🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 63 Thói Quen Tốt Giúp Trẻ Trưởng Thành Ebooks Nhóm Zalo LỜI NÓI ĐẦU Lời nói đầu Các bậc cha mẹ luôn hi vọng con mình ngay từ khi còn nhỏ có thể hình thành những thói quen tốt, có thành tích xuất chúng, có năng lực và khả năng thích ứng cao với mọi hoàn cảnh; khi trưởng thành sẽ trở thành người thành đạt, có nhiều cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội hiệ n nay, ngày càng có nhiều trẻ chán học, nói dối, tự ti, nhạy cảm, ích kỉ, lười biếng, vô lễ, khả năng tự lập kém, tiêu tiền bừa bãi... . Làm thế nào để hình thành cho trẻ những thói quen tốt? Làm thế nào để điều chỉnh những thói quen hoặc nhận thức lệch lạc của trẻ? Đó chính là vấn đề nan giải của nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Nhiều người quá chú trọng đến thành tích học tập của con mà bỏ qua quá trình phát triển tâm lí, điều này không có lợi cho quá trình trưởng thành của trẻ. Đương nhiên, cũng có nhiều người ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhưng họ lại không biết cách bồi dưỡng cho trẻ những thói quen tốt. Đe giúp các bậc cha mẹ hiểu thêm về cách thức bồi dưỡng những thói quen tốt cho trẻ, cuốn sách này sẽ cung cấp bí quyết hình thành 63 thói quen tốt cho trẻ . Cuốn sách phân tích những thói quen thực tế của trẻ, mô tả tường tận, nội dung phong phú, là cẩm nang cần có cho mọi bậc phụ huynh . Ồng Tôn Vân Hiểu - chuyên gia về giáo dục thanh thiếu niên của Trung Quốc đã từng nói: “Thói quen tốt là yếu tố quyết định vận mệnh, là quỹ đạo của thành công, là tài sản quý giá suốt đời, quyết định sự thành công của mọi đứa trẻ”. Thói quen của một người có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai. Thói quen tốt là yếu tố quyết định thành công, thói quen xấu là nhân tố chủ yếu tạo nên sự thất bại. Người thành công đạt được nhiều thành tựu là nhờ có sự giúp sức đắc lực cùa thói quen tốt. Người thất bại không đạt được thành công là do ảnh hưởng của những thói quen xấu. Do đó, với vai trò là người thầy đầu tiên của trẻ, cha mẹ cần phải nắm được những yếu tố quyết định để hình thành nên những thói quen có lợi cho sự phát triển và trưởng thành của trẻ sau này. NHỮNG THÓI QUEN TỐT TRONG ĂN UỐNG Dinh Dưỡng Là yêu Tô Căn bản Của sức khỏe, Là Cơ sở VậT ChâT Của sự sinh Tồn. Vấn đề ăn uống của trẻ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Chỉ khi ăn uống đủ dinh dưỡng, trẻ mới có thể phát triển toàn diện. Tuy nhiên trên thực tế, đa số trẻ nhỏ đều không ý thức được tầm quan trọng của sự cân bằng dinh dưỡng nên thường kén ăn, thích ăn món này, không thích ăn món kia.... Làm thế nào để hình thành những thói quen ăn uống tốt ở trẻ, chính là nội dung chủ đạo của chương này. l.CÂN BẰNG DINH DƯỠNG TÔ chức y tê thê giới WHO khăng định răng, cân băng dinh dưỡng có thê nâng cao khả năng miễn dịch ở trẻ. Khả năng miễn dịch tuy phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, nhưng cũng không thể loại trừ ảnh hưởng của yếu tố thực phẩm. Khả năng miễn dịch có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời đối với dinh dưỡng cân bằng. Thói quen ăn uống TỐT giúp Trẻ pháT Triển Toàn diện Cha mẹ luôn hi vọng con mình thông minh, lanh lợi. Nhiều bậc phụ huynh còn bỏ ra rất nhiều công sức để rèn luyện trẻ với nhiều bài tập khác nhau, bỏ ra rất nhiều tiền bạc để mua các loại thực phẩm bổ dưỡng giúp trẻ phát triển trí tuệ. Các chuyên gia dinh dưỡng phát hiện ra rằng, thực phẩm được phối hợp một cách hợp lí không những có tác dụng phát triển đại não mà còn giúp nâng cao trí nhớ. 1.1. NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO TRẺ Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống đều đến từ thực phẩm, ăn uống hợp lí là cơ sở để giúp trẻ phát triển toàn diện . Những chất dinh dưỡng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày gồm: Protein: Là thành phần cấu tạo tế bào và chất kháng thể, giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Trứng, sữa, các loại thịt là nhóm thực phẩm có hàm lượng protein cao . chất béo: Là dạng vật chất không thể thiếu trong cơ thể con người, là nguồn nguyên liệu sản sinh ra nhiệt lượng. Thiếu chất béo trong thời gian dài, cơ thể thường cảm thấy thiếu sức lực. Các loại thịt gia súc, gia cầm và các loại đậu là nhóm thực phẩm giàu chất béo . Đường: Là nguồn gốc sản sinh ra nhiệt lượng trong cơ thể con người. Đường sau khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa thành glucose, có lợi cho tiêu hóa, bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Do đó, cần cho trẻ ăn một lượng đường phù hợp . Nucleotide: Là thành phần cấu tạo chủ yếu của hai dạng vật chất di truyền AND và ARN, cũng là nguồn cung cấp năng lượng khồng thể thiếu đối với cơ thể con người, có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch. Các loại cá, hải sản và đậu đều là nhóm thực phẩm giàu nucleotide . Vitamin A: Có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, đóng vai trò chủ đạo hình thành lớp niêm mạc mũi và miệng, duy trì khả năng hô hấp, tăng cường khả năng kháng bệnh cho tổ chức phổi và các cơ quan khác trong cơ thể. Thiếu vitamin A và vitamin D, da thường bị khô, tóc rụng nhiều, ngoài ra còn là nguyên nhân gây bệnh quáng gà. Cà chua, bí ngô, đu đủ, nho đỏ, anh đào... là các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin A phong phú . carotenoid: Có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vitamin A. Cà rốt, quýt, hồng... là nhóm thực phẩm chứa nhiều carotenoid . Vitamin c: Là một vi chất cần thiết cho sức khỏe, giúp loại bỏ các tác nhân phá hoại tổ chức tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch, đề phòng bệnh tật xâm nhập. Đào, cà chua, cam, dâu tây, chanh... là những loại thực phẩm giàu vitamin c. Vitamin E: Giúp tăng cường kháng thể trong cơ thể, tiêu diệt virus gây bệnh, loại bỏ vi khuẩn và các tế bào ung thư, duy trì số lượng bạch cầu ở mức ổn định, tránh hiện tượng màng tế bào bị oxi hóa. Dầu thực vật, các loại đậu, các loại thịt... đều là nhóm thực phẩm có hàm lượng vitamin E phong phú . Kẽm: Có tác dụng hạn chế sự sinh sản của vi khuẩn trong cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào. Các loại hải sản, trứng, các loại đậu... là những loại thực phẩm giàu kẽm . Selenium: Hàm lượng selenium cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình oxi hóa tế bào, giúp nâng cao sức đề kháng. Selenium tồn tại trong tất cả các tế bào kháng thể, do đó bổ sung selenium có tác dụng nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Các loại ngũ cốc, thịt, sữa... đều chứa một hàm lượng selenium nhất định . Sắt: Nếu cơ thể thiếu sắt, chất lượng và số lượng các tế bào nhóm T và nhóm B giảm mạnh, khả năng kêt hợp tê bào yêu đi, gây suy giảm khả năng miên dịch. Tiết của các loài động vật, sữa, trứng, thịt... đều là các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao. sắt là thành phần cấu tạo quan trọng của hồng cầu. Nếu trong thực phẩm hàng ngày thiếu sắt, có thể gây bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Polysaccharide: Có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật của cơ thể. Nấm, gừng,... và một số thuốc đều có hàm lượng polysaccharide nhất định. 1.2. MỘT NGÀY BA BỮA Một ngày ba bữa nên sắp xếp như thế nào, nên lựa chọn loại thực phẩm gì, nên kết hợp các loại thực phẩm như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng? Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số quy tắc cơ bản: Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng, trong ba bữa ăn, bữa sáng là quan trọng nhất. Ăn sáng đầy đủ có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, hầu như tất cả chất dinh dưỡng trong cơ thể đã được tiêu hóa hết, cơ thể cần được bổ sung năng lượng mới. Một bữa sáng phù hợp có thể hỗ trợ đắc lực để nâng cao hiệu quả làm việc và học tập. Vào bữa sáng, chúng ta nên ăn những loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa. Thể chất của mỗi người là khác nhau, do đó nhu cầu năng lượng cũng khác nhau. Một học sinh tiểu học, mỗi bữa sáng cần nạp đủ khoảng 500kgCal nhiệt lượng, trong khi đó học sinh trung học cần 600kgCal nhiệt lượng. Bữa sáng nên chiếm 30% tổng lượng thức ăn mỗi ngày . Sau một buổi sáng học tập căng thẳng, đến trưa, đa số trẻ đều có cảm giác rất đói, do đó bữa trưa nhất định phải được ăn no. Thức ăn chính là cơm hoặc các loại đồ ăn có chứa tinh bột; thức ăn phụ gồm thịt, trứng, sữa, thịt gia cầm, các sản phẩm từ đậu... Thông thường, lượng thức ăn chính khoảng 500- 600g, thức ăn phụ khoảng 200 - 280g là phù hợp. Điều đáng lưu ý là bữa trưa cần phải ăn no, nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ no khoảng 80 - 90% là vừa đủ . Bữa tối là bữa ăn cuối cùng trong ngày, lại gần với thời gian đi ngủ, do đó không nên ăn quá nhiêu. Nhiêu bậc phụ huynh vì muôn con mình có thêm dinh dưỡng nên đã chuẩn bị cả bữa ăn nhẹ vào buổi tối. Cách làm này đi ngược lại với quy luật của cơ thể con người, về việc lựa chọn thức ăn, nên ưu tiên những loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, lượng nên ở mức 25-30% tổng lượng thực phấm cả ngày là vừa đủ. 1.3. ĐỒ ĂN VẶTt Ăn uống điều độ là không kén ăn, không ăn lệch, không ăn quá nhiều hoặc quá ít, và có khả năng tự khống chế lượng thức ăn . Nhiều trẻ khi vừa tan học về nhà đã lập tức tìm kiếm đồ ăn vặt. Với thỏi quen xấu này, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh là: “Không nhìn sẽ không muốn”, tức là không có đồ ăn vặt thì trẻ sẽ không thèm. Các bậc cha mẹ không nên mua những loại đồ ăn vặt không có dưỡng chất, thay vào đó có thể chuẩn bị một số loại thức ăn vặt có hàm lượng protein và chất khoáng phù hợp như bánh lúa mạch ăn kèm bơ lạc hoặc bánh kẹp... để làm điểm tâm nhẹ trước hoặc sau bữa ăn cho trẻ. Dưới đây là một số lựa chọn để cha mẹ tham khảo: A. HOA QUẢ Hoa quả có hàm lượng glucose và fructose phong phú, dễ hấp thụ. Ngoài ra, hoa quả còn chứa nhiều men tiêu hóa tự nhiên, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thực phẩm, tăng cảm giác ngon miệng. Một số loại hoa quả còn có lợi cho đại, tiểu tiện. Hoa quả còn là nguồn cung cấp vitamin c chủ yếu cho cơ thể, do đó cha mẹ hoàn toàn có thể dùng hoa quả thay thế đồ ăn vặt hàng ngày cho trẻ. B. CÁC LOẠI THỤ C PHẨM CHỨA ĐƯỜNG Các loại ngũ cốc qua quá trình chế biến đã trở thành loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa, cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bánh mì, bánh ngọt, bánh quy... đều là những thức ăn bổ sung thích hợp cho trẻ. c. CÁC LOẠI HẠT Nhóm thực phẩm này gồm lạc, hạt dưa, hạt dẻ cười, hạt điều, hạnh nhân... Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng chất béo khá cao, qua quá trình chế biến, không những mùi vị thơm ngon mà còn chứa nhiều chất như axit béo, vitamin nhóm c, các nguyên tố vi lượng... rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, loại thực phẩm này không dễ nhai, không thích hợp cho những trẻ quá nhỏ. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này có hàm lượng chất béo khá cao, do đó cần khống chế lượng phù hợp, không nên cho trẻ ăn quá nhiều. D. KẸO Kẹo là loại thực phẩm 100% chứa năng lượng. Kẹo chứa một phần protein và chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể, giá trị dinh dưỡng không cao. Ngoài ra, kẹo còn là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh về răng miệng, do đó cần hạn chế và cách li trẻ với loại thực phẩm này. E. KEM Vào mùa hè, kem là thực phẩm ưa thích của đại đa số trẻ em. Kem được làm chủ yếu từ sữa, hàm lượng protein, chất béo, đường và canxi khá cao. Loại thực phẩm này có nhiệt độ thấp, hàm lượng đường cao, nếu ăn nhiều có thể ảnh hưởng tới dạ dày, kích thích đường ruột, do đó không nên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe . Mách nhỏ Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ngoài việc tăng cường luyện tập và giáo dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Ăn uống điều độ và đủ chất (protein, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất) quyết định sức khỏe và sự phát triển sinh lí ở trẻ. Ăn uống thiếu chất có thể dẫn tới trí tuệ kém phát triển, hậu quả vô cùng nghiêm trọng. 2.KHÔNG KÉN ĂN Trong xã hội hiện nay, trẻ em ăn lệch hay kén ăn đã trở thành một hiện tượng rất phổ biến, biểu hiện vô cùng đa dạng. Trẻ thường nói: “Con không thích ăn rau cải, ăn chán lắm!”, “Tại sao lại có cà rốt ạ, con không ăn đâu!”, “Con có thể uống cocacola mà không ăn cơm được không ạ?”... Theo kết quả điều tra, 2/3 học sinh tiểu học và trung học đặc biệt thích một loại thức ăn nào đó và luôn từ chối một số nhóm thức ăn nhất định. Điều này khiến cơ thể trẻ thiếu đi một số chất dinh dưỡng nhất định, khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng . Thói quen nên được hình Thành Từ khi còn nhỏ Muốn tạo một thói quen cho trẻ, chúng ta nên bắt đầu giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Nhiều đứa trẻ hiện nay rất kén ăn hoặc khồng muốn thử những loại thực phẩm mới, một số học sinh khi đến trường còn có triệu chứng sợ thức ăn lạ. Những lời khuyến khích của người lớn có thể giúp trẻ yêu thích bất kì loại thức ăn nào. Không kén ăn là thói quen tốt nên được hình thành ngay từ khi trẻ còn nhỏ, để đến khi trưởng thành, chúng có một thói quen ăn uống lành mạnh. 2.1. ĂN LỆCH ẢNH HƯỞNG TỚI sụ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Ăn lệch là một thói quen rất không tốt, nếu duy trì trong thời gian dài có thể dẫn tới cơ thể thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển tâm sinh lí ở trẻ . Thói quen ăn lệch có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Cơ thể con người hoạt động và phát triển bình thường đều là nhờ các chất dinh dưỡng như chất béo, protein, đường, vitamin và khoáng chất... Nếu trẻ ăn lệch, một số chất dinh dưỡng bị thiếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển và phát dục bình thường, đặc biệt là đại não và trí tuệ. Thiếu vitamin là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh, cụ thể: thiếu vitamin A gây bệnh quáng gà, thiếu vitamin c dễ gây các bệnh về máu, thiếu vitamin D gây loãng xuơng... Từ đó, chúng ta có thể xác định, thói quen ăn lệch nếu kéo dài có thể ảnh huởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. 2.2. MẸO KHẮC PHỤC THÓI QUEN ĂN LỆCH Ở TRẺ Chỉ cha mẹ mới có đủ kiên nhẫn để sửa đổi thói quen này ở trẻ. Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp một số mẹo nhỏ giúp các bạn có thể khắc phục thói quen không tốt này ở trẻ: A. CHỌN NHỮNG DỤNG cụ ĂN HẤP DẪN • • • Thực ra, khi trẻ ăn cơm, yếu tố thực phẩm chỉ là một phần, các yếu tố bên ngoài có thể kể tới là những dụng cụ sử dụng trên bàn ăn. Đem những loại thực phẩm trẻ không thích đặt vào những chiếc bát có họa tiết và thiết kế hấp dẫn, không những có thể thu hút sự chú ý mà còn làm tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ. B. CHO TRẺ THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỤC PHẨM Đa số các bậc cha mẹ không muốn cho con mình phụ làm bếp. Cho trẻ nhặt rau hoặc tham gia vào quá trình chế biến món ăn, không những có thể giúp tăng cường tình cảm giữa cha mẹ và con cái, mà còn hình thành ở trẻ nguyện vọng muốn nếm thử thành quả lao động của mình. Ví dụ: có thể nhờ trẻ giúp rửa rau, nhặt rau, đưa các bình chứa gia vị để nêm nếm hoặc bày biện thức ăn... Tham gia vào quá trình chế biến khiến trẻ cảm thấy tự hào, không những duy trì được tâm trạng vui vẻ khi ăn mà còn giúp tăng cảm giác thèm ăn. c. TRANG TRÍ MÓN ĂN Cha mẹ có thể trang trí các món ăn thật bắt mắt để thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ, khi rang cơm, có thể thêm rau xanh hoặc cà chua để tăng thêm màu sắc cho đĩa thức ăn, sắp xếp thức ăn thành nhiều hình dạng khác nhau (nhu hình hoa, mặt trời hay những nhân vật hoạt hình mà trẻ yêu thích...) Chỉ cần bỏ chút thời gian và công sức, kích thích trí tò mò và cảm giác thèm ăn, cha mẹ hoàn toàn có thể khắc phục thói quen ăn lệch hay lười ăn của trẻ. D. GIÁO DỤC TRẺ VÈ TÀM QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG Vào những thời điểm thích hợp, cha mẹ có thể giáo dục trẻ những kiến thức về tầm quan trọng của chất dinh dưỡng, hình thành quan niệm đúng đắn về cân bằng dinh dưỡng. Sau một thời gian, những kiến thức này sẽ giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình, dám thử những nhóm thức ăn mới, hình thành nên thói quen ăn uống cân bằng dinh dưỡng. E. CHA MẸ LÀM GƯƠNG Thói quen ăn uống của trẻ thường chịu ảnh hưởng từ cha mẹ, do đó người lớn không nên bình luận về sự yêu ghét đối với các món ăn trước mặt trẻ. Cách làm đúng đắn nhất là cung cấp cho trẻ những món ăn giàu dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể . Mách nhỏ Thói quen kén ăn hay ăn lệch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ, do đó cha mẹ cần chú ý phát hiện và điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài, người lớn không thê vì nôn nóng mà áp dụng những biện pháp mạnh như mắng nhiếc hay đánh đập. Làm như vậy chắc chắn sẽ gây phản tác dụng, tạo nên gánh nặng tâm lí cho trẻ, hoàn toàn không có hiệu quả. Một phương pháp thích hợp cộng với với lòng kiên nhẫn chính là những yếu tố quyết định để điều chỉnh thói quen không tốt ở trẻ. 3.ĂN RAU Trong rau, đặc biệt là những loại rau có màu vàng và xanh, có chứa hàm lượng vitamin c, B2, carotenoid, vi chất và khoáng chất rất cao. Ăn nhiều rau không những có lợi cho quá trình bài tiết mà còn bổ sung nhiều dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, 70% các loại bệnh xảy ra trên cơ thể của những người có nồng độ axit cao. Chỉ có cung cấp đủ chất kiềm trung hòa nồng độ axit trong cơ thể, chúng ta mới có thể tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Thịt các loài động vật chứa nhiều axit, các loại rau có hàm lượng kiềm cao, do đó, những trẻ không thích ăn rau, chỉ thích ăn thịt thường có tình trạng sức khỏe không mấy lí tưởng. rau xanh có Tác dụng Thúc đẩy sự pháT Triển của sức khỏe Rau xanh có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể con người, không những có thể thúc đẩy quá trình sinh trưởng của những vi khuẩn đường ruột có lợi, khắc chế sự phát triển của những vi khuẩn có hại, mà còn kích thích dạ dày tiết dịch vị và đường ruột co bóp, tăng cường sự tiếp xúc giữa thực phẩm và dịch tiêu hóa, có lợi cho quá trình tiêu hóa, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất độc hại, giảm tình trạng táo bón. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, học sinh tiểu học và trung học đang trong giai đoạn phát triển và phát dục nên duy trì lượng rau xanh mỗi ngày là 200 - 400g. 3.1. VAI TRÒ CỦA RAU ĐỐI VỚI sự PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ A. CUNG CẤP VITAMIN CẰN THIẾT CHO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Rau và hoa quả có chứa nhiều vitamin c và carotenoid, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin B1, B2 và p. Vitamin c có tác dụng nâng cao sức đề kháng, phòng các bệnh về máu, vitamin A giúp tăng cường thị lực, chống khô mắt và quáng gà. B. CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ KHOÁNG CHẤT Rau có chứa nhiêu khoáng chât nhu canxi, săt, đông... Canxi là thành phân chủ yếu hỗ trợ sự phát triển của xương và răng, chống còi xương, sắt và đồng có tác dụng thúc đẩy sự tạo thành các sắc tố máu, kích thích sản sinh hồng cầu, chống chứng chán ăn và thiếu máu. Chất khoáng giúp rau chuyển hóa thành chất kiềm, có tác dụng trung hòa axit (do các loại ngũ cốc, thịt... sinh ra), tạo sự cân bằng cần thiết cho cơ thể. c. CƯNG CẤP NHIỀU LOẠI VI CHẤT Rau có chứa rất nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng kích thích dạ dày tiết dịch vị và ruột co bóp, tăng cường tiếp xúc giữa thức ăn và dịch tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình bài tiết, chống táo D. KÍCH THÍCH TIÊU HÓA Trong một số loại rau đặc biệt có chứa tinh dầu giúp tăng cảm giác thèm ăn. Ví dụ: gừng, hành, tỏi... có mùi thơm cay đặc biệt giúp kích thích cảm giác thèm ăn, phòng chống một số loại bệnh thồng thường. E. HỖ TRỢ CHUYỂN HÓA VÀ HẤP THỤ PROTEIN Nếu không ăn rau, trẻ không những dễ thiếu vitamin và các nguyên tố vi lượng mà còn dễ mắc chứng suy dinh dưỡng, gây suy giảm miễn dịch, giảm khả năng chuyển hóa và hấp thụ protein. Nếu trẻ ăn rau kèm với thịt, lượng protein được chuyển hóa và hấp thụ lên tới hơn 80%, cao hơn rất nhiều so với việc chỉ ăn thịt mà không ăn rau. F. TĂNG CƯỜNG HẤP THỤ CANXI Hàm lượng canxi trong rau không cao, nhưng tỉ lệ canxi được hấp thụ cao hơn rất nhiềư so với các sản phẩm từ sữa. Các loại rau có chứa canxi như giá đỗ, rau cải... Nếu trẻ không thích uống sữa, cha mẹ có thể dùng rau thay thế, bổ sung đủ canxi cho quá trình phát triển của trẻ. G. TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG Thường xuyên nhai có lợi cho răng, nhóm thực phẩm khiến trẻ phải nhai nhiều chính là rau, đặc biệt là các loại rau như củ cải, cần tây, bắp cải, bí... Thường xuyên nhai rau có thể nâng cao sức khỏe răng miệng, giúp răng lợi chắc khỏe. Những trẻ không thích ăn rau thường có mật độ tủy răng thấp hơn so với những trẻ thường xuyên ăn rau . Thường xuyên ăn rau còn có thể làm giảm tỉ lệ sâu răng. Thành phần của yếu của rau là nước (90%) và các nguyên tố vi lượng, khi nhai có thể trung hòa một lượng lớn đường trong miệng, làm sạch răng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng, giúp phòng ngừa sâu răng một cách hiệu quả. 3.2. HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĂN RAU Ở TRẺ Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, trong rau có chứa nhiều vitamin, các nguyên tố vi lượng và vi chất cần thiết cho cơ thể. Không ăn rau có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, sức khỏe yếu, sức đề kháng kém . Trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ cho phép trẻ được kén chọn thức ăn, chỉ ăn những loại thức ăn chúng ưa thích; hoặc phối hợp các nhóm thực phẩm không hợp lí, kết cấu dinh dưỡng thiếu cân bằng mà không biết rằng, những điều này rất bất lợi cho sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ. Ngoài ra, nhiều bậc phụ huynh còn dùng các biện pháp như nịnh, lừa, mắng hoặc thậm chí đánh để ép buộc trẻ ăn rau, như vậy càng khiến trẻ có ác cảm với việc ăn rau. Muốn hình thành thói quen ăn rau ở trẻ, chúng ta có thể sử dụng những cách dưới đây: A. ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÍCH HỢP ĐÊ HƯỚNG DẪN • • • • TRẺ Cha mẹ có thể mua đồ chơi hoặc tranh ảnh các loại rau có màu sắc bắt mắt, giúp trẻ làm quen với rau. Ngoài ra, có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện liên quan đến rau, giúp trẻ ý thức đuợc tầm quan trọng của rau và tác hại của việc không ăn rau. B. CHO TRẺ Cơ HỘI QUAN SÁT VÀ NÂNG CAO KIÉN THỨC Vào những dịp nghỉ lễ, cha mẹ có thể đua trẻ đến nông trường hoặc chợ rau để quan sát, học hỏi, tạo cơ hội để trẻ có thể tận mắt quan sát các loại rau. Ngoài ra, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ những kiến thức cơ bản về quá trình sinh trưởng của rau xanh, cách phân biệt các loại rau, kích thích hứng thú và lòng ham học của trẻ. c. LÀM GƯƠNG Để hình thành thói quen ăn rau, trước tiên cha mẹ phải làm gương cho trẻ. Người lớn cũng phải ăn rau, không kén chọn thức ăn, không bàn luận rau nào ngon và rau nào không ngon để tránh ảnh hưởng đến khẩu vị và thị hiếu của trẻ . Ngoài ra, cha mẹ có thể thay đổi phương pháp chế biến, kết hợp màu sắc và mùi vị một cách hợp lí để thu hút và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ . Mách nhỏ Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, thói quen ăn uống của trẻ là do cha mẹ hình thành. Đơn giản là những nhóm thực phẩm không ăn khi còn nhỏ thì sẽ rất khó làm quen và chấp nhận khi trưởng thành. Do đó, phải hình thành thói quen ăn rau cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ để tránh tình trạng kén ăn khi trưởng thành. 4. UỐNG NƯỚC Hiện nay, rất nhiều trẻ thích uống các loại nước ngọt có ga thay vì uống nước lọc. Nước giải khát được chế biến bằng cách hòa tan các chất nguyên liệu vào nước, nếu sử dụng với lượng thích hợp có thể bổ sung đường và năng lượng cho cơ thể, nhưng nếu sử dụng thay nước trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể thiếu nước, hàm lượng đường và đường tổng họp quá cao, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch và sức khỏe của trẻ . Vì sức khỏe, hãy uống nước! Nước là nguồn sống của mọi sinh vật trên trái đất. Nước là thành phần không thể thiếu cấu tạo nên tế bào. Nhiều hoạt động của cơ thể như tiêu hóa, bài tiết, điều chỉnh nhiệt độ... đều cần có nước. Nước là thành phần quan trọng nhất trong cấu tạo cơ thể, thúc đẩy quá trình thay thế và tiêu hóa . So với người trưởng thành, tỉ lệ nước trong cơ thể trẻ em cao hơn rất nhiều. Tuổi càng nhỏ, tỉ lệ nước trong cơ thể càng cao. Học sinh tiểu học và trung học thuộc giai đoạn phát triển nhanh và mạnh, nhu cầu thay mới tăng nhanh nên cơ thể luôn cần cung cấp một lượng nước lớn. Nếu cơ thể thiếu nước, sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển, giảm sức đề kháng, dễ mắc những loại bệnh như sốt, táo bón, lở loét... 4.1. ƯÓNG NƯỚC NGỌT THƯỜNG XUYÊN SẼ ẢNH HƯỞNG TỚI sức KHỎE CỦA TRẺ Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống đều đến từ thực phẩm, vì vậy ăn uống hợp lí là cơ sở để giúp trẻ phát triển toàn diện . Lượng nước trong cơ thể đều được cung cấp từ nước trong môi trường sống. Trong thời đại phát triển hiện nay, thị trường tràn ngập các loại nước ngọt. Nước ngọt rất họp khẩu vị của trẻ, do đó rất nhiều trẻ có thói quen uống nước ngọt thay nước lọc. Điều này gây ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của trẻ. A. ỨC CHÉ CẢM GIÁC ĐÓI Hiện nay trên thị trường có rât nhiêu loại nước ngọt, tuy có thành phân và mùi vị khác nhau nhưng đa số đều chứa đường. Một lượng đường thích hợp thì sẽ có tác dụng tốt, giúp nâng cao chức năng vận động; nhưng quá nhiều đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, ức chế cảm giác đói khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn, dẫn đến ăn uống không điều độ, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. B. TRẺ DẺ MẮC NHIỀU LOẠI BỆNH NGUY HIỂM Trong nước ngọt có chứa nhiều loại chất tạo màu công nghiệp và chất oxi hóa, cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chức năng giải độc của gan chưa hoàn chỉnh, nếu uống nước ngọt thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới khả năng bài tiết, chất độc được tích lũy quá nhiều và quá lâu gây suy giảm thể lực và trí tuệ. uống nước ngọt thay nước lọc liên tục trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm như béo phì, viêm khớp, tăng động (ADHD)..., ngoài ra còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau khi trưởng thành. c. GÂY THIÉƯ NƯỚC Uống một số loại nước ngọt không những không có tác dụng giải khát mà còn gây tình trạng thiếu nước khiến trẻ càng cảm thấy khát hơn. Đó là vì những loại thực phẩm có hàm lượng đường quá cao hoặc những loại nước hoa quả vô cơ tuy có hàm lượng vitamin cao nhưng rất khó được cơ thể hấp thụ. Đe phân giải các loại nước ngọt lại cần tiêu hao một lượng nước nhất định, do đó sau khi uống nước ngọt, trẻ càng cảm thấy khát nước hơn. 4.2. TÁCH TRẺ KHỎI NƯỚC NGỌT, HÌNH THÀNH THÓI QUEN UÓNG NƯỚC LỌC uống nước là thói quen có lợi cho sức khỏe, nhưng chúng ta nên làm gì khi trẻ không thích uống nước? A. CHO TRẺ THẤY TÁC HẠI CỦA VIỆC UỐNG NƯỚC NGỌT Muốn hình thành thói quen uống nước ở trẻ, người lớn cần có thái độ phản đối việc trẻ uống nước ngọt. Khi từ chối trẻ, cần giải thích cho trẻ hiểu tác hại của việc uống nước ngọt, ví dụ: nước ngọt ngọt quá, con uống nhiều sẽ bị béo, không tốt cho sức khỏe... Nếu chỉ đơn thuần phản đối mà không giải thích lí do thì sẽ rất dễ gây cho trẻ tâm lí phản kháng. B. KHÔNG DƯNG TÚNG VIỆC TRẺ ƯỐNG NƯỚC NGỌT Trong quá trình dạy trẻ, ý kiến của cha và mẹ cần thống nhất, không được để xảy ra tình trạng mẹ cấm uống nước ngọt nhưng bố lại mua cho con uống. Ngoài ra, nếu lập trường của bố mẹ không vững vàng trước sự khóc lóc, năn nỉ, trẻ có thể xin được lần thứ nhất thì chắc chắn sẽ có lần thứ hai, có lần thứ hai rồi sẽ có vô số lần sau đó. Khóc lóc, năn nỉ chỉ là hành động nhất thời, nhưng thói quen một khi đã được hình thành thì rất khó sửa đổi. c. LÀM GƯƠNG Khi dạy trẻ, cha mẹ phải lấy mình làm gương, không được cho phép mình uống nước ngọt mà lại bắt trẻ uống nước lọc, như vậy trẻ sể cảm thấy không công bằng, lời dạy dỗ khuyên bảo của cha mẹ không có sức thuyết phục. Do đó, khi khuyên trẻ uống nước lọc, bản thân các bậc phụ huynh cũng nên uống nước lọc để làm gương cho trẻ . Mách nhỏ Từ góc độ dinh dưỡng, nước tinh khiết là thức uống tốt nhất cho sức khỏe. Nước có chức năng giải khát, khi đi vào cơ thể sẽ được hấp thu ngay lập tức, có tác dụng điều tiết nhiệt độ, vận chuyển chất dinh dưỡng, trung hòa các loại độc tố tích trữ trong cơ thể. Các chuyên gia còn phát hiện ra rằng, nước mát có khả năng thấm qua màng tế bào để thúc đẩy quá trình thay thế, tăng cường khả năng miễn dịch. Trẻ có thói quen uống nước lọc có thể tăng cường chuyển hóa chất, tránh tích trữ axit lactic, giảm cảm giác mệt mỏi. 5. ĂN SÁNG Bữa sáng là bữa ăn đâu tiên, đông thời cũng là bữa ăn quan trọng nhât trong ngày, đặc biệt đối với những trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh và mạnh. Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước đều cho thấy, không ăn bữa sáng hoặc bữa sáng không đủ chất có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tư duy logic, tính sáng tạo và quá trình phát triển bình thường của trẻ . ăn sáng giúp Trẻ pháT Triển Toàn diện Rất nhiều người trưởng thành có thói quen không ăn sáng và đi làm luôn, họ cho rằng trẻ không ăn sáng cũng không vấn đề gì. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Bữa sáng đối với cả người lớn và trẻ em đều vô cùng quan trọng . Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa thành phần dinh dưỡng của bữa sáng và quá trình phát triển trí tuệ của trẻ trong độ tuổi 8-13 tuổi, kết quả cho thấy, những trẻ ăn bữa sáng với hàm lượng protein cao có trí tuệ phát triển nhất, những trẻ không ăn sáng có trí tuệ phát triển chậm hơn. Điều đó chứng minh, với những đứa trẻ đang tuổi lớn, không những cần phải ăn sáng mà còn cần ăn sáng đầy đủ chất dinh dưỡng. 5.1. TÁC HẠI CỦA THÓI QUEN KHÔNG ĂN SÁNG Bữa sáng cách bữa ăn cuối cùng của ngày hôm trước tới hơn 10 giờ, do đó vào buổi sáng, con người cần bổ sung rất nhiều năng lượng. Không ăn sáng sẽ dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng và năng lượng, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thể chất và trí tuệ của trẻ. A. KHÔNG ĂN SÁNG LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH DẠ DÀY Khi ngủ, lượng mỡ tích trữ trong cơ thể rất ít, lượng đường trong máu cũng đã được chuyển hóa, nếu không kịp thời bổ sung, đường sẽ nhanh chóng được chuyển hóa hết gây thiếu năng luợng cung cấp cho não. Do không ăn sáng nên đến bữa trưa, chúng ta thường ăn với số lượng lớn khiến dạ dày đột ngột bị căng giãn, về lâu dài có thể gây đau dạ dày. B. ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌC TẬP Bữa sáng là nguồn cung cấp đường và năng lượng cần thiết cho quá trình hoạt động buổi sáng. Thông thường, bữa sáng cần cung cấp 30% nhiệt lượng cho co thể trong một ngày. Các nghiên cứu chứng minh rằng, nếu trẻ thường xuyên không ăn sáng sẽ gây tình trạng thiếu dinh dưỡng, thể chất yếu ớt, không thể tập trung chú ý, thành tích học tập không cao, c. GÂY BỆNH BÉO PHÌ • Không ăn sáng trong thời gian dài, trẻ dễ mắc bệnh béo phì. Không ăn sáng khiến đường trong máu giảm, ảnh hưởng tới trung khu thần kinh, gây ra cảm giác đói. Như vậy, những thức ăn của bữa trưa rất dễ được co thể hấp thụ, hình thành nên lớp mỡ dưới da. Ngoài ra, do ăn quá nhiều, nên nhiều thực phẩm sau khi tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành đường đi vào máu, dễ tích trữ tạo thành mỡ máu . Ngoài ra, khi không ăn sáng thì dạ dày không có thực phẩm để tiêu hóa, trong khi đó mật vẫn hoạt động, vì thế rất dễ gây sỏi mật. Nếu kéo dài, cơ thể trẻ dễ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu máu và suy dinh dưỡng . Đối với trẻ, không ăn sáng dẫn đến suy giảm khả năng tiếp thu, không thể tập trung chú ý, phản ứng chậm chạp, không có hứng thú đối với kiến thức, tinh thần giảm sút... Nếu kéo dài tình trạng một ngày chỉ ăn hai bữa thì có thể sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng như thiếu sắt, protein..., dễ gây thiếu máu khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không ổn định, không có hứng thú học tập, giảm sức đề kháng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và học hành. 5.2. PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA BỮA SÁNG TRONG cuộc SÓNG CỦA TRẺ Các bậc cha mẹ phải đặc biệt chú trọng đến bữa sáng cho trẻ, cần quy định rõ ràng thời gian thức dậy, kịp thời chuẩn bị bữa sáng, bảo đảm năng luợng và dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. A. YÊU CẦU TRẺ NGỦ SỚM VÀ DẬY SỚM Muốn hình thành thói quen ăn sáng ở trẻ, cần yêu cầu trẻ ngủ sớm và dậy sớm. Sau khi thức dậy có thể yêu cầu trẻ hoạt động nhẹ, kích thích nhu cầu ăn sáng, đồng thời phát huy tác dụng của bữa sáng cho cơ thể. B. CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG BỮA SÁNG Khi mới ngủ dậy, trẻ thường cảm thấy không muốn ăn. Bữa sáng không chỉ cần đầy đủ dinh dưỡng mà còn cần chú ý lượng thức ăn vừa đủ, màu sắc và mùi vị hấp dẫn, món ăn phong phú để thu hút trẻ. c. BỬA SÁNG ĐỦ DINH DƯỠNG Trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh và mạnh, nên cần bổ sung đầy đủ protein và canxi. Vào bữa sáng, chúng ta nên hạn chế cho trẻ ăn những nhóm thực phẩm có hàm lượng đường cao để tránh gây sâu răng và béo phì. Bữa sáng cho trẻ thường có một cốc sữa, một quả trứng và hai lát bánh mì là vừa đủ. Bữa sáng truyền thống của người Việt Nam thường không có sữa, tuy nhiên sữa là nhóm thực phẩm không thể thiếu đối với trẻ em, một cốc sữa vào buổi sáng có thể giúp trẻ phát triển nhanh và toàn diện hơn . Trong cuộc sống hiện nay, đại bộ phận các gia đình chỉ chú trọng bữa trưa và bữa tối, bữa sáng thường rất qua loa. Nguyên nhân do buổi sáng người lớn phải đi làm nên thường cho trẻ ăn vội vàng, thậm chí chưa ăn xong đã phải vội vã đến trường. Như vậy, trẻ luôn ở trong tình trạng bị đói, khó có thể đảm bảo đủ năng lượng cần thiết cho hoạt động học tập và vui chơi vào buổi sáng. Nếu tình trạng này kéo dài, năng lượng tích trữ trong cơ thể trẻ ngày càng giảm sút khiến trẻ gầy gò ốm yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và trí tuệ . Mách nhỏ Căn cứ theo tiêu chuẩn về bữa ăn, bữa sáng cung cấp 30% năng lượng cho cơ thể trong cả ngày. Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như văn hóa truyền thống, hoàn cảnh gia đình, thành phần nhỏm thực phẩm,., bữa sáng truyền thống của người Việt Nam thường không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Vì vậy các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý, đảm bảo một bữa sáng chất lượng và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ . duy trì tâm trạng vui vẻ Khi dùng bữa Tâm trạng vui vẻ là yếu tố quyết định đến sức khỏe của trẻ. Khi ăn, tâm trạng của trẻ có thoải mái hay không cũng ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn. Nếu tâm trạng vui vẻ, trẻ không những ăn ngon miệng hơn mà còn có lợi cho dạ dày, Nếu tâm trạng không tốt hoặc bi quan, trẻ thường có cảm giác ăn khó tiêu. Các chuyên gia dinh dưỡng nhắc nhở các bậc phụ huynh, để tránh tình trạng khó tiêu ở trẻ, chúng ta phải tạo không khí hòa nhã vui vẻ trong bữa ăn, khiến trẻ tự nguyện và vui vẻ dùng bữa. 6.TRẺ VUI VẺ DÙNG BỬA SẼ TỐT CHO sức KHỎE Khi tâm trạng vui vẻ, con người sẽ ăn ngon miệng, khả năng tiêu hóa được nâng cao. Khi tâm trạng không tốt hoặc buồn rầu, bi quan, chúng ta thuờng cảm thấy không muốn ăn, ăn không ngon miệng, áp lực hoặc căng thẳng quá độ có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như chướng bụng hoặc tiêu chảy. 6.1. ĂN UỐNG KHÔNG VUI VẺ ẢNH HƯỞNG TRƯC TIẾP TỚI sức KHỎE Các chuyên gia cho biết, cơ quan tiêu hóa của con người rất mẫn cảm với sự thay đổi của tâm trạng. Trong tình trạng tâm lí tích cực và vui vẻ, thành dạ dày sẽ có màu đỏ tươi, dạ dày và ruột co bóp nhanh, dịch tiêu hóa tiết đều, hiệu quả tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng được nâng cao. Trong tình trạng tâm lí tiêu cực như buồn bực, thất vọng, áp lực lớn..., thành trong dạ dày trắng bệch, dạ dày và ruột co bóp chậm chạp, dịch dạ dày tiết ít, nồng độ axit trong dạ dày giảm, giảm khả năng tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa . Nhiều bậc phụ huynh có thói quen dạy dỗ trẻ ngay trong bữa ăn khiến trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn, buồn nôn hoặc thường xuyên táo bón. Khi bàn ăn trở thành nơi giáo huấn, trẻ thường phải nghe những điều tiêu cực nên không có tâm trạng ăn uống hoặc ăn một cách miễn cưỡng, dễ gây rối loạn tiêu hóa. Lúc đó, cho dù mâm cơm có món ăn trẻ yêu thích đi nữa thì chắc chắn chúng cũng không muốn ăn. Chúng ta nên hạn chế giáo dục hoặc cưỡng ép trẻ khi dùng bữa, thay vào đó nên tạo sự lạc quan, không khí vui vẻ, hòa thuận trong bữa ăn, khiến bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phát huy được tác dụng lớn nhất. 6.2. BỮA ĂN KHÔNG VUI VẺ GÂY ẢNH HƯỞNG XẤU TỚI TÂM LÍ CỦA TRẺ Nếu trẻ không duy trì đuợc tâm trạng tích cực vui vẻ khi ăn thì sẽ rất dễ gây chán ăn, do đó các bậc cha mẹ phải chú ý, không những phải đảm bảo trẻ ăn đủ chất mà còn phải được ăn một cách vui vẻ. Ngoài tình yêu và sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình, chúng ta còn cần có sự nhẫn nại và một số quy tắc nhất định. 6.3. LÀM THÉ NÀO ĐẺ TRẺ ĂN UỐNG MỘT CÁCH VUI VẺ? A. TẠO KHÔNG KHÍ VUI VẺ Người lớn cần chú ý, không nên ép buộc trẻ ăn cơm. Khi trẻ ăn, chúng ta có thể mở những bản nhạc có giai điệu vui nhộn, dễ nghe để tăng cường cảm giác tích cực, khiến trẻ có tâm trạng vui vẻ khi dùng bữa. B. KHỐNG CHÉ LƯỢNG THỨC ĂN VẶT PHÙ HỢP Chúng ta cần luôn nhắc nhở trẻ không nên ăn quá nhiều đồ ăn vặt để tạo cảm giác đói khi đến bữa chính. Nếu ăn quá nhiều thức ăn vặt, lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây ức chế cảm giác đói, vì vậy nhất định phải khống chế lượng thức ăn vặt phù hợp. Các bậc phụ huynh có thể dùng hoa quả thay thế cho đồ ăn vặt, ăn nhiều hoa quả có thể bổ sung nhiều loại vitamin, hơn nữa còn có tác dụng khai vị, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn bữa chính. c. ĐƠM ÍT CƠM VÀ ĐƠM NHIỀU LÀN Khi nhìn thấy lượng cơm trong bát mình còn quá nhiều, tự nhiên trẻ sẽ có cảm giác lo sợ, sợ mình để thừa cơm hoặc ăn không hết sẽ bị trách phạt. Trẻ thường thích được đơm thêm cơm, vì thế khi đơm bát đầu tiên, cha mẹ cần chú ý căn cứ theo lượng ăn của trẻ để đơm lượng cơm thích hợp, tạo cơ hội cho trẻ được đơm thêm cơm những lần sau. D. TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG Vận động có thể nâng cao sức khỏe, tăng cường tiêu hao năng lượng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Cha mẹ có thể cho trẻ vận động 1-2 giờ trước bữa ăn. Sau khi vận động, trẻ thường có cảm giác đói, tâm trạng rất vui vẻ nên sẽ ăn ngon miệng hơn. E. THựC PHẲM HẤP DẪN Nếu mẹ có thể chế biến những món ăn hấp dẫn, những món bánh tráng miệng có hình dạng độc đáo, những món rau có màu sắc bắt mắt, trẻ sẽ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Các bà mẹ cần nâng cao trình độ nấu ăn, làm những món ăn hấp dẫn khiến trẻ yêu thích và tự nguyện ăn những món ăn do mẹ chế biến. F. SỬ DỤNG ĐÒ DÙNG ĂN UỐNG ĐỘC ĐÁO Mọi đứa trẻ đều thích chơi trò chơi. Dưa chuột, cà chua, đậu được xâu thành chuỗi, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng thích thú. Chúng ta có thể dùng cách này để khiến trẻ tự nguyện ăn những món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao mà chúng vốn không thích. Thỉnh thoảng có thể cho phép trẻ dùng tay để ăn (trước đó yêu cầu trẻ phải rửa tay sạch sể). Trước khi ăn có thể chơi trò chơi, đoán hôm nay ăn món gì để kích thích trí tò mò và tăng hứng thú khi ăn cho trẻ . Mách nhỏ Ăn uống là vấn đề của cá nhân trẻ, cha mẹ không nên quá lo lắng. Cha mẹ càng ít can thiệp sẽ càng có lợi cho hoạt động ăn và quá trình tiêu hóa của trẻ. Người lớn không nên ép buộc trẻ ăn cái này hay cái kia, lúc cần thiết nên giáo dục trẻ những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng để trẻ tự quyết định thực phẩm mình muốn ăn. Không nên biến bữa ăn thành nơi giáo huấn khiến trẻ ăn không ngon miệng, gây phản tác dụng. 7.NHAI KĨ Người lớn thường hiêu lâm răng, trẻ ăn nhanh và ăn nhiêu là biêu hiện của việc ăn ngon miệng. Thực ra, cách ăn này không những không có lợi cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn có hại cho dạ dày, gây cảm giác khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày... Người lớn cần đặc biệt chú ý, khi ăn phải hướng dẫn và nhắc nhở trẻ nhai kĩ, giúp trẻ hình thành thói quen nhai kĩ trước khi nuốt, điều này rất có lợi cho sức khỏe . nhai kĩ có Tác dụng nâng cao sức khỏe Khi quá đói hoặc khi vội, trẻ thường ăn nhiều và nuốt rất nhanh, thậm chí còn nuốt luôn thức ăn mà không cần nhai, thói quen này rất có hại cho sức khỏe. Nhai có thể kích thích xương hàm phát triển, ngăn ngừa các bệnh răng miệng, có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. 7.1. TĂNG CƯỜNG QUÁ TRÌNH TIÊU HÓA VÀ KHẢ NĂNG HẤP THƯ DINH DƯỠNG Nhai kĩ tăng diện tích tiếp xúc giữa thực phẩm và khoang miệng, kích thích niêm mạc miệng và cơ quan cảm giác của lưỡi, tác động đến phản xạ của dây thần kinh mặt, tăng tiết nước bọt. Nhai kĩ còn kích thích dạ dày tiết dịch tiêu hóa, nâng cao hiệu quả tiêu hóa và chuyển hóa dinh dưỡng. Ngoài ra, người nhai kĩ có thể hấp thu nhiều hơn 13% protein, 12% chất béo so với người nhai sơ sài. Từ đó có thể thấy, thói quen nhai kĩ rất tốt cho sức khỏe. Nhai sơ sài sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, dễ gây bệnh đau dạ dày, còn lãng phí rất nhiều chất dinh dưỡng không được hấp thu. 7.2. CHÓNG BÉO PHÌ Các chuyên gia đã tiên hành khảo sát tôc độ ăn trung bình và phát hiện, những người béo phì có thời gian dùng bữa ít hơn khoảng 5 phút so với người có thể trọng bình thường. Sau đó, họ đã tiến hành một thực nghiệm, cho những người béo phì ăn những loại thực phẩm phải nhai kĩ mới có thể nuốt, sau khoảng 5 tháng, thể trọng của họ đã giảm 4-5kg. 7.3. CHỐNG SÂU RĂNG Nhai không những nâng cao cảm giác của răng mà còn khiến răng tiếp xúc và được làm sạch bởi nước bọt, nâng cao sức khỏe răng miệng, giảm tỉ lệ mắc các bệnh răng lợi. Hành động nhai bào mòn bề mặt răng là một hành vi sinh lí bình thường, cỏ thể kích thích máư lưu thông, tăng sức đề kháng trước nhiều loại bệnh, giảm tỉ lệ mắc các bệnh răng miệng. 7.4. PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Những kích thích được tạo ra nhờ quá trình nhai có thê giúp não bộ phát triển. Nếu con người không thể nhai thì thông tin từ miệng truyền đến não sẽ suy giảm, đại não dần bị thoái hóa. Hoạt động nhai giúp luyện tập cơ mặt, vừa vận động vừa phát tín hiệu đến não giúp các nơ-ron thần kinh hoạt động thường xuyên, quá trình truyền thông tin diễn ra với tần suất cao, trung khu não dưới phát ra nhiều tín hiệu kích thích, khả năng tư duy và hiệu quả làm việc cũng được cải thiện. Theo các chuyên gia y học Mỹ, những đứa trẻ có thói quen nhai kĩ khi ăn có trí tuệ phát triển hơn so với những đứa trẻ ít nhai. Người lớn cần kịp thời điều chỉnh thói quen ăn nhanh nuốt vội, giúp trẻ hình thành thói quen nhai kĩ. Chúng ta có thể tham khảo những phương pháp dưới đây: A. THƯỜNG XUYÊN NHẮC NHỞ \ ? r Hăng ngày, chúng ta có thê giáo dục trẻ những ích lợi của việc nhai kĩ đôi với sức khỏe, ví dụ như có lợi cho tiêu hóa, nâng cao hiệu quả hấp thu dinh dường. Nếu nhai không kĩ mà ăn nhiều sể dễ dẫn tới béo phì, gây đau dạ dày hoặc chứng khó tiêu. Ngoài ra, chúng ta có thể cùng trẻ khám phá mùi vị của những món ăn khác nhau, đặc biệt là những món ăn ban đầu có vị mặn, nếu nhai kĩ sẽ cảm thấy ngọt hoặc tương tự, trẻ phải nhai kĩ mới cảm nhận được hết mùi vị của món ăn, lâu dần sẽ hình thành nên thói quen nhai kĩ ở trẻ. B. TĂNG CƯỜNG LUYỆN TẬP cơ HÀM Một số trẻ không có khả năng nhai kĩ, có thể do cơ quan phụ trách hoạt động nhai không phát triển, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động nhai và khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ. Nguyên nhân là do khi còn nhỏ, trẻ đã ăn quá nhiều thức ăn dạng lỏng và mềm nên không có kĩ năng nhai. Luyện tập cơ hàm có thể hình thành thói quen nhai kĩ. Người lớn nên cho trẻ tập nhai những loại thực phẩm cứng như lạc, hạt bồ đào, hạnh nhân, hạt dẻ hoặc những loại bánh quy, bỏng... Những loại thực phẩm này phải nhai kĩ mới có thể nuốt, ăn thường xuyên có thể giúp trẻ dần hình thành thói quen nhai. c. BÔI DƯỠNG TÍNH KIÊN NHẪN Tốc độ ăn quá nhanh thường xuất phát từ tính cách của mỗi đứa trẻ. Người lớn cần chú ý bồi dưỡng tính kiên nhẫn cho trẻ, có thể áp dụng những trò chơi cần sự kiên nhẫn như gỡ vòng sắt, lắp rubik..., từ đó giảm tốc độ ăn, hình thành thói quen nhai kĩ . Mách nhỏ Nếu ăn quá nhanh hay nuốt thức ăn chưa được nghiền nát, dạ dày cần một khoảng thời gian dài mới có thể nghiền nát và tiêu hóa thực phẩm, do đó ăn quá nhanh dễ khiến thực phẩm tiêu hóa không hoàn toàn, gây cảm giác khó tiêu và các bệnh về đường tiêu hóa. Nhai kĩ khiến trung khu đại não phụ trách cảm giác no - đói có đủ thời gian truyền thông tin, tránh việc trẻ ăn quá nhiều dẫn tới béo phì. 8.KHÔNG XEM TIVI KHI ĂN Nhiều gia đình vì muốn dỗ con ăn cơm nên đã mở tivi, cả nhà vừa ăn cơm vừa xem. Đối với trẻ đang trong độ tuổi phát triển, ăn cơm cần phải chuyên tâm, không những chỉ là hành động nhai - nuốt mà còn là hoạt động hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Nếu sự tập trung bị phân tán thì sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động co bóp và tiêu hóa của dạ dày, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. 8.1. XEM TIVI KHI ĂN CƠM ẢNH HƯỞNG TỚI sức KHỎE Xem ti vi khi ăn cơm không ảnh hưởng nhiều tới người trưởng thành. Người lớn có khả năng phân bố và điều chỉnh sự chú ý, phân tích và xử lí thông tin, do đó có thể vừa xem ti vi vừa ăn mà không ảnh hưởng tới tiêu hóa. Nhưng trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nếu xem tivi khi ăn cơm sẽ có hại vô cùng . Vừa ăn vừa xem tivi dễ gây bệnh béo phì. Thời gian trẻ xem tvi càng nhiều thì càng dễ béo phì. Khi xem chương trình yêu thích, trẻ đắm chìm trong câu chuyện và những tình tiết hấp dẫn, hoàn toàn không ý thức được mình đã ăn và uống những gì. Vừa ăn cơm vừa xem tivi là một thói quen không có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng của máu theo quy luật “làm càng nhiều tốc độ càng nhanh”. Khi xem tivi, não bộ trong trạng thái làm việc, đa số máu được vận chuyển lên não để bảo đảm não có thể hoạt động bình thường. Khi ăn cơm, để đảm bảo hệ tiêu hóa có thể hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng, máu cần được tập trung và duy trì ở hệ tiêu hóa khoảng 30 phút sau khi ăn, đó là nguyên nhân giải thích hiện tượng “căng da bụng trùng da mắt”. Thường xuyên xem tivi khi ăn cơm sẽ ảnh hưởng tới việc cung ứng máu ở hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa và dễ gây các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, người lớn cần yêu cầu trẻ tập trung chú ý khi ăn. 8.2. LÀM THÉ NÀO ĐẺ TRẺ BỎ THÓI QUEN XEM TIVI KHI ĂN CƠM? A. QUẢN LÍ CHẶT CHẼ THỜI GIAN XEM TIVI CỦA TRẺ Người lớn có thể quan sát mỗi ngày trẻ dành bao nhiêu thời gian để xem tivi, dựa theo đó để quản lí, điều chỉnh và phân bố thời gian cho phù hợp. cấm hoàn toàn trẻ xem tivi là một biện pháp không thực tế. Lên kế hoạch và quy định rõ ràng thời gian trẻ có thể xem tivi là phương pháp lí tưởng nhất. B. QUẢN LÍ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TRẺ XEM Nếu điều kiện cho phép, người lớn nên lựa chọn những tiết mục phù hợp và có ý nghĩa giáo dục cho trẻ xem. Không nên cho trẻ xem những tiết mục không phù hợp với lứa tuổi, cần kết hợp hài hòa giữa các tiết mục về giáo dục và các chương trình giải trí. c. LÀM GƯƠNG Trong gia đình, thói quen và hành vi của người lớn có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thói quen ở trẻ. Nếu cha mẹ bỏ thói quen thường xuyên ngồi trước tivi, trẻ cũng sẽ bắt chước thói quen này. Vì vậy, cha mẹ phải làm gương, thường xuyên đọc sách, tập thể dục, nói chuyện, hoặc làm việc nhà thay thế thời gian xem ti vi. Người lớn nên để bàn ăn trong nhà bếp thay vì ở phòng khách, cách li trẻ khỏi tivi trong quá trình ăn, kết hợp giáo dục những kiến thức về tác hại của việc xem tivi quá nhiều, chắc chắn sể giúp trẻ hình thành thói quen chuyên tâm và không xem tivi khi ăn . Mách nhỏ Ăn tuy là một hành động thuộc về bản năng, nhưng ăn và tiêu hóa như thế nào lại là một vấn đề cần phải nghiên cứu và chú ý. Ăn cơm không đơn thuần chỉ là quá trình nạp chất dinh dưỡng, mà còn là sự phối hợp của hàng loạt các hoạt động như nhai, sử dụng dụng cụ ăn, cảm nhận và hưởng thụ mùi vị, những nguyên tắc khi dùng bữa... Do đó, nhất định phải hình thành cho trẻ thói quen chuyên tâm khi ăn. Cha mẹ có thể quản lí thời gian và nội dung chương trình tivi mà trẻ xem, không cho phép trẻ vừa ăn vừa xem, nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. 9.KHÔNG BỎ THỪA CƠM Thời kì trưởng thành là giai đoạn trẻ hình thành nhiều thói quen. Nếu hình thành được thói quen tốt sẽ có lợi cho cả cuộc đời sau này. Người Nhật Bản rất chú trọng việc giáo dục trẻ tiết kiệm lương thực, trẻ ăn bao nhiêu nấu bấy nhiêu, cha mẹ nấu bao nhiêu thì trẻ sẽ ăn bấy nhiêu, nếu cha mẹ nấu nhiều thì cũng không được phép bỏ thừa, bắt buộc phải ăn hết. Tuy cách giáo dục này có phần hơi hà khắc, nhưng điều đó cho thấy được tầm quan trọng của việc không bỏ thừa cơm. bở Thừa cơm, Thói quen xấu không Thể Tha Thứ 9.1. TẠI SAO TRẺ BỎ THỪA CƠM? Không bỏ thừa cơm là một thói quen tốt nên được hình thành từ nhỏ. Thông thường, lí do trẻ bỏ thừa cơm thường là: A. ĂN UỐNG KHÔNG ĐIÈƯ Độ. Trước khi ăn, trẻ đã ăn quá nhiều đồ ăn vặt, khi đến bữa ăn chính thường ăn ít hoặc thậm chí không ăn. Thói quen này rất dễ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới quá trình hấp thu dinh dưỡng và cảm giác thèm ăn. Khi ăn, không những cần phải chú ý thời gian mà còn cần chú ý lượng thức ăn nạp vào, tránh tình trạng ăn quá nhiều món mình thích, không ăn những món mình ghét. Tình trạng quá đói hoặc quá no diễn ra thường xuyên cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động bình thường của dạ dày và cảm giác thèm ăn, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bỏ thừa cơm. B. DÙNG THựC PHẨM ĐẺ DỤ DỎ. Người lớn thường thích dùng những đồ ăn hấp dẫn để thuyết phục trẻ làm theo những gì mình muốn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ăn uống không điều độ. 9.2. GIÚP TRẺ HÌNH THÀNH THÓI QUEN KHÔNG BỎ THỪA CƠM Người lớn phải hình thành cho trẻ thói quen không bỏ thừa cơm ngay từ khi còn nhỏ. Chúng ta có thể tham khảo những phương pháp dưới đây: A. “GIÁO DỤC” Khi trẻ bỏ thừa cơm, người lớn có thể làm như không có chuyện gì xảy ra và giữ lại phần cơm trẻ để lại. Đen bữa tối, chúng ta lấy phần cơm thừa đó ra và cho trẻ thấy bỏ thừa cơm là một thói quen vô cùng lãng phí, bởi phần cơm bỏ thừa lại đã không thể ăn được nữa. Nếu mỗi bữa đều bỏ thừa lại một phần nhỏ, nhiều ngày hoặc nhiều tháng sẽ tích lại thành một lượng thức ăn khổng lồ. Chúng ta nên nói cho trẻ biết rằng, ăn hết cơm là một việc rất có ích. Chắc chắn dưới sự hướng dẫn và khen ngợi của cha mẹ, trẻ sẽ dần sửa chữa được thói xấu bỏ thừa cơm. B. “THU HÚT” Người lớn phải tạo không khí vui vẻ và hòa nhã khi ăn, có thể sử dụng những loại bát, đĩa, đũa, thìa... có hình những nhân vật trẻ yêu thích. Những món ăn nên chú ý đảm bảo đầy đủ sắc, hương, vị, tăng cảm giác thèm ăn ở trẻ. c. “LÀM” Người lớn nên tạo điều kiện cho trẻ được quan sát quá trình lao động thực tế, thậm chí có thể trực tiếp tham gia lao động, để chúng ý thức được là phải biết trân trọng thành quả lao động, không lãng phí thức ăn. D. LƯYẸN TẠP Nếu có thời gian, người lớn có thể dùng phương pháp nói chuyện hoặc chơi trò chơi để trẻ quên đi việc ăn quà vặt. Ngoài ra, cường độ vận động tăng lên cũng góp phần làm tăng lượng thực phẩm khi ăn. E. ĂN UỐNG ĐIỀU Độ Ăn uống không điều độ là một thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khỏe. Cha mẹ nên quan tâm xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống điều độ ngay từ khi còn nhỏ. Ản uống điều độ thì cơ thể mới có thể phát triển khỏe mạnh. Nhiều trẻ để đạt được mục tiêu “phát triển khỏe mạnh” nên đã cố gắng ăn uống điều độ . Mách nhỏ Khi ăn cơm, không nên để trẻ bỏ thừa quá nhiều cơm và thức ăn. Chúng ta có thể đơm cơm ít và đơm nhiều lần để tránh việc trẻ bỏ thừa cơm, đồng thời phải giáo dục trẻ biết quý trọng lương thực. Hình thành thói quen ăn uống tốt không phải là chuyện đơn giản mà cần thời gian lâu dài. Các chuyên gia cho rằng, nhất định phải hình thành thói quen tiết kiệm cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, hướng dẫn trẻ ngay trong những hành động thường ngày, hình thành thói quen tiết kiệm, khiến trẻ không bỏ thừa cơm khi ăn. 10.KHÔNG ĂN NHIÊU ĐỒ NGỌT An đô ngọt là thói quen thường có của nhiêu trẻ. Nhiêu bậc phụ huynh phát hiện, trẻ có xu hướng thích ăn những đồ điểm tâm ngọt, uống nước ngọt hoặc nước hoa quả... Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, đa số những loại thực phẩm có hàm lượng đường cao khi đi vào cơ thể sẽ cung cấp quá nhiều nhiệt lượng, khiến trẻ cảm thấy no và không muốn ăn những loại thực phẩm khác. Nếu kéo dài, những đứa trẻ thích ăn đồ ngọt sẽ dễ mắc bệnh béo phì, thể trọng vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép, sức khỏe giảm sút. đồ ngọT không có lợi cho sức khỏe của Trẻ Những loại điểm tâm và đồ ăn vặt không những hợp khẩu vị mà còn có bao bì vô cùng bắt mắt, đó quả là một sự hấp dẫn khó có thể từ chối với mọi đứa trẻ. Ản đồ ngọt trong thời gian dài không có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 10.1. ĂN QUÁ NHIỀU ĐỒ NGỌT SẼ ẢNH HƯỞNG TỚI sức KHỎE A. DẺ MẮC CÁC BỆNH VÈ RĂNG MIỆNG Ăn quá nhiều đồ ngọt, trẻ dễ mắc các bệnh về răng miệng, không những ảnh hưởng tới răng sữa mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của răng vĩnh viễn. Vòm miệng là môi trường chứa nhiều vi khuẩn, một số có lợi cho quá trình chuyển hóa polysaccharide. Polysaccharide hình thành nên một lớp màng vi khuẩn bám dính vào bề mặt răng. Vi khuẩn sinh trưởng rất nhanh tạo nên môi trường giàu axit, một số loại axit khiến răng mất canxi, phá hủy protein của tổ chức lợi khiến răng trở nên mềm yếu hơn. Dưới ảnh hưởng của axit, độ cứng và sự liên kết của răng bị ảnh hưởng, lâu dần sẽ gây sâu răng. B. ỨC CHẾ CẢM GIÁC THÈM ĂN Các chuyên gia dinh dưởng cho biết, cần giữ một tỉ lệ đồ ngọt nhất định trong thực đơn hàng ngày của trẻ. Nhưng nếu thường xuyên ăn quá nhiều đồ ngọt thì có thể gây ức chế cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thói quen ăn kẹo hoặc đồ ngọt ngay trước bữa ăn chính sẽ gây cảm giác chướng bụng, không muốn ăn. Nếu kéo dài, lượng đường trong cơ thể quá nhiều, các thành phần dinh dưỡng còn lại quá ít gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển. c. GÂY BỆNH BÉO PHÌ Lượng đường trong cơ thể quá nhiều rất dễ gây bệnh béo phì. Những đứa trẻ béo phì sau khi trưởng thành rất dễ mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm như cao huyết áp, mỡ máu, tim... ảnh hưởng tới sức khỏe và làm giảm tuổi thọ. D. GÂY CẬN THỊ Nguyên nhân gây nên cận thị gồm yếu tố di truyền, không chú ý vệ sinh mắt... nhưng những trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt cũng rất dễ mắc bệnh cận thị. Sự hình thành của bệnh cận thị có mối quan hệ mật thiết tới hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong cơ thể. Nhiều trẻ thích đồ ngọt, nhưng ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây suy giảm độ đàn hồi của các tổ chức mắt. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong cơ thể giảm, nếp nhăn mắt dễ kéo dài. Lượng đường trong máu quá cao dễ gây suy giảm nhãn áp, thủy tinh thể biến dạng gây cận thị. E. ẢNH HƯỞNG TỚI TÍNH CÁCH Nhìn từ góc độ của một chuyên gia dinh dưỡng, nếu lượng đường trong máu quá cao, lượng chất thải chờ được đào thải tăng lên nên cần một lượng lớn vitamin BI để thúc đẩy quá trình bài tiết. Cơ thể người không thể tự sản sinh vitamin B1 mà phụ thuộc vào thức ăn, trong khi đó, sau khi ăn thực phẩm nhiều đường, trẻ thường không thể nạp đủ lượng vitamin BI cần thiết. Cơ thể thiếu vitamin B1, đường không được bài tiết hết ra ngoài mà tích tụ ở đại não, nếu kéo dài dễ gây biến đổi tính cách. Những biểu hiện thường thấy là dễ bị kích động, hay khóc hay cười, nổi giận vô cớ, dễ bi quan... F. SUY GIẢM HỆ MIỄN DỊCH Trong điều kiện bình thường, bạch cầu trong máu có tác dụng phòng bệnh, ăn quá nhiều đồ ngọt có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. G. SUY GIẢM HỆ BÀI TIÉT Nếu trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ rất dễ mắc các bệnh về hệ bài tiết. Trẻ ăn quá nhiều kẹo, đường nạp vào cơ thể quá nhiều, nồng độ đường trong máu tăng cao, dễ mắc bệnh đái tháo đường . Chúng ta cần chú ý phối hợp thức ăn phù hợp cho trẻ trong độ tuổi phát triển, nên cho trẻ ăn những loại thực phấm có hàm lượng vitamin phong phú như hoa quả, cơm, mì... hạn chế ăn những loại thực phẩm có hàm lượng đường quá cao. 10.2. LÀM CÁCH NÀO ĐẺ HẠN CHẾ TRẺ ĂN ĐÒ NGỌT? A. BỒI DƯỠNG KHẨU VỊ CHO TRẺ Hằng ngày, không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm quá nhiều mùi vị, thay vào đó nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm có hương vị tự nhiên. Không nên cho trẻ ăn những món ăn quá ngọt, quá tanh hoặc hoặc mặn, tránh gây kích thích vị giác. Nếu trẻ đã quen ăn những món có mùi vị quá đậm đà, chúng sẽ không thích những món ăn thanh đạm giàu chất dinh dưỡng có nguồn gốc tự nhiên. B. CÂN BẰNG THÀNH PHÀN DINH DƯỠNG CỦA BỮA ĂN Khi sắp xếp bữa ăn, không nên vì trẻ muốn ăn đồ ngọt mà chiều theo ý chúng, cũng không thể hoàn toàn cách li không cho trẻ ăn đồ ngọt, đó đều là những cách quá cực đoan. Trong thực đơn, nên cho trẻ nhiều sự lựa chọn để đảm bảo cân bằng dinh duỡng. c. GIẢM DẦN Sự LỆ THUỘC VÀO ĐỒ NGỌT Nếu trẻ đã quen ăn đồ ngọt, sẽ rất khó có thể khiến chúng bỏ hẳn thói quen này trong thời gian ngắn. Chúng ta có thể sử dụng những loại đồ ăn vặt vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe như nước hoa quả nguyên chất, nho khô,... để thay thế socola hoặc kẹo. Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt trước, sau bữa ăn hay trước khi đi ngủ. Ăn kẹo trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ rất dễ gây sâu răng, béo phì và ức chế cảm giác thèm ăn. Sau khi trẻ đã ăn no mà ăn kẹo sẽ rất dễ bị béo phì, đường tích lũy quá nhiều là nguyên nhân gây đái tháo đường. Sau khi ăn đồ ngọt, cần yêu cầu trẻ súc miệng hoặc đánh răng . Mách nhỏ Đồ ngọt là loại thực phẩm không thể thiếu trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ, có vai trò quan trọng trong hoạt động của não bộ. Bổ sung đồ ngọt một cách hợp lí trong thực đơn hàng ngày của trẻ có tác dụng kích thích sự phát triển của não. Ăn đồ ngọt một cách thích hợp có tác dụng nâng cao trí nhớ và khả năng hoạt động, nhưng tuyệt đối không được ăn quá nhiều. 2.NHỮNG THÓI QUEN TỐT VÈ CHĂM SÓC SỨC KHỎE Dinh Dưỡng phù hợp giúp Trẻ khỏe mạnh bước vào thế kỉ XXi, điều kiện sống ngày càng được cải thiện, nhưng sức khỏe của trẻ lại khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tại sao lại như vậy? Thực ra đó là ảnh hưởng của thói quen. Chương này cung cấp cho các bạn những kiến thức giúp hình thành những thói quen tốt về chăm sóc sức khỏe trẻ em. ll.RỬA TAY Chúng ta vẫn thường nói “Bệnh từ miệng mà ra”. Thực tế, trong quá trình mầm bệnh đi vào cơ thể, đôi bàn tay có vai trò vô cùng quan trọng. Dùng đôi tay sạch sẽ bốc thức ăn kém vệ sinh hay dùng đôi tay bẩn bốc thức ăn sạch sẽ, vi khuẩn đều từ tay qua miệng đi vào cơ thể. Do đó, có thể nói, đôi tay là cầu nối quan trọng đưa mầm bệnh vào cơ thể . chăm rửa Tay, năng phòng bệnh Đôi tay của chúng ta mỗi ngày đều làm rất nhiều việc, do đó tay là bộ phận dễ nhiễm bẩn nhất trên cơ thể con người. Theo những điều tra có liên quan, một bàn tay có thể chứa hơn 400.000 vi khuẩn. Vì thế, rửa tay trước khi ăn, tránh sự xâm nhập của mầm bệnh là một thói quen rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nếu trẻ không rửa tay trước khi ăn, vi khuẩn từ tay đi vào cơ quan tiêu hóa cùng với thực phẩm. Nếu sức đề kháng đủ mạnh, cơ thể trẻ không có biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, nếu trẻ đang bị ốm hoặc vui chơi quá độ, sức đề kháng nhất thời không đủ mạnh, những vi khuẩn tích tụ trong cơ thể từ trước và những vi khuẩn vừa xâm nhập hoạt động mạnh, gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm. Do đó, cha mẹ nhất định phải hình thành cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn. 11.1. LÀM THÉ NÀO ĐẺ HÌNH THÀNH CHO TRẺ THÓI QUEN RỬA TAY TRƯỚC KHI ĂN? Rửa tay trước khi ăn là một thói quen có lợi cho sức khỏe, có tác dụng làm giảm vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, tránh lây nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa. A. NGƯỜI LỚN CÀN THƯỜNG XUYÊN GIÁM SÁT NHẮC NHỞ TRẺ RỬA TAY Muốn trẻ hình thành thói quan rửa tay, người lớn cần thường xuyên giám sát nhắc nhở. Khi trẻ đi chơi về, trước khi trẻ chạm vào đồ ăn, chúng ta đều phải nhắc trẻ rửa tay. Sau một thời gian giám sát, nhắc nhở liên tục, tự trẻ sẽ hình thành được thói quen rửa tay trước khi ăn hoặc khi thấy tay bẩn. B. NGƯỜI LỚN RỬA TAY CÙNG TRẺ Trong cuộc sống hàng ngày, người lớn cần thường xuyên giúp trẻ rửa tay, vừa rửa tay vừa tiến hành giáo dục, kết hợp với làm gương, như vậy trẻ sẽ hình thành được thói quen rửa tay. 11.2. DẠY TRẺ RỬA TAY ĐÚNG CÁCH Khi rửa tay, phải để cổ tay, bàn tay và ngón tay dưới vòi nước, làm ướt, sau đó dùng một lượng vừa đủ xà phòng hoặc nước rửa tay để tiêu diệt vi khuẩn. Chúng ta cần rửa sạch mu bàn tay, lòng bàn tay và các kẽ ngón tay. Quá trình cọ rửa bằng xà phòng không quá 30 giây, sau đó hứng dưới vòi nước chảy và rửa sạch bọt. Khi rửa tay, cần nhắc nhở trẻ hai điều quan trọng: 1. Khi rửa cần chú ý rửa sạch những nơi vi khuẩn dễ tồn tại như kẽ ngón tay, kẽ móng tay hoặc khóp ngón tay. 2. Thường xuyên cọ rửa vòi nước. Khi tay bẩn chạm vào vòi nước, vi khuẩn cũng bám vào đó, vì vậy chúng ta có thể dùng xà phòng để cọ rửa vòi nước . Mách nhỏ Chăm rửa tay, năng phòng bệnh, đó là thói quen rất có lợi cho sức khỏe. Cha mẹ cần chú ý hình thành cho trẻ thói quen rửa tay ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời chú ý hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách để việc rửa tay đạt hiệu quả tốt nhất. 12.NGỦ ĐIÊU Độ Ngủ điều độ và đúng giờ có lợi cho việc duy trì thể lực dồi dào và tâm trạng vui vẻ. Nếu ngủ không điều độ, trẻ dễ nổi nóng, thường xuyên cáu gắt, ăn không ngon miệng. Muốn trẻ ngủ sâu, chúng ta cần hình thành cho trẻ thói quen ngủ điều độ. Bắt đầu càng sớm, tỉ lệ thành công càng cao . ngủ điều độ là cơ sở của mộT sức khỏe TỐT Ngủ điều độ, nâng cao chất lượng giấc ngủ là một việc không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ. Do đại não chưa phát triển hoàn chỉnh, chưa hình thành được thời gian biểu mang tính quy luật, nên việc hình thành thói quen ngủ nghỉ đúng giờ là một việc làm không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, trẻ hoàn toàn có thể hình thành thói quen ngủ nghỉ đúng giờ. Có thể nói, trẻ có thời gian biểu hợp lí hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ. 12.1. GIÚP TRẺ ĐI VÀO GIẤC NGỦ Ngủ nghỉ điều độ rất có lợi cho sức khỏe, không những giúp cơ thể được nghỉ ngơi mà còn khiến não bộ bớt căng thẳng. Làm thể nào để trẻ có được một giấc ngủ chất lượng? Tiến sĩ Y khoa người Mỹ - Owens đã đưa ra ba phương pháp giúp trẻ đi vào giấc ngủ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo: A. NGỦ BẮT BUỘC Đúng theo tên gọi, người lớn bế trẻ vào phòng, buộc trẻ lên giường đi ngủ, sau đó rời đi. Phương pháp này nghe có vẻ hơi miễn cưỡng, nhưng thực tế lại vô cùng hiệu quả, trẻ thường ngủ rất nhanh. Đe an toàn, chúng ta có thể lắp đặt lan can chắn quanh giường. B. CHỜ ĐỢI Khi trẻ chuẩn bị đi ngủ, cha mẹ có thể nói với trẻ 5 phút nữa sẽ tới thăm. 5 phút sau, cha mẹ đến và nói với trẻ 10 phút nữa sẽ lại tới. Lặp đi lặp lại nhiều lần, khoảng cách giữa những lần đến thăm ngày càng dài, như vậy trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ vì chờ đợi quá lâu. c. CÁCH LI Phương pháp này nhẹ nhàng hơn. Cha mẹ có thể ở trong phòng của trẻ, nhưng chú ý không nằm cùng trẻ, không nói chuyện với trẻ. Ngày thứ nhất, ngồi bên giường trẻ. Ngày thứ hai, ngồi xa hơn một chút. Những ngày sau đó, vị trí ngồi ngày càng cách xa trẻ, cho đến khi ngồi bên ngoài cửa, chúng ta có thể rời đi trong chốc lát, lâu dần trẻ sẽ có thể ngủ độc lập. 12.2. CẦN BÒI DƯỠNG THÓI QUEN NGỦ ĐỦNG GIỜ CÀNG SỚM CÀNG TỐT Các bậc phụ huynh cần sớm bồi dưỡng thói quen ngủ nghỉ đúng giờ cho trẻ: buổi tối đi ngủ đúng giờ, buổi sáng thức dậy đúng giờ, nhưng cần có sự điều chỉnh thời gian giữa các mùa cho thích hợp . Nhiều đứa trẻ thích ngủ muộn, dậy sớm, mặc dù buổi tối ngủ rất muộn nhưng buổi sáng vẫn có thể dậy đúng giờ. Tỉ lệ những trẻ đảm bảo giờ giấc như vậy rất ít. Với những trẻ như vậy, người lớn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ thích ngủ muộn, sau đó cố gắng áp dụng các phương pháp thích hợp khiến trẻ lên giường đi ngủ sớm hơn, không thể đột ngột thay đổi quy luật ngủ nghỉ của trẻ . Một số trẻ có thói quen ngủ muộn, thức muộn, mỗi khi đến giờ đi ngủ đều cảm thấy vô cùng phấn khích, không muốn lên giường, dẫn tới tình trạng sáng hôm sau dù được người lớn gọi nhưng vẫn không thế thức dậy. Với những trẻ thuộc nhóm này, người lớn không nên chiều trẻ, buổi tối không nên đáp ứng mọi yêu cầu vui chơi, cần tìm mọi cách kiềm chế sự hung phấn và yêu cầu trẻ lên giuờng đi ngủ đúng giờ. Chỉ có nhu vậy, trẻ mới có thể hình thành đuợc thói quen ngủ nghỉ điều độ và đúng giờ . Có nhiều trẻ cảm thấy lo lắng, căng thẳng trước khi đi ngủ do chúng biết phải tạm thời rời xa cha mẹ. Đối với những trẻ này, cha mẹ có thể ở cùng trẻ một lúc trước khi ngủ, từ từ hóa giải cảm giác căng thẳng . Đe bồi dưỡng cho trẻ thói quen ngủ điều độ, trước khi ngủ chúng ta không nên khiến trẻ quá hưng phấn hoặc vận động quá độ, cũng không nên giáo dục hoặc mắng nhiếc trẻ. Mỗi buổi tối, người lớn có thể tắt đèn đúng giờ quy định, cả nhà cùng đi ngủ hoặc người lớn đến phòng khác tiếp tục làm việc để tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh. Những hành động trước khi ngủ cần có quy luật, không nên có những hành động vượt ngoài dự kiến. Nếu trẻ khóc lóc không muốn đi ngủ, người lớn không nên đế ý, vài ngày sau trẻ sẽ tự hình thành thói quen . Khi trẻ đã hình thành được thỏi quen ngủ nghỉ đúng giờ, người lởn không nên vì những chuyện lặt vặt mà phá vỡ quy luật đó. 12.3. MÔI TRƯỜNG VÔ CÙNG QUAN TRỌNG Người lớn nên tạo cho trẻ một không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái, nhiệt độ phòng thích hợp, không khí trong lành, chăn gối và độ sáng tối phù hợp. Khi trẻ chuẩn bị đi ngủ, người lớn nên thu dọn đồ chơi, coi đó như một tín hiệu báo cho trẻ biết đã đến giờ đi ngủ, để ngày mai tiếp tục chơi. Nếu trẻ đã ngủ riêng ngay từ nhỏ, cần trang trí phòng ngủ thật ấm áp, đặc biệt hạn chế giáo huấn trẻ trước khi ngủ, tránh việc trẻ cảm thấy tủi thân hoặc buồn bã. Chỉ khi vui vẻ đi ngủ, chất lượng giấc ngủ mới cao . Mách nhỏ Các bậc phụ huynh luôn mong muốn con mình mỗi tối đều ngoan ngoãn đi ngủ đúng giờ. Trẻ đi ngủ đúng giờ sẽ duy trì được tâm trạng vui vẻ, sức khỏe dồi dào, rất có lợi cho quá trình phát triển. 13.TẬP THE DỤC “Cuộc sông là sự chuyên động không ngừng”, câu nói này thê hiện tâm quan trọng của việc vận động đối với cuộc sống và sức khỏe con người. Trên thực tế, tập thể dục có lợi cho sự phát triển sức khỏe và trí tuệ, tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể, giúp cơ thể cường tráng, nâng cao hiệu quả học tập, giúp trẻ rèn luyện ý chí và hình thành những đức tính, phẩm chất tốt. bồi dưỡng Tương lai, bắT đầu Từ Vận động Cuộc sống luôn vận động. Một người lười vận động nhưng vẫn muốn có một cơ thể khỏe mạnh cường tráng là điều không thể. Giai đoạn tiểu học và trung học là thời kì vàng để tập luyện. Giai đoạn thiếu niên mà tạo được nền tảng tốt, thì khi trưởng thành trẻ mới có thể gánh vác được những công việc nặng nhọc. Không bậc phụ huynh nào mong muốn con mình bị đào thải khỏi quá trình cạnh tranh, do đó cần chú ý việc bồi dưỡng thói quen chăm vận động cho trẻ. 13.1. TÁC DỤNG CỦA VẶN ĐỘNG • • • A. VẶN ĐỘNG GIÚP NÂNG CAO sức BÈN VÀ sức ĐỀ KHÁNG Khi vận động, quá trình vận chuyến máu và lympho tăng sẽ làm giảm gánh nặng cho gan, phổi và da. Tốc độ vận chuyển chất dinh dưỡng, protein và oxi tăng sẽ tăng cường chức năng của tế bào bạch cầu, góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài. Ngoài ra, vận động thường xuyên có thể kích thích hoạt động của cơ ngực và cơ hoành, phổi hoạt động nhiều hơn góp phần nâng cao sức bền của cơ thể. B. CẢI THIỆN CHỨC NĂNG ĐIÈƯ TIẾT NHIỆT Độ cơ THÊ Da có tác dụng điều tiết nhiệt độ cơ thể. Khi trời lạnh, mạch máu lớp biểu bì co lại làm giảm thoát nhiệt. Khi trời nóng, mạch máu giãn ra tăng cường thoát nhiệt. Tập luyện thường xuyên có tác dụng nâng cao hiệu quả điều tiết nhiệt độ của da, cải thiện năng lực thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Nếu trẻ kiên trì rèn luyện sức khỏe trong khoảng thời gian dài thì sẽ ít bị cảm khi thời tiết thay đổi đột ngột. c. GIÚP ÍCH CHO QUÁ TRÌNH HÔI PHỤC Ở NHỮNG TRẺ sức KHỎE YÉƯ HOẶC BỊ BỆNH LIÊN QUAN TỚI HỆ VẬN ĐỘNG ở những trẻ có sức khỏe yếu hoặc mắc các bệnh liên quan đến hệ vận động, chức năng hồi phục của đại não bị tổn thương, nếu tiến hành tập luyện hợp lí có thể cải thiện khả năng truyền thông tin và kích thích cơ quan cảm nhận hoạt động, tăng cường sự liên kết giữa não, mạch máu và các cơ quan trong cơ thể, duy trì sự cân bằng cần thiết. Mỗi tổ chức, cơ quan trong cơ thể đều tham gia vào những dạng vận động nhất định, nếu tích cực vận động có thể cải thiện các cơ và hệ thống xương. Do đó, những trẻ bị bại liệt, suy dinh dưỡng... đều cần chú ý bố trí những bài tập luyện phù hợp để nâng cao sức khỏe , Vận động có thế nâng cao sức khỏe, giúp trẻ phát triển cân bằng và toàn diện, nâng cao khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài, tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh thông thường, phát huy năng lực tiềm ẩn của mỗi con người. 13.2. LÀM THẾ NÀO ĐẺ HÌNH THÀNH THÓI QUEN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ? Giai đoạn tiểu học và trung học là thời kì trẻ cần phát triển một cách toàn diện về nhiều mặt, là thời kì vàng để hình thành thói quen vận động tự giác. A. BỒI DƯỠNG SỞ THÍCH RÈN LUYỆN sức KHỎE NGAY TỪ KHI CÒN NHỎ Nếu trẻ có đam mê, chúng sẽ tự giác tham gia các loại hình vận động khác nhau. Bồi dưỡng sở thích nên bắt đầu từ những trò chơi thể chất, cũng có thể hình thành bằng cách đưa trẻ đi xem những trận thi đấu thể thao để kích thích trí tò mò của trẻ. B. DẠY TRẺ MỘT SỐ HÌNH THỨC VẬN ĐỘNG • • • • Do trẻ còn nhỏ tuổi, thể chất còn yếu, không có kinh nghiệm luyện tập nên cha mẹ cần hướng dẫn trẻ một số hình thức vận động đơn giản. Khi cùng trẻ vận động, cần hướng dẫn trẻ những điều cần chú ý, làm động tác một cách chuẩn xác, ngoài ra còn cần đảm bảo sự an toàn cho trẻ. c. HÌNH THỨC TẬP LUYỆN ĐA DẠNG Do dam mê, một số trẻ chỉ thích tham gia chơi một trò chơi hoặc một loại hình vận động nhất định, đặc biệt là khi vừa được hướng dẫn, trẻ có cảm giác mới mẻ nên cảm thấy vô cùng hứng thú, chắc chắn sẽ tích cực tập luyện. Tuy nhiên, chỉ duy trì một loại hình vận động sẽ dễ gây cảm giác nhàm chán, không đạt được hiệu quả tập luyện lí tưởng là khiến mọi bộ phận trên cơ thể đều được rèn luyện một cách cân bằng . Giai đoạn tiểu học và trung học là thời kì trẻ phát triển nhanh và mạnh, các cơ quan trong cơ thể phát triển nhưng chưa hoàn chỉnh và định hình. Nếu chỉ duy trì một loại hình vận động trong thời gian dài, rất dễ dẫn tới tình trạng một bộ phận nhất định được luyện tập nên phát triển nhanh hơn các bộ phận khác trong cơ thể, gây mất cân bằng. Người lớn cần bố trí cho trẻ những hình thức tập luyện đa dạng: Hai chân có thể chạy, nhảy, đi bộ hoặc gập gối; hai tay có thể co duỗi hoặc nâng vật nặng; ngoài ra cần kết hợp tập luyện toàn thân, có như vậy cơ thể mới có thể phát triển toàn diện. D. ĐỘNG VIÊN TRẺ CHĂM CHỈ LUYỆN TẬP • • • Tập luyện cần chăm chỉ duy trì trong thời gian dài mới có hiệu quả, cũng chỉ có kiên trì mới có thể hình thành được thói quen vận động. Muốn hình thành cho trẻ thói quen này, trước tiên cha mẹ phải làm gương, chăm chỉ luyện tập, không ngừng cổ vũ và động viên trẻ vận động mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Mách nhỏ Thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao không những có thể giúp hình thành một thói quen tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể phát triển toàn diện mà còn khiến con người cảm thấy vui vẻ và thoải mái. Đe giúp trẻ hình thành thói quen vận động ngay từ khi còn nhỏ, người lớn cần lên kế hoạch tập luyện cụ thể. cần lưu ý là vận động phải thường xuyên và với lượng phù hợp. Ngoài ra, cần linh động về địa điểm tập luyện: Khi thời tiết cho phép thì thực hiện các hoạt động thể chất ngoài trời, gặp thời tiết xấu có thể sắp xếp các hình thức vận động trong nhà, tránh trường hợp nội dung tập luyện thiếu sáng tạo khiến trẻ cảm thấy nhàm chán. Chúng ta có thể áp dụng hình thức vận động kết hợp với các bạn cùng lớp hoặc các thành viên trong gia đình, như vậy cỏ thể tổ chức nhiều hoạt động tập thể, tăng cường sự hợp tác và giám sát lẫn nhau. 14.GỌN GÀNG, SẠCH SẼ Gọn gàng, sạch sẽ không những thể hiện tính cách mà còn khiến con người tự tin hơn. Nếu trẻ không có thói quen giữ vệ sinh, không chú ý vẻ bề ngoài thì đó là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Muốn hình thành thói quen giữ vệ sinh cho trẻ, cha mẹ cần đưa ra những quy định và hướng dẫn rõ ràng . gọn gàng, sạch sẽ giúp Trẻ khỏe mạnh Tự Tin Trẻ biết giữ gìn vệ sinh và gọn gàng là mong ước của nhiều bậc phụ huynh. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy băn khoăn, không hiểu vì sao con mình lại hay ốm. Theo thống kê, trung bình mỗi năm một đứa trẻ bị cảm khoảng 5-9 lần, những đứa trẻ trước độ tuổi đến trường có tỉ lệ bị lây nhiễm cao, nguyên nhân chủ yếu do chúng thường xuyên ngậm các đồ vật lạ, lại chưa có thói quen rửa tay, chưa hình thành được ý thức về việc giữ vệ sinh cơ thể. 14.1. GIỮ VỆ SINH LÀ MỘT THÓI QUEN TÓT Thói quen giữ vệ sinh không những tốt cho sức khỏe mà còn thể hiện trình độ tu dưỡng của mỗi con người, hỗ trợ đắc lực cho quá trình giao tiếp thực tế. Do đó, càng sớm hình thành cho trẻ thói quen giữ vệ sinh sẽ càng có lợi. Muốn hình thành cho trẻ thói quen giữ vệ sinh và gọn gàng, người lớn cần hướng dẫn và làm gương. 14.2. BỒI DƯỠNG THÓI QUEN ĂN Ở SẠCH SẼ Trẻ rất hiếu động, thường xuyên đảo lộn đống quần áo đã được gấp gọn gàng, xáo trộn sách đã được sắp xếp ngăn nắp trên giá, làm bẩn quần áo đang mặc trên người... Đó là “đặc tính” của trẻ, người lớn không nên than phiền hay cáu gắt. Đe bồi dưỡng nên thói quen sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng cho trẻ, người lớn có thể tham khảo một trong những cách sau: A. GIỮ VỆ SINH TRONG MỌI MẶT CỦA ĐỜI SỐNG. • • • Ví dụ, chúng ta có thể giáo dục trẻ không được ngoáy mũi hoặc lỗ tai ở những nơi công cộng; không dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc uống nước, khăn mặt, bàn chải đánh răng... với người khác; rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn; súc miệng sau khi ăn; dùng khăn tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi, khi nói chuyện với người khác cần cách ít nhất 50cm; khi đi chơi bên ngoài về nhà cần thay quần áo sạch sẽ; khi đi học cần ăn mặc chỉnh tề, soi gương để điều chỉnh khi cần thiết, B. NÉU TRẺ LÀM XÁO TRỘN TRẬT Tự CỦA ĐÒ VẬT, CHA MẸ NÊN CÙNG TRẺ DỌN DẸP. Người lớn nên giáo dục trẻ, đồ vật vốn được sắp xếp rất gọn gàng, sau khi sử dụng nhất định phải sắp xếp ngăn nắp, thế mới là trẻ ngoan. Nếu cha mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo, trẻ chắc chắn sẽ vui vẻ làm theo. Nếu cha mẹ có thể cùng trẻ tham gia vào quá trình dọn dẹp, hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên gấp nhiều lần. c. CHA MẸ LÀ TẤM GƯƠNG CHO TRẺ NOI THEO. Chỉ cần chú ý quan sát, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, nếu cha mẹ là người không giữ vệ sinh hoặc không ngăn nắp thì đứa con cũng sể “thừa kế” tật xấu này. Do đó, nếu muốn giáo dục trẻ giữ vệ sinh và ngăn nắp, cha mẹ nên là tấm gương mẫu mực để trẻ noi theo. D. HÀNG NGÀY, NÊN BÓ TRÍ CHO TRẺ LÀM NHỮNG VIỆC VẶT PHÙ HỢP ĐẺ PHỤ GIỦP CHA MẸ. Muốn giáo dục trẻ giữ vệ sinh và ngăn nắp, trước tiên phải khiến trẻ “động tay động chân”. Nhiều bậc phụ huynh “không nở” để trẻ làm việc nhà, đó là điều không nên. Chúng ta có thể phân công cho trẻ làm những công việc phù họp với thể lực. Chỉ có tự tay làm, trẻ mới nhận thức được việc giữ vệ sinh và ngăn nắp cũng cần nhiều công sức, như vậy thói quen này mới có thể duy trì. Mách nhỏ Hình thành thói quen giữ vệ sinh và ngăn nắp giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Các bậc phụ huynh, đặc biệt là những ông bố bà mẹ trẻ cần đặc biệt chú ý, không nên bỏ qua quy trình vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn như rửa tay, đánh răng hay súc miệng; cũng không nên chỉ tự mình sắp xếp quần áo, thu dọn phòng ốc hay sắp xếp sách vở, đồ chơi mà nên hướng dẫn trẻ cùng tham gia. Muốn hình thành thói quen, trước tiên cần giáo dục trẻ cách tự lao động, đó là yếu tố quan trọng nhất. 15.THÓI QUEN NHÌN Măt là một trong những cơ quan quan trọng nhât trên cơ thê con người. Nêu sử dụng không đúng cách, mắt dễ mắc nhiều loại bệnh khác nhau, bị thương, cận thị hoặc thậm chí là mù lòa, ảnh hưởng tới quá trình học tập và lao động. Do đó, sử dụng đôi mắt đúng cách là điều vô cùng quan trọng . bảo Vệ cửa sổ Tâm hồn, bắT đầu Từ Việc sử dụng đúng cách Đôi mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, là bộ phận quan trọng nhất trong ngũ quan, cũng là một trong những cơ quan quan trọng nhất trên cơ thể, có vai trò quan trọng trong quá trình học tập, lao động cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Mọi bậc phụ huynh đều mong muốn con mình có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh. Muốn bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh, người lớn cần kịp thời điều chỉnh những hành vi sử dụng mắt không đúng cách, hình thành thói quen sử dụng mắt phù hợp và vệ sinh mắt thường xuyên. 15.1. NHŨNG HÀNH VI sử DỤNG MẮT KHÔNG ĐÚNG CÁCH A. NHÌN QUÁ GẦN Khi quan sát những vật ở cự li gần, để hình ảnh hiển thị trên võng mạc được rõ ràng, thủy tinh thế phải cong lên. Thủy tinh thế càng cong, độ tụ quang càng mạnh, như vậy ánh sáng phản chiếu từ vật thể cần quan sát mới tụ rõ trên võng mạc, chúng ta mới có thể quan sát rõ ràng hình dạng của vật thể. Nếu nhìn ở khoảng cách gần trong thời gian dài, hệ thống điều tiết của mắt không được nghỉ ngơi, mắt dễ bị mỏi, thị lực ngày càng giảm sút gây bệnh cận thị, thậm chí cận thị nặng. Thường xuyên quan sát vật ở cự li gần là nguyên nhân chủ yếu gây cận thị học đường trong xã hội ngày nay. B. NHÌN QUÁ LÂU Trong độ tuôi đi học, đê hoàn thành một lượng lớn bài tập, trẻ cân học và làm bài liên tục trong vài giờ đồng hồ không nghỉ ngơi. Mắt phải làm việc trong thời gian dài khiến áp lực lên mắt tăng cao, nhãn áp tăng mạnh, cơ mắt trong và ngoài căng giãn không ngừng... cuối cùng sẽ dẫn tới cận thị. c. ĐỌC SÁCH KHI ĐI BỘ HOẶC NGÒI TÀU XE Khi đi bộ hoặc ngồi tàu xe, do không ngừng lắc lư nên khoảng cách giữa mắt và sách không ngừng thay đổi, hình ảnh tại khu vực thị giác rất mờ. Để nhìn rõ chữ, chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc đưa sách lại gần mắt, như vậy cơ mắt liên tục phải căng ra nên dễ gây mỏi mắt và giảm chức năng điều tiết. D. ĐỌC SÁCH HOẶC VIÉT CHỮ DƯỚI NGUỒN ÁNH SÁNG QUÁ MẠNH • Nguồn sáng quá mạnh hoặc quá yếu đều ảnh hưởng tới sức khỏe đôi mắt. Đọc sách dưới ánh sáng mặt trời, cường độ sáng quá mạnh, sau khi đọc được một thời gian ngắn sẽ cảm thấy hoa mắt. Đó là những vùng đen được tạo thành khi võng mạc bị kích thích bởi ánh sáng cường độ mạnh trong thời gian dài. Thường xuyên đọc sách dưới nguồn sáng cường độ mạnh sẽ gây tổn thương võng mạc và điếm vàng, thậm chí gây suy giảm thị lực. Ngoài ra, tia tử ngoại cường độ mạnh có thể gây tổn thương giác mạc và thủy tinh thể. E. XEM TIVI QUÁ LÂU Xem tivi quá lâu cũng ảnh hưởng đến thị lực. Tia bức xạ do hệ thống ống phát của ti vi phát ra có thể ảnh hưởng tới võng mạc gây suy giảm thị lực. F. THƯỜNG XUYÊN CHƠI TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ Những hình dạng nhâp nháy, không ngừng biên hóa thay đôi trên màn hình trò chơi điện tử rất kích thích đối với mắt. Để nhìn rồ nội dung trên màn hình, mắt cần không ngừng điều tiết nên dễ gây mỏi mắt, hoa mắt, thị lực giảm sút... ảnh huởng trực tiếp tới sức khỏe của đôi mắt. Để có một đôi mắt sáng và khỏe mạnh, cả nguời lớn và trẻ nhỏ đều cần cố gắng sửa chữa kịp thời những hành vi sử dụng mắt không đúng cách, bảo vệ thị lực. 15.2. BẢO VỆ ĐÔI MẮT NHƯ THẾ NÀO? Muốn bảo vệ đôi mắt, chúng ta cần giáo dục trẻ sử dụng mắt đúng cách và vệ sinh thuờng xuyên. A. CẦN NGÒI ĐỌC ĐỦNG TƯ THẾ. Góc nhìn của măt phải vuông góc với mặt phăng sách, khoảng cách duy trì ở mức trên 30cm, cơ thể cách mép bàn một nắm tay. Hạn chế nằm đọc sách, đọc sách khi đi bộ hoặc ngồi tàu xe. B. KHÔNG NÊN ĐỌC SÁCH LIÊN TỤC TRONG THỜI GIAN DÀI. Sau mỗi giờ đồng hồ, cần cho mắt nghỉ ngơi một lát, làm những bài tập massage tốt cho mắt hoặc tập nhìn xa. c. KHÔNG XEM TIVI, LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH HOẶC CHƠI ĐIỆN TỬ LIÊN TỤC TRONG THỜI GIAN DÀI. D. KHÔNG ĐỌC SÁCH, VIẾT CHỮ DƯỚI NGUỒN SÁNG CƯỜNG ĐỘ QUÁ MẠNH HOẶC QUÁ YẾU. KHÔNG NHÌN THẲNG LÊN MẶT TRỜI HOẶC NGUỒN SÁNG MẠNH, TRÁNH GÂY BỎNG MẮT. E. KHÔNG DÙNG TAY DỤI MẤT, TRÁNH VI KHUẨN TRÊN TAY DÍNH VÀO MẮT. Khi có dị vật rơi vào mắt, chúng ta nên dùng nước (nước sạch, nước muối sinh lí) làm cho dị vật trồi ra ngoài, sau đó mới nhỏ các loại thuốc nhỏ mắt kháng viêm, nếu tình hình bệnh nghiêm trọng cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Không dùng chung khăn mặt, chậu hay các dụng cụ vệ sinh mắt với người khác . Mắt là cửa sổ tâm hồn, thói quen bảo vệ đôi mắt nên được hình thành ngay từ nhỏ. Để phòng tránh cận thị học đường, người lớn cần chú ý hướng dẫn trẻ ngay từ khi mới cắp sách đến trường . Mách nhỏ Đe bảo vệ đôi mắt, không chỉ cần có thói quen nhìn đúng cách mà còn cần bổ sung đầy đủ vitamin A, thường xuyên massage cho mắt, đảm bảo thời gian ngủ đầy đủ và điều độ. Khi có thời gian, người lớn nên đưa trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, tham quan dã ngoại, quan sát cây cỏ, bầu trời, đồi núi, sông hồ... vừa giáo dục trẻ về tình yêu thiên nhiên, vừa giúp mắt được thư giãn, tăng cường thị lực. 16.TƯBẢO VỆ Trong xã hội hiện đại, trẻ em được coi là trung tâm của gia đình, cha mẹ bao bọc, bảo vệ và giúp trẻ làm mọi việc mà không hề ý thức được rằng chính điều đó sẽ làm hại trẻ. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, người lớn cần hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ bản thân. Tự vệ là bản năng của con người, là một bước quan trọng của quá trình phát triển từ lứa tuổi vị thành niên lên tuổi trưởng thành . Tự bảo Vệ, Tự hoàn Thiện bản Thân 16.1. GIÁO DỤC Ý THỨC Tự BẢO VỆ Một kết quả nghiên cứu cho thấy, 60% tai nạn trẻ em xảy ra ngay trong nhà hoặc xung quanh nhà. Theo lí thuyết, nhà là nơi an toàn nhất đối với trẻ, nhưng thực tế không hẳn như vậy. cầu thang, ổn áp, ổ điện, rãnh nước, bể chứa... đều là nơi tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao. Nếu cha mẹ sớm giáo dục cho trẻ kĩ năng tự bảo vệ, thì có thể tránh được nhiều sự cố đáng tiếc . Trong cuộc sống hiện nay, đa số trẻ bước vào tuổi vị thành niên đều thiếu các kĩ năng tự bảo vệ. Chúng tự cảm thấy mình đã lớn, không cần cha mẹ bảo vệ, hoàn toàn có thể tự mình làm mọi việc. Tuy cơ thể đã phát triển gần như người trưởng thành nhưng trẻ vẫn thiếu những kiến thức về tự bảo vệ an toàn hoặc ý thức tự vệ. Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là do sự giáo dục sai lầm của cha mẹ. Cha mẹ không nên chỉ bảo vệ trẻ mà nên hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ bản thân. Vậy người lớn nên làm gì để giúp trẻ bồi dưỡng khả năng tự vệ, nâng cao khả năng hoạt động độc lập? Trước tiên, cần hình thành cho trẻ ý thức về sự an toàn, giáo dục trẻ phải làm gì để tự bảo vệ bản thân, thế nào là an toàn... a. dạy trẻ những kiến thức cơ bản về an toàn Khi trẻ được bốn tuổi, người lớn đã có thể giáo dục cho chúng những kiến thức cơ bản về an toàn, ví dụ, những điều cần chú ý khi dùng điện; cách sử dụng bếp gas; cách tuân thủ luật giao thông; khi đi học cần đi chung với các bạn, tuyệt đối không đuợc đi theo hoặc ăn thức ăn của người lạ; chú ý tránh để cơ thể bị thương, cẩn thận khi sử dụng những vật sắc nhọn có khả năng sát thương... Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu những quy tắc an toàn trẻ cần biết: • Khi trẻ được 3 tuổi, cần yêu cầu trẻ ghi nhớ những thông tin liên lạc cơ bản như tên cha, mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại nhà.... • Trước khi ra ngoài cần xin phép người lớn, nói rõ muốn đi đâu, đi với ai, đi làm gì... Khi người lớn đồng ý, trẻ mới được phép ra ngoài. • Dạy trẻ rằng, nói chuyện với người lạ là hành động vô cùng nguy hiểm. Nếu người lớn không ở bên cạnh, tuyệt đối không được nói chuyện với người lạ, không tùy tiện đi theo người lạ . • Khi để trẻ ở nhà một mình, cần dặn trẻ khóa cửa, tuyệt đối không mở cửa cho người lạ. • Tuyệt đối không ăn uống thức ăn của người lạ, bao gồm cả kẹo và đồ ngọt. • Không vui chơi ở những nơi vắng vẻ. Khi trẻ còn nhỏ, không nên để trẻ chơi một mình. • Dạy trẻ rằng, chỉ có các thành viên trong gia đình, bác sĩ và y tá mới được phép chạm vào cơ thể, nếu người lạ làm như vậy cần từ chối và tìm mọi cách né tránh. • Nên nhắc cho trẻ nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của một số họ hàng thân thích, hàng xóm hoặc bạn bè, phòng khi có chuyện xảy ra, trẻ có nhiều cơ hội tìm được sự trợ giúp hơn . b. dạy trẻ cách xử lí khi xảy ra tai nạn Trong cuộc sống, tai nạn là điều không thể tránh khỏi. Khi tai nạn xảy ra, hướng dẫn trẻ không được hoảng loạn, đồng thời nhanh chóng áp dụng các biện pháp cấp cứu cần thiết như gọi các số điện thoại khẩn cấp 113, 114, 115... Khi phát hiện khí gas bị dò rỉ, cần nhanh chóng khóa nguồn, mở cửa sổ thông gió, tuyệt đối không bật đèn hoặc sử dụng các vật dụng điện tử, tránh gây nổ. Người lớn cũng cần trang bị một số kiến thức y học cơ bản như cách cầm máu, giảm đau... Nếu trẻ bị bắt cóc, cần hướng dẫn trẻ tìm cơ hội trốn thoát khỏi nơi giam giữ, tìm đến trụ sở công an hoặc các cơ quan chính phủ, những nơi công cộng đông người để xin được trợ giúp . c. dạy trẻ cách tự kiềm chế Đa số trẻ đều nắm được kiến thức về an toàn, nhưng do bản tính nghịch ngợm, ham chơi, ham ăn... nên đã quên mất các nguyên tắc cơ bản, gây tổn thương cho bản thân và cả người khác. Nhiều trẻ do không kiềm chế được mình nên đã ăn thức ăn của người lạ, dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên chú ý giáo dục trẻ các kĩ năng tự kiềm chế, hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ bên ngoài, Mách nhỏ Tự vệ là một hình thức có trách nhiệm với những hành vi của bản thân. Kĩ năng tự vệ xuất phát từ ý thức an toàn, điều này cần được xây dựng và bồi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ, Người lớn cần giáo dục trẻ những kiến thức về an toàn để trẻ dần hình thành kĩ năng tự vệ, có như vậy chúng mới được an toàn trong suốt quãng đời sau này. 3 NHỮNG THÓI QUEN TỐT KHI LÀM VIỆC Làm ViệC Cần Có kế hoạCh, Chỉ cần cố gắng khồng ngừng Thì nhấT định sẽ Thành Công. hiện nay, đa phần trẻ đều là con một nên được cha mẹ hết sức chiều chuộng, thậm chí nhiều bậc phụ huynh còn giúp trẻ làm tất cả mọi việc trong sinh hoạt hằng ngày, khiến chúng khó có thể hình thành được những thói quen tốt, hiệu quả làm việc không cao, mỗi khi gặp khó khăn thì thiếu ý chí cố gắng vượt qua mà luôn có ý định đầu hàng. Do đó, các bậc cha mẹ phải đặc biệt chú ý, giúp trẻ sớm hình thành thói quen làm việc. 17.LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH Trong cuộc sông hàng ngày, săp xêp mọi thứ một cách ngăn năp gọn gàng giúp chúng ta có thể nhanh chóng tìm được thứ mình cần trong thời gian ngắn nhất. Hiện nay, rất nhiều học sinh sau khi ngủ dậy không thể tìm thấy tất, đồ dùng học tập, sách vở... Đó là biểu hiện của việc thiếu ngăn nắp trong sinh hoạt. Làm việc có kế hoạch cụ thể vô cùng quan trọng đối với trẻ, giúp chúng hình thành thói quen xử lí công việc một cách có trật tự, tránh tình trạng qua loa đại khái hoặc sai lầm, bỏ sót... Làm việc tùy tiện không có kế hoạch là “đặc tính” của trẻ, nếu cha mẹ không chú ý hướng dẫn và điều chỉnh, trẻ sẽ hình thành nên thói quen không tốt. Trên con đường dẫn tới thành công, làm việc không có trật tự, không theo kế hoạch sẽ là một trở ngại lớn, khiến trẻ không thể tự sắp xếp cuộc sống cá nhân, gây ra nhiều rắc rối không đáng có. Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ cách làm việc có kế hoạch cụ thể ngay từ khi còn nhỏ . làm Việc không Theo TrậT Tự, không có kế hoạch, bấT kể Việc gì cũng không Thể Thành công Buổi sáng, khi chuẩn bị đi học, Minh không tìm thấy khăn quàng đỏ, mũ, tất... mọi người trong nhà cứ rối lên đi tìm cho cậu. Như vậy, không chỉ một mình Minh bị ảnh hưởng mà cả bố mẹ, ông bà cũng đứng ngồi không yên. Sau khi đến trường, cô giáo kiểm tra bài tập, Minh mới nhớ ra mình không mang vở bài tập. Lúc này, chắc chắn cậu vô cùng bối rối và lo lắng. Khi đọc sách ở thư viện, Minh tra cứu và tìm kiếm rất cẩn thận, nhưng sau khi đọc xong lại để sách một cách tùy tiện, hành vi này không những ảnh hưởng tới những học sinh tìm sách sau đó, mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng thành quả lao động của nhân viên thủ thư . Làm việc có kế hoạch là một thói quen không thể thiếu. Làm việc có kế hoạch cụ thể không những giúp phát huy tư duy logic, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tiết kiệm thời gian công sức, mà còn nâng cao hiệu quả học tập cho trẻ, tăng cường hiệu quả làm việc cho người lớn . Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, bây giờ con vẫn còn nhỏ nên chưa cần vội, đợi đến khi con lớn rồi dạy con việc lên kế hoạch cũng chưa muộn. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thói quen cần được hình thành ngay từ khi còn nhỏ. Nếu người lớn mặc cho trẻ bày bừa đồ chơi, không nghiêm khắc nhắc nhở khi trẻ phạm lỗi, chúng chắc chắn sẽ ỷ lại vào cha mẹ, hoàn toàn không có khả năng tự lập. 17.1. GIÁO DỤC TRẺ TỪ NHỮNG VIỆC NHỎ NHẤT Trong cuộc sống hàng ngày, bất luận làm việc gì, người lớn đều cần hướng dẫn trẻ làm việc một cách có kế hoạch, ví dụ: đặt những vật dụng thường dùng vào những vị trí cố định, lần sau dễ tìm; chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập, quần áo sẽ mặc ngày hôm sau trước khi đi ngủ, tránh việc ngày mai khi thức dậy đế quên đồ do quá vội vàng... Việc giáo dục ngay từ những hành động nhỏ nhặt hàng ngày có tác dụng giúp trẻ hình thành thói quen làm việc ngăn nắp . Hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng một cách ngăn nắp, thường dễ hơn so với việc giải thích nguyên tắc logic của sự việc, tuy nhiên, cha mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ một cách cụ thể, ví dụ: Khi cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, nên yêu cầu trẻ cùng tham gia làm những công việc nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi, điều này giúp hình thành ý thức về lao động và kĩ năng hoạt động; cũng có thể cho trẻ quan sát cha mẹ thu dọn nhà cửa, tạo cho trẻ cơ hội để thực hành. Sau khi nắm được cách sắp xếp thu dọn quần áo, đồ dùng, sách vở, người lớn có thể mua cho trẻ thùng đựng đồ hoặc tủ sách, để chúng tự thực hành dọn dẹp đồ chơi, đồ dùng học tập, từ đó dần học được cách đánh dấu, phân loại và sắp xếp gọn gàng. Dần dần trẻ sẽ có thể tự chuẩn bị cặp sách khi đi học, tự thu dọn sắp xếp tủ sách hay tủ quần áo; tiến tới sắp xếp các hoạt động học tập và vui chơi một cách hợp lí. Đương nhiên, đó không phải là việc có thể thành công trong một sớm một chiều, cần có sự tham gia hướng dẫn, giám sát và sự kiên nhẫn của cha mẹ. Chỉ cần người lớn kiên trì dạy dỗ trẻ từ những việc nhỏ như sắp xếp những dụng cụ, đồ dùng hàng ngày thì trẻ sẽ có thể hiểu được nguyên tắc của việc sắp xếp công việc hợp lí, tạo nền tảng vững chắc cho cuộc sống sau này. 17.2. LÀM GƯƠNG Khi phát hiện trẻ làm việc tùy tiện, nếu chỉ đơn thuần giảng đạo lí, trẻ sẽ khó có thể chấp nhận. Thay vào đó, chúng ta có thể cho trẻ tiếp xúc với những câu chuyện thực tế để trẻ dễ lí giải và tiếp thu, như vậy hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao. 17.3. DẠY TRẺ CÁCH LẬP KẾ HOẠCH Đe trẻ làm việc có kế hoạch, trước hết cha mẹ cần lấy mình làm gương, đồng thời cho trẻ thấy kế hoạch mình đã đặt ra và quá trình thực hiện kế hoạch. Ví dụ, vào một buổi sáng cuối tuần, mẹ có thể nói với trẻ: uKế hoạch ngày hôm nay của chúng ta như sau: Bây giờ, hai mẹ con mình sẽ ăn sáng, sau đó đến công viên ngắm hoa. Ngắm hoa xong, chúng ta sẽ về nhà ăn trưa, sau khi ngủ trưa, con đến Cung Thiếu nhi học vẽ tranh. Đến khoảng ba giờ mẹ sẽ tới đón con rồi chúng ta đi chơi công viên. Sau đó, chúng ta về nhà ăn tối. Buổi tối, con viết lại những gì mình đã trải qua vào cuốn nhật kí mẹ mua cho con mấy hôm trước, con thấy được không?” Hành động này không những giúp trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, mà còn dạy trẻ cách tự lên kế hoạch cho hoạt động của mình. Khi trẻ đưa ra yêu cầu của mình, người lớn nên hỏi: “Con có kế hoạch gì không?” Khi trẻ đã dần quen với việc lập kế hoạch truớc khi hành động, chúng mới có thể sắp xếp và thực hiện hành động một cách hợp lí nhất. Nếu trẻ đưa ra câu hỏi về kế hoạch hoặc tự lập kế hoạch cho hoạt động của mình, người lớn có thể mạnh dạn để trẻ tự thực hiện kế hoạch đã đặt ra, mình chỉ đứng ngoài hướng dẫn, hỗ trợ hoặc giúp đở khi cần thiết. 17.4. HƯỚNG DẪN TRẺ CÁCH LÀM VIỆC THEO KÉ HOẠCH ĐÃ ĐỊNH Trong cuộc sống, người lớn nên nhắc nhở trẻ về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, đồng thời lên kế hoạch cho mọi hoạt động của trẻ. Đương nhiên, quá trình lên kế hoạch cần có sự tham gia của trẻ. Sau khi kế hoạch được xác định, người lớn nên yêu cầu trẻ làm việc theo kế hoạch đã định, không được bỏ dở giữa chừng, đồng thời giáo dục trẻ tác hại của việc nói mà không làm. Đối với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, cha mẹ nên yêu cầu trẻ tự thu dọn đồ chơi của mình. Đối với học sinh tiểu học, người lớn cần yêu cầu trẻ làm bài và đọc sách một cách nghiêm túc, sau khi hoàn thành tất cả bài tập mới được vui chơi. Với học sinh trung học, cha mẹ có thể yêu cầu con có trách nhiệm với những hành động, việc làm của bản thân, nắm bắt được tiến độ công việc mình đang tiến hành . Mách nhỏ Hình thành thói quen làm việc có kế hoạch, con người mới có thái độ sống lạc quan, mới có thể thuận lợi đạt được thành công. Trẻ làm việc theo kế hoạch là nguyên vọng của mọi bậc phụ huynh, nhưng thực hiện được nó lại là một việc không hề dễ dàng, Ngay đến người trưởng thành cũng khó có thể làm mọi việc theo đúng kế hoạch, huống hồ là những đứa trẻ với khả năng tự chủ còn chưa thật hoàn thiện. Do đó, có thể nói, bồi dưỡng khả năng làm việc theo kế hoạch cũng là một thử thách khó khăn cho mọi bậc phụ huynh. 18.TƯ LẬP, Tự CHỦ Trong cuộc sống hiện nay, nhiều bậc phụ huynh sợ con mình phải chịu thiệt thòi nên đã quản lí toàn bộ cuộc sống của trẻ, bao gồm cả việc ăn, ngủ, học tập, vui chơi và kết giao bạn bè, hiếm khi động viên và tạo cho trẻ cơ hội được tự suy nghĩ, tự quyết định và tự hành động. Điều này dẫn tới hiện tượng trẻ bị lệ thuộc vào cha mẹ, như người bị thương ở chân phải phụ thuộc vào nạng gỗ vậy. Nếu kéo dài, trẻ dễ hình thành tính cách yếu ớt, không có khả năng chống đỡ trước ảnh hưởng của môi trường. Càng bảo vệ, chiều chuộng thì trẻ càng không thể tự lập, do đó khả năng thích ứng với những thay đổi của cuộc sống càng ngày càng thấp đi. Tự lập Tự chủ, Tự chịu Trách nhiệm Với cuộc sống của chính mình Hiện nay, nhiều đứa trẻ đang mất dần kĩ năng tự lựa chọn. Một chuyên gia nghiên cứu tâm lí thanh thiếu niên đến khảo sát tại một trường trung học đã thu được kết quả: Trong 200 học sinh được hỏi “Sẽ làm thế nào khi gặp khó khăn trong học tập và đời sống“, hầu như toàn bộ đều có câu trả lời “cầu cứu bố mẹ”, không học sinh nào trả lời tự mình tìm cách giải quyết, khi không thể giải quyết được mới tìm đến cha mẹ xin trợ giúp. Khi được hỏi sau này sẽ làm nghề gì, 70% trẻ trả lời là cần về nhà hỏi cha mẹ rồi mới có thể trả lời được. Khi tổng kết và phân tích các số liệu thu được, chuyên gia đã kết luận: Học sinh hiện nay đang rất thiếu kĩ năng tự chủ, không dám chịu trách nhiệm lựa chọn, hiện tượng này có nguyên nhân xuất phát từ chính phương pháp giáo dục trong gia đình. Vậy sau khi đọc kết quả nghiên cứu này, các bậc phụ huynh có suy nghĩ gì? Cuộc sống là hàng loạt những lựa chọn liên tiếp, những lựa chọn đó quyết định chất lượng cuộc sống. Hình thành cho trẻ thói quen tự lựa chọn sẽ giúp chúng sớm thích nghi với cuộc sống xã hội, thẳng thắn đối mặt với khó khăn . Thực ra, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã có nguyện vọng muốn được tự mình quyết định. Khi trưởng thành, việc mong muốn được thể hiện bản thân càng trở nên mạnh mẽ. Do đó, người lớn cần tôn trọng nhu cầu, sở thích và quyết định của trẻ; động viên trẻ thể hiện chính kiến và cảm xúc; khi có chuyện xảy ra nên cùng trẻ thương lượng, lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ quyền lựa chọn và quyết định, cho phép trẻ có ý kiến đối lập. Người lớn nên tạo cho trẻ cơ hội được tiếp xúc nhiều hơn với cuộc sống để được rèn luyện, có như vậy trẻ mới có thể trưởng thành và có kĩ năng giao tiếp xã hội hoàn chỉnh . Nếu trẻ thiếu kĩ năng tự quyết thì trách nhiệm chính thuộc về cha mẹ. Nhiều bậc phụ huynh quá nuồng chiều, cho rằng điều mình làm cho con là tốt nhất, thêm vào đó không yên tâm để trẻ tự quyết nên thường xuyên đưa ra quyết định thay trẻ. Thời gian qua đi, trẻ sẽ hình thành tâm lí rằng, quyết định của mình mãi mãi không tốt bằng quyết định của cha mẹ, mọi chuyện đều do người lớn quyết định, bản thân không cần suy nghĩ nhiều, cũng không cần có chủ kiến. Nhiều người còn lầm tưởng rằng, khi trẻ trưởng thành sẽ tự biết suy nghĩ và quyết định độc lập mà không biết rằng, đó là thói quen cần được hình thành và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ . làm thế nào để hình thành cho trẻ kĩ năng tự quyết? Bồi dưỡng, hướng dẫn trẻ không thể quá cưỡng ép, cũng không thể quá thuận theo tự nhiên. Tôn trọng các quy luật khách quan, tạo điều kiện và môi trường thích hợp để trẻ tự rèn luyện, đó là phương pháp đúng đắn và hiệu quả nhất. 18.1. GIÚP TRẺ NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN VÊ BẢN THÂN Tự nhận thức bản thân là yếu tố cơ bản khi hình thành cho trẻ kĩ năng tự quyết. Chỉ khi tự ý thức được bản thân, đối diện với những lựa chọn khác nhau, trẻ mới có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. 18.2 TRAO QUYỀN Tự QUYẾT CHO TRẺ Mẹ đưa Hoa đến Cung Thiếu nhi đăng kí lớp học piano. Ban đầu, Hoa rất chăm chỉ tập luyện, đến Cung Thiếu nhi học tập rất đều đặn. Một hôm, khi đi ngang qua lớp học múa, nhìn thấy các bạn nhỏ đang tập múa ba lê, Hoa cảm thấy rất hứng thú nên nói với mẹ muốn nghỉ học piano, chuyển sang học múa. Mẹ hỏi Hoa có chắc chắn với quyết định đó không, Hoa kiên định gật đầu. Thế là, mẹ tôn trọng quyết định của em, xin cho Hoa chuyển sang học ba lê và yêu cầu em phải cố gắng luyện tập để đạt kết quả cao nhất. Nhiều bậc phụ huynh thuờng không để ý tới quyết định và nguyện vọng của trẻ, nguyên nhân do không tin tưởng trẻ, cho rằng trẻ còn nhỏ, vẫn chưa đến lúc có thể tự lập, sợ trẻ làm sai... hậu quả là dần khiến trẻ mất tự tin, Người lớn thường quan tâm đến trẻ, từ khi trẻ thức dậy, ăn sáng, đến trường, tan học, làm bài tập... thậm chí còn thay trẻ làm tất cả mọi việc . Nếu nhìn qua thì có thể cho rằng đó là hành vi thể hiện tình yêu và sự quan tâm của người lớn đối với trẻ, nhưng kì thực đó cũng là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên tính ỷ lại. Người lớn có thể liệt kê các lựa chọn, những khả năng có thể xảy ra để trẻ đưa ra sự lựa chọn của riêng mình, Đương nhiên, người lớn không thể không quan tâm. Bố mẹ có thể tìm hiểu cơ sở và động cơ thúc đẩy trẻ đưa ra quyết định như vậy, kể cho trẻ nghe kinh nghiêm mình đã trải qua, bày tỏ ý kiến của mình, nếu quyết định của trẻ có vấn đề, người lớn và trẻ cần cùng nhau thảo luận, cùng giải quyết. Khi giao cho trẻ quyền tự quyết, người lớn nên trang bị cho trẻ đầy đủ những kiến thức có liên quan, cùng trẻ phân tích những khả năng có thể xảy ra, đồng thời yêu cầu trẻ tự chịu trách nhiệm. Nếu sự lựa chọn đó là sai lầm, người lớn cần động viên trẻ dũng cảm chịu trách nhiệm với quyết định của bản thân. Cần khiến trẻ hiểu rằng, khi đã quyết định, chúng ta cần phải cố gắng để làm bằng được, nếu làm không tốt cũng không nên nản chí, có thể tiếp tục cố gắng phấn đấu cho những mục tiêu mới, tránh lặp lại những sai lầm trong tương lai. 18.3. TẠO MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH HÒA THUẬN VÀ DÂN CHỦ Trong suốt quá trình trưởng thành, gia đình là chiếc nôi nâng đỡ, cũng là môi trường hoạt động chủ yếu của trẻ. Gia đình hòa thuận có những ảnh hưởng nhất định tới tinh thần, tính cách, nhu cầu và nguyện vọng của trẻ. Quá trình hình thành kĩ năng tự quyết cũng cần sự hỗ trợ của một môi trường gia đình hòa thuận và dân chủ. Cha mẹ cần coi trẻ như một đối tượng bình đẳng khi thảo luận, cho phép trẻ được đưa ra chính kiến, hạn chế sử dụng những câu mang tính chất ép buộc như “Con nhất định phải nghe lời bố mẹ”, “Nếu con không nghe lời, bố mẹ sẽ không chăm sóc con nữa”... Những cách nói trên thế hiện cha mẹ không tin tưởng và không tâm lí, kết hợp với những khuôn mặt nghiêm khắc, khiến cho không khí trong gia đình trở nên căng thẳng, trẻ sẽ cảm thấy áp lực. Khi đỏ, cha mẹ khó có thể trở thành người bạn thân thiết của trẻ, những ý kiến chung và sự đồng cảm ngày càng ít đi. 18.4. HƯỚNG DẪN TRẺ CÁCH Tự GIẢI QƯYÉT VẤN ĐÈ Người lớn cần hướng dẫn trẻ cách tự giải quyết vấn đề, trong quá trình giải quyết cần xác định rõ tư tưởng chủ đạo. Ví dụ, người lớn có thể để trẻ tự quyết các vấn đề thường ngày như ăn, mặc, sắp xếp sách vở, đồ chơi... Khi trẻ làm chưa tốt, cha mẹ phải kiên nhẫn chỉ dạy. Khi trẻ gặp phải những vấn đề khúc mắc nhất thời chưa giải quyết được, người lớn không nên vội vàng can thiệp, mà nên để trẻ trở thành chủ thể quyết định. Khi trang trí phòng, nên gợi ý cho trẻ lựa chọn những họa tiết mình yêu thích, những màu sắc đồ chơi mình yêu quý, động viên trẻ đưa ra những ý kiến sáng tạo và kiên định với quyết định của mình . Trẻ luôn hi vọng người lớn có thể tin tưởng và giao quyền tự quyết cho mình. Nếu cha mẹ thường xuyên cổ vũ động viên “Con nhất định sẽ làm được!”, “Bố mẹ cho con quyền quyết định!”, “Bố mẹ tin rằng con sẽ có sự lựa chọn đúng đắn!”... trẻ sẽ càng tự tin hơn với quyết định của mình . Mẹ của vận động viên bóng rổ Michael Jordan đã có trải nghiệm rất sâu sắc rằng: “Khi buông tay, bạn sẽ cảm thấy không nỡ. Điều không yên tâm nhất chính là giao quyền quyết định tương lai cho con trẻ. Con nên tự đưa ra quyết định quan trọng liên quan đến cả cuộc đời, tự lựa chọn những con đường dẫn đến thành công khác với những người khác”. Tóm lại, người lớn nên tôn trọng mọi quyết định của trẻ, dùng những điều thực tế để giáo dục trẻ . Mách nhỏ Một triêt gia đã từng nói: “Cha mẹ kí thác niêm hi vọng của bản thân lên đôi vai trẻ, đó là việc làm vô cùng tàn nhẫn, chi bằng hãy trao cho chúng quyền quyết định tương lai của chính mình”. Cuộc sống là tổ hợp của vô số những lựa chọn, nếu không có kĩ năng tự quyết thì sẽ không thể đứng vững trong xã hội. Tập cho trẻ kĩ năng tự quyết ngay từ khi còn nhỏ là điều vô cùng quan trọng. 19.KIÊN NHẪN Thường ngày, chúng ta thường xuyên nghe thấy những câu than phiền dạng như “Con tôi rất thông minh, mỗi tội làm việc không đến nơi đến chốn, lúc nào cũng đầu voi đuôi chuột, bỏ dở giữa chừng”. Thực tế, tính kiên nhẫn chỉ mang tính tương đối. Trẻ càng nhỏ tuổi, sự kiên nhẫn và tính ổn định khi làm việc càng thấp. Nguyên nhân có thể xuất phát từ phía cha mẹ (nếu cha mẹ thường xuyên phàn nàn, trẻ sẽ cảm thấy bối rối, không biết nên làm thế nào), cũng có thể xuất phát từ bản thân trẻ (một số trẻ thể chất yếu ớt, khó có thể tập trung làm việc). Thậm chí, có người còn không hiểu được mong muốn thực sự của trẻ, hoàn toàn chiều theo ý muốn của con, điều này cũng khiến trẻ cảm thấy khó có thể chuyên tâm làm một việc gì đó . lòng kiên nhẫn không phải là bẩm sinh mà cần phải bồi dưỡng con của bạn có những biểu hiện dưới đây hay không? • Thức ăn trong bát vẫn chưa ăn hết đã vội đòi ăn những món ăn khác . • Khi đến công viên, vừa nhìn thấy trò chơi yêu thích đã lập tức chạy đến đòi chơi trước, bất chấp các bạn khác đang xếp hàng rất trật tự . • Tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ, khi nhận ra mình không thể làm được, trẻ lập tức từ bỏ, không tiếp tục cố gắng phấn đấu . • Khi yêu cầu khồng được đáp ứng, trẻ lập tức cáu gắt, thậm chí mất kiểm soát. • Không tuân theo các quy định như xếp hàng... • Làm việc thiếu kế hoạch cụ thể, muốn làm thì làm, không muốn làm thì sẵn sàng từ bỏ. • Không hiểu kiên nhẫn là gì, không kiên nhẫn làm bất kì chuyện gì. Tất cả những hành vi trên đều là biểu hiện của sự thiếu kiên nhẫn, do đó người lớn thường nói, đứa trẻ nào cũng hấp tấp, vội vàng. Những trẻ thiếu kiên nhẫn thường dễ bị ảnh hưởng tâm lí, chỉ cần một lần không thành công sẽ không chịu đựng được cảm giác thất bại, không đủ bình tĩnh để suy nghĩ đánh giá vấn đề, không thể vượt qua khó khăn, ảnh hưởng đến học tập và cả cuộc sống. Trẻ thiếu kiên nhẫn là đặc trưng của lứa tuổi. Trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển và tự hoàn thiện, các chức năng của cơ thể vẫn chưa kiện toàn, sức tập trung và ý chí chưa vững chắc, do đó thường không kiên nhẫn. Tuổi càng nhỏ, hiện tượng trên càng nổi bật. Việc trẻ làm việc có đầu có cuối là một vấn đề liên quan đến ý chí. Ý chí có kiên định hay không ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của quá trình học tập và lao động của trẻ sau này. Các chuyên gia nhấn mạnh, cha mẹ nên nắm vững khả năng và tính cách của con mình. Nếu con mình thiếu kiên nhẫn, cha mẹ nên giáo dục ngay từ khi còn nhỏ; trẻ càng lớn, hiệu quả giáo dục càng giảm. 19.1. HƯỚNG DẪN TRẺ KIÊN NHẪN Nhiều trẻ không có tính kiên nhẫn, nguyên nhân chủ yếu là do yêu cầu của cha mẹ không chặt chẽ. Người lớn cần kịp thời hướng dẫn trẻ sửa chữa thói quen làm việc thiếu kiên nhẫn. Khi bắt đầu làm quen với một hoạt động mới, cần yêu cầu trẻ làm việc phải hoàn chỉnh. Ví dụ, người lớn yêu cầu trẻ sau khi vẽ xong thì đi tắm. Khi trẻ đi tắm, chúng ta cần yêu cầu trẻ xác định xem mình đã hoàn thành công việc được giao hay chưa... 19.2. NÊU GƯƠNG TÓT Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ. Mỗi ngày, trẻ đều quan sát mọi hành động, cử chỉ, lời nói của cha mẹ và học theo. Tục ngữ nói: “Cha nào con nấy”. Nếu muốn trẻ hình thành được những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần là khuôn mẫu cho trẻ noi theo. Làm bất cứ việc gì, người lớn đều cần phải kiên nhẫn, nghiêm túc và làm hoàn chỉnh, làm tấm gương tốt cho trẻ noi theo. 19.3. TẠO NHỮNG TRỞ NGẠI NHẤT ĐỊNH ĐẺ RÈN LUYỆN TÍNH KIÊN NHẢN Khi yêu cầu trẻ hoàn thành một việc, cần tạo nên một số trở ngại, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ tự khắc phục khó khăn. Nhu vậy, chúng ta mới có thể kích thích được tinh thần hiếu thắng, giúp trẻ có thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ. Đương nhiên, để vượt qua khó khăn, trẻ cần phải cố gắng, do đó kiên nhẫn là kết quả của quá trình rèn luyện ý chí, hoàn cảnh càng khó khăn thì càng dễ rèn luyện tính kiên nhẫn. Người lớn cần động viên trẻ không nên bỏ dở giữa chừng, cần giải thích cho trẻ hiểu muốn làm tốt bất cứ việc gì đều cần phải cố gắng, Khi trẻ nỗ lực quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, cha mẹ cần khen ngợi kịp thời để trẻ nhận ra rằng, việc mình đang nỗ lực là điều đúng đắn và đáng tự hào . Lúc còn nhỏ, khi cảm thấy đói, trẻ thường lập tức đòi ăn, khi khát lập tức đòi uống, muốn chơi lập tức sẽ đòi đồ chơi. Lúc đó, người lớn không nên ngay lập tức đáp ứng nguyện vọng của trẻ mà nên kéo dài một khoảng thời gian nhất định, như vậy có thế rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. 19.4. MẸO VẶT RÈN LUYỆN TÍNH KIÊN NHẢN a. trò chơi Muốn hình thành tính kiên nhẫn, trước tiên chúng ta cần bồi dưỡng khả năng tập trung chú ý, đỏ chính là nền tảng cơ sở của tính kiên nhẫn. Nếu trẻ có khả năng tập trung chú ý, tính kiên nhẫn sẽ dễ dàng được hình thành. Người lớn có thể cho trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi tập trung chú ý như tìm hình khác biệt, tìm lỗi sai, ghép tranh... Trẻ tập trung chú ý chơi, người lớn cũng có thể tập trung làm việc khác . b. Phần thưởng Mỗi đứa trẻ đều cần có mục tiêu riêng thì làm việc mới có nghị lực. Khi trẻ muốn có một thứ gì đó, người lớn có thể đặt ra mục tiêu, nếu trẻ đạt được sẽ có thưởng. Trẻ càng lớn, yêu cầu phải càng cao, điều quan trọng nhất là những mục tiêu đó cần cụ thể, rõ ràng và hợp lí. Người lớn có thể sử dụng thẻ thưởng hoặc giấy thưởng để trẻ có thể kiểm soát được sự tiến bộ của bản thân . c. bồi dưỡng dam mê Trẻ càng có nhiều dam mê thì càng dễ hình thành tính kiên nhẫn. Thực ra, một yếu tố quan trọng của tính kiên nhẫn chính là năng lực trì hoãn sự hưởng thụ. Trong quá trình này, nhờ sự rèn luyện của thời gian, trẻ vẫn giữ được tâm trạng ổn định, như vậy tính kiên nhẫn tự nhiên sẽ được hình thành. Trẻ rèn luyện được tính kiên nhẫn và biết chờ đợi thì mới có kĩ năng tự kiềm chế bản thân, sau này mới có thể làm việc một cách vững vàng . Mách nhỏ Hiếm có đứa trẻ nào có thể chú ý làm một việc trong thời gian dài, thêm vào đó, người lớn thường không chú ý bồi dưỡng tính kiên nhẫn nên trẻ thường thiếu tính nhẫn nại, không thích chờ đợi. Bồi dưỡng tính kiên nhẫn và nghị lực nên bắt đầu ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Quá trình này chắc chắn sẽ gặp ít nhiều khó khăn, nhưng người lớn phải cố gắng nhẫn nại, giúp trẻ có động lực để vượt qua khó khăn và dần dần trưởng thành. 20.LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ Con bạn có thường xuyên lãng phí thời gian, không đúng giờ, thường xuyên lười biếng hoặc kéo dài thời gian, làm việc chậm chạp, lúc nào cũng chậm hơn người khác? Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng, sợ rằng sau khi trưởng thành trẻ sẽ không làm được việc lớn, vì vậy muốn giúp trẻ điều chỉnh quan niệm và thói quen về thời gian, nâng cao hiệu quả làm việc, nhưng không biết phải làm như thế nào . Thay đổi quan niệm về Thời gian, nâng cao hiệu quả làm Việc Sau khi thức dậy, trẻ ăn sáng, mặc quần áo, chuẩn bị sách vở một cách chậm chạp khiến người lớn đang vội đi làm cảm thấy rất sốt ruột. Khi làm bài tập, trẻ làm bài được một lúc lại ngồi ngây ra hoặc quay sang nghịch đồ dùng học tập... Đối mặt với sự chậm chạp của trẻ, người lớn thường cảm thấy rất sốt ruột nhưng không làm gì được. Nếu gặp phải tình huống trẻ cố ý kéo dài thời gian, người lớn cần giữ bình tĩnh. Nếu ngay lúc đó, cha mẹ lớn tiếng mắng mỏ giáo huấn, sự việc sẽ càng xấu đi. Nếu sự chậm chạp không được người lớn điều chỉnh kịp thời, lâu dần sẽ trở thành thói quen, lúc đó muốn sửa đổi là vô cùng khó. Chậm chạp, lừng chừng trong học tập và công việc sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, do đó người lớn cần sắp xếp cuộc sống của trẻ một cách hợp lí, kể cả những việc nhỏ nhặt nhất, hướng dẫn trẻ cách nâng cao hiệu quả công việc, giúp trẻ khắc phục thói quen lề mề, cố ý kéo dài thời gian. 20.1. VAI TRÒ CỦA ĐÔNG HÒ Cha mẹ cần giúp trẻ nâng cao quan niệm về thời gian, đồng thời hướng dẫn chúng cách sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Hiện tượng trẻ làm việc chậm chạp là do chúng khồng có khái niệm về thời gian. Nên cho trẻ biết rằng, việc lề mề sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho cha mẹ và cả cho bản thân trẻ, từ đó trẻ sẽ tự nhận thức và điêu chỉnh. Người lớn có thê cùng trẻ đưa ra một kê hoạch cụ thể và cùng giám sát thực hiện, trẻ có thể giám sát cha mẹ có chậm chạp hay không, sau đó trao đổi kết quả quan sát được. Ngoài ra, chúng ta có thể giúp trẻ xây dựng thời gian biểu cụ thể, ghi lại thời gian làm mọi việc trong ngày như thức dậy, ăn uống, thay quần áo, đi học, vui chơi... sau một khoảng thời gian nhất định sẽ nhận xét sự tiến bộ của trẻ. Nhờ đó, trẻ có thể nhận thức được sự tiến bộ khi tuân thủ thời gian, sau đỏ sẽ chủ động nâng cao hiệu quả làm việc và học tập, dần hình thành nên quan niệm đúng đắn về thời gian. 20.2. HƯỚNG DẪN ĐÚNG CÁCH Muốn trẻ có quan niệm đúng đắn, tích cực về thời gian, người lớn cũng cần tiết kiệm và trân trọng thời gian, làm việc có hiệu quả để làm gương cho trẻ noi theo . Người lớn có thể giúp trẻ lập một thời gian biểu hợp lí, quy định rõ thời gian làm mọi việc, không ngừng động viên và yêu cầu trẻ tuân thủ. Ví dụ: yêu cầu trẻ thức dậy đúng giờ, nếu làm đúng sẽ được thưởng một bông hoa, nếu đủ năm bông hoa sẽ được đáp ứng một yêu cầu nhất định như đi chơi công viên hoặc mua đồ... Nếu qua một khoảng thời gian rèn luyện mà trẻ vẫn chậm chạp, cha mẹ cũng đừng quá lo lắng. Người lớn có thể tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ tiến bộ chậm hoặc không tiến bộ, từ đó đưa ra những phương pháp xử lí thích hợp. 20.3. CHO TRẺ QUYỀN Tự QUYẾT Quá bao bọc và bảo vệ trẻ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng trẻ làm việc chậm chạp, lười biếng hoặc ỷ lại vào người lớn. Trẻ biết rằng bố mẹ sẽ giúp mình ăn cơm, mặc quần áo, thu dọn nhà cửa... nên bản thân không cần động tay. Vì vậy, chúng ta nên cho trẻ quyền tự quyết định chuyện của mình, có như vậy trẻ mới rèn luyện được kĩ năng giải quyết công việc và cảm r thây tự tin hơn. 20.4. HƯỚNG DẪN TRẺ KĨ NĂNG Người lớn cần chú ý quan sát tìm hiểu sở thích của trẻ như bơi lội, võ thuật, múa, mĩ thuật, piano... sau đó khuyến khích trẻ bồi dưỡng một kĩ năng nhất định. Hành động của con người có tính tổng thể, qua quá trình học tập và rèn luyện, trẻ sẽ dần trở nên thành thục, điều này có những ảnh hưởng nhất định tới những công việc khác, nâng cao hiệu quả học tập của trẻ. 20.5. CHO TRẺ THỂ NGHIỆM CẢM GIÁC THÀNH CÔNG • Khi cảm nhận được thành quả của sự thành công, trẻ mới tích cực phát huy, từ đó hình thành nên thói quen tốt. Nhưng cha mẹ cần chú ý, khi tốc độ và hiệu quả hoạt động của trẻ tăng lên, thời gian sẽ thừa ra, chúng ta nên trả khoảng thời gian đó lại cho trẻ, không nên được nước lấn tới. Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn, cha mẹ có thể cho trẻ thời gian hoạt động tự do để trẻ làm những việc mình thích. Nếu chúng ta tự ý sắp xếp khoảng thời gian dôi ra đó để yêu cầu trẻ làm thêm những việc khác thì sẽ làm giảm tính tích cực và tự giác của trẻ. 20.6. TẠO Cơ HỘI CHO TRẺ NẾM TRẢI sự THẤT BẠI Khi nếm trải sự cay đắng của thất bại, trẻ mới tự giác điều chỉnh tốc độ và hiệu quả làm việc của bản thân. Người lớn cho trẻ tự chịu trách nhiệm với hậu quả do việc chậm chạp gây ra cũng là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ sửa thói quen khồng tồn trọng thời gian. Ví dụ: Nếu trẻ dậy muộn, người lớn không cần giúp, chỉ cần nhắc nhở “Nếu con không nhanh lên, chắc chắn sẽ muộn học!” Nếu trẻ vẫn tiếp tục lừng chừng, cha mẹ nên cho trẻ trải nghiệm một lần hậu quả của việc đi học muộn. Thầy cô giáo sẽ hỏi lí do đi học muộn, sau khi bị phê bình, trẻ sẽ cảm nhận được tác hại của việc chậm chạp, sau đó sẽ tự mình sửa đổi.