🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bạn Trai Tháo Vát - Bộ Tuyệt Chiêu Dành Cho Bạn Trai
Ebooks
Nhóm Zalo
CHUẨN BỊ… VÀO VỊ TRÍ…
B
ạn đã chuẩn bị cho cuộc hóa thân ngoạn mục, trở thành một chàng trai đa tài chưa? Cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các tuyệt chiêu hữu ích, cũng như
giúp củng cố niềm tự tin trong bạn khi bạn đối diện với các khó khăn lớn bé hằng ngày.
Nội dung sách được trình bày thành các bước đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng. Bên cạnh đó, những hình ảnh minh họa rõ ràng sẽ giúp bạn nắm được những gì mình cần làm khi… bế tắc.
Cuốn sách chỉ ra sáu nhóm tuyệt chiêu: Những tuyệt chiêu dùng trong sơ cấp cứu, Những tuyệt chiêu dùng trong cuộc sống thường nhật, Những tuyệt chiêu của các siêu đầu bếp, Những tuyệt chiêu của Chàng Trai Số 1, Những tuyệt chiêu đầy trí tuệ, và cuối cùng là Những tuyệt chiêu để xử lý công việc nhà. Hãy đọc và khám phá sự tuyệt vời khi đến mức “thượng thừa” chỉ trong một thời gian ngắn.
MÁCH NHỎ
Xuyên suốt cuốn cẩm nang này, thỉnh thoảng bạn sẽ gặp những khung nội dung Mách nhỏ. Đừng bỏ qua mà hãy đọc kỹ những thông tin ở đây rồi làm thử theo những lời khuyên vì biết đâu, chúng sẽ giúp bạn phát triển các tuyệt chiêu lên có thể tự mình làm được biết bao việc nhé (ít nhất là 80 việc trong sách)!
CẢNH BÁO
Nội dung trong các khung Cảnh báo này thường là những lời khuyên quan trọng, hướng đến việc đảm bảo sự an toàn cho chính bạn trong quá trình rèn luyện để nắm vững mỗi tuyệt chiêu. Phải luôn đọc phần này thật kỹ lưỡng!
NHỮNG TUYỆT CHIÊU DÙNG TRONG SƠ CẤP CỨU
TÌM CÁCH THOÁT KHỎI NHÀ BỊ CHÁY
N
ếu chẳng may bị mắc kẹt trong một đám cháy, bạn phải lập tức tìm cách thoát khỏi nơi đó một cách an toàn nhất. Hãy làm theo hướng dẫn sau:
1. Giữ bình tĩnh. Nhất thiết phải giữ bình tĩnh. Nếu hốt hoảng, bạn sẽ hành động khinh suất, liều lĩnh và tự ẩy mình vào thế nguy hiểm.
2. Tìm cách thoát ra khỏi nhà. Bước đi nhanh nhưng đừng chạy vì hành động này có thể khiến bạn bị trượt chân ngã, sau đó mắc kẹt lại trong đám cháy. Đừng mang theo thứ gì vì chúng có thể làm bạn di chuyển chậm lại. Đừng sử dụng thang máy (nếu đang ở trong một tòa nhà) vì lửa cháy có thể làm đứt dây cáp và làm rớt thang, cũng như khói có thể len vào trong hộp thang máy làm bạn ngạt thở.
3. Lửa thường rất khó lường. Vì thế, trong khi di chuyển, hãy cẩn thận kiểm tra nhiệt độ các cánh cửa trước khi mở chúng ra. Nếu cánh cửa nào ấm nóng, đó có thể là do ở phía bên kia đang có một đám lửa, vì thế đừng mở ra. Hãy chọn hướng khác để ra ngoài.
4. Hạ thấp cơ thể. Nếu có nhiều khói, hãy bò trên sàn nhà vì phần không khí ở bên dưới chứa ít khí cacbonic hơn, dễ hô hấp hơn, giúp bạn không bị ngộp. Bạn có thể dùng một chiếc khăn ướt để che mũi và miệng để không khí vào phổi được lọc sạch hơn.
5. Gọi cứu hỏa, xe cứu thương và cảnh sát ngay khi đã thoát được ra ngoài. Cho dù ám cháy đã được dập tắt thì trước khi lực lượng cứu hỏa cho phép, bạn tuyệt đối không được lần vào bên trong.
LÀM GÌ KHI BỊ LẠC ĐƯỜNG? K
hi đi chơi với bạn bè hoặc gia đình, nếu chẳng may bị lạc nhóm, bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau:
1. Quan trọng nhất là đừng hốt hoảng – đừng cuống quýt đâm bổ đi tìm mọi người vì như vậy, có thể bạn sẽ càng đi xa mọi người hơn.
2. Kiểm tra trong túi xem có mang theo điện thoại di động hay tiền không. Nếu có, hãy gọi cho người có thể giúp đỡ bạn.
MÁCH NHỎ
Hãy ghi lại số điện thoại di động, điện thoại cơ quan, điện thoại nhà của bố mẹ, anh chị, hay của một số bạn bè,… vào sổ tay và luôn mang theo trong người để đề phòng sự cố.
3. Hãy nghĩ thật kỹ. Trước khi đi, mọi người có cùng định ra sẵn một chỗ hẹn không? Từ vị trí hiện tại, bạn có thể nhìn thấy nơi đó hay có thể dễ dàng đi đến đó không?
4. Nếu không tìm ra được nơi đã hẹn, hãy đến một nơi công cộng, có nhiều người qua lại để đảm bảo an toàn như nhà sách, quán cà phê, công viên trung tâm, quảng trường,… Sau đó, tìm các chú công an hay một người chủ cửa hàng nào đó,… kể lại cho họ rõ sự việc và nhờ liên lạc giúp với người lớn trong nhà.
CẢNH BÁO
Không bao giờ được vào xe hơi hay leo lên xe máy của người lạ. Bạn cũng không được rời khỏi nơi công cộng và có nhiều người qua lại để đi theo một người mà bạn chưa từng biết, bất kể họ có nói là họ được bố mẹ bạn nhờ đến ón bạn đi chăng nữa.
CÁCH BĂNG QUA ĐƯỜNG Đ
ừng tưởng băng qua đường là chuyện đơn giản như đang giỡn. Đó là một trong những kỹ năng sinh tồn ấy! Dẫu là đang ở một thành phố xe cộ vun vút hay ở một vùng thôn quê vắng lặng, hãy làm đúng theo những chỉ dẫn sau:
1. Tìm một vị trí an toàn cho việc băng qua đường. Vị trí này chính là nơi có các vạch trắng, nằm ở giữa đường hay ở đầu đường, chạy dài từ lề đường bên này sang lề đường bên kia.
2. Nếu đã tìm được các vạch dành cho người băng qua đường thì… KHOAN HẴNG! Không có gì phải vội vàng cả. Bạn không được cứ thế chạy ào qua đường bất kể con đường trông có vắng xe đến thế nào. Hãy đứng chờ trên lề đường một lúc để cho các tài xế có cơ hội trông thấy bạn.
3. Quan sát đường sá và lắng nghe tiếng xe thật kỹ. Hãy tự cho bản thân mình chút thời gian để “ngắm nghía” tình hình xe cộ ở cả hai chiều đường.
4. Chờ cho đến khi lượng xe cộ trên đường đã vãn, vừa đủ để bạn có thời gian băng qua đường.
5. Khi đường đã vắng, hãy băng sang đường nhưng nhớ là không được băng chéo qua đường. Cẩn thận để ý kỹ cả hai phía đường để đề phòng có xe bất ngờ lao tới.
CÁCH XỬ LÝ NHỮNG VẾT TRẦY, VẾT ĐỨT TAY
T
rong cuộc sống hàng ngày, có những lúc bạn sẽ bị trầy, bị đứt tay cho dù bạn có cẩn thận bao nhiêu. Những lúc như thế, nếu biết xử lý đúng cách, bạn sẽ không lo bị nhiễm
trùng và vẫn có thể tiếp tục vui chơi, học tập, vận động,… một cách thật thoải mái.
CẢNH BÁO
Nếu vết thương dài hay sâu hơn 1 cm, hãy báo cho người lớn biết để họ đưa bạn đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
1. Dùng nước xà phòng rửa vết thương thật kỹ rồi lau khô bằng khăn sạch để giảm thiểu khả năng nhiễm trùng.
2. Đặt vị trí bị đứt, bị trầy dưới vòi nước và mở nước ấm để làm sạch vết thương. Nếu trong vết thương còn dính bất cứ mẩu đất, bụi nào, nhờ người lớn giúp gột sạch chúng đi. Có thể nhờ người lớn giúp bạn ở bước này (như trong trường hợp cần đun nước sôi để pha nước ấm, rửa vết thương,…).
3. Nếu vết đứt vẫn còn chảy máu, dùng khăn sạch đắp lên vết thương rồi ấn nhẹ để máu chảy chậm lại.
4. Dùng một miếng vải sạch hay băng gạc để thấm khô hết nước quanh khu vực vết thương. Đừng dùng những món đồ có lông để lau khô vì phần lông có thể bị vướng vào vết thương.
5. Nhẹ nhàng bôi thuốc sát trùng lên vết trầy/vết đứt cũng như vùng da quanh đó.
6. Chọn miếng gạc hay băng cá nhân có phần bông thấm vừa đủ lớn để che toàn bộ vùng bị thương.
7. Nếu máu bị thấm qua lớp băng, hãy ặt thêm một lớp nữa lên trên.
CẢNH BÁO
Nếu máu tiếp tục thấm qua lớp băng thứ hai thì hãy tháo cả hai lớp băng ra và dùng băng sạch băng lại vết thương. Sau đó, bạn
nên đến bệnh viện khám để xem liệu có cần phải khâu vết thương lại hay không.
LÀM GÌ KHI BỊ CHẢY MÁU MŨI? N
ếu bất thình lình, bạn hay một người bên cạnh bị chảy máu mũi, hãy thực hiện theo những bước sau:
1. Tìm một chỗ thoải mái và ngồi xuống.
2. Hơi nghiêng đầu về phía trước nhưng không nên cúi hẳn đầu. Đối với nhiều người, đây có vẻ là một lời khuyên hơi bất thường, bởi họ nghĩ phải ngửa đầu ra sau để máu không chảy ra nữa. Tuy nhiên, nếu bạn làm vậy thì máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu, cũng như khiến bạn không nhận biết được mức độ chảy máu của mình.
3. Dùng ngón trỏ và ngón cái, bóp phần cánh mũi lại. Nếu có một vật lạnh như viên nước đá đặt vào cạnh gốc mũi thì càng tốt. Trong lúc này, hãy hít vào và thở ra qua đường miệng.
4. Giữ nguyên tư thế như vậy trong khoảng từ 10 – 15 phút để máu tự ngưng chảy. Đừng khịt mạnh mũi ngay sau khi máu ngừng chảy nếu không muốn phải lặp lại các bước trên.
CẢNH BÁO
Hãy đến bệnh viện khám nếu…
* … bạn bị chảy máu mũi là do ngã hay chấn thương. * … thường xuyên bị chảy máu mũi.
* … sau khi thực hiện các bước trên mà máu vẫn chảy nhiều trong hơn 30 phút.
CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ BỎNG K
hi bị bỏng, bạn cần xử lý thật nhanh để tránh làm vết bỏng nghiêm trọng hơn. Hãy làm theo hướng dẫn sau:
1. Kiểm tra vết bỏng. Nếu diện tích vết bỏng lớn hơn một con tem, hay vị trí bỏng nằm gần khu vực miệng, hoặc phần da bị bỏng đã bị vỡ và hở, đừng cố gắng tự mình giải quyết mà hãy đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc cẩn thận.
Còn nếu vết bỏng không rơi vào các tình huống trên, bạn có thể tự sơ cứu cho mình theo hai bước sau.
CẢNH BÁO
Không bao giờ được dùng nước uống có ga, những viên nước đá hay thuốc mỡ để bôi lên vết bỏng.
2. Mở vòi nước mát và đặt phần cơ thể bị bỏng dưới vòi nước ít nhất 15 phút. Nếu quanh bạn không có vòi nước nào, bạn có thể
tạm thời ngâm phần cơ thể bị bỏng trong sữa, nước trái cây hay nước uống có nhiệt độ mát.
3. Khi đã hạ nhiệt phần da quanh chỗ bỏng, hãy dùng băng gạc hay một mảnh vải sạch có thấm nước, quấn lỏng quanh vùng bị bỏng rồi cố định bằng một cây kim băng. Nhớ đừng quấn quá chặt vì trong trường hợp vết thương bị sưng, việc băng quá chặt có thể làm vỡ vết thương, gây nhiễm trùng.
SƠ CỨU KHI BỊ ONG CHÍCH Đ
ang chơi ngoài trời mà bị ong chích – chà, tình huống này thì bạn phải lập tức tìm cách xử trí thôi.
1. Việc cần làm đầu tiên là loại bỏ chiếc vòi ong còn sót lại trong da bạn. Cần lưu ý là trên vòi ong có những chiếc gai với hình dáng giống như những chiếc móc, vì thế nếu bạn kéo vòi ong ra như bình thường thì phần gai vẫn có thể bám lại trong da bạn.
Vậy nên, để tránh tình trạng “vòi đã ra đi nhưng gai còn ở lại”, dùng một chiếc thước kẻ (hay vật có hình dạng tương tự), áp cạnh thước vào thân vòi ong, “xúc” chiếc vòi ra từng chút một, cho đến khi đã lấy được trọn vẹn thân vòi ra khỏi da.
2. Dùng xà phòng và nước để rửa sạch vết ong chích rồi nhẹ nhàng lau khô đi.
Có thể chỗ bị ong chích sẽ sưng và phồng rộp – đừng lo quá vì đây là phản đứng bình thường. Để giải quyết, hãy bọc một ít viên nước đá vào một chiếc khăn rồi đắp lên vùng bị ong chích.
3. Hỏi xin người lớn loại kem làm dịu vết sưng, bôi kem lên da rồi dùng một miếng vải annel lạnh quấn vết thương. Nếu vết chích nằm ở cánh tay hay cẳng chân, bạn có thể nhấc tay, chân lên một lúc để giảm sưng tấy (tham khảo hình bên).
4. Nếu thấy mắt, môi hay lưỡi bị sưng phồng lên, hoặc cảm thấy chóng mặt, khó thở thì có thể là bạn đã bị dị đứng với nọc ong rồi. Hãy báo cho người lớn ngay để được đưa đến bệnh viện kịp thời.
RÚT DẰM
D
ằm là một thớ gỗ nhỏ đâm vào da bạn. Sau đây là tuyệt chiêu giúp bạn rút chúng ra.
1. Dùng một chiếc kính lúp, kiểm tra thật kỹ để xác định chính xác vị trí bị dằm âm.
2. Hãy rửa sạch cả hai tay, đặc biệt chú trọng vùng da bị dằm âm. Sau đó cẩn thận lau khô bằng khăn giấy.
3. Dùng một chiếc nhíp sạch để kéo dằm ra khỏi da. Để làm iều này, hãy nhấn mạnh đầu nhíp xuống phần da quanh vị trí mà ầu dằm thò ra. Sau đó, khép đầu nhíp lại, kẹp nhẹ đầu dằm và kéo ra.
Đừng ấn nhíp thẳng xuống đầu dằm vì khi đó, chiếc dằm sẽ cắm sâu vào da hơn. Cũng không kẹp mạnh đầu nhíp vì như vậy có thể khiến mảnh dằm bị gãy ngang, giữ lại một phần dằm trong da bạn.
4. Khi đã lấy được dằm ra, hãy rửa phần da vừa bị dằm đâm trong nước sạch để làm sạch mọi vết máu (nếu có) hay vụn dằm trên da. Để an toàn hơn, bạn có thể dùng ôxy già để sát trùng.
MÁCH NHỎ
Nếu đã kéo mà chiếc dằm không di chuyển được, hãy ngâm vùng bị dằm đâm vào nước nóng để hơi nước nóng làm lỗ chân lông mở rộng ra. Theo đó, thử kéo dằm ra một lần nữa. Nhưng nếu dằm vẫn không ra được thì hãy nhờ người giúp đỡ.
XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT N
hững cú chuột rút thường xảy ra bất ngờ và có thể khiến bạn đau đớn vô cùng. Phần nội dung sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này, cũng như cung cấp cho bạn thông tin về cách xử lý khi bị chuột rút.
1. Dừng ngay những việc bạn đang làm – cố gắng tiếp tục chuyển động hay tập thể dục chỉ khiến tình trạng chuột rút tệ hơn mà thôi.
2. Nhẹ nhàng dùng những ngón tay, xoa bóp cơ ở những nơi bị chuột rút. Nếu bị ở bàn chân, hãy uốn bàn chân hướng lên trên để căng phần cơ ở gót chân ra.
3. Cố gắng thư giãn tối đa cơ thể, nhất là ở vùng đang bị chuột rút.
XỬ LÝ KHI BỊ CHUỘT RÚT Ở CẲNG CHÂN
Chuột rút thường xảy ra ở phần cẳng chân và thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong khi bạn ngủ.
Để phòng tránh chuột rút ở cẳng chân, trước khi vận động hay chơi thể thao, bạn nên thực hiện bài tập co duỗi cơ bắp. Đó là đứng đối diện với một bức tường, áp lòng bàn tay lên mặt tường. Đứng thẳng và bước chân phải về phía sau, đồng thời hơi khuỵu chân trái xuống. Giữ cho lòng bàn chân phải áp xuống mặt đất, đồng thời cố gắng duỗi thẳng cẳng chân phải cho đến khi cảm thấy các bó cơ căng ra. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 20 giây rồi đổi chân.
TƯ THẾ SẴN SÀNG CẤP CỨU G
iả sử có lúc nào đó, bạn tình cờ bắt gặp một người bị bất tỉnh. Khi đó, hãy gọi cấp cứu ngay và nói rõ cho nhân viên trực cấp cứu biết rõ tình trạng người bệnh. Có
những lúc, sau khi được báo rõ tình trạng của người bị nạn, nếu cảm thấy đây không phải là trường hợp chấn thương nặng thì nhân viên y tế sẽ nhờ bạn di chuyển để đưa người bị nạn về tư thế sẵn sàng cấp cứu. Vì thế, hãy trang bị trước những kiến thức về sơ cấp cứu để chuẩn bị cho tình huống này .
Bạn có thể cùng một người bạn thực tập trước theo những hướng dẫn sau đây nhé.
CẢNH BÁO
Đây là cách tốt nhất để giữ người bệnh an toàn cho đến khi lực lượng cấp cứu tới.
Tuy nhiên, trong trường hợp nghi ngờ có xảy ra chấn thương nghiêm trọng (như chấn thương cột sống,…), việc dịch chuyển sẽ khiến tình trạng chấn thương trầm trọng hơn. Khi đó, tốt nhất là để yên và chờ lực lượng cấp cứu đến.
1. Quỳ xuống cạnh người bị bất tỉnh, điều chỉnh cánh tay ở gần phía bạn hơn về tư thế hình chữ L với phần mu bàn tay áp xuống đất.
2. Dùng tay của bạn di chuyển cánh tay kia của người bất tỉnh, sao cho cuối cùng phần mu bàn tay này đặt trên mặt họ. Sau đó, tiếp tục dùng tay giữ bàn tay của người bị bất tỉnh ở nguyên tư thế này (tham khảo hình dưới).
3. Co đầu gối của người bị bất tỉnh lên, càng co được nhiều thì càng tốt. Giữ chắc phần đầu gối đã co lên để lấy thế, từ từ ngả cơ thể của người này hướng về phía mình. Khi kết thúc bước này, người bị bất tỉnh sẽ nằm ở tư thế như hình đầu trang bên.
4. Cẩn thận rút tay bạn ra khỏi phía dưới đầu của người bị bất tỉnh. Nhẹ nhàng hơi nâng mặt họ lên để đảm bảo là họ có thể tự thở được.
5. Giữ bình tĩnh và túc trực bên người bệnh cho đến khi lực lượng cấp cứu tới. Hãy báo lại tình trạng của người bị bất tỉnh để bác sĩ và y tá nắm tình hình.
CẢNH BÁO
Trong thực tế, bạn nên gọi cấp cứu trước khi tiến hành các bước trên.
B
CÁCH TỰ BẮT MẠCH
ắt mạch là một kỹ thuật sơ cứu rất hữu dụng, đáng học và cũng… dễ học. Nhờ kỹ thuật này, bạn sẽ biết được liệu tim của mình có đang đập quá nhanh hay quá chậm,…
không.
1. Lật ngửa một bàn tay lên và giữ cả cánh tay ở tư thế thoải mái.
2. Khép sát ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay kia, ấn nhẹ hai ngón này lên cổ tay cần bắt mạch (thường là phần cổ tay nằm dưới ngón cái). Nếu có thể cảm nhận được “chuyển động đập” ở dưới da thì bạn đã bắt mạch đúng chỗ rồi. Và nguyên nhân của “chuyển động” dưới da này chính là do máu di chuyển trong các mạch máu nằm dưới da.
3. Khi đã bắt được mạch, bạn nên bình tĩnh cảm nhận để xác định xem tim mình đang đập nhanh đến mức nào. Để làm được điều này, hãy đếm xem trong khoảng 10 giây, mạch đập bao nhiêu lần và sau đó lấy số vừa đếm được này, nhân lên cho sáu để ra số lần mạch đập tương đối trong một phút.
Thế nào là mạch bình thường? Từ 10 tuổi trở lên, mạch đập trung bình 60 – 100 lần/phút. Càng nhỏ tuổi thì mạch càng đập nhanh hơn, ví dụ như từ 7 – 9 tuổi thì mạch đập trung bình 70 – 110 lần/phút. Nếu cảm thấy tốc độ mạch đập không ổn, hãy báo cho bố mẹ biết.
MÁCH NHỎ
Nếu không thể bắt được mạch ở cổ tay, bạn vẫn có thể thử tìm mạch ở vùng cổ của mình.
MANG BĂNG VẢI CỐ ĐỊNH CÁNH TAY
K
hi đứa bạn bị thương ở tay, bạn có thể giúp mang băng vải cố định cánh tay cho bạn mình trước khi đưa đến bệnh viện khám và xử lý chuyên sâu. Hãy làm theo những hướng dẫn sau nhé!
1. Đầu tiên, tìm một mảnh vải lớn, có dạng hình vuông và một chiếc kim băng (hay còn gọi là kim tây). Gấp chéo mảnh vải lại làm hai, thành hình tam giác vuông.
2. Yêu cầu người bị thương gập cánh tay bị thương lại, sao cho phần cẳng tay nằm tương đối vuông góc với phần bắp tay, đồng thời đặt ngang trước ngực như tư thế trong hình minh họa ở bên.
3. Đặt mảnh vải (lúc này có hình tam giác) phủ lên phần thân trước nhưng nằm dưới cẳng tay của người bị thương. Ở đây, với góc khăn số 1 và góc khăn số 3 là hai góc 45º còn góc khăn số 2 là góc 90º, hãy xoay khăn sao cho góc số 1 nằm kẹp ở một bên cổ và vai của người bị thương, còn góc số 2 thì ở vào khoảng dưới cùi chỏ tay.
4. Tiếp theo, kéo góc khăn số 3 nằm dưới cùng lên, bọc cẳng tay lại theo chiều từ trong ra ngoài và hướng về phía bên kia cổ so với góc khăn số 1. Nhẹ nhàng kéo góc khăn số 1 và 3 ra sau cổ của người bị thương.
5. Buộc nút đôi hai góc này lại với nhau để cố định băng vải. Kiểm tra xem miếng vải bị cột có quá chặt không, hay liệu phần cẳng tay, cổ tay và khuỷu tay có được nâng đỡ chưa. Nếu những ngón tay có thể thò ra ngoài băng vải, cũng như người bị thương có thể giữ tư thế gần giống như hình bên phải đây thì phần sơ cứu của bạn có thể xem là thành công rồi.
6. Bọc thêm một ít khăn vải ở phần cùi chỏ của tay bị thương và dùng kim băng gài lại vào phần băng vải chính.
GIÚP NGƯỜI KHÁC HẾT BỊ SẶC H
ãy “thủ” sẵn bí quyết sau để nếu lỡ bạn bè hay người ở gần bị sặc, bạn sẽ có thể ra tay giúp đỡ.
1. Đề nghị người bị sặc ho khạc liên tục để cố gắng làm thông cổ họng, khiến vật bị kẹt bên trong văng ra ngoài.
2. Nếu sau bước 1 mà vẫn không hiệu quả, hãy đứng phía sau người bị sặc. Tiếp theo, giải thích cho họ hiểu là bạn sắp vỗ mạnh năm lần vào phần lưng trên của họ để giúp đẩy vật đang bị kẹt trong cổ họng ra.
3. Nhẹ nhàng giúp cơ thể của người bị sặc hơi ngả về phía trước. Sau đó, vỗ mạnh năm lần sao cho gan bàn tay của bạn tiếp xúc vào vị trí chính giữa hai xương bả vai của họ. Sau mỗi lần vỗ, hãy dừng lại một chút để kiểm tra xem liệu vật bị tắc đã rớt ra chưa. Nếu cần thiết, hãy vỗ thêm.
4. Nếu sau bước 3 mà vật bị tắc vẫn chưa ra được, hãy đưa người bị sặc đến bệnh viện.
CẢNH BÁO
Nếu người bị sặc không thể nói hay thở được, hãy đưa ngay họ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Tuyệt đối đừng tự xoay xở trong tình huống này.
NHỮNG TUYỆT CHIÊU DÙNG TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NHẬT
ĐÁNH RĂNG CHO SẠCH VÀ TRẮNG BÓNG
H
ãy ghi nhớ: chải răng hai lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng hai phút. Mời bạn làm theo các bước sau:
1. Làm ướt phần lông bàn chải rồi lấy ra đây một ít kem ánh răng (chừng một hạt đậu là vừa rồi nhé!).
2. Hãy bật nhạc lên, chọn bài hát đưa thích của mình để đầu óc tỉnh táo và tay chân vận động chính xác. Bạn có thể thực hiện vài động tác khởi động rồi bắt đầu vào “cuộc chiến răng miệng”.
3. Điều chỉnh tư thế cầm bàn chải cho úng, sao cho bàn chải nghiêng một góc 45º theo phương ngang so với hàm răng. Bắt đầu chải với mặt ngoài răng, điều khiển bàn chải chuyển động xoay lên—xuống vài lần với mỗi răng, từ phần nướu lên và cứ thế tiếp tục với các răng còn lại.
4. Với mặt trong của răng, bạn cũng “xử lý” tương tự như với mặt ngoài.
5. Với các răng hàm nằm sâu bên trong miệng mà bàn chải thường khó chạm đến, hơi co vòm miệng lại để có thể đưa bàn chải vào sâu hơn, dễ đặt bàn chải tiếp xúc với thân răng hàm hơn.
6. Giờ thì bạn hãy chải tới–lui mặt nhai của các răng hàm, với mặt ngoài và mặt trong thì làm tương tự như bước 3 đến bước 5
ở trên.
7. Sau cùng là bước cọ lưỡi – bước quan trọng giúp loại bỏ bớt vi khuẩn, khiến hơi thở sạch và dễ chịu suốt cả ngày. Để tiến hành bước này, bạn có thể dùng trực tiếp phần lông bàn chải hay dùng dụng cụ chuyên để cọ lưỡi.
DIỆT SẠCH VI KHUẨN TRÊN TAY
T
rước khi ăn, sau khi làm vườn hay sau khi đi vệ sinh,… đó chính là những lúc mà bạn cần phải dành ra ít nhất 15 giây để rửa tay cho sạch vi khuẩn.
1. Làm ướt bàn tay, lấy ra một lượng xà phòng vừa đủ. Sau đó xoa hai bàn tay với nhau để xát xà phòng đều ra cả phần lòng bàn tay, mu bàn tay và các ngón tay.
2. Chà hai lòng bàn tay vào nhau theo chuyển động tròn.
3. Áp lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và di chuyển lên xuống. Nhớ kết hợp đan các ngón tay vào nhau trong khi chà để làm sạch các kẽ tay. Sau đó, đổi vị trí hai bàn tay và làm tương tự.
4. Gập các ngón tay lại, hướng vào phía trong phần lòng bàn tay. Móc các ngón đã gập ở cả hai bàn tay vào nhau và chuyển động tròn như hình bên để chà sạch phần đầu ngón tay.
5. Một tay giữ ngón cái ở tay kia, xoay tròn để làm sạch ngón cái này như hình bên. Đổi tay và tương tự, làm sạch ngón cái ở tay còn lại.
6. Xả sạch xà phòng trên cả hai bàn tay với nước ấm. Cuối cùng, dùng khăn sạch lau khô tay.
“TỰ VỆ” DƯỚI ÁNH MẶT TRỜI N
hững khi không gian ngập tràn ánh nắng mặt trời cũng là lúc các bạn nam nghĩ đến những hoạt động ngoài trời như đi bơi hay chơi bóng đá, chạy nhảy,… Nhưng dẫu có
là nam nhi thì bạn cũng cần phải biết bảo vệ lớp da của mình dưới ánh nắng ấy!
1. Đừng “phơi mình” chạy nhảy dưới ánh nắng quá lâu. Từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều là khoảng thời gian nắng gay gắt nhất và có hại cho sức khỏe làn da nhất, vì thế hãy hạn chế ở ngoài trời vào quãng thời gian này. Còn nếu có việc phải ra đường thì hãy tìm cách che chắn hiệu quả nhất cho da của mình, hoặc tìm cách di chuyển ở những nơi râm mát.
2. Hãy mặc quần áo bằng vải cotton cũng như đội nón để che vùng đầu và mang kính râm (loại có khả năng chắn tia UV để bảo vệ mắt).
3. Hãy sử dụng loại kem có chỉ số chống nắng(*) tối thiểu là 30 và bôi lên da theo hướng dẫn sau:
(*) Chỉ số chống nắng: trong tiếng Anh là Sun Protection Factor (viết tắt là SPF).
Bôi lên bất cứ phần da nào mà trang phục không thể che hết và sẽ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Đừng quên vùng tai và các
ngón chân!
Bôi kem ít nhất 15 phút trước khi ra nắng.
Cứ mỗi hai tiếng đồng hồ, bạn nên bôi kem lại một lần, đặc biệt là khi đi bơi ngoài trời thì càng cần phải bôi kem lại.
MÁCH NHỎ
Hãy UỐNG NHIỀU NƯỚC LỌC khi ở ngoài trời và sau khi đã vào trong nhà để giữ cơ thể tỉnh táo vì ánh nắng mặt trời thường khiến bạn mệt mỏi và bị mất nước.
I
CẨN TRỌNG KHI DÙNG INTERNET
nternet là một công cụ hữu ích để tìm kiếm thông tin và kết bạn, tuy nhiên đây cũng là nơi ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm. Sau đây là một số gợi ý nhằm giúp bạn bảo vệ
mình trên Internet:
1. Đừng mở email hay các le đính kèm đến từ những người mà bạn không hề quen biết. Các email hay các le nặc danh đó có thể mang theo virus ấy.
2. Giữ bí mật mật khẩu và tên người dùng của mình để hạn chế tình trạng bị người khác lợi dụng rồi truy cập vào các tài khoản mà bạn sử dụng trên các diễn àn, trang dịch vụ, mạng xã hội,…
3. Đừng bao giờ chia sẻ các thông tin về đời tư của mình lên mạng như: tên thật, địa chỉ nhà, địa chỉ email, ngày sinh, tên trường nơi bạn đang theo học, số điện thoại nhà lẫn số cá nhân,… Nếu có một ai đó hay một website nào đó hỏi bạn những thông tin trên, hãy tắt cửa sổ đó đi và tạm ngừng việc truy cập Internet ở các trang liên quan ngay.
Nếu bạn còn cảm thấy nghi ngờ thì nên tắt trình duyệt web trong giây lát.
4. Cố gắng phân định, tách bạch giữa việc “lướt” web và các hoạt động ngoài đời thực của mình, sao cho đâu ra đó. Đừng bao giờ nhận lời hẹn gặp một người mà bạn chỉ biết qua mạng – có thể họ thực sự không được như những gì họ thể hiện trên mạng đâu.
5. Nếu gặp phải chuyện gì đó khiến bạn cảm thấy bất an, hãy báo cho người lớn biết ngay.
CÁCH THẮT CÀ VẠT C
ác bạn trai này! Dù muốn hay không thì sẽ có lúc bạn cũng cần phải đeo cà vạt. Vậy nên, bạn hãy học theo kỹ thuật thắt cà vạt sau đây nhé, dễ thôi!
1. Dựng cổ áo sơ mi lên, vắt cà vạt qua phần cổ áo – phần đầu to nên nằm ở bên trái nếu bạn thuận tay phải và nằm ở bên phải nếu bạn thuận tay trái.
Dùng hai tay kéo thẳng để so độ dài phần cà vạt ở hai bên cổ, sao cho phần cà vạt đầu to dài hơn phần cà vạt đầu nhỏ khoảng 15 cm là được.
2. Tiếp theo, vắt chéo phần dây cà vạt đầu to lên trên, sau đó luồn xuống dưới phần đầu nhỏ. Chú ý là khi kết thúc bước này, mặt trong của phần cà vạt đầu to sẽ hướng ra ngoài.
3. Vòng phần cà vạt đầu to quanh phần cà vạt đầu nhỏ thêm một lần nữa, như hình minh họa bên phải.
4. Luồn đuôi cà vạt đầu to từ dưới lên, từ sau ra trước qua lỗ trên cùng, gần cổ áo nhất, sao cho phần mặt trong cà vạt hướng ra ngoài. Đến đây, bạn sẽ thấy là mình vừa tạo thêm một lỗ mới,
nhỏ hơn và nằm ở gần giữa thân của phần cà vạt đầu nhỏ (như hình bên trái).
5. Kéo thẳng phần cà vạt đầu to xuống, luồn tiếp qua lỗ vừa tạo ở bước 4.
6. Giữ chặt phần cà vạt đầu nhỏ và nhẹ nhàng kéo xuống trong khi gút chặt phần nút cà vạt lên sát cổ áo.
MÁCH NHỎ
Có những dịp đặc biệt mà bạn sẽ phải đeo cà vạt khi đến trường hay dự một sự kiện gia đình. Nếu bạn muốn vẻ ngoài của mình trang trọng mà vẫn toát lên vẻ trẻ trung, gọn gàng, hãy linh động thay thế cà vạt bằng một chiếc nơ cổ. Vậy hãy nhanh nhanh tìm đến Tuyệt chiêu số 19 nào!
CÁCH THẮT NƠ ĐEO TRÊN CỔ ÁO
Đ
ể chuẩn bị cho những dịp cần diện những bộ veston lịch lãm, hãy luyện trước các bước thắt nơ cổ như sau:
1. Đứng trước gương và luồn dây nơ xuống dưới cổ áo. Chỉnh sao cho một bên dài hơn bên còn lại khoảng 4 cm.
2. Vắt chéo phần dây dài hơn qua phần dây ngắn hơn, xỏ từ dưới lên như hình bên.
3. Quan sát kỹ hình bên để gập cho đúng phần dây ngắn, sao cho phần đuôi hướng ra phía trước.
4. Dùng một ngón tay cố định vị trí của phần đuôi ở dây ngắn rồi vắt dây dài hơn từ sau ra trước theo chiều thẳng đứng. Sau bước này, nếu làm đúng thì bạn sẽ tạo được một lỗ xỏ ở phía sau đuôi dây ngắn.
5. Tiếp tục làm theo hình bên, gập phần dây dài lại để tạo nếp.
6. Móc dây dài ra phía sau và luồn qua lỗ xỏ mà bạn đã tạo ở bước 4.
7. Hãy gút cho chặt hơn và điều chỉnh tư thế để chiếc nơ được ngay ngắn.
L
ĂN UỐNG CHO LỊCH SỰ
ịch sự trên bàn ăn là điều rất quan trọng khi dùng bữa với người khác, dẫu là ở quán cóc hay nhà hàng. Đơn giản vì đó là biểu hiện của nếp sống văn minh.
NGỒI thẳng lưng là một điểm cộng.
ĐỪNG dùng tay bốc thức ăn.
ĐỪNG tự tiện với lấy đồ ăn từ phần ăn/ đĩa thức ăn của người bên cạnh khi chưa xin phép.
ĐỪNG nói chuyện trong khi miệng vẫn còn nhồm nhoàm thức ăn.
Khi đã ăn xong, bạn NÊN xếp gọn dao, nĩa, đũa, muỗng lại và đặt ngay ngắn trên bàn (có thể đặt cạnh hay đặt trên đĩa ăn).
HẮT HƠI SAO CHO LỊCH SỰ H
ắt hơi là cách rất thông minh mà cơ thể bạn dùng để “trục xuất” vi khuẩn ra ngoài. Đáng buồn thay, người đối diện bạn sẽ không hề cảm thấy hạnh phúc trước giây
phút “bùng nổ” đó của bạn. Vì vậy, bạn nên biết cách hắt hơi để cho đôi bên cùng “toại lòng nhau”.
1. Ngay khi cảm thấy muốn hắt hơi, hãy lập tức quay mặt ra, tránh khỏi bất kỳ ai đang ở chung quanh.
2. Lấy ra một miếng khăn giấy sạch để hắt hơi vào đó. Phải đảm bảo là miếng khăn giấy đã phủ hết cả phần mũi và miệng của
bạn để nước mũi hay nước bọt khi bắn ra, sẽ được hứng hết trong khăn giấy.
3. Gập miếng khăn giấy lại rồi cho vào thùng rác (tốt nhất là loại thùng rác có nắp đậy). Sau đó, rửa sạch tay để “đuổi sạch” vi khuẩn đi – đến đây, bạn có thể tham khảo lại Tuyệt chiêu số 15.
CẢNH BÁO
Không bao giờ được đưa khăn giấy hay khăn tay cá nhân cho người khác dùng, ngay cả khi đó là bạn thân. Nếu chia sẻ những món đồ này, bạn sẽ làm phát tán vi khuẩn đến người khác.
CẮT MÓNG CHÂN
Đ
ể móng chân mọc dài không phải là chuyện hay ho đâu. Bụi bẩn bám trong các kẽ móng chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ẩn và sinh sôi. Phần nội dung này
sẽ hướng dẫn bạn cách cắt móng chân sao cho sạch sẽ và ngay ngắn.
1. Ngâm bàn chân trong một chậu nước trước khi cắt. Bước này vừa giúp loại bỏ một phần bụi bẩn bám trong kẽ móng, lại vừa giúp làm móng mềm đi cho dễ cắt hơn.
2. Ở mỗi bàn chân, bạn nên cắt ngắn móng của ngón chân cái trước rồi sang đến các ngón còn lại, sau đó thì đổi chân.
3. Bạn hãy đặt đồ cắt móng nằm ở vị trí như hình bên, sao cho phần đầu móng cần phải cắt nằm ở giữa hai lưỡi cắt rồi bạn chỉ việc bấm xuống và cứ thế lướt ngang cho đến khi đã loại bỏ hoàn toàn phần móng cần cắt.
4. Bạn nên cắt móng theo đường ngang, cẩn thận để lưỡi cắt không phạm vào da thịt. Điều này sẽ ngăn móng mọc dài hơn và đâm vào phần mô thịt ở hai bên ngón chân bạn, gây đau đớn.
Móng ở các ngón trên một bàn chân nên được cắt cho đều và ngay ngắn như hình bên.
5. Rửa sạch chân bằng nước xà phòng ấm sau khi cắt móng, rồi lau khô chân. Nếu bạn muốn giữ bàn chân mình cho sạch sẽ, hãy dùng vớ cotton sạch và nhớ thay vớ mỗi ngày.
ĐÁNH BAY MÙI HÔI KHỎI NHỮNG CHIẾC GIÀY
C
ó phải bạn đang đau lòng và đau… mũi vì đôi giày bạn đưa thích thường tỏa ra “mùi hương”? Tuyệt chiêu số 23 xin gửi đến bạn vài kế sau để giải tỏa mối nhức nhối này.
CÁCH 1: DÙNG THAN ĐỂ TẨY MÙI
Cho một ít vụn than chưa dùng đến vào trong một chiếc vớ da cũ (hãy hỏi mẹ hay chị gái xem họ có sẵn chiếc vớ cũ nào không).
Sau đó, buộc chặt miệng vớ lại.
Đặt những chiếc túi khử mùi vừa tự chế được vào trong giày và để qua đêm. Sáng ra, bạn có thể tự mình trong giày và để qua êm. Sáng ra, bạn có thể tự mình kiểm nghiệm để xem cách này có hiệu quả không.
CÁCH 2: ƯỚP HƯƠNG TRÁI CÂY
Sau khi ăn những loại trái cây như cam, bưởi, quýt, hãy giữ lại phần vỏ.
Cho một dải vỏ cam vào trong giày và để qua đêm.
Sáng hôm sau, lấy vỏ cam ra và lúc này, chiếc giày của bạn đã được ướp hương thơm dễ chịu.
CÁCH 3: DÙNG BỘT NỞ
Tìm xem liệu trong bếp nhà mình có bột nở (loại dùng để làm bánh) không. Nếu không thì bạn có thể hỏi người lớn trong nhà chỗ mua và sau đó tự đi mua về. Sau khi đã có bột nở, bạn hãy dùng muỗng cà phê để lấy bột ra và rắc vào bên trong chiếc giày – mỗi chiếc khoảng một muỗng bột nở là vừa.
Để qua đêm, đến sáng hôm sau thì trút bỏ toàn bộ phần bột nở đã rắc vào giày và cho chỗ bột đã dùng vào thùng rác.
Mùi của bột nở giờ đây đã thấm vào chiếc giày của bạn, vừa “ đánh bay” những mùi hôi cũ lại vừa có thể “kéo về” những mùi hương dễ chịu mới.
CÁCH 4: ĐÔNG LẠNH MÙI HÔI
Cho những chiếc giày của mình vào trong một túi ni-lông rồi thít chặt đầu túi lại.
Cho chiếc túi giày vào trong ngăn đông của tủ lạnh và để qua đêm.
Nhiệt độ thấp trong ngăn đông tủ lạnh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi hôi ở giày, trả lại cho chiếc giày mùi dễ chịu như ban đầu.
Sáng hôm sau, khi lấy túi giày ra khỏi tủ lạnh, hãy nhớ phơi giày cho ấm lên rồi hẵng mang vào chân. Nếu không, bàn chân của bạn sẽ lạnh cóng ấy!
CÁCH XỎ VÀ BUỘC DÂY GIÀY Đ
ây là cách xỏ và buộc dây giày đơn giản nhất, trên thực tế còn rất nhiều cách xỏ và buộc dây giày khác nữa. Bạn có thể tìm kiếm trên mạng để tham khảo nhiều cách khác
nhau, hoặc cũng có thể mua thêm nhiều sợi dây giày với những màu sắc và họa tiết khác nhau để thi thoảng “thổi luồng gió mới” giúp những đôi giày của mình trông cá tính hơn.
1. Xỏ dây theo chiều từ trên xuống, bắt đầu từ lỗ ở xa cổ chân nhất. Xỏ từ trên xuống qua một trong hai lỗ, kéo dây rồi luồn dây từ dưới lên qua lỗ đối diện.
2. Canh lại để chiều dài hai nửa dây giày cân đối nhau.
3. Luồn chéo dây giày, nửa dây bên phải luồn từ dưới lên qua lỗ bên trái ở hàng thứ hai. Luồn nửa dây bên trái qua lỗ bên phải ở
hàng thứ hai.
4. Tiếp tục luồn dây theo đường zíc-zắc như vậy với các lỗ ở những hàng tiếp theo cho đến khi đã xỏ hết các lỗ.
5. Khi đã xỏ xong, chiếc giày của bạn sẽ trông như hình bên.
Tiếp theo sẽ là phần buộc dây giày. Các bước hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn buộc dây có dạng hình cái nơ.
6. Sau khi đã xỏ dây vào giày, hãy thắt dây lại để có kết quả như hình bên trái.
7. Đặt ngón trỏ xuống dưới gút thắt.
8. Hãy thu một nhánh dây lên để tạo hình cái thòng lọng, sau đó dùng hai ngón tay giữ chặt ở phần bắt chéo thòng lọng.
9. Móc nhánh dây giày còn lại vòng qua đầu thòng lọng mà bạn vừa tạo ở bước 8. Lúc này, bạn sẽ thấy là ở phía dưới đầu thòng lọng đầu tiên, có một khoảng trống nhỏ.
10. Tiếp theo, dùng một ngón tay để xỏ nhánh dây này qua khoảng trống nhỏ vừa tạo ở bước 9, kéo dây qua để có đầu thòng lọng thứ hai.
11. Nắm hai đầu thòng lọng, kéo về hai phía ngược nhau để gút chặt dây giày lại.
CHUẨN BỊ BA LÔ ĐI HỌC C
ác bạn trai này, việc cho đồ vào ba lô, chuẩn bị đi học không phải là chuyện gì vất vả, nặng nhọc đâu. Hãy làm theo các chỉ dẫn sau đây là bạn sẽ thấy mọi việc đâu ra
đó, mà chiếc ba lô khi đeo lên vai lại có vẻ nhẹ nhàng hơn trước ấy.
CÁCH CHỌN BA LÔ
Phần tay xách hay dây đeo phải chắc chắn. Đặc biệt là dây đeo phải có lớp đệm để thân dây không cấn vào lưng.
Ba lô nên có nhiều ngăn nhỏ, phần dây kéo chắc và bền, cùng với lớp ngoài làm bằng chất liệu chống thấm nước.
1. Khi cho đồ vào ba lô, hãy chú ý sắp xếp mọi thứ sao cho đâu vào đó, ít bị xê dịch mỗi khi bạn di chuyển. Để được như vậy, hãy đặt các vật nặng nhất vào ngăn lớn ở sát lưng ba lô, ở gần lưng bạn nhất.
Với các vật mà bạn thường xuyên sử dụng như dụng cụ học tập, chìa khóa nhà,… hãy cho vào các ngăn nhỏ để dễ tìm.
2. Xếp đồ sao cho hai bên trái-phải, trước-sau của ba lô tương đối cân bằng về mặt khối lượng. Khi đeo ba lô, hãy đeo lên cả hai vai chứ đừng chỉ khoác dây lên một bên vai. Có như vậy thì vai bạn mới tránh bị đau mỏi được.
3. Không nên ôm đồm, cho quá nhiều món vào ba lô.
Vì thế, sau khi đã xếp đồ vào, hãy thử nhấc chiếc ba lô lên xem việc này có dễ dàng hay không. Nếu không thì chứng tỏ là ba lô của bạn quá nặng. Hãy kiểm tra lại đồ đạc cho kỹ và lấy ra những món bạn sẽ không cần dùng đến cho sinh hoạt trong ngày hôm đó.
Ngoài ra, hãy dọn dẹp đồ dùng trong ba lô thường xuyên. Những thứ như giấy gói kẹo, giấy gói bánh, đồ ăn vặt,… có thể chiếm một phần rất lớn trong toàn bộ khối lượng ba lô ấy.
NẶN MỤN CHO ĐÚNG CÁCH M
ỤN – đó là điều mà không ai thích, song chẳng ai tránh được, kể cả những siêu sao. Vì thế, nếu một ngày bạn thức dậy mà thấy mụn xuất hiện trên mặt mình thì
cũng đừng quá kinh hãi. Thay vào đó, hãy tham khảo các bước nặn mụn sau:
1. Đặt tấm gương soi vào vị trí có nhiều ánh sáng; nếu chiếc gương của bạn bị cố định vào tường thì hãy bật đèn phòng lên để soi gương cho rõ. Sau đó, xem lại Tuyệt chiêu số 15 và rửa sạch tay.
2. Quan sát xem phần đầu mụn có màu en hay màu trắng không? Nếu không có thì hãy bôi kem trị mụn vào rồi để yên đó. Còn nếu có thì hãy tiếp tục với bước 3 sau.
3. Xé ra hai dải khăn giấy rồi bọc quanh phần đầu hai ngón trỏ của bạn. Theo hình bên, hãy áp hai đầu ngón trỏ vào hai bên cục mụn (nên áp phần cạnh móng tay vào), cứ thế ép vào, dần dần gia tăng lực ép để nhân mụn “phọt” ra.
4. Dùng nước sạch và xà phòng rửa sạch lên vị trí vừa nặn mụn xong. Cuối cùng, bôi một ít kem trị mụn lên vị trí đó.
MÁCH NHỎ
Để giữ cho da mặt được khỏe mạnh, mịn màng và phòng được mụn, hãy ăn nhiều rau cũng như các loại thức ăn có chứa vitamin C (như cam, bưởi, cà chua, xoài, các loại dưa, dứa,…), vitamin E (như tôm, đậu phộng, đậu nành, hạt dẻ,…) và vitamin A (như khoai lang, gấc, đu đủ chín, gan, trứng,…). Ngoài ra, hãy tham khảo phần Tuyệt chiêu số 32 để biết được khẩu phần ăn hợp lý trong ngày để tự cung cấp cho cơ thể mình lượng dinh dưỡng cân đối.
CÁCH ĐÁNH GIÀY BÓNG LOÁNG
D
ù là mang giày da đi học hay đi dự tiệc, bạn vẫn có thể khiến chúng trông bóng loáng lên!
1. Đặt đôi giày cần đánh bóng lên tờ giấy báo cũ đã được trải sẵn trên sàn nhà. Nhớ tháo hết dây giày ra trước.
2. Dùng một chiếc khăn ẩm lau sạch hết bụi bẩn hay vết bùn bám trên mặt da giày rồi phơi giày một lúc cho khô.
3. Dùng một miếng khăn khô mềm, quấn quanh ngón trỏ và ngón giữa rồi nhúng vào xi đánh giày. Nhớ dùng xi đánh giày có màu giống với màu đôi giày của bạn, không thì hãy dùng loại xi có màu trong.