🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bách Khoa Thư Lịch Sử Kingfisher Ebooks Nhóm Zalo THẾ GIỚI THỜI THƯỢNG CỔ (40.000-500 NĂM TCN) Đây là thời kỳ lịch sử đầu tiên của nhân loại, khi con người chuyển từ sống trong hang động sang sinh sống bằng nghề nông, cư trú thành làng, rồi tiến tới sống ở thành thị và tạo nên những nền văn minh đầu tiên. Vào khoảng năm 40.000 (Trước Công Nguyên), con người đã biết xây nhà, sáng tác nhạc và vẽ tranh lên vách hang. Cho đến khoảng năm 8000 TCN, các làng nông nghiệp và thương mại được hình thành và 5.000 năm nữa (hay là 250 thế hệ) trôi qua thì các nền văn minh có ảnh hưởng lớn mới xuất hiện ở Ai Cập và khu vực Lưỡng Hà (Mesopotamia). Người nguyên thủy sống trong hang đá và tạo ra lửa bằng cách dùng dây cung xoáy tròn một thanh gỗ dựng đứng trên một mảnh gỗ khác để làm phát ra tia lửa. SƠ LƯỢC TOÀN CẢNH THẾ GIỚI (40.000-500 TCN) Mặc dù có những bằng chứng hóa thạch cho thấy người nguyên thủy xuất hiện cách đây ít nhất 130.000 năm ở châu Phi, nhưng cuộc sống của họ cực kỳ đơn giản so với cuộc sống của chúng ta ngày nay. Đến khoảng năm 40.000 TCN, loài người đã học cách dùng lửa để sưởi ấm, nấu ăn và xua đuổi thú dữ. Từ chỗ chỉ biết săn bắn và hái lượm, con người dần dần biết cách trồng cây lương thực và nuôi gia súc. Khoảng năm 8000 TCN, cuộc sống trở nên phong phú hơn khi các làng nông nghiệp phát triển mạnh ở khu vực Trung Đông. Phải rất lâu sau, các khu vực khác trên thế giới mới phát triển tương tự như khu vực này. Trong vòng 3.000 năm sau đó, xuất hiện các hoạt động quan trọng cơ bản của con người như xây dựng, canh tác đất đai, làm gốm, chế tác đồ đồng, may vá, chăn nuôi. Mãi đến năm 3000 TCN, các đô thị đầu tiên mới hình thành dọc theo các con sông ở Ai Cập, khu vực Lưỡng Hà và Trung Quốc. Năm 2600 TCN, các công trình lớn như kim tự tháp Ai Cập, vòng tròn đá Đông Âu, các ngôi đền đầu tiên ở Peru đã được xây dựng. Cũng vào khoảng thời gian này, người dân vương quốc Kush ở Đông Phi học cách chế tác kimloại và các nhà thiên văn Trung Quốc lần đầu tiên khám phá ra hiện tượng nhật thực. Nền văn minh bắt đầu hình thành. BẮC MỸ Vào thời cổ đại, người dân Bắc Mỹ săn bắn thú và tìm kiếm thức ăn trên một lục địa rộng bao la chưa có đô thị hay nền văn minh nào. Mặc dù không sống bằng hoạt động trồng trọt, những con người này vẫn có lịch sử và tín ngưỡng của mình, có công cụ lao động, thuốc chữa bệnh và những ngôi nhà đơn sơ. Người Adena sống trong các cánh rừng nơi ngày nay là bang Ohio đã có những bước tiến đầu tiên hướng tới văn minh vào khoảng 700 năm TCN. Họ xây dựng các ngôi đền, sống trong những ngôi làng lớn và chế tác công cụ lao động bằng đồng. TRUNG VÀ NAM MỸ Nghề nông xuất hiện ở Trung Mỹ (Mexico) trước năm 3000 TCN, và năm 2000 TCN, ở dãy núi Andes bắt đầu hình thành các cộng đồng người Peru sống bằng nghề nông. Ngày càng có nhiều người định cư trong các ngôi làng, và trải qua hàng trăm năm, các ngôi làng này dần dần phát triển rộng lớn hơn, trở thành đô thị. Vào năm 2600 TCN, nhiều đền thờ lớn được xây dựng ở ven biển Peru, gần như cùng thời gian với sự xuất hiện các vòng tròn đá đầu tiên ở Đông Âu và kimtự tháp ở Ai Cập cổ đại. Đồng thời, nền văn minh Olmec xuất hiện ở Mexico. 500 năm TCN, người Maya ở Mexico cũng xây dựng kim tự tháp. CHÂU ÂU Các cộng đồng nông nghiệp xuất hiện ở Đông Nam Âu khoảng 6000 năm TCN, nhưng phải đến 4000 năm TCN mới xuất hiện ở Tây Bắc Âu. Ven bờ Đại Tây Dương, một nền văn minh tiên tiến đã bắt đầu biết xây dựng những công trình như đồi gò, vòng tròn đá vào khoảng 4000 năm TCN. Vòng tròn đá cổ nhất trong số này hiện vẫn còn ở Ireland (Ailen), có nhiều vòng tròn bằng đá rất ấn tượng ở Anh, Scotland và vùng Brittany của Pháp. Về sau, trong thời kỳ kéo dài đến năm 500 TCN, người Celt đã thống trị châu Âu, nhưng nền văn minh đô thị tiên tiến nhất lại thuộc về người Mycenae ở Hy Lạp và người Etruscan ở Italia. CHÂU Á Có bốn trung tâm phát triển ở châu Á. Ở vùng châu thổ sông Ấn (nay là Pakistan), một nền văn minh tiên tiến đã phát triển từ khoảng năm 2600 TCN. Mặc dù các cộng đồng nông nghiệp đã phát triển mạnh ở miền Bắc Trung Quốc từ 4000 năm TCN, nhưng nền văn minh Trung Hoa được cho là bắt đầu từ khoảng 2700 năm TCN, từ khi có nhân vật huyền thoại Hoàng Đế. Hai trung tâm khác là châu thổ sông Mekong ở Đông Nam Á với nền văn minh lúa nước và New Guinea, cũng phát triển về nghề nông. CHÂU PHI VÀ TRUNG ĐÔNG Các cộng đồng biết nông nghiệp nhất được biết đến hình thành ở vùng Lưỡng Hà (nay là Iraq), nơi giao nhau giữa châu Âu và châu Á. Tại Sumer, các thị trấn buôn bán nhỏ phát triển thành đô thị từ khoảng 3400 năm TCN. Nằm dọc theo sông Nile, Ai Cập đã phát triển thành một nền văn minh tiên tiến tồn tại tới 2.500 năm. Ở những vùng khác của châu Phi, con người sống hoang sơ hơn theo lối du cư hoặc săn bắn hái lượm. ÚC-Á So với người dân ở các nơi khác trên thế giới, có lẽ thổ dân Aborigine ở lục địa Australia có một lịch sử ít biến động nhất. Họ không trải qua những biến cố kịch tính, những sự kiện lớn như các nền văn hóa khác. Người Aborigine sống rải rác khắp lục địa bằng nghề săn bắn hái lượm suốt hàng nghìn năm. New Zealand hầu như không có người ở. Trên quần đảo Polynesia, nền văn hóa đi biển Lapita trở nên mạo hiểm hơn từ khoảng 3000 năm tr.CN. Tới khoảng 1500 nămtr.CN, người dân nơi đây đã có những chuyến vượt đại dương đến khám phá các hòn đảo xa xôi trên khắp Thái Bình Dương. NHỮNG CON NGƯỜI ĐẦU TIÊN (40.000-10.000 TCN) Những sinh vật dạng người đầu tiên đã tiến hóa qua một thời kỳ kéo dài tới vài triệu năm. Các tổ tiên loài người thực sự gần với chúng ta nhất mới chỉ phát triển trong vòng 50.000 năm trở lại đây. Người nguyên thủy đã dùng loại đá lửa có hình dạng khác nhau để làm công cụ nạo, đào, cắt và làm đầu mũi tên. Các sinh vật họ người (hominid) đầu tiên là vượn người Australopithecine (nghĩa là “vượn người phương Nam”). Xương của loài vượn này được tìm thấy ở Đông Phi. Chúng có thể đi thẳng người và làm ra các công cụ thô sơ bằng đá cuội. Có lẽ chúng không phải là những con người thực sự vì bộ não rất nhỏ so với não người. NGƯỜI NGUYÊN THỦY Người Homo habilis (người khéo léo) xuất hiện vào khoảng hai triệu năm trước. Sinh vật họ người này có nhiều kỹ năng hơn và sống đồng thời vào giai đoạn cuối của vượn người Australopithecine. Tiến hóa nhất trong những giống người đầu tiên là Homo erectus (người đứng thẳng), các di cốt của họ được tìm thấy ở châu Phi và châu Á. Nhờ biết cách dùng lửa để nấu ăn và sưởi ấm, họ đã có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Bản đồ này mô tả khí hậu của hầu hết các vùng trên thế giới vào khoảng 16.000 năm TCN, kỷ Băng Hà cuối cùng. Bản đồ nhỏ ở góc trái mô tả dải đất nối giữa châu Á và Bắc Mỹ qua eo biển Bering; các tổ tiên của thổ dân châu Mỹ đã di cư sang theo đường này. qua mùa đông khắc nghiệt. NGƯỜI NEANDERTHAL Chiếc lều này được tìm thấy ở Ukraina, làm bằng gỗ, mái lợp da thú hoặc những lớp đất cỏ, trên chặn bằng xương voi mamút. Người ta dựng nó để sống Khoảng 200.000 năm trước, người Homo erectus đã tiến hóa thành người Homo sapiens (người khôn ngoan). Cùng khoảng thời gian đó, một giống người khác là Neanderthal thích nghi được với khí hậu giá lạnh của kỷ Băng Hà cuối cùng, sống rải rác khắp vùng lục địa châu Âu và Trung Đông. Người Neanderthal chế tạo ra nhiều loại công cụ lao động bằng đá thô sơ khác nhau, mặc dù ngôn ngữ của họ còn hạn chế. Người Neanderthal không sống sót được tới thời hiện đại, những người Neanderthal cuối cùng được biết đến đã tuyệt chủng ở Tây Ban Nha khoảng 28.000 năm trước. nhớ linh hồn những thú vật họ đã săn bắt làm thức ăn và lấy da làm quần áo mặc. KỶ BĂNG HÀ Ở những nơi như Lascaux (Tây Nam nước Pháp), con người vào kỷ Băng Hà vẽ các bức tranh trong hang động, có lẽ để biểu thị lòng tưởng Kỷ Băng Hà cuối cùng, ở đỉnh điểm vào khoảng 16.000 năm TCN, có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của con người thời sơ kỳ. Đó là kỷ Băng Hà gần đây nhất trong số vài kỷ băng hà đã diễn ra trong vòng 2,3 triệu năm qua. Do phần nhiều nước bị đóng băng, mực nước biển thấp hơn khoảng 90 m so với ngày nay. Vì vậy đã xuất hiện các vùng đất khô ráo giữa Siberia và Alaska, giữa Australia và New Guinea, giữa Anh và châu Âu. Nhờ đó mà con người có thể di cư. Đây là một khu trại ở Đông Âu khoảng 25.000 năm trước. Lấy nơi dựng lều này làm căn cứ, những người đi săn góp chung thú săn được, dùng da thú làm quần áo và lợp lều, xương để chế tạo công cụ lao động và đồ trang trí. Lối sống này đòi hỏi sự hợp tác, phối hợp giữa những người đi săn. Dùng dây cung làm xoáy tròn chiếc que dựng đứng trên một mảnh gỗ sẽ tạo ra lửa nhờ nhiệt sinh ra do ma sát. Việc này có thể mất từ 10 đến 20 phút. Người Cro-Magnon dùng đá, xương, ngà, vỏ sò và răng để chế tác đồ trang sức. Chúng thường được chôn theo người chết. NGƯỜI CRO - MAGNON Loài người ngày nay có lẽ là hậu duệ của người Cro-Magnon, một nhóm người sống bằng săn bắn hái lượm, dường như đã tiến vào châu Âu từ Trung Đông và cuối cùng thế chỗ người Neanderthal. Người Cro Magnon sống bằng hái lượm quả, đào rễ củ và săn thú. Họ sống trong các hang đá và những túp lều thô sơ. Khoảng 40.000 năm trước, trí não họ đã phát triển, trở nên giống con người ngày nay hơn, với nhiều ý tưởng hơn và vốn từ vựng cũng phong phú hơn. Họ bắt đầu vẽ tranh, trong đó có những tranh hang động ở Pháp, Tây Ban Nha và sa mạc Sahara. Họ làm được đồ trang sức, những bức tượng nhỏ, quần áo, lều trú, công cụ lao động và vũ khí đi săn. Thợsănsốngtronghangđáhạđượcnhữngconthúrấtlớnnhưvoimamút,nhưnghọcũng sănbắnnhiềuloàithúnhỏhơnnhưhươuvàthỏ. NHỮNG NÔNG DÂN ĐẦU TIÊN (10.000–4.000 TCN) hoạt động buôn bán và sau này là xây dựng các đô thị. Các nền văn minh sơ khởi của Trung Đông xuất hiện tại vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu, một khu vực lý tưởng cho nghề nông và cuộc sống định cư, cho Cuộc sống của con người đã thay đổi đáng kể cùng với sự phát triển của nghề nông. Dần dần họ đã tìm ra cách thuần hóa động vật và bắt đầu trồng cây để thu hoạch. Những người làm nghề nông đầu tiên định cư ở vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu (Fertile Crescent) ở Trung Đông khoảng 10.000 năm trước. Nơi đây người ta trồng lúa mì, lúa mạch. Họ chăn dê, cừu, lợn và trâu bò để lấy sữa, thịt, da, lông và để chuyên chở. Kiểu dáng các công cụ lao động thô sơ được cải tiến dần, giúp con người khai khẩn đất đai hiệu quả hơn, giúp họ xây nhà và sống định cư. Sau này, nghề nông cũng phát triển tại các vùng đất màu mỡ ở Trung Quốc, Tây Bắc Ấn Độ, Iran, Ai Cập, Nam Âu và Mexico. Con người tôn thờ các Mẫu thần trước tiên, cách đây khoảng 25.000 năm. Họ tin rằng, giống như Mẹ Trái Đất, các nữ thần này ban phát sự sống cho muôn loài. THUẦN HÓAĐỘNG VẬT Động vật đầu tiên được thuần hóa là chó, ngay từ khoảng 10.000 năm TCN. Chó được dùng để chăn giữ vật nuôi và canh gác vào ban đêm. Ngựa, dê, cừu cũng được thuần hóa. Người nông dân đã biết lai giống động vật để thay đổi các đặc tính của chúng. Một số loài khác cũng được con người chăn nuôi, chẳng hạn như gà và gà lôi, có nguồn gốc từ Viễn Đông. Trong khi đó, một số loài động vật khác như bò rừng châu Âu (auroch) lại bị săn bắn đến tuyệt chủng. Lúa mì và lúa mạch được lai tạo với nhiều cây lương thực khác để tạo ra giống mới. Con người dùng bột lúa mì, lúa mạch để làm bánh mì, bánh nướng, bánh ngọt, nấu cháo. TƯỚI TIÊU Một trong những phát minh quan trọng nhất của con người là hệ thống tưới tiêu, dẫn nước vào các vùng canh tác. Nông dân ở vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu và châu Mỹ đã đào các kênh rạch dẫn nước vào đồng ruộng. Nhờ sử dụng hồ dự trữ nước và cửa cống, các vùng đất nằm xa sông hồ có thể được tưới nước đầy đủ. Tại Ai Cập và Trung Quốc, người dân đã biết trữ nước mưa hàng năm để cung cấp cho hệ thống tưới tiêu. Tại các vùng khí hậu nhiều mưa, việc thoát nước cũng rất quan trọng. Trải qua nhiều thế hệ, một số nông dân bắt đầu biết trao đổi hàng hóa với dân các vùng lân cận và lữ khách, mở đường cho phát triển buôn bán, đặt nền móng cho sự ra đời các đô thị và các nền văn minh đầu tiên. Dân du mục đi theo các đàn thú hoang hoặc di chuyển theo mùa. Họ đến những nơi có thể kiếm được nhiều thức ăn hoặc thời tiết tốt. Họ sống trong những túp lều dựng tạm và sử dụng công cụ lao động thô sơ. Mỗi khi các bộ lạc gặp nhau, họ trao đổi hàng hóa, tổ chức hội hè hoặc kết hôn. kín và trên đồng cỏ, trồng rau trong vườn. Họ đã biết cách bảo quản thực phẩm, bón phân cho ruộng và chế tạo công cụ lao động. Trong các ngôi làng sơ khai, con người lợp nhà bằng tranh, chăn gia súc trong các bãi rào SUMER VÀ AKKAD (5000–1600 TCN) dẫn đối với các bộ lạc chuyên cướp bóc. Các vùng châu thổ màu mỡ của sông Tigris và Euphrates là nơi hình thành các đô thị thương mại có ảnh hưởng sâu rộng và trở thành mục tiêu hấp Hơn 7.000 năm trước, người Sumer đến định cư đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà. Họ đã xây dựng nên một số thị quốc độc lập, được coi là nền văn minh đầu tiên. Nền văn minh của người Sumer bao gồm một số thị quốc (hay thành bang), đó là các thành phố tồn tại như những quốc gia độc lập. Một vài thị quốc này đã tồn tại tới 3.000 năm. Chúng nằm trên các tuyến đường buôn bán quan trọng dọc theo hai con sông Tigris và Euphrates. Các nhà buôn của những thị quốc này thường tới Ai Cập và Ấn Độ. Năm 2360 TCN, Sargon của Akkad xâm chiếm Lưỡng Hà, lập nên đế chế đầu tiên trên thế giới. CÁC THỊ QUỐC CỦANGƯỜI SUMER Mỗi thị quốc đều có những tòa nhà công rất đẹp, có chợ, công xưởng và hệ thống cấp nước. Nơi đây có một cung điện hoàng gia và một đài nhiều tầng hình kim tự tháp gọi là ziggurat, trên đỉnh có đền thờ vị thần của thị quốc đó. Quanh các tòa nhà công là nhà ở. Ở vòng ngoài là đồng ruộng của nông dân và những đầmlầy của các con sông vùng Lưỡng Hà. Nghề sao chép các bản viết tay và kế toán đóng vai trò rất quan trọng, tham gia vào mọi mặt trong cuộc sống thường nhật của người Sumer như buôn bán, luật pháp và tôn giáo. ĐỌC VÀ VIẾT Người Sumer phát minh ra một trong những hệ thống chữ viết sớm nhất, đó là chữ viết hình nêm. Từ khoảng năm 3200 TCN, họ đã biết viết lên các tấm bảng đất sét. Nghề sao chép các bản viết tay đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Hàng nghìn tấm bảng còn sót lại cho tới ngày nay có ghi các phép tính, các ghi chép và cả những ký hiệu cùng chữ cái linh thiêng. Những vật dụng tìm thấy trong mộ của người Sumer cho thấy họ giàu có và thợ thủ công thời đó có tay nghề cao. Đầm Lầy (Marsh Arabs) xây dựng cho tới tận gần đây. GIAO TRANH NỘI BỘ Người Sumer thời kỳ đầu sống trong những ngôi nhà bằng sậy trước khi biết dựng nhà bằng gạch. Những ngôi nhà sậy này vẫn được người Arập Vào khoảng 2900 năm TCN, với sự gia tăng dân số ở các đô thị, giới giáo sĩ vốn nắm quyền lực toàn diện dần dần thất thế do thương mại ngày càng trở nên quan trọng hơn tôn giáo. Cạnh tranh giữa các thị quốc gia tăng, họ đấu tranh với nhau để giành quyền thống trị. Họ cũng bị xâm lăng bởi các bộ tộc từ Ba Tư, Arập và Thổ Nhĩ Kỳ muốn được nếm trải các tiện nghi và lợi ích của cuộc sống đô thị. CÁC THÀNH BANG AKKAD VÀ UR Cuối cùng, thị quốc Akkad nổi lên chiếm ưu thế. Đứng đầu thị quốc là Sargon, người đã lập ra đế chế đầu tiên trên thế giới vào năm 2334 TCN. Chế độ cai trị của Sargon mang lại nhiều trật tự hơn, nhưng cũng đầy bạo lực và hà khắc. Vào khoảng năm 2100 TCN, khi Akkad suy yếu, thị quốc Ur thế chỗ và phát triển rực rỡ trong một thế kỷ. Sau khi Ur sụp đổ, Assyria và Babylon nổi lên chiếm địa vị thống trị trong khu vực. Ziggurat Lớn ở Ur. ZIGGURAT Được xây bằng gạch đất sét phơi nắng, các đài ziggurat vươn lên uy nghi trên các vùng châu thổ. Việc xây dựng chúng đòi hỏi trình độ kiến trúc và kỹ thuật kỹ lưỡng. Đền thờ nằm trên đỉnh ziggurat thờ vị thần của thị quốc. Tại đây, nhà vua - chủ tế tiến hành các nghi lễ cầu phúc cho thị quốc và làm vui lòng các vị thần. AI CẬP CỔ ĐẠI (4000–2000 TCN) Nile. Vận tải đường sông đóng vai trò quan trọng đối với các nhà buôn. Nền văn minh Ai Cập bao lấy sông Nile. Những đồng bằng ngập lũ vùng châu thổ rất màu mỡ, dân cư đông đúc, với các đô thị trải dọc đôi bờ sông Nằm giữa một vùng sa mạc nhưng Ai Cập cổ đại vẫn xanh tươi và trù phú nhờ dòng sông Nile. Hàng năm, nước sông Nile dâng cao, bồi đắp phù sa màu mỡ cho các vùng đất nằm dọc đôi bờ. Người Ai Cập tưới tiêu, canh tác đất đai dọc bờ sông và sử dụng dòng sông làm đường giao thông. Họ trồng lúa mì và lúa mạch để làm bánh mì và bia, trồng lanh để dệt vải, chăn nuôi gia súc để làm súc vật thồ. Người Ai Cập có tôn giáo phát triển, có kiến thức y học, thiên văn và kỹ thuật tiên tiến. Người Ai Cập thích đeo bùa cầu may. Loại bùa ưa chuộng nhất của họ là những con bọ hung tạc bằng đá. Bọ hung được xem là linh thiêng đối với thần Mặt trời Re. Papyrus là loại giấy cứng làm từ cói. Người Ai Cập đính chúng thành cuộn. Các văn bản hành chính và tôn giáo bằng chữ tượng hình được viết tay lên giấy. PHARAÔNG Gần như trong suốt lịch sử lâu dài của mình người Ai Cập thống nhất trong một vương quốc. Người đứng đầu vương quốc là pharaông (vua-thần), được sự trợ giúp của các giáo sĩ và quan lại. Khi một pharaông qua đời, ngài được chôn cùng toàn bộ đồ dùng cá nhân trong một lăng mộ có trang trí các bức tranh và chữ tượng hình linh thiêng. Thi thể của pharaông được bảo quản bằng dầu và muối, sau đó ướp trong các lớp vải liệm quấn chặt, sẵn sàng cho chặng hành trình sau sự sống, tới những vì sao. Do pharaông được coi là đại diện của Ai Cập trước các thần linh, người ta cho rằng hạnh phúc của ngài ở thế giới bên kia có ý nghĩa với mọi người dân trong xã hội Ai Cập. Đại kim tự tháp, một trong ba kim tự tháp ở Giza và lăng mộ pharaông Khufu có các mật đạo và mật thất bí hiểm nằm sâu bên trong. XÃ HỘI AI CẬP Hầu hết người dân Ai Cập đều làm nghề nông. Họ nộp một phần hoa lợi hàng năm của mình cho đền thờ địa phương, như một hình thức đóng thuế. Rất ít người biết đọc biết viết, và chỉ con trai mới được đi học. Những cậu bé biết viết làm việc sao chép các bản viết tay. Sau này, khi lớn lên, họ sẽ trở thành giáo sĩ và quan cai trị, giúp pharaông điều hành đất nước. Tuy nhiên, chiếm vị trí trung tâm trong cuộc sống của người Ai Cập là mối liên lạc với các thần linh. dựng trong hơn 30 năm. KIM TỰ THÁP Xây dựng kim tự tháp đòi hỏi kỹ năng công phu. Đại kim tự tháp ở Giza có thể đã được xây Khoảng 2630 năm TCN, người Ai Cập xây dựng nhiều kim tự tháp, trong đó nổi tiếng nhất là Đại kim tự tháp ở Giza. Không ai biết chính xác tại sao hình dạng này được chọn - tỉ lệ và kích thước của nó gợi đến những mục tiêu liên quan tới thiên văn học, toán học và tâm linh. Bằng việc xây dựng các đài kỷ niệm lớn này, các pharaông muốn làm hài lòng thần linh và để lại dấu ấn quan trọng, trường tồn trong lịch sử. Một số khối đá dài đặt trên phòng dành cho nhà vua trong kim tự tháp nặng tới 60 tấn, và có khoảng 23 triệu khối đá như thế đã được dùng vào việc xây kim tự tháp. Nghi thức tang lễ của các pharaông Ai Cập rất phức tạp. Đây là cảnh đám rước thi hài pharaông cập bến Abusir bên bờ sông Nile năm 2500 TCN. Đám rước đi vào Đền Thung lũng, rồi xác ướp của pharaông được khiêng vào kim tự tháp qua một con đường đắp cao. Vì mục đích đó, người Ai Cập cổ đại đã xây dựng các công trình bằng đá tạc hết sức đặc sắc. Họ xây nhiều đền thờ và kim tự tháp khổng lồ. Những phiến đá cao được cắt từ cả khối đá. Người Ai Cập không tiếc công sức và tiền của xây dựng kim tự tháp để tỏ lòng tôn kính các vị thần hoặc pharaông, mối liên hệ sống giữa thần linh với con người. Người Ai Cập đã phát triển kỹ thuật bảo quản thi thể vị vua-thần của họ, nhiều sinh phần đã được xây dựng để chuẩn bị cho ông một hầm mộ làm nơi yên nghỉ vĩnh hằng. Rồi dần dần tất cả những ai có đủ điều kiện đều có thể được ướp xác đặt trong hầm mộ, cùng với nhiều của cải mang sang thế giới bên kia và những cuộn sách thiêng liêng dẫn dắt họ tới nơi đó. TRUNG VƯƠNG QUỐC Sau thời của các pharaông đầu tiên và những người xây kim tự tháp, Ai Cập rơi vào một thời kỳ suy thoái kéo dài hơn 100 năm. Thiếu người trị vì hùng mạnh, người dân Ai Cập tin rằng các vị thần đã bỏ rơi họ. Sau đó, khoảng năm 2040 TCN, Mentuhotep lên ngôi pharaông, khôi phục trật tự và vị thế của Ai Cập trên thế giới. Thời kỳ này được gọi là Trung Vương quốc. Các pharaông đã tổ chức lại đất nước, lại xây dựng kim tự tháp, tuy nhiên chúng không được hoành tráng như các kim tự tháp ở Giza. Một số tác phẩm mỹ thuật và văn học của Ai Cập đã được sáng tác trong thời kỳ này. Ai Cập bị cô lập với phần còn lại của thế giới. Người Ai Cập cổ đại không phải là những người ưa du hành, không phải là thủy thủ hay người đi chinh phục. Tuy nhiên, các vị vua hùng mạnh trị vì thời Trung Vương quốc như Amenemhat I và Senwosret III đã mở mang bờ cõi của Ai Cập. Họ xây dựng các pháo đài bảo vệ đất nước và thành lập quân đội hùng mạnh. Thậm chí, Ai Cập còn xâm chiếm các nước khác, chẳng hạn như Nubia, nhằm kiểm soát các mỏ vàng. CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH 3300 TCN Các đô thị châu thổ hạ lưu sông Nile lớn mạnh; chữ tượng hình phát triển 3000 TCN Thượng và Hạ Ai Cập thống nhất 2920 TCN Các pharaông đầu tiên trị vì 2575 TCN Cổ Vương quốc, kinh đô Memphis - đỉnh cao văn minh Ai Cập 2550 TCN Đại Kim tự tháp hoàn thành 2040 TCN Trung Vương quốc - mở mang bờ cõi và phát triển 1550 TCN Tân Vương quốc - Ai Cập cực thịnh, bờ cõi hết sức rộng lớn CÁC VỊ THẦN CỦANGƯỜI AI CẬP Horus là thần Bầu trời, linh hồn thần nhập vào vị pharaông đang trị vì. Hai con mắt của thần là Mặt trời và Mặt trăng. Ptah là thần Sáng tạo, phát minh ra nghệ thuật. Đây là vị thần của kinh đô Memphis. Hathor, nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp, đã từng dùng đôi sừng của mình nâng Mặt trời lên bầu trời. Isis, chị và cũng là vợ của Osiris, là mẹ của thần Horus. Nữ thần này có quyền thuật rất lớn. Re-Horakhty là thần Mặt trời và Horus cùng nhập vào nhau, được mô tả bằng hình ảnh Mặt trời ngự trên đầu chim ưng. Osiris là thần Chết. Trong vương quốc của thần ở phía Tây, các linh hồn sẽ bị phán xử. CHÂU ÂU THỜI CỰ THẠCH (4500–1200 TCN) Ở Tây Ban Nha, Pháp, Ireland, Anh và Thụy Điển hiện còn nhiều công trình cự thạch, di tích của một nền văn minh cổ đại đã xây dựng nên những đền đài bằng đá tảng lớn. Hầm mộ dài bằng đá Littleton ở gần Bath, tây nam xứ Anh có một số phòng nhỏ, có khả năng là nơi thực hiện nghi lễ hoặc chôn cất tổ tiên. Một trong những di tích ấn tượng của thời kỳ này là vòng tròn đá Stonehenge ở miền Nam xứ Anh (England). Nó được xây theo ba giai đoạn, bắt đầu từ 3000 năm TCN, tạo thành một vòng tròn gồm nhiều phiến đá lớn, được mài nhẵn và dựng thẳng đứng rồi nối với nhau bằng các phiến đá nằm ngang bên trên. Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là một ngôi đền, nơi nghiên cứu các vì sao và tính toán lịch. Vòng tròn đá Avebury nằm cách đó vài dặm về phía bắc thậm chí còn lớn hơn và cổ hơn cả Stonehenge. Đó là một vòng tròn đá tảng to chưa được mài nhẵn. Nhiều vòng tròn đá khác với hình dạng và kích cỡ khác nhau đã được tìm thấy ở nhiều nơi tại Anh (Britain), với các tên gọi như Merry Maidens, Long Meg và Callanish. nơi thiền định hay chữa bệnh. Chúng thuộc niên đại cách đây từ 4.000 đến 6.000 năm. Một di tích cự thạch ở Bồ Đào Nha. Không ai thực sự hiểu mục đích của việc xây dựng những căn phòng nhỏ này - chúng có thể là các nấm mộ, hoặc Vòng tròn đá Brodgar trên quần đảo Orkney, ngoài khơi đông bắc xứ Scotland, được xây dựng khoảng cùng thời kỳ với Stonehenge. Các phiến đá này đều cao, mỏng và nhọn. Vòng tròn đá Stonehenge được xây theo nhiều giai đoạn trong hơn 1.000 năm. Người ta cho rằng các phiến đá được ghép và xếp theo vị trí rất chính xác để từ đó có thể nhìn rõ cảnh Mặt trời cũng như Mặt trăng mọc vào những thời điểm cụ thể trong năm. STONEHENGE:StonehengeởđồngbằngSalisburyxứAnhlàditíchcổkỳcôngnhấtchâu Âu.NóđượcsắpđặtvớidụngýđánhdấuđiểmmọcvàlặncủaMặttrờivàMặttrăng,đặcbiệtlàđiểmMặttrờimọcvàogiữamùahè.Mộtsốtảngđádựngthẳngđứngnơiđâycólẽđượcđưatừrấtxatới. Salzburg, Đông nước Áo). Q uặng được đưa lên mặt đất trong bao và tán nhỏ bằng búa đá nặng. CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH 4500 năm TCN Nghề nông bắt đầu phát triển ở Tây Âu Khoảng năm 1200 TCN, quặng đồng được khai thác thủ công dưới mỏ sâu này (gần 4300 năm TCN Các công trình cự thạch đầu tiên được xây dựng ở Brittany và Ireland 3000 năm TCN Stonehenge bắt đầu được xây dựng 3200 năm TCN Thời kỳ xây dựng các vòng tròn đá bắt đầu 2400 năm TCN Đồng bắt đầu được sử dụng tại Tây Âu 2000 năm TCN Cao trào của thời kỳ xây dựng các công trình cự thạch. Việc xây dựng Stonehenge gần như hoàn tất. LỤC ĐỊACHÂU ÂU Một số vòng tròn đá được phát hiện ở phía tây Ireland (Ailen), thậm chí còn cổ hơn so với ở Anh. Ở Carnac trên bán đảo Brittany (Tây Bắc Pháp), có nhiều con đường rất độc đáo được tạo thành từ 3.000 phiến đá lớn trải dài vài km. Ở Brittany cũng có nhiều tảng đá dựng đứng đơn lẻ, gọi là menhir. Các tảng đá dựng đứng cũng được tìm thấy ở khắp châu Âu, từ Tây Ban Nha tới Ireland, từ Scotland tới Thụy Điển. Nhiều hầm mộ đá được phủ đất lên thành gò được tìm thấy ở Pháp, Ireland và xứ Anh. Ngoài ra, còn có những “bàn đá” (quoit) chỉ gồm ba tảng đá dựng thẳng đứng với một phiến đá rộng đặt lên trên. Một loạt di tích cự thạch độc đáo khác hiện vẫn còn ở Malta. Vài di tích cổ nhất trong số đó có tường được ghép lại từ nhiều phiến đá lớn. Một số ngôi đền có những tảng đá nhẵn khắc họa tiết đơn giản. Di tích cự thạch độc đáo nhất ở Malta là Hypogeum, một ngôi đền dưới lòng đất nằm trên ba bậc tạc sâu vào núi đá. Scotland. Những ngôi nhà đá này bị vùi sâu trong cát và tồn tại qua hàng nghìn năm. Chúng giúp tái hiện bức tranh về cuộc sống thời cổ đại. Di tích các ngôi nhà bằng đá được tìm thấy ở Skara Brae trên quần đảo Orkney, bắc NỀN VĂN MINH SÔNG ẤN (4000–1800 TCN) trong châu thổ. Khí hậu vùng châu thổ sông Ấn ẩm hơn ngày nay. Sông ngòi không chỉ là đường thông thương mà còn cung cấp nước tưới cho những miền đất bằng Những bộ tộc đầu tiên ở tiểu lục địa Ấn Độ sống dọc hai bên bờ sông Hằng và sông Ấn. Nền văn minh đầu tiên đã phát triển rực rỡ ở châu thổ sông Ấn, nay là Pakistan. Hai đô thị lớn nhất ở châu thổ sông Ấn tồn tại vào khoảng năm 2000 TCN là Mohenjo-daro và Harappa, mỗi đô thị có chừng 40.000 dân. Đây là hai đô thị đông dân nhất thế giới thời bấy giờ. Ở trung tâm của mỗi đô thị có một gò đất đắp cao, đóng vai trò thành lũy. Trên đó có một kho chứa thóc lớn; đối với dân chúng, nó có chức năng như một “ngân hàng trung ương”. Những đô thị bị lãng quên này mới chỉ được phát hiện vào thập niên 1920. Những con dấu như thế này được đóng lên các kiện hàng. Chúng được tìm thấy không chỉ ở Mohenjo-daro mà cả ở rất xa như Sumer. BỐ TRÍ ĐÔ THỊ Nhà cửa trong đô thị như các tòa nhà hành chính, chợ, công xưởng, nhà kho, nhà ở, đền thờ sắp xếp thành mạng bàn cờ xung quanh gò thành lũy. Mỗi ngôi nhà xây vòng quanh một cái sân, có nhiều phòng, một nhà vệ sinh và một giếng nước. Nhà xây bằng gạch đóng từ đất và nung trong lò đốt củi. Thành lũy của Mohenjo-daro có một nhà tắm to, cũng như các phòng tắm riêng và các phòng tắm chung, và những nơi dùng để hội họp. Các hố sâu bằng gạch xếp kiểu này được tìm thấy trong các sân nhà ở Mohenjo-daro. Chúng có thể là giếng nước hoặc nơi bảo quản lạnh dầu ăn hay thóc lúa. Phế tích này là tất cả những gì còn lại của đô thị cổ Mohenjo-daro 4.000 năm trước đây. Đây là di tích được khai quật của khu Nhà tắm Lớn (Great Bath) ở Mohenjo-daro. Người dân thời đó dường như rất quan tâmđến vệ sinh và nguồn nước. Họ có thể đã dùng nhà tắm cho cả hoạt động thể thao hoặc nghi lễ. NÔNG DÂN VÀ THỢ THỦ CÔNG Nông dân vùng châu thổ sông Ấn trồng các loại cây như lúa mạch, lúa mì, bông, dưa và chà là. Họ thuần hóa voi và trâu để làm công việc đồng áng. Khu vực này có nhiều thợ gốm lành nghề dùng bàn xoay, để làm ra bình gốm một kỹ thuật mới vào thời đó. Người dân Harappa biết sử dụng công cụ bằng đá, biết làmdao, vũ khí, bát ăn và đúc tượng đồng thau. Họ có một hệ thống xử lý rác thải tiên tiến với đường rãnh thoát nước có nắp đậy và các máng đổ rác. được coi là linh thiêng. Nhà kho ở trung tâm các đô thị rất quan trọng đối với người dân; chúng có thể có cả ý nghĩa thiết thực lẫn ý nghĩa tôn giáo vì lúa gạo thời đó có thể SỰ KẾT THÚC CỦAMỘT NỀN VĂN MINH Không ai biết các cư dân vùng châu thổ sông Ấn là ai hoặc họ đến từ đâu. Chúng ta cũng không hiểu chữ viết của họ. Khu vực này có những tương đồng với người Sumer, nhưng cũng có những điểm khác biệt lớn. Cư dân đô thị nơi đây buôn bán với các đô thị của người Sumer. Họ cũng trao đổi hàng hóa với các bộ lạc của Ấn Độ và Trung Á. Nền văn minh châu thổ sông Ấn tuy kéo dài 800 năm nhưng đã chấm dứt khoảng 3.700 năm trước. Người ta không rõ tại sao nó chấm dứt, nhưng có thể do nhiều nguyên nhân: bệnh dịch, lũ lụt, kinh tế suy sụp, hoạt động buôn bán hoặc trật tự dân sự suy thoái, hoặc do quá trình nhập cư và tiếp quản của người Aryan từ Trung Á vào Ấn Độ. Tất cả dấu tích của các đô thị này đã bị chôn vùi dưới cát cho đến khi chúng được phát hiện vào thập niên 1920. Hình dung của một họa sĩ về Mohenjo-daro thời cực thịnh. Không giống các đô thị của người Sumer, đô thị này được xây dựng theo mô hình mạng lưới, chứng tỏ sự quản lý có quy hoạch và trật tự. Nhà tắm có giếng nước bên trong, còn nơi có vẻ như là một kho thóc thì có hệ thống bảo quản và thông gió rất tinh vi. CRETE CỔ ĐẠI (3000–1450 TCN) người Mycenae ghen tị với nền văn minh của họ và xâm chiếm Crete. Đảo Crete nằm ở vị trí thuận lợi cho hoạt động buôn bán và có ảnh hưởng tới các khu vực khác. Nhưng rút cuộc, điều này lại làm hại người Minos vì Đảo Crete (Hy Lạp) là nơi xuất hiện nền văn minh sớm nhất châu Âu, khoảng 4.500 năm trước. Nó được gọi là nền văn minh Minos theo tên của vua Minos huyền thoại. Truyền thuyết nói rằng, vua Minos đã xây dựng một mê cung để nhốt quái vật Minotaur đầu bò mình người. Nền văn minh Minos phát triển cực thịnh từ năm 2200 đến năm 1450 TCN. Người Minos đạt được thành công nhờ khả năng đi biển và buôn bán. Bức tượng phụ nữ Minos mặc trang phục đặc thù này được tìm thấy ở Knossos, là sự kết hợp giữa tục thờ rắn và thờ mẫu thần. CÁC ĐÔ THỊ CỦANGƯỜI MINOS Người Minos xây dựng một số đô thị lớn, nối với nhau bằng những con đường lát gạch, mỗi đô thị là một nhà nước nhỏ. Ở trung tâm mỗi đô thị là một cung điện có hệ thống dẫn nước, đồ trang trí, cửa sổ và ghế đá. Thợ thủ công Minos nổi tiếng về nghề gốm và xây dựng. Họ cũng chế tác đồ trang sức bằng vàng và bạc rất đẹp. Knossos, kinh đô của người Minos, có cung điện hoành tráng nhất. Tại đây có các căn phòng tráng lệ dành cho hoàng gia, phòng dành cho các nghi lễ tôn giáo, nơi hội họp và một trường học. Các bức tường bên trong hoàng cung được trát vữa và trang hoàng bằng những bức tranh lớn, lộng lẫy. Người Minoa là những thợ đóng thuyền tài ba. Họ đi khắp nơi trên biển Aegea (Êgiê) và tới Ai Cập trên những con thuyền như thế này, mang đồ gốm và các hàng thủ công khác đến mọi nơi. Hoàng cung ở Knossos là một tòa nhà cao vài tầng, được xây bằng gỗ, đá và đất sét. Các phòng dành cho hoàng gia nằm quanh một cái sân ở chính giữa, phòng dành cho việc công nằm ở tầng trên. SỰ SUY VONG CỦAMỘT NỀN VĂN MINH Nền văn minh Minos phát triển rực rỡ đã kết thúc đột ngột và có phần bí hiểm vào khoảng năm 1450 TCN. Một đợt núi lửa phun trào trên hòn đảo Thera gần đó đã gây ra đại thảm họa, chôn vùi phần lớn đảo Crete. Nền văn minh này thực sự chấm dứt khi người Mycenae xâm chiếm kinh đô Knossos. Người Mycenae rất khâm phục trình độ của người Minos và đã đưa những ý tưởng của người Minos tới lục địa châu Âu. Nền văn minh cổ Hy Lạp sau này có gốc rễ từ đảo Crete. Các bức tường trong phòng khánh tiết ở Knossos được trang hoàng rất lộng lẫy. Bức vẽ trên tường mô tả môn thể thao cưỡi bò rừng. Bò rừng là biểu tượng linh thiêng của sức mạnh, việc nhảy qua được cặp sừng tượng trưng cho khả năng khống chế sức mạnh của con bò. NGƯỜI MYCENAE (2000–1200 TCN) Mycenae là một đô thị nằm trên bán đảo phía Nam của Hy Lạp. Đây là trung tâm của nền văn minh Hy Lạp đầu tiên, phát triển sau nền văn minh Minoa trên đảo Crete. Chiếc mặt nạ bằng vàng này được nhà khảo cổ Heinrich Schliemann tìm thấy trong một ngôi mộ ở Mycenae. Ông cho rằng đây là mặt nạ của vua Agamemnon, nhưng một số học giả ngày nay lại cho rằng đó là mặt nạ của một người đàn ông sống trước đó 300 năm. Người Mycenae (còn gọi là người Achaea) di cư từ bán đảo Balkan sang Hy Lạp vào khoảng 2000 nămTCN. Nền văn minh Mycenae bắt đầu bằng một loạt làng mạc trên những sườn đồi mà cư dân là những người nói một thứ tiếng Hy Lạp cổ. Khoảng năm 1650 TCN, nhiều ngôi làng đã phát triển thành đô thị nhỏ có pháo đài bảo vệ với những cung điện lộng lẫy, hàng hóa xa hoa chẳng kém phần tinh xảo so với những sản phẩm do thợ thủ công Minoa tài hoa làm ra. Mycenae bao gồm khoảng 20 thị quốc. Chiếc cốc vàng rất đẹp này chứng tỏ tay nghề tài hoa của thợ thủ công Mycenae. Hình ảnh trên thân cốc là cảnh săn bò rừng, đề tài phổ biến thời bấy giờ. MỘ CỦANGƯỜI MYCENAE Trước khi xây các pháo đài và đô thị, người Mycenae chôn cất nhà vua của họ trong các “lăng mộ hình tổ ong”. Các ngôi mộ được xây bằng những khối đá lớn, xếp thành hình mái vòm đồ sộ. Một ngôi mộ ở Mycenae tên “Kho báu của Atreus” có lối vào cao gần 6 m, dẫn đến một phòng cao 13 m, rộng 14 m. Sự xa hoa của những ngôi mộ này cho thấy đã tốn nhiều công sức và tiền của cho tầng lớp vua chúa và quý tộc thời đó. Một nhà vua có tới 400 thợ đúc đồng thiếc và hàng trăm nô lệ. Người Mycenae giàu có rất quý vàng mà họ nhập từ Ai Cập. Các thợ thủ công tài hoa làm ra cốc, mặt nạ, hoa và đồ trang sức bằng vàng; ngay cả gươm và áo giáp của người Mycenae cũng được dát vàng. được xây bằng đá khối lớn để bảo vệ thành phố. Di tích Cổng Sư tử ở Mycenae, cổng chính vào thành phố, được xây dựng khoảng năm 1300 TCN. Đây là một trong số ít lối ra vào xuyên tường BÀNH TRƯỚNG VÀ SUY VONG Khoảng năm 1450 TCN, người Mycenae xâm chiếm đảo Crete và bắt đầu thiết lập thuộc địa quanh vùng biển Aegea, trên đảo Rhodes và Cyprus (Síp). Người Mycenae buôn bán khắp vùng Địa Trung Hải, đặc biệt chú trọng giao thương với Ai Cập, Italia và Phoenicia. Tuy nhiên, khoảng năm 1200 TCN, người Mycenae thất bại trước những nhóm người lang bạt được gọi là Dân Biển (Sea Peoples) chuyên cướp bóc. Nhiều người Mycenae buộc phải chạy sang các nước khác. có nhiều tầng nằm trên đỉnh đồi cao. Hình ảnh phục hiện về diện mạo có thể có của Mycenae lúc cực thịnh. Cung điện hoàng gia TRIỀU ĐẠI NHÀ THƯƠNG (1766–1122 TCN) này, nhà Chu mở rộng kiểm soát ra một vùng rộng lớn hơn. Nền văn minh nhà Thương phát triển quanh khu vực sông Hoàng Hà ở miền bắc Trung Q uốc, nhưng cũng ảnh hưởng tới miền Trung nước này. Sau Các nền văn minh sơ khai ở Trung Quốc từ khoảng năm 3200 TCN đã phát triển ven bờ ba con sông lớn nhất là Hoàng Hà, Trường Giang và Tây Giang. Giống như các bộ tộc ở Sumer, Ai Cập và châu thổ sông Ấn, nông dân Trung Hoa dùng sông ngòi làmđường giao thông và lấy nước tưới cho cây trồng - vào mùa xuân ruộng cần ngập nước để cây lúa có thể sinh trưởng. Tuy nhiên người Trung Hoa cũng phải đối mặt với hai hiểm họa: những trận lụt lớn và các cuộc cướp bóc của những bộ lạc từ phương Bắc và phương Tây. Đồng tiền bằng đồng điếu thời nhà Thương này được đúc hình cái mai, có lẽ để dễ nhét vào bao hoặc ống đựng tiền. CÁC NỀN VĂN HÓASƠ KHAI Các đô thị nhỏ đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 3000 TCN trong thời kỳ văn hóa Long Sơn quanh lưu vực Bắc Hoàng Hà. Theo truyền thuyết, Hoàng Đế là vị vua đầu tiên của Trung Quốc từ khoảng năm 2700 TCN. Triều đại đầu tiên là nhà Hạ, cai trị trong bốn thế kỷ, bắt đầu từ khoảng năm 2200 TCN. Vua Vũ, người lập nên vương triều Hạ, được coi là có công “thuần phục” các con sông bằng việc đắp đê ngăn lũ lụt và đào kênh rạch tưới tiêu. thầy bói dùng các mảnh giáp cốt để đoán định tương lai. Đây là một mảnh giáp cốt có từ thế kỷ XIII TCN. Nhiều mẫu vật loại này đã được phát hiện, trên đó có khắc chữ tượng hình Trung Hoa sơ khai. Các VUATHANG VÀ NHÀ THƯƠNG Triều đại sớm nhất mà chúng ta có bằng chứng khẳng định đã từng tồn tại là nhà Thương do vua Thang lập nên. Nhà Thương cai trị miền Bắc Trung Quốc trong hơn 600 năm. Người dân thời đó sinh sống trong một loạt đô thị dọc theo sông Hoàng Hà. Kinh đô đóng ở An Dương, có nhiều cung điện và đền đài lớn, phần lớn được dựng bằng gỗ có chạm trổ. Nhà Chu thay thế nhà Thương vào năm 1122 TCN. Người dân thời nhà Thương trồng kê, lúa mì, lúa gạo và cũng trồng dâu chăn tằm dệt lụa. Họ nuôi gia súc, lợn, cừu, chó và gà, săn bắt hươu và lợn rừng. Họ dùng ngựa kéo cày, thồ hàng và kéo xe. Lúc đầu, họ dùng vỏ ốc quý làm tiền trao đổi, sau đó chuyển sang dùng tiền đồng. Họ rất khéo léo trong việc chế tác đồ đồng và ngọc bích, làm ra những vật dụng thiết thực hay đồ thờ phụng trang trí tinh xảo. Theo truyền thuyết, lụa do Luy Tổ phát hiện vào khoảng năm 2690 TCN. Bà là vợ của vị Hoàng Đế huyền thoại, người được coi là đã mang lại văn minh, y học và chữ viết cho Trung Q uốc. Bà nhận thấy con tằm ăn lá dâu rồi nhả ra tơ nên đã cho trồng các bãi dâu. Tơ được xe sợi dệt thành vải lụa đẹp, giá trị đến mức thậm chí được dùng như một dạng tiền. Bí quyết sản xuất lụa được người Trung Hoa giữ kín trong suốt khoảng 3.000 năm. CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH 3000 TCN Các đô thị đầu tiên của Trung Quốc xuất hiện trong thời kỳ văn hóa Long Sơn 2700 TCN Hoàng Đế lên ngôi 2200 TCN Vua Vũ lập nhà Hạ 1766 TCN Vua Thang lập nên nhà Thương 1400 TCN Thời thịnh trị của nhà Thương 1122 TCN Nhà Chu thay thế nhà Thương Người Trung Hoa cổ đại nấu đồ cúng tế trong các nồi đồng lớn có trang trí như chiếc vạc này. Nồi có chân dài để có thể đứng trên bếp lửa. CHỮ VIẾT Khoảng năm 1600 TCN, nhà Thương đã phát triển các hình thái sơ khai nhất của chữ tượng hình Trung Hoa, mỗi chữ là một từ trọn vẹn. Chữ viết Trung Hoa mà ta biết ngày nay đã phát triển từ chữ viết thời nhà Thương. Người dân thời đó thờ phụng tổ tiên, coi tổ tiên là những người dẫn dắt sáng suốt trong đời sống, và dựa vào bói toán mỗi khi cần đưa ra quyết định. ĐỒNG ĐIẾU Đồng điếu là hợp chất của đồng và thiếc, khi đánh bóng nom giống vàng. Nhà Thương trở nên hùng mạnh nhờ kỹ thuật chế tác đồng điếu, vì đây là một kim loại cứng thường được dùng để chế tạo công cụ lao động, đồ gia dụng và vũ khí. Đồng điếu cũng được dùng để làm đồ trang trí, tác phẩm nghệ thuật và đồ thờ phụng. Đồng điếu được đúc trong khuôn đất sét. Khắp nơi trên thế giới, đồng điếu tượng trưng cho bước đột phá công nghệ. BìnhrượubằngđồngthờinhàThương.Ngườitathườngdùngnóđểtrữđượcnhiềurượu.Kiểudángcầukỳvàchất lượngcaocủachiếcbìnhnàychothấynghềđúcđồngthờinhàThươngrấtpháttriển.Khimờirượutrongcácdịpnghilễ,ngườitadùngloạibìnhkhác,thườngcóvòidàiđểrót. giao tranh liên miên. Các nhà nước tập quyền như nhà Thương đã dần chấm dứt sự thù địch giữa thủ lĩnh các bộ lạc. Các chiến binh nhà Thương mặc áo giáp nặng làm từ tre và gỗ, có độn vải. Người Trung Hoa thời kỳ đầu rất hiếu chiến, các bộ lạc NGƯỜI HITTITE (1600–1200 TCN) mất trong vòng chưa đầy một thế kỷ. Lãnh thổ Hittite thời cực thịnh, khoảng 1300 năm TCN. Về sau, người Hittite giao tranh với người Ai Cập, Assyria, Phrygia, và đế quốc của họ biến Vào khoảng năm 1650 TCN, một số thị quốc nhỏ đã thống nhất lại sau nhiều cuộc chiến tranh, dẫn đến sự ra đời vương quốc Hittite giàu có và hùng mạnh. Người Hittite gồm nhiều bộ lạc và giao tiếp với nhau bằng sáu thứ tiếng. Một trong số đó là tiếng của người Hatti - những cư dân gốc của vùng Anatolia (tức Tiểu Á). Người Hittite được xem là những người đầu tiên biết chế tạo đồ sắt, một kim loại cứng hơn đồng điếu. sét. ĐẾ QUỐC HITTITE Tấm bia Hittite này được phát hiện ở Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ), mô tả cảnh một phụ nữ vừa xe chỉ vừa nói chuyện với một người sao chép bản thảo trong tư thế cầm bút và bảng đất Người Hittite kiểm soát nguồn cung cấp sắt trong nhiều năm. Dân tộc hiếu chiến này đã biết dùng xe ngựa. Điều này tạo cho họ lợi thế lớn về quân sự. Vị thần đứng đầu trong số 1.000 vị thần được người Hittite thờ phụng là thần Bão tố. Năm 1595 TCN, người Hittite cướp phá Babylon, đẩy vương quốc này vào “thời kỳ đen tối”, dù sau đó họ lại rút về Anatolia. Dần dần, người Hittite chiếm Tiểu Á, Syria và Levant (nay là Li Băng), thách thức vị thế của người Assyria và Ai Cập trong khu vực. Người Hittite chạm khắc nhiều tác phẩm tạo hình lên một phần tảng đá, phần còn lại của tảng đá thì để ở dạng tự nhiên. Cổng đá hình quái vật nhân sư (sphinx) này từng canh giữ cho một nơi sinh sống của người Hittite ở Alaca, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Người Hittite tiếp thu thành tựu văn minh của các dân tộc khác, trong đó có chữ viết. Họ cũng du nhập ngựa từ Trung Quốc vào Trung Đông. Đàn ông Hittite có ảnh hưởng lớn trong xã hội; họ là những người giàu có, thường đi đó đi đây. Người Hittite phát triển thịnh vượng nhất vào khoảng năm 1300 TCN. Tuy nhiên, khi có thêm nhiều người di cư tới khu vực này thì thời kỳ suy thoái bắt đầu. Vương quốc Hittite vượt qua được nhiều mối đe dọa nhưng cuối cùng bị người Phrygia đến từ Balkan xâm chiếm. Từ đó, người Hittite không bao giờ được nhắc tới nữa, nhưng họ vẫn để lại ảnh hưởng lâu dài đối với các nước láng giềng. TácphẩmkhắcđáHittitenàyởYazilikayamôtảthầnhộvệSharrumacùngvớinữthầnIshtarởphíasau.Đượcthựchiệnvàokhoảngnăm1250 TCN. BABYLON (1900–700 TCN) cho các cuộc xâm lăng từ phương bắc và phương tây. Dưới thời vua Hammurabi và những người kế vị ông, Babylon kiểm soát toàn bộ vùng Lưỡng Hà. Tuy nhiên, vương quốc này dễ trở thành mục tiêu Tiếp sau thời kỳ thống trị của người Ur ở Lưỡng Hà là nhiều cuộc xâm lăng. Khoảng năm 1894 TCN, người Babylon đã thế chỗ những kẻ cai trị, lập nên một triều đại kéo dài 300 năm. Người Babylon bắt đầu thống trị miền nam Lưỡng Hà dưới thời người trị vì thứ sáu của họ là Hammurabi Đại vương (1780-1750 TCN) người Babylon bắt đầu thống trị vùng Nam Lưỡng Hà. Hammurabi là nhà cai trị cực kỳ hiệu quả, nổi tiếng với bộ luật do ông đề ra, và ông đã mang lại sự ổn định cho toàn bộ khu vực sau những thời kỳ hỗn loạn. Một tảng đá làm mốc địa giới tìm thấy ở Babylon, có khắc lời cầu xin thần linh bảo vệ mảnh đất của người chủ sở hữu. Thành Babylon trở thành trung tâm quyền lực của khu vực Lưỡng Hà. Các đạo quân Babylon có kỷ luật nghiêm minh. Họ đã xâm chiếm các thị quốc Isin, Elam, Uruk và vương quốc Mari hùng mạnh. Tuy nhiên Lưỡng Hà không có đường biên giới rõ rệt nên dễ bị tấn công. Thương mại và văn hóa phát triển mạnh trong suốt 150 năm, nhưng sau đó người Hittite đến cướp phá thành Babylon vào năm 1595 TCN. Vua Hammurabi nổi tiếng bởi bộ luật rất chi tiết của ông. Một điều luật lưu truyền rộng rãi đến tận ngày nay là 'Mắt đổi mắt, răng đổi răng', quy định hình phạt cho những tội cá nhân. Luật đưa mọi người dân Babylon vào một hệ thống pháp luật đồng nhất. Nó bảo vệ người yếu trước kẻ mạnh, điều chỉnh hoạt động thương mại và quyền sở hữu đất đai. Các đô thị Babylon tiếp tục phát triển trong 100 năm dưới sự cai trị của những vua chúa ngoại bang. Trong 500 năm sau đó, Babylon bị lu mờ bởi đế quốc Assyria trước khi lại đạt đến đỉnh cao mới. Các tay cung thiện xạ giúp Babylon tự vệ trước người Assyria và nhiều đội quân xâm lược khác như người Kassite, Aramaea, Elamite và Hittite. Sự thịnh vượng cũng như vị trí chiến lược của Babylon, nơi gặp gỡ của các con đường từ châu Á tới Địa Trung Hải, - khiến các nước láng giềng thèm muốn. KHOAHỌC SƠ KHAI Bia đá này mô tả vua Hammurabi đang nói chuyện với thần Công lý Shamash. Phía dưới khắc các điều luật do vua Hammurabi soạn thảo để mọi người cùng xem. Bằng cách này, người dân được thấy luật pháp là do các vị thần trao cho vua Hammurabi. Các nhà toán học Babylon đã phát minh ra hệ đếm theo cơ số 60, từ đó chúng ta có số phút (60) trong một giờ đồng hồ và số độ trong một đường tròn (60×6). Các học giả Babylon đã phát triển các môn khoa học sơ khai và thiên văn học từ những kiến thức tiếp thu của người Sumer. NGƯỜI ASSYRIA(1900–612 TCN) liềm Phì nhiêu. Khi vua Assurbanipal qua đời, Ai Cập và Babylon tách ra và đế quốc sụp đổ. Đế quốc Assyria trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, cuối cùng đạt tới quy mô lớn nhất vào khoảng năm 650 TCN, bao trùm toàn bộ khu vực Lưỡi Trong khi Babylon cai trị miền Nam Lưỡng Hà thì người Assyria hiếu chiến thống trị miền Bắc. Vương quốc của họ nằm ở vùng thung lũng thượng nguồn sông Tigris. Vua Adadnirari I (1770-1750 TCN), vị quân vương hùng mạnh đầu tiên của nước này, đã mở rộng các vùng đất Assyria và tự xưng là “Chúa của muôn loài”. Ông và những người kế là những kẻ độc tài tàn bạo, không cho phép các quốc gia riêng rẽ được độc lập. Assyria trở nên giàu có nhờ hoạt động của các gia đình thương nhân bán vải dệt và kim loại đi khắp mọi nơi. Assurbanipal là nhà cai trị vĩ đại cuối cùng của Assyria. Ông là một nhà quân sự tàn bạo nhưng đồng thời cũng là người bảo trợ nghệ thuật. Ông đã cho xây dựng một thư viện lớn ở Nineveh và những khu vườn rộng lớn trồng các loại cây đưa về từ mọi miền thế giới. SỤP ĐỔ VÀ TÁI SINH Khi đế quốc Assyria mở rộng về quy mô, thì các cuộc nổi dậy ở những nước bị nó xâm chiếm cũng gia tăng. Cuối cùng, Assyria rơi vào tay người Hurri (có họ với người Hittite). Người Hurri cai trị Assyria trong hơn 250 năm. Khi vị thế thống trị của người Hurri suy giảm, Assyria lớn mạnh trở lại. Giai đoạn cường thịnh tiếp theo của vương quốc này kéo dài 300 năm, và lên đến tột đỉnh dưới thời vua Tiglathpileser I, người đã chỉ huy những chiến dịch tàn bạo đi chinh phục các miền đất lân cận hết năm này qua năm khác. Assyria dần nổi lên thống trị toàn bộ khu vực Lưỡng Hà, kể cả Babylon. Vua Assyria tiếp kiến triều thần và bá quan. Trong ảnh, các lao động Assyria chở vật liệu để xây một cung điện mới dưới sự giám sát của nhà vua. Các tay chèo trên chiếc thuyền bọc da đang kéo một bè gỗ dọc sông Tigris. Người Assyria tin rằng sư tử có cánh ở cung điện của vua Assurbanipal có thể xua đuổi được ma quỷ. CUNG ĐIỆN CỦAVUAASSURBANIPAL Vua Assurbanipal là một nhà cai trị chuyên chế. Ông tham gia rất tích cực vào mọi công việc của đất nước. Trong cung điện nguy nga của mình, vua Assurbanipal - có các vị cố vấn đứng quanh - lắng nghe người dân khiếu kiện. Cung điện này rất lớn, có những khu vườn rộng. Là người bảo trợ cho tri thức, nhà vua cho chép nhiều tài liệu lịch sử từ Babylon và Sumer cũng như sách toán học, hóa học và thiên văn học. Các bản chép tay văn học như Trường ca Gilgamesh và chuyện về nạn Đại Hồng Thủy có từ thời Akkad đều được lưu giữ. Hầu hết chúng đều đã bị quân xâm lược phá hủy sau khi vua Assurbanipal qua đời, nhưng có nhiều bản còn sót lại. VƯƠNG QUỐC ASSYRIAHƯNG THỊNH Từ khoảng năm 1076 TCN, Assyria và Babylon bị các bộ lạc Aramae đến từ Syria tàn phá. Nhưng 150 năm sau đó, vua Ashurdan II và những người kế vị ông đã chiếm lại đế quốc Assyria. Họ chuyển kinh đô về Nineveh; xây dựng nhà cửa và thiết lập hệ thống tưới tiêu. Các vị vua Assyria mở rộng lãnh thổ để kiểm soát mọi tuyến đường buôn bán và đàn áp các nước láng giềng bất tuân phục. Đế quốc Assyria trở nên rộng lớn nhất dưới thời trị vì của vua Tiglathpileser III (745-727 TCN), khi Assyria bao gồm cả các vùng đất của Babylon, Syria, Palestine, Cyprus, bắc bán đảo Arập và Ai Cập. CUỘC SỐNG CỦANGƯỜI ASSYRIA Là những thợ xây giỏi, người Assyria đã xây nên các đô thị nguy nga với nhiều đền đài, cung điện. Đàn ông Assyria để râu và mặc trang phục giống như một chiếc áo choàng dài. Phụ nữ mặc áo dài thắt ngang lưng có ống tay và thường quàng khăn trên vai. Thời đó, đàn ông Assyria bán vợ con làm nô lệ để trả nợ không phải là chuyện lạ. CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH 2500 TCN Người Assyria định cư ở thượng nguồn sông Tigris 1900 TCN Vương quốc Assyria cũ phát triển 1680 TCN Assyria rơi vào tay người Hurri (đến khoảng năm 1400 TCN) 1300-1200 TCN Assyria bành trướng lãnh thổ 1076 TCN Assyria rơi vào tay người Aramae (đến năm 934 TCN) 730-630 TCN Assyria mở rộng tới quy mô lớn nhất 612 TCN Assyria rơi vào tay người Babylon và người Medes Đối với người Assyria, Ishtar là nữ thần Chiến tranh. Đối với người Babylon, bà là Mẫu thần. CHƯƠNG CUỐI Người trị vì cuối cùng và vĩ đại nhất Assyria là vua Assurbanipal. Ông là vị vua uyên bác. Trong suốt thời gian trị vì của mình ông đã lập nên một thư viện lớn ở Nineveh. Các ghi chép cổ của người Sumer và người Akkad đã được lưu giữ trên các bảng đất sét, cùng những tài liệu về văn học, lịch sử, toán học và thiên văn học từ thời cổ đại. Khi vua Assurbanipal mất vào năm 627 TCN, đế quốc Assyria rơi vào tay người Babylon và người Medes. NgườiAssyriatinhthôngchiếnthuậtvâyhãm.Họdùngnhữngcâygỗnặngpháthủng tườngthànhrồileovàobêntrongbằngthanghoặcpháođàicơđộng.Quânlínhdùngnhữngchiếckhiênlớnđểtựvệ. NGƯỜI DO THÁI CỔ (1800–587 TCN) cuộc tấn công bên ngoài và dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc này. Sau khi vua Solomon qua đời, lãnh thổ Israel bị thu hẹp và sau đó chia thành hai quốc gia là Israel và Judah. Điều này khiến họ bị suy yếu trước các Người Hebrew (Do Thái cổ) bắt đầu định cư ở Palestine khoảng 4.000 năm trước. Họ tới Palestine từ Ur, nhưng không ai biết chính xác trước đó họ từng ở đâu. Tên gọi Hebrew nghĩa là “những người từ bờ bên kia” (của sông Euphrates). Câu chuyện của họ được kể lại trong Kinh thánh. Theo Cựu Ước, thủ lĩnh của những người Hebrew đầu tiên là Abraham, một tu sĩ ở Ur. Đầu tiên ông cùng gia đình chuyển tới Syria, sau đó tới Canaan (nay là Palestine) và định cư tại đây. Vua Solomon (965-928 TCN) là một trong những ông vua thông thái nhất trong lịch sử và thực hiện trọng trách của một quân vương một cách công minh. Dưới triều đại của ông, Jerusalem được hưởng thái bình thịnh trị và trở thành một trong những đô thị giàu có nhất thời đó. NHỮNG NĂM ĐẦU Jacob (còn gọi là Israel), cháu nội của Abraham có 12 người con trai được cho là tổ phụ của 12 bộ lạc Israel, mỗi bộ lạc mang tên của từng người. Sau khi Abraham qua đời, và khi nạn đói giáng xuống Canaan, Jacob đã dẫn dân chúng tới Ai Cập an toàn. Sau đó, họ trở thành nô lệ của người Ai Cập cho tới tận khi được Moses dẫn dắt chạy thoát khỏi Ai Cập và trở về Canaan vào khoảng năm 1200 TCN. Tại đó, dưới sự lãnh đạo của Joshua, họ đã chiến đấu với người Philistia (tức người Palestine) để giành quyền định cư và lập nên vùng đất Israel. Theo truyền thuyết, họ đã dùng tiếng kèn làm tường thành Jericho sụp đổ. QUỐC GIAISRAEL ĐẦU TIÊN Từ khoảng năm 1020 TCN, người dân Israel bắt đầu sống giàu có dưới sự trị vì lần lượt của các vua Saul, David và Solomon. Saul là ông vua đầu tiên của người Hebrew, làm cho họ trở thành một dân tộc. Vua David thống nhất tất cả bộ lạc của Israel vào một quốc gia, mở rộng lãnh thổ Israel và lấy Jerusalem làmkinh đô. Vua Solomon đã cho khởi công nhiều công trình kiến trúc lớn, trong đó có một số đô thị và ngôi đền nổi tiếng ở Jerusalem. Ông là một vị vua yêu chuộng hòa bình và thông thái. ĐỀN SOLOMON: Vua Solomon đã xây dựng một ngôi đền hùng vĩ ở Jerusalem với chi phí rất lớn để làm nơi cất giữ “kho báu thiêng liêng” của người Israel, tức phiến đá khắc Mười Điều răn của Chúa trao cho Moses. Ngôi đền này trở thành trung tâm của nền văn hóa Do Thái. Người ta cho rằng Đền Solomon có những bức tường được khảm đá quý và được thiết kế theo các nguyên tắc toán học tiếp thu từ người Ai Cập. Sa mạc ở Judea, thường được nhắc tới trong Kinh thánh, là một vùng phong cảnh đẹp đến kinh ngạc. Có thể vào thời cổ đại, nơi này xanh tươi hơn do khí hậu ôn hòa hơn. là người Hebrew - đang vào Ai Cập để buôn bán. Phiên bản của một bức bích họa tìm thấy ở làng Beni Hassan, miền Trung Ai Cập, mô tả một nhóm người Semit, hay còn gọi là người Asiat (Á) - có thể Theo Kinh thánh, vua Solomon luôn dùng sự thông thái của mình để phân xử mọi việc. Chuyện kể rằng có hai phụ nữ tới trước mặt vua cùng tranh nhau nhận một đứa trẻ là con mình, và xin vua phân xử. Nhà vua đề nghị chặt đôi đứa trẻ để mỗi người có thể nhận một nửa. Một người đã sụp xuống khóc và chịu thua cuộc. Vua Solomon nhận ra đó chính là bà mẹ của đứa trẻ và trao lại con cho bà. Thời kỳ trị vì của vua Solomon là đỉnh cao trong lịch sử Israel. Sau khi ông mất, dân tộc của ông bất hòa, chia rẽ thành hai nước gọi là Israel và Judah. Một người Do Thái thổi kèn shofar làm từ sừng cừu có đặt lưỡi gà để khuếch đại âm thanh thổi ra. Có thể người Do Thái đã thổi những chiếc kèn này để làm sập tường thành Jericho, hoặc ít nhất khiến người dân trong thành hoảng sợ mà mở cổng thành. Kèn shofar là một trong những nhạc khí cổ nhất thế giới, được thổi vào những ngày lễ của người Do Thái. Chiếc khăn choàng của người thổi kèn gọi là tallith. BẤT ỔN VÀ LY TÁN Sau một cuộc nổi dậy của người Israel, người Assyria chiếm Israel vào năm 721 TCN, tiếp đó chiếmJudah vào năm 683 TCN. Dân Do Thái (Jew) ly tán khắp nơi, nhiều người bị đưa sang Assyria làm nô lệ. Vua Nebuchadnezzar của Babylon đã dẹp tan một cuộc nổi dậy của dân Do Thái vào năm 587 TCN và hầu hết người Do Thái đều bị đưa tới Babylon. Phần lớn Cựu ước trong Kinh thánh đã được viết trong thời kỳ tha hương này. Đó là khởi đầu cuộc ly tán tha hương của người Do Thái kéo dài tới tận thế kỷ XX. CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH Khoảng 1800 TCN Abraham và người Hebrew (Do Thái cổ) tới Canaan Khoảng 1200 TCN Moses và Joshua đưa người Do Thái trở về Canaan Khoảng 1020 TCN Saul làm vua của người Hebrew Khoảng 1000 TCN David trở thành vua của người Hebrew 965-928 TCN Solomon trị vì, vua Israel 721 TCN Người Assyria chiếm Israel, nhiều người Do Thái bị ly tán 587 TCN Người Babylon phá hủy Jerusalem và trục xuất phần lớn người Do Thái sang Babylon AI CẬP: THỜI KỲ TÂN VƯƠNG QUỐC (1532–1070 TCN) Tân Vương quốc là phân kỳ thứ ba của lịch sử Ai Cập cổ xưa. Đây là thời kỳ có nhiều thành tựu nghệ thuật, sức mạnh quân sự, sự phồn thịnh trong nước và uy thế ở nước ngoài. Ở Ai Cập cổ đại, người chết được ướp dầu thơm và quấn chặt bằng vải, đây là việc ướp xác để họ có thể “trường tồn”. Xác ướp đặt trong quan tài thường được trang trí rất đẹp. Sau thời kỳ Trung Vương quốc, đất nước Ai Cập suy yếu và chia rẽ đã bị người Hyksos đến từ Canaan thống trị trong 100 năm. Họ cai trị Hạ Ai Cập ở miền Bắc. Khoảng năm 1550 TCN, một dòng họ hoàng gia ở Thượng Ai Cập đã đứng lên lãnh đạo cuộc chiến đấu đánh đuổi người Hyksos ra khỏi Ai Cập, thống nhất lại toàn bộ đất nước. Năm 1532 TCN, họ đã thành công. Ahmose lập nên triều đại thứ 18 và trở thành vị pharaông đầu tiên của Tân Vương quốc - thời hoàng kim của Ai Cập. Người Ai Cập giàu có được chôn cùng đồ trang sức, đồ gốm và những mô hình mô phỏng hoạt động của con người như nướng bánh, nấu rượu và đánh cá. Những mô hình này cung cấp cho chúng ta chi tiết sinh động về cuộc sống thường nhật của người Ai Cập. TÂN VƯƠNG QUỐC Thutmosis I, một trong những pharaông đầu tiên của Tân Vương quốc, đã chinh phục Palestine và các vùng đất phía tây sông Euphrates vào khoảng năm 1500 TCN. Suốt thời trị vì của Amenhotep III, Tân Vương quốc với kinh đô ở Thebes rất giàu có và thịnh vượng. Nông dân và những người lao động khác sống giản dị nhưng giới quý tộc lại có lối sống xa hoa. Theo luật pháp, nam nữ bình đẳng, phụ nữ được sở hữu tài sản. Phụ nữ có thể làm một trong bốn nghề sau: nữ tu, bà đỡ, vũ nữ hoặc người khóc mướn. Ngoài giới quý tộc, thư lại và tăng lữ chiếm địa vị quan trọng nhất trong xã hội Ai Cập. mặt nạ cầu kỳ này đã được triển lãm năm 1925, thu hút rất nhiều người xem. AKHENATEN Chiếc mặt nạ bằng vàng ròng này đeo trên mặt của xác ướp pharaông Tutankhamun. Mộ của ông được tìm thấy ở Thung lũng các Vua vào năm 1922, và xác ướp với chiếc Người trị vì kỳ quặc nhất là Amenhotep IV (1353-1335 TCN). Ông đã biến Aten, thần Mặt trời, thành vị thần duy nhất của Ai Cập, và cố thay đổi tôn giáo Ai Cập bằng cách loại bỏ chế độ đa thần cùng các phong tục phức tạp. Ông đổi tên mình thành Akhenaten và xây kinh đô mới ở El-Amarna, thờ thần Aten. Nefertiti, vợ ông, không thuộc dòng dõi hoàng gia và có thể không phải là người Ai Cập. Sau khi Akhenaten mất, các thầy tu thờ các vị thần cũ giành lại quyền lực và ngăn cản việc thờ thần Aten. Tên nhà vua quá cố bị xóa khỏi mọi đài tưởng niệm và các hồ sơ ghi chép. Thành phố mới El- Amarna bị bỏ hoang, như thể vị vua này chưa hề tồn tại. Cung điện hoàng gia thời kỳ Tân Vương quốc có các phòng ở, nhưng một phần lớn cung điện thường được dùng cho các dịp lễ nghi. Trong một phòng lớn như thế này, pharaông sẽ làm lễ ban thưởng, tiếp các sứ thần và nhận cống vật. Các thầy thuốc Ai Cập kết hợp y thuật với phép thuật tôn giáo để chữa bệnh. TUTANKHAMUN Phần lớn các pharaông của Tân Vương quốc đều được mai táng tại Thung lũng các Vua, trong những hầm mộ khoét sâu vào núi đá. Tuy nhiên, những tên trộm vẫn đột nhập được vào đó. Chỉ còn lại một lăng mộ duy nhất hầu như nguyên vẹn đến thời hiện đại là mộ của pharaông trẻ Tutankhamun, người kế vị Akhenaten và chết khi chưa đầy 20 tuổi. Ai Cập tiếp tục hùng mạnh trong một thời gian, đặc biệt dưới thời trị vì của pharaông Seti I và con trai ông là Rameses II Vĩ đại thuộc triều đại thứ 19 (1307-1196 TCN). Nhưng sau khi các pharaông yếu kém hơn kế vị, giới tăng nữ đã nắm quyền kiểm soát và Ai Cập liên tiếp bị xâm lăng. Người Hy Lạp chiếm Ai Cập và cai trị trong khoảng 300 năm. Tiếp đó, Ai Cập trở thành một vùng lãnh thổ thuộc La Mã; lịch sử và chữ viết của Ai Cập bị quên lãng. Thuyền của người Ai Cập thời kỳ đầu có đáy bằng, chỉ thích hợp để di chuyển trên sông. Sau đó, họ bắt đầu đóng những chiếc thuyền lớn hơn, nặng hơn, lòng thuyền sâu và tròn hơn, có thể dùng đi biển. Những chiếc thuyền này đã tăng cường khả năng buôn bán hàng hóa giữa Ai Cập với các vùng đất giáp Địa Trung Hải. Hatshepsut là con gái của pharaông Thutmosis I vĩ đại và là quả phụ của Thutmosis II nhu nhược. Sau khi chồng chết, bà lên ngôi và trị vì như một pharaông. Bà mặc quần áo nam giới, thậm chí còn đeo cả bộ râu giả truyền thống dành cho một vị pharaông. Kahun là một đô thị của Ai Cập, được xây bằng gạch đất. Các ngôi nhà thường có hai tầng và mái bằng, phần lớn thời gian sinh hoạt của người Ai Cập diễn ra trên sân thượng. Buôn bán và nghề thủ công chiếm những khu vực riêng trong đô thị, giống như ở các thành phố phương Đông hiện đại. Một kim tự tháp nối với Kahun bằng một con đường đắp cao. Ven đô thị có một ngôi đền. NGƯỜI PHOENICIA(1500–100 TCN) Người Phoenicia là những người đi biển tài ba nhất trong thế giới cổ đại. Họ sinh sống dọc một vùng duyên hải ở Levant, phía Đông Địa Trung Hải. Người Phoenicia là những người đầu tiên sản xuất trên quy mô lớn các vật dụng bằng thủy tinh trong suốt, chẳng hạn như lọ nước hoa này. Người Phoenicia là những nhà buôn thích thám hiểm, sống trong một chuỗi thị quốc độc lập với các hải cảng thuận tiện mà nay là nước Li Băng. Vốn xuất thân từ Canaan, người Phoenicia không thích canh tác đất đai mà chỉ quan tâm tới đi biển, chế tạo và buôn bán. Người Phoenicia nổi tiếng về các tác phẩm điêu khắc trên ngà voi, như tác phẩm khuôn mặt thiếu nữ này. BUÔN BÁN VÀ THỦ CÔNG Người Phoenicia buôn bán trên đất liền với các thương gia chở hàng quý báu từ tận Ấn Độ và Trung Quốc sang phương Tây. Hàng hóa được chuyển bằng đường biển tới Ai Cập, Hy Lạp, Italia và Bắc Phi. Hoạt động buôn bán này giúp người Phoenicia trở nên giàu có và hùng mạnh. Họ đã chứng kiến những bước thăng trầm của người Minoa, người Mycenae và tích cực giúp cho Hy Lạp, sau đó là La Mã, trỗi dậy. Người Phoenicia là những thợ thủ công khéo léo, giỏi làm đồ thủy tinh, đồ kim loại, đồ trang sức và dệt vải. Họ cũng phát minh ra kỹ thuật thổi thủy tinh. Thành phố cảng Tyre nổi tiếng nhờ thuốc nhuộm màu đỏ tía Tyre, một màu áo sang trọng được người Hy Lạp và La Mã mặc để chứng tỏ địa vị của mình. để tấn công các thuyền khác. Chiến thuyền của người Phoenicia có lẽ có hình dáng như thế này. Đó là loại thuyền galley (có sàn thấp, chạy bằng buồm và mái chèo) có mũi nhọn CÁC HẢI CẢNG PHOENICIA Các cảng của Phoenicia ở Levant gồm có Ugarit, Sidon, Byblos và Berytus (Beirut). Cảng chính là Tyre, tương truyền được thành lập cách đây 4.750 năm. Thành phố cảng Tyre có mối liên hệ mật thiết với Israel. Hiram, vua của Tyre, đã cung cấp cho vua Solomon những thanh xà chắc chắn bằng gỗ tuyết tùng xứ Li Băng cùng thợ thủ công để xây dựng ngôi đền tại Jerusalem. Đền Obelisks của người Phoenicia ở Byblos thuộc Levant, tổ quốc của người Phoenicia. Ngôi đền này có từ cách đây ít nhất 4.000 năm, cùng thời với người Minoa. Vị thần quan trọng nhất của người dân thành Carthage là thần chiến binh Baal Haamon, có liên quan tới khả năng sinh sản. Đây là ngôi đền Salambo Tophet, có từ khoảng năm 700 TCN, là nơi tiến hành các nghi lễ tế sống trẻ em. Bắt đầu từ Cyprus, người Phoenicia dần dần tiến về hướng tây và lập ra nhiều thuộc địa quanh Địa Trung Hải. Thuộc địa quan trọng nhất là Carthage ở Bắc Phi, sau đã trở thành một đô thị lớn. Các thuộc địa khác nằm ở Tây Ban Nha, Malta, Sicily, Morocco (Marốc) và Sardinia. Tiếp đó, người Phoenicia chiếm cả Cadiz và Tangier làm thuộc địa, lập các thương cảng dọc theo bờ biển Tây Phi. Cuối cùng, vào khoảng năm 570 TCN, tổ quốc của người Phoenicia bị người Babylon xâm lược, do đó các thuộc địa được độc lập, và Carthage trở thành cảng chính của họ. THÁM HIỂM Khoảng năm 600 TCN, người Ai Cập giao phó cho người Phoenicia đi thuyền men theo bờ biển châu Phi. Chuyến đi này mất ba năm. Việc buôn bán thường xuyên với các nước ở xa như nước Anh, nơi có nhiều thiếc và bạc, bắt đầu từ khoảng năm 450 TCN. Phoenicia suy thoái vào những năm 200-100 TCN, khi La Mã, vì muốn kiểm soát Địa Trung Hải, đã tấn công Phoenicia và tàn phá cảng Carthage. Người Phoenicia qua lại khắp các cảng ở Địa Trung Hải, buôn bán nhiều mặt hàng quý. Họ không kiểm soát nhiều đất đai như các dân tộc khác nhưng có ảnh hưởng rất lớn. Họ đóng vai trò nối kết giữa các vùng đất của thế giới cổ đại. Địa Trung Hải, buôn bán tấp nập trong vùng biển này, tiến sang cả Đại Tây Dương tới Tây Phi và Anh. Các thủy thủ dũng cảm từ các thị quốc của Phoenicia đã lập nhiều thuộc địa dọc bờ biển CHÂU PHI (6000–200 TCN) Châu Phi, một lục địa rộng lớn với nhiều dạng môi trường khác nhau, là nơi phát triển những nền văn hóa đa dạng. Văn hóa Ai Cập và Địa Trung Hải thống trị Bắc Phi nhưng người dân sống ở phía Nam sa mạc Sahara không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nền văn hóa này. Mặc dù những di cốt của con người cổ nhất được tìm thấy ở châu Phi nhưng mãi tới gần đây, lịch sử châu lục này từ năm 1500 TCN trở về trước vẫn không được biết tới nhiều, trừ Ai Cập. Sahara ngày nay là một sa mạc khổng lồ nằm chắn giữa Bắc và Trung Phi, nhưng vào khoảng năm 6000 TCN thì chưa có sa mạc "rào chắn" này. Các hình vẽ trên đá và trong hang cho thấy khí hậu thời bấy giờ ẩm hơn và có thể từng có khá đông dân cư sinh sống tại Sahara. Từ khoảng sau năm 3500 TCN, đất đai ở Sahara bắt đầu khô cằn, tuy vậy các đô thị và tuyến đường trên sa mạc vẫn được duy trì để kết nối giữa Bắc và Trung Phi. Đây là những phụ nữ Masai thời nay ở Kenya. Họ mặc trang phục nghi lễ truyền thống. NUBIAVÀ KUSH Văn hóa Ai Cập trải rộng trên lưu vực sông Nile tới tận Nubia (Sudan ngày nay), nơi có người da đen sinh sống. Vương quốc của người Kush đã phát triển vượt ra ngoài biên giới Nubia từ năm 2000 TCN. Vương quốc Kush là đối tác thương mại quan trọng và nguồn cung cấp vàng của Ai Cập. Khoảng năm 1500 TCN, Ai Cập xâm lược Kush để chiếm các mỏ vàng ở đây. Nhưng năm 750 TCN, chính Ai Cập lại bị người Kush chinh phục và lập ra triều đại pharaông thứ 25. Vương quốc Kush chưa bao giờ trải qua thời đại đồ đồng mà tiến thẳng từ đồ đá sang đồ sắt. Thủ phủ được dời từ Napata, trung tâm tôn giáo của người Kush, tới Meroë do quanh đây có nhiều quặng sắt. Việc này nghĩa là Kush trở thành một trung tâm quan trọng về chế tạo đồ sắt, cung cấp cho Ai Cập, Babylon, bán đảo Arập và Ethiopia. Thủ phủ Meroë của người Kush được xây dựng mô phỏng Ai Cập và bảo tồn nhiều phong tục truyền thống Ai Cập cho tương lai vào chính thời điểm Ai Cập đang trải qua những thay đổi về văn hóa. Ethiopia cũng là một trung tâm văn hóa quan trọng, nhưng khép kín với những tập quán tín ngưỡng riêng. Bức tranh cổ trên đá này vẽ các chiến binh Oum Echna ở sa mạc Sahara, có niên đại trước năm 3500 TCN, khi Sahara còn là vùng đồng cỏ có thể ở được. Các kim tự tháp đổ nát này nằm ở Meroë, phía Đông thành phố Khartoum ngày nay. Vương quốc Meroë phát triển từ vương quốc Nubia trước đó, vốn từng chịu ảnh hưởng của Ai Cập. Một bức bích họa trong hầm mộ pharaông Sobekhotep mô tả cảnh người nước ngoài mang cống vật dâng pharaông. Đây là một nhóm người châu Phi dâng những món quà tặng mà người Ai Cập rất quý: cống vật từ Nubia gồm các chuỗi vòng vàng lớn, các súc gỗ mun, quạt đuổi ruồi làm từ đuôi hươu cao cổ, hoa quả, một con khỉ nhỏ và cuối cùng là một con khỉ đầu chó. TRUNG VÀ NAM PHI Quanh sông Niger là nơi sinh sống của các bộ lạc làm nghề nông, với một vài đô thị buôn bán. Ở vùng hạ lưu sông Niger, người Nok ở Nigeria trở thành thợ chế tạo đồ sắt và sống thành làng mạc. Về phía Đông, có bộ lạc Chad sống theo lối du mục và cả những người sống thành làng mạc. Ở phía bên kia của Trung Phi, người Bantu di chuyển từ Nigeria về phương Nam, mang theo nghề chế tác đồ sắt và nghề nông. NamPhi là nơi cư trú của người Khoisan, sống bằng nghề chăn cừu, cũng như săn bắn và hái lượm. CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH 3000 TCN Sahara bắt đầu bị sa mạc hóa 2750 TCN Nghề nông bắt đầu ở Tây Phi 700 TCN Vương quốc của người Kush ở Nubia hưng thịnh 600 TCN Văn hóa Nok, Nigeria và Mero phát triển 200 TCN Jenne-jeno, đô thị châu Phi đầu tiên được thiết lập thả gia súc này được vẽ trên một tảng đá ở vùng Tasili, miền Trung Sahara. Tác giả thậm chí vẽ kỹ màu lông từng con bò một. Các hình vẽ và hình khắc nổi trên đá được tìm thấy hầu như khắp nơi ở Sahara. Cảnh chăn CHÂU MỸ (1500-350 TCN) Những cư dân châu Mỹ đầu tiên theo đường bộ từ châu Á tới Bắc Mỹ vào kỷ Băng Hà, khi mực nước biển còn rất thấp. Sau hàng nghìn năm, họ đã định cư tại Nam Mỹ. Mũi tên Folsom - một kiểu mũi tên tìm thấy tại Folsom ở Bắc Mỹ, có niên đại 9000 năm TCN. Nhiều cư dân sơ khởi của châu Mỹ vẫn còn sống bằng săn bắn, đánh bắt cá và hái lượm nhưng các nền văn minh mới đã phát triển ở hai khu vực riêng rẽ là Trung Mỹ (Mexico) và Equador-Peru. cách đây 2.500 năm. Chiếc bát đá tinh xảo này là một ví dụ về tay nghề chạm khắc đá khéo léo của người Chavin. Đây là tác phẩm của một thợ điêu khắc sống ở Peru NGƯỜI OLMEC Ở MEXICO Người châu Mỹ bản địa đã định cư ở Trung Mỹ khoảng 9.000 năm trước, họ trồng các cây lương thực như ngô, đậu và bí đỏ. Các làng nhỏ mọc lên, tại đó người dân đã biết làm đồ gốm và dệt vải. Từ nền văn hóa này, khoảng năm 1500 TCN, nền văn minh châu Mỹ đầu tiên đã ra đời. Những người Olmec sống ở đô thị đã dựng nên kinh đô của mình tại La Venta, phía tây Mexico. Họ xây các kim tự tháp lớn bằng đất và đá để làm nơi thờ phụng. Họ tạc những bức tượng khổng lồ và chạm khắc các tác phẩm tinh xảo bằng ngọc. Nhiều tác phẩm điêu khắc của họ có sự pha trộn giữa những đường nét của con người và của loài báo đốm. Người Olmec cũng có kiểu chữ viết riêng và hệ lịch phức tạp. Những láng giềng người Zapotec và Maya của họ cũng có một nền văn minh đô thị tiên tiến. đầu hoặc các vị thần của người Olmec; mỗi đầu đá đội một kiểu mũ riêng. NỀN VĂN MINH Ở ANDES Đây là một trong tám tác phẩm đầu người được người Olmec tạc trên đá bazan; một số cao tới 3 m. Có thể chúng mô tả những người cai trị thời kỳ Những làng nghề đánh cá và nông nghiệp đầu tiên tại Nam Mỹ nằm ở Bắc Peru. Khoảng 2.800 năm trước, một nền văn hóa tiên tiến hơn đã xuất hiện, có tên gọi là Chavin. Người Chavin biết làm đồ gốm, dệt vải trên khung cửi, xây dựng các công trình bằng đá và chạm khắc các tác phẩm công phu. Tòa nhà lớn nhất ở kinh đô của họ cao tới ba tầng, bên trong có nhiều phòng, cùng với hành lang và cầu thang được bố trí lắt léo như một mê cung. CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH: 2600 TCN Các trung tâm nghi lễ được xây dựng ở Peru 2200 TCN Làng nông nghiệp xuất hiện ở Mexico 1200 TCN Xuất hiện các đô thị và trung tâm nghi lễ của người Olmec 850 TCN Văn hóa Chavin phát triển 600 TCN Những ngôi đền-kim tự tháp đầu tiên của người Maya được xây dựng 350 TCN Nền văn minh Olmec suy tàn Cóniênđạikhoảng1200nămTCN,“bệthờ”Olmecnàycóthểlàmộtchiếcngai.Bứctượng tạcmộtvịvuaOlmecngồitronghốcbêndướibệ. ẤN ĐỘ THỜI ARYAN (1500-500 TCN) Khoảng 3.500 năm trước, người Aryan - vốn là các chiến binh và những người chăn cừu hung bạo từ miền Nam nước Nga - đã tiến về phía Nam, vượt qua dãy núi Hindu Kush tới định cư ở tiểu lục địa Ấn Độ. Gautama Siddhartha tức Cồ Đàm Tất Đạt Đa (khoảng 563-483 TCN) là một thái tử, sống cách đây 2.500 năm. Một ngày nọ, hoàng tử chứng kiến được nỗi đau khổ của dân chúng nên đã rời bỏ sự giàu sang đi tìm chân lý. Sau đó, Ngài đã giác ngộ và trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài rao giảng tinh thần từ bi hỉ xả, thương xót muôn sinh. Có thể là một trận thiên tai, hạn hán hoặc dịch bệnh, hoặc cũng có thể là một cuộc nội chiến đã buộc người Aryan rời bỏ quê hương ở miền Nam nước Nga. Họ tràn tới Tiểu Á, Ba Tư cũng như Ấn Độ. Họ sống thành làng theo từng bộ lạc, có lẽ trong những ngôi nhà gỗ, khác với các đô thị có nhà xây bằng gạch của người dân lưu vực sông Ấn. Người Aryan đặt ra hệ thống đẳng cấp, cao nhất là giới tu sĩ Bà La Môn (Brahmin) có học thức, cai trị đất nước. Bên dưới là đẳng cấp Sát Đế Lỵ (Kshatriya) gồm các chiến binh và đẳng cấp Phệ Xá (Vaisya) gồm thương gia và nông dân. Đẳng cấp cùng dân Thư Đà La (Shudra) gồm những người bản địa Dravidian da nâu là nô lệ và kẻ phục dịch. Trong xã hội của người Aryan, người ta không thể thay đổi đẳng cấp hoặc kết hôn với người khác đẳng cấp. NGƯỜI ARYAN Ở ẤN ĐỘ Thước đo sự giàu có của người Aryan là số đầu cừu và gia súc. Họ không tiến bộ như người Ấn Độ nhưng mạnh mẽ hơn. Họ là những chiến binh, thích chơi bài, ăn thịt bò, uống rượu, thích âm nhạc, nhảy múa và đua xe ngựa. Dần dần họ định cư và tiếp thu lối sống của người Ấn Độ bản xứ, cũng làm nghề nông và chế tạo đồ sắt. Trong số các loài cây lương thực họ trồng có cây lúa, không phổ biến đối với người Aryan nhưng đã có ở lưu vực sông Ấn. Sau khi người Aryan chiếm miền Bắc Ấn Độ, nhiều người bản địa là người Dravidi và người Munda đã di chuyển xuống miền Nam và miền Đông Ấn Độ. Một trong những vị thần chính của đạo Hindu là Shiva, chúa tể của sự biến đổi, vừa là đấng sáng tạo, vừa là đấng hủy diệt. Vị thần này được mô tả đang nhảy múa giữa một vầng lửa. NỀN VĂN HÓAHINDU Việc dùng cày và hệ thống tưới tiêu đã giúp người Aryan có thể trồng đủ lương thực cung cấp cho các đô thị lớn. Đến năm 500 TCN, miền bắc Ấn Độ có khoảng 16 vương quốc, nổi tiếng nhất là Maghada. Maghada là nơi ra đời đế quốc Maurya và hai tôn giáo mới là đạo Jain và đạo Phật. Người Aryan không có chữ viết riêng. Như nhiều dân tộc khác ở thời cổ đại, họ lưu truyền lịch sử và tín ngưỡng của mình bằng lối truyền khẩu. Những lưu truyền được gọi là Vệ đà (Veda) - có nghĩa là Sách tri thức - mãi về sau này mới được chép lại. Lâu đời nhất trong số đó là Rig-Veda, một bộ sưu tập hơn 1.000 bài tụng ca bằng ngôn ngữ Sanskrit (Phạn) của người Aryan. Phần lớn những gì chúng ta biết về cuộc sống hàng ngày của người Aryan ở thời cổ đại là từ Vệ đà - cuốn “Cựu Ước” cổ xưa của người theo đạo Hindu. Không như các tín ngưỡng khác, đạo Hindu không do một người khởi xướng, mà các tín điều của nó được tích lũy theo thời gian. THÀNH ROME (753–509 TCN) Vào thời kỳ đầu, sống bao quanh thành Rome là người Etruscan, Samnite và các dân tộc khác. Người Hy Lạp và Phoenicia cũng có các thuộc địa ở trong và quanh Italia. Khi Rome bành trướng lãnh thổ, người Rome phải đánh bại các cộng đồng cổ hơn này. Theo truyền thuyết, thành Rome (La Mã) do một bộ lạc địa phương đã dựng trại trên bảy quả đồi tại Rome lập nên vào năm 753 TCN. Truyền thuyết kể rằng thành Rome thời kỳ đầu do các vua địa phương cai trị, đầu tiên là Romulus. Thị dân Rome gồm người Sabine và người Latium sống đoàn kết, cùng xem mình là người Rome. Họ chịu ảnh hưởng của người Etruscan láng giềng phương Bắc và của các thương gia từ Hy Lạp, Carthage, những người đã du nhập các tư tưởng mới về văn hóa, xã hội vào Rome. Theo truyền thuyết, thành Rome do hai anh em sinh đôi Romulus và Remus, cháu nội vua Numitor, sáng lập. Người em trai Amulius độc ác của vua Numitor đã đặt hai đứa trẻ vào giỏ và đem thả trôi sông Tiber. Tuy nhiên, chúng lại được một con sói cái cứu sống và cho bú mớm. Lớn lên hai anh em sáng lập thành Rome, nhưng rồi bất hòa với nhau và người em Remus bị giết. Romulus trở thành ông vua đầu tiên của La Mã. NGƯỜI ETRURIA Người Etruria sống trong một quần thể các thị quốc được cho là xuất hiện vào khoảng năm 800 TCN; vương quốc của họ gọi là Etruria. Họ là nông dân, thợ kim khí, thủy thủ và thương gia, họ thích âm nhạc, chơi bài và các trò thi đấu. Họ chịu ảnh hưởng rất lớn của người Hy Lạp: dùng bảng chữ cái Hy Lạp, mặc áo himaton (một loại áo choàng của người Hy Lạp) và tin vào các vị thần của họ. Nhiều tập quán Hy Lạp được truyền bá cho người Rome và người Rome đã phát triển nền văn hóa mang phong cách Hy Lạp lên tột đỉnh. trong xã hội Hy Lạp hoặc La Mã. CÁC VỊ VUALAMÃ Chiếc quách hình một đôi vợ chồng người Etruscan này được làm vào khoảng năm 510 TCN. Trong xã hội Etruscan, phụ nữ có địa vị cao hơn so với Các vị vua La Mã mặc toga (áo choàng dài của đàn ông La Mã cổ đại) có viền màu đỏ tía. Thường trong các đám rước, đi trước nhà vua là những người giương một chiếc fasces (bó gậy thò ra một lưỡi rìu) - biểu tượng sức mạnh quyền lực của nhà vua đối với mọi thần dân. Theo truyền thuyết, có bảy vị vua đã trị vì La Mã liên tiếp trong vòng 240 năm. Các vị vua này không có quyền lực tuyệt đối mà phải cạnh tranh với một hội đồng quý tộc ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn. tranh trong mộ này vẽ người chơi đàn lia và người thổi sáo. Người Etruscan để lại ít di sản chữ viết, nhưng các bức tranh của họ rất sống động. Bức Hội đồng quý tộc có tiếng nói trong việc bầu chọn nhà vua và về các quyền hạn của vua, nhất là khi có chiến tranh. Nhà vua thành lập quân đội để bảo vệ thành Rome. Có khi nổ ra tranh cãi giữa vua và các nhà quý tộc thuộc những dòng họ thanh thế hàng đầu. Nhà vua thường đại diện cho lề thói cũ, trong khi đó thành Rome lại biến chuyển không ngừng. Cuối cùng, tầng lớp quý tộc tinh hoa mới đã lật đổ chế độ quân chủ vào năm 509 TCN và tuyên bố La Mã là một nước cộng hòa. Đây là nền cộng hòa đầu tiên trong lịch sử thế giới. Lúc đầu, người Rome không có ý định trở thành một thế lực đế quốc lớn mà chỉ tự vệ và đánh đuổi các láng giềng nhòm ngó. Tuy nhiên, trong vòng 500 năm, La Mã đã trở thành trung tâm của thế giới phương Tây, chiếm vị thế của người Hy Lạp. Chiếc fasces là biểu tượng quyền lực ở La Mã. Bó gậy tượng trưng cho sự trừng phạt còn lưỡi rìu biểu trưng cho sự sống và cái chết. CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH 800 TCN Nền văn minh Etruscan xuất hiện 753 TCN Tương truyền là khoảng thời gian thiết lập thành Rome 509 TCN Cộng hòa La Mã được thành lập 400 TCN Vương quốc Etruria suy vong cho thấy ảnh hưởng của Hy Lạp đối với người Etruscan. Nó được gọi là “Mộ các Q uan Chiêm bốc”. Ngôi mộ được trang trí này của người Etruscan ở Tarquinia có từ khoảng năm 500 TCN BABYLON PHỤC HƯNG (626–539 TCN) Bản đồ này cho thấy đế quốc Babylon của vua Nebuchadnezzar vào lúc hùng mạnh nhất đã kiểm soát toàn bộ các vùng đất thuộc vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu. Một bộ tộc từ miền tây, gọi là người Chaldea, đã di cư tới Assyria và Babylon từ khoảng năm 1100 TCN. Một số người Chaldea cai quản như những ông vua nhưng vẫn dưới quyền các lãnh chúa người Assyria. Năm 626 TCN, một vị vua của người Chaldea là Nabopolassar sau khi lên nắm quyền đã tuyên bố xứ Babylon độc lập và xóa bỏ ách đô hộ của người Assyria. Tiếp đó, ông vua này đánh bại người Assyria vào năm 612 TCN. Con trai ông là Nebuchadnezzar đã đánh đuổi người Ai Cập về lại Ai Cập và chiếmlấy Syria. Vua Nebuchadnezzar trị vì trong 43 năm và thời trị vì của ông được ghi dấu bằng nhiều chiến dịch quân sự. Ông hai lần dập tắt các cuộc nổi dậy ở Judah và khi người Phoenicia nổi dậy, ông phong tỏa cảng Tyre quan trọng của họ trong 13 năm. Với sư tử và cú mèo cạnh bên, nữ thần Ishtar đội vương miện bằng sừng hình lưỡi liềm. Ishtar là nữ thần quyền uy nhất của người Babylon. VUANEBUCHADNEZZAR Nebuchadnezzar là một trong những vị vua nổi tiếng nhất của xứ Babylon. Ông lên ngôi khoảng năm 605 TCN. Câu chuyện của ông được nhắc tới trong Kinh thánh, trong cuốn Sách Tiên tri Daniel. Ông đã xâmchiếm các sa mạc phía tây Babylon và nhiều vùng đất vốn là của Assyria. Trong những cuộc chinh phạt khác, ông chiếm Jerusalem và buộc hàng nghìn người Do Thái làm tù binh ở Babylon bởi tội nổi loạn. Ông biến Babylon thành bá chủ toàn bộ vùng Lưỡi liềm Phì nhiêu. BABYLON Vua Nebuchadnezzar cống hiến phần lớn cuộc đời mình để xây dựng Babylon to đẹp hơn thành một kinh đô của thế giới. Ông cho xây thành cao bao quanh thành phố và lấy tên của nữ thần Ishtar đặt cho cổng chính vào thành. Ông cũng cho xây Vườn treo Babylon, gồm những khu vườn xếp thành bậc thang trông xuống toàn cảnh thành phố. Ông xây một cây cầu lớn bắc qua sông Euphrates và một đài ziggurat lớn gọi là Đền Marduk hoặc Bel (“tháp Babel”). Nebuchadnezzar xây cho riêng mình một cung điện lộng lẫy và đồng thời cũng mở mang các thành phố khác. Ông khuyến khích việc thờ vị thần cũ là Marduk, tìm cách khôi phục sự thịnh vượng trước đây của Babylon và Sumer. Vua Nebuchadnezzar cai trị trong hơn 40 năm, nhưng người ta cho rằng vào những năm cuối đời ông đã bị điên. Babylon là một quốc gia hàng hải bên sông Euphrates. Người Babylon đóng những con thuyền lớn bằng sậy, đi xa tới tận Ấn Độ và Đông Phi. Babylon cũng là nơi hội tụ của các tuyến đường bộ từ châu Á đến phương Tây.