🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Xứ Sở Những Cô Gái Đi Xe Máy Mặc Áo Khoác Hoa - Juli Zeh Ebooks Nhóm Zalo XỨ SỞ NHỮNG CÔ GÁI ĐI XE MÁY MẶC ÁO KHOÁC HOA NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC 53 Nguyễn Du - Hà Nội ĐT: (844) 39454661 – Fax: (844) 39454660 Email: [email protected] Xứ sở những cô gái đi xe máy mặc áo khoác hoa Chịu trách nhiệm xuất bản: CHU HẢO ĐỐI TÁC liên kết: Công ty TNHH Văn hóa Sáng tạo Trí Việt (First News) Địa chỉ: 11H Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP. HCM Biên tập : Trương Đức Hùng Bìa & Trình bày : Nguyễn Hùng In 3.000 cuốn, khổ 13 x 20.5 cm tại Công ty TNHH TM SX Tân Lạc Thành (131/7 Mã Lò, Phường Bình Trị Đông A, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh). XNĐKXB số 1028- 2017/CXBIPH/05-11/TrT. Quyết định xuất bản số 25/QĐLK NXBTrT của Giám đốc NXB Tri Thức ngày 17/04/2017. ISBN: 978-604-943-522-5. In xong và nộp lưu chiểu quý II 2017. "T LỜI GIỚI THIỆU ôi ghét các chuyến viễn du và các nhà thám hiểm." Câu văn đầu tiên trong tác phẩm kinh điển "Nhiệt đới buồn" của Claude Lévi-Strauss có thể làm chột dạ bất kỳ cây bút du ký nào, đồng thời nó cũng là lời cảnh báo cho những cuốn sách nhàm chán mà trong đó tác giả chỉ làm cái việc dễ dãi là miêu tả trải nghiệm của anh ta về những đất nước và con người xa lạ. Song tập du ký "Ba tuần ở Việt Nam" của Juli Zeh lại có nguy cơ rơi vào đúng cái bẫy đó, bởi vì trong tác phẩm này, nhà văn cũng không làm gì khác hơn là miêu tả trải nghiệm của chị ở Việt Nam, một đất nước xa lạ lần đầu tiên chị đặt chân đến. Để khắc phục nhược điểm này, Juli Zeh đã xây dựng tập du ký của mình như một tác phẩm nghệ thuật ý niệm. Những ấn tượng về đất nước và con người được ghi lại ngay lập tức khi chúng còn tươi rói, song chúng được ghi đồng thời với ý thức phê phán và phản tư của tác giả. Những ghi chép như thế, ở thời điểm ra đời, dường như không hướng đến công chúng, mà chỉ phục vụ cái nhu cầu muốn hiểu của tác giả. Nhà văn tự coi mình như một con chó nhỏ chơi cuộn len: nó tò mò, săm soi, háo hức lăn cuộn len ra xa, rồi kéo lại gần, tung lên, dằn xuống, nhay, đẩy... để tìm kiếm điều bí mật trong đó. Cuộn len đó là Việt Nam, còn con chó nhỏ là Juli Zeh. "Ba tuần ở Việt Nam" chính là hành trình khám phá cuộn len của con chó nhỏ đó. Juli Zeh sinh năm 1974 tại Bonn, CHLB Đức. Chị là một luật sư, nhà báo, nhà hoạt động xã hội và nhà văn. Đến nay chị là tác giả của năm cuốn tiểu thuyết, nhiều vở kịch, nhiều tiểu luận về văn chương và xã hội. Cuốn tiểu thuyết đầu tay Đại bàng và Thiên thần (Adler und Engel) in năm 2001, được dịch ra 31 thứ tiếng, đã đưa Juli Zeh ra ngoài biên giới nước Đức, khiến chị thường được nhắc đến như một trong những đại diện của thế hệ nhà văn trẻ tài năng của Đức sau khi đất nước này thống nhất. Chị được trao nhiều giải thưởng văn chương uy tín, trong đó đáng kể nhất là Giải sách Đức năm 2002 và Giải Thomas Mann năm 2013. Trong lĩnh vực du ký, Juli Zeh tạo được dấu ấn với tập ký sự Sự im lặng là một tiếng động (Stille ist ein Geräusch, 2002), kể về đất nước Bosnia thời hậu chiến với những con người bị châu Âu lãng quên giữa lòng châu Âu. Tháng 10 năm 2010, nhận lời mời của Viện Goethe Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 35 năm Đức và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, Juli Zeh đã có chuyến thăm Việt Nam bốn tuần. Đây cũng là lần đầu tiên chị đến Việt Nam. Tập ký sự này được Juli Zeh khởi viết và kết thúc ngay trong chuyến đi đó. Những hình ảnh minh họa trong cuốn sách này do David Finck – bạn đồng hành của Juli Zeh thực hiện. ĐINH BÁ ANH J LỜI BẠT ulia Barbara “Juli” Zeh là một nhà văn Đức nổi tiếng, sinh ra ở Bonn. Cô là một tác giả viết nhiều thể loại và có sức sáng tạo lớn, đến nay đã có 21 tác phẩm được xuất bản, bao gồm cả sách thiếu nhi và kịch. Cô đã được trao nhiều giải thưởng văn chương của Đức và quốc tế. Trong các tác phẩm của mình, Juli Zeh thường thể hiện quan điểm về các vấn đề chính trị - thời sự, đặc biệt là lên tiếng đấu tranh mạnh mẽ cho việc bảo vệ quyền riêng tư. Cô quan tâm đến những mối đe dọa đối với tự do cá nhân thông qua việc kiểm soát kỹ thuật số của các công ty tư nhân hoặc các cơ quan nhà nước. Hoạt động này của cô được hậu thuẫn bởi một nền tảng vững chắc, vì cô có bằng tiến sĩ về Luật Quốc tế. Cách đây vài năm, Juli Zeh là khách mời của Viện Goethe với tư cách là người nhận học bổng chương trình lưu trú văn sĩ. Cô đã tận dụng khóa lưu trú nhiều tuần này để du hành khắp Việt Nam và viết một cuốn du ký mà bạn đanh cầm trên tay. Khi đọc những ghi chép của Juli Zeh, ta không thể không cảm nhận rằng đanh xem một bức tranh đặc trưng của người Đức về Việt Nam, được tác giả phác họa trong ít trang sách. Dù chỉ là khách ngắn hạn, nhưng cuộc sống ở Việt Nam vẫn có tác động thay đổi cô. Ở nước ngoài khác với ở nhà. Cảm giác khác, mùi vị khác, luật lệ khác. Tất cả đều khác. Thoạt tiên điều đó rất lạ. Nhưng khi đã quen với môi trường mới ở một mức độ nào đó, ta bắt đầu nhìn nhận lại những điều ta đã quen ở nhà, những điều mà ta cho là bình thường, dưới một ánh sáng khác. Những gì vốn được coi là đương nhiên giờ lại trở thành đặc biệt. Còn những điều mới mẻ, vốn dĩ đáng lưu tâm, giờ lại trở thành bình thường. Song không hẳn vậy. Việt Nam vốn khác hoàn toàn với Đức. Trong sự cọ xát với cái mới này, Juli Zeh đã viết ra những quan sát của mình. Về cuộc sống xung quanh và về bản thân mình như một người Đức. Trong sách có những đoạn mô tả hài hước, so sánh cuộc sống ở hai đất nước mà tưởng chừng như hai thế giới khác nhau. Sau vài tuần, cô bắt đầu thấy quen thuộc và gần như hòa nhập với cuộc sống ở Việt Nam. Độc giả Đức đã cảm nhận được sự tự giễu cợt và tâm đắc trước những quan sát tinh tế và dễ thương của cô về cuộc sống thường nhật ở Việt Nam. Họ cảm nhận cùng Juli và quý mến sự tháo vát của con người nơi đây, quý mến những cuộc đời khó tin nơi đường phố, trên vỉa hè hoặc trong các cửa hàng. Họ bắt đầu mở lòng ra với đất nước và con người nơi đây. Họ cảm mến, ngưỡng mộ và trân trọng Việt Nam. Chúng tôi hy vọng độc giả Việt Nam cũng đón nhận như vậy. Một cuốn sách mỏng với sự hài hước, với sự tự giễu đáng yêu về bản thân mình, về quê hương cũ và quê hương mới. Tác phẩm này là lời cảm ơn nồng nhiệt của vị khách Đức với đất nước và con người Việt Nam. Wilfried Eckstein Viện trưởng Viện Goethe Việt Nam Q MỘT uanh Berlin, những con ngựa trùm áo mưa đứng dầm chân trên những cánh đồng, tai rủ xuống. Ở Hà Nội, theo tin từ internet, cũng mưa, mà mưa còn được dự báo sẽ kéo dài đến hết tuần sau. Nhưng nhiệt độ ở đó không phải 80C, mà là 350C. Khi chuẩn bị đồ đạc, tôi mới phát hiện mình không có cái áo mưa nào. Ôi, không lẽ suốt 36 năm qua, tôi chưa từng cần đến áo mưa hay sao – mà lại ở Đức nữa cơ đấy? Mệt nhừ tử. Để cất bước ra đi, bạn cần một cái mẹo nhỏ, đó là : những tuần trước đó, bạn làm cả núi việc, đến nỗi sau đó bạn mệt tới mức thực sự muốn nghỉ ngơi. Một loạt đối tác đột nhiên thấy rằng họ cần tôi gửi gấp một bài viết, một chương trình, một bài phỏng vấn, hoặc phải đưa ra một quyết định nào đó. Như thể họ sợ tôi không trở về nữa. Với cảm giác khoái trá, tôi đặt trong hộp thư điện tử một tin nhắn tự động nói rằng trong thời gian tôi đi vắng, tất cả e-mail gửi đến sẽ, thứ nhất, không được đọc, và thứ hai, sẽ tự động bị xóa (chuyện này quá đơn giản). Nhưng thực ra cả hai đều không đúng, bởi tôi nghe nói ở Việt Nam, người ta có thể truy cập internet công cộng còn dễ hơn ở Brandenburg nhiều. Nhưng dù sao, ít ra một tin nhắn tự động như thế cũng tạo được tác dụng như một rào chắn vậy. Cẩm nang du lịch Việt Nam, cẩm nang du lịch Thái Lan, cẩm nang du lịch Trung Quốc, cẩm nang du lịch Campuchia đặt cạnh nhau tại quầy châu Á ở khu vực check-in của Sân bay Quốc tế Frankfurt. Ấn tượng đầu tiên về con người và đất nước này: những người phụ nữ xinh xinh, những đứa trẻ ngoan ngoãn, những người đàn ông chất phác. Tất cả đều khiến bạn có thể bật cười, dù cho hàng người đứng chờ trước quầy kéo dài như thể đến tận Hà Nội vậy. Có cảm giác thủ tục xuất cảnh cho mỗi hành khách kéo dài cả nửa tiếng đồng hồ. Quang cảnh quanh hàng người dài dằng dặc trông như ở một công ty vận tải. Những hành khách người Việt Nam mang theo đủ thứ lỉnh kỉnh về Hà Nội, nào là lò vi sóng, nào là máy trộn hoa quả, máy hút bụi, máy in laser, thậm chí cả nồi cơm điện nữa. Có vị còn mang theo nguyên cả bộ bồn tắm, bao gồm bệ, thành và phụ kiện, đựng trong năm thùng các-tông khổng lồ. Made in Vietnam. Có lẽ một nửa số quà tặng cồng kềnh này đang trên đường trở về quê hương của chính nó, đắt gấp hai mươi lần giá gốc, nhờ được cấp nhãn hiệu chất lượng hàng hóa Đức theo một cách nào đấy, qua cửa hải quan Frankfurt. Tôi có thể hình dung như thể đang nghe được những lời này từ người thân những hành khách ấy ở Hà Nội: “Quạt máy hết ý. Ông anh tớ vừa mang từ Đức về đấy!”. Tôi nhìn lại trang phục của mình: áo khoác Jack-Wolfskin, xăng-đan Nike – tất cả đều made in Vietnam. Trên thực tế, bạn có thể nhận ra ngay dân Tây Âu du lịch châu Á khi nhìn vào những ba lô nhựa, quần nhựa, áo nhựa, giày thể thao nhựa, túi buộc bụng nhựa và túi xách tay nhựa. Dù đàn ông hay đàn bà, mỗi khách du lịch đều mang trên mình ít nhất năm thứ “Jack-Wolfskin” hoặc “The Northern Face”. Cứ như thể hết thảy thế giới bên ngoài khối Liên minh châu Âu đều là một cuộc leo núi Himalaya vậy. Khi ra đi tôi có mang theo một câu, một câu chợt đến với tôi sáng nay khi tỉnh dậy, nhưng vì vội chuẩn bị nên tôi đã không ghi lại: “Cô cảm thấy như mình vừa bước ra khỏi một bữa tiệc thành công để hít thở không khí trong lành một lát, và khi cô quay lại thì đột nhiên một người đàn ông ngồi chắn cửa đòi cô phải trình giấy mời, nếu không sẽ không cho cô vào – thế là cuộc đời cô trở thành một xã hội khép kín, và cô là kẻ đứng ngoài”. Cảm giác khi bay giống như nằm trong bệnh viện vậy. Mắt nóng, tai nặng, mũi chảy, cổ rát. Co quắp chăn đệm, chúng tôi ngồi cứng đơ khi bữa ăn tối đã tiêu hóa hết từ lâu, dài cổ đợi cô tiếp viên rầu rĩ trong bộ đồng phục màu đỏ của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đến dọn để có thể đứng dậy đi vào nhà vệ sinh. Dưới tấm đệm, chân cứ phải dậm dậm cho máu đỡ dồn xuống. Thỉnh thoảng lại thèm thuồng ghen tị nhìn qua tấm chắn lên khoang hạng nhất dành cho các “bệnh nhân” giàu có. Tivi cứ chạy, ê ẩm khắp người, không ngủ được. Thôi đừng làm gì gây chú ý: Cứ ngoan ngoãn chịu đựng, biết đâu bạn sẽ sớm được giải thoát thôi. Tiếng quẹt đường băng chát chúa kéo dài khi máy bay hạ cánh, và chấm dứt. Mở cửa: Hà Nội. Mệt đừ cả người. Không khí nóng hầm hập. Những vệt sáng xẹt qua vùn vụt. Thực tế đó là những vệt sáng phát ra từ mấy đôi giày thể thao của các cậu bé, giống như những vệt sáng ở một sàn nhảy disco vậy. Nhiều thành phố lớn trên thế giới nổi tiếng vì giao thông hỗn loạn, đến mức nếu là người nước ngoài bị thả vào đó thì bạn sẽ khó mà sống nổi. Paris, Roma, Bắc Kinh, New York, Moscow, thậm chí ngay cả Berlin cũng vậy. Như thể tắc đường là chuyện đương nhiên ở các đại đô thị, giống như một tay vệ sĩ thì đương nhiên phải có đôi bắp tay lực lưỡng vậy. Ở những nơi ấy, tất cả đều có phần quay cuồng. Nhưng mà ở đây - có Chúa làm chứng cho tôi - mọi thứ còn quay cuồng gấp đôi, không, phải là gấp mười lần như thế! Đây không phải là giao thông nữa, mà là một màn xiếc tập thể. Tôi không hề biết rằng có thể xếp lọt nhiều xe máy đến thế trên đường, giống như nước chảy trên sông vậy. Tôi không hề biết rằng cả một gia đình gồm vợ, chồng với hai đứa con có thể thoải mái ngồi lọt trên một chiếc Vespa. Tôi không biết rằng người ta có thể chở cả một cái tủ đá bằng xe máy. Tôi không hề biết rằng người ta vừa có thể hút thuốc, vừa gọi điện thoại, vừa giữ một đứa bé trong lòng, trong khi vẫn đang lái xe máy. Mà mỗi chiếc xe chạy trên đường chỉ có chỗ vừa đủ bằng độ lớn của chính nó thôi, bởi vì bao quanh chiếc xe đó là những chiếc xe khác. Thỉnh thoảng cũng có ôtô, vài người đi xe đạp và khách đi bộ (chúng tôi hay vài khách Tây ba-lô khác). Như một dòng sông, tác-phẩm-nghệ-thuật-tổng-thể này không chỉ chuyển động về một hướng mà tràn ra đủ mọi hướng. Nó hòa vào, nó tách ra, nó quấn lấy nhau, nó đan vào nhau. Nó tự trôi chảy không ngừng nghỉ. Một hoạt cảnh thiên nhiên kì vĩ, hình thành từ quá trình cơ giới hóa nhanh chóng, kết hợp với sự vắng bóng triệt để của tất cả các loại hình giao thông công cộng đô thị. Ở Hà Nội không có tàu điện ngầm, không có tàu điện trên mặt đất, không có tàu nội tỉnh, không có tàu trên không. Chỉ có vài tuyến xe buýt gần như vô hình với những chuyến xe cứ như mất hút đâu đó vì tắc đường. Nếu một ngày nào đó mọi người dân ở đây đều đủ giàu để có thể sắm ô tô riêng, hay một ngày Việt Nam bị WTO ép phải bỏ mức thuế 200% áp dụng cho ôtô nhập khẩu, thì có lẽ mọi sự sẽ chấm dứt với giao thông ở đây. Đừng quên bấm còi. Mặc dù ở đây người ta có thể làm mọi việc khi đi xe máy, dễ dàng như ở trên tàu điện ngầm, nào là đọc báo, ăn uống và tán chuyện, nhưng họ vẫn luôn còn thừa một ngón tay nào đó để nhấn còi: tiếng còi là âm thanh tự nhiên của dân chạy xe máy ở đây, giống như tiếng hót là âm thanh tự nhiên của loài chim vậy. Tiếng còi xe kết hợp với sự mệt mỏi, say máy bay và sốc khí hậu (đây không phải không khí nữa, mà là một nồi súp nóng!) khiến tôi rơi vào trạng thái mê man, trạng thái mà ở đó sự khác biệt giữa sống và chết chẳng còn ý nghĩa gì, nó giúp một khách du lịch như tôi có thể tham gia vào giao thông ở đây, thật ra là buộc phải tham gia, mà không đến nỗi phát hoảng lên vì sợ. Tôi giống như một khúc gỗ đang trôi trên sông, cứ để mặc cho mình bị cuốn đi như thế. Dòng nước sẽ tự biết cách chảy làm sao để không nghiền nát tôi. Những cô gái đi xe máy mặc áo khoác hoa, khăn trùm kín mặt, lại còn thêm cả khẩu trang sặc sỡ, kính râm và mũ bảo hiểm bọc vải hoa. Như một ánh chớp, ngôn ngữ chụp ngay lấy hiện tượng, nuốt trôi, tiêu hóa và bắn ra thành khái niệm chính xác: đội quân cướp nhà băng sặc sỡ. Tôi hoan hỉ ngắm nghía khái niệm này từ mọi hướng: tuyệt diệu, chuẩn không cần chỉnh. Và, đội quân cướp nhà băng sặc sỡ này chính là lực lượng gìn giữ hòa bình trong cuộc xung đột giữa các nền văn hóa: chúng tôi sẽ kể cho những người Tây Âu sự thật đơn giản là, chiếc khăn trùm đầu trong đạo Hồi chắc chắn là một biểu tượng tôn giáo rồi, nhưng chiếc khăn ấy, cũng như hầu hết những biểu tượng tôn giáo khác, còn có một giá trị sử dụng khó lượng định hết được: nó giúp chống tia mặt trời (gây ung thư da)... khí thải ô tô (gây viêm phổi)... phấn hoa (gây dị ứng)... khói thuốc thụ động (gây ung thư phổi)... và bảo vệ da khỏi khô và tóc khỏi xơ. Dẫn chứng: Hà Nội! Đội quân cướp nhà băng sặc sỡ đang đi tiên phong (và châu Âu hỡi, bạn đừng quên rằng, châu Á luôn hiểu biết hơn bạn, đúng như bấy lâu bạn từng lo sợ!): khẩu trang toàn thân như là mốt thời trang của những nhà vệ sinh sức khỏe cuồng tín. Đột nhiên thế giới Hồi giáo đánh mất biểu tượng độc nhất vô nhị của mình, còn thế giới Thiên chúa giáo cũng mất đi biểu tượng thù địch. Adieu, Clash of Civilizations. (Không phải tôi đang nói đâu nhé, hậu quả của cơn say máy bay đấy!) Sắp xếp đâu ra đấy, người Việt Nam. Mỗi ngôi nhà là một cửa hàng, mà các cửa hàng thì lại giống như thời tiết. Thống kê cho thấy, dự báo thời tiết chắc chắn nhất là nói rằng thời tiết ngày mai sẽ giống như hôm nay. Dự báo chắc chắn nhất cho công chuyện làm ăn của các cửa hàng ở Việt Nam là: Hãy bán những mặt hàng giống hệt như anh hàng xóm của bạn. Bởi thế mới có phố Hàng Thùng, phố Hàng Cân, phố Hàng Đồng, phố Hàng Khay, phố Hàng Điếu; bởi thế mới có những con phố bán toàn khăn, mũ: phía bên này bán toàn khuy áo, phía bên kia bán toàn cặp tóc. Có phố bán toàn đồ chơi trẻ em, có phố bán toàn nồi cơm điện, có phố bán toàn túi xách. Lại có phố bán toàn mành, và thậm chí (đến đây thì tôi xin hứa sẽ không kể thêm nữa) có phố bán toàn băng dính. Thế mới biết, ngay cả sự hỗn loạn khủng khiếp nhất cũng chỉ là sự thu nhỏ của trật tự mà thôi. [1] Việt Nam vốn chỉ được Tôi đã luôn nghĩ rằng, những thứ kitsch sản xuất riêng cho thị trường Đức. Tuy nhiên những cửa hàng ở Hà Nội đã giúp tôi hiểu rõ sự thật: Người Đức chúng ta mới chỉ nếm một mẩu kitsch nhỏ của cái bánh kitsch khổng lồ mà thôi. Chẳng hiểu sao tự nhiên tôi thấy nhẹ cả người. [1] Kitsch nghĩa là kệch cỡm, sáo, giả. Các sản phẩm kitsch được xem là sản phẩm thiếu chiều sâu, sinh ra từ tinh thần và ý thức tầm thường, một loại sản phẩm hạng hai, cố gắng bắt chước bản gốc, chiều theo sở thích của người mua. – BT. Nỗi sợ làn sóng châu Á. Mới đây tôi có đọc một cuốn sách rất hấp dẫn nói về việc tại sao người Tây Âu luôn nhìn lục địa châu Á như một ổ dịch bệnh. Cuốn sách trước hết phân tích những diễn ngôn của truyền thông đương đại phương Tây, đến nay vẫn luôn miêu tả về cộng sản (Nga-Á), những tên khủng bố (Hồi-Á) và những tên tài phiệt mới nổi (Trung Quốc-châu Á) như những con bọ, những con vi trùng gieo rắc bệnh tật, xâm nhập, đổ bộ vào xã hội phương Tây. Những con vi trùng này lập căn cứ (Al Qaeda) hoặc mở rộng lãnh địa ở châu Âu (“hiểm họa da vàng”). Cuốn sách phân tích tại sao “châu Á tự nó” đối với người châu Âu luôn có gì đó giống như một đàn kiến, rằng tính bầy đàn đã luôn nằm sẵn trong “bản chất châu Á”. Tôi đọc cuốn sách mà cảm thấy nó soi sáng, như thể mình được khai minh, và tôi thấy tự tin hơn với ý thức phê phán bản thân… …còn bây giờ tôi đang ngồi đây trong một quán ăn ở phố cổ Hà Nội. Chúng tôi đã mất hết hai tiếng đồng hồ tỉ mẩn lựa chọn mới tìm được quán này, bởi chúng tôi không muốn tới một quán ăn chỉ dành cho dân du lịch balô, nhưng nó vẫn phải có một bảng thực đơn bằng tiếng Anh (nếu không, làm sao tôi biết mình ăn thứ gì vào bụng?). Nó đồng thời cũng phải là một quán đông khách (đồ ăn sẽ tươi hơn) và cũng phải sạch sẽ một chút (khi đi qua cửa bếp, bạn nhớ đừng nhìn vào vì đồ ăn thường được chuẩn bị trên nền đất). Cuối cùng chúng tôi cũng tìm được một địa điểm phù hợp và đặt được món ăn mình muốn. Tôi đã cẩn thận nuốt mấy viên thuốc chống tiêu chảy và bây giờ tôi đang săm soi mấy viên đá trong cốc cola của mình (chỉ những viên đá có lỗ ở giữa mới là được sản xuất công nghiệp), tôi lật lật món rau luộc trên đĩa (xem luộc có chín không?), cảnh giác nhấp một ngụm trà (xem nước có nóng già không?), nghi hoặc săm soi cái đĩa ăn (xem có rửa bằng nước máy không?), phân chia mấy món rau quả sống thành từng loại khác nhau (món này chắc phải rửa nước máy rồi), và tự nhủ với trời đất rằng, nhất định tôi phải gọt vỏ món quả… Bởi vì các loại cẩm nang du lịch, bạn bè và tất cả các chuyên gia về châu Á của phương Tây đều cảnh báo rằng, hiểm họa ở đây không đến từ bão lụt hay căn bệnh viêm phổi do mấy cái máy điều hòa nhiệt độ lạnh cóng gây ra, mà nó đến từ: giun, sán, khuẩn, vi trùng. Chúng sẽ xâm nhập, lây nhiễm, thậm chí sẽ đổ bộ vào cơ thể dân Tây Âu. Chưa kịp lùa đũa ăn vào miệng, tôi đã cảm thấy ruột gan mình đảo lộn hết lên vì sợ. Hỡi ôi, hỡi tinh thần khai sáng, hỡi ý thức phê phán, về lý thuyết thì các ngươi luôn hấp dẫn đấy, nhưng khi áp dụng vào thực tế thì các ngươi lại khá vô dụng. Món nem rán, thì ra vị thật của nó là thế này đây. Khắp Berlin bây giờ chỉ còn các nhà hàng, các quầy bán đồ ăn nhanh và dịch vụ cung cấp đồ ăn của người Việt Nam và người Thái Lan – tuy nhiên món nem rán đã được giảm dầu mỡ để dành cho dân Đức sợ béo ở Berlin thì khó có thể coi là món ẩm thực hấp dẫn được. Bàn bên cạnh, một anh chàng người Mỹ và hai cô gái người Tây Ban Nha. Đúng kiểu nói chuyện ở khách sạn: Anh từ đâu đến, em đi về đâu (tuy nhiên không phải theo nghĩa triết học, mà theo nghĩa địa lý). Rồi sau một lát, chỉ còn anh chàng nói, và nói mỗi chuyện tiền. Một căn hộ chung cư ở Hà Nội giá bao nhiêu tiền, một ngôi nhà ở Hà Nội giá bao nhiêu tiền, một chiếc ôtô ở Hà Nội giá bao nhiêu tiền, mở một cửa hàng ở Hà Nội cần bao nhiêu tiền. Rằng anh ta vừa bị phá sản sạch sành sanh, và bà mẹ anh ta ở Mỹ thì luôn nói: “If you're so smart, why aren't you rich?”[2] Anh ta cứ nhắc đi nhắc lại câu này, hai cô gái Tây Ban Nha thậm chí còn dịch câu đó sang tiếng Tây Ban Nha: “Si eres tan inteligente, ¿por qué no eres rico?” và cũng nhắc đi nhắc lại. Tâm lý của dân Tây ở các nước thế giới thứ hai là: Tiền nằm đầy đường đấy, sao mình lại chỉ giẫm phải xương xẩu? Nếu gã này còn nói thêm một câu nào nữa, tôi sẽ đứng dậy và đấm tay lên bàn. Hay sẽ đấm thẳng vào mặt gã. [2] “Nếu con thông minh vậy, sao con không giàu nổi?” Tiền Việt Nam. Tôi không thấy mình smart (lanh lợi sao được giữa cái nóng hầm hập này!), nhưng đổi lại thì tôi rich (giàu): Từ lúc rời quầy rút tiền tự động, tôi đã trở thành triệu phú. Một người Việt Nam có lẽ sẽ không thấy khó chịu vì câu nói của anh chàng Mỹ kia, bởi vì, chúng tôi đã đọc được từ những cuốn cẩm nay du lịch tốt nhất thế giới điều này (tôi nói nghiêm túc đấy): Xã hội Việt Nam đương thời có ba giá trị: Tiền, Giàu, Sung túc, theo đúng thứ tự đó. Ở đây, nếu người ta có tiền, thì người ta cũng sẵn sàng trưng ra, chứ chẳng ai lại nảy ra cái ý tưởng ngớ ngẩn là cảm thấy xấu hổ vì giàu, nhất là khi cái sự giàu chẳng những không khiến anh hàng xóm nghèo kiết xác cạnh nhà bạn căm ghét, mà ngược lại, còn được ngưỡng mộ thành thực. (Đạo Tin lành theo kiểu tư bản châu Á: Tiền là thước đo cho tình yêu Thiên Chúa). Ở ngoài kia, giữa đám giao thông hỗn loạn, đan giữa rừng người và xe máy là những chiếc BMW cáu cạnh, những chiếc Maserati kiêu hãnh, những chiếc Mercedes bệ vệ: những linh vật của thế kỷ hai mốt. Những chùm dây điện như những con rắn khổng lồ cuộn trên cột… …tỏa ra các con phố, đôi chỗ búi lại thành những mạng dày che kín cả mặt trời. Như thể đêm đêm có những con nhện khổng lồ bò khắp Hà Nội, dệt cả thành phố thành những mạng nhện dây điện. Đây đó, những chiếc đèn canh gác thản nhiên quẹt qua chúng tôi, những người đi đường. Những con ma-nơ-canh cầm ô đứng trong tủ kính, những chiếc ghế nhựa chân ngắn tũn… … và những chiếc chổi cán ngắn cũn cỡn: cứ phải cúi thấp khi quét có dễ chịu không? (Ý tưởng kinh doanh: xuất khẩu cán chổi dài hơn 20 cm, dịch vụ có thể hoạt động bất kể giờ nào.) Trong ngôi nhà thờ nhỏ bên hồ, Chúa Jesus tự ôm mình trên tay. Đi xích-lô ở độ cao ngang tầm ống bô xe máy: Không khí là bằng chứng mạnh mẽ chống lại sự hô hấp. Đi bộ, chậm như sên, lúc nào cũng như sắp đứt hơi. Với thời tiết hầm hập kiểu này, người ta phải học lại tất cả từ đầu: học đi, học đứng, học ngồi xuống và học đứng lên (đặc biệt là học đứng lên). Tôi cứ thấy người mê man, lúc mệt lúc khỏe. “Luật lệ giao thông của thực tế!”, đột nhiên D. thốt lên, như vậy anh đã tìm ra được một khái niệm thích hợp để miêu tả màn xiếc tập thể trên đường phố Hà Nội. Món hàng xuất khẩu lớn nhất của văn hóa Tây Âu: đám cưới có cô dâu mặc váy trắng. Xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, từng cặp cô dâu chú rể đứng như ma-nơ-canh, vây quanh là đám thợ ảnh với những đạo cụ lỉnh kỉnh. Thỉnh thoảng họ mới nhúc nhích một chút: nghiêng đầu sang trái một tí nào! Thì đúng rồi, để có cái ngày đẹp nhất trong đời ra ngô ra khoai một chút, người ta phải chịu cực khổ thôi, nhưng có sao đâu, bởi trong cuộc đời này, khoảnh khắc sống chẳng có ý nghĩa gì hết, có chăng chỉ là ký ức được lưu giữ bằng hình ảnh (nhờ kỹ thuật nhiếp ảnh) mà thôi. Hà Nội trang hoàng giấy màu, đèn lồng và những lẵng hoa cao ngất: 1000 năm, quả là một sự kiện tuyệt vời! 10 ngày lễ hội theo kế hoạch của Chính phủ. Những sân khấu dựng lên. Đèn chiếu, máy phun hơi màu đặt vào vị trí. Những con phố trung tâm chìm trong dải đèn màu nhấp nhánh. Dân chúng chấp hành nghĩa vụ treo cờ: ở khắp các tầng, trước cửa nhà nào cũng treo cờ đỏ sao vàng. Trên những tuyến đường lớn có gắn biển hiệu chỉ dẫn để đoàn diễu binh đi qua. Nhưng ai có thể đến xem diễu binh đây khi mà việc chặn đường sẽ khiến cho giao thông tắc nghẽn và không ai có thể chen chân nổi để vào xem cả? Tối hôm trước, khu trung tâm thành phố đã bị tắc toàn bộ vì người đi xe máy tụ lại ở các ngã tư, rút điện thoại di động ra chụp ảnh những dây đèn sáng treo trên đường. Thì cứ đành vậy thôi, nhìn cảnh này tôi chỉ còn biết thốt lên: Việt Nam vô địch muôn năm! Ngồi sau yên xe máy đi dạo đêm. Rốt cuộc tôi cũng trở thành một phần của cộng đồng giao thông! Đầu gối tôi chạm vào một anh đi xe đạp và tôi cảm nhận được một sự hòa nhập dễ chịu: một sự hài hòa kỳ diệu khi chúng tôi đi qua một ngã tư tưởng chừng không thể qua nổi – đột nhiên ta hiểu ra tại sao xã hội này hoạt động được và nó hoạt động như thế nào. Chúng tôi muốn tạt vào một quán ăn, nhưng đám thanh niên chạy xe không ngừng lại: Tháp dân số của Việt Nam không vươn rộng lên phía trên, mà đặc biệt phình to ra ở phía đáy. Tuổi trung bình của người Việt Nam là... 26! Và cái đáy dân số này cứ tối tối lại ngồi lên xe máy lượn quanh thành phố vì ở nhà họ không có không gian riêng tư, còn thành phố lại có quá ít tụ điểm giải trí. Vậy là, luôn chuyển động, hóng gió mát - những cô gái bốt cao, váy ngắn, áo trễ, ngồi tréo chân lịch lãm sau yên xe, được phép ôm chặt những chàng trai cầm lái. Giá như có ai chịu khó mang đến cho giới trẻ ở thành phố Hà Nội đầy tham vọng này một hoạt động vui chơi giải trí nào đó, như disco, bowling, rạp chiếu phim,... – có lẽ người đó sẽ rich, rico(giàu) rất nhanh. "Họ không quá lo sợ cái chết”... ... chị bạn cầm lái, một người Đức sống ở thành phố này, nói với tôi qua mũ bảo hiểm. Dĩ nhiên, chị ám chỉ những người lái xe máy ở Hà Nội, những người luôn làm tôi kinh ngạc. Có thể chị nói đúng. Bốn người ngồi trên một chiếc xe máy, trong đó có hai đứa trẻ, điều này một phần phản ánh hoàn cảnh kinh tế, song phần khác cũng nói lên thế giới quan của những người này – dù sao chắc chắn đó không phải là một sự mạo hiểm có thể đo đếm được một cách khách quan. Thì cứ nhìn vào người Đức chúng ta đi: người Đức với hệ thống biển chỉ đường dày đặc, với những mặt đường nhựa phẳng lỳ, với những vạch phân luồng thẳng băng. Chúng ta di chuyển êm ru trong những chiếc xe lớn bọc thép chắc chắn bên ngoài, ghế bọc da vững chãi bên trong. Chúng ta di chuyển trật tự, trên những con đường trật tự, qua những thành phố trật tự. Chúng ta được bảo vệ bằng Airbags, bằng ABS, bằng TS. Chúng ta được kiểm soát bằng những máy đo khoảng cách điện tử, những máy bắn tốc độ. Chúng ta buộc chặt trẻ em vào những chiếc ghế dành riêng cho chúng theo đúng chỉ dẫn. Nhưng chính người Đức chúng ta lại sợ vã mồ hôi mỗi khi người ngồi bên cạnh châm thuốc lá, hay một con chó không buộc rọ mõm đi ngang qua. Định mệnh buộc chúng ta sống trong kỷ cương và kiểm soát, cho tới khi một người nào đó trong chúng ta tin rằng mình còn có quyền tự do mạo hiểm... Như thể cái chết là một con thú mà chúng ta có thể nhốt nó trong lồng và chỉ thả nó ra khi một chuyên gia với ba chứng chỉ quốc gia quyết định rằng, thời khắc đó đã đến. Nhưng thực tế lại chứng minh rằng không phải vì trật tự hay kiểm soát mà chúng ta trở nên hạnh phúc hay vừa lòng với cuộc đời hơn. Bởi vậy, có lẽ hàng năm, mỗi chúng ta nên đến Hà Nội để đi xe máy một lần. Bữa sáng theo kiểu toàn cầu hóa tại khách sạn: súp đậu phụ Nhật Bản và sốt đậu nành, cơm và trứng tráng, kim-chi và bánh kem trứng với mật ong (loại bánh khô khốc như vừa được chuyển tới từ châu Mỹ bằng xe ngựa). Có phải ở đây người ta nêm ít muối khi nấu ăn vì với độ ẩm thế này, muối cũng vón cục cả lại trong hộp không? Giao tiếp khó khăn với ngôn ngữ toàn cầu hóa, một câu chuyện hai phần với phần tổng kết ở giữa và bài học ở cuối: Tối qua sau khi D. và tôi uống ly cuối ở quầy bar khách sạn, về phòng tắm và thay quần áo ngoài, đang ngậm bàn chải đánh răng trong miệng thì có tiếng gõ cửa. Chúng tôi giật mình: hay là tiếng động ở phòng bên, sau lớp tường mỏng dính? Có tiếng chuông vang lên. Chúng tôi thảng thốt nhìn nhau: hay là tiếng kêu từ cái máy điều hòa? Rồi có tiếng người đằng hắng ngoài cửa: D. súc miệng, với lấy chiếc áo Jack-Wolfskin khoác vào người, đi ra. Tôi núp sau cánh cửa tủ để mở. D. mở cửa. “Good evening”, một giọng đàn ông vang lên. “Foul aim, Sir”. Tổng kết: Dù có nhiều người Việt Nam nói tiếng Anh thì còn lâu điều đó mới đồng nghĩa với việc bạn hiểu được họ nói gì. Riêng tôi thì khi họ nói tiếng Anh, tôi hiểu còn ít hơn khi họ nói tiếng Việt. Không phải vì tôi biết một từ tiếng Việt nào, mà vì khi nói tiếng Việt thì họ thể hiện ra bằng cử chỉ, còn khi nói tiếng Anh, họ bỏ qua. Lúc chiều tôi đã học được bài học đầu tiên về Vietlish tại một tiệm massage. Tôi đứng cạnh chiếc bàn massage vừa trải ga sạch bong, bên dưới là sàn gỗ sang trọng, phía sau là tiếng nước chảy êm ái, bên trên là tiếng nhạc thư giãn, tôi đã cởi hết quần áo, chỉ khoác một chiếc khăn quanh người và chờ đợi. “Sour fist?”, cô nhân viên massage hỏi với nụ cười thân thiện. Tôi co người lại trong chiếc áo tắm, bấm chặt các ngón chân xuống sàn. Có lẽ vẻ mặt ngẩn tò te vì không hiểu gì của tôi đã lộ hẳn ra, cô gái bình thản nhắc lại: “Sour fist?”, trong khi tôi từ lúng túng, “Sour fist?”, đến tuyệt vọng, “SOUR FIST?”, chuyển sang ngượng chín người. Cô gái nghĩ ngợi một chút và thay đổi chiến thuật - ôi, đúng là một nàng tiên tốt bụng! – “Take a bath?”, cô gái hỏi, trong đầu tôi chợt lóe lên: “Shower first”. Thì ra vậy. Kết thúc tổng kết. Đứng sau cánh cửa tủ, tôi, với tư cách dịch giả Vietlish đã qua đào tạo, lập tức lóe sáng, trong khi D., trần truồng trong chiếc áo Wolf-Skin, còn đang từ lúng túng, “Foul aim, Sir!”, đến tuyệt vọng “FOUL AIM, SIR!”, rồi chuyển sang ngượng chín người. Lần này, chính tôi được đóng vai nàng tiên tốt bụng sẵn sàng cứu người: “Ông ấy muốn biết tên đầy đủ của anh: Full name, Sir!” Quả nhiên, người đàn ông đưa ra một cái hóa đơn mà D. vừa ký dưới quầy bar. “Tên đầy đủ của tôi ở đây rồi ạ”, D. thầm thì. “Jo A Ei”, người đàn ông nói ngoài cửa, và tôi lại lóe sáng: “Tên đệm của anh! Johannes!” Và đúng vậy, khi D. điền tên đệm Johannes vào đâu đó trên tấm hóa đơn, vị khách của chúng tôi tỏ ra hài lòng và quay đi với lời chúc “You sheep”, và bây giờ thì chúng tôi đã hiểu (“Good sleep”). Bài học rút ra từ câu chuyện: C&T (Chủ nghĩa Cộng sản Tư bản) là: khi bạn đã phải trả một ly Gin Tonic với giá cắt cổ, bạn vẫn có thể bị dựng dậy giữa đêm chỉ vì một thiếu sót có tính thủ tục hành chính vớ vẩn nào đó. Lại C&T: hồi ở Trung Quốc, tôi cũng đã không hiểu bằng cách nào đó mà cái công thức C&T dường như hàm nghĩa rằng: Nhà nước và Công dân tách rời nhau. Hệ quả là sự ra đời của hai thế giới song song với sự vắng bóng triệt để của chính trị: Thế giới bên dưới gồm những cá thể hoạt động trong khuôn khổ của một nền vô chính phủ tương đối hòa bình, còn thế giới bên trên là bộ máy quyền lực với nhiệm vụ điều hành các tập đoàn kinh tế. Cả hai đều cảm thấy vui vẻ nếu bên này để cho bên kia được yên. Trong xã hội ấy, con người chuyển đổi từ động vật chính trị sang động vật kinh tế thuần túy, và thoạt nhìn thì cuộc sống diễn ra như thể mọi sự đều hết sức tốt đẹp. Đó là một nhận thức khủng khiếp, nhưng đồng thời cũng mang lại cảm giác yên tâm: cái gánh xiếc chính trị lộn xộn của các nền dân chủ phương Tây, tuy không hẳn tối ưu, nhưng vẫn còn khả dĩ hơn. Buổi sáng có âm thanh tiếng Việt vang lên trong tủ: Một cô dọn phòng để quên chiếc điện thoại di động giữa những chiếc áo phông. Câu hỏi: Một: Người ta hút gì với những chiếc ống tre ở quán cóc vỉa hè? Hai: Những chiếc loa đặt giữa ngã tư nói gì? Ba: Những thùng tôn với dòng chữ “Tân Mỹ” hoặc “Sơn Hà” đặt trên những mái nhà đựng gì bên trong? Bốn: Những viên sần sùi có lỗ cháy đỏ lập lòe mà người ta thường chất khắp các vỉa hè là gì? Phụ nữ nước ngoài được gọi là “Madame”, trong khi đàn ông là “Sir”: Có lẽ ở đây, về phương diện đàn ông, nhà tư bản Mỹ đã đẩy lùi các ông chủ Pháp, trong khi phụ nữ phương Tây vẫn còn dậm chân đâu đó ở thời thuộc địa. Dưới tàn lá những cành cây bên vỉa hè có treo những chiếc lồng nhỏ: những con chim cảnh bị nhốt cách ly. Cả chó và mèo cũng bị nhốt trong lồng, những chiếc lồng không lớn hơn cơ thể chúng là mấy. Trong vườn bách thú, đôi chim công bị nhốt trong một chiếc cũi với nhiều lớp rào chắn như thể nhà tù, cứ như công là những kẻ tâm thần giết người hàng loạt vậy. Đến nỗi khi bất chợt nghe thấy tiếng ríu rít trên những ngọn cây trong công viên, tôi đã ngả đầu ra sau ngước nhìn lên vì tưởng rằng trên đó cũng treo những chiếc lồng nhỏ, mỗi lồng nhốt một con chim. Không chỉ ở Hồ Tây, mà ở Hồ Hoàn Kiếm, những con cá cũng bơi ngửa bụng lên trời. Tôi sợ rằng cụ rùa nghìn tuổi sẽ khó lòng hưởng được sinh nhật lần thứ một nghìn, bởi cụ sẽ chết ngạt vì rác của Hà Nội hiện đại. Nhưng những con chuột béo mũm chạy qua chạy lại trong quán ăn lại tỏ ra khỏe mạnh và phấn chấn: tôi cho rằng đây là một chỉ dấu tốt về chất lượng của quán ăn này. Một khẩu ngữ mới ra đời: Khi D. trả tiền, tôi nói: “Đi làm cái Johannes của anh đi nhé”, và tôi tưởng tượng ra cảnh một trăm năm sau, người ta sẽ tra cứu nguồn gốc của khẩu ngữ này trong một cuốn từ điển ngữ nghĩa học, ở đó, người ta sẽ bắt gặp D. và tôi trong trang phục nửa trần truồng phía sau cánh cửa hé mở của căn phòng khách sạn. Dưới con mắt của người Việt Nam, dân Âu chúng tôi không chỉ là những kẻ mũi lõ, nói năng xì xồ, mà còn là những kẻ ngồi dai. Tối nào cũng vậy, chúng tôi là những vị khách cuối cùng ngồi lại trong quán mà không để ý rằng những anh bồi bàn tội nghiệp phải dài cổ đợi, họ chỉ muốn chất luôn chúng tôi cùng những chiếc ghế lên bàn. Việc chúng tôi không tự mình cảm thấy bất lịch sự là điều khiến người Việt Nam thấy lạ. Lạnh nhạt, bảo thủ và khách khí là tính cách của người miền Bắc Việt Nam, sách cẩm nang du lịch viết như vậy, trong khi ở miền Nam người ta sống cởi mở và nhiệt tình hơn. Cả ẩm thực cũng thế, càng vào trong càng ngon hơn: ẩm thực Hà Nội dở, Huế trung bình, còn Sài Gòn thì tuyệt vời. Hỡi ôi, dốc Bắc-Nam, chúng ta lại gặp nhau ở đây, mà thậm chí còn có điểm rất tương đồng nữa đấy. Ở Đức hay ở Ý, người ta thường miêu tả tính cách của bạn dựa trên thời tiết. Thời tiết tồi sinh ra con người chăm chỉ, kỷ luật, nhưng rầu rĩ và khó tính. Thời tiết tốt sinh ra con người vui vẻ, lười biếng và thích ăn nhậu. Nhưng ở Hà Nội, tháng Mười mà nhiệt độ lên tới 350C ngoài trời – thì phải với nhiệt độ thế nào nữa mới có thể làm tăng thêm thú vui ăn nhậu ở miền Nam? Dù sao, miền Bắc còn có đủ các mùa trong năm (bốn mùa!), còn có cả mùa đông. Phải chăng mùa đông có ảnh hưởng lớn tới vậy lên tính cách con người: Nó hình thành nên cách dân tộc, chia cắt các lãnh thổ, gây ra các cuộc chiến tranh? Dù sao nước Đức cũng chỉ vừa mới quên được mâu thuẫn Đông Tây thôi, và bức tường thật sự trong đầu người dân không chạy từ Hessen đến Thuerringen, mà chạy từ Bayern đến Friesland. Nhưng mà, đường xích đạo, nó nằm ở đâu nhỉ? Nghĩ lại, tôi chợt phát hiện rằng mình chưa bao giờ đặt chân đến vùng đất nào nằm phía dưới xích đạo (và Wikipedia biết vì sao: bởi vì loài người chủ yếu đứng trên đỉnh mũ của quả địa cầu) và trong những tuần tới, tôi cũng không muốn thay đổi thực tế này: Sài Gòn (tôi thích gọi Sài Gòn là Sài Gòn!) nằm ở vĩ độ 10 trên xích đạo. Thế còn bên dưới đường xích đạo, người ta phải hiểu dốc Bắc-Nam như thế nào? Ở đó, Bắc sẽ là Nam còn Nam sẽ là Bắc chăng? Vì sao tôi lại nảy ra những câu hỏi ngu ngốc này? Trả lời: Khi đêm khuya bạn biến phòng tắm khách sạn thành phòng hút thuốc lá, bạn vừa hút thuốc vừa uống vodka vừa khoác lác những chuyện khai sáng thế giới, và sáng hôm sau tỉnh dậy sau giấc ngủ vài tiếng trong khí hậu nhiệt đới, đầu đau như búa bổ, rồi sau hai tách cà phê, bạn sẽ nảy ra những suy nghĩ vớ vẩn như vậy về cái dốc Bắc-Nam. Nhưng mà, hoặc là thời tiết hôm nay mát mẻ hơn hoặc là giao thông yên tĩnh hơn, hay là tôi đã bắt đầu biết cách làm nguội bản thân mình. Quần soóc. Ở đây quả là một ngoại lệ: người ta không cảm thấy xấu hổ vì da đùi trắng quá. Một chị người Đức sống ở Hà Nội đi nghỉ hè về, cô bạn đồng nghiệp thốt lên: “Ôi khiếp quá, trông chị đen như cột nhà cháy ấy! Hy vọng chị lên cân chứ?”. Ỏ đây người ta phải béo, phải trắng mới là tốt ư? Thế thì chúng ta đổi cho nhau nhé. Những cái kitsch châu Âu bày ra một cách đáng kinh ngạc trên sạp chợ châu Á: những con cua lớn buộc dây còn ngọ nguậy, những con lươn cuộn tròn trong chậu, những con cá lớn thả trong chậu nước xâm xấp, vừa đủ để chúng không chết. Thực phẩm tươi sống gây cảm giác mạnh. Một cái thủ lợn đủ cả tai mũi, da sọ vén lên như một cái mũ. Cơ man nào là ốc, là rắn. Cơ man nào là thịt. Những cỗ lòng roi rói xếp thành chồng, nhìn giống như những cỗ lòng thật, bởi chúng chính là lòng thật. Và ngay bên cạnh những quầy thịt cá là một quán ăn mà một người châu Âu dù ưa xà xịt như tôi có trả giá nào cũng không dám thử. Môi trường ở đây vẫn là cái khiến bạn khó chấp nhận hơn cả: Hồ Trúc Bạch có nguy cơ bị ngập rác thải, trên mặt nước, rác vứt tứ tung, nổi lềnh phềnh. Những con rùa khổng lồ sắp chết ngạt bơi ở giữa. Có cả những con cá nhỏ ánh bạc, thịt khá ngon thì phải. Và đây đó quả nhiên có những người đàn ông thả câu trên cái mặt nước ao tù này: miễn bình luận. Còn chúng tôi thì ngồi ngay cạnh đấy, đặt món ăn trưa và nhai nuốt ngon lành nữa chứ: trò này chỉ dành cho những học viên cao cấp. Bán đảo xung quanh chùa Trấn Quốc: một cỗ pháo hoa màu xanh bất động. Trả lời: Một: thuốc lào. Hai: ông Vũ lại tái vi phạm luật giao thông, toàn dân phải tích cực phát giác và khai báo hành vi mua bán dâm. Ba: nước. Bốn: than tổ ong để đun bếp. Câu hỏi số năm: Tại sao tất cả các ban công và sân thượng đều bịt rào sắt? Bên ngoài khu phố cổ là những khu đô thị mới: Hà Nội đang tự thoát ra khỏi cái ống của mình. Một thành phố mới tinh được dựng lên trong tích tắc lịch sử từ lòng đất: ao chuôm được san lấp bằng vật liệu phế thải, những cao ốc văn phòng dựng đứng p g ậ ệ p g p g ự g g mọc lên trong nháy mắt, những đại lộ mênh mông chạy dọc các khu đô thị, những hàng cây trồng thẳng tắp, làm ta liên tưởng tới hình ảnh trong những bộ phim Mỹ. Trung tâm hội nghị Quốc gia mái uốn mới xây, sân vận động Quốc gia 40.000 chỗ ngồi mới xây, khách sạn Grand Plaza 6 sao lấp lánh, mới xây. Những khuôn viên sáng choang rộng mênh mông như cả một khu dân cư - cũng mới xây. Những tòa nhà chung cư bề ngoài trông như những lâu đài cổ, làm từ đá và kính, như thể chúng được tạo ra bởi một đạo diễn phim viễn tưởng. Ai muốn sở hữu một căn hộ ở những khu đô thị mới này sẽ cần cả một bao tiền - không phải tiền đồng, mà là tiền đô. Quả thật tôi không thể tưởng tượng nổi những công trường xây dựng lại khổng lồ đến thế nếu không được chứng kiến tận mắt. Và tôi cứ nhìn mãi một chiếc xe cẩu nhỏ bé với cabin lợp lá cọ. Những cao ốc tương lai được che chắn bằng tấm lưới màu xanh như bộ da giả nhăn nheo; những ngôi nhà do dân tự xây thì được quấn tấm bạt như bộ pyjama kẻ xọc xanh-trắng-đỏ. Bên trong những cái tổ kén đó, con nhộng-nhà phát triển nhanh chóng thành con bướm màu sặc sỡ. Đây đó giữa những công trường xây dựng, người ta bắt gặp những khoảnh ruộng nhỏ: một vườn chuối hay ruộng lúa bình dị. Những con trâu lững thững đi thành đàn qua đoạn đường chưa xây xong, bình thản giữa dòng xe cộ ồn ào không dứt. Giữa ngã tư đường cao tốc. Giữa những trung tâm mua bán. Khi tôi chạy trốn vào một ngôi chùa, một quần thể với những tầng mái uốn cong ẩn mình giữa đám phế liệu xây dựng và tiếng ồn công trường, giữa một khu đất lớn, như thể nó còn sót lại từ thể kỷ trước, tôi nhận ra rằng: hóa ra ở đây cũng đang xây dựng. Mà xây thế nào chứ? Trong khi tại chính điện vừa xây xong người ta đã cho làm lễ khánh thành, thì ở gian bên cạnh, công nhân vẫn tiếp tục làm việc, họ trang trí những hoa văn gỗ bằng sơn son thếp vàng. Lập tức tôi nhận ra toàn bộ quy mô của cái kỹ thuật hết sức đặc biệt này: kỹ thuật xây dựng các công trình mới sao cho bề ngoài giống hệt những công trình cổ: Nếu bạn từng đến một cửa hàng đồ gỗ châu Á nhập khẩu, bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì. Và tôi cũng bị ức chế như vậy: Những khu phố với những ngôi nhà đặc trưng Hà Nội, cao và mỏng, với những lan can con tiện và những cột sơn màu mè, những khu phố sẵn sàng bị dỡ bỏ để xây một con đường mới hay một cao ốc mới, bản thân chúng không phải đã 100 tuổi mà mới chỉ độ 10 tuổi thôi. Cứ xây cao, xây mỏng, xây chồng lên: khác với tuổi thọ của con người, tuổi thọ của các công trình ở đây chẳng có giá trị gì hết. Thì đúng rồi, ngay cả New York cũng phải được xây dựng ở một thời điểm nào đó, có thể quang cảnh ở đấy cũng giống như thế này thôi. Dĩ nhiên mọi người đều biết tới bức ảnh nổi tiếng có ba anh công nhân ngồi trên dàn giáo cao vút khi New York được xây dựng. Đối với người châu Âu, sự ra đời của một thành phố luôn là một sự kiện có tính lịch sử, bởi vậy người ta thường đọc về nó, còn người Mỹ thì lại thích mua những postcard về sự kiện ấy. Nhưng người ta không được trải nghiệm trực tiếp, không được chứng kiến tận mắt. Người ta cứ tưởng kiến trúc châu Âu là cái đã luôn sẵn có rồi. Còn ở đây, người ta được trải nghiệm sự sinh nở của một thành phố và trông nó thật đáng sợ. Không cần nhiều lời, những công trường xây dựng này kể cho chúng ta câu chuyện rằng những tòa nhà tráng lệ, ở thời nào cũng vậy, luôn được xây dựng sau lưng số đông. Rằng chúng nuốt trọn những cánh đồng, những đàn trâu, những nông trường. Chúng lùa người nông dân ra khỏi nơi cư ngụ của họ. Chúng huy động đến hàng vạn nhân công rẻ mạt. Vậy ai sẽ là những triệu phú trăm nghìn đô, ai sẽ dọn vào sống trong những khu đô thị nhân tạo xa xỉ này? Trả lời: Chính cái công trường khổng lồ này sẽ sinh ra lợi nhuận và tạo ra những ông chủ sở hữu cho nó. Những ông chủ sẽ xuất hiện ngay khi công trình được xây dựng xong. Một cơn mưa bất chợt đổ xuống dòng xe chạy: những chiếc xe chạy dưới những cây cầu vượt tương lai và dưới những đường hầm tương lai. Đột nhiên chỉ còn những chiếc ôtô lăn bánh trên những con đường tương lai, và đột nhiên: những con đường tương lai ngập nước tới đầu gối. Liệu tương lai có tính tới hệ thống thoát nước ở đây không? Trên cầu Long Biên, xe chạy bên lề trái: một con đường toàn xe máy, mà có lẽ không ai lý giải được tại sao luật giao thông nước Anh lại được áp dụng ở đây. Ở giữa là một đường ray xe lửa kinh khủng được chắn lưới. Giống như tháp Eiffel nằm ngang. Tôi đi bộ ba kilômét dọc cái kiến trúc Eiffel bằng thép này. Bên dưới, sông Hồng chảy, ở giữa, một bãi nổi với những ruộng lúa, những người đàn ông đội mũ cối, những người đàn bà lưng tròn nón lá cặm cụi trồng cấy, trong khi tuổi trẻ Hà Nội lao xe máy vù vù ở bên trên. Bên dưới kia dường như người ta không hề biết rằng chỉ cách đó vài kilômét, Hà Nội đang xây dựng một linh hồn mới. Thì người ta còn có thể làm gì đây: cứ trồng lúa và thu hoạch, và chờ đợi một ngày kia những tòa nhà cao tầng xuất hiện. Tôi trở về khách sạn, kéo chăn kín đầu. Giấc ngủ sẽ kéo tôi đi và giúp tôi hồi phục qua đêm. Sau ba ngày ở Hà Nội, chỉ muốn lao ra khỏi thành phố, muốn chạy trốn tiếng ồn và không khí ô nhiễm, muốn về nông thôn. Những nghĩa địa và công trường xây dựng: Những ngôi nhà dành cho người chết không chỉ đẹp hơn mà còn chắc chắn hơn hẳn, che mưa tốt hơn những túp lều dựng tạm của công nhân xây dựng. Ngay cả khi đã đi khỏi thành phố 20 kilômét, Hà Nội vẫn không ngừng xây dựng: không phải những tòa nhà cao tầng mà là những ngôi nhà dân tự xây, mà đa số đều có gu thẩm mỹ một cách bất ngờ. Có lẽ người ta nên tập trung tất cả kiến trúc sư của Đức lại để đưa tới Việt Nam tập huấn vài tháng. Ở đây, họ có thể tìm hiểu, bằng cách nào người ta có thể xây cất mới mà vẫn hợp lý đâu ra đấy. Có lẽ những kiến trúc sư của chúng ta phải cứng họng vì không thể hiểu được tại sao ở cái đất nước nhìn chung nghèo hơn Đức rất nhiều, nhưng giá đất vẫn cao khủng khiếp, và người ta vẫn có thể bằng mọi cách mua được đất và xây được nhà. Ngọn đồi đầu tiên: Những dãy núi đá dựng đứng trên cánh đồng bằng phẳng như từ trên trời rơi xuống, trên vách núi là màu xanh tươi rói. Nhưng ở đây, thiên nhiên tươi đẹp không có nghĩa là người ta không vứt rác ra đó. Đường cao tốc: Những con bò đi lững thững giữa vạch kẻ phân luồng, và ở những đoạn rẽ, người ta thường bắt gặp một chiếc xe máy hồn nhiên đi ngược chiều vì tin rằng đi sai như vậy sẽ quay đầu nhanh hơn. Mặc dù sợ đi máy bay, nhưng tôi lại cho phép mình ngồi ôtô không buộc dây an toàn trên đường cao tốc Việt Nam. Thì tôi đã bao giờ nói rằng mọi sự đều tuân theo logic đâu. Bể bơi với ván nhảy, bên cạnh đặt một chiếc xe tăng xích sắt. Một chiếc xe tải chở đầy lồng gà: lại đồ tươi sống. Ngay trước những dãy núi xa xa là một quần thể sân golf khổng lồ 45 lỗ dưới những hàng dừa: Bên đường là những quầy bán những viên đủ màu lấp lánh làm từ những quả bóng màu trắng: “What this?”, người hướng dẫn du lịch hỏi, và chúng tôi đã phải tử tế giả vờ trả lời anh ta rằng: “trứng gà”, để anh ta được dịp mừng rỡ đáp lại: “No, golf balls!”. Cùng với việc bán bóng golf, để tăng thu nhập, người ta còn bán cả những bức tượng hoành tráng làm từ đá cẩm thạch đủ hình thù; và còn có cả những bức tượng kỳ dị làm từ rễ cây gỗ lão mài nhẵn, đánh bóng, mà chỉ cần thấm mệt, hoặc nhấp chút rượu, chút ma túy, hay chỉ với một chút tưởng tượng, bạn sẽ liên tưởng ra bất kỳ hình dạng nào: những con thú kỳ ảo hay những phụ nữ khỏa thân. Nghỉ cà phê bên đường: một chiếc bàn bóng bàn, một con rắn hổ mang ngâm trong bình thủy tinh (một thứ thuốc bổ dương, như tất cả đồ ngâm rượu của người Việt Nam), một con thạch sùng lười nhác chẳng muốn bắt ruồi. Từ từ, chầm chậm, tôi cũng dần hiểu ra cái cảm giác Apocalypse-Now là thế nào: những người châu Âu uể oải nằm dài dưới quạt, không động lực, không ý nghĩa, gần như không còn ý thức bản thân: Nếu người hướng dẫn du lịch không gọi, có lẽ tôi sẽ ngồi đây cả giờ, dưới bóng râm, vô tư lự nhìn ra phong cảnh phía xa, giới hạn các hoạt động trí não ở mức thấp nhất. Có tai nạn. Công an dựng rào chắn giữa con đường núi ngoằn ngoèo để đo khoảng cách giữa vạch phân cách với các đồ vật văng ra: một chiếc xe máy ngã sóng xoài, một chiếc giày thể thao duy nhất, một chiếc mũ bảo hiểm lưỡi trai màu trắng xanh, vỡ vụn như vỏ trứng. Không phải dân đi ôtô. Có lẽ nên nói thế này: tôi là một người Đức được sinh ra và nuôi nấng bằng tiếng chuyển côn xe hơi chính xác như trẻ em quen với sữa mẹ vậy. Thế nên khi anh tài xế của chúng tôi mắm môi mắm lợi, cứ để nguyên số 4 mà vượt dốc 12 độ, thì tôi thật sự không còn giữ nổi bình tĩnh nữa. Không có ôtô. Lần đầu tiên trong đời tôi đến một vùng đất gần như không có ôtô. Thỉnh thoảng mới có một chiếc xe tải đậu bên lề đường, đôi chỗ có xe máy. Còn thì cơ man là xe đạp: học sinh trung học mặc áo xanh quần trắng, những em gái buộc tóc đuôi gà, có em thả tóc dài tới eo. Một thiên đường thu nhỏ: Những thung lũng hẹp và dựng đứng, bên dưới là đồng lúa, phía trên những vách đá là rừng cọ, bầu trời xanh như cái nắp úp phía trên, cảnh vật lung linh rực rỡ tắm trong ánh mặt trời vô tình. . Những ngôi làng vây quanh thung lũng: những ngôi nhà sàn cho thuê, những ao cá, những cái máng lợn, những con trâu giương sừng nghênh ngang. Vô số cún nhỏ xinh xắn, như thể chúng có chung một ông bố vậy. Chúng đều béo tốt, tươi rói, khỏe mạnh. Tuy nhiên chắn chắn chúng không phải là những con vật được nuôi để âu yếm, ôm ấp – tôi chưa nhìn thấy một người Việt Nam nào vuốt ve chó. Nuôi để bắt chuột thì chúng quá lười, còn để canh nhà thì chúng lại quá đáng yêu, chúng cứ nằm dài cả ngày trong bóng râm: thử nói xem, chúng mày đều được nuôi để lấy thịt hay sao? Nào ngỗng, nào vịt, nào gà, nào lợn. Nào ngỗng con, vịt con, gà con, lợn con: tất cả đều chạy nhảy tung tăng hòa nhã. Tung tăng hòa nhã với nhau, và tung tăng hòa nhã bên nhau. ... Quả là một thiên đường bị Chúa bỏ rơi: Người dân nơi đây hẳn phải nghèo lắm, khi mùa đông đến, hẳn họ phải chịu đói rét (Dân Âu sẽ nghĩ thế, bởi họ thích vận dụng phép biện chứng, hay ý thức hệ tư bản - dân chủ. Theo đó, người ta không thể sống no đủ nếu thiếu sản xuất công nghiệp). Nhưng ở đây thì không, người hướng dẫn du lịch nói, thung lũng này cung cấp đủ thức ăn cho mọi người, còn mùa đông thì không ai phải chịu rét, vì nhiệt độ không bao giờ xuống dưới 100C. Theo nguyên tắc sắp xếp truyền thống của người Việt Nam, một (chỉ một!) ngôi làng đã chuyển đổi hoàn toàn thành một khu nhà trọ: Các gia đình đã sắp xếp lại căn nhà sàn của mình để dành ra một gian phòng lớn, không có đồ gỗ, cho khách (chúng ta nhìn những tấm thảm màu và những chiếc gối mềm rồi ngạc nhiên tự hỏi: cả nghìn năm qua chúng ta cần đến đồ gỗ để làm gì?)... … và bán những tấm khăn lụa sặc sỡ: đặc trưng của các dân tộc miền núi. Những tấm khăn lụa khiến dân Đức cảm thấy bị chọc giận, bởi họ lại cảm thấy bị đối xử như dân du lịch: Chúng tôi không mua gì cả, chỉ thích đi dạo quanh những ngôi làng chìm giữa thiên nhiên, nhìn những người nông dân trồng lúa… … nhìn những người thợ gạch đun lò, nhìn những con trâu đang cày ruộng, những con lợn đang ngủ và những con gà sống cuộc đời vô tư lự của những con gà (cũng không hẳn là một công việc tồi tệ nhất: đơn giản là sống để chờ cái chết). Tôi tích vào bảng thống kê 10 điểm: Yên tĩnh và hòa nhã? Rất nhiều. Những người dân vui vẻ? Chấp nhận được. Những con vật hạnh phúc? Không thể tin được, nhưng lại là sự thật (và một lần nữa, điều này chứng minh rằng những con vật sẽ không hề gây hấn với nhau nếu con người không can thiệp vào). Nước sạch? Đúng vậy, nước mạch đấy, mùa hè mát, mùa đông ấm. Lò sưởi? Không cần thiết, quần áo ấm là đủ. Điện thoại? Có. Điện? Có. Internet? Nào, nghe mà ngạc nhiên đi nhé, hỡi Cộng hòa Liên bang Đức: giữa vùng núi Việt Nam hẻo lánh này cũng có internet! (Khác hẳn với bang Brandenburg, nơi mà người ta vẫn truy cập internet qua modem điện thoại và phải đợi cả tiếng đồng hồ để tải một file PDF nào đó. Nguyên nhân là ở Đức người ta đầu tư cơ sở hạ tầng cho một “khu vực kinh tế” thay vì cho nhu cầu người sử dụng). Một bưu điện để nhận bưu kiện của Amazon? Khả quan. Nhà trẻ, trường tiểu học, trường trung học? Có. Cảm giác ấm áp tình người? Rõ ràng. Câu trả lời là 10 trên 10: Tôi hoàn toàn có thể sống ở đây. Và có lẽ tôi sẽ là người duy nhất ở thung lũng này sở hữu một món đồ gỗ: cái bàn viết. Có những con bướm to như cáiđĩa, phát ra thứ ánh sáng màu xanh lấp lánh. Ngoài ra, thật lạ là ở đây không hề có loại động vật hay côn trùng nguy hiểm nào: Tôi chỉ nhìn thấy một con rắn mòng ở trong một hố nước, một con thạch sùng mắc kẹt trong một ổ đèn đường, mấy con ruồi vàng và mấy con muỗi – thế thôi. Không có con hoẵng nào, không cò, không vạc, không thỏ, không ong; và bên vệ đường cũng không có con cáo nào chạy qua, không chồn, không nhím như người ta thường thấy ở Đức. Cũng không hề có một con nhện nào (may cho tôi). “Chất độc da cam”, D. nói - đơn giản là anh đã xem quá nhiều phim về chiến tranh Việt Nam. Những con vật đâu cả rồi? Di cư? Bị làm thịt? Hay bị tuyệt chủng như loài hổ (chúng là lý do khiến người ta phải xây nhà sàn)? Ngay cả những chòi canh nhỏ xíu dựng trên các ao cá cũng luôn phải có một người trong gia đình ở để canh, nhưng không phải để canh động vật (cò), mà để canh người (kẻ trộm). ... Thay vào đó là đám trẻ con lóc nhóc, và đây quả là một hiện tượng: Trong khi ở Đức, trẻ con thường được nhìn như những quảng cáo bao cao su thuần túy, bởi vì ở chốn công cộng, người ta thường thấy chúng cau có, càu nhàu, khó chịu, thì ở đây (không chỉ ở Mai Châu, mà ở Hà Nội cũng thế), đâu đâu người ta cũng thấy những em bé ẵm ngửa mỉm cười, những cô bé, cậu bé vui vẻ, hăm hở với những trò chơi đầy bí ẩn của chúng; những đứa bé như những chú khỉ con ngồi ngay ngắn giữa bố và mẹ trên yên xe - một sự ngoan ngoãn kỳ diệu đáng khen ngợi. Phải chăng vì ở đây không có những chiếc nôi đẩy, hay những xe nôi bọc thép như xe quân sự dành cho các em bé? Phải chăng trẻ em không bị buộc phải đi ngủ lúc 8 giờ? Trẻ em ở đây không bị coi là nguyên nhân của khủng hoảng hiện tại, hay giải pháp tương lai, mà đơn giản, trẻ em là một phần của cuộc sống. Điều này nghe giống như một kiểu kitsch trở-về-thiên-nhiên hay sống-đời đơn-giản. Vâng, nhưng sự thật vẫn là sự thật, tôi rất tiếc phải nói như vậy. Còn cảm nhận thế nào thì tùy khẩu vị từng người. Sau một đêm ngủ dưới mùng chắn muỗi, cái mùng đã để lọt những con muỗi to nhất (tôi không sợ bệnh sốt rét, tôi KHÔNG sợ bệnh sốt rét), tôi ngồi nhìn mưa rơi: những ngọn núi nổi sấm chớp, bầu trời trở nên nhẹ hơn, điện bị ngắt. Buổi tối tôi nằm mơ về chuyện gia đình chủ nhà cho chúng tôi ở trọ đã phải xoay sở với cái phòng ngủ bé xíu của họ như thế nào cho lọt hết chừng đó người, họ nói cười, họ trò chuyện với chúng tôi, và rồi họ ngồi xuống và chuẩn bị bữa sáng ngay cạnh giường ngủ. Có lẽ đây là nơi có thừa sự lãng mạng tập thể với những ngôi nhà gần như để cửa mở cả ngày, nơi người này có thể nhìn người kia làm mọi việc. Đêm đó D. đã nằm mơ bằng tiếng Việt và không hiểu một từ nào cả. Tại sao tất cả các loại nước sạch nếu không là Nestlé thì là Pepsi? Ngày trước ở đây người ta chỉ uống nước chè thôi hay sao? Hay chủ nghĩa tư bản đã đánh thuốc độc tất cả các nguồn nước máy rồi gom nước sạch đóng chai để bán? Trên thực tế, lòng mến khách của người Việt Nam thường được ca ngợi trong các cuốn cẩm nang du lịch chẳng thể hiện ra chút nào (nhưng người ta cứ tin cẩm nang du lịch, thì nước nào mà chẳng mến khách, trừ nước Đức). Chắc chắn cái công thức: du lịch = con bò sữa có lẽ cũng cổ xưa như lịch sử loài người vậy, ngay cả khi bạn tới một nhà khách ở Đức đi nữa thì chuyện chủ nhà ra mời khách một tách trà hay hỏi han dăm ba câu “How do you do?” cũng là chuyện bình thường. Nhưng ở đây, người ta chỉ nói chuyện với chúng tôi khi họ muốn chỉ dẫn một điều gì đó (chốt cửa sổ và khóa cửa nhà vào buổi tối, có lẽ là để chống bọn trộm cá) hoặc khi họ muốn bán một món đồ nào đó (“Sssopping”, “Daughter Dancing, five hundred thousand”,“Bia”,“Coca”). Đồ ăn thì rất ngon, nhưng tính toán chi li đâu ra đấy, và khi đi chúng tôi mới ngớ ra rằng nước uống mà chúng tôi dùng khi ăn cũng phải trả tiền riêng. Một tách cà phê sáng được miễn phí. Thôi thì như thế ít ra người ta cũng hiểu rằng, những nhà khách cho thuê bóng loáng này trước kia từng là nhà sàn truyền thống, thơ mộng như thế nào. Ý thức khai sáng và ý thức phê phán đong đưa. Đã là ngày thứ sáu tôi có vấn đề về tiêu hóa, như thể dạ dày của tôi đã biến thành một nhà máy sản xuất nước bẩn vậy. Tôi cảm thấy giận giữ với cơ thể mình: ba ngày nôn nao để thích nghi thì còn được, nhưng đến mức này thì cơ thể tôi đúng là một tên nội gián phản bội mất rồi, và nó cần bị trừng trị đích đáng. Và bởi vì người ta không thể dừng việc tiêu hóa của bản thân lại, tôi đã trừng phạt sự bất tuân của cơ thể bằng hai cốc chè xanh (nấu từ lá chè tươi, rất đậm đà) ở một quán ven đường, ông chủ quán nói “mình đều là anh em” và chạm cốc với tôi. Từ 22 giờ, tôi bị đánh trả: bắt đầu sốt cao. Từ 23 giờ, co giật, từ 24 giờ, loạn nhịp tim và mồ hôi vã đầm đìa như tắm khắp người. Tôi nằm hàng giờ trên giường lạnh, không có đệm để thay, không có chăn khô để đắp ấm và tôi không biết mình sẽ thế nào nữa. Cứ nửa giờ lại cặp nhiệt độ, nếu sốt trên 39 độ, tôi sẽ gọi cấp cứu. Tôi đã nghe kể về điều kiện ở những bệnh viện Việt Nam: Người ta phải bỏ nhiều tiền hối lộ để được một chỗ nằm trên nền đất bên cạnh hàng chục bệnh nhân khác; người ta cần bà con để chăm sóc ăn uống; phải hối lộ y tá để được đưa đi chụp X-quang; còn bác sĩ thì đằng nào cũng ăn hối lộ rồi nói rằng ông ta không có đủ điều kiện máy móc cũng như trình độ kiến thức để chữa trị. Các nhà thuốc ở thành phố có bán các loại thuốc viên như ở Tây Âu; các hiệu thuốc truyền thống thì bán thảo dược, người ta có thể tự chữa đủ loại bệnh từ răng lợi cho tới thận; ở phòng trong, bác sĩ đông y có thể bắt mạch, quan sát sắc diện và nhìn lưỡi để kê đơn. Khi hình dung ra những cảnh đó, tôi không biết mình bị loạn nhịp tim là do sốt hay do hoảng sợ nữa. Chẳng có gì lạ khi mỗi lần chia tay, người Việt Nam thường chúc nhau sức khỏe cho cả gia đình. Tôi trìu mến nhớ về hệ thống y tế già cỗi của nước Đức, nghĩ tới cái thẻ bảo hiểm BARMER, và nghĩ về cái bệnh viện nhỏ sạch sẽ ở Brandenburg của mình. Một mẹo cũ: Hãy ra nước ngoài, nếu bạn muốn học yêu chính đất nước bình. Sau một đêm mất ngủ tôi cảm thấy bợt bạt cả người và tự hứa với cơ thể mình: tôi sẽ không bao giờ gọi nó là tên phản bội nữa, mà tôi sẽ kính trọng và chăm sóc nó, nếu nó không bắt tôi bỏ dở chuyến đi này trước khi kịp bắt đầu. Người hướng dẫn du lịch tốt nhất thế giới đã kiếm cho tôi một liều thuốc giúp giảm sốt trong vòng 30 phút. (Chú ý, chúng tôi tạm dừng chương trình này cho một quảng cáo ngắn: Christian Oster – ai tới đây mà không liên hệ với anh thì là lỗi của người ấy.) Và một lời khen gấp ba dành cho ngành công nghiệp dược phẩm, với điều kiện người ta có thể đủ tiền mua thuốc của nó. Chúng tôi có lẽ đã quá lạc quan khi nghĩ rằng, ngay ngày kia mình đã có thể đi Vịnh Hạ Long. Chiếc xe bus lắc lư chở chúng tôi cùng 12 khách du lịch khác (chúng tôi đã đặt xe này trước khi biết Christian Oster) dừng lại cho khách nghỉ đi tiểu tại một cửa hàng lưu niệm, như thể ở một nơi chốn siêu thực nào đó: cửa hàng rộng mênh mông như một ngôi chợ bán đồ xây dựng, sân trước đặt toàn tượng: một bức tượng Phật bằng đá có lẽ cao tới 3 mét, nặng tới cả 10 tấn – đây là đồ lưu niệm mua cho người thân chăng? Phía trong, ngay sau cửa ra vào: 50 đứa trẻ tàn tật ngồi thành hàng trên ghế, với những cánh tay run rẩy, đang làm một bức tranh thêu rao bán rộng tới 3 mét đặt trong một cái khung hoành tráng: phía trước những đứa trẻ tàn tật đặt một thùng kính lớn để khách bỏ tiền từ thiện: Có phải tôi đang nhìn tận mắt cảnh tượng này hay không, hay tôi đang ở trong một bệnh viện tâm thần? Phải chăng ở đây, lao động trẻ em đang núp dưới mác từ thiện, khoác áo các dự án cứu trợ? Tôi đi tiếp mươi bước nữa, rồi tay tôi trở nên cứng đơ như nó muốn buông xuôi vậy; đầu tôi căng cứng, mắt tôi hoa lên: tôi phải biến ngay khỏi đây thôi. Tôi ngồi lên một chiếc ghế đá lạnh, thở sâu. May mà tôi còn chưa đến mức phát sốt, nhưng cảm giác thì quá lợm giọng. Và tôi lại chui tọt trở vào cái xe bus tròng trành. Cứ 30 phút tôi lại bị tụt huyết áp, nhưng dù sao thì bây giờ chúng tôi cũng đến Hạ Long rồi: ít nhất tôi cũng sẽ đi một tour bốn tiếng không qua đêm trên thuyền. Một ngọn núi dựng đứng trên mặt nước: Mắt tôi nhìn và đầu tôi hiểu: đây hẳn là một nơi chốn tinh thần với một sức mạnh thần linh, và nếu chỉ có một mình tôi, chỉ mình tôi giữa trời nước và mây núi – có lẽ tôi sẽ sụp xuống mà rưng rưng cảm ơn tạo hóa đã cho tôi được có mặt ở đây. Nhưng thật trớ trêu là ngoài tôi, còn có vài người khác cũng muốn chiêm ngưỡng di tích thiên nhiên được UNESCO công nhận này… … khu di tích thậm chí còn đang muốn được bầu chọn là kỳ quan thứ bảy của thế giới trên internet. Tôi biết: ta không có quyền ghét người khác chỉ vì họ thích những điều mà chính ta cũng thích. Cái đẹp là cái không thể tư hữu hóa được (và tôi nghe như văng vẳng giọng hát buồn của Marlene Dietrich: Cái đẹp chỉ dành cho một người chiêm ngưỡng thôi sao? Mặt trời và những ngôi sao là của chung tất cả mọi người…) Nhưng hỡi ôi, cái đẹp thần thánh này đâu có dành cho những chuồng trại, cho đám du khách xếp hàng như những con bò đi lên những chiếc thuyền du lịch – bởi vì những con bò, như tôi nhận thấy, khi mà giờ đây chính tôi cũng là một con trong số đó, không có cảm nhận tinh thần. Trước kỳ quan thiên nhiên này, nó chỉ biết ngồi đần ra đấy và nghĩ tới việc tiêu hóa của nó mà thôi. Thuyền du lịch tắc nghẽn trước cửa động: dù sao đây cũng là thuyền hai tầng bằng gỗ chứ không phải bằng nhựa. D. và tôi không đồng quan điểm: thuyền làm bằng gỗ là dấu hiệu của cái nghèo hay của gu thẩm mỹ tốt? Ồ, nhưng chúng lại bấm còi: tất nhiên rồi, tại sao người ta phải làm một việc ngoại lệ, chỉ vì thuyền không có bánh như xe máy? Một ngôi làng nhỏ bập bềnh: người ta ghép những chiếc thùng rỗng lại và dựng nhà lên trên. Những chiếc thuyền du lịch dừng lại bên làng để thuê xuồng máy hoặc mua đồ lưu niệm, quả là một bức tranh xúc động theo một nghĩa nào đấy. Bên cạnh, những người đánh cá đang gỡ lưới (không phải cho khách du lịch xem, mà đơn giản là họ đang làm việc), cũng giống như ở Mai Châu, giữa nơi hoàn toàn không có khí thải này, những người đàn bà vẫn đeo khẩu trang. Liệu đây có phải là một mốt thời trang đô thị giữa môi trường độc hại không, hay chỉ là một cách chống nắng (nắng giữa biển vẫn không kém phần độc hại?). Vì tôi chỉ có thể ngồi nên tôi có thời gian nghĩ ngợi, và tôi nhận ra rằng, nhóm du lịch của chúng tôi là một nhóm tứ xứ như thế nào: vậy cũng đáng để lập ra một danh sách với nhan đề: “Những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trên một chiếc thuyền ở miền Bắc Việt Nam”: - Một gã trẻ Hàn Quốc du lịch một mình, miệng luôn cười cười, trong khi mắt thì đảo như lạc rang tìm kiếm một ả gái Âu nào đó phù hợp; - Một gia đình Hồng Kông: người đàn ông đẹp trai độ tuổi 40 với ông bố, bà mẹ già và một ông cậu với bộ tóc tay chơi kiểu Jimi Hendrix, tất cả đều có dáng vẻ lọc lõi của dân du lịch đẳng cấp quốc tế: xăng-đan Trekking, áo khoác Jack-Wolfskin; - Hai gã Canada với những cái bụng phệ và những hình xăm rẻ tiền, quần đùi áo cộc lăng xăng đi lại, và cứ đúng trưa 12 giờ lại mở lon bia đầu tiên trong ngày; - Một cặp vợ chồng Hà Lan: cũng giống như tôi, anh chồng chỉ ăn bữa trưa với cơm và đậu phụ và khổ sở nhìn phong cảnh: ngộ độc thực phẩm; - Ba cô nàng New Zealand, mấy cô ả đã làm tôi gần phát rồ khi vừa bước lên xe bus đã oang oang nào là “You know, it’s like…” và “And he goes: What? And then she’s like: Oh my God!”; - Một cô nhà văn người Đức với chứng rối loạn tiêu hóa và huyết áp, ngồi lỳ trong bóng râm và hý hoáy ghi chép vào cuốn sổ màu đen của mình, trong khi anh chồng thì cứ lát lát lại chụp ảnh và đưa chai nước cho cô; - Hai cô gái trẻ, một từ Nuernberg, một từ Dresden; hai cô du lịch Đông Nam Á một mình từ vài tháng nay, họ làm quen nhau qua Facebook khi đang trên đường và hẹn nhau ở Bangkok rằng sẽ cùng du lịch dọc Việt Nam: “Để xem chúng tôi sẽ làm gì trong những tuần tới”, cứ như thể việc ngao du quên ngày tháng ở tuổi hai mươi là chuyện bình thường nhất thế giới vậy; - Một cặp vợ chồng Đan Mạch với hai đứa con nuôi Việt Nam: họ đã đến Việt Nam hai lần với khoảng cách 3 năm để đón hai đứa trẻ; bây giờ thì đứa con gái đã 8 tuổi, còn đứa con trai 5 tuổi. Đây là lần đầu tiên họ du lịch cùng nhau dọc quê hương những đứa con của họ. Tất nhiên cả hai đứa trẻ chỉ nói tiếng Đan Mạch: những vị khách du lịch tí hon trên chính quê hương mình. “What’s her name?”, anh hướng dẫn du lịch người Việt Nam hỏi, ám chỉ cô bé Việt kiều Đan Mạch. “Cháu là Liên”, bà mẹ trả lời, và người hướng dẫn du lịch vui vẻ: “That means Lotus, what a beautiful name!”, Và tiếp: “What’s his name?”, anh ta chỉ cậu bé 5 tuổi. “Cháu là Hoa”, bà mẹ nói, và người hướng dẫn du lịch hỏi tiếp: “Hoa or Hòa?”. Tất cả đều lúng túng, và tất cả đều bật cười. Người hướng dẫn du lịch trao đổi bằng tiếng Việt với anh bạn đồng nghiệp; một lát sau, câu trả lời chung mà hai người cùng đưa ra là: “We think, his name can’t be ‘Hoa’, because ‘Hoa’ means ‘Flower’, and that’s only for girls. It must be ‘Hòa’, wich means Peace.” Bà mẹ chuyển tiếp thông tin cho cậu bé: “Fred, dit navn er Fred”, và cậu bé ôm chầm lấy chân mẹ, giấu đầu vào ống quần mẹ. Cảm giác như cưỡi xe máy với tốc độ 120 kilimet một giờ trên cánh đồng khoai tây băng giá: Chuyến đi về bằng xuồng máy gây cảm giác rờn rợn thú vị, vì vậy rốt cuộc tôi cũng có được vài giờ vui vẻ. Như ở trên một chiếc đĩa nhựa, chúng tôi nhảy cao hàng mét trên mặt sóng và đáp mạnh xuống nước, một tay buộc chặt vào thanh chắn còn tay kia giữ ba lô đựng đồ đạc, bị sóng đánh văng đi và bị quay cho ra trò, nhưng mà - hoan hô! - chúng tôi vẫn còn sống. Nếu không phải nghĩ tới những chuyện khó chịu sắp tới thì Việt Nam quả là đất nước đẹp nhất thế giới. Giải phóng phụ nữ theo kiểu Việt Nam: đàn bà làm việc… … còn đàn ông ngồi chơi bài và hút thuốc lào vặt. Dọc những con phố tối của Hà Nội, những người đàn bà chở rác và quét đường; đàn bà gánh gồng đồ đạc từ chợ về nhà, nhìn họ như những xe hàng biết chạy: Họ chất đồ đầy vào những cái thúng lớn và dùng đòn gánh gánh trên vai. Còn những người đàn ông chẳng mang vác gì ngoài những cái móng tay của họ, và những cái móng tay thì thôi rồi, đôi khi dài như móng tay của những cô ca sĩ điệu chảy nước. Để đáp lại truyền thống Khổng giáo một cách rõ ràng: ở Đức tôi cũng chẳng bao giờ động đậy một cái móng tay nào cho việc nhà. Thêm một mộng tưởng đêm khuya nữa: Có lẽ chúng tôi nên mở một hộp đêm ở Hà Nội, một hộp đêm đẳng cấp ngang những hộp đêm ở New York, London, Warsaw hay Berlin. Cả bên trong lẫn bên ngoài, nhất là quầy bar và ghế bar, đều làm bằng bê tông. Ngoài ra, sẽ có rất ít chỗ ngồi; thay vào đó, sẽ là một sàn nhảy sáng trưng, tất nhiên sẽ có sân khấu dành cho các tiết mục live. Tại cái hầm đêm này, chúng tôi sẽ chỉ cho đám con cháu của những người mới phất ở Hà Nội biết đời sống thật sự là thế nào, cái đời sống mà chúng đang tìm kiếm một cách tuyệt vọng khi rong ruổi xe máy vô mục đích quanh thành phố, ăn mặc như những con búp bê thời trang trong tạp chí mốt Otto: bởi vì làn sóng hậu hiện đại còn chưa xuất hiện ở đây để giải thích cho chúng hiểu rằng, mốt của thế kỉ 21 là những chiếc quần bò rách, những chiếc quần có giá trị gấp ba lần những cái túi xách hiệu Gucci. Đến nay vẫn còn chưa xuất hiện những tụ điểm chơi, những quán cool, đáp ứng được nhu cầu của những tay chơi tư bản vô gia cư này. Chúng tôi sẽ treo một cái biển khẳng định bản sắc của những tay chơi trong thế giới ngầm này, chẳng hạn “Bunker”,“Tunnel” hay “Underground”. Chúng tôi sẽ cắt đặt những tay lực lưỡng gác cửa, sẽ đuổi thẳng cổ bất kỳ kẻ thứ hai mươi nào dám bén mảng đến, vì y không xứng đáng với đẳng cấp của tụ điểm. Đứng ở quầy bar sẽ là những gã da đen mặt lạnh và những ả Latinh đẹp trễ nải, và bất kỳ kẻ nào dám thanh toán bằng tiền đồng, kẻ đó sẽ bị tiếp viên nhăn mũi đáp lại như thể họ chưa bao giờ nhìn thấy những tờ giấy đó. Một ly Gin Tonic sẽ có giá 12 đô, còn một ly bia 6 đô. Chúng tôi sẽ chỉ cho giới trẻ Hà Nội biết rằng, khi bố mẹ chúng đi ngủ lúc 10 giờ tối thì mới là lúc chúng bắt đầu trang điểm, bởi vì “Bunker”, “Tunnel” hay “Underground” không bao giờ mở cửa trước 23 giờ. Chúng tôi sẽ chỉ cho chúng thấy, hơn lúc nào hết, đây là lúc chúng phải vươn tới đẳng cấp Thượng Hải, Tokyo hay Bangkok, bằng cách hãy mang thật nhiều tiền của những ông bố bà mẹ giỏi kiếm tiền của chúng đến đây. Năm năm sau, chúng tôi sẽ bán lại cái tụ điểm làm ăn phát đạt đó với giá 40 triệu đôla. Và trong khi giới trẻ Hà Nội đêm đêm miên man nhảy nhót tưng bừng, chúng tôi sẽ lặng lẽ rút về nông thôn, sẽ nuôi gà nuôi lợn và sẽ tự trồng lúa để sống. Không phải Hongkong mà là Hồng Sơn một ngôi làng nhỏ cách Hà Nội hai giờ đi xe máy. Chúng tôi được mời vào một ngôi nhà nhỏ có tường bao quanh: bên ngoài là đồng lúa, bên trong là vườn chuối, còn có 2 con lợn, 1 con trâu, 10 con gà và 5 con chó. Những con chó tạo thành một nhóm nhỏ vui nhộn, chúng vẫy đuôi mừng rỡ chạy quanh chúng tôi; chúng tôi chào đón chúng hậu hĩnh bằng cách xoa đầu, xoa tai: Xin chào, chúng mày đúng là một đám vui nhộn, lanh lẹn và dễ gần hơn phần đông đám chó khác ở đây đấy. Bán thịt chó: Từ khi tôi biết đến từ “thịt chó” trong tiếng Việt, tôi cũng biết người ta có thể mua nó ở đâu: thực ra có thể mua ở bất kỳ đâu ngay khi bạn ra khỏi trung tâm Hà Nội (Phải chăng thịt chó bị cấm bán ở khu Phố Cổ vì người ta muốn tránh làm khách du lịch hoảng sợ? Hay người ta đã tìm ra một từ nào đó để thay thế cho từ “thịt chó”, như “thịt lợn mềm” chẳng hạn?). Thực ra điều này không làm tôi khó chịu: Tại sao ăn thịt chó hay thịt ngựa lại xấu hơn thịt gà hay thịt lợn? Điều quan trọng với tôi là người ta đối xử với con vật như thế nào trước khi giết chúng: những con vật bị hành hạ trong những lò mổ ở Đức cách đây 20 năm đã biến tôi thành một người ăn chay: tôi thấy mình không có lý do gì phải nuốt vào dạ dày cái kết quả của một sự hạ nhục quá đáng đến độ vô nhân đạo, cũng như phi thẩm mỹ đến vậy. Tôi thích những con gà ở Việt Nam hơn, chúng tụ tập ở bất cứ ngõ ngách bẩn thỉu nào: Ở những nước nghèo, chính việc thiếu phân bón công nghiệp đã tự động tạo ra rau xanh tự nhiên, và việc thiếu những chuồng trại công nghiệp lại sinh ra những con gà, con lợn, con bò sống hạnh phúc. Tôi nghĩ thế. Năm cô cậu vui vẻ này chắc chắn không phải được nuôi để làm thịt, vì chúng được đối xử như thành viên gia đình: Cô con gái nhỏ của ông bà chủ thường chơi trốn tìm với đám chó con. Ông chủ (người Đức) vuốt ve con chó mẹ đáng kính với những núm vú dài vì bị đám con nhay bú. Khi chúng tôi ngồi ăn, cả đám cụp tai ngồi dưới bàn khấp khởi chờ nửa cái nem rán hay nửa cái đùi gà sẽ rơi xuống. Chúng tôi trò chuyện về sự ngớ ngẩn của những cái máng ăn có thể điều chỉnh độ cao dành cho chó ở Đức, và cùng đi đến thống nhất rằng, nuôi bằng cơm trộn thịt gà là tốt nhất cho sức khỏe của chó: Chúng tôi cũng là những nhà bảo vệ động vật có ý thức đấy chứ! Ngồi ban công với tách cà phê trên tay sau bữa ăn trưa, mắt nhìn về phía xa, những ngọn núi mờ khói phía chân trời, những con chó thỏa thuê nằm tư lự quanh chân - thật dễ chịu. Người bà trong gia đình mỉm cười đi về phía chúng tôi, nhấc một con chó nhỡ cỡ một tuổi, kẹp tay dưới nách nó và giơ giơ lên không trung khiến con vật bắt đầu giãy lên như phải bỏng: “Lại giở chứng rồi”, D. cười, vì chúng tôi đã quá quen với màn kịch này ở nhà, mỗi khi chúng tôi đưa cô tiểu thư chó của mình vào bồn tắm. Đột nhiên hiện ra hai người đàn ông dắt xe đạp đứng đợi cách đó vài mét, cạnh cửa ra vào. Người bà giơ con chó lên cao: tôi nhìn thấy khuôn mặt nó: Mắt sợ hãi láo liên, tôi thấy nó sợ đái cả ra nền nhà, tôi nghe tiếng nó kêu tuyệt vọng, và tôi hiểu rằng nó biết đây không phải là chuyện tắm rửa. Người ta dùng dây buộc hai chân trước nó quặt ra sau, cột chặt lại, cuộn con vật đang kêu cứu thảm thiết thành một cục tròn, nhét vào cái túi nhựa lớn, rồi kéo chặt miệng túi lại. Cô con gái nhỏ của gia đình bịt chặt tai và lăn ra đất khóc ngằn ngặt. “Cái gì thế?”, chúng tôi - những người châu Âu, hét toáng lên,“Họ làm gì với con vật thế?”. Và ông chủ nhà người Đức được cô vợ người Việt giải thích: Đưa con chó cho nhà hàng xóm mượn để nó trông nhà cho bên đó vài tuần. Nó đâu có phải một con chó Đức được dạy trong trường dạy chó, nên nếu người ta buộc xích vào cổ, nó sẽ không đi theo đâu. Vâng, đúng thế, chó được bán theo cân: Những người đàn ông giữ thanh đòn ngang treo một cái cân như ở thời trung cổ: Người bà móc cái túi đựng con chó vào móc cân, cả ba cùng xem kết quả và gật đầu. Sau đó con chó bị buộc vào yên xe – và biến mất. Mười lăm phút sau, ông chủ nhà vừa qua hàng xóm mượn chiếc xe máy trở lại ban công với chúng tôi, mặt mũi tái dại: Ông thấy con chó bị đập chết trên sân nhà hàng xóm, theo một cách hết sức cổ điển. Nó nằm giãy giụa trong vũng máu của chính nó. Ừ thế đấy, là thế đấy, những hình ảnh cứ trở đi trở lại. Cả ngày tôi không sao quên được cảnh tượng đó. Cứ mỗi khi thử nghĩ tới một điều gì khác, đột nhiên trong tôi lại hiện ra hình ảnh cú đập đầu trên sân, tôi đứng đó mà chẳng làm gì, với tách cà phê trên tay, nhìn bà già giơ con chó lên, nhìn nó bắt đầu kêu thảm thiết như thế nào, nhìn nó vãi đái ra vì sợ, nhìn những người giết nó chùi tay vào ống quần, rồi nhìn nó bị nhét vào cái túi nhựa và treo lên cái cân như ở thời trung cổ, cái cân trông giống như một dụng cụ tra tấn. Trong các tác phẩm văn chương, người ta hay nói tới việc ai đó bị “ám ảnh bởi hình ảnh” – thế mà lâu nay tôi cứ tưởng đó chỉ là một cách nói văn vẻ mà thôi. Lại nói về chủ đề “Thịt chó hay thịt lợn, thịt nào mà chẳng như nhau”. Nhưng lại không như nhau đâu, bởi chó là bạn của người, bởi nó nhìn chúng ta, cười với chúng ta và tin chúng ta. Bởi chúng ta ôm ấp, vuốt ve nó, chúng ta để nó ngồi cùng dưới bàn ăn và chia sẻ thức ăn với nó. Bởi khác với những loài vật khác, cách đây 10.000 năm, chó đã lựa chọn chỉ sống vì chúng ta và sống cùng chúng ta: Ôi, bao nhiêu ngây thơ, bao nhiêu tình bạn, và đổi lấy sự phản bội này - hành quyết một người bạn mà chỉ 5 phút trước đó ta còn ôm ấp vuốt ve - cảm giác chẳng khác gì ăn thịt người vậy. Trong trường hợp này, mọi lý lẽ đưa ra đều vớ vẩn cả (nó chỉ là một con vật thôi - vâng, nhưng thế nào là “chỉ”?). Trong khoảnh khắc, đột nhiên tôi thấy những khuôn mặt người tươi rói ở đây đều có gì giả tạo. Ba tiếng đồng hồ trên xe máy qua các vùng phong cảnh làng quê: những ngọn núi xanh ngắt, gió mát rượi, những người nông dân trồng chè vui vẻ, những đứa trẻ chơi đùa và hai con lợn chết vắt trên yên một chiếc xe máy: Hình ảnh con chó kêu thảm thiết đã trở thành tấm kính che mắt khi tôi nhìn đất nước này. Những hình ảnh cứ quay cuồng trong đầu: 50 nghìn đồng một ký lô, một khoản tiền lớn ở đây (thịt chó nướng chắc chắn không phải món ăn thường nhật của những người nghèo), nhưng gia đình có ông chồng người Đức kia hẳn phải thuộc diện giàu so với các gia đình Việt Nam khác. Bạn chơi chung của cô con gái rượu bị giết thịt không phải vì tiền, mà đơn giản ở đây họ làm thế. Không ngạc nhiên lắm khi việc ăn thịt chó được che đậy kỹ lưỡng trước khách du lịch, bởi sau một trải nghiệm như vậy, thật khó để bạn có thể thấy đất nước này đẹp như trước. Trở về Hà Nội muộn. Mỗi tối thành phố lại trông giống như vừa trải qua một Lễ hội Tháng Mười: Những cửa hàng và quán xá rút khỏi đường phố và vỉa hè để thu vào trong các ngôi nhà, bỏ lại cả đống đồ ăn thừa, giấy ăn, túi trà, chai nhựa và phế thải đủ loại. Nhưng tất cả mọi người đều chui tọt vào nhà mình và quay mặt lại: những người đàn bà (!) kéo lê những thùng nước và rửa vỉa hè trước cửa những ngôi nhà đó và dọn những đống rác khổng lồ mang đi, những đống rác này đêm đêm lại được những nữ (!) công nhân vệ sinh phân loại và xử lý. Nhờ họ mà thành phố này có thể hoạt động như một cái dạ dày tự tiêu hóa, để không bị chết ngạt trong đống rác thải của chính nó. Đã năm lần chúng tôi đi qua cái ngách nhỏ phía sau những ngôi nhà nằm dọc con phố hẹp bên hồ Hoàn Kiếm, bây giờ tôi mới thực sự tin rằng có hẳn một gia đình đang sống ở đây (nghĩa là họ ăn, ngủ, tắm giặt, làm việc, yêu đương, cười nói và âu yếm) giữa cái công trường của một ngôi nhà tương lai. Phía bên kia hồ, các đôi tình nhân ngồi trên ghế đá, còn tôi gấp vội một chiếc khẩu trang bằng khăn quàng cổ của mình, không thể hiểu nổi làm sao người ta có thể trao nhau một nụ hôn lãng mạn giữa mùi nước tiểu nồng nặc và mùi cá chết thối inh thế này. “Hello, Heineken!”. Tối nào D. cũng mua bia ở cùng một cửa hàng nơi góc phố, gia đình chủ nhà có tới 7 người đủ lứa tuổi nên không còn chỗ nào cho khách đặt chân vào. Vì năng lui tới, dần dà D. luôn được chào bằng một tiếng to Hello. Anh đã gây xung đột giữa cô con gái trẻ biết nói tiếng Anh và bà mẹ già giữ cuộn tiền trong túi: Cô gái thấy anh dễ mến và muốn bán bia cho anh với giá cho người bản xứ, trong khi bà mẹ đòi giá cao hơn. Vậy là chỉ trong thời gian ngắn, người ta đã có thể cắm rễ ở đây: chúng tôi cảm thấy một nỗi da diết nhè nhẹ, vì ngày mai chúng tôi đã phải rời khỏi thành phố điên rồ này rồi. Nhưng nỗi da diết này lại biến đi rất nhanh khi hình ảnh con chó kêu thảm thiết tái hiện. Khi thiếp đi, tôi nghĩ trong giấc ngủ chập chờn: Thôi, cứ coi đó như một bộ phim chứ không phải hiện thực, rồi tôi lại nghĩ: Hay đó chỉ là…?, rồi tôi ngủ sâu và chìm trong những cơn mộng mị nặng nề, và sáng mai đây tôi sẽ viết về nó, và khi đó nó sẽ là văn chương, là phim ảnh, là ký ức. Huế đang bị nhấn chìm trong nước do trận bão đã cướp đi 40 mạng người, không có chuyến tàu nào chạy vào miền Nam. Chị giúp việc của chúng tôi (Chú ý, chúng tôi tạm dừng ở đoạn này để dành một lời khen: Chị Marina May, chị đã nuôi nấng chúng tôi, chị đã an ủi chúng tôi (“Đừng lo, lái xe sẽ đến đúng giờ, mọi chuyện sẽ ổn thôi”), chị đã chỉ dẫn chúng tôi và giảng giải cho chúng tôi về thế giới, chị lắng nghe những lời than vãn của chúng tôi (“Đau bụng quá!”), chị che mưa cho chúng tôi và giặt quần áo cho chúng tôi – một lời khen nhân ba lần dành cho chị, ôi nàng tiên dịu dàng với thần kinh thép!), Marina May đã nhanh chóng đặt một chuyến bay tới Đà Nẵng: Vậy là chúng tôi bỏ qua Huế và bay thẳng tới Hội An. Không gì linh hoạt hơn một người du hành mà chuyện đi đâu, giờ nào chẳng có gì là quan trọng (khi du hành, người ta luôn như vậy, khác với “đi nghỉ”, người ta luôn để ý tới thời gian). Những lời chào từ giới ngồi lê đôi mách Hà Nội. Khi đang trên đường ra sân bay, chúng tôi nghe được rằng: Một người quen của một người quen của một người quen hôm nay khi đang làm việc tại tầng 17 của tòa nhà Hanoi Towers, nhìn ra cửa sổ, anh ta thấy cách đó vài kilômét, một khối nấm bụi trùm lên thành phố như vừa xảy ra một vụ nổ lớn. Cạnh Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, nơi quân đội đang gấp rút chuẩn bị diễu binh mừng Đại lễ Nghìn năm Thăng Long – Hà Nội. Sau đó những bức ảnh chụp bằng điện thoại di động đầu tiên xuất hiện trên internet: cháy nổ, người chết, người bị thương, hỗn loạn, cảnh sát, cứu hỏa. Chắc chắn không phải một vụ đánh bom, mà là hệ quả của một sự ngớ ngẩn tai hại: Chẳng hiểu sao người ta có thể vận chuyển cả container thuốc pháo đầy nén trong thành phố. Sau đó ít phút, có tin tất cả các bài viết bị gỡ, chờ tới khi có tin chính thức. Nhưng những tin đồn từ giới ngồi lê đôi mách thì còn lại trên internet và lan truyền nhanh như điện mà chẳng có chính quyền nào trên thế giới có thể ngăn được. B HAI óng đêm dày đặc buông xuốngkhi chúng tôi đến Hội An. Đã là giữa đêm. Bỏ lại Hà Nội chật chội ồn ào, Hội An hiện ra như một nhân vật chính trong phimNouevelle Vague: trầm, đẹp, lạnh, đầy bí ẩn, rũ bỏ bụi trần. Những ngôi nhà nhỏ, những con phố rộng, những vỉa hè đích thực - và không một bóng người, không xe hai bánh lẫn bốn bánh. Không có ai ngồi trên những chiếc ghế nhựa, không có ai ngủ ngoài cửa. Quả là một cú sốc: Điều gì đang xảy ra ở đây? Mọi người đi đâu cả rồi? Sao không có ai nhấn còi xe nhỉ? Dù mới rời Hà Nội có một tuần, chúng tôi đã cảm thấy nhớ cuộc sống sôi động với 3 triệu dân ở đó – vậy thì một người Hà Nội sẽ cảm thấy thế nào khi lần đầu tiên đặt chân đến một nước Đức vắng tanh? (Chúng tôi vừa nhận ra cảm giác này: cô đơn, không thực, mất phương hướng, lạc lối). Chỉ có tiếng ve sầu: Những tiếng râm ran dày đặc như tiếng máy phát điện trong đêm. Hòa vào là tiếng ếch ộp oạp, tiếng tắc kè khẹc khẹc, tiếng chuột chít chít, những con chuột dung dăng chạy khắp các vỉa hè. "You want to go to a bar? Good bar?" – Giữa ngõ tối, giữa những ngôi nhà cổ thơ mộng, một người lái xe máy đi về phía chúng tôi, một chàng cao bồi cô đơn trên lưng ngựa. Vậy là loài người vẫn chưa tuyệt chủng, ít nhất thì những hướng dẫn viên du lịch vẫn còn sống. Chúng tôi đi theo đèn hiệu của anh ta, phải, trái, phải, trái, cho tới khi mặt đường sẫm hòa vào bờ nước sẫm, nơi vài con thuyền đang thiêm thiếp ngủ, mũi buộc vào bờ. Và chúng tôi lọt vào một quán bar, một “Good Bar”, một cú sốc văn hóa tối hậu: Ở đây không có những chiếc ghế nhựa, mà chỉ có những chiếc ghế bành bọc da ngoại cỡ dành cho dân Tây du lịch bệ vệ: những khuôn mặt nhễ nhại dưới những cái mũ thảm hại, những cánh tay lông lá nâng những vại bia. Giữa những người bồi bàn Việt Nam mảnh dẻ trong bộ áo trắng là những kẻ béo ục ngồi đó, những kẻ béo ục dốc thức ăn (khoai tây rán), nước uống (bia) vào những cái cổ họng mở to. (Trong một khoảnh khắc mê sảng, tôi tưởng như mình hình dung ra được cảnh những người Mỹ đã thử biến nơi đây thành nhà của mình như thế nào). Chẳng ai nói, tất cả đều hét. Nirvana hát trong loa “Come as you are...”, nhưng tiếc rằng chẳng phù hợp với đám người ngồi đây chút nào. Một khái niệm mới bật ra: du lịch dành cho những cột thịt béo ục, hoặc ngắn gọn: du-lịch-cột-thịt. (Và tôi lại xót xa nghĩ tới những cô gái mảnh dẻ trong đội quân cướp nhà băng sặc sỡcủa mình). Trên những bức tường treo những câu ngớ ngẩn về chiến tranh Việt Nam: “I love the smell of my PALM in the morning”, thêm vào đó là một hình người giơ nắm đấm ra trước mặt, với dòng chữ minh họa: Apocalypse Now. Tường đối diện treo một câu khiến tôi choáng váng: “Google knows what you did last summer” – tôi nghĩ, ở đây thay vì Google thì có lẽ phải là nhà quản lý văn hóa mới đúng. Chúng tôi ra hiệu bằng cách búng tay sang những bàn bên cạnh: phải đợi cả nửa tiếng, cô bồi bàn mới đến hỏi chúng tôi đặt gì. Cô gái không chỉ nói tiếng Anh trôi chảy mà còn dễ hiểu, nhẹ nhàng trườn giữa các bàn và bình thản dọn thức ăn thừa từ những cột-thịt-du-lịch. Đói mềm người, chúng tôi đặt món bánh mì kẹp cá thu và bánh mì kẹp thịt gà, và phải đợi nửa tiếng đồng hồ “bữa ăn” mới được dọn lên (tôi phải đau khổ thừa nhận rằng: cái dạ dày giận giữ và kỵ đồ ăn châu Á của tôi chỉ thích được nhồi bánh mì khô với mayonnaise thôi). Ở Hà Nội chúng tôi phải khổ sở vì bị phục vụ quá nhiều, đến nỗi chúng tôi phải ngăn họ tiếp thức ăn mỗi khi cốc bia hoặc đĩa ăn vơi một nửa. Cứ ba phút chúng tôi lại phải ngừng trò chuyện để sốt ruột buông ra câu “No, thank you” dành cho đội ngũ tiếp viên chuyên nghiệp quá mức – còn ở đây, người ta để mặc chúng tôi trong sự cách ly hoàn toàn, và chúng tôi cũng lại thấy không hẳn dễ chịu. Thế đấy, con người ta vừa không muốn gì cả, đồng thời lại muốn tất cả. Tiếng hét đinh tai nhức óc của đám cột-thịt-du-lịch nữ. Tôi nhìn ra những anh xe ôm Việt Nam đậu xe ngoài cửa quán bar; họ nằm dài trên yên xe, đầu kê lên cổ xe, lưng tựa vào tường, tay cầm tăm xỉa răng; khuôn mặt họ toát lên vẻ hiền lành; da mặt họ sạm tối: Đây đúng là những con người thật sự, tôi nghĩ, và bởi vì tôi nhìn lâu, một người trong số họ đi tới bàn tôi, nhưng không phải để tán gẫu về ý thức giá trị Khổng giáo, mà hỏi, liệu tôi có thể tặng anh ta vài đồng để bổ sung cho bộ sưu tập tiền nước ngoài của anh hay không? Tất nhiên: dưới cái nhìn của anh ta, tôi cũng chẳng khác gì những con bò-sữa-du-lịch khác: cũng Gin Tonic trên tay, cũng cá thu trên miệng và ví hẳn cũng đầy đôla. Đột nhiên tôi thấy nhớ cái không khí lãnh đạm của Hà Nội, nơi tôi được đối xử như một người bình thường chứ không phải như một khách du lịch, nhưng chẳng ai nhận ra điều đó. Buổi sáng tiếng ồn dội vào cửa sổ: Dù hai chữ “Hội An” có nghĩa là “cộng đồng yên tĩnh”, nhưng sự yên tĩnh hoàn toàn bị phá vỡ khi những chiếc xe chở rác với tiếng còi trên 200 dezibel chạy tới và phát đi cái giai-điệu-tiếng-ồn-châu-Á của nó. Và khi vừa bị đánh thức, tôi đã phải bật cười: Thật ấn tượng, những chiếc xe chở rác nhìn giống như xe chở đồ lễ hội. Hà Nội tuy lớn và ồn ào, nhưng những cửa sổ ở đó lại có cách âm. Khách sạn với bể bơi: ngay trong bữa ăn sáng, bốn cột-thịt nữ đã bắt đầu trò chơi bóng nước nhàm chán của họ. Bàn bên, một vị khách du lịch siêu đẳng trong bộ đồ rằn ri quân sự, râu quai nón ba ngày chưa cạo, ngồi chéo chân thư giãn chên ghế, ăn bữa sáng và rao giảng về những ưu điểm của miền Nam Việt Nam. Bây giờ chính là lúc tôi phải gồng mình lại: Mọi thứ ở đây đều được thiết kế riêng cho khách du lịch chúng tôi: những cái ghế chân cao, các cửa hàng treo biển hiệu tiếng Anh, dịch vụ cho thuê xe đạp, cà phê bên bờ biển và các tour đi Mỹ Sơn. Vậy là tôi phải biết chấp nhận thôi, phải biết nuốt trôi cú sốc văn hóa này, đừng đấu tranh với những cột-thịt làm gì nữa. Phản kháng cũng chỉ vô ích mà thôi. Tôi tự đặt ra một cơ chế kiểm duyệt trong đầu mình với nhiệm vụ rõ ràng là: Nghiêm khắc ngăn chặn mọi suy nghĩ về chủ nghĩa du lịch. Vegan Food, Organic Food, Slow Food. Hội An hiểu cái mũi ẩm thực của khách du lịch thích ngửi cái gì: Rõ ràng không phải thịt chó rồi (khắp thành phố tôi không nhìn thấy bất kỳ biển “thịt chó” nào). Ở đây, Phật giáo đã đi một đường vòng dài qua Tây Âu rồi trở về Việt Nam, ít nhất là về phương diện ẩm thực. Tuy nhiên về “Slow Food”, chúng tôi lại được trải nghiệm một bài học theo đúng nghĩa đen: Để có bữa ăn trưa “vergan”, chúng tôi đã phải đợi cả tiếng đồng hồ, nhưng bù vào đó, chúng tôi được chiêm ngưỡng bốn chị đầu bếp tất tả - có lẽ bốn chị mới vào nghề - chăm chút chuẩn bị các món ăn phức tạp giữa cái quán ăn vẫn còn xây dựng dở dang. Nhìn chung, ở cái thành phố nhỏ nhắn xinh đẹp này, thần thánh được chăm sóc đâu ra đấy: Mỗi người trong số khoảng 20.000 chủ tiệm quần áo, mà mỗi tiệm đều trưng ra ba mẫu áo vét giống nhau trước cửa, đều có bàn thờ với những nén hương to đùng. Bàn thờ xếp đầy những hộp bánh Care đủ loại, qua làn khói hương, những hộp bánh sẽ được chuyển tới những người chết trên trời. Về nguyên tắc, hệ thống này hoạt động không khác mấy so với một chiếc máy fax: Bản gốc (những hộp bia và cola kèm Nescafé, hoa quả, ôtô giấy, kẹo bánh và, dĩ nhiên, tiền. Người chết hẳn cũng cần tiền) sẽ được giữ lại nơi người gửi, và sau khi cúng, chúng lại có thể được sử dụng, trong khi bản sao, qua làn khói hương, được gửi tới linh hồn những người chết trên trời. (Không ngạc nhiên khi ở đất nước này, người là hiểu “Copyright” là “quyền được copy tự nhiên”). Thật hú vía, dân du lịch ngốc nghếch chúng tôi. Trên bậc cầu thang khách sạn, chúng tôi nhặt được hai tờ tiền: hai tờ Một trăm nghìn đồng, tốt quá, chúng tôi len lén nhét vào túi quần. Không gì làm con người ta sung sướng bằng nhặt được tiền rơi ngoài đường (từ bé tôi đã luôn mơ về điều đó). Có điều những kẻ gian trá sẽ bị thần thánh bắt phạt ngay lập tức, và các vị thần thánh còn thể hiện cả sự hài hước nữa: Khi muốn mua một tấm bản đồ giao thông thành phố với giá cắt cổ 50.000 đồng ở quầy tiếp tân, chúng tôi liền rút một tờ xanh mới nhặt được ra trả, anh nhân viên tiếp tân bật cười nghiêng ngả rồi chuyền tờ tiền cho các đồng nghiệp xem, cả sảnh khách sạn đều cười vang vì tội của chúng tôi (đáng đời): Chầm chậm nhưng chắc chắn, tôi bắt đầu hiểu ra rằng, chúng tôi vừa dùng tiền giả để trả, những tờ tiền giả được đặt lên bàn thờ, cúng rồi đốt cho tổ tiên (có lẽ trên thiên đình Việt Nam, các cụ rất thích chơi trò Monopoly thì phải). Nhưng mà cũng tốt thôi, chúng tôi đã cứu các bạn thoát khỏi một ngày nhàm chán: Sau quầy tiếp tân, người ta vẫn tiếp tục bàn tán sôi nổi khi chúng tôi, ngượng chín người, rút khỏi nơi đó. Đo thủy triều bằng những ly cocktail Pinacoladas. Buổi tối bên sông, chúng tôi nhìn nước lên: Sau một ly cocktail, nước đã lên quá bờ đá; sau hai ly, chiếc xe đạp của chúng tôi dầm bánh trong nước. Những con thuyền gỗ buộc bên bờ thiêm thiếp ngủ. Nghe nói Huế vẫn chìm trong nước, còn ở Hội An cho đến lúc này nước có lên cũng chẳng làm ai bận tâm: Nếu nước lên cao, người ta sẽ xắn quần bì bõm và cuộc sống vẫn diễn ra bình thường thôi. Về câu hỏi, bao giờ là mùa mưa, cứ 10 người Việt Nam thì có 11 ý kiến khác nhau: Tháng 6 và tháng 8; Không, tháng 9 và kéo dài tới tháng 10; Không, mùa mưa vừa mới bắt đầu thôi, và phải đến Noel thời tiết mới ổn định. Từ khi tôi được mục sở thị một người Bosnia đặt pizza bằng tiếng Bosnia ở Bosnia như thế nào, tôi không còn giữ quan điểm cho rằng, một quốc gia nhất thiết phải có ngôn ngữ riêng hay người ta nhất định phải hiểu rõ về bản thân mình. Khi nào mưa thì đó là mùa mưa, chỉ cần người ta bớt căng thẳng đi một chút thì đôi khi sự việc cũng chỉ đơn giản thế thôi. Mỗi khi phòng bên có tiếng chuông điện thoại, tôi lại chạy tới bàn. Thời tiết nóng nực thật bất tiện cho không gian riêng tư. Người nào không có nhà xây tường dày và cửa sổ chắn tiếng ồn, thì sẽ phải nghe tiếng hàng xóm trong lúc họ làm chuyện sinh em bé. Hay nghe tiếng hoan lạc của những vị khách du lịch người Úc bất chợt tìm lại được cảm hứng tình dục trong kỳ nghỉ. Trong sân khách sạn, tiếng rên của một ả đàn bà vang rền khắp không gian bể bơi, trong khi phía dưới, hai nhân viên khách sạn thong thả múc từng bát clor đổ xuống bể nước đã qua sử dụng nhiều lần. Ngọn đèo dựng đứng có tên Hải Vân, bởi vì nó vươn cao lên những tầng mây. Và du lịch cá nhân có nghĩa là làm những điều nhọc nhằn đến mức ngoài ta ra không ai muốn làm nữa. Sau một tiếng đồng hồ ngồi trên xe máy rung bần bật giữa Hội An và Đà Nẵng, tôi cũng dần đánh mất đi cái hưng phấn lãng mạn điên rồ là tự đi xe máy: Cánh tay và đùi tôi nảy tưng tưng, như thể bị cắm vào một cái ổ điện cả giờ vậy. Và điều gì xảy ra, nếu chiếc xe hai bánh ọp ẹp này nằm chết gí ở đâu đó bên đường? Hay một gã cảnh sát tham nhũng nào đó chợt nảy ra ý định giữ chúng tôi lại và đòi chém đẹp? Hay một cơn dông đột nhiên xuất hiện giữa những ngọn núi, khiến chúng tôi phải đau khổ hủy bỏ chuyến đi ra Cù Lao Chàm? Hay giữa dòng xe như mắc cửi, một chiếc xe tải thối hoắc nào đó sẽ nghiến bẹp chúng tôi? Hay, hay, hay, có nên những nỗi lo hoảng như thế mà quên béng mất việc thưởng lãm phong cảnh hay không? Thôi, đủ rồi, lo quá mà làm gì: Đi xe máy cũng thích đấy chứ! Là những người Âu đi xe máy, chúng tôi được nhìn như một hiện tượng giật gân: Những tiếng hello-hello gọi với theo chúng tôi suốt dọc đường. Qua Đà Nẵng, chúng tôi nghỉ mua một hộp bánh bích quy ăn dọc đường, sau đó lại tiếp tục cung đường uốn khúc quanh co lên dốc 12 độ. Từ khi đường hầm xuyên đèo Huế - Đà Nẵng được xây dựng, gần như không còn có chiếc ôtô nào bò lên đèo Hải Vân nữa. Những đàn bò, những đàn dê đi lững thững trên những vòng cua, vượt qua rào chắn, gặm cỏ trên vách núi. Cảnh từ trên cao nhìn xuống thật choáng ngợp: Rừng xanh thẫm, phía xa xa bên dưới là bờ cát trắng và liền sau đó là biển. Tiếng gõ bộp bộp từ những con thuyền đánh cá vọng lên nghe như gần lắm, mặc dù từ đây nhìn xuống chúng chỉ như những chấm màu bé xíu trên mặt nước. Mưa rơi xuống giữa những tầng mây. Chúng tôi tấp xe vào bên lề và hai người chui vào trong một cái áo mưa đôi. Cảm ơn cái áo mưa xanh của Viện Goethe. Cà chúng tôi tiếp tục quất con lừa sắt hai bánh già nua leo lên đỉnh đèo cao vút đến tận trời. Trên đỉnh đèo, những con thú săn mồi du lịch rình rập. Ai đã cất công ngồi cả ngày trên đỉnh đèo với những cà phê, bưu thiếp và vòng giả ngọc, dài cổ đợi một người khách du lịch, người đó sẽ không dễ bị xua đuổi bởi mấy câu “No, thank you” nhạt thếch. Rốt cuộc chúng tôi cũng phải tìm cách tháo chạy. Với những kẻ cứ nhằng nhẵng bám theo chào hàng, với những “Where-are you-from-come-to-my-shop”, thì phong cảnh có đẹp như tiên cũng không thể nào thưởng lãm nổi. Bởi vậy chúng tôi chỉ dừng lại ở một điểm trên đèo Hải Vân: Chúng tôi đã đến đây, điều đó mới là quan trọng. Và hãy cẩn thận chuyến đi xuống dốc với phanh thắng dọc đường: Ngộ nhỡ không may con lừa sắt hai bánh già nua này tuột phanh thì đừng có mong nó sẽ dừng lại, nhất là chất lượng phanh của nó chẳng còn được như tiêu chuẩn của nhà sản xuất quy định cách đây 10 năm. Nghỉ cà phê giữa lưng đèo trong một quán lợp lá cọ. Bốn tay công an ngồi chơi bài ở bàn bên cạnh: Họ biết chúng tôi không có bằng lái xe Việt Nam; chúng tôi biết họ biết; và họ biết chúng tôi biết họ biết… Hai bên nhìn qua nhìn lại, những người mặc quân phục thầm lượng định chúng tôi sẽ phản ứng giận giữ thế nào nếu bị đẩy vào thế khó, và tôi cố gắng thể hiện ra mặt: Tôi sẽ rất giận giữ, vô cùng giận giữ, đến mức họ có kiếm được vài đồng bạc của chúng tôi thì cũng chẳng đáng. Chúng tôi gườm gườm nhìn nhau. Họ tiếp tục chơi bài. Chúng tôi ngồi xuống. Hú vía! Ở đây cũng vậy, những người bán cà phê cũng muốn chèo kéo khách mua thêm vài cái vòng ngọc trai (nhìn chúng tôi giống như những cô quấn váy xòe, đội vòng hoa quanh đầu hay sao?). Một cụ già ngồi trên nền đất và nhai một thứ gì đấy màu đỏ: Môi và răng cụ nhuộm đỏ như thể cụ vừa cắn vào thịt sống. Khi chủ quán nhận ra rằng cái dạ dày dành cho cà phê, nước khoáng và kẹo bạc hà của chúng tôi không còn ních thêm được gì nữa, thì sự đón tiếp vui vẻ như lên đồng ban đầu đột nhiên chuyển sang lãnh đạm như băng: Ngay cả khi chúng tôi lịch sự chào Bye-bye, họ cũng chẳng thèm đáp lại. Vấn đề là cứ đi đâu mà cũng gặp cái kiểu Hello-hello thì đến một lúc nào đó, chắc chắn bạn sẽ trở thành một kẻ đần độn vô cảm. Buổi tối, một cô bé gọi tôi vì muốn nhắc tôi vừa đánh rơi bao thuốc khỏi túi, nhưng khi cô bé vừa kịp nói “Excuse me”, tôi đã quay ngoắt nhìn sang hướng khác và rảo bước đi thẳng. Tới khi nhận ra thiện chí của cô bé, tôi chỉ còn biết tự vả vào mặt mình, chỉ vì vài người luôn có thái độ chào hàng như bị nhấn nút bật máy mỗi khi gặp một người nước ngoài mà tôi đã đi xa tới mức từ chối mọi giao tiếp xã hội bình thường hay sao? Tôi phát hiện ra rằng mình đã bắt đầu không còn nhìn thẳng vào mặt người khác, tôi tẽn tò nhìn xuống đất mỗi khi cảm thấy bị ánh mắt nào đó nhìn mình vì sợ những đợt tấn công How-are-you-today buy-some-peanuts. Việc quá sốt sắng chèo kéo khách mua hàng chỉ mang tới kết quả ngược lại. Cái kiểu mời chào Hello-hello đến nay đã luôn khiến chúng tôi tránh xa các cửa hàng quần áo. Sở dĩ có sự kiểm duyệt là để chúng ta lách nó, mà trước hết, chúng ta lách qua sự tự-kiểm duyệt. Trong bữa ăn sáng ở khách sạn Hạ Long, đột nhiên xuất hiện ba cột-thịt nữ, ba ả gái du lịch trẻ tuổi người New Zealand. Trên chuyến xe bus, các ả đã làm tôi phát điên với kiểu nói bô bô: “It's just like, you know, like, I mean: Wow!”. Điều này lại khiến tôi không thể không nghĩ đến khái niệm “dân du lịch”, cũng như hiện tượng “chủ nghĩa du lịch”. Nào, tôi xin nói toạc ra: Tại sao dân Đức chúng ta lại ghét “chủ nghĩa du lịch” như quỷ sứ ghét nước thánh vậy? Tại sao chúng ta, những công dân của một đất nước ham du lịch, lại hoàn toàn không muốn bị xem là dân du lịch, không muốn liên quan gì tới “chủ nghĩa du lịch”, mà chỉ muốn làm sao để mình không có cảm giác du lịch, ngay cả khi chúng ta đang ở những khu du lịch? Tại sao dân Đức lại chùng giọng xuống khi phát hiện những người đồng hương ngồi bàn bên trong một quán cà phê? Tại sao họ phải kìm nén thú vui chụp ảnh ngay cả ở những nơi đẹp nhất, và họ thà đi lạc đường chứ không chịu sử dụng bản đồ, chỉ vì sợ bị phát hiện là dân du lịch? Tại sao họ luôn khoác những bộ đồ tối màu, đầu tóc lúc nào cũng chỉn chu, luôn vận quần âu, và luôn cố gắng không biểu lộ cảm xúc khi nhìn những danh lam thắng cảnh, trong khi người Tây Ban Nha, người Anh, người Trung Quốc, người Nhật Bản và người Úc thì cứ thoải mái vui vẻ trong những bộ áo phông Hawaii, với quần soóc, với những ống kính máy ảnh to đùng? Phải chăng đó là do thảm họa Mallorca? Hay chúng ta vẫn còn nguyên nỗi sợ: Sợ bị coi là những kẻ chinh phục, kẻ bành trướng, kẻ xâm lược khi chúng ta đặt chân đến những đất nước xa lạ? Chúng ta, về cơ bản, luôn cảm thấy xấu hổ vì “là-người-Đức”, và bởi vì cái “là-người-Đức” của riêng ta bị lột trần trước hết khi ta ở nước ngoài, nên chúng ta đánh đồng “là-người-Đức” với dân du lịch? (Bài hát châm biếm xuất sắc nhất về chủ đề này là bài hát của Rainald Grebe, cây châm biếm số một của Đức: “Hãy xấu hổ vì đất nước mi/ Hãy xấu hổ vì quê hương mi/ Hãy làm tất cả để phủ nhận mi/ Để không ai nhìn thấy mi...”). Nh...ư...ư....ưng: bên cạnh hình ảnh những “kẻ du lịch xấu xa”, chúng ta có một hình ảnh ngược lại - hình ảnh “nhà du hành tốt bụng”. Chúng ta được quyền là nhà du hành, nhưng ngược lại, không được là kẻ du lịch. Điểm đặc trưng của nhà du hành là: Anh ta “tìm hiểu” đất nước mà anh ta đến. Anh ta rời bỏ những “đường mòn du lịch”, anh ta thâm nhập vào cái xa lạ. Anh ta có những cuộc gặp gỡ khác thường với người dân bản xứ. Anh ta đi từ khoảnh khắc đầy cảm hứng này tới khoảnh khắc đầy cảm hứng khác, bởi vì, ở bất kỳ chỗ nào trên đường đi, luôn có thể có một bất ngờ kỳ diệu đang chờ đợi anh ta. Đặc biệt, anh ta luôn giao du cởi mở (bằng ngôn ngữ nào thì không rõ!) với những con người độc đáo dễ mến, những con người chỉ có thể tìm thấy ở nước ngoài (nhất là ở châu Á), mỗi người trong số đó đều có thể kể cho anh ta một “câu chuyện” kỳ diệu: Một bác nông dân già nhăn nheo móm mém với những câu châm ngôn choáng váng về mùa vụ; một vị minh sư trên một đỉnh núi chót vót nào đó sẽ mời nhà du hành tham thiền; một cô lái taxi trẻ tuổi sẵn sàng đáp ứng dịch vụ tình yêu cho nhà du hành ở một góc khuất nào đó; một cô chủ quán bar giàu sụ ở một đô thị lấp lánh (Sài Gòn, Bangkok hay Thượng Hải) - một cô Geisha hiện đại với một số phận khó tin đằng sau vẻ thản nhiên bề ngoài; một ông cựu chiến binh, người đã tha thứ cho quân Mỹ, tha thứ cho quân Pháp, tha thứ cho toàn trị, tha thứ cho toàn thể thế giới; rồi có thể, một gã người Mỹ, sau một đời lang bạt, giờ đây nằm vạ vật đâu đó giữa những bụi rậm như một kẻ nghiện ngập đáng thương (chúng ta đều hiểu những cuộc gặp gỡ đầy cảm hứng này, dù chúng ta có thực sự trải qua nó hay không). Tất cả những “câu chuyện” này đều được nhà du hành nuốt trôi. Đó là phần thưởng xứng đáng khi anh ta phải khổ sở ngồi trong chiếc xe bus tồi tàn, chật cứng, không có máy điều hòa, đi dọc đất nước, trong khi những người Việt Nam bình thường đều có thể bằng cách nào đó đi máy bay, tàu lửa hoặc ít g g y y ặ ra cũng có ghế nằm dễ chịu trên một chuyến xe bus đường dài. Nhưng đấy chính là tôn chỉ của nhà du hành: Đi ghế nằm, anh sẽ không bao giờ gặp được một nhân cách hấp dẫn, mà cùng lắm chỉ gặp toàn những kẻ du lịch nốc bia. Đã du hành thì phải đau đớn, và chỉ khi có cảm giác đau đớn, nhà du hành mới yên tâm rằng anh ta đã làm đúng: Anh ta thấy mình đứng cao hơn những kẻ du lịch. Nhà du hành ghét mọi tiện nghi, tiện nghi giết chết cảm hứng và kinh nghiệm tự thân. Anh ta luôn giữ quan điểm này, bất chấp sự thật: Tiện nghi chính là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy nền văn minh. Nhà du hành cảm thấy mình hoàn toàn trong sạch và vô tội trong sự căm ghét cái ghế nằm, đến nỗi anh ta không nhìn thấy sự bất công khi anh ta chê bai mọi tiến bộ công nghệ ở đất nước mà anh ta du ngoạn. Anh ta chê bai tất cả những tiện nghi vốn đã trở thành đương nhiên ở quê hương anh ta từ nhiều thập kỷ nay. Đối với nhà du hành, một đất nước chỉ thực sự còn “chất” khi nó đủ nghèo, đủ cơ sở hạ tầng thấp kém. Trong khi kẻ du lịch khó chịu khi chiếc xe bus không đến thì nhà du hành lại mừng rỡ, bởi anh ta coi việc xe bus không đến (khác với xe bus đến đúng giờ) là một kinh nghiệm. Phải chăng đó là biểu hiện của khát vọng thám hiểm, khát vọng nằm trong lý tưởng của nhà du hành? Phải chăng đó là ước muốn cảm động, rằng thế giới vẫn luôn là một nơi chốn đầy bí ẩn, với tất cả những điều kỳ diệu mà anh ta có thể tự mình khám phá? Có thật cần thiết không, khi cỗ máy lãng mạn cứ phải hoạt động 24/24 trong mỗi chuyến du hành (khác với một kỳ nghỉ du lịch), để cuối cùng người ta có thể tự hào rằng mình không chỉ đi chơi vui vẻ, mà còn gặt hái chút ít hiểu biết về bản thân và thế giới (khác hẳn với cái tri thức trần tục là con người trước hết được khắc họa bởi đặc tính: Ở bất kỳ đâu và dưới bất kỳ điều kiện nào, họ chỉ muốn được sống yên ổn trong cuộc sống thường nhật)? Sau một chuyến thám hiểm nhiều tháng trên vũ trụ, một phi hành gia người Mỹ được phóng viên hỏi rằng: Ông đã gặt hái được những tri thức sâu sắc nào dưới những điều kiện đặc biệt khác thường như vậy? Nhà du hành trả lời đại ý: Thật lạ là suốt thời gian đó, tôi chỉ bận tâm tới những vấn đề nhỏ nhặt đời thường của ậ g ặ g mình. Vậy đó, với những phân tích (thực sự kỹ lưỡng) như trên, câu hỏi đặt ra là: Cái gì rởm hơn - du lịch hay du hành? Tôi không biết. Dù sao, một lần nữa, cái quy luật cũ xưa này luôn tỏ ra đúng: Việc suy tư, dù suy tư theo bất kỳ hướng nào, rốt cuộc cũng dẫn tới một đặc điểm là: Tốt nhất, bạn chỉ nên ngồi nhà một mình trên chiếc ghế của bạn. Mãi 22 giờ các tiệm quần áo mới đóng cửa (ở Việt Nam, giờ đó đã là giữa đêm, vì một ngày bắt đầu từ lúc 5 giờ: cũng phải thôi, vì buổi trưa nhiệt độ lên tới 35 độ trong bóng râm, ai còn muốn mồ hôi mồ kê nhễ nhại đến tiệm thử áo vét chứ?). Các cô thợ may khiêng những con ma-nơ-canh cùng các bộ vét mẫu vào nhà, những bộ áo đã bị khách du lịch lưỡng lự mân mê cả ngày, dùng chổi phủi bụi: Cái áo xui xẻo này, lại không bán được, xui xẻo này! Hoàn toàn lãnh đạm với những nỗi lo của con người, những con thạch sùng vẫn thản nhiên sống đời thạch sùng của chúng. Rõ ràng đây là loài vật mới tôi thích! Mặc dù loài vật bò trên những bức tường Hội An này có chút gì đó của khoa học viễn tưởng: chúng đều sinh ra là con cái: Cái giống này không có con đực. Mặc dù vậy, chúng vẫn rất hung dữ, những quý bà bò sát. Những tiếng kêu dễ thương thực ra là những tiếng thét trong lúc chúng đánh nhau. Rõ ràng để gây chiến, chúng không cần đến đàn ông. Vấn đề sinh sản không cần giống đực cũng được giải quyết: Chúng tự nhân bản chính chúng. Biển ì ọap táp vào chân chúng tôi, trong khi nó đang tiêu hóa những thủy tổ của loài người. Đêm nào cũng có một anh chàng thu mua phế liệu rong ruổi trên chiếc xe đạp cà tàng qua những con phố nhỏ, chở giọng nói của chính mình (thu vào băng cát xét) đặt trong giỏ xe: cái băng cát-xét kêu gào không ngớt (chỉ dành cho những cái tai Tây): “What should I try? What should I try?”. Ở đây có những mảnh vườn tuyệt đẹp như thể chúng được copy-paste từ thiên đường vậy. Có lẽ vì người ta năng fax bia và thuốc lá lên thiên đường cho người chết, nên đôi khi họ cũng được thiên đường trả lại vài mét vuông. Những tin đồn từ vỉa hè Hà Nội đưa đến một sự kiện tức cười: Màn bắn pháo hoa hoành tráng bế mạc Đại lễ Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội[3] vốn được chuẩn bị từ bấy lâu nay đã bị hủy vào phút chót. Lý do: Để tưởng niệm những nạn nhân lũ lụt miền Trung - tiền bắn pháo hoa có thể đầu tư một cách hữu ích hơn cho việc cứu trợ nhân đạo. Ối giời ơi, các vị không kịp mua pháo ngay trước giờ khai mạc đại lễ hay sao? Hay là thực ra, hỡi các nghệ sĩ trong lĩnh vực cứu vớt hiện thực, chẳng phải tuần trước do “nhầm lẫn” các vị đã cho nổ tung ba chuyên gia gây nổ đẳng cấp quốc tế cùng tất cả vật liệu nên bây giờ các vị chẳng thể kiếm đâu ra người và vật liệu thay thế hay sao?[4] [3] Ngày 10/10/2010 [4] Tác giả nói đến vụ nổ hai container pháo hoa tại Mỹ Đình vào trưa ngày 6/10, trước khai mạc Đại lễ Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội 4 ngày. Vụ nổ khiến 4 người chết, 3 người bị thương. Hội An sa thải chúng tôi bằng những cơn dông kéo dài và những đám mây nặng trĩu: Nước sắp dâng cao đến nơi rồi, chúng tôi rút vào phía Nam. Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam chở chúng tôi xốc tưng tưng nhưng chắc chắn qua những đám mây vần vũ, và người sợ đi máy bay quá đáng như tôi cũng phải thừa nhận rằng: Hai tiếng đồng hồ đi xe máy vào giờ cao điểm trên đường Quốc lộ 1 chật cứng - để tìm một ngọn tháp Chàm nào đó (không, không phải Mỹ Sơn) mà rốt cuộc không thể tìm được - có lẽ là liệu pháp không tồi để chống lại nỗi sợ những cơn xốc nảy trên không trung. Bản năng phán đoán độ rủi ro cất tiếng: Dù trên này có xốc tưng tưng và chao đảo đến thế nào đi nữa thì ít ra cũng không có những gã chạy xe máy điên khùng và những tay tài xế xe tải máu lạnh, trên đường từ Sài Gòn ra Hà Nội, luôn sẵn sàng cười gằn nghiến vụn những chiếc xe hai bánh. BA Đ ường cao tốc dọc bờ biển Nha Trang. Hết nhánh rẽ này tới nhánh rẽ khác đã xây xong, nhưng tạm thời chưa dẫn tới đâu cả: Đường sá đã có rồi, những câu lạc bộ golf, những Spa Resort và những sòng bạc King-Size lộng lẫy sẽ sớm xuất hiện. Đây đó, một chiếc xe cẩu đơn độc đậu giữa những cồn cát, chờ được sử dụng. Dù sao, thật khó tưởng tượng: Những đoàn khách du lịch khổng lồ sẽ từ đâu đến để lấp đầy hai lần 30 kilômét tắm-vui chơi-giải trí (cả hai bên đường đều được xây dựng). Có lẽ người ta phải mượn hãng vận tải DHL đóng thùng toàn bộ dân Đức chuyển qua đường biển tới Việt Nam, để một ngày kia có thể mang lại sự sống cần thiết cho khu dịch mênh mông đang xây dựng này. Last Exit Zivilisation. Sau hai giờ đi ôtô xuyên qua những cồn cát (có đoạn chỉ rộng vài mét), đôi chỗ nhìn giống như vùng sa mạc Afghanistan chứ không phải vùng khí hậu cận nhiệt đới châu Á, chúng tôi được thả xuống một cái sân thủng lỗ chỗ, rồi được chở tới một bãi biển ngập rác và được đưa lên một chiếc thuyền chạy ra đảo. Cả vịnh dập dềnh rác thải, bên trên mặt nước là một ngôi làng được xây theo kiểu lắp ghép: Những túp lều được dựng trên một dàn những thùng rỗng ghép lại, nối giữa chúng là một mạng lưới những cây cầu ván ghép túa ra khắp các ngả. Trại cá, trại tôm, trại trai gần đạt tới quy mô công nghiệp. Và ướt sung - chúng tôi không chạy thoát cơn mưa, thật tuyệt vời khi được mục kích cảnh thời tiết tồi tệ đã biến cả một hòn đảo nhiệt đới lãng mạn thành một vùng âm u xứ Wuppertal như thế nào: Cơn mưa bụi mù mịt biến không gian nơi đây thành thung lũng sông Rhine. Thật tốt cho tôi. Sau bấy nhiêu oi bức nhễ nhại, tôi lại khoác lên mình chiếc áo khoác với cảm giác ngạc nhiên dễ chịu: hai cánh tôi đã tay lạnh nổi da gà rồi ư? Xếp đồ đạc vào căn lều tre, giờ hãy như Robinson: Trùm áo mưa, kéo mũ kín đầu – và làm một chuyến thám hiểm rừng rậm. Tiếng vượn hú “U-u-u-aaa!” nghe như không thực, nếu lâu nay bạn chỉ biết đến những tiếng hú trong phim. Sau đó, hình như từ phía sau gốc xoài kế tiếp, một tiếng rống khủng khiếp phát ra như tiếng bò mộng với âm lượng lớn và trầm khiến chúng tôi, những người đô thị, phát hoảng trong ít phút. Nhưng sự tò mò vẫn chiến thắng: Chúng tôi xắn quần quá gối, lội qua đám cỏ lau đi tới: tiếng rống giờ lại vang lên từ phía sau: Con vượn này có lẽ không cao quá 10 centimét - mà đó cũng không phải là vượn - bởi tiếng rống đó là của một con vật bé tí: Một loài ếch bò với cái màng ngoại cỡ. Loài chim thì ngược lại, trước sau chúng chỉ xuất hiện với số lượng vô cùng ít ỏi (bầu trời Việt Nam hẳn có lưới chắn với các loài lông vũ). Thay vào đó, đột nhiên tôi mặt đối mặt với một con nhện to như cái trôn chén đậu trên mạng, nó nhìn tôi cũng kinh tởm như tôi nhìn nó, rất may là khi tôi nhìn nó thì nó nhìn ra phía xa. Sau cuộc đối mặt này, chúng tôi chỉ buộc ba tay vào nhau chứ không phải buộc bốn tay như lúc trước và tiếp tục trườn tới, cánh tay rảnh còn lại cầm gậy, và chúng tôi khua đều lên khoảng không phía trước. Hai nhà truyền giáo ướt sũng đi xăng-đan, mặc quần soóc, cầu phước cho cánh rừng. Trong vòng hai tiếng đồng hồ tới, khoảng không trên con đường nhỏ sẽ được quét sạch nhện. Từ trên cao nhìn xuống, nước vịnh xanh trải ra mênh mang huyền thoại. Đại dương bền bỉ từ chối giữ lại trong dạ dày các loại rác thải nhựa do loài người ném xuống: Đại dương khạc ra rác thải và ném chúng trả lại bờ cát. Trở lại ngôi làng dựng từ những túp lều tre. Mưa đã đầu hàng, chỉ còn vài ba tia chớp yếu ớt trên chuỗi đảo đá (và khắp nơi, những tảng đá khổng lồ được mài tròn nhẵn bóng: như thể có những đứa trẻ khổng lồ nghịch ngợm ném đá cuội xuống trái đất vậy). Biển sóng sánh ấm áp, tĩnh lặng và xanh veo như một cái bể bơi rộng liền bờ khu du lịch sinh thái. Và thật lạ, nó còn sạch nữa: Ngày ngày, bốn chàng trai đi xuồng máy hì hụi từ sáng tới tối vớt rác bẩn trên mặt nước (và ngay sau đó, rác bẩn lại xuất hiện, đúng là một công việc dã tràng!). Ngồi ban công với ly nước cam và internet không dây… …tôi vào mạng tra cứu về loài nhện ở Việt Nam. Có lẽ tôi đã không nên làm việc này: Những bức ảnh tôi tìm thấy, ngớ ngẩn thay, chính là những bức ảnh về loài nhện ở hòn đảo này, khiến tôi lạnh cả sống lưng. Bài viết nói rằng nhện chân dài nhìn bề ngoài giống như nhện lông phóng to, nhưng thực ra không độc, và nhất định không thể so với nhện đen được, thực ra với tôi điều đó cũng chỉ là một sự an ủi yếu ớt. Ừ, độc thì cũng được đi, nhưng lạy trời, chân đừng có nhiều lông rậm như thế chứ! Những lời bình phẩm khiến các thành viên diễn đàn thích thú: “Ôi, một cỗ máy tuyệt đẹp!”. Ừ,“cỗ máy” là một miêu tả khá chính xác với thực tế, nhưng để nhìn ra vẻ đẹp của nó thì tôi hoàn toàn không có khả năng. Cuộc sống song song ở hai tiểu vũ trụ cách biệt. Ở đây có một nhóm nhỏ khách du lịch thuộc loại khác hẳn, không giống như ị ộ ạ g g g những cột-thịt ở Hội An, mà là những tay tìm kiếm thiên nhiên hoang dã, bơi, lặn và sự yên tĩnh. Có những kẻ ở lỳ đây cả năm: huấn luyện viên lặn, giáo viên yoga, nhà quản lý resort. Họ sống một cuộc sống trên đảo, không biết một chữ tiếng Việt, có lẽ họ cũng không biết tên một người nào trong số các nhân viên quầy bar, bồi bàn và công nhân vệ sinh Việt Nam, phải, họ coi những người đó như không khí, mà ngược lại thì cũng thế: Cả hai loại người như đến từ hai hành tinh khác nhau, họ sống bên cạnh nhau, nhưng không có giác quan để cảm nhận sự tồn tại của nhau. Nhưng-nhưng-nhưng, liệu điều đó có thể hay không – giữa một không gian biệt lập – cả tháng trời bên nhau nhưng đồng thời lại không liên hệ gì với nhau, cứ sống thế thôi, không thành bạn mà cũng chẳng thành thù của nhau. Hai đường thẳng song song thậm chí còn không bao giờ gặp nhau ở vô tận? Đáng tiếc thay và đáng buồn thay, thực tế đã từng chứng mình rằng điều đó là hoàn toàn có thể: Lời chào thân ái từ lịch sử thuộc địa. Tôi đã đọc một cuốn sách, trong đó có nói về du lịch: Một nhà sư Việt Nam giảng đạo, ông chỉ tay vào những con chó nhà chùa, những con vật bị đám ve chó hành hạ, nhấp nhổm, cạ góc này, cọ góc kia, đứng lên ở chỗ này, chạy vài mét rồi lại lăn xuống ở chỗ kia, hy vọng ở chỗ kia nỗi khổ sở sẽ giảm đi hoặc biến mất. Nhưng dù có chạy trốn đi đâu thì những con ve chó cũng như nỗi lo chẳng bao giờ biến mất. Nước biển dâng cao đến mép bờ, như thể từ giờ tới sáng mai nó sẽ nuốt trọn cả hòn đảo vậy. Tôi thấy tiếc nuối cái cảm giác yên phận thạch sùng của những con thạch sùng (ôi, đấy mới là đời sống: không kẻ thù, đủ ăn, cả năm ấm áp). Ở đây hiếm khi tôi nghe thấy những tiếng kèn kẹt quen thuộc và chẳng nhìn thấy con vật ấy ở đâu. Không phải đứng thì ngồi,không phải ngồi thì nằm: Cái phương châm sống và dưỡng sinh của cụ già Churchill (có lẽ thế, hay câu nói đó là của ai khác?) được người Việt Nam khắp nơi biến thành phương châm sống của riêng mình: Không phải đi bộ thì đi xe, không phải đi xe thì ngồi (ngồi xổm trên nền đất); không phải ngồi thì nằm (trên yên xe máy, trên nóc ô tô, ở cửa ra vào, trên chiếc võng mắc trên xe đung đưa giữa dòng xe cộ, hay đơn giản là ở bất kỳ chỗ nào trên vỉa hè). Thật là một quan điểm sống tuyệt đối đáng mến, nhưng một người Đức theo chủ nghĩa hoạt động và hành động cuồng tín như tôi thì chỉ biết nhún vai: Từ trước tới nay, có lẽ chỉ trừ năm đầu tiên sau khi chào đời, chưa bao giờ tôi lại đi bộ ít như ba tuần vừa rồi. Giờ đây tôi mới sung sướng làm sao, cứ trườn từ góc đảo này tới góc đảo khác! Đột nhiên tinh thần lại tìm được thể xác. (Xin chào, bạn thể xác đấy à, hóa ra bạn vẫn còn ở đây, thế mà tớ cứ tưởng bạn đã biến đi đâu từ hồi nảo hồi nào và bỏ lại tớ với một cái giẻ rách bèo nhèo rồi đấy!). Ôi, sự yên ắng này, mưa, bầu trời oval và mùi rừng ẩm, tất cả là của riêng tôi! Tôi không có gì chống lại loài người, nhưng đôi khi người ta cũng phải được phép quay lưng lại với nó. Con chó ở khu resort cứ ra rả sủa những tiếng động đêm vọng lại từ những bước chân trên bờ cát, và tôi phải bật cười: Một kẻ ít thẩm quyền đến thế lại gắng sức gìn giữ trật tự đến thế - quả là vĩ đại. Việt Nam, đây là thời điểm mà tôi phải bày tỏ lòng khâm phục bạn: Nếu từ 20 ngày nay tôi đã nhay bạn như một con chó con nhay miếng rẻ, nghịch ngợm quăng lên quật xuống, thì đấy chính là cách tôi học yêu đất nước này! Tôi muốn tìm xem cái gì còn đứng vững, và Việt Nam hỡi, bạn đã đứng vững, như từ thuở khai thiên lập địa: Bầu trời của bạn, những cánh rừng của bạn, biển của bạn và đâu đâu cũng là sự kiên nhẫn đến khó hiểu. Sự kiên nhẫn mang nụ cười của những người dân nước bạn: Ôi, bí mật của lòng bất hận. Với đất nước Bosnia, một lần tôi đã cảm nhận được bản chất loài người một cách hết sức rõ ràng: Cứ thấy cái gì đẹp là y như rằng tất cả đều muốn chiếm làm của riêng, (thời nào cũng thế) họ kéo đoàn kéo lũ đến để chiếm đóng, để cướp bóc, để tàn phá và hãm hiếp, và tới khi họ hiểu ra rằng cái đẹp tuyệt nhiên không phải thứ người ta có thể tháo rời ra từng bộ phận để khuân về nhà, thì họ liền phá hủy nó. Đến một lúc nào đó, khi đã đi hết con đường đẫm máu, họ mới nhận ra rằng, cái đẹp cũng không thể bị phá hủy. Lúc đó họ mới bắt đầu đàm phán để ký kết các hiệp ước, họ mới bắt đầu nói tới hòa bình, và họ sẽ quay trở lại để mua những gì mà họ đã không thể cướp phá. Cái đẹp vẫn tồn tại mãi mãi, không suy suyển, lơ lửng đâu đó giữa thiên nhiên trời đất, và lơ lửng đâu đó giữa loài người: Chính cái “lơ lửng đâu đó” là cái không thể bị đánh cắp, không thể bị phá hủy. Vấn đề “thực ra”: một câu chuyện 5 chương với phần kết. Chương Một: một cặp tình nhân người Nga, ta cứ tạm gọi là Fjodor và Nastasja, bên bờ biển Việt Nam. Fjodor nhìn sang trái, nhìn sang phải: Không thấy ai (cô nhà văn ngồi khuất sau gốc dừa). Anh kéo một chiếc thuyền thúng của dân chài xuống nước và bò vào trong (không dễ đâu nhé, giữ thăng bằng trong cái thúng tròng trành này khó đấy!). Anh với tay chèo và tìm cách đẩy thuyền nhích lên phía trước (hay lùi lại phía sau: Fjodor cứ nghĩ rằng tay chèo luôn ở phía sau, trong khi bất kỳ ai quan sát những người đánh cá dày dạn sóng nước ở Cửa Đại đều biết rằng thuyền thúng được điều khiển từ phía trước - lái thuyền phải đứng dạng chân, dùng toàn lực cánh tay đẩy ra phía trước. Bằng cách này, những người đánh cá phớt đời tiến thẳng ra biển khơi giăng lưới. Cho dù trước khi khởi hành họ đều thắp hương khấn ông bà tổ tiên phù hộ cho chuyến đi xuôi chèo mát mái, thì những tiểu thánh Mose ngồi thuyền thúng rong ruổi trên đại dương sôi sục vẫn là các nghệ sĩ xiếc đi dây không có lưới bảo vệ). Thế là Fjodor, quanh quẩn trong vũng nước 50 cm của bãi tắm sinh thái, loay hoay chèo ngược, nhưng vẫn cảm thấy hoan hỉ vì nhích được 2 mét. Chương Hai: để giúp Nastasja chụp một pô ảnh. Lưu ý: không phải Fjodor chèo thuyền còn Nastasja chụp ảnh. Mà là: Fjodor và Nastasja cùng hợp tác thực hiện pô ảnh. Chàng chèo thuyền để nàng chụp ảnh. Vì thế, ngay khi bức ảnh vừa kịp hình thành trong ống kính, chiếc thuyền thúng đã bị ủi, xoay, đẩy, quay và rốt cuộc cũng lăn được vào vị trí ban đầu - không phải việc dễ với Fjodor và Nastasja đâu nhé. (Nặng chết thôi. Ở Cửa Đại, tôi đã thử giúp một bác đánh cá già đẩy chiếc thuyền vào bờ. Chúng tôi dùng hết sức vừa kéo vừa đẩy, cái thuyền ngu ngốc đó vẫn không hề di chuyển một centimét nào trên cát!) Chương Ba:một cảnh trong thì tương lai thứ nhất. Fjodor và Nastasja trong căn hộ (tạm cho là) ở Moscow, có những người bạn tới ăn tối. Khi nhâm nhi vodka, những bức ảnh trong kỳ nghỉ Việt Nam được mang ra. Và bây giờ: Hãy nhìn kìa, Fjodor chèo thuyền thúng! – những tiếng reo thán phục: Ôi, tuyệt quá! – Fjodor: Không dễ đâu nhé, cái thứ quái quỷ ấy. Cả bọn cười vui vẻ. Và, trong khi cả bốn cái đầu chúi xuống bức ảnh, điều kỳ diệu đã xảy ra: Tại khoảnh khắc này, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất, Fjodor đã thực sự chèo thuyền thúng, không phải chèo 20 giây để chụp ảnh, mà là (ta cứ nói) gần một tiếng đồng hồ: chèo miết mải (chèo ngược) dọc bờ biển, gió mát rượi lùa vào tóc, thư giãn nhìn mây núi xa xa phía chân trời (chính xác như trong bức ảnh). Fjodor thỏa mãn nhấm nháp kỳ nghỉ cùng câu chuyện bốc phét bốc đồng ngốc ngếch của mình. – Trở lại với Nastasja bên nút bấm máy ảnh, và đây là thì tương lai hoàn thành: Đó sẽđã là một buổi chiều hạnh phúc! (Với điều kiện bức ảnh phải sắc nét, còn màu nước và màu trời thì sẽ chỉnh được.) Chương Bốn: và bây giờ là vấn đề “thực ra”. “Thực ra” Fjodor có thực sự trải nghiệm điều gì hay không? “Thực ra” có phải Fjodor đã đi nghỉ và tận hưởng kỳ nghỉ với chiếc thuyền thúng hay không, và “thực ra” là bao giờ: trên đảo hay trong lúc cùng xem bức ảnh? Fjodor và Nastasja - tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên kiêm người quay phim trong cùng một (hay hai) người - sản xuất một bộ phim hình ảnh với nhan đề “Kỷ niệm kỳ nghỉ Việt Nam” (14 ngày quay), họ làm việc cực nhọc từ sáng sớm tới tối mịt, và khi trở về nhà, ngồi vào bàn làm việc, họ mới thấy thấm mệt. Nastasja khoác tay một cụ già bán ngô móm mém, cả hai cười tươi trong ảnh như hai người bạn thân nhất đời vậy. Những cảnh mặt trời lặn đủ kiểu. Fjodor làm ra vẻ đang giải mã một tấm bia khắc chữ Chămpa, anh nhăn trán như thể thực sự hiểu vậy. Nastasja đứng bên một đám trẻ con, những đứa tạm ngừng ăn xin để cười ngoác trong ảnh. Fjodor bị kẹt lại giữa cửa hầm bé xíu trong địa đạo Củ Chi của quân Việt cộng ngày nào, vân vân. Hai tuần săn ảnh, đi nghỉ để kiếm lương khô dự trữ, về nhà mang ra ăn dần – trong khi tôi, vì sốt sắng muốn chiếm lĩnh cái đang-tồn-tại nên hoàn toàn không chụp ảnh, và vì thế sau này tôi sẽ không thể nhớ điều gì cả (“Thế chị đã làm gì ở Việt Nam?” – “Hmm… đã làm?”). Chương Năm: một câu hỏi ngắn: Ta sẽ sống sâu hơn khi ta nỗ lực huy động ý thức cao nhất của mình để tìm kiếm một chút nghĩa dù nhỏ nhất trong mỗi khoảnh khắc ngắn ngủi thoáng qua, hay tốt hơn cả ta hãy (làm như Fjodor): Hy sinh cái khoảnh khắc nửa-hư-cấu có tên hiện tại cho một thứ tuyệt-đối-hư-cấu (bởi vậy nó càng hấp dẫn chúng ta hơn) có tên tương lai, bằng cách mỗi lần bấm máy ảnh, chúng ta xác nhận cái công thức cổ xưa và rất mực khôn ngoan này: hiện tại (nhấn nút) = quá khứ trong tương lai? Đoạn kết:D. giải quyết vấn đề “thực ra” bằng một quy luật mà anh đã học được cách đây 20 năm trong giờ Tiếng Đức: “Những câu 'thực ra' thực ra không nói lên điều gì cả.” Phía nam đèo Hải Vân không còn “Bia Hà Nội", mà thay vào đó, chỉ có “Bia Sài Gòn”. Từ lúa mạch và men, con người xây dựng nên bản sắc văn hóa riêng của mình: Bạn hãy thử dọn cho một người xứ Cologne một ly Altbier và một người vùng Düsseldorf một ly Kölsch mà xem! Những loài vật gọi tên của chính chúng: Ngày thứ ba trên đảo, chủ nhân của tiếng kêu “Céc-ou, Céc-ou” lên tiếng: Một chàng bò sát kiêu hùng với bộ da vằn vện xanh-đỏ vắt vẻo trên bức tường gần nhà vệ sinh nam, nó dài như cổ tay và cũng to gần như vậy (thậm chí con vật tốt tính còn để cho người vuốt ve nó). Hai ông Đức, một ông Chile và một cô Nam Phi vây quanh con vật đáng mến hình thù giống như thằn lằn, chỉ ước gì có thể mang được nó về nước như mang thú nhồi bông. Ngoan ngoãn quanh quẩn bên chân người có lẽ là cách chắn chắn để giành được cảm tình của con người. (Tuy nhiên như internet chỉ ra, con vật không kêu “Céc-ou”, mà kêu “Tắc-kè”, bởi vậy nó cũng có tên là tắc kè). Sóng đánh mạnh, một người đánh cá vừa cầm tay chèo vừa ngáp ngủ, trong khi tôi phải cố sức chống lại cơn say song. Ừ, thì đây cũng chỉ là một chỗ làm việc mà đôi lúc người ta cũng có thể thấy mệt mỏi! Nhiều giờ sau chuyến đi, tôi vẫn còn cảm giác tròng trành dưới chân (dù bên dưới không còn là mặt nước nữa): Mặt đất cứ trồi lên trụt xuống, những hàng dừa bị khuyếch đại như nhìn qua kính lúp, mắt tôi không tìm được một điểm tĩnh nào để định vị. Cảm giác quay quay sau chuyến lặn, chỉ cần đi biển sóng nhẹ là đã cảm thấy quay cuồng như khi dốc cạn cả một chai rượu vào cái dạ dày sôi sục. Cảnh giác! Lặn rất dễ gây nghiện! Tốt nhất bạn đừng nên thử! Cảm giác cứ như bay dưới nước, hay như nhà du hành trong môi trường không trọng lượng: Các vị khách là cá hề, hải mã và lươn biển (khác những con vật trên đất liền, chúng không hề sợ chúng tôi: Ở dưới nước, khả năng săn bắt của loài người chỉ hiện ra dưới các hình thức lưới, dây câu và vợt). Mặc dù vậy, người ta vẫn có thể mục kích sự đa dạng loài lớn nhất ở các bể-chờ-chết tại các quán "Sea Foods" Nha Trang, và thưởng thức đĩa tôm (ngon tuyệt) với cảm giác pha trộn (ngày nhìn ngắm, tối nhai nuốt), trong khi từ dưới bếp vọng lên tiếng đập vỏ cua rôm rốp. Thoát khỏi Nha Trang là điều không hề dễ dàng (đi tàu có vẻ không ổn rồi): No trains today until 5 p.m., maybe until 8 p.m., mà cũng có thể là maybe until 6 a.m. tomorrow morning. Lũ đang chồng lên lũ ở miền Trung Việt Nam, cuốn phăng những ngôi nhà lợp lá cọ ọp ẹp (và cuốn theo cả tính mạng một số người), nước tràn vào những vùng ven biển và mưa như một trận đại hồng thủy dìm ngập những cánh đồng: Những sự kiện lớn đều đặn diễn ra hàng năm mà người ta chỉ muốn không phải tận mắt chứng kiến. Chúng tôi hú họa chạy tới một văn phòng du lịch và vừa kịp mua được hai tấm vé cuối cùng cho chuyến bay đêm tới Sài Gòn. Vậy là phải miễn cưỡng ở lại Nha Trang thêm một ngày nữa: những ngọn tháp Chàm, ngôi chùa với bức tượng Phật khổng lồ… … nắng nóng gay gắt, và Đại hội Tim mạch Toàn quốc trên các biển quảng cáo khổ lớn như những bức tường nhà khắp thành phố. Và dĩ nhiên, kinh doanh du lịch với quy mô khổng lồ: Giữa những trụ tháp Eiffel trắng-đỏ mắc một tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới nối Nha Trang với đảo Hòn Tre: toàn bộ hòn đảo được quy hoạch thành một khu giải trí và khách sạn có tên “Vinpearl” - một siêu dự án của tập đoàn địa ốc khổng lồ Vincom, tập đoàn đang hối hả biến gần nửa thành phố Sài Gòn thành những tòa tháp văn phòng kính bóng loáng. Mặc dù vậy, Nha Trang, “thành phố đẹp như tranh” (dù ở đây có tới hơn nửa triệu người) vẫn để lại cho chúng tôi cảm giác dễ chịu hơn cái tiếng xấu “thành phố du lịch” của nó: Những lời chào mời Hello hello chỉ dừng ở mức độ nào đó, những người lái taxi, tiếp viên, những chị bán kính râm và những anh bồi bàn vẫn luôn cởi mở tiếp chuyện chúng tôi (dù chúng tôi có đưa tiền boa, có mua hàng hay không). Thậm chí lần đầu tiên chúng tôi còn có thể tán vài ba câu chuyện cười bất chấp rào cản ngôn ngữ. Hai vị khách Đức mồ hôi mồ kê nhễ nhại lưu lại thêm một ngày chẳng phải là chuyện gì giật gân với một thành phố du lịch chuyên nghiệp như Nha Trang. Luôn cảm thấy bực mình mỗi khi bắt tay. Trong khi người Việt Nam thường đưa ra một bàn tay mềm như một tấm bọt ấm (và trong trường hợp đặc biệt thân tình, thậm chí còn đưa cả hai tay, cũng ấm và mềm như vậy), thì người Đức dùng những bàn tay to tướng (cả đàn ông lẫn đàn bà) bóp mạnh những ngón tay mềm của người Việt Nam đến nỗi ai cũng phải toát mồ hôi vì đau. Để sửa lỗi, bạn chỉ còn cách mỉm cười thôi! (Chí ít thì thời gian qua tôi cũng học được cách đưa tiền và đưa card visit bằng cả hai tay). Đấm bóp toàn thân chất lượng cao. Trong khi vê từng milimét da lưng tôi, cô gái massage giảng giải: Cơ thể tôi gồm bao nhiêu cơ (đa phần đều căng cứng), trong khi bên dưới tấm ridô, một chiếc tivi đang vặn to hết cỡ. Đáng kinh ngạc là cô vận động viên thể dục dụng cụ của tôi vẫn có thể theo dõi toàn bộ chương trình tivi trong khi đang điều trị cho tôi, bất kể cô đang giữ thăng bằng ở vị trí nào trên lưng tôi. Mãi sau 20 phút học tiếng Hoa (“Xiè xiè” và “Ni Hao” thì tôi hiểu được) và tiếp theo là một tập phim truyền hình dài tập của Trung Quốc có phụ đề tiếng Việt: Tôi hé nhìn qua tấm khăn che mặt mỗi khi cô gái quay đầu như một con cú dán mắt vào màn hình để không bỏ lỡ một giây nào trong khi tay vẫn vê lưng tôi. Và mỗi khi tôi cười, cô gái lại hỏi (tất nhiên mắt vẫn không rời những diễn biến kịch tính trên tivi): “You okay?”. Tôi trả lời vui vẻ: “Weidà” (tiếng Hoa: ổn), và cô gái gần như không có phản ứng gì, ra hiệu cho tôi biết rằng cô cũng đã hiểu (có lẽ là kết quả của buổi học tiếng Hoa). L BỐN ại phòng chờ. Cả chuyến bay cũng bị dời lại 3 tiếng đồng hồ (Để biết thêm thông tin, xin quý khách vui lòng tới quầy số 10: “Tại sao chuyến bay bị dời lại?” – “I don't know.” – “Liệu có bị dời lại lâu hơn nữa không?” – “I don't know.” – “Có chắc chắn là máy bay sẽ đến không?” – “I don't know.”) Khi chúng tôi không còn tin rằng sẽ có một chiếc máy bay nào bay tới Sài Gòn nữa, thì rốt cuộc một chiếc phi cơ đã hiện ra trên đường băng của phi trường Cam Ranh, vốn là căn cứ quân sự của Mỹ năm nào (người Mỹ hẳn đang khao khát có lại căn cứ này - dĩ nhiên chỉ để cùng Việt Nam đối phó với Trung Quốc). Sau đó mọi việc diễn ra nhanh như bay, theo đúng nghĩa đen của từ này: lên khoang, cất cánh, hạ cánh, xuống khoang: Liệu đây đã là Sài Gòn hay chưa? hay chỉ là một địa điểm hư cấu nào đó, như Bielefeld chẳng hạn? Nhưng chúng tôi chẳng có tâm trạng nào ở Bielefeld. Tại sảnh sân bay hiện ra một khuôn mặt cười khoái trá, sẵn sàng đón chúng tôi giữa đêm khuya: Người đại diện của khách sạn không khỏi bật cười vì cái thực tế là rốt cuộc chúng tôi cũng tới thật. Qua cửa kính taxi, Sài Gòn không chỉ hiện ra rõ mồn một, mà ngay lập tức nó còn toát ra không khí khẩn trương: Sáp dzô, lẹ lên. Những biển hiệu công ty phương Tây san sát cạnh nhau, nước Đức lấp lánh với những thương hiệu viết tắt ưa thích: BMW, VW, DB, DHL (và bên cạnh là một công ty Việt Nam với biển hiệu “Malloca”, vâng, không có chữ “r”). Từ Hà Nội nhìn vào, Sài Gòn không chỉ nằm xa tít ở phương Nam, mà nó còn nằm ở tương lai. Nếu ở Thủ Đô, giờ này các cửa hiệu đã đóng cửa từ lâu, thì ở Sài Gòn, các tụ điểm chui mới bắt đầu hoạt động. Ở cái thành phố-không-bao-giờ-ngủ này, chúng tôi được biết, lái xe taxi thậm chí còn làm việc theo ca 24 tiếng. Không-ngủ thì tùy thôi, nhưng tôi thì tôi kiệt sức rồi. Qua màn sương mệt mỏi hiện ra hai tiếp tân ca đêm với sự vui vẻ chuyên nghiệp, một phiên bản của Ernie và Bert: Hai chàng trai tại quầy tiếp tân khách sạn cười rộng tới tận mang tai khiến tôi sợ rằng họ có thể bị rách hàm bất cứ lúc nào. Biết rồi, khổ lắm: Tôi không nên chế nhạo tiếng Anh của người Việt Nam (thì người Việt Nam cũng khoái chí ra trò – và họ hoàn toàn có lý – mỗi khi tôi ngọng nghịu thử nói vài câu tiếng Việt, cái thứ tiếng không thể nói được ấy!), nhưng một nhân viên tiếp tân đã cứu tôi bằng một câu tuyệt vời đến mức tôi không sao có thể cưỡng lại được: "Iss you has any westen, dial fist-fist-fist, fat's me!" (Mà fist-fist-fist chẳng phải là the number of the beast hay sao? Thôi kệ, cứ ngủ cái đã.) Những ý tưởng kinh doanh thiên tài: Kéo một cái cân phát ra những bản nhạc du dương quanh thành phố. Treo những quả bóng bạc to tướng với dây xích vào mi mắt và cầm mũ đi vào các quán bar. Bán bờm kẹp tóc với những cái tai thỏ nhấp nhánh cho đàn ông. Phải, tôi chưa đọc “Người Mỹ trầm lặng”, nhưng tôi vẫn hình dung Sài Gòn có gì đó khác cơ. Nhưng mà thực ra, tôi đã hình dung Sài Gòn thế nào cơ? Một mặt, tôi tưởng tượng nó giống như Thượng Hải: Những tòa cao ốc bóng loáng với những quán bar đắt đỏ ở tầng thượng. Mặt khác, tôi hình dung Sài Gòn với những kiến trúc kiểu thuộc địa Pháp còn lại. Tuy nhiên những kiến trúc Pháp thì đã biến mất (việc phá nốt những phần còn lại đang được Vincom và đối tác phăm phăm tiến hành), còn những tòa cao ốc thì vẫn chưa thực sự xuất hiện: Một thành phố giữa những chiếc ghế, đông đúc náo nhiệt. (Ở đây, trong trường hợp ngoại lệ, nếu họ muốn học chút gì của Hà Nội thì họ đã không san bằng khu phố cổ.) Nguyên một con cá còn cả đầu lẫn vây trên đĩa. Ở bàn bên (bàn cao chân): những cô gái Punk đầu tiên mà tôi hoài công tìm kiếm bốn tuần nay ở các đô thị Việt Nam: tất bó xọc vằn, quần jean cạp trễ, tóc ngắn chải xới, ve vẩy điếu thuốc và ly bia trên tay (hút thuốc và uống bia - trái cấm với phụ nữ Việt Nam). Tại một quán bar ở Sài Gòn, hai cô gái đang tập luyện cho tự do đập vào mắt người ta như những con chó đốm. Nhưng nếu ở Berlin, họ đã trở thành một hình ảnh lạc mốt đáng xúc động: Sự đan chéo của các trục thời đại là bằng chứng rõ hơn hẳn những phân tích xã hội học về việc đất nước này đang trở thành một hợp thể đáng chú ý giữa truyền thống và hiện đại tư bản như thế nào. Ngoài các cô gái Punk, thì ở đây, động lực vật chất đơn giản là vượt trội động lực vươn tới tự do khai phóng (theo kiểu phương Tây). Mặc dù thâm hụt mậu dịch hàng năm của Việt Nam là 16 tỷ USD, người ta vẫn hoan hỉ bỏ ra hàng tỷ USD để nhập khẩu IPhone, trong khi những cậu con cả vẫn sống cả đời trong nhà của bố mẹ và những cô gái học hành đến nơi đến chốn vẫn xem bổn phận quan trọng nhất là chăm sóc chồng con. Các công ty hiện đại vẫn bài trí văn phòng làm việc theo chỉ dẫn của thầy địa lý. Những người đàn ông và những người đàn bà trong trang phục quần jean, áo phông Nike, đến nghĩa trang rửa từng khúc xương cho người bác mất cách đó ba năm để táng vào một chiếc tiểu sành trong những lễ bốc mộ (không hẳn hoàn toàn hợp pháp). Nếu tôi được phép miêu tả Việt Nam chỉ trong một câu, thì có lẽ là: Đất nước của sự hòa tan những mâu thuẫn một cách khó hiểu. Với những câu hỏi này và những câu hỏi khác trong đầu, chúng tôi trở lại thành phố: Phải chăng ở đây thiếu vắng cái biểu đồ bạn thù (có lẽ đặc trưng châu Âu), cái học thuyết muôn thuở (không hẳn do Bush[5] nghĩ ra): Kẻ-nào-không-theo-ta-kẻ-đó-chống-lại ta? Phải chăng những nghịch lý (mà tôi cảm thấy) là biểu hiện của quan niệm Phật giáo về số phận (“Số tôi vậy”, người Việt Nam thường nói, dĩ nhiên trong trường hợp ngoại lệ này, anh ta không nói số IPhone, mà nói về hoàn cảnh cuộc sống của mình)? Hay đấy là chủ nghĩa thực dụng thường nhật: Thời nay thằng bóc lột là thằng nào thì cũng kệ xác nó – quan trọng là được việc? Minh triết hay chủ nghĩa cơ hội kinh tế? Buông xuôi chính trị hay Âm–Dương? Tôi không bao giờ có thể hiểu được: Ở một đất nước mà tham nhũng đã là chuyện đương nhiên như ôxy trong không khí, ấy vậy mà một nhà quản lý lại đột nhiên bị tuyên án tử hình chỉ vì cái tội đưa và nhận hối lộ vốn quá đỗi bình thường ấy: tôi đã chẳng nói rằng, tôi sẽ chẳng bao giờ hiểu được điều đó hay sao? [5] Cựu tổng thống Hoa Kỳ. Anh lái xe chở chúng tôi tới Mỹ Tho có một chiếc điện thoại di động mới và hãnh diện khoe với mọi người: Một chiếc điện thoại hàng khủng màu bạc với bàn phím trên màn hình, chất lượng siêu đẳng, đặt trong hộp gỗ sang trọng mang về từ Trung Quốc (với logo Porsche!). Dưới ghế trước chúng tôi còn phát hiện 4 hộp gỗ như vậy, có lẽ chúng sẽ được bán cho bạn bè trong ngày. Quan trọng là Porsche: Sau khi anh lái xe đổi tay lái cho cậu em trai tại một góc đường, chiếc xe rẽ ra đường cao tốc - đến nay vẫn là đường cao tốc đầu tiên và duy nhất của Việt Nam (Câu hỏi có thưởng: Đường cao tốc Việt Nam khác với đường liên tỉnh bốn làn có rào chắn, như Quốc lộ 1, như thế nào? Trả lời: Đường cao tốc - thật khó tin! - không cho xe hai bánh chạy. Câu hỏi có thưởng thứ hai: Đường cao tốc Việt Nam khác với đường cao tốc Đức như thế nào? Trả lời: Trên đường cao tốc Việt Nam, cứ vài kilômét lại có những vạch hãm tốc độ - vốn chỉ áp dụng ở những đoạn đường chạy qua những khu dân cư yên tĩnh ở Đức – khiến cho những chiếc xe hơi bình thường có thể bật càng). Công trình kỳ diệu mới xây dựng này được chắn bằng những cột bê tông và rào sắt để ngăn người đi bộ, trâu bò, xe đạp, ngỗng, vịt, chó, trẻ em và dĩ nhiên là xe máy. Và sau khi công trình được nghiệm thu, tôi có thể dự báo trước với các nhà xây dựng là cứ 50 mét lại có một lỗ trên mặt đường. Thế nhưng, người ta được phép đi 100 km/giờ ở đây! Đối với anh lái xe của chúng tôi thì đây quả là một sự khai trương hoành tráng: chuyến đi đầu tiên của anh trên đường cao tốc. Anh nhìn chiếc kim chỉ tốc độ mà không dám buông tay khỏi vôlăng để lên số 5. Kiểu này thì chỉ cần chạy một chiếc Toyota cỡ nhỏ cũng có cảm giác như Porsche thôi: Chỉ khoảng 10 phút sau, khi đã quen với tốc độ - lập tức anh lái xe bắt đầu tăng ga và sốt ruột nháy đèn liên tục để vượt chiếc xe tải đi bên lề trái (những ngôi nhà di động với những chàng nhỏ bé đội mũ phớt ngồi sau tay lái). Một cảnh tượng kỳ cục mà chúng tôi trải qua ở đây: Dây thần kinh của người Việt Nam, vốn luôn vững vàng như một hòn đá trong đám cháy, vững vàng và dẻo dai qua tất cả sự hỗn loạn của các thời đại, không suy suyển, không nghiêng ngả, luôn mỉm cười và kiên nhẫn chờ đợi ("es kütt wie's kütt", như những người dân vùng sông Rhine thường nói). Thế rồi đột nhiên nó bị bẻ gãy, bị bung ra bởi một đoạn đường cao tốc. M NĂM ột thành phố gồm toàn những con tàu thủy mắc vào vách những túp lều tôn dựng liền kề nhau. Ở đây, mặt nước giống như mặt đất, nâu, nặng và phẳng. Cảm tưởng như những chiếc ô tô hay xe máy có thể chạy băng băng trên mặt sông Mekong, hay đây đó sẽ có vài con trâu thò cổ gặm cỏ nước hoặc vài bác thợ câu ngồi trên sóng thả cần đợi cá. Đi thuyền gỗ qua rừng dừa nước giữa những kênh rạch chằng chịt. Kỷ lục tận-mắt-nhìn-thấy-loài-chim-sống của tôi ở Việt Nam tăng từ 3 lên 7 trong vòng 20 giây. Còn thì những con chim đầy màu sắc sặc sỡ ẩn mình trên những ngọn dừa: Hóa ra các bạn trốn ở đây, các bạn vẹt và các bạn trĩ! Phải rồi, chúng tôi đang đi qua trung tâm màu mỡ nhất của một đồng bằng màu mỡ nhất. Trên những ốc đảo đầy cây trái là một mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như là kết quả của sự thỏa hiệp giữa đất và nước, chúng tôi cứ phải liên tục trợn mắt vì kinh ngạc, như thể chúng tôi đang ở trong một trò chơi đố vui với tiêu đề “Cái gì đây?”: dứa, xoài, đu đủ, chuối, mía, nhiều vô kể, không sao kể xiết. Người thắng cuộc sẽ được nhận một con ve sầu cỏ lau tinh xảo. Đây là nơi ta có thể dừng chân: Dòng Mekong làm ta hạnh phúc. Sài Gòn thân mến, tôi còn có thể kể rất nhiều chuyện về bạn (và tất nhiên, cả về những vùng đất khác của Việt Nam nữa). Ví dụ như kể về (vài ba) tụ điểm chui của dân Punk và dân đồng tính nam mà ở đó chúng tôi cảm nhận được cái không khí tự do đầy hứng khởi mà ở Đức từ 30 năm nay đã không còn nữa, bởi vì điều đó, vẫn còn là khát vọng của bạn, Sài Gòn thân mến ạ, trong khi ở Đức nó đã là điều hiển nhiên nhàm chán từ lâu rồi. Ở một quán ăn Việt Nam, chúng tôi đã uống bia tươi Bayern: Một quán ăn ba tầng với tivi, trang hoàng bằng những dây đèn sáng lấp lánh như trong lễ Noel trên tường, với những chiếc loa khổng lồ cứ nửa tiếng lại cất lên bài “Happy Birthday” với công suất 200 decibel dành cho một vị khách nào đó, trong khi cảm tưởng như hàng chục nghìn thực khách đang đưa những món hải sản tươi sống tuyệt hảo vào dạ dày và nhìn những người Việt Nam giàu có, những người đeo túi Doggy-Bag đi ra từ khu khách VIP. Chúng tôi xác nhận lý thuyết về dốc Bắc-Nam (trong Nam đồ ăn ngon hơn và người dân thì cười nhiều hơn). Chúng tôi còn làm quen với một hướng dẫn viên du lịch tốt nhất thế giới thứ hai nữa (và vì thế, xin được dừng lại vài giây cho quảng cáo thứ ba và cũng là quảng cáo cuối cùng: Ralf Dittko). Chúng tôi còn nghe, nhìn, ngửi và thưởng thức được nhiều thứ nữa. Nhưng, Sài Gòn thân mến và Việt Nam thân mến ạ, mặc dù vậy, tôi vẫn không còn cảm hứng để viết về các bạn nữa – chỉ vì một lý do đơn giản: Tôi bắt đầu cảm thấy ở đây quen thuộc như ở nhà mất rồi. Càng lúc tôi càng ít nhận ra những điều khác thường. Cái lạ lẫm đã trở thành cái bình thường, cái khó tin đã trở thành cái đương nhiên. Đây là khoảnh khắc tốt để tôi nói lời tạm biệt và ra về. Tôi mang theo: một bảng tổng kết những câu châm ngôn, được thi vị hóa nhờ dịch thoát từ một bảng nội quy của Sở an toàn Giao thông đường biển Mỹ Tho: - Một: Chúng tôi kiên quyết không ngồi trên dây. - Hai: Chúng tôi ngồi trên chiếc ghế và không thò tay ra cửa sổ. - Ba: Chúng tôi không vận chuyển chất cháy nổ, đồ nặng hay chất độc hại. - Bốn: Trong trường hợp khẩn cấp, chúng tôi ngồi yên tại vị trí của mình và không đi lại trên khoang. - Năm: Chúng tôi buộc chặt hành lý để có chỗ duỗi chân. - Sáu: Khi dây thuyền đã được cột chặt vào bờ, chúng tôi mới lên hoặc xuống. - Bảy: Đề nghị tất cả quý khách tuân thủ nội quy này. Việt Nam thân mến, xin cảm ơn bạn vì bốn tuần tuyệt vời. Xin cảm ơn Viện Goethe đã mời chúng tôi. Xin cảm ơn anh Đinh Bá Anh đã dịch những trang viết này ra tiếng Việt. Và xin cảm ơn rất nhiều, rất nhiều bạn đã giúp đỡ và ủng hộ chủng tôi!