🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Yêu Thương Không Cấm Đoán
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Giáo dục con cũng giống việc trượt tuyết,
nếu sợ hãi và cố gắng ngả người về phía sườn núi, kiểu gì cũng sẽ bị ngã, bởi trượt tuyết là môn thể thao đi ngược lại với bản năng của con người, càng lao mình vè phía dốc, chúng ta càng lạng lách một cách dễ dàng. Bởi thế, những lúc con muốn làm theo ý mình, bố mẹ
cũng nên buông mình theo con. Chắc chắn các con sẽ trượt trơn tru, nhịp nhàng hơn chúng ta tưởng. Quan trọng là khi ấy bố mẹ phải liên tục trao đổi với con.
Nếu bạn không trao đổi được với con, bạn sẽ không cải thiện dược bất cứ thứ gì. Tôi cho rằng, chính đối thoại mới là chốt an toàn duy nhất cho gia đình.
https://thuviensach.vn
MỤC LỤC
ĐÔI LỜI VỀ TÁC GIẢ...................................................................5 ĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM............................................................10 LỜI NÓI ĐẦU "DÀI DÒNG" ........................................................13
1. Vai trò quan trọng nhất của cha mẹ là dạy con biết "vươn lên bằng chính năng lực của mình" .............................................. 13
2. Cha mẹ hãy thực hiện càng sớm càng tốt........................... 20 1.TÌNH YÊU ĐƯỢC ĐONG ĐẾM BẰNG THỜI GIAN................. 30
2. NẤU ĂN CŨNG VẬY MÀ PHUƠNG PHÁP LAMAZE CŨNG THẾ............................................................................................34
3. CON TRAI, CON LÀ NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA BỐ ........ 40 4. ÔNG BỐ NÓNG NẢY VÀ CẬU CON TRAI NHIỆT THÀNH .... 44 5. HỌC THUỘC LÒNG THÌ CHẲNG KHÁC Gì TÊN NGỐC .... 49 6. HÃY CHO CON TRẺ CHƠI GAME THAY VÌ HỌC ................. 55 7. ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT "FINAL FANTASY" .............................. 60 8. PHÁT HIỆN KỸ NĂNG ĐẶC BIỆT CỦA CON......................... 67 9. LÁ ĐƠN THÔI HỌC ...............................................................69 10. BỨC ĐIỆN BÁO TỪ MỸ.......................................................74 11. BẰNG CẤP VẪN QUAN TRỌNG HAY SAO?....................... 79
12. ĐỪNG BẮT TRẺ PHẢI DÙNG MỘT THỰC ĐƠN CÓ SẴN CHO TƯƠNG LAI ......................................................................84
13. DÙ BỊ PHẢN ĐỐI, TRẺ VẪN LÀM NHỮNG GÌ CHÚNG MUỐN ...................................................................................................92
https://thuviensach.vn
14. TẠI SAO PHỤ NỮ KHÓ XIN VIỆC?...................................... 96
15. GIỚI TRẺ NHẬT HIỆN NAY KHÔNG CÓ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO .........................................................................................100
16. ĐÀO TẠO THẾ HỆ CÓ THỂ PHÁT HUY NĂNG LỰC TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ................................................................ 104
17. NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ BẮT NẠT VÌ LÀ "GAIJIN"................ 109 18. SỐNG SAO ĐỂ KHÔNG BAO GIỜ PHẢI HỐI TIẾC........... 113 19. BÌNH ĐẲNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG ................................... 118 20. XÓA BỎ ƯU PHIỀN ........................................................... 122 21. GIA ĐÌNH LÀ KHỞI NGUỒN CỦA TẤT CẢ ........................ 126 22. CON CÁI KHÔNG ĐƯỢC PHÉP NÓI XẤU CHA MẸ.......... 131 23. 30 TUỔI CHÍNH LÀ BƯỚC NGOẶT CUỘC ĐỜI................ 136 24. LỜI NHẮN GỬI ĐẾN ĐỨA CHÁU CHƯA CHÀO ĐỜI........ 142 BÀI PHỎNG VẤN ĐẶC BIỆT VỀ CON TRAI CỦA TÁC GIẢ..... 145 KHÔNG AI TẬN TÂM CHU ĐÁO NHƯ BỐ TÔI........................ 156
https://thuviensach.vn
ĐÔI LỜI VỀ TÁC GIẢ
Ohmae Kenichi sinh năm 1943 tại Fukuoka Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Waseda, ông tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại Đại học công nghiệp nguyên tử - Đại học Công nghiệp Tokyo và lấy bằng thạc sĩ tại Đại học công nghiệp năng lượng nguyên tử - Đại học bách khoa Massachusetts. Ông là một trong những kỹ sư lành nghề tại bộ phận chế tác thuộc phòng Phát triển năng lượng nguyên tử Hatachi.
Năm 1972, ông vào làm việc tại McKinsey & Company.
Năm 1978, ông giữ chức giám đốc chi nhánh của McKinsey & Company tại Nhật, đồng thời ông là Hội trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông không chỉ hoạt động tích cực với vai trò là cố vấn cấp quốc gia của các doanh nghiệp lớn trên thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà ông còn có rất nhiều phát ngôn nhiệt huyết mang tư tưởng và tầm vóc quốc tế.
Ông chính là người ủng hộ tích cực cho "Lý luận kinh tế học không biên giới và Quốc gia khu vực". Với tư cách là người xây dựng tờ Du lịch vòng quanh thế giới, trong tạp chí "Vòng quanh kinh tế Harvard", ông đã liên tục đưa ra lý luận của mình về vấn đề Quốc tế hóa doanh nghiệp, về khái niệm mở rộng Quốc gia khu vực mới lấy trọng tâm là phát
https://thuviensach.vn
triển đô thị cùng với quá trình không biên giới hóa của kinh tế.
Năm 1987, ông nhận được giải thưởng cao quý của tổng thống Italia nhờ công trình nghiên cứu "Lý luận kinh tế học không biên giới và Quốc gia khu vực". Ông được Tạp chí Doanh nhân Vương quốc Anh bình chọn là người lãnh đạo điển hình cho tư tưởng thế giới mới của châu Á cùng với Peter F. Drucker và Thomas J. Peters của Mỹ.
Tháng 11 năm 1992, ông thành lập "Hội duy tân Bình Thành" và giữ chức chủ tịch.
Năm 1993, ông đã được bình chọn là 1 trong 17 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên toàn thế giới trên Tạp chí Doanh nhân Vương quốc Anh.
Năm 1994, cũng trên tờ tạp chí này ông lại tiếp tục được bình chọn là 1 trong 5 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên toàn thế giới.
Tháng 7 năm 1994, ông thoái nhiệm chức vụ giám đốc chi nhánh của McKensey & Company tại Nhật Bản.
Cùng năm 1994, song song với việc tạo ra môi trường tranh luận về các vấn đề của quốc gia, ông còn thành lập trường "Học thêm kiểu mới" để đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, đồng thời giữ chức hiệu trưởng cho đến tận tháng 9 năm 2002.
https://thuviensach.vn
Năm 1995, ông được trường Đại học Notre Dame của Mỹ trao học vị tiến sĩ danh giá.
Năm 1996, ông thành lập Trường Attacker Business nhằm mục đích đào tạo và bồi dưỡng những nhân tài trong bước đầu khởi nghiệp và giữ chức hiệu trưởng cho đến nay.
Năm 1997, ông tham gia giảng dạy trong Khoa chính trị học Đại học Quốc lập Los Angeles tại California (UCLA).
Tháng 9 năm 2002, ông tham gia phụ trách cố vấn kinh tế cho hai tỉnh Liêu Ninh và Thiên Tân của Trung Quốc.
Tháng 3 năm 2004, ông được mời là giảng viên danh dự tại Đại học Quốc tế Đại học Rika của Hàn Quốc.
Tháng 7 năm 2004, ông là giảng viên danh dự tại Đại học Korai Hàn Quốc. Ngoài ra, ông còn là cổ đông trong trung tâm SEI thuộc trường Wharton Đại học Pennsylvania.
Tháng 4 năm 2005, ông là người đầu tiên thành lập trường Đại học BBT(*) và mở ra khóa học đào tạo MBA từ xa và làm hiệu trưởng.
Năm 2005, Ohmae Kenichi được xướng tên là người có ảnh hưởng lớn nhất của toàn châu Á trên tạp chí "Thinkers50".
Cùng năm 2005, cuốn 'The next Global Stage" của ông được công ty Wharton School Publishing xuất bản. Tác
(*) BBT là cụm từ viết tắt của Business Breakthough ch. Chuyên đào tạo về MBA.
https://thuviensach.vn
phẩm này nhận được nhiều đánh giá tốt ngay trong lần Ohmae Kenichi đầu xuất bản và được dịch ra 13 thứ tiếng, trở thành tác phẩm bán chạy toàn cầu.
Hiện nay, Ohmae Kenichi là chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty TNHH Business Breakthrough, kiêm người sáng lập Công ty Ohmae & Associates, Công ty EveryD.com, Inc., Công ty General Services (GSI), Học viện Capital Investments (ACI) và IDT International. Ông là ủy viên ban quản trị thuộc Đại học Bond Australia, kiêm giảng viên thỉnh giảng của ngôi trường này. Với tư cách là nhà tư vấn tài chính, song song với việc hoạt động ở các nước khác, ông
còn đóng góp rất nhiều ý kiến cho công cuộc cải cách hệ thống chính trị Nhật Bản, với vai trò một công dân yêu nước luôn sẵn sàng đóng góp sức mình cho Tổ Quốc, ông luôn đưa ra những đề nghị, phương án thay đổi hoàn toàn mới để kiến thiết đất nước. Những cuốn sách của ông viết về
kinh doanh và kinh tế được đón đọc trên toàn thế giới.
Sở thích của ông là lặn biển, trượt tuyết, off-road bike (lái xe mạo hiểm), thổi kèn Clarinet và tô màu.
Các tác phẩm chính của Ohmae Kenichi:
"Bình luận chiến lược quốc gia - Tư tưởng của Ohmae", NXB Asahi Shimbun;
"Kế hoạch phục hưng Nhật Bản", NXB Bungeibunshu; "The Professional", NXB Diamond;
https://thuviensach.vn
"Luận về tư bản", NXB Kinh tế Đông Dương (Toyokeizai);
"Kinh tế học thời Ohmae", NXB Kodansha;
"Mài giũa chiến lược", NXB PHP Business;
"Thay đổi dòng chảy tiền tệ", NXB PHP và nhiều tác phẩm khác.
Ông và phu nhân Janet sinh được hai người con trai, Souki và Hiroki hiện đều đang rất thành công trong lĩnh vực IT.
https://thuviensach.vn
ĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM
Yêu thương không cấm đoán được Nhà xuất bản PHP của Nhật xuất bản lần đầu vào năm 1998 với tên Dù cha mẹ có phản đối thì con vẫn làm. Sau đó, được Nhà xuất bản PHP cải biên, đổi tên thành Phương pháp giáo dục con của gia đình Ohmae vào năm 2012; lần xuất bản này có thêm phần phỏng vấn đặc biệt hai con trai Souki và Hi- roki của chính tác giả. Đây là cuốn sách tổng kết lại những kinh nghiệm (cả phần được và chưa được) của chính bản thân tác giả trong quá trình nuôi dạy hai con trai mình.
Trong cuốn sách này, Ohmae Kenichi có nói đại ý rằng ông không đánh giá cao tính giáo dục của nhà trường Nhật Bản, nên đã cố gắng dành thời gian, công sức, tâm huyết để giáo dục con mình. Từ "giáo dục" ở đây được hiểu là việc nuôi dạy, bồi dưỡng nên một con người có những kỹ năng sin tồn và biết đối nhân xử thế ngoài xã hội, biết làm theo chính kiến của bản thân và biết tự chịu trách nhiệm về việc mình đã làm với chính bản thân, gia đình và xã hội. Còn từ "sinh tồn" được tác giả dùng và hiểu theo nghĩa là những kỹ
năng cơ bản (kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc, kỹ năng tự chịu trách nhiệm, kỹ năng biết tiến lùi đúng lúc, kỹ năng học hỏi,...) để có thể đi bất cứ nơi đâu và làm bất cứ nghề gì trên thế giới. Để giáo dục con đạt được điều đó, ông đã đặc biệt nhấn mạnh vào việc đối thoại giữa cha mẹ và con cái trong gia đình, và để đối thoại được
https://thuviensach.vn
thì chỉ có cách "Tắt ti vi vào giờ ăn cơm để cả nhà cùng trò chuyện về một lĩnh vực, một vấn đề nào đó"; cùng tham gia vào tất cả các trò chơi mà con có hứng thú, chú ý quan sát tỉ mỉ và đặt mình vào vị thế của con, luôn đồng hành và trở thành người bạn thân thiết của con. Bên cạnh đó là thái độ lúc nào cũng phải tôn trọng ý kiến của con, trao cho con quyền "Tự chịu trách nhiệm". Để con được trải nghiệm tất cả những gì con muốn làm. Không bao giờ coi trọng điểm số, nhưng vô cùng khắt khe nếu con làm tổn thương người khác một cách vô cớ.
Chính Ohmae Kenichi đã trở thành tấm gương về một người chồng luôn thấu hiểu và chia sẻ mọi điều với vợ, về trách nhiệm trong công việc được giao, về sự nỗ lực không ngừng hỏi học để không bị lạc hậu so với các con của mình. Trong bài phỏng vấn hai con trai của ông, chính các Con ông cũng khẳng định, về mặt kiến thức ở các lĩnh vực "chúng tôi không thể sánh được với bố". Và Ohmae Kenichi có tâm sự
"Tôi viết sách là để cho đứa cháu tương lai của tôi đọc", bởi với ông, ông đã làm tròn trách nhiệm của một người bố với các con của mình.
Cuốn sách có cấu trúc rất ngắn gọn, gồm một Lời nói đầu của chính tác giả viết cho lần xuất bản năm 2012 với những điểm mấu chốt tác giả muốn bạn đọc nhớ kỹ; và 24 mục nội dung nhỏ với một bài phỏng vấn về hai con trai tác giả. Những mục nhỏ trong sách cũng được tác giả viết cô đọng kèm theo những ví dụ thực tiễn mà trong quá trình
https://thuviensach.vn
nuôi dạy con ông vấp phải theo đúng lịch trình từ nhỏ đến lớn của các con. Mỗi mục nhỏ là một câu chuyện nhỏ, không triết lý nhiều, nhưng chứa đầy nhiệt tâm và tình yêu bao la của một người chồng dành cho vợ, một người bố dành cho các con, một thành viên nỗ lực xây dựng một tổ ấm, một cá nhân muốn đóng góp cho công ty và xã hội.
Ohmae Kenichi quan niệm quá trình giáo dục con giống như quá trình chúng ta trượt tuyết, khi cố ghìm mình thì bạn càng dễ vấp ngã. Tương tự, trong giáo dục con, nếu cha mẹ càng cấm cản thì con trẻ lại càng cố gắng thực hiện bằng được. Bởi vậy, qua cuốn sách này điều Ohmae Kenichi muốn nhắn gửi tới tất cả các ông bố bà mẹ trên toàn thế giới là: Hãy học cách buông mình theo con!
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Quảng Văn
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ĐẦU "DÀI DÒNG"
1. Vai trò quan trọng nhất của cha mẹ là dạy con biết "vươn lên bằng chính năng lực của mình"
Tôi có hai con trai. Cả hai đều không thích trường học cho lắm, tuy vậy tôi vẫn chưa từng nhắc con "học đi, làm bài tập đi". Chính bởi bản thân tôi cũng không đánh giá cao tính giáo dục của nhà trường. Vậy các con tôi đã trở thành những người như thế nào? Chỉ mới mười mấy tuổi đầu, lúc ấy các con tôi chẳng khác nào đã tự mình nhảy một cú ngoạn mục chệch hẳn khỏi đường ray ổn định của cuộc đời.
Con trai thứ Hiroki của tôi, hồi bé đã rất thích chơi game, lên cấp hai, chẳng bao giờ thấy con chú tâm đến bài vở ở trường, suốt ngày say mê lập trình. Thằng bé vốn theo học hệ thống trường liên thông lên thẳng đại học nhưng con nói với tôi rằng "Con chỉ thích học về IT, mà học ở trong nước thì chẳng đâu vào đâu cả". Nói là làm, thằng bé không vào học ở trường cấp ba trực thuộc, mà tự tìm một trường cấp ba nội trú ở Mỹ và xách ba lô sang đó du học. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Hiroki học tiếp chuyên ngành công nghệ thông tin ở một trường đại học nổi tiếng, nhưng được nửa chừng, vì tự cho rằng mình đã thông thạo hết những kiến thức ở trường rồi nên Hiroki đã không đến trường nữa.
Souki con trai đầu của tôi cũng vậy, mặc dù cháu đã chọn đi theo con đường mình thích nhưng được nửa chừng
https://thuviensach.vn
cũng bỏ dở, không tốt nghiệp đại học về chuyên ngành hóa học như lúc đầu đã chọn mà đột ngột rẽ sang một hướng khác hoàn toàn mới.
Với quá trình học hành dang dở như vậy, chắc hẳn các bạn rất muốn biết hiện tại hai con trai tôi đang làm gì và sống như thế nào đúng không? Vào những năm của tuổi đôi mươi, Souki đã tự thành lập và điều hành một công ty tư vấn web mang tên Creative Hope với quy mô khoảng 45 nhân viên. Còn Hiroki đã trở thành giám đốc vùng của công ty chuyên cung cấp phần mềm thiết kế game Unity Technologies tại Nhật Bản, đồng thời đảm nhiệm vai trò giám đốc cho chính công ty riêng của mình.
Cả hai đứa con của tôi đều đã đi những con đường vòng khá dài trong suốt thời kỳ đi học của mình, nhưng có lẽ nhờ vậy mà chúng đã trưởng thành và sống mạnh mẽ hơn trong cái thời đại khắc nghiệt này. Và giờ nếu có ném chúng vào bất cứ nơi nào trên thế giới thì chúng vẫn thích nghi tốt. Cho dù có tay trắng ra đi thì chúng vẫn có thể tự mình kiếm sống. Do đó, tôi luôn cho rằng việc trang bị "năng lực sinh tồn" cho con cái chính là mục đích quan trọng và to lớn nhất của cha mẹ trong việc giáo dục con trẻ.
Đọc hết cuốn sách này rồi các bạn sẽ thấy, ngay chính bản thân tôi trong quá trình giáo dục con cái cũng đã va phải biết bao chướng ngại, nếm trải biết bao thất bại khôn lường, về phương diện dạy "năng lực sinh tồn" cho trẻ có thể cách nuôi dạy con của gia đình Ohmae chưa hẳn đã mười phân
https://thuviensach.vn
vẹn mười, nhưng có thể lấy đó là thước đo để yên tâm vượt vũ môn trong tiếng thở phào nhẹ nhõm.
Trẻ càng giỏi ở trường, tương lai càng đáng lo
Bước vào thế kỷ XXI, con người hầu như không biết tự mình xoay xở thế nào cho ổn, nói cách khác đây là "thời kỳ khó khăn, thời kỳ chưa tìm thấy câu hồi đáp". Điều này được thể hiện rõ ràng qua thể chế chính trị phức tạp, qua những nét mặt mệt mỏi thường ngày của những doanh nhân trong các khu thương mại hay nhà máy, xí nghiệp trên đất nước này Ngoài ra đây cũng là thời kỳ mà “mô hình thành công'' thoắt cái đã trở nên hỗn bại, "kết quả của các đáp án luôn bất ngờ thay đổi xoành xoạch.
Để có thể tồn tại trong một xã hội như thế, người tài giỏi dĩ nhiên không phải là những người ngồi học thuộc lòng theo "khuôn mẫu", mà là người dù gặp bất cứ tình huống nào cũng tự mình suy nghĩ, lựa chọn câu trả lời phù hợp với hoàn cảnh, có thể truyền tải, tác động những suy nghĩ của mình đến những người xung quanh. Nếu được dạy và học một cách máy móc thì tất yếu trẻ sẽ không bao giờ trở thành những người tài giỏi. Nếu đơn giản "Dạy học là sự
truyền đạt kiến thức từ thầy sang trò", mà không dạy trẻ "Khả năng nắm bắt vấn đề", "Năng lực phán đoán", "Khả năng truyền đạt" thì sẽ thui chột khả năng của trẻ trong tương lai.
Trên thực tế, chế độ giáo dục của Nhật Bản ngày nay chỉ biết cho trẻ học thuộc lòng những gì được viết sẵn trong
https://thuviensach.vn
sách giáo khoa, đào tạo nên những con người thụ động ngoan ngoãn vâng lời không biết phản kháng, ví như khi được ra lệnh "quay phải" thì anh ta sẽ lập tức làm theo chứ không hề có ý định tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại phải làm thế.
Khác với quá trình thực hiện xã hội công nghiệp hóa hay còn gọi là "thời kỳ đuổi theo bắt kịp các nước phương Tây" của thế kỷ XX, bước vào thế kỷ XXI, ta phải tự dò dẫm tìm đường bằng trí tuệ và phán đoán của mình. Con người ở
thời đại này dù được "huấn luyện" bài bản, nhưng lại chẳng biết làm gì nếu không có sẵn đáp án hay khuôn mẫu. Thời kỳ này không chỉ giá trị con người bị hạ xuống mức thấp nhất mà khả năng sinh tồn cũng bị yếu đi rất nhiều.
Chính vì vậy, thành tích học tập của con trẻ có kém, thì các bậc cha mẹ cũng không cần phải ca thán. Ngược lại, đối tượng cần phải lo lắng chính là những học sinh được nhà trường đánh giá là ưu tú. Nói cách khác, nếu bạn tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, bạn có thể nghĩ đến một bi kịch ở tương lai. Khi đi học, bạn là một học sinh xuất sắc, nếu vẫn cứ mãi ảo tưởng về mình như vậy khi bước vào xã hội, thì xác suất bạn gặp thất bại rất cao. Hơn thế, bởi "năng lực sinh tồn" không cao, nên nếu bạn liên tục bị vấp ngã thì càng về sau bạn sẽ càng khó để tự mình đứng dậy. Bản thân tôi cho đến tận bây giờ đã chứng kiến không biết bao nhiêu bi kịch như thế. Con người luôn phải liên tục học tập suốt đời, đó là điều tất yếu. Thường những người có thành tích
https://thuviensach.vn
tốt ở trường học khi bước chân ra ngoài xã hội sẽ sớm va phải khó khăn bởi anh ta có những suy nghi sai lầm, ảo tưởng tự cho rằng "ta đã biết, đã được học tất cả mọi thứ ở trường rồi".
Ngoài ra, trong giáo dục vẫn luôn tồn tại vấn đề "Thang điểm tiêu chuẩn" (standard score). Thang điểm tiêu chuẩn chỉ cho ta biết một cách tương đối khả năng ghi nhớ trong một khoảng thời gian nhất định chứ không phản ánh năng lực tổng thể và khả năng trong tương lai của một người. Điều này đã được nhiều người chỉ ra từ trước đến nay. Mặc dù vậy, đến tận bây giờ vẫn còn nhiều trường học tin tưởng tuyệt đối vào "Thang điểm tiêu chuẩn" và dùng chúng để quyết định hướng học tập cũng như nghề nghiệp sau này của học sinh.
Khi bị tiếp nhận loại hình giáo dục như thế này, con người ta thường có tư tưởng chỉ làm theo khuôn mẫu nên khả năng đối mặt với rủi ro bị giảm đi khi ra ngoài xã hội. Tinh thần mạnh mẽ sẵn sàng đương đầu với những thách thức ở tầm cao sẽ không có đất để được nuôi dưỡng. Dù có dùng bao nhiêu thời gian đi chăng nữa, thì người đó vẫn sẽ
mãi mãi không thể trưởng thành. Hay nói cách khác, họ sẽ chẳng thể nào tồn tại trên cuộc đời này nêu sống một mình, không có ai bên cạnh giúp đỡ.
Cũng giống như trong lần đầu tiếp xúc, chi cần nghe người đối diện nói đã tốt nghiệp từ một trường đại học danh tiếng nào đó thì ngay lập tức người nghe sẽ cho rằng người
https://thuviensach.vn
ấy tài giỏi. Với người lớn cũng không tránh khỏi tư duy theo lối đó. Có thể nói cách nghĩ đó cũng là hậu quả của một nền giáo dục coi trọng điểm số.
Hai năm trước đây, mặc dù toàn nước Nhật lâm vào cảnh suy thoái kinh tế, nhưng toàn dân không ai lên tiếng phàn nàn, họ cố gắng chịu đựng trong suốt thời gian dài vì cho rằng đã có nhà nước (một tập thể có "Thang điểm tiêu chuẩn cao") lo rồi không cần làm gì cũng được. Phải chăng, khả năng tự phục hồi của xã hội Nhật Bản bị đánh mất là do những bộ máy trung ương vẫn luôn cố hữu không còn bắt kịp với thời đại.
Có nên đánh đồng "giáo dục" với "huấn luyện"?
Nếu không còn mong đợi gì nơi trường học, chúng ta nên làm gì? Chúng ta nên làm như thế nào để con trẻ "vươn lên bằng năng lực của chính mình"?
Rất đơn giản. Đó là mỗi người làm cha làm mẹ hãy tự mình dạy con cái của chính mình. Từ xa xưa, dạy con là vai trò chính yếu của cha mẹ. Vậy thì chúng ta hãy quay trở lại với thời điểm ban đầu đó.
Có nhà nọ, ông bố nói với bà mẹ ''Em lo cho con học tốt nhé", bà mẹ nghe thế lại cuống cuồng tìm kiếm gia sư, tìm lớp dạy thêm rồi cứ thế giao phó toàn bộ việc học của con cho cac thầy co giáo... Lối suy nghĩ ấu trĩ như vậy cần được loại bỏ càng sớm càng tốt. Đó là bước cần làm đầu tiên.
https://thuviensach.vn
Tiếp đến hãy thay đổi cách nhìn của bạn đối với giáo dục. Nếu suốt ngày bạn ra rả với con "Không được làm thế này, không được làm thế kia" rồi bắt ép con theo khuôn mẫu, rồi nhồi nhét sao cho con mình vừa khớp không được thừa đầu hở đuôi với cái khuôn đó, phải chăng với bạn đó mới gọi là giáo dục?
Theo tôi làm như vậy là "huấn luyện" - một hình thức khác hoàn toàn với bản chất của "giáo dục là dạy trẻ khả năng tự mình suy nghĩ, tư duy. Ở trường trẻ đã suốt ngày bị thầy cô "huấn luyện" rồi. Về nhà chúng lại tiếp tục chịu sự "huấn luyện" từ bố mẹ. Ngay cả trong việc huấn luyện thú, người ta cũng không thực hiện cường độ dày đặc như thế. Trường học đã và đang cố gắng nhét con của các bạn vào khuôn mẫu rồi, vì thế bạn đừng làm hỏng con mình thêm nữa, hãy bảo vệ tư duy của các con, hãy nghĩ cách để đưa các con quay trở lại trạng thái linh hoạt của một con người đúng nghĩa, một con người biết phán đoán và suy nghĩ bằng chính bản năng của mình.
Ngoài ra, con người luôn có khuynh hướng tập trung cao để làm những việc bản thân thấ hứng thú hơn là những việc bị bắt buộc làm. Vì vậy cha mẹ phải thường xuyên quan sát, để ý lúc nào làm gì thì con vui vẻ nhất, từ đó tạo điều kiện để con có thể thường xuyên tiếp xúc với môi trường đó ngay tại chính ngôi nhà của mình.
Lúc này, cha mẹ hãy khoan nóng vội nghĩ đến ích lợi của việc đó với con trong tương lai, hoặc con có tài năng
https://thuviensach.vn
trong lĩnh vực này hay không. Thay vào đó, điều quan trọng hơn là cha mẹ nên tìm hiểu tại sao trẻ lại quan tâm đến vấn đề này, tại sao trẻ lại thích làm việc kia. Chỉ cần làm tốt việc đó cha mẹ sẽ không cần phải lo lắng thêm bất cứ điều gì khác nữa.
Đương nhiên nếu trẻ có năng khiếu thì sẽ thuận lợi hơn khi theo đuổi lĩnh vực ấy, nhưng không phải vì trẻ không có năng khiếu mà bạn bắt trẻ phải từ bỏ. Bởi nếu thật sự không có năng khiếu trong một lĩnh vực nào đó nhưng bằng sự
đam mê, tinh thần nhiệt huyết, trẻ sẽ có thêm sự bền bỉ và lòng quyết tâm vượt khó cao độ. Chính điều đó mới là yếu tố chủ chốt quyết định thành bại, tố chất đó quan trọng hơn cả tài năng.
2. Cha mẹ hãy thực hiện càng sớm càng tốt
Thực tế tôi dạy con như thế nào, tôi đã viết kỹ trong cuốn sách này. Tuy nhiên, tôi sẽ tóm lược trước một vài điều trọng tâm ở đây Tôi nghĩ để thực hiện nó không có gì khó, bất cứ gia đình nào cũng cố thể làm được một cách dễ dàng, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
• Giờ ăn, hãy tắt tivi
Nếu làm được vậy thì đảm bảo giao tiếp giữa cha mẹ và con cái sẽ tăng lên đáng kể. Cha mẹ cũng sẽ dễ dàng nắm bắt tâm tư nguyện vọng và cả những khó khăn mà trẻ vướng phải. Trong mỗi bữa ăn gia đình tôi đều chọn lấy một chủ đề rồi cùng nhau bàn luận về chủ đề đó.
https://thuviensach.vn
Tôi có thể gợi ý thế này, ví dụ bạn đọc báo thấy có một ký sự viết về đất nước Slovakia, bạn hãy nói với cả nhà "Ai biết bất kỳ thông tin gì về Slovakia thì chia sẻ cho mọi người nhé". Có thể ngay lập tức không ai có câu trả lời. Lúc ấy, bạn nói tiếp "Dường như kiến thức của cả nhà mình về Đông Âu vẫn còn hạn chế, hay là bữa ăn tối của thứ bảy tuần này, chúng ta cùng nghiên cứu về Đông Âu nhé". Sau đó, con trai con gái của bạn lập tức sẽ thi nhau tra cứu các thông tin liên quan đến Slovakia, bữa ăn tối hôm ấy, thế nào chúng cũng sẽ hào hứng nói cho bạn nghe những kiến thức mà chúng đã thu thập dược. Nếu tiến hành công việc này một cách đều đặn định kỳ thì chắc chắn khả năng tìm tòi, phát biểu diễn giải của con bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Hãy tận hưởng những phút giây thú vị của cả gia đình trên bàn ăn, những lúc như thế nếu bạn cố tình lặp lại lời nói của thầy giáo "Con đã làm xong bài tập chưa?" thì bữa ăn sẽ chẳng còn gì ỷ nghĩa nữa cả. Việc nâng cao một cách có ý thức chất lượng của các buổi trò chuyện là việc làm vô cùng quan trọng để nuôi dưỡng "Khả năng sinh tồn" cho trẻ.
• Để trẻ lên kế hoạch du lịch cho cả nhà
Việc lập kế hoạch ở đây không chỉ đơn giản là quyết định đi lúc nào, đi đến đâu, mà hãy để trẻ tra cứu thông tin và chuẩn bị càng chi tiết càng tốt, như thông tin về hãng máy bay, khách sạn, phương tiện giao thông, thời gian, cách thức di chuyển từ sân bay đến điểm lưu trú, tham quan những
https://thuviensach.vn
điểm nào, thông tin về các điểm du lịch đó, chi phí toàn bộ cho chuyến đi, bảng báo giá...
Và lẽ dĩ nhiên, sau khi trẻ đã lên sẵn kê hoạch như vậy, bạn phải tôn trọng và làm theo kế hoạch của trẻ trong chuyến du lịch cùng với cả gia dinh. Nếu kế hoạch đó không chu đáo, khiến cả nha gặp phải rắc rối thì hãy để trẻ nhận thấy đó là một bài học lớn nếu mọi việc không được chuẩn bị cẩn thận kỹ càng. Làm như thế bạn đã dạy cho con tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, sẽ làm tăng thêm kiến thức của con về xã hội, hiểu biết nhiều hơn về những địa điểm mà con đã đi qua và như thế ý nghĩa của chuyến đi sẽ càng được tăng lên bội phần.
• Không cho con tiền tiêu vặt
Trong việc nâng cao nhận thức về tiền bạc và tinh thần tự lập cho con, thay vì cho con tiền tiêu vặt hằng tháng tôi khuyên bạn hãy trao cho con "quyền lợi trong gia đình".
Chẳng hạn, nếu thuê người lau cửa kính tốn 5.000 yên, bạn hãy giao việc này cho các con, nếu các con lau sạch đẹp láng bóng như những người lao công thì bạn hãy trả đúng bằng số tiền đó cho con. Hoặc, con gái bạn phù hợp với việc cắt tỉa chăm sóc cây cảnh thì hãy giao công việc này cho con, nếu cây không héo úa, phát triển khỏe mạnh thì đến cuối tháng bạn hãy trả lương cho con tương ứng với công sức mà con đã bỏ ra.
https://thuviensach.vn
Từ những chuyện lặt vặt này, bạn đã dạy con 'hãy làm tốt tất cả mọi việc từ điều nhỏ nhất, rồi sẽ nhận được giá trị tương xứng với công sức bỏ ra. Bạn sẽ không dạy được cho con điều này nếu không làm gì mà hàng tháng vẫn nhận được tiền tiêu vặt. Gia đình Ohmae chúng tôi cũng vậy các con tôi không bao giờ nhận được tiền tiêu vặt, trừ ít tiền lì xì từ người thân vào mỗi dịp năm mới.
Theo năm tháng con trẻ rồi sẽ lớn, chẳng mấy chốc chúng sẽ có năng lực vượt trội cha mẹ. Chính vì thế bạn hãy nhanh chóng phát hiện, nhanh chóng trao cho con "quyền lợi" trong gia đình. Nếu cha mẹ cứ ra lệnh bắt ép con phải làm việc nọ việc kia thì ngược lại sẽ làm cho khả năng tự lập của con ngày càng trì trệ. Vì thế nếu trong nhà có việc nào con cái làm tốt hơn cha mẹ thì bạn hãy trao cho con cơ hội được độc quyền làm việc đó, làm vậy dù cha mẹ không cần ra lệnh, các con vẫn hoàn thành công việc đó một cách vui vẻ.
Trẻ được cha mẹ công nhận khả năng của mình nên có thể sẽ muốn tập trung vào việc phát triển năng lực của bản thân mà bỏ bê việc học. Dù vậy, hãy thấy vui vì cha mẹ đã chiến thắng trường học. Bởi đó chính là bước đầu của sự tự
lập.
Hai con tôi đều say mê với máy tính và am hiêu hơn chúng tôi rất nhiều trong lĩnh vực này. Vì thế, ở nhà tôi giao quyền bảo trì và sửa chữa máy tính cho hai con. Nhưng để dễ bề quản lý và tránh chồng chéo, tôi phân con trai đầu phụ
https://thuviensach.vn
trách về Windows, con trai thứ đảm nhiệm phần OS và Macintosh.
• Hãy thi đua tích lũy lợi nhuận ngay trong gia đình
Có một phương pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý tiền rất dễ thực hiện. Ví dụ gia đình bạn có bốn người, bạn có 400 nghìn yên tiền mặt dư thừa bạn hãy phát cho mỗi người 100 nghìn và cùng nhau thi đua cho đến cuối năm xem ai là người quản lý tiền của mình tốt nhất.
Có thể các bạn sẽ nghĩ rằng cho trẻ con tham gia vào những trò chơi tiền bạc sớm quá sẽ chẳng tốt chút nào, nhưng ở những gia đình người Do Thái họ làm ngược lại, nghĩa là cho con cái tập làm quen với tiền từ rất sớm. Trẻ con Nhật Bản không được trải nghiệm thực tế với tiền bạc kể cả
ở trường hay ở nhà, vì thế khi lớn lên, cũng trở thành những người quản lý tiền không tốt, ngay cả khi gửi tiền vào ngân hàng mà không nhận được một đồng xu lợi tức nào cũng không phàn nàn.
Tiện thể tôi cũng kể chút chuyện của mình, năm đầu đại học tôi rất tiếc khi đã để bố mẹ phải chi trả cho mình phí nhập học và học phí của học kỳ đầu, nhưng những năm sau đó tôi đã làm thêm (nhân viên chuyển phát, phiên dịch kiêm hướng dẫn viên du lịch...) và dùng tiền đó để tự trang trải toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho mình. Vì vậy, tôi đã có
thể tự mình quyết định con đường cho riêng mình mà không phải bàn bạc gì với bố mẹ.
https://thuviensach.vn
• Hãy cho trẻ tham gia trại hè
Nếu muốn nuôi dưỡng khả năng lãnh đạo cho trẻ, lời khuyên của tôi là "Hãy cho trẻ tham gia trại hè". Vào kỳ nghỉ hè, khi các trường học đóng cửa, trẻ con sẽ tham gia hoạt động cắm trại được tổ chức bởi các đoàn thể tại địa phương, bọn trẻ sẽ được trải nghiệm rất nhiều thứ giữa thiên nhiên. Hoạt động này rất phổ biến ở các nước Bắc Mỹ, gia đình chúng tôi cũng thường xuyên cho bọn trẻ tham gia trại hè tại Mỹ ngay từ khi chúng còn rất nhỏ.
Lúc còn nhỏ, tôi cũng thường tập hợp trẻ con hàng xóm và bày ra đủ thứ trò chơi, vừa chơi chúng tôi vừa học cách ứng xử trong một tập thể và năng lực lãnh đạo từ đó cũng được phát triển một cách tự nhiên. Tuy nhiên, Nhật Bản ngày nay, chỉ ở môi trường học đường, trẻ con mới có thể trải nghiệm được điều này thông qua các hoạt động tập thể.
Nói thế để chứng tỏ rằng tôi không phủ định hoàn toàn ý nghĩa tồn tại của trường học. Tôi chỉ nói rằng trường học có thể là nơi tổ chức các hoạt động tập thể nhưng các hiệu quả giáo dục khác thì không nên mong đợi gì nhiều.
Nói một cách chính xác hơn, ở trường học các học sinh cùng khóa có thể trải nghiệm hoạt động tập thể, nhưng khó để học sinh các khóa học khác nhau có thể cùng giao lưu để trao đổi kinh nghiệm. Vì thế, với hoạt động trại hè các con của bạn có thể gặt hái được nhiều kinh nghiệm từ các hoạt động trong những tập thể với thành phần đa dạng.
https://thuviensach.vn
4 trách nhiệm cha mẹ nên dạy con
Cho dù con bạn đã được dạy để trở thành một người trưởng thành có "năng lực sinh tồn" cao đến mấy đi nữa, nhưng nếu con bạn có những hành động làm ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội thì cũng sẽ bị người đời gán mác là "một đứa thất bại". Vì thế, không chỉ nâng cao năng lực cho trẻ mà việc dạy cho trẻ tinh thần trách nhiệm cũng là vai trò quan trọng của những người làm cha làm mẹ.
Tôi không bao giờ nhắc nhở các con tôi phải làm bài tập về nhà, nhưng tôi luôn nhắc nhở các con ngay khi còn bé về tinh thần trách nhiệm, đối với "bản thân", "gia đình", "xã hội", "đất nước".
Vì thế, khi con trai thứ của tôi nói với tôi về việc "sẽ bỏ học ở trường và sang Mỹ du học", tôi đã hỏi "Con có hiểu những gì mình đang làm không? Và ngay lập tức con đã trả lời với tôi như đinh đóng cột rằng "Vâng, con rất hiểu và con sẽ làm tròn 4 nhiệm ấy", nghe con nói như thế tôi cảm thấy yên tâm khi tiễn con lên đường.
Có thể khẳng định rằng, con người chúng ta nếu ai cũng làm tròn 4 trách nhiệm này thì cho dù có đi đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, có làm bất cứ công việc gì thì vẫn có thể sống tốt được. Đây là những điều cực kỳ quan trọng trong cuộc sống nhưng rất tiếc không được trường học đưa vào giảng dạy. Vì thế, không còn cách nào khac, nhưng người làm cha làm mẹ như chúng ta phải trực tiếp chỉ dạy cho con cái của mình.
https://thuviensach.vn
Cha mẹ thay đổi, đất nước sẽ thay đổi!
Để có thể ngăn chặn suy thoái kinh tế của Nhật Bản hiện nay, việc quan trọng nhất là phải tăng cường một "nguồn nhân lực cố thể cạnh tranh với thế giới".
Do đó, cho đến thời điểm này tôi đã truyền tải những suy nghĩ của mình đến khoảng 6.000 học viên tại một trường dạy khởi nghiệp và khoảng 5.000 học viên tại một trường đào tạo các chính trị gia tương lai. Hiện tại, tôi cũng đang giảng dạy tại trường Đại học BBT và các trung tâm hướng
nghiệp do chính tôi xây dựng, ước tính có khoảng 10.000 sinh viên và học viên đang theo học thường xuyên.
Bên cạnh đó, về lĩnh vực giáo dục, tôi đang và sẽ tiếp tục đề xuất những cải cách mang tính hệ thống cho phù hợp với thế kỷ XXI như: "Phổ cập giáo dục ở Nhật sẽ là cấp 3 (thay vì cấp 2 như hiện nay) sẽ dạy cho con trẻ về tinh thần trách nhiệm, đối với bản thân, đối với cộng đồng, trang bị
cho trẻ những kỹ năng lao động để tự mình trang trải cho cuộc sống của mình. Tuổi 18 là độ tuổi được công nhận công dân trưởng thành (thay vì 20 tuổi như hiện nay) và được quyền bỏ phiếu bầu cử, được phép uống rượu hút thuốc, kết hôn, lái xe..
Tuy nhiên, một mình tôi dù có cố gắng đến thế nào đi nữa, khả năng của tôi cũng chỉ có giới hạn. Vì thế, mỗi một gia đình chúng ta hãy thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi cách giáo dục con cái, nếu chúng ta không có những bước cải cách thực sự trong vấn đề này thì chắc chắn đất nước chúng ta sẽ
https://thuviensach.vn
không thể nào đi lên được. Nói cách khác, những người làm cha làm mẹ không tiên phong thay đổi thì đất nước sẽ chẳng bao giờ có thể đổi thay.
Đến đây, tôi có thể nói tôi đã hoàn tất nhiệm vụ nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, trong cuốn sách này tôi cũng đồng thời ghi lại những thất bại của mình, nếu những kinh nghiệm này có thể góp phần nhỏ nào đó trong công cuộc cho ra đời ''Những người Nhật biết cạnh tranh với thế giới" thì cũng xem như tôi đã hoàn thành một trong những nghĩa vụ
của một lão già dành trọn tình yêu cho đất nước này.
Trong những lời mào đầu, tôi đã tự đánh giá cách nuôi dạy con của tôi đạt mức điểm tối thiểu trong thang điểm chuẩn để đánh giá về cách nuôi dạy con cái, nhưng đến tận bây giờ tôi vẫn chưa biết mình được phía "đối phương" cho bao nhiêu điểm. Vì thế, lần này tôi rất muốn được nghe những ý kiến và cảm tưởng một cách thẳng thắn không kiêng dè của hai con trai tôi (nếu các con tôi đồng ý) về cách giáo dục con của tôi (khi không có mặt tôi ở đó).
Cuốn sách này được viết lần đầu tiên khi con trai cả Souki của tôi 21 tuổi, con trai thứ Hiroki của tôi 16 tuổi. Từ đó đến nay đã 15 năm trôi qua và hãy xem cả hai con trai tôi sẽ cảm nhận như thế nào khi các con ngoảnh đầu nhìn lại. Có thể những lời đánh giá ấy hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi và cho dù nó có chua xót đến thế nào đi chăng nữa tôi quyết sẽ không trốn tránh trách nhiệm của một người làm bố, sẵn lòng lắng nghe các con của mình nói. Quý vị độc
https://thuviensach.vn
giả cũng vậy, hãy nán lại đôi chút, đọc đến cuối cùng những lời tâm sự để hiểu hơn nữa về "Cách nuôi dạy con của gia đình Ohmae".
Lời cuối cùng cho trang viết này, dù những đứa trẻ của tôi ngày nay đã khôn lớn nhưng tôi vẫn không ngừng hy vọng rằng chỉ sau 10 năm, 20 năm nữa thôi, đất nước của chúng ta sẽ thật sự thay đổi.
Tháng 6 năm 2012
Ohmae Kenichi
https://thuviensach.vn
1.TÌNH YÊU ĐƯỢC ĐONG ĐẾM
BẰNG THỜI GIAN
Trong thâm tâm, cho dù bạn luôn tâm niệm vợ và các con của bạn quan trọng đối với bạn đến thế nào chăng nữa, nhưng mỗi khi bạn về nhà, vợ con bạn đã chìm vào giấc ngủ bạn cũng nên suy nghĩ về bản thân. Tình yêu của bạn dành cho gia đình như thế nào sẽ được thể hiện bằng chính thời gian bạn dành cho họ.
Hãy lên "Kế hoạch cả năm cho gia đình"
Câu chuyện của tôi xảy ra cách đây cũng 17, 18 năm rồi, hồi đó tôi đã vào làm ở công ty tư vấn McKinsey được 5 năm. Lúc ấy, con trai đầu của tôi vẫn chưa vào lớp 1. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho kỳ nghỉ hai tuần của gia đình ở
Hawaii. Thế nhưng, ngay trước ngày cả gia đình dự định cùng nhau đi nghỉ thì công ty xảy ra việc đột xuất nên tôi chỉ có 5 ngày nghỉ phép mà thôi.
Kể ra thì du lịch 5 ngày ở Hawaii cũng không đến nỗi gấp gáp vội vã cho lắm, nhưng đây lại là kỳ nghỉ đầu tiên trong suốt 5 năm tôi miệt mài làm việc. Vấn đề là ở chỗ ngay từ đầu tôi đã hào hứng nói với gia đình "Bố lấy phép nghỉ 2 tuần luôn rồi đấy nhé" vậy mà nửa chừng kế hoạch lại thay đổi do công việc đột xuất ở công ty, vì thế mọi người đều tỏ
vẻ bất bình, thậm chí các con còn giận luôn cả tôi nữa. Các
https://thuviensach.vn
con tôi than vãn "Ôi thôi chuyến đi mà không có bố đi cùng thì còn gì nữa, sốc quá sốc quá đi thôi". Đến lúc ấy, tôi mới nhận ra rằng, cho dù bản thân mình có nhiều công việc khác phải làm thì kế hoạch của cả gia đình mà chúng tôi đã bàn bạc cùng nhau ấy nhất định phải được thực hiện đến cùng.
Vào ngày đầu năm, chúng tôi thường lập ra kế hoạch cho gia đình trong suốt một năm ấy, chúng tôi sẽ lắng nghe nguyện vọng và dự định của hai con, rồi sắp xếp thời gian chơi đùa cùng con. Cho dù công việc của tôi ở công ty McKinsey có quá bận rộn, cho dù tồi có phải từ chối buổi hẹn gặp khách hàng, cho dù có bị ai đó phàn nàn trong công việc thì tôi vẫn muốn được thực hiện theo đúng những kế hoạch mà gia đình tôi đã cùng nhau đề ra.
Dạo này, các con của tôi cũng đã lớn hẳn rồi những dịp chúng tự đi chơi không có cha me đã nhiều hơn trước đây, nhưng ít nhất những chuyến đi biển hay lên núi trượt tuyết thì cả gia đình chúng tôi vẫn thường xuyên đi cùng nhau.
Vậy phân chia thời gian cho gia đình yêu thương như thế nào là đủ, như thế nào là hợp lý? Nếu chỉ nói với con "Bố xin lỗi, bố thương con mà" thì chưa đủ. Chưa đủ, nếu đêm đêm bạn trở về nhà khi tất cả các con của bạn đã ngủ say, chưa đủ, khi thời gian bạn trò chuyện làm bạn cùng gia đình quá ít.
Giai đoạn bận rộn cho sự nghiệp có lẽ là khi chúng ta bước vào độ tuổi 30, 40; nhưng nếu vì thế mà bạn thường xuyên vắng nhà và không có buổi trò chuyện nào cùng với
https://thuviensach.vn
các con, thì quãng đời của bạn khi về già, bạn chỉ còn ở lại với người bạn đời của mình mà thôi. Và như thế chính bạn chứ không ai khác đã tự bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời nhất trong đời để sống và trao yêu thương cho các con, cho cả gia đình của bạn.
Tinh yêu sâu sắc dành cho gia đình được thể hiện bằng cách bạn phân chia thời gian như thế nao cho gia đình, điều này tôi đã nhận ra từ khá sớm và ít ra trong 15, 16 năm nay điều này luôn luôn hiện rõ trong tâm trí tôi.
Hãy hẹn hò với bạn đời của mình mỗi tuần một lần
Hơn 10 năm trước chúng tôi tạm biệt Yokohama rời ngôi nhà mà chúng tôi đã từng quen thuộc trong một thời gian khá dài để chuyển đến sống ở Tokyo. Chuyển đến nơi ở mới, tôi có thể tiết kiệm thời gian đi làm 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Với 2 tiếng đồng hồ đó, tôi có thêm buổi sáng thong thả yên tĩnh để viết bản thảo và những buổi chiều về sớm để cùng ăn tối với vợ con. Cuối tuần, tôi thường cùng với vợ tôi - Ginny đi ra ngoài dùng bữa tối. Với tôi, dành ra một khoảng thời gian cho hai vợ chồng nói chuyện riêng mà không có con cái vây quanh là vô cùng quan trọng.
Gần đây, tôi thường hay nghe mọi người ca thán "Vợ chồng chúng tôi chẳng có thời gian nói chuyện với nhau gì cả". Tôi cho rằng ngay từ khi chúng ta còn trẻ, nếu chúng ta nỗ lực dành thời gian để bầu bạn với người bạn đời tuyệt vời nhất của mình, thì sẽ chẳng bao giờ phải mở miệng ra than phiền như thế.
https://thuviensach.vn
Vấn đề này không chỉ dừng lại trong giới hạn gia đình mà còn được nhắc đến trên phương diện cống hiến cho xã hội trong công việc. Điều quan trọng đây vẫn là vấn đề về thời gian, chứ nhất định không phải là vấn đề tiền bạc. Thử hỏi những người quản lý hay quan chức cấp cao trong một công ty đã sử dụng bao nhiêu thời gian của đời mình để cống hiến cho xã hội?
Ví dụ bạn làm kế toán, khi bạn tham gia hoạt động tình nguyện xã hội, bạn có thể vận dụng kiến thức về kế toán của mình vào việc hỗ trợ quản lý một bảo tàng vừa mới khai trương gần nhà. Hoặc nếu bạn là người chuyên về
marketing, bạn có thể đóng góp ý kiến làm thế nào để thu hút được người nghe khi tổ chức một buổi hòa nhạc cho dân cư trong khu vực. Hoặc vận dụng những mánh lới marketing vào việc lôi kéo khán giả trẻ tới xem biểu diễn nghệ thuật tuồng cổ tích xưa vốn được ít người quan tâm. Mỗi người đều có thể cống hiến cho xã hội theo cách riêng của mình. Một xã hội mà trong đó mọi người đều nghĩ rằng "Tôi đã làm việc và đóng thuế đầy đủ rồi”những việc khác hãy để người khác làm" thì không phải là một xã hội tốt đẹp.
Trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, công việc là 4 trách nhiệm lớn nhất của đời người, nếu thiếu bất kỳ một khía cạnh nào, chắc chắn bạn cũng sẽ mắt cân bằng và không thể trở thành người có ích. Biết phân bổ thời gian một cách hợp lý cho bốn yếu tố quan trọng này là điều mà tôi đã khắc cốt ghi tâm trong suốt 15 năm qua.
https://thuviensach.vn
2. NẤU ĂN CŨNG VẬY MÀ PHUƠNG PHÁP LAMAZE CŨNG THẾ
Vợ tôi đến Nhật năm 19 tuổi. Tiếng Nhật không biết nấu nướng cô ấy cũng không biết gì ngoài món trứng ốp la, vì thế tôi đã đi học nấu ăn để có thể chỉ lại cho vợ đồng thời cùng cô ấy học tiếng Nhật mỗi ngày.
Cùng vợ tham gia lớp sinh con không đau (phương pháp Lamaze)
Tôi đi du học tại MIT (Viện Công nghệ Massachusetts Mỹ), trở về nước năm 1970. Thời gian đầu, tôi làm việc tại một công ty sản xuất Nhật Bản. Trong suốt thời gian làm việc ở đó, tôi nổi tiếng là người không chịu làm thêm giờ.
Hết giờ làm việc lúc 4 giờ 45 phút, tôi lập tức đi đón vợ, cả hai ra bờ biển chơi khá lâu, ghé phòng tập gym tập một lúc, xông hơi cho mồ hôi ướt đẫm rồi cùng nhau về nhà. Hồi đó, 100 yên mua được bốn năm con cá Iwashi (cá mòi), hai đứa mang mớ cá về nhà, đem ra ban công nướng ăn.
Hồi đó, vợ tôi chỉ mới 19 tuổi vừa chân ướt chân ráo đến Nhật. Cô ấy nói tiếng Nhật chữ được chữ mất vất vả vô cùng nên tôi dành phần lớn thời gian để chỉ thêm cho cô ấy. Đầu tiên, tôi để cô ấy viết nhật ký mỗi ngày, đi làm về tôi tranh thủ sửa những lỗi sai và ôn tập lại vào ngày hôm sau. về khoản nội trợ, cô ấy thực sự chỉ biết mỗi món trứng ốp la,
https://thuviensach.vn
thế là không còn cách nào khác, tôi phải đi học nấu ăn để về chỉ lại cho cô ấy. Và như thế, không ai khác, chính tôi đã đảm nhiệm luôn vai trò thầy giáo dạy nấu ăn kiêm thầy dạy tiếng Nhật cho vợ.
Thế nhưng, khi nhắc lại những chuyện này thì vợ tôi lại hoàn toàn không nhớ. Cô ấy bảo vậy hả, có những chuyện như thế đã xảy ra à?, mà cũng đúng thôi, chuyện đã hơn 25 năm rồi còn gì.
Sau đó, tôi chuyển sang làm ở công ty McKinsey, công việc bận rộn hơn trước rất nhiêu, thời gian dành cho gia đình ít đi, nên có lẽ đây là thời gian mà vợ tôi vất vả nhất vì phải quán xuyên hầu hết mọi việc trong nhà.
Khi chúng tôi sinh con trai đầu lòng, tôi phải làm việc ở thành phố Sagamihara thuộc tỉnh Kanagawa, nhà xa nên tôi thường rời khỏi nhà vào thứ hai và về vào thứ sáu. Sau đó, tôi lại đến làm việc tại bang Texas ở Mỹ. Tuy một tháng tôi được về thăm nhà một lần nhưng đó là thời điểm con trai của chúng tôi vừa mới chào đời nên khỏi phải nói vợ tôi bận rộn như thế nào khi không có chồng bên cạnh. Suốt những năm đầu trong khoảng thời gian đó, chúng tôi không tài nào sắp xếp được kỳ nghỉ cho gia đình.
Nhưng dù có bận tối ngày thì khi vợ tôi sinh con, tôi cũng đã luôn túc trực bên cạnh cô ấy. Với trình độ y học phát triển như bây giờ, phương pháp chuyển dạ không đau Lamaze chắc không còn lạ gì với nhiều người, nhưng ở thời điểm bấy giờ đó là một phương pháp hoàn toàn mới.
https://thuviensach.vn
Trước khi sinh, vợ tôi nói "Đây là phương pháp sinh con rất phổ biến và được ưa chuộng tại các nước như Mỹ, Pháp, bởi nó tiếp thêm sức mạnh cho người mẹ, vì thế anh nhất định phải cùng em tìm hiểu phương pháp này". Thế là tôi cùng vợ tham gia khóa học về phương pháp Lamaze. Ở
lớp học đó chúng tôi được luyện tập cách "hít thở" lúc chuyển dạ sinh con.
Trong khóa học về phương pháp Lamaze lúc đó không có bất kỳ một người Nhật nào cả. Tất cả các học viên đều là những người nước ngoài đang Sinh sống tại Tokyo, hầu hết các mẹ bầu đến lớp học một mình mà không có chồng đi cùng Tôi nghĩ rằng hồi đó, hiếm có anh chồng nào sau giờ
làm lại đến đấy cùng vợ tập hít thở lăn lê bò toài như tôi thế này.
Nhất định phải ở bên cạnh vợ lúc vợ lâm bồn
Trước lúc vợ sinh, tôi đã đến Bệnh viện phụ sản Tokyo xin được ở bên cạnh lúc vợ tôi sinh con nhưng vị bác sĩ phụ trách đã một mực từ chối, bà ấy nói rằng: "ở đây chưa có tiền lệ nào như thế cả, đàn ông không được phép vào trong phòng sinh cùng vợ". Bà ấy đưa cho tôi quyển sách hướng dẫn sinh con bằng phương pháp Lamaze và bảo: "Đây này, vợ anh sẽ sinh con theo cách như thế này này, anh hãy đọc quyển sách này thử xem".
Nhưng tôi vẫn cứ tha thiết thuyết phục "Ở các nước khác, chuyện chồng vào phòng sinh cùng vợ là một điều vô
https://thuviensach.vn
cùng bình thường. Tôi thật lòng mong bệnh viện cũng sẽ đồng ý cho tôi vào cùng".
Lúc đó, có một vị bác sĩ khác bên cạnh, nghe thế cũng đã tán thành với ý kiến của tôi và bảo: Thôi cứ cho anh ấy vào". Vị bác sĩ phụ trách nghe vậy liền thay đổi thái độ, quay sang giải thích cho tôi rõ hơn về phương pháp Lamaze, rồi nói: "Thôi được, tôi đồng ý để anh cùng theo vợ vào phòng sinh, nhưng nhớ phải mặc đầy đủ quần áo tiệt trung theo quy định của bệnh viện nhé".
Sau đó bà ấy lại tiếp: "Tôi xem phim thấy ỏ châu Phi có anh chồng giả vờ lăn lộn dưới đất đau đớn khi vợ sinh con. Ở đây xung quanh anh còn có các bệnh nhân khác vì thế anh vui lòng đừng la hét làm phiền người khác nhé".
Người dân châu Phi quan niệm rằng khi vợ sinh con, nếu chồng lăn lộn bên cạnh giả bộ đau đớn thì cơn đau sẽ được san sẻ bớt từ vợ sang chồng. Vị bác sĩ ấy đã nghĩ tôi cũng sẽ làm điều tương tự như thế.
"Không đâu. Tôi chỉ muốn nắm lấy tay cô ấy mà thôi". "Ồ, anh này lạ nhỉ!".
Và đó cũng là lần đầu tiên Bệnh viện phụ sản Tokyo phá lệ, cho phép tôi được vào phòng sinh, cùng vợ vượt cạn.
Lần sinh con thứ hai, chúng tôi đến bệnh viện ở Yokohama, thành phố nơi tôi lớn lên. Bác sĩ phụ trách là người quen nên tôi đã nói trước để bác sĩ cho phép tôi cùng vào phòng sinh với vợ. Lần này, có kinh nghiệm hơn nên tôi
https://thuviensach.vn
đã chuẩn bị sẵn máy quay và ghi lại toàn bộ từ đầu đến cuối giây phút con trai thứ của chúng tôi chào đời. Sau này, khi con trai của tôi nhỡ có nói gì vô lễ, tôi sẽ cho con xem lại toàn bộ video này và nói: "Nhóc con, thế đây là gì hả?".
Và như thế, cả hai lần vợ vượt cạn tôi đều luôn có mặt, đó là tình yêu, sự quan tâm của tôi dành cho cô ấy để cô ấy không phiền muộn trong lòng.
Mấu chốt của sự cân bằng "4 trách nhiệm"
Khi vợ chồng thẳng thắn trao đổi ý kiến, nếu bạn cho rằng những lời cô ấy nói hoàn toàn đúng thì hãy nhiệt tình ủng hộ cô ấy. Tôi nghĩ vợ chồng nên nỗ lực làm thế nào để luôn có thể hiểu nhau và thông cảm cho nhau chứ không phải là sự "háo thắng".
Khi trong gia đình phát sinh vấn đề nào đó, trước hết hãy thử tìm hiểu nguyện vọng hoặc những điều trẻ muốn được thực hiện. Nói cách khác, hãy giải quyết bằng phương pháp thử "Khảo sát thị trường trước, nếu cảm thấy nguyện vọng của con là chính đáng thì hãy cùng con thực hiện nguyện vọng ấy.
Tôi biết có những người mặc dù rất hoạt bát năng nổ có năng lực trong công việc, nhưng khi về nhà thì không động tay động chân vào bất cứ công việc gì. Những người như thế là những người chỉ yêu chính bản thân mình, với tôi, họ có
tầm nhìn thật hạn hẹp.
https://thuviensach.vn
Con người chúng ta nếu không được phat triển và trưởng thành trong trạng thái cân bằng thì không thể có được một cuộc sống ấm êm hạnh phúc. Phải luôn có ý thức trách nhiệm đồng đều với cả bốn mặt sự nghiệp, gia đình, xã
hội và bản thân thi mới đạt trạng thái cân bằng. Đây cũng là những lời tâm huyết tôi muốn gửi gắm đến cả hai con trai yêu quý của tôi.
https://thuviensach.vn
3. CON TRAI, CON LÀ NGƯỜI BẠN
TỐT NHẤT CỦA BỐ
Lúc con còn nhỏ, hằng ngày cha cùng chơi đùa với con thì mai này cho dù con có lớn khôn, cha con chúng ta vẫn mãi mãi là những người hạn, đây là kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được. Tôi vẫn luôn chơi đùa cùng con mãi đến tận khi con trai tôi lên cấp ba.
Thật thú vị nếu gia đình cùng có chung sở thích
Ở nhà, tôi luôn bày trò chơi cùng các con ngay từ khi chúng còn bé tí. Vì thế, chúng tôi có nhiều sở thích giống nhau. Từ đó tôi nghiệm ra rằng: chi cần cha mẹ chơi chung với các con thì cả gia đinh sẽ có những sở thích tương đồng nhau.
Khoảng 10 năm trước đây, cả gia đình chúng tôi có chung một sở thích đi xe đạp. Chúng tôi thường đạp xe đến vùng đất khai hoang ở vịnh Tokyo, đi vòng quanh đảo Yume rồi đạp về. Hoặc cả nhà cùng chất bốn chiếc xe đạp lên ô tô, xuống ở khu Bảo tàn Hàng hải và cùng nhau rong ruổi đạp xe đi chơi suốt một ngày trời. Chúng tôi cũng thường đi chơi bằng cả giày trượt patin với nhau. Dù nằm ở Tokyo nhưng đảo Yume, vùng Jakushu hay khu vực Aomi đều là những nơi yên tĩnh, thanh bình, ít người qua lại nên rất thích hợp cho việc đi dã ngoại.
https://thuviensach.vn
Bốn người chúng tôi đã từng cùng đi "phượt" bằng xe máy ở vùng núi Tateshina, nhưng sau đó sợ gặp tai nạn nên vợ tôi chuyển sang tập đàn không đi nữa. Vì thế sau này chỉ còn lại ba cha con chúng tôi vẫn luôn hào hứng tham gia các chuyến phượt bằng xe máy. Thật ra thì ngay từ hồi học mẫu giáo, các con tôi đã chạy được mô tô mini (minibike), và vì chạy xe trong đường rừng nên chẳng cần bằng lái. Cứ thế
đến khi lớn lên, các con tôi cũng chuyển sang chạy được các loại mô tô thông thường khác một cách hết sức tự nhiên.
Con trai thứ của tôi bắt đầu trượt tuyết từ lúc còn rất bé. Hồi đầu, mới xỏ chân vào ván trượt con tôi đã khóc toáng cả lên, nhưng sau đó thì con làm quen rất nhanh. Nhớ nhất là lần đầu tiên khi con bắt đầu tập trượt, con đã hoảng hốt giật mình khi bất ngờ lao nhanh vun vút và không kiểm soát được tầm nhìn. Con không biết phanh lại ở những đoạn dốc nên đã đâm sầm vào gốc cây, tôi lại phải giúp con tháo ván trượt ra. Có lẽ những lần trượt đầu tiên khi chưa quen đã khiến con trai tôi thấy sợ, nhưng sau đó, tôi đã để mặc con tự xoay xở thì con lại nhanh chóng làm quen và trượt rất giỏi, chỉ vài năm sau đó con đã trượt giỏi hơn cả tôi. Con trai lớn của tôi cũng rất giỏi về môn trượt tuyết này.
Ngoài ra, cả nhà tôi ai cũng biết lặn biển. Vợ tôi nói "Anh để em lại một mình rồi đi đánh lẻ là không được đâu đấy", rồi cô ấy lập tức thi lấy bằng lặn biển. Con trai lớn của tôi cũng lấy được bằng ngay khi cháu đang học cấp hai. Con trai thứ của tôi đến năm lớp 10 dù chưa lấy bằng nhưng đã
https://thuviensach.vn
lặn được bằng cách vừa nhìn vừa bắt chước. Nhiều lúc chúng tôi vừa mới lặn xuống đến đáy biển thì đã thấy con trai tôi ngậm ống thở theo sát phía sau.
Với các con trai tôi, từ cấp hai trở về trước, cứ được nghỉ là đi chơi đâu đó cùng cả gia đình. Hoặc đôi khi chỉ đơn giản là cùng nhau đi câu cá hay cả nhà chụm đầu cùng chơi một trò gì đó trên máy tính. Và cứ thế, hầu như mọi việc chúng tôi đều thực hiện cùng nhau, nên đến tận bây giờ cũng không hết chuyện để nói. Các con cũng tâm sự với chúng tôi rằng chơi với cha mẹ còn vui hơn là chơi với các bạn cùng tuổi.
Chơi cùng con - liều thuốc hay chống lão hóa
Duy nhất có một trò chơi rất mới mà các con của tôi bắt đầu chơi trước, đó là trò đi patin 1 hàng bánh Hai vợ chòng tôi nhìn sơ qua thì cứ nghĩ nó giống môn trượt băng mà cả hai chung toi đêu rất thạo trước đó ’ thế nhưng khi nhìn thấy bọn trẻ chơi tôi mới biết là nó hoàn toàn không phải, nhất là đoạn điều khiển thê nào đê dưng lại. Cac con toi thường chơi ở bãi đỗ xe, trượt bắt chéo chân hoặc trượt lùi theo hình chữ s, tôi thì chỉ có thể đứng đó xem với vẻ thèm muốn mà thôi.
Vì trông nó có vẻ thú vị nên gần đây, khi đi công tác ở Mỹ tôi đã mua cho mình một đôi giày trượt hiệu Bauer với đầy đủ cả đò bảo hộ khuỷu tay và đầu gối. Thế nhưng, hôm ấy đi xe máy về gần đến nhà thì tôi đánh rơi và làm nó bị trầy xước khá nhiều. Bây giờ, tôi đang giấu nó trong tủ
https://thuviensach.vn
nhưng vẫn lo rằng một lúc nào đấy các con tôi lục tủ và phát hiện ra món đò này, chúng sẽ bảo: "Ôi bố già cũng chịu chơi nhỉ", rồi "thó" mất của tôi.
Đa số bạn bè, đồng nghiệp của tôi đều là những người làm công ăn lương điển hình, ai cũng bận rộn, nhắc đến thể thao thì cũng chỉ toàn chơi golf mà thôi, trong đó cũng có nhiều người đã già đến tuổi phải nghỉ ngơi. Vì thế các con chính là người bạn thân nhất của tôi. Tôi nghĩ rằng, chơi với các con, làm bạn cùng các con, đó chính là một phương thuốc hữu hiệu chống lão hóa tốt nhất cho mọi người.
Tuy vậy, dạo gần đây những chuyến đi chơi chung của cả gia đình cũng ít đi. Dịp gần đây nhất là khi con trai lớn của tôi thi được bằng lái tàu cháu rủ bạn gái và mời hai vợ chồng chúng tôi làm một chuyến du ngoạn đến tận vùng Misaki của tỉnh Kanagawa. Nhưng lúc ấy, con trai thứ của tôi lại viện lý do phải đi đâu đó với bạn trong hội máy tính và trốn không tham gia chuyến đi biển với cả gia đình.
Không hiểu sao con trai thứ của tôi lại vô cùng say mê máy tính, cả ngày con cứ ngồi mãi bên máy tính mà không chán. Nói thật từ trước đến nay, thằng bé luôn là người thầy đáng quý đã chỉ cho tôi rất nhiều thứ về máy tính. Nhưng cháu đã sang Mỹ từ mùa thu năm ngoái, nhà vắng con, tôi lại thấy lòng mình trống trải biết bao nhiêu.
https://thuviensach.vn
4. ÔNG BỐ NÓNG NẢY VÀ CẬU
CON TRAI NHIỆT THÀNH
Đối với những đứa trẻ, có một ông bố nóng nảy có lẽ là việc chẳng dễ chịu gì. Bọn trẻ nhà tôi khi trở về nhà sau một kỳ nghỉ đã nói rằng: "ước gì chúng ta có thêm kỳ nghỉ nữa mà không có bố đi cùng".
Khuyết điểm của ông bố như tôi
Bản thân tôi thấy mình là người hiếu thắng ai đưa cho tôi cái gì là tôi cũng phải giải quyết bằng hết, nói một cách hình ảnh nếu để sẵn đĩa thức ăn trước mặt tôi thì bao giờ tôi cũng vét sạch sẽ. Ngay cả hồi đi học cũng vậy, mỗi lần cô giáo bảo "Bài tập về nhà đây, làm đi nhé" là tôi về nhà cắm đầu cắm cổ làm một hơi hết bài tập rồi mới đi chơi.
Lên cấp ba, tranh thủ mấy ngày nghỉ tết, tôi mang sách toán ra đọc hết. Sau đó, nghĩ mình đã hiểu hết toàn bộ những điều viết trong sách, tôi không thèm đi học nữa, có chăng chỉ vác mặt đến trường vào những ngày có bài kiểm tra mà thôi. Kỳ nghỉ hè cũng vậy, tôi làm hết sạch tất cả các bài tập rồi sau đó chỉ có chơi thôi.
Tôi thì như thế nhưng con tôi lại hoàn toàn ngược lại, bao giờ cũng để nước đến chân mới nhảy. Chẳng hạn có 200 đề luyện tập toán, nếu là tôi thì tôi sẽ làm hết một lèo, nhưng
https://thuviensach.vn
các con tôi thì chỉ làm khoảng 3 đề đầu, rồi ngó thấy chúng tương tự các bài trước, thì sẽ ghi rằng 'Tương tự bài trên" và gấp sách lại không làm nữa. Kiểu học như vậy có một không hai, không giống ai cả.
Dù vậy, tôi khẳng định chắc chắn rằng thời còn đi học mình không phải là học sinh ưu tú. Ở trường thì cự cãi với bạn bè, về nhà thì nhấm nhằng với bố mẹ. Tôi đã ghét cái gì thì ghét cay ghét đắng nên tôi thường xuyên trốn học. Không chừng tôi bị liệt vào sổ đen và chẳng có trường nào muốn nhận một đứa học trò như tôi ấy chứ.
Những bài tập được giao trực tiếp thì tôi làm, nhưng giáo viên mà chỉ nhắc chung chung thì không bao giờ tôi nghe theo. Nếu cô nói "Em đừng đi học muộn đấy" là y như rằng hôm sau tôi đi muộn, hoặc cô nói "Lần sau em còn làm như thế nữa thi cô sẽ phạt đấy", nghĩ đằng nào cô cũng sẽ
phạt nên hôm sau tôi lại bày trò khác bằng cách buộc một xô nước lên trên cửa ra vào. Tôi là học sinh không dễ dàng chịu khuất phục như vậy đấy.
Với trẻ con, bạn càng nói "Không được!" chúng lại càng thích làm tới. Rút kinh nghiệm từ bản thân lúc nhỏ, nên khi có con, tôi không bao giờ bắt ép hoặc cấm cản các con. Vì tôi nghĩ rằng mọi ngườ trong gia đình đều bình đẳng, bất kỳ
thành viên nào cũng có cái tôi mạnh mẽ và điều đó cần được tôn trọng.
Theo như mọi người nhận xét thì đấy cũng chính là khuyết điểm của tôi. Đành rằng việc đối xử công bằng với
https://thuviensach.vn
tất cả mọi người là điều tốt, nhưng như thế lại vô tình đánh đồng năng lực của mọi người ai cũng như mình. Nói một cách khác, tôi luôn đòi hỏi và yêu cầu cao ở tất cả mọi người.
Tôi đánh giá người của hiệp hội Duy Tân hay người của công ty McKinsey ai cũng giống như tôi. Tôi cho rằng người mới vào làm hôm trước cũng giống như người đã làm 10 năm. Vì thế người làm 10 năm cằn nhằn tôi "Anh lúc nào cũng phàn nàn", còn người mới chân ướt chân ráo vào làm khi bị tôi mắng thì phản bác lại "Tôi mới vào làm sao đã biết
được"
Cuốn sách đầu tay được tôi viết như thế nào?
Nói thế nào thì sự nghiêm khắc của tôi đối với những nhân viên mới cũng dựa trên những kinh nghiệm của chính bản thân tôi.
Ký ức trong tôi về những ngày mới bước chân vào công ty McKinsey đó là những tháng ngày khó khăn vất vả. Làm 9 năm ở lĩnh vực năng lượng hạt nhân, khi bước vào McKinsey - một lĩnh vực hoàn toàn khác, tôi phải nỗ lực hết sức mình để theo kịp công việc. Tôi làm việc suốt đêm, suốt cả những ngày nghỉ cuối tuần.
Tuy nhiên, với bản tính luôn cố hết sức mình trong lĩnh vực đang phải đối mặt, tôi tìm tòi đọc hết tất cả những tài liệu, báo cáo của McKinsey. Vì thế, chỉ trong vòng một năm, tôi đã hiểu về công ty cặn kẽ hơn cả những người đã vào làm trước đó.
https://thuviensach.vn
Nhờ những gì học được trong một năm này, tôi đã viết cuốn sách "Tham mưu cho các doanh nghiệp khi vừa tròn 30 tuổi và thật bất ngờ khi nó trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất. Chữ "Kinh" trong "Kinh doanh" đối với tôi của một năm trước đó, còn chưa hiện rõ hình, vậy mà chi trong vòng một năm miệt mài học tập, nó đã chắp cánh cho
tôi, chấp bút cùng tôi viết nên cuốn sách này.
Làm tư vấn viên có nghĩa là từ khi bạn bước vào làm cho đến cuối đời ba chữ này vẫn đi theo bạn. Vì thế nên trước đây tôi luôn nghĩ rằng nghề này chẳn đem lại thành tựu cũng như địa vị gì đáng kể. Tuy nhiên, trong hệ thống của McKinsey có các thứ bậc như "Chủ nhiệm" (Cổ đông), "Giám đốc" (Cổ đông cấp cao). Trong lịch sử của hệ thống McKinsey trên toàn thế giới, hiện tại chỉ có tôi và Henzler - môt lãnh đạo người Đức là hai người đạt đến vị trí cấp cao này trong thời gian ngắn nhất.
Tôi đã trở thành giám đốc chi nhánh công ty ở Nhật đầu tiên sau hàng loạt những giám đốc người Mỹ và trở thành thành viên của hội đồng quản trị vào năm 1979. Thường thì sẽ mất tầm khoảng từ 15 -16 năm để trở thành thành viên của hội đồng quản trị nhưng tôi chỉ mất vỏn vẹn 6 năm.
Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
Tính tôi hễ được giao việc gì cần làm là tôi dứt khoát phải làm ngay. Tính cách này từ nhỏ đến lớn không hề thay đổi, nên dù đến ngần này tuổi, tôi vẫn luôn như một học
https://thuviensach.vn
sinh chăm chỉ nghiêm túc, năm nào cũng tự đặt cho mình một hai đề tài nào đó mà minh nên học và nghiên cứu nó một cách thâu đáo
Con trai tôi cũng có cái tôi rất mạnh nhưng đứng trước những tình huống mang tính thử thách thì chúng lại không mấy quan tâm. Chúng khác tôi là chỉ quan tâm đến những gì chúng thích và muốn làm, đặc biệt chúng dành hầu hết thời gian và đam mê cho máy tính hay game. Tôi nghĩ, trong ký ức của chúng, thật không dễ chịu tí nào khi có một người bố như tôi.
Ngay cả khi đi nghỉ mát cùng nhau, vừa đến nơi, ngay lập tức tôi thúc giục mọi người ra đi ca nô, rồi ngày tiếp theo thì đi lướt ván tốc độ, tiếp nữa là câu cá... cứ thế tôi quyết định hết tất cả kế hoạch đi đâu làm gì của cả nhà. Đi trượt tuyết thì cũng mải miết trượt suốt từ sáng đến tối. Kết thúc kỳ nghỉ, ai nấy đều mệt rũ cả ra, các con tôi càu nhàu "Chúng con muốn có thêm một kỳ nghỉ nữa, nhưng bố nhất định không được đi cùng".
Mà không chỉ các con tôi nghĩ vậy, ngay cả bạn bè, người thân, những ai đi cùng chúng tôi trong kỳ nghỉ cũng có chung tâm trạng ấy. Nhiều khi bọn trẻ nói với tôi "Giữa chừng cũng phải nghỉ một hôm chứ ạ" hoặc "Hôm nay chúng con muốn nghỉ ngơi nên bố cứ đi một mình đi ạ".
https://thuviensach.vn
5. HỌC THUỘC LÒNG THÌ CHẲNG KHÁC Gì TÊN NGỐC
Trước giờ chúng ta luôn cố gắng học thuộc lòng càng nhiều càng tốt. Nhưng sẽ thật phí sức biết bao nhiêu khi não bộ của con người không thể cạnh tranh với bộ nhớ của máy tính.
Nổi giận khi nhìn vào bài tập về nhà của con
Nhìn vào bọn trẻ, tôi cảm nhận được bây giờ là một thời đại tuyệt vời. Trước đây, chúng tôi phải luôn nỗ lực, cố gắng ghi nhớ những kiến thức có ích càng nhiều càng tốt. Nhưng ngày nay với sự phát triển của máy tính, việc học thuộc lòng đã không còn cần thiết nữa. Có rất nhiều thứ
chúng ta cần phải ghi nhớ, nhưng cũng có vô vàn thứ không cần phải học thuộc lòng nữa.
Ví dụ, nếu tôi sử dụng máy tính được nối mạng, trong trường hợp tôi không biết về một vấn đề gì đó, chỉ can nhập từ khóa vào máy tính, ngay lập tức tôi có câu trả lời. Những chữ Hán bạn chỉ nhớ mang máng, bạn có thể tra và hiểu nó
ngay lập tức. Hay khi bạn cần đánh vần tiếng Anh, bạn cũng chỉ cần nhấn nút kiểm tra chính tả, máy tính sẽ kiểm tra toàn bộ cho bạn.
Như vậy ở thời đại ngày nay, chúng ta không cần thiết phải nhớ hết tất cả mọi thứ. Chẳng hạn với bốn phép tính
https://thuviensach.vn
cộng trừ nhân chia, chúng ta chỉ cần nhớ thao tác để mở phần mềm bảng tính, nó sẽ tự động tính toán tất cả cho chúng ta. Và với đà này, chỉ cần 5 năm nữa thôi, học sinh bậc phổ thông trung học sẽ mang máy tính đến trường và không cần phải ghi chép gì nữa.
Thời đại đã thay đổi nhưng giáo dục trường học vẫn đơn thuần bắt bọn trẻ phải học thuộc lòng, lặp đi lặp lại một cách chính xác các phép tính đơn giản.
Nhìn vào bài tập về nhà của bọn trẻ, tôi đã phát hoảng và muốn nổi điên lên. Tôi nói với các con "Thôi bỏ bài tập đi, đừng làm nữa, xem máy tính và chơi game trên tivi đi". Kỳ nghỉ hè, các con mang về một xấp bài tập mà bài nào cũng na ná nhau chỉ khác con số và trìnhtự phép tính, tôi nghĩ nhà trường bắt bọn trẻ làm hết 200 bài tập thế này thì giống đang "huấn luyện" chứ không phải hướng đến mục tiêu cần thiết của "giáo dục".
Càng là thiên tài ở trường học thì càng nguy hiểm trong tương lai
Giờ tôi vẫn có thói quen liếc qua các đề thi đại học đăng trên báo hằng năm, cứ mỗi lần đọc, tôi lại mong muốn được một lần nhìn thấy gương mặt những ông thầy bà cô đã nghĩ ra cái đề này. Tôi thật sự rất lấy làm "ngưỡng mộ" khi nội dung của đề thi Toán hay Tiếng Anh toàn là những câu tầm phào vô vị, không có tính thực tế. Tôi lo cho những thí sinh làm được hết chỗ đề thi kỳ cục đó mà không sai một câu
https://thuviensach.vn
nào, liệu rằng 10 năm sau, các em có thể trở thành những con người có ích cho xã hội hay không.
Với kiểu đào tạo như thế này thì lớp trẻ của chúng ta chắc chắn sẽ bị tụt lại trong dòng chảy của thời đại mới. Thật ra, khi gặp dạng bài tập như thế này thì việc sử dụng máy tính để giải quyết là hiệu quả nhất. Bọn trẻ chỉ cần làm 3 phép tính đầu tiên, sau khi đã hiểu cách giải rồi thì những phép còn lại không cần phải làm nữa, cứ đặt cho máy thực hiện hàng loạt.
Vì vậy, những gì máy tính làm được hãy để máy làm, bởi sẽ thật là lãng phí công sức nếu con người cứ muốn tranh phần với máy tính. Không những thế, những người làm những phần việc vô ích đó sẽ có những ảo tưởng về
năng lực bản thân và ngày càng khó tiếp thu những kiến thức mới. Họ không biết những kiến thức mà ngày đêm họ cố gắng học thuộc lòng đó sẽ không đem lại lợi ích gì cho họ, vì thế khi bước ra ngoài xã hội, một lúc nào đó họ sẽ trở thành những người lười phấn đấu. Nhiều người mặc dù có bảng thành tích học tập rất tốt, nhưng khi bước chân ra ngoài xã hội họ lại là những người nhanh chóng bị vấp ngã bởi vì họ luôn cho rằng "Ta giỏi hơn người" và không chịu nỗ lực học hỏi thêm.
Mùa hè tham gia hoạt động tình nguyện sẽ tốt hơn làm những bài tập toán khô khốc
Giáo dục Nhật Bản từ trước đến nay luôn chú trọng những việc đào tạo tri thức. Vì thế nếu hỏi điều gì còn
https://thuviensach.vn
khuyết thiếu ở người Nhật, thì câu trả lời sẽ là "Tinh thần thiện nguyện", hay còn gọi là sự quan tâm đến người khác.
Chỉ lo nhồi nhét kiến thức vào đầu, chỉ chăm chăm đến thành tích cá nhân, có thể bắt gặp những suy nghĩ này ở mọi lúc mọi nơi. Có thể nói giáo dục Nhật Bản chỉ đặt kiến thức lên hàng đầu, ngoài ra không còn chú trọng đến vấn đề nào khác nữa.
Để có thể bồi dưỡng đạo đức và lòng yêu thương con người, tôi nghĩ rằng chúng ta nên cho trẻ cọ xát nhiều với thực tế. Ví dụ trong kỳ nghỉ hè, thay vì phải ngồi vật lộn với các phép tính khô khan, hãy cho trẻ tham gia các hoạt động tình nguyện ở các nhà dưỡng lão như thu dọn bàn ăn, rửa bát đĩa hay thay ga trải giường. Những va vấp thực tế là hành trang quý báu khi trẻ lớn lên. Hoặc bạn cũng có thể cho trẻ tham gia các hoạt động công ích như quét dọn đường phố. Làm như vậy lũ trẻ sẽ hiểu nếu là người vô ý thức sẽ gây phiền toái cho người khác như thế nào.
Hôm trước, trên đường đến bán đảo Miura, tôi nhìn thấy một cánh tay thoải mái vung lên vứt toẹt một chiếc hộp đựng thức ăn nhanh từ cửa sổ chiếc xe 2 cầu(*) chạy phía trước. Chiếc hộp to lăn lông lốc rồi nằm dựng đứng trên đường phố sạch đẹp. Ném có kỹ thuật như thế khiến tôi rất ấn tượng, phải tôi thì tôi không dám có hành động đó, nhưng với giới trẻ, đó lại là một hành động rất bình thường.
(*) Xe 2 cầu: Là dòng xe đắt tiền, có cấu tạo truyền động 4 bánh thường dùng để chạy địa hình.
https://thuviensach.vn
Ngày nay, con người đã được giải phóng khỏi việc phải ghi nhớ tất cả mọi thứ, có lẽ vì thế những vấn đề mang tính xã hội khác lại ngày càng trở nên nghiêm trọng và cần được giải quyết hơn.
Để thế giới này vận hành trơn tru, con người không chỉ cố gắng giảm thiểu tối đa mọi chi phí mà mỗi cá nhân cần tự mình nâng cao tinh thần trách nhiệm. Đó là trách nhiệm với một Tổ quốc không có tài nguyên phong phú, trách nhiệm giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp,...
Chẳng hạn nguyên nhân khiến chúng ta phải nộp thuế cao là do ai cũng thờ ơ bàng quan với những công trình công cộng và dịch vụ đi kèm. Nếu con người cùng nhau chung tay giữ gìn làm sạch đẹp thành phố quê hưong mình thì tất nhiên tiền thuế nhờ thế cũng sẽ được giảm xuống. Hay giảm thiểu việc đào bới đường sá bung bét ngổn ngang để lắp đường ống nước, ống dẫn ga, đường điện, đường nước thải lại thì chi phí công ích cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên dạy cho trẻ biết xã hội này vận hành như thế nào và tiền thì được chi vào những đâu. Và nếu tuần nào cũng cho trẻ tham gia vào các hoạt động công ích thì cũng học được nhiều điều từ chính nhưng việc đó. Những hỉnh thức giáo dục gắn kết với cộng đồng như thế này chỉ mình tôi nỗ lực áp dụng nhiều hơn đến bao nhiêu lần đi nữa vẫn chưa đủ, mà cần phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.
https://thuviensach.vn
Hãy nhìn vào mức độ ô nhiễm ở các bờ biển của Nhật Bản hiện tại, thật không thể hiểu nổi tại sao ô nhiễm đến thế mà đất nước này cũng được gọi là một đất nước văn minh. Bên cạnh đó những hoạt động xây dựng công trình công cộng cũng góp phần phá hủy đất nước Nhật Bản vẫn đang được tiếp diễn và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhìn vào những công trình được bê tông hóa, những chiếc xe ủi đất đang ngày đêm phá hủy môi trường, tôi cảm thấy người dân Nhật sống rất thờ ơ vô cảm, lúc nào cũng chỉ biết đến "tiền", "tiền" và "tiền".
Là con dân của đất nước này, chúng ta không được quên tầm quan trọng của giáo dục con người. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta đã ý thức được điều đó rồi, việc cải tổ cũng cần một thời gian dài mới có thể hoàn thiện được.
https://thuviensach.vn
6. HÃY CHO CON TRẺ CHƠI GAME
THAY VÌ HỌC
Tôi đã nói với các con trai của tôi rằng "Thôi thay vì học, con hãy chơi game đi", vì chơi game là một dạng tư duy mang tính thực tiễn mà trường học không bao giờ dạy cho con bạn.
Tại sao tôi quan tâm đến "SimCity"?
Gần đây con tôi hướng dẫn cho tôi về video game (game chơi bằng hệ máy riêng, kết nối và hiển thị trên màn hình tivi). Tuy tôi không giỏi trong thể loại này nhưng qua quá trình quan sát bọn trẻ chơi, nó đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi.
Nhà tôi có tất cả các hệ máy, từ Super Famicon của Nintendo đến dòng Playstation của Sony. Các thiết bị điều khiển như cần điều khiển (joystick) hay tay cầm (controller) cũng đủ các chủng loại.
Rất nhiều bậc phụ huynh luôn phàn nàn với con mình "Đừng chơi game nữa, đi học đi", nhưng tôi thì ngược lại, "Thà con chơi game còn hơn là ngồi học”. Chơi game sẽ giúp trẻ có cách tư duy hoàn toàn ngược lại với cách tư duy mà giáo dục trường học mang lại. Từ đó cho thấy cho trẻ chơi game thờ xuyên thì có lẽ ít nhiều sẽ cản lại được sự tàn phá
tế bào não do giáo dục trường học gây ra.
https://thuviensach.vn
Trong tất cả các trò chơi mà tôi biết từ trước đến nay, tôi ấn tượng nhất với trò "SimCity". Trong đó người chơi sẽ trở thành thị trưởng và điều hành một thành phố. Bạn muốn sử dụng ngân sách thuế như thế nào cũng được, nhưng vì nó chỉ có hạn nên bạn sẽ phải vận dụng hết khả năng của mình để xây dựng một thành phố tốt nhất có thể. Nếu sử dụng ngân sách một cách lãng phí thì tội phạm sẽ gia tăng. Tương tự, nếu phát triển quá mức thì ngược lại sẽ nảy sinh các vấn đề về xã hội. Tôi cho rằng "SimCity" là một trò chơi mang lại cách tư duy hiệu quả, có tính thực tiễn rất cao và có thể làm thay đổi tư tưởng vô trách nhiệm, cái gì cũng đòi hỏi, hay yêu cầu, hay phàn nàn đã và đang tồn tại ở người Nhật ngày nay.
Tiếng Anh có từ "trade-off" (đánh đổi, thỏa hiệp) để diễn tả cách tư duy này, nói cách khác làm sao để biết cách đã chọn cái này thì phải từ bỏ cái kia chính là điểm nhấn của trò chơi này. Hơn một nửa vấn đề của xã hội đó là "trade
off". Phải đối mặt với những vấn đề này như thế nào, chỉ cần bạn chơi đi chơi lại nó, bạn sẽ tìm ra được hướng giải quyết riêng cho mình.
Hãy dành thời gian nói chuyện với con thay vì để phân tích chứng khoán
Khi hai con đang say sưa chơi game, thay vì nói "Đừng chơi nữa", thì tôi lại bảo "Cho bố chơi cùng nhé", rồi đứng gần lại và quan sát những gì đang diễn ra. Đợi khi không có
https://thuviensach.vn
mặt bọn trẻ, tôi cũng thử ngồi xuống chơi thì hiểu ra được lối tư duy cũng như suy nghĩ của các con về trò chơi này.
Có lần, khi thấy con trai thứ chơi game, tôi đã nói "Dạo này bố thấy con chơi game hơi nhiều đấy , vậy là thằng bé phản bác "Bố nên công nhận giá trị xã hội mà game mang lại đi ạ. Chăm chơi game con biết được nhiều thứ có ích hơn là học ở trường đây bố ạ". Đó là câu trả lời của con khi chúng tôi đang cùng ngồi ở bàn ăn vào một buôi sáng nọ.
Có lần, tôi lo lắng hỏi "Này gần đâysao bố không thấy con ra vào mấy quán điện tử nữa vậy?”, thì nó trả lời tôi "Bố ơi là bố, thời đại này không ai gọi chỗ đấy là 'Quán điện tử' nữa mà người ta đổi sang gọi là 'Trung tâm giải trí' rồi bố ạ”. Theo lời con trai tôi, thì các trung tâm giải trí game này
không cấm thanh thiếu niên vào như các sòng bài pachinko và cũng nhờ thế mà bạo lực học đường đã giảm hẳn.
Với những trò như "Street Fighter", "Virtual Fighter", những suy nghĩ bạo lực sẽ được giải tỏa thông qua việc đánh bại đối thủ trong game bằng môn võ đối kháng đường phố. Việc chiến đấu trên game với anh bạn không quen biết ngồi máy bên cạnh sẽ làm tiêu tan ý muốn bắt nạt bạn bè cùng trường.
Đây cũng là một cách để giải tỏa những căng thẳng của con người, nếu tại trung tâm giải trí game bạn có thể làm những việc không thể làm ở trường học thì vấn nạn bạo lực học đường, hành vi muốn gây gổ đánh nhau cũng giảm đi, hiện tượng ức chế trầm cảm sẽ bớt dần. Như thế chơi game
https://thuviensach.vn
là một hoạt động tốt, góp phần cân bằng xã hội - con trai tôi đã nói với tôi như thế.
Nghe con nhận xét như vậy, tôi nhanh chóng tìm hiểu và bắt tay vào viết cuốn "Ý nghĩa xã hội của game". Cứ như thế, tôi đã học được rất nhiều thứ từ những câu chuyện nhỏ của các con.
Chơi game còn đem lại cho con tôi một trực giác vô cùng nhạy bén. Có những khi, tôi thấy mấy cha con tôi ngồi lại với nhau cùng trao đổi về game và những vấn đề liên quan còn thú vị hơn ngồi một mình phân tích thị trường chứng khoán.
Thời đại cha mẹ học từ con cái
Tôi rút ra được điều đó ngay từ chính hai con của tôi, quả thực đây là thời đại bố mẹ không chỉ dạy mà còn học được từ con cái rất nhiều điều trong cuộc sống. Ở thời đại mang tính kế thừa, những người đi trước chắc chắn là những người có kinh nghiệm phong phú và những kinh nghiệm đó tiếp tục được truyền lại cho đời sau. Tuy nhiên, thời đại ngày nay rõ ràng là thời đại của khoa học kỹ thuật không mang tính kế thừa. Sự không kế thừa này không chỉ đơn thuần về mặt khoa học kỹ thuật mà còn trở thành một vấn đề quan trọng đến mức có thể thay đổi cả thế giới quan của con người.
Trong thời kỳ hiện đại ngày nay, những người có đầu óc bảo thủ chắc chắn sẽ không còn phù hợp với xu thế phát
https://thuviensach.vn
triển. Điều những người đó nên làm là quên đi những điều họ đã được học trước đó và tiếp thu những cái mới bằng một tinh thần cầu thị chân thành.
https://thuviensach.vn
7. ĐỜI NGƯỜI LÀ MỘT "FINAL FANTASY"(*)
Dẫu đây có là suy nghĩ của số ít đi chăng nữa thì qua những gì mà tôi đã được tận mắt chứng kiến tôi vẫn khẳng định rằng đời người là một Final Fantasy. Bởi vì trên thực tế, khi bạn bước lên từng nấc thang của cuộc đời, thì với mỗi nấc thang tương ứng sẽ mở ra một vện mệnh hoàn toàn mới.
"Thang điểm tiêu chuẩn" sẽ làm thui chột năng lực của con bạn
Trong các game đã biết, tôi thích "Final Fantasy". Tại sao ư? Bởi, mỗi màn chơi trong trò này lại mở ra một số phận hoàn toàn khác.
Cho tới tận bây giờ khi chơi trò này tôi vẫn còn khá lúng túng, mỗi lần chuyển màn một vận mệnh mới lại được mở ra, khi chuyển sang màn chơi khác một số phận mới lại xuất hiện. Có thể nói, điều này rất sát với thực tế cuộc sống. Không được phép từ bỏ, bởi nếu bạn vượt qua được mỗi nấc thang của cuộc đời mình, chúng sẽ dẫn bạn đến con đường của những hi vọng mới.
Ngay từ đầu, thành tích của bạn ở trường học, hay việc bạn ngoan ngoãn nghe lời thầy cô, hay nhà bạn giàu có... tất
(*) Final Fantasy là một tựa game nhập vai rất nổi tiếng của Nhật.
https://thuviensach.vn
cả đều không can hệ gì đến số phận của bạn cả. Số phận của bạn có thể thay đổi trong tích tắc tùy vào những sự kiện xảy ra không báo trước trong cuộc đời bạn.
Tuy nhiên, hiện nay giáo dục nhà trường đang "cố gắng" cắt bỏ phần khác biệt trong khả năng riêng của từng đứa trẻ ngay từ khi các cháu còn rất nhỏ bằng "Thang điểm tiêu chuẩn". Nói một cách khác, giáo dục Nhật Bản đã gạt bỏ
những khả năng vô hạn sẽ thay đổi qua từng chặng đường đời của mỗi cá thể, mà sử dụng "Thang điểm tiêu chuẩn" để áp đặt cho lũ trẻ rằng "Chỗ này là chỗ phù hợp với khả năng của con".
Đây quả thật là một chế độ giáo dục áp đặt, áp đặt giá trị quan của mỗi người đối với cuộc đời ngay từ khi học tiểu học. Nếu cứ ngoan ngoãn nghe theo sự sắp đặt đó, sẽ không bao giờ có những người biết phấn đấu, cũng chẳng có một
đất nước biết vươn lên.
Tuy nhiên, việc thực hiện xếp loại theo "Thang điểm tiêu chuẩn" qua 2 hay 3 bài kiểm tra mỗi năm ngay từ bậc tiểu học đã khiến bọn trẻ chỉ còn một lựa chọn hoặc chấp nhận, hoặc phản kháng lại sự áp đặt đó. Những học sinh ngoan ngoãn tuân theo thì sẽ đỗ vào Đại học Tokyo, ra trường vào làm ở Bộ Tài chính. Hoặc giả, năng lực có hạn chỉ vào được mấy trường hạng trung thì các em cũng vẫn sống vui vẻ an phận, một năm lấy phép đôi ba lần đi du lịch và tự
thỏa mãn với cuộc sống trong căn nhà chật hẹp của mình.
https://thuviensach.vn
Những học sinh phản kháng lại sự áp đặt sẽ gia nhập vào các nhóm đua xe tốc độ, sẽ ca thán "Trường học là cái quái gì mà chán thế". Rồi bằng cách nào đó các em vẫn tốt nghiệp ra trường, vẫn tiếp tục sống và nhìn đời bằng con mắt lệch lạc, giết thời gian bằng mấy tờ báo thể thao hoặc sa vào cờ bạc, gặp một cô gái dễ thương hợp nhãn nào đó rồi cưới.
Cứ như vậy, ngày nay trên đất nước Nhật tồn tại hai thái cực đối kháng với việc học hanh, cả hai nhóm ấy đều không thể cùng nhau chung tay góp sức xây dựng nên một xã hội, một đất nước tốt đẹp hơn được.
Không ai biết khả năng của con người sẽ được bộc lộ ở đâu và vào lúc nào
Chính những học sinh ưu tú lại là những người dẫn dắt nền kinh tế - chính trị nước Nhật rơi vào tình trạng lung lay tan vỡ. Ngày nay tiếng nói đòi thay thế, đòi tự mình làm chủ không còn nữa bởi người dân đã mất hết kiên nhẫn, mất hết lòng tin vào chính trị, nỗi thờ ơ, vô cảm tiếp tục kéo dài.
Chính cách giáo dục con trẻ trong nhà trường đã sản sinh ra thái độ bàng quan, hờ hững của người Nhật ngày nay. Và điều đó chẳng khác gì chiếc van an toàn có tác dụng
https://thuviensach.vn
ngăn không để xảy ra những sự kiện như Đại giảng đường Yasudar(*)) trước đó.
Vậy thì cuộc đời của mỗi người sẽ ra sao? Giá trị bản thân của mỗi người từ bé đã bị áp đặt bằng "Thang điểm tiêu chuẩn", riêng điểm này cần được thay đổi càng sớm càng tốt. Bởi năng lực của con người không phải là thứ có thể đánh giá một cách đơn giản được. Có những đứa trẻ, thành tích ở
trường rất tồi nhưng lại có khả năng đặc biệt trong lĩnh vực khác. Con người không chỉ hoặc tốt hoặc xấu cả, và ai cũng mang trong mình rất nhiều khả năng khác nhau, vấn đề là tài năng ấy, khả năng ấy sẽ được bộc lộ ra vào lúc nào và ở
đâu mà thôi.
Có những người chỉ tiếp thu kiến thức thông sách báo mà còn nói hay hơn cả những nhà phân tích kinh tế bằng cấp đầy mình. Một lần đi taxi, tôi có dịp được nói chuyện với một anh tài xế am hiểu, biết cách phân tích đánh giá rất logic và thuyết phục hơn cả những tờ báo uy tín hàng đầu về tình hình chính trị hiện hành của Nhật. Từ những chuyện như vậy, tôi nhận ra rằng việc áp đặt giá trị của một con người
(*) Sự kiện Đại giảng đường Yasuda: Tháng 1/1969, sinh viên Đại học Tokyo tập hợp gây bạo động đòi quyền dân chủ, họ chiem giữ và cố thủ trong đại giảng đường Yasuda thuộc khuon vien Đại học Tokyo. Sau đó, chính quyền phải điều 8.500 cảnh sát đến trấn áp. Đây được coi là sự kiện mở đầu cho cái kết của kỷ nguyên bạo học đường tại Nhật Bản.
https://thuviensach.vn
chỉ thông qua thời kỳ anh ta cắp sách đến trường là một kiểu đánh giá vô cùng lệch lạc.
Tóm lại, tôi cực lực phản đối cách đánh giá con người qua kết quả những bài kiểm tra trong trường học. Thầy cô giáo và bố mẹ luôn miệng nói với các con "Bây giờ mà không chịu học thì sau này khổ lắm. Những gì các con học bây giờ
sẽ là tương lai của các con mai sau". Tuy nhiên, tôi cho rằng đó là những suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Giả sử, nếu bây giờ các con của bạn chưa thật sự muốn đi học, bạn hãy thử khuyên cháu thế này xem sao: “Con cứ đi du lịch đây đó khoảng 1 năm xem. Ở Nhật bây giờ cũng không chết đói được đâu, nên bố mẹ nghĩ hay con cứ xin vào làm bán thời gian ở mấy cửa hàng thức ăn nhanh, vừa làm vừa đi vòng quanh đất nước cũng ổn đấy. Sau đó, nếu thấy muốn học tiếp thì quay trở về".
Có thể khi nghe những điều này bạn sẽ cảm thấy hơi ngỡ ngàng, nhưng tôi cho rằng đây là cách sống đúng đắn cho sau này. Bởi lẽ, thật ra cũng không cố ông bố bà mẹ nào có thể biết trước được tương lai của chính mình hay của con mình cả.
Học trường đỉnh, làm chỗ tốt không có nghĩa cuộc đời sẽ hạnh phúc
Ví dụ, năm ngoái có 6 người trúng cổ phiếu chứng khoán thu về khoảng 60 tỷ yên mỗi người. Cả 6 người này đều có một thời tuổi trẻ cơ cực. Trông họ cũng không có gì nổi bật, phong thái rất bình thường, cũng không phải là mẫu
https://thuviensach.vn
người cuốn hút, không xuất thân từ trường học danh giá, không hề làm việc ở một công ty nổi tiếng. Thế nhưng đấy lại trở thành những điều may mắn đối với họ.
Mùa hè năm ngoái, tôi đi nghỉ khoảng 1 tuần ở Cairns, Úc. Trong số những du khách Nhật tôi gặp ở đó, hầu hết những người ở trên 3 ngày 2 đêm là dân kinh doanh hoặc dân làm nghề tự do, chẳng thấy ai là dân văn phòng cả. Dân văn phòng dẫn cả gia đình đi du lịch thì lại càng rất hiếm.
Sau đấy, tôi có gặp một đoàn khách ở đó, hỏi ra mới biết họ là những nhân viên ưu tú được cử đi công tác kết hợp nghỉ mát. Nhưng thật tình mà nói đi một nhóm toàn nam giới chẳng phù hợp gì với một nơi nghỉ dưỡng như thế này hết. Ngoài ra, trong tất cả những người Nhật đang đi du lịch ở đó không có một ai đến từ các công ty nổi tiếng như Toyota cả. Toyota, Nissan, Toshiba, Hitachi là các tập đoàn
rất nổi tiếng nhưng một khi đã vào làm việc ở một trong những nơi ấy thì suốt ngày các bạn chỉ có thể nghĩ đến thành tích, thành tích, mãi đến khi về hưu may ra bạn mới có được ngày nghỉ dài dành cho riêng mình. Bên cạnh đó, tình hình xã hội bây giờ đã thay đổi, nhiều công ty trước đây thuộc top đầu nay cũng đang khủng hoảng, ngay cả các ngân hàng cũng không phải là nơi trông chờ được.
Tôi không có ý cổ súy cho việc tự kinh doanh, nhưng như các bạn thấy đấy, cho đến thời diêm này, hầu hết các ông bố bà mẹ đều nhất mực tin rằng "Học trường tốt sẽ vào được công ty tốt và luôn dạy con mình đi theo con đường
https://thuviensach.vn
như thế. Trường học cũng dựa vào tiêu chí đó mà giáo dục học sinh. Cứ đà này, có lẽ chẳng cần hình dung cũng biết tương lai 30 năm sau của bọn trẻ sẽ như thế nào.
https://thuviensach.vn
8. PHÁT HIỆN KỸ NĂNG ĐẶC BIỆT
CỦA CON
Tôi có niềm tin rất lớn vào các con trai của mình rằng, không phải bố mẹ luôn là người dạy dỗ con cái mà chính con cái cũng có thể chỉ cho bố mẹ thấy những điều mà bố mẹ chưa nhìn ra được.
Cảm giác thú vị khi thua con trai
Tôi là người luôn triệt để thực hiện phương châm cùng chơi với con càng nhiều càng tốt. Nhưng dẫu có nói thế thì tất cả những thú vui đó ban đầu đều xuất phát từ tôi rồi truyền sang con. Và tất cả những trò vui đó thì duy chỉ có môn vật tay là tôi thắng, còn tất cả tôi đều bị bọn trẻ vượt mặt.
Ngồi nhớ lại cảm giác thú vị khi bị các con đánh bại, tôi nhận ra riêng về mảng máy tính là tôi nhận được sự giúp đỡ từ các con nhiều nhất. Thế nên, tôi đã trả "học phí" cho những lần các con cho tôi mấy chương trình trong máy, nhập cho tôi những địa chỉ email liên quan đến công việc...
Nếu muốn kiếm tiền, các con tôi cũng có thể làm thêm ở tiệm thức ăn nhanh, nhưng nếu nghĩ xa hơn về tương lai thì đây là thời đại mà bọn trẻ có thể kiếm được tiền từ máy tính. Tôi tự nhủ đã vậy nên đã định luôn "quyền thương mại" cho bọn trẻ ngay trong chính gia đình mình.
https://thuviensach.vn
Nếu bạn hỏi các con tôi đã làm gì với số tiền kiếm được thì tôi nhớ là chúng đã dùng tất cả số tiền ấy vào việc mua phần mềm mới cho máy tính.
Kiếm tiền tiêu vặt bằng việc "Khởi nghiệp tại gia"
Lúc mới học lớp 8, con trai thứ của tôi dùng số tiền cháu kiếm được để thuê gia sư dạy máy tính và bắt đầu học ngôn ngữ C dùng trong lập trình. Thật ra, lúc đó tôi đã nghĩ nếu thằng bé thuê gia sư môn Toán hoặc tiếng Anh thì sẽ tốt hơn. Giờ đây, con trai tôi đã có thể tự mình viết phần mềm, thậm chí tự soát được cả lỗi. Có thể nói việc "Khởi nghiệp tại gia của con tôi diễn ra rất suôn sẻ vì đằng nào tôi cũng phải cho bọn trẻ tiền tiêu vặt cơ mà.
Thực ra có nhiều lúc con tôi mua phần mêm một cách lãng phí. Nhưng đến năm học lớp 9, thằng bé đã tập hợp hết các phần mềm cháu có lại và muốn xây dựng một công ty của riêng mình. Tôi nghĩ chính việc "Khởi nghiệp tại gia" đã bồi đắp ý chí cho cháu biết tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình.
Bên cạnh đó, hẳn các con tôi cũng vô cùng tự tin rằng, không chỉ bố mẹ dạy dỗ bảo ban con cái mà chính con cái cũng có những điều có thể dạy lại cho bố mẹ. Nếu có những lĩnh vực con trẻ có thể tự gánh vác, dạy lại hoặc giúp đỡ
phần nào cho công việc của chính mình, thì bậc làm cha làm mẹ hẳn sẽ vô cùng hạnh phúc.
https://thuviensach.vn
9. LÁ ĐƠN THÔI HỌC
Thời còn học trung học, con trai thứ của tôi đã không muốn đến trường. Lúc ấy, tôi đã khuyên con 'Thôi con ráng chịu khó đến hết cấp ba rồi tốt nghiệp đại học nữa là xong", nhưng cuối cùng con tôi cũng chi cố được đến hết cấp hai.
Con trai thừa hưởng tính cứng đầu từ tôi
Mới học ngang cấp hai, con trai thứ của tôi đã định bỏ học. Lúc ấy, con tôi đang theo học trường cấp hai trực thuộc Đại học Waseda, cứ với đà học như thế chúng tôi dự định sẽ cho cháu tiếp tục theo học tại trường đại học này, vậy mà chỉ mới ngang cấp hai, trước ngưỡng cửa cấp ba, cháu đã nói không muốn đi học nữa.
Thật ra, khi bắt đầu bước vào năm lớp 8, con đã luôn tỏ vẻ không muốn đến trường mỗi ngày. Vì vậy, tôi cho con học về máy tính, thứ con yêu thích và nói – "Vây thì con cứ ở nhà mà học, không cần phải đến trường cũng được". Quyết định này vào lúc ấy gần như đã tháo gỡ hết các áp lực đang đặt lên vai thằng bé và cả chúng tôi. Thầy giáo chủ nhiệm rất tốt, thầy đã luôn bảo vệ cháu và nói rằng "Không cần phải cố gắng đạt thành tích cao cho tất cả các môn học đâu. Chỉ cần đạt một hai môn là được rồi". Vậy mà con trai tôi vẫn quả quyết "Con sẽ bỏ học". Ban đầu tôi có nói với con rằng "Thôi
https://thuviensach.vn
thì ráng tốt nghiệp cấp ba, học xong đại học rồi con thích làm gì thì làm" nhưng nó là một đứa trẻ khá cứng đầu và một khi đã quyết thì không ai có thể lay chuyển được.
Lúc ấy, cũng có nhiều người khuyên "ít nhất cũng phải học xong cấp ba đã chứ". Nhưng thằng bé vẫn quyết định không đến trường nữa, lúc ấy là cuối năm lớp 8. Tôi đã nói với con "ít nhất phải hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc của Nhật Bản là tốt nghiệp cấp hai đã", nên cuối cùng con tôi cũng cố được hết trung học cơ sở. Đến khi con nói không muốn học lên cấp ba, thì chúng tôi nhận ra con đã quyết tâm lắm rồi nên đành thật lòng lắng nghe ý kiến của cháu.
Sau đó, tôi đã nhắc nhở con rằng "Việc con bỏ học ngang như thế là một điều không hay ho gì cả. Khi con trưởng thành, con phải có trách nhiệm với xã hội, với bản thân, với gia đình tương lai của mình và cả trách nhiệm cống hiến đóng góp cho công việc sau này của con nữa".
Con trai thứ của tôi luôn ấp ủ giấc mơ tự mình gây dựng một công ty về lập trình máy tính. Tôi đã tìm đọc rất nhiều sách liên quan đến việc mở công ty, tôi nói "Vì bố làm về tư vấn nên hãy để cho bố giúp con những gì có thể", nhưng lúc đó cháu trả lời "Con không muốn làm phiền bố".
Và rồi con trai tôi đã tự nộp đơn thôi học đúng như lời cháu đã nói sau khi học hết cấp hai không muốn tiếp tục theo học cấp ba nữa. Thầy giáo nhận đơn đã giật mình và
https://thuviensach.vn
hỏi thẳng con "Từ trước đến giờ chưa từng có việc như thế này. Em đã nhận được sự chấp thuận của gia đình chưa?".
Thành tích học tập của con cũng ở top giữa chứ không rơi vào nhóm quá tệ. Và với đà như thế, khả năng con vào học tiếp ở Đại học VVaseda là một điều hiển nhiên. Vậy mà không hiểu sao con lại dứt khoát bỏ học. Con thừa hưởng từ
tôi tính cứng đầu bảo gì cũng không nghe nên khi con đã quyết vậy chúng tôi cũng đành chịu.
Khi tôi quát "Không vào được đại học thì mày định thế nào hả con?", con tôi thản nhiên đáp “Bố à, bố chả hiểu gì cả. Bây giờ chỉ cần thi sát hạch(*) là ai cũng có thể vào đại học mà không cần tốt nghiệp cấp ba. Bởi vậy, nói cách khác nếu con thay đổi ý định, con vẫn có cơ hội mà. Thế nên bố đừng lo lắng gì cả". Nghe vậy tôi mới vỡ lẽ và đồng ý.
Cuộc đời không phải lúc nào cũng như mình định sẵn
Đương nhiên khi con trai tôi có lựa chọn lớn quyết định bước ngoặt tương lai của cuộc đời mình, tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều. Tuy nhiên, nếu tôi bắt con đi theo hướng mà con không thích, nhỡ con không tìm thấy lối thoát thì trách nhiệm rất lớn thuộc về người làm bố là tôi. Nhưng bằng
(*) Tên gọi đầy đủ là Kỳ thi sát hạch tư cách học đại học. Được tổ chức từ năm 1951, những thí sinh tự do vì điều kiện kinh tế mà không thể học cấp ba có thể tham dự kỳ thi này để lấy tư cách vào học đại học
https://thuviensach.vn
trách nhiệm với chính bản thân, vào kỳ nghỉ xuân, sau khi cân nhắc hướng đi cho mình, con trai tôi đã sang Mỹ theo học một trường dạy tiếng Anh. Trong khi học, cháu đã phát hiện ra một trường cấp ba dạy nghề về máy tính, có ký túc xá được trang bị đường dây điện thoại riêng cho mỗi phòng. Vậy là cháu đã vào học cấp ba tại ngôi trường đó.
Về phía vợ tôi, khi nhìn thấy đơn xin thôi học của con trai, quả thật cô ấy đã rất lo lắng. Thế nhưng, sau khi hai vợ chồng tâm sự, có vẻ như nỗi lo của cô ấy là không làm tròn trách nhiệm của một người vợ người mẹ, hơn là lo về sự lựa chọn của con trai mình. Nhưng rồi cô ấy cũng vững tâm khi tôi nói mọi chuyện đều ổn cả.
Lại chuyện về vợ tôi, khi cô ấy đang theo họv ở Học Viện âm nhạc New England, vì kết hôn với tôi mà cô ấy cũng đã bỏ học giữa chừng chuyển đến sống ở Nhật Bản. Một thời gian sau, cô ấy vào học ở Đại học Sophia và cũng được chuyển điểm một số môn học từ Học viện New England.
Ở Học viện âm nhạc ở Mỹ, cô ấy học thổi kèn Oboa (sáo dọc), nhưng ở Nhật không có nhạc viện dành cho người nước ngoài, vả lại nghĩ đến chuyện con cái sau này nên cô ấy đã vào học và tốt nghiệp tại khoa quốc tế học, chuyên ngành tâm lý trẻ thơ. Tính ra, trong khoảng thời gian đó cô ấy có 3 năm bỏ trống.
https://thuviensach.vn
Tôi nghĩ chính con đường mà vợ và con trai tôi đi đều khá giống nhau, đúng là "Cuộc đời không phải lúc nào cũng như mình định sẵn .
https://thuviensach.vn
10. BỨC ĐIỆN BÁO TỪ MỸ
Đứa con trai không được giáo dục đến nơi đến chốn và nói rằng trường học ở Nhật không hợp với mình đã gửi cho tôi một bức điện báo rằng "Ở Mỹ cái gì cũng phải làm hoàn hảo", tôi nghe mà giật cả mình.
Sự điều tiết trong giáo dục ở Mỹ
Gần đây tôi đã thay đổi cách nhìn đối với nước Mỹ. Sinh viên đại học ở Mỹ được cho là chăm học nhưng so với Nhật giáo dục ở Mỹ lại có vẻ thoải mái hơn.
Ở Mỹ khuyến khích thừa nhận bản năng sinh sản của động vật mà con người là một trong số đó, họ cởi mở trong các mối quan hệ nam nữ, rằng ''Đừng lúc nào cũng cắm đầu cắm cổ học, trung học là phải chơi. Đây là lúc để mở mang vê nhưng mối quan hệ khác giới cơ mà". Khi bước sang năm cuối cấp ba, học sinh sẽ bắt đầu tập trung toàn sức toàn lực vào học cho kỳ thi đại học, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy sự lột xác thay đổi hoàn toàn của họ.
Nhưng vào dịp nghỉ hè thì chẳng ai buồn đến việc học hành nữa. Trong kỳ nghỉ hè sinh viên đi làm thêm để kiếm tiền tự trang trải cuộc sống; học sinh cấp hai thì tham gia các trại hè học hỏi những hoạt động tập thể; trẻ con thì cùng với gia đình đi du lịch trên những chiếc xe lưu động
https://thuviensach.vn
Còn ở Nhật Bản thì cứ vào kì nghỉ cuối năm thầy cô lại tống cho học sinh một đống bài tập về nhà. Hay nói một cách khác, giáo dục ở Nhật ngay từ cấp một đã bắt con trẻ của chúng ta phải học, học nữa, học mãi, học đến không kịp thở, rạc cả người thì mới thôi. Trong khi ở Mỹ chúng ta thấy có sự điều tiết, lúc nào học lúc nào nên chơi rất rõ ràng.
Khi trở thành sinh viên đại học, bạn có thể làm thêm lấy tiền chi trả cho một phần của học phí. Đó là mô hình thường thấy ở Mỹ. Nếu bạn muốn tự mình chi trả học phí và trong tương lai bạn làm đảm bảo có thể hoàn trả, các tổ chức tài chính có hình thức cho vay tín chấp sẽ giúp bạn thanh toán phần học phí này. Hình thức vay này là do chính sinh viên tự vay chứ không phải do bố mẹ người đó đứng ra vay, vì thế sinh viên phải tự chịu trách nhiệm với việc mình làm.
Những vấn đề còn tồn tại trong việc dạy môn tiếng Anh ở Nhật
Con trai tôi đi Mỹ học và chỉ trong vòng 3 tháng cháu đã nói tiếng Anh một cách trôi chảy. Cháu có thể tự mình viết 1-2 trang giấy đàm thoại thông thường hay nói chuyện thông qua điện thoại bằng tiếng Anh.
Nếu tìm hiểu cách giảng dạy, bạn có thể thấy ở Mỹ không có môn dịch văn bản Anh - Nhật hoặc Nhật - Anh mà bắt học sinh viết ra suy nghĩ của mình để rèn luyện tiếng Anh. Nói ngắn gọn, giáo dục ở Mỹ rèn cho học sinh biết cách tự diễn đạt. Điều cốt lõi là để người học biết tự đặt câu hỏi "Mình muốn nói cái gì?". Ví dụ, giao một vấn đề rồi yêu cầu
https://thuviensach.vn
người học viết báo cáo khoảng hai trang nêu ý kiến của mình về vấn đề đó.
Trong khi đó, trường học ở Nhật lại cho dịch một nội dung đã được viết trước bằng tiếng Nhật sang tiếng Anh, rồi lại dịch một nội dung đã được viết bằng tiếng Anh sang tiếng Nhật. Quá trình này được lặp đi lặp lại. Nói chung là không thể hiệu quả bằng cách viết ra suy nghĩ của chính mình được.
Giáo viên Nhật cho rằng nếu làm theo cách đó, sẽ không thể đánh giá được học sinh. Họ muốn phải phân định rõ ràng chỗ nào đúng, chỗ nào sai. Trái lại, giáo viên Mỹ coi việc học sinh có thể nói ra suy nghĩ của bản thân mới là điều quan trọng nhất. Bài viết con trai tôi nộp cho thấy vẫn còn nhiều chỗ sai chính tả, nhiều chỗ không đặt dấu chấm câu, nhưng cháu vẫn nhận được lời phê "Nhìn chung em được điểm tối đa cho khả năng tự diễn đạt".
Nếu chiếu theo cách đó thì ban đầu giáo viên sẽ khen học sinh, rồi sau đó lần lượt chỉ ra những chỗ sai cần phải sửa. Cách làm đó sẽ cho học sinh cảm thấy tổng thể bài viết của mình là tốt. Nhờ đó, học sinh sẽ cảm thấy vui mừng vì giáo viên hiểu được những gì mình muốn diễn đạt, nên càng có thêm động lực để tiếp tục cố gắng.
Khi xem những bài viết của con tôi mang về, tôi nhận thấy, nếu 3 tháng trước thậm chí con không nghĩ ra nổi một đoạn văn dài, thì nay con đã có thể viết dài đến cả 2 trang. Tương tự môn nghe nói cũng vậy, chú trọng vào việc diễn
https://thuviensach.vn
đạt ý mình chứ không phải nói đúng hay sai. Bởi đây là môn tiếng Anh chứ không phải môn Toán.
Mà ngay như khi chúng ta dùng nói tiếng mẹ đẻ để nói chuyện cũng vậy nếu đang nói mà người bên cạnh cứ chăm chăm bắt lỗi thì sao thành câu chuyện. Dù có nói sai ngữ pháp thi chỉ cần diễn đạt ý kiến, suy nghĩ của mình cho người khác hiểu là được.
Như vậy, việc giảng dạy tiếng Anh ở Nhật hiện nay không đi sát với thực tế. Trong khi thật nguy hiểm bởi hiện nay chúng ta bắt buộc phải biết sử dụng tiếng Anh như một công cụ để trao đổi và viết lách.
Chỉ với 3 tháng ở Mỹ mà con tôi đã có thể nói, viết tiếng Anh được như thế, vậy tại sao học sinh Nhật học tiếng Anh suốt 10 năm từ cấp hai đến tận đại học mà hầu như không thể nói được hay không thể áp dụng được vào thực tế?
Khuyết điểm không ngờ đến của con trai
Trong kỳ nghỉ hè, kết quả học tập của con trai được nhà trường gửi về, có giáo viên đã nhận xét "Tôi rất vui vì em tham dự giờ tôi dạy. Tôi luôn mong chờ em sẽ quay lại học lớp của tôi". Điều này chứng tỏ con trai tôi được đánh giá là một học sinh tốt theo tiêu chuẩn giáo dục tại Mỹ.
Về xếp loại, con trai tôi đứng thứ 2 từ trên xuống theo thang điểm 10. Cuối cùng, giáo viên có nhận xét một câu
https://thuviensach.vn
"Khuyết điểm của em là làm bất cứ điều gì cũng cầu toàn. Tôi cho rằng nếu cầu toàn quá, em sẽ sớm kiệt sức".
Con trai tôi, một đứa được xem là không phù hợp với trường học ở Nhật, lại càng không phù hợp với chủ nghĩa cầu toàn, vậy mà lại được nhận xét như thế. Tôi đọc xong mà thấy ngớ người. Tôi luôn cho rằng mình dạy con quá cẩu thả, vậy mà giáo viên lại bảo con tôi là một đứa quá cầu toàn. Chỉ chừng đó thôi chắc cũng đủ để các bạn nhận thấy sự khác biệt trong giáo dục giữa Nhật và Mỹ lớn đến chừng nào rồi.
https://thuviensach.vn
11. BẰNG CẤP VẪN QUAN TRỌNG
HAY SAO?
Có người trước đây từng là một học sinh xuất sắc, thành tích học tập luôn dẫn đầu trong lớp, vào làm ở công ty lớn của Nhật, nhưng khi bước vào độ tuổi 40 lại nhận ra mình là một kẻ thất bại.
Những người thành công...
Trong 10 năm trở lại đây, tôi thấy rất ít người có bảng thành tích học tập tốt lại thành đạt xuất sắc trong cuộc sống. Là một nhà khoa học, tôi luôn tôn trọng kết quả thực nghiệm, điều đó chứng tỏ thật không dễ dàng gì khi chúng ta bươn chải ngoài xã hội.
Trong thời kỳ kinh tế phát triển, chỉ cần bạn tốt nghiệp đại học hạng ưu, tất nhiên bạn sẽ làm ở một công ty tốt và khả năng thăng tiến của bạn rất cao. Thế nhưng giờ đây, bong bóng đã vỡ, kinh tế suy thoái, rất khó để tìm một chỗ
đứng an toàn. Bởi, thời đại này, người ta không quan tâm bạn tốt nghiệp từ trường đại học nào nữa.
Tôi nghĩ, có lẽ những ai ở lứa tuổi ngoài 50 giờ vẫn canh cánh trong lòng rằng "Nếu mình học trường tốt thì có lẽ đã khác". Bởi, họ được chứng kiến ảnh hưởng mạnh mẽ
https://thuviensach.vn
của hội học phiệt(*) vào những năm kinh tế phát triển thần tốc. Chính vì vậy tôi rất hiểu tâm tư suy nghĩ của những người này, họ muốn con cái của họ được vào học những trường nổi tiếng, tốt nghiệp ra trường sẽ vào làm những công ty nổi tiếng. Đó là chuyện thuộc về xã hội của 20, 30 năm về trước.
Thế nhưng, những người ở độ tuổi 40 hầu như không còn ai suy nghĩ như vậy nữa, bởi xã hội ngày nay đã có nhiều thay đổi. Chính những người có thành tích học tập tốt ở trường lại là người bị bỏ lại nhanh chóng khi bước ra ngoài xã hội.
Kinh nghiệm của tôi cho thấy, những người kiệt xuất tài giỏi toàn là những người chỉ tot nghiệp hết cấp ba mà thôi. Nhìn vào những người có tài kinh doanh giỏi, ta sẽ thấy rõ không có sự liên quan nào giữa thành công và thành tích học tập của họ ở trường học cả. Là người công tác lâu năm ở lĩnh vực tư vấn kinh doanh, gặp gỡ nhiều với những người đứng đầu các công ty xí nghiệp, tôi có thể khẳng định và tin chắc điều này hoàn toàn đúng.
Điển hình là Inamori Kazuo, người được xem là giàu có nhất, thành công nhất Nhật Bản hiện nay của công ty Kyocera chỉ học Đại học Kagoshima. Còn các quan chức của
(*) Hội học phiệt: Các hội đoàn được thành lập bởi những cựu học sinh có quyền thế xuất thân từ cùng một trường đại học, hình thành thế lực của trường đó trong những giới nhất định.
https://thuviensach.vn