🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bác Hồ Với Hoạt Động Văn Hoá Nghệ Thuật
Ebooks
Nhóm Zalo
Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th viÖn Quèc gia ViÖt Nam
Kh¾c TuÕ
B¸c Hå víi ho¹t ®éng v¨n ho¸ nghÖ thuËt / Kh¾c TuÕ ch.b. - T¸i b¶n. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2017. - 120tr. ; 21cm
1. Hå ChÝ Minh, 1890-1969, L·nh tô C¸ch m¹ng, chÝnh trÞ gia, ViÖt Nam 2. V¨n ho¸ 3. NghÖ thuËt 4. TruyÖn kÓ 959.704092 - dc23
CTM0128p-CIP
2
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến hoạt động văn hóa, văn nghệ. Trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, Người căn dặn: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh...”. Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến vai trò của nghệ sĩ. Theo Người, trên mặt trận này, những người làm công tác văn hóa văn nghệ phải thấm nhuần quan điểm: Nghệ thuật là vũ khí, còn nghệ sĩ là chiến sĩ. Muốn nghệ thuật trở thành vũ khí và người nghệ sĩ đồng thời là chiến sĩ thì người nghệ sĩ phải đi thực tế, phải “ba cùng” với nhân dân. Bác quan tâm đến hầu hết các vấn đề của văn nghệ, từ chức năng, tính chất của nghệ thuật đến vai trò của văn nghệ, từ nguồn gốc của nghệ thuật đến đối tượng phục vụ, phạm vi phản ánh; mối quan hệ giữa nghệ sĩ, tác phẩm và công chúng; sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm; mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, chính trị và văn hóa, tư tưởng và nghệ thuật, tự do sáng tạo và những nguyên tắc cần tôn trọng;
5
từ mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, phổ cập và nâng cao đến làm thế nào cho tác phẩm có tính hấp dẫn, có sức cuốn hút thông qua cách viết, cách thể hiện...
Lời chỉ bảo tận tình, cần thiết cho đội ngũ những người làm công tác văn hóa văn nghệ, đặc biệt là các anh chị em nghệ sĩ của Bác Hồ đã góp phần nâng cao ý chí chiến đấu cho những nghệ sĩ hoạt động trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật; là ánh sáng soi đường cho sự phát triển của nền văn hóa, nghệ thuật của nước ta.
Cuốn sách Bác Hồ với hoạt động văn hóa nghệ thuật do đạo diễn Khắc Tuế, một diễn viên, biên đạo múa tài năng, người suốt cuộc đời gắn bó với Quân đội, từ một người chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu cho đến khi trở thành Đoàn trưởng Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị (Nhà hát ca múa nhạc Quân đội hiện nay) chủ biên. Cuốn sách gồm nhiều câu chuyện, kỷ niệm của các nghệ sĩ với Bác Hồ, qua đó thể hiện tình cảm và sự quan tâm của Bác đối với hoạt động văn hóa, nghệ thuật và các nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Những câu chuyện rất giản dị nhưng chứa đựng những tình cảm hết sức sâu nặng, chân thành với Bác, giúp bạn đọc thêm hiểu hơn về cuộc sống đời thường cùng những cống hiến của các nghệ sĩ quân đội đã gắn bó với dân tộc, với đất nước, đồng thời góp phần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 5 năm 2017
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT6
LẦN ĐẦU GẶP BÁC
Khắc tuế
Là chiến sĩ thi đua của Đại đoàn Đồng Bằng (320), vốn là một chiến sĩ trẻ, ham văn nghệ nên tôi được lọt vào mắt xanh của hai nhạc sĩ Huy Du và Vũ Trọng Hối - phụ trách đội văn công của Đại đoàn, hai ông đã vận động tôi trao súng lại cho đồng đội để trở về cầm đàn. Uớc mơ của tôi là được cầm súng chiến đấu trên chiến trường chứ không phải làm văn công! Song trước hết lần này đi dự Hội nghị Chiến sĩ thi đua được gặp Bác Hồ đã, rồi mọi việc tính sau.
Sáng hôm ấy, trời quang, mây tạnh. Tất cả mọi thành phần dự Hội nghị Chiến sĩ thi đua nhận được tin Bác sẽ đến thăm Hội nghị. Nhưng đồng chí trực ban không báo rõ giờ nào nên cả Hội nghị cứ thắc thỏm, ra vào, đứng ngồi không yên. Người thì đoán là tối Bác mới đến; người lại bảo sớm ra cũng phải chiều. Nhưng cuối cùng thì Bác đã đến trước giờ ngọ. Từ lưng đồi, mọi người chen nhau, ai cũng muốn được đứng gần Bác. Không hiểu sao, không ai bảo ai, hàng
7
trăm con người cùng hô: Hồ Chủ tịch muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!
Bác xuống ngựa, ra hiệu cho mọi người lùi ra, rồi hỏi: “Các cô, các chú đã chuẩn bị chu tất chưa?”. - Thưa Bác xong cả rồi ạ.
- Vậy thì tất cả đằng sau quay! Đi lên hội trường. Bác bước lên trước, đi thẳng lên hội trường. Bác thấy trên mái góc hội trường có chỗ còn nhìn thấy ánh sáng chiếu xuống. Bác yêu cầu giặm lại cho kín. Xong Bác lại đi xuống kiểm tra nhà ăn ở dưới chân đồi. Mọi người vây quanh lấy Bác. Bác khen ngợi anh em bộ đội xây dựng nơi ăn, chốn ở và hội trường khá khang trang. Bác hỏi: “Có đại diện, bộ phận xây dựng ở đây không?”. Một anh bộ đội trẻ măng liền giơ tay: “Thưa Bác có cháu đây ạ”. Bác ôn tồn bảo: “Ừ làm thế là tốt, nhưng đừng thấy Bác khen mà phổng mũi lên, rồi sau lại làm xấu là không được”.
Bác hô: “Nào Bác cháu ta cùng hát bài Kết đoàn”. Tất cả theo lời Bác say sưa hát vang bài ca Kết đoàn.
8
BÁC HỒ VỚI GIA ĐÌNH NGHỆ SĨ MÚA HƯƠNG THƯ
Khắc Tuế
Trong một gia đình có mười người con, cô gái đầu là nghệ sĩ múa Hương Thư nhập ngũ khá sớm, lúc đầu gia nhập Quân khu III, rồi về Phòng không - Không quân, cuối cùng là về Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị. Hương Thư tốt nghiệp khóa II hệ 4 năm Trường múa Việt Nam. Hương Thư được mệnh danh là “nghệ sĩ thực hành”, các tiết mục múa nổi tiếng của Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị, Thư đều có mặt. Đạo diễn không tốn sức khi hướng dẫn chị trong những buổi dàn dựng.
Đã nhiều lần, Hương Thư được cùng anh chị em trong đoàn gặp Bác Hồ. Hễ ai hỏi Bác Hồ gặp đoàn bao lần, gặp ở đâu, trong bối cảnh nào là Hương Thư vanh vách nói rất chính xác! Cô em thứ mười của Hương Thư là Út Nghiêm - Đại tá Út Nghiêm, Trưởng khoa Đào tạo múa của Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội. Cả hai nghệ sĩ múa nổi danh này của quân
9
đội có một gia đình thấm đậm nghĩa tình với Bác Hồ, với cách mạng. Mới đây, chị Thư mang bộ quần áo lụa Bác Hồ tặng cho cụ thân sinh của các chị tặng lại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đã chung sống cùng đơn vị, đồng nghiệp với nhau đến nay đã trọn 60 năm mà chuyện này chúng tôi không hề biết. Chúng tôi tỏ ra ngạc nhiên về bộ quần áo, về lai lịch của nó, duyên cớ nào mà Bác Hồ ưu ái cụ thân sinh các chị?... Nhạc sĩ Đàm Giai, chồng chị Hương Thư, tỏ ra rành rẽ chuyện này. Anh kể: Ngày 7-6-1945, lúc đó ông cụ lấy bí danh là Hữu Mai (tên cúng cơm của cụ là Trịnh Như Lương, quê gốc Hà Nội, người cao dong dỏng, đẹp trai) xin gia nhập đội quân do đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách. Trịnh Như Lương được học hành, đỗ đạt cao, lại còn trẻ và có sức khỏe nên được phân công gần gũi Bác Hồ để thực hiện những yêu cầu của tổ chức đối với công việc hằng ngày của Bác. Hữu Mai - Trịnh Như Lương là đội viên xuất sắc của Hoàng Văn Thái bên cạnh Bác. Được Bác Hồ quan tâm nên Trịnh Như Lương được phát huy tối đa năng lực và kiến thức cũng như văn hóa ứng xử trong công tác ở thời kỳ phôi thai của cách mạng. Cho đến chiến dịch Biên giới năm 1950, ông Lương được cấp trên cử làm Trưởng trại tù binh Âu - Phi. Những tháng ngày được công tác trong quân đội, lại được bên cạnh người thầy lớn là Bác Hồ nên Trịnh Như Lương thực hành
10
chức trách khá hoàn hảo và toàn diện. Tù binh Âu - Phi cảm phục ông, phục tùng ông nhanh chóng trên quãng đường dài từ biên giới về trại giam Khu bốn.
Đến thời kỳ đất nước hòa bình, ông lại được điều về làm phiên dịch tiếng Pháp cho hãng Thông tấn Novosti của Liên Xô. Do đó trình độ tiếng Pháp vững vàng, lại là một cán bộ hoạt động chính trị, quân sự toàn diện, nhất là được Bác Hồ trực tiếp đào tạo nên ông đã áp ứng yêu cầu của công việc cho một hãng thông tấn lớn.
Vốn là một người rất khảng khái, chưa hề lụy ai bao giờ, ngay cả tiêu chuẩn dành cho cán bộ tiền khởi nghĩa ông cũng không hề khai báo để lấy quyền lợi, nhưng đến lúc quá khó khăn túng thiếu thì Hữu Mai - Trịnh Như Lương đành viết thư cầu cứu Bác Hồ. Ngay lập tức, Bác đã gửi cho ông Lương một tháng lương tạm kịp thời cứu đói. Trước đó, Bác Hồ cũng từng trực tiếp viết thư động viên công việc quản lý tù binh của ông Lương.
Bộ quần áo lụa mà Bác Hồ tặng cho ông Lương trong những ngày kháng chiến khó khăn, thiếu thốn được ông giữ gìn cẩn thận như báu vật tượng trưng cho nghĩa tình của vị lãnh tụ tối cao của dân tộc đối với một cán bộ bình thường. Nó cũng nhắc ông luôn nhớ đến những tháng ngày nước sôi lửa bỏng ở Ty Liêm phóng, ở Trung ương Quân ủy Hội, nhớ đồng chí Hoàng Văn Thái, đặc biệt là nhớ đến người cha
11
tinh thần của mình - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ đã trở thành biểu tượng của gia đình hai nghệ sĩ múa quân đội Trịnh Hương Thư và Trịnh Út Nghiêm như thế!
12
KHOE GIàY SAO LẠI LÀ DÉP*
Cuối mùa đông năm 1952, Đại đoàn Quân Tiên phong đang náo nức chuẩn bị lên đường mở chiến dịch Đông Xuân vào Tây Bắc, chúng tôi nhận được tin có cán bộ thượng cấp sẽ đến thăm, tuy nhiên để giữ bí mật mỗi đơn vị chỉ được cử mấy người đại diện. Thật may mắn, tôi là một trong số mấy anh chị em được vinh dự đi dự buổi gặp gỡ thượng cấp. Tôi và anh Lượng, diễn viên múa, đi theo Đội trưởng Đội văn công Lương Ngọc Trác đến nơi tập kết thì đại diện các đơn vị trong Đại đoàn đã tề tựu đông đủ.
Đúng giờ, các đồng chí Vương Thừa Vũ, Đại đoàn trưởng, Song Hào, Chính ủy Đại đoàn xuất hiện cùng với một cụ già, tất cả vỗ tay vang dội và hết sức mừng rỡ khi phát hiện ra cụ già chính là Bác Hồ. Bác vẫy tay chào rồi giơ tay ra hiệu yên lặng, ngồi xuống, tất cả nhất tề làm theo lời Bác. Bác khen: “Trật tự thế là tốt. Bây giờ Bác yêu cầu tất cả các cháu gái ngồi lên __________
* Ghi theo lời kể của Ngọc Diệp.
13
hàng đầu gần Bác”. Tôi sung sướng quá chạy phắt lên ngồi ngay trước mặt Bác. Một lúc sau, các chị ở đơn vị mới lên đến nơi. Bác nói: “Nào, bây giờ các cô các chú hát lên cho vui”. Chị Lan ở đội điều trị nhanh nhẹn, mạnh dạn đứng lên hát bài “Mừng Đảng Lao động Việt Nam”, sáng tác của nhạc sĩ Ngô Sĩ Hiển - bài hát được phổ biến trong toàn Đại đoàn. Khi thấy chị hát đuối hơi và lạc giọng, Bác liền giơ tay bắt nhịp cho toàn đơn vị hát cùng. Bài hát được vang lên hùng tráng, thể hiện khí phách oai hùng của Quân Tiên phong - đơn vị chủ lực đầu tiên của quân đội ta. Bác bảo: “Đấy, phải hát như thế, chứ để một mình cô hát vậy sao được. Làm gì mà có đồng đội, có tập thể tham gia sẽ thành công”. Sau đó Bác chỉ sang tôi: “Cô ấy hát rồi, bây giờ cô múa đi”. Tôi liền mời anh Lượng đứng lên múa cùng. Tôi giới thiệu với Bác: “Đây là điệu múa “Khoe giày” của Trung Quốc mà chúng cháu mới học được”. Khi nghe nói là điệu khoe giày nhưng chúng tôi lại mang dép, Bác bảo: “Múa khoe giày sao cháu lại đi dép?”. Chúng tôi luống cuống không biết trả lời thế nào vì ngày ấy đơn vị chúng tôi có dép lốp đi đã là sang lắm rồi. Thấy chúng tôi lúng túng, Bác bèn gỡ thế bí: “Thôi được, các cháu cứ múa đi, sau cải cách ruộng đất, các cháu thế nào cũng có giày đi”. Nghe Bác nói vậy, chúng tôi vui sướng quá! Được Bác gần gũi thân tình, chúng tôi cảm thấy tự
14
tin lên rất nhiều, thế là tôi và anh Lượng múa “Khoe giày” rất điệu nghệ và trôi chảy, được Bác chăm chú xem chúng tôi lại càng phấn khởi.
Tôi không bao giờ quên lần đầu gặp Bác ở rừng chiến khu Việt Bắc năm ấy.
15
BÁC CHIÊU ĐÃI NHÂN DỊP NĂM MỚI (1955)
Khắc Tuế
Như thế là tôi đã trở thành diễn viên thực thụ của Đoàn ca múa quân đội và vinh dự được làm đại biểu trong nhóm nghệ sĩ dự cuộc chiêu đãi của Bác nhân dịp Người từ Việt Bắc trở về Thủ đô sau chín năm kháng chiến. Sáng hôm trước đó, tôi đã trông thấy Bác đứng trên lễ đài khi chúng tôi diễu hành qua Quảng trường Ba Đình. Nhóm nghệ sĩ múa chúng tôi lại được ưu tiên hơn mọi đoàn văn công khác, là vì chúng tôi dừng lại múa trước lễ đài để Bác và các quan khách xem. Riêng tôi được ngắm nhìn Bác khá kỹ, vì tôi làm nhiệm vụ khiêng trống để cho một nghệ sĩ gạo cội đánh. Hàng vạn đồng bào, đồng chí tề tựu trên quảng trường rộng lớn chăm chú nhìn Bác từ xa, còn chúng tôi thỏa sức ngắm Bác ở cự ly gần. Tôi cũng hò hét như mọi người cho hả lòng hả dạ khi được gặp Bác. Trông Bác gầy nhưng rắn rỏi, được nhìn Bác mà sướng mắt, sướng lòng.
16
Bây giờ - tối nay, tôi lại được gặp Bác ở cự ly gần hơn nữa, gần đến mức chen lên thì có thể chạm được vào người Bác. Nhưng không được! Đây là bữa tiệc đứng, có người bảo vệ. Thành phần dự tiệc là các đồng chí Trung ương, Chính phủ, các bộ, ngành, các đoàn thể. Tôi cố chen lên chỗ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng khi tôi lách người lên thì đúng lúc Bác xuất hiện. Tiếng hoan hô, vỗ tay rầm trời đất. Bác giơ tay, thế là mọi người im lặng. Bác nâng cốc rượu ngang trán: “Hôm nay Bác chiêu đãi cá thật”. Hội trường cười rộ lên, nhà thơ Tố Hữu thì cười ngặt nghẽo, ông ôm bụng cười ra nước mắt. Riêng các vị Ngoại giao đoàn thì ngơ ngác. Nhà thơ Tố Hữu bằng tiếng Pháp thành thạo, giải thích cho các vị Ngoại giao đoàn: “Thuở xưa, thầy đồ xứ Nghệ vốn nghèo lại tằn tiện, nên mới nghĩ ra cách: mang theo con cá gỗ vào quán ăn, xin nước mắm của chủ hàng để chấm cá gỗ ăn hết bữa cơm”. Sau khi nghe thủng câu chuyện, các vị Ngoại giao đoàn mới “mở đợt hai” cười phá lên. Đồng chí Đại sứ Liên Xô thốt lên: Ôi, hóm hỉnh quá! Vĩ đại quá!
Sau đó ít ngày, một tờ báo của Liên Xô đã miêu tả tỉ mỉ về “sự kiện cá gỗ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhân dịp sau chín năm kháng chiến về Thủ đô, Người đã chiêu đãi mọi người bằng cá thật. Còn
17
tôi, tôi đã kể lại cho anh chị em Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị nghe và sau đó tôi luôn kể cho gia đình và bè bạn. Đó cũng là câu chuyện “tủ” của tôi về Bác Hồ.
18
BÁC CHO CHÁU
ĐƯỢC QUYỀN CHIA KẸO
Khắc Tuế
Đất nước ta mới giải phóng được nửa nước chưa đầy một năm thì các đoàn khách nước ngoài ào ạt vào thăm, trong đó có một số đoàn nghệ thuật, đầu tiên là Đoàn nghệ thuật nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Bác Hồ rất quan tâm đến đoàn này, vì hoàn cảnh hai nước Việt - Triều giống nhau: cùng vừa thoát khỏi chiến tranh và cả hai nước cùng bị chia cắt Nam - Bắc. Thấm nhuần tình cảm của Bác, Ban tổ chức trong đó có Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị đã đón tiếp Đoàn nghệ thuật Quân đội nhân dân Triều Tiên bằng cả tấm lòng bạn bè thân thiết. Ngay từ những ngày đầu đoàn đến Hà Nội, Bác Hồ đã chỉ thị cho Ban tổ chức đón tiếp phải kịp thời may tặng Đoàn nghệ thuật quân đội nhân dân Triều Tiên mỗi người một bộ quân phục gabacđin.
Đoàn nghệ thuật nước bạn được tôi luyện trong chiến tranh vệ quốc nên có một cuộc sống rất sống
19
động về thực tế, điêu luyện về nghệ thuật, phong phú về vốn dân tộc. Đoàn là tấm gương sáng cho đoàn ca múa quân đội ta học tập.
Sau khi biểu diễn ở các địa phương, trước khi ra về, đoàn đã vào Phủ Chủ tịch biểu diễn phục vụ Bác Hồ. Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị được cử một số cán bộ và diễn viên đi học tập rút kinh nghiệm và phối hợp biểu diễn với đoàn bạn. Nữ diễn viên múa Ngọc Thảo trẻ trung, xinh đẹp là người giới thiệu tiếng Việt cho đoàn. Cuộc biểu diễn được Bác chăm chú theo dõi và động viên, cổ vũ. Khi biểu diễn xong, đoàn được Bác mời vào phòng khách tiếp tiệc trà. Bác gọi Ngọc Thảo và hỏi: “Cháu có biết tiếng Triều Tiên không?”. Ngọc Thảo thưa với Bác: “Cháu không biết tiếng Triều Tiên nhưng đã có anh Đào Vũ dịch thông qua tiếng trung gian là tiếng Trung Quốc”. Bác khen Ngọc Thảo thông minh, giới thiệu như thế là tốt. Thế rồi Bác thưởng cho Ngọc Thảo được hai quyền. Quyền thứ nhất là được chỉ định những ai ở đây phải hát hoặc làm bất cứ trò vui gì. Quyền thứ hai là được chia kẹo cho mọi người. Bác hòa đồng, vui vẻ, tự nhiên làm chủ cuộc vui.
Ngọc Thảo cảm động vì được Bác khen lại được Bác thưởng. Lúc đầu Thảo cũng lúng túng nhưng được Bác khích lệ nên sau đó thực hiện nhiệm vụ rất tự tin. Cuộc vui họp mặt với Bác kết thúc, Bác đứng dậy chia tay mọi người, cả bạn và anh chị em ta cứ quyến luyến không muốn rời Bác.
20
NHỚ LỜI BÁC DẠY*
Cùng với các đoàn văn công Trung ương, các đoàn văn công quân đội đóng quân ở Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội, sau này ở đây hình thành Khu văn công Mai Dịch. Bên Khu văn công quân đội có các đoàn: ca múa, kịch nói, Đoàn văn công Sư đoàn 330 (miền Nam tập kết) và Trường Nghệ thuật Quân đội. Khu có nhiều nhà cao tầng và có một sân cỏ nằm giữa các ngôi nhà để hoạt động thể thao.
Chiều mùa hè, Bác đi chiếc xe Pôbêđa màu trắng đến thăm anh chị em nghệ sĩ. Bác nhẹ nhàng xuống xe, bước vào cổng đơn vị, có người thấy Bác, ú ớ một lúc mới kêu lên: “Bác Hồ!”. Đào Đức Đại và mấy anh em đang cầm gậy tập múa, nghe thấy vậy vứt gậy vội vàng ra cùng mọi người theo sau Bác. Bác bước vào nhà ăn thì gặp hai cô cấp dưỡng tân binh trẻ măng, Bác hỏi: “Các cháu là “chị nuôi” à?”. Các cô sung
__________
* Ghi theo lời kể của Đào Đức Đại và nghệ sĩ ưu tú, Đại tá Hoàng Hà.
21
sướng bẽn lẽn: “Vâng ạ, hoan hô Bác Hồ!”. Bác cười đôn hậu, lại hỏi: “Sao cơm thừa nhiều thế?”. Các cô lúng túng không biết nói sao. Bác lại nhắc: “Các cháu làm thế này là lãng phí của nhân dân. Các cháu phải nấu ngon để anh chị em ăn hết, không được để lãng phí như thế này nữa! Thế các cháu có nuôi được lợn không?”. Các cô vui mừng trả lời: “Thưa Bác! Chúng cháu nuôi được hai con ạ”. Bác quay ra thăm nhà trẻ. Nhà trẻ mới thành lập nên còn sơ sài. Bác đứng ở ngoài hỏi vọng vào: “Thế nào, các cháu đương cùng thực tập nuôi cháu bé có phải không?”. Ca sĩ Tường Vy cảm động quá, run run đáp: “Thưa Bác vâng ạ”.
Bác quay trở lại sân cỏ, đại bộ phận anh chị em trong khu đã kê bàn ghế để đón Bác. Bác hỏi: “Chú nào là chỉ huy ở đây?”. Đồng chí Trần Du là Hiệu trưởng Trường Nghệ thuật Quân đội trực ban toàn khu, đứng nghiêm thưa với Bác: “Cháu ạ!”. Bác hỏi đồng chí Trần Du: “Chú có biết nhà trẻ của đơn vị có bao nhiêu cháu bé không?”. Đồng chí Trần Du lúng túng, ấp úng không trả lời được. Bác phê bình ngay: “Chú làm lãnh đạo mà không nắm được đơn vị mình có bao nhiêu cháu bé thì làm sao mà bố mẹ các cháu yên tâm công tác được!”. Đồng chí Trần Du đứng nghiêm: “Cháu xin lỗi Bác, cháu xin nhận khuyết điểm ạ!”.
Bác quay sang hỏi tất cả: “Nào, bây giờ các cháu có “tủ” nào mới đem ra biểu diễn Bác xem nào?”. Vì Bác
22
đến bất ngờ nên không đơn vị nào chuẩn bị được tiết mục diễn cho Bác xem. Tuy nhiên, ca sĩ Cẩm Lan cũng mạnh dạn đứng lên hát to bài “Bài ca hy vọng” của Văn Ký.
Tuy không có nhạc đệm, lại đứng giữa trời, nhưng Cẩm Lan hát rất điêu luyện. Bác xúc động khi bài ca nhắc đến vấn đề đấu tranh thống nhất. Bác cổ vũ mọi người: “Các cháu phải chịu khó rèn luyện, nâng cao khả năng biểu diễn cho tốt để mai này vào phục vụ đồng bào miền Nam”. Tiếp sau Cẩm Lan là điệu múa “Đầm sen” của các diễn viên múa Đoàn 330.
Sau các tiết mục biểu diễn, Bác gọi anh Vũ Kỳ đưa gói quà cho Bác. Bác chia cho phụ nữ và các cháu nhỏ mỗi người hai chiếc kẹo, con trai mỗi người một điếu thuốc lá.
Thật là hạnh phúc và vô cùng ấm cúng! Ai nhận quà của Bác đều nói: thứ này phải để dành cho đến già chứ không thể ăn, hút được.
Sau khi chia kẹo xong, Bác đứng dậy chào mọi người rồi bước ra xe, nhưng mọi người vẫn còn lưu luyến, muốn được ở bên cạnh Bác lâu hơn nữa. Biết được tình cảm ấy của mọi người, Bác vẫy cho xe từ từ đi trước một đoạn đường rồi Bác mới lên xe.
Nhớ lời Bác dạy, sau đó toàn Khu văn công quân đội Mai Dịch đã tổ chức kiểm điểm nghiêm khắc về
23
vấn đề chống lãng phí! Mọi người phải quán triệt lời Bác: Cơm gạo là mồ hôi, nước mắt của nhân dân. Các nghệ sĩ được đặc ân hưởng bồi dưỡng cao hơn mức lương phổ thông trong xã hội thì phải biết thực hành tiết kiệm cho tốt.
24
BÁC hồ tiếp đoàn nghệ thuật liên xô*
Mùa xuân năm 1956, Đoàn nghệ thuật Việt Nam gồm các nghệ sĩ đại diện cho các Đoàn văn công trong và ngoài quân đội đã có thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp và tiếp đón bộ đội, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc, đi dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ 5 tại Vácxava - Thủ đô nước Cộng hòa Ba Lan trở về.
Đúng dịp Bác Hồ tiếp đón một đoàn nghệ thuật Liên Xô đang ở thăm nước ta, Bác cho phép đoàn cử 5 nghệ sĩ đến Phủ Chủ tịch để tiếp khách cùng Bác.
Năm cô gái tuổi hai mươi xinh đẹp, lanh lợi đại diện cho các đoàn ca múa Trung ương, Tổng cục Chính trị, Cải lương Hà Nội, Khu bốn… được lựa chọn là Phùng Nhạn, Kim Xuân, Ngọc Dậu, Lệ Cung, Ngân Quý.
Được đi gặp Bác Hồ là chuyện chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Thế mà bỗng hôm nay chúng tôi lại bất __________
* Ghi theo lời kể của Lệ Cung.
25
ngờ được lãnh đạo gọi đi gặp Bác Hồ! Khi năm cô gái ríu rít kéo nhau đến phòng khách thì trong phòng vẫn chưa có ai. Chúng tôi bàn tán, đưa đẩy nhau, gặp Bác thì ai nói trước, nói chuyện gì. Khi ở đoàn thì chúng tôi thuộc loại mau mồm, mau miệng nhưng hôm nay, lúc này thì như con rắn “mồng năm”. Chúng tôi không ngồi vào ghế, cứ lấp ló ở cửa ngóng xem Bác xuất hiện thế nào, càng chờ càng hồi hộp. Khi thấy Bác xuất hiện, chúng tôi lúng ba lúng búng, hai bàn tay nắm chặt.
Đoàn khách đã đến. Họ cũng có tâm lý giống nhóm chúng tôi cũng băn khoăn, lúng túng và cũng luôn luôn bị bất ngờ trước những cử chỉ ứng xử của Bác Hồ. Bác nói tiếng Nga với họ. Bác nói rất tự nhiên như người Nga. Bác hỏi thăm: "Các cháu sang Việt Nam có vui không?". Tất cả đáp: "Có ạ". Bác bảo: "Bây giờ ngồi xuống có thứ gì ăn được đã bày ở trên bàn thì ăn cho hết, nếu ăn không hết thì có quyền mang về Liên Xô!". Tất cả lại vỗ tay, nhưng có mấy bạn trẻ quá, cứ nhìn Bác mà không vỗ tay, các bạn thấy Bác Hồ thân quen, giản dị nên mới hỏi những người ở xung quanh chuyện gì đó rồi bỗng nói một thôi một hồi với Bác. Bác gật đầu hiền hậu đáp một câu tiếng Nga, xong mọi người lại vỗ tay.
Khi các bạn Liên Xô chia tay Bác, thì Bác vẫy tay ra hiệu cho chúng tôi tiễn chân các bạn. Khi tất cả
26
các bạn đã lên xe, xe chuyển bánh đi chúng tôi quay lại thấy phòng khách vắng tanh, chúng tôi lo quá vì còn để mấy thứ tư trang ở phòng khách, không biết cách nào lấy ra. Nhưng Bác vẫn chờ chúng tôi ở phòng bên cạnh để chia tay chúng tôi rồi mới quay về làm việc. Được thể, lúc này chúng tôi mới vòi vĩnh, làm nũng Bác. Bác bảo: "Thôi bây giờ Bác còn phải làm việc với đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, các cháu về lần sau Bác lại mời đến chơi”.
Trong cuộc đời làm nghệ thuật, sau này cũng được nhiều lần gặp Bác, nhưng tôi nhớ nhất, ấn tượng nhất lần gặp ấy.
27
BÁC HỒ LÀM PHIÊN DỊCH
Khắc Tuế
Đoàn nghệ thuật nước Cộng hòa tự trị Baskia trong Liên bang Nga thuộc Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết đến thăm Việt Nam vào mùa đông năm 1956. Trong chương trình thăm Việt Nam đoàn đề nghị với Ban tổ chức xin được gặp Bác Hồ. Đại diện của ta đã trả lời đồng chí Trưởng đoàn bạn Gaskarop rằng: Việc này chúng tôi sẽ trân trọng báo cáo nguyện vọng của các đồng chí với Văn phòng Phủ Chủ tịch. Đồng chí Trưởng ban tổ chức của ta cũng hé lộ: Thông thường thì các đoàn nghệ thuật nước ngoài đến Việt Nam, Bác Hồ cũng hay gặp lắm, nếu không đi vắng khỏi Hà Nội. Đồng chí Trưởng đoàn Gaskarop được lời như mở tấm lòng, đồng chí nói thêm: “Mong rằng nguyện vọng gặp Bác Hồ của chúng tôi sẽ được thực hiện vì Bác Hồ là Lênin của Việt Nam. Cũng xin nói thật lòng rằng chúng tôi sang Việt Nam có hai mục đích: Một là biểu diễn phục vụ nhân dân Việt Nam, hai là được gặp Bác Hồ!
28
Nếu không được gặp Bác thì chúng tôi cứ ở đây cho đến khi nào gặp được Bác Hồ thì mới trở lại Liên Xô”. Mọi người đều cười vui.
Thế rồi cái ngày mong đợi của đoàn bạn đã trở thành hiện thực. Tối hôm đó đoàn vào Phủ Chủ tịch biểu diễn phục vụ Bác và các cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Thông thường các đoàn nước ngoài đến nước ta thì có một cán bộ nữ của ta làm giới thiệu viên tiếng Việt song hành với một người giới thiệu của bạn. Lần này người giới thiệu của ta là cô Ngọc Thảo diễn viên của Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị. Thấy Ngọc Thảo xuất hiện cùng đoàn bạn, Bác tủm tỉm cười bảo: “Thế ra lại là cháu à?”. Ngọc Thảo mừng rỡ ôm lấy cánh tay của Bác và thưa với Bác: “Các đồng chí nóng lòng muốn được gặp Bác đấy ạ”. Bác vẫy tay mời mọi người an tọa và bảo: “Thế các cô các chú có chuyện gì thì nói đi!” Đồng chí Trưởng đoàn Gaskarop liền nói một mạch, làm cho phiên dịch Cao Thụy lúng túng. Bác liền bảo: “Thôi để Bác phiên dịch giùm: Đồng chí ấy nói là đoàn đi biểu diễn ở các địa phương rất phấn khởi, ở đâu đoàn cũng được hoan nghênh nhiệt liệt. Ở Hải Dương có nhiều người đã đi bộ mười cây số để xem đoàn biểu diễn”. Thấy Bác dịch lưu loát mọi người khâm phục về khả năng ngoại ngữ của Bác. Sau đó Bác chia kẹo cho mọi người và không quên gửi cho vợ đồng chí Trưởng đoàn Gaskarop một gói kẹo và một bông hoa tươi thắm!
29
BÁC HỒ VỚI CÂY VÚ SỮA
Khắc Tuế
Mùa đông năm 1956 nhân một buổi Bác Hồ tiếp khách, Bác cho phép một số anh chị em diễn viên Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị vào Phủ Chủ tịch cùng ăn cơm và tiếp khách với Bác. Trước bữa ăn, Bác dẫn chúng tôi đi thăm vườn cây trong khuôn viên Phủ Chủ tịch. Thành thạo như một hướng dẫn viên của vườn bách thảo, Bác ân cần giải thích cho chúng tôi tỉ mỉ tính năng và tác dụng của từng loại cây. Khi đến một cây nho nhỏ xinh xinh được rào chắn rất cẩn thận, Bác hỏi chúng tôi: “Các cháu có biết cây này là cây gì không?”. Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, Bác liền giải thích: “Đây là cây vú sữa, món quà đặc biệt của đồng bào miền Nam tặng Bác”. Nói đến hai chữ “Miền Nam”, Bác nghẹn ngào xúc động lặng đi một lát rồi hỏi: “Ở đây có cháu nào là người miền Nam không?”. “Dạ thưa Bác việc này chúng cháu thật có lỗi đã không nghĩ tới mời một đồng chí miền Nam đi cùng”. Đồng chí Phú thấy vậy liền biến báo: “Dạ thưa
30
Bác, đây có cháu ở Lào mới về”. Bác cười đôn hậu: “Thế à, vậy cháu là quân tình nguyện phải không?”. Phú khấp khởi, nhanh nhảu: “Thưa vâng ạ”. Bác khoác tay: “Thôi bây giờ Bác mời các cháu vào phòng khách ăn cơm!”. Chúng tôi ríu rít đi theo sau Bác. Khi vào phòng khách, Bác chỉ vào Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi chúng tôi: “Thế có biết ai đây không?”. Anh Văn cười, Bác và chúng tôi cùng cười rất đắc chí, rồi tất cả chúng tôi cùng các vị khách ngồi vào bàn ăn. Bác bảo: “Bây giờ mời mọi người ăn cơm, nếu không ăn hết thì gói mang về!”. Bác lại nhắc: “Là lính quân đội nhân dân thì phải đánh tiêu diệt đấy nhé!”.
Ăn xong, Bác cầm đĩa hoa chìa về phía chúng tôi. Ngọc Diệp vội vàng chìa hai tay đỡ lấy, Bác liền giật lại, các vị khách và chúng tôi cười vang thích thú vì Bác trêu Ngọc Diệp. Được thể, Diệp đùa hỏi Bác: “Thưa Bác, Bác bảo ăn không hết thì gói mang về, thế kem có được gói mang về không ạ?”. Bác cốc khẽ vào đầu Diệp vì câu nói hóm hỉnh của cô. Bác quay lại chào các vị khách, đồng thời chúng tôi cũng theo các vị khách ra về.
31
BÁC NGHE HỢP XƯỚNG
“SÓNG CỬA TÙNG”
Khắc Tuế
Vào đầu mùa hè năm 1957, Bác đi trên chiếc Commăngca (Gas 69), vẫn bộ cánh nâu, dép lốp, Bác đến thăm Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị. Bác đến bất ngờ nên một vài người trông thấy cứ ngớ người ra. Xuân Thức đang cho con ăn bột, ngoảnh nhìn thấy Bác. Chị đứng ngây người ra như tỉnh lại như mơ, khi định thần lại, chị hét to: “Ơ, ơ Bác, Bác! Bác Hồ, Bác Hồ các đồng chí ơi!”. Thế là ở các ngõ ngách trong khu nhà đoàn đóng quân, anh chị em đổ ra vây quanh Bác. Không ai nhường ai, cứ thế chen lấn, bởi ai cũng muốn đến gần Bác. Thấy vậy, Bác đưa ngón tay trỏ lên miệng ra hiệu cho mọi người yên lặng. Bác hỏi: “Thế nào, các cháu có “tủ” gì mới biểu diễn cho Bác xem nào?”.
Ngay lập tức thực hiện yêu cầu của Bác, nhạc trưởng Lê Đóa tập trung dàn hợp xướng hơn một
32
trăm anh chị em và dàn nhạc đang trong thời kỳ tập huấn theo sự hướng dẫn của chuyên gia Triệu Đại Nguyên - Triều Tiên hát bài “Sóng cửa Tùng” của nhạc sĩ Doãn Nho. Bài hát có nội dung đấu tranh thống nhất Nam - Bắc của đồng bào hai bên bờ sông Hiền Lương thuộc vĩ tuyến 17 - cái mốc giới tạm thời chia đôi đất nước. Khi nghe đến câu hát “thuyền ta chung bến chung dòng, chung tình Nam Bắc chung lòng đấu tranh”, Bác Hồ không cầm được nước mắt, bởi bài hát sáng tác dựa vào chất liệu dân ca Nghệ Tĩnh rất thiết tha tình cảm. Bài hát đã miêu tả được chiều sâu tình cảm thống thiết giữa hai miền Nam Bắc đang bị chia cắt. Nghe xong Bác khen tác giả và khen sự trưởng thành về nghệ thuật của Đoàn.
Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị đang trên đường xây dựng chính quy và chuyên nghiệp trong nghệ thuật. Bác đã kịp thời đến động viên cổ vũ đoàn. Kể từ ngày hòa bình lập lại, đây là lần đầu tiên Bác đến thăm đoàn và bằng sự xúc động đến rơi nước mắt khi xem biểu diễn, Bác đã kiểm chứng sự trưởng thành của đoàn.
33
BÁC THĂM ĐOÀN CA MÚA
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TẠI BÌNH NHƯỠNG
Khắc Tuế
Đoàn ca múa Quân đội nhân dân Việt Nam được Nhà nước cử đi dự Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ sáu tại Mátxcơva mùa hè năm 1957. Nhân dịp này, đoàn còn được đi thăm và biểu diễn ở bốn nước xã hội chủ nghĩa: Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên và Mông Cổ. Khi chúng tôi đang biểu diễn ở Bình Nhưỡng - Thủ đô của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, thì được tin Bác sẽ đến thăm đoàn.
Đại sứ quán Việt Nam ngự ở quả đồi phía tây Bình Nhưỡng. Chúng tôi được triệu tập đến đây để đón Bác. Đồng chí Đại sứ nhắc nhở đoàn: “Bác đến thăm Sứ quán và đoàn chỉ ít phút thôi, mong các đồng chí văn công chú ý giữ sức khỏe cho Bác!”. Sau mấy lời nhắc nhở ngắn gọn của đồng chí Đại sứ, chúng tôi, cả tám chục cán bộ và diễn viên cứ đăm
34
đăm nhìn con đường từ sứ quán dẫn ra quốc lộ để theo dõi đoàn xe của Bác, thì Bác đã xuất hiện ngay sau lưng mà không ai hay biết! Mấy người phát hiện được Bác trước thì cứ ú ớ như người bị “bóng đè” vậy, sau đó mọi người thấy Bác thì ồn ào náo nhiệt rồi chen nhau theo Bác lên lưng đồi, đến một nơi bằng phẳng, Bác quay lại đưa ngón tay trỏ lên miệng ra hiệu cho mọi người im lặng, rồi bảo: “Nào bây giờ các cô, các chú, ai có ý kiến gì phát biểu đi!”. Ca sĩ Đoàn Thiều nhanh nhảu: “Dạ thưa Bác, chúng cháu nghe tin Bác mới về phép phải không ạ?”. Mọi người xôn xao, cho rằng Thiều nói thế cợt nhả quá. Nhưng với tấm lòng độ lượng, Bác vuốt ve chòm râu trả lời: “Ừ, Bác mới ghé thăm quê”. Thấy Bác ôn hoà trả lời, được thể, đạo diễn Minh Tiến hỏi tiếp: “Thưa Bác cháu mới nghe tin, gần đây ở Liên Xô, ông Khơrútxốp bị đánh đổ, có thế nào xin Bác giải thích cho chúng cháu ạ?”. Mọi người cũng không đồng tình với Minh Tiến, vì Tiến đề cập một vấn đề quá lớn. Mặc dù vậy, Bác vẫn điềm đạm trả lời: “Thôi, việc này thì chú phải tự giải thích lấy thôi”. Minh Tiến lại gặng thêm, không hề quan tâm đến sự băn khoăn của cả đoàn: “Dạ thưa Bác, thế thì cháu không thể thông được ạ”. Lúc này Bác trở nên nghiêm nghị: “Thế thì phải học để mà thông, nếu không học thì lại thắc mắc là tại sao mặt trời mọc, rồi đến lúc mặt trời
35
lặn thì lại thắc mắc tại sao mặt trời lặn?”. Mở đường thoát cho Minh Tiến, Bác bèn nói: “Nào bây giờ các cô, các chú hát đi!”. Để tránh đùn đẩy nhau, Bác liền chỉ định: “Cô Thương Huyền hát đi!”. Chị Thương Huyền bị bất ngờ nên lúng túng: “Dạ thưa Bác, Bác bảo cháu hát bài gì ạ?”. Thấy chị Huyền lúng túng Bác liền nói vui: “Ơ kìa, có cái “tủ” nào thì cứ việc đem ra mà dùng chứ còn băn khoăn gì nữa?”. Thấy Bác vui vẻ, cởi mở, chị Thương Huyền hát luôn bài “Trống cơm”, đến đoạn kết của bài là “em nhớ thương ai, duyên nợ khách tang bồng”, Bác liền hỏi luôn: “Cô Huyền, duyên nợ khách tang bồng là gì?”. Chị Thương Huyền ngớ người ra, không trả lời được. Bác quay sang hỏi: “Thế chú Nhuận?” (nhạc sĩ Đỗ Nhuận), anh Nhuận cũng không trả lời được. Bác lại hỏi: “Thế chú Toàn?” (nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn), anh Toàn cũng không trả lời được... Đã đến giờ ra sân bay Bác đứng dậy và nói: “Thôi nhé, vui như thế đủ rồi, Bác đi đây. Các cô, các chú nhớ đoàn kết tốt, biểu diễn tốt”. Nói đoạn, Bác đi rất nhanh theo đồng chí cận vệ. Tất cả chúng tôi im phăng phắc, lưu luyến nhìn theo Bác.
Khi Bác đi rồi, nhiều anh chị em rất tiếc là không được chụp ảnh với Bác, vì phải giữ kỷ luật trật tự. Tuy vậy lần này nhạc sĩ Lê Lan cũng có công to: anh đã lia máy ảnh, bấm được nhiều kiểu, cho nhiều
36
người thay nhau vào ngồi, cúi, đứng bên cạnh Bác, trong quá trình Bác giao tiếp với đoàn.
Từ hôm gặp Bác ở Bình Nhưỡng, chúng tôi, ai nấy đều băn khoăn về “duyên nợ khách tang bồng?”. Rồi một hôm, tôi tìm đến nhà văn Tào Mạt (Đăng Thục) để anh cắt nghĩa cụm từ “duyên nợ khách tang bồng”. Anh Tào Mạt giảng giải: Tang là cây dâu tang, người ta lấy cây dâu tang làm cung để bắn, còn bồng là cây cỏ bồng làm mũi tên kẹp vào cây dâu tang mà bắn. Còn hai chữ duyên nợ thì thuở xưa người dân có duyên nợ với những người lính nơi biên ải, nên mới thành duyên nợ khách tang bồng vậy.
Bác Hồ rất vui mừng khi chúng tôi thấu hiểu nội dung bài “Trống cơm” dân ca quan họ Bắc Ninh.
37
DÙNG NGHỆ THUẬT
ĐỂ CÁC NƯỚC HIỂU NHÂN DÂN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM*
Thiếu tá Lê Giới từng là nữ diễn viên của Đoàn văn công Tổng cục Chính trị. Chị sinh ra ở miền quê quan họ và sớm mang trong mình năng khiếu với nghề múa. Năm 1954, lúc mới 14 tuổi bà nhập ngũ và vinh dự được cùng đơn vị về tiếp quản Thủ đô. Tháng giêng năm 1955, Hà Nội lộng lẫy cờ hoa, mừng mùa xuân đầu tiên trong không khí hòa bình, đồng thời cũng là mùa xuân nhân dân đón Đảng và Chính phủ cách mạng về Thủ đô. Tiếp sau đó là nghi lễ đón đại sứ các nước vào Việt Nam, thiết lập đại sứ quán tại Hà Nội, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Đoàn văn công Tổng cục Chính trị nhận nhiệm vụ quan trọng, được tham gia đón khách. Một lần, chị cầm trên tay chén rượu đi giao lưu với khách, bất ngờ được gặp Bác, chị hồi hộp lúng túng,
__________
* Ghi theo lời kể của Trần Thị Tuyết.
38
chưa biết thực hiện nghi thức chào Bác thế nào, thì Bác bảo:
- Cháu bé, tiếp khách chu đáo cho Bác nhé! - Thưa Bác, vâng ạ!
Trả lời xong tim chị đập dồn dập, toàn thân nóng bừng, vừa vui mừng hạnh phúc, vừa lo lắng, một cảm xúc thân thương, rất kính yêu tràn ngập trong lòng. Bác mặc bộ quần áo kaki đã bạc màu, dáng người gầy, râu dài, hai mắt sáng, mặt rạng rỡ, bước đi rất nhanh. Hình ảnh ấy khắc ghi trong tâm chị không bao giờ phai.
Năm 1956, Đoàn văn công Tổng cục Chính trị ở trụ sở 17 Lý Nam Đế, một hôm Bác đến bất ngờ, đi từ phía sau. Bác kiểm tra nhà ăn, nhà bếp, khu sinh hoạt của đoàn rồi Bác mới ra sân nơi bộ đội tập hợp chờ Bác.
Bác thăm hỏi sức khỏe và hoàn cảnh gia đình từng người, rồi Bác dặn: "Các cháu phải giữ gìn vệ sinh, ăn ở sạch sẽ, cố gắng học tập, công tác, làm tròn nhiệm vụ Quân đội và Đảng giao cho…". Trưởng đoàn hứa với Bác: "Chúng cháu sẽ cố gắng phấn đấu, học tập, làm tốt lời dạy của Bác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ạ!".
Những tiếng vỗ tay kéo dài, chưa ngớt thì Bác đã vẫy chào ra về. Mọi người đi theo sau Bác, Bác quay lại hô: "Nghiêm", cả đơn vị đứng nghiêm tại chỗ. Bác
39
hô tiếp: "Đằng sau quay, đi đều bước". Khẩu lệnh của Bác, ai cũng răm rắp làm theo, khi quay lại thì Bác đã đi khuất.
Tháng 5-1957, Đoàn văn công Tổng Cục Chính trị thay mặt thanh niên Việt Nam đi dự Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới tại Liên Xô. Trước khi sang Liên Xô, đoàn dừng chân tại Triều Tiên để biểu diễn giao lưu. Tại đây, đoàn được gặp Bác, cả đoàn phấn khởi, chuẩn bị đi trước, đến sớm đón Bác. Khi tới nơi thì Bác đã mở cửa ra đón đoàn. Bác bảo:
- Hôm nay Bác đón các cô chú…
Cả đoàn vừa mừng vừa lo vì sự chậm trễ của mình, nhưng Bác rất vui, không trách cứ mà nói: - Bây giờ Bác cháu ta nói chuyện nhé!
Bác dẫn đoàn tới quả đồi phía sau Đại sứ quán và mời mọi người ngồi xuống cỏ, Bác cũng bỏ dép cao su ngồi trên cỏ. Câu chuyện được bắt đầu bằng lời dặn: "Đất nước ta đã hòa bình, các cháu vinh dự được thay mặt cho thanh niên cả nước, đi dự Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới, là đại biểu đại diện cho đất nước và dân tộc Việt Nam, thì các cháu phải dùng nghệ thuật để tỏ rõ cho nhân dân các nước hiểu được nhân dân Việt Nam mình".
Trưởng đoàn chưa kịp đáp lời thì Bác hỏi luôn: "Chương trình của các cháu mang đi những tiết mục gì, nhiều tủ mới không?". Trưởng đoàn trả lời: "Thưa
40
Bác, chúng cháu có múa sạp, múa nón, múa cồng chiêng, hát hợp xướng Giải phóng Điện Biên và một số tiết mục khác cũng đặc sắc ạ!". Nghe xong Bác bảo: "Cứ nhiều tiết mục hay thế là tốt. Bác chúc các cháu đạt thành tích cao nhất". Rồi Bác giơ ra một chiếc khăn rất đẹp và nói: "Bác có cái khăn quàng đỏ, làm phần thưởng cho cháu nào xuất sắc trong chuyến công tác này. Ai bé nhất đoàn thì lên đây Bác quàng vào cổ cho".
Mọi người xôn xao giục: "Lê Giới bé nhất, lên đi, nhanh lên…”. Chị đứng dậy đi về phía Bác, Bác quàng khăn vào cổ người chiến sĩ trẻ và nói: "Chúc cháu đạt thành tích xuất sắc nhé!". Lê Giới thưa: "Cháu sẽ cố gắng ạ!". Nói rồi, Bác khoác tay Lê Giới chụp ảnh.
Bức ảnh ấy được nghệ sĩ Lê Giới phóng to, treo trịnh trọng giữa nhà. Bà bảo: "Tôi đã nhiều lần đứng ngắm bức ảnh Bác suốt nửa thế kỷ qua vẫn thấy đẹp như mới" và luôn nhớ những câu chuyện về Bác để nhắc nhở bản thân mình luôn phấn đấu sống khỏe, sống vui và sống có ích cho gia đình và xã hội.
41
BÁC HỒ MÚA NÓN
Khắc Tuế
Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị đang thâm nhập thực tế tại Sư đoàn 305 đóng quân ở vùng Đền Hùng. Qua Đài Tiếng nói Việt Nam, được biết tin Tổng thống Ấn Độ sẽ sang thăm Việt Nam trong thời gian sắp tới. Hai ngày sau đó, chúng tôi nhận được lệnh của cấp trên về Hà Nội ngay để biểu diễn phục vụ khách nước ngoài. Chúng tôi đoán già đoán non: Dịp này chắc lại được gặp Bác đây. Ôi! Cứ nghĩ đến được gặp Bác thì ai cũng như ai, lòng dạ cứ bồn chồn. Trong đoàn chúng tôi, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau: Người thì đã được trực tiếp gặp Bác đôi lần, người thì chỉ được đứng đằng xa nhìn Bác, còn phần đông là nghe đồng đội kể lại. Nhưng tựu trung lại, tất cả, tất cả ai ai cũng muốn được gặp Bác.
Vào một chiều hè oi ả, chúng tôi đến nhận sân khấu ngoài trời được đặt tại sân sau của Bắc Bộ Phủ. Theo các đồng chí trong Ban tổ chức nói lại thì Bác muốn biểu diễn ở ngoài trời cho thân mật, lại mát mẻ.
42
Vì trời oi bức nên chúng tôi tùy nghi, ngồi, đứng hóa trang ở khắp nơi trong sân. Các đồng chí bảo vệ đến, yêu cầu mọi người tập trung lại và phục trang, đạo cụ cũng phải tập trung để tiện cho công tác bảo vệ. Đồng chí bảo vệ đang làm nhiệm vụ thì có mấy tiếng hô thất thanh: Bác, Bác đến! Mọi người còn chưa định thần thì Bác hỏi luôn: “Nào hôm nay các cháu có cái “tủ” nào đem ra diễn đấy?”. Nói đoạn, Bác bước đến chỗ để đạo cụ, cầm một chiếc nón. Hai tay Bác nâng chiếc nón để phía sau gáy, ưỡn ngực rất điệu đà, khuỵu chân nghiêng bên phải, nghiêng bên trái và nói: “Thế này chứ gì?”. Mọi người cười thích thú và cũng hết sức ngạc nhiên về tài bắt chước của Bác! Động tác của Bác rất thành thục, chuyên nghiệp. Cả đoàn chúng tôi đang định lại gần Bác thì đồng chí cận vệ mời Bác lên tiếp khách. Bác nhẹ nhàng đi lên cùng đồng chí cận vệ, song không quên quay lại vẫy tay: “Biểu diễn cho tốt đấy nhé!”.
Trong buổi biểu diễn đó với chúng tôi, thật không còn sung sướng nào bằng, khi đứng trên sân khấu được nhìn thấy Bác, vẫn bộ quần áo kaki bạc màu, vẫn đôi dép cao su giản dị. Đôi mắt Bác sáng ngời với chòm râu và mái tóc bạc phơ. Ôi, đẹp quá, đẹp như một ông tiên! Bác nhìn chúng tôi rất chăm chú và say sưa, hiền từ và cởi mở, làm cho chúng tôi lại càng tự tin! Diễn càng say sưa hơn. Thỉnh thoảng Bác lại
43
quay sang ngài Tổng thống Ấn Độ giải thích về nội dung và người biểu diễn.
Khi cuộc biểu diễn kết thúc Bác và khách lên tặng cho đoàn lẵng hoa lớn. Nhận thấy đây là một thời cơ hiếm có, anh chị em đã tranh thủ từng tốp thay nhau đứng cạnh Bác để chụp ảnh. Thấu hiểu sự khao khát của chúng tôi, Bác hiền từ độ lượng cho chúng tôi chen lấn thoải mái. Tuy nhiên, Bác cũng nhắc: “Đừng có chen dữ quá làm ngã khách và Bác đấy!”. Cũng vì đông quá nên Bác nói: “Thôi, chụp chung một kiểu rồi giải tán để khách còn nghỉ!”. Rồi Bác quay sang mời Tổng thống bạn đi cùng Bác.
Giữ nghiêm kỷ luật, chúng tôi không ai chạy theo Bác, chỉ luyến tiếc nhìn theo Bác bước vào trong nhà Bắc Bộ Phủ.
44
AI BÁO CÁO VỚI BÁC ĐÂY?
Khắc tuế
Cuối năm 1960, Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị được Nhà nước cử đi thăm và biểu diễn ở nước Cộng hoà Inđônêxia. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ, đoàn được mang danh hiệu là: Đoàn văn hoá nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Do danh hiệu lớn như thế nên đoàn được nhiều cán bộ cấp cao phụ trách như: Ông Hoàng Minh Giám - Bộ trưởng Bộ Văn hoá làm Trưởng đoàn, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật làm Phó đoàn, ông Trần Văn Phác - Cục phó Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm Tổng thư ký, nhạc sĩ Lương Ngọc Trác - Trưởng đoàn ca múa quân đội làm Chỉ đạo nghệ thuật.
Trong quá trình chuẩn bị chương trình biểu diễn, Bác gợi ý: nên có một tiết mục dành riêng tặng Tổng thống Xucácnô. Tuy là gợi ý nhưng thực ra đây là một ý tưởng lớn, nó thể hiện mối quan hệ
45
ngoại giao giữa hai nước, mối quan hệ giữa hai vị đứng đầu hai quốc gia.
Thấm nhuần ý tưởng lớn này, Ban lãnh đạo đoàn đã giao cho biên đạo múa Trọng Lanh đạo diễn một tiết mục theo gợi ý của Bác.
Trọng Lanh đã khôn khéo chọn điệu múa dân gian miền Trung “Sắc bùa” để biên đạo lại, với tám cô gái và một ông già. Ông già đi trước, tám cô gái đi sau, đi gõ cửa chúc mừng các gia đình năm mới. Điệu múa đầy chất dân gian: dịu dàng, sôi nổi và điệu nghệ giữa ông già và các cháu gái trẻ trung, xinh đẹp.
Khi sang biểu diễn đêm đầu tiên tại cung Bô Go dành riêng cho Tổng thống Xucácnô và gia đình Tổng thống, điệu múa “Sắc bùa” được giới thiệu là: Món quà đặc biệt của Bác Hồ thân tặng Bung Cácnô (anh cả Cácnô). Tổng thống Xucácnô rất xúc động về nghĩa cử của Bác Hồ. Khi điệu múa kết thúc, Bung Cácnô đã lên sân khấu ôm lấy ông già “Sắc bùa” và nói bằng tiếng Việt: “Cảm ơn Bác Hồ”.
Hôm sau, các báo hằng ngày của Giacácta đăng bình luận về chương trình biểu diễn quá đặc sắc của đoàn văn hóa Việt Nam, trong đó nêu bật điệu múa “Sắc bùa” - một tác phẩm vũ đạo không thể bình luận, vì đó là món quà Bác Hồ dành riêng cho Bung Cácnô! - món quà tình nghĩa anh em giữa hai vị lãnh tụ Việt Nam và Inđônêxia.
46
Để cảm ơn đêm diễn đặc sắc của đoàn dành riêng cho Tổng thống Xucácnô, Tổng thống đã tổ chức đêm múa rối “Roayăngculít”, loại hình nghệ thuật riêng của Inđônêxia để chiêu đãi đoàn tại Phủ Tổng thống.
Trong quá trình thăm và biểu diễn tại Inđônêxia, Tổng thống Xucácnô đã trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức nơi diễn, nơi ăn, ở, đi lại phải thật chu đáo. Khi đi diễn ở đảo du lịch Bali phải được đi máy bay chứ không đi tàu thuỷ để tránh say sóng. Khi ăn ở khách sạn thì phải được ăn ngon, ăn đủ. Thế là, chúng tôi đã thực sự trở thành những người anh em của Bung Cácnô. Cũng nhờ đó cuộc lưu diễn của Đoàn văn hoá Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thành công mỹ mãn trên đất nước Inđônêxia.
Rời Inđônêxia trở về nước, đúng vào mùa xuân 1961 nhà thơ Tố Hữu đến thăm và chúc mừng chuyến đi thắng lợi của đoàn, ông đọc bài thơ “Bài ca mùa xuân 1961” cho đoàn nghe, ông cũng “dự báo” Bác sẽ có buổi gặp đoàn sau chuyến đi này, nhưng chưa có lịch cụ thể. Thế là chúng tôi hy vọng, chúng tôi đợi chờ, chúng tôi thắc thỏm...
Một tuần sau, vào một buổi tối, đoàn được ông Tổng thư ký Văn Phác báo tin: “Sáng mai Bác sẽ gặp đoàn. Rút kinh nghiệm lần gặp Bác ở Bình Nhưỡng, có nhiều ý kiến hỏi làm phiền lòng Bác, lần này, chúng ta chỉ có nhiệm vụ báo cáo với Bác thôi. Tôi cử
47
một nam là đồng chí Khắc Tuế là đội trưởng múa, lại là người sắm vai ông già trong điệu múa “Sắc bùa”, còn nữ thì đồng chí Thanh Trúc, cũng là đại diện cho các diễn viên miền Nam luôn”.
Sau khi được ông Văn Phác giao nhiệm vụ, tôi và Thanh Trúc bàn với nhau xem ai nói gì kẻo lại trùng nhau. Tôi chủ động gợi ý cho Thanh Trúc báo cáo với Bác chuyên đề phụ nữ, như: trong đoàn có hai nữ chiến sĩ Điện Biên là diễn viên múa, một đơn ca người dân tộc Ba Na, một nữ đơn ca nữa là người Nam Bộ, v.v. cả hai chúng tôi được quy định mỗi người nói trong phạm vi năm phút.
Sáng hôm sau, cả đoàn khấp khởi bước vào phòng gương Phủ Chủ tịch, chúng tôi thấy các vị lãnh đạo đoàn: Hoàng Minh Giám, Lưu Hữu Phước, Văn Phác đã ngồi chờ Bác và đoàn. Lúc này không khí quá trang nghiêm, mọi người ngồi không nhúc nhích, riêng tôi và Thanh Trúc đang ngồi bên nhau nhẩm nhẩm lời nói thì Bác xuất hiện. Toàn đoàn đứng dậy vỗ tay. Bác ra hiệu cho mọi người ngồi xuống, rồi nói ngay: “Nào, bây giờ ai báo cáo với Bác đây?”. Tôi đứng dậy, từ tốn: “Thưa Bác! đoàn chúng cháu vừa rồi đi theo dấu chân của Bác trên đất nước Inđônêxia, được thừa hưởng danh thơm của Bác, nên nhân dân và Tổng thống nước bạn chăm lo cho đoàn rất chu đáo”. Sau khi nghe báo cáo, Bác liền bảo: “Thôi, như thế là
48
được rồi. Đấy, có hoa, có chuối, cháu ưng thứ nào thì lấy”. Tôi nghĩ chẳng mấy khi được Bác cho quà, nên lấy cả hai thứ. Bác lại hỏi: “Còn cháu nào nữa?”. Thanh Trúc đứng lên, nhỏ nhẹ và rành mạch thưa với Bác về những thành tích của các chị em. Thấy Trúc hơi lúng túng, Bác liền động viên: “Cứ bình tĩnh! Coi như Bác là khán giả đang xem cháu biểu diễn, không việc gì mà sợ”. Thế là Thanh Trúc cũng dần trở lại bình tĩnh, nhưng nói vội cho xong. Bác bảo: “Cháu gái thì được lấy kẹo và hoa, tuỳ ý chọn”. Trúc cũng lại lấy luôn cả hoa lẫn kẹo. Bác lại hỏi: “Còn cháu nào phát biểu nữa nào?”. Diễn viên độc tấu nói - Văn Thắng giơ tay: “Cháu xin độc tấu nói để Bác nghe bài “Vì nông trường ngày mai”, bài này đã được khán giả khen ạ”. Mọi người ồn ào, can Văn Thắng không nên diễn tấu bài ấy vì dài quá. Khi mọi người đang bàn tán xì xào thì Bác bảo: “Các cháu cứ để cho cháu ấy diễn thì có phải bây giờ xong rồi không? Thôi, cháu cứ diễn đi!”.
Thế là Văn Thắng thể hiện rất say xưa. Được Bác chăm chú theo dõi nên anh diễn càng nhiệt tình hơn. Trong bài độc tấu có đoạn nói về quan hệ giữa một chiến sĩ Điện Biên với người bác ruột ở quê. Khi người chiến sĩ đang băn khoăn giữa việc giải ngũ với việc làm nông trường, người chiến sĩ hỏi ông bác: “Vậy việc này bác nghĩ giúp cháu xem sao?”. Ông bác
49
lưỡng lự trả lời: “Việc này tuỳ cháu, bây giờ bác già rồi sinh ra lẩm cẩm”. Bác Hồ chen ngang: “Chưa chắc!”. Cả đoàn vỗ tay hoan hô, vì sự phản ứng nhạy cảm của Bác. Đúng lúc ấy, Tổng thư ký Văn Phác đứng lên thay mặt Trưởng đoàn Hoàng Minh Giám và toàn đoàn cảm ơn Bác. Bác lại nhắc: “Có kẹo, có chuối đấy, các cháu ăn không hết thì lấy phần cho người ở nhà”. Nói đoạn, Bác hô hát bài “Kết đoàn” rồi vẫy tay bước ra khỏi phòng khách.
50
NHỚ MÃI HÌNH ẢNH
ĐÔI MẮT BÁC HỒ CƯỜI
Nghệ sĩ ưu tú Tạ Hà Té
Tôi là người dân tộc Giáy - một tộc người thiểu số trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Khi còn trẻ, tôi là một diễn viên solist múa của Đoàn văn công, nay là Đoàn ca múa nhạc tỉnh Lào Cai - một tỉnh miền núi, nằm ở vùng biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc. Trong cuộc đời diễn viên, tôi đã có một vinh dự đặc biệt, một niềm hạnh phúc lớn lao mà không phải ai cũng có được, đó là được biểu diễn phục vụ Bác Hồ, được Bác khen ngợi, chỉ bảo, thưởng kẹo và được chụp ảnh cùng Bác.
Vào đầu năm 1962, Đoàn chúng tôi về Hà Nội dự hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc. Trong hội diễn này chúng tôi đạt Huy chương Vàng về múa. Đây là niềm vui lớn đối với tôi, nhưng không thể ngờ sau đó lại có một niềm vui khác, một vinh dự gấp bội phần mà tôi, cũng như anh chị em trong đoàn không ai nghĩ tới.
51
Buổi sáng hôm đó, lãnh đạo tập hợp chúng tôi lại và thông báo đoàn chúng tôi là đoàn duy nhất ở hội diễn được chọn vào phục vụ Bác Hồ nhân dịp Bác tiếp phu nhân Tổng thống Inđônêxia Xucácnô sang thăm Việt Nam.
Nghe thông báo chúng tôi cứ ngẩn người ra. Thật là không ai có thể nghĩ rằng mình lại có được vinh dự lớn lao và hạnh phúc đến vậy. Mọi người cứ tự hỏi tại sao Bác không chọn các đoàn lớn như Đoàn ca múa nhạc Trung ương hoặc các đoàn của Hà Nội, Hải Phòng… mà lại chọn Đoàn ca múa nhạc của một tỉnh miền núi chúng tôi. Phải chăng đây chính là tấm lòng thương yêu của Bác đối với đồng bào các dân tộc thiểu số chúng tôi!
Chúng tôi náo nức tập luyện lại các tiết mục thật kỹ càng và cẩn thận.
Ngày vui ấy cũng đã đến. Chúng tôi được đưa đến Phủ Chủ tịch vào buổi chiều. Mọi người ai nấy nhanh chóng chuẩn bị phần việc của mình. Tổ múa chúng tôi hóa trang xong liền nhanh chóng đi lên hội trường. Khi vừa bước chân ra khỏi phòng hóa trang thì bất ngờ một chiếc xe hơi xuất hiện trước cổng rồi từ từ lăn bánh vào sân. Cửa xe mở ra, Bác Hồ khoan thai bước ra và nhanh nhẹn đi vào nhà. Quá bất ngờ, tôi và mọi người chỉ thốt lên được mấy câu "Ơ, Bác!",
52
"Ơ, Bác Hồ!", thế rồi cứ đứng như trời trồng, chân tay luống cuống không biết làm gì nữa.
Bác đi về phía chúng tôi và giơ tay vẫy mọi người lại gần. Chúng tôi vui quá quên hết cả lễ nghi, phép tắc khi gặp lãnh đạo, mấy anh chị em chạy đến bên Bác, miệng líu ríu "Bác Hồ!", "Bác Hồ!". Người thì nắm tay Bác, người thì níu áo, cố đi sát vào Bác, ríu rít như đàn con mừng đón cha mẹ ở xa về. Có người còn vô ý làm vướng chân Bác nên các cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ vội nhắc nhở ngay "Ấy, anh em phải trật tự để Bác đi chứ!". Bác cất tiếng hiền từ hỏi: "Thế nào, hôm nay các cháu có nhiều "tủ" mới không?".
Mấy anh chị em chúng tôi phần vì quá trẻ, phần vì là người dân tộc thiểu số nói tiếng Kinh còn chưa thạo, chưa hiểu được hết nghĩa hóm hỉnh của từ "tủ" nên chẳng ai biết trả lời ra sao. May quá lúc ấy có ông Tiển - Trưởng đoàn, đồng thời là Phó Giám đốc Ty Văn hóa Lào Cai đi đằng sau đỡ lời: "Dạ, thưa Bác có ạ!".
Trong buổi biểu diễn, tôi để ý thấy Bác vui lắm, sau mỗi tiết mục Bác đều vỗ tay động viên và cười rất sảng khoái. Phần tôi được phân công biểu diễn tiết mục "Trên đường về bản" phản ánh đời sống thanh bình, hạnh phúc của nhân dân ở một bản vùng cao. Khi tiết mục kết thúc, tôi đứng cúi chào khán giả và khi bước vào phía cánh gà sân khấu thì bất ngờ ngã
53
xuống sàn do sàn diễn trơn bóng. Hoảng quá tôi chẳng kịp làm gì cứ ngồi yên một lúc. Tôi đưa mắt nhìn quanh thì thấy Bác cũng đang nhìn tôi với nụ cười động viên, khích lệ. Tôi cứ nhớ mãi hình ảnh đôi mắt Bác Hồ khi Bác cười, đôi mắt hiền từ, bao dung và ấm áp biết bao. Sau này khi đọc thơ của Tố Hữu, tôi mới thấm thía mãi câu:
"Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh
Ôi người Cha, đôi mắt Mẹ hiền sao".
Sau buổi diễn, Bác cho gọi Đoàn chúng tôi ở lại. Bác khen ngợi các tiết mục mang được bản sắc dân tộc của miền núi. Bác còn căn dặn phải có nhiều tiết mục hay hơn nữa để phục vụ đồng bào tốt hơn. Sau đó, Bác chụp ảnh cùng mọi người trong cả Đoàn. Mọi người ríu rít, ai cũng muốn ngồi gần Bác nhất. Tôi cũng vậy, lúc đầu tôi ngồi ngay sát cánh tay phải của Bác nhưng rồi sau mấy anh em chen lấn nên phải lùi về phía sau lưng Bác. Tuy nhiên tôi cũng ngó đầu qua phía vai phải của Bác với hy vọng mặt mình được rõ hơn trong ảnh.
Sau phần chụp ảnh, Bác chia kẹo cho mọi người, Bác bảo mọi người cùng hát bài “Kết đoàn” theo nhịp tay của Người rồi Bác từ từ cùng với khách ra về. Chúng tôi vừa hát vừa nhìn theo cho đến khi Bác khuất hẳn ở phía cửa hội trường mới thôi.
54
Với tôi, buổi biểu diễn phục vụ Bác Hồ hôm đó là một điểm son trong cuộc đời diễn viên của mình. Đó là một niềm hạnh phúc, một vinh dự lớn lao không gì có thể so sánh được.
Thời gian trôi qua đã lâu nhưng những hình ảnh về đôi mắt Bác Hồ cười vẫn không hề phai nhạt trong tôi. Đôi mắt Bác vẫn theo sát tôi, động viên, nâng đỡ tôi những lúc tôi gặp khó khăn.
Những lúc như vậy, tôi lại nhớ đến đoạn kết bài thơ "Bác ơi" của nhà thơ Tố Hữu như một lời tựa nhắn nhủ mình:
"Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn".
55
BÁC ĐỐI VỚI TÔI LÀ TẤT CẢ*
Một chiều thu nắng đẹp, ba chúng tôi: Linh Nhâm, Minh Nguyệt và tôi - Tường Vy được vào thăm Bác ở Phủ Chủ tịch. Khi bước vào khuôn viên nhà Bác thì trời đã chập choạng tối, những đàn chim bay về đậu trên các lùm cây rất thanh bình. Bác đang ngồi ở cầu ao cho cá ăn, những con cá màu sắc sặc sỡ chen nhau tranh mồi trông rất vui mắt. Thấy chúng tôi, Bác rất mừng, bỏ cái rá thức ăn cho cá xuống rồi đứng nghiêm giơ tay kiểu chào quân sự. Bác nói: "Ngồi xuống đây, thế ở đoàn các cháu có nuôi cá không ?". "Dạ thưa Bác, chúng cháu không nuôi cá vì không có ao". Bác bảo: “Vậy thì về đào ao rồi Bác bán cá giống cho, cứ mua hai con Bác cho một con! Hôm nay Bác mời các cháu xem phim, bây giờ chưa đến giờ, Bác cháu ta đi dạo một lát". Bác kẹp tay tôi và Linh Nhâm vào hai bên nách còn Minh Nguyệt đi ở bên. Bác hỏi: "Tường Vy hát giọng gì?" - "Dạ cháu hát giọng Sôpơrannô". Bác bảo: “À giọng nữ cao, thế __________
* Ghi theo lời kể của Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vy.
56
Linh Nhâm?”- “Dạ thưa Bác cháu hát giọng Métdôantô”. Bác bảo: “À thế là giọng nữ trung, thế còn Minh Nguyệt?” - “Dạ thưa Bác cháu giọng Sôpơrannô ạ"- “À thế cũng giống giọng Tường Vy”. Bác bảo: “Bác cũng có một anh hát giọng Baritông (nam trung). Nào các cháu đi theo Bác tới lùm cây kia sẽ rõ”. Chúng tôi hồi hộp nghĩ sẽ gặp một thanh niên trai tráng, khoẻ mạnh không ngờ đến nơi thì nghe thấy giọng ồm oàm của một chú ếch vang vào không trung sâu thẳm của chiều thu vắng lặng giữa khuôn viên Phủ Chủ tịch. Bác hóm hỉnh bảo: ““Ca sĩ” ấy nặng hơn hai cân, của nhân dân Cuba tặng Bác đấy. Hôm nào anh chàng cũng luyện giọng vào giờ này rất chăm chỉ và đều đặn”. Đến lúc đó, trời đã tắt nắng, chiều thu hơi se lạnh, chú Vũ Kỳ tay cầm chiếc khăn len dài và nói “Tường Vy mời Bác quàng khăn đi!”. Tôi cầm khăn vội bước lên mấy bước rồi quay lại, mời Bác quàng khăn. Bác bảo: “Thế sao đồng chí không quàng mà bắt tôi quàng?”. Tôi thưa với Bác là tôi còn trẻ. Bác bảo: “Thế đồng chí tưởng tôi già rồi à?”. Ôi! Bác thật dí dỏm, hiền từ và dễ gần quá!
Một lần khác, tôi cũng được Bác nhắn vào cho xem phim, đó là cuốn phim của Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên nói về sự trưởng thành của một nghệ sĩ nhân dân. Trước khi xem phim, tôi được Bác cho lên phòng làm việc của Bác. Tôi thấy Bác dùng
57
hai loại bút: một loại bút ngòi cứng viết chữ quốc ngữ, một loại bút lông viết chữ nho. Cầm trang giấy viết chữ nho Bác hỏi tôi có biết loại chữ này không. Lần từng chữ trên trang giấy của Bác, tôi chỉ ra được ba chữ Nhân, Đại và Trung - ba chữ nét đơn giản và dễ nhớ nhất. Bác cười và bảo: “Thế chỉ biết có ba chữ thôi à? Bây giờ các cháu có điều kiện thì chịu khó mà học. Ngày xưa Bác cũng học mót từng chữ một. Khi đi làm thuê cho người ta ở trên tàu biển, Bác cũng phải học cóp nhặt, cứ mỗi khi mặt trời thức dậy, Bác lại viết lên tay năm bảy từ, rồi lo làm lụng quét dọn, rửa chén bát xong, đến khi mặt trời đi ngủ, lại giở mấy chữ ấy ra ngẫm cho thuộc hết. Bây giờ bé phải học ngoại ngữ cho tốt vào để biết các thứ tiếng của các nước mà hát cho họ nghe thì họ vui thích biết mấy! Vừa qua, Bác đi thăm Liên Xô và các nước Đông Âu, các nghệ sĩ của họ cũng hát cho Bác nghe mấy bài dân ca Việt Nam như “Trống cơm”, “Trèo lên quán dốc”, họ hát tiếng Việt lơ lớ thôi nhưng vui lắm”. Nghe lời Bác, tôi cũng đã ra sức học bài hát của các nước như: Nga, Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, v.v.. Cố gắng học phong cách và phương pháp phát âm của các nước cho thật chuẩn. Khi các phái đoàn Chính phủ Ấn Độ, Bungari sang, tôi cũng đã hát bằng tiếng của họ, rất được hoan nghênh. Có lần Bác chuẩn bị tiếp phái đoàn hòa
58
bình Pháp, trong đó có anh Hăngri Máctanh và chị Ray Môngđiêng. Bác hỏi: “Tường Vy có biết hát bài hát Pháp không?”. Tôi báo cáo với Bác là có biết hát bài hát dân ca Pháp “La Noócđơmăngđi". Bác bảo: “Thế thì tốt quá rồi, bài hát này là của quê hương anh Hăngri Máctanh đấy, tuần sau khi đón họ, cháu nhớ hát bài này nhé!”. Thế rồi tôi hát ngay cho Bác nghe để Bác sửa cách phát âm, Bác sửa cho tôi cách phát âm chữ R với G cho thật chuẩn tiếng Pháp. Tuần lễ sau đó, tôi được cùng Bác đón chị Ray Môngđiêng và anh Hăngri Máctanh, đã hát cho họ nghe bài dân ca Pháp được các anh, chị ấy hết sức khen ngợi.
Một lần khác, tôi được gọi đến Phủ Chủ tịch để chuẩn bị đón Chủ tịch Kim Nhật Thành - Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Đây là cuộc đón tiếp nội bộ, không đi theo con đường ngoại giao chính thức nhà nước. Tôi vừa đến nơi thì chú Vũ Kỳ đưa cho một bó hoa tươi rồi bảo: “Em đứng dậy, khi nào thấy chiếc ôtô màu trắng xuất hiện ở cạnh lùm cây kia thì em tặng hoa cho bác Kim nhé!”. Chiếc ôtô dừng lại, một người cao lớn mặc bộ đồ trắng trông rất đẹp bước ra, tôi vội chạy ra tặng hoa cho bác Kim. Bác Hồ và Bác Kim ôm hôn nhau thắm thiết. Tối hôm đó, Bác Hồ chiêu đãi bác Kim có tính chất gia đình nên anh chị em trong Phủ Chủ tịch chuẩn bị
59
bàn ghế rất tấp nập, tôi cũng được tham gia vào việc này. Lúc chúng tôi đang sửa soạn, dọn dẹp thì Bác xuống kiểm tra. Thấy chúng tôi để bàn ghế rất ngay ngắn, Bác bảo: Các cháu đừng kê bàn ghế ngay ngắn như thế này, mà phải kê ghế nghiêng để khách vào ngồi không phải kéo ghế, gây ồn. Còn rót rượu thì không được rót đầy, cầm chai thì phải cầm như thế này, v.v.. Bữa cơm tiếp bác Kim Nhật Thành hôm ấy rất vui. Tôi cũng tham gia hát một bài dân ca Triều Tiên - “Ninh Biên”, sau khi hát xong, Bác Hồ hỏi Bác Kim: “Đồng chí nghe có hiểu gì không?”. Bác Kim gật đầu giơ ngón tay cái lên và gật đầu nhẹ nhiều lần. Bác Hồ bảo: “Tôi chỉ sợ cô ấy hát tiếng Triều Tiên ra tiếng Việt Nam”. Rồi hai Bác cùng cười rất vui.
Một lần khác, vào năm 1962, tôi thi đỗ vào Trường Nhạc Việt Nam. Hồi ấy, đời sống kinh tế rất khó khăn, bữa cơm chỉ có rau với nước mắm, thậm chí có hôm chỉ có muối. Ngày ấy, chúng tôi có một câu đùa: nếu ai lơ mơ thì cho vào Trường Nhạc cho biết thân. Ăn uống đã thiếu thốn, tôi lại có bầu, nên không giữ được, mới có bảy tháng đã sinh, được hai ngày thì cháu mất. Sau khi sinh cháu được mấy ngày thì chú Vũ Kỳ nhắn vào gặp Bác. Tôi đoán là việc sinh cháu của tôi không được “mẹ tròn con vuông” nên Bác cho gọi tôi vào để an ủi. Đúng thế thật! Khi tôi đến thì Bác đang tập thể dục - luyện tay bằng quả
60
tạ nhỏ. Bác bỏ quả tạ lên bàn bên cạnh rồi nhìn tôi với đôi mắt trìu mến, thương xót. Bác bảo: “Thế sao, cháu bé bị mất hả?”. Tôi thưa với Bác: “Đứa nhỏ bị mất rồi Bác ạ”. Rồi như một bác sĩ Bác lật mi mắt của tôi xem xét và bảo: Cháu thiếu nhiều máu lắm. Thôi thua keo này bày keo khác. Hãy cứ học xong đại học thanh nhạc đã, mà phải giữ gìn đừng đi biểu diễn vội, hãy nghỉ cho khỏe đã. Bác nhắc đi nhắc lại câu: “Đừng hát vội”. Bác quay sang cầm chai nước lọc rót nửa cốc đưa cho tôi và bảo: “À mà nghệ sĩ hát thì hay uống trà phải không?”. Tôi thưa với Bác: “Cháu uống nước lọc thôi ạ”. Đưa cốc nước lọc cho tôi Bác kể: “Ngày xưa bố Bác đi chấm thi ở Quy Nhơn, mẹ Bác ở nhà (ở Huế) đẻ em bé trai, sau đó mẹ Bác mất, Bác phải bế em bé đi xin sữa rồi cuối cùng em bé cũng không nuôi được”. Kể đến đây, Bác ứa nước mắt. Không biết nói gì hơn, quá xúc động tôi đã khóc, khóc nức nở. Đúng lúc ấy, chú Vũ Kỳ lên mời Bác và tôi xuống xem phim.
Một lần khác, nhạc sĩ Huy Thục đi chiến trường về, có sáng tác được bài hát nhan đề “Tiếng đàn Ta Lư”. Nhân dịp Hội nghị Trung ương, tôi được vào biểu diễn phục vụ Bác và Hội nghị bằng bài hát đó. Sau khi biểu diễn “Tiếng đàn Ta Lư”, Bác bảo: “Bài này hợp với giọng của cháu đấy, nó có thể trở thành tiết mục tốt”. Thế rồi “Tiếng đàn Ta Lư” đã thành tiết
61
mục “đinh” của Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị và bài hát đó sống với thời gian cho đến nay, gắn liền với tên tuổi của tôi. Tôi còn nhớ hôm đó Bác hỏi tôi: “Thế bây giờ cháu thích gì, có hoa, có kẹo muốn lấy thứ gì tuỳ ý”. Tôi thưa với Bác: “Cháu xin cả hoa lẫn kẹo”. Bác cười đôn hậu: “Tham thế!”. Kẹo thì tôi bỏ túi ăn dè, còn hoa thì ép mấy nhánh hồng vào quyển sổ. Sau buổi biểu diễn đó, đoàn chúng tôi hành quân ngay về Hải Phòng để phục vụ trận địa pháo, vì lúc này địch đánh rất dữ dội ở Hải Phòng.
Lại có một lần, tôi được vinh dự vào đọc báo phục vụ Bác. Lúc nghỉ, tôi hỏi Bác: “Bác ơi! Hồi trẻ Bác có yêu ai không?”. Lặng đi mấy giây, sau đó Bác lảng đi, hỏi: “Ơ, tờ báo của Bác ở đây đâu rồi, ai cầm đi đâu rồi nhỉ?”. Thấy Bác lảng tránh, tôi ân hận quá. Rồi tôi hỏi Bác, “Thưa Bác, Bác ngủ ở đây một mình có buồn không ạ?”. Bác bảo: “Hằng ngày Bác bận việc, tối về lại nghe đài, rồi dưới kia lại có chú bảo vệ nên cũng vui”. Tôi lại hỏi Bác “Nghe đài Bác có nghe tiếng con hát không?” - “Có chứ, có nghe thấy bài ca ngợi Bác Hồ “Tây Nguyên núi vút cao” đấy!”. Đó là bài tôi hát, tôi sung sướng nghẹn ngào vì sáng tác của tôi cũng được Bác theo dõi kỹ càng.
Bác lại kể chuyện, có một ông vua với anh xà ích, mỗi lần vua ra khỏi cung thì được dân chúng rất cung kính, anh xà ích về kể với vợ vẻ tự hào được dân
62
chúng chào. Một lần khác, anh xà ích một mình đánh xe ra ngoài cung thì chẳng được ai chào, anh về kể cho vợ chuyện này có vẻ buồn lắm. Cô vợ bảo người ta chào ông vua chứ chào gì anh. Câu chuyện Bác kể làm tôi giật mình liên tưởng đến việc mình được hoan nghênh là do Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị chứ riêng tôi thì cũng chẳng thể làm nên cơm cháo gì...
Trong cuộc đời tôi, từ ngày chập chững mới bước vào nghề cho đến lúc trưởng thành, trở thành một nghệ sĩ có tên tuổi, tôi đều được Bác chăm chút từ những tư tưởng lớn cho đến cuộc sống đời thường hằng ngày, chu đáo như một người cha. Đối với tôi Bác là tất cả.
63
NHữNG KỶ NIỆM VÔ GIÁ*
Vào những năm 1960, tôi vinh dự được nhiều lần vào biểu diễn phục vụ Bác Hồ và các cán bộ, nhân viên trong cơ quan Phủ Chủ tịch. Thời kỳ ấy cứ tối thứ bảy và chủ nhật, cơ quan thường tổ chức chiếu phim, Bác yêu cầu tôi hát cho anh chị em trong cơ quan cùng nghe. Được Bác chỉ đích danh, tôi sung sướng quá, đứng dậy hát liền mấy bài dân ca quan họ Bắc Ninh. Khi hát xong, Bác khen: “Giọng cháu tốt, cháu nên học ngâm thơ để có nhiều tiết mục phục vụ bộ đội”. Tôi trở về báo cáo việc này với nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và được các đồng chí lãnh đạo đơn vị hết lòng đồng tình, cổ vũ, tôi thêm vững tin bước vào lĩnh vực mới. Cứ mỗi lần đi phục vụ bộ đội, tôi tìm những bài thơ của anh em trên báo tường về nghiên cứu, nghiền ngẫm rồi phục vụ tại chỗ cho bộ đội nghe. Bước đầu được bộ đội hưởng ứng nhiệt tình, tôi càng cảm kích, phấn hứng bước thêm một bậc nữa là chọn những bài thơ của những tác giả chuyên
__________
* Ghi theo lời kể của Nghệ sĩ ưu tú Linh Nhâm.
64
nghiệp như bài thơ “Lá thư Bến Tre'” của nhà thơ Tố Hữu. Chọn một bài thơ đúng thời điểm cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của đồng bào miền Nam đang trên đà thắng lợi, cộng với sự loé sáng trong cung cách biểu diễn, có sự tìm tòi nên tôi được khán giả cổ vũ nhiệt tình. Tôi hồ hởi đem kết quả này về báo cáo với Bác: “Đây là lần đầu tiên trên sân khấu của Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị đưa vào một thể loại mới, đó là ngâm thơ. Nhờ ơn chỉ dẫn của Bác, cháu đã được bộ đội hoan nghênh và được đơn vị đánh giá là tốt. Cháu xin cảm ơn Bác!”. Tôi cảm ơn Bác đồng thời tôi ngâm cho Bác nghe bài thơ “Lá thư Bến Tre”, Bác khen “Thế là cháu biết ngâm thơ rồi đấy. Nhưng hơi thở của cháu còn ngắn lắm”. Bác liền đứng dậy làm thị phạm cho tôi, tôi ngơ ngác không thể ngờ được là Bác đã thấu hiểu phương pháp cơ bản của người diễn viên hát: Bác đứng thẳng người, đưa hai tay lên hoành cách mô, lấy hơi thật sâu, xong rồi ngừng lại một tý và thở ra thật chậm, Bác làm thị phạm y như một giáo viên dạy hát. Lúc đó tôi thoáng nghĩ: Bác đã từng đạp guồng xe nước và tát nước gầu đôi làm thị phạm cho nông dân thì việc này Bác cũng tìm hiểu cặn kẽ để động viên, thúc đẩy ngành nghệ thuật của chúng tôi. Được Bác chỉ đạo tận tình, chu đáo như thế cho nên khi về đơn vị, tôi ngày đêm miệt mài tìm tòi cách ngâm thơ sao cho hiệu quả nhất để
65
khỏi phụ lòng dạy dỗ của Bác. Tôi nghĩ: ở miền Bắc lúc này có hai giọng ngâm thơ khác nhau mà khá hấp dẫn, một là giọng ngâm thơ của Trần Thị Tuyết theo truyền thống chèo cổ, hai là giọng ngâm của Châu Loan theo giọng hò Huế. Tôi nghiên cứu đặc điểm của hai chị để rút ra cho mình một giọng điệu thứ ba - giọng thơ Linh Nhâm, với bài “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi" của Nam Hà và bài “Quê hương” của Giang Nam đã đưa tôi tới hạnh phúc của người nghệ sĩ mặc áo lính: được đồng bào và chiến sĩ cả nước đón nhận ở sân khấu Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị và trên làn sóng của Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam trong hai thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX.
Thỉnh thoảng những buổi sáng chủ nhật, tôi được đến đọc sách báo phục vụ Bác và được ăn cơm với Bác. Tôi nhớ mãi bữa cơm đầu tiên, khi bước vào phòng ăn, thấy một cái bàn xa hút, Bác ngồi ở tận cuối bàn cùng với một mâm cơm đã bày sẵn: Có thịt kho, thịt luộc, canh, cà và đặc biệt là có món tràng lợn. Khi ngồi ăn, Bác gắp cho tôi liên tục. Khi đã no, tôi để bát cơm xuống. Thấy tôi ăn chưa sạch bát, Bác nhắc tôi phải ăn cho hết, không được bỏ thừa dù chỉ là một hạt cơm, bởi những hạt cơm này là thành quả hai sương một nắng của người dân, mình ăn không được bỏ phí!. Trong cuộc đời còn non nớt của tôi, tôi
66
không thể tưởng tượng được Bác đã dành thời gian chăm lo cho một diễn viên bình thường như tôi chu đáo đến thế, ân cần đến thế.
Năm 1967, giặc Mỹ leo thang đánh ra miền Bắc bằng không quân rất dữ dội, đặc biệt là Khu bốn. Được lệnh của Tổng cục Chính trị, Đoàn chúng tôi chuẩn bị đi vào phục vụ tuyến lửa Khu bốn. Trước ngày lên đường, tôi vào biểu diễn báo cáo với Bác. Khi biểu diễn xong, Bác nói với chú Vũ Kỳ chuẩn bị cho tôi một lọ thuốc chống muỗi và Bác cho tôi một cái áo len cộc tay để chống lạnh.
Lúc cầm cái áo len từ tay Bác trao, tôi bùi ngùi ứa nước mắt vì tình cảm của một vị Chủ tịch nước dành cho một nghệ sĩ như tôi, Bác đã chăm lo theo đúng nghĩa đen là:
- Lo cho tôi có sự nghiệp.
- Lo cho tôi có bữa ăn.
- Lo cho tôi có áo mặc.
- Lo cho tôi có sức khoẻ để làm việc.
Đó là những kỷ niệm vô giá đối với một nghệ sĩ.
67
HOA CỦA BÁC HỒ*
Năm 1967, Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị chia làm ba bộ phận đi biểu diễn ở phía Nam. Bộ phận thứ nhất đi biểu diễn ở vùng Nam Lào, bộ phận thứ hai biểu diễn ở vùng Khe Sanh và bộ phận thứ ba biểu diễn ở vùng tây Khu bốn. Khi trở về Hà Nội, ba bộ phận xung kích nói trên đã tập trung hội diễn nhằm chọn lọc một chương trình chính thức để công diễn phục vụ bộ đội và nhân dân. Trong quá trình hội diễn thì được lệnh cấp trên vào biểu diễn phục vụ Bác Hồ. Khi đến nơi chúng tôi mới biết là biểu diễn phục vụ Hội nghị Bộ Chính trị. Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp... đã tề tựu với khán giả, sau đó Bác xuất hiện cùng đồng chí Vũ Kỳ. Lúc này Bác đã yếu rồi, Bác phải chống batoong, tuy nhiên Bác vẫn vui vẻ, hoạt bát. Bác bước lên ngồi ở hàng ghế đầu và quay lại giơ tay chào các đồng chí Bộ Chính trị. Tất cả đứng dậy chào Bác. Khi
__________
* Ghi theo lời kể của Nghệ sĩ ưu tú, Đại tá Hoàng Hà. 68
ngồi xuống ghế, như sực nhớ ra điều gì đó, Bác nhìn quanh một lúc rồi hỏi: “Chú Xuân Thủy ngồi đâu?”. Đồng chí Xuân Thủy đứng dậy: “Dạ, thưa Bác! Cháu đây ạ”. Bác kéo đồng chí Xuân Thủy lại gần Bác và bảo: “Chú ngồi đây với Bác!”. (Mãi sau này chúng tôi mới biết là hôm ấy Bộ Chính trị quyết định cử đồng chí Xuân Thủy làm Trưởng đoàn đàm phán của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Pari). Khi các vị quan khách đã an tọa, đồng chí Trưởng đoàn Lương Ngọc Trác báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động của đoàn, sau đó biểu diễn luôn. Từng tiết mục biểu diễn xong, Bác chỉ định từng người lên tặng hoa cho các nghệ sĩ trong đoàn. Khi Linh Nhâm ngâm thơ xong, Bác chỉ định đồng chí Phạm Văn Đồng lên tặng hoa. Thời gian này Bác đã yếu, đi lại khó khăn nên mỗi tiết mục Bác lại rút một bông hoa trong lọ hoa ở bàn của Bác, đưa cho một đồng chí trong Bộ Chính trị lên tặng hoa cho nghệ sĩ. Đến tiết mục Tường Vy hát bài “Tiếng đàn Ta Lư” Bác chỉ định đồng chí Lê Duẩn lên tặng hoa. “Tiếng đàn Ta Lư” là một tiết mục mới sáng tác của nhạc sĩ Huy Thục, cùng với múa “Ngọn đèn đứng gác” của Phạm Sỹ và một số tiết mục khác. Tuy nhiên, “Tiếng đàn Ta Lư” gây được chú ý mạnh mẽ nên Bác hỏi: ““Tiếng đàn Ta Lư” là của dân tộc nào?”. Nhạc sĩ Vũ Trọng Hối trả lời: “Thưa Bác của dân tộc Vân Kiều ạ”. Bác bảo: “Thế thì phải giới thiệu
69
là đàn “Ta Lư” là của dân tộc Vân Kiều, chứ không thì khán giả lầm tưởng của Nga”. “Tiếng đàn Ta Lư” mới “lọt lòng” đã được Bác Hồ quan tâm đặc biệt là như vậy! Cũng từ đấy, “Tiếng đàn Ta Lư” vang vọng cho đến ngày nay. Cũng từ đấy “Tiếng đàn Ta Lư” đã làm nên tên tuổi của nghệ sĩ Tường Vy.
Sau khi biểu diễn xong, chúng tôi xúm quanh Bác, Bác gọi: “Chú Kỳ đâu? Sao không tặng hoa cho các cháu?”. Đồng chí Vũ Kỳ báo cáo: “Thưa Bác, cơ quan đã chuẩn bị sẵn hoa rồi, hoa này ngắt ở vườn tươi nguyên đấy ạ”. Bác cầm bó hoa tặng cho đồng chí Lương Ngọc Trác, đại diện của đoàn và Bác nhắc nhở: “Lần này, các cháu mới đi chiến trường về, đã trải qua gian khổ nguy hiểm phục vụ bộ đội tốt, lại còn sáng tác được những bài ca, điệu múa hay, Bác khen ngợi các cháu”. Rồi Bác quay sang hỏi Đoàn trưởng Lương Ngọc Trác: “Có phải sau đây các cháu đi biểu diễn ở Hải Phòng không?”. Đồng chí Lương Ngọc Trác trả lời: “Dạ thưa phải. Hiện nay địch đánh bằng không quân ở Hải Phòng rất ác liệt. Các tàu của Liên Xô, Ba Lan, Bungari, v.v. mang hàng viện trợ cho ta, đoàn chúng cháu có nhiệm vụ đi phục vụ các bạn và các trận địa pháo ở Hải Phòng ạ”. Bác bảo: “Ừ, thế các cháu đi phục vụ cho tốt, nhớ giữ gìn sức khỏe và đi đến đâu nhớ cho Bác gửi lời hỏi thăm đồng bào và các chiến sĩ, Bác chúc tất cả đánh Mỹ cho tốt”.
70
Đồng chí Lương Ngọc Trác giao bó hoa của Bác cho đồng chí Hoàng Hà, đi dọc đường từ Hà Nội - Hải Phòng, đến trận địa pháo nào biểu diễn Hoàng Hà cũng rút một bông hoa tặng bộ đội và chuyển lời thăm hỏi “sốt dẻo” của Bác đến đồng bào và đồng chí Hải Phòng.
Thật không thể nào tả nổi sự xúc động của chúng tôi, những cán bộ và diễn viên, nhân viên của Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị, được Bác chăm lo và tin cậy! Nhờ có sự cổ vũ của Bác chúng tôi đã hiên ngang ngẩng cao đầu vượt qua trận đánh ác liệt của giặc Mỹ xuống Hải Phòng lúc 4 giờ sáng hôm sau. Một kỷ niệm không thể nào quên: Sau khi được gặp Bác, lại được tham gia một trận đánh Mỹ cùng với các chuyên gia thủy thủ của các nước bạn tại cảng và nhân dân thành phố Hải Phòng.
71
LÍNH LẠI BÊNH NHAU HẢ
Chu Khắc
Hôm ấy, tôi được lệnh đi phiên dịch cho anh Văn - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tiếp khách Nhật Bản. Anh Văn nói hôm nay Bác cũng đến, Bác cũng biết tiếng Nhật, nhưng cậu chỉ biết thế thôi. Còn cậu dịch cho tôi bằng tiếng Triều Tiên, mấy ông này cũng giỏi tiếng Triều Tiên.
Như vậy đây là lần thứ tư tôi được vinh dự đi phiên dịch cho anh Văn. Anh Văn cũng thừa hiểu trình độ của tôi không đủ sức chuyển ngữ những vấn đề phức tạp mà quanh đi quẩn lại chỉ là dịch tiếng sinh hoạt thôi. Cũng là do công tác bảo mật quân sự nên Đại tướng không muốn nhờ người ngoài quân đội, cũng có thể anh Văn đã quen cách chuyển ngữ của tôi nên anh chỉ cần ở mức giao tiếp với bạn, thăm hỏi đơn giản mà không phải hội đàm, ký kết gì phức tạp, hơn nữa người tiếp khách chủ yếu là Bác Hồ.
Trong khi chờ đợi, anh Văn tranh thủ tìm hiểu về tiếng Triều. Vốn là một thầy giáo giỏi về lịch sử
72
nên anh Văn biết ở châu Á có 4 nước dùng chữ Hán gồm Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên. Anh Văn cũng từng giảng giải cho mọi người về 4 cụ già người: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản có thể dự hội nghị bằng bút đàm với nhau. Cái khó là ngữ pháp, ngữ điệu các nước khác nhau, nhưng đơn từ thường gặp nhau ở gốc chữ Hán. Anh Văn hỏi tôi: "Cậu hãy ví dụ những từ tiếng Triều Tiên đồng âm đồng nghĩa với từ Việt Nam?". Vì đột ngột và cũng không để tâm nghiên cứu nên tôi chỉ ví dụ vội được mấy chữ như từ Việt Nam là “hoa” thì Triều Tiên cũng là “hoa”. Từ Việt là “hoan” thì Triều Tiên cũng là “hoan”. Từ Việt Nam là “than” thì Triều Tiên cũng là “than”. Triều Tiên gọi “xấc than” (thạch than - than đá) hay “mốc than” (mộc than - than gỗ mà ta vẫn thường gọi là than hoa). Anh Văn lại hỏi, tại sao tiếng Triều Tiên cứ nói xong một câu là nói “xưmnita”? Tôi thưa lại với anh Văn là động từ cuối câu, hoặc kết thúc một câu, một mệnh đề, thường là có chữ “xưmnita”. Anh Văn rất thích thú vì anh đã được giải tỏa nỗi thắc mắc bao lần tiếp xúc với bạn, cứ lúc lúc lại “xưmnita, nità…”. Cũng chỉ cần được giải đáp mấy từ và cách kết câu nói mà anh Văn phán đoán nhiều câu, nhiều ý không sai. Anh Văn bảo: "Bây giờ tôi chỉ có cách học ngoại ngữ kiểu ấy thôi".
73
Anh Văn đang hỏi tôi về cách phát âm của tiếng Triều thì đúng hẹn, Bác đến. Gặp anh Văn bao giờ Bác cũng nói vui, dù là công việc có quan trọng đến mấy. Bác hỏi anh Văn: "Mấy ông bạn này chú đã gặp lần nào chưa?".
- Dạ chưa.
- Hình như mình đã gặp ở đâu một vài lần. Thế còn chú thông ngôn này lại xuất hiện à, cũng biết cả tiếng Nhật Bản à?
- Dạ, có Bác biết tiếng Nhật rồi, cậu ấy chỉ dịch qua tiếng Triều Tiên thôi ạ.
- Ừ, cứ nói tiếng Triều, người Nhật cũng giỏi tiếng Triều lắm đấy! À mà này, lần trước Bác nói ngắn mà sao chú dịch dài thế, hay là không biết từ con nhộng nên cứ phải dịch vòng vo là con tằm nó...
Anh Văn thanh minh ngay với Bác: "Dạ thưa Bác, động từ cuối câu của tiếng Triều nó dài lắm ạ!". Bác Hồ nheo mắt: “À ra là lính các chú lại chủ tâm bênh nhau đấy hả!”.
74
MỘT LỜI ĐÁP KỲ TÀI*
Những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đoàn nghệ thuật Công an nhân dân vũ trang có nhiều tác phẩm múa của Nghệ sĩ Nhân dân Trần Minh rất độc đáo, phản ánh rất sát thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: "Tay chài vai súng", "Ong vò vẽ", "Lựu đạn gỗ", "Rừng thương núi nhớ", "Chặng đường biên giới", v.v..
Những tác phẩm múa này không chỉ được khán giả Việt Nam mà cả khán giả thế giới cũng thích thú đón nhận, đặc biệt đã nhiều lần được vào biểu diễn phục vụ Bác Hồ và Trung ương. Trong những lần biểu diễn ấy, tôi nhớ có một lần vào cuối năm 1968, từ một nơi sơ tán khá xa, chúng tôi được lệnh về Hà Nội biểu diễn. Xẩm tối, xe ôtô mới lăn bánh vào khuôn viên Nhà khách Chính phủ. Các diễn viên đang vội vã hóa trang thì lãnh đạo đoàn, với thái độ có phần quan trọng và kín đáo, nhắc nhở mọi người phải chuẩn bị thật chu đáo để biểu diễn một chương __________
* Ghi theo lời kể của Trần Đức Viễn.
75
trình gọn nhẹ. Đội múa vẫn biểu diễn mấy tác phẩm truyền thống, đội hát góp vào các bài đơn ca, tốp ca và ngâm thơ. Sân khấu là một phần của phòng lớn Nhà khách. Và chúng tôi cũng chỉ được biết đến thế…
Như mọi khi, các diễn viên vẫn tập trung cao độ cho các tác phẩm nghệ thuật. Nhưng sự cổ vũ của người xem có vẻ không được rầm rộ như mọi lần.
Các diễn viên tò mò đứng trong cánh gà của sàn diễn nhìn ra phía khán giả, thì ra… chỉ có Bác Hồ ngồi xem, đằng sau Bác có thêm dăm bảy người, chắc là các đồng chí bảo vệ và giúp việc Bác. Một lần biểu diễn để riêng Bác Hồ xem! Ôi vinh dự, sung sướng quá, thật là những giờ phút quý hiếm của cuộc đời nghệ thuật. Thế là, những lúc chưa ra sàn diễn, nếu có thể là mọi người cố tranh thủ hướng ra chỗ Bác ngồi. Người mặc áo bông, quàng khăn giản dị, vị lãnh tụ anh minh, vừa là người cha nhân từ ở gần chúng con quá! Bác xem chăm chú và luôn vỗ tay động viên chúng tôi. Buổi diễn cứ xốn xang, rạo rực trôi đi, một đêm diễn không giống một đêm nào khác…
Nhưng rồi buổi biểu diễn kết thúc khá nhanh gọn. Bác không thể ngồi xem lâu, sức khỏe của Người đâu còn được như xưa, bao việc dân, việc nước thì vẫn đang trĩu nặng. Người vừa rời phòng xem vừa vẫy tay chào. Tất cả mọi người trong đoàn theo ra tiễn Bác, cũng là muốn được gần Bác thêm chút nữa. Đến cửa,
76
một đồng chí trong đoàn hô to: "Bác Hồ muôn năm!". Mọi người đồng thanh hô theo. Bác dừng lại giây lát rồi bất ngờ đáp lại: "Các cháu muôn năm!". Tất cả mọi người lặng đi... vì không thể tưởng tượng lại có được những phút giây huyền diệu đến thế… Rồi có đồng chí vỗ tay, có đồng chí reo lên nghẹn ngào, trong khi Bác bước nhanh xuống sân, ở đó đã có ôtô chờ sẵn. Toàn đoàn lại ùa xuống, cánh cửa xe đã đóng nhưng Bác vẫn vẫy tay mãi.
Ngày hôm sau, đoàn còn nhận được lẵng hoa của Bác gửi tặng. Bao năm qua, hoa tươi không còn, nhưng chiếc lẵng mây quý báu đó vẫn được bày trang trọng trong phòng truyền thống của đoàn.
Và tất cả không ai có thể ngờ đấy lại là lần biểu diễn cuối cùng để Bác xem. Năm sau, Bác mãi mãi đi xa, để lại tình thương bao la cho cả dân tộc.
Trong cuộc đời nghệ thuật trước đó, đã mấy lần tôi được biểu diễn để Bác xem. Nhưng lần biểu diễn cuối năm 1968 ấy là kỷ niệm tôi luôn nhớ mãi.
77
NHỮNG NGÀY ĐƯỢC TRỰC TIẾP PHỤC VỤ BÁC HỒ*
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị được biểu diễn phục vụ hội nghị chuẩn bị ký Hiệp định Giơnevơ. Lần đầu tiên chúng tôi được nhìn thấy Bác ngồi cùng đồng chí Xuphanuvông và Sơn Ngọc Minh. Chúng tôi xúm nhau đứng ở cánh gà ngắm nhìn Bác cho thỏa ao ước. Cứ mải mê nhìn Bác mà quên cả đến lượt ra biểu diễn, sau đêm đó về, chúng tôi bị phê bình nghiêm khắc! Tuy nhiên lần đầu tiên được gặp Bác là niềm vui quá lớn nên các đồng chí lãnh đạo đoàn cũng cho qua.
Năm 1955, Đoàn nghệ thuật Trung Quốc sang thăm Việt Nam, đoàn chúng tôi được cử một số anh chị em đi phục vụ và học tập đoàn bạn. Bác căn dặn chúng tôi: “Đây là các bạn của nước Trung Hoa mới, các cháu phải đoàn kết”.
__________
* Ghi theo lời kể của Trần Ngà.
78