🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Ba Phút Sơ Cứu Ebooks Nhóm Zalo Mục lục Start MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: SƠ CỨU CĂN BẢN 1. BỘ DỤNG CỤ SƠ CỨU 2. KHI NÀO CẦN TRỢ GIÚP Y TẾ? 3. CHỜ ĐỢI XE CỨU THƯƠNG HAY TỰ VẬN CHUYỂN? 4. GỌI 115 5. NGUYÊN TẮC AN TOÀN TRONG SƠ CỨU 6. RỬA TAY VÀ ĐEO GĂNG 7. ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU 8. KIỂM SOÁT ĐƯỜNG THỞ VÀ HỖ TRỢ HÔ HẤP 9. CPR - HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN 10. DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ 11. TƯ THẾ AN TOÀN 12. DẤU HIỆU SINH TỒN VÀ TÌNH TRẠNG SỐC 13. VẬN CHUYẾN AN TOÀN 14. MÁY SỐC ĐIỆN TỰ ĐỘNG - AED (AUTOMATED EXTERNAL DEFIBRILLATOR) CHƯƠNG 2: CHẤN THƯƠNG 1. TIẾP CẬN MỘT TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG 1. Đánh giá ban đầu: đảm bảo các chức năng sống 2. Đánh giá lần 2: đảm bảo tránh bỏ sót tổn thương 2.1. Đầu mặt cổ: 2.2. Cột sống: 2.3. Vai và lồng ngực: 2.4. Hai tay: 2.5. Bụng: 2.6. Hai chân: 3. Đưa người bị nạn về tư thế an toàn phù hợp sau khi đánh giá và kiểm soát chấn thương lần hai. 2. CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG 3. VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM 4. VẾT THƯƠNG HỞ D0 VẬT SẮC NHỌN 5. CẦM MÁU 6. CHĂM SÓC VÀ THAY BẰNG VẾT THƯƠNG 7. KHI NÀO CẦN DỰ PHÒNG UỐN VÁN? 8. TỔN THƯƠNG XƯƠNG KHỚP 9. CHUỘT RÚT 10. MỘT SỐ CHẤN THƯƠNG NGHIÊM TRỌNG CHƯƠNG 3: VẾT CẮN, ĐỐT 1. DỊ ỨNG VÀ SỐC PHẢN VỆ 2. ĐỘNG VẬT CẮN 3. KHI NÀO CẦN TIÊM PHÒNG DẠI? 4. RẮN CẮN 5. KỸ THUẬT BẰNG ÉP BẤT ĐỘNG 6. VẮT/ĐỈA CẮN 7. ONG ĐỐT/CHÍCH. 8. SÂU RÓM/BỌ NẸT 9. KIẾN BA KHOANG 10. BỆNH GIỜI LE0 11. BỌ CẠP ĐỐT 12. RẾT CẮN CHƯƠNG 4: CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP 1. ĐỘT QUỴ NÃO CẤP 2. ĐAU NGỰC CẤP 3. ĐỘNG KINH, CO GIẬT 4. SỐT 5. SỐC NHIỆT, SAY NẮNG, SAY NÓNG 6. MẤT NƯỚC 7. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 8. ĐUỐI NƯỚC 9. BỎNG 10. ĐIỆN GIẬT 11. DỊ VẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA 12. CHẢY MÁU MŨI 13. TỔN THƯƠNG MẮT CHƯƠNG 5: CÁC LOẠI NGỘ ĐỘC THƯỜNG GẶP 1. NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC CẤP 2. CHẤT TẨY RỬA GIA DỤNG 3. NGỘ ĐỘC CÓC VÀ CÁ NÓC 4. NUỐT PHẢI THỦY NGÂN 5. NGỘ ĐỘC KHÍ CO/NGẠT KHÍ BA PHÚT SƠ CỨU —★— Thể loại: Y HỌC Tác giả: NGÔ ĐỨC HÙNG NXB Nhã Nam Nguồn: Internet MỞ ĐẦU Hằng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp một tình huống thương tích, hoặc bệnh tật diễn ra bất ngờ. Tình huống đó có thể xảy ra với chính người thân yêu của bạn. Trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể bạn phải quyết định việc cần làm để đảm bảo an toàn cho người bị nạn, cũng như không tự đẩy mình vào các mối nguy hiểm không đáng có (ví dụ tiếp xúc với máu, chất tiết của nạn nhân có bệnh lý truyền nhiễm tiềm ẩn, ví dụ: người nhiễm HIV, viêm gan virus B…). Sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn tại cộng đồng, có thể có sự can thiệp tạm thời trong một tình huống nghiêm trọng trước khi có sự trợ giúp của các nhân viên cứu hộ hoặc nhân viên y tế chuyên nghiệp. Cuốn sách hướng dẫn sơ cứu ban đầu này được xây dựng dựa trên cơ sở: 1. Các bằng chứng khoa học dựa trên các nghiên cứu về hiệu quả của các phương pháp sơ cứu. Ví dụ: Chúng ta tin rằng việc hút nọc từ vết rắn cắn là có hiệu quả. Nhưng các nghiên cứu cho thấy đây là thông tin không đúng. Việc hút nọc không những không có hiệu quả, trái lại còn có thể gây hại. Có một nghiên cứu tách chiết được nọc rắn từ dịch hút với lượng không đáng kể (0,04%), còn một nghiên cứu khác trên động vật cho kết quả con vật thí nghiệm chết nhanh hơn.... 2. Cơ sở vật chất sẵn có tại chỗ: do điều kiện kinh tế văn hóa mỗi quốc gia mỗi khác nên quan điểm cũng như thái độ trước các trường hợp y tế khẩn cấp sẽ khác nhau. Ví dụ: Dịch vụ vận chuyển cấp cứu thường tập trung nhiều ở các thành phố lớn, nếu tình huống y tế khẩn cấp xảy ra ở các vùng nông thôn xa đôi khi khó tiếp cận ngay lập tức với nhân viên y tế. Chưa kể tại giờ cao điểm, hiện tượng tắc đường thường xuyên diễn ra. Việc tự đưa người bị nạn đi cấp cứu hay kiên nhẫn chờ xe cứu thương luôn là vấn đề gây tranh cãi và khó tìm được câu trả lời chung. Câu trả lời tùy thuộc vào tình huống cụ thể, vấn đề không phải ai đưa người bị nạn đi cấp cứu mà nó nằm ở việc đưa người bị nạn đi cấp cứu có đảm bảo an toàn hay không. 3. Kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia sẽ điều chỉnh các kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Trong bối cảnh Việt Nam, có quá nhiều các kinh nghiệm dân gian can thiệp vào trong các tình huống y tế khẩn cấp, không hẳn tất cả đều sai, một số có giá trị nhất định trong giai đoạn nào đó của bệnh. Đôi khi chúng làm cản trở quá trình làm lành vết thương nếu áp dụng máy móc các phương pháp đó. Trong phạm vi cuốn sách này, chúng tôi sẽ phân tích các kinh nghiệm dân gian áp dụng trong các tình huống khẩn cấp và diễn biến tự nhiên của các tổn thương. Từ đó người đọc sẽ tự quyết định có nên áp dụng hay không. Biết được kiến thức về sơ cứu, trước hết bạn sẽ giúp được người thân của mình, tiếp nữa là những người xung quanh. Trước mỗi tình huống khẩn cấp về y tế, việc thực hiện các biện pháp sơ cứu trong vài phút đầu tiên đúng hay không sẽ giúp cho người bị nạn được hồi phục hay chịu thương tật vĩnh viễn. Ví dụ trong trường hợp chấn thương cột sống cổ, nếu sự nhiệt tình không kèm theo hiểu biết sẽ làm nạn nhân bị liệt vĩnh viễn, nặng hơn nữa là tử vong. Có ba thời điểm người bị nạn có thể tử vong: 1. Vài giây đến vài phút đầu tiên: trường hợp này người tham gia sơ cứu không làm được gì nhiều ngoài việc hỗ trợ hô hấp và hồi sinh tim phổi cơ bản. 2. Vài phút đến vài giờ: vai trò của người sơ cứu rất quan trọng trong giai đoạn này, các động tác đúng và phù hợp sẽ làm giảm thiểu nguy cơ tử vong, ngăn chặn các diễn biến nặng lên giúp cho người bị nạn hồi phục. Sơ cứu không đúng cách, có thể người bệnh sẽ phải gánh chịu biến chứng suốt đời. 3. Vài giờ đến nhiều giờ: thông thường những trường hợp này đã được can thiệp bởi các nhân viên y tế hoặc các bác sĩ nhưng không có đáp ứng. Cuốn sách này không thể thay thế được các chương trình đào tạo về kỹ năng sơ cứu từ các chuyên gia. Tôi chỉ hy vọng nó đem lại cho các bạn những kiến thức đúng đắn, giúp chúng ta hiểu biết hơn, từ đó có thái độ tốt hơn trong việc hợp tác và xử trí ban đầu các trường hợp cần hỗ trợ về y tế khẩn cấp khi chưa có nhân viên y tế bên cạnh. Còn muốn từ kiến thức trở thành kỹ năng, bạn phải rèn luyện rất nhiều. CHƯƠNG 1: SƠ CỨU CĂN BẢN 1. BỘ DỤNG CỤ SƠ CỨU 1. Gạc cuộn, 4 chiếc, dùng để buộc, cố định xương khớp, băng vết thương. Bạn có thể dùng chúng đặt lên đường đi của mạch máu để thực hiện băng ép cầm máu 2. Gạc miếng vô trùng, 3-5 gói, để cầm máu, rửa, che phủ vết thương 3. Băng chun, 2 chiếc, dùng băng cầm máu, băng ép bất động, băng trong bong gân, trật khớp. 4. Băng dán cá nhân, 10 chiếc, để dán vào các vết đứt, rách da nhỏ. 5. Băng dính y tế, 1 cuộn, loại này dễ xé và cố định. 6. Panh, kéo, nhiệt kế mỗi thứ 1 chiếc. 7. Găng tay, túi nilon 8. Sát trùng: - Cồn rửa tay, nước rửa tay khô, sát trùng tay. - Dung dịch povidone iodine 10% hoặc cồn 70°: sát trùng vết thương hở. Cồn 70° còn có thể sử dụng để sát trùng tay. 9 Thuốc: - Nước muối sinh lý: rửa vết thương, rửa mắt. - Thuốc bôi: kem kháng histamin, kem hydrocortisol 1% dùng trong các trường hợp côn trùng đốt, dị ứng ngoài da - Thuốc uống: tùy theo gia đình có người bị bệnh mạn tính hoặc nguy cơ bệnh lý thường gặp mà bạn có thể chuẩn bị thêm. Thông thường nhất là thuốc hạ sốt, giảm đau không kê đơn. 10. Cẩm nang sơ cứu: Bạn cần nhớ khi xảy ra tình huống khẩn cấp về y tế, việc không thể nhớ nổi cái gì cần làm trước tiên là chuyện hết sức bình thường. Vậy nên, có quyển cẩm nang bên cạnh sẽ giúp ích cho bạn và gia đình rất nhiều. C: NÊN VÀ KHÔNG NÊN Một bộ dụng cụ sơ cứu cho gia đình không nên có quá nhiều đồ, bạn sẽ bị rối khi mở nó ra. Tùy theo đặc trưng của mỗi gia đình có người già, em bé, bệnh mạn tính… mà bạn sẽ gia giảm dụng cụ và thuốc dự phòng cho hợp lý. Một vài gợi ý: Thuyền đi biển dài ngày, người cơ địa dị ứng nên chuẩn bị thêm gói than hoạt tính đề phòng ngộ độc thức ăn (cá nóc…), dị ứng hải sản. Gia đình có người già tiền sử bệnh lý tim mạch, mạch vành: bạn chuẩn bị sẵn thuốc theo đơn như thuốc giãn vành, nitroglycerin, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu aspirin để dùng ngay khi có trường hợp khẩn cấp. Gia đình có người bệnh hen phế quản: chuẩn bị sẵn thuốc giãn phế quản dạng xịt cùng buồng khí dung… Gia đình có người bệnh tiểu đường: máy thử đường máu mao mạch, gói đường glucose đề phòng trường hợp biến chứng hạ đường huyết. Vận động viên thể thao, người làm việc trên cao, du lịch mạo hiểm nên chuẩn bị thêm bộ nẹp cố định cột sống cổ. VẬT DỤNG THAY THẾ: 1. Gạc cuộn: Nếu không có, bạn có thể dùng một sợi dây để buộc cố định. Hoặc cắt một mảnh vải sạch thành miếng dài rồi cuộn lại để cầm máu. 2. Gạc miếng vô trùng: Nếu không có, bạn có thể dùng một chiếc khăn mùi soa hoặc khăn cotton sạch gấp thành nhiều lớp để băng ép cầm máu hoặc che phủ vết thương. Thậm chí bạn có thể dùng một chiếc áo cotton sạch để ép cầm máu tạm thời. 3. Băng chun: Nếu không có, bạn có thể cắt một chiếc áo vải theo đường chỉ may thành miếng dài để băng ép bất động 4. Găng tay: Nếu không có, bạn thay thế bằng cách lộn trái một chiếc túi nilon sạch để lồng tay vào đó. 5. Sát trùng: Một lon bia, chai rượu hoặc chai coca cũng có ích khi bạn không có những thứ trên. Chúng sẽ có ích khi B: BẠN CẦN LÀM sạch ngay lập tức (trường hợp vết thương dính bẩn hóa chất hoặc đất cát, không dùng cho mặt và mắt). Bạn không nên dùng các loại nước ngọt có nhiều đường để rửa tay hoặc làm sạch vết thương. 6. Nẹp cố định: Một cành cây, một chiếc đũa hay chiếc thước kẻ cũng có thể thay thế dụng cụ cố định xương gãy ở trẻ nhỏ. 1. Panh, nhíp, kẹp, kéo cần được vệ sinh trước và sau khi tiếp xúc với vết thương hở vết thương chảy máu. Tốt nhất là luộc trong nước sôi ít nhất 5 phút. Nếu không thể bạn dùng cồn hoặc dụng dịch sát trùng để thay thế. 2. Định kỳ kiểm tra hạn sử dụng các loại thuốc. 3. Một số đồ có thể dùng lại như băng chun, bạn giặt sạch và phơi khô trước khi xếp lại vào bộ dụng cụ sơ cứu Bộ dụng cụ sơ cứu cơ bản 2. KHI NÀO CẦN TRỢ GIÚP Y TẾ? Nếu bạn nhận biết được dấu hiệu của tình huống y tế khẩn cấp, một ngày nào đó bạn sẽ là người hùng cứu sống người thân yêu trong gia đình mình. Thậm chí cuộc đời mình. Các bác sĩ cấp cứu luôn khuyến khích mỗi cá nhân học cách nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo nguy hiểm. CÁC DẤU HIỆU CẦN TRỢ GIÚP Y TẾ: 1. Thở nhanh, khó thở. 2. Đau ngực trái hoặc đau bụng vùng thượng vị như bóp nghẹt kéo dài 2 phút trở lên. 3. Nôn, tiêu chảy. mất nước (hay gặp ở người già và trẻ nhỏ). 4. Rối loạn ý thức (lú lẫn, ngủ dài khó đánh thức, hành vi bất thường: bao gồm cả ý nghĩ tự sát, giết người). 5. Rối loạn thị lực (mờ mắt, nhìn đôi). 6. Rối loạn ngôn ngữ (nói khó). 7. Cơn đau dữ dội đột ngột, mới xuất hiện lần đầu. 8. Chảy máu khó cầm. 9. Cơn co giật. 10. Tai nạn thương tích. 3. CHỜ ĐỢI XE CỨU THƯƠNG HAY TỰ VẬN CHUYỂN? Các tình huống cần trợ giúp y tế khẩn cấp đôi khi rất đáng sợ và ám ảnh. Đặc biệt thời gian chờ đợi tại hiện trường có thể khiến những người tham gia sơ cứu thấy căng thẳng, mỗi phút trôi qua giống như cả giờ đồng hồ. Với nhiều trường hợp y tế khẩn cấp, việc chậm trễ trong điều trị sẽ để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Trước các tình huống đó luôn xảy ra hai luồng tranh cãi: nên tự đưa người bị nạn tới bệnh viện hay kiên nhẫn chờ xe cấp cứu đến? Đôi khi, tình huống cấp cứu xảy ra ở khu dân cư rất xa hay đúng giờ cao điểm xe cứu thương không thể tới nhanh chóng được. Và hệ thống xe cấp cứu 115 tập trung nhiều tại các đô thị lớn. Tại các vùng sâu xa, hệ thống này còn khá hạn chế. Câu trả lời không nằm ở việc bạn nên hay không nên đưa người bị nạn đi cấp cứu mà nằm ở việc bạn có kỹ năng nhận biết các dấu hiệu y tế khẩn cấp hay không. Nếu có kỹ năng, bạn sẽ biết phải làm gì. Từ đó bạn sẽ đưa ra được quyết định đảm bảo an toàn cho người bị nạn và cả cho mình. Trước khi quyết định nên hay không nên, bạn cần trả lời một số câu hỏi sau: 1. Bạn có đánh giá được tình trạng người bị nạn theo nguyên tắc ba bước ban đầu không? 2. Bạn có đảm bảo được các dấu hiệu ABC (Airway-Đường thở, Breathing Nhịp thở, Circulation-Tim mạch) cho người bị nạn trong quá trình vận chuyển không? 3. Quãng đường đến viện gần nhất thời điểm này có thuận lợi, hẹp tắc gì không? Nếu đảm bảo được các câu hỏi này, việc vận chuyển người bị nạn không còn là vấn đề tranh cãi nữa. Với bất kỳ trường hợp khẩn cấp y tế nào, đặc biệt trong các vụ tai nạn giao thông, tốt nhất bạn hãy gọi xe cứu thương. Việc vận chuyển người bị nạn chỉ đặt ra sau khi bạn đánh giá ban đầu đầy đủ và đảm bảo được an toàn cho người bị nạn về hô hấp cũng như tuần hoàn trước và trong quá trình đưa người bị nạn đi cấp cứu. Nếu tự vận chuyển, bạn đừng bao giờ quên bệnh viện hay trung tâm y tế gần nhất, đó là nơi thực hiện việc hỗ trợ y tế ban đầu giúp giữ tính mạng cho người bị nạn. 1. THỜI GIAN là vàng, nhưng AN TOÀN là mạng sống. 2. Nhanh một giây có thể làm chậm một đời. 3. Sự bình tĩnh của bạn có thể giúp đỡ cho nhiều người khác. 4. Hành động hy sinh thân mình là vĩ đại nhưng không được khuyến khích. 5. Khi bạn không đủ tự tin về những động tác mình làm, hãy lui lại và chờ đợi hỗ trợ. 6. Nhiệt tình cùng kém hiểu biết, bạn sẽ có nguy cơ trở thành nạn nhân tiếp theo và tạo thêm gánh nặng cho người khác. Xe cấp cứu, bệnh viện y tế tuyến cơ sở 4. GỌI 115 Khi cần trợ giúp về y tế hãy bấm số 115 và thông báo: 1. Tên và số điện thoại của người sơ cứu. 2. Địa điểm. Nếu không rõ chính xác số nhà, hãy mô tả địa hình xung quanh. Nếu trên đường, hãy tìm nút giao cắt gần nhất. 3. Loại tai nạn, tổn thương, mức độ nghiêm trọng. 4. Số lượng người bị nạn, giới tính, độ tuổi. 5. Độ nguy hiểm tại hiện trường: hóa chất, điện, cháy, nổ… 6. Nếu là bệnh lý tại nhà, mô tả triệu chứng và tiền sử bệnh tật nếu biết. 1. Không cúp máy trước khi cơ quan y tế chưa khai thác hết thông tin. 2. Hãy mở loa ngoài và đặt điện thoại bên cạnh, vừa mô tả vừa làm theo hướng dẫn của nhân viên tư vấn. 3. Nói rành mạch rõ ràng. 4. Sự bình tĩnh của bạn sẽ giúp đỡ được nhiều người. 5. NGUYÊN TẮC AN TOÀN TRONG SƠ CỨU Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nguyên tắc đầu tiên trong sơ cứu là đảm bảo AN TOÀN, an toàn cho người tham gia sơ cứu và an toàn cho người bị nạn. 1. An toàn cho người sơ cứu: Chúng ta phải chạy đua với thời gian, tuy nhiên bạn cần nhớ THỜI GIAN là vàng nhưng AN TOÀN là mạng sống. Nếu tự đầy mình vào mối nguy hiểm, bạn có thể là nạn nhân tiếp theo và trở thành gánh nặng cho những người khác. Do vậy, trước tiên bạn phải có ý thức tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro xảy ra ngay tại thời điểm đó và các hậu quả sau này. Bạn cần xác định rõ, người tham gia sơ cứu chỉ chấp nhận rủi ro khi đã được huấn luyện để tham gia cứu nạn trong các tình huống cụ thể. Ví dụ: vào đám cháy cứu người ngạt khói, nhảy xuống nước cứu người chết đuối hoặc cứu người bị điện giật… Việc trang bị trước các kỹ năng xử trí trong từng tình huống sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ cho mình và cho người khác. 2. Đề phòng lây nhiễm: Các bệnh lý truyền qua đường máu: HIV, virus viêm gan A, B, C. Các vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm khác. Bảo vệ tay, mắt khi tiếp xúc với vết thương chảy máu, các chất dịch cơ thể của người bệnh (nước bọt, nước tiểu…). Bạn nên đeo găng tay và kính bảo vệ mắt khi cầm máu các vết thương. Nếu không có găng, bạn dùng một túi nilon bọc tay lại. Rửa tay trước và sau khi sơ cứu. Rửa tay thường quy bằng xà phòng và nước sạch. Nếu không có nước, có thể dùng dung dịch sát trùng hoặc một chút rượu mạnh thay thế, đổ ra tay và xoa đều trong ít nhất 30 giây. Hành động này giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn từ tay bạn vào vết thương của người bị nạn và ngược lại. Khi cần hô hấp miệng-miệng, hãy dùng mặt nạ một chiều hoặc một miếng nilon có khoét lỗ để tránh tiếp xúc trực tiếp với chất dịch trong khoang miệng người bị nạn. Vì một lý do nào đó không thể hô hấp nhân tạo miệng-miệng, chỉ cần động tác ép tim đơn thuần cũng có hiệu quả trong hồi sinh tim phổi cơ bản. Phân loại rác thải, các vật sắc nhọn cần được thu thập đựng trong một hộp cứng tránh gây tổn thương cho người khác. Hiện trường có máu, chất dịch cơ thể nên dùng giấy thấm khô sau đó dùng nước javel để tẩy sạch. 3. An toàn cho người bị nạn: Hạn chế di chuyển người bị nạn ra khỏi hiện trường trước khi bạn đánh giá ban đầu đầy đủ để tránh các tổn thương thứ phát. Chỉ di chuyển người bị nạn đến nơi an toàn nếu môi trường xung quanh tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc, cháy nổ gây mất an toàn cho người sơ cứu và nạn nhân. Ví dụ: tai nạn xe hơi có nguy cơ bốc cháy, môi trường rò rỉ khí gas,… Luôn quan sát và bảo vệ người bị nạn trong các tình huống cụ thể, tránh các tổn thương diễn biến nặng lên hoặc các tổn thương thứ phát sau này. Ví dụ trường hợp co giật, bạn phải chú ý các đồ vật trong tầm tay người bệnh tránh quờ phải rơi vỡ gây chấn thương. Đặt một chiếc khăn dưới đầu người bị nạn để trong cơn mất ý thức, da đầu không bị cọ xát vào nền cứng chảy máu… 1. Luôn có ý thức tự bảo vệ mình khỏi các mối nguy hiểm từ hiện trường và người bị nạn. 2. Trừ phi môi trường gây nguy hiểm cho người bị nạn, hạn chế tối đa di chuyển người bị nạn khỏi hiện trường khi chưa đánh giá cụ thể. 3. Đề phòng nguy cơ lây nhiễm. 6. RỬA TAY VÀ ĐEO GĂNG B: BẠN CẦN LÀM Rửa tay và đeo găng trước và sau khi tiếp xúc với vết thương và người bệnh. Rửa bằng xà phòng và nước sạch, thời gian tối thiểu 30 giây. Biện pháp thay thế: rửa tay bằng chai nước suối sau đó sát trùng lại bằng nước rửa tay hoặc cồn khô trong bộ dụng cụ sơ cứu. Bước 1: Làm ướt tay. Thoa xà phòng hoặc dung dịch rửa tay. Bước 2: Chà xát hai lòng bàn tay. Bước 3: Lần lượt chà xát mặt lưng hai tay. Bước 4: Làm sạch ngón tay. Bước 5: Làm sạch lần lượt đầu ngón tay. Bước cuối: Làm sạch bằng nước. Với các dung dịch sát trùng: thực hiện tương tự từ bước 1 đến bước 5 (trừ việc rửa lại bằng nước). Đeo găng Các bước đeo găng Tháo găng Các bước tháo găng Chú ý: khi tháo gắng tránh để tay tiếp xúc với mặt ngoài của găng, là nơi vừa sờ chạm vào chất dịch và máu của người bệnh. C: NÊN VÀ KHÔNG NÊN 1. Không nên rửa tay ở các nguồn nước kênh, rạch, ao, hồ, đặc biệt là nước tù đọng bởi chúng tiềm ẩn các ổ vi khuẩn càng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. 2. Trường hợp khó khăn: một chai coca, một chai rượu cũng có thể giúp bạn làm sạch tạm thời. 3. Không nên dùng nước ngọt hay dung dịch có nhiều đường để rửa tay. 4. Găng tay thay thế: găng nilon, hoặc thậm chí một chiếc túi nilon bọc vào tay cũng được. 7. ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU SƠ ĐỒ TIẾP CẬN BAN ĐẦU Nếu chấn thương, tai nạn. Bắt đầu đánh giá lần 2 [Xem thêm chương 2] 1. Lượng giá nguy hiểm: Thực hiện ngay trước khi tiếp cận với người bị nạn, bạn hãy nghe, nhìn, ngửi mùi và cảm nhận. 1.1. Quan sát hiện trường: Điều gì đã xảy ra, có an toàn cho bạn khi tiếp cận với người bị nạn hay không? Chú ý các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho người tiếp cận với hiện trường hoặc vụ tai nạn như cháy nổ, rò rỉ khí gas, nơi có xăng dầu, hóa chất, dây điện… Hoặc khu vực bạn biết sẽ thiếu oxy như trong hầm lò, giếng đào… Ví dụ: Tình huống một người mất ý thức nằm cạnh cột điện hoặc có dây điện hở gần đó, ngay lập tức bạn phải nghi ngờ đó là một vụ rò rỉ điện và tìm cách ngắt cầu dao trước khi tiếp cận với người bị nạn. Nếu không, bạn có thể trở thành nạn nhân tiếp theo. Bạn phải quyết định nhanh: Để người bị nạn nằm tại chỗ sẽ an toàn hơn di chuyển: tại nạn giao thông, chấn thương ngã cao… Di chuyển nhanh chóng người bị nạn đến nơi an toàn hơn rồi tiến hành sơ cứu: ngạt khói, hóa chất… Chờ đợi cứu hộ đến rồi phối hợp với họ. 1.2. Quan sát người bị nạn: Có bao nhiêu người bị nạn? Trạng thái của họ ra sao? Chú ý nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với máu, chất dịch của người bị nạn: virus HIV, viêm gan B, bệnh truyền nhiễm khác. Người bị nạn kích động, hoảng loạn do sử dụng chất kích thích (say rượu, ma túy) sẽ gây nguy hiểm cho người sơ cứu. 2. Yêu cầu hỗ trợ: Luôn tuân thủ nguyên tắc gọi hỗ trợ trước khi sơ cứu. Trong các vụ tai nạn ngoài cộng đồng, sẽ xảy ra hai tình huống: a. Hiệu ứng bàng quan (Hội chứng Genovese): chỉ về một tình huống khẩn cấp mà những người có mặt không giúp đỡ nạn nhân. Càng nhiều người chứng kiến càng ít nhận được hỗ trợ bởi nỗi lo sợ bị đổ lỗi về việc họ không gây ra hoặc dính dáng đến pháp luật. b. Tình huống hỗn loạn: quá nhiều người tham gia, mỗi người một ý. Lúc này, đám đông cần người chỉ huy. Các bước thực hiện: Bạn cần tự tin vào chính mình, nói to rõ ràng bằng các khẩu lệnh cụ thể. Đừng gào thét. Như vậy sẽ tạo được lòng tin tốt hơn. Quan sát xem ai có thể giúp đỡ, nhìn thẳng vào họ và yêu cầu. Ví dụ: “Anh/chị bấm số 115 giúp tôi” hoặc “Anh/chị giúp tôi nâng chân của nạn nhân lên”… Đừng nói chung chung “giúp tôi với” hay “gọi cấp cứu đi”… Gọi cấp cứu 115 ngay khi có thể thông báo tình hình. Trường hợp bối rối chưa biết làm gì tiếp theo và cần sơ cứu ngay, bạn hãy mở loa ngoài và để điện thoại bên cạnh để vừa thông báo, vừa nghe hướng dẫn xử trí tình huống Trong trường hợp quá bối rối và sợ hãi. Bạn hãy lùi lại, nhanh chóng gọi hỗ trợ và kiên nhẫn chờ người tới giúp. Trong lúc đó, cố gắng quan sát tình huống và người bị nạn xem điều gì đã và đang diễn ra để mô tả cho người hỗ trợ khi họ đến. Thông báo cho các cơ quan chức năng: cảnh sát cơ động 113, cứu hỏa 114 khi cần. Hãy ngừng lại và chờ sự giúp đỡ nếu: 1. Bạn không chắc chắn đảm bảo an toàn cho mình. 2. Bạn không đủ tự tin và không biết mình làm đúng hay không. 3. Bạn đang mất bình tĩnh và hoảng sợ. 4. Người bị nạn hung dữ, kích động hoặc từ chối sơ cứu. 3. Đánh giá cơ bản ABC: Tiếp cận từ ngang vai để hạn chế quay đầu người bị nạn. Nhìn, hỏi, vỗ vai lay gọi. Đánh giá đáp ứng bằng các câu hỏi đơn giản: a. Anh/chị tên gì? b. Anh/chị bị làm sao? c. Anh/chị đau ở đâu? Trẻ nhỏ: vỗ vai và tạo sự chú ý cho trẻ, hoặc kích thích đau bằng cách vỗ vào lòng bàn chân của trẻ để xem đáp ứng. 1. Người bị nạn tỉnh, trả lời đúng: Quan sát toàn trạng, nhịp thở, bắt mạch xem có dấu hiệu sốc hay không, có khó thở không. Chú ý cố định cột sống cổ trong tất cả các trường hợp tai nạn giao thông hay ngã cao trước khi đặt người bị nạn vào tư thế an toàn thích hợp. Tốt nhất là nằm nghiêng an toàn. Khi nghi ngờ chấn thương đốt sống cổ, đặt người bị nạn ở từ thế trung gian dành cho người chấn thương cột sống cổ. 2. Người bị nạn không tỉnh táo, rối loạn ý thức, rên rỉ: Kiểm soát đường thở, lấy dị vật, răng giả khỏi miệng nếu có. Cố định đốt sống trong trường hợp chấn thương. Hỗ trợ hô hấp. Nằm nghiêng an toàn. Nếu có dấu hiệu sốc, đặt người bị nạn tư thế đầu thấp chân cao. 3. Người bị nạn bất tỉnh: Còn thở: Kiểm soát đường thở. Cố định đốt sống trong trường hợp chấn thương. Hỗ trợ hô hấp. Nằm tư thế an toàn. Không thở: đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền phẳng, thực hiện hồi sinh tim phổi cơ bản. 8. KIỂM SOÁT ĐƯỜNG THỞ VÀ HỖ TRỢ HÔ HẤP A: BẠN CẦN BIẾT Kiểm soát đường thở và hỗ trợ hô hấp là một phần của hồi sinh tim phổi cơ bản. Động tác kiểm soát ban đầu đường thở nhằm đảm bảo thông thoáng, giải phóng tắc nghẽn giúp người bị nạn hô hấp tốt hơn hoặc chuẩn bị cho động tác hỗ trợ hô hấp để khí vào phổi dễ dàng. Nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thở: Phản ứng dị ứng gây phù nề, co thắt thanh quản: ong đốt, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc… Chấn thương vùng hàm mặt. Giảm trương lực cơ vùng họng miệng, làm sàn miệng sập xuống, tụt lưỡi chèn vào đường thở. Gặp trong hôn mê, đột quỵ não (tai biến mạch não) … Dị vật trong đường thở. Thường gặp ở trẻ nhỏ, người già sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần… B: BẠN CẦN LÀM 1. Người bị nạn còn tỉnh: Đặt người bệnh ở tư thế an toàn phù hợp (bài “Tư thế an toàn” trang 45). 2. Người bị nạn bất tỉnh (bao gồm cả ngừng tim): Nếu có hoặc nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ: để cổ ngửa tư thế trung gian. Nếu người bị nạn nằm nghiêng hoặc sấp: lật đồng thời cả đầu, thân, chân tay đưa người bị nạn về vị trí nằm ngửa. Mở đường thở: ngửa đầu, nâng cằm, ấn giữ hàm. Động tác này sẽ giúp lưỡi được đẩy lên trên và ra trước làm mở thông đường thở. Riêng trẻ nhũ nhi, tư thế mở đường thở là tư thế để ngửa đầu trung gian giống trường hợp chấn thương đốt sống cổ. 3. Hỗ trợ hô hấp: Hô hấp miệng-miệng hoặc miệng-mũi, yêu cầu cần đạt được: lồng ngực người bị nạn phồng lên theo nhịp thổi. Để tránh tiếp xúc với dịch tiết của người bị nạn, cần sử dụng mặt nạ một chiều để nếu người bị nạn ho hay nôn sẽ không gây nguy cơ cho người sơ cứu (ảnh trên 1-3). C: NÊN VÀ KHÔNG NÊN Khi bạn không có mặt nạ một chiều, có thể cân nhắc dùng một mảnh nilon có khoét lỗ (1) hoặc dùng một chiếc khăn mùi soa (2) để thay thế. Vì một lý do nào đó không thể hỗ trợ hô hấp miệng-miệng, miệng-mũi cho người bị nạn, và bạn không có dụng cụ hỗ trợ (mặt nạ một chiều, bóng bóp). Thì động tác ép tim ngoài lồng ngực đơn thuần cũng rất có hiệu quả trong hồi sinh tim phổi cơ bản. Không nên hô hấp miệng-miệng khi người bị nạn ngộ độc hóa chất đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp. 9. CPR - HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN A: BẠN CẦN BIẾT Thời gian là não. Tế bào não người không có dự trữ năng lượng và oxy, chúng phụ thuộc hoàn toàn vào việc bơm máu của tim. Nếu tim ngừng đập, nguồn cung cấp bị cắt đứt. Tế bào não chi chịu đựng được trong khoảng thời gian 3 phút sau đó sẽ tổn thương vĩnh viễn không có khả năng hồi phục. Hồi sinh tim phổi (CPR - Cardio Pulmonary Resuscitation) là một chuỗi các động tác gồm ép tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt luân phiên. Mục đích là tạo một áp lực bên ngoài nhằm ép quả tim co bóp một cách thụ động để tống máu lên não, cung cấp oxy cho tế bào não, làm sức chịu đựng tế bào não kéo dài hơn. Hồi sinh tim phổi gồm hai giai đoạn: cơ bản và nâng cao. Hồi sinh tim phổi cơ bản dành cho cộng đồng và ngoài bệnh viện, hồi sinh tim phổi nâng cao dành cho các nhân viên y tế và bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ. Tuy vậy, các tình huống ngừng tim thường xảy ra ngoài cộng đồng, trước khi nhân viên y tế có mặt. Do đó vai trò của hồi sinh tim phổi cơ bản và hồi sinh tim phổi nâng cao là quan trọng như nhau. Hồi sinh tim phổi = cứu não. Trường hợp này, bạn phải chạy đua với thời gian. 1. Ép nhanh: tần số 100-120 lần/phút. 2. Ép mạnh: lồng ngực lún xuống 5cm. 3. Ép đúng: Đúng vị trí: 1/2 dưới xương ức hoặc giữa hai núm vú Đúng tư thế: chân quỳ, trục cánh tay vuông góc thân mình người bệnh Đúng tỷ lệ: 30 lần ép tim/ 2 lần thổi ngạt. 4. Ép hiệu quả: sờ thấy mạch cảnh hoặc mạch bẹn nảy theo nhịp ép. B: BẠN CẦN LÀM Trẻ nhũ nhi: sử dụng hai ngón tay cái để ép tim Nếu có hai người thì 15 lần ép tim và 2 lần hỗ trợ hô hấp. Nếu có một người thì 30 lần ép tim và 1 lần hỗ trợ hô hấp. 10. DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ A: BẠN CẦN BIẾT Dị vật đường thở là một tình huống đe dọa tính mạng, do vật lạ bao gồm thức ăn lọt vào đường thở gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở. Có nhiều kỹ thuật khác nhau có thể áp dụng sơ cứu cho người bị dị vật đường thở: tùy theo lứa tuổi, chiều cao, cân nặng và trạng thái ý thức của người bị nạn Phương pháp Heimlich (Hem-lích): tạo áp lực dưới cơ hoành đẩy khí ra khỏi phối giống cơn ho đẩy dị vật ra ngoài. Áp dụng cho người lớn và trẻ >1 tuổi còn tỉnh. Phương pháp vỗ mạnh vào lưng, giữa hai xương bả vai: thường dành cho trẻ <1 tuổi. Đối tượng thường gặp nhất bị dị vật đường thở là trẻ em, người già, người rối loạn tâm thần, người mang răng giả (thiếu cảm giác về thức ăn trong khoang miệng). Người bệnh đột quỵ não có rối loạn nuốt. Trẻ em hay gặp dị vật là các loại hạt, đồ vật nhỏ. Biểu hiện dị vật đường thở: Hoảng loạn Thở dốc, ho dữ dội Hai tay ôm cổ, chỉ tay vào miệng Nói khó hoặc không nói được Mặt đỏ sau đó chuyển dần sang xanh tím Mất ý thức. Trường hợp dị vật bít tắc một phần đường thở, người bị nạn vẫn nói được và thở được. Đừng thực hiện các động tác lấy dị vật đường thở, khuyến khích họ ho để dị vật tự đẩy ra ngoài hoặc gọi hỗ trợ y tế. Trường hợp dị vật bít tắc hoàn toàn đường thở, người bị nạn không thở được. Bạn cần thực hiện các biện pháp lấy dị vật đường thở và gọi hỗ trợ y tế. 1. Tuyệt đối không đưa tay vào miệng móc dị vật khi người bị nạn đang còn thở hoặc đang trong cơn ho. 2. Nếu người bị nạn tự thở được, động viên và giúp họ ngồi xuống ghế, cúi người về phía trước, khuyến khích họ đây dị vật ra. 3. Không làm động tác Heimlich nếu người bị nạn còn tự thở được. 4. Gọi cấp cứu 115 ngay khi có thể. B: BẠN CẦN LÀM Khi nghi ngờ ai đó bị sặc vào đường thở: đầu tiên bạn hãy gọi và hỏi người đó có bị sặc không. 1. Nếu họ trả lời được, hãy giúp đỡ họ ngồi xuống ghế, cúi người về phía trước và đừng làm gì cả. Khuyến khích người bị nạn ho, dị vật có khả năng theo các cơn họ bật ra ngoài. 2. Nếu họ không trả lời được hoặc không thở được. Bạn cần nhanh chóng gọi 115 và thực hiện động tác Heimlich. 3. Nếu mất ý thức. Đặt người bị nạn nằm ngửa trên nền phẳng, kiểm tra khoang miệng xem có thấy dị vật hay không. Nếu nhìn thấy, dùng ngón tay móc dị vật ra (Nếu không nhìn thấy dị vật thì không làm động tác này). Tiếp tục thực hiện các động tác hồi sinh tim phổi cơ bản CPR, động tác ép tim sẽ tạo áp lực trong khoang lồng ngực đầy dị vật ra ngoài. Kiểm tra lại khoang miệng sau vài lần ép tim xem dị vật đã đẩy ra chưa. Nếu chưa, tiếp tục CPR cho đến khi có hỗ trợ y tế đến. Heimlich: Là phương pháp tạo áp lực dưới cơ hoành đây không khí ra khỏi phối giống động tác ho, giúp đẩy dị vật ra ngoài. Áp dụng cho người lớn và trẻ 1 tuổi còn tỉnh táo và bít tắc đường thở hoàn toàn: 1. Đứng sau người bệnh, để người bị nạn cúi người về phía trước, vòng tay quanh eo. 2. Nắm hai tay vào nhau, đặt vào phía trên rốn. (Ảnh 1) 3. Đẩy mạnh lên trên về phía lồng ngực, nhanh và mạnh 3-4 lần. (Ảnh 2) 4. Kiểm tra dị vật bật ra chưa. Nếu chưa ra, tiếp tục lặp lại động tác trên. (Ảnh 3) Nếu người bệnh không tỉnh táo hoặc nặng cân: để họ nằm ngửa trên nền cứng, phẳng và thực hiện các động tác tương tự. (Ảnh 4). Tự làm Heimlich cho bản thân: đặt nắm tay vào vị trí trên rốn, tì mạnh vào góc bàn hoặc thành ghế theo hướng từ dưới lên cơ hoành. Với trẻ <1 tuổi: Cho trẻ nằm úp mặt dưới cẳng tay, dùng cườm tay còn lại vỗ mạnh lên lưng vị trí hai xương bả vai 5 lần. Nếu không hiệu quả, để trẻ nằm đầu dốc, lấy hai ngón tay ấn vào vị trí 1/2 dưới xương ức 5 lần (giống động tác CPR trẻ em). Thay phiên làm các động tác này và kiểm tra khoang miệng cho đến khi bật dị vật ra ngoài, trẻ thở được. Khi dị vật đã ra ngoài, nạn nhân không thở, bạn hãy thực hiện CPR - hồi sinh tim phổi cơ bản. C: NÊN VÀ KHÔNG NÊN Việc đưa ngón tay vào móc dị vật khỏi miệng chỉ thực hiện khi bạn nhìn thấy dị vật. Nếu không, bạn sẽ đẩy sâu nó vào trong gây nguy hiểm cho người bị nạn hơn. Động tác vỗ mạnh sau lưng giữa hai xương bả vai ở người lớn thường ít có hiệu quả, đặc biệt ở người to béo. Phòng tránh dị vật đường thở: Hướng dẫn trẻ nhỏ không vừa ăn vừa cười đùa Không ép trẻ ăn hay uống thuốc khi trẻ đang khóc hoặc giãy giụa. Để xa tầm tay trẻ em các đồ vật nhỏ, tuổi hiếu động và khám phá thế giới làm trẻ tò mò và đưa lên miệng mọi thứ. Người già đeo răng giả, lú lẫn, có bệnh lý tai biến mạch não là những đối tượng có nguy cơ dị vật đường thở và dị vật đường tiêu hóa cao. 11. TƯ THẾ AN TOÀN A: BẠN CẦN BIẾT Tư thế an toàn sẽ được thực hiện ngay sau khi bạn đánh giá ban đầu người bị nạn. Việc đặt họ vào tư thế hợp lý nhằm mục đích: Giảm bớt nguy cơ tổn thương, làm người bị nạn dễ chịu (ví dụ: tư thế nằm giúp lưu thông dịch não tủy tốt hơn ở người bệnh chấn thương sọ não, đột quỵ não…). Giúp hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn thuận lợi (tránh đờm dãi sặc vào phổi, giúp dễ thở hơn, máu đẩy về tim tốt hơn..). Giữ an toàn trong lúc chờ đợi hỗ trợ của nhân viên y tế hoặc cứu hộ, an toàn trong vận chuyển. 1. Tình huống tai nạn giao thông, ngã cao luôn phải coi là có chấn thương cột sống cho đến khi nhân viên cứu hộ hoặc nhân viên y tế được đào tạo loại trừ nó. 2. Không quên các chấn thương phối hợp. 3. Không cho người bị nạn ăn/uống bất cứ thứ gì khi chưa chắc chắn họ có thể tự nuốt được. 4. Không di chuyển nếu không đảm bảo an toàn. 5. Không quên an toàn cho chính bản thân bạn. B: BẠN CẦN LÀM 1. Chấn thương cột sống hoặc nghi ngờ chấn thương cột sống Hạn chế tối đa di chuyển người bị nạn ra khỏi hiện trường khi chưa kiểm soát chấn thương và cố định đốt sống cổ. Mục đích: giữ trục đầu-cổ-thân mình là một đường thẳng. Ngay cả khi xoay lật hay di chuyển người bị nạn. Đặt người bị nạn nằm trên nền cứng, phẳng. Di chuyển bằng cáng cứng, không dùng cáng mềm có đệm. Giữ trục cột sống bất động cho đến khi nhân viên y tế hoặc cứu hộ loại trừ được tổn thương xương cột sống. Không quên kiểm soát các chấn thương khác. 2. Ngừng thở ngừng tim: Đặt người bệnh nằm ngửa trên nền cứng, phẳng. Đầu ngửa cổ ưỡn (tư thế thông thoáng đường thở). 3. Khó thở, đau ngực, đột quỵ vẫn còn tỉnh táo: Tư thế Fowler: ngồi dựa lưng vào tường/cáng để đầu nâng một góc từ 45-60°. Mục đích: làm chùng cơ bụng, giảm được áp lực của hệ tuần hoàn, giúp tăng tưới máu và thông khí phổi tốt hơn. 4. Tình trạng sốc: Người bệnh nằm đầu bằng hoặc đầu thấp, nâng chân lên cao 30-60° Mục đích: dồn máu về tim và lưu thông lên não tốt hơn. Phương pháp này giúp cải thiện tuần hoàn trong một thời gian ngắn. 5. Hôn mê, mất ý thức: Nằm nghiêng an toàn. Hoặc nằm ngửa tư thế đầu cao 30°, quay mặt về một phía. Mục đích: tránh hít, sặc phải dịch dạ dày và đờm dãi. Áp dụng cho người bị nạn còn thở, không có tình trạng sốc. 6. Tăng áp lực nội sọ: Nằm tự thế Fowler thấp, đầu cao 30°. Mục đích: để dịch não tủy lưu thông dễ dàng hơn, giảm bớt được áp lực nội sọ. Áp dụng trong trường hợp chấn thương sọ não, viêm não, phù não. 12. DẤU HIỆU SINH TỒN VÀ TÌNH TRẠNG SỐC A: BẠN CẦN BIẾT Sốc là tình trạng các cơ quan trong cơ thể không được cấp máu một cách đầy đủ dẫn đến hậu quả thiếu oxy tổ chức. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng một loạt các dấu hiệu để nỗ lực duy trì sự tưới máu như tăng nhịp thở, nhịp tim, co mạch để ưu tiên máu cho các cơ quan quan trọng. Các biểu hiện này gọi là sốc. Nếu bù trừ được, các cơ quan sẽ được cung cấp oxy và phục hồi một phần hoặc hoàn toàn, tổn thương sẽ dừng lại. Ngược lại, nếu oxy không được cung cấp đầy đủ, các cơ quan sẽ suy yếu và hậu quả dẫn đến tử vong. Do đó tình trạng sốc cần được hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng sốc: giảm thể tích trong lòng mạch (tiêu chảy mất nước, mất máu), suy tim cấp (nhồi máu cơ tim), do giãn mạch (nhiễm khuẩn nặng, dị ứng nặng gây sốc phản vệ), chấn thương. Các dấu hiệu của sốc: Kích động vật vã hoặc li bì hôn mê. Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt Da nhợt nhạt hoặc thâm tím, lạnh, nhớp nháp mồ hôi. Khó thở, thở nhanh. Khát nhiều. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: do cơ thể có nhiều nước và hệ thống tuần hoàn rất nhỏ nên dễ bị sốc hơn người lớn, kèm theo các đáp ứng khó nhận biết hơn. Cần hỗ trợ y tế cho trẻ khi có bất kể dấu hiệu bất thường nào. B: BẠN CẦN LÀM 1. Tình trạng sốc cần phải được can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Hãy nhấc máy và bấm 115. 2. Trong lúc chờ đợi hỗ trợ y tế, bạn hãy làm những việc sau: An ủi người bệnh Đánh giá ban đầu người bệnh theo các bước ABC để hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn Đặt người bệnh nằm ngửa, trên nền phẳng. Nâng chân cao 30°hoặc 60° nhằm mục đích dồn máu về tim (với điều kiện không có chấn thương kèm theo), động tác này giúp người bệnh ổn định trong vài phút. Nếu người bệnh khó chịu và không thể nằm đầu thấp chân cao, hãy giúp họ ở tư thế nào cảm thấy dễ chịu nhất (thường tư thế nửa nằm nửa ngồi, dựa lưng vào một chiếc gối). Hoặc tư thế giảm đau nhất có thể. Nếu người bệnh mất ý thức, còn thở. Hãy đặt họ tư thế nằm nghiêng an toàn tránh sặc vào phổi. Tuyệt đối không cho người bệnh ăn/uống bất cứ thứ gì nếu chưa có chỉ định của nhân viên y tế, ngay cả khi người bệnh thấy khát. Việc can thiệp thủ thuật trong bệnh viện sẽ cần dạ dày người bệnh rỗng, tránh trào ngược gây sặc vào phổi. Kiểm soát chảy máu và cố định chấn thương để giảm đau nếu có. Chú ý đảm bảo thân nhiệt, ủ ấm nếu cần. C: NÊN VÀ KHÔNG NÊN Các động tác sơ cứu cho người bệnh sốc chỉ mang tính chất tạm thời, không thể thay thế được các can thiệp y tế. Động tác nâng cao chân giúp cải thiện được tuần hoàn ở người không có chấn thương. Và tư thế nằm ngửa giúp ích cho chức năng tim tốt hơn các tư thế khác. Trong phạm vi sơ cứu, tác dụng hỗ trợ rất hạn chế. Tình trạng sốc rất cần phải can thiệp bằng các công cụ y khoa. Do vậy, cần hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt. 13. VẬN CHUYẾN AN TOÀN Bạn không phải nhân viên cứu hộ hay cấp cứu chuyên nghiệp và bạn có hạn chế về thể lực. Do vậy cần thận trọng lập kế hoạch rõ ràng cho việc di chuyển người bị nạn. Quá trình vận chuyển luôn tiềm ẩn các nguy cơ nhất định, việc di chuyển chi thực hiện khi môi trường xung quanh gây hại cho người bị nạn. Ví dụ: trong vụ rò rỉ khí gas, ngạt khói đám cháy, cần di dời người bị nạn ra khu an toàn càng sớm càng tốt trước khi sơ cúu. Trong một vụ tai nạn giao thông, việc di chuyển người bị nạn cần hết sức thận trọng bởi bạn sẽ không đánh giá hết được tổn thương. Luôn luôn phải chú ý cột sống… Tốt nhất là đánh giá và sơ cứu tại chỗ. Nếu tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho người tham gia vận chuyển: bạn hãy kiên nhẫn đảm bảo ABC cho người bị nạn và chờ đợi nhân viên y tế hoặc nhân viên cứu hộ giúp đỡ. Tuân thủ nguyên tắc an toàn. 1. Không được gây nguy hiểm cho bản thân bạn. Người bị thương sẽ không tham gia giúp đỡ được mà sẽ tăng gánh nặng cho người khác. 2. Không di chuyển người bị nạn nếu không đảm bảo an toàn và trừ phi thực sự cần thiết. 3. Không di chuyển người bị nạn một mình nếu có người giúp đỡ. 4. Không làm tổn thương cột sống khi khiêng vác người bị nạn. 5. Nếu người bị nạn tỉnh táo, chỉ được phép di chuyển khi họ đồng ý và hợp tác với mình. Quá trình di chuyển, bạn cần chú ý cột sống của mình luôn luôn thằng tránh thoát vị đĩa đệm khi mang vác. 14. MÁY SỐC ĐIỆN TỰ ĐỘNG - AED (AUTOMATED EXTERNAL DEFIBRILLATOR) Máy sốc điện có vai trò quan trọng trong quy trình cấp cứu nạn nhân ngừng tim. Bình thường, cơ tim co bóp một cách nhịp nhàng tống máu vào lòng mạch đi nuôi các tế bào trong khắp cơ thể là nhờ một nhóm tế bào đặc biệt nằm trong tim. Nhóm tế bào đó gọi là nút xoang, có chức năng phát ra dòng điện chạy dọc các sợi cơ tim khiến chúng co lại làm tim đập với tần số 60-80 lần/phút. Vì lý do nào đó nút xoang không hoạt động, hoặc hoạt động rối loạn dẫn đến tim ngừng đập hoặc đập với tần số quá nhanh làm mát không tống vào lòng mạch đi nuôi cơ thể, nạn nhân sẽ tử vong. Trường hợp nút xoang hoạt động rối loạn với tần số quá nhanh khiến tim co bóp không hiệu quả ấy gọi là trung thất. Lúc này, máy sốc điện sẽ làm nhiệm vụ phát ra xung điện với mức năng lượng lớn làm toàn bộ nút xoang ngừng hoạt động trong chốc lát giúp chúng tái lập lại nhịp tuần hoàn, làm tim co bóp chậm trở lại với tần số như cũ. Máy sốc điện tự động AED(Automated External Debrillator) được làm ra để bất cứ ai cũng có thể sử dụng trong các tình huống ngừng tim ngoài cộng đồng. Tại các nước phát triển, máy sốc điện tự động được trang bị ở những nơi đông người như trường học, nhà ga, khu thương mại, các điểm du lịch. Vị trí dễ thấy, có thể lấy được trong vòng 5 phút (ảnh trên 1-3). Máy sốc điện gồm cục phát điện bằng pin dự trữ và hai mảnh điện cực. Chúng được thiết kế có sẳn sơ đồ trực quan và một nút bấm duy nhất cùng loa thông báo bằng ngôn ngữ địa phương cho người sử dụng nó biết cần phải làm gì. Bạn chỉ cần dán điện cực theo sơ đồ và bật máy rồi làm theo khẩu lệnh hướng dẫn phát ra từ máy (ảnh dưới 1-3). Vài lời bàn: Tỷ lệ sống sót của người bệnh ngừng tim tại cộng đồng ở Việt Nam đang ở mức thấp do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Máy sốc điện tự động đã được chứng minh có hiệu quả giúp gia tăng cơ hội sống sót cho người bệnh ngừng tim ngoài cộng đồng. Việc được huấn luyện về Hồi sinh tim phổi cơ bản và sử dụng Máy sốc điện tự động đóng vai trò then chốt cho những đối tượng làm việc tại cộng đồng: cảnh sát, quân đội, lái xe, giáo viên, công nhân viên các khu công nghiệp… Việc truyền thông đóng vai trò quan trọng trong thay đổi nhận thức của người dân về các chương trình sơ cứu cơ bản ngoài cộng đồng. CHƯƠNG 2: CHẤN THƯƠNG 1. TIẾP CẬN MỘT TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG A: BẠN CẦN BIẾT Giai đoạn giờ vàng: là khoảng thời gian giới hạn sau một tổn thương nếu được quyết định xử trí đúng. Người bị nạn sẽ có khả năng hồi phục hoặc thoát khỏi di chứng vĩnh viễn. Mối bận tâm lớn nhất của chúng ta trong giai đoạn này là bỏ sót các tổn thương nguy hiểm tiềm ẩn, gây mất an toàn cho người bị thương. Ví dụ: Bạn luôn bị “hấp dẫn” bởi các vết thương phần mềm chảy máu và tập trung vào đó rồi bỏ qua nguy cơ tiềm ẩn khác như chấn thương cột sống. Tử vong do chấn thương thường rơi vào ba giai đoạn: Giai đoạn thứ 1: vài phút đầu tiên sau chấn thương, thường gặp chấn thương nặng, sốc mất máu, vỡ tim, vết thương động mạch lớn, chấn thương sọ não nặng, sốc tủy… Giai đoạn thứ 2: vài giờ sau chấn thương, thường gặp các trường hợp chấn thương vỡ tạng, vết thương ngực gây tràn máu/tràn khí màng phổi, xuất huyết não… Giai đoạn thứ 3: nhiều ngày sau chấn thương, thường là do biến chứng nhiễm trùng và suy các cơ quan không hồi phục. Sơ cứu ban đầu ở nạn nhân chấn thương là ngăn ngừa nguy cơ tử vong và nặng lên ở giai đoạn thứ 2. Việc tiếp cận bài bản theo thứ tự sẽ giúp bạn hạn chế được việc bỏ sót các mối nguy cơ tiềm ẩn ấy. Không di chuyển người bị nạn khi chưa đánh giá tổn thương, trừ phi có nguy cơ cháy, nổ hoặc hiện trường nguy hiểm. Thời gian là vàng nhưng an toàn là mạng sống. Cần chú ý an toàn cho người tham gia sơ cứu và người bị nạn. Cố định cột sống cổ tất cả các trường hợp chấn thương cho đến khi chắc chắn loại trừ được chấn thương cột sống. Rửa tay, đeo găng trước và sau khi tiếp xúc với người bị nạn. B: BẠN CẦN LÀM 1. Đánh giá ban đầu: đảm bảo các chức năng sống Giống bài “Đánh giá ban đầu” (trang 27). Nhận định mức độ nguy hiểm của hiện trường, môi trường xung quanh. Đánh giá đáp ứng ý thức. Đảm bảo thông thoáng đường thở. Bất động cột sống cổ. Kiểm soát chảy máu và hỗ trợ tuần hoàn. Gọi người hỗ trợ càng sớm càng tốt. Nếu bạn có một mình, tuân thủ nguyên tắc gọi hỗ trợ trước khi sơ cứu. 2. Đánh giá lần 2: đảm bảo tránh bỏ sót tổn thương Nhẹ nhàng cởi bỏ bớt quần áo, trường hợp có chấn thương nhìn thấy, lấy kéo cắt theo đường chỉ may từ bên lành sang bên chấn thương. 2.1. Đầu mặt cổ: Nhìn và sờ khắp vùng đầu mặt cổ tìm vết rách, vỡ xương và chảy máu. Hỏi người bị nạn đau ở đâu: vừa giúp xác định vị trí tổn thương vừa đánh giá sự tỉnh táo. Có chảy máu hay dịch bất thường từ các hốc tự nhiên… hay không. Nếu có, đề phòng vỡ nền sọ. 2.2. Cột sống: Sờ dọc theo trục cột sống từ cổ xuống thắt lưng để kiểm tra sự toàn vẹn của cột sống. 2.3. Vai và lồng ngực: Nhìn và sờ tay hai vai, dọc theo các xương sườn, hai bên mạng sườn để kiểm tra có vết rách, lỗ thông hay các điểm đau chói do gãy xương sườn. Dấu hiệu gián tiếp: ho ra máu, khó thở, lồng ngực di động bất thường. 2.4. Hai tay: Vuốt dọc theo trục của cánh tay để phát hiện rách da và điểm gãy xương. 2.5. Bụng: Sờ nắn bụng nhẹ nhàng, nếu có đau cần hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt bởi nguy cơ chấn thương bụng kín, tổn thương các tạng trong ổ bụng. 2.6. Hai chân: Kiểm tra dọc theo trục của đùi và hai chân kiểm tra chảy máu và điểm gãy xương. 3. Đưa người bị nạn về tư thế an toàn phù hợp sau khi đánh giá và kiểm soát chấn thương lần hai. 2. CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG A: BẠN CẦN BIẾT Chấn thương cột sống là chấn thương nặng, rất dễ bị bỏ qua trong tiếp cận ban đầu ở các vụ tai nạn ngoài cộng đồng. Nếu bị bỏ sót hoặc sơ cứu ban đầu sai sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề, người bị nạn sẽ liệt vĩnh viễn không có khả năng hồi phục, thậm chí tử Vong. Mục đích sơ cứu ban đầu là tránh tổn thương thứ phát từ khi xảy ra tai nạn cho đến khi người bị nạn được đưa đến bệnh viện. Nguyên nhân chủ yếu gặp trong tai nạn giao thông (45%), ngã cao (20%), tai nạn sinh hoạt (15%), các nguyên nhân khác (20%). Dấu hiệu tổn thương đốt sống: Phải nghi ngờ trong bất cứ trường hợp tai nạn giao thông, tai nạn ngã cao cho đến khi bạn loại trừ được nó. Mất cảm giác, mất vận động hoặc tê bì một nửa người hoặc toàn thân. Bí tiểu. Cột sống mất sự liền mạch sinh lý, kiểm tra dọc cột sống có điểm đau chói. 1. Không vác, công người bị nạn trong tình huống tai nạn. 2. Không vận chuyển bằng xe máy, xích lô, taxi. 3. Không di chuyển khi chưa kiểm soát cột sống cổ và ngực. 4. Không dùng gối dày 5cm kê dưới đầu khiến gập cổ. 5. Không dùng võng, chăn hay đệm mềm để khiêng người bị nạn. B: BẠN CẦN LÀM Bạn thực hiện các bước tiếp cận một trường hợp chấn thương. Nếu nghi ngờ chấn thương đốt sống cần làm những bước sau: Đặt người bị nạn nằm ngửa, thẳng, tư thế kiểm soát hô hấp trung gian. Di chuyển người bị nạn đúng cách với bốn người, ba người cùng bên và một người giữ trục cột sống thẳng. Cố định cột sống cổ bằng nẹp hay vật cứng chèn hai bên vai giữ cho cột sống cổ luôn thắng trước và trong khi vận chuyển. Gọi hỗ trợ càng sớm càng tốt. C: NÊN VÀ KHÔNG NÊN Không nên di chuyển người bị nạn ra khỏi hiện trường khi bạn chưa kiểm soát chấn thương. Kiểm soát chấn thương một cách bài bản theo bài “Tiếp cận một trường hợp chấn thương” trang 58. 3. VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM A: BẠN CẦN BIẾT Vết thương phần mềm là các tổn thương da và tổ chức dưới da không có kèm theo tổn thương xương, khớp. Đây là dạng tổn thường phổ biến nhất trong chấn thương. Việc xử trí khá dễ dàng và chóng lành nhưng nếu sơ cứu ban đầu không đúng sẽ để lại những hậu quả nặng nề. Hay gặp nhất là nhiễm khuẩn và sẹo xấu, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc cơ năng hoạt động nếu sẹo ở bàn tay, chân. Có hai dạng vết thương phần mềm: 1. Vết thương hở: vết thương có chảy máu ra ngoài. Vết trầy xước da. Vết cắt do vật sắc nhọn gây ra: vết cắt bén nhọn, tổn thương da và tổ chức dưới da gọn gàng theo vết cắt. Nguy cơ lớn nhất là nhiễm trùng. Vết xé rách: bề mặt lởm chởm, tổn thương phức tạp và không theo vết rách, Vết thương châm lành và để lại sẹo xấu nếu không điều trị đúng cách. Vết đâm xuyên: vết thương đâm thủng do dao đâm hoặc đạn bắn, tổn thương đầu vào nhỏ, đầu ra lớn. Đây là tổn thương nghiêm trọng, cần phải có bác sĩ chuyên khoa thăm dò và đánh giá trước khi xử trí. 2. Vết thương kín: vết thương không rách da, có máu chảy ra ngoài lòng mạch nhưng không thoát ra ngoài cơ thể. Vết thương đụng dập do vật tù gây ra: không xé rách da nhưng mô dưới da bị giập nát, chảy máu gây ra các vết bầm tím. B: BẠN CẦN LÀM Nguyên tắc sơ cứu vết thương phần mềm: 1. Tại chỗ: Cầm máu Làm sạch vết thương đề phòng, hạn chế nhiễm khuẩn Giảm đau, dùng công thức 4C cho trường hợp vết thương đụng dập, bầm tím (trang85). 2. Toàn thân: Theo dõi các dấu hiệu sốc, mất máu và các chấn thương kèm theo. 3. Tiêm phòng uốn ván, nếu vết thương do động vật cắn cần xem xét tiêm phòng dại.