🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bản Đồ Tư Duy Cho Trẻ Thông Minh - Bí Quyết Học Giỏi Ở Trường Ebooks Nhóm Zalo VÀI LỜI NHẮN NHỦ CỦA TÁC GIẢ B ài tập về nhà ư? Thôi rồi! Khi phải đối mặt với chúng, em có nhận thấy mình đang tìm cớ hợp lý để “trốn tránh”, như gọi điện thoại cho bạn, xem ti-vi, chơi điện tử hay đọc báo cho đến giờ đi ngủ không? Và dĩ nhiên, ngày mai các em sẽ… thế… thế đấy! Em có hay lo lắng về các bài kiểm tra và kỳ thi? Em có bao giờ mơ mộng có được một cây đũa thần để khiến bài tập về nhà dễ dàng hơn, làm tốt bài thi và khiến thầy cô bất ngờ, bạn bè ngỡ ngàng, còn các giám khảo phải sửng sốt? Em có bao giờ ước ao có được một công cụ bí mật sẽ giúp em tập trung hơn và có thể nhanh chóng giải quyết các rắc rối ở trường, còn thời gian thư giãn, nghỉ ngơi thì lại dài hơn? Giá như… Tôi đã đi khắp thế giới, tìm hiểu và rồi phát hiện ra nhiều điều thú vị về bộ não, về cách vận hành thực sự của cơ quan này, và những gì bộ não cần để có thể hoạt động hiệu quả. Cuối cùng, tôi cũng khám phá ra công cụ bí mật: Bản đồ Tư duy. Bản đồ Tư duy đã hỗ trợ tôi viết lách, giải quyết vấn đề và giúp cuộc sống của tôi dễ chịu hơn, đạt nhiều thành công hơn. Và công cụ này cũng có thể hữu ích cho em đấy. Bản đồ Tư duy đã giúp hàng triệu học sinh khắp thế giới đạt kết quả học tốt hơn, trong khi công sức bỏ ra ít hơn. Trong cuốn sách này, tôi sẽ hướng dẫn em vận dụng nhuần nhuyễn công cụ bí mật này chỉ với vài cây bút màu và bộ não. Nào, chúng ta cùng bắt đầu… TONY BUZAN CÁCH LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY Hãy nghĩ đến một “phép màu” có thể khiến thời gian làm bài tập ở nhà giảm đi phân nửa, thậm chí làm cho việc học trở nên thú vị hơn. H ãy thử hình dung có một phương pháp tuyệt vời giúp em hăng hái thực hiện và hoàn thành xuất sắc mọi bài tập, mọi yêu cầu của thầy cô giáo. Và phương pháp này còn có thể giúp em nâng cao khả năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, đồng thời tăng cường trí nhớ. Bản đồ Tư duy là gì? Bản đồ Tư duy là một công cụ đơn giản giúp em tiếp thu, ghi nhớ và vận dụng thông tin, kiến thức trong việc học cũng như trong cuộc sống. Bản đồ Tư duy là một cách học, ghi nhớ và ôn luyện nhanh chóng, thiết thực và hiệu quả. Bản đồ Tư duy làm cho việc ghi chép bài vở thú vị, sinh động và nhanh hơn. Bản đồ Tư duy là một phương pháp tuyệt vời giúp em tìm kiếm ý tưởng, cũng như lên kế hoạch cho các hoạt động hàng ngày như học tập, vui chơi, làm việc nhà… Từ ngữ, màu sắc, đường nét và hình ảnh là những yếu tố tạo nên Bản đồ Tư duy. Nói chung, việc lập Bản đồ Tư duy không hề phức tạp, lại còn giúp em: - Ghi nhớ tốt hơn - Khơi mở ý tưởng - Tiết kiệm thời gian và tận dụng tối đa quỹ thời gian - Đạt kết quả học tập tốt - Sắp xếp được suy nghĩ, thói quen và cuộc sống - Thoải mái và vui vẻ hơn trong cuộc sống BẢN ĐỒ TƯ DUY chính là “chiếc đũa phép” cho em đấy! Tại sao Bản đồ Tư duy là một công cụ học tập hiệu quả? Hãy nghĩ xem! Ngày ngày phải đến lớp, nghe giảng và chép bài vào vở, em cảm thấy thế nào? Hầu hết mọi học sinh đều cảm thấy: NHÀM CHÁN! BUỒN NGỦ! Em có muốn biết cảm giác và suy nghĩ thật sự của mình về việc phải thường xuyên lắng nghe và ghi chép từng lời từng chữ không? Hãy làm bài trắc nghiệm sau nhé! Mỗi khi chép bài, em: 1. viết theo từng hàng, từng hàng? - CÓ/KHÔNG 2. hầu như chỉ dùng một màu mực, chủ yếu là đen, xanh dương hoặc tím? - CÓ/KHÔNG 3. thỉnh thoảng cũng có gạch đầu dòng liệt kê? - CÓ/KHÔNG 4. cảm thấy các con chữ cứ cuốn vào nhau, thay vì phải bật nhảy vào đầu em? - CÓ/KHÔNG 5. cảm thấy trang nào cũng giống như trang nào? - CÓ/KHÔNG Nếu hầu hết câu trả lời của em là “Có” nghĩa là em nằm trong số 99% số học sinh trên khắp thế giới cho rằng việc đọc - chép bài theo cách thông thường thật nhàm chán. Vậy, giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về bộ não con người để tìm ra cách ghi bài thú vị hơn nhé! HỌC THUỘC TỪNG DÒNG Bộ não người chia thành bán cầu não phải và bán cầu não trái, với mỗi bán cầu não đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Khi ghi bài ở trường và làm bài tập về nhà, em thường hay dùng phần bán cầu não nào nhiều nhất? Thế nào? Em đã có câu trả lời chưa? Là “bán cầu não trái”, đúng không nào! Bởi vì: - em thường dùng vở có kẻ sẵn ô ly. - em ghi chép theo một thứ tự định sẵn hầu như em chỉ dùng chữ để ghi bài. - em chỉ dùng số để phân chia thứ tự phần bài ghi em cố giữ lô-gic trong mọi việc mình làm. - bàn học trong lớp thường được bố trí ngay hàng thẳng lối. - để nhớ một nội dung nào đó, như hầu hết mọi học sinh trên thế giới, em cố nghĩ đến từ ngữ và những con số. Đây là những kỹ năng thuộc về bán cầu não trái. Như vậy, với cách chép bài và học tập theo kiểu truyền thống, em mới chỉ sử dụng một nửa tiềm năng tuyệt vời của não bộ. SỰ TẬP TRUNG Bản đồ Tư duy sẽ hướng em tập trung vào phần trọng tâm, cũng như tất cả những chi tiết khác có liên quan. Công cụ này có thể giúp em sử dụng được cả hai bán cầu não, và theo đó em sẽ ngày càng cảm thấy say mê học tập hơn. CÙNG HÌNH DUNG NÀO! Bộ não con người vốn thường tư duy bằng hình ảnh và màu sắc. Ví dụ, khi tôi nói “ngôi nhà”, ngay lập tức điều gì xuất hiện trong đầu em? Liệu bộ não em sẽ hoạt động như một chiếc máy vi tính, nghĩa là nó sẽ phân tích dữ liệu và rồi cho ra kết quả gồm hàng loạt ý tưởng có liên quan đến “ngôi nhà” được trình bày ngay hàng thẳng lối trên một trang giấy, hay trong đầu em sẽ hiện lên hình ảnh một n nhà với những bức tường, cửa ra vào và cửa sổ? Điều đầu tiên hiện lên trong đầu em khi nghe đến từ “ngôi nhà” không phải là những dòng chữ nối đuôi nhau trên một trang giấy, mà là hình ảnh một ngôi nhà sống động. Bộ não của em cũng suy nghĩ và ghi nhớ bằng hình ảnh. Tranh ảnh từ cuốn album hình, sách, báo hay tạp chí thường dễ làm em nhớ lại một kỷ niệm nào đó, phải không? Vì vậy, để ghi nhớ tốt, cách hiệu quả nhất là vẽ ra ý tưởng/bài học/khái niệm đó. Hãy tưởng tượng là em phải chuyển nhà đi nơi khác, và chắc chắn bản thân em cũng chẳng hề thích chuyện đó. Em quý ngôi nhà này lắm và muốn mãi nhớ về nó. Nhưng em lo là hình ảnh về ngôi nhà thân thương sẽ bị phai mờ theo năm tháng. để nhớ, thông thường em sẽ chọn cách lập danh sách như sau: Phòng bố mẹ - Phòng khách Phòng mình - Nhà bếp Phòng trống cho khách - Phòng tắm Theo đó, em sẽ cố gắng ghi lại danh sách những từ này vào trong não mình. Nhưng giờ đây, khi đã biết bộ não thường tư duy bằng hình ảnh và màu sắc, em có thể thử áp dụng một phương pháp mới giúp cả hai bán cầu não cùng phối hợp hoạt động hiệu quả. Đến lúc vẽ thử một Bản đồ Tư duy rồi đây! VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO NGÔI NHÀ Như đã trình bày, cách hay nhất để giúp em nhớ về ngôi nhà của mình là vẽ nó ra. Vậy đầu tiên em hãy vẽ hình một ngôi nhà, giống như thế này: để ghi nhớ từng căn phòng trong ngôi nhà, em có thể dùng những màu bút khác nhau để vẽ những đường rẽ riêng biệt bắt đầu từ hình ngôi nhà, mỗi nhánh sẽ đại diện cho một căn phòng. Chẳng hạn, nét màu vàng sẽ dành cho nhà bếp, nét màu đỏ cho phòng khách, v.v. Em không cần băn khoăn phải dùng màu gì cho từng căn phòng; màu sắc chỉ là để phân biệt, giúp cho việc ghi chép trở nên thú vị, dễ gợi nhớ hơn mà thôi. để làm rõ hơn đường nào sẽ đại diện cho căn phòng nào, em hãy ghi tên căn phòng lên trên đường kẻ. Ngoài ra, nếu có thời gian, em có thể vẽ thêm vài hình minh họa sinh động để dễ nhớ hơn nhé! Thế là em vừa thực hiện xong một Bản đồ Tư duy dạng đơn giản rồi đấy! Cách vẽ Bản đồ Tư duy Vẽ Bản đồ Tư duy không hề khó chút nào. Chỉ cần em nắm được 5 bước cơ bản sau: 1. Dùng một tờ giấy không có đường kẻ và bút màu. Nhớ đặt tờ giấy nằm ngang nhé! 2. Ở giữa tờ giấy, vẽ một hình ảnh đại diện cho chủ đề chính. 3. Từ hình này, em bắt đầu vẽ những nhánh lớn (không cần thẳng hàng) tỏa ra xung quanh. Mỗi đường sẽ đại diện cho một ý chính trong bài học hay bài tập của em. 4. Tiếp theo, hãy viết các ý chính lên trên từng nhánh lớn – nên dùng từ ngắn gọn thay vì là cả câu văn dài dòng. Các từ khóa luôn được viết ở trên nhánh để nhấn mạnh ý cần ghi nhớ. Nếu muốn, em có thể vẽ những hình ảnh hoặc biểu tượng minh họa bên cạnh các ý – cách này sẽ kích thích hai bán cầu não của em cùng hoạt động. 5. Từ một ý chính, em có thể vẽ thêm những nhánh nhỏ và viết lên đó các ý chi tiết. Bộ dụng cụ thực hiện bản đồ Tư duy Bộ dụng cụ này cực kỳ gọn gàng, tiện lợi nên em có thể mang theo đến bất kỳ nơi đâu. Thật ra em chỉ cần chuẩn bị: - giấy không đường kẻ - bút màu - và bộ não của em Vẽ một Bản đồ Tư duy là cứu lấy một cái cây! Lập Bản đồ Tư duy về bản thân Em đã có đủ các dụng cụ rồi, phải không nào? Giờ hãy bắt tay vào thực hiện tấm Bản đồ đầu tiên của em nhé! Dưới đây là một Bản đồ Tư duy mẫu để em tham khảo, còn hình ở trang bên vẫn còn trống để em có thể điền vào những thông tin về bản thân. Giờ chúng ta sẽ cùng chuyển sang nghiên cứu một chủ đề vô cùng quan trọng, chắc chắn em sẽ tự tin mình là một “chuyên gia” hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này: Sở thích của tôi. Hãy lật sang trang sau để biết cách thực hiện Bản đồ Tư duy về những sở thích của bản thân! Như em đã thấy, ở trang 17 có một cái khung với từ “SỞ THÍCH” ở bên trên. Giờ em hãy tự vẽ bức chân dung của mình vào khung hình, ngay bên dưới từ “SỞ THÍCH”. Bức tự họa không nhất thiết phải đẹp lắm đâu, chỉ cần vài nét phác họa thôi. Từ hình trung tâm chẽ ra 5 nhánh trông giống như vòi bạch tuộc. Trên mỗi nhánh sẽ ghi những từ/cụm từ ngắn được viết to, viết đậm thể hiện một sở thích nào đó của em, chẳng hạn như: âm nhạc, trò chơi điện tử, sách, động vật, hay thể thao, v.v. Thế thật dễ, đúng không nào? Từ mỗi nhánh lớn, em lại vẽ tiếp 3 nhánh nhỏ. Trên mỗi nhánh, hãy viết thật rõ một sở thích cụ thể của em. Ví dụ, nếu một trong những sở thích của em là “Âm nhạc”, vậy thì cụ thể đó là những thể loại nhạc nào? Còn nếu như em yêu động vật, hãy ghi trên mỗi nhánh nhỏ tên con vật mà em thực sự yêu thích. Việc này cũng đâu có gì khó, phải không? Trong những trang tiếp theo, em sẽ hiểu được tại sao phương pháp này có thể giúp em đạt được những bước tiến vững chắc, đôi khi tiến bộ rất nhanh, trong học tập cũng như trong những hoạt động thường ngày. Và em cũng sẽ thấy phương pháp được thực hiện vô cùng đơn giản mà lại hiệu quả. Góc thắc mắc - Có thể vẽ nhiều hơn 5 nhánh chính không? Ồ, tất nhiên là có thể! - Có thể thêm nhánh phụ cho mọi nhánh chính không? Dĩ nhiên là được! - Có thể vẽ thêm 2 hoặc 3 nhánh “cháu”, nhánh “chắt” cho các nhánh phụ không? Hoàn toàn được. - Các nhánh “cháu”, nhánh “chắt” sẽ tiếp tục sinh sôi đến chừng nào? Đến chừng nào mà em còn nghĩ ra ý. Bởi Bản đồ Tư duy sẽ cho em thấy khả năng tư duy lẫn sáng tạo của em là vô hạn. Giờ hãy quay trở lại với Bản đồ Tư duy về sở thích của em, tiếp tục bổ sung thêm bất cứ điều gì em muốn. Khi đã hoàn tất bản đồ, hãy tự chúc mừng mình. Em đã thực hiện xong tấm Bản đồ Tư duy đầu tiên rồi đấy. DÙNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ LÀM GÌ T rong chương này, em sẽ nhận thấy Bản đồ Tư duy có thể giúp cho việc học cũng như cuộc sống của em trở nên dễ dàng và thú vị hơn nhiều. Vì đây là bí quyết giúp em: - ghi nhớ mọi việc - ghi chép hiệu quả hơn - khơi dậy những ý tưởng mới tiết kiệm thời gian - tập trung tốt - tận dụng được hầu hết quỹ thời gian - đạt kết quả tốt trong các kỳ thi và bài kiểm tra Ứng dụng Bản đồ Tư duy để ghi nhớ Đã bao giờ em đang kể một câu chuyện đùa thì nửa chừng lại quên mất một tình tiết nên đành phải… “bịa” để kể nốt cho hết chuyện? Đã bao giờ em cứ đứng ú a ú ớ, moi không ra một chữ khi lên trả bài, mặc dù đã học bài “thuộc như cháo”? Những chi tiết “mất tích” đó chắc chắn vẫn nằm ở đâu đó trong đầu em, nhưng… cụ thể là ở đâu?! Tốt nhất là đừng để những tình huống như thế tiếp tục diễn ra. Bản đồ Tư duy chính là công cụ đơn giản nhất giúp lôi những điều đã ghi nhớ ra khỏi đầu em. Hãy nhìn vào bản đồ ở trang bên và tìm hiểu xem “đánh thức” ý tưởng có nghĩa là gì! Trí nhớ Em cho rằng việc hay quên là một vấn đề rắc rối ư? Giờ thì Bản đồ Tư duy sẽ giúp em quên bẵng… rằng em từng gặp rắc rối với chuyện ghi nhớ. Em đã thấy viết và vẽ có thể “đánh thức” ý tưởng dễ như thế nào rồi phải không! Do đó, Bản đồ Tư duy là cách tuyệt vời và hiệu quả để tìm lại những thông tin “thất lạc”. Ứng dụng Bản đồ Tư duy để ghi chép Bộ não con người đâu chỉ tư duy theo hàng, theo dòng. Vì lẽ đó, việc học bài theo kiểu “nhai đi nhai lại” chẳng phát huy mấy tác dụng. Nhiều khi em còn lãng phí thời gian và thấy nhàm chán, không hứng thú vì cứ phải đọc hoài một thứ. Hãy đọc đoạn thông tin ở trang bên, và tưởng tượng em cần phải học thuộc nó để chuẩn bị cho bài kiểm tra ở trường. Thay vì đọc đi đọc lại để cố nhét bài học vào đầu, sao em không thử cách nào đó mà chỉ cần đọc một lần duy nhất thôi. Trong lúc đọc một đoạn văn hoặc câu chuyện, hãy hình dung em sẽ kể lại cho người khác nghe như thế nào. Việc này sẽ giúp em tập trung tâm trí hơn. Em cũng có thể dùng Bộ câu hỏi ở trang 26 để kết nối các ý tưởng trong quá trình đọc. Tự đặt câu hỏi trong khi đọc sẽ giúp em hiểu nội dung hơn, mau nhớ và sau đó dễ lập Bản đồ Tư duy hơn. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2 Chiến tranh Thế giới thứ hai diễn ra từ năm 1939 đến năm 1945 trên nhiều mặt trận: Tây Âu, Xô - Đức, Bắc Phi và châu Á - Thái Bình Dương. 60 triệu người đã chết trong cuộc chiến tranh này, trong đó có khoảng 40 triệu thường dân. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 làm cho các nước đế quốc chia thành 2 khối quân sự đối lập: khối Phát xít (gồm Đức - Ý - Nhật) và khối Đồng minh (Anh - Pháp - Mỹ). Khối Phát xít tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và chia lại thế giới bằng chiến tranh. Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức xâm lược Ba Lan khiến Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức. Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ từ đây và lan rộng khắp thế giới. Tháng 6 năm 1941, Đức tấn công Liên Xô. Ở chiến trường Thái Bình Dương, ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật tuyên chiến với quân Đồng minh (đặc biệt là Mỹ) khi tấn công vào Trân Châu Cảng. Ngày 1 tháng 1 năm 1942, 26 quốc gia, đứng đầu là Liên Xô, Mỹ, Anh đã cam kết cùng nhau chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình. Khối Đồng Minh chống phát xít được thành lập. Do phải căng quân trên quá nhiều mặt trận, phe Phát xít chịu nhiều thiệt hại và thất bại trong các trận chiến quan trọng trước phe Đồng minh và Liên Xô, đặc biệt là sau khi Đồng minh và Liên Xô “bắt tay” nhau. Ngày 9 tháng 5 năm 1945, quân Phát xít đầu hàng ở châu Âu và Bắc Phi. Đến tháng 8 năm 1945, sau khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, quân Nhật đầu hàng. Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. (Tổng hợp từ wikipedia) Bộ câu hỏi Bộ câu hỏi tiện lợi này có thể giúp em rất nhiều đấy! MÀU SẮC SẼ LÀM CÁC Ý NỔI BẬT HƠN ĐẤY! 1. Dùng một tờ giấy không đường kẻ và bút màu. 2. Tìm ra ý chính của câu chuyện rồi vẽ hình minh họa cho ý đó vào giữa trang giấy. Hãy đảm bảo hình vẽ của em có thể chuyển tải được cả nội dung câu chuyện. Đừng quên dùng nhiều màu sắc để hình ảnh thêm sinh động và dễ nhớ. 3. Từ hình trung tâm, vẽ tỏa ra nhiều nhánh. Mỗi nhánh là một ý chính của câu chuyện – có thể vận dụng Bộ câu hỏi Cái gì – Ở đâu – Khi nào – Ai – Tại sao – Kết quả để phân ý. 4. Viết ý chi tiết lên mỗi nhánh. Chỉ nên dùng từ ngắn gọn, và vẽ thêm hình minh họa nếu có thể. 5. Tiếp theo, từ mỗi nhánh lớn, ta lại vẽ thêm nhiều nhánh nhỏ tỏa ra. Như vậy, em có thể thêm vào nhiều ý chi tiết hơn cho Bản đồ Tư duy. Đây là lúc em có thể thêm vào những chi tiết vốn thường dễ quên trong lúc làm kiểm tra như: ngày tháng, tên tuổi hay các số liệu… Chỉ dùng những từ đơn, cụm từ ngắn hoặc con số, đừng nên viết cả câu hay cụm từ quá dài. Mẹo nhỏ: Màu sắc sẽ làm các ý nổi bật hơn đấy! Hãy nhìn vào Bản đồ Tư duy ở trang sau và xem phần nội dung có gì khác so với cách ghi chép của em không nhé! Tất nhiên sẽ có sự khác biệt bởi Bản đồ Tư duy thể hiện ra bên ngoài những điều đang diễn ra trong đầu em. Và vì những suy nghĩ trong đầu em là độc nhất, nên Bản đồ Tư duy của em cũng rất độc đáo. “Đánh thức” ý tưởng từ bên trong Bản đồ Tư duy giúp em tìm thấy và “lôi ra” những ý tưởng nằm khuất đâu đó trong bộ não, cứu em khỏi những khoảnh khắc… “bí lù”. Thu thập ý tưởng Bản đồ Tư duy cũng giúp em nắm bắt ý tưởng, liên kết các ý với nhau khi nghe giáo viên giảng bài, khi đọc sách hoặc tra cứu thông tin trên máy tính. Theo cách này, hiểu biết của em sẽ ngày một gia tăng. Phát huy khả năng tư duy Bản đồ Tư duy là một công cụ tuyệt vời, giúp em tư duy tốt hơn, nhanh hơn, rõ ràng hơn và cảm thấy thú vị hơn. Dùng Bản đồ Tư duy để gợi mở ý tưởng mới Đến đây, em đã biết cách lập Bản đồ Tư duy cho một câu chuyện. Em có thể áp dụng cách làm này đối với cả một tờ báo, sách hay quyển vở ghi chép của em – hãy biến tất cả thành Bản đồ Tư duy, “người bạn” thân thiết của trí não. Ở những phần sau, tôi sẽ hướng dẫn em dùng Bản đồ Tư duy để ôn bài. Ngoài việc ghi nhớ, liệu ta có thể vận dụng công cụ này vào những việc khác không? Chẳng hạn như tìm tòi ý tưởng, lập dàn ý để sáng tác một câu chuyện hay lên kế hoạch thực hiện một đề tài? À, chuyện đó cũng dễ thôi! Bộ não của chúng ta chính là cỗ máy sáng tạo nhất thế giới. Tất cả những gì em cần chỉ là một chiếc Bản đồ Tư duy, nơi nảy sinh vô vàn ý tưởng sáng tạo. “EM CHẲNG THỂ NGHĨ RA Ý GÌ ĐỂ VIẾT CẢ!” Em vừa trải qua một ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ. Em được gặp gỡ bạn bè, chơi đùa, lang thang suốt ngày và gạt hết bài vở ra khỏi đầu mình. Em dùng sức mạnh thần kỳ của bộ não để tìm ra những lý lẽ hợp lý nhằm phớt lờ một nhiệm vụ quan trọng nào đó, và ước gì mình không phải hoàn thành nó. Hẳn là em đã đoán biết được tôi đang nói về điều gì rồi chứ! Phải rồi… mấy bài tập làm văn ở nhà. Không hiểu tại sao thầy cô cứ bắt em phải viết về những đề tài thật là nhàm chán! Những đề tài như Doraemon, Harry Potter hay Năm anh em siêu nhân chẳng phải sẽ dễ và thú vị hơn sao?! Em cảm thấy những đề bài được giao quá khô khan và chẳng gợi chút cảm hứng nào hết. Em thẫn thờ, chong mắt nhìn vào trang giấy trắng suốt cả tối Chủ nhật và “lạc” luôn trong đống bài tập phải nộp vào hôm sau. Vậy sao chúng ta không khiến trang giấy trắng trước mắt hữu dụng hơn chút nhỉ? Bản đồ Tư duy cùng với khả năng tuyệt vời của bộ não sẽ khiến những đề văn và câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. LẬP DÀN Ý XÂY DỰNG CÂU CHUYỆN – CHIẾC BÌNH THẤT LẠC 1. Dùng một tờ giấy không đường kẻ và bút màu. 2. Ở giữa tờ giấy, hãy vẽ hình một cái bình. Tô màu và thêm vài chi tiết giống như em hình dung. Việc này sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng của em. 3. Vẽ các nhánh tỏa ra từ hình ảnh trung tâm. Đây là những “nhánh” ý tưởng chính. 4. Đến lúc phát huy khả năng tưởng tượng rồi đây! Hãy thêm vào câu chuyện những chi tiết thần kỳ nhất, màu nhiệm nhất và thú vị nhất. Dùng Bộ câu hỏi Cái gì - Ở đâu - Khi nào - Ai - Tại sao - Kết quả, chẳng hạn như: Cái bình có từ khi nào? Được làm ở đâu? Nó có những khả năng thần kỳ nào? Nó bao nhiêu tuổi? Ai sở hữu nó, ai làm mất nó? Sao nó lại xuất hiện ở nơi đó?... 5. Viết các ý này lên các nhánh, nhớ dùng thêm các biểu tượng, hình vẽ, màu sắc cho sinh động. 6. Hãy để trí tưởng tượng của em tiếp tục bay bổng. Vẽ thêm các nhánh nhỏ từ mỗi nhánh chính và thêm vào các chi tiết hấp dẫn hơn. Càng thêm nhiều ý, câu chuyện càng sống động và hiện rõ hơn trong đầu em (và cả trong đầu người đọc). 7. Cứ tiếp tục thêm vào các “nhánh” ý tưởng chi tiết hơn cho đến khi em cảm thấy đã có đủ tình tiết thú vị để sáng tác câu chuyện của mình. Sau khi thực hiện xong, hãy nhìn Bản đồ Tư duy ở trang sau và so sánh câu chuyện của tôi với câu chuyện của em. Thật tuyệt khi từ một chủ đề, chúng ta có thể sáng tác ra thật nhiều câu chuyện khác nhau! BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ CÁC MÔN HỌC C hà chà! Phần quan trọng đến rồi đây! Ở chương này, tôi sẽ hướng dẫn em cách ứng dụng Bản đồ Tư duy vào việc học, để chuyện thi cử và kiểm tra không còn là nỗi lo ngay ngáy và để thầy cô, cha mẹ cũng như bạn bè phải ngỡ ngàng trước những thành tích mà em đạt được. Bản đồ Tư duy sẽ giúp em hiểu bài hơn, nhớ tốt hơn, dễ dàng ghi chép bài vở và tìm tòi được nhiều ý tưởng mới dẫu ở bất cứ môn học nào. Ngữ văn LẬP DÀN Ý p p p pq q q q Q Q Q Qq q q q Nếu muốn viết một bài văn hay, em cần phải lựa chọn giọng điệu, cách viết và từ ngữ phù hợp. Trước khi bắt đầu viết bài, em luôn cần lập dàn ý. Và trong trường hợp này, Bản đồ Tư duy chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực. Đôi khi, việc lập dàn ý có vẻ như là điều không nên làm do em sợ sẽ không đủ thời gian để làm bài kiểm tra. Tuy nhiên, trên thực tế, việc lập dàn ý lại có lợi về lâu dài, vì nó giúp em tiết kiệm thời gian, nêu rõ các ý, phân chia rõ phần mở - thân - kết bài. Qua đó, bài văn của em sẽ hay hơn, mạch lạc hơn, có nhiều ý phân tích mới hơn so với mấy “bài văn mẫu”. Nếu không lập Bản đồ Tư duy và cứ duy trì cách học nhàm chán như hiện tại, em sẽ càng tốn thời gian cho việc lo lắng và hồi hộp trước mỗi lần kiểm tra, thi cử mà không tập trung được toàn sức để viết bài. Và kết quả thường là một bài văn gồm nhiều ý trùng lặp, câu văn lủng củng, thậm chí là rất… ngớ ngẩn. Sau đây là một ví dụ điển hình. Với những hiểu biết về Bản đồ Tư duy cho đến thời điểm này, em hãy chỉ ra điểm chưa đạt trong đoạn văn sau và nghĩ cách viết sao cho hay hơn. Kỳ nghỉ hè của em Mùa hè này, cả gia đình em cùng nhau đi nghỉ hè. Bố, mẹ, chị gái, em trai và hai chú chó đã cùng em đi nghỉ trong hè này. Cả nhà rất vui. Kỳ nghỉ thật thú vị. Cả nhà cùng đi xem những bộ phim hay và thưởng thức những bữa tối tuyệt hảo. Đoạn văn trên chưa được ở điểm nào? Lặp ý, đúng không nào? Thêm vào đó là bố cục chưa tốt, nói đúng ra là ý tưởng nghèo nàn và nhàm chán. Nếu không dùng Bản đồ Tư duy để lập dàn ý, việc viết bài sẽ khó khăn và dễ mắc lỗi dù đã tốn thời gian suy nghĩ, đầu tư công sức. Biết dùng Bản đồ Tư duy đúng cách, em sẽ đỡ tốn thời gian, bố cục bài viết chặt chẽ hơn, có thời gian nghĩ thêm ý tưởng và có cảm hứng làm bài hơn, ấy là chưa kể điểm số cũng tăng theo đấy. ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN Bản đồ Tư duy là công cụ tuyệt vời giúp em tìm tòi ý tưởng và tập hợp các “chất liệu” ấy lại để viết nên một bài văn hay: - Mở bài – dẫn chuyện tự nhiên và hấp dẫn để gợi mở vấn đề sắp được nói tới. - Thân bài – diễn giải nội dung sao cho thú vị và sáng tạo. - Kết bài – tóm lược các ý ở thân bài và xác định rõ nội dung, ý của cả bài viết. CHIẾC VA LI CŨ Vào một ngày mưa gió, khi đã trưởng thành, em quyết định khám phá nhà kho, hay nơi đựng đồ cũ trong nhà. Thế rồi em tìm được một chiếc va li cũ bằng da, bám đầy bụi và mạng nhện. Em mở chiếc va li ra và thấy rất nhiều thứ thuộc về em, mỗi món đồ gắn liền với một kỷ niệm nào đó. Hãy chọn ra năm món và viết về những kỷ niệm được gợi lại trong em. Ví dụ như đôi giày thể thao cũ, mòn vẹt đã bong cả đế khiến em nhớ về một trận bóng “nảy lửa”, hay một bức hình chụp tất cả các bạn trong lớp thời phổ thông. Lưu ý rằng sự việc này diễn ra trong tương lai, khi em đã trưởng thành và nhìn lại tuổi thơ của chính mình. Đây là một bài tập tưởng tượng, có thể em chưa từng nghĩ đến tình huống này. Vì thế, hãy lập dàn ý để câu chuyện em kể không bị lan man, sa đà vào những chi tiết không cần thiết. Bản đồ Tư duy cho bài văn “Chiếc va li cũ” Lập Bản đồ thế nào đây? 1. Như thường lệ, chúng ta sẽ bắt đầu bằng một hình ảnh/biểu tượng ở giữa trang giấy, nơi chúng ta sẽ triển khai các ý tưởng chính và ý chi tiết cho bài văn. Trong trường hợp này, hình chiếc va li là lựa chọn phù hợp nhất. 2. Một nhánh chính sẽ “đảm nhiệm” phần mở bài. Ở phần này, em có thể giới thiệu bối cảnh dẫn đến tình huống bằng cách dùng những nhánh phụ để dẫn ý mô tả (ngày hôm đó như thế nào, nơi câu chuyện bắt đầu, điều gì xảy ra…). 3. Tiếp theo là phần thân bài. Ở phần này, em sẽ mô tả năm món đồ em tìm thấy trong chiếc va li cùng những kỷ niệm. Đặt mỗi món lên một nhánh con của nhánh Thân bài, có thể vẽ thêm vài hình ảnh cho mỗi kỷ niệm (một hình ảnh có thể nói thay cho cả ngàn lời đấy!). Khi bộ não và trí tưởng tượng đã vào guồng, em tha hồ thêm vào các nhánh chi tiết hơn. Thân bài sẽ là phần chi tiết nhất trên Bản đồ Tư duy của em. Vì thế, hãy chừa cho nó một khoảng không gian tương đối thoải mái nhé! 4. Cuối cùng là phần kết bài. Trong phần này, em có thể nêu cảm xúc của mình về những món đồ đã tìm thấy, với cả những kỷ niệm gắn liền. Cố gắng rút ra một cảm nhận chung nhất về những gì em vừa trải qua. Sau khi đã thực hiện xong Bản đồ Tư duy, em sẽ dễ dàng bắt tay vào việc viết bài. Em đã vạch ra ba phần rõ ràng – mở bài, thân bài, kết bài – cũng như rất nhiều ý tưởng độc đáo, thú vị cho bài văn. GÓC RÈN LUYỆN Dùng Bản đồ Tư duy để lập dàn ý cho bài văn sẽ giúp em thấy việc làm bài dễ dàng hơn. Hãy xem thêm một ví dụ nữa ở trang 44-45 trước khi em bắt đầu tự thực hiện tấm Bản đồ Dàn bài của mình. Lưu ý là luôn bắt đầu từ hình ảnh trung tâm (chủ đề chính của bài văn), rồi thêm các nhánh khi triển khai ý tưởng. Hãy để trí tưởng tượng giúp em có được những bài văn xuất sắc! Bữa tối gia đình Một gia đình nọ đang cùng bàn bạc để tìm địa điểm ăn tối. Một trận tranh cãi diễn ra, nhưng cuối cùng mọi người cũng thống nhất được nơi muốn đến. Hãy kể lại câu chuyện trên. Em có thể tham khảo những gợi ý sau. Chữ màu đỏ là những ý chính giúp em dễ lập Bản đồ Tư duy hơn. - Xác định bối cảnh – thời gian, không gian, bầu không khí gia đình lúc đó. - Những đề nghị được đưa ra – lý do đồng ý và không đồng ý. - Trên đường đến nhà hàng – cân nhắc lộ trình đi và xem có cảnh hay sự kiện thú vị nào trên đường không. - Mô tả ngoại thất và nội thất nhà hàng – có thể mô tả dựa theo nơi em đã từng đến. - Chọn món và thưởng thức bữa ăn – mô tả về món ăn bằng cả 5 giác quan. - Cố gắng làm bật lên cá tính mỗi thành viên trong gia đình qua cử chỉ và lời nói của họ. - Tưởng tượng có 1 hoặc 2 tình huống thú vị diễn ra trong bữa ăn. Nên chọn những tình huống vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. - Phần kết luận rất quan trọng. Em cần tóm gọn lại toàn bộ diễn biến của bữa tối và mang đến cho người đọc một cái kết ấn tượng. Lịch sử CHUYẾN DU NGOẠN VƯỢT THỜI GIAN Có thể hô biến và ngay lập tức xuất hiện ở một thời đại khác, chuyện này không phải rất lý thú sao? Em có thể cổ vũ một trận đấu tại Đấu trường La Mã, hay chứng kiến cảnh các nô lệ đang kéo những tảng đá nặng nề để xây dựng kim tự tháp ở Ai Cập. Việc học lịch sử quả thực nên tạo được sự hứng thú, chứ không phải chỉ cố gắng nhớ cho được những cái tên, sự kiện và ngày tháng. Những trang tiếp theo sẽ giới thiệu vài câu chuyện lịch sử thú vị để giúp em rèn luyện thêm kỹ năng lập Bản đồ Tư duy. Tôi sẽ hướng dẫn em từng bước một. LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO MÔN LỊCH SỬ CUỘC XÂM LƯỢC CỦA NGƯỜI VIKING Vào khoảng năm 800 Sau Công Nguyên (SCN), người Viking bắt đầu những cuộc cướp bóc, gieo nỗi kinh hoàng ở khắp nơi. Hầu hết những cuộc cướp bóc được thực hiện theo nhóm, với tối đa là 10 chiếc thuyền, mỗi thuyền có khoảng 30 chiến binh. Tốc độ thuyền giúp họ tấn công bất ngờ và rút lui trong chớp nhoáng. Người Viking được biết đến như là những chiến binh dũng cảm nhưng không kém phần tàn ác. Họ gieo rắc nỗi kinh hoàng ở bất cứ nơi nào họ đến. Một trong những lý do khiến các dân tộc khác sợ người Viking là vì họ có những bộ áo giáp và vũ khí tối tân nhất châu Âu thời bấy giờ. Khi chiến đấu, họ chủ yếu dùng gươm, giáo, cung tên và rìu. Một chiến binh bình thường thì mặc áo chiến bằng da thuộc chắc và dai, trong khi những chiến binh giàu có hơn sử dụng những sợi xích và đan chúng lại thành áo giáp. Ngoài ra, người Viking cũng thường mang theo những tấm khiên tròn, lớn có một lớp da thú bao phủ. Những chiến binh Viking đáng sợ nhất được gọi là “berserker” – chiến binh hung bạo. Để thêm phần đáng sợ, họ dùng chất gây nghiện để khiến mình trở nên mất kiểm soát. Từ “berserk” ngày nay vẫn được dùng để chỉ những người mất kiểm soát bản thân. Ban đầu, người Viking cướp bóc của cải ở các nhà thờ. Sau đó họ tấn công đến các thị trấn, cướp phá và rồi đốt cháy toàn bộ mọi thứ. Họ tàn sát tất cả, thậm chí không hề nhân nhượng phụ nữ hay trẻ em. Nhiều phụ nữ bị tra tấn cho đến chết. Một số bị bắt làm tù binh rồi bị bán làm nô lệ. - Theo Orderic Vitalis, “Warfare Chronicler”, Daily Mail GÓC RÈN LUYỆN Những người La Mã cũng từng cướp bóc. Vào khoảng năm 150 sCN, đế chế của người La Mã bao phủ hầu hết châu Âu, lan sang cả Palestine, Ai Cập và Bắc Phi. Họ cai quản một vùng rộng lớn như thế bằng lực lượng quân đội hùng hậu. Bản đồ Tư duy về đề tài “Quân đội La Mã” sẽ giúp em rất nhiều trong việc học lịch sử, địa lý thành Rome thời bấy giờ. Bộ câu hỏi dưới đây sẽ có ích trong trường hợp này. Hãy đọc bài viết ở trang 53, tìm ra ý và câu trả lời ngắn gọn để thay thế các câu hỏi trên mỗi nhánh chính. sau đó thêm các nhánh phụ cho những phần giải thích hoặc các chi tiết khác. NHỮNG NGƯỜI LÍNH LA Mà Họ tập hợp lại thành từng nhóm với số lượng lớn, được gọi là “quân đoàn”, lên đến 5.000 lính. Mỗi quân đoàn có khoảng 5.000 bộ binh có vũ trang và một số kỵ binh. Một quân đoàn có cả kỹ sư, người giám sát, thợ xây, thợ mộc và cả thợ rèn. Ngoài việc chiến đấu, các quân đoàn cũng làm luôn việc xây dựng pháo đài, cầu và đường sá. Chỉ có những công dân của Đế quốc La Mã mới được tham gia vào các quân đoàn. Họ tại ngũ khoảng 25 năm. Khi xuất ngũ, họ được cho 3 đồng vàng và đất trồng trọt. Trong hầu hết những trận chiến thực sự, lực lượng tham chiến là quân trợ chiến (auxiliary). Những người này không phải là công dân của Đế chế, họ chỉ trở thành công dân chính thức sau khi xuất ngũ. Họ có thể là những kỵ binh từ Tây Ban Nha, Hungary và các cung thủ từ Trung Đông. Sau năm 100 SCN, Đế chế không mở rộng thêm nữa, còn quân đội chiến đấu chủ yếu để giữ lấy những phần đất người La Mã đã chiếm được. Việc này cần rất nhiều nhân lực; do đó ngày càng nhiều người không phải công dân được tuyển mộ như quân trợ chiến để đánh bại các lực lượng bên ngoài. Các bộ lạc ngoài Đế chế cũng được tuyển. Những người này được gọi là “numeri”. Cũng như quân trợ chiến, các numeri thường phải chiến đấu chống lại các thế lực bên ngoài, song không được trở thành công dân khi xuất ngũ. - Theo Orderic Vitalis, “Warfare Chronicler”, Daily Mail Toán GIẢI QUYẾT RỐT RÁO VẤN ĐỀ Chúng ta có thể lập Bản đồ Tư duy cho môn Toán không? Không như nhiều người nghĩ, môn Toán không phải chỉ có những công thức và phương trình. Tất cả các công thức và phương trình đều dựa trên nền tảng quan trọng là khái niệm và tiền đề. Bản đồ Tư duy có thể giúp em sắp xếp hợp lý những điều này trong não bộ. Ghi nhớ: Số lượng nhánh thêm vào hoàn toàn phụ thuộc vào các em. LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO MÔN TOÁN Hãy đảm bảo các em phân biệt được hình tam giác và tam giác long (khủng long ba sừng). Bởi vì trong phần tiếp theo đây, thầy siêu Bự – một tam giác long thứ thiệt – sẽ dạy các em bài “Hình tam giác” nhé! GÓC RÈN LUYỆN Giờ hãy xem những thông tin bên dưới các tứ giác sau. Lập Bản đồ Tư duy về các tứ giác, như Bản đồ Tư duy về hình tam giác ở trang trước. Nếu cần, em có thể thêm bao nhiêu nhánh con tùy thích. Tứ giác là hình có 4 cạnh Khoa học HÌNH NHƯ CÓ MÙI CÁ CHIÊN ĐÂU ĐÂY? Đến giờ ăn trưa rồi sao? Không phải đâu! Mùi từ phòng thí nghiệm hóa học đấy – ở đó hẳn đang làm thí nghiệm với các chất khí. Em có thể thực hiện được rất nhiều thí nghiệm với các nguyên tố hóa học. Dù đều được cấu thành từ những hạt rất nhỏ nhưng thật ra chúng rất khác nhau. Em có thấy rối trí không? À, tất cả sẽ trở nên rõ ràng và đơn giản hơn nhiều với Bản đồ Tư duy. Bản đồ Tư duy sẽ giúp em nhận biết và ghi nhớ những điểm giống và khác nhau. LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO MÔN KHOA HỌC Em có thể dùng Bản đồ Tư duy để khám phá các đặc tính của chất rắn, chất lỏng và chất khí. Tôi sẽ bắt đầu Bản đồ Tư duy với việc phân loại các chất theo 3 nhóm chính. Và trong mỗi nhóm, tôi sẽ liệt kê các đặc tính của nhóm, sau đó là những nhánh nhỏ hơn với các ví dụ cụ thể. Thể rắn - Ví dụ: phô mai - Các hạt trong chất rắn bị nén chặt với nhau và hầu như không di chuyển. - Có hình dạng cố định. - Có thể cắt hay đẽo gọt. - Cầm, nắm được. - Có thể điều khiển dễ dàng. Thể lỏng - Ví dụ: nước - Các hạt trong chất lỏng bị nén không quá chặt và có thể di chuyển một chút. - Dễ đổ, chảy từ cao xuống thấp do tác động của trọng lực. - Khối chất lỏng có hình dạng của vật chứa nó và có thể rót ra ngoài. - Bề mặt chất lỏng ở trong vật chứa thì tương đối bằng phẳng. - Khó điều khiển chất lỏng. Thể khí - Ví dụ: mây - Các hạt trong chất khí có rất nhiều không gian nên chúng có thể di chuyển dễ dàng. - Chất khí có thể tràn vào mọi không gian trống quanh ta. - Hầu hết các chất khí đều vô hình. GÓC RÈN LUYỆN Đọc các thông tin về sự biến đổi của vật chất, rồi chuyển tải chúng qua Bản đồ Tư duy. Em phải nhớ tìm kỹ từ khóa (một số đã được tô màu đỏ), và tìm hiểu vì sao một số thí nghiệm chỉ xảy ra một chiều. điều gì đã xảy ra với các chất? HAI DẠNG BIẾN ĐỔI Hãy theo dõi hai thí nghiệm sau. Tạo ra nến là dạng biến đổi hai chiều (thuận nghịch), nhưng nến cháy lại là dạng biến đổi một chiều (bất thuận nghịch). Thí nghiệm 1 – Làm nến Đun nóng miếng sáp trong bể ổn nhiệt. Miếng sáp cứng sẽ dần hóa lỏng khi nhiệt truyền qua nó. sáp lỏng được rót vào một cái khuôn và sẽ có hình dạng của mặt trong khuôn. Khi nguội, sáp lỏng đông cứng lại. Khi lấy miếng sáp cứng ra khỏi khuôn thì miếng sáp vẫn giữ hình dạng giống như mặt trong khuôn và không tan chảy. Thể tích của miếng sáp cũng không thay đổi. đây là sự biến đổi hai chiều bởi sáp cứng chuyển thành sáp lỏng, rồi đông lại thành sáp cứng mà không bị mất đi hay thêm vào thứ gì. Vì thế thành phần chất hóa học không có sự thay đổi nào. Em có biết? “Đông đặc” là một thuật ngữ khoa học dùng để chỉ quá trình chất lỏng chuyển thành chất rắn khi nhiệt độ giảm. Thí nghiệm 2 - Đốt nến Châm lửa vào bấc nến để đốt nến nào! sáp bị đốt sẽ phát ra ánh sáng, nhiệt và khói. Cây nến bị đốt cứ thấp dần, nghĩa là thể tích của khối sáp đã thay đổi. Đây là dạng biến đổi một chiều bởi cây nến đã bị thay đổi cả về thể tích và trọng lượng. Địa lý NHẤT ĐỊNH MÌNH SẼ ĐI ĐẾN NHỮNG NƠI CHƯA TỪNG CÓ DẤU CHÂN NGƯỜI. Nếu không thực tế du ngoạn mọi nơi trên thế giới thì cũng thật khó mà hình dung được những nơi đó trông ra sao, cảnh vật và khí hậu như thế nào, có khác gì so với nơi mình ở. Nắm vững kiến thức địa lý thế giới là điều rất quan trọng. Bây giờ, hãy phát huy trí tưởng tượng và lên kế hoạch cho chuyến đi vòng quanh thế giới nào! LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO MÔN ĐỊA LÝ Chúng ta hoàn toàn có thể đi vòng quanh thế giới trong 20 phút với một chiếc Bản đồ Tư duy! Và đừng lo, em sẽ không bị lạc đâu. GÓC RÈN LUYỆN Nước, nước ở khắp mọi nơi. đúng thế, nước có ở quanh ta, nhưng không phải lúc nào cũng ở những nơi dễ thấy. Vòng tuần hoàn của nước không hề đơn giản, đó là cả một quá trình bay hơi và ngưng tụ hơi nước diễn ra liên tục. Em hãy đọc những ghi chép ở trang bên về vòng tuần hoàn của nước và suy nghĩ xem nên lập Bản đồ Tư duy như thế nào. Cần lưu ý là sự bay hơi và sự ngưng tụ chính là hai tiến trình mấu chốt. Vì vậy, em hãy bắt đầu lập Bản đồ Tư duy từ đây. Vấn đề tổ chức Đã bao giờ em cảm thấy quá tải vì hàng mớ thông tin cứ ồ ạt xuất hiện không? Bản đồ Tư duy sẽ giúp em tập hợp và sắp xếp lại mọi thông tin. Vòng tuần hoàn của nước Sự bay hơi và ngưng tụ hơi nước trong không khí luôn diễn ra liên tục. Sự bay hơi – quá trình bốc hơi thành thể khí 1. Nhiệt từ mặt trời làm cho nước bay hơi (chứ không biến mất nhé!). Nước bốc hơi thành thể khí. 2. Nước từ quần áo ướt cũng bay hơi. Sự ngưng tụ – quá trình chuyển hóa thể lỏng Hơi nước trong không khí khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại dưới dạng những giọt nước. Sự bay hơi và ngưng tụ của nước trên trái đất 1. Nước trên Trái đất không ngừng “tái sinh”. Nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng đây là sự thật. 2. Khi nhiệt độ hạ xuống, những hạt nước rơi xuống dưới dạng mưa hay tuyết, thậm chí cả dạng mưa đá. VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC Băng đá, nước hay hơi nước đều là những dạng khác nhau của nước. Em cần thực sự hiểu rõ về sự ngưng tụ và bay hơi. Đừng quên rằng nước không biến mất, chỉ là đã chuyển thành thể khí. Hãy nhìn vào hình minh họa vòng tuần hoàn của nước dưới đây và tìm hiểu về chuyến hành trình của nước. Em có thường hay vẽ nguệch ngoạc không? Em có biết rằng hầu hết mọi người ai cũng… vẽ nguệch ngoạc không? Vẽ nguệch ngoạc không hề phí phạm thời gian, mà ngược lại còn giúp em không bị mất tập trung. Rất nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy vẽ nguệch ngoạc giúp em tập trung hơn và đồng thời làm gia tăng trí nhớ. Bản đồ Tư duy cũng là một hình thức vẽ nguệch ngoạc đấy. Ngoại ngữ NHỊP CHÂN VÀ SUY NGHĨ Học một ngôn ngữ mới cũng thú vị như khi nghe một bản nhạc hay vậy! Nhiều người nghĩ học thêm một ngoại ngữ là rất khó khăn. Có lẽ là như thế nếu bạn không dùng đến Bản đồ Tư duy. Cũng như Ngữ văn và Toán học, học Ngoại ngữ thật ra chỉ là học cách nắm bắt và vận dụng những khái niệm cơ bản. Thế nên Bản đồ Tư duy sẽ lại có ích cho em đấy. LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO MÔN NGOẠI NGỮ Bản đồ Tư duy là một công cụ hỗ trợ ghi nhớ hiệu quả. Em có thể dùng chúng để ôn lại từ vựng và các điểm ngữ pháp. Hình minh họa ở trang 78-79 sẽ cho thấy Bản đồ Tư duy hiệu quả ra sao trong việc giúp em ghi nhớ cách chuyển danh từ số ít sang số nhiều trong tiếng Anh. Học ngoại ngữ không hề khó, thực ra chỉ đơn giản là nắm vững các quy luật mà thôi. Chẳng hạn: Làm thế nào để biết khi nào thêm –s hay –es vào sau danh từ để chuyển từ dạng số ít sang số nhiều? –S/–ES/–IES Những danh từ tận cùng bằng –s/–sh/–ch/–x/–z, các em thêm – es. Những danh từ tận cùng bằng phụ âm + y, các em bỏ – y và thêm – ies. Những danh từ tận cùng bằng phụ âm + o, các em thêm – es. Những danh từ tận cùng bằng –f/–fe, bỏ –f/–fe, thêm vào – ves. Những trường hợp còn lại (ngoài các danh từ bất quy tắc), thêm – s bình thường. GÓC RÈN LUYỆN Sao rồi? Các em đã nhớ cách chuyển danh từ số ít thành số nhiều chưa? Cũng không quá khó khi dùng đến Bản đồ Tư duy nhỉ! Một khi đã nắm vững cách sử dụng công cụ này thì việc ghi nhớ các danh từ bất quy tắc, danh từ không đếm được… không còn là trở ngại. MỘT SỐ DANH TỪ BẤT QUY TẮC Số ít - Số nhiều Man - Men Woman - Women Child - Children Tooth - Teeth Foot - Feet Goose - Geese Mouse - Mice Deer - Deer Fish - Fish Sheep - Sheep Series - Series Species - Species Person - People MỘT SỐ DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC Money, Rice, Information, Coe, Music, Water, News, Flour, Luggage, Wine, Milk , Soup, Dugar, Furniture, Happiness, Salt, Scenery, Tea CHINH PHỤC NHỮNG BÀI KIỂM TRA VÀ KỲ THI V ới Bản đồ Tư duy, em sẽ thấy việc học và đọc sách trở nên thú vị như đang chơi một trò chơi vậy. Em có thể dễ dàng nắm bắt nội dung một cuốn sách và truyền tải đại ý từng hương vào một tờ giấy (với nhiều màu sắc, hình ảnh sống động, bố cục bắt mắt) để ghi nhớ lâu hơn. Em đã bao giờ thắc mắc sao nhiều bạn đồng trang lứa với em thường đạt kết quả cao khi kiểm tra hay thi cử, trong khi số khác lại chật vật vô cùng, thậm chí có những bạn bị điểm thấp dù đã học rất nhiều, nhiều hơn cả những bạn đạt điểm cao? Đó có thể là do những em đạt điểm cao nắm được “luật chơi” mà những em bị điểm thấp chưa hiểu được. Bản đồ Tư duy không chỉ là một phương pháp tuyệt vời giúp đạt kết quả học tốt, mà nó còn giúp em hệ thống lại những gì đã học, nhờ vậy em sẽ nắm bắt và vận dụng kiến thức dễ dàng hơn. Học nhồi học nhét Đây chính là lý do việc “nhồi nhét” chẳng mấy hiệu quả. “Nhồi” kiến thức vào đầu ngay sát ngày thi, kiểm tra hệt như nhồi thức ăn ngay trước trận thi đấu thể thao vậy. Em biết điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể chúng ta vận động trong khi dạ dày đầy thức ăn chứ? Học nhồi ngay trước ngày thi cũng đồng nghĩa với việc em tự đẩy bộ não của mình hoạt động đến mức… tê liệt ngay trong kỳ thi. Các dữ liệu trong não sẽ biến mất ngay sau kỳ thi và vì thế cả “quá trình ôn luyện” cuối cùng chỉ là công cốc, mọi kiến thức đều được “trả lại” cho thầy cô hết. Nhồi nhét có thể có hiệu quả nếu em dùng Bản đồ Tư duy làm công cụ hỗ trợ ngay từ đầu năm học hoặc đầu học kỳ. Em có thể lập Bản đồ Tư duy cho mỗi bài học. Như thế em mới “hấp thu” được kiến thức thầy cô truyền tải trên lớp, cùng với những điều biết thêm từ sách vở và cuộc sống. Không chỉ thế, Bản đồ Tư duy cũng đóng vai trò như là bản tổng kết khi em bước vào giai đoạn ôn tập, chuẩn bị kiểm tra hay thi cử. Hãy đọc những phần trọng tâm trong sách giáo khoa. Nếu có thể, em hãy học nhóm cùng 2 - 3 bạn nữa để thảo luận về những ý chính của chủ đề đang ôn rồi ghi lại kết quả trên Bản đồ Tư duy theo đúng thứ tự chủ đề - ý chính - các ý chi tiết. Cách làm này rất hữu ích. Việc lập Bản đồ Tư duy trong quá trình học cũng giống như giăng một chiếc lưới khổng lồ, tự động bắt lấy “con bướm” ý tưởng ngay khi nó xuất hiện mà không cần phải gồng sức, cắn bút suy nghĩ. Ý tưởng có thể xuất hiện từ bài thầy cô giảng trên lớp, từ sách vở, từ những lần lướt web, từ bạn bè và từ chính những suy nghĩ, ý tưởng của em. Và như thế, mỗi khi bắt gặp một ý tưởng mới (con bướm),“hệ thống lưới bẫy” Bản đồ Tư duy của em sẽ tự động “chộp lấy” nó. Mỗi khi em bắt được một “con bướm - ý tưởng”, nó sẽ trở thành một phần của tấm lưới, làm “chiếc lưới” lớn hơn và sẵn sàng “bắt” thêm nhiều ý tưởng khác. Theo đó, năm học cứ thế trôi qua, lượng kiến thức ngày một nhiều nhưng không khiến em phải đau đầu ghi nhớ. Và như thế, ôn tập trở thành một quy trình tự nhiên chứ không còn là chuyện “chạy vắt giò lên cổ” khi kỳ thi gần kề. Chuẩn bị cho kỳ thi Bản đồ Tư duy giúp em đọc và tra lại mọi thứ bởi toàn bộ thông tin đều nằm hết trên một trang giấy. Não của em có thể “chụp” lại chúng. Chuyện thi cử Đọc câu hỏi rồi dành ra 10 phút để lập Bản đồ Tư duy. Cách làm này sẽ đặt bộ não của em vào trạng thái chuẩn bị, rồi “tuôn ra” tất cả những thông tin quan trọng và cần thiết để trả lời câu hỏi, đồng thời sắp xếp lại các ý. Và như thế, em đã sẵn sàng chuyển các ý tưởng thành bài làm. Cách dùng Bản đồ Tư duy khi làm bài thi cũng giống với khi làm bài văn (xem lại trang 31). Viết ý chính của câu trả lời vào giữa tờ giấy, ý phụ nằm ở các nhánh chính, rồi đến các cấp ý chi tiết. Với Bản đồ Tư duy vừa lập, em chỉ cần viết thêm vài từ cho câu cú hoàn chỉnh, rõ ràng và cứ thế hoàn thành bài làm một cách xuất sắc. Tốc độ làm bài Nếu dùng Bản đồ Tư duy, em sẽ dư từ 2 đến 10 phút để viết thêm. Khi đó, em có thể xem lại và kiểm tra phần bài làm một cách kỹ lưỡng để có thể chỉnh sửa hoặc bổ sung nếu cần. NHỮNG HOẠT ĐỘNG THÚ VỊ X ét cho cùng thì bầu trời cũng có giới hạn của nó. Thế nhưng Bản đồ Tư duy thì không có giới hạn đâu nhé! Bản đồ Tư duy đâu chỉ dùng cho việc học hành. Đây cũng là một công cụ lý tưởng để sắp xếp công việc hàng ngày đấy! Bản đồ Tư duy sẽ giúp em lên kế hoạch cho mọi việc và tìm ra những ý tưởng tuyệt vời. Nếu muốn tổ chức một buổi tiệc tuyệt cú mèo, có một căn phòng riêng hoàn hảo hay xây dựng một trang web thú vị…, Bản đồ Tư duy luôn là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp em thành công. Lên kế hoạch cho một bữa tiệc hoành trán với Bản đồ Tư duy Một sự kiện thú vị sắp diễn ra, một bữa tiệc chẳng hạn, như thế thì việc chuẩn bị là rất cần thiết đây. Việc lên kế hoạch sẽ giúp em tổ chức tốt hơn, khiến mọi công đoạn vận hành trơn tru hơn. Em và mọi người sẽ được tận hưởng bữa tiệc thoải mái mà không phải lo liệu có còn sót điều gì không. Lập kế hoạch Cũng giống với cách đội bóng, quân đội hay nhóm thám hiểm lên kế hoạch: phải nhìn toàn cảnh, xác định cả những điều khả quan và không khả quan; tương tự như vậy, Bản đồ Tư duy sẽ giúp em lập kế hoạch tổ chức sự kiện, một cuộc thi đấu thể thao và cả những cuộc phiêu lưu trong đời. Sắp tới sinh nhật em chưa? Nếu chưa thì tôi dám chắc em vẫn có thể tìm ra đủ lý lẽ để xin tổ chức một bữa tiệc hay một cuộc hội họp với bạn bè. Bữa tiệc lý tưởng của em sẽ như thế nào? Bản đồ Tư duy ở trang 92-93 là bản kế hoạch chi tiết cho một bữa tiệc sinh nhật điển hình, nhưng có lẽ em đã có nhiều ý tưởng hơn là một bữa ăn uống tại nhà rồi. Có khi đó là phương án tốt hơn ấy chứ, như đi xem phim chẳng hạn? Hoặc là đi “ăn hàng” chăng? Hãy lấy Bản đồ Tư duy sau đây làm mẫu để lập kế hoạch cho bữa tiệc hoàn hảo của em nhé! - Vẽ một bức hình ở giữa trang giấy (như bánh sinh nhật, quả bong bóng…) để thể hiện cho bữa tiệc sinh nhật của em. - Tiếp theo, hãy vẽ những nhánh chính, đại diện cho những hoạt động chính mà em nghĩ sẽ thực hiện trong suốt bữa tiệc. Nhớ dùng màu khác nhau cho mỗi nhánh để làm nổi bật nhé. Có lẽ em sẽ cần thêm danh sách sau đây: - LÝ DO tổ chức tiệc? - Tổ chức KHI NÀO? - Tổ chức Ở ĐÂU? - Sẽ mời AI? - Bữa tiệc gồm những HOẠT ĐỘNG NÀO? - Bữa tiệc có CHỦ ĐỀ không? - Sẽ có THỨC ĂN chứ? Nếu có thì đó là gì? - Và phần ÂM NHẠC nữa? Những câu hỏi trên là để giúp em khởi động, có thể sẽ có thêm nhiều điều quan trọng cần làm cho một bữa tiệc hoàn hảo. - Ngay khi đã vẽ được nhánh chính, em thực sự có thể thảo ra kế hoạch cho mình. Vẽ những nhánh con để có thể vạch ra kế hoạch chi tiết hơn. - Chẳng hạn, nếu muốn có thêm phần âm nhạc, em sẽ chọn loại nhạc nào? Em sẽ tìm một DJ hay bật nhạc từ đĩa CD, hay sẽ cùng các bạn đệm piano và hát? Hãy đặt mỗi lựa chọn lên mỗi nhánh khác nhau. - Em có thể tiếp tục thêm những nhánh con để lập kế hoạch chi tiết hơn nếu muốn. Sẽ thật tuyệt khi có thể đưa ra nhiều ý tưởng, nếu không dùng Bản đồ Tư duy thì sẽ khó nghĩ ra được chừng ấy. Sắp xếp phòng ngủ Giờ thì thành thật nhé, đã bao lâu rồi em không dọn phòng? Nếu vừa mới dọn đây, em đã tống bao nhiêu thứ đồ vào gầm giường và hộc tủ? Phòng của em có thực sự sạch bong, không còn dấu vết của giấy nháp, đồ chơi cũ, tạp chí, quần áo, v.v., trên sàn nhà? Xếp lại phòng là một công việc gian nan thật đấy, nhưng nếu đang bị bố mẹ càu nhàu bắt buộc phải dọn mọi thứ cho ngăn nắp, em có thể dùng Bản đồ Tư duy để “tăng tốc” cho việc này, và cũng để “ghi điểm” trong cuốn sổ “con ngoan” của bố mẹ. Thêm vào đó, em có thể tận dụng luôn tấm Bản đồ - Dọn dẹp để thiết kế lại phòng ốc theo ý thích. Xét cho cùng thì em có thực sự cần giữ một cuốn sách giáo khoa lớp 1 bám đầy bụi dưới gầm giường không? Em muốn mọi người nghĩ em vẫn còn đang tập đọc ư? Vậy thì tốt nhất là nên bắt tay dọn dẹp thôi. LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO CUỘC “CÁCH MẠNG” PHÒNG ỐC Trang 96-97 sẽ hướng dẫn em cách dùng Bản đồ Tư duy để biến căn phòng riêng thành hình mẫu mà em mong muốn – ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ! Tuy nhiên, việc này không phải chỉ đơn giản là dẹp bớt rương hòm đi. Em cũng có thể lập Bản đồ để bài trí lại và tạo không khí cho căn phòng. - Trước tiên, hãy vẽ bức hình căn phòng lý tưởng của em vào giữa trang giấy. - Căn phòng lý tưởng trong trí tưởng tượng của em trông như thế nào? Màu gì? Em sẽ treo những tranh ảnh nào? Đồ vật trung tâm của phòng là gì? Em có muốn treo thêm chuông gió không? Căn phòng này tạo cảm giác thế nào? - Từ những tưởng tượng đó, em hãy vẽ các nhánh chính. Và cứ thế, những nhánh phụ và nhánh chi tiết tiếp tục “đâm ra” từ những nhánh chính này. Nhớ sử dụng màu sắc và hình ảnh minh họa để tấm Bản đồ thêm sinh động nhé! - Nêu rõ những món đồ em muốn bỏ đi, cả những món em muốn giữ và sắp xếp lại, đặc biệt là những món còn mới toanh em cần dùng để trang hoàng lại căn phòng. - Cứ tiếp tục cho đến khi em đã có được một bản kế hoạch đơn giản, dễ thực hiện. Và điều duy nhất còn lại là thực hiện ngay kế hoạch này. Khi đã hoàn thành Bản đồ Tư duy, cũng như hoàn tất cuộc “cách mạng” phòng ốc, hãy gửi cho tôi một bản sao tấm Bản đồ và một bức hình chụp căn phòng mới của em. Tôi rất trông mong đấy! Lập kế hoạch cho một dự án Chẳng gì sánh bằng những ngày nghỉ đang trải ra trước mắt, chẳng có gì phải làm ngoài việc nhấc chân tay lên tham gia những hoạt động ưa thích, xem những chương trình ti-vi thú vị và đi chơi cùng bạn bè. Tất nhiên là thế nếu như em không phải hoàn thành một dự án/bài tập lớn. Những ngày nghỉ tuyệt vời như thế đã bị phá hỏng bởi đống bài tập được giao vào cuối học kỳ. Nhưng em đâu nhất thiết phải để những bài tập này làm hỏng ngày nghỉ của mình. Bản đồ Tư duy sẽ giúp em hoàn thành tất cả một cách đơn giản, nhanh chóng và (biết đâu chừng) cực kỳ vui! Trang 99 là một ví dụ về danh sách những điều cần thiết cho tấm Bản đồ Tư duy. Cần có 6 bước đơn giản – tương đương với 6 nhánh chính – để lên kế hoạch. Bản đồ Tư duy ở trang 100 –101 sẽ minh họa cách sắp xếp và tổ chức thực hiện bất cứ bài tập lớn nào. Vẫn như thường lệ, bắt đầu với một hình vẽ ở giữa trang giấy rồi vẽ tỏa ra 6 nhánh, đại diện cho mỗi bước cần thực hiện. Tôi đã tô màu các từ khóa để giúp em dễ chọn biểu tượng cho mỗi nhánh chính. 1. Thực hiện dự án/bài tập lớn này để làm gì? Có thể là để chuẩn bị cho buổi tham quan sắp tới, hoặc để tổng kết những gì đã học suốt thời gian qua. 2. Mục tiêu của em là gì? Lúc nào cũng nên định sẵn một mục tiêu để có hướng phấn đấu. Như ở trang 100, đề tài ví dụ là một cuộc thi và mục tiêu là chiến thắng. Mục tiêu của em có thể là đạt điểm cao, nhưng đôi khi cũng là nộp bài đúng hạn. 3. Chủ đề là gì? Đây là phần rất quan trọng, có thể giúp em xây dựng thêm nhiều nhánh cho Bản đồ Tư duy khi có thêm ý tưởng. 4. Em định làm gì? Những hoạt động gì phù hợp với đề tài này? Em định viết ra, xây dựng mô hình, tập hợp tất cả thành một quyển sổ tư liệu hay vẽ thành tranh? 5. Tra cứu, tìm kiếm thông tin như thế nào? Em tìm nguồn ở đâu? Nguồn tìm kiếm rất nhiều và đa dạng, em có thể tìm trên mạng, thư viện hay hỏi người khác. 6. Cuối cùng là yếu tố thời gian. Khi nào em bắt đầu? Khi nào kết thúc? Chia nhỏ cả quá trình thành nhiều công đoạn, thiết lập thời gian để thực hiện từng phần, từ đó quy ra tổng thời gian, sao cho em có thể tự quản lý quỹ thời gian thực hiện cả đề tài. Với Bản đồ Tư duy, em có thể thực hiện đề tài này một cách sáng tạo, có tổ chức hơn, đồng thời kiểm soát tiến độ tốt và dễ hơn, nhờ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian. Nếu huy động được cả gia đình và bạn bè làm cùng, nhiệm vụ sẽ còn dễ hơn nữa, bởi không khí làm việc sẽ bớt nhàm chán, thay vào đó quá trình hoàn thành bài tập thú vị không khác gì đang chơi. Mà ấy là chưa kể đến điểm số cao dành cho công sức em đấy. Cửa hàng trong mơ Em đã bao giờ bị mẹ lôi đi khắp khu mua sắm chưa? Ngán lắm phải không? Rất chán nữa ấy chứ! Những chuyến đi mua sắm này thường diễn ra trước khi năm học bắt đầu, khi em đã lớn thêm một tí và bộ đồng phục cũ chẳng còn vừa, hay khi đôi giày của em đã mòn vẹt hết. Nhưng chẳng gì tệ hơn việc phải đi mua đồ dùng học tập. Cửa hàng bán dụng cụ học tập thật là buồn tẻ. Hoàn toàn chẳng có trò chơi gì hết. Nếu có được cửa hàng riêng cho mình thì mọi thứ sẽ rất khác, việc mua sắm sẽ thật tuyệt vời. Hãy nghĩ về một cửa hàng nơi mọi thứ đều miễn phí và em có thể chọn bất cứ món gì mình muốn. Bản đồ Tư duy ở trang 104 là ví dụ về cửa hàng trong mơ của một cậu bé. Em có vô số lựa chọn. Cửa hàng có khu ăn uống, có nhiều thứ để chơi, để xem, đọc và để mặc. Cửa hàng có đúng thứ em cần, giống y như tên gọi của nó. - Thảo ra bản đồ về cửa hàng trong mơ của em ra giấy. Bắt đầu với một hình ảnh ở giữa. Đó có thể là hình một cửa hàng hay hình một chiếc túi mua sắm cực lớn – tùy tưởng tượng của em. - Vẽ những nhánh đậm màu, thể hiện các loại hàng hóa em muốn bán trong cửa hàng, có thể là kẹo, quần áo, sách vở, dụng cụ thể thao hay trò chơi điện tử. - Viết tên và vẽ thêm những hình nhỏ nếu muốn. Sau khi đã hoàn thành, vẽ thêm những đường nhỏ hơn ở mỗi nhánh chính và viết chi tiết món hàng. Viết lách Thật tuyệt khi nhận được một lá thư viết tay. Em có thể trao đổi qua email, nhưng không gì hay hơn việc tự tay xé lá thư mà em vừa lấy ra từ hộp thư trước nhà. Có điều… nếu nhận được một lá thư tay là điều tuyệt vời, thì việc tự tay viết thư lại là cơn ác mộng. Bắt đầu thế nào đây? Kết thúc ra sao? Và kinh khủng nhất là viết gì bây giờ? đã bao nhiêu lần em lấp đầy một trang thư với cả một danh sách những “rất” thế này,“rất” thế nọ một cách sáo rỗng? Ấy vậy mà chỉ cần dành ra 5 phút lập Bản đồ Tư duy trước, em sẽ thấy chữ nghĩa và ý tứ cứ thế tuôn tràn trong lá thư. Em có nhiều ý tưởng đến mức việc viết đầy trang giấy sẽ không còn là vấn đề nữa, mà vấn đề giờ đây là phải giới hạn số trang. Viết thư cũng giống như viết một bài văn thôi. Em hãy dùng Bản đồ Tư duy để lập dàn ý cho những điều em định viết, phần còn lại cứ để bộ não và Bản đồ Tư duy giải quyết. Hãy tham khảo Bản đồ Tư duy ở trang 112 -113 và lá thư viết tay ở trang 111. Em đã sẵn sàng tự viết thư chưa? LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO MỘT LÁ THƯ - Luôn nhớ bắt đầu với một hình ảnh ở giữa. Sau đó vẽ các nhánh chính đại diện cho các ý chính. - Em viết thư cho ai? Em sẽ bắt đầu lá thư bằng một cụm chào hỏi phù hợp, chẳng hạn nên chọn ngôn ngữ trang trọng (với người không thân) hay ngôn ngữ thoải mái (với bạn bè, người thân). Lập một nhánh riêng cho việc lựa chọn ngôn ngữ này nhé. - Mục đích viết thư? Nghĩa là tại sao em lại viết lá thư này? Dùng một nhánh khác đề rõ mục đích viết thư. Nhờ đó mà em sẽ hoàn tất phần mở đầu thư dễ dàng hơn. - Giờ thì đến phần nội dung thư. Khi lập dàn ý cho phần này, hãy vận dụng Bộ câu hỏi Cái gì - Ở đâu - Khi nào - Ai - Tại sao - Kết quả. Ví dụ: Em muốn nhờ chuyện gì? Hẹn gặp nhau ở đâu? Mục đích của cuộc gặp? Một nhánh chính sẽ đại diện phần nội dung này, từ đây em có thể phát triển thêm các nhánh phụ chi tiết hơn. - Ở phần kết thư, em nên tóm lại những gì mình đã viết và phải nhớ rõ lý do viết thư. Em có thể dùng một nhánh chính để ghi lại lưu ý cho phần kết. Hoàn tất phần này giúp em có cái nhìn tổng thể các ý từ tổng quát đến chi tiết cho cả lá thư của mình. 5 bước viết thư đơn giản 1. Em viết thư cho ai? 2. Xưng hô và chọn lời chào thế nào cho phù hợp? Trang trọng Đầu thư Kính thưa/Kính gửi/… + ông/bà (các đại từ nhân xưng) + có thể kèm theo tên người nhận Kết thư Kính thư/Trân trọng/Hân hạnh… (các từ thể hiện sự trang trọng) Thoải mái Đầu thư Thân mến/Thương/Yêu quý/… + các đại từ nhân xưng phù hợp (có thể kèm thêm tên người nhận) Kết thư Thân mến/Thương/Bạn (con) của (người nhận) 3. Mục đích viết thư? Hãy nêu rõ điều này ngay từ đoạn đầu tiên. Ví dụ: - Cám ơn người nhận/ai đó thông qua người nhận - Mời tham dự sự kiện - Than phiền một điều gì đó - Kể lại một chuyện đã xảy ra - Nhờ giúp đỡ 4. Vào phần chi tiết – phần chính của lá thư. Vận dụng Bộ câu hỏi Cái gì – Ở đâu – Khi nào – Ai – Tại sao – Kết quả. 5. Tổng kết lại mọi điều ở đoạn kết thư. Kính gửi chú Beckham! Cháu là fan hâm mộ SỐ MỘT của chú. Cháu nghĩ chú thật sự rất giỏi và là cầu thủ vĩ đại nhất nước Anh. Man U là đội bóng yêu thích nhất của cháu và bố đã hứa sẽ mua vé để cháu được xem chú chơi. Cháu cũng rất thích những bài hát của cô Victoria và cháu nghĩ là Brooklyn và Romeo sẽ trở thành những cầu thủ hát hay. Cháu ngưỡng mộ chú và gia đình chú vô cùng ạ. Nếu chú và gia đình có thể đến tham dự ngày hội thể thao ở trường cháu và giúp gây quỹ từ thiện vào ngày Chủ nhật 4 tháng 7 sắp tới, đó sẽ là điều vinh hạnh với cháu hơn bất cứ điều gì khác. Và nếu mời được chú đến, cháu sẽ càng nổi tiếng hơn, và thế là ước mơ của cháu sẽ thành hiện thực. Thật tuyệt vời nếu chú đến được. New York, ngày 1 tháng 6, Hân hạnh mời chú và gia đình! Lên kế hoạch cho chuyến đi nghỉ Không phải ai cũng có thể đi du lịch nghỉ ngơi. Nhưng chúng ta vẫn có quyền ước mơ mà. Hãy tưởng tượng em có nhiều tiền để đi đến bất cứ đâu mình muốn. Vậy em sẽ lên kế hoạch thế nào cho chuyến đi? Tham khảo Bản đồ Tư duy như ở trang 116-117 và lập Bản đồ Tư duy cho kỳ nghỉ trong mơ của em nhé. - Vẫn là bắt đầu bằng một hình vẽ ở giữa trang giấy và đặt tên là “Kỳ nghỉ trong mơ”. - Tiếp theo là để cho trí tưởng tượng của em mặc sức bay bổng. Chuyến đi có thể bao gồm các hoạt động: đạp xe, leo núi, đi biển, bơi thuyền, tham quan, thám hiểm… Em muốn đi cùng ai? Đi đến những nơi nào? Và thời gian thích hợp nhất là khi nào? - Nếu đã “vẽ” ra được chuyến đi tưởng tượng của mình, giờ hãy xác định các nhánh chính. Viết từ khóa lên mỗi nhánh và vẽ thêm hình minh họa cho sinh động. - Vẽ thêm những đường mảnh hơn tỏa ra từ nhánh chính và viết lên các thông tin chi tiết. - Tiếp tục tưởng tượng và thêm vào thật nhiều chi tiết cho đến khi lập xong Bản đồ Tư duy cho kỳ nghỉ trong mơ của em. Thuyết phục cha mẹ Bản đồ Tư duy là công cụ giúp em thể hiện suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, chính xác, lô-gic, thuyết phục và khiến người khác khó mà bác bỏ kế hoạch này. ỨNG DỤNG KHÔNG GIỚI HẠN Hãy gửi cho tôi những tấm B ản đồ Tư duy và kể cho tôi nghe những thành tích tốt của em nhé – Hẳn là nhiều lắm đây! Chúc mừng! Giờ em đã biết về công cụ bí mật sẽ giúp em tiến bộ rồi đấy – Bản đồ Tư duy! Hãy ứng dụng nó trong việc học để khiến mọi người bất ngờ khi em liên tục đạt kết quả tốt ở trường, trong khi chỉ mất phân nửa thời gian để hoàn thành bài tập ở nhà và cả những công việc hàng ngày nữa. Bản đồ Tư duy là công cụ vô cùng hữu ích, giống như “chiếc đũa thần” vậy. Bản đồ Tư duy giúp em nhớ tốt hơn, giải quyết vấn đề một cách tập trung, giảm bớt căng thẳng, giúp em đạt kết quả tốt trong các kỳ thi, làm cho thầy cô cảm thấy hài lòng và gây ấn tượng với bạn bè. Bản đồ Tư duy sẽ đồng hành cùng em suốt đời. Em đã trở thành một phần trong hàng triệu người trên khắp thế giới thành công nhờ vào Bản đồ Tư duy đấy. Giờ đây, với công cụ bí mật này, em có thể tận dụng tối đa năng suất hoạt động của trí não để gặt hái kết quả tốt.