🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 75 Năm Hình Thành, Phát Triển Của Hệ Thống Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Và Định Hướng Tiếp Tục Hoàn Thiện (1945-2020) Ebooks Nhóm Zalo Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: V N TH THANH H NG NGUY N H I BÌNH NGUY N TH TH O ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính:LÊ MINH C Đọc sách mẫu: NGUY N TH TH O BÍCH LIỄU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1459-2021/CXBIPH/13-12/CTQG. Số quyết định xuất bản: 309-QĐ/NXBCTQG, ngày 11/5/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 5 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6786-3. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Cuốn sách chuyên khảo 75 năm hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945-2020) là công trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ, toàn diện và có hệ thống đầu tiên trong khoa học luật hình sự Việt Nam đề cập riêng việc phân tích khoa học để làm sáng tỏ về mặt lý luận hệ thống pháp luật hình sự nước ta trong 75 năm qua (1945-2020) theo bốn nhóm vấn đề lớn là: Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật hình sự nước ta trong 40 năm từ sau Cách mạng Tháng Tám đến khi pháp điển hóa lần thứ nhất (1945-1985); Lập pháp hình sự trong ba Bộ luật Hình sự các năm 1985, 1999 và 2015; Vai trò của thực tiễn xét xử hình sự trong 60 năm kể từ khi các Tòa án nhân dân chính thức được tách khỏi Bộ Tư pháp thành hệ thống độc lập riêng biệt từ năm 1960 đến nay; Định hướng tiếp tục hoàn thiện trong tương lai kỹ thuật lập pháp về Phần chung pháp luật hình sự thực định Việt Nam hiện hành. Trong cuốn sách chuyên khảo này, ngoài phần Đặt vấn đề, Kết luận chung, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính tập trung vào sáu nhóm vấn đề được nghiên cứu trong 06 chương, bao gồm: Chương I: Hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến khi thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên (1945-1985); Chương II: Hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam đầu tiên (năm 1985); Chương III: Hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam thứ hai (năm 1999); Chương IV: Hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam thứ ba (năm 2015); Chương V: Vai trò của thực tiễn xét xử hình sự đối với sự hình thành 5 và phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam (1960-2020); Chương VI: Tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở tổng kết và phân tích các ưu và nhược điểm của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam suốt 75 năm qua (1945-2020), tác giả đã xây dựng nên một mô hình khoa học với các lý giải về kỹ thuật lập pháp của Dự thảo Phần chung Bộ luật Hình sự tương lai dựa trên các quan điểm, kiến thức và nghiên cứu độc lập của tác giả. Bộ luật Hình sự đó gồm có 06 chương, 26 mục và 165 điều (được đính kèm theo tại phần Phụ lục của cuốn sách này). Nhằm giới thiệu đến bạn đọc những nghiên cứu chuyên sâu và đầy tâm huyết đóng góp cho khoa học tư pháp hình sự nói chung, việc hoàn thiện pháp luật hình sự thực định nói riêng của tác giả - GS. TSKH. Lê Cảm, nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nhiệm kỳ đầu tiên (2000-2008), kiêm Trưởng Bộ môn Tư pháp hình sự (2000-2014), hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật Hình sự và Tội phạm học của Khoa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách chuyên khảo 75 năm hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945-2020). Hy vọng cuốn sách sẽ hữu ích cho bạn đọc là các cán bộ làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn trong các cơ quan lập pháp, bảo vệ pháp luật và Tòa án; các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên ngành luật tại các nhà trường, cơ sở đào tạo Luật cũng như đông đảo bạn đọc quan tâm tìm hiểu về pháp luật hình sự Việt Nam. Tháng 11 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 MỤC LỤC Trang CÁC QUY TẮC CHUNG VỀ TRÌNH BÀY SÁCH 11 ĐẶT VẤN ĐỀ 13 Chương I HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN KHI THÔNG QUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐẦU TIÊN (1945-1985) 30 I. Đề dẫn Chương I 30 II. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 10 năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) 33 III. Quá trình tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam trong 30 năm tiếp theo đến trước khi thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên của đất nước đã thống nhất (1955-1985) 71 IV. Tiểu kết Chương I 110 Chương II HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ THỰC ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐẦU TIÊN (NĂM 1985) 112 I. Đề dẫn Chương II 112 II. Cấu trúc của Bộ luật hình sự năm 1985 117 III. Sự hình thành của hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật hình sự năm 1985 120 IV. Sự hình thành của hệ thống Phần riêng pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật hình sự năm 1985 146 V. Tiểu kết Chương II 152 7 Chương III HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ THỰC ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỨ HAI (NĂM 1999) 155 I. Đề dẫn Chương III 155 II. Cấu trúc của Bộ luật hình sự năm 1999 156 III. Sự phát triển của hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật hình sự năm 1999 158 IV. Sự phát triển của hệ thống Phần riêng pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật hình sự năm 1999 176 V. Tiểu kết Chương III 183 Chương IV HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ THỰC ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỨ BA (NĂM 2015) 187 I. Đề dẫn Chương IV 187 II. Cấu trúc của Bộ luật hình sự năm 2015 189 III. Sự tiếp tục phát triển của hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015 194 IV. Sự tiếp tục phát triển của của hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Phần riêng Bộ luật hình sự năm 2015 255 V. Tiêu kết Chương IV 275 Chương V VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN XÉT XỬ HÌNH SỰ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (1960-2020) 277 I. Đề dẫn Chương V 277 II. Nhận thức khoa học về thực tiễn xét xử 282 III. Vai trò của thực tiễn xét xử trong 25 năm đầu tiên từ khi các Tòa án nhân dân tách ra khỏi Bộ Tư pháp đến khi thông qua Bộ luật hình sự thứ nhất (1960-1985) 286 IV. Vai trò của thực tiễn xét xử trong 35 năm từ sau khi thông qua Bộ luật Hình sự Việt Nam đầu tiên đến nay (1985-2020) 299 V. Tiểu kết Chương V 331 8 Chương VI TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VỀ KỸ THUẬT LẬP PHÁP HỆ THỐNG PHẦN CHUNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ THỰC ĐỊNH VIỆT NAM HIỆN HÀNH 334 I. Đề dẫn Chương VI 334 II. Sự cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống pháp luật hình sự thực định hiện hành trong Phần chung Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 338 III. Triển vọng tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống pháp luật hình sự thực định Việt Nam hiện hành trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015 343 IV. Hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Dự thảo Phần chung Bộ luật hình sự tương lai và những luận giải sau khi hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp 359 V. Tiểu kết Chương VI 477 KẾT LUẬN CHUNG 479 PHỤ LỤC 485 TÀI LIỆU THAM KHẢO 725 9 10 CÁC QUY TẮC CHUNG VỀ TRÌNH BÀY SÁCH Để bảo đảm tính khoa học và sự nhất quán của việc trình bày (về mặt hình thức) trong cuốn sách này tác giả trình bày theo ba quy tắc chung như sau: 1. Về cấu trúc: Cấu trúc từ lớn nhất xuống đến → nhỏ nhất được phân bố theo hệ thống tương ứng với bảy (cấp độ và từ trên xuống dưới (sau các mũi tên chỉ sang bên phải →) đều tuân theo theo thứ tự lần lượt là: 1) Mục La Mã → 2) Tiểu mục → 3) Khoản → 4) Điểm → 5) Tiết → 6) Đoạn → và cuối cùng 7) Ý. 2. Về các ký hiệu: Các ký hiệu theo cấu trúc của hệ thống tương ứng với bảy (07) cấp độ trên từ vị trí bắt đầu (của cấp độ nhỏ hơn) bao giờ cũng xuống dòng và được viết dịch sang bên phải một ký tự so với vị trí bắt đầu của cấp độ lớn hơn liền trước đó (ở dòng trên) như sau: Mục La Mã: I, II, III, ...→ Tiểu mục: §1, §2, ..........→ Khoản: 1, 2, 3, ..........→ Điểm: 1.1., .............→ Tiết: 1), .................→ Đoạn: a), ................→ Ý: ●), Riêng cấu trúc thứ bảy (Ý) theo thứ tự cấp độ là nhỏ nhất và là cuối cùng đều được thống nhất là chỉ dùng duy nhất một ký hiệu chấm đen ●) giống như nhau (mà không cần chỉ ra số thứ tự của Ý). 11 Ký hiệu “—” (ngạch ngang dài): là, tức là, đó là, có nghĩa là. Ngoài ra, các cụm từ dưới đây đều thống nhất là có ý nghĩa giống (tương tự) như nhau trong một ngữ cảnh: 1. Pháp luật hình sự thực định = Bộ luật Hình sự. 2. Hệ thống pháp luật hình sự thực định = hệ thống Bộ luật Hình sự. 3. Phần chung (Phần riêng hay Phần các tội phạm) pháp luật hình sự thực định = Phần chung (Phần riêng hay Phần các tội phạm) Bộ luật Hình sự. 12 ĐẶT VẤN ĐỀ I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu vấn đề 1. Nếu tính từ ngày Quốc khánh đầu tiên (02/9/1945) đến ngày Quốc khánh năm nay (02/9/2020) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (mà tiền thân là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) thì hệ thống1 pháp luật hình sự theo nghĩa rộng và pháp luật hình sự thực định2 theo nghĩa hẹp đã trải qua chặng đường lịch sử 1. Thuật ngữ “hệ thống” trong sách chuyên khảo này được hiểu đúng theo nghĩa thứ nhất của nó mà Từ điển tiếng Việt đã giải thích là “1. Thể thống nhất tạo lập nên các yếu tố cùng loại, cùng chức năng, có liên hệ chặt chẽ với nhau.”. Xem cụ thể hơn: Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành: Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr. 693. 2. Để làm sáng tỏ thuật ngữ “thực định” thì cần phải lưu ý rằng phạm trù “pháp luật hình sự” có thể được hiểu theo hai nghĩa (hẹp và rộng) vì theo quan điểm đã được thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự và điều này đã được khẳng định trong thực tiễn lập pháp hình sự, mà cụ thể là: I. Khi ở sau 06 từ “Hệ thống pháp luật hình sự” có kèm theo hai từ “thực định” tiếp theo thành phạm trù với 08 từ “Hệ thống pháp luật hình sự thực định” thì sẽ được hiểu đúng theo nghĩa hẹp của nó với ngụ ý là chỉ có một hay nhiều văn bản lập pháp hình sự nào đó (như Bộ luật Hình sự, Pháp lệnh về hình sự hoặc/ và Nghị quyết do cơ quan tối cao thuộc nhánh quyền lập pháp của Nhà nước ban hành) và được gọi chung là các đạo luật hình sự mà trong đó nhà làm luật ghi nhận các điều khoản cụ thể của luật, tức quy định trên thực tế chỉ thuần túy là các quy phạm pháp luật hình sự (pháp luật hình sự) về tội phạm, hình phạt hoặc/và các chế định pháp lý hình sự lớn (nhỏ) khác. Nói một cách khác, đó chỉ đơn giản là hệ thống các văn bản lập pháp hình sự do duy nhất cơ quan lập pháp của Nhà nước (Ví dụ: ở Việt Nam là Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội) ban hành. Chính vì vậy mà đôi khi không sử dụng phạm trù “Hệ thống pháp luật hình sự thực định” thì người ta có thể được thay bằng tên gọi khác ngắn gọn và đơn giản hơn là “Hệ thống lập pháp hình sự”. Do đó, trong khoa học luật hình sự khi đề cập pháp luật hình sự theo nghĩa hẹp thì người ta thường đồng nhất hai phạm trù (thuật ngữ) 13 của sự hình thành và phát triển suốt 75 năm (1945-2020) bắt đầu từ những sắc lệnh đầu tiên của chính quyền cách mạng, kết thúc bằng việc pháp điển hóa lần thứ ba với việc thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015 và cho đến nay, trong suốt cả chặng đường 75 năm thì hệ thống pháp luật hình sự thực định Việt Nam đã trải qua hai thời kỳ (trước và sau pháp điển hóa) bao gồm: 1) Thời kỳ 40 năm chưa được pháp điển hóa (1945-1985) và; 2) Thời kỳ 35 năm đã được pháp điển hóa (1985-2020) với lần lượt ba Bộ luật Hình sự là Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Hình sự năm 2015. 2. Mặc dù vậy nhưng trong khoa học pháp lý nói chung, cũng như trong khoa học luật hình sự nói riêng, ở Việt Nam và nước ngoài vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ, toàn diện và có hệ thống nào đề cập riêng và cùng một lúc việc phân tích về mặt lý luận để làm sáng tỏ dưới các góc độ lập pháp hình sự, lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật hình sự pháp luật hình sự thực định (1) = lập pháp hình sự (2) vì chúng đều có ý nghĩa và giá trị pháp lý như nhau. II. Còn khi ở sau 06 từ “Hệ thống pháp luật hình sự” không có hai từ “thực định” kèm theo thì lại được hiểu theo nghĩa rộng hơn, tức là một hệ thống mang tính tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật hình sự từ cả hai nhóm văn bản pháp luật hình sự do các cơ quan công quyền thuộc cả ba nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) ban hành, mà cụ thể là: 1) Nhóm thứ nhất — các đạo luật hình sự với tư cách là các văn bản pháp luật hình sự thực định hay còn gọi là các văn bản lập pháp hình sự đúng nghĩa của nó (như đã nêu trên) và nhóm này chỉ do duy nhất cơ quan lập pháp (Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội) có thẩm quyền ban hành; 2) Nhóm thứ hai — các văn bản pháp luật hình sự (khi không có kèm theo hai từ “thực định” ở đằng sau) mà trong đó chỉ đưa ra những giải thích, bình luận hoặc/và hướng dẫn (như Nghị định, Thông tư, v.v. của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ), cũng như của hệ thống các cơ quan tư pháp (như thông tư, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc/và chỉ thị, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Và thường là trong Nhóm thứ hai này bao gồm các văn bản pháp luật hình sự do Liên tịch của cơ quan tư pháp tối cao (Tòa án nhân dân tối cao) với các cơ quan bảo vệ pháp luật tối cao (như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và đôi khi cả một số bộ hay cơ quan khác thuộc Chính phủ) cùng ban hành. Có thể xem cụ thể hơn những vấn đề về các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực hình sự trong sách: GS. TSKH. Haumov A.I (Chủ biên): Từ điển luật hình sự. Nxb. BEC. Mátxcơva, 1997, tr. 595-605 (tiếng Nga). 14 thực định trong suốt thời kỳ 75 năm (1945-2020) kể từ sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 rồi trải qua ba lần pháp điển hóa với ba Bộ luật Hình sự Việt Nam đã nêu trên và cho đến nay, cũng như vai trò của thực tiễn xét xử hình sự nước ta trong 60 năm qua (1960-2020) đối với hệ thống pháp luật hình sự thực định và triển vọng tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định Việt Nam hiện hành trong giai đoạn đương đại. II. Hệ thống những vấn đề học thuật, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Từ việc phân tích tính cấp thiết về mặt khoa học của việc nghiên cứu vấn đề đã được nêu trên không những chỉ cho phép khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu, mà còn luận chứng cho sự cần thiết về mặt thời sự của việc giải quyết những vấn đề được phân tích trong cuốn sách chuyên khảo này. Tuy nhiên, do tính chất rộng lớn, đa dạng và phức tạp của hệ thống những vấn đề luật hình sự, đặc biệt là về Phần chung và Phần riêng pháp luật hình sự thực định từ sau lần pháp điển hóa thứ nhất đến lần pháp điển hóa thứ ba trong ba Bộ luật Hình sự (các năm 1985, 1999 và 2015) nên việc làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề sẽ được nghiên cứu của tác giả là — chỉ lựa chọn và đặt ra cho mình nhiệm vụ là chỉ đề cập những vấn đề nào mà theo quan điểm của tác giả là cơ bản và quan trọng hơn cả. Có nghĩa là khi giải quyết những vấn đề học thuật cuốn sách này sẽ chỉ đề cập việc phân tích khoa học dưới bốn góc độ (hướng) nghiên cứu đã được thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự là lịch sử pháp luật hình sự, lập pháp hình sự, thực tiễn xét xử hình sự và hoàn thiện pháp luật hình sự tương ứng theo thứ tự lôgíc lần lượt sau mỗi mũi tên chỉ sang phải (→) của hệ thống 06 nhóm vấn đề học thuật được nghiên cứu, đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu và là nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: 1.1. Nhóm vấn đề — đối tượng nghiên cứu — nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất là phân tích khoa học dưới góc độ lịch sử pháp luật hình sự để làm sáng tỏ quá trình xây dựng những nền tảng đầu tiên của hệ thống pháp luật hình sự trong thời 15 kỳ 40 năm chưa được pháp điển hóa (1945-1985) bắt đầu từ những sắc lệnh đầu tiên của chính quyền cách mạng sau Tháng Tám năm 1945 và kết thúc bằng việc thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất → 1.2. Nhóm vấn đề — đối tượng nghiên cứu — nhiệm vụ nghiên cứu thứ hai là phân tích khoa học dưới góc độ lập pháp hình sự để làm sáng tỏ các đặc điểm có thể được coi là chủ yếu và quan trọng hơn cả của hệ thống pháp luật hình sự thực định (bao gồm các quy phạm của Phần chung và Phần riêng) đã được nhà làm luật chắt lọc và lựa chọn để tiếp tục lĩnh hội từ thời kỳ chưa pháp điển hóa trước đó, đồng thời ghi nhận các quy phạm mới để hình thành nên hệ thống pháp luật hình sự thực định đã được pháp điển hóa lần thứ nhất trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985 → 1.3. Nhóm vấn đề — đối tượng nghiên cứu — nhiệm vụ nghiên cứu thứ ba là phân tích khoa học dưới góc độ lập pháp hình sự để làm sáng tỏ các đặc điểm nào có thể được coi là chủ yếu, quan trọng hơn cả và đặc biệt, là mới (so với Bộ luật Hình sự năm 1985) của hệ thống pháp luật hình sự thực định (bao gồm các quy phạm của Phần chung và Phần riêng) để phát triển hệ thống pháp luật hình sự thực định đã được pháp điển hóa lần thứ hai trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 → 1.4. Nhóm vấn đề — đối tượng nghiên cứu — nhiệm vụ nghiên cứu thứ tư là phân tích khoa học dưới góc độ lập pháp hình sự để làm sáng tỏ những đặc điểm có thể được coi là chủ yếu và quan trọng hơn cả và đặc biệt, là mới (so với hai Bộ luật Hình sự năm 1985 và năm 1999) của hệ thống pháp luật hình sự thực định (bao gồm các quy phạm của cả Phần chung và Phần riêng) để tiếp tục phát triển hệ thống pháp luật hình sự thực định đã được pháp điển hóa lần thứ ba trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 → 1.5. Nhóm vấn đề — đối tượng nghiên cứu — nhiệm vụ nghiên cứu thứ năm là phân tích khoa học dưới góc độ thực tiễn xét xử hình sự để làm sáng tỏ vai trò của nó, đặc biệt là tại Tòa án nhân dân tối cao đối với việc hình thành và phát triển hệ thống pháp luật hình sự trong suốt quá trình 60 năm (từ năm 1960 đến nay) khi các Tòa án của nước ta đã được tách ra khỏi Bộ Tư pháp 16 để hình thành nên hệ thống Tòa án độc lập (căn cứ theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960) → 1.6. Nhóm vấn đề — đối tượng nghiên cứu — nhiệm vụ nghiên cứu thứ sáu là phân tích khoa học dưới góc độ hoàn thiện pháp luật hình sự nhưng không phải bàn về tất cả những vấn đề hoàn thiện pháp luật hình sự mà chỉ hạn chế trong phạm vi đưa ra định hướng tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định hiện hành để thông qua đó, xây dựng nên một mô hình khoa học của hệ thống pháp luật hình sự thực định sau pháp điển hóa lần thứ tư trong Dự thảo Bộ luật Hình sự tương lai (với cơ cấu gồm 09 chương, 29 mục và 165 điều (kèm theo các luận chứng để lý giải về kỹ thuật lập pháp) sao cho phải đáp ứng được năm tiêu chí bắt buộc chung về kỹ thuật lập pháp của một văn bản lập pháp hình sự ưu việt trong nhà nước pháp quyền1 nhằm hỗ trợ cho hoạt động lập pháp hình sự của nước nhà, và bằng cách đó góp phần thực hiện tốt một trong các nhiệm vụ phát triển tổng quát có liên quan chặt chẽ, mật thiết đến các lĩnh vực như: Nhà nước và pháp luật, kỷ luật và kỷ cương, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong những năm tiếp theo mà Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ ra là: “Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa...; hoàn thiện hệ thống pháp luật..., tăng cường trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm”2. 2. Như vậy, từ lợi ích của việc đưa ra hệ thống 06 nhóm vấn đề học thuật được nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên mà dưới đây tại điểm 2 mục VI tác giả đã xây dựng bố cục gồm 06 chương của cuốn sách này. 1. Năm (05) tiêu chí đó là: 1) Phải chặt chẽ về mặt cấu trúc; 2) Phải nhất quán về mặt lôgíc pháp lý; 3) Phải chính xác về mặt khoa học; 4) Phải khả thi về mặt thực tiễn và; 5) Phải trong sáng và rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu về mặt thuật ngữ pháp lý. Xem cụ thể hơn: Lê Văn Cảm (Biên soạn): Nhận thức khoa học về Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hóa lần thứ ba (Sách chuyên khảo), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018, tr. 82. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr. 79. 17 III. Ý nghĩa và phạm vi nghiên cứu 1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề trong cuốn sách chuyên khảo này có thể nhận thấy trên ba bình diện (lĩnh vực) thể hiện được thừa nhận chung sau đây của luật hình sự: 1.1. Về mặt lập pháp — trên cơ sở nhận thức khoa học về kỹ thuật lập pháp đối với một văn bản lập pháp hình sự ưu việt, tác giả cuốn sách đã: 1) Soạn ra một Dự thảo Phần chung Bộ luật Hình sự tương lai (gồm 09 chương, 26 mục và 165 điều); 2) Phân tích về kỹ thuật lập pháp hình sự đối với hai nhóm điều khoản trong Dự thảo này gồm nhóm các điều khoản mới và nhóm các điều khoản được đề xuất sửa đổi, bổ sung từ một số điều của Phần chung Bộ luật Hình sự năm 20151) và; 3) Bằng cách đó, lập luận cho định hướng tiếp tục hoàn thiện hơn nữa về kỹ thuật lập pháp đối với hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định hiện hành của nước nhà trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Về mặt lý luận — đây là công trình nghiên cứu khoa học chuyên khảo và đồng bộ đầu tiên trong lý luận luật hình sự Việt Nam đề cập riêng việc phân tích một cách sâu sắc, có hệ thống và toàn diện để làm sáng tỏ những vấn đề về 75 năm (1945-2020) hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật hình sự nước nhà từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay tương ứng với 06 nhóm vấn đề học thuật đã nêu ở trên. 1.3. Và cuối cùng, về mặt thực tiễn — các luận điểm trong cuốn sách chuyên khảo này là tài liệu tham khảo bổ ích không chỉ cho hoạt động lập pháp hình sự của Nhà nước (mà trực tiếp là cho việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản có liên quan của hệ thống pháp luật hình sự thực định hiện hành trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 20172), mà còn hỗ trợ cho việc nghiên cứu những vấn đề về luật hình sự Việt Nam (dưới cùng một lúc 04 góc độ nêu trên) của các cán bộ làm công tác thực tiễn 1, 2. Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2017/QH13 (Luật số 12/2017/ QH14) (sau đây viết tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015). 18 trong lĩnh vực tư pháp hình sự tại các cơ quan bảo vệ pháp luật và các Tòa án ở nước ta. 2. Phạm vi nghiên cứu. Do tính chất rộng lớn, đa dạng và phức tạp của những vấn đề học thuật thuộc các lĩnh vực luật hình sự vì ngay mỗi chế định lớn trong 09 chế định lớn thuộc Phần chung pháp luật hình sự như: đạo luật hình sự (1); tội phạm (2); những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi (3); trách nhiệm hình sự (4); quyết định hình phạt (5); các biện pháp cưỡng chế hình sự (6); các biện pháp tha miễn (7); trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên pham tội (8); trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại do liên đới trong việc phạm tội (9); các nhóm tội phạm tương ứng trong Phần riêng (như nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, nhóm các tội xâm phạm sở hữu, nhóm các tội xâm phạm các quyền và tự do của con người và của công dân, v.v..), cũng như mỗi chế định pháp luật hình sự nhỏ như phân loại tội phạm, lỗi, các giai đoạn phạm tội, đồng phạm, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, án tích, v.v. đều có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và được đề cập trong nhiều cuốn sách chuyên khảo khác nhau nên khi phân tích khoa học đối tượng nghiên cứu chỉ trong phạm vi một cuốn sách chuyên khảo thì tác giả chỉ có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 2.1. Khi phân tích khoa học những vấn đề thuộc hệ thống pháp luật hình sự thực định Việt Nam trong hai thời kỳ trước và sau khi pháp điển hóa thì sẽ đề cập tất cả các quy phạm của Phần chung và Phần riêng pháp luật hình sự. 2.2. Khi phân tích khoa học những vấn đề về các lợi ích (1) và triển vọng (2) của việc tiếp tục hoàn thiện và mô hình khoa học (3) sau khi hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống pháp luật hình sự thực định nước nhà trong tương lai thì do sự hạn chế của phạm vi nghiên cứu nên trong khuôn khổ một cuốn sách chuyên khảo chỉ có thể đề cập kỹ thuật lập pháp của hệ thống các quy phạm nào thuộc Phần chung mà chưa thể đề cập kỹ thuật lập pháp của hệ thống các quy phạm thuộc Phần riêng pháp luật hình sự. 19 2.3. Tóm lại, căn cứ vào hệ thống và nhiệm vụ nghiên cứu (gồm 06 nhóm vấn đề và là 06 nhiệm vụ) được xem xét tại Mục II trên đây sẽ sắp xếp chúng tương ứng với bố cục của 06 chương (được nêu tại Mục VII dưới đây) để sao cho phạm vi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển trong 75 năm của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam (1945-2020) được triển khai một cách chặt chẽ và khoa học khi hệ thống pháp luật hình sự đó tại hai chương (I và V) sẽ được hiểu theo nghĩa rộng của nó, còn tại bốn chương (II, III, IV và VI) sẽ được hiểu theo nghĩa hẹp để qua đó bạn đọc có thể dễ dàng nhận thấy hệ thống pháp luật hình sự nước ta được phân tích lần lượt theo thứ tự lôgíc của 05 phạm trù lịch sử được sử dụng tại các chương trong cuốn sách này là: “Xây dựng” → “Hình thành” → “Phát triển” → “Tiếp tục phát triển” → và “Hoàn thiện”. IV. Về việc sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo 1. Hệ thống các nguồn tài liệu tham khảo chính. Do phạm vi nghiên cứu trong cuốn sách này bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật hình sự nói chung và các Bộ luật Hình sự Việt Nam nói riêng, cũng như sách báo pháp lý hình sự trong và ngoài nước đã được tác giả tiếp cận trực tiếp, nhưng trong đó về cơ bản các nguồn tài liệu tham khảo trong suốt thời kỳ 75 năm qua (1945-2020) thuộc hai nhóm sau đây (và các nguồn này đều được trích dẫn một cách thận trọng và cụ thể tại phần dưới cùng của các trang sách mà trong đó có viện dẫn): 1.1. Các văn bản pháp luật hình sự (theo nghĩa rộng) bao gồm: 1) Các sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay những năm tháng đầu tiên của chính quyền cách mạng (từ sau tháng 9/1945) do Chủ tịch Hồ Chí Minh (người đứng đầu nhánh quyền hành pháp) ban hành cho đến các nghị định, quyết định, thông tư v.v. của Chính phủ và bộ có liên quan, cũng như các nghị quyết về những vấn đề luật hình sự có liên quan của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ trước đến nay và; 2) Các văn bản pháp luật hình sự theo nghĩa hẹp (tức các văn bản lập pháp hình sự) — từ các pháp lệnh đầu tiên của Nhà nước 20 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 60, 70 và 80 của thế kỷ XX do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành cho đến ba Bộ luật Hình sự (năm 1985, 1999 và 2015) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội ban hành. 1.2. Các luận điểm khoa học luật hình sự về cơ bản là quan điểm lý luận về luật hình sự có liên quan đến các chế định lớn về đạo luật hình sự, tội phạm, hình phạt, các biện pháp tha miễn, v.v. tại hơn 270 công trình khoa học thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự của tác giả cuốn sách chuyên khảo này (bao gồm cả hơn 55 công trình về luật hình sự ở các mức độ khác nhau có đề cập các kiến giải lập pháp cụ thể đối với các quy phạm có liên quan trong Phần chung pháp luật hình sự) đã được công bố trong hơn 30 năm qua (1988-2020) tương ứng theo 03 giai đoạn cụ thể (các năm 1988-1999, 2000-2009 và 2009-2020) trên các trang sách báo khoa học pháp lý hình sự, đặc biệt là các quan điểm về lập pháp hình sự tại hai công trình khoa học trong hai năm gần đây (2018-2019)1. 2. Phương pháp sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo. Như vậy, việc sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo để biên soạn những vấn đề về luật hình sự trong cuốn sách chuyên khảo này về cơ bản được triển khai theo hai phương pháp là: 1) Trực tiếp đọc các tài liệu gốc bằng tiếng Việt và tiếng Nga và; 2) Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc cao nhất và quan trọng nhất của nghiên cứu khoa học chân chính (nhất là khoa học pháp lý theo nghĩa hẹp lại chính là khoa học về pháp luật mà dịch nguyên văn nghĩa của “pháp luật” từ ngạn ngữ tiếng La tinh cổ đại là “Pháp luật là nghệ thuật của sự thật và công lý”) đó là sự trung thực khoa học — tức là luôn trích dẫn đầy đủ (kể cả nội dung và ý tưởng) từng câu từng chữ từ các nguồn tài liệu tham khảo của người khác đã được mình sử dụng2. 1. Xem cụ thể hơn: 1) Lê Văn Cảm (Biên soạn): Nhận thức khoa học về Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hóa, Sđd, tr. 142-145 và; 2) Lê Cảm (Chủ biên): Pháp luật hình sự Việt Nam từ thế kỷ X đến nay - Lịch sử và thực tại (Sách chuyên khảo), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018, tr.438-444. 2. Về mặt này, thiết nghĩ tất cả các nhà khoa học chân chính (và nhất là khoa học về pháp luật) đều đồng nhất và phải thấm nhuần quan điểm xác đáng của bậc thầy lớn nhất về phương pháp luận nghiên cứu khoa học khi bàn đến “Khía cạnh đạo đức về tôn trọng quyền tác giả” (theo cách gọi của thầy Vũ Cao Đàm) tại 21 V. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề trong cuốn sách này 1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu vấn đề được sử dụng trong sách chuyên khảo này là các thành tựu và các luận điểm nền tảng của khoa học pháp lý nói chung và khoa học luật hình sự nói riêng về xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền và tự do của con người và của công dân bằng pháp luật hình sự được thể hiện trong các công trình nghiên cứu, các sách và các bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành của các nhà khoa học, luật gia Việt Nam và nước ngoài, cũng như của tác giả sách chuyên khảo này đã được soạn thảo và công bố trong hơn 36 năm công tác nghiên cứu khoa học pháp lý từ thời kỳ nghiên cứu sinh bậc I để bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ Luật học (1984-1987) và bậc II để bảo vệ Tiến sĩ khoa học Luật (1990-1994) ở Liên Xô cho đến tận hôm nay (năm 2020). 2. Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề được sử dụng trong sách chuyên khảo này là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu và soạn thảo những vấn đề tương ứng dưới các luận điểm tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, củng cố pháp chế, tính tối thượng của pháp luật, bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tự do hiến định của con người và của công dân bằng pháp luật hình sự với tư cách là các giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung vốn có của loài người và của nền văn minh nhân loại. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu những vấn đề được đặt ra trong cuốn sách các trang 144-145 trong cuốn sách của ông là: “Tôn trọng quyền tác giả của đồng nghiệp là một khía cạnh đạo đức quan trọng của khoa học. Liên quan đến khía cạnh này, ăn cắp là một hành vi vi phạm đạo đức rất lớn trong khoa học. Người mang lệch chuẩn này mang động cơ chiếm đoạt cái mà họ không có với tham vọng được cộng đồng thừa nhận một nấc thang khoa học mà họ hoàn toàn không xứng đáng”... tiếp theo tại 05 gạch ngang đầu dòng (-) với 22 dòng trong cuốn sách của mình, thầy Vũ Cao Đàm đã dẫn ra 05 kiểu mà thầy gọi là “ăn cắp chất xám” phổ biến nhất trong khoa học để mọi người cùng nhận dạng. Xem cụ thể hơn trong sách Vũ Cao Đàm: Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học (tái bản lần thứ tư), Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014, tr. 144-145. 22 chuyên khảo của mình, tác giả đã sử dụng đồng bộ các phương pháp tiếp cận trong khoa học pháp lý để làm sáng tỏ về mặt lý luận từng vấn đề tương ứng mà đó là các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng đồng bộ như: lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh luật học, xã hội học cụ thể, v.v.. VI. Cách tiếp cận việc nghiên cứu vấn đề 1. Việc nghiên cứu những vấn đề trong sách chuyên khảo này của tác giả là dựa trên quan điểm đã được thừa nhận chung từ lâu trong khoa học pháp lý khi nghiên cứu khoa học dưới khía cạnh lập pháp bất kỳ một văn bản luật (bộ luật) nào đó mới được ban hành, thì cần phải có phương pháp tiếp cận vấn đế sao cho tránh rơi vào một trong hai xu hướng sau: 1) Hoặc là chỉ thiên về “khoa học phòng giấy” phi thực tiễn (tức là khi phân tích vấn đề không bám sát vào thực tiễn lập pháp mà chỉ thiên về lý luận suông và sáo rỗng “trên mây”, “trên gió”) hoặc là; 2) Đối với vấn đề tương ứng được đề cập thì không đi sâu vào bản chất của nó nên không chỉ ra được cho bạn đọc thấy rõ được các điểm nào mới (1) và khác (2) về mặt lập pháp của văn bản luật (bộ luật) tương ứng mới được ban hành so với văn bản luật (bộ luật) trước đó mà chỉ liệt kê lại nội dung của tất cả các điều luật đã được nhà luật ghi nhận trong văn bản ấy rồi gán chung cho chúng là “mới”, tức chỉ làm lại lần thứ 2 công việc của nhà làm luật. Và chính vì vậy, để tránh cả 2 xu hướng này, khi phân tích khoa học các điểm mới về mặt lập pháp của văn bản luật (bộ luật) nào đó, người nghiên cứu cần phải có cách tiếp cận vấn đề bằng việc tuân thủ một cách nghiêm túc quy trình chặt chẽ và đầy đủ theo phương pháp luận sau đây. 1.1. Một là, để cho một quy phạm (chế định) nào đó được coi là “mới” thì người nghiên cứu nhất thiết phải: 1) Đưa ra được sự phân tích khoa học để luận chứng rằng quy phạm (chế định) ấy có điểm gì đó khác (dù chỉ là khác ở một mức độ nhất định nếu đối chiếu theo 05 tiêu chí cơ bản tối thiểu và bắt buộc chung dưới khía cạnh kỹ thuật lập pháp đã nêu trên) so với quy phạm (chế định) tương ứng đã hiện hành trong giai đoạn trước đây hoặc; 2) Đưa ra 23 được sự khẳng định một cách dứt khoát rằng, quy phạm (chế định) ấy có phải là lần đầu tiên được nhà làm luật ghi nhận về mặt lập pháp trong luật (bộ luật) thực định hay không?; 3) Khi khẳng định những điểm mới của một quy phạm (chế định) nào đó, để cho ngắn gọn chỉ cần viện dẫn cụ thể và chính xác số điều (các điều) được coi là mới trong văn bản luật (bộ luật) tương ứng mà phải tuyệt đối tránh xu hướng trích lại toàn bộ nội dung quy phạm (chế định) trong điều (các điều) đã được nhà làm luật ghi nhận trong luật thực định là đủ vì bất kỳ những ai muốn tìm hiểu thì tự họ cũng có thể tự tìm hiểu được nội dung các quy phạm (chế định) tương ứng trong văn bản luật (bộ luật) được (sẽ được) Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản. 1.2. Hai là, nếu như văn bản luật (bộ luật) mới vẫn còn có một số điểm hạn chế (khiếm khuyết) nhất định nào đó, thì để được đánh giá đó là một nghiên cứu khoa học nghiêm túc thì tác giả của nó cần phải: 1) Về mặt lý luận — dưới góc độ nghiên cứu đã được lựa chọn cần thể hiện sự lao động nghiêm túc trên cơ sở phân tích khoa học để thẳng thắn chỉ ra cho bạn đọc thấy được rõ ràng những điểm hạn chế cụ thể nào còn bất cập; 2) Về mặt thực tiễn, nếu có thể — cần góp phần thực sự vào hoạt động lập pháp của nước nhà bằng việc đưa ra các kiến giải lập pháp cụ thể (chứ không phải chung chung) tương ứng với các quy phạm của văn bản luật (bộ luật) nào đó dưới dạng các điều luật nhằm tiếp tục hoàn thiện văn bản luật (bộ luật) ấy trong giai đoạn phát triển tiếp theo sau này của đất nước. Lý do của vấn đề như vậy là do — dưới góc độ lập pháp hình sự thì rõ ràng là chỉ có một số (chứ không phải là tất cả) các quy phạm Bộ luật Hình sự năm 2015 hiện hành cần phải được tiếp tục hoàn thiện thì mới có thể áp dụng được1. 1. Chẳng hạn, theo quan điểm của tác giả mặc dù thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 trong hơn hai năm qua (kể từ ngày có hiệu lực vào 01/01/2018) đến nay (năm 2020) cho thấy, các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án Việt Nam vẫn chưa truy cứu được trách nhiệm hình sự đối với bất kỳ pháp nhân thương mại nào (!). Và chắc chắn thực trạng này sẽ còn tiếp diễn nếu như trong thời gian tới trong pháp luật hình sự thực định Việt Nam tương lai vẫn không ghi nhận về mặt lập pháp trong Phần chung Điều luật “Giải thích các thuật ngữ” với sự giải thích rõ hai phạm trù (mục từ) như: 1) “Pháp nhân phạm tội” là gì (?) và; 2) “Pháp 24 1.3. Ba là, còn đối với điều khoản nào đã hiện hành trước đây mà trong giai đoạn tương ứng hiện nay vẫn được nhà làm luật tiếp tục giữ nguyên (hoặc kế thừa tinh thần của nó) để ghi nhận vào luật (bộ luật) mới, thì tuyệt đối không nên viết lại đầy đủ nguyên văn các điều khoản đó nữa (nếu như không đưa ra được sự phân tích khoa học về những điểm hạn chế của nó). Bởi lẽ làm như vậy mà ai tinh ý là họ biết ngay rằng đó chẳng qua là sự cố ý “bôi” ra để cho số trang trong nghiên cứu của mình được tăng thêm vì nếu ai quan tâm đến văn bản luật (bộ luật) mới thì đương nhiên họ đã mua ở các hiệu sách (hoặc tra cứu trên các wesite của mạng Internet). Mặt khác, việc in các loại văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành (như: các đạo luật hay các bộ luật do Quốc hội ban hành, các nghị định hay thông tư do Chính phủ, các bộ ban hành, các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Tòa án nhân dân tối cao ban hành, cũng như các thông tư liên tịch do Liên ngành do các cơ quan như Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân chịu trách nhiệm hình sự” là gì (?). Vì nếu không có sự giải thích rõ của nhà làm luật về mặt lập pháp hai phạm trù (mục từ) này, thì các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án sẽ rất khó để có thể truy cứu được trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại vì các lý do sau đây: 1) Hiện nay trình độ nhận thức về khoa học và hệ thống pháp luật hình sự thực định của mọi người (nhất là giới luật sư) đã sâu sắc hơn và cũng đã tăng lên rất nhiều. Trong khi đó, giữa các cán bộ thực tiễn của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, các nhà khoa học, luật gia hình sự học cũng vẫn còn có sự lúng túng khi chưa có sự nhận thức thống nhất về nội hàm của hai phạm trù đã nêu trên - pháp nhân thương mại phạm tội (1) là gì (?) và pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự là gì (?). 2) Nếu xét về nội hàm thì hai phạm trù (mục từ) này hầu như giống nhau đến 90%, bởi lẽ: phạm trù thứ nhất và phạm trù thứ hai chỉ khác nhau có một vài từ (được gạch chân dưới đây để nhấn mạnh): a) “Pháp nhân phạm tội” là pháp nhân thương mại đã có sự liên đới trong việc để cho người đại diện, người được ủy quyền hoặc/và bất kỳ người (cá nhân) nào khác nhân danh mình, vì lợi ích của mình và với sự chỉ đạo, điều hành hay chấp thuận của mình thực hiện tội phạm do Bộ luật Hình sự quy định; b) “Pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự” là pháp nhân thương mại do đã có sự liên đới trong việc phạm tội của cá nhân, tức là để cho người đại diện, người được ủy quyền hoặc/và bất kỳ người nào khác nhân danh mình, vì lợi ích của mình và với sự chỉ đạo, điều hành hay chấp thuận của mình thực hiện tội phạm do Bộ luật Hình sự quy định nên bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 25 nhân dân tối cao - Bộ Công an và Bộ Tư pháp ban hành) là thẩm quyền riêng biệt của cơ quan in Công báo do Chính phủ quản lý và các nhà xuất bản có chức năng, nhiệm vụ xuất bản sách pháp luật như Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn rằng, việc in các văn bản pháp luật như vậy là thẩm quyền của những Nhà xuất bản có chức năng nhiệm vụ, không nằm trong phạm vi hoạt động của các Tạp chí khoa học hay của các Nhà xuất bản khác1. 1. Cần lưu ý thực trạng thiếu nghiêm túc về mặt khoa học của các xuất bản phẩm khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay là trong nhiều cuốn sách (không hề ghi rõ là sách tham khảo hay sách chuyên khảo) chứa đựng nội hàm khoa học thì ít, nhưng chứa đựng nội hàm “ăn theo” thì nhiều, tức là đúng như các nhà khoa học pháp lý chân chính và lâu năm thường nói là: do ít chữ nên phần tự suy ngẫm về các ý tưởng khoa học thì ít mà phần “độn” thêm các văn bản pháp luật của Nhà nước vào cho sách dầy lên thì lại quá nhiều(!). Chẳng hạn như, vào năm 2010 trong cuốn sách của một tác giả được xuất bản với số lượng là 1.000 cuốn (với kích thước cỡ lớn là 20 x 28 cm), gồm 04 phần La Mã và dày đến 639 trang. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ cuốn sách này có thể dễ dàng nhận thấy “kiểu nghiên cứu khoa học chạy xô rất kỳ quặc” với 04 điểm rất hy hữu “thú vị” như sau: I) Không hề có dù chỉ là một lần trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo nào đã được sử dụng trong cả cuốn sách dày đến 639 trang (ngay cả khái niệm an ninh quốc gia được in nghiêng và để trong dấu ngoặc kép “ ” ở cuối trang 39 của cuốn sách cũng không dẫn ra nổi được là từ nguồn tài liệu tham khảo nào!); II) Nội hàm khoa học theo đúng như tên gọi của sách (là định tội danh và phương pháp định tội danh) nhưng cái gọi là “chất liệu nghiên cứu khoa học” thì chỉ chiếm 1/13 cuốn sách với vẻn vẹn chỉ có 36/639 trang tại Phần I (từ tr.1 đến tr.36!); III) Nội hàm Phần II cuốn sách tuy có tên gọi là “Hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong Bộ luật Hình sự” với 281 trang (từ tr.37 đến tr.318) nhưng thực chất không hề có nội dung nào đúng như tên gọi của nó (là hướng dẫn cách định tội danh) mà chỉ có nội dung về bình luận từng Điều trong Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự năm 1999 (từ Điều 78 đến Điều 340) bởi lẽ: trong tất cả 263 cấu thành tội phạm (mặc dù sau mỗi Điều với tên gọi của từng tội danh đều có 01 câu giống nhau là “Các dấu hiệu định tội...”) thì nội hàm của chúng đều theo cơ cấu lặp đi lặp lại giống như hệt như các sách bình luận từng Điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 là: “1) Mặt khách quan; 2) Khách thể; 3) Mặt chủ quan; 4) Chủ thể” (vì không hề có gì đúng với nội hàm cái gọi là “hướng dẫn định tội danh” đã được tác giả và Nhà xuất bản quảng cáo cả!?) và; IV) Hơn một 1/2 nội hàm còn lại của cuốn sách là Phần III với 321 trang (từ trang 319 đến trang 639) là in lại nguyên si các quy định của 27 loại văn bản pháp luật hình sự (từ Bộ luật Hình sự năm 1999 và Luật số 37/2009/QH 12 đến 03 Nghị quyết của Quốc hội, 01 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 06 Nghị quyết của Chính phủ, 05 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân 26 2. Thiết nghĩ, trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền đích thực hiện nay của Việt Nam, khoa học pháp lý nước nhà cần phải hết sức tránh những nghiên cứu thiếu nghiêm túc và phi khoa học (mà chính xác hơn là hết sức qua loa và đại khái, chung chung và khá phổ biến hiện nay trong các xuất bản phẩm của khoa học pháp lý nước nhà) nhưng vì muốn tiêu thụ sản phẩm mình viết ra cho nhanh hết nên một số tác giả thường sử dụng phương pháp “nghiên cứu khoa học” theo kiểu bình luận qua loa các điều luật hoặc quảng cáo cho cái gọi là “mới” của văn bản luật (bộ luật) nào đó nhưng thực chất là các “nghiên cứu khoa học” đó chẳng qua chỉ là sự sao chép lại (mà chính xác là chỉ liệt kê lại) nội dung của các điều luật đã được nhà làm luật ghi nhận trong văn bản pháp luật mới ấy (hoặc thậm chí để nguyên văn toàn bộ nội dung văn bản pháp luật nào đó vào trong lòng “sản phẩm khoa học” của mình), rồi sau đó đưa đến in tại một số Nhà xuất bản. 3. Như vậy, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng chủ yếu trong cuốn sách chuyên khảo này về cơ bản là phương pháp “giáo điều” của khoa học luật hình sự, tức là đưa ra sự phân tích khoa học những vấn đề pháp luật hình sự thực định dưới góc độ lập pháp hình sự là góc độ mà tuy được thừa nhận chung nhưng từ trước đến nay trong khoa học luật hình sự Việt Nam rất ít được nghiên cứu một cách nghiêm túc và thỏa đáng, đặc biệt là dựa trên 05 tiêu chí cơ bản tối thiểu và bắt buộc chung của một văn bản lập pháp tốt trong nhà nước pháp quyền trong sự phù hợp với các luận điểm chung của lý luận luật hình sự. VII. Mục đích nghiên cứu và bố cục của cuốn sách 1. Mục đích Mục đích nghiên cứu mà cuốn sách chuyên khảo này nhằm hướng tới là: tối cao và 07 Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và một số Bộ khác hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999). Chính vì vậy, thiết nghĩ đối với pháp luật (nhất là trong lĩnh vực khoa học pháp lý) cần cân nhắc hết sức thận trọng trước khi cấp các Giấy phép in sách pháp luật để uy tín của Nhà xuất bản không bị ảnh hưởng do sự thiếu nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học của một số tác giả. 27 1.1. Một là, bằng việc phân tích khoa học dưới bốn góc độ (đã nêu trên) để làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề tương ứng đã được lựa chọn trên cơ sở phù hợp với sự phân chia thành 06 nhóm vấn đề học thuật - 06 đối tượng nghiên cứu - 06 nhiệm vụ nghiên cứu tương ứng (được nêu trên). 1.2. Hai là, bằng việc đạt được mục đích trên đây sẽ mở ra và tiếp tục hướng nghiên cứu mới về lập pháp hình sự nói riêng trong khoa học luật hình sự nước nhà và bằng cách đó, góp phần vào việc phát triển nền khoa học luật hình sự nói riêng và khoa học pháp lý nói chung của Việt Nam. 2. Bố cục Trên cơ sở hệ thống 06 nhóm vấn đề (và đồng thời là 06 nhiệm vụ) nghiên cứu đã được phân tích trên đây, bố cục của cuốn sách chuyên khảo này ngoài các phần Đặt vấn đề (đã được phân tích ở đây), Kết luận vấn đề, Phụ lục và Danh mục các tài liệu tham khảo sẽ được sắp xếp theo hệ thống tương ứng với 06 Chương và được phân chia thành 29 mục lớn (tên gọi cụ thể của từng mục này đã được nêu trên trong Mục lục của sách): 2.1. Chương I. Hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến khi thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên (1945-1985); 2.2. Chương II. Hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam đầu tiên (năm 1985); 2.3. Chương III. Hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam thứ hai (năm 1999); 2.4. Chương IV. Hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam thứ ba (năm 2015); 2.5. Chương V. Vai trò của thực tiễn xét xử hình sự đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam (1960-2020); 2.6. Chương VI. Tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định Việt Nam hiện hành. 3. Mặt khác, theo quan điểm của tác giả mặc dù tên gọi (tiêu đề) của bốn Chương đầu tiên (từ I đến IV) được sử dụng như 28 trên là để cho ngắn gọn (nên không có các phạm trù của khoa học lịch sử) nhưng để bảo đảm lợi ích của sự chính xác về mặt khoa học trong việc tiếp cận vấn đề dưới hai góc độ (lịch sử và lập pháp hình sự), đồng thời để phản ánh đúng lôgíc của cả quá trình lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam trong 70 năm (từ khi bắt đầu xây dựng hệ thống đó vào năm 1945 đến khi tiếp tục phát triển nó trong lần pháp điển hóa thứ ba vào năm 2015) nên tại các tên gọi (tiêu đề) của các mục và thậm chí của các tiểu mục thuộc bốn Chương này cần phải sử dụng bốn thuật ngữ (phạm trù) tương ứng của khoa học lịch sử phản ánh thứ tự chặt chẽ của một quá trình lịch sử (như đã được ghi cụ thể tại các mục thuộc bốn chương đầu tiên trong Mục lục của sách) là: “Xây dựng” → “Hình thành” → “Phát triển” → “Tiếp tục phát triển”. Và chính bốn thuật ngữ (phạm trù) này cũng được sử dụng tại tiêu đề (tên gọi) của các tiểu mục (§) thuộc các mục trong từng chương tương ứng. 29 Chương I HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN KHI THÔNG QUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐẦU TIÊN (1945-1985)1 I. Đề dẫn Chương I 1. Khi nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay thì vấn đề phân chia thời kỳ của nó là một trong những nội dung cơ bản và không kém phần quan trọng vì xung quanh vấn đề này cho đến nay trong khoa học luật hình sự nước ta vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Chính vì vậy, thiết nghĩ các công trình nghiên cứu của khoa học luật hình sự dưới góc độ lịch sử cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề phân chia các thời kỳ lịch sử của ngành luật này và GS.TS. Võ Khánh Vinh hoàn toàn có lý khi đã viết rằng: “Vấn đề phân kỳ lịch sử phát triển của Nhà nước và pháp luật hình sự nói riêng ở phạm vi quốc tế, cũng như ở phạm vi phát triển của từng quốc gia 1. Hai tài liệu tham khảo chủ yếu để biên soạn Chương I cuốn sách chuyên khảo này là: 1) Lê Văn Cảm: Phần thứ hai “Luật hình sự Việt Nam sau cách mạng”, trong Luận án TSKH Luật “Sự hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam trước pháp điển hóa năm 1985” (đã được bảo vệ thành công tại Khoa Luật - Trường Tháng Tám Quốc gia Tbilisi mang tên I.Đzavakhisvili (Liên Xô trước đây), Tbilisi, 1993, tr. 97-230 (tiếng Nga). 2) Lê Văn Cảm: Phần thứ hai “Luật hình sự Việt Nam sau cách mạng” với hai chương là: Chương III “Luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn thứ nhất - từ sau Cách mạng Tháng Tám đến khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ (1945-1955) và Chương IV “Luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn thứ hai - từ sau khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ đến khi thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên của Nhà nước Việt Nam đã thống nhất (1955-1985)” trong sách chuyên khảo: Luật hình sự Việt Nam: Những vấn đề cơ bản của sự hình thành và phát triển. Nxb. Trường Tháng Tám Quốc gia Tbilisi mang tên I.Đzavakhisvili, 1996, tr. 73-165 (tiếng Nga). 30 luôn là vấn đề có ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn. Xung quanh vấn đề đó cũng luôn có những quan điểm khác nhau, đặc biệt là về cơ sở để phân kỳ, số lượng các giai đoạn”1. Tiếp theo, GS.TS. Võ Khánh Vinh đã phân chia lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay thành 05 giai đoạn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến khi pháp điển hóa lần thứ ba vào năm 2015, chúng ta có thể nhận thấy rằng, pháp luật hình sự nước ta đã trải qua một chặng đường lịch sử dài trong suốt 70 năm (1945-2015) - bắt đầu từ các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và kết thúc bằng việc thông qua Bộ luật Hình sự thứ ba của đất nước (năm 2015). Đặc biệt, có một mốc rất quan trọng mang tính nguyên tắc cho việc phân chia các thời kỳ lịch sử của pháp luật hình sự Việt Nam (mà GS.TS. Vinh không đề cập) mặc dù trước đó GS.TS. Vinh đã khẳng định và tác giả hoàn toàn đồng nhất với quan điểm này của ông là khi phân kỳ lịch sử của pháp luật hình sự cần phải “dựa vào các đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển của riêng ngành Luật hình sự”2, đó là bằng Chỉ thị số 772-TATC ngày 10/7/1959 của Tòa án nhân dân tối cao “Về vấn đề đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc và phong kiến”3 thì cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lưu ý các Tòa án trên cả nước rằng, nội dung Thông tư số 19-VHH/HS ngày 30/6/1955 của Bộ Tư pháp “Về việc áp dụng luật lệ”4 đã chính thức yêu cầu các Tòa án không được tiếp tục áp dụng các quy phạm trong các văn bản pháp luật hình sự trước Cách mạng của chế độ cũ nữa. Chính vì vậy, theo quan điểm của tác giả, sẽ là hợp lý và bảo đảm được tính lôgíc khi việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của Phần chung pháp luật hình sự 1, 2. PGS.TS. Võ Khánh Vinh (Chủ biên): Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Trung tâm Đào tạo từ xa thuộc Đại học Huế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, tr. 43-45, 44. 3. Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự (1945-1974), Hà Nội, 1975, t. I, tr. 5-6. 4. Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 5-6; đồng thời xem cụ thể hơn: Bộ Tư pháp: Tập luật lệ về tư pháp (1945-1957), Hà Nội, 1958, tr. 190. 31 Việt Nam trong thời kỳ 70 năm từ sau Cách mạng Tháng Tám đến trước khi pháp điển hóa lần thứ ba (1945-2015) về cơ bản cần phù hợp với sự phân chia nó tương ứng thành hai giai đoạn lớn - trước pháp điển hóa (1945-1985) và sau pháp điển hóa (từ sau năm 1985 đến nay); đồng thời hai giai đoạn lớn này lại có thể chia thành bốn giai đoạn nhỏ, tương ứng với mỗi giai đoạn lớn là hai giai đoạn nhỏ nữa. Đặc biệt ở đây cần lưu ý một điểm chung giống nhau của chúng là trong bốn giai đoạn nhỏ này thì mỗi giai đoạn nhỏ đã được phân chia đều tồn tại một dấu ấn lịch sử với tư cách là một sự kiện quan trọng về mặt lập pháp hình sự đây được in nghiêng, để nhấn mạnh. Nói một cách khác, đó là bốn giai đoạn nhỏ đương đại (từ năm 1945 đến nay), cụ thể như sau: 1.1. Giai đoạn thứ nhất gồm 10 năm (1945-1955) — từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến khi đình chỉ hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ. 1.2. Giai đoạn thứ hai gồm 30 năm (1955-1985) — từ sau khi đình chỉ hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất với việc thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất. 1.3. Giai đoạn thứ ba gồm 30 năm (1985-2015) — từ sau khi pháp điển hóa lần thứ nhất đến khi pháp điển hóa lần thứ ba với việc thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015 của đất nước. Cần lưu ý là trong giai đoạn 30 năm này còn có sự kiện pháp điển hóa lần thứ hai với việc thông qua Bộ luật Hình sự năm 1999. 1.4. Và cuối cùng, giai đoạn thứ tư (đương đại) — từ sau khi thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015 đến nay (2020) kể từ khi Bộ luật Hình sự năm 2015 được thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2018. 2. Khi nghiên cứu hệ thống pháp luật hình sự thực định của Việt Nam sau Cách mạng chúng ta cần lưu ý là do tính chất rộng lớn, đa dạng và phức tạp của việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật hình sự thực định Việt Nam trong thời kỳ 75 năm tương ứng với bốn giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay (1945-2020) được đánh dấu bằng ba mốc quan trọng qua ba lần pháp điển hóa (vào các năm 1985, 1999 và 2015) và do hệ thống pháp luật hình sự thực định trong ba Bộ luật 32 Hình sự đã được thông qua sẽ nghiên cứu chỉ dưới góc độ lập pháp hình sự tương ứng tại ba chương (II, III và IV) riêng biệt tiếp theo sau này. 3. Chính vì vậy, tại Chương I này chỉ phân tích khoa học dưới hai góc độ (lịch sử và lập pháp hình sự) tương ứng với 02 mục (II và III) để làm sáng tỏ về mặt lý luận việc xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự thực định Việt Nam tương ứng theo hai mốc của hai giai đoạn đã được phân chia trên đây sao cho phù hợp với hai Mục lớn như sau: II. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 10 năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám (1945-1955). III. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 30 năm tiếp theo đến khi thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên của đất nước đã thống nhất (1955-1985) II. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 10 năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) 1. Tác giả cho rằng, sẽ là hợp lý và có căn cứ khoa học, đồng thời bảo đảm được sức thuyết phục và tính lôgíc khi việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận dưới hai góc độ lịch sử và lập pháp hình sự nội dung những vấn đề có liên quan đến sự hình thành hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cho đến khi đình chỉ hoàn toàn các đạo luật hình sự cũ (1945-1955) tại Mục II này sẽ được triển khai theo cơ cáu của bốn tiểu mục (§) với các tên gọi tương ứng như sau: §1. Việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm được nghiên cứu (1945-1955). §2. Việc xây dựng hệ thống các quy phạm Phần chung pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm được nghiên cứu (1945-1955). 33 §3. Việc xây dựng hệ thống các quy phạm Phần riêng (tức Phần các tội phạm) pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm được nghiên cứu (1945-1955). §4. Một số nhận xét 2. Như vậy, dưới đây tại Mục II này sẽ xem xét quá trình xây dựng những nền tảng đầu tiên của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam tương ứng theo bốn tiểu mục (§) theo như cơ cấu đã được đưa ra ở trên. §1. Việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm được nghiên cứu (1945-1955) 1. Việc xây dựng những nền tảng đầu tiên của hệ thống pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1955) đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử - chính trị như sau: 1) Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhân dân ta đã lật đổ chế độ thực dân, nửa phong kiến đã kéo dài hơn 80 năm và lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945) - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á; 2) Tuy nhiên, do bối cảnh lịch sử cụ thể của 10 năm đầu tiên (1945-1955) sau Cách mạng Tháng Tám - Nhân dân Việt Nam phải thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của chế độ mới là: một mặt, Nhân dân ta phải bắt tay vào công cuộc xây dựng những cơ sở của chế độ mới và củng cố chính quyền cách mạng còn non trẻ, mặt khác, Nhân dân ta cũng buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ (1946-1954) nhằm chống thực dân Pháp xâm lược hòng phục hồi lại ách đô hộ thực dân của chúng ở nước ta. 2. Như vậy, quá trình xây dựng những cơ sở của hệ thống pháp luật hình sự mới ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn này (1945-1955) đã được diễn ra trong bối cảnh lịch sử - chính trị như đã nêu trên. Việc phân tích khoa học nội hàm của hai nhóm văn bản — các văn bản pháp luật hình sự (1) và các văn bản pháp luật khác có tính chất hình sự (2) của nước ta — đã được chính quyền Cách mạng ban hành và áp dụng trong giai đoạn 10 năm 34 đầu tiên từ sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến khi cấm hoàn toàn các đạo luật hình sự cũ (1945-1955) đã cho thấy, về cơ bản việc xây dựng những nền tảng đầu tiên của hệ thống pháp luật hình sự thực định mới đã được chính quyền Cách mạng triển khai theo ba hướng chính là: 1) Bãi bỏ một bộ phận lớn các đạo luật hình sự cũ (tức là các văn bản pháp luật hình sự của chế độ thực dân, nửa phong kiến) đã hiện hành trước Cách mạng Tám năm 1945; 2) Tạm thời giữ nguyên hiệu lực của một số đạo luật hình sự cũ để áp dụng trong những trường hợp hết sức hãn hữu với việc đưa vào đó nội dung giai cấp mới; 3) Ban hành mới các văn bản pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật có tính chất hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Như vậy, việc ban hành các văn bản thuộc hai nhóm đã nêu đã được triển khai theo ba hướng chính để xây dựng nên những nền tảng đầu tiên của hệ thống pháp luật hình sự thực định của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực chất là tương ứng với ba đặc điểm chính (mà cùng với hai đặc điểm khác nữa) trong giai đoạn này sẽ lần lượt được phân tích khoa học và xem xét tại ba khoản (từ 3 đến 7) dưới đây. 3. Đặc điểm cơ bản và là hướng triển khai thứ nhất — bãi bỏ một bộ phận lớn các đạo luật hình sự cũ (tức các văn bản pháp luật hình sự của chế độ thực dân, nửa phong kiến) đã hiện hành trước Cách mạng Tám năm 1945). Trong giai đoạn 10 năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và ra đời Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam (1945-1955) nội dung của đặc điểm (và là hướng) thứ nhất này đã được chính quyền cách mạng triển khai để xây dựng nên những nền tảng đầu tiên của hệ thống pháp luật hình sự thực định mới ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn này. Chúng ta có thể nhận thấy nội dung vấn đề này trong Thông tư số 19-VHH/HS ngày 30/6/1955 của Bộ Tư pháp về việc áp dụng luật lệ mà theo đó đã chỉ rõ: chính sách trừng trị trong chế độ dân chủ nhân dân về cơ bản khác với chính sách trừng trị trong chế độ cũ. Bởi vậy, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm và giải phóng hoàn toàn miền Bắc chúng ta không thể thừa nhận di sản của pháp luật cũ, 35 vì vậy trong bất cứ trường hợp nào các đạo luật cũ không thể dùng làm căn cứ pháp lý cho các Tòa án nhân dân trong việc định tội và lượng hình1. 4. Đặc điểm cơ bản và là hướng triển khai thứ hai — tạm thời giữ nguyên hiệu lực của một số đạo luật hình sự cũ trước Cách mạng để áp dụng trong những trường hợp hết sức hãn hữu với việc đưa vào đó nội dung giai cấp mới. Trước khi phân tích nội dung của đặc điểm (và là hướng thứ hai) này trong việc xây dựng những cơ sở của hệ thống pháp luật hình sự mới của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á cũng cần phải lưu ý rằng, các đạo luật hình sự cũ được tạm thời giữ lại này chỉ đóng vai trò là nguồn bổ trợ (chứ không phải là nguồn chính) vì chỉ có các văn bản pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật có tính chất hình sự do chính quyền cách mạng ban hành mới có thể được coi là nguồn chính trong hệ thống pháp luật hình sự thực định nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ. Phân tích nội dung này có thể dễ dàng nhận thấy rằng ngay tại các điều khoản trong hai văn bản dưới đây có liên quan trực tiếp đến việc áp dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tư pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn này, mà cụ thể là: 4.1. Căn cứ vào nội dung các quy định tại Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “Về việc tạm thời áp dụng các đạo luật đã hiện hành đến trước khi ban hành các bộ luật thống nhất của cả nước”2 thì: 1) Ba Bộ luật Hình sự trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã hiện hành ở nước ta (bao gồm An Nam Hình luật ở Bắc Bộ tức Bộ luật Hình sự Bắc Kỳ, Hoàng Việt Hình luật ở Trung Bộ tức Bộ luật Hình sự Trung kỳ và Hình Pháp tu chỉnh hay còn gọi là Hình luật canh cải ở Nam Bộ tức Bộ luật Hình sự Nam Kỳ) vẫn tiếp tục được tạm thời giữ nguyên hiệu lực pháp lý của chúng trên lãnh thổ tương ứng với ba miền đã nêu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (các điều 8-10). 1, 2. Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 5-6; đồng thời xem cụ thể hơn: Bộ Tư pháp: Tập luật lệ về tư pháp (1945-1957), Sđd, tr. 190. 36 2) Đồng thời, Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 đã nêu cũng đã ghi nhận một yêu cầu bắt buộc mang tính nguyên tắc đối với các cơ quan tư pháp trong quá trình áp dụng pháp luật — các quy định trong các đạo luật cũ được tạm thời giữ lại bằng Sắc lệnh này chỉ được áp dụng khi nào không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Điều 12). 4.2. Căn cứ nội dung các quy định trong Thông tư số 20 ngày 19/8/1947 của Bộ Tư pháp “Về việc vi phạm các quy tắc cảnh sát”1 thì các cơ quan tư pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã có thể được phép áp dụng Điều 86 và Điều 323 Bộ luật Hình sự Bắc Kỳ, cũng như Điều 401 và Điều 408 Bộ luật Hình sự Trung Kỳ đối với các vi phạm hình sự nhỏ (vi cảnh). 4.3. Như vậy, việc cho phép tạm thời áp dụng một số quy phạm pháp luật hình sự thực định cũ trước cách mạng nêu trên là do hoàn cảnh khách quan của 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) khi chính quyền cách mạng còn non trẻ và chưa kịp hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự mới. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu so sánh luật học khi phân tích sự hình thành của hệ thống pháp luật hình sự thực định Việt Nam trong giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi cấm hoàn toàn các đạo luật hình sự cũ (1945-1955) theo hướng thứ hai này thiết nghĩ cũng cần phải lưu ý rằng, vấn đề tạm thời áp dụng các đạo luật hình sự cũ nhưng không mâu thuẫn với thực tế mới cũng đã từng tồn tại ở một số nước như Liên Xô sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 năm 1917 ở Nga và một số nước xã hội chủ nghĩa trước kia ở Đông Âu trước khi pháp điển hóa pháp luật hình sự các nước đó vào cuối những năm 40, đầu những năm 50 của thế kỷ XX2. Chẳng hạn, ở nước Nga Xô viết sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 năm 1917 đã ban hành Sắc lệnh số 1 ngày 24/10/1917 “về tòa án”. Theo quy định tại Điều 5 của Sắc lệnh số 1 1. Xem cụ thể hơn: 1) Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1945, số 4, tr. 35; 2) Bộ Tư pháp: Tập luật lệ về tư pháp (1945-1957), Sđd, tr. 142-143. 2. Misunhin G.P: Lược khảo lịch sử Luật hình sự Xôviết (những năm 1917-1918), Nxb. Pháp lý quốc gia, Mátxcơva, 1954, tr. 28 (tiếng Nga). 37 đã đưa đến những ý kiến rất khác nhau trong giới luật học Xô viết lúc bấy giờ1, vì theo Điều 5 của Sắc lệnh các Tòa án nước Nga Xô viết đã được quyền áp dụng các đạo luật cũ trong một thời gian nhất định sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười năm 1917 mà trong kết quả của nó là sự ra đời của Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới2. 5. Đặc điểm cơ bản và là hướng triển khai thứ ba — ban hành các văn bản pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có tính chất hình sự mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong giai đoạn 10 năm đầu tiên sau cách mạng (1945-1955) đặc điểm (và là hướng) thứ ba này của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam chính là chủ yếu và quan trọng nhất đã được chính quyền Cách mạng triển khai mạnh hơn cả nhằm xây dựng những nền tảng đầu tiên của hệ thống pháp luật hình sự mới ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cần lưu ý rằng, trong quá trình nghiên cứu pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn này (1945-1955) đôi khi việc dùng thuật ngữ “các văn bản pháp luật hình sự” ở đây chỉ mang tính ước định (cho ngắn gọn) để gọi chung cả hai nhóm văn bản pháp luật (mà chủ yếu là các sắc lệnh) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã hiện hành trong giai đoạn 10 năm này nói riêng và trong toàn bộ thời kỳ 40 năm chưa 1. Xem cụ thể hơn: Các tài liệu tham khảo bằng tiếng Nga như: 1) Gelphe M.A.: Luật hình sự Cộng hòa Tiệp Khắc, Nxb. Pháp lý quốc gia, Mátxcơva, 1955, tr. 8; 2) Xperanxki I.A.: Pháp luật hình sự nước Cộng hòa Dân chủ Đức, Nxb. Pháp lý quốc gia, Mátxcơva, 1959, tr. 9-14; 3) Alechxeev N.V.: Những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự nước Cộng hòa Dân chủ Đức, Nxb. Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Lêningrát, 1960, tr.10; 4) Kelina X.G.: Những vấn đề cơ bản của luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Hunggari, Nxb. Sách pháp lý, Mátxcơva, 1960, tr. 27- 28; 5) Kraxnopolina I.A.: Những vấn đề cơ bản của luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Bungari, Nxb. Pháp lý quốc gia, Mátxcơva, 1960, tr. 41-42; 6) Andreyev I.: Lược khảo luật hình sự của các nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nxb. Sách pháp lý, Mátxcơva, 1978, tr. 25-40. 2. Xem cụ thể hơn: Các tài liệu tham khảo bằng tiếng Nga như: 1) Krưlenkô N.V.: Tổ chức Tòa án ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết Liên bang Nga, Mátxcơva, 1923, tr. 16; 2) Krưlenkô N.V.: Tòa án và pháp luật ở Liên Xô, Phần 3 - Những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự vật chất (nội dung), Mátxcơva - Lêningrát, 1930, tr. 16 (tiếng Nga); 3) Xtutrka P.I.: Vai trò mang tính cách mạng của pháp luật và nhà nước, Mátxcơva, 1924, tr. 87; v.v.. 38 pháp điển hóa (1945-1985) nói chung. Vì ở đây nếu như đúng ra, chúng ta có thể và cần phải phân chia các văn bản pháp luật của chính quyền Cách mạng được ban hành thành hai nhóm lớn cơ bản là: 1) Nhóm văn bản pháp luật thứ nhất (cái chính là các văn bản pháp luật hình sự) — thường là các sắc lệnh đề cập riêng những vấn đề của Phần riêng pháp luật hình sự (tức là đề cập trực tiếp việc đấu tranh với các tội phạm riêng biệt) vì trong nhóm văn bản pháp luật này nhà làm luật thường trực tiếp ghi nhận trách nhiệm hình sự đối với việc thực hiện các tội phạm riêng biệt, tức là chỉ quy định các tội phạm và các hình phạt — chính xác hơn có thể gọi đó là các đạo luật hình sự (đúng với nghĩa hẹp của chúng); 2) Nhóm văn bản pháp luật thứ hai (các văn bản pháp luật khác có tính chất hình sự) — thường là các sắc lệnh đề cập những vấn đề khác nhau của công cuộc xây dựng, tổ chức nhà nước, kinh tế và văn hóa, xã hội, v.v. ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà trong đó tuy không trực tiếp đề cập việc đấu tranh chống tội phạm (tức là không trực tiếp quy định tội phạm và hình phạt như nhóm văn bản pháp luật thứ nhất đã nêu ở trên) nhưng chúng có chứa các quy phạm pháp luật hình sự vì các chế tài pháp lý để xử phạt các vi phạm được quy định trong từng văn bản tương ứng thuộc nhóm này là các chế tài pháp lý hình sự - chính xác hơn đó là các đạo luật có tính chất hình sự. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý rằng, đôi khi trong số các văn bản pháp luật thuộc cả hai nhóm này cũng có một số thông tư, điều lệ, v.v. do Bộ Tư pháp ban hành. Như vậy, lúc bấy giờ hai nhóm văn bản pháp luật (văn bản pháp luật hình sự và văn bản có tính chất hình sự) được ban hành theo hướng này — các đạo luật hình sự (1), cũng như các đạo luật có tính chất hình sự (2) chính là nguồn chủ yếu của pháp luật hình sự giai đoạn đang nghiên cứu (1945-1955) nói riêng, cũng như của toàn bộ thời kỳ 40 năm chưa pháp điển hóa (1945-1985) nói chung ở Việt Nam. Và chính hai nhóm văn bản pháp luật này của nước ta đã góp phần xứng đáng trong việc bảo vệ bằng pháp luật hình sự một cách vững chắc và hiệu quả các quan hệ xã hội với tư cách là những thành quả của Cách mạng Tháng Tám ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tương ứng trong ba lĩnh vực lớn và quan trọng hơn cả là: 1) Công cuộc xây dựng - tổ chức bộ máy Nhà nước; 2) Nhân thân, 39 sở hữu cá nhân, các quyền và tự do của con người và của công dân ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; và 3) Công cuộc xây dựng kinh tế và văn hóa - xã hội ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Do vậy, dưới đây tại các tiết từ 5.1. đến 5.3. thuộc khoản 5 này chúng ta sẽ lần lượt xem xét sự hình thành những nền tảng đầu tiên của hệ thống pháp luật hình sự mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua việc ban hành các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền cách mạng trong ba lĩnh vực này. 5.1. Nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội trong công cuộc xây dựng, tổ chức bộ máy nhà nước, chính quyền cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự thuộc hai nhóm (như đã nêu trên). Chẳng hạn như: 1) Nhóm thứ nhất bao gồm các đạo luật hình sự trong các lĩnh vực này, như: a) Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về truy tố các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ”1; b) Sắc lệnh số 1683 ngày 14/4/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị các tội đánh bạc”2; c) Sắc lệnh số 106/SL ngày 15/6/1950 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị việc trốn tránh nghĩa vụ quân sự3; d) Sắc lệnh số 128/SL ngày 14/7/1950 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị những hành vi bóc trộm, ăn cắp hay thủ tiêu công văn của Chính phủ và thư từ của tư nhân”4 (Điều 1 đề cập các tội này liên quan đến công văn của Chính phủ như bóc trộm, ăn cắp, hay thủ tiêu công văn của Chính phủ); đ) Sắc lệnh số 154/SL ngày 17/11/1950 về trừng trị việc tiết lộ bí mật của cơ quan hoặc công tác của Chính phủ5; e) Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị những tội phạm đến an toàn Nhà nước đối nội và đối ngoại”6; v.v.. 1. Xem Bộ Tư pháp: Tập các luật lệ về tư pháp (1945-1957), Sđd, tr. 104. 2. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1948, số 4, tr. 5. 3, 4, 5. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1950, số 8, tr. 170; số 6, tr. 194; số 13, tr. 303. 6. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1953, số 3, tr. 16. 40 2) Nhóm thứ hai bao gồm các đạo luật mang tính chất hình sự trong các lĩnh vực này, chẳng hạn như: a) Sắc lệnh số 6 ngày 05/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc cấm phục vụ trong Quân đội bù nhìn, bán thực phẩm cho bọn đế quốc Pháp và hợp tác với chúng1; b) Sắc lệnh số 68 ngày 30/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về ấn định thể lệ trưng dụng, trưng thu và trưng tập (được sửa đổi, bổ sung bởi Sắc lệnh số 121/SL ngày 12/7/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Sắc lệnh số 160/SL ngày 30/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau đây gọi tắt là Sắc lệnh số 68/SL ngày 30/11/19452; c) Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về tổ chức Tòa án và các ngạch thẩm phán”3; d) Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (được bổ sung bởi Sắc lệnh số 264/SL ngày 19/11/1948 bổ khuyết về tổ chức Tòa án binh) về việc thành lập Tòa án binh lâm thời đặt tại Hà Nội4 (sau đây gọi tắt là Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946); đ) Sắc lệnh số 200/SL ngày 08/7/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc trưng tập công chức trong thời kỳ kháng chiến5; e) Sắc lệnh số 93/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về nghĩa vụ kháng chiến6; v.v.. 5.2. Nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội liên quan đến nhân thân, sở hữu cá nhân, các quyền và tự do của con người và của công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính quyền Cách mạng đã ban hành bốn văn bản pháp luật hình sự (ba sắc lệnh và một Thông tư) thuộc hai nhóm văn bản pháp luật (như đã nêu) trong các lĩnh vực này là: 1) Sắc lệnh số 27 ngày 28/02/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc trừng 1, 2.Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1945, số 1, tr. 5; số 13, tr. 107. 3. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1946, số 7 tr. 64. 4. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1946, số 36, tr. 471 và 1949, số 2, tr. 11. 5. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1948, số 4 tr. 17. 6. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1950, số 6, tr. 140. 41 trị các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát”1; 2) Sắc lệnh số 40/SL ngày 29/3/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về bảo đảm tự do cá nhân (các điều thứ 18-22)2; 3) Sắc lệnh số 128/SL ngày 14/7/1950 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Điều 2 đề cập các tội này liên quan đến tư nhân) và; 4) Thông tư 442-TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ về trừng trị một số tội xâm phạm nhân thân (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 556-TTg ngày 29/6/1955 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955)3 (như: trộm, cướp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cố ý gây thương tích và giết người). 5.3. Nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội trong lĩnh vực xây dựng kinh tế và văn hóa - xã hội của Nhà nước thì chính quyền cách mạng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự thuộc hai nhóm (như đã nêu trên). Chẳng hạn như: 1) Nhóm thứ nhất bao gồm các đạo luật hình sự trong các lĩnh vực này, như: Sắc lệnh số 26 ngày 25/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa (được bổ sung bởi Sắc lệnh số 92 ngày 04/6/1946) về trừng trị các hành vi cố ý hủy hoại hoặc trộm cắp công sản (sau đây gọi tắt là Sắc lệnh số 26 ngày 25/01/1946)4; Sắc lệnh số 12/SL ngày 12/3/1949 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị tội trộm cắp tài sản của Quân đội5; Sắc lệnh số 180/SL ngày 20/12/1950 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị các hành vi xâm phạm hệ thống tiền tệ6; Sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc trừng trị các hành vi chống đối pháp luật của bọn địa chủ7; v.v. 2) Nhóm thứ hai bao gồm các đạo luật mang tính chất hình sự trong các lĩnh vực này, chẳng hạn như: Sắc lệnh số 7 1, 2, 4. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1946, số 10, tr. 141; số 13, tr. 34; số 10, tr. 140. 3. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1955, số 12, tr. 170. 5. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1949, số 3, tr. 4. 6. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1950, số 6, tr. 137. 7. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1953, số 4, tr. 51; Bộ Tư pháp: Tập các luật lệ về tư pháp (1945-1957), Sđd, tr. 98-100. 42 ngày 05/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc cấm tích trữ thóc gạo nhằm mục đích đầu cơ1; 2) Sắc lệnh số 45/SL ngày 05/4/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về lạc quyên xổ số trái phép2; Sắc lệnh số 202/SL ngày 15/10/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về thể lệ buôn bán vàng bạc3; Sắc lệnh số 61/SL ngày 05/7/1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về cấm xuất cảng tư bản4; Sắc lệnh số 257/SL ngày 19/11/1948 về việc cấm tích trữ hàng hóa cần thiết cho đời sống của nhân dân nhằm mục đích đầu cơ5; Sắc lệnh số 68/SL ngày 18/6/1949 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về ấn định kế hoạch thực hiện công tác thủy nông, thể lệ bảo vệ các công trình thủy nông6; Sắc lệnh số 124/SL ngày 27/10/1949 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc mở hiệu bào chế theo lối Âu Mỹ và cửa hàng đại lý bán thuộc Âu Mỹ7; Sắc lệnh số 163/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hạn chế giết thịt trâu bò”8; Điều lệ số 542-TTg ngày 26/5/1955 của Thủ tướng Chính phủ “về thuế kinh doanh nghệ thuật được sửa đổi bởi Nghị định số 004-TTg ngày 03/01/1958 của Phủ Thủ tướng9; v.v.. 6. Đặc điểm cơ bản thứ tư — trong hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn này (1945-1955) vẫn còn tồn tại một số yếu tố của pháp luật hình sự nước Cộng hòa Pháp như là kết quả tất yếu của tính thừa kế trong pháp luật. Chính đặc điểm thứ tư này đã được hòa quyện vào và phản ánh trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật hình sự mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo hướng thứ hai (tạm thời giữ nguyên hiệu lực của một số đạo luật hình sự cũ trước Cách mạng để áp dụng trong những trường hợp hết sức hãn hữu) đã được phân tích tại tiểu mục 4 1. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1945, số 1, tr. 6. 2, 3. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1946, số 15, tr. 218; số 43, tr. 559. 4. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1947, số 9, tr. 2. 5. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1948, số 1, tr. 6. 6, 7. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1949, số 6, tr. 6; số 11, tr. 2. 8. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1950, số 13, tr. 309. 9. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1955, số 9, tr. 131. 43 trên đây. Thực tế, có nhiều nguyên nhân để có thể lý giải cho đặc điểm thứ tư này của sự hình thành hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn đang nghiên cứu mà dưới đây có thể dẫn ra, chẳng hạn như: 6.1. Chính phủ mới của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đã thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược to lớn và quan trọng nhất của sự nghiệp “kháng chiến, kiến quốc” trong vòng vây “thù trong giặc ngoài” để bảo vệ và giữ gìn những thành quả đầu tiên của Cách mạng Tháng Tám mà nhân dân ta mới giành được nên ít có thời gian cho hoạt động lập pháp của Nhà nước — 1) Vừa phải chăm lo công cuộc xây dựng và củng cố những cơ sở chính trị - pháp lý đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ sau Cách mạng; 2) Vừa phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ (1946-1954) chống thực dân Pháp xâm lược. 6.2. Sự thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ chuyên gia pháp lý đã được đào tạo bài bản trong giai đoạn này do: 1) Lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân ta đi theo cách mạng chủ yếu chỉ là giai cấp nông dân và giai cấp công nhân (chiếm hơn 90% dân số); 2) Tầng lớp trí thức pháp lý Việt Nam chủ yếu được đào tạo theo chương trình luật của Pháp, nhưng đa số họ sống và làm việc ở Pháp. 6.3. Chính vì vậy, theo đường lối đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đội ngũ trí thức pháp lý đi theo cách mạng đã sử dụng và thừa kế các kiến thức của mình đã được đào tạo để góp phần đắc lực vào hoạt động lập pháp của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám. Và một số luật gia kỳ cựu dày dặn kinh nghiệm từ đội ngũ này đã làm việc tại Tòa án nhân dân tối cao cho đến tận những năm 80 của thế kỷ XX mà chính tác giả cuốn sách chuyên khảo này đã may mắn có một thời gian ngắn được cùng làm việc trực tiếp với họ vào những năm 1982-1989 ở Vụ Nghiên cứu pháp luật trước đây (sau này gọi là Viện Nghiên cứu khoa học công tác xét xử và bây giờ là Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) thuộc Tòa án nhân dân tối cao như: các cố luật gia Lê Kim Quế, Vũ Thiện Kim và Phan Huy Xương. 44 7. Đặc điểm cơ bản thứ năm — trong hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn này (1945- 1955) vẫn chưa có sự phân chia rõ ràng giữa hệ thống các quy phạm Phần chung và hệ thống các quy phạm Phần riêng. Thật vậy, việc nghiên cứu các quy phạm được nhà làm luật Việt Nam ghi nhận trong hai nhóm văn bản pháp luật hình sự giai đoạn này cho thấy, lúc bấy giờ do các điều kiện lịch sử, chính trị và kinh tế cụ thể của đất nước nên pháp luật hình sự nước ta chưa biết đến giới hạn giữa Phần chung và Phần riêng vì về cơ bản đó là sắc lệnh được Nhà nước ta ban hành trực tiếp đề cập trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nói một cách khác trong các sắc lệnh đó chủ yếu là ghi nhận các quy phạm của hệ thống Phần riêng pháp luật hình sự. Còn những gì được gọi là Phần chung pháp luật hình sự thì ở các mức độ khác nhau chỉ có một số quy phạm có liên quan trong một số ít văn bản pháp luật hình sự được ban hành trong giai đoạn này (1945-1955) mà dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét sau. §2. Việc xây dựng hệ thống các quy phạm Phần chung pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm được nghiên cứu (1945-1955) 1. Trước hết, cần phải khẳng định rằng, do những khó khăn của tình trạng thời chiến nên trong sách báo pháp lý hình sự và pháp luật hình sự thực định ở nước ta giai đoạn 10 năm đầu tiên từ sau Cách mạng Tháng Tám đến khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự của chế độ cũ (1945-1955) — nhà làm luật Việt Nam chưa hề có sự phân biệt rõ ràng và cụ thể giữa hai phạm trù (khái niệm) Phần chung và Phần riêng pháp luật hình sự. Chính vì vậy, trong các văn bản pháp luật hình sự lúc đó cũng không hề có sự phân chia rõ ràng và dứt khoát các quy phạm nào thuộc Phần chung và các quy phạm nào thuộc Phần riêng. Chính vì vậy, khi phân tích khoa học các quy phạm pháp luật hình sự trong tiểu mục §2 nhỏ này chúng ta cần lưu ý như sau: 1.1. Thực chất khi nghiên cứu hệ thống các quy phạm Phần chung pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 10 năm đầu tiên (1945-1955) từ sau thắng lợi của Cách mạng 45 Tháng Tám đến khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ về cơ bản chỉ là chắt lọc và lựa chọn ra từ các sắc lệnh đầu tiên đề cập trực tiếp việc đấu tranh chống tội phạm (tức trách nhiệm hình sự đối với các nhóm tội phạm nhất định - Phần riêng pháp luật hình sự) những gì có thể tạm được coi là có liên quan (ở các mức độ khác nhau) đến Phần chung pháp luật hình sự mà phân tích. 1.2. Vì nhiều nguyên nhân (chủ quan và khách quan) khác nhau nên các văn bản pháp luật được ban hành lúc bấy giờ chưa có sự phân biệt rõ ràng, rành mạch giữa hai hệ thống các quy phạm Phần chung, cũng như hệ thống các quy phạm Phần riêng pháp luật hình sự và do đó, không thể gọi ngay đó là “Phần chung” pháp luật hình sự được mà trước hai từ “Phần chung” ở đây đôi khi cần phải có các thuật ngữ là “có liên quan đến” Phần chung pháp luật hình sự thì mới bảo đảm tính chính xác cả về mặt không gian và thời gian của giai đoạn 19 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955). 1.3. Vì hai lý do đã nêu trên đây nên thực chất là khi nghiên cứu các quy phạm nào có liên quan (dù chỉ là ở mức độ rất ít) đến Phần chung pháp luật hình sự giai đoạn này để phân tích riêng tại các khoản (từ 2 đến 10 dưới đây) thuộc của tiểu mục §2. này chúng ta gặp không ít khó khăn vì phải chịu khó đầu tư nhiều thời gian để tìm tòi, khảo cứu tỉ mỉ và cụ thể để chắt lọc và tách bóc riêng ra từ các văn bản pháp luật hình sự (thuộc hai nhóm đã nêu trên) mà trong đó nhà làm luật chủ yếu là chỉ quy định về các tội phạm và các hình phạt cụ thể tương ứng, nói một cách khác là chỉ quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm riêng biệt (tức những gì được coi là thuộc Phần riêng pháp luật hình sự). 2. Khái niệm tội phạm mặc dù chưa được chính thức đề cập trong bất kỳ quy phạm pháp luật hình sự nào của nước ta trong giai đoạn 10 năm đầu tiên (1945-1955) sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Tuy nhiên, việc phân tích cả hai nhóm sắc lệnh đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn này có thể nhận thấy rằng: 1) Ở các mức độ khác nhau nhà làm luật đã cho thấy căn cứ lập pháp để hình thành nên quan niệm về hành vi (bằng hành động) hoặc bất tác vi (không hành động) như thế nào thì bị 46 coi là tội phạm và 2) Vì gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội mới — các lợi ích của Nhà nước dân chủ nhân dân và của Nhân dân lao động — nên người đã thực hiện hành vi đó phải bị xử phạt bằng chế tài pháp lý về hình sự, chẳng hạn như: 2.1. Hành vi (bằng hành động). Một trong các sắc lệnh đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Sắc lệnh số 7 ngày 05/9/1945, tại khoản thứ 4 Sắc lệnh số 7 cho rằng: “Kẻ nào tích trữ thóc gạo, mưu sự đầu cơ, xét ra có phương hại đến nền kinh tế, sẽ bị nghiêm phạt theo quân luật và gia sản sẽ bị tịch thu”1. Như vậy, theo văn bản pháp luật hình sự này thì bất kỳ hành vi tích trữ thóc gạo nào nhằm mục đích đầu cơ gây thiệt hại cho nền kinh tế của đất nước đều bị coi là nguy hiểm cho xã hội và vì thế pháp luật coi là tội phạm. Quy phạm tương tự như vậy cũng đã được ghi nhận bởi một loạt các sắc lệnh khác (đã nêu trên) của nước ta giai đoạn này như: 1) Sắc lệnh số 6 ngày 05/9/1945; 2) Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946; 3) Sắc lệnh số 61/SL ngày 5/4/1947; 4) Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948; 5) Sắc lệnh số 180/SL ngày 20/12/1950; v.v. 2.2. Bất tác vi (không hành động). Bên cạnh những hành vi bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt, trong các sắc lệnh đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhà làm luật cũng đã quy định trách nhiệm hình sự đối với cả bất tác vi (không hành động) bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt. Ví dụ: 1) Sắc lệnh số 68 ngày 30/11/1945 quy định tại khoản 1 Điều XII rằng: “Người nào nhận được lệnh trưng tập mà không thi hành sẽ bị truy tố trước Tòa án thường và bị phạt tù từ 6 ngày đến 3 tháng, và phạt tiền từ 100 đến 2.000 đồng hoặc một trong hai hình phạt ấy. Nếu tái phạm sẽ bị phạt tù từ 2 tháng đến 2 năm, và phạt tiền từ 300 đồng đến 20.000”2. 2) Tương tự như trên, việc trừng phạt bất tác vi phạm tội cũng đã được quy định trong một loạt các văn bản pháp luật hình sự khác của nước Việt Nam giai đoạn này như: a) Sắc lệnh số 162/SL ngày 23/8/1946 về trưng tập các y sỹ, dược sỹ, nha sỹ3; b) Sắc lệnh số 200/SL ngày 08/7/1948; c) Sắc lệnh số 93/SL 1. Xem Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, tr. 448. 2. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1950, số 13, tr. 107. 3. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1945, số 36, tr. 470. 47 ngày 22/5/1950; d) Sắc lệnh số 106/SL ngày 15/6/1950; đ) Điều lệ tạm thời số 184/TTg ngày 14/4/1952 “Về nghĩa vụ dân công”1; v.v.. 3. Vấn đề áp dụng nguyên tắc tương tự trong pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 10 năm đầu tiên sau cách mạng (1945-1955) mặc dù không được nhà làm luật quy định chính thức bằng quy phạm chung nào, nhưng nó được ghi nhận bằng ba điều luật riêng biệt trong ba văn bản pháp luật hình sự đề cập trách nhiệm hình sự đối với một số loại tội phạm nhất định (đã nêu trên) mà về cơ bản có nội dung giống nhau — nếu có hành động phạm pháp chưa được quy định trong văn bản tương ứng thì sẽ theo tội (điều luật) tương tự để xét xử, mà cụ thể là: 1) Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 (Điều 19); 2) Sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953 (Điều 11) và; 3) Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ về trừng trị một số tội xâm phạm nhân thân (đoạn 2 tiểu mục 4). 4. Lỗi với tư cách là một chế định nhỏ riêng biệt của pháp luật hình sự vẫn chưa được ghi nhận bởi quy phạm nào đó trong pháp luật hình sự Việt Nam toàn bộ thời kỳ 40 năm chưa pháp điển hóa (1945-1985) — không chỉ giai đoạn 10 năm đang xem xét (1945-1955), mà còn cả giai đoạn 30 năm tiếp theo sau đó cho đến tận trước khi thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên của đất nước (1955-1985). Tuy nhiên, một số văn bản pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 10 năm đầu tiên sau cách mạng (1945-1955) ở một mức độ nào đó đã biết đến việc phân loại tội phạm theo hai hình thức lỗi — cố ý và vô ý, cũng như mục đích phạm tội với tư cách là các dấu hiệu bắt buộc của một số cấu thành tội phạm cụ thể. Chẳng hạn như: 4.1. Sắc lệnh số 69/SL ngày 10/12/1951 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về bảo vệ bí mật Nhà nước đã đề cập cố ý tiết lộ (Điều 4) và vô ý tiết lộ (Điều 5) bí mật Nhà nước2. 1. Bộ Tư pháp: Tập các luật lệ về tư pháp (1945-1975), Sđd, tr. 137. 2.Bộ Tư pháp: Tập các luật lệ về tư pháp (1945-1975), Sđd, tr. 133; Sắc lệnh này được thay thế bởi Pháp lệnh số 62-LCT/HĐNN8 ngày 28/10/1991 của Hội đồng Nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước, Pháp lệnh này hiện nay đã hết hiệu lực thi hành và được thay thế bởi Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000. Pháp lệnh này hiện đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018. 48 4.2. Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955 về trừng trị một số tội xâm phạm nhân thân — cố ý giết người (đoạn 2 tiểu mục 3); vô ý làm chết người (đoạn 3 tiểu mục 3). 4.3. Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về trừng trị những tội xâm phạm đến an toàn Nhà nước đối nội và đối ngoại” coi mục đích phản quốc là dấu hiệu bắt buộc của một loạt các cấu thành tội phạm cụ thể tại các điều 8-12. 5. Đồng phạm với tư cách là một chế định nhỏ độc lập của pháp luật hình sự hoàn toàn vẫn chưa được ghi nhận chính thức về mặt lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam suốt thời kỳ 40 năm chưa pháp điển hóa (1945-1985). Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định, một số văn bản pháp luật hình sự giai đoạn 10 năm đang nghiên cứu đã biết đến sự phân hóa trách nhiệm hình sự của các loại người đồng phạm khác nhau (kể cả “người oa trữ”, vì pháp luật hình sự giai đoạn này coi người oa trữ như là người giúp sức (mặc dù trong tất cả các văn bản pháp luật hình sự vẫn chưa đề cập gì việc “có hứa hẹn trước” hay không). Ở đây có một số chi tiết cần lưu ý như sau: 5.1. Vào những năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám trong kết quả của sự kế thừa từ pháp luật hình sự của Pháp nên pháp luật hình sự nước ta đã quy định trách nhiệm hình sự ngang bằng nhau của tất cả những người đồng phạm như Bộ luật Hình sự Pháp năm 1810 (Điều 59) khi “khác với những Bộ luật Hình sự khác không biết đến sự bắt buộc giảm nhẹ hình phạt cho những người đồng phạm”1, chẳng hạn tại một số văn bản pháp luật (đã nêu trên) như: 1) Sắc lệnh số 27/SL ngày 23/02/1946 (Điều thứ 2) đã quy định xử phạt những người tòng phạm (giúp sức) hoặc oa trữ (che giấu) như chính phạm (người thực hành). 2) Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948 (Điều thứ 2) đã quy định xử phạt người giúp sức như người tổ chức đánh bạc, mà chưa có sự phân hóa trách nhiệm hình sự. 1. Luật hình sự: Phần chung, Mátxcơva, 1948, tr. 430 (tiếng Nga). 49 3) Sắc lệnh số 128/SL ngày 14/7/1950 (đoạn 2 Điều 1) đã quy định xử phạt những người tòng phạm (giúp sức) như chính phạm (thực hành); v.v. 5.2. Dưới khía cạnh so sánh luật học, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng vào những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917-1918) theo pháp luật hình sự Xô viết trước pháp điển hóa lần thứ nhất (1922) trong số những người đồng phạm (người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức) còn bao gồm cả người oa trữ và người không tố giác, nhưng sau đó tại Phần V “Về đồng phạm” của “Những phương châm chỉ đạo đối với Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga năm 1919” thì nhà làm luật khi phân loại những người đồng phạm cũng đã ghi nhận định nghĩa pháp lý các khái niệm tương ứng chỉ của 03 loại người đồng phạm - người xúi giục (Điều 22), người thực hành (Điều 23) và người giúp sức (Điều 24). 5.3. Tuy nhiên về sau này, pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có sự đánh giá khác nhau về mặt nguyên tắc vai trò và mức độ tham gia của từng loại người đồng phạm. Ví dụ: Tại các điều 4-7, 11 và 13 Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 bên cạnh việc quy định trách nhiệm hình sự nặng hơn của người tổ chức so với người thực hành và người giúp sức cũng đã phân loại những hành vi của người xúi giục (Điều 8) và người che giấu như là những cấu thành tội phạm riêng biệt với các chế tài xử phạt được quy định ngang hàng như đối với những hành vi của người tổ chức. 5.4. Đối với các hình thức đồng phạm, thì pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn này không ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm nào, mà chỉ quy định việc thực hiện tội phạm của từ hai người trở lên hoặc của một nhóm người có tổ chức là những tình tiết tăng nặng đối với một số cấu thành tội phạm riêng biệt. Chẳng hạn như: 1) Theo các văn bản pháp luật như: a) Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946 (các đoạn 2-4 điểm “e” Điều 7) quy định là đào ngũ mà do hai người trở lên thực hiện hay; b) Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955 thì các hành vi cướp giật và trộm được thực hiện 50 bởi nhóm người có tổ chức như là những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. 2) Còn Sắc lệnh số 106/SL quy định việc cùng bàn bạc và cùng trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc việc phục vụ trong quân đội như là cấu thành tội phạm độc lập (điểm “b” Điều 4). 6. Tái phạm với tư cách là một chế định riêng biệt của pháp luật hình sự mặc dù chưa được chính thức ghi nhận bằng quy phạm pháp luật tại Phần chung pháp luật hình sự của nước ta giai đoạn 10 này (1945-1955) nhưng ở một chừng mực nhất định đã đề cập trong một số văn bản pháp luật hình sự, mà cụ thể là: 6.1. Khi định nghĩa khái niệm chung về tái phạm, Điều 180 Sắc lệnh số 29/SL1 ngày 12/3/1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định quan hệ giữa chủ với công nhân Việt Nam đã quy định rằng: về luật lao động, nếu trong 12 tháng mà phạm cùng một lỗi lần thứ hai thì bị coi là tái phạm. Như vậy, theo pháp luật hình sự thì đây chính là tái phạm đặc biệt vì chỉ có một dạng duy nhất — khi thực hiện lần thứ hai chính tội ấy hoặc tội cùng một loại trong một thời gian nhất định sau khi phạm tội thứ nhất. 6.2. Ngoài ra, tái phạm đã bị coi là tình tiết tăng nặng đối với một số tội phạm riêng biệt trong một loạt các văn bản pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn này như: 1) Sắc lệnh số 68/SL ngày 30/11/1945 (khoản 2 mục 1 và khoản 2 Điều XII); 2) Sắc lệnh số 45/SL ngày 05/4/1946 (đoạn 2 Điều thứ 6); 3) Sắc lệnh số 61/SL ngày 05/7/1947 (khoản 2 mục 3 Điều 3); 4) Sắc lệnh số 168/SL ngày 14/4/1948 (khoản 2 Điều thứ 4); 5) Sắc lệnh số 124/SL ngày 27/10/1949 về việc mở hiệu bào chế theo lối Âu Mỹ và cửa hàng đại lý bán thuộc Âu Mỹ (Điều 4); 6) Sắc lệnh số 163/SL ngày 17/11/1950 về việc hạn chế giết thịt trâu bò (Điều 3); v.v. 7. Hệ thống và các loại hình phạt. Trong pháp luật hình sự và trong thực tiễn xét xử hình sự của nước Việt Nam toàn bộ thời kỳ 40 năm chưa pháp điển hóa (1945-1985) không hề tồn tại bất kỳ 1. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1947, số 4, tr. 1. 51 một văn bản nào đề cập một danh mục đầy đủ và chi tiết các loại hình phạt bắt buộc dành cho các Tòa án. Vấn đề này có thể được lý giải bởi một thực tế là hầu như tất các loại hình phạt đều đã bị phân bố rải rác trong rất nhiều các văn bản pháp luật hình sự khác nhau thuộc hai nhóm - các đạo luật hình sự và các đạo luật có tính chất hình sự. Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các chế tài khác nhau từ hai nhóm văn bản của pháp luật hình sự nước ta giai đoạn đang nghiên cứu này (1945-1955) cho thấy một số nét cơ bản của hệ thống hình phạt như sau: 7.1. Có tất cả tám loại hình phạt là: 1) Tử hình; 2) Tù chung thân; 3) Tù có thời hạn (từ 03 ngày đến 20 năm); 4) Tịch thu tài sản (một phần hoặc toàn bộ); 5) Buộc bồi thường thiệt hại đã gây ra; 6) Tước quyền công dân; 7) Quản chế (từ 1 đến 3 năm) và; 8) Phạt tiền. Trong đó thì 03 loại đầu tiên là các hình phạt chính, 03 loại tiếp theo là các hình phạt bổ sung và hai loại cuối cùng là các hình phạt vừa là chính vừa là hình phạt bổ sung. 7.2. Ngoài hai loại hình phạt (quản chế và tước quyền công dân) ra, tất cả 06 loại hình hình phạt còn lại đều được ghi nhận rất đơn giản trong các chế tài quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm riêng biệt (tức Phần riêng pháp luật hình sự). 7.3. Hình phạt quản chế được quy định trong Sắc lệnh số 175/SL ngày 18/8/1953 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về quản chế1 (gồm 12 điều) đề cập bản chất pháp lý, căn cứ và những điều kiện áp dụng hình phạt này. Các quy phạm trong văn bản vừa mang tính chất cưỡng chế hình sự vừa mang tính chất cưỡng chế hành chính này đã ghi nhận cụ thể 07 nội dung cơ bản sau đây: 1) Mục đích quản chế (các điều 1-3); 2) Những hạng người cần quản chế (Điều 4); 3) Kỷ luật quản chế (các điều 5-6); 4) Thời hạn quản chế (Điều 7); 5) Cơ quan có quyền quyết định quản chế (Điều 8); 6) Cơ quan thi hành việc quản chế (Điều 9); và 7) Nhiệm vụ của Nhân dân trong việc quản chế (các điều từ 10-12). 7.4. Để cụ thể hóa và giải thích Sắc lệnh số 175/SL trên đây, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn ban hành 1. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1953, số 8, tr. 100. 52 Nghị định số 298-TTg cùng ngày của Thủ tướng Chính phủ1 (gồm 10 điều) quy định ba vấn đề chính: 1) Kỷ luật quản chế (các điều 1-3); 2) Quyết định quản chế (các điều 4-6); và 3) Thi hành lệnh quản chế (các điều 7-10). 7.5. Hình phạt tước quyền công dân được quy định tại Điều 5 Nghị định số 264-TTg ngày 11/5/1953 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết việc thi hành các Sắc lệnh số 149, 150 và 151 ngày 12/4/1953 về chính sách ruộng đất”2 (gồm 6 điều) với các thời hạn cụ thể bị tước quyền công dân như sau: 1) Bị án quản chế, án tù — mất quyền công dân trong thời gian bị án; 2) Bị án từ 10 năm tù trở lên — mất quyền công dân suốt đời; 3) Bị án từ 10 năm tù trở xuống — mất quyền công dân ngang với thời gian ở tù. 8. Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự với tư cách là một chế định nhỏ độc lập của pháp luật hình sự vẫn chưa được ghi nhận chính thức về mặt lập pháp trong pháp luật hình sự nước ta giai đoạn 1945-1955. Tuy nhiên, trong giai đoạn này đã có một loạt văn bản đề cập trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm nhất định, ở một chừng mực nào đó đã có sự phân biệt giữa các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng định khung, mà cụ thể là: 8.1. Căn cứ vào một số văn bản đã nêu trên — Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946 (Điều thứ 2); Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 (Điều 17); Sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953 (đoạn 1 Điều 7); v.v.. — thì các tình tiết được coi là giảm nhẹ (thậm chí đến mức “tha bổng” tức miễn trách nhiệm hình sự) là: 1) Thành thực hối cải, lập công chuộc tội trước khi bị truy tố; 2) Thành thực tự thú, khai rõ những âm mưu của mình và đồng bọn; 3) Bị ép buộc, bị lừa dối mà chưa gây hại nhiều. 8.2. Căn cứ vào một số văn bản đã nêu trên như - Sắc lệnh số 68/SL ngày 30/11/1945; Sắc lệnh số 162/SL ngày 23/8/1946; Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946; Sắc lệnh số 61/SL ngày 05/7/1947; Sắc lệnh số 163/SL ngày 14/4/1948; Sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953; v.v.. — thì phạm tội với các tình tiết sau đây sẽ bị 1, 2.Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1953, số 8, tr. 103; số 5, tr. 67. 53 xử tăng nặng hình phạt: 1) Tái phạm; 2) Cộng phạm (đồng phạm); 3) Phạm tội có tổ chức; 4) Phạm tội có dự mưu; 5) Xúi giục người khác phạm tội; 6) Đã được khoan hồng mà lại phạm tội mới; 7) Phạm tội trong thời chiến (phía trước có kẻ thù). 9. Án treo mặc dù chưa được chính thức ghi nhận bởi quy phạm nào tại Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam với tư cách là một chế dịnh nhỏ độc lập trong suốt thời kỳ 40 năm cho đến tận khi thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên của đất nước (1945-1985), nhưng ở một mức độ nhất định án treo cũng đã được biết đến với tư cách là một trong những chế định nhỏ cơ bản và quan trọng của pháp luật hình sự nước ta giai đoạn 10 năm (1945-1955). Phân tích nội dung Điều 10 Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc tổ chức các Tòa án quân sự (được sửa đổi bởi Sắc lệnh số 170 ngày 14/4/1948)1 cho thấy, lần lượt các bước thứ tự trong quy trình quyết định cho người bị kết án hưởng án treo được nhà làm luật ghi nhận về mặt lập pháp hình sự (mà chúng ta có thể nhận thấy lần lượt theo trình tự bốn bước) như sau: 1) Khi xử phạt tù, Tòa án có thể cho tội nhân được hưởng án treo nếu có những lý do đáng khoan hồng; 2) Bản án xử treo sẽ tạm đình chỉ việc thi hành; 3) Nếu trong thời hạn 05 năm kể từ ngày tuyên án, tội nhân không bị Tòa án quân sự làm tội xét xử một lần nữa về một tội mới, thì bản án đã tuyên sẽ bị hủy đi, coi như không có; 4) Nhưng nếu như trong 05 năm ấy, tội nhân bị kết án một lần nữa trước một Tòa án quân sự thì bản án treo sẽ được đem ra thi hành. Cần lưu ý rằng, chính các quy phạm trên của pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm này (1945-1955) về án treo đã có hiệu lực về lâu dài suốt cả 30 năm trong giai đoạn tiếp theo cho đến khi pháp điển hóa lần thứ nhất (1955-1985). Chính vì vậy, để tránh sự trùng lặp không cần thiết nên việc phân tích cụ thể hơn để làm sáng tỏ về bản chấp pháp lý của án treo sẽ được tiếp tục nghiên cứu dưới đây. 1. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1946, số 9, tr. 115. 54 10. Đại xá, với tư cách là một chế định riêng biệt quan trọng thuộc Phần chung pháp luật hình sự, nhưng 70 năm đã trôi qua và cho đến hôm nay vẫn chưa chính thức được điều chỉnh đầy đủ về mặt lập pháp trong pháp luật hình sự nước ta. Mặc dù trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 với tư cách là các đạo luật cơ bản của Việt Nam qua các thời kỳ đều có ghi nhận vấn đề đại xá là thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Bởi lẽ trong giai đoạn 10 năm đang nghiên cứu nói riêng (1945-1955), cũng như trong toàn bộ thời kỳ 70 năm trước khi pháp điển hóa lần thứ ba nói chung (1945-2015) dưới góc độ pháp lý hình sự vấn đề đại xá mới chỉ được đề cập hai lần qua hai văn bản pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân dịp hai sự kiện chính trị có ý nghĩa to lớn và quan trọng của dân tộc trong đời sống thực tiễn là: 1) Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945) và Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945); 2) Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ 09 năm chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) và giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954). Chính vì vậy, để có căn cứ đưa ra nhận xét về chế định đại xá trong pháp luật hình sự Việt Nam nên tại hai điểm (điểm 10.1 và Điểm 10.2) dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét về mặt lập pháp hình sự của hai văn bản pháp luật hình sự liên quan đến đại xá để từ đó có các căn cứ pháp lý đưa ra những phân tích khoa học tại điểm 10.3 - chế định nhân đạo nhỏ này của pháp luật hình sự sau Cách mạng Tháng Tám của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm đầu tiên (1945-1955). 10.1. Sắc lệnh số 52 ngày 20/10/1945 về xá miễn cho một số tội phạm trước ngày 19/8/19451 gồm 7 điều với nội dung như sau: 1) Điều thứ 1 quy định phạm vi 9 loại tội đã phạm trước ngày 19/8/1945 được xá miễn hoàn toàn; 2) Điều thứ 2 — các đối tượng được xá miễn và quy trình xét xá miễn; 3) Điều thứ 3 — những khinh tội nào được xá miễn; 4) Điều thứ 4 — hậu quả pháp lý của những tội sau khi được xá miễn; 5) Điều thứ 5 — bồi thường thiệt hại của tội nhân cho người bị hại; 6) Điều thứ 6 — cấm tất cả công 1. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1945, số 7, tr.57. 55 chức hành chính, tư pháp và thẩm phán không được nhắc đến, lưu lại trong hồ sơ một vết tích gì về những tội đã được xá miễn; và cuối cùng; 7) Điều thứ 7 — thể thức thi hành. 10.2. Thông tư số 413-TTg ngày 9/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ về đại xá1 gồm 5 mục lớn là: I) Ý nghĩa của việc đại xá; II) Tội được đại xá và tội không được đại xá; III) Hiệu lực của việc đại xá; IV) Trường hợp ân xá và ân giảm; V) Cách thức thi hành. 10.3. Việc phân tích khoa học một cách kỹ lưỡng và nội dung của các quy phạm trong hai văn bản pháp luật hình sự nêu trên về đại xá cho phép đưa ra một số nhận xét đối với chế định nhỏ về đại xá trong pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đọạn này như sau: 1) Bằng hai văn bản nêu trên chế định nhỏ về đại xá đã được áp dụng đối với một loạt các tội phạm và một phạm vi rộng lớn những người bị kết án ở nước ta không chỉ trong giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955), mà cả trong những năm tiếp theo sau đó. 2) Đại xá với tư cách là một chế định nhỏ nhân đạo thuộc chế định lớn về các biện pháp tha miễn (biện pháp tha miễn) đã khẳng định tính ưu việt của pháp luật hình sự Việt Nam sau cách mạng bằng chính hậu quả pháp lý hình sự có lợi cho những người bị kết án ở chỗ họ được: a) Miễn hoàn toàn hai loại hình phạt (cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung); b) Xóa hoàn toàn án tích; và c) Phục hồi lại toàn bộ các quyền công dân. 3) Việc quy định về loại tội phạm và các tiêu chuẩn cụ thể đối với người được hưởng chế định đại xá cho thấy, đại xá trong giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không những chỉ là một văn bản quy phạm (chứ không phải là văn bản chính trị), mà còn là một chế định nhỏ độc lập của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955). Về mặt này, cho phép chúng ta có thể đồng nhất với sự khẳng định hoàn toàn xác đáng và bảo đảm sức thuyết phục của đa số các nhà khoa học - luật gia hàng đầu ở Liên Xô cũ 1. Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 185-187. 56 luận điểm pháp lý (chứ không phải là chính trị hóa pháp luật) rằng: đại xá là một văn bản mang tính quy phạm1. 4) Như vậy, ngày hôm nay khi bàn về đại xá với tư cách là một chế định nhỏ thuộc chế định lớn về các biện pháp tha miễn đã góp phần minh chứng bản chất nhân đạo vì các quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà điều này đã được thể hiện rõ trong chính sách hình sự nói chung và chính sách pháp luật hình sự (nói riêng) sau Cách mạng Tháng Tám của nước ta. 5) Những phân tích trên đây cho thấy, một trong những khiếm khuyết cần phải được khắc phục của pháp luật hình sự nước ta từ sau pháp điển hóa lần thứ nhất năm 1985 cho đến thời điểm hiện tại thì hai từ “đại xá” chỉ được đề cập trong một số biện pháp tha miễn nhưng chưa hề được chính thức cụ thể hóa và ghi nhận đầy đủ với tư cách là một chế định độc lập của pháp luật hình sự Việt Nam. Chính vì vậy, nhà làm luật cần thể hiện trên thực tế bằng việc ghi nhận chế định đại xá vào pháp luật hình sự thực định (mà cụ thể là Bộ luật Hình sự năm 2015) hiện hành. §3. Việc xây dựng hệ thống các quy phạm Phần riêng pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) 1. Việc phân tích hệ thống các quy phạm Phần chung pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) trên đây đã cho thấy, trong thời kỳ 40 năm trước pháp điển hóa (1945-1985) nói chung với hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất gồm 10 năm đang nghiên cứu (1945-1955) và cả giai đoạn thứ hai gồm 30 năm tiếp theo (1955-1985) hệ thống pháp luật hình sự của Nhà nước cách mạng 1. Xem cụ thể hơn tại các tài liệu bằng tiếng Nga sau đây: 1) Pomaskin P.C.: Đại xá và ân xá ở Liên Xô, Nxb. Pháp lý quốc gia, Mátxcơva, 1959, tr. 19-20; 2) GS.TSKH Piontkôvxki A.A., Pomaskin P.C., Trkhivaddze V.M. (Đồng chủ biên): Giáo trình luật hình sự Xôviết, (gồm 6 tập), Nxb. Khoa học, Mátxcơva, 1970, t. III, (Hình phạt) tr. 300; và 3) GS.TSKH. Beliaev N.A., Sargorôđxki M.Đ. (Đồng chủ biên): Giáo trình luật hình sự Xôviết, Nxb. Trường Tháng Tám quốc gia Lêningrát, 1970, t. 2, tr. 448. 57 trẻ tuổi được hình thành chủ yếu từ hệ thống các văn bản pháp luật hình sự về các tội phạm riêng biệt (tức Phần riêng pháp luật hình sự) mà việc phân tích hệ thống các văn bản pháp luật hình sự và các quy định Phần chung tại Mục II trên đây là các minh chứng cho chúng ta thấy. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên hệ thống các quy phạm Phần riêng pháp luật hình sự Việt Nam lúc đó cũng chưa thể hoàn thiện, cân đối và vì vậy, khó tránh khỏi những hạn chế nhất định về mặt kỹ thuật lập pháp. 2. Từ tất cả các lý do đã nêu trên đây, theo quan điểm của tác giả, sẽ là hợp lý hơn cả và có căn cứ, đồng thời bảo đảm sức thuyết phục và cần thiết khi xem xét nội hàm của hệ thống Phần riêng pháp luật hình sự nước ta toàn bộ thời kỳ 40 năm này (1945-1985) với hai giai đoạn (thứ nhất và thứ hai đã nêu) sẽ được phân tích khoa học theo hệ thống ba nhóm vấn đề tương ứng với việc đấu tranh chống các tội phạm xâm hại đến ba nhóm khách thể loại quan trọng hơn cả trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Có nghĩa là chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm (và cũng là hướng quan trọng) của quá trình xây dựng hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam đã xem xét trên đây, cũng như tính chất rộng lớn của ba nhóm khách thể loại đã được bảo vệ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất (1945-1985) để rút ra các đặc điểm cơ bản nhằm làm sáng tỏ nội hàm của hệ thống các quy phạm Phần riêng trong từng giai đoạn tương ứng thuộc thời kỳ 40 năm này khi pháp luật hình sự Việt Nam chưa được pháp điển hóa tương ứng theo hai giai đoạn — giai đoạn 10 năm thứ nhất (1945-1955), cũng như giai đoạn 30 năm tiếp theo thứ hai (1955-1985). 3. Từ đây cho thấy, đối với việc nghiên cứu hệ thống các quy phạm Phần riêng pháp luật hình sự Việt Nam trong các thời kỳ khác nhau thì phương pháp tiếp cận hợp lý của chúng ta là sẽ đưa ra sự phân tích khoa học các đặc điểm cơ bản của các nhóm cấu thành tội phạm (cấu thành tội phạm) đã được ghi nhận tương ứng bằng các quy phạm của Phần riêng pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám này (1945-1955). Tuy nhiên, do tính chất rộng lớn, đa dạng và 58 nhiều khía cạnh của vấn đề đấu tranh chống tội phạm và bảo vệ ba nhóm khách thể loại tương ứng với các quan hệ xã hội trong ba lĩnh vực (đã được đề cập tại Mục II trên đây) nên tại ba khoản (4.5 và 6) tiểu mục §3 này tác giả chỉ có thể đề cập những vấn đề nào mà theo quan điểm của tác giả là chủ yếu, cơ bản và quan trọng hơn cả theo hệ thống ba lĩnh vực như sau: 1) Các đặc điểm cơ bản của các cấu thành tội phạm xâm hại đến những khách thể trong lĩnh vực xây dựng - tổ chức bộ máy Nhà nước; 2) Các đặc điểm cơ bản của các cấu thành tội phạm xâm hại đến những khách thể thuộc lĩnh vực nhân thân (cá nhân), các quyền tự do và sở hữu của công dân và; 3) Các đặc điểm cơ bản của các cấu thành tội phạm xâm hại đến những khách thể thuộc lĩnh vực xây dựng kinh tế và văn hóa - xã hội. 4. Các đặc điểm cơ bản của các cấu thành tội phạm trong lĩnh vực xây dựng - tổ chức bộ máy nhà nước. Việc phân tích khoa học các quy phạm về các cấu thành tội phạm trong hệ thống hai nhóm văn bản pháp luật hình sự (đã nêu trên) xâm hại đến những khách thể thuộc lĩnh vực xây dựng - tổ chức bộ máy nhà nước đã cho phép chỉ ra các đặc điểm cơ bản dưới đây: 4.1. Một là, trong giai đoạn 10 năm đầu tiên từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đến khi cấm hoàn toàn các đạo luật hình sự cũ (1945-1955) về cơ bản chúng đã được chứa đựng trong một phạm vi rộng lớn tại hai nhóm văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thuộc giai đoạn này là: 1) Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946; 2) Sắc lệnh số 163/SL ngày 14/4/1948; 3) Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 về cho phép bị can có thể nhờ công dân không phải là luật sư bảo vệ trước Tòa án; 4) Sắc lệnh số 106/SL ngày 15/6/1950;5)Sắc lệnh số 128/SL ngày 14/7/1950 (Điều 1 đề cập các tội này liên quan đến công văn của Chính phủ); 6) Sắc lệnh số 154/SL ngày 17/11/1950; 7) Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953; 8) Sắc lệnh số 6/SL ngày 05/9/1945; 9) Sắc lệnh số 68/SL ngày 30/11/1945; 10) Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức Tòa án và các ngạch thẩm phán; 11) Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/8/1946; 12) Sắc lệnh số 200/SL ngày 08/7/1948; 13) Sắc lệnh số 93/SL ngày 22/5/1950; v.v.. 59 4.2. Hai là, căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử của tình hình chính trị, kinh tế và xã hội cụ thể của 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) khi chính quyền cách mạng còn non trẻ vừa phải xây dựng đất nước, vừa phải tiến hành cuộc kháng chiến 09 năm (1946-1954) chống thực dân Pháp xâm lược nên khi phân tích khoa học các cấu thành tội phạm được ghi nhận trong pháp luật hình sự nhằm đấu tranh chống tội phạm để bảo vệ những khách thể tương ứng thuộc lĩnh vực xây dựng - tổ chức bộ máy nhà nước giai đoạn này chúng ta có thể tạm phân chia theo các nhóm quan hệ xã hội trong 04 lĩnh vực cơ bản như sau: 1) Quốc phòng; 2) Những cơ sở của chế độ Hiến pháp; 3) Hoạt động tư pháp; 4) Nền công vụ. Như vậy, tại 04 khoản (từ 3 đến 6 dưới đây) thuộc tiểu mục §1 này của Mục III chúng ta sẽ lần lượt xem xét đặc điểm chung của các cấu thành tội phạm xâm hại đến bốn nhóm khách thể tương ứng đã được phân chia này thuộc lĩnh vực đã nêu. 4.3. Ba là, các cấu thành tội phạm trong lĩnh vực quốc phòng của đất nước trong giai đoạn này (1945-1955) theo quan điểm của nhà làm luật lúc bấy giờ được coi là tất cả những hành vi xâm hại (bằng hành động hoặc không hành động) bị xử lý hình sự đã cản trở việc tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam và về cơ bản chúng bao gồm 04 nhóm hành vi bị xử phạt về hình sự như sau: 1) Giúp đỡ thực dân xâm lược trong cuộc chiến tranh chống lại nhân dân Việt Nam bằng những vi phạm các điều cấm trong các văn bản pháp luật hình sự; 2) Không chấp hành các quyết định của Nhà nước về trưng thu, trưng tập và trưng dụng, trốn tránh các nghĩa vụ hoặc công vụ do Nhà nước đề ra trong kháng chiến; 3) Trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự và; 4) Xâm phạm bí mật Nhà nước. 4.4. Bốn là, các cấu thành tội phạm xâm hại đến những cơ sở của chế độ Hiến pháp trong giai đoạn này (1945-1955) về cơ bản chứa đựng trong Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 mà việc phân tích khoa học nội hàm các cấu thành tội phạm này đã cho thấy một số nét chủ yếu như sau: 1) Mặc dù theo bản chất pháp lý lẽ ra tên gọi của Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 chỉ bao gồm các cấu thành 60 tội phạm xâm hại đến khách thể trực tiếp — an toàn của Nhà nước (cả về “đối nội” và “đối ngoại” như tên gọi của Sắc lệnh số 133 ngày 20/01/1953), nhưng thực tế thì Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 đã không hề có sự phân biệt ranh giới rành mạch và rõ ràng giữa hai nhóm cấu thành tội phạm đó, vì nó chứa đựng một phạm vi rộng lớn một loạt khách thể quan trọng được pháp luật hình sự bảo vệ nhằm tránh khỏi sự xâm hại như: a) An ninh quốc gia (tại các điều 3, 6, 7); b) Chế độ chính trị (tại các điều 4-5, 8 và 11); c) Chế độ kinh tế (tại hai điều 9-10); d) Sự đoàn kết của dân tộc và quan hệ đối ngoại (tại Điều 12); đ) Hoạt động bình thường của các cơ quan bảo vệ pháp luật (tại Điều 13); và e) Hoạt động tư pháp (tại Điều 14). 2) Mục đích “phản quốc” căn cứ vào Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 được coi là dấu hiệu bắt buộc của 05 cấu thành tội phạm như: Cản trở hoặc xúi giục vận động nhân dân chống lại việc thực hiện chủ trương, chính sách và những cuộc vận động của Chính phủ và Mặt trận (Điều 8); Phá hoại (Điều 9); Lật đổ (Điều 10); Tuyên truyền cổ động cho địch (Điều 11); Kích động lòng thù hận dân tộc nhằm phá hoại sự thống nhất trong cuộc kháng chiến, tình đoàn kết của nhân dân với Chính phủ và tình hữu nghị quốc tế (Điều 12). 3) Tính nghiêm khắc của Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/01/1953 là ở chỗ: a) Mức xử phạt cao nhất của hình phạt chính là tử hình đã được quy định tại tất cả các cấu thành tội phạm — tại 05 cấu thành tội phạm nêu trên (các điều 9-12), cũng như tại các cấu thành tội phạm khác như: câu kết với địch, cầm đầu những tổ chức quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, phản bội Tổ quốc (Điều 3), lừa phỉnh, cưỡng ép nhân dân, tổ chức lựng lượng vũ trang làm loạn chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, khủng bố nhân dân (Điều 5), tham gia các đảng phái, các tổ chức Việt gian phản động, tuyên truyền lôi kéo nhân dân theo địch hoặc hoạt động gián điệp cho địch (Điều 6), làm gián điệp cho địch (Điều 7), phá trại giam hoặc đánh cướp can phạm khi dẫn giải (Điều 13) và, chứa chấp, tìm cách dấu diếm giúp đỡ các phần tử phản quốc (Điều 14); b) Mức xử phạt thấp nhất của hình phạt chính là tù chung thân đối với cấu thành tội phạm tại Điều 3; c) Đối với tất cả các cấu thành tội phạm còn lại là 61 tù từ 10 năm trở lên và cuối cùng; d) Chế tài bắt buộc đối với tất cả các cấu thành tội phạm là hai hình phạt bổ sung (tước quyền công dân và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản). 4.5. Năm là, các cấu thành tội phạm xâm hại đến hoạt động tư pháp của Nhà nước trong giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) về cơ bản chứa đựng trong các Sắc lệnh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như: Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 (Điều 24); Sắc lệnh số 40/SL ngày 29/3/1946; Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 (Điều 3); v.v.. Việc phân tích nội hàm các cấu thành tội phạm này trong các Sắc lệnh đã nêu cho thấy một số nét chủ yếu như sau: 1) Trong các Sắc lệnh đó nhà làm luật đã quy định trách nhiệm hình sự đối với việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tương ứng với 04 cấu thành tội phạm là: a) Hội thẩm nhân dân tiết lộ các thông tin đã được thảo luận trong phòng họp của Tòa án; b) Tiết lộ bí mật trong khi xem hồ sơ hoặc trong cuộc thẩm vấn tại phiên tòa xử kín (mà công chúng không được dự); c) Bắt hoặc giữ người mà biết rõ là trái pháp luật và; d) Lạm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người tại những nơi không phải do Chính phủ quy định hoặc tra tấn bị can khi hỏi cung. 2) Trong số các cấu thành tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trên, thì mức xử phạt cao nhất đối với việc phạm tội là 10 năm tù — tại cấu thành tội phạm cuối cùng (đoạn “d”) còn mức xử phạt thấp nhất là 06 tháng tù — tại cấu thành tội phạm đầu tiên (đoạn “a”). 3) Như vậy, từ phân tích trên đây đã cho thấy, ở giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) trong pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn còn thiếu nhiều các cấu thành tội phạm thuộc lĩnh vực hoạt động tư pháp. 4.6. Sáu là, các cấu thành tội phạm xâm hại đến nền công vụ quốc gia (gọi tắt là các cấu thành tội phạm về chức vụ vì do chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn nhất định thực hiện) trong giai đoạn này (1945-1955) về cơ bản đã được ghi nhận tại một số văn bản pháp luật hình sự như: 1) Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946; 2) Sắc lệnh số 154/SL ngày 17/11/1950; 3) Sắc lệnh 62 số 128/SL ngày 14/7/1950 (Điều 1 đề cập các tội này liên quan đến công văn của Chính phủ), v.v.. Việc phân tích nội hàm các cấu thành tội phạm đã được ghi nhận trong các Sắc lệnh này đã cho thấy một số nét chủ yếu như sau: 1) Trong các văn bản pháp luật hình sự trên đây nhà làm luật đã quy định trách nhiệm hình sự đối với việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội tương ứng với 05 cấu thành tội phạm cơ bản của các tội phạm về chức vụ là: a) Đưa hối lộ; b) Nhận hối lộ; c) Tiết lộ bí mật kinh tế; d) Tiết lộ bí mật công tác và; đ) Bóc trái phép, trộm cắp hoặc thủ tiêu công văn của Chính phủ. 2) Theo quan điểm của nhà làm luật thì chủ thể đặc biệt của 04 cấu thành tội phạm cơ bản đầu tiên chỉ có thể là người có chức vụ và các công chức nhà nước mà phạm trù sau được định nghĩa là “nhân viên trong Chính phủ, trong các Ủy ban hành chính các cấp địa phương, các cơ quan do nhân dân bầu ra, trong bộ đội và tất cả các người phụ trách một công vụ” (Điều 3 Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946). 3) Đối với các tội phạm đã nêu trên đây thì mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù (được quy định đối với tội đưa hối lộ hoặc nhận hối lộ) và mức hình phạt thấp nhất là 06 tháng tù (được quy định đối với tội tiết lộ bí mật kinh tế). 4) Như vậy, cũng như các cấu thành tội phạm thuộc lĩnh vực hoạt động tư pháp rõ ràng trong giai đoạn 10 năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) trong hệ thống pháp luật hình sự nước Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều các cấu thành tội phạm về chức vụ. 5. Các đặc điểm cơ bản của các cấu thành tội phạm trong lĩnh vực nhân thân (cá nhân), các quyền, tự do và sở hữu của công dân. Việc phân tích khoa học các quy phạm về các cấu thành tội phạm trong hệ thống hai nhóm văn bản pháp luật hình sự (đã nêu trên) xâm hại đến những khách thể thuộc lĩnh vực lớn đang được nghiên cứu ở đây cho phép chỉ ra một số đặc điểm cơ bản dưới đây: 5.1. Một là, các cấu thành tội phạm trong các văn bản pháp luật hình sự thuộc hai nhóm đã nêu trên về cơ bản đã được ghi nhận trong một phạm vi rộng lớn các văn bản pháp luật hình sự 63 của Nhà nước Việt Nam giai đoạn 10 năm đầu tiên sau Cách mạng là: 1) Sắc lệnh số 27/SL ngày 23/2/1946; 2) Sắc lệnh số 128/SL ngày 14/7/1950 đã nêu: Những hành vi bóc trộm, ăn cắp, hay thủ tiêu thư từ của tư nhân” (Điều 2 đề cập các tội này liên quan đến tư nhân) và; 3) Thông tư số 442-TTg ngày 19/01/1955 (như: trộm, cướp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cố ý gây thương tích và giết người). 5.2. Hai là, việc phân tích khoa học các cấu thành tội phạm được ghi nhận trong hệ thống pháp luật hình sự đề cập cuộc đấu tranh chống tội phạm để bảo vệ những khách thể tương ứng tránh khỏi sự xâm hại của các tội phạm thuộc lĩnh vực nhân thân (cá nhân), các quyền, tự do và sở hữu của công dân có thể được phân chia thành ba nhóm cơ bản như sau: 1) Các cấu thành tội phạm xâm hại đến nhân thân (cá nhân) và; 2) Các cấu thành tội phạm xâm hại đến các quyền và tự do của công dân. Như vậy, tiếp theo dưới đây tại chúng ta sẽ lần lượt xem xét đặc điểm chung của các cấu thành tội phạm xâm hại đến những nhóm khách thể tương ứng thuộc lĩnh vực đã nêu: 1) Các cấu thành tội phạm xâm hại đến nhân thân (cá nhân) được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn 10 năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) cho thấy, nhóm các tội xâm phạm nhân thân về cơ bản là các cấu thành tội phạm chống lại những lợi ích hàng đầu và quan trọng nhất của công dân tương ứng với ba khách thể trực tiếp — tính mạng, sức khỏe, tự do cá nhân. Nói chung, trách nhiệm hình sự đối với nhóm tội phạm này về cơ bản đã được đề cập bằng các quy phạm trong hai văn bản (đã nêu trên đây) của chính quyền cách mạng là: Sắc lệnh số 27/SL ngày 28/2/1946 (Điều thứ 1) và; Thông tư số 442 ngày 19/01/1955 của Thủ tướng Chính phủ (các điều 3-4), mà việc phân tích các quy phạm pháp luật hình sự trong hai văn bản này đã cho thấy một số nét chủ yếu như sau: a) Các cấu thành tội phạm xâm hại đến tính mạng con người về cơ bản là gồm hai dạng giết người với 05 cấu thành tội phạm — 02 cấu thành tội phạm cơ bản, 02 cấu thành tội phạm tăng nặng và 01 cấu thành tội phạm giảm nhẹ như: •) cố ý giết người, •) giết người với các tình tiết tăng nặng, •) giết người có dự mưu, •) vô 64 ý làm chết người và, •) vô ý làm chết người kèm theo cái chết của nhiều người và gây thiệt hại đáng kể về tài sản cho người khác. b) Các cấu thành tội phạm xâm hại đến sức khỏe người khác. Việc phân tích các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn 10 năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) cho thấy, nhóm các hành vi xâm phạm đến sức khỏe người khác về cơ bản gồm hai dạng gây thương tích tương ứng với 03 cấu thành tội phạm (02 cấu thành tội phạm cơ bản và 01 cấu thành tội phạm tăng nặng) — •) cố ý gây thương tích, •) cố ý gây thương tích được thực hiện bởi nhóm người có tổ chức hoặc dẫn đến nạn nhân bị tàn tật hay bị chết và, •) vô ý gây thương tích. c) Cấu thành tội phạm xâm hại đến tự do cá nhân theo pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn 10 năm (1945-1955) nói chung chỉ có 01 cấu thành tội phạm là bắt cóc người khác. 5.3. Ba là, như vậy, từ sự phân tích khoa học trên đây đã cho thấy trong giai đoạn 10 năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) thì trong hệ thống pháp luật hình sự của nước ta vẫn còn thiếu nhiều loại cấu thành tội phạm xâm hại đến nhân thân (như: các tội phạm về tình dục, tội vu khống, tội lăng mạ, v.v.) đó là vì về cơ bản, các tội còn thiếu này được giải quyết chủ yếu là trên cơ sở pháp luật hình sự trước Cách mạng. 6. Các đặc điểm cơ bản của các cấu thành tội phạm trong lĩnh vực xây dựng kinh tế và văn hóa-xã hội. Việc phân tích khoa học các cấu thành tội phạm trong các văn bản pháp luật hình sự (đã nêu trên) xâm hại đến những khách thể thuộc lĩnh vực đang phân tích ở nước ta trong 10 năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) đã cho thấy: 6.1. Một là, về cơ bản các cấu thành tội phạm này đã được chứa đựng trong một phạm vi rộng lớn của hai nhóm văn bản pháp luật hình sự (các văn bản pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có tính chất hình sự) của Nhà nước Việt Nam ở giai đoạn này là: 1) Sắc lệnh số 50/SL ngày 09/10/1945 về cấm xuất khẩu gạo, ngô, đỗ và các thực phẩm từ ngũ cốc; 2) Sắc lệnh số 26 ngày 25/01/1946; 3) Sắc lệnh số 12/SL ngày 12/3/1949; 4) Sắc lệnh số 180/SL ngày 20/12/1950; 5) Sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953; 6) Sắc lệnh 65 số 7/SL ngày 05/9/1945; 7) Sắc lệnh số 45/SL ngày 05/4/1946; 8) Sắc lệnh số 202/SL ngày 15/10/1946; 9) Sắc lệnh số 61/SL ngày 05/4/1947; 10) Sắc lệnh số 257/SL ngày 19/11/1948; 11) Sắc lệnh số 68/SL ngày 18/6/1949; 12) Sắc lệnh số 124/SL ngày 27/10/1949; 13) Sắc lệnh số 163/SL ngày 17/11/1950; 14) Điều lệ số 542-TTg ngày 26/5/1955, v.v.. 6.2. Hai là, căn cứ vào hai nhóm văn bản pháp luật hình sự trên đây khi phân tích khoa học các cấu thành tội phạm được ghi nhận trong các văn bản đó để tiến hành cuộc đấu tranh chống tội phạm nhằm bảo vệ những khách thể tương ứng thuộc lĩnh vực kinh tế - văn hóa xã hội giai đoạn 10 năm đầu sau Cách mạng (1945-1955) thì có thể tạm phân chia chúng theo các nhóm quan hệ xã hội trong bốn lĩnh vực cơ bản như sau: 1) Nông nghiệp; 2) Thương nghiệp; 3) Tài chính; 4) Kinh tế đối ngoại. Như vậy, tại bốn điểm (từ 6.3. đến 6.6.) dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét đặc điểm chung của các cấu thành tội phạm xâm hại đến bốn nhóm các khách thể tương ứng đã được phân chia này thuộc lĩnh vực đã nêu. 6.3. Ba là, các cấu thành tội phạm trong lĩnh vực nông nghiệp của nước ta trong giai đoạn này (1945-1955) về cơ bản được quy định trong các văn bản pháp luật hình sự như: 1) Sắc lệnh số 68/SL ngày 18/6/1949; 2) Sắc lệnh số 163/SL ngày 17/11/1950; 3) Sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953. Việc phân tích các cấu thành tội phạm trong các văn bản pháp luật hình sự này cho thấy một số nét chủ yếu dưới đây: 1) Các cấu thành tội phạm trong lĩnh vực này là những hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội như sau: a) Vi phạm các quy tắc về bảo vệ các công trình thủy nông; b) Vi phạm các quy định về tiết kiệm gạo và gia súc; c) Giết thịt trâu bò trái phép; d) Vi phạm các quy định về đăng ký, bán và vận chuyển muối; d) Tất cả những hành vi chống đối pháp luật của địa chủ. 2) Chủ thể đặc biệt của nhóm các hành vi trong cấu thành tội phạm chống đối pháp luật chỉ có thể địa chủ nào chống đối pháp luật (mà cụ thể là các quy định trong Sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953). 66 3) Mức hình phạt nghiêm khắc nhất tại các cấu thành tội phạm trên đây là tử hình, được quy định đối với: a) Vi phạm các quy tắc về bảo vệ các công trình thủy nông gây thiệt hại cho nhiều tỉnh; b) Bất kỳ hành vi nào trong số các cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 6 Sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953. 4) Mức hình phạt thấp nhất tại các cấu thành tội phạm trên đây là phạt tiền ở mức 1.000 đồng, được quy định đối với hành vi giết thịt trâu bò trái phép. 6.4. Bốn là, các cấu thành tội phạm xâm hại đến nền thương nghiệp của nước ta trong giai đoạn này về cơ bản đã được nêu trong các văn bản pháp luật hình sự như: Sắc lệnh số 7/SL ngày 05/9/1945; Sắc lệnh số 202/SL ngày 15/10/1946; Sắc lệnh số 257/SL ngày 19/11/1948; Sắc lệnh số 8/SL ngày 25/02/1949 (được sửa đổi, bổ sung bởi Sắc lệnh số 169/SL ngày 17/11/1950 về việc nghiêm cấm việc tự ý tăng giá do Chính phủ quy định đối với hàng hóa cần thiết cho đời sống nhân dân và công cuộc kháng chiến (sau đây gọi tắt là Sắc lệnh số 8/SL ngày 25/02/1949); Sắc lệnh số 167/SL ngày 17/11/1950 về việc phân phối, hàng hóa, thực phẩm và hàng dự trữ trong nước; v.v.. Việc phân tích các cấu thành tội phạm trong các văn bản pháp luật hình sự này cho thấy một số nét chủ yếu dưới đây: 1) Nhà làm luật đã quy định trách nhiệm hình sự đối với việc vi phạm tất cả các quy định tại các văn bản pháp luật hình sự nêu trên. 2) Nhược điểm của các quy phạm về một số cấu thành tội phạm trên đây là vẫn còn tồn tại chế tài không cụ thể (Điều 4 Sắc lệnh số 7 ngày 05/9/1945). 3) Mức xử phạt cao nhất trong các cấu thành tội phạm trên đây là phạt tù đến 5 năm được quy định đối với sự vi phạm Sắc lệnh số 8/SL ngày 25/02/1949; Sắc lệnh số 169/SL ngày 17/11/1950. 4) Mức hình phạt thấp nhất trong các cấu thành tội phạm trên đây là phạt tù đến 01 năm được quy định đối với sự vi phạm Sắc lệnh số 167/SL ngày 17/11/1950. 6.5. Năm là, các cấu thành tội phạm thuộc lĩnh vực tài chính của nước ta trong giai đoạn này về cơ bản được chứa đựng 67 trong các văn bản pháp luật hình sự như: Sắc lệnh số 180/SL ngày 20/12/1950, Sắc lệnh số 45/SL ngày 05/4/1946, Điều lệ số 542-TTg ngày 26/5/1955 của Thủ tướng Chính phủ; v.v.. Việc phân tích các cấu thành tội phạm xâm hại đến nền tài chính của nước nhà trong các văn bản pháp luật hình sự này cho thấy một số nét chủ yếu dưới đây: 1) Các cấu thành tội phạm trong lĩnh vực tài chính bị coi là những hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội như: a) Tổ chức quyên góp hoặc xổ số trái phép, cũng như quảng cáo hoặc giúp cho việc quyên góp hoặc Xổ số trái phép; b) Bán hoặc in, phát hành để bán vé xổ số vượt mức giá đã được Chính phủ quy định; c) Vi phạm quy định về buôn bán vàng; d) Vi phạm quy định về buôn bán bạc; đ) Sử dụng thủ đoạn cho vay có tính chất bóc lột hoặc lừa đảo; e) Đầu cơ tiền; g) Chế tạo hoặc tiêu thụ tiền giả; l) Tàng trữ hoặc tiêu thụ tiền của chính quyền bù nhìn hay ngoại tệ bị cấm, cũng như có những hành vi khác làm suy yếu nền tài chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; i) Từ chối tiêu tiền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoặc giao dịch tiền đồng xu trên 100 đồng và trốn tránh việc nộp thuế hoặc việc kiểm tra của cơ quan thuế vụ của Nhà nước; v.v.. 2) Nhược điểm của các quy phạm về một số cấu thành tội phạm trên đây là vẫn còn tồn tại chế tài không cụ thể (Điều 1 Sắc lệnh số 180/SL ngày 20/12/1950). 3) Mức hình phạt nghiêm khắc nhất tại các cấu thành tội phạm trên đây là xử phạt tù đến 05 năm, được quy định đối với hành vi buôn bán vàng có tính chất tái phạm. 4) Mức hình phạt nhẹ nhất tại các cấu thành tội phạm trên đây là phạt tiền gấp hai lần tổng số tiền cho vay với việc sử dụng thủ đoạn cho vay có tính chất bóc lột hoặc lừa đảo... 6.6. Sáu là, các cấu thành tội phạm trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và tài sản công (gọi tắt là công sản) giai đoạn này về cơ bản được chứa đựng trong các văn bản pháp luật hình sự như: Sắc lệnh số 50/SL ngày 09/10/1945; Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/01/1946; Sắc lệnh số 61/SL ngày 05/4/1947; v.v.. Việc phân tích các cấu thành 68 tội phạm xâm hại đến nền tài chính của nước ta trong các văn bản pháp luật hình sự này cho thấy một số nét chủ yếu dưới đây: 1) Nhà làm luật đã quy định hai cấu thành tội phạm cơ bản của các tội trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại là: a) Vi phạm các quy định về cấm xuất khẩu gạo, ngô, đỗ và các thực phẩm từ ngũ cốc; b) Vi phạm các quy định về cấm xuất cảng tư bản. 2) Nhà làm luật cũng đã quy định hai cấu thành tội phạm cơ bản của các tội trong lĩnh vực công sản là: a) Cố ý hủy hoại hoặc trộm cắp tài sản công; b) Phù lạm hoặc biển thủ tài sản công do công chức Nhà nước thực hiện. 3) Chủ thể đặc biệt của hành vi trong cấu thành tội phạm về lĩnh vực tài sản công chỉ có thể là công chức nhà nước có trách nhiệm quản lý tài sản công (và điều này được quy định trực tiếp ngay trong Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946). 4) Nhược điểm các quy phạm về một số cấu thành tội phạm trên đây là vẫn còn tồn tại chế tài không cụ thể (Điều 2 Sắc lệnh số 45 ngày 9/10/1945). 5) Mức hình phạt nghiêm khắc nhất tại các cấu thành tội phạm trên đây là tử hình, được quy định đối với hành vi cố ý hủy hoại hoặc trộm cắp tài sản công. 6) Mức hình phạt nhẹ nhất tại các cấu thành tội phạm trên đây là phạt xử phạt tù từ 01 tháng, được quy định đối với vi phạm quy định về cấm xuất cảng tư bản. §4. Một số nhận xét Như vậy, từ việc phân tích khoa học (dưới hai góc độ lịch sử và lập pháp hình sự) sự hình thành của hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự thực định của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 10 năm đầu tiên từ sau Cách mạng Tháng Tám đến khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ (1945-1955) cho phép đưa ra một số nhận xét chung sau đây: 1. Một là, trong giai đoạn 10 năm đang nghiên cứu bằng các sắc lệnh của chính quyền cách mạng đã bước đầu xây dựng và dần dần hình thành nên những nền tảng mới của pháp luật hình sự thực định của nước ta; nhưng do hoàn cảnh lịch sử - chính trị cụ thể (vừa kháng chiến, vừa kiến quốc) của cuộc kháng chiến chống 69 thực dân Pháp nên trong hệ thống pháp luật hình sự của nước ta giai đoạn 10 năm này vẫn còn tạm thời giữ lại một bộ phận các đạo luật hình sự cũ trước cách mạng. 2. Hai là, tuy nhiên trong giai đoạn 10 năm này (1945- 1955) các đạo luật hình sự cũ chỉ có tính chất là nguồn thứ yếu và mang tính bổ trợ, còn nguồn cơ bản và quan trọng hơn cả của pháp luật hình sự thực định nước ta chủ yếu là các sắc lệnh với tư cách là các đạo luật mới do chính quyền cách mạng ban hành theo hai nhóm văn bản pháp luật — các đạo luật hình sự và các đạo luật có tính chất hình sự. 3. Ba là, trong hệ thống pháp luật hình sự thực định của nước Việt Nam giai đoạn này (1945-1955) ở các mức độ khác nhau đã hình thành nên một số chế định (quy phạm) tốt của Phần chung là: 1) Chế định đại xá; 2) Chế định án treo; 3) Chế định tái phạm; 4) Sự phân loại tính nguy hiểm cho xã hội của một số tội phạm riêng biệt theo mặt chủ quan (lỗi cố ý và vô ý); 5) Sự phân loại (ở một mức độ nhất định) các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 4. Bốn là, do điều kiện thời chiến (vừa phải chiến đấu chống thù trong giặc ngoài, vừa phải xây dựng chính quyền cách mạng còn non trẻ) nên hệ thống các quy phạm Phần chung pháp luật hình sự thực định của nước ta giai đoạn này (1945-1955) vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế (mà ở các mức độ khác nhau đã được phân tích cụ thể trên đây); và cũng do hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nên nhà làm luật chưa có điều kiện xây dựng được đầy đủ các cấu thành tội phạm riêng biệt trong hệ thống Phần riêng của pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và vì vậy, trong giai đoạn này vẫn còn thiếu nhiều cấu thành tội phạm. 5. Năm là, vì lẽ đó, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng đã sáng suốt cho phép tạm thời giữ lại một số quy phạm pháp luật hình sự cũ để áp dụng với nội dung giai cấp mới của Nhà nước Việt Nam, đây là một chủ trương sáng suốt và hoàn toàn đúng đắn; chính vì vậy, vấn đề này một lần nữa là minh chứng cho quan điểm khoa học xác đáng về sự cần thiết của tính thừa kế 70 về pháp luật (nói chung) và pháp luật hình sự (nói riêng) trong giai đoạn quá độ những năm đầu tiên sau thắng lợi của các cuộc cách mạng ở nước ta, cũng như ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. III. Quá trình tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam trong 30 năm tiếp theo đến trước khi thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên của đất nước đã thống nhất (1955 -1985) §1. Việc tiếp tục xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật hình sự thực định của Việt Nam trong giai đoạn 30 năm được nghiên cứu (1955-1985) 1. Về hoàn cảnh lịch sử - chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn 30 năm trước khi pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ nhất (1955-1985). Vào cuối giai đoạn này dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân và dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (7/5/1954) mà kết quả của nó dẫn đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ “Về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương” (21/7/1954) và kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954). Lẽ ra theo Hiệp định Giơnevơ thì sau đó hai năm (7/1956) sẽ tiến hành tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam và thống nhất đất nước. Nhưng với dã tâm xâm lược miền Nam, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đã không chịu thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, vì vậy, Nhân dân ta lại một lần nữa buộc phải đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ trong suốt 21 năm (1954-1975) đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược. 2. Sự phân chia thời kỳ nghiên cứu. Với bối cảnh lịch sử - chính trị đã được phân tích ở trên nên sẽ là hợp lý và có căn cứ khi việc phân tích khoa học sự phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn 30 năm đang nghiên cứu (1955-1985) trong tiểu mục §1 nhỏ này cần được xem xét theo sự phân chia tương ứng thành 2 giai đoạn ngắn (20 năm và 10 năm) nữa tại hai khoản (3 và 4) như sau: 1) Hệ thống pháp luật hình sự nước ta trong 20 năm từ 71 sau khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ đến khi thống nhất đất nước (1955-1975) và; 2) Hệ thống pháp luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong 10 năm tiếp theo từ sau khi thống nhất đất nước đến khi pháp điển hóa lần thứ nhất (1975-1985). 3. Hệ thống pháp luật hình sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 20 năm đầu từ sau khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ đến khi thống nhất đất nước (1955 -1975). Sau khi Hiệp định Giơnevơ có hiệu lực, quân đội viễn chinh Pháp đã hoàn toàn rút khỏi miền Bắc, một nửa nước ta đã hoàn toàn thoát khỏi ách chiếm đóng của bọn thực dân xâm lược (ngày 19/5/1955) và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới trong hòa bình. Vì vậy, việc phân tích nội dung các văn bản pháp luật hình sự của nước ta trong giai đoạn 20 năm từ sau khi cấm hoàn toàn việc áp dụng các đạo luật hình sự cũ đến trước khi thống nhất đất nước cho thấy, sự tiếp tục phát triển của hệ thống pháp luật hình sự nước nhà có ba đặc điểm cơ bản (và đồng thời cũng là ba hướng chủ yếu được triển khai của Nhà nước đối với việc tiếp tục phát triển pháp luật hình sự quốc gia) là: 1) Bãi bỏ hoàn toàn các đạo luật hình sự cũ trước cách mạng đã được tạm thời áp dụng trong giai đoạn trước đây (1945-1955); 2) Tiếp tục ban hành các văn bản pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm hai nhóm — các đạo luật hình sự và các đạo luật có tính chất hình sự mới và; 3) Ban hành các văn bản giải thích có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao trong việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật hình sự (hoặc đôi khi là các văn bản liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp). Tuy nhiên, do tính chất rộng lớn và phức tạp, cũng như tầm quan trọng đặc biệt của hướng chủ yếu thứ ba này đối với việc tiếp tục hình thành và phát triển pháp luật hình sự Việt Nam nên việc nghiên cứu nội hàm của hướng thứ ba này sẽ được đề cập riêng biệt trong Chương V cuốn sách này. Chính vì vậy, tại hai điểm 3.1. và 3.2. của khoản 3 dưới đây sẽ chỉ nghiên cứu hai đặc điểm (và đồng thời là hai hướng được triển khai để tiếp tục phát 72 triển) của pháp luật hình sự nước ta trong giai đoạn 20 năm trước khi thống nhất đất nước (1955-1975). 3.1. Đặc điểm (và là hướng) thứ nhất — bãi bỏ hoàn toàn các đạo luật hình sự cũ trước cách mạng đã được tạm thời áp dụng trong giai đoạn trước đây. Nhận thức sâu sắc rằng, trong bối cảnh lịch sử - chính trị mới (như đã phân tích ở trên) nên việc tiếp tục áp dụng, mặc dù chỉ là tạm thời các đạo luật hình sự cũ trong giai đoạn 10 năm trước đây (1945-1955) không còn phù hợp với các quan hệ xã hội mới sau khi miền Bắc Việt Nam đã hoàn toàn được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp. Chính vì vậy, từ giữa năm 1955 trở đi, các quy phạm pháp luật hình sự trước cách mạng Tháng Tám đã chính thức bị bãi bỏ hoàn toàn (tức là việc áp dụng các quy phạm đó đã bị đình chỉ) trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam (Thông tư số 19/VHH-HS ngày 30/6/1955). Tuy nhiên, đến giai đoạn này, theo Chỉ thị số 772-TATC ngày 10/7/1959 của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc và phong kiến1 thì cơ quan xét xử cao nhất của nước ta đã nhắc lại để lưu ý các Tòa án trên toàn lãnh thổ Việt Nam một số vấn đề cần lưu ý như sau: “... Những điều luật của đế quốc và phong kiến dù là hiểu và áp dụng với tinh thần mới chẳng những không còn thích hợp được nữa, mà trái lại không khỏi gây ra nhiều tai hại trong công tác. ... Trong tình hình xã hội Việt Nam hiện nay,... hoàn toàn không thể sử dụng điều luật của đế quốc và phong kiến được nữa, dù là với tinh thần mới. Để xét xử các vụ án hình sự và dân sự, cần áp dụng luật pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành trước đến giờ (luật, sắc lệnh, nghị định, thông tư...), đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, án lệ của các tòa, của Tòa án Tối cao...”. 3.2. Đặc điểm (và là hướng) thứ hai — tiếp tục ban hành hai nhóm các văn bản pháp luật hình sự mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (các đạo luật luật hình sự và các đạo luật có tính chất hình sự) để đấu tranh chống tội phạm và bảo vệ bằng 1.Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 5-6. 73 pháp luật hình sự các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, mà cụ thể là: 1) Nhóm thứ nhất bao gồm các văn bản pháp luật hình sự trực tiếp đề cập việc đấu tranh chống tội phạm như: a) Sắc lệnh số 267/SL ngày 15/6/1956 về trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân và cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước1; b) Sắc luật số 001/SL ngày 19/4/1957 Cấm chỉ mọi hành động đầu cơ về kinh tế2; c) Thông tư số 3887-VHH/HS ngày 02/11/1957 của Bộ Tư pháp về trừng trị những hành động chống thuế nông nghiệp3; d) Pháp lệnh ngày 30/10/1967 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội phản Cách mạng4; đ) Pháp lệnh số 149-LCT ngày 21/10/19705 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, và Pháp lệnh số 150-LCT ngày 21/10/1970 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân. 2) Nhóm thứ hai bao gồm các văn bản pháp luật có tính chất hình sự (tức là các văn bản pháp luật tuy không trực tiếp điều chỉnh về tội phạm và hình phạt nhưng chế tài xử lý vi phạm các văn bản đó là có tính chất hình sự) nhằm bảo vệ bằng pháp luật hình sự các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chẳng hạn như: a) Sắc lệnh số 282/SL ngày 14/12/1956 về chế độ báo chí6; b) Ba đạo luật được ban hành cùng ngày 20/5/1957 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Luật quy định quyền lập hội7, Luật quy định 1. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1956, số 17, tr.165. 2. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1957, số 18, tr. 227; Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 268. 3. Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 302- 303. 4. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1967, số Đặc biệt, tr. 217; Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 193. 5. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1970, số 17, tr. 268 và 276; Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 203 và 453. 6. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1957, số 29, tr. 497; Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 419. 7. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1957, số 26, tr. 460; Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 428. 74 về quyền tự do hội họp1 và, Luật đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân2; c) Sắc luật số 003/SL ngày 18/6/1957 Chủ tịch nước quy định chế độ xuất bản3; d) Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 (các điều 56-58)4; đ) Pháp lệnh về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp năm 1961 (các điều 61-63)5; e) Pháp lệnh quy định cấm nấu rượu trái phép năm 19666; và g) Pháp lệnh quy định bảo vệ rừng năm 19727; v.v.. 4. Hệ thống pháp luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong 10 năm từ sau khi thống nhất đất nước đến khi pháp điển hóa lần thứ nhất (1975-1985). Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài 21 năm (1954-1975) của dân tộc Việt Nam mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình và thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam vào mùa Xuân năm 1975. Như vậy, bối cảnh hình thành nên các quan hệ xã hội mới trên toàn bộ lãnh thổ của nước Việt Nam sau chiến tranh đã cho thấy, trong giai đoạn 10 năm trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất (1975-1985) sự phát triển của hệ thống pháp luật hình sự của đất nước đã thống nhất có 04 đặc điểm (và đồng thời cũng là 04 hướng được triển khai đối với việc phát triển pháp luật hình sự quốc gia) là: a) Hướng dẫn việc áp dụng nhất quán pháp luật hình sự trên toàn bộ lãnh thổ hai miền Nam Bắc Việt Nam đã thống nhất; b) Tiếp tục ban hành các văn bản pháp luật hình sự mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gồm hai nhóm — các đạo luật hình sự và các đạo luật có tính chất hình sự mới); c) Bắt đầu triển khai các công việc nhằm pháp điển hóa lần thứ nhất pháp luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; và d) Tiếp tục hướng thứ ba của giai đoạn 20 năm trước đó — ban hành các 1. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1957, số 26, tr. 459; Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 428. 2. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1957, số 29, tr. 500; Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 435. 3. Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1957, số 28, tr.484; Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 424. 4, 5, 6, 7. Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr. 408, 419, 288, 252. 75 văn bản giải thích có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao trong việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật hình sự (hoặc các văn bản liên tịch cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp). Tuy nhiên, cũng như hướng thứ ba trong giai đoạn 20 năm trước đây (1955-1975), nội dung cụ thể của hướng thứ tư này (về vai trò của thực tiễn xét xử) trong giai đoạn 10 năm pháp luật hình sự chưa pháp điển hóa (1975-1985) sẽ được đề cập riêng biệt sau trong Chương V độc lập của cuốn sách này. Chính vì vậy, nội dung dưới đây sẽ nghiên cứu ba đặc điểm đầu tiên (và đồng thời là 03 hướng đầu tiên được triển khai để tiếp tục xây dựng pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn 10 năm từ sau khi thống nhất đất nước đến khi pháp điển hóa lần thứ nhất (1975-1985). 4.1. Đặc điểm (và là hướng) thứ nhất — hướng dẫn việc áp dụng nhất quán pháp luật hình sự trên toàn bộ lãnh thổ hai miền Nam Bắc Việt Nam đã thống nhất. Tại kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976-1981) của nước Việt Nam thống nhất đã đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ban hành Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 02/7/1976 giao cho: Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn việc áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước mà theo đó: Những văn bản pháp luật ở hai miền đều được đều được áp dụng chung trong cả nước...1. Chính vì vậy, trong hệ thống pháp luật hình sự của nước ta giai đoạn này thì ngoài các văn bản đã hiện hành ở miền Bắc được ban hành từ sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng (năm 1955) đến trước khi thống nhất đất nước vào năm 1975, còn có hai văn bản sau đây do chính quyền cách mạng ban hành để đấu tranh chông tội phạm ở miền Nam nhưng cũng được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước vào giai đoạn này là: 1) Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3/1976 của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam về tội phạm và hình phạt2 gồm ba chương với 11 điều, mà cụ thể là: Chương I “Nguyên tắc chung” (các điều 1-2); Chương II “Tội phạm và hình phạt” (các điều 3-9) và; Chương III “Điều khoản chung” (các điều 10-11). 1, 2. Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I, tr.5, 234-238. 76 2) Thông tư số 03/TT-BTP ngày 17/4/1976 của Bộ Tư pháp thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về hướng dẫn Sắc luật số 03/SL-76 quy định về tội phạm và hình phạt1. 4.2. Đặc điểm (và là hướng) thứ hai — tiếp tục ban hành các văn bản pháp luật hình sự mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gồm hai nhóm — các đạo luật hình sự và các đạo luật có tính chất hình sự). Ngày 18/12/1980, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp thứ ba của Việt Nam sau Cách mạng — Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, tại Điều 12 đã ghi nhận pháp chế là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức bộ máy nhà nước với nội dung: “Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhân viên nhà nước, nhân viên và các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, kiên quyết đấu tranh để phòng ngừa và chống các tội phạm, các việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật”. Chính vì vậy, sau khi ban hành Hiến pháp năm 1980, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua một loạt các văn bản pháp luật mới thuộc hai nhóm như đã xem xét trong giai đoạn trước đây (các văn bản pháp luật hình sự theo nghĩa hẹp, tức các đạo luật hình sự và các văn bản pháp luật hình sự theo nghĩa rộng, tức đạo luật khác có tính chất hình sự) đề cập vấn đề trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm riêng biệt sau: 1) Các đạo luật hình sự — Pháp lệnh về việc trừng trị tội hối lộ năm 19812; Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 19823. 2) Các văn bản pháp luật khác có tính chất hình sự — Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1980; Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981; và Pháp lệnh quy định việc xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981. 1.Tòa án nhân dân tối cao: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Sđd, t. I tr. 238-255. 2. Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1981, số 9, tr. 166. 3. Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1982, số 14, tr. 258. 77 4.3. Đặc điểm (và là hướng) thứ ba — bắt đầu triển khai các công việc nhằm pháp điển hóa lần thứ nhất pháp luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một đặc điểm (và đồng thời cũng là hướng được triển khai) cơ bản và quan trọng nhất trong việc phát triển hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam của giai đoạn 10 năm đang nghiên cứu (1975-1985) nhằm thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên (năm 1985) của nước Việt Nam đã thống nhất, phục vụ cho công cuộc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong đất nước một cách hữu hiệu hơn. §2. Việc tiếp tục xây dựng hệ thống các quy phạm Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn 30 năm được nghiên cứu (1955-1985) 1. Về hiệu lực của đạo luật hình sự. Việc nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự giai đoạn (1955-1985) cho thấy, trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 trong pháp luật hình sự thực định hầu như chưa có quy phạm nào về hiệu lực của đạo luật hình sự về không gian, còn hiệu lực của đạo luật hình sự về thời gian thì chỉ được quy định đối với một số loại tội phạm riêng biệt (chứ không phải đối với tất cả các loại tội phạm). Chẳng hạn, việc phân tích các quy phạm có liên quan trong một số văn bản pháp luật hình sự (đã nêu trên) trong giai đoạn này như Sắc luật số 001/SLT ngày 19/4/1957 cấm mọi hành động đầu cơ về kinh tế (Điều 7), Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967 (Điều 22), v.v. cho thấy: đạo luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn trước khi thông qua Bộ luật Hình sự năm 1985 đã quy định một mặt, không có hiệu lực hồi tố đối với loại tội phạm này (các tội phạm về kinh tế), nhưng lại có hiệu lực đối với loại tội phạm khác (các tội phạm phản cách mạng và các tội phạm về tài sản). 2. Về độ tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự. Mặc dù chưa được ghi nhận chính thức về mặt lập pháp bởi bất kỳ một quy phạm nào của pháp luật hình sự Việt Nam chưa pháp điển hóa nhưng đã được điều chỉnh trong thực tiễn xét xử của đất nước trong giai đoạn này. Tuy nhiên, như những vấn đề về vai trò của thực tiễn xét xử đối với pháp luật hình sự Việt Nam sẽ được đề cập riêng biệt trong Chương II tiếp theo dưới đây. 78