🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Bá tước Môngtơ Crixtô Ebooks Nhóm Zalo BÁ TƯỚC MÔNGTƠ CRIXTÔ Tác giả : Alexanđrơ Đuyma Người dịch : Mai Thế Sang (Dich theo nguyên bản tiếng Pháp : Le comte de Monte Cristo Nxb Calmann Levy - Paris). Nhà xuất bản Văn học 2007 Khổ : 14.5 x 20.5. Số trang : 662 Hình thức : Bìa cứng Thực hiện ebook : hoi_ls (www.thuvien-ebook.com) LỜI GIỚI THIỆU> PHẦN I : MÁC XÂY Chương I TÀU CẬP BẾN Chương 2 CHA VÀ CON Chương 3 XÓM CATALĂNG Chương 4 ÂM MƯU Chương 5 BỮA TIỆC ĐÍNH HÔN Chương 6 QUAN PHÓ BIỆN LÝ Chương 7 HỎI CUNG Chương 8 LÂU ĐÀI ÍP Chương 9 TỐI HÔM LỄ ĐÍNH HÔN Chương 10 PHÒNG NHỎ TRONG ĐIỆN TUYLƠRI Chương 11 CON QUỶ ĐẢO CO Chương 12 CHA VÀ CON Chương 13 THỜI KỲ MỘT TRĂM NGÀY Chương 14 NGƯỜI TÙ NỔI GIẬN VÀ NGUỜI TÙ MẤT TRÍ Chương 15 SỐ 34 VÀ SỐ 27 Chương 16 NHÀ BÁC HỌC NGUỜI Ý Chương 17> CĂN BUỒNG CỦA LINH MỤC Chương 18 KHO BÁU Chương 19 LÊN CƠN LẦN THỨ BA Chương 20 NGHĨA ĐỊA CỦA LÂU ĐÀI ÍP Chương 21 ĐẢO TIBULEN Chương 22 BỌN BUÔN LẬU Chương 23 ĐẢO MÔNGTƠ CRIXTÔ Chương 24 LÓA MẮT Chương 25 NGUỜI LẠ MẶT Chương 26 QUÁN TRỌ CẦU SÔNG GÁT Chương 27 CÂU CHUYỆN KỂ Chương 28 CUỐN SỔ NHÀ TÙ Chương 29 Ở NHÀ ÔNG MOREN Chương 30 NGÀY MỒNG 5 THÁNG CHÍN PHẦN II : NƯỚC Ý Chương 31 THỦY THỦ XIMBÁT Chương 32 TỈNH GIẤC MƠ Chương 33 NHỮNG TÊN CUỚP THÀNH RÔMA Chương 34 LỘ DIỆN Chương 35 ÁN HÌNH MADÔLÁTA Chương 36 HỘI HÓA TRANG THÀNH RÔMA Chương 37 NHỮNG HẦM MỘ Ở NHÀ THỜ THÁNH XÊBÁTCHIÊN Chương 38 NƠI GẶP GỠ PHẦN III : CHẠM TR Chương 39 NHỮNG VỊ KHÁCH ĐẾN Chương 40 BỮA ĂN Chương 41 GIỚI THIỆU Chương 42 ÔNG BECTUYXIÔ Chương 43 NGÔI NHÀ ÔTƠI Chương 4> MỐI THÙ TRUYỀN KIẾP Chương 45 TRẬN MƯA MÁU Chương 46 TÀI KHOẢN VÔ HẠN ĐỊNH Chương 47 CẶP NGỰA MÀU ĐỐM XÁM Chương 48 TƯ TƯỞNG Chương 49 HAYĐÊ Chương 50 GIA ĐÌNH MOREN Chương 51 CẶP TÌNH NHÂN BẤT DIỆT Chương 52 CHẤT ĐỘC Chương 53 VỞ NHẠC KỊCH Chương 54 THỊ TRUỜNG LÊN XUỐNG Chương 55 THIẾU TÁ CAVANCĂNGTY Chương 56 ANGĐRÊ CAVANCĂNGTY Chương 57 KHU VUỜN TRỐNG Chương 58 NOACHIÊ ĐƠ VINLƠPHO Chương 59 CHÚC THƯ Chương 60 TRẠM ĐIỆN BÁO Chương 6> MỘT PHƯƠNG PHÁP TRỪ SÂU PHẦN IV : TRỪNG PHẠT Chương 62 NHỮNG BÓNG MA Chương 63 BỮA TIỆC Chương 6 4 NGƯỜI ĂN MÀY Chương 65 CẢNH VỢ CHỒNG Chương 66 HÔN ƯỚC Chương 67 VĂN PHÒNG QUAN CHUỞNG LÝ Chương 68 BUỔI KHIÊU VŨ MÙA HÈ Chương 69 THẨM TRA Chương 70 BUỔI KHIÊU VŨ Chương 71 BÁNH Mì VÀ MUỐI Chương BÀ HẦU TƯỚC XANH MÊRĂNG Chương 73 HẸN ƯỚC Chương 74 HẦM MỘ GIA ĐÌNH VINLƠPHO Chương 75 TẬP BIÊN BẢN Chương 76 TIẾN BỘ CỦA CÔNG TỬ CAVANCĂNGTY Chương 77 Chương 78 TIN TỪ JANINA Chương 79 CỐC NUỚC CHANH Chương 80 BUỘC TỘI Chương 81 CĂN BUỒNG NGUỜI LÀM BÁNH ẨN NÁU Chương 82 ĐỘT NHẬP Chương 83 BÀN TAY THƯỢNG ĐẾ Chương 84 BÔSĂNG Chương 85 CUỘC DU NGOẠN Chương 86 XỬ ÁN Chương 87 KHIÊU KHÍCH Chương 88 LĂNG MẠ Chương 89> TRONG ĐÊM Chương 90 CUỘC ĐẤU SÚNG Chương 91 MẸ VÀ CON Chương 92 TỰ SÁT Chương 93 VALĂNGTIN Chương 94 THÚ TỘI Chương 95 CHA VÀ CON GÁI Chương 96 BẢN GIAO ƯỚC Chương 97 TRÊN ĐƯỜNG SANG BỈ Chương 98 QUÁN TRỌ QUẢ CHUÔNG Chương 99 PHÁP LUẬT Chương 100 HIỆN HÌ Chương 101 KẺ ĐẦU ĐỘC Chương 102 CÁI CHẾT CỦA VALĂNGTIN Chương 103 NỖI ĐAU KHỔ CỦA MẮCXIMILIÊNG Chương 104 CHỮ KÝ CỦA ĐĂNGLA Chương 105 NGHĨA ĐỊA CHA LASE Chương 10 CHIA CỦA Chương 107 CHUỒNG CỌP Chương 108 QUAN TÒA Chương 109 PHIÊN TÒA ĐẠI HÌNH Chương 110 BẢN CÁO TRẠNG Chương 111 ĐỀN TỘI Chương 112 CHIA TAY Chương 113 QUÁ KHỨ Chương 114 PEPPINÔ Chương 115 THỰC ĐƠN CỦA LUJI VĂMPA Chương 116 DUNG THA Chương 117 NGÀY MỒNG 5 THÁNG MƯỜI LỜI GIỚI THIỆU Bộ tiểu thuyết Bá tước Môngtơ Crixtô được Alexanđrơ Đuyma viết năm 1844. Nhân vật chính là chàng thanh niên Étmông Đăngtét trở thành thuyền trưởng và sẽ cưới nàng Métxêđét xinh đẹp. Bỗng nhiên anh bị vu oan, bị giam cầm và đày đoạ dưới hầm ngục của nhà tù trên đảo Íp trong suốt mười bốn năm trời. Dưới ngục sâu tăm tối anh đã được một nhà bác học là linh mục Faria tận tình truyền lại những kiến thức của mình cùng với điều bí mật về một kho tàng trên một đảo nhỏ hoang vắng gần bờ biển nước Ý. Khi linh mục Faria qua đời. Étmông Đăngtét vượt ngục và tìm được kho báu. Anh trở thành Bá tước Môngtơ Crixtô, lần lược đền ơn và trả oán một cách thích đáng những kẻ đã làm gia đình anh tan nát, hạnh phúc của anh bị chà đạp: chủ ngân hàng Đăngla, nghị sĩ Moocxép (Fécnăng), quan toà Vinlơpho…những đại diện tiêu biểu của bộ máy cai trị tư sản thối nát, đầy rẫy bất công. Xin trân trọng giới thiệu tiểu thuyết Bá tước Môngtơ Crixtô với bạn đọc. PHẦN I : MÁC XÂY Chương I TÀU CẬP BẾN Ngày 24 tháng Hai năm 1815, đài quan sát trên nhà thờ Đức Bà báo tin chiếc tàu Pharaôn ba cột buồm từ Xmiêc, qua Naplơ đang trở về. Theo thường lệ, viên hoa tiêu lập tức rời bến ra đón tàu và cũng như mọi khi, sân thượng của pháo đài Thánh Giăng đã đông nghịt những kẻ hiếu kỳ. Mỗi lần có một chiếc tàu cập bến là y như cảng Mácxây có một sự kiện trọng đại, nhất là chiếc Pharaôn này đã ra đời ở xưởng đóng tàu Phôxê cổ kính và ông chủ tàu lại là công dân của thành phố. Trong khi đó, chiếc tàu vẫn giương đủ những cánh buồm to nhỏ của mình từ từ tiến vào. Nhưng đám người hiếu kỳ trên bến, nhìn dáng điệu buồn bã của con tàu, đã linh cảm được một sự rủi ro hoặc tai họa nào đó đã xảy ra trên tàu. Tàu vẫn tiến vào một cách lặng lẽ dưới sự điều khiển khéo léo của một chàng trai có dáng điệu nhanh nhẹn, cặp mắt linh hoạt. Chàng đứng bên cạnh viên hoa tiêu, chăm chú theo dõi từng chuyển động của con tàu. Nỗi lo âu lan tràn khắp đám dân chúng đến nỗi làm cho một người đang đứng xem không chờ cho tàu kịp cập bến, vội nhảy xuống một chiếc xuồng con ra lệnh chèo tới ngay trước mũi chiếc Pharaôn. Vừa nhìn thấy người đó, chàng thủy thủ trẻ tuổi kia liền rời khỏi đài chỉ huy, bỏ mũ, chạy xuống đứng sát vào thành tàu. Đó là một thanh niên ảng chừng mười tám đôi mươi, vóc cao, mảnh dẻ, đôi mắt đen đẹp đẽ và mái tóc màu gỗ mun. Con người anh toát ra vẻ điềm tĩnh và quả quyết đặc biệt của những người từng dạn dày với nguy hiểm, gian lao. - Này anh Đăngtét - người đứng dưới xuồng hỏi vọng lên - có chuyện gì xảy ra vậy? Tại sao trên tàu lại có vẻ buồn thảm thế? - Thưa ông Moren - chàng thủy thủ trẻ đáp - một tai họa lớn đã xảy ra. Khi tàu tới gần Xivita, ông thuyền trưởng Lơclê dũng cảm của chúng ta đã từ trần. - Thế còn hàng hóa? - ông chủ tàu hỏi. - Thưa ông chủ, hàng hóa không suy suyển gì. Nhưng ông thuyền trưởng đáng thương... - Ông ta làm sao? Rơi xuống biển ư? - Thưa không ạ, ông thuyền trưởng bị chết vì bệnh sốt viêm não rất đau đớn. Rồi anh thanh niên lại quay về phía các thủy thủ và ra lệnh cho họ chuẩn bị thả neo. Khi các thủy thủ đã bắt tay vào việc, anh tiếp tục nói chuyện với ông chủ tàu : - Thưa ông, tai họa xảy ra một cách đột ngột : ông thuyền trưởng Lơclê hội đàm rất lâu với vị chỉ huy cảng Naplơ. Ngay sau cuộc chia tay rất xúc động đó ông lại lên cơn sốt. Ba ngày sau ông qua đời... Chúng tôi đã làm lễ mai táng ông theo tục lệ : khâm liệm thi hài ông trong một cái võng, rồi chôn cất ở đảo Engigliô. Bây giờ chúng tôi đem về trả cho bà vợ góa của ông tấm huy chương danh dự và thanh kiếm. Thật là uổng công chiến đấu trong suốt mười năm trời với quân đội Hoàng gia Anh để rồi chết trên giường bệnh như một kẻ thường dân. - Biết là thế nào hơn được hả anh Étmông? Mọi người chúng ta đều rồi sẽ chết và người cũ phải nhường chỗ cho người mới chứ! Vừa rồi anh quả quyết là số hàng hóa... - Thưa ông Moren, còn nguyên vẹn và chắc chắn chuyến này ông sẽ kiếm được hai vạn rưởi frăng tiền lãi. Bây giờ mời ông lên tàu và ông Đăngla, kế toán viên, sẽ cung cấp cho ông những tin tức cần thiết. Còn tôi, tôi bận phụ trách việc thả neo và treo cờ rủ. Ông chủ tàu nắm sợi dây cáp của Đăngtét ném cho và trèo lên tàu với động tác lanh lẹ và khéo léo của một thủy thủ lành nghề, rồi đến gần viên kế toán Đăngla vừa ở trong cabin đi ra. Hắn trạc hăm lăm, hăm sáu. Bộ mặt u ám đầy vẻ khúm núm ti tiện đối với cấp trên, hống hách láo xược đối với người dưới và cái chức vụ kế toán của hắn càng làm cho mọi người ghê tởm, trái hẳn với Étmông Đăngtét, người được cả tàu yêu mến. - Thưa ông Moren - hắn nói - ông đã biết tin dữ rồi chứ ạ? - Phải, phải, ông Lơclê thật đáng thương. Ông là một thuyền trưởng dũng cảm và lương thiện. - Và là một thủy thủ xuất sắc, suốt đời sống giữa trời và biển để bảo vệ quyền lợi cho công ty Moren, một hãng đóng tàu quan trọng. - Nhưng - ông chủ tàu vừa theo dõi Đăngtét điều khiển việc thả neo vừa nói - anh Étmông xem ra cũng thạo nghề không kém người thủy thủ già. - Vâng - Đăngla nhìn Đăngtét bằng con mắt hằn học - Anh ta hãy còn trẻ và chủ quan lắm. Ông thuyền trưởng vừa tạ thế, anh ta đã tự ý nắm quyền chỉ huy. Chẳng cần hỏi ý kiến ai và làm chúng tôi mất toi một ngày rưỡi ở đảo Enbơ.- Chỉ huy chiếc tàu là quyền hạn chính thức của anh ta, vì anh ta là thuyền phó. - Anh ta đã để mất cả một ngày rưỡi chỉ vì thích được lên bộ, có thế thôi. - Anh Đăngtét - ông Moren quay về phía Étmông gọi - Lại đây tôi bảo. - Xin ông chờ cho một lát - Đăngtét đáp và ra lệnh thả neo. - Ông xem đấy, anh ta cứ tự tiện hành động y như mình đã là thuyền trưởng rồi - Đăngla nói. - Thì đúng phải như thế - ông chủ tàu nói - Tôi biết anh ta còn ít tuổi nhưng rất xứng đáng với chức vụ đó và có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Tôi có thể giao phó công việc cho anh ta được. Nghe câu đó, bộ mặt của Đăngla tối sầm lại và hắn lùi lại sau. - Xin lỗi ông chủ - Đăngtét lại gần - Công việc đã hoàn tất, ông gọi tôi đến có việc gì ạ? - Tôi muốn biết tại sao anh lại cho tàu cập vào đảo Enbơ? - Tôi chỉ thừa hành mệnh lệnh của ông thuyền trưởng. Trước khi qua đời ông ta có nhờ tôi trao cho Thống soái Béctơrăng một cái gói. - Anh có gặp thống soái không? - Dạ, có ạ. Ông Moren nhìn chung quanh rồi kéo Đăngtét ra chỗ khác, khẽ hỏi: - Còn Hoàng đế(1) sức khỏe ra sao? - Hoàng đế vẫn bình an vô sự. Chính mắt tôi đã nhìn thấy ngài. Lúc tôi đang nói chuyện với Thống soái thì Hoàng đế vào. Ngài hỏi tôi tỉ mỉ về chiếc tàu và có ý định mua lại của công ty ta. - Này, Đăngtét - ông Moren thân mật vỗ vai Étmông - anh đã hành động rất đúng là tuân lệnh ông thuyền trưởng, nhưng nếu người ta biết anh trao một cái gói cho Thống soái Béctơrăng thì có thể nguy hiểm cho anh đấy. - Tại sao lại nguy hiểm ạ? Tôi có biết trong gói có gì đâu? Còn Hoàng đế chỉ hỏi tôi những câu thông thường. Xin ông cho tôi rút lui vì nhân viên y tế và hải quan đã đến kia rồi. Chàng thanh niên vừa đi khỏi thì Đăngla chạy ngay đến hỏi ông Moren : - Chắc anh ta đã cho ông biết lý do tàu ghé vào đảo Enbơ? - Đăngtét thừa hành theo mệnh lệnh ông Lơclê. - Nhưng ngoài cái gói đó ra, ông thuyền trưởng còn trao cho anh ta một bức thư. - Sao anh biết? - Tôi đi qua cửa buồng hé mở của ông thuyền trưởng và liếc thấy - Đăngla đỏ mặt nói - nhưng xin ông đừng nói cho Đăngtét biết, có lẽ tôi đã trông lầm. Giữa lúc đó Đăngtét quay lại và Đăngla bỏ đi. - Thế nào, công việc khai báo xong rồi chứ? Chiều nay anh đến ăn cơm với tôi nhé! - Thưa ông Moren, xin ông tha lỗi, tôi phải đi thăm cha tôi trước ti đó đến thăm một người mà tôi luôn luôn nhớ đến... - A phải rồi, tôi quên mất là ở xóm Catalăng có một người đang mong chờ anh không kém gì cha anh, đó là cô Mécxêđét xinh đẹp. Đăngtét mỉm cười nói : - Cô ấy là vợ chưa cưới của tôi. - Vậy thì tôi không dám giữ anh. Anh có cần tiền không? - Thưa ông chủ, tôi đã được trả ba tháng lương trong cuộc hành trình này rồi và cũng đã có đủ tiền đưa cho người cha nghèo khó của tôi. Bây giờ, trước khi từ biệt xin ông cho tôi nghỉ phép mười lăm ngày để cưới vợ, và sau đó còn phải đi Pari nữa. - Được lắm, nhưng anh phải sắp xếp công việc làm sao để chuyến đi tới, khi chiếc tàu Pharaôn nhổ neo phải có thuyền trưởng của nó. - Thuyền trưởng của nó? - Đăngtét kêu lên, mắt sáng long lanh - ông muốn chỉ định tôi là thuyền trưởng như tôi hằng mơ ước ư? - Đăngtét thân mến! Nếu chỉ có một mình tôi thì việc này coi như xong rồi. Nhưng tôi còn một người hùn vốn nữa. Tôi sẽ cố nói giúp anh, anh có thể tin tưởng vào tôi. Đăngtét rơm rớm nước mắt nắm chặt lấy tay ông chủ tàu, nói : - Ôi ông Moren! Ông Moren! Tôi xin nhân danh cha tôi và cô Mécxêđét, gửi lời cám ơn ông. - Thế đấy, Étmông ạ, có Thượng đế cho những người có lòng tốt, và bây giờ anh hãy đi thăm cha anh và cô Mécxêđét đi. Tôi còn ở lại thanh toán với . Trong chuyến đi vừa qua, anh có hài lòng về anh ấy không? - Thưa ông Moren, đứng về tình bạn thì tôi xem chừng anh ta không ưa tôi lắm, nhất là sau một vụ xích mích không đáng kể mà tôi đã cố gắng dàn hòa, nhưng anh ta đã khước từ. Nhưng nói về công việc của một kế toán viên, chắc ông sẽ phải hài lòng về sự chu đáo của anh ấy. - Anh Đăngtét, nếu anh được làm thuyền trưởng anh có giữ Đăngla ở lại làm việc với anh không? - Thuyền trưởng hay thuyền phó, tôi cũng đối xử tử tế với những ai được chủ tín nhiệm. Ông cho phép tôi dùng chiếc xuồng của ông để lên bờ chứ? - Xin cứ tự nhiên. Chúc anh may mắn! Chàng thủy thủ trẻ tuổi nhảy xuống chiếc xuồng con và bảo hai người giúp việc chèo vào bến Canơbia. Ông chủ tàu mỉm cười nhìn theo chàng thanh niên nhảy lên bờ rồi hòa mình vào đám đông đang đi lại nhộn nhịp. Khi ông quay lại thì thấy Đăngla đã đứng ngay phía sau mình, cũng đang theo dõi chàng thủy thủ trẻ tuổi nhưng với cái nhìn khác hẳn cái nhìn của ông. Chương 2 CHA VÀ CON Sau khi đi hết đại lộ Canơbia, Đăngtét rẽ sang một con đường hẻm, bước vào một ngôi nhà phía bên trái, trèo lên bốn cầu thang gác tối om rồi dừng lại phía trước một cái cửa hé mở của một căn buồng nhỏ bé. Đó là chỗ ở của cha anh. Ông lão chưa hay tin chiếc tàu Pharaôn đã cập bến. Ông đang đứng trên cái ghế, hai bàn tay run rẩy chữa lại giàn hoa lý. Bỗng có ai ôm ngang lưng ông và một giọng nói quen thuộc cất lên : - Cha! Cha của con! Ông lão liền quay lại, kêu lên một tiếng rồi ngã vào cánh tay con. Ông run lên cầm cập, mặt tái nhợt làm Đăngtét hốt hoảng : - Cha làm sao thế? Cha ốm đấy ư? - Étmông con ơi, không đâu, chỉ là do mừng rỡ và xúc động khi bất chợt cha nhìn thấy con đấy thôi... Ôi, lạy Chúa, cha mừng đến chết đi được! - Xin cha hãy trấn tĩnh lại đi, con đã trở về và chúng ta sắp được sung sướng rồi! - Nếu vậy thì tốt quá! Con hãy cho cha biết sự sung sướng đó ra sao? - Thưa cha, ông thuyền trưởng Lơclê đã tạ thế. Được sự nâng đỡ của ông Moren, con có triển vọng thay thế ông ta. Cha nghe rõ chưa? Làm thuyền trưởng khi mới hai mươi tuổi đời với số lương một trăm đồng Lu-y và còn được chia lãi nữa, thật là vượt quá nguyện vọng của một người thủy thủ nghèo xác như con. Khi nào có tiền con sẽ tậu cho cha một ngôi nhà nhỏ có một mảnh vườn để cha tha hồ mà trồng rau... Cha ơi, cha làm sao thế này? Ông lão hầu như kiệt sức, người ngả hẳn ra phía sau nói : - Không sao đâu! - Nào cha ơi, cha hãy uống một cốc rượu cho tỉnh người nhé! Rượu để đâu cha? - Không cần... nhà không còn rượu đâu con ạ! - Sao cha? Không còn rượu à? - Đăngtét mặt biến sắc nói - Cách đây ba tháng, trước lúc ra đi, con đã để lại cho cha hai trăm frăng kia mà? - Nhưng con đã quên món nợ anh hàng xóm Cađơrút. Khi anh ta đòi, cha đã trả cho anh ta một trăm bốn mươi frăng. - Như vậy cha đã sống ba tháng trời chỉ với sáu chục frăng! Ôi, lạy Chúa, xin Người tha lỗi cho con! Cha làm con ân hận quá. Đăngtét kêu lên và quỳ xuống chân ông lão. Ông mỉm cười nói : - Bây giờ thì con đã về, mọi việc coi như xong xuôi. - Vâng, con đã về - Đăngtét đáp - Với một tương lai tốt đẹp và có tiền. Đây, cha hãy cầm lấy tiền đi mua một ít thức ăn... Nói xong Étmông bày ra bàn những đồng tiền vàng óng ánh làm cho ông lão tươi tỉnh hẳn lên. Giữa lúc đó cái đầu đen sì với bộ râu xồm xoàm của gã hàng xóm Cađơrút xuất hiện ở chân cầu thang. Đó là một gã thợ may, tuổi khoảng hăm lăm, hăm sáu. Với giọng đặc sệt thổ ngữ, gã nhe răng nói chõ vào: - Étmông, cậu đã về đấy à? - À anh Cađơrút, tôi đã về và sẵn sàng giúp anh bất cứ việc gì để trả cái ơn anh đã cho tôi vay tiền. - Ơn với huệ quái gì, tôi cho cậu vay, đã được trả sòng phẳng. Chúng ta đã thanh toán với nhau như những người hàng xóm tốt bụng. Lúc nãy tôi ra phố gặp Đăngla, hắn bảo cậu đã về nên tôi đến mừng cậu. - Anh Cađơrút tốt bụng quá - ông lão nói - Anh quả có lòng yêu chúng tôi. - Ồ hẳn là thế rồi. Trên đời còn được mấy người lương thiện! - Gã thợ may nói và liếc mắt nhìn đống tiền trên bàn - Này, anh bạn, giờ thì anh giàu sụ rồi đấy nhỉ? Đăngtét thoáng thấy cặp mắt thèm thuồng của Cađơrút vội nói : - Ồ, đâu có phải là của tôi. Đây là món tiền để dành của cha tôi trong lúc tôi đi vắng. Thôi cha ơi, cha cất tiền đi. Nếu khi nào anh Cađơrút cần đến, chúng ta sẵn sàng cho anh ấy vay. Bây giờ xin phép cha cho con đến xóm Catalăng thăm một người. - Cô Mécxêđét phải không con? Con đi đi, cầu Chúa phù hộ cho con cũng như cho vợ con. - Cụ Đăngtét ơi - Cađơrút xen vào - Cụ nhanh nhẩu quá đấy, cô Mécxêđét đã là vợ cậu ta đâu kia chứ. - Nhưng chắc chắn chỉ là nay mai thôi - Étmông đáp. - Cậu vội vàng thế cũng phải lắm vì cô ta thật xinh đẹp. Những cô gái đẹp như thế thiếu gì người ngấp nghé. Tôi xem chừng cô ta có lắm đám lắm thì phải. Nhưng cậu nên hiểu rằng cậu sắp được làm thuyền trưởng thì cô ta không từ chối cậu đâu. - Ồ, tôi rất hiểu phụ nữ nói chung và Mécxêđét nói riêng Étmông đáp - và tôi tin rằng làm thuyền trưởng hay không, cô ấy vẫn tôi. Nói xong anh ôm hôn bố và từ biệt Cađơrút bước ra. Lát sau Cađơrút cũng cáo từ ông già. Hắn gặp Đăngla đang đứng chờ hắn ở đầu phố. - Thế nào, cậu đã gặp nó chưa? - Đăngla hỏi - Nó có nói gì về chức thuyền trưởng của nó không? - Mẹ kiếp! Hình như ông Moren đã hứa với hắn rồi thì phải, nên hắn có vẻ chắc mẩm, lại còn có vẻ láo xược. Hắn hứa cho tôi vay tiền cứ y như một ông chủ nhà băng. Bây giờ thì ngài Đăngtét còn đếm xỉa gì đến ai nữa vì sắp trở thành ông thuyền trưởng đến nơi rồi. Kể ra hắn đừng làm thuyền trưởng lại tốt hơn, không thì gặp hắn cũng khó nói chuyện. - Ồ nếu chúng ta muốn, nó sẽ vẫn cứ ở lại địa vị cũ của nó, có thể còn thấp kém hơn là đằng khác - Đăngla hỏi tiếp - Còn cô nàng Catalăng xinh đẹp thì sao? - Hắn yêu cô ta mê mệt và đang chạy bổ đi tìm. Nhưng cũng còn rắc rối đấy. - Sao vậy? Cậu không ưa Đăngtét lắm phải không? - Tôi không ưa những thằng huênh hoang. Này, mỗi lần con bé Catalăng ấy xuống phố là có một thằng cao lớn, mắt đen, tóc hung, da đỏ mà cô ta gọi là anh họ, rất nhiệt tình bám riết bên cạnh con bé. - Thật à? Chắc hắn tán tỉnh con bé chứ gì? - Dĩ nhiên rồi, một thằng thanh niên hai mươi mốt tuổi còn muốn gì hơn đối với một con bé mười bảy. - Này, bọn ta đến xóm Catalăng đi, tôi sẽ đãi cậu một chầu rượ> Chương 3 XÓM CATALĂNG Xóm Catalăng nằm phía sau một ngọn đồi trọc nham nhở. Nó được một đoàn người bí mật, không rõ từ đâu tới xây dựng theo một kiểu kỳ dị, nửa Môrơ nửa Tây Ban Nha. Họ nói một thứ tiếng lạ tai. Từ bốn thế kỷ nay con cháu họ vẫn ở nguyên trên mảnh đất mà tổ tiên họ đến sinh cơ lập nghiệp, họ giữ nguyên lề thói tập tục riêng cũng như ngôn ngữ riêng của mình. Họ không hề chung đụng với dân cư thành phố Mácxây. Trong một dãy phố duy nhất của xóm có một ngôi nhà nhỏ được ánh nắng mặt trời nhuộm mặt ngoài thành một màu vàng úa rất đẹp, còn bên trong được quét vôi trắng xóa tựa như những lâu đài Tây Ban Nha. Đứng dựa vào tường là một cô gái xinh đẹp có mái tóc đen huyền, cặp mắt nhung như mắt sơn dương, đôi cánh tay để trần rám nắng tròn trĩnh như đôi cánh tay của thần Vệ Nữ, đôi chân thuôn thuôn và mềm mại vừa thanh tân vừa khỏe mạnh được bó chặt trong đôi bít tất sợi màu đỏ. Bên cạnh cô là anh chàng thanh niên cao lớn, trạc hai mươi hai tuổi. Anh ta ngồi trên một cái ghế dựa, khuỷu tay chống lên bàn, đang nhìn cô bằng cặp mắt lo âu và tuyệt vọng, dường như van lơn. - Sao kia em Mécxêđét? - Chàng thanh niên nói. - Sắp đến lễ Phục sinh rồi, chúng ta chuẩn bịưới chứ! - Anh Fécnăng, em đã trả lời anh hàng trăm lần rồi sao anh cứ cố tình hỏi mãi thế? - Nào, em hãy nhắc lại nữa đi, anh van em, em hãy nhắc lại là em khước từ tình yêu của anh mà mẹ em đã ưng thuận, là em đã đùa cợt với hạnh phúc, với cuộc đời anh. Cái chết của anh chắc cũng chẳng có nghĩa lý gì đối với em. Trời ơi! Em Mécxêđét, anh đã mơ ước bao năm ròng được làm chồng của em và thế là bây giờ hy vọng, mục tiêu duy nhất của anh bị tiêu tan. - Nhưng anh Fécnăng, chẳng phải em đã luôn luôn bảo anh rằng giữa chúng ta chỉ là quan hệ anh em. Anh đừng nên đi quá giới hạn ấy, vì trái tim em đã thuộc về người khác rồi, anh còn nhớ chứ? - Mécxêđét ạ, em đã nói với anh một sự thật phũ phàng, nhưng em chớ có quên rằng theo phong tục thiêng liêng của người Catalăng là trai gái chỉ kết hôn với người cùng họ tộc. - Anh Fécnăng, đó chỉ là một thói quen chứ không phải một tục lệ và anh đừng nên viện cái thói quen đó ra làm gì. Em chỉ là một đứa trẻ mồ côi nghèo xác xơ, chỉ có một túp lều với mấy tấm lưới đánh cá của bố mẹ em để lại. Từ một năm nay nếu anh đi nghề chung cùng với em chỉ vì anh là con ông bác, chúng ta đã cùng lớn lên với nhau. Hơn nữa, em sợ nếu em cự tuyệt thì anh sẽ giận. - Chẳng hề gì. Mécxêđét à, mặc dầu em sống nghèo nàn và cô độc, em cũng còn hơn chán vạn những cô gái giàu có khác. Anh chỉ cần một người vợ lương thiện và một người nội trợ giỏi. - Anh Fécnăng, em không thể nào là lương thiện được nếu em lại đi lấy một người nào đó không phải là người mà em yêu. Mà một người vợ đã không lương thiện thì không thể nào là người nội trợ giỏiược. Em chỉ có thể coi anh như một người bạn, vậy là đủ rồi. - Em thật là tàn nhẫn và độc ác đối với anh. Cái thằng thủy thủ mà em mong chờ ấy chả được bền đâu, một ngày kia biển cả sẽ chôn vùi nó. - Ôi! Anh Fécnăng, em đã lầm vì em cứ tưởng rằng anh là một người tốt bụng. Anh đã nguyền rủa người ta như thế đấy! Nhưng em nói thật, không cần giấu giếm gì nữa : em đã yêu và đang chờ anh ấy, nếu anh ấy không trở về, em cớ thể nói rằng anh ấy đã chết vì yêu em. Fécnăng đứng lên đi vòng quanh nhà, rồi quay lại với đôi mắt u tối, nắm chặt tay hỏi : - Mécxêđét, em nhất quyết chưa? - Em yêu Étmông Đăngtét - Cô gái lạnh lùng nói. - Ngoài anh ấy ra, em không ưng thuận ai làm chồng em cả. Fécnăng cúi đầu thất vọng, trút tiếng thở dài nghe thật não ruột rồi nghiến răng ken két : - Thế nếu nó chết? - Nếu anh ấy chết, em sẽ chết theo. - Nếu nó quên em? Vừa lúc đó bên ngoài có tiếng gọi : - Mécxêđét, Mécxêđét! Cô gái hai má đỏ ửng thốt lên : - A, anh xem đấy, anh ấy có quên em đâu, anh ấy đã về kia rồi! Anh Étmông, có em đây! Fécnăng mặt tái nhợt, lùi lại phía sau và ngồi phệt xuống ghế. Étmông và Mécxêđét ôm chầm lấy nhau. Ánh nắng gay gắt của bầu trời Mácxây xuyên qua cánh cửa bao trùm lấy hai người đang tràn ngập trong hạnh phúc và yêu thương. Đột nhiên Étmông nom thấy bộ mặt đang nhăn nhó và tái nhợt, đầy đe dọa trong bóng tối của Fécnăng. Tay hắn sờ vào chuôi con dao găm giắt ở thắt lưng. Étmông cau mày nói : - Ồ, xin lỗi, tôi không nhìn thấy anh. Rồi hỏi Mécxêđét: - Ai thế em? - Anh Đăngtét, đây là anh họ em, người bạn của em và cũng là người bạn của anh. Anh Fécnăng là người em yêu hơn cả sau anh đấy. - À phải - Étmông nói và chìa tay thân thiện cho anh chàng Catalăng. Nhưng Fécnăng vẫn đứng ngây như phỗng với bộ mặt tối tăm và đe dọa. Mécxêđét nhìn thẳng vào mắt hắn và khóe mắt như ra lệnh của cô làm hắn bị mê hoặc. Hắn tiến lại gần Étmông và cũng chìa tay ra. Nhưng khi vừa chạm vào tay Étmông, hắn đã vội bỏ chạy ra ngoài. Vừa chạy như bay như biến, hắn vừa bứt tóc kêu : - Ôi! Đau khổ cho ta quá! Đau khổ cho ta quá! - Này anh chàng Catalăng - Có tiếng gọi - này Fécnăng, đi đâu thế? Fécnăng đứng lại, nhìn quanh quẩn và thấy Cađơrút đang ngồi uống rượu với Đăngla dưới một vòm cây. - Chai rượu vẫn còn gần đầy - Đăngla nói thêm. - Trông anh như người mất hồn, ngồi xuống đây nào! Fécnăng lấy tay lau mồ hôi đầm đìa trên trán rồi ngồi phịch xuống ghế. Cađơrút nói : - Bọn mình trông cậu như điên dại, như thằng muốn đâm đầu xuống biển nên bọn mình muốn gọi cậu đến làm mấy hớp rượu còn hơn là uống nước mặn. Trông cậu như anh thất tình ấy! - Úi chà! - Đăngla nói - Một con người khỏe mạnh như cậu ta sao mà có thể thất tình được? - Đăngla, anh xem đấy - Cađơrút nói và nháy mắt với bạn - Câu chuyện như sau : Fécnăng là một chàng trai Catalăng dũng cảm và tốt bụng, là dân chài có hạng của Mácxây, yêu một cô gái xinh đẹp tên là Mécxêđét, nhưng khốn thay cô này lại đi yêu một anh thuyền phó tàu Pharaôn, và hôm nay chiếc tàu lại vừa cập bến. Thế là anh chàng Fécnăng bị ra rìa, tôi cho là một người Catalăng thì không đời nào để cho kẻ khác phỗng mất người yêu, và khi Fécnăng đã trả thù thì hẳn là ghê gớm lắm. Đăngla làm ra vẻ ái ngại cho Fécnăng, nói : - Chàng trai đáng thương, cậu ta có ngờ đâu Đăngtét lại bỗng dưng trở về. - Nhưng dẫu sao - Cađơrút nói và rót thêm rượu cho Fécnăng - Nó sẽ lấy cô Mécxêđét xinh đẹp. Bao giờ thì họ tổ chức lễ cưới thế? - Chao ôi! Chưa đâu - Fécnăng lẩm bẩm nói. - Nhưng rồi sẽ cưới - Cađơrút nói như nó sẽ làm thuyền trưởng tàu Pharaôn, phải không Đăngla? Đăngla rùng mình vì câu hỏi nhằm trúng tim đen của hắn. - Nào chúng ta hãy nâng cốc mừng thuyền trưởng Đăngtét, chồng của cô gái Catalăng xinh đẹp. Cađơrút đưa cốc rượu lên môi và uống cạn một hơi, còn Fécnăng cầm cốc rượu quẳng xuống đất vỡ tan tành. - Này, này, cậu Fécnăng - Cađơrút nói - Mắt cậu còn tinh tường, thử nhìn xem có phải là cặp tình nhân đang dắt nhau đi ở đằng kia không? Đăngla vẫn theo dõi tâm trạng của Fécnăng và bộ mặt nhợt nhạt của hắn. - Phải đấy, chính là Étmông và Mécxêđét đang đi về phía chúng ta. Cađơrút hơi men chếnh choáng, đứng dậy nói : - Ồ, Đăngtét! Ồ, cô gái xinh đẹp! Lại đây nói chuyện cho chúng tôi biết bao giờ thì anh chị tổ chức lễ cưới nào? Bởi cậu Fécnăng này nhất định không chịu nói. - Câm mồm đi - Đăngla nói - Phải có thái độ nhẫn nhục như Fécnăng đây này, cậu ta biết điều lắm đấy chứ! Fécnăng bị câu nói của Đăngla kích động, đã muốn nhảy bổ ra gây sự với tình địch, nhưng Mécxêđét đã tươi cười nhìn thẳng vào mặt hắn làm hắn run sợ và ngồi phịch xuống ghế. - Chào bà Đăngtét! - Cađơrút nói. - Đó chưa phải là tên của tôi đMécxêđét nghiêm trang nói. - Ở xứ sở chúng tôi người ta không gọi tên người con gái bằng tên chồng chưa cưới, vì như thế sẽ đem lại tai họa. - Xin cô tha lỗi cho anh bạn Cađơrút của tôi - Đăngla nói - Anh Đăngtét, hôn lễ sắp cử hành chưa? - Chỉ nội ngày mai hoặc cùng lắm là đến ngày kia, anh Đăngla ạ! Chúng tôi sẽ tổ chức bữa tiệc đính hôn. Anh và anh Cađơrút đều được mời đến dự. - Sao vội vàng quá thế? - Đăngla nói - Tàu Pharaôn mãi ba tháng nữa mới ra khơi kia mà! - Để hưởng hạnh phúc, bao giờ người ta cũng vội vàng. Vả lại tôi cũng còn phải đi Pari nữa. - A, lần đầu tiên anh đi Pari phải không? Anh đi vì việc riêng à? - Không, tôi thực hiện nhiệm vụ mà thuyền trưởng Lơclê đã giao cho. - Phải, phải, tôi hiểu rồi! - Đăngla nói, nhưng trong bụng hắn nghĩ thầm - Đi Pari để trao cho người nào đó bức thư mà Thống soái đã ủy thác cho nó. Hay lắm! Bức thư này làm ta nảy ra một ý nghĩ tuyệt vời, A ha! Đăngtét, mi đừng hòng lên được chức thuyền trưởng Pharaôn! Chương 4 ÂM MƯU Đăngla nhìn theo Étmông và Mécxêđét cho đến khi cặp tình nhân đi khuất mới quay lại, thấy Fécnăng vẫn ngồi trên ghế, mặt tái mét và đang run lên vì tức giận, còn Cađơrút thì đang say bí tỉ và nghêu ngao hát. - Này Fécnăng - Đăngla nói - Đúng là một đám cưới chẳng được lòng ai. Cậu yêu cô ta lắm thì phải. Đáng lẽ đừng ngồi mà vò đầu, bứt tai như thế, tốt hơn là cậu nên tìm một phương kế để cứu chữa thì vẫn hơn chứ! - Anh bảo tôi còn làm gì được nào? Tôi muốn đâm chết nó nhưng Mécxêđét sẽ chết theo nó và tôi cũng sẽ chẳng sống nổi. - Tôi muốn chữa bệnh cho cậu, - Đăngla nói tiếp - Nghĩa là ngăn cản không cho Đăngtét cưới được vợ mà không phải khử nó. - Chỉ có cái chết mới làm được chúng xa nhau. - Fécnăng nói. - Sống xa nhau cũng chẳng khác gì chết - Đăngla nói - Nếu giữa Đăngtét và Mécxêđét có một nhà tù thì khác nào đó là một nấm mồ. - Nhưng khi nó ở tù ra - Cađơrút say mềm nhưng hãy còn chưa mất hết lý trí nói - Và một thằng như Étmông Đăngtét tất sẽ tìm cách trả thù. Vả lại nó không cướp của, giết người thì làm sao bỏ tù nó được. Đăngla không để ý đến câu nói của gã say rượu, quay lại hỏi Fécnăng. - Thế nào? Không cần phải giết nó, cậu thấy không? - Tôi biết anh cũng căm thù nó vì một lý do nào đó - Fécnăng nắm chặt tay Đăngla nói - Xin anh cho biết phải làm gì tôi sẽ tuân lệnh. - Đem giấy bút lại đây. Là kế toán viên, những thứ đó là công cụ của tôi. - Đem giấy bút lại đây - Fécnăng gọi. Người hầu bàn đem những thứ đó lại. - Tôi nghĩ rằng những cái này - Cađơrút nói - lại có thể giết người chắc chắn hơn là đâm trộm ở chỗ vắng, cho nên tôi ghê sợ chúng hơn là gươm giáo. Nói xong, hắn lại uống thêm một cốc nữa. Đăngla nói tiếp : - Này, tôi cứ giả thử trong chuyến đi vừa qua, Đăngtét đã ghé vào đảo Enbơ, nếu có ai tố cáo nó là tay chân của Bônapác... - Tôi sẽ đi tố cáo nó - Fécnăng vội vàng nói. Đăngla dùng tay trái cầm bút viết bằng thứ chữ ngả, khác với lối chữ hắn viết thường ngày rồi đưa cho Fécnăng đọc : “Là một kẻ trung thành với Đức vua(2) và giáo hội, tôi xin báo để quan Chưởng lý biết là tên Étmông Đăngtét, thuyền phó tàu Pharaôn, trước khi trở về Mácxây, sáng hôm nay đã ghé Naplơ và Poóctôferegiô để chuyển một bức thư của Muyara cho kẻ tiếm ngôi(3) và một mật chỉ của kẻ tiếm ngôi cho Ủy ban Bônapác ở Pari. Tội trạng này sẽ được chứng minh sau khi nó bị bắt. Bức thư nói trên sẽ được tìm thấy trong người nó, hoặc ở nhà bố nó, hoặc trong cabin trên tàu Pharaôn”.- Tốt lắm! Thế là cậu trả được mối thù mà chả có ai oán trách được cậu, miễn là cậu bỏ bức thư tố cáo này trong phong bì và gửi cho quan Chưởng lý. Thế là xong. Cađơrút tuy đã say mèm nhưng cũng hiểu rằng bức thư tố cáo đó sẽ đem lại tai họa, bèn nói : - Phải, thế là xong, nhưng thật là xấu xa đê tiện! Nói xong hắn giơ tay muốn cầm lấy bức thư, nhưng Đăngla gạt tay hắn ra và nói : - Tôi nói và làm đùa đấy thôi, chứ ai lại muốn hại Đăngtét, trông đây này... Hắn cầm bức thư vò lại rồi ném vào gốc cây. Hắn đứng lên nhưng vẫn nhìn Fécnăng đang ngồi nguyên tại chỗ, mắt không rời bức thư vò tròn nằm ở chỗ đó, rồi bảo Cađơrút : - Cađơrút, cậu mà nốc nữa thì đến phải ngủ lại đây mất. Ta về thôi.... Đưa tay đây. - Nào thì về - Cađơrút nói - Nhưng không ai phải dìu cả. Còn Fécnăng, cậu có về cùng chúng tớ không? - Không, tôi quay lại xóm Catalăng - Fécnăng đáp. Đăngla kéo Cađơrút đi về phía Mácxây. Đi được vài chục bước, hắn ngoái cổ lại và trông thấy Fécnăng lấy bức thư, bỏ vào túi và chạy vội ra khỏi quán rượu. Công việc xếp đặt thế là đâu vào đấy - Hắn nghĩ bụng - Bây giờ mặc cho mọi việc tiếp diễn. Chương 5 BỮA TIỆC ĐÍNH HÔN Ngày hôm sau, trời rất đẹp. Cảnh vật chan hòa ánh nắng. Bữa tiệc được tổ chức cũng ở ngay quán rượu có vòm cây đó. Mặc dầu đã ấn định vào buổi trưa nhưng từ mười một giờ khách khứa đã kéo đến. Đó là các thủy thủ tàu Pharaôn và mấy người bạn của Đăngtét. Có tin ông chủ tàu cũng sẽ đến dự. Đó là một điều vinh dự cho Đăng tét. Đăngla và Cađơrút được mời cũng xác nhận tin này. Quả nhiên một lát sau ông Moren đến và được các thủy thủ vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. Sự có mặt của ông như một lời xác nhận chính xác cho tin đồn Đăngtét sẽ được chỉ định làm thuyền trưởng. Một nhóm người nữa bước vào quán. Đó là bốn cô gái ở xóm Catalăng, bạn của Mécxêđét rồi tới Étmông khoác tay người vợ chưa cưới. Đi phía sau là ông già Đăngtét rồi đến Fécnăng với nụ cười chua chát và hiểm độc. Mécxêđét và Étmông quá say sưa vì hạnh phúc nên không để ý thấy nụ cười của gã. Đăngla và Cađơrút đến bắt tay Étmông rồi một gã đến ngồi cạnh Fécnăng, một gã đến ngồi cạnh ông già Đăngtét. Ông lão mặc một chiếc áo lễ bằng lụa có điểm những chiếc cúc viền kim loại, đội một chiếc mũ có tua trắng, xanh, tay chống chiếc ba toong. Trông ông lão giống như một vị trưởng giả của thế kỷ trước đi dạo trong cLúcxămbua và Tuylơri. Đăngtét mặc rất đơn giản. Anh làm ở ngành hàng hải dân dụng nên áo của anh nửa nhà binh, nửa dân thường. Bộ mặt anh rạng rỡ vui sướng vì kiêu hãnh có một người yêu xinh đẹp Mécxêđét có vẻ đẹp của một cô gái Hy Lạp trên đảo Síp với đôi môi đỏ mọng, dáng đi thanh thản của người Angđalu và luôn nở nụ cười hồn nhiên, chân thật, dường như muốn nói : “Các bạn hãy chia sẻ nỗi vui sướng với tôi...” Ông Moren cũng đến chúc mừng hai người và nhắc lại lời hứa của ông với Đăngtét trước mặt các thủy thủ. Mécxêđét mời ông chủ tàu ngồi phía tay phải cô, còn phía tay trái mời Fécnăng. Những câu nói dịu dàng của cô gái càng làm gã anh họ bầm gan tím ruột và gã cứ ngồi thừ ra, mặt tái mét. Còn Đăngtét ngồi cạnh Đăngla và ông Moren. Mọi người vào tiệc. Những đĩa dồi lợn thơm phức, những con tôm hùm đỏ ối, những đĩa sò tươi rói bắt đầu được chuyền tay nhau cùng với những chai rượu màu vàng nhạt. Giữa lúc đó có tiếng người nói lao xao bên ngoài, có tiếng đi huỳnh huỵch và có tiếng vũ khí chạm vào nhau lách cách, làm cho những khách dự tiệc đang nói chuyện ồn ào phải im bặt. Đồng thời ba tiếng súng nổ vang sau cửa làm mọi người nhìn nhau sửng sốt. - Nhân danh luật pháp - Một tiếng nói to vang lên như không cho ai trả lời. Tức thì cánh cửa mở toang, viên quận trưởng đeo băng tam tài(4)tiến vào phòng, theo sau là bốn người lính cầm súng, có viên cai dẫn đầu. Ai nấy đều hoảng sợ. Chỉ có ông chủ tàu tiến đến trước mặt viên quận trưởng mà ông quen biết từ trước hỏi : - Có chuyện gì thế ông quận trưởng? Có thể là một sự nhầm lẫn chăng?>- Thưa ông Moren - Viên quận trưởng đáp - Không thể có sự nhầm lẫn được. Tôi đem theo đây trát truy nã và buộc phải thừa hành công lệnh. Ở đây ai có tên là Ét mông Đăngtét? Tất cả mọi người đều quay về phía chàng thanh niên, anh tỏ rất ngạc nhiên nhưng vẫn giữ được phong cách, tiến lên một bước, anh nói : - Thưa ông quận trưởng, tôi đây. - Étmông Đăngtét - Viên quận trưởng nói tiếp - Nhân danh luật pháp, tôi bắt anh. - Bắt tôi? - Étmông tái mặt nói - Vì lý do gì ạ? - Tôi không biết. Đến lúc hỏi cung anh sẽ rõ. Ông Moren hiểu rằng không thể làm gì hơn để cứu vãn tình thế, ông hiểu rằng một viên quận trưởng đeo băng tam tài không còn là một con người nữa, đó là một cái máy thừa hành luật pháp. Ngược lại, bố của Đăng tét nhảy xổ lại phía người đại diện nhà nước mà van lơn, khóc lóc rất thảm thiết khiến viên quận trưởng phải động lòng. - Ông cụ ơi, hãy bình tĩnh lại, có thể là con cụ chỉ có sơ suất trong việc khai báo và sẽ được thả ra sau khi xác minh. - Thế này là thế nào? - Cađơrút hỏi Đăngla. - Nào tôi có biết gì đâu, tôi cũng như cậu thôi - Đăngla làm bộ ngạc nhiên đáp. Cađơrút đưa cặp mắt tìm Fécnăng nhưng hắn đã biến mất, bèn nói : - Ồ, ồ, Đăngla, cái trò đùa của anh ngày hôm qua thật là tai hại, cái thằng Fécnăng nóuồn đâu rồi? - Nào tôi có biết - Đăngla đáp - Kệ xác nó. Trong khi đó Đăngtét bắt tay từ biệt tất cả các bạn hữu rồi đi theo viên quận trưởng. Một cỗ xe ngựa mở toang cửa chờ ở trước quán rượu. Anh lên xe, viên quận trưởng và hai người lính lên sau. Cửa xe đóng lại và cỗ xe lên đường đi Mácxây. - Tạm biệt anh Đăngtét - Mécxêđét chạy theo kêu to. - Tạm biệt anh, Đăngtét. Étmông nghe thấy tiếng kêu của người yêu liền thò đầu ra khỏi cửa xe, cõi lòng tan nát, nói với lại : - Tạm biệt em, Mécxêđét! - Bà con hãy chờ ở đây - ông Moren nói - Tôi sẽ lấy xe đi Mácxây xem sự thể ra sao, lát nữa trở về tôi sẽ báo tin cho bà con hay. - Phải đấy, mời ông đi ngay cho - Mọi người đồng thanh nói và xì xào bàn tán về sự bất hạnh vừa xảy ra. Mỗi người đoán một cách. Bố của Đăngtét và Mécxêđét ôm nhau khóc nức nở vì cùng chung một cảnh ngộ đau thương. - Tôi cho rằng - Đăngla nói - Đăngtét đã mang đồ quốc cấm về. - Có lẽ phải đấy - ông già đáng thương nói - Hôm qua cháu nó bảo với tôi là cháu có mua cho tôi một hòm cà phê và một hòm thuốc lá ngoại. - Thế thì đúng rồi - Đăngla nói - Nhân viên hải quan có lẽ đã tìm ra món hàng lậu, chúng ta hãy chờ xem. - Bà con ơi! - Một người bạn của Đăngla bỗng dưng kêu lên - ông Moren đã về kia rồi.>Quả nhiên ông chủ tàu vừa đi về, mặt tái nhợt, ông lắc đầu nói : - Bà con ạ, sự việc vô cùng quan trọng chứ không như chúng ta tưởng đâu. Anh ta bị tố cáo là tay chân của Bônapác và trong lúc này đó là một tội trạng rất khủng khiếp. Mécxêđét kêu rú lên và bố của Đăngtét run cầm cập. - Có thể là như thế - Đăngla nói - Vì chiếc tàu Pharaôn đã ghé vào đảo Enbơ và anh ta đã lên bộ mất một ngày. Chúng ta hãy chờ xem, nếu anh ta oan thì sẽ được thả ngay. Còn nếu có tội thì không làm cách nào mà gỡ được cả. - Anh có tin như vậy không, anh Đăngla? - ông Moren hỏi. - Tôi đã từng nói với ông rằng Đăngtét đã cho tàu đỗ ở đảo Enbơ không có lý do chính đáng và tôi cũng đã nghi hành động của anh ta. Còn đối với ông thì cụ Polica Moren ngày trước cũng từng phục vụ dưới triều đại Napôlêông và người ta cũng sẽ nghi ông còn luyến tiếc kẻ tiếm ngôi, ông không nên dính líu vào việc này. - Anh Đăngla, anh là một người tốt bụng, tôi sẽ lưu ý tới anh. - Bây giờ tàu Pharaôn thiếu thuyền trưởng, ông tính sao? - Ba tháng nữa tàu mới nhổ neo và cho tới ngày ấy Đăngtét có thể được thả. - Trong khi chờ đợi tôi cũng biết rành rọt về công việc điều khiển tàu, ông có thể cho tôi làm thuyền trưởng tạm thời. - Bao giờ Đăngtét trở về tôi sẽ trở lại nhiệm vụ cũ, như thế sẽ rất tiện việc cho ông.- Được để công việc khỏi bị đình trệ tôi chấp nhận lời đề nghị của anh. - Ông cứ yên tâm, còn Étmông, chúng ta có thể đi thăm anh ta được không? - Quan phó chưởng lý Đơ Vinlơpho là người tôi quen biết. Tôi sẽ đến lo lót với ngài cho Étmông, mặc dù ngài là một người bảo hoàng rất hăng say, cộng với chức phó chưởng lý, tôi vẫn cho rằng ngài không phải là người độc ác. - Vâng, nhưng tôi nghe nói ngài là một người có rất nhiều tham vọng. - Rồi chúng ta sẽ biết, - ông Moren thở dài nói và đi về phía tòa án. Chương 6 QUAN PHÓ BIỆN LÝ Cùng ngày hôm đó, cũng vào giờ đó, ở phố Gran Cua, trong một tòa nhà cổ kính kiến trúc kiểu gôtích, người ta cũng tổ chức một bữa tiệc đính hôn, nhưng khách đến dự không phải là những thủy thủ và thường dân, mà toàn là những thẩm phán đã xin từ chức, những sĩ quan cao cấp bỏ hàng ngũ để phục vụ triều đại cộng với những thanh niên gia đình quý tộc còn căm thù kẻ tiếm vị(5). Tất cả mọi người đều bàn tán về thời thế, những v tranh chấp về tôn giáo và chính trị. Vị hoàng đế sau một thời gian trị vì hơn một nửa châu Âu với một trăm hai mươi triệu thần dân nói mười thứ tiếng khác nhau để tung hô : “Napôlêông vạn tuế!”, nay là chúa tể đảo Enbơ với năm sáu nghìn dân đang được coi như là một kẻ bị đào thải khỏi nước Pháp và ngôi báu. Các ngài thẩm phán đang công kích ông ta về những sai lầm chính trị. Các nhà quân sự nói về những thất trận ở Mạc Tư Khoa và Lai Xích. Các bà bàn tán về vụ ly dị của ông ta với hoàng hậu Giôdêphin. Và tất cả những vị bảo hoàng đó đều vui mừng trước sự sụp đổ của con người và chế độ chuyên chế, đang hí hửng trước cuộc sống mới, dường như họ mới thoát khỏi một cơn ác mộng. Hầu tước Đơ Xanh Mêrăng đeo huân chương thánh Lu-i, nâng cốc chúc thọ vua Lu-i, được cử tọa hoan nghênh nhiệt liệt. Hầu tước phu nhân, một người đàn bà có cặp mắt sắc sảo, đôi môi mỏng dính, cách mặc diêm dúa mặc dù bà tuổi đã trạc năm mươi nói : - Chúng ta rất trung thành và tha thiết với Đức vua kính mến, còn kẻ tiếm vị chỉ là Napôlêông đáng nguyền rủa, có phải không Đơ Vinlơpho? - Bà lớn bảo sao?... Xin lỗi bà lớn, tôi không theo dõi câu chuyện - Đơ Vinlơpho đang nói chuyện với một thiếu nữ, hỏi lại. - Thôi - Hầu tước nói - Bà hãy để yên cho hai anh chị chuyện trò với nhau, anh ta còn nhiều chuyện đáng nói hơn là chính trị. - Con xin lỗi mẹ - một thiếu nữ trẻ đẹp, có bộ tóc vàng và cặp mắt nhung nói. Con xin nhường mẹ nói chuyện với anh Đơ Vinlơpho. - Rơnê, mẹ tha lỗi cho con... Bây giờ, anh Vinlơpho ạ, chúng ta không thể tin cậy và có cảm tình với phe Bônapác được. - Ồ thưa bà lớn, họ là những người cuồng tín. Đối với họ, Napôlêông là một Thánh nhân ở phương Tây, có những tham vọng lớn lao, một nhà lập pháp, một bậc thầy, tượng trưng cho bình đẳng. Nhưng thưa bà lớn, ngày mùng 4 tháng Tư năm 1814(6) không phải là một ngày hạnh phúc cho nhân dân Pháp và không đáng ăn mừng. Cái đó chứng tỏ rằng khi ông ta đã ngã gục thì không thể nào còn ngóc đầu lên được nữa. - Mẹ ơi! Mẹ ơi! - Rơnê nói, - chúng ta đã giao ước với nhau là không nên nhắc tới những kỷ niệm đau khổ kia mà. - Thưa bà - Vinlơpho nói - tôi cũng đòng ý với cô Đơ Xanh Mêrăng là chúng ta nên quên quá khứ và đừng xen lẫn vào những sự việc mà ý muốn của Chúa đã trở thành bất lực. Bản thân tôi, tôi cũng quên rằng ông Noachiê cha tôi, thuộc phe Bônapác, còn tôi, Đơ Vinlơpho lại thuộc phe bảo hoàng. - Nhưng này Vinlơpho - Bà hầu tước nói - anh nên nhớ là Đức vua rất tin cậy vào chúng ta, và nếu có một kẻ phiến loạn nào rơi vào tay anh thì anh nên coi chừng vì gia đình anh cũng sẽ bị nghi vấn là có quan hệ với quân phiến loạn. - Chao ôi! Thưa bà, chức vụ của tôi đã. buộc tôi phải nghiêm khắc. Napôlêông ở đảo Enbơ rất gần đất Pháp chính là niềm hy vọng của họ. Mácxây hàng ngày thiếu gì những kẻ kiếm chuyện gây sự với những người bảo hoàng. - Phải đó - Bá tước Đờ Xanviơ, bạn của Xanh Mêrăng tiếp lời - Ở Pari người ta đã tính đến chuyện đưa ông ta ra đảo Xanh Hêlen ở xích đạo, cách xa nước Pháp hai nghìn dặm. - Đúng thế, Liên minh Thần thánh(7) đã đuổi Napôlêông ra khỏi châu Âu, - Hầu tước phu nhân nói, - cũng như Đơ Vinlơpho sẽ đuổi những kẻ phiến loạn ra khỏi Mácxây. - Thưa bà, - Vinlơpho mỉm cười, - tôi không làm ổn định tình thế, tôi chỉ trả thù, có thế thôi. - Ồ, anh Vinlơpho, - một người bạn gái của Rơnê nói, - em đang mong được dự một phiên tòa đại hình vì người ta nói rằng nó ly kỳ lắm. - Vâng thưa cô, ly kỳ lắm, vì đó là một tấn bi kịch thật sự, - Vinlơpho trả lời. - Một người đang sống yên lành ở nhà, ngày hôm sau bị tống vào nhà tù với tên đao phủ. Đối với những người đang tìm những xúc cảm mạnh, cảnh tượng đó rất đáng xem và lần này tôi sẽ không quên mời cô. - Câu chuyện của anh làm em rùng mình, - Rơnê nói. - Ngài Vinlơpho thật là một người cần thiết cho chế độ chúng ta. - Một khách dự tiệc lên tiếng. Giữa lúc đó, một người hầu phòng vào nói nhỏ điều gì đó với Vinlơpho. Viên phó biện lý liền đi ra ngoài một lát rồi trở vào vẻ mặt tươi cười hớn hở. Rơnê say đắm nhìn người chồng chưa cưới của mình, một thanh niên lịch sự, đẹp trai, có nước da trắng và bộ ria mép đen. Vinlơpho cho biết : - Người ta lại mới đến quấy rầy bữa tiệc đính hôn của tôi. Lần này thật là một trường hợp nghiêm trọng. Người ta vừa phát giác ra một nhóm Bônapác phản động và đây là bức thư tố cáo. Vinlơpho đọc bức thư tố cáo cho mọi người nghe. Rơnê nói : - Nhưng bức thư gửi cho quan Chưởng lý kia mà và, hơn nữa, lại là một bức thư nặc danh. - Phải, quan Chưởng lý đang đi vắng, anh được quyền thay. Thủ phạm đã bị bắt. - Anh Vinlơpho, - Rơnê chắp hai tay vào nhau nói, - anh nên độ lượng vì hôm nay là ngày đính hôn của chúng ta. - Em đừng lo, anh sẽ cố gắng làm tròn phận sự. - Ồ, Vinlơpho, - Hầu tước phu nhân nói. - Anh đừng có nghe nó. - Dạ, thưa bà, tôi sẽ làm tròn phận sự phó biện lý theo đúng lương tâm tôi, nghĩa là rất khắc nghiệt. Vinlơpho nói xong, nhìn người vợ chưa cưới của mình như muốn nói : “Em Rơnê, em cứ yên trí, anh sẽ độ lượng”. Rơnê âu yếm nhìn người chồng chưa cưới, và Vinlơpho rời khỏi bàn tiệc. Chương 7 HỎI CUNG Vinlơpho vừa ra khỏi phòng ăn thì lập tức y trút bộ mặt vui vẻ để lấy lại bộ mặt nghiêm nghị mà nghề nghiệp của một kẻ nắm vận mệnh người khác bắt buộc phhư thế. Thật vậy, ngoài cái xu hướng chính trị của người cha khiến y phải suy nghĩ thì Giêra Đơ Vinlơpho là một người sung sướng vì mới hai mươi bảy tuổi, y đã có một địa vị khá cao trong ngành thẩm phán, có nhiều tiền của. Hơn nữa y lại sắp sửa kết hôn với tiểu thư Rơnê Đơ Xanh Mêrăng, dòng dõi một gia đình có lắm quyền thế lúc bấy giờ. Điều đó sẽ đem lại cho ý một món hồi môn gần nửa triệu. Ra tới cổng, gặp viên quận trưởng cảnh binh đang đứng chờ, y nói : - Tôi đã đọc bức thư tố cáo, xin ông cho biết chi tiết về thủ phạm vụ âm mưu này. - Những giấy tờ khám thấy trong người nó đã được niêm phong và để trong văn phòng của ngài. Còn thủ phạm tên Étmông Đăngtét, thuyền phó tàu Pharaôn chuyên chở bông từ Ai Cập đến Mácxây cho công ty Moren. Nó hãy còn trẻ lắm, mới độ mười chín, hai mươi tuổi. Vừa lúc đó một người đang đứng chờ ở đầu phố chạy đến, đó là ông Moren, ông nói : - Thưa ngài Vinlơpho, người ta vừa bắt người thuyền phó của tôi. Có thể là một sự nhầm lẫn. Tôi xin cam đoan với ngài anh ta quả là một người hiền lành, lương thiện nhất, một người làm việc rất đắc lực của công ty chúng tôi, tôi xin thành thực bảo lãnh với ngài. - Ông nên biết rằng - Vinlơpho lạnh lùng nói - người ta chỉ hiền lành lương thiện trong đời tu, còn về chính trị thì không như thế đâu. Ông cứ yên tâm, tôi sẽ làm việc hết sức vô tư, và nếu quả thật anh ta có tội thì trong giai đoạn khó khăn này tôi buộc phải thừa hành công vụ. Nói xong, Vinlơpho gật đầu chào ông chủ tàu còn sững sờ đứng đó, rồi bước vào một tòa nhà bên cạnh tòa án. Phòng ngoài đông đặc những s đầm và cảnh binh vây lấy phạm nhân, còn phạm nhân vẫn đứng yên lặng và bình tĩnh. Vinlơpho đi qua, liếc mắt nhìn Đăngtét và cầm lấy cái gói do một cảnh binh đưa cho. Y bước vào bàn giấy và ra lệnh dẫn phạm nhân vào. Mặc dù mới chỉ nhìn thoáng qua Vinlơpho cũng nhận thấy chàng trai này có vầng trán rộng thông minh, cặp mắt can đảm, cái miệng chân thật để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ngay sau đó, Đăngtét bước vào, mặt anh hơi tái nhưng vẫn bình tĩnh. Anh mỉm cười cúi đầu chào người đại diện cho công lý Vinlơpho hỏi tên tuổi nghề nghiệp rồi hỏi tiếp Đăngtét. - Anh làm gì trước lúc bị bắt? - Tôi đang dự bữa tiệc đính hôn của tôi với một cô gái mà tôi yêu từ ba năm nay. Vinlơpho thường ngày vẫn thản nhiên cũng phải giật mình về sự trùng hợp đó. Giọng nói cảm động của Đăngtét làm thức tỉnh một chút tình cảm trong thâm tâm y, vì bản thân Vinlơpho cũng sắp lấy vợ, cũng sắp được hưởng hạnh phúc như anh ta. - Trước kia anh có làm việc cho Bônapác không? - Tôi sắp vào hải quân thì ông ta bị truất ngôi. - Người ta nói anh có những tư tưởng chính trị quá khích. - Những tư tưởng quá khích? Chao ôi thưa ngài! Tôi chưa có một chính kiến nào, tôi mới mười chín tuổi, chỉ biết làm việc. Nhìn bộ mặt hiền lành cởi mở của anh, Vinlơpho chợt nghĩ tới câu nói của Rơnê xin độ lượng cho phạm nhân và Vinlơpho cảm thấy hình như anh ta bị oan uổng. Có lẽ niềm hạnh phúc đã làm cho những kẻ ác trở nên tốt bụng hơn. Bộ mặt Vinlơpho trở nên tươi tỉnhếp tục : - Anh có ai thù hằn không? - Thưa ngài, ở địa vị nhỏ bé của tôi, thì còn có ai thèm thù hằn. Tôi có hơn mười thủy thủ dưới quyền, tôi coi họ đều là anh em. - Nếu không có kẻ thù thì chắc phải có người ghen ghét. Anh mới mười chín tuổi, sắp làm thuyền trưởng và kết hôn với một cô gái đẹp yêu anh, đó là một hạnh phúc hiếm có. - Ngài hiểu biết lòng người hơn tôi, nhưng tôi tin rằng nếu trong số bạn hữu của tôi có người nào ghen ghét thì tôi cũng không muốn biết để căm thù. - Anh nghĩ sai rồi, anh phải nhìn xung quanh với con mắt sáng suốt và thấy anh là người thật thà, tôi muốn giúp anh tìm ra ánh sáng của bức thư tố giác này. Anh có nhận ra chữ của ai không? Nói xong Vinlơpho đưa bức thư tố giác cho Đăngtét. Anh đọc xong, cau mày nói : - Thưa ngài, tôi không nhận ra chữ của ai cả và tôi rất đội ơn sự tận tâm của ngài. Bức thư viết rất khéo léo, chứng tỏ người ghen ghét tôi là một kẻ có tâm địa rất ghê gớm. - Những lời tố cáo có đúng sự thật không? - Vinlơpho quẳng bức thư xuống bàn hỏi. - Tôi xin thành thật nói với ngài là khi tàu vừa rời khỏi Naplơ, ông thuyền trưởng bỗng nhiên bị ốm nặng. Ba ngày sau ông biết mình không sống được nữa, ông ra lệnh cho tôi lái tàu đến đảo Enbơ, đổ bộ lên Poóctô Feragiô, trao một bức thư cho Thống soái và có thể được giao một nhiệm vụ khác nữa. Hôm sau ông Lơclê tạ thế. Tôi làm theo lời dặn dò của ông ấy. Tôi đã gặp Thống soái, trao bức thư nói trên và sau đó Thống soái một bức thư khác, dặn tôi phải đích thân đi Pari trao cho một người bạn của Thống soái. - Đúng rồi - Vinlơpho nói - Tôi tin rằng đó là sự thật, và nếu anh có tội chẳng qua vì đã dại dột tuân theo mệnh lệnh của viên thuyền trưởng. Anh đưa bức thư đó cho tôi và sau khi sự việc được xác minh, tôi sẽ ra lệnh thả anh. - Vậy là tôi sẽ được trả lại tự do, thưa ngài? - Đăngtét vui sướng hỏi lại. - Phải, nhưng đưa bức thư đây đã. - Bức thư đó ở ngay trước mặt ngài, lẫn trong số giấy tờ mà người ta đã khám thấy trong người tôi. - Xem bức thư gửi cho ai nào? Vinlơpho vừa nói vừa lục trong đám giấy tờ, rút ra bức thư và đọc thấy địa chỉ người nhận : “Gửi ngài Noachiê số 13 phố Cốt Hêrông, Pari”. Giá như sét có đánh trên đầu Vinlơpho thì cũng không làm cho y choáng váng nhanh đến thế. Y đã toan đứng lên, sắp sửa ra đi, bỗng lại ngồi thụp xuống chiếc ghế bành, mặt tái nhợt, nhìn bức thư với đôi mắt hoảng sợ. Đăngtét ngạc nhiên hỏi : - Ngài có biết người đó là ai không? - Không - Vinlơpho đáp - Một bầy tôi trung thành của Đức vua không thể quen biết những tên phiến loạn được. Anh đã đưa bức thư cho ai xem chưa? - Tôi không biết nội dung bức thư nói gì và tôi cũng chưa cho ai xem cả. - Tất cả mọi người đều không biết anh mang bức thư gửi cho Noachiê ở Pari chứ? - Không một ai biết cả. - Quá lắm! - Quá lắm! - Vinlơpho lẩm bẩm, vầng trán y nhăn lại làm khuôn mặt càng trở nên tối tăm, đôi môi nhợt nhạt, cặp mắt long lên, đôi bàn tay run rẩy ôm lấy đầu. - Trời! Ngài làm sao thế? - Đăngtét ngạc nhiên hỏi. Vinlơpho không đáp, ngẩng khuôn mặt bơ phờ, nhìn bức thư một lần nữa rồi nói tiếp : - Anh nói là không biết nội dung bức thư, có đúng thế không? - Tôi xin lấy danh dự mà thề rằng tôi hoàn toàn không biết gì cả. Vinlơpho lấy tay vuốt những giọt mồ hôi chảy đầm đìa trên trán, đọc lại bức thư đến lần thứ ba, rồi nghĩ bụng : “Nếu hắn biết nội dung bức thư, nếu hắn biết Noachiê là bố của ta thì sự nghiệp của ta sẽ đi đời, sẽ mất sạch”. - Không còn nghi ngờ gì nữa! - Y bỗng thốt lên. - Nhưng trời ơi! - Anh thanh niên đáng thương nói - Nếu ngài ngờ vực tôi, tôi xin sẵn sàng trả lời những câu hỏi của ngài. - Những lời tố cáo anh vô cùng nghiêm trọng, tôi không có đủ thẩm quyền như tôi đã tưởng để trả lại tự do cho anh, và trước khi có một quyết định, tôi cần phải hỏi ý kiến quan chánh án đã. Anh thấy rõ thái độ của tôi đối với anh chứ? - Dạ, ngài thật là một người tốt bụng, tôi xin đa tạ ngài. - Này anh bạn, tôi chỉ giữ anh lại một ít lâu nữa thôi. Còn bức thư đã làm anh mắc tội, anh xem đây này... Vinlơpho đến gần lò sưởi ném bức thư vào lửa, đợi nó cháy hết rồi nói : - Tôi đã thiêu hủy nó rồi. Bây giờ anh có thể tin tưởng vào tôi. - Tôi sẵn sàng tuân theo mệnh lệnh của ngài. - Không phải là mệnh lệnh, mà là những lời khuyên bảo. Chỉ có anh là thấy bức thư đó, bây giờ nó không còn nữa. Sau này có ai hỏi anh, anh phải chối là không hề có nó và thế là anh sẽ thoát nạn. Anh hãy thề đi. - Thưa ngài, tôi xin thề! Ngài cứ yên tâm. Vinlơpho kéo chuông, viên quận trưởng cảnh sát đi vào. Vinlơpho rỉ tai hắn vài câu và hắn gật đầu, rồi quay lại bảo Đăngtét. - Anh cứ yên tâm theo ông quận trưởng. Đăngtét cúi chào, nhìn Vinlơpho bằng con mắt hàm ơn. Hai người vừa đi khỏi, Vinlơpho đã ngã gục xuống ghế như người bị kiệt sức, lẩm bẩm : “Trời ơi! Định mệnh thật éo le... Nếu quan Chưởng lý có mặt hôm nay ở Mácxây và quan Chánh án hỏi cung thay ta thì ta hết đời vì bức thư đáng nguyền rủa đó. Ôi! Cha ơi cha! Cha còn cản trở bước đường tiến thân của con đến bao giờ nữa?!”. Rồi đột nhiên, một ý nghĩ thoáng hiện trong đầu óc y. Bộ mặt nhăn nhó của y trở lại tươi tỉnh, một nụ cười nở trên đôi môi đang mím chặt. Y nghĩ thầm : "Đúng rồi, bức thư đáng lẽ làm hại ta, nhưng ngược lại nó sẽ mạng lại giàu sang, vinh hiển cho ta. Phải hành động ngay mới được". Chương 8 LÂU ĐÀI ÍP Viên quận trưởng, ra khỏi phòng, gọi hai cảnh binh kèm Đăngtét, rồi đưa anh đi qua một hành lang tối om, rùng rợn, thông sang tòa án và từ đó ăn thông luôn sang trại giam. Sau khi đi quanh co một lúc, họ dẫn Đăngtét đến một cái cửa có chấn song. Viên quận trưởng cầm một cái dùi sắt gõ ba tiếng. Tiếng vang như dội vào trái tim anh. Đăngtét bước qua khung cửa khủng khiếp, anh hít phải thứ không khí nặng nề, hôi hám. Thế là anh đã vào tù. Người ta dẫn anh vào một buồng giam có cửa sắt rồi khóa trái lại. Tuy nhiên anh vẫn chưa lấy làm sợ hãi lắm vì lời nói của viên phó biện lý còn văng vẳng bên tai. Hôm đó là một ngày đầu tháng Ba. Một lát sau, căn buồng chìm ngập trong đêm tối. Vào khoảng mười giờ, có tiếng chân người đi trong hành lang và dừng lại trước cửa buồng giam. Tiếng mở khóa lách cách và cánh cửa mở ra. Dưới ánh sáng của hai ngọn đuốc, Đăngtét nhìn thấy bốn lưỡi lê sáng loáng của mấy người cảnh binh bồng súng. Anh hỏi : - Ngài phó biện lý cho đòi tôi chăng? - Hình như thế - Một cảnh binh đáp. Câu trả lời mang lại cho Đăngtét một tia hy vọng le lói. Anhi theo họ. Một cỗ xe đã chờ sẵn ở cửa trại giam. Chẳng chút ngần ngại, Đăngtét bước lên xe. Cỗ xe chuyển bánh. Anh nhìn qua cửa xe có chấn song sắt và thấy xe chạy về phía bến cảng. Một lát sau, xe dừng lại trước hàng rào kiểm soát. Một tiểu đội lính cầm súng, lưỡi lê tuốt trần, dàn thành một hàng rào từ cỗ xe xuống bến tàu. Người ta đưa anh xuống một chiếc xuồng buộc sẵn ở đó và để anh ngồi ở đằng lái với bốn cảnh binh. Chiếc xuồng rời bến, anh được hít thở không khí trong lành của biển cả và đêm tối. Anh cảm thấy khoan khoái bèn chắp hai tay vòng lại, ngửa mặt lên trời cầu nguyện. Chiếc xuồng vẫn từ từ đi xa bờ, rồi vượt qua cây đèn biển. - Người ta đem tôi đi đâu thế này? - Đăngtét ngạc nhiên hỏi một cảnh binh. - Lát nữa anh sẽ rõ, chúng tôi không được phép nói cho anh biết. Đăngtét lặng thinh, nghĩ đến những câu chuyện vẩn vơ, và bằng con mắt từng quen thuộc với đêm tối, anh cố chọc thủng tấm màn bí mật. Xuồng đi qua xóm Catalăng, gần sát bờ, anh nom thấy có ánh đèn le lói và bóng một người con gái dường như đang đứng thẫn thờ chờ anh. Liệu linh tính có báo cho Mécxêđét biết người yêu của cô đang ở cách cô có vài trăm bước không? Anh muốn kêu to lên một tiếng, nhưng rồi kìm lại được vì sợ mấy người lính áp tải cho anh bị hóa điên. Xuồng vẫn tiếp tục lướt sóng. Đăngtét chăm chú nhìn về phía trước mặt cách xa anh vài trăm sải, một hòn núi đá hiểm trở in hình một tòa lâu đài đen ngòm. Anh kêu lên : - Trời ơi! Lâu đài Íp! Tại sao đưa tôi đến đây? Lâu đài Íp là một nhà ngục cho những tù chính trị quan trọng. Tôi chẳng làm chính trị, tôi chẳng có tội tình gì, người ta bỏ tù tôi không bằng chứng, không có án tù, ngài Vinlơpho đã hứa rồi kia mà... Một cảnh binh trên ngắt lời: - Tôi chẳng biết ngài Vinlơpho đã hứa hẹn những gì với anh. Nhưng tội trạng đã rành rành ra đây. Bây giờ chúng tôi được lệnh phải đem anh đến lâu đài Íp. Nhanh như chớp Đăngtét vụt đứng lên, toan lao xuống biển. Nhưng bốn bàn tay khỏe mạnh đã giữ anh lại. Anh kêu lên một tiếng thất vọng rồi nằm vật xuống. - Không xong đâu - Tên cảnh binh nói và lấy đầu gối đè lên ngực anh - Này anh bạn, chỉ cần anh cử động là tôi sẽ cho anh xơi ngay một viên đạn. - Và hắn chĩa mũi súng vào thái dương anh. Lời hứa hẹn của Vinlơpho vụt trở lại trong óc Đăngtét và anh thấy ghê tởm rằng mình phải chết trong tay của tên cảnh binh này. Ngay lúc đó xuồng bị lay mạnh và tiếng thừng kéo cọt kẹt cho anh biết xuồng đã cập bến. Mấy tên cảnh binh giữ chặt tay anh và nắm cổ áo anh, lôi anh lên bờ. Đăngtét không kháng cự, anh đi như người say rượu, bước lảo đảo lên những bậc thang, qua một cánh cửa, như một cái máy. Rồi cánh cửa khép ngay lại sau lưng anh. Anh nhìn mọi vật xung quanh như qua một lớp sương mù. Anh thấy mình đứng giữa một cái sân có bốn bức tường cao vút nghe thấy tiếng bước chân chậm chạp, đều đều của bọn lính canh. Có tiếng người hỏi : - Phạm nhân đâu rồi? Tên lính canh đẩy Đăngtét lên phía trước. Anh đi theo người dẫn đường tới một cái hầm ẩm ướt và trần trụi. Một ngọn đèn dầu cháy le lói đặt trên một chiếc ghế đẩu chiếu sáng bộ mặt bỉ ổi của tên cai ngục. Hắn bảo Đăngtét : - Đêm nay anh ngủ tạm ở đây. Bây giờ khuya rồi, ông giám thị đã đi ngủ. Sáng mai anh có thể được chuyển đi nơi khác Anh cầm lấyng bánh này, còn nước ở trong cái hũ kia, và đống rơm trong góc buồng là nơi anh ngả lưng. Không để cho Đăngtét có thì giờ nhìn miếng bánh, hũ nước và đống rơm ở đâu, tên cai ngục vội xách đèn đi ra và đóng sập cửa lại. Thế là còn mình anh đứng trơ trọi trong bóng tối, giữa những bức tường ẩm ướt và giá lạnh đến ghê người. Tờ mờ sáng hôm sau, tên cai ngục vào và nhìn thấy Đăngtét vẫn còn đứng nguyên tại chỗ không nhúc nhích, mắt nhìn xuống đất. Vậy là anh đã đứng suốt đêm không ngủ. Hắn đến vỗ vai làm anh giật mình : - Anh không ngủ à? - Tôi không biết nữa. - Anh không đói à? - Tôi không biết nữa. - Anh muốn gì? - Tôi muốn gặp ông giám thị. Tên cai ngục bước ra và đóng sầm cửa lại. Đăngtét nhìn theo hắn. Anh nắm chặt tay vào song cửa sắt. Lồng ngực anh như sắp vỡ ra, anh khóc nức nở. Anh quỳ xuống, dập đầu xuống đất và cầu nguyện rất lâu. Anh ôn lại dĩ vãng, tự hỏi không biết vì sao mới mười chín tuổi đầu, anh đã làm gì nên tội mà phải chịu hình phạt này. Suốt ngày hôm đó, anh chỉ ăn vài mẩu bánh và uống vài ngụm nước. Lúc thì anh trầm ngâm suy nghĩ, lúc thì lòng lộn đi quanh buồng như con thú dữ trong chuồng. Ngày hôm sau nữa, cũng vào giờ đó, tên cai ngục lại trở lại. Hắn nói : - Ngày hôm nay chắc là anh biết điều hơn. Phải can đảm lên một tí chứ! Anh muốn tôi giúp việc gì, nếu có thể, tôi sẽ giúp. - Tôi muốn gặp ông giám thị. - Không có lệnh cho anh được chuyển buồng. Nội quy không cho phép anh được gặp ông giám thị. - Thế người ta cho phép tôi làm gì? - Anh được phép mua thức ăn, ra sân chơi và đọc sách. - Tôi chả cần sách vở, chơi bời gì hết. Tôi ăn uống thế nào cũng mặc tôi, chỉ cần gặp ông giám thị thôi. - Nếu anh cứ bướng bỉnh như vậy, tôi sẽ không cho anh ăn nữa! - Được tôi sẽ nhịn đói cho đến chết. Giọng nói cương quyết của Đăngtét làm tên cai ngục giật mình, vì cái chết của một tù nhân làm hắn thiệt mỗi ngày mười xu hắn bèn đấu dịu : - Này anh bạn, không bao giờ một ông giám thị lại bước vào buồng một phạm nhân. Nhưng nếu anh ngoan ngoãn thì tôi sẽ cho anh ra sân chơi, và lúc nào đó, nếu ông giám thị đi ngang qua, anh có thể được gặp mặt và hỏi chuyện. - Nhưng đến bao giờ tôi mới gặp được sự may mắn ấy? - Mẹ kiếp! Có thể là một tháng, ba tháng, sáu tháng hoặc một năm không chừng. - Thế thì lâu quá. Tôi không thể chờ được. Tôi muốn gặp ông ấy ngay bây giờ. - A ha! Anh đừng nên nghĩ vớ vẩn như vậy. Cứ nghĩ như vậy thì mươi lăm ngày nữa anh sẽ hóa điên mất thôi! - Chắc không? - Sao lại không chắc! Lão thầy tu, trước đây ở gian buồng này cứ lải nhải mãi là sẽ tặng một triệu đồng cho ông giám thị nếu lão được trả lại tự do, rồi sau cũng đâm ra mất trí. - Ông ta rời phòng này bao lâu rồi? - Hai năm - Người ta thả ông ta rồi ư? - Không, người ta nhốt lão vào hầm kín. - Tôi không phải là thầy tu và cũng không phải là thằng điên để hứa tặng ông một triệu. Tôi có thể cho ông một trăm êquy nếu ông mang cho tôi một bức thư gửi cho cô Mécxêđét, ở Mácxây, xóm Catalăng... - Nếu bị bại lộ, tôi sẽ mất việc làm với số lương một ngàn êquy mỗi năm. Tôi chả dại gì mà làm việc ấy. - Vậy thì nghe đây! Nếu ông từ chối không chuyển thư cho tôi thì một ngày kia, ông đi vào đây, tôi sẽ nấp sau cánh cửa và cầm cái ghế này choảng cho ông vỡ sọ ra. - Anh dọa tôi hả? - Tên cai ngục lùi lại nói : - Đầu óc anh đã bắt đầu quay cuồng rồi. Lão thầy tu lúc đầu cũng đã có hành động như anh. Chỉ ba ngày nữa anh cũng hóa điên. Cũng may trong lâu đài Íp này còn nhiều hầm kín lắm. Đăngtét liền cầm lấy chiếc ghế đẩu và quay tròn một vòng trên đầu hắn. Hắn nói : - Được lắm, được lắm! Ta sẽ đi báo ông giám thị theo đúng ý của anh. Một lát sau hắn trở lại với bốn tên lính và một viên đội xếp, hắn nói : - Theo lệnh ông giám thị, các anh đem nhốt tên này vào hầm kín. Cho những thằng điên vào ở với nhau. Bốn tên lính túm lấy Đăngtét lôi đi. Anh bước xuống mười lăm bậc thang như người mất hồn và bị đẩy vào hầm kín. Khi cửa hầm đóng lại, anh giơ thẳng tay về phía trước mò mẫm đi và đụng vào tường. Anh ngồi xuống một góc hầm, không nhúc nhích và mở to đôi mắt đã quen nhìn trong bóng tối để cố nhận ra những vật xung quanh. Chương 9 TỐI HÔM LỄ ĐÍNH HÔN Vinlơpho quay lại phố Gran Cua vào nhà hầu tước Xanh Mêrăng. Y thấy khách dự tiệc đã sang phòng khách dùng cà phê. Mọi người đang chờ y, nhất là Rơnê. Vinlơpho lại gần bà mẹ vợ tương lai, nói : - Thưa hầu tước phu nhân, xin phu nhân tha lỗi cho tôi đãở bữa tiệc, và rồi tôi lại phải đi ngay bây giờ vì một câu chuyện vô cùng hệ trọng... Và xin hầu tước cho phép tôi được nói chuyện riêng với ngài một lát. - Việc quan trọng đến thế kia ư? - Lão hầu tước hỏi. - Dạ, quan trọng lắm - Rồi Vinlơpho quay sang Rơnê nói tiếp - Anh sẽ phải xa em một vài ngày. - Anh đi đâu? - Rơnê xúc động hỏi. - Anh muốn nói chuyện riêng với tôi phải không? - Lão hầu tước nói - Vậy xin mời anh vào văn phòng tôi. Rồi lão khoác tay Vinlơpho đi vào. - Thưa hầu tước, tôi phải cấp tốc đi Pari. Xin hầu tước tha lỗi vì một câu hỏi tò mò hơi lỗ mãng của tôi : Hầu tước có lợi tức đồng niên không? - Tôi có những trái phiếu vào khoảng sáu bảy triệu, đó là cả gia sản của tôi. - Vậy thì hầu tước phải bán ngay đi, nếu không muốn nay mai sẽ bị phá sản. - Mẹ kiếp! Tôi biết làm sao bây giờ? - Hầu tước nên viết ngay một giấy ủy quyền cho tôi, rồi gửi giấy đó cho người quản lý tài sản của hầu tước tại Pari, và viết thêm một bức thư riêng để tôi được bệ kiến Đức vua mà không phải qua các nghi thức ở cung đình, để khỏi làm chậm trễ công việc của tôi. - Trong lúc chờ đợi, anh hãy tranh thủ chuẩn bị hành trang. Vinlơpho vội vàng đi ra. Vừa ra khỏi cửa, y đã thấy một cô gái Catalăng xinh đẹp đang đứng yên lặng, chờ đợi. Đó chính làMécxêđét đang đi dò hỏi tin tức của Đăngtét. Cô rất muốn biết anh bị bắt vì nguyên nhân gì. Vinlơpho đã được Đăngtét nói cho biết về người vợ chưa cưới của mình nên y nhận ra ngay cô gái. Y nói với Mécxêđét : - Này, anh ta đã mắc trọng tội, tôi không thể nào gỡ cho được. - Thưa ngài, bây giờ anh ấy ở đâu? - Cô gái vừa khóc nấc lên vừa hỏi. - Tôi không biết. Anh ta không còn thuộc quyền của tôi nữa rồi. Nói xong, Vinlơpho gạt Mécxêđét ra và đi thẳng. Về đến nhà, y đóng cửa lại, gieo mình xuống ghế bành, thở dài. Một cái ung nhọt hiểm nghèo vừa chớm phát trong trái tim bệnh hoạn của y. Y thấy con người mà y đã đem làm vật hy sinh cho tham vọng của mình, con người vô tội mà y đã đem trả nợ thay cho người cha tội lỗi của y, tay anh ta dắt theo người yêu đang xuất hiện trước mặt y với bộ mặt xanh xao và đe dọa, làm y hối hận và đau nhói trong tim. Trong đầu óc y đã có một giây phút do dự. Nếu lúc đó mà có tiếng nói dịu dàng của Rơnê xin khoan dung cho Đăngtét, nếu Mécxêđét nói với y : “Nhân danh Thượng đế chí tôn, xin ngài trả lại người chồng chưa cưới cho tôi!” thì có lẽ y đã ký giấy phóng thích cho chàng thanh niên bị oan uổng đó. Nhưng trong căn buồng tĩnh mịch mà y đang ngồi lại không có lấy một tiếng nói nào. Một lát sau cửa mở, một người hầu phòng bước vào và thưa rằng xe đã sẵn sàng. Vinlơpho nhảy chồm lên như một kẻ chiến thắng trong một cuộc giao tranh thầm kín. Y ra mở ngăn kéo bàn, dốc vào túi tất cả số vàng bạc có trong đó, khoác vội chiếc áo choàng lên vai và bước ra. Y nhảy lên xe, ra lệnh quay lại phố Gran Cua. Mécxêđét thất vọng trở về xóm Catalăng, người rũ rượi. Cô nằm vật xuống giường như sắp chết. Fécnăng quỳ gối dưới chân cô, ôm hôn đôi bàn tay giá lạnh của cô. Mécxêđét mê man suốt một đêm, trời sáng lúc nào không hay. Nỗi đau khổ đã làm cô tê liệt mọi cảc. Ông Moren cũng lo chạy chọt hết người này đến người kia. Nhưng vì Đăngtét bị buộc tội là tay sai của Napôlêông, trong lúc Napôlêông lại đang lăm le trở về cướp lại chính quyền, nên không ai dám dây vào chuyện đó e bị vạ lây. Còn gã Cađơrút suốt ngày chỉ làm bạn với chai rượu, không dám vác mặt ra ngoài vì lo sợ và bị lương tâm cắn rứt. Riêng Đăngla, hắn chẳng chút sợ hãi và không hề bị giày vò bởi việc làm của mình. Ngược lại, hắn thấy vui sướng vì đã chiếm được địa vị trên chiếc tàu Pharaôn từ tay địch thủ. Hình như hắn đã sinh ra với cái bút và lọ mực thay thế trái tim, và cuộc sống đối với hắn chỉ là cộng trừ lỗ lãi. Một đối thủ bị loại trừ và số lợi tức của hắn được cộng thêm vào làm cho hắn càng ăn ngon, ngủ kỹ. Vinlơpho bỏ hai bức thư vào cặp, ôm hôn cô Rơnê, hôn tay hầu tước phu nhân, bắt tay hầu tước Xanh Mêrăng, trèo lên xe ngựa và thẳng đường đến Pari, trong lúc ông già Đăngtét, đang lo sợ và đau đớn khôn cùng. Chương 10 PHÒNG NHỎ TRONG ĐIỆN TUYLƠRI Tại một nhỏ trong điện Tuylơri, nơi trước kia Hoàng đế Napôlêông vẫn làm việc, vua Lu-i XVIII đang ngồi trước một bàn giấy bằng gỗ lúp, nghe một vị cận thần, tuổi quãng năm mươi, tóc đã hoa râm, khuôn mặt quý tộc trang nghiêm, đang trình bày tình thế hiện tại. - Tâu bệ hạ, sắp có nạn đói. Nhưng với một người ngày đêm chăm lo đến quốc sự như bệ hạ, chúng ta có thể tránh được. Nhưng hạ thần cho rằng việc đáng lo ngại là tình hình mấy tỉnh miền Nam. Hiện ở đó đang ngấm ngầm một mưu toan nổi dậy. - Bọn nào thế - Lu-i XVIII lơ đễnh hỏi - Quận công Blacát thân mến, ông chỉ hay đem tới cho ta những tin khủng khiếp. - Chính là Bônapác và phe cánh của y - Quận công Blacát nói - Tôi buộc lòng phải tâu với bệ hạ rằng đó hoàn toàn không phải là tin đồn đại. Tôi có một người thân tín chuyên theo dõi tình hình miền Nam. ông ta vừa tới đây và cho biết rằng bệ hạ có thể bị lâm nguy. - Này, quận công, mời ông hãy đọc bản báo cáo của ông Bộ trưởng Cảnh sát mới gửi cho tôi hôm qua, nó còn nằm ở ngay phía tay trái tôi đây. À hay quá, nam tước Đăngđrê cũng vừa đến kia rồi. Nam tước Đăngđrê, vẻ mặt tươi tỉnh, bước vào. Ông ta đứng tì tay lên một cái ghế bành, hỏi : - Bệ hạ đã đọc bản báo cáo của tôi ngày hôm qua chưa? - Có đấy - Lu-i XVIII mỉm cười trả lời - Bônapác đang buồn chết đi được, suốt ngày chỉ ngắm bọn thợ mỏ làm việc. Có lẽ ông ta ngồi gãi ghẻ để giải buồn đấy - Lu-i XVIII tiếp tục giễu cợt - Con người vĩ đại, vị anh hùng, bậc á thánh ấy có lẽ đã mắc bệnh ngoài da, nó đang hành hạ ông ta. - C hơn thế nữa - ông Bộ trưởng Cảnh sát phụ họa theo - Chỉ ít bữa nữa y sẽ hóa điên. Thỉnh thoảng y khóc nức nở rồi lại cười ha hả và đứng hàng giờ trên bãi biển ném những hòn sỏi xuống nước. Đó là những triệu chứng của bệnh thần kinh. Quận công Blacát hết sức bực mình trước cái lối bông phèng của hai người, bèn lên tiếng : - Hay hắn ta đang khôn ngoan thêm ra cũng chưa biết chừng! - Thế ra ngài vẫn chưa tin à? - Nam tước Đăngđrê nói - Mới đây Bônapác đã chịu lễ rửa tội. Và một hôm có hai người lính già vẫn theo hầu hạ y ngỏ ý muốn trở về Pháp, y đã cho phép họ trở về phục vụ Đức vua mới. Sự thể đúng như vậy. - Thế nào quận công Blacát? - Lu-i XVIII nói với vẻ đắc thắng - ông nghĩ thế nào? - Tâu bệ hạ, giữa ngài Bộ trưởng Cảnh sát và tôi, có thể có người sai lầm. Nhưng tôi nghĩ rằng để cho nam tước Đăngđrê có nhiệm vụ bảo vệ Đức vua thì chính tôi đã lầm. Bây giờ xin bệ hạ cho phép tôi gọi người thân tín của tôi ở Mácxây vừa tới đây được vào bệ kiến. - Tên người đó là gì? - Đơ Vinlơpho, con của nguyên lão nghị viện Noachiê, có chân trong phe đảng Girôngđanh như bệ hạ đã biết. - Sao bệ hạ lại dùng con trai lão ta? - Đăngđrê hỏi. - Ông bạn ơi, ông đừng có lo - Lu-i XVIII trả lời - Vinlơpho là một gã có nhiều tham vọng, hắn sẽ hy sinh tất, kể cả cha hắn. Cho gọi hắn vào. Vinlơpho bước vào phòng, quần áo hãy còn xộc xệch và bám đầy bụi đường. Tuy như thế là không đúng với nghi thức của triều đình nhưng vì theo lệnh của nhà vua nên không ai chú ý đến điều đó. Lu-i XVIII hỏi : - Ông Đơ Vinlơpho, quận công Blacát vừa cho ta hay là ông sẽ báo cáo một tin quan trọng. - Tâu bệ hạ, hạ thần đã có hẳn một bản tường trình rành rọt về vấn đề này. Bây giờ hạ thần chỉ có thể tâu vắn tắt với bệ hạ là hạ thần vừa khám phá một âm mưu đảo chính rất nguy hại cho ngôi báu của bệ hạ. Kẻ chiếm ngôi đã trang bị đầy đủ cho ba chiến thuyền, giờ đây đã rời khỏi đảo Enbơ đi Naplơ hoặc trở về Pháp chưa biết chừng, vì bệ hạ lưu ý cho là y còn có phe cánh ở Ý và ở Pháp. - Ta biết việc đó rồi, Lu-i XVIII nói vẻ xúc động - ông nói tiếp đi. - Hạ thần vừa hạ lệnh bắt một tên thủy thủ ngỗ ngược thân Bônapác mà hạ thần đã cho theo dõi từ lâu. Tên phản nghịch đó đã bí mật đến đảo Enbơ để trao một bức thư của Thống soái Muyara cho Bônapác và sẽ liên lạc với nhóm phiến loạn ở Pari đang đón chờ một cuộc đổ bộ nay mai lên đất Pháp. - Một âm mưu đảo chính trong lúc này không phải dễ dàng đâu - Lu-i XVIII mỉm cười - Ta đã cho tăng cường việc canh phòng ở bờ biển Địa Trung Hải từ mấy tháng nay. Nếu Bônapác đổ bộ lên đất Ý, y sẽ phải đụng đầu với quân đội của Liên minh Thần thánh. Nếu y đổ bộ lên đất Pháp với một dúm người, y sẽ bị dân chúng quật chết toi ngay. À, nam tước Đăngđrê đã trở về kia rồi. Chương 11 CON QUỶ ĐẢO COÓC Viên Bộ trưởng Cảnh sát bước vào, mặt tái mét, cặp mắt lơ láo, người run rẩy. Lu-i XVIII thấy bộ mặt hốt hoảng của ông ta, vội hỏi : - Thế nào? Có đúng như lời nói của quận công Blacát mà Vinlơpho vừa xác nhận không? - Tâu bệ hạ - Đăngđrê quỳ xuống như muốn ôm lấy chân nhà vua - Quả là bất hạnh cho tôi. - Ông nói đi! - Lu-i XVIII lùi lại, cau mày. - Tâu bệ hạ - Đăngđrê tiếp - Kẻ tiếm ngôi đã rời đảo Enbơ ngày 28 tháng Hai và đổ bộ lên đất Pháp ngày 1 tháng Ba ở cảng Ăngtip. - Ở cảng Ăngtip? Cách Pari hai trăm năm mươi dặm, từ ngày 1 tháng Ba mà mãi đến hôm nay là mồng 3 tháng Ba ông mới biết... Ta không sao tin được. Hoặc ông đã bị người ta báo sai, hoặc ông đã mất trí rồi. - Chao ôi! Tâu bệ hạ, sự thực quả là như vậy! Lu-i XVIII vừa phẫn nộ, vừa run sợ, chồm lên như bị đâm trúng tim và kêu lên : - Trên đất Pháp! Kẻ tiếm ngôi đã có mặt trên đất Pháp! Không ai đề phòng y cả à? Người ta đều đồng lõa với y à? Quận công Blacát tiến đến bên cạnh nhà vua và thốt lên : - Ôi, ông Đăngđrê không phải là kẻ phản bội đâu, tâu bệ hạ! ông ta đã mù quáng, và tất cả chúng ta đều đã mù quáng mất rồi! - Tâu bệ hạ - Vinlơpho nói - Kẻ tiếm ngôi không được người miền Nam ủng hộ, họ sẽ chống lại y kịch liệt. - Nhưng y cũng vẫn sẽ tiến, vẫn cứ tiến tới Pari! Còn ở miền Đôphinê thì sao? - Tôi xin tâu bệ hạ một sự thật đau xót. Cả đám dân miền núi đều ủng hộ Bônapác. - Y có được bao nhiêu quân tất cả? - Tâu bệ hạ, tôi không được biết - Bộ trưởng Cảnh sát đáp. Lu-i XVIIII cười chua chát : - Thế nào? Ông không biết hả ông Bộ trưởng Cảnh sát? Chẳng lẽ cái đó không lấy gì làm quan trọng! - Bức điện chỉ nói ngày đổ bộ chứ không nói quân số. Lu-i XVIIII giận tái người : - Thế là quân đội bảy nước liên minh đã đánh đổ con người đó, và nhờ một phép mầu nhiệm của Thượng đế đã đưa ta lên nối lại ngôi của cha ông ta sau hai mươi lăm năm sống lưu vong. Và bây giờ, vừa đạt tới nguyện vọng của mình thì một sức mạnh mà ta tưởng đã nắm trong tay lại nổ tung ra làm tiêu tan cả sự nghiệp của ta. - Tâu bệ hạ, đó là định mệnh! - Bộ trưởng Cảnh sát vừa nói vừa cúi rạp người xuống. Đơ Blacát đưa tay lên vuốt cái trán ướt đẫm mồ hôi. Vinlơpho cười thầm về cái vai trò quan trọng của hắn. Lu-i XVIII nói tiếp: - Ôi! Ngai vàng của ta sẽ sụp đổ. Thà ta bước lên đoạn đầu đài như anh Lu-i XVI của ta còn hơn là bị đuổi ra khỏi cung điện Tuylơri bởi sự lố bịch... Ông Vinlơpho, ông hãy lại gần đây và nói với ông Bộ trưởng Cảnh sát những vấn đề mà ông ta chưa biết. Ông mới chỉ là một anh thẩm phán tầm thường mà còn linh lợi hơn cả một bộ máy cảnh sát và ông có thể bảo vệ được ngôi báu của ta nếu ông có đầy đủ quyền hành như ông ấy. Vinlơpho nghiêng mình với vẻ đắc thắng, còn Đăngđrê thì nhìn hắn bằng con mắt cay cú. - Thôi được - Lu-i XVIII tiếp lời - Bây giờ nhiệm vụ chính là của ông Bộ trưởng Quốc phòng. À này, ông nam tước! Ông có tin gì thêm về vụ phố Thánh Jắc không? Hình như vụ này có liên quan đến cái chết của tướng Kênen thì phải. Nghe nói đến tên tướng Kênen, Vinlơpho giật mình, còn Bộ trưởng cảnh sát thì đáp : - Dạ, tâu bệ hạ, không phải tướng Kênen tự sát mà bị ám sát mới đúng. Một kẻ lạ mặt đến tìm tướng Kênen tại nhà và hẹn gặp ông ta ở phố Thánh ]ắc. Người đầy tớ ông ta cho biết kẻ lạ mặt vào khoảng trên năm mươi tuổi, để râu mép, mắt đen và lông mày rậm. Hắn khoác áo choàng màu lơ và ve áo có đeo Bắc đẩu bội tinh. Ngày hôm qua một thám tử của tôi theo dõi một người có đặc đi nói trên và đến phố Cốt Hêrông thì người đó biến mất. Vinlơpho phải tựa người vào lưng ghế vì hắn thấy chân đứng không vững nữa. Chỉ nghe nói kẻ lạ mặt đã thoát, hắn mới thở phào nhẹ nhõm. Lu i XVIII bảo Bộ trưởng cảnh sát : - Ông phải cố tìm cho bằng được kẻ đó. Hắn có phải là tay chân của Bônapác hay không cũng đều phải trừng trị thích đáng vì tội giết người. Và quay về phía Vinlơpho, nhà vua bảo : - Ông Vinlơpho, ông hãy về nghỉ đã. Đi đường chắc xa ông mệt lắm. Ông về nhà ông Noachiê chứ? - Dạ, tôi trọ ở khách sạn Mađrit và chưa gặp cha tôi. - À đúng rồi, tôi quên mất, vì trung thành với Hoàng gia mà ông ta đã lạnh nhạt với cha ông. Và đây, tôi đền công cho ông. Lu-i XVIII liền tháo chiếc Bắc đẩu bội tinh đang đeo ở cổ áo ra trao cho Vinlơpho. Vinlơpho vội đỡ lấy và đưa lên môi hôn, mắt long lanh vì kiêu hãnh, rồi nói : - Tâu bệ hạ, nửa giờ nữa hạ thần sẽ trở về Mácxây. - Này, ông Vinlơpho, nếu ta có quên ông, thì ông chớ có ngại nhắc lại cho ta kỷ niệm này nhé. Nói xong, Lu-i XVIII sai đi mời viên Bộ trưởng Quốc phòng đến. Vinlơpho ra ngoài, gọi một chiếc xe ngựa về khách sạn. Hắn vừa ngồi vào bàn ăn thì có tiếng kéo chuông. Một người hầu phòng vào báo rằng có một người lạ mặt mu gặp nhưng lại không chịu xưng tên. Chương 12 CHA VÀ CON Noachiê chính là người lạ mặt đã không chịu xưng tên, bước vào. Ông ta đóng cửa phòng rất cẩn thận, bước tới giơ tay cho Vinlơpho bắt, rồi mỉm cười bảo : - A ha, anh Giêra! Hình như gặp tôi, anh không vui thì phải. Anh vừa tổ chức lễ đính hôn ngày 28 tháng Hai ở Mácxây, thế mà hôm nay, mồng 3 tháng Ba, anh đã có mặt ở đây rồi. - Thưa cha đúng thế - Vinlơpho ghé vào tai lão nói - Vì cha mà con phải lên đây và nhờ cuộc hành trình của con mà có thể cứu nguy cho cha. - Vậy à? Chuyện nghe ly kỳ quá. - Cha có nghe thấy nói đến một nhóm thân Bônapác ở phố Thánh Jắc... - Số nhà 53, chính cha là phó hội trưởng. - Nhà vua vừa cho con hay là tướng Kênen được mời tới lúc chín giờ tối, và sáng hôm sau người ta đã thấy xác ông nổi trên sông Xen. - Còn tôi, tôi sẽ kể với anh một câu chuyện không kéần ly kỳ... - Cha im đi, chuyện đó con biết rồi. Bônapác đã đổ bộ lên đất Pháp và ông ta có gửi cho cha một bức thư từ đảo Enbơ. Con đã tóm được kẻ đưa thư, và, nếu bức thư ấy lọt vào tay người khác, thì vào giờ này chắc chắn là cha đã bị xử bắn rồi. - Bức thư đó đâu? - Con đã đốt đi rồi vì sợ liên quan đến tính mệnh của cha. - Và cả đến bước đường công danh của anh nữa. Bây giờ tôi không còn lo ngại gì vì đã có anh che chở. - Nhưng tướng Kênen đã bị mưu sát và cơ quan cảnh sát đang truy nã gắt gao... - Bị mưu sát? Ai bảo thế? - Chính nhà vua. - Nhà vua? Ngài cũng thừa hiểu là trong chính trị con người không còn nữa mà chỉ còn lý tưởng; tình cảm không còn nữa mà chỉ còn quyền lợi; người ta không mưu sát, người ta chỉ trừ bỏ đi một chướng ngại vật, có thế thôi! - Cha đang trông chờ kẻ tiếm ngôi trở về à? - Đúng thế đấy. Hoàng đế đang trên con đường đi Grơnốp. Ngày 12 sẽ tới Lyông và ngày 25 sẽ có mặt ở Pari. - Dân chúng sẽ nổi dậy. - Để theo Người. - Quân đội sẽ được điều đến. - Để hộ giá Người trở về thủ đô. Sao cha biết tường tận vậy? - Vinlơpho nhìn cha ngạc nhiên hỏi. - Trời! Dễ hiểu quá thôi. Những người cầm quyền như các anh chỉ biết có tiền bạc, còn chúng tôi chỉ biết có lòng trung thành. Nói xong, ông già Noachiê chuẩn bị bước ra, Vinlơpho nắm tay cha giữ lại : - Cơ quan cảnh sát của nhà vua có thể là tồi, nhưng họ cũng biết rõ hình dáng con người lạ mặt mặc áo choàng màu lơ và đeo Bắc đẩu bội tinh. - Thế à? Chúng cũng chỉ là những thằng ngốc như tôi đã nói. Nói xong, Noachiê cởi áo ra, đến gần bàn rửa mặt, cạo phăng râu mép đi, sửa lại bộ tóc, khoác chiếc áo màu nâu của Vinlơpho, đội chiếc mũ vành cong của viên phó biện lý ngắm nghía mình trước gương rồi quay lại hỏi : - Thế nào? Liệu chúng còn nhận ra tôi nữa không? Vinlơpho vừa sợ hãi vừa thán phục đáp : - Thưa không đâu ạ. - Này anh, anh đã cứu mạng tôi, nay mai tôi sẽ đền ơn anh. Bây giờ anh đến nói với nhà vua rằng ông ta bị người ta lừa dối về nội tình nước Pháp, về tinh thần của dân chúng và lính tráng. Người mà ông ta gọi là con quỷ đảo Coocxơ, kẻ tiếm ngôi ở Nevơ đã được gọi là Bônapác ở Lyông, Hoàng đế ở Grơnốp và nay mai sẽ được tung hô vạn tuế ở Pari. Nói xong ông già điềm tĩnh đi ra. Vinlơpho mặt tái nhợt vì xúc động, chạy lại cửa sổ nhìn theo người cha đang thản nhiên đi giữa mấy tên mật vụ đứng lảng vảng ở đầu phố để đón bắt người lạ mặt có bộ ria mép đen và khoác áo choàng màu lơ. Chờ ông Noachiê đi khuất hẳn, hắn mới trở vào, bỏ mũ và áo của cha vào đáy hòm rồi chuẩn bị trở về Mácxây. Chương 13 THỜI KỲ MỘT TRĂM NGÀY Noachiê đã tiên đoán rất đúng. Sự việc xảy ra dồn dập, mau lẹ lạ kỳ, dường như có phép mầu nhiệm và vô tiền khoáng hậu. Hoàng đế Napôlêông trở lại điện Tuylơri mà vua Lu-i vừa rời bỏ, và ông ta lại ngồi vào cái bàn gỗ lúp trong văn phòng nhỏ ưa thích của ông để thảo ra những sắc lệnh mới nhằm trấn áp bọn bảo hoàng. Viên chánh biện lý bị huyền chức. Vinlơpho đáng lẽ cũng bị cùng chung số phận nếu không nhờ sự che chở của Noachiê. Ông già đã trở thành một người có quyền thế trong triều suốt khoảng thời gian mà người ta gọi là “Một trăm ngày”. Viên phó biện lý tạm thời được nắm quyền tư pháp ở Mácxây. Vinlơpho hoãn ngày cưới vợ vì hắn tính nếu hoàng đế đứng vững thì hắn sẽ nhờ cha tìm cho món khác; nếu Lu-i XVIII trở lại ngôi báu thì ảnh hưởng của hầu tước Xanh Mêrăng sẽ nâng cao địa vị cua hắn lên. Trong lúc hắn đang khoái trá tính chuyện bắt cá hai tay, thì có người vào báo ông chủ hãng tàu muốn gặp. Ông Moren thấy Vinlơpho vẫn bình tĩnh, lạnh lùng kiểu cách như sáu tuần lễ trước đây. Hắn chống khuỷu tay lên bàn giấy nhìn ông bằng con mắt dò xét. - Xin ông cho biết, ông đến có việc gì? - Thưa ngài, chắc ngài còn nhớ có một hôm tôi đến yêu cầu ngài khoan dung cho một anh thanh niên đáng thương, thuyền phó chiếc tàu của tôi bị buộc tội liên lạc với đảo Enbơ. Ngày đó ngài phò vua Lu-i XVIII đã thi hành đúng nhiệm vụ của ngài. Nhưng hôm nay ngài làm việc dưới triều đại Napôlêông, bổn phận ngài là che chở cho anh ta, và tôi muốn được biết hiện giờ anh ta ở đâu? Vinlơpho làm ra bộ sửng sốt hỏi : - Tên anh ta là gì nhỉ? - Étmông Đăngtét. - Đăngtét, Étmông Đăngtét, ông không nhầm chứ? - Không thể nhầm được ạ, tôi biết anh ta từ mười năm nay và anh ta làm việc cho tôi từ bốn năm nay. Vinlơpho giở một quyển sổ to ở ngăn tủ ra, tìm một lát rồi lại mở một cuốn khác, cuối cùng nói : - A, tôi nhớ ra rồi. Một thanh niên thủy thủ, sắp lấy một cô gái Catalăng, can vào một tội rất nặng. Tôi đã làm một bản báo cáo kèm theo những giấy tờ bắt được trong người anh ta, gửi lên Pari và tám ngày sau người ta đã đem anh ta đi biệt tích. - Biệt tích - ông Moren thốt lên - Người ta đã làm gì anh ấy? - Ồ, ông cứ yên tâm, chắc chắn là bị đưa đi an trí ở một nơi nào đó và chắc chỉ ít ngày anh ta sẽ được trở về điều khiển con tàu của ông. Hoàng đế mới trở về có mươi lăm hôm, lệnh tha chắc chưa thảo kịp. - Có cách nào làm những thủ tục nhanh chóng hơn được không? - Ông Moren thân mến, thời nào cũng thế thôi. Các chính thể nối tiếp nhau và giống hệt nhau : bộ máy nhà tù đặt ra ở từ thời vua Lu-i XII đến nay vẫn còn tồn tại. Tôi muốn mách ông một cách là ông có thể biên thư cho ngài Bộ trưởng Tư pháp để kháng cáo. - Chao ôi! Mỗi ngày ngài bộ trưởng nhận được hàng trăm đơn trong khi ngài chỉ có thì giờ đọc được vài ba cái? - Nhưng nếu bức thư đó được chính tay tôi chuyển đi thì nó sẽ được đọc ngay chưa biết chừng. - Tôi biết viết thế nào bây giờ? - Được, ông cầm lấy giấy bút, ngồi vào đây viết theo tôi đọc. Chúng ta phải làm khẩn trương vì anh chàng Đăngtét hẳn đang mong chờ. Vinlơpho đọc cho ông Moren viết xong đơn, cầm lấy đọc to rồi nói : - Bây giờ ông có thể trông cậy vào tôi, tôi sẽ gửi đi ngay hôm nay và sẽ đảm nhiệm mọi công việc. Lời nói quả quyết của Vinlơpho làm ông Moren chứa chan hy vọng. Ông liền quay về báo tin cho ông già Đăngtét biết là chỉ nay mai sẽ được gặp con trai. Nhưng Vinlơpho đáng lẽ gửi bức thư đi Pari như đã hứa thì hắn lại giấu kín để sau này làm tài liệu buộc tội thêm cho Đăngtét. Trong thời kỳ một trăm ngày ấy, ông Moren đã hai lần xin tha cho anh thanh niên bất hVinlơpho cứ hứa hẹn hão huyền cho đến ngày cuộc bại trận ở Oatéclô(8) xảy ra. Thế là Đăngtét vẫn cứ bị bỏ rơi trong ngục tối, anh không hay biết gì về việc mất ngôi của Lu-i XVIII, về thời kỳ một trăm ngày Napôlêông nắm lại chính quyền, về sự suy sụp của ông ta sau cuộc bại trận ở Oatéclô, và vua Lu-i XVIII lại trở về điện Tuylơri lần thứ hai. Còn Đăngla, sau khi tố cáo Đăngtét, rất hí hứng, cho là trời giúp hắn. Nhưng khi Napôlêông trở về Pari, hắn rất lo sợ Đăngtét sẽ trở về, biết được chuyện này và sẽ trả thù. Hắn xin ông Moren cho thôi việc và giới thiệu hắn đến làm công cho một hãng buôn Tây Ban Nha. ít ngày sau hắn đi Mađrít và từ đó không ai thấy tăm hơi hắn đâu nữa. Còn Fécnăng, từ ngày Đăngtét đi khỏi, hôm nào cũng ra ngồi ở bãi biển xóm Catalăng để rình. Nếu anh thủy thủ trẻ tuổi trở về, hắn sẽ thi hành âm mưu hạ sát. Giữa lúc đó, Hoàng đế Napôlêông tuyển mộ thêm lính để đi xâm chiếm nước ngoài. Fécnăng đau khổ và thất vọng, hắn liền từ giã Mécxêđét ra tòng quân. Mécxêđét vẫn quý Fécnăng như một người anh, nên ngày hắn ra đi, cô buộc cái ba lô cho hắn và nói : - Anh Fécnăng, em chỉ còn có anh trên đời này, nếu anh chết trận thì em sẽ sống cô độc suốt đời, không còn ai làm bạn nữa. Câu nói đó làm cho Fécnăng còn nuôi hy vọng. Nếu Đăngtét không về, một ngày kia hắn sẽ lấy được Mécxêđét làm vợ. Mécxêđét sống âm thầm giữa mảnh đất khô cằn và biển cả. Cô đi lang thang như người điên trong xóm Catalăng, mắt đẫm lệ, thỉnh thoảng ra đứng ở bờ biển nhìn về phía Mácxây, nghe tiếng sóng vỗ rì rầm như nỗi đau khổ vô bờ của cô, với sự chờ đợi vô vọng.> Cađơrút, cũng đăng lính như Fécnăng, nhưng vì nó có vợ nên hắn chỉ bị điều ra biên giới. Ông già Đăngtét, sau ngày hoàng đế thất trận, không còn hy vọng gì nữa. Sau đúng năm tháng xa đứa con thân yêu, ông trút hơi thở cuối cùng trong tay Mécxêđét. Ông Moren lo liệu ma chay cho cụ và trả vài món nợ lặt vặt mà cụ vay trong lúc lâm bệnh. Trong tình thế hiểm nghèo này, việc giúp đỡ người cha của một kẻ được mệnh danh là tay sai của Bônapác không phải chỉ là một việc thiện, mà còn là một hành động dũng cảm đong thời còn là một tội lỗi đối với nhà cầm quyền. Chương 14 NGƯỜI TÙ NỔI GIẬN VÀ NGUỜI TÙ MẤT TRÍ Một năm sau khi Lu-i XVIII trở lại ngôi báu, lâu đài Íp được viên Tổng thanh tra trại giam đến thăm. Đăngtét ở dưới hầm kín đã nghe thấy ở bên trên người ta chuẩn bị cuộc đón tiếp, vì tai anh đã quen nghe thấy tiếng động trong cái im lặng của đêm tối. Tự coi là đã bị chôn sống trong nấm mồ lạnh lẽo, anh đoán chừng trên thế giới người sống sắp xảy ra một sự kiện gì đó khác thường. Quả thật, viên Tổng thanh tra đã vào từng buồng giam, từng xà lim, hỏi han một số phạm nhân về chế độ ăn uống và nguyện vọng của họ, hết thảy đều trả lời thức ăn rất tồi và yêu cầu được phóng thích vì ngoài cái tụ do, họ không còn đòi hỏi gì hơn> Viên Tổng thanh tra mỉm cười quay lại bảo lão giám thị : - Không hiểu tại sao chúng ta lại buộc phải làm một nhiệm vụ hoàn toàn vô ích, vì cả trăm nghìn người đều trả lời giống nhau. Còn hạng người nào nữa không? - Dạ, chúng tôi còn một loại tù nguy hiểm đang bị nhốt trong hầm kín. - Nào, chúng ta hãy làm cho tròn phận sự - Viên Tổng thanh tra tỏ vẻ chán nản, lắc đầu. Tức thì lão giám thị gọi thêm hai người lính đi hộ vệ rồi cả nhóm đi xuống khu hầm kín sặc mùi hôi thối, mốc meo đến nỗi viên thanh tra phải kêu lên : - Mẹ ơi! Thằng nào lại có thể sống nổi được ở đây! - Dạ, một tên phản nghịch vô cùng nguy hiểm bị giam trên một năm nay rồi và có lần nó đã toan giết chết người cai ngục. Bây giờ nó gần như mất trí rồi. Ngoài ra, cách hầm kín này khoảng hai mươi bộ ở mé dưới, còn có một hầm kín nữa giam một tên linh mục già, cựu đảng trưởng người Ý. Bị nhốt từ năm 1811, mất trí năm 1813 và bây giờ không ai nhận ra được hình thù lão ta nữa. - Được, tôi sẽ lần lượt đến thăm cả hai. Bây giờ vào hầm này trước. Tiếng khóa vặn, tiếng then sắt cót két, rồi cánh cửa nặng nề mở ra. Đăngtét đang ngồi ở một góc hầm, ngẩng đầu lên thì thấy một người lạ mặt đứng giữa hai tên cai ngục cầm đuốc và hai tên lính cầm súng, anh liền nhảy xổ ra, hai tay chắp vào nhau. Hai tên lính vội vàng chĩa lưỡi lê ra phía trước còn viên thanh tra lùi lại một b>- Anh muốn gì? - Tôi muốn biết tôi mắc tội gì? Tôi yêu cầu được xét xử, nếu tôi có tội thực sự, các ông hãy đem bắn tôi đi; nếu tôi vô tội xin thả tôi ra. - Anh có được ăn uống đầy đủ không? - Cái ăn đối với tôi không quan trọng. Tôi chỉ yêu cầu các ông trong ngành tư pháp đừng để cho một người vô tội chết oan trong ngục. - Anh bị bắt ngày nào? - Ngày 28 tháng Hai năm 1815, lúc hai giờ chiều. - Hôm nay là 30 tháng Bảy năm 1816. Anh bị giam mới có mười bảy tháng - Viên thanh tra tính trên ngón tay nói. - Mới có mười bảy tháng! Ôi, thưa ngài, ngài nên biết rằng mười bảy tháng trong tù tức là mười bảy năm, mười bảy thế kỷ đối với tôi một người sắp được hưởng hạnh phúc với người yêu, đang đứng trước một tương lai tốt đẹp, một người quen vẫy vùng với sóng gió, với biển cả, với đời sống tự do, tự lập. - Được tôi sẽ nghiên cứu hồ sơ của anh. Ai ra lệnh bắt anh? - Ông Đơ Vinlơpho. - Ông Đơ Vinlơpho đổi đi Tuludơ một năm nay rồi. - Thảo nào! - Đăngtét lẩm bẩm - ông ta là cứu tinh của tôi, ông ta tốt với tôi lắm! - Tôi sẽ về xem lời phê của ông ta trong tập hồ sơ về anh. Nói xong, viên Tổng thanh tra đi ra và Đăngtét lại bị khóa chặt lại cùng với niềm hy vọng trong hầm kín. Nhóm người đi đến nơi giam vị linh mục người Ý. Viên thanh tra hỏi giám thị : - Lão bị điên hay sao? - Một bệnh điên kỳ quặc - Viên giám thị đáp - Lão nói lão có một kho tàng khổng lồ. Năm đầu lão gạ biếu chính phủ một triệu nếu thả lão ra. Năm thứ hai, hai triệu và cứ như thế tăng dần cho đến năm nay là năm thứ năm rồi. - Hay nhỉ! Nhà triệu phú có tên gì? - Linh mục Faria, số 27. Cửa hầm mở, viên Tổng thanh tra đưa cặp mắt tò mò nhìn vào căn hầm kín của vị linh mục mất trí. Giữa hầm, trọng một hình trụ vẽ bằng thạch cao trát rường, một ông già nằm phủ phục gần như trần truồng vì chỉ còn mấy mảnh vải che thân đã rách bươm. Lão đang mê mải vạch những đường hình học rất to và giải một bài toán của Acsimet, nên mặc dù cửa đã mở, lão vẫn không hay biết gì. Mãi đến khi nền đất ẩm ướt mà lão đang nằm được chiếu sáng bởi hai ngọn đuốc, lão mới ngẩng đầu lên, cầm cái chăn quấn vào người. Viên Tổng thanh tra lên tiếng hỏi : - Ông có đòi hỏi gì không? - Tôi ấy ư? - Vị linh mục ngạc nhiên hỏi - Tôi chả đòi hỏi gì cả. - Tôi được chính phủ phái đến đây thu lượm những khiếu nại của tù nhân. - Ôi - Vị linh mục thốt lên - Thế thì lại là chuyện khác. Thưa ngài, tôi là linh mục Faria sinh ở Rôma, thư ký riêng của Đức giáo chủ Xpađa trong hai mươi năm. Tôi bị bắt đầu năm 1811 không biết vì l do gì và bị giam cho đến bây giờ. Tôi yêu cầu nhà cầm quyền Pháp thả tôi ra vì tôi bị bắt ở một địa hạt thuộc nước Ý, dưới quyền cai trị của người Pháp. Ngày nay tôi cho rằng Hoàng đế Napôlêông đã thực hiện được giấc mơ của Makiaven và Xêda Boócgia, là thống nhất nước Ý. - Những hiểu biết về thời cuộc của ông đã quá lỗi thời, vì Thượng đế đã thay cái ý đồ của con người mà ông sùng bái rồi. Tôi đến đây không phải để giải thích cho ông về tình hình chính trị mà muốn biết ông được ăn ở ra sao? - Cái ăn thì nhà tù nào chả giống nhà tù nào, nghĩa là rất tồi. Còn ở đây thì ông trông đấy : ẩm ướt và hôi hám. Tôi không đếm xỉa đến những cái đó. Bây giờ tôi muốn phát hiện một việc vô cùng quan trọng và có lợi rất lớn cho chính phủ. Lão giám thị ghé vào tai viên thanh tra thì thầm: "Sắp đến lúc rồi đấy!". Viên thanh tranh liền trả lời tù nhân : - Ông linh mục ơi! Việc đó không thể được đâu. - Thế nào? Làm lợi cho chính phủ năm triệu, một số tiền khổng lồ! Viên thanh tra trả lời lại với giọng châm biếm : - Tôi đã được báo trước rồi. Ông lại muốn nói tới cái kho tàng của ông, có phải không nào? - Thưa ngài thanh tra - Lão giám thị nói - Từ năm năm nay tôi nghe đã chán tai rồi. - Nếu tôi không được ra khỏi trại giam - Faria nắm lấy tay viên thanh tra nói - Nếu tôi chết mà không truyền được cho người khác điều bí mật của tôi thì kho tàng đó sẽ trở thành vô dụng. Tôi có thể cho sáu triệu nếu người ta thả tôi ra.> - Ông nói rất đúng - Viên thanh tra bảo nhỏ với lão giám thị - Nếu ông ta không mất trí thì câu chuyện có thể tin được đấy. - Tôi không mất trí đâu - Vị linh mục rất thính tai nói tiếp - Tôi nói thật đấy. Tôi sẽ nguyền rủa ngài như đã nguyền rủa những người đã không chịu nghe tôi. Mời ngài đi ra ngay đi, tôi không muốn nói gì nữa. Nói xong, linh mục Faria ném cái chăn xuống giường, cầm lấy miếng thạch cao rồi lại tiếp tục công việc của ông ta. Còn về Đăngtét, viên thanh tra giữ lời hứa. Khi lên văn phòng lão giám thị, ông mở sổ giam ra xem thì thấy ghi : “Étmông Đăngtét : Một kẻ theo phái Bônapác cuồng nhiệt, đã tích cực tham gia vào vụ Napôlêông từ đảo Enbơ quay về. Phải giữ hết sức bí mật và canh phòng nghiêm ngặt”. Viên Tổng thanh tra liền ghi xuống bên dưới: "Không thể làm gì khác được". Đăngtét, từ khi bị giam cầm, không còn biết ngày tháng là gì. Nghe viên thanh tra nói, anh cầm một miếng thạch cao viết lên tường 30-7-1816 và mỗi ngày vạch một nét để đánh dấu thời gian. Ngày tháng trôi đi, Đăngtét vẫn mong chờ, vẫn hy vọng. Một năm sau, lão giám thị chuyển đi nơi khác và mấy tên cai ngục cũng theo gót. Viên giám thị mới đến không có thì giờ nhớ hết các tù nhân, chỉ gọi họ bằng con số buồng giam. Tòa lâu đài khủng khiếp đó có năm mươi buồng. Anh thủy thủ trẻ tuổi bất hạnh ở buồng số 34 nên được gọi tên bằng con số 34. Chương 15 SỐ 34 VÀ SỐ 27 Đăngtét lần lượt phải trải qua biết bao nỗi khổ cực của một người tù bất hạnh bị bỏ quên trong ngục tối. Thoạt tiên anh cầu cứu con người, nhưng sau khi mọi hy vọng đã tiêu tan, anh cầu cứu đến Thượng đế. Anh mong người ta chuyển anh sang một buồng khác dù có sâu hơn và tối tăm hơn, vì dù sao sự di chuyển cũng làm anh khuây khỏa được ít ngày. Anh xin được ra ngoài chơi, được đọc sách, được phát dụng cụ để lao động, nhưng tất cả những điều đó đều bị cự tuyệt. Không nản lòng, anh tiếp tục đề nghị. Nhưng lần nào tên cai ngục cũng cứ làm thinh. Anh thèm được nói chuyện với một người nào khác, ngoài tên cai ngục. Vì được nói chuyện với một người, dù người đó câm , đối với anh lúc này cũng là một điều vui sướng. Trước kia anh rất ghê sợ những tên lưu manh giết người, nhưng bây giờ anh lại cầu mong được giam chung với bọn đó để được nhìn thấy những bộ mặt khác, ngoài bộ mặt lạnh lùng của tên cai ngục. Anh cho những người tù khổ sai còn sướng hơn mình vì mặc dù bị đeo xiềng xích, mặc quần áo đánh số, họ vẫn được nhìn trời, nhìn đất, được hít thở không khí trong lành ngoài trời. Anh yêu cầu được giam chung với vị linh mục mất trí mà anh được nghe nói đến, nhưng viên.giám thị cũng từ chối nốt. Thất vọng với con người, anh quay về Thượng đế. Anh nhớ lại những câu kinh mà mẹ anh đã dạy anh hồi còn bé, vì đối với một con người đau khổ, sự cầu nguyện là lời tâm tình của mình đối với Thượng đế. Anh đọc kinh rất to, rất hăng say và anh cảm thấy rất khoan khoái. Anh nhìn thấy Thượng đế xuất hiện sáng ngời, là Đấng Toàn Năng trước cuộc sống hèn mọn và bất lực của mình. Và sau mỗi câu kinh, anh nguyện sẽ làm theo lời Chúa, cầu xin Người tha tội cho những người làm nhục anh. Mặc cho những lời cầu nguyện nhiệt thành, đầy tin tưởng, anh vẫn bị ở tù. Ý nghĩ của anh trở nên âm u, mờ mịt. Anh không tin tưởng vào sức mạnh vô biên của Thượng đế nữa vì bản chất của anh là một con người bình dân, không học thức, chỉ có một niềm tin hời hợt, nên anh để mất nó cũng giống như những người đã làm mất nó sau khi đã thắng lợi và không sử dụng đến nó nữa. Sự điên cuồng lại nối tiếp theo nỗi khổ hạnh. Anh chửi rủa om sòm, húc người vào tường, nổi xung vôi mọi thứ ở xung quanh và ngay cả với chính mình. Bức thư tố cáo mà Vinlơpho đã đưa cho anh đọc lại hiện ra trong óc anh. Anh cho rằng đó là sự trả thù của con người chứ không phải của Thượng đế. Anh mong ước những kẻ đó phải chịu những cực hình khủng khiếp, và sau đó phải chết. Cứ lẩn quẩn mãi với cái chết của kẻ thù, anh nẩy ra ý định muốn chết. Thật đáng thương cho những kẻ nào trong lúc bất hạnh đã có ý nghĩ đen tối đó. Anh hồi tưởng lại lúc còn là con người tự do, có quyền hành với một nhóm người sẵn sàng tuân theo mệnh lệnh của mình trong những lúc trời sẫm tối, khi mặt biển dâng lên và gào thét trước dông tố như một con chim khổng lồ giương hai cánh ra hai phía chân trời. Anh cảm thấy chiếc tàu trở thành bất lực, nhẹ như lông hồng và thấy cái chết xuất hiện, khi đó nó lại làm anh run sợ. Anh lấy hết sức mình để chống đỡ, thấy sung sướng được trở lại với cuộc sống hạnh phúc. Nhưng bây giờ thì khác hẳn. Anh đã mất hết mọi thứ làm anh yêu cuộc sống và như đã nhìn thấy cái chết mỉm cườ với mình như bà mẹ mỉm cười với đứa con thơ. Anh muốn chết như người đi ngủ sau lúc mệt mỏi rã rời. Khi ý nghĩ đó chớm nở trong đầu, anh lại trở nên hiền lành và tươi tỉnh. Anh ăn ít đi, không ngủ nữa và cảm thấy dễ chịu. Sau bốn năm bị giam cầm, Đăngtét nói: "Tôi muốn chết" và đang tìm cách để chết. Có một cách đơn giản: buộc khăn mùi soa vào một chấn song sắt và treo cổ, nhưng anh thấy ghê rợn trước cái chết ấy. Anh chọn cách thứ hai : không ăn nữa. Anh phải đấu tranh rất gay go, quyết liệt. Đang ở tuổi thanh xuân, những món ăn dù là kinh tởm trong tù vẫn cứ trở nên thơm ngon trước cái đói đang cào cấu ruột gan. Một đôi khi anh mân mê hàng giờ miếng thịt thiu hoặc khúc cá ươn, mắt dán vào mẩu bánh đen sì. Nhưng cuối cùng anh vẫn giữ được lời hứa. Anh khắc nghiệt với cuộc sống ít ỏi còn sót lại. Rồi đến một ngày anh không còn sức để đứng dậy nữa, không còn nhìn thấy gì nữa, và ốm nặng. Étmông đang đón chờ cái chết. Một hôm anh cảm thấy hơi dễ chịu. Cái đói, cái khát không còn giày vò anh nữa. Lúc nào anh nhắm mắt, anh nhìn thấy những đốm lửa chập chờn tựa hồ những con ma trơi trong buổi hoàng hôn trên xứ sở của thần chết. Đột nhiên, vào khoảng nửa đêm, anh thấy có tiếng động âm thầm từ phía sau bức tường anh đang nằm, Étmông đã quen nghe tiếng động của những con vật kinh tởm đến quấy rầy anh, nhưng lần này tiếng động có vẻ khác thường. Anh ngóc đầu lên để nghe cho rõ hơn. Đó là tiếng nạo đều đều của một cái vuốt lớn, một cái răng khỏe, hoặc của một dụng cụ nào đó trên đá. Mặc dù đã đuối sức, một ý nghĩ vẫn luôn luôn lởn vởn trong đầu óc anh : tự do. Tiếng động đó đến vừa đúng lúc khi mà mọi tiếng động không còn đến với anh nữa. Dường như Thượng đế đã đoái thương tới nỗi thống khổ của anh và ngăn anh trước miệng hố mà anh sắp sa vào. Étmông vẫn lắng tai nghe. Sau gần ba tiếng đồng hò, tiếng động im bặt, và vài giờ sau lại nghe thấy nó tiếp tục to hơn và gần hơn. Étmông đang chú ý tới tiếng động thì tên cai ngục đem thức ăn vào. Anh giả vờ nói huyên thuyên, cố lấy giọng kêu la ầm ỹ. Hắn tưởng anh mê sảng nên bỏ đi ra ngay, Étmông lại được tự do nghe ngóng. Tiếng động nghe rõ mồn một. Anh thầm nghĩ có lẽ một người tù đáng thương nào đó đang tìm cách thoát thân và anh ao ước được giúp một tay. Anh quay lại nhìn đĩa xúp mà tên cai ngục vừa đem vào, loạng choạng bước đến gần rồi cầm đưa lên môi và húp hết. Anh cảm thấy vô cùng khoan khoái. Sau đó anh đi nằm. Vậy là anh không muốn chết nữa. Suốt đêm hôm đó anh không ngủ. Sáng hôm sau tên cai ngục đem thức ăn vào. Étmông ăn ngấu nghiến, ăn cả thức ăn hôm trước còn lại. Anh muốn có sức để giúp người tù nào đó đã làm việc không mệt mỏi. Anh kéo chiếc giường ra xa bức tường có tiếng động và kiếm một vật gì để cào lớp thạch cao ẩm ướt, rồi sau đó sẽ nậy tảng đá ra. Nhưng anh chẳng tìm thấy gì. Chẳng có một vật gì sắc để có thể sử dụng được. Trong hầm chỉ có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế, một cái thùng và một hũ nước. Cái thùng đã bị tháo mất quai. Đăngtét chỉ còn trông cậy vào cái hũ nước. Anh ném hũ xuống đất làm cái hũ vỡ tan ra rồi chọn lấy một mảnh có cạnh sắc đem giấu dưới đệm rơm. Suốt đêm anh làm công việc gay go đó. Đến gần sáng anh kê lại giường, lòng tràn trề hy vọng. Lúc tên cai ngục vào, Đăngtét báo là hôm trước anh chẳng may làm rơi cái hũ lúc uống nước. Tên cai ngục làu bàu mấy câu rồi đi ra. Một lát sau hắn trở vào với cái hũ mới và nhắc anh phải giữ gìn cẩn thận. Lúc hắn vừa đi khỏi, Đăngtét nhảy bổ tới giường, kéo nó ra chỗ khác rồi tiếp tục công việc. Vì bị ẩm, lớp thạch cao đã có thể cạo được, t mỗi giờ chỉ được một năm con. Một nhà toán học có thể tính được. Nếu không đụng phải đá, trong hai năm có thể đào được một cái hố vuông, mỗi cạnh hai bộ và sâu hai mươi bộ. Anh đã ở trong hầm kín sáu năm rồi thì công việc này dù có chậm và khó nhọc đến mấy anh cũng sẽ làm xong. Ý nghĩ đó tăng thêm cho anh lòng hăng hái. Sau ba ngày, anh cạo hết lớp thạch cao làm trơ ra bức tường xây bằng đá vụn, có xen những hòn đá tảng. Phải nậy cho được hòn đá đó ra, nhưng vì đá cứng nên những mảnh hũ bị vỡ nát vụn. Sau một tiếng đồng hồ mất công toi, Đăngtét lau mồ hôi trán và lo lắng. Lẽ nào phải ngừng công việc trong lúc mới bắt đầu này? Hàng ngày tên cai ngục mang xúp đến. Xúp đựng trong một cái xoong cán sắt được đổ vào đĩa cho anh. Anh liền nay ra ý nghĩ và mỉm cười. Tối hôm đó, ăn xúp xong anh đặt cái đĩa xuống ngay trước cửa. Sáng hôm sau tên cai ngục bước vào, vô ý giẫm lên, cái đĩa vỡ tan tành. Lần này do chính hắn làm vỡ đĩa nên hắn chỉ càu nhàu, không biết đổ xúp vào đâu, Đăngtét bảo hắn để cái xoong lại. Tên cai ngục lười không muốn đi lấy cái đĩa khác, liền ưng thuận ngay. Đăngtét ăn vội ăn vàng rồi bắt tay vào việc. Anh lấy cái cán xoong lách vào kẽ đá và một giờ sau đã nậy được hòn đá ra, tạo được một lỗ thủng khoảng mười lăm phân. Anh dồn những mảnh thạch cao vụn ra một góc hầm, lấy đất phủ lên, tiếp tục đào. Đến gần sáng, anh lại đặt hòn đá vào chỗ cũ, kê lại giường rồi đi nằm. Khi tên cai ngục đem thức ăn vào, anh hỏi : - Thế nào, bác không đem đến cho tôi một cái đĩa khác à? - Nếu ai cũng đập phá như anh thì còn lấy đâu ra đĩa nữa. Tôi sẽ để cho anh dùng cái xoong thay cho đĩa.> Đăngtét chắp hai tay ngửa mặt lên trời. Anh muốn cảm ơn Thượng đế đã ban cho anh mảnh sắt quý hơn mọi thứ anh đã được hưởng từ trước đến nay. Anh đào suốt ngày đêm, moi ra từng nắm xi măng và đá vụn. Sau ba ngày làm việc, anh nhận thấy cái cán xoong không còn có thể nạo được nữa. Nó vướng phải một mặt phẳng. Anh lấy tay sờ thì thấy đó là một cái rầm chắn ngang. Bây giờ thì đành phải đào một con đường khác ở phía trên hoặc phía dưới. Anh chưa hề nghĩ rằng có lúc lại gặp phải vật chướng ngại đó. Anh thốt lên : - Ôi lạy Chúa! Con đã cầu xin Chúa và con những tưởng rằng Chúa đã thấu lòng con. Ôi, lạy Chúa! Chúa đã tước mất nốt quyền tự do của con. Chúa đã không cho cái quyền được chết yên ổn thì bây giờ Chúa hãy thương con, đừng làm con mất hết hy vọng. Đột nhiên một tiếng nói như từ trong lòng đất, hay từ một nấm mồ vẳng đến : - Ai nói với Chúa và tuyệt vọng thế? Đăngtét thấy sởn gai ốc, tóc gáy dựng lên. Anh vội vàng quỳ mọp xuống. Đã từ bốn năm nay anh chỉ nghe tiếng nói của tên cai ngục. Đối với một người tù, tên cai ngục không phải là một con người. Nó là một tấm cửa, một hàng chấn song bằng xương, bằng thịt. Anh thốt lên : - Nhân danh Chúa! Người hãy nói nữa đi, người là ai? - Còn anh là ai? - Tiếng người đó lại hỏi. - Là một người tù bất hạnh tên là Étmông Đăngtét, quốc tịch Pháp, thủy thủ, bị bắt ngày 28 tháng Hai năm 1815 về tội giúp Hoàng đế cướp lại chính quyền. - Thế nào, Hoàng đế đã trở về cướp chính quyền à? - Hoàng đế đã thoái vị năm 1814 và bị đầy ra đảo Enbơ. Tại sao người lại không biết việc đó? - Tôi bị bắt từ năm 1811. Đăngtét giật mình, người đó đã bị tù lâu hơn anh bốn năm trời. Tiếng người lại vọng tới : - Bây giờ anh đừng đào nữa, mà cho tôi biết cái lỗ của anh đào nằm vào chỗ nào? - Sát mặt đất, sau giường tôi. - Buồng của anh thông ra đâu? - Ra một hành lang rồi thông ra sân. - Chao ôi! Cái compa chết tiệt của tôi chỉ chệch có một ly, thế mà nó làm tôi đã đào nhầm mất mười lăm bộ. Tôi định đào một con đường thông ra biển, tôi sẽ bơi ra đảo Tibulen để trốn thoát. Bây giờ thì hỏng cả rồi! - Người hãy cho tôi biết người là ai? - Tôi là... tôi là ... số 27. - Người không tin tôi ư? Ôi, lạy Chúa! Tôi xin nhân danh Chúa thề với người là tôi thà đập đầu vào tường tự sát còn hơn là tố giác việc làm của người. Xin người đừng bỏ tôi. - Cứ nghe giọng nói của anh, tôi đoán hình như anh là một thanh niên. - Lúc bị bắt tôi mới mười chín tuổi.- Ở cái tuổi ấy chưa có thể phản bội được. Nếu vậy tôi sẽ đặt một kế hoạch khác, anh hãy chờ tôi. - Thế người không bỏ tôi chứ? Người sẽ giúp tôi và chúng ta sẽ cùng đi trốn. Nếu người còn ít tuổi tôi sẽ là bạn của người, nếu người nhiều tuổi hơn, tôi sẽ là con của người. Tôi có một người cha bảy mươi tuổi. Tôi sẽ kính mến người như cha tôi vậy. - Được, mai sẽ hay. Suốt ngày hôm đó Đăngtét đi đi lại lại trong hầm, lòng vô cùng phấn khởi. Anh biết là người ta muốn giết anh, nhưng bây giờ anh sắp có một người bạn để cùng nhau chia sẻ nỗi khổ cực. Chính tiếng nói thần kỳ đó đã đưa anh trở về với cuộc sống. Tối hôm đó anh cứ ngồi lì trên giường để che lỗ thủng đang đào dở. Khi tên cai ngục vào, anh nhìn hắn bằng con mắt trợn trừng. Hắn ngỡ anh sắp lên cơn nên chỉ lắc đầu rồi bước ra. Anh vội vàng chuyển cái giường ra chỗ khác và nghe có ba tiếng gõ đều đặn. - Nó đi chưa? - tiếng người đó hỏi. - Đi rồi ạ. Chúng ta có mười hai tiếng đồng hồ để tự do làm việc. Đăngtét chui vào lỗ hổng, thấy khối đất đá bên trong đổ sụp. Thế rồi từ miệng hố đen ngòm, sâu hoắm một cái đầu người chui ra, rồi đến cái mình và cuối cùng là một người hẳn hoi, nhanh nhẹn lách ra khỏi miệng hố. Chương 16 NHÀ BÁC HỌC NGUỜI Ý Đăngtét ôm chầm lấy người bạn mới mà anh đã mỏi mắt mong chờ. Đó là một ông già bé nhỏ, tóc bạc phơ, đôi mắt sắc sảo ẩn dưới hàng lông mày rậm. Bộ râu của ông dài chấm ngực, mặt gày võ vàng, nhưng vẫn có những nét đặc biệt của người trí thức. Người ông nhễ nhại mồ hôi. Ông già khoảng gần bảy mươi tuổi, người còn khỏe, cử chỉ nhanh nhẹn. Ông vui mừng đón tiếp chàng thanh niên, cảm ơn lòng nhiệt tình của anh và chính ông cũng nhận thấy tâm hồn tưởng như đã giá lạnh của mình được sưởi ấm trở lại. - Trước hết phải tạm thời bịt cái lỗ này lại đã - ông già nói xong liền bê ngay hòn đá ấn vào lỗ hổng - Hòn đá này được nạy ra sơ sài quá, anh không có dụng cụ gì à? Tôi có đầy đủ, trừ một cái giũa. Đây là một cái đục. Đăngtét ngắm nghía cái đục nhọn rất cứng có chuôi bằng gỗ hỏi : - Bác làm bằng gì thế? - Bằng cái chốt sắt của cái giường tôi nằm. Tôi đã dùng nó để đào con đường từ buồng tôi đến tận đây, dài vào khoảng năm mươi bộ. Nhưng vì thiếu dụng hình học chính xác, tôi đã đào chệch cái đường huyền mất mười bộ, nên đáng lẽ nó ăn thông ra bức tường trông ra biển thì lại đâm thẳng vào buồng của anh. Công việc thế là hỏng bét cả. Bây giờ muốn đi từ buồng anh ra bức tường trông ra biển thì mười người thợ mỏ với đầy đủ dụng cụ mới đục thủng được bức tường đá. Còn muốn đào xong con đường đó thì phải mất một thời gian là mười năm. Còn có một con đường nữa tới cái hành lang có lính canh. Như vậy khó lòng trốn thoát từ buồng của anh. Thôi, hãy để Thượng đế định đoạt số phận của chúng ta. - Bây giờ xin bác cho cháu biết bác là ai? - Đăngtét ngạc nhiên trước sự thất vọng của ông già, hỏi. - Tôi là linh mục Faria bị bắt năm 1811 tại một tỉnh của nước Ý, được chuyển sang Pháp, rồi bị giam giữ ở lâu đài Íp này. Từ năm 1807, tôi đã mơ ước nước Ý đang bị chia năm xẻ bảy thành những vương quốc hèn yếu đâm chém lẫn nhau trở thành một nước Ý thống nhất. Ước mơ này Hoàng đế Napôlêông muốn thực hiện năm 1811. Tôi tưởng ông ta đã nghe theo kế hoạch của tôi, nhưng ông ta lại quá khờ khạo và làm hỏng việc. Thật là tai hại cho nước Ý. - Tại sao ở đây người ta đồn rằng bác bị mất trí? - Phải, phải - Linh mục cười chua chát - Tôi đã làm ra vẻ bị mất trí để mua vui cho chúng. Anh nên biết rằng tôi đã tốn công, tốn sức trong bốn năm trời để làm xong những dụng cụ cần thiết và ba năm để đào một con đường trên một địa hình rắn như đá. Tôi đã dùng một cái vòm cầu thang để đổ số đất và đá vụn đào ra. Đến bây giờ cái vòm đó đã đầy ắp không nhét thêm vào đâu được nữa. Linh mục Faria nói xong, nằm lăn xuống giường của Đăngtét, còn anh thanh niên đứng bên cạnh. Trước đây chưa bao giờ Đăngtét nghĩ đến chuyện vượt ngục. Những sự việc mà vị linh mục vừa nói đã vượt quá sức tưởng tượng của anh. Đào một con đường năm mươi bộ trong ba năm trời để rồi nhảy từ trên cao năm sáu chục bộ xuống biển. Nếu không bị vỡ tan sọ bởi những tảng đá thì cũng dễ bị ăn đạn của bọn lính canh. Nếu may mắn tránh được những rủi ro đó, thì lại còn phải bơi một dặm nữa mới hòng thoát thân. Nghĩ đến những nỗi éo le đó cũng đủ làm người ta phải nản chí. Anh thấy một ông già mà vẫn còn cố bám vào cuộc sống với một nghị lực phi thường như vậy thì cũng đủ nêu cho anh một tấm gương kiên trì và dũng cảm. Rồi anh suy tính : Nếu linh mục Faria đã đào được năm mươi bộ thì anh, một thanh niên khỏe mạnh khéo léo, sẽ phải đào được một trăm bộ. Linh mục đã đào ba năm, anh sẽ đào sau một năm. Một thầy tu già yếu dám bơi từ lâu đài Íp tới một hòn đảo gần đấy thì anh, một thủy thủ bơi giỏi, một thợ lặn, anh chỉ bơi trong một giờ. Được, anh sẽ làm được tất cả. - Con đường hầm của bác dẫn tới hành lang phải không? - Phải, vào khoảng mười lăm bước. - Ở khoảng giữa hành lang chúng ta sẽ đục thẳng lên như hình chữ thập. Chúng ta sẽ nhảy ra ngoài hành lang, giết tên lính canh rồi trốn ra ngoài. Bác có tinh thần dũng cảm và nghị lực cháu có sức khỏe, chúng ta nhất định sẽ thành công. - Hãy khoan đã anh bạn trẻ ơi. Tôi thừa sức chọc thủng một bức tường và hủy hoại một cái cầu thang, nhưng tôi không dám đâm thủng một bộ ngực và hủy hoại một mạng người. - Thế nào ạ, để được tự do, bác không dám làm việc đó sao? - Sao trước kia anh không giết chết tên cai ngục để chạy trốn? - Cháu chưa nghĩ tới chuyện đó. - Vì anh thấy ghê tởm trước một tội ác đấy thôi. Một con hổ làm đổ máu vì bản chất, vì thú tính. Nhưng một con người, ngược lại, sợ đổ máu không phải vì luật lệ xã hội ngăn cấm mà vì những quy luật thiên nhiên. Chúng ta hãy chờ một cơ hội khác. Có thể sự may rủi sẽ đem lại cho chúng ta một cơ hội tốt hơn. Anh hãy tin tôi, tôi ở tù đã mười hai năm rồi. Đăngtét thở dài nói : - Bác chờ đợi lâu thật. Ngoài công việc đào hầm ra, bác còn làm gì để giải sầu không? - Tôi viết sách và học. - Người ta cho bác giấy bút và mực à? - Không, tôi tự chế tạo lấy tất cả. Tôi đã viết xong một cuốn : "Luận cương về một nền quân chủ hợp nhất ở Ý" bằng hai cái áo sơ mi và tôi đã khâu liền lại và phẳng như giấy. - Ngoài sự hiểu biết về khoa học, triết học, chắc bác còn biết nhiều thứ tiếng nước ngoài? - Tôi nói được năm thứ tiếng và đang tự học tiếng Hy Lạp mới. Đăngtét mỗi lúc một thêm ngạc nhiên về khả năng siêu phàm của con người kỳ dị đó. - Bao giờ bác cho cháu xem những phát minh của bác? - Ngay bây giờ, nếu anh muốn. Hãy theo tôi. Nói xong, linh mục chui vào hầm, Đăngtét chui theo sau. Chương 17 CĂN BUỒNG CỦA LINH MỤC Đăngtét chui theo đường hầm sang buồng linh mục Faria. Anh chăm chú quan sát, nhưng thoạt đầu anh chẳng thấy gì là đặc biệt. - Tốt lắm - Linh mục nói - Mới mười hai giờ kém 15, chúng ta còn vài tiếng đồng hồ nữa. Đăngtét không hiểu ông linh mục xem giờ ở đâu mà lại nói một cách chính xác như vậy. - Anh hãy nhìn tia sáng lọt qua cửa sổ và nhìn những nét tôi vạch trên tường. Nhờ những cái đó tôi biết giờ giấc chính xác như có đồng hồ vậy. Nói xong, linh mục bước đến cạnh lò sưởi, nạy một viên đá trong lò rồi thò tay vào trong một cái hốc khá sâu, rút ra mấy cuộn băng rộng khoảng mười phân, dài mười tám phân, có đánh số, viết bằng tiếng mẹ đẻ của linh mục. - Đây là cuốn sách của tôi, gồm sáu mươi tám băng vải. Tôi đã phải dùng hai cái áo và tất cả số khăn mùi soa tôi có. Sau này đem in thành sách chắc có giá trị lắm đây. Sau đó linh mục cho Đăngtét xem cái quản bút, ngòi bút, mực, một con dao rất sắc được làm toàn bằng những thứ kiếm được trong buồng giam. - Ban đêm bác làm việc thế nào? - Tôi lọc mỡ ở thịt trong thức ăn làm thành những cây nến. Còn diêm thì dùng hai hòn sỏi và miếng giẻ rách. Linh mục xếp những thứ đó vào chỗ cũ rồi đi đến bên giường, dịch nó ra chỗ khác. Đoạn ông nạy một hòn đá đằng sau giường, lôi ra một cái thang dài khoảng ba mươi bộ, rất chắc, được bện bằng sợi vải may quần áo và khăn trải giường. - Tôi định buộc cái thang này vào cửa sổ mà tôi sẽ cậy hết các chấn song rồi trèo ra bên ngoài. Nhưng khốn nỗi cái cửa sổ này lại trông ra một cái sân có lính canh, nên tôi đành phải bỏ kế hoạch đó và chờ một cơ hội khác. - Khối óc của bác quả là kỳ lạ. Chắc bác sung sướng lắm vì có được nhiều hiểu biết như vậy. Linh mục cười, bảo : - Bây giờ đến lượt anh kể cho tôi nghe về cuộc đời của a-Cháu là một người vô cùng bất hạnh và cháu xin thề với bác là cháu hoàn toàn oan uổng. Rồi anh kể về chuyến đi cuối cùng của anh sang Ai Cập, về cái chết của ông thuyền trưởng Lơclê, về bức thư mà Hoàng đế giao cho anh mang về cho ông Noachiê ở Pari, đến lễ đính hôn của anh với Mécxêđét cho tới khi anh bị bắt. Nghe xong, linh mục ngồi suy nghĩ khá lâu rồi hỏi anh : - Có ai ghen tức với anh nếu anh được làm thuyền trưởng không? - Mọi người trên tàu đều yêu mến cháu, trừ viên kế toán Đăngla mà đã có lần giữa cháu và anh ta xảy ra xích mích. - Hắn có biết anh mang theo bức thư trong người không? - Có ạ. - Bức thư tố cáo viết như thế nào? - Cháu nhớ rất rõ vì đã đọc đi đọc lại ba bốn lần. Nói xong, Đăngtét đọc bức thư. Linh mục liền nhún vai : - Thật rõ như ban ngày. Anh thật là ngây thơ. Thường ngày chữ của Đăngla viết thế nào? - Chữ Đăngla viết đứng, còn chữ trong bức thư lại viết ngả. - Có phải như thế Linh mục cầm bút chấm vào mực và dùng tay trái viết. - Ôi! Đúng rồi! Đúng y như chữ viết trong thư tố cáo. Đăngtét kêu lên như vậy và hoảng sợ nhìn linh mục. Ông lại nói tiếp : - Bây giờ sang câu hỏi thứ hai : Nếu anh lấy cô Mécxêđét có ai ghen tức không? - Có đấy ạ. Anh họ cô ta, một anh chàng người Catalăng tên là Fécnăng. Có một lần hắn đã dọa đâm cháu. - Đăngla có quen biết Fécnăng không? - Có đấy ạ. Trước hôm lễ đính hôn cháu thấy hai đứa ngồi uống rượu với gã thợ may Cađơrút là hàng xóm của cháu. Khi cháu đi qua, cháu nhìn thấy trên mặt bàn có để giấy bút - Rồi Đăngtét ôm đầu kêu lên - Ôi! Những quân khốn kiếp, quân khốn kiếp! Linh mục lại mỉm cười hỏi tiếp : - Người nào hỏi cung anh? - Viên phó biện lý, còn trẻ, vào khoảng hăm bảy, hăm tám. Ông ta xử sự với cháu rất lịch sự, ăn nói nhã nhặn và than phiền cho số phận hẩm hiu của cháu. Chính ông ta đã đốt đi bức thư gửi cho ông Noachiê để tiêu hủy tang vật làm cháu mắc tội và sau đó còn bắt cháu thề là không được nói chuyện đó ra. - Noachiê - Linh mục nhắc lại - Noachiê, tôi biết đó là một đảng viên Girôngđanh trong thời kỳ cách mạng. Thế viên phó biện lý tên g - Đơ Vinlơpho. Linh mục cười sặc sụa nói : - Cái lão Noachiê ấy là bố đẻ của Vinlơpho. Như sét đánh ngang tai, Đăngtét ngã quỵ xuống. Hai tay ôm chặt lấy đầu, anh thét lên một tiếng dữ dội loạng choạng bước đến cửa hầm, chui vào và quay trở về buồng giam của mình. Về tới nơi, anh ngã vật xuống giường, suốt cả buổi tối đó anh nằm im lặng như một pho tượng, mắt mở thao láo, không nhúc nhích. Rồi sau đó anh nảy ra một quyết định khủng khiếp và thề những câu rất độc địa. Sau khi tên cai ngục đi khỏi, Đăngtét thấy linh mục chui sang mời anh ăn chung. Hôm đó là chủ nhật, linh mục được hưởng một cốc rượu do viên giám thị chiếu cố địa vị và sự mất trí của linh mục, đã ban cho đặc ân ấy. Lúc ngồi vào ăn, Đăngtét lấy lại được vẻ mặt bình thường, nhưng trong lòng anh đã hình thành một quyết định cứng rắn. Linh mục Faria chăm chú nhìn anh rồi lắc đầu buồn bã : - Tôi tự trách mình đã nói cho anh biết rõ sự thật và đã gieo rắc vào lòng anh một ý nghĩ mới mà trước đây anh không có : trả thù. - Thôi chúng ta nói sang chuyện khác - Đăngtét mỉm cười nói - Cháu là một thanh niên dốt nát chưa mấy hiểu biết về cuộc sống nên cháu rất sung sướng nếu được bác truyền cho cháu những hiểu biết của bác và hẳn vì thế mà bác sẽ được giải trí đôi phần. - Chao ôi! - Linh mục nói - Những biết của con người chỉ có hạn. Có lẽ sau vài ba năm tôi dạy anh toán học, lý, hóa, lịch sử và ba, bốn sinh ngữ. Anh sẽ thông thạo những điều tôi dạy. Nhưng đấy mới chỉ là lý thuyết thôi, còn thực hành thì chưa đâu. Vì học chưa phải đã là hiểu biết : học chỉ cần trí nhớ, còn nhận thức thì phải có triết lý. Triết lý không cần phải học, triết lý là thu lượm những khoa học mà các bậc thánh hiền ứng dụng. Triết lý là đám mây rực rỡ mà Chúa Giêxu đã đặt chân vào để bay lên trời. Từ tối hôm đó, hai bác cháu tù nhân thảo ra một kế hoạch học tập. Đăngtét có một trí nhớ kỳ diệu, một nhận thức tuyệt vời, cho nên chỉ sau sáu tháng anh đã nói được tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và tiếng Đức. Sau một năm anh đã biến thành một con người khác hẳn. Còn linh mục Faria, Đăngtét nhận thấy, mặc dù gặp được anh, ông già có phần khuây khỏa bớt, nhưng bộ mặt ông ngày càng trở nên đăm chiêu. Ông có vẻ nghĩ ngợi nhiều, thỉnh thoảng lại thấy ông thở dài và khoanh tay trước ngực đi đi lại lại trong buồng giam. Đột nhiên một hôm ông hỏi : - Đăngtét, anh khỏe lắm phải không? Đăngtét không trả lời, chỉ cầm cái đục uốn cong lại rồi lại bẻ thẳng ra. - Anh có dám cam kết là chỉ giết tên lính canh trong trường hợp bất đắc dĩ không? - Cháu xin lấy danh dự mà thề. - Vậy thì bây giờ chúng ta đã có thể thực hiện kế hoạch được rồi đấy. - Cần thời gian bao lâu? - Một năm, và chúng ta phải bắt tay vào công việc ngay. Linh mục đưa cho Đăngtét xem một bản sơ đồ vẽ hai cái buồng của ông và Đăngtét. Giữa đường hầm thông sang nhau ông kẻ một đường hầm khác thông ra hành lang có tên lính gác. Tới chỗ đó họ sẽ khoét một cái hố rộng, dỡ một phiến đá lát hành lang. Và đến một lúc nào đó, tên lính canh đi tới thì sẽ trói gô nó lại, nhét giẻ vào mồm. Sau đó hai người trèo qua cửa sổ hành lang dùng chiếc thang trốn ra ngoài. Đăngtét vỗ tay reo lên, đôi mắt long lanh. Kế hoạch thật đơn giản. Ngay hôm đó, hai thầy trò bắt tay vào công việc với lòng hăng say sau một thời gian dài nghỉ ngơi, với một ý chí thầm lặng và cương quyết. Số đất đào ra được lần lượt rắc lên cửa sổ từng ít một và được gió cuốn ra xa. Trong một năm ròng đào bới bằng những dụng cụ do họ tự chế, linh mục vẫn tiếp tục dạy Đăngtét học ngoại ngữ và lịch sử những nước lớn, học về những vĩ nhân, cách đối nhân xử thế, những nghi thức ngoại giao của tầng lớp thượng lưu. Sau mười lăm tháng, đường hầm đã đào xong. Hai người đã nghe thấy trên đầu tiếng bước chân của tên lính canh. Trong lúc Đăngtét đang dùng một cái xà để chống phiến đá lát hành lang, còn linh mục đang buộc lại cái thang dây ở phía sau thì đột nhiên anh nghe tiếng gọi giật với giọng kêu cứu. Anh chạy vội đến thì thấy linh mục mặt mũi nhợt nhạt, tay co quắp, trán ướt đẫm mồ hôi. Anh vội hỏi : - Ôi lạy Chúa! Bác làm sao thế này? - Tôi nguy mất rồi anh ạ. Căn bệnh hiểm nghèo của tôi lại tái phát. Tôi mắc phải nó sau ngày bị bắt giam và bây giờ tôi lại thấy sắp lên cơn rồi. Anh chạy ngay về buồng tôi, nhấc cái giường lên, moi trong một cái chân rỗng, thấy một lọ con đựng một thứ thuốc nước đỏ còn độ một nửa, mang lên đây cho tôi... Hay tốt hơn hết, anh dìu tôi về buồng vì tôi sợ sẽ lên cơn lâu. Đăngtét vội dìu linh mục về buồng của ông và đặt ông nằm lên giường. - Cám ơn anh - Linh mục run cầm cập nói - Tôi đang lên cơn đây này. Anh hãy đổ mươi giọt nước trong lọ vào mồm tôi, tôi sẽ qua khỏi thôi. Anh cố gắng giúp tôi... tôi thấy... tôi... Linh mục chưa nói hết câu, mắt đã trợn ngược, miệng nhăn nhó và rên la thảm thương. Đăngtét phải lấy chăn bịt mồm ông lại, rồi cậy hàm răng cứng nhắc của ông để đổ thuốc. Một giờ sau, bộ mặt linh mục trở lại hồng hào, đôi mắt bình thản, chân tay bắt đầu cử động, và thở đều. Thấy thế, Đăngtét reo lên : - A! Bác khỏi rồi! Linh mục còn chưa nói được, chỉ giơ tay chỉ về phía cửa buồng. Đăngtét hiểu là sắp đến giờ tên cai ngục mang thức ăn vào anh vội vã chui về giường mình. Khi tên cai ngục vừa đi khỏi, Đăngtét sốt ruột vội vàng chui sang buồng linh mục. Tuy đã hồi tỉnh nhưng ông vẫn còn nằm nguyên trên giường, lắc đầu. - Lần trước tôi lên cơn đau nửa giờ, nhưng sau đó tôi đứng dậy được ngay. Lần này tôi bị liệt một chân và một tay, đầu thấy choáng váng. Đến lần thứ ba tôi sẽ tê hệt hẳn và sẽ không sống được nữa đ - Không đâu, bác không thể chết được vì đến lần thứ ba chúng ta đã được tự do rồi và có đủ điều kiện để chữa cho bác khỏi bệnh. - Nhưng cháu ạ, muốn thoát thân phải đi được và bây giờ bác bị liệt nửa người rồi, làm sao mà bơi được. - Chúng ta sẽ chờ mười ngày, một tháng, hai tháng nếu cần. - Cháu ạ, bệnh của bác là một bệnh di truyền. Ông bác, cha bác đều mắc chứng bệnh này và đều bị chết sau lần lên cơn thứ ba. Bác sẽ ở lại đây và cái chết sẽ là sự giải thoát cho bác. Còn cháu, cháu còn trẻ, còn khỏe, thông minh, cháu hãy trốn đi đừng quan tâm đến bác nữa. - Không đâu - Đăngtét nói - Cháu xin thề có Chúa là cháu không bỏ bác chết một mình ở đây, cháu sẽ ở lại với bác. Linh mục nhìn chàng thanh niên hiền hậu, cao quý mà lời nói biểu hiện rõ tấm lòng trung thực. Ông nắm lấy tay anh bảo : - Rồi đây cháu sẽ được đền đáp vì lòng hy sinh không chút vụ lợi và cao cả của cháu. Chương KHO BÁU Sáng hôm sau, Đăngtét trở lại buồng linh mục. Anh thấy ông già cầm trong bàn tay trái còn cử động được một mảnh giấy cuộn tròn. Ông đưa cho anh xem rồi mỉm cười hỏi : - Cháu có biết cái gì đây không? Thử nhìn kỹ xem nào. - Cháu chỉ thấy nó là một mảnh giấy cháy dở, bên trên viết những chữ kiểu Gôtích và bằng một thứ mực kỳ lạ. - Bác bảo để cháu biết mảnh giấy này là kho tàng của bác và từ ngày hôm nay một nửa của nó thuộc về cháu. Đăngtét toát mồ hôi trán. Từ trước tới nay anh đã tránh không muốn nói tới cái kho tàng mà do nó ông linh mục bị người ta cho là mất trí. Hôm nay ông lại nhắc tới. Có thể ông sắp lên cơn điên chăng? Linh mục nói tiếp : - Phải, thấy cháu tái mặt và run run, bác biết là cháu lại cũng cho bác sắp lên cơn điên. Nhưng không đâu, cháu cứ yên tâm. Cháu Đăngtét, kho tàng này có thật đấy, không một ai tin lời nói của bác và đều cho là bác mất trí. Còn cháu, cháu biết là bác không mất trí và cháu sẽ tin bác. Giờ đây bác phải gấp rút nói cho cháu biết. Biết đâu ngày mai hoặc ngày kia cơn thứ ba sẽ xảy đến cho bác, thế là mọi việc đều hỏng cả. Lắm lúc bác cảm thấy chua xót bởi một kho tàng khổng lồ như vậy sẽ trở thành vô dụng vì sự ngu xuẩn và độc ác của những kẻ mà bác căm thù. Và bây giờ, bác đã biến lòng căm thù bọn chúng thành tình thương yêu, bác dành nó cho cháu, vì bác thấy cháu còn trẻ và đầy hứa hẹn. Cháu xứng đáng được hưởng niềm hạnh phúc này. Étmông qu đầu đi, thở dài. "Ta đành phải chiều theo ý người!". Anh nghĩ bụng và cầm lấy mảnh giấy đã cháy mất một nửa lên đọc : Người thừa kế duy nhất của tôi... ...một kho tàng trị giá hai... ...tiền La Mã ở cái hố thứ hai 25 tháng Tư năm 1498 - Thế nào? - Linh mục hỏi - Cháu chả hiểu gì cả phải không? Nhưng bác, bác đã tốn rất nhiều đêm mới lần mò tính toán tìm cho ra những dòng chữ đã bị cháy để xây dựng lại tờ di chúc. Trước hết, bác cho cháu biết lịch sử của nó như sau : Cháu phải biết rằng trước đây bác làm thư ký riêng của Hồng Y giáo chủ Xpađa, người cuối cùng của dòng họ Xpađa nổi tiếng giàu có. Một hôm Giáo chủ đưa cho bác xem cuốn lịch sử thành Rôma. Nhờ đó bác được biết cụ tổ của Giáo chủ bị Giáo hoàng Alêchxăngđrơ VI đầu độc để chiếm đoạt gia sản, lấy tiền xây dựng cơ nghiệp ở Ý và gây chiến với hoàng đế Pháp Lu-i XII. Sau khi chiếm đoạt được gia sản của Xêda Xpađa, Giáo hoàng không tìm thấy kho tàng quý giá mà chỉ thấy một tờ di chúc để lại cho người cháu những đồ đạc và sách vở trong đó có một cuốn kinh thánh mạ vàng, in rất đẹp được truyền lại cho các con cháu đời sau, cuối cùng là cho vị Hồng y giáo chủ mà bác làm thư ký riêng. Năm 1807 Giáo chủ mất và để lại cho bác toàn bộ sách vở của Người cùng với cuốn kinh thánh. Bác rời Rôma đi Florenxơ và một đêm bác trở dậy thấy ngọn đèn tắt ngấm. Bác sờ tìm bao diêm, không thấy đâu, nhưng nhớ là trong cuốn kinh thánh có một mảnh giấy vàng khè dùng để đánh dấu trang. Bác liền dùng mảnh giấy đó để châm đèn. Khi gí mảnh giấy vào một ngọn nến sắp tàn, bác nhìn thấy tờ giấy trong khi cháy, có những dòng chữ hiện dần lên ở chân ngọn lửa. Bác hoảng hốt, dập tắt ngay mảnh giấy đã bị cháy mất một nửa và nhận thấy các chữ được viết bằng một thứ mực đặc biệt và chỉ hiện ra khi bị hơ thật nóng. Mảnh giấy còn lại là mảnh giấy cháu vừa được đọc đấy. Và đây là toàn bộ tờ di chúc mà bác đã xây dựng lại bằng cách đo khoảng cách của các dòng chữ, của các chữ viết và tìm ra được những chữ thiếu. Cháu hãy ghép hai mảnh giấy lại với nhau và đọc tiếp đi. Đăngtét đọc : Hôm nay, ngày 25 tháng Tư năm 1498, được tin Giáo hoàng Alêcxăngđrơ VI mời đến dự tiệc, tôi biết là sẽ cùng chung số phận với các Hồng y giáo chủ Gaxpa và Bentivô bị đầu độc. Tôi tuyên bố để lại cho cháu tôi là Guyđô Xpađa, người thừa kế duy nhất của tôi, một kho tàng mà tôi đã chôn giấu trong một cái hang ở đảo Môngtơ Critxtô, gồm vàng nén, tiền vàng, châu báu, đồ trang sức trị giá vào khoảng hai triệu đồng La Mã, ở cái hố thứ hai của tảng đá thứ hai mươi, bắt đầu từ cái vụng nhỏ dọc theo núi đá. "25 sáng Tư năm 1498 - Xêda Xpada" Đọc xong, Đăngtét hỏi : - Tìm được kho tàng này bác sẽ dùng làm gì? - Bác có một ước mơ to lớn là thống nhất nước Ý cho nên đã bị cơ quan cảnh sát của hoàng gia theo dõi. Bác vừa bước chân tới Piômbimô thì bị bắt. Bây giờ cháu đã biết kết cục đ ra sao rồi. Bác cháu ta sẽ chia đôi kho tàng đó, nếu chẳng may bác chết, nó sẽ thuộc về cháu. Một di sản lớn lắm, vào khoảng mười ba triệu tiền bây giờ. - Thật quá sức tưởng tượng - Đăngtét hoảng sợ nói - Thế không còn người thừa kế nào khác nữa ư? - Không còn ai cả. Hồng y giáo chủ Xpađa là người cuối cùng của dòng họ Xpađa. Khi để lại cho bác cuốn kinh thánh kỳ diệu đó, bác đã trở thành người thừa kế duy nhất của Người. Ngày nay, nếu chẳng may bác chết, cháu sẽ là đứa con của bác. Vì Thượng đế đã phái cháu xuống để an ủi một người tù không thể vượt ngục được, một con người không thể có con được. Chương 19 LÊN CƠN LẦN THỨ BA Linh mục Faria chưa biết đảo Môngtơ Crixtô ra sao, Đăngtét lại biết rất rõ vì anh đã đi qua đó nhiều lần. Đó là một hòn núi đá hình nón hoàn toàn hoang vắng, nằm ở giữa đảo Coócxơ và đảo Enbơ. Anh bèn vẽ sơ đồ cho linh mục và linh mục hướng dẫn anh cách tìm ra cái kho báu. Đối với hai con người xấu số này, những ngày bàn bạc trở thành những ngày sung sướng nhất và chóng hết nhất. Ngoài ra, tuy bị liệt một tay và một chân, trí óc của linh mục Faria vẫn sáng suốt và ông già vẫn tiếp tục dạy anh thanh niên học. Tuy nhiên những lúc xa nhau, mỗi người lại theo đuổi những ý nghĩ riêng của mình. Một đêm, Đăngtét đang ngủ bỗng giật mình tỉnh giấc vì anh nghe hình như có tiếng người gọi tên anh kèm theo tiếng rêu rỉ. Như có linh tính báo trước, anh vội vã chui sang buồng linh mục thì thấy ông già mặt tái nhợt, nhăn nhó, đứng chống tay vào thành giường. Gương mặt khủng khiếp của linh mục cho thấy rõ là cơn thứ ba đang đến. Anh kêu lên một tiếng đau đớn và muốn chạy ra cửa để kêu cứu. Nhưng linh mục vẫn còn sức để nắm tay anh lại : - Đừng có dại dột thế cháu. Bọn cai ngục mà khám phá ra bí mật của chúng ta thì chết cả đôi. - Ôi bác ơi, trong lúc xúc động quá cháu đã quên khuấy đi mất. Cháu còn có thể cứu bác được một lần nữa. Nói xong, Đăngtét đến chân giường moi ra lọ thuốc rồi ôm lấy ông già đặt nằm lên giường. Ông già thều thào : - Bác thấy người lạnh toát rồi. Chỉ năm phút nữa cơn sẽ lên tới cực độ và sau mười lăm phút bác sẽ không còn nữa. Đăngtét quì xuống, gục đầu vào thành giường. Ông già nói tiếp : - Nghe đây cháu, đứa con yêu quý mà Thượng đế đã ban cho ta, cái kho tàng của dòng họ Xpađa là có thật. Con hãy trốn ra đảo Môngtơ Crixtô để hưởng lấy kho báu đó. Ta chúc con giàu sang, hạnh phúc mà con xứng đáng được hưởng. Vĩnh biệt!?! Vĩnh biệt con yêu quý?!! Linh mục phều phào, rồi dùng hết sức tàn nói tiếp : "Môngtơ Crixtô !?!... Đừng quên Môngtơ Crixtô !!!..." Chân tay ông già co quắp lại, mắt trợn ngược, mép sùi bọt đỏ như máu. Đăngtét vội cạy hàm răng nhỏ đúng mười giọt thuốc vào miệng ông già. Anh chờ năm phút, mười phút, rồi nửa giờ chẳng thấy chuyển biến gì bèn đổ nốt chỗ thuốc còn lại vào miệng ông. Lập tức có phản ứng ngay : người ông linh mục run bắn lên, đôi mắt mở to nom rất ghê sợ. Ông thở dài gần như kêu lên rồi dần dần nằm im không động đậy nữa. Étmông cúi xuống để tay lên ngực linh mục Faria. Một lát sau thấy người ông già lạnh dần và tim không đập nữa, đôi mắt ông tuy đã hết sinh khí vẫn mở trừng trừng. Ánh sáng chập chờn của cây nến lướt trên khuôn mặt trắng bệch của xác chết. Một nỗi kinh hoàng ghê gớm không thể kìm hãm được xâm chiếm tâm hồn Đăngtét. Anh lấy tay cố vuốt đôi mắt trắng dã nhiều lần nhưng không được. Anh vội vàng tắt cây nến rồi trở về buồng mình vì đã sắp đến giờ cai ngục mang thức ăn vào. Anh nôn nóng muốn biết sự thể ở buồng linh mục ra sao nên anh chẳng thiết gì ăn uống. Khi tên cai ngục vừa ra khỏi, anh chui ngay vào đường hầm. Vừa đến cuối hầm đã nghe thấy trong buồng linh mục có tiếng huyên náo. Tên cai ngục đang kêu thất thanh, gọi mấy tên khác tới, và sau đó là viên giám thị. Étmông nghe tiếng chúng lay xác chết trên giường và viên giám thị ra lệnh dội nước lên mặt vị linh mục. Thấy không ăn thua gì, viên giám thị liền cho đi mời bác sĩ. - Thế là lão già mất trí đã trở về với cái kho tàng của lão - Tiếng một đứa giễu cợt. - Lão có bao nhiêu triệu mà lúc chết chẳng có lấy một mảnh vải liệm - Tiếng đứa khác tiếp theo. - Chúng ta sẽ tặng cho lão một cái bao tải chứ sao. Étmông nghe không sót một câu nào. Anh ngồi không nhúc nhích và hầu như nín thở. Một lát sau, viên giám thị trở lại cùng với một bác sĩ trại giam. Mấy phút im lặng rồi tiếng thịt cháy xèo xèo, mùi khét lẹt bốc lên. Tiếng bác sĩ : - Đốt thịt thế này rồi mà chẳng thấy chuyển, chứng tỏ lão già này chết thật sự rồi. Sau đó có tiếng người ra vào tấp nập, Đăngtét nghe thấy tiếng chiếc giường kêu cọt kẹt, tiếng một vật được di động và tiếng vải sột soạt. Rồi có tiếng viên giám thị : - Mười giờ đêm nay sẽ khiêng lão đi. Chẳng cần phải canh gác làm gì, cứ khóa cửa để đấy. Có tiếng chân người bước ra khỏi buồng rồi tiếng chìa khóa nghiến trong ổ khóa. Sự im lặng ghê rợn của cái chết tràn ngập khắp nơi, xâm nhập vào tâm hồn giá lạnh của chàng thanh niên. Trong buồng không còn ai nữa. Đăngtét chui ra khỏi đường hầm vào buồng giam linh mục mà lúc này chỉ là cái nhà xác.