🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Asean Trong Chiến Lược Nước Lớn
Ebooks
Nhóm Zalo
Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH
Biên tập nội dung:
Trình bày bìa: Chế bản vi tính: Đọc sách mẫu:
ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH TS. VŨ THỊ HƯƠNG
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ LÊ HÀ LAN
NGUYỄN THỊ HẰNG
VŨ THỊ HƯƠNG
VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 427-2021/CXBIPH/1-365/CTQG. Số quyết định xuất bản: 04-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 4 năm 2021.
Mã ISBN: 978-604-57-6489-3.
Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm
cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam
ASEAN trong chiÕn l−îc n−íc lín / ViÖn Nghiªn cøu ChiÕn l−îc C«ng an b.s. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2020. - 304tr. ; 24cm
Th− môc cuèi chÝnh v¨n
ISBN 9786045762431
1. ChÝnh s¸ch ®èi ngo¹i 2. Hîp t¸c quèc tÕ 3. ASEAN 327.59 - dc23
CTF0506p-CIP
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
Thượng tướng, PGS.TS. BÙI VĂN NAM Trung tướng LƯƠNG TAM QUANG
BAN BIÊN SOẠN
Thiếu tướng, TS. ĐỖ LÊ CHI
Thượng tá, ThS. ĐINH ĐÌNH CƯỜNG Thượng tá, ThS. NGUYỄN MINH SÁNG Thiếu tá, TS. NGUYỄN QUANG CHIẾN Thượng tá, ThS. TRỊNH QUANG HUY Thiếu tá, ThS. LÊ THỊ THÚY HIỀN Thiếu tá, ThS. TRẦN THU HƯƠNG Đại úy, TS. BÙI THANH TUẤN Đại úy, ThS. NGUYỄN THÀNH TRUNG Đại úy, ThS. MAI THỊ HỒNG
Đ
5 5
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
ược thành lập cách đây hơn 50 năm, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành hình mẫu về hợp tác khu
vực trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội; “mái nhà chung” của gần 700 triệu người dân, chứng kiến những nền kinh tế phát triển năng động với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt gần 3.000 tỉ USD và kim ngạch thương mại đạt 2.800 tỉ USD. Với vai trò “trung tâm” của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một khu vực phát triển năng động - nơi tập trung nhiều lợi ích và những ưu tiên chiến lược của các nước lớn, đồng thời cũng là nơi cọ xát chiến lược nước lớn gay gắt nhất, Đông Nam Á với tổ chức khu vực là ASEAN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong xử lý các vấn đề chung. Nắm giữ ưu thế địa - chiến lược đó, ASEAN có thể phát huy vai trò trung tâm trong định hình cấu trúc an ninh tại khu vực. Tuy nhiên, những vấn đề nội khối như ASEAN đang bị chia rẽ bởi sự xung đột lợi ích của các nước lớn, đồng thời những nguyên tắc truyền thống của ASEAN cũng như những cơ chế, khuôn khổ hợp tác mà ASEAN làm trung tâm phần nào cũng có hạn chế đòi hỏi Cộng đồng ASEAN tiếp tục phải có những nỗ lực làm mới mình trong thời gian tới.
Một phần tư thế kỷ gia nhập ASEAN, Việt Nam là một thành viên chủ động, tích cực và trách nhiệm, chung tay cùng các nước thành viên ASEAN ứng phó với những thách thức đang nổi lên cũng như đóng góp xử lý những vấn đề chiến lược liên quan đến hòa bình, phát triển, thịnh vượng của ASEAN,
6 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
qua đó góp phần thúc đẩy vị thế của ASEAN cũng như vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Để giúp bạn đọc có những hiểu biết sâu sắc, toàn diện hơn về vị trí, vai trò của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương; những cọ xát chiến lược của các nước lớn tại khu vực này..., Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ASEAN trong chiến lược nước lớn do Viện Chiến lược Công an biên soạn.
Trên cơ sở xây dựng và phân tích sâu sắc 9 vấn đề lớn xung quanh các chủ đề như: Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI; Chiến lược của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương: Từ “Tái cân bằng” đến “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”; Đông Nam Á: Tâm điểm cạnh tranh của các nước lớn tại châu Á - Thái Bình Dương; Vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực và triển vọng đến năm 2030..., cuốn sách đã phác họa bức tranh sống động trong quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương; những tính toán, điều chỉnh chính sách, cọ xát chiến lược của các nước lớn ở khu vực này; những bước đi cần thiết cho một “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”...
Cuốn sách là ấn phẩm quan trọng của Bộ Công an Việt Nam thiết thực kỷ niệm năm Việt Nam đảm nhiệm hai nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, đồng thời đáp ứng rộng rãi nhu cầu của bạn đọc trong nước và quốc tế. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến đông đảo bạn đọc.
Tháng 11 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
C
7 7
LỜI GIỚI THIỆU
ách đây 75 năm khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Việt Nam độc lập ra đời, trong văn kiện nhà
nước đầu tiên về đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chính sách của Việt Nam là “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”1; trong đó phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng là chủ trương được ưu tiên hàng đầu: “Thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè”2. Song, để bảo vệ nền tự do, độc lập đã giành được, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua 30 năm chiến đấu để giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc (1945 - 1975).
Ra đời ngày 08/8/1967, trong bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đang diễn ra ác liệt, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với 5 nước thành viên sáng lập, trong đó có một vài nước đã trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến
______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.256.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.163. “Ngũ cường” là 5 cường quốc hạt nhân, đồng thời là 5 Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.
8 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
tranh Việt Nam. Vì vậy, trong suốt mấy chục năm, Đông Nam Á đã là một khu vực bị chia rẽ sâu sắc bởi sự ngờ vực và nghi kỵ. Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất đã đưa đến những thay đổi căn bản trong tình hình Đông Nam Á. Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991 là một dấu mốc quan trọng, làm thay đổi cục diện khu vực, đặt ra yêu cầu cần tìm một hướng đi mới cho ASEAN. Đối với Việt Nam, những khó khăn to lớn trong đối ngoại về chính trị, kinh tế cùng với khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm 80 của thế kỷ XX đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới. Gia nhập ASEAN là một quyết định mang tính lịch sử, một quyết sách đúng đắn và kịp thời, là đột phá khẩu để Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới. Trải qua 1/4 thế kỷ tham gia ASEAN, Việt Nam đã từng bước hội nhập và từng bước khẳng định chỗ đứng quan trọng trong khu vực này. Một phần tư thế kỷ chứng kiến những nỗ lực của Việt Nam với nhiều đóng góp chủ động, tích cực cho một Cộng đồng ASEAN thống nhất, đoàn kết, hòa bình, ổn định và phát triển.
Là trung tâm của châu Á - Thái Bình Dương, nơi có nhiều nền kinh tế lớn và phát triển năng động bậc nhất thế giới, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều bất đồng, mâu thuẫn, tranh chấp, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Đông Nam Á chứng kiến sự
hiện diện khá tập trung của sự hợp tác và đấu tranh giữa những nước lớn, thông qua hoạch định và triển khai những chiến lược nhằm bảo đảm lợi ích của họ. Nơi đây tập trung nhiều lợi ích và ưu tiên chiến lược của nước lớn, là địa bàn triển khai các chính
LỜI GIỚI THIỆU 9
sách quan trọng hàng đầu và vì thế cũng là nơi cọ xát chiến lược mạnh mẽ nhất của các nước. Để bảo vệ được lợi ích quốc gia - dân tộc của mình, từng thành viên ASEAN đều ý thức được rằng cần tăng cường gắn kết, để ASEAN tiếp tục nắm giữ, phát huy vai trò “trung tâm” thông qua các cơ chế hợp tác do ASEAN khởi xướng, tiếp tục là “sân chơi” để các nước, nhất là nước lớn, xử lý những vấn đề an ninh khu vực vì lợi ích chung. Trên con đường đó, Cộng đồng ASEAN đang tiếp tục thúc đẩy một “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” với 5 ưu tiên: Phát huy vai trò và đóng góp tích cực của ASEAN vào công cuộc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực; thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN; đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững; nâng cao năng lực thích ứng, hiệu quả hoạt động của ASEAN.
Năm 2020 có ý nghĩa to lớn đối với ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng. Cộng đồng ASEAN với những bước tiến dài trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Mặc dù còn những vấn đề nội khối cần tiếp tục phải giải quyết, song trong bức tranh chung của toàn cầu, ASEAN thực sự đã là một hình mẫu về hợp tác khu vực. Với Việt Nam, năm 2020 đánh dấu 25 năm Việt Nam gia nhập “mái nhà chung” ASEAN, năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, đồng thời là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Trong bối cảnh khó khăn chưa từng có bởi tác
10 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
động bất ngờ và sâu sắc của đại dịch Covid-19 tới quan hệ quốc tế và lợi ích nhiều bên, Việt Nam đã thể hiện xứng đáng vai trò, cương vị quốc tế “kép”, góp phần thực chất trong xử lý các vấn đề quốc tế phức tạp, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển của cộng đồng quốc tế, trực tiếp là tại châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh thế giới mới.
Cuốn sách ASEAN trong chiến lược nước lớn là một trong những ấn phẩm có ý nghĩa quan trọng chào mừng năm Việt Nam đảm nhiệm đồng thời hai nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Đề cập và phân tích 9 chuyên đề lớn như: Châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI; Chiến lược của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương: Từ “Tái cân bằng” đến “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”; Điều chỉnh chính sách khu vực của Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII; ASEAN - ưu tiên trong chính sách đối ngoại của các cường quốc; Vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực và triển vọng đến năm 2030..., nội dung cuốn sách đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Ban Biên soạn, Biên tập trong phác thảo bức tranh địa - chiến lược toàn cầu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương; chính sách và quan hệ của nước lớn; tình hình và vai trò của ASEAN trong môi trường an ninh khu vực. Thông tin, lập luận, phân tích được đưa ra trong cuốn sách sẽ giúp cho bạn đọc thêm hiểu biết đầy đủ, toàn diện, sâu sắc hơn về bức tranh chung, về vị thế của ASEAN cũng như những nỗ lực tập thể cần có để xây dựng môi trường an ninh khu vực phù hợp với lợi ích của các bên, các quốc gia.
LỜI GIỚI THIỆU 11
Tôi đánh giá cao và biểu dương nỗ lực cố gắng của tập thể tác giả, các chuyên gia, các nhà khoa học; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật với Bộ Công an trong việc biên soạn và xuất bản ấn phẩm này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2020
Đại tướng, GS.TS. TÔ LÂM
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an
12
Chuyên đề 1
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TRONG THẾ KỶ XXI
“Với vị trí địa lý đặc thù và những đặc trưng riêng về văn hóa, xã hội, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có giá trị địa - chiến lược đặc biệt quan trọng trên bản đồ an ninh, chính trị, kinh tế của thế giới. Vì vậy, sự chuyển hướng chính sách nước lớn về khu vực này là một xu hướng mang tính tất yếu, khách quan”.
13
I- KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
1. Định vị châu Á - Thái Bình Dương trên bản đồ thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương là thuật ngữ dùng để chỉ một khu vực rộng lớn, có sự gắn kết giữa các quốc gia, tiểu khu vực ở châu Á và Thái Bình Dương. Mặc dù thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình nghiên cứu, các diễn đàn quốc tế, nhưng cho đến nay chưa hoàn toàn thống nhất trong việc xác định giới hạn địa lý.
Ở góc độ địa lý tự nhiên, châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á và châu Đại Dương. Trong một số trường hợp, khu vực này mở rộng ra phần lớn châu Á, các nước nằm trong vành đai Thái Bình Dương kéo dài từ châu Đại Dương đến Liên bang Nga, vòng xuống phía Tây châu Mỹ, bao gồm cả các quốc gia Canađa, Chilê, Nga, Mêxicô, Pêru và Mỹ.
Ở góc độ địa - kinh tế, thuật ngữ “châu Á - Thái Bình Dương” được biết đến rộng rãi khi Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UN Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, viết tắt là UNESCAP hay ESCAP) được thành lập năm 1974. Tiền thân của tổ chức này là Ủy ban Kinh tế châu Á và Viễn Đông Liên hợp quốc (UN Economic Commission for Asia and the Far East, viết tắt là UNECAFE hay ECAFE) thành lập năm 1947. Đây là một ủy ban
14 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
khu vực hoạt động dưới sự lãnh đạo chung của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (UN Economic and Social Council, viết tắt là ECOSOC), nhằm khuyến khích hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên, trong đó có các nước ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay, ESCAP có 53 quốc gia thành viên chính thức và 9 thành viên liên kết, là ủy ban lớn nhất về dân số và diện tích trong 5 ủy ban khu vực của Liên hợp quốc.
Ở khía cạnh khác, thuật ngữ “châu Á - Thái Bình Dương” còn được sử dụng phổ biến gắn liền với Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC). Từ cuối những năm 1970, đặc biệt là trong những năm 1980, sự tăng trưởng kinh tế liên tục với nhịp độ cao của các nền kinh tế Đông Á, nhất là sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản, sự nổi lên của các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs), ASEAN và Trung Quốc đã làm cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Đây là nền tảng quan trọng cho sự ra đời của APEC năm 1989. Nhìn vào tiến trình phát triển của tổ chức này cho thấy, số lượng các quốc gia thành viên đã mở rộng dần từ 12 quốc gia ban đầu, đến nay là 21 quốc gia, vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số trên thế giới1.
Ở góc độ địa - chính trị, thuật ngữ “châu Á - Thái Bình Dương” đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XX với sự ra đời của Hạm đội
______________
1. Theo Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao.
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 15
Thái Bình Dương của Mỹ năm 1907 (trên cơ sở sáp nhập Hải đoàn châu Á và Hải đoàn Thái Bình Dương) và Hạm đội Thái Bình Dương của Nga năm 1935 (tiền thân là đội tàu quân sự Okhotsk thành lập năm 1731). Tuy nhiên, phải đến sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1945 - 1991), thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi hơn để chỉ khu vực địa - chính trị quan trọng nhất thế giới. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, trật tự thế giới hai cực chấm dứt, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ quốc tế. Cùng với sự nổi lên của các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới những năm 2008 - 2009, các nước lớn có sự điều chỉnh chiến lược, tập trung chính sách nhiều hơn về khu vực này. Sự hội tụ về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các nước lớn đã kéo theo sự dịch chuyển trung tâm thế giới từ châu Âu sang châu Á ngày càng rõ nét. Quá trình này đưa châu Á - Thái Bình Dương trở thành “trung tâm của thế giới trong thế kỷ XXI” ở cả hai góc độ: vừa là trung tâm kinh tế toàn cầu, vừa là trung tâm hợp tác, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Vì thế, khi đề cập châu Á - Thái Bình Dương không thể không tính đến các nhân tố chủ chốt đóng vai trò quan trọng, định hình cấu trúc địa - chính trị, địa - kinh tế ở khu vực như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Ôxtrâylia và ASEAN.
2. Đặc điểm tự nhiên
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có nguồn tài nguyên phong phú và nhiều điểm chốt, vòng cung tự nhiên làm nên giá trị chiến lược quan trọng trên nhiều lĩnh vực, nhất là an ninh, quốc phòng, kinh tế.
16 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
Theo xếp hạng giá trị tài nguyên thiên nhiên toàn cầu năm 2019, trong số 10 quốc gia giàu tài nguyên nhất thế giới, có 5 nước ở châu Á - Thái Bình Dương gồm: (1) Nga là nước giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới với tổng giá trị tài nguyên ước tính khoảng 75,7 nghìn tỉ USD, sở hữu trữ lượng than lớn thứ hai thế giới, trữ lượng vàng lớn thứ ba thế giới và trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới. (2) Mỹ ở vị trí thứ hai, có tổng giá trị tài nguyên khoảng 45 nghìn tỉ USD, có nhiều loại tài nguyên với trữ lượng lớn như than, gỗ, khí đốt, trong đó riêng trữ lượng than chiếm 31,2% trữ lượng than thế giới. Nước này cũng nằm trong nhóm các quốc gia sở hữu nhiều nhất các loại tài nguyên đồng, vàng. (3) Canađa ở vị trí thứ tư, có tổng giá trị tài nguyên khoảng 33,2 nghìn tỉ USD, trữ lượng dầu mỏ xếp thứ ba thế giới và uranium xếp thứ hai thế giới. (4) Trung Quốc ở vị trí thứ sáu, với tổng giá trị tài nguyên khoảng 23 nghìn tỉ USD, tuy nhiên, giá trị tài nguyên của Trung Quốc chủ yếu nằm ở các mỏ than và khoáng sản đất hiếm. Hai nguồn tài nguyên này chiếm tới hơn 90% tổng giá trị tài nguyên của Trung Quốc. (5) Ôxtrâylia ở vị trí thứ tám, với tổng giá trị tài nguyên khoảng 19,9 nghìn tỉ USD, tập trung ở các mỏ than, đồng, quặng sắt. Quốc gia này còn có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới, chiếm 14,3% trữ lượng vàng toàn cầu và sở hữu 46% trữ lượng uranium của thế giới1.
Ngoài các nguồn tài nguyên trên đất liền, khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn sở hữu các vùng biển giàu tài nguyên và ______________
1. Tổng hợp số liệu từ https://www.statista.com và https://www.worldatlas. com, truy cập ngày 14/7/2020.
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 17
đa dạng sinh học bậc nhất thế giới, như biển Nhật Bản, Biển Đông, các vùng biển quanh Trung Quốc, Nam Thái Bình Dương… Theo Báo cáo chính sách “Nghiên cứu mục tiêu và chương trình giám sát nhằm cải thiện quản lý biển Đông Á và Đông Nam Á” (Targeted Research and Monitoring Programs for Enhanced Management of the Seas of East and Southeast Asia) do Tổ chức Bảo tồn quốc tế (CI), Trung tâm Quản lý nguồn lợi thủy sản quốc tế (ICLARM), Sáng kiến giám sát kinh tế - xã hội toàn cầu về quản lý ven biển (SocMon) thực hiện, riêng vùng biển khu vực Đông Nam Á và Đông Á chiếm khoảng 1/4 sản lượng hải sản thế giới. Vùng biển này cũng được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học biển, sở hữu khoảng 30% rạn san hô và rừng ngập mặn của thế giới1.
Trong bối cảnh nhu cầu, tốc độ khai thác, sử dụng tài nguyên trên thế giới tăng nhanh, điều đó tỷ lệ nghịch với trữ lượng tài nguyên ngày càng cạn kiệt, nhiều tài nguyên không hoặc khó phục hồi được, thì việc sở hữu trữ lượng lớn các nguồn tài nguyên, nhất là những tài nguyên có ý nghĩa sống còn đối với kinh tế, quốc phòng, an ninh là một yếu tố quan trọng làm tăng giá trị của quốc gia. Những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách và giới nghiên cứu dường như đã chú ý hơn đến vai trò quan trọng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia. Thậm chí, một số ý kiến cho rằng tài nguyên thiên nhiên là nguồn gốc làm nảy sinh ______________
1. Xem “Policy Brief 2011, Targeted Research and Monitoring Programs for Enhanced Management of the Seas of East and Southeast Asia”, http://www.researchgate.net, truy cập ngày 14/7/2020.
18 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
các xung đột. Chính “sự tranh giành giữa các cường quốc và tham vọng của những cường quốc đối với việc kiểm soát lãnh thổ, các nguồn tài nguyên và những vị trí địa lý quan trọng như cảng, hải cảng, kênh đào, hệ thống sông, ốc đảo, các nguồn của cải và ảnh hưởng khác” đã tạo nên các giá trị địa - chính trị1.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn có một địa hình đặc biệt, bao gồm hai khu vực lục địa và biển, đảo rõ rệt, cùng với các vị trí có giá trị chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng cả trên lục địa (như cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc); Tây Nguyên (Việt Nam)…); các cảng nước sâu ven bờ
biển (ở Campuchia, Việt Nam…) và các đảo/quần đảo trên biển (như quần đảo Nhật Bản; Trường Sa, Hoàng Sa (Việt Nam); Guam (Mỹ); Đài Loan (Trung Quốc)…). Kiến tạo địa hình khu vực này có nhiều “điểm thắt cổ chai” trên các tuyến giao thông biển có ý nghĩa chiến lược, sống còn đối với thương mại thế giới, như tuyến qua eo biển Malacca, Bering, Luzon, Lombok, Sunda…. Trong tổng thể trên, Đông Nam Á/Biển Đông là nơi có giá trị địa - chiến lược quan trọng hàng đầu ở khu vực, cả về kinh tế, thương mại lẫn an ninh, quốc phòng. Khu vực này là giao điểm của hai trong số những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới kết nối lục địa châu Á với châu Đại Dương theo hướng Bắc - Nam và Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương theo hướng Đông - Tây. Đây cũng được xem là cửa ngõ để các cường quốc châu Á mở rộng ảnh hưởng ra thế giới, thậm chí một số nhận xét cho rằng, ______________
1. Xem Michael Klare: “The New Geopolitics”, Monthly Review Vol.55, Issue 3, July-August 2003, https://monthlyreview.org/2003/07/01/the-new-geopolitics/, truy cập ngày 15/7/2020.
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 19
ai làm chủ được khu vực này sẽ làm chủ được cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Những đặc điểm địa lý, tự nhiên trên là yếu tố quan trọng hàng đầu làm nên giá trị địa - chiến lược của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
3. Đặc điểm chính trị, văn hóa, xã hội
- Thể chế đa dạng, thậm chí đối lập nhau về ý thức hệ. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có các nước theo chế độ cộng hòa (Mỹ, Nga...); xã hội chủ nghĩa (Việt Nam, Trung Quốc, Lào...); quân chủ lập hiến (Thái Lan, Nhật Bản, Malaixia...)… Tại các nước duy trì chế độ cộng hòa, quyền lực được chia sẻ giữa Nghị viện và Tổng thống. Mỹ là quốc gia theo chế độ tổng thống điển hình và quyền lực của Tổng thống nằm trên ba nhánh quyền lực quốc gia. Một số quốc gia duy trì chế độ bán tổng thống như Nga, Hàn Quốc đang hướng đến chế độ tổng thống, quyền lực của tổng thống ngày một lớn hơn so với ảnh hưởng của nghị viện. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, người đứng đầu là Chủ tịch nước và do đảng cộng sản duy nhất lãnh đạo. Tại các nước duy trì chế độ quân chủ lập hiến, nguyên thủ quốc gia là Vua/Nữ hoàng nhưng chủ yếu mang tính tượng trưng quốc thể, quyền hành thực tế thuộc thẩm quyền của Nghị viện. Tuy nhiên, ở Thái Lan, Vua Thái Lan không chỉ là người đại diện cho quốc gia mà còn mang tính chất tôn giáo (Phật giáo) và được người dân tôn kính, chính vì vậy mà Vua Thái Lan có thể can dự vào chính trường tại quốc gia này1…
______________
1. Xem ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Giang: “Một số nét mới về thể chế chính trị và bộ máy nhà nước một số quốc gia trên thế giới”, http://www.isos.gov.vn, truy cập ngày 30/7/2020.
20 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
Thể chế chính trị giữa các quốc gia tuy đa dạng nhưng chủ yếu theo hai hệ tư tưởng là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Đây là hai nền tảng tư tưởng có giá trị trái ngược nhau, từng đối đầu và trở thành nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh phân đôi thế giới trong gần 50 năm với nhiều cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại khu vực trong thế kỷ trước. Hiện nay, tuy khó có khả năng xảy ra Chiến tranh lạnh giữa hai hệ tư tưởng, nhưng vẫn có thể dẫn tới sự đối đầu cục bộ. Trong Báo cáo chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Mỹ công bố ngày 20/5/2020, Mỹ chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc “đã lựa chọn lạm dụng trật tự quốc tế tự do và cởi mở, trong khi cố gắng tạo lập hệ thống quốc tế có lợi hơn cho Trung Quốc”…
Quét mã để đọc bài viết “Nhà Trắng công bố phương
châm chiến lược với Trung Quốc xác định quan hệ
Mỹ - Trung là cạnh tranh chiến lược lâu dài”
- Quy mô dân số của khu vực châu Á - Thái Bình Dương lớn nhất thế giới, thành phần dân tộc đa dạng.
Số lượng dân số ở các quốc gia trong khu vực này gấp đôi Liên minh châu Âu (EU), tổng dân số lên tới hơn 4 tỉ người, gấp 10 lần EU, chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Riêng 15 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và 10 quốc gia ASEAN đã chiếm gần 48,9% dân số toàn thế giới1. Hiện nay, khu vực này bao gồm
______________
1. Năm 2019, tổng dân số của 15 quốc gia, vùng lãnh thổ này là hơn 3,7 tỉ người, trong khi đó của Liên minh châu Âu là 447.512 người và của cả thế giới là hơn 7,6 tỉ người (tổng hợp số liệu năm 2019 từ Ngân hàng Thế giới, nguồn: http://www/data.worldbank.org, truy cập ngày 30/7/2020).
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 21
những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới (Nga, Trung Quốc, Mỹ), 4 trong số những quốc gia đông dân nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Inđônêxia). Simon Smith, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương của Savills nhận định: “Quy mô dân số là một lý do khiến châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu trong thế kỷ XXI, đặc biệt là từ góc độ kinh tế”.
- Khu vực có sự tiến bộ vượt bậc về phát triển con người nhưng không đồng đều.
Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2019 của Liên hợp quốc (HDR) về bất bình đẳng trong phát triển con người ở thế kỷ XXI, nhiều quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương được xếp vào nhóm có chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức rất cao và cao như Mỹ, Ôxtrâylia, Canađa, Xingapo, Niu Dilân…; nhưng cũng có quốc gia có chỉ số HDI ở mức thấp như Niu Ghinê, xếp thứ 155/189 các quốc gia được xếp hạng trên thế giới. Riêng ở
Đông Nam Á, Xingapo là quốc gia có chỉ số phát triển con người cao nhất khu vực (0,935) và đứng thứ chín trên thế giới; cùng với Brunây (0,845) và Malaixia (0,801) được xếp vào nhóm các quốc gia có chỉ số HDI ở mức rất cao trên thế giới. Khu vực này cũng có ba quốc gia được xếp vào nhóm có chỉ số HDI cao gồm Thái Lan (0,765), Philíppin (0,712), Inđônêxia (0,707). Việt Nam, Lào, Campuchia được xếp hạng ở nhóm có HDI trung bình với chỉ số lần lượt là 0,693 - 0,604 - 0,581.
Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực tiên phong trong chuyển đổi công nghệ, nhưng tỷ lệ giáo dục đại học tụt hậu đáng kể so với các nước giàu hơn, với chỉ 25% dân số trong độ tuổi học sinh học đại học ở Nam Á và 44% ở Đông Á và Thái Bình Dương đăng ký vào giáo dục đại học. Hơn nữa, mặc dù
22 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
hàng triệu người trong khu vực đã thoát khỏi nghèo đa chiều, nhưng tỷ lệ nghèo đa chiều rất khác nhau giữa các quốc gia - từ 0,8% ở Manđivơ đến 56% ở Ápganixtan. Trong số 1,3 tỉ người nghèo đa chiều trên thế giới, 661 triệu người ở châu Á - Thái Bình Dương và chỉ riêng Nam Á đã chiếm hơn 41% tổng số người nghèo đa chiều1.
- Là nơi hội tụ, giao thoa của các nền văn minh, văn hóa, triết học lớn của thế giới.
Văn hóa của châu Á - Thái Bình Dương là tổng hòa của nhiều nền văn minh, văn hóa khác nhau, điển hình là bờ Tây Thái Bình Dương với nền văn minh Ấn Độ, Trung Hoa và các nền văn hóa Đông Nam Á. Văn minh Ấn Độ, Trung Hoa cổ, trung đại là các nền văn minh lớn nhất thế giới, khởi thủy từ
lưu vực của những con sông lớn như sông Ấn, Hoàng Hà và Trường Giang. Những thành tựu lớn của nền văn minh này là việc hình thành chữ viết (Brahmi, Sanskrit, Nho, Giáp cốt văn, Kim văn); những bộ sử ký đồ sộ, và nhất là việc phát triển tư tưởng và tôn giáo như Phật giáo, Bàlamôn giáo, Nho giáo, Đạo giáo thể hiện chiều sâu tư tưởng và triết lý vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay.
Trong khi đó, Đông Nam Á có địa hình đặc thù là cầu nối giữa châu Đại Dương với châu Á lục địa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Á tới Địa Trung Hải. Bởi thế, các quốc gia Đông Nam Á vừa có những nét văn hóa riêng, vừa có sự giao thoa với các
______________
1. Xem UNDP: “Human Development Report 2019, Beyond income, beyond averages, beyond today: Inequalities in human development in the 21st century”, http://hdr.undp.org, truy cập ngày 29/7/2020.
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 23
nền văn hóa ở khu vực khác. Những nền văn hóa lớn trong lịch sử khu vực này là Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo, Phù Nam, Chămpa, Đại Việt… cùng với những công trình kiến trúc nổi bật như Tháp Champa, Đền Angkor Wat, Pha That Luang, Trống đồng Đông Sơn… và những kiệt tác về tượng phật, bồ tát, la hán, thần Hindu…
Trong sự kết nối, giao thoa văn hóa đó, có vai trò đặc biệt quan trọng của “Con đường tơ lụa”. Đây là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng từ thời kỳ trước Công nguyên, nối châu Á với châu Âu, bắt đầu từ Trung Quốc qua Mông Cổ, Ấn Độ, Ápganixtan, Cadắcxtan, Iran, Irắc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Trên con đường đó, ngoài giao thương buôn bán còn có sự giao lưu về tư tưởng, tôn giáo và sự lan truyền Phật giáo, Hindu giáo và Hồi giáo.
- Đa dạng về tôn giáo, dân tộc.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực duy nhất có sự hiện diện đầy đủ của ba tôn giáo lớn (Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo). Bên cạnh các quốc gia có quốc đạo (một tôn giáo được nhà nước công nhận là chính thức như Hồi giáo ở Brunây, Phật giáo ở
Thái Lan…), thì tại một số quốc gia (như Mỹ, Canađa, Việt Nam…), nhà nước không công nhận bất cứ tôn giáo nào là quốc đạo, mặc dù vẫn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Xét về yếu tố niềm tin tôn giáo, sự đa dạng cũng rất lớn. Tại một số quốc gia như Inđônêxia, Malaixia, đạo Hồi là tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất; trong khi đó, ở Campuchia, Thái Lan, Mianma và Lào là Phật giáo và Philíppin, Đông Timo là Công giáo. Trong cùng một tôn giáo cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia.
24 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
Điển hình là dù cùng dòng Tiểu thừa Phật giáo nhưng có sự khác biệt ở Thái Lan, Mianma và Lào với Ấn Độ; hay sự khác nhau giữa Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc dù cùng dòng Đại thừa.
Sự đa dạng về tôn giáo góp phần tạo nên nhiều sắc thái văn hóa khác nhau ở các quốc gia; đem lại sự giàu có về văn hóa cho toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhưng cũng dễ trở thành “mầm mống” của xung đột, chia rẽ không chỉ trong một quốc gia mà còn cả giữa các quốc gia với nhau.
Khu vực này cũng là nơi sinh sống của nhiều tộc người và mỗi tộc người tồn tại những nét văn hóa mang tính đặc trưng riêng. Sự đa dạng này không chỉ ở trên phạm vi khu vực mà được thể hiện trong từng quốc gia. Ví dụ, Lào có khoảng 48 tộc người, Mianma có 135 tộc người, Việt Nam có 54 tộc người, Inđônêxia có khoảng 300 nhóm ngôn ngữ tộc người khác nhau, Philíppin có hơn 90 nhóm địa phương, và tại Malaixia có hàng trăm nhóm người bản địa1.
II- MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - AN NINH
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
1. Giá trị địa - chiến lược của khu vực
Dù tiếp cận dưới góc độ địa lý, kinh tế hay chính trị, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có giá trị địa - chiến lược đặc biệt quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới. Cụ thể: ______________
1. Xem Nguyễn Duy Thiệu: “Người Đông Nam Á: Nghiên cứu, sưu tầm và giới thiệu về sự đa dạng văn hóa ở khu vực Đông Nam Á”, Tạp chí Di sản Việt Nam, số 1 (22), 2008.
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 25
- Châu Á - Thái Bình Dương là nơi hội tụ tự nhiên về mặt địa lý của các cường quốc thế giới.
Chính trị dựa trên sức mạnh là bản chất của chính trị quốc tế. Ở đâu có sự hiện diện của nhiều cường quốc, ở đó là khu vực có tầm quan trọng quyết định đến cục diện chính trị thế giới. Hai cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh lạnh trong thế kỷ XX đã cho thấy châu Âu là không gian cạnh tranh chiến lược chủ yếu giữa các cường quốc mạnh nhất thế giới. Một thời gian dài, châu Âu được coi là trung tâm địa - chính trị của thế giới. Học thuyết “Miền đất trái tim” (Heartland Theory) của Mackinder (1904) cho rằng nhân tố địa lý đóng một vai trò quan trọng trong sự vận động chính trị - lịch sử và chính sức mạnh trên đất liền/lục địa chứ không phải sức mạnh trên biển làm nên sự hùng mạnh của một quốc gia. Ông gọi lục địa Á - Âu là hòn đảo thế giới và miền đất trái tim chính là trung tâm của lục địa Á - Âu. Nó được che chắn xung quanh, ngăn cách với biển cả; con đường bộ duy nhất có khả năng tiếp cận là khu vực Đông Âu. Vì thế, “Ai cai trị được Đông Âu sẽ cai trị được miền đất trái tim. Ai cai trị miền đất trái tim sẽ khống chế được đảo thế giới (tức lục địa Á - Âu). Ai cai trị được đảo thế giới sẽ thống trị thế giới”1.
Sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dương dần nổi lên với vị thế mới trên bàn cờ chính trị quốc tế. Khu vực này là nơi hội tụ tự nhiên về mặt địa lý của nhiều quốc gia có
______________
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Dân: Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011.
26 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
ảnh hưởng lớn trên thế giới, với 3/5 thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Mỹ, Nga, Trung Quốc); 9/20 thành viên nhóm các nền kinh tế lớn G20 (Mỹ, Canađa, Nga, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia); 3/7 thành viên nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới G7 (Mỹ, Canađa, Nhật Bản); 3/5 thành viên các nền kinh tế mới nổi BRICS (Nga, Trung Quốc, Ấn Độ).
Khái quát về tình hình kinh tế và chi tiêu quốc phòng dưới đây trong tương quan so sánh với châu Âu sẽ phần nào cho thấy sự thay đổi vị thế, tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI.
Trên lĩnh vực kinh tế, năm 2000, GDP của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Nam Á đạt khoảng 8.928 tỉ USD, trong khi châu Âu và Trung Á là 10.030 tỉ USD (kém 1,12 lần), nhưng đến năm 2015, con số này lần lượt là 24.608 tỉ USD và 20.448 tỉ
USD (hơn 1,2 lần) và đến năm 2019 là 30.577 tỉ USD và 22.749 tỉ USD (hơn 1,34 lần)1. Năm 2010, chi tiêu quân sự tại các nước châu Á - Thái Bình Dương kém châu Âu 0,7 lần, nhưng đến năm 2015 nhiều hơn 1,3 lần và năm 2018 là 1,4 lần. Đến nay, có thể nói khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành trung tâm sức mạnh thế giới. Thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) năm 2019 ghi nhận số lượng vũ khí hạt nhân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt con ______________
1. Tổng hợp số liệu từ Ngân hàng Thế giới, http://www.data.worldbank.org, truy cập ngày 14/7/2020.
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 27
số rất cao, chiếm 94,8% của toàn thế giới (13.145/13.685 đơn vị), trong đó chỉ tính riêng Nga và Mỹ chiếm tới 92,6% đơn vị vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Bên cạnh đó, theo kết quả xếp hạng của Tổ chức Global Firepower, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 6/10 quốc gia đạt chỉ số sức mạnh quân sự được xếp hàng đầu thế giới với thứ hạng lần lượt là Mỹ (số 1), Nga (số 2), Trung Quốc (số 3), Ấn Độ (số 4), Nhật Bản (số 5), Hàn Quốc (số 6)1.
- Các cường quốc thế giới ngày càng nhìn nhận và coi trọng giá trị địa - chiến lược quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tích cực chuyển hướng chính sách/chiến lược về khu vực này.
Sự tập trung chính sách của các nước lớn, đứng đầu là Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã cho thấy ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của khu vực này rất lớn so với các khu vực khác trên thế giới.
Trong chiến lược toàn cầu, Mỹ xác định khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực địa - chiến lược, địa - chính trị trọng yếu, quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia và vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ cả hiện tại và trong tương lai. Mục tiêu xuyên suốt của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nắm vững quyền lãnh đạo, không để xuất hiện bất cứ đối thủ nào có thể cạnh tranh hay thách thức vị thế số 1 thế giới hiện nay của Mỹ. Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu từ ưu tiên
______________
1. Châu Âu có 4 thành viên: Pháp (số 7), Anh (số 8), Thổ Nhĩ Kỳ (số 11), Đức (số 13). Xem https://www.globalfirepower.com/countries-listing.asp, truy cập ngày 30/7/2020.
28 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
chống khủng bố ở Trung Đông sang châu Á - Thái Bình Dương với chiến lược “xoay trục” về châu Á dưới thời Tổng thống Barack Obama và mở rộng ra Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Với Trung Quốc, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực quan trọng để khẳng định vai trò dẫn dắt, cạnh tranh vị trí số 1 khu vực với Mỹ. Từ sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012), Trung Quốc tích cực triển khai Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) (2013), gia tăng tập hợp lực lượng ở khu vực, mở rộng ảnh hưởng từ châu Á đến châu Âu, Trung Đông, châu Phi sang châu Đại Dương, thậm chí vươn tới khu vực Mỹ Latinh, từng bước tạo nền tảng nhằm phân chia thế giới với cường quốc số 1.
Hơn nữa, khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn là nơi có nhiều cơ chế, định dạng hợp tác khu vực có ảnh hưởng trên thế giới, thu hút sự quan tâm của các nước lớn, như: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn đối thoại Shangri-La, Diễn đàn Hợp tác an ninh Thượng Hải (SCO), Diễn đàn Hương Sơn (BFA), các diễn đàn khu vực ASEAN (ARF, EAS, ADMM+…).
2. Đặc điểm môi trường an ninh - chính trị châu Á - Thái Bình Dương
- Giai đoạn trước thế kỷ XXI
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đến năm 1991, nhìn chung môi trường an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cơ bản chịu tác động từ sự đối đầu Mỹ - Liên Xô.
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 29
Với sự khác biệt sâu sắc về quyền lực và ý thức hệ đối lập, hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới bước ra từ đại chiến thế giới là Mỹ và Liên Xô đã bước vào cuộc chiến tranh có tính chất “sống còn” nhằm tiêu diệt lẫn nhau. Sự ra đời của hai khối liên minh chính trị - quân sự (NATO/VACSAVA) đối địch do hai nước này dẫn đầu đã chính thức xác lập cục diện thế giới lưỡng cực, phân đôi thế giới trong một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ. Cả hai khối duy trì những lực lượng quân sự lớn và các loại vũ khí hiện đại để răn đe đối phương, dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử với các loại tên lửa liên lục địa, công nghệ vũ trụ, vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt; có lúc đã đẩy sự căng thẳng đến bờ vực của cuộc chiến tranh hủy diệt1.
Giai đoạn 1991 - 2010, sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1989 - 1991 đã làm cho cục diện thế giới nói chung, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng thay đổi một cách cơ bản, toàn diện. Cơ cấu địa - chính trị, sự phân bố quyền lực, cán cân so sánh lực lượng có sự thay đổi lớn. Trật tự thế giới hai cực kéo dài gần 50 năm (1945 - 1991) chấm dứt, chuyển sang “một cực” do Mỹ chi phối, dẫn dắt, nay tiếp tục được định hình lại theo hướng đa cực với tốc độ nhanh, rõ nét hơn. Quá trình này chứa đựng ______________
1. Đỉnh điểm của giai đoạn căng thẳng là vụ khủng hoảng Berlin lần thứ hai (1961) sau sự kiện Liên Xô bắn hạ máy bay gián điệp U2 của Mỹ và cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (1962) được cho là có khả năng gây nên Chiến tranh thế giới thứ ba với vũ khí hạt nhân.
30 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
nhiều yếu tố bất trắc, khó đoán định. Trật tự cũ chưa hoàn toàn mất đi, nhưng bị thách thức đa tầng, nấc bởi sự trỗi dậy của các chủ thể là cường quốc mới nổi, nhất là Trung Quốc, kéo theo diễn biến phức tạp với sự tác động đan xen của nhiều yếu tố cả
truyền thống lẫn phi truyền thống.
- Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, tương quan lực lượng giữa các nước lớn có nhiều dịch chuyển, chi phối quan hệ quốc tế, tác động trực tiếp đến môi trường an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện qua các nội dung chính sau:
Thứ nhất, xu hướng cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt, trực diện, toàn diện, dẫn đến nhiều va chạm căng thẳng ở khu vực và các xu hướng tập hợp lực lượng mới.
Tương quan lực lượng giữa các nước lớn có nhiều dịch chuyển, chi phối quan hệ quốc tế chủ yếu là mối quan hệ giữa ba nước Trung Quốc, Mỹ và Nga. Các nước này liên tục điều chỉnh chính sách, đẩy mạnh hiện thực hóa tham vọng và mục tiêu chiến lược ở khu vực.
Trung Quốc từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời”, tích cực hành động thể hiện, quyết đoán theo đuổi các “lợi ích cốt lõi”; tự tin thúc đẩy mô hình “quan hệ nước lớn kiểu mới”, trở thành đối thủ cạnh tranh chiến lược chính của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã công khai xác định lộ trình trở thành cường quốc thế giới vào giữa thế kỷ XXI với việc đẩy mạnh hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa”.
Nga từng bước “hồi sinh”, kiên trì mục tiêu tái khẳng định vị thế cường quốc và quay trở lại vị trí trung tâm trên “bàn cờ
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 31
chính trị” thế giới. Nga có sự thay đổi mạnh mẽ về sức mạnh quân sự; đầu tư lớn cho quốc phòng1; kiên quyết duy trì khu vực ảnh hưởng của mình ở không gian “hậu Xôviết”; thực thi chính sách đối ngoại tự chủ theo hướng thực dụng, linh hoạt, cân bằng Đông - Tây; đấu tranh không khoan nhượng với Mỹ
trong việc giữ/giành lại lợi thế, ảnh hưởng ở những khu vực địa - chính trị, kinh tế quan trọng; sẵn sàng va chạm với Mỹ và đồng minh, thậm chí sử dụng cả can thiệp quân sự để thể hiện thái độ kiên quyết đáp trả những đe dọa tới lợi ích và an ninh quốc gia của Nga.
Mỹ tuy sức mạnh quốc gia có phần suy giảm trong tương quan so sánh với Trung Quốc, nhưng vẫn là siêu cường số 1 thế giới đến thời điểm hiện nay. Để khẳng định vai trò và các giá trị, lợi ích cốt lõi của mình ở khu vực và toàn cầu, Mỹ dường như có những bước đi, hành động cứng rắn hơn, can dự nhiều hơn, nhất là dưới thời Tổng thống D. Trump. Mỹ tập trung nhiều vào các lợi ích kinh tế, thương mại, chú trọng quan hệ song phương hơn đa phương và coi trọng sức mạnh, khả năng răn đe về quân sự, kinh tế - thương mại hơn về ngoại giao. Các Chiến lược an ninh quốc ______________
1. Không kể kho vũ khí hạt nhân tương đương với Mỹ (gần 7.000 đầu đạn), Nga còn có các loại vũ khí thế hệ mới có tính năng ngang bằng, thậm chí vượt trội hơn Mỹ: hệ thống phòng không S400 (có thể đã có S500); máy bay tàng hình Su57; tàu ngầm hạt nhân Bo; tên lửa hành trình Club; xe tăng Amater; đặc biệt là vũ khí tiềm năng chiến lược như: tên lửa không gian Avanger, tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Kazal... Theo SIPRI, năm 2018, Nga đã vượt Anh để vươn lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu vũ khí. Nga đã đàm phán, bán các loại vũ khí hiện đại (Su35, S400) cho cả đồng minh, đối thủ của Mỹ, như: Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc...
32 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
gia (NDS) năm 2017, 2018 và Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPS) năm 2019 của Mỹ đều xác định Trung Quốc và Nga là đối thủ, trong đó Trung Quốc xếp ở vị trí số 1, đồng thời Mỹ gây sức ép nhiều mặt nhằm triệt tiêu ưu thế của hai đối thủ này.
Những năm gần đây, môi trường an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương chịu tác động nhiều hơn, mạnh mẽ hơn từ cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc thúc đẩy công cụ BRI để hoàn thành mục tiêu 100 năm lần thứ nhất; tranh thủ cơ hội thể hiện vai trò dẫn dắt nhịp độ toàn cầu hóa1; tăng cường các hành động đáp trả Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước; đồng thời, thể hiện thái độ cứng rắn trước các lợi ích nước này cho là cốt lõi, thách thức sức mạnh Mỹ
ở khu vực. Đáng chú ý, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, Trung Quốc có nhiều động thái để thay đổi vị trí ảnh hưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ chính trị, ngoại giao đến đối đầu với Mỹ và đồng minh của Mỹ trên thực địa ở Biển Đông. Trong khi đó, Mỹ đẩy nhanh triển khai IPS, gia tăng các hoạt động kiềm chế Trung Quốc cả về kinh tế và chiến lược. Bên cạnh đó, Ôxtrâylia, Nhật Bản và Ấn Độ cũng tích cực tham gia các hoạt động ở khu vực và phối hợp tương tác với Mỹ để tìm kiếm vai trò lớn hơn. Trong đó, Ôxtrâylia, Nhật Bản thắt chặt hơn quan hệ đồng minh với Mỹ. Ấn Độ tăng cường hợp tác với Mỹ để định hình cấu trúc an ninh khu vực trong Chiến lược Ấn -
______________
1. Sử dụng diễn đàn mà Trung Quốc đóng vai trò chủ trì như Bác Ngao, SCO, Trung Quốc - châu Phi, Hương Sơn... để quảng bá, mời gọi các nước tham gia BRI; lợi dụng các diễn đàn chống biến đổi khí hậu, kinh tế thế giới, G20 và khuôn khổ WTO để kêu gọi các nước ủng hộ toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, chống chủ nghĩa bảo hộ trong nước (Mỹ đang theo đuổi).
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 33
Thái; triển khai chính sách “Hành động phương Đông”, đồng thời phối hợp với Nhật Bản thúc đẩy “Hành lang tăng trưởng Á - Phi” nhằm cạnh tranh với BRI của Trung Quốc.
Sự tập trung lợi ích tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã kéo theo sự ganh đua ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặt các nước vừa và nhỏ trước những sức ép lớn hơn cả về chính trị, đối ngoại, kinh tế lẫn an ninh, đặc biệt là việc tranh giành, lôi kéo tham gia các tập hợp lực lượng. Trong đó, Đông Nam Á/ASEAN nổi lên là tâm điểm cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Các nước lớn cơ bản thừa nhận, ủng hộ vai trò “trung tâm” của ASEAN, song cũng tranh thủ các cơ chế, diễn đàn của ASEAN để thể hiện quan điểm, chính sách của mình và cạnh tranh với đối thủ, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Điều này vừa làm tăng vai trò và giá trị địa - chiến lược của ASEAN trong cấu trúc khu vực, vừa làm cho ASEAN khó thống nhất và phối hợp thực hiện các chính sách chung trên nhiều vấn đề, điển hình nhất là vấn đề Biển Đông.
Thứ hai, chủ nghĩa dân tộc, dân túy trên thế giới trỗi dậy tạo ra xu hướng cực đoan, đơn phương, áp chế trong quan hệ quốc tế. Tiêu biểu là “hiện tượng” Tổng thống D. Trump, với tuyên bố “nước Mỹ trên hết”, đảo chiều một loạt chính sách lớn, hành xử đơn phương, coi nhẹ đa phương, rút khỏi các thỏa thuận hợp tác, liên kết quốc tế; hiện tượng Brexit (Anh)... Những dấu hiệu này đang châm ngòi cho xu hướng ly khai đòi độc lập ngày càng gia tăng và các cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước (Mỹ với EU, Canađa, Trung Quốc và một số nước khác; cạnh tranh thương mại Nhật Bản - Hàn Quốc…) tác động tiêu cực đến phát triển bền vững của nhiều quốc gia.
34 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
Chủ nghĩa dân túy xuất hiện trở lại trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc được coi trọng, nên dường như chủ nghĩa dân túy có thể ngụy trang dưới hình thức dân tộc chủ nghĩa. Một số chính trị gia ở khu vực châu Á sử dụng ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc để thực hiện mục tiêu chấn hưng quốc gia, bảo vệ lợi ích dân tộc. Thủ tướng Abe của Nhật Bản mơ ước về một thời Minh Trị thiên hoàng; Thủ tướng Modi của Ấn Độ cố gắng tích hợp đạo Hindu với tinh thần thời đại; Tổng thống Putin trong nỗ lực chấn hưng dân tộc nhằm khôi phục vị thế siêu cường mà nước Nga Đại đế đã có hay như Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc nỗ lực khôi phục một Trung Hoa vĩ đại. Điểm chung của người đứng đầu giới hoạch định chính sách ở những quốc gia này là cố gắng sử dụng lá bài dân tộc dưới hình thức mới mà thời đại tạo ra để duy trì quyền lực, giành lợi ích cho quốc gia, dân tộc của họ.
Trong bối cảnh mới, khi quan hệ quốc tế đã có nhiều thay đổi đáng kể, lợi ích quốc gia, dân tộc được xem là tối thượng. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân túy kết hợp với chủ nghĩa dân tộc có thể tác động, làm rạn nứt các mối quan hệ quốc tế, chủ yếu là mối quan hệ đa phương, mở đường cho các hành động đơn phương, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, thậm chí có thể cực đoan.
Thứ ba, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có nhiều nhất các điểm nóng về an ninh, nhưng chưa có các cơ chế hợp tác an ninh đa phương hữu hiệu.
Trong hai thập niên, nhất là từ năm 2010, thế giới đã chứng kiến sự nóng lên nhanh chóng của các tranh chấp song phương,
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 35
đa phương ở khu vực này, từ quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông (2013), eo biển Đài Loan (2015), đến tranh chấp biên giới Trung - Ấn (2017 và 2020), và nhất là tranh chấp Biển Đông (từ năm 2010). Các bên đều có dấu hiệu tăng cường hoạt động quân sự để chuẩn bị đối phó với kịch bản xảy ra xung đột vũ trang. Bán đảo Triều Tiên đã bên bờ vực chiến tranh ở một số thời điểm1. Tại Biển Đông, Trung Quốc giành được ưu thế chiến lược to lớn với chiến dịch xây dựng, tôn tạo và quân sự hóa nhiều đảo nhân tạo tại Hoàng Sa và Trường Sa, làm thay đổi căn bản cục diện tình hình; liên tục răn đe các đồng minh của Mỹ, va chạm gay gắt với các nước ASEAN có tranh chấp trên biển, nhất là Việt Nam, làm căng thẳng leo thang phức tạp, đe dọa trực tiếp và lâu dài đến môi trường an ninh tại khu vực. Các hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, có thể đẩy các nước đến ngưỡng phải ngăn chặn bằng mọi cách, không loại trừ dẫn đến xung đột, chiến tranh cục bộ.
Việc các nước lớn đều có những điều chỉnh trong chiến lược/chính sách đối ngoại hướng về khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã, đang và sẽ tác động nhiều mặt đối với khu vực, đặc biệt nguy hiểm là sự gia tăng hiện diện quân sự, cạnh tranh nước lớn trở nên gay gắt hơn, kéo theo nguy cơ chạy đua vũ trang ở khu vực và xung đột vũ trang cục bộ tại các điểm nóng. Trong khi đó, các cơ chế, khuôn khổ đa phương tuy phát triển, ______________
1. Triều Tiên bắn pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc làm chết 4 người (2010), đánh đắm Tàu tuần tra Cheonan của Hàn Quốc làm 46 thủy thủ thiệt mạng (2010) và tiến hành 22 vụ phóng tên lửa, nổ hạt nhân trong thời gian từ năm 2010 đến nay.
36 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
nhưng chưa đủ sức đảm bảo an ninh tại khu vực, nhất là các cơ chế của ASEAN như EAS, ARF, ADMM+. Hiện nay, đây được xem là những cơ chế mang tính trụ cột cho các mối quan hệ hợp tác tại khu vực, là nơi để các quốc gia liên quan thảo luận các vấn đề an ninh khu vực, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, cam kết ổn định tình hình và cùng thống nhất đề ra giải pháp đối với các thách thức an ninh chung của khu vực. Tuy nhiên, do các cơ chế trên được vận hành trên nguyên tắc đồng thuận, trong khi lợi ích, quan điểm, cách tiếp cận giữa các nước còn có những điểm khác nhau, đôi khi còn xung đột nên thực tế hiệu lực của các cơ chế trên chưa cao. Những năm gần đây, ASEAN còn bị tác động mạnh bởi sự lôi kéo của nước lớn càng làm cho hiệu lực của các cơ chế này suy giảm.
Thứ tư, các thách thức/mối đe dọa an ninh phi truyền thống phát triển nhanh, phức tạp hơn, tác động tiêu cực, toàn diện đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các vấn đề như khủng bố quốc tế, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh mạng… đe dọa ngày càng nghiêm trọng hơn tới an ninh và phát triển của mỗi quốc gia nói riêng, toàn khu vực nói chung. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức khủng bố quốc tế (Al-Qeada, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)...) đã kích thích làm bùng phát xu hướng Hồi giáo cực đoan tại nhiều nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Philíppin, Inđônêxia…). Nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng gia tăng, nhất là các hoạt động tấn công mạng xuất phát từ các tổ chức có yếu tố nhà nước. Đại dịch Covid-19 bùng phát, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, lây lan xuyên châu lục, chưa có vắcxin
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 37
đặc trị và chưa có dấu hiệu kết thúc. Tình hình tội phạm xuyên quốc gia diễn biến đặc biệt phức tạp, có sự đan xen giữa các loại tội phạm... Trong bối cảnh đó, không một quốc gia nào có thể tự mình đối phó thành công với các mối đe dọa này, và chúng ngày càng tác động mạnh mẽ hơn tới các yếu tố chi phối cấu trúc an ninh khu vực. Bên cạnh đó, do việc đối phó với các thách thức trên đòi hỏi đầu tư lớn về nguồn lực và chính sách, nên có thể làm cho các nước nhỏ gia tăng sự lệ thuộc nhiều hơn vào nước lớn trong xử lý các mối thách thức/mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Trường hợp này được thấy rõ khi Việt Nam và những nước khác ở hạ nguồn sông Mekong phụ thuộc lớn vào các con đập thủy điện ở các nước thượng nguồn trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước cũng như sinh kế cho người dân.
III- KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ, THƯƠNG MẠI
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động nhất thế giới về kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro, bất ổn.
1. Sức mạnh kinh tế của khu vực
- Quy tụ nhiều nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Châu Á - Thái Bình Dương có đến 4/5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, gồm Mỹ (số 1), Trung Quốc (số 2), Nhật Bản (số 3), Ấn Độ (số 5). Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2019, GDP danh nghĩa của Mỹ là 21.427 tỉ USD, Trung Quốc là
38 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
14.342 tỉ USD, Nhật Bản là 5.081 tỉ USD, Ấn Độ là 2.875 tỉ USD1. Riêng Ấn Độ đang phát triển nhanh và hứa hẹn trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới trong vài năm tới. Trong Báo cáo về Triển vọng kinh tế thế giới đầu năm 2019 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ấn Độ được đánh giá là nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng 7,1% năm 2018, 7,3% năm 2019 và dự báo đạt 7,5% năm 2020, theo đó Ấn Độ được dự báo sẽ vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới vào cuối năm 2019. Thực tế đã chứng minh dự báo đó.
- Quy mô kinh tế của khu vực lớn nhất thế giới.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành khu vực đạt mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong hơn ba thập niên qua. Năm 2019, riêng GDP của 21 nước thành viên APEC là khoảng 52.73,6 tỉ USD, chiếm 60,1% tổng GDP thế giới2. Theo đánh giá của IMF (2018), riêng khu vực châu Á đóng góp 62,1% cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2017, trong đó Trung Quốc đóng góp nhiều nhất (33,3%), Ấn Độ đứng thứ hai (13,4%), ASEAN đứng thứ ba (7,8%), tiếp theo là Hàn Quốc (1,3%) và các nước châu Á khác (6,3%); trong khi châu Âu đóng góp 15,2%, Tây bán cầu đóng góp 12,8%; Trung Đông và Trung Á (5,1%) và châu Phi (2,2%)3.
______________
1. Xem http://data.worldbank.org, truy cập ngày 05/7/2020. 2. Tổng hợp từ http://www.worldbank.org, truy cập ngày 30/6/2020. 3. Xem IMF: “Asia Pacific: Good Times, Uncertain Times - A time to prepare”, http://www.imf.org, truy cập ngày 04/7/2020.
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 39
- Sự năng động và khả năng chống chịu rủi ro của các nền kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cao hơn các khu vực khác. Điều này thể hiện rõ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2008 - 2009, châu Á - Thái Bình Dương đã nổi lên như một điểm sáng toàn cầu, trong khi các khu vực khác sau nhiều năm vẫn chưa khắc phục hết hậu quả. Báo cáo của ESCAP năm 2011 đánh giá kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã có sự phục hồi mạnh mẽ và gần như ngay lập tức sau cuộc khủng hoảng những năm 2008 - 2009. Ngay từ quý I/2010, tăng trưởng thương mại ở khu vực này đã trở lại mức trước khủng hoảng trong khi các khu vực khác trên thế giới còn đang “chật vật”. Theo tính toán của ESCAP, năm 2010, mức tăng trưởng thương mại hàng hóa thế giới đạt 21%, riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt hơn 30%1. Còn theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2010, mức tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đạt 7,1%, cao hơn mức trước khủng hoảng (6,5% năm 2007). Trung Quốc, Ấn Độ nổi lên là những “đầu tàu“ dẫn dắt kinh tế ở khu vực và thế giới. Các năm 2008 - 2009, tăng trưởng kinh tế của hai quốc gia này lần lượt đạt: 9,6%, 9,4% và 3,1%, 7,8%. Trong khi đó, khu vực châu Âu chỉ đạt 0,65% năm 2008, giảm mạnh xuống -4,33% năm 2009.
- Xu thế hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có sự tiến triển nhanh, dẫn đầu thế giới.
Theo WTO, tính đến đầu năm 2018, trong tổng số 279 RTA/FTA khu vực và song phương có hiệu lực trên toàn cầu, ______________
1. Xem “ASIA-PACIFIC trade and investment report 2011: Post-crisis trade and investment opportunities”, http://www.unescap.org.
40 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
khu vực châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu với trên 120 RTA/FTA, chiếm 44,8%. Nhiều cơ chế hợp tác mới được hình thành, như Cộng đồng ASEAN (ngày 31/12/2015) với Tầm nhìn đến năm 2025, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (tháng 6/2015)... Bên cạnh đó, xu thế hợp tác kinh tế cũng được nhiều nước nỗ lực thúc đẩy như Trung Quốc với BRI, củng cố quan hệ kinh tế với châu Âu, đề xuất xây dựng Cộng đồng Kinh tế Đông Á (EAEC). Nga với ý tưởng Liên minh kinh tế Á - Âu, đề xuất kết nối tuyến đường biển phía Bắc của Nga với “Con đường tơ lụa trên biển” của Trung Quốc. Hàn Quốc nỗ lực ký kết FTA song phương với các đối tác thương mại trong ASEAN. Các nước RCEP kết thúc đàm phán trong năm 2019 (trừ Ấn Độ). Hợp tác trong khuôn khổ ASEM và APEC cũng đạt những tiến triển tích cực...
Mỹ và Trung Quốc giữ vai trò dẫn dắt kinh tế ở khu vực. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP danh nghĩa năm 2019 là 21.427 tỉ USD (tăng 2,9%), gấp hơn 1,5 lần nền kinh tế thứ hai là Trung Quốc. Sau khủng hoảng tài chính những năm 2008 - 2009, GDP của Mỹ liên tục tăng trưởng và đạt mức bình quân 2% trong giai đoạn 2010 - 2018. Theo số liệu của Cơ quan phân tích kinh tế Mỹ (U.S. Bureau of Economic Analysis), từ mức cao kỷ lục là 10,3% năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 3,8% vào tháng 3/20191. Năng lực nghiên cứu, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, R&D, doanh nghiệp Mỹ luôn đứng
______________
1. Theo “United States Unemployment rate”, www. tradingeconomics.com. Xem Đỗ Lê Chi: “Tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương tới Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội, 2020.
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 41
đầu thế giới kể từ năm 1945. Với Trung Quốc, sau hơn 40 năm cải cách kể từ năm 1978, nền kinh tế đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới từ năm 2010, GDP năm 2018 đạt khoảng 13.894 tỉ USD và tiếp tục tăng trưởng ở mức 6,6%; tỷ lệ thất nghiệp khoảng 5%. Theo báo cáo của Cục Thống kê Trung Quốc, GDP năm 2019 đạt 14.342 tỉ USD, tiếp tục tăng trưởng 6,1% bất chấp đại dịch Covid-19 và thương chiến với Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp -5%1. Tính theo ngang giá sức mua (PPP) và mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thế giới, Trung Quốc đã vượt Mỹ ngay tại thời điểm năm 2014. Báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc năm 2018 cho biết về khoa học - công nghệ, nước này đã đạt được những bước phát triển nhảy vọt, nổi bật là phát triển thành công hệ thống định vị toàn cầu (Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu) phục vụ cho cả mục đích dân sự và quân sự, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối thông minh, công nghệ cảm biến, vật liệu mới và trở thành quốc gia chinh phục vũ trụ. Trung Quốc hiện đang sở hữu những tập đoàn công nghệ lớn hàng đầu thế giới, tiên phong trong ứng dụng mạng 5G và AI như Hoa Vĩ, Alibaba, Tencent hay Baidu.
2. Yếu tố tiềm ẩn gây bất ổn
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, năng lực cạnh tranh ở khu vực vẫn có những hạn chế, nhất là khu vực Đông Nam Á. Sự chênh lệch này thể hiện trên nhiều phương diện, tập trung ở một số khía cạnh như: (i) Quy mô nền kinh tế: Có sự ______________
1. Theo Cục Thống kê Trung Quốc, theo báo điện tử Nhandan.com.vn.
42 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
chênh lệch khoảng cách lớn giữa các quốc gia dẫn đầu với tổng GDP trên 5 nghìn tỉ USD như Nhật Bản (5.081 tỉ USD), Trung Quốc (14.342 tỉ USD), thậm chí trên 20 nghìn tỉ USD như Mỹ (21.427 tỉ USD), với các quốc gia ở mức thấp, GDP chưa đạt 1 nghìn tỉ USD, thậm chí dưới 500 tỉ USD như
Malaixia (364,7 tỉ USD), Niu Dilân (206,9 tỉ USD)... Tại Đông Nam Á, sự khác biệt đó càng rõ nét hơn. Nhóm các nước Xingapo, Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan đều có GDP từ 300 tỉ USD trở lên; còn nhóm các nước gia nhập sau của ASEAN, gồm Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam (nhóm CLMV), trừ Việt Nam đạt trên 260 tỉ USD, còn lại 3 nước đều chưa đạt đến 100 tỉ USD, thậm chí rất thấp như Lào (18 tỉ
USD), Campuchia (27 tỉ USD). Vì thế, trong khi GDP của Mỹ chiếm 40,6% tổng GDP các nước APEC, Trung Quốc chiếm 16,76% thì GDP của cả khối ASEAN chỉ chiếm 3,6%. (ii) Về thương mại: Mỹ có tổng giá trị xuất, nhập khẩu là 5.658 tỉ USD, Trung Quốc 6.453,4 tỉ USD, ASEAN 3.569,23 tỉ USD. Xingapo là nước có tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn nhất trong số 10 nước thành viên ASEAN với giá trị 1.187,43 tỉ USD, chiếm 33,27% tổng giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của ASEAN; tiếp đến là Thái Lan chiếm 16,8%, Việt Nam 15,46% và Malaixia 12,58%. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của ba nước Lào, Mianma, Campuchia chỉ đạt 2,6%.
- Cạnh tranh kinh tế, thương mại giữa các nước diễn biến phức tạp. Hơn mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính những năm 2008 - 2009, tốc độ tăng trưởng giữa các quốc gia không đồng đều, phần lớn các nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 43
chậm lại trong khoảng 3 năm gần đây1. Mặc dù tình trạng suy thoái kép đã không xảy ra như một số chuyên gia dự báo nhưng nguy cơ lạm phát của các nền kinh tế mới nổi; biến động trên các thị trường tài chính; khó khăn, bất ổn của các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU và những cuộc khủng hoảng liên tiếp ở quy mô quốc gia hay khu vực những năm qua, đã khiến cho mục tiêu phục hồi trở lại mức tăng trưởng như trước cuộc khủng hoảng tài chính những năm 2008 - 2009 của kinh tế thế giới vẫn còn khá xa.
Trong khi đó, cạnh tranh thương mại diễn ra phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc cho kinh tế khu vực và thế giới, nổi lên là: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra “khốc liệt” với
______________
1. Mỹ: Tháng 7/2019, tăng trưởng với tốc độ không đồng đều giữa các lĩnh vực. Chỉ số PMI tổng hợp của Mỹ tháng 7/2019 đạt 52,6 điểm, tăng so với 51,5 điểm trong tháng 6/2019, chủ yếu do sự tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ (từ 51,5 điểm tháng 6/2019 lên 53 điểm tháng 7/2019, vẫn thấp hơn mức đầu năm). Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức 3,7%. Nhật Bản: kinh tế tiếp tục có dấu hiệu sụt giảm. Xuất khẩu giảm tháng thứ 8 liên tiếp (giảm 1,6% so với tháng 7/2018). Nhập khẩu giảm 1,2% so với cùng kỳ
năm trước. Chỉ số PMI tổng hợp cũng giảm xuống còn 50,6 điểm trong tháng 7/2019 so với mức 50,8 điểm của tháng 6/2019. Hàn Quốc: tiếp tục suy giảm. Xuất khẩu giảm 11%, nhập khẩu giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số PMI sản xuất giảm tháng thứ 3 liên tiếp, xuống mức 47,3 điểm trong tháng 7/2019 từ mức 47,5 điểm trong tháng 6/2019. Trung Quốc: tháng 7/2019 tiếp tục đà suy giảm. Chỉ số PMI tổng hợp ở mức 49,7 điểm, tăng 0,3 điểm so với tháng 6/2019, ở dưới ngưỡng 50 điểm cho thấy tình trạng suy giảm kinh tế vẫn tiếp tục diễn ra. Ngày 15/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã “bơm” khoảng 56,9 tỉ USD vào nền kinh tế nhằm duy trì thanh khoản thị trường.
44 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
phạm vi, quy mô ngày càng rộng và phức tạp, tính chất đối kháng ngày càng gay gắt. Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc trải qua tình trạng xấu nhất kể từ khi bình thường hóa đến nay, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Các bên liên tục đáp trả nhau bằng những biện pháp cứng rắn và chưa có dấu hiệu kết thúc. Về bản chất, các cuộc cạnh tranh thương mại trên chỉ
là biểu hiện cụ thể của cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc nhằm khẳng định vị trí, sức mạnh của mình trên bản đồ chính trị thế giới. Nếu cạnh tranh Mỹ - Trung là cạnh tranh giữa cường quốc tại vị và cường quốc mới nổi có sự đối đầu nhau về ý thức hệ thì cạnh tranh Nhật - Hàn tuy cùng theo con đường tư bản chủ nghĩa nhưng lại có sự canh tranh giữa một bên là cường quốc kinh tế thứ hai thế giới (trước khi bị Trung Quốc vượt qua vào năm 2010) đang nỗ lực xác lập vai trò, ảnh hưởng chính trị quốc tế tương xứng với sức mạnh kinh tế, với một bên là quốc gia tầm trung mới nổi đang từng bước vươn lên cả về kinh tế và chính trị ở khu vực và thế giới. Sự cạnh tranh đó cùng với những bất đồng, mâu thuẫn vốn tồn tại từ
lâu, tích tụ từ các vấn đề trong lịch sử đã khiến chiến tranh thương mại trở nên căng thẳng, gay gắt hơn, không chỉ dừng lại trên lĩnh vực kinh tế.
- Trào lưu/xu hướng bảo hộ thương mại nổi lên, tác động tiêu cực đến tiến trình tăng trưởng kinh tế khu vực và thế giới. Một số nước theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ, dân túy, đề cao lợi ích riêng, rút khỏi các liên kết đa phương cũng làm chậm lại tốc độ toàn cầu hóa kinh tế; điển hình là Mỹ. Tháng 01/2017, Mỹ đã đơn phương rút khỏi TPP, đàm phán với Canađa, Mêxicô, Hàn Quốc..., để sửa đổi NAFTA, KORUS.
Chuyên đề 1: CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG... 45
Ngoài ra, còn tăng thuế đối với mặt hàng thép, nhôm; tăng cường kiểm soát chuyển giao công nghệ; giảm thuế cho các doanh nghiệp, thu hút đầu tư quay trở lại Mỹ... Điều này trái ngược với đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI khi nhiều cơ chế liên kết kinh tế, thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ (TPP, TTIP, RCEP, EAEU). Cuối năm 2018, IMF và OECD dự báo
những năm 2019 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần lượt sẽ là 3,6% và 3,5%, đến tháng 5/2019 hạ mức dự báo này là 3,3% và 2,8%, và đến tháng 6/2020 thì mức dự báo là -3% và -6% do tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-191.
Tóm lại, với vị trí địa lý đặc thù và những đặc trưng riêng về văn hóa, xã hội, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có giá trị địa - chiến lược đặc biệt quan trọng trên bản đồ an ninh, chính trị, kinh tế của thế giới. Đặc biệt, trong cục diện mới hình thành trong hai thập niên qua, địa vị “trung tâm” trên toàn cầu của khu vực này còn được khẳng định một cách mạnh mẽ hơn, trên cả phương diện tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy, sự chuyển hướng chính sách nước lớn về khu vực này là một xu hướng mang tính tất yếu, khách quan.
______________
1 . Xem “China’s coronavirus epidemic threatens global economy”, http://www.dw.com và en.iyographics.vn.
46
Chuyên đề 2
CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG: TỪ “TÁI CÂN BẰNG” ĐẾN “ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG TỰ DO VÀ RỘNG MỞ”
“Mục tiêu của Mỹ trong triển khai chính sách, xây dựng cấu trúc an ninh châu Á - Thái Bình Dương là nhằm duy trì vị thế cường quốc số 1 thế giới, ngăn ngừa bất cứ quốc gia hoặc thế lực nào nổi nên thách thức vai trò lãnh đạo của mình”.
M
47
ỹ là siêu cường, có vị trí rất quan trọng trong quan hệ quốc tế, nên việc nước này triển khai chính sách/chiến lược nhìn
chung thường có tác động, ảnh hưởng lớn đến môi trường, an ninh quốc tế, trong đó có khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991), Chính quyền George H. W. Bush (1989 - 1993) đã có sự điều chỉnh chính sách, chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương với mục đích duy trì địa vị siêu cường trong thế kỷ mới. Chiến lược đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ dần được làm rõ hơn dưới thời Chính quyền B. Clinton. Trong bản tuyên bố về chính sách mới đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ (năm 1994), Winston Lord nhấn mạnh: “Đối với Mỹ, không có khu vực nào quan trọng hơn châu Á - Thái Bình Dương và không có khu vực nào khác có tầm quan trọng như thế đối với Mỹ trong thế giới mới”. Chính quyền B. Obama tiếp tục kế thừa và phát triển chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương tương đối toàn diện, được gọi là “Xoay trục” hay “Tái cân bằng” gồm các mục tiêu, nội dung, biện pháp tổng thể, toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự và ngoại giao. Chính quyền D. Trump đã mở rộng nội hàm, phát triển thành chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPS).
I- CHÍNH SÁCH “TÁI CÂN BẰNG”
CỦA CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG B. OBAMA
1. Khái quát một số nội dung chính
Chính sách “Tái cân bằng” đối với châu Á - Thái Bình Dương được giới phân tích cũng như hoạch định chính sách
48 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
đánh giá là một chủ trương quan trọng của Mỹ, tương đối ổn định và có nội hàm toàn diện trên các mặt, thể hiện rõ trên ba phương diện an ninh, kinh tế và chính trị. “Tái cân bằng” đối với châu Á - Thái Bình Dương nhận được sự thống nhất, ủng hộ
của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ vì phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ; đồng thời, nó cũng giúp làm giảm những nghi ngờ của một số nước khu vực về các cam kết của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.
Mục tiêu của việc triển khai chính sách “Tái cân bằng” nhằm gia tăng mức độ can dự của Mỹ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, duy trì vị trí siêu cường số 1 và trật tự thế giới, khu vực do nước này lãnh đạo; đồng thời, kiềm chế các nước thách thức vai trò đó. Mục tiêu của chính sách này thể hiện trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quân sự và ngoại giao.
Trọng tâm trong ngắn hạn: Chính sách này giúp: (1) Đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái kinh tế, tiếp tục là đầu tàu kinh tế của thế giới và khu vực; (2) Duy trì tiếng nói quyết định tại các diễn đàn, các tổ chức, các liên kết trong khu vực để khẳng định vị thế, vai trò là trung tâm lãnh đạo thế giới; (3) Tiếp tục truyền bá các giá trị Mỹ, nhất là giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, đưa văn hóa Mỹ thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào khu vực; (4) Kiềm chế việc tăng cường sức mạnh quân sự của các cường quốc trong khu vực, nhất là Trung Quốc; hỗ trợ cho các đồng minh duy trì sức mạnh quân sự, đảm bảo an ninh; (5) Củng cố quan hệ với các đồng minh để tạo sự cân bằng chiến lược, tập hợp lực lượng, kiềm chế sự trỗi dậy của các nước lớn trong khu vực.
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 49
Về lâu dài, chính sách này nhằm duy trì vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ, triển khai thông qua ba công cụ chính: (i) Xây dựng và tăng cường quan hệ song phương với các đồng minh, đối tác chủ chốt trong khu vực (trong đó có Việt Nam); (ii) Tăng cường cơ chế đa phương, trong đó có ASEAN, với tinh thần đề
cao vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực; (iii) Xử lý hài hòa mối quan hệ với các cường quốc đang nổi lên. Để thực hiện mục tiêu trên, Chính quyền Obama đã nêu rõ nội dung, biện pháp thực hiện như sau:
Mỹ tăng cường các mối quan hệ song phương với các đồng minh khu vực gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Thái Lan, Philíppin trên cơ sở duy trì đồng thuận về chính trị với những giá trị cốt lõi của từng mối quan hệ; bảo đảm các mối quan hệ
đồng minh được xử lý linh hoạt để đối phó với các thách thức mới và tận dụng cơ hội mới; bảo đảm khả năng phòng thủ, xây dựng hạ tầng thông tin mạnh để răn đe bất cứ sự khiêu khích nào. Xây dựng và tăng cường quan hệ với các quốc gia mới nổi và các quốc gia tiềm năng như: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Xingapo, Niu Dilân, Malaixia, Mông Cổ, Việt Nam, Brunây và các quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương. Tăng cường can dự vào các thể chế khu vực bằng cách tham gia đầy đủ các diễn đàn và tổ chức khu vực như ARF, APEC, EAS... và đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng chương trình nghị sự của các diễn đàn này. Mở rộng quan hệ, mở rộng thương mại và đầu tư đối với khu vực thông qua APEC, G20 và TPP để thúc đẩy mở cửa thị trường, giảm rào cản thương mại, tăng cường minh bạch và thực hiện cam kết thương mại công bằng. Tăng cường hiện diện
50 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
quân sự Mỹ tại khu vực, nâng cấp mối quan hệ quân sự với đồng minh ở Đông Bắc Á, đồng thời, tìm cách tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Thúc ép các nước trong khu vực tiến hành cải cách nhằm tăng cường bảo vệ dân chủ, nhân quyền và tự do chính trị theo kiểu Mỹ và phương Tây.
2. Những điểm đáng chú ý của việc triển khai Chính sách “Tái cân bằng”
Đánh giá về chiến lược “Tái cân bằng”, S. Rice - Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ (tháng 11/2013) phát biểu: “Tái cân bằng hướng tới châu Á - Thái Bình Dương là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Chính quyền Obama với mục tiêu thiết lập môi trường an ninh khu vực ổn định, môi trường kinh tế minh bạch và mở cửa, môi trường chính trị tôn trọng quyền con người và quyền tự do. Chính sách của Mỹ đối với khu vực là đáng tin cậy, không thay đổi, mạnh mẽ và vững chắc”. Phát biểu này đã phần nào phản ánh sự nhất quán trong chính sách của Obama về mục tiêu, phạm vi của “Tái cân bằng” được Ngoại trưởng H. Clinton tuyên bố tại Hội nghị APEC (tháng 11/2011), khẳng định châu Á - Thái Bình Dương là tâm điểm chiến lược và kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI và Mỹ đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành cấu trúc tại Thái Bình Dương như đã làm ở Đại Tây Dương. Đồng thời, Mỹ cũng mong muốn thúc đẩy châu Á - Thái Bình Dương theo mô hình châu Âu (sau Chiến tranh thế giới thứ hai) với cục diện khu vực có nhiều mối quan hệ song phương, đa phương do Mỹ nắm vai trò chi phối. Cùng với tiến trình cải thiện thế và lực, Mỹ từng bước tác động chiều hướng
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 51
phát triển của khu vực theo triết lý, hệ giá trị của Mỹ, đồng thời thông qua diễn đàn đa phương để triển khai các biện pháp ngăn chặn Trung Quốc.
- Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng.
Lĩnh vực an ninh - quốc phòng thu hút sự chú ý hơn cả, với mục đích bao trùm là tạo ra một “trật tự an ninh” tại châu Á - Thái Bình Dương do Mỹ chi phối. Nguyên Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell khẳng định (tháng 8/2013), ưu tiên hàng đầu của Chính quyền Obama là “tăng cường quan hệ đồng minh, coi đây là nền tảng của can dự tại khu vực và tạo nên những trụ cột để đảm bảo sự vững chắc cho hòa bình và an ninh khu vực”. Thông qua quan hệ với đồng minh, Mỹ mong muốn tạo nên “trật tự an ninh ổn định làm nền tảng cho một lòng tin chiến lược trong khu vực” trong đó các nước tạo dựng quan hệ gần gũi với nhau hơn.
Tại Diễn đàn Shangri-La lần thứ 11 (tháng 6/2012), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Panetta, nhấn mạnh bốn nguyên tắc can dự của Mỹ về quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương, là: (1) Đề cao luật pháp và trật tự quốc tế, theo đó nhấn mạnh quyền lợi đi đôi trách nhiệm, quyền tự do tiếp cận không phận, hải phận quốc tế, không đe dọa, sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ; (2) Tăng cường các mối quan hệ đối tác song phương và đa phương, theo đó sự gắn kết Mỹ - Nhật Bản và Mỹ - Hàn Quốc vẫn là hai trụ cột bảo đảm an ninh cho khu vực, mặc dù lực lượng Mỹ đồn trú tại đây đang được cắt giảm; (3) Điều chỉnh, tạo ra sự cân đối tăng dần tại Đông Nam Á, Ôxtrâylia và Ấn Độ Dương thông qua hợp tác với các đồng minh Philíppin, Thái Lan và các đối tác Xingapo, Inđônêxia,
52 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
Malaixia, Việt Nam, Niu Dilân và Ấn Độ phục vụ xử lý các thách thức chung; (4) Tăng cường đầu tư cho năng lực triển khai lực lượng và hoạt động ở châu Á - Thái Bình Dương, theo đó đến hết năm 2016, hải quân Mỹ sẽ có thêm 40 tàu chiến mới hiện đại; điều chỉnh tỷ lệ bố trí lực lượng giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương là 60% - 40% trong đó có 6/11 tàu sân bay; gia tăng tần suất và quy mô tập trận cùng các chuyến ghé thăm của tàu chiến Mỹ tới các khu vực. Tháng 01/2013, ông Panetta tiếp tục khẳng định Mỹ sẽ “cân bằng lại ưu tiên chiến lược đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc; mở rộng các mạng lưới hợp tác với đối tác đang nổi lên trên khắp châu Á - Thái Bình Dương để đảm bảo khả năng tập thể và khả năng đảm bảo những lợi ích chung”.
Tháng 4/2014, tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Mỹ (ADMM-USA), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel tuyên bố: “Dù khó khăn về ngân sách nhưng Mỹ luôn ưu tiên hiện diện quân sự tại khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương; Mỹ mong muốn các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tin tưởng hơn vào cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel (tháng 3/2014) cũng đánh giá hợp tác an ninh giữa Mỹ với 5 đồng minh tại khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Philíppin, Thái Lan) được nâng cấp tới mức cao nhất trong lịch sử và được coi là “nền tảng cho hòa bình, thịnh vượng”, góp phần triển khai hiệu quả
chiến lược “Tái cân bằng” tại châu Á - Thái Bình Dương. Từ cuối năm 2011 đến năm 2014, Mỹ đã có một loạt thỏa thuận với 5 nước này, đáng chú ý là:
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 53
(1) Tăng cường hải quân cho khu vực Thái Bình Dương, tập trung 60% lực lượng hải quân tại khu vực này vào năm 2020, so với tỷ lệ 50/50 hiện nay giữa khu vực Thái Bình Dương và Đại Tây Dương; đưa Ấn Độ Dương và vùng Vịnh vào trong phạm vi hoạt động của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.
(2) Tiếp tục duy trì 80.000 quân thường trực tại khu vực trên lãnh thổ Nhật Bản và Hàn Quốc (so với 60.000 quân tại châu Âu); bổ sung 800 quân tới Hàn Quốc (công bố tháng 01/2014); giữ lại 4.000 (tương đương 1/2) thủy quân lục chiến ở Nhật Bản (kế hoạch đề ra năm 2000 là rút toàn bộ 8.000 quân từ Okinawa về Guam); hoàn tất triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ tại căn cứ Darwin, Ôxtrâylia vào trước năm 2016.
(3) Hoàn tất đàm phán với Nhật Bản về kế hoạch phòng thủ chung và hiệp đồng tác chiến mới; ký với Philíppin thỏa thuận 10 năm về khả năng tiếp cận các căn cứ quân sự của Philíppin.
(4) Tăng số cuộc tập trận tại khu vực, trong đó có cả tập trận chung với đồng minh và các nước khác trong khu vực. (5) Triển khai kế hoạch quân sự đối phó với “chiến lược chống tiếp cận” A2/AD của Trung Quốc, sử dụng ngay chiến thuật của Trung Quốc. Sau chuyến đi châu Á của Tổng thống Obama (tháng 4/2014), lục quân Mỹ thông báo kế hoạch triển khai một vài đơn vị nhỏ sang khu vực, bán thường trú nhưng bố trí thiết bị quân sự tiên tiến ở đó. Lục quân Mỹ đang nghiên cứu khả năng áp dụng chính chiến thuật A2/AD để ngăn chặn Trung Quốc khống chế Tây Thái Bình Dương, phương thức ít tốn kém là bố trí tên lửa chống hạm ASM trên đất liền ở một số nước trong khu vực để khống chế các eo biển cốt yếu ở Đông Á và
54 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
Đông Nam Á nhằm phong tỏa hải quân, tàu bè Trung Quốc trong tình huống khẩn cấp.
Triển khai với từng nước có một số điểm đáng chú ý sau: Với Nhật Bản, khi căng thẳng Trung - Nhật liên quan Senkaku/Điếu Ngư tăng lên, Mỹ tuyên bố đưa quần đảo tranh chấp này vào phạm vi Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật; điều nhóm tàu sân bay USS George Washington, tàu sân bay USS John C. Stennis và tàu tuần dương tên lửa USS San Diego đến tập trận chung cùng Nhật Bản (tháng 9/2012) với nội dung bảo vệ biển, đảo; tăng cường thêm 2 tàu sân bay tới căn cứ Futenma và xây dựng trạm radar thứ hai (X-Band 2) phục vụ hệ thống phòng thủ tên lửa mới sẽ được triển khai.
Với Hàn Quốc, Mỹ ký “Thỏa thuận các giải pháp đặc biệt” (SMA), triển khai Chiến lược đồng minh 2015 (SA-2015), tái bố trí lực lượng quân sự và tăng cường tập trận chung. Cuối năm 2012, hai bên thông qua thỏa thuận mở rộng tầm bắn của tên lửa đạn đạo Hàn Quốc từ 300km lên 800km, được coi là một quyết định mang tính chiến lược, được cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra đúng thời điểm hoàn thành triển khai hệ thống tên lửa THAAD.
Với Philíppin, Mỹ nâng cấp nhanh hợp tác an ninh song phương và giúp Philíppin tăng nhanh tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là sức mạnh hải quân. Khi căng thẳng Trung Quốc - Philíppin tại Biển Đông tăng lên, Mỹ tăng cường hiện diện quân sự và đẩy mạnh các cuộc tập trận, điều tàu sân bay USS Bonhomme Richard, tàu ngầm hạt nhân tấn công Olympiad và 2 tàu hộ tống tham gia cuộc tập trận thường niên Mỹ - Philíppin (Phiblex, 8 - 18/10/2012); cử nhóm tàu sân bay tấn công USS John
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 55
C. Stennis, tàu ngầm tấn công USS North Carolina, USS Louisville và USS Hawaii nhiều lần cập cảng Philíppin. Với Thái Lan, Mỹ tiếp tục củng cố quan hệ liên minh “lâu đời nhất của Mỹ tại châu Á”, mở rộng quan hệ nhiều mặt thông qua chuyến thăm của Tổng thống Obama năm 2012; duy trì các cuộc tập trận thường niên.
Với Ôxtrâylia, việc Mỹ tăng cường hợp tác an ninh với Ôxtrâylia có ý nghĩa rất quan trọng đối với “Tái cân bằng”. Chính quyền Obama đánh giá Ôxtrâylia là “nền tảng vững chắc” để Mỹ thể hiện sức mạnh quân sự tại khu vực, với những điều kiện thuận lợi như Ôxtrâylia là đồng minh trung thành, ổn định về chính trị, thịnh vượng về kinh tế và vững chắc về kết cấu hạ tầng. Tại thời điểm hai nước kỷ niệm 60 năm thiết lập liên minh quân sự, tháng 11/2011, Mỹ và Ôxtrâylia thỏa thuận để Mỹ triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ tại Darwin từ đầu năm 2012 đến năm 2016; lực lượng Mỹ được sử dụng “không giới hạn” nhiều căn cứ quân sự trên lãnh thổ Ôxtrâylia như căn cứ hải quân HMAS Stirling, căn cứ lục quân tại Townsville, quân cảng Darwin, thao trường Bradshaw cũng như sử dụng trung tâm thám không tại căn cứ Pine Gap. Đáng chú ý, với phạm vi quân sự tại Thái Bình Dương của Mỹ bao gồm cả Ấn Độ Dương, việc đứng chân tại Ôxtrâylia là điểm then chốt để Mỹ kiểm soát vùng biển rộng lớn ở Nam Thái Bình Dương, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là hai cửa vươn ra biển của Trung Quốc. Theo tờ Le Monde (Pháp), việc tăng cường hợp tác quân sự với Ôxtrâylia là nhằm cụ thể hóa học thuyết của Obama về châu Á - Thái Bình Dương và tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Ấn Độ Dương.
56 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
Việc xây dựng căn cứ mới tại Ôxtrâylia cùng với 2/3 lực lượng hải quân Mỹ đã đứng chân trong khu vực (40.000 tại Nhật Bản và 28.000 tại Hàn Quốc và một số tại Guam) được xem là bằng chứng Mỹ đang tìm mọi cách bao vây Trung Quốc.
Những cam kết và hành động nói trên của Mỹ đối với các đồng minh phần nào làm dịu, thậm chí giảm đến mức thấp nhất các phản ứng tiêu cực của dư luận nội bộ tại các nước này về sự hiện diện quân sự của Mỹ. Thăm dò dư luận tại Nhật Bản năm 2013 cho thấy 84% dân chúng nước này ủng hộ Chính phủ tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ. Tại Ôxtrâylia, phe đối lập cũng không đưa ra một ý kiến phản đối nào trước thỏa thuận của Chính phủ nước này khi cho phép quân đội Mỹ đồn trú, sử
dụng nhiều căn cứ quân sự trên lãnh thổ Ôxtrâylia. Bên cạnh đó, Chính quyền Obama tích cực thúc đẩy hợp tác an ninh với các nước đối tác, nổi bật gần đây là hợp tác Mỹ - Ấn. Trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Modi (tháng 10/2014), lần đầu tiên hai bên ra tuyên bố chung khẳng định tăng cường hợp tác song phương vì an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương, trong đó trực tiếp đề cập tranh chấp Biển Đông: “Hai bên khẳng định có chung lợi ích trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực, là điều kiện thiết yếu đối với duy trì thịnh vượng tại châu Á - Thái Bình Dương”; “Hai nhà lãnh đạo bày tỏ mối quan ngại về các căng thẳng gia tăng do các tranh chấp lãnh hải, khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh hàng hải và bảo đảm tự do hàng hải cũng như hàng không trên toàn khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông”.
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 57
Các hoạt động hợp tác quốc phòng đa phương cũng được tổ chức thường xuyên hơn, với quy mô tăng dần, đáng chú ý là Mỹ tìm cách thu hút sự tham gia của các nước ASEAN. Trong đó, khẳng định sự cần thiết phải củng cố và phát triển các liên minh quân sự với tất cả các nước trong khu vực, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông. Mỹ tăng cường hợp tác và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ với Xingapo, Inđônêxia, Malaixia và Ấn Độ, thậm chí cả Mianma.
Đầu năm 2012, Mỹ cùng Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia và Malaixia tổ chức tập trận quy mô lớn. Tháng 4/2012, cuộc tập trận chung Mỹ - Philíppin lần đầu tiên đưa ra cơ chế tham dự nhiều bên, thu hút sự tham dự và quan sát viên của hơn 20 nước. Năm 2013, Mỹ tiến hành các cuộc tập trận đa phương SEACAT, CARAT, RIMPAC… với các nước, tiến hành hai cuộc tập trận song phương “Lá chắn Đại bàng” và “Đèn lồng sắt” với Inđônêxia... Mỹ nâng quan hệ với Ápganixtan lên mức “Đối tác chiến lược” và “Đồng minh chủ chốt ngoài NATO” (năm 2012). Mỹ triển khai 4 tàu tuần duyên tại Xingapo từ quý III/2013, tăng cường hợp tác hải quân và tăng tần suất tàu chiến ghé thăm các nước ASEAN, trong đó có Philíppin, Việt Nam và Inđônêxia. Tháng 9/2013, Mỹ và Malaixia bắt đầu thảo luận về khả năng Malaixia cho phép máy bay trinh sát không người lái của Mỹ được sử dụng căn cứ không quân trên đảo Labuan để giám sát hoạt động quân sự của Trung Quốc tại các khu vực gần bờ biển Malaixia. Phát biểu vào tháng 02/2014, Tổng thống Obama cho rằng: “Chúng ta sẽ cung
58 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
cấp những phương tiện cần thiết để duy trì sự hiện diện quân sự của chúng ta ở khu vực này bằng cách cải thiện sự có mặt của chúng ta ở Đông Nam Á”. Tháng 10/2014, Chính quyền Obama gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và đến năm 2016, Mỹ đã gỡ bỏ hoàn toàn việc áp đặt lệnh này đối với Việt Nam. Có thể nói, đây là một quyết định có ý nghĩa lớn đối với hợp tác chiến lược của Mỹ tại khu vực, trực tiếp đối với an ninh trên Biển Đông.
- Trên lĩnh vực kinh tế.
Tại Hội nghị cấp cao APEC20 (Vladivostok, Nga, tháng 9/2012), Ngoại trưởng H. Clinton khẳng định một trong ba trụ cột của “Tái cân bằng” của Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương là kinh tế - thương mại. Chính quyền Obama đặt trọng tâm “Tái cân bằng” về kinh tế với các mục tiêu: (1) Thúc đẩy đầu tư, thương mại đối với thị trường Mỹ; (2) Cải thiện môi trường đầu tư, thương mại tự do tại khu vực; và (3) Tăng trưởng bền vững, tạo ra sự thịnh vượng chung. Các mục tiêu trên được cụ
thể hóa và thực thi qua một loạt hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ tăng khả năng cạnh tranh, ký kết các hiệp định tự do thương mại mới với các đối tác trong khu vực, đặc biệt đề cao TPP, huy động nguồn lực của các thể chế đa phương đối phó với thách thức chung về kinh tế và thúc đẩy cải cách để phát triển kinh tế tư nhân.
Theo tài liệu của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ (tháng 4/2014): Chính quyền Mỹ theo đuổi chiến lược hai mũi nhọn về kinh tế tại khu vực, theo đó sử dụng chính sách ngoại giao để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Mỹ (còn gọi là ngoại giao thương mại),
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 59
đồng thời sử dụng can dự kinh tế để hỗ trợ các ưu tiên trong chính sách ngoại giao. Mỹ xác định TPP là “trọng tâm chủ chốt” trong chính sách thương mại của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời là “nền tảng cho chính sách “Tái cân bằng””; là hiệp định mở đối với tất cả các thành viên APEC và có thể gồm tất cả các thành viên ASEAN trong tương lai.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR), vào thời điểm năm 2009, tổng kim ngạch thương mại và dịch vụ giữa Mỹ và các nước thành viên APEC đã là 1,9 nghìn tỉ USD, 9 trong tổng số 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ nằm ở châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2012, Mỹ xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá tới 942 tỉ USD sang thị trường các nước châu Á - Thái Bình Dương, chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ. Thị trường châu Á - Thái Bình Dương đã tạo ra việc làm cho gần 3 triệu người Mỹ. Đầu tư của Mỹ vào khu vực này năm 2012 đạt mức 622 tỉ USD, tăng hơn 35% so với thời điểm Obama bắt đầu lên cầm quyền.
Mỹ xác định TPP là sự tập trung chủ chốt trong chính sách thương mại của nước này tại châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời là nền tảng cho chính sách “Tái cân bằng”. Cuối năm 2005, các nước Brunây, Chilê, Niu Dilân và Xingapo đã ký 1 FTA với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP nhưng không phải gia nhập vào TPP cũ mà sẽ cùng các bên đàm phán một FTA hoàn toàn mới, tuy nhiên, vẫn lấy tên gọi là TPP. Sau đó, Ôxtrâylia, Pêru, Việt Nam, Malaixia, Canađa, Mêhicô và Nhật Bản lần lượt tham gia vào TPP, đưa tổng số thành viên TPP lên thành 12.
60 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
Bắt đầu khởi động từ tháng 3/2010, đàm phán TPP đến tháng 9/2014 đã trải qua hàng chục phiên chính thức cũng như phiên giữa kỳ và được dự báo có thể hoàn tất trong nửa đầu năm 2015. TPP được kỳ vọng là mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư và nếu có thể, sẽ trở thành hạt nhân để hình thành FTA chung cho toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo tính toán của Mỹ thời điểm đó, đến năm 2025, TPP có thể làm lợi thêm cho nền kinh tế Mỹ 70 tỉ USD mỗi năm; tuy nhiên, tính toán này đến nay đã không thể diễn ra đối với Mỹ.
Ngoài TPP, Mỹ tích cực triển khai các sáng kiến thương mại và thúc đẩy FTA với các nước trong khu vực. Năm 2012, Mỹ đã hoàn tất Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, tiến hành tham vấn Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA) với Đài Loan và Hiệp định đầu tư song phương với Trung Quốc và Ấn Độ. Thúc đẩy Sáng kiến Xuất khẩu quốc gia (NEI) thông qua cung cấp các dịch vụ thương mại, nông nghiệp, kinh tế một cách hiệu quả và khả thi để đẩy mạnh thu hút đầu tư và du lịch; thúc đẩy vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ trong các hoạt động kêu gọi đầu tư, kinh doanh, phổ biến pháp luật và các quy định đầu tư vào Mỹ. Mỹ hiện là đối tác đầu tư FDI lớn nhất ở Đông Á - Thái Bình Dương (năm 2012 đầu tư hơn 600 tỉ USD, tăng 35% so với năm 2008), ngược lại đầu tư từ
các nền kinh tế trong khu vực vào Mỹ cũng tăng 31% cùng thời kỳ, tạo công ăn việc làm tại Mỹ. Ở kênh song phương, Mỹ thúc đẩy một loạt hiệp định tự do thương mại với Xingapo, Ôxtrâylia, Hàn Quốc.
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 61
- Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao.
Để theo đuổi mục tiêu tổng thể chiến lược “Tái cân bằng”, trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, Chính quyền Obama triển khai đồng thời nhiều nội dung, trọng tâm là cải thiện quan hệ với Trung Quốc; tăng cường quan hệ với các quốc gia khác hướng tới những khuôn khổ đa phương ràng buộc; thúc đẩy các giá trị xã hội Mỹ.
Mỹ coi việc tìm kiếm một quan hệ mạnh mẽ, năng động và xây dựng với Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, đồng thời cũng là “thách thức lớn nhất đối với chính sách đối ngoại của Mỹ”. Từ những năm 2012 - 2016, Mỹ đã tiến hành một loạt cuộc đối thoại và trao đổi với Trung Quốc, đáng chú ý là 3 cuộc đối thoại về chiến lược và kinh tế; thông qua các cuộc tiếp xúc cấp cao chính thức và không chính thức để tăng cường hợp tác trên nhiều vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu. Trong bối cảnh tiềm ẩn bùng phát xung đột trước tham vọng của Trung Quốc, các hình thức đối thoại và hợp tác này giúp cho hai bên hiểu nhau hơn; đồng thời, giải tỏa tạm thời những căng thẳng, bất đồng, giữ cho khu vực, đặc biệt là Đông Á trong tình trạng hòa bình, ổn định tương đối.
Chính quyền Obama cũng tích cực tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực, chú trọng những diễn đàn đa phương. Mỹ thắt chặt quan hệ với các đồng minh chủ chốt, mở rộng, tăng cường quan hệ với các đối tác ở khu vực như Nhật Bản,
Ôxtrâylia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Niu Dilân, Philíppin, Inđônêxia, Xingapo và Việt Nam; tích cực thúc đẩy hình thành các tập hợp đa phương tại khu vực mà then chốt là các quan hệ Mỹ - Nhật -
62 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
Ấn, Mỹ - Nhật - Ôxtrâylia, Mỹ - Nhật - Hàn... Đáng chú ý, mức độ quan tâm của Chính quyền Obama đối với các diễn đàn do ASEAN làm “trung tâm” sâu sắc và thực chất hơn. Ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên tới dự EAS (tháng 11/2011); lần đầu tiên Mỹ cử đoàn đại biểu cấp cao nhất về quân sự tới dự Đối thoại Shangri-La (tháng 6/2012); vai trò của Mỹ gia tăng tại các diễn đàn ARF, ADMM+ đối phó với thách thức an ninh chung. Đối với Đông Nam Á, Mỹ có vai trò rất quan trọng trong tiến trình tập hợp, đoàn kết các lực lượng trong xử lý vấn đề Biển Đông; tích cực triển khai Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong (LMI), tăng cường ảnh hưởng tại Lào và Campuchia để hạn chế ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc tại Đông Dương.
Đáng chú ý, trong ASEAN, Mỹ chú trọng quan hệ với Việt Nam và Inđônêxia, một phần xuất phát từ tầm quan trọng địa - chiến lược và ảnh hưởng của hai nước tại các tiểu khu vực. Với Việt Nam, Mỹ đánh giá: Xét từ góc độ quân sự, giới tướng lĩnh Mỹ luôn gắn Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, coi đây là Vòng cung Ấn - Thái (Indo - Pacific) chứ không đơn thuần chỉ
là Thái Bình Dương. Việt Nam có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng vì nằm ở vùng tiếp giáp trung tâm của vòng cung Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Do vậy, Việt Nam sẽ có vai trò chủ chốt trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông. Với Inđônêxia, Mỹ nhấn mạnh chủ trương phát triển quan hệ Mỹ - Inđônêxia mang tầm ảnh hưởng khu vực; thúc giục củng cố đoàn kết ASEAN và bác bỏ khả năng có thỏa hiệp Mỹ - Trung trong giải quyết vấn đề Biển Đông; đánh giá rất cao nỗ lực của Inđônêxia duy trì thống nhất
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 63
trong ASEAN bằng thỏa thuận 6 điểm về Biển Đông sau Hội nghị AMM-45 và việc Inđônêxia ủng hộ Mỹ gia tăng vai trò ở khu vực. Trong nhiều dịp, Chính quyền Obama tỏ mong muốn Inđônêxia phối hợp với Việt Nam nhằm tạo sự đoàn kết trong ASEAN; và hai nước phối hợp với Philíppin, Malaixia vận động hình thành một lập trường chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông.
Can dự về nhân quyền, thúc đẩy các giá trị phương Tây về tự do, dân chủ tiếp tục là một nội dung quan trọng trong chính sách “Tái cân bằng”, được triển khai theo hướng đối thoại, hợp tác, nổi bật là chính sách đối với Mianma. Tổng thống Obama đã đến thăm Mianma và đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ tới nước này. Cách thức tiếp cận của Mỹ theo kiểu gây sức ép thô bạo về “dân chủ, nhân quyền” giảm so với trước, thay vào đó là hướng tiếp cận ôn hòa hơn, coi trọng lợi ích chiến lược căn bản, lâu dài. Mỹ cũng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, đa phương theo hướng giúp củng cố nền tảng cho quản lý nhà nước, hỗ trợ phát triển xã hội dân sự, cải thiện quyền lợi của con người, trong đó có quyền của người dân tộc thiểu số.
Mỹ tăng cường sự can dự vào các thể chế khu vực: Tăng thêm một chức vụ Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề đa phương trong Cục Đông Á - Thái Bình Dương, bổ nhiệm Đại sứ tại ASEAN, ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), cử đại diện cấp nhà nước tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) và ở cấp ngoại trưởng tới dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Năm 2012, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng
64 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
đã tham dự Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) và là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tham dự diễn đàn này từ trước tới nay.
Như vậy, có thể nói, chiến lược của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh lạnh là bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Chính quyền Obama, mà mục tiêu xuyên suốt, nhất quán là sử dụng ưu thế về kinh tế, chính trị, quân sự giành quyền bá chủ khu vực và thế giới. Đây là một trong những nhân tố quan trọng làm cho quan hệ giữa các nước lớn và cạnh tranh chiến lược giữa các nước này ở khu vực càng gay gắt, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Quét mã để đọc “Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện
chiến lược “Tái cân bằng” của Mỹ tại khu vực châu Á -
Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ”
II- BỐI CẢNH ĐỊNH HÌNH CHÍNH SÁCH
CỦA CHÍNH QUYỀN D. TRUMP ĐỐI VỚI
KHU VỰC ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG, BAO GỒM CẢ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
Bước sang thế kỷ XXI, trên thế giới xảy ra nhiều thay đổi, biến động phức tạp, Mỹ nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại tương lai của mình trên bản đồ chính trị thế giới. Trong đó, đáng chú ý nhất là hai nhân tố gồm sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và sự chuyển dịch đáng kể trong tương quan lực lượng giữa các nước lớn, nhất là tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 65
1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc
Trung Quốc từng bước thu hẹp khoảng cách so với Mỹ về mọi mặt trên con đường trở thành siêu cường số 1 thế giới với “Giấc mộng Trung Hoa”.
Về kinh tế, sau khi vượt Nhật Bản về quy mô GDP (năm 2010), đến năm 2014 Trung Quốc đã bắt kịp và vượt Mỹ về giá trị GDP tính theo ngang giá sức mua (PPP). Từ năm 2006 đến năm 2016, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt trung bình 9,6%/năm, gấp 3 lần tốc độ của thế giới; dự trữ ngoại tệ tăng lên 3.000 tỉ USD, đứng đầu thế giới; kim ngạch thương mại tăng lên 4.160 tỉ USD, vượt Mỹ (3.800 tỉ USD); là điểm thu hút đầu tư hàng đầu thế giới, FDI năm 2016 đạt 118 tỉ USD, đứng thứ hai sau Mỹ1.
Về quốc phòng, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng trên 10% từ năm 2010, năm 2014 tăng 12,2%, đạt 131 tỉ USD, đứng thứ hai sau Mỹ, năm 2017 đạt 151 tỉ USD. Trung Quốc là nước có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất châu Á với 250 đầu đạn; có năng lực tác chiến trên biển, trên không và không gian mạng thuộc hàng đầu ở khu vực2.
Về chính trị, Trung Quốc đẩy mạnh “ngoại giao nước lớn” và “ngoại giao láng giềng” trên cơ sở kết hợp giữa “giấu mình chờ thời” với “tích cực hành động thể hiện”; triển khai mạnh mẽ ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc trên 3 trụ cột kinh tế (sáng kiến “Vành đai và Con đường”), chính trị (Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, trước hết là Cộng đồng chung vận
______________
1. Tổng hợp số liệu từ Ngân hàng Thế giới, http://www.data.worldbank.org. 2. Theo http://www.sipri.org.
66 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
mệnh với các nước châu Á) và quan hệ quốc tế kiểu mới (trọng tâm là thiết lập khuôn khổ quan hệ G2 với Mỹ), dùng ưu thế nước lớn để chèn ép các nước xung quanh, đặc biệt là những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo với Trung Quốc.
2. Sự thay đổi tương quan quyền lực giữa các nước lớn trong khu vực
Các cường quốc Nga, Nhật Bản, Ấn Độ và Ôxtrâylia tiếp tục có những điều chỉnh chiến lược tạo ra ảnh hưởng lớn đến môi trường và quan hệ quốc tế, đặc biệt là tại vành đai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vai trò của các nước này đang ngày càng tăng trong tiến trình định hình trật tự mới, cục diện mới tại khu vực.
Nga từng bước khôi phục vị thế cường quốc và đã đạt được những thành công chiến lược rất quan trọng trong thời gian qua, cho thấy ý chí hồi sinh, quyết tâm vượt qua khó khăn, giành lại vị thế trên bàn cờ thế giới. Đặc biệt, Nga đầu tư rất lớn cho quốc phòng, “tiếp tục hiện đại hóa quân đội và ưu tiên cho các khả năng chiến lược”, tăng cường hiện diện quân sự tại không gian hậu Xôviết và Trung Đông, cạnh tranh vị trí số 1 với Mỹ về xuất khẩu vũ khí. Về chính trị, Nga trở lại vị trí dẫn dắt ngăn chặn Mỹ tại một số diễn đàn quốc tế chủ chốt, đặc biệt tại những khu vực ưu tiên chiến lược như Á - Âu và Trung Đông. Như vậy, “lợi ích và ảnh hưởng của Nga trong khu vực tiếp tục gia tăng thông qua nỗ lực vươn ra ngoài và hiện đại hóa quân sự… để đạt được ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.
Nhật Bản tiếp tục là nước có trình độ phát triển cao nhất châu Á, chỉ số công nghệ, khoa học kỹ thuật đứng thứ hai thế giới.
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 67
Về quốc phòng, Nhật Bản không chỉ dựa vào sự bảo trợ của Mỹ mà còn chủ động phát triển sức mạnh quân sự vượt ngoài nhu cầu phòng vệ với ngân sách quân sự đứng hàng thứ tư thế giới; giải thích lại Hiến pháp để tiến tới thành lập lực lượng quân đội bình thường; liên tục tăng ngân sách quốc phòng trong những năm gần đây (năm 2019 là 47,3 tỉ USD, dự kiến năm 2020 tăng 1,2%, lên 50,5 tỉ USD). Về chính trị, Nhật Bản thúc đẩy chính sách “Chủ nghĩa hòa bình tích cực”, tìm kiếm các liên kết mới, nâng cao vai trò trong các cơ chế quốc tế, hướng tới mục tiêu trở thành cường quốc toàn diện; giành vai trò chủ động ở châu Á và tạo thế cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc; từng bước độc lập, thoát
ly khỏi ô bảo trợ của Mỹ, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang điều chỉnh chính sách với đồng minh và can dự khu vực. Từ năm 2007, Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến tập hợp nhóm “Bộ Tứ” gồm Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Ôxtrâylia trong vành đai Ấn - Thái và từ
năm 2017 sáng kiến này được thúc đẩy mạnh mẽ. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Nhật Bản đi đầu thúc đẩy CPTPP.
Ấn Độ tăng cường một cách ổn định vị thế cường quốc tại vành đai Ấn - Thái rộng lớn và tiếp tục hướng tới vị thế toàn cầu. Về kinh tế, Ấn Độ đạt mức tăng trưởng GDP trung bình 7%/năm trong nhiều năm qua, từ 2.000 tỉ USD năm 2014 lên khoảng 3.100 tỉ năm 20191. Về quân sự, Ấn Độ đẩy mạnh đầu tư, hiện đại hóa quân đội, trong đó coi trọng đầu tư mua sắm vũ khí, và dự kiến sẽ chi 130 tỉ USD cho chương trình hiện đại hóa tất cả các lực lượng vũ trang trong vòng từ 5 đến 7 năm tới;
______________
1. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
68 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
xây dựng lực lượng hải quân và tên lửa chiến lược kiểm soát Ấn Độ Dương và mở rộng tầm hoạt động sang Đông Á. Đồng thời, Ấn Độ cũng không ngừng tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước ASEAN, Nhật Bản, Mỹ… Về chính trị, Ấn Độ tiếp tục giữ vai trò quốc gia lãnh đạo khu vực, đặc biệt SAARC (Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á) và vươn ra thế giới với các chính sách như “Hành động hướng Đông” lấy Đông Nam Á là trọng điểm.
Ôxtrâylia đã có những điều chỉnh quan trọng về tư duy chiến lược trong thời gian gần đây, từ chỗ đặc biệt coi trọng quan hệ song phương với Trung Quốc và từ chối tham gia sáng kiến của Nhật Bản thiết lập “Bộ Tứ” trong vành đai Ấn - Thái năm 2007, đến nay Ôxtrâylia tham gia tích cực, thậm chí đi đầu trong xu hướng tập hợp lực lượng với mục tiêu thúc đẩy hợp tác khu vực đồng thời ngăn chặn Trung Quốc, bảo vệ những lợi ích cốt lõi của Ôxtrâylia bị đe dọa trước chính sách bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt tại Biển Đông. Đồng thời, Ôxtrâylia cũng đẩy mạnh triển khai chính sách “Hướng Bắc” lấy Đông Nam Á làm trọng tâm, quyết tâm thúc đẩy CPTPP, cho phép Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ của mình. Về kinh tế, Ôxtrâylia tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định từ năm 2014 đến nay với mức tăng GDP trên 1,2%/năm. Về quốc phòng, Ôxtrâylia tăng ngân sách cho quốc phòng những năm gần đây, năm tài khóa 2016 - 2017 ở mức 25,27 tỉ USD, năm 2017 - 2018 là 27,07 tỉ USD; thúc đẩy hợp tác an ninh, quân sự với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Đáng chú ý, tháng 8/2014, Ôxtrâylia ký hiệp định cho phép Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Ôxtrâylia trong 25 năm; hợp tác phát triển
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 69
hệ thống tên lửa đạn đạo ở Đông Bắc Á; tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước ASEAN; tổ chức tuần tra hàng hải, tập trận, tăng cường năng lực kiểm soát các vùng biển trong khu vực, trong đó có Biển Đông.
Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn đối với khu vực dẫn đến sự cạnh tranh chiến lược và làm xuất hiện các xu hướng tập hợp lực lượng mới. Nổi bật nhất và chi phối lớn nhất đối với xu hướng tập hợp lực lượng toàn cầu hiện nay là các mối quan hệ giữa ba cường quốc thế giới gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga, trong đó: (1) Quan hệ Trung Quốc - Mỹ là quan trọng hàng đầu và có ảnh hưởng chi phối lớn nhất; (2) Nga có vẻ như là nước đóng vai trò “con lắc” và hiện đang ở trạng thái liên kết với Trung Quốc để cạnh tranh với Mỹ. Trung Quốc điều chỉnh chiến lược đối ngoại theo hướng đẩy mạnh “hành động thể hiện”, quyết tâm triển khai chính sách “ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc” với mục tiêu không chỉ nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ lợi ích cốt lõi, mà còn gia tăng khả năng cạnh tranh ảnh hưởng, từng bước hình thành trật tự khu vực và thế giới do Trung Quốc chi phối và dẫn dắt. Mỹ chấm dứt giai đoạn “tạm thời hòa hoãn” với Trung Quốc và chuyển sang gây sức ép mạnh với nước này, xác định Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với lợi ích và an ninh của Mỹ (trên cả Nga và chủ nghĩa khủng bố). Tình trạng này đã tạo nên những xu hướng tập hợp lực lượng khá đa dạng, phức tạp trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, an ninh, đến chính trị có khía cạnh xung đột nhau.
Đông Nam Á/ASEAN tiếp tục là khu vực phát triển năng động, ASEAN trở thành Cộng đồng (2015) tiếp tục phát huy vai
70 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
trò trung tâm quan trọng và đóng góp tích cực trong các cơ chế khu vực và tiểu vùng, đặc biệt là EAS, ARF, ADMM+…, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế trong khu vực và xử lý nhiều vấn đề phức tạp tại khu vực trên nhiều lĩnh vực, thể hiện lập trường rõ hơn trong các vấn đề quốc tế, khu vực, nhất là vấn đề Biển Đông, bán đảo Triều Tiên... Tuy nhiên, do vị trí ở tâm điểm của vành đai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, giao điểm của các chiến lược nước lớn, Đông Nam Á là địa bàn trọng điểm các nước lớn tăng cường can dự, cạnh tranh chiến lược, nhất là giữa Trung Quốc và Mỹ. Điều này vừa đem lại những lợi ích, cơ hội, song cũng buộc các nước ASEAN vừa phải đối phó với sự áp đặt, lôi kéo của nước lớn, vừa phải tính toán phát huy thế mạnh đặc thù của mình trong định hình một cục diện mới, trật tự mới.
Như vậy, từ đầu thế kỷ XXI, trọng tâm chiến lược trên thế giới có xu hướng dịch chuyển từ Tây sang Đông, đưa châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở thành một trong những trung tâm phát triển, có vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới, khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn và tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn. Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ
dưới thời Tổng thống D. Trump từ “Tái cân bằng” sang “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” cũng xuất phát từ sự chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốc tế, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó “thay đổi lớn nhất là sự vươn lên của Trung Quốc”, sự thay đổi nhanh chóng về tương quan lực lượng trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc.
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 71
III- CHIẾN LƯỢC “ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG” CỦA CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG D. TRUMP
1. Nội dung cơ bản của Chiến lược
Mục tiêu chiến lược xuyên suốt và lâu dài của Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là xác lập và duy trì địa vị bá chủ toàn cầu, lãnh đạo thế giới. Trong Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, mục tiêu cơ bản là nhằm bảo vệ lợi ích lâu dài của Mỹ và đồng minh tại khu vực, kiềm chế Trung Quốc. Để cụ thể hóa các mục tiêu chung của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, Mỹ đã đưa ra các sáng kiến và thông qua các đạo luật cụ thể như ARIA, AsiaEDGE và Luật BUILD. Sự kết hợp giữa các sáng kiến đã tạo thành khuôn khổ chiến lược toàn diện đối với khu vực, trong đó xác định mục tiêu cụ thể trên ba trụ cột chính:
- An ninh - quân sự:
Chính quyền D. Trump đã đưa ra nội hàm về an ninh - quân sự đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào tháng 6/2018, đáng chú ý như sau:
(1) Tăng cường hợp tác hàng hải, nâng cao năng lực tác chiến hải quân, cảnh sát biển. Mỹ cam kết cung cấp gần 500 triệu USD tài trợ an ninh cho khu vực (nhiều hơn 3 năm trước đó cộng lại), riêng năm 2019 là 300 triệu USD. Mỹ cũng đổi tên Bộ
Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM) tháng 5/2018, tăng cường các hoạt động tự do hàng hải (chỉ riêng trong 2 tháng đầu năm 2019, Mỹ đã cử 2 tàu chiến thực hiện tự do hàng hải tại Biển Đông), diễn tập với một số nước trong khu vực…
72 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
(2) Duy trì sự hiện diện quân sự ở tuyến đầu có khả năng ngăn chặn và đánh bại bất kỳ kẻ thù nào nếu cần thiết, theo đó Mỹ tăng cường lực lượng tại hai đại dương, trực tiếp là nâng cao năng lực cho Hạm đội Thái Bình Dương (Bộ Quốc phòng Mỹ dự
kiến trang bị thêm cho Hạm đội Thái Bình Dương 395 máy bay tàng hình F-35 trong những năm tới), duy trì các cuộc tập trận ở cả ba vùng thuộc Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Ấn Độ Dương (ba cuộc tập trận đáng chú ý nhất là RIMPAC, Hổ mang vàng và Malabar), duy trì lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại các căn cứ trong khu vực, thúc đẩy cơ chế hiệp đồng tác chiến với các đồng minh, mở rộng hợp tác giúp cải thiện năng lực đảm bảo an ninh hàng hải cho các đối tác.
(3) Củng cố mối quan hệ quân sự lâu dài và khuyến khích phát triển một mạng lưới quân sự mạnh mẽ với các đồng minh và đối tác, hợp tác về phòng thủ tên lửa với Nhật Bản và Hàn Quốc để hoàn thiện khả năng phòng thủ khu vực; duy trì mối quan hệ vững chắc với Đài Loan phù hợp với chính sách “Một Trung Quốc”, bao gồm các cam kết theo Đạo luật quan hệ Đài Loan nhằm đảm bảo nhu cầu phòng vệ hợp pháp của Đài Loan và ngăn chặn sự cưỡng ép; mở rộng hợp tác quốc phòng và an ninh với Ấn Độ, một đối tác quốc phòng chính của Mỹ và hỗ trợ các mối quan hệ đang phát triển của Ấn Độ trong khu vực; củng cố quan hệ đồng minh với Philíppin và Thái Lan, củng cố quan hệ đối tác với Xingapo, Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia và các nước khác để giúp họ “trở thành các đối tác hợp tác hàng hải”.
(4) Cải thiện thực thi pháp luật, hợp tác quốc phòng và tình báo với các đối tác ở Đông Nam Á nhằm giải quyết mối đe dọa khủng bố đang gia tăng.
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 73
- Kinh tế - thương mại:
Chính quyền D. Trump theo đuổi mục tiêu đảm bảo lợi ích kinh tế bằng các thỏa thuận “công bằng, có đi có lại”, duy trì “luật chơi” do Mỹ dẫn dắt, cùng đồng minh, đối tác xây dựng các thể chế tài chính, đưa ra sáng kiến kinh tế tạo đối trọng với BRI của Trung Quốc, không để Trung Quốc sử dụng kinh tế gây sức ép, hướng lái các nước trong khu vực đi theo quỹ đạo của Trung Quốc.
Tháng 7/2018, Mỹ công bố “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” nhấn mạnh thương mại công bằng, “có đi có lại” với ngân sách ban đầu là 113 triệu USD thông qua cơ chế Tập đoàn đầu tư hải ngoại (OPIC), sửa đổi các quy định về tài chính của Eximbank để tạo thuận lợi cho các nước tiếp cận vốn của tổ chức này. Quốc hội Mỹ thông qua dự luật BUILD với ngân sách 60 tỉ USD. Mỹ khẳng định tổng vốn đầu tư của Mỹ
tại khu vực với khu vực tư nhân đóng vai trò chủ đạo lên tới 1.400 tỉ USD, vượt tổng vốn đầu tư của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại. Đồng thời Mỹ cùng với Nhật Bản và Ôxtrâylia ký bản ghi nhớ về triển khai Sáng kiến kết cấu hạ tầng ba bên ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm huy động và hỗ trợ vốn tư nhân cho các dự án kết cấu hạ tầng mới, tăng cường kết nối số và hạ tầng năng lượng; công bố Sáng kiến Đối tác thành phố thông minh Mỹ - ASEAN nhằm thúc đẩy nền kinh tế số ở Đông Nam Á. Mục tiêu của các động thái này là gia tăng liên kết kinh tế, mở đường cho các doanh nghiệp tư nhân Mỹ tham gia vào các dự án trong khu vực, đặc biệt là trên ba
lĩnh vực kinh tế số, xây dựng kết cấu hạ tầng và năng lượng.
74 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
Mỹ khuyến khích hợp tác khu vực để duy trì các tuyến đường biển tự do và rộng mở, hoạt động tài chính minh bạch dành cho kết cấu hạ tầng, hoạt động thương mại không bị cản trở và giải quyết hòa bình các tranh chấp. Mỹ theo đuổi các hiệp định thương mại song phương trên cơ sở công bằng và có đi có lại. Mỹ tìm kiếm cách tiếp cận bình đẳng và tin cậy đối với các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ; cùng với các đối tác để xây dựng một mạng lưới các quốc gia có thị trường tự do và được bảo vệ trước các lực lượng có thể phá hoại chủ quyền của họ; tăng cường hợp tác với các đồng minh về kết cấu hạ tầng chất lượng cao. Ngoài hợp tác với Ôxtrâylia và Niu Dilân, Mỹ tuyên bố hỗ
trợ những quốc gia đối tác yếu kém ở khu vực Thái Bình Dương nhằm giảm mức độ dễ bị tổn thương của các nước này đối với những biến động kinh tế và thảm họa thiên tai.
- Chính trị - ngoại giao:
Chính quyền D. Trump duy trì vị thế lãnh đạo trong trật tự khu vực thông qua củng cố hệ thống đồng minh, đối tác bằng cách cam kết duy trì hiện diện, can dự tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, đề cao vai trò của ASEAN, Ấn Độ đối với hòa bình, ổn định khu vực. Tầm nhìn đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bao gồm tất cả các quốc gia, trong đó tăng cường quan hệ với một loạt nước tại khu vực, bao gồm các quan hệ đồng minh, đối tác mới, đặt một số nước Đông Nam Á vào diện đối tác ưu tiên tranh thủ. Mỹ
tăng gấp đôi cam kết đối với các đồng minh và đối tác đã được thiết lập, đồng thời mở rộng và phát triển sâu sắc thêm mối quan hệ với các đối tác mới có sự chia sẻ tôn trọng đối với
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 75
chủ quyền, quan hệ thương mại công bằng, “có đi có lại” và thượng tôn pháp luật.
Tuyên bố củng cố cam kết đối với “nguyên tắc tự do biển cả” (tự do hàng hải) và “nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”; phối hợp với các đồng minh, đối tác để đạt được vấn đề phi hạt nhân hóa một cách toàn diện, có kiểm chứng và không thể đảo ngược trên bán đảo Triều Tiên và duy trì chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân ở Đông Bắc Á. Đồng thời, Mỹ kêu gọi các nước tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, cho rằng trụ cột chính trị có mối liên hệ mật thiết với trụ cột kinh tế, với mục đích đảm bảo đầu tư minh bạch, dựa trên luật lệ, khuyến khích “xã hội dân sự” tại các nước đóng vai trò giám sát các hoạt động hợp tác, đầu tư, thương mại, xây dựng kết cấu hạ tầng với nước ngoài.
Thời gian qua, Mỹ đã công bố một số sáng kiến, dự luật nhằm thúc đẩy trụ cột này như công bố Sáng kiến Minh bạch Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPTI), dành 400 triệu USD hỗ trợ các nước bảo vệ quyền công dân và chống tham nhũng, thúc đẩy “xã hội dân sự”, luật pháp, quản trị minh bạch và trách nhiệm; ban hành Luật Sáng kiến Tái đảm bảo châu Á (ARIA) năm 2018 với ngân sách 1,5 tỉ USD/năm để thúc đẩy các lợi ích và mục tiêu đối ngoại của Mỹ tại khu vực. Đồng thời, Mỹ thúc đẩy cải tổ các tổ chức thương mại quốc tế và cải cách các quy tắc thương mại và đầu tư.
Quét mã để đọc nội dung cơ bản
của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
76 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
2. Những điều chỉnh chính sách của Chính quyền D. Trump so với chính sách của chính quyền tiền nhiệm
- Điều chỉnh trong định hướng chiến lược.
Tháng 11/2016, ông D. Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và nhậm chức ngày 20/01/2017. Ngay sau khi lên cầm quyền, D. Trump đã có những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ theo cam kết khi tranh cử, trong đó có chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổng thống D. Trump cho rằng, nước Mỹ cần thu hẹp phạm vi can dự ở bên ngoài, giảm gánh nặng an ninh cho Mỹ trong các quan hệ đồng minh, liên minh. Mỹ vẫn duy trì trách nhiệm nước lớn, vai trò siêu cường toàn cầu trong việc giải quyết các điểm nóng và các vấn đề toàn cầu nhưng “can dự có chọn lọc”, lựa chọn các công cụ đối ngoại một cách linh hoạt và thực tế, từ ngoại giao “thầm lặng” đến sức mạnh quân sự, từ ngoại giao song phương đến các cơ chế đa phương.
Bước đi đầu tiên là Chính quyền D. Trump đưa Mỹ rút khỏi TPP và động thái này đã gây lo ngại lớn cho các đồng minh, đối tác của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Một số ý kiến nhận định rằng: Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh những “khoảng trống quyền lực” mà Mỹ để lại, hành động mạnh mẽ
hơn để thực hiện tham vọng bá quyền. Tuy nhiên, những hoạt động đối ngoại của các quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ, nhất là chuyến công du dài ngày (tháng 11/2017) của Tổng thống D. Trump đến Đông Á, dự APEC 2017 tại Đà Nẵng (Việt Nam), Hội nghị cấp cao ASEAN 31 tại Manila (Philíppin) cho thấy khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên cao
Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TẠI CHÂU Á... 77
trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Thế kỷ XXI sẽ là “Thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương”, Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương, có lợi ích chiến lược tại khu vực, nên Tổng thống D. Trump không thể hạn chế sự can dự nhằm duy trì ảnh hưởng của Mỹ tại đây; đồng thời, phải nỗ lực xây dựng chiến lược ứng xử của Mỹ với các nước trong khu vực. Cùng với đó, “Tái cân bằng” là một chiến lược lâu dài, được thực hiện nhằm khẳng định, duy trì vị thế, vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, không phải chỉ thực hiện trong một hay hai nhiệm kỳ tổng thống. Tuy nhiên, các tổng thống Mỹ khác nhau sẽ thực hiện chiến lược đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo cách riêng của họ với từng công cụ, phương tiện, cách thức khác nhau. Tổng thống D. Trump có quan điểm, cách xử lý tương đối khác người tiền nhiệm Obama, nhưng đối với châu Á - Thái Bình Dương, nội hàm chiến lược cốt lõi của chính quyền mới cơ bản không thay đổi, chỉ khác ở tên gọi, phạm vi và cách thức triển khai, công cụ thực hiện.
Trong chuyến thăm các nước Đông Á (tháng 11/2017), dự APEC 2017, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-31, Tổng thống D. Trump nhiều lần đề cập khái niệm “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” thay cho cụm từ “châu Á - Thái Bình Dương” vốn được chính quyền tiền nhiệm sử dụng rộng rãi, nghĩa là mở rộng không gian địa - chiến lược từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, Ấn Độ, Nam Á. Động thái này của Chính quyền D. Trump được coi là câu trả lời cho mong muốn từ phía các đồng minh, đối tác, nhất là Nhật Bản về sự hiện diện, can dự lớn hơn của Mỹ đối với các vấn đề khu vực. Khái niệm “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” phản ánh sự thay đổi của Mỹ trong
78 ASEAN TRONG CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN
cách nhìn nhận về khu vực, là tiền đề để Mỹ triển khai chính sách liên minh, tập hợp lực lượng tại khu vực, mở ra khả năng Mỹ cùng Nhật Bản, Ấn Độ và Ôxtrâylia hình thành một “Tứ giác kim cương”, bao trùm cả hai đại dương rộng lớn. Động thái này cũng thể hiện mong muốn của Mỹ về việc Ấn Độ sẽ đóng vai trò lớn hơn trong cấu trúc an ninh khu vực, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc “trỗi dậy” mạnh mẽ nhờ tiềm lực kinh tế, quốc phòng gia tăng nhanh chóng. Mỹ kỳ vọng Ấn Độ trở thành điểm tựa cho các nước nhỏ hơn, nhất là các nước Đông Nam Á để chống chịu lại sức ép, sức ảnh hưởng ngày càng lớn từ Trung Quốc.
Trong Chiến lược An ninh quốc gia 2017, Mỹ xác định Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực ưu tiên số 1, trong đó Đông Nam Á tiếp tục được quan tâm và là trọng điểm triển khai chiến lược của Mỹ. Cùng với vấn đề thương mại, chính trị, an ninh, Mỹ cũng xác định rõ đối tượng, đối tác tại Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương. Tại khu vực bao trùm hai đại dương rộng lớn này, Mỹ xác định Trung Quốc và Nga là các “cường quốc xét lại”, “đối thủ cạnh tranh chiến lược”, thách thức lớn nhất cho sức mạnh ảnh hưởng và lợi ích quốc gia của Mỹ, quyết tâm cạnh tranh “bằng mọi công cụ sức mạnh” không để Trung Quốc và Nga độc quyền chi phối bất kỳ khu vực nào. Tại Đông Bắc Á, Mỹ xếp Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vào nhóm “quốc gia bất hảo” vì đẩy nhanh chương trình hạt nhân, gây ra hiểm họa trên phạm vi toàn cầu1.
______________
1. Theo National Security Strategy of the United States of America 2017, http://www.whitehouse.gov.