🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook An Nhiên - Từ Hối Hả Đến Ung Dung Ebooks Nhóm Zalo Giới thiệu "Ôi! Tôi bận quá. Tôi có quá nhiều việc phải làm. Tôi chẳng có đủ thời gian gì cả." Hầu như đi đến đâu trên thế giới ngày nay ta cũng thấy mọi người phàn nàn rằng họ đang phải chịu áp lực về thời gian hoặc nạn "đói" thời gian. Công nghệ đã rút ngắn khoảng cách, nối liền thế giới và chúng ta có thể liên lạc với nhau dù ở bất cứ ngóc ngách nào trên trái đất, vào bất cứ giờ nào trong ngày. Đúng là chúng ta có thể sống "trên mạng" 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuầ n. Cuộc sống của chúng ta cũng trở nên dễ dàng hơn, tiện nghi hơn và hiệu quả hơn vì máy móc đã làm hộ chúng ta rất nhiều thứ. Nhìn chung, với phần đông mọi người trên thế giới ngày nay, cuộc sống đã tốt hơn rất nhiều so với các thế hệ trước đây. Vậy mà sao chúng ta lại không thấy hạnh phúc và thoải mái? Vì sao chúng ta vẫn nói về stress và vẫn phàn nàn? Vì sao mà bất chấp mọi tiến bộ về mặt công nghệ, chúng ta vẫn cứ mãi kiếm tìm hạnh phúc? Hạnh phúc là niềm vui lớn nhất đối với một con người, là niềm vui sâu sắc nhất của tâm hồn mỗi con người. Vấn đề đặt ra là: chúng ta tìm thấy hạnh phúc ở đâu và bằng cách nào? Một con người sẽ sống ra sao trong cái thế giới chóng mặt và đầy căng thẳng này đây? Liệu ta có nên cố gắng kiểm soát môi trường để giảm bớt stress cho mình không? Hay phải chăng chúng ta có thể thay đổi một cái gì đó bên trong chính mình để ứng phó tốt hơn với stress và áp lực? ố ằ Trong cuốn sách này, chúng tôi gợi ý rằng bạn sẽ phải đứng trước thách thức về cách bạn nhận thức, cách bạn nhìn thế giới. Chúng tôi tin rằng cách bạn tiếp nhận thế giới sẽ quyết định cách bạn định nghĩa về thế giới tại bất cứ thời điểm cụ thể nào, và quyết định trạng thái nội tại của bạn. Trạng thái nội tại của ta là nền tảng cho mọi điều ta nghĩ, cảm nhận và hành động. Thế nhưng ta lại để cho nó bị ảnh hưởng, tác động bởi ngoại cảnh hoặc người ngoài và cho phép những yế u tố đó chi phối luôn cách nghĩ, cảm nhận và hành động của ta. Rồi ta lại tự hỏi vì sao ta thấy không vui và bất lực. Trách nhiệm trước tiên trong đời ta là trách nhiệm với chính bản thân mình. Vậy nên biết lo cho bản thân một cách đúng nghĩa bắt đầu từ chỗ tự cam kết với chính mình, biết và hiểu về "bản thân" và học cách chọn lựa trạng thái nội tại của ta - bất kể điều gì đang xảy ra xung quanh đi chăng nữa. Thoạt nghe có vẻ ích kỉ nhưng thật ra không phải vậy. Xét đến cùng thì đây lại là một cử chỉ hào hiệp đối với mọi người. Tại sao vậy? Câu trả lời đơn giản thôi. Làm sao ta có thể quan tâm, tôn trọng và yêu thương người khác nếu ta không biết quan tâm, quý trọng và yêu thương chính mình. Nghệ thuật vị kỉ đúng đắn nghĩa là biết dành thời gian để chăm sóc và nuôi dưỡng chính bản thân mình. Không phải bằng thức ăn bổ dưỡng, các bài tập thể dục, có những kì nghỉ dài hơn hay nhiều tiền hơn. Mà chính bằng sự thấu hiểu, sáng suốt, cùng các biện pháp để làm chậm lại dòng suy nghĩ, lắng dịu những cảm xúc, nghe thấy và làm theo tiếng gọi của trái tim. Chúng ta quan tâm đến bản thân và mọi người xung quanh một cách chính đáng để biết chắc rằng chúng ta đang sống một cách hạnh phúc nhất. ố ấ Một trong những ảo tưởng dối trá ghê gớm nhất giam hãm ta trong lối sống bức bối, ngột ngạt chính là quan niệm cho rằng hoàn cảnh, sự kiện và những người xung quanh là nguyên nhân khiến ta căng thẳng. Chừng nào còn giữ cách nghĩ ấy, chừng đó bạn sẽ luôn tự gây ra căng thẳng và chuốc lấy đau đớn cho mình, chẳng khác gì tự coi mình là một "nạn nhân" vậy. Một số người sống trong bất an quá lâu đến nỗi họ không thể hình dung nổi rằng mình có thể thoát ra được. Thế nên họ biện minh rằng nỗi đau đớn là một phần tự nhiên của cuộc sống và gán nguyên nhân của nỗi đau ấy lên người khác. Họ cũng có khuynh hướng tự thuyết phục bản thân rằng họ sống "thoải mái" trong sự khó chịu này, "thư thái" khi họ bị căng thẳng và "yêu đời" dù trong lòng ngập tràn nỗi lo âu. Sự bất an vốn là một bức thông điệp. Lắng nghe thông điệp nghĩa là nhìn ra và thừa nhận rằng tình trạng căng thẳng của ta chính là sản phẩm của ta, đó là kết quả của cách ta phản ứng lại với những thứ ngoài tầm kiểm soát trong cuộc sống: hoàn cảnh, các sự kiện, những người khác. Không ai khác tạo ra những phản ứng của ta. Không ai khác gây ra nỗi căng thẳng của ta mà là chính chúng ta. Nếu bạn hiểu ra và chấp nhận rằng tự bạn gây ra căng thẳng cho mình tương ứng với cách bạn phản ứng với cuộc đời, bạn sẽ thấy có một số điều mình cần phải gạt bỏ đi cũng như có một số điều mình cầ n học hỏi thêm. Lối phản ứng xưa cũ, lỗi thời cần được loại bỏ, và một cách ứng xử mới cần được học hỏi. Đây không phải một tiến trình chốc lát mà là một công việc nội tâm của riêng mỗi người, cần có thời gian. Do vậy bạn không nhất thiết phải hối thúc, mong cho mau có kết quả mà hãy kiên nhẫn, cứ thoải mái và không ngừng học hỏi, kiểm tra rồi thay đổi. 1 SỬ DỤNG CUỐN SÁCH NÀY NHƯ THẾ NÀO? Cuốn sách này giống như một hộp "dụng cụ" hữu ích. Sau đây bạn sẽ tìm thấy "các công cụ", tức những ý tưởng sâu sắc giúp bạn thử thách một số niềm tin thâm căn cố đế, đánh giá lại nhận thức của bạn, và biết cách sống thanh thản hơn, đàng hoàng hơn. Bạn sẽ tìm thấ y những bài tập hình dung, thiền định giúp bạn thư giãn, tập trung tâm trí và tạo ra một nguồn năng lượng tinh thần tích cực hơn. Ngoài ra còn có một số câu hỏi được soạn thảo nhằm thử thách và động viên bạn khi bạn tiến hành quá trình tăng cường nhận thức bản thân. Một số chương trong cuốn sách có chứa phần Hiểu biết. Mỗi một phần Hiểu biết lại kèm theo một chuỗi các Câu hỏi, Suy ngẫm và Hành động. Bạn có thể sử dụng sách này như sau: • Đọc và chiêm nghiệm điều đã sáng tỏ • Trả lời câu hỏi (tốt nhất là viết ra giấy) • Suy tư ngẫm nghĩ • Quyết định xem bạn sẽ làm gì, rồi sau đó tiến hành • Xem xét lại kết quả và xác định bạn học được điều gì qua đó Bạn không cần đọc hết cuốn sách theo thứ tự từng chương một từ đầu tới cuối, mà bạn có thể chọn bất kì ấ ồ chương nào bạn thấy thích, rồi đọc và thực hiện những bài tập được gợi ý. Hãy nhớ: học hỏi không phải là chuyện đọc cho hết thông tin, mà là chuyện thực hành, hành động. Cuốn sách nhắn nhủ với bạn bức thông điệp rằng: mỗi việc làm, mỗi hành động đề u bắt nguồn từ trạng thái nội tại của ta. Chính vì thế mà mọi điều trong sách này đều nhằm giúp bạn chọn lựa, tạo dựng và nuôi dưỡng trạng thái nội tại của bạn, nền tảng vững chắc quyết định thành công cho mọi việc. Hãy dành thời gian và chúc bạn tìm thấy niềm vui thích với tiến trình này. 2 LÀM CÁCH NÀO ĐỂ THƯ THÁI VÀ ĐIỀM TĨNH? Việc thư giãn tâm trí tốt hơn là đánh tennis, tản bộ trên núi hay nhâm nhi tách cà phê với bạn bè. Cốt lõi của việc học cách thư giãn chính là nghệ thuật chăm sóc bản thân ở cả 3 cấp độ - thân thể, tâm trí và tinh thần. Khi tinh thần chúng ta (tức tự ngã, chính chúng ta) được khai sáng, thì tự nhiên sẽ có sự thư thái. Bản tính tự nhiên của ta như bình an, yêu thương và mãn nguyện đích thực cũng được phục hồi. Đến lượt mình, nó trở thành nền tảng cho trạng thái khỏe mạnh về thể chất và hạnh phúc về tinh thần của chúng ta. Thế nên có câu nói rằng "Sự nghỉ ngơi không đến nhờ giấc ngủ, mà nó đến nhờ sự tỉnh thức!" Tuy nhiên, hiện vẫn tồn tại vô số chuyện nhầm tưởng kì khôi về phương pháp giảm stress và căng thẳng. Theo sau mỗi quan niệm này là cả một nền công nghiệp đồ sộ. Nhưng sự tiêu thụ những sản phẩm như đi nghỉ mát, dùng vitamin, áp dụng chế độ ăn kiêng đặc biệt, tập luyện thể dục, các trò giải trí... đều không phải là giải pháp triệt để. Chúng có thể giúp giảm nhẹ những căng thẳng tích luỹ trong cơ thể ta, nhưng lại không dạy cho ta biết nên nghĩ như thế nào, hay ứng phó ra sao cho hiệu quả trước sự đổi thay. Vì như bạn đã biết, stress là do cách ta nghĩ và phản ứng trước sự thay đổi và nhịp độ thay đổi. Trong một thế giới vội vã và thay đổi đến chóng mặt, giải pháp duy nhất là tăng cường khả năng ứng phó tương xứng với những thách thức của sự đổi thay. Điều đó có nghĩa là xây dựng sức mạnh nội tâm của chúng ta: sức mạnh của tinh thần chúng ta, của ý thức chúng ta, và tiếp đó là có khả năng ầ ề đương đầu, thích ứng và ứng phó tích cực hơn. Điều đó cũng có nghĩa là có khả năng mang sự thay đổi vào bên trong chính bản thân ta, trong tính cách của ta và ở mức độ sâu hơn nữa là làm rõ mục đích cuộc đời ta... nếu quả thực ta có một mục đích! Nếu chưa có cảm nhận về mục đích sống, thì ta cần dành thời gian tìm hiểu xem ta tồn tại trên cõi đời này để làm gì - và sống như thế nào. Nếu không, cuộc đời sẽ là một chuỗi những tai nạn, biến cố liên tục, và ta thấy mình thật nhỏ bé giữa thế giới và yếu đuối, bất lực trong việc lèo lái hướng đi của đời mình. Bạn hãy thử thực hiện mỗi ngày 2 lần những điều dưới đây trong 10 phút: Quyết định dứt khoát không làm gì cả trong vài phút. Tìm một nơi yên tĩnh và ngồi sao cho thật thoải mái. Nhắm mắt lại và bắt đầu thả lỏng một cách có ý thức từng cơ bắp trong cơ thể bạn từ ngón chân lên đến vùng trán. Hít thở chậm và tập trung vào hơi thở. Sau đó, hãy lắng nghe sự tĩnh lặng trong tâm trí bạn, hãy ý thức đến khoảng trống ở giữa những suy nghĩ của bạn thay vì để ý đến bản thân những suy nghĩ. Nếu có nhiều suy nghĩ xuất hiện làm gián đoạn, chỉ cần quan sát chúng, nhìn chúng đến, rồi để chúng đi - cứ tập trung vào khoảng trống giữa những suy nghĩ. Hãy thực tập và bạn sẽ nhanh chóng điềm tĩnh như ý muốn. 3 SỰ HÌNH DUNG XÂY DỰNG HÌNH ẢNH TÍCH CỰC VỀ BẢN THÂN Nguồn năng lượng mạnh nhất trong vũ trụ chính là năng lượng của tâm trí. Tất cả mọi thứ mà ta tạo ra - từ những đồ vật đơn giản nhất cho đến những triết lý phức tạp nhấ t - đều được hình thành, "thai nghén" từ trong tâm trí con người. Những hình ảnh và ý nghĩ mà bạn tạo ra từng khoảnh khắc đều tác động trực tiếp đến trạng thái cảm xúc và thể chất của bạn. Thử tưởng tượng bạn đang ăn xoài mà xem, bạn sẽ có ngay cái cảm giác chua chua ngọt ngọt trên đầu lưỡi và bắt đầu ứa nước miếng. Hoặc khi hình dung cảnh mình bị trượt chân và đang bám vào vách đá cheo leo trên một ngọn núi cao, bạn sẽ thấy lo lắng, thậm chí là sợ hãi nữa. Chìa khóa để thư giãn nằm ở chỗ chúng ta làm gì với tâm trí của mình. Giống như có một màn hình ti vi hay khung vải trắng của họa sĩ ở bên trong, tâm trí bạn sẵn sàng thể hiện bất kì hình ảnh hoặc ý tưởng nào bạn lựa chọn. Việc hình dung tưởng tượng một cách sáng tạo là cách sử dụng tâm trí có mục đích nhằm tạo ra những hình ảnh tích cực, và qua đó đạt được nhiều ứng dụng hữu ích, chẳng hạn như: Thư giãn Khi tạo ra những hình ảnh bình an và tích cực trong tâm trí, bạn gọi đến và đánh thức cảm giác về bình an nội tâm, giải tỏa căng thẳng và làm vợi nỗi lo âu. Chữa lành ấ ề Hiện nay có rất nhiều tài liệu dẫn ra các trường hợp bệnh nhân hình dung rằng họ hồi phục sức khỏe, hoặc sử dụng các biểu tượng và hình ảnh để tưởng tượng cách hệ thống miễn dịch của họ chiế n đấu và chiến thắng bệnh tật như thế nào. Khơi dậy sự thông thái nội tâm Tất cả chúng ta đều có một nguồn sáng và sự thật nằm ở đáy sâu ý thức - đôi khi được liên hệ với trực giác hoặc lương tâm. Sự hình dung tưởng tượng một cách sáng tạo giúp khai mở và làm lắng dịu tâm trí, nhờ đó ta có thể nghe thấy rõ hơn tiếng nói nội tâm và cho phép nó hướng dẫn ta. Thiết lập mục tiêu Khi bạn đề ra một mục tiêu nào đó cho bản thân, bạn có thể tạo ra một hình ảnh về các thành quả của mục tiêu ấy, đôi khi còn được biết đến như là trạng thái tương lai yêu thích/mơ ước. (Đây là mục tiêu thực sự chứ không phải là những ham muốn nhất thời). Từ đó, tầm nhìn này sẽ giúp bạn phân biệt điều gì có ích đáng làm để đạt được mục tiêu, và nếu thường xuyên nuôi dưỡng hình ảnh ấy bằng ý nghĩ tốt đẹp, chân chính, nó sẽ bắt đầu thu hút mọi nguồn lực cần thiết về phía bạn. Phục hồi lại sự sáng tạo và tập trung Cuộc số ng hiện đại thường khuyến khích chúng ta trở nên lệ thuộc vào sự sáng tạo của người khác, và hầu như chúng ta mất đi nhận thức về tầm quan trọng của việc tập trung tinh thần. Các phương tiện thông tin đại chúng và công nghệ giải trí phô ra trước mắt chúng ta những ý tưởng hay ho và đầy ấn tượng của một vài người nào đó, và thế là chúng ta bèn mặc cho chúng tuỳ ý làm ta hạnh phúc, phấn khích hay buồ n rầu. Hậu quả của sự lệ thuộc này là ta bị giảm sút khả năng sáng tạo, hệt như cơ bắp teo lại khi thiếu vận động và luyện tập thường xuyên vậy. ồ Sự hình dung mỗi ngày giúp phục hồi khả năng chú ý và tập trung năng lượng ý thức của chúng ta, ta lại trở thành chủ nhân của tâm trí mình. Nếu không làm được cho chính mình điều đó, ta sẽ dễ dàng bị người khác lôi kéo sự chú ý và gây ảnh hưởng lên sự sáng tạo của ta. Thế là chúng ta trở thành nô lệ cho trí tưởng tượng của người khác, rồi lại tự hỏi tại sao ta không cảm thấy thoải mái như ý muốn và tại sao ta cảm thấy ỉu xìu kiệt sức sau một bộ phim đầy những tình tiết éo le. Học cách mường tượng, hình dung, phát triển sự phóng khoáng về tư tưởng và tạo chiều sâu cho "con mắt bên trong" là nghệ thuật và cũng là trung tâm của mọi sự sáng tạo. Để giúp bạn phát huy năng lực hình dung, chúng tôi gợi ý 5 bài tập sau đây. Các bài tập được thiết kế sao cho bạn dễ dàng thực hiện, nhưng quan trọng hơn cả là bạn tự tạo ra những hình ảnh của riêng mình - nếu không, nó có thể lại biến thành một dạng lệ thuộc khác khiến ta tiếp tục rơi vào kiểu suy nghĩ lười biếng, cứ đi theo những gì sẵn có. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng các bài tập này làm mẫu để sáng tạo ra những hình ảnh khác cho riêng mình. 5 bài tập hình dung 1. Hình dung mình là bầu trời Bầu trời là một ẩn dụ tuyệt vời về sự vô hạn, bất tận. Thực chất, khả năng và nhận thức của mỗi chúng ta là vô hạn. Nhưng chúng ta đã được dạy để giới hạn mình lại ngay từ thuở nhỏ. Bài tập hình dung sau đây được thiết kế để giúp bạn xoá tan những giới hạn tự đặt ra, cùng những rào cản mà bạn đã dựng lên trong vũ trụ ý thức của mình. • Ngồi cho thoải mái, để lòng bàn chân chạm sàn hoặc nằm xuống rồi thư giãn... • Hít thở sâu hơn... • Thả lỏng toàn thân, giải phóng ra ngoài mọi căng thẳng trong từng cơ bắp... thư giãn từng phần một... thật sâu. • Hình dung thấy mình đang ngồi trên thảm cỏ xanh tươi... trên đầu là bầu trời xanh thẳm... trong trẻo... bao la... và trải dài vô tận... • Nhìn thấy bầu trời... và cảm nhận được sự cuốn hút của bầu trời... và để cho sự vô hạn thu hút mình... hình dung ấ ồ ề thấy mình nhẹ nhàng bay lên... trôi bồng bềnh trong không trung... lên cao dần... cao hơn và cao nữa... lên tận bầu trời... bầu trời mênh mông... xanh thẳm. • Lúc này, hình dung mình như đang vươn ra... trải rộng ra, rộng hơn... và rộng hơn nữa... tới khi trải rộng đến hết phía bên kia khoảng không gian bao la... như thể bạn đã hòa vào nền trời... giờ đây bạn đang vươn dài từ đầu này đến đầu kia chân trời... bạn chính là bầu trời... Không còn đường biên giới, rào cản nào đối với bạn nữa... bạn bao la... vô tận. • Bạn bao la... rộng lớn... không giới hạn... không khởi đầu... và cũng không kết thúc... • Giờ đây bạn ôm trọn cả thế giới vào lòng... nhẹ nhàng ôm ấp cả hành tinh trong sự mênh mông êm dịu, xanh thẳm của mình... như người mẹ nâng niu đứa con bé nhỏ... và như một người mẹ bạn cảm nhận tình yêu thương tự nhiên dành cho đứa con bé bỏng của mình... ánh sáng dịu êm tỏa ra từ sâu thẳm trong bạn. • Thi thoảng có những gợn mây lướt nhẹ qua... chúng chính là những ý nghĩ và cảm xúc của bạn... chúng đi vào nhận thức của bạn... nhưng giờ đây bạn đã quá rộng lớn và thấy chúng thật nhỏ bé, không đáng kể... chúng lướt qua mà bạn vẫn giữ nguyên được sự điềm tĩnh... bình an... thấy rõ toàn cảnh... tĩnh lặng... tĩnh tại. • Và rồi từ từ, bạn bắt đầu thu nhỏ lại, chầm chậm hạ xuống... trở về thế giới vật chất... thế giới của âm thanh và chuyển động không ngừng... • Giờ đây bạn có một nhận thức khác về bản thân... điềm tĩnh... lắng dịu... và bạn mang theo nhận thức ấy với mình suốt cả ngày... không gì có thể làm bạn bị xáo động mà bạn vẫn ý thức được mọi chuyện đang diễn ra xung quanh... cũng như những đám mây kia, mọi cảnh vật, sự kiện, con người, đến rồi lại đi. • Bây giờ bạn có thể thấy rõ ràng hơn điều gì cần làm, cần nói, và cần trao đi... mà hơn thế nữa, đằng sau những hành động, bạn vẫn giữ mình tĩnh lặng, tĩnh tại, rộng lớn và vô hạn. 2. Quà tặng trong vườn Thiên nhiên cũng có nhiều cách để biểu lộ và nhắc nhở chúng ta về vẻ đẹp và sức mạnh. Bài tập hình dung dưới đây sẽ giúp bạn nối kết với vẻ đẹp và sức mạnh ẩn chứa trong khu vườn tinh thần của riêng mình. • Hình dung thấ y mình đang thơ thẩn dạo chơi trong khu vườn tươi đẹp vào một ngày hè nắng ấm... mặt trời toả sáng rực rỡ và một làn gió mát mơn man khuôn mặt bạn... bạn ngập giữa muôn hoa và những lùm cây... tất cả rực lên muôn ngàn sắc màu rực rỡ như thể chúng đang hắt ánh sáng chói lọi của mặt trời vào mắt bạn vậy... ế ế • Bạn tiến đến một cái cây thật to đang đứng uy nghi ở góc vườn... • Bạn ngồi dưới gốc cây và cảm nhận sự mát dịu của tán lá... dáng vẻ uy nghiêm của nó mang lại cảm giác an lòng... thậm chí bạn còn có thể cảm nhận được từ cây toát ra một tinh thần thông thái... bạn có thể cảm thấy sự vững vàng đáng nể có được sau bao nhiêu dãi dầu mưa bão... • Bạn chầm chậm đưa tay lên và xoè tay ra... rồi khi nhìn xuống lòng bàn tay đang để trống, bạn ý thức rằng một chiếc lá xanh rộng bản đang từ từ rơi xuống tay bạn... bạn nhìn ngắm chiếc lá trong lòng bàn tay và khi ấy, bạn biết rằng cây có ý muốn mang tặng bạn món quà này... • Bạn chạm vào chiếc lá bằng tay kia... bạn cảm nhận được luồng năng lượng êm dịu và thanh bình trong chiếc lá chảy vào cơ thể và chảy vào sự sống của bạn... • Bạn ngước nhìn lên, và mỉm cười dịu dàng qua ánh mắt, bày tỏ lòng biết ơn và cảm kích yêu thương từ đáy lòng đối với cây... • Trong khoảnh khắc đồng cảm thầm lặng này, bạn trực tiế p trải nghiệm vẻ đẹp và nét hài hòa của mối giao cảm giữa tâm trí với thiên nhiên. (Hãy thực hiện bài tập hình dung này với những nơi khác trong khu vườn và khám phá quà tặng mà những "dân cư" khác của khu vườn muốn tặng bạn. Bài tập này giúp ta biết cách thưởng thức, trân trọng thiên nhiên và ý nghĩa của nó trong cuộc sống của chúng ta.) 3. Hồi tưởng Mỗi chúng ta đều từng có những lúc thư giãn vô cùng thoải mái - có thể là vào ngày nghỉ, lắng nghe một bản nhạc hay, hay khi ở bên một người bạn đặc biệt... Những khoảnh khắc ấy được lưu lại trong kí ức chúng ta và có thể giúp ta ấ khơi lại trạng thái bình an và thư thái dù ta đang ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào. Chúng ta không thể tái hiện lại một trải nghiệm trong quá khứ chính xác như nó đã từng xảy ra, nhưng ta có thể dùng nó làm nguồn để gợi lại trạng thái mà mình đã cảm nhận lúc đó. • Ngồi duỗi chân thoải mái trên ghế, hai bàn chân chạm sàn và nhớ lại một tình huống mà bạn cảm thấy thật dễ chịu và thư thái... dành ít phút để gợi lại... • Khi nhớ ra rồi, bạn làm cho cảnh tượng đó trở nên sống động, rõ ràng trên màn hình tâm trí bạn... hồi tưởng lại nơi chốn đó... nhìn thấy những màu sắc xung quanh... chọn lấ y từng màu sắc một, và điều chỉnh độ sắc nét cho rõ từng màu... • Giờ đây, nhớ lại những gì bạn đã nghe thấy... Có âm thanh gì nổi bật không? Nghe thấy những âm thanh ấ y trong tâm trí bạn... nếu đó là sự tĩnh lặng, nhớ lại xem nó êm ả như thế nào... • Giờ đây, nhớ lại nhận thức của bạn lúc đó... bạn cảm thấy thế nào... trong cơ thể mình... ở chân mình... nơi đầu mình... trong trái tim... trong tâm trí... lúc đó bạn có cảm nhận thấy hay là có bất kì cảm giác đặc biệt nào về sự thư thái hay không? • Giữ lấy cả hình ảnh về cảnh tượng cùng với cảm giác lúc đó trong tâm trí bạn, chọn ra một món đồ hoặc một vật tượng trưng rồi đưa vào khung cảnh đó - có thể là bất cứ thứ gì, một cái cây, một bông hoa, một chiếc cốc... • Bây giờ, đặt món đồ hoặc vật tượng trưng đó vào khung cảnh... Thấy rõ ràng nó đang ở đó và để nó thành biểu tượng của khung cảnh ấy cùng với những cảm giác ấy... Từ giờ bạn có thể dùng biểu tượng đó để khơi dậy cảnh tượng với những cảm giác êm đềm, thư thái ở bất cứ nơi đâu, bất kì lúc nào, chỉ mất một giây thôi. ề 4. Suy tư về mặt trăng Mỗi sự vật trong thiên nhiên đều như một biểu tượng hàm chứa ý nghĩa và tầm quan trọng nào đó. Mỗi một biểu tượng cũng giống như cánh cửa sổ mà qua đó chúng ta có thể trải nghiệm những ý nghĩa mới bằng ý thức của mình. Mặt trăng treo lơ lửng giữa trời đêm kia và dường như chỉ để phản chiếu lại ánh sáng của mặt trời. Vậy mà sự phản chiếu ấy lại đủ mạnh tới mức tác động được đến sự chuyển động của các đại dương trên trái đất này. Điều đó có ý nghĩa gì với bạn về mặt tinh thần không vậy? Bài tập hình dung dưới đây có thể đánh thức ý nghĩa biểu trưng của mặt trăng trong cuộc sống của bạn. • Ngồi thoải mái trong phòng với ánh sáng dịu, thư giãn cơ thể và tách sự chú ý khỏi mọi thứ xung quanh và hướng vào bên trong... • Bạn đang ở miền quê... lúc đã muộn vào một tối mùa hè yên ả... đêm dần buông xuống khi bạn tản bộ trên một con đường quê... • Con đường phía trước dẫn thẳng về phía mặt trăng đang lên cao dần trong trời đêm... khi trăng lên cao thêm, dường như điểm cuối con đường cũng dâng lên theo... • Tròn đầy và rạng rỡ, vầng trăng tỏa ánh sáng êm dịu xuống vạn vật và mọi thứ xung quanh bạn... ánh trăng mơn man khuôn mặt bạn, mềm mại, mịn màng như nhung... • Bước lên đoạn dốc, bạn ý thức hơn rằng ánh trăng hắt lên người bạn một thứ ánh sáng bàng bạc... khi ánh sáng toả rạng hơn, bạn nhìn xuống và bắt đầu thấy cơ thể mình cũng trở thành một nguồn sáng êm dịu và tan biến đi bên dưới bạn... bạn trở nên ý thức rằng mình giống như là một quả cầu ánh sáng nhỏ... • Bạn trôi bồng bềnh về phía mặt trăng, như thể bị hút vào một thanh nam châm... bạn lơ lửng trước quả cầu ánh ồ ắ ế sáng khổng lồ trắng bạc, tinh khiết này trong giây lát... bạn dâng lên cao, hòa vào ánh sáng... bạn cảm thấy như mình đang được bao bọc bởi ánh sáng trắng bạc, chói lọi, tinh khiết... Bạn cảm nhận sự mát dịu của nó quét qua và gột sạch con người bạn... bạn cảm thấy mình đang giải phóng mọi căng thẳng, lo lắng đã mắc kẹt lâu ngày trong kí ức, những lối mòn suy nghĩ, những cảm xúc luẩn quẩn... Tất cả những mối lo âu, phiền muộn tan biến đi như mật ong hũa tan trong nước ấm... Bạn vẫn tiếp tục trôi bồng bềnh trong ánh sáng tinh khiết và yên bình này như thể nó đang ôm lấy bạn... cảm thấy nó đang rót đầy bạn một sự bình an, hài lòng, mãn nguyện mà từ trước tới giờ bạn chưa từng trải qua... • Bạn trôi bồng bềnh trong chốc lát, cứ để ánh sáng tiếp thêm sức mạnh cho bạn, thanh lọc bạn, chữa lành cho bạn... • Rồi bạn bắt đầu nhẹ nhàng lùi lại... trôi ra xa, và trôi xuống con đường bên dưới... khi bạn đáp xuống con đường, cơ thể bạn xuất hiện trở lại và bạn lại có thể nhìn thấy và cảm thấy bộ "quần áo" cơ thể... • Bạn quay lại và bắt đầu bước xuống đường, trở về với cuộc sống thực tại... tươi tỉnh, căng tràn sức sống mới, thư thái hơn lúc nào hết... Và bạn nhận thấy cái tâm trí ồn ào chộn rộn của mình giờ đã lắng lại, điềm tĩnh hơn và sáng sủa hơn. 5. Khuôn mặt thông thái Mỗi người chúng ta là một cái hộp chứa đựng sự thật vĩnh hằng về một con người. Đó là những hiểu biết trực giác sâu xa về điều chúng ta là ai, vượt ngoài những nhãn mác mà chúng ta gán cho nhau, và vì sao chúng ta lại ở đây - chúng ta ở đây để làm gì. Lắ ng nghe người hướng dẫn bên trong chúng ta - trực giác - và học cách tin tưởng nó trở lại chính là điều cần thiết để thức tỉnh tinh thần đích thực của chúng ắ ầ ế ta. Bài tập hình dung sau sẽ giúp bạn bắt đầu một tiến trình thức tỉnh. • Tìm lấy một góc yên tĩnh dù bạn đang ở bất cứ đâu, nhắm mắt lại và hình dung thấy mình đang đứng bên bìa rừng... bạn thấy một con đường dẫn vào rừng và quyết định bước vào khám phá... • Khu rừng rất rậm rạp và khi bạn tiến sâu vào, nó trở nên tối đi và tối hơn đến nỗi bạn khó có thể nhìn thấy được gì... rồi một tia sáng xuất hiện ở phía trước... bạn tiến lại đó, và khi tiến lại gần, bạn thấy một khoảng trống nhỏ giữa rừng... bạn có cảm giác như mình đã ở trong bóng tối quá lâu nên ánh sáng này khiến bạn phải nheo mắt lại... • Bạn ngồi xuống và nhìn vào khoảng rừng trống một lúc cho mắt quen dần với ánh sáng... Thế giới xung quanh trở nên hoàn toàn tĩnh lặng khi bạn tiến vào khoảng không gian rộng mở ấy... bạn đứng tắm mình trong ánh sáng... cỏ dưới chân bạn mơn mởn và mượt mà... • Bạn có thể nhìn thấy lối vào một cái hang nhỏ cách đó khoảng mươi mét... bạn tiến lại gần hang và nhận thấy có một gương mặt đang nhìn về phía bạn... bạn không hề sợ hãi bởi khuôn mặt ấy đang dịu dàng mỉm cười với bạn, một nụ cười hiền từ nhất như thầm nói "Ta đang đợi con"... • Đó là gương mặt hiền hậu và thông thái của một bà lão... mặc dù nét mặt bà đã già nua và hằn lên nếp gấp thời gian, nhưng đôi mắt vẫn ánh lên sự tốt bụng, hiền từ... ngay lập tức, bạn cảm thấy bà giống như một người bạn... dường như bạn đã biết bà từ rất lâu rồi... • Bạn ngồi xuống trước mặt bà và toàn tâm toàn ý sẵn sàng lắ ng nghe những gì bà sắp nói với bạn... bạn biết bà có vài lời khuyên nhủ riêng tư... và bạn biết mình cũng có vài câu hỏi muốn bà giải đáp... ồ • Bạn đặt câu hỏi rồi im lặng, chờ đợi... • Chỉ giây lát sau, nhưng có vẻ lâu như cả một đời người, bà bắt đầu trò chuyện với bạn và bà nói... • ...hãy lắng nghe và nghe rõ những gì bà sắp nói... (Cầm lấy một cây bút và tờ giấy rồi viết ra những điều bà đã nói) 4 VIẾT NHẬT KÝ Mối quan hệ quan trọng nhất trong cuộc đời là mối quan hệ ta có với "bản thân" chúng ta. Không may là, chúng ta không được dạy để biết và hiểu về bản thân. Chẳng có ai dạy ta làm thế nào để vun đắp mối quan hệ đó cả. Viết nhật kí hoặc ghi chép là một trong những cách hiệu quả nhất để tạo dựng mối quan hệ với bản thân. Mục đích của việc viết nhật kí là làm sáng tỏ xem bạn suy nghĩ, cư xử như thế nào và tại sao lại thế trong những trường hợp nhất định và cách bạn ứng phó trước những sự việc đã xảy ra để rút kinh nghiệm về sau. Việc viết nhật kí mỗi ngày giúp ta khám phá ra nhiều niềm tin, cách hiểu đã được khắc sâu trong tiềm thức mà hiện tại đang chi phối cách nghĩ, cảm xúc và theo đó là hành vi của ta. Nó cũng cho phép chúng ta thấy rõ các thói quen suy nghĩ và cảm nhận đã hình thành trong quá khứ nhưng giờ đây hoàn toàn không còn phù hợp nữa. Viết ra những ý nghĩ và cảm giác của bạn về một vấn đề đang diễn ra hay một tình huống khó khăn nào đó, hoặc đơn giản chỉ là những cảm xúc nhất thời, thì cũng giống như đang trò chuyện với mình vậy. Đôi khi chúng ta nhận thấy mình đang trò chuyện với chính mình, có thể trong lúc đang tắm, hoặc khi đi dạo một mình. Hầu hết chúng ta có những cuộc đối thoại thầm lặng trong đầu, khám phá những dòng suy nghĩ khác nhau, thi thoảng lại chìm sâu vào một ý tưởng nào đó và trải qua những ắ khoảnh khắc kì diệu bừng lên một sự sáng tỏ và khám phá mới lạ, khi chúng ta thấy điều gì đó mới mẻ và sâu sắc. Viết nhật kí cũng tương tự như một kiểu trò chuyện và thám hiểm nội tâm. Nhưng trên hết, nó giúp chúng ta tạo được mối quan hệ thân tình, yêu thương với bản thân. Mặc dù chúng ta thường mất cả đời bị ảnh hưởng bởi các loại máy móc, những thứ đồ chơi công nghệ, những thú tiêu khiển, giải trí và nhiều thứ khác, nhưng xét đến cùng, còn gì hấp dẫn hơn việc khám phá thế giới riêng của mình và tiến tới hiểu biết về "bản thân" chúng ta đây? Thực hành viết nhật kí có thể giúp bạn: • Nâng cao nhận thức về bản thân • Phát hiện ra những niềm tin sâu xa đang tác động đến suy nghĩ và hành động của bạn • Có được sự rõ ràng về các dạng cảm xúc đang ảnh hưởng đến suy nghĩ và quyết định của bạn, hoặc đang cản trở khả năng giữ cho đầu óc/tâm trí của bạn sáng suốt. • Thấy rõ tại sao những cảm xúc ấy lại đang hiện diện • Hiểu ra bạn có thể giải tỏa những cảm xúc đó và thay thế chúng bằng những cảm tích cực hơn Để có thể thư giãn và sống tốt hơn, có cái nhìn tích cực hơn về bản thân, chúng ta cần biết tất cả những điều này. Tuy nhiên, chúng ta lại thường có khuynh hướng né tránh bản thân, và lảng tránh trách nhiệm đối với những cảm xúc do chính mình tạo ra, thể hiện qua cách phản ứng của chúng ta trước con người và tình huống, chẳng hạn như trách móc, đổ lỗi cho người khác và hoàn cảnh vì tất cả những gì ta cảm thấy. Qua những bài học trong sách này, sẽ có một số câu hỏi giúp bạn bắt đầu đi vào tiến trình khám phá và rút ra bài ố ầ học từ trải nghiệm hàng ngày. Một số câu hỏi yêu cầu bạn nhìn lại những trải nghiệm trước kia nhưng đa số các câu hỏi đều tập trung vào hiện tại. Tốt nhất nên viết nhật kí vào buổi tối. Nếu bạn không thích dùng những câu hỏi được gợi ý ở đây, bạn có thể chọn một trong những kĩ thuật viết nhật kí sau. Khi bạn viết nhật kí, hãy viết lên giấy bất cứ điều gì đang tuôn ra trong đầu và để dòng kí ức trong ngày tự động tuôn trào. Tuyệt đối tránh sửa đổi, bình luận hoặc phân tích. Hãy tưởng tượng bạn đang rấ t muốn lắng nghe chính bạn để hiểu mình hơn. Sau một thời gian, bạn sẽ nhận thấy công việc này trở nên dễ dàng mà lại hiệu quả. Nhớ viết ra ngày tháng cụ thể. Bảo đảm nhật kí của bạn được cất ở một nơi thật riêng tư, thỉnh thoảng bạn có thể lấy ra đọc lại, xem bạn đã viết những gì và học được gì qua đó. Những đề nghị khi viết nhật kí: • Trong vòng 5 - 7 phút, viết ra tất cả những sự kiện, cảm xúc và cảm giác, rồi tạm ngừng và xem lại những gì bạn đã viết - bạn học được gì trong ngày hôm nay? • Lựa chọn những đề tài thực tế để khơi dậy ý thức. Theo bạn, đề tài này tượng trưng cho điều gì? Những hiểu biết sâu sắc nào ẩn chứa qua đề tài ấy - làm cho bạn có cảm giác sâu lắng? • Đặt câu hỏi - Điểm mạnh và Điểm yếu - tay phải (tượng trưng cho mặt mạnh, trội, ưu thế) đặt câu hỏi và tay trái (kém ưu thế) trả lời. Suy ngẫm, khám phá, biểu lộ, giải quyết và thư giãn Mỗi ngày chúng ta đều có ít nhiều những khoảnh khắc lo lắng. Chúng ta có khuynh hướng chấp nhận điều này như là một phần của cuộc sống mà không mấy khi chịu tìm hiểu và giải quyết. Những khoảnh khắc lo âu cỏn con đó ố ấ ấ rốt cuộc đã lớn lên và bất chợt chúng ta cảm thấy đau khổ hay tức giận. Trả lời thành thật những câu hỏi sau đây, bạn có thể lấy lại sự sáng suốt để thấu hiểu bất cứ tình huống nào và từ đó tìm ra hướng giải quyết hiệu quả. (Hãy ghi nhớ quy tắc vàng: Người khác không bao giờ là nguyên nhân của mọi rắc rối.) • Hôm nay bạn bị stress nhất lúc nào? • Bạn nghĩ nguyên nhân gì khiến bạn bị stress? • Hãy kể lại xem bạn đã cảm thấy thế nào? • Bạn nghĩ tại sao mình lại đáp trả theo cách đó? • Hành vi đáp lại lý tưởng nhất có thể là...? 5 BẠN SẴN SÀNG "GIẢM NHỊP ĐỘ" CHƯA? Ngày nay, phần lớn chúng ta nhiễm phải căn bệnh coi tốc độ là thượng đế và để cho cuộc sống của mình bị điều khiển theo nhịp điệu của chiế c đồng hồ. Tốc độ cũng như cường độ công việc cứ liên tục xoay tít khiến chúng ta cảm thấy như thời gian đang không ngừng tăng tốc. Chính điều này tạo nên ảo tưởng rằng chúng ta cần làm việc hơn nữa, cần tích lũy nhiều hơn và phải vươn lên vị trí cao hơn người khác thì mới mong có được hạnh phúc và sung túc. Hệ quả là chúng ta phải khổ sở vì một trong những chứng bệnh phổ biến nhất hiện nay, chẳng hạn như BSE (Be Someone Else - Hội chứng Là Người Khác), nghĩa là ghen tị, tham vọng và cố ganh đua với những thành công của người khác. KIỂM TRA CHÍNH MÌNH: BẠN CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI "NGHIỆN HỐI HẢ" KHÔNG? Sau đây là bài trắc nghiệm đơn giản giúp bạn tự chẩn đoán chứng "nghiện hối hả" của bản thân. Bạn hãy tự cho điểm theo mỗi tình huống: điểm 1 cho những điều hiếm khi xảy ra, và điểm 10 cho tình huống xảy ra thường xuyên. Sau đó, bạn cộng toàn bộ số điểm lại và đánh giá kết quả "bệnh tình" của mình. 1. Bạn luôn phấn đấu để có một thể trạng tốt hơn. 2. Bạn chỉ có dưới 20 phút mỗi ngày cho gia đình mình. 3. Bạn luôn muốn cải thiện lối sống của mình. 4. Bạn luôn thấy mình có quá nhiều việc phải làm. 5. Bạn luôn chạy đua với thời gian. 6. Bạn chưa bao giờ biết hài lòng với những thành quả mình đạt được. 7. Bạn quan tâm nhiều đến số lượng hơn chất lượng. 8. Bạn luôn lập danh sách, những bản liệt kê. 9. Bạn cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc. 10. Bạn chưa bao giờ biết thư giãn hơn 10 giây mỗi ngày. 11. Cơ bắp của bạn luôn bị căng và đơ cứng. 12. Bạn đánh giá thành công của mình căn cứ vào những gì người ta nghĩ về bạn. 13. Bạn cảm thấy mình chẳng bao giờ có đủ thời gian. 14. Bạn luôn mệt mỏi. 15. Bạn luôn là người chấm dứt cuộc họp hoặc là người đầu tiên rời khỏi cuộc họp. 16. Bạn luôn tìm cách vượt qua chiếc xe trước mặt trên những con đường chỉ có một làn xe. 17. Bạn ghét đứng xếp hàng chờ đợi. 18. Bạn thường xuyên khó chịu mỗi khi máy vi tính chạy chậm vài giây để xử lý thông tin. 19. Bạn luôn cảm thấy việc nấu nướng tốn quá nhiều thời gian. 20. Bạn vừa ăn uống, vừa tranh thủ xem ti vi hay đọc sách báo. Đánh giá kết quả: ấ ề 0 - 50: Bạn là người rất điềm tĩnh. 50 - 100: Hơi nóng lên một chút rồi đó, cẩn thận nhé! 100 - 150: Thay đổi ngay trước khi quá muộn. 150 - 200: Nhảy ra khỏi chảo mau! VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ... Bởi vì không ai khác ngoài chính bản thân mình tạo ra những dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh "nghiện hối hả" này nên cái giá phải trả là chúng ta tự tạo ra đau đớn như lo lắng, mất ngủ, hoang mang, tính khí thất thường, khả năng miễn dịch yếu, suy nhược, thường xuyên cảm thấy thất vọng, bất lực, luôn lo lắng về tương lai, thiếu kiên nhẫn, tiêu hóa kém... Tất cả những thứ này cuối cùng có thể dẫn tới những chứng bệnh trầm kha. Sau đây là một số cách thức đơn giản bước đầu giúp bạn thoát khỏi tình trạng hối hả, vội vã và lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. GIẢM NHỊP ĐỘ DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BĂT ĐẦU 1. Nhấn nút "Dừng" Trong ngày, dành ra ba lần, đơn giản là chỉ cần dừng lại và chủ động thư giãn cơ thể và tâm trí trong vòng hai phút. Trong hai phút đó, thả lỏng toàn thân và lặp lại nhiều lầ n những câu khẳng định nhẹ nhàng và ngắn gọn như "Tôi thực sự bình an và dễ chịu", đồng thời hình dung mình thật nhẹ nhàng, bình an như một đám mây hay một ngôi sao... 2. Biết chấp nhận Hãy học cách chấp nhận rằng mọi thứ đang diễn ra quanh bạn là những điều hẳn sẽ phải xảy ra lúc đó. Những gì xảy ra đã qua đi và không thể thay đổi được, còn điều gì phải ế ế ế ấ ế đến sẽ đến. Biết chấp nhận là con đường dẫn đến bình an. 3. Lựa chọn những việc ưu tiên Kiểm tra danh sách những việc cần làm trong ngày và đảm bảo rằng trong đó có những việc mà bạn thực sự thích làm, bạn cảm thấy vui, thoải mái khi thực hiện việc đó (nên chọn công việc nào đó năng động và sáng tạo chứ không phải là xem ti vi đâu nhé!). 4. Đọc những lời thông thái về tinh thần Suy nghĩ tích cực là thức ăn bổ dưỡng cho tâm trí. Do vậy, mỗi ngày, hãy dành ra một phút để đọc một châm ngôn sáng suốt rồi suy ngẫm về ý đó. 5. Tập hít thở Giờ nghỉ trưa, hãy dành ra 5 phút tập trung hít thở sâu và chậm rãi. 6. Thể hiện lòng biết ơn Mỗi tuần, hãy viết vài dòng tỏ lòng biết ơn tới ít nhất một người. Điề u này giúp chuyển đổi thói quen ưa đòi hỏi và "thu vén" thành trao tặng, điều này khiến bạn thực sự thanh thản và vui thích hơn, chưa nói là lành mạnh hơn rất nhiều. 7. Tập luyện thể dục Lập kế hoạch tập thể dục ba lần mỗi tuần. Đừng bao giờ quên ai là người quan trọng nhất trong đời bạn! Bạn sẽ chẳng thể nào giúp đỡ được ai nếu như bạn không biết chăm sóc cho chính bản thân mình. Hãy quan tâm đến mình. Chăm sóc chính bản thân mình. GIẢM NHỊP ĐỘ NÂNG CAO Khi bạn cảm thấy phương pháp Giảm nhịp độ dành cho người mới bắt đầu có tác dụng và tạo ra sự khác biệt so với trước, hãy bắt đầu tiến hành những "chiến lược" cao cấp sau đây: (Lưu ý: Mỗi lần chỉ nên thực hiện một gợi ý và tập trung vào đó cho đến khi cảm nhận được kết quả rõ ràng.) 1. Chấp nhận bản thân Hiện tại, bạn đang là chính mình! Bạn là kết quả của từng khoảnh khắc cuộc đời mình cho tới lúc này đây. Bạn không thể đổi thay được quá khứ. Hãy chấp nhận quá khứ, chấp nhận bản thân như bạn hiện tại, cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Bạn chỉ có thể thay đổi tốt cho tới khi biết chấp nhận mình. Những người nghiện hối hả luôn luôn có tâm thế chống đối lại điều gì đó. Đây là thói quen sâu nhất ở họ, do đó bước đầu tiên để giảm nhịp độ là học cách chấp nhận. Phương pháp: Hai lần mỗi ngày, hãy tạm dừng mọi hoạt động và tự nhủ với bản thân: Giờ đây, tôi hoàn toàn chấp nhận mọi chuyện, chấ p nhận mình và chấp nhận những cảm nhận của bản thân lúc này. Lời khẳng định tích cực: Tôi đón nhận vẻ đẹp của khoảnh khắc hiện tại mình đang sống và hòa vào dòng chảy cùng toàn bộ thế giới xung quanh. 2. Thấu hiểu bản thân Giờ đây, hãy dành ra chút thời gian để khám phá bản thân, con người thật của bạn chứ không phải là con người mà người khác hay xã hội đang thấy hay kì vọng ở bạn. Hãy vun trồng nhận thức về bản thân, nhận ra các "nhãn mác" bạn thường tự dán cho mình, rồi "bóc gỡ" từng cái xuống. Chúng chẳng phải là bạn. Nế u cứ đồng nhất mình với chúng, chúng sẽ thống trị cuộc đời bạn. Nếu bạn không ngừng suy nghĩ về công việc sau khi đã rời chỗ làm, nghĩa là bạn đã đồng nhất mình với "cái nhãn công việc". Hãy gỡ bỏ chúng đi, đó chẳng qua chỉ là vai trò chứ không hề là con người thật của bạn! Phương pháp: Học cách thiền định và đưa mình vượt lên khỏi những "nhãn mác" công việc, chức vụ, văn hóa, quốc tịch, niềm tin... Lời khẳng định tích cực: Tôi là một tâm hồn tự do. Không một chiếc hộp hay nhãn mác nào có thể "đóng khung" tôi được. 3. Hài lòng về bản thân Hãy bắt đầu tạo dựng thói quen hài lòng với chính mình. Điều này sẽ giúp bạn tự do khỏi mong muốn được người khác thừa nhận. Người nghiện sự hối hả luôn muốn được người khác nhìn thấy mình đang nỗ lực và thành đạt. Đây thường là một dấu hiệu chắc chắn nhu cầu muốn được người khác thừa nhận. Phương pháp: Bắt đầu tự trấn an mình và tự nhủ "Tôi thực sự là người tốt". Hãy nhắc nhở mình mỗi ngày "Tôi không cần ai bảo rằng tôi là người tử tế thì tôi mới thấy hài lòng về bản thân." Lời khẳng định tích cực: Tôi là một người dễ mến và đáng quý. 4. Truyền sức mạnh cho bản thân Ngừng đổ lỗi và than vãn. Điều này chỉ rút cạn năng lượng của bạn mà thôi. Hãy chấm dứt việc tiêu hao năng lượng đó và đừng phí phạm sức mạnh của mình. Hãy chịu trách nhiệm cho tất cả những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Vun đắp bình an và sức mạnh nội tâm để chẳng còn tình huống hoặc sự kiện nào có thể lay chuyển hay tác động đến bạn được nữa. Phương pháp: Tự nhận thức - kiểm tra bản thân cuối ngày xem bạn đã nhận trách nhiệm cho suy nghĩ, thái độ và hành động của mình đến mức nào. Lời khẳng định tích cực: Tôi làm chủ mọi phản ứng của tôi và lựa chọn giữ mình bình tĩnh, ôn hũa trong mọi tình huống. 5. Hoàn thiện bản thân Đây là thời điểm để bắt đầu học lại. Không phải là tiếp thu thêm các dữ kiện, thông tin mà học cách thay đổi và phát triển bản thân mình. Học cách khám phá và bộc lộ những phẩm chất bẩm sinh cũng như những khả năng tiềm ẩn và cách để phát triển những tiềm năng đó. Phương pháp: Học và thực hành những phương châm thông thái. Tìm hiểu những giá trị tinh thần và áp dụng giá trị ấy vào công việc, vào các mối quan hệ gần gũi của bạn. Lời khẳng định tích cực: Tôi tiếp tục học hỏi và làm lớn mạnh thêm năng lực, tính cách của mình mỗi ngày. 6. Lắng dịu Một vài giây phút trong tĩnh lặng là điều rất cần thiết cho trải nghiệm nội tâm hàng ngày. Mỗi ngày bạn nên dành thời gian để tập trung vào bản thân, thư giãn và nhận ra bình an luôn hiện diện ngay trong bạn. Sự bình an nội tâm này làm tươi mới, truyề n sức mạnh và không thể thiếu cho quá trình sáng tạo. Ngay cả những người nghiện sự hối hả cũng có sẵn bình an nội tâm. Khi khám phá lại sự bình an đó, họ sẽ không còn cuống cuồng, vội vã nữa. Phương pháp: Dành ra những khoảnh khắc cố định cho việc thiền định hoặc hình dung thư giãn. Rồi tạo ra trạng thái điềm tĩnh tự ý thức về mình trong cuộc họp, nơi làm việc hay khi giao tiếp với người khác. Lời khẳng định tích cực: Tôi bình an với chính mình, với mọi người và với toàn thế giới. 7. Là chính mình "Là" chính mình thì quan trong hơn "làm" gì đó. "Sống" quan trọng hơn là chỉ hành động. Nếu đánh mất chính mình trong những hoạt động liên tu bất tận, bạn sẽ không ầ bao giờ tạo được cho mình một trạng thái tinh thần tự nhiên - bình an, yêu thương, hạnh phúc... Thay vì sống có ý thức, bạn sẽ thấy mình trốn tránh cuộc đời bằng cách hoạt động không ngừng. Trước tiên, đơn giản hãy tự hỏi "là chính TÔI" có nghĩa gì? Hoặc "Trạng thái tinh thần tự nhiên của tôi là gì?" Bạn không cần phải "vật lộn" với những câu hỏi này. Chỉ cần đặt ra, suy ngẫm về nó, và viết ra bất cứ điều gì xuất hiện trong tâm trí. Rồi ngày hôm sau, dành ra vài phút để quay lại với chúng. Hình thành những phản ứng mới một cách chậm rãi và rõ ràng theo cách này. Đừng ngần ngại đầu tư thời gian cho công việc này. Khi làm như vậy, hình ảnh về BảN THÂN sẽ hiện ra rõ ràng trong tâm trí, và qua thời gian, nếu được nuôi dưỡng thường xuyên bằng năng lượng suy nghĩ tích cực, hình ảnh ấy sẽ bước ra thành hiện thực. Phương pháp: Lấy ra một tờ giấy và bắt đầu trả lời những câu hỏi trên. Lời khẳng định tích cực: Tôi là... (tạo ra hình ảnh về chính bạn). 6 LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ? Có hai loại thời gian - thời gian đo được bằng chiếc đồng hồ và "thời gian thật" hay là thời gian trải nghiệm. Đồng hồ chỉ đơn thuần là một chiếc máy, một sáng chế của loài người để đo khoảng cách giữa hai sự kiện. Đồng hồ đeo tay cũng như đồng hồ treo tường đều không cho chúng ta biết "thời gian thật", tuy vậy chúng ta lại biến nó thành chủ nhân của mình và nhìn vào đồng hồ còn nhiề u hơn là nhìn vào nhau. "Thời gian thật" chính là trải nghiệm của chúng ta. Bạn có bao giờ để ý thấy rằng cả một ngày có thể trôi vèo đi khi mình phải làm cả trăm thứ việc, nhưng một ngày cũng có thể dài lê thê khi bạn nghĩ mình chẳng có gì để làm. Chúng ta không thể kiểm soát sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và các vì tinh tú, chúng ta không thể dừng đoạn thời gian do chiếc kim đồng hồ chỉ báo như theo quy ước, nhưng chúng ta có thể kiểm soát được những trải nghiệm của bản thân mình. Quản lý "thời gian thật" không đơn thuần là sắp xếp tốt mà còn liên quan đến trạng thái tâm trí, hay trạng thái tồn tại của chúng ta. Những Hiểu biết sau sẽ trình bày lý do tại sao việc quản lý "thời gian thật" cũng chính là quản lý cuộc đời, quản lý bản thân đúng nghĩa hay quản lý trạng thái tồn tại của chúng ta. HIỂU BIẾT 1: NIỀM VUI LAO ĐỘNG Bạn có yêu thích những gì mình làm không? Khi bạn thích thì thời gian không thành vấn đề gì. Bạn sẽ bị cuốn hút vào ế ế ề việc mình làm đến mức hiếm khi dừng lại để nghĩ về thời gian. Chúng ta thường hay nghĩ mình "phải" đi làm bởi vì chúng ta xem công việc là lao động cực nhọc, một hình thức "lao dịch" mà mình phải chịu đựng. Chúng ta hiếm khi hiểu được ý nghĩa thực sự của công việc. Vậy thì công việc là gì? Có phải là thứ chúng ta lấy làm nguồn vui, hoặc là cơ hội để trao đi niềm vui không? Lâu nay, chúng ta thường bị quy định là nhìn nhận công việc như một hoạt động cần thiết để chi trả cho những thứ "tốt đẹp" trên đời. Chúng ta coi đó là chỗ chúng ta phải đến để kiếm được cái gì đó, thường là tiền bạc. Và vì thế mà nhiều người chúng ta thường "để trái tim ngoài ngưỡng cửa", và miễn cưỡng làm việc mình phải làm - với một mắt này để vào công việc còn mắt kia dòm vào chiếc đồng hồ. Toàn bộ quá trình làm việc trở thành quá trình lấy, và chúng ta ít khi trao bản thân mình cho công việc. Khi bạn làm những việc mình yêu thích, bạn làm với tình yêu thương... với niềm vui... và làm một cách tự nguyện. Bạn mang niềm vui đến cho công việc, chứ không phải công việc đang cho bạn cái này cái nọ. Và thời gian sẽ không còn là vấ n đề nữa. Câu hỏi: Bạn có đang làm những việc mình yêu thích không? Bạn có làm hết mình không? Nếu không thì bạn thích làm gì, hoặc là có việc gì mà bạn muốn dành hết thời gian, sự chú ý và công sức vào đó? (ở đây, "làm" có nghĩa là hành động mang tính sáng tạo, giao tiếp với người khác, chứ không giống như việc ngồi một chỗ xem truyền hình.) Suy ngẫm: Hình dung bạn đang kiếm sống bằng công việc mình yêu thích. Cụ thể đó là việc gì? Hành động: Bạn có thể bắt tay vào làm gì để chuyển từ công việc hiện tại sang công việc mang đến cho bạn niề m say mê, hứng thú hơn? (Hãy nhớ rằng có hàng ngàn người ngoài kia quyế t tâm và đã tìm được việc mình yêu thích và họ kiếm sống được với công việc đó!) HIỂU BIẾT 2: CHUYỂN ĐỔI NIỀM TIN Trong thực tế, thời gian không phải là một món đồ có thể quản lý được vì nó không hiện hữu một cách độc lập, mà chỉ có những chuỗi sự kiện luôn diễn ra trong cuộc số ng, và sự kiện sẽ cho chúng ta biết thời gian đã trôi qua. Do vậy, quản lý thời gian thực ra là quản lý sự kiện. Phần lớn các sự kiện trong cuộc đời chúng ta đều có liên quan đế n những người khác. Vì vậy, quản lý thời gian cũng có nghĩa là quản lý sự kiện, quản lý con người. Nhưng thật ra chúng ta không thể quản lý được người khác. Chúng ta chỉ có thể quản lý cách phản ứng của mình đối với họ. Một trong những niềm tin sâu sắc nhất là tin rằng mình có thể kiểm soát được người khác. Chúng ta học được niềm tin này do quan sát thấy cha mẹ và thầy cô giáo của mình cố gắng kiểm soát con cái hay học sinh. Nhưng sự thật là không thể nào kiểm soát được con người. Chúng ta chỉ có thể ảnh hưởng đến họ mà thôi. Mối quan hệ nơi công sở cũng có thể được xem là một dạng quản lý được bằng cách ảnh hưởng. Lúc chúng ta cảm thấy thất vọng về ai đó nghĩa là ta đang cố gắng kiểm soát họ. Và ngay khi họ nhận ra điều đó, họ nhanh chóng dựng lên "lớp tường rào" phòng thủ để chúng ta không thể xâm nhập vào, và trong hoàn cảnh đó, ta có rất ít khả năng ảnh hưởng đến họ. Tất cả là vì một niềm tin đã được tập thành và được khắc ghi sâu đậm vào tiềm thức, rằng chúng ta có thể kiểm soát người khác, điều thực sự không thể kiểm soát được. Hệ quả là điều đó giết chết khả năng hợp tác để hoàn thành tốt công việc cùng mọi người, đồng thời để lại trong mình nỗi bực tức và căng thẳng, rồi lại băn khoăn tại sao thế giới không cùng hòa một nhịp với mình. Điều này cuối cùng cũng dẫn đến một hiểu biết sáng suốt nhưng nghe có vẻ nghịch lý: Càng cố gắng kiểm soát, chúng ta càng có ít ảnh hưởng, còn nếu càng ít cố gắng kiểm soát bao nhiêu, chúng ta càng có ảnh hưởng bấy nhiêu. Câu hỏi: Bạn thường thấy bực tức và thất vọng về hai người nào trong cuộc đời mình? Tại sao bạn cứ cố kiểm soát họ? Suy ngẫm: Bạn hình dung mình sẽ làm gì khác trước (hay cư xử khác đi) để thay đổi từ chỗ cố gắng kiểm soát người khác thành có ảnh hưởng tích cực với họ? Hành động: Bạn sẽ thử nghiệm cách phản ứng mới mang tính ảnh hưởng này ở đâu và với ai? HIỂU BIẾT 3: TRUNG THỰC VỚI LỰA CHỌN ƯU TIÊN Nếu bạn khởi động một ngày với quá nhiều nhiệm vụ cho dù bằng giấy tờ hay trong đầu mình thì bạn phải đối mặt với thử thách lựa chọn công việc ưu tiên. Chúng ta sẽ dành thời gian và sự chú ý cho việc gì trước? Bốn tiêu chí để chọn ra công việc ưu tiên: quan trọng, không quan trọng, khẩn cấp và không khẩn cấp. Tuy nhiên, thử thách thực sự không nằm ở chỗ phân loại nhiệm vụ ưu tiên, mà là tính trung thực trong mọi việc ta làm trong ngày. Chúng ta mắc phải một trong những thói quen thâm căn cố đế là làm cho chuyện chẳng đáng gì trở nên thật hệ trọng, chỉ vì chúng ta muốn lảng tránh thực hiện những việc quan trọng. Công việc quan trọng thường là một bài tập khó đòi hỏi tập trung năng lượng cao độ. Chẳng hạn như học trò cố tình tránh né phải học bài chuẩn bị cho kì thi (rất quan trọng) bằng cách vội vã đi gặp người thân về một việc cỏn con nào đó (việc không quan trọng đến mức như vậy). Người quản lý tránh triệu tập cuộc họp (quan trọng) bằng cách khẩn thiết kiểm tra lại báo cáo kế hoạch sản phẩm (chưa quan trọng). ằ Người cha tránh dành thời gian cho con (quan trọng) bằng cách kéo dài thời gian ở văn phòng (không cần thiết). Chúng ta có thể lựa chọn ra điều ưu tiên cần làm, tuy nhiên sẽ không có sự khác biệt tích cực nào trong cách sử dụng thời gian và năng lượng, trừ khi chúng ta trung thực với chính mình. Câu hỏi: Hãy xác định hai điều bạn biết là quan trọng, nhưng bạn lại lảng tránh, bằng cách làm việc nào đó ít hơn khiến nó trở nên khẩn cấp? Suy ngẫm: Tại sao bạn lại làm điều đó? Hành động: Hãy nhớ rằng bất kì một chút thiếu trung thực nào với bản thân cũng làm tiêu hao sức mạnh của chúng ta. Vì vậy, bạn sẽ làm gì/có thể làm gì để sống thật với lòng mình, trung thực với chính mình và nhờ vậy giúp mình mạnh mẽ hơn? HIỂU BIẾT 4: NHỮNG KẺ PHUNG PHÍ THỜI GIAN Cuộc đời là khoảng thời gian mà chúng ta có cơ hội để sử dụng toàn bộ năng lượng sức lực, tâm trí và tinh thần một cách sáng tạo; bằng cách đó, chúng ta không chỉ xây dựng cuộc sống của riêng mình mà còn có những đóng góp độc đáo cho cuộc đời của những người khác. Hoặc chúng ta có thể dùng cuộc đời mình một cách tiêu cực và dành hết thời gian và năng lượng vào việc "thu vén" từ người khác. Thời gian là cuộc đời, là năng lượng. Vào mỗi khoảnh khắc, chúng ta luôn đối mặt với việc lựa chọn cách sử dụng thời gian và năng lượng của mình. Sự lựa chọn này bắt đầu bằng những ý nghĩ và cảm nhận của bản thân. ầ Dành phần lớn thì giờ để xem ti vi có phải là cách sử dụng thời gian và năng lượng hiệu quả không? Nếu chúng ta liên tục nghĩ ngợi về người khác và về chuyện của họ, thì liệu đây có phải là cách sử dụng cuộc đời mình tốt nhất không? Nếu chỉ dành thời gian để buôn chuyện, than phiền và đổ lỗi cho người khác, thì như thế có phải là ta đang tận dụng tốt nhất thời gian của mình, nghĩa là năng lượng của mình không? Tại sao chúng ta lại để cho đời mình trôi tuột đi mà lại không dùng nó một cách hữu ích nhất? Đây chính là điề u khiến chúng ta thấy không hài lòng với cuộc đời mình. Phải chăng ta lười biếng hay do chúng ta quá dễ phân tán, hay đơn giản là muốn lảng tránh sự bất hạnh của chính mình, hay do ta bị truyền thống thống văn hoá quy định, hay do sợ phải thành công, hoặc do luôn luôn đố kị với người khác, hay đơn giản chỉ bởi thiếu tập trung thực sự vào cuộc đời? Có bất kì lý do nào trong số này hay không hay là mỗi thứ một ít? Chỉ bạn mới biết đích xác câu trả lời. Câu hỏi: Bạn thường lãng phí thời gian cụ thể theo những cách nào? Bạn nghĩ tại sao lại thế? Suy ngẫm: Bạn sẽ làm điều gì khác trước hoặc có suy nghĩ mới mẻ nào để bắt đầu sử dụng thời gian và cuộc đời mình theo chiều hướng sáng tạo, hữu dụng và tích cực hơn? Hành động: Ngày mai, bạn sẽ làm gì để bắt đầu? HIỂU BIẾT 5: LỰA CHỌN GIÁ TRỊ Những gì bạn cho là có giá trị là những gì bạn quan tâm nhất. Và những gì bạn quan tâm nhất chính là những thứ bạn dành nhiều thời gian và sự chú ý nhất, và thường là ưu tiên nhất. Tuy nhiên, đa số mọi người lại không hoàn toàn ý thức hết về những giá trị của mình, và rất ít người chọn lựa giá trị một cách "có ý thức". Tại sao vậy? Hoàn cảnh sống, nền giáo dục, ảnh hưởng của cha mẹ, văn hóa... đều là ồ ồ những nguồn "giá trị học được", rồi sẽ trở thành những giá trị thuộc tiềm thức. Khi chúng ta không hành động đúng với giá trị mình đã chọn lựa, nghĩa là chúng ta đang hành động theo những giá trị của ai đó khác. Ai đó chiếm mất cuộc đời chúng ta! Và đây là cách thức tệ nhất để có được sự mãn nguyện. Khi chủ động chọn lựa cẩn thận những giá trị cho mình, chúng ta đang chọn cách sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Kết quả? Bạn sẽ thấy rằng mình đang làm chủ cuộc đời mình chứ không phải là để cho các "hệ thống", các dạng quyền lực, hay những luồng ảnh hưởng của quá khứ làm chủ mình. Khi đó bạn lập ra những mục tiêu dựa trên nền tảng các giá trị của bản thân và rồ i số phận sẽ trở lại trong tay bạn. Câu hỏi: Bạn đánh giá cao điều gì nhất trong đời mình? (Dành ra thời gian suy nghĩ để trả lời câu hỏi này, bạn sẽ thấy rằng những giá trị sâu thẳm nhất của bạn đều tinh tế không đong đếm được. Viết một danh sách bảy giá trị và đánh thứ tự quan trọng.) Suy ngẫm: Dựa trên những giá trị chủ chốt ấy, mục tiêu của bạn là gì? Bạn có thể làm gì để sống với những giá trị được chọn lựa đó? Hành động: Ngay ngày mai, bạn sẽ làm gì để hành động theo giá trị của mình (Hãy cẩn thận! Thực hiện từng bước tiến nhỏ tốt hơn là làm một cú nhảy vọt đến đích, đặc biệt khi bạn có những cam kết và trách nhiệm)? HIỂU BIẾT 6: TRÌ HOÃN Chúng ta có hay tự thuyết phục bản thân rằng hãy tạm gác công việc nên làm hôm nay lại, vì ngày mai còn nhiều thời gian? Đây chính là cách chúng ta "làm ra vẻ" thời gian đang bỏ chạy khỏi chúng ta. Rồi hôm sau sự việc sẽ tiếp tục diễn ra y như vậy, ta tìm một lý do khác, một cái cớ khác để thoái thác. Tại sao chúng ta làm vậy? "Tôi không thích công việc đó", một tiếng nói từ bên trong phát ra. "Bởi vì còn có nhiều việc khác quan trọng hơn cần phải làm", một tiếng nói khác. Và tiếng nói thứ ba là "Người khác có thể làm, nên làm, hoặc sẽ làm thay tôi". Thêm một tiếng nói nữa lên tiếng "Ai quan tâm tới điều đó, nó đâu có quan trọng lắm!" Những tiếng nói này có nói lên sự thật không? Hay đây là dấu hiệu cho biết điều gì đó sâu xa hơn đang diễn ra. Chần chừ, trì hoãn là một biểu hiện dễ thấy của sự tránh né, nhưng chúng ta đang lẩn tránh điều gì? Có phải chúng ta né tránh chính công việc? Hay sợ nhận được kết quả không như mong đợi? Hoặc còn lý do thầm kín nào đó? Mỗi một nhiệm vụ và mỗi người trong các mối quan hệ là tấm gương để ta soi mình, và cũng để nhắc nhở về những khía cạnh con người ta, dù là tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực. Chần chừ, trì hoãn là một cách để tránh nhìn vào con người thật của mình; hoặc những mặt nào đó của bản thân mà chúng ta thường ít đối diện, thừa nhận, khám phá, giải quyết hoặc thay đổi. Như thể nếu chúng ta nhìn thấy những điều không nên thấy trong mình thì chúng ta sẽ buộc phải bắt tay vào làm việc với nội tâm thực sự. Và đó lại là cái việc có vẻ như làm xong sẽ chẳng nhận được phần thưởng gì. Vì thế mà chúng ta trì hoãn, chầ n chừ, tránh né công việc hay mối quan hệ, có khi là cả hai, mà chẳng hề nhận ra rằng mình đang lảng tránh chính mình. Và hãy đoán xem trong đời có một điều chúng ta không thể tránh được là gì? Câu hỏi: Bạn đang trì hoãn, làm chậm trễ điều gì, cụ thể là trong: a. công việc, b. các mối quan hệ? Suy ngẫm: Hãy suy nghĩ thật trung thực, tại sao bạn tránh né những điều này? Hành động: Bạn sẽ làm gì để đối phó và tìm cách vượt qua những "trò" trì hoãn của mình? HIỂU BIẾT 7: TRAO QUYỀN Tất cả chúng ta đều biết giá trị của sự giao phó, ủy quyền. Đó là cách để giúp người khác trở nên mạnh mẽ, để chia sẻ bớt gánh nặng công việc, hoặc để trao cho người khác cơ hội học hỏi và chịu trách nhiệm. Nhưng tại sao chúng ta không làm thế nhiều hơn? Vì sao có người hầu như chẳng bao giờ trao quyền cho người khác? Với một số người, do họ có suy nghĩ không tin tưởng ai, hay không thể tin nổi một người cụ thể nào đó có thể làm được việc. Nhưng ẩn sau đó là ý nghĩ "Chỉ có tôi mới biết làm việc này", và sâu xa hơn nữa là "Nếu tôi không làm việc này, tôi có thể đánh mất vị trí của mình, tiếp theo sẽ mất luôn quyền lực". Và lý do sâu xa nhất lý giải tình trạng trên là chúng ta đã đồng nhất mình với công việc. Như thể ta chính là công việc, và mất công việc đó, hoặc có người nào khác làm mất việc, là thấy mất đi một phần bản thân (vốn là điều ấ ồ ề không thể) và do vậy cảm thấy căng thẳng, buồn phiền, bực bội. Và đương nhiên, tất cả điều này cho thấy rằng lòng tự trọng và giá trị bản thân đã bị lệ thuộc vào những gì chúng ta làm - đây quả là một ý nghĩ tai hại! Giải pháp là cần phải nhận ra vai trò của mình trong công việc là giúp đỡ người khác học hỏi, phát triển và phát huy hết năng lực của họ. Đây là nhiệm vụ đích thực và có ý nghĩa nhất trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Nhưng trước khi làm được điều này, chúng ta cần chắc chắn rằng lòng tự trọng của mình không phụ thuộc vào bất kì điều gì bên ngoài, mà dựa trên những giá trị tốt đẹp vốn có từ nội tâm. Câu hỏi: Những nhiệm vụ nào bạn đang khư khư giữ lấy mà bạn biết rằng có thể giao phó cho người khác? Bạn sẽ cảm thấy ra sao khi khuyến khích người khác nhận nhiệm vụ đó? Suy ngẫm: Thấy mình đang trao quyền cho người khác thực hiện nhiệm vụ và bạn không làm việc đó nữa. Hãy làm quen với cảm giác ấy và hình dung ra tiến trình này trong tâm trí. Hành động: Bây giờ, hãy chọn một nhiệm vụ, một người, xác định họ cần làm việc gì và sẵn sàng ủy quyền thực hiện! 7 TỰ DO KHỎI XUNG ĐỘT Ngày nay, không khó để nhận ra rằng những cuộc xung đột, mâu thuẫn đang huỷ hoại dần cuộc sống trên trái đất. Giờ rất nhiều người hình như đã nhận ra rằng mình cứ triền miên lao đầu vào cuộc giằng co vật lộn với hết người này đến việc nọ. Họ nhanh chóng túm lấy bất kì ai hay bất cứ thứ gì có vẻ như chắn đường mình đến nỗi lắm kẻ còn săm soi xem liệu có kẻ nào hay thứ gì đó là "chướng ngại vật" của mình không! Song, những người khác thì lại cho rằng thế giới bây giờ ít xung đột hơn xưa và họ liệt kê ra các cuộc chiến tranh thế giới và những đội quân xâm lược của các đế quốc tàn bạo. Và rồi một số ít người lại cho rằng thế giới chưa bao giờ có nhiều xung đột như ngày nay, chỉ là ở cấp độ khác mà thôi. Ngay khi đang có vô số cuộc tranh cãi về đất đai và luật pháp, về quyền và tài nguyên, thì họ vẫn cho rằng xung đột ngày nay chủ yếu là giữa cá nhân với cá nhân hơn là có tính toàn cầu, xung đột trong nội tâm hơn là bên ngoài. Bất kể sự thật về cán cân và số lượng các cuộc xung đột có thế nào, thì vẫn chỉ có một nguyên lý duy nhất: luôn luôn phải là "cả hai cùng nhảy điệu tango". Luôn luôn phải có hai bên/hai người tham gia vào một cuộc trao đổi năng lượng chẳng vui vẻ gì ở một cấp độ nào đó. Rất khó để nhìn ra và hiểu thấu nguyên nhân thực sự cũng như cơ chế của quá trình xung đột khi chính mình đang ở trong xung đột đó. Những cảm xúc trào dâng sẽ khiến ta quẫn trí, mù quáng. Mà khổ nỗi, nguyên cớ của những xung đột thường lại luôn luôn "gần nhà" hơn chúng ta vẫn nghĩ. Dưới đây là bảy "sự thật rõ ràng" về xung đột có thể giúp bạn tự mình thoát khỏi mọi xung đột. ấ Sự thật sờ sờ thứ nhất Trách nhiệm của bạn trong bất kì một tình huống xung đột nào mà bạn tham dự vào chính là: bạn đã góp phần vào cuộc xung đột đó. Quy trình phản ứng lại bất kì ai hay tình huống nào là điều diễn ra bên trong bạn. Không ai có thể khiến bạn cảm thấy mảy may gì nếu như bạn không cho phép. Nếu bạn đã có lúc mâu thuẫn với ai đó, thì rất có khả năng bạn đang sợ hãi hay giận họ và vì thế mà có thái độ đề kháng khi tiếp xúc với người đó. Người kia không chịu trách nhiệm cho cảm xúc và cách cư xử của bạn. Chu kì trải nghiệm xung đột và sự "đóng góp" của bạn cho cuộc xung đột bắt đầu trong ý thức, và được nuôi dưỡng trong ý thức của bạn. Nó bắt đầu bằng nhận thức của bạn về người kia. Nếu như bạn tiếp nhận họ một cách tiêu cực, thì bạn sẽ nghĩ tiêu cực, cảm nhận tiêu cực, có thái độ tiêu cực, cư xử tiêu cực, và do đó, truyền năng lượng tiêu cực sang phía họ. Bạn không việc gì phải làm thế. Nhận thức là một lựa chọn. • Khi có xung đột thì sẽ có đau đớn về cảm xúc/thần kinh • Ai gây ra đau đớn (về cảm xúc/thần kinh) của bạn? Chính là bạn! • Ai gây ra ít nhất là một nửa phần xung đột? Chính là bạn! • Ai có sức mạnh xoá đi ít nhất là một nửa phần xung đột? Chính là bạn! • Bạn xoá nó đi ở chỗ nào? Trong ý thức của chính bạn. Trong chính bản thân bạn. Dưới ánh sáng này, việc thoát khỏi xung đột đơn giản chỉ còn là một quyết định. Bạn có thể quyết định không lâm vào xung đột bất cứ lúc nào. Đó chính là lý do mọi giải pháp cho các cuộc xung đột chỉ có thể bắt đầu bằng cách "giải toả xung đột" ngay từ khi nó mới manh nha trong lòng. Một bên phải huỷ đi phần đóng góp của mình cho cuộc xung đột, dù chỉ là tạm thời, để quá trình giải quyết xung đột có thể bắt đầu. Sự thật sờ sờ thứ hai Bạn nhận lại chính xác năng lượng cùng tính chất với thứ năng lượng bạn trút vào cuộc xung đột Bạn nhận được cái mà bạn đã trao đi, và cái mà bạn nhận được chính là sự đáp lại cho những gì bạn đã trao đi. Đây chính là Quy luật Có đi có lại, hay còn được gọi là gieo nhân nào gặt quả ấy. Quy luật này, cùng với rất nhiều nguyên lý kèm theo, chính là thứ làm cho thế giới này tiếp diễn. Khi đã ý thức được về quy luật này, bạn sẽ thận trọng hơn nhiều về tính chất của năng lượng mình trao cho người khác, bất kể họ là ai, hay bất kể tình huống giữa bạn và họ thế nào. Thả một hòn đá xuống mặt nước thì những vòng sóng nó tạo ra sẽ lan rộng đi khắp ao và dội lại tại điểm ban đầu ở trung tâm vòng sóng. Khi chúng ta đem những thứ để tạo ra đời mình "thả vào" trong cái ao khổng lồ là cuộc đời, chúng ta tạo ra những vòng sóng là thái độ và cách cư xử của mình. Những vòng sóng lan đi từ chúng ta sẽ quay trở lại với dạng thức tương tự. Tất nhiên, trừ khi "người kia" có chút hiểu biết hơn và họ quyết định không "ném trả" năng lượng tiêu cực giống như thế, mà đáp lại bằng một thái độ tích cực và chủ động cư xử đẹp. Trong trường hợp nào họ sẽ được gọi là một "nhà lãnh đạo" đây? Sự thật sờ sờ thứ ba Bạn cứ khư khư bám lấy một kết quả không hề diễn ra trong thực tế - chỉ có sự tách rời, khách quan mới giúp được bạn. Trong tất cả những cuộc xung đột, bạn đều giữ trong đầu một hình ảnh về kết quả mình mong muốn - có thể là về tình huống hay về một lối cư xử mà bạn muốn thấy từ người kia, và điều đó không hề diễn ra trong thực tế, bạn sẽ không nhận được cái BạN muốn! Sự thật là xung đột đang xảy ra chính vì bạn cứ khăng khăng bám chặt vào kết quả bạn muốn đó, và phương pháp bạn dùng để có được kết quả đó là một phương pháp sai lầm. Sai lầm ở chỗ bạn để cho hạnh phúc của mình phụ thuộc vào kết quả, hay là thứ bạn sẽ đạt được nhờ kết quả bạn hằng mong muốn. Khi chuyện không diễn ra như vậy, thì bạn cho rằng hạnh phúc/sự mãn nguyện của mình đã bị ấ ế ề người kia tước mất. Nhưng không phải thế. Sự thật là niềm hạnh phúc (mãn nguyện) của bạn bị chối bỏ/huỷ hoại đi hoàn toàn do chính bản thân bạn, do bạn quá "gắn bó" với điều bạn kì vọng sẽ xảy ra. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng hạnh phúc của mình là do "họ" tước bỏ, thì bạn sẽ đổ lỗi cho họ, ném nỗi đau của mình lên họ, đóng vai một nạn nhân rồi lại cố đánh bại họ để được thắng và vì thế sẽ đạt được điều BạN muốn. Cách thức của MọI xung đột là như thế đấy. Để có được cái mình muốn, bạn lại đi kiểm soát người khác, đầ u tiên là ở trong tâm trí, rồi bằng lời nói và sau đó là lối cư xử của bạn. Trong một tổ chức hay thậm chí trong một gia đình, hành động này tất sẽ thất bại, trừ khi bạn có hành động mượn gió bẻ măng. Nếu bạn mượn gió bẻ măng, thì cuối cùng bạn sẽ mất lòng tin, sự tôn trọng và tận tâm của người khác. Mượn gió bẻ măng chỉ là kế sách lười biếng tầm thường người ta dùng nhằm đạt được điều mình muốn. Và nếu đến một lúc nào đó, có vẻ như đúng là bạn có được cái mình muốn thì rồi có lẽ bạn sẽ phải sống với một trong những ảo tưởng lớn nhất đời, ảo tưởng rằng "người khác làm bạn hạnh phúc". Không, hãy quên điều đó đi! Câu hỏi: Viết ra ba mối quan hệ mà bạn đã nếm trải xung đột gần đây. Suy ngẫm nghĩ: Ngẫm nghĩ xem điều gì bạn muốn trong từng mố i quan hệ. Vì sao bạn lại muốn thứ đó? Và bất kể nó là gì, thì vì sao lại như vậy? Hành động: Hình dung rằng bạn không còn muốn thứ đó nữa (ít nhất là trong một lúc nào đó) trong từng trường hợp. Bạn thấy mình có những suy nghĩ, cảm xúc và lối cư xử nào khác trước đối với "người kia". Rồi hãy thử thí nghiệm xem sao. Tiến hành thôi. Sự thật sờ sờ thứ tư ấ Nguyên nhân sâu xa nhất gây ra đau đớn cho bạn trong bất kì tình huống xung đột nào là do bạn đánh đồng mình với địa vị/cái mình gắn bó. Nếu bạn vun đắp nhận thức về bản thân trong bất kì tình huống xung đột nào, bạn sẽ bắt đầu thấy rằng bạn không chỉ dính chặt vào một địa vị hay vào kết quả mình mong muốn, mà bạn còn để mất ý thức về tự ngã trong đó. Bạn tạo ra một hình ảnh về thứ bạn muốn, hoặc giả bạn nghĩ về những thứ lẽ ra phải xảy ra như vậy trong màn ảnh tâm trí mình và rồi đắm đuối vào hình ảnh đó đến mức đánh mất đi ý thức về tự ngã trong hình ảnh đó. Hệ quả là, ngay trong khoảnh khắc ấy, hình ảnh đó trở thành bản ngã của bạn, và điều đó có thể kéo dài tới bất cứ lúc nào, từ một giây cho đến cả cuộc đời. Điều này dễ thấy nhất trong các xung đột tôn giáo/hệ tư tưởng (gắn bó và đồng nhất mình với hệ thống niề m tin) hay xung đột lãnh thổ (gắ n bó hay đồng nhất mình với mảnh đất) hay là trong các công ty (gắn chặt hay đồng nhất mình với vị trí/địa vị). Những sự dính chặt này có thể diễn ra trong một thời gian dài và để lại dấu ấn ở cả hai phía và trong kí ức chung mà ta gọi là lịch sử. Xét về nhiều mặt thì đây là một chứng điên vô hình, vì chúng ta không phải là một hệ thống niềm tin, một lãnh thổ hay một địa vị - chúng không phải là chúng ta. Nhưng ngay khi những thứ này bị đe doạ thì cứ như thể chính chúng ta đang bị đe doạ - chúng ta cứ vơ vào mình, nó chứng tỏ rằng bản ngã của chúng ta đã bị đặt nhầm chỗ, và vì thế mà chúng ta đáp lại bằng sợ hãi và giận dữ, và trước khi ta có thể nhận ra được, biết được, và giải phóng được mình khỏi điều đó, thì những xung đột cứ nhân lên, những cảm xúc như vậy tiếp thêm nhiên liệu cho các xung đột. Sự thật sờ sờ thứ năm Trước khi có thể giải toả được xung đột, chúng ta phải học được nghệ thuật tách rời để làm tan biến đi phần tham dự của chúng ta trong cuộc xung đột đó. Lúc này bạn đã biết rằng phần đóng góp của bạn cho cuộc xung đột bắt nguồn và tồn tại trong ý thức của bạn. Vì vậy, trước khi có thể giải toả được xung đột trong bối cảnh quan hệ của bạn với phía kia, bạn cần phải xoá tan phần của mình ngay bên trong mình. Điều này được gọi là tách rời. Nếu bạn lắng nghe cuộc độc thoại với chính mình thì "tiếng gọi đến với sự tách rời" nghe như lời mời mọc một người rằng "hãy tỉnh dậy đi, ta không phải là cái ta đang làm, ta không phải là một địa vị. Thức dậy mau, ta không phải là một mảnh đất (quốc gia), ta cũng không phải là nơi ta đang sống". Và ở cấp độ sâu sắc hơn, "Tỉnh dậy mau, ta không phải là một hệ niềm tin". Đồng nhất mình với bất kì thứ gì trong những cái đó, với nơi chốn, con người hay với niềm tin thì chính là đang mê ngủ trong sự thật về ý thức TA Là AI! Sự thức tỉnh này chỉ có được khi chúng ta thấy rõ rằng bằng cách nào ta đã để lạc mất ý thức về tự ngã trong một hình ảnh mà ta tạo ra trong đầu về những thứ bên ngoài. Đây là nguyên nhân sâu xa nhất của mọi xung đột. Đó luôn là một cái lồng để nhốt cái bản ngã sai lầm. Sẽ rất khó nhận thấy nếu như chúng ta đã dành cả đời mình, như hầ u hết mọi người trong chúng ta vẫn làm thế, bầu bạn với những người cũng mắc phải sai lầm đó như cơm bữa. Khi bạn thực sự bắt đầu nhìn ra điều đó, khi bạn đã thức tỉnh và thấy rõ cái không phải là bạn, khi bạn thực sự tách bạch ý thức về tự ngã của mình với những gì không phải mình, thì sự thư thái bình an được khôi phục. Trước tiên, bạn lại cảm nhận sự thanh thản trong lòng. Và rồi, khi bình yên tràn vào trong các mối quan hệ, nó có thể bắt đầu ảnh hưởng tích cực lên người khác. Nếu như sự bình an đó là đích thực, thì nó sẽ mang lại sức mạnh giúp ta thoát khỏi những xáo trộn về cảm xúc do người khác gây ra. Nếu như bình an nội tâm đó là chân thật, thì bạn sẽ không còn bị hoảng sợ hay chuyện xảy ra xung đột sẽ là điều không thể. Sự thật sờ sờ thứ sáu Sau khi đã làm tan biến đi mọi xung đột ngay bên trong mình, bạn cần bắt đầu chuyển từ chống cự sang chấp nhận. Trong một cuộc xung đột, nếu như bạn muốn làm dịu lại cảm xúc và thầ n kinh của đối phương, đơn giản hãy chấ p nhận họ như họ vốn là và chấp nhận vị trí của họ như nó đã là như thế. Điề u đó không có nghĩa là bạn đồng tình - chấp nhận không phải là đồ ng tình. Điều đó cũng không có nghĩa là bạn xí xoá những gì họ đã làm. Mà điều đó có nghĩa là bạn bắt đầu trao đổi và bắt đầu hành trình tiến tới giải pháp. Chấp nhận chỉ là bước đầu tiên. Nhờ chấp nhận người khác như họ vốn thế, nhờ công nhận và trân trọng quan điểm của họ, bạn dựng lại được sự tin tưởng và tôn trọng trong mối quan hệ giữa hai bên. Chỉ khi sự tôn trọng hiện diện, lúc đó một mối quan hệ đích thực mới tồn tại được. Có thể vấ n đề ở đây chỉ là, chúng ta có thực sự muố n có một mối quan hệ đích thực không, hay là chúng ta chỉ tái diễn lại những "sản phẩm xung đột" dưới ảo tưởng cho rằng đó chính là điều làm cho quan hệ trở nên "thật"? Sự thật sờ sờ thứ bảy Xung đột đơn giản chỉ là tiếng khóc kêu cứu. Xung đột luôn luôn chứa đựng một năng lượng tiêu cực ở cấp độ suy nghĩ và cảm xúc. Năng lượng này là một dạng tự gây đau khổ. Một con người đang phải chịu đựng nỗi đau đớn và kêu khóc để được giúp đỡ. Chủ yếu họ muốn nói với bạn, và kể với thế giới rằng, "Tôi bị mất cân bằng, mất đi niềm hạnh phúc rồi, sự bình an trong lòng tôi cũng ấ ồ ấ ấ ra đi mất rồ i, tất cả là tại ANH đấy. Tôi đau khổ vì tôi sợ rằng tôi sẽ không được làm cái mình muốn, và tôi nổi giận vì ANH đang cản đường tôi". Khả năng nhận ra nỗi đau đớn này nơi người khác đánh thức niềm thông cảm và lòng trắc ẩn của bạn. Tuy nhiên, hãy áp dụng điều này cho bản thân mình trước đã. Bất cứ khi nào bạn thấy mình mâu thuẫn với người khác, hãy dành ra một phút để ngẫm nghĩ và hiểu rõ bản chất của mâu thuẫn đó, phầ n "đóng góp" của bạn vào đó, rồi hãy từ bi với mình một chút! Rốt cục thì, lòng từ bi chỉ đơn giản là yêu thương bằng hành động. Câu hỏi: Xác định ra ba lĩnh vực xung đột trên thế giới ở cấp độ toàn cầu và rồi xác định xem mỗi bên gắn chặt mình hay đồng nhất mình với cái gì. Suy ngẫm: Bạn có "thiên vị" bên nào trong mỗi một khung cảnh xung đột nêu trên không, và nếu có, thì BạN dính chặt hay đồng nhất mình với cái gì? Hành động: Trong tuần này, hãy thảo luận cùng một hoặc hai người khác với mục tiêu cùng nhau tìm ra nguyên nhân gố c rễ của những cuộc xung đột mà bạn đang trải qua hoặc đang chứng kiến ở nhà hay công sở. 8 ĐƠN GIẢN LÀ KIÊN NHẪN Kiên nhẫn là một trong những đức tính có thể biến một khoảnh khắc lo âu thành thảnh thơi thư thái, biến một con sóng rối bời dồn dập trong lòng thành một dòng chảy hiền hoà. Cuộc sống nên là thế. Sự hiện diện của một người kiên nhẫn bao phủ lên ta hào quang của sự điềm đạm và trầm tĩnh, ta như bị hút vào thứ ánh sáng thanh bình toả ra từ chính vẻ ung dung của họ. Kể cả có bận rộn, cái bận rộn của họ vẫn toả ra sự kiên nhẫn. Có thể, họ đã nghe theo lời khuyên của Emerson là, "Hãy hũa điệu cùng tự nhiên: bí mật của Người là kiên nhẫn". Tự nhiên hầu như bao giờ cũng kiên trì bận bịu, dù hiện hữu hay vô hình. Một nghiên cứu mới đây của một tờ báo cấp quốc gia đã tìm ra nguyên nhân chính đáng chú ý về việc giận dữ ngày một gia tăng trên thế giới là bởi những kì vọng và ham muốn của con người không được thoả mãn... nhanh kịp! Nói khác đi, thiếu lòng kiên nhẫn với sự kiện, với chính phủ, với người khác và với những dịch vụ vận chuyển. Xét về tốc độ của cuộc sống hiện đại thì điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Người nghiện email thì luôn chờ chực để mở hộp thư đến của mình. Khi hầu hết mọi người có thể thú nhận rằng mình thiếu kiên nhẫn ở một số mặt trong cuộc sống, rất nhiều người vẫn không biết cách làm thế nào để thoát khỏi tật lo toan cuống quít của mình. Nhiều người, nếu như không phải là hầu hết, rất có thế sẽ nói rằng họ muốn mình không quá thiếu kiên nhẫn, rằng họ thực sự muốn trở nên kiên nhẫn hơn, nhưng vấn đề duy nhất là họ muốn điều đó ngay lập tức! Hiển nhiên là để có được một chút kiên nhẫn ố trong cuộc sống cũng phải đòi hỏi có một chút... kiên nhẫn chứ! Thế thì làm cách nào để kiên nhẫn hơn? Bạn có bỗng dưng thành một người kiên nhẫn được không? Liệu kiên nhẫn có thể trở thành một sợi chỉ bền vĩnh cửu xuyên suốt nhân cách của bạn không? Bạn tạo ra lòng kiên nhẫn bằng cách nào? Hình dung Trở nên kiên nhẫn là một quy trình sáng tạo. Bước đầu tiên là thú nhận và thừa nhận rằng tính thiếu kiên nhẫn của mình hoàn toàn do mình tạo ra. Không phải do tàu trễ hay dịch vụ vận chuyển có vấn đề, mà chính bạn khiến cho mình mất kiên nhẫn. Bạn đã tạo ra và chăm chút cái "tính" đó thì bạn có thể sinh ra và chăm chút cho lòng kiên nhẫn. Và giống như mọi sản phẩm khác của mình, quy trình này bắt đầu trong màn hình tâm trí bạn. Đó là nơi bạn thai nghén, tin tưởng và có sự kiên nhẫn trong giai đoạn "tập dượt", trước khi bạn bước lên sân khấu. Đó chính là nơi bạn tạo ra cả hình ảnh lẫn cảm xúc của một người kiên nhẫn. Để làm được điều đó, bạn cần phải huy động rất nhiều tài nguyên trong mình. Bình an ồ ầ Nguồn tài nguyên đầu tiên là "cảm nhận bình an nội tâm". Đây là bình an trong lòng, thứ bình an không ai có thể lấy mất của bạn, nhưng lại là thứ bạn có thể mất đi ý thức về nó. Bình an là năng lượng nền tảng của kiên nhẫn. Nếu bạn không thể hướng tới bình an nội tâm, bạn sẽ không thể nào có được lòng kiên nhẫn. Thiền định là một hành trình không khoảng cách, chỉ mất một giây tới được trái tim tinh thần (trung tâm ý thức của bạn) và mạch nguồn vô tận cung cấp bình an trong sáng. Chấp nhận Bình an nội tâm chỉ có thể du hành từ tâm trí tới trái tim khi bạn không còn muốn thay đổi "cái đang là". Khoảnh khắc bạn chấp nhận mọi người và mọi thứ như bạn thấ y, không chút đắn đo, là khoảnh khắc của sức mạnh yêu thương, với tình yêu đó, bạn có thể ôm lấy toàn thể đời sống như chính bản thân đời sống. Chỉ điều đó thôi cũng đã khá là thách thức đối với rất nhiều người chúng ta rồi, vì chúng ta có xu hướng dành quá nhiều thời gian và năng lượng để nghĩ ngợi. Chính ở chỗ đó mà chúng ta bắt đầu phán xét người khác và "định đoạt" những vấn đề thế giới, dưới ảo tưởng rằng đó là công việc của chúng ta, và rằng chúng ta có thể! Mãn nguyện Bình an và khả năng chấp nhận của bạn giống như hai màu cơ bản mà khi pha hai màu đó với nhau, sự mãn nguyện sẽ ra đời. Bạn không thể nào kiên nhẫn được nếu như bạn không mãn nguyện trong lòng, không hài lòng về bản thân và về cuộc sống ngay lúc này. Điều này cũng đòi hỏi sự thức tỉnh rằng chỉ có "ngay bây giờ" mà thôi. Chỉ như vậy thì mọi cố gắng trốn vào quá khứ hay bỏ chạy đến tương lai mới kết thúc. Niềm tin Chỉ trong trạng thái mãn nguyện, tĩnh tại, thanh bình mà sống động này, sự mãn nguyện tỉnh táo và luôn sẵn sàng chứ không hề thụ động hay tuân phục, bạn mới có thể nghe thấy và cảm nhận được lẽ minh triết đến từ sự thật, cái vốn ngự trị sâu thẳm trong tim bạn. Theo trực giác, bạn biết rằng tất cả đều tố t đẹp và tất cả rồi sẽ tốt đẹp. Niềm tin cuộc sống sẽ nảy nở trong tim bạn như một linh cảm rằng: "Vạn vật phơi bày chính xác như nó sẽ diễn ra" như trong bài thơ Desiderata (Những điều mơ ước) nổi tiếng khắp nơi của Max Ehrmann. Tự do Chỉ khi bạn bình an, có khả năng biết chấp nhận, hài lòng và tin tưởng rằng cuộc đời chẳng hề chống lại mình, bạn mới "thấy" và thức tỉnh ra rằng bạn không cần thu nhận thêm những thứ bên ngoài bạn nữa. Điều này đánh dấu sự kết liễu của ham muốn, cái chết của nỗi thèm khát (bất cứ thứ gì) và là sự hồi sinh của tự do nội tâm đích thực. Không có gì cần phải tìm kiếm, vì mọi thứ đều đã có sẵn trong mình. Trong khoảnh khắc đó, tất cả mọi kiểu thiếu kiên nhẫn đều phơi bày: nhấ t thời thiếu niềm tin ở vũ trụ, ở cuộc đời, ở bản thân mình. Thiếu kiên nhẫn là sự vắng mặt của niềm tin, sự tự tin rằng cuộc đời sẽ bày ra chính xác cái bạn cần, khi bạn cần, đủ cho bạn sống. Thái độ Việc ý thức về niềm tự do sâu thẳm nhất này báo hiệu sự kết thúc kiếp nô lệ cho từ "muốn" và có được sự chuyển hoá trong thái độ. Giờ bạn biết rằng tất cả những gì xưa nay bạn cần đều có sẵn ở trong bạn. Cuộc sống ngưng lại khi ta nôn nóng trông mong những gì mình muốn hay kì vọng, và sẽ bắt đầu khi ta tập trung trao đi rộng khắp những gì mình có. Mỗi khoảnh khắc đều là một cơ hội để là "người trao tặng" năng lượng cuộc đời mình. Không phải như một sự hi sinh hay một hành động ban ơn, mà là một món quà. Thời gian, sự quan tâm, hướng dẫn, sự nồng hậu, chấ p ề ề ấ ề nhận và nhiều điều khác nữa, tất cả đều trở thành những món quà đích thực, những món quà chân thành không tốn một hào một xu và cũng chẳng phải gói ghém gì. Có lẽ, tác dụng quý giá nhất của kiên nhẫn là khả năng mang sự sáng suốt trở lại cuộc sống. Trong hầu hết các nền văn hoá phương Tây, khi thứ gì đó có nguy cơ hỏng hóc, ta thường có xu hướng hét toáng lên rằng, "Đừng có ngồ i ì ra đấy, làm gì đi chứ!" Trong khi đó, ở phương Đông cổ đại thì lại có xu hướng thì thầm, "Chớ có luôn chân luôn tay như thế, ngồi xuống cái đã!" Trong những lúc như thế, chúng ta nhận ra được nhu cầu cần thiết của việc để cho trí tuệ uyên thâm thấm nhuần những hồi đáp của ta với cuộc đời, và chớ để cho những "phản xạ đầu gối bấ t thình lình" thống trị tâm trí và trái tim mình. Thế nhưng, sự sáng suốt không xuất hiện ngay lập tức trong thính phòng của ý thức ngay theo yêu cầu, mà bạn cần phải gửi một lời mời tới trái tim và rồi lại kiên nhẫn đợi để nhận được lời đáp. Có lẽ chính vì vậy mà bậc trí giả và người kiên nhẫn hiểu được rằng kiên nhẫn và sáng suốt là bạn tri âm tri kỉ và là những bằng hữu không bao giờ xa cách. Cũng chính vì lẽ đó mà sự sáng suốt của người nông dân chính là kiên nhẫn, và sự kiên nhẫn của người làm vườn chính là sáng suốt. Câu hỏi: Gần đây, bạn thấy mình thiếu kiên nhẫn ở mặt nào trong cuộc sống và vì sao? Suy ngẫm: Trong bảy thành phần để làm món kiên nhẫn nêu trên, bạn nghĩ mình thiế u phần nào nhất? (Tự đánh giá mỗi phần theo thang điểm từ 1 đến 10) Hành động: Tuần sau, một hôm nào đó, hãy chọn ra từng thành phần và chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ, khám phá ý nghĩa của nó và chờ xem nó đánh thức, chuyển đổi và chữa lành điều gì trong bạn. ấ ầ ề Ghi nhớ: Tất cả những gì bạn cần đều có sẵn trong bạn. Số ng không phải là cứ nôn nóng chờ đợi những gì mình muốn hay trông chờ, mà là trao đi khắp nơi những gì mình có. Mỗi khoảnh khắc đều là một cơ hội để là "người trao tặng" năng lượng sống như một món quà. Thời gian, sự quan tâm, hướng dẫn, sự nồng hậu, chấp nhận và nhiều điều khác nữa, tất cả đều trở thành những món quà đích thực, những món quà chân thành không tốn một hào một xu và chẳng phải gói ghém gì. Về tác giả Mike George là tác giả của tám cuốn sách bán chạy nhất được xuất bản sang 15 ngôn ngữ, chủ yếu tập trung vào chủ đề đánh thức tự ngã đích thực. Là một giáo viên giảng dạy trong lĩnh vực tinh thần trong suốt 25 năm qua, anh đã hướng dẫn và mở ra sự phát triển về tinh thần cho các cá nhân và các nhà lãnh đạo trong các cộng đồng và các tập đoàn trên khắp 30 quốc gia. Anh đã kết nối ba sợi dây chính của thế kỉ 21 lại với nhau: trí tuệ xúc cảm - tinh thần, sự phát triển kĩ năng lãnh đạo - quản lý, và học tập suốt đời. Hàng năm, anh hướng dẫn hàng loạt những kì Awareness Retreat (Tu dưỡng về Nhận thức bản thân) ở khắp nơi trên thế giới. Mike George cũng là người sáng lập Trung tâm Thư giãn (www.relax7.com) và là Giám đốc của Trung tâm Trí tuệ Tinh thần (The Spiritual Intelligence Unit).