"
1000 Nhân vật Lịch sử Văn Hoá Thăng Long Hà Nội
🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook 1000 Nhân vật Lịch sử Văn Hoá Thăng Long Hà Nội
Ebooks
Nhóm Zalo
HÀ DUY BIỂN
Hiệu đính: PGS. TS. NGUYỄN THỪA HỶ
m IOỌO íooo
|!^ NHÂN VẬT lẾSBỉ
%
NHÀ XUÃT BÁN
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Hiệu đinh: PGS. TS. NGUYỄN THỪA HỶ
loọo
NHÀN VẬT
LỊCH Sự
VĂN HÓA
THĂNG LONG HÀ NỘI
"BẢI HOC THÁI N G U Y Ê N
A A
n'M U.'a I ' M a n r TJPTI iu lilv c iii;ẫ n ụ
J
NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Mã số: KV22 HM10
Lời giới thiệu
C u ô h sách "1000 nhân vật lịch sử- văn hóa Thăng Long- Hà Nội” của tác giả Hà D uy Biển mà các bạn đang có trong tay, về cơ bản nên được coi như m ột quyên sách công cụ - tra cứu thuộc loại từ điên sơ giản, phô biên kiến thức. Nội dung ở đây được trình bày một cách ngắn gọn, cô đọng, có thê nói là khiêm tốn, nhưng dó là một sự khiên tốn đã đúc rú t từ những lao động nghiêm túc, công phu của người biên soạn. Nó có cái gì tương tự giống như công việc của m ột nhà sưu tập những mẫu vật có sẵn trong thiên nhiên nhưng không dễ kiếm tìm, tập hợp, đòi hỏi một sự chọn lọc, phản loại khoa học, tỉ m ỉ và có trách nhiệm, cũng như một kỹ năng trình bàv hợp lý, thoáng đãng và dễ tiếp cận, sử dụng mà không sa đà vào sự rườm rà, nhàn chán.
H y vọng rằng cuỗh sách nhỏ này sẽ đem lại những tiện ích thiết thực cho đông đảo độc giả thuộc nhiều tầng lớp trong nhiều công việc khác nhau, từ sự muôn hiểu biết trong cuộc sống thường nhật đến những hoạt động giảng dạy, nghiên cứu. Nó giúp chúng ta khỏi m ất công m ất sức, thời giờ khi muôn tìm hiêu, kiêm tra nhũng thông tin cơ bản về m ột sô nhân vật quen biết nhưng chúng ta không nhớ chính xác, hoặc muôn bô sung về một nhãn vật ít quen biết mà chúng ta không có sẵn thông tin. Nó còn có ý nghĩa như một món quà nhỏ, chân tình dóng góp vào dịp lễ k ỷ niệm Thăng Long - Hà Nội nghìn năm tuổi.
Tất nhiên, người đọc k ỹ tính cũng có thẻ hy vọng và đồi hỏi nhiều hơn hoặc chưa thỏa mãn ở một sô'khía cạnh nếu muôn tìm
hiểu sâu hơn về m ột sô'nhân vật, những sự kiện trọng đại m ang ý nghĩa quyết định trong cuộc dời của những nhân vật ấy. Tiêu chuân để lựa chọn 1000 nhân vật nhìn chung là có cơ sở, nhưng trải ra trong khung thời gian m ột thiên niên kỷ, m ột không gian rộng lớn với một diện trường khá nhiều lĩnh vực có th ể là quá rộng. Do vậy, có nhiều gương m ặt khá mờ nhạt, không gây được ấn tượng cho người đọc, trong khi có th ể lại vắng m ặt m ột sô'nhân vật khác có những ảnh hưởng, ý nghĩa lớn đôĩ với lịch sủ - văn hóa của Thủ đô.
Chúng tôi vui m ừng giới thiệu với đông đảo bạn đọc m ột cuôh sách đáng hoan nghênh và h y vọng sẽ nhận được những sự góp ý quý báu đê cuốn sách sẽ được hoàn thiện hơn kh i tái bản./.
PGS. TS. NGUYỄN THỪA HỶ
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
I. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA CUốN SÁCH
Sách thuộc thê loại Từ điển, một cẩm nang để tra cứu thông tin vê' các nhân vật lịch sử - văn hóa của Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử.
Sách hướng đến đa số độc giả nhằm phổ biến tri thức cơ bản, cụ thể, thiết thực về lịch sử - văn hoá Thăng Long - Hà Nội qua các nhân vật lịch sử, nhân vật văn hoá; Trực tiếp đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập tri thức và các giá trị lịch sử - văn hóa, tìm hiểu về các nhân vật lịch sử, nhân vật văn hoá Thăng Long - Hà Nội của đông đảo bạn đọc.
Thông tin về các nhân vật lịch sử - văn hóa Thăng Long - Hà Nội được chọn lọc, hệ thống hóa, trình bày ngắn gọn, cô đọng, súc tích, hy vọng đem lại nhiều thuận tiện cho người đọc trong khi học tập, tìm hiểu vê các nhân vật lịch sử - văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
Sách mới chỉ là tài liệu chỉ dẫn, cung cấp thông tin ban đầu, tạo điều kiện, cơ sở để bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về các nhân vật lịch sử - văn hóa của Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến (tùy theo yêu cầu cụ thể của từng đô'i tượng bạn đọc).
Sưu tầm, chọn lọc và biên soạn giới thiệu thông tin về 1000 nhân vật lịch sử - văn hoá Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay là một công việc phức tạp, đòi hỏi khai thác từ nhiều nguồn tài liệu rất khác nhau. Sách viết vê Danh nhân Hà Nội hiện đã có nhiều và có thành tựu không nhỏ, tuy nhiên một SƯU tập thông tin về 1000 nhân vật
lịch sử văn hoá của m ảnh đất Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến thì có thể khẳng định đây là cuốn sách đầu tiên. Nhóm biên soạn đã đầu tư nhiều thời gian và công sức, cẩn trọng, tỉ mỉ hết sức có thể, tuy nhiên, khối lượng công việc lớn, lần đầu tiên được xây dựng, nên khó trán h khỏi khiếm khuyết, sai sót, mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của bạn đọc.
li. KÉT CẤU CUỐN SÁCH
Sách gồm 3 phần:
- H ư ớng d ẫ n sử d ụ n g .
-1000 n h â n v ậ t lịch sử - v ăn h ó a T h ă n g L o n g - H à Nội. Các nhân vật được sắp xếp thứ tự theo nguyên tắc ABC căn cứ theo TÊN của nhân vật. Các nhân vật được đánh sô thứ tự từ 01 đến 1000. - S ách d ẫn .
Tài liệu chỉ dẫn tra cứu về các nhân vật được sắp xếp theo phân loại định danh của cắc nhân vật và Đơn vị hành chính cấp quận - huyện - thị xã của thành phố Hà Nội hiện nay.
III. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÂN VẬT
Sách cung cấp thông tin về 1000 n h â n v ậ t (trong tiến trìn h lịch sử và hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá) của Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay.
Các nhân vật được lựa chọn phải đảm bảo thỏa mẫn đồng thời các tiêu chí như sau:
1. S in h ra , s in h trư ở n g hoặc có n g u y ên q u á n trong giới hạn địa bàn Thủ đô Hà Nội mở rộng từ sau 01/8/2008, tức là toàn bộ khu vực thành phố Hà Nội cũ, tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).
2. Đã qua đời
3. C ó n h iề u đ ó n g g ó p cho Thăng Long - H à Nội. Các n h ân vật được lựa chọn là nhân vật lịch sử, nhân vật văn hoá chứ chưa phải là các danh nhân lịch sử, danh nhân văn hoá, nên tiêu chí lựa chọn không căn cứ vào quan điểm chính trị, quan điểm văn hoá, m à căn cứ vào vai trò, vị trí của họ trong đời sống lịch sử - văn hoá của Thăng Long - H à Nội từ xưa đến nay.
IV. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN THÔNG TIN
Thông tin cơ bản: Họ tên, biệt danh (bút danh, bí danh...), năm sinh - năm m ất, hoạt động chính và những th àn h tựu trong cuộc đời, những đóng góp quan trọng, những đánh giá quan trọng của người đời (nếu có).
Thông tin xác thực: Các thông tin về các nhân vật được xác nhận, công bố bởi nhũng nguồn tài liệu chính thức, được khảo cứu đáng tin cậy. N hững thông tin còn đang bị hoài nghi bởi tính chân xác và đang tiếp tục được nghiên cứu, tìm hiểu, xác m inh thì không được sử dụng.
Thông tin đại diện: Các thông tin đều phải có tính cách đại diện, thể hiện tốt được đặc điếm cuộc đời và phong cách của các nhân vật.
V. KẾT CẤU CỦA TỪNG MỤC
Mỗi nh ân vật được trình bày thành một mục độc lập, được đánh sô’ từ 1 đến 1000 và được trìn h bày theo một “fom” chung, bao gồm các thông tin được trình bày theo thứ tự:
- Họ tên
- N ăm sinh - năm m ất
- Định danh
- Lịch sử cuộc đời. Nhận xét, đánh giá, tôn vinh (nếu có).
VI. MỘT SỐ CHÚ Ý KHI sử DỤNG TRA cứu NHÂN VẬT
1. Hệ thống định danh các nhân vật
1000 nhân vật lịch sử - văn hóa Thăng Long - H à Nội sống trong khoảng thời gian rấ t dài của lịch sử, hoạt động trong m uôn vàn các lĩnh vực của đòi sông chính trị - kinh tế - xã hội - văn hóa. Bởi vậy, định danh của các nhân vật là một vấn đề hết sức phức tạp. Trong cuô'n sách này, 1000 nhân vật lịch sử - văn hoá Thăng Long - H à Nội được định danh theo đặc điểm nổi bật trong cuộc đời và những đóng góp, thành tựu của họ dôi với lịch sử - văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
Đôi với các nhân vật sông và hoạt động trước năm 1945, phần định danh nhân vật sẽ chỉ rõ yếu tô’ thời gian - thời đại (ví dụ: Tiến sĩ Nho học triều Lê Trung hưng, Danh sĩ thời Trần...). Đối với các nhân vật sông và hoạt động chủ yếu sau năm 1945, phần định danh nh ân vật sẽ không gắn kèm yếu tô' thời gian - thời đại (ví dụ: N hà văn, Nhà giáo, N hà thơ...).
Theo đó, hệ thông định danh bao gồm: Danh sĩ, Danh thần, Danh y, Danh ca, Củ nhân Nho học, Tiến sĩ Nho học, Tiến sĩ Võ học, Võ tướng, Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, A nh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà hoạt động chính trị, Chí s ĩ yêu nưóc, Lãnh tụ phong trào yêu nước, Thủ lĩnh khởi nghĩa, Thiền sư, Nhà văn, Nhà thơ, Nhà báo, Nhà nghiên cứu, Tổ nghề, Doanh nhân, Nhà giáo...
2. Tên gọi
Phần lớn các nhân vật đều có nhiều tên gọi, bao gồm họ tên thật, bút danh, biệt danh, bí danh, tên huý, tên tự, tên hiệu... Theo quy ước, họ tên các nhân vật trong cuổn sách này sẽ được chọn là tên gọi
8
phô biến, thường dùng nhất, được biết đến nhiều nh ấ t của các nhân vật, bên cạnh đó có nêu các tên gọi khác của họ.
Ví dụ 1:
Một D anh sĩ triều Nguyễn nổi tiếng là Bà huyện T hanh Q uan có tên th ậ t là Nguyễn Thị Hinh. Mọi người thường chỉ biết đến “Bà huyện T hanh Quan” m à ít biết đến “Nguyễn Thị H inh tên bà được đặt cho một đường phố ở Hà Nội cũng gọi là phô “Bà huyện T hanh Q uan”. Bởi vậy, tên gọi chính thức của Nguyễn Thị H inh trong cuốn sách này sẽ là “Bà huyện T hanh Q uan” và xếp ở vần B.
Ví dụ 2:
Chủ tịch Úy ban H ành chính đầu tiên của th àn h phô' H à Nội, Bác sĩ T rần Duy Hưng có tên th ậ t là Phạm Thư. Tuy nhiên, sinh thòi chính ông sử dụng tên gọi T rần Duy Hưng, được biết đến vối tên gọi T rần Duy Hưng. Sau này, khi chọn đặt tên ông cho một đường phố ở H à Nội, “T rần Duy Hưng” được chọn chứ không phải “Phạm Thư”. Bởi vậy, trong cuốn sách này, tên gọi chính thức của T rần Duy Hưng vẫn là T rần Duy Hưng và được xếp ở vần H.
3. Địa danh
T rải qua tiến trình lịch sử, địa danh hành chính của khu vực th àn h phố H à Nội hiện nay, từ địa danh cấp làng, xã cho đến cấp huyện, quận, th àn h phô’ đều có nhiều thay đổi. Đối với một số địa danh hàn h chính trong quá khứ, các kết quả nghiên cứu hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác, rạch ròi, cụ thể. Bởi vậy, trong cuốn sách này, ngưòi biên soạn cố gắng chuyên đổi quê quán của các nhân vật lịch sử tương đương đến đơn vị cấp xã, phường hiện nay, tuy nhiên, trong một số trường hợp, quê quán của các nhân vật chỉ có thể
9
được xác định thuộc một quận - huyện - thị xã nào đó, hoặc thuộc địa phận thành phô Hà Nội hiện nay.
Địa giới của các đơn vị hành chính hiện nay và trưâc năm 1945 có nhiều khác biệt. Một sô' xã được sáp nhập thành một xã lón hơn, đồng thời, một số xã lại được chia tách và góp phần tạo nên một xã khác. Bởi vậy, một số nhân vật có quê quán cùng ở một đơn vị xã trước năm 1945 nhưng hiện nay lại được chuyển đổi về hai đơn vị hành chính cấp xã khác nhau, thậm chí hai huyện, quận khác nhau. Đó là do sự chuyển đổi địa danh hành chính trong lịch sử. Ví như trong cuộc chuyển đổi 10 xã và 3 thị trấn của huyện Gia Lâm thành 14 phường của quận Long Biên vào năm 2003, một phần của xã Bồ Đề huyện Gia Lâm thuộc về địa giới hành chính phường Ngọc Lâm quận Long Biên, đồng thời, một phần của xã Bồ Đề huyện Gia Lâm lại thuộc về địa giới phường Bồ Đề quận Long Biên.
4. Thuật ngữ
- Hệ thống khoa củ Nho học xưa:
Nói chung, Hệ thông khoa cử Nho học chính thống xưa bao gồm thi Hương, thi Hội và thi Đình. Cứ 3 năm thì tổ chức một kỳ thi Hương, năm trưóc tổ chức thi Hương thì năm sau tổ chức thi Hội, thi Đình. Ngoài ra, Nhà nước phong kiến còn tổ chức các kỳ thi đặc biệt để tuyển chọn nhân tài vào một số dịp đặc biệt nằm ngoài quy định khoa cử Nho học thông thường gọi là Ân khoa và Thịnh khoa. Ân khoa thường áp dụng với kỳ thi Hương. Thịnh khoa thường áp dụng với kỳ thi Hội, thi Đình.
Trong khoa thi Hương, những người thi đỗ được gọi là Hương công (hoặc Củ nhân thời Nguyễn), người đỗ cao nh ất được gọi là Giải nguyên, người đỗ thứ hai được gọi là Á nguyên.
10
N hững ngưòi đã đỗ kỳ thi Hương năm trưốc thì được tham dự kỳ thi Hội, thi Đ ình năm sau. Khoa thi Hội gồm 4 môn thi (mỗi môn thi gọi là lĩíột trường). Thí sinh đủ điểm môn thứ n h ất gọi là N hất trường, được th i tiếp môn thứ hai. Thí sinh đủ điểm môn thứ hai gọi là Nhị trường, được thi tiếp môn thứ ba. Thí sinh đủ điểm môn thứ ba gọi là Tam trường, được thi tiếp môn thứ tư. Thí sinh đủ điểm môn thứ tư gọi là Tứ trường, được coi là trúng cách, tương đương vói đỗ khoa thi Hội. Người đỗ khoa thi Hội thì được coi là Tiến s ĩ Nho học. Người đỗ cao nh ất trong một khoa thi Hội được gọi là Hội
nguyên. Tiếp sau đó, tấ t cả những người đỗ khoa thi Hội được vào dự thi Đình (có năm gọi là thi Điện) để phân định thứ bậc cao thấp. Người đỗ đầu kỳ thi Đình được gọi là Đình nguyên. Sau khi thi Đình, những người thi đỗ được phân chia thành các bậc từ cao xuống thấp, gồm:
+ Đệ N hất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ N hất danh (tức Trạng nguyên) + Đệ N hất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ Nhị danh (tức Bảng nhãn) + Đệ N hất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ Tam danh (tức Thám hoa) + Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất th ân (tức Hoàng giáp)
+ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất th ân (gọi chung là Tiến sĩ).
Ngoài ra, thời T rần - Hồ có khoa thi Thái học sinh, những người thi đỗ được gọi là Thái học sinh, tương đương với Tiến sĩ Nho học. Đồng thòi, dưới triều Nguyễn, khoa cử Nho học không lấy đỗ Trạng nguyên, nhưng lấy vớt những người thi Hội mà chưa trúng cách, gọi là Phó bảng, những người này kém hơn Tiến sĩ Nho học. Tuy nhiên, trong sách này, các vị Phó bảng triều Nguyễn cũng được coi là tương đương với Tiến sĩ Nho học.
- Hệ thông khoa củ Võ học xưa:
Thời Lê, khoa cử Võ học được tổ chức 3 năm 1 lần, gồm thi Bác cử và thi Sở cử. Thi sở củ là kỳ thi tổ chức ở các địa phương để tuyển
chọn những người tham dự kỳ thi Bác cử ỏ kinh đô. Những người thi đỗ kỳ Sở cử được gọi là Cống sĩ. Những Công sĩ này được tham gia kỳ thi Bác cử. Những người thi đỗ khoa Bác cử thì được gọi là Tạo sĩ (tức Tiến sĩ Võ học, tương đương Tiến sĩ Nho học).
Thời Nguyễn, Khoa cử Võ học được tổ chức như khoa cử Nho học, gồm thi Võ cử nhân, Võ hội thí, Võ điện thí. Những người thi đỗ kỳ thi Võ Cử nhân thì được gọi là Võ củ nhân và được tham dự kỳ thi Võ hội thí ở kinh thành Huế.
Khoa thi Hội gồm 3 môn thi (mỗi môn thi gọi là một trường) và một kỳ phúc hạch. Thí sinh đủ điểm môn thứ nh ất gọi là N hất trường, được thi tiếp môn thứ hai. Thí sinh đủ điểm môn thứ hai gọi là Nhị trường, được thi tiếp môn thứ ba. Thí sinh đủ điểm môn thứ ba gọi là Tam trường, được dự kỳ thi phúc hạch. Thí sinh đủ điểm 3 trường và vượt qua thi phúc hạch thì được coi là trúng cách, tương đưdng với đỗ khoa thi Võ hội thí. Người đỗ khoa thi Võ hội thí thì được coi là Tiến sĩ Võ học. Người đỗ cao nhất trong một khoa thi Võ hội thí được gọi là Hội nguyên. Tiếp sau đó, tấ t cả những người đỗ khoa thi Võ hội thí được vào dự thi Võ điện thí để phân định thứ bậc cao thấp. Người đỗ đầu kỳ thi Võ điện thí được gọi là Đình nguyên.
Sau khi thi Đình, những người thi đỗ được phân chia thành các bậc từ cao xu ông thấp, gồm:
+ Đệ nh ất giáp Võ tiến sĩ cập đệ.
+ Đệ nhị giáp Võ tiến sĩ xuất thân
+ Đệ tam giáp Đồng võ tiến sĩ xuất thân
Những người tham dự Võ hội thí mà chỉ đỗ 3 trường thì được gọi là Phó bảng.
12
VII. SÁCH DẪN
P hần S á c h d ẫ n nhằm trực tiếp phục vụ nhu cầu tra cứu của bạn đọc. S á c h d ẫ n bao gồm 2 nhóm bảng tra: B ảng tra nhân vật theo định danh và Bảng tra nhân vật theo địa danh hành chính cấp quận - huyện - thị xã.
Nhóm Bảng tra nhân vật theo định danh bao gồm 15 bảng tra được xếp theo thứ tự ABC, gồm: 1. A nh hùng, 2. Cử nhân N ho học, 3. Danh sĩ, 4. Danh thần, 5. Danh y, 6. Doanh nhân, 7. N hà giáo, 8. Nhà hoạt động chính trị, 9. Nhà nghiên cứu, 10. N hững người phụ nữ nổi tiếng, 11. Thiền sư, 12. Tiến s ĩ Nho học, 13. T ổ nghề, 14. Tướng lĩnh, 15. Văn nghệ sĩ.
Nhóm Bảng tra nhân vật theo địa danh hành chính cấp quận - huyện - thị xã bao gồm 29 bảng tra được xếp theo thứ tự ABC, gồm:
I. T hàn h p h ố H à Nội (Các nhân vật chưa rõ địa danh quận - huyện - thị xã cụ thể)
II. Q u ậ n
1. Quận Ba Đình, 2. Quận cầu Giấy, 3. Quận Đông Đa, 4. Quận Hà Đông, 5. Quận Hai Bà Trứng, 6. Quận Hoàn Kiếm, 7. Quận Hoàng Mai, 8. Quận Long Biên, 9. Quận Tây Hồ, 10. Quận Thanh Xuân.
III. H u y ệ n
1. H uyện Ba Vì, 2. H uyện Chương Mỹ, 3. H uyện Đan Phượng, 4. H uyện Dông Anh, 5. H uyện Gia Lâm, 6. H uyện Hoài Đức, 7. H uyện M ê Linh, 8. H uyện Phúc Xuyên, 9. H uyện Phúc Thọ, 10 H uyện Quô'c Oai, 11. H uyện Sóc Sơn, 12. H uyện Thạch Thất, 13. H uyện Thanh Oai, 14. H uyện Thanh Trì, 15. H uyện Thường Tín, 16. H uyện Từ Liêm, 17. H uyện ứ ng Hoà.
IV. T h ị xã
Thị xã Sơn Tây.
1000 nhân vật đã được đánh sô' thứ tự từ 1 đến 1000. Mỗi Bảng tra sẽ gồm 2 phần: Họ tên nhân vật (được xếp theo thứ tự ABC) và sô' thứ tự của các nhân vật. Mỗi khi cần tra cứu vê' nhân vật thuộc lĩnh vực gì (hay được định danh là gì) hoặc thuộc địa danh hành chính cấp quận - huyện - thị xã nào của thành phô" Hà Nội, bạn đọc chỉ cần giỏ tìm đến Bảng tra cần dùng, tìm họ tên nhân vật có liên quan, sau đó căn cứ theo số thứ tự kèm theo họ tên các nhân vật để tìm mục từ về các nhân vật đó.
Ví dụ:
Bạn đọc muốn tìm hiểu vê T rần Duy Hưng.
- Nếu bạn đọc đã biết được Trần Duy Hưng là vị Chủ tịch ú y ban H ành chính đầu tiên của thành phô" Hà Nội, đê nghị giở đến Bảng tra Nhà hoạt động chính trị. Tại đây bạn đọc sẽ tìm thấy T rần Duy Hưng tương ứng với sô' 377. Tìm mục sô" 377 trong phần 1000 n h â n v ậ t lịc h sử - v ăn h o á T h ản g L ong - H à Nội, bạn đọc sẽ tìm thấy các thông tin như sau:
377. Trần Duy Hưng (1912 - 1988)
Bác sĩ, Nhà hoạt động chính trị.
Ông còn có tên là Phạm Thư. Quê xã Xuân Phương,
huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay. Ông hành
nghề bác sĩ ở thành phố Hà Nội, bí mật tham gia hoạt
động cách mạng từ trước năm 1945. Sau Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, ông trở thành Chủ tịch ủy ban
hành chính đầu tiên của thành phố Hà Nội, Đại biểu
Quốc hội khóa I, thành viên ủy ban Dự thảo Hiến
pháp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Bộ Y tế... Sau kháng chiến chống Pháp (1954), ông tham gia tiếp quản thành phố Hà Nội, làm Phó Chủ tịch ủy ban Quân chính thành phố, Chủ tịch ủy ban Hành chính và sau đó là Chủ tịch ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 1954 đến 1977... Ông được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh (03/02/2005). Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.
- Nếu bạn đọc đã biết được T rần Duy Hưng quê ở huyện Từ Liêm, đề nghị giở đến Bảng tra H uyện Từ Liêm. Tại đây bạn đọc sẽ tìm thấy T rần Duy Hưng tương ứng vối sô" 377. Tìm mục sô' 377 trong phần 1000 n h â n v ậ t lịch sử ■ v ă n h o á T h ă n g L o n g - H à N ội, bạn đọc cũng sẽ tìm thấy các thông tin như trên.
- Trong trường hợp bạn đọc chưa biết gì về Trần Duy Hưng ngoài tên gọi của ông, đề nghị bạn đọc tìm kiếm mục “Trần Duy Hưng” được bô trí ở vần H trong phần 1000 n h â n v ậ t lịc h sử - v ă n h o á T h ă n g L o n g - H à N ội cũng sẽ được các thông tin như trên.
15
ío o o NHÂN VẬT
LỊCH SỬ - VĂN HÓA THẢNG LONG - HÀ NỘI
1. Đỗ Văn Ái (1856 - ?)
Tiến sĩ Nho học triéu Nguyễn.
Quê xã Đại Gia, huyện Thượng Phúc nay thuộc huyện Thưòng Tín, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Bính Tí năm Tự Đức thứ 29 (1876) tại Trường thi Hà Nội. Năm 24 tuổi, ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn năm Tự Đức thứ 33 (1880). Ông làm quan đến chức Tuần phủ, lĩnh Bố chánh Hà Nam.
2. Hoàng Viết Ái (1500 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Nguyên.
Quê xã Thượng Yên Quyết, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Yên Hòa, quận cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Năm 27 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất (1526) đòi vua Lê Cung Hoàng.
3. Nguyễn Trung Ái (1825 - ?)
Tiến sĩ Nho học triéu Nguyễn.
Quê xã Thụy Khuê, huyện Yên Sơn, nay là thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Năm 28 tuổi, ông thi đỗ cử nhân khoa Nhâm Tý (1852). Năm 29 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu (1853). Ông làm quan dưới triều Nguyễn đến chức Tri phủ Từ Sơn.
4. Nguyễn Am (1435 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Nguyễn.
Quê xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, nay thuộc xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Năm 19 tuổi, ông
17
thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Dậu (1453) đời vua Lê Nhân Tông. Ông làm quan với triều Lê đến chức Chuyển vận sứ.
5. Chu Văn An (1292 - 1370)
Danh sĩ, nhà giáo dục đời Trân.
- X 1 í Ong tên tự là Linh Triệt, hiệu là Tiêu An, Khang Tiêt, tên thụy là Văn Trinh. Quê xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Đời vua Trần Minh Tông, ông làm Tư nghiệp Quốc Tử giám, nổi tiếng uyên bác và cao khiết, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh... Thời vua Trần Dục Tông (1341 - 1369), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, làm nhiều điều sai trái, ông dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (Thất trảm sớ) vua không nghe, ông bèn treo ấn từ quan về ở ẩn, dạy học, viết sách tại núi Kiệt Đặc (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Tác phẩm của ông để lại gồm bộ sách Tứ Thư thuyết ước, hai tập thơ Tiều Ân thi tập và Quốc ngữ thi tập. Sau khi mất, ông được thờ trong Văn Miếu Thăng Long, được tôn xưng như "bậc thầy muôn đời của người Việt Nam". Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.
6. Dương Văn An (1514 - 1591)
Danh sĩ, Tiến sĩ Nho học triéu Mạc.
Ông tên tự là Tinh Phủ. Quê gốc ở làng Tuy Lộc (nay thuộc Lệ Thủy, Quảng Bình) di cư ra xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, nay thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Năm 34 tuổi, ông thi đỗ Đệ
18
Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi (1547) đời vua Mạc Phúc Nguyên, làm quan đến chức Thượng thư, tước Sùng Nham hầu. Ông nổi tiếng văn học, là tác giả bộ sách Ô châu cận lục - cuốn sách địa chí đầu tiên ghi chép về một địa phương ở phía nam nước ta - được ấn hành từ năm 1555.
7. Lưu Quý An (1940 - 1953)
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Quê xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội hiện nay. Hoạt động du kích chống Pháp từ năm 10 tuổi, tham gia chiến đấu trong vùng tạm chiếm. Trong trận chống càn tháng 11 năm 1953, anh làm nhiệm vụ liên lạc, truyền đạt m ệnh lệnh phối hợp các hướng mũi chiến đấu, dùng lựu đạn tiêu diệt địch để du kích kịp rút khỏi vòng vây, hy sinh trong chiến đấu. Anh được truy tặng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất, Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1998)... Trong sổ Vàng truyền thống của xã Tiền Phong, năm 1965, đồng chí Trường Chinh đã viết: Lưu Quý An đúng là một Kim Đồng của tỉnh Vĩnh Phúc”.
8. Nguyễn Nhân An (TK XVI)
Tiến sĩ Nho học triéu Mạc.
Quê xã Vĩnh Kỳ, huyện Từ Liêm, nay là thôn Vĩnh Kỳ, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, sau đó dời đển xã Hương Canh, huyện Từ Liêm, nay là thôn Phương Canh, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố
19
Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa BÍnh Thìn (1556) đời vua Mạc Phúc Nguyên. Ông làm quan với nhà Mạc đến chức Thị lang, từng được cử đi sứ nhà Minh.
9. Nguyễn Thị Việt An (1905 - 1977)
Nhà thơ.
Bà tên thật là Nguyễn Thị Việt An, thường dùng bút danh Việt An và Việt An thôn nữ. Quê gốc ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, nhưng được sinh ra ở nội thành Hà Nội. Xuất thân trong gia đình đại khoa bảng Nho học, bà được đào tạo bài bản, thông hiểu chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Bà sớm tham gia làng văn làng báo, tích cực viết văn, thơ, tùy bút, phóng sự, đoản văn, nghị luận đăng báo Đông Tây, trong đó hô hào phá bỏ hủ tục lạc hậu, bênh vực quyền lợi phụ nữ và trẻ em. Sáng tác thơ của bà tập trung vào thể loại thơ lục bát và Đường luật. Tác phẩm tiêu biểu gồm Phiêu lưu (bản thảo tập thơ), Mùa ly biệt (bản thảo tập thơ)...
10. Phùng An (TK VIII)
Thù lĩnh phong trào yêu nước thời Bác thuộc.
Quê xả Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội hiện nay. Ông thuộc dòng dõi hào trưởng, là con trai của Bố Cái đại vương Phùng Hưng. Sau khi Phùng Hưng mất (5/791), ông được đưa lên nối ngôi, nắm quyền cai quản đất nước. Năm 791, nhà Đường cử
20
Triệu Xương đem quân xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến do Phùng An lãnh đạo bị thât bại, khiên nước ta lại rơi vào cảnh đô hộ của phương Băc. Phùng An ở ngôi được 3 tháng, thời tự chủ của người Việt kéo dài 'không lâu.
11. Vũ Tá An (TK XIX)
Danh sĩ triều Nguyễn.
Quê xả Thổ Khối, huyện Gia Lâm, nay thuộc phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Phó bảng khoa Tân Sửu (1841) đời vua Thiệu Trị. Ông làm quan với triều đình Nguyễn đến chức Đồng tri phủ.
12. Nguyễn Án (1770 - 1815)
Nhà giáo, Danh sĩ thời Lẽ mạt - Nguyễn sơ.
Ông có tên tự là Thanh Ngọc, Kính Phủ, hiệu là Ngu Hồ, biệt hiệu là Kiếm hồ ngư ẩn. Quê xã Du Lâm, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa thi Hương đầu tiên của triều Nguyễn được tổ chức vào năm Đinh Mão (1807) đời vua Gia Long. Ông làm quan Tri huyện với triều Nguyễn một thời gian rồi từ quan về ở ẩn tại quê nhà. Ông nổi tiếng thông minh hiếu học, tài năng văn chương, sớm mở trường dạy học ở Thăng Long. Ông sáng tác nhiều, ghi lại được nhiều tư liệu quý giá về đời sống văn hóa xã hội, di tích danh thắng của đất nước lúc đó. Tác phẩm tiêu biểu gồm Phong lâm minh lại thi tập (thơ), Tang thương ngâu lục (viết chung với Phạm Đình Hổ).
21
ĐÀO DUY ANH (1904- 1988)
BẠCH THÁI BƯỎI (1874- 1932)
LƯƠNG VĂN CAN (1854- 1927)
13. Nguyễn Đình Án (TK XIX)
Cử nhân Nho học triều Nguyễn.
Quê xã Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ c ử nhân khoa Mậu Tý (1828) năm Minh Mạng thứ 9 tại Trường thi Nam Định, làm quan tới chức Tri huyện.
14. Đào Duy Anh (1904 - 1988)
Nhà giáo, Nhà nghiên cứu.
Ông tên hiệu là Vệ Thạch. Quê xã Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện nay. Xuất thân trong gia đình Nho học, thuở nhỏ ông học ở Thanh Hóa, sau đó vào Huế học trường Quốc học. Năm 1923, ông tốt nghiệp bằng Thành chung, làm chức Giáo học tại Đồng Hới (Quảng Bình). Năm 1926, ông gặp nhà yêu nước Phan Bội Châu, rồi từ chức Giáo học, tham gia làm báo Tiếng Dân với Huỳnh Thúc Kháng ở Huế. Năm 1927, ông tham gia Đảng Tân Việt, chủ trương Quan hải tùng thư - cơ quan văn hóa của Đảng Tân Việt. Những năm 1929 - 1930, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Sau khi được trả lại tự do, ông chuyên tâm dạy học và nghiên cứu văn học, sử học. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông tham gia giảng dạy đại học tại Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm việc trong chi hội Văn nghệ Liên khu IV tại Thanh Hóa, rồi ra Việt Bắc phụ trách Ban Văn Sử Địa thuộc Bộ Giáo dục (1950), làm giáo sư sử học tại lớp Dự bị Đại học ở Thanh Hóa (1953). Năm 1954, ông trở ra Hà Nội giảng dạy và nghiên cứu sử học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học
23
Tổng hợp Hà Nội. Từ năm 1958, ông làm công tác dịch thuật tại Viện Sử học cho đến khi về hưu. Ông mất năm 1988 tại Hà Nội. Đào Duy Anh là một học giả uyên bác, có nhiều cống hiến khoa học có giá trị trên các lĩnh vực ngôn ngữ học, văn học, sử học, văn hóa học... Tác phẩm của ông rất phong phú, bao gồm: Pháp Việt từ điển, Hán Việt từ điển (1932-1936), Việt Nam văn hóa sử cương (1938), Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943), Trung Hoa sử cương (1944), Khổng giáo phê bình tiểu luận (1943), CỔ sử Việt Nam (1955), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế k ỷ X IX (1955), Lịch sử cổ đại Việt Nam (1956), vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam (1958), Đất nước Việt Nam qua các đời (1964), Khóa h ư lục (1974), Tự điển Truyện Kiều
(1974), Chữ Nôm, nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến (1975), Nhớ n g h ĩ chiều hôm (hồi ký, 1989)... Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.
15. Nguyễn Quý Ân (1673 - 1722)
Danh thán, Tiến sĩ Nho học triểu Lê.
Quê xã Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, nay thuộc xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông là con trai Thượng thư Nguyễn Quý Đức. Ông từng thi đỗ khoa Sĩ Vọng, đến năm 43 tuổi lại thi đỗ Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Ất Mùi (1715) đời vua Lê Dụ Tông, làm quan đến chức Đề hình Tả tư giảng, ông nổi tiếng về đạo đức, có nhiều công lao giúp nước cứu dân. Sau khi mất, ông được gia phong Phúc thần. Ổng là tác giả sách Chính Hoà tiến s ĩ đề danh kí.
24
16. Bà huyện Thanh Quan (TK XIX)
Dơnh sĩ, Nhà giáo triều Nguyễn.
Bà tên thật là Nguyễn Thị Hinh. Quê làng Nghi Tàm, huyện Hoàn Long, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Bà nổi tiếng hay chữ, giỏi thơ Nôm, được vua Minh Mạng mòi vào kinh thành Huế làm chức Cung trung giáo tập, dạy các công chúa và cung phi triều Nguyễn. Bà sáng tác không nhiều, hoàn toàn bằng chữ Nôm, nhưng lại có được vị trí rất cao và ảnh hưởng rộng lón trong lịch sử văn học Việt Nam. Tác phẩm tiêu biểu gồm Chiều hôm n h ớ nhà, Qua đèo Ngang, Thăng Long thành hoài cổ... Tên bà được đặt cho một đường phố ở Hà Nội (phố Bà huyện Thanh Quan).
17. Phạm Kinh Bang (TK XVI)
Tiến sĩ Nho học triều Mạc.
Quê xã Thì Trung, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu (1529) đời vua Mạc Đăng Dung. Ông làm quan với nhà Mạc đến chức Giám sát ngự sử.
18. Dương Công Bảng (TK XIX)
Cử nhân Nho học triéu Nguyễn.
Quê xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. ông thi đỗ Cử nhân khoa Đinh Dậu năm Minh Mạng thứ 18 (1837) tại Trường thi Hà Nội, làm quan với triều Nguyễn tới chức Tri phủ.
25
19. Lê Kim Bảng (1552 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Mọc.
Quê phường Thái Cực, huyện Vĩnh Xương, nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiém, thành phố Hà Nội. Năm 41 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn (1592) đời vua Mạc Mậu Hợp. Ông là em trai của Lê Kim Quế, Tiến sĩ Nho học đời Mạc.
20. Phan Bảng (1594 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Lê.
Quê xã Hữu Bang, huyện Thạch Thất, sau dời đến xã Nguyễn Xá cùng huyện, nay thuộc thôn Chàng Sơn, xã Nguyễn Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Năm 30 tuoi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tien sĩ xuất thân khoa Quý Hợi (1623) đời vua Lê Thần Tông. Ông làm quan với triều đình Lê - Trịnh đến chức Hiến sát sứ.
21. Phùng Văn Bằng (TK XVIII - XIX)
Cừ nhân Nho học triéu Nguyễn.
Quê xã Phú Lâu, huyện Minh Nghĩa, nay thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ cử nhân khoa Tân Tỵ năm Minh Mạng thứ 2 (1821) tại Trường thi Thăng Long, làm quan tới chức Tri huyện.
22. Vũ Bằng (1913 - 1984)
Nhà văn.
Ông còn có tên là Vũ Đăng Bằng. Quê gốc làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang (nay là huyện cẩm Giàng),
26
tỉnh Hải Dương, nhưng sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện nay. Ông tham gia viết báo, viết văn từ sớm, từng làm thư ký toàn soạn báo Tiểu thuyết thứ bảy, Phô thông bán nguyệt san... Trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), ông sống chủ yếu trong nội thành Hà Nội, tham gia hoạt động tình báo. Sau năm 1954, ông di cư vào Sài Gòn, tiếp tục hoạt động tình báo, viết báo, viết văn. Sự nghiệp văn học của ông rất phong phú, gồm truyện ngắn, tùy bút, bút ký, tiểu thuyết, tự truyện, lý luận phê bình, phóng sự, hồi ký... Tác phẩm tiêu biểu gồm M iếng ngon Hà Nội (1960), Thương n h ớ m ười hai (1972)...
23. Phạm Bân (TK XIII - XIV)
Lương ytriéu Trăn.
Ông sống ở kinh thành Thăng Long, nay thuộc thành phố Hà Nội. Ông là một thầy thuốc có tài, nổi tiếng khắp kinh thành, tiêu biểu cho đạo đức cao đẹp của người thầy thuốc.
24. Nguyễn Đương Bao (1647 - 1727)
Tiến sĩ Nho học triều Lê.
Quê xã Tây Mỗ huyện Từ Liêm, nay thuộc xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Năm 27 tuốỉ, ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu (1673) đời vua Lê Gia Tông. Ổng làm quan với triều đình Lê - Trịnh đến chức Bồi tụng, Thượng thư Bộ Lễ, tước Thọ quận công. Năm Nhâm Ngọ (1702), ông được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Tác phẩm của ông còn 13 bài thơ chữ Hán chép trong sách Toàn Việt thi lục.
27
25. Chu Đình Báo (1452 ?)
Tiến sĩ Nho học triều Lê Sơ.
Quê xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay thuộc thôn Quang Liệt, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, thuộc dòng dõi Chu Văn An. Năm 32 tuổi, ông thi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn (1484) đời vua Lê Thánh Tông. Ông làm quan vói triều đình Lê Sơ, từng được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
26. Đào Bảo (TK XV)
Tiến sĩ Nho học triều Lê Sơ.
Quê xã Già cầu, huyện Phù Vân, nay thuộc xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi (1463) đời vua Lê Thánh Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Thừa chính sứ.
27. Đặng Dụng Bảo (TK XIX)
Cử nhân Nho học triều Nguyên.
Quê xã Đông Phí, huyện Sơn Minh, nay thuộc huyện ứng Hòa, thành phố Hà Nội. ông thi đỗ Cử nhân khoa Quý Dậu năm Gia Long thứ 12 (1813) tại Trường thi Sơn Nam.
28. Hoàng Quốc Bảo (TK XIX)
Cử nhân Nho học triếu Nguyễn.
Quê xã Khê Tang, huyện Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Đinh Mão năm Gia Long thứ 6 (1807) tại Trường thi Sơn Tây, làm quan tới chức Tham hiệp.
28
29. Lý Thiên Bảo (? - 555)
Lânh tụ phong trào yêu nước thời Bắc thuộc.
Quê huyện Thái Bình, nay thuộc khu vực phía bắc Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. ông là anh trai của Lý Bí, tham gia khỏi nghĩa chống quân đô hộ nhà Lương, giành được thắng lợi, góp phần lập nên nhà nước Vạn Xuân. Cuối năm 545, quân Lương kéo sang tái xâm lược nước ta, ông cùng Lý Phật Tử chỉ huy một cánh quân rút về Cửu Chân (Thanh Hóa), sau đó tiếp tục rút sang vùng đất của người Di Lão giáp Ai Lao (Lào), rồi cố thủ ở vùng đầu nguồn sông Đà, tự xưng là Đào Lang vương. Cuộc kháng chiến đang tiếp diễn thì ông qua đời, trao quyền lại cho Lý Phật Tử.
30. Nguyễn Anh Bảo (1924 1965)
Nhà hoạt động chính trị - quán sự.
Ông còn có tên là Nguyễn Viết Tiến. Quê xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay. Ông hoạt động cách mạng từ năm 1943, tham gia lực lượng Thanh niên cứu quốc. Năm 1945, ông được triệu tập là đại biểu Tự vệ chiến đấu thành Hoàng Diệu đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, sau đó làm chính trị viên Đại đội tự vệ chiến đấu thành Hoàng Diệu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông từng làm Thành ủy viên Hà Nội, Chính ủy Trung đoàn Sơn La, Chánh văn phòng Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm chính trị Đại đoàn 320. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông từng làm Chính ủy Sư đoàn 312, Cục trưởng Cục Thông tin liên lạc Bộ Quốc phòng, ông hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại
29
Quân khu IV (1965). Ông được phong quân hàm Đại tá (1958), tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất...
31. Nguyễn Quốc Bảo (1680 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Chi Nê, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Năm 21 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn (1700) đời vua Lê Hy Tông. Ông làm quan với triều đình Lê - Trịnh đến chức Hàn lâm Hiệu thảo.
32. Nguyễn Trí Bảo (? - 1190)
Thiển sư triều Lỷ.
Ông có pháp danh là Trí Bảo. Quê xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội hiện nay. Ông là cậu của Thái úy Tô Hiến Thành. Đi tu từ thời trẻ, về sau ông trụ trì ở chùa Thanh Tước núi Du Hí, thuộc thế hệ thứ 10 của dòng thiền Quan Bích.
33. Nguyễn Đĩnh Bát (TK XVIII - XIX)
Tiến sĩ Võ học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. ống đi lính cho triều đình, trở thành Biền sinh hợp thức thi Võ cử, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ât Tỵ (1785) đời vua Lê Hiển Tông, làm quan trong triều đình Lê - Trịnh.
30
34. Đỗ Công Bật (1652 ?)
Tiễn sĩ Nho học triều Lẽ Trung hưng.
Quê xã Thượng Tốn, huyện Gia Lâm, nay thuộc xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Trước đã đô khoa Sỹ vọng, năm 33 tuổi, ông lại thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ât Sửu (1685) đời vua Lê Hy Tông, ông làm quan với triều đình Lê - Trịnh đến chức Lễ khoa cấp sự trung, Đốc thị Nghệ An. ông có nhiều đóng góp trong việc biên soạn bộ Quốc sử thực lục - phần tiếp theo của bộ Đại Việt sử k ý toàn thư áo Lê Hy và Nguyễn Quý Đức chỉ đạo.
35. Lý Công Bật (1543 ?)
Tiến sĩ Nho học triều Mạc.
Quẻ xã Hà Hoi, huyện Thượng Phúc, nay thuộc xã Hà Hồi, huyện Thuờng Tin, thành phố Hà Nội. Năm 40 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi (1583) đời vua Mạc Mậu Hợp. Ông làm quan đến chức Giám sát ngự sử.
36. Nguyễn Đình Bật (1428 - ?)
Tiễn sĩ Nho học triễu Lê Sơ.
Quê xã Cán Khê, huyện Kim Hoa, nay thuộc xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất (1478), làm quan với triều Lê Sơ đến chức Tham chính.
31
37. Hoàng Tăng Bí (1881 - 1939)
Chí sĩ yêu nước thời côn đợi.
Ông tên tự là Nguyên Phu, hiệu là Tiểu Mai. Quê xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, nay thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Xuất thân từ dòng dõi khoa bảng, năm 29 tuổi, ông thi đỗ Phó bảng khoa Canh Tuất (1910), trở thành vị đại khoa Nho học cuối cùng của Thăng Long - Hà Nội. Ông không ra làm quan mà tích cực hoạt động yêu nước. Ông tham gia giảng dạy và các hoạt động tuyên truyền ở trường Đông Kinh nghĩa thục, có nhiều đóng góp trong cuộc vận động Duy Tân đầu thế kỷ XX. Tác phẩm của ông bao gồm nhiều bài đăng trên báo Trung Bắc Tân văn, các bàn tuồng Đệ Bát tài tử hoa tiên ký, Nghĩa nặng tình sâu, Thù chồng nợ nước,
Trưng vương Thi Sách...
38. Lý Bí (? - 548)
Lành tụ yêu nước thời kỳ Bấc thuộc.
Ông có tên tự là Liêm Cữ, còn có tên là Lý Bôn. Quê ở huyện Thái Bình, nay thuộc phía bắc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Xuất thân là một hào trưởng địa phương, ông có chí lớn giành độc lập dân tộc, đã liên kết với các thủ lĩnh trong nước khởi nghĩa chống lại quân đô hộ nhà Lương, giành quyền tự chủ, thành lập chính quyền độc lập (542 - 544). Ông lên ngôi vua, tự xưng là Nam Đe, đặt niên hiệu là Thiên Đức, tên nước là Vạn Xuân. Đến năm 545, quân Lương tái xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến của Nhà nước Vạn Xuân
32
thất bại, ông bị bệnh rồi mất, giao quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến lại cho Triệu Quang Phục. Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội (phố Lý Nam Đế).
39. Nguyễn Quang Bị (TK XVI)
Tiến sĩ Nho học triéu Mac.
Quê xã Minh Cảo, huyện Từ Liêm, sau dời đên xã Cô Nhuế cùng huyện, nay thuộc xã cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuât (1538) đời vua Mạc Đăng Doanh, làm quan với triều Mạc đến chức Tham chinh, tước Văn Hội bá.
40. Bùi Huy Bích (1744 - 1818)
Tiến sĩ Nho học triều Lé Trung hưng.
Ông tên tự là Hi Chương, hiệu là Tồn Am. Quê xã Định Công, huyện Thanh Tri, nay thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai, sau dời đên xã Thịnh Liệt cùng huyện, nay thuộc phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Năm 26 tuôi, ông thi đỗ Đinh nguyên, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Kỷ Sửu (1769) đời vua Lê Hiển Tông, ông làm quan với triều đình Lê - Trịnh đến chức Tả thị lang Bộ Lại, Hành Tham tụng, tước Kế Liệt hầu. Sau loạn kiêu binh (1785) ông cáo bệnh về ở ẩn tại Sơn Tây và Hải Dương, rồi trở về quê nhà. Trải qua các triều Tây Sơn và Nguyễn, ông được mời ra làm quan, nhưng đều từ chối, ông được đánh giá là một thi
33
nhân, nhà sử học có danh tiếng, để lại nhiều tác phâm có giá trị, tiêu biểu như Nghệ An thi tập, Tồn Am thi văn tập, Lủ Trung tạp thuyết. Hoàng Việt thi tuyên, Hoàng Việt văn tuyên, Châu Phong tạp thảo... Tên ông được đặt cho một đường phố của Hà Nội.
41. Dương Công Bình (1813 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Nguyẻrì.
Quê xã La Nội, huyện Từ Liêm, nay thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Giáp Ngọ năm Minh Mạng thứ 15 (1834) tại Trường thi Hà Nội. Năm 25 tuổi, ông thi đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất năm Minh Mạng thứ 19 (1838). Ông làm quan tới chức Đồng tri phủ.
42. Lê Trí Bình (1539 - ?)
Tiến sĩ Nho học triẽu Lé ĩrung hưng.
Quê xã Thanh Mai, huyện Tiên Phong, nay thuộc xả Vạn Thắng, huyện Ba vì, thành phố Hà Nội. Năm 23 tuổi, ông thi đô Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Tân Sửu (1661) đời vua Lê Thần Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Hiên sát sứ.
43. Dương Bính (TK XV)
Tiến sĩ Nho học triéu Lê.
Quê xã Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ổng thi đỗ
34
Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuât (1478) đời vua Lê Thánh Tông, làm quan với triều Lê Sơ đến chức Thừa chính sứ.
44. Hoàng Bính (TK XIX)
Cừ nhăn Nho học triều Nguyễn.
Quê xã Yên Quyết, huyện Từ Liêm, nay thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ cử nhân khoa Đinh Mão năm Gia Long thứ 6 (1807) tại Trường thi Sơn Tây, làm quan đến chức Đốc học.
45. Nguyễn Bính (1525 - 1605)
Danh sì triéu Lê Trung hưng.
Quê xã Sơn Đồng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội hiện nay. Ông làm quan với triều đình Lê - Trịnh đến chức Hàn lâm viện Đại học sĩ, làm việc ở Bộ Le, phụ trách chỉnh lý và biên soạn các thần tích trong cuộc kê khai, xét duyệt và phong thần tích, thần phả của các làng xã vào năm 1572. Ông là người biên soạn hàng loạt thần tích, thần phả ra đời vào thời Lê Trung hưng, như Trưng vương công thần phả lục, An Lạc xã cô tích, Chủ Đồng Tủ cấp Tiên Dung tây cung
nhị vị ngọc phả, Đinh triều sơn thần sự tích... đã có nhiều đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống của dân tộc.
46. Phan Kế Bính (1875 1921)
Nhà vân, Dịch già.
Ông tên hiệu là Bưu Văn. Quê xã Thuỵ Khuê, huyện Hoàn Long, nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây
35
Hồ, thành phố Hà Nội. Năm 1906, ông thi đỗ cử nhân Nho học, nhưng không ra làm quan, ở nhà chuyên tâm dạy học và nghiên cứu văn hóa. Ông tích cực viêt báo, dịch sách, viết sách từ năm 1907, phụ trách phần Hán văn trong Đăng cô tùng báo, sau đó cộng tác với các báo Đông Dương tạp chí, Trung Bắc Tân văn. Ông để lại nhiều tác phẩm văn học và khảo cứu có giá trị, như Nam hải dị nhân (1909), Hưng Đạo đại vương truyện (1912), Việt Nam phong tục (1915), Việt Hán
văn khảo (1918), Tam quốc chí diễn nghĩa (dịch, 1907), Việt Nam khai quốc chí truyện (dịch, 1917)... Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.
47. Trần Văn Bính (TK xỵi)
Tiễn sĩ Nho học triều tê Sơ.
Quê xã Cửu Cao, huyện Gia Lâm, sau dời đen xã Thượng Ton, nay thuộc xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ Nhất danh (Trạng nguyên) khoa Ất Sửu (1505) đời vua Lê Uy Mục. Ông làm quan với triều đình Lê Sơ đến chức Tả thị lang Bộ Lễ.
48. Trịnh Văn Bô (1914 - 1988)
Doonh nhân.
Quê gốc xã Đồng Mai, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, nhưng sinh ra và lớn lên ờ phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội hiện nay. Sau khi học xong Tú tài, ông mở cửa hàng Trịnh Phúc Lợi chuyên buôn bán tơ lụa ở số nhà 48 Hàng Ngang (Hà Nội). Ông thường xuyên giữ liên hệ với những người
36
hoạt động yêu nước, thiết thực giúp đỡ phong trào cách mạng. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở tại gia đình, tạo điều kiện để Người viết Tuyên ngôn Độc lập, tích cực ủng hộ Quỹ Độc lập, Tuần lễ Vàng do Chính phủ phát động. Năm 1946, óng thành lập Việt Nam Công thương Ngân hàng, kinh doanh tài chính phục vụ cách mạng. Gia đình ông được coi là "ân nhân" của Cách mạng Việt Nam.
49. Nguyễn Mạnh Bổng (? - 1952)
Nhà văn, nhà báo.
Ông có tên hiệu là Mân Châu. Quê làng Hội Xá, nay thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Ông viết báo, viết sách từ rất sớm, cộng tác với báo Nam Phong, Hữu Thạch, chủ trì Nhà xuất bản Hương Sơn. Ổng viết nhiều loại sách về Y học, dược học, ngoại ngữ, làm thơ, phóng sự, tiểu thuyết...
50. Bạch Thái Bưởi (1874 1932)
Doanh nhãn.
Ông vốn họ Đỗ, sau làm con nuôi một người họ Bạch nên đổi thành họ Bạch. Quê ở xã Yên Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội hiện nay. Năm 21 tuổi, ông bắt đầu vào làm thư ký trong một hãng buôn của người Pháp. ít lâu sau, ông mở một nhà in lớn mang tên Đông Kinh ấn quán. Năm 1909, ông chuyển bước vào lĩnh vực kinh doanh hàng hải. Công ty Bạch Thái Bưởi có đến 30 chiếc tàu thủy đủ chủng loại, cạnh tranh cùng tư sản Pháp và tư sản Trung Quốc trên thị trường Bắc Kỳ. Ông kinh doanh hàng hải nhanh chóng
37
phát đạt, được giới tư sản đương thời mệnh danh là Chúa sông m iền Bắc. Ông cũng có nhiều công lao trong phát triển văn hóa, mở mang hội Khai trí tiến đức, xuất bản báo Khai hóa...
51. Bùi Văn Bưu (TK XVII)
Tiến sì Nho học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Nghiêm Xá, huyện Thượng Phúc, nay thuộc xã Tân Minh, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Dần (1642) đời vua Lê Kính Tông, làm quan đến chức Tham chính. Năm 1620, ông được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
52. Lương Văn Can (1854 - 1927)
Danh sĩ triéu Nguyễn, Chí sĩ yêu nước thời cận đoi.
Ông tên tự là Ôn Như, hiệu là Sơn Lão. Quê xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, nay thuộc xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Năm 20 tuổi, ông thi đỗ Cử nhân Nho học khoa Giáp Tuất (1874) tại Trường thi hương Hà Nội. Ông không làm quan, chuyển ra dạy học tại phố Hàng Đào (Hà Nội). Năm 1908, ông cùng một số nho sĩ tiến bộ lập Trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội, khởi xướng phong trào Duy Tân ờ Bắc Kỳ. Khi phong trào Đông Kinh nghĩa thục bị chính quyền thực dân Pháp đàn áp, ỏng bị bắt và đi đày biệt xứ 7 năm (1914 - 1921) ở Nam Vang (Phnom-penh, Campuchia). Năm 1921, mãn hạn lưu đày, ông trở về Hà Nội, mở trường Ôn Như tiếp
38
tục dạy học và chuyên tâm soạn sách cho đên khi mất. Ba người con trai của ông là Lương Trúc Đàm, Lương Ngọc Quyến và Lương Nghị Khanh đều hi sinh vì công cuộc giải phóng đất nước. Tác phẩm của ông bao gồm: Quốc sự phạm lịch sử, Hán tự tuyệt kính,
 m học tùng đàm, Gia huấn, Hán tự quốc âm, Hạch đàm loại ngữ, Châu thư loại ngữ... Tên ông được đặt cho một đường phố ờ Hà Nội.
53. Lương Như Cán (1739 - ?)
Tiến sỉ Võ học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Cốc Lương, huyện Tiên Phúc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Năm 21 tuổi, ông thi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Canh Thìn (1760) đời vua Lê Hiển Tông, làm quan trong triều đình Lê - Trịnh.
54. Tạ Văn Cán (1853 - ?)
Tién sĩ Nho học triều Nguyễn.
Quê xã Thu Quế, huyện Đan Phượng, nay thuộc xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Năm 40 tuôi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thin (1892), làm quan với triều đình Nguyễn.
55. Vũ Quốc Cán (TK XVIII)
Tiến sĩ Võ học triẽu Lê Trung hưng.
Quê xã Đôn Thư, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. ô n g đi lính
39
cho triều đình, trở thành Biền binh hợp thức thi Võ cử, đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Nhâm Thân (1752) đời vua Lê Hiển Tông, làm quan trong triều đình Lê - Trịnh.
56. Nguyễn Cảnh (1510 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Mạc.
Quê xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, nay thuộc xả Thượng Cát, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Năm 31 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu (1541) đời vua Mạc Phúc Hải. ông làm quan trong triều đình Mạc một thời gian, rồi vào Thanh Hóa quy thuận nhà Lê Trung hưng, làm quan đến chức Tả thị lang.
57. Nguyễn Quý Cảnh (TK XVIII)
Danh sĩ triéu Lê Trung hưng.
Quê làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, nay thuộc xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Xuất thân trong gia đình truyền thống Nho học, ông thi đỗ Hương cống, làm quan với triều đình Lê - Trịnh đến chức Tham tụng, Thượng thư Bộ Hộ tước Huyền Trang công. Năm 1741, ông bị nạn trong loạn Kiêu binh ở kinh thành Thăng Long (Hà Nội), nhưng may thoát được, từng có công khuyến khích phát triển nông nghiệp, trồng dâu nuôi tằm...
58. Dương Cảo (1586 - ?)
Tiễn sĩ Nho hoc triều Lẽ Trung hưng.
Quê xả Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Năm 43 tuổi
40
ông thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Mậu Thìn (1628) đời vua Lê Thần Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Quốc Tử Giám Te tửu.
5 9 . H oàng Nguyên Cát (1918 - 1998)
Nhà văn, dịch giả.
Ông tên thật là Hoàng Nguyên Cát, thường dùng các bút danh Thái Anh, Hoàng Anh Đường, Hoàng Thanh. Quê ở thành phố Hà Nội hiện nay. Ông bắt đầu công bố những tác phẩm truyện dịch cho thiếu nhi từ năm 1958, sau đó liên tục công bố những tác phẩm sáng tác và dịch thuật cho thiếu nhi cho đến khi mất. Tác phẩm của ông tập trung vào mảng truyện thiếu nhi, sách phục vụ giáo dục và truyện dịch. Tác phẩm tiêu biểu gồm Truyện nàng Bạch Tuyết (dịch, 1958), Tờ giấy thấm (truyện, 1961), Ngựa trắng (tập truyện, 1967), Rôbinsơn Cơrutxo (truyện dịch, 1986)... Ông là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.
60. Lê Ngô Cát (1827 - 1875)
Danh sĩ triều Nguyễn.
Ông tên tự là Bá Hanh, hiệu là Trung Mại. Quê xã Hương Lang, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Hương Lang, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. ổng thi đỗ Cử nhân Nho học khoa Mậu Thân (1848) triều vua Tự Đức, được cử làm chức Giáo Thụ phủ Kinh Môn (Hải Dương), rồi Tri huyện Thất Khê (Lạng Sơn). Sau
41
đó, ông chuyển về Huế làm Hào lâm viện biên tu, Quốc sử quán, nổi tiếng về thơ lục bát. Năm 1859, ông được cử tham gia biên soạn bộ Việt sử ca, còn có tên là Sử k ý quốc ngữ ca, tức là sách Đại Nam quốc sử diễn ca, một bộ quốc sử nổi tiếng bằng thơ lục bát.
61. Nguyễn Khắc cần (1875 - 1913)
Chí si yêu nước thời cặn đại.
Ông còn có tên là Đồ cần. Quê thôn Yên Viên, huyện Gia Lâm, nay thuộc thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Ông học giỏi, thi Hương đỗ Nhị trường, dạy học kiếm sống, tích cực hoạt động yêu nước. Ông gia nhập Việt Nam Quang phục hội, từng sang Trung Quốc hoạt động cách mạng. Đêm ngày 26/4/1913, ông ném tạc đạn vào khách sạn Hà Nội (ở phố Tràng Tiền, nội thành Hà Nội hiện nay), giết chết và làm bị thương nhiều sỹ quan Pháp, gây được tiếng vang lớn. Sau đó, ông bị thực dân Pháp bắt ở Lạng Sơn, đưa về Hà Nội xử tử hình. Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.
62. Lê Đình cẩn (1726- ?)
Tiến sì Võ học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Nhân Mục Cựu, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ông đi lính cho triều đình, trở thành Biền sinh hợp thức thi Võ cử, năm 50 tuổi thi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa khoa Bính Thân (1776) đời vua Lê Hiển Tông, làm quan trong triều đình Lê - Trịnh.
42
HOÀNG NGUYÊN CÁT (1918- 1998)
TRỊNH ĐÌNH cửu (1906- 1990)
NGUYỄN TIẾN CHUNG (1914- 1976)
ĐỖ NGỌC DU
(1907- 1938)
63. Nguyễn Huy Cận (1729 - 1790)
Tiến sĩ Nho học triều Lê Trung hưng.
Ông có tên hiệu là Phương Am. Quê xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Ông xuất thân trong dòng họ khoa bảng Nguyễn Huy ở Phú Thị, năm 29 tuổi thi đỗ khoa Hoành từ năm Đinh Sửu (1757), được cử làm Tri phủ Lạng Giang. Năm 32 tuổi, ông đỗ đầu kỳ thi Hội (Hội nguyên), Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn (1760) đời vua Lê Hiển Tông. Sau khi thi đỗ Tiến sĩ, ông từ quan về làng lo việc thờ phụng tổ tiên, mờ trường Phương Am dạy học.
64. Nguyễn Đình cấp (TK XIX)
Cử nhân Nho hoc triều Nguyền.
Quê xã Nguyên Khiết, huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ cử nhân khoa Quý Dậu năm Gia Long thứ 12 (1813) tại Trường thi Thăng Long, làm quan tới chức Tri phủ.
65. Bùi Cầu (1558 - ?)
Tiễn sĩ Nho học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Hoang Liệt, huyện Thanh Tri, nay thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Ông sớm nổi tiếng về văn chương, nhưng đến năm 51 tuổi mới đi thi, đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Mùi (1619) đời vua Lê KÍnh Tông. Tính ông khẳng khái cương trực, được dân chúng cảm phục, sỹ phu yêu mến. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Đê hinh Giám sát ngự sử.
44
66. Lê Cầu (1421 - ?)
Tiến sĩ Nho học triểu Lê Sơ.
Quê xã Nam Nguyễn, huyện Phúc Lộc, nay thuộc xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Tuất (1442) đời vua Lê Thái Tông, làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Bi thư.
6 7 . N gô Cầu (1638-?)
Tiến sỉ Nho học triều Lê Trlung hưng.
Quê xã Chi Nê, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Năm 33 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất (1670) đời vua Lê Huyền Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Tham chỉnh, khi chuẩn bị đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) thì mất.
68. Nguyễn cầu (1747 - ?)
Tiến sì Nho học thểu Lẽ Trung hưng.
Quê xã Yên Khê, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Năm 34 tuổi, ỏng đỗ đầu kỳ thi Hội (tức Hội nguyên), Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu (1781) đời vua Lê Hiển Tông, ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Đông Các hiệu thư. Sau khi triều Nguyễn thành lập, ông tiếp tục ra làm quan, được bổ nhiệm chức Đốc học Hưng Hóa.
45
69. Nguyễn Huy cầu (TK XIX)
Cử nhân Nho học triều Nguyễn.
Người xã Liên Bạt, huyện Sơn Minh, nay thuộc huyện ứng Hoà, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ cử nhân khoa Kỷ Mão năm Gia Long thứ 18 (1819) tại Trường thi Sơn Nam, làm quan tới chức Tri huyện.
70. Nguyễn Hữu c ầ u (1883 - 1946)
Danh sĩ triều Nguyễn, Chí sĩ yêu nước thời cân đại, Dịch giở.
Ổng có tên hiệu là Đông Trì. Quê trại Cam Đường, phường Đông Tác, nay thuộc phường Đông Tác, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ c ử nhân Nho học khoa Bính Ngọ (1906) đời vua Thành Thái, nhưng không ra làm quan. Năm 1907, ông tham gia sáng lập trường Đông Kinh nghĩa thục, đảm nhiệm việc biên soạn, biên dịch sách giáo khoa dạy trong trường. Sau khi trường Đông Kinh nghĩa thục bị giải tán, ông tham gia chuẩn bị cuộc Hà thành đầu độc (1908). ông từng bị thực dân Pháp bắt và đày đi Côn Đảo trong 06 năm (1914 - 1919). Sau khi được thả, ông trở về Hà Nội, mở hiệu thuốc Lợi Nhân Đường ở Ngã Tư sở (Hà Nội). Ông nổi tiếng uyên bác, sáng tác nhiều thơ văn yêu nước. Tác phẩm tiêu biểu gồm Hoàng Hán y học (dịch), Tân n ữ huấn ca, Y tục luận...
71. Đàm Đắc Chẩm (TK XVIII)
Tiến sĩ Vò học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Tương Trúc, huyện Thanh Trì, nay thuộc xã
Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. ông
46
thi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Giáp Tuât (1754) đời vua Lê Hiển Tông, làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Đe lĩnh.
72. Trần Chân (? - 1518)
Vỗ tướng triều Lê Sơ.
Quê xã La Ninh, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Ông làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Đô lực sĩ, tước Thiết Sơn bá. Ông có công đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo, giải phóng kinh thành Thăng Long năm 1516.
73. Đặng Công Chất (1622 1683)
Tiến si Nho học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Phù Đổng, huyện Tiên Du, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Ông vốn thuộc dòng dõi họ Trần ở xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay, nhưng trong họ có Trần Tuân khởi nghĩa chống triều đình, con cháu phải đổi sang họ Đặng. Năm 39 tuổi, ông thi đỗ Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ Nhất danh (tức là Trạng Nguyên) khoa Tân Sửu (1661) đời vua Lê Thần Tông, ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Tham tụng, Thượng thư Bộ Hình. Năm 1682, ông được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Tác phẩm tiêu biểu gồm Trùng san Lam Sơn thục lục (viết chung).
74. Ngô Đình Chất (1686 ?)
Danh si, Tiến sĩ Nho học triểu Lê Trung hưng.
Ồng còn có tên là Ngô Đình Oánh. Quê xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Tả Thanh Oai,
47
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 35 tuôi, ỏng thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu (1721) đời vua Lê Dụ Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Bồi tụng, Thượng thư Bộ Binh, tước Phương Đình hầu. Ông nổi tiếng là người liêm khiết, cẩn trọng, siêng năng, giỏi văn học.
75. Nguyễn Ly Châu (TK XV)
Tiến sĩ Nho học triéu Lé Sơ.
Quê xã Khê Ngoại, huyện Yên Lãng, nay thuộc xả Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi (1475) đời vua Lê Thánh Tông.
76. Hoàng Quán Chi (TK XIV - XV)
Danh sĩ triều Trân.
Quê xã Hạ Yên Quyết, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Yên Hòa, quận cầy Giấy, thành phố Hà Nội. Ông đỗ khoa thi Thái học sinh năm Quý Dậu (1393) đời vua Trần Thuận Tông, làm quan đến chức Thượng thư Thẩm hình viện.
77. Chu Doãn Chí (1779 - 1850)
Danh si triều Nguyền.
Ông tên tự là Viễn Phu, tên hiệu là Tạ Hiên. Quê làng Dục Tú, huyện Đông Anh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ông nổi tiếng uyên bác và có tài văn chương, nhưng không theo đuổi con đường khoa cử, chuyên tâm làm thuốc và sáng tác văn chương. Tác phẩm của ông phần nhiều
48
bằng chữ Hán, có nhiều sáng tạo về nội dung và hình thức nghệ thuật. Tác phẩm tiêu biểu có Tạ Hiên thi văn tập...
78. Lại Duy Chí (1673 ?)
Tiến sĩ Nho học triễu Lê Trung hưng.
Quê xã Cổ Loa, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã cố Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn (1700) đời vua Lê Hy Tông, làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Giám sát ngự sử.
79. Ngô Thì Chí (1753 - 1788)
Danh sĩ triễu Lê Trung hưng.
Ông có tên tự là Học Tốn, tên hiệu là Uyên Mật. Quê xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Á nguyên khoa thi Hương tiến, làm quan với triều đình Lê - Trịnh đến chức Thiêm thư bình chương tỉnh sự. Ông không tha thiết với quan trường, chuyên tâm chăm lo việc gia đình và sáng tác văn chương, ông là một tác giả quan trọng trong dòng Ngô gia văn phái. Tác phẩm của ông gồm Quốc sử tiệp lục, Học Phi thi tập, Học Phi văn tập, Hoàng Lê nhất thống
chí (viết chung)...
80. Nguyễn Chí (TK XVI)
Tiến sĩ Nho học triều Lẽ Sơ.
Quê xã Cao Xá, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, thàn h phố Hà Nội. Ông thi
49
đỗ Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Mậu Thìn (1508) đời vua Lê Uy Mục, làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Thị Lang.
81. Nguyễn Chí (TK XIX)
Cừ nhân Nho học triều Nguyễn.
Người xã Vân Điềm, huyện Đông Ngàn, nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Quý Dậu năm Gia Long thứ 12 (1813) tại Trường thi Thăng Long, làm quan tới chức Tri huyện.
82. Phạm Công Chí (1734 ?)
Tiến sĩ Nho học triéu Lê Trung hưng.
Quê xả Khương Đinh, huyện Thanh Tri, nay thuộc phường Khương ĐÌnh, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Năm 36 tuồi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu (1769) đời vua Lê Hiên Tông.
83. Vũ Đình Chí (1900 ?)
Nhà văn, nhà báo.
Ông thường được biết đến với bút danh Tam Lang. Ông sinh ra ở thành phố Hà Nội trong một gia đình công chức, từng theo học trường Sư phạm, rồi bỏ dờ, theo nghề làm báo, viết văn. Ông là người có công mở đầu cho thể phóng sự trong văn học Việt Nam. Tác phẩm tiêu biểu gồm Tôi kéo xe (tập phóng sự, 1932).
84. Nguyễn Chỉ (TK XV)
Tiến sỉ Nhohoc triéu Lé Sơ.
Quê xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
50
Ông thi đỗ đầu kỳ thi Hội (Hội nguyên), Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Quý Dậu (1453) đời vua Lê Nhân Tông.
85. Phạm Thọ Chỉ (1539 - ?)
Tiến sĩ Nho học triếu Mọc.
Quê xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, nay thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Năm 39 tuổi, ông thi đỗ Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Đinh Sửu (1577) đời vua Mạc Mậu Hợp, làm quan trong triều đình Mạc đến chức Giám sát ngự sử.
86. Nguyễn Bá Chiêu (TK XIX)
Cừ nhân Nho học triều Nguyễn.
Người làng Lạc Triền, huyện Thạch Thất, nay là xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Ât Dậu năm Minh Mạng thứ 6 (1825) tại Trường thi Thăng Long.
87. Viên Chiếu (999 - 1091)
Thiển sư triều Lý.
Ông còn có tên là Mai Trực. Quê đất Phúc Đường, huyện Long Đàm, nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông xuất gia tu Phật, theo học Thiền sư Định Huơng, trở thành người đứng đầu thế hệ thứ 7 của dòng thiền Quan Bích. Ông sáng tác nhiều bài văn thề nguyện, bài tán bàn về phương pháp tu chứng của
51
Bồ Tát giới và bí quyết của việc tham thiền, như Dược sư thập nhị nguyệt văn, Tán viên giác kinh, Tham đô hiển quyết...
88. Lê Bùi Chiểu (TK XVIII)
Tiến sĩ Võ hoc triều Lê Trung hưng.
Quê xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, nay thuộc xã Đặng Xá, huyện Gia . Lâm, thành phố Hà Nội. Ông đi lính cho triều đình, trở thành Biền binh hợp thức thi Võ cử, đổ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Đinh Sửu (1757) đời vua Lê Hiển Tông, làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Trấn thủ Tuyên Quang.
89. Nguyễn Huy Chiểu (TK XIX)
Cử nhõn Nho học triều Nguỵẻn.
Người xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, nay thuộc xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Tân Tỵ năm Minh Mạng thứ 2 (1821) tại Trường thi Thăng Long. Ông làm quan tới chức Án Sát, từng bị giáng chức, sau đó được phục hồi làm chức Thị độc, sung vào Nội Các, từng đi sứ Trung Quốc.
90. Nguyễn Huy Chiểu (TK XVIII XIX)
Tiến sì Kõ học triéu Lẽ Trung hưng.
Quê xã Nhân Mục, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Bính Thân (1776) đời vua Lê Hiển Tông, làm quan trong triều đình Lê - Trịnh.
52
91. Bùi Doãn Chính (1470 - ?)
Tiến sĩ Nho hoc triều Lê Sơ.
Quê xã Thắng Trí, huyện BÌnh Tuyền, nay thuộc xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Năm 33 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Tuất (1502) đời vua Lê Hién Tông, làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Thừa chinh sứ.
92. Nguyễn Chính (1562 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Linh Đường, huyện Thanh Trì, nay thuộc xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, sau dời đên phường Thịnh Quang, huyện Quảng Đức, nay thuộc phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Năm 41 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Dần (1602) đời vua Lê Kinh Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Tả thị lang Bộ Lại. Năm 1613, ông được cử làm Phó sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
93. Nguyễn Nhân Chính (1604 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Lẽ Trung hưng.
Quê xã Kim Lữ, huyện Thanh Tri, nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Năm 30 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Tuất (1634) đời vua Lê Thần Tông, ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Tả thị lang Bộ Lại, tước Hâu. Năm 1646, ông được cử làm Chánh sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
53
94. Đặng Dụng Chu (1737 - ?)
Tiến si Nho học triéu Lê Trung hưng.
Quê xã Động Chí, huyện Sơn Minh, nay thuộc xã Phương Tú, huyện ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Năm 30 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất (1766) đời vua Lê Hiển Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Hàn lâm viện Đãi chế.
95. Nguyễn Tử Chu (TK XVI)
Tiễn sỉ Nho học triều Lẽ Sơ.
Quê xã Lỗi Chương, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Sửu (1505) đời vua Lê Uy Mục.
96. Phùng Tá Chu (TK XIII)
Danh thăn triều Trăn.
Quê ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội hiện nay. Ông vốn làm chức Thái phó triều Lý. Khi triều Trần thành lập, vốn là ngoại thích của nhà Trần, ông tiếp tục được trọng dụng. Năm 1226, ông được vua Trần Thái Tông cử đi trấn thủ Nghệ An, nắm toàn quyền chính trị, quân sự. Năm 1233, ông được phong tước Hưng Nhân vương. Đến năm 1329,
ông làm chức Nhập nội Thái phó. Sau khi mất, ông được phong Phúc thần, thờ làm Thành hoàng ờ đinh làng Quảng Bá tại quê nhà.
54
97. Vũ Duy Chu (1484 ?)
Tiến sĩ Nho học triểu Lẽ Sơ.
Quê xã Tu Lễ, huyện Sơn Minh, nay thuộc xã Kim Đường, huyện ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Năm 28 tuổi, ông thi đỗ Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ Tam danh (Thám hoa) khoa Tân Mùi (1511) đời vua Lê Tương Dực. Ông làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Tả thị lang.
98. Đoàn Chú (1715 ?)
Tiến sĩ Nho học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Phù Lỗ, huyện Kim Anh, nay thuộc xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Năm 32 tuổi, ông đỗ đầu kỳ thi Đình (nên được gọi là Đình Nguyên), Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Bính Dần (1746) đời vua Lê Hiển Tông, ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Tả thị lang, được phong tước Hầu.
99. Phan Huy Chú (1782 1840)
Danh sĩ triẻu Ngủỵễn.
Ông còn có tên là Hạo, tên tự là Lâm Khánh, tên hiệu là Mai Phong. Quê làng Thụy Khuê, nay thuộc huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng, học giỏi nổi tiếng, nhưng chỉ thi đỗ Tú tài Nho học. Ông làm quan với triều đình Nguyễn đến chức Hiệp trấn Quảng Nam, từng 2 lần được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc), một lần được cử đi Giang Lưu Ba (Indonesia). Sau đó ông từ
55
quan, dạy học ở làng Thanh Mai, nay thuộc xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Ông sáng tác nhiều, được coi là một nhà Bách khoa toàn thư. Tác phẩm tiêu biểu gồm Lịch triều hiến chương loại chí,
Hoa thiều ngâm lục (thơ), Dương trình k ý kiến (ký), Hoàng Việt địa dư chí (địa lý)... Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.
100. Hạ Ngọc Chúc (1479 ?)
Tiến sỉ Nho học triều Lê Sơ.
Quê xã An Duyệt, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Năm 24 tuổi, ông thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Nhâm Tuất (1502) đời vua Lê Hiến Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Hàn lâm viện hiệu lý.
101. Nguyễn Kim Chung (TK XIX)
Cử nhân Nho học triều Nguyền.
Người xã Tử Dương, huyện Thượng Phúc, nay thuộc huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ cử nhân khoa Tân Mão năm Minh Mạng thứ 12 (1831) tại Trường thi Nam Định, làm quan tới chức cấp sự trung, Chưởng ấn.
102. Nguyễn Tiến Chung (1914 - 1976)
Họa sĩ, Nhà giáo.
Quê gốc làng Ước Lễ, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Ước Lễ, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, nhưng
56
sinh ra và lớn lên ở nội thành Hà Nội. Năm 1940, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được mời dạy tại trường Mỹ thuật do Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng, sau đó ra vùng tự do tham gia kháng chiến, rồi trở về nội thành Hà Nội chữa bệnh. Từ năm 1954, ông dạy ở trường Mỹ thuật Hà Nội, vẽ tranh, ô ng vẽ tranh lụa, sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, bột màu, mực nho, nhưng nổi tiếng nhất về vẽ lụa. Tranh lụa của ông gợi chất thơ, tranh sơn dầu thiên về trang trí, tranh khắc gỗ phảng phất điêu khắc đình làng...
103. Đặng Trần Chuyên (1818 - ?)
Tiến si Nho học triều Nguyễn.
Quê xã Ngọc Ly, huyện Yên Sơn, nay thuộc xã Ngọc Than, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Năm 29 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thân (1848) đời vua Tự Đức. Sau khi thi đỗ, ông được bổ nhiệm chức Hàn lâm viện biên tu, sau đó lần lượt làm Tri phủ Kiến Thụy, Giám sát Ngự sử, Toàn tu Việt sử cục, Lang trung Bộ Hình, Án sát tỉnh Bắc Ninh, Bố chánh tỉnh Quảng Bình, Hữu tham tri Bộ Lại, Tuần phủ Nam Định. Ông lâm bệnh, mất ở nhiệm sở.
104. Hoàng Đình Chuyên (1812 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Nguyên.
Quê xã Linh Đường, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố
57
Hà Nội. Năm 37 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Dậu (1849) đời vua Tự Đức. Sau khi thi đỗ, ông làm quan triều Nguyễn đến Án sát tỉnh Tuyên Quang.
105. Hoàng Hữu Chuyên (1952 - 1984)
Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trong nhân dân.
Quê xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Anh nhập ngũ, tham gia 5 chiến dịch lớn trên chiến trường Việt Nam và Lào, Campuchia, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, chiến đấu 32 trận, 6 lần bị thương nặng vẫn kiên cường chiến đấu và chỉ huy đơn vị chiến đấu. Tháng 7/1984, anh hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ điểm cao 233 Hà Tuyên trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Anh được truy tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1985).
106. Phạm Gia Chuyên (1791 - 1862)
ĩiến sĩ Nho hoc triều Nguyên.
Quê xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, nay thuộc xả Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Năm 41 tuôi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn (1832) đời vua Minh Mạng. Ông làm quan với triều Nguyễn, trải qua các chức Hàn lâm viện Biên tu, Tri phủ Kiến Xương, Viên ngoại lang Bộ Lễ, Đốc học Ninh Bình và Tư nghiệp Quốc Tử giám. Tác phẩm của ông có bộ Quốc sử lược biên.
58
107. Bùi Trang Chước (1915 1992)
Họa sĩ, Nhà giáo.
Quê xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1936 - 1941, trở thành họa sĩ vẽ tem bưu chính đầu tiên ở Đông Dương, sáng tác mẫu giấy bạc, tem bưu chính, các loại Bằng, Huân chương, Huy hiệu, Huy chương và Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông từng giảng dạy ở trường Cao đắng Kiến trúc Đà Lạt, trường Cao đẳng Mỹ thuật ở Việt Bắc, trường Mỹ thuật Công nghiệp... Tác phẩm tiêu biểu gồm Thiếu n ữ (tranh bột màu, 1938), Thiếu n ữ (tranh lụa, 1939), mẩu Quốc h u y nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1955), Vịnh Hạ Long (tranh sơn khắc, 1960), Khu gang thép Thái Nguyên (tranh sơn khắc, 1970)...
108. Lê Kim Chương (1481 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Lê Sơ.
Quê xã Thanh Mai, huyện Tân Phong, nay thuộc xã Vạn Thắng, huyện Ba vi, thành phố Hà Nội. Năm 22 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Tuất (1502) đời vua Lê Hiên Tông, ông làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Thừa chính sứ.
109. Nguyễn Chưởng (1476 - ?)
Tiến sĩ Nho hoc triéu Lê Sơ.
Ông còn có tên là Nguyễn Vĩnh Hòa. Quê xã Thanh Thủy, huyện Tân Phúc, nay thuộc xã Đức Hòa, huyện
59
Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Năm 27 tuổi, ông thi đô Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Nhâm Tuất (1502) đời vua Lê Hién Tông, ông làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Đô ngự sử, từng được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
110. Đặng Trần Côn (TK XVIII)
Donh sĩ triều Lê Trung hưng.
Quê xã Nhân Mục, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ông thông minh, hiếu học, mặc dù chi thi đỗ Hương cống, nhưng tài năng văn chương nổi tiếng đương thời. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh trải qua các chức Phủ học huấn đạo, Tri huyện Thanh Oai, Chiến khán ngự sử đài. Ông mất ở tuổi 40. Tác phẩm của ông đều được sáng tác bằng chữ Hán, ngoài Khúc ngâm Chinh phụ (thường gọi là Chinh phụ ngâm) nổi tiếng, còn có Tiêu tương bát cảnh (thơ), Trương Hàn tư thuần lô (phú), Trương lương bố y
(phú), Khấu môn thanh (phú)... Tên ông được đặt cho một đường phố ờ Hà Nội.
111. Đàm Công (TK XVI)
Tién si Nho học triều Mạc.
Quê phường Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Xương, nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, sau dời đến ở xã Gia Cát, huyện Gia Lâm, nay thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất (1586) đời vua Mạc Mậu Hợp, làm quan đến chức cấp sự trung.
60
112. Đoàn Nhân Công (TK XV)
Tiễn sĩ Nho học triéu Lê Sơ.
nQuê xã Cao Mật, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã g I Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thành phô Hà Nội. Ong
thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu
Thìn (1448) đời vua Lê Nhân Tông, ông làm quan
trong triều đình Lê Sơ đến chức Ngự tiền học sinh.
' 113. Đào Quang Cơ (TK XVII)
‘ |/õ tướng thểu Lê Trung hưng.
ỉQuê làng Truyền Cam, huyện Thanh Oai, nay thuộc
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Ông làm quan
I V * trong triêu đình Lê - Trịnh đên chức Đô đôc Thiêm
sự, tước Tấn quận công.
114. Nguyễn Cơ (1678 ?)
Tiến sĩ Nho học triều Lẽ Trung hưng.
Quê xã Thụy Hà, huyện Kim Hoa, nay thuộc xã Bắc
Hồng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Năm 34
tuổi, ông thi đỗ đầu kỳ thi Hội (nên được gọi là Hội
nguyên), Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa
Nhâm Thin (1712) đời vua Lê Dụ Tông, ông làm quan
trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Tự khanh.
115. Nguyễn Công Cơ (1676 - 1733)
Tiến sĩ Nho học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Minh Cảo, huyện Từ Liêm, nay thuộc xã Xuân
Đinh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Năm 21 tuổi,
ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa
Đinh Sửu (1697) đời vua Lê Hy Tông. Ông làm quan
61
trong triều đình Lê - Trịnh trải qua các chức Viện Hàn lâm Hiệu thảo, Tả thị lang Bộ Công, Thượng thư Bộ Binh, Tham tụng, Đông các đại học sĩ nhập thị kinh diên. Sau đó, ông chuyển sang ngạch võ, hàm Thiếu bảo, Thự phủ sự, tước cảo quận công. Năm 1715, ông được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1720, ông đứng đầu danh sách được khen thuởng thành tích quan lại trong suốt 10 năm của triều đình Lê - Trịnh. Ông nổi tiếng là vị quan thanh liêm, cương trực, thẳng thắn. Tác phẩm của ông gồm sách Vũ học tùng k ý và 10 bài thơ chữ Hán được chép trong sách Toàn
Việt thi lục.
116. Nguyễn Đăng Cơ (1670 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Vọng La, huyện Yên Lãng, nay thuộc xã Vọng La, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Năm 40 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Dần (1710) đời vua Lê Dụ Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Thị giảng, Tự khanh, tước Hoa Dĩnh bá.
117. Dương Bá Cung (1794 - 1848)
Danh ỉĩtriéu Nguyễn.
Ông tên hiệu là cấn Đình. Quê xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân Nho học khoa Tân Tỵ (1821) đời vua Minh Mạng, làm quan với triều đình Nguyễn đến chức Đốc học Biên Hòa. Ông cùng Nguyễn Năng Tĩnh và Ngô Thế Vinh có công sưu
62
tập, bình duyệt và khảo chính thơ văn Nguyễn Trãi, soạn thành bộ ức Trai thi tập gồm 7 quyển, ấn'hành năm Mậu Thìn (1868). Tác phẩm tiêu biểu gồm Hà Nội địa dư, ức Trai thi tập (biên soạn) .
118. Nguyễn Đỗ Cung (1912 1977)
Họa sĩ.
Ông sinh ở xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, nay thuộc xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa IV (1929 - 1934), trở thành một họa sĩ nổi tiếng với nét vẽ độc đáo mang đậm tính chất dân tộc, cùng các nghiên cứu về điêu khắc và kiến trúc cổ Việt Nam ở trình độ lý luận cao với cái nhìn mới về nghệ thuật truyền thống và cách mạng. Ông có nhiều công lao trong việc tu chỉnh Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, xây dựng Bảo tàng Cách m ạng Việt Nam, sáng lập Viện Bảo tàng Mỷ thuật Việt Nam, sáng lập Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam... Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). Tác phẩm tiêu biểu gồm Buổi luyện quân, Công nhân cơ khí...
119. Trần Trọng Cung (1860 - 1909)
(hí sĩ yêu nước thời cận đại.
Ông thường được gọi là Đồ Cát. Quê xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay. ông tích cực tham gia các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Bị tình nghi trong vụ Hà Thành đầu độc (1908), ông bị chính
63
quyền thực dân Pháp đầy ra Côn Đảo. Tại Côn Đảo, ông tiêp tục liên lạc với các chí sĩ yêu nước cùng bị tu đày trên đảo như Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kề, Đặng Nguyên cẩn... Ông bị bệnh và mất trong ngục. Tác phẩm của ông có sách Uyên giám loại hàm lược biên.
120. Phạm Cư (TK XV)
Tiến sĩ Nho học triều Lé Sơ.
Quê xã La Phù, huyện Thượng Phúc, nay thuộc xã La Phù, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Nhâm Tuất (1442) đời vua Lê Thái Tông, ông làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Thái bộc tự khanh, quyền tham chinh Lạng Sơn thừa tuyên. Năm 1464, ông được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc)
121. Nguyễn Văn Cư (TK XIX)
Cử nhân Nho học triẽu Nguyễn.
Người xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Tân Mão năm Minh Mạng thứ 12 (1831) tại Trường thi Thăng Long, làm quan tới chức Ngự sử.
122. Khuất Duy Cừ (TK XIX)
Cử nhân Nho học triều Nguyễn.
Quê xã Lạc Triền, huyện Thạch Thất, nay thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Đinh Mão năm Gia Long thứ 6 (1807) tại Trường thi Sơn Tây.
64
10,
tì 123. Lê Đăng Cử (1740 ?)
Ké Tiến sĩ Nho học triều Lê Trung hưng.
® Quê xã La Khê, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường lei] Văn Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Năm 40 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân
khoa Kỷ Hợi (1779) đời vua Lê Hiển Tông.
ịị. 124. Hứa Văn Cương (TK XIX)
|f Cừ nhân Nho học triều Nguyền.
k Người xã Trích Sài, huyện Từ Liêm, nay thuộc huyện lĩ Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ cử nhân khoa Mậu Tý năm Minh Mạng thứ 9 (1828) tại Trường thi
i Thăng Long, làm quan tới chức Đốc học.
125. Lê Vô Cương (1481 - 1526)
Tiến sĩ Nho học triểu Lê Sơ.
Quê xã Thiên Biêu, huyện Yên Lãng, nay thuộc xã
Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Năm
30 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất
thân khoa Tân Mùi (1511) đời vua Lê Tương Dực. ông
làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Thị lang Bộ
Lễ. Khi Mạc Đăng Dung lấn quyền, chuẩn bị cướp
ngôi nhà Lê, lập triều Mạc (1527), ông làm việc ở Bộ
Lễ, không chịu khuất phục họ Mạc nên bị giết chết.
126. Nguyễn Như Cương (1513 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Mạc.
Quê xã Cự Linh, huyện Gia Lâm, nay thuộc xã Thạch
Bàn, huyện Gia Lâm, thàn h phố Hà Nội. Năm 22 tuôi.
65
ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi (1535) đời vua Mạc Đăng Doanh. Ông làm quan với triều đình Mạc đến chức Thị lang.
127. Bùi Huy Cường (1899 - 1966)
Nhà giáo, nhà vân, nhà thơ.
Ông có bút danh là Nam Hương. Quê ở thành phố Hà Nội. Ông tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học, dạy học ờ Nam Định và Hà Nội, tích cực viết bài nghị luận trên các báo Trung Bắc Tân văn, Khai hóa, Thực nghiệp
dân báo, Đông Tây tuần báo, Hữu Thanh... về sau, ông chuyển sang làm thơ, chuyên về thơ ngụ ngôn, và sưu tầm văn hóa văn nghệ dân gian. Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông tiếp tục dạy học, biên soạn sách và làm thơ ngụ ngôn. Tác phẩm tiêu biểu gồm Gương thế sự (thơ, 1920), Tứ dân văn tuyển (thơ, 1935 - 1937), Văn cười (1936 -1937), Gà con
giúp m ẹ...
128. Nguyễn Tự Cường (1529 - ?)
Tiễn sĩ Nho học triéu Mạc.
Quê xã Lan Mạc, huyện Yên Lạc, nay thuộc xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Năm 45 tuổi, ông đỗ đầu kỳ thi Hội (nên được gọi là Hội nguyên), Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Giáp Tuât (1574) đời vua Mạc Mậu Hợp. Ông làm quan với triều Mạc đến chức Thừa chính sứ.
129. Phan Tự Cường (1636 - ?)
Tiẽn sĩ Nho hoc triều Lê Trung hưng.
Quê xả Võng La, huyện Yên Lảng, nay thuộc xã vỏng La, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Năm 34 tuổi,
66
ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất (1670) đời vua Lê Huyền Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Tham chinh Thanh Hoa, Thiêm đô ngự sử.
130. Khuất Quỳnh Cửu (1474 ?)
Tiến sĩ Nho học triéu Lé Sơ.
Quê xã Trạch Lôi, huyện Thạch Thất, nay thuộc xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Năm 25 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Mùi (1499) đời vua Lê Hiến Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Thượng thư Bộ Lễ, tước Thuần Khê bá. Sau khi nhà Mạc thành lập (1527), ông tiếp tục làm quan với triều đình Mạc, được phong tước Thuần Khê hầu. Ông hai lần được cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).
131. Trịnh Đình Cửu (1906 1990)
Đảng viên sáng lập, người đứng đáu Ban Chấp hành ĩrung ương lâm thời Đảng Cộng sàn Việt Nam.
Quê phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội hiện nay. Ông tham gia cách mạng từ năm 1926, sang Trung Quốc gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1927), về nước hoạt động, tham gia thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam (tại số 5D phố Hàm Long, thành phố Hà Nội), sáng lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 02/1930, ông được cử đại diện cho Đông Dương Cộng sản Đảng sang Hồng Kông (Trung Quốc) dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành Đảng viên sáng lập. Sau khi về nuớc, ông được cử đứng đầu Ban Chấp
67
hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đầu năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt, đày ra nhà tù Côn Đảo. Năm 1936, ông được trà lại tự do, tiếp tục hoạt động cách mạng. Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng như Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, Chính trị ủy viên Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu lý luận và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ổng được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
132. ĐỖ Lệnh Danh (1667 1747)
Tiẽn si Nho học triéu Lé Trung hưng.
Quê xã Nhân Mục Cựu, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Năm 43 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Dần (1710) đời vua Lê Dụ Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Thượng thư, tước Quận công. Ông đã từng được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc).
133. Phạm Hiển Danh (1616 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, nay thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Năm 30 tuôi, ông thi đô Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa BÍnh Tuất (1646) đời vua Lê Chân Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Giám sát ngự sử, tước Nam.
68
134. Lê Dao (TK XVI)
Tiến si Nho học triéu Mạc
Quê xã Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Kỷ Mùi (1559) đời vua Mạc Phúc Nguyên. Ông làm quan vói triều Mạc đến chức cấp sự trung.
135. Nguyễn Đình Dao (TK XIX)
Cử nhân Nho học triểu Nguyền.
Quê xã Nhân Mục, huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Tân Tỵ năm Minh Mạng thứ 2 (1821) tại Trường thi Sơn Nam, làm quan tới chức Giáo thụ.
136. Nguyễn Quốc Dao (TK XIX)
Cử nhân Nho học triều Nguyền.
Người xã Yên Tử, huyện Tiên Minh, nay thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Quý Dậu năm Gia Long thứ 12 (1813) tại Trường thi Sơn Nam.
137. ĐỖ Thế Dận (TK XVIII)
Tiễn sĩ Võ học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, nay thuộc xả Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ổng thi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Mùi (1763) đời vua Lê Hiển Tông, làm quan trong triều đình Lê - Trịnh, từng trấn thủ các trấn Thanh Hoa, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, tước Trương Trung hầu.
69
138. Nguyễn Huy Dận (1708 - ?)
Tiến sĩ Nho học triểu Lê Trung hưng.
Quê xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Xuất thân trong dòng họ khoa bảng Nguyễn Huy ở Phú Thị, ông theo đuổi con đường khoa cử, thi Hương đỗ Giải nguyên, năm 40 tuổi thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn (1748) đời vua Lê Hiển Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Tự khanh, tước Bá.
139. Bùi Bỉnh Di (TK XVII)
Donh thân triều Lê Trung hưng.
Quê xã Định Công, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Ông xuất thân trong gia đình danh gia vọng tộc, được đào tạo bài bản cả văn và võ. Năm 1617, ông được bổ nhiệm làm Giám sát ngự sử đạo Yên Quảng
Năm 1631, ông được cử làm Thiêm đô ngự sử, Tả thị lang Bộ Binh, tước Thịnh Quận công.
140. Trần Di (1465 - ?)
Tiến sì Nho học triểu Lê Sơ.
Quê xã Cao Lãm, huyện Sơn Minh, nay thuộc xã Cao Thành, huyện ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Năm 25 tuôi, ông thi đô Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất (1490) đời vua Lê Thánh Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Hữu thị lang Bộ Công.
70
141. Ngô Tuấn Dị (1655 ?)
Tiễn sì Nho học triều Lẽ Trung hưng.
Quê xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 33 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn (1688) đời vua Lê Hy Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Hàn lâm viện Hiệu thảo.
142. Nguyễn Mậu Dị (1622 - ?)
Tiến sĩ Nho học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, nay thuộc xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Năm 37 tuôi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Hợi (1659) đời vua Lê Than Tông. Ông iàm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Le khoa Đô câp sự trung.
143. Lê Đình Diên (1824 - 1883)
Danh sĩ, Tiến sĩ Nho học triều Nguyễn.
Ông có tên hiệu là Cúc Linh, còn được gọi là Tứ Nãi tiên sinh. Quê xã Nhân Mục, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Năm 25 tuổi, ông đỗ đầu kỳ thi Hội (nên được gọi là Hội nguyên), Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Kỷ Dậu (1849) đời vua Tự Đức. Sau khi thi đỗ, ông làm quan triều Nguyễn đến chức Tư nghiệp Quốc Tử giám. Năm 1870, ông từ quan trở về quê, mở trường dạy học, đào tạo được nhiều học trò thành đạt. Tác phẩm tiêu biểu gồm Tứ nải...
71
144. Đặng Công Diễn (1698 - ?)
Tiến sĩ Nho học triéu Lẽ Trung hưng.
Quê xã Phù Đổng, huyện Tiên Du, nay thuộc xả Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Ông thi Hương đỗ Giải nguyên, đến năm 29 tuổi đỗ đầu kỳ thi Hội (nên được gọi là Hội nguyên), Đệ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi (1727) đời vua Lê Dụ Tông.
145. Nguyễn Huy Diễn (TK XIX)
Cừ nhân Nho học triều Nguyễn.
Quê xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nay thuộc xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ cử nhân khoa Ât Dậu năm Minh Mạng thứ 6 (1825) tại Trường thi Thăng Long, làm quan tới chức Tri phủ.
146. Nguyễn Hữu Diễn (TK XVIII)
Tiễn si Võ học triéu Lẽ Trung hưng.
Quê phường Đông Các, huyện Thọ Xương, nay thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Ông đi lính cho triều đình, trở thành Biền binh hợp thức thi Võ cử, đỗ Tạo sĩ thứ trúng hạng khoa Đinh Sửu (1757) đời vua Lê Hiển Tông, làm quan trong triều đình Lê - Trịnh.
147. Nguyễn Văn Diễn (TK XIX)
Cừ nhãn Nho học triéu Nguyễn.
Quê xã Tương Mai, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Tân Tỵ năm Minh Mạng thứ 2 (1821) tại Trường thi Sơn Nam.
72
148. Cao Huy Diệu (TK XVIII - TK XIX)
Danh sĩ triểu Nguyễn.
Ông có tên hiệu là Hồng Quế Hiên. Quê làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. ô n g nổi tiếng giỏi văn chương, là người có khí tiết. Đầu triều Nguyễn, ông thi đỗ Cử nhân Nho học, ra làm quan ở Quốc Tử giám, sau đó làm đến chức Đốc học tỉnh Hà Nội. Tác phẩm của ông để lại không nhiều, nhưng có nhiều ý tứ lạ, biểu lộ tinh thần dân tộc và mối quan hệ gần gũi vói dân gian.
149. Đào Duy Diệu (TK XIX)
Cừ nhân Nho học triều Nguyễn.
Quê xã Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Canh Tuất năm Tự Đức thứ 3 (1850) tại Trường thi Hà Nội, làm quan tới chức Tri huyện, bị quân giặc giết chết.
150. Lưu Diệu (TK XIX)
Cừ nhân Nho học triều Nguyễn.
Quê xã Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, nay thuộc xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Tân Tỵ năm Minh Mạng thứ 2 (1821) tại Trường thi Sơn Nam, làm quan tới chức Tri phủ.
151. Đào Duy Doãn (1726 ?)
Tiễn sĩ Nho học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Chương Dương, huyện Thượng Phúc, nay thuộc xã Chương Dương, huyện Thường Tín, thành
73
phố Hà Nội. Năm 34 tuổi, ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn (1760) đời vua Lê Hiển Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Hiến sát sứ.
152. Nguyễn Ngọc Doãn (1914 - 1987)
Giáo sư, Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân.
Quê phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa (1939), nhập ngũ năm 1946, tham gia kháng chiến chống Pháp, cứu chữa thành công nhiều trường hợp thương binh hiểm nghèo. Sau đó, ông tiếp tục đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Nhà nước và Quân đội, như Viện trưởng Viện Quân y 6, Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Viện phó Viện Quân y 108, Phó Chủ tịch Hội đồng Dược liệu Việt Nam... Ông là chuyên gia đầu ngành về điều trị nội khoa trong Quân đội, tác giả của hơn 70 công trình y học, dược học có giá trị, được áp dụng rộng rãi trong và ngoài quân đội. Ổng được phong hàm Giáo sư, phong quân hàm Thiếu tướng (1985), Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1985), tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất...
153. Nguyễn Thọ Doãn (TK XVIII XIX)
Tiễn sĩ Võ học triều Lê Trung hưng.
Quê xã Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xả Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Ổng thi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ât Tỵ (1785) đời vua Lê Hiển Tông, làm quan trong triều đình Lê - Trịnh.
74
154. Phạm Doanh (TK XV)
Tiến sĩ Nho học triều Lê Sơ.
Quê xã Khê Tang, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Binh Tuât (1466) đời vua Lê Thánh Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Tả thị lang.
155. Đỗ Ngọc Du (1907 - 1938)
Nhà hoot đông chính trị, Liệt sĩ cách mang thời cận đại.
Ông còn có tên là Phiếm Chu. Quê xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội hiện nay. Năm 1926, ông tham gia phong trào bãi khóa đòi ân xá Phan Bội Châu và truy điệu Phan Châu Trinh nên bị đuổi học, sau đó ông tiếp tục tham gia tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên, được cử đi dự lớp huấn luyện tại Trung Quốc do Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Năm 1929, ông tham gia thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Hà Nội, được cử làm ủy viên Chấp hành lâm thời. Năm 1930, ông được tổ chức cử đi Trung Quốc công tác. Năm 1931, khi đang công tác tại Thượng Hải (Trung Quốc), ông bị m ật thám bắt giữ, đưa về nước kết án tù khổ sai chung thân, đày đi các nhà tù Sơn La, Hỏa Lò, Côn Đảo. Năm 1936, ông được trả tự do. Năm 1938, ông mất vì bệnh lao phối do hậu quả của chế độ trong nhà tù thực dân Pháp. Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.
156. Hoàng Du (1512 ?)
Tiến sĩ Nho học triều Mac.
Quê xã Mạc Xá, huyện Chương Đức, nay thuộc huyện Chương Mỹ, sau dời đến xã Đa Sĩ, huyện Thanh Oai,
75
nay thuộc phường Kiến Hưng, quận Hà Đóng, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Nhâm Thìn (1532) đời vua Mạc Đăng Doanh. Ồng làm quan trong triều đình Mạc đên chức Tả thị lang Bộ Hình.
157. Ngô Ngọc Du (TK XVIII - XIX)
Danhsitriéu Tây Sơn.
Ông có tên hiệu là Đào Khê. Quê gốc ở Hải Dương, sống ở thôn Ưu Nghĩa gần cửa sông Tô Lịch, nay thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Ông sáng tác nhiều thơ văn trong giai đoạn cuối Lê Trung hưng - đầu Tây Sơn. Tác phẩm tiêu biểu gồm Đàm Ni thân thế khẩu thuật, Long Thành quang phục k ỷ thực...
158. Ngô Thì Du (1772 - 1840)
Donh sĩ triều Lê Trung hưng, triếu Nguyễn.
Ông có tên tự là Trưng Phủ và Văn Bác, còn có tên là Ngô Du. Quê xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông học giỏi, nổi tiếng văn chương, nhưng không đỗ đạt. Sau khi triều Nguyễn thành lập (1802), ông được tiến cử làm Đốc học Hải Dương. Đen năm 55 tuổi, ông từ quan về ở ẩn tại quê nhà, chuyên tâm chăm lo về vãn hóa, giáo dục. Ông là một tác giả quan trọng trong dòng Ngô gia văn phái. Tác phấm của ông gồm 76 bài được tập hợp trong Trưng Phủ công thi văn và Hoàng Lê nhất thống chí (viết chung).
76
159. Nguyễn Du (1754 - ?)
Tiến sĩ Nho hoc triểu Lé Trung hưng.
Quê xã Văn Xá, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Phú Lãm, huyện Thanh Oai, sau chuyển đến xã Viên Ngoại, huyện Chương Đức, nay thuộc xã Viên An, huyện ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Năm 31 tuổi, ông thi đỗ Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Ất Ty (1785) đời vua Lê Hiển Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê - Trịnh đến chức Hàn lâm viện Thị thư, Thiêm đô ngự sử. Khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà lật đổ chính quyền chúa Trịnh (1788), ông tiếp tục làm việc cùng với Ngô Thỉ Nhậm và Ngô Văn Sở, giữ chức Hàn lâm trực học sĩ.
160. Nguyễn Du (1766 - 1820)
Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.
Ông có tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Quê gốc ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An, nhưng được sinh ra và lớn lên ở kinh thành Thăng Long (thuộc thành phố Hà Nội hiện nay). Ông xuất thân trong gia đình đại quý tộc có truyền thống khoa cử, thông minh, hiếu học, được đào tạo bài bản từ nhỏ. Sau khi triều Nguyễn thành lập (1802), ông ra làm quan đến chức cần Chánh điện học sĩ, Lễ bộ Hữu tham tri, từng được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Tác phẩm của ông rất phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, đa dạng thể loại, tiêu biểu như Thanh Hiên thi tập (thơ, chữ Hán), Nam Trung tạp ngâm (thơ, chữ Hán), Bắc hành tạp lục (thơ, chữ Hán),
77
Truyện Kiều (truyện thơ, chữ Nôm), Văn tế thập loại chúng sinh (văn tế, chữ Nôm)... Ống là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu trong lịch sử vãn học Việt Nam, đã có những đóng góp hết sức quan trong trong tiến trình phát triển văn hóa dân tộc. Ông được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới. Tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.
161. Nguyễn Gia Du (TK XVI)
Tiễn sĩ Nho học triéu Lẽ Sơ.
Quê xã Triểu Khúc, huyện Thanh Oai, nay thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Tri, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ât Sửu (1505) đời vua Lê Uy Mục. Ông làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Phủ doãn phủ Phụng Thiên (khu vực nội thành Hà Nội hiện nay).
162. Ngô Thế Dụ (TK XV)
Tiến sĩ Nho hoc triều Lê Sơ.
Quê xã Khê Nữ, huyện Kim Hoa, nay thuộc xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ông thi đỗ Đệ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Tuất (1442) đời vua Lê Thái Tông. Ông làm quan trong triều đình Lê Sơ đến chức Tả thị lang Bộ Hộ.
163. Đỗ Đức Dục (1915 - 1993)
Nhà boat đông chính trị, Nhà báo, Nhà giáo, Dịch già, Nhà nghiên cứu.
Quê xâ Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, nay thuộc xả Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Xuất thân
78
trong gia đình Nho học, ông được đào tạo bài bản từ nhỏ, tốt nghiệp Cử nhân Luật (1939), dạy học, cộng tác với báo Thanh Nghị, tích cực hoạt động trong phong trào của Tổng hội sinh viên ở Hà Nội. Ông tham gia sáng lập Đảng Dân chủ Việt Nam, được cử tham dự Đại hội Quốc dân Tân Trào. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông từng làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, phụ trách báo Độc Lập của Đảng Dân chủ Việt Nam, tham gia soạn thảo Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và sửa đổi Hiến pháp năm 1957. Từ năm 1958, ông chuyển sang Viện Văn học làm cán bộ nghiên cứu. ô n g là tác giả nhiều công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp, là dịch giả chuyển ngữ nhiều tác phẩm kinh điển của văn học Pháp sang tiếng Việt.
164. Tạ Mỹ Duật (1915 - 1989)
Kiến trúc sư.
Quê ở thành phố Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa Kiến trúc, trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1937. Ông tích cực tham gia cách mạng, có nhiều cống hiến xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. ông thuộc thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam.
165. Đoàn Quang Dung (1681 - 1741)
Tiến si Nho học triều Lê Trung hưng.
Ông còn có tên là Đoàn Bá Dung. Quê xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia
79
"""