🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 81 Câu Hỏi – Đáp Về Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
Ebooks
Nhóm Zalo
81 C¢U HáI - §¸P VÒ §OµN THANH NI£N CéNG S¶N Hå CHÝ MINH
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
TS. NGUYỄN THẾ KỶ
Phó Chủ tịch Hội đồng
TS. NGUYỄN DUY HÙNG
Thành viên
TS. NGUYỄN AN TIÊM
TS. KHUẤT DUY KIM HẢI NGUYỄN VŨ THANH HẢO
NGUYỄN THỊ THANH THỦY
81 C¢U HáI - §¸P VÒ §OµN THANH NI£N CéNG S¶N Hå CHÝ MINH
Nhµ xuÊt b¶n
chÝnh trÞ quèc gia - sù thËt Hµ Néi - 2013
Nhµ xuÊt b¶n kim ®ång
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Nhân chào mừng kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3-1931 – 26-3-2014) và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X năm 2012, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản cuốn sách 81 câu hỏi - đáp về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn năm 2013.
Cuốn sách như một cẩm nang nhằm giúp các cơ sở Đoàn, Đội, phụ trách Đội và đội viên, thiếu nhi trong cả nước có tư liệu phục vụ việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, đặc biệt là các hoạt động chào mừng Đại hội Đoàn các cấp, một sự kiện có ý nghĩa trọng đại của tổ chức Đoàn. Nội dung sách gồm những câu hỏi và trả lời ngắn gọn về sự ra đời, tổ chức và phát triển của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đồng thời giới thiệu về các phong trào hoạt động cách mạng sôi nổi; những gương đoàn viên tiêu biểu, những công trình thanh niên cộng sản, thanh niên tình nguyện,... trong suốt chặng đường lịch sử vẻ
5
vang 82 năm qua của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2013
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT6
Câu hỏi 1: Người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Ở đâu? Hãy cho biết tên các nước, vùng lãnh thổ trong hành trình Anh đã đi qua và những công việc Anh đã làm để nuôi sống bản thân và hoạt động cách mạng?
Đáp:
- Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5-6-1911 tại Bến cảng Nhà Rồng - Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh.
- Những đất nước, vùng lãnh thổ trong hành trình Anh đã đi qua là: Pháp, Anh, Cônggô, Ghinê, Xênêgan, Angiêri (vòng quanh châu Phi), Tuynidi, Mỹ (Bắc Mỹ), Thụy Sĩ, Đức, Liên Xô, Bỉ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc.
- Các công việc Anh đã làm để nuôi sống bản thân và hoạt động cách mạng, đó là: phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, thợ ảnh, viết báo.
7
Câu hỏi 2: “Luận cương về thanh niên thuộc địa” được viết trong thời điểm nào? Ai là tác giả?
Đáp:
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Nga dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Những người lãnh đạo Quốc tế Thanh niên Cộng sản tha thiết mời Nguyễn Ái Quốc tham gia ban trù bị Đại hội Quốc tế Thanh niên Cộng sản lần thứ IV diễn ra vào ngày 15-7-1924 tại Hội trường Công đoàn ở Mátxcơva. Với tư cách là Ủy viên Đoàn Chủ tịch trực tiếp lãnh đạo Đại hội, lại có hiểu biết sâu rộng về tình cảnh thanh niên các nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì biên soạn bản dự thảo Luận cương về thanh niên thuộc địa theo tư tưởng của V.I.Lênin, sau đó trình bày trực tiếp tại Đại hội và được Đại hội nhất trí thông qua.
Câu hỏi 3: Hãy kể tên những người cộng sản trẻ tuổi đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc gọi là “Nhóm bí mật”?
Đáp:
Những người cộng sản trẻ tuổi đầu tiên trong “Nhóm bí mật” gồm:
1. Lý Thụy (tức Nguyễn Ái Quốc)
2. Lê Hồng Sơn
3. Hồ Tùng Mậu
8
4. Lê Hồng Phong
5. Lê Quảng Đạt
6. Lâm Đức Thụ
7. Vương Thúc Oánh
8. Lưu Quốc Phong
9. Trương Vân Lĩnh
Câu hỏi 4: Tổ chức tiền thân của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên gọi là gì? Thành lập vào năm nào và có ý nghĩa ra sao?
Đáp:
Tổ chức tiền thân của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên gọi là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Hội được thành lập vào tháng 6-1925. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, giúp mở rộng các hoạt động, tạo ra bước phát triển quan trọng trong phong trào yêu nước, đặc biệt là trong thanh niên.
Câu hỏi 5: Những thiếu niên cộng sản trở thành lớp đoàn viên đầu tiên của Thanh niên Cộng sản Đoàn gồm những ai?
Đáp:
Những thiếu niên cộng sản trở thành lớp đoàn viên đầu tiên là:
1. Lý Tự Trọng (Lê Hữu Trọng)
2. Lý Văn Minh (Đinh Chương Long)
3. Lý Thúc Chất (Vương Thúc Thoại)
9
4. Lý Anh Tợ hoặc Lý Anh Tự (Hoàng Tự) 5. Lý Trí Thông (Ngô Trí Thông)
6. Lý Phương Đức (Ngô Hậu Đức, nữ)
7. Lý Phương Thuận (Nguyễn Thị Tích) 8. Lý Nam Thanh (Nguyễn Sinh Thản).
Câu hỏi 6: Cơ quan ngôn luận đầu tiên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do ai sáng lập? Vào thời gian nào? Tên gọi là gì?
Đáp:
Cơ quan ngôn luận đầu tiên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập vào tháng 6-1925 là tuần báo Thanh niên.
Câu hỏi 7: Nghị quyết đầu tiên của Đảng về thanh niên có tên gọi là gì? Ra đời vào thời điểm nào và có ý nghĩa ra sao?
Đáp:
Nghị quyết đầu tiên của Đảng về thanh niên có tên gọi là “Án nghị quyết về thanh niên cộng sản vận động”.
Ra đời vào tháng 3-1930, “Án nghị quyết” là văn kiện có ý nghĩa rất quan trọng, là nền tảng về lý luận vận động thanh niên đầu tiên của Đảng, đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của phong trào yêu nước trong thanh niên đang phát triển mạnh và đã thực sự tạo nên những chuyển biến tích cực đối với sự nghiệp xây dựng Đoàn.
10
Câu hỏi 8: Các chi bộ Đoàn đầu tiên ra đời vào thời gian nào? Ở đâu?
Đáp:
Tháng 6-1929 có hai chi bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản được thành lập ở Hải Phòng, đó là: Chi bộ Đoàn Nhà máy xi măng Hải Phòng do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh trực tiếp chỉ đạo và Chi bộ Đoàn Trường Bônan (nay là Trường Ngô Quyền) do đồng chí Bùi Đức Thanh làm Bí thư.
Câu hỏi 9: Hãy cho biết thời gian và bối cảnh ra đời của tổ chức Thanh niên Cộng sản Đoàn, nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?
Đáp:
Đầu năm 1931, thực hiện “Án nghị quyết về thanh niên cộng sản vận động” của Đảng, nhiều cơ sở Đoàn được xây dựng hầu hết trên khắp cả nước từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, hệ thống tổ chức của Đoàn vẫn chưa được thống nhất và Đoàn chưa có sinh hoạt riêng. Vì vậy, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (tháng 3-1931) đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc từ ngày 20 đến ngày 26-3-1931, tại Sài Gòn, để bàn về công tác vận động thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng Đoàn như các cấp ủy Đảng
11
từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Ngày 20-4-1931, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã có thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và tiếp tục nhấn mạnh việc phải thống nhất Đoàn Thanh niên và làm cho Đoàn hoạt động độc lập: “Trước tiên phải thống nhất tổ chức Thanh niên và Công hội và những tổ chức đó phải có sinh hoạt độc lập của mình”. Theo chỉ đạo này cùng với sự lãnh đạo của Đảng ta, các cơ sở Đoàn tiếp tục được thành lập và hoạt động thống nhất, ngày càng lớn mạnh và phát triển. Từ sự phát triển đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương được Ban Chấp hành Quốc tế Thanh niên Cộng sản công nhận là một bộ phận của Quốc tế Thanh niên Cộng sản. Việc công nhận này của Quốc tế Thanh niên Cộng sản đánh dấu sự tồn tại chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương trong hệ thống các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản trên thế giới. Tại Đại hội Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam toàn quốc lần thứ III (tháng 3-1961) đã quyết định lấy ngày 26-3-1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai đã dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng đối với công tác vận động thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn.
12
Câu hỏi 10: Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn trong những ngày đầu thành lập là gì?
Đáp:
Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn trong những ngày đầu thành lập là:
- Củng cố và mở rộng tổ chức, đặc biệt là ở những vùng quan trọng như nhà máy, hầm mỏ, đồn điền,...
- Phải dùng các hình thức công khai hay bán công khai, bí mật lập ra các hội có tính phổ thông như Hội thể thao, Câu lạc bộ, Hội đọc sách báo, Hội cứu tế... để tập hợp lực lượng thanh niên.
- Thanh niên công nhân đấu tranh đòi tự do lập nghiệp, tăng lương, giảm giờ làm, phản đối đánh đập, đuổi thợ...; thanh niên nông dân đòi cứu tế nạn đói, nạn lụt, đòi chia lại ruộng công, chống sưu cao thuế nặng...; thanh niên học sinh đòi mở thêm trường học...
Câu hỏi 11: Hãy cho biết tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ cách mạng?
Đáp:
Tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ cách mạng như sau:
- Từ năm 1931 đến năm 1936: Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
13
- Từ năm 1936 đến năm 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
- Từ tháng 11-1939 đến năm 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương.
- Từ tháng 5-1941 đến năm 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam.
- Từ ngày 25-10-1956 đến năm 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.
- Từ tháng 2-1970 đến tháng 11-1976: Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
- Từ tháng 12-1976 đến nay: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Câu hỏi 12: Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được Đại hội Đoàn cấp nào thông qua hoặc bổ sung, sửa đổi?
Đáp:
- Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc thông qua.
- Chỉ có đại hội hoặc hội nghị đại biểu toàn quốc của Đoàn mới có quyền sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Đoàn.
Câu hỏi 13: Nguyên tắc hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì? Đáp:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoạt 14
động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra.
3. Nghị quyết của Đoàn phải được thực hiện nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
4. Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.
Câu hỏi 14: Mục đích, lý tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?
Đáp:
Mục đích, lý tưởng của Đoàn là phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng; là độc lập dân tộc gắn liền
15
với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu hỏi 15: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò, vị trí như thế nào?
Đáp:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ.
Câu hỏi 16: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có chức năng gì?
Đáp:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có ba chức năng:
16
- Là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, Nhà nước và các ngành. Là lực lượng xung kích cách mạng, tích cực tham gia xây dựng Đảng và là người kế thừa trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Bác Hồ.
- Là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; tạo môi trường cho thanh niên học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu xã hội hiện nay.
- Là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của thanh niên.
Câu hỏi 17: Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiệm vụ gì?
Đáp:
Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có ba nhiệm vụ:
1. Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành Điều lệ Đoàn và Nghị quyết của Đoàn,
17
tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên, sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đầy đủ. 3. Liên hệ mật thiết với thanh niên; tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.
Câu hỏi 18: Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có những quyền gì?
Đáp:
Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có ba quyền sau:
1. Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn.
3. Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của Đoàn.
Câu hỏi 19: Hệ thống tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bao gồm mấy cấp? Tên gọi của các cấp?
Đáp:
Hệ thống tổ chức của Đoàn có bốn cấp như sau: 18
- Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở). - Cấp huyện và tương đương.
- Cấp tỉnh và tương đương.
- Cấp Trung ương.
Câu hỏi 20: Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn là gì?
Đáp:
Tổ chức cơ sở Đoàn có ba nhiệm vụ sau: 1. Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. 2. Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị. 3. Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội làm tốt công tác vận động thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.
Câu hỏi 21: Tổ chức cơ sở Đoàn có những quyền hạn gì?
Đáp:
Tổ chức cơ sở Đoàn có ba quyền hạn, đó là: 1. Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn
19
viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế - xã hội.
2. Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác thanh niên.
3. Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.
Câu hỏi 22: Hãy cho biết những điều kiện và thủ tục để xét, kết nạp đoàn viên?
Đáp:
1. Điều kiện xét, kết nạp đoàn viên:
Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp Đoàn.
2. Thủ tục kết nạp đoàn viên:
- Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch và được một đoàn viên cùng công tác,
20
sinh hoạt ít nhất ba tháng giới thiệu và bảo đảm. Nếu là đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể Đội giới thiệu. Nếu là hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên
Việt Nam thì do tập thể Chi hội giới thiệu. - Được Hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết nạp với sự biểu quyết tán thành của trên một phần hai tổng số đoàn viên có mặt tại Hội nghị và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y. Trường hợp xét kết nạp nhiều người thì phải xét và quyết định chuẩn y kết nạp từng người một.
- Ở nơi chưa có tổ chức cơ sở Đoàn và đoàn viên, hoặc chưa có tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì Đoàn cấp trên cử cán bộ, đoàn viên về làm công tác phát triển đoàn viên, hoặc do một đảng viên cùng công tác, sinh hoạt ít nhất ba tháng ở nơi đó giới thiệu và bảo đảm. Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định kết nạp.
Câu hỏi 23: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò như thế nào đối với các tổ chức Hội của thanh niên?
Đáp:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữ vai trò chính trị nòng cốt trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội.
21
Câu hỏi 24: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò gì đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?
Đáp:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, hướng dẫn thiếu nhi làm theo năm điều Bác Hồ dạy và phấn đấu trở thành người đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người công dân tốt của đất nước.
Câu hỏi 25: Ngày truyền thống của học sinh - sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam là ngày nào? Hãy cho biết xuất xứ và ý nghĩa của ngày truyền thống đó?
Đáp:
Ngày truyền thống của học sinh - sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam là ngày 9-1-1950. Từ những năm 1947 - 1949, ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội đã thành lập Hội Học sinh kháng chiến, Đoàn Sinh viên kháng chiến, sau đó phát triển ra nhiều trường ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Trước ngày kỷ niệm chín năm Nam Kỳ khởi nghĩa, chính quyền Pháp bắt cóc một số học sinh của Trường Pétrus Ký. Sau sự kiện này đã nổ ra liên tiếp các cuộc bãi khóa của học sinh 10 trường ở Sài Gòn.
Sáng ngày 9-1-1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn Học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động
22
và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường cùng nhiều giáo viên và 10.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn, biểu tình đòi bảo đảm an ninh cho học sinh, sinh viên học tập; trả tự do cho học sinh, sinh viên bị bắt và mở lại trường học.
Tuy nhiên, đoàn biểu tình đã bị đàn áp dã man. Trần Văn Ơn, đứng đầu nhóm học sinh của Trường Pétrus Ký đi biểu tình đã bị giết hại. Tinh thần chiến đấu, sự hy sinh oanh liệt của Trần Văn Ơn làm dấy lên trong học sinh, sinh viên và nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai. Phong trào đã gây được tiếng vang lớn trong cả nước và nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của các tổ chức thanh niên tiến bộ trên thế giới.
Với sự kiện lịch sử đó, noi gương và ghi nhận tinh thần đấu tranh bất khuất của anh Trần Văn Ơn và học sinh, sinh viên trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất (tháng 2-1950) tại Việt Bắc đã quyết định chọn ngày 9-1 hằng năm làm ngày truyền thống học sinh - sinh viên. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V diễn ra từ ngày 22 đến ngày 23-11-1993 tại Thủ đô Hà Nội cũng quyết định lấy ngày 9-1 làm ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam.
23
Câu hỏi 26: Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ra đời trong bối cảnh nào? Ai là Chủ tịch Hội đầu tiên?
Đáp:
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, tại Đại hội Đoàn Thanh niên cứu quốc Hà Nội, Bác Hồ đã chỉ thị phải hình thành một mặt trận thanh niên rộng rãi và thống nhất do Đoàn Thanh niên cứu quốc làm nòng cốt. Ban Thường vụ Trung ương Đảng chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh chuẩn bị thành lập Đoàn Thanh niên Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam phục vụ sự nghiệp “Kháng chiến kiến quốc”.
Tháng 6-1946, Tổng Đoàn Thanh niên Việt Nam ra đời (gọi tắt là Đoàn Thanh niên Việt Nam), sau đổi thành Liên đoàn Thanh niên Việt Nam - là một tổ chức rộng rãi của mọi thanh niên yêu nước, tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Liên đoàn. Cuối năm 1946, Liên đoàn Thanh niên Việt Nam là thành viên chính thức của Liên đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới.
Tháng 2-1950, Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tổ chức Đại hội trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đại biểu từ khắp các vùng miền của Tổ quốc về dự. Bác Hồ kính yêu đã ân cần dặn dò: “Phải thực hiện đoàn kết, đại đoàn kết trong phong trào thanh niên, phải giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh sau này
24
là Uỷ viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn.
Câu hỏi 27: Hãy cho biết lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam được hình thành như thế nào và có nhiệm vụ gì?
Đáp:
Ngày 15-7-1950, theo chỉ thị của Bác Hồ, Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam thành lập đơn vị Thanh niên xung phong công tác Trung ương đầu tiên tại núi Hồng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên với 225 đội viên được tổ chức thành ba liên đội.
Qua từng thời kỳ, để đáp ứng nhu cầu thực tế của tình hình đất nước, lực lượng Thanh niên xung phong đã nhiều lần đổi tên:
- Đội Thanh niên xung phong công tác Trung ương (15-7-1950)
- Đội Thanh niên xung phong (26-3-1953) - Đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước (21-6-1965)
- Lực lượng Thanh niên xung phong giải phóng miền Nam (20-4-1964)
- Ban Thanh niên xung phong - Lao động trẻ (3-1986)
Mục đích thành lập đội Thanh niên xung phong là nhằm “phát huy sức mạnh dời non lấp biển của tuổi trẻ, xung phong phục vụ cuộc kháng chiến, cứu
25
nước đi đến toàn thắng và làm “trường học lớn” đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước phục vụ công cuộc kiến quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội tương lai”.
Câu hỏi 28: Huy hiệu Đoàn có từ khi nào? Do ai sáng tác và có ý nghĩa ra sao?
Đáp:
Huy hiệu Đoàn do họa sĩ Huỳnh Văn Thuận khi đó 31 tuổi, là Trưởng phòng hội họa Trung ương Đoàn vẽ năm 1951, ngay sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I.
Ý nghĩa: Biểu thị cho sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính xung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi 29: Hãy cho biết xuất xứ và tác giả bài ca chính thức của Đoàn?
Đáp:
Ngày 20-3-1951, trên đường đi chiến dịch, Bác Hồ đã đến thăm đơn vị Thanh niên xung phong đang làm nhiệm vụ tại Nà Cù (xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn). Bác nói về thắng lợi của Đại hội Đảng lần II, sau đó đọc bốn câu thơ:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
26
Năm 1953, trong một lần đi công tác tại Đông Hồ (Hưng Yên), tình cờ nhạc sĩ Hoàng Hòa đọc được trên báo Cứu quốc có in bài tường thuật Bác Hồ đến thăm đơn vị Thanh niên xung phong 312 tại Việt Bắc. Bốn câu thơ trong bài báo đã thực sự cuốn hút tâm trí nhạc sĩ và Hoàng Hòa bắt tay ngay vào phổ nhạc. Năm 1954, tại Hội nghị cán bộ Đoàn toàn quốc, bài hát lần đầu tiên được giới thiệu và ngay lập tức đã trở nên phổ biến.
Bài hát Thanh niên làm theo lời Bác được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18-10-1992 quyết định chọn làm bài ca chính thức của Đoàn.
Câu hỏi 30: Hãy cho biết bài ca chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Ai là tác giả?
Đáp:
- Bài hát Lên đàng do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và Huỳnh Văn Tiểng sáng tác, được chọn là bài ca chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
- Bài hát Cùng nhau ta đi lên do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác, được chọn là bài ca chính thức của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
27
Câu hỏi 31: Hãy cho biết tác giả và xuất xứ của bài hát Tiến lên đoàn viên?
Đáp:
Nhạc sĩ Phạm Tuyên là tác giả của bài hát Tiến lên đoàn viên.
Đầu năm 1954, tổ chức Đoàn và Đội có chủ trương phát triển các em đội viên lớn có thành tích học tập và tư cách đạo đức tốt để chuyển vào sinh hoạt trong Đoàn Thanh niên cứu quốc. Là giáo viên dạy văn và dạy nhạc trong Trường đào tạo cán bộ và học sinh Việt Nam ở Nam Ninh (Trung Quốc), nhạc sĩ Phạm Tuyên đã cấp tốc sáng tác một bài hát phục vụ cho chủ trương ấy. Thế là bài hát Tiến lên đoàn viên ra đời và trở thành một ca khúc đi cùng năm tháng của biết bao thế hệ đội viên, đoàn viên thanh niên Việt Nam.
Câu hỏi 32: Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Bác Hồ đã viết thư gửi thiếu nhi Việt Nam nhân ngày khai trường, hãy cho biết nội dung chính Bác Hồ căn dặn thiếu nhi Việt Nam trong thư đó?
Đáp:
Nhân ngày khai trường độc lập đầu tiên (tháng 9-1945), Bác Hồ đã viết thư căn dặn thiếu nhi Việt Nam như sau: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang
28
để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các em”.
Câu hỏi 33: Tháng 1-1946, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến, Bác Hồ đã viết một câu rất nổi tiếng, hãy cho biết nội dung câu viết đó?
Đáp:
Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến, Bác Hồ đã viết một câu rất nổi tiếng như sau: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Câu hỏi 34: Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III năm 1961, Bác Hồ đã nói một câu rất nổi tiếng với đại biểu Đại hội, hãy nêu câu nói đó?
Đáp:
Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III năm 1961, Bác Hồ đã nói một câu rất nổi tiếng với đại biểu Đại hội, đó là: “... Từ chỗ chỉ có một Lý Tự Trọng, đến ngày nay chúng ta đã có 78 vạn đoàn viên Đoàn Thanh niên Lao động hăng hái ra sức giúp Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Tiến bộ đó làm cho Bác rất vui sướng và trẻ lại. Nó làm cho lòng Bác phơi phới như hoa nở trong mùa xuân”.
29
Câu hỏi 35: Bác Hồ dạy thanh niên năm điều vào thời gian nào? Nội dung của năm điều Bác dạy?
Đáp:
Nhân kỷ niệm 20 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9-1965, Bác Hồ đã viết thư gửi thanh niên năm điều.
Nội dung năm điều Bác Hồ dạy thanh niên như sau: - Một: Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Không sợ gian khổ hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
- Hai: Phải tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân; tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.
- Ba: Luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị. Chống kiêu căng tự mãn, chống lãng phí xa hoa. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ.
- Bốn: Ra sức học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân.
30
- Năm: Luôn luôn dìu dắt và giáo dục thiếu niên, nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo.
Câu hỏi 36: Bác Hồ dạy sinh viên sáu điều vào thời điểm nào? Nội dung của sáu điều dạy đó?
Đáp:
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ II Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam ngày 7-5-1958, Bác Hồ đã đến dự và huấn thị đại biểu Đại hội sáu điều.
Nội dung sáu điều Bác Hồ dạy sinh viên như sau: - Yêu Tổ quốc
- Yêu nhân dân
- Yêu xã hội chủ nghĩa
- Yêu lao động
- Yêu khoa học
- Yêu kỷ luật.
Câu hỏi 37: Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong (năm 1961), Bác Hồ đã gửi thư cho thiếu nhi khuyên dạy những điều gì?
Đáp:
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong (năm 1961), Bác Hồ đã viết thư căn dặn thiếu nhi năm điều. Nội dung như sau:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
31
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Câu hỏi 38: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam mang tên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh vào năm nào? Hãy cho biết ý nghĩa của tên gọi đó?
Đáp:
Ngày 2-9-1969, Bác Hồ kính yêu không còn nữa. Trước lúc ra đi, Bác đã để lại Di chúc cho toàn Đảng, toàn dân. Trong đó Người đã dành cho tuổi trẻ Việt Nam những tình cảm yêu thương và sự chăm sóc ân cần. Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ và theo đề nghị của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, nhân kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (2-3-1930 – 2- 3-1970), Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết cho Đoàn Thanh niên được mang tên Bác là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
Tổ chức Đoàn được mang tên Bác là một vinh dự lớn lao đồng thời cũng là trách nhiệm vinh quang trước Tổ quốc và nhân dân. Việc mang tên Bác Hồ kính yêu càng làm rõ thêm mục đích và tính chất của Đoàn, là đội tiên phong phấn đấu cho lý tưởng cao cả là độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội.
32
Câu hỏi 39: Hãy cho biết người đoàn viên bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình khi mới 17 tuổi là ai? Lời nói bất hủ của anh trước kẻ thù là gì?
Đáp:
Người đoàn viên bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình khi mới 17 tuổi là Lý Tự Trọng.
Lời nói bất hủ của anh trước kẻ thù là: “Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kỹ thì các ông cũng thấy cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi”.
Câu hỏi 40: Người đoàn viên Thanh niên Cộng sản trên đường ra pháp trường vẫn tươi cười hái hoa cài lên mái tóc là ai và trước lúc hy sinh đồng chí đã nói gì?
Đáp:
Người đoàn viên Thanh niên Cộng sản trên đường ra pháp trường vẫn hái hoa lê ki ma cài lên mái tóc, đó là chị Võ Thị Sáu (tên thật là Nguyễn Thị Sáu).
Trước lúc hy sinh chị đã nói: “Tôi không có tội, yêu nước mình, chống lại thực dân xâm lược không phải là một tội”.
33
Câu hỏi 41: Có một sự kiện ý nghĩa của đất nước Vênêzuêla gắn liền với người đoàn viên Thanh niên Cộng sản Nguyễn Văn Trỗi? Hãy cho biết đó là sự kiện gì?
Đáp:
Ngày 2-5-1964, Nguyễn Văn Trỗi, người chiến sĩ biệt động Sài Gòn, nhận nhiệm vụ đặt mìn trên cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) để ám sát phái đoàn chính trị quân sự cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 9-5-1964 và bị Chính phủ ngụy quyền kết án tử hình. Để cứu Nguyễn Văn Trỗi, một tổ chức du kích ở Vênêzuêla tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không quân Mỹ Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Mỹ được trả tự do thì Nguyễn Văn Trỗi bị đưa đi xử bắn.
Câu hỏi 42: Hãy cho biết câu nói nổi tiếng “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” là của ai? Được nói ra trong hoàn cảnh nào?
Đáp:
Câu nói nổi tiếng “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” là của Nguyễn Viết Xuân, chính trị viên đại đội pháo cao xạ làm nhiệm vụ chặn đánh máy bay Mỹ ở Quảng Bình.
34
Ngày 18-11-1964, tại Tây Quảng Bình, trong khi chỉ huy đại đội pháo cao xạ phối hợp chiến đấu trong đội hình của tiểu đoàn bắn rơi một máy bay Mỹ. Chính trị viên Nguyễn Viết Xuân bị thương nặng. Anh đề nghị y tá cắt đứt phần chân bị đạn địch bắn nát cho khỏi vướng và yêu cầu không để các chiến sĩ biết. Anh đứng tựa vào công sự, tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Thấy máy bay Mỹ lao xuống cắt bom, Nguyễn Viết Xuân dồn sức hô to: “Các đồng chí ơi! Máy bay Mỹ không có gì đáng sợ, học tập Nguyễn Văn Trỗi, các đồng chí hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Sau này, câu nói nổi tiếng của Nguyễn Viết Xuân “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” đã trở thành khẩu hiệu chiến đấu của toàn quân, toàn dân và thanh niên Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Câu hỏi 43: Chiếc gậy Trường Sơn đã trở thành một biểu tượng của thanh niên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Hãy cho biết biểu tượng đó có xuất xứ từ đâu?
Đáp:
Đầu năm 1967, miền Bắc bị đế quốc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt. Lúc này cả miền Bắc sôi nổi các phong trào thi đua vì miền Nam ruột thịt với khẩu hiệu: “Vai đeo 25 cân, chân đi ngàn dặm, vượt suối băng ngàn, sẵn sàng nhập ngũ”. Trong không
35
khí ấy, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, Hà Nội là địa phương luôn có phong trào tòng quân sôi nổi. Thời điểm ấy, có ba người con của quê hương Hòa Xá là Phùng Văn Quán, Đỗ Tít và Lưu Tiến Long, bạn thân của nhau, cùng lên đường nhập ngũ. Khi đoàn quân của ông Quán đến Hương Sơn - Hòa Bình, trong lúc giải lao, ông Quán rủ hai người bạn đi chặt cây làm gậy đi đường cho đỡ mệt. Vừa ra đời, chiếc gậy ngay lập tức phát huy tác dụng. Nó giúp các chiến sĩ băng rừng lội suối an toàn qua những đoạn đường trơn, dốc đá. Vài tháng sau, khi đơn vị ông Quán chiến đấu ở Quảng Trị, tình cờ ông gặp người chú cùng quê trên đường ra Bắc. Chia tay gấp gáp, ba chàng thanh niên đưa cho ông chú mang hộ ba chiếc gậy đã từng bên mình từ những ngày đầu hành quân vào Nam chiến đấu thay cho lời nhắn nhủ gửi về gia đình, làng xóm, quê hương. Ba chiếc gậy ấy khi trở về quê hương được nhân dân Hòa Xá trân trọng, lưu vào phòng truyền thống. Những người già trong làng nảy ra sáng kiến “trao gậy” cho thanh niên xã trước khi lên đường nhập ngũ, mong các chiến sĩ “chân cứng đá mềm”. Ngay sau đó, phong trào chiếc gậy Trường Sơn trở nên nổi tiếng và lan rộng khắp miền Bắc. Nó trở thành biểu tượng của thanh niên Việt Nam trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
36
Câu hỏi 44: Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phương nào? Ở đây có sự kiện huyền thoại nào đã đi vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam?
Đáp:
Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy núi Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh.
Từ tháng 3 đến tháng 10-1968, không quân Mỹ đã trút xuống ngã ba nhỏ hẹp này 48.600 quả bom trong đó có 6.000 quả bom từ trường và bom nổ chậm. Chiều ngày 24-7-1968, 10 cô gái thuộc Tiểu đội 4 Thanh niên xung phong (thuộc Đại đội 2, Tổng đội Thanh niên xung phong 55 tỉnh Hà Tĩnh) đã ngã xuống trong khi đang khẩn trương san lấp hố bom để kịp đón đoàn xe quan trọng vượt qua trọng điểm, thông đường từ hậu phương nối liền với tiền tuyến. Tất cả tiểu đội nữ Thanh niên xung phong đều hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa ai trong số họ lập gia đình. Ngã ba Đồng Lộc cùng 10 cô gái đã trở thành huyền thoại trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam.
Câu hỏi 45: Hãy cho biết phong trào “Nam tiến” được bắt nguồn từ đâu? Và có ý nghĩa như thế nào?
Đáp:
Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng chiếm Sài Gòn - Gia Định rồi đánh rộng ra cả Nam Bộ. Xứ ủy
37
và Ủy ban hành chính Nam Bộ phát động nhân dân kiên quyết chống xâm lược. Tuổi trẻ cùng nhân dân Nam Bộ không tiếc xương máu, anh dũng bước vào cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ. Cả nước dấy lên phong trào “Nam tiến” sôi nổi, nhất là trong tầng lớp thanh niên, với khẩu hiệu: “Nam Bộ là máu của Việt Nam...” thôi thúc nhiệt huyết yêu nước, đấu tranh của toàn dân tộc. Các trường học đều đóng cửa, các đoàn xe lửa hối hả chở quân vào Nam và lời ca “... xếp bút nghiên lên đường chiến đấu” luôn vang lên hùng tráng.
Phong trào “Nam tiến” đã lôi cuốn hàng chục vạn thanh niên lên đường vào Nam chiến đấu, góp phần quan trọng làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu cho đồng bào miền Nam ruột thịt.
Câu hỏi 46: Hãy cho biết nội dung của phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước?
Đáp:
Nội dung của phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc: - Sẵn sàng nhập ngũ.
- Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh.
- Sẵn sàng đi đến bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.
Sau năm 1965 nội dung được bổ sung, hoàn thiện thêm là:
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm, 38
sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ). - Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào. - Sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.
Câu hỏi 47: Hãy cho biết nội dung của phong trào “Năm xung phong” ở miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước?
Đáp:
Nội dung của phong trào “Năm xung phong” ở miền Nam:
- Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch. - Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh.
- Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến.
- Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính. - Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội.
Câu hỏi 48: Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có những đơn vị vận tải với những người lính tuổi đôi mươi đã làm nên những con đường huyền thoại trên đất liền và trên biển? Hãy cho biết tên các đơn vị vận tải và các con đường đó?
Đáp:
- Đơn vị vận tải quân sự dọc đường Trường Sơn,
39
gọi tắt là Đoàn 559 (Binh đoàn Trường Sơn) đã làm nên tên tuổi con đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trên đất liền (đường Trường Sơn).
- Đơn vị vận tải vượt Biển Đông với các con tàu không số, gọi tắt là Đoàn 759 (Lữ đoàn vận tải 125 Hải quân) đã làm nên tên tuổi con đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển (đường Trường Sơn trên biển).
Câu hỏi 49: Tổ chức Đoàn phát động phong trào “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất” trong hoàn cảnh nào?
Đáp:
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong những năm khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền Bắc và thực tế phong trào yêu nước ở miền Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960) đã quyết định đường lối chung của Đảng trong thời kỳ quá độ, đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965).
Để thực hiện sứ mệnh cao cả của Đoàn và tuổi trẻ trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III được triệu tập từ ngày 23 đến ngày 25-3-1961 đã xác định nhiệm vụ: “Đoàn kết thanh niên, tổ chức mọi lực lượng, giáo dục thanh niên
40
trong cả nước tiến lên dưới ngọn cờ Đảng, cống hiến hết sức mình phấn đấu hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ lịch sử mà Đảng đề ra” và phát động phong trào “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)” nhằm tổ chức, giáo dục, động viên tuổi trẻ miền Bắc phát huy vai trò của mình đi đầu thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước, qua đó mà “Nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, giáo dục thanh niên ý thức đối với kế hoạch Nhà nước, giáo dục tinh thần xung phong, tự nguyện, tự giác trong bất kỳ công việc gì mà mình đang làm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên đối với việc thực hiện kế hoạch 5 năm”.
Câu hỏi 50: Cuộc vận động “Sống, học tập, noi gương những người cộng sản” được Đoàn phát động vào thời gian nào? Mục đích, ý nghĩa ra sao?
Đáp:
Cuộc vận động “Sống, học tập, noi gương những người cộng sản” được Đoàn phát động nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, năm 1960. Nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức về Đảng, về Bác Hồ và những phẩm chất của người cộng sản cho đoàn viên thanh niên; tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng trong tổ chức Đoàn và quá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của đoàn viên thanh niên.
41
Câu hỏi 51: Phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Nội dung của phong trào là gì?
Đáp:
Phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động tại Hội nghị lần thứ 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa III), tháng 1-1978.
Nội dung của phong trào như sau:
- Xung kích trên mặt trận lao động sản xuất. - Xung kích thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
- Xung kích trong học tập; rèn luyện và xây dựng cuộc sống mới.
Câu hỏi 52: Cuộc vận động hưởng ứng “Ba mũi tiến công chống tiêu cực, toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Mục đích, ý nghĩa của phong trào này?
Đáp:
Thực hiện chủ trương của Đảng về việc khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội, cuộc vận động hưởng ứng “Ba mũi tiến công chống tiêu cực, toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào
42
năm 1981. Với mục đích đấu tranh chống tệ ăn cắp của công, tệ hối lộ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân và thanh niên, chống thói vô kỷ luật trong lao động và các hành động càn quấy trong thanh niên.
Câu hỏi 53: Hãy cho biết một số “Công trình Thanh niên cộng sản” tiêu biểu của tuổi trẻ cả nước được thực hiện trong giai đoạn 1982 - 1985? Đáp:
Một số “Công trình Thanh niên cộng sản” tiêu biểu của tuổi trẻ cả nước được thực hiện trong giai đoạn 1982 - 1985 là:
- “Công trình Thanh niên cộng sản xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình”.
- “Công trình Thanh niên cộng sản xây dựng Nhà máy nhiệt điện Phả Lại”.
- “Công trình Thanh niên cộng sản xây dựng Nhà máy thủy điện Trị An”.
- “Công trình Thanh niên cộng sản xây dựng Nhà máy thủy điện Đa Nhim”.
- “Công trình Thanh niên cộng sản xây dựng Nhà máy thủy điện Yaly”...
Câu hỏi 54: Cuộc “Hành quân theo bước chân những người anh hùng” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Nhằm mục đích gì?
Đáp:
Cuộc “Hành quân theo bước chân những người
43
anh hùng” được Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm 1983.
Nhằm mục đích thông qua các chương trình giáo dục cơ bản, các hoạt động cụ thể, thiết thực để nâng cao nhận thức của thanh thiếu nhi về truyền thống cách mạng vẻ vang, về lịch sử chiến đấu hào hùng của Đảng và nhân dân ta; bồi dưỡng lòng yêu xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản chân chính và làm cho tuổi trẻ nhận thức rõ sứ mệnh của mình đối với đất nước, dân tộc.
Câu hỏi 55: Cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Nêu mục tiêu của cuộc vận động.
Đáp:
Cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh” được Hội nghị Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ II (khóa V) phát động vào tháng 2-1988.
Cuộc vận động có hai mục tiêu chính:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở, đặc biệt là chi đoàn.
- Nâng cao chất lượng đoàn viên; làm tốt công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên và công tác phát triển đoàn viên mới.
44
Câu hỏi 56: Phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Nội dung của phong trào là gì?
Đáp:
Phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được Hội nghị Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ II (khóa VI) phát động vào năm 1993.
Nội dung như sau:
- Phong trào “Thanh niên lập nghiệp” nhằm vận động, cổ vũ, tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn thanh niên lập thân, lập nghiệp với những nội dung và cách làm phù hợp với từng đối tượng thanh niên.
- Phong trào “Tuổi trẻ giữ nước” nhằm giáo dục tuổi trẻ Việt Nam kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Câu hỏi 57: Hội thi “Tin học trẻ không chuyên” là hoạt động do ai tổ chức? Có mục đích, ý nghĩa như thế nào?
Đáp:
Hội thi “Tin học trẻ không chuyên” là hoạt động do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thường xuyên hằng năm trên toàn quốc.
45
Hội thi được tổ chức nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2000 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; động viên thanh thiếu nhi tích cực học tập công nghệ thông tin; xây dựng phong trào học tập tin học rộng rãi và góp phần phát hiện, bồi dưỡng tài năng tin học trong thanh thiếu nhi.
Câu hỏi 58: Phong trào “Thanh niên tình nguyện” bắt nguồn từ đâu? Hãy cho biết ý nghĩa của phong trào?
Đáp:
Trước những kết quả đạt được của chiến dịch “Ánh sáng văn hóa hè” do Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Đại hội toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ III ngày 8-12-1994, đã kêu gọi thanh niên cả nước tình nguyện tham gia vào
sự nghiệp chống xóa nạn mù chữ, chống thất học... thông qua việc thành lập các Đội Thanh niên tình nguyện. Bên cạnh đó, Hội Sinh viên Việt Nam cũng tiến hành triển khai, thực hiện dự án “Đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn miền núi”, dự án “Y bác sĩ trẻ tình nguyện” đến công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn. Phong trào “Thanh niên tình nguyện” được tổ chức sôi nổi và ngày càng thu hút đông đảo thanh niên cả nước tham gia,
46
thu được những kết quả tốt đẹp, được xã hội đánh giá cao. Năm 1999, để đẩy phong trào lên một tầm cao mới, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã chính thức phát động phong trào thanh niên tình nguyện trong cả nước và lãnh đạo, chỉ đạo phong trào phát triển sâu rộng, phong phú, đa dạng về hình thức và nội dung tình nguyện theo nhu cầu của xã hội như: thanh niên
tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, thanh niên tình nguyện “Tiếp sức mùa thi”, thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường...
Phong trào “Thanh niên tình nguyện” đã tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở. Qua việc thành lập các Đội Thanh niên tình nguyện, tổ chức Đoàn - Hội các cấp đã tập hợp được lực lượng đoàn viên thanh niên tham gia vào các hoạt động, góp phần nâng cao uy tín của tổ chức Đoàn - Hội tại cơ sở đồng thời khơi dậy được lòng nhân ái, tính tích cực xã hội của tuổi trẻ. Đây chính là quá
trình tự giáo dục đối với bản thân thanh niên, hình thành từng bước một thế hệ thanh niên biết sống, làm việc vì lợi ích và sự phát triển của cộng đồng.
Câu hỏi 59: Hãy cho biết nguồn gốc của chiến dịch “Mùa hè xanh”?
Đáp:
Mùa hè năm 1994, sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh ra quân xóa mù chữ, thực hiện chiến dịch
47
“Ánh sáng văn hóa hè” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động. Qua kinh nghiệm và thành tích của ba mùa chiến dịch, năm 1997, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh quyết định nâng phong trào lên một bước với tên gọi “Mùa hè xanh” cùng khẩu hiệu: “Ở dân thương, làm dân tin, đi dân nhớ”... Bằng những kết quả thiết thực ý nghĩa, tuổi trẻ Thành phố đã chân thành chia sẻ trách nhiệm với
cộng đồng, góp phần vào xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, nhân dân ở những vùng đặc biệt khó khăn. Năm 2003, khi đánh giá về phong trào, đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Hoàng Bình Quân, đã phát biểu: “Mùa hè xanh là chiếc nôi của phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện những năm qua...”, “hình ảnh thanh niên tình nguyện ngày nay có thể ví như anh bộ đội ngày xưa xả thân cứu quốc...”.
Câu hỏi 60: Hãy cho biết ý nghĩa của phong trào “Hiến máu nhân đạo”?
Đáp:
Phong trào “Hiến máu nhân đạo” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức là hoạt động tình nguyện hiến máu cao cả, một nghĩa cử cao đẹp của thanh niên với xã hội, là tình cảm của con người với con người, được xã hội tôn vinh. Những giọt máu tình nguyện hiến tặng sẽ đem lại sự sống, mang đến
48
niềm tin, niềm hy vọng cho những người kém may mắn. Đây không chỉ đơn thuần là một hoạt động mang tính phong trào mà còn là hoạt động thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đúng với truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi 61: Đợt sinh hoạt chính trị “Tiếp lửa truyền thống - mãi mãi tuổi hai mươi” được bắt nguồn từ đâu?
Đáp:
Năm 2006, hai cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Nhật ký Đặng Thùy Trâm của anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm xuất bản. Cuốn sách thấm đượm sự sinh động, hào hùng, quả cảm... trong cuộc sống và chiến đấu của một thế hệ thanh niên Việt Nam thời kỳ đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Để thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn về chiến tranh và noi gương chiến đấu dũng cảm của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, Trung ương Đoàn đã phát động tuổi trẻ cả nước đọc hai cuốn nhật ký. Cuộc vận động sâu rộng này được hàng chục triệu đoàn viên, thanh thiếu niên hưởng ứng sôi nổi; đã đi vào tình cảm; khơi dậy lòng yêu nước trong giới trẻ và được nâng lên thành đợt sinh hoạt chính trị mang tên “Tiếp lửa truyền thống - mãi mãi tuổi hai mươi” với nhiều hình thức
49
phong phú, tạo không khí và hành động thi đua rộng khắp trong các đối tượng thanh niên Việt Nam.
Câu hỏi 62: Hãy cho biết nội dung của phong trào “Sáng tạo trẻ” do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động?
Đáp:
Phong trào “Sáng tạo trẻ” do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động bao gồm ba nội dung: - Động viên, khuyến khích đoàn viên thanh niên đề xuất các ý tưởng, các phát minh sáng chế; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiên tiến. - Đẩy mạnh các hoạt động học tập, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất. - Đảm nhận các công trình khoa học kỹ thuật, các công trình sáng tạo theo phương châm: “Mỗi đoàn viên thanh niên một ý tưởng, mỗi chi đoàn một hộp thư sáng kiến, mỗi cơ sở Đoàn một vườn ươm sáng tạo”.
Câu hỏi 63: Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Ở đâu? Và có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi trẻ Việt Nam?
Đáp:
Ngày 7/11/2006, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 06- CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm
50
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động được phát động rộng rãi trong toàn xã hội, bắt đầu từ ngày 3-2-2007 và tổng kết vào ngày 3-2-2011. Hưởng ứng sự kiện này, ngày 27-2-2007, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” tại Bến cảng Nhà Rồng - Thành phố Hồ Chí Minh, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Cuộc vận động là cơ hội quý để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện chức năng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của thế hệ trẻ.
Câu hỏi 64: Hãy cho biết phong trào “Góp đá xây Trường Sa” được tổ chức vào năm nào và do ai phát động? Ý nghĩa của phong trào?
Đáp:
Phong trào ”Góp đá xây Trường Sa” do báo Tuổi Trẻ thuộc Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng, sau đó được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động rộng rãi trong đoàn viên, thanh niên cả nước từ tháng 5-2011.
Đây là một phong trào mang nhiều ý nghĩa, có tác động mạnh đến mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam;
51
kêu gọi sự chung tay góp sức, chia sẻ của toàn thể đồng bào hướng về các chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa; thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Mỗi viên đá (bằng một tin nhắn điện thoại) gửi đến Trường Sa là hiện thân của quyết tâm giữ gìn biển đảo quê hương, giữ gìn chủ quyền dân tộc của mỗi công dân. Bên cạnh đó, phong trào chính là hiện thân của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nhằm xây dựng Trường Sa nhanh chóng trở thành huyện đảo giàu đẹp, pháo đài kiên trung, bất khả xâm phạm. Với tuổi trẻ, tham gia phong trào thể hiện tình yêu và trách nhiệm đối với đất nước; thể hiện vai trò xung kích tích cực của đoàn viên, thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi 65: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ mấy được tổ chức đầu tiên trong thế kỷ mới? Khẩu hiệu hành động của Đại hội là gì?
Đáp:
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 8 đến ngày 11-12-2002 là Đại hội được tổ chức đầu tiên trong thế kỷ mới.
Khẩu hiệu hành động của Đại hội là: “Đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
52
Câu hỏi 66: Năm nào là “Năm Thanh niên” đầu tiên của Đoàn? Nêu ý nghĩa và hoàn cảnh ra đời.
Đáp:
Năm 2000 là “Năm Thanh niên” đầu tiên của Đoàn. Theo đề nghị của Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngày 20-1-2000, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có công văn đồng ý cho lấy năm 2000 làm “Năm Thanh niên” với ý nghĩa là năm chuyển giao thiên niên kỷ; năm để tuổi trẻ khởi đầu cuộc hành trình học tập và truyền thụ lý tưởng yêu nước, nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực nghiệp vụ; năm tình nguyện, xông pha đem hết sức trẻ và hoài bão cách mạng hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Câu hỏi 67: Hãy nêu nguồn gốc, ý nghĩa của “Tháng Thanh niên”?
Đáp:
Năm 2002, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã chủ động lấy tháng Ba làm “Tháng Thanh niên” để phát động phong trào hành động cách mạng rộng rãi trong tuổi trẻ cả nước, góp sức thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mong muốn toàn xã hội chăm lo bồi dưỡng cho thanh niên. Sau một năm thực hiện, từ những
53
kết quả tốt đẹp đã đạt được và thực tế cơ sở, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã đề nghị Trung ương Đảng lấy tháng Ba, tháng kỷ niệm ngày thành lập Đoàn, làm “Tháng Thanh niên”. Ngày 16-10-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có văn bản đồng ý và ngày 13-1- 2004, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo đến các
bộ, ngành và các cấp chính quyền trong cả nước thực hiện “Tháng Thanh niên”. Từ đó đến nay, tháng Ba hằng năm được gọi là “Tháng Thanh niên”.
Câu hỏi 68: Hãy cho biết nội dung của chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới do Trung ương Đoàn triển khai năm 2009?
Đáp:
Chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới do Trung ương Đoàn triển khai năm 2009 có nội dung như sau:
* Năm tiêu chí rèn luyện:
- Giàu lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa. - Đoàn kết, thân ái, vì cộng đồng.
- Sống văn hóa, tuân thủ pháp luật.
- Giàu tri thức, có sức khoẻ, kỹ năng.
- Tự tin, bản lĩnh trong hội nhập.
* Mười tiêu chí hành động:
- Sẵn sàng giới thiệu về lịch sử, truyền thống của quê hương, đất nước Việt Nam với bạn bè trong và ngoài nước.
54
- Sẵn sàng đảm nhận những công việc khó, việc mới. - Sẵn sàng giúp đỡ người già, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Xung kích tham gia các hoạt động tình nguyện. - Xung kích xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, phòng chống tệ nạn xã hội.
- Xung kích bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thường xuyên chấp hành pháp luật.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao. - Thường xuyên vận động thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Đội. Giới thiệu được thanh niên kết nạp vào Đoàn.
Câu hỏi 69: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đã phát động các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam với những nội dung gì?
Đáp:
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đã phát động các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam với các nội dung sau:
* Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp: - Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. - Đồng hành với thanh niên trong hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm.
55
- Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần. - Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội.
* Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc:
- Xung kích lao động sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội.
- Xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. - Xung kích bảo vệ Tổ quốc; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Xung kích cải cách hành chính.
- Xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu hỏi 70: Dưới sự phụ trách của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã tổ chức các phong trào hoạt động để góp phần bảo vệ, xây dựng đất nước và xây dựng Đội vững mạnh, hãy cho biết một số phong trào tiêu biểu?
Đáp:
- Năm 1948: Phong trào Trần Quốc Toản bắt nguồn từ lá thư Bác Hồ khuyến khích thiếu nhi làm công tác Trần Quốc Toản.
- Năm 1954: Phong trào “Vì miền Nam ruột thịt, đi thăm miền Nam” của thiếu nhi miền Bắc. - Năm 1958: Phong trào “Kế hoạch nhỏ” xây dựng
56
Nhà máy nhựa Tiền phong tại Hải Phòng (nay là Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong) và phong trào xây dựng “Hợp tác xã măng non”.
- Năm 1963: Phong trào “Làm nghìn việc tốt thực hiện năm điều Bác Hồ dạy”.
- Năm 1976: Phong trào “Kế hoạch nhỏ” xây dựng Đoàn tàu Thống nhất mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Năm 1980: Phong trào “Kế hoạch nhỏ” xây dựng Khách sạn Khăn quàng đỏ.
- Năm 1985: Phong trào “Xây dựng Khu di tích lịch sử Kim Đồng” tại Cao Bằng.
- Năm 1994: Phong trào “Áo lụa tặng bà”. - Năm 1998: Phong trào “Vòng tay bè bạn”. - Năm 2003: Phong trào “Tấm áo tặng bạn”. - Năm 2008: Phong trào “Giúp bạn đến trường”...
Câu hỏi 71: Hãy cho biết một số công trình, dự án thanh niên tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước?
Đáp:
Một số công trình, dự án thanh niên tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước là:
- Dự án Thanh niên xung phong tham gia xây dựng đường Trường Sơn.
- Dự án “Xóa cầu khỉ” ở đồng bằng sông Cửu Long.
57
- Công trình thanh niên huyện đảo Bạch Long Vĩ. - Công trình thanh niên đảo Cồn Cỏ.
- Dự án xây dựng “Làng thanh niên lập nghiệp” dọc đường Trường Sơn.
- Dự án xây dựng “Làng thanh niên lập nghiệp” biên giới tại Tây Nguyên.
- Công trình tuổi trẻ tham gia xây dựng Nhà máy Khí - Điện - Đạm Cà Mau.
- Dự án xây dựng Khu di tích lịch sử về Thanh niên xung phong tại ngã ba Đồng Lộc...
Câu hỏi 72: Hãy cho biết một số khẩu hiệu hành động cách mạng tiêu biểu mang tính thời đại của thanh thiếu nhi Việt Nam?
Đáp:
Một số khẩu hiệu hành động cách mạng tiêu biểu, mang tính thời đại của thanh thiếu nhi Việt Nam là: - “Vì chủ nghĩa xã hội, vì thống nhất Tổ quốc, vì lý tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên”. - “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
- “Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- “Sinh viên Việt Nam rèn đức, luyện tài vì tương lai tươi sáng”.
- “Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
58
- “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng!”...
Câu hỏi 73: Hãy cho biết các hình thức khen thưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hiện nay?
Đáp:
Các hình thức khen thưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như sau:
- Kỷ niệm chương: “Vì thế hệ trẻ”; “Thanh niên xung phong”.
- Huy hiệu: “Tuổi trẻ dũng cảm”; “Tuổi trẻ sáng tạo”; “Phụ trách giỏi”; “Thanh niên tiên tiến”; “Thanh niên tình nguyện”.
- Cờ: Cờ của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tặng các đơn vị xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên 3 năm liền (cấp tỉnh); các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua cấp huyện và các khối thuộc tỉnh thành Đoàn 3 năm liền; cờ “Đơn vị xuất sắc 5 năm liền” cho các Nhà văn hóa Thanh niên, Nhà văn hóa Thiếu nhi, khối các Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm do Đoàn quản lý.
- Bằng khen.
Câu hỏi 74: Hãy cho biết các loại quỹ học bổng hỗ trợ thanh thiếu nhi do các cơ quan thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quản lý? Đáp:
Các loại quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ thanh thiếu nhi
59
do các cơ quan thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quản lý là:
- Quỹ học bổng “Thiếu nhi nghèo vượt khó” của Hội đồng Đội Trung ương.
- Quỹ học bổng “Hỗ trợ tài năng trẻ” của báo Nhi Đồng.
- Quỹ học bổng “Vừ A Dính” của báo Thiếu niên Tiền phong.
- Quỹ học bổng “Doremon” của Nhà xuất bản Kim Đồng.
- Quỹ học bổng “Nguyễn Thái Bình” của báo Thanh niên.
Câu hỏi 75: Đại hội Liên hoan (Festival) Thanh niên và Sinh viên thế giới đã tổ chức mấy lần? Tại đâu? Khẩu hiệu của mỗi lần Festival là gì?
Đáp:
Liên hoan (Festival) Thanh niên và Sinh viên thế giới đã tổ chức 17 lần như sau:
- Tháng 7-1947: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ I được tổ chức tại Praha (Tiệp Khắc). Do đất nước đang chiến tranh nên Việt Nam không cử Đoàn đại biểu sang dự. Tuy vậy, một thanh niên Việt Nam ở Praha đã được mời tham dự qua sự giới thiệu ngoại giao của ta, anh mang lá cờ
đỏ sao vàng chạy vòng quanh sân vận động trong tiếng hô “Việt Nam, Việt Nam” vang dậy của hàng
60
chục nghìn đại biểu có mặt. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Thanh niên thế giới đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì một nền hòa bình lâu dài và bền vững”.
- Năm 1949: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ II được tổ chức tại Buđapét (Hunggari). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 15 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Thanh niên thế giới đoàn kết lại vì một nền hòa bình bền vững, vì dân chủ, độc lập dân tộc và vì tương lai tươi sáng”.
- Tháng 8-1951: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ III được tổ chức tại Béclin (Cộng hòa Dân chủ Đức). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 30 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Thanh niên hãy đoàn kết chống hiểm họa một cuộc chiến tranh mới, vì nền hòa bình trên thế giới”.
- Tháng 8-1953: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ IV được tổ chức tại Bucarét (Rumani). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 40 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Không, thế hệ chúng ta sẽ không phục vụ cho chết chóc và hủy diệt”.
- Tháng 8-1955: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ V được tổ chức tại Vácsava (Ba Lan). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 197 thành viên tham gia. Khẩu hiệu
61
“Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ” trở thành chủ đề của đại biểu tham dự Liên hoan.
- Tháng 8-1957: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ VI được tổ chức tại Mátxcơva (Liên Xô). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 50 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Vì hòa bình và hữu nghị”.
- Tháng 8-1959: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ VII được tổ chức tại Viên (Áo). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 40 thành viên tham gia.
- Tháng 8-1962: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ VIII được tổ chức tại Hênenki (Phần Lan). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 60 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Vì hòa bình và hữu nghị”.
- Năm 1968: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ IX được tổ chức tại Xôphia (Bungari). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 200 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Đoàn kết với Việt Nam”.
- Tháng 7-1973: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ X được tổ chức tại Béclin (Cộng hòa Dân chủ Đức). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 200 thành viên tham gia.
62
Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Đoàn kết với Việt Nam bây giờ hơn lúc nào hết”.
- Năm 1978: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XI được tổ chức tại La Habana (Cu Ba). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 300 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Vì tình đoàn kết chống đế quốc, vì hòa bình và hữu nghị”.
- Tháng 7-1985: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XII được tổ chức tại Mátxcơva (Liên Xô). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 300 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Vì tình đoàn kết chống đế quốc, vì hòa bình và hữu nghị”.
- Tháng 7-1989: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XIII được tổ chức tại Bình Nhưỡng (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 250 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Vì tình đoàn kết chống đế quốc, vì hòa bình và hữu nghị”.
- Tháng 7-1997: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XIV được tổ chức tại Cu Ba. Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 129 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Vì tình đoàn kết chống đế quốc, vì hòa bình và hữu nghị”.
63
- Tháng 8-2001: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XV được tổ chức tại Angiê (Angiêri). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 136 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Toàn cầu hóa cuộc đấu tranh vì hòa bình, đoàn kết, phát triển, chống chủ nghĩa đế quốc”.
- Tháng 8-2005: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XVI được tổ chức tại Vênêzuêla. Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 163 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành
động của Festival là: “Vì hòa bình và đoàn kết, chúng ta đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh”. - Tháng 12-2010: Đại hội Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XVII được tổ chức tại Pêtôria (Nam Phi). Đoàn đại biểu thanh niên và sinh viên Việt Nam có 135 thành viên tham gia. Khẩu hiệu hành động của Festival là: “Vì một thế giới hòa bình, đoàn kết và cải biến xã hội - Hãy đánh bại chủ nghĩa đế quốc”.
Câu hỏi 76: Luật Thanh niên được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào năm nào? Có mấy chương và bao nhiêu điều?
Đáp:
Luật thanh niên được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 29-11-2005 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2006.
64
Luật có 6 chương và 36 điều, được tuổi trẻ cả nước và toàn xã hội phấn khởi đón nhận, hoan nghênh.
Câu hỏi 77: Từ ngày thành lập đến nay, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã trải qua mấy lần Đại hội? Ai là Bí thư thứ nhất của các kỳ Đại hội đó?
Đáp:
Từ ngày thành lập đến nay, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức mười kỳ Đại hội như sau:
- Đại hội lần thứ I: Tổ chức từ ngày 7 đến ngày 14-2-1950 tại Đại Từ, Thái Nguyên, có 400 đại biểu tham dự. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Đại hội lần thứ II: Tổ chức từ ngày 25-10 đến ngày 4-11-1956 tại Hà Nội, có 479 đại biểu tham dự. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Đại hội lần thứ III: Tổ chức từ ngày 23 đến ngày 25-3-1961 tại Hà Nội, có 677 đại biểu tham dự. Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, sau đó đồng chí chuyển công tác, đồng chí Vũ Quang được cử làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
65
- Đại hội lần thứ IV: Tổ chức từ ngày 20 đến ngày 22-11-1980 tại Hà Nội, có 630 đại biểu tham dự. Đồng chí Đặng Quốc Bảo được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, sau đó đồng chí chuyển công tác, đồng chí Vũ Mão được cử làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Đại hội lần thứ V: Tổ chức từ ngày 27 đến ngày 30-11-1987 tại Hà Nội, có 741 đại biểu tham dự. Đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Đại hội lần thứ VI: Tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18-10-1992 tại Hà Nội, có 800 đại biểu tham dự. Đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 10 (khoá VI), đồng chí Hồ Đức Việt được Đảng phân công nhiệm vụ mới, đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Đại hội lần thứ VII: Tổ chức từ ngày 26 đến ngày 29-12-1997 tại Hà Nội, có 899 đại biểu tham dự. Đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Đại hội lần thứ VIII: Tổ chức từ ngày 8 đến ngày 11-12-2002 tại Hà Nội, có 898 đại biểu tham dự.
66
Đồng chí Hoàng Bình Quân - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, sau đó đồng chí nhận công tác mới và tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khoá VIII), đồng chí Đào Ngọc Dung được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Sau đó đồng chí Đào Ngọc Dung chuyển công tác, đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tại Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khoá VIII).
- Đại hội lần thứ IX: Tổ chức từ ngày 17 đến ngày 21-12-2007 tại Hà Nội, có 1.035 đại biểu tham dự. Đồng chí Võ Văn Thưởng tiếp tục được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Năm 2011, đồng chí Võ Văn Thưởng chuyển công tác, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
- Đại hội lần thứ X: Tổ chức từ ngày 11 đến ngày 14-12-2012 tại Hà Nội, có 999 đại biểu tham dự. Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh tiếp tục được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
67
Câu hỏi 78: Hãy cho biết những bài học kinh nghiệm mà Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã đúc kết được trong 82 năm qua?
Đáp:
Những bài học kinh nghiệm mà Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã đúc kết được trong 82 năm qua như sau:
Một là, mọi thắng lợi và kết quả của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên từ trước đến nay đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, gia đình và xã hội.
Hai là, xây dựng, củng cố Đoàn vững mạnh về tư tưởng chính trị và tổ chức đúng với tính chất là tổ chức của những người cộng sản trẻ tuổi dưới ngọn cờ của Đảng, coi đây là nhân tố quyết định cho quá trình mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp các đối tượng thanh thiếu nhi vào tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do Đoàn phụ trách.
Ba là, thực hiện đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác Đoàn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, điều kiện và cơ chế
68
từng thời kỳ, với đặc điểm của các đối tượng thanh niên và luôn hướng về cơ sở, sát cơ sở. Tích cực tạo ra động lực để thúc đẩy các phong trào hành động cách mạng, kết hợp nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của thanh niên.
Câu hỏi 79: Hãy cho biết những giá trị truyền thống quý báu mà các thế hệ đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã xây đắp nên trong 82 năm qua?
Đáp:
Những giá trị truyền thống quý báu mà các thế hệ đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã xây đắp nên trong 82 năm qua là:
- Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn gian khổ, dám suy nghĩ sáng tạo,... để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Truyền thống đoàn kết gắn bó trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các tổ chức Đoàn và Hội; đoàn kết gắn bó với nhân dân; thương yêu giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là những thời điểm phải đối mặt với kẻ thù hay thiên tai.
69
Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế luôn hoà quyện với nhau vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại.
- Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, quản lý, quân sự,... say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của Đảng.
Câu hỏi 80: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã vinh dự nhận những phần thưởng cao quý nào của Đảng và Nhà nước trao tặng?
Đáp:
Đảng và Nhà nước đã trao tặng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh những phần thưởng cao quý như sau:
- Huân chương Hồ Chí Minh (2 lần) và Huân chương Sao Vàng cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên.
- Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho lực lượng Thanh niên xung phong.
70
- Huân chương Sao Vàng cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và danh hiệu Đơn vị anh hùng cho Báo Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Huân chương Hồ Chí Minh cho Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phong trào thanh niên. - Huân chương Hồ Chí Minh cho Hội Sinh viên Việt Nam và phong trào sinh viên.
Câu hỏi 81: Hãy cho biết sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp trong năm 2012?
Đáp:
Sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong năm 2012 là tiến hành tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, nhiệm kỳ 2012 - 2017.
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phong trào thanh niên Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2000.
2. Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2007.
3. Lược sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi Việt Nam, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2011.
4. Tập bản đồ lịch sử: Việt Nam 1930 - 2005, Nxb. Bản đồ, Hà Nội, 2005.
72
MỤC LỤC
Trang
Lời Nhà xuất bản 5 Câu hỏi 1: Người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Ở đâu? Hãy cho biết tên các nước trong hành trình Anh đã đi qua và những công việc Anh đã làm để nuôi sống bản thân và hoạt động cách mạng? 7 Câu hỏi 2: “Luận cương về thanh niên thuộc địa” được viết trong thời điểm nào? Ai là tác giả? 8 Câu hỏi 3: Hãy kể tên những người cộng sản trẻ tuổi đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc gọi là “Nhóm bí mật”? 8 Câu hỏi 4: Tổ chức tiền thân của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên gọi là gì? Thành lập vào năm nào và có ý nghĩa ra sao? 9 Câu hỏi 5: Những thiếu niên cộng sản trở thành lớp đoàn viên đầu tiên của Thanh niên Cộng sản Đoàn gồm những ai? 9
73
Câu hỏi 6: Cơ quan ngôn luận đầu tiên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do ai sáng lập? Vào thời gian nào? Tên gọi là gì? 10
Câu hỏi 7: Nghị quyết đầu tiên của Đảng về thanh niên có tên gọi là gì? Ra đời vào thời điểm nào và có ý nghĩa ra sao? 10
Câu hỏi 8: Các chi bộ đoàn đầu tiên ra đời vào thời gian nào? Ở đâu? 11 Câu hỏi 9: Hãy cho biết thời gian và bối cảnh ra đời của tổ chức Thanh niên Cộng sản Đoàn, nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh? 11 Câu hỏi 10: Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn trong những ngày đầu thành lập là gì? 13 Câu hỏi 11: Hãy cho biết tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ cách mạng? 13 Câu hỏi 12: Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được Đại hội Đoàn cấp nào thông qua hoặc bổ sung, sửa đổi? 14 Câu hỏi 13: Nguyên tắc hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì? 14 Câu hỏi 14: Mục đích, lý tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì? 15 Câu hỏi 15: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò, vị trí như thế nào? 16 Câu hỏi 16: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có chức năng gì? 16 Câu hỏi 17: Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiệm vụ gì? 17
74
Câu hỏi 18: Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có những quyền gì? 18 Câu hỏi 19: Hệ thống tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bao gồm mấy cấp? Tên gọi của các cấp? 18 Câu hỏi 20: Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn là gì? 19 Câu hỏi 21: Tổ chức cơ sở Đoàn có những quyền hạn gì? 19 Câu hỏi 22: Hãy cho biết những điều kiện và thủ tục để xét, kết nạp đoàn viên? 20 Câu hỏi 23: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò như thế nào đối với các tổ chức Hội của thanh niên? 21 Câu hỏi 24: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò gì đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? 22 Câu hỏi 25: Ngày truyền thống của học sinh - sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam là ngày nào? Hãy cho biết xuất xứ và ý nghĩa của ngày truyền thống đó? 22 Câu hỏi 26: Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ra đời trong bối cảnh nào? Ai là Chủ tịch Hội đầu tiên? 24 Câu hỏi 27: Hãy cho biết lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam được hình thành như thế nào và có nhiệm vụ gì? 25 Câu hỏi 28: Huy hiệu Đoàn có từ khi nào? Do ai sáng tác và có ý nghĩa ra sao? 26
75
Câu hỏi 29: Hãy cho biết xuất xứ và tác giả bài ca chính thức của Đoàn? 26 Câu hỏi 30: Hãy cho biết bài ca chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Ai là tác giả? 27 Câu hỏi 31: Hãy cho biết tác giả và xuất xứ của bài hát Tiến lên đoàn viên? 28 Câu hỏi 32: Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Bác Hồ đã viết thư gửi thiếu nhi Việt Nam nhân ngày khai trường, hãy cho biết nội dung chính Bác Hồ căn dặn thiếu nhi Việt Nam trong thư đó? 28 Câu hỏi 33: Tháng 1-1946, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến, Bác Hồ đã viết một câu rất nổi tiếng, hãy cho biết nội dung câu viết đó? 29 Câu hỏi 34: Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III năm 1961, Bác Hồ đã nói một câu rất nổi tiếng với đại biểu Đại hội, hãy nêu câu nói đó? 29 Câu hỏi 35: Bác Hồ dạy thanh niên năm điều vào thời gian nào? Nội dung của năm điều Bác dạy? 30 Câu hỏi 36: Bác Hồ dạy sinh viên sáu điều vào thời điểm nào? Nội dung của sáu điều dạy đó? 31 Câu hỏi 37: Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong (năm 1961), Bác Hồ đã gửi thư cho thiếu nhi khuyên dạy những điều gì? 31
76
Câu hỏi 38: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam mang tên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh vào năm nào? Hãy cho biết ý nghĩa của tên gọi đó? 32
Câu hỏi 39: Hãy cho biết người đoàn viên bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình khi mới 17 tuổi là ai? Lời nói bất hủ của anh trước kẻ thù là gì? 33
Câu hỏi 40: Người đoàn viên Thanh niên Cộng sản trên đường ra pháp trường vẫn tươi cười hái hoa cài lên mái tóc là ai và trước lúc hy sinh đồng chí đã nói gì? 33
Câu hỏi 41: Có một sự kiện ý nghĩa của đất nước Vênêzuêla gắn liền với người đoàn viên Thanh niên Cộng sản Nguyễn Văn Trỗi? Hãy cho biết đó là sự kiện gì? 34
Câu hỏi 42: Hãy cho biết câu nói nổi tiếng “Nhằm thẳng quân thù mà bắn” là của ai? Được nói ra trong hoàn cảnh nào? 34
Câu hỏi 43: Chiếc gậy Trường Sơn đã trở thành một biểu tượng của thanh niên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Hãy cho biết biểu tượng đó có xuất xứ từ đâu? 35
Câu hỏi 44: Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phương nào? Ở đây có sự kiện huyền thoại nào đã đi vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam? 37
Câu hỏi 45: Hãy cho biết phong trào “Nam tiến” được bắt nguồn từ đâu? Và có ý nghĩa như thế nào? 37
77
Câu hỏi 46: Hãy cho biết nội dung của phong trào “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước? 38
Câu hỏi 47: Hãy cho biết nội dung của phong trào “Năm xung phong” ở miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước? 39
Câu hỏi 48: Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có những đơn vị vận tải với những người lính tuổi đôi mươi đã làm nên những con đường huyền thoại trên đất liền và trên biển? Hãy cho biết tên các đơn vị vận tải và các con đường đó? 39
Câu hỏi 49: Tổ chức Đoàn phát động phong trào “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất” trong hoàn cảnh nào? 40
Câu hỏi 50: Cuộc vận động “Sống, học tập, noi gương những người cộng sản” được Đoàn phát động vào thời gian nào? Mục đích, ý nghĩa ra sao? 41
Câu hỏi 51: Phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Nội dung của phong trào là gì? 42
Câu hỏi 52: Cuộc vận động hưởng ứng “Ba mũi tiến công chống tiêu cực, toàn Đoàn tham gia xây dựng Đảng” được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động vào năm nào? Mục đích, ý nghĩa của phong trào này? 42
78