🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 52 bệnh trẻ em - Trị liệu bằng xoa bóp (Minh họa bằng hình vẽ) Ebooks Nhóm Zalo 52 BỆNH TRẺ EM TRỊ LIỆU BẰNG XOA BÓP (Minh họa bằng hình vẽ) By Đông A Sáng. Copyring Đông A Sáng Smashwords Edition. LỜI NÓI ĐẦU Chương 1 : KHÁI QUÁT, NHỮNG HUYỆT VỊ THƯỜNG DÙNG, THỦ PHÁP VÀ THAO TÁC XOA BÓP. Tiết 1 : Khái quát. Tiết 2 : Những huyệt vị thường dùng. Tiết 3 : Thủ pháp và thao tác xoa bóp. Chương 2 : TRỊ LIỆU 52 BỆNH TRẺ EM BẰNG XOA BÓP. 1. Đường hô hấp bị cảm nhiễm. 2. Viêm chi khí quản cấp tính. 3. Viêm chi khí quản mãn tính. 4. Viêm phổi. 5. Hen suyễn. 6. Đường hô hấp bị cảm nhiễm, tái phát nhiều lần. 7. Đau bụng, đi tả. 8. Bệnh biếng ăn. 9. Dinh dưỡng không tốt. 10. Miệng bị nhọt. 11. Viêm thận cấp tính. 12. Viêm thận mãn tính. 13. Tiết niệu bị cảm nhiễm. 14. Chứng đái dầm. 15. Bệnh về tiêu hóa. 16. Viêm xương, khớp- tính phong thấp. 17. Bệnh còi. 19. Đổ mồ hôi trộm. 20. Nhễu nước miếng. 21. Đại tiện bón. 22. Thoát hậu môn. 23. Chứng nắng nóng. 24. Bệnh sởi. 25. Phong chẩn. 26. Thủy đậu. 27. Ho 100 ngày. 28. Viêm não. 29. Chứng tê liệt. 30. Viêm quai hàm - lưu hành tính. 31. Bệnh tay, chân, miệng. 32. Thần kinh cánh tay trên bị tổn thương. 33. Xương đầu cổ tay bị thoát vị. 34. Xương ngón tay bị trẹo. 35. Xương hông bị trẹo. 36. Bị trẹo xương mắt cá. 37. Cổ bị nghiêng do bẩm sinh. 38. Tầm ma chẩn. 39. Đông sang. 40. Chấn động não bị di chứng. 41. Não tích thủy. 42. Viêm kết mạc cấp tính. 43. Mắt bị hạt -nhọt. 44. Cận thị. 45. Chảy máu cam. 46. Viêm mũi do mẫn cảm. 47. Viêm mũi mãn tính. 48. Viêm đào thể cấp tính. 49. Viêm đào thể mãn tính. 50. Đau răng. 51. Khóc đêm. 52. Trẻ mới sinh bị ngạnh thủng chứng. AUTHOR. mailto:htt//blog,%20smahwords.com LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình đấu tranh lâu dài với bệnh tật, con người luôn luôn tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hình thành nhiều phương pháp trị liệu. Một trong những phương pháp đặc sắc là xoa bóp trị liệu bệnh tật nói chung và trị liệu bệnh tật cho trẻ em nói riêng. Phương pháp xoa bóp trị liệu bệnh tật cho trẻ, xuất hiện khá lâu đời trong lịch sử y học dân gian. Ngày nay, đã được nhiều bệnh viện ở Trung Quốc ứng dụng để trị liệu cho trẻ, hiệu quả cao, an toàn, ít tốn kém. Nhiều công trình y học có giá trị đã được biên soạn, xuất bản thành sách. Cuốn sách “52 bệnh trẻ em- trị liệu bằng xoa bóp” là một trong những cuốn sách có giá trị ấy. Sách gồm 2 chương : Chương một : Khái quát về lịch sử, nguồn gốc phương pháp xoa bóp trị liệu. Giới thiệu những huyệt thường dùng, phương pháp lấy huyệt và các thao tác xoa bóp...v.v. Chương hai : Nên 52 bệnh tật trẻ em thường gặp, bao gồm nội khoa, ngoại khoa, xương, truyền nhiễm, ngũ quan...v.v. mỗi bệnh đều kèm theo các phương pháp trị liệu. Nhìn chung, sách trình bày dễ hiểu, minh họa bằng hình ảnh, dễ đọc, dễ học, dễ ứng dụng. Có thể nói, sách là một lương y, cần thiết đối với mọi gia đình có cháu nhỏ, từ sơ sinh đến 15-16 tuổi. Chương 1 : KHÁI QUÁT, NHỮNG HUYỆT VỊ THƯỜNG DÙNG, THỦ PHÁP VÀ THAO TÁC XOA BÓP. Tiết 1 : KHÁI QUÁT. 1. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ : Xoa bóp (còn gọi là đẩy nắm - thôi nã) trị liệu cho trẻ em bắt nguồn từ cổ đại, là một bộ phận quan trọng của Trung y. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thời cổ, khi bị thương hoặc bị bệnh, sinh đau nhức, người ta dùng hai bàn tay để xoa bóp, chà xát, hoặc dùng các ngón tay để đè, nhón, vê ... thì có cảm giác bớt đau nhức, hoặc đau nhức biến mất. Với chiều dài lịch sử thăm thẳm, với tích lũy kinh nghiệm, người ta đã hình thành môn xoa bóp trị liệu. “Sách Sử ký- Biển Thước thương công liệt truyện”, viết : “Thời thượng cổ, có thầy thuốc không dùng thuốc thang, kim chích... mà chỉ dùng tay, các ngón tay xoa bóp để trị liệu bệnh tật”. Sách “Nội kinh” viết về tác dụng của xoa bóp : “Đè tức khí nóng đến, khí nóng đến thì ngừng đau”. Đời Tùy, xoa bóp trị liệu rất thịnh hành, tuy chưa trở thành một chuyên khoa nhưng được các thái y coi trọng, là một trong một nội dung, dùng để dạy các y quan. Đến đời Minh, xoa bóp trị liệu đã có nhiều thực tiễn, nhiều kinh nghiệm phong phú và hình thành được lý luận cơ bản. Chẳng hạn, đè là khí lưu, xoa là khí đi (Án nhi lưu chi, ma nhi khứ chi); hoặc, xoa nhanh là tả, xoa chậm là bổ (Cấp ma vi tả, mạn ma vi bổ); hoặc, một ngón tay là đẩy, ba ngón tay là nắm (Nhất chỉ vi suy, tam chỉ vi nã); chữ suy (đẩy) chữ nã (cầm) là hai tự nhãn của phương pháp xoa bóp trị liệu. Đời này cũng đã xuất hiện nhiều cuốn sách nói về phương pháp xoa bóp trị liệu cho trẻ em như : “ Tiểu nhi án ma kinh”, “Tiểu nhi suy nả toàn kinh”, “Tiểu nhi suy nã mật quyết”. Đời Thanh, việc tổng kết kinh nghiệm của phương pháp xoa bóp trị liệu cho trẻ được đề cao. Vì vậy, phương pháp này càng ngày càng thu thập thêm nhiều kinh nghiệm, chuyên sâu hơn, có nhiều tiến bộ đáng kể. Chẳng hạn, bên cạnh phương pháp đẩy (suy), thì có thêm những phương pháp khác, như “chính cốt nả”, “điểm huyệt suy nả”, “nhất chỉ đơn suy nả”. Về sách vở, thời này có cuốn “Y tông kim giám”, của Ngô Khiêm, tổng kết và hệ thống lại kinh nghiệm, trong đó có viết : Sờ bên ngoài, biết bệnh sinh ở bên trong, khi xoa bóp trị liệu, thì tay tùy tâm mà chuyển, phương pháp trị liệu tùy theo từng người mà xuất (Cơ xúc vu ngoại, xảo sinh vu nội, thủ tùy tâm chuyển, pháp tòng nhân xuất). Tức là, ở trẻ em tuổi tác khác nhau, thể chất khác nhau, bệnh tật khác nhau, thì có thủ pháp trị liệu khác nhau, vận dụng các thủ pháp một cách linh hoạt, thì mới thành công. Thời cận đại và hiện đại, phương pháp trị liệu bằng xoa bóp (thôi nã) cho trẻ em càng ngày càng phát triển (do kết hợp giữa thực tiễn và lý luận, giữa kinh nghiệm thời cổ và y học hiện đại) và được ứng dụng rộng rãi trong việc trị liệu. Ví dụ: Trung y viện ở Thượng Hải nổi tiếng, vì các thầy thuốc đã dùng phương pháp đè (án) bụng, đẩy (thôi) đốt xương thứ 7, nắn (nhu) quy vĩ (huyệt Trường cường), rồi đè (án) huyệt Tỳ du, huyệt Vị du, hoặc huyệt Túc tam lý, để trị liệu cho các cháu bé 2 tuổi bị bệnh tả do tiêu hóa không tốt, rất hiệu quả. Các thầy thuốc Trung y viện ở Sơn Đông, Phúc Châu cũng phương pháp xoa bóp trị liệu bệnh tật cho trẻ em, hiệu quả rất cao, có nơi đạt 98%. Phương pháp xoa bóp trị liệu nói chung, không chỉ được ứng dụng trong việc trị liệu bệnh tật, mà còn được ứng dụng vào việc dưỡng sinh, phòng bệnh. Nó không chỉ là một bộ phận y học- văn hóa đặc sắc của Trung Quốc, mà còn được phổ biến đến nhiều nước trên thế giới. 2. NGUYÊN LÝ TRỊ BỆNH TRẺ EM BẰNG PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP. Phương pháp đẩy nắm (thôi nã) trị liệu bệnh tật cho trẻ em, dựa vào học thuyết tạng phủ, kinh lạc; vận dụng tứ chẩn (vọng chẩn, văn chẩn, vấn chẩn, thiết chẩn) và bát cương (âm dương, biểu lý, hàn nhiệt, hư thực) của Trung y; kết hợp với y học hiện đại như sinh lý học, bệnh lý học, giải phẩu học, tri thức chẩn đoán ... phù hợp với nhu yếu lâm sàng. Học thuyết cho rằng, kinh lạc, bên trong thuộc tạng phủ, bên ngoài liên quan đến xương cốt, tứ chi; trong ngoài thông nhau, trên dưới quán xuyến nhau, làm cho các tổ chức khí quan thành một chỉnh thể- hữu cơ, (công năng) vận hành khí huyết dinh dưỡng toàn thân. Đây là một trong những nguyên lý, căn cứ, quan trọng của phương pháp trị liệu bằng đẩy nắm. Nói đơn giản, xoa bóp (hoặc đẩy nắm) trị liệu là xoa bóp, đẩy nắm một bộ vị, hoặc huyệt vị nào đó, mục đích làm cho thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương, điều hòa tạng phủ, phù chính, khử tà, khôi phục công năng của cơ thể. Ở góc độ y học hiện đại, xoa bóp là một loại kích thích vật lý, có công năng điều tiết thần kinh phản xạ và sự tuần hoàn của thể dịch. Sự kích thích này, một mặt, có tác dụng cục bộ; mặt khác, dẫn đến sự phản ứng chỉnh thể; tạo ra sự cải biến, ảnh hưởng đến sinh lý, bệnh lý. Theo các chuyên gia, xoa bóp, có tác dụng cải thiện hô hấp và dinh dưỡng của da, lợi cho tuyến mồ hôi, lợi cho sự phân tiết của tuyến mỡ, làm cho mao tế huyết quản khuếch trương, khiến máu lưu thông nhanh, tổng số bạch tế bào tăng lên, điều tiết và phân loại lâm ba tế bào; độ ấm cục bộ tăng lên, xúc tiến sự hấp thu của chứng viêm, tăng cường tính đàn hồi của da, làm cho da nhuận sáng. Khi xoa bóp, thông qua quá trình hưng phấn và cưỡng chế, có tác dụng điều chỉnh hệ thần kinh, giải trừ được sự căng thẳng, mệt mỏi của đại não; tăng cường công năng các tổ chức của cơ thể, ảnh hưởng đến nội tạng, huyết quản, các tuyến thể, khiến cho cơ thể thư thái. Xoa bóp có tác dụng cục bộ, vừa ảnh hưởng đến toàn thân, xúc tiến sự thay cũ đổi mới, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bào vệ sức khỏe, phòng bệnh và trị liệu bệnh tật. 3. ĐẶC ĐIỂM TRỊ BỆNH TRẺ EM BẰNG PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP. Công cụ xoa bóp trị liệu cho trẻ là hai tay, không dùng kim để châm, không dùng thuốc; do không dùng thuốc nên không có phó tác dụng; không dùng kim, nên bệnh nhi không đau đớn, kinh sợ. Ngoài ra, thao tác xoa bóp trị liệu khá đơn giản, dễ (tiện), tiết kiệm, không tốn kém (kiệm). Về phương diện chọn huyệt, thì có thể chọn các huyệt trên 14 đường kinh lạc và các kỳ huyệt. Tùy theo bệnh tật, phương pháp trị liệu mà chọn huyệt cho thích hợp. Ví dụ : Trẻ em bị ngoại cảm phong nhiệt; biểu hiện, phát nhiệt nặng, sợ gió, đổ mồ hôi hoặc ít đổ mồ hôi, đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng, khát nước, lưỡi chất hồng, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù số. Phương pháp trị liệu là “sơ phong giải biểu, thanh nhiệt tuyên phế”. Căn cứ vào phương pháp trị liệu để tuyển chọn các huyệt sau : Nắn huyệt Phong trì, bấm vò huyệt Thiếu thương, bấm huyệt Hợp cốc (Xoa bóp những huyệt vị này có công dụng sơ phong giải biểu, thanh nhiệt, trừ bực bội). Ngoài ra, chọn và xoa bóp các huyệt khác như Thanh thiên hà thủy (tác dụng thanh nhiệt tuyên phế), Thanh đại trường (thanh nhiệt giải độc, thối nhiệt lục phủ); thanh Bản môn (lợi hầu hóa đàm); vò Tam quan (lợi lục phủ, cân bằng âm dương). Về thao tác, yêu cầu xoa bóp nhẹ, nhanh, nhu hòa; có thể dùng các loại thuốc để xoa bóp như hoạt thạch phấn, nước hành, nước gừng, để xoa bóp. Về thứ tự, nên xoa bóp các huyệt theo thứ tự như sau : Đầu- mặt - tay (thượng chi) - ngực bụng - eo - lưng - chân (hạ chi). Quá trình xoa bóp không nên dùng thủ pháp thuộc “đơn thức” mà cần kết hợp với các thủ pháp khác, gọi là “phức thức” như “đả mã quá thiên hà”, “hoàng phong nhập động” Trong việc trị liệu bệnh tật, Trung y rất coi trọng chỉnh thể, coi trọng sự vận dụng học thuyết sinh - khắc của ngũ hành và cực lực phản đối việc chữa trị máy móc như bệnh ở đầu thì chữa đầu, bệnh ở chân thì chữa ở chân. Ví dụ 1 : Trẻ bị ho ngoại cảm, trị liệu lâu ngày không khỏi, hoặc không trị được, là do phổi hư vì chỉ trị Phế kinh (dùng huyệt Phế kinh). Thầy thuốc giỏi, ngoài việc dùng các huyệt thuộc Phế kinh (Kim) để trị liệu mà còn dùng các huyệt thuộc Tỳ kinh (Thổ) để trị liệu. Tức là vận dụng sinh- khắc của ngũ hành (Thổ sinh Kim) để trị liệu. Ví dụ 2: Trẻ em, thần khí khiếp nhược, hình khí không đủ, đột nhiên sợ hãi, nôn mữa, hoặc chảy nước dãi. Khi chữa trị, ngoài việc chọn các huyệt thuộc Tỳ kinh để xoa bóp, mục đích trấn kinh, an thần, kiện tỳ tiêu thực; thì thầy thuộc cũng chọn những huyệt vị thuộc Can (gan) kinh để xoa bóp trị liệu, mục đích bình gan hòa vị. Nói chung, muốn thủ đắc được phương pháp xoa bóp trị liệu cho trẻ, cần phải cố gắng học tập (chân học tập), nắm vững nguyên tắc, chú ý đến thao tác, các đặc điểm, thì mới thành công. 4. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP TRỊ LIỆU: Phương pháp xoa bóp trị liệu cho trẻ em được áp dụng rộng rãi thuộc nhiều khoa : Hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, ngoại thương, ngũ quan, thần kinh. Sách này giới thiệu phương pháp trị liệu 52 bệnh tật mà trẻ em thường gặp. Tiết 2 : NHỮNG HUYỆT VỊ THƯỜNG DÙNG (HUYỆT VỊ, CHỦ TRỊ, THỦ PHÁP VÀ THAO TÁC) I. ĐẦU, MẶT, CỔ : 1. Thiên môn: Giữa 2 lông mày lên đến chân tóc. 1) Chủ trị : Cảm mạo, phát nhiệt, đau đầu, nội thương. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng 2 ngón tay cái đẩy từ giữa 2 lông mày lên đến huyệt Thiên đình, gọi là khai Thiên môn. Hoặc, dùng phương pháp phân, đẩy ra 3 huyệt Toản trúc, Ngư yêu, Ty trúc. 2. Khảm cung: Đường thẳng từ giữa lông mày ra đuôi lông mày, chỗ lõm. 1) Chủ trị : Cảm mạo, phát nhiệt, đau đầu, kinh phong, đỏ mắt. 3) Thủ pháp và thao tác : Dùng 2 ngón tay cái đẩy từ giữa lông mày ra phía đuôi, gọi là đẩy Khảm cung. 3. Thái dương: Chỗ lõm phía dưới, ngoài đuôi lông mày. 1) Chủ trị : Cảm mạo, phát nhiệt, đau đầu, đỏ mắt, các chứng thuộc nội thương. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay giữa để vò (nhu) hoặc vận, gọi là vò hoặc vận Thái dương. Dùng 2 ngón tay cái xoa quanh (thôi) từ đuôi lông mày theo hướng đến tai, gọi là đẩy Thái dương. 4.Ấn đường (my tâm): Giữa đường nối giữa hai chân mày. 1) Chủ trị : Hôn quyết, co giật, mãn kinh phong, cảm mạo, đau đầu. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón phần móng tay cái hoặc để thẳng ngón tay cái vò, dụt. 5. Sơn căn (Nhị môn): Trên sống mũi, ngang hai mắt. 1) Chủ trị : Mãn kinh phong, co giật. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái (và ngón tay khác) nắn, gọi là nắn (niếp) Sơn căn. 6. Diên niên : Trên Chuẩn đầu, dưới dưới Sơn căn, trên chỗ cao xương sống mũi. 1) Chủ trị : Cảm mạo, nghẹt mũi, mãn kinh phong. 2) Thủ pháp và thao tác :Dùng ngón tay cái (và ngón tay khác) nắn, gọi là nắn (niếp) Diên niên. 7.Thủy câu (Nhân trung): Điểm 1/ trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân trung dưới sống mũi. 1) Chủ trị : Kinh phong, hôn quyết, môi mấp máy, 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng phần móng ngón cái nắn (niếp), gọi nắm Nhân trung. 8. Tỵ thông : Chỗ lõm dưới xương mũi. 1) Chủ trị : Mũi bị mụt nhọt, tỵ uyên. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón trỏ, ngón giữa dụi vò, gọi là vò Tỵ thông. 9. Nghinh hương : Trong rãnh mũi mép, cách mũi 0.5 tấc. 1) Chủ trị : Mũi bị bệnh, mắt miệng méo, mặt ngứa. 3) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón trỏ, ngón giữa dụi vò, gọi là vò Nghinh hương. 10. Hạ quan : Trước bình tai, chiều ngang một ngón tay, chỗ lõm giữa bờ dưới xương gò má và bờ trước lồi cầu xương hàm dưới. 1) Chủ trị : Ù tai, tai điếc, đau răng, miệng mắt bị méo. 3) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa vò (nhu) gọi là vò Hạ quan. 11. Nha quan (Giáp xa): Trước góc hàm dưới, khoảng chiều ngang 1 ngón tay. 1) Chủ trị : Nghiến răng, mắt miệng méo, đau răng. 2) Thủ pháp và thao tác : Ngón tay cái đè, ngón tay giữa vò, gọi là đè, vò Nha quan. 12. Địa thương : Điểm gặp nhau của rãnh mũi mép và đường ngang qua hai mép. 1) Chủ trị : Miệng khát, chảy nước dãi, mắt máy động. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón tay trỏ, ngón giữa vò, gọi là vò Địa thương. 13. Thừa tương: Dưới cơ vòng môi dưới. 1) Chủ trị : Miệng khát, sưng chân răng, chảy nước dãi, mặt thủng, đau răng. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón giữa vò, gọi là vò Thừa tương. 14. Nhĩ môn (Nhĩ phong môn) : Trên Thính cung (kinh Tiểu trường) chỗ khuyết ở loa tai. 1) Chủ trị : Điếc tai, ù tay, đau răng, miệng khát, đau cổ. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa vò, gọi là vò Nhĩ môn. 15. Thính hội: Trước vành tai, gần chân gò bình tai. 1) Chủ trị : Điếc tai, ù tay, đau răng, miệng khát, má bị sưng. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón cái để nắn, ngón giữa để vò, gọi là nắn, vò Thính hội. 16. Thiên đình: Trung tuyến, giữa đầu, chân tóc lên 5 tấc. 1) Chủ trị : Mắt bị bệnh, mắt miệng bị méo. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón cái để nắn, hoặc đốt ngón tay thứ hai của ngón giữa để giã, thụi, gọi là nắn hoặc giã thụi Thiên đình. 17. Não môn (Tín phong): Từ giữa chân tóc đi lên 2 tấc, trước Bách hội. 1) Chủ trị : Đau đầu, nghẹt mũi, kinh phong, tinh thần hôn mê bực bội, giải lô. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng 2 ngón tay cái thay nhau đẩy từ chân tóc lên đến huyệt vị, gọi là đẩy Não môn; dùng ngón cái xoa (nhu) nhẹ, gọi là xoa Não môn. 18. Bách hội: Giữa bờ dưới chân tóc sau gáy lên 7 tấc. 1) Chủ trị : Đau đầu, thoát giang (thoát hậu môn), đái són, kinh nhàn..v.v. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái ấn hoặc vò, gọi là ấn hoặc vò Bách hội. 19. Nhĩ hậu cao cốt (Nhĩ bối) : Giữa chỗ lõm của xương sau tai. 1) Chủ trị : Đau đầu, kinh phong, nóng nảy bất an, cảm mạo. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng 2 ngón tay cái hoặc 2 ngón tay giữa nắn (nhu), gọi là nắn Nhĩ hậu cao cốt. 20. Phong trì : Giữa mõm chũm, bờ ngoài cơ gáy, ngang với dái tai. 1) Chủ trị : Cảm mạo, đau đầu, phát nhiệt, chóng mặt, cổ đau cứng. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ đè hoặc vò, hoặc nắm. 21. Thiên trụ cốt: Sau cổ, giữa đường thẳng, xuất phát từ chân tóc đến huyệt Đại chùy. 1) Chủ trị : Đau đầu, cổ bị bị đau cứng, nôn mữa, phát nhiệt. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa đẩy từ trên xuống dưới, gọi là đẩy Thiên trụ cốt. Hoặc, dùng dầu và cạo nhẹ từ trên xuống. 22. Đại chùy : Giữa đốt sống cổ thứ 7 và đốt sống lưng số 1, ngang với Kiên tỉnh. 1) Chủ trị : Cảm mạo, phát nhiệt, cổ bị cứng, ho, kinh phong, điên nhàn. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón giữa tay phải để vò (nhu),gọi là vò Đại chùy. Hoặc, dùng ngón trỏ, ngón giữa nắn, gọi là nắn Đại chùy. 23. Kiều cung : Hai bên cổ, ở trên đường thẳng đầu 2 vú thẳng lên. 1) Chủ trị : Trẻ vẹo cổ, cổ bị cứng, cao huyết áp. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa vò hoặc nắn, gọi là vò hoặc nắn Kiều cung. II. NGỰC, BỤNG : 1. Thiên đột : Chỗ lõm giữa hai đầu xương đòn, giữa hai gân cơ ức đòn chũm, trên bờ cán xương ức. 1) Chủ trị : Đàm khi gấp, ho tức ngực, buồn nôn, nôn mữa. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay giữa ấn (án) hoặc vò (nhu), hoặc điểm, gọi là ấn, vò, điểm Thiên đột. Hoặc, dùng ngón tay cái, ngón trỏ, dùng lực nắn (niết) huyệt Thiên đột lên cho đỏ hồng, gọi nắn Thiên đột. 2. Đản trung (Tâm diễn) : Giao điểm của đường nối hai núm vú với đường dọc giữa xương ức. 1) Chủ trị : Tức ngực, nấc, ho, đờm khò khè. 2) Thủ pháp và thao tác: 3. Nhũ căn : Khe xương sườn thứ 5, đầu vú thẳng xuống 2 tấc. 1) Chủ trị : Bực bội, đau ngực, ho, khí ngắn. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa vò, gọi là vò Nhũ căn. 4. Nhũ bàng (Nãi bàng): Từ đầu vú ra hai bên 2 tấc. 1) Chủ trị : Tức ngực, ho ù tai, nôn mữa. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng hai ngón trò hoặc hai ngón giữa vò (nhu), gọi là vò Nhũ bàng. Hoặc dùng ngón trỏ, ngón giữa nắm (niếp) Nhũ bàng. 5. Hiệp lặc : Từ nách xuống xương sườn thứ hai. 1) Chủ trị : Tức ngực, đau sườn, ho có đờm, khí gấp, cam tích, gan tỳ sưng lớn. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng hai lòng bàn tay xoa bên sườn đến huyệt Thiên khu. 6. Trung quản : Giữa đường nối từ mũi kiếm xương ức đến rốn. 1) Chủ trị : Đầy bụng, nôn mữa, ăn uống không ngon ...v.v. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ vò Trung quản. Hoặc dùng gốc bàn tay ấn, vò Trung quản. Hoặc, dùng bàn tay, bốn ngón tay (trỏ, giữa, đeo nhẫn, út) xoa Trung quản. Đẩy từ Trung quản lên cổ họng, hoặc đẩy từ cổ họng xuống Trung quản, gọi là đầy Trung quản. 7. Phúc : Bụng. 1) Chủ trị : Đau bụng, đầy bụng, tiêu hóa không tốt, nôn mữa, biếng ăn. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng 2 ngón tay cái đẩy men theo góc cung sườn. Hoặc đẩy từ Trung quản xuống bụng, chia ra 2 bên, gọi là đẩy phân âm dương. Hoặc dùng lòng bàn tay, bốn ngón tay xoa bụng. 8. Thần khuyết: Chính giữa rốn. 1) Chủ trị : Đầy bụng, đau bụng, sôi bụng, thổ tả, tích thực, đại tiện bón. 2) Thủ phá.p và thao tác: Dùng ngón giữa, hoặc gốc bàn tay vò, gọi là vò Đỗ tể. 9. Thiên khu : Thần khuyết (chính giữa rốn) ngang ra 2 tấc. 1) Chủ trị : Bụng tả, đại tiện bón, bụng đầy đau, tích thực không tiêu. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón tay trỏ, ngón giữa vê, gọi là vê Thiên khu. 10. Khí hải : Rốn thẳng xuống 1.5 tấc. 1) Chủ trị : Đau bụng, đi tả, đại tiện bón, đái són 2) Thủ pháp và thao tác: 12.Đan điền : Rốn thẳng xuống 2.5 tấc. 1) Chủ trị : Bụng tả, đau bụng, đái són, thoát hậu môn...v.v. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón giữa tay phải vò (nhu) gọi là vò Đan điền. Dùng lòng bàn tay xoa, gọi là xoa Đan điền. 13. Quan nguyên : Rốn thẳng xuống 3 tấc. 1) Chủ trị : Đau bụng, đi tả, bệnh lỵ, đi tiểu không thông, đái són, ngũ nhuyễn, ngũ trì ...v.v. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón tay giữa hoặc dùng lòng bàn tay ấn, vò, gọi là ấn, vò Quan nguyên. III. EO, LƯNG : 1. Kiên tỉnh : Khoảng giữa xương bả vai và xương đòn, trước xương to 1.5 tấc. 1) Chủ trị : Cảm mạo, kinh quyết, tay cử động bất lợi. 2) Thủ pháp và thao tác : 2. Phong môn: Mỏm gai đốt sống lưng 2 ngang ra hai bên 1.5 tấc. 1) Chủ trị : Cảm mạo, ho, ho có đờm. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay trỏ, ngón tay giữa vò, gọi là vò Phong môn. 3. Phế du: Mỏm gai sống lưng 3 ngang ra hai bên 1.5 tấc. 1) Chủ trị : Ho, đờm khò khè, tức ngực, đau ngực 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ, ngón giữa vò, gọi là vò Phế du. Dùng hai ngón tay cái đẩy từ bả vai xuống lên, gọi là đẩy Phế du, 4. Tỳ du : Mỏm gai đốt sống lưng 11 ngang ra hai bên 1.5 tấc. 1) Chủ trị : Thổ tả, cam tích, ăn uống không ngon, hoàng đản, thủy thủng, mạn kinh. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái, hoặc ngón trỏ, ngón giữa vò hoặc đè, gọi là vò hoặc đè Tỳ du. 5. Thận du : Mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 ngang ra hai bên 1.5 tấc. 1) Chủ trị : Tả lâu ngày, đái són, đau bụng dưới, ho lâu, chân yếu. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng hai ngón tay cái vò, gọi là vò Thận du. 6. Yêu du : Đốt sống 15, ngang ra hai bên 1.5 thốn. 1) Chủ trị : Đau lưng, chân bị bệnh tê. 2) Thủ pháp và thao tác: Ấn hoặc vò, gọi là ấn hoặc vò Yêu du. 7.Tích trụ : Đường thẳng từ huyệt Đại chùy đến huyệt Trường cường. 1) Chủ trị : Phát nhiệt, kinh phong, dạ đề, cam tích, bụng tả, nôn mữa. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón trỏ, ngón giữa đẩy từ trên xuống dưới, gọi là đẩy Tích trụ. Nắm, nặn (niết) cứ 3 lần nắn, 1 lần nâng, lần lượt từ dưới lên trên, gọi là tam niết, nhất đề Tích trụ. 8. Thất tiết cốt : Đường thẳng từ cột sống thắt lưng 4 thẳng đến vĩ chuy cốt. 1) Chủ trị : Tả, đại tiện bón, thoát hậu môn. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng cạnh đầu ngón tay cái, hoặc dùng ngón trỏ, ngó giữa đẩy từ dưới lên trên, hoặc đẩy từ trên xuống dưới. 9. Quy vỹ : Là quy vỹ cốt. 1) Chủ trị : Đi tả, đại tiện bón, thoát hậu môn, đái són. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái (tay phải) hoặc ngón tay giữa vò, gọi là vò Quy vỹ. 10. Bát liêu : Thượng liêu (xương cùng thứ nhất), Thứ liêu (xương cùng thứ hai, Trung liêu (xương cùng thứ ba) Hạ liêu (xương cùng thứ thứ tư). 1) Chủ trị : Các bệnh liên quan đến tiết niệu và sinh thực khí quan. 3) Thủ pháp và thao tác: Dùng hai ngón tay cái ấn từ Hạ liêu lên đến Thượng liêu, gọi là chà (sát) Bát liêu. IV. TAY (THƯỢNG CHI) : 1. Tỳ kinh - Thổ : Ngón cái (đốt thứ nhất). 1) Chủ trị : Thân thể hư nhược, ăn uống không ngon, bụng tả, đại tiện bón, đại tiện ra máu, xuất chẩn hậu kỳ. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón cái đẩy ngón cái bệnh nhi theo hướng Bản môn, là bổ; đẩy ngược lại là tả; vừa đẩy đi đẩy lại, hai chiều là bình bổ, bình tả. 2. Can kinh Mộc: Ngón tay trỏ (đốt thứ nhất)., ngũ tâm bực bội, miệng đắng cổ khô. 1) Chủ trị : Kinh phong, đỏ mắt, hồi hộp bất an. 2) Thủ pháp và thao tác : Nắm tay bệnh nhi, dùng ngón ta cái đẩy ngón tay trỏ bệnh nhi từ đường đốt tay lên mút tay, gọi là thanh Can kinh. Nếu đẩy ngược lại, từ mút xuống đường đốt tay, là bổ Can kinh. 3. Tâm kinh - Hỏa : Ngón giữa (đốt thứ nhất). 1) Chủ trị : Miệng lưỡi bị lở, bực bội, dạ đề, thiếu máu. 2) Thủ pháp và thao tác: Đẩy từ lằn chỉ ngón tay giữa lên đầu ngón tay, gọi là thanh Tâm kinh, đẩy ngược lại là bổ Tâm kinh, gọi chung là đẩy Tâm kinh. 4. Phế kinh - Kim : Ngón đeo nhẫn (đốt thứ nhất). 1) Chủ trị : Cảm mạo, phát nhiệt, ho, tức ngực, hư hãn (hãn :mồ hôi). 3) Thủ pháp và thao tác: Đẩy từ lằn chỉ ngón tay đeo nhẫn lên đầu ngón tay, gọi là thanh Phế kinh, đẩy ngược lại là bổ Phế kinh, gọi chung là đẩy Phế kinh. 5. Thận kinh - Thủy : Ngón tay út (đốt thứ nhất) 1) Chủ trị : Tiên thiên bất túc, tả tiết, đái són, tiểu đục. 2) Thủ pháp và thao tác:Đẩy từ lằn chỉ ngón tay út lên đầu ngón tay, gọi là thanh Thận kinh, đẩy ngược lại là bổ Thận kinh, gọi chung là đẩy Thận kinh. 6. Đại trường : Ngón tay trỏ (cạnh ngón tay từ gốc đến mút ngón tay). 1) Chủ trị : Bụng tả, bệnh lỵ, đại tiện bón, đau bụng, thoát hậu môn, hậu môn sưng đỏ. 2) Thủ pháp và thao tác: Đẩy từ cạnh gốc ngón tay trỏ đếnmút ngón tay gọi là thanh Đại trường, đẩy ngược lại là bổ Đại trường; đẩy lui tới, gọi là thanh bổ Đại trường. 7.Tiểu trường : Ngón tay út (cạnh ngón tay từ gốc ngón tay đến mút ngón tay). 1) Chủ trị : Tiểu tiện đó sáp, thủy tả, đái són...v.v. 2) Thủ pháp và thao tác: Đẩy từ cạnh gốc ngón tay út đến mút ngón tay gọi là thanh Tiểu trường, đẩy ngược lại là bổ Tiểu trường. 8. Thận đỉnh : Đầu ngón tay út. 1) Chủ trị : Tử đổ mồ hôi, mồ hôi trộm, giải l6. 2) Thủ pháp và thao tác:Dùng ngón cái vò mút ngón tay, gọi là vò Thận đỉnh. 9. Thập tuyên (Thập vương) : Mười đầu ngón tay. 1) Chủ trị : Cấp nhiệt kinh phong, bực bội bất an, bảo thần. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái (kết hợp với ngón khác) lần lượt nắn Thập tuyên. 10. Tứ hoành văn : Bốn đường phân đốt thứ 2 của ngón tay. 1) Chủ trị : Đầy bụng, cam tích, chân yếu, không thiết ăn uống. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón tay cái (kết hợp với ngón khác) lần lượt nắn Tứ hoành văn. 11. Tiểu hoành văn : Bốn đường ngang phân đốt thứ 3 của ngón tay. 1) Chủ trị : Môi bị nứt nẻ, lở miệng, phát nhiệt, bực bội, đầy bụng. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái đẩy Tiểu hoành văn; hoặc nắn, sau đó vò Tiểu hoành văn. 12. Chưởng tiểu hoành văn : Đường dưới gốc ngón tay út. 1) Chủ trị : Lở miệng lưỡi, ho có đờm, nhễu nước dãi. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay trỏ, hoặc ngón giữa vò, gọi là vò Chưởng tiểu hoành văn. 13. Thận văn : Đường thứ nhất (phân đốt) ngón tay út. 1) Chủ trị : Mắt sưng, đỏ mắt, miệng lở, ứ kết không tan. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón giữa vò, gọi là vò Thận văn. 14. Vị kinh : Đường từ đốt gốc ngón tay cái chạy vào lòng bàn tay. 1) Chủ trị : Buồn nôn, ngáp, mau đói, thổ huyết, chảy màu cam, bực bội khát. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ đẩy từ gốc bàn tay cái đến lòng bàn tay, là thanh Vị kinh; ngược lại, đẩy từ lòng bàn tay đến gốc ngón tay cái là bổ Vị kinh. 15. Bản môn: Mặt bằng gan bàn tay, dưới ngón tay cái. 1) Chủ trị : Thổ tả, đầy bụng, ợ, ăn uống không ngon. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ vò trung điểm đại ngư tế, gọi là vò Bản môn. Dùng ngón tay cái vò từ gốc ngón tay cái lên đường lằn ngang cổ tay, gọi là đẩy Bản môn hướng hoành văn; đẩy ngược lại là hoành văn hướng Bản môn. 16. Thiên môn nhập hổ khẩu : Men theo cạng ngón tay cái đến hổ khẩu. 1) Chủ trị : Không đổ mồ hôi, há miệng khó khăn, cổ họng bị bệnh, ho có đờm. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón cái đẩy cạnh ngón tay cái đến hổ khẩu, gọi là đẩy Thiên môn nhập hổ khẩu. 17. Nội lao cung: Chính giữa lòng bàn tay, khe giữa xương ngón tay giữa và ngón tay đeo nhẫn, lòng bàn tay. 1) Chủ trị : Phát nhiệt, bực bội, khát, miệng lưỡi mụn lở, hư phiền nội nhiệt. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay giữa, tay phải, vò, gọi là vò Nội lao cung. Dùng ngón tay cái vận từ gốc ngón tay út, Tiểu thiên tâm, vòng tròn, gọi là vận Nội lao cung. 18. Nội bát quái : Lòng bàn tay (chu vi Nội lao cung) chia Nam (trên) là Ly, Bắc (dưới) là Khảm, Đông (trái) là Chấn, Tây (phải) là Đoài; Tây Bắc là Càn, Đông Bắc là Cấn, Đông Nam là Tốn, Tây Nam là Khôn. Gọi là 1) Chủ trị : Tức ngực, trương đầy, nôn mữa, tả, ho, ho có đờm, bực bội nội nhiệt, ăn uống không ngon, 2) Thủ pháp và thao tác : Thuận vận là vận theo chiều kim đồng hồ, từ huyệt thứ nhất (Càn) đến huyệt thứ tám (Đoài). Nghịch vận là vận ngược theo chiều kim đồng hồ, từ huyệt thứ tám ( Đoài) -bảy (Khôn) - đến huyệt thứ nhất (Càn). 19. Ngư tế giao (Tiểu thiên tâm) : Gốc lóng bàn tay, chỗ lõm tiếp giáp giữa 2 gan bàn tay (lớn, nhỏ). 1) Chủ trị : Kinh phong, co giật, bực bội bất an, dạ đề, lé, đau mắt/ 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón tay giữa vò, gọi là vò Tiểu thiên tâm.Dùng ngón cái (kết hơp với ngón khác) nắn, gọi là nắn Tiểu thiên tâm. Dùng ngón giữa để giã, gọi là giã Tiểu thiên tâm. 20. Thủ âm dương (Dương trì, Âm trì) : Nghiêng bàn tay, dóng đường ngang cổ tay, giáp dưới gốc ngón cái là Dương trì, dưới gốc ngón út là Âm trì. 1) Chủ trị : Hàn nhiệt lui tới, thổ tả, tích thực, đàm thịnh. 3) Thủ pháp và thao tác: Dùng bụng ngón tay cái, từ huyệt Tiểu thiên tâm đẩy ra hai bên (Dương trì, Âm trì), gọi là phân âm dương. Dùng hai ngón tay cái từ Dương trì, Âm trì đẩy đến Tiểu thiên tâm gọi là hợp Âm dương. 21. Tổng cân (Đại lăng): Trung điểm đường cổ tay (hoành văn) dọc theo cánh tay dưới. 1) Chủ trị : Lưỡi bị lở, nhiệt cao, đau răng, thổ tả, kinh phong. 3) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón cái hoặc ngón giữa ấn, vò, gọi là vò Tổng cân. Dùng ngón cái ấn vào huyệt vị, dùng ngón trỏ ấn vào lưng cổ tay (đối ứng), nắm lại, bốn ngón tay (cổ tay bị nắm) dao động, gọi là nắm Tổng cân. 22. Nội quan : Mặt trong cánh tay, giữ lằn chỉ cổ tay lên 2 tấc, trong khe hai cơ gan tay lớn, bé. 1) Chủ trị : Tức ngực, vị bị bệnh, nôn mữa, bệnh về nhiệt, tay bị tê. 3) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái vò, gọi là vò Nội quan. 23. Liệt khuyết :Lằn chỉ cổ tay lên 1.5 tấc, phía trên mỏm trâm quay, trong gân cơ ngửa dài. 1) Chủ trị : Thương phong, đau đầu, cổ bị cứng, sưng cổ họng, đau răng, miệng khát. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón cái vò, gọi là vò Liệt khuyết. 24. Khúc trì : Co cánh tay, huyệt nằm ở góc cánh tay trên, giáp đường ngang lằn khuỷu tay. 1) Chủ trị : Sưng cổ họng, đau răng, đỏ mắt, bệnh về nhiệt, cánh tay bị sưng. 3) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón cái và 4 ngón còn lại nắm hoặc vò, gọi là nắn, vò Khúc trì. 25. Tả đoan chính : Bên trái ngón tay, từ gốc móng tay ngón tay giữa lên 1 tấc. 1) Chủ trị : Bệnh lỵ, hoắc loạn, thủy tà, mắt mắt phải nhìn nghiêng. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái (kết hợp với ngón khác) nắn rồi vò, gọi là nắn vò Tả đoan chính. 26. Hợp cốc : Trên mu bàn tay, giữa 2 xương đốt tay 1 và 2, gần điểm giữa bên quay của xương đốt bàn tay 2. 1) Chủ trị : Bệnh liên quan đến đầu, mặt; bệnh về nhiệt, không đổ mồ hôi, đổ nhiều mồ hôi. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái (kết hợp với ngón khác) nắn rồi vò, gọi là nắn vò Hợp cốc. 27. Hữu đoan chính: Bên phải ngón tay, từ gốc móng tay ngón tay giữa lên 1 tấc. 1) Chủ trị : Chảy máu cam, nôn mữa, mắt trái nhìn nghiêng. 3) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái (kết hợp với ngón khác) nắn rồi vò, gọi là nắn vò Hữu đoan chính. 28. Lão long: Giữa lưng ngón tay giữa, cách gốc móng tay 1 phân. 1) Chủ trị : Cấp kinh bạo tử (động kinh, có thể chết), hôn mê không tỉnh, cao nhiệt co giật. 2) Thủ pháp và thao tác:Dùng ngón tay cái nắn rồi vò, gọi là nắn vò Lão long. 29. Mẫu tai : Lưng ngón tay cái, cách gốc móng tay 1 phân. 1) Chủ trị : Tức ngực, nôn mữa. 2) Thủ pháp và thao tác:Dùng ngón tay cái (kết hợp với ngón khác) nắn rồi vò, gọi là nắn vò Mẫu tai. 30. Bì bãi (Can ký): Bên cạnh ngón tay cái, áp ngón tay trỏ, cách móng tay 1 phân. 1) Chủ trị : Hen suyễn, thần mê. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái (kết hợp với ngón khác) nắn rồi vò, gọi là nắn vò Bì bãi. 31. Thiếu thương : Cách gốc ngón tay cái khoảng 1 phân phía ngoài chỗ tiếp giáp giữa da gan bàn tay và mu bàn tay. 1) Chủ trị : Sưng cổ họng, phát nhiệt, ho, môn mê, chảy máu cam. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái (kết hợp với ngón khác) nắn, gọi là nắn Thiếu thương. 32. Ngũ chỉ tiết: Lưng ngón tay, đốt giữa ngón các ngón tay. 1) Chủ trị : Kinh phong, nhễu nước bọt, kinh sợ bất an, ho nhiều đờm. 3) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái (kết hợp với ngón khác) nắn, gọi là nắn Ngũ chỉ tiết. Dùng ngón tay cái (kết hợp với ngón khác) vò, gọi là vò Ngũ chỉ tiết. 33. Nhị phiến môn : Lưng bàn tay, chỗ lõm hai bên ngón tay giữa. 1) Chủ trị : Kinh phong, co giật, phát nhiệt, không đổ mồ hôi. 2) Thủ pháp và thao tác:Dùng 2 ngón tay cái hoặc 2 ngón tay trỏ nắn, vò, gọi là nắn vò Nhị phiến môn. 34. Ngoại lao cung: Lưng bàn tay, xương giữa ngón giữa và ngón đeo nhẫn, đối xứng với Nội lao cung. 1) Chủ trị : Cảm mạo phong hàn, sôi bụng, bụng tả, đái són, thoát hậu môn...v.v 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ (kết hợp với ngón khác) nắn, gọi là nắn Ngoại lao cung. Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa (kết hợp với ngón khác) vò, gọi là vò Ngoại lao cung. 35. Uy linh : Lưng bàn tay, dưới chỗ xương giữa ngón trỏ và ngón giữa. 1) Chủ trị : Cấp kinh bạo tử (kinh phong, có thể chết) hôn mê bất tỉnh, đau đầu. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón cái (kết hợp với ngón khác) nắn, sau đó vò, gọi là nắn vò Uy linh. 36. Tinh ninh (Dịch môn) : Nắm bàn tay, chỗ lõm giữa ngón đeo nhẫn và ngón út. 1) Chủ trị : Cam tích, ho có đờm. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón cái (kết hợp với ngón khác) nắn, sau đó vò, gọi là nắn vò Tinh ninh. 37. Nhị nhân - Thượng mã (Trung chử - Nhị mã): Lưng bàn tay, chỗ lõm dưới ngón tay đeo nhẫn và ngón út, trên Dịch môn 1 tấc. 1) Chủ trị : Hư nhiệt, ho, tiểu tiện nhiều, đau răng, ngủ nghiến răng. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái (tay phải) vò, gọi là vò Nhị mã. Dùng ngón tay cái (kết hợp với ngón tay khác) nắn, gọi là nắn Nhị mã. 38. Ngoại bát quái : Lưng bàn tay, chu vi Ngoại lao cung, đối ứng vớ Nội bát quái. 1) Chủ trị : Chủ trị : Tức ngực, đầy bụng, đại tiện bón, sôi bụng tả, thoát hậu môn, đái són...v.v. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón tay trỏ nắn, vận theo thứ tự (như đã nêu ở Nội bát quái), gọi là thuận vận Bát quái. 39. Nhất oa phong : Lưng bàn tay, chỗ lõm, giữa đường chỉ cổ tay (cườm òtay). 1) Chủ trị : Bụng tả, sôi bụng, xương cốt bị đau tê, cảm mạo thương phong. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón tay cái (tay phải) hoặc ngón trỏ (kết hợp với ngón khác) nắn, sau đó vò, gọi là nắn vò Nhất oa phong. 40. Bác dương trì : Lưng bàn tay, giữa đường chỉ cổ tay, cách 3 tấc (ở trên cánh tay). 1) Chủ trị : Đại tiện bón, đau đầu...v.v. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón tay cái vò, sau đó nắn, gọi là vò nắn Bác dương trì. 41.Tam quan : Cạnh bàn tay, đường thẳng từ đường cườm tay lên đến đường ngang khuỷu tay. 1) Chủ trị : Các chứng hư hàn, tay chân bị tê. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón trỏ, ngón giữa bạt ra hai bên, xoáy vòng từ đường lằn ngang cổ tay lên đến đường lằn ngang khuỷu tay, gọi là đẩy Tam quan. 42. Thiên hà thủy : Đường chính giữa lằn ngang cổ tay (cườm tay) đến đường lằn ngang khuỷu cánh tay. 1) Chủ trị : Nhiệt chứng, nóng nảy bất an, lộng thiệt (lưỡi bị thè ra), kinh phong. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ức ngón trỏ và ức ngón giữa đẩy từ lằn ngang cổ tay đến lằn ngang khuỷu tay, gọi là thanh Thiên hà thủy. Đẩy từ Nội lao cung đến đường lằn ngang khuỷu tay, gọi là đại thôi Thiên hà thủy. 43. Lục phủ : Cạnh bàn tay, đường thẳng từ cườm tay, lên đến đường ngang khuỷu tay. 1) Chủ trị : Những chứng thực nhiệt, viêm má...v.v. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng bụng ngón trỏ, ngón giữa đẩy từ khuỷu tay đến gốc bàn tay, gọi là thối Lục phủ. 44. Hồng trì :Trung điểm đường lằn ngang khuỷu tay. 1) Chủ trị : Khí huyết bất hòa, xương cốt tê. 3) Thủ pháp và thao tác: Một tay, dùng ngón tay cái ấn; một tay, dùng bốn ngón tay lắc, gọi là ấn lắc Hồng trì. 45.Trửu liêu (?)* : Khuỷu tay, chỗ xương nhô lên (như mỏ chim ưng). 1) Chủ trị : Khí huyết bất hòa, bệnh tê, ho có đàm. 2) Thủ pháp và thao tác: Tay trái, ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, nắm khuỷu tay (bệnh nhi); tay phải, ngón cái, ngón trỏ nắm hổ khẩu, ngón giữa định huyệt Thiên môn (trung điểm Tiểu ngư tế), tiếp lắc cánh tay, từ trên xuống dưới. * Ghi chú : Bên trái là bộ nhục, bên phải chữ đấu. Chúng tôi không tìm ra phiên âm của chữ này, kể cả Từ Hải, đoán là “liêu”. Xin cáo lỗi. V. CHÂN (HẠ CHI) : 1. Hoàn khiêu : Điểm 1/3 ngoài và 2/3 trong của đường nối giữa điểm cao nhất của mấu chuyên lớn và khe xương cùng. 1) Chủ trị : Chân tê, yếu, đau lưng. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón tay cái vò, gọi là vò Hoàn khiêu. 3. Thừa phù : Giữa lằn ngang rìa dưới mông, giáp bắp đùi. 1) Chủ trị : Lưng, xương cùng, hông bị đau. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái bấm, gọi là bấm Thừa phù. 4. Cơ môn : Bắp vế, đường thẳng từ đầu gối lên đến bụng. 1) Chủ trị: Thủy tả, tiểu tiện đỏ sáp bất lợi. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón trò, ngón giữa đẩy theo rãnh đầu gối lên, gọi là đẩy Cơ môn. 5. Bách trùng : Từ xương đầu gối lên 2.5 tấc. 1) Chủ trị : Chân mềm yếu, tay chân co giật. 3) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái (phải) đè, hoặc dùng ngón tay cái, ngón trỏ nắm, gọi là đè, nắm Bách trùng. 6. Tất nhãn (Quỷ nhãn) : Ngồi co chân, chỗ lõm hai bên xương đầu gối. 1) Chủ trị : Chân mềm yếu, bệnh tê, kinh phong, co giật. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón cái, ngón trỏ ấn, vò hai mắt đầu gối, gọi là ấn vò Tất nhãn. 7. Dương lăng tuyền: Chỗ trũng giữa đầu xương mác và xương chày. 1) Chủ trị : Sườn bị đau, đắng miệng, nôn mữa, hoàng đản, chân bị tê, trẻ em bị kinh phong. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa đè (án), vò (nhu), gọi là đè vò Dương lăng tuyền. 8. Túc tam lý : Bờ dưới xương bánh chè xuống 3 tấc, mào trước xương chà ra ngoài chiều ngang 1 ngón tay. 1) Chủ trị : Bụng đầy đau, thổ tả, chân mềm yếu. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón cái vò, gọi là vò Túc tam lý. 9. Tiền thừa sơn (Điều khẩu) : Ở khoảng giữa xương bắp chân nhỏ, đối xứng phía sau là Hậu thừa sơn. 1) Chủ trị : Kinh phong, chân co giật/ 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái kết hợp với ngón khác nắn, vò, gọi là nắn, vò Tiền thừa sơn. 10. Ủy trung : Chính giữa lằn ngang kheo chân. 1) Chủ trị : Kinh phong co giật, chân yếu, đau lưng. 2) Thủ pháp và thao tác: Ngón tay cái, ngón trỏ của tay phải nắn, gọi là nắn Ủy trung. 11. Chỉ lỵ : Trung điểm giữa đường nối Âm lăng tuyền và Tam âm giao. 1) Chủ trị : Ngừng lỵ. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng các phương pháp đè (ấn), vò (nhu), nắm (cầm) huyệt. 12. Tam âm giao : Từ mắt cá phía trong đi lên 3 tấc. 1) Chủ trị : Đái són, tiểu nhiều lần, nước tiểu đỏ, kinh phong, bắp chân bị bệnh. 3) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa ấn, vò, gọi là ấn vò Tam âm giao. 13. Giải khê : Giữa nếp gấp cổ chân, chỗ lõm giữa cẳng chân và gân duỗi dài ngón cái. 1) Chủ trị : Kinh phong, ngừng tả, mắt cá co duỗi khó khăn. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay trỏ (kết hợp với ngón khác) nắn,vò, gọi là nắn vò Giải khê. 14. Hậu thừa sơn : Ở khoảng giữa xương bắp chân nhỏ sau, đối xứng phía trước là Tiền thừa sơn. 1) Chủ trị : Đại tiện bón, đau chân, chân yếu. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng lực của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa nắm, gọi là nắm Hậu thừ sơn. Hoặc, dùng ngón trỏ, ngón giữa đẩy, gọi là đẩy Hậu thừa sơn. 15. Phong long : Đỉnh mắt cá ngoài lên 8 tấc, ngang ra 1 tấc. 1) Chủ trị : Đờm khò khè. 2) Thủ pháp và thao tác:Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ vò, gọi là vò Phong long. 16. Bộc tham : Chỗ lõm mắt cá ngoài. 1) Chủ trị : Đau lưng, gót chân bị đau, bệnh điên cuồng. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng phương pháp nắm hoặc nắn. 17. Côn luân : Khoảng giữa mắt cá ngoài và bờ ngoài gân gót chân. 1) Chủ trị : Đau đầu, kinh phong, đau lưng, gót chân bị đau. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón cái, ngón trỏ để nắm, sau đó vò. 18. Thái khê: Bờ trên xương gót chân, điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong gân gót ngang với đỉnh mắt cá trong. 1) Chủ trị : Tiểu nhiều lần, đại tiện bón, đau cổ họng, đau răng, ù ati, tai điếc, đau lưng. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái để đè, hoặc dùng ngón trỏ để vò, gọi đè vò Thái khê. 19. Thái xung : Trên mu bàn chân, giữa 2 xương bàn chân (ngón 1 và 2). 1) Chủ trị : Đỏ mắt sưng mắt, trẻ bị kinh phong, chân bị yếu, miệng khát. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón cái nắn, gọi là nắn Thái xung. 20. Hành gian : Giữa kẽ ngón chân cái và ngón chân thứ 2 lên 0.5 tấc. 1) Chủ trị : Kinh phong, đau đầu, chóng mặt, bệnh điên nhàn, cơ mặt bị co giật. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái nắn, vò; hoặc, dùng ngón cái, ngón trỏ nắm. 21. Đại đôn : Cách móng chân cái 0.2 tấc, phía giáp ngón chân thứ 2. 1) Chủ trị : Kinh phong, tay chân co giật. 2) Thủ pháp và thao tác : Dùng ngón tay cái để nắn, gọi là nắn Đại đôn. 22. Dõng tuyền : Điểm 1/3 và 2/3 của đoạn thẳng nối đầu ngón chân thứ hai với điểm giữa bờ sau gót chân. 1) Chủ trị : Phát nhiệt, nôn mữa, bụng tả, buồn bực. 2) Thủ pháp và thao tác: Dùng ngón tay cái đẩy lên phía ngón chân, gọi là đẩy Dõng tuyền. Hoặc dùng ngón giữa để vò,gọi là vò Dõng tuyền. Tiết 3 : GIỚI THIỆU MỘT SỐ HUYỆT VỊ THƯỜNG DÙNG BẰNG HÌNH VẼ I. VÙNG ĐẦU, MẶT : 1. Toán trúc. 2.Sơn căn. 3. Nghinh hương. 4. Nhân trung.5. Thừa tương. 6. Nha quan.7. Thính hội.8. Nhĩ môn. 9.Thái dương.10. Ngư yêu. 11.Thiên môn.12. Bách hội. 13. Não môn. II. VÙNG CỔ, GÁY : 1. Xương cao sau tai. 2. Phong trì. III. THÂN - TRƯỚC NGỰC : 1. Kiều cung. 2. Đản trung.3. Nhũ căn. 4.Hiệp lặc. 5. Khí hải. 6. Đan điền. 7. Quan nguyên.8. Đỗ giác. 9. Thiên khu.10. Trung quản.11. Nhũ bàng.12. Thiên đột. 13.Đỗ tể. IV. THÂN - SAU LƯNG : 1.Kiên tỉnh.2. Phong môn. 3. Tỳ du. 4. Yêu du.5. Thất tiết cốt (đốt thứ 7) 6. Quy vỹ. 7 Bát liêu (Thượng liêu - 1, Thứ liêu - Trung liêu -3, Hạ liêu - 4).8. Tích trụ. 9. Thận du. 10. Phế du. 11. Đại truy. 12. Thiên trụ cốt. V. TAY - LÒNG BÀN TAY: 1. Tâm kinh. 2.Can kinh.3. Đại trường. 4. Tỳ kinh. 5. Vị kinh. 6.Dương trì. 7.Tổng cân.8.Tam quan. 9 Trửu.10. Hồng trì.11. Thiên hà thủy.12. Lục phủ.13. Ngư tế giao.14. Âm trì. 15. Chưởng tiểu hoành văn. 16. Thận văn.17. Tiểu trường. 18.Thận kinh.19. Thận đỉnh.20. Phế kinh. 21.Nội bát quái. 22. Nội lao cung.23.Vận thủy nhập thổ. 24. Vận thổ nhập thủy. VI. TAY - LƯNG BÀN TAY: 1. Thượng mã. 2. Tinh ninh. 3. Ngoại lao cung.4. Ngoại bát quái. 5. Nhất oa phong.6. Bác dương trì. 7.Trửu (.?) 8. Khúc trì. 9. Uy linh. 10.Hợp cốc. 11.Mẫu tai. 12. Ba bãi. 13.Ngũ chỉ tiết. 14.Lão long. 15. Nhị phiến môn. 1. Thập tuyên. 2. Bản môn. 3. Tứ hoành văn. 4. Tiểu hoành văn. Bát quái lòng bàn tay: (1) Càn. (2) Khảm. (3). Cấn.(4) Chấn. (5) Tốn. (6) Ly.(7) Khôn.(8). Đoài. VII. CHÂN (PHÍA TRƯỚC): 1. Toán môn. 2. Chỉ lợi.3. Tam âm giao. 4.Đại đôn.5. Hành gian.6. Thái xung. 7. Giải khê.8. Thái khê. 9. Tiền Thừa sơn. 10. Túc tam lý. 11. Tất nhãn.12. Bách trùng. VIII. CHÂN - PHÍA SAU : 1. Hoàn khiêu. 2. Thừa phù.3. Bộc tham. 4. Côn luân. 5.Hậu Thừa tương. 6. Phong long. 7. Dương lăng tuyền. 8. Ủy trung. 9. Phong thị. 10.Dõng tuyền. Tiết 4 : THỦ PHÁP VÀ THAO TÁC XOA BÓP. I. ĐƠN THỨC THỦ PHÁP: 1. Phương pháp đẩy (thôi pháp): Có 3 phương pháp là trực thôi, định thôi và phân thôi. Công dụng trực thôi là thanh, là tả; định thôi là bổ; khi đẩy co ngón tay là bổ, khi đẩy thẳng ngón tay là bổ; dùng gốc ngón tay làm phương hướng, thì đẩy lên trên là thanh, đẩy xuống dưới là bổ. Lâm sàng thường dùng cả hai phương pháp (bổ, tả) để trị liệu. 1) Trực thôi : Dùng ngón cái, hoặc ngón tay trỏ và ngón tay giữa, hoặc dùng lòng bàn tay đẩy huyệt vị. 2) Định thôi : Dùng ngón tay cái đẩy huyệt vị theo hướng nhất định nào đó. 3) Phân thôi : Dùng 2 ngón tay cái, hoặc 2 ngón tay trỏ, hoặc 2 ngón tay giữa, để lên huyệt, rồi đẩy ra hai bên. 2. Phương pháp vò, dụi (nhu pháp): Có 3 phương pháp là chỉ nhu, chưởng nhu và ngư tế nhu. 1) Chỉ nhu : Dùng ngón tay cái; hoặc ngón tay trỏ, hoặc ngón tay trỏ hợp lực với ngón tay giữa; hoặc, 3 ngón tay trỏ, giữa, đeo nhẫn hợp lực để vò, dụi.