" 365 câu hỏi - đáp về sức khỏe và phòng chữa bệnh 🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 365 câu hỏi - đáp về sức khỏe và phòng chữa bệnh Ebooks Nhóm Zalo 365 vũ QUỐC TRUNG CÂU HỎI-ĐÁP -#v vệ SfCKHOE ể PflDHG c n in BEHU NHA XUẤT BAN VĂN HÓA-THÔNG TIN TỔNGCÔNGTY SÁCH VIỆT NAM ■ Add: 44 Trang Tien str, Hanoi ; +84.4.8241576 / 8262934 / 9360312 Fax: +84.4.9341591 Phòng Xuất bản Tel: +84.4.9362144 [I: xuatbansach@yahoo.com Ị savina vũ QUỐC TRUNG (Sưu tầm và tuyên soạn) 365 CÂU HỎI ■ ĐÁP VỂ SỨC KHOẺ VÀ PHÒNG CHŨA BỆNH ĐẠI HỌC THÁI NGUYỀN TRUNG TẰM HỌC LIỆU NHÀ XUẤT BẢN VÁN HÓA - THÔNG TIN Hà Nội LỜI NÓI ĐẦU 365 câu hỏi - đáp về sức khoẻ và phòng chữa bệnh - cuốn sách của thầy thuốc - lương y đa khoa Vũ Quốc Trung được tập hợp từ các bài đăng trên các báo: Khoa học & Đời sông, Người cao tuổi... đề cập những vấn để liên quan đến sức khoẻ của mỗi người. Qua cuốn sách này, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung - người san sàng khám bệnh và tư vấn miễn phí cho những người bệnh, sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về sức khoẻ của mình và những thắc mắc về bệnh tật mà không cần phải đến các phòng khám. Cuốn sách này được chia thành các phần như: Nội khoa, Ngoại khoa, Nhi khoa, Phụ khoa, Xương khớp. u.v. rất thuận tiện cho việc tra cứu. Hy vọng qua cuốn sách, độc giả sẽ quan tâm hơn đến vấn đề sức khoẻ của chính mình và những người thăn, đồng thời sẽ có thêm những hiểu biết tốt nhất về bệnh tật và cách phòng chữa bệnh. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. 5 NỘI KHOA 1. THƯÒNG ĐI NGOÀI PHÂN SÓNG Hỏi: Tôi thường đi ngoài phân sống, đã uống thuốc tân dược không khỏi. Xin hỏi Đông y có cách nào chữa khỏi không ? Đáp: Theo Đông y, chức náng tiêu hoá thức ăn chủ yếu là của tỳ - vị. Tỳ (lá lách, tuỵ) có nhiệm vụ vận hoá đồ ăn thức uống, sản sinh chất dinh dưỡng để phân bổ nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể. Vị (dạ dày) có chức năng thu nạp thức ăn (thuỷ cốc) cùng với tuỵ trong hệ thống tiêu hoá làm nhừ nhuyễn thức ăn. Đông y cho rằng tỳ - vị hư nhược sẽ làm rốỉ loạn chức năng tiêu hoá, hấp thụ thức ăn gây nên đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, đi ngoài phân sống hoặc ỉa lỏng, đau bụng, người mệt mỏi... Để chữa chứng đi ngoài phân sông theo Đông y phải kiện tỳ, vị làm cho tỳ vị khoẻ lên, làm được chức năng chuyển hoá, hấp thụ thức ăn. Bài thuốíc thường dùng như sau: 7 Sa sâm 12g Sơn tra 12g Bạch linh 12g Thần khúc 15g Bạch truật 12g Hoài sơn 12g Cam thảo 6g Liên nhục lOg Mộc hương lOg Ngô thù 6g Sa nhân 6g Hoàng liên 6g Mạch nha 15g Chỉ thực 12g Ngày sắc uống 1 thang. Mỗi thang sắc 2 lần, mỗi lần cho 750ml nưóc (3 bát) lấy một bát. Hai lần sắc (2 bát) trộn với nhau uổng 3-4 lần trong ngày. Ngoài ra cần chú ý không ăn các đồ ăn sông, lạnh. 2. RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIÊU HOÁ H ỏi: Rối loạn tiêu hoá chức năng là gì ĩ Đáp: Dấu h iệu của rối loạn tiêu hoá là hiện tượng khó chịu hoặc đau, hay tái phát và dai dang ở phía bên trong bụng (thượng vị). Đó là những rối loạn thực thể do các tổn thương ở đường tiêu hoá trên như viêm, loét, ung thư thực quản, dạ dày, tá tràng...; là những rối loạn chức năng (còn gọi là những rối loạn không do loét) mà nếu làm xét nghiệm thông thường, người ta sẽ thấy, hoặc không thấy những dấu hiện bất thường về chức năng của đường tiêu hoá trên. Dựa vào dấu hiệu đau hay khó chịu, bạn có thể biết được mình đang bị loại rối loạn tiêu hoá nào. Rối loạn tiêu hoá thể loét: Loại này thường kết hợp hai hay nhiều dấu hiệu; cơn đau dịu đi khi ăn 8 hay dùng các thuôc chông toan, đau theo chu kỳ, đau sau khi ăn, đau nhiều khiến bệnh nhân phải thức giấc trong đêm. Rối loạn tiêu hoá thể vận động: Ngoài đau hay khó chịu ở vùng thượng vị, còn kèm theo hai hay nhiều dấu hiệu: nôn (có thể kèm buồn nôn), buồn nôn, chán ăn hoặc có cảm giác nhanh no, hay ợ hơi, trưống bụng sau khi ăn (có thể kèm theo cảm giác trống rỗng ở dạ dày). Rối loạn tiêu hóa thể trào ngược dạ dày - thực quản: Khó chịu hay đau thượng vị thường kèm vói cảm giác đau rát như bị bỏng từ thượng vị lan lên thực quản hoặc bị ợ hơi nhiều. Rối loạn tiêu hoá thể không điển hình: Rối loạn này có một hay vài dấu hiệu của cả ba thể trên. Có khi ở một bệnh nhân thấy xuất hiện cùng lúc nhiều thể bệnh, các thể thay đôi theo thời gian và có khoảng 30-40% các trường hợp rôi loạn tiêu hoá kèm rốỉ loạn chức năng vận động của tiểu tràng (ruột non). Để điều trị, ngoài những phương pháp và thuôc điều trị do bác sĩ chỉ định sau khi đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh, chúng ta cần kết hợp vói một chế độ ăn hợp lý: Giảm tỷ lệ lipit (mỡ) trong khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chê dùng các đồ uông có gas; không uống cà phê, rượu; bỏ thói quen ăn nhanh và phải nhai kỹ... Diệt sạch vi khuẩn HP(1) Helicobacter pylori: là loại vi khuẩn có hình xoắn, sống ký sinh ở niêm mạc dạ dày. 9 chỉ được đặt ra trong trường hợp điều trị mãi không khỏi hoặc người bệnh có những triệu chứng giống như loét, hoặc bệnh nhân có tiền sử gia đình bị bệnh ung thư dạ dày... Trên thực tế, có một sô' trường hợp điều trị mãi không khỏi: ngoài một sô" triệu chứng mất hắn (như đau rát), còn một sô" chỉ đỡ ít nhiều, thậm chí dai dẳng mãi như trướng bụng, chứng nuốt hơi ngoài bữa ăn. Có thể đó là do người bệnh dùng thuốc không đủ liều do bác sĩ chỉ định; có thể do phương pháp điều trị chưa đúng vói nguyên nhân gây bệnh... Vì thế, khi rơi vào trường hợp này, bạn nên đến điều trị tại chuyên khoa tiêu hoá và phải hợp tác với bác sĩ đê làm bổ sung các xét nghiệm cần thiết đe điều trị hiệu quả. 3. BỆNH TIẾU CHẢY Hỏi: Cho biết nguyên nhăn và cách điều trị bệnh tiêu chảy ĩ Đáp: Bệnh tiêu chảy là gì ? Bệnh tiêu chảy là tình trạng rối loạn đưòng ruột làm cho cơ thế mất nhiều nước và muôi khoáng, có thể bị chết. Nguyên nhăn gây bệnh tiêu chảy: Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường ruột (vi-rút, vi khuẩn, hoặc kí sinh trùng gây bệnh) do ăn thức ăn bị ôi, thiu; uống nưóc lã, vệ 10 sinh cá nhân kém như không rửa tay trước khi ản; vệ sinh môi trường kém như để cho phân người, gia súc vương vãi xung quanh nơi ỏ. Hô xí bấn, nhiều ruồi bọ, dùng phân tươi chưa ủ để bón rau... Tác hại của bệnh tiêu chảy: Bệnh tiêu chảy là một bệnh rất nguy hiểm có thể dẫn tói chết người. Bệnh nhân đi ngoài phân lỏng trên 3 lần trong một ngày làm cho cơ thể bị mất nước. Mất nưốc là nguyên nhân chính gây tử vong của bệnh. BỊ mất nước, cơ thể có các dấu hiệu: quầng mắt trũng xuống, môi khô, khát nước, đái ít, toàn thân mệt mỏi, mất nưốc nặng có thể bị hôn mê. Cách xử lý khi bị tiêu chảy: Cho người bị tiêu chảy uổng nưóc nhiều hơn thường lệ đê để phòng bị mất nước do tiêu chảy. Tốt nhất là cho uống nưóc cháo. Cách nấu nưốc cháo như sau: - Nước cháo cần pha cho trẻ uông càng sớm càng tốt, ngay khi mới bị tiêu chảy. - Sau mỗi lần đi ngoài, cho uổng 100 - 200 ml để bù lại lượng nước đã mất do tiêu chảy để phòng ngừa cơ thể bị mất nưóc. - Nưóc cháo chỉ là đồ uổng thay thế nưóc, không phải thức ăn chính, nưóc cháo đã nấu chỉ dùng trong một ngày (tốt nhất chỉ dùng trong 6 giờ) không để lâu. Có thể thay nước cháo bằng dung dịch Ô-rê-dôn (ORESOL). Gói O-rê-dôn mua ỏ các cửa hàng dược phẩm. Cách pha gói Ô-rê-dôn như sau: + Rửa sạch tay. 11 + Đổ cả gói bột Ô-rê-dôn vào dụng cụ chứa được hơn 1 lít nước. + Đong đúng 1 lít nước sôi đê nguội, đổ vào, dùng thìa sạch khuấy đều cho tan hết bột Ô-rê-dôn. + Cho trẻ uống khi khát, khoảng 2000ml trong một ngày. + Nếu tiêu chảy nhiều và có dấu hiệu mất nưốc nặng, cần tói bệnh viện để điều trị. Chú ý: Không nên dùng kháng sinh cho tất cả các bệnh nhân tiêu chảy, chỉ dùng kháng sinh khi bị mắc bệnh kiết lị (phân có máu - mũi) và bệnh tả. Cách đề phòng bệnh tiêu chảy: - Thực hiện tốt việc ăn sạch, uống sạch (thức ăn phải rửa sạch và nấu chín, uống nước đã đun sôi). - Không ăn các loại thức ăn đã bị ôi, thiu, đun nấu chưa chín; không ăn cá gỏi cá sông, thịt sổng, tiết canh...; không uống nước lã. - Rửa sạch tay trưốc khi ăn, sau khi đại tiện. - Giữ sạch môi trường xung quanh như: hằng ngày quét dọn hô" xí, dọn sạch chuồng gia súc, không dùng phân chưa ủ kĩ để bón rau. 4. BỆNH TIÊU CHẢY Ỏ TRẺ EM H ỏi: Nguyên nhăn và cách xử lý bệnh tiêu chảy ở trẻ em ? 12 Đáp: Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nưóc trên 3 lần mỗi ngày, tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài không quá 14 ngày. Ở nước ta, tiêu chảy do vi khuẩn hay xảy ra vào mùa hè, còn tiêu chảy do virut hay gặp vào mùa đông xuân khi thòi tiết lạnh ẩm. Bên cạnh đó phải kể đến một số yếu tô" thuận lợi cho bệnh phát như trẻ nhỏ dưới hai tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng đang bị nhiễm các bệnh làm suy giảm miễn dịch như sỏi, AIDS. Ngoài ra, một sô" tập quán, thói quen trong ăn uống, sinh hoạt cũng là yếu tô" thuận lợi cho bệnh khởi phát như cho trẻ bú bằng chai hoặc bình mà không đánh rửa kỹ, cho trẻ ăn sam bằng thức ăn đặc nấu chín đê lâu ở nhiệt độ phòng, không rửa tay sạch sau khi đi ngoài, dọn phân, giặt rửa cho trẻ hoặc trưóc khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, sử dụng thực phẩm, nguồn nưóc không đảm bảo vệ sinh... Việc chẩn đoán tiêu chảy cấp không khó, chỉ cần dựa vào định nghĩa tiêu chảy cấp như đã nói ở phần đầu. Tiêu chảy cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hoặc suy dinh dưỡng cho trẻ em. Lý do chính làm trẻ bị tử vong là tiêu chảy nhiều làm trẻ bị mất nưốc, điện giải, vì thê việc chẩn đoán mức độ mất nưóc là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc xử trí bù nước, điện giải tránh tử vong cho trẻ. 13 Xử trí tại nhà, phục hồi nước điện giải cho trẻ khi chưa có dấu hiệu mất nước. Nếu trẻ còn bú mẹ thì vẫn cho bú như thường, đồng thời cho trẻ uống nưóc và chất điện giải nhiều hơn bằng dung dịch pha chế tại nhà, nưóc cháo muối, nưóc gạo rang hoặc oresol, cách dùng: một gói oresol hoà với 1 lít nước sôi, để nguội, có the dùng trong 24h, cho uống 50ml sau mỗi lần tiêu chảy ở trẻ dưới 2 tuổi; uống 100-200ml sau mỗi lần tiêu chảy cho trẻ từ 2-10 tuổi; nếu trẻ trên 10 tuổi thì uống tói lúc hết khát. Nếu trẻ không đõ mà có dấu hiệu mất nước thì cho trẻ tới bệnh viện ngay. Phòng bệnh tiêu chảy: Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu (nếu mẹ đủ sữa); bắt đầu cho trẻ ăn sam từ tháng thứ 5. Thành phần thức ăn phải đầy đủ các chất bột (gạo hoặc ngô, khoai, sắn), thịt mõ, rau xanh. Các nguyên liệu chế biến thức ăn cho trẻ phải còn tươi và rửa bằng nước sạch trước khi nấu; chỉ cho trẻ ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước sạch đã đun sôi. Lưu ý: Phải rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi ngoài, khi thay tã lót cho trẻ, trước khi làm thức ăn cho trẻ, khi cho trẻ ăn và khi chăm sóc trẻ. Nên cho trẻ đi ngoài vào bô, sau khi trẻ đi ngoài phải lau rửa sạch cho trẻ và đô phân vào nhà xí. Không được giặt tã lót có dinh phân vào nguồn 14 nước ăn (ao, giếng...); tã lót của trẻ sau khi giặt phải được phơi khô, tốt nhất là phơi dưối ánh năng mặt tròi. Cuổì cùng là phải cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là tiêm phòng sởi, bởi vì khi trẻ bị lên sỏi rất dễ bị tiêu chảy cấp. 5. TÁO BÓN H ỏi: Cho biết nguyên nhân gây táo bón ? Đáp: Hiện tượng “hiếm phân và phân cứng”. Hiện tượng chậm đi ngoài đã được quan tâm từ thời cổ đại. Nghệ thuật thụt có từ lâu, thoạt đầu bằng cách dùng sừng súc vật, rồi đến các bơm. Đến thế kỷ thứ XVIII trở thành một phương pháp điều trị cơ bản. Phản xạ đi ngoài có mỗi khi trực tràng bị đầy, nhưng có thể chê ngự được phản xạ đó. Động tác đi ngoài thực hiện được nhờ co cơ bụng và cơ hoành. Tuỳ theo từng người: bình thường đi ngoài một lần ngày hoặc 2 ngày một lần hoặc có khi 4 ngày một lần. Hiện tượng kéo dài khoảng cách nhịp của từng người gọi là táo bón gắn liền vói sự cần thiết phải dùng sức bất thường đê rặn và phân cứng. Nguyên nhân rõ: - Bệnh ở túi mật, loét dạ dày, tổn thương đường ruột thừa, lỵ amip. Táo bón đi kèm với triệu chứng khác của bệnh. 15 - Tổn thương ở hậu môn, trực tràng, tử cung, tuyến tiền liệt: tắc do sợ đau do phân đi qua chỗ hậu môn nứt, qua tri, hoặc có cơ học do tiền liệt tuyến to, tử cung ngã ra sau. - Ảnh hưởng của thuốc: thuốc có thuốc phiện, atropine... Nguyên nhân thực thể không rõ: Phụ nữ hay bị hơn nam giới. Người cổ xưa không bị. Đó là do nhịn đi ngoài, vì tuỳ tiện, vì cần thiết, vì vô tâm, vì ít hoạt động, vì thói quen ăn uống, dần dần thành rốỉ loạn. Nếu nghi hiện tượng ruột bị yếu, sa ruột, dài đại tràng, đại tràng phì đại, thì cần đi khám loại bỏ các nguyên nhân này, rồi điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và giữ vệ sinh. 6. CHỮA TÁO BÓN BANG ĐÔNG Y H ỏi: Tôi táo bón kéo dài 50 năm, xin hỏi Đôngy có cách nào chữa được? Đáp: Táo bón kéo dài đã 50 năm là thuộc chứng táo bón mạn tính, viêm ruột táo kết. Trước tiên phải hiểu táo bón có nghĩa là sự vận động chậm chạp của phân qua ruột già, thường kèm theo sự tích luỹ một lượng khá lón phân khô và rắn ỏ ruột già - đoạn ngang (vì phân ngưng lại ở ruột già quá lâu nên nước bị hấp thu nhiều). Nguyên nhân thường gặp ở táo bón là do thói 16 quen ức chê những phản xạ đại tiện bình thường. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, mỗi khi các phản xạ đại tiện bị kích thích hoặc sử dụng quá nhiều thuổc nhuận tràng thay thê cho chức năng tự nhiên của ruột, thì vối thòi gian, các phản xạ đại tiện sẽ yếu dần đi và ruột già sẽ bị mất trương lực. Vì vậy, nếu người ta tập được thói quen đi đại tiện vào buổi sáng sau bữa điểm tâm là lúc phản xạ dạ dày - ruột già, tá tràng - ruột già gây ra các vận động đẩy ỏ ruột già, thì sẽ không bị táo bón. Ngoài ra, táo bón còn liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn không đủ rau và chất xơ, cũng như lối sống ít vận đc ng. Vì vậy, để tránh táo bón, ngoài việc sử dụng thuổc, ta cần phải thay đổi chê độ ăn. Trong khẩu pfc ần ăn,phải tăng cường rau xanh, những thức ăn có tác dụng nhuận tràng như khoai lang, chuối tiêu, vừng đen... Về sinh hoạt phải năng vận động, đặc biệt đi bộ có tác dụng tích cực phòng chống táo bón. Theo y học cổ truyền, táo bón là do khí trệ, nhiệt kết, khí âm hư tổn, trường vị vận chuyển không thông gây nên và chia ra làm nhiều thể bệnh khác nhau. Ngoài các bài thuốc, có thể chữa táo bón thông qua ăn uổng. + Muối ăn lOg. Nước sôLđẩnguội Knnmi tan muối vào nưóc và uốngị : sáng sớm. Làm như vậy cho (^ệãlÚỊ^khỏi - A + Khoai tây tươi 50g, mâitiong ẩơmỉ. Ktìóai^ay 17 gọt sạch vỏ, giã nát vắt lấy nưốc, hoà vói mật ong, uống vào lúc sáng sốm khi bụng còn đói, liên tục trong 20 ngày. + Lá khoai lang 250g đem xào chín, ăn hết trong 1 lần. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn liên tục trong 7 ngày. Rất tốt cho người táo bón theo thói quen. + Chuối tiêu 1-2 quả, hằng ngày ăn vào lúc sáng sóm, đói bụng. + Rau chân vịt 30g, dầu vừng 100ml. Rau chân vịt rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn, nhúng vào nưóc sôi, vói ra trộn vối dầu ăn. Ăn liền 5 ngày. Thuốc Phytolax dùng có tác dụng chữa nhuận tràng, thông mật. Trong thành phần mỗi viên thuốc, có 50mg bột lô hội, 50mg bột mật lợn, 50mg bột thảo quyết minh và 50mg phenolphtatein, do Công ty Dược phẩm Sài Gòn sản xuất. Thuốc có tác dụng phụ như: Gây ỉa chảy, đau bụng, đặc biệt ở người bệnh kết tràng dễ bị kích thích. Không nên sử dụng thuốc lâu dài. Nếu thấy xuât hiện tác dụng phụ, nên ngừng dùng thuốc. Ngoài ra có thể dùng các bài thuốc y học cổ truyền để chữa táo bón như dưói đây: Bài 1: Dầu vừng (mè), mỗi ngày uống 1-2 lần mỗi lần 20-30ml. Bài 2: Rau dừa nưóc 20g Rau sam 20g Rau rệu 20g Rau khoai lang 20g Rau má 40g 18 Các thứ trên sắc đặc, uống hàng ngày. Bài 3: Rễ chút chít 8g Lá muồng trâu 8g Đổ 300 ml nưóc vào sắc còn 100ml, uống 1 lần. Ngày uống từ 1-2 lần. Bài 4: Cỏ sữa 60g Cỏ nhọ nồi 60g Hai thứ trên cho vào nồi, đổ 250ml nưốc vào sắc còn 100ml, uống 2 lần trong ngày. Có thể dùng món ăn chữa táo bón như sau: Bài 5: Đu đủ chín lOOg Đỗ đen lOOg Đường 50g Đỗ đen vo sạch cho vào nồi cùng vói 300ml nưóc, đun thật kỹ. Đu đủ bỏ vỏ, bỏ hạt cho vào cốc cùng vói đường đánh thật như. Khi đỗ đen đã nhừ, cho đu đủ vào quấy đều, thấy chè sôi lại là được. An một ngày hai lần lúc chè đã nguội, ăn liền trong 1 tuần. Bài 6: Vừng 100g Khoai lang 200g Gia vị vừa đủ. Vừng vo sạch, giã nát cho vào nồi cùng vối 300ml nưóc ninh thật kỹ. Khoai lang rửa sạch cho vào nồi hấp chín, bỏ vỏ ngoài giã nát. Khi vừng nhừ, cho khoai lang, gia vị vừa đủ vào quấy đều. Ăn khi cháo đã nguội, ngày ăn 2 lần, ăn liền trong 3 ngày. 19 7. THỈNH THOẢNG BỈ ọ CHUA H ỏi: Vài tháng nay, thỉnh thoảng tôi lại bị ợ chua, hình như tôi bị thừa chất toan trong cơ thê. Làm thế nào đ ể hết triệu chứng khó chịu này. Đáp: Ợ chua là hiện tượng chất chứa trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Tính chất axit của dich vị gây cảm giác bỏng rát thực quản ở phía sau xương ức. Dịch vị có thể trào lên tận miệng gây chua trộn lẫn với vị thức ăn. Nguyên nhân gây hiện tượng này có thể là sự tăng cường co bóp của dạ dày, sự nới giãn cơ hoành kèm theo một sô" động tác thuận lợi cho thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Nếu không được chữa trị, các triệu chứng trên sẽ tiếp tục tồn tại và gây biến chứng viêm, loét, hẹp hay xuất huyết thực quản. Để kiểm soát và chấm dứt các triệu chứng trên, bạn cần thực hiện tốt các khuyên cáo sau: - Ăn chậm, nhai kỹ. - Ăn thành nhiều bữa nhỏ (4 hoặc 5 bữa). Ngồi thẳng người trong khi ăn để giữ cho thực quản thẳng đứng. - Tránh các động tác cúi gập thân mình về phía trưốc hoặc đi nằm ngay sau bữa ăn. - Tránh các bữa ăn thịnh soạn, quá nhiều chất béo và chất đạm. - Tránh uống nưóc trong bữa ăn, chỉ nên uống sau bữa ăn khoảng 1/2 giờ. Giữa các bữa ăn, cần 20 uống đủ nước, nhưng tránh các loại giải khát có ga. - Tránh sử dụng nưóc và thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, các thức ăn có nhiều loại gia vị mạnh như ớt, hạt tiêu, giấm... - Tránh một sô"loại cá (cá thu, hồi...), tôm, cua, rau quả tươi sông và các món ăn quá ngọt. - Đừng để cơ thể thể béo phì. Nếu hiện tượng trào ngược dịch vị lên thực quản không xảy ra thường xuyên thì khi thực hiện các khuyên cáo trên, triệu chứng sẽ hết dần. Nhưng nếu triệu chứng tiếp tục tồn tại, bạn cần đi khám ở các phòng khám chuyên khoa tiêu hoá. Các bác sĩ có thể chỉ định một sô" thuốc kháng axit để trung hoà axit clohydric do dạ dày tiết ra. Các thuốc này khá hiệu quả, mua không cần đơn, nhưng nếu sử dụng tuỳ tiện thì có thể gây tác hại. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành một việc quan trọng là tầm soát nguyên nhân bằng cách chụp X-quang hoặc soi dạ dày thực quản bằng ống nội soi mềm ánh sáng lạnh. 8. VI KHUẨN HP GÂY BỆNH NHƯ THẾ NÀO ? H ỏi: Kết quả soi dạ dày của tôi có ghi: "loét dạ dày vùng hang vị"; kèm theo ký hiệu HP (+). Tôi được giải thích đó là tên của một loại vi khuẩn có trong dạ dày. Xin nói rõ hơn về vai trò và tác hại của HP. 21 Đáp: Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) được phát hiện năm 1983. Nó có hình xoắn, thuộc chủng vi khuẩn gram âm, di chuyển được, ký sinh ở niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này có tác dụng chống lại độ toan (axit) cao của dịch vị dạ dày do có men ureaza nội sinh rất mạnh, tạo ra một lượng lớn chất kiềm NH4OH có khả năng trung hoà axit ở xung quanh chúng (trong khi độ pH của dịch vị rất thấp. HP gây viêm cấp dạ dày nếu nhiễm một lượng lớn. Nếu nhiễm kéo dài thì sẽ gây loét dạ dày - tá tràng hoặc tác động vào quá trình viêm chuyển sang loét vì nó làm tăng tiết axit, đồng thời làm giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày. Hậu quả muộn là làm teo niêm mạc đưa đến giảm toan, vô toan. HP được coi là nguyên nhân phổ biến gây loét, đồng thời là tác nhân gây rối loạn sự tiết dịch vị. HP được phát hiện trên 90% những người loét dạ dày - tá tràng và khoảng 70% người loét dạ dày. Cũng có một sô" người lành mang vi khuẩn nếu sống ở môi trường ô nhiễm. Cơ thể gây loét của HP là: enzym ureaza của HP tạo ra amoniac giúp vi khuẩn có môi trường trung tính quanh nó và làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tăng tiêt axit, tạo điều kiện cho loét. Các enzym tiêu huỷ protein cũng có vai trò sinh bệnh và một protein đặc biệt có tên gọi là “độc tố tế bào gây hổc” gây ra các không bào trong biểu mô niêm mạc. Một loại protein khác là sản phẩm của “gen A liên kết với độc tô tê bào’' cũng góp phần làm tổn 22 thương niêm mạc. Tất cả các yếu tô" trên gây tổn thương thông qua phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo các bạch cầu đơn nhân và đại thực bào sản xuất nhiều cytokin và các yếu tô" hoá ứng của bạch cầu (kích thích lympho bào, hoạt hoá tê bào mastocyte gây tổn thương loét). Vì vậy quan điểm về loét dạ dày - tá tràng đã được hiểu một cách rộng rãi hơn. Trưóc đây người ta cho rằng, vai trò của thần kinh là chủ đạo gây loét. Hiện nay tầm quan trọng của HP trong bệnh này đã được khắng định, vì thế việc điều trị cần kết hợp các loại kháng sinh diệt HP cùng với phác đồ điều trị bệnh hợp lý một khi đã có chẩn đoán chắc chắn. 9. NHIỄM AMIP ĐƯỜNG RUỘT H ỏi: Nhiễm amip đường ruột là gì ? Đáp: Nhiễm amip là bệnh do ký sinh trùng Entamoeba histolytica (một loại động vật nguyên sinh chỉ gồm một tế bào) gây ra. Con người là nguồn bệnh duy nhất. E. histolytica tồn tại ở hai dạng: dạng chuyên động được gọi là dưỡng thể, và dạng kén - thủ phạm khiến bệnh lây từ người sang người. Dưỡng thê của E. histolytica cư trú ở ruôt già, gây ra những tôn thương kiểu viêm đại tràng. Nó có thể xâm lấn màng nhày của ruột và đi tói những bộ phận khác ngoài đại tràng như gan, não 23 phổi... khi điều kiện môi trường ỏ đại tràng trở nên không thuận tiện, dưỡng thể sẽ chuyển sang dạng kén, có khả năng thích nghi tốt hơn đê sông sót. Kén theo phân ra ngoài, tại đó nếu gặp môi trường ẩm ưót, nó có thể tồn tại hàng tuần tói hàng tháng. Người lành có thể nuốt phải kén E. Histolytica khi dùng đồ ăn hay thức uống nhiêm phân của ngưòi bị bệnh. Sau khi qua miệng, kén tiếp tục di chuyển tói ruột non và giải phóng dưõng thể. Lúc này, hai khả năng có thể xảy ra: - Ở 90% bệnh nhân, dưỡng thể lại chui vào vỏ kén và không gây ra triệu chứng gì. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 12 tháng, nhưng cũng có khả năng tái diễn. Chính những đối tượng này là nguồn lây bệnh tiềm ẩn rất nguy hiếm. - Ở 10% bệnh nhân, dưỡng thể tấn công ruột già và làm xuất hiện các triệu chứng bệnh. Những biểu hiện này thường nhẹ và bao gồm đi ngoài phân sền sệt, đau bụng... (nhiễm amip đường ruột dạng không Xcâm lấn). Trường hợp nặng, bệnh nhân có thê đi ngoài lẫn máu, kèm theo sốt (nhiễm amip đường ruột dạng xâm lấn), đôi khi E. Histolytica có thê xâm nhập gan hoặc não, gây áp xe ỏ những bộ phận này. Khi gặp điều kiện không thuận lợi, dưỡng thể lại biến thành kén và một chu kỳ sống mới của nó bắt đầu. Nhiễm E. Histolytica có thể dẫn tói một loạt bệnh sau: - Bệnh đường ruột: nhiễm trùng không triệu chứng, nhiễm trùng có triệu chứng (không xâm lấn 24 hoặc xâm lấn), viêm đại tràng mạn, u amip... - Bệnh ngoài ruột: áp xe gan, áp xe não, bệnh phôi màng phổi, viêm phúc mạc, viêm màng ngoài tim... - Nhiễm trùng đường ruột không triệu chứng: dùng thuốic kháng sinh paro-momycin (gabbrora), hay thuốc trừ giun diloxanide furoate. Những thuốc này được hấp thu ít nên phát huy tác dụng tốt trong lòng ruột, giúp tẩy sạch các kén amip nằm ỏ đó. - Trường hợp nhiễm trùng đường ruột có triệu chứng dạng xâm lấn (phân có nhày, máu, kèm sốt) hoặc áp xe gan: dùng kháng sinh metronidazole (Flagylm, Klion) hoặc tinidazole (Faigyn). Liều metronidazole thường dùng ở trẻ em là 35-50mg/kg thể trọng/ngày. Điều đáng chú ý là những thuốc kể trên chỉ tiêu diệt được các dưỡng thể trong ruột và tê bào, nhưng không có tác dụng vói kén amip (ký sinh trùng vẫn tồn tại ở ruột của 40-60% bệnh nhân điều trị bằng metronidazole), vì vậy sau đợt điều trị nói trên, cần dùng thêm một đợt paro momycin hay diloxanide furoate. Không dùng cả hai nhóm thuốc này cùng lúc vì paromomycin thường gây tác dụng phụ là tiêu chảy, bác sĩ tưởng nhầm rằng bệnh vẫn đang tiến triển. - Trường hợp nhiễm trùng đường ruột có triệu chứng dạng không xâm lấn: nên dùng paromo mycin với liều 10 mg/kg thể trọng, 2 lần/ngày trong 5-7 ngày. 25 Nói chung, đa sô bệnh nhân nhiễm E. histolytica đều đáp ứng rất tốt nếu được điều trị đúng cách. Phòng bệnh: Một sô' yếu tô như nguồn nước bị ô nhiễm hoặc điểu kiện vệ sinh không đảm bảo sẽ góp phần làm bệnh lan truyền theo đường phân — miệng. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm: cải thiện điều kiện vệ sinh môi trưòng, đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch, chỉ dùng thức ăn đã nấu chín, uống nưóc đã đun sôi, rửa sạch tay bằng xà phòng trưốc khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã lót cho trẻ... ngoài ra, việc chẩn đoán và điểu trị sớm cho những người nhiễm amip nhưng không có triệu chứng cũng rất quan trọng. 10. VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH H ỏi: Xin cho biết triệu chứng và cách điều trị viêm dạ dày mạn tính. Đáp: Viêm dạ dày là một bệnh khá phổ biến, bao gồm tất cả những bệnh có tổn thương niêm mạc dạ dày. Dựa vào tính chất cấp hay mạn tính, y học chia thành viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Viêm dạ dày mạn tính có thể kín đáo không có triệu chứng, hoặc biểu hiện bằng những rôi loạn tiêu hoá không đặc hiệu; cảm giác nặng, đầy vùng thượng vị hoặc bỏng rát. Ngoài ra 26 còn có Ợ hơi, buồn nôn, tăng tiết nưóc bọt, ỉa chảy xen kẽ vối táo bón. Nội soi thì sẽ phát hiện thấy viêm, có thể là viêm nông (niêm mạc xung huyêt, phù nề, có khi là các vết xưốc hoặc nốt chảy máu), viêm teo (niêm mạc dạ dày mất màu hồng bình thường trở thành trắng nhợt), hoặc viêm phì với những nếp niêm mạc to. Nguyên nhân gây viêm dạ dày có nhiều: có thể do căng thẳng thần kinh, do dạ dày tăng tiết axit, do nhiễm vi khuẩn H.pylori, hoặc dịch mật trào ngược... Ngoài ra một sô'trường hợp dùng quá nhiều rượu, thuốc lá, cà phê, hoặc dùng các thuốc chống viêm giảm đau như aspirin, indometacin... và các thuốíc corticoid cũng có thể gây bệnh. Viêm dạ dày mạn tính có thể chữa khỏi, và muôn chữa khỏi thì phải đạt được một sô mục tiêu: loại bỏ được nguyên nhân gây viêm, phục hồi được niêm mạc dạ dày bị tổn thương và chông viêm tái phát. Về điều trị, người ta thường kết hợp dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuôc trung hoà axit hoặc ức chê tiết axit HC1 và kháng sinh diệt khuẩn H.pylori nếu có. Bạn nên đến khám và điều trị ở chuyên khoa nội tiêu hoá để được điều trị theo đúng phác đồ, nếu cần có thê nội soi lại, sinh thiết niêm mạc dạ dày để tìm nguyên nhân và có hưóng điểu trị cụ thể. Bạn không nên ăn những thứ có thể làm viêm dạ dày tái phát, không dùng những thuốc gây kích ứng dạ dày, tinh thần phải luôn thoải mái; sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. 27 11. THỦNG Ổ LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG H ỏi: Xin cho biết dấu hiệu, cách điều trị và dự phòng thủng ô loét dạ dày — tá tràng. Đáp: Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là một biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng. Dấu hiệu lâm sàng của biến chứng này rất rõ ràng với các triệu chứng: - Đau dữ dội, đột ngột như dao đâm ở vùng thượng vị. Đây là triệu chứng rất có giá trị để chẩn đoán. Đau tăng dần, lan khắp bụng, đau xuyên ra sau và lên ngực, lên vai. - Có thể buồn nôn và nôn. - Bí trung đại tiện là dấu hiệu muộn, có biểu hiện viêm màng bụng. - Bụng nổi rõ hai cơ thẳng thành múi, nắn thấy cứng, không di chuyển theo nhịp thở. Nếu thủng ổ loét không được chẩn đoán sớm và mô kịp thòi thì sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phúc mạc toàn bộ hay khu trú; tạo thành những ổ áp xe gan...; toàn thân gây sút, suy nhược có thể gây tử vong. Phẫu thuật là chỉ định bắt buộc vối biến chứng thủng ổ loét dạ dày - tá tràng. Kết quả điểu trị tốt hay xấu phụ thuộc vào việc phát hiện và điều trị sớm hay muộn. Nếu bệnh nhân được xử trí trong sáu tiếng đầu kể từ khi bị thủng ổ loét thì kết quả sẽ rất tốt. Còn nếu đã quá 48 tiếng, khi đã có dấu 28 hiệu nhiễm trùng ổ bụng thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao, nếu có được điều trị tích cực thì tiên lượng cũng rất xấu. Tuỳ từng trường hợp, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp; mô đê khâu lại lỗ thủng, cắt đoạn dạ dày cấp cứu nếu 0 loét xơ chai, khó khâu, dễ bục... khâu lỗ thủng kèm cắt thần kinh sô X.... Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần có chê độ ăn uống và sinh hoạt đặc biệt theo lòi khuyên của bác sĩ. Để phòng biến chứng thủng ổ loét, cần chú ý điều trị tốt theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh ăn chua cay, uống bia rượu và hút thuốc lá. 12. CHẢY MÁU DO Ổ LOÉT DẠ DÀY - TẢ TRÀNG H ỏi: Cho biết những dấu hiệu của chảy máu ổ loét dạ dày và điều trị như th ế nào ? Đáp: Chảy máu do ổ loét dạ dày - tá tràng là một cấp cứu thường gặp. Đây là một trong những biến chứng của loét dạ dày - tá tràng, có tỷ lệ tử vong từ 3-10%. Biến chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở bệnh nhân trên 50 tuổi, có tiền sử loét dạ dày - tá tràng nhiều năm, có thể đã bị chảy máu nhiều lần rồi tự cầm, thường gặp ở bệnh nhân có nhóm máu 0 , xảy ra sau khi uóng thuốc giảm đau kháng viêm như aspirin, voltaren.... Chảy máu do loét tá tràng gặp nhiều hơn lo loét dạ dày. 29 Những đôi tượng sau cần đề phòng vói triệu chứng chảy máu ổ loét dạ dày — tá tràng: có tiền sử loét dạ dày - tá tràng nhiều năm và đã được khám xác định, đã có một hay nhiều lần chảy máu (nôn ra máu, đi ngoài phân đen) đã được điểu trị nội khoa hay tự cầm. Biểu hiện của việc chảy máu: - Buồn nôn và nôn ra máu: bệnh nhân thấy đầy bụng, trướng hơi, buồn nôn rồi nôn ra máu cục, máu tươi đỏ sẫm lẫn thức ăn, có khi nôn máu tươi dữ dội hay máu đen trắng. - Đau bụng', đau âm ỉ, ít khi dữ dội, cảm giác nóng rát vùng trên rốn, đau có thể xuấ hiện vài ngày trước khi chảy máu. - Đi ngoài phân đen: Xuất hiện sau khi nôn ra máu hoặc ngay từ đầu. Bệnh nhân đi ngoài phân đen như bã cà phê, mùi khẳm. - Toàn thân: Người bệnh thấy hoa mắt, chóng mặt, ngất, da xanh tái, nhợt nhạt, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt. Nếu mất máu ít, từ từ thì sẽ không thấy những dấu hiệu trên. Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, X quang, nội soi. Để đánh giá mức độ mất máu có thể dựa vào kêt quả các xét nghiệm; số lượng hồng cầu, bạch cầu, tỷ lệ huyết sắc tôi’... Chảy máu ổ loét có thể tự cầm, có thể chảy nặng lên, có thê ngừng rồi lại chảy, có thể chảy máu kèm vói thủng hoặc hẹp môn vị. Nếu bạn không cho biêt những triệu chứng cụ thể kèm theo 30 thì sẽ khó có chẩn đoán chính xác, bởi rất có thể bạn bị chảy máu ổ loét rồi tự cầm. Tốt nhất, bạn nên đi khám ỏ chuyên khoa Tiêu hoá để có hướng xử trí kịp thời. 13. VIÊM LOÉT VÀ UNG THƯ DẠ DÀY H ỏi: Tôi bị loét dạ dày đã được điều trị bằng nhiều thuốc cả Tây y và Đông y, nhưng bệnh chỉ ổn định một thời gian rồi lại tái phát. Nhiều người khuyên đi mô cắt dạ dày nhưng tôi được biết dù có cắt dạ dày thì khả năng bị ung thư vẫn cao. Cho tôi lời khuyên hữu ích đ ể tôi chữa bệnh ? Đáp: Viêm loét dạ dày là một bệnh được điểu trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa. Chỉ định mổ hiện nay khoảng <5% đôi với những trường hợp loét có biến chứng nặng và không thể chữa trị bằng nội khoa được, đó là các trường hợp loét có biến chứng thủng, chảy máu nặng, ung thư hoá. Ngoài những trường hợp kể trên, các trường hợp còn lại có chỉ định mổ không nhiều. Bởi vì mổ xẻ không phải bao giờ cũng mang lại kết quả tốt đẹp, mà có một tỷ lệ tử vong từ vài phần nghìn đến 5% và một tỷ lệ không khỏi bệnh từ vài phần nghìn đến 20%. Ngoài ra, phẫu thuật còn có thê gây ra nhiều tai biến - biến chứng - di chứng, trong đó có ung thư mỏm dạ dày sau mổ là 0,5-1,7%, tỷ lệ này tàng dần theo thòi gian sau mổ. Tần sô" bị ung thư mỏm dạ 31 dày sau mổ 25-30 năm là 1/5, cao hơn so với người bình thường 3-4 lần. về nguyên nhân gây ra ung thư mỏm dạ dày, hiện nay đa sô" các tác giả đều cho rằng do sự trào ngược của dịch mật vào dạ dày gây viêm dạ dày teo đét mạn tính, từ đó dễ hình thành ung thư. Bạn cần vào bệnh viện chuyên khoa tuyến CUỐI để chẩn đoán và điều trị. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám lâm sàng, chỉ định xét nghiệm đặc hiệu của bệnh lý loét dạ dày (độ toan dạ dày vi khuẩn HP trong dạ dày, nội soi - sinh thiết dạ dày). Sau đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán bệnh - thể bệnh - yếu tô" nguy cơ... và để ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bạn. Theo nhiều báo cáo khoa học trong và ngoài nưốc cho biết, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh loét dạ dày lành tính bằng thuổc hiện nay đạt trên 95%. Điều quan trọng nhất là người bệnh phải tuân thủ những lời khuyên nghiêm ngặt của thầy thuốc chuyên khoa về sử dụng đúng liều lượng, cách dùng, thời gian dùng thuốc, tránh bỏ dỡ giữa chừng liệu trình điểu trị. 14. ĐÔNG Y CHỮA BỆNH VIÊM DẠ DÀY H ỏi: Thuốc Đông y có th ể điều trị bệnh viêm dạ dày hay không ? Đáp: Viêm dạ dày theo định nghĩa của y hoc hiện đại là một chẩn đoán tổ chức bệnh lý, biểu 32 hiện bỏi một quá trình viêm niêm mạc dạ dày. Căn cú vào biến đổi tổ chức của niêm mạc dạ dày, có thể chia thành viêm dạ dày thể loét trợt, thể teo, thể phì đại. Theo Y học cổ truyền, viêm dạ dày thuộc bệnh danh “vị quản thống”, do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do ăn uống không điều độ, ăn thiếu, thức ăn sống, lạnh, cay, béo, ngọt, uống nhiều rượu, thói quen hút nhiều thuốc lá... thức ăn khó tiêu gây nê trệ, sinh thấp nhiệt, tổn thương tỳ vị, làm cơ chế thảng giáng của tỳ vị mất điều hoà, khí huyết vận hành không thông dẫn tới khí trệ huyết ứ. Tính khí không thoải mái, cáu giận ảnh hưởng đến chức năng gan, can khí uất kết, xâm phạm vị, dẫn tối can vị bất hoà hoặc vị khí nghịch lên gây viêm loét dạ dày. Tư lự, lao động mệt mỏi, quá độ hoặc sau khi mắc bệnh mạn tính... cũng đểu ảnh hưởng đến công năng vận hoá của tỳ vị, công năng thăng giáng mất điều hoà mà sinh bệnh... Viêm dạ dày có nhiều thể khác nhau và sau đây là bài thuốc (có thể tìm mua các vị thuốc ở các cửa hàng đông dược) điều trị cho từng thể bệnh. T hể can vị bất hoà: Vùng thượng vị trưóng đầy, đau nhất là sau khi ăn, ợ hơi, có khi ợ chua, nôn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền hoặc tế. Bài thuốc: Sài hồ 9g Bạch thược 9g Trần bì 6g Diên hồ sách 9g 33 Hương phụ 9g Chỉ xác 9g Bán hạ 9g Uất kim 9g Xuyên luyện tử 9g u ất kim 9g Thể hàn ngưng kh í trệ: Vùng thượng vị đau từng cơn, có cảm giác lạnh, thích nóng, ợ rnlốc rêu trong, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm tế. Bài thuốc: Hương phụ 9g Cao lương khương 6g Tô ngạnh 9g Ngô thù 2g Tất bát 9g Sa nhân 3g T hể can vị uất nhiệt: Vùng thượng vị đau rát, bứt rứt, cáu gắt, Ợ chua, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền tế hoặc sác. Bài thuốc: Đan bì 9g Sơn chi 9g Bạch thược 9g Ngô thù l,5g Xuyên liên 3g Bát nguyệt trát 9g Phật thủ 9g Bán hạ 9g T hể tỳ vị hư hàn: Vùng thượng vị đau âm ỉ, không muốn ăn, miệng khô, đại tiện táo, lưỡi đỏ, khô, mạch tế hoặc sác. Bài thuốic: Sa sâm 12g Mạch đông 12g Ngọc trúc 9g Thạch hộc 12g Bạch thược 12g Cam thảo 6g Phật thủ 9g Bát nguyệt trát 9g Hương duyên bì 9g 34 Các bài thuốc trên sắc uống mỗi ngày 1 thang, cách sắc như thông thường. Cho 750ml (3 bát) nước vào thang thuốc, đun nhỏ lửa, chắt ra 250ml (lbát) nưóc thuốc, sắc 2 lần như lần 1. Trộn 2 bát thuốc uống 3- 4 lần trong ngày. Uốhg liên tục 30 ngày liền. 15. BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN TÍNH•*» H ỏiĩ Cho biết bệnh viêm đại tràng mạn tính là gì, cách điều trị ? Đáp: Viêm đại tràng mạn tính ít nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sốhg của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây viêm đại tràng mạn nhưng hay gặp nhất là do nhiễm trùng (vi khuẩn, ký sinh trùng), bên cạnh đó còn phải kể đến yếu tô" ăn uống, nhất là ăn uốítig thất thường kéo dài, lạm dụng các thức ăn không thích hợp gây kích thích tổn thương niêm mạc ruột. Cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như táo bón lâu ngày, viêm đại tràng thứ phát sau các bệnh lý đường tiêu hoá như viêm dạ dày, ruột, nhiễm độc thuốc hoặc hoá chất, tia xạ, yếu tô'di truyền... Do viêm nhiễm làm rối loạn nhiều chức năng của đại tràng nên triệu chứng lâm sàng cũng rất đa dạng. Đầu tiên phải kể đến là đau bụng, người bệnh thường đau ê ẩm phần bụng dưới hoặc đau 35 dọc theo khung đại tràng, đau tăng lên khi ăn, trưốc khi đại tiện, đau giảm đi sau khi đại tiện hoặc trung tiện. Trong trường hợp tổn thương lan đến lốp thanh mạc của ruột thì người bệnh sẽ đau bụng thường xuyên, nhất là khi vận động. Một triệu chứng hay gặp nữa là người bệnh bị rối loạn đại tiện, cùng trên một bệnh nhân có thể gặp ỉa chảy hoặc táo bón ở những thời kỳ khác nhau. Thường người bệnh đi ngoài phân nhão hoặc lỏng không thành khuôn từ 2-6 lần một ngày, luôn thấy không thoải mái sau khi đại tiện xong vì cảm giác mót rặn nuốn đi nữa. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có những biểu hiện rốỉ loạn tiêu hoá khác như chưóng hơi hai bên mạng sườn dọc theo khung đại tràng làm người bệnh luôn cảm thấy căng tức khó chịu. Có khi bệnh nhân còn tự cảm thấy hơi đang di chuyển trong ruột, cảm giác miệng khát đắng, ăn không ngon miệng, thậm chí buồn nôn, nôn. Tình trạng rối loạn tiêu hoá kéo dài làm bệnh nhân sợ ăn uống, tự kiêng khem, đầu óc hay bi căng thẳng, lo lắng về bệnh tật gây mất ngủ và ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của người bệnh. Về tiến triển, bệnh diễn biến mạn tính, thỉnh thoảng có đợt cấp. Trừ trường hợp những bệnh nhân ăn kiêng khem quá mức khiến cho cơ thể gầy sút nhiều còn lại tuy bệnh kéo dài nhiều năm nhưng tình trạng toàn thân ít thay đổi, người bệnh vẫn còn khả năng lao động. Tóm lại các triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính rất đa dạng. 36 Để chẩn đoán chính xác bệnh cần khám chuyên khoa tiêu hoá, làm xét nghiệm phân, soi đại tràng, chụp X quang đại tràng... Về điều trị, trước hết phải loại trừ nguyên nhân gây bệnh, tuỳ từng nguyên nhân mà có dùng các biện pháp thích hợp như thuốc kháng sinh (nếu nhiễm khuẩn), thuốc tẩy ký sinh trùng, loại trừ các chất độc và thuốc gây tổn thương ruột... Bên cạnh đó chê độ ăn rất quan trọng, không nên kiêng khem quá mức, giữ cân bằng trong khẩu phần ăn, tránh những thức ăn khó tiêu, thức ăn không thích hợp (tuỳ theo từng bệnh nhân), nếu đi ngoài phân có mùi chua, nhiều bọt thì giảm các thức ăn dễ lên men như đường, sữa, dưa chua. Nếu đi ngoài phân có mùi thôi khan thì giảm ăn đạm, nên ăn sữa chua, dưa, trong trường hợp bị táo bón nên ăn những thức ăn nhuận tràng như khoai, sữa chua, của cải. Ngoài ra còn phải cho thuốc chống loạn khuẩn như Bioílor, Biolactyl trong trường hợp loạn khuẩn ruột. Và cuối cùng phải làm giảm kích thích thần kinh bằng tâm lý liệu pháp, giúp bệnh nhân hiểu về bệnh tật của mình, bốt lo âu, căng thẳng, yên tâm điều trị phối hợp vói thầy thuốc, trường hợp cần thiết có thể dùng thuốc an thần nhẹ. Liều lượng và chỉ định cụ thể của từng biện pháp do bác sĩ chuyên khoa quyết định. 37 16. VIÊM ĐẠI TRÀNG THIẾU MÁU cục BỘ H ỏi: Cho biết bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ là gì ? Đáp: Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ biểu hiện bằng các tổn thương ở lớp niêm mạc (màng trong) của thành đại tràng, nguyên nhân là do thiếu máu, máu không mang đủ oxy đến cung cấp cho các tê bào ở niêm mạc đại tràng. Bệnh càng nặng nếu thiếu oxy càng nhiều, trong thời gian càng lâu. Các dấu hiệu nào gợi tới viêm đại tràng thiếu máu cục bộ ? Hầu hết các trường hợp viêm đại tràng thiếu máu cục bộ đều bị chảy máu trực tràng (85%), luôn kết hợp vối đau bụng (80%) và ỉa chảy (58%). Đặc tính của chảy máu trực tràng và ỉa chảy là xảy ra đột ngột và liên tiếp trong suốt thòi gian đau bụng. Đau thường khu trú ở sườn trái. Có thể sốt hoặc không. Bạn cần phải đi cấp cứu ngay nếu có một hoặc vài triệu chứng: co cứng thành bụng khi sờ vào vùng đau; bệnh nhân ỏ trạng thái choáng; có dấu hiệu loạn nhịp tim, tiếng thổi tim bất thường. Cần làm các xét nghiệm nào ? - Chụp X quang: Nhất thiết phải chụp bụng không chuẩn bị để chẩn đoán phân biệt bệnh này vói trường hợp tràn khí màng bụng. Ngoài ra muôn chắc chắn hơn, cần tìm những dấu hiệu liên quan đến bệnh, đó là phù nề thành đại tràng bằng cách chụp đại tràng. 38 - Nội soi: Nếu không có biến chứng về ngoại khoa (như thủng dạ dày), thì nội soi đại tràng là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán viêm đại tràng thiếu máu cục bộ. Các nguyên nhân gây bệnh: Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có thể do hai loại nguyên nhân: các tổn thương gây tắc mạch máu và các trường hợp bệnh lý không gây tắc mạch. Nguyên nhân gây tắc mạch máu: - Đôì với các thân động mạch, tắc nghẽn có thể do xơ vữa động mạch, hẹp van hai lá ở tim, rôi loạn nhịp tim; viêm màng ngoài tim, các bệnh tim thiếu máu. - Các động mạch nhỏ hay tĩnh mạch thường bị tắc do các bệnh viêm đa khớp dạng thấp, xơ cứng bì, các hội chứng tăng khả năng đông máu, một sô" bệnh viêm động mạch, các liệu pháp chiếu xạ vào vùng bụng. Loại nguyên nhân không gây tắc mạch máu: - Lưu lượng máu tuần hoàn suy giảm, gặp ỏ các trường hợp choáng (choáng chảy máu, nhiễm khuẩn, phản vệ), cơ thể bị mất nưóc nghiêm trọng hoặc suy tim ở giai đoạn tiến triển. - Áp suất trong đại tràng tăng lên do khốỉ u ở đại tràng, xoắn đại tràng, sa trực tràng hoặc thoát vị bẹn (một đoạn của đại tràng chui ra khỏi ổ bụng, qua lỗ bẹn và bị tắc nghẹt). - Nghiện các chất ma tuý, nghiện rượu, thuổc lá. - Sử dụng các thuốc chữa bệnh như penicillin 39 và các dẫn xuất từ thuốc này; digoxin (thuốc chữa suy tim), các thuốc chữa tăng huyết áp, các thuốc an thần, lợi tiểu, oestrogen (trong viên tránh thụ thai), nhất là các thuổc chổng viêm không steroid. - Hoạt động thể thao quá sức. Bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thường khỏi đột ngột (81%). Sau 4 đến 8 ngày, các triệu chứng hầu như mất hoàn toàn, các tổn thương cũng có thể hồi phục dần trong hai tuần và bệnh ít khi tái phát. Bệnh có thể ở các dạng sau: - Bệnh diễn biến tối tình trạng thiếu máu do co mạch nhất thòi. Nói chung, bệnh ít hoặc không có triệu chứng và không cần điều trị. - Bệnh nhân đau nhiều cần phải nằm viện để theo dõi, điều trị. cần thực hiện chê độ ăn và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài thuốc giảm đau ra, sẽ căn cứ vào các triệu chứng và kết quả xét nghiệm để chọn biện pháp phù hợp. - Trường hợp cấp cứu (khi có dấu hiệu màng bụng bị kích thích, choáng, thủng đại tràng, chảy máu đại tràng mà dùng thuốc không có hiệu quả...), bệnh nhân phải được cắt đại tràng (cắt phần bị tổn thương). Những điều cần biết: - Khi đột ngột thấy máu ri ra từ hậu môn (do chảy máu ở đoạn đại tràng phía trên), nhất là kèm với đau bụng và ỉa chảy, phải nghĩ đến viêm đại tràng thiếu máu cục bộ và cần đi khám bệnh. 40 - Nếu không có dấu hiệu thủng đại tràng (co cứng thành bụng khi sò vào chỗ đau), bệnh nhân cần được làm nội soi gấp để chẩn đoán và có hưóng điều trị kịp thời. - Nói chung, có thể điếu trị viêm đại tràng thiêu máu cục bộ bằng nội khoa. Thuốc dùng phải dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm. - Nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để phòng tái phát, nhất là điều trị các nhân tố gây bệnh (thường là các bệnh nặng hơn). Trong các nhân tố đó, ở người già, cần chú ý đến bệnh xơ vữa động mạch, các bệnh tim.. Ở những người trẻ tuổi các nhân tó hay gặp là nghiện ma tuý, thuốic lá, rượu, dùng một số thuốc điểu trị, chơi thể thao quá sức, tiền sử bệnh gia đình. Bệnh nhân cần phối hợp vói thầy thuốc, kể rõ các bệnh đã mắc, đang điều trị, lối sốhg... để chẩn đoán được nhanh chóng và chính xác. 17. GIẢN ĐẠI TRÀNG BAM sinh H ỏi: Giãn đại tràng bẩm sinh là gì ? Đáp: Bình thường, trực tràng co bóp được nhờ tế bào hạch ở vùng Auerbach giữa lóp cơ và niêm mạc trực tràng. Giãn đại tràng bẩm sinh xảy ra ở trẻ không có tế bào hạch thần kinh ở cơ trực tràng, nên đường ruột không co bóp, không có nhu động ngay từ khi lọt lòng. Vì vậy, trẻ không thể đại tiện 41 được, hơi và phân ứ đọng trong trực tràng và đại tràng xích ma. Thời gian càng lâu thì trực tràng càng giãn to, có khi to cả nửa đại tràng bên trái. Trường hợp cấp tính có thể gây hội chứng tắc ruột sơ sinh. Đây là tình trạng nguy kịch với triệu chứng: nôn nhiều, bụng trưống căng, không đại tiện ra phân su, thành trực tràng hay cho ông xông vào hậu môn có phân su và hơi ộc ra như tháo cống. Sau đó bụng bốt trướng, trẻ bú được, nhưng chỉ sau 24 giờ thì lại bị trưống như cũ. Còn ở trẻ lớn, biểu hiện của bệnh là hội chứng táo bón mạn tính, phải can thiệp thụt tháo, phải kích thích hậu môn trực tràng thì mói đại tiện được. Tình trạng này làm cho trẻ kém ăn, tinh thần thể lực phát triển chậm, suy dinh dưỡng,bụng ngày càng trướng hơi, quai ruột có nhu động nổi lên ngay dưới thành bụng. Có khi ỉa chảy ra mùi thối khẳm, có nhầy lẫn máu. Phân ứ đọng đẩy đại tràng trái xuống tận hậu môn, lúc nào cũng dây ra quần khiến bố mẹ nhầm tưởng trẻ vẫn đại tiện được, không cho trẻ đi khám. Vê điều trị, chủ yếu là điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên vì phân đọng lâu ngày gây nhiễm độc, tre suy sụp nên cần được điều trị nội khoa tạm thời, chờ đợi để mổ. Điểu trị nội khoa bao gồm thụt tháo phân hàng ngày, cho chế độ ăn tốt, nâng cao thể trạng, tránh suy dinh dưỡng và các biến chứng có thể xảy ra. Việc thụt tháo cũng phải khác thông thường: phải để lại xông ở hậu môn giống như dẫn lưu, khi nước làm mềm và nát phân rồi phân sẽ 42 được tháo ra. Do vậy, thời gian thụt phải hàng giờ, có khi phải bôi dầu parafin vào trước đó. Trước đây, người ta phẫu thuật và làm hậu môn nhân tạo tạm thời, chờ khi trẻ lốn đến 5-7 tuổi sẽ mổ lại để đóng hậu môn nhân tạo. Gần đây, nhờ kỹ thuật gây mê hồi sức tốt, nên việc mổ triệt để được tiến hành luôn, chỉ khi trẻ bị suy dinh dưõng, quá yếu, chướng to, phân ứ đọng lâu và nhiều... thì mối tiến hành làm hậu môn nhân tạo tạm thời như trước đây. Những biến chứng có thể gặp trước và sau mổ: viêm ruột ỉa chảy, tắc ruột do ứ phân hay do mổ nhiều lần, thủng đại tràng, xoắn đại tràng xích ma, són phân tạm thời, chèn ép trực tràng sau ổ.... 18. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ỏ ĐẠI TRỰC TRÀNG Hỏù Đọc Khoa học & Đời sống tôi thấy nói có một bệnh ở đại trực tràng, hậu môn có những ừiệu chứng giông nhau. Vì vậy, nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa các bệnh. Đề nghị làm rõ hơn vấn đề này. Đáp: Đúng là một sô" bệnh ở đại - trực tràng, hậu môn có một số triệu chứng giống nhau. Tuy vậy, nếu chú ý thì vẫn phân biệt được. Một sô" bệnh thường gặp là: Bệnh đại tràng cơ năng: Người bệnh thường hay đau bụng và rối loạn tiêu hoá, đi ngoài nhiều lần, trướng hơi, đầy bụng, nhưng không có tổn 43 thương gì ở đại tràng. Nguyên nhân là do đại tràng quá mẫn cảm kèm theo thay đổi thần kinh gây nên rổỉ loạn vận động của đại tràng. Tắc đại tràng trái: Đại tiện khó hoặc táo bón, đau và trưống bụng, chụp X quang và soi đại tràng thấy rõ chỗ tắc và nguyên nhân gây tắc. Ung thư đại tràng: Triệu chứng thay đổi khi bệnh xảy ra ở đại tràng phải hay trái. Nêu ung thư đại tràng phải, người bệnh có dấu hiệu thiêu máu mà không rõ nguyên nhân, có máu trong phân nhưng phải soi kính mới thấy, cảm giác khó chịu ỏ bụng bên phải (dễ nhầm với bệnh viêm túi mật, loét dạ dày - tá tràng), có thể sờ thấy rõ khôi u... Nếu ung thư đại tràng trái thì thấy thói quen đại tiện thay đổi (có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng không ồ ạt như bệnh trĩ), có thể có triệu chứng tắc ruột... Trĩ hậu môn: Cũng là bệnh phổ biến. Hậu quả của trĩ là đại tiện ra máu và sa niêm mạc trực tràng. Chảy máu có khi ồ ạt, màu đỏ tươi, ra trưóc khi ra phân. Người bệnh thường khó chịu ỏ hậu môn, có dịch nhày ở lô hậu môn, có thể thiếu máu do bị mất máu kéo dài, búi trĩ GÓ thể lồi ra ngoài. - Pôlip trực tràng'. Đại tiện ra máu tươi phân có hình lòng máng. Đây là bệnh có liên quan đến gia đình. - Viêm loét đại trực tràng chảy máu: Thường gặp ở người trẻ. Bệnh tiến triển mạn tính với tổn 44 thương luôn gặp ở trực tràng với mức độ khác nhau, nhưng triệu chứng chính vẫn là chảy máu và rối loạn đại tiện (táo bón xen lẫn tiêu chảy). - Ung thư trực tràng: Có triệu chứng nổi bật là chảy máu khi đi ngoài giống bệnh tri, nhưng có điếm khác là chảy kéo dài hơn và không ồ ạt như vậy. Phân thường có nhầy lẫn máu. Bệnh có liên quan đến hệ huyết thống trực tiếp (nguy cơ gấp 2-3 lần). Như vậy, đặc điểm chung của các bệnh trên là đại tiện ra máu, rốỉ loạn phân, đau bụng, đau rát ở trực tràng, hậu môn khi đại tiện. Do đó, khi thấy xuất hiện các bất thường khi đại tiện, tốt nhất ngưòi bệnh nên đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thòi. Những triệu chứng mà chúng tôi nêu trên chỉ có tính chất tham khảo, người bệnh không nên dựa vào đó để tự chẩn đoán, tự điều trị, có khi dẫn đến những hậu quả xấu. 19. VIÊM THỰC QUẢN TRÀO NGƯỢC H ỏi: Viêm thực quản trào ngược là gì ? Đáp: Thực quản là một cái ông từ họng tiếp giáp tâm vị dạ dày, có chức năng dẫn thức ăn từ họng đến dạ dày nhờ sóng nhu động của thực quản được chi phổi bởi dây thần kinh sô IX, X và đám rối thần kinh Auerbach. Khi sóng nhu động của thực quản đến dạ dày, cơ thắt thực quản dạ dày giãn ra để thức ăn vào dạ dày. Cơ thắt thực quản và dạ 45 dày ở trạng thái co để ngăn cản thức ăn không trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Chứng trào ngược thực quản là do tổn thương cơ thắt thực quản và dạ dày, không làm được chức năng co thắt để ngăn cản thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản, ra họng. Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương thực quản: viêm do nóng, dùng ngón tay, lông gà ngoáy vào họng để gây nôn hoặc nuốt phải dị vật có nhiều góc cạnh gây rách thành ốhg thực quản. 20. GIẢN PHẾ QUẢN H ỏi: Dãn p h ế quản là gì ? Đáp: Hiện tượng tăng rộng lòng phê quản, hình thành đôi khi trong diễn biến của lao phổi, mủ ở phổi hoặc sau viêm nhiễm phế quản nhiều lần, hoặc còn là hậu quả của tắc phế quản do u, do ngoại vật (phế quản dưới chỗ tắc bị dãn). Nhiều trường hợp dãn phế quản còn là một tổn thương. Không có nguyên nhân cụ thể, và có thể do nguyên nhân bẩm sinh. Dãn phê quản tạo thành những ổ đầy mủ trong phổi. Bệnh nhân từ nhiều năm khạc ra 300-500ml đờm và mủ hàng ngày. Tuy nhiên thể trạng vẫn tốt, thỉnh thoảng hơi sốt, ăn còn ngon miệng. Hiện tượng đặc biệt: dị dạng ngón tay, móng hơi phồng khum, đầu ngón tay bè ra. 46 Cộng với đờm là một triệu chứng đặc hiệu duy nhất chứng tỏ có mủ phổi mãn tính. Tuy nhiên, những đợt nhiễm khuẩn kèm thêm, nhất là mùa rét, tạo thêm các ổ mủ lâu dài, và dãn phê quản đe doạ tính mạng bệnh nhân. Điều trị nội khoa, dẫn lưu bằng tư thê đặc biệt, tập khạc nhổ tích cực, lao động liệu pháp, kháng sinh toàn thân và tại chỗ có thể khỏi với các trường hợp nhẹ. Nặng quá có khi phải phẫu thuật. 21. TRÀN KHÍ MÀNG PHOI Hỏi: Tràn kh í màng phổi là gì ?' Đáp: Triệu chứng Đau ngực: xuất hiện đột ngột có khi đau dữ dội như dao đâm ở một điểm trên lồng ngực. Khó thỏ: Tiếp ngay sau cơn đau ngực là khó thở ngày càng tăng, mặt, môi tím tái, bệnh nhân lo âu, sỢ sệt. Tràn khí màng phổi có van thì càng khó thở. Ho khan: Càng ho, ngực càng đau tăng. Các triệu chứng xuất hiện nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ còn tuỳ thuộc vào tiến triển và mức độ tràn khí. Nhìn lồng ngực bên tràn khí thấy phình ra, các khoang liên sườn rộng. Nếu tràn khí ít và khu trú thì triệu chứng rất kín đáo. Có ca vừa tràn khí, vừa tràn dịch màng phổi. Chụp X quang thấy phổi tăng sáng, nhu mô phổi bị ép lại còn một 47 núm ở rốn phổi, tim bị đẩy sang bên phổi lành. * Nguyên nhân: 1) Do lao: Nhất là hang lao ỏ bìa phổi vỡ vào màng phổi. Bệnh nhân thường có sốt, gầy, khái huyết. Thử đờm có vi khuẩn lao. Tốc độ lắng máu tăng, thường hay phối hợp tràn khí, tràn dịch màng phổi. X quang có hình ảnh mức hơi ỏ trên, mức nước ở dưới, có nhiều dây xơ dính. 2) Áp xe phổi vỡ vào màng p h ổi’. Gây tràn mủ - tràn khí màng phổi. Thường trước đó có sốt cao, ho ra đờm thối, đau ngực, người gầy sút. 3) Hen p h ế quản và viêm p h ế quản mạn tính'. Những bệnh nhân này trong tiền sử có cơn hen hoặc ho khạc đàm lâu ngày, khó thở, hậu quả dẫn đến phế nang giãn rất to. Nếu chúng ở sát màng phổi, nhân một cơn ho hay gắng sức phê nang võ, khí sẽ lọt vào màng phổi. 4) Vỡ kén hơi bẩm sinh'. Thường gặp ở người trẻ tuổi, nam gấp 8-10 lần nữ. Người vẫn khoẻ mạnh bình thường, không sốt, không gầy, tốc độ lắng máu bình thường. Thường xảy ra sau một gắng sức như thổi kèn, thổi bong bóng, thổi chai lọ thuỷ tinh, nâng tạ, cơn ho gà. Có khi xuất hiện một cách tự nhiên, người ta gọi những trường hợp này là tràn khí màng phổi tự phát, không rõ nguyên nhân. 5) Tràn khí màng phổi do chấn thương: Vết thương thủng thành ngực hoặc chấn thương ngực làm xương sườn bị gãy, chọc vào màng phổi. Bệnh 48 nhân rất đau và khó thở. vết thương ngực có chảy máu, có hơi phì phò thì dễ nhận biết. Trường hợp gãy xương sườn thì có điểm đau chói khi ấn vào chỗ gãy hoặc khi thở. Cần chụp X quang phổi để xác định.' 6) Tràn khí màng phổi sau các thủ thuật: như chọc dịch màng phổi, sinh thiết màng phổi, hoặc phổi, đặt catheter dưối xương đòn. Thường bệnh nhân khó thở táng dần, mặt môi tím tái, thở hụt hơi. 7) Một sô" tràn khí màng phổi ít gặp trong lâm sàng: Thường xảy ra sau nhiễm khuẩn phổi do tụ cầu, viêm phổi ở bệnh nhân AIDS, giãn phế quản bội nhiễm, ung thư phổi di căn màng phổi làm thủng màng phổi, các bệnh phổi mô kẽ như Sarcoidose, bệnh bụi phổi silic... Khi bị nghỉ tràn khí màng phổi thì cần đi khám ngay, để được xác định và điều trị kịp thời. * Điểu trị: Thể nhẹ: Khó thở ít, chụp X quang thấy lớp khí màng phổi mỏng dưối l,5cm thì không phải chọc hút, cần nằm nghỉ ngơi, thở oxy, chống sổc, khí sẽ tự tiêu nhanh chóng. Thể nặng: Tràn khí màng phổi có van và tràn khí màng phổi hai bên cần phải khẩn trương hút hơi dẫn lưu, thở oxy, chông sốc. Trường hợp tràn dịch - Tràn khí màng phổi, phải chọc hút dẫn lưu khí và dịch, làm cho phổi nở ra hết. Trường hợp tràn khí màng phổi tái phát nhiều lần, hoặc điều trị dẫn lưu sau một tuần không khỏi, thì phải tiến 49 hành phẫu thuật, nội soi màng phổi, làm dính màng phổi để giải quyết lỗ thủng. Về điều trị nguyên nhân: Tràn khí màng phôi do nhiễm khuẩn, do lao thì ngoài việc hút khí, phải dùng kháng sinh đặc hiệu và điều trị toàn thân. Trường hợp gãy xương sườn, phải cô định xương. 22. BIẾN CHỨNG CỦA NHIEM TRÙNG ĐƯÒNG HÔ HẤP H ỏi: Cho biết những biến chứng của nhiễm trùng đường hô hấp. Đáp: Viêm mũi họng là một bệnh nằm trong nhóm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp từ sụn nắp thanh quản trở lên, bao gồm viêm mũi họng, viêm amiđan, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản). Đây là nhóm bệnh rất hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Các bệnh này thường xảy ra cấp tính, nhưng cũng có thể chuyển sang mạn tính hoặc gây nên những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng suốt đời như biến chứng viêm phổi, thấp tim, viêm cầu thận, áp xe thành sau họng, viêm màng não do viêm tai, di chứng điếc tai, liệt mặt... Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng virut, vi khuẩn như Adeno virut, liên cầu khuẩn Streptococus pneumoniae, Heamophilus influenzae.. Ngoài ra nhiễm trùng đường hô hấp trên còn liên 50 quan đến thời tiết nóng ẩm, môi trường ô nhiêm, tình trạng suy dinh dưỡng, thể lực và các bệnh lý nhi khoa khác. Trẻ nhỏ thường năm nào cũng bị viêm mũi họng nên bạn cần có biện pháp dự phòng. Phải đảm bảo chê độ dinh dưỡng cho bé, tiêm chủng phòng bệnh theo đúng lịch quy định. Bạn cũng phải đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ, nhà cửa thoáng mát, không hút thuốc, không đun bếp trong phòng của bé, phải vệ sinh cá nhân hàng ngày cho bé, đặc biệt là tránh nắng nóng. Không để quạt, điều hoà nhiệt độ thổi thẳng vào nơi bé nằm, không để bé bị nóng lạnh đột ngột. Nếu bé mắc bệnh, cần cách ly, xử trí kịp thời để tránh bệnh dịch lây lan sang cộng đồng. 23. TRÀN DỊCH MÀNG PHổl H ỏi: Xin cho biết nguyên nhân tràn dịch màng phổi. Đáp: Màng phổi gồm thành và lá tạng, giữa hai lá là khoang màng phổi. Bình thường trong khoang màng phổi có một ít chất dịch lỏng để cho phổi hoạt động dễ dàng. Trong trường hợp xuất hiện bệnh lý, sẽ có sự tích đọng dịch ở trong khoang màng phổi gây ra tràn dịch màng phổi. Triệu chứng chung của tràn dịch màng phổi là: đau ngực, đau âm ỉ bên tràn dịch, nằm nghiêng vê 51 bên đó thì đau tăng. Ho khan khi thay đổi tư thế, khó thỏ ngày một tăng. Có thể sốt 38°5 hay cao hòn. Chụp X quang phổi thấy hình mò đậm, đồng đều, dịch thường ở dưới thấp, có khi mò ở cả hai bên phổi, tim bị đẩy sang bên đối diện. Chọc dò màng phổi có dịch, màu dịch có thể vàng chanh, trong, màu hồng hoặc đục như nưóc vo gạo, như mủ. Để xác định nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi, người ta dựa vào màu sắc dịch, các xét nghiệm vi khuẩn, sinh hoá, tê bào học, và dựa vào viêc thăm khám toàn thân, các cơ quan khác có liên quan. Sau đây là các bệnh gây tràn dịch màng phổi: L ao: Hay sốt về chiều, sút cân, có thể có lao phổi. Nưốc dịch vàng chanh, trong dịch có nhiều bạch cầu lympho, bạch cầu đa nhân, có thể tìm thấy vi khuẩn lao. Điều trị bằng cách chọc hút dịch màmg phổi và thuốc chống lao sáu tháng. Viêm phổi màng phổi: Sốt cao, đau ngực, ho có đờm. Chụp X quang lồng ngực thấy tổn thương phổi và tràn dịch màng phôi. Chọc hút dịch có màu vàng chanh hoặc mủ đục. Vi khuẩn gây bệnh thường do tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu. Xét nghiệm máu, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao. Điều trị kháng sinh, hút rửa màng phổi kết quả rất tốt. Amip: Bệnh nhân có tiền sử lỵ amip, đau bụng quặn, mót rặn, ỉa phân có máu, mũi, gan to, đau. Sốt cao.... Amíp từ ổ apxe gan qua cơ hoành lên màng phổi. Dịch màu vàng chanh hoặc màu cà phê sữa. Có thê thấy amip trong dịch. 52 Sán lá phổi: (Paragonimus Westermann): Dịch thường vàng chanh, lượng dịch nhiều, có thể tìm thấy trứng sán trong dịch màng phổi hoặc trong đờm. Bệnh thường gặp ở vùng núi Tây Bắc, đồng bào có tập quán ăn cua sống hoặc nấu chưa chín. Ung thư: Gặp ở người lớn tuổi, hút thuốc lào, thuổc lá. Ung thư màng phổi hoặc ung thư phế quản, xương, ung thư máu... di căn đến màng phổi. Dịch màu vàng chanh chuyển dần sang vàng đỏ, lượng dịch vừa phải, nhưng tái phát nhanh sau hút tháo dịch. Toàn thân suy sụp nhanh. Xét nghiệm dịch màng phổi thấy tế bào không điển hình 50%. Sinh thiết màng phổi có tê bào ung thư dương tính từ 50-70%... Hội chứng Demon Meigs: Tràn dịch màng phổi màu vàng chanh và có u nang buồng trứng, cắt bỏ u nang buồng trứng dịch sẽ hết. Suy tim sung huyết'. Rất hay gặp. Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, tâm phê mạn, suy tim gây phù hai chân, đái ít, khó thở. Tràn dịch có thể có một hoặc hai bên, lượng dịch ít, màu trong... Xơ gan cổ trướng-. Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu, bị xơ gan lúc nào không biêt, gan to, không sốt. Dịch ít, trong hoặc vàng chanh. Hội chứng thận hư, suy giáp trạng-. Bệnh nhân có phù toàn thân, dịch trong vắt. Tràn dịch màng phổi dưỡng chấp: Lượng dịch nhiều, đục như sữa, xét nghiệm dịch có cholesterol 53 và triglicerit. Thường do chèn ép hoặc tôn thương ống dưỡng chấp trong lồng ngực. Nguyên nhân do giun chỉ, thường có phù chân voi, bìu to, đái ra dưỡng chấp. Ống ngực bị tổn thương còn do biến chứng sau phẫu thuật lồng ngực. Chấn thương-. Bệnh nhân đau nơi bị va chạm, khó thở. Chụp X quang phổi thấy tràn dịch màng phổi, có khi gãy hoặc rạn xương sườn. Chọc hút dịch có máu và điều trị nội khoa, có trường hợp phải xử trí bằng phẫu thuật. Ngoài ra, tràn dịch màng phổi còn gặp trong các bệnh nhồi máu phổi, nhồi máu cơ tim, nấm phổi, Hodgkin, bệnh Saccoid... Nói chung, tràn dịch màng phổi do bất cứ nguyên nhân gì cũng phải chọc hút dịch, để làm xét nghiệm sinh thiết, để tháo bót cho bệnh nhân dễ thở hoặc rửa màng phổi. Điều trị tuỳ nguyên nhân: Nếu nhiễm khuẩn, điểu trị bằng kháng sinh; nếu ung thư điều trị bằng phẫu thuật và hoá chất; điều trị suy tim, suy thận, xơ gan, áp xe gan... Sau khi điều trị dịch màng phổi hết, phải tiến hành tập thỏ, cho thuôc chống dính để tránh dày dính màng phổi. 24. GIÃN PHẾ NANG H ỏi: Bị ho kéo dài và khạc nhiều đờm, đi khám được bác sĩ cho biết bị viêm phê quản mạn và có thê bị giãn phê nang. Xin hỏi đây là một bệnh hay 54 là hai bệnh khác nhau ? Khả năng điều trị ra sao? Đáp: Viêm phê quản mạn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phê quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt, ít nhất là 3 tháng/năm và trong ít nhất hai năm liên tục. Viêm phê quản mạn là bệnh của người có tuổi, phần lớn gặp ở nam giới nghiện thuốc lá hay thuốc lào. Có ba loại: viêm phê quản mạn đơn thuần, viêm phê quản nhầy mủ, viêm phê quản tắc nghẽn. Bệnh có những triệu chứng chính là ho và khạc đờm vào buổi sáng, đờm nhầy, dính hoặc lỏng có màu xanh hay vàng đục. Mỗi đợt ho có thể kéo dài 3 tuần, nhất là khi thay đổi thòi tiết. Bệnh thường tiên triển âm thầm, kéo dài nếu không được theo dõi điều trị sẽ có các biến chứng: tâm phê mạn, giãn phế nang, suy hô hấp. Như vậy, giãn phê nang được coi là một biến chứng của bệnh viêm phê quản mạn tính. Giãn phế nang là tình trạng phế nang và tiểu phê nang tận cùng bị giãn liên tục, vĩnh viễn, không hồi phục. Kèm theo đó là sự phá huỷ cấu trúc, tổ chức liên kết đàn hồi của phồi làm cho thể tích phế nang tăng lên, tạo thành các nang chứa khí trong phổi. Bệnh thường gặp ở người nhiều tuổi, nhất là nam giói, hậu quả cuối cùng là suy hô hấp mạn, suy tim phải. Viêm phế quản mạn, hen phê quản, lao phổi, bệnh bụi phổi... là những nguyên nhân làm tắc hẹp lòng phế quản, các vách phê quản bị suy, nhất là các tiểu phê quản tận cùng. Dấu hiệu của giãn phê nang là khó thỏ, lúc đầu 55 là khó thở khi gắng sức, sau thường xuyên hơn, cả khi nghỉ ngơi hoặc thỏ ra. Ho xuất hiện sau khó thở, có thể ho khan hay ho ra chất nhầy. Ngoài ra, còn có đau vùng thượng vị do cơ bụng hoạt động nhiều, môi và các đầu chi tím, biến dạng lồng ngực. Ở giai đoạn nặng, có thể xuất hiện rối loạn ý thức, vận động... Giãn phế nang thường tiến triển mạn tính, kéo dài, có lúc tói hàng chục năm, tiên lượng nặng, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc điểu trị bệnh nhân nhằm mục đích làm thông thoáng đường thở, chống bội nhiễm, dẫn lưu khí màng phổi, phòng ngừa suy hô hấp, suy tim. 25. BỆNH VIÊM PHOI THUỲ H ỏi: Bệnh viêm phổi thuỳ là gì ? Đáp: Viêm phổi thuỳ là tình trạng viêm nhiễm ở khu mô phổi do vi khuẩn, virut hoặc ký sinh trùng, nhưng phổ biến nhất là do phế cầu khuẩn. Bệnh hay gặp ở thanh thiếu niên và người trưởng thành với triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt cao, ho, khó thở. Viêm phổi thuỳ dễ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thòi. Nguyên nhân gây bệnh’. Bình thường phê cầu khuân sông ở vùng hầu họng không gây viêm phổi, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể mệt 56 nhọc, nhiễm virut, điều kiện vệ sinh, ăn uống kém, lạnh đột ngột, phế cầu sẽ xâm nhập qua đưòng dịch tiết ở họng bị hít vào phổi gây viêm phổi, thưòng là viêm thuỳ dưới của phổi phải. Triệu chứng: Bệnh khởi phát đột ngột sốt cao 39-40°C, rét run, mạch nhanh mặt đỏ tía, nhiều trường hợp bệnh nhân vật vã kích thích, nhưng riêng ở người già, người nghiện rượu hay có biểu hiện lú lẫn, còn ỏ trẻ em thường bị co giật toàn thân. Sau giai đoạn khởi phá vài giờ đến vài ngày, bệnh bưóc vào giai đoạn toàn phát, người bệnh tiếp tục sốt cao, ho nhiều thành từng cơn. Mối đầu ho khan về sau ho ra nhiều đờm. Cùng với ho, bệnh nhân còn đau ngực phía bên phổi bị viêm, người bệnh thường nằm nghiêng về bên đau, đầu gốì co lên ngực để cho đỡ đau. Lúc này người bệnh khó thở, nhịp thở nhanh, tím tái xung quanh môi, nếu bệnh nhân là thanh niên thì hay vật vã bứt rứt, còn ở trẻ em hoặc người già thì thường li bì, mê sảng. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em còn bị rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn đau bụng bên phải dễ nhầm với đau ruột thừa, thậm chí có trường hợp đã mổ nhầm là viêm ruột thừa. Tóm lại triệu chứng của viêm phổi thuỳ do phê cầu dễ lẫn với các bệnh về đưòng hô hấp, tiêu hoá khác như viêm phế quản - phổi, áp xe phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi, ung thư phổi bội nhiễm, viêm ruột thừa.. Chính vì vậy để chẩn đoán chính xác cần khám bệnh kỹ càng, làm thêm một số xét 57 nghiệm như chụp X quang phổi, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đờm tìm phế cầu, cấy máu... Tiến triển và biến chứng'. Nếu được điều trị sóm, bệnh tiến triển thuận lợi thì nhiệt độ giảm dần, bệnh nhân bót ho, hết khó thỏ, các triệu chứng cơ năng và thực thể khác cũng giảm dần và biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm màng não mủ... Điều trị và phòng bệnh: Để điều trị nguyên nhân gây viêm phổi, diệt phê cầu, các bác sĩ thường dùng kháng sinh nhóm Penicilin liều cao. Điều trị triệu chứng, hạ sốt bằng Paracetamol, chườm mát, chông đau ngực bằng thuốc giảm đau codein, chông suy hô hấp bằng thở oxy, trợ tim mạch; nếu kích thích, co giật phải dùng thuốc an thần. Ngoài ra, phải nâng cao thể trạng, phải đảm bảo chế độ nghỉ ngơi, ăn uống tốt (ăn lỏng dễ tiêu, uống đủ nưóc, ăn nhiều hoa quả tươi), chỉ định và liều lượng cụ thê của các thuốc do bác sĩ quyết định. Cuối cùng để phòng bệnh cần chú ý điều trị tốt những ô nhiễm khuẩn ở hầu họng, ăn mặc đủ ấm, nhất là khi thòi tiết lạnh và phải tiêm chủng phòng bệnh. 26. NẤM PHỔI H ỏi: Xin cho biết nấm phổi là bệnh gì ? Đáp: Môi trường ẩm là điều kiện thuận lợi nhất cho các loài nấm phát triển. Các loài nam có 58 rất nhiều trong không khí, đất, nước trên cơ thể các sinh vật, trên các vật dụng, thức ăn của con người. Nấm tồn tại ở nhiệt độ tới 50°c. Sau khi thâm nhập vào cơ thể người, gặp điều kiện thuận lợi như dùng nhiều kháng sinh, corticoid kéo dài hoặc cơ thể bị suy giảm miễn dịch (bị HIV/AIDS, hoặc dùng thuốc ức chê miễn dịch sau ghép tạng), nấm sẽ gây bệnh. Có nhiều loài nấm gây bệnh phổi nhưng có hai loài nấm hay gặp nhất là nấm Candida albicans và nấm Aspergillus. - Bệnh nấm phổi Candida albicans: Có khoảng 15%-30% người lành mang nấm Candida albicans trong khoang miệng, họng và 15% trong phê quản. Nấm có thể gây ra viêm phế quản, viêm phổi. Nấm tiết ra men gây hoại tử niêm mạc và tô chức, tổn thương các mao mạch dưối niêm mạc, gây xuất huyết. Bệnh nhân có thể ho từng cơn, ho ra máu, đau ngực, khạc đòm quánh, sốt cao 39°c, thê cấp tính có thể suy hô hấp, khó thỏ như hen phế quản. Nếu chụp X quang phổi thì sẽ thấy rôn phổi đậm hay bóng mờ phế nang như viêm thuỳ phổi. Nếu làm xét nghiệm đờm một lần mà tìm thấy Candida albicans thì cũng chưa hẳn có giá trị chẩn đoán. Chỉ khi làm nhiều lần xét nghiệm đờm, thấy nhiều nấm thì mới phải nghĩ đến bệnh nấm phổi. Và cũng chỉ khẳng định một người bị nấm phổi nếu soi phê quản hoặc sinh thiết phê quản tìm thấy sợi nấm. Trường hợp nhiễm khuẩn nấm vào máu thì cấy máu có thê tìm thấy nấm, thường bệnh đã rất nặng và tiên lượng xấu. 59 - Bệnh phổi do Aspergillus-. Có nhiều loài Aspergillus, nhưng chỉ có loài Aspergillus fumi - gatus là gây bệnh cho ngưòi. Bào tử nấm Aspergillus có nhiều trong không khí, khi hít vào phổi, nấm Aspergillus không gây bệnh. Trong điều kiện thuận lợi như có một cái hang cũ còn sót lại ỏ phổi, hoặc cơ địa bệnh nhân suy giảm miễn dịch thì nấm Aspergillus gây các thể bệnh ở phổi. Đó là thể phê quan, thể màng phổi, thể phế quản phải dị ứng, thể xâm nhập và thể u nấm trong hang phổi. • Thể phế quản: Viêm phế quản màng nhầy. Bệnh nhân ho, khạc đờm đặc, ho ra máu, làm tắc nghẽn các nhánh phế quản gây xẹp phổi. Trong đờm có nhiều nấm. • Thể xâm nhập: Tổn thương cả phế quản và phế nang, các tô chức này bị hoại tử lan rộng, hay gặp trên bệnh nhân bị bạch cầu cấp, sau điều trị hoá chất kéo dài. Biểu hiện của bệnh là sốt cao, khó thở, ho ra máu. X quang có hình những nốt mò, bò không rõ, hoặc hình ảnh thâm nhiễm lan toả hoặc hạt kê. • Thể u nấm trong hang phổi: u nấm phát triển trong các hang lao cũ, hoặc áp xe phổi cũ, trong kén phế quản, hoặc u phát triển thêm một tổ chức xơ phổi. Đặc điểm là nấm tiết ra kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, nên các vi khuẩn khác không cùng sông chung với u nấm. u nấm có các triệu chứng: sốt dai dẳng, dùng mọi loại kháng sinh thông thường không đỡ. Ho ra máu nhiều, tái diễn nhiều lần là dấu hiệu chính làm cho bệnh nhân đi khám bệnh. Đặc biệt X quang 60 phổi có hình hang, trong có u hình cái nhạc ngựa, thành hang phát triển dầy lên. Chụp cắt lớp vi tính phổi có thể chẩn đoán sóm,vì hình ảnh rất đỉển hình. Khi có những triệu chứng như trên, cần đến ngay bệnh viện khám để sớm có cách điều trị. 27. BỆNH LAO PHổl H ỏi: Xin cho biết về bệnh lao phổi. Đáp: Nguyên nhăn gây bệnh lao phổi: Bệnh lao phổi do vi khuẩn lao gây ra. Bệnh lao phổi có thể lây truyền từ người mắc bệnh sang người không mắc bệnh qua đường hô hấp. Người mắc bệnh lao phổi, khi ho, hắt hơi, nói...thì những hạt nước bọt, đòm, rãi có chứa nhiều vi khuẩn gây lao bị bắn ra, bay trong không khí bám vào đồ dùng, quần áo..., làm lan truyền sang ngưòi khoẻ. Nếu tiếp xúc trực tiếp với người bị lao phổi mà không đeo khẩu trang cũng rất dễ bị lây bệnh. Biểu hiện của bệnh lao phổi: Người mắc bệnh lao phổi thường sút cân, cơ thể ngày càng gầy đi. 'Ho kéo dài trên 30 ngày. Sốt nhẹ về các buổi chiều mà không rõ nguyên nhân. Trên cơ thể xuất hiện nhiều hạch to. Cách phòng bệnh lao phổi: Khi mối sinh, trẻ em phải được tiêm phòng lao theo lịch tiêm của ngành y tế (tiêm vắc xin BCG 61 phòng lao). Nhà ở phải thoáng, có ánh nắng mặt trời. Người mắc bệnh lao phổi phải được ăn uông đầy đủ chất dinh dưõng, được nghỉ ngơi, không lao động quá sức và phải được điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc. Tuyệt đối không uống thuốc tự do làm cho vi khuẩn lao nhờn thuôc rất khó chữa. 28. PHẾ VIÊM H ỏi: T h ế nào được gọi là viêm phổi ì Đáp: Viêm phổi cấp do vi khuẩn hay siêu vi khuẩn. Phế thuỳ viêm do phế cầu khuẩn (viêm thuỳ phổi) hay gặp ở tuổi thiếu niên và nhất là người lớn. Khởi đau đột ngột bằng rét run mạnh, đau chói ngực, khó thỏ, sot cao 39-40°. Từ 2 đến 4 ngày bệnh đỉển hình có triệu chứng như sau: gò má đỏ, herpes ở môi, sốt 40°c, ho và đờm mầu ri sắt. Nghe phổi và X quang thấy tổn thương một phần hoặc một thuỳ phổi giúp xác định chẩn đoán. Tác nhân gây bệnh là phế cầu khuẩn, có thể thấy trong đờm. Phế cầu khuẩn sống thường xuyên ở đường hô hấp, trở nên độc, nhân tình trạng giảm sức đề kháng của cơ thể, kéo theo viêm các phế nang. Phế nang bị tắc bởi chất dịch có nhiều tế bào: bạch cầu và phế cầu khuẩn Trong thể điển hình, bệnh sẽ hết vào ngày thứ tám, cũng đột ngột như lúc khởi phát, bang một cơn sốt và đái rất nhiều, sau đó tất cả các biến 62 chứng đểu hết. Tuy nhiên, bệnh có thể nguy hiểm ở người già, người yếu do có bệnh khác như gan, đái đường, nghiện rượu. Xung huyết phổi: Một viêm phổi “nhỏ” cũng do phế cầu khuẩn, diễn biến nhẹ, thời gian ngắn. Có thể bản thân nó không có gì đáng ngại. Nhưng nó cho các rối loạn trường diễn khác nguy hiểm hơn như lao, dãn phê quản. Viêm phổi do siêu vi khuẩn: Viêm phổi không điển hình. Hầu như các triệu chứng đều không rõ: khởi phát không mạnh, sốt vừa phải, đờm rãi không có gì đặc biệt, diễn biến từ 3-4 tuần, khỏi dần dần. Chẩn đoán thường khó. Siêu vi khuẩn khó tìm hơn và không phải bao giờ cũng có phản ứng đặc hiệu để có thể tìm được kháng thể trong cơ thể. Siêu vi khuẩn cúm, sốt rét, mononucleose, adenovừut có thể là nguyên nhân hoặc các siêu vi khuẩn khác. + Khi điều trị bệnh nên nằm nghỉ, uống nhiều nưóc. Từ khi có kháng sinh, bệnh đỡ nguy hiểm nhiều, có thể hết sốt sau 2 ngày. Viêm phổi do siêu vi khuẩn khó chữa hơn. Kháng sinh vẫn là chính và chủ yếu là auréomycine và chloramphenicol. 29. HO GÀ H ỏi: Xin cho biết rỗ hơn về bệnh ho gà ? Đáp: Bệnh truyền nhiễm, thành dịch do trực 63 khuẩn Bordet gengou gây ra, lây trúyển bằng các hạt nước bọt bắn ra. Ho gà gặp ỏ mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất 2-6 tuổi. ủ bệnh độ 1 tuần và xuất hiện các cơn ho rất đặc biệt: Ho rũ rượi độ chục cái, sau đó mặt đỏ tía, ậ ra, nước mắt đầm đìa và phải hít vào rất đặc biệt nên rít lên như gà sống gáy, tiếp theo một cơn khác và thường khoảng 10 đợt mỗi con và kết thúc bằng khạc đờm mà chủ yếu là dót rãi, có khi nôn. Tuỳ trường hợp thường độ 10 con một ngày trong 3-4 tuần. Tình trạng toàn thân bình thường trừ trường hợp nôn nhiều. Vì ho nhiều nên có thể gây loét ở gốíc lưỡi, và chảy máu mũi. Càng ít tuổi và không cách ly được càng dễ có biến chứng nặng như viêm họng hầu, phê quản phê viêm, co giật. + Phải cách ly bắt buộc, nghỉ không đến trường 30 ngày. Ăn uống bình thường và trường hợp nôn nhiều phải cho ăn bù sau mỗi cơn. Tuỳ trường hơp và tuổi, mức độ nặng, có thể dùng huyết thanh chống ho gà gamma globuline, kháng sinh (chlorocid, streptomycine). 30. ÁP XE PHỔI H ỏi: Áp xe phổi là gì? Đáp: Ap xe phôi là hiện tượng viêm và mưng mủ trong nhu mô, phổi tạo thành các hang chứa mủ. Điều kiện ảnh hưởng đến qúa trình hình 64 thành ổ áp xe là sô lượng lớn vi khuẩn và sức đề kháng của bệnh nhân. Nếu quá trình viêm phổi tạo ra nhiều ổ áp xe nhỏ đường kính không quá 2cm thì gọi là viêm phổi hoại tử (necrose). Áp xe phổi có thê xuất hiện ơ bất cứ lứa tuổi nào, kể cả trẻ em. Vi khuẩn xâm nhập và nhu mô phổi bằng ba con đưòng. Đường phê quản: Thường gặp nhất. Đây là nhóm vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên. Những cơ hội cho vi khuẩn phát triển chính là người bệnh hít phải chất dịch máu hay nưóc bọt nhiễm khuẩn khi cắt amiđan, hít xăng dầu, sặc thức ăn... Đường máu'. Do nhiễm trùng huyết, các ổ nhiễm trùng khác trong cơ thể di chuyển tới phổi. Đường tiếp cận: Nhiễm trùng dưới cơ hoành lan lên phổi theo đường bạch huyết, đường máu hay trực tiếp xuyên qua các điểm yếu dưối cơ hoành... Ngoài ra, áp xe phổi còn gặp ở các trường hợp tắc mạch máu phổi, do dị tật bẩm sinh ở phổi bị bội nhiễm, kén phổi, dò khí quản, thực quản... Bệnh tiến triển qua hai giai đoạn. - Giai đoạn khỏi phát: Giai đoạn này có những biểu hiện cơ bản của áp xe phổi như sốt cao liên tục 39-40°C. Ho khan lúc đầu, sau đó ho khạc ra đờm lẫn máu. Đau ngực, khó thở, hơi thơ hôi, nhất là nhiễm loại vi khuẩn yêm khí. Ăn uông kém, sút cân, suy kiệt nhanh. Nếu lúc này khám, bác sĩ sẽ thấy nhịp thở của ngưòi bệnh rất nhanh, ở phổi có 65 hội chứng đông đặc. - Giai đoạn áp xe vỡ: Bệnh nhân ho thành từng cơn dài, đau ngực và ộc ra mủ (từ vài chục đến vài trăm mililit). Sau khi ộc ra mủ, bệnh nhân sẽ đỡ sốt. Cũng có khi bệnh nhân bị áp xe phổi không bị ộc ra mủ, hoặc có thể vỡ mủ vào màng phổi gây tràn mủ và tràn khí màng phổi. Lúc này, ổ áp xe là một khối tròn. Các bác sĩ sẽ phải tiến hành nội soi phê quản để tìm ổ áp xe nguyên phát, dị vật phê quản, khối u, lấy mủ tìm vi khuẩn, làm xét nghiệm máu, đờm và mủ. Điều trị áp xe phổi theo ba cách: Nội khoa (dùng kháng sinh liều cao và kéo dài), dẫn lưu mủ và ngoại khoa (mô dẫn lưu màng phôi). Trong đó, phương pháp dẫn lưu mủ là rất cần thiết đối vối những trường hợp áp xe phổi đã tạo hang. Kết quả dẫn lưu mủ quyết định kết quả điều trị. Thường thì phương pháp dẫn lưu mủ kết hợp vói các phương pháp vật lý trị liệu không được tiến hành khi áp xe chưa khu trú, hoặc khi người bệnh có suy hô hấp, suy tim, hôn mê, mất phản xạ ho. Bác sĩ cũng sẽ kê đơn các loại thuốc làm long đòm nếu người bệnh có mủ nhầy đặc. Trường hợp hút mủ qua nội soi phê quản được áp dụng khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị áp xe phổi do dị vật và khi áp dụng phương pháp dẫn lưu thông thường không đạt kết quả. Việc chọc dò dẫn lưu mủ qua thành ngực được áp dụng khi áp xe phổi khu trú, đơn độc. Đường kính 66 ổ áp xe > 4cm; viêm màng phổi dính hoặc áp xe sát thành ngực hoặc khi đã điều trị bằng kháng sinh tích cực sau 4 lần mà không có kết quả. Cũng có thể kết hợp với phương pháp dẫn lưu thông thường. 31. CHỨNG TÂM PHẾ MẠN H ỏi: Chứng tâm p h ế mạn là gì ? Đáp: Chứng tâm phê mạn, một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm phế quản - phổi mạn cao tuổi. Biểu hiện của bệnh là: xuất tiết khí — phê quản, khó thở, có các đợt viêm tái phát liên tiếp trên nển tảng của một bệnh phê quản - phổi mạn tính, hiện tượng khó thở tăng dần với cảm giác đè nén ở ngực khi có cố gắng thề lực, thường kèm theo đau ngực, luôn có cảm giác đau tức hạ sườn phải khi cô" gắng thể lực. Ngoài các dấu hiệu thường thấy như trên, còn có những triệu chứng gợi ý như tím tái, ngón tay sưng có hình dạng như dùi trông, mạch nhanh không đều... Tâm phê mạn là một hậu quả nặng nề, có thể dẫn tói suy tim và suy hô hấp của bệnh phê phổi mạn và một sô^ bệnh hô hấp mạn tính khác như giãn phế nang, hen phế quản, xơ phổi, bệnh bụi phổi... Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân và phương thức điều trị. Bệnh đòi hỏi phải được phát hiện sớm và điều trị tích cực, bài bản. Nên đi khám ở các phòng khám chuyên khoa hô 67 hấp hoặc tim mạch. Nếu xác định đúng là bệnh tâm phế mạn, sẽ được quản lý, theo dõi, điều trị, ngoài việc điều trị bệnh sinh lý suy hô hấp, bảo vệ tim mạch, điều trị suy tim (nếu có) theo chỉ định của bác sĩ, cần phải chú ý tói vấn đề vệ sinh trong sinh hoạt và cải thiện tình trạng hô hấp cho bệnh nhân, cụ thể tránh ô nhiễm môi trường như bụi, khói, đặc biệt là khói thuốc lá, môi trường ẩm thấp, sự thay đổi thời tiết đột ngột. 32. CHỮA TÂM PHẾ MẠN H ỏi: Xin cho biết cách chữa tâm phê mạn theo Đông, Tâyy ? Đáp: Tâm phê mạn (TPM) là suy thất phải tuần tiến do tăng huyết áp động mạch phổi dẫn đến phì đại và suy tim phải. TPM là hậu quả của các bệnh phổi, phế quản mạn và hoặc do tổn thương hệ mạch phổi. Bệnh thường gặp ỏ người cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ngày càng cao. Ó Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai, tử vong do TPM chiêm 8,4% trong tổng sô tử vong vì bệnh tim mạch. Biểu hiện lâm sàng của bệnh TPM ở giai đoạn khởi đầu là ho, khạc đàm, khó thở nhẹ khi gắng sức, người mệt mỏi, tim đập nhanh, có từng cơn nghẹt thở, da tím tái. Đên giai đoạn suy thất biểu hiện khỏ thở thường xuyên, cảm giác ngực trái bị thắt chặt, mắt 68 lồi, niêm mạc mắt đỏ thẫm, tím da toàn thân, tay dùi trông, tim đập nhanh có tiếng ngựa phi. + Y học hiện đại (Tây y) điều trị TPM trong đợt tiến triển bằng cách: - Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh thích hợp (Ampicillin, cephalosporin...) - Uống thuốc ho long đờm (có thế dùng cocticoit) - Cho các thuốc giãn phế quản (Theophylin, Aminophylin...) - Cho thuốc giảm C 02 có tác dụng lợi niệu nhẹ (Acetazolamid). - Dùng thuốc trợ tim với liều lượng và phải theo chỉ định. Tuyệt đốĩ không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh nơi ô nhiễm ẩm thấp, ăn nhạt, không ăn quá no và kiên trì, thường xuyên tập thở bụng. + Y học cổ truyền gọi TPM là đàm ẩm, thuỷ thũng và chia ra làm các thê bệnh khác nhau với các bài thuổc chữa cho từng thê bệnh. T hể đàm trọc: Chứng trạng: Ho đàm nhiều, sắc trắng dính nhỏt lẫn bọt, suyễn thở đoản hơi, đoản khí, sợ gió, mệt mỏi vô lực, ăn ít, chất lưỡi hơi nhạt. Rêu trắng nhợt. Bài thuốc: Tía tô tử 9g Bán hạ 9g Đương quy 9g Cam thảo 6g Tiên hồ 6g Hậu phác 9g Nhục quê 3g Trần bì 6g 69 T hể đàm nhiệt ngăn phế: Chứng trạng: Ho suyễn tức thở, thỏ hổn hển, bứt rứt, ngực đầy, đàm vàng, dính đặc; người nóng hơi sợ rét, có mồ hôi không nhiều, tiểu vàng, phân khô, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc nhót, rìa lưỡi đỏ. Bài thuốc: Khoản đông hoa lOg Hạnh nhân lOg Bách bộ lOg Cam thảo lOg Hoàng cầm 15g Bồ công anh 15g Tri mẫu 15g Qua lâu 20g Địa long 12g Mạch đông lOg Cát cánh lOg Đan sâm 12g Tử uyển lOg Xích thược 12g Thể hàn đàm ngăn phế: Chứng trạng: đàm phần nhiều trắng, loãng có trạng thái bọt, hụt hơi suyễn, ớn lạnh hơi sốc, miệng không khát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng trơn nhuận. Bài thuốc: Ma hoàng 9g Tê tân 3g Cam thảo 6g Bán hạ 9g Thê đàm che tâm khiếu: Bạch thược 9g Can khương 3g Quê chi 6g Ngũ vị tử 3g Chứng trạng: tinh thần hoảng hốt, nói sảng, bứt rứt không yên, chân tay, lúc tỉnh lúc mê, có thể co giật, suyễn gấp, ho đàm khó khạc, rêu lưỡi trắng 70 nhót hoặc vàng nhớt, chất lưỡi đỏ tối hoặc tím nhạt. Bài thuốc: Bản hạ 8g Đởm tinh 8g Cát hồng 6g Chỉ thực 6g Phục linh 6g Nhân sâm 3g Xương bồ 3g Trúc nhự 2g Cam thảo 2g T hể p h ế thận kh í hư: Chứng trạng: thở nông, khó - thở liên tục, nặng bệnh nhân há miệng so vai, không thể nằm thỏ, ho đàm trắng như bột, khạc nhổ khó, ngực bí, tinh thần hoảng hôt, mồ hôi nhớt, lưỡi nhạt hoặc tím tối. Bài thuôc: Hoàng kỳ 15g Xuyên khung 15g Đan sâm 15g Phục linh 12g Hoàng cầm 12g Trúc nhự 12g Bạch truật 9g Phòng phong 9g Bán hạ 9g Đào nhân 9g Cam thảo 3g T hể dương hư thuỷ tràn: Chứng trạng: mặt phù, chân thũng, nặng thì toàn thân thũng, bụng trướng đầy có nước, tim hồi hộp, suyễn ho, đàm trong lỏng, ăn kém, tiểu ít, sợ lạnh, mặt môi xanh tím, rêu lưỡi trắng trơn chất lưỡi tói. Bài thuổc: Kê huyết đằng 30g Uất kim 18g Hồng hoa 9g Xích thược 15g Đan sâm 15g Phụ phiến 24g 71 Bạch truật 12g Phục linh 30g Sinh khương 9g Quế tâm 9g Trư linh 30g Trạch tả 30g Mộc thông 30g Xa tiền thảo 30g Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Mỗi đợt trị liệu trên 10 ngày. Nếu bị TPM, tốt nhất nên đến cơ sở y tế (Y học hiện đại hoặc Y học cổ truyền) để khám và điều trị sớm. 33. VIÊM CẦU THẬN MẠN H ỏi: Viêm cầu thận mạn tính là gì ? Đáp: Viêm cầu thận mạn tính là tình trạng tổn thương tiểu cầu thận tiến triển từ từ, kéo dài nhiều năm, cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận mạn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Nguyên nhân gây viêm cầu thận mạn chủ yếu là do viêm cầu thận cấp; viêm cầu thận có hội chứng thận hư hoặc do các bệnh toàn thân như lupus ban đỏ hệ thốhg, ban dạng thấp, đái tháo đường, bệnh cầu thận di truyền... Tuy nhiên cũng có một sô' trường hợp viêm cầu thận mạn không rõ nguyên nhân. Triệu chứng lâm sàng nổi bật của viêm cầu thận mạn là bệnh nhân bị phù nhiều hoặc ít tuỳ theo mức độ nặng của bệnh. Trong giai đoạn tiềm tàng thì phù không rõ rệt, có khi chỉ nặng mi mắt. Nếu có hội chứng thận hư kèm theo 72 thì người bệnh sẽ bị phù to toàn thân, phù trắng, mềm, ấn lõm, chê độ ăn nhạt làm giảm bớt phù, trường hợp nặng bệnh nhân có thể có cổ trưống, tràn dịch màng phổi, thậm chí là phù não. Triệu chứng hay gặp nữa là bệnh nhân bị cao huyết áp, cao cả huyết áp tâm thu và tâm trương. Bên cạnh đó, trong giai đoạn cấp, một sô" bệnh nhân còn tiểu ra máu, nưốc tiểu đỏ như nưóc rửa thịt. Triệu chứng tiếp theo là người bệnh có biểu hiện thiếu máu và khi đã có suy thận thì triệu chứng thiếu máu càng rõ rệt, người bệnh mệt mỏi, kém ăn, ù tai, tóc khô dễ gãy, rụng, móng tay nhiều khía dễ gãy đồng thời có biểu hiện rốỉ loạn nội tiết, tình dục, kinh nguyệt ở nữ giói. Viêm cầu thận mạn thường tiến triển âm ỉ, từ từ, trong quá trình tiến triển có nhiều đợt cấp có hội chứng thận hư, làm cho mức lọc cầu thận giảm dần. Khi mức lọc giảm xuống dưới 60ml/phút thì coi là có suy thận. Ke từ lúc này, thận không còn đủ khả năng duy trì tót sự cân bằng của các chất trong cơ thể dẫn đến hàng loạt các rối loạn, biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, quá trình từ khi viêm cầu thận đến khi suy thận mạn tính thường là 5-10 năm, thậm chí là lâu hơn nữa. Suy thận mạn tính thường diễn biến từ từ nặng dần, người ta thường chia làm bôn giai đoạn I, II, III, IV. Tuy nhiên, tiến triển của suy thận mạn qua các giai đoạn nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào một sô 73 yếu tô" gây bệnh như nhiễm trùng, cao huyết áp, rối loạn điện giải như ỉa chảy, dùng thuốc lợi tiểu quá nhiều hoặc dùng các thuốc độc với thận như kháng sinh Gentamycin, Tetracyclin. Về vấn đề điều trị tuỳ theo giai đoạn của bệnh mà xử trí khác nhau, tuy nhiên về cơ bản là điều trị các triệu chứng và biến chứng, phải nghỉ ngơi, chế độ ăn nhạt, dùng thuốc lợi tiểu, thuốc hạ áp khi có phù và cao huyết áp, dùng thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, nhưng tránh dùng kháng sinh độc vói thận như đã nói ở trên, đồng thời phải điểu trị hội chứng thận hư nếu có. Bên cạnh đó cần phải điều trị nguyên nhân gây viêm cầu thận như lupus, đái tháo đường... Và khi đã có suy thận thì phải hạn chê protid trong thức ăn, áp dụng biện pháp điều trị bảo tồn cho suy thận giai đoạn I, II, lọc máu ngoài thận cho giai đoạn III, IV. 34. VIÊM CẦU THẬN CẤP Ỏ TRẺ EM H ỏi: Sau một lần bị sốt phát ban, con tôi có hiện tượng phù ở mặt. Đi khám, làm các xét nghiệm thì được phát hiện bị viêm cầu thận cấp. Bác sĩ cho biết trường hợp của cháu nhờ được chữa rị sớm nên không nguy hiểm gì, có đúng vậy không? Đáp: Viêm cầu thận cấp còn gọi là viêm thận cấp là một bệnh không có viêm mủ ỏ thận. Nguồn lây bệnh có liên quan tói nhiễm cầu khuẩn hoặc bị 74 nhiễm virut do các bệnh viêm amiđan, sốt phát ban, thuỷ đậu mưng mủ, chốc, mụn nhọt... Sau khi bị nhiễm bệnh, cơ thể sinh ra phản ứng miễn dịch gây nên sự thay đổi bệnh lý ở thận. Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 3 đến 10 tuổi, hiếm thấy ở trẻ dưói 2 tuổi. Bệnh viêm cầu thận cấp thường phát sinh sau 1 đên 4 tuần bị nhiễm các loại cầu khuẩn hay virut, trung bình từ 10 đến 14 ngày thì phát bệnh. Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh khác nhau tuỳ khả năng chống đỡ của trẻ. Ngoài một sô" triệu chứng thông thường như sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn, nôn, chán ăn..., trẻ bị bệnh còn có một số biểu hiện đặc thù sau: - Phù, nưóc tiểu ít: Phù xảy ra ở mắt, mặt, sau đó phù dần ở chân, nếu bị nặng thì có thể phù toàn thân. Đồng thời, lượng nưốc tiểu rất ít, có khi không có. - Tiểu ra máu: Đây là dấu hiệu đáng chú ý nhất trong thòi kỳ đầu của bệnh. Nếu bệnh nhẹ thì phải soi kính hiển vi mới thấy máu trong nưốc tiểu (gọi là tiểu máu vi thể), còn nếu bị nặng thì nhìn mắt thường cũng thấy nước tiểu thải ra màu đỏ tươi (gọi là tiểu máu đại thể). - Cao huyết áp: xảy ra ỏ khoảng 70% trẻ bị bệnh. Nếu được phòng và chữa trị tích cực, kịp thòi, bệnh viêm cầu thận cấp sẽ khỏi nhanh, các triệu chứng có thể hết sau 2 đến 4 tuần, nhưng phải sau 6-12 tháng kết quả các xét nghiệm mói hoàn toàn 75 bình thường. Có khoảng 2% trường hợp chuyển sang thể viêm cầu thận mạn tính, đây là thể rất khó điểu trị và sóm muộn sẽ dẫn đến suy thận. Khoảng 3% trẻ bị chết do suy tim vì biến chứng não, cao huyết áp, nhiễm độc nước tiểu... mà nguyên nhân là do viêm cầu thận. Vì vậy, nếu trẻ có các dấu hiệu bị bệnh thì cần được khám tại chuyên khoa Nhi sớm để phát hiện bệnh và điểu trị kịp thời. Trong thời gian điều trị, trẻ cần được ăn nhạt, nếu phù to thì có thể phải ăn nhạt tuyệt đối. 35. VIÊM THẬN CẤP TĨNH VÀ MẠN TÍNH H ỏi: Xin cho biết th ế nào là viêm thận cấp tính và viêm thận mạn tính ? Sự khác nhau đó có quan trọng không ? Đáp: Viêm là phản ứng của cơ thể tại mô liên kêt (có mặt ở mọi cơ quan) biểu hiện bằng phản ứng thực bào (là hiện tượng các bạch cầu bắt giữ và tiêu hoá các tác nhân xâm nhập). Viêm vừa là phản ứng bảo vệ cơ thể chông lại yếu tô gây bệnh, vừa là phản ứng bệnh lý vì quá trình viêm gây ra tốn thương hoại tử, rốỉ loạn chức năng cơ quan. Phân loại viêm có thể theo nguyên nhân, vị trí, tính chất dịch ri viêm, nhưng thông thường người ta phân loại theo diễn biên: cấp tính và mạn tính. Viêm cấp tính có thời gian diễn biến ngắn: đặc điêm tiết dịch chứa nhiều protein huyết tương và 76 sản xuất nhiều bạch cầu đa nhân trung tính huy động tói vị trí tổn thương để thực bào các tổ chức hoại tử và các tổn thương do viêm gây ra. Viêm cấp tính có ba hiện tượng: làm giãn mạch nên tăng lượng máu tới ổ viêm, thay đổi cấu trúc trong mạch vi tuần hoàn, dịch chuyển bạch cầu từ vi tuần hoàn và tích tụ chúng vào nơi tổn thương. Các hiện tượng trên gây nên sưng, nóng đỏ trong viêm cấp. Viêm cấp tính có thể được loại trừ hoàn toàn, không để lại hậu quả đáng kể nào về cấu trúc hay chức năng của các cơ quan. Nhiều bệnh chỉ có viêm cấp tính, kết thúc bằng khỏi hoàn toàn hoặc chết mà không chuyển sang mạn tính như sởi, đậu mùa, viêm ông thận cấp... Tuy nhiên, viêm cấp tính có thể chuyển sang mạn tính như trong bệnh viêm cầu thận. Cũng có trường hợp viêm mạn tính mà không qua giai đoạn cấp tính do các cơ chế bảo vệ và chống viêm không sớm loại trừ các tác nhân gây viêm mà chỉ kiềm chế chúng như trong bệnh phong, lupus ban đỏ... Viêm mạn tính bao gồm các dấu hiệu: tiết dịch, nhưng không thấy sưng, nóng, đỏ rõ rệt hoặc không có; chức năng của cơ quan suy giảm từ từ. Khi viêm đã chuyển sang mạn tính thì bệnh có thê ổn định và để lại sẹo, nhưng cũng có thể làm người bệnh tử vong do suy kiệt. Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em nếu điều trị sớm và tích cực thì có thể khỏi hoàn toàn, không để lại bất cứ tổn thương nào, nhưng nếu chuyển sang 77 mạn tính dễ dẫn đến suy thận, lúc đó chỉ còn cách là chạy thận nhân tạo hay ghép thận. 36. BỆNH THẬN ứ NƯÓC H ỏi: Xin cho biết bệnh thận ứ nước là bệnh gì ? Đáp: Thận ứ nưốc là một chứng bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đây là hậu quả của sự tắc nghẽn đường dẫn niệu trong hoặc ngoài thận làm cho thận to lên, chứa đầy nưóc tiểu. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp, thận ứ nưốc dễ dẫn đến suy thận mạn tính và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. + Nguyên nhân gây nưóc ở thận có nhiều. Những nguyên nhân hay gặp là sỏi thận, tiết niệu, một sô' dị dạng bẩm sinh như có van niệu đạo, luồng trào ngược bàng quang - niệu quản. Bên cạnh đó cũng phải kể đến các bệnh u xơ tiền liệt tuyến, ung thư bàng quang, ung thư tiền liệt tuyên, tình trạng có thai, các khôi u ở vùng chậu hông...các yếu tô' trên gây chèn ép, làm tắc nghẽn đường niệu dẫn đến nhiều rối loạn ở hệ thổng tiết niệu và một số cơ quan khác trong cơ thể. + Triệu chứng lâm sàng của thận ứ nưóc rất đa dạng, tuỳ theo mức độ tắc, thòi gian tắc, tắc một bên hay tăc hai bên, có nhiễm khuẩn kèm theo hay không. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ nêu những triệu chứng điển hình nhất. Dấu hiệu 78 đầu tiên là đau bụng, vị tríđau khỏi phát là vùng hạ sườn hoặc hông lưng sau đó lan xuống phía dưói hoặc ra sau, đau thường liên tục, tăng dần, mỗi cơn đau kéo dài khoảng 30 phút đến vài tiếng, sau đó giảm dần (có nhiều bệnh nhân lại đau âm ỉ suốt cả ngày). Triệu chứng hay gặp nữa là bệnh nhân bị tăng huyết áp, thường huyết áp chỉ tăng nhẹ hoặc trung bình, do thận tăng tiết renin, khi loại bỏ được nguyên nhân gây ứ nưóc ở thận thì huyết áp lại về bình thường. Bên cạnh đó trong nhiều trường hợp thận ứ nưóc lâu ngày, người bệnh còn có biểu hiện rổi loạn khả năng cô đặc nước tiểu, có khi lên đến 4-5 lít/ngày, tỷ trọng nước tiểu thấp. Mặt khác tình trạng ứ nưóc ở thận rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tiết niệu, suy thận cấp và đặc biệt là suy thận mạn tính rất khó điều trị. Tóm lại để phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh cần khám ở khoa tiết niệu, làm một sô" xét nghiệm như siêu âm bụng, tổng phân tích nước tiểu, cấy nưốc tiểu tìm vi khuẩn, chụp X quang hệ tiê niệu, xét nghiệm máu... + Điều tại tốt là phải loại bỏ được nguyên nhân gây tắc nghẽn nước tiểu bằng phẫu thuật (lấy sỏi, cắt khôi u, tạo hình các dị dạng bẩm sinh). Bên cạnh đó phải điều trị triệu chứng và biến chứng như truyền dịch chống rối loạn cân bằng nước, điện giải, chống nhiễm khuẩn tiết niệu (nếu có) bằng thuốc kháng sinh, lọc máu ngoài thận khi có suy thận nặng... 79 + Phòng bệnh: cần phát hiện và điều trị sớm những yếu tố gây tắc nghẽn đường niệu như sỏi tiết niệu, các khối u tiền liệt tuyến, bàng quang, các khối u ở vùng chậu hông, các dị dạng bẩm sinh. Và khi đã có tắc nghẽn ở hệ thống tiết niệu thì phải xử lý triệt để (nếu có thể) để đề phòng thận ứ nưóc tái phát hoặc chuyển thành mạn tính và suy thận. 37. VIÊM THẬN, BE thận cấp tính H ỏi: Cho biết triệu chứng và điều trị viêm thận, b ể thận cấp tính. Đáp: Viêm thận, bể thận cấp tính là tình trạng viêm nhiễm cấp ở tổ chức kẽ của thận do nhiễm khuẩn. Bệnh hay gặp ở tuổi trưởng thành, tiến triển thường tốt nếu điều trị kháng sinh đúng và dùng đủ liều. Tuy nhiên viêm thận, bể thận cấp cũng dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như hoại tử núm thận, ứ mủ thận, nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt là những trường hợp phát hiện, xử trí muộn hoặc điều trị kháng sinh không đúng. Vi khuẩn gây viêm thận, bể thận cấp thường là loại gram (-). Các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào đài bê thận theo đường tiết niệu sinh dục bắt đầu từ bộ phận sinh dục ngoài, niệu đạo, bàng quang, niệu quản rồi đến đài bể thận (nhiễm 80 """