong sạch. Tốt lành thay, sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!"
2
Ấn độ thời kỳ đó có 4 giai cấp: Brahmins (tu sĩ, hay còn Bà La Môn), Kshatriyas (vua chúa, quý tộc, chiến binh), Vaishyas (thợ thủ công, thương nhân, nông dân) và Shudras (nô lệ, nô tỳ), Ngoài ra còn một tầng lớp thấp kém nhất không được xếp vào một giai cấp nào cà đó là Chiên-đà-la ( Ba-ri-a, Pariah)
Siddhartha Gotama nhận và giảng dạy cho tất cả , từ những giai cấp cao nhất, tu sĩ, vua chúa ... cho đến cả những người thuộc tầng lớp thấp kém nhất, nô tỳ, người đổ phân... và khẳng định con đường phạm hạnh, đưa đến thanh tịnh tốt đẹp cho chúng sanh, vượt khỏi sầu lo phiền não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn tùy thuộc vào nội tâm trong sạch, nhận thức sáng suốt của kẻ đó, không liên hệ đến giai cấp kẻ đó đang có.
3
Điều này gây ra một chấn động và chống đối cực kỳ to lớn, đặc biệt là từ những người thuộc giai cấp cao nhất thủa đó, giai cấp Brahmins ( bà la môn )
Sau khi Đức Phật qua đời khoảng vài trăm năm, quyền lực và địa vị của giai cấp Brahmins bị suy yếu dần, những người Brahmins đã sử dụng thủ đoạn chính trị để tiếp tục duy trì quyền lực và địa vị giai cấp:
Họ hư cấu ra một nhân vật gọi là A di đà nhằm thay thế Đức Phật, hư cấu ra các vị bồ tát nhằm thay thế các vị Arahat ( A la hán – những bậc giác ngộ, giải thoát hoàn toàn), hư cấu ra cõi giới tịnh độ tây phương cực lạc nhằm thay thế cho việc đoạn tận khổ đau phiền não, chấm dứt luân hồi, thành tựu vô thượng trí tuệ, chứng ngộ niết bàn mà đức Phật giảng dạy, ngụy tạo ra những văn bản, kinh điển
4
mới nhằm loại bỏ những lời dạy của Đức Phật và gọi những gì được hư cấu tạo dựng ra là đại thừa, tối thượng thừa, kim cương thừa .... Sử dụng những danh từ mỹ miều, khoa trương để lôi kéo quần chúng.
Các tông phái này phát triển chủ yếu ở phía bắc Ấn Độ nên thường được gọi là bắc tông.
Bằng thủ đoạn chính trị như vậy, giai cấp Brahmins làm suy yếu, loại bỏ dần dần tầm ảnh hưởng của Đức Phật và tiếp tục duy trì củng cố được quyền lực, địa vị của mình.
Tuy vậy, sau khi đức Phật tịch diệt, hơn 500 vị Arahat đã kết tập lại, lần lượt từng vị trình bày: ở địa điểm này, vào khoảng thời gian này, Đức Phật đã gặp những
5
người này và câu chuyện sau đây đã diễn ra. Sau đó hội chúng tiến hành xác minh,
Nếu được xác minh chứng thực rằng, thật sự có sự kiện như vậy diễn ra, điều này sẽ được ghi nhớ và lưu truyền lại. Vào thời điểm đó, việc lưu giữ chỉ thực hiện bằng trí nhớ vì loài người chưa có chữ viết
Cuốn sách này ra đời nhằm mục đích lưu giữ và truyền đạt lại bằng văn bản phần nào những lời dạy nguyên gốc xa xưa của Đức Phật.
Mọi đóng góp xin gởi về địa chỉ: lemara11@protonmail.com
6
1 Ở tại Sàvatthi.
Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, nên bố thí, từ thiện, chia sẻ thực phẩm, thuốc men, áo quần, chổ ở, xe cộ, của cải vật chất ..... đến cho nơi nào ? -- Này đại vương, tại nơi nào mà tâm được vui vẻ hoan hỉ
--Bạch Thế Tôn, chỗ nào cho được kết quả lớn ?
--Này Ðại vương, cho người có giới hạnh, thiện lành được quả báo lớn. Cho người ác giới xấu xa không được như vậy
7
2 Một thời Thế Tôn ở Sàketa, rừng Anjana, tại vườn Nai. Rồi Phạm Thiên (Brahma) Kokudha, sau khi đêm đã gần mãn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn khu rừng Anjana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.
Ðứng một bên, Phạm Thiên Kakudha bạch Thế Tôn:
-- Thưa Sa-môn, Ngài có hoan hỷ không?
-- Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỷ?
-- Nếu vậy, thưa Sa-môn, có phải Ngài sầu muộn?
8
-- Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu muộn?
-- Vậy thời thưa Sa-môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn?
-- Thật như vậy, này Hiền giả.
Phạm Thiên (Brahma) Kokudha:
Làm sao, này Tỷ-kheo, Ngài không có sầu muộn,
Tuy vậy, Ngài cũng không, Có được sự hoan hỷ?
Làm sao nay Ngài lại, Ngồi cô độc một mình,
Không có được hoan hỷ, Cũng không bị dao động?
9
Thế Tôn:
Hoan hỷ chỉ có đến, Với người tâm sầu muộn,
Sầu muộn chỉ có đến, Với người tâm hoan hỷ.
Do vậy, vị Tỷ-kheo, Không hoan hỷ, sầu muộn.
Vậy nên, này Hiền giả, Ông phải biết như vậy.
Phạm Thiên (Brahma) Kokudha:
Ðã lâu, con mới thấy, Bà-la-môn tịch tịnh,
Vị Tỷ-kheo không sầu, Cũng không có hoan hỷ,
Ðã an toàn vượt khỏi, Chỗ người đời đắm say.
10
3 Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana , vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi thế tôn nói như sau
Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, thì này các Tỷ-kheo, ở đây, Như Lai không có sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ.
Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây, những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai không có hoan hỷ, sung sướng, Tâm không thích thú.
Chư Tỷ-kheo, nếu những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như
11
Lai, thì này các Tỷ- kheo, ở đây Như Lai suy nghĩ: "Ðây là điều xưa kia đã từng biết rõ: ở đây là trách nhiệm Ta phải làm".
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho các Ông tức giận, ở đây các Ông chớ có sân hận, bất mãn, tâm chớ khởi phẫn nộ.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông chớ có hoan hỷ, sung sướng, tâm sanh thích thú.
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông hãy suy nghĩ: "Ðây là điều xưa kia đã từng biết rõ, ở đây là những trách nhiệm ta phải làm".
12
4 Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, Lộc Mẫu giảng đường.
Lúc bấy giờ, người cháu trai của Visàkhà, mẹ của Migàra khả ái và dễ thương bị mệnh chung. Và Visàkhà- mẹ của Migàra, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt,
thật sáng sớm đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
Thế Tôn nói với Visàkhà, mẹ của Migàra, đang ngồi một bên:
--Này Visàkhà, Bà từ đâu đến, với áo ướt đẫm, với tóc đẫm ướt, đi đến đây quá sớm như vậy?
13
--Bạch Thế Tôn, đứa cháu khả ái dễ thương của con đã mệnh chung. Cho nên con, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt, con đến đây sáng sớm như vậy.
--Này Visàkhà, Bà có muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và là cháu của Bà không?
--Bạch Thế Tôn, con muốn tất cả người ở Sàvatthi là con và cháu của con.
--Nhưng này Visàkhà, có bao nhiêu người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày?
--Bạch Thế Tôn, có mười người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày, chín... tám... bảy.. sáu... năm... bốn... ba.. hai. Bạch Thế Tôn có một người ở Sàvatthi mạng chung hàng ngày. Bạch Thế Tôn, Sàvatthi không có thoát được số người bị chết!
--Bà nghĩ thế nào, này Visàkhà? Như vậy Bà có khi nào được khỏi vải bị ướt, hay tóc khỏi bị ướt không?
14
--Thưa không, bạch Thế Tôn! Thật là vừa đủ cho con, bạch Thế Tôn, số nhiều như vậy về con và về cháu!
5 Này các tỷ kheo
—Nếu các du sĩ hỏi các ngươi như sau:
“Chư Hiền, có phải các vị sống Phạm hạnh để được sanh lên cõi Trời? “Này các Tỷ- kheo, được hỏi vậy, các ngươi có bực phiền, tủi nhục, chán ngấy hay không ?
—Thưa có , bạch Thế Tôn.
15
—Như vậy, này các Tỷ Kheo, các ngươi bực phiền, tủi nhục, chán ngấy đối với thiên thọ mạng;
Các ngươi bực phiền , tủi nhục, chán ngấy đối với thiên sắc, thiên lạc, thiên danh vọng, thiên thù thắng,
Còn nói gì, này các Tỷ Kheo, đối với thân làm ác, các ngươi bực phiền, tủi nhục, chán ngấy như thế nào,
Đối với miệng nói ác các ngươi bực phiền, tủi nhục, chán ngấy như thế nào,
Đối với ý nghĩ ác, các ngươi cảm thấy bực phiền, tủi nhục, chán ngấy như thế nào.
16
6 —Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: “Người này làm nghiệp ( định hướng tâm, sự cố ý) như thế nào, như thế nào, người ấy nhận lãnh kết quả của nghiệp như vậy, như vậy”. Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thì đã không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.
Và này các Tỷ-kheo, vì rằng sự kiện là Người nào làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy nhận lãnh kết quả tăng hoặc giảm của nghiệp như vậy, như vậy tùy theo điều kiện”. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nên có đời sống Phạm
17
hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa đến đau khổ lớn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến đau khổ nhỏ, nói gì là nhiều.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến đau khổ lớn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, tâm hạn hẹp, tâm nhỏ nhen, sống đời chật hẹp. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến đau khổ lớn.
18
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến đau khổ nhỏ, nói gì là nhiều?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, tâm không nhỏ nhen, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến đau khổ nhỏ, nói gì là nhiều.
Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào trong một chén nước nhỏ. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ- kheo, nước trong chén ấy có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không?
19
--Thưa đúng vậy, bạch Thế Tôn.
--Vì cớ sao?
--Nước trong chén nhỏ này là ít, do nắm muối này, nước trở thành mặn, không uống được.
Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào sông Hằng. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, sông Hằng có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không?
--Thưa không, bạch Thế Tôn.
--Vì cớ sao?
--Lớn là cả khối nước sông Hằng. Khối nước ấy không vì nắm muối này, nước trở thành mặn và không uống được.
20
--Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa đến đau khổ lớn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến đau khổ nhỏ, nói gì là nhiều.
7 Này các Tỷ-kheo, có năm loại bố thí này xứng bậc Chân nhân. Thế nào là năm?
Bố thí có lòng tin, bố thí có kính trọng, bố thí đúng thời, bố thí với tâm không gượng ép, bố thí không làm thương tổn mình và người.
21
Này các Tỷ-kheo, sau khi cho với lòng tin, chỗ nào, kết quả tăng giảm của sự cho đi ấy thành tựu: Người ấy được tiền bạc, của cải, tài sản sung mãn; và xinh đẹp, dễ ngó, có thành tín và thành tựu dung sắc thù thắng như hoa sen.
Và này các Tỷ-kheo, sau khi cho với sự kính trọng, chỗ nào, kết quả tăng giảm của sự cho đi ấy thành tựu: Người ấy được tiền bạc, của cải, tài sản sung mãn; và các người con, vợ chồng, các người nô tỳ, các người đưa tin, các người làm công, những người ấy đều sẵn sàng vâng theo người ấy, họ lóng tai và phục vụ với tâm hiểu biết.
22
Và này các Tỷ-kheo, sau khi cho đúng thời, chỗ nào, kết quả tăng giảm của sự cho đi ấy thành tựu: Người ấy được tiền bạc, của cải, tài sản sung mãn; và các vật dụng đến với người ấy đúng thời và sung túc.
Và này các Tỷ-kheo, sau khi cho với tâm không gượng ép, chỗ nào, kết quả tăng giảm của sự cho đi ấy thành tựu: Người ấy được tiền bạc, của cải, tài sản sung mãn; và hướng tâm thụ hưởng đầy đủ năm dục công đức.
Và này các Tỷ-kheo, sau khi cho không làm thương tổn mình và người, chỗ nào, kết quả tăng giảm của sự cho đi ấy thành tựu: Người ấy được tiền bạc, của cải, tài sản sung mãn; và không một tai nạn nào từ đâu đến, đến với tài sản của người ấy,
23
hoặc từ lửa, từ nước, từ vua, từ ăn trộm, từ các người thù địch hay từ các người thừa tự.
Này các Tỷ-kheo, có năm loại bố thí xứng bậc Chân nhân này.
8 Nhân duyên ở Sàvatthi.
Vua Pasenadi nước Kosala, vào buổi trưa đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.
Thế Tôn nói với vua Pasenadi nước Kosala đang ngồi một bên:
24
--Này Ðại vương, Ðại vương đi từ đâu đến trong giữa trưa như thế này?.
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, có triệu phú gia chủ ở Sàvatthi bị mệnh chung, và con đến để xem tài sản của vị không có con ấy được chở vào nội thành. Bạch Thế Tôn, có đến tám triệu đồng tiền vàng, không nói đến tiền bằng bạc.
Bạch Thế Tôn, tuy vậy đồ ăn của triệu phú gia chủ ấy lại chỉ gồm có cháo tấm chua ngày hôm qua để lại. Còn vải mặc chỉ mang vải gai may thành ba tấm. Còn xe thì đi xe nhỏ, cũ kỹ và hư nát, có gắn tán che bằng lá.
--Này Ðại vương, vì người triệu phú gia chủ ấy có bố thí, từ thiện, chia sẻ đồ ăn khất thực cho vị Ðộc Giác Phật tên là Tagarasikkhi. Do kết quả hành động ấy,
25
vị ấy được sanh bảy lần lên cõi lành, Thiên giới. Do kết quả dư hưởng còn lại, vị ấy được làm nhà triệu phú bảy lần ở Sàvatthi này.
--Này Ðại vương, vì người triệu phú gia chủ ấy sau khi bố thí về, lại hối tiếc, tiếc của nói rằng: "Tốt hơn, các người phục vụ hay làm công ăn đồ ăn khất thực này".
Do kết quả của hành động ấy, tâm của vị ấy hướng về các món ăn không được tốt đẹp, tâm của vị ấy hướng về các đồ mặc không được tốt đẹp, tâm của vị ấy hướng về các xe cộ không được tốt đẹp, tâm của vị ấy hướng về hà tiện đối với chính bản thân, tâm của vị ấy hướng về sự thọ hưởng năm dục công đức không được tốt đẹp.
26
--Thật như vậy, này Ðại vương! Một kẻ không phải Chân nhân, này Ðại vương, dầu cho có được tài sản lớn không đem lại an lạc cho mình, không đem lại an lạc cho cha mẹ, không đem lại an lạc cho vợ con, không đem lại an lạc cho các người phục vụ, cho các người làm công hoan hỷ, không đem lại an lạc cho bạn bè thân hữu; đối với các bậc giác ngộ giải thoát, không thiết trí các sự từ thiện, bố thí, cúng dường hướng thượng, có khả năng đưa lên thượng giới, đưa đến lạc quả, hướng đến Thiên giới.
Các tài sản của người ấy nếu không thọ dụng chơn chánh, thời vua chúa sẽ cướp đoạt, hay trộm cắp cướp đoạt, hay bị lửa đốt, hay bị nước cuốn trôi, hay bị con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt.
27
Sự việc là như vậy, này Ðại vương, các tài sản nếu không thọ dụng chơn chánh, đưa đến tổn giảm, không đưa đến thọ hưởng.
--Và bậc Chân nhân, này Ðại vương, có được tài sản lớn, đem lại an lạc cho mình, đem lại an lạc cho cha mẹ, đem lại an lạc cho vợ con, đem lại an lạc cho người phục vụ, cho người làm công, đem lại an lạc cho bạn bè thân hữu; đối với các bậc giác ngộ giải thoát, thiết trí các sự từ thiện, bố thí, cúng dường hướng thượng, có khả năng thăng lên thượng giới, đưa đến lạc quả, hướng đến Thiên giới.
Các tài sản của người ấy được thọ dụng chơn chánh, thời vua chúa không cướp đoạt, hay trộm cắp không cướp đoạt, hay không bị lửa đốt, hay không bị nước cuốn trôi, hay không bị con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt.
28
Sự việc là như vậy, này Ðại vương, các tài sản nếu thọ dụng chơn chánh, sẽ đưa đến thọ hưởng, không đưa đến tổn giảm.
9 Tại Sàvatthi.
Rồi vị Trời Màgha, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.
Ðứng một bên, vị Trời Màgha nói với Thế Tôn bài kệ:
29
Giết vật gì được lạc ?, Giết vật gì không sầu ?
Có một pháp loại gì ?, Ngài tán đồng sát hại,
Tôn giả Gotama ?
(Thế Tôn)
Giết phẫn nộ được lạc, Giết phẫn nộ không sầu,
Phẫn nộ với độc căn, Với vị ngọt tối thượng.
Pháp ấy bậc thánh hiền, Tán đồng sự sát hại.
Giết pháp ấy không sầu, Này hiền giả thiên nhân
30
10
Một thời Thế Tôn ở Kosala, dưới chân núi Himalaya, tại một am thất nhỏ trong rừng.
Rồi Ác ma, đi đến nói với Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy cai trị. Thiện Thệ hãy cai trị mà không giết hại, không khiến người giết hại; Không chinh phục, không khiến người chinh phục; Không sầu muộn, không khiến người sầu muộn một cách đúng pháp
- Này Ác ma, ông thấy gì mà ông nói với Ta như vậy: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy cai trị. Thiện Thệ hãy cai trị mà không giết hại, không khiến người giết hại;
31
Không chinh phục, không khiến người chinh phục; Không sầu muộn, không khiến người sầu muộn một cách đúng pháp”
- Bạch Thế Tôn, bốn như ý túc đã được Thế Tôn tu tập, làm cho sung mãn, làm cho thành như cỗ xe, làm cho thành căn cứ địa, kiên trì, chất chứa, khéo áp dụng. Và bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn muốn núi Himalaya, vua các loài núi trở thành vàng, Thế Tôn có thể quyết định như vậy, và ngọn núi có thể trở thành vàng.
32
Thế Tôn nói như sau:
Ai với trí tuệ thấy rõ đau khổ, Và nguyên nhân đau khổ,
Làm sao người như vậy, Có khuynh hướng dục vọng?
Sau khi biết các yếu tố điều kiện tạo nên sự tái sanh hiện hữu một đời sống mới là ràng buộc,
Người biết vậy nên học, Giải trừ mọi ràng buộc.
Rồi Ác ma biết được: "Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta", sầu khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
33
11
Ở đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:
“Này chư Hiền”.
- “Thưa Hiền giả”. Các hiền giả ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:
Này chư Hiền, con người cần phải được tìm hiểu trên hai phương diện: cần phải thân cận hay không cần phải thân cận.
Y áo, này chư Hiền, cần phải tìm hiểu trên hai phương diện: cần được sử dụng hay không cần được sử dụng.
Ðồ ăn khất thực, này chư Hiền, cần phải được tìm hiểu trên hai phương diện:
34
cần được sử dụng hay không cần được sử dụng.
Nơi trú ngụ, này chư Hiền, cần phải được tìm hiểu trên hai phương diện: cần tìm đến hay không cần tìm đến.
Con người, này chư Hiền, cần phải được tìm hiểu trên hai phương diện: cần phải thân cận hay không cần phải thân cận được nói đến như vậy. Do duyên gì, được nói đến như vậy?
Ở đây, khi biết được về một người như sau: “Người này, nếu ta thân cận, thời các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện bị đoạn giảm. Ðối với một người như vậy, này chư hiền, bất luận đêm hay ngày, không hỏi gì, cần phải bỏ đi, không được theo người ấy.
35
Ở đây, khi biết được một người như sau: “Người này, nếu ta thân cận, thời các pháp bất thiện giảm thiểu, các pháp thiện tăng trưởng, cần phải theo người ấy, không được bỏ đi.
Y áo, này chư Hiền, cần phải được tìm hiểu theo hai phương diện: cần được sử dụng hay không cần được sử dụng đã được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến?
Ở đây, sau khi biết được về y áo như sau: “Nếu ta sử dụng y này, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện đoạn giảm; y như vậy không nên sử dụng”.
Ở đây, sau khi biết được về y áo như sau: “Nếu ta sử dụng y này, các pháp bất thiện đoạn giảm, các pháp thiện tăng trưởng; y như vậy nên sử dụng”.
36
Ðồ ăn khất thực, này chư Hiền, cần phải được tìm hiểu theo hai phương diện: cần được sử dụng hay không cần được sử dụng đã được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến?
Ở đây, sau khi biết được về đồ ăn khất thực như sau: “Nếu ta sử dụng đồ ăn khất thực này, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện đoạn giảm; đồ ăn khất thực như vậy không nên sử dụng”.
Ở đây, sau khi biết được về đồ ăn khất thực như sau: “Nếu ta sử dụng đồ ăn khất thực này, các pháp bất thiện đoạn giảm, các pháp thiện tăng trưởng; đồ ăn khất thực như vậy nên sử dụng”.
Nơi trú ngụ, này chư Hiền, cần phải được tìm hiểu theo hai phương diện:
37
cần được sử dụng hay không cần được sử dụng đã được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến?
Ở đây, sau khi biết được về nơi trú ngụ như sau: “Nếu ở tại nơi này, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện đoạn giảm; nơi đó không nên tìm đến hay ở lại”.
Ở đây, sau khi biết được về nơi trú ngụ như sau: “Nếu ta ở tại nơi này, các pháp bất thiện đoạn giảm, các pháp thiện tăng trưởng; nơi đó nên tìm đến và ở lại ”.
Này chư Hiền, Nơi trú ngụ cần phải được hiểu biết theo hai phương diện: cần được sử dụng hay không cần được sử dụng được nói đến như vậy, do duyên này được nói đến.
38
12
Du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:
--Tôi có được nghe, thưa Tôn giả Gotama, Sa-môn Gotama nói như sau: “Cần phải bố thí cho Ta, không cần bố thí cho người khác. Cần phải bố thí cho đệ tử của Ta, không cần phải bố thí cho đệ tử những người khác. Bố thí cho Ta có quả lớn, bố thí cho những người khác không có quả lớn. Bố thí cho các đệ tử của ta có quả lớn, bố thí cho những đệ tử của người khác không có quả lớn!”.
39
--Thưa Tôn giả Gotama, Những người nói như vậy, có phải nói đúng lời nói của Tôn giả Gotama, không có xuyên tạc Tôn giả Gotama với điều không thật?
--Này Vaccha, những ai nói rằng Samôn Gotama nói như vậy, những người ấy không nói đúng với lời nói của ta, họ đã xuyên tạc ta với điều không thật, họ đã nói láo
--Này Vaccha, ai ngăn chận người khác bố thí, người ấy tạo ra ba chướng ngại pháp và đánh cắp mất ba vật. Thế nào là ba?
Người ấy làm chướng ngại khiến người cho không được công đức, người ấy ngăn chặn khiến người nhận không được vật bố thí, và tự ngã người ấy trước đã mất gốc, lại càng bị thương tổn hơn. Này Vaccha, ai ngăn chặn khiến người cho không thể bố thí người khác, tạo ra ba chướng ngại như vậy, và đánh cắp mất ba vật.
40
--Này Vaccha, ta nói như sau: “Những ai đổ đồ phế thải trên mâm bàn, hay đồ rửa chén bát vào hố phân hay hố rác rưởi với ý nghĩ để các loài hữu tình trong ấy nhờ đấy được ăn để sống”. Do nguyên nhân ấy, này Vaccha, ta nói có đem lại công đức, còn nói gì đối với loài người.
Lại nữa, này Vaccha, Ta tuyên bố rằng, cho người có giới hạnh được kết quả lớn, cho người ác giới không phải như vậy.
41
13
Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha tại Veluvana , chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
Rồi Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần nước Magadha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi.
Sau khi nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi thân hữu, Bà la môn Vassakàra, vị đại thần nước Magadha bạch Thế Tôn:
--Thưa Tôn giả Gotama, tôi nói như sau, thấy như sau: “Khi người nào nói lên điều mình thấy: “Tôi thấy như vậy”. Do vậy, người ấy không có lỗi gì.
42
Khi người nào nói lên điều mình nghe: “Tôi nghe như vậy”. Do vậy, người ấy không có lỗi gì.
Khi người nào nói lên điều mình cảm giác: “Tôi cảm giác như vậy”. Do vậy, người ấy không có lỗi gì.
Khi người nào nói lên điều mình nhận thức: “Tôi nhận thức như vậy”. Do vậy, người ấy không có lỗi gì”.
--Này Bà-la-môn, phàm nói lên điều thấy gì, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, Ta nói rằng điều thấy như vậy không nên nói ra.
Và này Bà-la-môn, phàm nói lên điều thấy gì, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, Ta nói rằng điều thấy như vậy nên nói ra.
43
--Này Bà-la- môn, phàm nói ra điều nghe gì , phàm nói ra điều cảm giác gì, phàm nói ra điều nhận thức gì, các pháp bất thiện tăng trưởng, các pháp thiện tổn giảm, Ta nói rằng như vậy không nên nói ra.
Và này Bà-la-môn, phàm nói điều nghe gì, phàm nói ra điều cảm giác gì, phàm nói ra điều nhận thức gì, các pháp bất thiện tổn giảm, các pháp thiện tăng trưởng, Ta nói rằng điều như vậy nên nói ra.
Rồi Bà-la-môn Vassakàra, vị đại thần xứ Magadha, hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn nói, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi
44
14
Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
Lúc bấy giờ một Tỷ-kheo tên là Theranàmaka sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú. Vị ấy đi vào làng khất thực một mình, đi về một mình, ngồi vắng lặng một mình, đi kinh hành một mình.
Rồi các tỷ kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các tỷ kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, có Tỷ-kheo tên là Theranàmaka sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú... đi kinh hành một mình.
45
Rồi Thế Tôn bảo một Tỷ-kheo:
-- Này Tỷ-kheo, hãy đến, hãy nhân danh Ta gọi Tỷ-kheo Thera: "Này Hiền giả Thera, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả".
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ kheo ấy vâng đáp Thế Tôn rồi đi đến tỷ kheo Thera. Sau khi đến, tỷ kheo ấy nói với tỷ kheo Thera:
-- Này Hiền giả Thera, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Thera vâng đáp tỷ kheo ấy và đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, vị ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.
Thế Tôn nói với tôn giả Thera đang ngồi một bên:
46
-- Có thật chăng, này Thera, Ông sống độc trú và tán thán hạnh độc trú?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Như thế nào, này Thera, Ông sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú?
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, con đi vào làng khất thực một mình, con đi về một mình, con ngồi vắng lặng một mình, con đi kinh hành một mình. Như vậy, bạch Thế Tôn, con sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú.
-- Ðấy là sống độc trú, này Thera, Ta không nói đấy không phải vậy. Này Thera, có một cách làm viên mãn độc trú với các chi tiết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
47
-- Này Thera, thế nào là độc trú được làm viên mãn với các chi tiết?
Ở đây, này Thera, cái gì đã qua được đoạn tận; cái gì sắp đến được từ bỏ; đối với những tự ngã, lợi đắc hiện tại, dục tham được khéo nhiếp phục.
Như vậy, này Thera, là độc trú được làm viên mãn với các chi tiết
15
Một thời Thế Tôn trú ở Nàlandà, tại rừng Pàvàrikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn;
48
sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn trú đất phương Tây, mang theo bình nước, đeo vòng hoa huệ (sevàla), nhờ nước được thanh tịnh. Những người thờ lửa, khi một người đã chết, đã mệnh chung, họ nhắc bổng và mang vị ấy ra ngoài (uyyàpenti), kêu tên vị ấy lên, và dẫn vị ấy vào Thiên giới.
Còn Thế Tôn, bạch Thế Tôn, là bậc A-la- hán, Chánh Ðẳng Giác, Thế Tôn có thể làm như thế nào cho toàn thể thế giới, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, Thiên giới, cõi đời này?
49
-- Vậy, này Thôn trưởng, ở đây, Ta sẽ hỏi Ông. Nếu Ông kham nhẫn hãy trả lời.
-- Ví như, này Thôn trưởng, có người lấy một tảng đá lớn ném xuống một hồ nước sâu. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói rằng: "Hãy đứng lên, tảng đá lớn! Hãy nổi lên, tảng đá lớn! Hãy trôi vào bờ, này tảng đá lớn!"
Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, tảng đá lớn ấy do nguyên nhân cầu khẩn của đại quần chúng ấy, hay do nguyên nhân tán dương, hay do nguyên nhân chấp tay đi cùng khắp, có thể trồi lên, hay nổi lên, hay trôi dạt vào bờ không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
50
-- Cũng vậy, này Thôn trưởng, người nào sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, theo nhận thức sai lạc.
Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói rằng: "Mong người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, thiên giới, cõi đời này!"
Nhưng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
-- Ví như, này Thôn trưởng, có người nhận chìm một ghè sữa đông (sappi) hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu rồi đập bể ghè ấy.
51
Ở đây, ghè ấy trở thành từng miếng vụn, hay từng mảnh vụn. Còn sữa đông hay dầu thời nổi lên trên.
Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói: "Hãy chìm xuống, này sữa đông và dầu! Hãy chìm sâu xuống, này sữa đông và dầu. Hãy chìm xuống tận đáy, này sữa đông và dầu!".
Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, sữa đông ấy, dầu ấy, có do nguyên nhân cầu khẩn của đám quần chúng đông đảo ấy, do nguyên nhân tán dương, do nguyên nhân chấp tay đi cùng khắp của quần chúng đông đảo ấy nên có bị chìm xuống, hay chìm sâu xuống, hay đi xuống tận đáy không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
52
-- Cũng vậy, này Thôn trưởng, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có dính mắc, nội tâm không dao động, theo nhận thức sáng suốt.
Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói:
"Mong rằng người này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõi dữ ác thú, đọa xứ, địa ngục!"
Nhưng người ấy sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh lên cõi lành, Thiên giới, cõi đời này.
53
Khi nghe nói vậy, thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
-- Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.
Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con nay xin quy y Thế Tôn và Chánh Pháp.
Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng
54
16
Một thời Thế Tôn ở Vesàli, Ðại Lâm tại Trùng Các giảng đường.
Rồi Mahali, người Licchavi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Mahàli, người Licchavi bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thấy Thiên chủ Sakka không?
-- Này Mahàli, Ta có thấy Thiên chủ Sakka. (lãnh đạo cõi trời 33)
-- Bạch Thế Tôn, có thể vị ấy tương tự giống Sakka. Bạch Thế Tôn, thật khó thấy Thiên chủ Sakka.
55
-- Này Mahàli, Ta biết Sakka và các pháp tác thành Sakka. Chính do chấp trì các pháp ấy, Sakka được địa vị Sakka. Và Ta biết các pháp ấy.
Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy là một thanh niên Bà la môn tên là Magha, do vậy được gọi là Maghavà.
Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy thường bố thí từ thành này qua thành khác, do vậy được gọi là Purtindado.
Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy thường bố thí một cách trọn vẹn, do vậy được gọi là Sakka.
Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy thường bố thí trú xứ, do vậy được gọi là Vàsavo.
56
Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy có thể trong một thời gian rất ngắn, suy nghĩ đến ngàn sự việc, do vậy được gọi là Sahassa akkha (một ngàn con mắt).
Này Mahàli, Sakka trở thành người chồng của một thiếu nữ A-tu-la là Sujà, do vậy được gọi là Sujampati.
Này Mahàli, Thiên chủ Sakka thống lãnh và trị vì cõi trời 33, do vậy được gọi là Thiên chủ.
Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị này chấp trì và thật hành bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc, Sakka được địa vị Sakka.
Thế nào là bảy cấm giới túc?
57
--Cho đến trọn đời, tôi hiếu dưỡng cha mẹ.
--Cho đến trọn đời, tôi kính trọng bậc gia trưởng.
--Cho đến trọn đời, tôi nói lời nhu hòa
--Cho đến trọn đời, tôi không nói lời hai lưỡi.
--Cho đến trọn đời, với tâm xa rời cấu uế và tham lam, tôi sống trong gia đình với tâm bố thí, với tay sạch sẽ, hoan hỷ chia sẻ, nhiệt tình đáp ứng các yêu cầu, sung sướng phân phối vật bố thí.
--Cho đến trọn đời, tôi nói lời chân thật.
--Cho đến trọn đời, tôi không phẫn nộ; nếu tôi có phẫn nộ, tôi sẽ mau chóng dẹp trừ phẫn nộ".
Này Mahali, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị này chấp trì và thật hành
58
bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Sakka
17
Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Trong khi đi giữa đường, Thế Tôn thấy tại một chỗ nọ, một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá. Thấy vậy, Ngài bước xuống đường và ngồi xuống trên chỗ đã sửa soạn dưới một gốc cây. Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy người đánh cá kia, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá?
59
--Thưa có, bạch Thế Tôn.
--Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: “Một người đánh cá, sau khi bắt cá, giết cá, đang bán cá; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy, được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa tài sản lớn hay tài sản chất đống”?
--Thưa không, bạch Thế Tôn.
--Lành thay, này các Tỷ-kheo! người đánh cá ấy với ác ý nhìn các con cá bị giết, bị đem đi giết hại, vì vậy, người ấy không được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, hay cưỡi cỗ xe, không được thọ hưởng các tài sản, hay không được sống giữa tài sản lớn và tài sản chất đống.
60
--Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau: “Một người đồ tể, sau khi giết các con bò, giết dê... giết heo... giết chim... hay một người giết các loài thú rừng rồi đi bán; do nghiệp ấy, do mạng sống ấy được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, hay cưỡi cỗ xe, được thọ hưởng các tài sản, hay được sống giữa các tài sản lớn hay tài sản chất đống”?
--Thưa không, bạch Thế Tôn.
--Lành thay, này các Tỷ-kheo! Người đồ tể giết các con bò, giết dê... giết heo... giết chim... hay một người giết các loài thú rừng ấy với ác ý nhìn các vật bị giết, bị đem đi giết hại, vì vậy, người ấy không được cưỡi voi, cưỡi ngựa, cưỡi xe, hay cưỡi cỗ xe, không được thọ hưởng các tài sản, hay không được sống giữa các tài sản lớn và tài sản chất đống.
61
--Thật vậy, này các Tỷ-kheo, ai với ác ý nhìn các loài vật bị giết, đem đi giết hại;
vì vậy, người ấy không được cưỡi voi, không được cưỡi ngựa, không được cưỡi xe, không được cưỡi cỗ xe, không được thọ hưởng các tài sản, hay không được sống giữa các tài sản lớn hay tài sản chất đống. Còn nói gì về người với ác ý nhìn các loài Người bị giết, bị đem đi giết hại!
--Thật vậy, này các Tỷ-kheo, như vậy là bất hạnh, đau khổ lâu dài cho người ấy, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục
62
18
Này các Tỷ-kheo, sát sanh thường xuyên được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loài vật, đưa đến cõi ngạ quỷ. Kết quả tăng hoặc giảm hết sức nhẹ của sát sanh là được làm người với tuổi thọ ngắn.
Này các Tỷ-kheo, lấy của không cho thường xuyên được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loài vật, đưa đến cõi ngạ quỷ. Kết quả tăng hoặc giảm hết sức nhẹ của lấy của không cho là được làm người với sự tổn hại tài sản.
63
Này các Tỷ-kheo, tà hạnh trong các dục thường xuyên được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loài vật, đưa đến cõi ngạ quỷ. Kết quả tăng hoặc giảm hết sức nhẹ của tà hạnh trong các dục là được làm người với sự oán thù của kẻ địch.
Này các Tỷ-kheo, nói láo thường xuyên được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loài vật, đưa đến cõi ngạ quỷ. Kết quả tăng hoặc giảm hết sức nhẹ của nói láo là được làm người bị vu cáo không đúng sự thật.
64
Này các Tỷ-kheo, nói hai lưỡi thường xuyên được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loài vật, đưa đến cõi ngạ quỷ. Kết quả tăng hoặc giảm hết sức nhẹ của nói hai lưỡi là được làm người với bạn bè bị đổ vỡ.
Này các Tỷ-kheo, nói ác khẩu thường xuyên được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loài vật, đưa đến cõi ngạ quỷ. Kết quả tăng hoặc giảm hết sức nhẹ của nói ác khẩu là được làm người và được nghe những tiếng không khả ý.
Này các Tỷ-kheo, nói lời phù phiếm thường xuyên được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa
65
ngục, đưa đến loài vật, đưa đến cõi ngạ quỷ. Kết quả tăng hoặc giảm hết sức nhẹ của nói lời phù phiếm là được làm người và được nghe những lời khó chấp nhận.
Này các Tỷ-kheo, uống men rượu, rượu nấu, thường xuyên được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loài vật, đưa đến cõi ngạ quỷ. Kết quả tăng hoặc giảm hết sức nhẹ của uống rượu mem rượu nấu là được làm người với tâm điên loạn.
66
19
--Thành tựu ba pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ- kheo thực hành con đường không có lầm lỗi, và có những căn bản thắng tấn để đoạn diệt các ô nhiễm, phiền não ngầm.
Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ- kheo phòng hộ các giác quan, chừng mực trong ăn uống và để tâm cảnh giác.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo phòng hộ các giác quan?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy màu sắc, cảnh sắc, không dính mắc, không nắm giữ đặc điểm chung, không dính mắc, không nắm giữ đặc điểm riêng.
67
Những yếu tố gì , khiến tham đắm dính mắc hay sân hận, ưu phiền hay các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo khám phá các yếu tố ấy, phòng hộ con mắt, thực hành phòng hộ con mắt.
Khi tai nghe tiếng, khi mũi ngửi hương khi lưỡi nếm vị, khi thân cảm xúc, khi ý nhận thức các thông tin, vị ấy không dính mắc, không nắm giữ đặc điểm chung, không dính mắc, không nắm giữ đặc điểm riêng.
Những yếu tố gì , khiến tham đắm dính mắc hay sân hận, ưu phiền hay các ác bất thiện pháp khởi lên, Tỷ-kheo khám phá yếu tố ấy, phòng hộ tai, mũi, lưỡi, thân, ý , thực hành phòng hộ.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo là phòng hộ các giác quan.
68
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo chừng mực trong ăn uống?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như lý giác sát thọ dụng các món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được an trú và được bảo dưỡng, để (thân này) khỏi bị thương hại, để hộ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: “,
Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ, và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn”.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo chừng mực trong ăn uống.
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ- kheo để tâm cảnh giác?
69
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ban ngày trong khi đi kinh hành và ngồi, gột sạch tâm khỏi các triền cái, ban đêm trong canh một, trong khi đi kinh hành và ngồi, gột sạch tâm khỏi các triền cái, ban đêm trong canh giữa, nằm xuống như con sư tử về phía hông bên phải, hai chân gác lên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý tưởng thức dậy, ban đêm trong canh cuối, sau khi thức dậy trong khi đi kinh hành và ngồi, gột sạch tâm khỏi các triền cái.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chú tâm cảnh giác.
Thành tựu ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thực hành con đường không có lỗi lầm, và có những căn bản thắng tấn để đoạn diệt các lậu hoặc.
70
20
Một thời, Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana vườn Nai
Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Ba-la-nại để khất thực.
Thế Tôn, trong khi đi khất thực tại Goyogapilakkha, gần cây sung, chỗ cột đàn bò, thấy một Tỷ-kheo hưởng thọ hương vị trống không, không có Thiền định, hưởng thọ hương vị hướng ngoại của vật dục, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, với tâm tán loạn, với các căn phóng túng.
Thấy vậy, Thế Tôn liền nói với vị Tỷ-kheo ấy:
71
--Này Tỷ-kheo, này Tỷ-kheo! Thầy chớ có làm cho tự ngã trở thành thối nát. Này Tỷ- kheo, ai làm cho tự ngã thối nát đầy ứ, thoát ra toàn mùi hôi thối, rồi mong rằng các loài ruồi lằng sẽ không bu đậu, sẽ không có chiếm cứ, sự kiện như vậy không xảy ra.
--Tỷ-kheo ấy được Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới như vậy, cảm thấy xúc động mạnh.
---Khi nghe nói như vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
--Bạch Thế Tôn, thối nát cái gì, mùi hôi thối cái gì, các loài rồi lằng là gì?
72
--Tham cầu, này các Tỷ-kheo, là thối nát; sân là mùi hôi thối, các suy nghĩ ác bất thiện là ruồi lằng. Này các Tỷ-kheo, ai làm cho các tự ngã thối nát, đầy ứ, thoát ra mùi hôi thối, rồi mong rằng: “Các loài ruồi lằng sẽ không bu đậu, sẽ không chiếm cứ”, sự kiện như vậy không xảy ra.
Tai mắt không giữ gìn, Giác quan không phòng hộ
Ruồi lằng sẽ bu đậu, Các tư duy tham ái
Tỳ kheo làm thối nát, Đầy ứ những mùi hôi
73
21
Một thời Thế Tôn trú ở Rajagaha, tại núi Gijjhakuta, tại đấy Thế Tôn gọi các tỷ kheo
Thế Tôn nói như sau:
-- Không có khởi đầu là luân hồi này, này các Tỷ-kheo. Khởi điểm không thể nêu rõ đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.
Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, núi Vepulla này được biết với tên là Pàcìnavamsa. Lúc bấy giờ, dân chúng được biết với tên là Tivàrà.
74
Này các Tỷ-kheo, dân chúng Tivàrà có tuổi thọ đến 40.000 năm. Này các Tỷ- kheo, dân chúng Tivàrà phải bốn ngày để leo lên núi Pàcìnavamsa, phải bốn ngày để leo xuống.
Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kakusandha, bậc ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kakusandha, bậc ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, có hai vị đệ tử, hai vị thượng thủ, hiền thiện tên là Vidhura và Sajìva.
Hãy nhìn xem, này các Tỷ-kheo, tên của hòn núi ấy đã biến mất, dân chúng ấy đã mệnh chung, và bậc Thế Tôn ấy đã nhập diệt.
Vô thường, tạo thành rồi hoại diệt, luôn luôn biến đổi như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành.
75
Không kiên cố, này các Tỷ-kheo, là các hành. Bất an như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành.
Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo là vừa đủ để nhàm chán, là vừa đủ để từ bỏ, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành.
Hiện tại, này các Tỷ-kheo, núi Vepulla này được biết với tên là Vepulla. Hiện tại, này các Tỷ-kheo, dân chúng ấy được biết với tên là Magadhaka.
Tuổi thọ dân chúng Magadhaka ấy, này các Tỷ-kheo, là ít, nhẹ, không bao nhiêu, họ sống lâu cho đến 100 tuổi hay hơn một chút.
76
Dân chúng Magadhaka, này các Tỷ- kheo, leo lên núi Vepulla này trong một thời gian ngắn, leo xuống trong một thời gian ngắn.
Hiện tại, này các Tỷ-kheo, Ta, bậc ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời. Này các Tỷ-kheo, Ta có hai vị đệ tử, hai vị thượng thủ, hiền thiện tên là Sàriputta và Moggallàna.
Một thời sẽ đến, này các Tỷ-kheo, tên của ngọn núi này sẽ biến mất, dân chúng sẽ mệnh chung, và Ta sẽ nhập diệt.
Vô thường, tạo thành rồi hoại diệt, luôn luôn biến đổi như vậy, này các Tỷ-kheo, là các hành. Không kiên cố, này các Tỷ-kheo, là các hành. Bất an như vậy, này các Tỷ- kheo, là các hành.
77
Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo là vừa đủ để nhàm chán, là vừa đủ để từ bỏ, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành.
22
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha , Veluvana chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ Tôn giả Lakkhana và Tôn giả Mahà Moggallàna trú ở núi Gijjhakùta .
Rồi tôn giả Mah Moggallana đắp y, vào buổi sáng, cầm y bát, đi đến tôn giả Lakkhana. Sau khi đến, nói với tôn giả Lakkhana:
78
--Chúng ta hãy cùng đi, này Hiền giả Lakkhana. Chúng ta hãy đi vào Ràjagaha để khất thực.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Lakkhana vâng đáp Tôn giả Mahà Moggallàna. Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna khi đi từ núi bước xuống, đi qua một chỗ, liền mỉm cười.
Rồi Tôn giả Lakkhana nói với Tôn giả Mahà Moggallàna:
-- Này Hiền giả Moggallàna, do nhân gì, do duyên gì, Hiền giả lại mỉm cười?
-- Này Hiền giả Lakkhana, không phải thời là câu hỏi ấy. Trước mặt Thế Tôn, hãy hỏi tôi câu hỏi ấy.
79
"""