🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Ataturk: Người khai sinh nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại Ebooks Nhóm Zalo Table of Contents MỤC LỤC Atatürk – Người khai sinh NHÀ NƯỚC THỔ NHĨ KỲ HIỆN ĐẠI LỜI TỰA DẪN NHẬP PHẦN I. NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI Chương I. Một mái nhà giữa Châu Âu Chương 2. Trở thành một sĩ quan ottoman Chương 3. Khúc dạo đầu cho cuộc đảo chính quân sự Chương 4. Một thanh niên Thổ nóng vội PHẦN II. CUỘC CHIẾN TRƯỜNG KỲ Chương 5. Cuộc phiêu lưu trên sa mạc Chương 6. Đương đầu với tai họa Chương 7. Một quãng đời hoạt động ngoại giao Chương 8. Ra trận Chương 9. Chiến đấu trên mọi mặt trận PHẦN III. Ý CHÍ CỦA DÂN TỘC Chương 10. Nổi lên giữa đống hoang tàn Chương 11. Gặp gỡ nhân dân Chương 12. Chủ nghĩa Kemal ra đời Chương 13. Một thủ lĩnh cầm quân Chương 14. Một chiến sĩ ngoại giao Chương 15. Chặn đứng quân Hy Lạp Chương 16. Chiến thắng Chương 17. Thắng lợi không cần chiến đấu PHẦN IV. CỘNG HÒA VÀ CẢI CÁCH Chương 18. Đoạn kết của nền quân chủ Chương 19. Hòa bình và cộng hòa Chương 20. Đoạn kết của chế độ Caliph Chương 21. Luật pháp và trật tự Chương 22. Cải cách và đàn áp Chương 23. Khủng bố chừng mực PHẦN V. NHÀ LÃNH ĐẠO KHÔNG ĐỐI THỦ Chương 24. Thủ lĩnh luôn đúng Chương 25. Suy thoái Chương 26. Bên bàn trò chuyện Chương 27. Những trận chiến cuối cùng Chương 28. Phong thánh Chương 29. Vĩ thanh Tiểu sử các nhân vật Niên biểu Alpha Books trân trọng giới thiệu Tủ sách nhân vật chính trị - thời cuộc MỤC LỤC Atatürk – Người khai sinh NHÀ NƯỚC THỔ NHĨ KỲ HIỆN ĐẠI LỜI TỰA DẪN NHẬP PHẦN I. NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI Chương I. Một mái nhà giữa Châu Âu Chương 2. Trở thành một sĩ quan ottoman Chương 3. Khúc dạo đầu cho cuộc đảo chính quân sự Chương 4. Một thanh niên Thổ nóng vội PHẦN II. CUỘC CHIẾN TRƯỜNG KỲ Chương 5. Cuộc phiêu lưu trên sa mạc Chương 6. Đương đầu với tai họa Chương 7. Một quãng đời hoạt động ngoại giao Chương 8. Ra trận Chương 9. Chiến đấu trên mọi mặt trận PHẦN III. Ý CHÍ CỦA DÂN TỘC Chương 10. Nổi lên giữa đống hoang tàn Chương 11. Gặp gỡ nhân dân Chương 12. Chủ nghĩa Kemal ra đờiI Chương 13. Một thủ lĩnh cầm quân Chương 14. Một chiến sĩ ngoại giao Chương 15. Chặn đứng quân Hy Lạp Chương 16. Chiến thắng Chương 17. Thắng lợi không cần chiến đấu PHẦN IV. CỘNG HÒA VÀ CẢI CÁCH Chương 18. Đoạn kết của nền quân chủ Chương 19. Hòa bình và cộng hòa Chương 20. Đoạn kết của chế độ Caliph Chương 21. Luật pháp và trật tự Chương 22. Cải cách và đàn áp Chương 23. Khủng bố chừng mực PHẦN V. NHÀ LÃNH ĐẠO KHÔNG ĐỐI THỦ Chương 24. Thủ lĩnh luôn đúng Chương 25. Suy thoái Chương 26. Bên bàn trò chuyện Chương 27. Những trận chiến cuối cùng Chương 28. Phong thánh Chương 29. Vĩ thanh Tiểu sử các nhân vật Niên biểu Alpha Books trân trọng giới thiệu Tủ sách nhân vật chính trị - thời cuộc Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach Atatürk – Người khai sinh NHÀ NƯỚC THỔ NHĨ KỲ HIỆN ĐẠI Lịch sử của một quốc gia trong giai đoạn mang tính bước ngoặt với những chuyển biến sâu sắc thường gắn liền với cuộc đời một nhân vật được tôn vinh là nhà lập quốc hoặc nhà kiến tạo quốc gia. Hiểu biết về những nhân vật lịch sử này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các học giả nghiên cứu về khoa học chính trị, các chính khách và cả những cá nhân có tầm nhìn kiến tạo, đổi mới. Trong thế kỷ XX, trên thế giới xuất hiện những nhân vật được xem là nhà kiến tạo quốc gia vĩ đại, những người lên nắm quyền khi đất nước đang trong giai đoạn hỗn loạn khủng khiếp, họ đã hiện đại hóa đất nước bằng cách xây dựng hệ thống mới và đạt được tăng trưởng nhanh kéo dài. Ở châu Á có thể kể đến Lý Quang Diệu của Singapore, Park Chung Hee của Hàn Quốc, Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc đại lục; ở châu Âu có Mustafa Kemal Atatürk của Thổ Nhĩ Kỳ… Cùng với cuốn Kỷ nguyên Park Chung Hee và quá trình phát triển thần kỳ của Hàn Quốc, trong bộ sách Các nhà kiến tạo quốc gia vĩ đại, AlphaBooks trân trọng giới thiệu tới bạn đọc một tác phẩm đồ sộ nữa, Atatürk – Người khaisinh nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Sau Thế chiến I, Atatürk lên nắm quyền vương quốc Ottoman cổ đang tan rã, củng cố một số vùng lãnh thổ biên giới còn lại và xây nên những định chế mới nhằm biến đổi Thổ Nhĩ Kỳ thành một quốc gia hiện đại, mang phong cách phương Tây và hướng đến phương Tây. Ông thành lập quốc hội lâm thời năm 1920 khi ông 39 tuổi, tuyên bố quốc gia độc lập năm 1923 và tiếp tục cầm quyền đến khi mất năm 1938. Trong 18 năm cầm quyền, Atatürk đã thực hiện những cải cách triệt để theo hướng áp dụng văn hóa hiện đại hoàn toàn vô thần. Các giám mục tôn giáo bị loại bỏ, các trường tôn giáo riêng bị đóng cửa, giáo dục được thế tục hóa và tòa án tôn giáo bị xóa bỏ. Ông áp dụng hệ thống tư pháp mới, với các bộ quy định về luật thương mại, hàng hải và tội phạm dựa trên luật dân sự Thụy Sĩ và luật hình sự Ý. Năm 1928 Atatürk xóa bỏ vai trò tôn giáo chính thức của Hồi giáo khỏi hiến pháp. Ông áp dụng Dương lịch, số đếm phương Tây, trọng lượng và các thước đo quốc tế, sử dụng họ(1), và đặt các ngày nghỉ hàng tuần là Chủ nhật phương Tây thay cho thứ Sáu Hồi giáo. Năm 1928 ông tiếp tục áp dụng chữ cái Latinh để thay thế chữ viết Ả Rập-Ba Tư. Từ thời ông, phụ nữ có quyền bầu cử và tham gia công quyền. Ông đã đi khắp đất nước để thuyết phục người dân thay đổi. Trong mối quan hệ nhạy cảm và lộn xộn giữa thế giới Ả Rập và các tộc người thiểu số như Kurd với một đế chế của thế giới Hồi giáo cũ đang đứng giữa những giao tranh của phương Đông và phương Tây, Kitô giáo và Hồi giáo, Atatürk đã tạo được những thay đổi vĩ đại. Và câu chuyện cuộc đời ông thật sự là một huyền thoại về “một con người vừa được tôn sùng vừa đáng khiếp sợ”. Nếu Kỷ nguyên Park Chung Hee và quá trình phát triển thần kỳ của Hàn Quốc đi sâu nghiên cứu phân tích những vấn đề về nền tảng xã hội, kinh tế vĩ mô, những chiến lược chính trị… thì Atatürk – Người khaisinh nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại lại có một cách tiếp cận khác hẳn với chân dung một vị lãnh tụ vĩ đại. Cuốn sách này là một ký sự tuyệt vời. Chưa từng có cuốn sách nào được xuất bản ở Việt Nam cho thấy một xã hội quân sự của thế giới Hồi giáo được thiết lập từ truyền thống đến hiện đại như thế nào; quá trình biến đổi từ một quốc gia mang nặng hệ tư tưởng Hồi giáo – và do đó trì hoãn sự phổ biến những kiến thức mới dựa trên nền tảng tư duy – thành một quốc gia thế tục, hiện đại theo hướng phương Tây ra sao. Tác phẩm đồ sộ này còn cho chúng ta thấy rõ những yếu tố xung quanh quá trình sinh thành của một nhà kiến tạo quốc gia trong thời hiện đại, sự huyền thoại hóa tin đồn và những vấn đề tinh tế tản mạn trong một bộ máy chính trị khổng lồ khiến người ta không thể đọc mà không nghĩ đến Việt Nam. Bên cạnh đó, không thể hiểu Hồi giáo mà không hiểu vai trò của đế chế Ottoman, không thể hiểu Ottoman trong lịch sử nếu không hiểu hậu duệ hiện đại của nó là Thổ Nhĩ Kỳ, và không thể hiểu bất cứ gì nếu không biết vị lãnh tụ vĩ đại của nó đã được sinh thành và nuôi dưỡng, trở thành một huyền thoại như thế nào. Lột tả được bức tranh rộng lớn đó qua cuộc đời chỉ một nhân vật, cuốn tiểu sử này thật sự mang màu sắc của một cuốn tiểu thuyết, vừa chi tiết vừa đơn giản với lối văn chương giản dị, rõ ràng. Và một điều quan trọng, dù rất ngưỡng mộ Atatürk, Andrew Mango đã dựng nên một bức chân dung hoàn toàn chân thực về một nhà độc tài kiêu ngạo, tàn nhẫn và độc đoán. Công trình cần mẫn suốt nhiều năm của ông đã tái hiện lại rõ ràng cuộc đời phức tạp của con người đã tạo nên Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ Teda, thuộc Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ; Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ; Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình xuất bản cuốn sách này. Đặc biệt, chân thành cảm ơn ông Ngô Minh Đức – Giám đốc Tổng đại lý Hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam đã tài trợ cho việc xuất bản cuốn sách ở Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc. NGUYỄN CẢNH BÌNH Chủ tịch HĐQT Alpha Books Giám đốc Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC) LỜI TỰA Mustafa Kemal Atatürk là một trong những chính khách quan trọng nhất thế kỷ XX. Ông góp phần lớn vào công cuộc thiết lập và định hình Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, ngày nay là quốc gia mạnh nhất nằm giữa biển Adriatic(1) và Trung Quốc, trong vành đai rộng lớn của đại lục Á – Âu phía nam Nga và phía bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Ông có ảnh hưởng tới lịch sử các quốc gia láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ. Với những dân tộc bị ngoại xâm thống trị, ông đã chỉ ra một con đường tiến tới nền độc lập trong quan hệ hữu nghị với phần còn lại của thế giới. Ngày nay, Atatürk được biết đến như một nhà cải cách theo hướng phương Tây triệt để. Mô tả này đúng, nhưng chưa đủ. Ông học tập và đưa vào các giá trị phương Tây nhằm đưa quốc gia của ông vươn lên ngang hàng với những quốc gia giàu có nhất trên thế giới, vốn phần lớn nằm ở phương Tây. Nhưng mục đích của ông không phải để bắt chước phương Tây, mà để tham dự vào một nền văn minh toàn cầu – cũng như các nhà tư tưởng Khai sáng châu Âu, ông nhìn nhận điều này như là sự tiến bộ của nhân loại, không phân biệt tôn giáo cũng như sự chia rẽ do tôn giáo gây ra. Ông tin rằng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thực sự cần được mỗi quốc gia tiến hành cho chính mình, dựa trên một lý tưởng thế tục phổ quát là tiến bộ chung của nhân loại, và do đó không mang ý nghĩa là sự đối đầu với những quốc gia tiên tiến nhất. Ông là người chống chủ nghĩa đế quốc; theo lý tưởng của ông, công cuộc đấu tranh đó mang ý nghĩa duy nhất là hướng tới sự thịnh vượng chung cho nhân loại văn minh. Trên tất cả, ông là một người kiến tạo, một trong những nhà kiến tạo quốc gia vĩ đại nhất thời hiện đại. Lý tưởng của Atatürk đầy lạc quan và nhân đạo. Việc thực hiện lý tưởng đó của ông nhiều khi không đạt được kết quả như mong muốn. Hơn thế nữa, về cuối đời, tư tưởng của ông bị xâm nhiễm bởi những học thuyết chủng tộc hay sắc tộc ưu tú vốn thịnh hành trong thế giới phương Tây đương thời. Atatürk từng có và đến bây giờ vẫn có nhiều người chống đối ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những người theo Hồi giáo truyền thống nhìn thấy trong lý tưởng tiến bộ mang tính thế tục của ông hình ảnh một kẻ phá hoại-ngoại đạo, và tin ông là kẻ bắt chước đám tà đạo. Với những người khác, ông đơn giản là một tên độc tài vô đạo đức. Những người theo chủ nghĩa dân tộc ở các quốc gia láng giềng lại có lý do khác để căm ghét Atatürk. Ông đánh bại người Hy Lạp; các tướng lĩnh của ông đánh bại người Armenia; ông đẩy lui người Ả Rập, trong khi sáp nhập vào nước mình một tỉnh mà những người Ả Rập-Syria tuyên bố thuộc về họ. Những người Kurd theo chủ nghĩa dân tộc quy trách nhiệm cho ông về chính sách đồng hóa người Kurd(2) trong lòng quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể thấy hầu hết những người theo chủ nghĩa dân tộc chống Thổ Nhĩ Kỳ này trong số những nhân vật phê phán Atatürk. Những người theo chủ nghĩa Marx, cả người Thổ Nhĩ Kỳ lẫn không phải người Thổ Nhĩ Kỳ, lại có những lý lẽ phê phán riêng; nhưng họ không còn hiện diện nữa. Cuộc tranh cãi quanh Atatürk mang đến lợi ích cho những người viết tiểu sử cũng như các sử gia, vì từ đó không chỉ những luận cứ mà cả những nguồn thông tin mới được đưa ra. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi cuộc tranh luận về ông đặc biệt sôi nổi, những cuốn sách mới về Atatürk xuất hiện ồ ạt. Tập đầu tiên trong toàn tập Atatürk và một ấn bản mới công bố thư tín cá nhân của ông đã được xuất bản khi bản thảo cuốn sách này sắp hoàn tất. Ngoài ra, phải kể đến một cuốn sách phê phán toàn diện mang đầy tính chỉ trích nhắm vào Atatürk từ những người theo chủ nghĩa Hồi giáo. Tuy nhiên, trước những nghiên cứu mới nhất này, đã có đủ tư liệu mới được đưa ra để minh chứng rằng cần phải có một cuốn tiểu sử mới. Những tư liệu này hầu như đều bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng bao gồm các hồi ký, nhật ký của những người cùng thời với Atatürk, các đoạn trích từ các sổ ghi chép và tàng thư của chính ông, những câu chuyện lịch sử về nước cộng hòa, các bản tường thuật lại những sự kiện cụ thể, v.v.. Thông tin trong những cuốn sách này đều thuộc sở hữu công cộng, cho dù nhiều ấn phẩm không còn được in, số khác lại rất khó tìm. Cuốn tiểu sử mới này dựa chủ yếu vào các nguồn tư liệu bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ đã được công bố, vốn chưa bao giờ được kiểm chứng, so sánh và đối chiếu kỹ lưỡng. Tôi muốn xin lỗi các độc giả không phải người Thổ Nhĩ Kỳ về sự có mặt ít ỏi của những cuốn sách bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu khác trong phần tài liệu tham khảo. Thực tế, Mustafa Kemal gần như không được biết đến ở phương Tây cho tới năm 1919, khi ông lãnh đạo phong trào quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, có nhiều người ngoại quốc gặp ông vì công việc, nhưng chưa ai có hân hạnh tiếp cận ông. Tôi thường trích dẫn trực tiếp những nguồn do các học giả phương Tây viết về Atatürk, họ cũng dựa vào nguồn tư liệu bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ được công bố. Việc phải dựa vào tư liệu bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ – vì Atatürk trước hết là một nhân vật lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là của lịch sử thế giới, khiến tôi dùng chính tả tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại để viết các tên riêng. Một ngoại lệ là cách viết tên thành phố Istanbul, vốn theo quy định của chính tả Thổ Nhĩ Kỳ cần viết một dấu chấm trên đầu chữ I hoa; tuy vậy, tôi đã giữ lại dấu chấm trên đầu chữ I hoa cho tên riêng của tất cả các địa danh khác, như İzmir (Smyrna), İzmit (Nicomedia), İznik (Nicaea), v.v.. Không thể có sự thống nhất hoàn toàn, thứ nhất vì chính tả Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại tự nó vẫn chưa đạt được tới mức đó; thứ hai vì một số người Thổ được nhắc đến trong cuốn sách này tự viết tên họ theo những cách khác nhau. Có những trường hợp tôi đã viết tên những người đó theo cách hiện đại, chẳng hạn đổi từ Khalide Edib thành Halide Edip. Với một vài địa điểm có thời nằm dưới sự thống trị của đế quốc Ottoman, tôi dùng cách viết theo chính tả Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, sau đó đưa ra trong ngoặc đơn tên hiện tại của những nơi này, ví dụ như Yanya (Ioannina, sau này là Yanina ở vùng Epirus thuộc Hy Lạp). Với những nơi khác, tôi dùng cách gọi truyền thống theo tiếng Anh: Salonica, Aleppo, Damascus, Baghdad, Mecca, v.v.. Những địa danh này được luật Thổ Nhĩ Kỳ quy định năm 1934. Với thời kỳ trước đó, tôi sử dụng tên được nhắc đến trong tư liệu của những nhân vật người Thổ, rồi thêm vào trong ngoặc đơn tên họ dùng sau này, ví dụ: Ali Fuat (Cebesoy), Falih Rifki (Atay)... Về Atatürk, tôi không thống nhất cách gọi tên. Nói chung, tôi gọi ông là Mustafa, hay gọi ông là Mustafa Kemal đối với giai đoạn trước năm 1934, nhưng thỉnh thoảng tên Atatürk vẫn xuất hiện trước khi ông chính thức sử dụng nó năm 1934. Tôi đã viết cuốn tiểu sử này tại London, chủ yếu dựa vào những cuốn sách mà Ahmet Yüksel, ông hoàng của những người bán sách cổ tại Ankara, cố gắng tập hợp lại cho tôi tại nhà sách Sanat Kitabevi. Tôi không thể hoàn thành được việc này nếu không có sự giúp đỡ của ông. Trong quá trình viết, tôi đã thảo luận về cuốn sách với rất nhiều bạn bè trong những chuyến đi thường xuyên tới Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi biết ơn tất cả họ, đặc biệt là Giáo sư Sina Akşin, Tiến sĩ Şahin Alpay (người cho tôi biết về một số tư liệu thú vị trên báo chí Mỹ), Şakir Eczacibaşi (người đã gửi cho tôi bản sao một bài báo trên tạp chí The Caucasus, Mỹ), Giáo sư Selim İlkin (người đã liên tục cung cấp những bài cắt từ báo chí Thổ Nhĩ Kỳ và các tư liệu khác về Atatürk cho tôi), Altemur Kiliç (cha ông là một trong những người bạn gần gũi nhất của Atatürk), Giáo sư Emre Kongar (người cung cấp cho tôi những tập ảnh do Bộ Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ, nơi ông làm Thứ trưởng thường trực, xuất bản), Giáo sư Baskin Oran, Đại sứ Müfit Özdes (hậu duệ một người bạn của Atatürk), Giáo sư Azmi Süslü (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Atatürk ở Ankara) và Giáo sư Mete Tuncay. Tôi mắc nợ rất nhiều bạn bè, như Giáo sư Metin And, vì lòng hiếu khách ông dành cho tôi trong những chuyến đi tới Thổ Nhĩ Kỳ và những lời khuyên, động viên của ông. Tôi xin cảm ơn các bạn Canan và Peter Reeves vì đã đọc và góp ý cho hai chương bản thảo, cũng như lòng hiếu khách của họ tại Istanbul và Bodrum. Tôi vô cùng biết ơn Ban Lịch sử Quân sự (ATASE) của Bộ Tổng Tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ vì đã đưa tôi tới thăm các chiến trường tại vùng Anatolia(3) trong cuộc Chiến tranh giành Độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Anh, tôi nhận được sự giúp đỡ và động viên từ các bạn, cũng là đồng nghiệp của tôi, Giáo sư Clement Dodd và Tiến sĩ William Hale. Tôi đặc biệt biết ơn Giáo sư Geoffrey Lewis, người đã đọc toàn bộ bản thảo, đưa ra những gợi ý quý báu và giúp tôi phấn chấn lên khi tôi cần đến nhất. Tôi cũng đã nhận được những lời phê bình hữu ích từ Tiến sĩ George Harris tại Washington. Caroline Knox ở Nhà xuất bản John Murray đã luôn là một biên tập viên kiên nhẫn, đắc lực và nhiệt tình. Mary, vợ tôi, cũng đã kiên nhẫn giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành cuốn sách khi góp ý cho tôi về cách viết. Những khiếm khuyết trong cuốn sách là lỗi của chính tôi và tôi rất mong độc giả giúp chỉ ra chúng. DẪN NHẬP Mustafa Kemal Atatürk sinh ra trong thời kỳ tươi đẹp(4)(*) của văn minh châu Âu. Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XIX, châu Âu và những quốc gia có nguồn gốc từ đại lục này, ở bên kia các đại dương, đều sống trong hòa bình và có thể tập trung cho phát triển sức mạnh, tri thức và sự giàu có. Pháp đã phục hồi từ thất bại sau chiến tranh với Đức năm 1870(5), Mỹ phát triển sau sự tàn phá của cuộc Nội chiến(6). Đức giàu có và hùng mạnh hơn theo từng ngày. Áo – Hung là một đế quốc bình yên với cấu trúc không bền vững. Sau chiến thắng trước đế quốc Ottoman năm 1878, Nga trải qua một sự chuyển mình về kinh tế và mở rộng quyền lực ở châu Á. Anh đang truyền bá về những lợi ích của hòa bình, trật tự và tiến bộ trên khắp đế quốc của mình. Nhật đã mở cửa với phương Tây, và đang áp dụng kiến thức phương Tây để đặt nền móng cho sức mạnh công nghiệp và quân sự. Các viên chức dân sự, thương gia, kỹ sư, nhà khoa học và bác sĩ ở châu Âu – và các đồng nghiệp ở Mỹ của họ, với số lượng ngày càng tăng – đang tổ chức, phát triển, giao dịch, xây dựng, giảng dạy trên toàn cầu. Châu Âu đang làm chủ và thay đổi thế giới. Nó vừa thu nhận vừa ban phát thành quả lao động của mình. Nhưng đồng thời, những nạn nhân của châu Âu cũng được tạo ra trong quá trình đó. Sẽ là sai lầm nếu mô tả những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chỉ là thời đại của chủ nghĩa đế quốc. Các đế quốc đã tồn tại trong suốt tiến trình lịch sử thành văn, và những người sáng lập cũng như cai trị chúng, một cách rất tự nhiên, cho rằng quyền lực, lối sống, các giá trị và tôn giáo của họ – hay nền văn minh của họ – mang lại lợi ích không chỉ cho riêng họ, mà cho cả những dân tộc bị trị. Điều này cũng thường (là) đúng. Điều mới mẻ ở thế kỷ XIX là sự cùng tồn tại mang tính cạnh tranh của một số đế quốc cùng bắt nguồn từ một hệ thống văn minh. Hệ thống văn minh này đã phát triển bên trong ranh giới của Kitô giáo, nhưng sau thời Khai sáng(7) và cuộc Cách mạng Pháp(8), nguyên lý tổ chức của nó không còn dựa vào tôn giáo, mà dựa vào chủ nghĩa duy lý. Dù nguồn gốc mang tính địa phương, chủ nghĩa duy lý lôi cuốn tất cả mọi người, những sinh vật có ý thức. Tuy nhiên, trong khi việc áp dụng lý trí vào làm chủ thế giới vật chất đưa đến những lợi ích không thể chối cãi, thì trong quan hệ xã hội, nó đem lại kết quả cả tốt lẫn xấu. Đúng là việc thực thi lý trí có thể cải thiện những quan điểm xã hội và chính trị truyền thống. Nhưng việc theo đuổi các chính sách, lý tưởng và học thuyết duy lý tạo ra những cách biệt và căng thẳng mới trong nội bộ từng cộng đồng và giữa chúng với nhau. Cùng lúc đó, những sự chia rẽ cũ vẫn tồn tại dưới những cái tên mới. Nơi những tín đồ Kitô giáo truyền thống từng chiến đấu chống những kẻ dị giáo, nay những người duy lý có nguồn gốc Kitô giáo được khai sáng tin rằng họ đang phải chống lại những kẻ cuồng tín ngu muội. Vậy nên, nếu trước đây những người Hồi giáo bị coi là những kẻ dị giáo vì họ chống Kitô giáo, thì đến giai đoạn này, họ bị coi là những kẻ cuồng tín vì chống khai sáng – duy lý. Những nhà truyền giáo từng tìm cách cải đạo những kẻ dị giáo sang đức tin chân chính. Tương tự, những nhà tư tưởng, giáo viên và những người thống trị châu Âu của thời Khai sáng đã nỗ lực để khiến những kẻ cuồng tín nhìn ra lẽ phải và sửa đổi lối sống. Nhận định rằng một số cộng đồng sống trong tình trạng tồi tệ hơn những cộng đồng khác, một số hướng tới khai sáng trong khi số khác chống lại nó, các nhà tư tưởng, những người tin mình là người duy lý, cho rằng nhân loại được chia thành những giống nòi với năng lực không tương đồng. Đến cuối thế kỷ XIX, sự chênh lệch này có thể được lý giải và biện minh bằng cách dùng những nguyên lý do Charles Darwin đưa ra trong nghiên cứu của ông về nguồn gốc các loài để phân tích xã hội loài người. Những người ủng hộ “thuyết Darwin xã hội” tin rằng với loài người, các chủng tộc cũng được phân loại giống như sự phân loại các loài động vật. Quan điểm này được truyền bá và có ảnh hưởng rộng rãi. Sự khác biệt chủng tộc không chỉ được nhìn nhận giữa người da đen với người da trắng, mà còn giữa người châu Âu với người châu Á, và giữa người gốc Đức, gốc La tinh với gốc Slav. Các nhà duy lý đã củng cố thêm sự chia rẽ khi họ chia các chủng tộc thành quốc gia. Sự thành công của các dân tộc châu Âu, vốn là những dân tộc có nền tảng chính trị-xã hội thống nhất và phân biệt với những láng giềng của họ về ngôn ngữ cũng như lịch sử, khiến họ nghĩ về bản thân như những quốc gia riêng biệt, dẫn tới niềm tin rằng quốc gia là đơn vị tổ chức chính trị tự nhiên. Không có gì ngạc nhiên khi những thủ lĩnh của cuộc Cách mạng Pháp lại nhìn nhận dân tộc họ như một quốc gia vĩ đại, vì chính trong họ lý tính đã chiến thắng và tạo ra một tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền. Cũng không ngạc nhiên khi các quốc gia láng giềng đã cố gắng noi gương họ, từ đó tạo thành những vòng ảnh hưởng ngày càng lan rộng. Nhưng trong khi người ta có thể trông chờ quá trình tiếp theo của sự kết nối giữa ý tưởng nhân quyền phổ quát, vốn được lý trí thừa nhận, với lý tưởng của chủ nghĩa dân tộc cùng niềm tin đi liền với nó là chính quyền và quốc gia tốt nhất nên đồng nhất với nhau; vẫn có một thực tế cũng đúng không kém, rằng chủ nghĩa dân tộc và tinh thần bác ái giữa người với người hiển nhiên không tương thích với nhau, ngay cả trên lý thuyết. Trên thực tế, lý tưởng của chủ nghĩa dân tộc, xuất phát từ Cách mạng Pháp, đã chia cắt các quốc gia và cộng đồng vốn đang cùng tồn tại. Lý tưởng ấy gây ra vô vàn thống khổ cho hàng triệu nạn nhân của nó, gây ra tổn thất về vật chất và thậm chí làm nghèo đi chính những kẻ chiến thắng trong cuộc tranh chấp để giành giật lãnh thổ và quyền lực. Số phận của những kẻ thua cuộc còn buồn thảm hơn nhiều. Tự do, bình đẳng và bác ái về logic không hề mâu thuẫn với sự tồn tại của các đế quốc đa dân tộc, kể cả nếu trên thực tế các lý tưởng đó phá vỡ hệ thống trật tự nền tảng của các đế quốc này. Nhưng chủ nghĩa dân tộc, vốn lan rộng đồng thời với các tư tưởng của Cách mạng Pháp, đã phá hủy những giá trị đó. Nó thêm một động lực mới vào những sự phân biệt cũ về cộng đồng, tôn giáo, hệ phái và bộ tộc, đem lại cho chúng một cách giải thích duy lý. Cả hệ tư tưởng lẫn quan sát thực tế đều mang lại những lời biện hộ hợp lý cho xung đột. Các cộng đồng dân tộc đã làm chủ nền văn minh duy lý mới của châu Âu ở các mức khác nhau. Sự chênh lệch này thể hiện qua năng lực của họ, cả trong nội bộ lẫn khi cạnh tranh với những cộng đồng khác. Điều này dẫn tới kết luận là, cũng như các chủng tộc, các cộng đồng dân tộc không chỉ chênh lệch về thực tế bên ngoài, mà cả về năng lực nội tại, trong khả năng tiếp thu văn minh và thiên hướng cuồng tín thiếu lý trí. Do đó, các quốc gia, cũng như các cá nhân có thể được phân loại không chỉ thành tiến bộ và lạc hậu, có học thức và dốt nát, mà còn thành xứng đáng và không xứng đáng, giàu và nghèo. Đây không phải là sự phân loại được những kẻ thua cuộc tán thành. Nhưng họ chỉ có thể chứng tỏ mình không đáng phải nhận số phận dành cho mình bằng cách mạnh lên thông qua công cuộc tiếp nhận nền văn minh mang tính phổ quát của châu Âu. Như thế, văn minh là điều kiện tiên quyết cho thành công của quốc gia. Ngược lại, thành công trong cuộc tranh đua giữa các quốc gia là bằng chứng của văn minh. Những khuôn mẫu về chủng tộc, khu vực, sắc tộc và dân tộc luôn là một phần trong cuộc tranh luận về nhân loại. Những tiêu chí đó có thể được chấp nhận như một kiểu tốc ký thuận tiện để ghi lại những khác biệt trong lối sống của các cộng đồng cụ thể. Chủ nghĩa duy lý không giảm bớt việc sử dụng các khuôn mẫu về chủng tộc hay dân tộc, mà diễn giải chúng theo những cách mới. Trong khi các nhà địa lý Ả Rập thời Trung cổ viết rằng người Slav và các giống người phương bắc khác nóng tính vì tính cáu gắt chiếm ưu thế trong khí chất của họ, các nhà duy lý lại đoạn tuyệt với thuyết tính khí để đề cao học thuyết về văn minh. Tử tước de la Jonquière tuyên bố vào năm 1881 rằng:“Người Ottoman cũng không ngoan cố chống lại văn minh hơn bất cứ quốc gia nào khác. Họ có những phẩm chất dân tộc mà người ta không thể tìm thấy ở những sắc tộc khác trong đế quốc: đó là sự thành thật và lịch sự. Sự ngu dốt mà họ bị đẩy vào, sự cuồng tín mà họ bị cuốn theo có thể thấy qua quá nhiều bằng chứng đẫm máu – tất cả những điều này nên được quy trách nhiệm cho những kẻ nắm trong tay vận mệnh của họ.” Đây là những ý tưởng thống trị tại phần lớn thế giới khi Mustafa Kemal Atatürk chào đời ở Salonica vào năm 1880/1881. Vào cuối thế kỷ XIX, nhà nước Ottoman đã hơn sáu trăm năm tuổi, và đã đến lúc thể hiện sự già cỗi của mình. Lịch sử của nhà nước này bắt đầu từ năm 1281, khi Osman, một thủ lĩnh (bey) có xuất thân Turcoman (Türkmen)(9), thừa kế một tiểu quốc ở tây bắc Tiểu Á và bắt đầu bành trướng ra các vùng đất thuộc về quốc gia Byzantine(10) láng giềng. Về phía đông lãnh địa chính của Osman, vùng cao nguyên trung tâm Tiểu Á trước đó đã bị người Thổ Seljuk (viết theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại là Selçuk) chinh phục sau chiến thắng của họ trước người Byzantine tại Malazgirt năm 1071. Những kẻ chinh phục thoạt đầu gọi vùng đất này là Rum (hay Roman). Tên gọi Rumeli (đất Roma, Rumelia trong tiếng Anh) sau đó được dùng để chỉ những vùng Ottoman chinh phục ở châu Âu, và được gọi là Anadolu (Anatolia trong tiếng Anh, xuất phát từ Anatole trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là phía Đông) ở Tiểu Á. Người châu Âu nghĩ ra một cái tên đơn giản hơn. Tới cuối thế kỷ XII, họ bắt đầu gọi những vùng đất bị người Thổ chinh phục là Turkey (đầu tiên xuất hiện dưới tên Turchia trong tiếng Italia). Cái tên này đồng hành cùng những người kế nghiệp Osman Bey khi họ tiến vào châu Âu đầu thế kỷ XIV và bành trướng lãnh thổ ngày càng xa hơn về phía tây. Nhưng những kẻ chinh phục không gọi miền đất của họ là Thổ Nhĩ Kỳ hay bản thân họ là người Thổ. Họ xem mình là những người theo Hồi giáo, cai trị “miền đất của Hồi giáo” (darü’l-İslam, nghĩa đen là Ngôi nhà Hồi giáo), nơi họ đã thiết lập “nhà nước” (devlet, hay sau này được giới quan liêu gọi là Devlet-i-Aliyye, Nhà nước Tối thượng, hay Memalik-I Mahrusa, Lãnh địa Thần thánh được Bảo hộ). Nhà nước Ottoman mang tính Hồi giáo, phong kiến và trung cổ về nguyên tắc tổ chức. Chính quyền của nó được thiết lập dựa trên luật Hồi giáo (sharia, theo chính tả Thổ là şeriat), được bổ sung bằng các sắc lệnh hoàng gia (kanun) hay luật tục (örf) và phải căng ra, đôi khi đến mức phi lý, để đáp ứng các yêu cầu hằng ngày. Theo luật này, những người theo các tôn giáo độc thần không phải Hồi giáo phải chấp nhận sự cai trị của Hồi giáo để được bảo vệ và được tiến hành các hoạt động chung của cộng đồng. Ba cộng đồng phi Hồi giáo chịu lễ xưng tội chính – người Hy Lạp hay tín đồ Kitô giáo theo Chính thống giáo phương Đông, tín đồ Kitô giáo Armenia theo giáo phái Gregorian (Nhất nguyên) và người Do Thái – được biết đến như các millet, một khái niệm sau này mang ý nghĩa thế tục là dân tộc. Cho dù phạm vi của đế quốc Ottoman có thay đổi theo thời gian, hệ thống cộng đồng millet tự quản đem đến cho nó một tính chất đa sắc tộc, đa văn hóa vốn vắng mặt tại châu Âu do sự kiểm soát của Kitô giáo. Đúng là những người không theo Hồi giáo phải chịu đựng những hạn chế của nhà nước Ottoman, song họ có thể sống và thành đạt, một triển vọng hoàn toàn bị chối bỏ cho tới tận thời hiện đại với người Hồi giáo tại những vùng đất bị những nhà thống trị Kitô giáo tái chiếm, những người Do Thái nằm dưới sự cai trị này cũng chỉ được hưởng một cách bấp bênh. Các millet phi Hồi giáo là một yếu tố trong hệ thống chính quyền phức tạp. Mỗi người đều có một chủ nhân (sahip), người phải chịu trách nhiệm về hành vi của những ai mà người đó quản lý. Những kim tự tháp nhỏ tạo thành kim tự tháp lớn của nhà nước Ottoman, đứng đầu là sultan hay hoàng đế. Hoàng đế cai trị với quyền lực tuyệt đối, nhưng ở dưới luật thiêng liêng bất biến, để “bảo trợ cái thiện và ngăn cấm cái ác” và để duy trì công lý (adalet), điều này được xem như sự cân bằng hoàn hảo giữa các yếu tố cấu thành nhà nước. Hầu như trong suốt lịch sử nhà nước Ottoman, hệ tư tưởng chính thức của nó cũng chính là tôn giáo. Thông điệp của nó thật đơn giản: tuân theo Đấng Tiên tri và luật lệ của Ngài, và mọi việc sẽ tốt đẹp. Cho dù hoạt động thực tế của nhà nước mang tính thế tục hơn nhiều, hệ tư tưởng tôn giáo chính thức tác động lớn đến tư duy của những hoàng đế Hồi giáo đứng đầu nhà nước. Vì họ sở hữu chân lý được mặc khải vốn đã chứng tỏ giá trị của nó trong sự mở rộng quyền lực Ottoman, họ rất miễn cưỡng lắng nghe những kẻ vô đạo về bất cứ điều gì ngoại trừ các lời khuyên về kỹ thuật. Khi làm như thế, họ phải giấu kín mục đích của mình. Trong mọi trường hợp, hệ tư tưởng chính thức của nhà nước là một chướng ngại cho cải cách. Sự bảo thủ không chỉ giới hạn trong hệ tư tưởng của chính quyền. Y học theo trường phái Hippocrates, thiên văn học và địa lý học theo Ptolemy, cũng như các lĩnh vực khoa học thời Trung cổ khác đã lưu lại ở nhà nước Ottoman rất lâu sau khi chúng đã bị, đầu tiên là điều chỉnh, sau đó là loại bỏ ở Tây Âu. Những người biện hộ cho Hồi giáo luôn lý luận rằng Hồi giáo không mâu thuẫn với tư duy con người. Hơn thế, đặc biệt vào thời hiện đại, họ khăng khăng cho rằng Hồi giáo là tôn giáo duy lý nhất trong mọi tôn giáo. Dẫu vậy, thực tế vẫn là Hồi giáo chính thống tại Ottoman đã trì hoãn sự phổ biến những kiến thức mới có được dựa trên nền tảng tư duy. Nhưng không gì có thể chặn đứng được dòng chảy của những kiến thức mới. Người Ottoman rất sẵn sàng sử dụng công nghệ quân sự của châu Âu. Nhưng ngoài lĩnh vực quân sự, sự du nhập các ý tưởng và phương pháp của châu Âu rất chậm chạp. Mãi tới năm 1727, một người Hungary có nguồn gốc ở Transylvania, người đã cải từ Nhất nguyên luận sang Hồi giáo, mới có thể thiết lập tại Istanbul xưởng in đầu tiên sử dụng chữ cái Ả Rập. Nó bị đóng cửa sau vài năm, và nghề in lại phải gây dựng lại muộn hơn. Đúng là những thay đổi trong sản xuất đôi lúc lan tỏa nhanh chóng. Việc trồng trọt các giống cây mới – khoai tây, ngô, thuốc lá – trở nên phổ biến trên lãnh thổ Ottoman. Nhưng việc tổ chức xã hội, bao gồm cách thức tổ chức lực lượng vũ trang, tiếp tục theo phương thức cổ xưa cho tới tận thế kỷ XIX. Tư duy cầm quyền tuy thường thực dụng trong những sự vụ hằng ngày, vẫn mang tính chất trung cổ về những giá trị tham chiếu mà nó sử dụng. Như các học giả Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay thường nói, Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ có thời Phục hưng. Vào năm 1529 và một lần nữa vào năm 1683, quân đội Ottoman vây hãm Vienna; đến năm 1878, quân Nga đóng trại bên ngoài thủ đô Istanbul của Ottoman. Những tri thức mới đã tạo nên sức mạnh quân sự, chính trị và kinh tế cho Nga, quốc gia này sau đó trở thành lực lượng chính đào huyệt chôn nhà nước Ottoman. Tổ chức và quy định trong quân đội và hải quân của các Sa hoàng triều đại Romanov, cùng sự giàu có, trước hết từ nông nghiệp, và sau đó từ công nghiệp – đạt được nhờ sử dụng kỹ nghệ Tây Âu – đã bỏ xa nguồn lực của nhà nước Ottoman với khoảng cách ngày càng lớn kể từ thế kỷ XVIII. Những bản kiến nghị đầu tiên thúc giục cải cách được các quan chức Ottoman thảo ra vào thế kỷ XVIII. Nhưng đã có rất ít điều được thực hiện cho đến khi người Nga tràn xuống Biển Đen. Sau đó, vào năm 1789, năm diễn ra Cách mạng Pháp, một sultan cải cách, Selim III, lên ngôi tại Istanbul và bắt tay vào xây dựng một quân đội hiện đại, như một phần trong trật tự mới (nizam-I cedit) của ông. Selim III chịu ảnh hưởng từ tấm gương của Pháp, phần lớn từ nỗi sợ về an nguy của lãnh thổ, một nỗi sợ sớm tìm thấy lý do chính đáng khi Napoleon tấn công Ai Cập nhân danh Cộng hòa Pháp vào năm 1798. Mối liên hệ giữa Ottoman và người Pháp có lịch sử lâu dài. Nó bắt đầu từ liên minh thiết lập năm 1541 giữa Sultan Süleyman I(Suleiman Huy Hoàng) và Vua Francis I của Pháp nhằm chống lại Hoàng đế Charles của gia tộc Habsburg. Thỏa ước của liên minh này cho phép các thương gia và cư dân Pháp tại Ottoman được hưởng các đặc quyền, sau này được mở rộng áp dụng cho các nhà nước châu Âu khác, theo đó người châu Âu tại Ottoman được đặt bên ngoài hệ thống tư pháp bản địa. Thoạt đầu thỏa ước này được thực hiện một cách chủ động như một phương thức thúc đẩy thương mại, nhưng sau đó nó khiến người Ottoman phẫn nộ, trong khi người châu Âu khăng khăng duy trì chúng như một cách bảo vệ công dân của họ trước sự chuyên quyền của một nhà nước châu Á lạc hậu. Selim III bị phế truất, rồi sau đó bị giết trong một cuộc bạo loạn được ủng hộ rộng rãi của lực lượng Janissary, vốn là những binh lính nô lệ của sultan mà sau đó đã trở thành đội cận vệ hoàng gia, và không thể khống chế được. Các nhân sĩ địa phương cố gắng giành lấy khoảng trống quyền lực. Nhưng họ đã bị Mahmut II đánh bại, ông đập tan và tàn sát lực lượng Janissary vào năm 1826, sau đó bắt tay vào quá trình cải cách mang tính phương Tây hóa mà rồi sẽ được những người kế vị ông tiếp tục. Những cải cách này, được gọi chung là Tanzimat (sự thiết lập trật tự), lên tới đỉnh điểm cùng với sự ra đời của Hiến pháp Ottoman năm 1876 vào đầu thời trị vì của Abdülhamit II. Mặc dù sau mười lăm tháng, sultan đã đình chỉ vô thời hạn các kỳ họp của nghị viện, nhưng công cuộc hiện đại hóa giáo dục, giao thông liên lạc và hành chính tiếp tục được tiến hành trong thời kỳ cai trị chuyên chế của ông. Đến cuối thế kỷ XIX, nhà nước Ottoman đã phát triển một bộ máy quân sự và hành chính dân sự dựa trên mô hình châu Âu. Quyền lực được chuyển từ các nhóm truyền thống – lực lượng Janissary, lãnh chúa phong kiến, các ulema (chức sắc Hồi giáo), phường hội, trí thức – sang một bộ máy quan liêu kiểu châu Âu. Những tiến bộ về giao thông liên lạc – như việc xây dựng những tuyến đường sắt đầu tiên và thiết lập một hệ thống điện tín hiệu quả – cho phép bộ máy quan liêu thi hành các mệnh lệnh của sultan và các bộ trưởng chu đáo hơn bất cứ thời kỳ nào trước đó. Nhà nước Ottoman đã luôn có quan hệ thương mại với thế giới. Đến cuối thế kỷ XIX, nó đã hòa nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu nhờ mạng lưới giao thông liên lạc tốt hơn, thuế suất hải quan thấp hơn và các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, nhà nước Ottoman trở nên tương đồng, ít nhất là bề ngoài, với các láng giềng phía tây và phía bắc của nó – các đế quốc Áo – Hung và Nga. Như các nước này, nó cũng là một quốc gia đa dân tộc. Như các nước này, Ottoman là một triều đại, được cai trị bằng bộ máy quan liêu. Tương tự như hai quốc gia láng giềng, đế quốc Ottoman bị đe dọa nhiều nhất không phải bởi chính quyền hoạt động kém mà bởi sự liên kết giữa các đối thủ bên ngoài và các phong trào ly khai, vốn giành được sự ủng hộ của các dân tộc bị trị trong nước. Nhưng vẫn còn sự khác biệt này: không chỉ những người đứng đầu đế quốc, mà cả cộng đồng dân tộc gốc của những người này tại Áo – Hung và, ở mức độ thấp hơn, tại Nga, đã được giáo dục về các tư tưởng mới. Ngược lại, tại đế quốc Ottoman, trong khi những người đứng đầu nhà nước đã được khai sáng, đông đảo cộng đồng Hồi giáo, những người cấu thành giai cấp thống trị bất chấp các cải cách, vẫn duy trì những thói quen xưa cũ trong tình trạng lạc hậu. Đối lập hẳn với cách nhìn nhận của các nhà cải cách theo Hồi giáo và đúng như chỉ trích của những người khuấy động chủ nghĩa dân tộc trong các cộng đồng bị trị, không phải nhà nước Ottoman mà chính cộng đồng Hồi giáo đã tụt hậu với thời đại. Nhà nước Ottoman đã duy trì tính chất đa dân tộc trong suốt quá trình tồn tại. Văn minh Ottoman là sản phẩm chung của những cộng đồng tôn giáo và ngôn ngữ khác biệt cùng tồn tại trong một xã hội, trong khi vẫn duy trì những đặc tính của mình. Đúng là các cộng đồng phi Hồi giáo không phải luôn bằng lòng với thân phận lệ thuộc của mình. Nhất là tại Balkan, những bất bình về ruộng đất hầu hết có khía cạnh sắc tộc, vì các chủ đất lớn đều là người theo Hồi giáo. Các thương gia và nhà buôn Kitô giáo lại có những bất bình khác về việc họ không có một địa vị chính trị tương xứng với sự giàu có. Thường thì đoàn kết tôn giáo vượt lên sự trung thành với Đế chế Ottoman, như việc những người Ottoman theo Kitô giáo tìm kiếm sự bảo vệ từ các cường quốc Kitô giáo châu Âu, và đôi khi đứng về phía họ trong chiến tranh. Nhưng ngay cả những người theo Hồi giáo – người Kurd, người Ả Rập và các tổng trấn Ottoman địa phương, khi muốn củng cố quyền tự chủ của họ – cũng sẵn sàng trở cờ ủng hộ các kẻ thù của sultan. Có thể thấy người theo Hồi giáo và người không theo Hồi giáo chiếm tỷ lệ khác nhau trong các vùng của đế quốc. Nhưng vẫn tồn tại một số đặc trưng địa lý và ngành nghề nhất định. Người Slav, Vlach (Rumani) và người Albani theo Kitô giáo hợp thành phần lớn số nông dân trên bán đảo Balkan. Người Hy Lạp tập trung ở các vùng ven biển, ngoại trừ cộng đồng người Hy Lạp theo Chính thống giáo nói tiếng Thổ (được gọi là Karamanli), cư trú ở trung tâm Anatolia, trong khi có thể tìm thấy cộng đồng thương nhân Hy Lạp ở phần lớn các thành phố. Người Armenia bắt đầu tỏa ra khỏi bản quán của họ ở miền đông cao nguyên Anatolia từ cuối thời Byzantine. Dưới thời Ottoman, họ cung cấp phần lớn thợ thủ công và thương nhân cho vùng Anatolia. Các công trình kiến trúc, đồ sứ, sản phẩm dệt của Ottoman – những lĩnh vực mà nhà nước Ottoman đóng góp cho văn minh thế giới – phần lớn được thợ thủ công Armenia tạo dựng và sản xuất. Thương nhân Armenia tham gia tích cực vào hoạt động thương mại trên đất liền với châu Á, và nói chung họ giữ địa vị cao tại Anatolia. Có những cộng đồng Do Thái ở phần lớn các thành thị buôn bán ở vùng Balkan và Anatolia. Istanbul – nơi vị Chánh Giáo sĩ (hahambaşi) được chính quyền Ottoman giao trách nhiệm quản lý toàn bộ người Do Thái trên khắp đế quốc, dù điều này trái ngược với truyền thống cộng đồng tự quản của người Do Thái – tập trung một cộng đồng lớn; tương tự là Salonica và İzmir (Smyrna). Phần lớn người Do Thái, ngoại trừ tại các tỉnh nói tiếng Ả Rập, là hậu duệ của những người tị nạn đến từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, họ được đón nhận tại đế quốc Ottoman sau khi bị các vị vua Công giáo trục xuất. Những người Do Thái phát triển thịnh vượng trong thời kỳ huy hoàng của Ottoman, sau đó sa sút khi người theo Kitô giáo nắm quyền kiểm soát hoạt động thương mại với châu Âu Kitô giáo, và chỉ vươn lên trở lại vào nửa sau thế kỷ XIX, khi cộng đồng của họ có thêm sức sống mới từ sự truyền bá các tư tưởng mới, chủ yếu từ Pháp, và bắt đầu thay thế các đối thủ cạnh tranh vốn là những người theo Kitô giáo ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn do bị nghi ngờ về lòng trung thành. Mức hòa lẫn vào nhau của các cộng đồng tôn giáo khác nhau thay đổi tùy vào thời gian và địa điểm. Họ thường cùng làm việc, trong khi sống ở những khu dân cư hay làng tách biệt nhau. Luật şeriat cho phép đàn ông theo Hồi giáo được lấy vợ theo Kitô giáo hoặc người Do Thái, nhưng không cho phép đàn ông không theo Hồi giáo lấy phụ nữ theo Hồi giáo. Cải đạo sang Hồi giáo được hoan nghênh, nhưng cưỡng ép cải đạo bị cấm trên lý thuyết, và hiếm khi xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên, đã có hàng nghìn người cải sang Hồi giáo trong những thế kỷ bành trướng của đế quốc Ottoman. Những người này chủ yếu tới từ những cộng đồng bị gạt ra rìa dưới thời cai trị của Kitô giáo. Ở Balkan, phần lớn người theo Hồi giáo là hậu duệ của người Slav và Albani cải đạo. Trong cộng đồng Do Thái, có một làn sóng cải sang Hồi giáo quan trọng sau thất bại của phong trào Cứu thế do Sabetai Sevi lãnh đạo vào thế kỷ XVII. Những người ủng hộ ông, và sau đó cải đạo từ Do Thái giáo sang Hồi giáo, vẫn giữ lại cho tới gần đây một danh tính đặc thù trong cộng đồng Hồi giáo, và họ được gọi là dönme (những người cải đạo) hay Selânikli(những người đến từ Salonica). Nói chung, người theo Hồi giáo được nhà nước tuyển dụng, họ phục vụ trong vai trò binh lính hoặc công chức; họ cũng là chủ đất và nông dân. Những người không theo Hồi giáo phần lớn là thương gia, lái buôn, thợ thủ công và nông dân. Vì sự gần gũi về tôn giáo với Tây Âu, những người Ottoman theo Kitô giáo tiếp nhận các tư tưởng mới sớm hơn nhiều so với các đồng bào Hồi giáo của họ. Pháp luật và việc cai trị thực tế tại Ottoman phân loại dân chúng theo tôn giáo. Người theo Hồi giáo do đó được đối xử như một cộng đồng đơn nhất. Song cộng đồng này trên thực tế bị chia rẽ bởi ngôn ngữ và phong tục. Ở vùng Balkan, những ngôn ngữ chính được người theo Hồi giáo sử dụng là tiếng Albani, Serbo-Croat, Bulgaria, Hy Lạp và Thổ. Tại Anatolia, người Hồi giáo nói tiếng Thổ, tiếng Kurd, tiếng Ả Rập và các ngôn ngữ vùng Caucasus. Tiếng Thổ Ottoman – một ngôn ngữ hỗn hợp của Thổ, Ả Rập và Ba Tư – là ngôn ngữ hành chính chính thức của nhà nước. Về mặt xã hội, có sự tách biệt quan trọng giữa thành phố và nông thôn, giữa các cộng đồng định cư và du mục. Nhà nước chủ yếu hiện diện ở các đô thị. Vì thế người Ả Rập thành thị chịu sự kiểm soát của nhà nước, còn người Bedouin và người Kurd sống du mục thì nằm ngoài ảnh hưởng này. Chủ nghĩa ly khai không trở thành một mối đe dọa đối với sự thống nhất của nhà nước Ottoman cho tới tận đầu thế kỷ XIX. Nguồn gốc của nó là từ trong nước lẫn từ nước ngoài. Sự bất bình có nguồn gốc trong nước; còn lý tưởng dân tộc chủ nghĩa đến từ châu Âu. Những cuộc nổi dậy địa phương, theo đó là sự can thiệp của châu Âu – thường dưới hình thức những cuộc chiến tranh do Nga phát động – cho đến năm 1878 đã dẫn tới sự thành lập các nhà nước độc lập tại Hy Lạp, Rumani, Serbia và Montenegro. Bulgaria trở thành quốc gia tự trị và tiến tới độc lập hoàn toàn; Bosnia và Herzegovina nằm dưới sự quản lý của Áo – Hung, và Síp đặt dưới quyền quản lý của Anh. Tại châu Âu, nhà nước Ottoman bị thu hẹp lại chỉ còn các thuộc địa Albani, Macedonia và Thrace – những vùng lãnh thổ chạy thành một dải rộng từ biển Adriatic tới eo biển Thổ Nhĩ Kỳ. Tại châu Á, đế quốc Ottoman cai trị vùng Anatolia (ngoại trừ một góc vùng đông bắc nhượng cho Nga năm 1878) và các vùng đất Ả Rập. Ai Cập về lý thuyết chịu sự cai trị của Ottoman, nhưng trên thực tế đã rời khỏi tay các sultan sau khi triều đại Muhammad Ali được thiết lập vào đầu thế kỷ XIX. Tuy nhiên, người Ottoman vẫn kiểm soát Lybia (Tripolitania và Cyrenaica), trực tiếp hoặc thông qua các thủ lĩnh địa phương. Vào năm 1893, một cuộc điều tra dân số Ottoman, ngoại trừ Lybia cùng các vùng lãnh thổ không còn đặt dưới sự quản lý trực tiếp của sultan, cho biết dân số của đế quốc là 17 triệu người. Chắc chắn con số này thấp hơn thực tế, vì rất nhiều người tránh đăng ký nhân khẩu do sợ bị đánh thuế và gọi đi quân dịch, và quan trọng hơn thế, vì nhiều phụ nữ không được tính đến do phong tục địa phương không cho phép. Nhưng đây là con số tốt nhất chúng ta có về dân số của đế quốc, và dân số của các cộng đồng tôn giáo bên trong nó, quanh thời điểm Atatürk ra đời. Trong số 17 triệu người, khoảng 12,5 triệu là người theo Hồi giáo. Phần còn lại, có hơn 2 triệu người Hy Lạp, gần một triệu người Bulgaria, hơn một triệu người theo giáo phái Gregorian, cùng 150.000 người theo Công giáo và 37.000 người theo Tin lành Armenia, 180.000 người Do Thái và khoảng 240.000 người ngoại quốc (phần lớn là người bản địa có hộ chiếu nước ngoài). Trong phần lãnh thổ Ottoman tại châu Âu (ngoại trừ Istanbul, các khu ngoại ô của nó và các đảo trên biển Aegea), theo cuộc điều tra dân số, có 1,4 triệu người theo Hồi giáo trên tổng dân số 3,1 triệu người. Phần lớn thần dân Hồi giáo của sultan sống ở châu Á. Các con số thống kê chính thức không nói gì đến tiếng mẹ đẻ của các cư dân, theo hiểu biết chung thì phần lớn người nói tiếng Thổ tập trung ở Anatolia. Anatolia, vùng lãnh thổ Byzantine đầu tiên bị người Thổ Selçuk chinh phục, vẫn là trung tâm của người Thổ khi các thế kỷ Ottoman đi đến hồi kết. Vào cuối thế kỷ XIX, cộng đồng Hồi giáo cai trị của đế quốc Ottoman chìm trong nỗi lo lắng. Đế quốc của họ đã suy sụp suốt hai thế kỷ. Mỗi khi một tỉnh bị mất, những làn sóng người theo Hồi giáo tị nạn lại ùa vào những phần lãnh thổ còn lại của sultan. Ở Balkan, cuộc tháo chạy quy mô lớn đầu tiên của người theo Hồi giáo diễn ra sau cuộc nổi dậy của Hy Lạp năm 1821 và sự thành lập vương quốc Hy Lạp dưới sự bảo vệ của châu Âu vào năm 1830. Đợt di cư của người theo Hồi giáo này vẫn chưa là gì so với dòng người tị nạn trong thời gian diễn ra chiến tranh Nga – Thổ (1877-1878) và sau cuộc chiến. Người theo Hồi giáo đổ về từ Bulgaria(11), vùng đất đã giành được độc lập về mọi mặt trừ danh xưng chính thức. Họ cũng đến từ Thessaly, vùng bị nhượng cho Hy Lạp, một quốc gia không tham chiến nhưng được các cường quốc châu Âu cho là xứng đáng được bù đắp từ những quyền lợi mà các quốc gia tham chiến thu được. Còn có thêm người Hồi giáo tị nạn tới từ các vùng đất bị Nga chinh phục khi quốc gia này tiến đánh phía nam. Cho dù phần lớn các lãnh thổ này mới chỉ đặt dưới sự cai trị của Ottoman một thời gian ngắn, cư dân tại đây coi đế quốc Ottoman như người bảo trợ và nơi trú ẩn của họ. Đầu tiên là hàng trăm nghìn người Tartar nói tiếng Thổ đến từ Crimea và vùng thảo nguyên xung quanh, sau đó là phần lớn người Circassia và Abkhazia từ miền tây Caucasus, và một lượng lớn người Chechen từ các triền núi phía bắc dãy Caucasus, người Lezgis và các tộc người Daghistanis khác từ vùng sườn núi phía đông, và người Georgia theo Hồi giáo từ Transcaucasia. Một người cùng thời ít tuổi hơn Mustafa Kemal Atatürk, nhà văn Thổ Şevket Süreyya Aydemir, sinh ra trong một khu trại tị nạn ở ngoại ô Edirne (Adrianople), đã viết trong hồi ký: Tôi được sinh ra giữa một cuộc chiến tranh – chiến tranh Thổ – Hy Lạp năm 1897. Đó không phải là những năm yên bình mà vô cùng nặng nề với một thế kỷ đẫm máu, phức tạp… Nơi ở của chúng tôi là một khu dành cho người tị nạn. Những dòng người tị nạn phiêu dạt bị giày xéo bởi chiến tranh và những cuộc tàn sát từ Crimea, Dobruja và hai bên bờ sông Danube đã từng bước bị dồn về đây, khi quân đội thất bại hết lần này đến lần khác trong một trăm năm mươi năm, trong hai trăm năm, và khi biên giới co dần lại… Trong khu vực dành cho người tị nạn của chúng tôi, mỗi gia đình tới từ một nơi khác nhau, và mỗi gia đình lại có một câu chuyện khác nhau để kể về những nơi họ đã dừng chân hay nơi họ đã chạy trốn khỏi. Ngày qua ngày, lượng người tăng dần khi những người tị nạn mới vượt biên giới. Khi họ rời bỏ nhà cửa, đất đai, nơi chôn nhau cắt rốn của mình; những người mới đến này chất lương thực, dụng cụ nấu ăn, chăn đệm lên những cỗ xe bò và lên đường. Phụ nữ và trẻ con ngồi trên đống đồ đạc. Những đoàn lữ hành khốn khổ là hậu duệ của những đội quân chinh phạt đã định cư ở Balkan, bên bờ sông Danube và xa hơn nữa, những đội quân đó đã xây dựng nên những thành phố, lâu đài và làng mạc… Khắp nơi, người theo Hồi giáo bị ám ảnh bởi ý nghĩ họ đã đánh mất nhà nước (devlet elden gidiyor, “nhà nước đang tuột khỏi tay chúng ta”, hay trong trường hợp của những người Thổ đã đón nhận tinh thần của Cách mạng Pháp, vatan elden gidiyor, “tổ quốc đang tuột khỏi tay chúng ta”). “Làm thế nào để cứu lấy quốc gia?” là câu hỏi mà những người Hồi giáo đã tự vấn. Nhưng khi những nhà cải cách Ottoman cố gắng cứu lấy lãnh thổ quốc gia bằng cách đón nhận các biện pháp theo hướng châu Âu, thì những người Hồi giáo thủ cựu nhìn thấy một mối đe dọa khác, đó là việc tôn giáo truyền thống của họ có thể bị mất đi (din elden gidiyor, “tôn giáo [của chúng ta] đang tuột khỏi tay chúng ta”). Nỗi bất an của người Hồi giáo đặc biệt rõ tại Macedonia. Tỉnh này, ngoại trừ thành phố chính Salonica và bán đảo Chalcidice nằm phía nam nó, đã bị gộp vào Đại Bulgaria theo Hiệp ước San Stefano (Ayastefano, ngày nay là Yeşilköy trong tiếng Thổ) do Nga áp đặt năm 1878. Khi hiệp ước được tái xét tại Hội nghị Berlin vài tháng sau đó, chủ yếu do sự chống đối của Anh trước sự mở rộng đột ngột tầm ảnh hưởng của Nga, Macedonia được trả lại cho nhà nước Ottoman, người theo Hồi giáo ở đây không khỏi cảm thấy sự ân xá này chỉ là tạm thời. Cảm giác đó được khẳng định qua sự bùng nổ chiến tranh du kích ở Macedonia. Phong trào này được lãnh đạo bởi Tổ chức Cách mạng Nội địa Macedonia (IMRO), thành lập năm 1893. IMRO thu hút người ủng hộ từ cộng đồng người Macedonia nói tiếng Slav theo Chính thống giáo phương Đông, vốn là những người mang nỗi bất bình một phần vì nguyên nhân sắc tộc, một phần vì đất đai. Khẩu hiệu của tổ chức này là “Macedonia cho người Macedonia”, và cương lĩnh chính thức của nó là nhằm thành lập một vùng Macedonia tự trị nằm trong một liên bang Balkan. Nhưng nếu xét về vấn đề một dân tộc Macedonia thực sự có tồn tại hay không, thì rất không chắc chắn. Thứ ngôn ngữ Slav được sử dụng tại tỉnh này hầu như không khác gì tiếng Bulgaria, và những người theo chủ nghĩa dân tộc Bulgaria từ chối thừa nhận sự tồn tại của một dân tộc Macedonia riêng rẽ. Dù vậy, tình báo quân sự Bulgaria vẫn cộng tác với IMRO với hy vọng hiện thực hóa giấc mơ Đại Bulgaria, được hứa hẹn ở San Stefano để rồi bị tước đoạt tại Berlin. Nhìn thấy ở IMRO một công cụ cho chủ nghĩa bành trướng Bulgaria, các cơ quan tình báo Hy Lạp và Serbia tìm cách chống lại bằng cách tổ chức các nhóm du kích của riêng họ để cổ súy cho tuyên bố chủ quyền của họ với tỉnh này. Nhưng vì mỗi nhóm đều chống lại tất cả các nhóm khác – các nhóm dân tộc chủ nghĩa theo Kitô giáo chống lẫn nhau và chống chính quyền Ottoman, trong khi tất cả cùng khủng bố cư dân địa phương, nên mọi thành phần trong cuộc đều dõi theo động tĩnh của các cường quốc châu Âu. Chính các nước này đã áp đặt hiệp ước Berlin, và lúc này đang gây sức ép, riêng rẽ hoặc bằng nhiều hình thức liên kết khác nhau, đòi hỏi cải cách ở những vùng lãnh thổ của Ottoman. Nhất là trong cộng đồng Hồi giáo, có một nỗi lo sợ lan rộng trước những mưu toan và quyết định của các cường quốc. Kể về những ngày đi học tại Edirne, Şevket Süreyya Aydemir viết: Khái niệm của chúng tôi về các cường quốc [khái niệm düvel-I muazzama trong tiếng Thổ Ottoman cũng có thể được hiểu là “những sức mạnh khổng lồ”] rất mơ hồ. Nhưng điều chúng tôi hiểu và tin tưởng là mọi thứ các cường quốc muốn đều có hại cho quốc gia Ottoman của chúng tôi. Nói cho cùng, thậm chí ngay tại thành phố Edirne của chúng tôi, các lãnh sự của các cường quốc, khi diễu qua đường phố trên xe của họ, cũng như các kavases [lính gác được tuyển mộ tại chỗ, thường là người gốc Montenegro] tại các lãnh sự quán khi đi bộ trên đường phố trong bộ quân phục có những dải viền vàng của họ, luôn nhìn xuống chúng tôi như thể họ ở trên đỉnh cao ngất. Người Hồi giáo phản ứng lại mối đe dọa bằng cách cố gắng củng cố nhà nước của họ cũng như bắt chước các nước Kitô giáo láng giềng. Tác giả kể trên nhớ lại: Trò chơi ưa thích nhất của chúng tôi là chơi thành các toán [çete: toán du kích; çeteci, băng cướp] và các tổ chức [komite, hội kín; komiteci hay komitaci, thành viên hội kín và nói rộng ra là phần tử khủng bố theo chủ nghĩa dân tộc]. Trước hết, chúng tôi chọn ra các kaptan [từ tiếng Hy Lạp kapetanios, chỉ huy] và voivoda [một từ Slav dùng cho thủ lĩnh quân sự]… từ những đứa khỏe mạnh, can đảm nhất trong đám trẻ con, sau đó chia thành các nhóm. Những đứa trẻ tham gia trò chơisẽ lộn ngược vành mũ lên để trông chúng giống như những cái mũ lông (kalpak) mà đám cướp Hy Lạp và Bulgaria hay đội… Thay cho dao và súng, bọn trẻ giắt que và các mảnh gỗ vào thắt lưng, và thay cho bom, chúng nhét đầy đá vào túi quần và xắc. Một thứ văn hóa bạo lực lan tràn khắp đế quốc Ottoman. Nó là sản phẩm của các phong trào châu Âu đầy bạo lực – ví dụ các hội kín carbonari tại Italia, sau đó là những kẻ vô chính phủ – hòa trộn với thói quen bất chấp luật pháp bản địa. Súng, dao, lựu đạn trở thành những vật mang tính biểu tượng. Chúng được dùng trong các buổi lễ nhập môn bí mật, kết hợp một cách phi lý với cây thánh giá, Kinh Thánh và kinh Koran; chúng xuất hiện trong biểu tượng của các tổ chức bí mật theo chủ nghĩa dân tộc và trên bìa sách vở của họ. Nhưng có một sự khác biệt giữa các cộng đồng Kitô giáo và Hồi giáo: trong nhóm thứ nhất, chủ nghĩa dân tộc, mặc dù vốn là một phong trào thế tục, kết hợp với tôn giáo, và giới tăng lữ thường cổ vũ, thậm chí tham gia vào các hành động bạo lực; còn trong cộng đồng Hồi giáo, chủ nghĩa dân tộc phát triển trong thế đối lập với tôn giáo. Các giáo sĩ Hồi giáo đại diện cho toàn bộ cộng đồng Hồi giáo (ümmet) chứ không phải cho các quốc gia hình thành từ đó. Mặt khác, các Nhà thờ Chính thống giáo phương Đông của Hy Lạp, Serbia và Bulgaria, cũng như Nhà thờ Gregorian của người Armenia vào cuối thế kỷ XIX đã trở thành nguồn truyền tải các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trong mỗi cộng đồng. Bị các kẻ thù bên ngoài và bên trong gây sức ép nặng nề, cộng đồng Hồi giáo cũng bị đe dọa bởi sự giảm sút về số lượng. Điều này một phần là hệ quả của chiến tranh, vì người theo Hồi giáo, ngoại trừ Istanbul và một số khu vực miễn trừ, phải chịu quân dịch; trong khi người không theo Hồi giáo, theo nguyên tắc, không phục vụ trong các lực lượng vũ trang Ottoman. Một lý do khác cho sự suy giảm tương đối dân số Hồi giáo là sự lạc hậu của họ với các kiến thức châu Âu, đặc biệt là kiến thức y tế. Điều này dẫn tới tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao hơn. Phần lớn bác sĩ và dược sĩ không phải là người theo Hồi giáo, và phần lớn người theo Hồi giáo vẫn trông cậy vào y học theo truyền thống Hippocrates hay y học dân gian. Sự nghèo đói, đi kèm với lạc hậu, cũng làm giảm các tiêu chuẩn sức khỏe. Mustafa Kemal Atatürk ra đời dưới thời trị vì của Abdülhamit II, vị sultan Ottoman cuối cùng cai trị với quyền lực chuyên chế. Abdülhamit lên ngôi năm 1876 ở tuổi 34, khi một cơn khủng hoảng trong nước cùng một cơn khủng hoảng quốc tế đang đe dọa, không phải lần đầu tiên, sự tồn vong của nhà nước. Năm 1875, nông dân Kitô giáo đã nổi dậy ở Bosnia – Herzegovina. Năm 1876, sự kích động của những người theo chủ nghĩa dân tộc dẫn tới một cuộc nổi dậy của người Bulgaria, cuộc nổi dậy bị đàn áp với tổn thất cực lớn về người. Vụ tàn sát dân cư Bulgaria tại các làng mạc do dân quân Hồi giáo thực hiện đã khiến công luận Nga, Anh và nhiều nước khác phẫn nộ. Những chính khách tìm cách duy trì nhà nước Ottoman vì vậy trở nên yếu thế. Các cường quốc châu Âu đòi hỏi cải cách lập tức. Một đảng lập hiến, vốn đã nắm giữ đến những chức vụ cao nhất trong hệ thống quan liêu Ottoman, cố gắng chống lại các đòi hỏi về quyền tự trị được nước ngoài ủng hộ bằng cách cổ súy việc tự nguyện cải cách trên toàn đế quốc. Giới quan liêu Ottoman theo tư tưởng tự do tự thuyết phục rằng một chính quyền nghị viện dưới nền quân chủ lập hiến sẽ giúp thống nhất quốc gia và thỏa mãn những chỉ trích từ nước ngoài. Đồng thời cũng có sự kích động về tôn giáo mạnh mẽ trong cộng đồng Hồi giáo chống lại người nước ngoài và chính quyền bất lực trong nước. Abdülhamit II lên ngôi với tư cách là ứng cử viên của đảng lập hiến. Hiến pháp Ottoman đầu tiên được công bố đúng lúc vào ngày 23 tháng Mười hai năm 1876, và nghị viện được triệu tập ngày 19 tháng Ba năm 1877. Nhưng thay vì xoa dịu người Nga, nghị viên chỉ đẩy nhanh thêm lời tuyên chiến của Sa hoàng. Ngày 14 tháng Hai năm 1878, sau khi quân đội Ottoman đã bị Nga đánh bại, Abdülhamit giải tán nghị viện. Trong khi hiến pháp về lý thuyết vẫn còn hiệu lực, kể từ sau đó sultan cai trị quốc gia một cách chuyên chế. Nhiệm vụ đầu tiên của ông là tái thiết nhà nước Ottoman vốn đã đánh mất lãnh thổ cả ở châu Âu lẫn châu Á. Những điều kiện lúc đó rất khó khăn: đất nước tràn ngập người tị nạn, ngân khố trống rỗng, và sự tàn phá do các chiến dịch quân sự gây ra đã dẫn tới nạn đói ở nhiều vùng, nhất là miền đông Anatolia. Hòa bình nội quốc bị phá vỡ khi cuộc nổi dậy của những người theo chủ nghĩa dân tộc diễn ra trong cộng đồng Kitô giáo tại Macedonia và bắt đầu trong cộng đồng Armenia tại Anatolia. Abdülhamit giải quyết cuộc khủng hoảng bằng cách tận dụng những mâu thuẫn giữa các đối thủ bên ngoài và bên trong của ông. Ông dùng Nga chống lại Anh, và dùng Đức chống lại cả hai nước này. Ông thành lập các trung đoàn bộ tộc trong cộng đồng người Kurd theo mô hình lực lượng Cossack của Nga. Những trung đoàn này là một phương tiện để liên kết và mua chuộc các bộ tộc người Kurd vốn không thể kiểm soát nổi, và họ lại giúp kiểm soát những người theo chủ nghĩa dân tộc Armenia. Nhưng khi các cuộc tấn công của những người theo chủ nghĩa dân tộc Armenia dẫn tới bạo lực và thường là sự trả đũa không cân xứng từ cộng đồng Hồi giáo địa phương, thì cách thức giật dây ngấm ngầm của Abdülhamit vẫn không thể thay thế được sự cần thiết của một chính quyền ổn định vững chắc. Trong bất cứ trường hợp nào, Abdülhamit cũng quá dè chừng các vị bộ trưởng quyền lực để cho phép bộ máy hành chính được duy trì liên tục. Giữa Hội nghị Berlin năm 1878 và việc tái lập hiến pháp năm 1908, đã có mười tám lần thay đổi chính phủ ở Istanbul. Các tể tướng thường chỉ tại vị được vài tháng. Sau đó, họ được tạm nghỉ cho tới khi sultan quyết định lại viện đến sự phục vụ của họ. Số nạn nhân người Armenia trong làn sóng bạo lực lan rộng khắp Anatolia và bùng phát cả ở thủ đô trong những năm 1890 là chủ đề được tranh cãi dữ dội. Các sử gia Thổ Nhĩ Kỳ tính rằng có dưới 20.000 người Armenia và chừng 5.000 người Hồi giáo bị giết. Các tác giả Armenia và thân Armenia đưa ra con số cao hơn nhiều – 88.000 hoặc hơn thế. Thực tế là dân số Armenia về tổng thể tăng lên trong thời kỳ trị vì của Abdülhamit và ngay sau đó, nhưng mức tăng có lẽ thấp hơn so với người theo Hồi giáo và Hy Lạp, điều này cho phép phỏng đoán một con số nạn nhân thấp hơn, cho dù vẫn rất lớn. Dù thế nào đi nữa, chính việc đàn áp người Armenia đã khiến phương Tây Kitô giáo kết án Abdülhamit. Ông bị chỉ trích là Sultan Đỏ hay Sultan Khát máu bởi các chính trị gia, các nhà báo và họa sĩ biếm họa. Những lời châm biếm cay độc lan truyền tại địa phương, kể lại việc sultan than phiền rằng:“Ta nói trừng phạt; ta đâu có nói giết”, có lẽ đúng thực tế hơn. Tuy vậy, tầm quan trọng của vấn đề Armenia không nằm ở con số nạn nhân, mà ở mối hận thù được khơi dậy giữa người Armenia và cộng đồng Hồi giáo chiếm đa số đang chung sống. Quá trình cùng tồn tại ít nhiều bình lặng giữa người Armenia và người theo Hồi giáo, kéo dài hơn một nghìn năm, đã kết thúc chỉ trong một thế hệ. Abdülhamit là người đa nghi, khôn ngoan và đáng sợ. Nhưng ông không tàn bạo một cách vô cớ. Những đơn tố cáo của mật thám hay của những người cung cấp tin ồ ạt đổ về tòa án của sultan tại cung điện Yildiz, nằm ở triền đồi phía trên tòa cung điện bên bờ biển Dolmabahçe. Cung điện Dolmabahçe, được xây dựng bên bờ phía châu Âu của eo biển Bosphorus vào những năm 1853-1855 bởi một kiến trúc sư người Armenia cho Sultan Abdülmecit, có vẻ như mở ra với thế giới. Yildiz là một nơi trú ẩn khỏi Dolmabahçe. Sultan cùng các quan lại của ông biết quá rõ ai là những kẻ đang âm mưu và bất bình. Một số bị giam cầm trong các pháo đài tại các tỉnh, một số bị trục xuất, một số mất việc làm; rất nhiều trong số đó bị dụ dỗ quy phục bằng những lời đề nghị về chức vụ và chỗ ngồi mát ăn bát vàng. Vụ sát hại nhà hoạt động chính trị cải cách Mithat Paşa(12), được biết đến như cha đẻ của hiến pháp 1876, là một ngoại lệ. Bạn của Mithat Paşa, nhà thơ yêu nước đồng thời cũng là nhà báo Namik Kemal bị cầm tù vài tháng, sau đó được bổ nhiệm làm tổng trấn tại một trong những hòn đảo trên biển Aegea. Các nhân vật đối lập chạy trốn sang châu Âu thường quay về nước sau những cuộc thương thuyết với người của sultan. Abdülhamit là một bậc thầy về lôi kéo hơn là một bạo chúa khát máu. Việc mất đi Bulgaria, miền Nam Serbia, Bosnia-Herzegovina, Síp cùng sự xuất hiện của hàng nghìn người tị nạn đã làm tăng lượng người Hồi giáo trên phần lãnh thổ còn lại của Ottoman. Abdülhamit xây dựng chính sách của ông dựa vào họ. Ông cố gắng gia cố sự gắn kết giữa người Thổ, người Ả Rập, người Kurd và người Albani theo Hồi giáo quanh ngai vàng Ottoman. Ông tuyển mộ các quân sư người Ả Rập và lập ra trường học cho con trai các thủ lĩnh bộ tộc Ả Rập và Kurd. Ông củng cố thiết chế quan liêu của giới tu sĩ Hồi giáo và ủng hộ việc xây dựng các thánh đường. Sultan cũng đầu tư rất nhiều cho giáo dục, trong đó kết hợp giáo dục tôn giáo với các kiến thức mới từ châu Âu. Một hệ thống trường phổ thông, được chia thành dân sự và quân sự, và hướng tới các cơ sở giáo dục bậc cao chuyên biệt hơn, được thiết lập khắp đế quốc. Chúng được lập ra để đào tạo các công chức và quân nhân được khai sáng về tri thức nhưng mộ đạo. Tuy nhiên, một chương trình bao gồm giáo dục tôn giáo và những cuốn sách giáo khoa ngoại quốc được chuyển ngữ, cùng quá trình học tập trong không khí kỷ luật sắt, không khiến tất cả mọi người cùng ưa thích; và các trường học mới trở thành cái nôi cho những nhà cách mạng. Abdülhamit viện đến nhiều hơn bất cứ ai trong số các tiền nhiệm của mình danh xưng caliph (giáo chủ) mang tính tinh thần của sultan nhằm thu hút sự ủng hộ của những người ngoại quốc theo Hồi giáo. Caliph về lý thuyết là người kế tục Đấng Tiên tri Muhammad với tư cách thủ lĩnh của tất cả tín đồ Hồi giáo. Nhưng không phải tất cả những người theo Hồi giáo đều chấp nhận quyền sử dụng danh xưng này của sultan Ottoman, trong khi phần lớn những người chấp nhận lại hiếm khi để điều đó ảnh hưởng tới các hành động chính trị của họ. Chính tại các cường quốc châu Âu có nhiều cư dân Hồi giáo, như Anh, Nga, và Pháp – hay những nước như Đức và Italia, hy vọng giành được ảnh hưởng chính trị qua việc mở rộng sở hữu thuộc địa – danh xưng caliph của sultan được chú ý nhiều nhất, và dẫn tới mối lo ngại là ông đang theo đuổi một chính sách Liên Hồi giáo bất lợi đối với các quốc gia này. Đúng là Abdülhamit có cố gắng thu hút tình cảm của người theo Hồi giáo, vừa để củng cố vị trí, vừa để gây sức ép lên các cường quốc châu Âu; nhưng đó chỉ là một công cụ chính trị bên cạnh vô vàn công cụ khác, và những gì ông dành cho chủ nghĩa Liên Hồi giáo rất hạn chế và không hiệu quả. Việc xây dựng tuyến đường sắt Hejaz trong thời gian từ 1900 đến 1908 với nguồn vốn từ người theo Hồi giáo trong nước và hải ngoại có lẽ là thành tựu lớn nhất và cũng là biểu tượng cho chính sách Hồi giáo của Abdülhamit. Nhưng bên cạnh mục đích mộ đạo muốn nhanh chóng và an toàn đưa những người Hồi giáo hành hương tới các thành phố thiêng Mecca và Medina, tuyến đường sắt cũng nhằm củng cố quyền kiểm soát của trung ương với các tỉnh Ả Rập. Ác cảm với nó từ phía các bộ lạc Bedouin, những người đã sống bằng tiền bảo kê nhận được từ các đoàn lữ khách hành hương, cho thấy những hạn chế trên thực tế của tình đoàn kết Hồi giáo. Tiến triển về kinh tế lúc đầu chậm chạp, trùng với một cuộc khủng hoảng toàn cầu mang tính chu kỳ trong những năm cuối thế kỷ. Nhưng lòng tin của nước ngoài với nhà nước Ottoman dần được phục hồi. Quá trình trả các món nợ nước ngoài tích tụ lại, vốn bị ngừng từ năm 1876, bắt đầu trở lại vào năm 1879, ngay sau Hội nghị Berlin. Năm 1881, một Cục Quản lý Nợ công được thành lập tại Istanbul để làm nhiệm vụ chuyển vào túi các chủ nợ nước ngoài tiền từ một số loại thuế môn bài, chủ yếu là thuế thuốc lá. Cho tới ngày nay, người Thổ vẫn nghĩ về nợ công của Ottoman như một biểu tượng của sự kiểm soát thực dân lên nền kinh tế đất nước. Nhưng khi các chuyên gia nước ngoài tổ chức việc thu thuế và nợ, cùng lúc với việc kiểm soát quá trình tiêu thụ vụ mùa thuốc lá, họ cũng làm tăng thu nhập cho nhà nước và đặt nền móng cho một hệ thống thuế quan hiện đại. Dù chú trọng tới Hồi giáo, đế chế của Abdülhamit là giai đoạn lý tưởng cho người nước ngoài và cư dân phi Hồi giáo bản địa. Xung đột với người Armenia không làm chấm dứt việc sử dụng người Armenia tại các cơ quan công quyền, cũng không ảnh hưởng tới sự gia tăng mức giàu có của cộng đồng Armenia bên ngoài các khu vực trực tiếp bị ảnh hưởng bởi xung đột. Chiến thắng nhanh chóng của Abdülhamit trước Hy Lạp năm 1897 không tác động đến khoảng hai triệu thần dân gốc Hy Lạp của ông. Sự tăng lên của lượng người, vốn bắt đầu trước đó khi người Hy Lạp di cư sang từ vương quốc Hy Lạp mới giành độc lập nhưng vô cùng nghèo khó để tận dụng những cơ hội kinh tế được nhà nước Ottoman mở ra thông qua các cải cách Tanzimat, tiếp tục diễn ra dưới thời Abdülhamit. Zarifis, chủ ngân hàng gốc Hy Lạp của sultan, là biểu tượng cho quyền lực kinh tế của cộng đồng Hy Lạp, đã sử dụng sự giàu có của họ để xây trường học, câu lạc bộ và lập ra các tổ chức từ thiện, cũng như để mở rộng các mối liên kết của họ với thế giới bên ngoài. Các nhà truyền giáo nước ngoài cũng tăng cường hoạt động giáo dục của họ. Cộng đồng Do Thái hồi sinh nhờ vào các trường học do Alliance Israélite Universelle (Liên minh Do Thái Toàn cầu) lập ra. Năm 1893, Gabriel Arié, hiệu trưởng ngôi trường của liên minh tại İzmir, vốn tới từ Bulgaria, viết trong một ghi chép: Điều mà một người Bulgaria nhận thấy khi đặt chân tới Thổ Nhĩ Kỳ, trước mọi thứ khác, là không khí tự do. Dưới một chính quyền chuyên chế về mặt lý thuyết, thực tế người ta có thể tận hưởng nhiều tự do hơn hẳn so với trong một quốc gia lập hiến… Người ta gần như không cảm thấy có một chính quyền tồn tại… Sự vắng bóng của lực lượng cảnh sát phiền phức, của thuế má nặng nề, của những nghĩa vụ dân sự ở đây là điều các thần dân không theo Hồi giáo đánh giá cao… Giao thông liên lạc được cải thiện. Cơ sở hạ tầng như các bến cảng, tháp hải đăng và các trạm kiểm dịch được xây dựng. Trong khi các khoản quyên góp của người theo Hồi giáo cung cấp tài chính cho việc thi công tuyến đường sắt Hejaz, những công ty nước ngoài được ưu đãi xây dựng đường sắt ở khắp nơi trong đế quốc. Salonica được nối với Vienna, và mạng lưới đường sắt châu Âu năm 1889, Istanbul năm 1890. Hơn 1.600 kilômét đường sắt đã được các công ty Anh và Đức xây dựng ở Anatolia sau năm 1878. Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông phân phối và xuất khẩu nông sản, nhất là ở vùng Aegea. Sản xuất tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Thành tựu quan trọng nhất của Abdülhamit là đem đến cho đế quốc Ottoman một thời kỳ hòa bình. Cuộc chiến với Hy Lạp năm 1897 là cuộc chiến duy nhất ông tiến hành. Đúng là có những cuộc nổi dậy của chủ nghĩa dân tộc và những hoạt động cướp bóc ở quy mô địa phương, nhưng trật tự và hiệu quả điều hành của chính quyền đã được cải thiện. Kết quả là, theo như lời nhà nhân khẩu học người Mỹ Justin McCarthy, “Từ năm 1878 đến năm 1912, vùng Anatolia của Ottoman có mức tăng trưởng dân số ổn định. Dân số Hồi giáo tăng gần 50 phần trăm. Dân số gốc Armenia có lẽ tăng với tốc độ hơi chậm hơn, và dân số gốc Hy Lạp tăng nhanh hơn, nhưng về tổng thể số dân theo Kitô giáo có mức tăng tương đương với dân cư Hồi giáo.” Tuy vậy, tiến bộ đạt được dưới thời Abdülhamit trị vì không giải quyết được những vấn đề cơ bản mà nhà nước Ottoman phải đối diện. Thậm chí nó còn khiến chúng trầm trọng hơn, vì mức tiến bộ đạt được không đồng đều và trong mọi trường hợp đều tụt hậu xa so với bước tiến của phương Tây. Tác nhân chủ yếu tạo nên bước tiến, và cũng là những người hưởng lợi chính từ nó, là người ngoại quốc và các cộng đồng thiểu số không theo Hồi giáo. Đối tượng thứ hai có xu hướng nhìn nhận nhà nước Ottoman, nơi họ đang phát đạt, như một xiềng xích đối với năng lực của họ, một xiềng xích mà họ ngày càng nóng lòng muốn phá bỏ. Trở nên giàu có hơn không hề làm giảm nhiệt huyết của những người ly khai theo chủ nghĩa dân tộc. Ngược lại, nó cung cấp cho họ tiềm lực tài chính và các mối quan hệ với nước ngoài để phục vụ cho hoạt động của mình. Sự phân mảnh giữa các cộng đồng thể hiện cả trong phát triển xã hội và kinh tế. Vì thương mại và sản xuất phần lớn nằm trong tay cộng đồng không theo Hồi giáo, nên người theo Hồi giáo có vị trí rất khiêm tốn trong tầng lớp trung lưu và cả giai cấp công nhân mới xuất hiện vào nửa sau thế kỷ XIX. Mức cải thiện điều kiện sống của họ rất không đáng kể so với sự thịnh vượng hơn hẳn mà các láng giềng Kitô giáo của họ đạt được, và những đòi hỏi về chính trị cũng bắt nguồn từ thực trạng đó. Khi người theo Hồi giáo tiếp thu tri thức mới từ châu Âu, họ cũng dần chia sẻ cách nhìn nhận của người theo Kitô giáo hay người nước ngoài khi nhận thấy mình đang sống trong một quốc gia lạc hậu, mục nát. Riza Nur, một người Thổ theo chủ nghĩa dân tộc có sự nghiệp chính trị đầy biến động, thuật lại rằng sau khi tốt nghiệp bác sĩ quân y, ông được phân công tới biên giới Macedonia. Nhiệm vụ của ông là kiểm tra liệu bột mì nhập khẩu từ Bulgaria cho quân đội Ottoman có bị nhiễm độc và chứa các mầm bệnh chết người như đã được khẳng định trong đơn tố cáo gửi sultan hay không. Tới gặp Nazif Paşa, vị hiệu trưởng cao tuổi của trường y, để nhận nhiệm vụ, Riza Nur yêu cầu được cấp một kính hiển vi và các dụng cụ khoa học khác. Vị hiệu trưởng, đội chiếc mũ không vành kiểu cổ và mặc áo thụng đen dài “như một tổng quản cung điện”, chẳng hề để ý đến những yêu cầu đó. “Đó không phải là chuyện của cậu. Đi đến đó, đồ ngốc, và nhét lương vào túi. Dù thế nào đi nữa, cậu sẽ thấy các mầm bệnh nếu mở mắt đủ to.” Trong mắt tầng lớp những người Thổ trẻ tuổi có học thức đang lên, chế độ Hamidian đại diện cho sự ngu dốt, lạc hậu, tham nhũng và suy tàn. Họ không đánh giá cao khả năng lung lạc dân chúng của sultan. Khái niệm “quản lý vì lợi ích công” (idare-yi maslahat) của đế chế Ottoman chỉ nhận được sự nhạo báng. Bực dọc vì sự kiểm duyệt, lớp trẻ có học thức không hề ấn tượng với sự gia tăng của các ấn bản bách khoa toàn thư, báo chí hay sách. Các học viên quân sự và sĩ quan trẻ đặc biệt bất bình với chính sách quốc phòng của sultan. Các cuộc diễn tập không được tổ chức, và hạm đội bị neo giữ tại thủ đô vì, như người ta nói, sultan e sợ các âm mưu của giới quân sự. Nhưng ông cũng muốn giảm chi phí. Không giống các vị tiền nhiệm vung tay quá trán, Abdülhamit so đo từng xu. Khi quốc khố trống rỗng, lương bổng bị trả chậm. Điều này gây ra sự bất bình trong giới trung lưu Hồi giáo, vốn trông cậy gần như hoàn toàn vào công ăn việc làm do chính quyền cung cấp. Quân đội do các tướng lĩnh già chỉ huy, họ được chọn vì lòng trung thành và sự thận trọng. Song Abdülhamit thực sự có cố gắng cải thiện tổ chức quân sự sau thất bại năm 1878. Năm 1880, ông đề nghị Hoàng đế Đức trợ giúp huấn luyện quân đội. Một phái bộ quân sự Đức bắt đầu phục vụ Ottoman từ năm 1882, và trong khoảng thời gian từ năm 1883 đến năm 1895, trưởng đoàn cố vấn quân sự Đức, Tướng Colmar von der Goltz (Goltz Paşa), cải tiến quá trình huấn luyện sĩ quan, và cho dịch sang tiếng Thổ các sách hướng dẫn quân sự, tổng cộng đến hơn 4.000 trang. Những nỗ lực của ông mang lại kết quả thực tế là chiến thắng của Ottoman trước người Hy Lạp ở Thessaly năm 1897.(13) Giới trẻ Hồi giáo Thổ có học thức nhìn nhận chế độ Hamidian là một nền độc tài gây nguy hại cho sự tồn vong của nhà nước Ottoman, và đặc biệt là sự tồn tại của cộng đồng Hồi giáo cầm quyền; điều đó đã che lấp cho tới tận ngày nay một thực tế rằng đó là một thời kỳ tốt đẹp đối với những người không theo Hồi giáo (ngoại trừ một bộ phận cộng đồng Armenia), và cũng không tồi cho người theo Hồi giáo – dù là người Thổ, Ả Rập, Albani hay Kurd. Đế quốc Ottoman đa sắc tộc, nơi Mustafa Kemal Atatürk được sinh ra, đang lung lay, nhưng vẫn vận hành. Các du khách phương Tây đều mô tả đế quốc Ottoman là một đất nước đầy màu sắc. Tính từ này được dùng cho cả sự pha trộn về dân cư lẫn tôn giáo, cũng có thể tìm thấy trong đó mô tả về phong cảnh thiên nhiên của đất nước. Đa số dân cư sống trong các ngôi làng. Những ngôi nhà truyền thống chiếm đa số. Chúng được làm bằng gỗ từ vùng Balkan và bờ Biển Đen, gạch không nung từ Anatolia, và đá từ miền núi. Trang phục dân gian vẫn được mặc nhiều. Phương thức canh tác truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong nông nghiệp. Nhưng ảnh hưởng của thị trường nước ngoài dẫn tới trọng tâm ngày càng được đặt vào các vụ mùa để thu hoa lợi: thuốc lá ở Balkan, nho sultana, vả và ô liu ở bờ biển Aegea, bông ở đồng bằng Cilicia mới được tháo cạn bao quanh thị trấn Adana. Mặc dù ngũ cốc vẫn được trồng phổ biến, hệ thống giao thông nội địa kém phát triển cùng thói quen canh tác năng suất thấp buộc các thành phố phải trông cậy chủ yếu vào nhập khẩu lúa mì cũng như đường, gạo, trà, cà phê và các nhu yếu phẩm khác. (14) Đường sắt đã giúp mở mang nhiều vùng đất rộng lớn ở Balkan và Tây Anatolia. Xa hơn về phía đông, giao thông liên lạc rất khó khăn, vì hệ thống đường xá rất kém ở nông thôn. Giao thông hàng hải, vốn phát triển mạnh mẽ, gần như hoàn toàn nằm trong tay người nước ngoài. Các quan chức được bổ nhiệm tới các tỉnh xa thường bắt đầu chuyến đi tới nhiệm sở của họ trên những con tàu của người nước ngoài. Các thành phố chiếm một phần dân số tương đối nhỏ, ngay cả ở những nơi có vùng ngoại ô rộng lớn như Istanbul. Theo số liệu điều tra năm 1893, dân số Istanbul, bao gồm cả vùng ngoại ô, vào khoảng 950.000 người. Có 210.000 người trong khu vực nội đô İzmir, 120.000 ở Bursa, 105.000 ở Salonica, 115.000 ở Damascus.(15) Dân số thành thị không thuần nhất về nguồn gốc và tôn giáo. Tại Istanbul, người theo Hồi giáo chỉ chiếm nửa dân số, ở İzmir chỉ chiếm 38%, ở Salonica 28%. Tuy vậy, với sự xuất hiện dày đặc các tháp cầu nguyện và mái vòm đền thờ, các thành phố đều mang dáng vẻ Hồi giáo. Người Ottoman từng là những nhà xây dựng vĩ đại. Các thánh đường, nhà tế bần, các tu viện Hồi giáo (tekke), điện thờ (türbe), nhà tắm kiểu Thổ (hamam) và các đài phun nước tô điểm cho mọi thành phố họ quản lý. Vào thế kỷ XIX, và nhất là dưới thời trị vì của Abdülhamit II, những công trình công cộng khác được thêm vào: các tòa nhà chính quyền cấp tỉnh và quận, trại lính và trường phổ thông. Có những công trình xây bằng đá kiên cố, rất nhiều trong số đó còn tồn tại đến ngày nay cả ở Thổ Nhĩ Kỳ lẫn những tỉnh mà Ottoman đã để mất. Nhà riêng của những người Thổ khá giả hầu như đều làm bằng gỗ. Những người giàu có đặt tư dinh (konak) hay nhà ở bên bờ biển (yali) với khu vườn, các nhà phụ làm chuồng ngựa, bếp, nơi ở cho gia nhân và xưởng giặt. Việc sử dụng gỗ làm vật liệu cho những công trình kiến trúc tư nhân khiến các thành phố thường xuyên phải chịu những trận hỏa hoạn có sức tàn phá lớn. Thế kỷ XIX cũng là thế kỷ của những thay đổi quan trọng đối với đô thị. Tư gia của người không theo Hồi giáo và người nước ngoài xây chủ yếu bằng đá và gạch. Có 100.000 người nước ngoài tới thủ đô Ottoman trong thời gian từ năm 1840 đến năm 1900 với vai trò thương gia, thợ hay nhà sáng chế. Họ định cư tại quận “người Âu” Pera (Beyoğlu trong tiếng Thổ) và ở ngoại ô. Năm 1857, vùng phía bắc vịnh Sừng Vàng, nơi người bản địa và nước ngoài không theo Hồi giáo chiếm đa số, được trao quyền tự quản. Các thành thị Ottoman thường khá sạch sẽ và ngăn nắp bên trong một số khuôn viên (của các công trình tôn giáo hay tư dinh), nhưng bên ngoài bẩn thỉu. Thế kỷ này cũng là giai đoạn có những nỗ lực vệ sinh các thành phố, mở thêm đường phố giữa ma trận những ngôi nhà gỗ để tạo nên không gian nội thành. Mức độ tiện nghi của Istanbul, İzmir và Salonica được cải thiện đáng kể, mặc dù người Âu vẫn tiếp tục phàn nàn về sự bẩn thỉu và lộn xộn ở đây. Tại thủ đô, nơi những người khá giả có nhà nghỉ hè dọc eo biển Bosphorus hoặc trên quần đảo Các Ông Hoàng, và cũng là nơi quan chức Ottoman thường sống tại các dinh thự ở ngoại ô, giao thông trở nên dễ dàng hơn khi chính phủ thành lập một công ty tàu hơi nước địa phương (có tên là Şirket-i Hayriye hay Công ty Từ thiện) để điều hành những chiếc phà sản xuất tại Anh và thuê các kỹ sư nước ngoài. Một Công ty Tàu nội đô Istanbul được thành lập năm 1869 để điều hành các toa tàu ngựa kéo trong khu trung tâm thành phố và ngoại ô. Đến cuối thế kỷ này, Istanbul, İzmir, Salonica và ở một mức độ kém hơn là Trabzon (Trebizond) bắt đầu giống với các thành phố châu Âu. Những nơi này có hệ thống cảng biển và giao thông tốt, vùng bờ biển hấp dẫn, nhà cửa vững chãi và các khu phố buôn bán (bên cạnh các khu chợ truyền thống phương Đông), có đủ khách sạn, nhà hàng, quán bia (cũng như các quán rượu Hy Lạp truyền thống), trường học và bệnh viện. Ngoài ra còn có những biệt thự kiểu cách, tư dinh và câu lạc bộ. Tại Istanbul, các khu chung cư bắt đầu được xây theo kiểu Paris vào thời kỳ chuyển giao hai thế kỷ. Khi các nghệ sĩ và nhạc công nước ngoài đi vòng quanh thủ đô, họ tìm thấy các nhà hát đủ tiêu chuẩn để trình diễn. Tất nhiên, các thành phố vẫn giữ lại các khu vực “phương Đông” với những ngôi nhà gỗ và những con hẻm chật chội. Trong khi có những người Hồi giáo giàu có – chủ yếu là quan chức cao cấp, một số trong tầng lớp này chuyển sang các khu “người Âu”– thì có rất ít khu Hồi giáo giàu có. Nhưng cũng có ít khu ổ chuột, ít hơn so với các thành phố châu Âu cùng quy mô. Có những khu trại của người Di-gan bên ngoài tường thành, nhưng không hề có những khu ngoại ô lụp xụp tồi tàn vẫn bao quanh các đô thị Thổ Nhĩ Kỳ như ngày nay. Nhìn cận cảnh, các thành phố chính của Ottoman vẫn còn rất nhiều mặt cần cải thiện. Nhưng diện mạo chung của chúng tương đối tốt, chủ yếu do không có sức ép về không gian, và vì vậy có chỗ cho cây xanh và vườn. Các khu nội thành bị phân cách bởi những nghĩa địa Hồi giáo không có tường bao mà người Âu thấy rất lãng mạn. Có nhiều công trình kiến trúc đẹp ở các nhà nguyện, nhà thờ, cung điện và tư dinh. Các thành phố chính ở Ottoman có những công trình cổ ấn tượng cũng như một số công trình tiện ích hiện đại. Vấn đề là những công trình tiện ích này chủ yếu do người không theo Hồi giáo và người Âu dựng nên và thụ hưởng. Các gia đình Hồi giáo khá giả cũng thuê thợ xây, thợ nước, thợ may, bác sĩ và nha sĩ không theo Hồi giáo; họ tới mua sắm tại các cửa hàng của người không theo Hồi giáo; nam giới của các gia đình này gặp gỡ nhau tại các nhà hàng và quán cà phê nước ngoài; họ ở trong khách sạn do người không theo Hồi giáo sở hữu và quản lý. Sự khác biệt và mất cân bằng này không thể được duy trì mãi. Đế quốc Ottoman trong giai đoạn cuối là một quốc gia cởi mở đến mức đáng chú ý. Người nước ngoài có thể tới thăm quan, sinh sống và đi lại trên đất nước này. Họ được các lãnh sự bảo vệ, nằm dưới quyền tư pháp của các tòa án thuộc lãnh sự quán, và có thể sử dụng bưu điện riêng. Những gì khách du lịch và cư dân ngoại quốc kể lại đều nói về một cuộc sống dễ chịu trong các biệt thự tại những vùng ngoại ô, chẳng hạn như Moda ở Istanbul hay Bornabat (ngày nay là Bornova) ở İzmir, với người hầu và những buổi tiệc tùng, đi dã ngoại và đi săn. Cuộc sống xa tổ quốc quả là dễ chịu. Nhiều người theo Kitô giáo bản địa cũng có cuộc sống tương tự hoặc hơn thế. Quá trình suy tàn của đế quốc Ottoman không hiển hiện rõ khi Mustafa Kemal Atatürk chào đời. Ngày nay, người Thổ theo Hồi giáo hoài niệm về những hình ảnh của đất nước họ một thế kỷ trước. Nhưng ông bà và cụ của họ lại có lý do để lo lắng. Một nhà cải cách Ottoman thế kỷ XIX viết Istanbul có thể trở nên trật tự và thịnh vượng như Paris và London, nhưng “chúng ta sẽ không phải là những người được hưởng lợi hay thụ hưởng những niềm vui đó… Thay vì thế, chúng ta sẽ thỉnh thoảng xuất hiện như người bán củi và than rồi buồn bã ngắm nhìn nó.”(16) Câu hỏi ám ảnh những người Thổ theo Hồi giáo không phải là liệu quốc gia có tồn tại được hay không, mà là liệu họ có sống sót được trong quốc gia đó hay không. PHẦN I. NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI Chương I. Một mái nhà giữa Châu Âu Atatürk sinh năm 1880/1881 tại Salonica trong một gia đình Hồi giáo trung lưu nói tiếng Thổ với gia cảnh bấp bênh. Những hoàn cảnh căn bản này cần được giải thích cặn kẽ. Người theo Hồi giáo không có họ, ngoại trừ một vài gia tộc tiếng tăm. Danh tính chính thức dựa theo thông tin trong sổ đăng ký nhân khẩu. Những bản đăng ký nhân khẩu này, với độ chính xác không mấy đồng đều trong nửa sau thế kỷ XIX, nêu rõ tên hay những cái tên được đặt cho một người, cũng như tên của bố mẹ người đó, kèm theo tôn giáo, nơi sinh và năm sinh. Theo phong tục, một đứa trẻ sơ sinh được đặt tên khi cắt dây rốn. Tên này được gọi là “tên cắt rốn” (göbek ismi), và được lựa chọn từ các danh xưng linh thiêng dành cho Nhà tiên tri Muhammad hay những cái tên khác thể hiện lòng mộ đạo. Sau đó, đứa trẻ có thể được đặt cho một cái tên thứ hai, thậm chí thứ ba, và sẽ được gọi theo những tên này. Việc sử dụng hai tên gọi là một dấu hiệu về địa vị xã hội. Atatürk bắt đầu cuộc đời mình với tên gọi duy nhất Mustafa (“Người được chọn”, một trong những danh xưng của Đấng Tiên tri). Ngày tháng có thể được ghi lại theo hai loại lịch. Cho mục đích tôn giáo, người theo Hồi giáo sử dụng một loại lịch mặt trăng được tính từ thời điểm Đấng Tiên tri rời khỏi Mecca tới Medina năm 622 SCN. Cho mục đích hành chính, lịch mặt trời được đưa vào sử dụng từ năm 1839. Được gọi là Rumi(Roman), lịch này cũng bắt đầu từ năm 622 SCN, nhưng ngày tháng tương tự như lịch Julian (của người theo Kitô giáo). Năm Rumi bắt đầu từ ngày 1 tháng Ba, tương đương với ngày 13 tháng Ba trong lịch quốc tế Gregorian vào thế kỷ XIX, và tương ứng với ngày 14 tháng Ba trong lịch thế kỷ XX. Vào năm 1917, mười ba ngày được thêm vào năm Rumi. Từ đó về sau, ngày, tháng trở nên tương ứng với lịch Gregorian, nhưng năm thì không. Trong bản đăng ký nhân khẩu chính thức, ngày sinh của Atatürk được ghi là năm 1296 theo lịch Rumi. Năm này kéo dài từ ngày 13 tháng Ba năm 1880 đến 12 tháng Ba năm 1881. Không có lý do nào để nghi ngờ tính chính xác của thông tin này. Ngày và tháng sinh của Atatürk không được biết chắc chắn. Sau này mẹ ông kể rằng bà đã sinh Mustafa trong khoảng “bốn mươi ngày [lạnh] của mùa đông”. Nhưng bản thân Atatürk lại dẫn lời mẹ mình nói rằng ông được sinh ra vào mùa xuân, và nói thêm “rất có thể lúc ấy là tháng Năm”. Điều này giải thích vì sao ông chọn ngày 19 tháng Năm, thời điểm ông đổ bộ ở Samsun năm 1919 và chỉ huy cuộc kháng chiến của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại phe Hiệp ước, làm ngày sinh nhật chính thức của mình. Những người thân cận ông dò hỏi các phụ nữ còn sống từng là bạn của mẹ ông tại Salonica và đều khẳng định ngày sinh lãnh tụ của họ là “vào mùa xuân, nhiều khả năng là tháng Năm.” Theo tập quán, nhất là ở các gia đình Hồi giáo truyền thống có học vấn, người cha có trách nhiệm ghi lại ngày sinh của các con mình bên trong bìa cuốn kinh Koran của gia đình. Tập quán này có vẻ cũng được thực hiện trong gia đình Atatürk, song theo mẹ ông, Zübeyde, trong nhà họ có hai cuốn kinh. Cuốn kinh có ghi ngày sinh của những người con đã thất lạc. Trong câu chuyện về cuộc đời Atatürk, thật khó tách bạch giữa sự thật và giai thoại, và Atatürk là tác giả chính của những huyền thoại về chính ông. Những gì ông nói được bạn bè và người thân nhắc lại, và phần lớn những gì họ nói đều nhằm làm vui lòng ông. Vậy là người viết tiểu sử bắt gặp vô vàn lời kể và những câu chuyện mang đậm ảnh hưởng lẫn nhau, tất cả thường phục vụ mục đích chính trị. Mục đích này không thể được bỏ qua. Thời điểm Atatürk ra đời nhiều khả năng là vào mùa đông năm 1880/1881. Cha Atatürk là Ali Riza, một công chức cấp thấp. Ông này xuất thân từ một gia đình trung lưu địa phương bình thường. Người cha Ahmet của Ali Riza được biết tới với danh xưng Hafiz Ahmet Efendi.(17) Cách gọi “Hafiz” cho biết ông đã học thuộc lòng toàn bộ kinh Koran; danh xưng “Efendi”, cũng được dùng cho con trai ông, Ali Riza, cho biết ông là người có học vấn. Hafiz Ahmet Efendi có lẽ có biệt danh là “người bỏ trốn” (kaçak). Lời giải thích được đưa ra là ông này đã bỏ trốn lên vùng đồi núi sau vụ sát hại các lãnh sự Pháp và Đức ở Salonica vào tháng Năm năm 1876. Hai viên lãnh sự bị giết bởi một đám đông người theo Hồi giáo nổi giận khi những người theo Kitô giáo bản địa viện đến sự giúp đỡ của các lãnh sự quán nước ngoài nhằm ngăn chặn việc một cô gái Bulgaria phải cải sang Hồi giáo. Sau khi các cường quốc gửi tàu chiến tới Salonica, chính quyền địa phương đã treo cổ những kẻ cầm đầu cuộc bạo loạn. Dường như trong gia đình Atatürk lưu giữ truyền thống học tập về Hồi giáo, vì cả em trai Mehmet (Emin) của Ali Riza cũng là một Hafiz và giảng dạy tại một trường tiểu học chuyên giảng kinh Koran. Người con trai Salih của Mehmet có lẽ cũng nối tiếp truyền thống đó. Hệ thống chính quyền Ottoman ban đầu do các giáo sĩ đảm trách. Khi cuộc cải cách hành chính vào thế kỷ XIX đặt ra yêu cầu về công chức thế tục, có rất nhiều trong số những người này xuất thân từ gia đình giáo sĩ. Ali Riza là một minh chứng cho hiện tượng này ở nấc thang thấp nhất của hệ thống hành chính. Từ chỗ là con trai và anh trai của những người thầy giảng kinh Koran cho cộng đồng láng giềng, ông trở thành một công chức bậc thấp. Ali Riza lúc đầu làm tại cơ quan quản lý các tổ chức tôn giáo (evkaf). Công việc này đưa ông tới các thị trấn tỉnh lẻ để thanh tra các quỹ từ thiện. Đến năm 1876/1877, ông phục vụ với hàm trung úy trong một tiểu đoàn tình nguyện thành lập trước khi diễn ra chiến tranh Nga – Thổ. (18) Cũng vào khoảng thời gian đó, Ali Riza kết hôn. Ông cũng thay đổi công việc, chuyển sang cơ quan hải quan. Ngày tháng chính xác của những biến cố này trong đời Ali Riza không được biết rõ. Nhiều khả năng chúng diễn ra khi chiến tranh kết thúc năm 1878. Vợ Ali Riza tên là Zübeyde, kém ông hai mươi tuổi.(19) Cha bà, Sofuzade Feyzullah Aga, làm nông và buôn bán tại thị trấn nhỏ Langaza (ngày nay là Langadha) ở phía đông Salonica. Danh xưng Aga thường dùng để chỉ các chủ đất, nhưng dường như Feyzullah không hề sở hữu nhiều đất, thậm chí là không có. Có thể ông này từng là người quản lý thay cho chủ đất vắng mặt. Đó cũng là trường hợp của con trai ông, Huseyin Aga, người quản lý một nông trại gần Langaza. Theo lời kể, gia đình Feyzullah có nguồn gốc từ vùng nông thôn gần Vodina (ngày nay là Edhessa ở miền Tây Macedonia, Hy Lạp). Tên gọi Sofuzade(20), có nghĩa là “con trai của một người ngoan đạo”, cho thấy tổ tiên của Zübeyde và Ali Riza có xuất thân như nhau. Cemil Bozok, con trai Salih (Bozok), anh em họ xa của Atatürk và sau này là sĩ quan phụ tá của ông, tuyên bố có quan hệ họ hàng với gia đình của cả Ali Riza và Zübeyde. Điều này có thể có nghĩa là gia đình của cha và mẹ Atatürk có quan hệ họ hàng. Cemil Bozok cũng cho biết ông nội của ông, Safer Efendi, là người gốc Albani. Điều này liên quan tới câu hỏi thường gây khó chịu về nguồn gốc sắc tộc của Atatürk. Cha mẹ và người thân của Atatürk đều dùng tiếng Thổ làm tiếng mẹ đẻ. Như vậy, ít nhất một số tổ tiên của họ ban đầu đã di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ, vì những người theo Hồi giáo bản địa có nguồn gốc Albania và Slav không có liên quan sắc tộc gì với người Thổ nói tiếng Albania, Serbo-Croat hoặc Bulgaria, ít nhất trong khi họ cư trú trên bản quán của mình. Nhưng về ngoại hình, Atatürk giống với những người Albania và Slav bản địa. Cũng như mẹ mình, ông có mắt xanh và tóc sáng màu. Biệt danh “Đỏ” được gán cho ông nội ông cho phép suy đoán ông này cũng có tóc sáng màu. Khi gia nhập chủ nghĩa quốc gia dân tộc Thổ(21), Atatürk tuyên bố tổ tiên ông là những người du mục Thổ Nhĩ Kỳ (yörük) tới định cư ở Balkan sau cuộc chinh phục của người Thổ. Những người du mục chắc chắn đã được các đời sultan gửi tới các lãnh thổ mới chinh phục để giúp phòng thủ chúng, đồng thời cũng để giữ cho những bộ lạc bất kham này không gây chuyện. Song không hề có bằng chứng nào cho thấy Ali Riza hay Zübeyde là hậu duệ của những người Thổ du mục. Để ủng hộ tuyên bố về dòng máu Thổ của Atatürk, người ta đưa ra luận điểm rằng nhiều người Thổ du mục cũng có mắt xanh và tóc sáng màu. Arif, một người bạn của Atatürk tại trường quân sự, đồng thời cũng là đối thủ tương lai, xuất thân trong một gia tộc thủ lĩnh của bộ tộc Karakecili ở vùng nội địa Anatolia, giống ông tới mức hai người từng bị nhầm là anh em trai.(22) Tuy nhiên, mắt xanh, tóc sáng màu và nét mặt kiểu châu Âu là những đặc điểm phổ biến trong cộng đồng người Slav ở Balkan hơn so với trong cộng đồng người Thổ du mục ở Anatolia. Nhiều khả năng Atatürk thừa hưởng vẻ bề ngoài từ các tổ tiên Balkan, và ngôn ngữ mẹ đẻ từ những kẻ chinh phục Thổ Nhĩ Kỳ vốn sau đó đã tạp hôn với người bản địa qua nhiều thế hệ. Chúng ta không rõ liệu nhân vật người Albania Safer Efendi có phải là họ hàng cùng huyết thống với Atatürk hay không. Nhưng nhiều khả năng các sắc tộc Albania và Slav là một trong số những tổ tiên của ông. Hậu duệ trực hệ từ người du mục Thổ không nhất định là một thành phần cốt yếu của dân tộc Thổ. Ali Riza và Zübeyde mới đầu sống trong nhà gia đình người chồng tại khu Yenikapi (Cổng Mới) của người Hồi giáo tại Salonica. Họ còn có họ hàng sống tại các khu vực khác trong thành phố. Người họ hàng xa của Atatürk là Salih (Bozok) sống trong một cụm nhà được gia đình vợ ông mua lại toàn bộ ở gần Kulekahveleri (những tiệm cà phê nằm cạnh Tháp Trắng ở bờ biển Salonica). Anh họ Salih, Nuri (Conker), người sẽ trở thành phụ tá trung thành của Atatürk, sống ngay bên cạnh. Một cộng sự gần gũi thứ ba của Atatürk, Fuat (Bulca), cũng chính là anh vợ Salih, lớn lên tại Salonica. Chính trong ngôi nhà của gia đình tại Yenikapi, Zübeyde đã sinh hạ ba đứa con: cô con gái Fatma cùng hai cậu con trai, Omer và Ahmet. Nhiều khả năng người con thứ tư của bà, Mustafa (Atatürk) cũng được sinh ra trong ngôi nhà này. Fatma chết khi còn sơ sinh. Không lâu sau khi cô con gái qua đời, Ali Riza được cử làm viên chức hải quan ở biên giới Hy Lạp, tại nơi có tên là Cayagzi (Cửa sông) hay Papaz Koprusu (Cầu Tu sĩ). Lương của ông, theo lời kể, là 3 lira vàng và 300 piastre bạc một tháng. Đây là một khoản không nhỏ – khoảng hai mươi năm sau, Salih (Bozok) được trả 337,5 piastre khi là một trung úy trẻ. Nhưng các viên chức thường không được nhận lương đúng hạn. Cuộc sống gian khổ của Ali Riza giữa những kẻ du đãng ở một trạm biên giới heo hút đã trở thành một phần câu chuyện về Atatürk. Người ta kể rằng Zübeyde đã tới Papaz Koprusu sống cùng chồng, và hai đứa con của bà, Omer và Ahmet, đều chết ở đó, có lẽ ở tuổi lên ba. Theo lời kể, Ali Riza sau đó đã xin thôi việc trong ngành hải quan và trở thành một người buôn gỗ. Tuy nhiên, ngày tháng lại không khớp với sử liệu. Theo các cuốn tiểu sử, Papaz Koprusu ở ngay dưới sườn dốc phía nam núi Olympus, trên biên giới mới giữa Thessaly thuộc Hy Lạp và Macedonia thuộc Ottoman.(23) Song Thessaly được nhượng lại cho Hy Lạp ngày 24 tháng Năm năm 1881 – ít nhất hai tháng sau khi Atatürk chào đời. Như vậy Atatürk chắc chắn đã vài tháng tuổi khi Ali Riza lần đầu tiên tới vùng biên giới mới để làm viên chức hải quan. Song ngôi nhà màu hồng được kể là nơi Atatürk chào đời tại Salonica lại được xây bằng tiền Ali Riza kiếm được khi buôn gỗ. Lợi nhuận từ buôn bán đủ để thuê một cô hầu gái và một nhũ mẫu cho cậu con trai bé bỏng. Lời giải thích hợp lý nhất là Ali Riza buôn gỗ trong lúc vẫn làm việc cho hải quan.(24) Không những không xin thôi việc, nhiều khả năng ông đã lợi dụng chức vụ để buôn bán. Công việc chính của các nhân viên hải quan và thuế vụ là ngăn chặn việc xuất khẩu gỗ trái phép từ khu vực Núi Olympus sang Hy Lạp. Rừng thuộc quyền sở hữu nhà nước, và về lý thuyết cơ quan kiểm lâm Ottoman có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác gỗ cho dân chúng các làng. Trong hoàn cảnh như vậy, một nhân viên hải quan sẽ là người có địa vị lý tưởng để thu mua gỗ từ dân chúng rồi vận chuyển đến Salonica, thành phố giàu có hơn bất cứ nơi nào khác về phía miền nam đường biên giới với Hy Lạp. Người ta kể rằng Ali Riza có một đối tác tại Salonica, một người buôn gỗ tên là Cafer, đây là người phụ trách bán phần gỗ súc này. Giả thiết kể trên cũng cho phép lý giải từ đâu Ali Riza kiếm được tiền để xây nhà tại Salonica. Theo lời kể của Makbule, em gái Atatürk, người còn rất nhỏ tuổi khi cha bà qua đời, Ali Riza đã phải thực hiện nhiều chuyến đi ngắn ngày tới biên giới sau khi xin nghỉ việc để buôn gỗ, nhưng rồi ông nhanh chóng nhận ra rằng đám du đãng Hy Lạp bản địa đòi những khoản tiền bảo kê cắt cổ, nếu không nộp thì chúng sẽ đốt sạch gỗ. Song dường như Ali Riza không dành nhiều thời gian ở biên giới mà thực hiện những chuyến đi ngắn ngày với tư cách chính thức của một nhân viên hải quan để thu mua và vận chuyển gỗ, và sau vài thành công ban đầu, ông chấm dứt việc làm ăn với dân cư địa phương (hay đám du đãng, vì hai cách gọi này nói chung cùng chỉ một đối tượng), vốn là những người muốn giữ gỗ cho riêng họ. Sau đó, người ta kể rằng ông đã than phiền với một quan chức Ottoman cao cấp tại Salonica, Ali Pasa, và ông này khuyên Ali Riza nên tìm công việc khác. Từ đó, ông chuyển sang buôn bán muối, một hoạt động độc quyền của nhà nước và nhờ đó có những kẽ hở để len vào vị trí một nhân viên thuế vụ. Dường như Ali Riza không hề bỏ vị trí viên chức, vốn thường được ngồi mát ăn bát vàng. Gia đình ông có vẻ cũng không phải chịu khó khăn gì cho tới khi ông qua đời, và rất có thể ông đã nhận khoản tiền lương 3 lira vàng cho tới ngày cuối đời. Ngôi nhà Ali Riza xây tại Salonica nằm ở khu Ahmetsubasi (hay Kocakasim).(25) Chính ngôi nhà ba tầng sơn màu hồng được xây dựng chắc chắn trên một triền dốc thoai thoải dẫn xuống bờ nước này đã được định mệnh chọn làm nơi chào đời của Atatürk, và được lưu giữ làm bảo tàng. Giống như nhà của mọi gia đình Hồi giáo khá giả, ngôi nhà mới của gia đình Ali Riza được chia làm hai phần: một bên dùng làm khu vực riêng cho gia đình (harem), bên kia dùng làm nơi tiếp đón các vị khách nam giới (selâmik). Sau khi sinh Mustafa, Zübeyde có tiếp hai con gái, cô đầu là Makbule đã sống được, còn cô thứ hai là Naciye thì mất khi sinh. Như vậy, trong số sáu người con trong cuộc hôn nhân thứ nhất của Zübeyde, chỉ có hai sống sót. Ali Riza mất năm 47 tuổi, khi Mustafa mới chỉ 7 hay 8 tuổi. Người vợ góa cho rằng nguyên nhân dẫn tới cái chết là do thất bại trong chuyện làm ăn của ông:“Người chồng quá cố tội nghiệp của tôi trở nên rất phiền muộn khi công việc kinh doanh của ông trở nên tồi tệ vào thời gian cuối đời. Ông buông xuôi. Chồng tôi phó mặc cho số mệnh và lụi dần. Không gì có thể giúp ông sống tiếp. Khi góa bụa, tôi là một phụ nữ trẻ 27 tuổi. Tôi nhận được một khoản trợ cấp hai mecidiye [đồng tiền bạc có giá trị bằng 20 piastre].(26) Căn bệnh đã giết chết Ali Riza được cho là “chứng lao ruột” và bệnh này bị tật nghiện rượu làm cho nặng thêm. Dù thế nào đi nữa, theo cái nhìn của gia đình ông vẫn chỉ được xem như một kẻ thất bại. Trong thời thơ ấu của Atatürk, Salonica là một đô thị không hề nhỏ. Sự thịnh vượng của nó tăng lên đáng kể trong những năm dài hòa bình được Sultan Abdulhamit II duy trì sau cuộc chiến với Nga năm 1878. Đến năm 1889, thành phố được nối bằng đường sắt với châu Âu qua Serbia và Vienna.(27) Một tuyến đường sắt khác nối nó với thủ đô Istanbul, tuyến đường này cũng chạy thẳng tới châu Âu qua Bulgaria. Năm 1901, một bến cảng hiện đại được xây dựng. (28) Hệ thống điện được lắp đặt năm 1899, và một hệ thống xe điện bắt đầu hoạt động từ năm 1907. Các xưởng dệt may sản xuất quần áo, vải bông và len; thuốc lá được xuất khẩu với số lượng lớn dưới sự kiểm soát của cơ quan độc quyền nhà nước (được biết dưới tên gọi kiểu Pháp, Régie) – một phần của Cơ quan Quản lý Nợ công do nước ngoài kiểm soát. Trong bốn mươi năm cuối cùng của thế kỷ XIX, dân số Salonica tăng từ 70.000 lên trên 100.000 người. Trong khi sự xuất hiện của người tị nạn Hồi giáo từ Thessaly và những khu vực nông thôn bị đe dọa đã làm tăng số dân cư theo Hồi giáo, người Do Thái vẫn là cộng đồng lớn nhất, chiếm khoảng một nửa dân số.(29a) (29b) Khu vực của người Hồi giáo ở trên cao so với các khu người Do Thái và Hy Lạp, vốn phần lớn sống dọc theo bờ biển hay sát ngay đó. Việc phân chia không gian kiểu này rất hay gặp trên lãnh thổ Ottoman. Khi các đô thị bị chinh phục, người Hồi giáo tới định cư quanh nội thành, trong khi người Kitô giáo và người Do Thái chuyển ra các khu ngoại ô. Thêm nữa, người Thổ hiếm khi chọn sống bên bờ biển, vốn là điểm đặc biệt thu hút người Hy Lạp. Tại Salonica, vào cuối thế kỷ XIX, nhiều khu dân cư vẫn lưu giữ đặc tính ban đầu của mình. Các khu Hồi giáo có một quảng trường trung tâm với nhà thờ nằm kế bên, kèm một trường dạy kinh Koran ở khu nhà phụ. Họ có các nhà tắm công cộng, tiệm cà phê nơi đàn ông gặp gỡ nhau, những tư viên nhỏ. Khách du lịch châu Âu luôn thấy những khu Hồi giáo này lãng mạn và hấp dẫn. Trong các khu Do Thái nghèo, nhà cửa kề sát nhau, nhưng các thành viên khá giả hơn của cộng đồng này, cũng giống như những người Hy Lạp giàu có, thường chuyển tới sống ở các biệt thự rộng rãi ở bờ biển. Những khu Do Thái tồi tàn nhất bị phá hủy trong vụ hỏa hoạn lớn năm 1890. Sau đó, các con phố được nắn thẳng và mở rộng hơn, thành phố được quy hoạch và quá trình hiện đại hóa bắt đầu. Những người Do Thái chiếm ưu thế trong cộng đồng tư sản mới nổi cũng như trong tầng lớp lao động mới. Phần lớn công nhân bốc vác là những người Do Thái nổi tiếng về sự cứng cỏi và tính hay gây gổ. Ngoài các trường học cộng đồng, Salonica còn có trường do các hội truyền giáo nước ngoài mở, gồm cả Thiên chúa và Tin lành. Năm 1895, một tờ báo tiếng Thổ hiện đại xuất hiện. Đó là Asir (Thế kỷ), tòa báo chuyển tới İzmir năm 1924 và tồn tại tới tận ngày nay dưới tên Yeni Asir (Thế kỷ Mới). Các doanh nhân Do Thái thiết lập một ngân hàng địa phương, Banque de Salonique, sau này chuyển tới Istanbul. Có các tiệm cà phê kiểu Âu ở bờ biển, thường do người Hy Lạp quản lý, còn có các trường dạy nhảy và những buổi vũ hội. Một phụ nữ Anh tên là Lucy Gatnett, sống ở Salonica vào những năm 1880 từng có mặt trong một ngày hội từ thiện để giúp đỡ một trường học Do Thái kể lại rằng: Vũ hội diễn ra trong các căn phòng tầng dưới, còn những căn phòng ở tầng trên là nơi hút thuốc, chơi bài và trò chuyện, trong khi đồ uống và bữa tối được phục vụ dưới những tán cây được thắp sáng lung linh, giữa các thảm hoa trong khu vườn bên ngoài tòa nhà của trường. Vị tổng trấn, Dervish Pasha, và con trai ông đều có mặt, cho dù tất nhiên họ không hạ cố tham gia khiêu vũ; họ liên tục đi lại giữa những người khiêu vũ và có vẻ rất quan tâm tới buổi vũ hội. Vị tổng giám mục Hy Lạp nổi bật với chiếc mũ cao hình trụ và áo chùng đen, ngồi kế bên vị Khakham Bashi [Hahambasi], hay Chánh Giáo sĩ, của cộng đồng Do Thái, đầu đội khăn turban màu đen và trắng. Tuy nhiên, có thể thấy ngay sự vắng bóng của các bộ trang phục khiêu vũ; vì ý thức được một phần buổi khiêu vũ diễn ra ngoài trời, nên các quý bà quý cô người Âu đều tránh mặc váy ngắn, và nhiều phụ nữ Do Tháisống tại Salonica, vốn đã quyên tiền trước, xuất hiện trong trang phục truyền thống lộng lẫy đầy màu sắc, được đính đầy ngọc trai, lóng lánh kim cương. Ảnh hưởng từ châu Âu lan rộng thông qua thương mại, giáo dục và ngoại giao dẫn tới căng thẳng bên trong các cộng đồng giữa những người bảo thủ và hiện đại. Những chi nhánh Hội Tam điểm được thiết lập vững chắc, mà một số nhân vật thế lực thuộc phái cải cách là thành viên. Về phần dân cư Hồi giáo, các ý tưởng mới đặc biệt lan rộng trong cộng đồng dönme hậu duệ của những người cải từ đạo Do Thái sang. “Những người Dünméh,” Lucy Garnett viết, “với tư cách một cộng đồng, rất được tôn trọng; họ cần cù và giàu có. Quả thực, người ta kể rằng nghèo khó là điều không tồn tại với họ, những người giàu có giúp đỡ các thành viên ít thành công hơn trong cuộc sống, hỗ trợ những góa phụ và trẻ mồ côi bằng một hệ thống từ thiện đáng ngưỡng mộ.” Không giống người Hồi giáo, cộng đồng dönme không có truyền thống quân sự. Trong quân đội, họ chủ yếu đảm nhiệm vị trí bác sĩ quân y. Trong đời sống dân sự, họ tham gia tích cực vào hoạt động kinh doanh và các ngành nghề chuyên môn. Họ cũng đóng một vai trò tích cực trong chính trị. Mạng lưới các trường công lập mới tạo ra đường dẫn chính để truyền bá các tư tưởng châu Âu vào cộng đồng Hồi giáo. Những trường học này được tổ chức thành hai hệ thống song song, dân sự (mulki) và quân sự (askeri), hệ thống thứ nhất được thiết lập chủ yếu để đào tạo viên chức dân sự, hệ thống thứ hai để đào tạo sĩ quan. Trong cả hai hệ thống, từ các trường dự bị (rustiye) sẽ dẫn lên các trường trung học, hay lycée (idadi), sau đó đến các trường Cao đẳng Dân sự (Mulkiye) hay Học viện Quân sự (Harbiye) tại Istanbul. Các trường trung học quân sự thường đặt tại các thành phố nơi đóng bộ tư lệnh các đạo quân Ottoman. Ở phần Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu, các trung tâm quân sự chính là Erdine, Salonica và Manastir (nay là Bitola tại Macedonia thuộc Nam Tư cũ). Cuộc xung đột giữa các tư tưởng bảo thủ và cấp tiến, giữa truyền thống Hồi giáo và tư duy tự do châu Âu đã để lại dấu ấn trong cuộc đời Atatürk ngay từ nhỏ. Không có gì bất ngờ khi mẹ ông nghiêng về các quan điểm truyền thống, và sự mộ đạo mang tới cho bà biệt danh molla.(30) Bố ông, Ali Riza, một công chức dân sự bậc thấp lại luôn để mắt tới cơ hội, tin vào sự cải cách. Sau này Atatürk từng nói: Ký ức thơ ấu đầu tiên của tôi liên quan tới việc chọn trường. Việc này đã gây ra một cuộc tranh cãi quyết liệt giữa bố mẹ tôi. Mẹ tôi muốn tôi tới trường [dạy kinh Koran] gần nhà sau những buổi cầu nguyện đầu tiên. Bố tôi, một công chức trong ngành [hải quan và] thuế vụ lại muốn cho tôi vào học trường mà Semsi Efendi mới mở, để tôi được giáo dục theo cách mới. Cuối cùng, bố tôi tìm được một giải pháp thông minh. Đầu tiên, tôi học tại trường gần nhà và thực hiện nghi lễ thông thường. Chuyện này làm mẹ tôi hài lòng. Vài ngày sau, tôi rời ngôi trường gần nhà và vào học trường Semsi Efendi.(31) Nghi thức khởi đầu mà Atatürk nhắc tới là buổi lễ do thầy giáo dạy kinh Koran (hoca) tiến hành, người thầy dẫn đứa trẻ từ nhà đến trường học gần nhà cậu bé. Một phần (cuz) của kinh Koran mà đứa trẻ phải học thuộc cùng một giá đặt kinh sẽ được mang theo, các bài cầu nguyện được xướng lên. Thực hiện được nghi thức này cho con trai, Zübeyde không chỉ thỏa mãn lương tâm của mình mà còn đáp ứng được sự trông đợi của láng giềng, cho thấy gia đình bà là một gia đình Hồi giáo mẫu mực. Theo Lucy Garnett, Semsi Efendi là một dönme, ông này mở trường chủ yếu để giáo dục các bé gái trong cộng đồng mình. Các cô bé được dạy đọc, viết, làm toán và may vá. “Tuy nhiên, vị hiệu trưởng kỳ vọng thu được thành công lớn hơn từ các học sinh còn nhỏ tuổi so với từ các “quý cô đã trưởng thành”. Cậu con trai Mustafa của Zübeyde là một trong số các học sinh đó, nhưng cũng không được bao lâu. Khi cậu bé lên 7 hay 8 tuổi,(32) bố cậu qua đời, và người mẹ đưa gia đình tới trang trại do người anh cùng bố khác mẹ của bà, Hüseyin Ağa, điều hành tại Rapla, gần Langaza, trên vùng đồng bằng nằm về phía đông Salonica, nơi có đông người Hồi giáo.(33) Atatürk rất thích hồi tưởng lại quãng thời gian sống ở nông thôn cùng em gái Makbule. Hai anh em được giao cho việc xua đuổi lũ quạ khỏi một cánh đồng trồng đậu hồi; họ chơi cùng nhau, và một lần cậu bé Mustafa đã ấn đầu cô em gái vào một bát sữa chua. Có vẻ như thỉnh thoảng gia đình cũng tìm cách để Mustafa được học hành, đầu tiên là tại một trường làng của người Hy Lạp, sau đó nhờ một người làm công gốc Albani (hay Armenia) tại trang trại.(34) Song Zübeyde nhanh chóng quyết định gửi con trai bà trở lại Salonica để tiếp tục học hành. Cậu bé ở nhờ nhà người cô,(35) và được đăng ký vào học trường dự bị dân sự công lập (mulki rustiye). Quyết định này không hề thành công. Một ngày nọ, Mustafa bị một thầy giáo có cái tên không mấy phù hợp là Kaymak (“[nhũn như] kem”) Hafiz đánh vì cãi nhau trong lớp với một cậu bé khác. Sau chuyện này, bà ngoại Mustafa, thành viên lớn tuổi nhất gia đình tại Salonica, người không hề muốn cậu tới học ở một ngôi trường hiện đại, liền mang cháu mình về. Trong bài phỏng vấn về cuộc đời mình, Atatürk nói khi rời khỏi trường dự bị dân sự, ông quyết định vào học tại trường dự bị quân sự ở Salonica, vì muốn mặc bộ quân phục kiểu phương Tây bảnh bao của các học viên sĩ quan. Người con trai của một gia đình láng giềng (hoặc có thể là chủ nhà nơi gia đình Mustafa trọ), Thiếu tá Kadri, đã theo học tại trường quân sự, và cậu bé Mustafa rất ghen tị với anh ta. Sau này Atatürk có nói với người cộng sự Kiliç Ali rằng khi còn là một cậu bé, ông không thể chịu nổi việc phải mặc cái quần kiểu phương Đông ống rộng thùng thình, được thắt bằng một cái khăn dành cho các nam sinh ở trường Semsi Bey. “Phải đến khi vào học trường dự bị quân sự và mặc lên người bộ quân phục, cảm giác về sức mạnh mới đến với tôi, như thể tôi đã trở thành chủ nhân của chính mình.” Mẹ ông, Zübeyde, nói với Kiliç Ali:“Mustafa của tôi rất có cá tính trong chuyện ăn mặc, thậm chí từ khi còn nhỏ. Nó cư xử và nói năng với người khác như một người trưởng thành. Nó nhìn xuống đám trẻ láng giềng chơi ngoài phố… Tất cả chúng tôi đều để ý thấy cách nó nói, đầu ngẩng lên, hai bàn tay đút túi quần.” Zübeyde tiếp tục mô tả về con trai mình như một cậu bé nhẹ nhàng, bẽn lẽn và được láng giềng yêu mến. Từ khi còn nhỏ, Atatürk tỏ rõ vẻ kiêu hãnh; sự dè dặt của ông chỉ những ai cùng làm việc mới thấy. Hasan Riza Soyak, thư ký của ông, từng nói, “theo các bác sĩ của ông, ông là người bị chứng mất ngủ, táo bón và dè dặt.” Hai chứng bệnh đầu tiên xuất hiện muộn về sau này, còn đặc điểm cuối cùng luôn hiện hữu từ đầu. Cũng rõ ràng không kém là ngay từ khi còn rất nhỏ, Atatürk đã ghét những biểu hiện bề ngoài của đời sống phương Đông, và mong muốn được giống như một sĩ quan, một quý ông phương Tây. Zübeyde cũng đã trở lại Salonica trong khoảng thời gian này, bà sợ và không muốn cậu con trai duy nhất của mình theo đuổi một nghề nghiệp nguy hiểm, và làm mọi điều có thể để thuyết phục cậu đổi ý. Theo lời Atatürk thuật lại, ông đã tham dự kỳ thi đầu vào mà không nói gì với mẹ. Bà không còn lựa chọn nào khác ngoài đồng ý khi ông được nhận vào trường dự bị quân sự. Trong cuộc phỏng vấn, Atatürk ngỏ ý rằng lựa chọn của ông là hoàn toàn chủ động; song ông được người hàng xóm, Thiếu tá Kadri, giúp đỡ và thậm chí khuyến khích theo đuổi tham vọng của mình. Hơn nữa, lựa chọn của Mustafa cũng không có gì bất thường. Ba thành viên khác trong họ hàng của ông, Salih (Bozok), Nuri (Conker) và Fuat (Bulca), đều trở thành các trợ thủ tin cậy của ông, sau đó cũng đi theo con đường này. Salih Bozok, người có vẻ trẻ hơn Atatürk một tuổi,(36) cũng bị cùng một thầy giáo đánh đập tại trường dự bị dân sự trước khi vào trường quân sự. Dường như toàn bộ thế hệ trẻ trong họ hàng của Atatürk, cũng giống như trong các gia đình Thổ Nhĩ Kỳ khác tại các tỉnh bị đế quốc ở châu Âu đe dọa, đều quyết định vào cùng thời gian đó rằng tương lai của họ là con đường binh nghiệp. Lựa chọn của họ không phụ thuộc vào ông thầy Kaymak Hafiz nặng tay hay sức hấp dẫn của một bộ quân phục bảnh bao. Tham vọng, cảm giác tự bảo vệ bản thân và tinh thần ái quốc đều chỉ theo cùng một hướng. Vào thời thơ ấu, cũng như trên con đường sự nghiệp sau này, Atatürk không phải là người duy nhất có lựa chọn này. Song ông lại có những khả năng độc nhất vô nhị. Chương 2. Trở thành một sĩ quan ottoman Quá trình đào tạo quân sự của Atatürk kéo dài trong mười ba năm. Theo ngôn ngữ thời đó, ông trở thành một sĩ quan “được đào tạo trong trường” (mektepli) khi tầng lớp đang lên này thách thức sự tồn tại của các sĩ quan “đào tạo tại đơn vị” (alayli), vốn được thăng cấp mà không qua đào tạo quân sự chính quy. Cuộc đấu tranh giữa phái hiện đại và phái bảo thủ cũng tác động tới quân đội và phần còn lại của xã hội. Giáo dục quân sự càng làm mạnh mẽ hơn trong ông tính khí đầy kiêu hãnh. Là nam giới duy nhất còn lại trong gia đình vắng bóng người cha, nên Atatürk là nhân vật quan trọng nhất trong nhà. Sau này chị gái Makbule của ông từng kể ông quá kiêu hãnh để chơi trò nhảy ngựa, và không đời nào chịu cúi xuống để cho những đứa trẻ khác cưỡi lên lưng mình. Dù câu chuyện này đúng đến đâu đi nữa, không có gì nghi ngờ về việc chàng trai trẻ Mustafa làm tất cả những gì có thể để xây dựng ở trường – rồi sau đó trong đời – vị thế đứng đầu mà ông đương nhiên được hưởng trong gia đình. Ngoài việc điều đó đem lại cho ông cảm giác bản năng về sự vượt trội, những trải nghiệm thời thơ ấu cũng dạy ông nghệ thuật để đạt được ý muốn. Sau này Atatürk có kể lại: Có một cá tính tôi đã có từ hồi bé. Trong ngôi nhà nơi tôisống, tôi chưa bao giờ thích dành thời gian với em gái hay một người bạn. Kể từ hồi nhỏ, tôi đã luôn thích một mình và độc lập hơn, đó là cách tôi vẫn luôn sống. Tôi còn một cá tính khác: tôi chẳng bao giờ có chút kiên nhẫn nào với những lời khuyên hay quở trách của mẹ tôi – bố tôi đã mất từ rất sớm – chị tôi, hay của bất cứ người thân gần gũi nào áp đặt lên tôi theo cách nhìn nhận của họ. Những aisống cùng gia đình đều biết mình chẳng bao giờ thiếu những lời cảnh báo vô hại và chân thành từ mọi phía. Chỉ có hai cách để đón nhận chúng. Hoặc bạn nghe lời, hoặc bạn lờ tịt tất cả những lời khuyên và quở trách này đi. Tôi tin cả hai cách đều không đúng. Làm sao bạn có thể nghe lời được? Lưu tâm tới những lời cảnh cáo của một người mẹ hơn tôi hai mươi hay hai mươi lăm tuổi, như thế chẳng phải là lui lại quá khứ sao? Nhưng nổi loạn sẽ làm phiền muộn trái tim và khối óc của người mẹ vốn kiên định với niềm tin về đức hạnh, sự chân thành và các phẩm chất cao cả khác của người phụ nữ. Như thế cũng không đúng. Tình thế khó xử tự nó được giải quyết, Atatürk nói tiếp, “mẹ và em gái tôi tin vào hoạt động cách mạng tôi thực hiện và phụng sự tôi(37)”. Chừng nào những người phụ nữ trong nhà phụng sự mình, ông có thể vừa cứng rắn vừa tử tế với họ. Dù trái ngược với những gì ông nói, Atatürk chưa bao giờ là người sống một cuộc sống cô độc, hay ít nhất không phải theo cách điều này được hiểu ở phương Tây. Trong một xã hội truyền thống, người ta luôn sống trong một đám đông. Cả thời thơ ấu lẫn khi đã trưởng thành, ông đều sống giữa bạn bè, người thân và đồng nghiệp. Tuy nhiên, ông tự quyết định cho mình, và từ rất sớm đã khống chế những người xung quanh. Atatürk chỉ cô độc theo nghĩa lãnh đạo luôn là một công việc cô độc. Bản thân Atatürk cũng là tác giả trong hai câu chuyện liên quan đến bốn năm (1891-1895) ông trải qua trong trường quân sự ở Salonica.(38) Giáo dục trong tất cả các trường học ở Thổ Nhĩ Kỳ thời đó – và ngay cả hiện tại, ở một mức độ phổ biến – đều thông qua học thuộc lòng. Để giúp học sinh học thuộc các bài giảng, giáo viên sẽ chỉ định một trong số các học sinh đọc đi đọc lại bài nhiều lần. Điều này bắt chước theo cách người Pháp sử dụng các répétiteurs (tại nước Thổ Ottoman được gọi là müzakereci). Theo lời Atatürk, có một hôm thầy dạy toán muốn tìm học sinh tình nguyện làm répétiteur. “Thoạt đầu tôi do dự,” Atatürk kể lại vào năm 1922. “Nhận thấy những bạn học đứng lên xung phong thuộc loại người nào, tôi muốn ngồi yên hơn. Nhưng vì từng phải nhắc lại bài theo một anh chàng như thế, tôi không thể chịu nổi chuyện đó thêm lần thứ hai. Tôi đứng dậy nói với thầy, ‘Em có thể làm tốt hơn thế.’ Thầy giáo cử tôi làm répétiteur, và cậu bạn xung phong trước tôi đành phải nhắc lại bài theo tôi.” Câu chuyện thứ hai gắn với huyền thoại về Atatürk cho biết bằng cách nào ông có cái tên thứ hai và trở nên được biết tới dưới tên gọi Mustafa Kemal. Ở trường quân sự, theo lời Atatürk kể, ông bắt đầu đặc biệt quan tâm đến toán học. “Tôi nhanh chóng sánh ngang, thậm chí còn vượt trội hơn ông thầy dạy toán của chúng tôi về kiến thức liên quan tới môn học này. Tôi bắt đầu làm những bài toán vượt xa chương trình học trên lớp. Tôi thường viết ra các câu hỏi, và thầy giáo sẽ giải đáp cũng bằng cách viết ra. Tên thầy là Mustafa. Đến một hôm, thầy quay sang tôi và nói: ‘Cậu bé, tên em là Mustafa và tên tôi cũng thế. Như vậy không ổn. Cần phải có sự phân biệt nào đó. Từ bây giờ em sẽ được gọi là Mustafa Kemal.’ Và vì thế mà tôi được gọi bằng cái tên này từ dạo ấy.” Nghĩa đen của từ Kemal trong tiếng Thổ thời Ottoman là “hoàn hảo”, và các nhà viết tiểu sử đã hết lời ca ngợi ông thầy dạy toán về khả năng tiên đoán ấn tượng. Nhưng một người thầy bằng lòng chấp nhận để mình vẫn đơn thuần là Mustafa, trong khi dành cho cậu học trò xuất chúng một cái tên thứ hai đầy khen ngợi, chắc hẳn không chỉ có tài tiên tri, mà còn khiêm tốn một cách đáng chú ý. Ấy thế mà Atatürk lại nói thêm rằng ông thầy dạy toán là “một người khắc nghiệt”, nói cách khác là độc đoán, trong một giai đoạn các giáo viên được cho là không mấy dễ tính. Người viết tiểu sử Atatürk, Şevket Süreyya Aydemir, lại nghe được một dị bản khác của câu chuyện. Theo đó, Atatürk dùng đến cái tên thứ hai Kemal để phân biệt mình không phải với thầy giáo, mà với một bạn học, cũng có tên độc nhất là Mustafa. Việc Atatürk bắt đầu được biết đến dưới cái tên kép tiếng tăm này khi đang học tại trường dự bị quân sự là điều không còn gì phải nghi ngờ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có lời kể của ông cho nguồn gốc có phần vị tư của câu chuyện. Nhiều khả năng hơn thế là chính cậu Mustafa trẻ tuổi đã chọn cho mình cái tên thứ hai, Kemal, để bày tỏ sự ngưỡng mộ với nhà thơ ái quốc Namik Kemal. Dù còn nhỏ tuổi (ông mới 13 hay 14 tuổi vào thời kỳ đó), chắc hẳn ông đã nghe nói tới nhà thơ mà vài năm sau đó sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho nhiệt huyết tuổi trẻ của mình. Hoặc cũng có thể một người lớn tuổi hơn đã đặt cho ông cái tên này. Atatürk kể lại cả hai câu chuyện khi ông đang là một tư lệnh ngoài chiến trường chuẩn bị cho cuộc tấn công cuối cùng của mình. Vào thời điểm đó, thậm chí cả một số người ủng hộ ông cũng nghi ngờ về kết cục. Nhưng Atatürk không có chút nghi ngờ nào như thế. Ông không chỉ tin vào sự vĩ đại của bản thân mà còn tuyên bố điều đó, và viện dẫn những vinh quang thời còn là một cậu học sinh như điềm báo. Nhưng cho dù cái tên thứ hai bắt nguồn từ đâu đi nữa, chắc chắn Atatürk vẫn là một học sinh thành công tại trường dự bị. Ông giành được quân hàm trung sĩ (çavuş), trở thành lớp trưởng – một dấu hiệu cho thấy ông được nhà trường tin tưởng. Ông có thể đã rất kiêu hãnh, nhưng không nổi loạn công khai. Một câu chuyện thứ ba liên quan tới những năm học tại trường dự bị của Atatürk xuất hiện trong hồi ký của người bạn Kiliç Ali. Một ngày vào đầu những năm 1930, Atatürk mời tới bàn của mình tại nhà hàng Karpiç ở Ankara nhà báo Ahmet Emin Yalman, người đã chống đối chế độ và bị buộc phải từ bỏ sự nghiệp. Ahmet Emin vốn xuất thân là một dönme từ Salonica. Quay sang Kiliç Ali, Atatürk nói: Cha của Ahmet Emin, Osman Tevfik, là thầy dạy thư pháp Thổ Nhĩ Kỳ [bằng chữ Ả Rập] cho tôi tại trường dự bị. Hồi ấy chữ viết tay của tôi không hề đẹp. Nguệch ngoạc lắm. Mà ngày nay cũng chẳng khá hơn… Bất chấp điều đó, ông Tevfik vẫn thường cho tôi điểm tối đa, vì ông biết tôisẽ học tốt những môn khác. Chẳng phải thật lạ sao trong khi người cha cho tôi điểm tối đa vì cảm thấy tôisẽ thành công trong những môn khác, thì người con trai, người đã chứng kiến rất nhiều cống hiến tôi dành cho đất nước, lại từ chối dành cho tôi bất cứ điểm nào? Nhà báo chống đối phản đối rằng ông đã bị hiểu lầm và hứa từ đó về sau sẽ điều chỉnh cách viết. Không lâu sau đó, anh ta xuất hiện trở lại trên báo. Trong suốt đời mình, Atatürk tin tưởng rằng ông đã đúng. Điều đó minh chứng rằng ông rất vui vẻ chia sẻ với những người quanh mình. Một thời gian trước khi Atatürk tốt nghiệp trường dự bị, bà Zübeyde mẹ ông tái giá. Là một góa phụ trẻ không có tài sản, bà không có nhiều lựa chọn trong chuyện này. Lựa chọn duy nhất còn lại là sống nhờ lòng trắc ẩn của họ hàng, vốn không có ai khá giả. Người chồng thứ hai của bà, Ragip Efendi, góa vợ và có bốn đứa con, hai trai và hai gái. Ông di cư từ Thessaly tới khi tỉnh này bị nhượng lại cho Hy Lạp năm 1881, và vào thời điểm kết hôn lần thứ hai, ông đang là một viên chức cấp thấp trong kinh doanh độc quyền thuốc lá. Cuộc hôn nhân của Zübeyde cũng có nghĩa là Atatürk không còn là nam giới lớn tuổi nhất trong nhà. Từ chối chấp nhận mất đi địa vị này, ông rời khỏi nhà và đến sống cùng một người họ hàng.(39) Mặc dù chắc chắn bị tổn thương bởi cuộc tái hôn này, trong suốt đời mình ông vẫn làm trọn bổn phận mà Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu ở ông đối với cả mẹ và họ hàng bên dượng. Ragip Efendi ở lại Salonica sau khi thành phố rơi vào tay người Hy Lạp năm 1912, và qua đời ít lâu sau đó. Người ta kể rằng Atatürk đã trợ giúp ông về tài chính cho đến cuối đời. Trong hai người con trai của Ragip, người con út, Hasan, cũng vào làm viên chức kinh doanh độc quyền thuốc lá như người cha. Người con lớn, Süreyya, được kể là đã tự sát khi đang ở cấp đại úy trong quân ngũ tại Toyran (nay là Dhoirani, trên biên giới giữa Hy Lạp và Macedonia thuộc Nam Tư cũ), nơi diễn ra rất nhiều giao tranh trong Thế chiến thứ nhất. Atatürk thích ông, và nhớ từng được ông tặng một con dao bấm để bảo vệ danh dự trước những lời đề nghị phi đạo đức. Falih Rifki, người viết những tác phẩm chính về Atatürk, giải thích:“Chúng ta đều biết vào thời đó, khi phụ nữ bị tách biệt, đạo đức tình dục giữa những người Thổ rất suy thoái.” Ông không cho biết thêm liệu cậu thanh niên Atatürk – theo mọi nguồn tư liệu đều cho biết là một thanh niên đẹp trai, tóc sáng, mắt xanh – có khi nào phải dùng đến món vũ khí này hay không. Một thành viên trong họ hàng của Ragip Efendi đã có mối quan hệ gắn bó đầy bi kịch với Atatürk trong những năm sau này. Đó là cô gái mang tên Fikriye, con gái người em trai của Ragip, đại tá Hüsamettin. Cô sinh năm 1897, khi đó Atatürk 16 tuổi. Cha cô là một sĩ quan có tư tưởng hiện đại, ông đã dành cho con gái nền giáo dục chu đáo, gồm cả học đàn piano. Người em gái duy nhất sống sót của Atatürk là Makbule sau này đã kể lại cho các nhà báo những câu chuyện lãng mạn về những mối tình thời trẻ mà người anh trai nổi tiếng của mình đã trải qua. Dường như mối tình đầu của ông là một cô gái có tên Müjgân, con gái một người bạn của gia đình, Thiếu tá Rüknettin. Tiếp theo là Hatice, mà theo kể lại thì mẹ cô đã nỗ lực chấm dứt mối quan hệ vì bà không muốn mất con gái cho một sĩ quan tương lai, người rất có thể sẽ bị điều đến những vùng hẻo lánh. Sau đó, Zübeyde thu xếp để con trai bà làm gia sư cho Emine, cô con gái 15 tuổi của một sĩ quan chỉ huy quân đội tại Salonica, đồng thời cũng là hàng xóm cũ, Şevki Paşa. Sau này Emine kể lại rằng bà đã phải lòng Atatürk từ lần đầu tiên nhìn thấy ông trong bộ quân phục của trường dự bị. Bà tin tình cảm của mình được đáp lại, và kể rằng khi Atatürk rời Salonica năm 1899 để vào Học viện Quân sự, ông đã gửi cho bà lời nhắn này:“Anh sắp lên tàu ngay phút này. Khoảnh khắc buồn bã này sẽ khiến trái tim hai ta rỉ máu. Trong thâm tâm, anh thề sẽ không quên em, và anh hy vọng em sẽ thủy chung như thế. Tạm biệt. Mustafa Kemal.” Emine kể thêm rằng quả thực Atatürk có ghé thăm bà trong những chuyến đi sau này tới Salonica, nhưng tới lúc đó “ông đã hoàn toàn để tâm tới những vấn đề của đất nước và những nỗi thống khổ của quốc gia… Những biến cố lớn lao đã can thiệp và ngăn cản cuộc hôn nhân của chúng tôi.” Những lời Emine thuật lại cho một nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ năm 1965 ở trên đã bác bỏ câu chuyện lãng mạn rằng sau này khuôn mặt bà bị biến dạng trong một tai nạn, và khi nghe tin buồn, Atatürk lập tức cầu hôn bà, nhưng bà đã chết trước khi lời hứa được thực hiện. Lời kể của Zübeyde ngắn hơn. Khi đang là học sinh tại trường dự bị quân sự, Atatürk ban đầu làm gia sư cho con trai một nhân sĩ Hồi giáo địa phương (Evrenoszade Muhsin Bey, con rể của ông này, Mithat, về sau nhận được sự bảo trợ từ Atatürk và trở thành một thành viên nghị viện đại diện cho Bolu). Sau đó ông gia sư cho con gái của Şevki Paşa. “Cũng may là hai người không giữ quan hệ lâu,” Zübeyde kể. “Con trai tôi tới trường trung học ở Manastir và việc gia sư bị gián đoạn.” Một câu chuyện lãng mạn kể rằng, nhiều năm sau này, trong một bữa tiệc tổ chức tại Dinh Tổng thống ở Çankaya, Atatürk đã rất xúc động khi nghe bài hát Eminem (Emine của tôi!) và nhận xét đầy ngụ ý, “Có một Emine trong tim mỗi người đàn ông.” Vào một dịp khác, ông từng nói tình yêu đầu tiên của ông là một cô gái Hy Lạp tại Salonica, người ông định cùng bỏ trốn tới Manastir, nhưng rồi người bác đằng mẹ là Hüseyin Ağa khuyên ông từ bỏ ý định. Dù thế nào đi nữa, Zübeyde cũng nhanh chóng thoát khỏi nỗi lo của bà. Con trai bà sẽ sớm nghĩ về những điều khác. Sau này, Atatürk còn có những mối quan hệ lãng mạn với vài phụ nữ. Những lễ nghi tán tỉnh, bao gồm việc trao đổi thư tình, là một phần lối sống phương Tây mà ông ngưỡng mộ. Nhưng công việc với ông là tất cả. Ông có thể hành động như người bảo vệ lãng mạn cho những người phụ nữ phụng sự ông, mong muốn được ông dạy bảo hay gia nhập đội ngũ những người hâm mộ. Nhưng ông sẽ không để họ đưa ra bất cứ yêu cầu nào vượt quá những gì văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ cho phép với mình. Nét tính cách đa cảm này dường như đã hình thành sớm từ thời thơ ấu. Một cậu con trai duy nhất trong một gia đình Thổ vắng bóng người cha rất có khả năng hình thành nên tính cách như một người cha. Về sau, Atatürk thường gọi những cộng sự gần gũi nhất của ông, cả nam và nữ, là “Con!” (Çocuk!). Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, Atatürk đã học được cách xử sự tử tế với phụ nữ, nhưng theo cách của riêng ông, đồng thời cho phép bản thân thỉnh thoảng vào vai người tình theo phong cách một người hùng lãng mạn kiểu Pháp. Atatürk là học sinh xuất sắc thứ tư trong lớp khi ông tốt nghiệp trường dự bị tại Salonica năm 1898. Sau đó, ông có thể học tiếp lên trường trung học quân sự (idadî) ở thành phố quê hương mình, nhưng việc tái giá của người mẹ khiến ông nghĩ vào học tại một thành phố khác sẽ thoải mái hơn. Người ta kể lại rằng ông muốn theo học một trường ở Istanbul,(40) nhưng một người chấm thi, Hasan, khuyên ông rằng trường Trung học Quân sự Manastir sẽ cung cấp nền giáo dục tốt hơn. Trên thực tế, nhiều khả năng ông chọn Manastir vì nơi này gần nhà hơn; và cũng có thể dễ được nhận với tư cách học sinh nội trú miễn phí. Tọa lạc trên một vùng đất cao bằng phẳng dưới chân núi, và nằm trên tuyến đường cổ Via Egnatia thời Roma, Manastir là một trung tâm thương mại, hành chính và quân sự quan trọng. Nó được nối với Salonica bằng đường sắt, và là thành phố chính của một tỉnh bao gồm miền tây Macedonia và phần phía nam kéo dài tới biên giới Hy Lạp. Dân số thành phố là 37.000 người, trong đó có một cộng đồng thương gia Hy Lạp đông đảo. Người Hồi giáo, những người có thể tự hào về 60 thánh đường của họ, phần lớn là người gốc Albani và người Macedonia gốc Slav. Chính quyền tỉnh và các bộ chỉ huy quân sự đem lại việc làm cho các quan chức Ottoman đang phải đối diện với sức ép từ những người Bulgaria, Macedonia, Serbia và Hy Lạp theo chủ nghĩa dân tộc cũng như từ những toán dân quân chiến đấu ủng hộ họ. Các trường quân sự tìm cách nuôi dưỡng lòng trung thành với sultan và nhà nước Ottoman. Mặc dù có nhiều cộng đồng tôn giáo, các sĩ quan dự bị đều là người Hồi giáo, và việc bảo vệ cộng đồng Hồi giáo cầm quyền là nhiệm vụ tối cao trong tâm trí họ. Trong tầng lớp thống trị, lý tưởng về chủ nghĩa ái quốc Ottoman, vốn được những nhà cải cách thời kỳ đầu mong muốn thiết lập, dưới thời Abdülhamit II có xu hướng trở thành một chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo Ottoman hẹp hơn, trước khi bị biến đổi thành một chủ nghĩa dân tộc Thổ hẹp hòi. Trong lớp, các học viên sĩ quan hình thành các ý tưởng chính trị đầu tiên của họ từ những bài học lịch sử. Thầy dạy lịch sử của Atatürk, Thiếu tá Mehmet Tevfik, là “một sĩ quan Thổ theo chủ nghĩa dân tộc”. Atatürk từng nói:“Tôi nợ Tevfik một món nợ của lòng biết ơn. Ông đã mở ra trước mắt tôi một chân trời mới.” Trong những năm về sau, Atatürk trả ơn bằng cách đưa người thầy cũ trở thành thành viên nghị viện đại diện cho Diyarbakir (ở khu vực người Kurd Đông Nam), và thành viên Hiệp hội Lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng các học viên hình thành quan điểm về thế giới quanh họ không chỉ ở trên lớp. Atatürk thừa nhận ông chịu ảnh hưởng của một bạn học đầy nhiệt huyết, Ömer Naci, người đã chọc giận ban quản lý nhà trường tại Bursa, và bị chuyển tới Manastir. Ömer Naci say mê văn học Ottoman, đặc biệt là thơ, và cổ vũ Atatürk noi gương mình trong việc làm thơ. Tuy nhiên, thầy giáo dạy văn đã đặt dấu chấm hết cho việc theo đuổi văn chương của ông khi nói chúng không thích hợp với một sự nghiệp quân sự. Mặc dù vậy, Atatürk nói thêm, “tôi vẫn giữ mối quan tâm với những tác phẩm tinh tế.” Chính tại trường học ở Manastir, Atatürk bắt đầu làm chủ ngôn ngữ văn chương Ottoman, với phong cách hài hòa và kiểu cách, trong đó các danh từ Ả Rập trừu tượng gắn kết với nhau thành những nhóm từ đồng nghĩa lặp âm đầu nhằm làm tôn lên sắc thái cảm xúc hơn là để làm rõ nghĩa. Atatürk trở thành một người viết và diễn thuyết hiệu quả với thứ ngôn ngữ này, điều đó đem lại lợi thế lớn cho ông trong những lần xuất hiện trước công chúng. Thật không may, thứ ngôn ngữ này giờ đây trở nên không thể hiểu nổi với người đọc Thổ Nhĩ Kỳ khi viết theo kiểu cũ, những người cần được cung cấp các bản dịch sang tiếng Thổ phổ thông. Văn học được pha trộn với chính trị. Gần như chắc chắn trong các cuộc trò chuyện với Ömer Naci, Atatürk đã bàn về những bài thơ ái quốc của Namik Kemal, “thi sĩ của tự do”, người có tác phẩm bị cấm dưới thời Abdülhamit II. Sự hứng thú với văn chương theo khuynh hướng tự do pha lẫn chủ nghĩa dân tộc vẫn tiếp tục khi Atatürk chuyển tới Học viện Quân sự ở Istanbul. Nhưng với ông, việc chuyên tâm vào một sự nghiệp quân sự được đặt lên hàng đầu. Ömer Naci đem lại không chỉ nguồn cảm hứng, mà cả một tấm gương cần tránh. Ông này gia nhập phong trào cách mạng Thanh niên Thổ, trốn ra nước ngoài, quay về theo nghiệp chính trị sau cuộc đảo chính của Thanh niên Thổ năm 1908, rồi chết năm 1915 vì bệnh thương hàn mắc phải ở Ba Tư, nơi ông được cử đến để khuấy động bạo loạn chống lại phe Hiệp ước. Ông là một trong rất nhiều những người phiêu lưu lãng mạn đã thúc đẩy nhanh hơn hồi kết của nhà nước Ottoman, và cũng là những người mà Atatürk chống lại, đầu tiên vì bốc đồng, sau đó là vì quan điểm chính trị. Với hai người bạn học khác, Atatürk hình thành mối gắn bó lâu dài. Ali Fethi (Okyar) lớn hơn ông một tuổi. Ông này xuất thân từ một gia đình tương đối khá giả ở Pirlepe (Prilep), không xa Manastir lắm. Ông biết tiếng Pháp, và được cho là người đã giới thiệu với Atatürk các tư tưởng chính trị Pháp. Quá trình giới thiệu có lẽ giới hạn ở những cuộc nói chuyện về chủ đề nguy hiểm là Cách mạng Pháp. Tiếng Pháp được dạy ở trường, nhưng Atatürk nhận thấy ông không tiến bộ mấy về ngoại ngữ. Toán vẫn luôn là môn ông khá nhất. Nhưng ông ý thức được tầm quan trọng của tiếng Pháp như một chìa khóa mở ra nền văn minh châu Âu, và trong kỳ nghỉ hè tại nhà ở Salonica, ông theo học một lớp do hội Huynh đệ Kitô giáo Pháp tổ chức. Dần dà, ông có được một lượng kiến thức rất hữu dụng về tiếng Pháp, thứ ngôn ngữ ông sẽ dùng để đọc nhiều, và cũng dùng trong thư tín. Những lá thư viết bằng tiếng Pháp của ông còn lỗi, nhưng cho thấy một vốn từ vựng phong phú. Cho đến cuối đời, Atatürk vẫn có thói quen chêm vào các từ tiếng Pháp trong lúc hội thoại, và ông đặc biệt ưa thích từ déjà (đã từng). Quan trọng hơn thế là việc mô hình Pháp về văn hóa, xã hội và chính quyền luôn hiện hữu trong đầu ông. Về vấn đề này cũng vậy, ông không phải là trường hợp duy nhất: ảnh hưởng Pháp là rất mạnh lên toàn bộ tầng lớp thống trị Ottoman. Nhưng Atatürk đã chứng tỏ sự triệt để một cách nhất quán hơn so với phần lớn người cùng thời trong việc học hỏi từ kinh nghiệm của Pháp. Người bạn còn lại trẻ hơn ông một tuổi. Tên người này là Kâzim (Özalp) và đến từ Köprülü (vào thời đó nằm trong tỉnh Salonica, sau này là [Titov] Veleš ở Macedonia thuộc Nam Tư cũ). Kâzim luôn là một trợ thủ trung thành, sau này ông là tướng trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi trở thành Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Kâzim nhớ lại: Mustafa Kemal, người được bạn học cùng lớp biết đến và quý mến, cũng được các chàng trai trong lớp tôi đánh giá cao về tính cách. Chúng tôi học khác lớp, nhưng thường cùng nhau đi dạo với các bạn bè khác vào những ngày nghỉ. Chúng tôi nói chung hay tới các tiệm cà phê ở khu vực Kavaklaralti [nằm dưới tán những cây dương] và Hanlarönü [phía trước khách sạn lớn]. Ông hay tán gẫu như những người khác, đôi lúc chơi bài backgammon(41) với mức đặt 5 paras [đồng tiền xu nhỏ nhất, bằng một phần tám piastre]. Người ta có thể dễ dàng thấy Mustafa Kemal không thích thua cuộc. Ông cũng không thích các môn chạy và nhảy. Thay vì tản bộ và ngắm nghía xung quanh, ông thích đi bộ thật nhanh. Học trên Mustafa Kemal hai lớp tại trường Trung học Quân sự Manastir là người sẽ trở thành đối thủ chính của ông trong hàng ngũ các sĩ quan cách mạng. Đó là Enver, người sau này sẽ dẫn nhà nước Ottoman tới thất bại trong Thế chiến thứ nhất. Gia đình Enver tới từ pháo đài Ottoman cũ ở Kili (nay là Kiliya ở Bessarabia thuộc Ukraina), gần cửa sông Danube. Ông sinh ra tại Istanbul vào tháng Mười một năm 1881 (1297 theo lịch Rumi) và như vậy sinh sau Mustafa Kemal vài tháng. Nhưng Mustafa Kemal đã mất một năm trong trường dự bị dân sự, trong khi Enver dường như học sớm một năm trong trường dự bị quân sự và sau đó là tại trường Trung học Quân sự Manastir, thành phố nơi cha ông, một viên chức của sở công trình công cộng, được bổ nhiệm đến. Kết quả là Enver đã hơn Mustafa Kemal hai năm trong suốt quá trình đào tạo quân sự, ông tốt nghiệp Học viện Tham mưu tại Istanbul vào tháng Mười một năm 1902. Mustafa Kemal và Enver có những người bạn chung, nhưng hai người đi theo những ngả đường khác nhau. Khi Mustafa Kemal đang học năm thứ hai tại trường Trung học Quân sự Manastir, một cuộc chiến ngắn bùng nổ giữa nhà nước Ottoman và Hy Lạp. Nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh là việc những toán vũ trang từ Hy Lạp được cử đến giúp những người nổi dậy gốc Hy Lạp tại Crete đang chiến đấu vì enosis – để thống nhất hòn đảo của họ với Hy Lạp. Chính quyền Ottoman phản ứng bằng cách tuyên chiến ngày 19 tháng Tư năm 1897. Trong vòng một tháng, quân đội Hy Lạp bị đánh bại, Thessaly một lần nữa rơi vào tay Ottoman và con đường tới Athens rộng mở. Nhưng các cường quốc đã can thiệp vào và áp đặt đình chiến. Để đổi lấy một khoản bồi thường chiến tranh và một sự điều chỉnh nhỏ ở biên giới có lợi cho mình, chính quyền Ottoman đồng ý chấm dứt chiến tranh với Hy Lạp. Crete vẫn thuộc nhà nước Ottoman, nhưng là một tỉnh tự trị, với Hoàng thân George của Hy Lạp đóng vai trò Cao ủy đại diện cho các cường quốc. Vậy là cánh cửa đã mở cho quá trình sáp nhập dần hòn đảo vào vương quốc Hy Lạp. Giống như trong trường hợp chiến tranh giành độc lập của Hy Lạp và chiến tranh với Serbia năm 1877, các cường quốc không cho phép Ottoman được hưởng thành quả chiến thắng. Việc tuyên chiến thổi bùng tinh thần ái quốc trong người Ottoman Hồi giáo. Các đoàn quân lên đường từ những căn cứ quân sự như Manastir được đám đông nhiệt tình đưa tiễn, và có những người tình nguyện gia nhập. Mustafa Kemal cũng xúc động trước sự nhiệt tình này, nhưng câu chuyện ông cố gắng xung phong tình nguyện và tới Salonica trên đường ra mặt trận, chỉ để rồi bị mẹ ông, Zübeyde, bắt quay lại trường chỉ là bịa đặt. Người bạn Ali Fuat (Cebesoy) của ông kể lại chính xác hơn:“Mustafa Kemal là thủ lĩnh trong số những người muốn xung phong tình nguyện. Nhiều lý do khác nhau đã ngăn ông. Cuộc chiến đó diễn ra rất ngắn ngủi.” Mustafal Kemal rõ ràng quá chú tâm tới sự nghiệp quân sự của ông để trốn khỏi trường, cho dù vì những lý do ái quốc tốt đẹp nhất. Nhưng chắc chắn ông có chia sẻ cảm xúc của những người sĩ quan trẻ tại Manastir, họ đã không cầm được nước mắt khi nghe tin người Ottoman đã buộc phải chấp nhận đình chiến. Bài học về việc các cường quốc châu Âu can thiệp khi người Ottoman chiến thắng, nhưng lại không can thiệp khi họ thất bại, không vô ích với ông. Dù sao đi nữa, chiến thắng chóng vánh mà tư lệnh Ottoman Ethem Paşa giành được đã thực sự nâng cao uy tín của Sultan Abdülhamit, và giúp ông bảo toàn được lãnh thổ của mình thêm một thập kỷ nữa. Tháng Mười một năm 1898, Mustafa Kemal tốt nghiệp trường Trung học Quân sự Manastir. Ông xếp thứ hai trong lớp. Nhiều năm rèn luyện gian khổ vẫn đang đợi ông tại Học viện Quân sự ở Istanbul, nhưng những người đồng trang lứa tại Manastir giờ đây có thể giới thiệu ông rộng rãi hơn với tư cách một học viên xuất sắc và được quý mến. Ngày 13 tháng Ba năm 1899, Mustafa Kemal nhập học tại Học viện Quân sự (Mekteb-i Harbiye hay đơn giản là Harbiye) tại Istanbul ở tuổi 18. Những tòa nhà của học viện, ngày nay được dùng làm bảo tàng quân sự, tọa lạc trên một quả đồi nhìn xuống eo biển Bosphorus, trong một khu vực mới của thành phố được phát triển vào thế kỷ XIX. Dọc phía dưới bờ biển là các lâu đài và khu vườn của cung điện Dolmabahçe và Çirağan, cung điện thứ hai là nơi ở của Sultan Murat V đã bị phế truất. Trên mũi đất nằm về phía nam, ở rìa quận người Âu Beyoğlu (Pera), khu doanh trại lớn Taşkişla (Doanh trại Đá) là nơi trú quân của một phần đơn vị đồn trú thủ đô. Về phía bắc, sườn dốc chạy lên từ eo Bosphorus được bao kín bởi khuôn viên có tường bảo vệ của cung điện Yildiz, nơi ở của Sultan Abdülhamit II, cũng là trung tâm quyền lực của nhà nước. Nằm giữa là quận mới Teşvikiye khang trang, được những người Thổ Tây phương hóa ưa thích, trong khi về phía đất liền là các khu Pangalti và Osmanbey, mà cư dân chủ yếu là người Armenia. Istanbul vẫn là một thành phố của những không gian mở thoáng đãng có cảnh quan đẹp, và các học viên sĩ quan tại Học viện Quân sự không có chút nghi ngờ nào về việc họ đang ở trung tâm một thủ đô đầy ấn tượng của đế quốc. Sự tương phản giữa khung cảnh huy hoàng xung quanh và sức mạnh đang suy tàn của Ottoman, cũng như sự xâm phạm ngày càng tăng của người Kitô giáo bản địa và nước ngoài vì thế lại càng cay đắng. Các học viên sĩ quan phải sống trong cảnh khắc nghiệt. Họ phải ngủ chung; họ bị các trung sĩ quát mắng và đôi lúc bạt tai; họ được cho ăn theo khẩu phần chỉ gồm đậu khô hầm, thịt cừu và gạo. Atatürk thích món ăn khắc khổ này, và nhiều năm sau, khi đã trở thành tổng thống nước cộng hòa, đậu hầm vẫn là món ăn ông ưa thích. Nhưng cho dù bị đối xử tệ bạc trong trường, các học viên lại được gọi là Efendi [chỉ những người có học vấn], và họ cảm thấy bản thân là các quý ông. Cộng đồng của họ rất dân chủ, và nhóm duy nhất tách ra khỏi đám đông là nhóm các hoàng thân của đế quốc (zadegân), những người có khu riêng. Nhưng, trái ngược với phong cách thịnh hành tại các nước châu Âu thời đó, các hoàng thân không được nhắm tới cho vị trí chỉ huy quân sự. Thân thể học viên bị khám xét kỹ. Báo chí bị cấm. Việc đọc bị hạn chế trong giáo trình. Việc cầu nguyện theo Hồi giáo – năm lần cầu nguyện hàng ngày, nhịn ăn trong tháng Ramazan theo lịch mặt trăng (Ramadan, tháng nhịn ăn) – là yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra còn có lệnh cấm rượu, song các quán bar, tiệm cà phê và nhà hàng của khu Beyoğlu và khu quận cảng Galata phía dưới nữa đều nằm ngay gần, và chỉ những học viên mộ đạo cũng như có nghị lực mạnh mẽ nhất mới kháng cự được sức hấp dẫn của chúng hay không la cà tới các nhà thổ, vốn đầy trong những con hẻm của các quận Kitô giáo. Các quý ông Hồi giáo có một thái độ hai mặt với Beyoğlu và Galata. Họ bị hấp dẫn bởi những thú tiêu khiển mà các quận này cung cấp, nhưng lại khinh bỉ chúng như cạm bẫy cho những kẻ nhẹ dạ. Việc các quý ông Hồi giáo tan tành sự nghiệp và đổ vỡ hôn nhân trong các chốn sa đọa ở Beyoğlu trở thành đề tài ưa thích của các tiểu thuyết gia Thổ. Như phần lớn bạn đồng môn, Mustafa Kemal bị thu hút bởi những thú tiêu khiển mà thủ đô cung cấp. Khi còn là một cậu bé, ông từng ngồi trong các quán cà phê ở Salonica, và cả ông lẫn các bạn đều không xem trọng việc cấm rượu của Hồi giáo. Giống như tại các quốc gia Địa Trung Hải khác, uống rượu và chơi gái nghiễm nhiên được xem là một phần cuộc sống của một người đàn ông trẻ, cho tới thời điểm ổn định cuộc sống bằng hôn nhân với một cô dâu còn trinh do gia đình lựa chọn hay chí ít được gia đình tán thành. Trong khi kết hôn sớm là chuyện thường gặp ở xã hội Hồi giáo truyền thống, với những người đàn ông chịu ảnh hưởng của học thức tân tiến, giáo dục và khởi nghiệp được đặt lên hàng đầu. Mustafa Kemal để tâm tới cả hai. Song ông cũng tận hưởng tuổi trẻ của mình, không bận tâm tới các quy định tôn giáo. Mustafa Kemal có một người mẹ sùng đạo. Ông đã được giáo dục và chỉ dẫn về tôn giáo trong nhiều năm, và biết cách sử dụng ngôn ngữ của đức tin. Không những thực hiện các nghi thức của Hồi giáo chính thống, mà trong những lần về phép thăm nhà tại Salonica, người ta còn kể ông từng tham dự nghi lễ của các tu sĩ quay [whirling dervishes(42)], và trực tiếp tham gia nghi thức, vừa hô “Hu! Hu!”(một từ Ả Rập có nghĩa là “Người” – Thượng đế) vừa xoay tròn. (43) Nhưng cũng chính trong những dịp nghỉ phép đó, Atatürk dự các lớp dạy khiêu vũ và học nhảy waltz(44). Nếu quả thực ông có tới chỗ các tu sĩ quay, dường như trải nghiệm đó cũng không khiến ông bận tâm nhiều. Lối sống của Mustafa Kemal thời trẻ không đưa ra bất cứ bằng chứng nào về niềm tin tôn giáo, trong khi quãng đời trưởng thành của ông lại thể hiện rõ điều ngược lại. Phần lớn giới sĩ quan và thượng lưu Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận Hồi giáo là khuôn khổ chung cho đời sống riêng và đời sống xã hội của họ. Những người khác, như Atatürk và nhiều bạn bè của ông, dường như đã là những người có lối suy nghĩ tự do từ rất sớm. Hồi giáo cần được nhìn nhận như một thực tế – đôi khi là một thực tế bất tiện – trong đời sống của những người khác. Trong mắt nhiều người Hồi giáo có học thức tại Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như tại các quốc gia Địa Trung Hải khác, tôn giáo là lĩnh vực của phụ nữ; sự chân thành của những người đàn ông trong việc thể hiện lòng nhiệt thành tôn giáo bị ngờ vực. Phần lớn học viên sĩ quan chối bỏ sự nhồi sọ mà họ đang phải chịu đựng. Lý tưởng của họ tập trung vào một mục tiêu chính trị – bảo vệ tầng lớp người Thổ Hồi giáo cầm quyền nơi họ được sinh ra. Trong mục đích này, họ luôn tuyệt đối chân thành. Những sĩ quan thuộc thế hệ Atatürk nuôi dưỡng tham vọng cá nhân; một số phục vụ lợi ích cá nhân, hay lợi ích của gia tộc, bạn bè họ; một số đánh mất lý tưởng của họ và thậm chí còn thỏa hiệp với kẻ thù của cộng đồng mình. Nhưng không ai hoài nghi lý tưởng phụng sự quốc gia và dân tộc. Có sự phản bội, nhưng không hề có sự hoài nghi. Trong vòng hai tháng sau khi vào học tại Học viện Quân sự, Mustafa Kemal được chỉ định làm hạ sĩ phụ trách lớp. Phía trên các vạch quân hàm, ông đeo một dải ruy băng ghi nhận việc ông biết một ngoại ngữ – tiếng Pháp. Đây là một sự nổi bật hiếm có trong số 750 học viên năm thứ nhất. Dù vậy, Mustafa Kemal cũng phải mất một năm để có chỗ đứng vững vàng tại học viện. Trong cuộc phỏng vấn về bản thân mà ông thực hiện năm 1922, Atatürk nói:“Trong năm đầu tiên tại trường, tôi rơi vào tâm trạng mơ mộng nhẹ dạ của tuổi trẻ. Tôi bỏ bê các bài học. Năm học trôi qua rất nhanh. Chỉ khi các giờ lên lớp đã kết thúc tôi mới chúi đầu vào những tập giáo trình của mình.” Dần dà, những trò mơ màng tuổi trẻ nhường chỗ cho sức tập trung cao độ vào nhiệm vụ cần giải quyết. Nhưng luôn có một cái giá phải trả. Nhiều năm sau, khi người thư ký Hasan Riza Soyak năn nỉ ông bớt uống rượu, Atatürk đáp: Tôi cần phải uống: tâm trí tôi luôn liên tục làm việc căng thẳng và nhanh chóng tới mức khổ sở. Thỉnh thoảng tôi buộc phải kìm nó chậm lại để nó nghỉ ngơi. Khi còn ở Học viện Quân sự và sau đó là Học viện Tham mưu, bạn học trong khu nội trú thường phải đánh thức tôi dậy vào buổi sáng. Buổi tối, tâm trí tôi luôn tập trung vào một vấn đề, và khisuy nghĩ về nó, tôi không thể ngủ được. Tôisẽ dành cả đêm trằn trọc trên giường, cho đến khi thiếp đi vì kiệt sức ngay trước hừng đông. Vì thế, đương nhiên tôi không thể nghe thấy kèn báo thức. Bây giờ cũng thế. Khi tôi không uống, tôi không thể ngủ được, và cơn mệt mỏi khiến tôi đờ đẫn. Bắt đầu từ năm thứ hai tại Học viện Quân sự, Mustafa Kemal đã làm việc và suy nghĩ căng thẳng; thói quen uống rượu nhiều cũng dần dà hình thành. Uống rượu giúp không khí vui vẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho những cuộc trò chuyện bên ngoài học viện. Các bạn học của Mustafa Kemal tại Manastir và đồng hương từ Salonica cho phép ông có sẵn một cộng đồng bằng hữu. Họ bao gồm Ali Fethi (Okyar), Kâzim (Özalp) và người bạn thân nhất, cũng là họ hàng xa của ông, Nuri (Conker), hai người sau kém ông một tuổi. Nhưng Mustafa Kemal cũng có thêm những người bạn mới. Người quan trọng nhất là chàng học viên cao ráo, điển trai Ali Fuat (Cebesoy), người đem đến cho ông chìa khóa tiếp cận những cấp bậc cao nhất trong tổ chức quân sự Ottoman. Ali Fuat là cháu trai của một quân nhân nổi tiếng – Thống chế Mehmet Ali Paşa, người đã tử trận khi chỉ huy Tập đoàn quân Danube trong cuộc chiến với Nga những năm 1877-1878. Cha của Ali Fuat, İsmail Fazil Paşa, làm việc trong Bộ Tổng Tham mưu tại Istanbul. Khi gặp Mustafa Kemal lần đầu, Ali Fuat tuyên bố đầy tự hào rằng tất cả nam giới trong gia đình mình đều là những người lính. Gia đình này đủ quyền thế để gây ảnh hưởng về chính trị và có khả năng phản đối các chính sách chính thống ở mức độ nào đó. Sultan Abdülhamit II ưa thích thu phục và lôi kéo các kẻ thù tiềm tàng của mình, nhất là khi đó là những nhân vật có địa vị. Do quan điểm tự do của mình, việc thăng tiến của İsmail Fazil đã bị cản trở, và ông được dành cho một vị trí không mấy thoải mái tại thành phố Erzincan ở miền đông Anatolia, với chức vụ tham mưu trưởng Tập đoàn quân 4, làm nhiệm vụ trấn giữ biên giới vùng Caucasus giáp với Nga. Nhưng chỉ một chuyến đi ngắn trái phép của vợ ông tới Paris, tại đó bà vợ đe dọa sẽ gia nhập lực lượng tị nạn chính trị Ottoman, là đủ để İsmail Fazil được thăng cấp từ đại tá lên tướng, và được chuyển về Bộ Tổng Tham mưu tại Istanbul. Như vậy, Ali Fuat vốn có xuất thân quyền quý. Ông bắt đầu quá trình học tập không phải trong một trường quân sự khắc nghiệt, mà tại trường Salesian St Joseph của Pháp ở Moda, thời đó là một khu ngoại ô thanh lịch với những biệt thự và vườn kiểu châu Âu nằm bên bờ biển châu Á, đối diện với Istanbul cũ ở bên kia vịnh. Gia đình ông sống trong một ngôi nhà bên bờ biển (yali), thoạt đầu ở Salacak, sau đó tại Kuzguncuk, là những khu ngoại ô cũng nằm bên bờ châu Á của eo Bosphorus, và Mustafa Kemal nhanh chóng được mời tới nhà họ, tại đây ông trực tiếp lắng nghe các vấn đề quốc sự được các sĩ quan cao cấp bàn bạc. Theo Ali Fuat, chính trong một chuyến đi chơi cùng ông tới Büyükada (được người Âu gọi là Prinkipo), đảo lớn nhất trong quần đảo Các Ông Hoàng, nơi các cư dân giàu có của Istanbul sở hữu nhà nghỉ hè, Mustafa Kemal lần đầu nếm thử mùi vị của raki, là một loại rượu mùi hồi được người Hy Lạp sản xuất phục vụ nhu cầu của người Thổ. Mustafa Kemal khi đó đang học năm thứ ba, cũng là năm cuối, tại Học viện Quân sự, và đã hình thành sở thích uống bia. Sau khi uống cạn một chai bia, Mustafa Kemal nhấp một hớp raki. “Một thứ đồ uống mới đáng yêu làm sao,” ông quay sang nói với Ali Fuat, “nó làm người ta muốn trở thành thi sĩ.” Raki nổi tiếng vì đã cung cấp nguồn cảm hứng và hủy hoại lá gan của các nhà tư tưởng Thổ Nhĩ Kỳ. Trong những kỳ nghỉ ở Salonica, Mustafa Kemal tới các quán cà phê cùng các bạn đồng trang lứa – bạn cùng trường Ömer Naci, người bạn của gia đình Fuat (Bulca) và những người khác. Các chàng trai trẻ nói về những hy vọng của mình, ngắm các cô gái, và uống raki. Vào một dịp, sau khi đã dồn tiền để mua bình raki loại nhỏ nhất, họ chỉ còn 2 piastre để mua thức ăn lót dạ. Chừng đó chỉ đủ để mua ít hạt dẻ từ một hàng rong trên phố. Chàng thi sĩ với tài năng chớm nở, Ömer Naci, ngâm nga, “Cuộc sống, cuộc sống…”, và Mustafa Kemal hoàn tất thành câu thơ, “chỉ là một hạt dẻ khô.” Sở thích uống raki không bao giờ mất đi ở Mustafa Kemal; nhưng về sau, thay vì hạt dẻ khô, ông thường ăn lót dạ những hạt đậu hồi rang, được gọi là leblebi theo tiếng Thổ. Những người uống rượu thận trọng lựa chọn những món meze (món nguội khai vị) nhiều dinh dưỡng hơn. Quyết tâm phải thành công của Mustafa Kemal, vốn trở nên rõ ràng trong năm thứ hai của ông tại Học viện Quân sự, đã thúc đẩy ông học hỏi không chỉ khả năng chuyên môn, mà cả kỹ năng xã giao. Ông khiến Ali Fuat ngỡ ngàng với khả năng nhảy waltz. Khiêu vũ, ông tuyên bố, là một khả năng quan trọng với một sĩ quan tham mưu. Đúng là ông vẫn chưa trở thành sĩ quan tham mưu. Chỉ những người tốt nghiệp đứng đầu Học viện Quân sự được lựa chọn vào học Học viện Tham mưu. Nhưng Mustafa Kemal, cũng như Ali Fuat, quyết tâm làm được điều đó. Còn có hai học viên sĩ quan khác sau này sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời Atatürk. Người thứ nhất là Mehmet Arif. Arif sát cánh cùng Mustafa Kemal cho tới chiến thắng trong cuộc Chiến tranh giành Độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, con đường của hai người tách riêng với những kết cục bi kịch dành cho Arif. Một học viên sĩ quan đầy tham vọng và hứa hẹn khác là Kâzim Karabekir, sinh sau Mustafa Kemal vài tháng, và học ở lớp dưới. Kâzim là một người bạn của gia đình Ali Fuat và có cùng nền tảng xuất thân. Ông sinh ra tại Istanbul, là con trai của Tướng Mehmet Emin Paşa, và đã tốt nghiệp thủ khoa tại Kuleli, trường trung học quân sự hàng đầu tại thủ đô. Phần lớn các lãnh tụ của phong trào kháng chiến dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ sau Thế chiến thứ nhất như vậy đều là bạn cùng lứa tại Học viện Quân sự Istanbul vào thời kỳ chuyển giao thế kỷ: Mustafa Kemal và Ali Fuat, Ali Fethi ở khóa trên, và Kâzim Karabekir ở khóa dưới. Cafer Tayyar (Eğilmez), người hơn Mustafa Kemal một tuổi, và Refet (Bele) lớn hơn ông hai tuổi, sau này cũng trở thành các tư lệnh của lực lượng dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng phải kể đến hai trợ thủ gần gũi của Mustafa Kemal, Nuri (Conker) và Mehmet Arif, cũng là những người cùng trang lứa. Tất cả những người này sẽ cùng nhau chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal, nhưng chỉ một người trong số họ, Nuri (Conker), vĩnh viễn là trợ thủ sát cánh cùng người thủ lĩnh sau chiến thắng. Một người ủng hộ quan trọng hơn, người sẽ trở thành nhân vật kế nhiệm Atatürk, İsmet (İnönü), kém Mustafa Kemal hai tuổi. Nhưng ông này vào Học viện Tham mưu theo một con đường hơi khác, đó là sau khi đã qua Trường Pháo binh (Mühendishane-yi Berrî-yi Hümayun). Như vậy, có thể nói cuộc chiến tranh giành độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ đã giành chiến thắng nhờ vào các lớp học viên tại Học viện Quân sự và Học viện Tham mưu. Những cuộc trò chuyện với tinh thần ái quốc về những nguy cơ đất nước đang đối mặt là một phần cuộc sống của các học viên trong những năm học tại trường trung học quân sự. Nhưng, như Atatürk nhớ lại, thoạt đầu các ý tưởng chính trị của họ rất mơ hồ: Các ý tưởng chính trị bắt đầu được bàn bạc trong những năm tôi học ở Học viện Quân sự. Thoạt đầu, chúng tôi không có được cái nhìn rõ ràng về tình thế. Đó là thời kỳ của Sultan Abdülhamit. Chúng tôi thường đọc các sách của Namik Kemal. Chúng tôi bị theo dõisát sao. Nói chung, chúng tôi chỉ có thể đọc tại phòng ngủ, sau khi lên giường. Việc đọc những tác phẩm ái quốc như thế bị cấm đoán khiến chúng tôi có cảm giác có gì đó thối nát trong chính quyền. Nhưng chúng tôi không thể xác định rõ điều gì đang bất ổn. Ali Fuat mô tả chi tiết hơn về cảm nghĩ của các học viên sĩ quan: Sultan Abdülhamit II, người chúng tôi phải tỏ lòng tôn kính khi hô to “Padishah của chúng ta vạn tuế” vài lần mỗi ngày, dần mất đi ánh hào quang trong mắt chúng tôi. Chúng tôi phẫn nộ trước cách đối xử với những người trẻ tuổi ủng hộ tự do được khaisáng ở trường y, những người bị lưu đày và sự nghiệp bị hủy hoại. Một ngày kia, rất có thể chúng tôisẽ gặp số phận tương tự. Khi chúng tôi nghe nói chính quyền hoạt động tồi, nạn tham nhũng đầy rẫy, viên chức dân sự và sĩ quan không được trả lương, trong khi cảnh sát mật và các triều thần, mặc đồ dát vàng lộng lẫy, không chỉ nhận được lương mà cả những túi đầy vàng, niềm tin của chúng tôi vào sultan, vốn đã không mạnh mẽ ngay cả trong những thời điểm tốt nhất, đã hoàn toàn bị lung lay. Chúng tôi thấy mình bị trao vào tay những kẻ không có năng lực, quân đội đang mất đisự hiệu quả và uy tín… Nhưng không ai dám hỏi“Chúng ta đang đi về đâu? Các người đang đưa đất nước về đâu?” Lo sợ sultan và cảnh sát mật của ông ta, nhân dân bị đẩy vào tâm trạng cam chịu vô vọng kiểu phương Đông… Không hề có tự do trong nước. Là các học viên trẻ tại Học viện Quân sự, chúng tôi đã bí mật đọc và học được tầm quan trọng của nhân quyền và tự do trong các bản tuyên ngôn của Cách mạng Pháp. Những lời đó nói lên tất cả. Nó cho thấy tầm quan trọng của biến động tại Học viện Quân y, nơi vào năm 1889 học viên đã thành lập một hội kín mà họ đặt tên là Liên minh Ottoman (İttihad-i Osmanî). Hội kín này đổi tên thành Liên minh và Tiến bộ vào năm 1895, rồi tiếp tục tổ chức một cuộc đảo chính thành công vào năm 1908. Ali Fuat cũng nói rõ ảnh hưởng của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền của nó. Đối với Atatürk, như tác giả người Pháp viết tiểu sử về ông là Alexandre Jevakhoff chỉ ra, đó là “điểm tham chiếu cao nhất” trong suốt cuộc đời ông. Nhưng lời hồi tưởng của Ali Fuat cũng cho thấy thảo luận về tự do của các học viên sĩ quan gắn với cách nhìn cho rằng, chính vì lo sợ cho an nguy của bản thân, sultan đã cố ý làm suy yếu quân đội. Sự ngay thật này, dù nhầm lẫn giữa tự do và sức mạnh quân sự sẽ hủy diệt cả hai trong vòng vài năm sau cuộc đảo chính của phong trào Thanh niên Thổ [Young Turks]. Trong khi đó, tấm gương Pháp, nơi cách mạng đã sản sinh ra những đạo quân chiến thắng, tạo cảm hứng cho những giấc mơ cách mạng của các học viên sĩ quan Ottoman. Các chiến sĩ đấu tranh vì tự do khao khát với ý thức rõ ràng về những cây gậy thống chế và ánh hào quang của Napoleon. Nhưng trong khi tấm gương Pháp thổi bùng lên trí tưởng tượng của các học viên sĩ quan, tấm gương nước Phổ cũng được ngưỡng mộ. Việc giảng dạy tại Học viện Quân sự và Học viện Tham mưu mang các dấu ấn cải cách của Nam tước von der Goltz. Người trợ lý Ottoman của ông, Đại tá Esat (Bülkat), là người đã trải qua bốn năm huấn luyện tại Đức, lúc đó là giám đốc đào tạo tại Học viện Quân sự. Ông sẽ trở thành Tướng Esat Paşa và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến bảo vệ thành phố quê hương Yanya (Yanina, nay thuộc vùng Epirus của Hy Lạp) trong chiến tranh Balkan, và sau đó ông là sĩ quan chỉ huy của Mustafa Kemal tại Gallipoli, nơi vai trò của ông đã bị lãng quên một cách bất công. Ban tham mưu Học viện Quân sự có thể trung thành với sultan, nhưng họ không hề rơi vào “tâm trạng cam chịu vô vọng theo kiểu phương Đông” mà các học viên sĩ quan nhận thấy khắp quanh họ, cũng không đếm xỉa gì tới những thay đổi xảy ra ở thế giới phương Đông mà họ coi thường. Mustafa Kemal kết hợp những biến động chính trị với sự tập trung trong học tập quân sự. Ông đang định hình bản thân thành một quân nhân chuyên nghiệp có ý thức và tham vọng chính trị. Trong mọi trường hợp, ông cũng không thấy bất cứ mâu thuẫn nào giữa chính trị và binh nghiệp. Cả hai cùng phục vụ một mục đích – bảo vệ quốc gia. Mustafa Kemal được xếp hạng 27 trong số hơn 700 học viên sĩ quan vào cuối năm thứ nhất. Ông vươn lên vị trí 11 vào cuối năm thứ hai, và tốt nghiệp ở vị trí thứ 8 vào năm cuối, khi ông được phong hàm trung úy bộ binh với số hiệu sĩ quan là 1474.(45) Ông khi đó 21 tuổi và đã đạt được mục tiêu trước mắt của mình – được nhận vào Học viện Tham mưu, nơi đặt cơ sở cần thiết cho một sự nghiệp chỉ huy cao cấp. Nhưng nỗ lực cá nhân thôi là không đủ để thành công trong quân đội và chính trường. Mustafa Kemal chú ý duy trì liên lạc với những người trong số bạn bè không được vào Học viện Tham mưu mà được cử về các đơn vị, nhất là những người phục vụ ở Macedonia. Macedonia, nơi ảnh hưởng của châu Âu rất mạnh, là môi trường tốt nhất cho các hoạt động chính trị. Mustafa Kemal tới thăm bạn bè ở đó vào các kỳ nghỉ phép ở Học viện Tham mưu. Dần dần, những cuộc trò chuyện của họ chuyển thành lập kế hoạch. Mustafa Kemal cần mẫn học hành trong ba năm học tại Học viện Tham mưu. Cùng thời gian ấy, những kế hoạch trở nên nghiêm túc và nguy hiểm hơn. Một lần nữa, Đức và Pháp cho thấy hai mô hình đối lập nhau. Một số giảng viên đã được huấn luyện tại Đức. Một trong số đó là Đại tá Hasan Riza, người dạy một khóa học về chiến tranh Pháp – Đức năm 1870. “Các bạn,” ông thường nói, “sức mạnh duy trì sự thống nhất của quân đội Đức là kỷ luật tuyệt đối. Khi các bạn bắt đầu phục vụ trong quân đội, hãy luôn nhớ kỹ điều này.” Một bài học khác mà Mustafa Kemal luôn nhớ một cách sống động được Trung tá Nuri kể lại. Nó liên quan tới chiến tranh du kích, một chủ đề mang tính thời sự do những cuộc nổi dậy xảy ra trong lãnh thổ Ottoman. “Rất khó phát động chiến tranh du kích,” Nuri tuyên bố, “nhưng dập tắt nó cũng khó không kém.” Ông đưa ra cho các học viên bài tập dựa trên một cuộc nổi dậy ở ngoại ô thủ đô, và nói, “Trong thực hành, người ta phải nhắm tới mức giống thực tế tối đa. Một cuộc nổi loạn có thể tới từ bên trong cũng như bên ngoài.” Đó là một gợi ý thật táo bạo, và khiến Mustafa Kemal đưa ra câu hỏi:“Liệu một cuộc chiến tranh du kích như thế có thể diễn ra không?” “Có thể,” Nuri đáp, “nhưng nói thế là đủ rồi.” Ali Fuat, người kể lại câu chuyện không nói rõ thời điểm. Nhưng vào năm 1903, trong năm học thứ hai của Mustafa Kemal tại Học viện Tham mưu, một cuộc nổi dậy nổ ra tại quê hương Macedonia của ông. Nó được IMRO phát động, và nổ ra vào ngày thánh Elijah (Ilinden trong tiếng Slav Macedonia), ngày 2 tháng Tám, sau này được chọn làm Quốc khánh của Nước Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ. Như trước đó tại Bosnia, cuộc nổi dậy là kết quả từ cả sự kích động của những người theo chủ nghĩa dân tộc lẫn những người bất bình về đất đai. Nó dẫn tới bạo lực giữa các cộng đồng người Macedonia gốc Slav theo Chính thống giáo phương Đông và người Albani theo Hồi giáo, và việc đàn áp cuộc nổi dậy đã thúc đẩy cuộc di cư của người Macedonia tới Mỹ và Canada. Dẫu vậy, IMRO đã thành công trong mục đích lôi kéo sự can thiệp của các cường quốc. Ngày 24 tháng Mười một năm 1903, Sultan Abdülhamit buộc phải chấp nhận một chương trình được Hoàng đế Francis Joseph và Sa hoàng Nicholas II thống nhất tại Mürzsteg, ngoại ô Vienna. Chương trình này đề xuất chỉ định một người Italia chỉ huy lực lượng cảnh binh tại Macedonia, cùng các sĩ quan đại diện cho tất cả các cường quốc hỗ trợ ông ta, và các nhân viên dân sự châu Âu làm cố vấn cho chính quyền Ottoman ở Salonica. Trong khi Sultan Abdülhamit II làm tốt nhất có thể để hạn chế sự can thiệp của châu Âu, quyền lực của ông tại Macedonia đã bị suy yếu. Điều này tạo cơ hội lớn hơn cho những người bất mãn với nhà nước Ottoman, trong khi làm dấy lên tâm trạng lo sợ trong cộng đồng Hồi giáo địa phương rằng tỉnh này, cũng giống như Bulgaria, Đông Rumelia và Bosnia-Herzegovina sẽ bị tách khỏi quyền quản lý trực tiếp của Ottoman, và bản thân họ sẽ bị chính những láng giềng Kitô giáo cai trị. Học viên tại Học viện Tham mưu không cần phải được thuyết phục về độ khẩn cấp của nhiệm vụ đang chờ đợi họ. Mustafa Kemal và các bạn ông quyết định xuất bản một tờ báo viết tay nhằm giải thích những yếu kém họ đã phát hiện ra về sự điều hành và chính sách của nhà nước. Theo Ali Fuat, hai hay ba số báo đầu tiên được phát hành trong khi họ vẫn học năm thứ ba tại Học viện Quân sự, nhưng dự án này được dành nhiều công sức hơn khi họ chuyển tới Học viện Tham mưu. Mustafa Kemal là thủ lĩnh của nhóm, trong đó bao gồm Ömer Naci, người bạn từ thời ở Manastir của ông, và một cây bút mới tham gia, İsmail Hakki. Mustafa Kemal tuyên bố phần lớn nội dung tờ báo được ông viết nên. Ông kể tiếp: Vào thời đó İsmail Paşa [còn được gọi là Zülüflü, nghĩa là người có tóc để dài hai bên đầu] đang là thanh tra các trường [quân sự]. Ông ta biết hoạt động của chúng tôi và thưa lên sultan. Ông ta quy trách nhiệm cho giám đốc Học viện Quân sự, Riza Paşa, nói rằng ông này hoặc không biết gì về sự tồn tại của các học viên chống đối hoặc dung túng cho họ. Riza Paşa đã chối bỏ trách nhiệm để giữ ghế. Một ngày nọ, chúng tôi đang bận rộn viết một tin bài cho tờ báo. Chúng tôi gặp nhau tại một trong những phòng học nơi các bác sĩ thú y quân đội được đào tạo và đóng cửa lại, cử người gác bên ngoài. Chuyện của chúng tôi bị báo cáo với Riza Paşa, ông này xông vào phòng học. Những bài viết của chúng tôi được đặt mở trên bàn ngay trước mặt ông, nhưng ông làm như không thấy. Dẫu vậy, ông vẫn ra lệnh bắt giữ chúng tôi vì tốn thời gian vào những việc ngoài thời khóa biểu. Khi rời khỏi phòng, ông nói, “Mất cấp hiệu có thể là hình phạt xứng đáng cho các cậu.” Sau đó ông quyết định chúng tôi không cần bị trừng phạt. Đó một phần là nỗ lực nhằm che giấu về điều ông đã bị tố cáo, nhưng cũng không thể chối bỏ rằng đó là thiện ý của ông. Chúng tôi tiếp tục hoạt động của mình cho tới khi tốt nghiệp Học viện Tham mưu.” Những lời đe dọa từ các quan chức của sultan còn đáng sợ hơn hành động thực sự của họ. Những quân nhân cách mạng, những người hưởng lợi từ sự bao dung tương đối từ chế độ chuyên chế của sultan, phản ứng cứng rắn hơn nhiều trong những năm sau này khi việc nắm quyền của họ bị tranh cãi. Cảm xúc của họ có thể đánh giá được qua cơn bột phát của một người bạn của Mustafa Kemal, Ali Fethi (Okyar), khi nghe về cuộc tấn công nhằm vào các nhà báo ngầm ở phòng học thú y. Fethi chỉ tay về phía cung điện của Abdülhamit tại Yildiz, thốt lên:“Kẻ ở đằng kia là thủ phạm của tất cả chuyện này. Sẽ không có gì dừng lại cho tới khi cung điện đổ sập xuống bên tai hắn. Nếu có cơ hội, tôi sẽ đặt một quả bom ở đó.” Chưa từng có quả bom nào được đặt tại cung điện Yildiz. Nhưng vào ngày 21 tháng Bảy năm 1905, Liên đoàn Cách mạng Armenia, Dashnaktsutiun, tìm cách ám sát sultan bằng một quả bom hẹn giờ khi ông trở về từ buổi cầu nguyện ngày thứ sáu. Abdülhamit thoát nạn, nhưng hai mươi sáu người ngoài cuộc đã bị giết. Án tử hình tuyên cho những kẻ mưu sát đã được giảm xuống. Về phần Ali Fethi, sau này ông sẽ có một đánh giá rộng lượng hơn về Abdülhamit khi trở thành cai ngục của sultan tại Salonica năm 1909. Mustafa Kemal, Ali Fuat và bạn họ không dành toàn bộ thời gian vào học tập và lập mưu. Vào những ngày nghỉ phép, họ đến một quán bia Đức mà những người ngoại quốc hay tìm đến, hoặc tới một nơi do một người Armenia Anh hóa, được gọi là John Paşa, điều hành, kết hợp giữa một cửa hàng tạp hóa kiểu Anh với một quán bar và một nhà hàng. Tại đó, họ lần đầu biết đến hương vị whisky. Vào một dịp khác, khi dành cả buổi tối tại một quán cà phê châu Âu ngoài trời mang cái tên Pháp Petits-Champs ở Tepebaşi, họ yêu cầu bồi bàn phục vụ whisky và soda trong các ly đựng nước chanh. Đám học viên ngạc nhiên khi thấy Giám đốc Học viện Quân sự Ali Riza Paşa tìm tới ngồi cùng bàn với mình, ông này giới thiệu họ với những người đi cùng mình, Fehim Paşa, được biết là trùm gián điệp của sultan, và một người cung cấp tin khác, Đại tá Gani. Những người mới đến yêu cầu được phục vụ cùng thứ đồ uống như các sĩ quan trẻ. Fehim Paşa cảm thấy thứ đồ uống rất hợp khẩu vị, và đề nghị Mustafa Kemal và Ali Fuat đi cùng tới một nhà hàng để ăn tối sau đó đến buổi trình diễn tại một câu lạc bộ đêm, rồi yêu cầu bồi bàn mang tới “thêm nước chanh, loại mạnh hơn.” Thời gian đã muộn, và Ali Riza Paşa đưa cho những chàng trai trẻ một lá thư chứng thực để họ có thể an toàn qua được lính gác ở Học viện Tham mưu, nơi họ quay về trong trạng thái tồi tệ hơn nhiều do chất cồn. Khi bị sĩ quan trực ban vặn hỏi, Mustafa Kemal và Ali Fuat thản nhiên giải thích rằng họ đã trải qua cả tối với trùm gián điệp của sultan. Ali Fuat nói thêm trong phần thuật lại vụ việc này của ông rằng Fehim Paşa, người đã được thăng cấp tướng ở tuổi 25 vì thành tích cung cấp tin, vốn trông như một nhân vật bước ra từ một vở nhạc kịch hài, đã bị đám đông ở Bursa đánh chết khi phong trào Thanh niên Thổ buộc Abdülhamit phải tái lập hiến pháp năm 1908. Vở hài kịch của một chế độ chuyên quyền ưa thỏa hiệp và không hiệu quả đã kết thúc trong bi kịch. Những chuyến đi chơi của Mustafa Kemal đưa ông tới những chỗ do người nước ngoài, người Armenia, và nhiều hơn cả, người Hy Lạp, quản lý – những nơi như nhà hàng của Yonyo kề bên vịnh Salonica, của Stefan gần Cổng Uy nghi ở khu Istanbul cũ, hay của Yani gần ga xe lửa tại Sirkeci. Ở Istanbul, cũng như ở Salonica, ông tiếp xúc những người không theo Hồi giáo ngay ở những nơi công cộng. Song chưa từng có người nào không theo Hồi giáo trong số bạn bè của ông thời trẻ hay sau này, ngoài vài phụ nữ Kitô giáo, một số người trong đó kết hôn với người Hồi giáo. Mặc dù Mustafa Kemal học tiếng Pháp và có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ này, ông chưa bao giờ biết nhiều hơn vài từ của những ngôn ngữ không phải là tiếng Thổ được các cư dân Ottoman sử dụng. Khi trở thành tổng thống nước cộng hòa, ông từng khích bác một thành viên Viện Hàn lâm Thổ Nhĩ Kỳ gốc Crete – người Hồi giáo ở Crete nói tiếng Hy Lạp – hát bài hát đùa bỡn của Hy Lạp Ta koritsia ta kaïmena pou kimounde monacha (tạm dịch: Những cô em tội nghiệp ngủ một mình). Dường như kiến thức về tiếng Hy Lạp của Mustafa Kemal không vượt quá được câu đầu của bài hát nổi tiếng này là bao. Không có gì bất thường trong chuyện này: các cộng đồng sắc tộc khác nhau sống cuộc sống tách biệt dưới mái nhà của đế quốc Ottoman. Sau này, Atatürk đã tìm cách thăm lại nơi từng diễn ra các cuộc phiêu lưu thời trẻ của ông ở Istanbul. Nhưng các quán cà phê và nhà hàng cũ không còn, và không thể nào có lại quá khứ. Nỗi thất vọng cuối cùng đến khi Atatürk nằm hấp hối ở Istanbul năm 1938. Lúc đó người bạn Ali Fuat tới thăm, ông nhớ lại khi còn là học viên sĩ quan năm thứ ba tại Học viện Quân sự, họ đã cưỡi ngựa tới ngôi nhà gỗ được xây dựng cho Sultan Abdülaziz tại Alemdağ giữa vùng rừng thoáng đãng trên các ngọn đồi phía đông bờ châu Á của eo Bosphorus. Hai người dùng ngựa của cha Ali Fuat, İsmail Fazil Paşa và được tháp tùng bởi người cần vụ gốc Anatolia, người đã mang cho họ một bữa trưa dã ngoại và chính anh ta đã chén gần hết bữa ăn đó. Thiên nhiên luôn có sức thu hút mạnh mẽ với Atatürk, và những ký ức về cảnh đồng quê trên những bãi cỏ bên ngoài căn nhà gỗ của sultan vẫn lưu trong tâm trí ông như một khoảnh khắc hạnh phúc trọn vẹn. Tiếp đón Ali Fuat trên du thuyền Savarona của mình, Atatürk buộc Fuat hứa cùng mình đi một chuyến tới đúng nơi đó. Sau đó, khi bệnh tình nặng thêm, vào lần cuối cùng gặp Ali Fuat tại cung điện Dolmabahçe, ông nói:“Cậu có biết tôi đã nhớ gì không? Tôi đã nhắc tới nó trước đây trên boong Savarona: căn nhà gỗ ở Alemdağ. Tôi đã nói với các bác sĩ, và họ đồng ý. Trước khi trở lại Ankara, tôi muốn dành thời gian ở đó. Họ đã chuẩn bị sẵn sàng chỗ đó rồi.” Ali Fuat bình luận:“Ông ấy ôm ấp một cảm xúc lạ lùng. Ông tin chắc chỉ cần được nghỉ ngơi trong căn nhà gỗ của sultan ở Alemdağ, ông sẽ khỏe lên.” Đến tháng Mười hai năm 1904, Mustafa Kemal hoàn tất quá trình đào tạo tại Học viện Tham mưu. Dựa trên kết quả học tập trong ba năm, ông được xếp hạng năm trong số mười ba học viên thành công trong một lớp gồm bốn mươi ba người. Hai năm trước, đối thủ tương lai của ông là Enver cũng đã đứng thứ nhất vào năm thứ ba, và thứ nhì toàn khóa. Trong khi mười ba người đó trở thành đại úy tham mưu, ba mươi người còn lại đành hài lòng với cấp bậc đại úy (xuất sắc). Người bạn Arif của Mustafa Kemal là một người trong nhóm sau, nhưng ông này cũng đã vượt qua kỳ thi để trở thành sĩ quan tham mưu vài năm sau đó. Sau khi tốt nghiệp, các tân sĩ quan tham mưu được điều động tới các tỉnh để huấn luyện tại đơn vị (thuật ngữ tiếng Pháp là stage (thực tập)). Một số người, bao gồm cả Arif vốn ban đầu không thành công, sau này được gửi đi tập huấn thêm tại Đức. Mustafa Kemal ban đầu trông đợi được điều động tới một trong hai tập đoàn quân Ottoman ở Balkan: Tập đoàn quân 2, có Bộ Tư lệnh đóng tại Edirne (Adrianople), hoặc Tập đoàn quân 3, có sở chỉ huy tại Salonica. Khi đó ông không chỉ gần thành phố quê hương hơn, mà quan trọng hơn thế, ông sẽ có mặt ở nơi diễn ra các hoạt động chính trị. Enver đã thành công trong việc tìm được một vị trí tại Tập đoàn quân 3, bất chấp việc bị bắt và thẩm vấn ít lâu tại cung điện Yildiz do bị tình nghi có âm mưu cùng em họ của sultan, Abdülmecit (người sẽ trở thành caliph Ottoman cuối cùng sau khi chức vị sultan bị bãi bỏ).(46) Mustafa Kemal không gặp may như thế, và thất bại trong việc giành được một vị trí tại Macedonia hay Thrace ban đầu đẩy ông vào vị thế bất lợi trong số các sĩ quan cách mạng. Điều này dẫn tới những hệ quả quan trọng, nhưng tốt xấu lẫn lộn, tới chính sự nghiệp của ông và tương lai nhà nước Ottoman. Khi cuộc đảo chính của Thanh niên Thổ xảy ra năm 1908, ông không có mặt trong nhóm thủ lĩnh của các quân nhân cách mạng. Nhưng khi nhóm đầu tiên đó thất bại và tự hủy diệt chính bản thân cũng như nhà nước Ottoman, Mustafa Kemal cùng các bạn ông đã có cơ hội chứng minh giá trị của mình và nắm bắt nó. Trong mắt nhà cầm quyền, trường hợp của Mustafa Kemal còn nghiêm trọng hơn trường hợp của Enver. Mustafa Kemal sau này đã kể lại như sau về biến cố đã thay đổi dòng chảy cuộc đời ông: Sau khi tốt nghiệp Học viện [Tham mưu] với hàm đại úy, chúng tôi thuê một căn hộ dưới tên một người bạn để xử lý tốt hơn những công việc [chính trị] của chúng tôi trong thời gian ở Istanbul. Chúng tôi thỉnh thoảng tổ chức họp. Nhưng nhất cử nhất động của chúng tôi đều bị theo dõi và biết rõ. Vào lúc này một người bạn cũ là Fethi, người đã bị thải hồi khỏi quân đội, đến gặp chúng tôi. Anh ta đề nghị chúng tôi giúp, nói rằng không còn một xu dính túi và không có nơi nào để ngủ. Chúng tôi quyết định giúp đỡ và để anh ta ở lại căn hộ. Chúng tôi tới gặp anh ta hai ngày sau theo đề nghị của anh. Khi tới theo lời hẹn, tôi bắt gặp một sĩ quan phụ tá từ văn phòng (mabeyn) của sultan ở bên anh ta. Một người tên là İsmail Hakki [một trong những người đóng góp cho tờ báo ngầm] đang ở trong căn hộ. Bọn họ đưa anh này đi ngay. Một ngày sau, họ bắt chúng tôi. Tin lộ ra cho hay Fethi là một nhân viên mật vụ của [Zülüflü] İsmail Paşa. Tôi bị biệt giam trong một thời gian. Sau đó, người ta đưa tôi tới văn phòng của sultan và thẩm vấn tôi. İsmail Paşa, chánh văn phòng và một người để râu [Mehmet Paşa] có mặt ở đó. Chúng tôi nhận ra mình bị buộc tội phát hành một tờ báo, duy trì một tổ chức [bí mật], v.v.. Các đồng sự của chúng tôi đã thú nhận. Chúng tôi bị giam trong tù vài tháng rồi được trả tự do. Vài ngày sau, tất cả các sĩ quan tham mưu [mới được phong quân hàm] được gọi tới Bộ Tổng tham mưu. Chúng tôisẽ được phân đều về Edirne và Salonica, nghĩa là về các Tập đoàn quân 2 và 3, hồi đó đang đóng quân ở những nơi này. Người ta nói với chúng tôi rằng sẽ tổ chức rút thăm, trừ khi chúng tôi có thể tự thống nhất về việc muốn đi đâu. Tôi ra hiệu cho các đồng chí của mình; chúng tôi thảo luận một lát, và sau đó chọn ra những ngườisẽ về các Tập đoàn quân 2 và 3. Nhưng họ lại coi hành vi của chúng tôi là bằng chứng của âm mưu. Họ tống tôi tới Syria để huấn luyện cùng một đơn vị kỵ binh. Ali Fuat, người bị bắt giữ trước Mustafa Kemal một ngày, cung cấp thêm vài chi tiết. Các sĩ quan bị bắt nhốt trong phòng dành cho sĩ quan tại Học viện Quân sự và tìm cách liên lạc được với nhau. Ali Fuat bị giam hai mươi ngày; Mustafa Kemal, Fuat gọi ông là thủ lĩnh của nhóm, bị giam lâu hơn – một tuần hay mười ngày. Tư lệnh Lục quân (Serasker) Riza Paşa đã làm hết sức để giữ cho các sĩ quan trẻ một vị trí ở Balkan, nhưng hoàng cung không chấp nhận. Dù sao đi nữa, những kẻ âm mưu trẻ tuổi cũng đã nhẹ nhàng thoát nạn. Họ đã không bị lột lon hay phái đi và chịu sự đày ải đáng sợ tại ốc đảo Fezzan ở miền Nam Tripolitania như họ đã lo lắng. Hơn thế, cha của Ali Fuat, İsmail Fazil Paşa, hứa sử dụng ảnh hưởng của ông tại Bộ Tổng tham mưu để đảm bảo họ được thuyên chuyển từ Syria tới Balkan sớm nhất có thể. Trong thời gian chờ đợi, ông biết thêm tư lệnh Tập đoàn quân 5 ở Damascus, Thống chế Hakki Paşa, là một sĩ quan trung thực và có lương tâm. Như vậy, các quân nhân cách mạng có thể trông cậy vào mạng lưới cộng sự, bạn bè và bảo trợ trong lực lượng vũ trang. Còn về phía sultan, những lời đe dọa ầm ĩ được nối tiếp bằng nỗ lực hòa giải. Những quân nhân cách mạng kịch tính hóa hoạt động ngầm của họ. Nhưng hoàng cung biết rõ chuyện gì đã xảy ra, và hy vọng rằng trước hết sẽ hăm dọa, sau đó thu phục được những kẻ đối lập. Nhà cầm quyền và những người dự mưu nhận ra hoàn cảnh bên ngoài đang thay đổi. Thất bại của Nga trước Nhật Bản trong cuộc chiến 1904-1905, sự kiện được những người Thổ Hồi giáo có học thức hoan nghênh như một chiến thắng của châu Á trước kẻ thù châu Âu, được nối tiếp bởi cuộc Cách mạng Nga lần thứ nhất năm 1905. Biến cố này đến lượt nó gây chấn động ở Ba Tư, nơi chính quyền lập hiến được thử nghiệm lần đầu một thời gian ngắn năm 1906. Có thể dễ dàng tìm được những tờ báo nước ngoài không bị kiểm duyệt tại Istanbul. Mustafa Kemal được kể là đã đọc các tờ báo Pháp Le Matin và Le Petit Parisien. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hồi đó cũng như bây giờ, những ví dụ từ nước ngoài nhanh chóng đi vào đầu những người đề xuất thay đổi. Lệnh điều động Mustafa Kemal và Ali Fuat tới Tập đoàn quân 5 được ban hành ngày 11 tháng Một năm 1905. Hai người bạn dành ngày cuối cùng của họ tại Istanbul cùng nhau, uống whisky tại tư dinh của gia đình Ali Fuat ở Kuzguncuk bên bờ eo biển Bosphorus. Sau đó, họ lên một tàu khách của Áo khởi hành đi Beirut. Chương 3. Khúc dạo đầu cho cuộc đảo chính quân sự Mustafa Kemal lên đường tới Syria cùng Ali Fuat và Müfit (Özdeş), một đại úy tham mưu mới được phong hàm khác, người về sau sẽ trở thành một trong số chiến hữu của ông. Con tàu Áo chở họ có tên là İzmir đang trong hành trình tới Beirut. Beirut, cũng như Salonica, và tất nhiên cả Istanbul, là một thành phố sống động, đa dạng, với những khách sạn và nơi giải trí tốt, bao gồm một quán bia Đức, nơi các sĩ quan Ottoman thường xuyên lui tới. Đây là cảng biển cho Damascus và tỉnh “đặc quyền” – tức tự trị – Mount Lebanon, được điều hành bởi một viên toàn quyền Kitô giáo do sultan chỉ định, và được đảm bảo an ninh bởi một lực lượng hiến binh chủ yếu do các sĩ quan Kitô giáo chỉ huy. Những thỏa thuận theo Règlement Organique [Quy chế tổ chức] năm 1861, được áp đặt sau khi quân Pháp đổ bộ để bảo vệ người Kitô giáo Maronite (giáo hội của họ có quan hệ với Rome) chống lại sự tấn công của các bộ lạc miền núi Druze (tôn giáo của các bộ lạc này mang những đặc tính tương tự như Hồi giáo), được thi hành tốt đến mức “Mount Lebanon được thừa nhận rộng rãi là ‘quốc gia được quản lý tốt nhất, giàu có, yên bình và được hài lòng nhất vùng Cận Đông’.” Năm 1905, Toàn quyền Mount Lebanon là Muzaffer Paşa, một quân nhân Công giáo gốc Ba Lan. Ông là một nhà quản lý có thiện chí, song không thể áp đặt ý chí của mình lên những người Kitô giáo đối kháng ở địa phương. “Nếu anh được bổ nhiệm ở đây, anh sẽ không thấy nhớ Istanbul,” một sĩ quan Ottoman từng tới Beirut trước Mustafa Kemal và các bạn đồng hành của ông nói với họ như vậy. Nhưng trước hết họ cần phải báo cáo với Thống chế Hakki Paşa, tư lệnh Tập đoàn quân 5 ở Damascus, nơi họ đến bằng tàu hòa. Ali Fuat quen con trai Haydar của thống chế (người được huấn luyện tại khu của các hoàng thân tại Học viện Quân sự) và được mời tới ở tại tư dinh của tư lệnh. Nhờ đã qua huấn luyện kỵ binh, Ali Fuat sau đó có đặc ân được phân vào đội kỵ binh cận vệ của Muzaffer Paşa, đóng tại tòa dinh thự đẹp như tranh của viên toàn quyền tại Beytüddin (Beyt Din) trên các ngọn đồi phía nam Beirut. Mustafa Kemal không có may mắn như vậy. Ông được các sĩ quan trẻ của Tập đoàn quân 5 đưa đi, rồi sau đó phân về Trung đoàn kỵ binh 30, vốn là đơn vị đang thực hiện những cuộc tấn công từ căn cứ của mình tại Damascus để đánh đuổi bộ tộc Druze ở vùng đất Hawran gập ghềnh về phía nam. Theo lời con gái nuôi Afet của Atatürk, viên tư lệnh Trung đoàn 30 muốn ngăn Mustafa Kemal tham gia những cuộc hành quân trừng phạt người Druze. Người bạn Müfit (Özdeş) của ông, được điều về Trung đoàn kỵ binh 29, cũng đã không được tham gia. Hai đại úy tham mưu trẻ tuổi sau đó thỉnh cầu Thống chế Hakki Paşa để được đi cùng đơn vị. Khi thỉnh cầu bị từ chối, họ vẫn đi theo, và cuối cùng được chấp nhận vào đoàn quân sau khi đã hứa giữ im lặng về hành vi của các đơn vị này. Có vẻ như lý do của việc giữ bí mật là vì cuộc hành quân trừng phạt được chuẩn bị để làm giàu cho đoàn quân bằng cách cướp bóc các cư dân ở Hawran. Afet kể lại rằng nhiều năm sau đó, Atatürk nói với Müfit Özdeş: Cậu có nhớ không, Müfit, khi chúng ta quyết định đi theo lực lượng [xuất kích] ở Damascus, một viên trung úy kỵ binh lại gần tôi và nói, “Tôi vô cùng tôn trọng ngài. Tôi khuyên ngài không nên tham dự cuộc hành quân.”“Tạisao?” Tôi hỏi anh ta. “Vì tính mạng của ngài có thể gặp nguy hiểm.”“Tạisao?” Tôi lại hỏi anh ta. “Họ sẽ giết ngài. Ngài không thể biết hay thậm chí hình dung ra chuyện đó đâu. Ngày nay, toàn bộ quân đội ở Syria chia sẻ một lợi ích chung. Ngài trông như một người có vẻ sẽ gây trở ngại cho lợi ích đó. Họ sẽ không chấp nhận điều đó đâu. Tính mạng ngài đang bị đe dọa. Afet kể thêm rằng khi có chuyện định chia chác chiến quả thu được của cuộc hành quân giữa các sĩ quan với nhau, Mustafa Kemal liền cử Müfit về Damascus mang theo bản tường trình đầy đủ về chuyện này. Trước đó, khi Müfit cho ông biết mình đã được hứa chia một số vàng lấy từ người Druze, Mustafa Kemal hỏi ông:“Anh muốn được lợi hôm nay hay nổi danh mai sau?” “Nổi danh mai sau, tất nhiên rồi,” Müfit đáp. “Nếu vậy anh không thể nhận số vàng đó. Cả tôi cũng đã không nhận, mà cũng không đời nào có thể nhận.” Tương tự như vậy, Ali Fuat, người đang ở Beirut vào thời gian đó, có kể Mustafa Kemal từng nói:“Đám ngu ngốc nghĩ bọn họ có thể mua tôi nhưng họ chẳng đi đến đâu cả.” Câu chuyện đó dựng nên hình tượng Mustafa Kemal như một hiệp sĩ mang giáp trụ sáng ngời chiến đấu chống lại đế quốc tham nhũng và mục ruỗng của Abdülhamit. Còn có những câu chuyện khác cùng chủ đề. Theo Afet, Mustafa Kemal thể hiện lòng nhân từ và sự thấu hiểu với cư dân địa phương, nhờ đó tránh được xung đột với họ. Khi kỵ binh Ottoman đóng quân bên ngoài Kuneytira (ngày nay là thị trấn đổ nát Kuneitra trên phần cao nguyên Golan thuộc Syria), người Circassia đã định cư trong vùng tập trung lại để tấn công sở chỉ huy Ottoman. Nhưng khi Mustafa Kemal tới gặp, họ từ bỏ ý định và nói:“Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì ông nói. Nhưng chúng tôi sẽ không chấp hành mệnh lệnh của các quan chức áp bức chúng tôi nhân danh nhà nước.” Sau đó, khi lực lượng kỵ binh chuyển tới Hawran và đối đầu với bộ lạc Druze, Mustafa Kemal được kể là đã cứu vãn tình thế khi nói với các sĩ quan đồng đội của mình rằng, “Tôi biết họ; họ là những người trọng danh dự, và họ sẽ không bắn vào những người không nổ súng bắn họ trước.” Khi lời khuyên của ông được nghe theo và người Druze rút lui trong hòa bình, Mustafa Kemal ngăn cản viên đại tá chỉ huy cảnh binh Ottoman tại Damascus báo cáo về hoàng cung ở Istanbul rằng người Druze đã bị đánh bại. “Tôi sẽ không tham gia vào bất cứ trò lừa đảo nào,” Mustafa Kemal được kể lại rằng đã nói vậy. “Không có ai bị đánh bại cả. Nếu phải nói đúng sự thật, thì họ đã thắng.” “Anh vẫn còn ngây ngô lắm,” viên chỉ huy phản đối, “anh không hiểu sultan.” “Có thể tôi ngây ngô,” Mustafa Kemal đáp, “nhưng người đứng đầu nhà nước không được phép bị bưng bít tình hình, và cần được giúp để hiểu ra anh là loại người nào.” Sự thật đằng sau câu chuyện đượm màu đạo đức này phức tạp hơn nhiều. Lương trả cho các sĩ quan Ottoman không đủ sống. Họ lại thường bị nợ lương. Viên tư lệnh Trung đoàn 30, Lütfi, có vẻ nghèo đến mức khi đi bộ cùng Mustafa Kemal ở Damascus, ông ta phải đi giày thường thay vì ủng cùng với quần cưỡi ngựa. Ông ta biện hộ rằng, “Xin lỗi, tôi không có cái quần nào khác.” Lütfi và các đồng đội của ông ta có thể đã bị cám dỗ để bù đắp cho khoản thu nhập chính thức bèo bọt của họ bằng một phần thành quả từ các cuộc hành quân trừng phạt cũng như các cách thức không chính thống khác. Nhưng họ không bóc lột dân cư bản địa để làm giàu. Người Druze, và ở mức độ ít hơn, người Circassia, luôn ở tình trạng xung đột với những bộ tộc láng giềng. Nhiều người Druze đã di cư tới Hawran từ vùng núi Lebanon, nơi họ đã đánh mất quyền thống trị người Maronite vốn từng bị họ bắt phải cống nạp. Afet kể những cuộc hành quân trừng phạt được tiến hành để thu lại những “tài sản cướp đoạt”. Những tài sản này thuộc về hoặc nông dân bản địa, những người sau đó phải cầu khẩn chính quyền Ottoman ở Damascus để được che chở, hoặc thuộc về chính nhà nước, vào thời gian đó đang xây dựng tuyến đường sắt Hejaz bất chấp sự phản đối đáng kể tại địa phương. Ngoài ra còn có khó khăn thường xuyên trong việc thu thuế. Báo cáo những thành công tưởng tượng lên chính phủ đã trở thành một thói quen thâm căn cố đế, thậm chí không hề chấm dứt cùng sự sụp đổ của đế quốc. Quan chức địa phương không cần lời khuyên của một đại úy tham mưu trẻ để tránh các xung đột. Abdülhamit và các bộ trưởng của ông luôn hướng đến cách thu xếp hòa bình. Các sĩ quan cách mạng chứng tỏ họ tàn bạo hơn nhiều. Khi họ tiếm quyền năm 1908, viên chỉ huy mới ở Damascus, Sami Paşa, tuyên bố thiết quân luật, sau đó triệu tập các thủ lĩnh Druze tới Damascus, và tại đây ra lệnh hành quyết nhiều người. Cuộc kháng chiến của người Druze dẫu vậy vẫn tiếp tục tới năm 1911. Sau Thế chiến thứ nhất, cuộc kháng chiến lại tiếp diễn, lần này dưới dạng một cuộc nổi dậy toàn diện chống lại nhà cầm quyền Pháp đã thay thế người Ottoman ở Syria. Những hiện tượng tham nhũng kiểu này đã tồn tại trong hệ thống hành chính Ottoman và được xã hội địa phương, vốn có truyền thống tham nhũng còn hơn thế, chấp nhận. Dẫu vậy, các sĩ quan cách mạng thực sự căm ghét tệ tham nhũng trong các quan chức của họ: thứ họ muốn là quyền lực, không phải tiền bạc. Đây chính là tinh thần thôi thúc Mustafa Kemal. Mustafa Kemal thực hiện quá trình huấn luyện của mình một cách nghiêm túc. Nhưng ông còn nóng lòng nối lại các hoạt động chính trị hơn. Tuy nhiên, dân cư địa phương lại hoàn toàn hài lòng với chế độ, và cho dù các sĩ quan Tập đoàn quân 5 Ottoman gây ra những lời phàn nàn, họ vẫn quan tâm chủ yếu đến việc có đủ tiền để đảm bảo cuộc sống. Damascus, cũng như Beirut, hưởng lợi từ thành quả của hòa bình và những cải cách hành chính được Sultan Abdülhamit đưa ra. Khi Mustafa Kemal tới đây, tuyến đường sắt Hejaz đã vươn xa 640 kilômét về phía nam Damascus, và một tuyến đường nhánh đã được xây dựng nối liền Hawran với cảng Haifa (nay thuộc Israel). Công nhân Italia được thuê xây dựng đường sắt, và theo một câu chuyện được kể lại, chàng sĩ quan Mustafa Kemal trẻ tuổi, buồn chán vì cuộc sống phương Đông đơn điệu tại Damascus, đã thay quần áo công nhân và tham gia chầu rượu ban đêm của những người Italia trong tiếng đàn mandolin. Phải nói thêm rằng, tuyến đường sắt mới xây dựng giúp Mustafa Kemal và các sĩ quan, công chức Ottoman di chuyển dễ dàng hơn ở Syria và Palestine. Abdülhamit sử dụng các nhân sĩ Syria trong triều đình của mình cũng như lính Ả Rập Syria trong đội cận vệ. Kết quả là “giới nhân sĩ bảo vệ các chính sách được đưa ra từ Istanbul… Thậm chí cả sự chuyên quyền và tính khí thất thường của sultan cũng có thể được lờ đi” chừng nào địa vị của họ không bị đe dọa. Bất chấp tất cả nỗ lực của các trí thức Kitô giáo ở Lebanon và một nhóm nhỏ quan chức Hồi giáo bất bình, chủ nghĩa dân tộc Ả Rập mới chỉ ở giai đoạn sơ khai. Phần lớn người Ả Rập ở Syria và những nơi khác trong đế quốc Ottoman đều trung thành với vị sultan Hồi giáo của họ. Tuy nhiên, Mustafa Kemal và các đồng chí của ông cũng tìm được vài người có cùng suy nghĩ. Chỉ huy trung đoàn của ông, Lütfi, cũng hay nhận xét, “Mọi thứ không thể tiếp tục thế này được.” Một ngày nọ, Lütfi đưa Mustafa Kemal và Müfit (Özdeş) tới khu chợ ở Damascus để gặp một người bị lưu đày vì lý do chính trị. Đó là một người Thổ có tên Mustafa (Cantekin, sau này là một thành viên Nghị viện dưới thời Cộng hòa). Ông ta bị bắt quả tang hoạt động chính trị tại Trường Y Istanbul, nơi ra đời Ủy ban Liên minh và Tiến bộ. Bị trục xuất, bị bỏ tù một thời gian ngắn, sau đó bị lưu đày sang Damascus, Cantekin trở thành người buôn bán. Nhưng ông vẫn cố theo đuổi sự nghiệp bằng cách truyền bá tư tưởng lập hiến. Vì mục đích này, có lẽ ông đã thành lập một hội kín, được gọi là Vatan (Tổ quốc), trước khi Mustafa Kemal tới thăm. Nhưng hội này không tạo ra được ảnh hưởng gì cho tới khi Mustafa Kemal xuất hiện và tiếp quản nhóm nòng cốt sơ khai đó, đổi tên nhóm thành “Tổ quốc và Tự do” (Vatan ve Hürriyet), hai khái niệm gắn chặt với các bài thơ ái quốc của Namik Kemal, nguồn cảm hứng chủ đạo của họ. Việc khởi động, hay tái khởi động tổ chức diễn ra vào mùa hè hoặc mùa thu năm 1905, vài tháng sau khi Mustafa Kemal tới Syria. Một thành viên sáng lập thứ ba là bác sĩ Mahmut, hẳn là bạn của cựu sinh viên y khoa Mustafa. Họ kết nạp một vài sĩ quan Ottoman ở Damascus, nhưng không có viên chỉ huy Lütfi hay cằn nhằn, người đã biện hộ cho bản thân rằng:“Tôi là một người đã kết hôn và có con cái. Tôi chia sẻ quan điểm với các anh, nhưng đừng mong tôi hành động.” Ali Fuat thành lập một chi hội ở Beirut, nhưng đi tới kết luận là “trong môi trường thành thị đó hầu như không có cơ hội nào để thành công.” Những gì chính Mustafa Kemal kể về Syria rất ngắn gọn: Tôi bị lưu đày tới Syria. Tôi bị điều động về huấn luyện cùng với một đơn vị ở Damascus. Ở đó vào lúc bấy giờ có những rắc rối với người Druze, và quân lính được cử đi đối phó với họ. Tôi đi cùng đoàn quân và ở lại bốn tháng. Chúng tôi lập nên một hội tên là “Tự do”. Để mở rộng hội, tôi tới Beirut, Jaffa và Jerusalem dưới vỏ bọc huấn luyện cùng các đơn vị khác nhau. Các tổ chức được thiết lập tại những nơi này. Tôi lưu lại Jaffa lâu nhất, và tổ chức ở đó cũng mạnh nhất. Nhưng dường như không thể thực hiện việc tổ chức hội tại Syria theo cách chúng tôi muốn. Tôi tin chắc mọi thứ sẽ có chuyển biến nhanh hơn tại Macedonia và cố gắng tìm cách cũng như phương tiện để tới được đó. Các sĩ quan tham mưu mới buộc phải trải qua huấn luyện tại đơn vị với ba binh chủng: bộ binh, kỵ binh và pháo binh. Sau khi hoàn tất thời gian phục vụ với kỵ binh ở Damascus, Mustafa Kemal được thuyên chuyển tới tiểu đoàn xạ thủ (nişanci taburu, được tổ chức theo mô hình corps de franc-tireurs [đội quân bắn tỉa] của Pháp) tại Jaffa để huấn luyện cùng bộ binh. Ông dừng lại ở Beirut và nói chuyện với Ali Fuat về kế hoạch tới Macedonia của mình. Khó khăn là do lệnh điều động của Mustafa Kemal có ghi chú “Cần được điều động tới những nơi không có phương tiện để di chuyển về quê người này.” Mạng lưới các bạn bè cũ liền ra tay trợ giúp ông.” Một giấy về phép cho phép đi tới İzmir đã được thu xếp với sự giúp đỡ của Haydar, con trai Thống chế Hakki Paşa.(47) Mustafa Kemal trước đó đã viết thư gửi Şükrü Paşa, thanh tra pháo binh ở Salonica, báo cho ông biết chuyến đi dự định của mình về thành phố quê nhà, và đề nghị được giúp đỡ. Viên Paşa, sau này trở nên nổi tiếng trong vai trò người bảo vệ Edirne(48) trong chiến tranh Balkan, như Ali Fuat đã cảnh báo Mustafa Kemal, là “một người lính nổi tiếng và ái quốc, nhưng trung thành với sultan,” và vì thế nhiều khả năng sẽ không chấp nhận giúp đỡ kẻ thù của chế độ. Tuy vậy, Mustafa Kemal trông đợi vào những mối quan hệ gia đình, qua người bạn học của ông tại Học viện Tham mưu, Kemal người Ohri (nay là Ohrid trên lãnh thổ Macedonia thuộc Nam Tư cũ), là người không lâu sau đó kết hôn với con gái Şükrü Paşa. Chúng ta không rõ Mustafa Kemal nói những gì với Şükrü Paşa trong lá thư của ông. Nhưng ông tuyên bố vị Paşa đã cho ông biết thông qua các trung gian rằng ông này sẽ làm hết sức có thể, nhiều khả năng để che giấu chuyến về phép không chính đáng này. Vậy cũng là đủ. Mustafa Kemal thỏa thuận với các chiến hữu tại Jaffa rằng cần thông báo cho ông ngay nếu việc ông vắng mặt bị phát hiện. Sau đó, ông lên tàu tới Alexandria và từ đó tới Piraeus. Từ cảng này, ông gửi điện tín tới một người bạn tại Salonica, Đại úy Tham mưu Tevfik, người đã xếp ở vị trí thứ ba, trên Mustafa Kemal, trong kỳ thi tốt nghiệp. Là người Salonica, Tevfik sau này cũng mất tại đó khi sự nghiệp mới bắt đầu. Bức điện, được viết bằng thứ tiếng Pháp không mấy thuần thục, bao gồm ba từ Parti vapeur grec (“Đi bằng tàu hơi nước Hy Lạp”). Tevfik hiểu, và ra cảng gặp Mustafa Kemal, đưa ông qua kiểm tra hải quan và quân cảnh với sự giúp đỡ của một người bạn, đó là Đại úy Cemil từ Süleymaniye, người đang làm trợ lý cho viên tư lệnh khu trung tâm thành phố, và nhờ vậy được tiếp cận các thư tín chính thức. Cemil(Uybadin) là một người bạn trung thành, và sau tuyên bố thành lập nước cộng hòa, Mustafa Kemal bổ nhiệm ông làm bộ trưởng nội vụ. Mặc dù Mustafa Kemal nói ông thực hiện chuyến đi một cách bí mật, ông lập tức về ở tại nhà mình. Ngạc nhiên trước sự xuất hiện bất ngờ của con trai, Zübeyde hỏi có phải ông đã hành động chống lại ý nguyện của “Sultan chủ nhân của chúng ta” hay không. Giai thoại kể rằng Mustafa Kemal đã trả lời:“Mẹ đừng lo. Con cần đến đây. Còn về Sultan Chủ nhân của chúng ta, con sẽ cho mẹ thấy, không phải bây giờ, nhưng cũng sớm thôi, ông ta là loại người nào.” Afet, người kể lại câu chuyện, cũng cho hay Şükrü Paşa cố tránh tiếp Mustafa Kemal. Khi cuối cùng cũng gặp, ông này nói với chàng trai trẻ đang mang mưu đồ chính trị:“Tôi không thể làm gì. Nhưng tôi sẽ nhìn nhận một cách rộng lượng những hành động của cậu. Chỉ có điều làm ơn đừng hủy hoại tôi.” Đó là điều tốt nhất Mustafa Kemal có thể trông đợi, và khó có khả năng rằng lúc đó ông đã cảm thấy thất vọng sâu sắc sau lần hội kiến như các nhà viết tiểu sử gán cho ông. Sau khi đã đoán chắc được sự thông đồng của Şükrü Paşa, Mustafa Kemal mặc quân phục và tới gặp Đại tá Tham mưu Hasan, người với tư cách giám khảo tốt nghiệp tại trường dự bị quân sự đã khuyên ông nên tiếp tục việc học tập ở Manastir. Sau khi đã giải thích rõ mục tiêu ái quốc của mình, ông cam đoan với Đại tá Hasan sẽ không gây liên lụy tới ông này. Tiếp sau đó, ông đại tá tới gặp bạn mình, İskender Paşa, phụ trách quân y tại Salonica, và thu xếp một buổi kiểm tra y tế cho Mustafa Kemal tại quân y viện. Nhờ vậy İskender Paşa có thể làm một giấy chứng nhận y tế nói rằng Đại úy Tham mưu Mustafa Kemal cần thay đổi không khí để điều dưỡng trong bốn tháng tại Salonica. Bản chứng nhận không nói cụ thể vị trí đóng quân của Mustafa Kemal, qua đó giấu nhẹm đi việc ông rời khỏi trung đoàn khi không được cho nghỉ phép. Có chứng nhận y tế trong tay, Mustafa Kemal bắt đầu chiêu nạp thành viên cho chi hội Salonica thuộc Hội Tổ quốc và Tự do của ông. Theo lời kể của Afet, những người được chiêu nạp đầu tiên là bạn học cũ của ông, nhà hùng biện đầy nhiệt huyết Ömer Naci và bạn của ông này, sĩ quan pháo binh Hüsrev Sami (Kizildoğan), cùng ba giảng viên tại các trường quân sự: Hakki Baha (Pars), giáo viên trường dự bị quân sự; và hai người bạn của ông này là Tahir người Bursa, hiệu trưởng của trường dự bị kể trên, cùng Hoca (Thầy) Mahir, giám đốc trường đào tạo giảng viên quân sự. Chi hội được chính thức thành lập trong một cuộc gặp gỡ tại nhà Hakki Baha. Afet cho hay Hakki Baha khi đó mới kết hôn, và đang mặc đồ pyjama Nhật Bản khi đón những người đồng mưu còn lại vào nhà. Dẫu vậy, chi tiết này cũng không làm ảnh hưởng tới sự trang nghiêm của buổi lễ mà tại đó những người đồng mưu cùng xướng lời thề cách mạng trong khi đặt tay lên khẩu súng ngắn của Hüsrev Sami. Theo lời Hüsrev Sami, Mustafa Kemal cam đoan với mọi người ở đó rằng mục tiêu duy nhất của họ là cứu vớt “đất nước không may” của mình. Ông nói tiếp:“Hôm nay, họ muốn cắt rời Macedonia và toàn bộ Balkan khỏi Tổ quốc ta. Đất nước chúng ta đang thực sự chịu ảnh hưởng và bị thống trị một phần bởi người nước ngoài. Sultan là một nhân vật đáng căm thù, đắm chìm trong lạc thú và chuyên quyền, sẵn sàng làm những việc hạ đẳng nhất. Dân tộc đang bị ách độc tài và sự chuyên chế hủy hoại. Ở đâu không có tự do, ở đó chỉ có chết chóc và hủy diệt,” v.v… Hiển nhiên, mối đe dọa tới sự thống trị của Ottoman tại Macedonia là động lực chính thúc đẩy hành động. Cuộc gặp diễn ra vào những tháng đầu năm 1906. Tháng Mười hai năm 1905, Sultan Abdülhamit đã bị một màn phô trương sức mạnh hải quân của các cường quốc trên biển Aegea ép phải đồng ý để một ủy ban quốc tế giám sát tài chính của Macedonia. Đến cuối buổi lễ, Mustafa Kemal quay sang viên sĩ quan pháo binh Hüsrev và nói, “Hãy cầm lấy súng của anh. Giờ đây nó đã trở nên thiêng liêng. Hãy giữ nó cẩn thận. Một ngày nào đó anh sẽ đưa nó cho tôi.” Afet nói thêm:“Điều này đã xảy ra.” Sự hiện diện không được cho phép của Mustafa Kemal không tránh khỏi lọt vào mắt các gián điệp của sultan tại Salonica, và các cuộc điều tra đã được tiến hành tại đây cũng như tại Jaffa. Nếu bị phát hiện tại Salonica, ông sẽ bị bắt. Được Đại úy Cemil cho hay việc thực thi lệnh này không thể bị trì hoãn lâu hơn một hai ngày, Mustafa Kemal quay lại Jaffa sau khi đã trải qua thời hạn điều dưỡng bốn tháng trong giấy chứng nhận y tế tại Salonica. Chi hội Salonica của Hội Tổ quốc và Tự do chỉ còn lay lắt sau khi Mustafa Kemal rời đi, và vài tháng sau đó, khi Hội Tự do Ottoman (sau này sẽ trở thành nòng cốt của Hội Liên minh và Tiến bộ) được thành lập tại cùng thành phố với những người đứng đầu khác, thành viên của nó liền chuyển sang tổ chức mới. Hơn thế, cho dù mang tính tiên phong về một số mặt tại Salonica, song Tổ quốc và Tự do không phải là nhóm Hồi giáo ngầm đầu tiên trên lãnh thổ đế quốc Ottoman. Vài năm trước đó, đã có một chi hội của Hội Liên minh và Tiến bộ có trụ sở tại Paris xuất hiện ở Şkodra (nay là Shkodër ở miền bắc Albani) và có những người theo xu hướng Liên minh (những người này sau đó được gọi là İttihatçi trong tiếng Thổ) đơn lẻ ở những nơi khác. (49) Nhưng Mustafa Kemal cho thấy ông là một thủ lĩnh được ủng hộ. Đúng là ông nhanh chóng bị che khuất bởi các quân nhân cách mạng khác, và ngay cả tại thành phố quê nhà thì vai trò của ông trong cuộc cách mạng cũng không được biết rõ. Một tài liệu ấn hành năm 1912 cho một trường tư tại Salonica thậm chí còn không nhắc tới tên ông trong những dòng kể lại những hoạt động cách mạng đầu tiên của ông: Một sĩ quan tham mưu thuyên chuyển từ Tập đoàn quân 5 [ở Damascus] tới Tập đoàn quân 3 [ở Salonica] đã gặp một người bị đuổi khỏi Trường Y tại Damascus và đang làm nghề buôn bán, hai người quyết định thành lập một Hội Tự do. Họ cố gắng thiết lập một chi hội tại Salonica. Họ bàn bạc với các đồng chí trẻ tuổi cùng tầng lớp và với những người hiện đang giữ quyền cao chức trọng, và thành lập [chi hội cho] hội [của họ]. Tuy nhiên, người ta khó tin vào khả năng con đường được chọn có thể dẫn tới thành công. Kết quả là hội không thể mở rộng và vẫn chỉ trong trạng thái trứng nước. Không nghi ngờ gì nữa, việc Mustafa Kemal buộc phải rời Salonica đã trì hoãn sự nghiệp chính trị của ông. Nhưng nó cũng giữ ông lại để chuẩn bị cho một vai trò quan trọng hơn. Khi cuộc điều tra về tung tích Mustafa Kemal tiến tới Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân 5 ở Damascus, người con trai Haydar của Thống chế Hakki Paşa lập tức báo cho Ali Fuat ở Beirut. Đến lượt mình, Ali Fuat liên hệ với Thiếu tá Ahmet, chỉ huy Tiểu đoàn xạ thủ tại Jaffa, ông này báo cáo lại rằng Mustafa Kemal đang làm nhiệm vụ cùng các đơn vị tuần tiễu dọc biên giới Ai Cập từ căn cứ của họ ở Beersheba. Lính Ottoman đã được triển khai trong khu vực khi căng thẳng gia tăng với nhà cầm quyền Anh tại Cairo, những người cố ngăn cản việc xây dựng một nhánh của tuyến đường sắt Hejaz từ cảng Ottoman tại Aqaba (nay là cảng duy nhất của Jordan, nằm giữa Israel và Ả Rập Xê Út). Cuộc tranh chấp được giải quyết vào tháng Mười năm 1906. Việc xây dựng tuyến đường bị ngừng lại, nhờ đó làm lắng dịu lo ngại của người Anh về an ninh Ai Cập, và biên giới giữa Palestine thuộc Ottoman với Sinai thuộc Ai Cập được vạch rõ, để lại Aqaba trong tay Ottoman. Đường biên giới được vạch ra năm 1906 tạo nên biên giới hiện tại giữa Israel và Ai Cập. Mustafa Kemal trên thực tế có tới biên giới sau khi quay về Jaffa. Sau đó ít lâu, ông tới thăm Ali Fuat tại Beirut, nơi hai người xuất hiện trong một bức ảnh chụp chung đề ngày 15 tháng Bảy năm 1906. Bức ảnh chụp chín sĩ quan Ottoman, trong đó Mustafa Kemal để râu kiểu quân nhân Phổ. Ngày 14 tháng Mười năm 1906, Mustafa Kemal tới Damascus để tiếp tục chương trình huấn luyện pháo binh, tại đây Thống chế Hakki Paşa đã nhẹ nhàng trách ông và nói: “Chàng trai, cậu đã có thể báo cho ta biết trước [về chuyến đi lén của cậu tới Salonica]. Cậu làm ta khó xử quá.” Ngày 20 tháng Sáu năm 1907, Mustafa Kemal hoàn tất thời gian phục vụ tại đơn vị pháo binh, và được thăng quân hàm lên thiếu tá phó quan (Kolağasi). Nơi phục vụ tiếp theo của ông, trong giai đoạn cuối của quá trình huấn luyện thực tế ban đầu, là ban tham mưu Tập đoàn quân 5 tại Damascus. Trong khi đó, người bạn có những mối quan hệ tốt hơn của ông, Ali Fuat, tới Salonica thực hiện phần huấn luyện trong pháo binh và sau đó là về công tác tham mưu. Mustafa Kemal giành được một vị trí tại Tập đoàn quân 3 ở Salonica ngày 16 tháng Chín năm 1907. Có vẻ như việc này là nhờ Đại tá Tham mưu Hasan, người chấm thi ngày trước của ông, giúp đỡ bằng cách đề nghị thuyên chuyển cho người được mình đỡ đầu. Như thường lệ, những lời kể lại của chính Mustafa Kemal rất ngắn gọn:“Tôi ở lại Syria hai năm rưỡi, hay nhiều nhất là ba năm cả thảy. Trong thời gian này, mọi thứ [những hoạt động chính trị trước đó của ông] bị quên lãng. Tôi chính thức đăng ký để được điều động tới Macedonia, và cuối cùng cũng đạt được mục đích.” Ali Fuat kể Thống chế Hakki Paşa đã giúp Mustafa Kemal nhận được lệnh điều động. Dù thế nào đi nữa, vị Paşa cũng sắp bị bãi chức (hay có thể đã bị bãi chức rồi) do có xu hướng đối lập với chính sách của sultan trong tranh chấp Aqaba. Việc này có thể giúp giải thích cách đối xử thoải mái của ông với các sĩ quan cấp tiến: chính bản thân ông cũng bất bình với chế độ họ đang cố gắng lật đổ. Tại Syria và Palestine, Mustafa Kemal lần đầu sống trong môi trường của những cộng đồng Hồi giáo không phải người Thổ. Các sĩ quan và viên chức Ottoman không phải gốc Ả Rập có xu hướng tách riêng. Sự khác biệt về ngôn ngữ, và ở một mức rất lớn, về phong tục, tách rời họ khỏi cư dân địa phương. Cho dù họ là người Thổ, Albani, Bosnia hay Caucasus, họ được nhìn nhận và bắt đầu tự nhìn nhận bản thân như những người Thổ. Họ được giáo dục bằng tiếng Thổ Ottoman và dùng một thứ tiếng Thổ đơn giản hơn khi giao tiếp với nhau. Ali Fuat, nguồn thông tin chủ yếu về lần phục vụ thứ nhất tại Syria của Mustafa Kemal, khẳng định rằng chính tại đó Atatürk đã thể hiện những dấu hiệu đầu tiên của việc chuyển sang chủ nghĩa dân tộc Thổ. Gặp gỡ Ali Fuat và các đồng chí khác tại Beirut trên đường tới Damascus năm 1906, như Ali Fuat kể lại, Mustafa Kemal đã khẳng định vấn đề họ phải giải quyết là làm sao tạo dựng một nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ từ một đế quốc suy sụp. Vào một dịp khác, Mustafa Kemal nói với Ali Fuat rằng ông đã có một cuộc tranh luận nảy lửa tại Jaffa với một sĩ quan gốc Macedonia như ông. Người đồng hương Macedonia đã khiển trách một viên đội người Thổ vì hành xử thô lỗ với những người lính Ả Rập mới tuyển mộ vì không hiểu mệnh lệnh của anh ta. Người Ả Rập, viên sĩ quan nói, là một dòng giống cao quý đã sản sinh ra Đấng Tiên tri, và viên đội người Thổ không xứng rửa chân cho họ. “Im đi, Đại úy!” Mustafa Kemal hét lên. “Dòng giống Ả Rập mà những binh nhì này thuộc về có thể cao quý về nhiều khía cạnh. Nhưng có một sự thật không thể chối cãi là dòng giống anh, tôi, Müfit (Özdeş) đây và viên đội thuộc về cũng cao quý và vĩ đại.” Tất nhiên, ông hẳn cũng sẽ đứng lên bênh vực người Thổ nếu bất cứ ai tìm cách hạ nhục họ. Nhưng, cũng như những sĩ quan cách mạng khác, chắc hẳn ông tin người Ả Rập cần là một phần của nhà nước Ottoman. Nếu không, ông và các đồng chí cách mạng đã không tình nguyện tới phục vụ tại Tripolitania khi tỉnh Ottoman nói tiếng Ả Rập này bị người Italia xâm lược năm 1911. Hy vọng rằng những người Ả Rập sẽ ở lại trong vòng tay Ottoman vẫn trăn trở trong tâm trí các nhà cách mạng Thổ cho tới khi thất bại của Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế chiến thứ nhất cuối cùng dập tắt nó. Mustafa Kemal tới Salonica, lần này theo lệnh điều động chính thức, vào cuối tháng Chín hoặc đầu tháng Mười năm 1907. Ông tới theo đường İzmir,(50a)(50b) tại đây ông làm quen với bác sĩ Tevfik Rüştü (Aras), một người gốc Çanakkale đã học trong trường y của Pháp tại Beirut, và cũng nung nấu những tham vọng chính trị. Tevfik Rüştü trở thành một đồng minh và Mustafa Kemal tưởng thưởng ông nhiều năm sau đó với vị trí bộ trưởng ngoại giao của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Macedonia, không khí cách mạng đang sôi sục. Những người Macedonia, Bulgaria, Hy Lạp và Serbia gốc Slav theo chủ nghĩa dân tộc đã hoạt động tích cực từ lâu trong khu vực, phá vỡ hòa bình với những cuộc xung đột vũ trang giữa họ với nhau. Đến lúc này, những người Ottoman Hồi giáo mang tư tưởng cách mạng nhập cuộc, bắt chước các phương pháp tàn khốc từ các láng giềng Kitô giáo. Hội Tam Điểm, với tinh thần tự do học hỏi, niềm tin vào tiến bộ và những nghi thức bí mật của nó, cũng là một nguồn cảm hứng khác. Có vẻ như Mustafa Kemal đã gia nhập hội Tam Điểm,(51) nhiều khả năng là vào giai đoạn này, mặc dù theo một nguồn tư liệu, nghi thức nhập môn được tiến hành tại Istanbul.(52) Đó hẳn là một hành động khôn ngoan của một quân nhân đầy tham vọng mang nhiều dự định chính trị. Trong quãng thời gian Mustafa Kemal vắng mặt ở Syria, các sĩ quan cách mạng đã gia nhập cùng các thành viên dân sự của Hội Liên minh và Tiến bộ, và thiết lập liên lạc với trụ sở của Hội tại Paris. Như vậy, bộ phận lãnh đạo của Thanh niên Thổ đã đầy đủ khi Mustafa Kemal về tới Salonica. Ông thấy mình bị loại ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo của sự nghiệp đó. “Nòng cốt nội bộ” của Hội Liên minh và Tiến bộ (được biết đến nhiều hơn dưới tên gọi Ủy ban, được gọi tắt trong tiếng Anh là CUP (Committee of Union and Progress)) thoạt đầu được thành lập dưới tên gọi Hội Tự do Ottoman (Osmanli Hürriyet Cemiyeti) tại Salonica vào tháng Chín năm 1906.(53) Các sĩ quan tại ngũ tham gia ngay từ đầu, và sự nghiệp cách mạng được thúc đẩy bởi sự bất mãn trong quân đội. Nhưng những thành viên bất bình với chế độ trong giới dân sự cũng đóng vai trò nổi bật không kém. Đội ngũ lãnh đạo của Thanh niên Thổ – như CUP dần được biết đến ở phương Tây (và sau này cả ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi cách gọi Jöntürkler, bắt nguồn từ tiếng Pháp Jeunes Turcs, thường xuyên được sử dụng) – mang tính tập thể và duy trì như thế cho tới khi chấm dứt sự tồn tại. Song một số thủ lĩnh đóng vai trò nổi bật hơn hẳn những người khác. Nhân vật quyền lực nhất trong số các sáng lập viên của Hội Tự do Ottoman tại Salonica là một nhân viên bưu điện, Talât. Ông sinh năm 1874 tại Edirne trong một gia đình viên chức cấp thấp. Cha ông, một thẩm phán điều tra, sinh ra tại một ngôi làng miền núi đông nam, ngày nay thuộc Bulgaria. Vì nguồn gốc nông dân cũng như thân hình vạm vỡ và nước da sẫm màu, Talât đôi khi bị những kẻ chống đối gọi là thằng Di-gan. Tính khí ông thô kệch, nếu không nói là hung hãn. Ông đã phải rời trường dự bị dân sự mà không được nhận chứng chỉ sau khi tấn công một giáo viên. Sau đó, ông tìm được một chân nhân viên bưu điện, và kiếm thêm ngoài lương bằng việc dạy tiếng Thổ trong trường của Liên minh Do Thái dành cho cộng đồng Do Thái đông đảo tại Edirne. Năm 21 tuổi, ông bị bắt cùng hai nhân vật cấp tiến khác, bị tra hỏi về một lá thư mang nét chữ của ông viết, “Mọi thứ đang tiến triển tốt. Tôi sẽ sớm đạt được mục đích của mình,” và Talât khai rằng ông đang nói về chuyện yêu đương của mình và con gái ông hiệu trưởng người Do Thái. Cho dù cô gái cũng xác nhận điều đó, Talât phải ngồi tù hai năm với tội giả mạo điện tín công vụ. Sau khi được ân xá, ông bị lưu đày tới Salonica, và tại đây ông lại một lần nữa làm việc cho bưu điện. Một thành viên nổi bật khác là Mithat Şükrü (Bleda), một người gốc Salonica đã liên hệ với các thành viên Thanh niên Thổ sau khi tới Thụy Sĩ học toán. Mithat Şükrü đã tận dụng lệnh ân xá của sultan dành cho những nhà hoạt động cách mạng chịu hối cải và quay về thành phố quê nhà, nơi Talât tìm đến ông. Một thành viên quan trọng thứ ba trong nhóm là Rahmi (Evrenos), con trai một chủ đất địa phương. Thành viên có lẽ cao tuổi nhất nhóm, người gia nhập muộn hơn một chút, là luật sư 54 tuổi để râu Manyasizade Refik. Ông là người đã bào chữa cho Mithat Paşa, cha đẻ của hiến pháp Ottoman, khi ông này bị buộc tội sát hại Sultan Abdülaziz. Sự hiện diện của Refik vừa là một mối liên hệ với sự bắt đầu của phong trào lập hiến, đồng thời là biểu tượng của mục tiêu ép buộc sultan phải tái lập hiến pháp mà các nhà cách mạng theo đuổi. Sau khi Thanh niên Thổ đạt được mục đích đó năm 1908, Manyasizade Refik trở thành Bộ trưởng Tư pháp. Ông qua đời cùng năm đó. Ý tưởng thành lập Hội Tự do Ottoman đầu tiên được thống nhất khi Talât, Mithat Şükrü và Rahmi gặp nhau tại Yonyo – một quán cà phê Hy Lạp gần bến tàu, nơi Mustafa Kemal trước đó từng lui tới. Cuộc gặp thứ hai sau đó diễn ra tại một quán bia vườn, với sự tham gia của các bạn Mustafa Kemal, đồng thời là thành viên danh nghĩa thuộc chi hội Salonica của Hội Tổ quốc và Tự do được ông sáng lập. Bên những ly bia “Olympus” địa phương, các nhà cách mạng trẻ vạch ra điều lệ cho hội kín của họ, cũng như nghi thức gia nhập. Việc này diễn ra tại nhà Mithat Şükrü, tại đây những người được chiêu nạp được “người giới thiệu” dẫn vào trong lúc bị bịt mắt, người này sẽ giới thiệu họ với Hội. Ngoài người giới thiệu, họ chỉ được phép biết hai thành viên khác. Sau khi đã vào nhà, những thành viên mới sẽ được tháo băng bịt mắt, và tuyên thệ trung thành, với một bàn tay đặt lên một cuốn kinh Koran, tay kia cầm một khẩu súng ngắn, thứ vũ khí sẽ được dùng để chống lại họ nếu họ phản bội lời thề. Theo một nguồn tư liệu khác, các ứng viên gia nhập Hội mặc áo choàng đỏ, có lẽ nhằm thể hiện sự sẵn sàng đổ máu vì sự nghiệp của họ, trong khi những người còn lại đeo mạng đen che kín mặt. Trước khi băng bịt mắt được gỡ ra, một giọng nói trang nghiêm tuyên đọc các ý tưởng ái quốc cao cả của hội. Khi số lượng hội viên được kết nạp tăng lên, việc những người đàn ông bị bịt mắt mặc áo choàng lạ tới nhà Mithat Şükrü vào ban đêm bắt đầu khiến láng giềng lo lắng, chưa nói gì tới người hầu İbrahim của ông này, người đã hỏi cô vợ mới cưới của Mithat Şükrü:“Thượng đế ôi, ông chủ là loại người gì vậy? Chuyện gì đang diễn ra ở đây thế?” Các nhà cách mạng sau đó chuyển đến một địa điểm yên tĩnh hơn trong thành phố. Màn kịch câm cách mạng này đã đánh động sự chú ý từ phía các gián điệp của sultan, nhưng quyền lực đang tuột dần khỏi tay bọn họ, vì nhà cầm quyền địa phương ý thức được gió đang thổi theo chiều nào. Talât có những mối liên hệ với các vị trí cấp cao. Theo thông lệ của Abdülhamit, ông được trả một khoản cố định 3 lira vàng mỗi tháng khi bị lưu đày. Khó chịu trước cảnh sống bằng trợ cấp vô công rồi nghề, ông làm đơn lên tổng trấn Salonica, Riza Paşa, xin việc làm, và được nhận làm người đưa thư, chính nhờ công việc này mà ông duy trì liên lạc được với những người hoạt động cách mạng khác bên ngoài thành phố. Khi chính quyền Istanbul quyết định sa thải Talât khỏi bưu điện, đuổi ông khỏi Salonica và lưu đày ông, tin sau được thông báo bởi một người bạn làm việc trong văn phòng Tể tướng Ferit Paşa, một người Albania có xuất thân từ Avlonya (nay là Vlorë). Talât sau đó tới gặp quan chức cấp cao Ottoman tại Salonica, Hüseyin Hilmi Paşa, tổng thanh tra Macedonia, và nói:“Tôi không thể phản đối lệnh sa thải, vì chính quyền có quyền tuyển dụng hay sa thải những người phụng sự mình. Nhưng nếu người ta định lưu đày tôi, hậu quả sẽ chẳng tốt đẹp gì cho bất cứ ai trong chúng ta.” Người chép sử của Ottoman Mahmud Kemal İnal đã thuật lại cuộc nói chuyện và viết thêm:“Hüseyin Hilmi Paşa không hoàn toàn mù tịt về sự tồn tại của một lực lượng bí mật tại Salonica. Vì vậy ông ta trấn an Talât và hứa sẽ ngăn cản việc lưu đày ông này. Ông ta đã giữ lời hứa.” Các nhà cách mạng đã xem nhẹ việc giữ bí mật. Người bạn học Ömer Naci của Mustafa Kemal bắt đầu cuộc bút chiến một cách phi lý trên một tờ báo địa phương dành cho thiếu nhi (Çocuk Bahçesi, “Khu vườn trẻ em”), trên đó ông này tuyên bố, “Vinh quang và danh dự truyền lại qua năm thế kỷ lịch sử giờ đây đang bị chôn vùi mãi mãi.” Viên sĩ quan pháo binh Hüsrev Sami cũng dùng ngòi bút của mình trợ giúp cho nhà tiên tri yếm thế. Các bài báo gây kích động mạnh tại Salonica, và hoàng cung gửi điện tín tới tổng thanh tra yêu cầu bắt giữ hai tác giả. Talât lập tức được báo tin, và thuyết phục họ đi Paris. Hai người trốn đi vào tháng Ba năm 1907, khi Mustafa Kemal vẫn còn đang ở Syria. Ngoài việc đưa hai nhà cách mạng đầy nhiệt huyết thoát vòng nguy hiểm, chuyến đi còn có mục đích khác. Hội Tự do Ottoman tại Salonica không có ấn phẩm nào của riêng mình. Song các ấn phẩm được những người hoạt động chính trị lưu vong Ottoman gửi về nước. Những người đồng mưu tại Salonica cần quyết định hoặc bắt đầu tự ra ấn phẩm, hoặc cùng hợp nhất với những người lưu vong. Quyết định này càng trở nên phức tạp vì thực tế là cộng đồng lưu vong đã bị chia rẽ thành hai nhóm đối lập nhau tại Đại hội Những người Ottoman Tự do tổ chức tại Paris năm 1902. Nhóm thứ nhất do Ahmed Riza, một cựu quan chức giáo dục, đứng đầu, ông này theo triết lý của các nhà thực chứng Pháp, và thậm chí còn sử dụng quan điểm thực chứng trong bài viết Meşveret của mình (được công bố cả bằng tiếng Thổ lẫn tiếng Pháp dưới tựa đề La Consultation). Chủ nghĩa thực chứng, tư tưởng triết học do Auguste Comte (1798-1857) đưa ra, nhìn nhận khoa học thực nghiệm, bao gồm cả môn xã hội học mới mẻ, như sự kế tục tôn giáo mặc khải. Theo đó, tôn giáo có những tác dụng của nó, nhưng cũng chỉ có thời kỳ nhất định. Ý tưởng này thu hút các thành viên giới thượng lưu Ottoman những người đang tìm một chỗ đứng trong thế giới văn minh của phương Tây. Ahmet Riza là một trong số này. Khẩu hiệu của các nhà thực chứng là “Trật tự và Tiến bộ” được phản ánh trong tên gọi tổ chức của ông này:“Liên minh và Tiến bộ”, từ “liên minh” nhắc tới ý tưởng cùng tồn tại bác ái giữa các nhóm sắc tộc (trong tiếng Pháp gọi là élément, và được dịch chính xác sang tiếng Thổ Ottoman thành anasir) trong nhà nước Ottoman. Một tổ chức đối lập xuất hiện trước đó sử dụng tên gọi “Liên minh Ottoman” (İttihad-i Osmanî), và những người lưu vong tin sự tồn vong của nhà nước Ottoman có thể dựa trên “sự liên minh của [tất cả] các yếu tố [sắc tộc]” (ittihad-i anasir). Ahmet Riza nghĩ liên minh này có thể được hình thành trong khuôn khổ một nhà nước thống nhất, có chính phủ nghị viện nằm dưới nền quân chủ lập hiến. Mô hình của ông dựa vào Pháp, tương thích với mong ước của các trí thức Hồi giáo Ottoman. Nhóm người Ottoman lưu vong thứ hai được Hoàng thân Sabahattin, một thành viên bị lưu đày của hoàng gia Ottoman, thành lập; ông này tìm nguồn cảm hứng từ thực tiễn của nước Anh (như tác giả người Pháp Edmond Demolins đã kiến giải trong cuốn sách À quoi tient la supériorité des Anglo-Saxons? [tạm dịch: Điều gì giải thích sự vượt trội của người Anglo-Saxon] của mình). Để truyền bá các giá trị và noi theo các thành quả của người Anglo-Saxon, Hoàng thân Sabahattin thành lập một Liên đoàn vì Sáng kiến cá nhân và Phân quyền, đây là tổ chức có sức hấp dẫn mạnh với các cộng đồng thiểu số không theo Hồi giáo trong đế quốc Ottoman. Ömer Naci và Hüsrev Sami tán thành các ý tưởng của Ahmet Riza và quyết định hợp sức với ông này. Ahmet Riza đáp lại bằng việc gửi người cộng sự gần gũi của mình, bác sĩ Nazim, một người tha hương khi đó làm việc tại một bệnh viện ở Paris, tới tìm hiểu tình hình tại Salonica. Cả Ahmet Riza và bác sĩ Nazim đều đã từ chối lệnh ân xá của sultan và do đó bị kết án tử hình vắng mặt vì các hoạt động cách mạng của họ. Không thể đi công khai, bác sĩ Nazim cần được các thành viên Hội Tự do Ottoman bí mật đưa về nước. Theo lời Mithat Şükrü, họ có liên hệ với các nhà cách mạng Bulgaria, Serbia và Hy Lạp tại Salonica. Mối liên hệ hữu ích nhất của họ là với những người Hy Lạp, những người này gặp bác sĩ Nazim tại Athens và đưa ông qua biên giới vào Macedonia thuộc Ottoman rồi cải trang thành một tộc trưởng râu rậm. Dù đã cải trang, bác sĩ Nazim vẫn bị một người bạn thời thơ ấu, một bác sĩ người Do Thái là Toledo, phát hiện. Như thường lệ, Talât vẫn làm chủ được tình hình. Ông đến thẳng nhà bác sĩ Toledo, lấy súng ngắn ra và nói:“Ông hoàn toàn đúng. Nazim đang ở Salonica, như ông đã thấy, và ông ấy đang ẩn mình. Không ai ngoài ông đã nhận ra ông ấy. Nếu việc đó lộ ra và ông ấy gặp chuyện không may, tôi sẽ bắn vỡ sọ ông bằng khẩu súng ngắn này.” Những lời có đã có tác dụng, và bác sĩ Toledo ngay lập tức phủ định việc từng thấy bác sĩ Nazim. Sau cuộc thảo luận với bác sĩ Nazim, những người đồng chí trong Hội Tự do Ottoman tại Salonica quyết định vào ngày 27 tháng Chín năm 1907 sẽ hợp nhất với nhóm của Ahmet Riza tại Paris và sử dụng tên gọi Liên minh và Tiến bộ.(54) Tổ chức của họ mở rộng nhanh chóng, nhất là trong các sĩ quan Tập đoàn quân 3 ở Macedonia và Tập đoàn quân 2 ở Thrace. Để mở rộng mạng lưới, bác sĩ Nazim tới İzmir, được viên trung úy 26 tuổi İsmail Canbulat, một trong số các thành viên sáng lập Hội Tự do Ottoman, tháp tùng. Tại đó, họ liên hệ với một chủ đất trẻ là Halil(Menteşe), người từng tham gia hoạt động cách mạng tại châu Âu trước khi tận dụng lệnh ân xá của sultan để về nước. Gặp nhau lần đầu tại Kramer, một khách sạn kiểu châu Âu có tiếng ở İzmir, ba người nhất chí nhắm tới các sĩ quan đang phục vụ trong vùng nhằm đảm bảo để đơn vị của họ không trở thành công cụ hữu hiệu chống lại bất cứ cuộc binh biến nào tại Macedonia. Các nhà cách mạng tại Salonica cũng cố gắng thiết lập một tổ chức tại Istanbul, song tại đó họ thu được ít thành công hơn. Talât và Manyasizade Refik bí mật đến thủ đô, tại đây hai người gặp tiểu thuyết gia kiêm nhà báo Hüseyin Cahit (Yalçin), lúc đó đang là hiệu trưởng một trường trung học. Hüseyin Cahit từ chối trở thành một thành viên, nói rằng ông không thể giữ bí mật tại Istanbul. Tuy nhiên, nếu tổ chức tại Salonica công khai ra mặt và muốn có sự ủng hộ tại thủ đô, ông hứa sẽ tổ chức một cuộc biểu tình ủng hộ cùng các học sinh của mình. Người Hồi giáo tại Istanbul không cảm thấy bản thân bị đe dọa như những đồng bào tại Salonica. Họ cũng được chia một phần lợi tức lớn hơn từ chính quyền của sultan. Tất nhiên có rất nhiều gián điệp của hoàng cung tại thủ đô, song cũng có rất ít người nhiệt huyết với cách mạng. Không thể đạt được gì với giới quan chức cấp cao ở thủ đô, song Talât đã xâm nhập được vào cộng đồng thương gia Hồi giáo ở khu thành cổ Istanbul. Tầng lớp này, vốn có nguồn gốc xã hội gần với ông, rất bất bình trước việc các thương nhân không theo Hồi giáo, cả người bản địa lẫn nước ngoài, chiếm quyền kiểm soát kinh doanh, và do đó họ cởi mở với các bài hùng biện ái quốc. Đầu mối của Talât tại đây là Kara (Đen) Kemal, một đồng nghiệp cũ ở bưu điện, ông ta đã chứng tỏ mình là một nhà tổ chức quần chúng khôn khéo. Một người đã gia nhập Hội Tự do Ottoman tại Salonica trước khi hội đổi tên thành Liên minh và Tiến bộ là Thiếu tá phó quan Enver. Enver đã được điều động tới Macedonia sau khi tốt nghiệp Học viện Tham mưu năm 1902. Quyết định gia nhập Hội Tự do Ottoman vào tháng Mười năm 1906 của ông bắt nguồn từ tấm gương của các toán du kích Balkan. Như ông tự kể tại: Tôi tới Salonica vào tháng Chín năm 1322 [1906]. Tại đó, tôi nói chuyện với bác mình, Đại úy Halil. Trước đó, hai bác cháu đã bàn bạc về khả năng thành lập các nhóm ở Anatolia, giống như các nhóm người Bulgaria, nhằm cảnh báo nhân dân và qua đó, ít nhất có thể giúp Anatolia tránh khỏisố phận như đang đe dọa Rumelia [phần lãnh thổ Ottoman ở Balkan]. Bác Halil hỏi tôi rằng liệu tôi còn giữ quan điểm như trước không. Cuối cùng, ông cho tôi hay có một hội kín tại Salonica, được thành lập để hành động theo cách chúng tôi đã nghĩ tới vì cả đất nước. Sau khi buộc tôi thề giữ bí mật, ông nói với tôi rằng ông là hội viên của tổ chức đó. Enver gia nhập Hội Tự do Ottoman và được giao phụ trách chi hội ở Manastir, nơi có sở chỉ huy Tập đoàn quân 3 (một phần sở chỉ huy của đơn vị này đóng tại Salonica). Vào tháng Chín năm 1907, ông được thăng hàm thiếu tá. Ba tháng sau, theo nguyện vọng của bản thân, ông được cử tham gia các chiến dịch tiễu phỉ (eşkiya takib heyeti) được chỉ huy từ Manastir.(55) Trong khi các đồng chí của ông tại Salonica đang hợp tác với các nhà cách mạng Hy Lạp, Enver tấn công và tiêu diệt một toán vũ trang Hy Lạp đã sát hại mười sáu dân làng Bulgaria. Vào những lần khác, ông chạm trán với các toán phỉ Bulgaria, và thậm chí cả Albania. Một thành viên quan trọng khác được chiêu nạp từ sớm là Thiếu tá Tham mưu (Ahmet) Cemal(một trong tam đầu chế tương lai, được biết đến ở phương Tây dưới danh xưng Jemal Pasha). Cemal phục vụ trong ban tham mưu cá nhân của thống chế tại Salonica, đồng thời là thanh tra quân sự phụ trách hệ thống đường sắt ở Rumelia, một vị trí cho phép ông giữ liên lạc với các hội viên trên khắp lãnh thổ Ottoman ở Balkan. Như vậy, vào tháng Mười năm 1908, khi Mustafa Kemal tới Istanbul, đội ngũ lãnh đạo chính phủ của Thanh niên Thổ đã được tập hợp đủ: Talât, Enver, (Ahmet) Cemal, Mithat Şükrü (Bleda), Rahmi (Evrenos), bác sĩ Nazim, İsmail Canbulat, Halil(Menteşe), Kara Kemal, và họ đều đã vượt lên trên ông trong Hội Liên minh và Tiến bộ. Cũng như vậy với những người vốn đi theo Mustafa Kemal, bao gồm cả Ali Fuat (Cebesoy), cho dù họ không đóng vai trò gì nhiều trong âm mưu. Mustafa Kemal không có lựa chọn nào khác ngoài tiếp bước họ. Ông gia nhập Hội Liên minh và Tiến bộ trước tháng Hai năm 1908. Vốn ban đầu Mustafa Kemal được thuyên chuyển tới sở chỉ huy tại Manastir. Nhưng thậm chí trước khi ông kịp về tới từ Syria, các bạn ông đã tìm cách thay đổi vị trí của ông, lần này là sang ban tham mưu cá nhân của Thống chế Hayri Paşa, tư lệnh Tập đoàn quân 3 tại Salonica. Ali Fuat kể rằng Mustafa Kemal đã gửi thư cho ông đề nghị tìm cho mình một vị trí tại Salonica, và ông đã dàn xếp việc thay đổi vị trí điều động với sự giúp đỡ của Rahmi (Evrenos), một người có gia đình gần gũi với viên thống chế. Ali Fuat vừa được điều động từ Salonica tới Karaferye (nay là Verroia), nằm cách Salonica hai giờ đường sắt về phía tây, tại đây ông chỉ huy hoạt động tiễu trừ các toán du kích. Việc điều động tạo ra một chỗ trống tại Salonica, và Mustafa Kemal tới đảm nhận vai trò này. Nhiệm vụ của Mustafa Kemal dường như không mấy nặng nề. Thỉnh thoảng, ông chỉ huy những cuộc diễn tập quy mô nhỏ của các đơn vị đồn trú quanh Salonica. Nhưng thời gian của ông phần lớn là cho các hoạt động cách mạng. Ảnh hưởng của CUP lên đội ngũ sĩ quan của Tập đoàn quân 3 càng mạnh hơn sau cái chết của Hayri Paşa, vì chức tư lệnh được chuyển sang cho Esat Paşa, cựu giám đốc nghiên cứu tại Học viện Quân sự ở Istanbul. Vehip, em trai viên thống chế mới, cũng là một thành viên lãnh đạo chi hội CUP tại Manastir. Trưởng ban tham mưu cá nhân của thống chế Esat Paşa tại Salonica là Topçu (Pháo thủ) Ali Riza Paşa, được hỗ trợ bởi ba sĩ quan trẻ: Thiếu tá (Ahmet) Cemal, Thiếu tá (Ali) Fethi (Okyar) và Thiếu tá phó quan Mustafa Kemal. Cả ba đều là hội viên CUP, như Atatürk sau này kể lại. Chính trị bắt đầu có một bước ngoặt mang tính bạo lực. Một số nhân vật ủng hộ sultan bị đe dọa. Mithat Şükrü cảnh cáo tổng trấn Manastir, Hifzi Paşa, ông này là chồng người cô của Mithat Şükrü, rằng không nên báo cáo hoạt động của những người cách mạng lên Istanbul. Enver phê chuẩn kế hoạch ám sát nhằm vào anh rể mình, Trung tá Nazim, chỉ huy khu trung tâm Salonica, đồng thời cũng là người phụ trách an ninh địa phương làm việc cho sultan. Trong vụ mưu sát, Nazim bị thương cùng hội viên CUP İsmail Canbulat, là người đã dụ ông này trò chuyện trước một cửa sổ để mở ở nhà mình, trong khi tay sát thủ đợi bên ngoài.(56) Sau đó, viên müftü tại Manastir (trong trường hợp này có vẻ là một giáo sĩ quân đội) bị bắn tại Salonica trong khi chuẩn bị tới Istanbul trình báo về âm mưu cách mạng. Bản thân Mustafa Kemal cũng tham gia vào một vụ bưng bít khi ông thay thế Trung tá Nazim bị thương, vốn lúc đó đã chạy trốn tới Istanbul, làm người phụ trách điều tra một biến cố ở Serez (nay là Serrai ở Macedonia thuộc Hy Lạp), nơi có một sĩ quan bị tố cáo đã có những lời lẽ phản nghịch. Từ Salonica tới, Mustafa Kemal an ủi viên tư lệnh địa phương, Thống chế İbrahim Paşa, bằng những lời sau:“Thưa tư lệnh! Thật không thể tin nổi bất cứ ai trong khu vực dưới sự chỉ huy cao cả của ngài lại có thể nuôi dưỡng những ý nghĩ chống lại hoàng đế. Cuộc điều tra ở đây sẽ dễ dàng chứng tỏ được kỷ luật thiết lập bởi sự cao quý của ngài cũng như sự trung thành mà ngài đã truyền cảm hứng. Nếu ngài muốn, tôi sẽ đệ trình lên ngài một bản sao báo cáo điều tra của tôi.” Đây cũng chính xác là những gì İbrahim Paşa muốn nghe. Báo cáo của Mustafa Kemal tất nhiên gỡ bỏ mọi tội lỗi cho viên sĩ quan bị tố cáo và đề xuất rằng người đã tố cáo ông này nên bị phạt vì vu cáo. Vụ việc này có một hệ quả quan trọng. Lo sợ trước các báo cáo về xúi giục nổi loạn trong Tập đoàn quân 3, hoàng cung đã triệu hồi Thống chế Esat Paşa về Istanbul, và trưởng ban tham mưu cá nhân của ông này, Ali Riza Paşa, cùng hai sĩ quan khác, trong đó có Enver. Enver đi vào hoạt động bí mật. Trong ban tham mưu cá nhân của thống chế, Thiếu tá Cemal lặng lẽ rút lui khỏi Salonica, trong khi Thiếu tá Fethi (Okyar) trước đó đã rời đi để trở thành hiệu trưởng trường hiến binh. Chỉ còn lại Mustafa Kemal để đón chào viên tư lệnh mới của Tập đoàn quân 3, không ai khác mà chính là Thống chế İbrahim Paşa từ Serez. Khi İbrahim Paşa tìm cách thiết lập kỷ luật trong tập đoàn quân, Cemal và các thành viên khác của CUP tiếp cận con trai ông, Đại tá Nurettin (người cũng đồng thời là sĩ quan phụ tá cho cha mình)(57) với lời cảnh cáo Thống chế hãy tránh xa con đường của họ. Từ đó trở đi, İbrahim Paşa không nghe thấy hay nhìn thấy tội lỗi gì nữa. Ngày 22 tháng Sáu năm 1908, ngay trước ngày nổ ra cuộc cách mạng của Thanh niên Thổ, Mustafa Kemal được giao thêm nhiệm vụ thanh tra tuyến đường sắt từ Salonica tới Üsküp (Skopje, nay là thủ đô Macedonia thuộc Nam Tư cũ). Tận dụng vị trí này, ông trở thành sĩ quan liên lạc (“người chỉ dẫn chung”) giữa trụ sở CUP ở Salonica và chi hội tại Üsküp, trong khi Ali Fuat đảm nhiệm cùng chức trách giữa Salonica và Manastir. Trong một lá thư gửi người viết tiểu sử của Atatürk, Şevket Süreyya Aydemir, Ali Fuat nói:“Được chỉ định làm ‘người chỉ dẫn’ vào những ngày đó có nghĩa là người đó không được [thủ lĩnh] ưa thích. Trong trường hợp của chúng tôi, lý do là cả hai chúng tôi đều tin chính sách cách mạng của hội là chưa đầy đủ. Chúng tôi từng nói ra quan điểm này và bày tỏ sự phê phán trong các buổi họp bí mật.”(58) Mustafa Kemal công khai bày tỏ sự phê phán không chỉ trong các buổi họp kín, mà cả trong những cuộc trao đổi hăng say trong các quán cà phê và quán bia ở trung tâm Salonica – tại Yonyo, Crystal, Theoklis hay Cung điện Olympus. Sau khi trở thành tổng thống nước cộng hòa, Atatürk mô tả khung cảnh tại Yonyo: Các nhà cách mạng đang ngồi tại bàn khi tôi đến. Tôi thấy họ đang uống raki và bia. Câu chuyện của họ cực kỳ ái quốc. Họ nói về việc thực hiện một cuộc cách mạng. Cách mạng, họ nói, cần những con người vĩ đại. Tất cả đều muốn trở thành một người vĩ đại. Nhưng một người cần xử sự ra sao và giống như ai để đạt được sự vĩ đại? Một người trong nhóm hô lớn: “Tôi muốn giống như Cemal.” Tất cả những người khác làm theo, hô lớn, “Hoan hô! Phải, như Cemal!” Thế rồi, tất cả các quý ông này, không ai trong đó tôi biết tường tận, quay sang tôi. Tôi nhìn thẳng vào họ. Họ không hề nhận ra tôi đang giữ khoảng cách, và chờ tôi xác nhận quan điểm của họ về Cemal, người tôi tiếp xúc gần gũi cả ngày lẫn đêm, và biết rõ hơn bất cứ ai trong họ. Tôi không giải thích vìsao, nhưng cũng không có động thái nào để làm họ hài lòng. Một cơ hội để giải thích xuất hiện vào một ngày kia, khi Mustafa Kemal và Cemal đang đi xe điện từ nơi làm việc của họ tới Cung điện Olympus. Cemal đã viết một bài không ký tên trên một tờ báo tại Salonica. Ông hỏi Mustafa Kemal nghĩ sao về nó, và được tưởng thưởng bằng câu trả lời thẳng thắn rằng bài báo đó chẳng có gì đặc biệt. Mustafa Kemal nói tiếp:“Đừng bị rơi vào sự cám dỗ muốn làm hài lòng những kẻ ngớ ngẩn… Nếu anh mong muốn có được sức mạnh từ sự ủng hộ của người này hay người kia, anh có thể thành công vào lúc này, nhưng sẽ có một tương lai mục ruỗng.” Nhớ lại thời khắc đó vào năm 1926, và rõ ràng là nghĩ về chính mình, Mustafa Kemal khẳng định ông đã khuyên Cemal rằng: Sự vĩ đại đồng nghĩa với việc anh không cố làm vừa lòng bất cứ ai, có nghĩa là anh không lừa dối bất cứ ai, nghĩa là anh sẽ nhận thức rõ lý tưởng chân chính cho đất nước, nghĩa là anh sẽ nỗ lực vì nó, nghĩa là mọi ngườisẽ chống lại anh và cố buộc anh đổi hướng. Anh sẽ không có phương tiện nào để chống cự. Họ sẽ chồng chất vô vàn chướng ngại vật trên con đường của anh rồi anh sẽ vượt qua chúng, và luôn biết rằng anh không vĩ đại mà nhỏ bé, yếu đuối, cũng như không có gì để trông cậy, mà đơn giản chẳng là gì hết, cũng sẽ chẳng có ai tới giúp anh. Và nếu sau đó người ta gọi anh là vĩ đại, anh sẽ cười vào mặt họ. Cemal trở nên được biết đến như “Cemal Paşa Vĩ đại” trong những năm sau này, và câu chuyện Mustafa Kemal kể về những lần gặp gỡ trước đó giữa hai người là nhằm cho thấy ngay từ đầu ông đã nhìn ra tam đầu chế tương lai của CUP chỉ có những đôi chân bằng đất sét. Dẫu vậy, ông tiếp tục nhìn nhận Cemal như một đồng minh và người bảo trợ tiềm năng cho tới tận năm cuối cùng của Thế chiến. Nhưng gần như chắc chắn rằng trên thực tế Mustafa Kemal đã ít cởi mở với Cemal hơn so với những gì ông tuyên bố sau này, cũng như ông không hề hài lòng với việc chỉ ở vòng ngoài trong đội ngũ cách mạng, và không hề che giấu sự bực dọc của mình, nhất là khi uống rượu. Chắc chắn có lý do chính đáng để chỉ trích. CUP không hề có một cơ cấu lãnh đạo rõ ràng, cũng chẳng có một cương lĩnh nào rõ ràng hơn việc tái lập hiến pháp. Ali Fuat khẳng định chính ông cũng thấy thất vọng khi lần đầu tiên tham gia một cuộc họp trung ương của tổ chức cách mạng:“Tôi hỏi, ‘Được rồi, hãy giả sử chúng ta đã buộc được Sultan Hamit phải khôi phục quyền lực của hiến pháp. Sau đó thì sao?’ ‘Phần còn lại sẽ dễ thôi,’ tôi được trả lời như thế.” Liệu một Mustafa Kemal 27 tuổi có thực tế hơn không? Ali Fuat khẳng định là có, nhắc lại rằng thậm chí từ trước cuộc cách mạng của Thanh niên Thổ, Mustafa Kemal đã nghĩ tới sự cần thiết phải thiết lập một nhà nước dân tộc Thổ. Theo Ali Fuat, chủ đề đó lại được nói đến khi Mustafa Kemal tới Karaferye thăm ông không lâu sau khi ông tới Salonica. Mustafa Kemal lập luận rằng: Ở Balkan, chúng ta cần giữ lấy cả Đông và Tây Thrace, còn biên giới đến phía bắc Edirne cần được điều chỉnh để lấn sang Bulgaria. Cần tổ chức một hội nghị do Ottoman chủ trì tại Istanbul với các đại diện từ Albania, Áo – Hung, Serbia, Bulgaria và Hy Lạp. Lãnh thổ Ottoman tại Balkan, ngoại trừ Thrace, cần được nhượng lại cho các nước này dựa trên cơ sở dân tộc chiếm đa số. Albania cần trở nên độc lập. Bosnia-Herzegovina cần được chia đều giữa Serbia và Áo – Hung. Các đảo [trên biển Aegea] gần bờ biển Anatolia cần giữ lại cho nhà nước Thổ, phần còn lại là của Hy Lạp. Biên giới phía nam của chúng ta cần giữ lấy các tỉnh Hatay, Aleppo và Mosul, phần còn lại cần được nhượng cho người Ả Rập. Không nên có thay đổi nào ở miền Đông và Đông Bắc Anatolia. Tất cả những nhóm thiểu số Hy Lạp, Bulgaria và Serbia còn lại ở Thổ Nhĩ Kỳ nên được trao đổi với những người Thổ còn sót lại bên ngoài [biên giới mới]. Việc nhắc tới Hatay, được Thổ Nhĩ Kỳ sáp nhập ngay trước Thế chiến thứ hai, khiến người ta tự hỏi liệu trí nhớ của Ali Fuat chính xác tới mức nào khi ông xuất bản hồi ký của mình năm 1966. Hơn nữa, người cộng sự gần gũi và sĩ quan phụ tá tương lai của Atatürk, Salih Bozok, không loại trừ Mustafa Kemal khỏi phán xét của mình khi ông viết:“Thế hệ chúng tôi không thể được tha thứ [về việc để mất các lãnh thổ Ottoman ở Balkan]. Thiếu hiểu biết và sơ suất không phải là lý do bào chữa. Sai lầm của chúng tôi là đã tin rằng hiến pháp là mục tiêu chính. Chúng tôi nghĩ một khi mục tiêu đạt được, sẽ chẳng còn gì cần phải làm nữa.” Tuy vậy, ý tưởng về các nhà nước đồng nhất về dân tộc thay thế các đế quốc chắc chắn đang lan truyền trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XX. Thậm chí từ sớm hơn nữa đã có những người lên tiếng đề xuất trao đổi dân cư Hồi giáo ở Bắc Bulgaria, phía bắc vùng núi Balkan với dân cư Kitô giáo ở Nam Bulgaria (hay Đông Rumelia, như vùng này được biết đến sau 1878). Trên thực tế, nhà nước Ottoman bị mất cả hai phần của Bulgaria. Trong quãng đời sau này, Atatürk cho thấy rằng ông biết khi nào đất nước mình phải chấp nhận mất mát. Mầm mống của sự thực này chắc hẳn đã hiện hữu từ thời trẻ. Dù vậy đi nữa, thật khó tin là ông sẵn lòng để mất thành phố quê hương Salonica của mình ngay từ năm 1907. Tham vọng và thói quen uống rượu của Mustafa Kemal chắc chắn đã gây ấn tượng với những người đồng chí hướng, cho dù khả năng tiên tri của ông không làm được điều đó. Ông cũng không tìm cách giữ bí mật hai khía cạnh đầu trong tính cách của mình. Ông luôn sẵn sàng gục xuống sàn. Ông là một người vui tính, nhất là khi được làm chủ cuộc vui. Nhiều năm sau, một người bạn thân thiết khác, Nuri (Conker), kể lại câu chuyện về một chầu rượu tại Salonica, tại đó Mustafa Kemal đã hứa chỉ định ông làm thủ tướng. “Thế anh sẽ làm gì?” Nuri hỏi. “Người chỉ định các thủ tướng”, Mustafa Kemal đáp. Mustafa Kemal rất cởi mở về các ý tưởng, tham vọng và thói quen của bản thân. Ông cũng tỉ mỉ cả trong cách làm việc lẫn chọn trang phục. Nhưng những năm đầu tham gia hoạt động cách mạng cũng hé lộ một mặt khác của ông. Khi không ở trên đỉnh cao, ông phê phán những ai ở trên đó. Chỉ mình ông xứng đáng làm thủ lĩnh. Cuộc cách mạng của Thanh niên Thổ là một biến cố hỗn loạn. Đó là một quá trình bùng nổ tự phát chứ không phải một chiến dịch được lên kế hoạch chu đáo. CUP đã đánh đổ được lực lượng vũ trang ở Balkan và quanh İzmir. Chính quyền dân sự tại Macedonia khiếp sợ các nhà cách mạng và buộc phải liên kết với họ. Thậm chí cả chính quyền trung ương ở Istanbul cũng không hề trung thành với Abdülhamit; vì sự ngờ vực của sultan, bắt nguồn từ nhóm cố vấn ích kỷ trong hoàng cung, đã khiến cuộc sống của các quan chức cao cấp trở thành một cơn ác mộng. Một lần bị quở trách vì tới cung điện Yildiz trên một chiếc ô tô, thứ phương tiện Abdülhamit sợ có thể bị sử dụng trong một cuộc tập kích bất ngờ và ra lệnh tháo các lốp xe ra, Tể tướng Ferit Paşa cảm thán rằng ông lấy làm ghen tị với số phận của các công nhân bốc dỡ hàng ngoài cảng Istanbul. Yếu tố bên ngoài kích thích cuộc binh biến chủ yếu là việc công bố một dự án cải cách Anh – Nga ở Macedonia, được nhất trí tại cuộc gặp giữa Edward VII và Sa hoàng Nicholas II tại Reval (nay là Tallinn, thủ đô Estonia) vào cuối tháng Năm năm 1908. Dự án này – trong đó dự kiến chức tổng trấn Macedonia, cho dù là thần dân Ottoman, cần được bổ nhiệm dưới sự đồng ý của các cường quốc, và vị này cần được trợ giúp bởi các sĩ quan châu Âu được trả lương từ nguồn thu của tỉnh – được Pháp ủng hộ, nhưng bị Áo – Hung và Đức phản đối. Do đó, cơ hội thành công của nó là rất mong manh. Mối nguy hiểm mà cuộc gặp tại Reval đặt ra với nhà nước Ottoman nằm ở chỗ khác. Sự sống còn của nó đã được đảm bảo nhờ sự mâu thuẫn, đầu tiên là giữa Anh và Pháp, rồi sau đó giữa Anh và Nga. Giờ đây cả ba nước đang liên minh lại để đối đầu với Đức và Áo – Hung. Một ván cờ quốc tế với chỉ hai kỳ thủ sẽ đem lại ít cơ hội cho các chính khách Ottoman hơn một cuộc chơi với năm đối thủ tham dự. Lo lắng Macedonia sắp đi theo con đường của Ai Cập, Bosnia – Herzegovina, và gần đây nhất là Crete, nơi đã hoàn toàn tuột khỏi tay nhà nước Ottoman và chỉ còn trên danh nghĩa, CUP đã gửi một bản tuyên ngôn tới lãnh sự các cường quốc tại Salonica. Hội tuyên bố chỉ mình họ có thể đem đến hòa bình cho Macedonia, và do đó châu Âu nên từ bỏ các dự định cải cách vô ích của họ. Trong khi những người cách mạng tại Salonica tranh luận về chính trị vĩ mô, những thành viên trong quân đội của phong trào trên thực tế phải đối diện với một lựa chọn sống còn. Danh tính của phần lớn họ đều đã bị gián điệp của hoàng cung nắm rõ. Nếu không hành động, họ sẽ bị vô hiệu hóa. Người đầu tiên hành động là Thiếu tá phó quan Niyazi, một người gốc Albania, đóng quân tại Resne (Resen, nằm giữa Manastir/Bitola và Ohri/Ohrid). Ngày 3 tháng Bảy năm 1908, ông dẫn đầu 200 binh lính và một số quần chúng ủng hộ chiếm cứ các ngọn đồi, đưa ra tuyên ngôn yêu cầu khôi phục chính phủ lập hiến. Hoàng cung phản ứng bằng cách ra lệnh cho một tư lệnh sư đoàn, Tướng Şemsi Paşa, cũng là người gốc Albania, đè bẹp những kẻ nổi loạn bằng một lực lượng bao gồm cả những tùy tùng không chính quy của ông ta. Ngày 7 tháng Bảy, Şemsi Paşa bị Trung úy Atif, một thành viên CUP tại Manastir, ám sát. Xa hơn về phía bắc, một cuộc tập hợp người Albania tại Firzovik ở tỉnh Kosova (Kosovo) được CUP chỉ đạo để đưa ra một bản tuyên bố ủng hộ chế độ lập hiến. Cùng lúc đó, Thiếu tá Enver, người đã trốn khỏi Salonica vào ngày 25/26 tháng Sáu để tránh lệnh bắt, đã được những người ủng hộ phong trào cách mạng đi theo khi ông đang trên đường tới Köprülü (Veleš). Có vẻ sau khi Enver rời Salonica, ban lãnh đạo CUP trong thành phố đã tặng cho ông này danh hiệu “Tổng Thanh tra tổ chức nội bộ vùng Rumelia và lực lượng thực thi của Hội Liên minh và Tự do Ottoman.” Danh hiệu này ngụ ý rằng Enver sẽ làm nhiệm vụ phối hợp các cuộc nổi dậy trên khắp khu vực, và ban lãnh đạo CUP muốn áp đặt quyền kiểm soát lên những người bốc đồng tại Manastir. Ngày 22 tháng Bảy, CUP tại Manastir cảnh cáo sultan rằng nếu không khôi phục hiến pháp, họ sẽ chống lại ông. Ngày hôm sau, Niyazi và một sĩ quan là hội viên CUP khác, Thiếu tá phó quan Eyüp Sabri, tiến vào Manastir, bao vây dinh thự của Tổng trấn Hifzi Paşa, và bắt cóc tư lệnh quân đội Osman Paşa. Cùng ngày, Enver tuyên bố khôi phục hiến pháp tại Köprülü. Những cảnh tương tự diễn ra trên khắp Macedonia, đứng đầu là các sĩ quan cách mạng. Cuộc cách mạng của Thanh niên Thổ về cơ bản là một cuộc đảo chính quân sự do các sĩ quan đang ở tuổi hai mươi chỉ huy, được hỗ trợ bởi một số nhân vật dân sự, chủ yếu là các công chức cấp thấp có xuất thân từ cùng nền tảng giáo dục. Tể tướng Ferit Paşa, người tự mình biết rõ cảm nghĩ của những người Albania, đánh giá tình hình khá chính xác khi ông viết trong một bức điện gửi tổng trấn Manastir:“Khó có chuyện dân chúng địa phương đã nghĩ ra những yêu sách chính trị này. Rõ ràng các yêu sách được dựa trên những chỉ dẫn và kích động.” Nhưng ngay cả sự trung thành của Ferit Paşa cũng không tuyệt đối. Khi được báo các đồng bào của mình đang tiến hành bạo động tại Firzovik, theo lời kể vị tể tướng đã thốt lên bằng tiếng mẹ đẻ Albania:“Làm khá lắm, các chàng trai!” Có lẽ đó là sự bộc lộ thái độ mỉa mai nhạo báng của một chính khách già đời. Dẫu vậy, hoàng cung có thực hiện vài nỗ lực vào phút chót nhằm chặn đứng cuộc nổi dậy. Quân dự trữ được điều tới từ Anatolia vào tuần trước tuyên bố khôi phục hiến pháp. Những người nổi dậy tại İzmir đã đánh giá thấp sự trung thành của họ. Một phái bộ quân sự nữa được phái đi từ Istanbul. Chính quyền dân sự tại Macedonia, đứng đầu là Tổng Thanh tra Hüseyin Hilmi Paşa ở Salonica và Hifzi Paşa tại Manastir, trung tâm của cuộc nổi dậy, đưa ra lời khuyên rằng kháng cự là vô vọng. Tể tướng Ferit Paşa, người phản đối việc điều quân từ İzmir và bỏ qua những gì phái bộ quân sự điều tra được cử đến Salonica phát hiện ra, bị cách chức hôm 22 tháng Bảy. Ông bị thay thế bởi ông lão 70 tuổi Sait Paşa Küçük (Nhỏ), người trước đó đã sáu lần đảm nhiệm chức tể tướng dưới triều Abdülhamit. Nội các mới lập tức đề xuất rằng hiến pháp 1876 đã bị Abdülhamit đình chỉ hiệu lực, nhưng vẫn xuất hiện trong các quyển niên giám trong suốt thời gian ông trị vì, cần được khôi phục. Ngày 24 tháng Bảy, sultan ban hành một sắc lệnh khôi phục vai trò của hiến pháp và ra lệnh tổ chức bầu cử nghị viện. Chín ngày sau, một sắc lệnh chi tiết hơn của đế quốc được công bố. Sau khi liệt kê các nguyên tắc tự do của chính quyền mới, sắc lệnh viết thêm:“Vì lực lượng quân đội đế quốc của ta là nguồn sức mạnh lớn lao nhất của nhà nước, ta cho rằng việc tối cần thiết là cần đạt được tiến bộ trong vấn đề quân sự, vũ khí và các trang bị khác cần được cải tiến, và ta đã ra những mệnh lệnh đặc biệt về vấn đề này cho Bộ Chiến tranh.” Các quân nhân cách mạng đã giành được phần thưởng của họ. Trong suốt cuộc khủng hoảng, Mustafa Kemal tiếp tục phục vụ tại Salonica trong ban tham mưu của tư lệnh Tập đoàn quân 3, İbrahim Paşa. Şevket Süreyya Aydemir, tác giả những cuốn tiểu sử tiếng Thổ về cả Atatürk và Enver Paşa, khẳng định chính Mustafa Kemal là người trao cho Enver, tại một ga xe lửa phía nam Köprülü, quyết định của CUP theo đó Enver sẽ nắm quyền hành động với tư cách “Tổng Thanh tra tại Rumelia” của hội. Câu chuyện Atatürk kể lại năm 1927 có phần bí hiểm hơn:“Tôi tới Üsküp [Skopje], tại đây người ta tin rằng đã hấp tấp [thái quá] trong việc chuẩn bị các cuộc biểu tình đòi hỏi khôi phục hiến pháp, nhằm phối hợp hành động với kế hoạch đã được chuẩn bị ở Salonica và những nơi khác.” Chúng ta biết Mustafa Kemal đóng vai trò liên lạc viên của CUP trong cung đường sắt này, vì ông là thanh tra quân sự ở đây. Rất có thể Talât, Cemal và các lãnh tụ cách mạng khác tại Salonica đã phái ông tới để thúc giục các đồng chí của họ tại từng địa phương tiến hành đồng loạt các hoạt động của họ. Mustafa Kemal có thể đã gặp Enver trong lúc thực thi nhiệm vụ, song chúng ta biết ông không tháp tùng Enver khi ông này khải hoàn trở lại Salonica. Dù thế nào đi nữa, trước và sau khi hiến pháp được công bố ngày 24 tháng Bảy năm 1908, Mustafa Kemal về cơ bản là một sĩ quan tham mưu tại Salonica, và cũng như nhiều đồng chí khác, ông là một thành viên cấp dưới của CUP. Cả sự nghiệp quân sự lẫn sự nghiệp chính trị của ông mới chỉ vừa bắt đầu. Nhưng phe của ông đã giành được quyền lực và Salonica là đấu trường nơi cuộc chiến giành quyền lãnh đạo diễn ra. Chương 4. Một thanh niên Thổ nóng vội Đạo dụ khôi phục hiệu lực hiến pháp của Sultan Abdülhamit được công bố ngày 24 tháng Bảy năm 1908 (11 tháng Bảy năm 1324 theo lịch Rumi). Cùng ngày, Thiếu tá Enver, người đã ban bố hiến pháp tại Köprülü (Veleš) và Tikveş (cả hai đều ở Macedonia thuộc Nam Tư cũ), đến Salonica bằng tàu hỏa, tại đây ông được một đám đông chào đón và tôn vinh là “người anh hùng của tự do” (hürriyet kahramani). Bữa tiệc tiếp đón do Talât và Thiếu tá Cemal chủ trì, ông này tuyên bố, “Enver, bây giờ anh là Napoleon!” Đúng là vẫn còn hai vị “anh hùng của tự do” nổi bật khác, đó là các Thiếu tá Niyazi và Eyüp Sabri (Akgöl), song họ đang ở Manastir, còn cách mạng đã chuyển tới Salonica, nơi giờ đây được các nhà cách mạng gọi là “Mecca(59) của tự do” (Kâbe-yi hürriyet). Một làn sóng hân hoan đầy phấn khích lan tràn khắp Salonica. Các tu sĩ Hồi giáo, Do Thái và Hy Lạp ôm hôn nhau trên đường phố, gia nhập cùng họ là các nhà cách mạng Bulgaria vừa xuất hiện từ nơi ẩn náu của họ trên các vùng đồi núi. Mithat Şükrü (Bleda), một thành viên lãnh đạo của CUP, sau này có nói trong hồi ký của mình, “Những con người không hề biết tự do hay hiến pháp là gì cùng hồ hởi tham gia vào niềm vui chung.” Nhưng sự thay đổi cũng có mặt tối của nó. Một số gián điệp của sultan bị bắn, và đám đông ùa tới nhổ nước bọt lên xác họ.(60) Ngày 25 tháng Bảy, các thủ lĩnh CUP tới gặp Hüseyin Hilmi Paşa, Tổng Thanh tra Macedonia và là quan chức dân sự cao cấp trong vùng. Vốn đã từng che giấu các hoạt động của những người cách mạng trước khi hiến pháp được khôi phục, viên pasha sẵn sàng cộng tác với họ. CUP chọn một tòa nhà làm trụ sở, dùng nơi này làm căn cứ để mở rộng quyền kiểm soát trên toàn lãnh thổ Ottoman. Một đoàn đại biểu bao gồm Talât, Thiếu tá Cemal và Rahmi (Evrenos) tới Istanbul để thảo luận các biện pháp tức thời, trong đó có việc tổ chức bầu cử, với Tể tướng Sait Paşa. Vài ngày sau, Sait Paşa từ chức khi CUP bác bỏ quyết định của ông này cho phép sultan chỉ định các Bộ trưởng Chiến tranh và Hải quân, và ông được thay thế bằng đối thủ lâu năm, Kâmil Paşa lúc đó đã 76 tuổi. Sinh ở Síp, Kâmil Paşa được coi là một người thân Anh, và bởi vậy là một người mang tư tưởng tự do. Ông làm việc thành công cùng CUP trong sáu tháng, trong thời gian này các cuộc bầu cử được tổ chức, trước khi cả ông cũng bị buộc phải rời nhiệm sở trong một cuộc tranh cãi về việc bổ nhiệm các bộ trưởng chiến tranh và hải quân. Quyền lực chính trị phụ thuộc vào việc kiểm soát lực lượng vũ trang, về việc này CUP không hề có ý định nhượng bộ các đối thủ. Kâmil bị thay thế bằng người bạn trung thành của CUP, Hüseyin Hilmi Paşa, cựu tổng thanh tra Macedonia, người trước đó đã nằm trong chính phủ với chức bộ trưởng nội vụ. Ban lãnh đạo CUP, những người Kâmil Paşa mô tả là “bàn tay giấu kín” (ricalü – l’gayb), vẫn ở lại Salonica cho tới khi hạ viện mới được bầu nhóm họp tại Istanbul vào tháng Mười hai năm 1908. Trong mắt các nhà cách mạng, thủ đô Istanbul là “một ả điếm Byzantine” (Kahpe Bizans), nơi cảm tình dành cho sự nghiệp của họ rất bấp bênh mà không kiên định. Sự ngờ vực bản chất phức tạp của Istanbul, nơi lý tưởng đơn thuần phải đối chọi với những quyền lợi thâm căn cố đế và những liên hệ rộng rãi, là một đặc tính mà Atatürk rồi cũng sẽ chia sẻ với các đồng chí cách mạng của ông. Kế hoạch của CUP rất đơn giản. Nhà nước Ottoman sẽ được quản lý từ trung ương bằng một chính phủ nghị viện áp dụng một hệ thống các đạo luật thống nhất, không chấp nhận ngoại lệ và can thiệp của nước ngoài. Tự do, công lý và bác ái sẽ thắng thế, vì mọi thần dân của sultan, không phân biệt tôn giáo hay ngôn ngữ mẹ đẻ, đều bình đẳng trước pháp luật. Những phong tục phương Đông lạc hậu như gia đình trị, tham nhũng và lạm phát cùng những vị trí ăn không ngồi rồi sẽ bị loại bỏ tận gốc. Tiền tiết kiệm được nhờ đó sẽ được dùng để củng cố lực lượng vũ trang và hệ thống hành chính dân sự. Tất cả sĩ quan và viên chức dân sự sẽ được yêu cầu phải có nền tảng giáo dục thích hợp. Không có điểm nào trong bản kế hoạch đơn giản nhưng lớn lao này tương thích với một nhà nước lỏng lẻo được tạo thành phần lớn từ các cộng đồng tôn giáo, bộ tộc và tỉnh tự trị, được gắn kết với nhau bởi một vị quốc vương giỏi lung lạc lòng người, nơi quyền lực được thực thi bởi những thủ lĩnh cộng đồng truyền thống, nơi các ngoại lệ trong cai trị được thừa nhận rộng rãi, nơi sự can thiệp từ bên ngoài là một phần của trạng thái cân bằng chung và không ngừng được điều chỉnh. Bản thân những nhà cách mạng cũng là sản phẩm của xã hội truyền thống này, và bất chấp tất cả những kiến thức họ hấp thụ về lý tưởng Khai sáng và sự khẳng định vào bình đẳng tuyệt đối ban đầu của họ, họ vẫn bị chia rẽ thành các phe nhóm không phải dựa trên các lý tưởng trừu tượng mà dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè, tôn giáo và nguồn gốc địa lý. Các lãnh tụ CUP còn trẻ, và tham vọng của họ cũng tương xứng với sự kém từng trải. Họ không có lựa chọn nào ngoài thực thi quyền lực thông qua các chính khách lớn tuổi hơn và các quan chức của chế độ cũ. Nhưng các nhà cách mạng lại can thiệp vào công việc của những người họ chỉ định và phá hủy quyền lực của những người này. Khi Mustafa Kemal trở về Salonica từ chuyến đi ngắn bằng xe lửa lên phía bắc và biết hiến pháp đã được ban bố thì Thống chế İbrahim Paşa, cấp trên có ban tham mưu cá nhân mà Mustafa Kemal đang là một thành viên, gọi ông vào và hỏi, “Cậu sẽ giữ tôi lại chỉ huy Tập đoàn quân [3] hay không hả? Nếu không, hãy để tôi quay về Istanbul ngay lập tức và tránh những tấn công hay xúc phạm nhằm vào cá nhân tôi.” Chỉ vào giá để bút mực trên bàn làm việc của mình, vị thống chế nói thêm:“Cái giá bút mực này là tất cả những gì tôi có ở đây. Tôi sẽ lấy lại nó và đi.” Khi kể lại vào năm 1927, Atatürk nhớ lại rằng ông đã bàn bạc vấn đề này với “các đồng chí khác, những người nắm quyền nhân danh Hội,” và thông báo với viên tư lệnh rằng ông có thể ở lại. Nhưng vài ngày sau, một trung úy đã trốn thoát lên phía những ngọn đồi gửi một bức điện sỉ nhục tới İbrahim Paşa, ông này một lần nữa gọi Mustafa Kemal tới và trách móc, “Cậu đã nói với tôi là cậu sẽ giữ tôi lại đây. Vậy lời sỉ nhục này là thế nào?” Mustafa Kemal giải thích rằng Hội không có thời gian liên hệ với tất cả các thành viên tại các địa phương. Nhưng ít lâu sau, lại có một biến cố nữa khi İbrahim Paşa phản đối chuyến đi trái phép tới Manastir của Muhlis Paşa, viên chỉ huy lực lượng canh phòng biên giới với Hy Lạp khi ông này được ủy ban địa phương của CUP mời. Ủy ban tại Manastir đáp lại bằng cách mô tả İbrahim Paşa như một thằng cha hiếm hoi hạ mình trước Sultan Abdülhamit. Ủy ban này cũng tự tuyên bố rằng họ rất ngạc nhiên trước việc viên thống chế dám ra lệnh cho các chiến sĩ đấu tranh vì tự do, và yêu cầu ông này nên từ chức. “Sau chuyện này,” Atatürk nhớ lại, “İbrahim Paşa không thể ở lại Salonica. Ông lấy cái giá cắm bút mực như đã nói và rời đi.”(61) Thay thế ông là Mahmut Şevket Paşa, tổng trấn của tỉnh Kosova (Kosovo) gồm đa số người Albania, tại đây ông giành được sự tôn trọng của các sĩ quan cách mạng. Mahmut Şevket Paşa, một sĩ quan gốc Chechen 52 tuổi có bộ râu rậm từng được huấn luyện tại Đức, dáng vẻ ông hung dữ tới mức bốn năm sau, khi CUP đưa ông lên làm tể tướng giữa cuộc chiến tranh Balkan, Sultan Mehmet V luôn run bần bật mỗi khi nghe thấy tiếng ủng của ông nện xuống sàn cung điện. Những người ủng hộ CUP – các sĩ quan, viên chức dân sự trẻ, thanh niên Hồi giáo (và một số người Do Thái) lấy cảm hứng từ các tư tưởng Khai sáng, và tất nhiên, cả những kẻ xu thời cùng những người đã đoạn tuyệt với chế độ cũ vì lý do cá nhân – bắt đầu thành lập các câu lạc bộ Liên minh và Tiến bộ trên khắp lãnh thổ Ottoman. Lãnh đạo CUP tại Salonica cử những nhân vật thân tín (mutemet) tới điều hành các câu lạc bộ này. Nhưng họ nhận ra “một số người làm việc nhân danh hội cư xử trái ngược với tôn chỉ và lợi ích của Hội, thậm chí còn làm tổn hại tới thanh danh hội.” Sau đó CUP quyết định chỉ định các Thư ký Phụ trách (Kâtib-i Mesul) từ những “con người trẻ tuổi đáng tin cậy, có danh dự và năng lực” để điều hành các chi hội địa phương. Một trong những con người trẻ tuổi đó là (Mahmut) Celal(Bayar), một nhân viên tại văn phòng chi nhánh của Deutsche Bank [Ngân hàng Đức] tại Bursa, ở đó cha của ông cũng được tuyển dụng làm thủ quỹ. (Mahmut) Celal được cử tới làm Thư ký Phụ trách câu lạc bộ CUP tại İzmir. Sau Thế chiến thứ nhất, ông tổ chức phong trào kháng chiến theo chủ nghĩa dân tộc Thổ trong vùng, và sau đó trở thành Bộ trưởng Kinh tế quốc gia, rồi trở thành là thủ tướng vào cuối đời Atatürk. Quá trình vươn lên nắm quyền của những con người yêu tự do tự xưng này đi kèm với sự giáng chức cùng việc sa thải các quan chức dân sự và quân sự bị buộc tội làm trái quy định. “Các ủy ban tái tổ chức” (tensikat komisyonlari), được thành lập để loại bỏ các vị trí dư thừa không hiệu quả, nhưng thường được dùng để thanh toán cá nhân. Những kẻ thua cuộc bắt đầu gây rắc rối cho CUP, còn Hội quy những vấn đề nó gặp phải một phần do các sai lầm cá nhân, nhưng phần lớn do sự bóp méo các mục đích cao cả của nó. Một trong những tỉnh lập tức xảy ra rắc rối là Tripolitania (Lybia, thời đó được phân chia về mặt hành chính thành tỉnh Trablusgarp/Tripoli và quận đặc biệt Bingazi/Benghazi). Nơi này đã được Sultan Abdülhamit dùng làm chỗ lưu đày những người đối lập. Tripolitania được quản lý lỏng lẻo bởi Recep Paşa cao tuổi hiền lành, người đã tự tạo danh tiếng của mình với việc cho phép các tội phạm chính trị bị lưu đày đào thoát sang châu Âu. Sau khi hiến pháp được khôi phục, Recep Paşa được chỉ định làm bộ trưởng chiến tranh trong chính phủ của Kâmil Paşa. Ông này trở lại Istanbul và được chào đón như một người anh hùng, rồi không lâu sau đó chết vì một cơn đau tim, được cho biết là do tâm trạng xúc động vì cuộc đón tiếp. Trong lúc ông vắng mặt, một cuộc nổi dậy bùng nổ và những người ủng hộ CUP bị quét sạch khỏi tỉnh. Lãnh đạo CUP tại Salonica quyết định cử một đặc phái viên tới để xoa dịu dân chúng. Vị đặc phái viên này chính là Thiếu tá phó quan Mustafa Kemal trẻ tuổi. Atatürk sau này nói với Afet rằng quyết định cử ông đi được ủy ban trung ương CUP tại Salonica đưa ra trong lúc ông vắng mặt nhằm tống khứ ông. Ông chỉ biết chuyện khi thấy tên mình được viết trên một tấm bảng đen trong phòng họp của ủy ban. Sau đó, ông hỏi rõ chi tiết từ Haci Âdil(Arda), một hội viên cấp cao của Liên minh, người chủ trì ủy ban. Haci Âdil giải thích rằng đó chính là một dấu hiệu cho thấy CUP tin tưởng vào ông, và đưa cho Mustafa Kemal một nghìn lira vàng “để chi tiêu”, nếu tính đến độ lớn của khoản tiền, rõ ràng nó được tính bao gồm cả những khoản mua chuộc người Ả Rập bản địa. Không có lý do nào để nghĩ tới những động cơ xấu trong quyết định cử một thành viên trẻ tuổi đầy tham vọng tới một tỉnh xa xôi của ban lãnh đạo CUP. Vào thời gian đó, cũng có những đặc phái viên khác được cử đi, và Mustafa Kemal rất có thể đã được chọn vì ông có kinh nghiệm về những mối quan hệ giữa Ottoman và người Ả Rập tại Syria. Tuy nhiên, ông bị những đồng chí đã giành phần thắng trong việc chiếm quyền lãnh đạo CUP nghi ngờ. Sau này, ông nhớ lại vào năm 1922: Sau khi hiến pháp được khôi phục, tất cả mọi người đều hoạt động công khai. Cho tới lúc đó, quá trình hoạt động của chúng tôi là trong sáng, không vụ lợi. [Ít nhất] tôi nhìn nhận mọi người như thế. Vì vậy, khi mọi người bắt đầu cố chen chân lên, tôi thấy cảnh đó không được hay cho lắm. Tôi nhìn nhận một cách phê phán về cách hành xử của một số đồng chí, và không hề tránh đưa ra lời phê bình công khai. Cách đầu tiên tôi nảy ra trong đầu để đấu tranh chống lại cái xấu là áp dụng nguyên tắc rằng quân đội phải rút lui khỏi chính trị. Nhưng các đồng chí khác lại không tán thành. Trên thực tế, các thành viên quân sự hàng đầu của CUP đã rút lui khỏi chính trường Thổ Nhĩ Kỹ. Ngày 13 tháng Một năm 1909, Thiếu tá Enver được cử làm tùy viên quân sự tại Berlin. Thiếu tá Fethi (Okyar) được cử tới Paris, Thiếu tá Ali Fuat (Cebesoy) tới Roma, và Thiếu tá Hafiz İsmail Hakki tới Vienna. Cách ứng xử của Thiếu tá Niyazi, người đầu tiên phất cờ khởi nghĩa, còn trong sáng và không vụ lợi hơn. Ông viết báo cáo về cuộc nổi dậy, trình lên Ủy ban CUP tại Manastir và được chính thức phê chuẩn. Sau khi công bố bản báo cáo, ông từ nhiệm và quay về thị trấn quê nhà Resne để lập một trường tiểu học.(62) Chuyến đi tới Tripoli của Mustafa Kemal rất ngắn và thành công. Ông đi bằng tàu biển vào tháng Chín năm 1908. Ông tới gặp các nhân sĩ địa phương: Hasune (Hassuna) Paşa, Thị trưởng Tripoli (người đã đầu hàng trao thành phố cho người Italia năm 1911), Şeyh Mansur ở Bingazi cùng các tộc trưởng khác, và lập lại sự hòa hợp giữa họ với chính quyền Ottoman. Ông tới thăm Lãnh sự danh dự Anh J. Alvarez, và gây ấn tượng với ông này bằng “tính cách nhiệt tình và cương quyết” của mình. Khi tâm sự riêng, Alvarez kể lại Mustafa Kemal“rất ít nói và có thiên hướng kín đáo”. Nhưng trong một cuộc gặp gỡ công chúng tại Tripoli, ông lại là “một diễn giả hùng hồn và trôi chảy”, trình bày “những nguyên tắc và mục tiêu mà đảng của mình theo đuổi với sự mạch lạc đáng chú ý.” Những gì Afet thuật lại nhấn mạnh đến lòng dũng cảm của Mustafa Kemal khi đối diện với dân chúng các bộ tộc Ả Rập nổi loạn và tái lập quyền lực cũng như tinh thần cho các quan chức và sĩ quan Ottoman. Trên thực tế, ông đã cho thấy một bằng chứng sớm về năng lực của mình. Ông để các nhân sĩ địa phương giữ nguyên vị trí của họ, cam đoan với họ rằng chính phủ lập hiến Ottoman sẽ bảo vệ quyền lợi của họ. Cách hành xử của ông cho thấy ông đang học cách làm việc với những gì sẵn có trong tay mình. Ông phân biệt rõ giữa điều cần thiết tức thời và các mục tiêu lâu dài. Trở lại Salonica, Mustafa Kemal được cử làm tham mưu trưởng Sư đoàn dự bị 17 vào tháng Một năm 1909. Ông tập trung vào nhiệm vụ khẩn cấp là cải thiện việc huấn luyện quân sự. Cùng các sĩ quan cách mạng khác, Mustafa Kemal tin rằng việc Abdülhamit sợ các cuộc diễn tập quân sự cũng như việc ông ta không cho phép dùng đạn thật trong các bài huấn luyện đã khiến lực lượng vũ trang Ottoman không sẵn sàng cho chiến tranh hiện đại. Khi lệnh cấm sử dụng đạn thật được bãi bỏ trong thời gian Mustafa Kemal phục vụ tại Syria, người ta kể ông đã soạn một tài liệu dạy xạ kích từ những nguồn tư liệu tiếng Thổ có thể tìm được. CUP đã nhìn nhận việc khôi phục chính phủ lập hiến chủ yếu như một phương tiện để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước Ottoman. Hy vọng của họ nhanh chóng tiêu tan. Tháng Mười năm 1908, trong khi cuộc bầu cử hạ viện Ottoman còn đang diễn ra, Áo – Hung chính thức sáp nhập Bosnia – Herzegovina, phần lãnh thổ họ đã quản lý từ sau Hội nghị Berlin năm 1878; Bulgaria – được mở rộng kể từ sau Hội nghị trên thông qua việc hợp nhất với Đông Rumelia (Nam Bulgaria) năm 1885, nhưng về danh nghĩa vẫn là chư hầu của Ottoman – tuyên bố độc lập; và Crete, vốn đã tự trị từ năm 1897, tuyên bố thống nhất với Hy Lạp. Quyền lực Ottoman tại cả ba nơi này đều chỉ trên danh nghĩa, song chính thức mất chúng là một đòn giáng vào chế độ mới. Các cường quốc đóng vai trò trung gian trong việc chấm dứt những khúc mắc với Áo – Hung và Bulgaria, trong đó chính quyền Ottoman buộc phải chấp nhận sự đã rồi. Tranh cãi với Hy Lạp kéo dài, trong khi những đám đông người Hồi giáo biểu tình hô lớn, “Crete là cuộc sống của chúng ta. Máu của chúng ta là giá của nó!” (Girit bizim canmiz./Feda olsun kanimiz). Sự xâm lược của châu Âu là một chuyện; nhưng việc bị người Hy Lạp xâm lấn khiến người Thổ Hồi giáo phản ứng dữ dội. Hạ viện, được bầu gián tiếp (với các cử tri đoàn được lựa chọn trong vòng một), bắt đầu làm việc ngày 17 tháng Mười hai năm 1908. Diễn văn của hoàng đế được thư ký của sultan đọc trong sự hiện diện của Abdülhamit, người được hoan hô nhiệt liệt khi ông ta diễu qua các đường phố Istanbul. Trong số các đại biểu có 142 người Thổ, 60 người Ả Rập, 25 người Albania, 23 người Hy Lạp, 12 người Armenia, 5 người Do Thái, 4 người Bulgaria, 3 người Serbia và một người Vlach (Rumani). Một số sĩ quan tại ngũ được bầu, nhưng các quân nhân là lãnh tụ cách mạng như Enver và Cemal không ứng cử. Tất nhiên cả Mustafa Kemal cũng không, dù sao ông vẫn chỉ là một sĩ quan cấp thấp kín đáo. Những thành viên dân sự lãnh đạo của CUP, như Talât và Halil(Menteşe) trở thành các thành viên nghị viện, và Ủy ban Trung ương của CUP bắt đầu họp tại Istanbul. Hạ viện bị chia rẽ chủ yếu theo nhóm sắc tộc. Các sắc tộc thiểu số muốn cả bình đẳng lẫn được bảo vệ, và mở rộng nếu có thể, các quyền lợi cũng như đặc quyền họ đang có. CUP tin rằng bình đẳng là đủ. Trên lý thuyết, CUP có đa số tuyệt đối với 160 đại biểu, nhưng kỷ luật trong Hội rất yếu. Đảng Tự do (Ahrar Firkast) đối lập, tập hợp quanh Hoàng thân Sabahattin, có số lượng danh nghĩa 10 đại biểu, nhưng có thể kết hợp cùng các nhóm sắc tộc. Nhà tư tưởng của CUP, Ahmet Riza, người đã từ Paris trở về cùng những người hoạt động chính trị lưu vong khác, được bầu làm chủ tịch hạ viện. Vai trò sau đó của ông trong nền chính trị Thổ Nhĩ Kỳ rất mờ nhạt, vì quyền quyết định do các nhà cách mạng trong nước nắm giữ. Sự đối lập với CUP dần tăng lên. Trong quân đội, CUP được xem là mối đe dọa sự nghiệp với các sĩ quan không được huấn luyện trong các trường quân sự mà được thăng dần qua các cấp bậc. Bất mãn cũng bùng lên do nỗ lực điều khỏi thủ đô các đơn vị bị chế độ mới xem là không đáng tin cậy và thay thế họ bằng binh lính đến từ Balkan, được cho là trung thành với hiến pháp. Sinh viên trong các trường tôn giáo có vũ trang nổi dậy chống lại quyết định chấm dứt miễn trừ nghĩa vụ quân sự với họ trừ khi họ qua được các kỳ thi để trở thành tu sĩ. Những người Hồi giáo mộ đạo kinh hoàng trước quan điểm bất khả tri, nếu không nói là vô thần, của các thành viên lãnh đạo CUP như Ahmet Riza cũng như nguy cơ nó tạo ra với giới tu sĩ. Việc đòi hỏi áp dụng toàn vẹn şeriat nổi lên như một phản ứng trước cách hành xử và những điều được cho là dự định của “đám Liên minh tà đạo” (İttihatçi gâvurlar). Chiến dịch của chủ nghĩa Hồi giáo được lãnh đạo bởi Liên minh Muhammadan (İttihad-i Muhammedî), thành lập ngày 5 tháng Tư năm 1909. Tên phong trào này dựa theo tên Liên minh và Tiến bộ (İttihad ve Terakki), tên gọi của đảng cách mạng. Sự bất mãn, được bộc lộ cả trên những quan điểm Hồi giáo và tự do, được báo giới, giờ đây không còn phải chịu kiểm duyệt, lớn tiếng phản ánh. Nhân dân, vốn đã quen nhìn đâu cũng thấy những âm mưu ngoại bang, cho rằng sau sự thất sủng của Kâmil Paşa, chế độ mới đã đánh mất sự ủng hộ của người Anh, vốn trong mọi trường hợp chủ yếu chỉ là nói suông. Vào ngày 6/7 tháng Tư năm 1909, một nhà báo đối lập, Hasan Fehmi, chủ tờ báo Serbestî(Tự do) – nơi đăng một phóng sự ám chỉ CUP đe dọa tống tiền các quan chức chế độ cũ, bị sát hại khi đi qua cầu Galata bắc qua vịnh Sừng Vàng tại Istanbul. Không thể tìm ra kẻ sát nhân. Bởi việc đào thoát khỏi một nơi chật hẹp cô lập như thế sẽ rất khó khăn nếu không có sự trợ giúp từ những nhân vật quyền thế, dân chúng cho rằng kẻ sát nhân là người của CUP.(63) Đám tang Hasan Fehmi trở thành một cuộc biểu tình quy mô lớn chống lại CUP. Sinh viên đại học gửi bản kháng nghị lên chính phủ và Chủ tịch Nghị viện. Cuối cùng, ngày 12/13 tháng Tư năm 1909,(64) một cuộc binh biến nổ ra trong chính các binh lính đã được gửi tới thủ đô để bảo vệ hiến pháp. Những người tiến hành binh biến được các giáo viên và sinh viên những trường học tôn giáo đi theo, họ tiến về phía nghị viện, Tể tướng Hüseyin Hilmi Paşa từ chức. Sultan Abdülhamit cho thay ông bằng một chính khách cao tuổi hơn, Tevfik Paşa (người cũng sẽ là Tể tướng cuối cùng của đế quốc vào năm 1922). Số nạn nhân ban đầu khá nhỏ. Trong đó có Bộ trưởng Tư pháp Mustafa Nazim Paşa, người bị lực lượng binh biến xem là “tên tà đạo”, Chủ tịch Nghị viện Ahmet Riza; Âdil Arslan Bey, tiểu vương người Druze đã được bầu làm đại biểu của Lâzkiye (Latakia), người không may lại có kết cục giống với cây bút của CUP Hüseyin Cahit; và Ali Kâbuli, một sĩ quan hải quân đang chuẩn bị tấn công vào cung điện Yildiz, nơi ở của Sultan Abdülhamit.(65) Tác động tức thời của cuộc nổi dậy là xóa bỏ quyền lực của CUP tại thủ đô, vì thế những thành viên lãnh đạo của Hội buộc phải đào tẩu hoặc ẩn náu. Thêm một lần nữa, Salonica trở thành đại bản doanh của CUP, và những người ủng hộ Hội tại các Tập đoàn quân 2 và 3 quyết định nghiền nát “cuộc phản loạn” tại Istanbul trước khi kẻ thù của họ có thời gian củng cố lực lượng. Các sĩ quan là thành viên CUP nhanh chóng tập hợp một lực lượng và đi theo đường xe lửa tới vùng lân cận thủ đô. Mustafa Kemal tham gia trực tiếp vào chiến dịch này. Theo những gì chính ông kể lại, ông cùng binh lính tới Istanbul với vai trò tham mưu trưởng dưới quyền Hüseyin Hüsnü Paşa, tư lệnh ban đầu của lực lượng này. Cũng chính ông là người đặt tên cho lực lượng là “Đội quân Tác chiến” (Hareket Ordusu). Theo Atatürk, ban đầu cái tên “Đội quân Tự do” được đề xuất, khi CUP soạn thảo một bản tuyên bố các mục đích của mình để gửi tới các đại sứ ngoại quốc tại Istanbul. Nhưng vì “toàn thể quân đội đều hiến dâng cho tự do”, và chỉ một phần tham gia vào chiến dịch, nên ông dùng tên gọi “Đội quân Tác chiến”. Trong thực tế, vai trò của Mustafa Kemal rất hạn chế và ngắn ngủi, và việc dập tắt cuộc nổi dậy tại Istanbul không giúp ông vươn lên hàng đầu trong đội ngũ quân nhân cách mạng. Những đơn vị đầu tiên khởi hành từ Salonica ngày 15 tháng Tư. Ngày 19 tháng Tư, một đại đội hiến binh từ Salonica chiếm ga xe lửa tại Yeşilköy (vào thời đó là St Stefano, trong tiếng Thổ là Ayastefanos), ngay ngoại ô thủ đô. Binh lính từ Tập đoàn quân 2 ở Edirne cũng tới. Thiếu tá phó quan İsmet (İnönü), chủ tịch ủy ban CUP tại Edirne, làm tham mưu trưởng cho lực lượng này. Ngày 20 tháng Tư, sư đoàn dự bị tại Salonica tới gia nhập vào lực lượng bên ngoài Istanbul dưới quyền chỉ huy của Hüseyin Hüsnü Paşa, với Thiếu tá phó quan Mustafa Kemal là Tham mưu trưởng. Nhưng Hüseyin Hüsnü Paşa chỉ giữ vai trò tư lệnh lực lượng từ Salonica tới trong có hai ngày, vì đến 22 tháng Tư, Mahmut Şevket Paşa, tư lệnh Tập đoàn quân 3, tới nắm quyền chỉ huy chiến dịch, cùng ban tham mưu của ông. “Đội quân Tác chiến” được tái tổ chức thành hai sư đoàn: sư đoàn thứ nhất gồm binh lính từ Salonica (dưới quyền Đại tá Hasan İzzet), sư đoàn thứ hai từ các đơn vị thuộc Tập đoàn quân 2 ở Edirne. Điều xấu hơn nữa đối với triển vọng chính trị của Mustafa Kemal là Enver đã khẩn cấp quay về từ Berlin, cũng như những “anh hùng của tự do” khác như Niyazi, người chỉ huy một đội quân tình nguyện từ quê nhà Resne. Bên cạnh các đơn vị chính quy, Đội quân Tác chiến là một tập hợp từ nhiều nguồn những chiến sĩ chiến đấu vì tự do, thậm chí cả các nhà cách mạng Bulgaria. Thoạt đầu, Mahmut Şevket Paşa giả bộ rằng mục đích lực lượng ông chỉ huy nhắm đến là giải thoát Sultan Abdülhamit khỏi tay lực lượng binh biến. Nhưng CUP lại có những kế hoạch khác. Gạt bỏ mọi khả năng dàn xếp hòa bình, Đội quân Tác chiến tiến vào Istanbul, tấn công các tòa nhà do lực lượng binh biến chiếm giữ. Enver đích thân chỉ huy cuộc tấn công vào doanh trại Taşkişla, cách không xa Học viện Quân sự. Người bạn Kâzim Karabekir của Mustafa Kemal là tham mưu trưởng Sư đoàn 2 của Đội quân Tác chiến, đơn vị đánh chiếm cung điện Yildiz. Các đại biểu hạ viện và thượng nghị sĩ rời khỏi nơi ẩn náu và tập hợp tại Yeşilköy trong một Đại hội Nghị viện (Meclis-i Umumî-yi Millî). Tên gọi này, vốn dựa theo Nghị viện Pháp, cho thấy ảnh hưởng lớn lao của Cách mạng Pháp. Trước đó, Chủ tịch Hạ viện đã từng gọi những người biểu tình tại Istanbul là “Các công dân!” trước khi phải trốn khỏi cơn giận dữ của họ. Sau khi tái chiếm Istanbul, các thành viên Nghị viện trở về đúng trụ sở của họ tại thủ đô. Chủ tịch của nghị viện hợp nhất lưỡng viện là cựu Tể tướng Sait Paşa, nhưng người nắm thực quyền là Talât. Là phó chủ tịch hạ viện, ông buộc Şeyhülislâm (Sheikh al-Islam, người đứng đầu giới tu sĩ Hồi giáo) phải ủng hộ quyết định của nghị viện là phế truất Abdülhamit để đưa người em trai Mehmet Reşat của ông này lên ngôi. Vị sultan mới lấy hiệu là Mehmet V. Quyết định phế truất được thông báo cho Abdülhamit qua một đoàn đại biểu nghị viện trong đó có một đại biểu người Armenia và một đại biểu Do Thái. Trong mắt người Hồi giáo, đây là một hành động bất kính, vì về lý thuyết sultan cũng là caliph [giáo chủ] của tất cả người Hồi giáo, và việc phế truất ông đã được đưa ra qua fetva (fatwa, phán quyết theo luật tôn giáo) do Şeyhülislâm ban bố. Vài giờ sau, Abdülhamit bị đưa bằng xe lửa tới Salonica cùng hai bà vợ, người con trai út và vài người hầu. Người bạn Fethi (Okyar) của Mustafa Kemal đóng vai trò sĩ quan tháp tùng, sau đó chỉ huy lực lượng canh gác cựu sultan tại nơi ở mới của ông là dinh thự của nhà tư bản công nghiệp gốc Do Thái Allatini bên bờ biển Salonica. Abdülhamit không hề có vai trò gì trong vụ binh biến 13 tháng Tư, nhưng những người tiến hành binh biến đã nhất loạt tôn xưng ông làm nguyên thủ của họ, và CUP sợ rằng nếu còn ngồi trên ngai vàng, tính cách mạnh mẽ của ông sẽ trở thành tâm điểm cho sự chống đối chế độ mới. Người kế vị ông, Mehmet V, vốn bị Abdülhamit quản thúc, vừa yếu đuối vừa không biết gì về thực tế của trò chơi quyền lực. Ông ta sẽ là vị quân chủ lập hiến hoàn hảo, sẵn sàng làm theo sự khuyên bảo của các chính trị gia – những người cầm quyền thông qua ông ta. Sau khi giữ Tevfik Paşa làm tể tướng một thời gian ngắn, sultan ngoan ngoãn tái bổ nhiệm Hüseyin Hilmi Paşa, một người bạn của CUP. Mahmut Şevket Paşa trở thành tổng thanh tra cả ba tập đoàn quân Ottoman tại châu Âu – Tập đoàn quân 1 tại thủ đô, Tập đoàn quân 2 ở Edirne và Tập đoàn quân 3 ở Salonica. Khi Hüseyin Hilmi Paşa từ chức vào cuối năm 1909 sau một bất đồng với CUP,(66) và đại sứ Ottoman tại Roma İbrahim Hakki Paşa thay thế, Mahmut Şevket Paşa được chỉ định làm bộ trưởng chiến tranh. Một số người xem ông ta là một nhà độc tài quân sự. Thực ra ông ta chỉ là người đứng mũi chịu sào cho CUP, trong khi hội viên dân sự hàng đầu của hội, Talât, trở thành bộ trưởng nội vụ. Công lý của những người cách mạng đã gây ra nhiều nạn nhân hơn cuộc binh biến tại Istanbul. Gần tám mươi “phần tử phản cách mạng” bị kết án tử hình và bị treo cổ. Bên cánh binh lính binh biến còn có Derviş Vahdeti, thủ lĩnh Liên minh Muhammadan, và là người biên tập tờ báo đầy kích động Volkan (Núi lửa) của phong trào này, cùng những người ủng hộ chế độ cũ như “Kabasakal” (râu cứng) Mehmet Paşa (người đã thẩm vấn Mustafa Kemal và Ali Fuat khi họ bị bắt năm 1905), và thậm chí cả người trộn thuốc lá của Sultan Abdülhamit. Những đơn vị tham gia binh biến bị điều đi làm đường ở Rumelia. Hikmet Bayur, tác giả một cuốn tiểu sử bằng tiếng Thổ về Mustafa Kemal, có lẽ đã đúng khi cho rằng Mustafa Kemal là tác giả bức điện mà vị tư lệnh của ông là Hüseyin Hilmi Paşa gửi tới Bộ Tổng tham mưu tại Istanbul hôm 19 tháng Tư. Bức điện tuyên bố cuộc binh biến đã bôi nhọ danh dự quân đội Ottoman, và đe dọa trừng phạt nghiêm khắc những kẻ đã vi phạm hiến pháp “vốn đáp ứng các yêu cầu của şeriat”, và hứa rằng các binh lính, thủy thủ tuân lệnh Đội quân Tác chiến sẽ được tha bổng. Cùng ngày, Mustafa Kemal soạn thảo một bản tuyên bố với điều khoản tương tự để Hüseyin Hilmi Paşa gửi tới dân chúng Istanbul. Một bức ảnh cho thấy Mustafa Kemal bước đi cầm theo một chiếc ca táp tại ga xe lửa ngoại ô ở Bakirköy (lúc đó được gọi là Makirköy) bên ngoài Istanbul. Chính tại trạm bưu điện ở Bakirköy, nơi Mustafa Kemal đang viết các mệnh lệnh của Mahmut Şevket Paşa, ông lần đầu gặp Hüseyin Rauf, một sĩ quan hải quân theo chủ nghĩa dân tộc, người ông sẽ cùng hợp tác chặt chẽ trong Chiến tranh giành Độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ. Hai người được giới thiệu với Thiếu tá Cemal, đang trong quá trình trở thành “vĩ nhân”, về tính ngạo mạn của ông này Mustafa Kemal từng tuyên bố đã phê phán tại Salonica. Cemal không ở lại Istanbul lâu. Ngày 14 tháng Tư, một ngày sau khi binh biến bùng nổ ở thủ đô, những xung đột nghiêm trọng giữa các cộng đồng bùng phát giữa người Thổ Hồi giáo và người Armenia tại Adana, thành phố chính của Çukurova (Cilicia). Cũng như tại những nơi khác trên lãnh thổ Ottoman, trật tự đã bị xáo trộn sau sự sụp đổ của chế độ cũ. Sự lo sợ của người Hồi giáo bị thổi bùng lên bởi sự kích động của một giáo sĩ Armenia, Tổng giám mục Moushegh, người thúc giục đồng bào của mình mua vũ khí. Những cuộc tàn sát đẫm máu chống lại người Armenia nổ ra tại Adana và những thành thị, làng mạc gần đó. Có tới 20.000 người Armenia và khoảng 2.000 người Hồi giáo bị giết, và một phần lớn thành phố bị đốt trụi. Cemal được cử tới Adana trong vai trò thống đốc nhằm vãn hồi trật tự. Ông thực hiện việc này một cách cứng rắn. Bốn mươi bảy người Hồi giáo, trong đó có một müftü, và một người Armenia bị treo cổ, nhờ đó mối quan hệ giữa CUP và những người theo khuynh hướng dân tộc Armenia được hàn gắn, ít nhất là tạm thời. Cemal vào việc với quyết tâm khôi phục lại tỉnh này, nơi ông vẫn được nhớ đến như một trong những thống đốc tốt nhất nó từng có. Đây là khúc dạo đầu cho vai trò thống đốc Syria ông đảm nhiệm trong Thế chiến thứ nhất. Mustafa Kemal trở lại Salonica sau khi CUP và các đồng minh của họ tái chiếm Istanbul. Quay lại ban tham mưu Tập đoàn quân 3, ông tập trung vào nhiệm vụ cải thiện khả năng chiến đấu của quân đội Ottoman tại Macedonia. Tháng Hai năm 1909, trước khi tham gia Đội quân Tác chiến, Mustafa Kemal đã xuất bản tại Salonica một tài liệu ngắn về huấn luyện tác chiến bộ binh, dựa trên một giáo trình Đức. Trong tài liệu này, ông chỉ ra một điểm nhạy cảm là việc giới thiệu cách huấn luyện mới sẽ gây nên sự lúng túng, do đó đây là điều cần được khắc phục trước khi nó đe dọa năng lực tác chiến của quân đội.(67) Mustafa Kemal say mê tìm hiểu nghệ thuật quân sự.(68) Như ông sẽ nói vào năm 1912, ông tin rằng “sự an toàn của tổ quốc và hạnh phúc của dân tộc đòi hỏi trên hết cần phải cho thế giới thấy quân đội của chúng ta vẫn là quân đội từng cắm những cây thương của nó lên tường thành Vienna.” Ngay sau cuộc cách mạng năm 1908, chế độ mới đã đề nghị chính phủ Đức cử đến Thổ Nhĩ Kỳ Nam tước von der Goltz (Paşa), người từng được Sultan Abdülhamit sử dụng lần đầu năm 1883 để hiện đại hóa quân đội. Thủ tướng Đức, Hoàng thân Bernhard von Bülow, đồng ý, nhưng chỉ sau khi vấn đề Bulgaria tuyên bố độc lập được giải quyết. Von der Goltz tới Salonica tháng Tám năm 1909 để hướng dẫn cho trại lính Ottoman đồn trú tại đây. Sau này Mustafa Kemal có kể thay vì đợi viên tướng Phổ tới để quyết định xem nên thực hiện những bài huấn luyện nào, ông quyết định tự soạn ra kế hoạch huấn luyện của chính mình. “Tất nhiên,” ông lý luận, “tận dụng hiểu biết của Goltz, một con người thông thái và là nhà tư tưởng lớn, tác giả cuốn Dân tộc trong chiến tranh [Das Volk in Waffen, được dịch sang tiếng Thổ năm 1884] hẳn là quan trọng. Nhưng còn quan trọng hơn thế là việc các sĩ quan tham mưu và chỉ huy Thổ phải có khả năng chỉ ra đất nước họ nên được bảo vệ ra sao.” Theo các nhà viết tiểu sử Atatürk người Thổ, von der Goltz tán thành kế hoạch huấn luyện của Mustafa Kemal, được tiến hành tại thung lũng Vardar (Axios), gần Salonica. Chắc chắn Mustafa Kemal đang ở trong ban tham mưu Tập đoàn quân 3 tại doanh trại ở Cumali, từ đây cuộc diễn tập được chỉ huy trong hai tuần cuối tháng Tám năm 1909. Cuộc diễn tập có sự tham gia của một lữ đoàn kỵ binh do Suphi Paşa – một viên tướng được huấn luyện tại Đức, cũng là người nắm binh chủng kỵ binh trong Bộ Chiến tranh tại Istanbul – chỉ huy. Trong một lá thư gửi Ali Fuat (Cebesoy), người ban đầu đã giới thiệu ông với Suphi Paşa, Mustafa Kemal viết: Tôi không thể chịu nổi những sai sót hiển nhiên xuất hiện trong cuộc diễn tập, và sau đó tôi đã phê phán quyết liệt vị pasha trước sự hiện diện của tất cả sĩ quan dưới quyền ông, cho dù làm thế tôi đã vượt quá quyền hạn và cấp bậc của mình. Vị pasha có vẻ bị tổn thương, nhưng không hề để bụng… Cách hành xử của tôi đã đi ngược lại kỷ luật. Nhưng nếu một người được huấn luyện tại Đức không thể thực thi nổi nghệ thuật chỉ huy, chúng ta liệu có thể trông đợi gì từ những người không có lợi thế này không? Có lẽ khi thấy mình đang bị cấp dưới chỉ trích, các vị tư lệnh của chúng ta sẽ biết làm thế nào tốt hơn. Suphi Paşa sau này là một tư lệnh trong quân đội Caliphate mà chính quyền Istanbul thành lập để chống lại Mustafa Kemal trong Chiến tranh giành Độc lập. Gặp ông này tại nhà ga xe lửa tại Istanbul sau chiến thắng của những người theo chủ nghĩa dân tộc, Mustafa Kemal hỏi ông vì sao lại nhận chức chỉ huy trong đội quân ô hợp của caliph. “Để được ngài đánh bại, Paşa,” Suphi đáp. Tán dương chính là tấm hộ chiếu để được an toàn. Mustafa Kemal công bố báo cáo về cuộc diễn tập không lâu sau khi nó kết thúc.(69) Nhưng những suy nghĩ thẳng thắn nhất của ông chỉ bộc lộ trước bạn bè khi họ gặp nhau tại các quầy bar và nhà hàng tại Salonica. Theo Afet, sau một bài thuyết trình tại câu lạc bộ sĩ quan ở Salonica, Mustafa Kemal tuyên bố: Cách mạng phải được hoàn tất. Chúng ta có thể thực hiện được việc này. Tôisẽ làm việc này… Theo quan điểm của tôi, các tư lệnh cao cấp của đế quốc Ottoman đều vô dụng. Với tôi, cấu trúc chỉ huy của quân đội kết thúc ở các thiếu tá. Những tư lệnh lỗi lạc của ngày maisẽ xuất phát từ đội ngũ của họ. Tôisẽ giữ lại các sĩ quan cho tới cấp thiếu tá. Số còn lại tôisẽ loại bỏ. Sự coi thường Mustafa Kemal dành cho các chỉ huy cao cấp của ông được thể hiện rõ trong câu chuyện sau đây, được người bạn Behiç (Erkin) của ông kể lại: Sau cách mạng, bộ tổng tham mưu thường đưa ra các vấn đề quân sự cho các sĩ quan tham mưu, điểm số nhận được sau đó được ghi vào hồ sơ cá nhân của họ. Một ngày nọ, khi gặp nhau tại tiệm cà phê Tháp Trắng [ở Salonica], tôi hỏi Atatürk, “Anh đã đưa ra giải pháp cho vấn đề bộ tổng tham mưu gửi tới chưa?”“Chưa,” ông trả lời, “tôi chưa làm và sẽ không làm. Tôi nghĩsẽ hữu ích hơn nếu tôi đưa ra cho họ một vấn đề. Việc trẻ hóa lực lượng vũ trang là một mục tiêu mà hầu hết quân nhân cách mạng đều chia sẻ. Nhưng họ bị tham vọng chính trị chia rẽ. Điều đó thể hiện ra tại đại hội CUP khai mạc ngày 22 tháng Chín năm 1909 tại Salonica, vốn là tổng hành dinh của Hội sau các biến cố ở Istanbul. Mustafa Kemal tham dự đại hội trong vai trò đại biểu chi hội CUP tại Tripoli, nơi ông ghé thăm mấy tháng trước. Bạn ông, bác sĩ Tevfik Rüştü (Aras) là tổng thư ký hội nghị. Đây là một vị trí có ảnh hưởng, vì không có chủ tịch thường trực; một chủ tọa được bầu lên vào đầu mỗi phiên họp. Sau này Mustafa Kemal có kể cả ông cũng từng ngồi trên ghế này. Mustafa Kemal thu hút sự chú ý với việc cho rằng nếu các sĩ quan tại ngũ tiếp tục tham gia CUP thì sẽ là không tốt cho cả quân đội lẫn hội. “Tập đoàn quân 3,” ông lý luận, “nơi có rất nhiều sĩ quan là hội viên, không thể được coi là một đơn vị quân đội theo nghĩa hiện đại. Còn hội, với sự phụ thuộc vào quân đội, sẽ không thể bám rễ trong nhân dân.” Do đó ông đề nghị những sĩ quan mà hội cần đến sự phục vụ của họ hay những ai muốn ở lại trong hội thì cần giải ngũ, và cần thông qua một đạo luật cấm quân nhân trở thành thành viên của bất cứ tổ chức chính trị nào. Đề xuất này vấp phải phản đối từ các đại biểu cho rằng binh biến Istanbul đã cho thấy sự cần thiết của mối liên kết chặt chẽ giữa quân đội và hội. Bằng việc tìm cách chặt đứt mối liên hệ này, họ lý luận, Mustafa Kemal đang hành xử như một kẻ phản cách mạng. Đại hội quyết định cử một hội viên quân nhân, Refet (Bele, sau này là một chỉ huy thuộc phe chủ nghĩa dân tộc trong Chiến tranh giành Độc lập) tới Edirne để thăm dò các sĩ quan thuộc Tập đoàn quân 2. Hai nhân vật hàng đầu của CUP tại Tập đoàn quân 2, İsmet (İnönü) và Kâzım Karabekir, ủng hộ đề xuất của Mustafa Kemal,(70) đề xuất này sau đó được đại hội thông qua. Một đạo luật cấm quân nhân tham gia vào chính trị cuối cùng được thông qua chừng hai năm sau đó. Mustafa Kemal nhắc tới nó trong một lá thư ông gửi cho Behiç (Erkin) từ Cyrenaica ngày 29 tháng Bảy năm 1912, ông viết:“Khi tôi nói trước một đại hội, nơi tôi tình cờ có mặt, rằng ‘hãy tách khỏi những người lính’, tôi đã bị gọi là một kẻ phản cách mạng và bị kết tội chết. Thời gian và các sự kiện chỉ ra chân lý, nhưng chúng cũng giáng xuống một đòn chí tử.” Đòn chí tử ấy là việc CUP đánh mất quyền lực năm 1912, còn “tội chết” Atatürk nhắc tới sau đó được mô tả là một âm mưu ám sát ông của một quân nhân hội viên CUP vào một buổi tối, khi ông từ đại hội quay về nhà. Atatürk dường như đã nhận ra kẻ sát nhân, và thuyết phục anh ta không nên ra tay. Theo một trong những nhà viết tiểu sử Atatürk người Thổ, nhà báo Falih Rifki Atay, kẻ tấn công ông là Halil, chú của Enver.(71) Câu chuyện gần như chắc chắn là hư cấu. Điều nhiều khả năng đã xảy ra là có tranh cãi dữ dội và những lời đe dọa được đưa ra, những điều Mustafa Kemal đã xem là nghiêm túc. Quyết định của đại hội trên thực tế chẳng đem lại nhiều khác biệt. Nó được hiểu chính thức là sĩ quan tại ngũ không nên đảm đương các vị trí chính trị, nhưng CUP vẫn tiếp tục dựa vào các thành viên quân nhân của mình. Enver và Cemal vẫn tại ngũ. Đúng là cả hai đều rời thủ đô – Enver trở lại Berlin làm tùy viên quân sự, trong khi Cemal được phái đi vãn hồi hòa bình ở Adana. Nhưng ảnh hưởng của họ ở CUP vẫn không suy giảm. Chính Mustafa Kemal cũng không rút ra khỏi CUP. Nhưng, như ông nhận xét năm 1922, sau đại hội Salonica “sự mâu thuẫn giữa chúng tôi và một số người trong Liên minh và Tiến bộ đã đẩy lên tới mức đứt gãy hoàn toàn, và tiếp tục như thế đến ngày nay.” Sau khi đã đạt mục đích trong đại hội CUP, Mustafa Kemal quay trở lại nhiệm vụ tham mưu của mình ở Salonica. Một cơ hội nâng cao kiến thức quân sự đến với ông vào mùa hè năm 1910 khi ông cùng các sĩ quan Ottoman khác được mời dự quan sát diễn tập của quân đội Pháp tại Picardy. Trưởng đoàn là (Pháo thủ) Ali Riza Paşa; Mustafa Kemal đang làm việc trong ban tham mưu dưới quyền ông này tại Salonica. Tại Paris, họ được một người bạn của Mustafa Kemal là Thiếu tá Fethi (Okyar) chào đón, ông này đã quay lại đây làm tùy viên quân sự sau khi cuộc nổi dậy ở Istanbul bị dập tắt. Mustafa Kemal đã đáp xe lửa từ Salonica cùng một sĩ quan khác thuộc Tập đoàn quân 3 là Thiếu tá Salâhattin, người gốc Albania. Sau này Atatürk có kể rằng, ngay khi họ vừa qua biên giới Serbia, ông liền bỏ chiếc mũ không vành, vốn là một phần quân phục của mình, và thay bằng một chiếc mũ lưỡi trai đã mua ở Istanbul. Salâhattin phản đối. “Chúng ta đang đi tàu hạng nhất nhờ ân huệ của sultan,” ông này nói, “và đang đại diện cho quốc gia. Người ta cần thấy chúng ta là người Ottoman và Hồi giáo.” Nhưng ít lâu sau, khi đoàn tàu dừng lại ở Serbia có một cậu nhóc hét lên “Một tên Thổ, chết tiệt!” khi trông thấy Salâhattin, ông này cũng lấy ngay một cái mũ lưỡi trai từ trong cặp của mình ra. Một bức ảnh chụp tháng Mười năm 1910 trong chuyến đoàn tham quan Thổ tới thăm nhà máy sản xuất vũ khí Schneider cho thấy họ đều bảnh bao trong thường phục và đội mũ quả dưa. Chuyến thăm này rất quan trọng, vì nhà nước Ottoman đang tái trang bị quân đội của mình, và người Pháp hy vọng giật khỏi tay người Đức đơn đặt hàng mua súng bắn nhanh. CUP kiên quyết tăng cường nỗ lực của họ nhằm chữa khỏi căn bệnh của nhà nước Ottoman bằng cách cố gắng ép mọi cư dân của quốc gia này trở thành một khối đồng nhất. Không mất nhiều thời gian để sự đối kháng vốn bị đập tan sau khi Đội quân Tác chiến chiếm đóng Istanbul lại nhen nhóm. Nhưng vì thủ đô đang trong thiết quân luật, việc công khai chống đối CUP bùng phát tại các tỉnh. Đến cuối tháng Mười năm 1910, Quận trưởng İpek (nay là Peć), thuộc tỉnh Kosova (Kosovo) có đa số cư dân là người Albania, bị bắn chết trong lúc đang đi bộ qua khu chợ địa phương cùng một nhân vật hàng đầu ủng hộ CUP thuộc giới quân nhân.(72) Đây là khởi đầu của ba cuộc nổi dậy bùng phát liên tiếp trong cộng đồng Albania, cho tới lúc đó vẫn là những người bảo vệ đế quốc trước sự xâm lấn từ phía tây. Ngày 9 tháng Sáu, một nhà báo đối lập, Ahmet Samim, cũng là người gốc Albania, bị ám sát tại Istanbul. CUP một lần nữa bị quy trách nhiệm. Chính phủ phản ứng bằng cách thông qua một loạt đạo luật nghiêm khắc, hạn chế quyền biểu tình và quyền tự do báo chí, cấm mọi hội đoàn sắc tộc. Theo lời của sử gia Mỹ Stanford Shaw, “Xã hội Ottoman như vậy còn trở nên ngột ngạt hơn nhân danh trật tự công cộng sau khi hiến pháp được khôi phục so với dưới thời Abdülhamit.” Tại các tỉnh, quân đội trở lại với nhiệm vụ tiễu phỉ trước đây. Nhưng giờ đây họ trở nên tàn bạo hơn nhiều khi đã nắm quyền và được chỉ dẫn bởi một hệ tư tưởng cao hơn. Bộ trưởng Chiến tranh Mahmut Şevket Paşa quyết định đích thân chỉ huy chiến dịch chống lại những cuộc nổi dậy của người Albania. Sau này Mustafa Kemal từng nói vị bộ trưởng rằng hãy đưa ông đi cùng với cương vị tham mưu trưởng. Song vì thời điểm đó ông còn chưa phải là Thiếu tá, nên câu chuyện do người bạn Kâzim (Özalp) của ông đưa ra có vẻ đáng tin hơn. Theo Kâzim, Mahmut Şevket Paşa đến Salonica vào tháng Chín năm 1910 và tập hợp một ban tham mưu trong đó có Mustafa Kemal và các sĩ quan khác. Trong số này có người bạn thân của Mustafa Kemal là Nuri (Conker), một người khác là Kâzim (Özalp); tất cả có vẻ đều từng là thành viên tích cực của CUP. Mustafa Kemal – sẽ được điều động tới ban tham mưu Quân đoàn 5 tại Salonica tháng Một năm 1911, không lâu sau khi ông quay về từ Pháp – có vẻ đã tới phục vụ dưới quyền Mahmut Şevket Paşa vào tháng Ba cùng năm. Cuộc nổi dậy của người Albania bị đàn áp một cách tàn bạo, và một cộng đồng dân cư vốn quen sở hữu vũ khí bị yêu cầu giao nộp chúng. Là chánh văn phòng của sultan, Lüfti (Simavi), ghi nhận, “Bạo lực không cần thiết từ phía chính quyền, vốn không biết mình đang làm gì, đã dẫn tới một tai họa.” Bộ tộc Malësia theo Công giáo ở miền bắc Albania đã tham gia cuộc nổi dậy. Cả họ cũng bị đàn áp. Khi chủ nghĩa dân tộc Albania, ban đầu được Abdülhamit cổ vũ như đối trọng với người Slav, lan rộng, thu hút sự tham gia của cả người Albania Hồi giáo lẫn người Albania theo Công giáo và chính thống giáo Phương Đông, chính quyền Ottoman quyết định tổ chức một chuyến thăm hoàng gia của Mehmet V nhằm tập hợp những người Hồi giáo trung thành. Tháng Sáu năm 1911, trong dịp kỷ niệm thất bại của người Serbia trong trận Kosova (Kosovopolje) năm 1389, sultan chủ trì lễ cầu nguyện của một số đông đảo người Hồi giáo trên chiến trường lịch sử. Nhưng việc này chẳng mang lại hiệu quả gì do các tu sĩ Ottoman tại địa phương, được chọn đặc biệt cho mục đích này, đã không thể dịch được những lời sultan phát biểu sang tiếng Albania. Những người Albania theo chủ nghĩa dân tộc yêu cầu thành lập một khu vực tự trị bao gồm miền tây Rumelia (các tỉnh Manastir, Kosova, İşkodra và Yanya). Chính quyền đáp lại bằng cách hứa hẹn những cải cách hạn chế, bao gồm dạy học bằng tiếng Albania. Như vậy là không đủ. Được cổ vũ bởi phe đối lập tại Istanbul, trong đó có sự hiện diện mạnh mẽ của người Albania, một cuộc nổi dậy thứ ba bùng nổ năm 1912. Mustafa Kemal có vẻ không để tâm nhiều đến những vấn đề chính trị mà cuộc nổi dậy của người Albania đặt ra. Ông đang tập trung vào các vấn đề quân sự, trong đó có tình báo, vì ai cũng rõ người Albania có được vũ khí từ các nước láng giềng. Theo một nguồn tư liệu, ông đã bí mật tới Bosnia nhờ sự giúp đỡ của một sĩ quan Ottoman phục vụ tại biên giới với Áo – Hung. Viên sĩ quan này là Thiếu tá Fevzi, người sau này, với tên gọi Thống chế Fevzi Çakmak, sẽ trở thành tham mưu trưởng của ông dưới thời cộng hòa.(73) Nhưng trong khi chính trị không được bàn đến, những cái mũ lại có. Theo Kâzim (Özalp), khi sở chỉ huy quân đội được thiết lập ở vùng nông thôn Albania, Mahmut Şevket Paşa để ý thấy sự luộm thuộm về mũ đội đầu của các sĩ quan thuộc cấp, một số đội mũ không vành bẹp dí, một số đội mũ có quả tua của người miền núi bản địa. “Cần tìm ra giải pháp cho vấn đề mũ đội đầu này,” viên pasha tuyên bố. “Các anh có đề xuất nào không?” “Mũ kepi,” theo lời kể Mustafa Kemal đã trả lời như thế. Đó là một biểu tượng mang tính phương Tây hóa. Nhưng cũng là một bước tiến quá xa, và quan điểm chung cho rằng các sĩ quan nên đội mũ lông kiểu Cossack (kalpak), còn binh lính đội mũ vải không lưỡi trai. Sau khi trở lại Salonica, Mustafa Kemal tham gia một cuộc diễn tập của Trung đoàn pháo binh 15, do một sĩ quan Đức phục vụ cho Ottoman chỉ huy. Được viên sĩ quan Đức chúc mừng về thành công của chiến dịch chống lại người Albania, Mustafa Kemal đáp, “Quân đội Thổ sẽ thực hiện xong bổn phận khi bảo vệ đất nước trước ngoại xâm và giải phóng dân tộc khỏi chủ nghĩa cực đoan và ách nô lệ trí thức.” Ông nói thêm:“Dân tộc Thổ đã tụt lại xa đằng sau phương Tây. Mục tiêu chính cần đạt được là đưa nó tới nền văn minh hiện đại.” Có những lúc Mustafa Kemal cũng lắng nghe, và không lắng nghe ai cẩn thận hơn Ziya (Gökalp), một trí thức đến từ Diyarbakir, trong vùng người Kurd, và được đào tạo trong trường thú y quân đội rồi bị đuổi học, sau đó bị tống giam một thời gian ngắn vì hoạt động cách mạng. Cũng như nhiều người cùng thời, Gökalp chịu ảnh hưởng lớn từ các tác giả Pháp, đặc biệt là nhà xã hội học Émile Durkheim (1858-1917), từ tác giả này ông rút ra quan điểm rằng tôn giáo là chất gắn kết xã hội. Gökalp tin rằng tôn giáo truyền cảm hứng cho văn hóa, một nhân tố đặc thù cho từng cộng đồng sắc tộc cụ thể, trong khi văn minh, trước hết đồng nghĩa với khoa học và kỹ thuật, mang tính phổ quát. Giống các thành viên khác của CUP, Gökalp bắt đầu bằng việc bảo vệ khái niệm một chủ nghĩa ái quốc Ottoman nói chung. Nhưng không lâu sau, ông trở thành nhà tư tưởng chính của một chủ nghĩa dân tộc Thổ theo hướng phương Tây, trong đó nền tảng quốc gia không phải nguồn gốc sắc tộc mà là văn hóa và ngôn ngữ chung. Gökalp được mời đến Salonica năm 1909 và trở thành một thành viên ủy ban trung ương của CUP. Ông tổ chức các buổi thuyết trình giảng dạy tại quán cà phê Crystal; tại đây, theo người viết tiểu sử Atatürk là Enver Behnan Şapolyo, Mustafa Kemal đã học từ ông “những lý tưởng về chủ nghĩa dân tộc và dân túy, những lý tưởng sẽ dẫn tới nhà nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ…” Những năm cuối cùng của thành phố phồn thịnh đa sắc tộc Salonica thuộc Ottoman là giai đoạn sôi động về học thuật. Lý tưởng của chủ nghĩa dân tộc Thổ, dần dần phát triển mạnh mẽ tại Istanbul nhờ hai luồng ảnh hưởng – một từ những người hướng tới phương Tây viết về vai trò của người Thổ trong lịch sử Hồi giáo, và hai là từ những người Thổ lưu vong ở đế quốc Nga sao chép lại các ý tưởng về Liên minh Slav, đã được mài giũa sắc nét hơn tại Salonica qua tiếp xúc với chủ nghĩa dân tộc của các dân tộc vùng Balkan. Một tạp chí văn học giàu ảnh hưởng là Genç Kalemler (Những cây bút trẻ)(74), vận động cho một ngôn ngữ Thổ đơn giản hơn, dựa nhiều hơn vào vốn từ vựng của chính nó thay vì vay mượn từ tiếng Ả Rập và Ba Tư. Chính trên Genç Kalemler, Ziya Gökalp đăng tải bản tuyên ngôn đầy chất thơ nổi tiếng của ông về chủ nghĩa liên Turan, lý tưởng lãng mạn tìm cách liên minh tất cả các dân tộc nói tiếng Thổ: Đất nước của người Thổ không phải là Thổ Nhĩ Kỳ, cũng không phải Turkistan, Đất nước của họ là một miền đất bao la và vĩnh hằng: Turan! Chủ nghĩa dân tộc Thổ mang tính sắc tộc nhưng không thay thế cảm nhận truyền thống về tình đoàn kết Hồi giáo hay mong ước của những người Thổ có hiểu biết về các tư tưởng mới là mong muốn trở thành một phần nền văn minh phương Tây. Ziya Gökalp dần dần tạo nên tư tưởng tổng hợp của cả ba xu hướng kể trên. Vấn đề nằm ở chỗ các nhà cách mạng trẻ biết về phương Tây phần lớn qua sách, còn các quốc gia Hồi giáo, kể cả những miền đất nói tiếng Thổ nằm ngoài nhà nước Ottoman, thì không hề biết. Dòng tư tưởng mới thường tạo ra trong họ một thứ tinh thần thiếu hiểu biết đầy lãng mạn, cộng vào đó ví dụ về các nhà cách mạng vùng Balkan và chủ nghĩa quân phiệt Phổ vốn bổ sung thêm một sắc thái bạo lực. Trong vòng vài năm, tinh thần đó hiện diện ở Enver, một Napoleon đang lên của cuộc cách mạng do Thanh niên Thổ tiến hành. Đến năm 1914, ông này là một kẻ phiêu lưu đã đủ lông cánh và gan dạ, người làm chủ được bối cảnh trong nước nhưng lại không hề nắm bắt nổi bức tranh quyền lực chính trị quốc tế. Enver say sưa với những ý tưởng vốn chỉ được hấp thụ nửa vời. Sự say mê dành cho raki mà Mustafa Kemal công khai thể hiện khi ông tận hưởng thú vui tại thành phố quê nhà sống động vẫn còn là một dạng buông thả an toàn hơn. Dù say sưa với raki, Mustafa Kemal lại rất tỉnh táo trong cách tiếp cận sự nghiệp của mình. Sau này ông có nói: Tôi đang làm việc về huấn luyện quân sự. Trong quá trình này, tôi thường xuyên phải bày tỏ sự phê phán bằng lời nói hoặc văn bản. Thứ phê phán này đặc biệt gây tổn thương với các chỉ huy lớn tuổi. Người ta tuyên bố cách hành xử của tôi cho thấy tôi tốt hơn về lý thuyết so với thực hành, và như một hình thức kỷ luật, tôi được điều động làm tư lệnh Trung đoàn bộ binh 38. Nhưng cơn tức giận của họ lại trở thành sự ban phước. Khi tôi trở thành tư lệnh, tất cả các đơn vị tại trại lính Salonica bắt đầu tự nguyện tham gia các bài diễn tập cấp trung đoàn của tôi. Các sĩ quan khác tới dự các bài tôi giảng. Hoạt động này khơi dậy sự nghi ngờ tại Salonica, và Mahmut Şevket Paşa được thuyết phục nên triệu tập tôi lên Istanbul, tại đó tôi được giao cho một công việc trong bộ Tổng Tham mưu. Theo Ali Fuat (Cebesoy), những lời phê phán dẫn tới việc Mustafa Kemal bị thuyên chuyển nằm trong một báo cáo do chính ông đệ trình ngày 30 tháng Sáu năm 1911 lên tư lệnh Quân đoàn 5 Hasan Tahsin Paşa (người giao Salonica cho người Hy Lạp vào năm sau). Những gì thực sự diễn ra là báo quân sự tại Salonica đăng tải báo cáo của Mustafa Kemal về cuộc diễn tập do Hasan Tahsin Paşa chỉ huy, trong đó, theo tác giả, cho thấy chỉ huy các đơn vị thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Bài báo được đăng mang cái nhìn đầy chỉ trích từ một sĩ quan chưa lên tới chức thiếu tá được xem là vi phạm kỷ luật. Ngày 13 tháng Chín năm 1911, Mustafa Kemal được điều về Ban 1 thuộc Bộ Tổng Tham mưu tại Istanbul. Nhưng, như ông phàn nàn trong một lá thư gửi Salih (Bozok) ở Salonica, “không ai đặt dù chỉ một câu hỏi với tôi… Mọi người e dè nhau, chẳng khác gì thời Abdülhamit. Cần có những nỗ lực quên mình để cứu quân đội và đất nước… [Nhưng] Istanbul đã mục ruỗng. Người ta chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân.” Sau vài ngày ở Istanbul, Mustafa Kemal nhận lệnh tới Tripoli tại Libya. Trong một lá thư gửi người bạn Fuat (Bulca) đề ngày 17 tháng Mười, ông phàn nàn rằng:“Ngay từ khi rắc rối bắt đầu xuất hiện ở Tripoli [năm 1908], người ta luôn cố gắng cử tôi tới đó.” Ông lên chiếc tàu hơi nước Şam (“Damascus”) và khởi hành đi Lybia. Ba ngày sau, khi Italia tuyên chiến với Ottoman, chiếc tàu được lệnh về Istanbul, và Mustafa Kemal lại quay về ngồi không tại Bộ Tổng Tham mưu, nhưng cũng không lâu. Lần này, chính ông tình nguyện tới phục vụ tại Lybia chống lại người Italia. Ông lên đường ngày 15 tháng Mười, vẫn vô cùng bực bội với Mahmut Şevket Paşa. Một lá thư ông viết đề ngày 29 tháng Bảy năm 1912 từ Derne (Darna) ở Cyrenaica có những lời chỉ trích kịch liệt sau đây chống lại Mahmut Şevket Paşa, người khi đó đã từ chức bộ trưởng chiến tranh: Thay vì chỉ mười tháng trước đây đồng ý làm im miệng và đẩy một Thiếu tá phó quan nhỏ nhoi như tôi vào cảnh vô công rồi nghề, và hài lòng với việc dành thời gian gật đầu với những gã ngốc ngồi bâu khắp xung quanh ông ta vì những mục đích cá nhân giấu kín của bọn họ; thay vì cư xử như một con bù nhìn ngu ngốc trong tay những kẻ mưu mô giật dây, đáng lẽ đã tốt hơn nhiều nếu ông ta giao lại chức vụ của mình ngay lúc đó, từ hồi đó cho những người có năng lực hơn. Mustafa Kemal không bao giờ thấy lại Salonica nữa. Hơn một năm sau đó, thành phố rơi vào tay Hy Lạp. Tất cả những người Thổ có phương tiện để rời thành phố đều ra đi. Các tháp cầu nguyện lần lượt bị phá sập. Năm 1917, phần lớn Salonica bị hủy hoại bởi trận hỏa hoạn khủng khiếp nhất trong số những trận hỏa hoạn vẫn hay xảy ra trong thành phố. Sau năm 1923, những người Hồi giáo còn lại bị buộc phải rời đi nhường chỗ cho những người Hy Lạp bị trục xuất khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Cộng đồng Do Thái, nguồn gốc tạo nên sức sống cho Salonica, bị giảm sút về số lượng và sự giàu có, nhưng về cơ bản vẫn tồn tại cho tới khi bị lực lượng Quốc Xã xóa sổ trong Thế chiến thứ hai. Vẫn còn những vết tích của hơn năm thế kỷ dưới quyền cai trị Ottoman trong thành phố mới đang chuyển theo phong cách Hy Lạp với những khối chung cư bê tông, nhưng những vết tích đó rất ít ỏi và rải rác. Một trong số chúng là ngôi nhà gỗ màu hồng nơi Atatürk từng sống với mẹ ông. Tháng Hai năm 1937, Hội đồng Thành phố Salonica tặng ngôi nhà cho chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ,(75) và kể từ đó nó được giữ lại làm bảo tàng. Một tấm biển bên ngoài tưởng nhớ Atatürk với tư cách người sáng lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và “kiến trúc sư” của Hiệp ước Balkan (tồn tại ngắn ngủi). Tháng Chín năm 1955, khi cuộc tranh chấp Síp bước vào giai đoạn ác liệt, một báo cáo không chính xác về chuyện nhà Atatürk tại Salonica bị đánh bom là một trong những nguyên nhân (hay cái cớ) của một cuộc tàn sát đã khiến toàn bộ cộng đồng Hy Lạp tại Istanbul phải di cư. Ngôi nhà gỗ hồng được canh gác nghiêm ngặt từ hồi đó. Bản thân Atatürk không bao giờ thấy lại Salonica. Ông là một người thực tế luôn tập trung vào công việc phải làm trước mắt. Dù thế nào đi nữa, ông cũng có những cảm xúc lẫn lộn về những năm sống tại Salonica. Ông đã dành cả tuổi trẻ của mình ở đó, vào thời kỳ mà sự cai trị của Ottoman ở phía tây luôn bị đe dọa. Ông càng có thêm lý do để chuyển tâm trí mình sang một vùng đất nơi ông và cộng đồng của mình có thể cảm thấy an toàn. PHẦN II. CUỘC CHIẾN TRƯỜNG KỲ Chương 5. Cuộc phiêu lưu trên sa mạc Ngày 29 tháng Chín năm 1911, Italia tuyên chiến với nhà nước Ottoman nhằm đoạt lấy những lãnh thổ cuối cùng quốc gia này còn nắm giữ ở Bắc Phi, tỉnh Tripoli và Cyrenaica. Đây là khởi đầu của cuộc Đại Chiến của Thổ Nhĩ Kỳ, kéo dài, ngoại trừ thời gian tạm ngừng một năm (Tháng Chín năm 1913 đến tháng Mười một năm 1914), cho tới khi Hiệp ước Lausanne được ký kết vào tháng Bảy năm 1923. Trong giai đoạn mười hai năm từ 1911 đến 1923 Mustafa Kemal từ một thiếu tá phó quan không ai biết đã vươn lên thành một vị thống chế chiến thắng, được quốc tế thừa nhận là lãnh tụ của nhà nước dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ mới. Ngay khi chiến tranh với Italia bùng nổ, Tể tướng İbrahim Hakki Paşa từ chức. Kế nhiệm ông này về chức vụ, nhưng khó có thể nói là về quyền lực, là ông lão Sait Paşa. Mahmut Şevket Paşa, vẫn giữ chức bộ trưởng chiến tranh, thẳng thắn thừa nhận trong một cuộc họp các sĩ quan tại Học viện Quân sự ở Istanbul rằng không thể bảo vệ được Tripoli: quân đội quá yếu và hải quân hầu như không tồn tại. Trên thực tế, ông bộ trưởng trước đó đã đích thân phê chuẩn điều động một sư đoàn lính Ottoman từ Tripoli đi chống lại lực lượng nổi dậy ở Yemen. Tổng tham mưu trưởng, Ahmet İzzet Paşa, cũng đã ở Yemen (và sẽ ở lại đó tới tận khi chiến tranh Balkan bùng nổ hai năm sau), sau khi cãi cọ với bộ trưởng chiến tranh và cố vấn trưởng người Đức của ông này, von der Goltz Paşa, về việc tái tổ chức lực lượng vũ trang Ottoman. Tuy nhiên, CUP quyết định bảo vệ nơi không thể bảo vệ. Ngay khi biết tin chiến tranh nổ ra, Thiếu tá Enver rời vị trí tùy viên quân sự tại Berlin và thuyết phục ủy ban trung ương CUP tại Salonica tổ chức một cuộc chiến tranh du kích chống lại người Italia bằng cách động viên các bộ lạc Ả Rập ở sa mạc Lybia. Enver là một ngôi sao đang lên. Sau việc dập tắt cuộc binh biến tại Istanbul năm 1909, ông đã chính thức đính hôn với Naciye, cháu gái của sultan, một cô gái trẻ sinh năm 1898. Ông không còn chỉ là một sĩ quan cách mạng đầy tham vọng, mà đã trở thành một thành viên trong gia đình caliph, một danh hiệu nhiều khả năng sẽ thu hút được người Bedouin(76). Vì cả nước Anh – nắm quyền kiểm soát Ai Cập, và Pháp – nắm quyền bảo hộ Tunis, đều đã tuyên bố trung lập, còn tuyến đường liên lạc hàng hải trực tiếp với Tripoli đã bị người Italia cắt đứt, Enver bí mật lên đường đi Alexandria, và tới nơi ngày 19 tháng Mười năm 1911.(77) Ông không chỉ có một mình: tất cả các sĩ quan cách mạng hàng đầu trong CUP đều hối hả tới Libya bằng bất cứ cách nào. Quyết định tổ chức lực lượng kháng chiến Ả Rập chống lại người Italia của CUP xuất phát từ kinh nghiệm của họ tại Macedonia, nơi chính quyền Ottoman đã phải đối diện với các toán vũ trang địa phương được các sĩ quan từ quân đội Bulgaria, Hy Lạp và Serbia thâm nhập chỉ huy. Cho đến năm 1911, chính quyền Ottoman vẫn né tránh những chiến dịch không chính thống như vậy. Thậm chí ngay cả sau khi xảy ra cuộc xâm lược của Italia, Tể tướng Sait Paşa và Bộ trưởng Chiến tranh Mahmut Şevket Paşa vẫn do dự trong việc cung cấp bảo hộ chính thức cho “các sĩ quan tự hy sinh [tình nguyện]” (Fedaî Zabitan) lên đường tới Lybia. Nếu những người này bị nhà cầm quyền Anh hay Pháp bắt giữ, họ sẽ bị xem là “những kẻ phiêu lưu hành động trái với ý nguyện của chính quyền Ottoman.” Cuộc phiêu lưu đó dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Chính trong đội ngũ những người tình nguyện tới Lybia đã hình thành nên Tổ chức Đặc biệt bí mật (Teşkilât-i Mahsusa) nhằm mục đích quảng bá các mục tiêu của CUP trong cộng đồng Hồi giáo bên ngoài lãnh thổ Ottoman, và đàn áp các kẻ thù của CUP bên trong đất nước. Chịu quyền chỉ huy trực tiếp của Enver, Tổ chức Đặc biệt đã vấp phải sự đối kháng từ người Đức, người Anh cũng như các sĩ quan tình báo quân sự khác trong Thế chiến thứ nhất và sau đó. Các đế quốc phải đối diện với một rủi ro khi họ cổ vũ chiến tranh du kích và lật đổ. Các chính khách Ottoman kiểu cũ nhìn thấy mối nguy hiểm. Tể tướng Damat Ferit Paşa, người cố gắng ngăn cản Mustafa Kemal tổ chức kháng chiến nhân dân chống lại quân của phe Hiệp ước vào cuối Thế chiến thứ nhất sau này có nói:“Quyết định kéo dài chiến tranh ở Tripoli bằng cách tổ chức các toán vũ trang đã dẫn tới chiến tranh Balkan, và những quốc gia nhỏ vốn trước đó là thần dân của chúng ta đã tiến tới tận cửa ngõ Istanbul; việc này đến lượt nó lại đặt nền móng cho cuộc Đại Chiến với những hậu quả thảm khốc cho nhân loại và nhà nước Ottoman.”(78) Damat Ferit Paşa phóng đại những hậu quả không hay của việc các sĩ quan Ottoman tham chiến tại Lybia, cũng hệt như ông đã bị chứng minh là sai lầm khi đánh giá phong trào kháng chiến của nhân dân Thổ tại Anatolia năm 1919. Viên tể tướng đã không thể thấy được sự khác biệt giữa những kỳ vọng lãng mạn của cuộc kháng chiến nhân dân và đánh giá thực tế Mustafa Kemal đã đưa ra sau thất bại của Ottoman trong Thế chiến thứ nhất. Nhưng với sự sáng suốt của người nhận xét khi sự đã rồi, Damat Ferit có thể nhìn thấy các sĩ quan Ottoman cần được huy động khẩn cấp tới Balkan chứ không phải ở Lybia vào năm 1911. Với việc hạ quyết tâm bảo vệ từng tấc lãnh thổ Ottoman, và với nỗ lực áp đặt một chính quyền đồng nhất tại tất cả các tỉnh xa xôi của đế quốc, CUP đã phân tán nguồn lực của họ, làm chính họ suy yếu ở những điểm chủ chốt. Trong lúc những sĩ quan thủ lĩnh của họ vội vã tới vùng ngoại vi đế quốc, hội để mất đi quyền lực ngay tại thủ đô trong đêm trước của cuộc chiến tranh Balkan. Ngày 11 tháng Mười hai năm 1911, một đảng đối lập mới thành lập, đó là Đảng Hòa hợp và Tự do (İtilâf ve Hürriyet, thường được biết đến ở phương Tây là Thỏa ước Tự do hay Liên minh Tự do), giành thắng lợi trong cuộc bầu cử bổ sung nhờ hơn một phiếu duy nhất ở Istanbul. Sợ rằng công chúng sẽ quay sang chống lại mình, CUP cho giải tán nghị viện và quay trở lại cầm quyền thông qua những cuộc bầu cử gian lận (được biết đến trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ dưới tên gọi sopah seçim, hay “những cuộc bầu cử cây gậy to”) vào tháng Một và tháng Hai năm 1912. Tể tướng Sait Paşa lúc này về lý thuyết nhận được sự hậu thuẫn của 264 trong số 270 đại biểu. Bị đẩy bật khỏi nghị viện, phong trào đối lập xuất hiện trong quân đội, với một nhóm tự xưng là Các Sĩ quan Cứu nguy (Halâskâr Zabitan) thách thức quyền lực tối thượng của CUP. Ngày 9 tháng Bảy năm 1912, Sait Paşa buộc phải hy sinh Bộ trưởng Chiến tranh Mahmut Şevket Paşa. Một tuần sau, đến lượt Sait Paşa từ chức, một ngày sau khi nghị viện thể hiện sự tín nhiệm dành cho ông với 194 phiếu thuận so với 4 phiếu chống. Vị tể tướng giải thích:”Họ [các đại biểu] đã bày tỏ sự tín nhiệm dành cho tôi, song tôi không có sự tín nhiệm với họ.” Ngày 22 tháng Bảy năm 1912, một nội các gồm các chính khách lớn tuổi, trong đó có ba cựu tể tướng, được viên tướng già Gazi Ahmet Muhtar Paşa, là người đã bảo vệ Kars và Erzurum trong chiến tranh với Nga năm 1878, đứng ra thành lập. Bộ Chiến tranh được giao cho Nazim Paşa, một quân nhân thô lỗ rất không ưa các chính trị gia quân sự. Nghị viện mới bầu, chật ních những người ủng hộ CUP, bị giải tán ngày 5 tháng Tám, và người ta tìm cách vây bắt các thủ lĩnh của CUP: một số trốn ra nước ngoài, một số khác lẩn trốn ở thủ đô.(79) Tại Macedonia, các sĩ quan là hội viên Liên minh bị cách chức chỉ huy; tại Albania, nơi tình trạng vô chính phủ ngự trị, một số sĩ quan thuộc Liên minh đã bị sát hại.(80) Mustafa Kemal tình nguyện phục vụ tại Lybia khi CUP vẫn cầm quyền và Mahmut Şevket Paşa vẫn là bộ trưởng chiến tranh. Ông rời Istanbul ngày 15 tháng Mười năm 1911,(81) trên một con tàu Nga. Ông cải trang là một nhà báo, dưới cái tên Şerif, và đi cùng ông còn có “diễn giả dân tộc” Ömer Naci của CUP cùng hai hội viên CUP táo bạo khác, Sapancali Hakki và Yakup Cemil. Viên sĩ quan hải quân theo chủ nghĩa dân tộc Rauf (Orbay), người đã gặp Mustafa Kemal ở Ai Cập, và biết ông không thích những quân nhân phiêu lưu, rất ngạc nhiên trước những người đồng hành của ông. Mustafa Kemal tự giải thích rằng:”Tôi với Ömer Naci là bạn bè đã nhiều năm. Tôi rất thích trò chuyện với anh ấy. Nhưng tôi không chia sẻ quan điểm của bất cứ ai trong họ. Anh có thể làm gì chứ? Chúng tôi trở thành bạn đường do hoàn cảnh xô đẩy.” Dù thế nào đi nữa, đôi mắt Mustafa Kemal chăm chú hướng vào không phải những kẻ phiêu lưu tầm thường quanh mình, mà vào thủ lĩnh của đám người phiêu lưu, Enver. Trước khi rời Istanbul, Mustafa Kemal và nhóm của ông đã yêu cầu ủy ban trung ương CUP cấp tiền để trang trải chi phí đi đường cho họ. Họ được bảo tới gia nhập cùng Enver, nhưng không được cấp tiền cho chuyến đi. Mustafa Kemal đành tự xoay lấy 200 bảng Anh bằng cách viết giấy hẹn trả tiền. (82) Enver có cấp bậc cao hơn, ông được thăng hàm thiếu tá vào năm 1907; ông cũng là thành viên cao cấp trong các ủy ban của CUP; là thành viên tương lai trong hoàng tộc Ottoman, vị thế xã hội của ông cũng cao hơn. Enver cũng thắng Mustafa Kemal trong cuộc đua tới Cyrenaica. Mustafa Kemal tới Alexandria ngày 29 tháng Mười năm 1911, và lên đường tới Cyrenaica ba ngày sau đó.(83) Như các sĩ quan Ottoman khác, ông được những người Ai Cập có cảm tình trợ giúp tìm cách tới biên giới.(84) Nhưng ông bị thương không lâu sau khi lên đường, và buộc phải quay lại nằm viện nửa tháng tại Alexandria, nơi ông điều trị cùng những người bạn từ thời thơ ấu là Nuri (Conker) và Fuat (Bulca).(85) Toán người cuối cùng rời Alexandria bằng xe lửa ngày 1 tháng Mười hai năm 1911. Sáu giờ sau, họ xuống tàu tại ga cuối ở sa mạc phía tây, và chuyển sang cưỡi ngựa, trong khi hành lý của họ được chất lên lạc đà. Sau cuộc hành trình kéo dài tám ngày, họ tới biên giới, vốn đã được Anh dịch về phía tây và sáp nhập cảng nhỏ Sallum vào Ai Cập. Khi Mustafa Kemal và các bạn ông tìm cách vượt biên, họ bị giữ lại, nhưng được phép tiếp tục hành trình sau khi để “những người khác” ở lại phía sau. Ngày 9 tháng Mười hai năm 1911, Nuri (Conker) viết cho Salih (Bozok): Hôm nay chúng tôi đã vượt biên giới từ Ai Cập vào Bingazi [Cyrenaica]. Mối nguy hiểm [bị bắt giữ] đã qua. Mục tiêu tiếp theo của chúng tôi là [mũi đất] Resüldefne [Ra’s al-Dafna], cách nơi này hai ngày đường. Sức khỏe chúng tôi tốt. Chúng tôi đi ban ngày, đôi khi vào ban đêm. Không có dấu hiệu nào của dân cư dọc đường, ngoài vài căn lều Bedouin cô độc. Khi bí mật đi qua Ai Cập, một lãnh thổ ngoại quốc, chúng tôi buộc phải tránh xa những khu vực dân cư. Chúng tôi đã ngủ đêm trong lều bạt, và tự nấu ăn. Anh phải thấy Mustafa Kemal nhặt đậu khô mới được. Fuat (Bulca)là đầu bếp của chúng tôi. Trong một phần tái bút, Fuat (Bulca) viết thêm:“Cuộc sống trên sa mạc không hề dễ dàng… Tôi mơ thấy những dòng nước lấp lánh của Rumelia. Nước ở đây có màu của hạt kê lên men.” Họ tới Resüldefne ngày 12 tháng Mười hai, và nghỉ tại căn nhà duy nhất tại đây, có vẻ là “một nhà kho lớn. Có một lượng đáng kể đồ tiếp tế đã tới đây. [Resül] Defne là điểm dừng chân đầu tiên cho những người tình nguyện [ mücahit, nghĩa đen là chiến binh của Hồi giáo], tiến vào vùng Lybia thuộc Ottoman.” Ngày 30 tháng Mười một, trước ngày Mustafa Kemal rời Alexandria, Bộ Tổng Tham mưu tại Istanbul báo với Enver rằng Mustafa Kemal đã được thăng cấp từ thiếu tá phó quan lên thiếu tá.(86) Ít ngày trước đó, hôm 12 tháng Mười một năm 1911, Enver đã được thăng cấp lên trung tá tham mưu và được bổ nhiệm làm tư lệnh toàn vùng Cyrenaica. Trong một bức điện gửi Bộ Chiến tranh, được ông ký với tư cách thống đốc và tổng tư lệnh Cyrenaica, Enver báo cáo rằng “Thiếu tá tham mưu Mustafa Kemal đã gia nhập quân đội theo đề nghị cá nhân ngày 18 tháng Mười hai năm 1911.” Nhiều khả năng đây là ngày Mustafa Kemal liên lạc được với quân chính quy Ottoman và báo cáo nhận nhiệm vụ tại Cyrenaica. Trong lời kể khi viết thư cho một người bạn, Mustafa Kemal nói rằng ông giao chiến lần đầu với người Italia ở ngoại vi Tobruk ngày 22 tháng Mười hai năm 1911. Tobruk đã bị quân Italia chiếm ngày 4 tháng Mười; nhưng cũng như tại những nơi khác dọc bờ biển, lính Ottoman và các bộ tộc Ả Rập đóng trại đối diện với chiến tuyến Italia, ngăn chặn bất cứ bước tiến nào của Italia vào sâu nội địa. Chỉ huy lực lượng Ottoman ở ngoại vi Tobruk, khá bất thường, lại là một viên tướng, Ethem Paşa. Mặc dù Ethem Paşa yêu cầu Mustafa Kemal và Nuri cần được điều động về dưới quyền chỉ huy của ông,(87) toán người quyết định đi xa hơn về phía tây tới doanh trại bên ngoài cảng Derne bên bờ biển, nơi được chọn làm sở chỉ huy vùng Cyrenaica. Mustafa Kemal viết ông được giao chỉ huy cánh quân phía đông, với Fuat (Bulca) là tham mưu trưởng, trong khi Enver, người đã đến trước ông, chỉ huy cánh quân phía tây, với Nuri (Conker) là tham mưu trưởng. Sau này, ông kể thêm rằng khi các chiến dịch mở rộng quy mô, Enver trở thành tư lệnh toàn vùng Cyrenaica, còn ông được cử phụ trách khu vực Derne. Trên thực tế, Enver đã được cử làm tổng tư lệnh ở Cyrenaica vào thời điểm Mustafa Kemal đến nơi. Ông coi tỉnh này như lãnh địa riêng của mình, và thậm chí cho in tiền mang chữ ký của ông. Điều không thể tránh khỏi là rạn nứt bắt đầu xuất hiện giữa Enver và Mustafa Kemal. Tin này chắc chắn đã lan tới Istanbul, vì khoảng một năm sau (ngày 19 tháng Hai năm 1913), Mahmut Şevket Paşa, người lúc đó đã trở thành tể tướng, ghi trong nhật ký rằng ông đã nghe được rằng Mustafa Kemal không hòa hợp với Enver trong chiến dịch Lybia. Trước khi ra tiền tuyến, Mustafa Kemal nói với Rauf (Orbay), “Nếu Enver cản trở công việc của tôi, thay vì đưa ra những biện pháp chống lại anh ta và gây bất đồng, tôi sẽ quay về Istanbul.” Nhưng ông đã ở lại, trong khi các sĩ quan Ottoman chỉ huy các bộ tộc Ả Rập bị chia rẽ thành phe nhóm. Trong số đó có một nhân vật táo tợn, to lớn với cái đầu tròn tên là Ali (Çetinkaya), một người chọn lựa trung thành với Enver. Đây là quyết định mà nhiều năm sau này, khi trở thành người phụ trách hoạt động trấn áp cho Mustafa Kemal vào những năm đầu của nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Ali đã ngỏ lời xin lỗi ông. Với các sĩ quan Ottoman, kể cả Mustafa Kemal, cuộc chiến tại Lybia vừa là một bổn phận ái quốc, vừa là một yêu cầu chính trị. CUP cần chứng tỏ mình có năng lực trong việc bảo tồn sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia hơn Sultan Abdülhamit. Những người Ả Rập cần được cho thấy nhà nước Ottoman hồi sinh có thể bảo vệ được họ, trong khi bản thân các sĩ quan hy vọng những nỗ lực tại Lybia sẽ thúc đẩy sự nghiệp của họ. Khi được người viết tiểu sử Hikmet Bayur hỏi vì sao ông tham gia vào nhiệm vụ vô vọng bảo vệ Lybia, Mustafa Kemal đáp:“Lúc đó, bản thân tôi thấy chuyện đó là vô vọng. Nhưng tôi cần phải làm thế để giữ vị trí thực tế và tinh thần của mình trong quân đội cũng như trong hàng ngũ các sĩ quan đồng trang lứa. Dù thế nào đi nữa, ở Istanbul, người ta cũng chẳng giao cho tôi làm gì.” Chúng ta không cần nghi ngờ việc Mustafa Kemal tin rằng ông cần hiện diện tại Lybia vì sự nghiệp của bản thân. Nhưng liệu ông có đi không nếu biết không chỉ nhiệm vụ đó là vô ích, mà trong lúc ông vắng mặt, người Hy Lạp sẽ đánh chiếm thành phố quê hương ông, nơi mẹ ông vẫn còn có ngôi nhà của bà? Trong lá thư gửi Salih (Bozok) từ Cyrenaica ngày 8/9 tháng Năm năm 1912, Mustafa Kemal viết đầy lạc quan rằng nhiệm vụ ông cùng các đồng đội đặt ra cho bản thân họ là giành lại “vùng đất biên giới ấm áp và thân thiện này của tổ quốc”. Nhưng đến ngày 21 tháng Mười hai cùng năm, sau khi tai họa đã nổ ra tại Balkan, ông thừa nhận quyết định tham gia chiến đấu chống người Italia tại Cyrenaica là “bồng bột và vô ích”.(88) Sự sáng suốt đi cùng trải nghiệm. Mustafa Kemal dành phần lớn thời gian tại Lybia trong doanh trại ở Ayn Mansur (Ain Mansur), bên ngoài khu vực Derne bị quân Italia chiếm giữ. Doanh trại này do Enver lập ra, và thiết lập ở đó một công xưởng để sản xuất đạn, xuất bản một tờ báo (tên là al-Jihad, “Thánh Chiến”), cùng một trại huấn luyện quân sự và một trường học cho con trai thủ lĩnh các bộ tộc. Sức khỏe kém đã hạn chế hoạt động của Mustafa Kemal. Sau khi tham dự một trận chiến ở ngoại vi Derne ngày 17 tháng Một, ông bị nhiễm trùng mắt, và tạm thời mất thị lực mắt trái. Ông được điều trị một tháng trong y viện của trại, nhưng sau khi tham gia một trận chiến khác ngày 4 tháng Ba, bênh viêm mắt lại tái phát và ông phải nằm dưỡng bệnh nửa tháng. Trong lá thư đề ngày 22 tháng Năm, Mustafa Kemal viết ông vẫn chưa thể nhìn được bằng mắt trái, và các bác sĩ đề xuất ông nên đi Ai Cập chữa, nhưng ông đã từ chối. Ông buồn bã viết thêm:“Khi cuộc chiến này kết thúc và tôi phải từ giã binh nghiệp, tôi tự hỏi làm cách nào mình có thể tìm được một nơi lui bước bình yên.” Các sĩ quan Ottoman tại Cyrenaica trông cậy vào các huynh đệ Sanusi để thiết lập phần lớn lực lượng của họ. Những huynh đệ này là một dòng tu thuần túy chính thống của Sufi, hay Huyền Hồi, được một người Algeria, Muhammad ibn Ali al-Sanusi (được biết đến ở phương Tây dưới tên gọi Sanusi Vĩ đại) sáng lập trung tâm (zaviye, trong tiếng Ả Rập là zawiyyah) đầu tiên tại Cyrenaica năm 1843. Đến cuối thế kỷ XIX, các bộ tộc Ả Rập ở Cyrenaica trên thực tế được các huynh đệ Sanusi quản lý nhân danh nhà nước Ottoman. Sanusi Vĩ đại được chôn cất tại ốc đảo Cağbub (Jaghbub, Giarabub trong văn bản phương Tây), nằm sâu trong Sa mạc Tây, ngay phía tây biên giới Ai Cập. Năm 1911, đây chính là tổng hành dinh của người kế vị thứ hai của ông, Seyit Ahmet Şerif (Sayyid Ahmad al-Sharif, danh xưng sayyid thể hiện lời khẳng định của các huynh đệ Sanusi về việc là hậu duệ của Đấng Tiên tri Muhammad). Ahmet Şerif là một thần tử trung thành của caliph Ottoman. Dù thế nào đi nữa, cuộc xâm lược của Italia không chỉ đe dọa sự thống trị của Hồi giáo, mà cả quyền tự trị của các bộ tộc, lãnh thổ và tài sản của họ. Điều Enver và những người theo chủ nghĩa liên Hồi giáo không nhận ra là tình đoàn kết Hồi giáo chỉ phát huy khi kết hợp giữa lợi ích cá nhân với bản năng tự vệ. Tại Cyrenaica, mục tiêu bảo vệ sự toàn vẹn của nhà nước Ottoman mà CUP theo đuổi lại trùng hợp với mong muốn giữ quyền tự trị của các bộ tộc Ả Rập. Không chỉ Enver mà nhiều chiến lược gia phương Tây đã đưa ra kết luận từ cuộc chiến tranh Lybia rằng tình đoàn kết Hồi giáo là một lực lượng mạnh mẽ ở khắp nơi, ít nhất là ở mức tiềm tàng. Những biến cố xảy ra trong Thế chiến thứ nhất đã chứng minh sự sai lầm của họ. Khi tiếp quản quyền chỉ huy toàn bộ khu vực Derne ngày 6 tháng Ba năm 1912,(89) Mustafa Kemal có dưới quyền tám sĩ quan Ottoman, khoảng 160 lính chính quy và tình nguyện Ottoman, một đại đội pháo binh, hai súng máy cướp được từ người Italia, và 8.000 chiến binh các bộ tộc Ả Rập. Những chiến binh bộ tộc được zaviyes của Sanusi cung cấp hậu cần và do thủ lĩnh các bộ tộc chỉ huy, những người này đến lượt mình nhận lệnh từ các sĩ quan Ottoman gia nhập vào từng đơn vị. Trong gần một năm (từ tháng Mười năm 1911 đến cuối tháng Chín năm 1912), những dân binh Ả Rập dưới quyền chỉ huy Ottoman đã kìm giữ bên trong Derne chừng 15.000 quân chính quy Italia được yểm trợ pháo binh mạnh. Những cố gắng tiến sâu vào nội địa của người Italia bị đẩy lùi trong hơn sáu trận giao chiến trên các quả đồi và khe núi quanh Derne. Một khó khăn mà các sĩ quan Ottoman vấp phải là các chiến binh bộ tộc Ả Rập hành động theo ý thích của họ. Các sĩ quan Ottoman cố gắng duy trì báo cáo đều đặn, điều cần thiết vì người các bộ tộc được trả 2 piastre (một phần năm mươi của một lira vàng Thổ) mỗi ngày, bên cạnh khẩu phần ăn. Mustafa Kemal đã phải cảnh cáo các thủ lĩnh rằng tiền lương và đồ ăn sẽ bị cắt nếu người của họ bỏ đội ngũ. Trong một báo cáo đề ngày 25 tháng Một năm 1912, trong đó ông giải thích các lý do thất bại của một cuộc tấn công vào các vị trí của quân Italia, Mustafa Kemal chỉ ra rằng mối bận tâm lớn nhất của các thủ lĩnh bộ tộc là moi được càng nhiều tiền từ người Ottoman càng tốt. Do đó, họ có lợi ích trong việc tránh giao tranh và kéo dài cuộc chiến. Trong suốt chiến dịch, Mustafa Kemal xử sự như một sĩ quan tham mưu trẻ cần mẫn. Ông thường xuyên tổ chức những chuyến trinh sát, kiên quyết duy trì bảng phân công nhiệm vụ hợp lý, yêu cầu kỷ luật trong canh gác, cố gắng đảm bảo bình nước của binh lính được đổ đầy khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Ông quan tâm đến việc cung cấp khẩu phần ăn, thậm chí còn lo đến cả sự sạch sẽ của thìa, khăn trải bàn và cách xử sự đúng mực của người phục vụ trong nhà ăn sĩ quan. Trong suốt đời mình, Mustafa Kemal bị ám ảnh về trật tự, vệ sinh cá nhân và quần áo đẹp. Chúng là những biểu tượng của nền văn minh mà ông đã lựa chọn. Trong doanh trại ở ngoại vi Derne, ông cũng tổ chức các lớp học và các khóa huấn luyện, đảm bảo báo Ottoman được cung cấp và được đọc, đồng thời yêu cầu lưu trữ báo cáo chu đáo về các trận giao chiến vì mục đích lịch sử. Cho rằng những báo cáo này cần thêm vào tường thuật về tinh thần binh lính, Mustafa Kemal nhắc thêm trong ngoặc kép, đó là “một tường thuật chân thật”. Sự tỉ mỉ tận tâm được kết hợp với tinh thần ái quốc một cách vô thức. Trong lá thư gửi từ Ayn Mansur ngày 8 tháng Năm năm 1912 cho người bạn Salih (Bozok) ở Salonica, Mustafa Kemal viết: Tối nay có một bữa tiệc cho tất cả chỉ huy và sĩ quan trong lực lượng của chúng ta tại Derne… Trong ánh mắt chân thành của những người đồng đội anh hùng đáng kính, của những chỉ huy có cấp bậc thấp nhưng xuất sắc, những người đã khiến kẻ thù run sợ, tôi nói lên khát vọng được chết cho tổ quốc. Nó gợi lại ký ức về tất cả các đồng đội của tôi tại Macedonia, về tất cả những thành viên anh dũng của quân đội chúng ta. Một cảm giác hân hoan và tự hào tột bậc trào dâng trong tim tôi, và tôi nói với đồng đội của mình: tổ quốc chắc chắn sẽ vẹn toàn; dân tộc chắc chắn sẽ tìm thấy hạnh phúc, vì tổ quốc có vô vàn người con sẵn sàng hy sinh sự an toàn và hạnh phúc của họ cho an toàn và hạnh phúc của quốc gia, dân tộc. Tinh thần lạc quan ái quốc lãng mạn của Mustafa Kemal, đặc trưng cho thế hệ sĩ quan cùng thời với ông trên khắp châu Âu, sắp phải chịu một cú sốc tàn khốc trước khi năm đó kết thúc. Nhưng trong khi ông sắp phải gạt bỏ rất nhiều ảo tưởng của mình, và dần có một cái nhìn nghiêm khắc hơn, thì niềm tin của ông vào nhân dân của mình – và vào chính bản thân – không bao giờ lay chuyển. Trong khi Mustafa Kemal tập trung vào các vấn đề quân sự, Enver lao vào mặt chính trị của cuộc xung đột – đó là mối quan hệ với những người Sanusi và việc cổ vũ tinh thần đoàn kết Hồi giáo. Bộ trưởng Chiến tranh Mahmut Şevket Paşa đã được báo sai tin tức rằng ngày 16 tháng Mười một năm 1911, Mustafa Kemal đã tới ốc đảo Calo (Jalo, Gialo trong văn bản phương Tây) nhằm huy động người Sanusi. Nhưng người bạn Nuri (Conker) của Mustafa Kemal quả thực có đến Cağbub vào tháng Tư năm 1912 với tư cách đặc phái viên của Enver để gặp Seyyit Ahmet Şerif. Trong một lá thư ông gửi từ ốc đảo biệt lập này cho Salih (Bozok), Nuri viết: Ở nơi được ban phước lành này, thậm chí những cô bé ba tuổi cũng không được phép ra ngoài. Phụ nữ sống và chết ở nơi họ được sinh ra. Đó là phong tục địa phương. Cho dù trong các doanh trại quân sự có cả đàn ông và phụ nữ, chúng tôi đã không thể nhìn thấy một khuôn mặt nữ trong ba tháng vừa rồi, vì tất cả đều được giấu kín sau những tấm mạng dày. Chúng tôisống khổ hạnh như các vị tu sĩ trên núi Athos. Nếu chúng tôi rời khỏi nơi này, điểm dừng tiếp theo của chúng tôi chắc chắn sẽ là thiên đường. Lá thư này đại diện cho quan điểm của phần lớn sĩ quan CUP. Họ đội khăn và mặc áo dài Ả Rập, nhìn nhận bản thân như những chiến binh sa mạc lãng mạn. Song họ không khỏi nhìn xuống các bộ tộc Ả Rập, lối sống, sự nghèo khó và tình trạng lạc hậu nói chung của những người này khiến họ choáng váng. Những người Ả Rập này là đồng bào Ottoman và huynh đệ cùng tôn giáo, nhưng họ cũng là một chủ đề để đùa cợt, ít nhất là giữa bạn bè. Không thể tiến sâu vào từ các vùng đất ven biển của họ, người Italia tìm cách ép chính quyền Ottoman đến bàn thương lượng bằng những cuộc tấn công của hải quân vào miền đông Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Tháng Ba năm 1912, hạm đội Italia pháo kích Beirut; tháng tiếp theo, các pháo đài kiểm soát lối vào eo biển Dardanelles bị pháo kích; đến tháng Năm, người Italia đánh chiếm đảo Rhodes và các đảo khác thuộc quần đảo Dodecanese trên biển Aegea; đến tháng Bảy, các tàu phóng lôi Italia xâm nhập thành công eo biển Dardanelles. Lo lắng toàn bộ nền hòa bình ở Cận Đông được thiết lập sau Hội nghị Berlin sắp bị sụp đổ, Nga, Pháp và Anh cố gắng làm trung gian thuyết phục chính quyền Ottoman nhượng bộ Italia. Nhưng CUP không cho phép chính phủ chấp nhận Italia sáp nhập Lybia để đánh đổi lấy những lời đường mật như việc thừa nhận vai trò lãnh tụ tôn giáo của sultan với người Hồi giáo Lybia. Thậm chí cả Gazi Ahmet Muhtar Paşa, người ban đầu ủng hộ việc dàn xếp hòa bình với Italia, cũng không thể chấp nhận nhượng lại Lybia khi ông trở thành tể tướng. Thế bế tắc bị phá vỡ khi Montenegro cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà nước Ottoman ngày 8 tháng Mười, qua đó khởi động quá trình dẫn tới chiến tranh Balkan. Tất cả các báo cáo mùa hè đều cho thấy các quốc gia Balkan – Serbia, Montenegro, Bulgaria và Hy Lạp – đã thu hẹp sự cách biệt giữa họ và sẵn sàng liên kết nhằm tổ chức một cuộc tấn công vào phần lãnh thổ còn lại của Ottoman ở châu Âu. Italia có quan hệ với hoàng tộc Montenegro thông qua cuộc hôn nhân của vua Victor Emmanuel III với Elena, con gái Nicholas I của Montenegro. Điều này cho phép người Italia dùng đến quân bài Balkan để gây sức ép lên chính quyền Ottoman ngoan cố. Mối đe dọa Balkan đem đến cho Gazi Ahmet Muhtar Paşa lý do để thực hiện hành động ông ta vẫn ủng hộ từ đầu là nhường bước trước Italia. Ngày 18 tháng Mười năm 1912, hiệp ước hòa bình được ký kết tại Ouchy, gần Lausanne ở Thụy Sĩ. Ottoman chấp nhận để Italia sáp nhập Lybia, trong khi người Italia đồng ý rút khỏi quần đảo Dodecanese sau khi lực lượng Ottoman rút khỏi phần lãnh thổ mới của họ. Enver đã rất kinh ngạc. Trong một bức điện gửi Bộ Chiến tranh ở Istanbul ngày 27 tháng Mười năm 1912, ông cho rằng sẽ rất nguy hiểm nếu thông báo với các bộ tộc Ả Rập rằng hiệp ước hòa bình đã được ký kết, và không thể thực hiện một cuộc rút lui lực lượng Ottoman quy mô lớn. Ông từ chối trả lại vũ khí và tiếp tế hậu cần của mình, lập luận rằng một chế độ tự quản có thể được thiết lập tại Cyrenaica. Bản thân Enver quyết tâm sẽ ở lại, có thể là đứng đầu một chính quyền Ả Rập. Mustafa Kemal sẽ không có vai trò nào trong những viễn cảnh này, và trong cùng bức điện Enver thông báo rằng Thiếu tá tham mưu Mustafa Kemal và Đại úy Fuat (Bulca) sẽ được trả về nước. Bản thân Enver đã phải đổi ý không lâu sau đó khi ông ta nhận ra mức độ thảm họa của Ottoman tại Balkan. Ông ta quay về Istanbul ngày 20 tháng Mười hai năm 1912. Nhưng trước khi về, ông đã thu xếp để chuẩn bị cho sự tiếp tục của cuộc chiến tranh du kích. Điều này khiến người Italia có cớ để tiếp tục chiếm đóng quần đảo Dodecanese, nơi họ tiếp tục kiểm soát cho tới tận cuối Thế chiến thứ hai, điều này mang đến hệ quả có lợi lâu dài cho những hòn đảo này. Ngày 10 tháng Mười một năm 1912, cao ủy (đại sứ) Ottoman tại Ai Cập, Rauf Paşa, thông báo Mustafa Kemal đã đến Ai Cập trên đường quay về Istanbul và yêu cầu được cung cấp tiền để trang trải chi phí cho ông cũng như của hàng trăm sĩ quan và quan chức Ottoman khác đã đi theo ông từ Derne. Ông nói mình không có tiền cho việc này, và tình trạng đó sẽ gây ấn tượng xấu nếu các sĩ quan trở về bị bỏ mặc cho tự xoay xở tại Ai Cập. Mustafa Kemal về Istanbul qua Vienna, Hungary và Rumani. Ông chọn con đường vòng này để có dịp nhìn tận mắt thủ đô Áo. Trong thời gian một năm ở Cyrenaica, Mustafa Kemal đã chứng tỏ mình là một sĩ quan tham mưu dũng cảm, có năng lực và tỉ mỉ, chu đáo. Ông luôn tận tụy với công việc, không bao giờ đánh mất nhận thức thực tế. Ông đã thành công trong việc làm việc cùng người bản địa, nhưng không sa vào việc xây dựng những kế hoạch hoang tưởng dựa trên sự cộng tác của họ. Như mọi khi, ông luôn có chủ ý riêng. Ông đã có thêm kinh nghiệm thực tế, nhưng đã không thể đẩy xa hơn tham vọng của mình. Ngày 17 tháng Năm năm 1912, cái tên Mustafa Kemal không có mặt trong danh sách sĩ quan Ottoman được nghị viện nước này bày tỏ lòng biết ơn. Enver đứng đầu danh sách. Ngày 28 tháng Bảy năm 1912, khi Tể tướng Sait Paşa báo cáo với nghị viện Ottoman về việc bảo vệ Cyrenaica, ông này ca ngợi vai trò của Enver, nhưng không nhắc gì tới Mustafa Kemal. Bị ép phải đưa ra tên những người tình nguyện khác, vị tể tướng đáp: “Tôi chỉ nhắc tới tên một mình Enver là vì anh ta đã giúp tôi rất nhiều từ khi tôi nhậm chức.” Cuộc chiến trên sa mạc 1911-1912 không lọt khỏi mắt thế giới bên ngoài. Có các sĩ quan Đức trong doanh trại của Enver; những phóng viên nước ngoài đến rồi đi. Nhưng mặc dù những sĩ quan Ottoman khác thỉnh thoảng có được nhắc tới, chính Enver là người thu hút phần lớn sự chú ý. Ông từng lần đầu bày tỏ tham vọng đi theo hình mẫu Napoleon của mình khi CUP giành chính quyền tại Salonica năm 1908. Ở Cyrenaica, ông nghĩ về bản thân mình như ông hoàng của những người Ả Rập, được các bộ tộc yêu quý và người Italia e sợ. Sau đó, cũng như Napoleon đã bỏ lại binh lính của mình ở Ai Cập năm 1799 để giành quyền lực tại Pháp, Enver cũng chấm dứt cuộc phiêu lưu của ông tại Cyrenaica năm 1912 để khống chế vận mệnh của nhà nước Ottoman. Còn về phần Mustafa Kemal, sau này ông nói với nhà báo Anh Grace Ellison vào năm 1923:“Tôi không hề thích Napoleon. Ông ta đưa cái tôi của mình vào mọi thứ. Ông ta chiến đấu không phải vì một lý tưởng sự nghiệp, mà vì bản thân. Đó là lý do ông ta có một kết cục đáng buồn. Đó là điều không tránh khỏi với những người như thế.” Rõ ràng, “những người như thế” khi đó bao gồm cả Enver. Chương 6. Đương đầu với tai họa Khi Mustafa Kemal về tới Istanbul tháng Mười một năm 1912, lãnh thổ Ottoman trên đất châu Âu đã bị co hẹp lại chỉ còn thủ đô và những vùng phụ cận về phía tây, bán đảo Gallipoli và ba thành phố pháo đài đang bị vây hãm – İşkodra (Scutari, Shkodër) ở miền Bắc Albania, Yanya (Ioannina, Yanina, nay thuộc Epirus của Hy Lạp) và Edirne (Adrianople), thành phố chính của miền Đông Thrace. Còn Macedonia, mà vì nó CUP đã vùng lên giành quyền lực năm 1908, nhanh chóng bị mất và vô phương cứu vãn. Trong mùa hè năm 1912, các quốc gia Balkan – Montenegro, Serbia, Hy Lạp và Bulgaria – đã thiết lập một loạt quan hệ đồng minh và thỏa ước. Đến tháng Chín, họ cùng lấy cớ tổ chức diễn tập quân sự để động viên quân đội. Ngày 8 tháng Mười, Montenegro tuyên chiến với người Ottoman. Ngày 13 tháng Mười, Bulgaria và Serbia gửi tối hậu thư tới chính phủ Ottoman, đòi quyền tự trị cho các cộng đồng thiểu số trong nhà nước Ottoman. Tại Istanbul, chính sách được đưa ra trên đường phố. Sau khi lên nắm quyền, chính phủ của Gazi Ahmet Muhtar Paşa đã cố gắng đối phó với tình trạng bất ổn trong quân đội ở Balkan – và cùng lúc xoa dịu các nước láng giềng – bằng cách giải ngũ 120 tiểu đoàn quân chính quy đã qua huấn luyện. CUP, lúc này trở thành phe đối lập, lên tiếng ủng hộ chiến tranh như phương tiện duy nhất để gìn giữ lãnh thổ Ottoman tại châu Âu, và kích động sinh viên gây ra những cuộc biểu tình đầy bạo lực bên ngoài Cổng Uy nghi, văn phòng tể tướng. E ngại những người biểu tình, song lại không muốn đối diện chiến tranh, chính phủ cân nhắc trong ba ngày trước khi bác bỏ tối hậu thư của các quốc gia Balkan. Cuối cùng, vào ngày 17 tháng Mười, các đại sứ Balkan tại Istanbul bị trả lại hộ chiếu, và chiến tranh được tuyên bố. Ngày hôm sau, vua Hy Lạp George I, trong vai trò người phát ngôn cho vị thủ tướng luôn chủ trương đòi lại lãnh thổ Eleftherios Venizalos, đã kêu gọi thần dân của mình chiến đấu để giải phóng những người Kitô giáo bị đàn áp. Đến lúc này, chính phủ Ottoman đáp lại những người láng giềng Balkan bằng cách ra lệnh động viên binh lính của mình. Người ta cố gắng gọi trở lại những binh lính trước đó được cho phép trở về nhà. Một cơ cấu chỉ huy mới được thiết lập tạm thời: vì Tổng tham mưu trưởng Ahmet İzzet Paşa đang ở tận Yemen, Bộ trưởng Chiến tranh Nazim Paşa trở thành phó tổng tư lệnh (về lý thuyết là phó cho sultan), trong khi lực lượng tại Balkan được chia thành một Tập đoàn quân Đông ở Thrace, dưới quyền Abdullah Paşa, một Tập đoàn quân Tây dưới quyền Ali Riza Paşa, Tập đoàn quân Vardar ở miền Bắc Macedonia dưới quyền Zeki Paşa, và Tập đoàn quân Alasonya (Elasson ở Thessaly) tại biên giới với Hy Lạp. Mahmut Şevket Paşa, người bạn của CUP, được đề nghị giữ chức tư lệnh đạo quân này, nhưng ông từ chối và sau này giải thích: “Việc bổ nhiệm được đề nghị với tôi để bôi nhọ danh tiếng và danh dự quân nhân của tôi. Sao tôi có thể hy sinh danh tiếng của mình chứ?” Trong lúc các sinh viên tiếp tục biểu tình bên ngoài cung điện Yildiz, sự lo sợ ngự trị bên trong. Đúng là Tổng Tư lệnh Nazim Paşa, vẫn tỏ ra vui vẻ. Khi được hỏi đã có kế hoạch nào cho chiến dịch quân sự chưa, ông đáp, “Dường như từng có vài kế hoạch được soạn thảo khi Mahmut Şevket Paşa còn là bộ trưởng chiến tranh. Tôi sẽ hỏi về chúng.” Những người khác thực tế hơn. Thống đốc Istanbul, Cemil Paşa, khi cầu xin thư ký riêng của sultan, Ali Fuat (Türkgeldi) thuyết phục hoàng đế về sự cần thiết phải chấm dứt chiến tranh, đã nói:“Chúng ta không sẵn sàng để chiến đấu. Tôi đã thấy binh lính trong cuộc diễn tập năm ngoái… Chúng ta không thể tham chiến với những người lính như vậy được.” Lãnh thổ Ottoman ở châu Âu là một dải đất hẹp ở miền Tây Thrace nối liền Istanbul và Đông Thrace với Macedonia và Albania, và như thế rất khó phòng thủ trước một cuộc tấn công đồng loạt từ mọi hướng. Hơn nữa, theo các nguồn tin chính thống của người Thổ, lực lượng Ottoman hoàn toàn thua kém về số lượng. Chỉ có thể huy động không quá 580.000 quân để chống lại sức mạnh tổng cộng gồm 912.000 quân của các nước đồng minh Balkan. Tuy nhiên, sự chênh lệch