🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bác Hồ Với Những Mùa Xuân Kháng Chiến Ebooks Nhóm Zalo LỜI NHÀ XUẤT BẢN Sinh thời Bác rất yêu thích mùa xuân. Theo Người, “một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”, hay “mùa xuân là Tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại chúc Tết đồng bào, chiến sĩ cả nước. Không phải là lời chúc Tết thông thường mà là lời chúc Tết bằng thơ. Qua lời chúc Tết của Bác, chúng ta thấy được cả tấm lòng, một tình thương bao la của vị lãnh tụ đối với dân, với nước. Chưa đầy hai năm bảo vệ và xây dựng Nhà nước cách mạng, bài thơ 5 Chúc năm mới của Người nhân dịp Xuân Đinh Hợi - 1947, mùa xuân kháng chiến đầu tiên làm rung động lòng người với màu “cờ đỏ sao vàng”, “tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông”, vững tin vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ vô cùng gian lao và anh dũng của đồng bào, chiến sĩ khắp mọi miền của đất nước. Sau chín năm ròng rã bền gan kháng chiến, với Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, thơ Xuân Giáp Ngọ - 1954 của Bác, khẳng định thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược, củng cố ý chí quyết tâm đẩy mạnh kháng chiến để giành độc lập, tự do, kêu gọi quân và dân ta nhất trí đoàn kết để “kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công”. Hai mươi tư năm, non một phần tư thế kỷ, với cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ 6 liên tục làm thơ xuân. Đây chính là món quà quý giá mà Người tặng cho toàn thể nhân dân ta mỗi khi xuân về. Mùa Xuân đã đến với mọi nhà, chúng ta càng nhớ Bác biết bao! Để khắc ghi những lời thơ, những lời chúc Tết của Bác đối với toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước, trong không khí toàn Đảng, toàn dân ta đang đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và kỷ niệm 70 năm lần đầu tiên Bác Hồ trên cương vị Chủ tịch nước đọc thư chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Bác Hồ với những mùa xuân kháng chiến của đồng chí Ngô Quân Lập, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Khu Du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái 7 Tân Trào - Tuyên Quang, một người rất say mê nghiên cứu những hoạt động của Bác tại Tuyên Quang - Thủ đô của cách mạng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2017 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT8 XUÂN ĐINH HỢI 1947 Ngày 1 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi đầu năm mới: “Hỡi toàn thể đồng bào Nam, Trung, Bắc! Hôm nay mồng 1 tháng Giêng năm 1947, tôi thay mặt Chính phủ chúc toàn thể đồng bào, và kiều bào ở hải ngoại, Chúc các bộ đội, tự vệ và dân quân, Chúc các em thanh niên, phụ nữ và các cháu thiếu nhi, năm mới, một năm mới đoàn kết, một năm mới kiên quyết kháng chiến, một năm mới thắng lợi. Đến năm nay, thực dân Pháp cướp nước ta đã 85 năm trường. Trong 85 năm 9 sỉ nhục đó, đồng bào ta cha truyền con nối đã chịu biết bao nhiêu nỗi đắng cay... Từ năm nay trở đi, đồng bào ta, con cháu Hai Bà Trưng, con cháu Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Nùng Trí Cao, có chịu để nước non Hồng Lạc cho thực dân Pháp giày xéo, có chịu để nòi giống Rồng Tiên cho thực dân Pháp giày đạp nữa không? Không, quyết không! Chúng ta đem lực lượng của 20 triệu đồng bào, chống lại mấy vạn thực dân Pháp. Chúng ta nhất định thắng lợi”1. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn thể đồng bào, toàn thể chiến sĩ: ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr. 1. 10 “Năm mới chúng ta phải đem lực lượng mới, quyết tâm mới để giành lấy thắng lợi mới, để xây dựng một đời sống mới, một nước non mới. Việt Nam độc lập, thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”1. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư gửi Chính phủ và nhân dân Pháp nhân dịp đầu năm mới: “Nhân danh Chính phủ và quốc dân Việt Nam và riêng tôi, tôi chúc Chính phủ và quốc dân Pháp, một năm mới tốt đẹp. Mong quốc dân Pháp hiểu rằng chúng tôi không thù hằn gì dân tộc Pháp. Chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu, chống bọn thực dân phản động đang mưu mô xẻ cắt Tổ quốc chúng tôi, đưa ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 2. 11 chúng tôi vào vòng nô lệ và gieo rắc sự chia rẽ giữa hai dân tộc Pháp và Việt. Nhưng chúng tôi không chiến đấu chống nước Pháp mới và quốc dân Pháp, chúng tôi lại còn muốn hợp tác thân ái... Tôi kêu gọi nhân dân Pháp để chấm dứt cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn và năm 1947 mang lại nền hoà bình và tình hữu ái giữa nước Pháp và nước Việt Nam”1. Ngày 8 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thơ gửi tặng báo Độc lập nhân mùa xuân kháng chiến đầu tiên: “Năm mới thế cho năm đã cũ. Báo “Độc lập” của Đảng Dân chủ. Kêu gọi toàn thể dân Việt Nam, Đoàn kết và thắt chặt hàng ngũ, Kiên quyết kháng chiến đến kỳ cùng, ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 3. 12 Để giữ chủ quyền và lãnh thổ. Chờ ngày độc lập đã thành công. Tết ấy tha hồ bàn với cỗ”1. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Tết kháng chiến: “Tết đã gần đến. Theo tục lệ thường, thì đồng bào từ Nam chí Bắc, từ thành thị đến thôn quê, ai cũng sắm sửa ăn Tết. Song Tết năm nay, phải là một Tết kháng chiến. Chiến sĩ ở tiền phương đang chịu đói chịu rét, xông pha bom đạn, đem xương máu để giữ gìn Tổ quốc, để bảo vệ cho đồng bào hậu phương được an toàn. Đồng bào các chiến khu thì nhà tan của mất, lưu lạc, tản cư, ăn đói mặc rét, cực khổ điêu linh. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 17. 13 Trước tình trạng đó, đồng bào các nơi khác có nỡ lòng ăn Tết linh đình không? Chắc là không! Vậy tôi kêu gọi toàn thể đồng bào: 1. Phải hết sức tiết kiệm, để dành tiền bạc, cơm gạo, cho cuộc kháng chiến lâu dài. 2. Nhân dịp Tết kháng chiến, mọi người thi nhau đào hầm trú ẩn và làm những việc cần kíp, để phòng trước bọn địch tấn công. 3. Ra sức thi nhau tăng gia sản xuất. 4. Rủ nhau gửi đồ uý lạo cho chiến sĩ ở tiền phương, có gì gửi nấy, quà bánh và thư từ, để tỏ tình thân ái. Nhất là phụ nữ, thanh niên và thiếu nhi, nên phụ trách tổ chức việc này. Chúng ta phải làm sao cho Tết này thật là một Tết kháng chiến. 14 Bao giờ kháng chiến thắng lợi, độc lập thành công, chúng ta sẽ cùng nhau ăn Tết linh đình”1. Tết Đinh Hợi, cuộc kháng chiến trường kỳ vừa bắt đầu, công việc bộn bề. Chiều thứ ba, ngày 21 tháng 1 (tức 30 Tết), từ Cần Kiệm, Bác đi dự phiên họp tất niên Hội đồng Chính phủ tại thôn Sài Sơn, phủ Quốc Oai, sát Chùa Thầy, trong ngôi miếu thờ thần trước hang Thánh Hoá. Trời mưa, đường trơn, ôtô vừa chạy được một quãng thì sa một bánh xuống ruộng. Đi tìm người khênh xe tối 30 Tết không phải dễ. May mà mấy người dân trong xóm gần đấy không kiêng cữ, đốt đuốc đến đẩy xe giúp mới đi tiếp được. 21 giờ, Bác mới tới được địa điểm họp tất niên để ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 18 - 19.15 chúc mừng năm mới và bàn một số công việc cần kíp. Sau khi châm điếu thuốc, nhấp một ngụm chè nóng rồi mở đầu cuộc họp bằng câu chuyện xe sa lầy phải nhờ dân khiêng giúp, Bác nói vui: “Chỉ một việc đi xe thôi, không có dân thì Chủ tịch nước cũng đành chịu. Huống hồ việc kháng chiến kiến quốc, một công việc to lớn, vĩ đại, nhất định phải dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân mới ắt thành công”. 22 giờ 30 phút, Bác lên xe đến Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam đang đặt tại hang Chùa Trầm để đọc lời chúc mừng năm mới Đinh Hợi đúng giờ Giao thừa. Ánh đèn pha chiếu phía trước nhoà đi vì mưa to và nặng hạt. Đường càng lầy và trơn hơn, nhiều lúc bánh xe quay tít trên mặt đường mà xe vẫn đứng nguyên tại chỗ, anh em đành phải xuống đẩy. Xe vòng quanh Xuân Mai rồi rẽ xuống, gần 24 giờ 16 mới tới Chùa Trầm. Điện trong hang vẫn sáng trưng, tiếng máy nổ ầm ầm. Trước máy thu thanh, Người đọc bài thơ Chúc năm mới - bài thơ chúc Tết kháng chiến đầu tiên gửi đồng bào cả nước: “Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công!”1. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 20. 17 Sau khi đọc bài thơ chúc Tết trong phòng bá âm, Bác bước ra nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đài Phát thanh đang quây quần đón Bác. Người nói với đồng chí Trần Lâm phụ trách đài mang đến mấy tờ giấy hồng, Bác viết hai câu đối: “Kháng chiến tất thắng - Kiến quốc tất thành” bằng chữ Hán để tặng sư cụ Chùa Trầm. Đang nói chuyện, Bác chợt trông thấy áo sơ mi của anh Nguyễn Nhất bị rách ở vai, Bác cười nói với chị Dương Thị Ngân là người phụ nữ duy nhất ở đài lúc đó: “Cô phải chú ý vá lại áo cho đồng chí này nhé, ở đây chỉ có mình cô là nữ”. Sau phút ngạc nhiên vui vẻ, mọi người rất cảm động vì sự quan tâm đến từng chi tiết nhỏ của Bác đối với mỗi cán bộ. Lúc Bác sắp ra về, sư cụ Chùa Trầm xin yết kiến. Sư cụ thành kính chắp tay nói giọng 18 run run, mong Bác thu nhận cho lòng thành của nhà chùa: đó là mâm bánh chưng mà chú tiểu dâng lên Người. Bác cảm ơn, chúc nhà chùa sang năm mới ra sức cầu phật cho kháng chiến mau chóng thành công. 0 giờ 45 phút mồng Một Tết, Bác ra về. Trời vẫn mưa to, anh em lại phải xuống đẩy mấy quãng nhưng cách nhà chừng hai cây số thì xe tụt cả hai bánh xuống ruộng. Vào giờ ấy thì khó mà mượn người khênh xe nên đồng chí lái xe đành ngủ lại trông xe còn mấy Bác cháu lội bộ về nhà “xông đất”. Ngày 22 tháng 1, Bác vẫn dậy sớm làm việc như thường lệ. Sau khi phân công từng đồng chí trong cơ quan đi chúc Tết các nhà lân cận, Người trịnh trọng viết mấy chữ Hán: “Cung hỷ tân xuân” trên tờ giấy hồng điều, kèm theo một quả cam, 19 một quả quýt gửi sang chúc Tết và mừng tuổi gia đình chủ nhà. 21 giờ, Bác tiếp các đồng chí: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh đến chúc Tết và cùng họp ngay bên bếp lửa hồng cho đến 1 giờ sáng hôm sau. Ngày 24 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư chúc Tết đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ: “Nhân dịp Nguyên đán âm lịch, tôi thay mặt Chính phủ đặc biệt chúc đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ năm mới. Vì quyền thống nhất và độc lập của Tổ quốc, đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh chiến đấu hơn một năm nay, mà từ nay vẫn kiên quyết hy sinh phấn đấu nữa. Sự trung thành dũng cảm đó sẽ đem Tổ quốc đến thắng lợi, và sẽ ghi những trang vẻ vang trong lịch sử nước nhà. 20 Vì yêu chuộng hoà bình, vì thật tâm muốn cộng tác với nhân dân Pháp, Chính phủ ta đã tìm hết cách dàn xếp với Pháp. Nhưng bọn thực dân phản động bội tín bất nhân, hòng dùng vũ lực để cướp nước ta một lần nữa. Chúng gây ra cuộc chiến tranh toàn quốc đã hơn một tháng nay. Vì chủ quyền, vì Tổ quốc, toàn dân Việt Nam đã thề kiên quyết kháng chiến đến cùng, kháng chiến đến lúc lấy lại được thống nhất độc lập mới thôi. Chúng ta đã thề thà chết chứ không làm nô lệ. Chúng ta đã phải trải qua những bước gay go cực khổ trong cuộc trường kỳ kháng chiến. Nhưng chúng ta chắc rằng thắng lợi cuối cùng sẽ về ta”1. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 38. 21 Ngày 27 tháng 1, nhân dịp Tết cổ truyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô. Bức thư thể hiện sâu sắc tấm lòng ân cần, yêu thương của Bác với các chiến sĩ cảm tử đang đem máu xương bảo vệ non sông: “Cùng các chiến sĩ yêu quý Trung đoàn Thủ đô, Các em ăn Tết thế nào? Vui vẻ lắm chứ? Tôi và nhân viên Chính phủ vì nhớ đến các em cho nên cũng không ai nỡ ăn Tết. Còn 90 phần trăm đồng bào ở hậu phương cũng giảm bớt 90 phần trăm mâm cỗ tiệc tùng, ai cũng tiết kiệm để dự bị công cuộc trường kỳ kháng chiến. Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần 22 quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau... Các em hăng hái tiến lên, lòng Già Hồ, lòng Chính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở bên cạnh các em. Tôi thay mặt Chính phủ và đồng bào gửi cho các em lời chào thân ái và quyết thắng”1. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 44 - 45.23 XUÂN MẬU TÝ 1948 Từ ngày mùng 1 tháng 1 đến ngày mùng 7 tháng 3 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khuôn Tát, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Ngày 15, 16 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (mở rộng) để đánh giá những chuyển biến trong so sánh lực lượng giữa ta - địch và đề ra những nhiệm vụ về chính trị, quân sự, kinh tế nhằm đẩy mạnh kháng chiến. Nhớ lại kỷ niệm về kỳ họp này, ông Lê Văn Hiến ghi trong nhật ký: 24 “Buổi sáng, Cụ cặm cụi chế cà phê và cho mỗi người một cốc. Ấm bụng rồi, cùng với Cụ và các anh em đi đến địa điểm hội nghị. Trong một khoảng rừng khác, một ngôi nhà của đồng bào Mán*, đã chật cả người. Ai nấy đều ra đón chào Cụ. Anh em gặp nhau sau những ngày vất vả vì cuộc tấn công của địch, vui mừng quá. Cụ bắt tay mọi người, rồi câu chuyện thân mật đậm đà kéo dài chung quanh Cụ trong lúc gió rừng hắt vào lạnh thấu xương”1. Ngày 17 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp Hội đồng Chính phủ bàn một số vấn đề về nhân sự, việc phong ________ * Đồng bào người dân tộc Dao (BT). 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.4, tr.148. 25 quân hàm cho một số tướng lĩnh, việc khen thưởng, vấn đề tài chính, ngân sách năm 1948, vấn đề nông nghiệp và các vấn đề về giao thông, giáo dục, tư pháp, y tế. Ngày 20 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110 - SL, phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ; Sắc lệnh số 111 - SL, phong quân hàm Thiếu tướng cho các đồng chí Hoàng Văn Thái - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội quốc gia Việt Nam; Nguyễn Sơn - Khu trưởng Chiến khu IV; Hoàng Sâm - Khu trưởng chiến khu II; Chu Văn Tấn - Khu trưởng Chiến khu I; Sắc lệnh số 112 - SL, phong quân hàm Thiếu tướng cho các đồng chí Trần Tử Bình - Trưởng phòng kiểm tra cán bộ; Văn Tiến Dũng - 26 Cục trưởng Cục Chính trị; Lê Hiến Mai - Chính ủy viên khu II. Ngày 25 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 115 - SL, phong quân hàm Trung tướng cho đồng chí Nguyễn Bình - Khu trưởng Chiến khu VII kiêm Uỷ viên quân sự Nam Bộ; Sắc lệnh số 117 - SL, phong quân hàm Thiếu tướng cho đồng chí Trần Đại Nghĩa - Cục trưởng Cục Quân giới. Đầu tháng 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thơ chúc Tết Mậu Tý tới đồng bào, chiến sĩ cả nước: “Năm Hợi đã đi qua, Năm Tý vừa bước tới. Gửi lời chúc đồng bào, Kháng chiến được thắng lợi; Toàn dân đại đoàn kết, 27 Cả nước dốc một lòng; Thống nhất chắc chắn được, Độc lập quyết thành công”1. Ngày 4 tháng 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư gửi ông Đặng Phúc Thông, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Công chính: “Chú Thông, Tết nhất năm nay hoãn thịt xôi, Tết sau, thắng lợi sẽ đền bồi. Áo bạn biếu tôi, tôi biếu chú, Chú mang cho ấm, cũng như tôi”2. Ngày 7 tháng 2 (tức 28 tháng Chạp âm lịch), Chủ tịch Hồ Chí Minh mời đại biểu Ban Thường trực Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Thường vụ Trung ương Đảng, Bộ Tổng chỉ huy... dự bữa cơm liên hoan tất ________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 419, 459. 28 niên và đón mừng năm mới. Người kể những mẩu chuyện khi hoạt động ở Trung Quốc, ở châu Âu, những lần bị giam và những kỷ niệm ngày Tết ở nơi đất khách quê người. Bàn về chuyện kháng chiến, Người nói: “Trường kỳ kháng chiến thì phải trường kỳ động viên. Động viên tinh thần, động viên vật chất, động viên sức người, sức của để thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, làm cho thế và lực của ta mau chuyển biến”1. Ngày 24 tháng 2 (tức Rằm tháng Giêng năm Mậu Tý), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ________ 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.4, tr. 155 - 156. 29 thư khen ngợi toàn thể bộ đội Khu II và Khu III về thành tích đã xoá nạn mù chữ. Trong thư, Người nêu rõ: “Dốt nát cũng là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm. Địch dốt nát tấn công ta về tinh thần, cũng như địch thực dân tấn công ta bằng vũ lực. Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng”1. Người căn dặn: “Sự học hỏi là vô cùng... Một quân đội văn hay võ giỏi, là một quân đội vô địch”2. Đêm, sau khi dự một cuộc hội nghị ở chốn “Yên ba thâm xứ”, Người xuôi thuyền về căn cứ. Nhân trăng sáng, cảnh đẹp, Người làm bài thơ chữ Hán: Nguyên tiêu: ________ 1, 2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.4, tr. 160 30 “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”. Dịch thơ: Rằm tháng Giêng “Rằm Xuân lồng lộng trăng soi, Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”1. Ngày 1 và 2 tháng 3, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp Hội đồng Chính phủ để nghe các bộ trình bày chương trình hoạt động. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 467.31 Ngày 2 tháng 3, Người làm bài thơ chữ Hán: Tặng Bùi Công (cụ Bùi Bằng Đoàn). Bài thơ như sau: “Khán thư sơn điểu thê song hãn, Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì, Tiệp báo tần lai lao dịch mã, Tư công tức cảnh tặng tân thi”. Dịch thơ: Tặng cụ Bùi “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu, Phê văn, hoa núi ghé nghiên soi. Tin vui thắng trận dồn chân ngựa, Nhớ cụ thơ xuân tặng một bài”1. Hội nghị chính trị viên toàn quốc lần thứ hai được tiến hành từ ngày 6 đến ngày ________ 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.4, tr. 167 - 168. 32 11-3-1948 theo chỉ thị của Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương. Trong Thư gửi Hội nghị chính trị viên, Người viết: “Các đồng chí, Nhân dịp Hội nghị, tôi gửi lời thân ái chúc các đại biểu mạnh khoẻ. Sau đây là vài ý kiến của tôi đối với công tác của chính trị viên, để giúp anh em thảo luận: Tư cách của chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt. Vô luận ở cấp bậc nào, chính trị viên có ba nhiệm vụ chính: Đối với bộ đội, Đối với nhân dân, Đối với quân địch. 33 1. Đối với bộ đội, chính trị viên phải săn sóc luôn luôn đến sinh hoạt vật chất của họ: ăn, mặc, ở, nghỉ, tập luyện, công tác, sức chiến đấu. Về mặt tinh thần phải săn sóc để nâng cao kỷ luật, bài trừ hủ hoá, phát triển văn hoá, và đường lối chính trị trong bộ đội. Chính trị viên cần phải biết rõ và báo cáo cho cấp trên rõ số lượng và chất lượng của bộ đội mình. Khen thưởng người tốt, trừng phạt người xấu, cũng là trách nhiệm của chính trị viên. Trong thời kỳ vừa qua, ít thấy chính trị viên nào đề nghị khen thưởng những binh sĩ có chiến công oanh liệt. Đó là một khuyết điểm lớn. Đối với bộ đội, chính trị viên phải thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn. 34 2. Đối với nhân dân, nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội. Chính trị viên phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu bộ đội. Phải làm sao cho bộ đội được dân tin, dân phục, dân yêu. Muốn như thế, thì phải đốc thúc bộ đội siêng giúp dân, hăng đánh giặc. 3. Đối với quân địch, gồm cả binh lính Pháp cùng những người ngoại quốc và người Việt Nam trong quân đội Pháp, chính trị viên phải biết cách tuyên truyền khôn khéo, thiết thực, để giác ngộ họ, lôi kéo họ về phía ta. Kỷ luật phải được thi hành từ trên đến dưới. Trách nhiệm của người chỉ huy quân sự và người chính trị viên phải định rõ ràng. Chính trị viên phải làm người kiểu mẫu trong mọi việc. Đó là những điểm chính. 35 Nay chúng ta đang tiến hành cuộc vận động Luyện quân lập công, chính trị là một động lực to trong cuộc vận động đó. Tôi mong rằng Hội nghị sẽ có chương trình và kế hoạch thiết thực rõ ràng, để làm cho cuộc vận động ấy đại thành công. Sau nữa, tôi gửi lời khuyên gắng và hỏi thăm các bộ đội, và tôi chờ các bộ đội báo cáo những chiến công vẻ vang sau này”1. Tháng 3, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng chí Hoàng Mai - Giám đốc Sở Công an Khu XII, nhận xét và góp ý kiến về hình thức và nội dung tờ nội san Bạn dân của Công an Khu XII. Người lưu ý, tờ báo “cần thường xuyên làm cho anh chị em công an nhận rõ công an của ta là công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 484-485.36 làm việc” và “phải luôn luôn nhắc nhở anh em rèn luyện tư cách đạo đức. Tư cách người công an cách mệnh là: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành, Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”1. Khoảng tháng 3, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ông Nguyễn Sơn - Khu trưởng ________ 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.4, tr. 176 - 177. 37 Chiến khu IV, bức thiếp thư viết bằng chữ Hán dưới đây: “Tặng Sơn đệ: Đảm dục đại Tâm dục tế Trí dục viên Hạnh dục phương”. Đại ý: “Tặng chú Sơn: Cái gan cần phải to lớn (nhưng) Cái tâm thì nên tế nhị, chín chắn, Cái trí phải suy nghĩ cho toàn diện, (và) Đức hạnh phải vuông vắn, ngay thẳng”1. ________ 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.4, tr. 177. 38 XUÂN KỶ SỬU 1949 Từ ngày 1 đến ngày 10 - 1 - 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại xã Trung Trực, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Ngày 1 tháng 1, nhân dịp Tết dương lịch, thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư chúc mừng năm mới tới toàn thể đồng bào và chiến sĩ cả nước. Trong thư, Người nêu những nhiệm vụ cụ thể đối với chiến sĩ, đồng bào, các cụ phụ lão, cán bộ, các cháu thanh niên và nhi đồng trong năm 1949 và kêu gọi mọi người đều ra sức thi đua với tinh thần mới, lực lượng mới, để đưa kháng chiến và kiến quốc đến thắng lợi mới và thành công mới. Bức thư có đoạn: 39 “Các chiến sĩ sẽ thi đua xung phong giết nhiều giặc, cướp nhiều súng, lập nhiều công. Đồng bào sẽ xung phong thi đua tăng gia sản xuất về mọi nghề, mọi ngành, diệt giặc đói, diệt giặc dốt. Các cụ phụ lão xung phong đốc thúc con cháu thi đua. Các cán bộ thi đua thực hành cần, kiệm, liêm, chính. Các cháu thanh niên và nhi đồng xung phong thi đua học và hành”1. Ngày 4-1-1949 tại Trung Trực, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Hội đồng Giáo dục, có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục ấn định ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 1.40 chính sách và kế hoạch giáo dục, nhằm mục đích đưa sự nghiệp giáo dục của đất nước ngày càng phát triển1. Ngày 10 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời xã Trung Trực, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) chuyển về Lũng Tẩu, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Ngày 18 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ bế mạc Hội nghị cán bộ Đảng lần thứ sáu. Trong lời phát biểu, Người nêu rõ: “Hội nghị có đủ đại biểu Trung, Nam, Bắc... về dự, đó là một điểm tốt. Những vấn đề thảo luận thì nhiều, nhưng đều hướng vào một đường đi: ________ 1. Xem Di tích lịch sử - lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Tuyên Quang, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tuyên Quang, 2010, tr. 124. 41 Kháng chiến thắng lợi, xây dựng dân chủ mới để tiến tới chủ nghĩa xã hội”1. Sau khi đề ra những việc khẩn yếu của Đảng phải làm trong năm về mặt quân sự, công tác chấn chỉnh bộ máy chính quyền từ dưới lên trên, về chính sách kinh tế tài chính, việc chỉnh đốn các đoàn thể quần chúng, Người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Đảng và đảng viên: “Đảng ví như cái máy phát điện, các công việc trên ví như những ngọn đèn, máy mạnh thì đèn sáng”2, “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến... Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính”3. Người căn dặn: “Đảng ta tuy nhiều ________ 1, 2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 15, 15, 16. 42 người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người. Đó là nhờ có kỷ luật. Kỷ luật của ta là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác. Các đồng chí chúng ta cần phải ra sức giữ gìn kỷ luật sắt của Đảng”1. Người nêu lên những việc cần làm trong năm là: Đẩy mạnh quân sự, chấn chỉnh bộ máy chính quyền, tiết kiệm chi tiêu, chỉnh đốn các đoàn thể quần chúng, chỉnh đốn nội bộ Đảng. Chiều ngày 25 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Người nhận định về tình hình năm 1948 là năm đầu của giai đoạn cầm cự, là năm đặt cơ sở vững vàng cho sự chuẩn bị tổng phản công thắng lợi. Hội đồng Chính phủ bàn bạc việc thành lập ba ban: ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 17. 43 Ban Nội chính gồm các Bộ Nội vụ, Tư pháp, Ngoại giao; Ban Kinh tế gồm các Bộ Kinh tế, Tài chính, Giao thông, Lao động, Canh nông; Ban Giáo dục, Văn hoá, Xã hội gồm các Bộ Giáo dục, Y tế, Thương binh Cứu tế. Tối 26 tháng 1, Người dự một bữa tiệc nhỏ được tổ chức để tiễn các đại biểu Nam Bộ, đồng thời cũng là bữa ăn Tết của Chính phủ, nhiều tiết mục được anh em biểu diễn trong đêm lửa trại đã khiến cho Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức cảm động. Đặc biệt là tiết mục diễn tả ngày kháng chiến thắng lợi. Người vào thăm miền Nam và xúc động gặp gỡ, thăm hỏi, chúc mừng nhân dân Nam Bộ. Cuối tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm cán bộ, nhân viên Văn phòng Phủ Chủ tịch, giữa lúc anh em đang họp bàn việc tổ chức đón Tết Kỷ Sửu. 44 Người nói: - Tết năm nay ta tổ chức vui như thế nào? Thế đã bàn mục pháo chưa? Mọi người ngơ ngác nhìn nhau. Đồng chí Hồ Tùng Mậu - Trưởng ban tổ chức Tết thưa: - Ở rừng thế này kiếm đâu ra pháo ạ. Bác cười, chỉ tay ra rừng nứa bảo mọi người: - Kia kìa, pháo ở rừng đấy, tha hồ! Sau khi Người về, anh em ra rừng chặt nứa, bó lại thành những ống ngắn, chuẩn bị cho đêm lửa trại Tết1. Ngày 28 tháng 1 (tức 30 Tết), Giao thừa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và ________ 1. Xem Ngô Quân Lập (Sưu tầm, tuyển chọn): Kể chuyện Bác Hồ ở Tuyên Quang, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr. 53 - 54. 45 chúc Tết cán bộ, nhân viên Văn phòng Phủ Chủ tịch. Anh em đốt lửa liên hoan. Nứa bén lửa nổ lốp đốp như pháo. Chúc Tết mọi người xong, Người lấy cam mừng tuổi mỗi đồng chí một quả và nói: - Quà Tết của đồng bào tặng Bác, Bác biếu các chú. Ngày 29 tháng 1 (tức mồng Một Tết Kỷ Sửu), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp cán bộ, nhân viên Văn phòng Phủ Chủ tịch đến chúc Tết. Sau khi nói chuyện về tình hình thế giới, tình hình kháng chiến trong nước, Người bảo anh em: - Các chú ra sân chơi bóng chuyền. Bác làm trọng tài cho. Người giao hẹn: - Bên nào thắng, Bác thưởng cho mỗi người một điếu thuốc lá thơm. 46 Trận đấu diễn ra sôi nổi, vui vẻ. Mãn cuộc, bên thắng xếp hàng, báo cáo: - Thưa Bác, chúng cháu thắng ạ. Bên thua cũng xếp hàng đứng nghiêm: - Thưa Bác, chúng cháu cũng thắng ạ. Cả những chiến sĩ không có chân trong hai đội và những anh em khác trong cơ quan cũng xếp hàng, thưa: - Thưa Bác, chúng cháu cũng thắng ạ. Người lắc đầu “chịu” anh em, rồi vui vẻ nói: - Đúng! Năm nay là năm đại thắng lợi, không ai thua cả! Bác thưởng tất cả1! Nhân đón Xuân Kỷ Sửu, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Thơ chúc Tết, đăng trên báo Sự thật, số 106-107. ________ 1. Xem Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.4, tr. 276 - 277. 47 “Kháng chiến lại thêm một năm mới, Thi đua ái quốc thêm tiến tới. Động viên lực lượng và tinh thần. Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi. Người người thi đua. Ngành ngành thi đua. Ngày ngày thi đua. Ta nhất định thắng. Địch nhất định thua”1. Cuối tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh Chính phủ, quân đội và đồng bào cả nước, gửi Thư chúc Tết đồng bào trong vùng tạm bị địch chiếm. Trong thư, Người bày tỏ sự cảm thông sâu sắc trước cảnh các giới đồng bào vùng ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 23. 48 tạm chiếm “phải riêng chịu sự lạnh lùng, nhục nhã, cơ cực, tức buồn dưới gót sắt lũ quỷ thực dân tàn bạo”. Bức thư có đoạn: “Tôi rất đau lòng thương xót đồng bào tạm lâm vào hoàn cảnh ấy, vì lũ thực dân hung ác, nhưng một phần cũng vì tôi, người phụ trách số phận đồng bào, chưa lập tức xua đuổi được loài thú dữ và cứu vớt ngay đồng bào ra khỏi địa ngục thực dân”1. Người trịnh trọng hứa với đồng bào: “Chính phủ và quân đội ta kiên quyết kháng chiến đến cùng, để tranh lại thống nhất và độc lập cho Tổ quốc, để mau mau giải phóng đồng bào ra khỏi cảnh lầm than”2. Người tha thiết khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ, giữ vững tinh thần, ________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 27, 27. 49 giúp đỡ chiến sĩ ta, sẵn sàng để diệt địch. “Bất kỳ già trẻ gái trai, mỗi người Việt Nam ở trong vùng tạm bị địch chiếm phải là người đào mồ chôn quân địch. Sự giải phóng của đồng bào, một phần do Chính phủ ta phụ trách, mà một phần cũng ở trong tay đồng bào. Mà ngày giải phóng ấy sẽ không xa”1. Cuối tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư chúc Tết các cháu nhi đồng toàn quốc. Người khen ngợi nhi đồng Việt Nam trong những năm vừa qua có nhiều tiến bộ, nhiều cháu đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc, nhiều cháu đã lập chiến công được thưởng huân chương, hàng nghìn cháu hăng hái giúp việc cho bộ đội và cơ quan, các cháu đều sốt sắng tham gia Thi đua ái quốc. Bức thư có đoạn: ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 28. 50 “Các cháu đã xứng đáng là dòng dõi Phù Đổng Thiên Vương, Trần Quốc Toản. Thật xứng đáng là nhi đồng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”1. Trong bài Đảng ta, ký bút danh Trần Thắng Lợi, đăng trên Tập san Sinh hoạt nội bộ, số 13, tháng 1-1949, Người viết: “Năm nay, Đảng ta mới 19 tuổi. Nhưng suốt 19 năm ấy, năm nào cũng là một năm đấu tranh dũng cảm. Kinh qua bao nhiêu cơn sóng gió, bao nhiêu bước khó khăn, càng nhiều gian nan, Đảng ta càng nhiều rèn luyện, càng thêm vững chắc và rộng lớn. Nhờ chính sách đúng, lãnh đạo chắc, kỷ luật nghiêm, nhờ tư tưởng thống nhất, mà Đảng ta và dân tộc ta được những thắng lợi vẻ vang ngày nay. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 29.51 Tuy vậy, chúng ta tuyệt đối không được tự kiêu, tự đại. Chúng ta có nhiều thành công, nhưng chúng ta cũng còn nhiều khuyết điểm. Mỗi đồng chí ta cần phải mạnh dạn và thành thật kiểm điểm mình, kiểm điểm đồng chí mình... Sứ mệnh của Đảng ta rất to. Công việc Đảng ta rất nhiều. Đảng đòi hỏi chúng ta phải làm trọn nhiệm vụ của đảng viên. Không có vinh dự nào to bằng cái vinh hạnh được làm đảng viên của Đảng Cộng sản. Vì vậy, bất kỳ ở hoàn cảnh nào, làm công việc gì, chúng ta cũng phải kiên quyết làm cho xứng đáng với vinh hạnh ấy”1. Đầu năm 1949, cuộc kháng chiến của dân tộc chuyển sang một giai đoạn mới, ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 5 - 6.52 căn cứ địa ngày một thêm vững vàng, tin thắng trận liên tiếp báo về. Các nơi gửi rất nhiều chiến lợi phẩm làm quà về biếu Bác. Bác nhận rồi giao cho cơ quan chuyển đi tặng các cụ phụ lão, các cháu thiếu nhi và anh em thương binh ở các bệnh viện. Ngày ngày, Bác rất bận nhưng nếp sinh hoạt của Người rất khoa học, đều đặn như: tập thái cực quyền, đi bộ, leo núi, cưỡi ngựa, đánh bóng chuyền. Người thường khuyên anh em sau giờ làm việc cần thường xuyên học tập, tăng gia sản xuất, không ăn quả xanh, không ngủ trưa nhiều. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về sinh hoạt và rèn luyện. Dù lúc thuận lợi hay khi tình hình diễn biến phức tạp, khó khăn, căng thẳng, phong thái của Người cũng vẫn điềm tĩnh, kiên quyết, lạc quan, tự tin. 53 XUÂN CANH DẦN 1950 Ngày 1 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc mừng tới Đại hội Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Người góp một số ý kiến cụ thể về những việc chính mà Đại hội cần làm và căn dặn: “Trong công việc kháng chiến và kiến quốc, trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ mới, giai cấp công nhân phải là người lãnh đạo. Vì vậy, mỗi nam, nữ công nhân phải cố gắng học hỏi, tiến bộ, phải cố gắng xung phong làm kiểu mẫu trong mọi việc để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của giai cấp mình”1. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 305 - 306.54 Chiều ngày 2 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Tân Trào (châu Tự Do, Tuyên Quang) đi Trùng Khánh, bắt đầu chuyến sang thăm Trung Quốc và Liên Xô. Trước khi đi, Người gặp riêng một số đồng chí, dặn dò và giao nhiệm vụ cụ thể trong thời gian Người đi công tác. Chuyến đi của Người được giữ tuyệt đối bí mật và bố trí bảo vệ chu đáo, vì quân Pháp vẫn còn chiếm đóng thị xã Cao Bằng và kiểm soát gắt gao dọc biên giới Việt - Trung; bên đất bạn cũng mới được giải phóng, tàn quân Quốc dân Đảng và những toán thổ phỉ vẫn hoạt động. Người phải cải trang, mặc quần áo chàm của người Nùng, đầu đội mũ nồi, dùng chiếc khăn che nửa khuôn mặt. Cùng đi với Người có đồng chí Trần Đăng Ninh - Uỷ viên Trung ương, phụ 55 trách Hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam, bác sĩ Chánh, đồng chí Nhất bảo vệ, cùng với năm, sáu người trợ lý. Trên đoạn đường từ Tuyên Quang đến biên giới Việt - Trung, Người chủ yếu đi bằng ngựa, nhiều lúc phải đi bộ rất vất vả. Ngày 6 tháng 1, Thư Chúc mừng năm mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước, toàn thể chiến sĩ, cán bộ, các cháu thanh niên và nhi đồng nhân dịp Tết dương lịch, đăng trên báo Sự thật, số 126. Người viết: “Cùng đồng bào toàn quốc, Cùng toàn thể chiến sĩ, Cùng tất cả cán bộ, Cùng các cháu thanh niên và nhi đồng,56 Nhân dịp Tết dương lịch, tôi thay mặt Chính phủ chúc đồng bào, chiến sĩ, cán bộ và các cháu năm mới. Trong năm 1950, cuộc kháng chiến sẽ bước sang giai đoạn mới. Vì vậy, mỗi một công dân Việt Nam, mỗi một chiến sĩ Việt Nam phải đưa tất cả tinh thần và lực lượng mới vào cuộc Thi đua ái quốc, để chuẩn bị mau chóng đầy đủ đặng chuyển sang tổng phản công. Năm mới là một năm quyết định. Mỗi người, mỗi ngành, mỗi nơi đều phải cố gắng làm tròn bổn phận, thì năm mới chắc là một năm đại thắng lợi. Tôi mong rằng mỗi một đồng bào, mỗi một chiến sĩ, mỗi một cán bộ và mỗi một cháu sẽ chúc Tết Chính phủ và tôi bằng một lời hứa kiên quyết rằng: 57 “Tôi hứa sẽ kiên quyết làm tròn nhiệm vụ, để làm cho năm mới là năm thắng lợi hoàn toàn”“1. Ngày 16 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh theo đường Phục Hoà (Cao Bằng) qua Thuỷ Khẩu sang huyện Long Châu (Trung Quốc). Một đơn vị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thuộc Quân khu Quảng Tây đã đến đón và làm nhiệm vụ hộ tống Người. Tối, Người nghỉ tại Bộ Tư lệnh Phân khu Long Châu. Sáng ngày 17 tháng 1, từ Long Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi ôtô của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đến Nam Ninh - thủ phủ của tỉnh Quảng Tây. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 304. 58 Ngày 20 tháng 1, tại cơ quan giao tế Nam Ninh, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự tiệc chiêu đãi do các tướng lĩnh cấp cao của Quân khu Hoa Nam và Chủ tịch tỉnh Quảng Tây tổ chức chào mừng Người. Trong buổi tiệc, Người đã gặp người bạn cũ là tướng Trần Canh. Trần Canh rất mừng. Vì sắp phải ra trận để giải phóng tiếp Vân Nam (lúc đó còn trong tay Quốc dân Đảng Trung Quốc), Trần Canh đề nghị chụp chung với Người một tấm ảnh kỷ niệm. Người còn viết tặng vị tướng này một bài thơ chữ Hán và dịch ngay sang tiếng Việt, đọc cho mọi người đi theo cùng nghe: Nguyên văn chữ Hán: Đương nhiên ngộ quân nhất thanh niên, Như kim thống binh ác soái quyền, Hùng sư bách vạn tất thính lệnh, Hãn vệ cách mạng cố Điền biên. 59 Lời dịch như sau: Gửi đồng chí Trần Canh “Khi xưa gặp chú một thanh niên, Nay chú cầm quân giữ soái quyền, Trăm vạn hùng binh theo lệnh chú, Giữ gìn cách mạng cõi Điền biên”1. Ngày 21 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Nam Ninh, đi ôtô đến Lai Tân. Từ đây, Người đi tiếp lên Bắc Kinh bằng xe hoả. Sau khi tới Bắc Kinh, Người dừng lại ở đây hơn một tuần. Thời gian lưu lại ở Bắc Kinh, Người có những buổi tiếp xúc riêng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Phó Chủ lịch Lưu Thiếu Kỳ, Tổng tư lệnh Chu Đức, Nhiếp Vĩnh Trăn, Liêu Thừa Chí, Lý Duy Hán... ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 316.60 Ngày 1 tháng 2, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và tiệc chiêu đãi do Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức. Ngày 3 tháng 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Bắc Kinh, bí mật lên đường sang Mátxcơva bằng tàu hoả liên vận của Trung Quốc. Đồng chí Trần Đăng Ninh được cùng đi với Người, các đồng chí khác phải ở lại chờ. Khoảng giữa tháng 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Mátxcơva. Tại Mátxcơva, làm việc với các nhà lãnh đạo Liên Xô, Người trình bày rõ tình hình Việt Nam và yêu cầu bạn viện trợ vũ khí, đạn dược để đánh Pháp. 61 Trước đây, Liên Xô không hiểu rõ tình hình Việt Nam, sau khi nghe Người trình bày, Xtalin tán thành đường lối chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, tỏ thái độ đồng ý viện trợ cho Việt Nam thông qua Trung Quốc. Cũng trong thời gian ở Mátxcơva, Người đã gặp gỡ đại diện Đảng Cộng sản Pháp và nhiều tổ chức quốc tế để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới đối với cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ngày 16 tháng 2, tại Mátxcơva, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đại tiệc do Chính phủ Liên Xô tổ chức để mừng thắng lợi Hiệp ước Hữu nghị tương trợ đồng minh Xô - Trung vừa được ký kết, cũng là bữa tiệc tiễn khách. 62 Tối ngày 17 tháng 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đáp xe lửa liên vận rời Mátxcơva lên đường về nước. Ngày 19 tháng 2, Thơ chúc năm mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước nhân dịp Tết Canh Dần, đăng trên báo Sự thật, số 128: “Kính chúc đồng bào năm mới, Mọi người càng thêm phấn khởi, Toàn dân xung phong thi đua, Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới, Chuyển mau sang tổng phản công, Kháng chiến nhất định thắng lợi”1. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 318.63 Tháng 2, nhân dịp Xuân Canh Dần, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho báo Lao động trả lời những câu hỏi của báo về vai trò và nhiệm vụ của giai cấp công nhân Việt Nam. Ngày 4 tháng 3, Chủ tịch Hồ Chí Minh về tới Bắc Kinh, sau đó hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Ngày 11 tháng 3, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường về nước, kết thúc chuyến đi thăm Trung Quốc và Liên Xô. Rời Bắc Kinh, Người viết bài thơ chữ Hán: Ly Bắc Kinh “Ký Bắc thiên tâm huyền hạo nguyệt, Tâm tuỳ hạo nguyệt cộng du du. Hạo nguyệt thuỳ phân vi lưỡng bán? Bán tuỳ cựu hữu, bán chinh phu”. 64 Dịch thơ: Rời Bắc Kinh “Trời Ký Bắc treo vầng trăng rọi, Lòng theo trăng vời vợi sáng ngời. Vầng trăng ai xẻ làm đôi? Nửa theo bạn cũ, nửa soi lữ hành”1. Ngày 12 tháng 3, trên đường về nước, khi qua tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), nhìn thấy đồng xanh lúa tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bài thơ chữ Hán: Quá Hồ Bắc “Ngã khứ điền gian đô bạch tuyết, Ngã lai điền mạch dĩ thanh thanh. Minh thiên cơ giới thế mộc giới, Ức triệu nông gia lạc thái bình”. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 325. 65 Dịch thơ: Qua Hồ Bắc “Đồng ruộng khi đi đầy tuyết trắng, Nay về lúa mạch đã xanh xanh. Ngày mai cày máy thay cày gỗ, Ức triệu nhà nông hưởng thái bình”1. Ngày 17 tháng 3, buổi trưa, đi qua Thiên Giang, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bài thơ chữ Hán: Ngọ quá Thiên Giang “Đáo Thiên Giang, thuyết Thiên Giang, Thiên Giang giang ngạn mãn xuân sương. Thiên lưỡng địch xa thành hắc tận, Hồng quân trực đáo Trấn Nam Quan”. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 326.66 Dịch thơ: Buổi trưa qua Thiên Giang “Đến Thiên Giang kể chuyện Thiên Giang, Xuân tới bờ sông bát ngát sương. Xe thù ngàn cỗ thành tro xám, Hồng quân thẳng đến Trấn Nam Quan”1. Ngày 19 tháng 3, về tới gần Long Châu, một huyện của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) giáp với Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bài thơ chữ Hán: Cận Long Châu “Viễn cách Long Châu tam thập lý, Dĩ văn pháo hưởng dữ cơ thanh. Việt Nam dân chúng chân anh dũng, Kháng chiến tất thắng, kiến quốc tất thành”. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 328.67 Dịch thơ: Đến gần Long Châu “Còn cách Long Châu ba chục dặm, Nghe tàu bay rú, pháo gầm rung. Nhân dân nước Việt anh hùng thật, Diệt thù, dựng nước ắt thành công”1. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 341.68 XUÂN TÂN MÃO 1951 Tháng 1 - 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển đến ở và làm việc tại căn lán nhỏ trên đồi Cốc Xả, thôn Khuôn Mản, xã Kiên Đài, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì nhiều phiên họp quan trọng của Chính phủ để lãnh đạo cuộc kháng chiến và trực tiếp chỉ đạo công tác chuẩn bị cho Đại hội và hoàn thiện Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Ngày 1 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư chúc Tết năm 1951 tới toàn thể 69 đồng bào, kiều bào, chiến sĩ, anh chị em cán bộ và các cháu thanh, thiếu niên, nhi đồng. Người khen ngợi những thành tích của quân, dân ta đã đạt được trong năm 1950 và chỉ rõ: “Năm 1951 phải là một năm tiến bộ vượt bực của chúng ta, một năm tích cực chuẩn bị đầy đủ, để chuyển mạnh sang tổng phản công, một năm nhiều thắng lợi to lớn”1. Người còn gửi thư khen các thanh niên kiểu mẫu, đã có thành tích trong sản xuất và chiến đấu và “mong rằng những cháu chưa được khen sẽ cố gắng thi đua... để lần sau Bác được sung sướng nêu lên nhiều, rất nhiều cháu hơn nữa”2. Cùng ngày, nhân dịp năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới các vị lãnh ________ 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 1, 8. 70 đạo Đảng và Nhà nước các nước: Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Hunggari, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Ba Lan, Anbani, Rumani. Ngày 6 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và làm việc với các đồng chí cố vấn Trung Quốc trước khi người đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Ngày 15 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chúc mừng tới Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành, nhân dịp thành phố Hán Thành được giải phóng. Ngày 18 tháng 1, tại Việt Bắc, Người dự phiên họp trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Sau khi nghe báo cáo của các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Người nói: “Báo cáo cần 71 tập trung phân tích sự cần thiết thống nhất Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên - Việt làm một”1. Trước ngày 29 tháng 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho Bộ Canh nông hai bộ quần áo lụa của đồng bào biếu Người để làm giải thưởng tặng “Chiến sĩ lao động trong nông nghiệp”. Trong đó Người dành riêng một bộ cho “Chiến sĩ lao động trong nông nghiệp Nam Bộ”, để khuyến khích phong trào tăng gia sản xuất trong toàn quốc. Đầu năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Đẩy mạnh chiến tranh du kích, ký bút danh Nguyễn Thao Lược. Người nêu ________ 1. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.5, tr. 4. 72 “nguyên tắc đánh giặc là: biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng”, vì “ta biết rõ giặc, giặc không rõ ta. Đi nhẹ không tăm, về lặng không tiếng. Tiến nhanh như gió, thoái kín như đêm. Phục giặc không biết, đánh giặc không ngờ”. Trong vùng địch tạm chiếm, lực lượng to lớn của nhân dân và du kích ta giống như kho thuốc súng trong bụng địch. Ta khéo củng cố và phát triển lực lượng ấy thì giặc Pháp sẽ bị vỡ tung mà chết”1. Ngày 5 tháng 2 (tức ngày 29 Tết), Thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng trên báo Cứu quốc, số 1748. Toàn văn như sau: ________ 1. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t.5, tr. 7. 73 “Xuân này kháng chiến đã năm xuân, Nhiều xuân thắng lợi càng gần thành công. Toàn dân hăng hái một lòng Thi đua chuẩn bị, tổng phản công kịp thời”1. Tối 29 Tết, Bác Hồ đã đến địa điểm họp gặp gỡ các đại biểu trong Hội đồng Chính phủ. Tối hôm ấy, Bác chủ toạ buổi gặp gỡ cuối năm với các đồng chí trong Hội đồng Chính phủ. Một bữa tiệc nhỏ có cả những thức ăn ngày Tết và rượu, chiến lợi phẩm của quân đội từ mặt trận gửi về. Không khí ngày Tết giữa rừng Việt Bắc hôm ấy tuy còn khó khăn, thiếu thốn, nhưng thật vui vẻ. ________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr. 2.74 Sau bữa ăn, Bác Hồ cùng các thành viên trong Hội đồng Chính phủ quây quần quanh đống lửa ấm áp, kể chuyện vui ngày Tết. Ngày 6 tháng 2 (tức mùng Một Tết Tân Mão). Sáng sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy, đến phòng các vị bộ trưởng, thứ trưởng trong Hội đồng Chính phủ, bắt tay, chúc Tết từng người. Mọi người hết sức vui mừng, phấn khởi khi thấy Bác đến và được bắt tay Bác trong buổi sáng sớm đầu năm. 8 giờ, Người tiếp Đoàn đại biểu Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Việt Minh - Liên Việt do ông Phạm Bá Trực và ông Phan Kế Toại dẫn đầu đến chúc Tết. Bác cảm ơn và chúc Tết mọi người. Bác gửi tặng mỗi đại biểu một quả cam và dặn ai có gia đình thì mang cam về. 75 Buổi chiều, Người chủ toạ cuộc họp Tết Tân Mão của Hội đồng Chính phủ, nghe báo cáo về tình hình thế giới, quân sự và ngoại giao... Buổi tối, Bác Hồ và các thành viên trong Hội đồng Chính phủ cùng vui lửa trại. Bác Hồ bảo mỗi người phải tự nghĩ ra một trò chơi hoặc một bài thơ, một câu chuyện, một bài hát hay điệu múa cho cuộc vui. Thế là lần lượt bắt đầu từ Bác đến các đồng chí trong Hội đồng Chính phủ đều đứng lên đóng góp tiết mục của mình cho đêm lửa trại đầu năm. Trong đêm vui lửa trại đầu năm, có nhiều bài thơ, câu đối của các đại biểu tự sáng tác và đọc lên để chúc mừng Bác. Sáng ngày 7 tháng 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chủ toạ phiên họp của Hội đồng Chính phủ. 76 Chiều, Người lên đường đi tới địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng và nói chuyện thân mật với các đại biểu dự Đại hội. Nhân dịp năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ tặng Huân chương Kháng chiến cho Nha Bình dân học vụ. Ngày 9 tháng 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Đại hội trù bị của Đảng. Người giải thích thắc mắc của một số đại biểu về cương lĩnh của Đảng; vấn đề ba giai đoạn chiến lược,... Buổi tối, Người cùng các đại biểu nghe báo cáo về tình hình quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tám giờ, ngày 11 tháng 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Sau phần thủ tục và diễn văn khai mạc, Chủ 77 tịch Hồ Chí Minh cùng đại biểu đặt vòng hoa tưởng niệm trước Đài các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị trước Đại hội. Báo cáo gồm 10 phần: 1. Tình hình thế giới trong 50 năm qua. 2. Đảng ta ra đời. 3. Thời kỳ 1931 - 1935. 4. Thời kỳ 1936 - 1939. 5. Thời kỳ 1939 - 1945. 6. Từ Cách mạng Tháng Tám đến nay. 7. Những khó khăn của Đảng và Chính phủ. 8. Cuộc trường kỳ kháng chiến. 9. Sửa chữa những khuyết điểm sai lầm. 10. Tình hình mới và nhiệm vụ mới. 78