🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 50 Tips Du Lịch Dành Cho Bạn Gái Ebooks Nhóm Zalo SẴN SÀNG CHO CHUYẾN ĐI BÍ QUYẾT KIẾM TIỀN ĐI DU LỊCH T rong hầu hết các buổi nói chuyện, họp báo ra mắt sách du ký, luôn có một câu hỏi thế này: Các anh/chị kiếm tiền như thế nào để đi du lịch? Trước khi bạn có được câu trả lời, tôi muốn hỏi các bạn một câu: Các bạn có đủ quyết tâm để kiếm tiền không? Nếu có, hãy đọc một vài chia sẻ dưới đây, chúng sẽ có ích cho bạn, giúp bạn có đủ điều kiện về tài chính để di du lịch một cách thoải mái. Cách 1: Làm thêm ở quán cà phê, nhà hàng Hẳn là bạn sẽ thấy các quán cà phê, các tiệm ăn, nhà hàng ở nhiều nơi treo biển tuyển nhân viên phục vụ. Có thể nói đây là lĩnh vực kinh doanh luôn có nhu cầu nhân lực. Bạn có thể đi lại dọc các con phố đông đúc, vào các quán cà phê, nhà hàng có treo biển tuyển nhân viên và trực tiếp hỏi chủ quán hoặc người quản lý xem bạn có thể ứng tuyển không. Nhiều khả năng là bạn sẽ được nhận vào làm ngay sau đó nếu đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể. Những trường hợp không được nhận thường là do ngoại hình không phù hợp hoặc do không đáp ứng được yêu cầu về thời gian làm việc... Ưu điểm của công việc như thế này là yêu cầu đơn giản, không đòi hỏi nhiều kiến thức hay kỹ năng, bạn chỉ cần đến đúng giờ, phục vụ theo yêu cầu, hết giờ thì về. Nhưng hạn chế là sẽ khá mệt trong những giờ cao điểm của quán hay trong ngày lễ tết. Nếu chăm chỉ làm việc, chi tiêu hợp lý, bạn sẽ có được một khoản tiền kha khá. Ngoài ra, qua những vấp váp trong quá trình làm việc thực tế bạn sẽ có thêm kinh nghiệm sống, kỹ năng giao tiếp. Cách 2: Làm gia sư, tại sao không? Bạn có biết rằng nhu cầu học tập của mỗi người đang ngày một tăng thêm, đặc biệt là ở các thành phố lớn? Các bậc phụ huynh đều quan tâm đến việc học tập của con cái, vì vậy họ luôn muốn tìm thầy cô giáo để phụ đạo thêm cho trẻ. Bạn học giỏi các môn khối A, hoặc các môn khối C?... Bạn còn chần chừ gì nữa mà không thử tìm đến một trung tâm gia sư uy tín nào đó để tìm một công việc phù hợp? Bạn cũng có thể tìm được công việc tương ứng bằng cách nhờ bạn bè, người thân quen khác giới thiệu. Cách 3: Viết báo, viết truyện Nếu bạn có chút khả năng viết lách, hãy thử viết bài, sáng tác truyện gửi đến các báo; hoặc bạn có thể đăng ký làm quản trị viên của một fanpage nào đó để được trả thù lao. Điện thoại thông minh là công cụ hữu hiệu để bạn ghi lại hình ảnh, viết bài, thậm chí là gửi tin bài một cách nhanh chóng khi bắt gặp những gương người tốt việc tốt, các tình huống bất ngờ nào đó trong cuộc sống, hay đơn giản chỉ là ghi lại một tứ thơ, một ý tưởng cho mẩu truyện ngắn. Nếu bạn đam mê viết lách thì còn ngại ngần gì nữa mà không bắt đầu ngay bây giờ. Một ngày đẹp trời nào đó nhuận bút sẽ ập về! Cách 4: Làm cộng tác viên, một số công việc văn phòng Một số nơi cần tuyển các bạn cộng tác viên làm các công việc như: thực hiện phiếu khảo sát, phát quà khuyến mãi... Bạn cũng có thể tìm được công việc part-time liên quan đến chuyên ngành bạn đang học, sở thích mà bạn đang theo đuổi tại các cơ quan, văn phòng… Những công việc này không quá khó nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, nỗ lực học hỏi, kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên nó thường không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên môn cũng như khả năng đặc biệt nên yêu cầu tuyển dụng khá đơn giản. Cứ vừa làm vừa học hỏi bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của “tiền bối”. Cách 5: Bán hàng cho khách du lịch Thế giới đang vận động không ngừng, nhu cầu đi lại và du lịch ngày một tăng cao, đặc biệt là ở giới trẻ. Vì vậy, trên đường du hý bạn có thể thử công việc bán hàng cho khách du lịch với những mặt hàng như đồ lưu niệm, các dụng cụ thiết yếu cho chuyến hành trình như: mũ, áo, đèn pin, sách về du lịch… Thật là một công đôi việc, bạn vừa tích lũy thêm kinh nghiệm lại vừa có thêm tiền chi phí cho những chuyến đi của mình. Có thể tìm hiểu trên các website, trên facebook… để có được các mối hàng tốt. Bạn cũng có thể lập fanpage để giới thiệu về các địa điểm bạn đã đến và chào bán các mặt hàng bạn có trước và sau mỗi chuyến đi. Cách 6: Nhân viên bán hàng Các cửa hàng quần áo, cửa hàng mỹ phẩm, đại lý sữa, thậm chí là các siêu thị lớn, các trung tâm thương mại... luôn có nhu cầu tuyển người bán hàng, đặc biệt là sinh viên làm bán thời gian. Đây cũng là một trong những công việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn do tính chất công việc đơn giản, sạch sẽ và môi trường làm việc đảm bảo mà thu nhập lại khá. Trong thời gian bán hàng, khi vắng khách, bạn có thể tranh thủ học bài, học tiếng Anh… Bạn hoàn toàn có thể chọn làm theo ca cho phù hợp với thời gian của mình. Cách 7: Thanh lý đồ cũ – Cũ người mới ta Xem nào, bạn thử tìm xem mình có những món đồ cũ nào không dùng đến nữa không? Hẳn là nhiều đấy! Quần áo, giày dép, trang sức, máy nghe nhạc, tai nghe,… Có thể đó là những món đồ bạn đã dùng chán rồi mà vẫn còn tốt, hay nhiều món quần áo bạn không mặc tới. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không thanh lý chúng cho những người có nhu cầu. Rất nhiều fanpage thu mua những món đồ cũ đấy! Nhờ đó bạn sẽ có thêm ít tiền và cân nhắc kỹ hơn mỗi khi định mua thêm một món đồ mới. Cách 8: Bán đồ handmade Đây cũng là một cách khá thú vị và dễ dàng cho các bạn, vì đồ handmade là “sở thích” của hầu hết các bạn gái. Các bạn có thể dễ dàng tự làm, hay mua lại chúng từ các bạn khéo tay và các cửa hàng đại lý khác theo những mẫu mới mà bạn biết rồi đăng bán online, bán ở trường học. Hoặc cũng có thể tìm hiểu xem những nơi bạn đến có thứ đồ lưu niệm gì độc, lạ để có thể gom đơn đặt hàng trước… Hãy mặc cả để có giá tốt nhất (xem các mẹo mặc cả ở phần sau nhé). Dĩ nhiên, có những quy định nghiêm ngặt về việc mua bán và vận chuyển các mặt hàng, đặc biệt là từ nước này sang nước khác. Vì thế hãy đọc kỹ thông tin trên các trang web của hải quan để nắm chắc quy định liên quan nhé! Cách 9: Phát tờ rơi Tôi vẫn còn nhớ, hồi đại học tôi đã từng đi phát tờ rơi cho một trung tâm gia sư. Một tuần ba buổi, một tháng 200.000 đồng. Hồi đó với tôi đây là một khoản tiền khá lớn, đủ để chi trả tiền thuê nhà… Nói gì về nghề này nhỉ? Thoạt nghe đây có vẻ là một công việc rất nhẹ nhàng nhưng khi làm thực tế thì lại vô cùng vất vả. Nhận chồng giấy photo cao ngất, phải đi bộ đến mỏi nhừ chân dưới trời nắng nóng, bụi bặm để phát cho từng người. Và khi tờ rơi được phát ở những điểm công cộng, vô tình bạn trở thành người “xả rác”, làm mất vệ sinh đường phố. Làm việc từ 7 giờ sáng cho tới 11 giờ trưa dưới cái nắng oi bức đủ làm cho bất cứ bạn trẻ nào cũng nản. Nhiều khi đi làm về chân tay tôi mỏi nhừ, mặt mũi xây xẩm vì nắng. Ưu điểm của công việc này là nhanh chóng, có thể nhận lương cuối ngày, khoảng 100.000 đồng/ngày và bạn sẽ biết thêm nhiều đường phố mới. Nếu chịu khó thì đây cũng là một công việc bạn có thể làm để kiếm thêm thu nhập. Cách 10: Biên phiên dịch tiếng nước ngoài Bạn có vốn ngoại ngữ? Bạn đam mê tiếng Anh hay bất cứ thứ tiếng nào. Tại sao bạn không thử làm cộng tác viên dịch thuật cho báo điện tử, hay một công ty dịch thuật nào đó hoặc đi phiên dịch cho người nước ngoài? Những công việc này vừa giúp bạn trau dồi vốn ngoại ngữ và kỹ năng nghề nghiệp (trong tương lai) vừa có thể kiếm tiền, mà không quá phức tạp. CÁC KHOẢN TIỀN NÊN CHUẨN BỊ TRƯỚC D u lịch luôn mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị và những hạnh phúc bất ngờ mà bạn không tưởng tượng ra được. Có những khoảnh khắc thiên nhiên hùng vĩ hiện ra trước mắt khiến bạn rơi nước mắt vì cảm xúc dâng trào… Nhưng mọi thứ đều có giá của nó. Muốn được khám phá những điều kỳ diệu, trải nghiệm cuộc sống bạn cũng cần chuẩn bị hành trang cho mình, quan trọng nhất đó là chi phí. Chi phí sẽ dùng vào các việc sau: # Hộ chiếu Địa điểm làm hộ chiếu Bạn có thể làm hộ chiếu ở phòng quản lý xuất nhập cảnh ở tỉnh, thành phố nơi mình sinh sống. Ví dụ, nếu bạn ở Hà Nội có thể đến 44 Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên, Đống Đa để làm hộ chiếu. Từ 20/3/2014, công dân Việt Nam có thể làm hộ chiếu trực tuyến. Bạn chỉ cần vào trang web https://hochieu.cahn.vn/, mục Đăng ký hộ chiếu, sẽ được hướng dẫn rất cụ thể để điền các thông tin cần thiết trên tờ khai. Bạn nên kiểm tra lại nội dung tờ khai đến khi chắc chắn thông tin đã chính xác mới nhấn nút “Đăng ký”. Sau khi điền thông tin chính xác và đầy đủ bạn có thể tích vào ô Tôi muốn đăng ký với công ty Bưu điện thành phố Hà Nội chuyển phát hộ chiếu về địa chỉ... Khi các thủ tục hoàn tất thì hộ chiếu sẽ được chuyển về địa chỉ mà bạn đăng ký, bạn không mất thời gian đến tận nơi để nhận. Lệ phí hộ chiếu - Cấp hộ chiếu: 200.000 đồng. - Cấp lại do hộ chiếu bị mất/hư hỏng: 400.000 đồng. - Trẻ em cấp chung hộ chiếu: 50.000 đồng. - Bổ sung thông tin 01 bị chú: 50.000 đồng. * Cần lưu ý là mức phí trên có thể thay đổi theo thời gian # Visa Nếu bạn có ý định đi du lịch những nước yêu cầu visa (thị thực) với công dân Việt Nam thì bạn cần lưu ý đến chi phí làm visa. Hiện nay, một số nước bạn không cần visa nhưng vẫn phải có hộ chiếu, đó là các nước trong khối ASEAN (Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Myanmar, Brunei, Indonesia và Philippines), bạn còn có thể du lịch thoải mái đến một số quốc gia châu Mỹ sau đây mà không cần visa: Cuba, Haiti, Ecuador, Uruguay, quần đảo Turks và Caicos, Cộng hòa Dominica, Costa rica, Cộng hòa Panama… Hãy chuẩn bị trước phí visa tùy theo quy định của từng quốc gia. Cách xin visa dễ nhất đó là bạn đến phòng quản lý xuất nhập cảnh của từng địa phương để xin, ở đó họ sẽ hướng dẫn cụ thể các bước. Khi đi phỏng vấn xin visa bạn nên trung thực thì việc xin sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Muốn đi du lịch ở quốc gia nào bạn có thể đến đại sứ quán của quốc gia đó để làm các thủ tục. Một số đại sứ quán yêu cầu nộp tiền Việt Nam, nhưng một số khác lại yêu cầu nộp tiền đô la. # Phí sân bay Hiện nay một số sân bay vẫn thu lệ phí sân bay khi bạn đi máy bay từ nơi đó (trong khi phần lớn các sân bay gộp phí này vào giá vé máy bay). Tại những sân bay thu phí sân bay, trước khi làm thủ tục hải quan để được đóng dấu xuất nhập cảnh bạn phải thanh toán phí, có thể bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng. Thông thường lệ phí này thu bằng đơn vị tiền của nước sở tại. Phí sân bay cũng có sự phân biệt về cấp độ sân bay, sân bay nội địa, sân bay quốc tế,... và quy định theo độ tuổi. Tốt nhất, bạn hãy vào website của hãng, kiểm tra tuyến bay, kiểm tra kỹ các thông tin liên quan đến giá vé, thuế VAT, phí sân bay... # Phí đổi tiền, phí thanh toán quốc tế Việc đổi ngoại tệ khi đi du lịch nước ngoài là điều bắt buộc và đây là khoản phí bạn thường bị mất khá nhiều nếu không chủ động chuẩn bị trước khi lên đường. So với việc đổi tiền ở thị trấn nhỏ thì đổi tiền ở các thành phố lớn có lợi hơn. Tỷ giá quy đổi tiền ở sân bay có thể thấp hơn so với ở ngoài nên tốt nhất không nên đổi tiền ở đây. Các khách sạn, cửa hàng lưu niệm ở điểm đến đa phần đều có thu đổi ngoại tệ hoặc chấp nhận thanh toán bằng ngoại tệ nhưng tỷ giá quy đổi thường thấp hơn tỷ giá hiện thời. Đến thẳng ngân hàng uy tín hay bưu điện để đổi tiền là phương án tốt nhất khi bạn cần tiền mặt. Nếu không muốn bị mất tiền oan thì việc tìm hiểu trước về mức phí khi đổi ngoại tệ ở quốc gia mà bạn sẽ tới là điều cần thiết. Việc này giúp bạn có thể quy đổi và ước lượng tổng số tiền mình sẽ chi tiêu trong chuyến đi. Bạn nên sử dụng triệt để thẻ ngân hàng, chỉ cần bạn tìm hiểu kỹ và chọn ngân hàng có mức phí chuyển đổi ngoại tệ thấp. Một tip nhỏ cho bạn: Nếu bạn thường xuyên mua hàng tại các điểm du lịch nước ngoài, tốt hơn là nên sử dụng thẻ Master Card thay vì thẻ tín dụng Visa. Lý do là không giống như Master Card, thẻ Visa luôn tính phí chuyển đổi tiền tệ. # Phí hành lý Tiêu chuẩn về hành lý miễn cước ở mỗi hãng hàng không là khác nhau, nhưng hầu hết ở các hãng bay phổ thông và hãng bay giá rẻ bạn đều có thể mang theo hành lý xách tay không quá 7kg, với kích thước ba chiều (dài, rộng, cao) không vượt quá 115 cm (56 cm x 36 cm x 23 cm hay 22” x 11” x 9”) như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar,... Trong trường hợp hành lý xách tay vượt quá số lượng, trọng lượng và kích thước cho phép, nhân viên sẽ yêu cầu bạn phải ký gửi. Mức phí và điều khoản ký gửi của mỗi hãng hàng không cũng khác nhau. Nếu đã lựa chọn được chuyến bay của hãng hàng không nào bạn nên vào website tìm hiểu kỹ về điều khoản phí hành lý vì sẽ có rất nhiều điều cần lưu ý như: hành lý trả trước, hành lý đặc biệt, ký gửi hành lý, ưu đãi về hành lý đối với mỗi hạng vé, hay những ai đã có thẻ thành viên... Sử dụng quyền lợi khách hàng hợp lý sẽ tránh phải trả những phí phát sinh không cần thiết. Nếu bạn dự tính khối lượng hành lý khi đi du lịch chắc chắn vượt quá mức cho phép thì nên đặt mua thêm phí hành lý từ lúc đặt vé, sẽ rẻ hơn rất nhiều nếu bạn đến sân bay check in rồi mới mua. Còn nếu là một chuyến du lịch khám phá tiết kiệm thì bạn có thể không cần mua thêm phí hành lý. Chỉ cần đảm bảo khối lượng hành lý của bạn mang theo nằm trong quy định khối lượng hành lý xách tay mà hãng bay cho phép. # Phí dịch vụ trong khách sạn – Resort Lần đầu đi du lịch, không ít khách hàng đã không hài lòng thậm chí tỏ ra tức giận, cảm giác như bị lừa khi thanh toán trả phòng với số tiền cao hơn nhiều so với mức giá phòng được biết ban đầu. Đó là phí dịch vụ trong khách sạn nếu bạn sử dụng dịch vụ hay đồ ăn, nước uống đặt sẵn trong phòng. Hãy nhớ là không phải dịch vụ nào bạn được cung cấp ở khách sạn cũng miễn phí, ngay cả wi. Các khách sạn càng lớn thì càng không có wi miễn phí. Tại Hyatt, Sheraton, Hilton…, bạn hầu như sẽ phải trả 20-30 đô la cho 24 tiếng sử dụng internet bằng mạng có dây hay không dây. Khi đặt khách sạn qua một bên thứ ba (website, công ty du lịch), đừng quên đọc thông tin tối thiểu về dịch vụ cung cấp và chú ý vào các từ “include – bao gồm” và “exclude – không bao gồm” để chắc chắn về những dịch vụ miễn phí hoặc phải trả phí. Nếu không chắc chắn, đừng ngần ngại hỏi lễ tân để tránh sử dụng chai nước 5 đô la thay vì chạy sang siêu thị bên cạnh mua với giá 1 đô la. Nếu không dùng các dịch vụ phải trả phí đương nhiên bạn chỉ phải trả tiền phòng đã được thông báo từ trước. # Phí dịch vụ trên du thuyền Một chuyến hải trình dập dềnh sóng nước xanh biếc trên chiếc du thuyền trắng bóng là một lựa chọn không tệ. Nhưng hãy chú ý: Nếu không muốn sau khi rời thuyền và nhận được một tờ hóa đơn với những khoản chi không ngờ dù đã thanh toán trọn gói khi đặt tour thì bạn vẫn nên hỏi kỹ xem những thức ăn và đồ uống tại quầy bar hay nhà hàng có nhân viên phục vụ có tính phí không. Vì thông thường những dịch vụ trong các nhà hàng trên du thuyền sẽ tính phí riêng và bạn sẽ dễ nhầm là nó nằm trong gói bạn đã thanh toán. Và hầu hết các du thuyền lớn thường thu 10 đến12 đô la/ngày/người tiền tip. TÌM KIẾM THÔNG TIN K hông biết với các bạn thì thế nào, nhưng với tôi việc tìm kiếm thông tin trước mỗi chuyến đi luôn là niềm yêu thích và tạo cho tôi một sự hứng khởi tuyệt vời. Tùy thuộc vào địa điểm mà thời gian tìm kiếm sẽ nhanh hay lâu nhưng tôi tìm được hầu hết những thông tin cần thiết tại các địa chỉ sau: Một là http://wikipedia.org và http://wikitravel.org Wikipedia giống như bách khoa toàn thư, bao gồm những thông tin chung nhất còn Wikitravel tập trung nội dung du lịch nhiều hơn. Nó có lịch trình tham quan để bạn tham khảo và lên lộ trình du lịch cho mình khi đến đó. Hai là http://tripadvisor.com Nếu đã từng đi du lịch thì chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với trang web này. Tripadvisor là một trang thông tin xã hội hoạt động dựa trên tương tác đánh giá của người dùng và nhà mạng. Tripadvisor giúp người dùng tìm kiếm thông tin du lịch, còn người dùng có thể đưa ra ý kiến đánh giá của mình về địa điểm đó. Điều này không chỉ giúp website cải thiện nội dung, mà chủ khách sạn, nhà hàng cũng có thể phản hồi lại bình luận của khách hàng nên Tripadvisor trở thành nguồn thông tin hữu ích, chính xác đối với dân xê dịch. Tripadvisor sẽ là lựa chọn hàng đầu của tôi khi cần tìm kiếm thông tin khách sạn. Còn nếu muốn đặt phòng thì bạn nên vào trang như Agoda, Hostelworld còn Booking sẽ có các link liên kết với các trang web đặt phòng để người dùng tiện so sánh giá cả. Ba là các sách hướng dẫn du lịch, các tạp chí du lịch như Lonely Planet, Travellive, Wanderlust,... Về cơ bản khi sử dụng các cuốn sách cẩm nang du lịch sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, hạn chế cơ bản là tính cập nhật. Lonely Planet thường cập nhật hai năm một lần. Thời gian đó đã có nhiều thay đổi như giá cả dịch vụ, danh sách các dịch vụ, có những nhà hàng đã đóng cửa, nhà hàng mới được mở ra,... Tạp chí du lịch sẽ cải thiện được phần nào vấn đề này nhưng về cơ bản, sách hay tạp chí vẫn là các bài viết mang tính trải nghiệm cá nhân nên ít nhiều không tránh khỏi tính chủ quan. Bạn hãy cứ đọc để hiểu khái quát và định hình được lộ trình của mình nhưng thay vì quá phụ thuộc vào nó bạn hãy chủ động khám phá để chuyến đi tràn đầy cảm hứng. SĂN ƯU ĐÃI, VOUCHER N ếu đã có chút trải nghiệm với dịch vụ voucher, ưu đãi giảm giá chắc hẳn bạn sẽ như tôi, đồng tình hơn với đúc rút của cha ông “của rẻ là của ôi”. Dù đã thấm thía câu thành ngữ ấy nhưng tôi vẫn mắc phải sai lầm dù không lần nào giống lần nào. Tuy nhiên, nếu tất cả các dịch vụ phiếu mua hàng, ưu đãi, giảm giá, quà tặng... đều không đảm bảo chất lượng, bị tẩy chay thì tại sao hình thức này vẫn có thể tồn tại? Điều đó nghĩa là vẫn có những sản phẩm, dịch vụ hữu ích để cung cấp cho khách hàng. Quan trọng là bạn phải biết cách tìm được những sản phẩm chất lượng có giá tốt đó. Voucher, ưu đãi du lịch cũng vậy. Nếu bạn là một tín đồ xê dịch thì việc săn voucher, ưu đãi trước mỗi hành trình là “việc thường ngày” để có chuyến vi vu vui vẻ, thoải mái. Nếu chưa từng thử việc này, đọc đến đây hẳn là bạn đã có thêm một cách để tiết kiệm cho ngân sách của mình. Bước tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để săn được những chương trình ưu đãi một cách hiệu quả. Bởi việc “săn bắt” ngoài kinh nghiệm cũng cần chút kỹ thuật đấy! Bước 1: Xác định địa điểm bạn muốn đến. Bước 2: Tìm kiếm thông tin về địa điểm bạn dự định sẽ đến (tìm trên internet nếu trên tay bạn là chiếc smartphone đang bốn vạch wi, hay quay sang hỏi đứa bạn ngồi cạnh nếu nó vừa vi vu ở đó về,...) Bước 3: Vào các trang kiểm tra và so sánh hạn chế cũng như những ưu điểm vượt trội giữa các nhà cung cấp. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được những tour ưng ý. (Các website tôi đã giới thiệu ở trên là một trong các nguồn để các bạn tìm kiếm.) Khi so sánh bạn nên chú ý những điểm quan trọng: Đó có phải là tour trọn gói không, đã bao gồm các loại phí, vé phương tiện đi lại hay chưa… Ngoài ra, điều kiện ăn uống, nghỉ dưỡng cũng là những điểm mà bạn không thể bỏ qua. Nếu là những chuyến đi dài ngày thì bạn nên đặc biệt chú ý đến sự thuận tiện của hình thức di chuyển giữa các điểm đến. Đặt tour sớm để nhận được mức giá ưu đãi nhất và mua tour theo nhóm đông người sẽ mang lại cho bạn cơ hội được giảm thêm 5 đến 7% giá tour. SĂN VÉ RẺ C ông cuộc săn vé rẻ chưa bao giờ là dễ dàng và nhanh chóng nhưng bù lại, nếu săn vé thành công bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Dưới đây là những kinh nghiệm giúp cho việc săn vé rẻ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Bước 1: Đăng ký nhận tin và đăng ký thành viên của các hãng hàng không. Đừng ngại khoản nhận thư rác vì khi bạn đăng ký nhận tin và đăng ký thành viên của hãng hàng không thì khi có chương trình khuyến mãi, giảm giá, hãng hàng không sẽ gửi thông tin vào hòm thư điện tử cho bạn. Nếu trở thành thành viên thì khi đăng nhập vào web để đặt vé những thông tin cá nhân của bạn đã được lưu sẵn mà không cần nhập lại. Tin tôi đi, việc gõ đi gõ lại những thông tin cá nhân nhàm chán và mất thời gian vô cùng. Nếu có thể bỏ qua bước này thì bạn sẽ đỡ tốn thời gian. Đương nhiên cũng không nhất thiết phải đăng ký thành viên ở tất cả các hãng hàng không nhưng bạn nên trở thành thành viên của các hãng uy tín và có nhiều khuyến mãi. Theo chia sẻ của một thành viên “lâu năm” của hãng hàng không AirAsia thì, khi làm thành viên của AirAsia, đặt vé xong bạn có thể vào Manage My Booking để xem lại chi tiết những giao dịch trước. Như vậy có thể kiểm tra lại thông tin những vé mình đã đặt nhưng chưa thanh toán xem có sai sót gì không, rồi mới tiến hành thanh toán. AirAsia còn có thêm điểm lợi là họ có chương trình Big Loyalty cho thành viên, mỗi lần đặt vé thành viên sẽ được tính điểm cộng dồn. Khi có đợt khuyến mãi 0 đồng, thành viên Big Loyalty còn được đặt vé trước khách hàng khác đến 24 tiếng. Bước 2: Có sẵn thẻ thanh toán quốc tế (visa, master,…) Một tấm thẻ visa credit là “vũ khí tối ưu” cho các chiến sĩ đi săn vì bạn có thể thanh toán trước, trả tiền sau, không có tiền trong thẻ vẫn có thể thanh toán được. Miễn là bạn trả nợ đúng hạn (tối đa là 45 ngày) bạn sẽ không bị tính lãi. Phí duy trì hằng năm tùy theo từng ngân hàng. Nếu là dân ưa xê dịch thì chắc hẳn bạn từng trải qua cảm giác nhìn thấy tấm vé giá hời mà không thể làm gì được vì trong thẻ không còn tiền, hay chỉ có tiền mặt nhưng hôm nay là ngày nghỉ và 23:59 phút là hạn khuyến mãi,... Những tấm thẻ visa, master cũng được coi là vật bất ly thân khi bạn đi du lịch nước ngoài. Bước 3: Nhanh và chính xác. Thời gian và tài chính là mấu chốt quan trọng trong “cuộc chiến” săn vé rẻ. Để giải quyết vấn đề thời gian bạn cần nhớ chính xác những thông tin cần thiết: thông tin cá nhân, thời gian, địa điểm..., tránh mất thời gian vào việc check lại cái này, cái kia vì khi bạn thao tác quá lâu trang web sẽ tự động đưa bạn về lại “phòng chờ” và đôi khi bạn sẽ bị kẹt lại ở đó do số lượng truy cập quá đông. Bạn có thể đẩy nhanh tiến độ bước này nếu như đã thực hiện bước đăng ký thành viên của các hãng hàng không mà tôi đã gợi ý ở trên. Nhanh tay, nhanh mắt trong trường hợp này là kỹ năng cần thiết để tạo nên chiến thắng cho “tay thợ săn lành nghề”. Bạn chỉ cần nhanh chóng điền thông tin vào những ô có đánh dấu *, tức là thông tin bắt buộc. Những thông tin khác có thể bổ sung khi check in trực tuyến sau đó. • Tên, e-mail, số điện thoại, ngày sinh là bốn thông tin quan trọng nhất. • Kiểm tra lại địa điểm và ngày giờ bay trước khi thanh toán. B XÁC ĐỊNH THỜI GIAN ên cạnh địa điểm và chi phí, thời gian là một trong những yếu tố quan trọng bạn nên xác định rõ ràng trước khi đi du lịch. Tức là, bạn sẽ đi trong bao lâu, và vào thời điểm tương ứng ở nơi bạn định đến sẽ có thời tiết, mùa vụ hay khung cảnh như thế nào? Vì mỗi địa điểm sẽ có những thời điểm vàng mà bạn không nên bỏ lỡ. Nếu bạn muốn ngắm ruộng bậc thang vàng óng trải kín những triền đồi ở Mù Cang Chải thì bạn nên có chuyến đi vào tháng Chín, đầu tháng Mười. Bạn muốn ngắm đồi hoa tam giác mạch bạt ngàn, rung rinh trong gió thì hãy đến Hà Giang vào tháng Mười một,... Cũng có những nơi cả bốn mùa khung cảnh thiên nhiên đều đẹp đẽ nên bạn có thể đến thưởng ngoạn bất cứ mùa nào. Bạn chỉ cần chú ý đến thời tiết để mang theo đồ dùng phù hợp cũng như xác định khoảng thời gian ở lại hợp lý. B LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ạn đang ngồi phân vân xem mình nên đi đâu trong chuyến du lịch sắp tới? Đầu tiên hãy nghĩ xem bạn đang muốn đi du lịch theo phong cách nào! # Địa điểm phù hợp với phong cách du lịch nghỉ dưỡng Nếu bạn dự định đi cùng gia đình trong khoảng thời gian ngắn từ ba đến năm ngày thì những khu nghỉ dưỡng có biển xanh, cát trắng sẽ là những gợi ý phù hợp. Từ Bắc chí Nam trên dải đất hình chữ S này bạn có vô vàn lựa chọn: Quan Lạn, Hạ Long, Vân Đồn ở Quảng Ninh; Sầm Sơn ở Thanh Hóa; Lăng Cô ở Huế; Cửa Đại ở Hội An; Mỹ Khê ở Đà Nẵng; Nha Trang ở Khánh Hòa; biển An Bàng ở Quảng Nam; bãi Nhật Lệ ở Quảng Bình; nắng gió Phú Quốc ở Kiên Giang,... # Địa điểm phù hợp với phong cách du lịch ẩm thực • Nếu bạn là một tín đồ ẩm thực, hãy bắt đầu từ thủ đô Hà Nội. Hà Nội nổi tiếng với vô vàn món ăn ngon, từ truyền thống tới hiện đại mà cho dù bạn đã sống ở Hà Nội một thời gian dài có lẽ bạn cũng chưa thể thử hết. • Cũng đừng bỏ qua dải đất miền Trung với những món ăn đặc trưng như bánh nậm, bánh đập, bánh bèo, nem lụi, bánh tráng… Món nào cũng ngon, cũng hấp dẫn với những cái tên độc đáo. • Sài Gòn là điểm đến cho người mê ăn vặt. Ẩm thực Sài Gòn là sự kết hợp hoàn hảo giữa những món ngon đất Việt với những đặc sản đến từ người Hoa, người Campuchia. Len lỏi ở đâu trong các ngóc ngách, các khu chợ tấp nập bạn đều tìm được những món ăn hợp khẩu vị. Những địa điểm trên chỉ là những gợi ý nhỏ dành cho bạn bởi còn vô vàn những thành phố với các món đặc sản đang chờ bạn đến để thưởng thức. # Địa điểm phù hợp với phong cách du lịch mạo hiểm • Khu vực miền núi phía Bắc nước ta là điểm đến không thể bỏ qua. Những địa danh như Mèo Vạc, Hà Giang ở địa đầu tổ quốc, các cung đường đầy thách thức như đèo Mã Pí Lèng, đèo Pha Đin,“nóc nhà Việt Nam” Phan Xi Păng… mỗi mùa du lịch đều thu hút rất nhiều “phượt thủ” bốn phương. • Không kém phần hấp dẫn là hành trình thám hiểm hang động ở miền Trung, hang Sơn Đoòng là ví dụ điển hình. • Những điểm đến ấn tượng như vùng núi rừng Tây Nguyên hoang dã, sông nước miền Tây, trại rắn Đồng Tâm ở Tiền Giang cũng là những lựa chọn không tồi cho người thích khám phá và thử thách. # Địa điểm phù hợp với phong cách du lịch văn hóa • Bạn đam mê tìm hiểu lịch sử và sự khác biệt văn hóa, bạn yêu thích các công trình gắn liền với lịch sử? Nếu vậy, bạn nên chọn Cố đô Huế làm điểm đến đầu tiên. Nơi đây còn lưu dấu toàn bộ những di tích lịch sử – văn hóa do triều Nguyễn xây dựng. Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên hòa điệu với vẻ mơ màng đậm chất Huế. • Những ngôi làng cổ ở miền Bắc cũng là điểm đến lý tưởng. XIN VISA THÀNH CÔNG # Chuẩn bị kỹ giấy tờ M ột bộ hồ sơ xin visa tối thiểu phải đáp ứng được các yêu cầu: đầy đủ, rõ ràng (dễ xác minh, đối chiếu) và trung thực. Đầy đủ: Thủ tục, giấy tờ trong hồ sơ xin cấp visa du lịch tùy thuộc vào yêu cầu của từng đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc trung tâm tiếp nhận visa của nước mà bạn đến nộp hồ sơ. Nhưng thông thường bao gồm những giấy tờ sau: • Tờ khai xin visa; • Hộ chiếu: Còn hiệu lực và được cấp không quá 10 năm; • Ảnh: Theo tiêu chuẩn của các đại sứ quán; • Xác nhận của ngân hàng: Về tài khoản cá nhân hoặc sổ tiết kiệm, xác nhận số tiền trong thẻ tín dụng, xác nhận chủ sở hữu của thẻ tín dụng... Bạn cần chứng minh rằng mình có đủ số tiền cho chuyến đi. Số dư trong tài khoản của bạn càng nhiều càng tốt và cùng lúc sử dụng nhiều loại thẻ, nếu là thẻ hạng bạch kim thì bạn sẽ có nhiều lợi thế; • Một số giấy tờ chứng minh khả năng tài chính khác: chứng từ sở hữu tài sản (nhà cửa, đất đai,...), chứng từ thu nhập, lợi tức; giấy xác nhận mức lương, giấy phép kinh doanh nếu là chủ doanh nghiệp,...; • Bản kê chi tiết về hành trình du lịch; • Bằng chứng về nơi lưu trú: Xác nhận đặt phòng khách sạn có ghi rõ ngày và thời gian lưu trú; • Các loại giấy tờ chứng minh đã đặt các dịch vụ cho chuyến đi: vé máy bay, vé tham quan bảo tàng, vé tham dự hòa nhạc (nếu có),...; • Bảo hiểm y tế du lịch: Cho toàn bộ thời gian dự định lưu trú; • Bí quyết chung của việc xin visa thành công đó là bạn làm theo chính xác các yêu cầu của đại sứ quán. Một khi đã bị yêu cầu bổ sung thông tin hay giấy tờ thì thời điểm có kết quả visa sẽ bị lùi lại, làm chậm chuyến đi của bạn. Do đó, bạn phải đọc và kiểm tra thật kỹ giấy tờ trong hồ sơ của mình. • Hầu hết các đại sứ quán đều yêu cầu bạn nộp đầy đủ giấy tờ kèm theo bản sao hộ chiếu (có đầy đủ các trang dán visa các nước bạn từng đi hoặc dấu của các nước bạn từng đến). Một số đại sứ quán không nêu rõ yêu cầu này trên website nên trước khi nộp hồ sơ tốt nhất bạn nên photo hộ chiếu ra 1-2 bản, mang theo cho an tâm. Rõ ràng: Bạn đã có kế hoạch cho chuyến đi của mình thì hãy làm một bản kê chi tiết, rõ ràng và để kèm trong hồ sơ xin visa dù không được yêu cầu. Trung thực: Có nhiều trường hợp bị từ chối cấp visa du lịch chỉ vì sơ suất trả lời không khớp với hồ sơ hoặc trả lời sai khi nghe không rõ câu hỏi. Trong trường hợp này, bạn nên yêu cầu viên chức lãnh sự quán nhắc lại câu hỏi chứ không nên vội vàng trả lời ngay. Không nên “phóng đại” một số khả năng, kinh nghiệm của mình và nhất là khả năng tài chính. Đây là sai lầm lớn vì thông tin này đã có trong hồ sơ của bạn, kèm theo cả giấy tờ chứng thực. Bạn nên xin visa càng sớm càng tốt. Ví dụ như tháng Bảy xuất phát thì tháng Năm hoặc ngay đầu tháng Sáu hãy nộp hồ sơ. Các đại sứ quán có quy định thời gian giải quyết thủ tục cụ thể. Trong nhiều trường hợp, cho dù bạn cần đi gấp thì họ cũng sẽ không giải quyết sớm hồ sơ của bạn. • Đối với các sứ quán không yêu cầu đặt lịch hẹn trước, bạn cần lưu ý giờ giấc làm việc và không đến muộn sau giờ làm việc quy định. Cần lưu ý đến cả ngày nghỉ của đại sứ quán nữa vì nhiều đại sứ quán có những ngày nghỉ của riêng nước họ (ngày làm việc của bạn có khi lại là ngày nghỉ của họ, thành ra bạn có đến cũng không được việc). Bạn cần hỏi kỹ nhân viên bảo vệ hoặc đọc kỹ hướng dẫn trên website của đại sứ quán để nắm chắc lịch nhận và trả hồ sơ. • Mỗi đại sứ quán có thể yêu cầu một hạn mức cụ thể khi bạn chứng minh tài chính (thông qua số dư tài khoản hoặc sổ tiết kiệm tại một ngân hàng nào đó). Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, trên 50 triệu đồng là đủ (với một chuyến đi dưới 10 ngày). Tất nhiên, nếu bạn có nhiều hơn thì càng tốt nhưng ít hơn thì có thể bạn sẽ gặp khó khăn. Hãy hiểu rằng đi du lịch những nước phát triển rất tốn kém. Mục đích của chứng minh tài chính là nhằm chứng minh cho cơ quan lãnh sự thấy bạn đủ khả năng tài chính để trang trải chi phí chuyến đi (kể cả khi gặp những rủi ro như lỡ chuyến bay, gặp vấn đề cần đến nhiều tiền như tai nạn hoặc bị móc túi,...) và bạn không du lịch vì mục đích trốn sang đó làm việc kiếm tiền nên bạn cần chuẩn bị đầy đủ nhé! # Phỏng vấn Nắm rõ thời gian, địa điểm phỏng vấn Việc nắm rõ thời gian, địa điểm giúp bạn chủ động hơn trong việc đi lại và bình tĩnh bước vào buổi phỏng vấn, không bị hấp tấp, vội vàng. Đến muộn là điều tối kỵ khi phỏng vấn xin visa du lịch hay trong bất cứ cuộc phỏng vấn quan trọng nào vì nó gây ấn tượng xấu ngay từ đầu với người phỏng vấn. Cố gắng đến sớm trước giờ hẹn ít nhất 10 phút để có sự chuẩn bị tâm lý lẫn ngoại hình, giúp bạn dễ dàng giữ được vẻ tự tin, thân thiện, gần gũi. Khi đi phỏng vấn xin visa du lịch, bạn nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Không ai quy định rạch ròi về những điểm này nhưng nếu có tác phong tốt, trong bất cứ cuộc phỏng vấn nào bạn cũng sẽ có thêm điểm cộng. Chuẩn bị trước một số câu hỏi Các đại sứ quán thường đặt ra một vài câu hỏi quen thuộc, như thông tin về bản thân, sở thích, gia đình và khả năng tài chính. Các câu hỏi liên quan đến vấn đề tài chính và việc bạn sẽ lưu lại ở nước ngoài bao lâu cũng như dự định quay trở về Việt Nam thường được các nhân viên sứ quán “đào” sâu hơn. Bạn hãy chuẩn bị trước cho những câu hỏi này để trả lời một cách rành mạch và tự tin. Để thuyết phục viên chức phỏng vấn tin rằng bạn không có ý định định cư lại đất nước bạn muốn đến, hãy chứng minh sự trở về bằng những mối quan hệ ràng buộc như gia đình, công việc. Giữ tâm lý thoải mái Hãy hít thở thật sâu trước khi vào phỏng vấn xin visa du lịch để bình tĩnh. Hãy tạo phong thái thoải mái, thân thiện, dễ gần và đừng quên mỉm cười. Chủ động trong mọi câu trả lời Bạn hãy trả lời phỏng vấn thật chính xác và ngắn gọn. Câu hỏi đơn giản nhưng bạn cung cấp được thông tin thú vị sẽ gây ấn tượng mạnh với người phỏng vấn. Bạn chỉ cung cấp lượng thông tin cần thiết, tránh nói lan man, dài dòng. # Làm gì khi bị từ chối cấp visa? Nếu từng bị từ chối cấp visa, bạn phải làm lại toàn bộ thủ tục tương tự, bao gồm đóng lại lệ phí và đăng ký ngày hẹn phỏng vấn mới. Tuy nhiên, theo nhiều lời khuyên từ những người có kinh nghiệm, trừ khi hồ sơ có sự thay đổi đáng kể, bạn không nên nộp hồ sơ phỏng vấn lại trong vòng sáu tháng kể từ khi bị từ chối. RÈN LUYỆN SỨC KHỎE Đ ể có được một chuyến du lịch hoàn hảo thì việc đảm bảo sức khỏe tốt là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Mỗi năm có 50-75% khách du lịch bị nhiễm bệnh trong khoảng thời gian nghỉ dưỡng. Tập thể dục chính là một trong những hình thức lành mạnh và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể một cách tốt nhất. Ngay cả khi bạn có bị nhiễm bệnh thì cơ thể khỏe mạnh cũng giúp bạn dễ dàng hồi phục hơn. Việc tập luyện cũng rất đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian. Đơn giản như nếu bạn sống ở nhà cao tầng hoặc các căn hộ chung cư, hãy cố gắng không đi thang máy mà tận dụng các bậc cầu thang bộ để luyện tập thể dục. Vào buổi sáng, chạy lên, chạy xuống các bậc cầu thang sẽ rất tốt cho việc rèn luyện thể lực, tốt cho tim. Nếu không có cầu thang bộ, bạn có thể chạy tại chỗ. # Kiểm tra sức khỏe Kiểm tra sức khỏe để đi du lịch có vẻ lạ lẫm với người Việt Nam nhưng thực tế đây là việc cần thiết, đặc biệt khi bạn đi du lịch nước ngoài. Nếu đã đến Singapore chắc bạn biết họ sẽ kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt như thế nào trước khi đóng dấu nhập cảnh. Khi khám sức khỏe bạn cần nói rõ mục đích, thời gian và hình thức du lịch cho bác sĩ để có được những lời khuyên tốt nhất về tình trạng sức khỏe hiện tại, xem mình có đủ sức khỏe để tham gia chuyến đi hay không. Ngoài ra, khám sức khỏe trước khi đi du lịch cũng có thể coi như lần khám sức khỏe định kỳ, giúp bạn phát hiện những bệnh về tim mạch, hô hấp, xương khớp… và có được lời khuyên của bác sĩ trong việc chữa trị hoặc sử dụng thuốc trước khi đi du lịch. Trước khi đi đến một vùng nào đó, bạn nên nắm bắt được tình hình địa lý, lịch sử và nhất là tình trạng bệnh lây nhiễm ở đó. Nếu có thể, bạn nên tiêm ngừa các loại bệnh thường gặp khi đi du lịch như viêm phổi, cúm, tiêu chảy... Tốt nhất vẫn nên tránh đi vào các vùng đang có dịch bệnh vì không một loại vắc-xin nào có thể bảo vệ con người 100% trước các tác nhân gây bệnh. GIỮ BÍ MẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN T rong thời đại mà chỉ giơ tay chữ V tạo dáng chụp ảnh cũng có thể bị trộm vân tay thì việc bảo mật thông tin cá nhân càng cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, khi đi du lịch đến những vùng đất xa lạ thì thông tin cá nhân của bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị xâm nhập và lợi dụng. Dưới đây là các kinh nghiệm bạn nên tham khảo: # Khóa màn hình điện thoại (Lock screen): Đây có lẽ là một trong những điều quan trọng bạn phải lưu ý trong chuyến du lịch. Hãy chắc chắn rằng mỗi thiết bị di động, đặc biệt là chiếc smartphone của bạn phải được cài đặt mật khẩu để tránh tình trạng rủi ro nhất là bị đánh cắp. Khi khóa màn hình kẻ gian sẽ khó có thể truy cập được thông tin trên chiếc smartphone của bạn. Trước khi lên đường hãy nhớ đổi mật khẩu cho các thiết bị di động, đặc biệt là khi bạn đi du lịch nước ngoài. Đổi thêm một lần nữa trước khi quay về nhà đối với những tài khoản bạn đã sử dụng trong chuyến đi. Và đừng bao giờ đặt những mật khẩu dễ như cho kẹo hacker thế này nhé: 12345, 111111, qwerty (các chữ cái liền kề trên bàn phím), ngày tháng năm sinh,... Có rất nhiều cách để khóa màn hình, từ những cách truyền thống như tạo mật khẩu bằng ký tự đến những cách tiên tiến như mở khóa bằng nhận dạng khuôn mặt hay vân tay. Tuy nhiên, hãy tránh việc khóa màn hình bằng cách vẽ hình. Trên thực tế, rất dễ dàng để người khác nhìn thấy hình vẽ của bạn là gì? Có thể họ sẽ không thể thấy đầy đủ cách bạn vẽ nhưng hình ảnh sau cùng sẽ dễ dàng được ghi nhớ. Nếu chẳng may bị đánh cắp, điều này sẽ khiến thiết bị của bạn có nguy cơ bị xâm nhập dễ dàng hơn so với việc khóa màn hình bằng mật khẩu. # Xóa bỏ các dữ liệu nhạy cảm Bạn nên sao lưu toàn bộ các dữ liệu cá nhân trong các thiết bị mà bạn sẽ mang theo khi đi du lịch như hình chụp hộ chiếu, chứng minh thư, vé máy bay, xác nhận đặt phòng,... Còn những dữ liệu nhạy cảm như thông tin ngân hàng, báo cáo tài chính thì hãy xóa đi. # Đảm bảo các phần mềm an ninh phải được cập nhật Kiểm tra để đảm các phần mềm bảo mật, an ninh mạng, diệt virus, hệ điều hành đã được cập nhật. Mật khẩu thiết bị cũng cần được lưu ở một thiết bị khác phòng khi thiết bị của bạn bị đánh cắp. # Hãy cảnh giác với trộm cắp Nếu đã quen với chốn văn phòng là nơi mà bạn có thể để Ipad, điện thoại, ví tiền trên bàn cả tuần cũng không mất còn cái bút để trên bàn nhưng chỉ cần quay trước, quay sau đã không thấy đâu thì ở ngoài hoàn toàn ngược lại, chỉ duy nhất một điều giống là không thể xác định thủ phạm. Vậy nên, cảnh giác là việc quan trọng nhất bạn cần phải làm. Ở một nơi xa lạ, bạn không thể lường trước mọi việc có thể xảy ra, những tên trộm có thể ngồi đâu đó gần bạn và nhìn thấy bạn nhập mật khẩu, việc lơ là một giây cũng có thể khiến bạn bị mất hết dữ liệu cá nhân. # Không sử dụng kết nối USB để sạc thiết bị nơi công cộng Các chuyên gia kỹ thuật phần mềm từng đưa ra cảnh báo về xu hướng đánh cắp dữ liệu bằng cách đưa phần mềm độc hại để đánh cắp dữ liệu người dùng. Chân nối USB vừa có tác dụng sạc điện, nhưng cũng có tác dụng truyền dữ liệu. Kẻ gian có thể sử dụng cổng nối USB để cài đặt phần mềm sau đó dễ dàng lấy cắp thông tin của bạn. Thay vì dùng cổng USB, bạn nên dùng ổ cắm điện để sạc thiết bị của mình. # Chú ý khi sử dụng wi công cộng Wi công cộng ở nhà ga, sân bay, khách sạn, quán cà phê, trung tâm thương mại là những tiện ích không thể phủ nhận nhưng hãy lưu ý khi sử dụng wi để truy cập các tài khoản tài chính. Bạn không thể ngờ được mức độ tinh vi của các hacker ngày nay đâu. Nên việc tự phát và kết nối mạng từ máy của mình sẽ an toàn và bảo mật hơn rất nhiều so với việc bạn sử dụng wi công cộng. Mục sau tôi sẽ đưa ra tip hướng dẫn bạn cách sử dụng bộ phát wi du lịch tiện ích. Và hãy tắt kết nối khi không sử dụng không chỉ để tiết kiệm pin mà còn hạn chế nguy cơ bị truy cập bất hợp pháp. # Sử dụng thẻ ghi nợ thay vì dùng thẻ tín dụng Hãy mang thẻ ghi nợ khi đi du lịch, nó sẽ an toàn hơn rất nhiều so với thẻ tín dụng. Khi cần tiêu tiền trên thẻ ghi nợ, bạn cần phải có mã PIN hoặc chữ ký thay vì chỉ quẹt thẻ như thẻ tín dụng. Khi sử dụng thẻ ghi nợ tại ATM thì nguy cơ mất cắp dữ liệu sẽ thấp hơn. # Để các thiết bị thông tin, giấy tờ cá nhân không cần thiết ở nhà Cuối cùng, nếu bạn không muốn quá chú tâm về việc bảo vệ laptop, điện thoại, máy tính bảng... khỏi tầm ngắm của kẻ gian thì cách tốt nhất là hãy để chúng ở nhà. Các chuyên gia cũng khuyên bạn không nên mang theo những tài khoản cá nhân không cần thiết cho chuyến đi như thẻ tín dụng phụ. Hoặc nếu bạn du lịch nước ngoài thì không cần mang theo bằng lái xe. Vì vậy, cách an toàn nhất là hãy để chúng ở nhà. CHUYÊN GIA SẮP XẾP HÀNH LÝ # Lập danh sách những thứ cần mang theo Đ iều đầu tiên mà bạn cần làm là lập một bản danh sách những thứ đồ bạn cần phải mang theo. Ứng dụng PackPoint sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bạn trong việc này. Mục sau tôi sẽ nói rõ hơn về việc tải và sử dụng ứng dụng PackPoint – ứng dụng hỗ trợ đóng gói hành lý. Sau đó xếp chúng ra sàn nhà hoặc giường để kiểm tra lại. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được những món đồ cần và không cần phải mang theo. Đồng thời, cách này cũng tránh được việc phải xếp lại hành lý. Trước khi lên danh sách và xếp hành lý vào va li, bạn cần phải tìm hiểu thời tiết và phong tục tập quán ở nơi đến. Đồng thời, xếp đủ quần áo cho số ngày mà bạn đi du lịch, cũng như để một khoảng trống nhỏ trong va li, bởi bạn có thể mua thêm đồ lưu niệm hoặc quà khi trở về. # Chọn lựa va li phù hợp Đối với những chuyến du lịch ngắn ngày thì bạn nên chọn những chiếc va li nhỏ, nhẹ và có bánh kéo. Như thế vừa giúp bạn di chuyển dễ dàng, vừa bảo vệ được đồ đạc bên trong. Đặc biệt, nếu bạn đi máy bay sẽ có quy định về trọng lượng của hành lý xách tay và hành lý bạn phải ký gửi, và bạn hãy lưu ý thật kỹ điểm này nhé! Một lưu ý quan trọng khi ký gửi hành lý là hãy đánh dấu hành lý của mình bằng những dấu hiệu đặc biệt, sặc sỡ một chút cũng không sao, miễn là mang đậm dấu ấn cá nhân của bạn. Mục đích của việc này là tránh cho nó khỏi bị thất lạc. Ngoài va li kéo bạn hãy mang theo một chiếc ba lô hoặc túi xách nhỏ bên người. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm một chiếc ba lô hoặc túi xách to để mang theo, bởi không phải lúc nào bạn cũng kéo theo chiếc va li được. Hơn nữa còn phòng trường hợp, số đồ bạn mua về làm quà không thể nhét hết vào va li. # Cách xếp đồ trong va li • Đặt vật nặng bên dưới: Nguyên tắc vàng quan trọng nhất khi xếp hành lý du lịch đó là phải xếp những vật nặng như quần jeans, áo khoác dày, túi đựng đồ vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm,… xuống đáy va li. Nếu sử dụng va li kéo thì hãy xếp chúng ở phần cuối va li. Nguyên tắc vàng này sẽ đảm bảo cho đồ của bạn không bị nhàu nát, xô lệch và cũng không chiếm nhiều diện tích như khi bạn xếp chúng lên trên. • Chọn quần áo phù hợp, đa năng, dễ kết hợp: Với quần áo, bạn nên mang theo những bộ tiện dụng, dễ khô, dễ kết hợp, phù hợp với thời tiết và số ngày bạn đi du lịch. Đồng thời ưu tiên những bộ quần áo đa chức năng, chẳng hạn như quần dài có thể gấp thành quần đùi hoặc áo dài tay có thể biến thành áo ba lỗ…. • Cuộn tròn quần áo trước khi xếp vào va li: Bạn hãy cuộn tròn quần áo vào và xếp chúng cạnh nhau cho đến khi hết đồ. Đồ lót thì nên xếp gọn, cho vào một chiếc túi và đặt ở những khe trống. Những chiếc áo sơ mi, áo khoác dễ nhàu thì gấp theo cách thông thường và đặt lên bên trên những bộ đồ đã được cuộn tròn. • Tận dụng những khoảng trống: Bạn cũng nên tận dụng tất cả những khoảng trống có thể, ví dụ như nhét tất vào trong giày để tiết kiệm được chỗ nhét tất. Với đồ trang điểm, thuốc men,… bạn cũng có thể để vào trong giày sau khi đã bọc kín bằng túi nylon. • Xếp đồ theo lớp và bỏ đồ lặt vặt vào những túi nhỏ: Cách sắp xếp hành lý khi đi du lịch này cực bổ ích. Bởi nó sẽ giúp bạn tìm đồ dễ dàng hơn. Theo kinh nghiệm xếp đồ du lịch của nhiều người thì bạn nên xếp theo thứ tự: Giày dép, áo thun, quần dài, váy, phụ kiện, các vật dụng cần thiết và trên cùng là áo sơ mi. • Xếp những đồ dễ vỡ ở giữa lớp quần áo: Nếu bạn mang theo những đồ dễ vỡ thì nên cuộn nó vào trong quần áo và đặt ở giữa những lớp quần áo khác. # Những đồ nên hạn chế mang theo Theo cách sắp xếp và lựa chọn đồ đạc khi đi du lịch thì bạn nên hạn chế mang theo đồ len, áo khoác dày, nặng hay những chiếc quần jeans dài và dày… trừ khi bạn đi du lịch ở những vùng lạnh giá. Bởi chúng chiếm rất nhiều diện tích, lâu khô, dễ bám bụi và làm trọng lượng hành lý của bạn tăng lên đáng kể. • Hãy mang những đồ “có kích thước du lịch”. Chẳng hạn như kem đánh răng hãy mang tuýp bé, sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội, bột giặt,… hãy mang dạng gói. • Để vé, hộ chiếu, visa tại nơi dễ tìm nhất. Tốt nhất là nên mang theo bên người. Ngoài ra, những đồ có giá trị lớn hoặc những đồ có bán tại điểm du lịch cũng là những vật dụng bạn không nên xếp vào va li. Bạn phải nhớ là đừng quá tham lam. Hãy từ bỏ một số thói quen và một số vật dụng có thể mua ở điểm du lịch. Hãy mang ít đồ nhưng đó là những thứ đồ cần thiết. Áp dụng tốt những cách sắp xếp và lựa chọn hành lý khi đi du lịch nói trên sẽ giúp bạn nhẹ nhàng, thảnh thơi và có một chuyến du lịch hoàn hảo hơn rất nhiều đó. Hãy thử và kiểm nghiệm kết quả nhé! MANG MỸ PHẨM CHO CHUYẾN DU LỊCH P hấn hộp: Hãy đệm thêm một miếng bông tẩy trang bên trong để tránh phấn bị vỡ do va đập khi di chuyển. Mỹ phẩm dạng lỏng: Để tránh trường hợp mỹ phẩm bị chảy ra túi hành lý, hãy thêm một lớp giấy bóng kính, hoặc dán băng keo trên miệng chai trước khi đậy chặt nắp. Bọc kín cọ trang điểm: Để bảo vệ làn da của bạn khỏi vi khuẩn, hãy dùng túi nylon nhỏ để bọc kín đầu cọ trước khi xếp vào túi. Đựng đồ trang điểm trong túi riêng: Hãy bỏ mỹ phầm vào túi riêng để tránh làm quần áo bị dính các vết gây ra bởi phấn, son nếu không may chúng bị bật nắp trong lúc di chuyển. Dùng túi chống thấm: Đựng tất cả số mỹ phẩm mang theo vào một túi chống thấm. Bạn có thể mang tất cả vào nhà tắm mà không lo đồ bên trong bị dính nước. Mang mẫu dùng thử: Rất tiện lợi khi mang theo những mẫu mỹ phẩm dùng thử, bởi chúng nhỏ gọn, đủ dùng, được đóng gói sẵn. Mang mẫu dùng thử thì bạn sẽ không phải ngồi sắp xếp từng loại như trên mà đơn giản chỉ cần tìm một khoảng trống bé xinh cho nó trong chiếc va li mà thôi. Đương nhiên, tip này chỉ hữu ích nếu bạn đi du lịch trong một khoảng thời gian ngắn. Xếp đồ chặt: Bạn nên xếp đồ chặt để những chai mỹ phẩm không va vào nhau, gây vỡ. Nếu xếp hết đồ mà vẫn còn chỗ trống, hãy nhét vào đó một chiếc tất, một chiếc khăn nhỏ... Mang đủ dùng: Đa số các loại kem trang điểm, dưỡng da thường để trong lọ (hộp) thủy tinh. Bạn nên chiết một lượng vừa đủ dùng vào những lọ nhỏ, nhẹ hơn, như hộp đựng thuốc mini. Không nên mang đồ mới: Đừng mang những đồ mỹ phẩm bạn chưa dùng lần nào. Vì có thể bạn sẽ không hợp với chúng, và rất có thể những bức ảnh kỷ niệm sẽ không đẹp như bạn mong đợi. NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC KHI ĐI DU LỊCH MỘT NGÀY N ếu ngày mai bạn khởi hành, vậy thì hãy đảm bảo những điều sau sẽ được hoàn thành trong hôm nay! # Hành lý: Done Quần áo, sạc pin, đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm... mọi thứ bạn cần đã gọn gàng trong chiếc va li rồi chứ? Nếu chưa thì hãy xắn tay và hoàn tất việc này vì ngày mai bạn mới vội vã sắp xếp thì 90% là bạn sẽ để sót vài thứ cần thiết đấy. # Thời tiết: Fine Thiên thời, địa lợi là những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công cho chuyến đi của chúng ta, nên bạn đừng quên theo dõi thời tiết nhé. Một ngày nắng đẹp bao giờ cũng giúp ta hào hứng khởi hành phải không nào? # Nhà cửa: Clean Tạm biệt căn nhà/căn phòng sạch sẽ cho chúng mình cảm giác thoải mái hơn phải không cô gái? Nháy mắt tạm biệt với căn nhà/căn phòng gọn gàng đồng nghĩa với bước vào căn phòng sạch sẽ lúc trở về, sẽ cảm thấy dễ chịu và ấm áp hơn nhiều đúng không nào? Hãy đảm bảo tất cả cửa sổ đã đóng, thiết bị điện, gas được đóng chốt an toàn. Đương nhiên việc này chỉ phải làm nếu cả nhà bạn cùng đi du lịch hoặc bạn ở một mình. Còn nếu có thú cưng mà không thể đưa đi cùng thì hãy chắc chắn bạn đã gửi nó cho ai đó chu đáo, tận tâm rồi. # Ứng dụng cho chiếc điện thoại: Ready Tourlina Tourlina là một ứng dụng có thể cài đặt trên điện thoại iOS, giúp du khách nữ tìm được bạn đồng hành cũng là nữ. Bạn chỉ cần điền những thông tin: tên tuổi, sở thích, nơi bạn muốn đến, thời gian,... sau đó Tourlina sẽ tìm kiếm được đối tượng phù hợp với bạn dựa trên những thông tin bạn cung cấp. Các bạn có thể nói chuyện và cùng nhau lên kế hoạch cho chuyến đi. Tourlina chỉ cho phép người dùng đã xác minh tài khoản, do đó có độ an toàn cao. Tuy nhiên, ứng dụng này chỉ dành cho điện thoại iOS, nên bạn không thể kết nối với những người bạn dùng điện thoại Androi. Điều này làm giảm một lượng lớn đối tác tiềm năng của bạn. PackPoint Một chuyến đi của các bạn gái với hàng tỷ thứ lặt vặt khó tránh khỏi việc thừa cái này, thiếu cái kia, ảnh hưởng đến cuộc vui của bạn. PackPoint là phần mềm sẽ giải quyết vấn đề này. Bạn chỉ cần cung cấp một số thông tin cơ bản: giới tính, mục đích du lịch, đi bao lâu, địa điểm,... ứng dụng sẽ căn cứ vào những thông tin này, đối chiếu với tình hình thời tiết ở điểm đến cũng như các hoạt động của bạn để khởi tạo danh sách vật dụng cần thiết. Việc lựa chọn hành lý có vẻ đã nhẹ nhàng đi nhiều phải không? Safe map worldwide Safe map worldwide là ứng dụng gợi ý những tuyến đường an toàn nhất và gợi ý những địa điểm đáng tin cậy để bạn có thể nghỉ lại và cảnh báo những khu vực nguy hiểm. An toàn trong chuyến đi là ưu tiên hàng đầu. Image It Ứng dụng thú vị này giúp bạn vượt qua rào cản ngôn ngữ khi đi du lịch. Image It cung cấp hơn 400 hình vẽ giúp bạn dễ dàng truyền tải thông tin muốn nói cho người dân địa phương. Bạn có thể kết hợp các biểu tượng hình ảnh, các chữ tượng hình hay thậm chí thêm những hình ảnh thực tế từ điện thoại vào ứng dụng. Điểm cộng của ứng dụng này là bạn có thể sử dụng ở chế độ oine nên có thể sử dụng ở bất cứ đâu. Ngoài ra, Image It hỗ trợ nhiều ngôn ngữ phổ biến như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ả Rập,... XE Curency Đây là ứng dụng giúp quy đổi tiền tệ hiệu quả cho khách du lịch, hỗ trợ quá trình tính toán tiền tệ khi mua bán tại điểm du lịch nước ngoài mà bạn đến. Sit or squat Bạn sẽ không nghĩ đây là một ứng dụng ngớ ngẩn khi “anh William Cường” hỏi thăm bất ngờ đâu. Ứng dụng cung cấp hơn 95.000 nhà vệ sinh có thể sử dụng trên toàn thế giới. Ở đó mọi người sẽ chia sẻ đánh giá thậm chí đăng tải ảnh để bạn dễ dàng lựa chọn. Bạn có thể lọc theo tiêu chí chi phí, ưu, nhược điểm, xếp hạng,... để nhanh chóng chọn được một nhà vệ sinh sạch sẽ, giúp giải quyết “khó khăn” trước mắt. VSCO Và cuối cùng, để có những tấm ảnh lung linh thì ứng dụng VSCO cam là không thể thiếu. Đây là ứng dụng được các bạn trẻ hết sức ưa chuộng. Ứng dụng này chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn (điều mà tôi cũng không thoát khỏi) với những bộ lọc và hiệu ứng tuyệt vời giúp các bức ảnh mang đầy tính nghệ thuật như được chỉnh sửa bằng phần mềm chuyên nghiệp. # Một vài cuộc điện thoại để thông báo và kiểm tra tổng thể Ngân hàng: Nếu đi du lịch nước ngoài thì việc này là cần thiết vì các ngân hàng có thể nghi ngờ khi thấy tài khoản của bạn được sử dụng ở nước ngoài và tạm khóa lại. Nên để tránh rắc rối không cần thiết này, trước khi khởi hành bạn chỉ cần gọi một cuộc điện thoại đến ngân hàng bạn có tài khoản sẽ sử dụng để thông báo cho họ biết về chuyến du lịch sắp tới của bạn. Hãng hàng không, khách sạn: Cũng không phải là thừa nếu bạn gọi điện lại cho hãng hàng không và khách sạn để xác nhận lại mọi thông tin và bây giờ chỉ còn chờ giờ khởi hành mà thôi. BẢY VẬT BẤT LY THÂN CỦA BẠN GÁI KHI ĐI DU LỊCH B ạn gái chúng mình luôn có những đồ vật bất ly thân, vậy thì khi đi du lịch không có lý do gì mà chúng ta phải “ly thân” với chúng, thậm chí bạn còn phải chắc chắn chúng có mặt trong túi hành lý của mình để yên tâm sẽ ứng phó được với bất kỳ tình huống nào phát sinh. # Son môi Ma lực của son đối với các cô gái có lẽ không cần phải bàn đến nữa. Những cô gái vẫn đang thờ ơ trước món đồ vạn năng này thì chắc hẳn là cô ấy cũng chưa từng biết đến việc dùng son để chữa vết cháy nắng, làm dịu vết xước ở móng tay, ngăn chảy máu tại các vết xước tẩy lông, làm sáng da, dưỡng ẩm và giảm nết nhăn... Nhỏ nhưng có võ chính là để nói về món đồ này. # Kẹo cao su Trong chuyến du lịch chắc chắn rằng bạn sẽ phải dành thời gian ở bên ngoài nhiều hơn ở trong phòng, do vậy không phải lúc nào bạn cũng có thể đánh răng ngay sau khi thưởng thức một món ăn hè phố. Do vậy, nhai một thanh kẹo singum chắc chắn sẽ khiến bạn tự tin hơn rất nhiều khi trò chuyện cùng với những người tình cờ gặp trên đường. # Băng vệ sinh Ai nói băng vệ sinh chỉ dành riêng cho chị em phụ nữ, nhưng là phụ nữ ai có thể bỏ quên món đồ này. Ngoài nhiệm vụ chính, thì chiếc băng vệ sinh còn nhiều công dụng khác thực sự hữu ích cho chuyến du lịch của bất kỳ ai . Hãy biến chiếc băng vệ sinh trở thành miếng thấm hồ hôi: Đặt miếng băng vào trong quần áo, mũ để thấm mồ hôi, kết quả không tệ đâu nhé! Hai miếng băng loại mỏng dán vào vùng nách trên áo, sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái và tự tin, còn nếu xui xẻo mà lên cơn sốt trong chuyến đi trong khi không sẵn thuốc thì hãy dùng “miếng hạ nhiệt” bất đắc dĩ bằng cách thấm miếng băng vào nước lạnh và đắp lên trán. # Khăn giấy Không cần phải đến khi du lịch thì túi khăn giấy mới nằm trong túi xách của bạn phải không? Vậy thì không có lý do gì mà đến lúc đi du lịch bạn lại để nó ở nhà. Việc nó được ưu tiên trong list những đbắt buộc phải mang là điều đương nhiên rồi. # Các loại thuốc giảm đau, băng keo y tế Một vài vỉ thuốc giảm đau, hạ sốt cũng không chiếm quá nhiều diện tích, trọng lượng hành lí nhưng bạn không thể biết rõ tầm quan trọng của nó như thế nào cho tới khi không thể tìm thấy một vỉ thuốc giảm đau sau một ngày rong ruổi. Các tai nạn nhỏ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt chuyến hành trình, đặc biệt là với các cuộc chinh phục khám phá những đỉnh núi cao, rừng sâu, cắm trại... Băng keo y tế không thể ngăn chặn tất cả nguy cơ do vết thương gây ra nhưng nó có thể ngay lập tức phần nào đó bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. # Chai nước khử mùi, nước hoa Một chai nước hoa mini hay một chai khử mùi dành cho những cô nàng điệu đà cũng không hại gì. Thậm chí, nhiều chuyên gia du lịch đều đồng ý đưa thuốc khử mùi vào danh mục những vật dụng cần thiết khi đi du lịch. # Bật lửa/bao diêm Bạn nghĩ rằng mình không hút thuốc nên không cần đem theo một cái bật lửa vì nghĩ bạn sẽ không bao giờ cần đến chúng? Nhưng trong chuyến du lịch, với nhiều những bất ngờ có thể xảy đến thì việc mang một chiếc bật lửa không bao giờ là thừa. HẠNH PHÚC TRÊN HÀNH TRÌNH KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI ĐI DU LỊCH BẰNG MÁY BAY N ếu lần đầu đi máy bay, chắc hẳn bạn sẽ khó tránh khỏi bỡ ngỡ và như một phản xạ có điều kiện, bạn sẽ chăm chăm nhìn xem người trước làm gì để bắt chước làm theo. Bỏ qua sự mặc cảm ấy đi, ai cũng có lần đầu như vậy đấy! Bạn có thể hỏi, nhờ hướng dẫn, và sẽ không bao giờ bạn phải hối hận vì điều đó đâu. Bởi đáp lại câu hỏi (mà bạn nghĩ là quê mùa) là sự hướng dẫn nhiệt tình của vị hành khách nọ hoặc của nhân viên sân bay. Không biết hãy hỏi, muốn giỏi phải học! Còn nếu bạn vẫn ngại hỏi, thì thật tình hãy đọc tiếp đi nào vì tôi cũng sẽ sẵn lòng giải đáp câu hỏi trong đầu bạn lúc này. Trước khi đặt câu hỏi “tôi phải làm gì tiếp theo” thì hãy chắc chắn trong tay bạn đã có: # Chuẩn bị • Vé máy bay; • Chứng minh thư nếu đi trong nước và hộ chiếu nếu đi nước ngoài; • Visa nếu nước cần đến yêu cầu. • Tiền mặt để đóng phí sân bay (nếu cần): Như đã lưu ý ở phần trước, một số sân bay thu lệ phí khi bạn đi máy bay từ nơi đó thay vì gộp phí vào giá vé máy bay. Thông thường lệ phí này thu bằng đơn vị tiền của nước sở tại, để tránh phải đổi tiền tại sân bay (nơi mà tỷ giá thường thấp) bạn nên chuẩn bị sẵn số tiền này. Ngoài ra bạn cũng nên có trước một ít tiền của nước đến để có thể tiêu ngay khi cần mà không đợi phải chờ đổi. Bên cạnh đó là chuẩn bị sẵn sàng hành lý mà bạn sẽ mang theo. Chúng có thể chia làm hai loại: • Đồ xách tay (hand/cabin luggage) là đồ mà bạn mang theo bên mình khi lên máy bay, bạn sẽ để đồ này lên giá phía trên ghế ngồi hoặc dưới gầm ghế hoặc giữ bên mình. Hành lý dạng này thường có giới hạn về kích thước, cân nặng, số lượng túi được mang theo,… tùy theo quy định của từng hãng hàng không. Đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, mỗi kiện hành lý xách tay thường không được vượt quá 7kg và tổng kích thước ba chiều (dài, rộng, cao) thường không được vượt quá 115cm (56cm x 36cm x 23cm hay 22’’ x 11’’ x 9’’) Nếu mang theo chất lỏng (mỹ phẩm) trong hành lý xách tay thì bạn phải chú ý: a) Chất lỏng được đựng trong vật chứa với thể tích không quá 100ml; b) Với tất cả các hãng bay, bạn chắc chắn không được phép mang theo các vật dụng có khả năng gây sát thương như dao, kéo… • Đồ gửi (checked luggage) thường là đồ nặng, cồng kềnh mà bạn gửi khi làm thủ tục check-in, đồ này vẫn đi cùng chuyến bay với bạn nhưng được để ở khoang hành lý riêng, bạn chỉ có thể lấy đồ khi đến nơi. Các hãng đều quy định danh mục các mặt hàng không được phép mang theo, bạn phải tuân thủ quy định này. • Trọng lượng hành lý gửi: Tùy theo loại vé, hãng hàng không mà khối lượng hành lý có giới hạn khác nhau. Thông thường đi đường dài được gửi 30kg/người, đi nhiều người với nhau có thể gộp lại để chung tải. Nếu gửi quá mức quy định thì phải đóng thêm phí. # Địa điểm làm thủ tục Sân bay bao giờ cũng chia làm 2 khu tách biệt: • Khu đến (arrival): Nơi mà hành khách từ nơi khác bay đến sẽ đi ra ở khu vực này. • Khu đi (departure): Nơi mà hành khách làm thủ tục để đi máy bay đến nơi khác. Mỗi khu có thể chia làm hai: nội địa (dành cho các chuyến bay nội địa) và quốc tế (dành cho các chuyến bay quốc tế). Với các sân bay lớn, từng khu nói trên còn chia làm bến (terminal) (như ở sân bay Bangkok, Singapore), mỗi terminal có một số hãng hàng không nhất định hoạt động, bạn đi hãng nào hoặc đón người thân đi hãng nào thì đến terminal tương ứng của khu tương ứng. Các biển báo ở sân bay đều ghi rất rõ bằng hai thứ tiếng: Tiếng địa phương và tiếng Anh. Sân bay luôn có các trạm thông tin (information point) để hỗ trợ hành khách. Các sân bay lớn thậm chí còn có sơ đồ sân bay. Các bảng điện tử nằm rải rác trong sân bay thông báo các chuyến bay đến và đi, bạn xem thông tin ở đây và để ý loa thông báo. Cần chú ý để không nhầm giữa thông tin đi (departure) và đến (arrival), các chuyến bay của terminal nào. # Đăng ký lấy chỗ (check-in) Ở khu đi, bạn tìm đến các quầy của hãng hàng không mà bạn đi, thường có hai hoặc nhiều quầy. Nếu đã đến giờ check-in, các quầy sẽ có nhân viên phục vụ. Nếu vé của bạn chưa ghi chỗ ngồi (seat) mà bạn muốn chọn chỗ thì nên đến sớm để xếp hàng. Tùy theo hạng vé mà bạn xếp hàng vào quầy tương ứng. Trước khi đi vào các quầy để làm thủ tục, bạn có thể phải đi qua trạm kiểm soát đồ, bạn chỉ phải đưa hành lý gửi lên để scan, đồ xách tay sẽ kiểm tra ở các bước sau. Bạn phải đưa vé máy bay, chứng minh thư hoặc hộ chiếu/visa cho nhân viên tại quầy kiểm tra, nếu có đồ gửi bạn đưa lên bàn cân, nhân viên có thể kiểm tra luôn xem hành lý xách tay của bạn có hợp lệ không. Nếu đi một nhóm, các bạn có thể làm thủ tục cùng lúc. Bạn có thể đề nghị được ngồi cạnh cửa sổ hay cạnh lối đi, nếu còn chỗ trong hạng tương ứng nhân viên sẽ xếp cho bạn theo yêu cầu. Ngồi cạnh cửa sổ thích hợp với những chuyến bay ngắn, bạn không bị quấy rầy bởi người ngồi phía trong khi họ muốn ra ngoài, hoặc bạn có thể ngắm cảnh khi máy bay cất cánh, hạ cánh. Nếu bạn không muốn làm phiền người khác khi hay phải đi toilet thì bạn có thể đề nghị được ngồi cạnh lối đi. Sau khi xong thủ tục, bạn sẽ nhận lại vé máy bay (đã bị xé đi phần quy định), giấy tờ bạn đã đưa cho nhân viên tại quầy, thẻ lên máy bay (Boarding Pass) và cuống vé tương ứng với hành lý gửi. Có bao nhiêu kiện hành lý gửi thì có bấy nhiêu cuống vé, bạn phải giữ cuống vé cho đến khi ra khỏi sân bay. Từ lúc này đến lúc lên máy bay, bạn sẽ dùng Boarding Pass thay thế cho vé máy bay. Trên thẻ này ghi địa chỉ phòng đợi tức là cổng (gate) mà bạn sẽ phải có mặt trước khi lên máy bay, thời gian phòng đợi mở cửa, số ghế trên máy bay của bạn. # Làm thủ tục xuất cảnh (Nếu đi du lịch nước ngoài) Tùy theo sân bay, bước kiểm tra an ninh có thể diễn ra trước hoặc sau bước làm thủ tục xuất cảnh. Nếu bạn đi ra nước ngoài, bạn sẽ phải làm thủ tục xuất cảnh. Tại đây, bạn đưa ra hộ chiếu/visa, nhân viên hải quan sẽ xem xét và có thể đóng dấu vào hộ chiếu của bạn hay gỡ bỏ visa/giấy tờ liên quan khỏi hộ chiếu của bạn nếu nó đã hết giá trị. # Kiểm tra an ninh Hành lý xách tay của bạn sẽ được đưa qua máy quét, và bạn sẽ đi qua một cổng từ, chìa khóa hay các đồ kim loại bạn nên cho ra khay để qua đường máy quét, tránh làm mất thời gian của cả hai bên một cách không cần thiết. # Vào phòng đợi Sau khi xong hai bước trên là bạn đã vào khu vực quốc tế, tại đây có các quầy hàng lưu niệm, đồ ăn… bạn có thể đi dạo nếu còn thời gian hoặc đến thẳng phòng đợi. Các sân bay lớn thường có các khu giải trí cho hành khách trong thời gian phải chờ đợi lâu (như khi đi chuyến bay quá cảnh). Nên để ý các thông báo trên loa hoặc trên các bảng điện tử. Nếu bạn có vé hạng Thương gia (Business class) hay vé Hạng nhất (First class) sẽ có một khu vực riêng dành cho bạn. Chú ý: Vặn đồng hồ theo giờ địa phương để tránh bị động. # Chỗ ngồi Khi đến giờ lên máy bay, nhân viên của hãng hàng không sẽ xuất hiện ở phòng đợi. Hành khách có vé hạng cao vào trước, tiếp đó là những người tàn tật, những người có trẻ em đi cùng, những người còn lại xếp hàng lần lượt vào hoặc nhân viên sẽ gọi theo số ghế. Bạn đưa ra Boarding Pass, nhân viên xé một phần và đưa lại cho bạn mảnh nhỏ hơn trên đó có ghi số ghế của bạn, bạn đi theo hành lang nhỏ để lên máy bay hoặc ra xe bus để đến chân máy bay. Số ghế trên máy bay có dạng 55B, trong đó 55 là hàng ghế, chữ cái đi kèm chỉ vị trí ghế trong hàng. Máy bay nhỏ thường có 6 ghế một hàng, trong khi máy bay lớn có thể có 10 ghế hoặc hơn. Tiếp viên trên máy bay sẽ hướng dẫn bạn đi đúng lối để đến vị trí của bạn. Khi đến đúng hàng ghế của mình, bạn nhìn ký hiệu chữ cái và hình vẽ tương ứng để ngồi đúng chỗ. Hành lý xách tay để trên giá phía trên đầu hoặc dưới ghế ngồi/chân của bạn. Bạn có thể gửi tiếp viên cất hộ áo comple/vest để tránh cho chúng khỏi bị nhàu. # Làm đẹp khi bay 1. Khi máy bay gần hạ cánh, hãy cột nhẹ tóc để giữ tóc không bị rối. 2. Với da dầu, hãy dùng một chút phấn tóc (giống như dầu gội đầu khô) để hạn chế sự tiết dầu của chân tóc. 3. Bôi một chút xả khô lên tóc sẽ giúp tóc bạn chống lại được không khí quá khô trên máy bay. 4. Đừng quên mang lược để chải tóc. 5. Có thể sử dụng giấy làm bóng tóc, nó giúp tóc bạn không bị rối xù. 6. Thư giãn bằng miếng đắp mắt từ dưa chuột, giúp làm ẩm và giữ cho bạn một đôi mắt sáng và khỏe suốt chuyến bay. 7. Nếu muốn tẩy trang trong chuyến bay, hãy sử dụng loại giấy tẩy trang có độ dưỡng ẩm tốt. 8. Hãy dùng phấn che khuyết điểm để giấu đi những vết quầng thâm dưới mắt hay các nốt mụn. 9. Mascara dạng nén là một phương án tối ưu khi các chất lỏng bị hạn chế mang lên máy bay. Loại này thường được sử dụng để làm mi trông dày và dài hơn. 10. Thoa kem dưỡng và ủ tay trong loại găng tay cotton sẽ giúp cho da tay bạn luôn mềm mại và không bị khô vì không khí trên máy bay. # Ăn uống trong chuyến bay Bạn cần lưu ý những điểm sau để có bữa ăn nhẹ và hợp lý trên chuyến bay: 1. Bạn nên ăn lót dạ trước và trong chuyến bay với thực phẩm có nhiều protein (không nên ăn quá no); 2. Ăn những món ăn có gừng làm gia vị, hoặc có thể ăn một vài lát gừng sống đều tốt cho tiêu hóa và chống say máy bay; 3. Khi đi máy bay bạn sẽ rất dễ bị đầy hơi. Do đó cần ăn các thức ăn trợ tiêu hóa như khoai tây, nghệ, dứa… 4. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B như cần tây. Ngoài ra bạn cũng nên ăn nhiều rau, củ, trái cây, bổ sung đủ lượng kẽm nhằm chống mệt mỏi. 5. Ở độ cao vài nghìn mét so với mặt đất, lại ở trong một môi trường khô, lạnh do bật điều hòa nhiệt độ thấp, cơ thể rất dễ rơi vào tình trạng mất nước. Vì vậy, uống tổng cộng khoảng 180ml nước là vừa đủ cho 3 giờ bay. Muốn đong chính xác lượng nước này, bạn có thể tự mang chai nước không trong túi hành lý xách tay. Các loại nước hoa quả, sữa cũng là lựa chọn không tồi nhưng rượu, bia và thức uống có cồn thì đặc biệt nên tránh khi lên máy bay. Bạn cũng có thể mang thêm đồ ăn. Tuy nhiên trên máy bay không có thiết bị làm lạnh hoặc thiết bị đun nóng và tiếp viên sẽ không cung cấp thìa dĩa, giấy ăn và cốc chén phục vụ hành khách mang theo đồ ăn lên máy bay. # Cách xử lý khi bị sân bay từ chối làm thủ tục Có hai trường hợp có thể xảy ra. Bạn dùng chính tài khoản ngân hàng của mình để mua vé qua mạng nhưng lại quên đem theo thẻ ATM ra sân bay. Trường hợp thứ hai, bạn mua vé trên trang web của hãng hàng không bằng tài khoản ngân hàng của người nhà, bạn bè hoặc nhờ ai đó mua trên mạng bằng tài khoản của họ. Một số hãng hàng không có quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề thẻ thanh toán khi mua vé trên mạng để tránh trường hợp dữ liệu tài khoản của ai đó bị đánh cắp. Đừng vội nóng giận vì nghĩ rằng mình bị xúc phạm. Đó là quy định của đa số các hãng hàng không hiện nay. Để tránh chuyện không hay kiểu này xảy ra, cần lưu ý các điểm sau: • Nên mua vé máy bay qua mạng bằng chính tài khoản ngân hàng của mình và nhớ đem theo thẻ ATM đã sử dụng. Nếu bạn đi cùng một nhóm bạn hay gia đình trên cùng chuyến bay, chuyện bạn mua giúp vé cho họ bằng tài khoản của bạn sẽ không có vấn đề gì. Miễn là khi làm thủ tục bạn phải xuất trình được thẻ ATM đã dùng để mua vé trên mạng. • Trong trường hợp bạn nhờ ai đó mua giúp vé qua mạng bằng tài khoản của họ, bạn hãy nói người mua giúp đem thẻ ATM đó ra phòng vé của hãng hàng không hoặc ra quầy làm thủ tục ở sân bay để xác nhận thẻ đã dùng để thanh toán. Thông thường nhân viên hãng hàng không sẽ yêu cầu chủ thẻ xuất trình giấy chứng minh/hộ chiếu cùng thẻ ATM để làm căn cứ. • Cũng trong trường hợp mua hộ vé, để tránh mất công đi lại nhiều lần, bạn có thể nhờ người mua hộ ra tận phòng vé để mua, như vậy bạn sẽ không bị yêu cầu trình thẻ ATM. • Trường hợp bạn mua vé của một hãng hàng không không có đại diện ở Việt Nam, bạn có thể liên hệ với họ để hỏi xem quy trình xác nhận tài khoản đã dùng để mua vé trên mạng với tên của người khác. * Các giấy tờ, thủ tục, các quy định của các hãng hàng không, cơ quan xuất nhập cảnh, lãnh sự quán... có thể được điều chỉnh theo thời gian. Bạn đọc nên cập nhật thông tin thường xuyên để chủ động cho chuyến đi. # Thoát hiểm khi máy bay gặp sự cố Chìa khóa để sống sót trong tai nạn hàng không là vẫn tỉnh táo trong “khoảnh khắc vàng” – 90 giây ngay sau sự cố (va chạm mạnh, rơi nổ…). Trong một sự cố, tử vong không chỉ xảy ra khi máy bay rơi mà còn do nạn nhân hít phải khói và bị cháy khi không thể nhanh chóng thoát khỏi máy bay. Hành khách có thể thực hiện các bước sau để tự bảo vệ mình trong trường hợp xảy ra sự cố. Đầu tiên là phải luôn cài chặt dây an toàn, ngay cả khi máy bay không gặp nhiễu loạn, trồi sụt (turbulence). Những giây quý giá cần thiết để cài lại dây an toàn lúc máy bay gặp sự cố có thể là quá muộn. Bước thứ hai để bảo vệ mình là hãy làm quen với các tính năng an toàn của máy bay. Việc hiểu biết cách vận hành các thiết bị an toàn, xác định vị trí cửa thoát hiểm gần nhất và làm theo hướng dẫn của phi hành đoàn trong trường hợp khẩn cấp là rất quan trọng. Những quyết định được thực hiện trong các giây tiếp theo ngay sau sự cố có thể quyết định sự sống và cái chết. Một yếu tố quan trọng khác gia tăng cơ hội thoát nạn trong trường hợp khẩn cấp là thực hiện đúng các tư thế do phi hành đoàn hướng dẫn, như “khom người, tựa đầu vào ghế trước…” Tư thế này giữ cho cơ thể bạn không bị tung lên, va đập vào ghế trước, có thể gây chấn thương nặng ở đầu hoặc cổ và có thể khiến bạn không thể thoát khỏi máy bay trong 90 giây quyết định. Và nhớ là khi thoát ra khỏi máy bay, đừng cố mang theo hành lý hay đồ vật gì cả, vì chúng sẽ làm chậm tốc độ của bạn, thậm chí cản trở bạn và những người khác thoát ra. Trong những năm gần đây, thông tin về các tai nạn hàng không khiến không ít người e ngại và đặt câu hỏi về sự an toàn của hàng không thương mại, các thống kê về an toàn vẫn được giữ vững. Bạn bay trên một máy bay thương mại thì an toàn hơn là tự mình lái xe đến cửa hàng tạp hóa. Tuy vậy, ngành hàng không vẫn không ngừng nỗ lực cải thiện tiêu chuẩn an toàn và ứng dụng công nghệ mới để nâng độ an toàn lên mức cao nhất có thể. KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI ĐI DU LỊCH BẰNG TÀU THỦY # Những lưu ý chung K hi du lịch bằng tàu biển hãy ngồi ở khoang giữa của tàu, bạn sẽ cảm thấy “an toàn” hơn bởi đây là nơi thân tàu ít chuyển động hơn so với phần mũi hay đuôi tàu. Nên ngồi ngược với hướng tàu chạy, tránh xa chỗ có mùi xăng, dầu. Nên hướng mắt nhìn xa, không tập trung vào những thứ bất động như sách, báo, máy tính hay những vật ở gần. Vấn đề mà nhiều người đi tàu biển e ngại là vấn đề say sóng. Người say sóng ở dạng nhẹ chỉ có cảm giác hơi chóng mặt, tăng bài tiết dịch và buồn nôn. Ở mức độ nặng hơn, sẽ bị chóng mặt, nôn nhiều và kèm theo các tình trạng như mạch, tim và huyết áp giảm. Vì vậy, cố gắng tránh những cơn say sóng dễ hơn là tìm cách chữa nó sau khi các triệu chứng trên đã xuất hiện. Sẽ không đáng ngại nếu bạn nắm trong tay những bí quyết giúp cơ thể được khỏe khoắn trong chuyến hành trình. Thời tiết là lý do dễ làm cho bạn say sóng. Khi thời tiết thay đổi, hoặc khí hậu không thuận lợi, sóng biển và độ nghiêng ngả của tàu dễ làm say sóng. Vì vậy tốt nhất là nên tránh khởi hành vào quãng thời gian này. # Bí quyết tránh say sóng Nhiều người lầm tưởng không ăn gì sẽ giúp tránh nôn ói. Nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Bạn nên ăn chút đồ ăn khô, nhẹ như bánh mì, xôi, bánh bao nhưng không nên ăn quá no để tránh thức ăn sẽ trào ngược lên thực quản. Đừng nên ăn những thức có nước, nhiều dầu mỡ khó tiêu, các loại quả nhiều acid như cam, bưởi, đồng thời không nên dùng đồ uống có ga, sử dụng chất kích thích,… Dán một miếng cao dán vào sau tai trước khi bạn lên tàu khoảng vài tiếng. Miếng dán này rất dễ sử dụng và có thể dùng được trong khoảng 3 ngày. Hãy đeo một chiếc vòng chống nôn (Sea bands) vào cổ tay khi lên tàu. Chiếc vòng này sẽ làm tăng sức nén lên phần mạch cổ tay giúp giảm cảm giác buồn nôn. Đây không phải là thuốc nên nó an toàn cho tất cả mọi người. Thuốc chống say sóng vẫn là thứ không thể thiếu cho các chuyến hải trình, nhất là đối với người có tiền sử say sóng. Tuy nhiên, phải uống sớm khi bạn đã ăn lót dạ. Và có thuốc nào chống say sóng hay hơn một cốc nước gừng tươi ấm uống trước khi lên tàu. Kẹo gừng, mứt gừng là giải pháp lý tưởng cho chuyến du hành, để bạn thoải mái thưởng thức cảnh đẹp của biển. KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI ĐI DU LỊCH BẰNG TÀU HỎA # Thức ăn N ếu như bạn mua vé giá rẻ sẽ không bao gồm các suất ăn trên tàu. Vậy với những chuyến hành trình dài, bạn có thể đến bếp ăn của tàu (thường là toa cuối cùng) để mua đồ ăn. Trên tàu cũng thường phục vụ những món ăn nhanh hoặc đồ ăn sẵn như cháo, mì gói, khoai tây chiên. Bạn cũng có thể mua đồ ăn tại điểm dừng ở các ga, tuy nhiên, chỉ nên mua ở các ga lớn, tránh lỡ tàu (các ga lớn, tàu sẽ dừng lâu hơn). Nếu muốn có bữa ăn theo khẩu vị thì tốt nhất hãy chuẩn bị sẵn thức ăn đem theo. # Chỗ ngồi Chỗ ngồi trên tàu thường phân ra các loại sau: ghế cứng, ghế cứng điều hòa, ghế mềm điều hòa, giường nằm. Mỗi hạng ghế ngồi sẽ có mức giá tương ứng. Cần nắm rõ quãng đường di chuyển để lựa chọn cho phù hợp. Giường nằm là lựa chọn tốt nhất cho hành trình dài. Nếu là hành trình ngắn có thể lựa chọn ghế mềm còn nếu tự tin vào sức khỏe và eo hẹp về tài chính thì ghế cứng là một lựa chọn phù hợp. # Quần áo Hãy chọn trang phục nhẹ nhàng, chất liệu mềm, thoải mái để có thể nằm ngủ mà không bị nhàu hoặc gây khó chịu. Mỗi chuyến đi, bạn nên để ra ngoài một chiếc khăn choàng để tiện dùng khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc cũng có thể dùng làm gối kê đầu, đắp lên người. # Hành lý Bạn sẽ phải di chuyển một quãng đường khá xa từ cổng vào đến khu vực lên tàu, vì vậy hãy gói gém hành lý sao cho dễ dàng di chuyển. Nên mang hành lý gọn nhẹ để tiện cho việc di chuyển đồng thời còn dễ bảo quản hành lý khi ngồi trên tàu. Tốt nhất đồ dùng cá nhân nên cho riêng vào một túi và đặt ở ngăn dễ lấy để tiện cho việc sử dụng khi cần, nhất là khi bạn có một chuyến đi đường dài. # Di chuyển trên tàu Dù tàu hỏa là phương tiện di chuyển an toàn và dễ chịu, thoải mái hơn đi xe ô tô nhưng bạn cũng không tránh khỏi những mỏi mệt, bức bối do việc ngồi quá lâu. Nếu chuyến đi dài, hãy tăng cường đi lại, bạn có thể ngắm cảnh dọc đường hoặc làm quen được với một số người bạn mới đấy. Tuy nhiên cũng cần cảnh giác với những người có biểu hiện lạ nhé! # Vệ sinh Mỗi toa tàu thường chỉ có một nhà vệ sinh, số lượng ít mà người sử dụng lại nhiều nên không tránh khỏi những lúc “quá tải” hoặc hết nước. Hãy đặt đồng hồ báo thức để dậy sớm đi vệ sinh hoặc đánh răng, bạn sẽ không phải chờ đợi. Lưu ý khi tàu dừng, hệ thống nhà vệ sinh trên tàu có thể sẽ bị khóa cửa, bạn có thể sử dụng nhà vệ sinh của ga dừng. # Mua sắm Ở những ga dọc đường, bạn nên cân nhắc khi quyết định mua đồ lưu niệm hoặc đồ ăn, thức uống bán rong. Tốt nhất, bạn nên mua thức ăn hay nước uống, sản phẩm đóng gói đã có tên tuổi, thương hiệu, còn hạn sử dụng. KINH NGHIỆM DÀNH CHO NGƯỜI ĐI DU LỊCH BẰNG Ô TÔ # Khi bạn tự lái xe đi du lịch V iệc tự lái xe đi du lịch đã trở nên khá phổ biến ở Việt Nam. Còn gì tuyệt hơn khi cuối tuần hay dịp lễ cả gia đình cùng lên xe để đi đến những vùng đất mới. Hoặc nếu bạn là một cô nàng độc thân, cũng chẳng sao, độc hành hoặc rủ thêm dăm người bạn đồng hành để cùng ngắm những thửa ruộng bậc thang hay những bãi cát trắng trải dài... Dựng lều trại giữa đồng cỏ, nghe gió thổi vi vút, nhóm lửa nướng thịt, nhâm nhi thức uống yêu thích khi đỗ xe nghỉ lại bên đường... Thật chẳng gì thú vị hơn! Trước khi lên đường • Vệ sinh sạch sẽ nội thất trong xe. Kính cửa hay ghế xe cáu bẩn vừa gây hại cho da vừa khiến bạn cảm thấy khó chịu. • Gắn các miếng chống nắng lên kính xe. Ánh nắng gắt sẽ ảnh hưởng không tốt đến làn da và có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn. Trên đường đi • Hạn chế uống cà phê. Chất caein trong cà phê vừa gây mất nước cho cơ thể vừa gây căng thẳng thần kinh. Tốt nhất là bạn nên uống nhiều sinh tố và nước ép trái cây. • Không ăn các loại thức ăn nhanh và các món ăn vặt nhiều muối (khoai tây chiên, đậu phộng, bánh snack,…). Chuẩn bị sẵn một playlist nhạc yêu thích và thưởng thức chúng trên đường đi. Bạn cũng có thể nghe sách nói hoặc chương trình radio mình yêu thích. Tránh mắc những sai lầm khi lái xe • Nghĩ đi chậm là an toàn: Cần nắm rõ luật và quy định tốc độ ở từng đoạn đường để điều chỉnh tốc độ hợp lý. Nếu đi quá chậm các xe khác đang lưu thông trên đường sẽ rất khó để phán đoán được ý định di chuyển của bạn. Họ vẫn tiếp tục di chuyển với tốc độ cao và rất dễ tông vào đuôi xe của bạn một cách vô thức hoặc dẫn đến những va chạm khi vượt lên. • Đi song song với xe tải: Bất cứ tài xế nào khi lái xe đường dài cũng nên biết rằng việc đi song song với những chiếc xe tải lớn có tốc độ di chuyển chậm chạp là điều tối kỵ. Việc di chuyển song song với xe tải sẽ khiến bạn có nguy cơ cao rơi vào điểm mù, bị hạn chế tầm nhìn hay khi có những tình huống bất ngờ có thể xảy ra như lật xe… khiến bạn không kịp xử lý và gặp phải tai nạn. • Sử dụng đèn pha sai cách: Có rất nhiều tài xế không xử dụng đèn pha tùy theo tình huống mà chỉ bật đèn ở một chế độ. Điều này gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng quan sát của bạn và cả của xe khác khi lưu thông. Trong điều kiện đường tối và không có đèn đường, hãy nhớ giữ khoảng cách hợp lý với các xe khác và chỉ để đèn pha khi khoảng cách lớn. Việc chiếc đèn pha thẳng vào xe ngược chiều ở khoảng cách gần có thể khiến người lái ở chiều kia chói mắt, khó quan sát và gây ra tai nạn. • Chuyển làn không đúng: Hiện nay, hầu hết các tuyến đường đều có phân làn cụ thể cho từng loại xe như ô tô, xe máy, xe đạp để hạn chế các loại xe di chuyển lộn xộn. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, quãng đường nên một số phương tiện vẫn chuyển làn, quay đầu xe ở các đoạn đường vắng dù có biển cấm. Đây là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người tham gia giao thông, bạn cần chấp hành nghiêm chỉnh các biển báo, luật an toàn giao thông. Chỉ chuyển làn ở nơi có vạch kẻ cho phép và cần quan sát xung quanh trước khi chuyển làn. • Giảm tốc độ sau khi vượt xe: Sau khi tăng ga để vượt qua xe trước mặt, nhiều người thường có thói quen bất ngờ thả ga, giảm tốc độ vì nghĩ rằng khi vượt được xe khác là đã an toàn. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm bởi xe phía sau có thể bị bất ngờ và tông vào bạn. Sau khi vượt xe khác, hãy lưu ý duy trì tốc độ bằng với xe đã vượt để giữ một khoảng cách an toàn cần thiết. • Phanh gấp, dừng xe đột ngột mà không có tín hiệu báo trước: Khi phải di chuyển một quãng đường dài, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và muốn được nghỉ ngơi một lát hay cần dừng lại do gặp sự cố bất ngờ. Tuy nhiên, trước khi dừng xe, bạn cần quan sát xem đoạn đường đó có được phép dừng đỗ hay không. Cần định hình vị trí dừng từ trước và chuyển dần vào làn thích hợp, gần với nơi cần dừng. Khi dừng xe cũng cần phải từ từ giảm tốc độ để xe phía sau kịp thời phản ứng, tránh dừng bất ngờ, rất dễ xảy ra va chạm với xe phía sau. # Khi bạn đi bằng ô tô khách Để mua được vé xe, bạn có rất nhiều cách. Nếu là ngày thường bạn có thể đặt mua qua điện thoại, ra bến xe để mua… Nhưng vào dịp lễ Tết, ngày nghỉ thì bạn nên đặt vé trước ở các hãng xe uy tín để tránh tình trạng hết vé. Bạn chỉ cần có mặt ở bến xe trước giờ khởi hành. Say xe không chỉ là ác mộng đối với người ít khi đi lại bằng ô tô mà còn với cả những người thường xuyên đi lại bằng phương tiện này. Một vài mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn chống say xe: • Ngủ đủ giấc. Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao. • Trước khi đi, hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc dùng thức uống có cồn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng bước lên xe với cái bụng rỗng. Một số thực phẩm có tác dụng chống say xe để bạn lót dạ: bánh mì, bánh quy, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô... Và hãy uống thuốc chống say. Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú. Trước khi lên xe một giờ, hãy uống thuốc chống say theo hướng dẫn sử dụng. Nếu ngồi xe trên 2 giờ đồng hồ mà vẫn bị say, bạn có thể uống thêm một viên nữa để có tác dụng chống say xe hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thuốc chống say xe có một nhược điểm, đó là gây cho người dùng cảm giác choáng váng và lâng lâng. Rất có thể bạn sẽ có cảm giác hơi nghẹn vì thuốc chống say chặn không để bạn bị nôn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. • Dùng miếng dán cổ tay và rốn: Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị say xe. • Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc dán cao Salonpas vào rốn. Đây là cách giúp giữ ấm vùng bụng của bạn. Bạn hãy nhớ mang theo một quả quýt hoặc bánh mì khi lên xe. Tinh dầu cùng hương thơm dìu dịu từ vỏ quýt hoặc mùi thơm của bánh mì sẽ giúp bạn đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn. • Ngồi ghế trước: Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Bạn sẽ không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Thêm vào đó, ngồi ghế trước thường ít bị xóc hơn. Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh để mắt bạn được nghỉ ngơi hoặc bạn cũng có thể nói chuyện với những người bên cạnh. KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI ĐI DU LỊCH BẰNG XE MÁY N ếu hành trình của bạn là rong ruổi trên “con ngựa sắt” của mình thì bạn sẽ tránh được những thủ tục giấy tờ như khi đi bằng máy bay, tàu hỏa,... Thay vào đó bạn cần dành thời gian chăm sóc cho bản thân và “chiến hữu” của mình ở điều kiện tốt nhất. # Những bước chuẩn bị cơ bản Nên lựa chọn loại xe phù hợp với địa hình mà các bạn muốn đến. Kiểm tra kỹ chiếc xe của mình là điều rất cần thiết như lốp, phanh, nhông xích… Xe cần được trang bị đầy đủ kính chiếu hậu, đèn chiếu sáng. Nếu có điều kiện, bạn nên gắn thêm led trợ sáng cho xe của mình. • Thay dầu trước khi đi. • Kiểm tra lốp xe trước chuyến đi, đảm bảo lốp vẫn còn độ bám tốt và ko bị “cắn săm”. Tốt nhất là thay toàn bộ săm mới, nếu độ bám của lốp đã giảm thì cũng nên thay luôn. • Kiểm tra ắc quy, còi, đèn pha, đèn hậu, xi-nhan, bugi… Tất cả phải ở trong tình trạng tốt nhất. Và hãy lắp đủ 2 gương. • Túi đồ sửa, vá xe: Nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để vá xe, sửa chữa hỏng hóc nhẹ, bơm xe. Nên chuẩn bị thêm cả vòi cao su nhỏ và bình nước lavie loại 1,5 lít để dùng trong trường hợp cần hút xăng giữa các xe hoặc mua xăng. • Dây chằng buộc đồ: Nên có 3-4 cái, nên chằng ba lô đằng sau và đằng trước xe. Tốt nhất là dùng dây chun cắt từ săm ô tô mua ở cửa hàng bán vật liệu xây dựng. • Săm, bugi: Nên mang theo 2 săm và 1 bugi đúng loại xe của mình. • Hai bộ chìa khóa xe: Xế giữ một – người ngồi sau giữ một (nếu mỗi người một xe thì chuyển chéo chìa còn lại giữa các xe). • Túi nylon mỏng màu vàng (mỗi xe từ 5-7 túi) + băng dính: Dùng trong trường hợp sương mù (gặp sương mù thì bạn hãy nhanh chóng lấy túi này che đèn xe nhé, chống chỉ định bật đèn pha vì dễ gây lóa mắt cho xe đối diện và làm cho tầm nhìn của người cầm lái giảm khi đi trong sương mù). • Đổ đầy xăng trước khi lên đường. # Lưu ý khi đi đường Phượt và trải nghiệm những cung đường mới là một cảm giác gây nghiện với bất kỳ biker nào. Tuy nhiên, để có chuyến đi an toàn và thú vị, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Đặc biệt, những kỹ thuật chạy xe trên đường là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp chuyến đi an toàn. Những thói quen xấu như bóp côn thả trôi xe khi vào cua, chạy quá tốc độ và không chú ý biển báo chỉ dẫn đều rất dễ gây tai nạn và làm chuyến phượt bị gián đoạn đáng tiếc. Ngoài những hành lý cần thiết cho chuyến đi thì khi đi du lịch bằng xe máy bạn cũng nên nhớ mang theo những đồ sau: • Giấy tờ tùy thân: CMND/Hộ chiếu, Đăng ký xe, Giấy phép lái, Bảo hiểm xe. • Kính đi đường: Đi đường xa, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì kính đi xe là cực kỳ quan trọng. Nên có 2 loại kính: Kính đi đường ban ngày, có thể là kính đen, kính râm, kính đổi màu, và kính đi đường ban đêm (kính trắng). • Găng tay: Găng tay lái xe tạo cảm giác nắm chặt hơn, đỡ sây sát bàn tay nếu chẳng may xe bị đổ phải chống tay xuống đường. Găng tay nylon: Đề phòng có mưa nên mang theo cả găng tay nilon loại dùng làm bếp và khi cần dùng nên đeo găng tay nylon trước khi đeo găng tay ấm. Mùa đông thì nên đi găng tay da cho ấm. Nên có hai đôi găng tay để thay đổi khi ngấm sương hoặc bị mưa ướt. • Khẩu trang: Không thể không có, nên mang theo ba chiếc để dự phòng. • Giày: Nên dùng giày thể thao hoặc giày leo núi. • Dép nhựa: Nên mang theo một đôi trong ba lô để dùng khi phải lội suối hoặc dừng lại nghỉ ngơi trong nhà nghỉ. • Ủng cao su: Nên mang theo đề phòng mưa hay phải lội bùn. • Ủng nylon: Để đi bên ngoài giầy hoặc bên trong (tùy ý) để chống mưa, tuy nhiên loại này nhanh rách nên bạn hãy mang thêm để dự phòng • Bọc đầu gối và khuỷu tay. KINH NGHIỆM DU LỊCH DÀNH CHO NGƯỜI ĐI XE ĐẠP N hững chuỗi ngày tưởng như vô tận của chuyến hành trình bằng xe đạp sẽ bớt nhọc nhằn và trở nên tuyệt vời hơn nếu như các thành viên chuẩn bị một hành trang tốt trước khi lên đường. Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp ích cho bạn. Trọng tải hành lý rất quan trọng. Bỡi lẽ, nếu tải quá nhiều, bạn sẽ gặp trở ngại ở những đoạn nhiều dốc, lắm đèo. Hành trang lý tưởng bạn có thể mang theo trên chiếc xe đạp là từ 10 đến 15kg. Nhưng trước hết bạn hãy lựa chọn “chiến mã”. # Loại xe đạp Xe đạp địa hình (mountain bike) Chức năng của loại xe này là có thể đi trên đường núi dốc, gồ ghề đầy đá và hố lởm chởm. Sử dụng loại xe này, bạn sẽ bớt đi sự lo âu về vấn đề xì lốp hay gặp những đoạn đường xấu. Bạn sẽ không ngần ngại chạy qua những đoạn đường đầy đá dăm. Tuy vậy, vì trọng lượng xe này tương đối nặng, bánh xe lại lớn, nên người sử dụng phải tốn nhiều sức. Đây không phải là loại xe chạy tốc độ nên thời gian đi trên đường sẽ không nhanh. Nếu bạn đi xuyên Việt bằng phương tiện này xe của bạn phải có braze-on (bộ phận lắp đặt yên xe dùng cho việc chuyên chở hành lý...). Nên lắp thêm dè chắn bùn cho bánh trước và sau để tránh đất cát bắn lên mặt khi đi trong mưa. Để tránh việc gãy nan hoa ảnh hưởng nhiều đến vành xe bạn nên dùng bánh xe có từ 36 nan hoa trở lên. Xe đạp đua (road bike) Khi sử dụng loại xe này bạn có được điểm lợi về tốc độ, nhưng bù lại, bạn không thể đi quá nhanh ở những đoạn đường xấu, gập ghềnh. Khung của xe đạp đua thường rất mỏng nên rất dễ bị ảnh hưởng khi gặp chướng ngại vật. Nếu sử dụng loại xe này, tốt nhất bạn nên có phương án dự phòng. Cần lưu ý thêm khi sử dụng loại xe này là phải hết sức cẩn thận trong lúc đi mưa vì xe rất dễ bị trượt. Xe đạp thực dụng (touring bike) “Touring bike” được thiết kế cho mục đích du lịch, du mục nên loại xe này không nặng như mountain bike và cũng không mảnh khảnh như road bike. Ghi đông, dàng thắng, hệ thống tăng/giảm líp xe đều có chất lượng cao. Ghi đông loại cụp như xe cuốc để người sử dụng dễ thay đổi tư thế điều khiển giúp bớt mỏi mệt, bớt cản gió và thư thái hơn trên những đoạn đường dài, lộng gió. Khung xe cứng cáp, nhẹ và trường để việc chuyên chở hành lý không vướng víu, cản trở những vòng đạp. Vành xe rắn chắc vì có từ 36 nan hoa trở lên, vì thế vấn đề gãy nan hoa, cong vành hầu như không xảy ra. Loại bánh xe thích hợp cho du lịch ở Việt Nam là loại 700c x 28 hoặc 700c x 36. # Chở hành lý Nên dùng một cặp giỏ treo và một rương nhỏ phía sau để chứa dụng cụ và đồ dùng cá nhân. Nếu bạn có loại chống thấm nước thì không cần chuẩn bị bọc chống mưa cho hành lý. Chất hành lý phía sau sẽ trút được gánh nặng hành lý trên đầu tay lái, vừa khó điều khiển lại vừa không an toàn cho bạn. # Phụ kiện, phụ tùng dự phòng và dụng cụ sửa chữa Đừng quên những dụng cụ sửa xe loại nhỏ, nhẹ, dễ dàng mang theo bên mình cũng như phụ kiện và phụ tùng dự phòng cho chiếc xe của bạn. Có thể nói đó là những vật “phòng thân”. • Một ống bơm nhỏ; • Một bộ dụng cụ vặn nan hoa; • Một bộ đồ tháo lắp xích và hộp xích; • Một bộ dụng cụ tháo lốp xe; • Một bộ dụng cụ vá săm xe; • Một bộ cờ-lê vặn ốc nhỏ; • Một hoặc hai cặp phanh dự phòng; • Ba đến bốn săm xe; • Một lốp xe loại cuộn tròn • Nan hoa xe đúng loại, đúng cỡ; • Một khóa xe đạp; • Đồng hồ đo tốc độ. KINH NGHIỆM DU LỊCH TREKKING1 1 Trekking là một hình thức du lịch mạo hiểm. Người trekking chỉ có phương tiện di chuyển duy nhất là đôi chân của mình. Phải đi bộ, thường thì phải tự mang vác đồ và đi vào rừng, núi, bản làng xa trung tâm không có phương tiện giao thông; mất nhiều thời gian, vất vả, thậm chí là nguy hiểm. N hững cô nàng tám tiếng/ngày ngồi văn phòng luôn than vãn không có thời gian chăm sóc bản thân, luôn chê mình béo chỗ này, thừa cân chỗ kia ơi! Hãy đưa du lịch trekking vào danh sách những việc cần làm trước khi kết hôn ngay đi. Vì 20 năm sau bạn sẽ hối tiếc vì những gì mình chưa từng làm!1 Trekking với nhiều người có thể còn lạ lẫm nhưng trên thế giới, loại hình du lịch mạo hiểm này từ lâu đã trở nên phổ biến. Địa hình, khí hậu Việt Nam lại rất thích hợp cho loại hình du lịch này nên vài năm trở lại đây, trekking đã dần trở nên phổ biến và ngày càng được các hội nhóm ưa xê dịch lựa chọn như một cách vừa đi du lịch chiêm ngưỡng cảnh đẹp, vừa kết hợp rèn luyện sức khỏe và tinh thần. Đi trekking, bạn phải đi bộ, tự mang đồ đạc và thường là đi vào rừng, núi, làng bản xa. Cung đường khám phá thường không có trên bản đồ vì thế nó sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị. Một ngày, một người có thể lực bình thường đi bộ được khoảng 12-15km. Từ con số đó bạn có thể nghiên cứu bản đồ địa chính và địa hình khu vực định đến để lên kế hoạch phù hợp cho chuyến đi, tính toán khoảng cách di chuyển sao cho hợp lý với sức người và đề phòng không rơi vào tình huống nguy hiểm. Đi trekking ít tốn kém, song nó đòi hỏi người tham gia phải tính toán thật cẩn thận về lịch trình, khối lượng đồ đạc, thực phẩm… trước khi đi. # Các dụng cụ nên mang theo • Quần áo ấm, áo đi mưa: Bạn nên mặc quần áo kín, có khả năng chống nước hoặc nếu ngấm nước thì phải nhanh khô, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc di chuyển. • Tất, giày chống vắt là rất cần thiết ở những khu ẩm thấp. Quần áo nên có nhiều túi để đựng đồ. Ba lô nên chọn loại tốt và không ngấm nước để tránh nó sẽ nặng dần lên trong khi sức khỏe của bạn mỗi lúc một giảm. • Ba lô nên có thắt lưng để áp chặt vào lưng. Bạn nên tùy theo thể lực và mức độ khó khăn của chuyến đi mà chọn lựa dụng cụ mang theo. • Các loại thuốc trị cảm, sốt, tiêu chảy, kháng sinh, bông băng, thuốc đỏ, vitamin, thuốc bổ và kẹo Snicker (một loại kẹo cung cấp năng lượng rất cao) đều không thể thiếu. Vaseline dùng chống nứt nẻ môi cũng rất cần thiết. • Thức ăn nên là đồ khô như bánh mì, thịt hộp, ruốc, mì tôm và các loại bánh dinh dưỡng. • Hãy chú ý mang theo nhiều… bao cao su! Trong các chuyến khám phá mạo hiểm, bao cao su có vai trò quan trọng bởi tính đa dụng của nó: quấn lại có thể làm ga-rô cầm máu, khi thổi lên trở thành bao đựng điện thoại, micro, máy nghe nhạc, máy ảnh, máy quay phim và có thể sử dụng như chiếc phao khi gặp sông, suối. # Những điều cần ghi nhớ • Xem trước dự báo thời tiết để có những phương án chuẩn bị. Chuẩn bị giấy giới thiệu nếu khu vực đi trekking là vùng biên giới hoặc khu bảo tồn có sự quản lý riêng của các cơ quan chức năng chuyên ngành. • Khi dừng lại nghỉ không nên tháo ba lô ra mà hãy dùng chính ba lô làm điểm tựa lưng. • Nên đến bản làng để ngủ đêm, có thể ngủ tại nhà dân địa phương, hoặc hạ trại gần nhà dân. Bạn cũng có thể nhờ dân địa phương nấu cơm, mua thức ăn, rau xanh để có một bữa ăn thịnh soạn. • Trong trường hợp cắm trại giữa rừng thì nên hạ trại khi trời còn sớm, hạ trại bên cạnh nguồn nước, đồ ăn cho bữa tối phải được chuẩn bị trước, đốt một đống lửa lớn và duy trì ngọn lửa suốt đêm. • Khi đến một địa phương bạn nên thân thiện với người dân ở đó. Mỗi cung đường sẽ có những đặc điểm riêng về độ ẩm, nhiệt độ và hệ động thực vật. Những câu chuyện của người dân địa phương về tai nạn từng xảy ra sẽ là kinh nghiệm để bạn đối mặt với những khúc đường cheo leo. Đồng thời, thông qua trò chuyện, những tập quán, thói quen của người dân bản địa sẽ được hé lộ, giúp bạn có cách ứng xử phù hợp. # Những địa điểm trekking nổi tiếng ở Việt Nam Miền Bắc • Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa); • Rừng Quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai): Nơi có đỉnh Phan Xi Păng cao nhất Đông Dương; • Núi Yên Tử, Quảng Ninh; • Tam Đảo, Vĩnh Phúc... Miền Trung: • Vườn Quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên Huế; • Hòn Bà, Nha Trang; • Núi Chúa, Ninh Thuận... Miền Nam: • Núi Bà Đen, Tây Ninh... # Những địa điểm trekking nổi tiếng thế giới Lonely Planet giới thiệu 10 điểm du lịch trekking “kinh điển” thế giới bạn có thể tham khảo: GR20, Pháp; Đường mòn Inca, Peru; Pays Dogon, Mali; Everest Base Camp, Nepal; Himalayas, Ấn Độ; Overland Track, Úc; Routeburn Track, New Zealand; Hẻm núi công viên quốc gia Zion, Mỹ; Lộ trình Haute, Pháp - Thụy Sỹ; Sông băng Baltoro & K2, Pakistan. CÁC THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ NHẬP CẢNH M ỗi một quốc gia có những yêu cầu, quy định riêng trong thủ tục cho phép nhập cảnh, vì vậy phải tìm hiểu một cách chi tiết những quy định này trước khi bạn thực hiện chuyến bay là một việc làm bắt buộc nếu bạn không muốn mình rơi vào những tình huống phức tạp không đáng có. Xuống máy bay, theo hướng dẫn đi đến khu vực hải quan làm thủ tục nhập cảnh (Lưu ý chỉnh giờ đồng hồ cho phù hợp với giờ địa phương). Điền vào tờ khai hải quan của nước sở tại (Mẫu tờ khai có thể hỏi tiếp viên trên máy bay trước khi xuống sân bay hoặc có sẵn tại các quầy làm thủ tục.) Chuẩn bị chu đáo tất cả các loại giấy tờ theo yêu cầu sẽ giúp bạn thảnh thơi tại sân bay đến. Bộ giấy tờ cơ bản được yêu cầu cho một chuyến xuất ngoại thường bao gồm: hộ chiếu còn hiệu lực hoặc loại giấy tờ khác có chức năng tương đương, thị thực còn hiệu lực (một vài quốc gia còn yêu cầu thực hiện thêm phần thị thực điện tử), tờ khai nhập cảnh theo đúng mẫu đã điền đầy đủ các thông tin và ký xác nhận (một số quốc gia còn yêu cầu bạn phải khai báo tình trạng sức khỏe và đặc điểm cá nhân). Nếu bay đến các nước trong khu vực ASEAN thì bạn có thể không phải lo lắng về khoản xin cấp thị thực. Một số quốc gia khác ngoài khu vực cũng có quy định miễn thị thực nhập cảnh cho công dân Việt Nam tùy theo mục đích chuyến đi của bạn. Tuy nhiên cũng có một số quốc gia có những đòi hỏi phức tạp hơn nhiều ngoài các loại giấy tờ nói trên, có thể bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thêm các loại giấy tờ khác như: vé máy bay khứ hồi, xác nhận đặt phòng,... Để xác định chính xác mình cần phải cung cấp những loại giấy tờ nào tại quầy thủ tục xuất/nhập cảnh tại sân bay bạn nên tìm hiểu thông tin tại website của đại sứ quán/tổng lãnh sự của quốc gia đó. Hãy hoàn tất tất cả những loại giấy tờ có liên quan đến chuyến bay và thủ tục xuất/nhập cảnh trước khi bạn xếp hàng trước quầy thủ tục. Ngoài các loại giấy tờ đã được chuẩn bị trước, tờ khai xuất/nhập cảnh thường được thực hiện trên máy bay hoặc tại sân bay, vì vậy hay có sai sót trong việc điền thông tin gây trở ngại khi làm thủ tục. Hiện nay đa phần các quốc gia trên thế giới đều loại bỏ phần khai báo trên tờ khai cho người nhập cảnh nhưng hình thức này vẫn còn được duy trì tại không ít quốc gia khác và đôi khi nó là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phiền toái cho bạn. Vì vậy, nếu phải thực hiện việc khai báo thông tin theo hình thức này thì bạn hãy cố gắng làm nó thật tốt theo một số gợi ý như sau: • Thông tin được điền vào tờ khai phải chính xác và đặc biệt là phải trùng khớp với thông tin được in trên hộ chiếu của bạn. Đây là điều quan trọng nhất mà bạn phải chú ý khi thực hiện điền thông tin trên tờ khai. • Phải thực hiện tất cả những phần yêu cầu khai báo trên tờ khai, một khoảng trống không được điền thông tin có thể sẽ khiến bạn bị trễ chuyến bay do phải khai thêm và xếp hàng làm thủ tục lại từ đầu. Và nếu là thủ tục nhập cảnh thì hành động này sẽ khiến bạn bị chú ý nhiều hơn bởi nhân viên làm thủ tục – một điều không nên để xảy ra khi bạn đang ở một quốc gia xa lạ.