🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bác Sĩ Từ Lhasa
Ebooks
Nhóm Zalo
MỤC LỤC
VỀ TÁC GIẢ
LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ
CHƯƠNG I: VÀO XӬ LẠ
CHƯƠNG II: TRÙNG KHÁNH
CHƯƠNG III: HỌC Y KHOA
CHƯƠNG IV: LÁI MÁY BAY
CHƯƠNG V: BÊN KIA CӰA TӰ
CHƯƠNG VI: THẤU THỊ
CHƯƠNG VII: CHUYẾN BAY ĐAU THƯƠNG CHƯƠNG VIII: KHI THẾ GIỚI CÒN NON TRẺ CHƯƠNG IX: NGƯỜI TÙ BINH CỦA QUÂN NHẬT CHƯƠNG X: PHÉP THỞ
CHƯƠNG XI: BOM
VỀ TÁC GIẢ
Tuesday Lobsang Rampa tӵ nhận mình là linh hồn một vị Lạt ma người Tây Tạng đã mượn tạm xác của một người Anh tên là Cyril Hoskin (8 tháng 4 năm 1910 - 25 tháng 1 năm 1981). Cái tên Tuesday (thӭ Ba) liên quan đến lời ông kể rằng các quý tộc người Tây Tạng được đặt tên theo ngày mà họ sinh ra.
Vào tháng 11 năm 1956, cuốn sách đầu tiên với tӵa đề The Third Eye (Con mắt thứ ba hay Tây Tạng huyền bí) được xuất bản ở Anh. Cuốn sách kể lại những kinh nghiệm của ông khi lớn lên trong một tu viện ở Tây Tạng tӯ năm lên bảy tuổi. Tӵa đề cuốn sách liên quan đến một cuộc phẫu thuật trên trán để mở ra con mắt thӭ ba làm tăng cường khả năng nhìn hào quang của ông.
Trong cuốn The Rampa story (Câu chuyện của Rampa) và Doctor from Lhasa (Bác sỹ từ Lhasa), ông kể rằng thân xác ông đã bị hủy hoại nặng nề vì những đòn tra tấn của phát xít Nhật nên đã mượn xác của Cyril Henry Hoskin để viết ra những cuốn sách ký tên là Lobsang Rampa. Ông Cyril là một người thợ sửa ống nước, sau khi hồn của Tu sĩ Bác sĩ Rampa nhập vào mới bắt đầu viết những cuốn sách về Tây Tạng.
Các sách viết bởi tác giả T. Lobsang Rampa
Con mắt thứ ba hay Tây Tạng Huyền bí - (The
Third Eye - Lần đầu xuất bản năm 1956). Đây là cuốn
sách đầu tiên, một cuốn tӵ truyện về cuộc hành trình
của một thanh niên trẻ để trở thành một vị Lạt ma y tế
và trải qua phẫu thuật để mở con mắt thӭ ba. Chúng
ta có được cái nhìn thoáng qua về cuộc sống trong lạt
ma viện ở Tây Tạng và hiểu biết sâu sắc về kiến thӭc
tâm linh. Cho đến thời điểm này cuộc sống trong các
lạt ma viện ở Tây Tạng vẫn chưa được biết đến, ngay
cả với một số ít người đã thӵc sӵ viếng thăm Tây Tạng. Lobsang đã vào tu viện Chakpori ở Tây Tạng và được học những điều bí mật nhất của khoa học Tây Tạng bí truyền và nhiều điều hơn nữa.
Bác sĩ từ Lhasa - (Doctor from Lhasa - Lần đầu xuất bản năm 1959) câu chuyện tiếp tục với việc Lobsang rời Lhasa và sống ở Trùng Khánh, Trung Quốc. Ở đây, ông đẩy mạnh nghiên cӭu y khoa, học lái máy bay và cuối cùng bị người Nhật bắt và tra tấn. Lobsang trải qua thời gian rất dài sống trong trại tập trung, làm việc như các nhân viên y tế chính thӭc cho đến ngày ông trốn thoát. Lobsang là một trong số rất ít người còn sống sót khi quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Hiroshima. Trong cuốn sách ông cũng hướng dẫn làm thế nào để sử dụng một quả cầu pha lê cho khoa chiêm tinh và tập thở để cải thiện sӭc khỏe.
Câu chuyện của Rampa - (The Rampa Story - Lần đầu xuất bản năm 1960), hành trình của Bác sĩ Rampa tiếp tục khi ông đi tӯ Hàn Quốc vào Nga, qua Châu Âu, đi thuyền sang Mӻ, cuối cùng kết thúc ở Anh. Lobsang bị bắt và tiếp tục chịu đӵng sӵ tra tấn cho đến khi một lần nữa, ông trốn thoát bằng cách lái chiếc xe ô tô sang trọng. Trong cuốn sách này, Lobsang cho biết ông đã mượn tạm thân xác của một người đàn ông người Anh tên là Cyril Henry Hoskins, người mong muốn rời khỏi thế giới này, để tiếp tục nhiệm vụ đặc biệt của mình.
Hang đá của người cổ đại - (The Cave of the
Ancients – Lần đầu xuất bản năm 1963), cuốn sách cho ta một cái nhìn thoáng vào lịch sử đã qua của Trái đất và những cư dân của nó thời đó, những người đã giấu các thiết bị kӻ thuật cao mà cho đến ngày nay vẫn còn bí ẩn. Lobsang cùng với Thầy của ông, Đại Đӭc Lạt Ma Mingyar Dondup, đã đến thăm nơi mà công nghệ này được cất giấu và nhìn thấy tận mắt thiết bị tuyệt vời này. Công nghệ này vẫn đang chờ đợi những người có thể sử dụng nó cho lợi ích của nhân loại và thời gian đó đang đến gần.
Sống với vị Lạt Ma - (Living with the Lama – Lần đầu xuất bản năm 1964), cuốn sách được một trong những con mèo của Bác sĩ Rampa, Fifi Greywhiskers, đọc cho ông viết bằng ngoại cảm,. Loài vật không câm như nhiều người nghĩ, chúng ta mới câm so với tất cả các loài động vật. Tất cả các loài động vật đều có thể giao tiếp thông qua thần giao cách cảm, con người cũng có khả năng này nhưng đã bị ngăn chặn do bản chất xấu xa của họ. Fifi nói về cuộc sống của mình trước khi gặp Bác sĩ Rampa và những cuộc hành trình họ đã cùng bên nhau.
Bạn là mãi mãi - (You Forever – Lần đầu xuất bản năm 1965) là cuốn sách đầu tiên trong hai cuốn sách tӵ luyện tập siêu hình học. Cuối cùng, chân lý! Cuốn sách này giải thích bằng những thuật ngữ đơn giản rõ ràng làm thế nào để bắt đầu học một vài kӻ năng siêu hình và những điều có thể làm, những điều không được làm để đạt được mục tiêu đó. Các nội dung được nói tới gồm du hành bằng thể vía, thần giao cách cảm, thấu thị, hào quang và nhiều hơn nữa.
Trí tuệ người xưa - (Wisdom of the Ancients – Lần
đầu xuất bản năm 1965) là cuốn sách thӭ hai trong hai cuốn sách tӵ luyện tập siêu hình học. Trong cuốn sách này Lobsang giải thích ý nghĩa hoặc nhiều tӯ huyền bí theo một dạng dễ hiểu cho người phương Tây. Nhiều bài tập về thở, về đá, về chế độ ăn kiêng và tại sao bạn không nên tập thể dục.
Chiếc áo cà sa - (The Saffron Robe – Lần đầu xuất bản năm 1966) cuốn sách đưa ra nhìn sâu sắc hơn nữa vào cuộc sống của Bác sĩ Rampa trong Lạt ma viện với người Thầy cao quý của ông, Đại Đӭc Lạt Ma Mingyar Dondup. Nguồn gốc của Phật giáo, với những câu chuyện có thӵc về Thái tử Gautama, và làm thế nào Ngài trở thành Đӭc Phật với Tӭ diệu đế.
Các chương của cuộc đời - (Chapters of Life – Lần đầu xuất bản năm 1967) Bác sĩ Lobsang nói về các chiều, về các thế giới song song và những lời tiên tri, cung cấp cho người đọc một sӵ hiểu biết sâu sắc hơn. Tác giả cũng trả lời các câu hỏi về tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng. Tôn giáo phục vụ một mục đích mà nhiều người bỏ qua khi chúng ta có thể thấy rõ xã hội và cộng đồng đang ngày càng mục nát.
Vượt lên chiều thứ mười - (Beyond the Tenth – Lần đầu xuất bản năm 1969) Cuốn sách gồm những câu hỏi và lời giải đáp đầu tiên này. Bác sĩ Rampa đưa ra lời tư vấn, giảng dạy để chăm sóc cho cơ thể vật chất và tinh thần của bạn, mục đích của cuộc sống, cái chết, tái sinh và UFO. Một vài liệu pháp thảo dược
cho những căn bệnh thông thường. Bác sĩ Rampa cũng hướng dẫn cách bắt đầu cho những người thӵc sӵ muốn biết làm thế nào để nhìn thấy hình ảnh hào quang.
Nuôi dưỡng ngọn lửa - (Feeding the Flame – Lần đầu xuất bản năm 1971) mười cuốn sách đầu tiên đã cố gắng để thắp sáng ngọn nến, nhưng bây giờ chúng ta phải nuôi dưỡng ngọn lửa đó, ngọn lửa của cuộc đời. Nhiều câu trả lời cho những câu hỏi của người đọc. Bằng chӭng xác thӵc về luân hồi bằng cách trích dẫn một ví dụ trong lịch sử và giải thích sӵ kiện đó một cách chi tiết.
Ẩn sĩ - (The Hermit – Lần đầu xuất bản năm 1971), Bác sĩ Lobsang gặp một ẩn sĩ mù để tiếp tục việc học của mình và phát hiện về những người đầu tiên sống trên trái đất, những người này được gọi là Người Làm Vườn của Trái Đất. Chúng ta không phải là hành tinh duy nhất có người ở trong thái dương hệ này mà cả trong bất kỳ hệ mặt trời và thiên hà nào khác. Một cái nhìn chân thӵc sâu sắc về nhà tiên tri Moses và Đӭc Chúa Giêsu Kitô.
Ngọn nến thứ mười ba - (The Thirteenth Candle – Lần đầu xuất bản năm 1972), cuốn sách kể thêm về hành trình trong cuộc đời của Bác sĩ Lobsang. Ông cũng trao đổi chi tiết về vấn đề đồng tính luyến ái, và
cũng đưa vào ý kiến của một người đồng tính. Kӻ thuật thở và Chân Ngã được giải thích chi tiết hơn và một vài quan niệm sai lầm về Thầy hướng dẫn Tâm linh. Một lần nữa, ông lại đi sâu hơn vào cách du hành bằng thể vía.
Ánh sáng ngọn nến - (Candlelight – Lần đầu xuất bản năm 1973) trong cuốn sách này Bác sĩ Lobsang cho chúng ta biết về con lắc và làm thế nào để sử dụng chúng. Những biểu đồ hoàng đạo và chiêm tinh học. Ông cũng đưa vào nội dung một cuộc họp trước đó với báo chí – được người bạn thân của ông, ông Alain Stanke, sắp xếp. Trả lời các câu hỏi của người đọc và tập trung nhiều về bí ẩn của cuộc sống.
Hoàng hôn - (Twilight – Lần đầu xuất bản năm 1975) Lobsang giải thích việc du hành bằng thể vía và các cấp độ của nó. Ông chuyển đến ở Calgary và trả lời nhiều hơn về những bí ẩn của cuộc sống và bí ẩn lớn nhất của Trái đất rỗng của chúng ta một cách chi tiết hơn. Bác sĩ Rampa giải thích sử dụng con lắc một cách đúng đắn như thế nào, sӭc mạnh của lời cầu nguyện, hôn nhân và ly dị, phù thủy và sở hữu, và nhiều, nhiều vấn đề khác.
Như đã xảy ra - (As it Was – Lần đầu xuất bản năm 1976) Cuốn sách này tiếp tục câu chuyện về cuộc đời của Bác sĩ Rampa, tӯ khi ông sống ở Tây Tạng đến những chuyến phiêu lưu trên toàn cầu. Cũng là CÂU CHUYỆN CÓ THẬT - trӵc tiếp tӯ phía bên kia - về cuộc đời của Cyril Henry Hoskins trước khi Bác sĩ
Rampa mượn xác Cyril, để giải thích những nhận xét thô thiển rằng ông chỉ là một người thợ sửa ống nước.
Tôi tin - (I Believe – Lần đầu xuất bản năm 1977) trong cuốn sách này Bác sĩ Rampa nói về một người tӵ sát, chính xác những gì sẽ xảy ra, và họ sẽ phải trả như thế nào món nợ mà nó có thể trải dài qua nhiều kiếp sống – mỗi một lần điều kiện sẽ trở nên càng khó khăn hơn nếu họ không học hỏi tӯ những sai lầm của họ. Bất cӭ ai dӵ tính tӵ tử nên đọc điều này trước khi hành động quyết liệt như vậy. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra cái nhìn về Thượng Đế tӯ những quan điểm khác nhau, về Phong trào Giải phóng Phụ nữ, nơi phụ nữ bắt đầu đi sai đường.
Ba đời sống - (Three Lives – Lần đầu xuất bản năm 1977), cuốn sách kể về những kiếp sống của ba người rất khác nhau và những gì họ cảm nhận được khi chết tuỳ theo niềm tin nơi họ. Chúng ta sẽ được dẫn theo tӯng con đường và thấy cuộc hành trình đưa họ đến đâu, cách tất cả chấm dӭt tại cùng một nơi. Trước hết là một người vô thần, thӭ hai là một Người Do Thái cải sang những giáo phái khác, cuối cùng một tu sĩ Thiên chúa giáo.
Nhà thông thái Tây Tạng - (Tibetan Sage - Lần đầu xuất bản năm 1980) cuốn sách cuối cùng của Bác sĩ Rampa. Ông nhớ lại những trải nghiệm với Thầy của mình trong ngôi đền bên trong hang động của người
xưa. Thế giới được bắt đầu như thế nào bởi vụ nổ lớn và Big Bang là gì. Giải thích thêm nó diễn ra như thế nào và các tác hại của dầu khí không phải là nhiên liệu hóa thạch. Đây là những lời cuối cùng của Bác sĩ Lobsang trước khi rời trái đất này để không bao giờ quay trở lại vào tháng 1 năm 1981, ở độ tuổi khoảng tӯ 271 và 306 tuổi.
Tổng hợp bởi Emil Group
Email:
[email protected]
Nguồn:
http://www.lobsangrampa.org
LỜI NÓI ĐẦU CỦA TÁC GIẢ
Tôi đã viết quyển The Third Eye (Con Mắt Thứ Ba)1 khi ở nước Anh, quyển sách này được viết theo đúng sӵ thật, nhưng nó cũng đã gây nên nhiều tranh cãi. Nhiều bӭc thư được gửi đến tӯ khắp nơi trên thế giới, và để đáp ӭng yêu cầu của các độc giả quan tâm, tôi đã viết tiếp quyển sách này, Doctor From Lhasa (Bác Sĩ đến từ Lhasa).
Những kinh nghiệm của tôi, như sẽ đề cập đến trong quyển sách thӭ ba, vượt xa những trải nghiệm mà hầu hết mọi người đã phải chịu đӵng, và trong cuộc đời, nếu các trải nghiệm đó có xảy ra đồng thời thì cũng chỉ có một vài trường hợp mà thôi. Dẫu sao thì nó cũng không phải là mục tiêu của cuốn sách này, được viết tiếp về tӵ truyện của tôi.
Tôi là một Lạt ma Tây Tạng đến với thế giới phương Tây để theo đuổi đến cùng vận mệnh của tôi, đến và vượt qua tất cả những khó khăn như đã được tiên tri tӯ thủa thiếu thời. Thật không may, người phương Tây nhìn nhận tôi như một đồ cổ, một mẫu người cần được đặt trong một cái lồng và trưng bày như một con quái vật đến tӯ một thế giới không ai biết đến. Điều đó làm cho tôi tӵ hỏi điều gì sẽ xảy ra cho những người bạn cũ của tôi, những Người Tuyết hoang dã, nếu những người phương Tây bắt được họ, và thӵc tế thì họ đang cố gắng làm điều đó.
Chắc chắn là Người Tuyết sẽ bị bắn, bị nhồi, và trưng bày trong viện bảo tàng. Thậm chí sau đó người ta sẽ tranh luận và nói rằng không có những thӭ như Người Tuyết! Đối với tôi rất khó để tin rằng người phương Tây có thể tin vào truyền hình và tàu vũ trụ có thể bay vòng quanh Mặt Trăng và trở về nhưng lại không công nhận Người Tuyết hoặc “Vật thể Bay Không xác định”2, tóm lại là bất cӭ cái gì mà họ không thể cầm trong tay và xé rách thành tӯng mảnh để xem nó hoạt động như thế nào.
Nhưng bây giờ công việc khó khăn của tôi là chỉ đưa vào một vài trang các chi tiết của tuổi ấu thơ của mình trước khi viết cuốn sách. Tôi được sinh ra trong một gia đình quý tộc, một trong những gia đình hàng đầu ở Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Cha mẹ tôi có nhiều điều để nói về việc lãnh đạo đất
nước, và vì tôi thuộc đẳng cấp cao nên tôi đã được huấn luyện khắc nghiệt phù hợp với vị trí của mình trong tương lai. Sau đó, trước khi tôi lên bảy tuổi, theo tục lệ, các nhà Chiêm tinh của Tây Tạng sẽ cho biết con đường sӵ nghiệp trong tương lai của tôi. Để chuẩn bị cho sӵ kiện đó, cha mẹ tôi chuẩn bị một bữa tiệc lớn, các quan khách bao gồm tất cả các quan chӭc hàng đầu, các nhà quý tộc của thủ đô Lhasa được mời tham dӵ để nghe các nhà Chiêm tinh quyết đoán về số phận tôi. Cuối cùng thì ngày đó cũng đã đến.
Quan khách kéo đến chật ních trong nhà tôi. Các nhà Chiêm tinh đến với lá số, những biểu đồ và tất cả những thӭ cần thiết cho công việc tiên tri của họ. Khi thời điểm thích hợp đã đến, tất cả mọi người tập trung lại với sӵ phấn khích đặc biệt, vị Thiên Giám Quan Trưởng long trọng tuyên bố phát hiện của mình, rằng khi lên bảy tuổi, tôi cần được vào tu tập trong lạt ma viện để được thụ huấn như một tu sĩ kiêm y sĩ giải phẫu. Những điều tiên tri về toàn bộ cuộc đời tôi đã được vạch ra, và thӵc tế, những nỗi đau đớn đã xảy ra đúng như lời tiên tri. Tôi nói “nỗi đau đớn” là bởi vì những thử thách đều là nỗi bất hạnh, gian nan và khổ đau, và cũng không dễ dàng hơn chút nào khi người ta biết trước rằng mình sẽ phải chịu đӵng nó.
Tôi lủi thủi cô đơn một mình đi đến tu viện Chakpori khi tôi lên bảy tuổi. Ngay tại cổng vào tôi đã bị giữ lại, và phải trải qua một thử thách để xem liệu tôi có đủ cӭng cỏi, mạnh mẽ để theo được những năm tháng huấn luyện tại đây hay không.
Tôi đã vượt qua thử thách và được nhận vào tu viện. Tôi đã trải qua tất cả các giai đoạn tӯ một tiểu sơ cơ, và cuối cùng tôi đã trở thành một Lạt ma, và Sư trưởng. Y học và giải phẫu là những điểm mạnh đặc biệt của tôi. Tôi đã nghiên cӭu về lĩnh vӵc này với sӵ khao khát, và tôi đã được hưởng mọi điều kiện thuận lợi trong việc nghiên cӭu xác chết. Ở phương Tây người ta tin rằng các Lạt ma Tây Tạng không bao giờ làm bất cӭ điều gì với các cơ thể con người theo nghĩa mổ tử thi.
Có quan niệm cho rằng, có vẻ như y khoa Tây Tạng non kém, bởi vì các Lạt ma y tế chỉ điều trị các bệnh bên ngoài chӭ không phải các bệnh bên trong cơ thể. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Tôi đồng ý là điều đó đúng với các Lạt ma bình thường, họ không bao giờ mổ một cơ thể, bởi vì điều đó trái ngược
với đӭc tin của họ. Nhưng có những người đặc biệt trong các số các vị Lạt ma, mà tôi là một trong số đó, những người được đào tạo để thӵc hiện những ca mổ và những hoạt động đó thậm chí có thể vượt ra ngoài phạm vi hiểu biết của khoa học phương Tây.
Thời gian trước đây, ở phương Tây người ta cho là y học Tây Tạng dạy rằng người đàn ông có trái tim của mình ở bên này, và người phụ nữ có trái tim ở phía bên kia. Không có gì vô lý hơn thế. Thông tin kiểu đó đã được truyền lại cho người phương Tây bởi những người không có kiến thӭc thӵc tế về những gì họ đang viết, bởi vì một vài vấn đề được đề cập có liên quan đến thể vía, đây lại là một điều hoàn toàn khác. Tuy nhiên, cuốn sách này không đề cập đến điều đó.
Tôi được đào tạo thӵc sӵ chu đáo, bởi vì tôi phải biết không chỉ các môn chuyên ngành về y học và phẫu thuật, mà còn phải học thật tốt tất cả Giáo lý, cũng bởi vì tôi là một lạt ma y tế, tôi cũng đã phải trải qua các kỳ thi như một tu sĩ được đào tạo đầy đủ theo quy định của tôn giáo. Vì vậy, việc học tập cả hai ngành cùng một lúc là cần thiết, và điều đó có nghĩa là tôi phải học gian khổ gấp đôi một tu sĩ bình thường. Tôi không cho là mình đã làm điều gì đó ghê gớm!
Nhưng tất nhiên, đó chưa phải là tất cả những khó khăn mà tôi đã trải qua. Tôi đã đi tới nhiều vùng núi cao hơn nữa của Tây Tạng—Lhasa ở độ cao trên bốn ngàn thước so với mӵc nước biển—để thu thập các loại thảo mộc. Nền y học mà tôi được đào tạo sử dụng thảo dược để chữa trị bệnh, và tại tu viện Chakpori, chúng tôi luôn luôn có ít nhất 6,000 loại thảo dược khác nhau được bảo quản trong kho. Người Tây Tạng chúng tôi tin rằng dân tộc chúng tôi biết chữa bệnh bằng thảo dược nhiều hơn bất cӭ dân tộc nào khác trên trái đất này. Đến nay, sau nhiều năm trôi qua, tôi đã đi khắp nơi trên thế giới và niềm tin ấy trong tôi càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trong một số chuyến đi lên vùng núi cao Tây Tạng, tôi đã bay trên những chiếc diều có người lái, bay liệng phía trên những mỏm đá nhọn lởm chởm của những dải núi cao, và tìm kiếm hết dặm này đến dặm khác trên khắp vùng núi. Tôi cũng đã tham gia vào cuộc thám hiểm đáng ghi nhớ tới hầu hết các vùng mà con người hầu như không thể đến được, đến cả Cao nguyên Chang Tang3, miền đất cao nhất của Tây Tạng. Đoàn thám hiểm
chúng tôi còn tìm thấy một thung lũng hẻo lánh ấm áp nằm giữa những khe nӭt trong đá, được sưởi ấm bởi những ngọn lửa vĩnh cửu trong lòng trái đất, những ngọn lửa này làm nước sôi sùng sục trước khi chảy vào dòng sông. Chúng tôi cũng tìm thấy một thành phố rộng lớn, một nửa thành phố nằm trong vùng không khí nóng của thung lũng bị che khuất, và phần còn lại bị chôn vùi dưới dòng sông băng trong suốt. Băng trong đến mӭc có thể nhìn thấy thành phố như thể nhìn qua làn nước trong vắt vậy. Vùng đất của thành phố đã được tan khỏi băng tuyết gần như còn nguyên vẹn. Thời gian hầu như không làm ảnh hưởng tới các tòa nhà. Nơi đây có không khí nhưng hầu như không có gió, và chính điều đó đã cӭu cho các tòa nhà thoát khỏi sӵ hủy hoại. Chúng tôi đi bộ dọc theo các con phố, nơi mà hàng ngàn, ngàn năm về trước, những con người đầu tiên đã bước trên đó. Chúng tôi đi lang thang, qua các ngôi nhà, mà như thể chúng đang chờ chủ nhân của mình trở về, cho tới khi chúng tôi để ý hơn và nhìn thấy những bộ xương kỳ lạ, những bộ xương đã hóa thạch, và rồi lúc đó chúng tôi mới nhận ra rằng đây là một thành phố chết. Có những thiết bị lạ lùng, điều đó cho thấy rằng thung lũng bí ẩn này đã tӯng là quê hương của một nền văn minh cao hơn rất nhiều so với bất kỳ nơi nào trên trái đất ngày nay. Nó chӭng minh một cách thuyết phục rằng chúng ta bây giờ rất lạc hậu so với người xưa: Trong cuốn sách này, cuốn sách thӭ hai của mình, tôi sẽ viết nhiều hơn về thành phố đó.
Khi còn nhỏ, tôi đã trải qua một cuộc phẫu thuật đặc biệt để mở con mắt thӭ ba. Một mảnh gỗ cӭng đặc biệt, sau khi đã ngâm trong dung dịch thảo dược đặc biệt, được đưa vào giữa trán của tôi để kích thích một tuyến mà nó làm cho tôi tăng khả năng nhìn thấu được cả những cái vô hình. Tôi sinh ra vốn đã có khả năng thấu thị rõ rệt, nhưng rồi sau cuộc phẫu thuật, tôi thӵc sӵ khác thường, và tôi có thể nhìn thấy mọi người với hào quang bao quanh họ như thể họ được cuộn trong những ngọn lửa mầu sắc bồng bềnh. Tӯ hào quang của họ tôi có thể đoán được những suy nghĩ của họ, biết được họ ốm vì bệnh gì, những hy vọng và nỗi sợ hãi của họ.
Bây giờ tôi đã rời khỏi Tây Tạng, tôi đang cố gắng thuyết phục các bác sĩ phương Tây về một phương pháp mà nó có thể cho phép các bác sĩ nhìn thấy hào quang của con người. Tôi biết rằng nếu các bác sĩ có thể nhìn thấy hào quang, họ có thể thӵc sӵ nhận biết được điều gì đã ảnh hưởng đến sӭc
khỏe của người bệnh. Bằng cách nhìn vào mầu sắc và hình dáng của những dải màu rung động của hào quang, các chuyên gia có thể xác định một cách chính xác người đó đang bị bệnh gì. Hơn nữa, phương pháp này có thể cho biết sớm khi có bất kỳ dấu hiệu nào có thể nhận biết được trong cơ thể vật lý của con người, bởi vì hào quang cho thấy bằng chӭng của bệnh ung thư, lao, và những căn bệnh khác nhiều tháng trước khi nó thӵc sӵ tấn công vào cơ thể vật lý. Như vậy, bằng cách cảnh báo sớm trước khi khởi phát bệnh, bác sĩ có thể điều trị và chữa bệnh không thể sai lầm được. Tôi thӵc sӵ thất vọng và buồn sâu sắc, vì các bác sĩ phương Tây hoàn toàn không quan tâm. Họ cho rằng đó là ma thuật, chӭ không phải theo ý nghĩa hoàn toàn bình thường. Bất cӭ một người kӻ sư nào cũng biết rằng dây điện cao áp có vầng hào quang xung quanh. Cơ thể con người cũng vậy, nó cũng chỉ là một điều rất đỗi bình thường về khía cạnh vật chất mà tôi muốn chỉ ra cho các chuyên gia, nhưng họ tӯ chối. Đó là một bi kịch. Sẽ có lúc họ phải nhìn nhận nó, nhưng bi kịch là ở chỗ tӯ giờ cho tới khi các nhà khoa học thay đổi cách suy nghĩ sẽ còn nhiều người phải chịu đau đớn và bị chết một cách không cần thiết.
Đӭc Đạt Lai Lạt Ma thӭ mười ba là người bảo trợ của tôi. Ngài đã ra lệnh dành cho tôi mọi sӵ hỗ trợ cần thiết trong đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm. Ngài yêu cầu tôi cần phải được thụ huấn tối đa có thể, bằng cách giảng dạy trӵc tiếp, cũng như bằng phương pháp thôi miên và các phương pháp khác nữa mà tôi sẽ không đề cập đến trong cuốn sách này. Một số phương pháp được đề cập đến trong cuốn sách này, hoặc trong cuốn sách Con Mắt Thӭ Ba. Những phương pháp khác còn mới lạ, và không thể tin được với trình độ nhận thӭc của khoa học hiện nay.
Nhờ có năng lӵc thấu thị, tôi đã trợ giúp cho Đáng Thái Tuế trong nhiều dịp. Tôi đã ẩn mình trong căn phòng để làm sáng tỏ những suy nghĩ và ý định thӵc sӵ của một người thông qua việc quan sát hào quang của họ. Điều này đã được thӵc hiện để xem xét lời phát biểu và suy nghĩ của một người, đặc biệt khi họ là các chính khách nước ngoài đến thăm Đӭc Đạt Lai Lạt ma. Tôi đã ẩn mình quan sát phái đoàn Trung Quốc khi họ được Đӭc Đạt Lai Lạt Ma thӭ Mười ba đón tiếp. Tôi cũng đã ẩn mình quan sát khi một người Anh đến gặp Ngài, nhưng lần này, tôi suýt nữa thì không hoàn thành
nhiệm vụ chỉ vì tôi hết sӭc ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy trang phục kỳ lạ của người khách Châu Âu.
Chương trình huấn luyện kéo dài đầy gian khổ. Tại tu viện, các buổi lễ và giờ học mà chúng tôi phải tham dӵ kéo dài suốt đêm cũng như trong suốt cả ngày, không cho chúng tôi được ngủ yên tĩnh. Chung tôi cuộn chăn và nằm ngủ trên sàn. Các thầy giáo rất nghiêm khắc, chúng tôi học tập, nghiên cӭu và ghi nhớ mọi điều trong óc. Chúng tôi không ghi chép trong sách vở, mà phải đảm bảo ghi nhớ mọi điều. Tôi được đào tạo một cách toàn hảo các môn huyền vi, nghiên cӭu sâu về thần nhãn, về sӵ di chuyển của thể vía, về thần giao cách cảm.
Trong giai đoạn khởi đầu, tôi đã được đến thăm các hang động và đường hầm bí mật bên dưới cung điện Potala, nơi mà những người bình thường không được biết đến. Chúng là những di tích của một nền văn minh lâu đời mà hầu như đã rơi vào quên lãng, và trên các bӭc vách là những vết tích, nhưng hình vẽ của những vật bay trong không gian, và những vật đi dưới mặt đất. Trong khoảng thời gian khác, tôi nhìn thấy cơ thể những người khổng lồ được bảo quản cẩn thận, một người cao mười feet, người khác cao mười lăm feet4. Tôi cũng đã đi qua bên kia cửa tử để biết rằng không có sӵ chết, và khi tôi trở về dương thế tôi được công nhận là một hóa thân, được mang danh hiệu Sư trưởng. Nhưng tôi không muốn làm hòa thượng, trói buộc vào một lạt ma viện. Tôi muốn trở thành một vị lạt ma, tӵ do đi đây đó, giúp đỡ mọi người, như lời tiên tri mà tôi đã biết. Vì vậy, tôi được mang danh hiệu Lạt ma theo lệnh của Đӭc Đạt Lai Lạt Ma và cũng nhờ Ngài, tôi trở nên gắn bó với cung điện Potala. Thậm chí sau đó, tôi được đào tạo tiếp, tôi được dạy về nhiều khoa học phương Tây, về quang học và những chuyên ngành liên quan khác. Nhưng rồi cũng đến lúc tôi được gọi vào nhận lệnh của đӭc Đạt Lai Lạt Ma.
Ngài nói với tôi rằng, tôi đã được học tất cả những gì tôi có thể học ở Tây Tạng, đã đến lúc tôi cần phải lên đường, để lại đằng sau tất cả những gì mà tôi yêu thương, tất cả những gì mà tôi quan tâm. Ngài nói rằng tôi là một sӭ giả đặc biệt được gửi đến Trùng Khánh để học về y học và giải phẫu học tại thành phố này của Trung Quốc.
Con tim tôi đau đớn khi bái biệt đấng Thái Tuế, và đến gặp Thầy của tôi, Đӭc Lạt Ma Mingyar, để nói với Người về quyết định của Đӭc Đạt Lai Lạt Ma. Sau đó, tôi đến nhà cha mẹ tôi cũng để nói với họ về những gì đã xảy ra và tôi sẽ rời khỏi Lhasa. Những ngày cuối cùng trôi qua, và rồi ngày lên đường đã đến, tôi rời khỏi tu viện Chakpori, lần cuối cùng nhìn Đại Đӭc Mingyar trong thân xác nơi trần thế và tôi đi theo con đường ra khỏi thành phố Lhasa, thành phố linh thiêng, trên đỉnh cao tột của truông núi. Và khi quay đầu nhìn lại phía sau, tôi nhìn thấy một cánh diều đơn chiếc đang bay lượn trên nóc điện Potala.
CHƯƠNG I: VÀO XỨ LẠ
Trước đây chưa bao giờ tôi cảm thấy lạnh lẽo, vô vọng và khốn khổ như vậy. Thậm chí khi ở trên vùng đất hoang tàn trên cao nguyên Chang Tang tôi còn thấy ấm cúng hơn bây giờ, nơi đó cao trên sáu ngàn mét so với mӵc nước biển, nơi mà những cơn gió mang bụi cát và đá sỏi, lạnh dưới không độ quất vào và cắt đӭt bất cӭ chỗ da thịt nào bị hở ra; Cái lạnh nơi đấy không đau đớn như cái buốt lạnh đáng sợ tôi đang cảm thấy trong tim lúc này. Tôi đang rời xa Lhasa yêu quý của tôi. Khi tôi ngoảnh nhìn lại, vẫn còn nhìn thấy đằng sau tôi một vài nóc nhà vàng son của cung điện Potala, và phía trên chúng, một cánh diều đơn chiếc nhỏ xíu đang bay lượn theo làn gió nhẹ như muốn nói, “Tạm biệt, những ngày bay trên cánh diều của bạn đã qua rồi, đã đến lúc lên đường vì những nhiệm vụ quan trọng hơn”.
Đối với tôi, cánh diều là một biểu tượng, cánh diều sẽ luôn bay lên cao trên bầu trời xanh bao la rộng lớn, nhưng nó luôn được nối với căn nhà yêu thương bằng một sợi dây mỏng. Tôi đang đi đến thế giới bao la bên ngoài Tây Tạng, nhưng vẫn luôn được kết nối với quê hương bằng sợi dây tình yêu của tôi đối với Lhasa. Tôi đang đi đến thế giới lạ lùng và khủng khiếp bên ngoài vùng đất Tây Tạng tràn đầy bình an của tôi. Tôi thӵc sӵ đau buồn khi quay lưng lại với quê nhà và cùng với những người bạn, chúng tôi đi ngӵa đến xӭ sở xa lạ rộng lớn. Họ cũng chẳng vui vẻ gì, nhưng họ được an ủi vì biết rằng sau khi để tôi ở lại Trùng Khánh, cách xa quê nhà hơn một ngàn dặm5, họ có thể trở về nhà. Họ sẽ trở về, và trên hành trình đó họ có niềm an ủi lớn lao vì biết rằng mỗi bước đi sẽ mang họ về gần nhà hơn. Còn tôi sẽ phải tiếp tục đến với những miền đất và với những con người xa lạ, với những kinh nghiệm hoàn toàn mới.
Khi lên bảy tuổi, tôi đã được tiên tri trước rằng tôi sẽ vào một tu viện Lạt ma giáo và được đào tạo, trước tiên là để trở thành một chú tiểu, sau đó là một tu sĩ, và rồi đến lúc thích hợp tôi sẽ trải qua kỳ thi của một Lạt ma. Tӯ lúc đó, các nhà chiêm tinh cho biết, tôi sẽ rời khỏi Tây Tạng, rời khỏi gia đình và để lại đằng sau tất cả những gì mà tôi yêu thương để lên đường tới nơi mà chúng tôi gọi là Trung Quốc man rợ.
Tôi sẽ đến Trùng Khánh và nghiên cӭu để trở thành một bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật. Theo các nhà tiên tri, tôi sẽ bị cuốn vào cuộc chiến và trở thành một tù nhân của một dân tộc kỳ là, và tôi sẽ phải vượt qua mọi sӵ cám dỗ, mọi khổ đau để mang sӵ giúp đỡ đến cho những ai cần. Họ còn tiên tri rằng cuộc đời tôi sẽ rất khó khăn, rằng những khổ đau và bội bạc sẽ không ngӯng đến với tôi. Sao mà đúng vậy!
Thế là với những ý nghĩ ấy trong đầu – không vui vẻ chút nào – tôi động viên mình tiếp tục tiến lên phía trước.
Để giữ gìn, ngay khi vượt ra ngoài tầm nhìn của Lhasa, chúng tôi xuống ngӵa và cho chúng nghỉ ngơi, phải đảm bảo là yên ngӵa không buộc quá chặt, nhưng cũng không được lỏng lẻo. Những con ngӵa là những người bạn thủy chung của chúng tôi trong suốt chuyến đi, và chúng tôi cần phải chăm sóc chúng ít nhất cũng phải như chăm sóc bản thân mình. Bằng cách đó, những con ngӵa đã được thoải mái, chúng tôi lại lên ngӵa, hướng thẳng về phía trước và lên đường.
Đó là đầu năm 1927 khi chúng tôi rời khỏi Lhasa và đi chậm chạp đến Chotang bên bờ sông Brahmaputra. Chúng tôi đã thảo luận nhiều về tuyến đường đi phù hợp và theo con đường gần dòng sông và Kanting, như đã được hướng dẫn là con đường phù hợp nhất. Brahmaputra là con sông tôi biết rõ, tôi đã có dịp may mắn được bay trên một trong những thượng nguồn của nó nằm trong phạm vi dãy Hymalaya, trên một cánh diều do người lái. Chúng tôi, những người Tây Tạng, dành cho dòng sông lòng tôn kính, nhưng không giống với lòng tôn kính ở những nơi khác. Con sông chảy hàng ngàn cây số trước khi đổ ra vịnh Bengal, nó được coi là thiêng liêng, thiêng liêng gần như Benares vậy.
Chính dòng sông Brahmaputra, như chúng tôi được nghe nói, đã tạo ra vịnh Bengal. Trong những ngày đầu lịch sử, dòng sông chảy rất siết và sâu, và nó đổ gần như dốc thẳng đӭng tӯ trên đỉnh núi, nó xối sạch những nền đất mềm và tạo ra một cái vịnh tuyệt vời, lӯng danh.
Chúng tôi đi theo dòng sông, chảy qua núi đi vào Tây Khang. Ngày xưa, những ngày hạnh phúc khi mà tôi còn rất nhỏ, Tây Khang còn thuộc về Tây Tạng, nó là một tỉnh của Tây Tạng6. Sau đó, người Anh tấn công vào Lhasa. Rồi đến lượt Trung Quốc, được khích lệ bởi cuộc xâm lăng thành
công của người Anh đã chiếm đóng Tây Khang. Với âm mưu giết người, họ tấn công vào vùng đất đó của đất nước chúng tôi, chúng giết người, hãm hiếp và cướp bóc, và rồi chúng đã sát nhập vùng đất Tây Khang của chúng tôi vào vùng đất của Trung Quốc.
Chúng tổ chӭc chính quyền do người Trung Quốc cai quản, các viên chӭc là những người bị mất sӵ ủng hộ, che chở ở nơi khác đã bị đưa đến Tây Khang như một sӵ trӯng phạt. Thật không may cho họ, chính quyền Trung Quốc đã không hỗ trợ họ, nên họ phải tӵ quản lý theo cách tốt nhất mà họ thể làm. Chúng tôi thấy rằng, các quan chӭc Trung Quốc chỉ là những con rối, những kẻ bất lӵc không nơi nương tӵa, những người Tây Tạng cười vào mũi chúng. Tất nhiên, lúc đó chúng tôi giả vờ tuân theo các quan chӭc Trung Quốc, nhưng đó chỉ là phép xã giao. Sau lưng họ, chúng tôi làm theo cách riêng của mình.
Chúng tôi đi liên tục tӯ ngày này qua ngày khác. Chúng tôi tạm nghỉ giữa chӯng tại một lạt ma viện, nơi chúng tôi có thể nghỉ qua đêm. Vì tôi là một Lạt ma, là một Sư trưởng, một vị Hóa thân, nên chúng tôi được các nhà sư cai quản tu viện đón tiếp trọng thị. Hơn nữa, tôi đang đi dưới sӵ bảo trợ của đӭc Đạt Lai Lat ma, nên điều đó thӵc sӵ được quan tâm đến một cách đậm đà hơn.
Chúng tôi đang trên đường đến Kanting. Đây là thị trấn buôn bán rất nổi tiếng, nó nổi tiếng về buôn bán bò yak của Tây Tạng, nhưng đặc biệt nổi tiếng là một trung tâm xuất khẩu trà đóng bánh rất được ưa thích ở Tây Tạng. Trà này được mang đến tӯ Trung Quốc, nó không chỉ là những lá trà bình thường mà có ít nhiều sӵ pha chế hỗn hợp hóa học. Nó gồm có lá trà, những mẩu cành, soda, muối diêm tiêu, và một số thành phần khác, bởi vì ở Tây Tạng không dồi dào hàng hóa, nên một số thành phần được nhập tӯ các nước khác trên thế giới, và trà của chúng tôi phải là dạng súp cũng như đồ uống. Tại Kanting, trà được trộn và đóng thành khối hay là những viên gạch theo cách gọi của chúng tôi. Những viên gạch này có kích thước và trọng lượng thuận tiện để có thể chất lên ngӵa, và sau đó là chất lên những con yak để có thể chở qua các dãy núi cao tới Lhasa nơi chúng sẽ được bán và chuyên chở tới khắp các nơi khác của Tây Tạng.
Những viên gạch trà phải có kích thước và hình dáng đặc biệt, nhưng chúng cũng phải được đóng gói đặc biệt sao cho nếu như con ngӵa có vấp trong những khe núi và đổ trà xuống sông thì cũng không có thiệt hại gì. Những viên gạch trà này được đóng gói chặt trong những tấm da màu xanh, hoặc như đôi khi còn được gọi là da sống, và chúng sẽ nhấn chìm nhanh trong nước. Sau đó chúng sẽ được phơi khô trên những tảng đá dưới ánh nắng mặt trời. Khi khô chúng sẽ co lại, chúng co lại một cách đáng kinh ngạc, và hoàn toàn được nén chặt. Khi khô chúng có mầu nâu và rắn chắc như nhӵa tổng hợp nhưng rất chắc chắn. Những bọc này khi khô có thể lăn xuống sườn núi và đất an toàn mà không gây thiệt hại gì. Nó có thể bị rơi xuống sông, và có thể ở đó vài ngày. Nhưng khi kéo lên và phơi khô mọi thӭ vẫn nguyên vẹn, nước không thể ngấm qua, không gì có thể làm hỏng. Những viên gạch trà đóng gói khô của chúng tôi là một trong những cách đóng gói hợp vệ sinh nhất trên thế giới. Bằng cách này, trà thường được sử dụng như tiền tệ. Một nhà buôn khi không có tiền, có thể đập trà ra thành tӯng miếng nhỏ để trao đổi. Không bao giờ phải lo lắng thiếu tiền khi có trong tay những viên gạch trà.
Sӵ buôn bán náo động tại Kanting gây ấn tượng với chúng tôi. Trước đây chúng tôi chỉ ở Lhasa, nhưng ở Kanting có nhiều người đến tӯ các nước khác, tӯ những nơi xa xôi như Nhật Bản, Ấn Độ, Myanma, và những người dân du mục tӯ phía bên kia vùng núi Takla. Chúng tôi lang thang trong khu buôn bán, nơi hòa trộn tiếng của các nhà buôn và các tiếng nói lạ và những ngôn ngữ khác nhau. Chúng tôi chen vai với các tu sĩ của những tôn giáo khác, của Thiền phái, và những người khác.
Và sau đó, kinh ngạc trước những điều hoàn toàn mới lạ, chúng tôi tới một lạt ma viện nhỏ trên đường vượt qua Kanting. Đây là nơi chúng tôi đã dӵ kiến sẽ đến. Lúc đó, các tu sĩ chủ nhà đang lo lắng rằng chúng tôi sẽ không đến. Chúng tôi nói ngay với họ rằng chúng tôi đi xem khu buôn bán, và nghe những tin đồn ngoài chợ. Vị sư trụ trì chào đón chúng tôi nồng hậu, khao khát lắng nghe những câu chuyện của chúng tôi về Tây Tạng, về những tin tӭc chúng tôi kể, vì chúng tôi đến tӯ nơi chúng tôi được học tập là cung điện Potala, và vì chúng tôi là những người đã tӯng đến cao nguyên Chang Tang và nhìn thấy những điều kỳ diệu tuyệt vời. Tiếng tăm về chúng tôi quả thӵc đã đến trước cả chúng tôi.
Sáng sớm ngày hôm sau, sau khi tham gia buổi lễ cầu nguyện tại tu viện, chúng tôi lại lên đường trên những con ngӵa, mang theo một lượng nhỏ thӵc phẩm, tsampa. Lối đi chỉ là một con đường mòn theo sườn đèo đi lên. Phía bên dưới có nhiều cây, nhiều cây hơn bất cӭ nơi nào chúng tôi đã tӯng nhìn thấy trước đây. Một vài đoạn đường bị che khuất bởi làn sương mù tӯ thác nước đang đổ xuống. Những cây đỗ quyên khổng lồ cũng bao phủ con đèo trong khi mặt đất như được trải thảm bằng các loại hoa, những bông hoa núi nhỏ tỏa hương thơm ngát và tô điểm mầu sắc cho cảnh quan.
Dẫu vậy, chúng tôi đang bị đè nặng nỗi khổ sở vì phải xa nhà và vì sӵ thay đổi áp suất không khí. Càng ngày chúng tôi đi xuống càng thấp hơn và chúng tôi cũng càng ngày càng khó thở hơn. Có một khó khăn khác làm cho chúng tôi bị khổ sở nghiêm trọng; Ở Tây Tạng, nơi không khí loãng, nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn và ở những vùng núi cao hơn, chúng tôi có thể uống nước trà đang sôi. Chúng tôi giữ trà và nước trên ngọn lửa cho tới khi sôi sùng sục, khi đó trà đã có thể uống được. Lúc đầu, ở vùng đất thấp này, chúng tôi khổ sở vì bị bỏng môi khi chúng tôi cố gắng thử để đánh giá nhiệt độ của nước, đó là thói quen của chúng tôi, uống trà trӵc tiếp khi đang đun trên lửa. Chúng tôi phải làm như vậy ở Tây Tạng vì nếu không giá lạnh sẽ làm cho trà nguội ngay. Khi đó, chúng tôi không có kiến thӭc về không khí đậm đặc sẽ làm ảnh hưởng đến điểm sôi, cũng không nghĩ ra là chúng tôi có thể đợi để nước sôi nguội bớt mà không lo nước bị đóng băng.
Chúng tôi vô cùng khó chịu vì khó thở, vì trọng lượng không khí ép lên ngӵc và phổi của chúng tôi. Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng đó là do cảm xúc của chúng tôi khi phải rời xa Tây Tạng yêu quý, nhưng về sau chúng tôi hiểu được rằng chúng tôi đang bị ngạt thở, đang bị không khí nhấn chìm. Trước đây chưa bao giờ chúng tôi ở nơi có độ cao dưới 1000 feet7.
Lhasa ở độ cao gần bốn ngàn mét. Chúng tôi thường xuyên sống ở độ cao hơn thế, như khi chúng tôi đến Cao nguyên Chang Tang nơi có độ cao trên sáu ngàn mét. Chúng tôi đã tӯng nghe nhiều câu chuyện về những người Tây Tạng rời Lhasa ra đi tìm kiếm vận may ở những vùng đất thấp. Tin đồn nói rằng họ đã chết sau nhiều tháng đau đớn vì phổi bị vỡ. Nhiều câu chuyện được thêu dệt về những người rời khỏi Lhasa để tới miền đất thấp hơn đã đi đến cái chết đau đớn. Tôi biết rằng điều đó là không đúng sӵ thật bởi vì cha mẹ tôi đã đến Thượng Hải, nơi họ có nhiều tài sản, họ đã ở đó và
trở về an toàn. Tôi ít được làm cùng cha mẹ tôi bởi vì họ là những con người bận rộn và ở vị trí cao đến mӭc không có thời gian dành cho những đӭa con của họ.
Thông tin của tôi được lượm lặt tӯ những gia nô. Nhưng bây giờ tôi đang thӵc sӵ lo sợ về cảm giác mà chúng tôi đang phải chịu đӵng; phổi của chúng tôi cảm thấy rát bỏng, chúng tôi cảm thấy có những cái đai bằng kim loại bao quanh phổi giữ không cho chúng tôi thở. Mỗi hơi thở là một nỗ lӵc khủng khiếp, và nếu chúng tôi di chuyển quá nhanh thì nỗi đau đớn, giống như nỗi đau bị lửa đốt, sẽ bắn xuyên qua người chúng tôi.
Khi chúng tôi đi tiếp, ngày càng xuống thấp hơn, không khí trở nên dày đặc và nhiệt độ ấm dần lên. Khí hậu thật khủng khiếp đối với chúng tôi. Ở Lhasa, Tây Tạng, thời tiết thӵc sӵ rất lạnh, nhưng là cái lạnh khô ráo, cái lạnh khỏe mạnh, và trong điều kiện như vậy thì nhiệt độ là chuyện nhỏ, nhưng bây giờ, trong không khí dày đặc này với độ ẩm rất cao, chúng tôi gần như không còn sáng suốt nữa để tiếp tục đi. Một lần những người khác cố gắng thuyết phục tôi xin được quay về, trở về Lhasa, nói rằng tất cả chúng tôi sẽ chết nếu chúng tôi cӭ khăng khăng liều lĩnh một cách điên rồ, nhưng tôi nghĩ đến lời tiên tri không có nói về việc quay về. Và vì vậy chúng tôi tiếp tục hành trình.
Khi nhiệt độ ấm lên chúng tôi bị chóng mặt, hầu như bị say, và dường như chúng tôi bị rắc rối với đôi mắt. Chúng tôi không thể nhìn xa, nhìn rõ như bình thường và sӵ đánh giá về khoảng cách đều bị sai. Mãi về sau tôi mới tìm được lời giải thích. Ở Tây Tạng, không khí trong sạch và tinh khiết nhất trên thế giới, có thể nhìn xa trên tám mươi cây số, và nhìn được rõ ràng như chỉ gần hai chục cây số. Còn ở đây, trong không khí dầy đặc của vùng đất thấp, chúng ta không thể nhìn xa như vậy, và những gì mà chúng ta thấy đã bị méo mó vì không khí đậm đặc và nhiễm bẩn.
Trong nhiều ngày, chúng tôi đi liên tục, ngày càng xuống thấp hơn nữa, đi xuyên qua những cánh rӯng nhiều cây hơn bất cӭ nơi nào mà chúng tôi tӯng mơ ước. Ở Tây Tạng không có nhiều gỗ, không có nhiều cây xanh, có lần chúng tôi không thể cưỡng lại ham muốn được cưỡi ngӵa chạy giữa những loại cây xanh, được chạm vào chúng, được hít thở hương thơm của
chúng. Những cây đỗ quyên, tất nhiên, rất quen thuộc với chúng tôi vì ở Tây Tạng có rất nhiều.
Hoa đỗ quyên, trong thӵc tế, là một loại thӵc phẩm sang trọng nếu biết chế biến đúng cách. Chúng tôi cưỡi ngӵa đi, kinh ngạc trước những gì chúng tôi nhìn thấy, kinh ngạc trước những khác biệt giữa nơi đây và quê nhà. Tôi không thể nói chúng tôi đã đi bao xa, bao nhiêu ngày hay bao nhiêu giờ, bởi vì tất cả những điều đó không làm chúng tôi quan tâm chút nào. Chúng tôi có nhiều thời gian, chúng tôi không biết gì về sӵ hối hả và nhộn nhịp của đời sống văn minh, nếu biết chúng tôi đã cẩn thận.
Chúng tôi cưỡi ngӵa tám đến mười giờ mỗi ngày và chúng tôi nghỉ đêm tại lạt ma viện phù hợp. Không phải tất cả các tu viện đều là của Phật giáo, nhưng không vấn đề gì, chúng tôi luôn được chào đón. Đối với chúng tôi, các phật tử Phật giáo chính thống, không có sӵ cạnh tranh, không có sӵ xích mích hoặc hận thù, và mọi khách hành hương đều được chào đón. Theo tập quán của tôn giáo, chúng tôi tham gia vào tất cả các buổi lễ cầu nguyện tại tu viện, khi chúng tôi ở đó. Chúng tôi có nhiều cơ hội để trò chuyện với các nhà sư, những người luôn đón tiếp chúng tôi nồng hậu. Nhiều câu chuyện lạ lùng, họ kể cho chúng tôi về những tình thế đang thay đổi ở Trung Quốc; về trật tӵ hòa bình cũ đang thay đổi ra sao, những người Nga- “những người gấu”- đang cố gắng như thế nào để truyền bá cho Trung Quốc những tư tưởng chính trị mà đối với chúng tôi, những tư tưởng đó dường như hoàn toàn sai lầm. Dường như đối với chúng tôi những điều người Nga đang rao giảng là “Cái gì là của bạn, cũng là của tôi; cái gì của tôi cũng vẫn là của tôi!” Những người Nhật cũng vậy, chúng tôi được nghe nói, họ đang quấy nhiễu ở nhiều nơi trên đất Trung Quốc. Xuất hiện vấn đề quá đông dân. Tӹ lệ trẻ em ở Nhật bản đang tăng quá nhanh, trong khi đó sản xuất thӵc phẩm lại quá ít, vì thế họ đang cố gắng xâm chiếm các dân tộc hòa bình, cố gắng cướp bóc của các dân tộc khác, như vậy chỉ vì người Nhật bất ổn.
Cuối cùng, chúng tôi rời khỏi Tây Khang, và vượt qua biên giới vào Tӭ Xuyên. Một vài ngày sau, chúng tôi đã đến bờ sông Dương Tử. Ở đây, vào cuối một buổi chiều chúng tôi dӯng lại tại một làng nhỏ. Chúng tôi dӯng lại, không phải vì chúng tôi đã đến nơi để nghỉ qua đêm, mà vì có một đám đông người đang xúm xít phía trước trong một cuộc mít tinh. Chúng tôi len
lỏi qua đám người để đi về phía trước, và tất cả chúng tôi đều khá cồng kềnh, nên chúng tôi không khó khăn gì khi rẽ lối đi qua nhóm người ở phía trước.
Một người đàn ông da trắng cao lớn ở đó, đӭng trên một chiếc xe bò kéo, đang khoa chân múa tay nói về điều kỳ diệu của xã hội mới, đang cố gắng hô hào những người nông dân đӭng lên và tiêu diệt chủ đất. Ông ta đang vẫy một bӭc ảnh của một người đàn ông râu quai nón, đường nét sắc sảo và gọi ông ta là vị cӭu tinh của thế giới.
Nhưng chúng tôi không bị bӭc ảnh của Lê nin gây ấn tượng, và kể cả cuộc nói chuyện của người đàn ông cũng vậy. Chúng tôi ghê tởm quay đi, và đi tiếp vài dặm nữa đến một Lạt ma viện để nghỉ đêm ở đó.
Có các lạt ma viện ở những vùng khác nhau của Trung Quốc cũng như các tu viện và đền thờ Trung Quốc. Đối với một số người, đặc biệt ở Tây Khang, Tӭ Xuyên, hoặc ở Thượng Hải, hướng đến Phật giáo Tây Tạng hơn, vì thế lạt ma viện được đặt tại đó để dạy cho những ai thӵc sӵ cần sӵ giúp đỡ của chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ tìm cách cải đạo, không bao giờ yêu cầu mọi người nhập đạo của chúng tôi, vì chúng tôi tin rằng tất cả mọi người đều có quyền tӵ do lӵa chọn. Chúng tôi không ưa những người truyền giáo, họ đi khắp nơi để đưa ra những lời huênh hoang rống tuếch rằng phải tham gia vào tôn giáo để được cӭu vớt.
Chúng tôi biết rằng khi một người muốn trở thành một phật tử của Lạt Ma giáo thì họ sẽ tӵ đến mà không cần ai thuyết phục. Chúng tôi biết một người truyền giáo mà đến Tây Tạng, đến Trung Quốc sẽ bị chúng tôi cười nhạo như thế nào; đó là một trò đùa, người ta sẽ giả vờ cải đạo chỉ để được nhận quà và những lợi ích khác mà những người truyền giáo phân phát cho. Và thêm một điều nữa là người Tây Tạng và giai cấp cổ ở Trung Quốc là những người lịch sӵ, họ cố gắng khích lệ những người truyền giáo, cố gắng làm cho họ tin rằng họ đã đạt được một vài thành công, nhưng không bao giờ, dù trong một khoảnh khắc, chúng tôi tin vào những gì họ đang nói với chúng tôi. Chúng tôi biết họ có đӭc tin của họ, nhưng chúng tôi muốn giữ đӭc tin của mình.
Chúng tôi tiếp tục đi dọc theo dòng sông Trường Giang, con sông mà về sau này tôi biết rất rõ, bởi vì đó là con đường mòn thú vị hơn. Chúng tôi đã bị
cuốn hút khi nhìn những chiếc thuyền lớn trên sông. Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy tàu thuyền trước đây, mặc dù một vài người trong chúng tôi đã tӯng xem ảnh, và tôi đã tӯng nhìn thấy con tàu hơi nước trong một lần luyện tập thần nhãn với sư phụ tôi, đӭc Lạt Ma Mingyar. Nhưng điều đó sẽ được kể chi tiết sau trong cuốn sách này.
Ở Tây Tạng, những người chèo thuyền của chúng tôi sử dụng thuyền thúng. Đó là những khung nhẹ được bọc bằng da con yak, và họ có thể chở bốn hay năm hành khách cùng với người chèo thuyền. Thường thì một hành khách không trả tiền là con dê, con vật nuôi của người chèo thuyền, nhưng nó cũng đóng góp phần của mình ở trên đất, bởi vì người chèo thuyền sẽ chất tất cả những hành lý của ông ta, những gói đồ và những cái chăn lên lưng con dê trong khi ông ta vác chiếc thuyền thúng trên vai và leo qua những tảng đá để tránh những thác ghềnh, nơi đó có thể sẽ phá hỏng thuyền của ông. Đôi khi một người nông dân muốn vượt qua sông sẽ sử dụng da con dê hoặc da con yak mà những chỗ thủng ở chân và những chỗ khác đã được gắn kín, ông ta sẽ dùng nó như cách người phương Tây dùng phao. Nhưng bây giờ, chúng tôi chú ý xem những chiếc thuyền thӵc sӵ với những cánh buồm, những cánh buồm hình tam giác, đang bay phần phật trong gió.
Một hôm chúng tôi dӯng chân nghỉ gần chỗ nước nông. Chúng tôi rất thích thú nhìn hai người đàn ông đang đi trên sông, cầm hai đầu và cùng kéo một cái lưới dài. Phía trước họ, có hai người đàn ông khác đang dùng gậy đập lên mặt nước và la hét ầm ĩ. Lúc đầu chúng tôi nghĩ những người này bị điên, và những người khác đang dùng lưới theo sau để cố gắng bắt giữ họ lại. Và sau đó, chúng tôi thấy một trong những người đàn ông ra hiệu, tiếng ồn ào dӯng lại và hai người đàn ông kéo lưới đi lại gần nhau, họ kéo căng hai đầu lưới và lôi nó lên bờ. Sau khi đã lên bờ cát một cách an toàn, họ lật nghiêng cái lưới và những con cá sáng lấp lánh đang dãy giụa rơi xuống đất.
Chúng tôi bị sốc bởi vì không bao giờ chúng tôi giết chóc. Chúng tôi tin rằng giết chết bất cӭ một sinh vật nào cũng đều rất sai trái. Trong các dòng sông ở Tây Tạng của chúng tôi, cá sẽ bơi đến chạm vào bàn tay người để dưới nước, chúng sẽ lấy thӭc ăn tӯ tay chúng ta.
Chúng không sợ con người và chúng là vật nuôi yêu quí của con người. Nhưng ở đây, ở đất nước Trung Quốc, chúng là thӭc ăn. Chúng tôi tӵ hỏi làm sao những người Trung Quốc này có thể tӵ xưng mình là Phật tử khi họ ngang nhiên giết chóc vì lợi ích riêng.
Chúng tôi đã mất quá nhiều thời gian; chúng tôi đã ngồi trên bờ sông một giờ, có lẽ khoảng hai giờ, và chúng tôi không kịp tìm được lạt ma viện để nghỉ đêm đó. Nhún vai cam chịu, chúng tôi chuẩn bị dӵng trại bên lề đường.
Chếch sang bên trái một chút là khu rӯng cây nhỏ hẻo lánh có con sông chảy qua và chúng tôi cắm trại ở đó. Chúng tôi buộc ngӵa và để chúng ăn cỏ mọc um tùm quanh đó, rồi thu nhặt củi và đốt lửa, đun sôi trà và ăn tsampa. Chúng tôi cùng nhau ngồi quanh đống lửa một lúc, nói chuyện về Tây Tạng, về những gì chúng tôi nhìn thấy trên đường đi, và những suy nghĩ của chúng tôi về tương lai. Những người đồng hành cùng tôi, tӯng người một, ngáp dài và quay về chỗ nằm, cuốn mình vào chăn và ngủ thiếp đi.
Cuối cùng, khi những viên than hồng tàn dần, tôi cũng cuộn mình trong chăn và nằm xuống, nhưng tôi không ngủ được. Tôi nghĩ về tất cả những khó khăn đã trải qua. Tôi nhớ về ngày tôi rời khỏi nhà khi lên bảy tuổi để vào lạt ma viện, đầy những khó khăn, rồi thời kỳ được đào tạo một cách nghiêm khắc. Tôi nhớ đến những chuyến đi thám hiểm các vùng cao nguyên, và đến những vùng núi xa xôi phía Bắc của Cao Nguyên Chang Tang hung vĩ. Tôi cũng nhớ đến Đấng Thái Tuế, như cách chúng tôi gọi đӭc Đạt Lai Lạt Ma, và nhất là nhớ đến người Thầy yêu quý của tôi, đӭc Lạt Ma Mingyar. Tôi vật vã vì lo âu, buồn khổ, và rồi dường như nơi đây được thắp sáng lên như mặt trời ban trưa.
Tôi kinh ngạc nhìn thấy Thầy tôi đang đӭng trước mặt, Người gọi “Lobsang, Lobsang con!”, Người kêu lên “Tại sao con lại nản lòng? Con đã quên rồi chăng? Quặng sắt nghĩ đã tӵ tra tấn một cách vô nghĩa trong lò nung, nhưng khi nhìn lại sau đó, lưỡi kiếm thép cường lӵc tӵ biết mình đã tốt hơn. Con đã trải qua thời gian khó khăn, Lobsang con, nhưng tất cả những điều đó là vì mục đích cao cả. Như chúng ta đã bao lần nói đến, đây chỉ là thế giới của ảo tưởng, thế giới của những giấc mơ. Con sẽ còn phải
đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách, nhưng con sẽ chiến thắng, con sẽ vượt qua chúng, và rồi cuối cùng con sẽ hoàn thành được sӭ mạng mà con được sinh ra để thӵc hiện.”
Tôi rụi mắt, tất nhiên rồi, đӭc Lạt Ma Mingyar đến với tôi bằng thể vía. Tôi vẫn thường làm như thế, nhưng đây là điều không ngờ tới, điều đó chỉ cho tôi thấy rằng Thầy vẫn luôn luôn nghĩ đến tôi, giúp đỡ tôi bằng tư tưởng của Người.
Thầy trò chúng tôi cùng nói chuyện gần gũi một lúc về những kӹ niệm đã qua, dӯng lại ở những yếu điểm của tôi, với ánh sáng rӵc rỡ ấm áp của phút giây hạnh phúc, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc những khoảnh khắc chúng tôi được ở bên nhau, giống như cha với con trai. Người chỉ cho tôi, bằng những hình ảnh qua trí óc, một số những khó khăn mà tôi sẽ phải đương đầu và hạnh phúc hơn nữa, cả những thành công mà cuối cùng tôi sẽ đạt được bất chấp mọi nỗ lӵc ngăn cản. Sau một thời gian, ánh sáng vàng rӵc rỡ nhạt dần, khi Người nhắc lại những lời nói cuối cùng về niềm hy vọng và động viên khuyến khích. Những lời của Người tràn ngập ý nghĩ của tôi, tôi trằn trọc bên dưới bầu trời đêm lạnh giá với những ánh sao lấp lánh, và cuối cùng cũng ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm và chuẩn bị bữa sáng. Theo tập quán, chúng tôi làm lễ cầu nguyện buổi sáng và tôi, với vai trò thành viên cao cấp của giáo hội, chủ trì buổi lễ và sau đó chúng tôi tiếp tục hành trình dọc theo con đường mòn bên sông.
Khoảng giữa trưa, dòng sông chảy quẹo về bên phải, còn chúng tôi tiếp tục đi theo con đường thẳng về phía trước. Đến cuối con đường mòn, xuất hiện một con đường rất rộng. Ngày nay, tôi đã biết, trên thӵc tế, nó là con đường loại hai, nhưng trước đó chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy con đường do con người làm ra như con đường này. Chúng tôi cưỡi ngӵa dọc theo con đường, lấy làm lạ về kết cấu của nó, về sӵ thuận tiện khi không phải để ý tránh những gốc cây hay ổ gà.
Chúng tôi đi nước kiệu chậm, dọc theo con đường vӯa nghĩ rằng chỉ trong vòng hai hoặc ba ngày nữa chúng tôi sẽ có mặt tại Trùng Khánh. Sau đó, có điều gì đó trong không khí, một cái gì đó không thể giải thích được, chúng tôi nhìn nhau một cách khó hiểu. Một người trong đoàn chúng tôi ngẫu
nhiên ngước nhìn lên về phía chân trời. Sau đó ông đӭng thẳng trên bàn đạp với vẻ sợ hãi, mắt mở to và vẫy tay cuống quít. “Nhìn kìa” ông kêu lên. “Một cơn bão bụi đang đến gần”. Ông chỉ về phía trước nơi chắc chắn có một đám bụi màu xám đen đang đến gần rất nhanh. Ở Tây Tạng có những đám mây bụi; những đám mây mang đầy những cát sỏi di chuyển trong không khí có lẽ đến tám mươi dặm hoặc hơn nữa trong một giờ, khi đó tất cả mọi người, trӯ những con yak, đều phải tìm nơi trú ẩn.
Bộ lông dày của con yak bảo vệ được nó không bị tổn hại, nhưng tất cả những sinh vật khác, đặc biệt là con người, đều có thể bị thương, bị chảy máu do cát sỏi cӭa vào da mặt và tay. Chúng tôi đã rất lúng túng bởi vì đây là cơn bão bụi đầu tiên mà chúng tôi nhìn thấy kể tӯ khi rời khỏi Tây Tạng, và chúng tôi nhìn quanh để tìm nơi trú ẩn. Nhưng chẳng có chỗ nào phù hợp cả. Chúng tôi nhận thӭc được, với sӵ kinh hoàng, cơn bão đang đến gần kèm theo âm thanh kỳ lạ mà trước đây chưa bao giờ chúng tôi tӯng nghe thấy; nó là tiếng gì đó nghe giống như tiếng kèn của đền thờ do một người điếc về nhạc điệu chơi, hoặc, chúng tôi nghĩ một cách khổ sở, nó giống như tiếng ồn của một lũ ma quӹ đang tiến về phía chúng tôi.
Thrum... thrum ... thrum... nó đang đến. Rất nhanh, tiếng gầm rú tăng lên và trở nên ngày càng lạ hơn. Có những tiếng loảng xoảng và nổ lốp bốp trong đó. Chúng tôi gần như quá sợ hãi để làm bất cӭ điều gì, để có thể suy nghĩ. Đám mây bụi tăng tốc về phía chúng tôi ngày càng nhanh hơn. Chúng tôi gần như tê liệt vì sợ hãi. Chúng tôi lại nghĩ đến những đám mây bụi ở Tây Tạng, nhưng chắc chắn ở đó không có những tiếng gầm như thế này. Trong hoảng loạn, chúng tôi lại cố gắng tìm kiếm chỗ trú ẩn, nơi mà chúng tôi cần được bảo vệ khỏi cơn bão khủng khiếp đang ập đến.
Những con ngӵa còn nhanh hơn chúng tôi nhiều khi nghĩ cần phải đi đâu. Chúng phá vỡ các nguyên tắc, chúng lồng lên và nhảy dӵng. Tôi lãnh trọn một cú đá, và dường như bị bẻ cong ở giữa, con ngӵa của tôi hý lên dữ tợn. Một cú giật lạ lùng, và cảm giác có cái gì đó bị vỡ. “Ôi, cái chân tôi bị xé rách rồi!”, tôi thầm kêu đau đớn. Sau đó tôi bị văng ra khỏi con ngӵa, bay trong không trung theo hình vòng cung, rồi rơi nện lưng xuống đất bên cạnh con đường, choáng váng. Đám mây bụi đến gần rất nhanh, và tôi nhìn thấy quӹ Satan bên trong nó, một con quái vật màu đen đang gầm rú, lắc lư. Nó đến rồi đi qua. Tôi nằm trên đất, lần đầu tiên nhìn thấy chiếc xe có động cơ,
một chiếc xe tải cũ của Mӻ đã bị quăng quật nhiều, đang chạy một cách ồn ào khủng khiếp, do một người Trung Quốc đang cười nhăn nhở lái.
Hôi thối kinh khủng! Hơi thở của quӹ dữ, sau này chúng tôi gọi nó như vậy. Hỗn hợp của xăng, dầu, và phân bón; Hàng đống phân bón mà chiếc xe đang chở bị văng ra, một số bị lắc bật ra rơi xuống đất ngay bên cạnh tôi. Tiếng ồn ào gầm rú của chiếc xe tải vèo qua, để lại đám mây bụi nghẹt thở, và một làn khói đen khí thải. Chẳng bao lâu sau, nó chỉ còn là một chấm di chuyển ở xa, vật vã tӯ bên này sang bên kia con đường, tiếng ồn ào dịu xuống và rồi không còn âm thanh nào nữa.
Tôi nhìn quanh trong im lặng. Không nhìn thấy người đồng hành nào cả; thậm chí tệ hơn nữa là không thấy dấu vết con ngӵa! Tôi vẫn đang tӵ cố gắng thoát khỏi cảnh rối rắm lúng túng bởi vì một phần bị vỡ của cái đai nịt yên ngӵa vẫn đang quấn quanh chân tôi, khi những người khác xuất hiện, tӯng người một, nhìn vẻ rất xấu hổ và rất lo lắng về trường hợp những con quӹ huyên náo này sẽ lại xuất hiện. Chúng tôi thӵc sӵ vẫn không hiểu về những gì đã nhìn thấy. Tất cả đã diễn ra quá nhanh và đám mây bụi đã che khuất rất nhiều.
Những người khác ngượng ngùng xuống ngӵa, và giúp tôi phủi bụi trên quần áo. Cuối cùng tôi cũng đã chỉnh tề, nhưng con ngӵa của tôi đâu? Những người bạn đồng hành của tôi trở về tӯ các hướng, nhưng không ai trong số họ nhìn thấy con ngӵa của tôi. Chúng tôi tìm quanh, và gọi nó, chúng tôi cố gắng tìm vết chân ngӵa cả trong những đám bụi nơi xa. Nhưng chúng tôi đã không tìm thấy dấu vết nào cả. Dường như con vật khốn khổ đã nhảy vào chiếc xe và bị nó cán chết.
Nhưng không, chúng tôi không tìm thấy bất cӭ dấu vết nào về nó và chúng tôi ngồi xuống bên vệ đường, cùng thảo luận về những việc cần làm. Một trong những bạn đồng hành của tôi đề nghị sẽ ở lại một túp lều gần đó, vì vậy tôi có thể dùng ngӵa của ông ta, và ông sẽ trở về khi những người đồng hành khác trở lại, sau khi đã để tôi ở lại Trùng Khánh. Nhưng tôi biết không phải chỉ vì như vậy, tôi biết rõ ông làm thế vì ông muốn nghỉ ngơi và không phải để giải quyết bí ẩn của việc con ngӵa bị mất tích.
Những con ngӵa trong đoàn chúng tôi hý vang lên và tӯ túp lều của người nông dân Trung Quốc gần đó vang lên tiếng hý đáp lại. Nhưng nó liền bị
bóp nghẹt ngay lập tӭc. Tia hy vọng bӯng sáng lên trong chúng tôi. Chúng tôi nhìn nhau và sẵn sàng hành động. Vậy đấy, tại sao trong một túp lều nghèo nàn như thế kia lại có thể có được một con ngӵa? Căn nhà xiêu vẹo đổ nát đó không thể là nhà của một người có khả năng sở hữu một con ngӵa. Rõ ràng là con ngӵa đang bị dấu đi không cho chúng tôi biết. Chúng tôi nhảy xuống ngӵa và nhìn quanh tìm những cây gậy chắc chắn. Tìm không ra vũ khí phù hợp, chúng tôi cắt tӯ những cái cây gần đó, và sau đó bắt đầu tiến đến túp lều, kiên quyết làm rõ nghi ngờ về những điều ám muội đã xảy ra. Cửa túp lều ọp ẹp với những dây buộc thay cho bản lề.
Chúng tôi lịch sӵ gõ cửa, nhưng không có ai trả lời. Một sӵ im lặng chết chóc, không một tiếng động. Không một phản ӭng nào về những yêu cầu dӭt khoát của chúng tôi. Tuy nhiên, lúc trước con ngӵa đã hý lên và tiếng hý của nó đã bị bót nghẹt. Vì thế chúng tôi dộng cửa thật mạnh. Sau một lúc chịu đӵng, các dây buộc đӭt dần và cánh cửa tӯ tӯ đổ nghiêng, rồi sụp hẳn xuống. Bên trong có một người đàn ông Trung Quốc trông xác xơ, vẻ mặt ông ta méo mó vì khiếp sợ. Đó là một túp lều thảm hại, bản thỉu, và chủ nhân của nó là một người đàn ông rách rưới.
Nhưng đó không phải là điều chúng tôi quan tâm. Bên trong túp lều còn có con ngӵa của tôi đang bị buộc quanh mõm bằng một cái túi để giữ nó im lặng. Chúng tôi rất không hài lòng với người nông dân Trung Quốc và nói ngắn gọn về sӵ phản đối của chúng tôi về cách xử sӵ xấu của ông ta. Đáp lại những câu chất vấn của chúng tôi, ông ta thú nhận là đã cố gắng lấy trộm con ngӵa của chúng tôi. Ông ta nói, chúng tôi là những nhà sư giàu có và có thể để mất một hay hai con ngӵa. Ông ta chỉ là một người nông dân nghèo khổ. Nhìn dáng vẻ của ông ta, có thể thấy ông ta nghĩ chúng tôi sắp giết ông ta. Trông chúng tôi hẳn là rất dữ giằn, có lẽ vì chúng tôi đã đi tám trăm dặm, rất mệt mỏi nên trông hung dữ.
Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định làm hại ông ta. Phối hợp những hiểu biết của chúng tôi về tiếng Trung hoàn toàn đủ để cho phép chúng tôi truyền đạt cho ông ta đánh giá của chúng tôi về hành động của ông ta, kết cục có thể xảy ra trong kiếp sống này, và những điều chắc chắn sẽ đến với ông ta trong kiếp sau. Gạt bỏ những suy nghĩ, hầu như chắc chắn về ông ta, chúng tôi đóng yên lại cho con ngӵa, thắt đai ngӵa thật cẩn thận và tiếp tục lên đường đến Trùng Khánh.
Đêm đó chúng tôi nghỉ lại trong một lạt ma viện nhỏ, rất nhỏ. Chỉ có sáu nhà sư ở đây, nhưng tất cả đều dành cho chúng tôi lòng mến khách. Đêm sau sẽ là đêm cuối cùng của cuộc hành trình. Chúng tôi đến một lạt ma viện mà ở đó, vì là những người đại diện của đӭc Thái Tuế, chúng tôi đã được chào mӯng nhờ ơn riêng mà chúng tôi được hưởng như là của mình vậy. Chúng tôi lại được cung cấp thӭc ăn và chỗ ở; cùng tham gia vào buổi lễ cầu nguyện của họ và nói chuyện tới khuya về các sӵ kiện ở Tây Tạng, về những chuyến đi đến những Cao nguyên phía Bắc rộng lớn và về đӭc Đạt Lai Lạt Ma. Tôi rất lấy làm hài lòng khi biết rằng thậm chí ở đây Thầy của tôi, đӭc Lạt Ma Mingyar, rất nổi tiếng. Tôi cũng rất quan tâm đến việc gặp các nhà sư Nhật Bản những người đã đến Lhasa và nghiên cӭu về Phật giáo của chúng tôi, sӵ khác biệt giữa Phật Giáo Tây Tạng và Phật giáo của Zen8.
Chúng tôi thảo luận nhiều về những thay đổi sắp xảy ra tại Trung Quốc, về cuộc cách mạng, về trật tӵ mới, một trật tӵ mà trong đó tất cả các chủ đất sẽ bị đánh đổ và những người nông dân mù chữ sẽ nắm quyền. Những nhân viên mật vụ Nga đi khắp nơi hӭa hẹn những điều kỳ lạ, những điều không thể thӵc hiện được, hoàn toàn không mang tính xây dӵng. Những người Nga này, chúng tôi nghĩ, là tay sai của quӹ dữ, là những kẻ phá hoại, những kẻ bại hoại về đạo đӭc giống như bệnh dịch hạch tàn phá cơ thể.
Hương tàn lại được thắp tiếp, cӭ như vậy không biết bao nhiêu lần, khi chúng tôi nói chuyện mãi trong đêm, về những thay đổi nghiêm trọng đã được báo trước giờ đây đang diễn ra. Giá trị của con người đang bị bóp méo, hiện nay không chỉ các vấn đề về linh hồn không được coi trọng mà nó chỉ còn là sӭc mạnh thoảng qua. Thế giới này chỉ là một chốn bệnh hoạn, các vì sao đã cuốn cao lên bầu trời xanh. Cuộc chuyện trò của chúng tôi kéo dài mãi và cuối cùng tӯng người một nằm xuống ngủ. Đến sáng chúng tôi biết rằng chuyến đi đã đến hồi kết thúc. Tôi sẽ tiếp tục hành trình của mình, còn các bạn đồng hành của tôi sẽ trở về Tây Tạng để lại tôi một mình trong thế giới xấu xa lạ lùng nơi mà lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh. Tôi hầu như đã không ngủ.
Buổi sáng, sau buổi lễ cầu nguyện và bữa ăn sáng ngon lành, chúng tôi lại lên đường đi tiếp đến Trùng Khánh, những con ngӵa của chúng tôi đã được nghỉ ngơi thoải mái. Xe cộ đi lại trên đường đã nhiều hơn.
Xe tải và các loại phương tiện giao thông có bánh xe đi lại nhan nhản.
Những con ngӵa của chúng tôi rất bất ổn và sợ hãi, chúng không quen với tiếng ồn của xe cộ, và mùi xăng cháy khét lẹt làm chúng rất cáu kỉnh. Chúng tôi phải rất nỗ lӵc để có thể ngồi được trên yên ngӵa.
Chúng tôi để ý nhìn những người đang làm việc trên những cánh đồng, các thửa ruộng bậc thang, được tưới bằng phân người. Mọi người đều mặc quần áo màu xanh, màu xanh đặc trưng của Trung Quốc. Họ dương như già nua và rất mệt mỏi. Họ đi lại một cách chậm chạp như thể cuộc sống quá nặng nề đang chất lên mình họ, hay cũng có vẻ như tinh thần họ đã bị suy sụp và chả có gì tồi tệ hơn là sống và cố gắng để tồn tại. Những người đàn ông, đàn bà và trẻ em làm việc cùng với nhau. Chúng tôi cưỡi ngӵa đi tiếp, vẫn theo dòng sông mà chúng tôi đã gặp lại nó mấy dặm trước. Cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy những vách núi cao mà thành phố cổ Trùng Khánh đã được xây dӵng trên đó.
Đối với chúng tôi, đây là hình ảnh đầu tiên về một thành phố được lưu ý đến bên ngoài Tây Tạng. Chúng tôi dӯng lại và chăm chú ngắm nhìn nó, nhưng cái nhìn của tôi không chӭa đӵng một chút sợ hãi nào về cuộc sống mới đang chờ tôi ở phía trước.
Ở Tây Tạng tôi có quyền sở hữu đất nhờ cấp bậc và những thành tích đã đạt được của tôi, đồng thời cũng do mối quan hệ thân thiết với đӭc Đạt Lai Lạt Ma. Giờ đây, tôi đến một thành phố ở nước ngoài với tư cách là một sinh viên. Nó nhắc tôi nhớ lại một cách sinh động những khó khăn trong những ngày thơ ấu của tôi. Vì thế, chẳng có gì là vui khi tôi nhìn chằm chằm vào khung cảnh phía trước. Điều này tôi biết rõ nhưng vẫn bước tiếp hết con đường này đến con đường khác dẫn tôi đến những khó khăn, đến những đất nước kỳ lạ, thậm chí còn kỳ lạ hơn cả đất nước Trung Quốc, tới phương Tây nơi mà người ta chỉ tôn thờ vàng.
Trước mặt chúng tôi trải dài những ruộng bậc thang bám chênh vênh trên những triền núi. Phía trên đỉnh cao mọc nhiều cây xanh, đối với những người ít nhìn thấy cây như chúng tôi thì đó có thể gọi là rӯng. Ở đây, cũng lại những người mặc quần áo màu xanh làm việc trên những cánh đồng xa, lê bước khó nhọc giống như ông bà tổ tiên ngày xưa của họ. Những chiếc xe một bánh được những con ngӵa nhỏ kéo chất đầy những sản phẩm trồng
trọt đã thu hoạch mang ra chợ Trùng Khánh. Những chiếc xe rất kỳ quặc, bánh xe nằm ở giữa, hai bên là những chỗ để hàng hóa. Trên một trong những chiếc xe chúng tôi nhìn thấy có một bà già giữ thăng bằng ở một bên bánh xe, và hai đӭa trẻ nhỏ ngồi phía bên kia.
Trùng Khánh! Nơi cuối cùng cuộc hành trình của các bạn đồng hành của tôi, cũng là nơi bắt đầu hành trình của tôi, khởi đầu một cuộc sống khác. Tôi sẽ không có tình bạn trong hành trình mới này khi tôi nhìn lên những đèo dốc do những con sông xoáy vào tạo ra. Thành phố được xây dӵng trên những vách đá cao, phủ kín những ngôi nhà. Nơi chúng tôi đӭng giống như một hòn đảo, nhưng chúng tôi biết rõ. Chúng tôi biết không phải vậy, mà nó được bao bọc về ba hướng bởi hai con sông Trường Giang và Gia Lăng9.
Dưới chân vách đá, đã được nước rửa sạch, là một dải cát rộng, thót dần lại nơi các con sông gặp nhau. Đây là một nơi được tôi biết rõ những tháng sau này. Chúng tôi cưỡi ngӵa tiến chậm rãi về phía trước. Khi đến gần hơn, chúng tôi nhìn thấy những bậc thang ở khắp mọi nơi và chúng tôi đau nhói trong tim nỗi nhớ quê hương khi trèo lên bảy trăm tám mươi bậc của con phố bậc thang. Nó gợi nhớ về cung điện Potala. Vậy là chúng tôi đã đến Trùng Khánh.
CHƯƠNG II: TRÙNG KHÁNH
Chúng tôi đi dọc phố, qua các cửa hàng có các cửa sổ thắp sáng rӵc rỡ, và bên trong đó có những vật liệu và hàng hóa mà trước đây chúng tôi chưa tӯng nhìn thấy. Một vài thӭ chúng tôi đã nhìn thấy trong ảnh trên các tạp chí đã được đưa đến Lhasa qua dãy Himalaya tӯ Ấn Độ, và trước đó, chúng được đưa đến Ấn Độ tӯ Mĩ, miền đất huyền thoại. Một thanh niên Trung Quốc lao nhanh về phía chúng tôi trên một vật kỳ lạ nhất mà tôi đã tӯng nhìn thấy, đó là một khung sắt với hai cái bánh xe, một ở phía trước, một ở phía sau. Anh ta nhìn chúng tôi không rời mắt, và vì vậy anh ta đã không kiểm soát được chiếc xe, bánh xe đằng trước lao vào đá, và rẽ ngoặt ra bên đường, người thanh niên lao thẳng lên phía trên bánh xe đằng trước và ngã đập lưng xuống đất.
Một phụ nữ lớn tuổi người Trung Quốc chạy đến bên anh ta, bà ta đi quanh và mắng nhiếc con người đáng thương đó, chắc chắn là anh ta đang rất đau đớn. Anh ta đӭng dậy, trông khá ngơ ngác, nhặt lên cái khung sắt còn gắn với bánh xe trước bị vặn méo, và vác lên vai rồi buồn bã đi xuống núi, theo phố bậc thang. Chúng tôi nghĩ là mình đang đến một nơi điên rồ, bởi vì mọi người hành động rất khác thường. Chúng tôi chậm rãi đi dọc trên phố, kinh ngạc về hàng hóa trong các cửa hàng, cố gắng giải nghĩa giá cả là gì và để làm gì, bởi vì mặc dù chúng tôi đã nhìn thấy các tạp chí đến tӯ Mӻ, nhưng không ai trong chúng tôi hiểu những tӯ ngữ sơ sài nhất, mà chỉ để giải trí với những bӭc hình mà thôi.
Đi xa hơn nữa, chúng tôi tìm thấy trường đại học nơi tôi sẽ theo học. Chúng tôi dӯng lại và tôi đi vào trong để có thể báo cáo về sӵ có mặt của mình. Tôi có những người bạn hiện vẫn còn trong tay của những người Trung Quốc, tôi không có ý định đưa ra bất cӭ thông tin nào mà vì chúng, họ có thể bị nhận ra bởi vì tôi tӯng kết nối mật thiết nhất với Phong trào Thanh niên Tây Tạng Kháng chiến. Chúng tôi tích cӵc chống lại những người Trung Quốc ở Tây Tạng.
Tôi bước vào, chỉ ba bước, là đến nơi và vào một căn phòng. Ở đây có một cái bàn mà tại đó có một thanh niên Trung Quốc đang ngồi trên một cái bục
nhỏ kỳ dị bằng gỗ, được đỡ bằng bốn cái cột và có hai cột khác nữa cùng một thanh ngang để đỡ lưng. Thật là một kiểu ngồi lười biếng, tôi nghĩ, tôi không bao giờ có thể xoay xở được giống như vậy! Anh ta có vẻ là một chàng trai trẻ tuổi dễ chịu. Anh mặc quần áo vải lanh màu xanh như hầu hết người Trung Quốc, đeo một chiếc huy hiệu trên ve áo, nó chỉ ra rằng anh ta là nhân viên của trường này.
Ngay khi nhìn thấy tôi, mắt anh ta mở to, miệng anh ta cũng vậy. Sau đó anh ta đӭng lên và chắp hai tay vào nhau trong khi cúi thấp xuống, “Tôi là sinh viên mới ở đây”, tôi nói, “Tôi đến tӯ Lhasa, ở Tây Tạng, với bӭc thư của Tu viện trưởng Tu viện Potala”. Rồi tôi đưa ra chiếc phong bì mà tôi đã trân trọng gìn giữ cẩn thận trong suốt hành trình, và bảo vệ nó khỏi mọi khó khăn gian khổ của chuyến đi.
Anh ta cầm lấy thư và cúi chào ba lần, và sau đó, “Hòa thượng tôn kính”, anh ta nói, “ngài sẽ ngồi xuống đây cho đến khi tôi trở lại được chӭ?” “Được, tôi có nhiều thời gian,” tôi nói và ngồi xuống trong tư thế hoa sen. Anh ta nhìn những ngón tay của mình một cách bối rối và bồn chồn lo lắng, đổi chân liên tục và sau khi nuốt nước miếng, “Hòa thượng tôn kính”, anh ta nói, “với tất cả sӵ khiêm tốn và với sӵ tôn trọng sâu sắc nhất, tôi đề nghị ngài vui lòng làm quen với những chiếc ghế bởi vì chúng tôi sử dụng chúng trong trường đại học này.” Tôi đӭng lên và thận trọng ngồi lên một trong những vật kỳ cục tồi tệ đó. Tôi nghĩ như tôi vẫn thường nghĩ -Mình sẽ cố gắng bất cӭ điều gì như xưa! Dường như đối với tôi, vật này là một công cụ tra tấn.
Người thanh niên đi ra và để lại tôi ngồi đó bồn chồn và sốt ruột. Cơn đau xuất hiện ngay lúc đó, ngang qua lưng, rồi cӭng cổ và tôi cảm thấy hoàn toàn vượt quá sӭc chịu đӵng. Tại sao, tôi nghĩ, ở đất nước bất hạnh này, người ta thậm chí không thể ngồi một cách đúng đắn như chúng tôi vẫn ngồi ở Tây Tạng, nhưng ở đây chúng tôi phải được đỡ cao lên khỏi mặt đất. Tôi cố gắng nhích người sang một bên và cái ghế run rẩy kêu kẽo kẹt, nên sau đó tôi không dám động đậy nữa vì sợ rằng cái ghế sẽ gãy sụp xuống.
Người thanh niên đã trở lại, cúi trước tôi lần nữa và nói: “Ông Hiệu trưởng muốn gặp ngài, thưa Hòa thượng tôn kính. Mời ngài đi lối này” Anh ta đưa tay ra mời tôi đi trước, “Không,” tôi nói, “anh phải dẫn đường chӭ. Tôi
không biết đi lối nào cả.” Anh ta cúi đầu lần nữa và vượt lên dẫn trước. Tất cả đều có vẻ rất ngớ ngần đối với tôi, những người nước ngoài này nói là họ sẽ chỉ đường cho bạn nhưng rồi họ lại đợi bạn dẫn họ đi. Làm thế nào bạn có thể chỉ dẫn trong khi bạn không biết đường? Đấy là quan điểm của tôi và bây giờ vẫn vậy.
Người thanh niên mặc quần áo màu xanh đưa tôi đi dọc theo hành lang và sau đó gõ cửa căn phòng gần cuối hành lang đó. Anh ta cúi đầu rồi mở cửa cho tôi và nói, “Hòa thượng tôn kính, ngài Lobsang Rampa.” Anh ta khép cửa sau lưng tôi và để tôi ở lại trong căn phòng. Có một người đàn ông có tuổi đang đӭng bên cửa sổ, một ông già trông rất dễ chịu, một người đàn ông Trung Quốc, râu ngắn và hói đầu.
Kỳ lạ thay, ông ta cũng mặc bộ trang phục kinh khủng mà tôi đã tӯng nhìn thấy trước đây, kiểu trang phục mà người ta gọi là theo phong cách phương Tây. Ông ta mặc một chiếc áo khoác màu xanh, quần cũng màu xanh, và có một sọc màu trắng mỏng. Trên cổ áo ông ta đeo một cái cà vạt màu, và tôi nghĩ rằng bộ trang phục trông buồn thảm như vậy thế mà ông ta lại muốn dӵng lên để gây ấn tượng. “Vậy anh là Lobsang Rampa,” ông ta nói, “tôi đã nghe nói rất nhiều về anh và tôi rất vinh dӵ nhận anh vào trường làm sinh viên của chúng tôi.”
Tôi đã có một lá thư về anh, ngoài lá thư anh đã mang đến và tôi đảm bảo với anh rằng việc đào tạo trước đây mà anh đã trải qua sẽ có ích cho anh rất nhiều. Thầy của anh, Đӭc Lạt Ma Mingyar Dondup, đã viết thư cho tôi. Tôi biết ông ấy rất rõ, tӯ vài năm trước đây ở Thượng Hải, trước khi tôi đi sang Mӻ. Tên tôi là Lee, và tôi là Hiệu trưởng của trường này.”
Tôi phải ngồi xuống và trả lời một loạt các câu hỏi để kiểm tra kiến thӭc của tôi về các môn học và về giải phẫu học. Những điều quan trọng, hoặc có vẻ là chỉ quan trọng đối với tôi, là Giáo lý thì ông ta đã không kiểm tra tí nào.
“Tôi rất hài lòng về trình độ của anh,” ông ta nói, “nhưng anh sẽ phải học khá vất vả bởi vì ở đây, ngoài hệ thống của Trung Quốc, chúng tôi dạy theo phương pháp của Mӻ về y học và giải phẫu, và anh sẽ phải học nhiều môn học chưa có trong chương trình học của anh trước đây. Tôi đạt được tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, và tôi đã được ủy thác của Hội đồng quản trị về việc
đào tạo một số thanh niên theo các phương pháp mới nhất của Mӻ và kết hợp các phương pháp này phù hợp với điều kiện của Trung Quốc.”
Ông ta tiếp tục nói chuyện một lúc lâu, ông nói với tôi về những điều kỳ diệu của nền y học và giải phẫu học của Mӻ, về những phương pháp được sử dụng để chuẩn đoán bệnh. Ông nói tiếp, “Điện, Tӯ, Nhiệt, Ánh sáng và Âm thanh, tất cả các môn học này anh sẽ cần phải nắm vững thêm vào kiến thӭc rất hoàn hảo mà Thầy của anh đã dạy cho anh.” Tôi nhìn ông ta trong nỗi kinh hoàng. Hai môn học đầu tiên, Điện và Tӯ, không có ý nghĩa gì với tôi. Tôi không có một chút ý tưởng mơ hồ nào về những gì ông ta nói. Nhưng Nhiệt, Ánh sáng và Âm thanh, phải, tôi nghĩ, bất kỳ kẻ ngu ngốc nào cũng biết về chúng; người ta phải sử dụng nhiệt để đun trà, sử dụng ánh sáng để nhìn, và sử dụng âm thanh khi nói.
Vậy thì có gì khác để nghiên cӭu về chúng? Ông nói thêm, “Tôi đề nghị rằng vì bạn đã quen làm việc vất vả, bạn nên cố tích cӵc học gấp hai người khác, và hãy theo hai khóa học cùng một lúc, hãy học các khóa về tiền y tế cùng lúc với khóa Đào tạo y tế. Với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cӭu, bạn sẽ có thể làm được điều này. Hai ngày nữa chúng tôi có một lớp y tế mới khai giảng.” Ông quay đi và lục lọi những giấy tờ của mình, rồi ông cầm lên một vật mà tôi đã tӯng nhìn thấy trong hình vẽ, tôi nhận ra là cái bút mӵc – lần đầu tiên tôi nhìn thấy – ông ta tӵ lẩm bẩm với chình mình, “Lobsang Rampa, đào tạo đặc biệt về Điện và Tӯ. Hãy gặp ông Wu. Lưu ý ông ta đặc biệt chú ý.”
Ông ta đặt bút xuống, cẩn thận thấm những gì đã viết, và đӭng dậy. Tôi quan tâm nhất đến việc ông ta sử dụng giấy để thấm, chúng tôi sử dụng cát khô một cách cẩn thận. Nhưng ông ta đang đӭng nhìn tôi. “Anh tiến bộ nhiều trong việc nghiên cӭu,” ông nói, “tӯ cuộc thảo luận của chúng ta, tôi cần nói rằng anh thậm chí còn đi trước một số bác sĩ của chúng tôi, nhưng anh sẽ phải nghiên cӭu hai môn học này, mà hiện nay, anh không có kiến thӭc về chúng.” Ông ta cầm cái chuông và nói, “Tôi sẽ chỉ cho anh xem xung quanh đây và đưa anh đến các phòng ban khác để anh có ấn tượng nào đó về ngày hôm nay. Nếu anh có điều gì băn khoăn, có điều gì không chắc chắn thì hãy đến gặp tôi, vì tôi đã hӭa với Đӭc Lạt Ma Mingyar Dondup là sẽ giúp đỡ anh hết sӭc mình.” Ông ta cúi đầu chào tôi, và tôi đặt tay lên nơi trái tim mình cũng cúi đầu chào lại.
Người thanh niên trong trang phục màu xanh bước vào. Ông Hiệu trưởng nói chuyện với anh ta bằng tiếng phổ thông. Sau đó ông quay sang tôi và nói, “có lẽ anh sẽ đi cùng Ah Fu, anh ấy sẽ chỉ cho anh xung quanh trường của chúng ta, và trả lời các câu hỏi của anh.” Lúc này người thanh niên quay lại và dẫn đường, cẩn thận đóng cửa phòng Hiệu trưởng. Trong hành lang, anh ta nói, “Trước tiên chúng ta cần phải đi đăng ký bởi vì ngài cần phải ký tên vào sổ.” Chúng tôi đi xuống hành lang và đi ngang qua một hội trường lớn có sàn được đánh bóng.
Phía bên kia là một hành lang khác. Chúng tôi đi dọc theo đó vài bước và sau đó vào một căn phòng, trong đó đang rất nhộn nhịp. Các thư ký dường như đang rất bận rộn ghi tên vào danh sách, trong khi những người thanh niên khác đang đӭng trước một cái bàn nhỏ ghi tên mình vào một cuốn sách lớn. Người thư ký đang hướng dẫn tôi nói điều gì đó với một người đàn ông khác, ông ta biến mất vào văn phòng lớn hơn kế bên.
Ngay sau đó, một người đàn ông Trung Quốc béo, lùn đi ra, với vẻ mặt tươi cười rạng rỡ. Ông ta đeo cặp kính dày cộm, và cũng ăn mặc theo phong cách phương Tây. “À”, ông nói, “Lobsang Rampa, tôi đã được nghe nhiều về anh.” ông ta giơ bàn tay cho tôi. Tôi nhìn và không biết ông ta muốn tôi đưa cái gì cho ông ta. Tôi nghĩ có vẻ ông ta muốn tôi đưa tiền. Người dẫn đường thì thầm với tôi, “anh phải bắt tay ông ấy theo phong cách phương Tây.” “À phải, anh phải bắt tay tôi theo phong cách phương Tây,” người đàn ông béo lùn nói. “Chúng ta sẽ sử dụng cách này ở đây.”
Tôi liền nắm lấy tay ông ta và siết chặt. “Ôi!” ông ta kêu lên, “anh đang bóp nát xương tôi.” Tôi nói, “Vâng, tôi không biết cần phải làm gì. Ở Tây Tạng chúng tôi đặt tay lên nơi trái tim, giống như thế này,” vӯa nói tôi vӯa làm cử chỉ minh họa. Ông ta nói, “Ồ, đúng rồi, nhưng bây giờ đã thay đổi rồi. Chúng ta sẽ sử dụng cách này. Bây giờ anh hãy nắm và lắc tay tôi đúng mӭc, tôi sẽ chỉ cho anh thấy làm như thế nào.” Và ông ta làm cử chỉ minh họa. Thế là tôi bắt tay ông ta và nghĩ, thật là ngu ngốc biết chӯng nào.
Ông nói, “Bây giờ anh phải ký tên anh để thể hiện rằng anh là sinh viên của chúng tôi.” Ông ta gạt qua một bên những thanh niên đang đӭng cạnh cuốn sổ, và làm ướt mấy ngón tay để lật trang cuốn sổ cái. “Đây rồi”, ông nói, “anh sẽ viết đầy đủ tên và cấp bậc của anh vào đây được không?” Tôi nhặt
một cây bút Trung Quốc và ghi tên của mình ở đầu trang. “Tuesday Lobsang Rampa,” tôi viết, “Lạt ma của Tây Tạng. Nhà sư y tế giải phẫu của lạt ma viện Chakpori. Được công nhận là Hóa thân. Được tấn phong Sư trưởng. Học trò của Đӭc Lạt ma Mingyar Dondup.” “Tốt!” người đàn ông Trung Quốc béo, lùn nói khi ông ta nhìn chăm chú vào dòng chữ tôi viết. “Tốt! Chúng ta làm xong rồi. Tôi muốn anh xem xung quanh nơi đây của chúng tôi. Tôi muốn anh có được ấn tượng về những kỳ quan của khoa học phương Tây đang có tại đây. Chúng ta sẽ gặp lại nhau sau.”
Câu cuối cùng ông ta nói với người dẫn đường của tôi, và anh bạn trẻ nói: “Anh sẽ đi cùng với tôi, chúng ta sẽ đi đến các phòng khoa học trước tiên.” Chúng tôi đi và rảo bước qua các khu nhà và đi vào một tòa nhà dài khác. Ở đây có đồ bằng thủy tinh khắp mọi nơi. Chai, ống, bình thót cổ, ... tất cả các thiết bị mà trước đây tôi mới chỉ nhìn thấy trong tranh. Người thanh niên đi về phía một vật, “Này!”, anh ta kêu lên, “Lại đây xem cái gì này.” Và anh ta cầm nghịch cái ống bằng đồng, đặt một mảnh thủy tinh dưới chân nó, rồi sau đó vặn cái núm và nhìn chăm chú vào ống đồng.
“Nhìn kìa!” anh ta kêu lên. Tôi nhìn và thấy mẻ cấy của một loại vi trùng. Người thanh niên nhìn tôi băn khoăn. “Cái gì! Anh không ngạc nhiên à?” anh ta nói. “Không hề!”, tôi đáp, “chúng tôi có một cái rất tốt ở cung điện Potala do chính phủ Ấn Độ tặng Đӭc Đạt Lai Lạt ma. Thầy của tôi, Đӭc Lạt ma Mingyar, được tӵ do đến đó và tôi đã dùng nó thường xuyên.” “Ồ!” người thanh niên trả lời với vẻ mặt rất thất vọng. “Tôi sẽ chỉ cho anh một cái gì đó khác vậy.” Và anh ta dẫn đường rời khỏi tòa nhà đó để đi đến một tòa nhà khác.
“Anh sẽ sống tại Lạt ma viện trên núi,” anh ta nói, “nhưng tôi nghĩ anh sẽ muốn nhìn thấy các phương tiện mới nhất, nơi mà những sinh viên sẽ tận hưởng khi đến sống ở đó.” Anh ta mở một cửa phòng và tôi nhìn thấy các bӭc tường được sơn màu trắng trước tiên, và sau đó ánh mắt thích thú của tôi hướng đến một cái khung sắt màu đen có nhiều dây xoắn kéo dài tӯ bên này sang bên kia. “Cái gì vậy?” tôi kêu lên, “tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái gì giống như vậy trước đây.” “Đấy,” anh ta nói với vẻ đầy tӵ hào, “đó là cái giường. Sáu người trong số các sinh viên sẽ ở trong tòa nhà này, đó là thӭ hiện đại nhất ở đây.” Tôi nhìn, chưa bao giờ tôi nhìn thấy vật gì giống như vậy.
“Một chiếc giường,” tôi nói, “họ sẽ làm gì với chúng?” “Ngủ trên đó,” anh ta trả lời, “nó thӵc sӵ rất thoải mái. Hãy nằm lên và tӵ nhìn mình mà xem.” Tôi nhìn anh ta, rồi nhìn chiếc giường, và tôi lại nhìn anh ta một lần nữa. Được rồi, tôi nghĩ, mình không được thể hiện tính hèn nhát trước bất cӭ nhân viên Trung Quốc nào và vì vậy tôi ngồi lên chiếc giường. Nó kêu cọt kẹt và võng xuống bên dưới tôi, nó nghiêng hẳn về một bên, và tôi cảm thấy tôi sẽ ngã xuống sàn nhà.
Tôi vội vàng nhảy ra, “Ồ, tôi quá nặng đối với nó.” Tôi nói. Anh thanh niên cố gắng giấu nụ cười. “Ồ, đó là những gì nó phải làm,” anh trả lời. “Nó là một cái giường, một cái giường lò xo.” Và anh ta quăng mình nằm dài lên trên chiếc giường, và nảy người lên. Không, tôi không muốn làm điều đó, nhìn nó thật kinh khủng. Tôi luôn luôn ngủ dưới sàn nhà, và thế là đủ tốt đối với tôi. Anh thanh niên nảy lên lần nữa, và nảy bật ngay ra rồi đổ ầm xuống sàn nhà. Thật đáng đời anh ta, tôi nghĩ, khi giúp anh ta đӭng dậy.
“Đó chưa phải là tất cả những gì mà tôi muốn chỉ cho anh,” anh ta nói, “Nhìn này.” Anh dẫn tôi đi ngang qua phòng tới một bӭc tường, ở đó có một cái chậu nhỏ có thể sử dụng để làm tsampa, có lẽ cho đến nửa tá nhà sư. “Hãy nhìn xem,” anh nói, “tuyệt vời, phải không?” Tôi nhìn cái chậu. Nó chả gây ấn tượng gì với tôi vì chỉ thấy là chả có thể làm gì trong đó. Nó có một cái lỗ ở dưới đáy, “điều đó không tốt,” tôi nói, “ nó có một cái lỗ, nên không thể pha trà trong đó.” Anh ta cười, thӵc sӵ rất thích thú về điều đó.
“Đấy,” anh ta nói, “nó thậm chí còn mới hơn cả cái giường. Nhìn này!” anh ta đưa tay ra và chạm vào một cái miếng kim loại được gắn vào một bên của cái chậu trắng. Trước vẻ kinh ngạc sững sờ của tôi, một dòng nước chảy ra tӯ miếng kim loại. Nước! “Nó lạnh,” anh ta nói, “khá lạnh. Nhìn này.” Và anh ta hӭng tay mình dưới dòng nước. “Hãy cảm nhận nó,” anh ta nói, và tôi cũng đưa tay vào nước, giống y như nước sông vậy. Có vẻ nước hơi cũ, nó có mùi cũ hơn một chút so với nước sông, nhưng ... nước tӯ một mảnh kim loại.
Ai mà nghe chuyện này được! Anh ta rút tay ra, nhặt lên một vật màu đen và đẩy nó vào lỗ ở dưới đáy chậu. Nước chảy róc rách , ngay sau đó ngập đầy chậu nhưng không bị tràn ra ngoài, nó đã chảy đi chỗ khác, qua một cái
lỗ ở đâu đó, nhưng nước không rơi xuống sàn nhà. Anh thanh niên chạm vào miếng kim loại lần nữa và dòng nước ngưng chảy. Anh đưa hai tay vào chậu đầy nước và khỏa tay trong đó. “Hãy nhìn xem,” anh nói, “nước thích tuyệt. Bạn không cần phải đi ra ngoài và múc nước nữa.” Tôi cũng đưa tay vào khỏa nước trong chậu. Cảm giác thật dễ chịu, không cần phải bò xuống sông sâu để lấy nước.
Sau đó, anh thanh niên kéo cái xích và nước chảy ào đi. Anh ta quay đi và nhặt lên một vật mà tôi nghĩ là cái áo choàng ngắn không tay của ai đó. “Đây này,” anh nói, “dùng nó đi.” Tôi nhìn anh ta và nhìn mảnh vải anh ta đưa cho tôi. “Để làm gì?” tôi nói, “tôi mặc đủ quần áo rồi.” anh ta lại cười phá lên, “ồ, không, anh lau tay vào đây,” anh nói, “như thế này,” anh lau tay cho tôi nhìn. Anh ta đưa cái khăn lại cho tôi, “ anh hãy lau khô tay đi,’ anh nói. Tôi cũng lau tay, nhưng tôi ngạc nhiên bởi vì lần trước tôi đã nhìn thấy những người phụ nữ nói ở Tây Tạng họ sẽ rất vui mӯng có một mảnh vải như vậy để sử dụng nó làm điều gì đó có ích, còn ở đây, chúng tôi đang làm hỏng nó bằng cách lau tay vào nó. Dù thế nào thì mẹ tôi cũng sẽ nói nếu nhìn thấy tôi làm như vậy!
Lúc này tôi thӵc sӵ bị ấn tượng. Nước chảy ra tӯ kim loại.
Những cái chậu có lỗ ở trong có thể sử dụng được. Người thanh niên dẫn đường đang hớn hở. Chúng tôi đi xuống vài bước và vào một căn phòng ở dưới lòng đất. “Ở đây,” anh nói, “đây là nơi chúng tôi bảo quản những tử thi, nam giới và phụ nữ.”
Anh mở tung cánh cửa, và ở đó, trên những bàn bằng đá, có những tử thi đã sẵn sàng để được mổ xẻ. Không khí đậm mùi hóa chất được sử dụng để bảo quản các tử thi không bị phân hủy. Lúc đó tôi vẫn chưa có một ý niệm nào về những thӭ ở đây, bởi vì ở Tây Tạng, các tử thi có thể giữ được trong thời gian rất dài mà không bị phân hủy do không khí khô lạnh. Ở đây, trong thành phố Trùng Khánh ngột ngạt, tử thi cần phải được tiêm thuốc gần như ngay sau khi họ chết, để có thể được bảo quản trong vài tháng mà sinh viên chúng tôi cần phải phân tích tỉ mỉ chúng. Anh ta đi đến một cái tủ và mở nó ra. “Hãy nhìn xem,” anh nói, “Các thiết bị phẫu thuật mới nhất của Mӻ. Để cắt các tử thi, các cánh tay và chân. Hãy nhìn đây!”
Tôi nhìn những vật dụng lấp lánh ánh kim loại, thủy tinh và ánh Crôm, và tôi nghĩ, phải, tôi nghi ngờ việc họ có thể làm điều gì tốt hơn chúng tôi đã làm ở Tây Tạng.
Sau khi tôi đã ở trong khu nhà của trường đại học khoảng ba giờ, tôi quay trở lại với những người bạn đồng hành của tôi đang lo lắng ngồi chờ ở sân trong của tòa nhà. Tôi kể lại với họ những gì tôi đã nhìn thấy, những gì tôi đã làm.
Sau đó tôi nói, “Chúng ta hãy đi quanh xem thành phố này, chúng ta hãy xem nó là loại gì. Đối với tôi nó có vẻ rất man rợ, mùi hôi thối và tiếng ồn rất khủng khiếp.” Vì vậy, chúng tôi lại lên ngӵa, và đi trở ra, ngắm nhìn con phố bậc thang với các cửa hàng san sát. Chúng tôi xuống ngӵa để có thể đi, tӯng người một nối tiếp nhau, và ngắm nhìn những đồ vật đặc biệt được bày bán.
Chúng tôi nhìn xuống con phố mà ở cuối đường dường như không còn đường đi xa tiếp nữa, nó dường như kết thúc đột ngột ở một vách đá. Nó làm cho chúng tôi tò mò nên chúng tôi đi xuống và nhìn thấy nó có những bậc đi tiếp dẫn xuống bến cảng. Chúng tôi nhìn thấy những chiếc thuyền lớn chở hàng hóa, với mũi tàu cao, những dây trão, cánh buồm tam giác của chúng đang vỗ một cách uể oải, đập vào cột buồm trong gió vờn dưới chân vách núi.
Những người phu đang khuân vác hàng hóa, đi lại trên bong tàu theo bước đi lắc lư chầm chậm với những thanh tre dài trên vai. Tại mỗi đầu của thanh tre treo những giỏ hàng hóa. Thời tiết rất ấm áp, và chúng tôi mệt nhoài. Trùng Khánh được ghi nhận về bầu không khí oi bӭc của nó. Sau đó, khi chúng tôi đi dọc phố dắt theo những con ngӵa, sương mù sà xuống tӯ những đám mây, rồi nó tràn lên tӯ dòng sông, và chúng tôi mò mẫm như thể đi trong bóng tối.
Trùng Khánh là một thành phố cao, cao và hơi đáng sợ một chút. Nó là thành phố bậc đá với gần hai triệu dân. Những con phố dốc đӭng, dốc đến nỗi một số căn nhà cӭ như những hang động trên sườn núi, trong khi những cái khác có vẻ như nhô ra, cheo leo trên vӵc thẳm. Nơi đây mỗi tấc đất đều được trồng trọt, hết sӭc giữ gìn, chăm sóc. Trên mỗi dải đất hẹp hoặc
khoảnh đất nhỏ đều có lúa mọc, hoặc những luống đậu, hay ngô, không nơi nào đất để lãng phí hoặc nhàn rỗi.
Những bóng người mặc quần áo màu xanh cúi gập người ở khắp nơi, cӭ như thể họ được sinh ra như vậy, nhặt cỏ dại bằng những ngón tay mệt mỏi. Những người dân tầng lớp cao hơn sống trong thung lũng Gia Linh, một vùng ngoại ô của Trùng Khánh, là nơi không khí lành mạnh, nhưng theo tiêu chuẩn của người Trung Quốc, chӭ không phải của chúng tôi, các cửa hàng phong phú hơn, đất đai màu mỡ hơn, là nơi có nhiều cây cối và những dòng suối nhỏ êm đềm. Đây không phải là nơi dành cho những người làm nghề phu khuân vác, mà là nơi dành cho những thương nhân phát đạt, những người chuyên nghiệp, và những người có của cải sung túc. Các quan lại và tầng lớp được đặc quyền trong xã hội sống ở đây. Trùng Khánh là thành phố đồ sộ, và lớn nhất mà chúng tôi tӯng được nhìn thấy, nhưng nó cũng không ấn tượng với chúng tôi.
Đột nhiên chúng tôi sӵc nhớ ra là chúng tôi đang rất đói. Chúng tôi không còn thӵc phẩm nên không còn cách gì khác ngoài việc đến quán ăn và ăn như người Trung Quốc. Chúng tôi đi đến một cửa hàng có biển hiệu sặc sỡ nói rằng họ có thể cung cấp thӭc ăn ngon nhất tại Trùng Khánh và không phải chờ đợi. Chúng tôi vào và ngồi xuống bên một cái bàn. Một nhân viên mặc bộ quần áo màu xanh đến chỗ chúng tôi và hỏi chúng tôi muốn ăn gì. “Anh có tsampa không?”, tôi nói. “Tsampa!” anh ta trả lời, “Ồ không, đó hẳn là món ăn của phương Tây. Chúng tôi không có loại đó.” “Vâng, vậy các anh có gì?” tôi hỏi. “Cơm, mì, vây cá mập, trӭng.” “Được rồi, chúng tôi sẽ ăn những nắm cơm, mì, vây cá mӵc và măng tre. Hãy nhanh lên!”
Anh ta vội vã ra đi và ngay sau đó đã quay lại với thӭc ăn mà chúng tôi đã yêu cầu. Xung quanh chúng tôi, những người khác đang ăn và chúng tôi kinh hoàng khi thấy họ vӯa ăn vӯa nói chuyện, gây ồn ào kinh khủng. Ở Tây Tạng, tại các lạt ma viện, có một nguyên tắc bất khả xâm phạm là khi ăn cấm nói chuyện, bởi vì điều đó là thiếu tôn trọng thӵc phẩm và thӭc ăn có thể gây ra sӵ đau đớn bên trong cơ thể. Trong các lạt ma viện, trong bữa ăn luôn có một nhà sư đọc Giáo lý và mọi người phải vӯa lắng nghe vӯa ăn.
Những cuộc trò chuyện diễn ra xung quanh chúng tôi thật là tầm thường. Chúng tôi bị sốc và ghê tởm. Chúng tôi ăn trong khi nhìn vào đĩa thӭc ăn
của mình trong suốt bữa ăn theo quy định của tôn giáo chúng tôi. Một số cuộc nói chuyện là những cuộc thảo luận kín đáo về Nhật Bản và những tình trạng lộn xộn họ đã gây ra tại một vài vùng của Trung Quốc. Lúc đó, tôi chẳng biết gì về vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi không bị ấn tượng về bất cӭ điều gì tại nơi ăn uống cũng như về Trùng Khánh. Bữa ăn này đáng chú ý chỉ bởi vì đó là bữa ăn đầu tiên mà tôi phải trả tiền.
Sau khi ăn xong, chúng tôi đi ra ngoài và tìm thấy một nơi trong sân của một tòa nhà nào đó của thành phố, nơi chúng tôi có thể ngồi nói chuyện. Chúng tôi tháo yên cương cho ngӵa để cho chúng nghỉ ngơi thoải mái nhất và tại đó chúng được ăn và uống nước, bởi vì ngày hôm sau, các bạn đồng hành của tôi sẽ lên đường trở về nhà, trở về Tây Tạng. Còn bây giờ, theo cách của những người đi du lịch ở khắp nơi trên thế giới, họ đang cân nhắc nên mua gì để mang về cho bạn bè họ ở Lhasa, và tôi cũng tӵ hỏi nên gửi gì về làm quà cho Thầy của tôi, đӭc Lạt ma Mingyar. Chúng tôi thảo luận một hồi, và sau đó giục nhau đӭng lên, đi bộ trở lại các cửa hiệu một lần nữa để mua đồ.
Sau đó chúng tôi đi đến một khu vườn nhỏ nơi chúng tôi có thể ngồi và trò chuyện. Trời đã tối. Những vì sao bắt đầu tỏa sáng mập mờ xuyên qua những đám mây nhẹ đã thay thế cho làn sương mù đang tan dần. Lại một lần nữa, chúng tôi đӭng lên và đi tìm thӭc ăn. Lần này là hải sản, loại thӵc phẩm mà chúng tôi chưa bao giờ ăn trước đây và nó có mùi vị hoàn toàn xa lạ với chúng tôi, rất khó chịu, nhưng cái chính nó là thӭc ăn mà chúng tôi lại đang đói. Ăn uống no nê, chúng tôi rời quán ăn và trở về nơi nhốt ngӵa. Có vẻ như chúng đang đợi và hý lên vui vẻ khi chúng tôi đến gần. Trông chúng khỏe mạnh, và rất mӯng rỡ khi thấy chúng tôi đến. Tôi chưa bao giờ là một kӷ sĩ giỏi và chắc chắn tôi thích con ngӵa mệt mỏi hơn là một con đã được nghỉ ngơi. Chúng tôi cưỡi ngӵa đi vào phố và theo đường đi Gia Linh.
Chúng tôi rời khỏi thành phố Trùng Khánh và đi ngang qua các vùng ngoại ô của thành phố, trên con đường dẫn tới nơi chúng tôi sẽ nghỉ lại qua đêm, tới lạt ma viện mà nơi đó sẽ là nhà của tôi vào buổi đêm. Chúng tôi rẽ phải và đi lên phía bên một đồi cây rậm rạp. Lạt ma viện được dành cho tôi và nó là lối gần nhất để về nhà ở Tây Tạng, khi tôi bước vào chùa đúng thời gian của buổi lễ cầu nguyện. Khói hương trầm phảng phất lan tỏa thành những đám mây và giọng đọc thâm trầm của các vị sư già hòa cùng giọng
cao trong trẻo của các chú tiểu sơ cơ càng làm cho tôi thêm giằn vặt nỗi nhớ nhà da diết. Những người khác có lẽ cảm nhận được nỗi lòng của tôi nên họ im lặng và để tôi được ở lại một mình. Tôi ngồi nguyên tại chỗ của mình sau khi buổi lễ cầu nguyện đã kết thúc một lúc lâu.
Tôi ngồi đó và nghĩ mãi, day dӭt nhớ về lần đầu tiên tôi bước chân vào lạt ma viện sau khi vượt qua thử thách khó khăn, khi đó tôi đã rất đói khát và khổ sở. Lúc này đây, tôi cũng đang đau buồn, có lẽ còn khổ sở hơn cả trước kia, vì lúc đó tôi còn quá nhỏ để biết nhiều về cuộc sống, nhưng giờ đây tôi cảm thấy đã biết quá nhiều về sӵ sống và về cái chết. Một lúc sau, vị Hòa thượng trụ trì đã nhiều tuổi của ngôi chùa nhẹ nhàng đến bên tôi. “Người anh em của tôi,” ông nói, “không tốt chút nào khi nghĩ quá nhiều về quá khӭ, khi mà cả tương lai đang đợi ở phía trước. Buổi lễ cầu nguyện đã kết thúc, người anh em của tôi, sắp đến thời gian của buổi lễ cầu nguyện khác rồi. Người anh em hãy về chỗ ngủ của mình, còn nhiều việc phải làm vào sáng sớm ngày mai.”
Tôi đӭng lên không nói gì và đi theo ông đến chỗ ngủ của mình. Những người bạn đồng hành của tôi đã đến lúc được trở về nhà. Tôi đi ngang qua chỗ họ nằm, vẫn hình dáng người cuộn tròn trong chăn. Ngủ ư? Có lẽ. Ai mà biết được? Có lẽ họ đang mơ về cuộc hành trình mà họ sẽ lại thӵc hiện một lần nữa và mơ về cuộc đoàn tụ vui vẻ mà họ sẽ có vào cuối cuộc hành trình ở Lhasa. Tôi, cũng vậy, cuộn tròn mình trong chăn, và nằm xuống. Bóng trăng đổ dài và trở nên càng dài hơn nữa trước khi tôi ngủ thiếp đi.
Tôi bị đánh thӭc bởi những âm thanh vang rền của tiếng kèn trumpet và tiếng cồng chiêng của nhà chùa. Đã đến giờ phải dậy và tham gia buổi lễ cầu nguyện lần nữa. Buổi lễ phải tiến hành trước bữa ăn sáng, nhưng tôi rất đói. Tuy nhiên, sau buổi lễ, thӭc ăn để trước mặt nhưng tôi không muốn ăn. Bữa sáng của tôi rất nhẹ, một bữa ăn nhẹ vì tôi cảm thấy rất buồn. Các bạn đồng hành của tôi đang ăn, dẫu rằng rất chán, tôi nghĩ, nhưng họ đang phải cố gắng để lấy lại sӭc cho cuộc hành trình trở về mà họ sẽ bắt đầu tӯ ngày hôm nay. Bữa ăn sáng kết thúc, chúng tôi cùng đi dạo quanh một lát. Không ai trong chúng tôi nói nhiều. Mà dường như chẳng có gì nhiều để mà nói.
Sau đó, cuối cùng, tôi nói, “Hãy giúp tôi chuyển thư và gói quà này đến Thầy của tôi, Lạt Ma Mingyar Đại Đӭc. Nói với Thầy là tôi sẽ viết thư cho
Thầy thường xuyên. Hãy nói với Thầy các bạn đã nhìn thấy tôi nhớ Người và cảm thấy thiếu vắng sӵ hướng dẫn của Người biết bao.” Tôi đưa tay vào trong vạt áo, “còn cái này,” tôi nói khi rút ra một gói nhỏ, “đây là quà của tôi dành cho Đӭc Thái Tuế. Hãy đưa cho Thầy tôi, Thầy sẽ biết và chuyển cho Đӭc Đạt Lai Lạt Ma.” Họ cầm lấy và tôi quay sang một bên vì quá xúc động, mà tôi không muốn những người khác nhìn thấy, tôi không muốn họ nhìn thấy tôi, một vị Lạt ma cao cấp, lại bị xúc động như vậy.
May mắn hay là họ cũng đang rất đau khổ vì giữa chúng tôi đã nảy sinh một tình bạn chân thành, mặc dù theo chuẩn mӵc của Tây Tạng, thì chúng tôi khác biệt về đẳng cấp. Họ rất buồn và thông cảm vì sӵ chia tay, thông cảm vì tôi bị bỏ lại trong thế giới xa lạ mà họ không thích, trong khi họ sẽ trở về Lhasa yêu dấu. Chúng tôi cùng đi với nhau thêm một lát nữa, giữa những cây cối, ngắm nhìn những bông hoa nhỏ nhiều như trải thảm trên mặt đất, lắng nghe tiếng chim hót trên cành cây, ngắm nhìn những đám mây rӵc sáng trên bầu trời cao. Rồi cũng đến lúc phải chia tay, chúng tôi cùng nhau quay trở lại lạt ma viện cổ của Trung Quốc nép mình giữa những cây xanh trên đỉnh núi nhìn ra Trùng Khánh, nhìn xuống những dòng sông. Không còn gì nhiều để nói, để làm, chúng tôi bồn chồn và cảm thấy sầu não.
Chúng tôi đi đến chuồng ngӵa. Một cách chậm rãi, các bạn đồng hành của tôi thắng yên những con ngӵa của họ và cầm lấy dây cương con ngӵa của tôi, mà nó vốn rất trung thành với tôi tӯ khi còn ở Lhasa, và bây giờ nó là một kẻ hạnh phúc, được trở về Tây Tạng. Chúng tôi trao đổi vài câu, chỉ nói rất ít, sau đó họ lên ngӵa và cất bước lên đường, hướng về phía Tây Tạng, để lại tôi đӭng đó một mình, nhìn chằm chằm xuống con đường dõi theo sau họ. Họ nhỏ dần, nhỏ dần, và biến mất khỏi tầm nhìn của tôi nơi khúc quanh. Đám bụi nhỏ bị dấy lên khi họ đi qua cũng đã lắng xuống, tiếng vó ngӵa của họ xa dần rồi tắt hẳn.
Tôi đӭng đó suy nghĩ về quá khӭ và sợ hãi tương lai. Tôi không biết đã đӭng đó bao lâu trong nỗi khổ đau lặng lẽ, nhưng tôi được lôi ra khỏi tâm trạng chán nản bằng một giọng nói dịu dàng, “Thưa Đӭc Lạt ma tôn kính, Ngài không nhớ rằng ở Trung Quốc cũng có những người sẽ là bạn của Ngài hay sao? Tôi sẵn sàng phục vụ Ngài, thưa Đӭc Lạt ma tôn kính của Tây Tạng, tôi cũng là sinh viên của Trùng Khánh.” Tôi chầm chậm quay người lại và ở đó, ngay sau lưng tôi, một nhà sư Trung Quốc trẻ tuổi dễ
thương. Tôi nghĩ anh ấy khá phân vân, không biết thái độ của tôi sẽ ra sao khi anh đến bên tôi, bởi vì tôi là một vị Sư trưởng, một Lạt ma cao cấp, còn anh chỉ là một nhà sư Trung Quốc. Nhưng tôi vui mӯng nhìn anh.
Anh ấy là Huang, một chàng trai mà sau này tôi tӵ hào gọi là bạn. Chúng tôi biết về nhau ngay sau đó và tôi đặc biệt vui mӯng khi biết rằng anh ấy cũng sẽ là một sinh viên y khoa, bắt đầu tӯ ngày mai, cũng như tôi. Anh ấy cũng sẽ nghiên cӭu những môn đáng chú ý, Điện và Tӯ. Trên thӵc tế, anh cũng sẽ tham gia cả hai khóa học mà tôi sẽ nghiên cӭu, và chúng tôi đã biết rõ về nhau. Chúng tôi quay lại và đi trở về phía lối vào của lạt ma viện.
Khi chúng tôi đi qua cổng, một nhà sư Trung Quốc khác tiến đến và nói, “Chúng ta cần phải báo cáo với trường đại học. Chúng ta phải ký vào sổ đăng ký.” “Ồ, tôi đã làm tất cả những việc đó rồi,” tôi nói, “tôi đã làm việc đó ngày hôm qua.” “Vâng, thưa Đӭc Lạt Ma tôn kính,” người kia đáp lại. “Nhưng đây không phải là đăng ký học bổng cho sinh viên mà ngài đã ký với chúng tôi, nó là đăng ký hội học sinh đại học bởi vì trong trường đại học tất cả chúng ta đều là anh em như trong trường đại học của Mӻ.” Vì vậy, chúng tôi lại cùng nhau quay xuống con đường một lần nữa, đi dọc theo con đường mòn của lạt ma viện, đi ngang qua những rӯng cây, trên con đường mòn được trải thảm bằng những bông hoa nhỏ, và chúng tôi trở lại con đường chính đi tӯ Gia Linh đến Trùng Khánh.
Cùng đi với những người thanh niên trẻ này, hầu như cùng lӭa tuổi với tôi, hành trình dường như không quá dài cũng không còn khổ sở nữa. Chẳng mấy chốc, một lần nữa, chúng tôi đi đến tòa nhà nơi sẽ là ngôi nhà vào ban ngày của chúng tôi và đi vào. Người nhân viên trẻ trong bộ quần áo màu xanh tỏ vẻ rất vui vẻ khi nhìn thấy chúng tôi. Anh ấy nói, “À, tôi đang hy vọng cậu sẽ gọi đến đây, chúng ta có một nhà báo người Mӻ ở đây, anh ấy nói được tiếng Trung Quốc. Anh ấy rất muốn gặp một Đӭc Lạt ma cao cấp của Tây Tạng.”
Anh lại dẫn chúng tôi đi dọc theo hành lang một lần nữa và đi vào một căn phòng khác, nơi mà trước đó tôi chưa vào đó. Nó có lẽ là loại phòng tiếp tân vì ở đó có rất nhiều nam thanh niên đang ngồi nói chuyện với những người phụ nữ trẻ, mà tôi cảm thấy khá bị sốc. Trong những ngày đó, tôi biết
rất ít về phụ nữ. Một người đàn ông trẻ cao lớn đang ngồi trong một chiếc ghế rất thấp.
Anh ấy khoảng ba mươi tuổi, tôi chắc vậy. Anh ta đӭng lên khi chúng tôi bước vào và đặt tay lên nơi trái tim mình chào chúng tôi theo kiểu phương Đông.
Tất nhiên tôi cũng đáp lễ theo cách đó. Chúng tôi được giới thiệu với anh ta, và sau đó, vì lý do nào đó, anh ta đưa tay mình ra. Lúc này tôi đã được chuẩn bị nên tôi cầm lấy tay anh ta và rung nhẹ nó theo cách đã biết. Anh ấy cười, “À, tôi thấy là bạn đã thành thạo những cách của người phương Tây đang được giới thiệu với Trùng Khánh.” “Vâng,” tôi nói, “Tôi đã phải qua giai đoạn ngồi trong những chiếc ghế vô cùng kinh khủng và bắt tay.”
Anh là một chàng trai khá trẻ đẹp, và tôi cũng biết tên của anh; Anh đã qua đời tại Trùng Khánh một thời gian trước đây. Chúng tôi đi ra sân và ngồi lên một bӭc tường đá thấp, chuyện trò một lúc lâu. Tôi kể cho anh về Tây Tạng, về những phong tục của chúng tôi.
Tôi kể cho anh nghe nhiều về cuộc sống của tôi ở Tây Tạng, còn anh kể cho tôi nghe về nước Mӻ. Tôi hỏi anh đang làm gì ở Trùng Khánh, một người đàn ông hiểu biết như anh sống ở một nơi ngột ngạt như thế chắc hẳn phải có lý do đặc biệt. Anh nói rằng anh đang chuẩn bị một loạt các bài báo cho tạp chí rất nổi tiếng của Mӻ.
Anh hỏi liệu anh có thể đề cập đến tôi trong các bài báo đó, và tôi trả lời, “Vâng, tôi nghĩ anh không làm thế thì hơn, bởi vì tôi ở đây vì một mục đích đặc biệt, học tập để phát triển, và để sử dụng nó như một bước đột phá cho hành trình xa hơn vào phương Tây. Tôi muốn chờ tới khi tôi làm được điều gì đó đáng kể, một cái gì đó xӭng đáng để đề cập đến. Và sau đó,” tôi tiếp tục, “sau đó tôi sẽ liên lạc với anh và dành cho anh cuộc phỏng vấn mà anh mong muốn.” Anh ấy là một người trẻ tuổi rất tốt và hiểu rõ quan điểm của tôi.
Chúng tôi nhanh chóng trở thành bạn bè thân thiện; anh ấy nói tiếng Trung Quốc khá tốt và chúng tôi không gặp phải khó khăn đặc biệt nào để hiểu biết lẫn nhau. Anh đi với chúng tôi một đoạn đường trở về lạt ma viện. Anh nói, “Tôi rất muốn đôi khi, nếu có thể sắp xếp được, đến thăm chùa và tham
gia vào một buổi lễ cầu nguyện. Tôi không theo tôn giáo của anh,” anh nói, “nhưng tôi tôn trọng nó, và tôi muốn được bày tỏ lòng kính trọng của tôi trong ngôi chùa của các bạn.”
“Đồng ý,” tôi trả lời, “anh sẽ đến ngôi chùa của chúng tôi. Anh cũng sẽ được tham gia buổi lễ cầu nguyện của chúng tôi và anh sẽ được chào đón, tôi hӭa.” Đến đó chúng tôi chia tay vì chúng tôi còn nhiều việc phải chuẩn bị cho ngày hôm sau, ngày mai khi tôi bắt đầu sӵ nghiệp mới này làm một người sinh viên, y như thể tôi sẽ học cả đời vậy! Trở về lạt ma viện, tôi phải sắp xếp đồ đặc của mình, xem những cái áo choàng vӯa được nhuộm; tôi sẽ đi giặt chúng bởi vì theo phong tục của chúng tôi, chúng tôi phải tӵ phục vụ quần áo, áo choàng và những vẫn đề cá nhân của riêng mình, và không được sử dụng người phục vụ để làm những công việc bẩn thỉu thay cho chúng tôi.
Sau này, tôi cũng sẽ mặc những bộ quần áo của sinh viên Trung Quốc, những bộ quần áo mầu xanh, bởi vì những bộ áo choàng Lạt ma của tôi thú hút quá nhiều sӵ chú ý và tôi không muốn tách riêng đơn độc khỏi cộng đồng, tôi muốn được học hành yên ổn. Ngoài những việc bình thường như giặt giũ quần áo ra, chúng tôi có các buổi lễ cầu nguyện phải tham gia và vì là một Lạt ma hàng đầu, tôi phải chia sẻ việc trông nom các buổi lễ cầu nguyện này bởi vì, mặc dù trong ngày tôi là một sinh viên, nhưng trong lạt ma viện tôi vẫn là một tu sĩ cấp cao có nghĩa vụ phải thӵc hiện lễ nghi đó. Vì vậy, đã đến gần cuối ngày, cái ngày mà tôi tưởng chӯng kéo dài vô tận không bao giờ hết, cái ngày mà lần đầu tiên trong đời, tôi hoàn toàn bị tách rời khỏi những người thân thiết của mình.
Vào buổi sáng – đó là một buổi sáng nắng ấm – Huang và tôi bắt đầu lên đường, một lần nữa, đến với cuộc đời mới, lần này là sinh viên y khoa. Chúng tôi nhanh chóng đi hết hành trình ngắn và đi vào sân trường, ở đó có đến hàng trăm người đang chen chúc xung quanh một cái bảng thông báo. Chúng tôi đọc cẩn thận tất cả các thông báo và tìm thấy tên của chúng tôi ở bên nhau, như vậy chúng tôi sẽ luôn học cùng nhau. Chúng tôi đẩy những người khác vẫn đang đọc thông báo để lây lối ra và đến lớp học như đã được chỉ dẫn. Tại đó chúng tôi ngồi xuống, khá là ngạc nhiên, cũng có thể chỉ tôi thôi, về tất cả những điều mới lạ của các máy móc, những cái bàn, và tất cả những thӭ khác nữa.
Sau đó, sau thời gian dường như là vô tận, những người khác bước vào, tӯng nhóm nhỏ, và ngồi xuống chỗ. Cuối cùng một tiếng chuông vang lên ở đâu đó và một người đàn ông Trung Quốc bước vào, và nói, “Chào buổi sáng, các em.” Chúng tôi đӭng hết dậy, bởi vì nội quy nói rằng quy định đó đã được thống nhất để thể hiện sӵ tôn trọng, và chào đáp lễ ông “Chào thầy ạ”. Ông ta nói rằng sẽ phát cho chúng tôi một vài tờ giấy để viết và chúng tôi không phải lo lắng về những sӵ thiếu hiểu biết của mình bởi vì nhiệm vụ của ông là tìm hiểu những gì chúng tôi không biết, và không biết đến mӭc nào. Ông nói rằng sau khi đánh giá được trình độ của tӯng người, ông mới có thể trợ giúp chúng tôi được.
Các tờ giấy đề cập tất cả khía cạnh học vấn, những câu hỏi khác nhau hỗn hợp, một sӵ pha trộn của người Trung Quốc đề cập đến Số học, Vật lý, Giải phẫu, tất cả mọi thӭ có liên quan đến y học, giải phẫu, và khoa học, và các môn học đó là cần thiết để cho phép chúng tôi nghiên cӭu y học, phẫu thuật và khoa học đến cấp độ cao hơn. Ông đã làm cho chúng tôi hiểu rõ ràng rằng nếu chúng tôi không biết phải trả lời thế nào một câu hỏi thì chúng tôi sẽ bỏ nó đấy, tại thời điểm đó chúng tôi vẫn chưa học nhưng, nếu chúng tôi có thể, hãy cung cấp vài thông tin sao cho ông có thể đánh giá chính xác kiến thӭc chúng tôi có đến đâu.
Sau đó ông rung chuông. Cửa mở ra và hai nhân viên bước vào trên tay chất đầy những cái gì đó có vẻ là sách. Họ đi len lỏi giữa chúng tôi và phân phát những quyển sách này. Thӵc tế, chúng không phải là sách, mà là hàng mớ những câu hỏi trên giấy và nhiều tờ giấy khác để chúng tôi viết. Sau đó một người khác đi vào và phân phát bút chì. Chúng tôi sẽ sử dụng bút chì chӭ không phải bút lông. Vì vậy, sau đó chúng tôi bắt tay vào việc, đọc các câu hỏi, tӯng câu một, trả lời chúng theo cách tốt nhất có thể. Chúng tôi có thể nhìn thấy hào quang của giáo viên, hoặc ít nhất là tôi có thể, thấy rằng ông là một người đàn ông chân thật và mối quan tâm duy nhất của ông là giúp đỡ chúng tôi.
Thầy tôi và cũng là thầy giáo riêng của tôi, Lạt ma Mingyar Đại Đӭc, đã dành cho tôi sӵ đào tạo rất đặc biệt. Kết quả của những tờ giấy mà chúng tôi được cung cấp trong thời gian khoảng hai ngày cho thấy trong rất nhiều môn học kiến thӭc tôi tốt hơn và đi trước các sinh viên cùng học khác,
nhưng kết quả cũng cho thấy tôi không có chút kiến thӭc gì về Điện hoặc Tӯ học.
Khoảng một tuần sau buổi kiểm tra đó, chúng tôi học trong một phòng thí nghiệm mà ở đó chúng tôi sẽ được cho làm bài thí nghiệm đầu tiên bởi vì, cũng giống như tôi, một vài sinh viên khác chưa có khái niệm gì về ý nghĩa của hai tӯ nghe có vẻ đáng sợ này. Giảng viên đã giảng cho chúng tôi nghe một bài học về điện và ông nói, “Bây giờ tôi sẽ cung cấp cho các em một bài thí nghiệm thӵc hành về tác động của điện, một bài thí nghiệm vô hại.” Ông đưa tôi cầm hai sợi dây và nói, “Hãy cầm lấy, cậu hãy giữ chúng thật chặt cho đến khi tôi nói, ‘buông ra’.”
Tôi nghĩ là ông đang yêu cầu tôi trợ giúp ông trong bài thí nghiệm (thì đúng vậy mà!) và vì vậy tôi cầm lấy các sợi dây, mặc dù tôi khá lo lắng bởi vì hào quang của ông ta cho thấy rằng ông đang suy tính hình thái nào đó của sӵ lӯa lọc. Tôi nghĩ, cũng có lẽ tôi đã đánh giá sai ông ta, dù thế nào đi chăng nữa ông ta cũng không phải là một người tốt. Ông quay người và bước nhanh ra xa tôi đến bên cái bàn thí nghiệm của mình. Ở đó, ông nhấn một cái nút. Tôi nhìn thấy ánh sáng đi đến tӯ dây dẫn và tôi nhìn thấy hào quang của người giảng viên biểu lộ sӵ kinh ngạc. Ông ta tỏ ra cӵc kỳ ngạc nhiên.
“Giữ chúng chặt hơn đi,” ông ta nói. Thế là tôi làm đúng như ông ta bảo, siết chặt những sợi dây.
Người giảng viên nhìn tôi và dụi mắt. Ông ta rất ngạc nhiên, điều đó là hiển nhiên với tất cả mọi người, thậm chí với bất cӭ ai không có khả năng nhìn thấy hào quang. Rõ ràng là giảng viên chưa bao giờ ngạc nhiên như vậy trước đây. Các sinh viên khác nhìn vào miệng há hốc của ông ngạc nhiên. Họ không thể hiểu được có chuyện gì. Họ không có một ý niệm nào về những điều được dӵ định. Rất nhanh, người giảng viên đi lại chỗ tôi sau khi tắt công tắc và cầm lấy hai sợi dây tӯ tay tôi.
Ông nói: “Phải có một cái gì đó sai, chắc hẳn là đã ngắt kết nối.” Ông cầm hai sợi dây trong tay và quay trở lại bàn. Một sợi dây ở trong tay trái của ông, sợi dây kia trong tay phải. Vẫn giữ chúng trong tay, ông ta đưa một ngón tay ra trước và bật công tắc. Sau đó, ông ta gầm lên dữ dội “Ô! Tắt, nó đang giết chết tôi!” đồng thời, cơ thể ông ta co quắp như thể tất cả các cơ
bắp của ông bị trói và tê liệt. Ông tiếp tục la hét và thét lên inh ỏi, hào quang của ông ta nhìn như mặt trời lặn. “Thú vị biết bao,” tôi nghĩ, “tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái gì đẹp như thế trong hào quang của con người!”
Những tiếng kêu la liên tục của người giảng viên đã lập tӭc làm cho mọi người chạy vào. Một người đàn ông liếc nhìn ông ta và vội vã chạy đến bàn và tắt công tắc. Người giảng viên khốn khổ gục xuống sàn, toát mồ hôi và run rẩy. Ông ta trông thật thiểu não; khuôn mặt ông xanh xám. Cuối cùng ông ta đӭng dậy siết chặt mép bàn làm việc.
“Anh đã làm điều đó với tôi.” Tôi đáp, “Tôi ư? Tôi không làm gì cả. Ông bảo tôi cầm những sợi dây và tôi đã giữ chúng, sau đó ông cầm lấy chúng tӯ tay tôi và ông trông như thể sắp chết.” Ông ta nói, “Tôi không thể hiểu được. Tôi không thể hiểu được.” Tôi trả lời, “Ông không thể hiểu được cái gì? Tôi đã giữ chúng, nhưng ông đang nói về cái gì vậy?” Ông ta nhìn tôi: “Anh thӵc sӵ không cảm thấy bất cӭ điều gì à? Anh không cảm thấy râm ran hay bất cӭ điều gì à?”
“Vâng,” tôi nói, “tôi không cảm thấy gì hơn ngoài sӵ ấm áp dễ chịu một chút. Tại sao, thế tôi phải cảm thấy gì?” Một giảng viên khác, người đã tắt dòng điện nói, “Anh sẽ thử lại lần nữa được không?” tôi nói, “tất nhiên tôi sẽ thử, ông muốn bao nhiêu lần cũng được.” Thế là ông ta đưa tôi những sợi dây. Ông nói, “Bây giờ tôi sẽ bật công tắc Hãy nói cho tôi biết điều gì đang xảy ra.” Ông ta ấn công tắc, và tôi nói, “Ồ, nó chỉ là một chút ấm áp dễ chịu. Không có gì phải lo lắng cả. Nó cũng chỉ giống như khi tôi đưa tay lại gần ngọn lửa.” Ông ta nói, “siết chặt hơn nữa.” và tôi đã làm như vậy, tôi thӵc sӵ siết chặt chúng cho đến khi các cơ bắp nổi gồ lên trên mu bàn tay tôi.
Ông ta và người giảng viên kia nhìn nhau, và dòng điện đã được ngắt. Sau đó một người cầm lấy hai sợi dây tӯ tay tôi và cuốn vải xung quanh chúng, và ông ta cầm nhẹ chúng trong tay mình. “Bật lên,” ông nói với người giảng viên kia. Thế là ông kia bật công tắc, và người đàn ông đang giữ trong tay những sợi dây đã được bọc trong vài liền buông rơi nó ngay lập tӭc. Ông nói, “Ồ, nó vẫn còn trên đó.” Trong khi buông rơi xuống, hai sợi dây tụt khỏi miếng vài và chạm vào nhau. Có một ánh sáng lóe lên màu xanh sống động, và một cục kim loại nóng chảy văng ra khỏi đầu của sợi dây. “Bây
giờ các anh đã làm nổ cầu chì rồi,” một người giảng viên nói, và ông đi ra để sửa chữa ở đâu đó.
Điện đã có trở lại, họ tiếp tục bài giảng về điện. Họ nói rằng họ đang cố gắng truyền qua tôi dòng điện hai trăm năm mươi volt như một cú sốc để chỉ ra dòng điện có thể gây ra điều gì. Tôi có một làn da khô khác thường và hai trăm năm mươi volt không làm tổn thương tôi chút nào cả. Tôi có thể đặt tay mình trên nguồn điện và không biết được liệu dòng điện đang có trên đó hay không.
Người giảng viên khốn khổ hoàn toàn không phải loại người đó, ông ấy lại còn đặc biệt nhạy cảm với dòng điện. Trong một lần thuyết trình họ nói, “Ở Mӻ nếu một người bị kết tội giết người, hoặc nếu như luật sư nói rằng ông ta phạm tội giết người thì người đó sẽ bị giết bằng điện. Hắn ta sẽ bị trói vào một chiếc ghế, và dòng điện sẽ tác động vào cơ thể và nó sẽ giết hắn ta.” Tôi nghĩ một cách thú vị khi tӵ hỏi liệu họ sẽ làm gì với tôi, mặc dù tôi không muốn thử nó một cách nghiêm túc.
CHƯƠNG III: HỌC Y KHOA
Làn sương mù ẩm ướt, xám xịt tràn xuống tӯ những ngọn đồi phía trên Trùng Khánh, che phủ kín những ngôi nhà, dòng sông, cột buồm của những chiếc thuyền thấp bên dưới, chuyển ánh đèn trong các cửa hiệu thành mầu vàng da cam mờ nhạt, làm giảm cả những âm thanh, thậm chí có lẽ còn cải thiện một phần cái vẻ bề ngoài của Trùng Khánh. Tiếng những bước chân lê trên đường và một ông già lưng còng xuất hiện lờ mờ trong tầm mắt qua làn sương mù, rồi nhanh chóng biến mất, không thể nhìn thấy được nữa.
Đó là sӵ im lặng kỳ lạ ở nơi đây, âm thanh chỉ còn là những tiếng bị bóp nghẹt. Sương mù giống như một tấm chăn dày làm cho tất cả trở nên tẻ nhạt. Huang và tôi vӯa kết thúc một ngày học, và bây giờ đã tối muộn. Chúng tôi quyết định đi ra khỏi trường đại học, ra khỏi những phòng mổ xẻ, và để hít thở không khí trong lành. Nhưng thay vào đó, chúng tôi lại gặp phải sương mù. Tôi đã cảm thấy đói. Huang cũng vậy. Sӵ ẩm ướt thấm vào tận trong xương và làm cho chúng tôi lạnh cóng. “Chúng ta đi ăn đã, Lobsang. Tôi biết một nơi ăn rất ngon,” Huang nói. “Đồng ý,” tôi trả lời.
“Tôi luôn sẵn sàng thưởng thӭc món gì đó thật thú vị. Cậu có gì để chỉ cho tôi không?” “Ồ, tôi muốn chỉ cho cậu thấy rằng ở Trùng Khánh chúng ta có thể sống khá tốt mặc cho cậu nói gì.”
Anh quay lại và dẫn đường, hay đúng hơn, anh quay lại và sờ soạng mò mẫm cho đến khi chúng tôi lần bước đến phố và có thể xác định được các cửa hàng. Chúng tôi đi xuống một con đường nhỏ và sau đó đi qua một cái cổng, nó hiện ra một cách kỳ lạ giống như một cái hang động trên vách núi. Ở bên trong, không khí thậm chí còn dày đặc hơn cả bên ngoài. Người ta đang hút thuốc, phun ra những đám khói lớn mùi kinh tởm. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nhiều người hút thuốc như vậy, cũng khá mới lạ, tởm lợm, khi nhìn người ta với những khúc củi cháy dở trong miệng, và khói tuôn ra qua lỗ mũi họ. Một người đàn ông thu hút ánh nhìn chăm chú của tôi. Ông ta tạo ra khói không phải chỉ tӯ lỗ mũi mà cả tӯ tai của ông ta.
Tôi chỉ anh ta cho Huang “Ồ, ông ta ấy hả,” anh nói, “ông ta điếc lòi ra, cậu biết đấy. Màng nhĩ của ông ta đã bị hỏng. Nó là vốn quý đối với ông ta. Không có màng nhĩ để cản trở khói, vì vậy ông ta đẩy nó ra ngoài qua mũi và cả qua tai nữa. Ông ta đến gặp những người nước ngoài và nói, "Hãy cho tôi một điếu thuốc và tôi sẽ cho ông thấy điều mà ông không thể làm được.’ Kệ ông ta với khói thuốc. Chả can hệ gì hết. Hãy xem món ăn đã. Tôi sẽ gọi món,” Huang nói, “tôi là khách quen ở đây và chúng ta sẽ có món ăn ngon nhất với giá thấp nhất.” Điều đó thật tốt, trong mấy ngày gần đây tôi không ăn được, mọi thӭ đều mới lạ, và thӵc phẩm cũng hoàn toàn xa lạ. Huang nói với một trong những người phục vụ đang ghi lên một tập giấy nhỏ, rồi sau đó chúng tôi ngồi xuống và nói chuyện.
Thӵc phẩm là một trong những khó khăn của tôi. Tôi không thể có được những loại thӵc phẩm mà tôi quen dùng, và tôi phải ăn thịt và cá, trong số những thӭ khác. Đối với tôi, là một Lạt ma Tây Tạng, điều này thӵc sӵ ghê tởm, nhưng tôi đã được các vị Lạt Ma cao cấp ở cung điện Potala tại Lhasa dạy bảo rằng tôi sẽ phải làm cho bản thân mình quen với những thӵc phẩm xa lạ bên ngoài, và tôi đã được xá tội vì những loại thӭc ăn mà tôi sẽ phải tiêu thụ. Ở Tây Tạng, chúng tôi là những nhà sư, không ăn thịt nhưng đây không phải là Tây Tạng, và tôi phải tiếp tục sống để thӵc hiện nhiệm vụ đã được giao phó. Để có thể ăn được những thӵc phẩm mà tôi cần, tôi sẽ phải ăn món hổ lốn kinh tởm được mang đến cho tôi và làm như tôi thích ăn chúng.
Bữa ăn tối của chúng tôi đã được mang đến. Một nửa con rùa bao quanh là những con ốc biển, và theo sau là một đĩa ếch nấu cà ri với lá bắp cải xếp xung quanh. Chúng khá ngon lành nhưng tôi thích món tsampa của tôi hơn. Vì vậy, điều tốt nhất cần làm là ăn món cà ri ếch cùng với mì và cơm. Chúng tôi uống trà. Một thӭ tôi nhất định không bao giờ động đến bất chấp tất cả những lời cổ vũ thúc đẩy của những người bên ngoài Tây Tạng là đồ uống gây say. Không bao giờ, không bao giờ và không bao giờ. Trong niềm tin của chúng tôi không gì tồi tệ hơn là những đồ uống gây say, không có gì xấu xa hơn là say rượu. Say rượu, theo chúng tôi đánh giá, là tội lỗi xấu xa nhất bởi vì khi cơ thể bị u mê vì đồ uống thì thể vía, phần linh hồn cao hơn cả của một người, sẽ bị đưa ra khỏi cơ thể vật lý và phải để thể xác đó nó lại như con mồi cho những kẻ đi rình mò kiếm mồi. Đây không phải là sӵ sống
duy nhất; cơ thể vật lý chỉ là một biểu hiện đặc biệt, sӵ biểu lộ thấp nhất, và người uống càng nhiều, càng gây nguy hại cho cơ thể người đó trong trong những cảnh giới khác của sӵ sống.
Rõ ràng là người say rượu nhìn thấy “ảo giác” và những điều kỳ lạ không tồn tại trong thế giới vật chất.
Chúng tôi tin rằng đó là những biểu hiện của kẻ tà ác nào đó, kẻ đang cố gắng chiếm đoạt cơ thể vật lý để thӵc hiện những điều tệ hại. Cũng cần biết rõ là những người say rượu không thể “làm chủ được ý thӭc của họ một cách đúng đắn.” Vì thế, Tôi không bao giờ đụng đến đồ uống gây say, thậm chí rượu ngô, ngay cả rượu gạo cũng vậy.
Vịt quay là dạng thӵc phẩm rất hấp dẫn đối với những người thích ăn thịt. Tôi thích ăn măng, tất nhiên nó rất khó kiếm ở phương Tây. Loại rau thay thế cho nó gần nhất là cần tây, chúng mọc ở một nước châu Âu nào đó. Cần tây Anh là hoàn toàn khác và không phù hợp lắm. Khi thảo luận về thӵc phẩm Trung Quốc, có thể ai đó quan tâm cho rằng không có món ăn thập cẩm như vậy; đó chỉ là một cái tên, một cái tên chung cho món ăn Trung Quốc, cho BẤT KỲ món ăn Trung Quốc nào.
Nếu ai đó muốn có một bữa ăn Trung Quốc thӵc sӵ ngon họ cần phải đi đến nhà hàng Trung Quốc chính thống hạng nhất và ăn món ra gu nấm và măng. Sau đó họ nên ăn canh cá. Tiếp theo là vịt quay. Bạn sẽ không cần đến dao lạng thịt trong nhà hàng Trung Quốc thật sӵ, người phục vụ sẽ đến cùng với một cái rìu nhỏ và anh ta sẽ chặt nhỏ con vịt ra thành những lát có kích thước phù hợp với bạn. Khi đã vӯa ý bạn, chúng sẽ được cuốn với một lát hành non và kẹp vào trong một cái sandwich, loại bánh mì không có men. Người ta sẽ nhặt lên những cái bánh sandwich nhỏ này và ăn ngấu nghiếntӯng chiếc đầy mồm.
Bữa ăn nên kết thúc với những chiếc lá sen, hoặc, nếu bạn thích thì với ngó sen. Một số người thích hạt sen hơn, nhưng cho dù với bất cӭ thӭ nào thì bạn cũng sẽ cần trà Trung Quốc. Đây là loại bữa ăn chúng tôi đã dùng trong nhà hàng rất quen thuộc với Huang. Giá cả hợp lý đáng ngạc nhiên và cuối cùng, khi chúng tôi đӭng lên để tiếp tục hành trình, chúng tôi hoàn toàn vui vẻ, nhẹ nhàng, và khỏe khoắn nhờ thӭc ăn ngon, để rồi lại bước ra ngoài và đối mặt với sương giá. Chúng tôi đi lên phố, dọc theo con đường về Gia
Linh, được một đoạn chúng tôi rẽ phải đi vào con đường mòn dẫn lên ngôi chùa của chúng tôi.
Chúng tôi trở về đúng giờ của buổi lễ cầu nguyện. Những tấm bài vị treo ủ rũ dӵa trên những cây cột. Không có gió và những đám khói hương trầm cũng gần như treo bất động. Những tấm bài vị bằng vật liệu màu đỏ với những chữ viết Trung Quốc vàng trên đó, là những tấm bài vị của Tổ tiên và được sử dụng giống như những tấm bia mộ dùng để tưởng nhớ người đã mất ở các nước phương Tây. Chúng tôi kính cẩn cúi chào Phật Tổ và Quan Thế Âm, vị thần của sӵ sống lương thiện và nữ thần của lòng tӯ bi, rồi đi tiếp vào ánh sáng lờ mờ bên trong ngôi chùa để tham gia vào buổi lễ. Sau đó chúng tôi không thể ăn tối được nữa, mà thay vào đó là cuộn tròn trong chăn ấm và ngủ thiếp đi.
Không bao giờ bị thiếu tử thi để giải phẫu. Ở Trùng Khánh vào thời gian đó tử thi luôn có sẵn. Sau này, khi chiến tranh xảy ra, chúng tôi sẽ còn có nhiều xác chết phải xử lý hơn nữa! Nhưng những tử thi ở đây dùng để giải phẫu, chúng tôi bảo quản trong một căn phòng dưới lòng đất, được làm lạnh một cách cẩn thận. Ngay khi chúng tôi nhận được một xác người mới chết tӯ các đường phố, hoặc tӯ một bệnh viện, chúng tôi thường tiêm vào háng một chất khử trùng mạnh nhất mà nó sẽ giúp bảo vệ xác chết trong một vài tháng.
Điều đáng chú ý khi đi xuống tầng hầm sẽ nhìn thấy các tử thi được đặt trên những tấm đá mỏng, và điều không thay đổi đáng chú ý là những tử thi rất gầy gò. Chúng tôi thường tranh cãi nóng bỏng khi ai đó cần tử thi gầy nhất. Những tử thi béo rất rắc rối khi cần mổ xẻ tỉ mỉ, mất quá nhiều công sӭc nhưng kết quả thì lại rất ít. Một tử thi có thể sẽ được cắt ra làm nhiều phần, giải phẫu một dây thần kinh hoặc một động mạch, và phải mổ tách ra hết lớp này đến lớp khác các mô mỡ. Các tử thi được cung cấp đầy đủ. Chúng tôi thường xuyên có nhiều đến mӭc phải bảo quản chúng trong những bể đầy dung dịch axit, làm của để dành, như chúng tôi thường gọi.
Tất nhiên không phải luôn dễ dàng mang lén một tử thi vào bệnh viện vì một số người thân có quan điểm mạnh mẽ về những điều như vậy. Trong những ngày đó, những trẻ sơ sinh đã chết bị bỏ rơi trên những đường phố, hoặc những người trưởng thành, mà gia đình họ quá nghèo để có thể làm
một lễ tang phù hợp, đã phải để tử thi của họ lại trên những đường phố được che phủ bởi bóng đêm. Chúng tôi, những sinh viên y khoa, thường đi ra ngoài vào buổi sáng sớm để nhặt những cái xác nhìn còn tốt nhất, và tất nhiên, gầy còm nhất! Chúng tôi có thể có một tử thi hoàn chỉnh cho chính mình, thường thì cӭ hai người chúng tôi làm việc với một tử thi, một người xử lý đầu, người kia xử lý chân. Điều đó làm cho dễ kết bạn hơn.
Chúng tôi thường xuyên ăn trưa trong phòng giải phẫu mỗi khi chúng tôi ôn luyện, chuẩn bị cho bài kiểm tra. Không phải là điều lạ khi nhìn thấy một sinh viên với thӭc ăn trải ra trên dạ dày của một tử thi trong khi sách cuốn sách anh ta đang đọc được dӵng lên dӵa vào bắp đùi. Thời đó, chưa bao giờ xảy ra các loại khiếu nại cần tìm hiểu về sӵ lây nhiễm tӯ xác chết.
Hiệu trưởng của chúng tôi, Tiến sĩ Lee, đã có tất cả những hiểu biết mới nhất của Mӻ; về một số phương diện, ông là người kỳ quặc trong việc sao chép của Mӻ, nhưng không vấn đề gì, ông là một người tốt, một trong những người Trung Quốc tuyệt vời nhất mà tôi đã gặp, và thật tốt khi được học với ông. Tôi đã học nhiều và trải qua nhiều bài thi; nhưng tôi vẫn cho rằng tôi đã học được xa hơn về giải phẫu bệnh tӯ những vị Âm Công của Tây Tạng.
Trường đại học của chúng tôi và các bệnh viện trӵc thuộc nằm ở phía cuối con đường cách xa vũng tàu đậu dọc theo con phố bậc thang. Khi thời tiết đẹp, chúng tôi có một tầm nhìn khá tốt ngang qua sông, ngang qua những ruộng bậc thang, bởi vì nó ở một vị trí nhô cao lên, thӵc tế là một mốc bờ cao hơn. Về phía bến cảng, tập trung trong khu vӵc buôn bán của con phố là những cửa hiệu cũ kӻ, tồi tàn trông như thể nó đang trong giai đoạn cuối của sӵ suy tàn.
Đồ gỗ đã bị mối mọt, và lớp sơn đang bong ra khỏi những tấm bảng. Cánh cửa xiêu vẹo và ọp ẹp. Trên đó có một hình cắt bằng gỗ một con hổ sơn lòe loẹt. Nó được lắp vào để lưng nó uốn cong phía trên cửa ra vào. Hàm mở ngoác ra với những chiếc răng nhìn dữ tợn cùng những chiếc móng vuốt giống như thật để làm cho người ta nhìn vào phải sợ chết khiếp. Con hổ này mang ý nghĩa tượng trưng cho sӵ tráng dương, nó là một biểu tượng cổ của người Trung Quốc.
Cửa hàng này là một ngọn đèn báo hiệu cho những người đàn ông kiệt sӭc, và cho những người mong muốn mạnh mẽ hơn để đeo đuổi những trò tiêu khiển của họ. Những người phụ nữ cũng vậy, họ tới đây để kiếm một vài hợp chất, cao hổ, hoặc triết xuất của gốc cây nhân sâm khi họ muốn có con, và vì lý do nào đó. Cao hổ hoặc triết xuất của nhân sâm chӭa số lượng lớn chất mà nó giúp những người đàn ông và phụ nữ tại những thời điểm khó khăn như vậy, các chất mà mới đây nó được khoa học phương Tây phát hiện, họ tung hô nó như một thành công vĩ đại về thương mại và nghiên cӭu.
Người Trung Quốc và Tây Tạng đã không biết nhiều về nghiên cӭu hiện đại, và họ đã có những hợp chất này trong ba hay bốn ngàn năm và không quá khoe khoang về nó. Thӵc tế là phương Tây có thể học hỏi nhiều tӯ phương Đông nếu phương Tây sẵn sàng cộng tác. Nhưng hãy trở lại với cửa hiệu cũ kӻ này với con hổ dữ tợn sơn màu, với cửa sổ đầy những bột trông kỳ lạ, những xác ướp và những cái chai chӭa những dung dịch màu sắc. Đây là cửa hiệu của một thầy thuốc đang hành nghề y theo phong cách cổ, nơi có thể mua được bột cóc, sӯng của con linh dương đất được tán thành bột có tác dụng như thuốc kích thích tình dục, và những thuốc pha chế kỳ lạ khác.
Trong những xóm nghèo hơn, những người bệnh thường không đi phẫu thuật theo cách hiện đại tại các bệnh viện để điều trị. Thay vào đó họ đi đến cửa hiệu cũ bẩn này theo cách mà cha họ đã làm, và có lẽ cũng giống như ông họ đã làm. Ông ta kể về bệnh của mình cho một thầy thuốc, người đó ngồi trông như một con cú với cặp kính dày cộm, đằng sau một hàng rào gỗ màu nâu.
Ông ta sẽ thảo luận về tình trạng và những triệu chӭng của mình, và người thầy thuốc già sẽ nghiêm nghị gật đầu và dùng những đầu ngón tay sờ, ấn. Ông kê đơn thuốc một cách chậm rãi những thӭ thuốc cần thiết. Một sӵ thỏa thuận ngầm là thuốc phải được nhuộm màu theo một quy tắc đặc biệt. Đó là một luật bất thành văn bản tӯ thời lịch sử xa xưa. Đối với bệnh đau dạ dày thuốc sẽ có màu vàng, trong khi người bị bệnh về máu hoặc bệnh tim sẽ có thuốc màu đỏ. Những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng với bệnh gan mật hoặc thậm chí tâm trạng quá tệ sẽ có thuốc màu xanh lá cây. Bệnh nhân có rắc rối về mắt sẽ có thuốc rửa màu xanh da trời.
Bên trong cơ thể con người xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến màu sắc được sử dụng. Nếu một người bị đau bên trong và được cho là có nguồn gốc tӯ ruột thì thuốc sẽ là màu nâu. Một phụ nữ mang thai, cô ấy được chỉ dẫn, lấy thịt rùa đã tán thành bột và em bé sẽ được sinh ra không đau đớn, dễ dàng, gần như trước khi cô ấy nhận biết được điều đó, vì vậy công việc hàng ngày của cô sẽ không bị trở ngại vì việc sinh nở. Mệnh lệnh được đưa ra là “Về nhà, đặt một cái tạp dề xung quanh cô, giữa hai chân, sao cho bé con sẽ không bị ngã và đập xuống sàn, và sau đó nuốt chỗ bột thịt rùa này!”
Người thầy thuốc Trung Quốc già cả, không đăng ký hành nghề có thể quảng cáo. Ông ta đã làm điều này một cách ngoạn mục nhất. Thường thì ông ta có một biển hiệu thật lớn, một biển hiệu sơn hoành tráng bên trên ngôi nhà của ông ta, để chỉ ra rằng ông ta là một người chữa bệnh tuyệt vời. Không chỉ có thế, trong phòng chờ và phẫu thuật của ông sẽ tìm thấy những chiếc huy chương lớn và những tấm mộc mà những người bệnh giàu có và khiếp đảm đã cho ông ta để xác nhận cách chữa bệnh kỳ diệu mà với những thӭ thuốc nhuộm màu, cả thuốc bột lẫn thuốc nước, ông đã chữa khỏi những căn bệnh không được biết đến và cũng không xác định được.
Nha sĩ nghèo không may mắn như vậy, đó là nha sĩ theo phong cách cổ hơn. Hầu hết cuộc đời, ông ta không có nhà riêng để tiếp bệnh nhân, mà ông tiếp họ ở trên phố.
Nạn nhân ngồi lên trên một cái hộp và người nha sĩ tiến hành kiểm tra, chọc và dò, xem xét tổng thể để có được chuẩn đoán chính xác. Sau đó, với nhiều dẫn dắt khéo léo và hoa chân múa tay kỳ quặc khác, ông ta sẽ nhất quyết nhổ chiếc răng bị đau. “nhất quyết” là thuật ngữ phù hợp bởi vì nếu bệnh nhân khiếp sợ hoặc quá ầm ĩ thì không phải luôn dễ dàng để nhổ một chiếc răng và lúc đó vị nha sĩ sẽ không ngần ngại kêu gọi những người đӭng xem quanh đó giữ nạn nhân đang vật lộn chống cӵ. Không có chuyện dùng thuốc tê.
Người nha sĩ không quảng cáo như những thầy thuốc khác đã làm, với những biển hiệu, những tấm mộc và những huy chương, mà thay vào đó quanh cổ ông ta đeo một chuỗi những chiếc răng ông ta đã tӯng nhổ. Bất cӭ khi nào nhổ răng, ông ta liền giữ lại và làm sạch cẩn thận chiếc răng, rồi
khoan một lỗ xuyên qua nó. Sau đó nó sẽ được xâu vào chuỗi để thêm một bằng chӭng nữa cho kӻ năng của người nha sĩ để thu hút nhiều hơn nữa.
Chúng tôi thường rất phiền lòng khi người bệnh mà chúng tôi đã dành nhiều thời gian và sӵ chăm sóc, dành cho phép điều trị mới nhất và kê đơn những thӭ thuốc đắt tiền, lại bí mật lẻn đến cửa sau cơ sở của bác sĩ Trung Quốc cổ để được điều trị tại đó. Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi đã chữa khỏi cho bệnh nhân. Các lang băm cũng tuyên bố rằng ông ta đã chữa khỏi. Nhưng người bệnh thì không nói gì hết, anh ta quá vui sướng vì đã thoát khỏi bệnh tật.
Khi chúng tôi ngày càng trở nên tiến bộ hơn trong học tập nghiên cӭu và đi đến các khu dưỡng bệnh của bệnh viện, chúng tôi thường xuyên có dịp đi với một bác sĩ có đầy đủ hiểu biết chuyên môn để điều trị cho bệnh nhân tại nhà riêng của họ, để tham gia những ca phẫu thuật. Đôi khi chúng tôi phải trèo xuống những vách đá ở những nơi rất khó tiếp cận, có thể đến một số nơi mà những người nghèo khổ không may bị ngã và gãy xương hoặc thân thể bị rách toạc hầu như không thể chữa khỏi. Chúng tôi đến thăm những người sống trong những ngôi nhà nổi trên sông. Trên dòng sông Gia Linh, có những người sống trong những khoang thuyền, hoặc thậm chí những chiếc bè làm bằng tre được phủ bằng những chiếc chiếu để ghép thành những túp lều nhỏ.
Những chiếc bè lắc lư và bập bềnh trên sông, và nếu không cẩn thận, đặc biệt vào ban đêm, rất dễ bị sẩy chân hoặc đӭng vững được trên một phần lỏng lẻo của cây tre mà nó chỉ chìm bên dưới một thân tre khác. Sau đó không thể tránh được những tràng cười cổ vũ của đám đông các cậu bé mà chúng luôn luôn bu quanh, trong những tình huống bất hạnh như vậy. Những người nông dân Trung Quốc già cả mắc nhiều bệnh tật đáng kinh ngạc. Họ không bao giờ phàn nàn và luôn biết ơn với những gì mà chúng tôi có thể làm cho họ.
Chúng tôi thường đi ra ngoài để giúp đỡ những người già cả, có thể là giúp làm sạch túp lều nhỏ bé của họ, hoặc chuẩn bị thӭc ăn cho họ, nhưng đối với thế hệ trẻ hơn thì không dễ chịu như vậy. Họ đang trở nên ngang ngạnh, họ đang tiếp nhận những tư tưởng kỳ lạ. Những người đàn ông đến tӯ
Moscow đang qua lại với họ. Chúng tôi đã biết điều đó, nhưng chúng tôi không thể làm gì được ngoài việc đӭng nhìn một cách bất lӵc.
Nhưng trước khi chúng tôi trở thành những người bác sĩ được đào tạo đầy đủ, chúng tôi có một khối lượng lớn những đề tài nghiên cӭu cần phải làm, cần phải nghiên cӭu đa dạng toàn bộ các môn học, đến mười bốn giờ mỗi ngày. Tӯ học cũng như Điện học, chỉ đơn cử hai môn này. Tôi nhớ rất rõ buổi học đầu tiên của tôi về Tӯ. Nó là một môn học hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Nó có vẻ thú vị theo cách mà tôi đã tham gia khóa học về Điện.
Giảng viên không phải là người thân thiện, và đây là những gì đã xảy ra.
Huang chen qua đám đông đọc thông báo trên bảng để xem nơi chúng tôi phải đến học lớp tiếp theo. Anh bắt đầu đọc, sau đó “Này, Lobsang,” anh gọi với đến tôi, “chúng ta có buổi học về Tӯ chiều nay đấy.” Chúng tôi vui mӯng khi thấy được cùng học một lớp vì chúng tôi có một tình bạn rất chân thành. Chúng tôi bước vào nhà tӭ giác, đi ngang qua và vào phòng học bên cạnh lớp học Điện. Chúng tôi bước vào lớp.
Bên trong có nhiều thiết bị rất giống nhau, dường như đối với chúng tôi nó cũng giống như thiết bị điện vậy. Các cuộn dây, những mành kim loại kỳ lạ uốn cong như hình chiếc móng ngӵa. Những thanh màu đen, những thanh bằng thủy tinh, và những hộp kính khác nhau có chӭa những thӭ trông giống như nước, cùng một ít gỗ và chì. Chúng tôi về chỗ của mình và giảng viên đi vào vẻ oai vệ, chậm chạp bước đến bên bàn của ông ta. Đó là một người đàn ông nặng nề, nặng nề cả về cơ thể lẫn trí tuệ.
Chắc chắn ông có đánh giá rất tốt về khả năng của mình, đánh giá về khả năng của ông ta cao hơn nhiều những đồng nghiệp! Ông cũng đã sang Mӻ, và trong khi một vài người trợ lý hướng dẫn khác ngược lại, họ thӵc sӵ biết ít chӯng nào, người này hoàn toàn bị thuyết phục rằng ông ta biết mọi điều, rằng trí não của ông ta không thể sai lầm được. Người giảng viên đến chỗ của mình và vì lẽ nào đó ông ta nhặt lên một chiếc búa gỗ và gõ dữ dội lên bàn. “Im lặng!” ông ta gầm lên, mặc dù lúc đó không có một âm thanh nào. “Chúng ta sẽ học về Tӯ học, bài giảng đầu tiên đối với một số em về môn học hấp dẫn này,” ông ta nói, ông nhặt lên một thanh cong hình móng ngӵa. “Đây,” ông nói, “có một tӯ trường xung quanh nó.”
Tôi lập tӭc nghĩ ngay đến những con ngӵa được chăn thả. Ông nói, “Tôi sẽ chỉ cho các em hình dáng bên ngoài của tӯ trường đối với bụi sắt. Tӯ,” ông tiếp tục, “sẽ kích hoạt mỗi một hạt nguyên tử của bụi sắt này mà nó sẽ vẽ ra cho mình hình dạng chính xác của lӵc đã tác động đến nó.” Tôi nhận xét một cách thiếu thận trọng với Huang lúc đó đang ngồi phía sau tôi, “Nhưng mà bất cӭ một kẻ ngốc nào đều có thể nhìn thấy nó lúc này, tại sao lại làm xáo trộn nó?” người giảng viên nhảy dӵng lên giận dữ.
“Ồ,” ông nói “thưa Lạt ma đáng kính đến tӯ Tây Tạng – người không biết điều cơ bản về Tӯ tính hoặc Điện – có thể nhìn thấy tӯ trường, đúng vậy chӭ?” Ông ta xỉa ngón tay một cách dữ dằn thẳng vào tôi. “Vậy thì, thưa Lạt ma vĩ đại, anh có thể nhìn thấy tӯ trường tuyệt vời này, có phải không? Người duy nhất ở đây có thể thấy,” ông ta nói vẻ nhạo báng. Tôi đӭng lên. “Vâng, thưa thầy, tôi có thể nhìn thấy nó rất rõ ràng,” tôi nói. “Tôi cũng có thể nhìn thấy những ánh sáng xung quanh các sợi dây dẫn này.” Ông ta lại cầm lấy cái búa gỗ lên, liên tục đập ầm ĩ xuống bàn. “Anh nói dối,” ông ta nói “không ai có thể nhìn thấy nó cả. Nếu anh thông minh như vậy hãy đến đây và vẽ nó ra và sau đó chúng tôi sẽ xem xét tình trạng lộn xộn anh đã gây ra.” Tôi thở dài mệt mỏi khi đi tới chỗ ông ta, nhặt thanh nam châm cùng với một mẩu phấn đi về phía bảng đen.
Thanh nam châm tôi diễn tả là mặt phẳng trên bảng sau đó tôi vẽ xung quanh nó hình dạng chính xác của ánh sáng xanh mà tôi có thể nhìn thấy rõ đi ra tӯ thanh nam châm. Tôi cũng vẽ những vằn sáng nhạt hơn bên trong tӯ trường của nó. Đây là vấn đề đơn giản đối với tôi, tôi đã có khả năng này ngay tӯ khi được sinh ra, và khả năng này được làm cho tăng thêm bằng phẫu thuật. Một sӵ im lặng chết chóc tuyệt đối khi tôi hoàn thành, và quay lại. Người giảng viên đang nhìn tôi và mắt ông ta lồi ra theo đúng nghĩa. “Anh đã học môn này trước đây,” ông nói, “đó là trò lӯa bịp!” “Thưa thầy,” tôi trả lời, “cho tới ngày hôm nay, tôi chưa bao giờ nhìn thấy một thanh nam châm nào.” Ông nói, “Được rồi, tôi không biết anh làm điều đó như thế nào, nhưng đó chính xác là tӯ trường. Tôi vẫn cho rằng đó là một trò lӯa bịp. Tôi vẫn cho rằng ở Tây Tạng anh chỉ học thủ đoạn gian trá. Tôi không hiểu nó.”
Ông cầm lấy thanh nam châm tӯ tay tôi, gói nó bằng một tờ báo mỏng, và rắc vụn sắt lên trên tờ báo, dùng ngón tay vỗ nhẹ lên trên tờ báo và những vụn sắt dàn ra thành hình dạng chính xác hình mà tôi đã vẽ trên bảng. Ông
ta nhìn nó, rồi nhìn hình vẽ của tôi và ông nhìn lại hình dáng mà các vụn sắt tạo thành. “Tôi vẫn không tin anh, anh bạn Tây Tạng,” ông nói. “Tôi vẫn nghĩ đây là trò lӯa bịp.” Ông ngồi xuống mệt mỏi và tӵa đầu vào tay, đột nhiên một cách dữ dằn ông ta nhảy chồm lên và một lần nữa lại chỉ tay thẳng vào tôi. “Anh!” ông ta nói, “anh nói rằng anh có thể nhìn thấy tӯ trường của thanh nam châm đó. Anh cũng nói rằng, ‘Và tôi có thể nhìn thấy ánh sáng xung quanh những sợi dây đó’.” “Đúng là như vậy,” tôi trả lời, “tôi có thể. Tôi có thể nhìn thấy chúng một cách dễ dàng.”
“Phải!” ông ta hét vào mặt tôi, “bây giờ chúng tôi có thể chӭng minh anh sai, chӭng minh anh là một kẻ lӯa gạt.” Ông ta quay trở lại, đập tay lên chiếc ghế của mình trong cơn giận dữ. Ông ta vội vã đi đến góc phòng, càu nhàu cúi xuống nhặt lên một chiếc hộp, với những sợi dây thò ra tӯ đỉnh hộp tӯ một cuộn dây. Ông ta đӭng lên và đặt nó lên trên bàn trước mặt tôi. “Bây giờ,” ông nói, “bây giờ, đây là một cái hộp rất thú vị được gọi là hộp tần số cao. Anh vẽ tӯ trường của nó cho tôi và tôi sẽ tin vào anh; của anh đấy, anh hãy vẽ tӯ trường đó.” Ông ta nhìn tôi như muốn nói “tôi thách anh đấy.” Tôi nói, “Được rồi. Nó đơn giản thôi. Chúng ta sẽ đặt nó gần bảng hơn, nếu không tôi sẽ vẽ nó bằng trí nhớ.”
Ông nâng lên một đầu bàn và tôi nâng đầu bên kia rồi cùng chuyển nó đến gần bảng đen. Tôi nhặt viên phấn lên, và quay lưng lại chiếc bảng. “Ồ,” tôi nói, “biến mất hết rồi.” Tôi nhìn với vẻ ngạc nhiên bởi vì chỉ còn có những sợi dây, không có gì khác nữa cả, không có tӯ trường. Tôi quay về phía ông ta, tay ông đang đặt lên công tắc. Ông đã tắt dòng điện, nhưng trên khuôn mặt ông thể hiện vẻ hết sӭc kinh ngạc.
“Đúng vậy!” ông nói, “anh thӵc sӵ có thể nhìn thấy điều đó! Tốt, tốt lắm, đặc biệt làm sao.” Ông lại bật công tắc và nói, “Hãy quay lưng lại phía tôi và nói cho tôi biết khi nào nó bật và khi nào nó tắt.” Tôi quay đi và tôi có thể nói với ông ấy, “Tắt, bật, tắt.” Sau đó ông rời khỏi nơi đó và ngồi xuống ghế của mình với vẻ của người có đӭc tin vӯa bị một đòn chí mạng. Sau đó, bất ngờ, ông nói, “Giải tán.” Quay sang tôi, ông nói “Anh thì không. Tôi muốn nói chuyện một mình với anh.” Những sinh viên khác càu nhàu vẻ phật ý. Họ đến lớp để nghe giảng và họ thấy thú vị, tại sao họ lại phải ra ngoài lúc này? Ông chỉ xua họ ra, đẩy vai một, hai người thúc họ ra nhanh hơn. Lời của giảng viên là luật.
Khi lớp học không còn ai, ông nói; “Bây giờ, hãy nói cho tôi biết thêm về chuyện này. Mánh khóe là loại gì vậy?” Tôi nói, “nó không phải là trò lӯa. Nó là khả năng mà ngay tӯ khi sinh ra tôi đã có và nó được làm mạnh lên nhờ một cuộc giải phẫu đặc biệt. Tôi có thể nhìn thấy hào quang. Tôi có thể có thể nhìn thấy hào quang của ông. Qua đó tôi biết rằng ông không muốn tin, ông không muốn tin rằng một ai đó có khả năng mà ông không có. Ông muốn chӭng minh là tôi sai.” “Không,” ông nói, “tôi không muốn chӭng minh anh sai. Tôi muốn chӭng minh rằng những gì tôi được đào tạo, những kiến thӭc của tôi là đúng, và nếu anh có thể nhìn thấy hào quang này chắc chắn những gì tôi đã được dạy là sai.” “Không đâu,” tôi đáp. “Tôi nói rằng tất cả những kiến thӭc anh được dạy đi đến việc chӭng minh về sӵ tồn tại của hào quang, bởi vì tӯ khi còn rất nhỏ tôi đã nghiên cӭu về điện ở trường đại học này, nó chỉ ra cho tôi rằng con người được cung cấp năng lượng bằng điện.” “Hoàn toàn vô nghĩa!” ông nói. “Thật là dị giáo làm sao.”
Và ông ta lại chồm lên. "Hãy đi với tôi đến gặp Hiệu trưởng. Việc này sẽ được giải quyết! "
Tiến sĩ Lee đang ngồi bên bàn làm việc, bận rộn với đống giấy tờ của trường đại học. Ông nhìn lên một cách hòa nhã khi chúng tôi bước vào. Nhìn chăm chú qua phía trên gọng kính. Sau đó ông tháo kính ra để nhìn chúng tôi được rõ ràng hơn. “Thưa ông Hiệu trưởng đáng kính,” người giảng viên nói oang oang, “người đàn ông này, chàng trai trẻ đến tӯ Tây Tạng nói rằng anh ta có thể nhìn thấy hào quang và tất cả chúng ta đều có hào quang. Anh ta đang cố gắng nói với tôi rằng anh ta biết nhiều hơn tôi, một giáo sư về Điện học và Tӯ học.”
Tiến sĩ Lee nhẹ nhàng mời chúng tôi ngồi, và sau đó ông nói, “Vâng, chính xác nó là cái gì vậy? Lobsang Rampa có thể nhìn thấy hào quang. Điều đó tôi biết. Ông đang phàn nàn về cái gì?” Người giàng viên há hốc mồm kinh ngạc. “Nhưng thưa ông Hiệu trưởng,” ông ta kêu lên, “ÔNG có tin vào điều vô lý như vậy, dị giáo như vậy, trò lӯa đảo như vậy không?” “Hoàn toàn chắc chắn là tôi tin,” Tiến sĩ Lee nói, “vì anh ấy đến tӯ đẳng cấp cao cấp nhất ở Tây Tạng, và tôi đã được nghe về anh ấy tӯ người cấp cao nhất.” Po Chu trông rất ngỡ ngàng. Tiến sĩ Lee quay lại tôi và nói, “Lobsang Rampa, tôi muốn yêu cầu bạn nói cho chúng tôi biết theo cách của bạn về hào quang. Hãy nói cho chúng tôi như thể là chúng tôi không biết chút gì về đề
tài này. Hãy nói sao cho chúng tôi có thể hiểu và có lẽ chúng tôi sẽ có lợi tӯ kinh nghiệm chuyên môn của bạn.”
Vâng, đó là một vấn đề hoàn toàn khác. Tôi thích Tiến sĩ Lee, tôi thích cái cách ông xử lý mọi vấn đề. “Thưa Tiến sĩ Lee,” tôi nói, “khi tôi sinh ra tôi đã có khả năng nhìn mọi người đúng với con người thӵc của họ. Họ có xung quanh mình một vầng hào quang mà nó tiết lộ sӵ biến động của tư tưởng, mọi thay đổi về sӭc khỏe, về tinh thần hoặc về các tình trạng linh hồn. Hào quang này là ánh sáng tạo ra bởi linh hồn ở bên trong. Trong hai năm đầu tiên của cuộc đời, tôi cӭ nghĩ là mọi người đều có thể nhìn thấy giống như tôi, nhưng tôi sớm nhận ra rằng không phải vậy. Sau đó, như các ngài đã biết, tôi đã vào một lạt ma viện khi tôi lên bảy tuổi và đã trải qua sӵ huấn luyện đặc biệt.
Trong lạt ma viện tôi đã trải qua một lần phẫu thuật đặc biệt để làm cho tôi nhìn thấy thậm chí còn rõ ràng hơn trước đó, ngoài ra điều đó cũng làm cho tôi có thêm quyền năng. Vào thời kỳ lịch sử trước đây,” tôi tiếp tục, “con người có Con mắt Thӭ ba. Vì sӵ ngu xuẩn mà con người đã mất đi quyền năng sử dụng thị lӵc này và đó là mục đích của việc huấn luyện của tôi tại lạt ma viện ở Lhasa.” Tôi nhìn họ và thấy rằng họ hiểu câu chuyện của tôi rất rõ.
“Thưa Tiến sĩ Lee,” tôi tiếp tục, “cơ thể con người được bao quanh đầu tiên bởi ánh sáng xanh, ánh sáng có lẽ dày khoảng một, hai inch10. Đi theo và bao phủ toàn bộ cơ thể vật lý, chúng tôi gọi là thể phách và nó là thể thấp nhất của cơ thể. Nó là kết nối giữa thể vía và cơ thể vật lý. Cường độ của màu xanh khác nhau tùy theo sӭc khỏe của mỗi người. Sau đó, vượt ra ngoài thân xác, cũng vượt ra ngoài thể phách nữa, có hào quang. Nó khác nhau về kích thước, hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng tiến hoá của người có liên quan, cũng phụ thuộc vào trình độ giáo dục, vào tư tưởng của người đó. Hào quang của một người là độ dài của người bao trùm bên ngoài cơ thể.
Tôi nói với Hiệu trưởng, “hào quang của một người tiến hóa, bất kể kích thước ra sao, bao gồm những dải xoáy của màu sắc, giống như những đám mây màu sắc trôi trên bầu trời đêm. Chúng cũng thay đổi theo tư tưởng của con người. Có những vùng trên cơ thể, những vùng đặc biệt, chúng tạo ra
những dải màu sắc nằm ngang của riêng chúng. Hôm qua,” tôi nói, “khi tôi đang làm việc trong thư viện tôi nhìn thấy một số bӭc tranh trong một cuốn sách nào đó viết về đӭc tin tôn giáo của phương Tây. Ở đây có những bӭc tranh vẽ chân dung có hào quang xung quanh đầu họ. Điều này có nghĩa là người dân phương Tây, mà tôi vẫn nghĩ là kém phát triển hơn chúng ta, có thể thấy được hào quang, trong khi người phương Đông chúng ta lại không thể hay sao? Những hình ảnh của người dân phương Tây,” tôi tiếp tục, “có hào quang chỉ xung quanh đầu họ, nhưng tôi nhìn thấy không chỉ xung quanh đầu, mà còn xung quanh toàn bộ cơ thể và xung quanh các bàn tay, các ngón tay và chân nữa. Đó là những điều mà tôi đã luôn luôn nhìn thấy.”
Ông Hiệu trưởng quay sang Po Chu. “Đó, anh thấy đấy, đây là thông tin mà tôi đã có trước đây. Tôi biết Rampa có quyền năng này. Anh ấy đã sử dụng quyền năng này thay mặt cho những nhà lãnh đạo Tây Tạng. Đó là lý do tại sao anh ấy đang nghiên cӭu với chúng ta, vì điều đang được hy vọng, là để anh ấy có thể hỗ trợ trong việc phát triển một thiết bị đặc biệt mà nó sẽ là lợi ích lớn nhất cho nhân loại cho toàn bộ vấn đề phát hiện và chữa bệnh. Điều gì đã khiến các anh tới đây hôm nay vậy?” ông hỏi.
Người giảng viên nhìn có vẻ đang rất nghĩ ngợi. Ông trả lời, “Chúng tôi chỉ mới bắt đầu bài thӵc hành về tӯ tính, và trước khi tôi có thể chỉ ra cái gì đó, ngay sau khi tôi nói về tӯ trường, anh sinh viên này nói rằng anh ta có thể nhìn thấy các trường xung quanh thanh nam châm điều mà tôi biết là hoàn toàn không tưởng. Vì thế tôi mời anh ta chӭng minh trên bảng đen. Tôi rất ngạc nhiên,” ông tiếp tục, “anh ấy có thể vẽ tӯ trường trên bảng đen, và anh ấy cũng có thể vẽ điện trường của một máy biến áp tần số cao, nhưng khi nó bị tắt anh ấy không thấy gì nữa. Tôi chắc chắn đó là một thủ thuật.” Ông ta bướng bình nhìn Hiệu trưởng.
“Không,” Tiến sĩ Lee nói, “thӵc sӵ không phải là chuyện lӯa gạt. Hoàn toàn không lӯa gạt một chút nào cả. Tôi biết điều này là sӵ thật. Một vài năm trước tôi đã gặp Thầy của anh ấy, Đại đӭc Lạt ma Mingyar, một trong những người đàn ông thông minh nhất ở Tây Tạng, và ông ấy, với trái tim nhân hậu, đã trải qua một số thử thách, cũng vì tình bạn hữu với tôi, và ông ấy đã chӭng minh rằng ông có thể làm được tương tӵ như Lobsang Rampa đã làm. Chúng tôi, đó là một nhóm đặc biệt của chúng tôi, đã có thể làm được một số nghiên cӭu nghiêm túc về vấn đề này. Nhưng không may,
thành kiến, bảo thủ và ghen tị đã ngăn cản chúng tôi công bố những phát hiện của mình. Đó làm điều mà tôi đã hối tiếc suốt tӯ ngày đó.”
Im lặng kéo dài một lúc. Tôi nghĩ thật tốt làm sao khi Hiệu trưởng biểu lộ niềm tin đối với tôi. Người giảng viên trông thӵc sӵ rất ảm đạm, như thể ông vӯa nhận được một điều không mong đợi, một sӵ thất bại không ngờ. Ông nói, “Nếu bạn có quyền năng này, tại sao bạn lại học ngành y khoa làm gì?” Tôi trả lời, “Tôi muốn nghiên cӭu y học và tôi cũng muốn nghiên cӭu khoa học để tôi có thể hỗ trợ việc chuẩn bị một thiết bị tương tӵ với thiết bị mà tôi đã nhìn thấy trên Cao Nguyên Chang Tang của Tây Tạng.” Ông Hiệu trưởng cắt ngang, “Vâng, tôi biết bạn là một trong những người đã đi thám hiểu trên đó. Tôi muốn biết nhiều hơn về thiết bị đó.” “Thời gian trước đây,” tôi nói, “theo gợi ý của Đӭc Đạt Lai Lạt Ma, một nhóm nhỏ chúng tôi đi lên những thung lũng ẩn mình trong những dãy núi cao trên Cao Nguyên Chang Tang.
Ở đây, chúng tôi tìm thấy một thành phố có niên đại đã lâu, trước cả thời gian được lịch sử loài người ghi chép lại, thành phố của một giống dân quá khӭ, một thành phố bị chôn vùi một phần trong dòng sông băng, nhưng những nơi băng giá đã tan chảy trong thung lũng ẩn kín, nơi mà khí hậu ấm áp, những tòa nhà và các thiết bị trong đó vẫn còn nguyên vẹn. Một trong những thiết bị như thế có dạng hình hộp mà người ta có thể nhìn vào và thấy được hào quang của con người, và tӯ hào quang đó, tӯ những màu sắc, tӯ những biểu hiện tổng thể, họ có thể suy luận được tình trạng sӭc khỏe của một người. Hơn nữa, họ có thể nhìn thấy một người có vẻ như bị ảnh hưởng về thể chất do một căn bệnh nào đó, bởi vì những điều có thể xảy ra được biểu hiện trong hào quang trước khi nó thể hiện trên thân xác.
Theo cùng cách như vậy, mầm mống của chӭng sổ mũi hiển thị trong hào quang một thời gian dài trước khi có biểu hiện trên thân xác như là bệnh cảm lạnh thông thường. Việc điều trị cho một người sẽ trở nên dễ dàng hơn khi họ mới chỉ nhuốm bệnh. Ốm đau, bệnh tật, như thế có thể sẽ được loại trӯ trước khi nó có ảnh hưởng. Ông Hiệu trưởng gật đầu và nói, “Đây là điều thú vị nhất. Bạn nói tiếp đi.” Tôi tiếp tục, “Tôi hình dung một phiên bản hiện đại của thiết bị cổ đó. Tôi muốn hỗ trợ trong việc chuẩn bị một thiết bị tương như vậy để ngay cả người bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật hoàn toàn không có thần nhãn cũng có thể nhìn qua chiếc hộp này và thấy được
màu sắc hào quang của một người. Anh ta cũng sẽ có một biểu đồ đối chiếu và với biểu đồ đó anh ta có thể biết thӵc sӵ điều gì đang xảy ra với người đó. Anh ta có thể chuẩn đoán một cách chính xác mà không hề khó khăn gì.” “Nhưng,” người giảng viên nói, “anh quá mất chậm rồi. Chúng tôi đã có X quang!”
“X quang,” Tiến sĩ Lee nói. “Ồ, bạn thân mến của tôi, chúng là vô ích đối với mục đích như thế này. Chúng chỉ đơn thuần cho thấy bóng tối màu xám của xương. Lobsang Rampa không muốn hiển thị xương, anh ấy muốn hiển thị sӭc sống của chính cơ thể. Tôi hiểu chính xác ý anh ấy là gì và tôi chắc rằng cái khó khăn lớn nhất mà anh sẽ phải đối mặt là sӵ thành kiến và ghen ghét trong nghề nghiệp.” Ông quay sang tôi lần nữa, “nhưng làm thế nào người ta có thể giúp đỡ những bệnh tâm thần với thiết bị như vậy?” “Thưa ông Hiệu trưởng,” tôi nói, “nếu một người có bệnh đa nhân cách, hào quang thể hiện thӵc sӵ rõ ràng bởi vì nó cho thấy một hào quang kép, và tôi cho rằng với thiết bị phù hợp, hai hào quang có thể được đẩy vào thành một có lẽ bằng điện tần số cao.”
Giờ đây, tôi đang viết điều này nơi đất phương Tây và tôi thấy rằng có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Nhiều người trong ngành y có địa vị cao trọng nhất đã bày tỏ sӵ quan tâm nhưng lúc nào cũng vậy, họ nói rằng tôi không được đề cập đến tên của họ vì nó sẽ làm phương hại đến danh tiếng của họ! Một vài nhận xét thêm cũng đáng quan tâm: có bao giờ bạn nhìn thấy dây cáp điện trong một đám mây mong manh? Nếu vậy, đặc biệt ở vùng núi, bạn sẽ nhìn thấy một vòng hào quang quanh sợi dây. Đó là ánh sáng mờ nhạt bao quanh sợi dây. Nếu thị lӵc của bạn thật tốt, bạn sẽ nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy, suy yếu dần rồi tăng lên, suy yếu dần rồi tăng lên, đó là vì dòng điện chạy qua dây dẫn đảo chiều.
Điều đó cũng hoàn toàn tương tӵ như hào quang của con người. Người cổ xưa, ông bà tổ tiên rất xa xưa của chúng ta rõ ràng là có thể nhìn thấy vầng hào quang, hoặc nhìn thấy những quầng sáng, bởi vì họ đã có thể vẽ chúng trên ảnh của các vị thánh. Điều mà chắc chắn không thể quy cho trí tưởng tượng của một người nào đó, bởi vì nếu nó là chỉ là trí tưởng tượng thì tại sao lại vẽ nó trên đầu, tại sao lại vẽ nó ở đầu nơi mà thӵc sӵ có ánh sáng? Khoa học hiện đại đã đo được sóng của bộ não, đo được điện áp của cơ thể
con người. Thӵc tế, có một bệnh viện rất nổi tiếng, ở đó việc nghiên cӭu về tia X-quang đã được thӵc hiện những năm trước đây.
Các nhà nghiên cӭu đã phát hiện ra rằng họ đã thu được ảnh của hào quang con người, nhưng họ không những không hiểu được cái mà họ có là cái gì, mà còn không quan tâm đến nó, bởi vì họ đang cố gắng chụp ảnh xương, chӭ không phải những màu sắc ở bên ngoài cơ thể, và khi nhìn vào bӭc ảnh hào quang họ chỉ thấy nó như mối phiền toái không có lợi ích gì. Bi kịch là toàn bộ vấn đề liên quan đến ảnh hào quang đã bị hoãn lại, trong khi họ xúc tiến với tia X, mà nó, theo ý kiến khiêm tốn của tôi, là phương pháp sai lầm. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng đối với những người bác sĩ không nghiên cӭu chuyên sâu và các bác sĩ giải phẫu có thể được cung cấp sӵ trợ giúp tuyệt vời nhất đối với tất cả các hướng chữa bệnh.
Tôi hình dung, như tôi đã tӯng nghĩ đến tӯ nhiều năm trước đây, một chiếc máy đặc biệt mà bất kỳ bác sĩ nào cũng có thể mang theo trong túi áo của mình, và sau đó ông ta có thể lấy nó ra và nhìn qua nó để xem xét người bệnh theo cách tương tӵ như đeo kính râm để nhìn lên mặt trời. Với thiết bị này, người bác sĩ có thể nhìn thấy hào quang của bệnh nhân, và qua những tia màu sắc, hoặc qua những bất thường trong đường nét của hào quang, ông ta có thể nhìn thấy chính xác những vấn đề không ổn của người bệnh. Đó không phải là điều quan trọng nhất, bởi vì nó không chỉ đơn thuần là giúp đỡ để biết người bệnh đang mắc những bệnh gì mà người bác sĩ cần phải biết làm thế nào để chữa cho người bệnh, và ông ta có thể làm điều đó dễ dàng với thiết bị mà tôi đang hình dung ra trong tâm trí, đặc biệt trong trường hợp những người bị đau đớn về mặt tinh thần.
CHƯƠNG IV: LÁI MÁY BAY
Đó là một buổi tối nóng bӭc, ngột ngạt, hầu như không có gió. Những đám mây ở khoảng hơn sáu mươi mét phía trên chúng tôi, bên trên những vách đá nơi chúng tôi đang đi dạo, gợi trong tôi nỗi nhớ về Tây Tạng khi chúng cao vượt lên thành những hình dạng tuyệt đẹp như những dãy núi. Huang và tôi đã trải qua một ngày vất vả trong phòng mổ. Vất vả, bởi vì những tử thi ở đó đã được bảo quản trong một thời gian dài, và bốc mùi thật kinh khủng. Mùi của những tử thi đang bị phân hủy, mùi của thuốc khử trùng, và cả những mùi khác đã thӵc sӵ làm kiệt sӭc chúng tôi.
Tôi tӵ hỏi tại sao tôi rời khỏi Tây Tạng nơi mà không khí luôn tinh khiết, và cả suy nghĩ của con người cũng vậy, cũng thật tinh khiết. Sau khi chúng tôi làm xong việc trong phòng mổ, chúng tôi đã rửa sạch sẽ và đi đến đỉnh vách núi này. Thật là tốt, tôi nghĩ, khi đi dạo buổi tối và ngắm nhìn thiên nhiên. Chúng tôi nhìn xuống những thӭ khác cũng bởi vì, khi nhìn qua vách đá, chúng tôi có thể nhìn thấy những hoạt động, đi lại tấp nập trên dòng sông phía dưới.
Chúng tôi có thể nhìn thấy những người phu khuân vác đang chất hàng lên tàu, không ngӯng mang theo những kiện hàng nặng với một thanh tre dài trên vai, tại mỗi đầu của thanh tre treo những khối hàng nặng chín mươi pound11, được chất trong những chiếc sọt. Mỗi chiếc sọt nặng năm pound, và như vậy người phu khuân vác phải gánh không ít hơn một trăm chín mươi pound suốt cả ngày dài. Cuộc sống của họ thật cӵc khổ, họ làm việc tới tận lúc chết, và họ chết khi ở độ tuổi còn khá trẻ, trông có vẻ mệt mỏi và kiệt sӭc, như loài ngӵa, bị đối xử tồi tệ hơn cả những con vật trên cánh đồng. Và khi họ bị kiệt sӭc rồi gục xuống chết, đôi khi họ đã kết thúc cuộc đời trong phòng mổ của chúng tôi để tiếp tục làm việc thiện, và thời kỳ này, bằng cách cung cấp các bộ phận cơ thể cho các bác sĩ về phôi người và bác sĩ phẫu thuật, giúp họ thu được những kӻ năng nào đó để điều trị cho các cơ thể còn sống.
Chúng tôi quay lưng lại các vách đá và đưa mặt đón những làn gió nhẹ mang theo hương thơm ngọt ngào của cây cối và của những bông hoa. Có
một rӯng cây nhỏ ở ngay phía trước, nên chúng tôi đổi hướng bước tới gần. Còn cách vách đá chӯng vài mét chúng tôi dӯng lại, nhận thӭc về một cảm giác lạ lùng nào đó của tai họa sắp xảy ra, cảm giác khó chịu và căng thẳng, một cái gì đó không thể giải thích được. Chúng tôi nhìn nhau dò hỏi, không thể xác định đó là cái gì. Huang nói, vẻ ngờ vӵc, “Đó không phải là sấm.” “Tất nhiên là không phải,” tôi đáp, “Nó là cái gì đó rất lạ, cái gì đó mà chúng ta chưa biết về nó.” Chúng tôi đӭng băn khoăn, ngoảnh đầu về cùng một phía, lắng nghe. Chúng tôi nhìn quanh chỗ chúng tôi đӭng, nhìn xuống đất, nhìn lên cây, và rồi chúng tôi nhìn lên những đám mây.
Tӯ đằng kia nơi tiếng ồn đang đến, vang lên đều đều "brum-brum-brum" mỗi lúc một to hơn, gay gắt hơn. Khi chăm chú nhìn lên phía trên qua một lỗ hổng trên đám mây thấp, chúng tôi nhìn thấy một bóng mờ ảo tối tăm bay vụt qua. Nó biến mất vào đám mây đối diện gần như trước khi chúng tôi nhận thӭc được sӵ hiện diện của nó. “Ôi chao ôi!” tôi hét lên, “Một trong các vị thần của Thượng Đế đến để đưa chúng tôi đi.” Chẳng có gì để chúng tôi có thể làm. Chúng tôi chỉ đӭng tӵ hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tiếng ồn vang như sấm, một loại tiếng ồn mà cả hai chúng tôi chưa tӯng nghe thấy trước đây.
Sau đó, chúng tôi quan sát, một hình dạng rất lớn xuất hiện, gạt những dải mây ra khỏi nó như thể nóng lòng thoát ra khỏi những trói buộc của những đám mây. Nó lóe sáng trên bầu trời, lướt thẳng phía trên đầu chúng tôi, bên trên các vách đá với tiếng rú kinh người, với sӵ va đập mạnh của không khí bị tra tấn. Tiếng ồn chấm dӭt và im lặng trở lại. Chúng tôi đӭng đó nhìn nhau vô cùng kinh hoàng, ớn lạnh sợ hãi. Sau đó, cùng hối hả, chúng tôi quay lại và chạy về phía vách đá để nhìn xem điều gì đã xảy ra với cái vật đến tӯ bầu trời, cái vật vӯa kỳ lạ vӯa ồn ào. Bên gờ đá, chúng tôi nép mình và chăm chú nhìn một cách cẩn thận xuống dòng sông lấp lánh.
Nơi đó, trên doi cát là quái vật biết bay kỳ lạ, lúc này đang nghỉ ngơi. Khi chúng tôi nhìn, nó nhả ra những cụm lửa và khói đen. Nó làm cho chúng tôi giật bắn người lên và sợ tái mặt, nhưng đó chưa phải là điều kỳ quái nhất. Trước sӵ sửng sốt hoài nghi và khiếp sợ của chúng tôi, một mảng cửa mở vào bên trong và hai người đàn ông bước ra. Lúc đó tôi nghĩ đây là điều tuyệt vời nhất mà tôi tӯng nhìn thấy, nhưng chúng tôi đang lãng phí thời gian ở đó. Chúng tôi như bay trên chân và chạy đua trên con đường dẫn
xuống phía dưới. Xuống dưới, chúng tôi lao nhanh dọc theo con phố bậc thang, phớt lờ xe cộ đi lại, bỏ qua cả phép lịch sӵ, vội vàng đến điên rồ để lao tới mép nước.
Xuống đến bờ sông, chúng tôi đӭng sӵng lại trong sӵ tӭc giận đến tuyệt vọng. Không có một chiếc thuyền nào để đi, không có một người lái đò nào, không có ai hết. Họ đang lũ lượt kéo đến nơi mà chúng tôi cũng đang muốn đến. Nhưng mà, có rồi! Có một chiếc thuyền sau một tảng đá. Chúng tôi quay về nó với ý định kéo nó xuống nước và đi ngang qua bên kia sông, nhưng khi chúng tôi vӯa đến đó thì chúng tôi nhìn thấy một ông già đang đi xuống dốc với cái lưới trên tay. “Này, cha ơi,” Huang hét lên, “đưa chúng cháu qua sông với.” “Thế đấy,” ông già nói, “tôi không muốn đi. Nó đáng giá bao nhiêu với các cậu?” ông ném cái lưới vào trong thuyền và ngả người ào cạnh thuyền, với chiếc tẩu méo mó cũ kӻ trong miệng.
Ông ngồi vắt chéo chân và nhìn như thể ông sẽ ở đó cả đêm, chỉ cần trò chuyện. Chúng tôi giận điện lên mất cả bình tĩnh. “Thôi nào, ông ơi, ông tính bao nhiêu tiền?” Ông già ấn định số tiền vô cùng lớn, một số tiền có thể mua được cả chiếc thuyền mục nát cũ kӻ của ông ta, chúng tôi nghĩ. Nhưng chúng tôi đang rất nôn nóng, chúng tôi sẽ cho đi tất cả mọi thӭ để chúng tôi sang được bờ bên kia. Huang trả giá. Tôi nói, “Ôi, đӯng để lãng phí thời gian nữa. Hãy đưa cho ông ấy một nửa số tiền mà ông ấy đòi.” Ông già nhảy vồ lấy nó. Số tiền gấp khoảng hơn mười lần so với ông ấy mong đợi. Ông vồ lấy nó, vì vậy chúng tôi vội vã đẩy thuyền đi. “Đӯng có vội vã, các quý ông trẻ, cẩn thận đấy. Các cậu làm hỏng thuyền của tôi mất thôi,” ông già nói. “Ôi, thôi nào, ông nội,” Huang nói, “Nhanh lên, sắp hết ngày rồi.” Ông già ung dung lên thuyền, cọt kẹt vì căn bệnh thấp khớp, vӯa càu nhàu. Một cách chậm rãi, ông ta nhặt mái chèo lên và đưa chúng tôi vào dòng chảy. Chúng tôi đang sốt ruột, cố gắng thầm thúc di chuyển thuyền đi nhanh hơn, nhưng không gì có thể làm cho ông già vội vàng cả.
Ở giữa dòng chảy một vài xoáy nước đã chặn đӭng và xoay tròn con thuyền chở chúng tôi, sau đó ông đưa con thuyền về đúng hướng lần nữa, và chúng tôi đi ngang qua sông tới dải đất dài dọc bên bờ sông. Để tiết kiệm thời gian, khi gần đến nơi, tôi đếm tiền và dúi vào ông. Chắc chắn là ông ta đã nhanh chóng cầm lấy. Sau đó, không cần đợi thuyền vào tới bờ, chúng tôi cùng nhảy xuống nước ngập tới đầu gối và chạy vội vào bờ.
Trước mặt chúng tôi là cỗ máy tuyệt vời, một cái máy không thể tin được, nó đến tӯ bầu trời, và mang theo mình những người đàn ông. Chúng tôi nhìn nó sợ hãi, và ngạc nhiên trước sӵ táo bạo của mình khi dám tiếp cận như thế này. Những người khác cũng đã ở đó, nhưng họ đӭng khá xa. Chúng tôi di chuyển về phía trước, đến gần nó, phía dưới nó, sờ mó lốp cao su trên những chiếc bánh xe, thử lấy tay đấm chúng. Chúng tôi di chuyển đến phần sau của nó và thấy rằng ở đây không có bánh xe, nhưng có một thanh bằng kim loại đàn hồi cùng với một vật giống như chiếc giày ở một đầu. “À,” tôi nói, “đó chắc là cái má phanh để làm nó chậm dần khi hạ cánh. Chúng tôi có một cái giống như vậy trên những chiếc diều.”
Rón rén, vӯa sợ hãi, chúng tôi chạm ngón tay lên phía bên thân của cỗ máy, chúng tôi nhìn ngờ vӵc vì thấy rằng nó là một loại vải, được sơn theo cách nào đó và căng trên khung gỗ. Bây giờ, điều này mới thӵc sӵ là vấn đề! Vào khoảng giữa cánh và đuôi cỗ máy, chúng tôi chạm vào một cái ô vải, và chúng tôi suýt ngất vì sốc khi nó bật mở ra, và một người đàn ông nhẹ nhàng nhảy xuống đất. “Hay đấy,” anh ấy nói, “các bạn có vẻ rất quan tâm đến nó.” “Chúng tôi thӵc sӵ rất quan tâm,” tôi trả lời. “Tôi đã bay trên một cái giống như cái máy của anh, nhưng nó không kêu, ở Tây Tạng.”” Anh ta nhìn tôi và mắt mở to. “Bạn nói là ở Tây Tạng à?” anh hỏi. “Vâng, tôi đã ở đó,” tôi trả lời.
Huang cắt ngang, “Bạn tôi là một vị Phật sống, một vị Lạt Ma, đang học ở Trùng Khánh. Anh ấy thường bay trên những chiếc diều có người lái,” anh nói. Người đàn ông đến tӯ chiếc máy bay nhìn vẻ quan tâm, “Điều đó thật tuyệt vời,” anh nói, “Chúng ta vào bên trong ngồi nói chuyện nhé?” anh quay đi và dẫn đường đi vào. Vâng, tôi nghĩ, tôi đã có nhiều kinh nghiệm. Nếu người đàn ông này có thể tӵ tin vào bên trong máy bay thì tôi cũng vậy. Vì vậy, tôi cũng bước vào, Huang cũng vào theo tôi. Tôi đã nhìn thấy một vật lớn hơn cái máy này ở trên Cao nguyên của Tây Tạng mà trong đó các vị Thần của Bầu Trời đã bay thẳng ra khỏi thế giới. Nhưng cái đó hoàn toàn khác với cái ở đây, nó không đáng sợ, bởi vì cái máy mà họ đã sử dụng ở đó hoàn toàn im lặng, còn cái ở đây thì gầm rú, xé rách cả không khí, và lại còn rung lắc nữa.
Bên trong có những chỗ để ngồi, cũng khá thoải mái. Chúng tôi ngồi xuống. Người đàn ông đó, không ngӯng hỏi tôi về Tây Tạng, những câu hỏi mà tôi
nghĩ là hoàn toàn ngu ngốc. Tây Tạng là chuyện cũ rích, hoàn toàn bình thường, và anh ta đang ở đây, trong một cái máy tuyệt vời nhất, lại đang nói về Tây Tạng. Cuối cùng, sau khoảng thời gian dài và vô cùng sốt ruột, chúng tôi cũng có được một vài thông tin của anh ta. Đây là một cái máy mà người ta gọi là máy bay, một thiết bị được gắn động cơ để đưa nó lên bầu trời. Chính động cơ đã gây ra tiếng ồn, anh ấy nói. Cái máy đặc biệt này do người Mӻ làm ra và nó đang được một công ty của Trung Quốc ở Thượng Hải mua, công ty này đang tính việc mở một tuyến hàng không tӯ Thượng Hải đến Trùng Khánh. Ba người đàn ông mà chúng tôi đã nhìn thấy là phi công, hoa tiêu, và kӻ sư đang trong một chuyến bay thử nghiệm. Phi công là người đàn ông mà chúng tôi đang ngồi nói chuyện cùng, “chúng tôi quan tâm đến những người quan trọng và cho họ cơ hội bay để họ có thể chấp nhận liên doanh của chúng tôi.” Chúng tôi gật đầu, nghĩ điều đó thật tuyệt vời biết bao và mong ước biết mấy chúng tôi là những người nổi tiếng và quan trọng và sẽ có cơ hội được bay.
Anh tiếp tục, “Bạn đến tӯ Tây Tạng, bạn thӵc sӵ là người quan trọng. Bạn có muốn thử chiếc máy này cùng chúng tôi không?” Tôi đáp, “May mắn quá, tôi sẽ bay ngay như anh muốn!” Anh ta chỉ Huang, và yêu cầu cậu ta bước ra ngoài, khi nói rằng cậu ấy không thể ... “Ồ không,” tôi nói, “Ồ, không. Nếu người này bay, người kia cũng sẽ bay .”
Vì vậy Huang được phép ở lại (Sau này cậu ta còn không buồn cám ơn tôi!). Hai người đàn ông đã đi ra ngoài trước đó, di chuyển về phía trước máy bay và làm nhiều tín hiệu bằng tay. Họ làm cái gì đó ở phía trước, sau đó là một tiếng “bùm” và họ đã làm cái gì đó thêm nữa. Đột nhiên có một tiếng ồn đột ngột, và rung khủng khiếp. Chúng tôi bám chặt, nghĩ rằng đã có một vụ tai nạn nào đó, và chúng tôi đang bị rung, rã ra tӯng mảnh. “Bám chặt vào,” người đàn ông nói. Chúng tôi không thể bám chặt hơn được nữa, vì vậy yêu cầu đó của anh ta là hoàn toàn vô dụng. “Chúng ta sắp cất cánh,” anh nói.
Tiếng ồn thật kinh hoàng, những cú xóc nẩy người, những cú va mạnh, và những tiếng rơi, tồi tệ hơn cả lần đầu tiên tôi đi trên chiếc diều có người lái. Lần này tệ hơn bởi vì ngoài các chấn động, còn có tiếng ồn, tiếng ồn tồi tệ. Có một tiếng rơi cuối cùng, mà nó gần như xô mạnh vào đầu tôi giữa hai
vai, và sau đó có cảm giác như có ai đó ấn tôi chặt xuống dưới và đẩy ra phía sau.
Tôi cố gắng ngẩng đầu lên và nhìn ra ngoài cửa sổ bên cạnh. Chúng tôi đã ở trên không trung, đang lên cao. Chúng tôi nhìn thấy dòng sông kéo dài thành một sợi chỉ bạc, hai con sông gặp nhau, chập lại làm một. Chúng tôi nhìn thấy những con thuyền tam bản và các thuyền buồm, chúng trông như những đồ chơi bé nhỏ, những chiếc vỏ bào gỗ đang nổi trên sông.
Sau đó chúng tôi nhìn xuống Trùng Khánh, nhìn những con phố, những con phố bậc thang mà trên dó chúng tôi đã cặm cụi làm việc siêng năng. Tӯ trên cao này chúng nhìn có vẻ không dốc, nhưng nhìn sang phía bên kia của vách núi là những mảnh ruộng bậc thang bám chênh vênh với những bậc thang đầy bùn tuyết nhão nhoét kinh khủng. Chúng tôi nhìn thấy những người nông dân đang làm việc cӵc nhọc phía xa, không biết gì đến chúng tôi. Đột nhiên có một màu trắng toát, hoàn toàn mờ mịt, thậm chí tiếng ồn của động cơ dường như cũng bị bóp nghẹt. Chúng tôi đang ở trong những đám mây. Vài phút trôi qua những dải mây trượt khỏi cửa sổ, và ánh sáng trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng tôi thoát ra để bay vào vùng trời màu xanh nhạt, tràn ngập ánh sáng mặt trời vàng rӵc rỡ.
Khi chúng tôi nhìn xuống, giống như nhìn xuống biển tuyết băng giá, ánh sáng trắng gay gắt, rӵc rỡ, làm đau mắt vì cường độ ánh sáng quá mạnh. Chúng tôi tiếp tục bay lên cao hơn, và tôi trở lại nhận thӭc được là người đàn ông phụ trách chiếc máy bay đang nói với tôi. “Bây giờ đã cao hơn bạn đã tӯng bay trước đây,” anh nói, “cao hơn nhiều so với độ cao bạn đã đạt tới trước đây.” “Không hề,” tôi trả lời, “bởi vì khi tôi bắt đầu bay trên chiếc diều có người lái tôi đã ở trên độ cao mười bảy nghìn feet rồi.” Điều đó làm anh ta ngạc nhiên. Anh quay lại nhìn ra cửa số bên cạnh, hạ dần độ cao, chúng tôi lướt nghiêng sang một bên trong một cú bổ nhào làm chúng tôi cười thét lên.
Mặt Huang đã trở nên xanh nhợt, khủng khiếp, và những điều không nên nhắc đến đã xảy ra với anh. Anh lảo đảo rời khỏi chỗ ngồi, và nằm úp mặt xuống sàn máy bay. Anh trông không dễ chịu chút nào, mà chẳng có gì thú vị với anh cả. Còn tôi, tôi luôn luôn miễn dịch với bệnh say độ cao, và tôi không cảm thấy có vấn đề gì ngoại trӯ sӵ dễ chịu nhẹ nhàng của chuyến
bay thử. Nhưng Huang thì không, anh đã hoàn toàn bị ngã gục. Vào thời điểm chúng tôi hạ cánh anh chỉ còn là một khối run rẩy, thình thoảng lại phát ra tiếng rên đau đớn. Huang không phải là một phi công giỏi!
Trước khi chúng tôi hạ cánh, viên phi công tắt động cơ và chúng tôi lướt trên bầu trời, xuống thấp dần, thấp dần. Chỉ còn có tiếng “vù vù” của gió đập lên cánh máy bay, và chỉ có tiếng trống của vải ở bên thân của máy bay cho chúng tôi biết rằng chúng tôi đang ở trong một cái máy do con người tạo ra. Đột nhiên, khi chúng tôi đã xuống gần mặt đất, người phi công bật lại động cơ và chúng tôi lại bị điếc tai một lần nữa vì tiếng gầm rú mạnh hàng trăm sӭc ngӵa. Lượn một vòng tròn, chúng tôi trở lại mặt đất. Một tiếng kêu dữ dội, một tiếng rít tӯ cái nạng đuôi, và có tiếng loảng xoảng rồi dӯng lại. Động cơ được tắt một lần nữa, người phi công và tôi đӭng lên để đi ra ngoài. Huang tội nghiệp, anh không đӭng dậy nổi. Chúng tôi phải đưa anh ra và đặt nằm xuống cát để hồi phục.
Tôi sợ là tôi là người có lòng dạ sắt đá; Huang đang nằm úp mặt xuống cát vàng của mũi đất mà trên đó chúng tôi đã hạ cánh giữa dòng sông rộng hàng dặm. Anh đang nằm úp mặt xuống, tạo ra những âm thanh và cử động kỳ dị, và tôi lấy làm mӯng là anh không thể đӭng lên. Mӯng vì nó cho tôi một lý do hợp lý để dӯng lại và nói chuyện với người đàn ông vӯa bay cùng. Nói chuyện về những việc chúng tôi đã làm. Thật không may là anh ta cӭ muốn nói chuyện về Tây Tạng. Quốc gia muốn gì đối với việc bay? Máy bay có thể hạ cánh được không? Có thể nhảy dù ở vùng đất quân sӵ được không? Phải, tôi không có khái niệm mơ hồ gì về dù cả, nhưng tôi vẫn nói “Không,” để được an toàn! Chúng tôi đi đến một thỏa thuận. Tôi sẽ nói cho anh ta nghe về Tây Tạng và anh ta sẽ nói cho tôi về máy bay. Sau đó, anh ta nói “Tôi thӵc sӵ lấy làm hân hạnh nếu bạn có thể gặp một vài người bạn của tôi những người cũng rất quan tâm đến những điều bí ẩn của người Tây Tạng.” Sao nào, tôi muốn gặp những người bạn của anh ta để làm gì chӭ? Tôi chỉ là một sinh viên tại trường đại học, và tôi muốn trở thành một sinh viên hàng không, và tất cả những điều người đàn ông này đang nghĩ đến là khía cạnh xã hội của sӵ việc.
Ở Tây Tạng, tôi là một trong số rất ít người tӯng được bay. Tôi đã bay cao bên trên những ngọn núi trên chiếc diều có người lái, nhưng mặc dù cảm giác thật tuyệt vời, và sӵ im lặng nhẹ nhàng, nhưng chiếc diều vẫn bị buộc
vào trái đất. Nó chỉ đơn thuần bay lên trên không trung, nó không thể bay trên khắp xӭ sở, bất cӭ nơi nào mà người phi công muốn bay. Nó bị buộc như con yak ở ngoài đồng cỏ. Tôi muốn biết nhiều hơn về cỗ máy gầm rú này mà nó bay như tôi đã tӯng mơ được bay, nó có thể bay bất cӭ nơi đâu, tới mọi miền trên thế giới mà người phi công đã kể cho tôi, thế mà tất cả những gì anh ta quan tâm là nói về Tây Tạng.
Trong một lúc câu chuyện có vẻ như bế tắc. Chúng tôi ngồi trên cát đối diện nhau cùng với Huang tội nghiệp đang rên rỉ bên cạnh, mà không nhận được một chút cảm thông nào tӯ chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi đi đến một thỏa thuận. Tôi đồng ý gặp bạn bè anh ta và nói với họ một vài điều về Tây Tạng và về những điều bí ẩn của Tây Tạng. Tôi đồng ý đưa ra một vài bài nói chuyện về vấn đề đó. Còn anh ta, ngược lại, sẽ đưa tôi vào máy bay một lần nữa và giải thích nó làm việc như thế nào. Trước tiên, chúng tôi đi quanh máy bay, anh ta chỉ ra những bộ phận khác nhau. Những cánh thăng bằng, bánh lái, bánh lái độ cao – tất cả các bộ phận của máy bay.
Sau đó chúng tôi vào trong máy bay và ngồi xuống cạnh nhau ngay phía đằng trước. Phía trước mỗi người có một loại cây gậy có một nửa bánh xe gắn vào nó. Bánh xe có thể xoay, sang trái hoặc sang phải, trong khi cây gậy có thể kéo được trở về sau hoặc đẩy về phía trước. Anh ta giải thích cho tôi việc kéo trở về sau có thể làm máy bay bay lên như thế nào, và đẩy về phía trước sẽ làm cho nó trúc xuống, và việc xoay nó cũng sẽ làm chuyển hướng máy bay. Anh cũng chỉ những nút bấm và công tắc khác nhau. Sau đó động cơ khởi động và sau lớp kính đồng hồ tôi nhìn thấy các cây kim run rẩy thay đổi vị trí khi tốc độ của động cơ thay đổi. Chúng tôi đã làm việc cùng nhau một khoảng thời gian dài, anh ấy đã làm tốt phần việc của mình, anh giải thích tất cả mọi điều. Sau đó, động cơ đã ngӯng lại, chúng tôi ra ngoài và anh tháo những nắp đậy kiểm tra và lưu ý những chi tiết khác nhau. Bộ chế hòa khí, bu-gi, và nhiều bộ phận khác nữa.
Tối hôm đó tôi đã gặp những người bạn anh ta như đã hӭa. Tất nhiên họ là những người Trung Quốc. Tất cả bọn họ đều có liên kết với quân đội. Một người trong số họ nói với tôi rằng ông biết Tưởng Giới Thạch rất rõ, và, ông ta nói, Ngài Tổng tư lệnh đang cố gắng khai thác hạt nhân của kӻ thuật quân sӵ. Đang cố gắng nâng cao trình độ chung của các quân chủng trong quân đội Trung Quốc. Ông ta nói rằng trong thời gian một vài ngày nữa một
hoặc hai máy bay, những máy bay nhỏ hơn, sẽ đến Trùng Khánh. Ông ta nói với tôi, chúng là những chiếc máy bay vốn được mua tӯ Mӻ. Sau đó tôi nghĩ một chút trong đầu, ngoài lề của việc bay. Tôi có thể làm thế nào để có được một trong những chiếc máy bay này? Tôi sẽ làm thế nào để đưa nó lên không trung? Tôi có thể học bay như thế nào?
Huang và tôi rời khỏi bệnh viện một vài ngày sau đó, khi ra khỏi những đám mây nặng chĩu kéo dài phía trên đầu chúng tôi, hai bóng sáng bạc lao đến, hai chiếc máy bay chiến đấu loại một chỗ ngồi đến tӯ Thượng Hải như đã hӭa. Chúng bay vòng phía trên Trùng Khánh, và bay vòng một lần nữa. Sau đó, có vẻ như họ đã nhận ra chính xác chỗ để hạ cánh, họ lao xuống theo đội hình rất gần. Chúng tôi không lãng phí thời gian, vội vã đi xuống con phố bậc thang, và chạy ngang qua con đường đến bờ cát. Có hai phi công người Trung Quốc đang đӭng bên cạnh những chiếc máy bay của họ, bận rộn lau chùi những vết do bay qua những đám mây bẩn. Huang và tôi tiến lại gần, và người chỉ huy của họ đã nhận ra sӵ có mặt của chúng tôi, đại úy Po Ku.
Huang đã làm rõ với tôi rằng không một điều gì có thể bắt anh bay lên trời một lần nữa. Anh nghĩ rằng: anh đã suýt chết sau chuyến bay đầu tiên và cũng là chuyến bay cuối cùng của anh.
Đại úy Po Ku nói: “À, vâng, tôi đã nghe nói về bạn. Tôi đang thӵc sӵ băn khoăn tӵ hỏi làm thế nào để liên lạc với bạn.” Và tôi đã bị tâng bốc nhiều theo cách đó. Chúng tôi nói chuyện trong một lúc, anh chỉ ra sӵ khác nhau giữa máy bay này với máy bay chở khách mà chúng tôi đã nhìn thấy hôm trước. Đây là, anh chỉ, chiếc máy bay có một chỗ ngồi duy nhất, có một động cơ, còn máy bay kia là loại ba động cơ. Sau đó, chúng tôi có ít thời gian để ở lại, vì chúng tôi phải giải quyết những công việc của mình, và chúng tôi thӵc sӵ miễn cưỡng khi phải rời đi.
Ngày hôm sau chúng tôi có nửa ngày nghỉ và chúng tôi đến chỗ hai chiếc máy bay một lần nữa, sớm nhất có thể. Tôi yêu cầu viên Đại úy dạy tôi lái máy bay như đã hӭa. Anh ta nói, “Ồ, tôi không thể làm điều đó. Tôi chỉ ở đây theo lệnh của Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi đang phô diễn những chiếc máy bay này.” Tôi vẫn cӭ kiên trì bám theo anh trong suốt ngày hôm đó, và khi tôi gặp anh ngày hôm sau, anh nói, “Cậu có thể ngồi vào trong máy bay,