🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bác Hồ Của Chúng Em Ebooks Nhóm Zalo HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật PHẠM MINH TUẤN Thành viên NGUYỄN HOjI ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC TjI TỐNG VĂN THANH 2 LỜI NHj XUẤT BẢN C uốn sách Bác Hồ của chúng em tập hợp những câu chuyện kể cũng đồng thời là những kỷ niệm sâu sắc của những chứng nhân từng được gặp gỡ, tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những ngày Người là cậu bé Nguyễn Sinh Cung có tuổi thơ gắn bó với làng Chùa quê mẹ và làng Sen quê cha, là cậu thiếu niên Nguyễn Sinh Cung (Côn) trong những ngày theo cha đến sống và học tập ở Huế, là thầy giáo trẻ Nguyễn Tất Thành khi dạy học ở trường Dục Thanh tỉnh Bình Thuận hay người công nhân hòa mình vào cuộc sống lao động ở thành phố Sài Gòn và khi Người đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua các câu chuyện kể, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được khắc họa ở một khía cạnh vô cùng cao đẹp. Đó là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhưng rất gần gũi, luôn đồng cảm và chan hòa, có tình thương yêu ấm áp, bao la dành cho nhân loại nói chung và đặc biệt là với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng nói riêng. Những câu chuyện đầy xúc động trong cuốn sách giúp các đối tượng bạn đọc là các em thiếu niên, nhi đồng thêm yêu mến, cảm phục phẩm chất, đạo đức của Bác cũng như thêm hiểu và trân trọng tình cảm của Bác dành cho các thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, 5 lớp người luôn được Người dành cho trọn vẹn tình cảm, niềm tin và hy vọng. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 8 năm 2022 NHj XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 Phần I* QUÊ HƯƠNG NGHĨA NẶNG TÌNH SÂU ___________ * Nội dung phần I trích trong cuốn sách Chuyện kể từ làng Sen, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 2021. 7 8 GIỌT NƯỚC ĐẦU NGUỒN C ụ Hoàng Thế Kỳ1 dẫn chúng tôi vào khu vườn xưa mà chỉ: - Trước có cây thị ở đây, người ta mới chặt đi. Cụ lấy đầu gậy gạt lớp cỏ và lá cây để dò chừng. Đầu gậy đụng phải một vật cưng cứng. Cụ hỏi: - Nó đây rồi phải không anh? Họ nhà thị, giống cây vườn thế mà chắc, làm gỗ ít mối mọt và lấp dưới đất khó mục ải. Chúng tôi cùng ngồi xuống moi hết lớp mùn để gốc cây xưa nổi lên. Cụ già làng Chùa với tấm áo lụa đỏ, dang hai cánh tay ôm choàng lấy gốc cây mới phát hiện được như đang vỗ về thăm hỏi. Đoạn, cụ đứng lên, nhằm thẳng vào ngôi nhà cụ Hoàng Đường2. - Nhà bố mẹ cậu Cung xưa ở cùng hướng với nhà ông bà ngoại như thế này. Nhà ba gian, thật nhỏ gọn, bình dị. ___________ 1. Thường gọi là cụ Nam (1893-1971). Cha cụ Nam với bà Hoàng Thị Loan, mẹ của Bác Hồ cùng một ông cố. 2. Còn có tên là Hoàng Xuân Cát, sau gọi là cụ Tú An (1837-1893). Một vài tài liệu khác ghi ông sinh năm 1835. 9 Cụ lấy bước chân làm chừng. Tôi theo sau và tự nghĩ là phải giữ thật yên lặng để chiêm ngưỡng một cuộc sống đang được hình dung lại dần dần. Cụ gật đầu: - Phải rồi, gian buồng nằm ở khoảng này. Cậu Cung đã lọt lòng mẹ ở đây. Chúng tôi cùng lùi lại mấy bước. Tôi tưởng như mình đang được ngồi trên bộ phản gỗ cạnh chiếc án thư, trên có mấy chồng sách và một đĩa đèn dầu hạt. Sát bên là chiếc khung cửi còn mắc những đường tơ óng vàng. Cụ Kỳ khép cổ áo. Từ cái chớm lạnh cuối thu, lòng cụ như nhớ về một ngày mùa hạ sáng trong: - Thế mà đã ngót tám mươi năm rồi. Ai cũng muốn hình dung lại xem bà con xóm giềng thuở đó đã đón buổi chào đời của cậu Cung như thế nào. Bình nhật1, cụ Kía là trưởng chi họ này vẫn thường kể với chúng tôi. Buổi ấy, căn nhà bé nhỏ này càng trở nên chật chội. Bà con thôn xóm láng giềng ai cũng vồi vội sang thăm. Những bó chè xanh, những chẽn cau tươi, những liền trầu quế được các bà, các chị mang lại để cùng chia niềm vui mới. Nhiều bà trở về, chưa nhai giập miếng trầu đã lại tất tả chạy sang. Các bà nhớ cái không khí ở đây - nơi có mùi bồ kết, mùi ___________ 1. Ngày bình thường lúc còn sống. 10 vỏ bưởi nướng thơm thơm, đằm đặm, nơi gương mặt của mọi người rạng rỡ thêm lên. Các bà ngồi quanh những cơi trầu tươi, những ấm nước mới mà kể chuyện khoai lúa, lợn gà, chuyện con chơi, con học và mọi người càng thấy thương mến nhau hơn. Các bác đàn ông thì cởi mở ở những câu chuyện khác. Nhiều bác mới ở ngoài đồng về, chân còn ngấn bùn ruộng. Đối với họ, điều mừng thường giấu kín trong lòng. Để giữ được điều mừng, họ nghĩ đến những điều lo. Đó là sưu thuế, phu đài, tạp dịch sắp tới và hiện tượng đói kém của những mùa qua. Ai cũng thấy cuộc sống có nhiều mối lo mà riêng mình không lo nổi. Bà Hoàng Thị Loan1 thì tỏ rõ nỗi sung sướng sau kỳ sinh nở mẹ tròn con vuông. Tuy dáng bộ còn mệt mỏi nhưng đôi môi bà tươi đỏ và cặp mắt thật minh mẫn. Bà chào đón mọi người và mải nhìn người con nhỏ lim dim ngủ, lòng đầy thư thái, tin yêu. Căn nhà ông Nguyễn Sinh Sắc2 không đủ chỗ ngồi. Một số người có ít chữ nghĩa, đi sang nhà ông ngoại, ở đó người ta đang bàn chuyện làm giấy khai sinh cho cậu bé. ___________ 1. Hoàng Thị Loan (1868-1901), con gái đầu của cụ Hoàng Đường. 2. Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), khi vào thi Hội đổi là Nguyễn Sinh Huy, đậu Cử nhân khoa Giáp Ngọ (1894), đậu Phó bảng khoa Tân Sửu (1901), lấy hiệu là Trí Hiếu, Trí Đễ. 11 - Nên đề năm tháng như thế nào? - Cụ Kỳ nói như giải thích cho riêng tôi. Năm tháng Việt Nam hồi đó gắn liền với niên hiệu của từng ông vua. Mà với triều Nguyễn cho đến lúc này người ta chỉ biết có vua Hàm Nghi. Họ chỉ thừa nhận vị vua đã đứng về phía nhân dân mà kháng chiến ấy. Có ý kiến đề nghị thật tích cực: “Ta nên lấy niên hiệu của ông vua không theo giặc: “Hàm Nghi lục niên”...1 cứ thế mà khai”. Các bác trai ngồi nghe, sự đồng tình biểu lộ trên nét mặt. Họ nghĩ đến những ngày đầu dựng cờ Cần Vương cứu nước. Cụ Hoàng Đường thận trọng ngồi chờ kết quả cuộc bàn bạc chung. Một ý kiến khác bày tỏ cái ý kín đáo hơn: “Bề ngoài người ta muốn ghi sao thì mặc. Còn ta, ta cứ ghi vào gia phả: năm Canh Dần tháng Tư mùng một2 thế là được”. Ông Sắc nhận ra là phải lẽ, sao lại bắt con nhỏ mình phải đội cái niên hiệu nặng nề của người khác trên cột tháng năm sinh. Ở vùng quê này, sự thay “trật tự”, phá “kỷ cương” cứ được bàn đến một cách hồn nhiên như vậy đó. ___________ 1. Triều vua Hàm Nghi năm thứ sáu. Vua Hàm Nghi lên ngôi năm 1884, vì phát động phong trào yêu nước chống Pháp nên ông bị thực dân Pháp bắt và đày sang Angiêri. 2. Tức ngày 19 tháng 5 năm 1890. 12 Cụ Kỳ nhìn xa xăm, dưới cặp lông mày bạc trắng, đôi mắt cụ ánh lên một niềm vui: - Còn cậu Cung, lúc này người ta kể là cậu cứ nằm yên mà ngủ. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thật đẹp lạ kỳ. Nhưng cuộc sống của bà con còn lam lũ, đói nghèo, làm thế nào để đáp ứng những đòi hỏi của các bác đàn ông, để “mặn” thêm câu chuyện gia đình của các bà, các chị, để xóa đi những lệ làng, phép nước rất đỗi phiền hà. Bà mẹ trẻ cũng mang trong mình những suy nghĩ ấy. Bà lại nhìn con. Khuôn mặt của cậu bé mới chào đời sáng đẹp như một vầng trăng. Lời cụ Kía, bà con mình vẫn nhớ. Bữa đó trời trong, nắng đẹp. Gió nồm quạt ánh nắng sung sức của tiết lập hạ vào căn buồng cậu nằm. Ngoài vườn ông ngoại, tiếng chim chuyền cành nghe rộn rã. Các bà, các chị tới, ai cũng đến bên cạnh nhìn thăm, nở những nụ cười vô cùng đôn hậu. - Ấy, cậu Nguyễn Sinh Cung ra đời giữa một vùng quê vất vả, khổ nghèo nhưng hiền hòa, trong sáng như vậy đó anh. Càng vào đoạn kết, lời kể của cụ già làng Chùa càng say sưa, tha thiết. Tôi lại theo cụ đi trở lại trên những nẻo đường bờ ao nước bạc soi bóng những cành mít, những đụn rơm của vùng quê ngoại. Tôi chẳng biết tự bao giờ, không riêng bà con ở đây mà cả khách đến thăm, xuống làng Chùa thì cứ bảo về quê ngoại, lên làng 13 Sen thì cứ bảo về quê nội. Những tiếng gọi rất riêng mà cũng rất chung. Tôi nghe rõ tiếng hát của các em thiếu nhi. Các em đang chuẩn bị cho tết Trung thu, một Trung thu đầu tiên vắng Bác. Hòa theo tiếng trống ếch dập dình là những tiếng hát quen thuộc: Người “xuất hiện trong ánh sao, xuất hiện đi cứu dân khổ đau”. Đô Lương, Nghệ An, 1970 14 TIẾNG RU C hiếc thoi cần mẫn vẫn nhè nhẹ thoăn thoắt. Mỗi lần thoi đi qua về lại, con chim gỗ trên khung cửi lại gật gù như mừng vì có thêm một sợi tơ vừa được kết vào tấm lụa. Khoảng vàng mịn màng trước mắt cứ dôi dài ra để rồi được cuộn vào, cuộn vào mãi như một niềm vui thầm kín không dứt. Bà Loan nhìn tấm lụa như ngó vào một mặt gương, trong đó bản thân cũng được hồng hào lên do thành quả của đôi bàn tay mình kết dệt. Niềm vui ấy tăng lên gấp bội khi nghe tiếng gọi, giọng non trong: - “Bể Đại Hải đang đầy” rồi câu gì nữa hả mẹ? Bà nhìn con mỉm cười sung sướng: “Ồ, con của mẹ ngoan quá!”. Đôi cánh tay thạo làm đồng và chăm dệt cửi siết chặt con vào lòng nhưng rồi bà lại vội buông ra. Bà không muốn cầm giữ bước chân đang tung tăng và tiếng nói lảnh lót của con mình, một con chim non mới bắt đầu bay nhảy. Cậu bé vẫn ngóng đợi. Hiểu ý con, bà âu yếm: - Để mẹ bày tiếp, con nhé! Được nhắc lại rõ ràng rành rọt, cậu bé vừa đi vừa nhẩm, cứ nhằm hướng nhà bà ngoại mà sang. 15 Bà mẹ đếm từng bước đi của con, lòng lâng lâng: “Có vàng, vàng chẳng hay phô. Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe”. Bà trở lại với công việc và dệt vừa được vài con suốt, cậu bé lại đã đến gần. Lần này, cậu bắt mẹ nhắc lại với mình suốt cả khúc ca. Khi cậu thiu thiu ngủ thì với âm thanh dịu dàng của bà, khúc ca đã là một lời ru: Núi Trường Sơn còn thẳm Bể Đại Hải đang đầy Vua nước Nam đà theo Tây Cho dân tình thậm khổ.... Không khí trong ngôi nhà lá bỗng trở nên nghiêm trang bởi lời ru oán hờn và sâu thẳm ấy. - Bé Cung của dì đâu? - Bà An bước vào. Câu hỏi thay cho lời chào. Tuy hỏi vậy, bà An đã nhìn thấy cậu bé nằm trong võng. Bà cười. Bà Loan ngước lên: - A! Dì đến. Ngủ ngoan chóng dậy mà chơi với dì, con! - Ấy, nhè nhẹ, để yên cho cháu ngáy! - Nói đoạn, bà An ngồi xuống bên chị và mải về chuyện hát phường vải đêm qua. Hai chị em bà Loan thì từ thuở tóc chấm ngang vai, sở trường của họ đã khéo bổ sung cho nhau. Cô chị nhanh ý khéo đặt câu hát nhưng e lệ, kín tiếng. Cô em thì mạnh dạn trong việc cất lời ca. Khi hai 16 người ngồi chuyện trò về ví dặm thì cứ như là tằm nhả tơ. Vùng làng Sen, làng Chùa có câu chuyện truyền miệng: Một bận, các cụ Tú San và Hoe Ba từ trên làng Bố Ân cùng xuống hát. Các cụ cố giấu tiếng. Nhưng lạ, ngồi chưa ấm chỗ, họ đã nghe giọng cô An: Đằng xa em đã ngóng chừng Nhìn trăng nhớ tán, trông rừng nhớ hoa. Các cụ nhẩm: “Tán tức Tán Su là Tú San, Hoa là Hoa Be tức Hoe Ba. Ấy chết, bà ấy xướng danh mình rồi!”. Thế là hai cụ nảy người lên như giẫm phải lửa. Trong nhà, các cô ra sức đấm vào lưng nhau mà cười. Riêng bà Loan, bà cứ quay xa kéo sợi với vẻ thẹn thùng bởi mọi người đang nhìn bà, mến phục. Xóm làng vẫn mừng thầm vì các con của cụ Đường thật sáng dạ. Trong gia đình siêng làm và ham học ấy, sự trọng tài năng, quý nhân phẩm của cha mẹ đã trở thành đức tính chung. Về xã Hưng Thái (Hưng Nguyên)1, chúng tôi được gặp cụ Trần Thị Tuất, con gái bà Hoàng Thị An. Đang mải nói về cánh đồng cao sản, người xã viên già bỗng chuyển sang lời sâu lắng: - Dì Loan là chị ruột mẹ tôi. Sinh thời, mẹ tôi ít nói đến mình mà thường nhắc đến dì. Chuyện về dì được mẹ tôi kể thành những mẩu dễ nhớ. ___________ 1. Nay thuộc thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. 17 Chuyện kể rằng, bữa ấy là buổi chiều mồng năm Tết. Từ trên Thịnh Lạc đi về, ông ngoại tôi phải giữ cho tấm áo kép khỏi bị gió thổi bạt đi và đã kéo nghiêng chiếc nón gò găng xuống mà mưa phùn cứ hắt vào mặt. Gió chiều mỗi lúc một mạnh. Đồng rất vắng, thỉnh thoảng mới có đôi người đi tạt qua. Ai cũng co ro dù đã mặc ấm hơn những ngày thường. Về đến Dăm Quan, ông tôi gặp một con trâu từ trong bụi rậm bước ra chặn ngang lối đi. Trên mình trâu, một cậu con trai thu mình trong chiếc tơi lá, tay cầm một cuốn sách. Thật là chuyện bất ngờ. Ông tôi liền hỏi: - Trời lạnh quá, sao cháu cho trâu về muộn thế? Cậu bé chào đáp lại rồi cứ nhìn ông tôi mãi. Chắc vì câu hỏi của ông tôi khá ân cần nên cái nhìn của cậu cũng thật kính cẩn. Đoạn, cậu lại chăm chú nhìn vào cuốn sách đã gần như nhàu nát. Ông tôi bảo cậu: - Thôi cháu, đi về kẻo tối. - Dạ, cháu xin chào ông, - Cậu bé lễ phép đáp, xong lại nhìn vào sách. Khi đã bước xuống giữa cánh đồng Phú Đầm, ông tôi vẫn ngoái lại nhìn. Con trâu cứ phe phẩy đuôi hiền lành gặm cỏ và người chủ bé nhỏ của nó lúc này mới lấy chân thúc vào mình trâu mà ra hiệu bảo nó đi về. Bà cụ Tuất nhai thêm một miếng trầu rồi tiếp: - Nghe nói cũng giờ phút ấy ở làng Sen, ông Nguyễn Sinh Thuyết, anh của cậu bé chờ mãi không 18 được nên đã đánh đường đi tìm em. Bà Thuyết cũng phải đậy cỗ bàn lại rồi ra đường đứng đợi. Đã lâu năm trong nghề dạy học, ông tôi ít gặp những học trò chăm chỉ như vậy. Nghe thuật chuyện, bà tôi rất mến cậu bé chăn trâu nọ, trước hết vì đó là người ham học. Bà tôi cũng là con một nhà Nho. Cố ngoại tôi đã lận đận nhiều ở trường thi. Bà tôi ra đời khi ông cụ đậu tú tài khóa thứ hai nên gia đình đặt cho là cô Kép, Nguyễn Thị Kép. Hai nhà kết nghĩa thông gia với nhau cũng vì nghĩa văn chương, tình bè bạn. Khi biết cậu mồ côi cả cha lẫn mẹ thì bà càng thương. Cho đến khi ông tôi xin với ông Thuyết để đem cậu về nuôi thì bà tôi coi cậu như con của mình. Người con trai làng Sen ngồi trên mình trâu mà học bài ấy chính là dượng Nguyễn Sinh Sắc của chúng tôi. Cũng theo các cụ làng Chùa kể lại, nhờ sự cố công kèm cặp của cụ Đường, việc học của cậu Nguyễn Sinh Sắc ngày càng tấn tới. Về sau, cụ gửi cậu xuống học với nhà danh nho yêu nước Nguyễn Thức Tự1. Trường học của cụ nổi tiếng ở Nghệ Tĩnh. Rất nhiều nhà khoa bảng có tiếng tăm ở vùng này ___________ 1. Nguyễn Thức Tự (1841-1923) hiệu Đông Khê, quê làng Đông Chữ, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc. Nhân dân tôn kính gọi là cụ Sơn vì năm 1880, cụ được bổ làm Sơn phòng Chánh sứ Hà Tĩnh. 19 vốn theo học ở đây. Thời gian được xuống học dưới đó là dịp cậu sinh đồ Nguyễn Sinh Sắc có điều kiện tốt nhất để phát triển trí lực. Không lâu sau, cậu trở thành người bạn văn chương của cụ Hoàng Đường. Có lúc cậu đã thay cụ Đường giảng dạy cho lớp học trò ở trong nhà. Và chẳng biết tự bao giờ, người con trai hiền hậu, giỏi giang ấy đã được cô con gái đầu lòng của cụ để ý. Bà cụ Tuất sửa lại vành khăn, tiếp tục câu chuyện: - Dì Loan tính người chất phác và đoan trang. Mẹ tôi thường nói, việc làm của dì thì chu đáo, điều nghĩ của dì thì đôn hậu, nhân từ. Dì biết nhiều mà nói ít. Lúc dì đến tuổi, con trai của nhiều nhà gia thế đến ngấp nghé đưa tin. Khi mà mục đích của họ không đạt được thì cũng có kẻ gièm pha. Trước những lời ong tiếng ve đó, dì tôi chỉ mỉm cười, tự tin. Có người ngại cho cuộc sống thiếu vốn liếng của dì sau này, dì cũng chỉ cười và nói: “Một bụng chữ bằng nửa hũ vàng”. Ông ngoại rất vui mừng trước cuộc tình duyên của hai con. Bà ngoại cũng thế. Nhưng bà cũng có phần băn khoăn sợ người ta cười là mình gả con không được môn đăng hộ đối. Ông ngoại phải mượn cớ về chơi Kẻ Sía1 để bàn bạc với cố tôi. Thế rồi nhân ___________ 1. Quê bà ngoại Bác Hồ - bà Nguyễn Thị Kép, nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. 20 một buổi bà tôi về thăm nhà, cụ cố gợi chuyện bàn giải mãi bà tôi mới thật thanh thoát. Dì Loan biết bà tôi tạm thời có những lo nghĩ như thế nhưng dì rất vững tâm. Dì biết những băn khoăn đó cũng là lòng ân cần của mẹ lúc mình sắp ra cửa nhà. Dì chỉ nói với bà tôi: “Có lưng có vai thì có khoai có lúa”. Điều dì tìm thấy và tin được ở dượng tôi là một tấm lòng, một ý chí. Nghĩ như thế, dì tôi đã cùng người bạn đời bước vào cuộc sống chung mà dì biết trước là sẽ không ít gian khổ. Thế là một gia đình mới được hình thành. Sát cạnh cây thị mà cụ Hoàng Thế Kỳ đã chỉ, một ngôi nhà nhỏ được dựng lên bằng gỗ tre lấy từ trong vườn, có nứa đại ngàn làm vách, có mía bãi sông làm mái, đủ che nắng mùa hạ, chắn gió mùa đông. Cuộc sống đơn sơ đã không hạn những trang sách mở và vẫn rộng đường thoi đưa. “Sáng trăng trải chiếu hai hàng. Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”, cảnh ấy vẫn thường diễn ra sau những buổi đồng áng nắng mưa. Rời nhà riêng của mình mấy bước chân là đến nhà ông ngoại. Một ấm chè xanh vừa chín, có cả xóm giềng cùng uống. Một buồng cau đến thì dẻo hạt, riêng nhà mình ăn không ngon. Buổi đầu hôm sớm mai, khi tắt đèn tối lửa, xóm thôn cùng đùm bọc, chở che. Trong ngôi nhà bình dị ấy, năm 1884, vợ chồng ông Sắc sinh chị Nguyễn Thị Thanh, một cô gái từ 21 bé đã nhanh nhẹn tháo vát; bốn năm sau sinh anh Nguyễn Tất Đạt, người con trai có khối óc thông minh hiếm thấy; và đến năm 1890, gia đình và quê hương đất nước đón chào một người con mới, cậu Nguyễn Sinh Cung. Cứ mỗi lần một người cháu ra đời lại đem đến cho gia đình họ Hoàng một niềm vui lớn. Cụ Đường đến thăm cháu giữa lúc hai con đang cùng trò chuyện. Nhìn khuôn mặt cậu Cung đang lúc ngủ ngon, cụ thấy như tất cả nguồn vui được thể hiện ở đây. Cứ mỗi lúc ngừng giảng bài, cụ lại nghĩ đến khuôn mặt có đôi mắt trong sáng ấy, nên thường giữa hai giờ học, cụ lại đến bên võng, bế cháu lên hôn vào đôi má thơm thơm, bụ bẫm. Lần này cụ cũng chỉ ghé thăm cháu một lúc. Cụ biết giữa hai con còn có những điều cần nói. Cụ muốn họ được tự nhiên. Bà Loan đón nhận sự thăm hỏi của cha. Bà lại cúi xuống nhìn người con nhỏ. Đôi tay bà chỉ dừng lại mỗi khi hết một con suốt. Tuy nhiên, chiếc tao võng vẫn đung đưa đều đều. Khi cụ Đường dời gót, hai bà lại tiếp tục câu chuyện về đêm phường vải. Bà An nói, trong đó như có cả lời trách móc của chính mình: - Người ta cứ hỏi sao lâu nay không thấy chị tới? Bà Loan vẫn khiêm nhường dù là trò chuyện với em: 22 - Thôi, chị bận việc nhà. Vả lại, chị cũng lớn tuổi rồi, để dành việc đó cho các em. Thực tình, đêm phường vải mà vắng những người như bà Loan kể cũng thiệt thòi. Bà Loan nhận rõ hơn trách nhiệm làm mẹ. Bà mừng, em gái bà mới ngày nào cứ đòi chị bẻ cho những câu hát ngắn thì nay đã tự đối đáp dí dỏm lắm rồi. 23 Đ ĐƯỜNG VÔ XỨ HUẾ ã chuẩn bị đầy đủ cho việc trảy Kinh, ngày mai bà Hoàng Thị Loan sẽ cùng hai con lên đường. Sương đêm đã phủ kín những lũy, cây ngoài vườn. Dưới ánh trăng, làn sương mỗi lúc một dày đặc trông như cũng nặng trĩu suy tư. Bà Loan thao thức mãi. Cụ Kép cũng thôi không quạt cho cậu Cung nữa. Không phải cụ đã ngủ mà vì khí trời đã dịu hẳn. Có chú ý nghe tiếng trở mình mới biết cụ đang bồn chồn lo nghĩ vì nỗi đường xa dặm thẳng đối với con cháu ngày mai. Cũng vì thế mà đêm nay cụ sang ngủ cùng các cháu. Bà Loan cố giữ thật yên lặng mặc dầu lòng bà đang xao động dữ dội. Chốc chốc bà lại nhìn vào khuôn mặt người con trai nhỏ. Ánh trăng rọi qua khe cửa và những lỗ nhỏ li ti của vách nứa đủ cho bà nhìn rõ khuôn mặt bầu bĩnh sáng sủa của cậu con trai đang lúc ngủ say. Bà muốn ru thêm một câu để góp vào giấc ngủ hiền hòa đó. Nhưng bà sực nhớ, con trai mình đã lớn và sợ lời ru có thể gây ra thành tiếng động, ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. Cụ Kép cũng suy nghĩ như vậy nhưng cụ không 24 thể để yên. Hết xoa đầu, cụ lại nắn cổ tay, cẳng chân người cháu nhỏ. Mà không thao thức sao được. Đối với tầm mắt người phụ nữ nông thôn xứ Nghệ lúc bấy giờ, trảy Kinh thật là một việc quá sức tưởng tượng. Buổi sáng mùa thu bình dị ấy, đoàn người ra đi khi cây vườn còn đẫm hơi sương. Lớn lên nơi đồng quê và từ đồng quê cất bước, cậu Cung lon ton đi giữa những ruộng lúa đã trổ đòng đòng, những nương mía đang thì xanh tốt. Những lá cây nhọn sắc khua mình trong gió sớm xôn xao. Đã đến đầu bờ của mảnh ruộng nhà, năm trước ở nơi này, bà Loan nhận được tin chồng mình thi đỗ. Bà nhớ như in quang cảnh buổi ấy và tưởng mình được nghe lại tiếng gọi của người con trai nhỏ: - Anh Khiêm1 ơi, có cá rồi! Cứ thế, bà hình dung lại tất cả. Bữa ấy cậu Cung đã tự đắp ngăn rãnh nước bên bờ ruộng mà tát cho đến cạn. Những con bọ nẹp nước bò rào rào, những con cào cào nhảy tanh tách, cả con chim bồng chanh mình xanh, mỏ đỏ sặc sỡ nhún nhẩy trên cành rào tre đầu ruộng... tất cả, cậu chỉ nhìn qua. Cậu chú ý đến những con cá. Những con cá li ti, những con tép mềm nhũn tưởng chết đến nơi nhưng rồi được cậu tháo nước vào lại sống lại ngay. Cậu chỉ giữ hai con cá rô thia để đem ___________ 1. Tên thường gọi của cậu Nguyễn Tất Đạt. 25 về thả vào chiếc bể cạn trước sân nhà bà ngoại. Khi hai con cá đã được trở lại bơi trong chiếc gáo dừa thì có tiếng gọi từ đầu bờ: - Quan đậu rồi, sao bà Cử chưa về? Thế là ông Sắc đã đậu Cử nhân. Đối với ông, khoa thi này là khoa thi báo hiếu. Cụ Đường mất đã hơn một năm. Cụ là người thầy, người cha và về sau cũng là người bạn văn chương của ông, người đã tạo điều kiện cho ông phát triển về trí lực, về tương lai. Dựng vợ gả chồng cho con cái, tạo điều kiện cho con rể mình tiếp tục việc bút nghiên, ông bà cụ Đường chẳng nghĩ gì đến công danh, phú quý. Nhưng ở vào cái buổi bấy giờ, khoa bảng được coi là thước đo để đánh giá sự học hành, thì bổn phận người đi học vẫn phải trả nợ áo cơm đèn sách bằng sự đỗ đạt. Điều đó chỉ thôi thúc ông Sắc mạnh hơn từ sau khi cụ Đường nhắm mắt. Về phần bà Loan, đấu gạo chéo khăn, cháo rau nuôi chồng ăn học, bà vẫn nghĩ sẽ có một ngày như hôm nay. Bà tin vào người bạn đời của mình và rất an tâm về điều ấy. Và bà cũng chỉ dừng những suy nghĩ của mình lại ở đó mà thôi, mong sao cây khoai mình trồng, chẽn lúa mình cấy được ra hoa kết nụ. Trong cái ấm no chung của xóm thôn, gia đình mình cũng có bận mai, bận chiều để chồng được tiếp tục sách đèn. Bé Cung vui mừng chạy trước. Bà Loan nhìn theo, cười và bảo con gái: 26 - Thanh, đi kịp lên mà kèm em cho cẩn thận, kẻo em ngã đấy con! Khi đã đi lên ngang hàng với em, chị muốn xách giùm ống gáo dừa đựng đôi cá rô thia nhưng cậu em không cho. Cậu cố bước thật nhanh và thật chắc như để mẹ và chị tin là mình có đủ sức để đi vững vàng. Mới đó mà đã hơn một năm. Việc thi đỗ của người cha tuy không làm thay đổi cuộc sống vật chất của gia đình, nhưng nó đã tạo cho cậu Cung những thuận lợi mới. Cậu được đi Huế. Và giờ đây, trước mắt cậu bé năm tuổi ham hiểu biết, những cảnh trí khác nhau của non xanh nước biếc liên tiếp diễn ra. Con đường 49 là đường hàng tỉnh đón cậu từ cổng làng. Nó cũng nhỏ hẹp thôi, nhưng các con đường trong thôn thật chẳng có chỗ nào rộng bằng. Đường về xuôi dẫn cậu qua nhiều chặng. Chợ Sáo nhiều bánh đúc. Chợ Phủ nhiều bánh chưng và chợ Đước nửa quê nửa tỉnh. Vinh, thành phố quê hương nổi rõ nhà thờ đạo, đồn binh, những người Pháp mặc quần soọc, mình đầy lông lá, xách gậy hèo, kéo theo những con chó to như những con bê và những khu đất bị san phẳng chuẩn bị xây nhà ga, mở nhà máy. Sự ngang nhiên của bọn thực dân da trắng đã làm đảo lộn nền nếp của một thành phố đang sống yên hàn. Đường xuyên thành phố đổ ra bờ sông. 27 Đò ra đến giữa dòng, cậu bé nói: - Ra đây thấy sông rộng hơn nhiều mẹ ạ. Bà mẹ nhìn lại mặt sông rồi trả lời: - Phải rồi, lên non mới biết non cao, vượt sông mới thấy sông rộng đó con. Màu xanh, cứ thế kéo dài qua các làng Uy Viễn, Tiên Điền1 rồi cứ theo xứ thơ ấy, màu xanh chảy ra cửa Hội hòa với biển Đông. Đò đổ đoàn người lên bờ. Họ đứng lại dưới Cây Da Lách, mốc chia địa giới hai tỉnh để sửa sang lại hành lý mà chính thức bước vào cuộc hành trình. Như để tiễn những người ra đi được chân cứng đá mềm, người chú họ chỉ tay về phương Nam mà nói: - Xưa, Nghệ - Tĩnh là một, cùng là đất Hoan Diễn. - Thế cũng còn là đất tỉnh nhà đây, thôi ta lên đường. Bà mẹ nói vậy rồi quay lại: - Chào các chú và các cậu, cháu đi. Không biết tự bao giờ, cậu Cung đã đứng sẵn trên một mô đất cao, tay vẫy vẫy, miệng cười. Người chú chạy lại ôm cháu vào lòng và đặt lên trán cậu một cái hôn. Cậu chạy vượt lên, bước đi trước. Đoàn người đưa tiễn đứng nhìn theo mãi. ___________ 1. Làng Uy Viễn nay thuộc xã Xuân Giang, làng Tiên Điền nay thuộc thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Uy Viễn là nơi sinh Nguyễn Công Trứ; Tiên Điền là quê nội đại thi hào Nguyễn Du. 28 Đoạn đường men theo chân núi khá dài. Cậu Cung hỏi: - Núi này là núi gì mà nhiều đỉnh thế mẹ? - Ta quen gọi là Ngàn Hống. Chính tên nó là núi Hồng. - Sao lại gọi là núi Hồng? - Vào một ngày đã lâu lắm, một đàn chim hồng bay về, hẹn mỗi con đậu lên một đỉnh. Tiếc là núi có chín mươi chín đỉnh mà đàn chim hồng thì đủ một trăm con nên chúng cứ chao liệng mãi mà không chịu đậu xuống. Vì lẽ đó mà nơi đây chẳng thành đế đô. Người xưa nói vậy! - Thế ngọn núi bên kia sông mà ta đã đi qua là núi gì? - Cậu bé hỏi lại mẹ rồi nhìn lên những đỉnh non trùng điệp tận chân mây. Bà mẹ nhìn con. Bà bỗng nhớ lại những chuyện kể xung quanh lớp học của cha thuở trước, khi tóc bà còn để trái đào. Tiếng bà vẫn nhỏ nhẹ: - Tên của nó là núi Quyết. - Nó còn có tên nào khác nữa không hả mẹ? Bà mẹ suy nghĩ một lát rồi tiếp: - Núi Quyết còn có tên là Phượng Hoàng con ạ! Lại một câu hỏi mới của người con và bà mẹ lại trả lời niềm nở: - Mẹ được nghe ông ngoại kể hồi mẹ còn con gái. Chim Phượng là tên của một nhánh núi Quyết. Nhưng có một ngày vua Quang Trung đã nghỉ ngựa nơi đây. Đến chào ngài có cả những cụ già nhớ dai 29 và những bác tiều dẻo sức. Rồi chuyện núi non ở vùng này không dừng lại đó. Với con mắt nhà vua, Chim Phượng không còn là tên một cánh núi. Bản thân địa thế giữa đôi bờ sông Rum1 này vốn có hình dáng một con Phượng Hoàng khổng lồ. Nhà vua nghĩ vậy. Sẵn có ý định chọn chốn này làm kinh đô, ngài bèn lấy tên là Phượng Hoàng Trung Đô. Công việc không thành vì vua mất sớm. Nhưng ý định mãnh liệt của vua đã đi vào lòng người. Tưởng nhớ vị vua áo vải, người xứ Nghệ mình cũng gọi núi Quyết là Phượng Hoàng. Câu chuyện đời xưa mẹ kể đã nâng bổng bước chân của những người con. Chẳng mấy chốc mà đã qua Vọt, qua Nghèn. Đường đi vào thật trập trùng kỳ thú. Trước mắt đã là đèo Ngang, sông Gianh đôi bờ tít tắp... Núi cao sông sâu và ruộng đồng muôn vẻ. An tâm vững bước, đường xa hóa gần. Xa xa là phá Tam Giang, phá Cầu Hai và Cửa Thuận mênh mang trời biển. Thành phố sông Hương như một cánh tay mẹ hiền vẫy gọi: “Ai vô xứ Huế thì vô”. Cậu Cung đi bên mẹ, qua các ngõ phố, qua những chùa tháp, những cổng thành với lối kiến trúc cổ dịu dàng, trầm mặc. Dòng sông Hương tư lự soi bóng cả cuộc sống của thành Huế đang bị xáo trộn, đổi thay. ___________ 1. Đoạn cuối của sông Lam. 30 Bên cạnh những bộ đồ Âu đúng mốt, những mũ cánh chuồn, những áo thụng lam, bài ngà, màu xứ sở ở đây vẫn là những tấm áo nâu đồng lầm bạc vai, phai sắc của những người dân lao động đói nghèo. Người Pháp thực sự đến đất này đã hơn mười năm. Bên trong cái vỏ vàng son, Huế đang kiệt quệ dần bởi chính sách bảo hộ của họ. Huế không đổi khác cảnh tối tăm lạc hậu. Xã hội thực dân phong kiến ở đây nặng nề hơn, nghiệt ngã hơn. Cậu Cung dừng lại trước một người hát dạo. Giữa những âm thanh hỗn độn của chợ búa, giọng ông già lanh lảnh thảm thiết: Từ ngày Tây lại, sứ sang Vì đồng xu giác bạc thiếp với chàng xa nhau. Lòng ái ngại, bà mẹ bỏ nhẹ mấy đồng tiền vào chiếc nón của người hành khất. Bà không nhìn vào ông già mà lại nhìn con. Cậu bé nhận ra trong những cái chớp mắt của mẹ có cả nỗi xót thương và lòng căm giận. Huế vẫn sống sức sống của một thành phố miền Trung. Lửa Cần Vương bùng lên từ đây đã hơn mười năm lan tỏa, rực cháy. Cho đến ngày cậu Cung vào Huế, nơi vùng rừng núi Nghệ - Tĩnh, nghĩa quân Phan Đình Phùng vẫn làm chủ và ngoài Bắc, phong trào nông dân Yên Thế vẫn còn là “một chấm đen ở đằng chân trời” trước con mắt người Pháp. Xương máu của lớp người đi trước sẽ kết thành cái mầm cho phong trào sau. Huế vẫn thở hơi thở 31 nóng ấm của ngọn lửa đấu tranh cách mạng, là nơi tiếp xúc, tụ tập của các sĩ phu. Trong gian nhà khách bày biện đơn sơ, nơi Phan Bội Châu ngồi dạy học, biết bao nhiêu buổi hẹn hò đã diễn ra. Cụ Phan vào đây sau khoa thi Đinh Dậu (1897). Bài phú “Tôn hòn đá làm anh” với những câu văn thần: Lấp biển, món nợ phải đền chưa quên cùng bác Vá trời, chút công cần có may được gặp anh Bài phú đã làm cho tiếng tăm của cụ nổi hẳn lên ngay cả trong lớp quan lại cao cấp. Cụ đã tranh thủ được lòng người. Ông Sắc và ông Phan cùng là một lớp học trò đã trải một phần đời ít nhiều giống nhau thì việc gặp gỡ của họ - những người đồng học, đồng hương ở nơi xa làng, xa tỉnh này thật là điều quý giá. Đối với cậu Cung, giữa căn nhà của bố mẹ và nơi ông Phan ngồi dạy học không có gì là xa cách. 32 CĂN NHj CẠNH VIỆN ĐÔ SÁT G ấp lại trang sách đang học, ông Sắc phải trả lời ngay câu hỏi của người con trai nhỏ. Ông nói: - Phải rồi, bốn tháng mà thay đổi những ba ông vua là chuyện chẳng lành1. Triều Nguyễn chưa bao giờ đổ nát đến thế. Ông Sắc cứ phải trả lời không biết bao nhiêu câu hỏi do cậu Cung đặt ra. Mới ngày nào cậu theo các bạn đi xem vua. Trong đám người háo hức chen lấn ở cửa Ngọ Môn, tuy đã có chú Lần làm thợ cưa ở cùng xóm bế cao lên, cậu chỉ nhìn thấy được vành khăn vàng của vua. Về nhà, cậu hỏi mẹ: - Sao vua không đội mũ dát ngọc cho đẹp mà lại chít khăn vải vàng hả mẹ? - Đã là vua thì cái gì chẳng có, nhưng vua chỉ chít khăn vàng, đó là lệ của triều đình con ạ! - Thế ngoài vua, có ai được chít khăn vàng nữa không? ___________ 1. Do câu nói thuở bấy giờ: “Tứ nguyệt tam vương, triệu bất thường”. 33 - Ở đâu chứ giữa đất đế đô này mà làm thế là phạm thượng, bị chém đầu. Lại đến lượt cậu Cung ngạc nhiên: - Thế sao lại có những chú lính lấy vải vàng quấn dưới cổ chân? Sợ câu hỏi lạ kỳ ấy lọt ra ngoài, bà mẹ vội ôm con vào lòng bảo: - Con ơi, đừng nói thế... Bà vừa sung sướng, vừa lo âu. Đêm nay cũng thế. Trả lời câu hỏi này, ông Sắc phải hạ thấp giọng, mặc dầu nơi đây đã thật khuất vắng. Căn nhà của ông nằm phía sau Viện Đô sát. Nguyên đó là một căn nhà kho cũ của lính. Một nơi ở chật hẹp tối tăm mà ông Sắc đã phải mất không biết bao nhiêu công sức mới tạo ra. Ánh đèn dầu ban đêm khó mà rọi qua khỏi những bức tường thô nặng, nhưng ông vẫn sợ tai vách mạch dừng. Bà Loan cũng phải nhè nhẹ tay thoi để lắng nghe. Giọng người cha đắn đo, trầm trầm: - “Bốn tháng ba vua...”, thật người ở ngôi quá ngắn không bù lại kẻ trị vì quá lâu như Tự Đức. Ông ta là Hồng Nhậm. Nhậm giành ngôi của anh là Hồng Bảo. Bảo bất bình nổi lên chống đối, Nhậm giết đi. Thế là “Từ ngày Tự Đức lên ngôi, loạn bốn phương trời nghiêng ngả núi sông”. Vì cái triều đình của ông ta mà nước nhà mất vào tay lũ Tây dương. Buổi tống táng ông ta cũng là buổi giặc tràn lên cướp kinh đô. 34 Ông Sắc ngừng lại nhấp một ngụm nước nóng và tiếp: - Sau buổi tống táng muộn màng ấy, việc phế kẻ này, lập người khác bày ra như trò trẻ con. Một triều đình như thế thì có đủ sức chống chọi với ai và làm được cái gì? Duy chỉ có vua Hàm Nghi... Nói đến đó, người cha lại đặt tay lên trán như nhớ về một thời nào khác hẳn làm cho bà mẹ và các con càng sốt ruột đợi chờ. Tiếng người cha vẫn chậm rãi: - Vua nước Nam bây giờ là tay sai của giặc. Không làm được chức phận đó, vua sẽ bị phế truất hoặc bị đi đày. Nước đã mất thì vua cũng chỉ là thân trâu ngựa mà thôi. Đêm đã khuya. Bà Loan bảo hai cậu: “Thôi ngủ đi các con!”. Vâng lời mẹ, nhưng cậu Cung thấy khó ngủ quá. Từ mặt nước sông Hương dịu mát đưa đến căn phòng nhỏ bé của cậu một điệu mái nhì da diết, bồi hồi: Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sềnh. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non. Tuy cảnh nhà bận bịu, bà Loan vẫn cố sắp xếp công việc để cậu Cung có được những giờ vui chơi thoải mái với bạn bè. Từ một làng nhỏ ở miền Đông Nam Bộ, bà Huệ Minh, người sống cùng thời với cậu Cung ở Huế, kể lại: 35 - Nhà mệ ở trong thành nội. Mệ hơn cậu Cung vài tuổi. Mệ và các bạn thường rủ cậu đi chơi ở ngoài kinh thành. Nơi các mệ hay đến là Phu Văn Lâu. Cuộc vui nào mà không có cậu là thường dễ chán. Vì cậu hay nhường bạn, không nói tục và không hề cau có. Lý thú nhất là việc cậu giỏi bày ra những trò chơi mới, thu hút mọi người vào cuộc. Phải nói, tuy ít tuổi hơn nhiều bạn nhưng cậu Cung thông minh và hóm hỉnh hơn cả. Nơi Phu Văn Lâu, cậu thích ngồi ở bậc đá thứ nhất. Khi có người bảo cậu ngồi lên phía trước, cậu mỉm cười lắc đầu. Về sau vì những khó khăn của gia đình, cậu phải theo cha về Nghệ. Mệ nhớ là từ ngày vắng cậu, bọn trẻ trong thành nội thiếu hẳn một người bạn tốt mà không một ai có thể bù vào chỗ thiếu đó. Nhưng việc đời đã xẩy ra không biết bao nhiêu chuyện làm thay trời đổi đất. Mệ không ngờ có ngày, cái ngai vàng của triều Nguyễn lại sụp đổ mà người dẫn lối đưa đường tạo nên sự đổi thay hợp với lòng người ấy lại chính là cậu bé Nguyễn Sinh Cung, một cậu bé đã từng đi bắt bướm trong vườn Thượng uyển và đào dế gáy dưới chân Hoàng thành. Sau những buổi vui chơi trở về, bao giờ cậu Cung cũng được người mẹ phúc hậu của mình chào đón. Nhưng những ngày cậu Cung được sống với mẹ thật quá ngắn ngủi. 36 Khoa thi Hương Canh Tý1 sắp mở, đem đến cho gia đình cậu Cung một tin không vui. Thân phụ của cậu phải đi làm sơ khảo2 ở trường Thanh. Cảnh sống của gia đình cậu lúc đó tuy thiếu thốn, nhưng cũng yên ổn. Ông Sắc ngoài khoản phụ cấp của trường Quốc Tử Giám còn kèm thêm một vài học trò để có tiền dầu, tiền giấy. Tuy thế, mọi chi phí vẫn trông vào tiền công dệt lụa của bà Loan là chính. Cuộc sống vật chất như vậy là đắp đổi, thiếu thốn nhưng đời sống tinh thần thì khá phong phú. Lời đọc sách, tiếng ngâm thơ sang sảng đạo nghĩa của cha, giọng kể chuyện nhẹ nhàng thấm sâu của mẹ và cuộc sống lao động đấu tranh cần mẫn, quật cường ở đất đế đô, tất cả đang được gạn lọc để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Gần 5 năm sau khi vào Kinh, mẹ đã sinh thêm một em trai. Cảnh sống tuy có túng bấn nhưng càng vui vẻ. Bấy giờ, trước chuyện ông Sắc phải đi xa, gia đình cũng bàn bạc nhiều về đường hơn lẽ thiệt. Ông Sắc nói: - Tôi đi một mình không sao, nhà sức yếu, bé Xin còn thơ yếu, phải để hai anh nó cùng ở nhà để trông nom em và đỡ đần mẹ. Bà Loan đáp lời chồng: ___________ 1. Canh Tý là năm 1900. 2. Sơ khảo: chấm thi Hương đợt đầu, đợt sau gọi là phúc khảo. 37 - Ở đây thế mà quen rồi. Mình đi xa lạ nước lạ non, phải để anh nó đi cùng, phòng khi sớm hôm có chuyện bất thường. Hai bên cứ nhường nhịn nhau mãi nhưng rồi ông cũng làm theo ý bà. Ông Sắc phải ở lại ngoài Thanh quá lâu vì công việc của kỳ thi kéo dài. Ở Huế, bà Loan ốm nặng và bệnh tình cứ ngày một nguy kịch. Mắt cậu Cung đã cứng đờ và đỏ mọng. Đêm ấy, khi đã khuya lắm, chú Lần lấy làm hốt hoảng, kiên quyết bảo: “Cháu phải ngủ đi một tý không rồi cũng ốm luôn thì khốn!”. Cậu Cung vẫn chưa chịu nghe. Các má, các cô bác bên láng giềng phải nói thêm mãi cậu mới chịu lên phản nằm ôm lấy em. Nhưng cậu không thể yên giấc. Cậu phải nấc lên đau đớn đến cùng cực. Người mẹ đã trút hơi thở cuối cùng sau khi mải đau đáu nhìn con và như gửi vào cái nhìn không bao giờ có lại ấy nữa tất cả hy vọng của đời mình! Nhìn dải khăn đại tang trên mái tóc xanh của một cậu bé lên mười, lòng ai cũng đau như cắt. Từ đó, ngày ngày cậu phải bế em đến các gia đình quen biết còn nuôi con nhỏ để xin sữa cho em bú. Đêm đến, các cô, các bác, những người đã chu tất đưa bà mẹ trẻ đến nơi yên nghỉ cuối cùng bây giờ lại thay nhau đến săn sóc gia đình cậu Cung. Cậu cảm động tiếp nhận mối tình ruột thịt ấy. Cùng các cô, các má, đêm đêm cậu vẫn ít ngủ để canh giấc cho em. 38 L NHỮNG ĐIỀU SÁCH NÓI? âu lắm, hôm nay cụ Kép mới đi ra ngoài. Trông thấy cụ, mấy đứa trẻ trong xóm chạy lại, đứa kéo tay, đứa níu dải áo. Cụ xoa đầu thăm hỏi chúng nó. Cụ đi rồi, bọn chúng mải nhìn theo. Lưng cụ đã còng hẳn xuống, không chỉ vì tuổi tác mà chính vì sự vất vả. Đã tám năm kể từ ngày chồng mất, cụ đã phải chịu nhiều buồn tủi, lo âu. Người con gái đầu của cụ qua đời khi tuổi mới ba mươi ba. Cụ không ngờ ngày tiễn đưa ấy lại là ngày cuối cùng cụ còn nhìn thấy con gái. Còn cậu bé Nguyễn Sinh Xin thì sau những ngày làm cho cụ vất vả đủ đường cũng đã bỏ cụ mà đi. Nhìn những đứa trẻ nhí nhảnh kia, cụ càng nhớ đến chị em cậu Cung. Đang nghĩ nhiều về các cháu, bỗng cụ nghe tiếng chào mời của cụ Cử Vương Thúc Độ1. Cụ Vương Thúc Quê, con trai cụ Cử Độ kể với chúng tôi: ___________ 1. Vương Thúc Độ (1869-1924) người làng Chùa, đậu Cử nhân khoa Bính Ngọ (1906). 39 - Ông thân tôi thuộc lớp sau, lớp học trò của cụ Đường. Mà thường tình, học trò rất quý con cháu của thầy giáo mình. j, mà tình thật có anh đến, tôi mới nhớ lại những điều ông cụ nói. Bữa ấy, ông cụ tôi trải chiếc chiếu mới lên phản mời cụ Kép ngồi rồi kể chuyện như nói lên một cái gì là thành công của chính mình. Vì một buổi trưa trước đó, ông đã gọi cậu Cung vào chơi. Cụ vốn thích trẻ con, nhất là đối với những trẻ linh lợi. Cậu Cung vào khi mấy người, có cả các bạn trẻ đang bàn về chuyện học. Họ đều nói là phải học giỏi. Cậu Cung hỏi: - Thế học giỏi để rồi làm gì? Các bạn thi nhau trả lời: - Để cúng giỗ. - Để viết văn khế. - Để làm những việc có ích. Cậu Cung chưa nói gì mà chỉ nhìn lên dòng chữ ông cụ tôi đã viết sẵn trên xà nhà. Đó là một lời khuyên, đại ý là: Hãy chăm lo làm việc và biết thương yêu lẫn nhau. Ông cụ tôi kể đến đó rồi như sực nhớ lại: “Thầy viết câu đó để tự khuyên mình và răn bảo các con. Nhưng nói thật, ít nhiều thời gian cũng đã làm cho mình quên đi. Đến lúc cậu Cung nhìn vào đó thì thầy thấy như là một sự nhắc nhở”. Ông cụ tôi vẫn kể tiếp: Mọi người đang im lặng bỗng nổi lên tiếng hỏi 40 của cậu Cung: “Thưa ông, câu đó cũng giống lời hát “Thương người như thể thương thân”?”1. Thế rồi các bạn trẻ lại cùng thi nhau nói: - Thế là học để biết thương người. - Muốn thế phải chăm làm việc. - Như vậy là mình đúng. Mình nói học để làm những việc có ích. Một cậu con trai vui vẻ nói với tất cả: - Kể ra, cậu nào cũng có phần đúng của mình. Cậu Cung nói rõ thêm, muốn “thương người như thể thương thân”’ thì phải chăm làm việc có ích để giúp người như làm việc cho chính mình ấy. Có phải không các bạn? Sau câu hỏi ấy, mọi người cùng nhìn về phía cậu Cung. Chúng tôi chờ cụ giáo Quê hút xong điếu thuốc lào để được nghe tiếp: - Tôi nhớ rõ lời của ông cụ: “Chuyện thầy kể thì cũng vô tình thôi, nhưng lúc đó, các nếp nhăn trên khuôn mặt cụ Kép như đã giãn ra. Những lời kể về người cháu đã làm ấm thêm tấm lòng của người bà”. Cặp mắt đục mờ của cụ Luốc2 bỗng mất hết sự ___________ 1. Nguyên văn lời kể của cụ Quê: “Rộng lòng thương người như thương người thân mà làm việc hết sức mình, như vậy hẳn là người có học”. 2. Tên thật là Nguyễn Thuyên, cũng còn gọi là cố Chắt Cậy (1888-1973). 41 mệt mỏi. Cái nhìn lim dim của cụ như hướng chúng tôi lùi lại những năm tháng xa xôi đầu thế kỷ: - Trước ngày cậu Cung đi Huế, chúng tôi vui chơi như thế nào, thực tình tôi không còn nhớ, dù tôi lớn hơn cậu hai tuổi. Còn sau ngày cậu từ Huế trở về thì rõ ràng cậu hơn hẳn chúng tôi. Về chuyện học, từ buổi cậu lọt lòng mẹ, dù ở làng Chùa hay ở Huế, gia đình riêng của cậu cũng chẳng khác gì một lớp học. Nhà của những thầy đồ xứ Nghệ là như vậy, nhất là nhà cậu Cung, riêng bên ngoại, đã mấy đời kế tiếp nhau dạy học. Ở đó, lòng nhân ái, điều tín nghĩa là chuyện được nói đến hằng ngày. Cụ Luốc dừng lại một lúc rồi lại đặt tay lên trán và lim dim mắt, không biết cốt dành thời gian cho dĩ vãng tái hiện một cách rõ hơn hay để che giấu xúc động. Cụ nói giọng thật nhỏ: - Sau khi bà Cử Sắc qua đời, ông Cử phải về nghỉ ở nhà một thời gian. Thế là bà con gần xa lại gửi con đến nhờ ông bảo hộ. Tính ông Cử hiền lành dễ dãi, giúp được ai cái gì là ông sẵn lòng không chút nề hà. Các phụ huynh mượn mấy gian nhà ông hương Nhàn để đặt lớp học. Tôi chưa đủ sức theo học lớp đó, chỉ thỉnh thoảng rủ cậu Cung đến chơi. Một lần, trong giờ tập làm câu đối ứng khẩu, ông Cử ra: “Bạch thanh nhãn” nghĩa là “mắt xanh trong”. Cả lớp còn loay hoay chưa ai tìm ra câu đáp. Thoáng thấy trong đó có một người vì đau mắt phải che một tấm khăn vải tây điều, cậu Cung ứng khẩu 42 ngay: “Hồng hắc đầu” tức là “đầu vừa đỏ vừa đen”. Ai cũng hết nhìn ra sân lại nhìn vào lớp mà cười. Người bạn đau mắt cũng cười thoải mái. Ông Cử sợ người học trò nọ mếch lòng nhưng phần khác ông cũng mừng vì thấy đứa con nhỏ của mình đã bắt đầu bộc lộ sự nhanh trí. Không lâu, ông Cử lại phải trở vào Huế vì những công việc còn dang dở. Cậu Cung vẫn ở lại làng Chùa. Bà ngoại gửi cậu đến học với nhà nho Hoàng Phan Quỳnh. Làng Hữu Biệt, nơi trước kia cụ Hoàng Phan Quỳnh ngồi dạy học nay đã nằm trong hợp tác xã Nam Giang. Trong sự đổi thay đi lên mới mẻ, Hữu Biệt vẫn giữ được bóng dáng, đường nét của một làng quê xưa của xứ Nghệ: bờ tre, đồng lúa, rặng núi, cây cầu và một ngôi đền cũ, đền Độc Lôi, chứng tích của những thiên truyện thần kỳ. Đi qua những ngôi nhà ngói đỏ, tường vôi trắng trẻ trung vang vang tiếng cười và tiếng máy thu thanh, chúng tôi bước đến khu vườn và ngôi nhà cụ Nguyễn Trọng Vỹ xưa, nơi cụ Hoàng Phan Quỳnh ngồi dạy học. Cụ Nguyễn Thị Lành1, người con gái còn lại duy nhất của cụ Vỹ tiếp chúng tôi ngay trong ngôi nhà có từ buổi ấy. Nhà đã cắt làm đôi cho hai người cháu và có tu sửa lại nhưng những cây cột láng bóng có dấu son, dấu mực theo ___________ 1. Tuổi Giáp Ngọ (1894). 43 vết bàn tay của những lớp học sinh xưa thì vẫn còn. Bà cụ Lành dựa lưng vào một cây cột như vậy mà nói chuyện với chúng tôi. Có lúc cụ dẫn cả những câu sách: - Ông Cử Quỳnh lấy cô ruột tôi. Nhưng vì lòng quý trọng khoa bảng, chúng tôi cứ gọi dượng1 là quan cử. Quan Cử thích ngồi dạy học ở đây không riêng vì đây là quê ngoại mà chính vì cảnh núi sông. Ngài cáo quan về dạy học cũng cốt là để chung thú vui với nước non, bè bạn. Ngài quan tâm đến sự phát triển trí lực của lớp người sau. Cụ Nguyễn Thị Lành say sưa nói đến việc dạy học của ông Cử: - Quan Cử cứ lắc đầu hoài khi ngài lần lượt gọi hết cả Trông và Mọng mà cả hai đều không thuộc bài. Trông và Mọng là hai con trai của quan Cử. Xưa, các cụ hay đổi con cho nhau mà dạy nhưng quan Cử nhận ra các con mình học không được chăm nên ngài phải tự kèm cặp lấy. Sau những cái lắc đầu ấy, quan Cử gọi đến cậu Cung. Đọc xong, cậu hỏi thầy: - Sách nói là “làm điều lành thì được trả điều lành, làm điều ác tất phải chịu điều ác. Nếu chưa thấy vậy là do thời gian chưa đến”. Thế ta, những kẻ làm điều lành cứ ngồi mà đợi thì biết đến bao giờ? ___________ 1. Tiếng Nghệ, chỉ người lấy cô hay dì. 44 Gặp cụ Lành, tôi cứ tưởng như mình được tiếp chuyện với một vị đồ nho. Có lẽ đây là một dịp để người đàn bà xứ Nghệ bộc lộ sự thông thái sâu kín của mình: - Chưa bao giờ quan Cử gặp một câu hỏi như vậy ở một cậu bé hơn mười tuổi, mới phóng học1 được ít lâu. Ở các lớp học ngày xưa, người học trò chỉ được hỏi nghĩa câu này là gì chứ không được hỏi tại sao nghĩa là thế này mà lại không là thế khác. Đến lúc này quan Cử mới gặp cậu Cung là một. Đến giờ chơi, các bạn trẻ vây lấy cậu mà hỏi: - Ở trong Kinh, học trò cũng hay hỏi thầy thế à? - Mình chưa rõ mấy vì chỉ mới học ở nhà. Nhưng mình nghĩ, hỏi thầy giáo về cái mình chưa hiểu hoặc không hiểu như thế là việc cần thiết. Thế mới nói là “học hỏi”. Quả vậy, với câu hỏi của cậu Nguyễn Sinh Cung, thầy giáo Hoàng Phan Quỳnh không bực mình mà lại phấn khởi. Từ chỗ làm quan rồi bỏ quan về dạy học, thực tế đủ giúp thầy nhận ra ý nghĩa trong câu hỏi của cậu Cung. Đi một đoạn đàng học một sàng khôn, với sức học tỏa nhanh, cậu Cung quả đã có khối óc phát triển hơn hẳn so với các bạn cùng lứa tuổi. Thầy nhận thấy mình và bà con của mình đã làm biết bao nhiêu điều lành mà ___________ 1. Học vỡ lòng. Phóng học hay học phóng, chỉ việc phóng nét chữ đầu tiên lên vở. 45 nào đã được đền đáp bằng những điều lành. Còn những kẻ làm điều ác thì vẫn ngang nhiên sung sướng. Lý thuyết của đạo Nho chỉ khuyên lớp người bị áp bức chờ đợi, chịu đựng, hàng phục. Nay bất chợt được nghe một câu hỏi như vậy, thầy đồ họ Hoàng đã rất vui vì có một học trò mới mang trong mình những suy nghĩ mới. Từ đó thầy mời cậu Cung trọ lại nhà thầy để cùng học với Trông và Mọng. Cụ Nguyễn Thị Lành tiếp tục nói với chúng tôi về mối quan hệ giữa những người bạn trẻ này: - Nể quan Cử, cậu Cung có ở lại dưới này ít lâu. Trông và Mọng lâu nay chỉ ham câu cá bắt chim, ít tơ tưởng đến chuyện học. Cậu Cung thì khác. Cậu học say mê mà chơi cũng thả sức. Từ ngày có cậu Cung bên cạnh, Trông và Mọng đã tiến bộ rất nhiều. Quan Cử mừng lắm, ngài dạy bảo học trò càng say sưa. Rời lớp học ở Hữu Biệt, cậu Cung lại trở về làng Chùa, trở về với những thửa đất rộng, những vạt ao và với Rú Chung quen thuộc. 46 NỐI DÂY CHO DIỀU C ụ Luốc che ngang chiếc quạt nan trên đầu, hướng chúng tôi vào mấy khu vườn liên tiếp. Nắng xiên vồng khoai buổi chiều nhuốm vàng thêm những quả cam, những buồng chuối. Tay chỉ, miệng nhắc, cụ nói rành rọt: - Các vạt nương của ông Én, ông Thờng, bà Đoái, bà Đích xưa nằm trong một khu đất chung gọi là vườn Bật. Nó rộng đến sáu, bảy sào. Xung quanh chỉ có một ít cây duối cằn cằn, mấy cây ổi mồ côi và mấy khóm tre cụt ngọn. Vì là đất làm màu nên hễ cây quanh bờ cao lên là người ta phải cắt ngang cho thoáng. Ở đây, mùa tháng năm thì trồng khoai gieo mạ, mùa tháng mười thì trỉa lúa. Vào dịp nắng, trong lúc đất chưa gieo vãi, chúng tôi kéo nhau ra đấy thả diều. Con diều của chúng tôi khi tung lên nó cứ quay mòng mòng rồi rớt. Chúng tôi chữa mãi chẳng được. Nhiều cậu bàn phá đi mà làm con khác. Nhưng cậu Cung bảo: “Khoan đã”. Một số không chờ được lâu nên ngại, đã bỏ đi. Cậu Cung cứ tung diều lên rồi 47 lại sửa. Hết bớt đầu, thêm đuôi, cậu lại gia cánh phải, giảm cánh trái. Mồ hôi đã ướt cả lưng áo, cậu vẫn kiên trì chữa. Số chịu đứng lại chờ như chúng tôi thì đã lui vào bóng râm, sốt ruột. Số bỏ về nhà, có cậu lại tò mò, muốn ra nhìn xem sao, trên tay cầm củ khoai luộc. Anh ta vừa lơ đễnh bước vừa bẻ khoai bỏ vào miệng nhưng rồi bỗng đứng sững lại. Con diều chính anh ta bảo phá đi bây giờ lại no gió bay cao. Anh ta cứ đứng nheo mắt nhìn lên cười. Để diều bay cao hơn, chúng tôi rủ nhau đi tìm thêm dây. Cậu Cung hỏi: “Kiếm dây ở đâu?”. Tôi chỉ sang khu vườn ông Én. Cậu cười bảo: “Khó khăn đó”. Vì diều chúng tôi mà rớt là đâm cổ xuống khu vườn ấy. Ông chủ vườn đã đuổi chúng tôi mấy lần rồi. Nay lại đến lấy dây ở đó, nếu biết ông sẽ đuổi tận nhà. Kể thì, một nắm dây loại ấy cũng chẳng là bao. Nó là loại cành tra1, cắt lớp này nó ra lớp khác. Chúng tôi chỉ lấy phần vỏ còn phần củi bên trong cứ trả vào bờ. Nhưng đó là cách nghĩ đơn giản của chúng tôi hồi ấy. Nhìn thấy chúng tôi vác mỗi anh một con dao to tướng, cậu Cung lắc đầu: - Phải dùng liềm mà ngoặc chứ vác dao chặt ầm ___________ 1. Già. 48 lên thì có khác gì mách: “Ông chủ vườn ơi, chúng tôi đến chặt cây của ngài đây!”. Chúng tôi nghe theo cậu nên đợt lấy dây ấy đã trót lọt. Khi trở lại chắp dây diều với chúng tôi, cậu nói: - Thật thà hơn cha quỷ quái. Lần sau cứ vào mà xin. Các ông sợ thì mình sẽ vào. Tiếc gì mà người ta chẳng cho. Cốt làm sao đừng để cho họ bực mình. Rời khu vườn Bật thuở nọ, tôi cứ tưởng như mình phải tạm rời con diều giấy đang bay bổng do tay cậu Cung làm ra. Cụ Luốc lại dẫn tôi đến trước một dãy ao nối tiếp rồi chỉ vào những ao nhỏ hơn mà giải thích: - Đây là người ta mới đào thêm. Hướng vào ao lớn nhất, cụ bảo: - Trước chỉ có cái này, gọi là ao Tùa, vì hồi đầu do ông Tùa đào. Cụ đứng trên bờ nhìn sang phải, sang trái rồi xích tới, xích lui. Chân giẫm giẫm xuống đất, cụ nói: “Tôi hay ngồi nơi đây” và bước sang độ năm thước: “Cậu Cung thường ngồi câu chỗ ấy”. Cụ chỉ ra xung quanh: “Hồi đó, ở đây cây cối um tùm, bờ ao dốc, tìm mãi mới được vài chỗ thoáng”. Chúng tôi cùng im lặng một lúc. Đôi mắt cụ cứ nhấp nháy mãi. Từ sôi nổi, giọng cụ trở lại trầm trầm: - Có lần cá ăn mồi, tôi giật mạnh. Câu của tôi không được cá mà lại ngoắc vào vành tai cậu Cung. 49 Tôi lo sợ, phàn nàn: “Thế mà cậu cứ bảo mài lưỡi câu cho sắc thêm nữa!”. Cậu cười và động viên tôi: “Mài lưỡi câu để câu cá chứ ai lại câu lỗ tai”. Trước sự đùa vui cởi mở của cậu, tôi bớt lo và đề nghị: “Chiều, vào lớp học, cậu ngồi tránh cái chỗ đau này đi kẻo thầy thấy”. Cậu đã kịp ngắt mấy ngọn lá niệt, loại cây cầm máu vò nát chấm vào chỗ đau và nói: “Cứ để tự nhiên thế, còn cứ thu thu, giấu giấu là người ta nhận ra ngay”. Tuy tuổi đã cao mà cụ Luốc leo núi vẫn còn khỏe. Lên đến gần đỉnh Rú Chung, cụ nói: - Đường đi lối lại trên này thì từ nhỏ bọn tôi đã thuộc lòng như thuộc gan bàn tay. Nửa đồi nửa núi, Rú Chung có một vẻ đẹp riêng. Sườn núi thoai thoải. Phía trên có nhiều nền đất rộng như sân đá bóng. Những hàng thông trồng sau ngày Bác về thăm nay đã như những ngọn tháp nhỏ xanh màu mạ non, lay động rì rào. Quây quần dưới chân núi là các cánh đồng: Hoàng Trù, Ngọc Đình, Vân Hội, Tính Lý ... Sau màu xanh của ruộng là màu tre, cau, bạch đàn, xà cừ, khuynh diệp. Cảnh trí nơi đây như cũng đang lắng nghe những đoạn hồi ức xúc động: - Rú này xưa cũng rậm, nhiều cây to. Chăn bò, cắt cỏ, kiếm củi, hái rau, chúng tôi đều lên đây. - Cụ Luốc dẫn tôi đi khắp một mái núi mà nói như vậy. - Cậu Cung không có bò. Cậu thường theo chúng tôi lên đây hái củi. 50 Cứ mỗi chiều sau khi đã làm đủ phần việc của mình, chúng tôi cùng tụ họp lại đây, nô đùa thỏa thích. Một tiếng hú vang lên rung chuyển, rạo rực, bọn trẻ từ các góc núi đạp ngọn cỏ, rẽ cành cây bước lại. Những trận chơi bắt đầu. Cậu Cung mới về nhưng mau quen biết. Trò chơi nhộn nhất của chúng tôi là kéo co. Buổi đầu đối địch với phe Ngọc Đình - Hoàng Trù chúng tôi là phe Tính Lý - Vân Hội. Bên họ nhiều người khỏe và chơi hiểm. Sau vài trận đầu, cậu Cung biết ý bèn ra hiệu, cốt hướng đối phương ngảnh lưng về một vùng đất trũng. Cậu ghé vào tai tôi: “Họ dùng sức, ta dùng mẹo”. Nụ cười trên môi cậu giấu một chút tinh nghịch, kín đáo. Cụ Luốc chỉ vào một chỗ trũng phủ dày dặn những cỏ mà nói thêm: - Phải rồi, mắc mẹo của tụi tôi, bên họ ngả xỉa tiền xuống một cái hố như thế này. Thôi thì bóp đầu gối, xoa cùi tay, cậu nào cũng nửa khóc nửa cười. Chúng tôi cùng ôm bụng, cố nhịn. Cậu Cung vội chạy sang thăm hỏi, xoa bóp cho những bạn bị ngã và phàn nàn, vẫn giấu vẻ tinh nghịch: “Khi đã biết chắc là thắng thì các ông kéo vừa vừa có hơn không? Ngã đau thế này là vì các ông kéo hăng quá, định bắt hết bọn tôi làm tù binh mà”. Các cậu bên kia tuy còn nhăn nhó nhưng cũng phải nói chữa thẹn: “Không, không, không việc gì!”. Lại bước vào trận chơi mới, cậu Cung bàn: “Thôi bây giờ ta chia đều quân cho nhau, có thế chơi mới 51 vui”. Phía bên kia tán thành và liền cử cậu Cung cầm trịch1. Cậu nói: “Được, ta thay nhau cùng làm”. Đôi bên chơi vẫn hăng, vẫn đấu trí nhưng tất cả đều hồ hởi, thoải mái. Tôi nhớ cứ chiều chiều các bạn lại hỏi: “Cung đâu rồi?”, “Cung có đến không?”. Cụ Luốc đã ngồi lên trên một phiến đá lì nhẵn. Tiếng cụ hòa trong gió núi. - Cũng có lúc chúng tôi lên rú vào buổi sáng. Mà lên rú là chúng tôi tìm nhau ở đây. Vẫn những tiếng hú nôn nao chờ đợi. Cũng có khi chỉ có năm ba bạn trẻ nhưng thường vẫn có cậu Cung. Cụ Luốc đang ngồi và chẳng biết tự lúc nào, tôi đã vòng tay ôm ngang đầu gối cụ như ngồi cạnh ông ngoại hồi nhỏ. Bỗng cụ rướn thẳng người che tay lên trán, dõi nhìn về phía xa xa. Tay cụ chỉ đến những ngọn núi, những thung lũng, những đồi cây mà con người đã khai phá. Nơi đó còn in những kỳ tích chống ngoại xâm. Tôi hiểu thêm, Nghệ - Tĩnh là đất “trấn địa” và “thắng địa” của bao đời. Sau vài giây im lặng, vẻ luyến tiếc hiện qua những nếp nhăn trên vầng trán trải nhiều vất vả, cụ nhớ lại: - Có lẽ vì hồi đó mắt còn sáng nên chúng tôi nhìn rõ được cả những đường nét mấp mô. Đó là ụ ___________ 1. Cũng là “cầm càng” tiếng Nghệ - Tĩnh, chỉ người chỉ huy một cuộc vui. 52 cột cờ, là vách thành cũ của các căn cứ, sơn trại của tổ tiên ta. Với sự chỉ dẫn ấy, chúng tôi hình dung được một bức địa đồ chiến trận được vẽ nối tiếp. Riêng trên mảnh đất Rú Chung của vùng Hoàng Trù hiền hậu này, từ khởi nghĩa Cần Vương Vương Thúc Mậu1 đến trận kéo co của lớp trẻ vào những năm đầu thế kỷ có những nét nào giống nhau về sự chung sức, chung lòng?! Từ giã nền đất kéo co xưa, chúng tôi trở lại bước giữa những hàng cây. Gió chiều rì rào trong những chỏm thông non. Xuống đến chân núi, cụ Luốc quay lại. Tôi đã nghe trong giọng nói của cụ những hơi thở dồn dập: - Những cuộc vui quên ngày quên tháng từ thuở tóc còn để trái đào đã gắn bó tuổi thơ của chúng tôi với Rú Chung như vậy đó. Nhưng sau mùa kéo co ấy thì cậu Cung rời làng Chùa mà chuyển về quê nội. Tôi kính cẩn bắt tay chào, nhưng bỗng cánh tay trái của cụ choàng cả lên vai tôi. Tôi muốn ôm mãi bàn tay chai sạn đã quá nhăn nheo của cụ, bàn tay đã chung nắm dây diều và kéo dây co với cậu Cung thuở ấy. ___________ 1. Vương Thúc Mậu (1822-1886), đậu Tú tài khoa Canh Tuất (1850), dạy học ở thôn Phú Đầm, làng Sen. Cụ dựng cờ Cần Vương năm 1995 tại Rú Chung. 53 HẠT LÚA ĐỒNG QUÊ - Bà ơi bà! Vừa thoáng thấy bóng bà ngoại, cậu Cung liền vượt chị và anh mà chạy. Mới mấy ngày mà cậu coi như đã lâu lắm dù hai làng chẳng cách xa nhau bao nhiêu. Cậu cứ mải quấn quýt quanh bà. Nhìn cậu, bà thấy cháu mình cũng đã lớn. Nhưng khi đứng cạnh bà, cậu tự thấy mình còn nhỏ bé lắm, cần được bà săn sóc, chở che nhiều. Cụ Kép nhớ lại ngày tiễn các cháu về làng Sen, người con rể của cụ mà lúc đó đã là một vị Phó bảng1 cứ băn khoăn mãi. Cụ hiểu lòng con, hiểu ông Phó bảng là người không ham công danh phú quý, mà chỉ lo trọng đạo lý, trọn thủy chung. ___________ 1. Đậu vào khoa thi Hội Tân Sửu (1901). Theo ý kiến của nhiều nhà nho Nghệ - Tĩnh thì cụ Nguyễn Sinh Sắc học giỏi, văn chương uyên bác. Bài thi Hội của cụ vì có phê phán triều đình nên người ta định đánh hỏng, song vì nhiều người có thế lực khuyên can nên triều Thành Thái phải cho cụ vào thi Đình nhưng cũng chỉ cho cụ đậu Phó bảng với ý đồ để kìm giữ cụ. 54 Nhớ lại ngày ông đỗ Phó bảng, cả xã Chung Cự mang cờ lọng xuống Vinh đón rước. Nhưng hàng xã chưa đi được nửa đường đã thấy ông đi bộ trở về. Ông bảo: “Cuốn cờ lại, lặng trống đi! Tôi đỗ, nếu có ích thì chỉ có ích cho riêng tôi chứ dân làng có được chi mà bắt bà con phải rước xách”. Lá cờ có thêu hàng chữ “Phó bảng phát khoa” của làng tặng, cũng chỉ treo vài hôm đầu rồi ông cho cuốn đi. Đậu Hương sau ngày nhạc phụ mất và đậu Hội sau ngày vợ qua đời, việc thi đậu của ông cốt để đền đáp công ơn những người nuôi dưỡng. Trước cảnh vui chung ấy, ông Phó bảng nghĩ đến bà con nghèo trong xóm, xã nhiều hơn là nghĩ đến mình. Kinh phí do làng trích quỹ ra để ăn mừng, ông đề nghị đem chia cho những người nghèo. Buổi ăn mừng trở thành một dịp thể hiện tình tương thân, tương trợ trong bà con làng Sen. Cụ Kép cứ xoa đầu người cháu nhỏ mà ngẫm nghĩ lại những nỗi buồn, vui đã xảy ra trong gia đình lớn của cụ bấy lâu nay. Cụ nghĩ, con rể và các cháu đã về làng Sen ở nhưng vẫn không xa với mình. Cụ còn nhớ bữa ấy, cụ cứ ôm cậu Cung vào lòng, áp má lên đầu cháu mà bảo: “Cháu về trên ấy cho khỏe mạnh. Thỉnh thoảng bà chưa lên được thì cháu xuống đây với bà”. Ngôi nhà tranh năm gian do bà con làng Sen mua từ thôn Xuân La chở về đã được dựng lên. Những cụm tre, gốc xoan của bà con gần xa đưa đến 55 trồng vào quanh bờ vườn đang thầm lặng bắt rễ, đâm chồi, che chở một khu nhà đơn sơ, bình dị. Bà cụ Thọ1 vợ liệt sĩ Nguyễn Sinh Diên, người gọi ông Nguyễn Sinh Sắc là ông chú, kể rằng: - Tôi về làm dâu ở đây khi họ Nguyễn đã bị o ép nặng nề. Có người bảo là vì đã có chiến tranh đế quốc. Nhưng bố chồng tôi là ông Lý thì nói vì họ hàng nhà tôi có nhiều người bài Pháp. “Có gan sống thanh bạch thì mới có gan chống chọi với đời”. Buổi ấy, ông Lý thường mở đầu như vậy khi nói đến cảnh nhà ông Phó bảng. Có lần ông kể: - Một bận, gia đình ông Phó bảng đang làm vườn thì cụ Đốc Doãn2 đến thăm. Nghe đâu cụ vốn là tri phủ Quỳ Châu mới đổi làm giáo thụ ở Đức Thọ. Người ta cho đó là điều chẳng lành nhưng cụ Doãn thì lại thích. Nhìn thấy vẻ sáng sủa của hai người con trai ông Phó bảng, cụ Doãn có cảm tình ngay và liền hỏi thăm. Ông Sắc thưa: - Dạ, anh là Khơm và em là Công ạ!3 ___________ 1. Bà tên thật là Nguyễn Thị Quy, sinh năm 1893, người làng Thượng Nậm, tổng Xuân La. 2. Phạm Khắc Doãn người làng Vạn Phúc Đông, xã Đức Trường (nay là xã Trường Sơn), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đậu cử nhân, sau làm Đốc học Bình Thuận nên gọi là Đốc Doãn. 3. Theo tục xưa, con các quan và các nhà đại khoa bảng thường được tránh gọi tên húy bằng cách gọi chệch phần nguyên âm. Cứ thế, cậu Khiêm gọi thành cậu Khơm, cậu Cung được gọi thành cậu Công. 56 Rồi ông nói đùa dí dỏm: - Và thưa ngài, “Khơm Công” là “Không cơm” đấy mà! Thế rồi cả hai cùng cười. Cũng vì thế mà tình bạn giữa hai cụ thân tình, gắn bó. Bà cụ Thọ đưa mắt nhìn ra đồng lúa làng Sen, vẻ đăm chiêu như hồi tưởng lại những tháng năm, những mùa cấy gặt đã đi qua trên những cánh đồng chua mặn. Giọng cụ càng trầm ngâm: - Không phải là nhà ông Bảng không có ruộng. Ruộng gia đình, ruộng làng cấp cũng đủ cho một cuộc sống sung túc, nhưng với ruộng ấy, ai muốn xin cày cũng được. Còn chị em cô Thanh thì tập làm bất cứ việc gì. Buổi mới về đây, cô Thanh cũng đi mót và có lúc cậu Cung cũng đi theo. Về sau, gia đình cũng có mùa đủ, mùa thiếu, cũng cùng bà con xóm giềng trao đổi vay mượn, chẳng có gì là phân biệt giữa nhà học và nhà cày. Người giàu và kẻ nghèo đến đó đều được đối xử như nhau. Cũng theo sự giới thiệu của bà cụ Thọ, chúng tôi đến gặp mẹ Nguyễn Thị Tờng1. Mẹ Tờng hỏi tôi trong hơi thở: - Con ở đâu về? Có hỏi gì mẹ không? Trước sự ân cần của mẹ, tôi nghĩ mình phải đi ngay vào chuyện để mẹ chóng được nghỉ ngơi: ___________ 1. Người hàng xóm thân thiết và về sau là người trông nom nhà cửa cho gia đình cậu Cung. 57 - Dạ, con muốn được biết vài điều về cậu Cung. Mẹ lại niềm nở hơn. Tôi thấy trong tiếng nói đã rất yếu của mẹ tỏa ra một hơi ấm khó quên: - Phải, hồi nhỏ cậu Cung cũng đi mót con à. Ở làng Sen này thì “thầy cũng mình mà tớ cũng mình”. Khi đang còn ruộng gặt thì người ta đi mót của mình nhưng khi đã hết ruộng của nhà rồi thì mình lại là con mót của người khác. Nhà cậu Cung thì không giống hẳn như thế. Cậu đi mót là vì nhà thiếu gạo, vì gia đình cậu mới về làng Sen. Bữa đó trời nắng như thiêu, như đốt. Cậu Cung ta mặt đỏ hây hây, mồ hôi tuôn ra như tắm. Tay ôm bó lúa mới mót được, cậu bước lên bờ để đi về. Bỗng phía bên kia đồng, một em bé cũng trạc tuổi với cậu khóc òa lên. Em đó vừa mót lúa, vừa chăn trâu. Cuối buổi, trâu tháo chạy em phải đuổi bắt. Lúc trở lại, món lúa của em lạc vào đâu trong những khóm rạ, tìm mãi chẳng thấy. Cậu Cung nhìn người bạn nhỏ ấy mãi rồi cậu chạy đến trao cho bạn cả phần lúa của mình. Về nhà, cô Thanh đem chuyện đó mách với cụ Bảng, cụ xoa đầu cậu Cung mà cười: “Thế là tốt con ạ! Ta ăn ít mà no nhiều”. 58 QUÊ MÍA C húng tôi sang làng Trung Cần1. Xóm Bãi quê cụ Thám Giao2 đang mùa ép mật. Những chiếc xe cải tiến, xe cút kít và cả những chiếc cộ do trâu kéo xếp đầy mía đang chờ bốc lên xà lan để chở về nhà máy đường. Cụ Nguyễn Văn Hoán - người cháu đích tôn của cụ Thám kể với chúng tôi: - Hồi cậu Cung sang đây, tôi mới ba, bốn tuổi. Chuyện về cậu thì được nghe kể nhiều nhất trong gia đình tôi là từ sau Âu chiến lần thứ nhất, tức là lúc kẻ thù đã lần mò về vùng quê này để dò xem Nguyễn Ái Quốc là ai. Lúc ấy, tôi đã mười chín, hai mươi tuổi. Thỉnh thoảng được nghe cha tôi kể rằng, cậu Cung có theo thân phụ (hồi đó cụ đã đỗ Phó bảng) sang đây nhiều bận. Cha tôi được tiếp chuyện trong dịp có cả quan Đốc Nhẫn và cụ Cử Quý3. ___________ 1. Nay thuộc xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 2. Nguyễn Văn Giao (1811-1863), đậu Thám hoa khoa Quý Sửu (1853), người đã gửi lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần đề nghị tích cực chống Pháp. 3. Đặng Thúc Nhẫn và Vương Thúc Quý là những nhà yêu nước. 59 Các cụ kể với nhau về cuộc sống thanh bạch nghĩa khí của cụ Thám. Cậu Cung chăm chú ngồi nghe các cụ đọc thơ. Tôi nhớ nhất là bài thơ nôm “Con cu gáy” viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt của vị Thám hoa: Hay gù, hay gáy lại hay bay Lỡ bước sa cơ đến nỗi này Xin chúa thả lồng cho thử sức Rồi đây bay bổng chín tầng mây. Chúng tôi tưởng tượng đến một quang cảnh họp mặt của các sĩ phu ở đây, họ đang lần ngược thời gian, tìm sự tương đồng giữa những con người xưa và nay. Một khi nước đã mất thì ai đó dù có chiếm bảng khôi nguyên1 cũng chỉ là cảnh cá chậu chim lồng. Theo thân phụ tôi kể lại - cụ Hoán nói tiếp - cậu Cung thích thăm những nơi có phong cảnh đẹp. Có lần cậu đã theo lên thành Lục Niên trên núi Thiên Nhẫn2. Hồi ấy thành chưa sụp lở mấy, nhiều đoạn bờ hãy còn nguyên. Cậu Cung cũng thích đi hái sim, nhặt son như các bạn trẻ khác, nhưng trong tâm trí, cậu lại nghĩ đến những điều xa xôi hơn. Cậu trèo lên từng đỉnh núi rồi lại đi khắp bờ thành. Có lúc cậu mải nhìn sang phía Lam Thành bên kia ___________ 1. Khôi nguyên: Đỗ đầu các kỳ thi xưa. 2. Chỉ vùng núi giáp giới giữa hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, nơi Lê Lợi đã xây thành Lục Niên làm căn cứ chống quân Minh vào thế kỷ XV. 60 sông Cả, nơi tướng giặc Minh là Trương Phụ đóng đại bản doanh. Một bạn hỏi: “Anh nhìn chi bên đó mà nhìn ghê vậy?”. Cậu chỉ tay: “Từ lâu đã nghe nói bên kia là chỗ đối địch mất còn với bên này. Hôm nay lên đây, mắt trông càng rõ”. Cụ Hoán lại đeo kính vào. Không nhìn vào gia phả và sổ sách mà cụ lại nhìn vào một khoảng không hướng về phía Rú Thành: - Câu trả lời chỉ gọn có thế mà khiến chúng ta phải nghĩ biết bao nhiêu điều. Ai mất, ai còn? Giang sơn này mất, tiếng thơm của đất Hồng Lam mất hay mộng bá quyền của Đại Minh sụp đổ? Chúng ta hiểu sao hết về thế đất và lòng người ở đây? Ai đã làm xoay chuyển tình thế một mất một còn kia? Có phải là người như Nguyễn Chích, vị tướng chân đất quen cầm cày hơn cầm kiếm, người đã đề nghị với Lê Lợi và Nguyễn Trãi vào lập căn cứ ở trong này hay là Đặng Dung mài kiếm dưới trăng, Nguyễn Biểu có gan ăn cỗ đầu người trước giặc Ngô... và biết bao nhiêu những con người quyết sống chết với đất Hồng Lam? Chào từ biệt người cháu cụ Thám, chúng tôi bước trên những nẻo đường làng có mùi hương ngọt lịm từ những bó bã mía trắng xốp lan trong gió của một chiều cuối đông quang đãng. Ngoái nhìn sang vùng núi Thiên Nhẫn với những đỉnh tròn trĩnh nhấp nhô, chúng tôi thấy như màu xanh ở đó cứ mỗi lúc một tăng thêm. 61 SANG LjNG NGUYỆT BỔNG B ăng qua con đường hàng tỉnh, đất đỏ rộng rãi, chúng tôi vượt những thung lũng lúa có ruộng đã hươm hươm vàng để đến với xóm núi có hai cây cau cao. Bếp cơm chiều bốc thơm mùi khói củi sim, củi vọt sực nức ba gian nhà ngói mới dựng. Cố Cháu Xoài buông cây chổi rơm đang tết dở mời chúng tôi vào nhà: - Giấu chi các anh, nhà đây là của Đảng, của Bác cho. Trước kia, tôi có ngờ đâu đời mình sẽ có nhà ngói. Cụ tiếp lời: - Phải hồi đó cậu Cả1 được quan Phó gửi học ở trong nhà bà Bá2 vì bà cũng nuôi thầy. Cậu Cung thường sang chơi bên này. Nhưng nói thật, chúng ___________ 1. Tức cậu Nguyễn Tất Đạt, vì là con trưởng nên được gọi là Cả Khiêm. 2. Tôn Thị Ý (1865-1912). Lúc bà mất, cụ Phan Bội Châu còn ở nước ngoài có gửi câu đối về điếu. 62 tôi là những người lo làm lụng, ít biết đến khách khứa của chủ nhà. Duy có điều, đối với cậu Cung, cậu Khiêm thì không bao giờ chúng tôi quên vì lòng thương người của họ. Nhắc đến cậu Cung là tôi nhớ đôi mắt của cậu. Đôi mắt sáng và hiền. Nhìn vào đó tôi tưởng như mình đã phô hết những điều muốn nói. Riêng việc ấy đã làm cho tôi sướng bụng, vì như sức tôi hồi đó làm sao mà tự nói hết được những điều trong ruột, trong gan của mình. Cũng như chúng tôi, cậu không sợ chân lấm tay bùn. Cả những buổi trời trở cơn mưa, cậu giúp chúng tôi cào thóc, hốt rơm. Đang đứng chơi ở cổng làng mà gặp chúng tôi đi cày về là cậu đỡ lấy dây thừng dắt trâu về hộ. Tôi nhớ nhất là có buổi tôi bị đau đầu, cậu vội đi lấy ngải cứu hơ nóng bóp cho tôi. Hàng chục năm sau chẳng biết cậu đi đâu, làm gì, nhưng mỗi lần nhớ đến đôi mắt của cậu là tôi thấy mát dạ. Khi nước độc lập, có người bảo tôi rằng Cụ Hồ chính là cậu Cung. Và khi được xem ảnh, nhìn vào đôi mắt của Người thì nước mắt tôi cũng trào ra. Như để che giấu nỗi xúc động, cố Cháu Xoài nói: - Chuyện về cậu Cung, tôi chỉ hiểu và nhớ được có chừng ấy. Lòng bâng khuâng, chúng tôi đã mừng, song vẫn còn tiếc. Nhưng không sao, con người sống đã gần trọn thế kỷ ấy đã mở thêm lối cho chúng tôi đi: 63 - Để tôi nhớ xem bạn học với cậu Cung hồi đó nay còn ai? Đang lim dim bấm đốt ngón tay, bỗng cố mở to mắt: - j, à còn ông Trần Phằng, phải, cụ Đồ Phằng. Tội nghiệp, nay mắt cụ đã kém đi nhưng tai cụ thì còn tỏ tường lắm. Cụ Phằng vào chuyện bằng cách giới thiệu về một mối quan hệ: - Là anh em nhưng cậu Cả trọng cậu Cung lắm. Mỗi lần cậu Cung đến, nếu biết trước là cậu Cả đi đón. Khi cậu Cung về, thế nào cậu Cả cũng tiễn ra tận bến đò. Với những câu nói đầy cảm tình thắm thiết, cụ Phằng tiếp lời: - Cậu Cung nói ít. Nhưng đã nói thì ý kiến của cậu đều được người ta cho là đúng. Có thêm cậu là những buổi tranh luận đỡ cãi vã lộn nhào. Chỉ tiếc là chúng tôi không mấy khi được chuyện trò với cậu. Ông thân tôi ham đánh cờ. Cụ trau một bộ con cờ bằng sừng láng bóng với những nét kẻ bằng sơn trắng thật tinh tế. Thấy cậu dàn quân nhanh, ông cụ đã ngồi tiếp. Tôi lớn hơn cậu ba tuổi nhưng lúc đó chưa biết đánh cờ. Còn cuộc đấu giữa cậu với ông thân tôi thì đã diễn ra rất lâu. Cuối cùng, ông thân tôi thắng. Cụ mời cậu chơi thêm nữa nhưng cậu xin cáo từ. Sau đó, ông thân tôi nói: “Chỉ cần cậu ham 64 chơi một tí thì mặc sức mà giỏi. Vì cậu có nhiều nước đi rất bất ngờ”. Không rụt rè như chúng tôi, cậu chơi năng nổ lắm. Khi đọc sách hay nghe kể chuyện, đến chỗ thích thú là cậu reo lên. Có bạn nào ngang sức rủ vật, cậu sẵn sàng. Hôm vật nhau với cậu Hy con trai bà Bá, cậu bị rách toạc cả áo. Bà Bá phải lấy kim chỉ ra khâu giùm. Chúng tôi lại trở về nhà cụ Phan Thúc Trường theo lời cụ dặn. Như đã biết rõ những điều chúng tôi thu lượm được, cụ nói: - Chỉ có cách mỗi người góp một ít như vậy là tốt nhất thôi đồng chí ạ. Tôi là kẻ hậu sinh, nhưng khi biết nghe chuyện thì hễ bàn đến học hành là các cụ ở đây nhắc đến thầy đồ làng Sen và những người con của thầy. Khi có Đảng rồi có độc lập thì chuyện về những con người ấy ở vùng đất Võ Liệt1 này lại càng được nhắc đến, nhắc đến như một niềm vinh dự và ai cũng muốn giữ cho chuyện thật nguyên vẹn. Cụ Trường sờ tay lên trán tỏ ý tìm tòi. - Tôi muốn được hiểu thêm về mối quan hệ giữa cụ Phan và cụ Bảng. Sau khi ở Huế về, thi đậu Giải nguyên rồi cụ Phan lại lên đây. Chắc ở Huế các cụ đã đọc nhiều “Tân thư”. Theo lời những người ___________ 1. Xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. 65 đương thời thì nghe ra, ý thức của các cụ hồi này đã có phản ánh tư tưởng của loại sách đó. Nghe cụ Trường nói, bỗng một hình ảnh hiện lên trong tôi. Tại căn phòng khách nhà ông Bảng, mới ngày nào trước lúc cậu Cung lên Thanh Chương, đã có một cuộc đàm đạo giữa ông Bảng Sắc và ông Giải San. Bên cạnh ấm trà do cậu Cung quạt nước, ông Giải San đã cao hứng đọc hai câu thơ của Viên Mai1 mà lúc này cậu Cung đã đủ sức cảm thụ: “Khuya sớm phải lo làm sao để có thể để chút công danh vào sử sách còn nói đến chuyện lập thân bằng văn chương thì đó là cái phương tiện thấp kém nhất”. Những con người bỏ ra già nửa cuộc đời để dùi mài kinh sử, đến một lúc bỗng nhận ra: lập thân bằng văn chương là chuyện thấp kém nhất. Xác nhận của ông Giải San, xác nhận của một con người sẵn sàng vứt miếng đỉnh chung vì lẽ lớn ấy là một điều đáng lưu tâm. Cụ Trường kể tiếp: - Trong lòng các cụ như có một cái gì đứng ngồi không yên. Có lúc đang đêm, cụ Bảng đốt đèn lên ___________ 1. Viên Mai (1716-1797), tự Tử Tài, hiệu Giản Trai, biệt hiệu Tùy Viên, nhà thơ nổi tiếng đời Thanh (Trung Quốc). Nguyên văn câu thơ: Túc dạ bất vong duy trúc bạch Lập thân tối hạ thị văn chương. 66 đánh thức học trò dậy, chuyện trò cho mãi đến sáng. Cụ khuyên học trò học giỏi chứ đừng đi thi và thi đỗ thì phải đi làm quan mà đã làm quan thì khó tránh khỏi việc làm phiền dân. Khi cụ Hàn Hai đỗ tú tài, cụ Bảng đã làm câu đối mừng: Sách đèn đã đủ chí ba sinh Hải hồ nên theo lòng muôn dặm. Điều đó cụ Bảng không chỉ khuyên bạn mà khuyên cả chính mình. Ông Nguyễn Sinh Sắc ôm giữ tấm lòng muôn dặm, thiết tha được đi trên con đường muôn dặm, đi cho biết đó biết đây. Ông chọn công việc dạy học là để tạo cho mình có điều kiện đi. Đó cũng là hoàn cảnh may mắn cho cậu thiếu niên Nguyễn Sinh Cung của chúng ta. 67 LẠI NGHE, BjN VỀ CHUYỆN HỌC C húng ta đang tiếp tục câu chuyện bắt đầu từ làng Sen. Chính vì câu chuyện bắt đầu từ làng Sen này mà chúng tôi tạm xa vùng Võ Liệt, xa đất Thanh Chương, nơi mà tưởng như mỗi người dân là một người viết sử ấy để đến làng Vạn Phần, một làng chiến đấu của cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn ngày trước. Lần theo những nẻo đường hai bên phơi đủ các loại lưới đi lộng, đi khơi và những lối nhà thơm mùi cá nướng, chúng tôi tìm đến nhà cụ Võ Mai1. Giọng cụ trầm trầm hòa trong sóng biển. - Ông nội tôi, cụ Võ Tất Đắc là một Tri huyện cáo quan về dạy học. Hôm cụ Bảng và cậu Cung đến, gia đình tôi vui hẳn lên. Hai cụ chuyện trò với nhau suốt cả buổi chiều. ___________ 1. Sinh năm 1897, một đảng viên hoạt động lâu năm, đã từng sang dự lớp huấn luyện chính trị đặc biệt tại Quảng Châu (Trung Quốc) do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp giảng dạy. 68 Sau khi dạo, xem các cây cảnh ngoài vườn, cậu Cung nhìn kỹ lên gác sách và bảo tôi: “Em nói với cha cho anh mượn mấy cuốn sách này’’. Thế rồi, cậu ngồi đọc, đọc miết cho đến tận tối. Đêm ấy, vì biết có cụ Sắc đến nên một số thân sĩ trong vùng kéo nhau lại chào mừng. Sáng sớm khi tôi thức dậy thì trong nhà đã vắng vẻ. Tôi chạy lại hỏi ông về người khách nhỏ tuổi đã coi tôi như bạn ấy. Ông cho biết: - Đêm qua, các ông trò chuyện mãi. Cậu Cung cũng thức với khách. Đã mấy lần ông mời cậu đi nghỉ nhưng cậu cứ nán lại nghe. Ông nhận thấy, tiếp xúc chưa nhiều, nhưng cậu Cung là người làm cho ông chú ý. Ở cậu có hai cái mê: mê đọc sách và mê nghe chuyện. Thực ra, hai cái đó cũng là một. Nhất là với tuổi trẻ, đức tính ấy quý giá lắm. Cũng đêm qua, lúc đã lên giường nằm, cậu còn hỏi ý kiến cụ Bảng để xác nhận thêm câu mà mọi người vừa bàn bạc “Học cử tử là lối học chi diệp chi văn” (lối học để đi thi cho đậu là học những điều trên cành, trên lá). Từ đó, ông càng thấy là mình đã bất lực trước thời cuộc. Việc học của cháu ắt rồi phải để cho lớp người như cha cháu lo. Món nợ văn chương và tiếng gọi tri kỷ đã có hiệu lực rút ngắn đường dài, nối những con người thanh khí. Ông Nguyễn Sinh Sắc vượt sông La và cậu Nguyễn Sinh Cung được đến với quê hương nhà ái quốc Phan Đình Phùng vì những lẽ đó. 69 Nam Đàn với Đức Thọ thật núi liền núi, sông liền sông. Bến Hạ, trong đó có làng Yên Hội của Bùi Dương Lịch và Đông Thái của Phan Đình Phùng cũng là đất học hành canh cửi. Khởi nghĩa Hương Khê bị dập tắt đã mấy năm nhưng máu tanh của giặc như vẫn còn vương lại trên quê hương Nghệ - Tĩnh. Tội ác của chúng còn phơi bày khắp nơi, những làng xóm bị triệt hạ, những nghĩa quân chưa hết bị truy lùng bắt bớ, những nấm mồ của các liệt sĩ chưa được đặt yên. Dòng sông La có thi hài vị lãnh tụ Phan Đình Phùng bị đốt thành than hòa vào trong đó đang trào dâng dữ dội. Cậu Cung về nghỉ ở xóm Đá, làng Du Đồng1. Muốn đến đó, cậu phải tới Tam Sa2 rồi băng Linh Cảm. Ngàn Trươi đã sừng sững trước mặt kia rồi. Trong tầm mắt cậu là dãy Đại Hàm nơi có đỉnh Vũ Quang3. Cái tên xóm Đá không phải bỗng dưng mà có. Đá trong ruộng cày. Đá trong vườn ở. Đá làm vách, ___________ 1. Nay thuộc xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. 2. Tam Sa: ba dải lụa, chỉ ba con sông là sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và sông La. Tên thường gọi là Tam Soa. Cụ Phan Kiêm Huy cho biết lúc qua đây cậu Nguyễn Sinh Cung có vịnh thơ nhưng nay không ai còn nhớ. 3. Đại Hàm là nơi đóng đại bản doanh của khởi nghĩa Cần Vương Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Vũ Quang nơi có chiến thắng lịch sử năm 1895. 70 làm nền nhà. Chất nhựa của đá góp phần tạo thành máu thịt của con người. Cụ Hoàng Cường1 bưng từng bát nước mời chúng tôi. Tôi có cảm tưởng cánh tay của cụ cũng gồm những thỏi đá ghép lại. Có phải đó là kết quả của một đời cuốc bẫm, cày sâu. Gật đầu mấy cái liền, cụ Cường kể: - Đây xưa nguyên là nơi dạy học của cụ Huyện Diễn Châu2. Cụ Phó bảng sang chơi bên này để dạy thay cụ Huyện một thời gian. Tôi thì cha chết, mẹ tái giá về đây. Bố dượng tôi làm nhà ở đợ ngay trong vườn của ông chủ nuôi cụ Huyện. Nhờ đó, tôi được gặp cậu Cung. Không phải cậu Cung sang đây để học. Nói thế đúng mà cũng không. Đúng vì cậu không ngồi nghe giảng ở lớp, không đúng vì gặp gốc cây cổ thụ nào cậu cũng hỏi, thấy tấm bia dựng trước cổng chùa cậu cũng xem, nhất là đối với những sự tích lớn ở trong vùng thì cậu ra công tìm hiểu. Cậu hỏi những lúc giặc kéo về bao vây quân cụ Phan Đình Phùng thì xóm làng ở đây như thế nào. Cậu tìm đến chuyện trò với những người đã tham gia chiến đấu trong hàng quân của cụ Phan. Cậu theo những đoàn người đốt than, chặt nứa lên tận vùng tiếp giáp với núi Ngàn Trươi. Các ông, các bà ở núi về cứ khen là cậu dẻo chân. ___________ 1. Cụ Hoàng Cường sinh năm 1896. 2. Tức cụ Võ Tất Đắc. 71 Những buổi từ rừng sâu trở về, cậu thường kể chuyện cho chúng tôi nghe. Chúng tôi chưa hiểu gì mấy nhưng cậu vẫn rất say sưa. Cụ Cường đưa tay chỉ về phía có một khối lù lù: - Hòn núi ấy, dân ở đây quen gọi là Rú Giao, cũng có người gọi là Rú Giáo. Tôi chỉ tưởng rú trùng tên với con dao, ngọn giáo thế thôi. Rồi một bận, bọn trẻ chúng tôi được ngồi quây quần bên cậu. Một bạn nhắc đến rú ấy gọi là Rú Giáo. Cậu hỏi: “Không biết có phải tên núi là thế không vì không có gì đáng gọi là giáo cả?”. Một anh ra bộ láu táu: “Thế cậu bảo là rú chi? Té ra cậu biết hơn bọn mình ở đây?”. Một anh khác gắt lại: “Im mà nghe, làm như gà cậy thế chuồng ấy!”. Lời của cậu Cung đã làm cho tình thế dịu lại: “Nhân hỏi về một câu chuyện ngày trước, mình có được cố nhất1 Xuân của làng ta kể cho nghe rằng, tên núi này xưa là Tràm. Mà các bạn biết đấy, nhiều núi có tên như thế. Nhất là những núi ở gần làng cứ ngày một tràm thấp đi. Nhưng rồi đến khi ta đánh quân Ngô, núi này là nơi giao nhận lương thực, khí giới để chuyển sang bên thành Lục Niên. Hết giặc, bà con mình họp nhau quanh chân núi để ăn mừng và lấy tên núi là Giao Lương. Dần dần, để giản tiện, bà con mình gọi tắt là núi Giao”. Mấy bác hàng xóm cũng nhập bọn với chúng tôi tự bao giờ. ___________ 1. Cố nhất cũng gọi là cố thủ chỉ, người cao tuổi nhất làng. 72 Một bác nhìn cậu Cung mỉm cười: “Cậu này mới đến đây mà thông thuộc tên rào, tên rú như là thổ công”. Cụ Cường thở phào nhẹ nhõm, rồi nói: - Anh ạ, hồi ấy tự thấy mình đói rách, những buổi đầu, tôi không dám lại gần cậu. Nhưng cậu thì khác, hễ thấy tôi là cậu khoát tay, gọi đến. Có lúc cậu đón lấy em bé trên tay tôi bế giúp. Cậu cứ hỏi: “Đã ăn cơm chưa? Cơm có no bụng không?”. Nhìn thấy áo tôi rách, cậu vuốt sửa lại và bảo: “Bế em thì chóng rách áo, về nhà nhớ nhắc để mẹ vá cho”. Nghe chuyện cụ Cường, tôi nhớ ngay đến lời bà Chế ở Võ Liệt. Bà kể: - Không chỉ riêng đối với chúng tôi. Cả anh Phạm Thơi hồi đó là mõ làng, cậu Cung cũng cứ tôn trọng như đối với những người cao sang khác. Căn nhà bé nhỏ của anh Thơi dù bên trong sạch sẽ mấy, bởi cái tội vạ lây, cứ bị người ta dè bỉu, khinh miệt, chỉ có người như anh Thơi hay nghèo hơn thế mới lui tới. Thế nhưng cậu Cung thì cứ ra vào thăm hỏi giúp đỡ anh Thơi như thường. Xóm Đá Du Đồng cũng như thôn Hạ Võ Liệt, ở đó mấy người đói nghèo, khổ tủi bỗng có ngày được một người bạn nhỏ biết đến và nói với mình những lời thân thương. Xóm Đá của bé Cường đã tiễn cậu Cung vào một buổi chiều khi bóng núi Ngàn Trươi đổ xuống cánh đồng Đức Thọ. Cậu đã băng Rú Miện đi xuống làng Trung Lễ - quê cậu ấm Lê Ninh. Bởi việc dấy quân Cần Vương của cậu ấm mà làng bị 73 giặc Pháp triệt hạ và bắt đổi tên thành làng Lạc Thiện. Làng có bị đốt phá nhưng rồi cây vườn lại mọc, cửa nhà lại dựng. Tên làng chỉ đổi trên giấy tờ sổ sách. Người dân làng cậu ấm vẫn gọi tên làng mình là Trung Lễ. Cậu Cung trở lại Nam Đàn bằng con đường qua đò Vĩnh Đại. Thân phụ của cậu thích đi như vậy mặc dầu đường đi gặp nhiều cách trở. Từ bến đò Vĩnh Đại nhìn ra là một vùng trời nước bát ngát, bao la. Đó là ngã ba Chợ Tràng. Sông Lam từ đây thật rộng lòng no nước. Thuyền bè trăm ngả, sản vật trăm miền: ngô Cây Chanh, chè Đất Gay, mít Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch, khoai Chợ Rộ, mía Nam Đàn, tơ lụa Chợ Hạ, giường tủ Thái Yên, cày cuốc Chợ Hồ, Chợ Trổ. Những khoang thuyền đằm nặng, thuận gió xuôi buồm lướt đi bên cạnh những bè nứa, gỗ, giang, mây, củ nâu, mộc nhĩ, của cải của núi, của ngàn. Những mảng bè nửa chìm nửa nổi, tựa hồ trôi giạt lênh đênh mà thật vững chắc, đằm đã. Sông nhóm về đây sự giàu có của quê hương. 74 Đ AI ĐI LÊN CHỐN CỬA RjO ối với cậu Cung, bãi Dăm Chùa chưa bao giờ rùng rợn hoang vắng như ngày ấy, một ngày cuối năm 1904. Vì nơi đó đã vùi sâu xuống lòng đất người bà ngoại vô cùng kính yêu. Không ai dỗ được cậu đi về. Bà An, dì ruột của cậu đã khản cả cổ, cất không lên tiếng. Bà muốn nói với cậu: “Cháu ơi, cháu đau đớn một thì dì đau đớn mười, vì bà vạch ruột đẻ ra dì, đẻ ra mẹ cháu, song biết làm thế nào?”. Nhưng bà chỉ thốt ra được mấy tiếng: “Thôi cháu ơi, trời tối thật rồi!”... là khóc òa lên. Cậu Cung phải theo dì mà đi về. Chốc chốc, cậu ngoái nhìn lại, nhưng nào có thấy bà đâu, bốn bề quạnh vắng. Bà ngoại qua đời, tổn thất ấy làm đổi thay lớn trong cuộc sống của cậu. Lâu nay thân phụ lấy cớ phải ở nhà phụng dưỡng mẹ già để từ chối việc đi làm quan. Nay ông không còn viện được lý do gì nữa. Mà cảnh sống chung quanh thì thật đau lòng khôn xiết. 75 “Ối thầy chánh, thầy phó ôi! Ối ông đội, ông cai ôi. Các ông tha cho con tôi. Vợ nó bụng mang dạ chửa mà trong nhà tiền hết gạo không. Anh nó đã vì các ngài mà bỏ xác nơi rừng xanh núi đỏ. Tôi cắn rơm, cắn cỏ lạy các ngài”. Bà lão theo đoàn phu mà đi, trông đã kiệt sức lắm rồi nhưng vẫn cố kêu rống lên như vậy. Đáp lại lời kêu van thảm thiết ấy là làn roi từ tay viên cai phu mặt lạnh như tiền, vút lia lịa vào tấm thân già nua, còm cõi. Viên phó tổng đi sau cùng, quần cháo lòng đã đứt hết gấu, khăn đóng kéo trật ra sau gáy. Y cũng cầm một cành roi lăm lăm vút vút, miệng phả nồng nặc mùi rượu: - Không thoát được đâu các con ơi, trời thấp thì phải đi còng chứ biết làm sao! Y cứ an ủi dọa dẫm đoàn phu theo tư tưởng bạc nhược như vậy. Cái chức phó tổng của y mới có từ khi việc bắt phu ở các làng xã gặp nhiều khó khăn. Thực dân phải cho đặt thêm một viên phó tổng nữa gọi là “phó tổng tăng thiết” để đốc thúc truy nã người bị bắt phu. Thôi thì những tên đó tha hồ hoạnh họe dân, ăn hối lộ. Cậu Cung đứng sững lại. Cậu nhíu đôi lông mày, cắn chặt môi và ứa nước mắt. Trên con đường hàng tỉnh đi qua làng Sen này, lâu nay diễn ra biết bao cảnh tượng như vậy. 76 Mở đường, đốn ruộng, khai mỏ dựng nhà máy, xuất cảng tài nguyên, hàng hóa... ách bóc lột của thực dân siết chặt lắm rồi. Công cuộc kinh doanh ở thuộc địa đòi hỏi nhiều phương tiện, trước hết là đường đi. Đường sắt đã vào đến Vinh. Đường bộ mở nhiều gấp mấy lần, mở tận vào những núi cao, rừng thẳm. Nay, người Pháp cần mở gấp con đường Vinh đi Cửa Rào - Trấn Ninh. Chúng ngang nhiên gọi những con đường như vậy là đường thuộc địa. Con đường Vinh - Cửa Rào khởi công đã ba năm mà ngày hoàn thành còn rất xa. Bọn thực dân thì rất sốt ruột vì chúng đã nhận ra thành phố Vinh - Bến Thủy là trung tâm kinh tế, chính trị của Bắc Trung Kỳ và là cửa ngõ của Thượng Lào. Biết bao xương máu của nhân dân Nghệ - Tĩnh đã đổ ra vì những đoạn đường băng rừng xuyên núi ấy. Đoàn người trước mặt cậu Cung đang thất thểu bước. Bà lão cứ lăn ra khóc. Có lẽ tiếng khóc đã tác động mạnh đến đoàn phu nên bọn cai rất hốt hoảng. Chúng thay nhau đánh bà. Bác Đĩ Tờn phải quay lưng lại mà đỡ đòn cho bà cụ. Thế là đầu bà lão chúng chẳng tha mà lưng bác Đĩ Tờn chúng cũng chẳng từ. Mới ngày nào còn là một trai cày, tấm lưng bác Đĩ Tờn thật đẫy và rộng. Nay do đói nghèo, tuổi tác đã hằn lên đó những đốt xương sống và những cạnh xương sườn. Ngày hôm qua, bác đã xếp đủ các thứ: chiếc tơi lá, tấm bao tải, ruột tượng gạo, cái bao gạo mà bác 77 trai cứ giằng bốc bớt ra, bác gái lại níu đổ vào. Người ra đi sợ kẻ ở nhà không có gì cầm hơi, người ở nhà lại lo người ra đi sẽ đói lả dọc đường. Bác Đĩ Tờn với tay viết lên xà nhà: “Năm Ất Tỵ, tháng ba, mùng tám” rồi gạt nước mắt từ biệt vợ con. Bác phải ghi như vậy vì nhỡ nếu bác không về thì người nhà nhớ lấy ngày đó mà cúng giỗ. Giờ đây, bác nghĩ đến những ngày còn lại của bà lão và ngày mai của mình mà xót xa. Bác không còn mẹ già. Mẹ bác chết hồi bác còn nhỏ. Nay gặp bà cụ hiền lành này, bác coi đó như mẹ mình và nhận ra, tiếng khóc của bà lão cũng là tiếng khóc của những người mẹ, người vợ, tiếng khóc vì nạn đi phu. Như vậy đó, đã mấy năm rồi, đi phu là một tai họa, một thảm cảnh lao dịch vô vọng. Những người khố rách áo ôm phải rời bỏ gia đình, làng mạc ra đi đã cay đắng bảo nhau: Ai đi lên chốn Cửa Rào Nhớ mang chiếc chiếu bó vào cởi ra. Mà đâu chỉ dừng lại ở Cửa Rào. Con đường quốc lộ này sẽ mở lên tận Nậm Cắn rồi vượt biên thùy. Cậu Cung cứ đứng nhìn, nhìn mãi cho đến khi bóng đoàn phu mất hút sau những khe vườn chật hẹp, những mái tranh xác xơ của vùng chợ Vạc, ngược Sa Nam. Trong nhà, ông Nguyễn Sinh Sắc đang thẫn thờ suy nghĩ. Một điều hệ trọng vừa mới xảy đến với gia đình. 78