🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bản Đồ Tư Duy Cho Trẻ Thông Minh - Các Kỹ Năng Học Giỏi Ebooks Nhóm Zalo VÀI LỜI NHẮN NHỦ CỦA TÁC GIẢ V iệc học của em thường bao gồm mấy bước? À, đó là 3 bước: Đọc – Viết – Ghi nhớ. Nhưng vẫn cần thêm bước thứ 4 nữa – Ôn bài! Ba mẹ em có thường hay cằn nhằn, đốc thúc chuyện ôn tập và thi cử (cũng như việc dọn phòng) của em không? Các thầy cô giáo thì chắc chắn là có. Trước đây tôi cũng căng thẳng với chuyện thi cử lắm! Có học thì phải có thi nhưng tôi vẫn lo sợ vì trí nhớ của tôi dường như luôn gặp trục trặc khi phải đột ngột lưu trữ quá nhiều thông tin. Tôi lại không thích ghi chép và cũng chẳng buồn đọc lại phần bài ghi. Tôi thấy mình bị “ngộp” giữa đống bài cần ôn! Nói tóm lại, tôi rất ngán chuyện ôn tập, thi cử và cả cái nhìn “kẻ thất bại” mà mọi người dành cho tôi nếu tôi không làm bài tốt. Thế rồi tôi tự hỏi – em cũng hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau: Tôi đã bỏ ra bao nhiêu giờ đồng hồ để học: Toán; Ngữ văn và Ngoại ngữ; Khoa học, Địa lý và Lịch sử? HÀNG NGÀN GIỜ! TRONG KHI ĐÓ… Tôi đã bỏ ra bao nhiêu giờ đồng hồ để học cách: - ghi nhớ ghi bài - vận dụng sức mạnh sáng tạo của mình khai thác năng lực của trí não - ôn tập - làm bài thi? CHẲNG MẤY KHI! Vậy nên tôi bắt đầu nghiên cứu và khám phá ra rằng bộ não tuyệt vời của chúng ta rất yêu chuộng màu sắc, nét tươi tắn, tính đa dạng và sự sống động – điều mà những dòng chữ đơn sắc, chạy đều tăm tắp trên quyển vở CHẲNG THỂ đáp ứng được. Càng ở trong trạng thái hưng phấn, não càng dễ tiếp nhận thông tin và lưu giữ thông tin lâu hơn. Nếu em cũng đang rơi vào hoàn cảnh giống như tôi, cũng luôn phải nghĩ ra mọi lý do để tránh né chuyện ôn bài, vậy thì tôi xin chia sẻ một khám phá đầy sáng tạo của tôi với em. Đó chính là Bản đồ Tư duy, công cụ giúp cho việc ôn tập trở nên thú vị và dễ dàng hơn rất nhiều. Bất cứ ai cũng có thể vận dụng nó và tất cả những gì em cần chỉ là giấy, bút viết và CÁI ĐẦU! Và rồi em sẽ xử lý mọi việc thông minh hơn, chứ không còn phải gắng sức một cách vất vả. Nhờ vậy em sẽ có thêm nhiều thời gian để nghỉ ngơi, để xoa dịu những căng thẳng, có nhiều khoảnh khắc thú vị bên bạn bè VÀ đạt thành tích học tập tốt hơn. Vậy chúng ta còn chờ gì nữa? Bắt đầu thôi! B THƯ NGỎ iến đổi khí hậu là một trong những thách thức cấp bách của thời đại. Đây là hiện tượng toàn cầu, có sức tác động to lớn đến cuộc sống chúng ta. Hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu, vì vậy Bayer tin rằng mỗi người chúng ta đều có thể và nên có những hành động ngăn chặn hiện tượng ấm dần lên của trái đất. Bayer góp phần chia sẻ trách nhiệm doanh nghiệp qua việc tìm kiếm giải pháp giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Cụ thể là, các sản phẩm của Bayer hướng đến giải pháp tiết kiệm năng lượng và bảo tồn các nguồn tài nguyên, và Bayer đã thành công đáng kể trong mục tiêu cải tiến để các trang thiết bị của mình ngày càng thân thiện hơn với môi trường. Gần đây, Bayer nhấn mạnh sự cam kết bền vững khi phát động chương trình toàn cầu mang tên “Chương trình Bền vững Bayer” (Bayer Sustainability Program) với một trong những mục tiêu chính là bảo vệ khí hậu. Bayer cũng đã đầu tư một tỷ Euro vào “Chương trình Khí hậu của Bayer” (Bayer Climate Program), đây là dự án bảo vệ khí hậu đặc biệt, hướng đến việc phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến, sáng tạo nhằm hạn chế “dấu chân cacbon” (là toàn bộ lượng cacbon mà doanh nghiệp thải ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp) không chỉ của Bayer mà còn của các đối tác và khách hàng. Với mục tiêu bảo vệ khí hậu, đặt trọng tâm vào giáo dục và nhận thức, chúng tôi tin rằng trẻ em có quyền được biết về thế giới mà các em đang sống và sẽ kế thừa. Vì thế, với “Tủ sách môi trường” mà chúng tôi đồng hành cùng First News thực hiện, Bayer Việt Nam hy vọng sẽ giúp các em nhỏ nhận thức về vấn đề trái đất ấm dần lên, và quan trọng hơn thế là những việc các em có thể làm để bảo vệ khí hậu. Bayer Việt Nam hân hạnh tài trợ cho quyển sách thiếu nhi “Bản đồ Tư duy cho trẻ thông minh – Các kỹ năng học giỏi” với phần nội dung hướng dẫn các em nhỏ ứng dụng Bản đồ Tư duy vào một mảng của môn học Giáo dục Công dân – mảng tái chế các chai, lọ thủy tinh, và mở rộng ra là việc thu thập các đồ dùng trong nhà, liên hệ và gửi đến các cơ sở tái chế để có thể tái sử dụng những vật dụng này, giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trên Trái đất. Phần nội dung này tuy đơn giản nhưng lại đầy tính thực tiễn vì nó hướng đến việc giáo dục ý thức của các em nhỏ đối với môi trường sống quanh mình, thông qua một phương pháp học tập hiệu quả và đầy tính ứng dụng như Bản đồ Tư duy, tôi tin rằng quyển sách này sẽ truyền cảm hứng cho các em học sinh và các bậc phụ huynh, từ đó mỗi người sẽ có những hành động vì xã hội nhằm góp phần giải quyết thách thức cấp bách mang tính toàn cầu hiện nay, đó là biến đổi khí hậu. – Bayer Việt Nam 1 NÀO, ÔN TẬP THÔI! Bản đồ Tư duy sẽ giúp việc ôn tập trở nên nhẹ nhàng. Em có thể sắp xếp lại bài vở, thời gian ôn luyện, nhàn nhã trải qua các kỳ thi mà vẫn đạt kết quả xuất sắc! N ày! Sắp đến kỳ thi rồi phải không? Căn phòng của em đã trở thành “bãi chiến trường” chưa? Ba mẹ em có liên tục nhắc nhở em ôn bài không? Em đã bắt tay vào việc ôn tập chưa? À há! Em có thể đánh lừa mọi người và vờ như đang ôn tập, nhưng CHÍNH EM biết mình chưa hề đụng đến chữ nào! Bắt đầu lo lắng rồi ư? Việc trì hoãn này sẽ trở thành thói quen nguy hại, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống sau này của em. Nào, hãy khôn ngoan và xông xáo lên! Bắt đầu ôn tập thôi! Ôn tập? Thôi rồi!!! Chẳng có lối thoát đâu. Vậy,“ôn tập” – cái từ đáng ngại ấy – có nghĩa là gì? À, hiểu nôm na thì đó là học lại điều đã học, tức bao gồm xem lại, nghiền ngẫm lại và ghi nhớ. Nhưng giờ đây hãy quên cái khái niệm ôn luyện đi cùng với bao vất vả, cực nhọc bên chồng sách vở cao ngất và nhàm chán kia đi! Phải để cái đầu của em được VUI CHƠI, THOẢI MÁI! Rồi em mới NHỚ bài dễ hơn. Đến khi bước vào phòng thi, em sẽ có thể trả lời rành rọt các câu hỏi mà không vướng phải khó khăn nào, và vượt qua kỳ thi với kết quả mỹ mãn! Còn chuyện mơ mộng thì sao? Tất cả chúng ta đều mơ mộng. Thật ra, em có thể đạt điểm tuyệt đối với môn Mộng Mơ đấy chứ! Tuy nhiên, trái với điều các giáo viên thường nói, mơ mộng đâu phải chỉ là ngẩn ngơ nhìn vào một khoảng không, và nó cũng chẳng hề gây lãng phí thời gian. Đó chính là hoạt động thú vị của não bộ. Khi em ôn tập bằng cách sử dụng Bản đồ Tư duy, bộ não của em sẽ “bay” theo và “vui đùa” với những kiến thức đã học. Nói cách khác, mơ mộng giúp em khắc ghi sâu kiến thức hơn nữa. Bản đồ Tư duy không chỉ giúp em ôn bài, mà còn giúp em trải qua kỳ thi với tâm trạng thoải mái. Khó tin phải không? Liệu có thể dễ dàng đến thế? Thật đấy! Em hoàn toàn có thể! Cuốn sách này sẽ hướng dẫn em cách ghi n cách sắp xếp bài học, cách khai thác khả năng c trí não và tạo cảm giác thích thú, thoải mái khi ô tập cũng như khi thi cử. Ngay sau khi đọc xon cuốn sách này, chắc chắn em sẽ mong chờ đến lúc được ôn tập cho mà xem! Và trên hết, em sẽ nhận được kết quả tương xứng với công sức mình đã bỏ ra. Tôi biết! Tôi biết mà! Thỉnh thoảng em có vấn đề với việc ghi nhớ, như nhớ tên một diễn viên hay tên người hát ca khúc em yêu thích. Em có BIẾT, nhưng em chẳng thể lôi thông tin đó ra khỏi bộ nhớ của mình. Chúng ta ai cũng từng trải qua tình huống như thế. Và thường sau vài phút để đầu óc suy nghĩ về chuyện khác, em lại nhớ ra điều mình định nói lúc trước. Chuyện này là BÌNH THƯỜNG trong cuộc sống hàng ngày; duy chỉ có điều, nếu xảy ra đúng vào lúc đang làm bài thi thì quả là ÁC MỘNG! Hãy để bộ não vào guồng Sau đây là vài câu hỏi trắc nghiệm (không phải là bài thi đâu nhé!)… - Trí nhớ của em có giống một cái sàng, dễ bị nghẹt khi em nhồi quá nhiều kiến thức vào cùng một lúc không? - Em có gặp khó khăn trong việc tập trung không? Khi nhìn vào tờ giấy làm bài thi, đã bao giờ chữ nghĩa trong đầu em dường như bay biến đi đâu hết cả? - Phần bài ghi chép của em trông có nhàm chán và khiến đầu óc em mệt mỏi? - Em có thấy choáng váng khi nghe nhắc đến từ “ôn tập”? - Em có thường trì hoãn việc ôn tập đến tận phút giây cuối cùng và sau đó phải gấp rút “nhồi nhét”? Em có GHÉT ôn tập và SỢ thi cử không? - Em có lo lắng về bài làm không? Em có HỐI TIẾC khi nhận được kết quả, bởi vì em biết lẽ ra mình có thể làm bài tốt hơn? Đừng lo lắng nếu hầu hết câu trả lời là “Có”. Những gì em cần làm là học cách khai thác khả năng vô hạn của bộ não. Nhờ đó mà các kỳ thi, hay bài kiểm tra sẽ trở nên DỄ DÀNG. Một trong những điều quan trọng nhất em có thể làm khi ôn tập là tăng cường BỘ NHỚ của mình. Để chuẩn bị cho kỳ thi, em phải NHANH CHÓNG ghi nhớ rất nhiều kiến thức trong một khoảng thời gian có hạn. Vậy làm thế nào để trí nhớ hoạt động nhanh hơn? Trước tiên, em cần biết bộ não của chúng ta ghi nhớ như thế nào. Điều vừa học hỏi sẽ lưu lại trong trí não được bao lâu? Vài giờ, một ngày, một tuần, hay nửa tháng? Chà, sự thật đáng buồn là chỉ sau một thời gian rất ngắn – chưa đến một ngày – hầu hết những gì em vừa học trong ngày sẽ bay biến, TRỪ KHI em làm gì đó để ngăn quá trình quên lãng này lại. “Không biết cách ôn tập hiệu quả, em sẽ quên hết 80% những gì em vừa học trong ngày. Sợ chưa nào?!” Vậy có thể làm gì đây? Em có thể XEM LẠI những gì em vừa học, và dùng Bản đồ Tư duy. Xem lại có nghĩa là ÔN TẬP – nhưng theo một cách thức khác! Nếu chịu khó xem lại bài chừng NĂM lần thôi, kiến thức có thể được lưu trong đầu em MÃI MÃI!!!!!! Vậy nên đừng vội nhét cuốn tập tít dưới đáy cặp sách. Ngay khi tan trường về, hãy dành ra vài phút xem lại những gì đã ghi chép. Việc này sẽ giúp em giảm được rất nhiều thời gian ôn tập nước rút trước kỳ thi. 5 lần – phương pháp ôn đi luyện lại Đây là bí quyết giúp kiến thức khắc sâu vào trong trí nhớ. Lần thứ nhất là khoảng 1 giờ sau – sau khi đọc xong cuốn sách, hay kết thúc giờ học ở trường. Lần thứ hai là vào ngày hôm sau. Lần thứ ba là vào khoảng một tuần sau đó, lần thứ tư là một tháng sau, và lần thứ năm – lần cuối cùng – là vào sáu tháng sau. Thế là xong, kiến thức đã MÃI MÃI nằm trong đầu em! Nhưng là sao em nhớ được mình cần xem lại những gì và vào lúc nào? Đây là lúc em cần đến Bản đồ Tư duy! Những điều cần biết về bộ não! Em có biết não bộ của chúng ta gồm hai bán cầu não, và mỗi bên lại có cách tư duy riêng không? Chúng ta dùng não trái khi tư duy bằng ngôn ngữ, con số và trình tự; dùng não phải để tưởng tượng, mơ mộng, nhận biết màu sắc, thực hiện các hoạt động có tiết tấu. Vậy nên lúc đang lắc lư theo giai điệu yêu thích, não phải của em đang hoạt động “hết mình” đấy. Trong khi học, em nhận thấy mình thường dùng bán cầu não nào nhiều hơn? À, tất nhiên là bán cầu não trái rồi. “Hai nửa tạo nên cả thế giới.” Trên thực tế, khi làm bài tập về nhà và ôn bài, em chủ yếu dùng phần bán cầu não trái, trong khi bán cầu não phải lại ít hoạt động hơn – thế là phí phạm rồi! Thật đáng tiếc, bởi vì em vẫn có thể sử dụng bán cầu não phải để hoàn thành xuất sắc bài tập, giúp em ôn tập và đạt kết quả tốt trong kỳ thi! Cụ thể em sẽ làm gì? Hãy để bộ não tuyệt vời của em “chơi đùa” với màu sắc và hình ảnh, vừa kết hợp với chữ nghĩa và danh sách liệt kê. Kết bạn với bán cầu não phải Chúng ta hãy cùng làm một cuộc thử nghiệm nho nhỏ nhé! Hãy nghĩ về một người bạn bất kỳ (có thể là người bạn thân của em). Điều gì bật ra trong đầu em ngay lúc này? Một từ/cụm từ? Một danh sách? Hay là một hình ảnh về bạn ấy? Tôi dám chắc đó là hình ảnh! Vậy, cách dễ nhất để nhớ về một người bạn là vẽ hình cậu ta ra giấy, phải không? Em thấy đấy, não bộ đã tự động tư duy theo “não phải”, nghĩa là tư duy bằng màu sắc và hình ảnh. “Một hình ảnh có thể nói thay cho cả ngàn lời.” Vận dụng các kỹ năng não phải để ôn tập Em có thể dùng phần não tư duy hình ảnh (tức bán cầu não phải) cho việc ôn tập. Thực hiện như thế nào? Bằng cách vẽ hình và dùng màu sắc để ghi nhớ những KIẾN THỨC và KHÁI NIỆM. Chính xác là sẽ làm gì? Hãy dùng Bản đồ Tư duy. Nhưng Bản đồ Tư duy là gì? Bản đồ Tư duy là một loại bản đồ đặc biệt “thân thiện” với bộ não, giúp em tư duy, tưởng tượng, ghi nhớ, lên kế hoạch và phân loại thông tin – nói ngắn gọn thì đây là một công cụ tuyệt vời, có thể giúp em ôn tập. Nghe có vẻ phức tạp, nhưng thật ra Bản đồ Tư duy rất dễ sử dụng. Tất cả những gì em cần là bút màu, giấy không đường kẻ và… bộ não của em! Nào, bắt đầu thực hiện thôi! Ngay bây giờ, hãy vẽ một Bản đồ Tư duy về tất cả những người bạn thân của em và sở thích của các bạn ấy. Em có thể tham khảo Bản đồ Tư duy của Mel ở trang 16 – 17 để vẽ tấm bản đồ của riêng mình. - Lấy một tờ giấy không đường kẻ và xoay lại theo chiều ngang. Vẽ một biểu tượng hoặc hình ảnh của chính em vào giữa trang giấy. - Vẽ các nhánh tỏa ra từ hình chính giữa, mỗi nhánh đại diện cho một bạn. Viết tên các bạn lên từng nhánh. - Tiếp theo, vẽ hình mỗi bạn lên trên nhánh tương ứng với tên. Cuối mỗi nhánh lớn, vẽ tiếp các nhánh nhỏ – đại diện cho sở thích của các bạn. - Với mỗi sở thích, em có thể vẽ hình ảnh hoặc biểu tượng để minh họa cho sinh động. Nếu xuất hiện suy nghĩ cho rằng em không biết vẽ, hãy gạt nó ra khỏi đầu em – em CÓ THỂ vẽ! Mọi người đều có thể vẽ, cả em cũng vậy! Bản đồ Tư duy sẽ giúp khơi dậy tiềm năng hội họa trong em. Giờ em đã liệt kê đủ các bạn của mình lên trang giấy rồi! Vậy Bản đồ Tư duy này dùng để làm gì đây? Để ghi nhớ sinh nhật của các bạn mình. Nếu em muốn mua quà tặng bạn, bản đồ cũng cho thấy các bạn của em thích gì. Khi đã có thể vận dụng nhuần nhuyễn Bản đồ Tư duy, hãy chia sẻ với các bạn của em cách thực hiện nhé! Điều chỉnh để ôn tập! Nhiều em cho rằng dù có dùng cách gì thì việc ôn tập vẫn thật nhàm chán! Chà, có thể đấy! Nhưng cũng chưa hẳn! Thử nghĩ xem, sở dĩ việc ôn tập chán ngắt là do chúng ta thực hiện nó theo cách khiến bộ não – vốn rất tuyệt vời, sáng tạo và mạnh mẽ – thấy mệt mỏi, uể oải. Chúng ta ngán ngẩm khi phải đọc từng hàng đen thẳng đều trên trang giấy trắng mà không bất cứ một hình ảnh hay màu sắc thú vị nào kích thích trí tưởng tượng, hoặc chỉ đơn giản l để làm vui mắt nhìn. Rồi mí mắt càng lúc càng nặng trĩu, tâm trí bắt chờ đợi điều gì đó thú vị để khơi dậy niềm vui thích ôn tập. Thật ra khi đó em không thể học hay ghi nhớ thêm được gì. Điều mà trí não cần nhất vào lúc này chính là màu sắc và nét tươi tắn! Bản đồ Tư duy có thể đáp ứng được những yêu cầu này. Nhưng BẰNG CÁCH NÀO? Do sử dụng cả màu sắc và hình ảnh nên Bản đồ Tư duy giúp chúng ta tư duy bằng cả hai bán cầu não, nhờ vậy mà việc tư duy, lập kế hoạch, sắp xếp và ghi nhớ trở nên dễ dàng. Nào, chúng ta cùng thử nghiệm thêm một lần nữa nhé! Đây là mẩu tin về một vụ hỏa hoạn từng xảy ra ở London: TRẬN ĐẠI HỎA HOẠN Ở LONDON Vào ngày 2 tháng 9 năm 1666, một vụ cháy đã xảy ra ở khu Pudding Lane, London. Ngọn lửa bắt đầu từ nhà một người thợ làm bánh cho nhà vua. Ngọn lửa lan nhanh và gây ra nhiều thiệt hại. Nhiều người nghèo đã bị chết cháy trong nhà. Nhiều người đã chạy vội về phía sông Thames và ném đồ đạc của mình xuống sông. Người ta kéo sập nhiều ngôi nhà trên đường đi của ngọn lửa nhằm hạn chế tốc độ lan truyền của nó. Tuy nhiên cuối cùng đội cứu hỏa đã phải dùng thuốc nổ để phá bỏ nhiều ngôi nhà, tạo khoảng trống để cắt đứt đường đi của ngọn lửa. Vụ cháy phá hủy tám mươi bốn nhà thờ, trong đó có cả nhà thờ St. Paul (cũ), nhiều tòa nhà kiên cố và hàng trăm căn nhà gỗ nằm san sát nhau. Trận hỏa hoạn cũng xóa sổ những con hẻm nhếch nhác, quét sạch mọi vết tích của trận đại dịch hạch(*). Will Penfold Disaster Reporter ©Daily News (*) Diễn ra từ năm 1665 – 1666 Không cần xem lại mẩu tin ở trang trước, em hãy cố gắng trả lời các câu hỏi sau: CÂU HỎI 1. Thời gian xảy ra vụ hỏa hoạn? 2. Vụ hỏa hoạn bắt nguồn từ đâu? 3. Người ta dùng cách gì để ngăn ngọn lửa? 4. Bao nhiêu nhà thờ đã bị phá hủy? 5. Nhà thờ lớn nào đã bị thiêu rụi? 6. Yếu tố nào khiến cho ngọn lửa lan nhanh? 7. Trận hỏa hoạn mang lại điều tốt đẹp duy nhất nào? Em có thể trả lời đúng tất cả các câu hỏi chỉ sau một lần đọc không? Có lẽ là không. Để làm được như thế, em phải quan sát thật kỹ và cần có một trí nhớ tốt. Nếu đọc lại lần nữa và cố ghi nhớ những chi tiết quan trọng, em sẽ mất bao lâu để nhớ được hết tất cả? Mười phút? Một tiếng? Hai tiếng? Đến ngày mai mới xong? Tuần tới? Hay… một thời điểm nào đó chưa thể xác định? Chà chà, em có thể nhớ được các chi tiết cho đến hết ngày hôm nay, hay thậm chí là sang ngày mai. Nhưng nếu không xem đi xem lại thì việc ghi nhớ sẽ khá vất vả đấy! Trí não đã quá chán những hàng chữ đen thẳng hàng tiếp nối nhau trên trang giấy kẻ sẵn. Bộ não giàu sức sống của em cần có điều gì đó hơn thế nữa. Màu sắc và hình ảnh trên trang giấy không dòng kẻ sẽ tạo cảm giác hứng thú, giúp em ghi nhớ tốt. Hãy cho bộ não “nhìn thấy” nhiều màu sắc và hình ảnh, rồi em sẽ nhớ được RẤT, RẤT NHIỀU thông tin. Luôn nhớ rằng: Sơ lược về cách lập Bản đồ Tư duy Làm thế nào để sắp xếp cả đống thông tin trong mẩu tin trên và đưa chúng vào trí nhớ một cách dễ dàng hơn? 1. Đầu tiên, hãy chuẩn bị vài cây bút màu, một tờ giấy không dòng kẻ – nhớ xoay tờ giấy theo chiều ngang nhé. 2. Ở giữa tờ giấy, vẽ một bức hình với hàng chữ chủ đề chính (chẳng hạn như chủ đề ở đây là “Trận đại hỏa hoạn ở London”). 3. Giờ em hãy chọn ra 4 chi tiết mà mình nhớ được và vẽ ra các nhánh chính. Nhớ dùng màu khác nhau cho mỗi nhánh chính! 4. Sau đó, khi những thông tin chi tiết hơn bật lên trong đầu em, vẽ thêm các nhánh nhỏ từ mỗi nhánh chính và điền các chi tiết này vào vị trí thích hợp trên Bản đồ Tư duy. Em nắm được rồi chứ? Vừa rồi, em đã viết ra những chi tiết mà em có thể nhớ về “Trận đại hỏa hoạn ở London” lên một trang giấy. Dễ mà phải không? Vậy em đã đưa vào tấm Bản đồ Tư duy đầu tiên của mình những thông tin gì? Có rất nhiều lựa chọn và cái nào cũng có lý cả. Vậy nên nếu em thấy những thông tin em liệt kê không giống với ví dụ trong sách này thì cũng không cần lo lắng. Mục đích của việc dùng Bản đồ Tư duy là giúp não bộ “vui vẻ” để em có thể nhớ được nhiều hơn. Hãy bổ sung thêm thông tin, hình ảnh cho tấm bản đồ. Đừng lo về chuyện hình vẽ của em có chính xác hay không, chỉ cần bản đồ trông sống động và đầy màu sắc, có thể GỢI NHỚ lại nội dung là tốt rồi. Hãy kết hợp thông tin chi tiết với hình minh họa ngay trên nhánh, rồi để cho trí tưởng tượng mặc sức bay bổng! Giờ thì nhìn lại tấm bản đồ của em, cố nhớ những thông tin được trình bày trên đó và màu sắc các nhánh. Hình ảnh và màu sắc sẽ gợi nhắc những thông tin có liên quan, điều này đặc biệt hữu ích khi làm bài kiểm tra. 2 LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ TƯ DUY Hãy tiếp tục đọc để khám phá thêm nhiều điều tuyệt vời ở Bản đồ Tư duy. T rong chương này, tôi sẽ cung cấp cho em thêm nhiều thông tin hữu ích về cách lập Bản đồ Tư duy và cách dùng chúng để ôn bài (chứ không riêng gì chuyện “Trận đại hỏa hoạn ở London”). Nhưng đừng nghĩ rằng Bản đồ Tư duy chỉ hữu ích trong việc ôn tập thôi. Em có thể dùng nó cho những việc khác nữa. Ví dụ, khi đã kết thúc kỳ thi, em có thể dùng Bản đồ Tư duy để lên kế hoạch cho buổi liên hoan cùng bạn bè (xem trang 116-117)! Đừng lật lại chương 1, em nhớ được bao nhiêu về “Trận đại hỏa hoạn ở London”? Rất nhiều! Và công cụ nào đã giúp em nhớ tốt đến thế? Màu sắc em chọn, những bức hình em vẽ trên bản đồ đã giúp não ghi nhớ được rất nhiều chi tiết! Bộ não rất thích những hình ảnh trực quan, sinh động. Mẹo lập Bản đồ Tư duy của thầy Tony Bản đồ Tư duy được dùng để làm gì? 7 bước giúp đạt kết quả tốt trong kỳ thi Hãy xem kỹ các bước hướng dẫn thực hiện Bản đồ Tư duy cực kỳ đơn giản sau đây: 1. Lấy một tờ giấy không dòng kẻ (những dòng kẻ sẵn sẽ hạn chế ý tưởng của em). Xoay ngang tờ giấy. Bắt đầu từ chính giữa tờ giấy để em có thể tự do “phóng” ý tưởng. 2. Chuẩn bị sẵn bút màu. Chọn những màu yêu thích. 3. Nghĩ về chủ đề chính cho tấm Bản đồ Tư duy. Vẽ một hình ảnh đơn giản minh họa cho chủ đề, và viết thật to tên chủ đề. Việc đặt chủ đề ở giữa sẽ giúp em tập trung, đồng thời tạo một khoảng không để em thoải mái đưa ra ý tưởng. 4. Chọn màu và vẽ một nhánh chính tỏa ra từ hình ảnh trung tâm. Đây là ý tưởng đầu tiên có liên quan đến chủ đề. Phần đầu nhánh nối với hình ảnh trung tâm nên nét vẽ sẽ dày hơn, rồi dần thon lại cho đến cuối nhánh. Viết ý tưởng chính lên trên nhánh – nhớ là chỉ dùng một/vài từ và viết bằng chữ in hoa. Thực hiện tương tự với các nhánh còn lại, nhưng sẽ dùng các màu khác nhau. 5. Từ một ý tưởng chính (cấp 1), hãy để trí não em đưa ra những ý tưởng chi tiết (cấp 2). Vẽ những đường mảnh hơn tỏa ra từ nhánh chính và vẽ những hình minh họa nhỏ cho mỗi ý (vẽ bên trên mỗi nhánh nhỏ). Ý chi tiết sẽ được viết bằng chữ thường, dọc theo chiều dài nhánh. Đảm bảo hình minh họa cũng nằm ngay trên nhánh; theo đó, chúng luôn được kết nối với trí não em – thế là em sẽ hiểu kỹ hơn, nhớ lâu hơn. 6. Nếu có thể, hãy triển khai thêm nhiều ý tưởng chi tiết hơn (cấp 3) cho các ý phụ (cấp 2). Vẽ các nhánh nhỏ hơn nữa, bao gồm cả hình ảnh. 7. Giờ em đã có được một công cụ tuyệt vời giúp ghi nhớ tốt bài học – tất cả nằm gọn trên một trang giấy, với những hình ảnh và màu sắc hỗ trợ cho bộ não. Mẹo lập Bản đồ Tư duy của thầy Tony Bản đồ Tư duy là một hình thức sắp xếp thông tin theo thứ bậc. Vậy nên chúng ta phải ghi chép theo đúng thứ tự như sau: - Viết ý tưởng chủ đạo và vẽ hình ảnh chủ đạo ở giữa tờ giấy. Viết ý chính (cấp 1) lên các nhánh lớn. - Viết ý chi tiết (cấp 2) lên nhánh nhỏ. - Viết ý chi tiết hơn (cấp 3) lên các nhánh nhỏ hơn nữa. Các công cụ dùng trong Bản đồ Tư duy cực kỳ đơn giản. Em có thể dùng chúng ở mọi nơi, vào bất cứ lúc nào em cần ghi chép hay ôn tập. Các công cụ này bao gồm: một tờ giấy không dòng kẻ, bút màu và… bộ não! Hãy dán Bản đồ Tư duy lên tường, giữ nó trong tầm mắt để em (và cả bố mẹ) biết chắc rằng em đang dốc toàn lực để ôn tập. Hãy sử dụng NHIỀU MÀU SẮC và HÌNH ẢNH đến mức có thể. Điều này sẽ giúp não em GHI NHỚ cực kỳ hiệu quả. Bộ câu hỏi dùng cho Bản đồ Tư duy Để đơn giản hơn nữa, tôi sẽ giới thiệu thêm Bộ câu hỏi đặc biệt cho Bản đồ Tư duy. Nó giúp khơi gợi TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của em, như khi em vạch ra ý tưởng sáng tác một CÂU CHUYỆN hay khi SẮP XẾP thông tin. Bộ câu hỏi bao gồm: Cái gì?, Tại sao?, Ở đâu?, Khi nào?, Ai?, Kết quả? – không nhất thiết phải theo đúng thứ tự này trong mọi trường hợp. Giờ hãy thử lập một tấm bản đồ của RIÊNG EM, nhớ dùng Bộ câu hỏi để hỗ trợ nhé! Ví dụ, em cần viết một bài luận ngắn với đề tài SỞ THÍCH CỦA EM. Hãy xem Bản đồ Tư duy có thể giúp em tổ chức thông tin như thế nào nhé! 1. Bắt đầu vẽ một hình ảnh đầy màu sắc minh họa cho đề tài SỞ THÍCH CỦA EM. 2. Vận dụng Bộ câu hỏi, vẽ một nhánh to và đậm cho câu hỏi đầu tiên, chẳng hạn như CÁI GÌ?. Trong khi vẽ nhánh chính, hãy nghĩ về sở thích của em. 3. Sau đó vẽ tiếp nhánh TẠI SAO?. 4. Rồi vẽ đến nhánh Ở ĐÂU?. 5. Tiếp theo là nhánh KHI NÀO?. 6. Và nhánh AI?. 7. Cuối cùng là nhánh KẾT QUẢ?. 8. Bổ sung thêm các nhánh phụ thể hiện các ý chi tiết mà em muốn thêm vào bài luận. Nhớ là viết các chi tiết càng ngắn, càng cô đọng càng tốt. 9. Vẽ những hình ảnh nhỏ để minh họa cho từng ý trên bản đồ. Hãy tham khảo Bản đồ Tư duy về sở thích trượt ván của Matt ở trang sau. Với Bản đồ Tư duy thì chẳng có chuyện đúng – sai, bởi mọi người đều khác nhau mà. Khi đã hoàn thành xong Bản đồ Tư duy, em hãy lấy nó làm dàn ý để viết một bài văn về sở thích của em. Dễ hơn nhiều phải không? Bộ câu hỏi Cái gì?, Tại sao?, Ở đâu?, Khi nào?, Ai?, Kết quả? đã cho em sẵn dàn ý rồi. Khơi gợi niềm say mê ôn tập Nhớ nhé! Đừng lo lắng nếu em cảm thấy mình vẽ không đẹp. Em có thích vẽ hay viết nguệch ngoạc không? Hầu hết mọi người đều thích vẽ nguệch ngoạc. Đây không phải là việc làm lãng phí thời gian. Đây là một hình thức thả trí tưởng tượng bay bổng với cây bút trong tay. Cách làm này giúp em tập trung tốt hơn, làm giàu sức tưởng tượng và tăng khả năng ghi nhớ. Với sự hỗ trợ của bút màu, em có thể thực hiện những “tuyệt tác” nguệch ngoạc kỳ thú. Hãy vớ lấy một mẩu giấy bất kỳ và xem hình ảnh nào xuất hiện từ phần não phải mộng mơ của em. Qua đây, em sẽ cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi vẽ vời. Càng nhiều màu sắc và vui nhộn, bức họa của em càng đáng nhớ. Với những hình ảnh đầy màu sắc, não sẽ dễ dàng ghi nhớ các chi tiết và sắp xếp suy nghĩ tốt hơn. Thật ra, bản thân tấm Bản đồ Tư duy trông chẳng khác nào một bức họa nguệch ngoạc! Thành công với Bản đồ Tư duy Em thấy đấy! Bản đồ Tư duy cực kỳ hữu dụng trong việc định hướng ước mơ của em, giúp em ghi nhớ thông tin và lập dàn ý cho bài văn. Vậy, còn việc ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra, hoặc kỳ thi quan trọng thì sao? Thế này nhé! Đầu tiên, em có thể ghi nhớ mọi thứ một cách thần kỳ; kế đến là dùng Bản đồ Tư duy để lập dàn ý cho các câu trả lời trong bài thi. Chẳng còn phải lo lắng nhìn chăm chăm vào trang giấy trắng, chờ đợi ý tưởng từ trên trời rơi xuống nữa! Đến chương 6 (trang 108), tôi sẽ hướng dẫn em cách vận dụng Bản đồ Tư duy trong việc thi cử. Giờ em đã biết cách sử dụng Bản đồ Tư duy rồi – đến lúc sắp xếp lại mọi thứ thôi. Cùng chuyển sang chương 3 nào! 3 SẮP XẾP LẠI! Nếu ôn tập tốt, em sẽ nhớ LÂU HƠN. Bằng cách nào? Vì bộ não có khả năng hiểu và kết nối những điều có liên hệ với nhau. Một số người (à, đúng ra là chỉ vài người) có tính tổ chức cao và luôn dọn dẹp phòng ốc ngăn nắp, nhưng đa số lại có khuynh hướng hơi bừa bộn. Tuy nhiên, dù gì thì em cũng cần sắp xếp lại nơi học tập để có thể ôn bài cho tốt. Hãy nghĩ xem, não CỦA EM thích môi trường học tập nào hơn? CẦN có những điều kiện gì để đạt kết quả ôn tập tốt? Mẹo ôn tập của thầy Tony Sau đây là một vài đề nghị “thân thiện” với bộ não của em: - Một không gian đầy đủ ánh sáng. - Một cái bàn – bàn học hoặc một bề mặt phẳng nào đó – để có không gian trải rộng ý tưởng (vẽ Bản đồ Tư duy đấy!). - Một chiếc ghế tương đối thoải mái (nhưng khoan hẵng ngủ gật nhé!). - Bút bi, bút chì và bút màu. - Sách vở, tài liệu học tập và giấy không hàng kẻ (để kích thích trí não). - Một tấm bảng lớn để dán Bản đồ Tư duy lên (để có thể thấy mọi thứ chỉ với một cái lướt nhìn – “ngầu” chưa!). - Những dụng cụ quan trọng khác, như: tranh ảnh, bằng khen… CẢNH BÁO! CẢNH BÁO! CẢNH GIÁC VỚI VIỆC XAO NHÃNG! Cẩn thận! Có đến bốn con “quái vật” đầy cám dỗ đang mời gọi em đấy. Con nào cũng đều có thể cản trở việc ôn tập của em được hết. Đó chính là ti-vi (và đầu đĩa các loại), trò chơi điện tử, máy vi tính và điện thoại (cả điện thoại bàn và điện thoại di động). Chúng đang vẫy gọi và khiến em phải chú ý, kiểu như “Nhìn tôi nè!”,“Chơi với tôi đi!”,“Nhấn vào các nút trên người tôi này!”, hay “Nói chuyện với tôi nhé!”. Hãy xem đây là những điều thú vị em có thể tận hưởng sau những lần ôn tập. Nếu em cần dùng máy tính để tìm kiếm thông tin, phải tự nhắc nhở bản thân là chỉ dùng nó với mục đích ôn tập thôi, KHÔNG PHẢI để chơi điện tử hay “chát chít”. Với lượng thời gian tiết kiệm được nhờ ôn tập với Bản đồ Tư duy, em sẽ sớm được thư giãn với những phương tiện giải trí này. Khởi động! Bàn học của em sắp trở thành bệ phóng cho quá trình ôn tập, vì thế hãy sắp xếp lại mọi thứ cho thật ngăn nắp. Bỏ đi những thứ thật sự không cần thiết và sắp xếp lại vở ghi bài, sách theo môn học. Xếp chúng thành hàng trên kệ sách. Bỏ bút viết vào ống bút, ở vị trí thuận tay với. Nhớ chừa ra một ít chỗ để đặt những thứ em ưa thích như đĩa CD hay lọ ngôi sao may mắn. Góc học tập gọn gàng, ngăn nắp sẽ giúp tinh thần em thêm phấn chấn, suy nghĩ thông suốt và tiết kiệm thời gian cho chặng đường dài sắp tới. Bản đồ Tư duy – Nguồn khích lệ tinh thần Bây giờ, em đã có một góc học tập phù hợp để bắt đầu lên kế hoạch ôn tập. Ngay từ lúc bắt đầu năm học (phải, sớm như vậy đấy!), hãy lấy một tờ giấy lớn (hoặc có thể ghép nhiều tờ khổ A4 với nhau) để tạo tấm Bản đồ Tư duy. Mấu chốt là tự nhắc mình ôn tập ngay từ đầu, sau đó là tiếp thêm động lực để thúc đẩy em tiếp tục thực hiện. Bản đồ Tư duy sẽ liên tục khích lệ tinh thần em. Cố lên! Em thấy mình có thể làm được rất nhiều điều, và cảm thấy bớt căng thẳng hơn. Vài người thường rơi vào trạng thái không tốt khi th bắt tay vào việc ôn tập. Họ cứ trì hoãn từ ngày này q ngày khác, tuần này qua tuần khác cho đến khi bị bu phải làm trong trạng thái hốt hoảng vào những ph cuối cùng. Đâu cần phải như vậy! Chỉ cần ôn luyện TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH HỌC là Đừng để đầu óc phải bứt rứt Ngay từ đầu năm học, mỗi ngày, khi ngồi làm bài tập về nhà, hãy tập thói quen nhìn lại một lượt những gì đã học vào buổi hôm đó. Nếu cảm thấy chưa nắm vững điều gì đó, hãy nhờ bạn bè, bố mẹ hoặc anh chị giảng giải thêm. Đừng để tâm trí không yên vì chưa hiểu bài. Lời nhắc nhở: 5 lần xem lại bài Hãy nhớ: Ôn đi ôn lại năm lần sẽ giúp nhớ thật lâu. Vậy nên, nếu em chịu xem lại bài học 5 lần trong khoảng thời gian 6 tháng, kiến thức sẽ lưu vào đầu em mãi mãi (xem trang 11). Khi đã tập thói quen thường xuyên xem lại bài vở trong suốt học kỳ, em sẽ thấy mình lúc nào cũng đang ôn luyện. Sao nhiều vậy? Nghe mà thấy sợ quá! Không đâu, em chỉ cần ôn mỗi lần một ít, và rồi việc đó sẽ trở thành thói quen. Tuyệt hơn nữa là khi kỳ thi gần đến, EM CŨNG ĐÃ ÔN BÀI XONG RỒI!!! Ôn 5 lần = Ghi nhớ rất lâu - Lần thứ nhất – Khoảng một tiếng sau giờ học ở trường, hoặc sau khi xem xong quyển sách, bài viết… nào đó. - Lần thứ hai – Ngày hôm sau - Lần thứ ba – Một tuần sau - Lần thứ tư – Một tháng sau - Lần thứ năm – Sáu tháng sau Một trang cho tất cả Bản đồ Tư duy không chỉ giúp em có cái nhìn tổng quan về những gì cần học, nó còn giúp em thấy được mình đã hoàn tất phần nào – tất cả chỉ nằm gọn trong một trang. Bản đồ ở trang sau là một ví dụ về cách vận dụng Bản đồ Tư duy để ôn tập. Ôn bài theo cách thức mới mẻ này, em sẽ luôn đạt thành tích tốt trong thi cử. Góc rèn luyện Giờ em hãy tự thực hiện một tấm Bản đồ Tư duy Kế hoạch Ôn tập, với những nội dung cần ôn đi nào! Lấy ra một tờ giấy, bút màu và: 1. Vẽ vào chính giữa tờ giấy một hình ảnh có liên quan đến việc ôn tập. 2. Trên mỗi nhánh chính, viết tên từng môn học (nhớ chọn màu sáng cho các nhánh nhé!). 3. Trên nhánh phụ, viết ra chủ điểm của môn học (những nội dung tôi đưa ra ở trang trước chỉ là ví dụ, em có thể thay đổi theo tình huống cụ thể của riêng em). Nên nhớ là vẽ càng nhiều hình minh họa càng tốt. 4. Mỗi lần ôn xong nội dung nào, em có thể đánh dấu bằng một miếng đề can hình dễ thương, hay chỉ cần đánh dấu thôi. Nhờ vậy em sẽ thấy ngay mình đã ôn được đến đâu. Đừng uể oải và lảng tránh những môn học, những phần bài khiến em nản lòng nhất. Những phần đó cần nhiều thời gian và cần được chú ý hơn những phần khác. Đặt mục tiêu thu thập thật nhiều dấu hoặc hình đề can dễ thương từ những phần em không thích. 5. Bước cuối, hãy dán Bản đồ Tư duy này lên tường. Mẹo ôn tập của thầy Tony - Hãy bắt đầu ôn tập ngay từ đầu năm học, ngay cả khi em chỉ tốn vài phút với nó. Hãy tự tạo thói quen dành chút thời gian sau giờ học ở trường để xem lại những gì mình đã học được. - Càng xem lại bài học nhiều lần (tối thiểu là 5 lần), kiến thức càng ăn sâu vào trí não và sẽ lưu lại đó cho đến khi thi. - Dành nhiều thời gian hơn để xem lại những môn học mà em còn yếu. Nhờ người khác (bạn học, cha mẹ, thầy cô, anh chị em) giúp đỡ nếu em không hiểu nội dung nào đó. - Ôn đi ôn lại 5 lần sẽ giúp em nhớ lâu hơn. Đọc thêm Có thể em đã từng nghe nhiều người cứ liên tu bất tận nói về chuyện đọc thêm và băn khoăn không hiểu họ đang nói gì. Ái chà, hiểu đơn giản thì đó là tìm hiểu, nghiên cứu thêm từ sách vở và các nguồn thông tin khác (ngoài sách giáo khoa) như trang web, tạp chí. Em cũng có thể theo dõi những chương trình ti-vi hoặc vào thư viện tìm đọc những tài liệu có liên quan đến môn học. Việc này sẽ giúp mở mang kiến thức và giúp em duy trì được niềm say mê học tập. Em sẽ có thể nắm bắt ngay được quan điểm và ý kiến của người khác, nhờ vậy mà em thấy HỨNG THÚ hơn với môn học, với đề tài đang được trao đổi. Nếu cảm thấy điều này thực sự lý thú thì tức là em đang tiến những bước vững chắc trên con đường hướng đến THÀNH CÔNG. Trong khi đọc thêm, em có thể dùng Bản đồ Tư duy để ghi chép và ghi nhớ những gì đã đọc. Hãy đính kèm nó vào bộ hồ sơ Bản đồ Tư duy cùng những ghi chép khác, hoặc em có thể dán nó lên tường cùng với những tấm bản đồ khác. Thư giãn nào! Hãy giải lao một chút khi đã ôn bài xong. Hãy xem việc giải lao giữa lúc ôn tập là một phần cần thiết trong kế hoạch ôn tập – thêm mục này vào Bản đồ Tư duy Kế hoạch Ôn tập luôn nhé! Em có thể dành ra vài phút chơi đùa với vật nuôi hoặc nói chuyện với bạn bè, nhưng đừng để bị những trò vui lôi kéo. NHỚ nhé! Em phải trở lại ôn tập ngay sau khi giải lao (chỉ 5 – 10 phút giải lao thôi!). Phải biết nghiêm khắc với bản thân. Nếu cần, hãy đặt đồng hồ báo giờ để biết khi nào cần quay lại việc học. Em cần học cách kiểm soát thời gian, đừng để những thứ khác (chẳng hạn như “bốn kẻ thù”) kiểm soát em. Đừng nhụt chí khi ai đó khoe rằng cậu ta đã học liền tù tì đến 10 tiếng đồng hồ mà chẳng cần giải lao. Anh chàng này hẳn đang mơ rồi đây! Họ làm thế có lẽ là để khiến em chùn bước, hoặc là họ chỉ đang tự lừa phỉnh bản thân bởi chính họ cũng đang lo sốt vó. Mà có khi họ chỉ muốn… khoe khoang thôi! Nếu thực sự ôn tập mà không cần ngơi nghỉ, vậy thì việc ôn tập của họ KHÔNG HIỆU QUẢ chút nào. Ôn bài thường xuyên và biết nghỉ ngơi đúng lúc mới giúp chúng ta GHI NHIỀU ĐIỂM. Đứng dậy và đi dạo loanh quanh Giải lao bằng cách VẬN ĐỘNG THỂ CHẤT cũng khá quan trọng đấy! Tập thể dục sẽ giúp cơ thể hấp thu thêm khí ôxy cung cấp cho não bộ. Rồi em sẽ tỉnh táo, nhanh nhẹn và suy nghĩ sắc sảo hơn. Bộ não của em sẽ vận hành ngang ngửa với một chiếc xe đua thứ thiệt, chứ không phải là một chiếc xe bò đang chậm chạp lăn bánh. Trong khi đang ngồi miệt mài ôn tập, đôi khi cũng cần đứng dậy đi loanh uanh để giúp cơ thể thoải mái. Nhờ đó, cơ thể em sẽ khỏe hơn và bộ não cũng vận hành tốt. Nếu em thường xuyên chơi một môn thể thao nào đó, hãy đưa hoạt động này vào thời gian biểu ôn tập – xếp vào Bản đồ Tư duy Kế hoạch Ôn tập cùng với các môn học khác. Em cần đứng dậy và đi dạo loanh quanh. Nếu chơi một môn thể thao đồng đội, em sẽ thích thú với việc gặp gỡ bạn bè và làm chuyện gì đó KHÁC hơn, MỚI hơn. Dù không phải là người yêu thích thể thao nhưng em cũng nên dành ra chút thời gian để di chuyển, vận động. Nhảy nhót theo điệu nhạc ưa thích, hay trượt pa-tin chẳng hạn. Mọi hoạt động vận động đều hiệu quả. Cứ ngồi ì một chỗ, chẳng chịu vui chơi sẽ chỉ khiến đầu óc em càng MỤ MỊ hơn thôi. Nên nhớ, em có đến triệu triệu tế bào thần kinh đang mong muốn được vận động đấy. Thư giãn chút ít sau mỗi bước tiến! Hãy tự thưởng cho bản thân vì đã hoàn thành những gì mình đã đề ra. Thật thú vị khi có điều gì đó để trông đợi và cũng giúp em cảm thấy mình đã hoàn thành xong một nhiệm vụ. Hãy chọn những tặng phẩm nho nhỏ, giản đơn nhưng khơi dậy cảm xúc đặc biệt, tương xứng với công sức đã bỏ ra. Chưa cần nghĩ đến những phần thưởng to lớn – để SAU KHI thi xong hẵng tính! Dành ra bao nhiêu thời gian để ôn tập? Khi kỳ thi học kỳ đến gần, hãy tính xem em cần bao nhiêu thời gian để ôn cho mỗi môn học. Em có thể ghi chú lại mình đã ôn chính xác là bao nhiêu lần ngay trên Bản đồ Tư duy Kế hoạch Ôn tập. Nên nhớ là ÔN ĐI ÔN LẠI 5 LẦN SẼ GIÚP NHỚ THẬT LÂU. Rồi em sẽ thấy mỗi lần xem lại một nội dung nào đó, em dần thân thuộc với nó hơn và thời gian bỏ ra sẽ ít hơn lần trước. Hãy đánh dấu, hay dán một hình đề can lên Bản đồ Tư duy khi đã hoàn tất những việc định làm. Với những môn mà em còn yếu, em cần “tích lũy” nhiều dấu (hay đề can) hơn những môn em đã vững. Hãy hiểu chính mình hơn nữa! Em thuộc kiểu người nào? Em đã từng tìm hiểu điều này chưa? Thuộc típ người nào sẽ ảnh hưởng đến hầu hết mọi việc em cố làm, hoặc quyết định em có thành công hay không – bao gồm cả việc ôn tập và vượt qua kỳ thi. Mỗi người chúng ta có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Điều em cần làm là xác định rõ những mặt trội của mình để tiếp tục phát 50 huy và còn yếu ở điểm nào để cố gắng khắc phục. Ví dụ như có bạn giỏi Địa lý nhưng lại học kém môn Lịch sử. Vậy bạn này cần làm gì? Bạn ấy cần bỏ ra nhiều thời gian hơn cho môn Lịch sử trong suốt quá trình học. Còn em có những điểm mạnh và điểm yếu nào? Em cảm thấy nhanh nhẹn, hoạt bát và tỉnh táo hơn vào buổi sáng hay em thuộc kiểu “cú đêm”, tức là thích làm việc về đêm hơn? Nếu em thấy mình là kiểu người “thích ngày”, hãy tận dụng điều này và chịu khó xem lại bài vở vào sáng sớm, dành thời gian buổi tối để đọc thêm với tâm trạng thoải mái. Bằng cách này, em sẽ tận dụng hiệu quả điểm mạnh của bản thân. Củng cố lòng tự tin Tự tin là “chìa khóa” giúp thực hiện rất nhiều việc trong đời. Với lòng tự tin, em sẽ cảm thấy hứng thú và sẽ hoàn thành tốt công việc. Nếu thấy không ưa thích môn học nào đó, có lẽ là do em mất nhiều thời gian để hiểu bài khi lần đầu tiên nghe giảng và điều này đã phá hỏng lòng tự tin của em ở môn học này – hoặc có thể do em vắng một vài buổi học trước đó, hay do giáo viên giải thích chưa rõ lắm. Rồi em nghĩ: “Ôi! Các bạn đều hiểu, chỉ có mình không hiểu. Mình thật là ngốc nghếch!”. Em đã để cho chỉ một bước tiến chậm này dần dần gặm mòn lòng say mê và khả năng nắm bắt cả môn học. Nhưng em không phải là trường hợp duy nhất! Phải dũng cảm lên, đừng bỏ cuộc! Nhìn vào Bản đồ Tư duy môn học mà em thích, em sẽ nhận ra những mối liên hệ với môn học mà em KHÔNG HỀ thích. Đấy nhé! Mọi thứ đều có liên quan với nhau. Em sẽ thấy thực ra, bản thân mình thích tất cả các môn học. Tất cả các môn học đều có liên hệ với nhau Em thích bóng đá và hiện đang chơi cho đội bóng của trường, song em lại ghét Toán cực kỳ vì nghĩ rằng mình chẳng thể hiểu nổi môn đó. Nhưng… nghĩ lại chút nào! Muốn đá bóng giỏi, em cũng cần giỏi Toán nữa. hất là khi em phải tính toán các góc và khoảng cách để chuyền banh đến đúng vị trí mong muốn. Vậy nên, lần tới nếu thầy cô có hỏi một câu về hình học, em hãy liên tưởng ngay đến sân bóng thử xem! Nếu có điểm nào đó không hiểu – điều khiến em CHÁN GHÉT môn học ấy – thì đừng ngại nhờ người khác giúp đỡ. “Vị cứu tinh” đầu tiên chính là thầy cô. Hoặc là em có thể hỏi bạn bè, anh chị, bố mẹ hay bất kỳ ai cho em cảm giác tin tưởng và biết lắng nghe nghiêm túc. Khi đã cảm thấy tự tin hơn, em sẽ sớm nhận ra rằng em chẳng hề GHÉT môn học đó tí nào – đúng ra là, em còn thích nó nữa cơ! Bản đồ Tư duy có thể hỗ trợ gia tăng lòng tự tin trong em do em thấy mình có thể tiếp thu được môn học đó. (*) “Seven eight nine”: eight (số 8) đồng âm với ate (dạng quá khứ của động từ eat, nghĩa là ăn). 4 ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO CÁC MÔN HỌC Bản đồ Tư duy sẽ giúp cho việc ôn tập các môn Ngữ văn, Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ và Giáo dục Công dân trở nên dễ như chơi! Bản đồ Tư duy có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về bản thân thêm chút nữa thông qua cách hoạt động của BỘ NÃO (nghĩ về những gì em THÍCH làm và những gì em KHÔNG THÍCH làm) và những ứng dụng của Bản đồ Tư duy. Bản đồ Tư duy có những công dụng gì? - TRÍ NHỚ của em có cần “dạo bộ” không? - Khi đọc một đoạn thông tin thực tế, em có cần thêm sự hỗ trợ để - SẮP XẾP các ý tưởng không? - Em có thấy SỰ CHÚ Ý của mình đang “lang thang” đâu đó trong khi bản thân em lại đang cố đọc và hiểu nội dung? Bản đồ Tư duy có thể giúp em TẬP TRUNG vào việc em đang làm. - Khi cần TÌM KIẾM ý tưởng cho một câu chuyện, có phải đầu óc em có vẻ như hoạt động chậm và có phần trì lại không? Bản đồ Tư duy sẽ giúp tâm trí em thư giãn và SÁNG TẠO hơn. - Bản đồ Tư duy cũng giúp em ghi chép hiệu quả, DUY TRÌ SỰ HAM THÍCH và càng lúc càng thích thú với việc học. - Bản đồ Tư duy giúp em BÌNH TĨNH LẠI những khi em hốt hoảng (như khi chuẩn bị làm bài thi). - Bản đồ Tư duy giúp em ÔN TẬP tốt. Não của em luôn yêu thích Bản đồ Tư duy. Bản đồ Tư duy cho phép em sử dụng bộ não của mình theo đúng khả năng vốn có của nó – bán cầu não trái và phải cùng hoạt động hỗ trợ cho nhau. Ngoài ra, em còn có thể khai thác khả năng nhạy bén tự nhiên của bộ não trong việc tư duy bằng màu sắc và hình ảnh. Một hình ảnh có thể nói thay cho cả ngàn lời. Vậy nếu trong Bản đồ Tư duy có đến 11 bức hình, nó sẽ chuyển tải đến mười 56 một ngàn từ. Đạt kết quả tốt với Bản đồ Tư duy Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem những ứng dụng đa dạng của Bản đồ Tư duy, đặc biệt là trong các môn học. Em có thể dùng Bản đồ Tư duy để: - GHI NHỚ nội dung cuốn sách đang đọc. - PHÂN LOẠI và ghi nhớ ý chính trong lượng thông tin tiếp nhận được. - LẬP DÀN Ý cho bài văn. - SẮP XẾP và ghi nhớ thông tin. - GHI CHÚ để ôn tập. Nếu ôn tập hiệu quả, em sẽ nhớ được NHIỀU HƠN so với lần học đầu tiên. Bằng cách nào? Bộ não của em có những “chiếc móc”, chúng sẽ “tóm lấy” những ý có liên quan. Nhờ đó em sẽ thu thập được nhiều kiến thức hơn. Ở những trang tiếp theo, sẽ có thêm nhiều gợi ý hướng dẫn sử dụng Bản đồ Tư duy. Với mỗi môn học, hãy vẽ một Bản đồ Tư duy Tổng kết nêu rõ những chủ điểm cần ôn. Bản đồ Tư duy Kế hoạch Ôn tập (ở trang 44 – 45) chỉ có không gian cho những nội dung chính. Vậy nên em cần đến một Bản đồ Tư duy chi tiết hơn cho mỗi môn để BIẾT RÕ mình cần nắm bắt những gì – tất cả đều gói gọn trong một trang giấy thay vì một danh sách dài dòng, nhàm chán. Thí dụ, với môn Khoa học, em nên vẽ một tấm bản đồ tương tự như mẫu sẵn có ở trang 58 – 59. Lập Bản đồ Tư duy cho môn Ngữ văn Em đang viết một câu chuyện cho bài kiểm tra Ngữ văn, tuy nhiên (tạm thời) đầu óc em đang cạn kiệt ý tưởng hay. Chủ đề của câu chuyện là Ngôi nhà hoang. Nghe có vẻ chán nhỉ? Có ý tưởng gì chưa? Hãy xem liệu việc vẽ Bản đồ Tư duy có giúp được gì cho em không nhé! Hãy lấy ra những dụng cụ lập Bản đồ Tư duy (Còn nhớ chứ? Giấy, bút màu và bộ não). Chọn những màu sáng và… tiến hành thôi! - Ở chính giữa tờ giấy, hãy vẽ hình một ngôi nhà hoang. Tô màu và thêm thắt những chi tiết mà em cho là thú vị. Nhớ dùng màu sắc đa dạng. Đây là một cách hay để “làm nóng” trí tưởng tượng của em. - Giờ thì vẽ các nhánh chính tỏa ra. - Sau đó để cho trí tưởng tượng hoàn toàn bay bổng! - Nghĩ đến những vật dụng, tình tiết thú vị liên quan đến ngôi nhà. Dùng Bộ câu hỏi “Cái gì? – Tại sao? – Ở đâu? – Khi nào? – Ai? –Kết quả?” để tự khơi tìm cảm hứng. Thí dụ: Ngôi nhà trông như thế nào? Nó tọa lạc ở đâu? Thời gian xảy ra từng sự kiện trong câu chuyện? Ai sống ở đó? Chuyện gì đã xảy ra?... - Vẽ thêm các ý phụ tỏa ra từ các nhánh chính, dùng càng nhiều biểu tượng, hình vẽ và màu sắc càng tốt. - Tiếp tục tưởng tượng ra những chi tiết lý thú và hấp dẫn cho bản đồ. Càng thêm được nhiều ý, câu chuyện của em sẽ càng hay và độc đáo. - Cứ tiếp tục cho đến khi em đã có đủ dữ kiện để viết lại thành một câu chuyện. Mẹo học môn Ngữ văn của thầy Tony Bản đồ Tư duy sẽ giúp em: - Ghi chép và thu thập ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau. - Giải phóng sức tưởng tượng cho những câu chuyện sáng tạo. - Lập dàn ý cho bài văn. Ghi nhớ các từ ngữ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ… Bản đồ Tư duy và những bài kiểm tra đạt điểm cao Em có thể dùng Bản đồ Tư duy để lập dàn ý cho bài văn (xem thêm trang 112). Mỗi nhánh chính của bản đồ là một ý. Tập hợp các ý lại, em sẽ có cả một dàn bài hoàn chỉnh. Hãy xem lại và đánh dấu các nhánh theo thứ tự ưu tiên để biết rõ nên triển khai ý nào trước. Chẳng hạn, em có thể tham khảo Bản đồ Tư duy Ngôi nhà hoang ở trang 62 – 63. Chọn nhánh nào trước, nhánh nào sau không liên quan đến chuyện đúng hay sai. Thứ tự khác nhau sẽ cho ra những câu chuyện khác nhau. Lập dàn ý với Bản đồ Tư duy Em có thể bắt đầu bài văn từ phần “BÊN TRONG” ngôi nhà để mở ra bối cảnh câu chuyện. Qua đó, ngôi nhà trở thành trung tâm của câu chuyện. Hoặc em cũng có thể bắt đầu với nhánh “LŨ TRẺ”, những người khám phá ra ngôi nhà. Hướng lựa chọn này biến lũ trẻ trở thành nhân vật chính, còn ngôi nhà giờ chỉ là cảnh nền. Một lần nữa, hãy hiểu rằng ở đây không có chuyện đúng – sai. Mỗi thứ tự khác nhau sẽ cho ra những câu chuyện khác nhau! Khi đã quyết định được thứ tự các nhánh thì em có thể bắt đầu viết. Bản đồ Tư duy sẽ “giải phóng” trí tưởng tượng của em. Nhờ thế em cảm thấy dễ dàng hơn, ngòi bút sẽ lướt nhanh trên trang giấy! Các nhánh phụ giúp mở ra các ý chi tiết cho mỗi ý chính. Chẳng hạn như nếu bắt đầu với phần “BÊN TRONG” của ngôi nhà, các nhánh phụ sẽ mô tả tình trạng hiện giờ của ngôi nhà. Thế là em có thể mở đầu bài văn bằng cách mô tả một ngôi nhà đầy bụi bặm, có vẻ bí ẩn, với những căn phòng trống huơ trống hoác và những con nhện ghê rợn. Khi đã hoàn thành xong phần mở đầu đầy ấn tượng, em có thể nhắc đến “LŨ TRẺ”, và cứ thế cho đến khi hoàn tất phần viết về các nhánh còn lại. Mẩu chuyện ngắn ở trang bên là ví dụ cho thấy em có thể mặc sức sáng tác dựa trên Bản đồ Tư duy – Ngôi nhà hoang. Câu chuyện sau được bắt đầu từ nhánh “LŨ TRẺ” và tiếp tục chuyển sang các nhánh chính khác theo chiều kim đồng hồ. Đây chỉ là một phiên bản của câu chuyện Ngôi nhà hoang. “Tác phẩm” của em có thể sẽ hoàn toàn khác! Một ngày hè nóng bức cách đây nhiều năm, ba đứa trẻ Kim, Dave và Tom đang buồn chán và chưa biết làm gì. Chúng đã chán chê với việc đi câu, bơi lội, trèo cây, thậm chí từng có ý định dựng một ngôi nhà cây nữa kìa! Rồi đột nhiên, Kim nhớ đến một ngôi nhà hoang ở làng bên kia. Căn nhà đã bị bỏ không từ nhiều năm nay. Nó nằm ngay chính giữa mảnh đất trống. Chẳng người nào trong làng nhớ nổi ai đã từng sống ở đó, hay chuyện gì đã xảy ra. Thế là cả ba đứa trẻ bèn quyết định đi đến chỗ ngôi nhà. Nhè nhẹ mở cửa trước, cửa không khóa mà chỉ khép hờ. Cánh cửa gỗ đã rạn, còn bản lề thì rít lên thứ âm thanh kinh khủng. Nhưng bên trong lại thật im ắng. Một lớp bụi dày bao phủ khắp nơi, nhưng bọn trẻ vẫn nhìn ra những món đồ nấu bếp bạc màu nằm trên chiếc bàn trong nhà bếp. Tất cả đồ đạc nằm vương vãi khắp nơi. Cẩn thận bước đi trên chiếc cầu thang gỗ ọp ẹp, chúng lần mò lên tầng trên. Trên gác xép, giữa đống đồ cũ đã bị hư hại, ba đứa chú ý đến một chiếc rương. Mở rương ra, lũ trẻ phát hiện có rất nhiều chiếc áo khoác bằng nhung, áo cổ viền, mũ rộng vành có gắn lông chim, cùng ủng cao gót bằng da bóng. Hí hửng, ba đứa mặc thử các phục trang vào và hài lòng nhìn ngắm mình trong gương, trông chúng chẳng khác nào ba chàng lính ngự lâm. Vừa cười rúc rích, vừa lo lắng, chúng vớ lấy những thanh kiếm ở trong góc gác xép và bắt đầu đấu với nhau. Bất thình lình, một cơn gió thổi tung chiếc rèm đỏ; rồi sau đó là tiếng lê chân lạnh lẽo vang lên. Ba đứa lặng cả người, mắt mở to, hơi thở như nín lại. Một giọng nói trầm trầm vang lên như sấm: “Ai đó?”. Thế là Kim, Dave và Tom ném ngay những thanh kiếm