🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Anh Hùng Người Dân Tộc Thiểu Số Tập 3
Ebooks
Nhóm Zalo
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
PGS.TS. PHẠM VĂN LINH
Phó Chủ tịch Hội đồng
PHẠM CHÍ THÀNH
Thành viên
TRẦN QUỐC DÂN
TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI
TS. NGUYỄN AN TIÊM
NGUYỄN VŨ THANH HẢO
CÁC TÁC GIẢ
NGUYỄN NGỌC THANH (Chủ biên) NGÔ THỊ CHANG
PHAN THỊ HẰNG
NGUYỄN LINH HƯƠNG
LÊ THỊ KIM OANH
NGUYỄN THANH TÙNG
PHẠM HÀ XUYÊN
5
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Thế kỷ XX, đất nước ta đã phải trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc để bảo vệ Tổ quốc. Trong các cuộc chiến tranh ấy, đồng bào dân tộc thiểu số đã có những đóng góp vô cùng to lớn. Bất chấp hiểm nguy, đã hòa mình vào công cuộc kháng chiến kiến quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hàng vạn thanh niên các dân tộc thiểu số đã lên đường nhập ngũ, tham gia lực lượng dân quân tự vệ. Trong các bản làng, bà con nuôi giấu và bảo vệ
cán bộ, bộ đội; tham gia tiễu phỉ, trừ gian, bố phòng chiến đấu, chống càn, phục vụ hậu cần cho chiến trận. Từ đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương trung kiên, tiêu biểu sẵn sàng xả thân vì lý tưởng cách mạng, mãi mãi
là niềm tự hào của dân tộc. Nhiều chiến sĩ là người dân tộc thiểu số đã được phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong lao động, sản xuất cũng xuất hiện những Anh hùng Lao động ở các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã, công trường nông - lâm nghiệp,... là con em của đồng bào dân tộc thiểu số. Họ tích cực tăng gia sản
6 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện cuộc sống trên quê hương, đóng góp nghĩa vụ với nhà nước, cổ vũ, khích lệ bà con dân tộc miền núi cùng nhau đoàn kết vươn lên.
Trân trọng công lao, đóng góp của các Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ sách Anh hùng người dân tộc thiểu số gồm 3 tập, do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh - Trung tâm Thông tin văn hóa các dân tộc làm chủ biên.
Nội dung cuốn sách không chỉ là sự tri ân đối với các anh hùng dân tộc thiểu số, mà còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng và lao động sản xuất đối với thế hệ trẻ ngày nay.
Để bạn đọc thuận tiện theo dõi, tên các nhân vật được sắp xếp theo vần chữ cái tiếng Việt. Tập 1 gồm tên các nhân vật từ chữ cái A đến chữ cái K; tập 2 gồm tên các nhân vật từ chữ cái L đến chữ cái S; tập 3 gồm tên các nhân vật từ chữ cái T đến chữ cái Y.
Xin giới thiệu bộ sách cùng bạn đọc.
Tháng 7 năm 2016
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
7
LỜI NÓI ĐẦU
Là một đất nước có diện tích không lớn, song Việt Nam luôn phải hứng chịu những cuộc chiến tranh khốc liệt trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Để có nền hòa bình, độc lập ngày nay, biết bao xương máu của thế hệ người con các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã phải đổ xuống. Trải qua các cuộc chiến tranh, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường luôn được thắp sáng trong mỗi người con đất Việt, không kể vùng miền, thành phần dân tộc. Cũng từ những cuộc chiến tranh đó, nhiều người con đã trở thành những anh hùng, những tấm gương sáng cho các thế hệ con em mai sau.
Trong thời kỳ lịch sử hiện đại, trải qua các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược hay chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, nhiều tấm gương anh dũng của các chiến sĩ trên khắp các mặt trận đã được ghi nhận, trong số đó có nhiều chiến sĩ là những người con của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong mỗi cuộc chiến, ở các địa phương, lực
8 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
lượng dân quân tự vệ là người dân tộc thiểu số đã phát triển nhanh. Hàng vạn thanh niên các dân tộc lên đường nhập ngũ. Các chiến sĩ dân tộc thiểu số đã hòa vào dòng người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đã vượt lên mất mát, hy sinh, tham gia kháng chiến với nhiều hình thức phong phú, cả trực tiếp và gián tiếp, cả ở vùng căn cứ, vùng tự do cũng như vùng địch hậu; tham gia trừ gian, bố phòng chiến đấu, chống càn, phục vụ hậu cần cho chiến trận. Trong chiến đấu, đồng bào các dân tộc thiểu số luôn ngoan cường, lập nhiều chiến công oanh liệt. Nhiều người đã hiến dâng cả
xương máu vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Cũng từ trong cuộc chiến đấu ấy, đã xuất hiện nhiều tấm gương trung kiên, tiêu biểu, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam như các anh hùng: La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Nông Văn Dền... cùng hàng vạn liệt sĩ đã anh dũng hy sinh. Nhiều chiến sĩ là người dân tộc thiểu số đã được phong tặng danh hiệu “Anh hùng quân đội”, “Dũng sĩ diệt Mỹ”.
Trong các cuộc chiến tranh vĩ đại chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng miền núi luôn tự hào bởi những điều thật đặc biệt: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
LỜI NÓI ĐẦU 9
được thành lập giữa vùng miền núi Cao Bằng, với các thành viên đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số. Anh hùng Lực lượng vũ trang đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là một người dân tộc Tày - đồng chí La Văn Cầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ - chiến thắng quan trọng nhất và là chiến thắng cuối cùng quyết định đánh bại thực dân Pháp đã diễn ra ở vùng miền núi. Chiến thắng Buôn Ma Thuột năm 1975 - chiến thắng đầu tiên nhưng tạo điều kiện để Đảng ta quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam cũng xuất phát ở vùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Những minh chứng đó khẳng định: công lao và cống hiến của quân dân đồng bào dân tộc thiểu số và địa bàn vùng dân tộc miền núi - căn cứ địa cách mạng kháng chiến của dân tộc đã đóng góp vô cùng to lớn vào cuộc chiến đấu chung; là sự chia sẻ, gánh vác trách nhiệm chung và đã góp phần vào thắng lợi vẻ vang trước thử thách sống còn của đất nước Việt Nam anh hùng.
Giờ đây, sau hơn 40 năm miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc thiểu số đang chung tay cùng với đồng bào cả nước trong công cuộc xây dựng đất nước trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
10 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
Bộ sách Anh hùng người dân tộc thiểu số gồm 3 tập sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin cụ thể về những người con ưu tú đại diện cho tinh thần, ý chí chiến đấu bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước của đồng bào các dân tộc thiểu số. Biên soạn bộ sách này, chúng tôi hy vọng sẽ
đem đến cho bạn đọc những hiểu biết nhất định về thân thế cũng như thành tích của các anh hùng người dân tộc thiểu số. Qua đó, sẽ giúp cho bạn đọc, nhất là thế hệ trẻ thêm yêu Tổ quốc, sống và cống hiến hết mình cho sự nghiệp phồn vinh của đất nước.
Trong bộ sách này, chúng tôi sắp xếp tên các anh hùng dân tộc thiểu số theo vần A, B, C,... để tiện cho việc tra cứu thông tin của bạn đọc.
Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong thu thập các nguồn tư liệu, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Ban biên soạn mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để bộ sách được hoàn thiện và đầy đủ hơn trong lần xuất bản sau.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
BAN BIÊN SOẠN
11
VÀNG LÝ TẢ
Anh hùng Vàng Lý Tả sinh năm 1926, là người dân tộc Mông, quê ở xã Kim Bon, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Khi hy sinh, anh là liên lạc viên của huyện.
Năm 1947, dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng, Vàng Lý Tả đã tích cực hoạt động cùng với cán bộ kháng chiến. Suốt 5 năm hoạt động (1947 - 1951), Vàng Lý Tả đã vận động các gia đình nuôi giấu cán bộ và trở thành cơ sở cách mạng.
Trong thời gian làm liên lạc, chạy công văn, thư từ bí mật từ huyện đến xã, Vàng Lý Tả luôn được cán bộ tin cậy, không bao giờ để mất mát, nhầm lẫn tài liệu. Không chỉ làm liên lạc, anh còn kết hợp đi thu thập tin tức hoạt động của địch về
báo cáo cho cơ sở, vì vậy cơ sở hoạt động có hiệu quả, an toàn.
Tháng 8-1951, do bị chỉ điểm, Vàng Lý Tả bị địch bắt. Chúng tra tấn anh cực kỳ dã man (dội nước sôi vào đầu, tẩm dầu vào tay đốt, nhúng tay vào axít...) nhưng Vàng Lý Tả không hề hé răng
12 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
khai báo, quyết bảo vệ cách mạng, bảo vệ nhân dân. Không khuất phục được, giặc đem anh đi xử bắn. Vàng Lý Tả đã anh dũng hy sinh.
Ngày 11-6-1999, Vàng Lý Tả được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân1.
_____________
1. Xem Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, Nxb. Lao động, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, t.I, tr.240.
13
LỘC VIỄN TÀI
Anh hùng liệt sĩ Lộc Viễn Tài sinh năm 1940, là người dân tộc Tày, quê ở xã Vĩ Thượng, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, công tác tại Đồn 155, Công an nhân dân vũ trang Hà Tuyên, giữ chức vụ Đồn trưởng Đồn 155.
Khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, Lộc Viễn Tài đang công tác tại đồn Công an nhân dân vũ trang biên phòng Lũng Làn (Đồn 155) tại vùng biên giới thuộc hai xã Sơn Vĩ và Sìn Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Tuyên.
Sáng ngày 17-2-1979, hai tiểu đoàn bộ binh địch dồn dập bắn pháo cối dọn đường, theo đường mốc 138 và 140 ồ ạt tấn công Đồn 155. Lộc Viễn Tài chỉ huy mũi chính diện, trực tiếp bắn đại liên vào đội hình địch. Phát hiện 3 tên chỉ huy của địch, Lộc Viễn Tài đã lệnh cho cối bắn và tiêu diệt chúng. Đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, tiêu diệt và làm bị thương gần 100 tên, tạo điều kiện cho hai mũi khác diệt, làm bị thương gần 100 tên nữa. Bị thiệt hại nặng, địch cho bộ binh lui ra
14 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
để củng cố đội hình, đồng thời cho pháo bắn cấp tập vào trận địa ta. Nhưng khi bộ binh địch lại xông lên, chúng đã bị cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng 155 đánh bật ra.
Ngày 5-3-1979, địch tập trung lực lượng quyết chiếm Đồn 155 và cao điểm 1379 của ta. Chúng cho pháo bắn trước, sau dùng bộ binh chia thành nhiều mũi ồ ạt tấn công, nhưng bị quân ta chống trả quyết liệt và đánh bật ra. Địch buộc phải tăng cường lực lượng. Lợi dụng thời tiết nhiều sương mù, Lộc Viễn Tài tổ chức lực lượng phục kích, dồn địch vào trận địa đã được bố trí hầm chông, bãi mìn gài sẵn, tiêu diệt nhiều tên địch, buộc chúng phải rút quân để củng cố đội hình. Trong trận chiến chống lại đợt tấn công tiếp theo, Lộc Viễn Tài đã chỉ huy một tổ chặn đánh từ xa, chia cắt đội hình địch ra từng mảng để dễ tiêu diệt. Nhưng quân địch quá đông, đạn sắp hết, anh lệnh cho hai chiến sĩ rút lui, còn mình dùng những viên đạn cuối cùng ghìm chân địch, bảo vệ đồng đội. Trong tay còn hai quả lựu đạn, Lộc Viễn Tài chờ địch đến gần, giật nụ xòe, ném vào đội hình địch, tiêu diệt và làm bị thương gần chục tên, còn anh đã anh dũng hy sinh. Trong các trận chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc riêng anh đã diệt và làm bị thương 91 tên.
Khi hy sinh, Lộc Viễn Tài là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, mang quân hàm Thượng úy.
LỘC VIỄN TÀI 15
Tên anh cùng 16 cán bộ, chiến sĩ Đồn 155 hy sinh trong những năm bảo vệ biên giới đã được khắc trên bia đá đặt gần đồn biên phòng Lũng Làn để người dân đời đời tưởng nhớ công ơn1.
Lộc Viễn Tài được truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba. Ngày 19-12-1979, Lộc Viễn Tài được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
_____________
1. Xem http://thanhnien.vn/thoi-su/bien-cuong-noi anh-nga-xuong-ky-2-noi-nui-da-khac-ten-436609.html
16
THANH MINH TÁM
Anh hùng Thanh Minh Tám (A Núk) sinh năm 1935, là người dân tộc Hrê, quê ở xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Trung đội trưởng, Đại đội phó đặc công, Khu 9 Gia Lai.
Mới 15 tuổi, Thanh Minh Tám đi theo cách mạng, ba năm liền làm liên lạc cho huyện đội, anh không quản ngại vất vả, khó khăn, liên tục chuyển công văn, chỉ thị của huyện xuống cơ sở
một cách an toàn.
Tháng 9-1953, Thanh Minh Tám vào bộ đội huyện. Năm 1954 được tập kết ra Bắc, đi học đặc công đến tháng 8-1960, anh trở về quê hương tham gia chiến đấu ở đại đội đặc công, làm Tiểu đội phó.
Trong 6 năm, 1960-1966, Thanh Minh Tám đã đánh và chỉ huy đơn vị chiến đấu tại chiến trường Gia Lai, trưởng thành từ tiểu đội lên đại đội phó. Anh đã chỉ huy đơn vị đánh 16 trận lớn, nhỏ, cùng đơn vị diệt 3 trung đội bảo an, 2 tiểu đội dân vệ, 1 đoàn bình định và 42 lính Mỹ. Đặc biệt trong trận
THANH MINH TÁM 17
đánh vào sân bay Plâyku, Thanh Minh Tám đã chỉ huy đơn vị phá 42 máy bay, diệt 70 lính Mỹ. Riêng anh diệt 22 tên, thu 13 súng các loại, 3 máy bay thông tin PRC10, 1 thùng đạn, đánh sập 1 nhà, diệt tên đại tá Mỹ chỉ huy sân bay, phá hủy 8 máy bay1.
Anh đã được tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, 7 bằng khen và giấy khen Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú, Dũng sĩ diệt máy bay.
Ngày 17-9-1967, Thanh Minh Tám được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
_____________
1. Xem “24 đơn vị anh hùng và 46 cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam vừa được phong tặng”, Báo Quân đội nhân dân, số 2291, ngày 13-10-1967, tr.3.
18
PI NĂNG TẮC
Anh hùng Pi Năng Tắc sinh năm 1910, là người dân tộc Raglai, quê ở xã Phước Thành (nay thuộc huyện Bác Ái), huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Chính trị viên phó Huyện đội.
Anh tham gia cách mạng vào năm 1946. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Pi Năng Tắc luôn chiến đấu hết mình, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Năm 1956, khi Mỹ - Diệm tiến hành dồn dân hai thôn của xã Phước Thành về khu tập trung. Năm 1958, Pi Năng Tắc trốn khỏi làng lên ở suốt sáu tháng trong rừng, luồn qua hoang rậm, trèo qua các dãy núi đá để liên lạc với các đồng chí đang hoạt động cách mạng. Ngày 30 Tết năm Kỷ Hợi 1959, Pi Năng Tắc cùng du kích quân và đồng bào thiểu số đã tập hợp lực lượng lên đến 5.000 người, dùng vũ khí thô sơ đánh phá, đốt cháy các khu tập trung của địch. Anh đã tổ chức cho bà con kéo về làng cũ, lại cấy cày, chăn nuôi và
PI NĂNG TẮC 19
huấn luyện các kỹ thuật chiến đấu để sẵn sàng chống lại các trận càn điên cuồng của giặc “cú vọ xâm lăng”.
Sau đợt này, địch nghi ngờ, theo dõi gắt gao nên tổ chức buộc phải điều Pi Năng Tắc về hoạt động ở xã Phước Bình. Ở đây, cơ sở ta yếu, lại bị tề ngụy đàn áp, kích động mâu thuẫn giữa các dân tộc, tách dân tộc Churu rời xuống khu tập trung, còn dân tộc Raglai ở trên núi... Trong hoàn cảnh ấy, Pi Năng Tắc đã kiên trì tuyên truyền, thuyết phục nhân dân, khi thì lên núi ở với người Raglai, khi thì xuống khu tập trung ở với người Churu, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của địch, phân giải các mối bất hòa. Nhờ những nỗ lực của Pi Năng Tắc mà đến tháng 6-1960 đã có hơn 280 đồng bào1 bỏ khu “tập trung Tầm Ngân” trở về làng cũ làm ăn. Sau một thời gian, bà con hai dân tộc đã đoàn kết, họ cùng nhau tổ chức lễ uống rượu ăn thề giúp nhau sản xuất và đấu tranh chống địch. Ngoài ra, Pi Năng Tắc còn xây dựng được hai cơ sở bí mật hoạt động trong xã và vận động được ba tề điệp bỏ hàng ngũ địch về với cách mạng. Thấy quần chúng đã giác ngộ, anh cùng nhân dân phá khu tập trung, đưa đồng bào
_____________
1. Xem “Anh hùng quân đội Pi Năng Tắc - 20 năm trời kiên trì sản xuất và chiến đấu”, Báo Quân đội nhân dân, số 1524, ngày 25-5-1965, tr.3.
20 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
lên núi, thành lập đội du kích, vót chông, gài mìn, đào hầm, rào làng ngăn chặn và đánh địch. Trong chiến đấu, Pi Năng Tắc đã có rất nhiều sáng kiến đánh giặc, trong đó phải kể đến bẫy đá. Anh cho đào vách núi, dựng các cây gỗ lớn làm giàn, xếp đá lên trên, có lẫy tre gỗ, khi giật lẫy là cả núi đá hộc lăn xuống giết giặc. Anh cho làm các bẫy nỏ, các mũi tên ẩn trong các tán lá, hễ có “động” là lập tức các mũi tên tre có tẩm thuốc độc bắn ra như mưa. Trong các tán rừng, còn có hệ thống tre nứa vót nhọn liên kết với nhau thành bè mảng buộc thêm đá hộc thật nặng, khi giật lẫy là chúng bay ra, cắm phập cả một giàn, một phên vào kẻ thù. Có khi một giàn chông xiên cả chục tên giặc một “nhát”. Trên mặt đất, họ đào sẵn các hố sâu, rải lá mục và cây rừng ngụy trang lên trên, khi giặc dẫm lên lá mục, tên từ lòng đất bay lên như mưa, tên từ trên tán rừng dội xuống vun vút, đặc biệt kinh hoàng là đá hộc to bằng cả gian nhà lăn như trời long đất lở... Liên tiếp các trận càn của giặc bị nghĩa quân Pi Năng Tắc bẻ gãy.
Tháng 5-1960, địch càn lên núi bị du kích đánh, diệt và làm bị thương 20 tên buộc chúng phải rút chạy. Trận chống càn năm 1962, một tiểu đoàn lính ngụy, một đại đội lính bảo an, rồi cả
lính Mỹ cùng tổ chức trận càn lớn lên Phước Bình, quyết tiêu diệt “đám giặc cỏ” lẩn lút trong rừng
PI NĂNG TẮC 21
sâu. Từ trên núi cao, 3 tổ du kích đã được Pi Năng Tắc bố trí lừa, dụ địch vào ổ phục kích, 17 bẫy đá, nhiều mang cung, hầm chông và hàng vạn mũi tên tẩm thuốc độc đã ra sức tiêu diệt địch. Hơn 100 tên chết thảm, ta thu về chiến lợi phẩm là 5.000 viên đạn, 27 khẩu súng, nhiều quân trang quân dụng khác.
Tháng 5-1961, giặc lại càn lần thứ hai với 350 tên, có máy bay, đại bác yểm hộ. Pi Năng Tắc cùng đồng đội chờ cho địch lọt vào ổ phục kích rồi dùng cung tên, bẫy đá tiêu diệt chúng. Cuộc chiến đấu diễn ra suốt 3 tiếng đồng hồ từ 13 giờ đến 16 giờ chiều. Trong trận chống càn này, du kích đã diệt và làm bị thương 80 tên1.
Ngoài ra, Pi Năng Tắc còn có nhiều thành tích trong việc vận động phong trào sản xuất tự túc, xây dựng cuộc sống mới.
Ngày 5-5-1965, Pi Năng Tắc được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
_____________
1. Xem “Anh hùng quân đội Pi Năng Tắc - 20 năm trời kiên trì sản xuất và chiến đấu”, Báo Quân đội nhân dân, số 1524, Tlđd, tr.3.
22
HOÀNG VĂN TẤM
Anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Tấm là người dân tộc Thái, sinh năm 1958 tại xã Lay Nưa, huyện Mường Lay, tỉnh Lai Châu (nay là xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên).
Tháng 10-1975, Hoàng Văn Tấm tốt nghiệp chương trình nghiệp vụ công an, được điều về công tác tại Phòng Cảnh sát bảo vệ, Ty Công an Lai Châu và được đề bạt làm Tiểu đội trưởng.
Tháng 2-1979, chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra. Lúc này, với cương vị là Trung đội phó, Hoàng Văn Tấm đã cùng các đồng đội trong đơn vị vận động quần chúng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng sơ tán về tuyến sau. Trong trận chiến đấu bảo vệ chốt C5, trước sự tấn công quyết liệt của địch, Hoàng Văn Tấm đã cùng đồng đội chặn đứng nhiều đợt tấn công của chúng, riêng đồng chí đã tiêu diệt trên 10 tên địch và làm bị
thương nhiều tên khác. Trong trận chiến này, Hoàng Văn Tấm và các đồng đội đã giữ vững được chốt, nhưng do lực lượng quá chênh lệch,
HOÀNG VĂN TẤM 23
đồng chí đã anh dũng hy sinh ngay tại chiến hào ngày 6-3-1979.
Ngày 13-8-1980, Hoàng Văn Tấm được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Khi hy sinh đồng chí là Trung đội phó thuộc Tiểu đoàn Cảnh sát bảo vệ cơ động Công an tỉnh Lai Châu.
24
NGUYỄN VĂN TẤN
Anh hùng Nguyễn Văn Tấn là người dân tộc Tày, sinh năm 1942, tại xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Chuẩn úy, Trung đội trưởng sửa chữa xe tăng thuộc Đại đội 201, Tổng cục Hậu cần.
Từ năm 1967 đến năm 1973, Nguyễn Văn Tấn làm nhiệm vụ sửa chữa xe tăng, xe xích cho các đơn vị chiến đấu ở Khu 4, Quảng Trị, đường 9 - Nam Lào. Mặc dù địch đánh phá ác liệt, anh vẫn thường xuyên theo sát các đơn vị chiến đấu để sửa chữa xe. Bất kỳ lúc nào gặp xe hỏng mà cần sửa gấp là anh làm ngay. Hàng chục lần đang sửa thì máy bay địch đến bắn phá, anh vẫn bình tĩnh thực hiện nhiệm vụ; ba lần bom nổ, bị đất đá vùi lấp, ngất đi, khi tỉnh dậy anh lại tiếp tục công việc. Anh chỉ huy trung đội sửa chữa được 150 lần chiếc xe tăng, xe xích. Riêng anh sửa 60 lần chiếc xe, phục vụ kịp thời cho chiến đấu.
Mặc dù là thợ sửa chữa điện xe nhưng do chịu khó học hỏi, anh đã sửa chữa giỏi nhiều bộ phận khác của xe tăng, xe xích (cả của ta và của địch)
NGUYỄN VĂN TẤN 25
và lái thành thạo các loại xe. Đặc biệt, Nguyễn Văn Tấn luôn tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, trong đó có rất nhiều sáng kiến đã được phổ biến trong các đơn vị nhờ đó mà các đơn vị sửa chữa xe tăng ngày càng đạt được hiệu quả
cao trong công tác, như: nghiên cứu cải tiến ly hợp của xe D-350 thay thế cho xe PT-C bảo đảm tốt; cải tiến rà nấm xe AT-C trước đây hai người làm mất 36 giờ, nay một người làm trong 20 giờ; trước kia muốn kéo bánh tì xe AT-R thông thường phải dùng búa đóng, nay anh làm thêm một bộ phận tăng giảm xích, tạo thành một cái van tháo bánh tì, đưa năng suất tăng gấp 3 lần; trước đây một cái phớt dạ bánh tì hỏng sẽ không có phớt thay thế, xe không hoạt động được thì nay anh có sáng kiến dùng xăm, lốp ô tô cắt làm phớt, giải quyết được khó khăn cho đơn vị,...
Anh đã 214 lần kéo giúp xe của đơn vị bị đổ dọc đường, đào bới hầm bị bom đánh sập cứu được 5 đồng đội, giúp đỡ nâng cao tay nghề cho 24 thợ sửa chữa.
Nhờ những thành tích đã đạt được trong công tác, Nguyễn Văn Tấn được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng Ba, 4 lần là Chiến sĩ quyết thắng, 6 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 24 bằng khen, giấy khen.
Ngày 31-12-1973, Nguyễn Văn Tấn được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
26
TRIỆU XUÂN TÂNG
Anh hùng Triệu Xuân Tâng (tức Triệu Xuân Công) sinh năm 1946, là người dân tộc Nùng, quê ở xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Thượng sĩ, Trung đội trưởng bộ binh thuộc đoàn 28, Quân khu Tây Bắc.
Triệu Xuân Tâng làm nhiệm vụ giúp Lào xây dựng cơ sở cách mạng ở tỉnh Luông Pha Băng từ năm 1967 đến năm 1973. Anh kiên trì bám đất, bám dân, tuyên truyền vận động quần chúng tham gia phong trào cách mạng. Trong chiến đấu, Triệu Xuân Tâng thể hiện tinh thần tiến công tiêu diệt địch cao, chỉ huy trung đội tiêu diệt trên 100 tên địch, bản thân diệt 26 tên.
Tháng 2-1968, anh cùng một chiến sĩ đi xây dựng cơ sở ở bắc Huôi Nhang thì bị lộ, địch bao vây, đánh úp. Đồng đội hy sinh, một mình anh kiên cường đánh trả địch, diệt 8 tên. Khi rút, Triệu Xuân Tâng còn cõng đồng đội về mai táng chu đáo.
TRIỆU XUÂNG TÂNG 27
Trận đánh Phu Đăm ngày 14-4-1972, anh chỉ huy tổ mũi nhọn đánh thọc vào giữa vị trí địch, diệt sở chỉ huy, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng đội tiến lên diệt đại đội của địch. Trong trận này, riêng anh diệt được 20 tên địch.
Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu mà Triệu Xuân Tâng còn làm tốt nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng. Anh đã cùng sống, cùng lao động với nhân dân Lào và kiên trì học nói, đọc và viết thành thạo ngôn ngữ bản địa, nhờ vậy mà việc tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân có kết quả rất tốt. Triệu Xuân Tâng đã cùng các cán bộ địa phương xây dựng được cơ sở cách mạng ở 10 xã, bồi dưỡng được 7 cán bộ trong huyện.
Với những cống hiến của mình anh đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 6 bằng khen, giấy khen.
Ngày 31-12-1973, Triệu Xuân Tâng được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
28
TÀO VĂN TEM
Anh hùng Tào Văn Tem sinh năm 1956, là người dân tộc Thái, quê ở xã Chà Tở, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Thượng sĩ, trinh sát viên, Đồn 1 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu.
Công tác trên địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Tào Văn Tem đã mày mò và tự học tiếng của các dân tộc: Mông, Hà Nhì, Dao. Nhờ vậy anh đã giành được sự tin yêu của đồng bào, xây dựng được nhiều cơ sở vững chắc ở
địa bàn công tác.
Khi chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, được cấp trên giao nhiệm vụ chỉ huy một tổ chiến đấu chặn đánh địch, Tào Văn Tem vừa mưu trí dũng cảm chỉ huy, động viên đồng đội chiến đấu vừa trực tiếp tham chiến. Anh cùng đồng đội đã đẩy lùi đợt tấn công của địch và tiêu diệt nhiều tên. Riêng anh diệt 10 tên, cùng toàn tổ giữ vững trận địa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
TÀO VĂN TEM 29
Chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, Tào Văn Tem chuyển hướng hoạt động trong địa bàn sau lưng địch. Tào Văn Tem vừa chủ động nắm bắt tình hình hoạt động của địch, vừa nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa các âm mưu, thủ
đoạn phá hoại mới của chúng. Dựa vào các cơ sở đã xây dựng trước đây, Tào Văn Tem đã bắt và xử lý nhiều tên phản động, chỉ điểm, thám báo của địch, góp phần đập tan âm mưu nhen nhóm tổ chức phản động, gây bạo loạn cướp chính quyền của địch, bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân. Dù hoạt động ở sau lưng địch, Tào Văn Tem vẫn kịp thời tổ chức, củng cố đội ngũ dân quân, cùng dân quân bám trụ chiến đấu bảo vệ địa bàn trước
các hành động phá hoại của quân địch1. Với nhiều thành tích đạt được trong công tác và chiến đấu, Tào Văn Tem đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì. Ngày 19- 12-1979, Tào Văn Tem được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
_____________
1. Xem http://www.vnmilitaryhistory.net/index. php?topic=185.30
30
HÀ VĂN THANH
Anh hùng Hà Văn Thanh sinh năm 1948, là người dân tộc Thái, quê ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Thượng sĩ, Trung đội phó Đại đội 11 ô tô vận tải, Tiểu đoàn 51, Binh trạm 34, Đoàn 559.
Phục vụ trên một tuyến đường địch đánh phá rất ác liệt, anh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy, dũng cảm, mưu trí, dẫn đầu đơn vị về vượt cung tăng chuyến đưa hàng tới đích nhanh, đủ và tốt. Nhiều lần anh không quản nguy hiểm, bật đèn sáng chạy rẽ sang hướng khác để thu hút máy bay địch, cứu được cả đoàn xe của đơn vị bạn1.
Từ năm 1969 đến năm 1972, Hà Văn Thanh lái xe vận chuyển tuyến đường 559. Trong quá
_____________
1. Xem “75 đơn vị anh hùng và 21 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam vừa được tuyên dương”, Báo Quân đội nhân dân, số 4422, ngày 6-9-1973, tr.4.
HÀ VĂN THANH 31
trình làm nhiệm vụ, mặc dù hàng chục lần máy bay địch đánh phá khiến nhiều lần xe hỏng giữa đường, nhiều ngày mưa lũ, đường lầy lội, khó đi, nhưng anh vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, luôn dẫn đầu đơn vị về vượt cung, tăng chuyến đưa hàng tới đích an toàn, đủ số lượng. Hà Văn Thanh chạy 233 tuyến, có 146 chuyến vượt cung độ từ 2 đêm/chuyến xuống 1 đêm/chuyến; chuyển được 1.066 tấn hàng; khi về chuyển được 755 thương binh về phía sau an toàn; tiết kiệm được 1.500 lít xăng, thu nhặt được 3 tấn phụ tùng máy móc ở các xe bị địch đánh hỏng và 2.340 vỏ phuy xăng,...
Hà Văn Thanh đã nhiều lần dũng cảm cứu người, cứu xe, cứu hàng, nêu gương tốt cho toàn đơn vị học tập. Có lần đoàn xe của đơn vị vừa tới trọng điểm thì máy bay địch ném bom. Bom nổ, anh vẫn cố giữ thăng bằng, vượt ra khỏi bãi bom, nhanh chóng sửa cả bốn lốp xe bị thủng, tiếp tục đưa hàng tới đích an toàn. Có hai lần thấy đoàn xe bị máy bay C130 đánh, Hà Văn Thanh mưu trí bật đèn xe chạy sang hướng khác thu hút hỏa lực địch, nhờ đó cả đoàn 12 chiếc chở đầy hàng được an toàn. Có lần đang lái xe trên đường, gặp xe bạn bị máy bay địch bắn cháy, anh đã dũng cảm lao vào dập tắt lửa và nhanh chóng lái chiếc xe đến nơi an toàn. Sau khi băng bó cho đồng đội chu đáo, Hà Văn Thanh tiếp tục lái xe của mình đến
32 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
đích đúng thời gian quy định. Anh đã kéo và sửa chữa xe cho bạn 80 lần, bồi dưỡng giúp đỡ 8 đồng chí trở thành lái chính.
Trong suốt những năm tháng trên chiến trường, Hà Văn Thanh đã lái 38.221km an toàn. Đồng chí được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng Ba, 2 lần là Chiến sĩ quyết thắng, 5 lần là Chiến sĩ thi đua, 42 bằng khen.
Ngày 3-9-1973, Hà Văn Thanh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
33
BẾ VĂN THÀNH
Anh hùng Bế Văn Thành sinh năm 1946, là người dân tộc Tày, quê ở xã Hồng Quang, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, đồng chí là đảng viên, Thượng sĩ, Trung đội phó thuộc Đại đội 3 bộ binh, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48, Sư
đoàn 320, Quân đoàn 3.
Hoạt động trên chiến trường Trị Thiên và Tây Nguyên từ năm 1966 đến năm 1974, Bế Văn Thành khi làm chiến sĩ vận tải, lúc trực tiếp chiến đấu, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành xuất sắc.
Trong công tác vận tải, Bế Văn Thành đã vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm, chuyển được 60 tấn hàng ra mặt trận, bảo đảm số lượng, chất lượng, đúng thời gian quy định. Trong chiến đấu, anh luôn phát huy cao tinh thần xung phong, gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong trận đánh ngày 3-4-1973, địch tuy đông lại có xe tăng, pháo binh, máy bay yểm trợ, phản kích vào trận địa chốt của ta nhưng Bế Văn Thành vẫn động viên anh em quyết tâm chiến đấu. Hết đạn, anh
34 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
lấy súng cối địch để diệt địch, giữ vững chốt. Trận này, anh diệt 10 tên, bắt sống 3 tên, thu 6 súng. Năm 1974, trong trận tiêu diệt căn cứ làng Siêu, Bế Văn Thành chỉ huy một bộ phận nhanh chóng đánh chiếm lô cốt đầu cầu tạo điều kiện cho toàn đơn vị xông lên diệt địch trong căn cứ. Sau khi đã diệt xe bọc thép và một số hỏa điểm ở nơi cửa mở, anh dẫn đầu đơn vị xông lên chiếm điểm cao, chỉ huy đồng đội diệt từng mục tiêu. Trận đánh sắp kết thúc thì anh bị thương nặng. Trước lúc hy sinh, Bế Văn Thành còn trao súng và động viên đồng đội tiếp tục truy quét địch.
Anh được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, 1 Huân chương Chiến đấu giải phóng hạng Ba, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ, 8 bằng khen.
Ngày 6-11-1978, Bế Văn Thành được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
35
GIÀNG A THÀO
Anh hùng Giàng A Thào sinh năm 1935, là người dân tộc Dao, quê ở xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, cán bộ xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái1.
Giàng A Thào là một đảng viên người dân tộc Dao, một cán bộ năng nổ của xã Sùng Đô, luôn bền bỉ đến từng gia đình đồng bào các dân tộc vận động xây dựng và củng cố hợp tác xã. Giàng A Thào đã cùng với tập thể xã viên cày bừa, làm ruộng bậc thang, phát triển chăn nuôi, mở rộng diện tích trồng lúa. Anh còn tích cực vận động bà con phát triển cây chè và một số loại cây công nghiệp khác. Nhờ vậy, xã viên không những tự túc được lương thực mà còn có đủ lương thực bán cho Nhà nước, đời sống vật chất và văn hóa của xã
_____________
1. Xem Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, Sđd, t.II, tr.1000.
36 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
viên ngày được nâng cao. Giàng A Thào đã góp phần cùng lãnh đạo xã xây dựng xã Sùng Đô trở thành một xã vùng cao khá nhất tỉnh.
Anh được tặng thưởng một Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Ngày 1-1-1967, Giàng A Thào được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động.
37
QUÁCH VĂN THẮM
Anh hùng liệt sĩ Quách Văn Thắm sinh năm 1959, là người dân tộc Mường, quê ở xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, công tác tại Đại đội 21, Trung đoàn 429, Sư đoàn 302, Bộ
tư lệnh 479.
Quách Văn Thắm nhập ngũ vào tháng 4-1978, được điều động tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam. Là lính trinh sát, Quách Văn Thắm thường xuyên luồn sâu vào khu vực địch để nắm bắt tình hình hoạt động của chúng. Anh đã 33 lần làm nhiệm vụ luồn sâu vào hậu cứ địch, lần nào cũng bình tĩnh, mưu trí vượt qua tuyến phòng thủ và các bãi mìn của địch, nắm chắc tình hình, đưa ra những báo cáo kịp thời, chính xác, giúp cấp trên tổ chức chiến đấu giành nhiều thắng lợi quan trọng. Quách Văn Thắm đã hai lần trực tiếp chỉ huy phân đội phục kích, tiêu diệt được 21 tên địch, thu 4 khẩu súng. Riêng anh đã tiêu diệt 10 tên, thu hồi 2 khẩu súng.
Ngày 22-11-1980, Quách Văn Thắm cùng tổ trinh sát phát hiện được đường hành lang của
38 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
địch, anh đã chỉ huy tổ trinh sát tổ chức phục kích và tiêu diệt 8 tên địch, thu hồi 5 khẩu súng. Ngày 27-11-1981, tại khu vực núi Cóc - Pà Ong, trong một đợt trinh sát, địch phát hiện được trận địa phục kích của ta. Quách Văn Thắm đã chỉ
huy phân đội chiến đấu dũng cảm, đánh lui các đợt tấn công của chúng. Địch ráo riết truy đuổi khiến quân ta bị thương vong, trong đó Quách Văn Thắm bị thương khá nặng ở chân. Các đồng đội vừa dìu Quách Văn Thắm chạy vừa quay lại đánh trả địch. Trong tình thế nguy cấp ấy, biết mình bị thương nặng, khó có thể sống nổi, Quách Văn Thắm quyết định ở lại tiếp tục chiến đấu, thu hút hỏa lực địch về mình, tạo điều kiện cho đồng đội đưa thương binh về tuyến sau an toàn. Trong trận chiến ấy, Quách Văn Thắm đã anh dũng hy sinh. Sau trận đánh, đồng đội quay lại nhưng không tìm thấy thi thể của anh. Đó là nỗi mất mát lớn lao đối với đồng đội và gia đình Quách Văn Thắm. Khi hy sinh, anh là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung sĩ, Trung đội phó trinh sát Đại đội 21, Trung đoàn 429, Sư đoàn 302, Bộ Tư lệnh 479.
Quách Văn Thắm được tặng thưởng một Huân chương Chiến công hạng Nhất. Ngày 25-1-1983, Quách Văn Thắm được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
39
TRỊNH TRỌNG THẬP
Anh hùng Trịnh Trọng Thập sinh năm 1951, là người dân tộc Nùng, quê ở xã Cai Bộ, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Thượng sĩ, Trung đội trưởng lái xe ô tô thuộc Phòng tham mưu, Sư đoàn 31.
Từ cuối năm 1969 đến tháng 2-1973, Trịnh Trọng Thập tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở chiến trường Lào. Riêng anh đã diệt 44 tên địch, chỉ huy tiểu đội diệt gần 200 tên địch.
Ngày 14-10-1970, Trịnh Trọng Thập chỉ huy tiểu đội (7 người) chốt giữ khu vực Bản Na. Tuy bom đạn địch bắn rất ác liệt, tiểu đội bị thương vong 3 người, đồng chí vẫn bình tĩnh động viên anh em ngoan cường bám trụ đánh lui 7 đợt phản kích của 2 tiểu đoàn địch, diệt gần 100 tên, giữ
vững trận địa. Riêng anh diệt được 25 tên, được toàn đơn vị phát động học tập.
Trong trận tấn công địch ở điểm cao 1663 ngày 30-4-1971 (điểm cao khống chế đường tiến công của ta vào Phu Mộc), đơn vị gặp khó khăn
40 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
khi mở cửa, Trịnh Trọng Thập chỉ huy đội dự bị dũng cảm vượt qua lưới đạn địch, diệt 2 hỏa điểm lợi hại, mở thông cửa mở, nhờ đó đơn vị đã diệt
gọn đại đội địch và chiếm được điểm cao này. Trong những năm 1972-1973, khi làm nhiệm vụ lái xe chở hàng phục vụ chiến đấu, tuy mới ra trường, thường xuyên lái xe trên đoạn đường địch đánh phá ác liệt, nhưng anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đợt nào, quý nào Trịnh Trọng Thập cũng vượt chỉ tiêu được giao.
Anh được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba, 3 lần là Chiến sĩ quyết thắng, 4 bằng khen và giấy khen.
Ngày 6-11-1978, Trịnh Trọng Thập được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
41
THẠCH THIA
Anh hùng Thạch Thia (tức Tư Thia) sinh năm 1948, là người dân tộc Khmer, quê ở xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Khi hy sinh, đồng chí là đảng viên, Chỉ huy trưởng quân sự xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Cửu Long.
Năm 1962, khi vừa tròn 14 tuổi, Thạch Thia đã tham gia cách mạng.
Năm 1963, Mỹ - Diệm ra sức thực hiện “quốc sách” xây dựng các “ấp chiến lược”, đánh phá ác liệt vào vùng căn cứ cách mạng. Hưởng ứng cao trào phá ấp chiến lược, Thạch Thia một mình một khẩu cạc bin đột nhập đồn địch, giết chết tên Trung đội trưởng Roạt ác ôn, khiến bọn lính trong đồn hoảng sợ, không dám đi lùng sục. Anh còn gài lựu đạn ở ấp Tổng Hưng, diệt 14 tên địch. Đặc biệt, một mình anh chặn đánh một đại đội địch ở cánh đồng Cây Kè (Tổng Hưng), diệt 1 tên địch, làm bị thương 2 tên khác1.
_____________
1. Xem “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Thạch Thia (1948-1972)”, http://thvl.vn/?p=14200.
42 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
Năm 1964, Thạch Thia bảy lần tham gia chống càn tại Bình Phú (Tổng Hưng), diệt 5 tên địch; 15 lần bắn máy bay, 27 lần xạ kích bốt địch, diệt 2 tên, làm bị thương 3 tên; bao vây đồn Lục Ông, Ông Cai, La Vát..., 13 lần hỗ trợ phá kìm, diệt ác, tuyên truyền, giáo dục, vận động thanh niên bổ sung vào đội du kích (trong đó có 7 người Khmer).
Năm 1968, anh làm Xã đội phó, chỉ huy đội du kích kết hợp với quân địa phương tấn công khu trù mật Cái Sơn. Lực lượng địch rất đông và nhiều vũ khí, trong khi đó, đội du kích trang bị
thiếu, lại phải chia thành nhiều mũi. Với tinh thần dũng cảm, quyết hoàn thành nhiệm vụ, Thạch Thia đã đề ra sáng kiến dùng thuốc ngộp đặt xuôi chiều gió đốt, làm cho địch không chịu nổi phải gom lại. Lúc đó, anh cho dùng lựu đạn, thủ pháo tập kích, ngày đêm bắn tỉa, diệt 3 tên, làm bị thương 4 tên. Thạch Thia còn kết hợp với quân địa phương đánh bọn bảo an Tam Bình đi chi viện, chống bọn tiểu đoàn Vĩnh Long càn vào xã... góp phần tích cực bẻ gãy những trận càn của chúng.
Năm 1969, anh được kết nạp vào Đảng. Ngày 27-7-1972, Thạch Thia đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Trải qua 11 năm chiến đấu bảo vệ quê hương, Thạch Thia đã tham gia hơn 100 trận chiến đấu,
THẠCH THIA 43
cùng đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng anh diệt được 98 tên, làm bị thương 70 tên, thu 25 súng các loại. Anh được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba.
Ngày 6-11-1978, Thạch Thia được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
44
LÝ VĂN THÍM
Anh hùng Lý Văn Thím sinh năm 1925, là người dân tộc Nùng, quê ở xã Nam Sơn, huyện Thất Khê, tỉnh Lạng Sơn, nhập ngũ ngày 1-2-1945. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 335, đơn vị
quân tình nguyện, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam1.
Trước Cách mạng Tháng Tám (tháng 2-1945), Lý Văn Thím đã xung phong vào giải phóng quân, tham gia đánh bọn phỉ ở Hang Cấu, đánh Nhật ở Pò Mã và cùng nhân dân khởi nghĩa cướp chính quyền ở thị xã Lạng Sơn. Sau đó, anh được cho về chữa bệnh. Đến tháng 6-1946, anh lại trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu đến tháng 7-1954. Lý Văn Thím đã tham gia 46 trận chiến đấu, diệt và làm bị thương 25 tên, bắt sống 5 tên, xây dựng được
_____________
1. Xem Phạm Gia Đức và cộng sự: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội , 2002, t.9, tr.31.
LÝ VĂN THÍM 45
nhiều cơ sở cách mạng ở 7 bản thuộc vùng dân tộc thiểu số1.
Trong trận đánh đồn Na Y (trên đường 4) vào đầu năm 1949, Lý Văn Thím xung phong vào đội quân cảm tử, xông thẳng vào đồn phá bung ba lớp rào, đánh sập lô cốt rồi tiến lên chiếm hào giao thông, ném lựu đạn dập tắt hỏa điểm xung yếu nhất, tạo điều kiện cho đơn vị xung phong tiêu diệt toàn bộ quân địch.
Tháng 12-1949, Lý Văn Thím làm chiến sĩ liên lạc và trinh sát ở vùng P. Đây là vùng dân tộc thiểu số, nhân dân chưa hiểu còn xa lánh cán bộ, bộ đội. Mặc dù kẻ địch thường phục kích trên các con đường đi lại nhưng anh vẫn kiên trì gần gũi giúp đỡ, tuyên truyền giác ngộ nhân dân, xây dựng được cơ sở, qua đó nắm vững tình hình địch. Có lần chuyển công văn hỏa tốc, đường đi mất 7 ngày, giữa đường gặp địch, cơm không có, phải nhịn đói, nhưng Lý Văn Thím vẫn tìm cách xuyên rừng đưa công văn tới nơi, trước giờ quy định.
Từ tháng 12-1952 đến tháng 8-1953, anh lại nhận nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng ở một vùng trọng điểm. Suốt 9 tháng liền, ngày nằm
_____________
1. Xem Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, Sđd, tr.249.
46 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
rừng, đêm về tìm dân ở các bản, nhiều khi địch lùng sục, gạo không có phải ăn rau, củ rừng, nhưng Lý Văn Thím vẫn kiên trì bám dân hoạt động, gây được cơ sở ở 7 bản.
Với những công lao to lớn, Lý Văn Thím đã được tặng thưởng một Huân chương Chiến công hạng Nhất và được bầu là Chiến sĩ thi đua của đơn vị.
Ngày 31-8-1955, Lý Văn Thím được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân1.
_____________
1. Xem Phạm Gia Đức và cộng sự: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Sđd, tr.34.
47
HOÀNG VĂN THỌ
Anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thọ sinh năm 1932, là người dân tộc Tày, quê ở làng Thanh Tú, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Khi hy sinh, anh là Đội trưởng đội du kích thiếu nhi trung kiên xã Đại Lịch1.
Là người có tinh thần cách mạng từ rất sớm, tháng 7-1945, Hoàng Văn Thọ đã cùng nhân dân xã Đại Lịch đi phá kho thóc của Nhật - Pháp ở làng Mỵ.
Đầu tháng 10-1947 quân Pháp từ Sơn La đánh sang tái chiếm Văn Chấn; lập các đồn Ca Vịnh, Dọc, Mỵ, Đồng Bồ để bao quanh Đại Lịch. Đội du kích xã Đại Lịch quyết định chọn Hoàng Văn Thọ làm liên lạc cho Xã bộ Việt Minh, rồi giao cho anh chọn người lập đội du kích thiếu niên trung kiên, hỗ trợ đội du kích vũ trang của xã. Đội lúc đầu có 3 người do Hoàng Văn Thọ làm _____________
1. Xem Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, Sđd, t.I, tr.250.
48 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
Đội trưởng, dần dần phát triển và hoạt động rất mạnh ở Đại Lịch.
Ngày 20-11-1947, được tin báo địch kéo quân từ đồn Đồng Bồ ra đồn Dọc, Đội du kích Đại Lịch đã quyết định chọn đèo Din là trận địa phục kích đánh địch. Khoảng 3 giờ sáng hôm ấy, 30 chiến sĩ du kích và Hoàng Văn Thọ ra mai phục tại đèo Din.
Đến khoảng 9 giờ sáng thì địch tới, lực lượng của chúng có một trung đội do 2 tên sĩ quan Pháp chỉ huy. Lừa cho địch vào trận địa phục kích, ta giật 3 quả mìn tự tạo nổ tung, súng du kích bắn vào đội hình quân địch. Bị đánh bất ngờ, địch hoảng sợ chạy xuống Khe Din định sang đồn Dọc nhưng bị bẫy đá sập xuống rào rào và hầm chông vây hãm1.
Sau 15 phút chiến đấu, một tên chỉ huy Pháp bình tĩnh chỉ huy địch phản công. Thấy vậy, Hoàng Văn Thọ đã dùng lựu đạn ném chết tên chỉ huy và chớp thời cơ xông lên cướp khẩu tiểu liên trong tay giặc. Nhưng rồi một đội quân địch đến tiếp viện, nổ súng bắn xối xả vào người Hoàng Văn Thọ. Anh đã anh dũng hy sinh ở tuổi 15. Trận đánh này, ta tiêu diệt 2 tên Pháp, trong đó có tên trung úy chỉ huy, 5 lính ngụy và 11 tên khác bị thương nặng; thu 3 khẩu súng, trong đó có khẩu tiểu liên.
_____________
1. Xem http://baoyenbai.com.vn/31/110730/Nho_ve_ tran_danh_deo_Din.htm.
HOÀNG VĂN THỌ 49
Ghi nhớ tấm gương hy sinh anh dũng của anh, trường tiểu học và trường trung học cơ sở mang tên người anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thọ được xây dựng khang trang giữa trung tâm xã. Nhà bia tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ thiếu niên Hoàng Văn Thọ đã được xây dựng, trở thành “địa chỉ đỏ” cho các cuộc tham quan, học tập không chỉ của thầy trò các nhà trường, nhân dân trong xã mà còn của các đoàn đại biểu, các đội viên, đoàn viên khi đến thăm mảnh đất này.
Ngày 22-8-1998, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Hoàng Văn Thọ. Anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thọ còn được truy tặng Huân chương Chiến công và Bằng Tổ quốc ghi công1.
_____________
1. Xem http://trianlietsi.vn/new-vn/Trang-vang-liet si/1919/anh-hung-liet-si-hoang-van-tho.vhtm.
50
MAI NGỌC THOẢNG
Anh hùng Mai Ngọc Thoảng sinh năm 1953, là người dân tộc Mường, quê ở xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Hạ
sĩ, Tiểu đội trưởng thông tin, Đại đội 18, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320.
Năm 18 tuổi, Mai Ngọc Thoảng lên đường nhập ngũ. Đến năm 1972, anh tham gia vào chiến dịch Quảng Trị.
Đêm mồng 3-4-1972, Mai Ngọc Thoảng cùng một chiến sĩ đang trên đường đi kiểm tra đường dây đoạn gần Cam Lộ thì gặp địch, anh nhanh chóng nổ súng diệt 2 tên, gọi hàng 1 tên, bọn còn lại bỏ chạy, đường dây được an toàn.
Ngày 5-7-1972, trong Thành cổ Quảng Trị, sau 12 giờ làm việc liên tục, đường dây được sửa chữa xong, vừa về đến hầm thì lại bị pháo địch bắn đứt, mặc cho địch phản kích, Mai Ngọc Thoảng lao ra nối dây. Sau 10 phút, đường dây lại thông suốt.
MAI NGỌC THOẢNG 51
Đã có không dưới 5 lần, Mai Ngọc Thoảng vượt sông Thạch Hãn dưới làn bom địch để nối, chữa đường dây, lần nào cũng hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt, ngày 14-7-1972, khi đang vượt sông thì hàng chục quả đạn pháo bắn tới, có quả nổ gần nhấc bổng anh rồi nhấn chìm xuống nước, anh vẫn cắn chặt dây vào miệng tiếp tục bơi vào bờ. Bị
ngất đi, khi tỉnh dậy anh lại tiếp tục sửa chữa đường dây.
Cuối tháng 7-1972, mặc dù tiểu đội còn 5 người, trong khi địch đánh phá ngày đêm ác liệt, trời mưa nhiều khiến cho việc bảo đảm thông tin gặp nhiều khó khăn song Mai Ngọc Thoảng đã động viên anh em quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Ngày 13-7-1973, địch ráo riết chiếm Thành cổ Quảng Trị. Khi ấy thông tin là mạch máu duy nhất giữ liên lạc giữa trận chiến với sở chỉ huy. Nhưng khi trận chiến diễn ra ác liệt nhất thì thông tin bị đứt quãng, mọi người mất phương hướng. Trong giây phút hiểm nguy ấy, Mai Ngọc Thoảng được đơn vị giao nhiệm vụ nối lại đường dây thông tin bị bom đạn phá hỏng giữa dòng sông Thạch Hãn.
Trước khi làm nhiệm vụ, đồng đội đã làm lễ tiễn biệt Mai Ngọc Thoảng. Xác định vị trí đoạn dây bị đứt, Mai Ngọc Thoảng bơi ra giữa sông để nối hai đầu dây nhưng do sức ép của bom đạn, cứ
52 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
bơi ra gần đến nơi lại bị đánh dạt vào bờ. Liên tục như thế hai, ba lần, cuối cùng anh cũng tìm được cách tiếp cận đường dây. Một khó khăn nữa lại đến, làm thế nào để vừa bơi vừa nối dây, trong tích tắc ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu anh, phải ngậm hai đầu dây vào miệng để nối thông tin liên lạc, hai tay bơi giữ thăng bằng... Và Mai Ngọc Thoảng cứ giữ nguyên tư thế đó trong gần 30 phút, từng đợt bom của địch rải xuống kèm theo sóng điện làm cơ thể người chiến sĩ quả cảm bật tung lên; sức ép của bom đạn, sức ảnh hưởng của xung điện khiến hai hàm răng anh tê cứng, máu từ tai, mũi ứa ra. Nhưng từ trong tiềm thức, anh vẫn kiên cường xác định phải giữ vững đường dây liên lạc bởi khi đó chỉ 1 phút mất liên lạc, một chút xáo trộn trong công tác chỉ huy là sinh mạng của bao đồng đội có thể ra đi. Sau những giây phút đó, cả người hoàn toàn tê liệt, anh ngất lịm đi. Khi tỉnh dậy, anh thấy đồng đội vây xung quanh, họ nghĩ rằng người chiến sĩ gan dạ đã hy sinh...1.
Việc làm phi thường của chiến sĩ Mai Ngọc Thoảng đã giúp cho mạch máu thông tin được thông suốt. Với thành tích nổi bật trong chiến
_____________
1. Xem “Mai Ngọc Thoảng - người anh hùng thông tin ngày ấy”, http://infonet.vn/mai-ngoc-thoang-nguoi anh-hung-thong-tin-ngay-ay-post20288.info.
MAI NGỌC THOẢNG 53
dịch 81 ngày đêm, Mai Ngọc Thoảng được mệnh danh là “con chim đầu đàn” của Thành cổ Quảng Trị. Ý chí quyết tâm và nghị lực mạnh mẽ của anh đã tạo nên một kỳ tích về thông tin. Với những cống hiến của mình cho cách mạng, nhất là cho ngành thông tin liên lạc, anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, 1 bằng khen.
Ngày 23-9-1973, anh vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi vừa tròn 20 tuổi.
54
NGUYỄN VĂN THOÁT
Anh hùng Nguyễn Văn Thoát sinh năm 1954, là người dân tộc Tày, quê ở xã Nông Thượng, huyện Bạch Thông (nay thuộc thành phố Bắc Kạn), tỉnh Bắc Kạn. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Thượng sĩ, Tiểu đội trưởng công binh, Đại đội 3, Tiểu đoàn 33, Binh trạm 32, Đoàn 559.
Tháng 5-1965, Nguyễn Văn Thoát nhập ngũ và đến tháng 7-1965, anh được giao nhiệm vụ nuôi quân trong một đơn vị bảo đảm giao thông ở phía bắc đường 9.
Từ năm 1966, anh được phân công làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên đường Trường Sơn. Làm nhiệm vụ giao liên, gùi gạo, Nguyễn Văn Thoát đã bảo đảm 100% ngày công hằng tháng. Anh thường gùi từ 40-50kg, thậm chí có lần vác tới 70-80kg1. Khi làm nhiệm vụ mở đường ở C29B,
_____________
1. Xem Nhiều tác giả: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu I, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.22.
NGUYỄN VĂN THOÁT 55
Nguyễn Văn Thoát đã đạt năng suất bình quân từ 180-200m/công (vượt chỉ tiêu từ 20-40m). Làm nhiệm vụ chặt cây, chống lầy, đồng chí đạt năng suất từ 70-75 cây/công (vượt chỉ tiêu từ 20-25
cây), cá biệt có ngày đồng chí chặt được 121 cây1. Không chỉ ném bom nhằm phá hoại đường giao thông của ta, giặc Mỹ còn ném nhiều bom nổ chậm làm cản trở công việc sửa chữa đường. Do đó, ngoài nhiệm vụ sửa chữa đường giao thông, Nguyễn Văn Thoát còn làm nhiệm vụ theo dõi bom rơi, đánh dấu những quả chưa nổ để cùng đơn vị phá hủy. Gặp trường hợp khó xác định loại bom, giờ nổ, anh kiên trì nghiên cứu quy luật, quyết tìm cách phá, góp phần cùng đơn vị công binh rút ngắn thời gian sửa chữa đường. Nguyễn Văn Thoát đã phá được 18 quả bom từ trường và nhiều loại bom mìn khác, rút được nhiều kinh nghiệm hay để phổ biến cho đơn vị và lực lượng thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
Trong khi làm nhiệm vụ trên đường, Nguyễn Văn Thoát đã 13 lần lao vào khu vực máy bay địch bắn phá, cùng đồng đội cứu được 8 xe ô tô, trong đó có 1 xe chở thương binh, đưa người và
_____________
1. Xem Nhiều tác giả: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu I, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.22.
56 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
hàng tới nơi an toàn. Anh còn chỉ huy khẩu đội súng máy 12,7 ly bắn rơi 1 máy bay trinh sát, bắn hỏng 8 chiếc khác, góp phần hạn chế hoạt động của máy bay trinh sát của địch trên những tuyến đường mà đơn vị phụ trách. Nguyễn Văn Thoát được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công hạng Ba, 4 lần là Chiến sĩ thi đua.
Ngày 25-8-1970, Nguyễn Văn Thoát được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Đến tháng 6-1971, khi đang làm nhiệm vụ tại chiến trường miền Nam, Nguyễn Văn Thoát đã anh dũng hy sinh.
57
PUIH THU
Anh hùng Puih Thu (tức Puih Banh) sinh năm 1935, là người dân tộc Gia Rai, quê ở xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là Trung đội trưởng du kích xã.
Năm 1961, địch trở lại khủng bố, đàn áp, Puih Thu cùng với cán bộ bám sát lãnh đạo phong trào, len lỏi trong vùng nắm tình hình địch, liên lạc với cơ sở, bảo vệ cán bộ, trị ác ôn.
Từ cuối năm 1962 sang năm 1963, địch càng khủng bố ác liệt để dồn dân lập “ấp chiến lược”. Puih Thu đã cùng cán bộ bám sát quần chúng, liên tục tổ chức cho nhân dân chống dồn dân lập “ấp chiến lược”, một mặt diệt và trấn áp bọn tề điệp, một mặt xây dựng cơ sở và xây dựng lực lượng du kích thoát ly vừa tăng gia sản xuất vừa giữ vững liên hệ với tổ chức cách mạng bên trong “ấp chiến lược”.
Trong quá trình công tác, Puih Thu chiến đấu rất dũng cảm, gan dạ. Năm 1963, anh đã đánh 8
58 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
trận, diệt 21 tên địch, trong đó 12 tên chết, 9 tên bị thương, diệt 3 xe, trong đó có 1 xe M113, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng HU.1A và bắn hỏng 2 chiếc khác1.
Trong trận đánh ngày 18-4-1964 tại ấp làng Tốt, anh cùng đội du kích mưu trí lợi dụng ngày hội Nhà Ma cho bọn địch uống rượu say rồi xông vào bắt trói 8 tên và một số tên ác ôn, thu 8 súng trang bị cho đội du kích.
Cũng trong tháng 4-1964, địch mở trận càn vào xã, Puih Thu đã dũng cảm dùng ná tẩm thuốc độc tiêu diệt và làm bị thương hàng chục tên địch, gây cho địch nhiều nỗi kinh hoàng bởi thế trận hầm chông, cạm bẫy của nhân dân và du kích.
Ngày 14-5-1964, Puih Thu chỉ huy trung đội du kích cùng nhân dân làng Lan nổi dậy diệt 18 tên (có 4 cảnh sát và 2 điệp ngầm), đốt cháy nhà hội đồng, bắt 6 tên, thu 12 súng các loại và nhiều đạn dược.
Tính chung, Puih Thu đã đánh nhiều trận, diệt và làm bị thương 46 tên, đánh hỏng 4 xe quân sự, phá hủy 1 xe M113, hạ 1 máy bay lên
_____________
1. Xem “Kiên trì trong đấu tranh chính trị, dũng cảm mưu trí trong đấu tranh vũ trang (Gương xã đội trưởng Puih Thu, Anh hùng quân đội giải phóng miền Nam)”, Báo Quân đội nhân dân, số 1649, ngày 18-10-
1965, tr.3.
PUIH THU 59
thẳng và bắn hỏng 2 chiếc khác (anh là người đầu tiên đánh xe lội nước bọc thép M113 và máy bay địch ở vùng này), 18 lần phá “ấp chiến lược”1.
Với những thành tích to lớn đó, ngày 5-5-1965, Puih Thu được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng Ba và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
_____________
1. “Kiên trì trong đấu tranh chính trị, dũng cảm mưu trí trong đấu tranh vũ trang (Gương xã đội trưởng Puih Thu, Anh hùng quân đội giải phóng miền Nam)”, Tlđd, tr.3.
60
DƯƠNG ĐỨC THÙNG
Anh hùng Dương Đức Thùng sinh năm 1954, là người dân tộc Nùng, quê ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Dương Đức Thùng gia nhập quân đội vào tháng 8-1974. Đến tháng 4-1975, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, anh nhận nhiệm vụ hoạt động dân vận ở địa bàn nhiều xã thuộc huyện Kiêng Vay, tỉnh Kăng Đan, trên đất bạn Campuchia. Tháng 2-1979, Dương Đức Thùng làm Đội trưởng công tác phát động quần chúng ở xã Đông Ất, huyện Kiêng Vay, tỉnh Kăng Đan. Cuộc sống của người dân trong xã rất khó khăn, đa phần đều trong tình trạng đói khổ, bệnh tật. Địch ra sức tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Mặt trận Campuchia. Bằng những hành động cụ thể, thiết thực như: chia sẻ, giúp đỡ người nghèo khổ, chăm sóc các em bé, tìm kiếm các bài thuốc dân gian chữa bệnh cho người dân,... Dương Đức Thùng đã được người dân trong xã tin tưởng, yêu thương.
DƯƠNG ĐỨC THÙNG 61
Trong quá trình hoạt động tại Campuchia, nhiều lần địch tìm cách dụ dỗ, mua chuộc, dọa dẫm. Chúng treo giải: “Ai giết được Dương Đức Thùng thì chúng thưởng 10 lạng vàng, nếu bắt sống được thì thưởng nhiều hơn”. Nhưng Dương Đức Thùng vẫn vững vàng, tích cực, lăn lộn hoạt động và được quần chúng tin yêu, bảo vệ. Có lần anh cải trang làm người dân vượt qua 2 tên lính gác, bí mật đến gần nghe lén cuộc họp của địch, sau đó tổ chức bắt được 2 tên từ Thái Lan về, buộc 3 tên khác ra trình diện, thu 21 súng, 300 viên đạn1. Kết quả này đã gây được lòng tin trong nhân dân, củng cố được chính quyền.
Với những chiến công đã đạt được, Dương Đức Thùng đã được tặng 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, được Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Campuchia tặng huân chương, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 18 bằng khen và giấy khen, được Chính phủ Vương quốc Campuchia tặng huân chương. Ngày 25-1-1983, Dương Đức Thùng được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh
_____________
1. Xem http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_ 123/251/1/Hoang%20Trieu%20Nam.pdf.
62 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân1. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chuẩn úy, Đại đội trưởng công binh, Tiểu đoàn 4, Lữ
đoàn 25, Quân đoàn 4.
_____________
1. Xem Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, Sđd, t.I, tr.712.
63
HOÀNG VĂN THƯỢNG
Anh hùng Hoàng Văn Thượng sinh năm 1948, là người dân tộc Tày, quê ở xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Thượng úy, Chính trị viên Tiểu đoàn 13 đặc công, Trung đoàn 492, Sư đoàn 2, Quân khu 7.
Ngày 28-12-1970, trong trận đánh vào Chiến đoàn 33 thuộc Sư đoàn 25 quân ngụy đóng ở Tây Ninh anh được giao nhiệm vụ chỉ huy một đại đội tấn công. Sau hai đêm đột nhập, nắm được cách bố phòng của địch, anh chỉ huy một mũi quân cắt rào, gỡ mìn, chui vào bên trong. Anh nhẹ nhàng trèo lên nóc nhà, giật cờ của địch, cắm cờ của ta vào rồi quay xuống, phát lệnh cho anh em đánh thẳng vào sở chỉ huy của địch. Nhiều tên địch đang say sưa ngủ sau khi nhậu nhẹt chào mừng ngày thành lập “Quân lực Việt Nam Cộng hòa” đã bị ta diệt gọn. Hoàn thành nhiệm vụ, quân ta rút ra ngoài. Trên đường rút, bất ngờ Hoàng Văn Thượng bị một quả lựu đạn nổ ngay bên cạnh, hất văng ra xa, ngất lịm.
64 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
Khi tỉnh lại, quân ta đã rút hết, anh gắng gượng bò dậy, khắp người đau ê ẩm, sờ lên tai thấy máu ra ướt đầm. Hoàng Văn Thượng nén hết sức lực cố gắng vượt rào thép gai thoát ra ngoài. Thấy động, địch vãi đạn theo sau như mưa. Một viên đại liên của giặc bắn trúng hông làm anh ngã xuống. Giặc tưởng anh đã chết nên ngừng bắn, anh lại nén đau bò tiếp ra ngoài.
Ra đến nơi, thép gai cào rách đầy mình, vết thương ra nhiều máu, anh gục xuống bãi cỏ. May sao, vẫn còn hai đồng đội ẩn nấp trong rừng chờ anh. Họ xốc anh lên lưng chạy vào cánh rừng trước mặt. Sau này, anh mới biết mình và đồng đội đánh gây thiệt hại nặng Chiến đoàn 33 của ngụy, diệt 300 tên giặc, riêng mũi do anh chỉ huy diệt được 120 tên1.
Từ năm 1971, Hoàng Văn Thượng chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, anh đã chỉ huy 11 trận đánh, cùng đơn vị diệt và làm bị thương 2.000 tên địch, 1 sở chỉ huy tiểu đoàn, phá hủy 1 khu thông tin. Riêng anh diệt 62 tên. Trong nhiệm vụ trinh sát, Hoàng Văn Thượng đã trực tiếp điều tra, nghiên cứu 31 mục tiêu, phục vụ cho đơn vị đánh đạt hiệu quả tốt.
_____________
1. Xem “Người anh hùng hơn 130 lần đột nhập căn cứ địch”, http://www.vietnamplus.vn/nguoi-anh-hung hon-130-lan-dot-nhap-can-cu-dich/90104.vnp.
HOÀNG VĂN THƯỢNG 65
Trận đánh căn cứ Âm Púc (Campuchia) tháng 4-1971, Hoàng Văn Thượng đã chỉ huy tổ cắt rào, đánh chiếm lô cốt đầu cầu, tạo điều kiện cho đơn vị phát triển đánh địch được nhanh chóng. Riêng anh đánh sập 1 lô cốt, 3 nhà lính, diệt một số địch.
Trận đánh căn cứ Dầu Tiếng (Sông Bé, nay thuộc tỉnh Bình Dương), ngày 20-6-1971, Hoàng Văn Thượng làm Chính trị viên phó đại đội. Trận này đơn vị diệt và làm bị thương 400 tên địch. Riêng anh diệt 26 tên, đánh sập 4 nhà lính.
Trận đánh căn cứ Lai Khê (Sông Bé, nay thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) - một căn cứ được phòng thủ kiên cố, sau khi chỉ huy tổ cắt rào mở đường, Hoàng Văn Thượng dẫn đầu đơn vị
đánh thẳng vào sở chỉ huy địch, diệt 100 tên, đánh sập 5 lô cốt, 26 nhà lính.
Ngày 3-11-1973, Hoàng Văn Thượng làm nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu phục vụ đơn vị diệt căn cứ Bù Bông, loại khỏi vòng chiến đấu 500 tên địch, mở màn chiến dịch mùa khô năm 1973, giải phóng hàng chục ngàn dân trong vùng.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Hoàng Văn Thượng được giao nhiệm vụ Chính trị viên Tiểu đoàn đặc công; tham gia chỉ huy đơn vị từ Long An, bí mật tiến vào Sài Gòn đánh Trung tâm thông tin Phú Lâm ở quận 6 nhằm cắt đứt thông tin liên lạc, làm tê liệt địch. Đây là trung tâm thông tin lớn nhất, hiện đại
66 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
nhất châu Á lúc đó với 800 nhân viên quân sự hoạt động. Nhiệm vụ được giao rất khó khăn, phải đưa cả tiểu đoàn gần 120 người vào giữa Sài Gòn khi quân địch đang kiểm soát gắt gao. Đêm 28-4-1975, đơn vị áp sát mục tiêu, đang cắt hàng rào dây thép gai thì bị địch phát hiện, chúng nã súng như mưa xuống hào làm 7 chiến sĩ hy sinh. Bị phát hiện, ta buộc phải gọi lực lượng chi viện nã pháo vào trong, nhưng căn cứ của địch quá kiên cố, đánh một ngày đêm vẫn chưa chiếm được. Đến 9 giờ sáng 30-4, anh đề ra kế hoạch táo bạo, tổ chức một nhóm 20 người đánh thẳng vào cổng chính, xông vào sở chỉ huy, bắt sống chỉ huy địch, chiếm toàn bộ Trung tâm thông tin Phú Lâm. Vừa lúc đó, trên Đài phát thanh thông báo Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện quân giải phóng.
Trong suốt những năm tháng chiến đấu, anh hùng Hoàng Văn Thượng đã hàng trăm lần đột nhập căn cứ địch thăm dò tình hình bố phòng rồi tổ chức lực lượng luồn sâu, đánh phá nhiều căn cứ địa chiến lược của địch, trực tiếp tham gia gần 30 trận đánh lớn nhỏ, diệt 92 tên giặc1.
_____________
1. Xem “Sáng mãi phẩm chất anh hùng”, http:// baocaobang.vn/Ky-Phong-su/Sang-mai-pham-chat Anh-hung/38241.bcb.
HOÀNG VĂN THƯỢNG 67
Hoàng Văn Thượng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba.
Ngày 6-11-1978, Hoàng Văn Thượng được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
68
ĐINH TÍA
Anh hùng Đinh Tía sinh năm 1943, là người dân tộc Hrê, quê ở xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Trung đội phó đơn vị giao thông liên lạc, Đại đội 14, bộ đội địa phương tỉnh Quảng Ngãi.
Tròn 16 tuổi, Đinh Tía đã tham gia hoạt động cách mạng. Anh gia nhập bộ đội huyện và tham gia chiến đấu vào tháng 7-1959. Khi đó, bộ đội huyện mới chỉ có một trung đội, vũ khí còn thiếu thốn, Đinh Tía đã hướng dẫn anh em làm chông, đánh lại địch trong các trận càn, buộc chúng phải rút chạy.
Năm 1960, anh được phân công hoạt động ở vùng Hà Thành, xây dựng cơ sở, phát triển phong trào du kích chiến tranh, chống địch càn. Trong một lần vào ấp chiến lược hoạt động trở về, anh bị địch phục kích, bắn cụt một ngón tay.
Năm 1962, Đinh Tía nhận công tác ở đại đội thông tin của tỉnh và được giao phụ trách giao
ĐINH TÍA 69
thông liên lạc khắp sáu huyện miền núi của tỉnh. Đường đi rất gian khó, hiểm nguy, nhiều chỗ phải qua ấp chiến lược và đồn bốt địch hoặc phải vượt suối, lũ, sông sâu, nhiều lần bị nước cuốn trôi hoặc địch phục kích, Đinh Tía vẫn bình tĩnh xử trí linh hoạt để vượt qua. Càng ngày các trục đường liên lạc càng bị địch thường xuyên đánh phá dữ
dội, nhưng tắc nghẽn đường này, anh lại tìm đường khác, luôn luôn giữ vững đường dây liên lạc thông suốt. Một lần đi công tác, gặp lúc địch đi càn, Đinh Tía cho người về đơn vị báo cáo, còn anh tìm cách vượt qua địch, đến nơi trạm đã sơ
tán, anh tự tìm đường, bám dân, hái rau rừng ăn, kiên trì mấy ngày liền đến trạm mới giao tài liệu an toàn. Khi trở về, Đinh Tía tình nguyện gùi hàng cho đơn vị, mỗi chuyến nặng từ 70-80kg.
Từ năm 1962 đến năm 1969, riêng công văn hỏa tốc, Đinh Tía chuyển được 3.780 bì, tự vạch tìm 150 con đường mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên trong những điều kiện rất phức tạp, khó khăn.
Anh được tặng thưởng Huy hiệu Bác Hồ, Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba, 6 năm liền là Chiến sĩ thi đua của tỉnh.
Ngày 20-12-1969, Đinh Tía được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
70
BÀN HỒNG TIÊN
Anh hùng Bàn Hồng Tiên sinh năm 1924, là người dân tộc Dao, quê ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là đảng viên, Chủ nhiệm Hợp tác xã Đồng Vàng, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang1.
Trong phong trào hợp tác xã nông nghiệp ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, Bàn Hồng Tiên là người dám nghĩ, dám làm, người đầu tiên vận động vợ con và gia đình cùng 32 gia đình khác trong thôn Đồng Vàng xuống núi định canh, định cư. Đồng chí đã nghiên cứu và cùng tập thể xã viên xây dựng công trình thủy lợi gồm một kênh mương, một cầu máng hai nhịp và hai máng bắc qua khe suối, thực hiện quy hoạch đồng ruộng, làm bờ vùng bờ thửa, mương tưới cho từng thửa ruộng. Dưới sự lãnh đạo của _____________
1. Xem Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, Sđd, t.II, tr.1075.
BÀN HỒNG TIÊN 71
Bàn Hồng Tiên, Hợp tác xã Đồng Vàng đã trở thành hợp tác xã điển hình tiên tiến trong phong trào làm thủy lợi của tỉnh Tuyên Quang. Trong cuộc sống, đồng chí luôn gương mẫu đi đầu thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nên được bà con tin yêu.
Ngày 1-1-1967, Bàn Hồng Tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
72
LA VĂN TIẾN
Anh hùng La Văn Tiến, sinh năm 1953, là người dân tộc Nùng, quê ở xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Anh gia nhập lực lượng quân đội và đóng quân tại Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 123, bộ đội địa phương tỉnh Lạng Sơn, Quân khu 1.
Ngày 17-2-1979, chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra. Địch cho một lực lượng lớn có pháo binh yểm trợ bắn phá ác liệt vào điểm cao 421 (Pò Tầm, Chi Ma, Lộc Bình). Đơn vị La Văn Tiến chiến đấu rất dũng cảm, đẩy lùi hết đợt tấn công này đến đợt tấn công khác của địch. Sau hơn một giờ chiến đấu quyết liệt với địch, trung đội có một số hy sinh và bị thương được đưa về phía sau, La Văn Tiến và hai người khác ở lại tiếp tục chiến đấu cơ động. Nhận thấy quân địch có ưu thế về lực lượng lại có pháo binh yểm trợ, quân ta lúc này lại gặp nhiều thương vong, lực lượng chi viện chưa tới, La Văn Tiến đã mưu trí cùng hai người đồng đội sử dụng chiến thuật nghi binh để đối phó với địch. Các đồng chí đã thay đổi vị trí liên tục,
LA VĂN TIẾN 73
lúc ở đoạn giao thông hào này, khi sang đoạn giao thông hào khác, tùy theo số lượng địch, khoảng cách gần hay xa mà sử dụng các loại súng AK, B40 hay ném lựu đạn... làm cho quân địch tưởng lực lượng của ta còn nhiều, lưỡng lự không dám xông lên. Kết quả trận này, La Văn Tiến đã tiêu diệt và làm bị thương hơn 100 tên địch, bảo vệ
được 2 thương binh. Anh cùng các đồng đội kiên cường chiến đấu, đẩy lùi các đợt tấn công của quân địch, giữ vững trận địa đến đêm 27-2-1979, khi hết đạn, La Văn Tiến rút khỏi trận địa và sang phối hợp với Đại đội 4 tiếp tục chiến đấu.
Với những chiến công giành được, La Văn Tiến được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng Ba. Ngày 20-12-1979, La Văn Tiến được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, binh nhất, Tiểu đội phó Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 123, bộ
đội địa phương tỉnh Lạng Sơn, Quân khu 1.
74
SƠN TON
Anh hùng Sơn Ton sinh năm 1933, là người dân tộc Khmer, quê ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là Tiểu đội trưởng đặc công thuộc Trung đoàn 3, bộ đội miền Tây Nam Bộ1.
Năm 1949, Sơn Ton tham gia du kích xã, rồi lên du kích tập trung huyện, sau chuyển thành bộ đội địa phương (tháng 1-1953).
Gần 7 năm, Sơn Ton vừa chiến đấu, vừa tham gia hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức dân quân du kích chiến đấu trong vùng người dân tộc Khmer. Sơn Ton đã kiên trì vận động quần chúng, vạch trần rõ âm mưu của giặc, giác ngộ, tổ chức thanh niên người Khmer đứng lên cầm súng chống Pháp, bảo vệ làng xóm.
_____________
1. Xem Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương: Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, Sđd, t.I, tr.260.
SƠN TON 75
Dần dần, anh đã xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng tốt, nhiều tổ đội du kích, duy trì và phát triển phong trào chiến tranh du kích trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ngày một vững chắc.
Cuối năm 1952, giặc đổ bộ vào xã, anh tổ chức gài lựu đạn, dụ địch vào diệt được nhiều tên, khiến nhân dân phấn khởi tin tưởng, phong trào du kích đi lên. Từ đó Sơn Ton tổ chức được 15 trung đội dân quân và 15 tiểu đội du kích thường xuyên tập luyện sẵn sàng đánh giặc.
Năm 1953, Sơn Ton được điều lên đội du kích tập trung của huyện. Năm 1954, ta mở chiến dịch tiến sâu vào vùng địch tạm chiếm. Anh dẫn đầu tổ vũ trang tuyên truyền (hầu hết anh em là người Việt) vào tuyên truyền xây dựng cơ sở. Đi đến sóc (làng) nào, Sơn Ton cũng xung phong vào trước để tuyên truyền giác ngộ đồng bào. Nhiều lần dựa vào nhân mối, Sơn Ton đã táo bạo đến thẳng bốt địch tuyên truyền vận động binh lính quay súng về với nhân dân. Đối với bọn ngoan cố thì kết hợp với dân quân tiến công tiêu diệt hoặc uy hiếp. Kết quả trong bảy tháng hoạt động, tổ vũ trang tuyên truyền đã diệt 67 tên địch, bắt sống 100 tên, thu 43 súng, vận động được nhiều binh lính về với nhân dân và động viên được 50 thanh niên tòng quân.
76 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
Do tinh thần tích cực, dũng cảm, Sơn Ton đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 4 lần được huyện, tỉnh,... khen.
Ngày 31-8-1955, Sơn Ton được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân1.
_____________
1. Xem Phạm Gia Đức và cộng sự: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Sđd, t.9, tr.27.
77
BO BO TỚI
Anh hùng Bo Bo Tới sinh năm 1945, là người dân tộc Raglai, quê ở xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đảng viên, Xã đội trưởng xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa).
Bo Bo Tới làm liên lạc cho Thị ủy Cam Ranh từ tháng 2-1962 đến năm 1964, luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ năm 1965 đến tháng 4-1975, Bo Bo Tới hoạt động du kích xã. Tham gia 25 trận đánh, anh diệt được 60 tên địch (trong đó có 40 lính Mỹ, 7 lính Nam Triều Tiên), bắn bị
thương 15 tên, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng, phá hủy 1 xe quân sự.
Năm 1966, gặp một tiểu đội lính Mỹ lùng sục vào xã, Bo Bo Tới đã kịp thời nổ súng diệt 2 tên, bọn còn lại phải tháo chạy.
Năm 1970, các cuộc tấn công càn quét của địch tăng lên. Chúng làm sân bay trên núi Tà Nỉa với hai đại đội của Mỹ và Nam Triều Tiên. Lợi dụng địa thế này, địch dùng súng cối và đại liên
78 ANH HÙNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ - Tập 3
bắn xuống buôn và nương rẫy phá hoại hoa màu của đồng bào. Dưới sự chỉ huy của Bo Bo Tới, du kích xã đã tiêu diệt một tiểu đội và bắn cháy một chiếc máy bay lên thẳng của địch. Bị thiệt hại, địch rút lui, ta thu hết chiến lợi phẩm, tiếp tục gài mìn vào vị trí bố phòng địch.
Tháng 3-1971, máy bay, pháo binh địch bắn phá ba ngày đêm liền vào xã Sơn Trung, sau đó một tiểu đoàn lính Mỹ càn vào địa phương định lập đồn bốt. Bo Bo Tới dẫn ba người lợi dụng địch chưa kịp đào công sự, dùng súng trung liên và tiểu liên bắn mãnh liệt vào giữa đội hình địch, diệt 12 tên, bắn bị thương nhiều tên khác. Bị
đánh bất ngờ, địch hoảng hốt rút quân, bỏ ý định lập đồn bốt ở địa phương. Lần khác, Bo Bo Tới bí mật gài mìn, đào hầm chông rải rác nơi máy bay lên thẳng của địch thường đổ quân xuống. Kết quả, 1 máy bay bị phá hủy, diệt 30 tên Mỹ, địch hoang mang tháo chạy tán loạn.
Bo Bo Tới được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua, được tặng 10 bằng khen và giấy khen. Ngày 20-10-1976, Bo Bo Tới được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.