🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bác Hồ - Tấm Gương Trọn Đời Vì Nước, Vì Dân
Ebooks
Nhóm Zalo
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương LÊ MẠNH HÙNG
Phó Chủ tịch Hội đồng
Q. Giám đốc - Tổng Biên tập
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM CHÍ THÀNH
Thành viên
TRẦN QUỐC DÂN
NGUYỄN ĐỨC TÀI
NGUYỄN NGUYÊN
NGUYỄN HOÀI ANH
2
Nguồn ảnh: Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch...
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, đã cống hiến cả cuộc đời vì nước, vì dân.
Trong cuộc sống hằng ngày của một người bình thường cũng như trong vai trò lãnh tụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn giữ gìn đạo đức cách mạng. Người thực hành và yêu cầu mỗi người đều phải thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn luôn chăm lo vun đắp tình đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, vun đắp tình đoàn kết quốc tế vì độc lập, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Trong trái tim đồng bào các dân tộc Việt Nam, Bác Hồ là tấm gương của người cách mạng trọn đời vì nước, vì dân. Tình cảm mà đồng bào ta dành cho Người vô cùng thiêng liêng, được thể hiện ở sự tin tưởng, lòng biết ơn và quyết tâm phấn đấu thực hiện di nguyện của Người. Những thành tựu mà nhân dân ta đã đạt được trong sự nghiệp đổi mới và bảo vệ đất nước chính là những đóa hoa dâng lên Người, thể hiện tình cảm thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân ta đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại.
5
Nhằm khẳng định những giá trị to lớn trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; niềm tin yêu, lòng biết ơn vô hạn của đồng bào các dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ, qua đó động viên các tầng lớp nhân dân tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh Bác Hồ - Tấm gương trọn đời vì nước, vì dân.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 9 năm 2018
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
6
BÁC HỒ
TẤM GƯƠNG TRỌN ĐỜI VÌ ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC
“... CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, BIỂU TƯỢNG XUẤT SẮC VỀ SỰ TỰ KHẲNG ĐỊNH DÂN TỘC, ĐÃ CỐNG HIẾN TRỌN ĐỜI MÌNH CHO SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM, GÓP PHẦN VÀO CUỘC ĐẤU TRANH CHUNG CỦA CÁC DÂN TỘC VÌ HÒA BÌNH, ĐỘC LẬP DÂN TỘC, DÂN CHỦ VÀ TIẾN BỘ XÃ HỘI...”.
Nghị quyết của UNESCO năm 1987
về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
7
BÁC HỒ TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Bác Hồ sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước. Chứng kiến cảnh sống khổ cực của nhân dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp, từ những năm mười một, mười hai tuổi, Nguyễn Tất Thành (tên lúc đó của Người) đã bước đầu tiếp thu tư tưởng yêu nước của các bậc cha chú, các sĩ phu yêu nước. Năm mười tám tuổi (1908), Người tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân Thừa Thiên. Bước vào tuổi hai mươi, ý thức tìm đường ra nước ngoài “xem xét họ làm thế nào... sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” đã được nung nấu trong trái tim Người.
Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp
Với ý chí cứu nước mãnh liệt và lòng yêu thương đồng bào sâu sắc, ngày 5-6-1911, tại Bến cảng Nhà Rồng thành phố Sài Gòn lịch sử (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Văn Ba đã rời Tổ quốc ra đi thực hiện hoài bão giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc.
8
Từ năm 1912 đến năm 1918, Người đã đến nhiều nước trên thế giới, khảo sát cuộc sống và phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân lao động bị áp bức. Tháng 6-1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vécxây bản yêu sách gồm 8 điểm; trong đó có những nội dung rất quan trọng như: cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ...
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin. Từ Luận cương của V.I. Lênin, Người đã xác định được con đường giải phóng dân tộc theo xu hướng cách mạng vô sản.
Tháng 12-1920, tham dự Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp và gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (tháng 12-1920)
Bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây (bản tiếng Pháp), ký tên Nguyễn Ái Quốc (năm 1919)
Báo Le Paria (“Người cùng khổ”) do Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1922
9
BÁC HỒ SÁNG LẬP VÀ RÈN LUYỆN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Từ tháng 11-1924 đến tháng 5-1927, Bác Hồ sống và hoạt động tại Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, hạt nhân là Cộng sản đoàn, ra báo Thanh niên - cơ quan tuyên truyền của Hội, mở các lớp huấn luyện chính trị và phương pháp cách mạng cho những người cách mạng Việt Nam để đưa về nước hoạt động. Từ đầu năm 1925 đến tháng 4-1927, tại số nhà 13 và 13/1 đường Văn Minh - Quảng Châu - Trung Quốc (nay là số 248 - 250), Bác Hồ đã trực tiếp mở 3 lớp huấn luyện chính trị cho hơn 70 người. Đầu năm 1927, các bài giảng của Bác Hồ tại các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Người tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc), trong những năm 1925 - 1927, được tập hợp và in trong cuốn sách Đường Kách mệnh, làm tài liệu đào tạo cán bộ cách mạng. Cuốn sách lý luận này được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Cuốn sách “Đường Kách mệnh” Tờ báo “Thanh niên” do Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1925, là tờ báo cách mạng đầu tiên của nước ta
10
Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Bác Hồ chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã nhất trí với đề xuất của Người về việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt... - Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. Từ đây, dân tộc Việt Nam đã có một chính đảng đủ sức đoàn kết và lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do.
Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng là ngọn cờ đoàn kết toàn Đảng, toàn dân; là vũ khí chiến đấu sắc bén của những người cộng sản Việt Nam trước mọi kẻ thù; là cơ sở cho các đường lối, chủ trương của cách mạng Việt Nam trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước; thể hiện sự nhận thức sâu sắc trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong việc quyết định đường lối cách mạng Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
11
BÁC HỒ CÙNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN
Ngày 28-1-1941, sau 30 năm bôn ba hải ngoại, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cao Bằng là mảnh đất đầu tiên được Trung ương Đảng và Bác Hồ tin cậy chọn để xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Người, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) đã được thành lập. Trong Chỉ thị thành lập Đội, Người khẳng định: “... Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”1.
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng
quân do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.3, tr.539-540.
12
Những ngày Tháng Tám
sôi sục ở Thủ đô Hà Nội
Mùa hè năm 1945, tình hình thế giới và trong nước diễn biến mau lẹ, có lợi cho cách mạng Việt Nam, Bác Hồ chỉ thị tìm địa điểm làm trung tâm lãnh đạo cách mạng thay cho căn cứ địa Cao Bằng.
Ngày 4-5-1945, Bác Hồ bắt đầu cuộc hành trình rời Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang).
Từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng được triệu tập, họp ở đình Tân Trào (Tuyên Quang), Hội nghị quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền, trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Ngày 16, 17-8-1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang); thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa; bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (ngày 25-8-1945 được cải tổ thành Chính phủ lâm thời), do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch; quyết định quốc kỳ, quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
13
Những ngày Tháng Tám
lịch sử ở Sài Gòn
Ngày 18-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa gửi quốc dân, đồng bào.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh, nhân dân cả nước đã vùng lên giành chính quyền.
Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội; ngày 23-8-1945 ở Huế; ngày 25-8-1945 ở Sài Gòn. Chỉ trong vòng 15 ngày đêm, trên đất nước Việt Nam, chính quyền thực dân phong kiến đã bị lật đổ, chấm dứt ách thống trị gần một trăm năm của thực dân phương Tây và xóa bỏ vĩnh viễn chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, chính quyền thật sự thuộc về nhân dân.
14
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
KHAI SINH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với quốc dân và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân:
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”1.
Ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ
tọa phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bàn những
vấn đề cấp bách.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (ngày 2-9-1945)
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.3.
Phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 3-9-1945)
15
Ngày 5-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới.
“... Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ.
Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình...
Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử...”1.
Ngày 6-1-1946, lần đầu tiên cuộc Tổng tuyển cử tự do được tổ chức trên toàn quốc trong không khí náo nức phấn khởi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập ra đời. Ngày 2-3-1946, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành kỳ họp thứ nhất tại Thủ đô Hà Nội, bầu ra Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quốc hội trao cho Chính phủ Liên hiệp kháng chiến nhiệm vụ “thực hiện triệt để sự thống nhất các lực lượng
của quốc dân về phương diện quân
sự, tuyên truyền cũng như về phương
diện hành chính, tư pháp, tổng động
viên nhân lực và tài sản của quốc gia
theo sự nhu cầu của tình thế để đưa
kháng chiến tới thắng lợi và nước
nhà đến độc lập hoàn toàn”2.
Nhiệm vụ của Chính phủ Liên
hiệp kháng chiến vô cùng nặng nề:
ứng phó với kẻ thù, thống nhất quốc
dân, động viên nhân lực, tài sản quốc
dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.166-167.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên Chính phủ Liên hiệp kháng chiến nhậm chức và tuyên thệ trước Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I (ngày 2-3-1946)
2. Dẫn theo Lịch sử Quốc hội Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t.I, tr.81.
16
BÁC HỒ CÙNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP THẮNG LỢI
Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng non trẻ (năm 1945), đất nước đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách nặng nề. Gần 20 vạn quân của chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) kéo vào miền Bắc. Dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật, nhưng âm mưu của Quốc dân Đảng Trung Hoa là nhằm tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động đánh đổ chính quyền nhân dân để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng.
Ngày 23-9-1945, được quân Anh và quân Nhật giúp sức, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp hòng đặt lại ách thống trị ở Việt Nam và Đông Dương.
Ngày 20-11-1946, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân
nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng,
thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm
cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!...
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một
Chủ tịch Hồ Chí Minh - linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp
lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.
Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 19-12-1946, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4., tr.534
17
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hội đồng Chính phủ nghe đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo tình hình Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi công tác ở Chiến khu Việt Bắc
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng họp bàn kế hoạch mở Chiến dịch Biên giới năm 1950
Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi diễn biến của mặt trận Đông Khê - Cao Bằng (năm 1950)
“... Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa..., ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc...”.
Trích Lời kêu gọi thi đua ái quốc, ngày 11-6-1948,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.556-557
18
Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Người chỉ thị cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “... Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được...”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 12-1953)
Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954)
Bộ đội ta tiến công đồi Him Lam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954)
19
17 giờ 40 phút ngày 7-5-1954, bộ đội ta đã cắm lá cờ quyết chiến quyết thắng trên nóc hầm tướng Đờ Cátxtơri, đánh dấu thắng lợi vang dội của Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn Huân chương cho các chiến sĩ tiêu biểu lập công xuất sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Cờ chiến thắng bay trên nóc hầm tướng Đờ Cátxtơri ngày 7-5-1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ lập công xuất sắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là sự kết tinh của nhiều nhân tố: chủ nghĩa yêu nước; tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam; ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của quân đội, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Và, đặc biệt quan trọng là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
20
Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia được ký kết, theo đó độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia được thừa nhận và tôn trọng.
Quang cảnh phiên họp khai mạc Hội nghị Giơnevơ (năm 1954)
”... Tôi thân ái kêu gọi toàn thể đồng bào, quân đội và cán bộ hãy theo đúng đường lối, làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ, đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc...”.
Trích Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Giơnevơ thành công, ngày 22-7-1954,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.1
21
BÁC HỒ CÙNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 1954), Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hòa bình được lập lại ở Đông Dương, song đất nước tạm bị chia làm hai miền với hai chế độ khác nhau. Trước tình hình mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng nêu lên 2 nhiệm vụ chiến lược phải đồng thời tiến hành là: Xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
Từ ngày 13 đến ngày 18-7-1954, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (mở rộng) bàn về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam đã tán thành nhiệm vụ và công tác trước mắt do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra: Tranh thủ và củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước; tăng cường và xây dựng lực lượng quân đội nhân dân mạnh mẽ và thích hợp với yêu cầu của tình hình mới; tiếp tục thực hiện “người cày có ruộng”, ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết nước nhà.
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa II mở rộng (1959), xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam và đường lối cách mạng ở miền Nam là: 1- Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ vững hòa bình; thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước; ra sức củng cố miền Bắc và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới; 2- Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
22
Ngày 1-1-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 01/LCT công bố bản Hiến pháp mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội khóa I thông qua ngày 31-12-1959.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (tháng 1-1959)
Ngày 27-3-1964, Hội nghị chính trị đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã khai mạc tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Tại Hội nghị, Bác Hồ khẳng định: ”Tội ác tày trời của chúng (đế quốc Mỹ - T.G) làm cho cả loài người văn minh sục sôi căm giận. Chính vì vậy mà 14 triệu đồng bào miền Nam ta kiên quyết đứng dậy kháng chiến đến cùng. Đồng bào miền Bắc ta vì máu chảy ruột mềm mà không một giờ phút nào không nhớ đến miền Nam anh dũng và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà”1. Người kêu gọi “mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước (tháng 12-1966)
1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.272, 278.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì
Hội nghị chính trị đặc biệt (ngày 27-3-1964)
23
Ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ dùng không quân đánh phá một số nơi ở miền Bắc, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
“Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B.57, B.52 hay ”bê“ gì đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng”.
Trích Bài nói với cán bộ, chiến sĩ Đại đội 1, Tiểu đoàn 1 Đoàn Tam Đảo
Bội đội Phòng không - Không quân, ngày 19-7-1965, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.574
Bác Hồ thăm một đơn vị bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc
Bác Hồ thăm trận địa Tiểu đoàn 61 Trung đoàn 236 bộ đội tên lửa - Đoàn Sông Đà
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các anh hùng, chiến sĩ thi đua miền Nam tại khu vườn Phủ Chủ tịch
Bác Hồ với các anh hùng và dũng sĩ miền Nam
24
Tháng 12-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa cuộc họp Bộ Chính trị, phân tích tình hình, quyết định mở đợt tổng công kích vào dịp Tết Mậu Thân 1968 để giành thắng lợi quyết định.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị thông qua quyết tâm chiến lược Tết Mậu Thân 1968
Ngày 1-1-1968, Bác Hồ gửi Thư
chúc mừng năm mới tới đồng bào và chiến sĩ cả nước:
“Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!”1
Đêm 30 rạng ngày 31-1-1968
(đêm Giao thừa, Tết Nguyên Đán
Bác Hồ với đoàn đại diện đặc biệt của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc (tháng 6-1969)
Mậu Thân), quân dân ta đã đồng loạt
Quân Giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
tấn công bất ngờ vào nhiều thành phố, thị xã, căn cứ quân sự của Mỹ - ngụy trên toàn miền Nam, trong đó có những thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế.
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.416.
25
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 được đánh giá là một thắng lợi có tầm vóc lớn của quân và dân ta, tạo tiền đề quan trọng buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, đi đến đàm phán tại Hội nghị Pari năm 1973.
Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký chính thức. Đế quốc Mỹ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Đây là thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh ngoại giao, là kết quả của ý chí quyết thắng đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong bức thư trả lời Tổng thống Mỹ Níchxơn ngày 25-8-1969: “Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ, để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình”1. Thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao này đã góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
Lễ ký chính thức Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27-1-1973)
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.602.
26
Ngày 30-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
Xe tăng và Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975
Đoàn quân chiến thắng
Tổng thống Dương Văn Minh (người ngồi bên phải) chuẩn bị đọc lời tuyên bố đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975
“... Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc...”.
Trích Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV,
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.37, tr.471
Năm tháng trôi qua, nhưng nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công ơn trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam; ghi nhớ công ơn của các anh hùng, liệt sĩ, đồng chí, đồng bào, những người đã anh dũng hy sinh trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để cho hôm nay chúng ta được sống trong yên ấm, thanh bình.
27
BÁC HỒ
TẤM GƯƠNG TRỌN ĐỜI VÌ ẤM NO, HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN
“TÔI CHỈ CÓ MỘT SỰ HAM MUỐN, HAM MUỐN TỘT BẬC, LÀ LÀM SAO CHO NƯỚC TA ĐƯỢC HOÀN TOÀN ĐỘC LẬP, DÂN TA HOÀN TOÀN ĐƯỢC TỰ DO, ĐỒNG BÀO AI CŨNG CÓ CƠM ĂN ÁO MẶC, AI CŨNG ĐƯỢC HỌC HÀNH”
Trả lời các nhà báo nước ngoài, ngày 21-1-1946,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.187
28
BÁC HỒ QUAN TÂM THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC
Ngày 3-12-1945, Hội nghị đại biểu các
dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất đã
được tổ chức.
“... Xưa kia, nước ta còn chế độ nhà
vua, thì triều đình ít chăm nom đến các dân
tộc thiểu số. Trong thời kỳ Pháp thuộc, thì
chúng xui dân tộc này chống dân tộc kia.
Chúng làm cho đồng bào ta chia rẽ. Chúng
tìm mọi cách đè nén bóc lột các dân tộc ta.
Ngày nay, nhờ sự đoàn kết chặt chẽ giữa
Bác Hồ với các đại biểu dự Hội nghị đại biểu
các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất ngày 3-12-1945
các dân tộc, nhờ sự hy sinh phấn đấu của tất cả đồng bào, mà chúng ta tranh được quyền
tự do độc lập, và xây nên nước Dân chủ Cộng hòa. Từ đây về sau, các dân tộc đã đoàn kết càng phải đoàn kết thêm, đã phấn đấu càng phải phấn đấu nữa, để giữ gìn quyền độc lập cho vững vàng, để xây dựng một nước Việt Nam mới. Khi khó nhọc chúng ta cùng gắng sức, lúc thái bình chúng ta cùng hưởng chung...”1.
Ngày 19-4-1946, Đại hội đại biểu các dân
tộc thiểu số miền Nam được tổ chức tại Pleiku.
Ngày 3-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ký Sắc lệnh số 58 thành lập Nha Dân tộc
thiểu số để có một cơ quan chuyên tâm
“xem xét các vấn đề chính trị và hành chính
thuộc về các dân tộc thiểu số trong nước, và
Bác Hồ nói chuyện với lớp học chính trị của trên 800 giáo viên tình nguyện đi dạy các trường miền núi (ngày 22-9-1959)
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.155.
thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam”.
29
“... Các cháu thuộc nhiều dân tộc và ở nhiều địa phương. Nhưng các cháu đều là con em của đại gia đình chung: là gia đình Việt Nam; đều có một Tổ quốc chung: là Tổ quốc Việt Nam...
Trong hơn 80 năm, vì chúng ta bị thực dân Pháp và bọn vua chúa áp bức cho nên chúng ta lạc hậu, văn hóa kém cỏi, mà chúng nó áp bức được là vì chúng nó chia rẽ chúng ta, vì chúng ta chưa biết đoàn kết.
Ngày nay, các dân tộc anh em chúng ta muốn tiến bộ, muốn phát triển văn hóa của mình thì chúng ta phải tẩy trừ những thành kiến giữa các dân tộc, phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau như anh em một nhà.
Nhiệm vụ của các cháu là thi đua học tập để sau này góp phần vào việc mở mang quê hương của mình và việc xây dựng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta...”.
Trích Thư gửi các học sinh Trường Sư phạm miền núi Trung ương
nhân dịp trường khai giảng, ngày 19-3-1955,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.375
Bác Hồ với các đại biểu về dự
Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua nông nghiệp và tổ đổi công toàn quốc (tháng 5-1957)
Bác Hồ gặp gỡ đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số về dự Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5-1959 tại Hà Nội
30
Bác Hồ trao bức trướng của đồng bào Thủ đô gửi tặng đồng bào các dân tộc Khu tự trị Tây Bắc (tháng 5-1959)
Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn (tháng 2-1960)
Bác Hồ nói chuyện với đồng bào các dân tộc tại đình Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (tháng 3-1961)
“... Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân...”1.
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.612.
31
“... Trước kia, bọn thực dân phong kiến nắm quyền làm chủ, chúng bắt đồng bào ta làm nô lệ. Ngày nay, chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là tất cả đồng bào các dân tộc đều là người chủ nước nhà...
Nhân dân đã làm chủ, thì phải làm gì để xứng đáng là người chủ tốt?
Trước hết, tất cả các dân tộc, bất kỳ to hay là nhỏ, đều
Bác Hồ nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang (tháng 3-1961)
phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em một nhà.
... đồng bào phải ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để làm cho mọi người áo ấm cơm no...
... đồng bào phải cố gắng xóa nạn mù chữ. Phải biết đọc biết viết thì làm ăn mới tiến bộ được... ... đời sống của đồng bào rẻo cao còn có nhiều khó khăn. Đồng bào các nơi khác, nhất là cán bộ từ khu đến huyện cần phải ra sức giúp đỡ đồng bào rẻo cao nhiều hơn nữa...”. Trích Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Hà Giang, tháng 3-1961,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.94-95
Bác Hồ nói chuyện với nhân dân vùng mỏ tỉnh Quảng Ninh (tháng 2-1965)
Bác Hồ nói chuyện với nhân dân tỉnh Thái Nguyên (tháng 1-1964)
32
“... Các cán bộ địa phương thuộc các dân tộc phải ra sức công tác, học tập văn hóa, chính trị và nghiệp vụ, đoàn kết chặt chẽ với anh em cán bộ ở nơi khác đến. Các cán bộ ở nơi khác đến thì phải yên tâm và tích cực công tác, hết lòng giúp đỡ và đoàn kết với anh em cán bộ địa phương. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải đoàn kết chặt chẽ, làm gương mẫu cho đồng bào...”.
Trích Bài nói tại cuộc mít tinh ở Thuận Châu (Sơn La), ngày 7-5-1959,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.205
Bác Hồ với đại biểu các dân tộc
thiểu số trong Quốc hội
(năm 1963)
“... Ví như một bó que, đây là đồng bào Kinh, Thái, Mèo, Xá, Puộc, Mán, Mường. Từng cái một có thể bẻ gãy. Bây giờ đoàn kết lại thế này có ai bẻ gãy được không?... đồng bào phải đoàn kết chặt chẽ như nắm tay này...”.
Trích bài Nói chuyện với nhân dân, bộ đội, cán bộ tại Yên Châu (Sơn La), tháng 5-1959, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.211
33
“... Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu dây liên lạc, hai là vì có kẻ xui giục để chia rẽ chúng ta.
Ngày nay, nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ” để săn sóc cho tất cả các đồng bào. Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”.
Trích Thư gửi Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plâycu,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.249-250
“Đồng bào tất cả các dân tộc, không
phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ
lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh
Bác Hồ với đại biểu Tây Nguyên trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống Mỹ (Hà Nội, tháng 11-1964)
em một nhà”.
Trích Bài nói chuyện với đồng bào
và cán bộ tỉnh Cao Bằng,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.44
34
BÁC HỒ ĐỘNG VIÊN, CHỈ DẠY CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN LAO ĐỘNG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN XỨNG ĐÁNG LÀ NGƯỜI CHỦ NƯỚC NHÀ
“Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được” Trích Bài nói chuyện tại Hội nghị sản xuất cứu đói, ngày 13-6-1955,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.518
Ngày 3-9-1945, Chính phủ lâm thời họp
phiên đầu tiên, bàn 6 vấn đề cấp bách
của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra là:
chống đói; xóa mù chữ; tổ chức tổng
tuyển cử và soạn thảo Hiến pháp; giáo
dục cần - kiệm - liêm - chính; bỏ thuế
thân, thuế chợ, thuế đò; tuyên bố tự do
tín ngưỡng, đoàn kết lương giáo.
Bác Hồ tại Lễ khai giảng lớp huấn luyện đầu tiên đào tạo cán bộ
phụ trách bình dân học vụ các tỉnh Bắc Bộ tại Hà Nội (ngày 8-10-1945)
Ngày 11-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
thư kêu gọi đồng bào cả nước cùng “sẻ cơm nhường
áo”, ra sức cứu đói.
“Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi
xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa,
mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một
bơ) để cứu dân nghèo”.
Sẻ cơm nhường áo,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.33
Bác Hồ thăm một lớp bình dân học vụ
35
“Biết các cháu nhịn ăn, quét chợ, hái củi, bán bánh tiết kiệm dành dụm được 216.445 đồng mua công trái, Bác rất cảm động. Bác gửi lời thân ái khen ngợi lòng các cháu nồng nàn yêu nước. Việc các cháu đã xung phong làm, thì chắc học sinh các trường khác cũng sẽ làm được. Số tiền tuy nhỏ nhưng các cháu học sinh ra sức lao động để lấy tiền mua công trái thì có ý nghĩa to. Bác muốn biết các cháu: Sinh hoạt thế nào, học tập thế nào, sức khỏe thế nào, thi đua thế nào, tăng gia sản xuất thế nào? Bác gửi lời thăm các thầy giáo và cha mẹ các cháu và gửi các cháu nhiều cái hôn”.
Trích Thư gửi học sinh trường Việt Bắc, ngày 10-5-1951,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.78
Bác Hồ với thiếu nhi xã Phúc Lâm,
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (năm 1951)
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi ở Chiến khu Việt Bắc Bác Hồ với các cháu Trường Thiếu nhi vùng cao Việt Bắc (năm 1960)
36
“... Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ... Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt...”.
Trích bài viết Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, tháng 6-1969, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.579
Bác Hồ với các cháu học sinh
trường Trưng Vương - Hà Nội (ngày 19-5-1956)
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi thị xã Cao Bằng
Bác Hồ thăm các bệnh nhân nhỏ tuổi
điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Thái Nguyên (năm 1961)
37
“... Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ...
Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang...”.
Trích Bài nói chuyện tại buổi Lễ khai mạc Trường đại học nhân dân Việt Nam, ngày 19-1-1955, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.265
“Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ (thanh niên - B.T), đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”...”. Trích Di chúc, ngày 15-5-1969, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.612
Bác Hồ với học sinh Trường Cán bộ miền núi Tuyên Quang (năm 1961)
38
Bác Hồ động viên Anh hùng Đinh Noi (năm 1952)
Bác Hồ với Anh hùng Núp (người Ba Na) tại Trường Dân tộc Trung ương (năm 1959)
Bác Hồ với các đại biểu dự Đại hội toàn quốc
lần thứ II Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (tháng 12-1961)
Bác Hồ về thăm Trường Thanh niên
Lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình (tháng 8-1962)
39
“... Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ. Các cấp lãnh đạo đi sát hơn, thiết thực hơn, thì phong trào phụ nữ chắc rộng hơn, mạnh hơn nữa”.
Trích Thư gửi phụ nữ nhân dịp kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế Phụ nữ ngày 8-3-1952, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.340
Bác Hồ với đại biểu phụ nữ tham dự Đại hội anh hùng, chiến sĩ
thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ I (tháng 5-1952)
Bác Hồ với đại biểu phụ nữ
tham dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ I (năm 1950)
Bác Hồ với phụ nữ và thiếu nhi các dân tộc
tỉnh Lào Cai (năm 1958)
40
Bác Hồ với đại biểu các
dân tộc thiểu số dự
Đại hội Phụ nữ toàn quốc
lần thứ III (năm 1961)
“... Phụ nữ cũng là người chủ nước nhà. Để xứng đáng là người chủ thì chị em phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm... Phụ nữ cần phải xung phong trong việc xây dựng đời sống mới. Ở miền núi đang còn những phong tục không tốt do bọn phong kiến để lại, như: ma chay, cúng bái rất tốn kém. Cưới vợ, gả chồng quá sớm. Vệ sinh phòng bệnh, v.v. còn kém. Đó là những mê tín và hủ tục nên xóa bỏ, để xây dựng mỹ tục thuần phong.
... Để làm tốt những việc nói trên, chị em phải cố gắng học tập. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ. Có quyết tâm thì nhất định học được...”.
Trích Bài nói tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi, ngày 19-3-1964,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.14, tr.263
41
“... Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập thống nhất thật sự ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân. Đồng bào nông dân sẵn có lực lượng to lớn, sẵn có lòng nồng nàn yêu nước, sẵn có chí khí kiên quyết đấu tranh và hy sinh. Nông vận là phải: Tổ chức nông dân thật chặt chẽ, đoàn kết nông dân thật khăng khít, huấn luyện nông dân thật giác ngộ, lãnh đạo nông dân hăng hái đấu tranh cho lợi ích của nông dân, của Tổ quốc...”.
Trích Thư gửi Hội nghị cán bộ nông dân cứu quốc toàn quốc, tháng 11-1949,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.248
Bác Hồ thăm nông dân tỉnh Bắc Kạn (năm 1950)
Bác Hồ thăm bà con nông dân các dân tộc xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (năm 1954)
Bác Hồ thăm một gia đình nông dân ở thôn Cẩm Xuyên, xã Trung Nghĩa, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (năm 1955)
42
Bác Hồ thăm một gia đình đồng bào dân tộc Dao ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (năm1952)
Bác Hồ nói chuyện với xã viên Hợp tác xã nông nghiệp Lai Sơn xã Cộng Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (năm 1958)
Bác Hồ thăm Hợp tác xã Sáy Nguồn, xã Đoan Tĩnh, huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (năm 1960)
Bác Hồ hỏi chuyện xã viên Hợp tác xã Nam Tiến, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (tháng 8-1962)
“... Tôi luôn luôn nhớ đến lòng yêu mến và sự giúp đỡ của các đồng bào trong những ngày tháng tôi ở thượng du. Tôi luôn luôn nhớ đến tình thân mật mà các đồng bào đối với tôi trong những lúc chúng ta gặp gỡ nhau. Tôi luôn nhớ đến những lúc tôi đau ốm, anh chị em săn sóc ân cần như ruột thịt. Vì vậy, người tôi tuy có xa cách nhưng lòng tôi vẫn luôn luôn gần gũi anh em. Tôi chắc rằng cái tình thân ái ấy không bao giờ phai lạt.
Vậy xin các đồng bào nhận lời cảm ơn và lời chào thân ái của tôi...”.
Trích Thư gửi đồng bào các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Đông, ngày 20-3-1946, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.239
43
“Tôi luôn luôn nhớ đến những ngày công tác ở tỉnh ta. Cùng mấy đồng chí trong tỉnh, trèo đèo lặn suối, ở núi nằm hang, khi thì cùng năm, bảy anh chị em, bí mật tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức. Khi thì cùng các anh em du kích đánh Nhật, chống Pháp, trừ Việt gian. Anh em no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau, một lòng một chí. Do đó mà đào tạo nên những cán bộ quân sự và chính trị. Tôi không bao giờ quên được, trong những ngày gian nan cực khổ đó, đồng bào trong tỉnh ta, các cụ già, các chị em phụ nữ, anh em nông dân, các em thanh niên, các cháu nhi đồng ai cũng hăng hái giúp đỡ. Mặc dầu Tây và Nhật
Bác Hồ về thăm đồng bào các dân tộc ở Pác Bó tỉnh Cao Bằng (tháng 2-1961)
thẳng tay khủng bố, nó đốt làng, nó phá nhà, nó bắt người, nhưng đồng bào vẫn kiên quyết giúp đỡ cách mệnh. Đồng bào Thổ, đồng bào Nùng, đồng bào Mán, đồng bào Mèo, cho đến anh em Hoa kiều, người thì giúp chúng tôi ăn, kẻ thì cho chúng tôi áo. Có những đồng bào nhịn ăn nhịn mặc, bán trâu bán ruộng để giúp chúng tôi làm cách mệnh. Thật là quý hóa vô cùng...”.
Trích Thư gửi đồng bào các tỉnh Việt Bắc, ngày 2-9-1947,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.238
Bác Hồ tặng quà cụ Trần Văn Nỏ - người có công phát hiện ra quặng Apatít - nhân dịp Người lên thăm tỉnh Lào Cai (tháng 9-1958)
Bác Hồ về thăm đình Tân Trào, Tuyên Quang (tháng 3-1961)
44
“... Trong cuộc kháng chiến của dân tộc, giai cấp công nhân ta đã gánh một phần quan trọng và đã có những thành tích vẻ vang. Từ nay giai cấp công nhân ta ắt phải cố gắng hơn nữa... Trong công việc kháng chiến và kiến quốc, trong sự nghiệp xây dựng nền dân chủ mới, giai cấp công nhân phải là người lãnh đạo. Vì vậy, mỗi nam, nữ công nhân phải cố gắng học hỏi, tiến bộ, phải cố gắng xung phong làm kiểu mẫu trong mọi việc để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của giai cấp mình...”.
Trích Thư gửi Đại hội Công đoàn toàn quốc, tháng 1-1950,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.305
Bác Hồ thăm công trường khôi phục đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan (năm 1955)
Bác Hồ thăm Mỏ thiếc Tĩnh Túc - tỉnh Cao Bằng (năm 1958 )
Bác Hồ thăm Mỏ Apatít Lào Cai (năm 1958) Bác Hồ thăm Khu Công nghiệp liên hợp gang thép Thái Nguyên (tháng 1-1964)
45
“... Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người đã có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ...”.
Trích Thư gửi thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ nhân ngày 27-7-1956,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.372
Bác Hồ với các gia đình có công với cách mạng ở Cao Bằng (tháng 2-1961)
“... Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta...
... Máu đào của các liệt sĩ ấy đã
làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói.
Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã
chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập,
kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi
nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải
luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm
của các liệt sĩ để vượt tất cả mọi khó
khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp
cách mạng mà các liệt sĩ truyền lại cho
chúng ta...”.
Trích Bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, ngày 5-1-1960, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.401
Bác Hồ đặt vòng hoa viếng các anh hùng liệt sĩ
46
BÁC HỒ NÊU GƯƠNG CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH
“... Lúc này, đồng bào làm đổ mồ hôi nước
mắt, lo tăng gia sản xuất, để giúp Chính phủ, giúp
chiến sĩ, một người làm để nuôi mấy người... Vì
vậy, một hột gạo, một đồng tiền, tức là một số mồ
hôi nước mắt của đồng bào. Vì vậy, ta phải ra sức
tiết kiệm. Hoang phí là một tội ác...”.
Trích Bài viết Cán bộ và đời sống mới,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.240
Những bữa cơm đạm bạc của Bác Hồ và cán bộ, chiến sĩ
ở Tân Trào trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
Bác Hồ tăng gia sản xuất khi ở Chiến khu Việt Bắc Bác Hồ tại nhà sàn ở Chiến khu Việt Bắc
47
“... CẦN mà không KIỆM, thì “làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. KIỆM mà không CẦN, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì đã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt...”.
Trích tác phẩm Cần kiệm liêm chính,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.122
Bữa cơm trên đường công tác của Bác Hồ
trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Bác Hồ trên đường đi công tác qua thôn Điềm Mạc, xã Thanh Định, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Bác Hồ trong những chuyến đi công tác ở Chiến khu Việt Bắc
48
“Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là
một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần,
là một dân tộc văn minh tiến bộ”.
Trích tác phẩm Cần kiệm liêm chính,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.128
Bút tích đề tặng của Bác Hồ trong cuốn Sổ vàng của Trường Đảng
Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh),
tháng 9-1949
Bác Hồ đọc báo Nhân dân tại Chiến khu Việt Bắc
Bác Hồ với chiếc máy chữ đã theo Người trong nhiều năm tháng
49
“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Trích tác phẩm Đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.612
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận (tháng 8 -1962).
Người căn dặn: “Phải thành thực lắng nghe ý kiến của người ngoài Đảng. Cán bộ và đảng viên không được tự cao tự đại, cho mình là tài giỏi hơn mọi người; trái lại phải học hỏi điều hay điều tốt của mọi người...”
“... Đạo đức cách mạng là hòa mình với
quần chúng thành một khối, tin quần chúng,
hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần
chúng...”.
Trích tác phẩm Đạo đức cách mạng,
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.609
Bác Hồ tham gia tát nước chống hạn ở cánh đồng Quang Tó,
xã Đại Thanh, tỉnh Hà Tây (năm 1958)
50
Bác Hồ thăm bộ đội diễn tập (năm 1957)
Bác Hồ thăm một xưởng công binh tại căn cứ địa Việt Bắc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
Bác Hồ cùng cán bộ, nhân viên trồng cây trong Phủ Chủ tịch
Bác Hồ kéo lưới cùng ngư dân Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (năm 1960)
51
Ngôi nhà sàn nơi Bác Hồ ở và làm việc trong Phủ Chủ tịch tại Thủ đô Hà Nội
52
Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, tình thương yêu đồng bào vô bờ bến, từ tuổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, HỒ CHỦ TỊCH đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới.
Người “đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ... Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra HỒ CHỦ TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”1.
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.627.
53
MỤC LỤC
Trang
Lời Nhà xuất bản.................................................................................................................5
BÁC HỒ - TẤM GƯƠNG TRỌN ĐỜI VÌ ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC..............................7 • Bác Hồ tìm đường cứu nước ...............................................................................................8 • Bác Hồ sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam.................................................10 • Bác Hồ cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền .................................................................................................................12 • Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .................. 15 • Bác Hồ cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp thắng lợi ......................................................................................17 • Bác Hồ cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ...................................................................22
BÁC HỒ - TẤM GƯƠNG TRỌN ĐỜI VÌ ẤM NO, HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN................ 28 • Bác Hồ quan tâm thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc.................................................29 • Bác Hồ động viên, chỉ dạy các tầng lớp nhân dân lao động học tập, rèn luyện
xứng đáng là người chủ nước nhà ....................................................................................35 • Bác Hồ nêu gương cần, kiệm, liêm, chính.................................................................... 47
54
Chịu trách nhiệm xuất bản
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung
GIÁM ĐỐC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC CÁT THỊ KHÁNH VÂN
Biên tập nội dung : TS. VÕ VĂN BÉ ThS. VŨ THỊ HỒNG THỊNH
Vẽ bìa : ĐƯỜNG HỒNG MAI Trình bày, chế bản vi tính : HOÀNG MINH TÁM Sửa bản in : ĐỖ THỊ TÌNH Đọc sách mẫu : HỒNG THỊNH
55