"
1001 câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 1001 câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải
Ebooks
Nhóm Zalo
1001 bí ẩn
Cuốn sách là tập hợp các bài viết được đăng tải ở trang Khoahoc.com.vn về những vấn đề bí ẩn của thế giới cũng như ở Việt Nam, thu hút được sự chú ý, quan tâm của các nhà khoa học cũng như những người thích tìm hiểu khám phá.... Source: Khoahoc.com.vn
Created by tinhvan - SachMoi.net
Contact: tinhvan01@gmail.com
Website: www.SachMoi.net
10 nhân vật ma quái đáng sợ nhất
Chúng lẩn khuất, ám ảnh, làm chúng ta kinh hãi. Nhưng những nhân vật kinh dị nhất dưới đây chắc chắn sẽ không thình lình xuất hiện trước mắt bạn. Chúng đã bị chôn vùi trong những thị trấn thời trung cổ, khi mà các câu chuyện dân gian kỳ bí ngự trị trong đầu mỗi người.
Sau đây là lịch sử và khoa học về những ngôi sao kinh dị của ngày 31/10 - Lễ hội Halloween hằng năm.
1. Yêu tinh
Nổi tiếng từ các câu chuyện cổ tích, những con yêu tinh nhỏ choắt đầy lông lá có tính ranh ma nhiều hơn là độc ác. Truyền thuyết kể về những con yêu tinh trốn trong các khu rừng, bày ra các trò chơi khăm và đôi khi tráo đổi em bé mới sinh. Không giống như các sinh vật khác vốn liên quan đến tôn giáo, yêu tinh chưa vượt qua được ngưỡng của sự tưởng tượng để gây nên những cơn hoảng loạn thực sự ở các thị trấn thời trung cổ.
2. Quỷ
Quỷ, như người ta vẫn thường gọi "linh hồn của quỷ", có thể đại diện cho bất kỳ thứ nào từ tà ma, đến một thiên thần bị suy đồi tới đệ tử của Satan. Ma quỷ có nguồn gốc từ thời cổ đại và xuất hiện trong các câu chuyện dân gian và văn học trên khắp thế giới.
3. Tượng đầu thú
Đó cũng là một trong những điều không thể giải thích được của kiến trúc cổ đại. Nhưng tượng đầu thú, những con quái vật bằng đá nhô ra từ mỏm của các giáo đường lớn, thực ra có chức năng của nó. Chúng được gắn vào các công trình đá gô-tíc vào đầu thế kỷ 13 để dẫn nước mưa chảy từ trên nóc nhà thờ, miệng của chúng như cái máng xả nước. Xét về mặt tâm linh, tượng đầu thú cũng để bảo vệ giáo đoàn trước các thế lực ma quỷ rình rập bên ngoài.
4. Thây ma
Là vua của phim kinh dị, thây ma là những con người đã bị tước mất linh hồn hay người chết được sống lại nhờ một phép ma thuật nào đó. Truyền thuyết thây ma bắt
nguồn từ tôn giáo ma thuật ở Haiti, nơi mà người ta tin rằng con người cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê giống như xác chết di động mà chúng ta thấy trong phim. 5. Ma sói
Là những con người bình thường cho đến khi ngày trăng tròn tới, họ bị nguyền rủa biến thành những con sói man rợ - hình tượng xuất hiện trong mọi nền văn hoá bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại. Giống như phù thuỷ, họ bị săn đuổi vào thời trung cổ và bị buộc tội trong những vụ giết người không thể giải thích. Những câu chuyện truyền miệng cũng nói đến một chứng rối loạn hoóc môn khiến lông mọc rậm rạp trên cơ thể - được gọi là "căn bệnh người sói".
6. Ma trơi
Những quả bí ngô ma quái này có thể là biểu tượng nổi bật nhất của lễ hội Halloween. Tục lệ khắc và thắp đèn trong những quả bí là một phong tục thời Celtic được các cư dân Ireland mang tới Mỹ. Ở Ireland, người ta dùng củ cải thay vì bí ngô. Những khuôn mặt đáng sợ tỏa sáng hiện ra từ những quả bí ngô là để xua đuổi tà ma lang thang trên các con đường vào đêm 31/10 - đêm các thánh.
7. Dơi
Chúng mù, treo lơ lửng trong các hang động và tạo nên những cuộc tấn công ồ ạt. Nhưng tại sao dơi lại liên quan tới Halloween? Những con thú có cánh này nên cảm ơn ma cà rồng vì điều đó. Giống như các con quỷ dracula, một bộ phận nhỏ dơi chuyên sống nhờ vào máu động vật - dùng răng sắc nhọn để cắn nạn nhân khi đang ngủ.
8. Phù thuỷ
Hãy quên đi những chiếc mũ đen nhọn hoắt hay cái mũi khoằm. Những hình ảnh đó chỉ xuất hiện gần đây so với lịch sử bi thương có từ rất lâu về phù thủy trên khắp hành tinh. Trong quá khứ, phù thuỷ được coi là người sở hữu những phép thuật liên quan tới thế giới tự nhiên. Giống như mọi kẻ ngoại giáo khác, họ bị truy lùng bởi nhà thờ Cơ đốc. Cuộc săn lùng lên tới đỉnh điểm vào thời trung cổ ở châu Âu và thế kỷ 17 ở châu Mỹ.
9. Bóng ma
Chọc 2 lỗ thủng từ tấm ga trải giường để nhìn và bạn đã có trang phục đơn giản nhất cho ngày Halloween. Trở thành một con ma thực thụ thì phức tạp hơn. Trước hết bạn phải chết, có thể một cách đau đớn, rồi để cho linh hồn của bạn lang thang khắp trái đất hù doạ người thân và ám ảnh các ngôi nhà. Từ một góc độ khoa học nào đó, các nhà cận tâm lý cho rằng một phần năng lượng của con người không bao giờ bị phá huỷ. Xã hội dường như cũng đồng ý, một cuộc khảo sát cho thấy 50% tin rằng thực sự có ma.
10. Ma cà rồng
Họ muốn hút máu bạn. Ma cà rồng xuất hiện trong nền văn hóa dân gian từ hàng
nghìn năm trước, còn hình ảnh về những chiếc răng nanh phổ biến từ thế kỷ 18-19 tại Tây Âu. Người ta tin rằng một ai đó khi sinh ra bị dị dạng hoặc chết một cách bất thường thì sau khi chôn sẽ sống dậy để khủng bố người sống. Ma cà rồng được coi là những người chưa chết hẳn và cần phải hút máu người để duy trì sự sống.
M.C.R.
Theo Livescience, Vnexpress
3 bí ẩn của địa cầu
Ai cũng biết không gian có thể tác động đến con người. Mặt trời gây nên nhiều vấn đề nơi một số người nhạy cảm trước những đổi thay thời tiết. Bên cạnh việc gây nên biến động thủy triều, mặt trăng còn là nguyên nhân của hiện tượng mộng du (bước đi trong khi ngủ).
Dường như ai cũng nghe nói địa cầu chúng ta có thể là nơi “đổ bộ” của thiên thạch vào một ngày vô định nào đó trong tương lai? Bản thân trái đất có thể tác động đến cuộc sống con người như sau:
1. Bức xạ tần số thấp phát ra từ ruột trái đất tác động bất lợi cho nội tạng con người. 2. Nhà cao tầng xây dựng trên vùng dẫn lưu có thể bị rung chuyển và sụp đổ vì lý do không ai biết.
3. Theo một trong nhiều lý thuyết, khủng long diệt vong do hai cực từ của địa cầu di chuyển.
Đội ngũ chuyên gia của Viện hàm lâm Khoa học Nga phát hiện sự liên kết kỳ lạ giữa số vụ tai nạn với rối loạn trường điện từ của trái đất, và bức xạ tần số thấp trong ruột địa cầu chính là thủ phạm đáng ghét. Một trong nhiều giả thuyết cho rằng hiện tượng sinh ra do các tiến trình lực căng ứng suất trong lớp vỏ trái đất. Và, có thể một phần năng lượng này sau đó biến thành luồng phân tử điện từ vỡ tự do, giống như đám quỷ dữ thoát ra từ chiếc hộp Pandora. Khoa học tin rằng bức xạ bí ẩn tác động xấu đến sức khỏe con người. Ví dụ, thống kê cho thấy phần lớn những người gọi xe cứu thương và tai nạn giao thông bột phát khi có một sự gia tăng loại bức xạ này.
Khoa học ghi nhận nhiều lỗ thủng khổng lồ đang xuất hiện trong từ trường trái đất. Đến một mức độ nào đó thì những lỗ thủng này sẽ gây nên vấn đề. Khoa học cho rằng lúc đó hai cực từ của trái đất sẽ hoán đổi vị trí, vì hiện tượng này từng xảy ra trong lịch sử địa chất hành tinh.
Hiện thời, cực từ Bắc đang di chuyển và tiến gần đến Siberia. Cực từ Nam cũng thế, nó rời Nam Cực và hiện tiến dần đến các vùng bờ biển miền Tây Australia. Chuyển động của hai cực từ được dò thấy ở Trung tâm Quân sự và Viện Kỹ thuật Ground Forces. Theo một số dữ liệu, hiện tượng thay đổi vị trí của hai cực từ xảy ra một lần trong giai đoạn 12.500, và có thể nó đã giết chết loài khủng long, voi
mammouth, và gây nên sự huỷ điệt Atlantis
Di An
Theo LiveScience, CAND.com.vn
Ai Cập - Huyền bí pho tượng nhân sư
Tượng Sphinx nằm ở sa mạc Ai Cập cách thủ đô Cairo khoảng 8 dặm, được người xưa dùng để canh gác ba kim tự tháp lớn ở Gizah. Đó là một quái vật tạc bằng đá, đầu người mình sư tử với những chân có vuốt trải ra phía trước.
Hình tượng chạm trổ sơ sài nhưng đầu lại được tạc một cách rất công phu. Đôi mắt đầy vẻ bí hiểm và có cái nhìn không ai có thể giải thích nổi. Mắt con Sphinx nhìn chằm chằm ra phía sa mạc với cái vẻ kênh kiệu khó hiểu. Tượng cao hơn 18 mét và trải dài tới 57 mét, mặt có bề ngang 5 mét, tại 1,57 mét, mũi 1,7mét.
Người ta cho rằng tượng Sphinx đã tồn tại ít nhất 5.000 năm nay! Tại sao lại thiết kế tượng này? Một bằng chứng mà ta có được xuất phát từ việc tìm thấy một am thờ nằm giữa những cái chân của quái vật này. Am thờ nhỏ này có bút tích của hai vị hoàng đế cổ Ai Cập. Hai vị giải thích rằng tượng Sphinx biểu thị một trong những hình dạng của thần Mặt trời Harmachis. Và hai vị còn nói rằng mục đích làm tượng Sphinx là để xua đuổi tất cả những điều bạo ác, tội lỗi khỏi khu nghĩa địa quanh kim tự tháp.
Ở Ai Cập có nhiều tượng Sphinx, ngoài tượng Sphinx lớn ở Gizah. Đầu tượng biểu thị các vị hoàng đế. Trong các sách thánh của người Ai Cập, Sphinx có nghĩa là “vua chúa”.
Đối với các tôn giáo nguyên thủy ở Ai Cập cũng như ở các nơi khác, nhà vua được coi là sức mạnh và sự khôn ngoan của nhiều con thú bằng cách khoác cái lốt của chúng. Vì vậy người Ai Cập đã chạm các vị thần và các vị hoàng đế của họ nửa người, nửa thú.
Quan niệm về Sphinx đã từ Ai Cập truyền tới các nền văn minh khác, chẳng hạn như Assyria và Hy Lạp. Ở các vùng này, Sphinx thường có thêm cánh. Ở Assyria Sphinx thường là đàn ông, nhưng ở Hy Lạp Sphinx lại có đầu đàn bà.
Người Hy Lạp có một câu chuyện truyền thuyết về Sphinx như sau: Sphinx sống trên một tảng đá và giết bất cứ người nào đi qua mà không trả lời được câu đố sau đây: “Cái gì đã đi bằng bốn chân vào buổi sáng, đi bằng hai chân vào buổi trưa, đi bằng ba chân vào ban đêm?”. Ocdipus trả lời rằng đó là con người, bò bằng cả bốn chân tay khi là đứa trẻ, đi thẳng người trên hai chân khi là người lớn và đi với cây gậy khi đã già.
Đó là câu trả lời đúng, do đó con Sphinx điên tiết lên đã lao từ trên tảng đá xuống và chết. có nguồn khác thì cho rằng: do Sphinx là học trò của nữ thần thông thái ! nữ thần từng phán rằng, nếu ai giải được câu đó của Sphinx thì Sphinx sẽ phải chết! Theo VietNet
Ai chế tạo ra đầu người thủy tinh?
Năm 1927, hai cha con nhà khảo cổ học người Anh là Mixin Haiđơ Jidơ và Anna, tại khu phế tích thành cổ Lôba Antômô nơi gần thành phố Hatơri nước Anh đã tiến hành khảo sát và tìm thấy một đầu người thủy tinh nặng khoảng 5kg. Đó là một khố thủy tinh phỏng theo xương đầu người chế tác ra. Xương mũi được lắp ghép bởi ba mành thủy tinh, hố mắt là một viên thủy tinh tròn, răng được gắn ngay ngắn vào xương hàm.
Cuốn sách "Nguy hiểm lắm, con đường của tôi" xuất bản năm 1954 đã nhận định rằng, xương đầu người bằng thủy tinh này do người cổ chế tạo ra cách đây hơn 3.600 năm: Theo giám định của các nhà khảo cổ học, chiếc sọ người thủy tinh này phải tốn thời gian 150 năm mới được chế tác xong. Sau khi đục khắc xong còn được dùng cát để đánh bóng. Trước khi được khai quật, nó đã được chôn dưới đất chí ít cũng đã 3.600 năm.
Một số nhà khảo cổ khác không đồng ý với cách suy luận đó. Họ cho rằng, những người cổ đại sống cách đây 3.600 năm bị hạn chế bởi điều kiện khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ ở trình độ rất thấp, không thể chế tạo được sọ người thủy tinh tinh xảo đến thế.
Viện bảo tàng nhân loại học của Pháp cũng lưu giữ một sọ người thủy tinh. Theo khảo chứng của một số nhà khoa học Pháp: Chiếc sọ người thủy tinh đó qua giám định khoa học, được xác định là do người Aztech, tức người Anhđiêng - Mexico chế tạo ra vào thế kỷ 14 hoặc thế kỷ 15. Phân tích từ góc độ lịch sử và tôn giáo, nó có thể là vật trang sức của mục sư Aztech, của người Anhđiêng cúng tế. Gần quanh nơi tìm thấy sọ người thủy tinh, người ta cũng tìm thấy rất nhiều công cụ đồ đồng cỡ nhhỏ nhưng rất tinh xảo. Xem ra, sọ người thủy tinh rất có khả năng do người Aztech dùng công cụ bằng đồng để chế tạo nên.
Một số học giả tán thành quan điểm trên, họ cho rằng thế kỷ 14 và 15, người Aztech đã có trình độ phát triển khá cao, họ đã chế tạo được đồ gốm với đặc trưng màu nâu vân đen, tạo hình mỹ quan, đường vân đa dạng, phức tạp, từ những bản vẽ hình học phát triển tới việc tả thực hoa lá, chim cá, côn trùng, họ còn biết sử dụng đồng thiên nhiên để rèn thành công cụ, dùng lông chim cắm vào để tạo ra vật trang sức. Năm 1978, trong khai quật khảo cổ, Mexico lại phát hiện một tảng đá điêu khắc nặng khoảng 10 tấn, đường kính 11 thước Anh được gọi là "Đá Mặt Trăng". Đó là tảng đá được người Aztech chế tác vào năm 1470. Từ những bằng chứng trên, có thể chứng minh rằng, trình độ khoa học kỹ thuật của người Aztech tinh chắc rằng linh hồn sống mãi, và họ theo tín ngưỡng đa thần (Thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, Thần Mưa,...). Khi tế thần họ dùng người sống để làm vật hiến tế. Sọ người thủy tinh này có thể là một trong những vật phẩm được họ dùng để tiến hành những hoạt
động tế thần.
Nhưng một số học giả tỏ ra hoài nghi, thậm chí phủ định quan điểm trên. Họ cho rằng, vào thế kỷ 14 và 15, công cụ sản xuất và vũ khí của người Aztech thường vẫn là đồ đá và đồ gỗ. Lúc bấy giờ họ đang ở giai đoạn liên minh bộ lạc, đang trong thời kỳ từ xã hội nguyên thủy quá độ tiến lên buổi đầu của chế độ nô lệ, còn thiếu hẳn kỹ nghệ điêu khắc ở trình dộ cao, rất khó có thể chạm khắc được sọ người thủy tinh sinh động như vậy.
Viện bảo tàng Anh quốc cũng lưu giữ một sọ người thủy tinh. Trong đêm tối không có ánh đèn, chiếc sọ vẫn phát ra ánh sáng trắng lóa mắt, hiển hiện một vẻ khủng khiếp giống hình một ác quỷ nhe răng trợn mắt. Chiếc sọ thủy tinh này được mua lại tại hiệu châu báu Tiphanni ở NewYork năm 1898. Theo lời người chủ hiệu thì nó được một người lính bán cho chủ hiệu vào cuối thế kỷ 18. Một số nhà khảo cổ cho rằng, đó là tác phẩm của người Adôđê (châu Mỹ La-tinh), chế tác từ thời thực dân. Nhưng đó cũng chỉ là một giả thuyết, chứ chưa phải là kết luận nhất trí của giới khảo cổ học.
Cho đến nay cả 3 chiếc sọ người thủy tinh trên đều chưa rõ lai lịch, không biết người nào chế tác ra chúng vào thời gian nào, có mục đích và ý nghĩa gì? Đến nay thế giới đang chờ các nhà khảo cổ học nghiên cứu tìm ra câu trả lời thỏa đáng. H.T sưu tầm
Ai dạy người Maya cách tính lịch?
Người Maya sáng tạo được một nền toán học phát triển vượt bậc, để có thể ghi chép các sự kiện theo năm tháng nhằm quyết định thời gian gieo trồng và thu hoạch, tính toán một cách chính xác thời tiết và những ngày mưa nhiều nhất trong năm. Kỹ thuật toán học của họ trong các dân tộc thời cổ đại nguyên thủy khiến các nhà khảo cổ không khỏi kinh ngạc, nhất là việc họ rất thành thạo khái niệm về số "0". So với các nhà buôn Ả Rập vượt sa mạc đưa khái niệm số "0" truyền từ Ấn Độ sang châu Âu thì người Maya sớm hơn 1000 năm.
Người Maya tính ra mỗi tháng có 20 ngày, mỗi năm có 18 tháng cộng thêm mỗi năm có 5 ngày kiêng kỵ không đưa vào tháng nào. Nhờ vậy số ngày thực chất trong một năm là 365 ngày. Số đó vừa vặn trùng hợp với nhận thức quay về thời gian Trái đất tự quay và quay quanh Mặt trời hết một chu trình. Người Maya ngoài sự hiểu biết về lịch Trái đất chuẩn xác, họ còn rất am hiểu về lịch năm của sao Kim. Một năm của sao Kim, tức là thời gian để sao Kim quay quanh Mặt trời hết một chu trình, người Maya tính ra một năm sao Kim dài 584 ngày. Còn ngày nay tính ra một năm sao Kim dài 583,92 ngày. Đó là một con số chuẩn xác đến kinh ngạc mà người Maya đã có phương pháp tính lịch từ mấy ngàn năm trước.
Trong thực tiễn xã hội và sản xuất, phần đông các dân tộc căn cứ vào con số ngón tay để sáng tạo ra phép đếm cơ số 10. Còn người Maya lại căn cứ vào số ngón tay và
ngón chân cộng lại để sáng tạo ra phép đếm cơ số 20. Ngoài ra họ còn sử dụng thêm cả phép đếm cơ số 18, phép đếm này gợi ý về cái gì? Lấy cái gì làm căn cứ? Người Maya còn là dân tộc đầu tiên trên thế giới nắm vững khái niệm cơ số "0", nhận thức và vận dụng số "0" trong toán học đánh dấu trình độ nhận thức của một dân tộc. Về vấn đề này, người Maya so với người Trung Quốc và người châu Âu đã sớm hơn được 3800 năm và 1000 năm.
Kim tự tháp mà người Maya căn cứ vào lịch pháp của mình để xây dựng nên, thực chất là một đàn cúng tế thần linh kiêm đài quan trắc thiên văn. Đài thiên văn ở Chichén Itzá là đài thiên văn số Một do người Maya xây dựng nên cũng là đài thiên văn cổ nhất. Đỉnh chóp của đài thiên văn này cao trội hẳn lên trên các ngọn cây trong rừng rậm, bên trong có một cầu thang tròn lên tận đỉnh chóp của đài quan sát. Trong đỉnh chóp có các cửa sổ để quan trắc các tinh tú. Bên ngoài vách đá của tháp có trang trí hình khắc thần mưa, còn có cả hình khắc phù điêu hình người vươn cánh tay bay vào Vũ trụ. Tất cả cái đó làm các nhà khảo hổ học và khoa học có nhiều suy nghĩ và giả thiết.
Cửa sổ đài thiên văn Chichén Itzá của họ không phải hướng về những vì sao sáng nhất mà họ hướng về nơi màn đêm trầm lặng bên ngoài dải Ngân Hà. Còn lịch pháp của họ thì có thể duy trì được đến 400 triệu năm sau, nó được dùng để làm gì? Ngoài ra họ tiếp thu từ đâu mà tính ra được năm Mặt trời và năm sao Kim với độ chính xác chỉ sai ở những con số sau dấu phảy?
Rất hiển nhiên, tất cả những kiến thức đó đã vượt ra ngoài nhu cầu thực tế của người Maya đang sống trong thời kỳ xã hội nông nghiệp và khiến cho các nhà khảo cổ chưa thể giải thích được.
Đã nằm ngoài nhu cầu của họ thì chứng tỏ những kiến thức đó không phải do người Maya sáng tạo ra. Vậy ai đã truyền cho người Maya những kiến thức đó? Trong thời đại mà tất cả mọi dân tộc trên Trái đất đều đang sống trong mông muội, ai đã nắm được những kiến thức tiên tiến như vậy?
H.T sưu tầm
Angkor, ngôi nhà của thần linh
Xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và đạt cực thịnh dưới triều vua Suryavarman II (1113 - 1150) vào nửa đầu thế kỷ 12. Đột nhiên mất tích trong bóng tối rừng già Đông Dương hơn 5 thế kỷ, đồng nghĩa với sự lãng quên của con người cho đến khi được tìm ra bởi những nhà thám hiểm người Pháp vào thế kỷ 19.
Nhưng liệu một nền kiến trúc kỳ vĩ, huy hoàng đến thế có thật bị lãng quên? Không! Người Khmer của nhiều thế kỷ sau vẫn biết có một kỳ quan di sản của dân tộc mình được rừng già vĩnh cửu giấu kín. Rừng già và bóng tối nhận lãnh sứ mạng che giấu chứ không phải Angkor bị mất tích. Đây là một luận điểm của Michael Freeman, một nhà nghiên cứu người Mỹ.
Angkor giờ đây đã phơi mình giữa ánh sáng của nền văn minh thế kỷ 21. Nó vẫn im lặng ra câu đố với nhân loại: Đá núi lấy từ đâu? Vận chuyển, xây dựng thế nào khi chưa có nền công nghệ hiện đại như hôm nay, tại sao nó vẫn sừng sững có mặt, vĩ đại và bí ẩn hệt như những nụ cười kỳ lạ trên những gương mặt Bayon...
Nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp và tầm thường của người viết bài này, Angkor sẽ chỉ được ghi nhận bằng cảm quan du khách. Cái cảm quan một lần chiêm ngưỡng và chạm tay vào những phiến đá đã nghìn năm tuổi. Còn thấy những nụ cười, gương mặt băng qua bóng tối thời gian, nó đủ khơi gợi trí tưởng tượng về sự sống và cái chết, về khoảnh khắc vĩnh cửu...
Dưới bóng cây thần thánh
Khi được tìm ra sau năm thế kỷ, những cây cổ thụ nghìn tuổi đã toả những chiếc rễ khổng lồ chụp xuống những mái đền đá tảng từ lâu, sức mạnh mềm mại mà kinh hoàng của nó chẻ tường đá thành khe nứt, làm xiêu vẹo cả đền đài tưởng chừng thời gian chỉ có thể bào mòn mà thôi. Những cây cổ thụ, những chiếc rễ kỳ dị ấy đã nổi tiếng khắp thế giới ngay từ những bức ảnh chụp đầu tiên được công bố. Trong ánh nắng chiều xiên khoai, những chiếc rễ toả sáng như có hào quang, lấp lánh ánh bạc kim nhũ – một vẻ đẹp làm kinh ngạc du khách - Những “cổ thụ thần thánh” sáng lên trong vẻ thâm u hoang tàn của đền đài Ta Phrom ở quần thể Angkor. Một trong những ấn tượng kỳ bí và hùng vĩ biểu tượng sức mạnh thiên nhiên với mọi du khách khi chiêm ngưỡng.
Nụ cười trong bóng tối
Khó có thể đếm được bao nhiêu phù điêu chạm khắc hình tượng Apsara ở toàn bộ Angkor. Nghệ thuật điêu khắc ở đây đã đạt đến đỉnh điểm. Những nụ cười Bayon cũng đã nổi tiếng khắp thế giới. Những nét mũi, đường môi uốn mềm mại trên đá tảng. Nụ cười viên mãn hay hoan lạc, bí ẩn, khó hiểu như một thách đố tâm linh của thần thánh đối với con người. Trong đám rễ cây đã có nghìn năm tuổi, từng chôn vùi, trói chặt, giam giữ những tượng đá đứng đấy cũng đã nghìn năm, thỉnh thoảng lộ ra một gương mặt, một nụ cười sống động đến rợn người. Nụ cười ấy thách thức bóng tối nhiều thế kỷ cho đến ngày lộ ra ánh sáng như hôm nay – trong những bức ảnh hiếm thấy của nhà nhiếp ảnh Trần Việt Đức – anh vừa tìm ra trong chuyến đi này...
Vẻ đẹp hoang tàn...
Quần thể Angkor đang được Unesco trùng tu. Thiên nhiên, sự quên lãng đã tàn phá nó khá nặng nề. Nhưng trước những mái đền đã sụp đổ, những đống đá chồng chất phủ rêu xanh, người chiêm ngưỡng không khỏi ngậm ngùi... Bao nhiêu triều đại huy hoàng, bao nhiêu bước chân vua chúa, mỹ nữ từng đi qua đây... Nay chỉ còn chơ vơ
sự hoang phế, tĩnh mịch. Mỗi du khách lặng lẽ len lỏi qua từng ô cửa đá, hành cung thăm thẳm bóng tối với sổ tay hay máy ảnh trong tay – mỗi người đều tưởng như một nhà khảo cổ, lần mò, đào bới tìm kiếm dấu vết thần thánh lẫn con người quá khứ. Cái cảm giác khó tìm ở đâu ngoài Angkor kỳ vĩ.
Đỗ Trung Quân
Theo Sài Gòn tiếp thị
Ẩn ngữ nghệ thuật thời tiền sử
Tháng 12/1994, Jean-Marie Chauvet và hai người bạn khám phá hệ hang động vùng Ardèche nước Pháp. Thật may mắn, họ đã tìm thấy các bức bích họa sinh động về ngựa, sư tử, bò tót, tê giác cũng như voi ma-mút. Một số hình ảnh được vẽ, số khác được “chạm” vào vách hang.
Khám phá của Chauvet là một trong những khám phá khảo cổ vĩ đại nhất thế kỷ XX. Nhưng giống như các khám phá khác, trong khi giải đáp được nhiều vấn đề, nó cũng đặt ra nhiều câu hỏi mới.
Người nguyên thủy với dấu chân trần hiện rõ trên bùn đã vào hang động từ bao giờ? Tại sao họ vào sâu trong lòng đất để vẽ tranh? Hành vi bí ẩn đó có phải là nguồn gốc của cái mà chúng ta gọi là “nghệ thuật” ngày nay hay không? Những hình ảnh đó liên quan thế nào với vật khắc trên xương, ngà voi và các bức tượng nhỏ tìm thấy ở các địa danh thời Đồ Đá Mới? Những câu hỏi đó từng được đặt ra trước kia, nhưng nay thì cần trả lời càng sớm càng tốt.
Niên đại tranh trong hang được Chauvet xác định khá dễ dàng. Kỹ thuật carbon phóng xạ cho thấy chúng có tuổi 32.410 năm, với sai số 720 năm. Đó là những bức tranh khá tinh tế lâu đời nhất mà chúng ta từng biết. Chúng xuất hiện gần như đồng thời với sự có mặt của người hiện đại tại Tây Âu. Chúng đặt ra một câu hỏi hoàn toàn mới là,“nghệ thuật” có thể xuất hiện hoàn chỉnh ngay từ đầu, chứ không trải qua một quá trình phát triển từ thấp tới cao? Và tại sao lại vẽ tranh sâu trong lòng đất?
Câu hỏi tại sao vĩ đại?
Năm 1860, khi khám phá các “tác phẩm nghệ thuật” đầu tiên, giới nghiên cứu giả định rằng, động cơ duy nhất của chúng là thẩm mỹ. Nói cách khác, các bức tranh thời Đồ Đá Mới chỉ đơn giản là “nghệ thuật vị nghệ thuật” và việc vẽ tranh là thú tiêu khiển của người tiền sử. Nhưng rất khó hình dung cảnh người nguyên thủy vất vả bò xuống tận hang sâu chỉ để vẽ các con vật mà họ thấy quanh mình trên mặt đất.
Ngay cả mệnh đề “nghệ thuật vị nghệ thuật” cũng cần được đặt ra đúng nghĩa, vì nhiều nhà lịch sử nghệ thuật tin rằng, không hề có cái “vị nghệ thuật” đơn thuần như
thế. Việc nghiên cứu vai trò của nghệ thuật trong các xã hội ngoài phương Tây - nhất là tại phương Đông - cho thấy, nghệ thuật luôn được đặt trong một mạng lưới xã hội và mang nhiều mục đích.
Lời giải thích cho các con đường hiểm nguy sâu trong lòng đất xuất hiện hầu như không chậm trễ. Nhà nghiên cứu Pháp Salomon Reinach (1902) cho rằng,“dùng ma thuật để sai khiến” chính là lý do. Con người vẽ hình để điều khiển những con thú mà họ vẫn săn. Hành vi đó thường được bao phủ dưới bức màn bí ẩn và phải thực hiện xa nơi cư trú là điều dễ hiểu. Rồi khi phát hiện các hình vẽ sư tử, nhà tiền sử học lừng danh Abbé Henri Breuil (1952) cho rằng, con người vẽ vì muốn khỏe như chúng. Theo Reinach, qua “nghệ thuật”, con người thời Đồ Đá Mới hy vọng săn được nhiều thú để cuộc đi săn thành công.
Dần dà giới nghiên cứu nhận ra rằng, đó là cách giải thích quá đơn giản. Nó không thể đúng cho rất nhiều loại hình nghệ thuật và không giải thích được những đặc trưng còn chưa phát hiện. Chẳng hạn nó không tính đến thực tế là, hình dạng các mỏm đá và vách hang thường được dùng làm đường viền của hình vẽ.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, Leroi-Gourhan, học trò cũ của Breuil, đưa ra cách giải thích hoàn toàn mới. Nó dựa trên cấu trúc luận, một quan điểm triết học do nhà dân tộc học Claude Lévi-Strauss phát triển. Cấu trúc luận cho rằng mọi người đều tư duy theo xu hướng đối nhau một cách nhị nguyên, vì bộ não được kết nối như vậy (hai bán cầu não có chức năng bổ sung nhau). Nên tư duy của chúng ta thường đối nhau kiểu: tự nhiên/văn hóa, nóng/lạnh, sáng/tối, chúng ta/họ, nam/nữ…
Chính nam/nữ là cái mà Leroi-Gourhan muốn lập thuyết. Ông tin rằng trong toàn bộ 20.000 năm của thời Đồ Đá Mới, các hang động được cấu trúc theo nguyên tắc nam/nữ. Một số động vật, như ngựa, tượng trưng cho nam tính, còn số khác, như bò tót, tượng trưng cho nữ tính.
Các loài “nữ” tập trung tại giữa hang, còn các loài “nam” thì tản mát khắp nơi. Hình sư tử, gấu và các dã thú nguy hiểm khác thì nằm sâu trong hang. Đáng tiếc là bằng chứng không ủng hộ giả thuyết thú vị này: các hình vẽ phân bố khá ngẫu nhiên trong hang.
Năm 1972, Marshach giả định rằng, một số “tác phẩm” chạm trên xương hay ngà voi, với niên đại 32.000 năm, có thể là một loại lịch. Năm 1983, Pfeiffer đưa ra cách giải thích bổ sung cho quan niệm của Leroi-Gourhan, khi tập trung tới tác động của môi
trường hang sâu lên giác quan và tinh thần con người.
Ngày nay chúng ta thám sát hệ hang động bằng đèn chiếu hiện đại và biết rõ trước kia nhiều người đã từng ở đó. Pfeiffer cho rằng, với người thời Đồ Đá Mới, tình thế hoàn toàn khác. Dưới ánh đuốc bập bùng, các hình ảnh động vật dường như cử động và hít thở. Không thể hiểu động cơ của người nguyên thủy nếu bỏ qua chi tiết quan trọng đó.
Thế giới các linh hồn
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tranh cãi về một cách giải thích cũng dựa trên sự kết nối thần kinh của bộ não, nhưng không liên quan với tính đối ngẫu như trên. Nó xuất phát từ một thực tế là, hầu hết các xã hội săn bắn - hái lượm trên thế giới đều có hệ niềm tin chung là vu thuật, cho dù nó có nhiều biến thái khác nhau. Cộng đồng vu thuật luôn tin rằng, ngoài thế giới mà họ đang sống, còn có thế giới các linh hồn.
Nhiệm vụ của pháp sư là thâm nhập thế giới đó để giao tiếp với các linh hồn, chữa lành bệnh tật, kiểm soát môi trường động vật và thay đổi thời tiết. Muốn thế họ phải trải qua “trạng thái ý thức thay đổi”, từ sự phân ly nhẹ tới ảo giác mạnh hay chiêm bao. Khi đó, họ có thể gặp một linh hồn động vật để nhận được sức mạnh và sự giúp đỡ của nó.
Theo cách giải thích này, hang động thời Đồ Đá Mới là con đường dẫn tới thế giới bên kia. Những cố gắng thể lực khi phải bò sâu xuống hang sẽ trợ giúp thêm cho trạng thái cách ly cảm giác, vì khi đó cơ thể tiết ra các hóa chất tạo thuận cho sự thăng thiền. Trong vương quốc đó, các pháp sư tìm kiếm linh hồn động vật trong vai kẻ giúp đỡ và những hình ảnh khác. Bằng cách nhìn và tiếp xúc, cũng như đốt đuốc lên rồi lại dụi tắt đi, họ xem vách hang chính là tấm màng ngăn cách họ và thế giới các linh hồn.
Khi tin là đã nắm bắt được một linh hồn động vật, họ liền “kéo” nó qua màng ngăn và dùng kỹ năng nghệ sĩ để “cố định” cái mà họ “nhìn thấy” lên vách hang. Đó là lý do tại sao nhiều hình ảnh dường như xuất phát từ hình dạng bề mặt phiến đá, hay là một phần của phiến đá. Mặt khác, một số hình ảnh lớn và phức tạp đến mức hình như chúng do một nhóm người tạo nên. Với các phiến đá có sẵn, con người có thể chuẩn bị cho những hình ảnh sẽ đến với họ phía sâu trong hang.
Vu thuật là hệ niềm tin và tư tưởng năng động mà con người có thể xử lý và thay đổi tùy theo từng hoàn cảnh xã hội. Một số đặc trưng cơ bản của nó, như niềm tin vào thế giới bên kia, dường như không thay đổi trong suốt thời Đồ Đá Mới, nhưng các đặc
tính khác thì có thể thay đổi sau mỗi thiên niên kỷ.
Dựa trên các bức tranh trên đá tại Nam Phi, mới đây, David Lewis-Williams và Thomas Dowson (1988) đề xuất một giả thuyết bất ngờ. Họ cho rằng, chúng thường được tạo ra trong sự tự thăng thiền. Tâm lý học cho rằng, trong các trạng thái ý thức thay đổi xuất hiện do thiền, do dùng chất gây ảo giác hay do cách ly cảm giác, bộ não và con mắt sẽ phối hợp nhau để tạo ra các hình ảnh khác thường. Họ cũng cho rằng, các hình ảnh như thế không chỉ xuất hiện trong “nghệ thuật“ đá Nam Phi, mà còn tại Lascaux nước Pháp, cũng như tại nhiều nơi trên thế giới.
Một số câu hỏi quan trọng liên quan với “các bảo tàng nghệ thuật” tại Ardethe và các hang động khác có thể giải đáp bằng quan niệm vu thuật. Số khác thì chưa. Chẳng hạn, hình ảnh bò tót có ý nghĩa khác hình ảnh con ngựa như thế nào? Chú ngựa khắc trên miếng xương mang theo người có khác ngựa vẽ trong hang hay không? Đơn giản là chúng ta chưa rõ. Chỉ có một điều đã hoàn toàn rõ là, những bức bích họa trầm mặc đó cho thấy, tại Chauvet và tại nhiều nơi khác, chúng ta đã may mắn tiếp xúc với thế giới mất đã từ lâu của con người thực sự đầu tiên.
Khi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa và động cơ của “nghệ thuật” thời tiền sử, chúng ta cần tránh cái nhìn đơn cực, như Ucko và Rosenfeld chỉ ra từ 1967. Vì trên tất cả, đó chính là con người phức tạp, với khả năng tích hợp hoàn hảo các quan niệm vũ trụ, ma thuật và các mục tiêu chức năng trong cùng một tác phẩm.
Đỗ Kiên Cường
Theo CAND.com.vn
Bãi đá cổ khổng lồ thần bí
Ở Zhili có bãi đá khổng lồ nổi tiếng thế giới đã có trên dưới 5000 năm lịch sử. Trên bãi đất trũng hình tròn với đường kính 200m, những cột đá to đứng sừng sững theo trật tự xếp thành 5 vòng tròn, tâm vòng tròn là một tảng đá rất bằng phẳng.
Người ta đã đưa ra rất nhiều phỏng đoán về bãi đá này. Có người nói, nó là nơi thờ cúng thiên thần; có người nói nó là đồng hồ Mặt trời; cũng có người nói nó là khu mộ cổ. Gần đây, có nhà khảo cổ đưa ra giả thiết bãi đá khổng lồ này có thể là một loại đồng hồ mùa vụ, dùng cột đá để đo vị trí di chuyển của Mặt trời, từ đó tìm hiểu sự thay đổi biến hóa của bốn mùa. Vị trí Mặt trời mọc trong một năm di chuyển chầm chậm. Ngày đó, sau khi phát hiện ra hiện tượng này, người đã đã dựng những cột đá để quan sát Mặt trời. Từ sự thay đổi của bóng nắng giữa các cột đá và phương vị Mặt trời mọc, họ nhận biết sự thay đổi của mùa vụ. Cách nói này chưa thể khẳng định là chính xác nhưng cũng có một chút cơ sở khoa học.
Những di tích giống như bia kỷ niệm được làm bằng đá như vậy còn rất nhiều. Nhưng việc dùng cột đá xếp lại thành những vòng tròn to nhỏ khác nhau thì rất hiếm, và cho đến nay con người cũng chưa biết người cổ xưa dùng nó vào việc gì? Phần lớn mọi người đều đoán rằng, nó có quan hệ mật thiết thậm chí thần bí với việc thờ cúng tôn giáo cổ đại.
Nói đến những bãi đã khổng lồ, còn có nhiều bị ẩn không khỏi khiến người ta suy nghĩ. Ở khu vực Trung Đông Liban, có một làng nhỏ gọi là Nangabek tên cũ là Haliplis, là nơi trao đổi hàng hóa chủ yếu giữa Rome và Babylon. Nơi đây còn giữ lại di tích điện thần Chubit và điện Thần rượu của Đế quốc La Mã ở thời kỳ hưng thịnh phồn vinh nhất. Điều khiến người ta thấy kỳ lạ là đoạn giữa đường đến Nangabek có một khối đá cực kỳ lớn, hơn 1900 năm nay không ai nhòm ngó đến. Khối đá này dài 21m, rộng 5m, cao 5m, nặng 1500 tấn, có thể làm được toà nhà tập thể cao 6 tầng, mặt tiền rộng 7m, sâu 10m, tường dày 20cm. Những ai đã chuyển khối đá này? Mục đích gì? Khối đá được chuyên từ đâu đến? Tại sao lại phải đục đẽo cẩn thận? Tại sao lại bị vứt bỏ ở nơi xa xôi hẻo lánh này? Hàng loạt thắc mắc vẫn còn chờ giải đáp.
Lấy Pérou ở Nam Mỹ làm trung tâm, lãnh thổ nước Đế quốc Inca cổ xưa phồn thịnh lên, phía Nam từ Zhili phía Bắc tới Colombia tổng cộng dài 5600km. Thủ đô của nước này được xây dựng trên vách đá cheo leo có độ cao 700m so với mặt nước sông Urubamba. Tế đàn trong chùa của thành phố dùng những khối đá hoa cương nặng tới trên 1000 tấn để xây dựng. Giữa các khối đá, người thợ Inca đã không dùng một chút vôi vữa nào nhưng chúng vẫn được ghép lại rất khít và rất đẹp, không nhìn thấy khe hở, thậm chí một cái kim khâu cũng không lọt được. Và cho đến nay, sau 1500 năm, nó vẫn như lúc ban đầu. Điều khiến người ta kinh ngạc hơn nữa là, người cổ đại đã bằng cách nào đưa được những khối đá to nặng như vậy từ dưới khe núi sâu 700m lên trên đỉnh núi cao, vách đá thì cheo leo dốc đứng. Cho đến nay vẫn chưa có ai giải đáp đựoc câu đố này và đang chờ con người tìm tòi khám phá.
H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
Bãi đá khổng lồ hay khu vườn đồ chơi của Chúa?
Ở vùng cận Kaspir của Kazakhstan, trên hoang mạc rộng lớn thuộc khu vực heo hút của tỉnh Turysh, người ta mới phát hiện hàng nghìn hòn đá tròn như những hòn bi khổng lồ nằm rải rác trên một diện tích khá lớn, có niên đại khoảng 8-9 triệu năm. Không ai biết vì sao chúng xuất hiện đó.
Sân chơi của người khổng lồ?
Bất cứ ai lần đầu tiên đặt chân đến bãi đá khổng lồ này đều có cảm giác như lạc vào một khung cảnh không có thực. Hàng nghìn hòn đá tròn như những hòn bi, lớn nhất có đường kính hơn 2m, nhỏ nhất cỡ viên đạn súng thần công, cứ như thể được
bàn tay khổng lồ nào đó rải xuống khu vực rộng khoảng vài km2. Bãi đá lạ lùng được người dân địa phương biết đến từ ngàn đời nay, gọi đó là "mặt sân của những người khổng lồ" và coi đó là nơi linh thiêng nên chẳng ai dám đến canh tác hoặc sinh sống. Thời Xô Viết, Kazakhstan là vùng trọng tâm của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, nhưng vùng đất có bãi đá kỳ lạ do nằm ở nơi quá hẻo lánh nên đã không lọt vào diện tích quy hoạch, vì vậy, ngoài dân chúng sở tại, chẳng ai biết tới khu vực đặc biệt này. Mãi đến gần đây, nhờ một tờ báo địa phương gợi chuyện, thế giới bên ngoài mới biết đến "mặt sân của những người khổng lồ".
Không phải do con người chế tác
Trước hết cần nói rằng đá hình cầu là một hiện tượng hiếm, nhưng cũng có mặt ở một số nơi trên thế giới như Costa Rica, Mexico, Brazil và Rumani. Ai rải chúng xuống những nơi đó? Cho đến nay đã có rất nhiều giả thuyết về hiện tượng này, nhưng chưa có giả thuyết nào đủ sức thuyết phục. Thời Xô Viết, các nhà khoa học hàng huyện đã từng "trộ" dân chúng sở tại rằng xung quanh các hòn đá tròn nọ tồn tại một "trường dị thường", có thể làm sai lạc các loại máy móc và khiến cho cơ thể mọi sinh vật hoạt động không bình thường, vì thế người dân càng ít dám đến gần khu vực này. Còn ở thời điểm tiền Xô Viết và hậu Xô Viết thì đủ kiểu lý giải giật gân, đại loại những viên đá tròn chính là những con mắt vũ trụ, có chức năng xác định, thu phát sóng, gửi thông tin đến "đấng tối cao tối thượng"...
Dù lý giải thế nào đi nữa, người ta cũng chỉ biết chắc rằng: những viên bi khổng lồ này không thể là "tác phẩm của con người". Hàng triệu năm trước, khi số lượng người (hay người vượn) trên hành tinh còn quá ít ỏi và phương tiện lao động còn quá thô sơ, không ai có thể chế tác và vận chuyển một khối lượng đá khổng lồ như thế từ đâu đó đem đến đây để rải một cách hầu như không mục đích.
Những đứa con của núi lửa?
Những khối đá hình cầu chỉ có thể được hình thành từ nham thạch, tro núi lửa hoặc từ tầng cát bị đốt nóng chảy bởi phún thạch hay bị "nhão hóa" bởi một dung dịch hợp chất vô cơ nào đó. Thử hình dung, khi ta vo một vốc tuyết thành một nắm nhỏ cỡ quả bóng quần vợt rồi lăn nó trên mặt tuyết, nó sẽ hút vào mình những bông tuyết để dần dần hình thành một khối tuyết lớn có dạng hình cầu lớn bao nhiêu tùy ý. Cát "nhão" (do dung dịch có tính kết dính chứ không phải do nước) cũng có đặc tính này. Rất có thể những quả cầu cát, qua hàng triệu năm, dưới các tác động hóa lý và phóng xạ, đã biến thành những hòn đá tròn như ta thấy ngày nay.
Giả thuyết về nguồn gốc nham thạch có vẻ còn hợp lý hơn. Lại hình dung: dưới tác động của vụ nổ trong lòng núi lửa, phún thạch lỏng bắn tung toé ra ngoài, mà ta biết, sức căng mặt ngoài của chất lỏng khiến các giọt phún thạch bay lơ lửng trong không gian phải có dạng hình cầu. Giả sử ở thời điểm núi lửa phun trào đang là thời kỳ băng giá, các giọt này nhanh chóng đông kết thành những hòn đá tròn, tồn tại đến tận ngày nay.
Đại dương đưa chúng đến?
Tuy nhiên, khác với những hòn đá hình cầu ở những nơi khác trên thế giới, trong một số khối đá Kazakhstan lại có dấu tích của các loại sinh vật biển như sò, ốc. Dựa trên cơ sở đó, một vài nhà khoa học nêu giả thuyết các khối đá này có nguồn gốc từ đáy biển. Những vụ nổ trong lòng núi lửa dưới đáy biển cũng có thể làm bắn ra những "giọt" nham thạch tự tạo thành hình cầu trong môi trường nước. Mà giả sử ban đầu chúng gồ ghề chứ không tròn thì theo thời gian, những dòng chảy ngầm đã mài mòn các cạnh sắc của chúng rồi đẩy chúng lăn trên đáy biển khiến các khối đá dần có dạng hình cầu. Qua hàng triệu năm, đáy biển có thể phồng lên, nhô cao để rồi về sau biến thành đồng cỏ hay hoang mạc, khiến các khối đá nằm trơ trên mặt đất.
Thuyết này được củng cố bởi các chứng cứ khoa học cho biết ở vùng đất Kazakhstan từng tồn tại đại dương Tethis vào thời tối cổ. Cách đây gần 10 triệu năm, do các hoạt động kiến tạo địa lý của trái đất, đại dương Tethis biến mất, để lộ đáy với những tảng đá từng lăn trong nước. Có thể ở thời kỳ mới "xuất đầu lộ diện", các tảng đá vẫn còn một số góc cạnh gồ ghề. Nhưng sau nhiều triệu năm, gió đã hoàn tất công đoạn cuối cùng, giúp chúng có được hình dạng tròn vo lý tưởng như ngày nay. Cần biết rằng, dưới tác động của gió, cùng với sự thay đổi khí hậu qua nhiều giai đoạn với hai chu kỳ băng hà - khô nóng, thậm chí sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và đêm (như ở hoang mạc Kazakhstan) cũng khiến trên bề mặt nhiều khối đá tròn ở Kazakhstan xuất hiện hiện tượng nứt nẻ. Mà nứt nẻ là khởi đầu của sự bong tróc. Qua hàng triệu năm có thể những khối đá ở đây đã bị bong tróc nhiều lớp rồi.
Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, phần lớn các loại đá lộ thiên trên trái đất đều hình thành từ phún thạch, nhưng hiện tượng bong tróc lại không phải xảy ra với tất cả chúng. Điều này có thể giải thích một cách tương đối như sau: đá từng bị "ngâm" trong dung dịch nước biển hàng triệu năm sau đó trồi lên tiếp xúc trực tiếp với không khí có cách ứng xử trước tác động lý hóa của môi trường (như thời tiết, khí hậu) khác với đất đá chưa bao giờ bị "ngâm". Quả thực, giờ đây ở rất nhiều hòn đá tròn
Kazakhstan vẫn diễn ra hiện tượng bóc vỏ, chẳng khác gì người ta lột vỏ củ hành. Bên cạnh đó, cũng có nhiều khối đá nhỏ không còn có thể "bóc" thêm một lớp nào nữa. Các nhà khoa học cho rằng đó chính là cái "nhân" đầu tiên hình thành nên khối đá to theo kiểu hòn tuyết trong nắm tay làm nên khối tuyết khổng lồ.
Nhưng sự kỳ bí không chỉ có thế.
Nhiều hòn đá lớn trong bãi đá còn bị bổ làm đôi đều chằn chặn như thể bị chia cắt bằng lưỡi cưa mà đường cưa luôn nằm theo đúng hướng bắc - nam. Điều này khiến người ta liên tưởng đến việc Trái đất bị bổ làm đôi bởi một mặt phẳng trùng khớp với đường sức của địa từ trường. Cũng cần nói thêm, số lượng viên "bi" ở bãi đá không chỉ có vài nghìn như hiện thấy, vì ở một vài nơi người ta còn thấy những chỏm bi nhô lên không cao lắm, vậy có thể còn có những viên như vậy đang vùi mình trong lòng đất.
Ngoài ra, nếu ở Kazakhstan các viên bi đá được phân bố rải rác, không đồng đều, thì ở Costa Rica, chúng lại sắp xếp một cách rất có ý thức, tạo thành những dạng hình học như tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, lục giác đều, hình thang cân... Cùng một hiện tượng, nhưng cách lý giải lại khác xa nhau. Trong những trường hợp như thế này, rất có thể những gì hiện nay được gọi là chân lý, thì mai đây lại bị coi là truyền thuyết.
Theo VnExpress/Thế Giới Mới (Itogi)
--------------------------------------------------------------
Bài do bạn Le Thuy Khuong gửi tới Khoa Học
Email: lethuy.khuong@gmail.com
Bệnh nấm cựa gà tàn hại thời trung cổ
Trong dòng họ nấm có "đứa con hư" gọi là nấm cựa gà - Claviceps. Nó đã tàn hại biết bao người hàng mấy thế kỷ thời trung cổ.
Phụ nữ bị bệnh đẻ con, chết. Lúc đầu người ta cho là quan ôn gây ra, qua nhiều năm nghiên cứu mới tìm ra thủ phạm. Đó là nấm cựa gà. Nấm cựa gà là loại nấm nang, thích ký sinh ở tử phòng của lúa mì và lúa mạch đen, phát triển thành hạch nấm như chiếc cựa gà màu nâu rồi đen rất cứng. Khi người ta ăn phải bột nhiễm nấm cựa gà, họ sẽ bị bệnh. Đầu tiên bị chuột rút chân tay, cơ bắp; sau đó tay chân, vú, răng cảm thấy tê dại, rồi thối loét dẫn đến tử vong, rất thảm. Người ta gọi là bệnh cựa gà.
Gia súc ăn phải các loại cỏ thuộc họ hòa thảo nhiễm nấm cựa gà cũng bị ngộ độc chết.
Đến thế kỷ 18, công nghiệp xay bột phát triển tiến bộ hơn, người ta đã loại bỏ được nấm cựa gà, kiểm soát được bệnh nấm cựa gà. Không những vậy, người ta còn tìm ra được một loại alkuloid trong nấm cựa gà có tác dụng xúc tiến mạch máu co bóp, kích thích thần kinh tê liệt, chế ra thuốc cầm máu va thuốc kích đẻ. Và như vậy "đứa con hư" nấm cựa gà đã được cải tạo tốt.
H.T (Theo Kỳ quan vi sinh vật)
Bí ẩn 'thung lũng chết' ở Siberia
Nằm ở phía Tây Bắc Yakutia - Siberia, gần thượng lưu sông Viliuy có một thung lũng kỳ lạ, nơi dấu vết của nhiều sự biến đổi lớn về địa chất trong lòng đất xảy ra cách đây hàng trăm năm. Ở khu vực này, người ta còn tìm thấy các mảnh kim loại lạ nằm sâu dưới lớp đất, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được thành phần hóa học của chúng. Tên gọi theo tiếng địa phương của vùng đất này là Uliuiu Cherkechekh, còn gọi là "thung lũng chết".
Khu vực này trải rộng trên một diện tích hơn 1000 km2, được bao phủ bởi các cánh rừng Taiga rộng lớn với rất nhiều đầm lầy, các miệng núi lửa và là nơi hằn in dấu vết các vụ va chạm thiên thạch với Trái đất.
Xưa kia, vùng đất này là nơi qua lại của những người dân du mục Evenk. Họ đến từ Bodaibo, qua Annybar để ra biển Laptev. Những người du mục kể lại rằng, họ thường thấy những tấm kim loại có màu sắc giống như đồng, nhưng rất cứng và sắc, có thể cắt được kim loại khác một cách dễ dàng. Mỗi tấm có đường kinh từ 6-8m, bao phủ bên ngoài lớp vỏ kim loại là một lớp giống như bột mài. Khi dùng dao để cứa vào nó, người ta không thấy bất kỳ một vệt xước nào để lại trên bề mặt. Qua phân tích, các nhà khoa học nhận thấy những tấm kim loại này là mảnh vỡ của các khối hình tròn lớn chứa đủ nhiều người bên trong.
Năm 1936, trong lúc thám hiểm "thung lũng chết", một nhà địa chất học người Nga đã phát hiện ra một khối bán cầu bằng kim loại có sắc đỏ, nhô lên từ mặt đất. Khối bán cầu này đủ lớn để chứa 2 người nằm gọn bên trong. Khi đó, nhà địa chất chưa có đủ dụng cụ đo đạc cần thiết cũng như kiến thức để xác định đó là cái gì. Đến năm 1979, một nhóm khảo cổ khác đến nơi này cùng nhà địa chất người Nga trên, thì mặt đất ở đó đã trống trơn.
Những người dân sống ở gần 'thung lũng chết" kể rằng họ tận mắt chứng kiến nhiều hiện tượng lạ xảy a ở khu vực, như các khối cầu khổng lồ bay lên từ lòng đất, phá nổ và bắn ra các mảnh kim loại trên, hiện tượng sét khô, sét hòn và dấu vết để lại của các vụ va chạm thiên thạch đến từ ngoài Trái đất. Nhiều người cho biết họ đã tận mắt chứng kiến các khối cầu lửa hình nấm bốc lên trời như vụ nổ của một quả bom hạt nhân. Đặc biệt, người ta nhận thấy ở đây cây cỏ mọc không giống cây cỏ tự nhiên. Chúng rất xanh tốt, lá rộng hơn bình thường và có rất nhiều nhánh. Cỏ cũng rất lớn và có chiều cao gấp đôi thân người.
Một trong những truyền thuyết kỳ lạ nhất về "thung lũng chết" được những người dân du mục Yakut kể lại rằng: "Vào một ngày nọ, giữa lòng thung lũng đột nhiên bị bao phủ bởi các đám mây mù xám xịt và bị sét đánh dữ dội. Một cơn lốc xoáy khổng lồ bốc lên từ dưới mặt đất, bụi bay mù mịt hàng trăm dặm. Vật thể lạ này có màu đỏ giống màu đồng và phát ra những âm thanh rất chói tai. Ít lâu sau, nó biến mất dưới lòng đất sâu, để lại miệng hố khổng lồ có bán kính rộng đến 20m. Người ta kể lại rằng, bất cứ ai tò mò muốn đến gần miệng hố xem điều gì đã xảy ra đều không bao giờ quay trở lại. Sau đó ở khu vực này xuất hiện các khối cầu lửa khổng lồ vọt lên từ dưới mặt đất. Khi chạm đất, chúng gây ra các tiếng nổ khủng khiếp và tạo ra các hố sâu đến 100m ở khu vực núi bao quanh thung lũng. Sau khi xảy ra các vụ nổ trên, những người dân du mục phải rời bỏ nơi đây để tìm đến các vùng đất an toàn hơn cho cuộc sống của họ".
Theo các nhà khoa học, những vụ nổ kỳ lạ trong truyền thuyết trên rất giống với các vụ nổ hạt nhân ngày nay. Họ cũng phát hiện ra rằng, những tàn tích còn sót lại ở "thung lũng chết" có nhiều điểm gần giống với những bí ẩn của nền văn minh cổ đại Maya thuộc Mexico (đã biến mất từ năm 830 sau ảnh hưởng của một vụ nổ được tạo ra bởi một sức mạnh bí ẩn mà cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân). Đặc biệt, ở "thung lũng chết" vào một số thời điểm nhất định trong ngày, các nhà khoa học đã đo được mức phóng xạ cao hơn bình thường từ dưới lòng đất.
Các nhà khoa học cho rằng, ẩn sâu dưới lớp đất của "thung lũng chết" tồn tại sự hoạt động mạnh của các dòng từ trường. Do trước đây quân đội Liên Xô đã chọn nơi này để thử nghiệm vũ khí hạt nhân nên trữ lượng phóng xạ còn sót lại kết hợp với từ trường trong đất đã khiến cho vùng này bị nhiễm xạ nặng. Mặc dù vậy, người ta vẫn chưa giải thích được nguồn gốc của các tấm kim loại lạ được tìm thấy ở đây và chưa phân tích được thành phần hóa học của nó. Một số người thậm chí cho rằng đây chính là mảnh vỡ của các đĩa bay đến từ ngoài Trái đất, vì nhiều người ở khu vực này đã tận mắt chứng kiến các vật thể lạ phát sáng bay lên từ lòng thung lũng. Cho đến nay, những bí ẩn về vùng đất này vẫn chưa được sáng tỏ.
H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
Bí ẩn 14 ngôi tháp cổ Việt Nam
Trên chặng đường 16 thế kỷ (từ năm 192 - 1822) vương quốc Chămpa đã sáng tạo nên một nền văn hóa độc đáo, đậm sắc thái riêng không một dân tộc nào có được, mà nay chỉ còn lại những di tích vỡ vụn chấm phá về một bức bích họa xa xưa của một nền văn minh huy hoàng đã suy tàn và mai một.
Theo Viện Khảo cổ học VN, di tích văn hóa Chăm được phân bố đều khắp trên dải đất duyên hải miền Trung từ tỉnh Quảng Bình vào đến Bình Thuận và Đồng Nai. Ở cao nguyên Trung bộ, các di tích Chăm xuất hiện rải rác ở Gia Lai, Kontum, Đắk Lắk, Lâm Đồng... Xưa kia thuộc vùng Vijava từ thế kỷ 11 - 15, từng là kinh đô của
Chămpa (1000 - 1471), các di tích ở Bình Định được xây dựng rải rác. 14 tháp Chăm được xây trên đồi cao tập trung tại 8 địa danh: Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh, Cánh Tiên, Phú Lộc, Phú Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông. Ngoài ra, còn có bốn toà thành cổ gồm Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì và hàng loạt các tác phẩm điêu khắc, những phế tích của tháp Chăm như giếng cổ hình vuông, rắn Naga; trụ văn bia; tượng thần điểu Garuđa... Đáng chú ý là di vật tượng tu sĩ ở chùa Linh Sơn (thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, thành phố Qui Nhơn). Đang lúc canh tác, các cư dân ở đây đã phát hiện bức tượng này được chôn sâu dưới lòng đất. Từ đó, chùa Linh Sơn đã được gọi là chùa "Phật lồi". Nằm ngay cửa ngõ thành phố Qui Nhơn là hai ngọn tháp đứng sừng sững kề nhau, dân gian gọi là tháp Đôi. Theo các tư liệu xưa còn ghi chép được, tháp Đôi là tháp Hưng Thạnh. Ngày 10/7/1980, tháp Đôi đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Tháp Đôi được tiến hành trùng tu đầu tiên ở Bình Định và được các nhà nghiên cứu xếp vào loại di sản độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Chămpa bởi tháp Đôi không giống bất kỳ một ngôi tháp cổ nào hiện có. Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm ra lý do khác thường này.
Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 12. Ở ngọn tháp lớn, có khắc nhiều bức phù điêu hình khỉ Hanuman trong tư thế nhảy múa. Còn tháp nhỏ lại có nhiều phù điêu hình thú vật như: hươu, nai; phía trong vòm khám thờ hình người ngồi thiền, đứng chầu hai bên là các sư tử đầu voi. Các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuđa bằng đá.
Ngược lại, vùng "Tây Sơn hạ đạo" có cụm tháp Dương Long. Người Pháp gọi đây là "tháp Ngà", còn dân địa phương gọi là tháp An Chánh. Tháp Dương Long có ba tòa tháp cổ với chiều cao từ 29-36 m. Các hệ thống cửa giả phần lớn đã bị sụp đổ. Các đề tài chạm khắc trên tháp Dương Long cũng có các hình thú như voi, sư tử đang đùa giỡn, phía bên trong tòa tháp cũng là những tu sĩ đang ngồi thiền. Hầu hết tòa tháp có cấu trúc nhỏ dần về phía đỉnh và kết thúc bằng một đóa sen đang nở. Những bức chạm khắc của tháp Dương Long rất tinh tế về nghệ thuật và kỹ xảo. Vòm cửa có hình quái vật Kala khạc ra rắn bảy đầu, bộ diềm mái được nghệ nhân khắc nhiều hoa văn với cảnh trí rất phong phú, đa dạng. Có thể nói, tháp Dương Long có giá trị nghệ thuật nhất trong số các kiến trúc Chăm thời kỳ này. Nhiều nhà nghiên cứu hiện xác định niên đại của tháp là vào khoảng nửa sau thế kỷ 12. Đây là cụm di tích thứ hai được Bộ Văn hoá xếp hạng cùng lúc với tháp Đôi.
Sau hai cụm tháp Đôi và tháp Dương Long là tháp Cánh Tiên và tháp Bánh Ít. Tháp Cánh Tiên được xây dựng ngay ở trung tâm thành Đồ Bàn (nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Sơn, tỉnh Bình Định). Có thể nói đây là một trong những kiến trúc còn khá nguyên vẹn. Theo tài liệu của Pháp, tháp Cánh Tiên còn được gọi là "tháp Đồng", nhưng vì sao có tên gọi này thì vẫn chưa ai xác định được nguồn gốc. Tháp cao khoảng 20m, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên đang bay lên trời xanh.
Khác với các tháp Chăm khác, tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng chất liệu sa thạch, xung quanh có nhiều phù điêu chạm khắc. Tháp Bánh Ít có đến bốn toà tháp lớn nhỏ khác nhau nằm trên một đỉnh đồi thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 20km. Đứng xa cụm tháp này trông như những chiếc bánh ít lá gai thường thấy trong các dịp cúng lễ, giỗ chạp ở miền Trung. Người Pháp gọi đây là tháp Bạc. Bốn ngôi cổ tháp đều có các tượng thờ, hình vũ nữ đang múa, hình voi, hình các vị thần linh.
Cũng tại Bình Định còn có tháp Bình Lâm nằm ở xã Phước Hoà (Tuy Phước). Người dân ở đây kể rằng thôn Bình Lâm là vùng đất phì nhiêu có những cư dân người Việt lần đầu tiên đến khai phá mở mang. Trong hệ thống tháp Chăm Bình Định thì tháp Bình Lâm là nhóm tháp cổ có niên đại sớm nhất.
Một cụm di tích khác có tên là tháp Thủ Thiện ở xã Bình Nghi (Tây Sơn) - quê hương của những lò gạch ngói thủ công nổi tiếng nằm bên quốc lộ 19. Năm 1995, ngọn tháp này cũng được xếp hạng di tích quốc gia, nhưng hiện đang bị đổ nát nghiêm trọng. Nhiều di tích, cấu trúc của ngọn tháp đã bị thời gian và con người phá huỷ.
Cùng được xếp hạng với tháp Thủ Thiện là tháp Phú Lộc mà người Pháp đặt tên là tháp Vàng, nằm giáp giới giữa hai huyện An Nhơn và Tuy Phước. Cao 29m, Phú Lộc nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao 76m so với mực nước biển. Dù đã bị đổ nát khá nhiều nhưng nhìn tổng quát, ngọn tháp vẫn có dáng bề thế, uy nghi của một công trình kiến trúc cổ.
Ngoài bảy cụm tháp ở Bình Định đã được Nhà nước xếp hạng, hiện nay vẫn còn một số di tích tháp cổ khác, trong đó có tháp Hòn Chuông ở huyện Phù Cát hiện chỉ còn chân đế, hoặc đã bị sụp đổ do người dân đào bới để tìm vàng.
Có thể nói, 8 cụm tháp với tổng số 14 tòa tháp cổ còn lại được xem như là tài sản vô giá mà lịch sử đã ban tặng cho miền Trung. Những bí ẩn về tháp Chăm mặc dù đã được nghiên cứu tìm hiểu từ cả chục năm nay nhưng cũng còn là những nghiên cứu bên ngoài. Nhiều bí ẩn kỳ lạ, nhiều huyền thoại lý thú vẫn đang chờ được hé mở.
Những tháp cổ còn đứng đó như một dấu chấm than cho một nền văn minh đã lụi tàn và như một dấu chấm hỏi cho những người hôm nay.
Theo Bưu điện Đà Nẵng
Bí ẩn bé gái 2.000 tuổi
Bé gái khoảng 5 tuổi, cao 1,20 m, người Ai Cập. Các khoa học gia đã dùng X quang để tạo những hình ảnh gây ngạc nhiên.
Bé gái đã chết lúc còn nhỏ. Nội tạng đã được lấy ra hết, xác được ướp bằng hương
liệu, rồi được cuộn vải bên ngoài, sau đó được bọc một lớp chất cứng như bìa cứng. Xác ướp đã 2.000 tuổi, đặt ở Bảo tàng Ai Cập Roicrucian tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Trong vài tháng qua, xác ướp được đặt tên là Sherit (theo tiếng Ả Rập cổ là "đứa bé") và được đưa đến Trung tâm Định lượng sinh học Quốc gia của NASA ở Stanford, gần Palo Alto. Ở đó, các bác sĩ và các khoa học gia - làm việc với các chuyên gia về hình ảnh đến từ Silicon Graphics - tìm hiểu về xác ướp. Họ đã sử dụng hơn 60.000 hình ảnh xử lý bằng X-quang kỹ thuật cao để có các thông tin nhiều gấp 35 lần khi tìm hiểu xác ướp vua Tut hồi đầu năm 2005. Nhóm nghiên cứu đã ráp các hình ảnh ba chiều của bé gái Ai Cập này.
Qua hình ảnh các xương, các khoa học gia xác định Sherit có thể bước đi bình thường và không hề bị bệnh mãn tính. Rất có thể bé gái đã chết vì nhiễm trùng hoặc bị ngộ độc nước uống hay thực phẩm. Khoảng 50% trẻ em Ai Cập cổ đại bị như vậy trong vòng 1 hoặc 2 năm cai sữa.
Xương và răng cũng góp phần giúp xác định độ tuổi: răng khôn chưa mọc. Mặt nạ bằng vàng chứng tỏ cha mẹ cô bé giàu có. Qua các chữ tượng hình (hieroglyphs) ở mặt trong phần vỏ bọc, hy vọng các nhà khoa học, khảo cổ sẽ sớm tìm ra bí ẩn và xác định được tên của bé gái này.
Theo Kiến thức ngày nay
Bí ẩn bình ăc quy ở thành cổ Iraq
Thành cổ Patea ở phía Tây Iraq có 2.000 năm lịch sử. Đầu những năm 70, Conic - Nhà khảo cổ học người Đức đã tới khu thành cổ này điều tra, phát hiện được một số hộp sứ có kích cỡ khác nhau. Những hộp sứ này thoạt tiên xem qua không khác những hộp sứ thông thường là mấy. Nhưng trong mỗi hộp lại có một thanh sắt nhỏ. Conic đã đặt câu hỏi và càng kinh ngạc hơn khi ông mở một hộp thấy thanh sắt nhỏ còn được đặt trong một ống tròn làm bằng đồng, trên thanh sắt vẫn còn những vết gỉ rất rõ ràng do bị dung dịch axit ăn mòn. Một ý nghĩ trong đầu ông: Đây đích thị là bình ăc quy ư?
Conic tiến hành nghiên cứu tỷ mỷ những hộp sứ. Ngoài vỏ làm bằng gốm sứ ra, từ nguyên lý kết cấu của nó đều không có gì khác biệt với bình ăc quy khô hiện dùng ngày nay. Theo Conic, chất điện phân trong ống tròn bằng đồng chỉ cần dùng rượu hoặc dấm là được. sau khi nghiên cứu cấu tạo và niên đại của các hộp này, Conic tuyến bố: Năm 200 sau Công nguyên, người Patea đã sử dụng bình ăc quy, hơn nữa nguyên lý của nó giống như bình ăc quy hiện đại ngày nay.
Nhưng mọi người đều biết rằng, bình ăc quy đầu tiên trên thế giới do nhà khoa học Futa, người Italia phát minh vào năm 1800 sau Công nguyên. Tuy công nghệ chế tạo ăc quy không phức tạp, nhưng về nhận thức và tính năng sử dụng của phát minh
ăc quy lại cần có một kiến thức về vật lý hiện đại. Người Patea 1800 năm trước làm thế nào có được những kiến thức này? Tất cả những điều đó làm cho các nhà khoa học, khảo cổ học đều chưa tìm ra được câu trả lời.
H.T (Theo Nền văn mình cổ thế giới)
Bí ẩn của Kim Tự Tháp châu Mỹ
Nói đến Kim Tự Tháp chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ tới Ai Cập. Ở miền Bắc châu Mỹ La Tinh từ Mexico đến Nicaragua, có số Kim Tự Tháp vượt xa tổng số Kim Tự Tháp của Ai Cập. Nhưng tại sao Kim Tự Tháp Ai Cập lại nổi tiếng khắp năm châu bốn biển, còn Kim Tự Tháp châu Mỹ lại ít người biết đến?
Nguyên nhân là do bộ lạc dân tộc xây dựng Kim Tự Tháp, trước sau đều đột nhiên biến mất. Tất cả các Kim Tự Tháp và hàng trăm thành phố, thị trấn lớn nhỏ vây quanh chúng cũng bị rừng rậm nhiệt đới nuốt, trong đó đại bộ phận bị chìm sâu trong lòng bùn đất, biến mất khỏi tầm mắt con người.
Đầu thế kỷ XX, một cuộc khai quật khảo cổ với quy mô lớn, bước đầu con người đã vén được bức mạng che mặt của Kim Tự Tháp châu Mỹ. Châu Mỹ có khoảng 20 Kim Tự Tháp to nhỏ, được xây dựng vào thế kỷ XIV trước Công nguyên đến thế kỷ VIII trước Công nguyên. Từ quy mô hùng vĩ và nghệ thuật kiến trúc điêu luyện của Kim Tự Tháp châu Mỹ, người ta nhận thấy vẻ đẹp của chúng không kém vẻ đẹp của Kim Tự Tháp Ai Cập, thậm chí có Kim Tự Tháp còn vượt cả Kim Tự Tháp Ai Cập.
Kim Tự Tháp Ai Cập là phần mộ của các Pharaon, nhưng Kim Tự Tháp của châu Mỹ lại không phải như thế. Kim Tự Tháp châu Mỹ đại bộ phận là tế đàn để hiến tế các vị thần thánh và cúng lễ. Kim Tự Tháp do các khối hình vuông tạo thành, từng tầng một xếp chồng lên nhau, thu nhỏ dần lên phía trên; có 4-5 tầng, có cái tới 20 tầng; cao nhất tới 80m. Xung quanh tháp hoặc 2 mặt tháp là các bậc đá dốc đứng. Theo từng bậc, người ta có thể lên tới đỉnh tháp, trên đỉnh tháp rộng rãi đều lập tế đàn hoặc xây dựng miếu thần. Ngoài việc tiến hành nghi lễ tế lễ thần vào các ngày tế lễ đặc biệt để cầu xin giải trừ thiên tai ra, một ngày người ta còn lên đỉnh tháp thờ cúng thiên thần 4 lần. Bên trong Kim Tự Tháp được đắp bằng đất, cát, sỏi, đá - đây là điều khác biệt với Kim Tự Tháp Ai Cập.
H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
Bí ẩn của linh cảm
Thật kỳ lạ, trong đời sống mỗi người đều có ít nhất một lần được linh tính mách bảo. Linh cảm hay linh tính ấy thường được gọi là "giác quan thứ 6" và hiện nay vấn đề này còn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Lịch sử đã có nhiều minh chứng cho điều ấy. Nhà bác học Nga Mendeleev (1834- 1907), người đã phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đã nằm mơ thấy hiện rõ ra trước mắt toàn bộ bảng tuần hoàn. Điều này có thể giải thích được vì
có lẽ ông đã nghiên cứu hàng chục năm vấn đề này và đến khi chín mùi thì kết quả đã hiện ra trong giấc mơ, ông chỉ việc ngồi bật dậy và chép lại.
Nhà thơ Nag Lermontov (1814-1841) đã kể lại câu chuyện khi ông còn là sĩ quan biên phòng ở Kabkaz. Có một hôm ông đang ngồi đánh bài với lính của mình và nhìn thấy một người có vẻ mặt khác lạ so với ngày thường, ông bèn nói với người ấy: "Anh phải đề phòng, có lẽ anh sắp bị chết bất đắc kỳ tử. Đêm nay, anh nên ngủ lại ở đồn biên phòng và sáng mai hãy về". Người lính ấy không tin, ra về và dọc đường đã bị một người say rượu đâm chết.
Về những khoa học còn mang đầy tính chất tiên đoán như kiến tạo học cũng đã có nhiều nhà bác học phát minh ra mỏ nhờ linh cảm. Viện sĩ Xobolev của Nga tìm ra kim cương ở vùng Iakutsk, viện sĩ Muratov (1908-1983) tìm ra dầu mỏ ở vùng Tây Xibêri đều do linh tính mách bảo. Điều này cũng có thể được giải thích bằng kinh nghiệm và sự so sánh kiến tạo với các miền khác trên thế giới của họ, nhưng mặt khác, linh tính cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Nhiều lúc linh tính hoàn toàn trái ngược với logic, tư duy nhưng lại thích hợp. Napoleon (1769-1821) khi đánh vào nước Nga năm 1812 đã linh cảm là sẽ thất bại nhưng ông vẫn cứ tiến hành, vì theo ông, cái vĩ đại chỉ cách cái lố bịch có một bước.
Rõ ràng là từ lâu, nhiều học giả đã phải đau đầu vì cái thế giới cảm tính bao giờ cũng lẩn quất quanh ta, ngay trong ý nghĩ của ta nhưng lại cực kỳ bí ẩn.
Vừa rồi, tờ Zarubejom (tháng 11/1995) đã đăng lại bài của tờ Time (tháng 8/1995): "Linh cảm là một cảm giác hay một quy luật?". Sau đây xin trích một đoạn của bài báo ấy: "Vấn đề linh cảm rõ ràng là một bí mật lớn. Có một tư duy rất biện chứng của các nhà khoa học mà nhiều khi chúng ta quên đi: Trước một vấn đề mà ta không hiểu thì ta đừng giải thích bừa, vì làm như thế là ta tự dẫn ta vào ngõ cụt. Trong những trường hợp ấy, tốt nhất là ta tự thừa nhận cái chưa biết của mình và cũng đừng cho đó là một sự thật hiển nhiên. Bởi vì, vũ trụ là vô tận, đầy bí mật và mỗi ngày chúng ta chỉ biết thêm một chút trong cái ta chưa biết vô cùng lớn ấy. Nhưng như con kiến tha lâu đầy tổ, chúng ta cứ chịu khó tìm tòi và biết đâu sẽ tìm ra một quy luật chi phối toàn vũ trụ".
Điều khó hiểu hơn cả là tín hiệu mà ta cảm nhận được, cái mà ta gọi là "giác quan thứ 6" là lời mách bảo của một sức mạnh siêu nhiên nào đó hay là thuộc tính tự nhiên của loài người? Vì rõ ràng, linh tính không phải là kết quả quá trình tư duy, nó nằm ngoài
phạm trù logic và biện chứng. Nhưng thật ngược đời, sự logic mà linh tính mách bảo, trong nhiều trường hợp dường như lại hợp lý và lại là điều cần phải làm.
Xưa nay, quan niệm thông thường cho rằng phụ nữ có linh cảm cao hơn nam giới. Người đàn bà giải quyết nhiều vấn đề xuất phát từ cảm tính. Ngược lại, người đàn ông bao giờ cũng đi từ logic của vấn đề. Nhưng cũng có nhiều phát minh nổi tiếng của các nhà bác học nam giới lại bắt đầu từ cảm tính. Nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo là Mozart (1756-1791) khẳng định rằng, mỗi tác phẩm âm nhạc của ông là sự kết tinh của nguồn cảm hứng, tư duy sáng tạo và do linh tính mách bảo. Nhà vật lý, toán học và thiên văn học người Anh là Newton (1642-1727) đã phải công nhận linh tính đã đưa ông đến những phát minh vĩ đại.
Trong lịch sử, không những các nhà khoa học, các nhà quân sự mà cả những nhà chính trị cũng có khả năng linh cảm trước một số vấn đề. Một số người nổi tiếng cũng nhờ "giác quan thứ 6" mà thoát chết. Nhà chính trị người Anh Churchchill (1874- 1965), được giải thưởng Nobel văn học năm 1953, hai lần làm Thủ tướng nước Anh (1940-1945) và (1951-1955), một lần thoát chết trong trận oanh tạc của không quân phát xít Đức là do linh tính mách bảo. Năm 1944, ông Churchchill vừa chuẩn bị rời trận địa tên lửa thì máy bay oanh tạc của Đức ập đến. Người tài xế vội vàng nổ máy cho xe đi. Không hiểu sao, Churchchill không chịu vào xe mà vòng chạy ra phía sau. Đúng lúc ấy, một quả bom nổ ngay cạnh cửa xe, làm thành một hố bom lớn, ngay chỗ Churchchill vừa đứng. Trong tập hồi ký của ông, Churchchill viết: "Dường như có một sức mạnh nội tâm đã mách bảo tôi phải rời ngay chỗ đứng".
Đến đây một câu hỏi đặt ra: "Những người bình thường có khả năng linh cảm không?" Như trên đã nói, ai cũng có ít nhiều khả năng này.
Tờ báo Scandal ở Mỹ năm 1994 có đăng một câu chuyện về giấc mơ kỳ lạ của một người mẹ: "Chuyện kể rằng, 1865, một chú bé bên là Maks Hoffman 5 tuổi bang Wisconsin bị mắc chứng bệnh tả. Bác sĩ nói rằng không còn tia hy vọng nào cứu sống được chú. Ba ngày sau đó, chú bé trút hơi thở cuối cùng và mọi người đem chôn chú trong nghĩa địa của làng. Đêm hôm đó, trong giấc mơ, bà mẹ nghe thấy tiếng con trai trở mình trong quan tài. Bà kêu lên rồi chạy đến bên chồng, xin ông hãy ra mộ để cứu con. Ông chồng tất nhiên đã từ chối. Ông giải thích cho vợ mình rằng bà đã quá thương con nên đã thấy như vậy.
Nhưng đêm hôm sau, bà mẹ lại mơ thấy y như thế. Lần này, bà đã quyết tâm cùng người nhà ra cứu con. Lúc ấy đã gần nửa đêm. Mọi người treo đèn lên trên cành cây
bên cạnh mộ và cặm cụi đào. Khi nắp quan tài vừa mở, ai cũng sửng sốt, vì thấy cậu bé nằm đúng tư thế mà người mẹ nhìn thấy trong mơ: "Cậu nằm nghiêng về phía bên phải, 2 tay xếp dưới má phải". Cậu bé không có biểu hiện gì của sự sống. Nhưng người cha vẫn bế con lên rồi bằng mọi cách hô hấp nhân tạo. Sau một giờ, điều kỳ diệu đã xảy ra: Cậu bé dần dần tỉnh lại. Rồi mọi người đã tìm các biện pháp giúp cậu phục hồi sức khỏe và chữa khỏi bệnh tả cho cậu. Về sau, Maks Hoffman đã sống tới 80 tuổi (1860-1940) tại thành phố Lincoln (bang Iowa, Mỹ). Vật kỷ niệm quý giá nhất đời ông là cái núm sắt nhỏ ở nắp quan tài mà từ trong đó, ông đã được cứu sống nhờ giấc mơ của người mẹ.
Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Bí ẩn của 'Ngôi nhà lớn' thần bí
"Ngôi nhà lớn" là nơi sinh sống của bộ tộc Anasaki, người Indian ở Bắc Mỹ. Vào thế kỷ XV, bộ tộc huyền bí này đã dần dần mất đi một cách khó hiểu nhưng nền văn hóa và kiến trúc bằng đá mà họ để lại vô cùng tiên tiến, khiến người đời sau phải kinh ngạc.
Di tích nền văn hóa Anasaki được phát hiện ở châu Colorado, châu Utah, châu Arigola và châu New Mexico (Nouveau Mexique) Tân Mexico. Nhưng nơi có những phát hiện quan trọng nhất là khe Núi Chaco dài 24km, rộng 1600m thuộc miền Tây bắc Tân Mexico. Vào năm 1050, những người sống trong khe núi này đã có khả năng sáng tạo vượt bậc. Qua mấy chục năm phát triển, họ tạo ra 12 trấn nhỏ xinh đẹp đặc sắc. Nơi đây dần dần hình thành trung tâm tôn giáo, chính trị và thương nghiệp của người Anasaki mà sau này được các nhà khảo cổ học gọi là "hiện tượng Chaco". Nếu tính cả số người sống ở xung quanh khe núi thì nhân khẩu ở đây lên tới trên 5000 người. Với một bộ tộc trong xã hội thời kỳ đồ đá, sinh sống ở nơi hoang vắng như vậy thì con số 5000 người là cực kỳ lớn. Hơn nữa, kiến trúc nhiều tầng mà họ sinh sống được gọi là "Ngôi nhà lớn" có trình độ kỹ thuật rất cao siêu, chỉ những cao ốc xuất hiện sau hàng trăm năm trong các đô thị lớn mới có thể so sánh được.
Nhưng thật kỳ lạ, tại sao tộc người ấy không chọn nơi rộng rãi để sinh sống mà lại tâp trung ở mảnh đất nhỏ hẹp này?
Mỗi một "Ngôi nhà lớn" đều được dùng hàng chục tấm đá lớn và hơn 2 vạn cột gỗ tùng hoặc gỗ vân sam dựng thành. Lúc đó, không có gia súc thồ và công cụ vận tải có bánh, do vậy, tất cả những vật liệu này đều phải vận chuyển bằng sức người suốt quãng đường dài 5,6km. Những kiến trúc này thể hiện công nghệ làm gạch đá cực kỳ độc đáo. Mỗi viên đá vật liệu đều được đục đẽo theo một yêu cầu nhất định, giữa chúng được gia cố bằng một lớp bùn mỏng, những phiến đá nhỏ được xếp bên trên. Các kiến trúc này cùng với cảnh sắc tự nhiên tươi đẹp đã hòa quện với nhau tạo thành một thể hoàn mỹ tuyệt vời.
Sự hoành tráng nhất trong "Ngôi nhà lớn" là một kiểu kiến trúc năm tầng hình chữ D, bên trong có khoảng 800 gian phòng, chiếm 60 mẫu đất Anh. "Ngôi nhà lớn" còn có phòng hình tròn, có vị trí đặc biệt trong đời sống của người Anasaki. Có người qua khảo cứu phân tích cho rằng đây là nơi tiến hành nghi lễ tôn giáo hoặc tiến hành lễ bái; cũng có người phỏng đoán, nó là nơi cho người ngủ trọ, và là nơi đàn ông tập trung tiêu khiển. Mỗi một phòng đều có mái hình tổ ong được ghép bằng gỗ. Trên đỉnh nóc nhà, người ta dùng đất và đá vụn nhét kín. Cừa vào duy nhất của gian phòng được bố trí trên mái để đàn ông theo cầu thang vào trong nhà. Trên nền nhà còn có một hố thần chuyên dùng để cho tinh linh ma quỷ ra vào. Không khí trong lành được dẫn vào nhà theo một đường ống bằng đá. Gian lớn nhất là gian "khải ốc", đường kính 19m, độ sâu 4,5m. Hiệu quả truyền âm thanh trong phòng rất tốt, nói thầm từ góc này âm thanh truyền tới được góc kia, hắt hơi một cái sẽ gây ra tiếng động gần như sấm.
Mỗi một gia đình đều sử dụng một gian phòng trong "Ngôi nhà lớn", ngoài các phòng dùng để nấu nướng ăn ở ra còn có kho, chuồng gà, phòng chứa rác, thậm chí còn làm nhà táng. Nhà ở nhìn chung dài 3,5m; cao 2,5m; tường được trát bằng bùn xám, trên tường có nhiều bức họa và để giảm bớt tốc độ tỏa nhiệt vào mùa Đông, cửa sổ, cửa ra vào mở rất nhỏ. Trong nhà đốt lửa sưởi ấm, do không có ống khói nên trên nóc nhà đều có lớp bồ hóng dày.
Những đồ gốm tìm thấy khi khai quật "Ngôi nhà lớn", có không ít đồ được làm phỏng theo hình dáng các con vật và vẽ những hình trắng đen, rất rõ nét sáng sủa. Người Anasaki đã làm ra những đồ trang sức rất tinh xảo, nguyên liệu là đá xanh, vỏ trai, vỏ sò, ngoài ra họ còn tết những cái làn, cái giỏ bằng cỏ rất đẹp. Người Anasaki không chỉ biết đánh trống gõ nhịp, thổi tiêu, sáo (được làm bằng xương chim) mà họ còn vẽ lên tường những hình vẽ rất trìu tượng.
Đến năm 1150, cũng chính là thời điểm quan trọng đạt tới đỉnh cao của sự phồn vinh và hùng mạnh nhất của người Anasaki, văn hóa Chaco lại bắt đầu suy giảm một cách thần bí. Cư dân trong khe núi vứt bỏ thành phố phồn hoa của mình nhanh chóng ra đi.
Trong thế kỷ XII, người Anasaki đã bịt kín tất cả cửa và cửa sổ hướng ra bên ngoài của các gian phòng phía ngoài "Ngôi nhà lớn". Họ dùng đá bịt kín tất cả các cửa vào chủ yếu của gian nhà tập thể, chỉ để lại một cửa cầu thang để họ ra vào. Cách làm này được một số nhà khảo cổ cho là để chống kẻ xâm lược, nhưng lại mâu thuẫn ở chỗ, trong đống phế tàn ấy, người ta không tìm thấy môt thi thể nào không đầy đủ các bộ phận hoặc mang bất kỳ một vết tích chiến tranh nào. Dù vậy, họ cũng đã vĩnh viễn rời bỏ lòng chảo mà họ đã sinh sống hàng trăm năm để ra đi một cách lặng lẽ bí hiểm. Người Anasaki không còn tồn tại trên thế gian này nữa nhưng những bí ẩn về "Ngôi nhà lớn" vẫn thu hút sự chú ý của nhân loại, vẫn để cho những người hiện đại không
ngừng nghiên cứu, tìm tòi, khám phá.
H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
Bí ẩn của những điều vượt qua trí tuệ con người
Ai đã sáng tạo ra nền văn minh Samuier?
Các nhà lịch sử học cho rằng, cực văn minh Trái Đất, nơi khởi nguồn, có khả năng là khu vực sinh sống của người Samuier. Vì các nền văn minh Maya và Samuier có rất nhiều điểm tương tự, thậm chí giống nhau.
Người Samuier đột nhiên xuất hiện, rồi lại đột nhiên biến mất khỏi vùng hạ du sông Tigre và Sông Euphrate. Vào khi nào, bằng cách nào họ đã học được chữ hình chêm và kỹ thuật kiến trúc bảo tháp cho đến nay vẫn là câu đố lịch sử khó giải, là một sự thách thức đối với các nhà khảo cổ học. Samuier là thành phố có nền văn minh lâu đới nhất trong lịch sử các nền văn minh nhân loại, hình thành khoảng 4000 năm trước Công Nguyên. Nó đột nhiên xuất hiện ở khu vực hạ du hai con Sông Tigre và Euphrate thuộc vùng Trung Đông, tức phía Nam Iraq ngày nay. Các nhà lịch sử chính thống và các nhà khảo cổ học đã có được ý kiến thống nhất khi cho rằng: Thành phố Samuier không chỉ là cội nguồn văn minh phương Đông cổ đại sau này mà còn có thể nói một cách chuẩn xác, nó là cội nguồn của nền văn minh Thế giới hiện đại.
Thành phố Samuier nằm ở khu vực Mesopotamie (Vùng Lưỡng Hà). Khu vực này hàng nghìn năm trở lại đây luôn luôn là khu vực có môi trường tồi tệ, khô hạn, nóng nực, sông ngòi có dòng chảy hung hãn, không thích hợp cho việc sinh sống của con người. Vậy tại sao nền văn minh sớm nhất của con người lại được sản sinh ra từ hoàn cảnh tự nhiên vô cùng khắc nghiệt.
Nói tới nền văn minh Samuier, điều mà người ta nghĩ tới đầu tiên là phát minh văn tự hình chêm (một loại văn tự do người miền Nam Mesopotamie sáng tạo từ 3000 năm trước Công Nguyên, nét chữ giống cái chêm. Người Babylon, Ba Tư... đều đã từng sử dụng loại văn tự này). Người Samuier không chỉ phát minh ra chữ viết mà còn phát minh ra các loại kỹ thuật như: Cày ruộng, xây dựng, tưới tiêu, nhiều nghành
khoa học hình học, pháp luật, thiên văn học, toán học và cả phương pháp quản lý dân chủ của Nhà nước, thành phố... Hơn nữa, đứng từ góc độ thời gian lịch sử mà nói, tất cả những tri thức này của người Samuier đều được sáng tạo một cách đột ngột trong khoảng thời gian cực ngắn. Thực tế này càng khiến các nhà sử học và khảo cổ học không thể hiểu nổi, cũng không thể tranh cãi hay bàn bạc được điều gì. Họ chỉ có thể đặt câu hỏi: Ai là người có bản lĩnh lớn như thế trong khoảnh khắc đã khiến cho người Samuier trở nên thông minh để sáng tạo ra một nền văn minh không thua kém bất kỳ nền văn minh nào của các quốc gia ở thế kỷ XX.
Tiến sỹ Thaytacasag, nhà Khoa học Vũ trụ Mỹ đã đưa ra cách giải độc đáo: "Văn
minh Samuier là dựa vào sự giúp đỡ của sinh vật hệ nhân loại vô cùng hùng mạnh mà được sản sinh ra". Cuối Thế kỷ II trước Công Nguyên Jisirosuansi của Babylon đã vận dụng sách cổ văn thần điện viết cuốn sử Babylon với độ tin cậy rất cao. Sách đã viết: "Khi nhân loại ở vùng Babylon cổ xưa sống cuộc sống hoang dã giống như loài thú hoang không có trật tự, ở vịnh Ba Tư xuất hiện một loài sinh vật Oyanasi hình thể giống cá, nhưng phía dưới đầu cá lại có một cái đầu khác, có chân tay giông như người, tiếng nói cũng giống người".
Loài sinh vật này, ban ngày xuất hiện ở biển, nói chuyện với con người, dạy con người văn hóa, nghệ thuật, khoa học, pháp luật, kiến trúc, nguyên lý hình học, hái lượm hoa quả, phân biệt thực vật,... nhưng nó không ăn gì mà vẫn tồn tại. Do loài sinh vật này là động vật lưỡng thể, nên khi Mặt trời lặn về phía Tây, nó liền nhảy xuống biển ẩn náu dưới đó, đến sáng lại lập tức xuất hiện". Cách giải lý này, thực sự khiến người ta khó tiếp thu.
Tiến sỹ Calusag suy đoán, khoảng 4000 năm trước Công Nguyên hoặc sớm hơn, nền văn minh ngoài nhân loại đã tiếp xúc với loài người ở bờ biển Vịnh Ba Tư, mà di tích Aliduo cổ nhất của Samuier lại ở chính trên mảnh đất này. Di tích Aliduo hiện đã được các nhà khảo cổ học xác nhận, căn cứ vào kết quả phân tích được ghi lại bằng văn tự chêm rằng "Aliduo trước nạn Đại Hồng Thủy là đô thành sớm nhất của ngũ quyền từ trên trời giáng xuống". Tiến sỹ Calusag còn chỉ rõ: "Nếu như lấy loài sinh vật Oyanasi có thân thể giống như cá coi như là áo Vũ trụ hoặc áo lặn, cái đầu khác dưới cái đầu cá chỉ là cái mặt của mũ Vũ trụ hoặc mũ lặn, thì chúng ta có thể kết luận một cách nhanh chóng, đó chính là sinh vật có tính trí năng hệ phi nhân loại trong đại dương".
Ngoài ra, còn có rất nhiều người thử nghiệm đưa ra kiến giải của mình với chủ trương: tích cực và mạnh dạn giải thích nền văn minh Samuier. Nhà ngôn ngữ học kiêm nhà nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Đông quốc tịch Mỹ nhưng mang trong mình huyết thống Trung Đông tên là Caglia Xijin, nói: "Cội nguồn nền văn hóa Samuier có thể nói là dựa vào sự giúp đỡ của người ngoài hành tinh, cũng có ý kiến cho rằng: Trước nạn "Đại Hồng Thủy", Samuier bị người ngoài hành tinh xâm chiếm, biến thành đất thuộc địa, nền văn minh Samuier chính là di sản văn hóa của họ được giữ lại trên mảnh đất thuộc địa này". Caglia Xijin đã quan xát và nhận thấy, xuyên suốt các nền văn hiến của khu vực Trung Đông Mesopotamie (từ Samuier đến Asayria), Ai Cập, Hilblai đến Thánh Kinh cùng một ngôn ngữ đã từng xuất hiện, đều có một từ đơn "Sai mu", và bất luận là tài liệu gì đều thường xuyên lấy nó dùng trong trường hợp ghi lại những cuộc đi lại của các thiên thần trên trời hoặc của con người lên trời. "Sai mu" trong văn tự hội thoại (hình thái sớm nhất của văn tự chêm) lúc đó có ý nghĩa là lên cao vuông góc - lên thẳng. Từ đó có thể thấy, nó phải là vật thể phi hành như các loại tên lửa, phi thuyền vũ trụ. Trên thực tế, trong bài thơ ca tụng dân lên nữ thần Isidare
của Babylon có một câu thơ miều tả rất rõ nó đúng là một vật thể phi hành: "Nữ thần ở trên trời cưỡi "Sai mu" bay xuống Trái đất, nơi loài người sinh sống". Ngoài các điều này ra các tác phẩm hội họa, phù điêu, điêu khắc thời đó cũng đều có vật thể hình dáng giống như tên lửa. Rất có khả năng những tác phẩm đó được làm ra để biểu thị sức mạnh của "Sai mu".
Cội nguồn của nền văn minh Samuier có nhiều cách giải thích nhưng đều rối ren, chưa thống nhất, giống như cách nói "Người nhân thấy thế gọi là nhân, người trí thấy vậy gọi là trí". Dù là cách nói nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải chờ các nhà khảo cổ học tiếp tục khảo sát và nghiên cứu.
H.T (Theo nền văn minh cổ)
Bí ẩn của pho tượng phật chùa Bút Tháp
Pho tượng nổi tiếng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp chứa đựng nhiều "ẩn ngữ", triết lý sâu xa. Nó cho ta biết nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê, nửa sau thế kỷ 17.
Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, do Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm 1656, thời Hậu Lê. Trên bệ tượng ghi: Nam Đông Giao, Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc (tạm hiểu: Nam Đông Giao là địa chỉ, Thọ Nam là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ). Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chữ "phụng khắc" được dịch là khắc theo ý chỉ của nhà vua (nhưng nếu phụng mệnh vua mà khắc thì tượng phải để ở kinh đô, trong khi đó pho tượng này lại được thờ ở một ngôi chùa).
Tượng Quan Thế Âm bồ tát thiên thủ thiên nhãn - dân gian gọi là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ, được sáng tác theo hệ thống quy luật rất chặt chẽ. Đó là những quy luật âm dương ngũ hành và bát quái, luôn bao hàm các cặp phạm trù đối lập nhưng thống nhất: Dương - Âm (thiện - ác, đỏ - đen, sáng - tối, trời - đất). Để bạn đọc nhận biết những mặt đối lập trên bố cục tác phẩm của Trương Thọ Nam, xin phân tích như sau:
1. Tượng Quan Âm được làm theo thế tam tài giả, tức là mối quan hệ tổng hòa thiên - địa - nhân. Khi nhìn vào tượng, vòng tròn phía sau được gắn gần một nghìn bàn tay, trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt, đó là biểu tượng của Trời. Trời theo quan niệm ở đây là vũ trụ thu nhỏ. Trong vũ trụ, cái thiện được biểu tượng ở thế "tam quang giả" tức là 3 cái sáng bao gồm: mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Từ xa xưa, người Việt cổ đã nhận thức được mặt trời là trung tâm sự sống, sức mạnh thần kỳ của nó được thể hiện ở chính giữa trống đồng Đông Sơn. Ở pho tượng này, tác giả cũng đặt mặt Quan Âm vào trung tâm của pho tượng. Mặt trời là mặt
Phật Quan Âm nổi bật nhất, sáng ngời, đầy vẻ từ bi hỉ xả. Mặt trời ở đây được thể hiện là bình minh, những tia sáng chiếu tỏa lên trên chứ không tỏa ngang, ý nói: Cái thiện là thế đang đi lên, có sức mạnh chiến thắng, biểu tượng cho văn minh xã hội. Mặt trời sáng ngời còn biểu tượng cho trí tuệ đức Phật Quan Âm đi khắp muôn phương xua tan bóng tối. Những kẻ có hành vi ám muội cũng không thể che nổi mắt Phật. Để diễn tả thâm ý này, tác giả đã khắc con mắt trong lòng bàn tay biểu tượng cho hàng nghìn vì sao trong thiên hà. Tất cả con số trên pho tượng đều là số lẻ, hơn 900 bàn tay và hơn 900 con mắt. Tác giả cho rằng số 1.000 là số chẵn, âm, tĩnh, không phát triển. Số lẻ, dương, động và phát triển không ngừng. Điều đó có nghĩa là trong vũ trụ có vô vàn vì sao đang quan sát trần gian.
2. Trên đã có trời, hình tròn, động, thuộc dương, nên dưới hệ tượng được biểu hiện cho đất, tĩnh, thuộc âm; hình vuông, nối giữa trời và đất là người - nhân vật Quan Âm. Trời, đất, người là 3 thế lực siêu nhiên trong vũ trụ, có sức sáng tạo không ngừng. Con rồng đen dưới tòa sen là Hắc Long dưới Biển Đông, tượng trưng cho cái Ác. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên tòa sen, cả tòa sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị cái ác. Hai cánh tay của con rồng chỉ đỡ hờ vào tòa sen tạo nên một bố cục chặt chẽ, nó còn nói lên một điều rằng: Cái ác cũng có một sức mạnh phi thường, chỉ một cái đầu cũng đủ đội cả toàn tượng lên trên. Trên mũ của Quan Âm có 3 tầng đầu, mỗi tầng có 3 đầu, đầu thứ 9 là Phật A Di Đà - tượng trưng cho cõi Niết bàn. Như vậy, mỗi cái đầu là biểu tượng của một tầng trời. Điều thú vị là A Di Đà cùng với con chim Thiên Đường ở phía sau được gắn với hai cái đầu (số 2 thuộc âm, biểu tượng cho linh hồn của người đã chết siêu thoát ở cực lạc). 3 cái đầu đó chụm lại gợi cho ta về cõi tam thế "quá khứ - hiện tại - tương lai".
3. Trong các chùa, 3 ngôi tam thế bao giờ cũng được đặt ở ngôi cao nhất. Trong nghệ thuật bố cục, Trương Thọ Nam đã gắn kết các hiện tượng với nhau thành một biểu tượng: Cả vòng tròn lớn đằng sau được gắn kết với con chim Thiên Đường, tạo thành hình tượng của lá bồ đề mà tâm của Phật là cuống của lá. Đạo Phật lấy lá bồ đề làm biểu trưng. Hình tượng mặt trăng được đặt trước tâm của Phật như một cái gương soi lại lòng mình để xem xét hành động hằng ngày đúng hay sai, thiện hay ác, sáng hay tối... Trên có Thiên Đường là cõi Niết bàn, nơi ngự trị của Phật A Di Đà, dưới có địa ngục được biểu hiện ở 4 góc, đó là 4 nhân vật to béo đang chịu cảnh thụ hình nhằm răn đe những ai rắp tâm làm điều ác.
4. Trong bố cục của pho tượng này, những cánh tay được sắp xếp tuy phức tạp nhưng lại rất nhất quán về phương pháp biểu hiện theo quy luật. Có 3 phương pháp cơ bản để biểu hiện ý nghĩa của thế tay: Thứ nhất là hai bàn tay chắp trước ngực, đó là ý chí của con người, tâm niệm làm điều thiện. Thứ hai là 42 cánh tay gắn ở hai bên hông tượng tỏa ra nhiều hướng hàm ý muốn thắng được cái ác phải sử
dụng cả văn lẫn võ (những cánh tay bên phải biểu tượng cho văn, những cánh tay bên trái biểu tượng cho võ). Thứ ba là thế tay của Quan Âm nâng niu mặt trăng trước tâm của mình, tượng trưng cho sự soi xét tự kiểm. Để tu hành đắc đạo, chúng sinh phải có lòng kiên nhẫn, tu hết đời này truyền sang đời khác, cây đức trồng càng lâu thì phúc càng dày. Hai cánh tay để trên đùi của Phật biểu tượng cho ý chí kiên định tạo nên thành quả.
5. Tượng Quan Âm ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đã chín muồi: Tác giả Trương Thọ Nam đã tiếp thu và nâng nghệ thuật của pho tượng này lên đỉnh cao bởi giao lưu với nền nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, nền điêu khắc Chăm, nhất là những cánh tay của Phật như những cánh tay vũ nữ thanh khiết của Chăm. Trang phục của Quan Âm được tác giả chuyển sang hình khối, bố cục đường nét rất lãng mạn theo phong cách Việt Nam mà ông đã tiếp thu được từ nền nghệ thuật Lý - Trần qua cách mô tả sen. Sen thời Lý được chạm rồng trên các cánh hoa, sen thời Lê được chạm khắc theo những nét lửa Lê - ngọn lửa của truyền thống chống ngoại xâm.
Ở châu Á, đạo Phật khởi nguồn nên chủ đề "Quan Âm nghìn mắt nghìn tay" được tạc ở một số nước, nhưng tác phẩm do nhà điêu khắc thiên tài Trương Thọ Nam sáng tác có nội dung hoàn chỉnh bậc nhất về thế giới quan và nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo truyền thống, có hình thức nghệ thuật đạt được sự hoàn mỹ tuyệt vời. Pho tượng này đã đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lãm nghệ thuật Phật giáo Quốc tế tại Ấn Độ năm 1958.
Họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ
Theo Khoa Học & Đời Sống
Bí ẩn của sao bạn Thiên Lang (Sirius) và người Doxiang Nước cộng hòa MaLi nằm ở phía Tây châu Phi. Bên bờ sông Nil của quốc gia này có một dân tộc thổ dân tên là Doxiang sinh sống.
Cuộc sống của họ lấy trồng trọt và du mục làm chính. Đời sống của họ rất khó khăn nghèo khổ, phần lớn dân sống ở nông thôn hoặc trong một số hang động trong rừng núi. Họ không có chữ viết riêng, từ đời này qua đời khác chỉ truyền lại bằng miệng, bện thừng đánh dấu sự việc. Nếu nhìn từ góc độ này thì họ cũng không có gì khác so với các dân tộc da đen Tây Phi khác. Nhưng nghi lễ tôn giáo mà họ cử hành lại đem đến nhiều ngạc nhiên và thu hút sự chú ý của các nhà nhân loại học và thiên văn học trên thế giới.
Cứ mỗi chu kỳ 600 năm, khi Sao Thiên Lang xuất hiện giữa hai đỉnh núi thì người Doxiang lại cử hành nghi lễ tôn giáo Sigui long trọng nhất, lớn nhất trong đời sống tôn giáo của họ.
Những năm 20 của thế kỷ XX, hai nhà nhân loại học người Pháp Gria và Didelun đến Tây Phi cùng ăn cùng ở với người Doxiang 10 năm. Bằng quan hệ qua lại lâu dài,
thân thiết họ đã chiếm được sự tin tưởng tín nhiệm và tình cảm của người Doxiang. Từ những thầy cúng cao cấp, họ biết được người Doxiang trong quá trình duy trì tôn giáo tín ngưỡng của mình hàng trăm nghìn năm nay, luôn ẩn giấu tri thức chính xác đặc biệt về một hiện tượng thiên văn. Trong giáo lý tôn giáo thần bí của người Doxiang giữ gìn tư liệu tường tận về một ngôi sao ở rất xa, mà ngôi sao này hàng trăm năm trước đây không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cho đến ngày nay, nếu không có sự trợ giúp của kính viễn vọng hiện đại nhất thì cũng không thể quan sát, đo đạc được.
Ngôi sao này chính là ngôi sao bạn của Sao Thiên Lang. Người Doxiang gọi là "Pak Tolu", "Pak" cói nghĩa là "nhỏ", "Tolu" có nghĩa là "sao". Họ còn nói đây là "ngôi sao nặng nhất" có màu trắng. Thật kỳ lạ khi người Doxiang đã nói chính xác ba đặc trưng cơ bản của ngôi sao này: Nhỏ, nặng và màu trắng. Trên thực tế, sao bạn Thiên Lang đúng là Ngôi sao trắng lùn.
Gọi là Sao trắng lùn, không phải gọi riêng một ngôi sao nào đó mà là tên gọi chung cho một loại sao có những điểm "trắng" và "lùn". "Trắng" nói rõ nhiệt độ của nó rất cao, nhiệt độ bên ngoài của sao trắng lùn khoảng 10.000 độ C phát ra ánh áng trắng,"lùn" nói rõ thể tích của nó nhỏ. Các nhà thiên văn học cho biết: Một, hai trăm ngôi sao trắng lùn ghép lại với nhau mới to như Mặt trời, còn một ngôi sao trắng lùn nhỏ nhất chỉ to bằng một phần nghìn vạn Mặt trời.
Trên bầu trời phía Đông Nam và mùa Đông mỗi năm, chúng ta có thể nhìn thấy sao hằng tinh (như sao Chức Nữ, Mặt trời) sáng nhất trên bầu trời, nó chính là sao Thiên Lang. Thể tích của nó lớn gấp hai Mặt trời, nhưng ánh sáng của nó lại gấp 20 lần Mặt trời.
Bên cạnh nó còn có một ngôi sao nhỏ không nhìn thấy quay quanh, ngôi sao nhỏ này chính là sao bạn Thiên Lang. Tuy có thân hình bé nhỏ, nhưng thể trọng của nó rất lớn, đúng như người Doxiang đã nói nó là một ngôi sang trắng lùn.
Các nhà thiên văn học phỏng đoán, sao bạn Thiên Lang có vào năm 1844. Họ phán đoán sao bạn Thiên Lang nhất định chịu ảnh hưởng, sức hút của một ngôi sao khác, từ đó dẫn tới sự vận động của nó không có quy tắc. Năm 1930, nhờ có sự trợ giúp của kính viễn vọng với tầm nhìn rất xa và các dụng cụ thiên văn hiện đại, người ta mới nhận biết được nó là một ngôi sao kèm (hộ tinh) có thể tích nhỏ nhưng mật độ lại cực lớn.
Nhưng đối với loài người trên Trái đất, ngôi sao đó ở quá xa và nó quá nhỏ, khiến người ta lại bắt đầu nghi ngờ liệu nó có thể gây ảnh hưởng tới Sao Thiên Lang không? Chúng ta không thể không đặt câu hỏi, người Doxiang sinh sống trong các hang động ở châu Phi, làm sao lại có thể có những tri thức hiểu biết về ngôi sao này? Phải chăng họ dựa vào linh cảm? Không chỉ có thế, người Doxiang còn vẽ một cách chuẩn xác trên cát quỹ đạo hình bầu dục sao kèm Thiên Lang chuyển động vòng
quanh Sao Thiên Lang, so với sự quan trắc của các nhà thiên văn học hầu như không sai chút nào. Người Doxiang nói, chu kỳ quỹ đạo của sao kèm Thiên Lang là 49,5 năm (trên thực tế con số chính xác là 50,04 năm), bản thân nó tự quay quanh trục chuyển động (điều này cũng được các nhà thiên văn học chứng thực). Người Doxiang cho rằng, sao kèm Thiên Lang là ngôi sao được thần thánh tạo ra, là trung tâm của Vũ trụ. Ngoài ra, họ còn biết từ rất sớm các tri thức về thiên văn, về những hành tinh xung quanh Trái đất. Ví dụ như, Sao Mộc có bốn vệ tinh chủ yếu, họ có bốn loại phương pháp làm lịch, tuần tự lấy Mặt trời, Sao Thiên Lang, Mặt trăng và Sao Kim làm căn cứ.
Những người làm công việc tế lễ ở địa phương nói, tri thức thiên văn học của họ có được là nhờ sinh vật có trí tuệ của hệ Sao Thiên Lang cứ tới Trái đất truyền cho người Doxiang, họ gọi sinh vật này là Na Mẫu. Trong truyền thuyết người Doxiang, Na Mẫu từ một nơi nào đó ở phương Đông - quê hương người Doxiang hiện nay đến Trái đất. Bề ngoài của Na Mẫu vừa giống cá lại vừa giống người, là một loài sinh vật lưỡng thể sống trong nước.
Trong các bức họa và điệu múa của người Doxiang đều giữ lại truyền thuyết có liên quan đến Na Mẫu. Người Doxiang luôn cho rằng, dân tộc họ vốn không phải là sinh sống trên mảnh đất hiện nay, họ là hậu duệ của người Berber, dân tộc cổ xưa ở Bắc Phi. Người Berber mới đầu sinh sống ở đầu Bắc sa mạc Sahara. Từ thế kỷ I, II sau Công nguyên họ mới bắt đầu di chuyển xuống phía Nam, đến kết hôn với người da đen, nên dần dần họ cũng trở thành tộc người da đen. Mặc dù Đạo Do Thái có ảnh hưởng rất lớn, nhưng họ vẫn giữ tôn giáo của tộc mình.
Những tri thức về Sao Thiên Lang mà người Doxiang lưu truyền qua hàng năm vẫn hoàn toàn trùng hợp với những tri thức về ngôi sao này mà các nhà thiên văn học hiện đại tìm hiểu được. Từ đâu họ có được tri thức thiên văn học thần kỳ ấy? Có thể khẳng định, không có kính viễn vọng thì con người không thể nhìn thấy sao kèm Sao Thiên Lang. Nhưng người Doxiang cổ đại chắc chắn là không có kính viễn vọng. Phải chăng những tri thức mà họ có được đúng là do sinh vật của hệ sao Thiên Lang dạy cho? Nếu như không phải, thì tri thức về Sao bạn Thiên Lang của người Doxiang có được từ đâu?
H.T sưu tầm
Bí ẩn của việc xây dựng các phiến đá thời cổ đại
Lịch sử thành Beyrouth, thủ đô của Liban sớm được ghi chép từ thế kỷ XIV trước Công nguyên. Trong lịch sử phát triển lâu đời, thành Beyrouth đã lần lượt bị Ai Cập, La Mã, Uthmanibu "Affan", Pháp và Anh chiếm đóng, mãi đến năm 1941 mới trở thành thủ đô của Liban. Những biến cố lịch sử phức tạp ấy đã hình thành nên tính chất đa nguyên của thành phố này.
Di chỉ tường thành bao quanh BaierBeit nằm cách thủ đô Beyrouth 7km về phía
Đông là một trong những kỳ quan hùng vĩ nhất thế giới. Sau khi toàn bộ lãnh thổ Palestine bị đế quốc La Mã chinh phục năm 63 trước Công nguyên, người La Mã đã xây dựng điện thần của nữ thần Vénus và chúa thần La Mã tại đây để thay thế các miếu mạo của thần Pali và nữ thần Askait - vợ thần Pali.
Những kiến trúc vĩ đại này của người La Mã cổ đại trải qua hàng nghìn năm, đại bộ phận đã bị phá hủy trong một trận động đất. Chính vì vậy khi một bộ phận tàn dư của kiến trúc cổ này bị vùi sâu trong lòng đất lộ ra đã trở thành một đề tài nan giải qua hàng nghìn năm đối với các nhà khảo cổ học. Trong quần thể kiến trúc này có một bộ phận tường vây gọi là Tam Thạch Tháp, vì tường vây ấy do phiến đá được đẽo rất đẹp cấu thành. Ba phiến đá này mỗi phiến đá nặng 800 tấn nhưng có một phiến đá chỉ cao 7m được xếp ngay ngắn trên đỉnh hai phiến kia. Trong bãi đá gần Tam Thạch Tháp còn có một phiến đã được đẽo rất đẹp cao 4,5m; rộng 3,7m; dài 22m, nặng gần 1.000 tấn.
Nguồn gốc kiến trúc của các phiến đá cho thấy nó có lịch sử còn lâu đời hơn cả thời La Mã cổ đại. Thời cổ đại có rất nhiều người sùng bái thần linh mà ăn gió nằm sương ở Mésopotamie và ở lòng sông Nil chạy đến miếu thần Pali và Askait.
Theo ghi chép của người Ả Rập cổ đại, hàng loạt các miếu thần đầu tiên thờ thần Pali và thần Askait được xây dựng sau trận đại Hồng Thủy. Theo cách nói của người Ả Rập, những người xây dựng miếu mạo này là "những người khổng lồ cùng dòng họ" được vua Nynrô - một vị vua trong thời kỳ cổ đại xa xưa giao cho xây dựng.
Các học giả kiến trúc nói rằng, các loại máy móc hạng nặng hiện nay cũng không thể nhấc nổi những phiến đá nặng như vậy xếp vào đúng vị trí như thế. Vậy người cổ đại bằng cách nào đã nhấc được phiến đá trên đỉnh tháp đặt đúng vị trí họ muốn? Và kiến trúc của các phiến đá đó tượng trưng cho cái gì và có ý nghĩa gì?
Đến nay, các phiến đá đó vẫn đứng trơ trơ nhìn trời đất bao la mà không có lời giải thích nào thỏa đáng.
H.T (Theo nền văn minh cổ thế giới)
Bí ẩn dòng suối thánh Lourdes
Ivơ Bác Đô - một nhà bác học có tên tuổi, một bậc thầy về tâm thần học đã nghiên cứu, điều tra và viết ra cuốn "Phép màu nhiệm của suối thánh Lourdes" Lourdes là một dòng suối ở miền Nam nước Pháp. Đã nhiều năm, chẳng mấy ai biết tới nguồn nước nhỏ này. Nhưng rồi bỗng nhiên suối trở thành nồi tiếng không phải chỉ ở nước Pháp mà gần như khắp thế giới. Tại sao suối Lourdes lại trở lên nổi tiếng?
Tháng 3 năm 1858, một cô gái Pháp tên Margrette bỗng thấy Đức Mẹ nhập vào mình và phán truyền: "Ta ban cho các con nguồn nước suối màu nhiệm này để làm dịu bớt phần nào nỗi khổ đau trên thế giới".
Margrette như được một sự chỉ dẫn bí ấn, một mình đi vào hang sâu trong núi. Cô lật tảng đá phủ rêu thì thấy có một nguồn nước bốc khói tuôn ra dào đạt. Người đầu tiên chứng kiến sự màu nhiệm của nguồn nước là cha xứ thuộc địa phân Lourdes. Được nghe kể lại lời phán truyền của Đức Mẹ, cha xứ coi suối là một thứ nước linh thiêng. Ông lấy nước đó nhỏ và mắt anh mù Sactơlê. Lạ thay, ngay lúc đó đôi mắt anh sáng trở lại và đọc được dòng chữ viết từ mảnh giấy của cha xứ đang cầm ở tay.
Tin đó lập tức lan đi rất nhanh, một cô gái Charlotte bị liệt từ lâu không đứng lên được liền được đưa đến suối Lourdes, cô thấy khỏe ra và đi lại bình thường sau khi uống nước suối Lourdes. Một cụ già bị hen mãn tính, mới uống có hai lần thuốc nước suối đã dứt hẳn cơ hen. Ngoài những người có bệnh tật tìm đến còn có rất nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu, bác học cũng tới. Vùng Lourdes xa xôi vắng vẻ trước đây nay bỗng trở nên sầm uất, náo nhiệt vì người đến cầu xin khỏi bệnh, lấy tin tức, xác định khảo cứu...
Theo Ivơ Bác Đô và các báo chí cho biết, hàng năm có từ 4-8 vạn người từ các miền của nước Pháp đổ đến Lourdes. Số người nước ngoài tới cũng không ít. Nhà bác học đã chứng kiến rất nhiều người được chữa khỏi bệnh. Bệnh trạng cả những người đến đây rất đa dạng: có người bệnh tim, người bệnh phổi, bệnh dạ dày, kinh niên,... đặc biệt có cả những người mù lòa, bại liệt, người bị bệnh "ma làm". Các phóng viên, nhà nghiên cứu đã mục kích, chụp ảnh, quy phim về các cảnh tượng đó.
H.T sưu tầm
Bí ẩn động Ma và những quan tài cổ
Ông Phạm Hồng Nêu - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá - qua điện thoại, cho biết: Phát hiện khoảng 200 cỗ quan tài cổ được treo bung biêng trong một cái hang mà tiếng Thái bản địa gọi là động Ma, chon von đỉnh núi tai mèo tại địa phương. Quan tài làm bằng thân gỗ quý khoét rỗng. Dăm bảy cái động bên cạnh hang Ma cũng được đám thợ săn hốt hoảng trông thấy la liệt toàn... quan tài. Một táng thức khá kỳ lạ ở Việt Nam: Không biết từ quan niệm nào, và bằng con đường nào mà hàng trăm cỗ quan tài có thể "bay" lên các vách núi cao hàng trăm mét ấy?
Khám phá động Ma
Cách TP.Thanh Hoá 140km, xã Hồi Xuân có phong cảnh hữu tình, là nơi sông Luồng nhập với sông Mã đỏ ngầu băng mình qua bạt ngàn đá phiến. Nơi ấy có động Ma nằm giữa mây mù trên núi đá tai mèo vòi vọi.
Khi tôi và tiến sĩ Nguyễn Văn Việt - GĐ Trung tâm Tiền sử ĐNÁ - sắm sửa để khám phá động, cựu Phó Chủ tịch huyện Quan Hoá - ông Phạm Hồng Nêu - kêu ồi ồi
không cho đi. Khi chúng tôi vẫn hăm hở đòi đi xem hơn một trăm cỗ quan tài cổ treo trong động Ma, ông Nêu cùng bà vợ đành đi mượn dao rừng, giày tất, mua nhang khói phục vụ các vị khách.
Cái quan trọng nhất là kiếm người dẫn đường giỏi giang, tin cẩn - kẻo dễ bỏ xác trên núi cao lắm. Trưởng bản Khằm - anh Phạm Hồng Sơn - được "triệu tập" đến, tiếp theo là phó bản (tên là Dũng) cũng có mặt.
Dũng là thợ săn lão luyện, cũng từng là kẻ phá sơn lâm khét tiếng, nên anh ta đã hai lần trực tiếp chui vào hang Ma. Bản Khằm có 194 hộ, với 920 khẩu, nhưng số người dám lên hang Ma (có tên tiếng Thái là Lũng Mu) chỉ đếm trên đầu ngón tay!
...Bước khỏi dòng sông Luồng, lập tức chúng tôi ngộp vào một cánh rừng rậm rạp. Cây và dây leo trùm trên đá tai mèo phún sắc, lá mục dày hàng gang tay, muỗi rĩn phi như vãi trấu vào mặt người leo núi. Nhiều đoạn, vách núi dựng đứng, leo cả tiếng đồng hồ chỉ nhích lên cao được độ 30m. Nhiều lúc, cả trưởng bản lẫn phó bản phải kỳ công kéo rồi đỡ thì tiến sĩ Việt mới lê được cái tuổi 56 của mình ngược đỉnh trời.
Càng lên cao, rừng càng hoang dã. Mùi phân dơi, lợn rừng, sơn dương, nai hoẵng cứ sực lên đến tắc thở. Đó là lúc động Ma hiện ra, với lồng lộng gió ngoài cửa hang.
Ngay cửa hang là la liệt quan tài. Quan tài làm bằng thân gỗ lớn, khoét hình thây người với hai đầu nhỏ thon dần, khúc giữa phình to; hai đầu khúc gỗ khoét có hai cái núm như chuôi vồ (có thể dùng để khiêng), tiếng Thái gọi là phần chuông hậu. Mỗi mảnh quan tài thể hiện rõ những khấc gỗ dùng để ghép hai nửa thân gỗ đã khoét với nhau (sau khi đã đặt thi hài người quá cố vào). Vật đem chôn sẽ nguyên bản như một thân cây khi nó đang đứng trong rừng.
Hầu như không có cỗ quan tài nào còn nguyên vẹn hai phần thân gỗ khum khum úp vào nhau. Mỗi phần của cỗ quan tài nằm như một con thuyền độc mộc. Chỏng chơ. Nhiều mảnh quan tài vỡ vụn, mục ruỗng, rêu mốc xanh rì.
Chúng tôi tiếp tục leo trong động, bằng cách bắc các cỗ quan tài gá vào nhau làm thang để lên đến cấp độ thứ hai và ba của Lũng Mu. Tại lòng hang thứ ba, dễ đến 50 cỗ quan tài nữa hiện ra. Quan sát kỹ, có thể thấy giàn giáo đặt quan tài (lên tầng 2) được làm rất công phu.
Cột gỗ dựng từ lòng hang, chằng với các thanh dầm húc sâu vào các vách đá, vững
chãi. Anh Dũng trèo lên nóc "tầng 2", dùng dao đẽo những thanh gỗ quan tài đã vỡ lăn lóc. Ai nấy giật mình thấy gỗ vẫn dẻo quánh, vàng sậm, toả mùi thơm nhè nhẹ.
Tìm lời giải
Nhiều người đang tranh luận, nên gọi là động táng hay là "thiên táng", bởi rõ ràng, quan tài được treo trong không gian động, chứ không chôn vùi gì. Hầu như không thấy những cỗ quan tài úp vào nhau thành một thân cây hình tròn khiến nhiều người đặt vấn đề: Hay thuở ấy, người ta chôn người chỉ có bằng một nửa thân gỗ khoét rỗng? Người chết nằm trong các thớ gỗ như nằm trong một chiếc nôi, treo trong động "thiên táng"?
Tất nhiên, phần chưa thể lý giải được là: Xuất phát từ quan niệm nào mà người xưa lại đem thi thể người chết lên tận những hang động cao và hiểm trở nhất khu vực để chôn, mà không phải là chôn dưới đất hay dưới chân núi chẳng hạn? Làm thế nào người xưa mang được những cỗ quan tài khổng lồ bằng thứ gỗ đứng vào hàng tứ thiết kia lên động Ma (và các động hiểm trở khác)?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Việt phỏng đoán, có thể người ta đã làm những sạn đạo, tức là buộc dây buộc gỗ thành được những cái thang nằm ngang, ngoắt ngoéo mãi lên đỉnh núi để đám đô tuỳ có thể khiêng quan tài đi được.
Và - vẫn là giả thiết "sạn đạo" ấy giờ đã đổ sụp, hoặc sau khi động đầy quan tài, bà con đốt "sạn đạo" để vĩnh viễn các ngôi mộ thiên táng được ngủ yên trước thế sự... tò mò?
Riêng phó bản Dũng rất có lý khi cho rằng: Có ai đó, có thể theo bản đồ, gia phả, họ đã đến và thâu lượm xương cốt người quá cố rồi mang đi cả. Chứ không có tên trộm nào, con thú nào, hay sự tàn phá nào có thể làm cho những bộ xương bị biến mất một cách nhanh chóng và trọn vẹn đến thế.
Theo tài liệu nghiên cứu đang lưu giữ ở Viện Khảo cổ học mang ký hiệu HS 410 - do hai nhà khảo cổ Bùi Văn Liêm và Nguyễn Gia Đối thực hiện - trong thời gian 1998- 1999, thì bước đầu bí ẩn động Ma đã được "giải ảo".
Về các mộ táng "được đặt và treo trong hang" (từ ngữ trong nguyên văn) Lũng Mu, các tác giả đã đếm được ít nhất 75 "ngôi mộ" (cỗ quan tài). Bên cạnh hang Lũng Mu, có hang Ko Phày "cũng phát hiện 10 cỗ quan tài". Tiếp đến là hang Pha Ké đã
phát hiện 5 hang - mái đá có đặt và treo cả một hệ thống với gần 20 cỗ quan tài (trong đó có nhiều quan tài nhỏ xíu, có thể dành để mai táng trẻ em xấu số).
Cũng trong tài liệu trên, hai ông Bùi Văn Liêm và Nguyễn Gia Đối viết: "Những quan tài phát hiện trong hang và mái đá ở Quan Hoá có hai mốc niên đại: Mốc thứ nhất, mộ đất thời đại kim khí, di vật tiêu biểu là những mảnh nồi vò Đông Sơn và những con ốc biển phát hiện ở hang Pha Ké 1; mốc thứ hai, khu mộ táng quan tài thân cây có thể có niên đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, di vật tiêu biểu là hàng trăm quan tài gỗ (...).
Từ những khu mộ đặt và treo trong các hang động, chúng tôi đã điều tra dân tộc học quanh vùng cho thấy, người hiện nay là người Mường và người Thái ở Quan Hoá vẫn dùng những quan tài tương tự như đã phát hiện trong hang.
Theo các cụ cao niên thì từ rất xa xưa, người Mường và người Thái định cư ở Quan Hoá vẫn dùng quan tài từ thân cây. Từ một thân cây gỗ lớn, có thể là gỗ bi hoặc vàng tâm. Sau khi cưa cắt cẩn thận, họ dùng rìu, nêm, bổ đôi khoét vũm lòng gỗ tạo thành chiếc quan tài. Hiện nay, đa số người Mường, người Thái ở Quan Hoá vẫn có những quan tài bằng thân cây khoét để dự trữ cho người thân khi quá cố đặt dưới nhà sàn.
Và, hai nhà nghiên cứu đưa ra kết luận: "Từ những lý do trên, chúng tôi cho rằng chủ nhân của những khu mộ táng trong hang động và mái đá ở Hồi Xuân, Quan Hoá có quan hệ mật thiết, quan hệ họ hàng với hai dân tộc Mường, Thái ở Quan Hoá hiện nay".
Khi chúng tôi trở về, trời đổ mưa ào ạt, sấm chớp mù trời, nhưng nhiều bà con trong bản vẫn tề tựu ở nhà ông Nêu lo lắng, chờ đợi. Bà con yêu cầu tôi bật máy vi tính xách tay cho xem ảnh... động Ma, hang Ma.
Hàng trăm bức ảnh được mang ra từ hang tối. Chính vợ chồng ông Nêu là những người háo hức xem ảnh nhất. Bởi, ở tuổi 68, ông Nêu vẫn chưa một lần có mặt ở động Ma, dù ông rất tự hào hơn ai hết về đỉnh núi bí ẩn nhiều mạch nguồn văn hoá quê mình.
Huyên - giáo viên cấp 2, con rể trưởng bản Sơn - xem ảnh xong xuýt xoa: Đẹp thế này mà làm du lịch thì hay quá, đông khách có khi hơn cả Sầm Sơn ấy chứ. Sắp tới, Giám đốc Việt sẽ cho nhân viên của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á lên Hồi Xuân vẽ lại toàn bộ địa hình, kích cỡ động Ma và các cỗ quan tài "thiên táng". Nếu có thể, sẽ lấy
phiên bản hoặc một số hiện vật (quan tài, xương cốt, đồ gốm sứ) về trưng bày ở Hà Nội...
Theo VietNamNet - TintucOnline
Bí ẩn hiện tượng cơ thể tự cháy
Ngày 15 tháng 12 năm 1966, trong nhà vệ sinh của bác sĩ Bentley ở bang Pennsylvania, đã xảy ra một chuyện đáng sợ: Ván sàn bị cháy thủng, cạnh đó còn lại một cẳng chân người, các phần khác của cơ thể bác sĩ đều cháy hết thành tro. Mọi vật trong nhà đều không có dấu vết của một hỏa hoạn. Cảnh sát không sao hiểu được vì sao bác sĩ chết, nên đành làm biên bản nói rằng ông hút thuốc để tàn rơi vào quần áo, ngủ quên nên chết cháy, rồi bỏ qua.
Nhưng một chuyên gia thiêu xác hỏa táng nói rằng, thiêu xác trước hết phải đưa nhiệt độ lên đến 1200oC trong 90 phút, sau đó hạ nhiệt xuống 970oC trong 60-150 phút. Đã như vậy nhưng vẫn còn tro xương, chưa thành tro tàn. Nhiệt độ của hỏa hoạn chỉ đến 800oC là cùng. Do đó, bác sỹ không thể bị cháy thành tro như vậy. Nếu bác sỹ bị ngọn lửa dữ dội thiêu cháy, các thứ trong phòng cũng sẽ không thể còn nguyên vẹn. Các nhà khoa học cho rằng, bác sĩ đã tự bốc cháy.
Cơ thể tự cháy là nói cơ thể không chịu tác động nhiệt từ bên ngoài, mà là bên trong cơ thể tự phát nhiệt, hóa tro, mọi vật quanh đó không hề gì. Liên quan đến hiện tượng này đã được nói đến từ lâu. Năm 1673, một tài liệu y học của Italia nói rằng một người Parisian đã hóa thành tro tàn trên giường đệm cỏ, chỉ còn sót lại xương và những xương ngón tay. Điều kỳ lạ là, giường đêm lại không làm sao cả.
Tương tự như hiện tượng này, còn có hiện tượng cơ thể người phun lửa. Cơ thể đã tự phụt lửa, tất chỉ trong ít phút là cháy trụi. Người phụt lửa rất dễ xảy ra hỏa hoạn. 50 năm lại đây, chuyện cơ thể người tự cháy không còn là chuyện lạ nữa, gần đây nhất là ngày 25 tháng 5 năm 1985, ở London, Anh. Đêm hôm đó, anh Risley, 19 tuổi đang đi dạo trên phố, bỗng thấy người nóng bừng lên, rồi bốc cháy, ngực, lưng, cổ tay đều bị bỏng rát, đau đớn, đầu óc tựa như bị luộc. Anh ta nhịn đau chạy đến bệnh viện gần đó. Vì Risley trẻ tuổi, khỏe mạnh, lại được cấp cứu kịp thời nên sau vài tuần điều trị đã khỏi.
Hơn 300 năm nay, các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết, để giải thích hiện tượng cơ thể tự cháy. Một số người cho rằng, cơ thể tự cháy liên quan đến lớp mỡ dễ cháy quá nhiều trong cơ thể, lớp mỡ này giống như nến lỏng. Trong 200 trường hợp có thể tự cháy phát hiện rằng nó không liên quan gì đến giới tính, tuổi tác, béo gầy và sở thích.
Một số người khác cho rằng, trong cơ thể người có một "dòng điện" nào đó, có thể "chập mạch" tác động vào một chất dễ cháy nào đó trong cơ thể làm cho kết cấu cơ thể tự phân giải. Một số khác lại cho rằng, phốt pho tích lũy quá nhiều trong cơ thể tạo ra "ngọn lửa không ánh sáng". Giả thuyết mới nhất gần đây là trong cơ thể có
những "hạt cháy" còn nhỏ hơn cả nguyên tử, có thể gây cháy. Những giả thuyết trên đây chưa phải là kết luận cuối cùng.
H.T (Theo Bách khoa tri thức)
Bí ẩn khoa học: Giấc ngủ dài… 16 năm
Do bị tưởng nhầm là đã chết, cô bé Nazira Rustemova (4 tuổi, người Kazakstan) từng được… mai táng. Và khi được đưa ra khỏi mộ, Nazira chìm vào giấc ngủ dài 16 năm rồi đột nhiên tỉnh dậy. Cơ thể của cô (vốn thay đổi rất ít trong thời gian hôn mê) bỗng lớn lên từng ngày để nhanh chóng trở thành cơ thể một phụ nữ.
Đó là một trong những trường hợp mắc chứng hôn thụy, cho đến nay vẫn là bí ẩn đối với khoa học. Những người bị chứng hôn thụy có thể ngủ hàng tháng trời, thậm chí vài chục năm. Trong thời gian đó, cơ thể họ hầu như không có sự thay đổi. Sau khi tỉnh giấc, quá trình trao dổi chất được tăng tốc khiến cho cơ thể lớn nhanh trông thấy, y như trong truyện cổ tích. Ở một số bệnh nhân còn xuất hiện nhiều khả năng kỳ lạ mà trước khi hôn mê họ chưa hề có. Nazira Rustemova là một trường hợp điển hình.
Lúc mới sinh, Nazira là một cô bé khỏe mạnh, cơ thể phát triển bình thường. Gần đến sinh nhật lần thứ 4, đột nhiên cô bé bị đau đầu dữ dội, không thuốc nào làm giảm được. Sau mỗi cơn đau, cô bé lại lịm đi. Một buổi sáng, khi vào đánh thức con, cha mẹ Nazira thấy cô bé nằm bất động trên giường. Các bác sĩ khẳng định em đã chết mà không rõ nguyên nhân.
Sau khi mai táng cho Nazira, ông và bố cô bé nằm mơ thấy có người bảo rằng Nazira chưa chết mà đã bị chôn sống. Người cha trở lại nghĩa địa, lật ván áo quan lên để kiểm tra. Ông sửng sốt nhận thấy xác con gái đã nằm sát vào một góc chứ không ở vị trí chính giữa như lúc hạ huyệt. Lớp vải liệm quấn quanh cô bé bị nhàu và đôi chỗ có vết cào xước. Ông vội vàng bế con về nhà.
Hai tuần liền, gia đình Nazira tìm mọi cách để đánh thức cô bé nhưng vô hiệu. Được tin, Bộ Y tế Liên Xô đã chuyển Nazira lên Moscow để nghiên cứu. Cô bé được đặt trong lồng kính suốt 16 năm cho đến ngày bừng tỉnh.
"Suốt thời gian đó, tôi không hề ngồi dậy lần nào" - Nazira nhớ lại - "Mặc dù nằm bất động nhưng tôi vẫn nhận biết được mọi chuyện xảy ra xung quanh. Thậm chí có lần tôi còn ngửi thấy hương thơm thoang thoảng đặc trưng của vùng thảo nguyên quê tôi. Một hôm, tôi nghe thấy tiếng chuông điện thoại réo rất lâu. Mãi mà không có ai nhấc máy, thế là tôi quyết định đứng dậy để nói chuyện điện thoại…"
Trong 16 năm ngủ lịm, người Nazira chỉ dài thêm 30cm, mặc dù vẫn tiếp nhận thức ăn qua hệ thống ống dẫn nối với dạ dày. Tuy nhiên, khi tỉnh lại, cơ thể cô phát triển nhanh như thổi. Chỉ trong thời gian ngắn, từ một cô bé, Nazira đã có một cơ thể phát triển như mọi cô gái 20 tuổi khác.
Trong mấy ngày đầu, Nazira đã phục hồi khả năng khẩu ngữ, có thể giao tiếp với mọi người mà không quên từ nào. Thậm chí, cô còn nói được 4 thứ tiếng, trong đó có tiếng Latinh và tự nhấc mình khỏi mặt đất nhẹ nhàng như bay. Tuy nhiên, sau đó vài năm, những khả năng này biến mất. Nazira quên cả tiếng mẹ đẻ (Kazakstan), chỉ còn nhớ duy nhất tiếng Nga.
Theo TNTP
Bí ẩn người ngoài hành tinh trong sử thi Gilgamesh Vào đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ đã từng có một phát hiện gây xôn xao ở núi Kujujik, đó là một bộ sử thi anh hùng đầy hấp dẫn. Bộ sử thi này được khắc trên 12 bản bằng đất, nó vốn được bảo quản trong Thư viện Azonibo của Quốc vương Azo, được viết bằng chữ Akko.
Sau này, người ta còn phát hiện ra quyển thứ 2 thuộc về nhà vua Hammourabi (1848-1806 trước Công nguyên) Vương quốc Cubabilon.
Đây là bộ Sử thi Gilgamesh có giá trị lịch sử và văn học rất lớn. Tất cả giới khoa học đều công nhận rằng, Sử thi Gilgamesh nguyên bản của nó xuất phát từ người Sumer. Người Sumer là một dân tộc thiện chiến, cho tới nay chúng ta cũng chưa rõ được nguồn gốc của dân tộc này, chỉ biết rằng họ đã để lại 15 số tự làm con người ngày nay kinh ngạc, những kiến thức về thiên văn toán học vô cùng tiên tiến.
Ở bản thứ nhất của Bộ sử thi Gilgamesh miêu tả một con quái vật Anjitu được Nữ thần Aru tạo ra. Toàn thân Anjitu mọc đầy lông dài. Nó ăn cỏ, và uống nước ở chỗ trũng như bò, nó còn thích nô đùa ở chỗ có nước sôi nóng bỏng. Vua của Thành Uruk nghe nói đó là một sinh vật xấu xí, bèn đề nghị cho nó một người con gái xinh đẹp, làm như vậy để nó có thể rời xa đàn bò. Anjitu bị Vua dùng kế bắt được, và cho cùng sống với người phụ nữ đẹp mê hồn nửa thần nửa người, được 6 ngày 6 đêm.
Trên bản thứ 2 kể rằng, người anh hùng Gilgamesh luôn luôn chiến thắng đã cho sửa chữa lại tường Thành Uruk. Vị thần này sống trong một cung điện rộng lớn, bên trong có cả kho lương thực, trên tường thành đều có vệ sỹ đứng gác, tuần tra canh phòng. Gilgamesh là dòng máu pha trộn giữa người với thần, 1/3 là người còn 2/3 là thần. Tín đồ hành hương đến Thành Uruk đều run rẩy khi ngửa mặt lên nhìn ông ta, bởi vì người ta chưa bao giờ nhìn thấy một người to khỏe và đẹp trai đến như vậy. Tập thơ tự sự này lại một lần nữa đề cập đến vấn đề giao phối giữa người với thần.
Bản kể thứ 3 kể rằng, từ nơi xa một cơn lốc bụi cuốn tới làm kinh thiên động địa,
bụi cát mù trời. Thần Mặt trời xuất hiện, ông ta dùng một móng vuốt rất lớn quặp lấy Anjitu. Ở đây mô tả Thần Mặt trời như một mũi khoan nặng nề cắm vào người Anjitu, nặng nề đè lên như một cái thớt cối. Con người ngày nay ngạc nhiên và khó lý giải. Phải chăng, người nguyên thủy đã tự biết rằng, dưới một gia tốc nhất định, cơ thể con người có thể lao mạnh như một mũi khoan? Ngày nay, chúng ta đã biết được gia tốc của lực hấp dẫn, phi công vũ trụ khi cất cánh bị một gia tốc trọng lực ép chặt xuống ghế, điều này đã được tính toán kỹ từ trước. Nhưng người nguyên thủy tại sao lại có thể hiểu được những kiến thức ấy?
Bản thứ 6 kể rằng, Gilgamesh và Anjitu đã cùng nhau đi đến nơi ở của thần. Đứng từ rất xa họ đã nhìn thấy ngọn tháp rực rỡ, vô cùng huy hoàng tráng lệ. Đấy là nơi ở của nữ thần Oninis. Hai hiệp sỹ thận trọng lấy tên và đạn bắn các vệ sỹ, nhưng đều bị bắn trả lại, các vệ sỹ không hề bị xây xước. Hai hiệp sỹ vội vàng áp sát cung điện, lúc đó đột nhiên nghe thấy một tiếng gầm khủng khiếp: "Hãy quay về đi!! Phàm là người nào đã đến núi thánh nơi ở của thần, nếu người nào chỉ cần nhìn thấy mặt thần thì người đó sẽ nhận lấy cái chết". Trong Kinh thánh cũng có đoạn ghi như vậy "Người không thể nhìn được mặt ta, người nhìn mặt ta sẽ không thể sống được".
Bản thứ 7 thuật lại cảnh loài ngoài lần đầu tiên nhìn thấy Trái đất từ Vũ trụ. Anjitu bị móng đồng của con chim ưng lớn quắp lấy bay trong không trung. Trong sách ghi lại như sau:
Ngài nói với ta rằng: "Mi hãy nhìn xuống dưới đất mà xem, mặt đất giống cái gì? Mi hãy nhìn lại biển xem biến giống cái gì? Mặt đất giống ngọn núi cao, mặt biến giống như một cái hồ. Bay thêm một giờ đồng hồ nữa, lại hỏi ta "Mi hãy nhìn xuống dưới đất mà xem, mặt đất giống cái gì? Mi hãy nhìn lại biển xem biển giống cái gì?" Mặt đất lúc này giống như một khu vườn, mặt biển giống như một bồn nước trong vườn hoa. Lại bay thêm 4 tiếng nữa hỏi: "Mi hãy nhìn xuống dưới đất mà xem, mặt đất giống cái gì? Mi hãy nhìn lại biển xem biển giống cái gì?" Mặt đất như cháo loãng, mặt biển như chậu nước".
Nhất định phải có một sinh vật nào đó đã nhìn Trái đất từ trên trời cao. Ở bản này còn kể rằng, một cánh cửa đã nói giọng như một con người, điều này khiến người ta nghĩ ngay tới phát thanh.
Đến bản thứ 8, Anjitu đã từng nhìn thấy Trái đất từ trên cao ấy đã bị chết vì một bệnh rất lạ. Gilgamesh hỏi có phải Anjitu đã bị trúng khí độc do một loài dã thú trên trời có thể gây nên một chứng bệnh không thể điều trị liệu được ở người.
Bản thứ 9, kể lại câu chuyện Gilgamesh vô cùng thương tiếc người bạn Anjitu bèn quyết định lặn lội dặm trường đi tìm thần, bởi vì ông ta lúc nào cũng nghĩ rằng sẽ chết bì căn bệnh giống như bệnh của Anjitu. Gilgamesh đi đến chân 2 ngọn núi chống trời, vắt ngang qua 2 ngọn núi là Cổng Mặt trời. Trước Cổng Mặt trời, ông ta đã gặp 2 người khổng lồ. Phải thương lượng cả một ngày, Gilgamesh mới có thể vào được. May
mắn vì ông ta 2/3 là thần, nên một lát sau Gilgamesh đã tìm thấy vườn hoa của thần ở bên một bờ biển rộng lớn. Khi Gilgamesh đang trên đường đi, thần đã cảnh cáo ông ta 2 lần: "Hỡi Gilgamesh, mi đi đâu? Mi không tìm được tính mạng mà mi muốn đâu. Khi thần tạo ra người, thì đã xếp đặt trước vận chết rồi, còn tính mạng là do thần tự thân nắm quản". Gilgamesh không nghe khuyến cáo, quyết tâm tiến bước, cho dù có bao nhiêu nguy hiểm, ông ta nhất định phải đến được nơi ở của Utenapise. Nhưng Utenapise lại ở một bờ biển rất xa xôi, ở đó không có đường đi, ngoài con tàu của Thần Mặt trời ra thì không có một con tàu nào khác có thể bay được qua biển rộng. Gilgamesh đã vượt qua bao nguy hiểm, biết dựa vào trí thông minh của mình để vượt qua biển rộng.
Về sau, bản thứ 10 đã tả lại cảnh ông ta tới gặp Utenapise, cha của loài người có eo lưng không thô hơn eo lưng ông, vai cũng không rộng lớn, mà là người có vóc dáng như ông ta. Utenapise nói rằng, 2 người trông rất giống cha họ. Tiếp đó, Utenapisa kể lại cho Gilgamesh nghe những việc mà Gilgamesh đã trải qua, kỳ lạ là ông ta lại dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất để kể. Thật ngạc nhiên là Utenapise đã miêu tả hết sức tỷ mỷ nạn Hồng Thủy. Ông ta kể rằng, thần đã cảnh cáo ông ta có nạn Đại Hồng Thủy, để ông ta đóng một con thuyền, dùng để cứu trẻ em, phụ nữ, những người thân của ông ta cùng với các nghệ nhân của các ngành nghề. Ông ta đã miêu tả nhiều cảnh phong ba bão táp, nước thủy triều ầm ầm dâng cao màn đêm đen đặc cùng với những con người mà ông ta không thể cứu vớt hết được, cho đến ngày nay cảnh tượng ấy vẫn còn sinh động và có sức cuốn hút kỳ lạ. Câu chuyện này thật giống với câu chuyện của Noê trong Kinh Thánh, chúng ta lại được nghe câu chuyện thả quạ và chim bồ câu, câu chuyện sau khi nước rút thuyền bị mắc cạn trên một ngọn núi.
Căn cứ vào những miêu tả ở trên, chúng ta có thể đặt một giả thiết về lịch sử mơ hồ của loài người như sau: Từ thuở rất xa xưa, có một phi thuyền Vũ trụ không rõ từ đâu phát hiện ra sự tồn tại của hành tinh chúng ta. Họ nhanh chóng hiểu ra rằng, Trái đất có đầy đủ điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trí tuệ con người. Đương nhiên thời ấy loài người trên Trái đất không phải là loài người chúng ta bây giờ.
Người ngoài hành tinh đã thụ tinh cho một số phụ nữ ở Trái đất, giống như lời kể trong truyện thần thoại, họ đợi cho những phụ nữ này ngủ say rồi bỏ đi. Mấy nghìn năm sau, những người khác ngoài hành tinh lại tới Trái đất, họ tìm thấy sản phẩm là hậu duệ của họ để lại. Họ lại tiếp tục tiến hành giao phối nhiều lần cho đến khi tạo ra được một loại sinh vật có trí tuệ để họ có thể truyền thụ cho loài sinh vật này kỹ năng sinh tồn và những quy luật sống của xã hội.
Loài người thời đó là loài dã man chưa được khai hóa, họ rất có thể bị thoái hóa nên một lần nữa giao phối với dã thú. Người ngoài hành tinh đã nhìn thấy mối nguy
hiểm này, nên đã tiêu diệt cái sản phẩm không thành công của họ, hoặc đem chúng đến một vùng đất khác. Vì vậy, xã hội nguyên thủy, kỹ năng nguyên thủy nhất đã bắt đầu xuất hiện, những bức tranh vẽ trên vách đá và trong hang động, làm ra đồ gốm, rồi tới những kiến thức ban đầu về việc dựng nhà ở, từng thứ một cứ dần dần xuất hiện. Những người nguyên thủy này vô cùng sùng kính những người khách tới từ trời cao. Bởi vì những vị khách này tới từ một nơi mà loài người không hề biết, hơn nữa sau này họ lại bỏ đi mất.
Trong tâm thức của loài người, họ là thần thánh, họ là Thượng đế. H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
Bí ẩn những vùng đất "chết"
Cho đến nay, có rất nhiều hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên mà khoa học vẫn bó tay chưa thể tìm ra lời giải đáp hợp lý. Một trong những hiện tượng đó là những vùng đất “chết” gắn liền với nhiều hiện tượng kỳ bí. Đồi Chết, Đầm Ma hay Thung lũng Chết... là những địa danh như vậy.
Trên thực tế, những cái tên nhuốm màu chết chóc như vậy thường được người dân địa phương đặt ra để cảnh báo đối với khách bộ hành. Ví như cao nguyên 1079 tại miền bắc Urals, Kholat Sjahyl, được dịch theo ngôn ngữ của người Mansi là “Núi Chết” khi thời gian và thực tế đã chứng tỏ cái tên đó hoàn toàn đúng với những gì đã xảy ra.
Những người sống lâu đời tại vùng này vẫn nhớ như in một tai nạn đã từng xảy ra tại Núi Chết. Vào ngày 2/2/1959, một đoàn khách du lịch từ Học viện Bách khoa Urals đã dựng trại trên sườn núi này và vài ngày sau, tất cả họ đều được phát hiện là đã chết. Không ai rõ nguyên nhân của những cái chết này là do đâu.
Người ta cũng phỏng đoán rằng có thể đoàn người đã bị sét đánh hay bị đĩa bay tấn công. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, họ đã bỏ mạng vì thâm nhập vào đúng nơi đã diễn ra các cuộc thử nghiệm vũ khí. Tuy nhiên, không ai chứng minh được các giả thiết này.
Điều đáng ngạc nhiên hơn là khi khám nghiệm thi thể của các nạn nhân, người ta thấy trên lớp da của họ có những vạch đỏ rất khác thường. Do đó có thể khẳng định họ đã bị thương từ bên trong và bị xuất huyết.
Những triệu chứng tương tự thường được quy cho những tai nạn gây ra bởi bom khinh khí đã làm loãng không khí của một vùng rộng lớn trong khu vực. Khi đi vào những khu vực này, mạch máu của con người có thể nổ tung vì áp suất bên trong lên rất cao, có thể dẫn đến cơ thể bị nổ tung thành nhiều mảnh. Mặc dù vậy, giả thiết này cũng
chưa được khẳng định.
Những hiện tượng kỳ lạ tương tự còn được phát hiện tại Thung lũng Chết ở Kamchatka, thung lũng nằm trên biên giới của khu vực cấm săn bắn Kronotsky. Cho đến nay đã không còn ai thấy xa lạ với những đống xương trắng chất chồng trong thung lũng. Có cả xác của các loài chim, những chú chồn gulo và thậm chí cả những con gấu rất lớn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận những cái chết này xảy ra do khí xyanic phát ra từ núi lửa tại các điểm nứt trên bề mặt trái đất, khí này đã làm tê liệt hệ hô hấp của các sinh vật.
Những lời giải thích này cũng chưa được chứng minh đầy đủ.
Một địa danh khác cũng được đặt tên là Thung lũng Chết nằm tại cộng hòa Yakutia, Nga cũng xảy ra hiện tượng tương tự. Thung lũng này nằm tại vùng Vilyui Thượng và những câu chuyện kỳ lạ ở đây xoay quanh tác hại của những vật có hình bán cầu bằng kim loại nằm nhô ra tại những nơi bị đóng băng. Những câu chuyện này kể rằng, chỉ cần ngủ qua đêm tại một nơi gần những vật thể đó, không ai tránh khỏi cái chết. Người ta đã nghiên cứu những nạn nhân xấu số tại đây và thấy rằng họ giống hệt như những người chết vì tia phóng xạ. Tuy nhiên, liệu ở khu Yakutia này có nguồn phóng xạ mạnh như vậy hay không?
Không một cuộc thám hiểm địa lý nào tại vùng này lại tìm ra một chất phóng xạ như vậy.
Tiếng tăm về Thung lũng Chết ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) hay còn gọi là thung lũng Tre Đen, cũng không nằm ngoài những hiện tượng bí ẩn. Mùa hè năm 1950, có khoảng 100 người đã đột ngột bị biến mất ở đó và một chiếc máy bay cũng gặp nạn tại khu vực này không rõ lý do.
Con số nạn nhân lớn như vậy lại một lần nữa xảy ra vào năm 1962. Một người đàn ông dẫn đường cho đoàn lữ hành là các nhà địa lý sống sót đã kể lại tai nạn đó như sau: “Ngay khi đoàn thám hiểm bước vào thung lũng, một đám sương mù dày đặc bao vây lấy đoàn người. Người ta nghe thấy những âm thanh rất mơ hồ nhưng không rõ là tiếng gì. Và khi sương mù tan, những âm thanh đó cũng biến mất.”
Các nhà khoa học mới đây đã tổ chức một chuyến thám hiểm đến khu vực bí ẩn ở Tứ
Xuyên. Họ nói rằng những vụ việc kỳ kạ đó xảy ra có lẽ là do hơi độc đậm đặc từ những thực vật chết phân hủy và làm người ta nghẹt thở, sau đó mất phương hướng và chết tại những khe đất có rất nhiều trong khu vực. Tuy nhiên, các nhà khoa học khác lại cho rằng nguyên nhân của những cái chết bí ẩn là hoàn toàn có thể nhìn thấy được.
Trên thực tế, các thảm kịch xảy ra ở đó bởi vì một khu vực đất có lực từ cực mạnh nằm trong thung lũng Tre đen. Hiện tượng kỳ lạ này cũng điển hình cho một thung lũng chết khác ở Trung Quốc nằm trong khu vực miền núi thuộc tỉnh Cát Lâm. Vì những lý do không ai biết, các vụ đâm máy bay liên tục xảy ra tại đó cùng với lượng người mất tích ngày càng tăng lên.
Những vụ tai nạn hay xảy ra đến nỗi mà những người đi đào củ sâm, vốn rất quen thuộc với khu vực, cũng lần lượt mất tích một khi họ dám đi vào vùng núi. Cứ vào đến đó, la bàn lại quay lung tung và người ra dễ dàng mất trí nhớ và phương hướng. Những người du hành cùng lạc tại một địa điểm nhưng đều không thể tìm được đường ra. Và thung lũng chết ngày càng lấy đi mạng sống của nhiều người xấu số.
TH Sưu tầm
Những bí ẩn phổ thông nhất
'Kẹo cao su mất 7 năm mới phân huỷ' là điều hù dọa những đứa trẻ tinh nghịch. Vạn lý Trường Thành không khá hơn kim tự tháp Giza khi nhìn từ mặt trăng. Còn ở Nam bán cầu, nước không 'chảy giật lùi' như truyền thuyết...Đồng xu rơi từ đỉnh toà cao ốc có thể giết chết người đi bộ? Miếng bánh rơi xuống sàn nếu nhặt lên ngay có bị dính khuẩn không?... Câu trả lời bạn sẽ tìm thấy dưới đây
Mất 7 năm mới phân huỷ được kẹo cao su
Mặc dù kẹo cao su có thể được chứng minh là lâu phân huỷ hơn các loại thực phẩm hữu cơ khác, song nó không gây ảnh hưởng đặc biệt nào với hệ tiêu hoá. Các bác sĩ cho biết câu chuyện về kẹo cao su 7 năm mới tiêu hoá được chỉ là để ngăn bọn trẻ khỏi nuốt thứ chất dính này.
Vạn lý Trường thành là cấu trúc nhân tạo duy nhất thấy được từ vũ trụ
Có một vài thay đổi trong lời bình dân gian này, và chúng đều sai. Các nhà du hành có thể nhận ra Vạn lý từ trên quỹ đạo thấp, cùng với rất nhiều công trình khác như kim tự tháp Giza và thậm chí cả đường băng. Nhưng họ không thể nhìn thấy Trường thành từ mặt trăng.
Con người chỉ sử dụng 10% não bộ
Thông tin này đã xuất hiện ít nhất 1 thế kỷ. Nhưng may mắn thay, nó chẳng đúng chút nào. Ảnh chụp MRI đã cho thấy rõ ràng - con người đặt hầu hết vỏ não vào trạng thái hoạt động hữu ích, ngay cả khi đang chợp mắt.
Nước chảy giật lùi ở Nam bán cầu do sự quay của trái đất
Không chỉ lực quay của trái đất quá yếu để có thể ảnh hưởng đến hướng chảy của nước trong một ống dẫn, các thử nghiệm mà bạn có thể tự làm dễ dàng trong bồn rửa mặt sẽ cho thấy nước xoáy theo cả hai chiều phụ thuộc vào cấu trúc bồn, không phải là bán cầu.
Động vật có thể dự báo thảm họa thiên nhiên
Không có bằng chứng nào cho thấy động vật sở hữu giác quan thứ 6 bí ẩn cho phép chúng dự đoán thảm họa tự nhiên. Chỉ riêng khả ngửi, nghe và bản năng bẩm sinh nhanh nhẹn cũng đủ để giúp chúng thoát khỏi những sườn núi trong một cơn bão hoặc một trận sóng thần. Và hơn nữa, động vật thường chết trong các thảm hoạ thiên nhiên, vì vậy nếu chúng có một hình thái nào của giác quan thứ sáu, thì nó cũng không có tác dụng lắm!
Tóc và móng tay vẫn tiếp tục mọc sau khi chết
Mặc dù tóc và móng ta dường như vẫn dài ra sau khi chết, nhưng điều này chỉ đơn thuần là ảo giác quang học. Cơ thể người chết bị mất nước nghiêm trọng, kéo co da khiến cho móng tay và tóc lộ ra nhiều hơn.
Đồng xu rơi từ đỉnh toà cao ốc có thể giết chết người đi bộ
Ebook miễn phí tại : www.SachMoi.net
Một đồng xu không phải là vũ khí có khả năng động học lớn nhất. Sự kết hợp của hình dáng và lực cản của gió có nghĩa rằng, nếu được thả từ độ cao 380 mét của toà nhà Empire State Building, nó sẽ bay nhanh chỉ đủ để làm đau nhói một người đi bộ không may mắn.
Không có lực hấp dẫn trong vũ trụ
Khái niệm "không trọng lực" là thủ phạm cho sự hiểu lầm này. Lực hấp dẫn có ở khắp mọi nơi, ngay cả trong vũ trụ. Các nhà du hành có vẻ nhẹ đi vì họ đang ở trong trạng thái rơi tự do liên tục về trái đất, và lơ lửng vì những cử động theo phương ngang. Ảnh hưởng của lực hấp dẫn nhỏ dần khi khoảng cách tăng lên, nhưng không bao giờ thực sự biến mất. Ngoài ra, cũng không đúng khi nói vũ trụ là chân không. Có nhiều loại nguyên tử ở đó chứ, mặc dù đôi khi chúng ở xa nhau (và thứ khí mỏng này cũng góp phần vào cái kho hấp dẫn).
Gà mất đầu vẫn sống
Đúng, và không phải chỉ trong vài phút. Một con gà có thể lảo đảo bước đi sau khi bị chặt đầu, vì gốc não - phần thường còn lại một ít sau khi bị chém - kiểm soát hầu hết các phản xạ của nó. Một con vật như vậy đã sống khoẻ mạnh 18 tháng liền.
Quy luật giây thứ 5
Bạn cứ ngỡ rằng bánh rơi xuống sàn sau 5 giây mới tiếp xúc với vi khuẩn, đủ thời gian để nhặt nó lên cho vào miệng. Không may, các thử nghiệm (và logic) xác định rằng vi khuẩn có thể bám vào hầu hết thức ăn hầu như ngay tắp lự.
Mèo rơi bao giờ cũng chạm chân xuống đất
Các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, khi bị rơi từ hầu hết độ cao, mèo có thể hạ cánh an toàn trên đôi chân. Nhưng điều này thay đổi khi nó bị rơi ngược từ một độ cao chỉ chưa đầy 0,3 mét hoặc hơn. Cũng khuyến cáo bạn không nên thử điều này ở nhà.
Người lớn không mọc thêm các tế bào não mới
Phần lớn vùng não quan trọng của người phát triển mạnh trong thời niên thiếu, nhưng nó cũng không xuống dốc ở đó. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các neuron tiếp tục
mọc ra và thay đổi nhanh trong những năm trưởng thành.
Thuận An
Theo VnExpress/LiveScience
Bí ẩn quanh bãi đá cổ Sapa - Việt Nam
Nằm lọt trong thung lũng Mường Hoa, bao bọc là những núi cao trên dưới 2.000m, bãi đá cổ lớn gợi sự chú ý với nhiều bản khắc phong phú. Có hình vạch tròn khá giống Mặt trời, hình nam nữ giao phối, hay những vạch kẻ song song... Hai bãi đá cổ nằm trên địa phận xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van, quanh con suối Mường Hoa (suối Hoa) trong thung lũng Mường Hoa, cách thị trấn Sapa 7km theo hướng Đông Nam.
Tại Hầu Thào, các viên đá tập trung thành hai bãi lớn:
- Bãi một nằm cạnh bản Pho - một bản của người H'Mông trên sườn núi sát đường cái - kéo dài xuống gần lòng suối. Số lượng đá có chạm khắc ở đâu không nhiều, nhưng đều là những khối đá lớn, có khối dài tới 13m. Các bản chạm khắc có quy mô mật độ dày, cấu trúc hình khắc phức tạp.
- Bãi hai nằm giáp ranh biên giới xã Hầu Thào và Lao Chải, trên con đường mòn từ đường cái qua các thửa ruộng bậc thang lên bản Hầu Chư Ngài, bản H'Mông trên đỉnh núi còn gọi là đường lên Hang đá. Đây là một bãi đá rộng trên 100 hòn đá có nhiều hình chạm khắc thuộc nhiều loại, có những hình độc bản (chỉ xuất hiện trên một viên duy nhất).
Ở các vùng ngoại vi như khu vực dưới chân Cầu Mây nổi tiếng của xã Tả Van, hay sang địa phận xã Tả Van và Sử Pán rải rác có một vài hòn đá đơn lẻ, chạm khắc với hoa văn không khác biệt nhiều so với hai bãi kể trên.
Nhìn tổng thể, các hình chạm khắc có thể quy về vài nhóm chính: Hình tròn khắc vạch tương đối giống cấu trúc hoa văn thời kỳ văn hóa Hoa Lộc có thể dùng để tượng trưng cho Mặt trời, hình nam nữ giao phối, nhấn mạnh vào các bộ phận sinh dục, các đường vạch song song tựa như những quẻ Kinh Dịch, ngắn hoặc có thể kéo dài ôm lấy viên đá dường như thể hiện những cánh đồng, hoặc thửa ruộng bậc thang, các hình vuông, chữ nhật đục chìm là nhà cửa hoặc tượng trưng cho khu dân cư sinh sống... Đại bộ phận đều mang đậm dấu ấn của tư duy tạo hình giản đơn và khúc triết, xuất phát từ những con người nguyên sơ đời sống gắn bó sâu sắc với tự nhiên.
Theo một số tài liệu lịch sử và dân tộc học, lịch sử hình thành dân cư vùng thung lũng Mường Hoa có hai giai đoạn.
Giai đoạn sớm cách nay chừng 900 năm, nơi đây từng là khu vực sinh sống của một xã hội Tày cổ, có tổ chức và thiết kế hoàn chỉnh, phát triển đời sống vật chất và tinh thần tới trình độ cao. Sau đó không rõ lý do nào đã xảy ra một cuộc di cư lớn, toàn bộ cộng đồng này chuyển đi, bỏ lại thung lũng hoang vắng. Hiện ở Sapa vẫn có một vài nhóm nhỏ người Tày sinh sống tại những vùng đất phẳng phía Nam thuộc các
xã Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài.
Giai đoạn muộn chính là sự hình thành của lớp dân cư hiện đại, mà những cư dân sớm nhất là người H'Mông, đến đây lập nghiệp chừng 300 năm trước. Vậy xảy ra hai giả thuyết về nguồn gốc hình thành bãi đá, một thuộc về nhóm cư dân hiện đại đa sắc tộc và sống rải rác; một thuộc về nhóm cư dân cổ mà những hiểu biết về họ còn nhiều mơ hồ, song dường như đây là một cộng đồng lớn, có tổ chức xã hội và từng đạt đến một trình độ văn minh nhất định.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra những nhận định chính xác về nguồn gốc hình thành và chủ nhân địch thực của bãi đá này.
H.T sưu tầm
Bí ẩn từ những tảng đá biết đi
Trên trái đất có những tảng đá bỗng nhiên tự di chuyển khỏi chỗ chúng đã nằm từ lâu. Ví dụ ở bang California (Mỹ), những tảng đá nặng hàng nửa tấn đã thực hiện được những cuộc “dạo chơi” tại đáy hồ cạn Restrake mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào.
Hồ Restrake nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên ở thung lũng Chết, California. Đây là một trong những nơi nóng nhất trên trái đất. Vào năm 1917, nhiệt độ lên tới 50 độ C trong suốt 43 ngày. Các tảng đá di chuyển chậm chạp, đôi khi theo đường zic zắc, vượt qua hàng chục mét, để lại dấu vết rõ rệt trên nền cát. Chúng không lăn, không quay, mà “trườn” trên bề mặt như có lực vô hình kéo đi. Các nhà khoa học đã nhiều lần tìm cách ghi nhận sự di chuyển của chúng, nhưng không thành công: Người ta không sao chộp được thời điểm mà các tảng đá “du ngoạn”. Song chỉ cần những người theo dõi tránh xa một chút, là chúng lại bắt đầu dịch chuyển - đôi khi đến nửa mét mỗi giờ. Các nhà khoa học đã theo dõi suốt ngày đêm quanh khu vực, nhưng không nhận ra bất cứ ai hoặc cái gì đã trợ giúp chúng.
Điều kỳ lạ với các tảng đá không chỉ xảy ra ở Mỹ. Cách làng Gorodishe (gần Pereslavl-Zalessk, Nga) không xa có tảng đá Sin. Theo truyền thuyết, trong tảng đá này có vị thần ước mơ và mong muốn. Vào đầu thế kỷ 17, nhà thờ địa phương tuyên chiến với đạo đa thần. Cha Anufri, phó tế của nhà thờ, đã cho đào một hố lớn để ném tảng đá Sin xuống đó. Nhưng vài năm sau, tảng đá lại bí hiểm nổi lên. 150 năm sau, chính quyền và nhà thờ ở Pereslavl quyết định đặt tảng đá thần bí dưới đáy móng của tháp chuông địa phương. Người ta đặt tảng đá lên xe trượt và kéo nó trên mặt băng của hồ Plesheev. Băng bị vỡ và tảng đá chìm xuống độ sâu 5 mét. Nhưng chẳng bao lâu, những người đánh cá bắt đầu nhận thấy tảng đá đã thay đổi vị trí. Nó từ từ di chuyển ở đáy hồ. Và 40 năm sau, nó đã bò lên đến bờ ở chân núi Iarilin rồi nằm ở đó cho đến tận bây giờ.
Ở vùng viễn đông của Nga, cách hồ Bolon không xa, có một tảng đá nặng nửa tấn, dạng gần như tròn. Nó được dân địa phương gọi là tảng đá chết. Tuy vậy nó cũng
thích “đi du lịch”. Bình thường nó nằm yên một chỗ trong vài tháng, nhưng có khi nó lại đột ngột di chuyển.
Nhưng tảng đá bí hiểm nhất có lẽ là ở vùng Tây Tạng, gần một Phật viện lâu đời. Nó không chỉ đơn giản “đi” được, mà còn nhẹ nhàng “leo” được lên núi. Vì tảng đá này nặng 1.100 kg, nên khả năng “leo núi” của nó là kỳ diệu. Hành trình lên đỉnh núi của tảng đá đã kéo dài hơn 1.000 năm nay. Nó di chuyển theo một tuyến xác định: Ban đầu, nó “leo” lên độ cao nhất định, rồi bò xuống. Cuối cùng, nó di chuyển theo vòng tròn. Thời gian lên và xuống núi của nó kéo dài chừng 15 năm. Thời gian đi theo vòng tròn, 60 km, mất 50 năm. Tảng đá này có tuổi khoảng 50 triệu năm.
Các nhà khoa học trong hàng chục năm đã tìm cách giải thích điều bí ẩn xung quanh những tảng đá. Người ta đưa ra nhiều giả thuyết, trong đó có không ít thứ huyền bí. Một số nhà nghiên cứu cho rằng các tảng đá chuyển động là đại diện của một dạng sống khác. Họ quan niệm cuộc sống hoàn toàn có thể được hình thành từ silic (phần chính của đá). Thêm vào đó, truyền thuyết về các “tảng đá sống” xuất hiện không phải ngẫu nhiên: Những người trồng lúa mì ở Bắc Âu và vùng Baltic cho đến nay vẫn tin một cách nghiêm túc là các tảng đá không chỉ có khả năng di chuyển, mà còn mọc lên được, vì chúng thường xuyên xuất hiện trên các cánh đồng đã dọn sạch. Cũng có những cách giải thích khoa học hơn về hiện tượng đá lang thang. Một số nhà khoa học cho rằng đó là do ảnh hưởng của địa từ, vì đa số các tảng đá lang thang thường "cư ngụ" ở những nơi có sự bất ổn địa từ mạnh nhất. Tuy nhiên, người ta không hiểu được trường địa từ đã phải lớn thế nào mới chống lại được trường hấp dẫn để bê nguyên được những tảng đá đồ sộ từ chỗ này sang chỗ khác.
Một giả thuyết khác cho rằng, sự di chuyển của các tảng đá là do ảnh hưởng của mưa và gió. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng sở dĩ các tảng đá di chuyển được là do chúng trượt trên nền đất sét khi bị những cơn gió đẩy. Tuy nhiên trong trường hợp các viên đá ở Thung lũng Chết, giả thuyết này tỏ ra bất lực. Thứ nhất, ở đó rất hiếm có mưa. Thứ hai, những vết mà các tảng đá để lại thường ngược với hướng gió thổi.
Năm 1995, một nhóm các nhà địa chất ở bang Massachussets (Mỹ) sau những cuộc nghiên cứu kéo dài ở thung lũng Chết đã đã đưa ra một giả thuyết khác. Theo đó, điều kiện chính để tảng đá di chuyển được là lực ma sát giảm đột ngột. Ở thung lũng Chết thường có sự chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm rất cao, dẫn đến sự hình thành, tích tụ nước: Các giọt nước ban đêm đọng lên bề mặt đá và biến thành băng. Bề mặt băng rất trơn, vì thế các cơn gió giật mạnh có thể làm các tảng đá bứt ra khỏi chỗ nằm và di chuyển.
H.T sưu tầm
Bí ẩn trụ sắt không gỉ
Tại vùng nông thôn miền Tây Ấn Độ sừng sững một cây cột sắt được đúc vào thế kỷ V sau Công nguyên. Cây cột cao 7m, đường kính khoảng 1,37m, dùng thép đã tôi đúc thành, đặc, trên đỉnh trang trí những hoa văn cổ. Tương truyền cây cột sắt này được đúc để tưởng nhớ nhà Vua Chamdaro.
Nhưng điều làm người ta kinh ngạc là cột sắt đứng lộ thiên đã hơn 1.500 năm, trải qua không biết bao mưa gió cho tới tận ngày nay vẫn không thấy một vết gỉ sét nào. Trong khi đó, sắt là kim loại rất dễ gỉ sau vài chục năm chứ không cần nói tới hơn nghìn năm.
Cho tới nay người trái đất vẫn chưa tìm ra được một phương pháp hiệu quả để chống sự gỉ sét của các đồ làm bằng sắt. Mặc dù theo lý thuyết, sắt nguyên chất là không bị gỉ nhưng sắt nguyên chất khó luyện, giá thành lại cực cao. Hơn nữa, một số nhà khoa học đã phân tích thành phần của cột sắt, phát hiện ra trong đó có rất nhiều tạp chất chứ không phải là sắt nguyên chất. Và theo lý thuyết, cột sắt dễ gỉ sét hơn những loại sắt thông thường.
Nếu cho rằng người Ấn Độ cổ đại đã sớm nắm được kỹ thuật luyện sắt không gỉ và kỹ thuật này đã bị thất truyền thì tại sao họ lại không luyện ra những đồ sắt không gỉ khác? Hơn nữa trong cuốn chế tạo đồ sắt của người Ấn Độ cổ cũng không có một dòng ghi chép nào nói tới vấn đề này.
Cột sắt đó cứ đứng đơn độc sừng sững dường như thách thức với tài trí thông minh khám phá của nhân loại, đồng trời cũng là tượng trưng cho nền văn minh Ấn Độ cổ.
H.T sưu tầm
Bí ẩn về bơi vòng của cá hồi (Salmon)
Cá hồi là một loại cá ngon nổi tiếng, chúng đẻ trứng ở dòng nước ngọt, có con chỉ sống một thời gian ngắn trong dòng sông rồi bơi ra biển sinh sống. Đến khi trưởng thành lại quay trở về dòng sông cũ để đẻ trứng. Ai đã thấy cá hồi nhảy vượt ngược dòng thác để về quê cũ đều kính phục lòng dũng cảm và sức mạnh bản năng của cá hồi.
Biển rộng, sông dài như vậy, biết bao nhiêu dòng sông, làm sao cá hồi có thể nhận ra dòng sông cũ của mình, từ biển cả mênh mông thuộc đường về quê cũ? Đây thật sự là một điều bí ẩn. Chỉ gần đây, các nhà sinh vật học mới áp dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu, tìm câu trả lời.
Một số nhà khoa học nêu thuyết mùi vị. Nhà sinh vật học người Mỹ Hasler, khi còn nhỏ ông đã từng về quê nghỉ, thường đi dạo trên đoạn đường ngan ngát mùi hoa cỏ và rong rêu. Bây giờ mỗi lần thấy mùi đó ông lại nhớ đến ngày thơ ấu. Điều này làm ông liên tưởng đến chuyện quay vòng của cá hồi. Ông bắt tay vào nghiên cứu theo hướng mùi vị.
Trải qua hơn 20 năm thí nghiệm, thấy rằng mỗi dòng sông đều có một mùi vị riêng, mùi vị này gân ấn tượng mạnh đối với cá hồi con. Khi lớn lên, chúng theo dấu vết cũ của mùi vị đó dẫn đường để trở về nơi sinh của mình.
Nhưng ở ngoài biển cả, chúng định hướng bằng cách gì, để trở về nơi có mùi vị quen thuộc? Điều này cho đến nay vẫn là câu đố chưa có lời giải. H.T (Theo Bách khoa tri thức)
Bí ẩn về bức chân dung phụ nữ da trắng ở châu Phi 7000 nămtrước
Namibia nằm ở phía Tây Nam đại lục châu Phi, toàn bộ từ Tây sang Đông được chia làm ba khu vực địa lý tự nhiên: Sa mạc Namibu, cao nguyên miền Trung và sa mạc Kalahari.
Sa mạc Namibu là một dải dài hẹp gồm các cồn cát và đá trần bụi, là một trong những khu vực khô hạn nhất thế giới. Do ở đây nhiều năm không có mưa, khí hậu ác độc dị thường nên bị cát trôi bao phủ. Có những cồn cát cao 250m, dài hàng chục km tạo thành một vùng đất hoang cằn cỗi.
Núi Bolandebaica có độ cao 2.610m so với nước biển là ngọn núi cao nhất sa mạc. Nơi đây có bức họa trên đá nổi tiếng thế giới. Đó là bức chân dung người phụ nữ da trắng quý tộc. Chính vì nó xuất hiện ở nơi xa xôi hoang vắng nên càng gây sự chú ý, thu hút những ánh mắt nghi hoặc, không thể hiểu nổi của rất nhiều người.
Năm 1927, một kỹ sư người Pháp đã phát hiện ra trên mảnh đất Quxiti, nơi sinh sống của người cổ đại bên cạnh núi Bolandebaica có một số bức tranh vẽ trên đá. Theo khảo sát, tính toán, người ta biết được những bức tranh vẽ trên đá ấy được thực hiện khoảng năm 6000 trước Công nguyên. Trong số đó có một bức tranh miêu tả cảnh các phụ nữ tham gia diễu hành. Điều khiến cho người ta không thể lý giải nổi là trên bức họa ngoài một số thổ dân da đen còn có một thiểu thư da trắng, nàng trang điểm giống như phụ nữ da trắng thời nay.
Tiểu thư này có làn da trắng mịn màng, tư thái trang nhã, trên người mặc một chiếc áo ngắn tay rất đẹp, quần bó sát người, kiểu tóc hoàn toàn giống các cô gái thời nay. Trên đầu, cánh tay, đùi và trước ngực còn được trang sức bằng những hạt trân châu lộng lẫu. Aibihiliuer, nhà khảo cổ nổi tiếng từng tham gia giám định đã tuyên bố, nó là tác phẩm chân thực có cách đây 7000 năm. Tuyên bố ấy khiến cho mọi người đều cảm thấy mình bị chìm trong màn sương bao la mờ mịt của thời gian và không gian. Ai cũng biết, cho đến bây giờ Namibia vẫn còn rất nhiều vùng hoang vắng tiêu điều và là một quốc gia có mật độ dân thấp nhất thế giới. Khu vực này từ trước tới nay là sa mạc và bán sa mạc hoang vu, dân cư thưa thớt đời này sang đời khác, nơi đây chỉ có người da đen sinh sống, chưa từng có một dân tộc nào khác màu da sinh sống ở đây. Chỉ sau thế kỷ XV mới có người Bồ Đào Nha, người Hà Lan và người Anh lần lượt đến phía Bắc Namibia.
Theo truyền thuyết, người Phoennicia cũng chỉ có khả năng đi qua đây bằng tàu thuyền vào khoảng 2000 năm trước. Vậy tại sao lại có bức chân dung người phụ nữ da trắng cách đây 7000 năm?
Theo khảo sát chứng minh, lịch sử loài người bắt đầu mặc quần áo cũng chưa quá 4600 năm. Việc mặc quần áo của thổ dân da đen ngay cả đến nay cũng chưa được tinh tế đẹp đẽ và cũng chưa được khảo cứu. Người Namibia thời đại cổ xưa làm sao lại có thể vượt qua thời gian, không gian để vẽ một cách chính xác hình tượng và cách phục sức của nhân vật - một phụ nữ của tộc người khác mấy nghìn năm?
Có phải họ thực sự có khả năng tưởng tượng vượt qua thời gian và không gian như vậy?
Người ta thường nói, nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, là sự phản ánh chân thực cuộc sống. Hội họa là một ngành nghệ thuật, tất nhiên nó cũng không thể khác đi được. Nghĩ tới người nguyên thủy sống cách đây 7000 năm, chúng ta sẽ nghĩ tới cách ăn mặc phục sức của họ bằng lá cây, da thú chứ không thể nào nghĩ họ sẽ ăn mặc trang điểm như những cô gái thời thượng quần bó sát người, chân đi ủng, đeo châu báu lấp lánh trên người. Lẽ nào những điều chân thực kia lại không phải là kỳ tích?
H.T sưu tầm
Bí ẩn về bức họa 500 triệu năm trước
Trong một hang động gần như không có dấu chân người ở miền Bắc Tây Ban Nha, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những tác phẩm điêu khắc và hội họa của thời kỳ đồ đá cũ cách ngày nay khoảng 26000 - 10000 năm. Họ còn khai quật được dưới lòng đất của khu vực này những bộ hài cốt dã thú giống hệt như trong bức bích họa. Theo khảo chứng của các nhà sinh vật học, những loài động vật này đại đa số là các loài cầm thú quý hiếm, kỳ lạ ở thời đại xa xưa, có loài ở Châu Âu đã tuyệt chủng.
Những bức bích họa được vẽ trên đỉnh và bốn vách động này rất giống với các bức bích họa ở giáo đường. Vì vậy, nơi đây còn được coi là "Giáo đường Sistin của nghệ thuật tiền sử". Một số tác phẩm không chỉ miêu tả chân thực mà còn ẩn chứa sự nhạy cảm và tâm hồn của những nghệ thuật gia có trình độ uyên thâm. Một hang động ở Altamila có đỉnh dài 20m, rộng 10m và vẽ 16 con vật sống động như thật, có con đang lấy móng vuốt cào xuống mặt đất, có con đang gầm thét giận dữ, có con đang nằm, có con bị giáo dài đâm trọng thương. Tất cả đều biểu thị tâm trạng đau khổ của sự chết chóc. Xung quanh những con vật đang gầm thét, các họa sỹ thời ấy còn vẽ một con ngựa, một đàn lợn đực hoang dã, một con sói và một con hươu cái. Ở đây vẽ rất nhiều loài động vật mà ngày nay có một số loài còn tồn tại và rất quen thuộc như ngựa, trâu rừng, lợn rừng, hươu sao... nhưng có một số loài chúng ta chưa bao giờ gặp. Kỹ thuật hội họa của các họa sỹ về cơ bản rất tinh xảo, cho đến nay trình độ hội
họa ấy vẫn đạt ở trình độ nghệ thuật khá cao. Điều khiến người ta không thể lý giải được là quần áo, trang sức của nhân vật được vẽ trong bức bích họa rất giống với người hiện đại.
Năm 1912, trên ngọn Núi Brandepierg ở Namibia - miền Tây Nam Châu Phi, trong một bức bích họa miêu tả động vật nguyên thủy có người đã phát hiện ra bức họa đá nguyên thủy miêu tả một quý bà da trắng. Quý bà này mặc áo sơ mi ngắn tay và quần đi ngựa bó sát mông; đeo găng tay và đi giày vải, buộc dây nịt tất. Đứng bên cạnh quý bà là một người đeo mặt nạ và mũ sắt rất phức tạp. Nhân vật mặc áo sơ mi hoa cà trong bức họa tiền sử Lusajac được các nhà khảo cổ xác định là sản phẩm chính hiệu của Pháp. Còn nhân vật trong bức họa đá ở vùng Arnhem (Australia) thậm chí còn mặc đồ vũ trụ có khóa kéo, đầu đội mũ sắt có các tua giống như dây ăng ten và lỗ nhỏ để quan sát. Bức họa đá trong thủ phủ Phang Nga ở miền Nam Thái Lan còn miêu tả một người máy đầu đội mũ sắt, mặc quần áo, mình mang thiết bị lọc khí thở, bụng mang đèn pin, phải chăng đó là chỉ thị linh thiêng mà người đầu tiên của nhân loại lệnh cho con người thực hiện chế tạo những bộ y phục như vậy? Hay có một lực lượng thần kỳ nào giúp tổ tiên chúng ta vượt qua cả không gian và thời gian? Chẳng lẽ ở thời kỳ hoang dại, con người còn ăn lông ở lỗ mà đã giàu trí tưởng tượng có thể chế tạo ra trang phục cho hậu thế cách hàng nghìn hàng, vạn năm như vậy sao?
Năm 1998, một học giả đã căn cứ vào những nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và nhân chủng học các định, đến nay nhân loại đã hình thành hơn 4 triệu năm, còn Trái đất được hình thành từ 4,5 tỷ năm trước đó. Cách đây khoảng 2 tỷ năm, trên Trái đất đã xuất hiện một loài sinh vật có nền văn minh cực kỳ phát triển. Do Trái đất xảy ra đại họa và sự biến chuyển của tự nhiên qua hàng trăm triệu năm đã biến nền văn minh thành di tích. cũng có người suy luận: Trái đất hình thành từ 500 triệu, 350 triệu, 230 triệu, 100 triệu và cuối cùng là 65 triệu năm trước, trải qua một thảm họa mang tính hủy diệt khiến nền văn minh thời kỳ đó đã bị hủy diệt hoàn toàn. Trong mỗi nền văn minh đều xuất hiện sự ngắt quãng. Nền văn minh ngày nay ngắt quãng với nền văn minh trước đó khoảng từ 12000 đến năm 10000 trước Công nguyên. Nếu như trên Trái đất từng tồn tại mấy cấp độ văn minh như vậy thì kỹ thuật và phương pháp khảo cổ hiện nay vẫn chưa thể xác định được. Do vậy, khó có thể chấm dứt cuộc luận chiến kéo dài giữa các nhà nghiên cứu.
Tầng tầng lớp lớp các di tích tiền sử khiến chúng ta không tài nào lý giải được hướng phát triển dần từ cấp độ thấp đến cấp độ cao của nền văn minh nhân loại. Quan điểm truyền thống về sự tiến hóa và phát triển đi lên của nền văn minh nhân loại cũng chính là một sự thách thức dành cho các nhà khoa học. Chúng ta hy vọng, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp và kỹ thuật của ngành khảo cổ cũng sẽ phát triển mang tính đột phá để giới khảo cổ có thể khám phá
và làm sáng tỏ những bí ẩn cần giải đáp.
H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
Bí ẩn về các đoàn quân quá khứ
Cho đến nay, các nhà địa chất, các nhà sử học, cổ sinh vật học, môi trường học, các nhà nghiên cứu về địa cầu vật lý, các nhà khoa học... đều công nhận rằng trên hành tinh của chúng ta vẫn còn vô số hiện tượng kỳ lạ mà khoa học chưa giải thích được. Nhiều sách vở tài liệu nghiên cứu từ cổ đại đến nay đã ghi nhận nhiều sự kiện lạ kỳ. Các địa điểm thường xẩy ra hiện tượng quái lạ, bí hiểm hiện vẫn còn nhiều trên thế giới đã thu hút hàng ngàn nhà khoa học đến nghiên cứu nhưng lời giải thích thì vẫn còn mơ hồ; những hiện tượng lạ kỳ ở Australia, ở Ireland, ở Peru, những vùng đất huyền bí ở Nam Mỹ, ở Ai Cập, Â’n Độ,... Trong số các hiện tượng “khó giải thích đó” có chuyện về các đoàn quân “ma” xuất hiện ở vùng đất Loe Bar. Một buổi trưa tháng 8/1936, Stephen Jenkins, 60 tuổi, nhà nghiên cứu địa chất, tới vùng Loe Bar - một địa điểm thuộc vùng bờ biển Cornish. Trong khi Jenkins đang chăm chú theo dõi các vùng đất thì bỗng nhiên ông ta vô cùng kinh ngạc khi thấy phía trước mặt mình một đạo quân thuộc thời Trung Cổ xuất hiện.
Quân phục của họ chứng tỏ họ đang trải qua những cuộc chạm trán trong trận mạc. Các chiến sĩ mặc áo đủ màu và khoác loại áo choàng không có tay màu trắng, màu đỏ và màu đen. Ngựa của họ có tấm che phủ với đầy đủ yên cương và những thứ trang sức cho ngựa. Một người lính đứng giữa đội quân, hai tay chống kiếm, mình khoác áo choàng màu đỏ tía đang quắc mắc nhìn chăm chăm về phía Jenkins đứng.
Vừa lạ lùng vừa kinh ngạc, Jenkins, với tính tò mò, gan dạ và thích mạo hiểm, đã không ngần ngại tiến về phía đoàn quân. Nhưng hành động ấy đã làm toàn thể đạo quân thời Trung Cổ biến mất tức thì.
Jenkins giật mình ngơ ngác và tưởng mình vừa trải qua một giấc mơ. Ông kể lại chuyện này cho người vợ nghe và họ đã ghi vào nhật ký hiện tượng lạ lùng này. Thế rồi, 38 năm sau, ông Jenkins đã chọn đúng vào ngày mà cách đó 38 năm ông đã trông thấy điều kỳ lạ để cùng với vợ đến ngay địa điểm mà ngày xưa ông đã đứng.
Hai vợ chồng lên đường với bức họa đồ ghi địa điểm của trước đây Jenkins đã đứng thì lạ lùng thay hình ảnh đoàn quân thời Trung Cổ hiện ra lần này còn rõ ràng hơn lúc trước. Mặc dầu trước đó bà Jenkins không tin chuyện chồng mình kể nhưng lần này bà thấy rõ ràng điều mà bà không thể tin được.
Đoàn quân với sắc phục rực rỡ, cờ xí, ngựa và gươm giáo dàn ra trước mắt mình, bà sợ quá níu chặt lấy cánh tay chồng và cố dụi mắt vì cứ tưởng mình nằm mơ. Khi tường trình sự việc này cho một nhóm nhà khoa học, ông Stephen Jenkins đã nói như sau: “ Nếu lúc đó vài người trong quý vị có mặt với chúng tôi thì có lẽ lời trình bày này sẽ nặng cân hơn và có giá trị đứng đắn trung trực hơn...” Nhiều giả thiết đã được nêu ra để giải thích cho hiện tượng này. Theo sự giải thích
của chính Stephen Jenkins thì có thể đạo quân ma này thường xuất hiện ngay nơi vùng Cornish và con người may mắn thấy được là do một năng lực tinh thần nào đó phát nguồn từ một giao điểm (node).
Loe Bar vẫn còn đó nhưng nơi mà năm 1936 cũng như năm 1974 Jenkins đã đứng không phải dễ dàng thấy lại được hiện tượng kể trên vì còn tùy thuộc vào môi trường, khí hậu, tầm nhìn và nhất là tùy vào từng con người đứng nơi địa điểm ấy. Điều này, mới nghe qua có vẻ không hợp lý nhưng theo Janet và Collin (hai nhà nghiên cứu về hiện tượng siêu hình, ma quái) thì thực tế là như vậy.
Hai nhà nghiên cứu này cũng đã ghi nhận một trường hợp về “hồn ma” xuất hiện vào năm 1904.
Tháng ba năm ấy, một toán học sinh được thầy giáo dẫn đi du khảo. Họ leo lên ngọn đồi Marlpit gần Honiton. Tất cả các học sinh hôm đó đều trông thấy một người đàn ông khoác áo choàng màu nâu và đội mũ rộng vành màu đen. Toàn thể con người và gương mặt u ám như phủ một màn sương khói. Theo tài liệu của Collin thì đó là hồn ma ấy đã được ghi nhận (tài liệu thư viện) từ năm 1685. Người đàn ông này là một trong những người trốn chạy từ trận đánh ở Sedgemoor vào năm 1685 và sau đó đã bị quân địch giết chết. Nhà anh ta ở ngay trên đồi Marlpit.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là tất cả các học sinh trong chuyến du khảo ấy đều thấy (người đàn ông trong quá khứ ấy) nhưng thầy giáo dẫn các học sinh thì tuyệt nhiên không nhìn thấy gì cả
Theo TTVNOL
Bí ẩn về di tích Zimbabwe
Cái tên Zimbabwe gợi cho ta sự liên tưởng không giới hạn. Theo tiếng Tây Ban Nha thì Zimbabwe có nghĩa là "ngôi nhà đá khả kính","nhà đá". Ngoài ra, có một số người cho rằng, Zimbabwe là từ đồng âm của "mazimbwe", trong tiếng Seichanne ý nghĩa của nó là "nhà ở của tù trưởng". Lại có ý kiến cho rằng, nó là "mỏ giàu có"... Tất cả những gợi mở ấy đã phủ lên Zimbabwe, quốc gia lục địa và những di tích cổ đại nằm trong đó một màu sắc huyền bí.
Vào năm 1868, một đoàn các nhà thám hiểm Châu Âu đi du lịch Châu Phi đuổi theo một con dã thú trong rừng già rậm rạp cách thành Victoria vùng Zimbabwe khoảng 30km, bỗng nhiên họ phát hiện ra một bãi đá hoang tàn rộng mênh mông. Đó chính là "Đại Zimbabwe" nổi tiếng Thế giới sau này.
"Đại Zimbabwe" tuy phần lớn đã bị hư hỏng, nhưng vẫn còn một số đặc điểm thể hiện được vẻ hùng vỹ tráng lệ của một quần thể kiến trúc cổ đại, và được bảo tồn đến ngày nay.
Chủ thể kiến trúc là một khu đất bằng nằm dưới chân núi biểu thị sự huy hoàng nhất của "Đại Zimbabwe". Bức tường vây bên ngoài có hình bầu dục nên gọi là tường
vây lớn hình bầu dục. Trên ba mặt tường thành Đông, Tây, Bắc trỏ ba cửa, bên trên mỗi cửa đều xây vòm bằng đá hoa cương lớn. Phía trên của tường vây có đắp các hoa văn cứng nhưng dài và mảnh, có những đầu còn chạm khắc chim đá hình thù lạ lùng. Phía Đông Nam tường vây còn có một tường đá song song với tường vây, khoảng cách giữa chúng độ 1m, cùng với tường vây hình thành một con đường hẹp dài 100m, cuối con đường này là khu vực nửa kín giống như một cái sân. Bên trong tường vây có những tháp đá cao, có hình nón; có những bia đá, hầm ngầm, giếng nước và một số vách đá nham nhở, giống như di tích cung đình cổ. Gần tường vây còn có rất nhiều ngôi nhà nhỏ.Trong toàn bộ quần thể kiến trúc Đại Zimbabwe, điều thần bí nhất là những tháp đá hình nón bên trong tường vây hình bầu dục. Đây là kiến trúc đá hoa cương đặc ruột, trên nhỏ dưới to, cao khoảng hơn 20m, không hề có một ký tự gì. Nó chủ yếu được tạo bởi những khối đá hoa cương được đục đẽo thành gạch có lỗ mộng, xây theo quy tắc đường nét của một đồ án nhất định. Giữa các viên gạch đá không hề có vết tích đã dùng vôi vữa hoặc chất kết dính nào gắn lại, những chỗ tiếp giáp giữa các viên gạch rât khít nhau, muốn lùa một lưỡi dao mỏng vào cũng khó. Không biết chúng đã trải qua bao nhiêu năm tháng nếm trải, bao nhiêu cuộc bể dâu của thế gian này?
Từ năm 1868 trở lại đây, từng đoàn thám hiểm châu Âu và các nhà khoa học hằng hải đến miền Nam châu Phi tìm tòi mọi dấu tích trên mảnh đất thần kỳ này. Họ đã tiến hành khảo sát nhiều lần, muốn làm rõ sự huyền bí nội tại của Đại Zimbabwe. Tháp hình nón, ở bên trong tường vây của Đại Zimbabwe là vấn đề người ta khảo sát đầu tiên. Nhà khảo cổ học người Anh là Cotlan Bethe đã từng bỏ ra nhiều tiền của, sức lực đào một đường hầm với quy mô lớn xung quanh tháp hình nón và xuyên qua tháp, hòng tìm được lối vào. Ông phát hiện ra các tháp này đặc ruột, cửa vào cho đến nay vẫn chưa tìm thấy, cũng có thể nó vốn không có cửa. Các nhà khảo cổ học không khỏi không thắc mắc tháp khổng lồ chọc trời này có tác dụng gì?
Vấn đề này được bàn thảo với nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng: hình dáng bên ngoài của tháp giống kho lương thực lớn. Nhưng toàn bộ tháp là một chỉnh thể đặc ruột thì làm sao có thể cất trữ lương thực? Cũng có người cho rằng, nó là vật tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam, là một linh vật mà nghi thức tôn giáo cổ đại nào đó đã dùng, nó đại diện cho tinh thần bộ lạc mạnh mẽ hoặc quyền lực tối cao của tù trưởng bộ lạc. Nhưng tất cả những ý kiến này đều thiếu chứng cứ thuyết phục, thêm vào đó lại không có sử liệu ghi chép gì.
Đối với người châu Âu, Đại Zimbabwe phải là một quốc gia thời hoàng kim tồn tại trong truyền thuyết. Họ cho rằng, nó rất giống sử sách châu Âu, rất có khả năng đó chính là khu đất có mỏ vàng của Quốc vương Salomon được nhắc tới trong Thánh kinh cựu ước. Tường bảo vệ thành được xây dựng mô phỏng theo kiểu mà Vua Salomon xây dựng cung điện trên núi Molia.
Kiểu suy luận chủ quan này một dạo đã dấy lên cơn sốt tìm vàng của người châu Âu. Không ít người châu Âu sau khi đến thành đá này thuê dân địa phương cùng những phương tiện cơ giới tiên tiến, tiến hành đào bới toàn bộ khu di tích, đào đến độ sâu 3m. Họ lấy đi tất cả các văn vật, trừ đá hoa cương. Tất cả các tài liệu, bao gồm một số tài liệu lịch sử có thể nói rõ sự thật lịch sử cũng bị lấy đi. Do vậy, các nhà khoa học đã không kịp tiến hành nghiên cứu, khai quật khu vực thành đá này.
Trong những năm tháng sau này, người ta tiến hành khai quật xung quanh Zimbabwe đã đào được lượng lớn văn vật, trong đó có vũ khí, công cụ lao động và một ít đồ trang sức được chế tác rất tinh xảo và đẹp. Một số đồ đó được đưa đến từ Trung Quốc, Ả Rập, Ba Tư và cả từ Ấn Độ xa xưa. Từ những văn vật tìm thấy trong lòng đất khu vực này, ít nhất chúng ta cũng có thể nhận thấy, ở nơi thành đá bị tiêu vong này từng có sự trao đổi về văn hóa, mậu dịch từ lâu đời với Trung Quốc và Ả Rập và Ba Tư cổ xưa. Nhưng trong các sách cổ của Trung Quốc, Ả Rập, Ba Tư hiếm thấy những ghi chép về hoạt động buôn bán với Zimbabwe.
Rất có thể những di vật này được nhân vật trung gian nào đó đưa tới buôn bán ở Zimbabwe. Nhân vật trung gian này là ai, chúng ta cũng chưa được biết. Từ những tháp hình nón hùng vĩ, chúng ta còn thấy được kỹ thuật xây dựng thời bấy giờ ở đây đã đạt đến một trình độ rất cao. Nói một cách khác, những người xây dựng tháp hình nón này ngay từ rất sớm đã nắm được tri thức về hình học, kiến trúc học, lực học,...
Tất cả những công trình kiến trúc đá to nhỏ, xa gần này được dùng để làm gì? Có một số người cho rằng, nơi đây có thể là Hoàng thành của một Vương quốc cổ xưa đã bị hủy diệt từ rất sớm; cũng có người cho rằng nó là một tụ điểm tôn giáo lớn. Nhưng tất cả mới chỉ là những phỏng đoán chủ quan bởi trên thực tế toàn bộ công trình kiến trúc bằng đá này không hề có bất kỳ một văn tự hay đồ án hoặc bích họa nào. Về mặt này nó khác xa với Thành Maya của Châu Mỹ, hoặc Angkor của khu vực Đông Nam Á. Trên Maya và Angkor đều có những bức phù điêu. Hơn nữa, trong nền văn hóa thế giới được lưu truyền lại cũng không có bất kỳ ghi chép gì về Zimbabwe nên chúng ta không biết tìm hiểu nó bằng con đường nào. Vấn đề có liên quan đến điều này chỉ có thể là: người nào? trong thời gian nào? dùng dụng cụ gì? phương pháp nào sáng tạo ra thành đá đẹp lạ thường này? Người kiến tạo ra thành đá có quan hệ gì với người Marshara và người Mataberlai hiện đang sinh sống ở Zimbabwe. Nếu như người xây dựng thành đá từ bên ngoài tới thì tại sao người ta lại đột nhiên trong một ngày nào đó đã từ bỏ nơi này?
Có thể nói, trên Thế giới ngoài Ai Cập ra thì Đại Zimbabwe cũng là tiêu chí của nền văn minh châu Phi. Nhưng thực sự chúng ta đã biết và hiểu về nó được rất ít H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
Bí ẩn về đại lục Châu Phi và cội nguồn của loài người Trên Trái đất xanh thẳm xinh tươi này, có thể nói, loài người là loài linh trưởng
trong vạn vật. Cùng với sự tiến bộ của lịch sử nhân loại và sự phát triển của khoa học, chúng ta có thể hoàn toàn giải được bản đồ gen của con người, khống chế và phát triển các loài động thực vật của giới tự nhiên, thậm chí có thể quản lý và phát triển bản thân con người. Nhưng con người từ đâu đến? Vấn đề phức tạp, rắc rối và cổ xưa này cho đến tận ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải rõ ràng được.
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, con người do loài vượn người dần dần tiến hóa thành, nhưng có một số khâu của quá trình tiến hóa đó vẫn chưa được giải thích thấu đáo. Những năm gần đây, một số phát hiện mới trong ngành khảo cổ học đã khiến các nhà khoa học không thể không xem xét lại vấn đề này, và họ cũng đưa ra một số giả thuyết mới, có một số xem ra rất có lý.
Theo nghiên cứu cổ sinh vật học, tổ tiên loài người - vượn cổ sinh sống vào khoảng 400 vạn năm đến 800 vạn năm trước đây, nhưng tổ tiên trực hệ của loài người - vượn cổ phương Nam sống trong khoảng 400 vạn năm trước. Tài liệu hóa thạch khoảng giữa 400 vạn năm từ vượn cổ trong rừng sâu đến vượn phương Nam là số không. Vậy, thới kỳ này đã xảy ra biến hóa gì khiến cho vượn cổ đã quen với cuộc sống trên cây, đi lại bằng bốn chân thay đổi phương hướng tiến hóa đứng thẳng đi bằng hai chân rồi lại tiến hóa thành người?
Năm 1960, nhà nhân loại học người Anh, Alisthe đưa ra bằng chứng nghiên cứu địa chất chứng minh: 800 vạn năm đến 400 vạn năm trước, ở quê hương của vượn cổ - miền Đông Châu Phi, có vết tích một khu vực đất đai rộng lớn, bị nước biển làm chìm ngập, bắt buộc một bộ phận vượn cổ phải xuống biển sinh sống, trở thành vượn nước. Mấy trăm vạn năm sau, nước biển rút, số vượn nước lại trở về với cuộc sống trên cạn, rồi trở thành tổ tiên loài người. Như vậy, giai đoạn không có hóa thạch, là vì tổ tiên loài người sống ở biển chứ không phải ở đất liền. Đó chính là "thuyết vượn nước" gây xôn xao giới khoa học một thời. Alisthe còn chỉ ra giai đoạn hải dương này trong lịch sử tiến hóa của nhân loại đã để lại nhiều dấu vết trên thân thể con người hiện đại. Rất nhiều đặc trưng sinh lý của con người giống với các loài động vật có vú sống dưới nước như báo biển, ngược lại khác hoàn toàn với các loài động vật có vú sống trên cạn. Ví dụ, tất cả các động vật loài linh trưởng bên ngoài cơ thể đều có một lớp lông dày, chỉ riêng loài người lớp lông bên ngoài ít dần rồi mất hẳn. Ngoài ra việc tiết nước mắt loại ra một phần muối, dựa vào tiết thân nhiệt ra mồ hôi, và các hành vi khác đều là đặc trưng của động vật có vú sống dưới nước. Đặc biệt là thời kỳ sơ sinh của con người, nếu ở dưới nước sẽ giống như báo biển, có "phản ứng bơi lặn", hơn nữa thời gian nghỉ khi lặn của con người vượt xa các động vật trên cạn khác.
"Thuyết vượn nước" đã đưa ra cách giải thích rất nhiều đặc trưng riêng của loài người, nhưng cũng có không ít các nhà khoa học biểu thị sự phản đối, trong đó
vấn đề lớn nhất là không có đầy đủ căn cứ hóa thạch làm tư liệu.
Ngoài ra còn có một cách giải thích khác chỉ ra: Một trong những khác biệt lớn nhất giữa người và động vật, đó chính là loài người có năng lực ngôn ngữ. Mà công năng đầy đủ của loài người lại không thể tách rời cấu tạo tài tình của cơ quan phát âm ở con người. Nhưng, nghiên cứu của giải phẫu học lại chứng minh, xem xét cấu tạo yết hầu của loài linh trưởng, nó không thể tiến hóa thành yết hầu của loài người, hay nói cách khác, yết hầu của con người không phải là yết hầu của loài linh trưởng tiến hóa thành, mà là do di truyền sinh vật của một loài khác. Vậy "di truyền sinh vật của loài khác" đến từ đâu? Họ đưa tin, đây là kết quả của một lần người ngoài hành tinh cách đây mấy chục vạn năm đã tiến hành cây ghép (di thực) gen đối với loài người cổ đại lúc đó.Có một số người cho rằng, không chỉ có yết hầu mà trong quá trình tiến hóa, đâu đâu cũng có sự sắp xếp dấu tích "người". So vậy, tiến hóa không chỉ là quá trình phát triển liên tục, mà nó còn được tiến hành trong quá trình tương đối ổn định và xảy ra sự thay đổi nhảy vọt đột ngột. Nếu không chúng ta không có cách gì lý giải được một số đặc trưng cơ bản của loài người như trí tuệ, ngôn ngữ. Đó là những kỳ tích được phát sinh trong khoảng thới gian rất ngắn chỉ mấy vạn năm.
Mấy năm gần đây, các nhà khảo cổ đã liên tục phát hiện hàng loạt hóa thạch đầu người ở Ethiopian, Kenya thuộc miền Trung Châu Phi. Đặc biệt, phát hiện hóa thạch loài người sớm nhất - "Luxi", giúp cho các nhà khảo cổ học và nhân loại học trong khi nghiên cứu quá trình tiến hóa của loài người có thêm căn cứ với những giá trị quan trọng. Cùng với sự nghiên cứu sâu rộng hơn, chúng ta có lý do để tin tưởng rằng, cánh cửa bí ẩn về nguồn gốc loài người nhất định có ngày sẽ mở được.
H.T tổng hợp
Bí ẩn về hình vẽ đồng tiền trên bãi biển.
Trên bãi biển Minh Hải ở Nhật Bản, người ta phát hiện thấy một bức vẽ đồng tiền khổng lồ. Từ việc tạo hình tiền cổ Trung Quốc cho đến những chữ rõ ràng trên đó đến mức có thể nhận ra chữ gì, khiến người ta không hiểu hình vẽ đó có ý nghĩa gì, ai trông thấy nó cũng lấy làm lạ.
Hình vẽ đồng tiền tạo cảm giác như hình nổi đó được đào cát mà đắp lên. Những người đi lại trên bãi biển tiếp cận nó đều không cảm thấy đó là một bản đồ họa, họ chỉ tưởng nhầm đó là những rãnh cát mà thôi. Nhưng khi leo lên ngọn núi trên bờ biển cúi nhìn xuống thì rất ngạc nhiên nhận ra rằng, các rãnh cát đó thể hiện một bản đồ họa tiền cổ rất lớn. Tại nơi ấy bạn có thể nhận ra bức "đồ họa" hình tròn đó rất giống với một đồng tiền cổ xưa của Trung Quốc. Chính giữa vòng tròn cát đó là một lỗ 4 cạnh hình vuông. Ở bốn cạnh của lỗ hình vuông đó có 4 chữ "Vĩnh Khoan Thông Bảo". Bức đồ họa hình đồng tiền này lớn đến mức nào? Người ta đã tiến hành đo đạc thực địa. Khi đo đạc, người ta lại có phát hiện mới. Thì ra bức đồ họa người ta trông thấy không phải có hình tròn tuyệt đối, mà là một hình ô-van, có chu vi 354 mét,
chiều dài Đông Tây 122 mét, chiều rộng Nam Bắc 90 mét, khi đứng trên đỉnh núi phía Đông nó, người ta nhìn thấy nó tròn xoe.
Vậy bức họa đồ hình đồng tiền khổng lồ đó được hình thành như thế nào? Theo truyền thuyết, năm Vĩnh Khoan thứ 10, tức năm 1633, cư dân địa phương đã đào cát tạo ra nó trong một đêm để chờ đón Long Hoàn Phan Chủ đến thị sát, và nó được giữ nguyên đến ngày nay. Một truyền thuyết khác lại nói rằng, trên đỉnh núi Cầm Đàn, hồi ấy có một điện thờ thần, gọi là "Bát Phan thần cung". Năm "Đại Bảo" thứ ba, tức năm 703, một đêm, Bát Phan đại thần đi trên một chiếc thuyền tỏa sáng, từ Vũ Tá thần cung bay xuống đất. Từ đó mới có bức đồ họa tiền đồng ấy. Từ đó người ta xây dựng ngôi thần cung ấy để cúng tế Bát Phan đại thần.Bức đồ họa bí ẩn cùng với truyền thuyết thần thoại ấy, khiến người ta liên tưởng đến những đồ họa khổng lồ trên đồng bằng Nasca ở Pêru. Những hình vẽ khổng lồ trên cao nhìn xuống mới nhận ra được. Người ta cho rằng, đó là những kiệt tác của người Vũ Trụ. Người Trái Đất xưa, thì không thể nào vẽ ra nổi. Vậy thì bức đồ họa tiền đồng, phải chăng cũng là vật kỷ niệm của người Vũ Trụ. Trong truyền thuyết, vị đại thần đế từ Vũ Tá phải chăng là người ngoài hành tinh đến từ Vũ Trụ. Thuyền tỏa sáng chở vị thần đó phải chăng là đĩa bay? Nếu vậy thì vì sao người Vũ Trụ lại đến Trái Đất mà "vẽ" nên đồ họa tiền đồng? Ngụ ý của nó là gì? Một loạt những vấn đề đó, người ta rất khó tìm được chứng cứ để làm rõ và trở lại Trái Đất để tìm lời giải từ tổ tiên xa xưa thời cổ đại. Họ lại cho rằng, đồ họa tiền đồng chỉ đơn thuần là kiệt tác của người Trái Đất. Đó là kết tinh trí tuệ tập thể của họ. Người ta suy luận rằng: Khi tạo ra kỳ tích này, người chỉ huy đã đứng lên đỉnh núi Cầm Đàn trên bờ biển, dùng cờ hiệu để chỉ huy đám đông làm việc ở bãi biển. Như vậy, đám đông được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất đã hoàn thành được hạng mục công trình to lớn đó. Chỉ có như thế, bức đồ họa họ tạo ra mới có hình bầu dục như vậy, nhưng người đứng trên đỉnh núi thì vẫn thấy nó có hình tròn, càng giống với đồng tiền.
Về cách giải thích này cũng có phần hợp lý, nhưng người ta còn thắc mắc là, do ai tạo ra nó, để làm gì, và vào lúc nào? Vì sao nó tồn tại lâu dài như vậy trên bãi biển sóng vỗ mà không bị san phẳng mất đi?
H.T (theo Kính vạn lý)
Bí ẩn về kiệt tác trong hang động
Năm 1875, trong hang động Altamira ở Tây Ban Nha, De Sotura đã phát hiện thấy nhiều công cụ đá lửa, xương động vật của thời đại đồ đá cũ và bức bích họa màu đen trên vách hang động.
Bốn năm sau, lần thứ 2 De Soture đến Altamira với hi vọng sẽ khai quật được nhiều cổ vật mới, lần này ông mang theo cả con gái mới lên 5. Khi ông còn khai quật trong hang động Altamira, con gái ông tự chơi một mình bỗng hoảng hốt hét lên: "Trâu!
Trâu". Cái mà cô bé phát hiện chính là bức bích họa sau này nổi tiếng khắp thế giới ở hang động Altamira. Trên đỉnh hang động và vách hang động người ta vẽ đầy những loài động vật như: lợn rừng, trâu rừng, hươu rừng và ngựa rừng với các tư thế khác nhau. Bức bích họa đã được xem là bước khởi đầu của nền nghệ thuật hiện đại.
Hang động Altamira rất to lớn có chiều dài 400m. Được biết, hang động này do một dòng nước chảy sau nhiều năm bào mòn đá mà tạo nên. Bức bích họa nổi tiếng đó nằm bên trái của động có chiều dài 11m, rộng khoảng 5m, miêu tả tổng cộng hơn 170 hình tượng động vật với nhiều phong cách khác lạ. Đường nét của bức bích họa rất sống động, bố cục hợp lý, màu sắc tươi đẹp. Người họa sỹ tài hoa thời bấy giờ đã triệt để lợi dụng đặc trưng mặt mấp mô lồi lõm của nham thạch để biểu hiện sự thay đổi cơ thịt và bộ xương của động vật. Thủ pháp cao siêu của bức bích họa khiến mọi người phải trầm trồ thán phục.
Năm 1880, De Sotura đã công bố bức bích họa Altamira trong cuốn "Giới thiệu sơ lược về di vật tiền sử ở tỉnh Santander". Ông cho rằng, niên đại của bức bích họa thuộc thời đại đồ đá cũ. Việc phát hiện và đưa ra lời kiến giải về bức bích họa của Sotura lập thức làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt trong giới học thuật. Cách nhìn nhận của Sotura đã được giáo sư người Pháp - Gogriel de Mortilet và nhà sinh vật học cổ Madrit Werlannova sống cùng thời ủng hộ. Nhưng đa số các nhà khoa học trong giới học thuật lại phản đối cách kiến giải của Sotura. Họ cho rằng, người nguyên thủy chưa thể có trình độ biểu đạt nghệ thuật cao siêu như vậy.
Thậm chí có người còn chỉ trích Sotura là kẻ lừa đảo và họ nghi ngờ các bức họa ấy là ngụy tạo. Vì vậy, bức bích họa ở hang động Altamira sau khi được công bố tuy đã dấy lên một làn sóng tranh luận nhưng rồi nhanh chóng lắng xuống. Đến năm 1888, khi Sotura rời xa nhân thế trong lòng vẫn còn ôm sự hối tiếc vì phát hiện trọng đại của ông vẫn chưa được nhân loại thừa nhận.
Những kết quả nghiên cứu của ngành khảo cổ học hiện đại cho thấy, nhiều di chỉ hang động mà người nguyên thủy đã từng cư trú đều có di tích các bức bích họa nguyên thủy. Nội dung của bích họa vẫn chủ yếu là động vật như: ngựa rừng, trâu rừng, hươu rừng, sư tử, gấu, tà ngưu... Vì vậy, có người cho rằng, nghệ thuật hang động là nghệ thuật tượng hình vẽ về động vật. Người tiền sử vẽ miêu tả những loài động vật này có thể vì họ quan niệm chúng có một vai trò nào đó đối với họ. Một số loài động vật cung cấp cho họ nguồn thức ăn để tồn tại như ngựa rừng, trâu rừng hoặc có những lòai dã thú uy hiếp nghiêm tọng đến môi trường sinh tồn của họ như sư tử, gấu, hổ,... và cũng có loài động vật cung cấp vật phẩm để làm những đồ dùng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ như ngà voi, sừng hươu,...
Nếu xét từ kỹ xảo nghệ thuật thì trình độ nghệ thuật của người nguyên thủy còn rất thấp. Đa số các tác phẩm hội họa có đường nét thô kệch mất dấu, màu sắc không phù hợp. Thậm chí, nghệ thuật bích họa hang động chỉ cách đây hàng nghìn năm cũng có trình độ hội họa rất vụng về không thể đem so sánh với bức bích họa ở hang động Altamira. Do vậy, các học giả phương Tây luôn cho rằng, bức bích họa ở hang động Altamira là tác phẩm nghệ thuật giả của nhân loại trong những thế kỷ gần đây.
Có thể nói, bức bích họa "Trâu rừng bị thương" được vẽ trên đỉnh hang động là tác phẩm đạt nhất trong số những bức bích họa ở Altamira. Con trâu rừng này rất hung dữ, sau khi bị thương, toàn thân cuộn tròn thành một khối, 4 chân co giật, sừng nó cong vút, đuôi vung lên, tai dựng đứng. Thần thái của con trâu rừng rất có hồn và có tính nghệ thuật cao. Trạng thái trước khi chết vẫn còn hung dữ của con trâu đã được thể hiện một cách tinh tế khiến người ngày nay phải trầm trồ thán phục trình độ nghệ thuật cao siêu của các nghệ thuật gia nguyên thủy.
Trong hang động Altamira, ngoài các tác phẩm miêu tả chân thực còn có nhiều hình vẽ trìu tượng. Ở đây có những hình phác họa bằng các nét vẽ thô kệch màu đen, có hình là đồ họa bằng màu sắc dịu nhưng rất đậm, một số chỗ khiến người xem hoa cả mắt. Người ta dự đoán, các hình vẽ này muốn bày tỏ khát vọng chinh phục dã thú của nhân loại. Có thể chúng có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo trong săn bắn của người nguyên thủy.
Tuy nhiên, điều khiến người ta khó hiểu là, các cư dân nguyên thủy cư trú ở hang động Altamira làm sao có thể sáng tạo được một thành tựu nghệ thuật huy hoàng như vậy? Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Được biết, hang động Altamira hàng ngày chỉ hạn định đón tiếp 35 khách tham quan, thậm chí còn phải đặt kế hoạch trước. Chúng ta tin rằng, cùng với sự phát triển của khoa học và nhiều phát hiện mới của ngành khảo cổ, nhất định sẽ khám phá được bí ẩn về bức bích họa ở hang động Altamira.
H.T (theo Nền văn minh cổ thế giới)
Bí ẩn về kho báu trong sử thi Homere.
Sử thi Iliát và Ođixe (Illiade va Odyssée) là tác phẩm văn học vĩ đại của đất nước Hy Lạp cổ đại được viết ra từ trí óc sáng tạo tuyệt vời vủa một người đàn ông mù tên là Homere. Khoảng 3000 năm sau, một người thương gia người Đức tên là Heinrich Schliemann dựa theo hai bộ sử thi Iliát và Ođixe đã khai quật di chỉ Thành Troie (Tơ roa) bị vùi sâu trong lòng đất hơn 2000 năm trước và tìm thấy "Kho báu Priam" ở phía Đông Bắc bán đảo Xiasia. Thương gia người Đức này cũng phát hiiện ra phần mộ của Vương thất Mycènes trong một khe núi ở bán đảo Borobennisa và đào được một kho báu chôn sâu dưới lòng đất đã 3000 năm, khiến cho các báu vật lại được nhìn thấy ánh Mặt Trời.
Ở miền Bắc nước Đức, tại một thị trấn nhỏ gọi là Mekhbaobang có một vị mục sư nghèo. Vào một ngày của năm 1832, ngài tặng cho chú bé Schliemann lên 10 tuổi một cuốn Đồ giải lịch sử Thế giới do Yeleer biên soạn, làm quà sinh nhật. Cầu bé rất thích món quà sinh nhật này. Schliemann vốn là một cậu bé rất ham học hỏi nhưng do nhà nghèo, năm 14 tuổi cậu phải bỏ học đi làm thuê cho hiệu tạp hóa. Suốt những năm tuổi niên thiếu và thanh niên, cậu đều phải bôn ba lưu lạc kiếm sống.
Năm 1856, Heinrich Schliemann bắt đầu học tiếng Hy Lạp hiện đại và tiếng Hy Lạp cổ. Vì có trí thông minh tuyệt vời nên anh học tập rất nhanh. Một tháng rưỡi anh học xong tiếng Hy Lạp hiện đại, sau đó học tiếp hai tháng tiếng Hy Lạp cổ. Khi đã tinh thông các luật thơ trong sử thi của Homere, Schliemann có ý định viển vông, quyết định đi khai quật một tòa thành cổ được nói đến trong sử thi. Mùa Xuân năm 1869, Schliemann thực hiện mộng tưởng vĩ đại của mình.
Theo miêu tả trong sử thi của Homere, ở gần Thành Troie có hai dòng suối ngầm: "Dòng suối ngầm nước nóng, hơi nước bốc lên nghi ngút, bay lên không trung giống như màn khói nóng hừng hực; nhưng dòng suối ngầm kia thì ngược lại, nước của nó ngay cả trong mùa hè cũng rét buốt như băng tuyết".
Tháng 4 năm 1870, Schliemann nhận được giấy phép khai quật khu di chỉ đó của quan chức Thổ Nhĩ Kỳ. Ông bắt tay vào khai quật Thành Troie đã bị chìm lấp ở Núi Xisalihk vơi mong muốn sẽ tái hiện lại nền văn minh Thành Troie thuở nào.
Công trình khai quật được khởi công vào tháng 1 năm 1871 và kéo dài 3, 4 năm vì công việc liên tục bị gián đoạn. Trung tuần tháng 3 năm 1873, Heinrich Schliemann lại tiến hành khai quật một diện tích lớn khu đất ở phía Bắc Núi Hissarlik. Nhưng lần khai quật này, ông hơi thất vọng, vì di chỉ hơi nhỏ, hầu như không đủ để diễn tả được quy mô hoành tráng của Thành Troie mà ông đã tưởng tượng qua miêu tả của Homere. Nhưng ông cũng lại suy xét, là một nhà thơ, với mỗi sự việc, nhất định Homere phải phóng đại lên gấp nhiều lần. Có lẽ chính vì thế mà trong ba lần đào bới,
ông chưa tìm được thỏi vàng vào hoặc chế phẩm vàng nào.
Vào một buổi sáng (một ngày trước ngày 15 tháng 6) trong ánh nắng nhẹ, Schliemann cùng vợ đứng cạnh một bờ tường thành cổ dưới độ sâu 29 thước Anh. Đột nhiên, ông nhìn thấy một vật được làm bằng đồng xanh nằm ở phía dưới bức tường. Khi bước lại gần, ông phát hiện ra phía sau khối đồng xanh ấy còn có một cái gì đó phát ra ánh sáng lấp lánh giống như vàng. Schliemann liền gọi vợ đến gần, nói nhỏ vào tai vợ "cho thợ nghỉ ngay, chạy nhanh lên".
Sau khi thợ giải tán, Schliemann nhẹ nhàng dùng dao cậy lớp đất xung quanh khối đồng xanh. Cuối cùng trong lòng đất lộ ra ánh sáng lấp lánh của vàng, ánh sáng của ngà voi. Vợ ông bỏ chiếc khăn choàng màu đỏ để gói từng món báu vật. Trong những báu vật này, giá trị nhất là 2 chiếc mũ miện vàng hoa lệ, có vẻ đẹp mê hồn cuốn hút từ ánh mắt đầu tiên. Chiếc mũ miện to được ghép từ 1784 phiến vàng thực sự tuyệt mỹ. Xung quanh nó còn được móc 75 sợi dây ngắn, 18 sợi dây dài, mỗi sợi đều được tạo bởi những miếng vàng hinh trái đào. Những sợi ngắn rủ xuống trước trán người đội, những sợi dài rủ xuống bờ vai người đội. Khuôn mặt người đội mũ miện đều được ánh sáng của vàng lấp lánh bao quanh. Chiếc mũ miện thứ hai cũng giống như chiếc mũ thứ nhất, nhưng các sợi dây được móc vào đầu những lá vàng, dây phía sau tương đối ngắn, chỉ che được hai búi tóc. Kỹ nghệ chế tác hai mũ miện này rất tinh xảo và hoàn mỹ. Ngoài ra, tại đây, Schliemann còn khai quật được 7 vòng vàng, 2 ly vàng, 3 ly mã não, 4 hộp lớn bằng vàng bên trong đựng 65 vòng đeo tai, 8600 cốc bạc nhỏ; còn có lăng kính đục lỗ, cúc áo,... những thỏi vàng và những đồ vật nhỏ chế bằng Xêri, lọ hoa bằng bạc, đồng, vũ khí, quả tạ.
Cho đến lúc chết, Schliemann vẫn cho rằng, các báu vật trên là tài sản của vua Priam xứ Troie. Tất nhiên, đây là Thành Troie, là cung điện của Vua Priam và là kho báu trong Thành Troie được ngòi bút của Homere miêu tả. Không có một lý do gì có thể lay chuyển được niềm tin của Schliemann. Ông cho rằng: Tất cả đồ dùng trong tay ông chính là đồ trang sức của Meilun MeliiuMa, người đàn bà đẹp nhất Thế giới, người đã khiến cho Thành Troie bị hủy diệt trong chốc lát.
Schliemann mất chưa được 3 năm thì suy luận và phán đoán của ông bị các nhà khảo cổ bác bỏ. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy chủ nhân của số báu vật trên là Quốc vương Bipriamne, có trước 1.500 năm.
Mặc dù phán đoán của Schliemann có sai lầm, nhưng phát hiện của ông vẫn mang giá trị rất lớn không gì so sánh được, nên vẫn được hậu thế hết lời ca ngợi. Các trợ thủ và những người kế thừa của ông, bằng niềm tin mãnh liệt và sự cố gắng không mệt mỏi, đã khai quật hết Thành Troie như Homere miêu tả, tất cả đếm được 6 thành. Nhưng công lao đầu tiên và lớn nhất để cho Thành Troie lần nữa thấy ánh Mặt trời vẫn thuộc về Heinrich Schliemann - Người mang một niềm tin son sắt với những điều mà Homere vĩ đại đã viết.
Trước khi khai quật Thành Troie, Schliemann đã nghĩ tới việc khai quật Thành Mycènes nằm ở phía Đông Bắc bán đảo Borobennisa. Vì là người am hiểu và yêu thích sử thi Homere, ông nhiều lần chú ý đến việc khi Homere miêu tả Thành Mycènes đều cho thêm các cụm hình dung từ như "rất nhiều vàng","là màu vàng", "hưng thịnh phồn vinh"... Dưới ngòi bút của Homere, nếu Thành Troie rất giàu có thì Thành Mycènes càng giàu có hơn.
Tháng 8 năm 1876, Schliemann đến một khe núi vắng vẻ trên bán đảu Borobennisa. Ở phía Tây đỉnh núi, tường thành được xây dựng bằng những tảng đá rất lớn, ở giữa mở ra một cửa núi lớn, trên mặt có hai con sư tử nhìn rất oai hùng, đó chính là Cửa Sư tử nổi tiếng thế giới.Nơi đây, các nhà khảo cổ đã nhiều lần cất công tìm kiếm phần mộ của Vua Agamemnon. Dựa vào sự đoán định theo ý chủ quan, họ đã tùy tiện giải thích những ghi chép của các nhà sử học Hy Lạp Thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Dù không có một căn cứ nào nhưng họ vẫn cả quyết rằng, phần mộ của Vua Agamemnon nằm ở bên ngoài tường thành. Trong khi đó, Schliemann lại căn cứ vào các ghi chép để đưa ra phán đoán rằng, phần mộ của vị Vua đó có 3 chiến hữu khác nằm ở phía trong tường thành chứ không phải bên ngoài.
Schliemann bắt đầu khai quật vùng xung quanh Cửa Sư tử từ ngày 7 tháng 9 năm 1876. Không lâu sau, kết quả sơ bộ đã chứng minh con đường ông chọn là chính xác. Ở một nơi cách Cửa Sư tử 50 thước Anh, cách tường Người Khổng Lồ Một Mắt không xa, họ đào một hố sâu dài 90 thước Anh, rộng 15 thước Anh.
Dưới hố lộ ra một vòng tròn được tạo bởi những tấm đá bằng phẳng quay lại với nhau có đường kính 90 thước Anh. Đất trong vòng tròn đã bị san bằng, trong chỗ đất bằng này có một tấm đá được trôn thẳng giống như bia mộ. Nét phù điêu trên tấm đá bị hư hỏng nặng, khó có thể nhận biết phía dưới phiến đã có phải là phần mộ không.
Từ đó, khe núi của bán đảo Borobennisa trở thành tâm điểm chú ý của Toàn thế giới.
Vợ chồng Schliemann khai quật tổng cộng 5 ngôi mộ và phát hiện ra ngôi thứ 6 ở Sitamasaji. Tất cả những ngôi mộ này đều nằm trong các vòng tròn do những phiến đá quây thành. Thực chất, trong vòng tròn kia cũng là một lăng mộ, được coi là một nghĩa địa công cộng, điều này trước Schliemann chưa ai biết đến.
Các ngôi mộ hình vuông, độ sâu, độ to nhỏ đều giống nhau. Trong mộ huyệt của 6 ngôi mộ này táng 20 người, có nam, nữ và cả trẻ em. Trên những thi thể này phần lớn đều phủ các trang sức bằng vàng. Mặt đàn ông được chụp mặt nạ bằng vàng, trong đó có một người còn đội mũ bằng vàng. Hai trẻ em được bọc trong tấm vàng. Bên cạnh thi thể người đàn ông đặt các đồ vật như: dao, kiếm, cốc vàng. Còn bên cạnh thi thể người phụ nữ đặt tráp đựng đồ trang sức bằng vàng và các loại kim, trâm cài đầu, trên áo cũng có trang trí những mảnh vàng. Ngoài một số đồ vật quý bằng vàng được tìm thấy trong ngôi mộ, các báu vật khác ở đây cũng rất có giá trị, nghệ thuật chế tác
tinh xảo, có một không hai.
Đó là hai chuôi dao găm được chạm khảm bằng vàng, các cảnh vật sông nước với những lùm lau sậy rậm rạp, nước sông trong xanh lấp loáng, một con mèo hoang luồn qua làm kinh động đến những con vịt trời gần đó, chúng vội vỗ cánh bay lên, phá tan không khí tĩnh nặng.
Các kho báu tìm thấy tăng theo số lần khai quật làm cho Schliemann rất vui mừng. Những thành công này của ông khiến cả Thế giới chú ý. Hầu như ngày nào ông cũng có bài viết về hiện trường công trường khai quật đăng tải trên các báo. Ông vô cùng tin tưởng vững chắc rằng, những thi thể ông khai quật được ở đây đều là di cốt của các anh hùng đã tham gia chiến đấu ở Thành Troie.
Lúc đó không chỉ một mình Schliemann, thậm chí cả các học giả và các nhà khảo cổ trước đây có thái độ hoài nghi cũng đều thừa nhận thương gia người Đức ấy dù tài hèn học thấp nhưng lại nắm được bản chất của sự thật và có một vận mệnh không bình thường. Vì sau khi tiến hành kiểm tra những báu vật tìm được trong các hầm mộ, họ cho rằng những vật này có sự liên hệ rất chuẩn xác không chút nhầm lẫn với những gì đã được Homere miêu tả. Chẳng hạn như lá chắn phòng thân hình chữ bát hoặc những cái cốc, trong sử thi Homere viết: "Lão mưu thần tham gia chiến tranh Thành Troie là Lanistuer rót rượu Prammi vào cốc vàng cho Maku và cho mình, chiếc cốc vàng này có 4 tay cầm, mỗi tay cầm đều có 2 trụ chống đỡ, mà phần đỉnh của mỗi tay cầm đều có 2 con chim bồ câu. Giống nhất là mũ lợn lòi nhe nanh". Hay "Hlidlis cầm cái mũ da đội lên đầu Edxins, bên trong chiếc mũ da có những sợi dây da được bện ngang dọc rất chắc chắn, bên dưới lót một cái mũ mềm được làm bằng len nỉ, 2 cạnh mũ phía ngoài được trang trí rất đẹp, có 2 hàng răng lợn lòi sáng trắng bóng như tuyết". Schliemann đã tìm thấy trong huyệt mộ 60 cái răng lợn lòi, toàn bộ số răng này được cưa rất đều đặn và còn được khoan 2 lỗ, nhất định 2 cái lỗ này là để nối nó với vật khác và dùng cắm trên mũ làm vũ khí phòng hộ trong chiến đấu.
Schliemann luôn tâm niệm, Thế giới mà ông phát hiện ra chính là Thế giới trong mắt Homere - Thế giới "Illiade - Odyssée". Nhưng thật đáng tiếc, phán đoán của Schliemann lại bị sai, ông tin tưởng Homere và theo đuổi không mệt mỏi, điều này đã khiến ông tìm được phần mộ của Agamemnon. Nhưng trên thực tế, niên đại của các phần mộ ấy phải cách thời điểm đó 500 năm trước, dự đoán ở vào khoảng giữa năm 1.600-1.500 trước Công nguyên.
Sau này, khi người ta đã hiểu biết nhiều về nền văn hóa Mycènes, họ cho rằng phần mộ mà Schliemann phát hiện không phải là táng cùng một lúc, mà nó được diễn ra trong khoảng hơn 1.000 năm. Họ khẳng định đó là phần mộ của Vương công Hoàng tộc, cũng có thể là thành viên vương thất của một triều đại. Agamemnon rất có khả năng được táng ở phần mộ có đỉnh hình tròn giống như một tổ ong trong khe núi.
Họ đưa ra phán đoán Agamemnon phải được yên nghỉ trong một phần mộ cao sang, do vậy "Kho báu Aterosi" đã có lúc được xem là mộ của Agamemnon.Năm 1921, dưới sự chỉ đạo của giáo sư Viesư, trong quá trình khai quật Thành Mycènes các nhà khảo cổ đã phát hiện thấy nghĩa địa công cộng tiền sử (hầm mộ do Schliemann phát hiện là một bộ phận trong nghĩa địa công cộng này) mở rộng ra đến phía ngoài bức tường Người khổng lồ và phía Tây Cửa Sư tử. Trong khoảng từ năm 1.600- 1.500 trước Công nguyên, Vương tử và công chúa của vương thất đều táng ở mộ phần của nghĩa địa công cộng, phần đó hiện nay lại ở trong tường. Số Vương công và Hoàng tộc này hình như lại thuộc cùng một triều đại. Thời kỳ hưng thịnh nhất của Thành Mycènes thi công công trình bức tường Người Khổng Lồ Một Mắt của Andao và Cửa sư tử. Cũng trong thời gian này, họ đã dùng những phiến đá để vậy mộ các Vương công đã táng trước đây, lập bia mộ đặt bên trọng vòng tròn và thi công những đài tế tròn giống như hình dáng cái giếng nước, máu tươi của những con vật tế có thể đi qua, trực tiếp chảy vào phần đất táng các vị anh hùng.
Vấn đề tưởng chừng đã được giải quyết, nhưng vẫn chưa triệt để vì còn một chút khó mà phủ định khi những luận cứ như đúng mà cũng như sai vẫn ủng hộ phán đoán của Schliemann. Ví dụ như lá chắn hình chữ "bát", mũ lợn lòi nhe nanh, hay những chiếc cốc vàng tìm thấy ở đây khiến cho luận điểm của ông vẫn được nhiều người chấp nhận. Mặc dù vậy, trong cuộc sống của người Mycènes vẫn còn rất nhiều bộ phận tổ hợp thành không hoàn toàn giống như Homere đã miêu tả. Vì vậy, gần 100 năm nay các học giả Ajilansi và Hekthuer vẫn tiếp tục tranh cãi về vấn đề kho báu trên là của ai, đáp án nào là chính xác?
H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
Bí ẩn về lỗ khoan ở Ai Cập cổ
Abusin nằm cách quần thể Kim Tự Tháp Giza Ai Cập 50km. Chỗ này trước đây cũng có 3 Kim Tự Tháp, chúng được xây dựng vào thời kỳ Vương triều thứ 5 trong lịch sử Ai Cập, tức là sau thời đại Pharaon Khufu vào khoảng 4100 năm trước. Ở Abusin, người ta phát hiện trên những vách đá nham thạch cứng hơn cả đá hoa cương có khoan những lỗ rất tròn trịa.
Ngay từ rất sớm, thời kỳ đò đá mới, loài người đã biết dùng chày đá tạo ra những lỗ trên đá hoa cương. Giống như thế, người ta cũng tạo ra những lỗ trên xương hoặc vách đá nham thạch.
Những lỗ khoan ở Abusin không phải là những lỗ khoan bình thường, mà là lỗ khoan bao tâm. Nó là một loại kỹ thuật khoan khó, khi khoan xong chính giữa hình thành một đường rãnh ở tâm khối đá hình tròn xoắn. Lúc tiến hành khoan, không thể tùy tiện thích cầm mũi khoan thế nào thì cầm mà phải điều chỉnh thế nào đó có thể khoan vào tâm khối đá. Khối đá cần khoan và công cụ phải ở một tư thế nhất định. Để có một đường khoan thẳng, người thợ cần phải có những thiết bị phối hợp. Nếu
chỉ dựa vào kỹ thuật khoan thủ công thì không thể có những rãnh khoan thẳng và đều. Nhìn lỗ khoan, người ta có thể biết được chiều đi của mũi khoan, nhưng rõ ràng họ đã không dùng mũi khoan kim cương để khoan. Và lỗ khoan cũng không phải là dùng đục để đục một loạt các lỗ, sau đó dùng phương pháp mài để gia công. Trên lỗ khoan vẫn để lại vết tích xoáy tròn, vết đứt của mũi khoan.
Phát hiện này có ý nghĩa gì?
Có người đưa ra ý kiến phản đối, họ cho rằng những lỗ khoan bao tâm là do người hiện đại tạo ra. Nếu vậy thì chỉ cần khoan một lỗ là đủ, vì sao tất cả các khói đá ở Abusin đều có lỗ khoan? Ngoài ra, độ cứng của khối đá này hiện nay bất cứ nhà địa lý hoc nào biết đến. Hơn nữa, ngay từ rất sớm, cách đây 1000 năm trước, ngài Fde Lins Pater đã miêu tả những lỗ khoan bao tâm vô cùng bí ẩn của thời kỳ Vương triều thứ 5 này. Do vậy, ý kiến cho rằng những lỗ khoan này do người hiện đại tạo ra là không chắc.
Trang bị của các kiến trúc sư cổ Ai Cập, cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết chút gì. Kỹ thuật gia công lỗ khoan bao tâm này không phải là phát minh ngẫu nhiên. Tiến bộ kỹ thuật là một quá trình tiến dần có thứ tự. Để tiến hành khoan lỗ, việc phát minh ra máy khoan vẫn chưa đủ, mà còn phải có công cụ thích hợp khác. như mũi khoan kim cương. Và để có thể dùng mũi khoan kim cương và máy khoan, người thợ còn phải có vật liệu thích hợp.
H.T sưu tầm
Bí ẩn về nguồn gốc của xa thuyền
Trong cuốn "Trung Hưng tiểu ký" có ghi chép: "Chế tạo ra một loại giống như cột buồm lớn, dài hơn 60 trượng, phía trên có đắt đá lớn, gặp thuyền của quan quân thì hất đá, đập gậy tre làm vỡ thuyền. Quân của nông dân gọi nó là xa thuyền". Vậy "xa thuyền" do ai phát minh ra?
Hiện tại có 2 giả thiết:
- Giả thiết thứ nhất: Do Sơn Nam Đông Đạo, Tiết độ sứ Lý Cao phát minh ra. Theo Cựu Đồng Thư Lý Cao truyện có viết: "Lý Cao đã từng suy nghĩ làm chiến thuyền có hai bánh xa, có thể đi mây về gió... gọi là Nhị Luân chiến thuyền" được nhắc ở đây chính là xa thuyền, và cũng cho rằng xa thuyền là do Lý Cao chế tạo ra. Triều Nam Tống niên hiệu Thiệu Hưng thứ 3, trong cuốn Tấn Trình của Lý Cương có đoạn viết: "Lý Cao đã làm được mấy chiến thuyền trên dưới có 3 tầng, có bánh xe lướt sóng tiến lên, người đến xem đông như kiến". Đồng thời sử sách còn ghi: "Lý Cao từng sống ở Giang Nam và trong thời gian này ông đã chế tạo ra xa thuyền". Như vậy, Lý Cao đã chế tạo ra xa thuyền chứ không phải là người đời Đường.
- Giả thuyết thứ hai: Do Nam Tống Đô Thủy Giám đô khoa Cao Nghị phát minh ra xa thuyền. Trong cuốn "Sự Tích Dương Ma" viết: "Trình Sứ bộ gặp một toán quân nhân... đó chính là Cao Nghị - Người dâng hình vẽ xa thuyền... làm một xa thuyền
lớn..." Câu chuyện ấy không khó để chúng ta có thể nhận ra rằng: Cao Nghị là người dâng hình vẽ và chế tạo ra xa thuyền, xa thuyền mà quân nông dân dùng là do cướp được từ tay của quan quân triều đình. Trong cuốn sách này có viết: "Bằng cách nào, họ làm cho nước Sông Chỉ Giang rút dần, cửa Sông Chỉ Giang rất nông, xa thuyền không thể ra được, bọn cướp liền xông vào cửa Đàm Thống Chế dùng lửa đốt, nhưng xa thuyền không cháy rơi vào tay bọn cướp".
Vậy người phát minh ra xa thuyền là ai? Điều này các nhà sử học còn phải dày công nghiên cứu, thu thập thêm tài liệu mới có thể đưa ra kết luận chính xác. H.T sưu tầm
Bí ẩn về nguồn gốc rừng rậm Sahara
Sa mạc Sahara của châu Phi là sa mạc lớn nhất thế giới, ở đó dường như không có thảm thực vật, không có nước mà chỉ nhìn thấy một màu vàng của cát.
Mấy chục năm trước, người ta luôn cho rằng, thời kỳ cổ đại xa xưa ở đây là vùng biển cả mênh mông. Trái đất sau mấy triệu năm tiến hóa, biển cả biến mất, nơi đây biến thành vùng sa mạc ngày nay. Nhưng gần đây, Trung tâm nghiên cứu Địa lý và Chủng tộc của Liên hợp quốc đã dùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất khoan thăm dò tầng sâu của sa mạc Sahara. Qua phân tích tỷ mỷ của máy tính, họ đã đưa ra kết luận: Sahara trong thời đại cổ đại xa xưa là khu rừng nhiệt đới, phủ định hoàn toàn thuyết về biển cả. Kết luận này có tính đột phá, tạo cảm hứng cho các nhà khoa học và đã thu hút ngày càng nhiều nhà khoa học đến Sahara khảo sát.
Một nhóm khảo sát người Italia, năm 1982 đã đến khảo sát vùng lòng chảo Vakibiedug ở giữa sa mạc Sahara. Họ đã nhìn thấy những hình tượng rất rõ về các loài động vật như hươu cao cổ, voi, tê giác, hà mã, cá sấu được vẽ trên tấm vải thô hóa thạch được tìm thấy dưới đáy một con sông đã cạn từ lâu. Tại đây, các nhà khảo cổ học còn phát hiện được các di chỉ của loài người ở thời đại đồ đá cũ, các bức họa về con người, động vật còn nguyên vẹn. Những gì các nhà khảo cổ tìm được cho thấy: Đã từng có nền văn hóa cổ xuất hiện tại Sahara hoặc ít ra có một nền văn hóa đã ảnh hưởng đến tận vùng đất này.
Các nhà khảo cổ Đức đã dùng máy tính tiến hành nghiên cứu tỷ mỷ các bức họa. Kết quả nghiên cứu khiến người ta ngạc nhiên: Trong bức họa do máy tính vẽ lại có hai loại người: một da trắng, một da đen. Người da trắng sử dụng rìu, búa, các con vật họ nuôi là dê, cừu. Còn người da đen sử dụng cung tên, các con vật họ nuôi đa số là súc vật.
Điều gì khiến loài người từ bỏ quê hương mình? Và cá gì đã hủy diệt nền văn minh thực vật xanh? Trong quá trình tiến hóa của Trái đất đã từng xảy ra biết bao sự kiện mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Sahara cũng không phải là ngoại lệ.
Vậy điều bí ẩn đó là gì?
H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
Bí ẩn về người da đen ở châu Âu
Hang động Girin ở miền Tây Italia là một hang động rất nổi tiếng. Ở đây, các nhà khảo cổ đã từng phát hiện thấy những di tích thể hiện sự sinh tồn của nhân loại từ xa xưa. Kỳ diệu hơn khi hang động này lại có nhiều địa tầng khảo cổ, mỗi địa tầng khảo cổ thể hiện một thời kỳ sinh tồn khác nhau của nhân loại.
Các nhà khảo cổ phân tích, trong thời đại tiền sử xa xôi, những hang động này đã được người cổ đại lấy làm nơi cư trú sinh sống. Hiện nay, những di vật sớm nhất được khai quật ở đây thuộc về thời đại đồ đá cũ có niên đại khoảng 35.000 trước Công nguyên. Hộp sọ khai quật được là của một nông dân thuộc chủng tộc Kruma, đó cũng chính là người nguyên thủy chính thống của châu Âu. Trong số các bộ hài cốt khai quật, các nhà khảo cổ học đã không thể lý giải được khi phát hiện ra hai bộ hài cốt người da đen tiền sử hóa thạch. Hai bộ hài cốt hóa thạch này gồm một bà lão và một bé gái được hợp táng, trên đầu có tấm bảo vệ. Căn cứ vào đặc điểm hình dáng hộp sọ, kết cấu màu xương, độ rộng của trán và đổ dài của cánh tay, các nhà khảo cổ và nhân loại học phán đoán hai bộ hài cốt này thuộc chủng tộc Nigro. Nói chính xác hơn, họ là người da đen ở châu Phi.
Phát hiện này khiến các nhà khảo cổ vô cùng kinh ngạc. Người Nigro thường sống ở phía Nam sa mạc Sahara thuộc địa lục châu Phi chứ không sinh sống ở châu Âu. Theo sử sách, đến năm 1441, Antonio - một sỹ quan hải quân Bồ Đào Nha mới bắt bắt một cặp nam nữ da đen bên bờ biển Nam Phi - châu Phi mang về Bồ Đào Nha. Sau đó, Antonio cùng một đội thuyền khác lại đến châu Phi bắt 10 người da đen nữa mang về Bồ Đào Nha bán làm nô lệ. Đây là những ghi chép mới nhất về người da đen bị đưa đến châu Âu.
Tuy nhiên, hai bộ hài cốt này lại thuộc về thời đại đồ đá cũ, khoảng 40.000 năm trước. Nếu như châu Âu thời đó đã có người da đen sinh sống thì họ từ đâu đến? Và họ đến châu Âu bằng cách nào?
Có người cho rằng họ là người bản địa của châu Âu thời tiền sử. Nhưng tại sao sau này người da đen lại hoàn toàn mất dấu tích ở châu Âu?
H.T sưu tầm
Bí ẩn về Sacsayhuaman và Tiahuanaco thần bí
Ở châu Nam Mỹ có 2 nơi thần bí: Sacsayhuaman và thành Tiahuanaco hấp dẫn đông đảo các nhà khảo cổ trên thế giới.
Ở Tiahuanaco thần bí, trong vũng bùn đã khô cạn các nhà khảo cổ tìm thấy một loại lịch thiên văn đưa ra những căn cứ và sự thực, chứng minh rằng: Sinh vật làm ra và sử dụng loại lịch thiên văn này có một nền văn mình và văn hóa cao hơn rất nhiều so với loài người chúng ta ngày nay. Ở đây các nhà khảo cổ còn có
một phát hiện kỳ lạ nữa là Tượng đại thần. Tượng thần được tạc bởi nguyên một khối nham thạch màu hồng, dài 8,5m nặng hơn 30 tấn, được tìm thấy trong Cổ thần miếu. Các nhà khoa học đã không thể lý giải được hàng trăm ký hiệu vô cùng tinh xảo trên áo của tượng thần và kỹ thuật xây dựng công trình kiến trúc để bảo tồn tượng thần rất nguyên thủy nhưng lại vô cùng siêu việt. Chính từ sự nguyên thủy của kỹ thuật xây dựng này mà công trình đó mới được gọi là Cổ thần miếu.
Belami và Aron trong cuốn "Tượng đại thần của Tiahuanaco" đã có những giải thích tương đối hợp lý đối với những ký hiệu đó. Họ cho rằng, những ký hiệu này ghi lại rất nhiều kiến thức thiên văn học, hơn nữa những tri thức đó lấy sự thực Trái đất hình tròn làm cơ sở. Những quan điểm này của họ hoàn toàn đồng nhất với quan điểm của Horbeca trong cuốn "Học thuyết vệ tinh". Trong khi đó, cuốn sách của Horbeca xuất bản năm 1930 sớm hơn 5 năm so với việc phát hiện ra bức tượng thần. "Học thuyết vệ tinh" chỉ ra, có một vệ tinh đã từng bị Trái đất hút. Khi vệ tinh bị kéo về phái Trái đất thì tốc độ quay của Trái đất trở nên rất chậm, cuối cùng thì vệ tinh bị vỡ ra làm nhiều mảnh và sản sinh ra Mặt trăng. Những ký hiệu trên tượng thần cũng ghi lại một cách chính xác lý luận về hiện tượng thiên văn này. Hồi đó, một năm Trái đất có 290 ngày, mỗi năm vệ tinh quay quanh Trái đất 427 vòng. Do vậy, tính ra lịch thiên văn trên tượng thần đã ghi lại hiện tượng thiên văn từ 27.000 năm trước. Belami và Aron đã viết trong sách: "Nói tóm lại là ấn tượng của bài văn trên tượng thần là một ghi chép để lại cho hậu thế".
Nói một cách chính xác, tượng thần đó là một vật rất cổ. Nếu chỉ nói rằng "đây là tượng thần cổ đại" thì chưa chuẩn nên các nhà khoa học cần có một cách giải thích chính xác hơn nữa. Nếu cách giải thích của Belami và Aron đủ chứng thực thì không thể không đặt câu hỏi: Như vậy, ngay cả việc xây nhà cũng cần phải học tập những người có khả năng tích lũy những kiến thức thiên văn ấy ư? Những kiến thức ấy họ học từ đâu, có thể nào từ một nền văn minh của người ngoài hành tinh? Bất luận thế nào, tượng thần và lịch thiên văn ấy đã thể hiện tính phức tạp của một tri thức làm cho chúng ta vô cùng kinh ngạc.Thành Tiahuanaco nằm trên cao nguyên cao 5000m so với mực nước biển còn chứa đầy những điều thần bí. Xuất phát từ Cuzco của Vicero, đi mấy ngày tàu biển và tàu hỏa chúng ta mới đến được địa điểm khai quật thành phố. Cảnh tượng cao nguyên này trông giống như một hành tinh khác:
Về mặt sức khỏe, đối với một người không phải là dân bản địa thì khó có thể chịu đựng được bởi áp suất ở đây rất thấp, chỉ bằng khoảng 1/3 so với mặt biển; hàm lượng dưỡng khí trong không trung vô cùng ít, chỉ chiếm 1/3 mức bình thường. Nhưng trên cao nguyên này đã từng có một thành phố. Bây giờ chỉ còn lại một đống phế tích hoang tàn, khắp nơi đầy những dấu ấn bí mật cổ xưa thần bí khôn lường. Bức tường của Thành Tiahuanaco được xây bằng những tảng nham thạch nặng 150 tấn, xếp lên những tảng đá nặng 70 tấn. Mặt ngoài của đá được mài sáng bóng, độ lớn của các
góc ghép với nhau cũng chính xác tuyệt đối, đều dùng mộng bằng đồng để liên kết, thế mà chúng gắn với nhau rất chặt. Ở một số tảng đá nặng khoảng 10 tấn, các nhà khảo cổ học phát hiện ra một số lỗ sâu tới 3m, những cái lỗ này được dùng để làm gì cho tới nay vẫn chưa ai giải thích được.
Từ một tảng đá bảy lên, người ta nhìn thấy ở dưới có những phiến đá mài lớn dài tới 5m, có những vòi nước bằng đá dài 2m to 1m giống như những thứ đồ chơi rơi lả tả trên mặt đất. Có thể những di vật này do một đại họa nào đó tạo nên, những ống nước này được chế tác rất tinh xảo so với ống nước xi măng cực chuẩn ngày nay cũng còn thua kém nhiều. Tổ tiên của người Thành Tiahuanaco không có những công cụ tiên tiến, tại sao họ lại làm ra được những ống nước vô cùng tinh xảo như vậy? Điều này thực sự cho tới nay chưa ai giải thích được.
Trong cái sân đã được sửa chữa, các nhà khảo cổ tìm thấy một đống lộn xộn với những đầu tạc tượng bằng đá. Nhưng khi xem kỹ lại mới thấy những đầu tượng này thể hiện nhiều giống người khác nhau: người môi mỏng, người môi dày, người mũi dài, người mũi tẹt, người tai to dày, người tai nhỏ mỏng, người lộ rõ góc cạnh, người ôn hòa nhã nhặn và còn có một số đầu tượng đội những cái mũ kỳ lạ. Tại sao có nhiều giống người khác nhau đến thế?
Ở đây còn có Cổng Mặt trời được làm từ một tảng đá nguyên khối lớn, nặng tới khoảng 10 tấn. Hai bên Cổng có những bức đồ án hình vuông, quây lấy một bức tượng giống như tượng phi thần (Thần biết bay). Truyền thuyết của Thành Tiahuanaco kể lại rằng, ngày xưa có một phi thuyền từ trên trời bay xuống. Từ phi thuyền có một phụ nữ tên là Malianna bước ra với nhiệm vụ sẽ trở thành "Người phụ nữ vĩ đại" của Trái đất. Malianna chỉ có 4 ngón tay, giữa các ngón tay đều có màng. Bà mẹ vĩ đại Malianna sinh được 70 người con cho Trái đất, sau đó bay về trời. Ở Tiahuanaco cũng có bức tường đá vẽ một sinh vật có 4 ngón, tuy nhiên niên đại của bức tranh này chưa thể xác định được.
Ngoài Thành Tiahuanaco ra, di tích đáng để người ta nói tới là Pháo đài Sacsayhuaman, cách thành Inca nổi tiếng không đầy 900m. Chúng ta không thể tưởng tượng nổi vào thời ấy các cư dân ở đây đã dùng kỹ thuật gì mà từ bãi đá họ chọn ra những tảng đá lớn nặng tới hơn 150 tấn, sau đó vận chuyển tới một nơi rất xa để tiến hành gia công đục đẽo Pháo đài phòng ngự Sacsayhuaman. Khi đã đục đẽo đủ 4 tầng, họ chuyển pháo đài về đặt trong một núi lửa. Tảng đá khổng lồ này đã được điêu khắc tinh xảo và tỉ mỉ, có hình thang và sườn dốc, có hốc mắt và đường hoa văn hình xoắn ốc trang trí, làm nên một tảng đá lớn vô tiền khoáng hậu như vậy chẳng phải là cái thú nhàn tản của người Inca cổ ư? Nhưng thật khó tưởng tượng nổi người Inca cổ có thể dùng bàn tay của mình, dựa vào chính sức lực của mình để khai thác rồi vận chuyển và đục đẽo những tảng đá khổng lồ thành một pháo đài đẹp kỹ vĩ. Chắc hẳn, để làm được việc này họ cần phải có một sức mạnh ghê gớm.
Nhưng người Inca cổ làm việc này để đạt mục đích gì và đã làm như thế nào? Ngoài ra, ở một nơi cách tảng đá khổng lồ trên 800m các nhà khảo cổ còn phát hiện thấy một tảng nham thạch dạng pha lê, loại nham thạch này chỉ có thể hình thành từ đá nung với nhiệt độ cực cao.
Nơi cỏ dại um tùm của thành Tiahuanaco còn có những ngọn núi nhỏ, những ngọn núi này đích thực là do con người tạo nên. Đỉnh núi bằng phẳng, diện tích rộng 5000m2. Không biết những ngọn núi ấy có tàng trữ vật liệu kiến trúc gì không? Cho đến nay, vẫn chưa có ai tìm hiểu về điều kỳ diệu này.
H.T (theo Nền văn minh cổ thế giới)
Bí ẩn về sự hủy duyệt thành cổ Ấn Độ
Các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật từ năm 1922 đã chứng tỏ, trên lưu vực sông Ấn từ 5.000 năm trước, từng có một thành phố đông vui phát đạt bỗng trong một quãng thời gian rất ngắn bị sụp đổ. Di chỉ của nó được gọi là Môhan Jôđarô". theo âm tiếng Ấn Độc có nghĩa là "hang chết chóc". Rất nhiều học giả ngày nay đêu cho rằng, gọi nó là "Gò chết hạt nhân" thì đúng hơn.
Cuộc khai quật kéo dài nhiều năm đã khiến cho phế tích thành cổ của văn minh thời tiền sử bị chôn vùi dưới tầng đất dày nay lại được thấy mặt trời. Tại nơi này các nhà khảo cổ tìm thấy chứng cứ của rất nhiều vụ nổ mạnh. Trung tâm vụ nổ với bán kính 1km, tất cả mọi kiến trúc đều biến thành tro bụi. Xa trung tâm một ít, phát hiện thấy rất nhiều bộ xương người.
Từ những tư thế của các bộ xương, có thể nhận ra tai nạn chết chóc đổ xuống một cách bất ngờ và mau chóng, người ta không hề có cảm giác gì về tai nạn đó. Trong những xương đó, rất kỳ lạ là đều hàm chứa những phóng xạ có thể so với những phóng xạ chứa trong những người tử nạn ở Hirôsima và Nagaxaki bị tập kích bằng vũ khí hạt nhân. Không những thế, các nhà nghiên cứu còn rất nhạc nhiên khi phát hiện những đống đổ nát sau khi thành phố bị thiêu hủy xem ra rất giống quang cảnh thành phố sau vụ nổ nguyên tử ở Hirôsima và Nagasaki. Mặt đất còn giữ lại được dấu vết của sóng bức xạ hạt nhân.
Liên hệ đến sử thi Ấn Độ cổ "Mahabharata" đã miêu tả một cách sống động thực sự thời tiền sử 5.000 năm trước, thì người hậu thế cũng có thể hiểu được phần nào cảnh ngộ của thảm họa "Gò chết hạt nhân":
"Bầu trời vang lên tiếng nổ ầm ầm, tiếp theo là một tia chớp, bầu trời phía Nam cuộn lên một cột lửa bốc lên tận trời cao. Ánh lửa chói hơn cả mặt trời cắt bầu trời làm hai nửa... Nhà cửa, đường phố và tất cả mọi sinh vật đều bị thiêu hủy bởi lửa trời đến đột ngột và nhanh chóng..."
"Ngọn lửa đáng sợ làm cho động vật ngã nhào, nước sông sôi lên, các loài cá đều chết bỏng hàng loạt, người chết đều khô như cành cây, lông tóc và móng chân móng tay rơi rụng ra hết, thực phẩm đều bị nhiễm độc,..."
"Đó là một Trái bom, nhưng một trái bom có uy lực của toàn vũ trụ. Một luồng khó mù đỏ như lưỡi lửa, sáng tựa như hàng ngàn mặt trời, từ từ cuộn lên cao, ánh sáng chói mắt..."
Robert Oppenheimer, ông tổ của bom nguyên tử Mỹ đã nói rằng, theo sự miêu tả của cuốn sử thi cổ Ấn Độ, rõ ràng đó là cảnh tượng loài người tiền sử bị bom nguyên tử tập kích.
Các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện một di chỉ tương tự "Gò chết hạt nhân" của Ấn Độ tại vùng thung lũng sông Ơphrát trong biên giới Irắc vùng Tây Á. Tại khu vực di chỉ này, các nhà khảo cổ học đã lần lượt khai quật từng lớp đất và phát hiện nền văn minh tiền sử khoảng 8.000 năm trước đây. Tại tầng sâu nhất, họ đã phát hiện những thứ giống như phalê nóng chảy. Lúc đầu các nhà khoa học không biết đó là thứ gì, mãi đến khi thư bom nguyên tử ở bang Nêvađa nước Mỹ, họ thấy những vật còn sót lại giống như phalê nóng chảy, hoàn toàn giống với thứ đào được ở di chỉ thung lũng sống Ơphrat.
Thứ "Phalê nóng chảy hạt nhân" đó còn được tìm thấy ở thượng lưu sông Hằng, ở vùng rừng rậm nguyên thủy Đơlen, ở sa mạc Sahara, sa mạc Gôbi Mông Cổ... khá nhiều. Tại những nơi ấy đều rải rác có những chỗ đất bị cháy, có những chỗ từng tảng đá lớn bị dính liền với nhau, bề mặt lồi lõm gồ ghề, có những chỗ tường thành như bị nóng chảy, nhẵn bóng như phalê. Cả đến đồ dùng trong nhà bằng đá bề mặt cũng bị phalê hóa. Mà muốn làm nóng chảy đá đòi hỏi phải đạt đến khoảng 2.000 độ C. Các núi lửa phun và những đám cháy lớn nhất trong tự nhiên đều không thể đạt đến nhiệt độ đó, chỉ có các vụ nổ nguyên tử mới đạt được nhiệt độ đó.
Phát hiện về "Gò chết hạt nhân" thời tiền sử trên Trái Đất có ý nghĩa gì? cho đến nay các nhà khoa học vẫn còn tranh luận và vẫn còn là bí ẩn đối với loài người. HT Sưu tầm
Bí ẩn về sự mất tích của Vương quốc Khazalle
Khazalle là một Vương quốc phồn thịnh nằm bên bờ Sông Iquille và đầu nguồn Sông Gorgan. Quốc vương Joseph chiếm lĩnh khu vực châu thổ, chắn giữ cửa ngõ tấn công vào người Nga. Rất nhiều bộ tộc đến đây sinh sống và cống nạp cho triều đình Joseph.
Trong ba thành phố bên Sông Iquille có một thành phố là quê hương của quốc vương và hoàng hậu Joseph; một thành phố là nơi cư trú của người theo đạo Do Thái, Cơ Đốc và người Tây Ban Nha và thành phố thứ ba do quốc vương Joseph thống lĩnh. Thành trì ở đây có kết cấu hình bầu dục, là nơi ở của các đại thần, nô lệ và thần dân của quốc vương. Ở vương quốc Khazalle, người ta không gặp những trận mưa lớn nhưng gặp một hệ thống sông hồ ngang dọc, đi đâu cũng nhìn thấy đất đai màu mỡ phì nhiêu, sản vật phong phú, những cánh đồng bao la với các vườn nho, vườn hoa xanh ngút ngàn.
Cho đến nay, những dẫn chứng trên là tư liệu lịch sử duy nhất được phát hiện do chính người Khazalle tự nói về đất nước mình. Các tài liệu khác đều là thư của quốc vương Joseph viết cho một đại thần người Ả Rập tên là Hassan Sufourt.
Các nhà nghiên cứu lịch sử luôn hoài nghi về tính chân thực của bức thư này. Đến thế Kỷ XX họ mới tìm được lá thư của Hassan Sufourt gửi tại Cairo - Ai Cập. Vị đại thần này giữ chức Vương công tại Tây Ban Nha vào Thế kỷ X. Trong bức thư, Hassan đề nghị Hoàng đế Bizantine cấp cho ông ta một chiếc thuyền để đến Khazalle. Lúc đó Bizantine đang giao chiến với Khazalle. Có người ở thành Koustantin - Thủ đô của Bizantine đã viết thư trả lời Hassan rằng, từ thành Koustantin đến vương quốc Khazalle phải mất khoảng 15 ngày đường, đi theo đường bộ phải đi qua nhiều quốc gia. Lá thư của người đó còn thông báo cho ông ta biết tên của quốc vương Khazalle là Joseph. Nhận được thư rất có thể Hassan đã viết thư cho Quốc vương Joseph để hỏi vị trí của vương quốc Khazalle. Và quốc vương Joseph đã viết một bức thư ngắn gửi cho Hassan giới thiệu vị trí và tình hình của vương quốc. Đây cũng là tư liệu tham khảo quan trọng để các nhà sử học nghiên cứu chính xác về vương quốc Khazalle.
Ngoài ra, trong tư liệu văn hiến của nước Nga, Bizantine, Armenia đã nói rõ vương quốc Khazalle từng là một vương quốc hùng mạnh giàu có, thành trì được phòng thủ kiên cố và có những công trình kiến trúc lớn. Đất nước này, khí hậu ôn hòa mát mẻ. Lực lượng quân sự của Khazalle tương đối hùng mạnh, họ có một đội quân rất hùng hậu từng xâm lược lãnh thổ của người Armenia. Người Gruzia nói quốc vương Joseph vì không lấy được Công chúa của đại công quốc Gruzia làm vợ bèn dùng sức mạnh quân sự phá hủy Thành Tbilisi. Biên niên sử của người Ả Rập nói, các dân tộc từ sông Donau đến mạn Bắc sông Ural đều phải tiến cống cho vương quốc Khazalle. Người Ả Rập cũng phải công nhận vương quốc Khazalle là nơi án ngữ con đường thông thương buôn bán chính giữa vương quốc Bizantine với Trung Quốc. Người Nga đã từng giao chiến với người Khazalle, năm 965, hai bên đã có một cuộc chiến tranh khốc liệt, cuối cùng người Nga đã chiếm được thủ đô Iquille của người Khazalle. Rồi từ vùng châu thổ sông Volga người Nga men theo hồ Caspian đánh thẳng xuống thành Siedlce của vương quốc Khazalle.
Vương quốc Khazalle là một nước lớn, từng xưng bá một phương, từng tồn tại cách đây hơn 1000 năm. Nhưng cho đến nay, gần như không có tài liệu để tham khảo nên các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn chưa tìm ra nó nằm ở vị trí nào. Con sông Gorgan mà quốc vương Joseph đề cập trong thư ở đâu? Có phải đó là một nhánh của sông Volga, hay một con sông nào khác nữa? "Khu vực châu thổ" mà quốc vương Joseph viết trong thư là để chỉ nơi nào? Trong thư quốc vương còn nói, thần dân của ông "nhiều như cát". Vậy thần dân của quốc vương có bao nhiêu người? Do không có tư liệu ghi chép về vương quốc Khazalle nên các nhà nghiên cứu không thể tiến hành khảo sát để tìm di chỉ. Sự mất tích của vương quốc Khazalle luôn cám ảnh các nhà
nghiên cứu sử ngày nay.
Một vài học giả dự đoán, vương quốc Khazalle đã bị hồ Caspian nuốt chứng. Vào thế kỷ VII, vương quốc Khazalle có nhiều cánh đồng phì nhiêu màu mỡ. Vương quốc Khazalle khống chế đường thủy trên sông Volga và trở thành chủ nhân của vùng châu thổ sông Volga. Nhưng cũng từ hồ Caspian bắt đầu lần dần ra bờ biển. Năm này qua năm khác, hồ Caspian vô tình nuốt chửng những cánh đồng, những vườn cây, thôn làng của người Khazalle. Đến thế kỷ XIX, các thành trì của vương quốc Khazalle cuối cùng cũng bị hồ Caspian nuốt chửng. Rất nhiều tư liệu đã cung cấp những chứng cứ đáng tin cậy về việc vương quốc Khazalle bị nhấn chìm bởi hồ Caspian.
Tuy nhiên, lời giải thích này vẫn chưa thể thuyết phục mọi người. Nếu nói vương quốc Khazalle bị hồ Caspian nhấn chìm theo năm tháng thì những cư dân của vương quốc này có rất nhiều thời gian để chuyển đến nơi khác. Vậy thì họ đã chuyển đến đâu? Hậu duệ của họ hiện sống ở nơi nào? Ngoài ra, Khazalle là một vương quốc giàu có, đất rộng người đông, nếu bị nhấn chìm thì trên thềm lục địa phải để lại di chỉ và tàn dư của sự đổ nát. Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn chưa phát hiện được một vết tích nào của vương quốc này.
Biên niên sử của Bizantine cho biết, vùng Sakiel của Khazalle nằm bên dòng sông Don, trên con đường chính đến Iquilla, đã từng bị Đại công quốc Kifev Svuilatosarap phá hủy. Giáo sư khảo cổ học người Liên Xô (cũ) - Artamop đã tiến hành khảo sát lại một lần nữa. Cuối cùng ông đã tìm ra vị trí của Shakiel và khai quật. Đáng tiếc là Artamop đã không phát hiện được bất cứ văn vật nào của người Khazalle. Artamop buồn bã nói: "Cho đến nay chúng ta vẫn không hề biết gì về người Khazalle". Lịch sử về vương quốc Khazalle đã bị cuốn mất như một áng mây khiến chúng ta không tài nào phán đoán được.
H.T (Theo Nền văn minh cổ thế giới)
Bí ẩn sự phát triển mạnh mẽ của sinh vật tiền sử
Trừng Giang Vân Nam vốn là một khu núi nhỏ không mấy nổi tiếng. Hơn 2 tỷ năm về trước, ở đây là một đại dương mênh mông với những năm tháng vắng lặng. Trừng Giang - khu núi nhỏ có diện mạo không lấy gì là nổi bật này, đến ngày nay lại được các nhà cổ sinh vật học coi là thánh địa của các loài động vật. Ở Côn Minh, trong rất nhiều những kho tàng của bọn trẻ, có thể dễ dàng tìm thấy khủng long ở Kỷ Jura, cá ở Kỷ Đevôn, san hô ở Kỷ Kacru,... Những trẻ ở trường học phía Tây Côn Minh dường như trong tay mỗi đứa đều có hóa thạch của động vật biển ở Kỷ Hán Vũ. Bởi ngôi trường của chúng được xây dựng trên đáy biển của Kỷ Hán Vũ 5 tỷ năm trước.
Ở đây, bí mật lạ lùng của lịch sử sự sống trên Trái đất đang được dần dần hé mở. Cách đây 5,3 tỷ năm, ở vùng biển cạn này đã diễn ra một sự tiến hóa vô cùng quan trọng. Sự sống đã trải qua một sự tiến hóa đại quy mô mang tính cách mạng.
Tuyệt đại bộ phận chỉ vẻn vẹn dưới một giới sinh vật lớn nhất phân ngành, một lớp động vật trong nháy mắt sẽ xuất hiện trên Trái Đất. Sự xuất hiện đột nhiên của những động vật này đã điểm thêm cho hành tinh xanh một màu sắc thật sinh động.
Các nhà cổ sinh vật học thậm chí đã dùng từ "bùng nổ" để thể hiện tính đột nhiên này, hình thức của những động vật này rất khác nhau, lớn nhỏ không đều, từ những vi sinh vật chỉ có vài mm đến những quái vật cao tới 2m. Các quái vật ấy còn mang những con mắt lớn và móng vuốt khủng khiếp. Dường như nó khống chế tất cả các loài động vật khác. Cũng có thể nói rằng, ngày ngay trên Trái đất tất cả tổ tiên của động vật bay trên trời, chạy dưới đất, bơi dưới biển,... hầu như đều xuất hiện vào thời kỳ này. Rất nhiều những tế bào động vật bao gồm cả loài người rất có khả năng từ đây khởi bước, mở ra một lịch sử tiến hóa các cá thể. Phát hiện này đã làm cho giới sinh vật cổ Thế giới vô cùng hào hứng. Một nhà sinh vật cổ học có uy tín nhất, người Đức đã gọi phát hiện lớn này là "Giống như một tin tức từ trên trời rơi xuống".
Phòng trưng bày của Trung tâm Nghiên cứu sự sống thời kỳ đầu ở Trung Quốc những tiêu bản hóa thạch mang nhiều hình thái khác nhau. Những hóa thạch trùng Naro cuộn tròn, hoặc nằm nghiêng, hoặc thẳng đứng. Cấu trúc thân mềm của trùng Naro được bảo tồn hoàn hảo, thậm chí chúng ta có thể nhìn thấy cả thức ăn còn đầy trong ruột của chúng. Như vậy, trước lúc chết, trùng Naro vẫn ăn một bữa bình thường; ở đó có cả loài trùng gân với mạng gân xương kiểu gân lá cây, khi chết vẫn còn giữ nguyên được thế đứng thẳng, làm người xem không khỏi kinh ngạc. Những con sứa có xúc tu mảnh dẻ, thân nhẵn nhụi, có cỏ vòng; những thiên khẩu trùng, hải khẩu trùng bị chôn vùi thành đàn chứng tỏ chúng đã tụ hội và cùng chết trong một tai nạn bất ngờ. Những hóa thạch có cấu trúc thân mềm này hiện nay ngoài Côn Minh - Trung Quốc, người ta vẫn chưa tìm thấy ở nơi nào trên Thế giới có.
Năm 1985, một nhà sinh vật học cổ Trung Quốc đã phát biểu: "Trùng Naro khai quật được ở Mạo Thiên Trừng Giang, hóa thạch động vật cổ xưa này đã mở ra một trang quan trọng trong lịch sử nghiên cứu quần thể sinh vật ở Trừng Giang". Năm 1995, tại Trung Quốc đã diễn ra hội thảo Quốc tế về "Đại bùng nổ Kỷ Hán Vũ" của các nhà khoa học trên Thế giới.Từ năm 1990 trở lại đây, các nhà khoa học đã tiến hành khai quật rất nhiều lần ở nơi có hóa thạch của Núi Mạo Thiên. Tổng số hóa thạch thu được phải lên tới hàng vạn mẫu. Dường như họ đã tìm thấy vết chân của tổ tiên loài động vật ngày nay ở tầng nham thạch màu da cam đó. Ngoài ra, họ còn phát hiện được rất nhiều loài sinh vật đã bị tuyệt chủng. Hàng ngàn vạn loài sinh vật đông đúc trên Trái đất ngày nay quy nạp lại mới có 35 ngành, trong khi đó hóa thạch ở Trừng Giang người ta đã phát hiện được một cấp hệ thống hơn 20 ngành. Điều này chứng minh rằng, ở Kỷ Hán Vũ thể cơ bản của động vật mang tính đa dạng đã được thiết lập.
Trong hóa thạch sinh vật cổ này, có thể thấy một mẫu hóa thạch có chấm những
"""