🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Xứ Đàng Trong
Ebooks
Nhóm Zalo
www.hocthuatphuongdong.vn
BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data
Li, Tana
Xứ Đàng Trong : lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18 / Li Tana ; bản dịch của Nguyễn Nghị. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2013.
284tr. ; 23 cm.
Nguyên bản : Nguyen Cochinchina : Southern Vietnam in 17th and 18th centuries.
1. Miền Nam Việt Nam -- Lịch sử. 2. Việt Nam -- Lịch sử -- Triều đại hậu Lê,1428-1787. I. Nguyễn Nghị. II. Ts: Nguyen Cochinchina: Southern Vietnam in 17th and 18th centuries. III. Ts: Nguyen Cochinchina: Southern Vietnam in theseventeenth and eighteenth centuries.
959.77026 -- dc 22
L693
www.hocthuatphuongdong.vn
LỜI GIỚI THIỆU
Chúng tôi xin chân thành giới thiệu với độc giả Việt Nam Xứ
Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, luận án tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Australia, có sửa chữa để xuất bản, của Li Tana. Bản tiếng Anh của luận án Nguyễn Cochinchina, Southern Vietnam in Seventeenth and Eighteenth Centuries, được xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1998 bởi Cornell Southeast Asia Program.
Tác giả là một nhà Việt Nam học khá quen thuộc trong giới nghiên cứu về Việt Nam, trong cũng như ngoài nước. Để thực hiện các công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã lui tới Việt Nam nhiều lần, tham khảo các nguồn tư liệu tại Hà Nội cũng như tại thành phố Hồ Chí Minh, tiếp xúc và trao đổi với các nhà khoa học, tham dự nhiều hội nghị khoa học về Việt Nam... Tác giả đã xuất bản nhiều công trình khoa học về lịch sử Việt Nam. Riêng công trình nghiên cứu về Đàng Trong này đã được nhiều nhà Việt Nam học nổi tiếng như Alexander Woodside, David Chandler, Anthony Reid... đánh giá cao và coi như là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
www.hocthuatphuongdong.vn
6 XỨ ĐÀNG TRONG
Đề tài tác giả chọn để nghiên cứu trong công trình này là một đề tài khó vì liên quan tới một thời kỳ khá phức tạp trong lịch sử Việt Nam: sự hình thành, phát triển và gần như diệt vong của một xứ Đàng Trong của họ Nguyễn, trên một vùng đất mới, trong những hoàn cảnh mới và với những vấn đề mới... Lãnh vực tác giả đề cập tới và nhấn mạnh lại là lãnh vực kinh tế - xã hội, cho tới nay chưa được nhiều tác giả bàn tới một cách sâu sắc. Trong lãnh vực này, công trình của Li Tana, nếu chưa giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề được nêu, thì ít ra cũng đã là một gợi ý rất phong phú cho công việc nghiên cứu kế tiếp. Chẳng hạn vấn đề liên quan đến dân số của Đàng Trong vào các thế kỷ 17 và 18. Một vấn đề hầu như không thể giải quyết nổi nếu chỉ dựa vào những con số thống kê, những kết quả của các cuộc điều tra dân số, vốn rất hiếm hoi trong tài liệu của Việt Nam, kể cả của nước ngoài. Tuy nhiên, tác giả đã phá vỡ được sự bế tắc này bằng cách dựa vào số các làng, kích thước các làng nói chung, các thông tin về làng trong lịch sử Việt Nam. Đây có thể được coi là một đóng góp mới mẻ và quan trọng của tác giả trong lãnh vực nghiên cứu về dân số của Đàng Trong, hay của Việt Nam, trong quá khứ.
Hai thế kỷ 17 và 18 lại cũng là thời kỳ “mở rộng cửa” của Đàng Trong đối với nền ngoại thương mà theo tác giả là nền tảng của sự sống còn của Đàng Trong dưới quyền họ Nguyễn, “gần bốn lần yếu hơn họ Trịnh ở Đàng Ngoài về mọi mặt”. Nói đến ngoại thương cũng là nói đến sự hiện diện của tàu bè và thương gia người Nhật, người Trung Hoa... và những người châu Âu như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan... vì đây cũng là thời kỳ người châu Âu ồ ạt kéo nhau sang buôn bán và đặt căn cứ tại Đông Nam Á. Nghiên cứu về hai thế kỷ này của Đàng Trong không thể bỏ qua các nguồn tư liệu, trong thực tế rất phong phú và đa dạng, của những người thuộc nhiều quốc tịch
www.hocthuatphuongdong.vn
LỜI GIỚI THIỆU 7
khác nhau để lại. Công trình cho thấy tác giả đã khai thác được, bằng cách này hay cách khác, các nguồn tư liệu khác nhau này. Do đó, công trình nghiên cứu của tác giả đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quát hơn và cũng có sức thuyết phục hơn về các vấn đề được bàn đến. Đây cũng là một ưu điểm được các nhà phê bình nhìn nhận. Tiếp xúc được với các tư liệu gốc là một trong những điều kiện tiên quyết để một công trình sử học có được những đóng góp mới, hay ít ra không đi vào con đường đã bị cày nát dưới bánh xe những người đi trước.
Và cũng để tránh lặp lại những gì người đi trước đã viết về Đàng Trong, tác giả đã chọn nhấn mạnh - mà không khuếch đại - những điểm khác biệt giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong. Nhưng dưới ngòi bút của tác giả, những sự khác biệt này, ngay cả khi tác giả đặt tiêu đề cho một chương trong công trình của mình là “Cuộc sống ở Đàng Trong: Hội nhập và sáng tạo”, đã không phá vỡ sự thống nhất của dân tộc Việt Nam mà trái lại đã làm cho sự thống nhất trở nên vô cùng phong phú và sống động, một sự thống nhất không đóng khung trong khuôn khổ nhưng chấp nhận sáng tạo và đa dạng.
Là một nhà khoa học muốn giới thiệu với độc giả Việt Nam công trình khoa học của mình và qua đó góp phần vào việc tìm hiểu kho tàng phong phú của lịch sử Việt Nam, tác giả hẳn không mong muốn gì hơn - nhất là khi tác giả lại là người nước ngoài - là tác phẩm của mình được độc giả Việt Nam tiếp nhận như một công trình khoa học và nhận được những trao đổi có tính khoa học về công trình của mình. Hiểu được mong muốn trên đây của tác giả, tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc Việt Nam công trình mới này về lịch sử kinh tế - xã hội của xứ Đàng Trong thế kỷ 17 và 18 để tham khảo.
Nguyễn Đình Đầu
www.hocthuatphuongdong.vn
LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn ông David Marr, người
đã đưa tôi tới đây và là người hướng dẫn chính của tôi, đã giúp tôi bằng mọi cách và bằng những hiểu biết thâm sâu của ông về Việt Nam. Tôi cũng cảm thấy rất may mắn khi giáo sư Anthony Reid nhận làm cố vấn cho tôi. Giáo sư đã luôn giúp tôi đi thẳng vào vấn đề và trợ giúp tôi hết mức tôi có thể mong đợi. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với các nhà nghiên cứu John Fincher, Trần Kính Hòa, Estar Ungar, Ann Kuma, Greg Lockhart, Craig Reynolds, David Bulbeck, Terry Hull, Peter Xenos, Hans Nelson và Đỗ Thiện. Mỗi người đều đã giúp tôi ở nhiều cấp độ khác nhau, và tất cả đều đã có những đóng góp quan trọng và có giá trị. Tôi cũng rất lấy làm vinh dự được có dịp trao đổi với giáo sư Wolters. Giáo sư đã kiên nhẫn nghe tôi trình bày và đã khuyến khích tôi triển khai một cách rộng rãi và sâu sắc hơn các tư tưởng của tôi.
Tôi cũng mang ơn rất nhiều đối với Nola Cooke, người đã có những đóng góp quý giá trong việc thực hiện luận án này của tôi. Không một sai sót nào trong nội dung, cấu trúc hay văn phạm của luận án có thể thoát khỏi con mắt sắc bén của
www.hocthuatphuongdong.vn
LỜI CÁM ƠN 9
cô. Luận án này có được như hiện tại là nhờ cô đã đọc kỹ và xem lại các bản thảo.
Các ông Pierre Manguin và Nguyễn Thế Anh cũng như bà Christiane Rageau đã giúp đỡ tôi trong việc tìm hiểu, tham khảo nguồn tư liệu khi tôi tới Paris làm việc. Tại Việt Nam, các ông Nguyễn Đức Nghinh, Đỗ Văn Ninh, Đỗ Bang, Huỳnh Lứa và nhiều học giả và bè bạn khác đã giúp tôi hiểu rõ Việt Nam hơn. Tôi mang ơn họ rất nhiều.
Tôi cũng xin cám ơn Viện Hán Nôm và Viện Sử học Hà Nội đã cho phép tôi đọc các thủ bản, nhờ đó tôi có thể thực hiện được công việc nghiên cứu này. Tôi xin đặc biệt cám ơn ông Phạm Đình Nham, giám đốc Kho lưu trữ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, và Ban quản lý di tích Hội An. Cả hai đều đã cho phép tôi đọc các tư liệu liên quan đến công trình nghiên cứu của tôi.
Đại học Quốc gia Australia đã dành cho tôi mọi sự dễ dãi và đã trợ giúp một cách rộng rãi tất cả công việc nghiên cứu của tôi. Tôi cũng xin cám ơn các bạn hữu trong phân khoa, cám ơn Norah Forster và Kristine Alilunas-Rodgers đã giúp tôi đọc các nguồn tư liệu bằng tiếng Pháp.
Lihong, chồng tôi cũng đã hết sức tận tụy giúp đỡ tôi và hỗ trợ tôi mỗi khi tôi yêu cầu. Luận án này không thể hoàn thành nếu không có sự đóng góp của anh.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xa của tôi đối với ông Nguyễn Nghị, người đã nhận dịch luận án của tôi ra tiếng Việt, đã kiên nhẫn chấp nhận những sửa chữa, thêm, bớt của tôi trong nguyên bản ngay trong quá trình dịch và cả sau khi bản dịch đã hoàn thành. Ông đã dịch chính xác và diễn tả đúng ý công trình của tôi. Tôi cũng xin cám ơn ông Nguyễn Đình Đầu đã cổ vũ việc dịch và xuất bản luận án của tôi bằng tiếng Việt và
www.hocthuatphuongdong.vn
10 XỨ ĐÀNG TRONG
đã lưu ý tôi về một số sai sót trong luận án. Ông Cao Tự Thanh tại thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi hiểu rõ hơn về miền Nam và người dân miền Nam. Tôi xin cám ơn ông và cám ơn nhiều bạn hữu khác nữa.
Mặc dù được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp và bạn bè, luận án này có thể vẫn còn những thiếu sót và sai lầm. Tất cả các thiếu sót và sai lầm này hoàn toàn do tôi chịu trách nhiệm.
www.hocthuatphuongdong.vn
11
Bản đồ 1:
Đàng Trong (đất liền), 1690: nhà kho và nhà giam www.hocthuatphuongdong.vn
12
Bản đồ 2: Đàng Trong (đất liền), 1690:
cơ quan hành chánh và đồn phòng thủ
www.hocthuatphuongdong.vn
13
Bản đồ 3:
Đàng Trong (đất liền), 1690: chợ, nhà trọ và cảng www.hocthuatphuongdong.vn
DẪN NHẬP
Xác định rõ một thay đổi quan trọng của lịch sử đã xảy ra
đích xác ở đâu, lúc nào và như thế nào không bao giờ là dễ dàng cả. Nhưng trong trường hợp Việt Nam, chúng ta lại có thể chỉ ra năm tháng và biến cố đã đem lại cho Việt Nam gần 3/5 số diện tích hiện nay của nước này do quyết định dời khỏi kinh đô của một dòng họ.
Hai họ Trịnh Nguyễn đang là thông gia với nhau bỗng trở thành thù địch của nhau khi Trịnh Kiểm tiếm quyền vua Lê năm 1546. Người ta kể là Nguyễn Hoàng, thấy trước mình có thể gặp phiền hà, đã tới hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà nho được tôn là “trạng”, xem phải làm gì. Nguyễn Bỉnh Khiêm suy nghĩ một lúc lâu rồi trả lời: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (một dải núi Ngang có thể dung thân muôn đời được). Và Nguyễn Hoàng đã nhờ bà chị của ông cũng là vợ Trịnh Kiểm thuyết phục chồng cử ông đi trấn Thuận Hóa, vùng biên giới xa xôi. Nguyễn Hoàng đã thành công với nước cờ thí này. Lúc ấy là năm 1558.
Trịnh Kiểm chỉ có ý tống khứ một địch thủ. Nhưng ông đã đi sai nước cờ. Và thay vì tống khứ, ông lại cho không Nguyễn Hoàng một vương quốc. Và một chuỗi các sự kiện diễn ra đã
www.hocthuatphuongdong.vn
DẪN NHẬP 15
làm thay đổi toàn bộ lịch sử Việt Nam nói riêng và lịch sử Đông Nam Á nói chung.
Họ Nguyễn yếu hơn họ Trịnh rất nhiều về hầu như mọi mặt. Phía bắc đã thiết lập được một hệ thống nhà nước vững chắc giúp họ Trịnh kiểm soát một diện tích lớn hơn diện tích của họ Nguyễn từ ba đến bốn lần và duy trì được một lực lượng quân sự cũng lớn hơn từ ba đến bốn lần. Hơn nữa, họ Trịnh quản lý một vùng đất người Việt Nam cư ngụ từ nhiều thế kỷ nay và dân dưới quyền cai trị của họ Trịnh cũng chính là cư dân của vùng đất này, trong khi vương quốc của họ Nguyễn lại được thiết lập trên một vương quốc đã được Ấn Độ hóa, có một nền văn hóa rực rỡ và một truyền thống rõ ràng là khác với người Việt. Vậy mà họ Nguyễn đã không chỉ tồn tại được và đẩy lui bảy lần tấn công của họ Trịnh mà còn có thể mở rộng biên giới của mình sâu xuống phía nam, tới tận đồng bằng sông Cửu Long. Phải chăng do ngẫu nhiên mà một lực lượng ra đời trong một môi trường mới đã không chỉ tồn tại mà còn chiến thắng trong khi các lực lượng khác trụ lại trong môi trường quen thuộc lại thất bại?
Chúng ta thử đánh dấu trên bản đồ lịch sử Việt Nam địa điểm các sự kiện quan trọng diễn ra từ đầu thế kỷ 15 đến năm 1802, chúng ta sẽ thấy là các sự kiện này đã tuần tự diễn ra theo chiều hướng tiến dần xuống phía nam. Lê Lợi khởi binh ở Thanh Hóa, phía nam đồng bằng sông Hồng vào đầu thế kỷ 15. Nguyễn Kim nổi lên chống lại nhà Mạc trong vùng Thanh Hóa và Nghệ An năm 1533. Nguyễn Hoàng bắt đầu gây thân thế ở Quảng Trị năm 1558. Tây Sơn khởi nghĩa tại Quy Nhơn năm 1771 và Nguyễn Ánh thiết lập căn cứ trong vùng Gia Định vào những năm 80 của thế kỷ 181. Tất cả các sự kiện này nằm
1 Tạ Chí Đại Trường bàn đến vấn đề này trong cuốn Lịch sử nội chiến ở Việt Nam, Văn Sử Học, Sài Gòn, 1973, trg. 38.
www.hocthuatphuongdong.vn
16 XỨ ĐÀNG TRONG
trong quá trình rộng lớn của cuộc Nam tiến, sự phát triển của Việt Nam về phía nam.
Sự phát triển dần dần xuống phía nam này đã tạo nên một vùng đất, nơi đó Khổng giáo, một ý thức hệ đã chiếm địa vị thống trị ở phía bắc từ triều Lê Thánh Tông, đã không được đề cao, thậm chí, về căn bản, hầu như không được biết đến. Điều này xem ra cho phép nghĩ tới một vùng biên nhiều hứa hẹn đối với sự phát triển của các lực lượng chính trị mới. Họ Nguyễn mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong luận án này quả đã tạo nên được một bối cảnh như thế cho lịch sử Việt Nam.
Từ thế kỷ 17, đồng bằng sông Hồng đã không còn là trung tâm duy nhất của văn minh Việt Nam. Một bức tranh hoàn toàn mới đã được phác họa. Ngoài Thăng Long, một trung tâm mới là Huế đã xuất hiện. Ngoài đồng bằng sông Hồng, một vùng kinh tế khác đã hình thành. Đó là vùng Thuận Quảng. Đây không đơn thuần là vùng kinh tế cũ được mở rộng ra. Đúng hơn, chúng ta đang đứng trước một vùng đất mới đang phát triển với một bối cảnh văn hóa khác và một dân cư hoạt động trong những hoàn cảnh hoàn toàn khác. Khi người Việt ở phía nam chấp nhận những cái tên mới họ đặt cho hai miền - vùng ở “trong” (Đàng Trong) chỉ vùng đất của họ và vùng ở “ngoài”, (Đàng Ngoài)1 chỉ phía bắc - thì rõ ràng là đã có sự khác biệt giữa hai miền Nam, Bắc. Sự khác biệt này mang một ý nghĩa quan trọng: từ nay, sẽ có hai cách thức làm người Việt Nam khác nhau. Sự khác biệt giữa hai tên gọi này còn cho thấy một cách rõ ràng là hai miền đất tuy có khác nhau, nhưng đối với người ở phía nam, hai miền này cũng phải được coi là bình đẳng.
1 Hai từ này xuất hiện trong Dictionarivm Annamiticvm, Lvsitanvm, et Latinvmope, Typis. & Sumptibus eiusdem Sacr. Congreg, Rome, 1651, trg. 201. Các từ này dường như do người ở phía nam tạo ra vào thập niên 1620.
www.hocthuatphuongdong.vn
DẪN NHẬP 17
Đây là một thay đổi căn bản và đầy ấn tượng trong lịch sử Việt Nam. Về tầm quan trọng, sự kiện này có thể sánh với việc Việt Nam giành được độc lập từ tay Trung Hoa vào thế kỷ 10. Thoạt nhìn, sự kiện có dáng dấp một câu chuyện về một dòng họ đã có thể tồn tại và triển nở về mặt chính trị sau khi đã đánh mất quyền hạn đang có ở triều đình tại Thăng Long. Nhưng về bản chất, đây lại là một sự kiện đã dẫn đến việc thành lập một hệ thống nhà nước mới và một nền văn hóa mới phồn thịnh1.
Những thay đổi diễn ra trong hai thế kỷ chắc chắn đã đóng một vai trò tích cực trong nền văn hóa Việt Nam. Sự đoàn kết dân tộc và cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là hai chủ đề trọng tâm của Việt Nam thời hiện đại. Tiếc thay, cuộc thử nghiệm của họ Nguyễn đã đi ngược lại cả hai chủ đề này. Thứ nhất, chế độ họ Nguyễn đã phá đổ sự thống nhất quốc gia trong 200 năm. Thứ đến, Nguyễn Ánh đã đánh bại cuộc “khởi nghĩa” Tây Sơn, với sự giúp đỡ của “thực dân phương Tây”. Có lẽ do đó mà một số nhà viết sử của Việt Nam có khuynh hướng hạ thấp lịch sử Đàng Trong. Vương quốc họ Nguyễn thường được xem như một biến thể có tính địa phương của triều Lê và của nền văn hóa theo Nho giáo, không khác Đàng Ngoài là mấy2. Người ta có khuynh hướng bàn về một nước “Đại Việt” duy nhất với những “nét đặc trưng chung Việt Nam” ngay cả vào các thế kỷ 17 và 183. Nhưng, như sẽ được trình bày trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi lại hoàn toàn nghĩ khác: vào thời đó, không chỉ có hai nước “Đại Việt” mà còn có thể
1 Từ 1600, Nguyễn Hoàng quyết định tự mình đi theo con đường của mình mà không tham khảo ý kiến của triều đình. Dòng dõi của ông đã kiên trì đi theo con đường này của ông.
2 Về dung mạo Nho giáo của họ Trịnh ở phía bắc, xem Keith Taylor, “The literati revival in seventeenth century Viêtnam”, Journal of Southeast Asian Studies, no.1, bộ XVIII, 1987.
3 Thái độ này cũng có thể tìm thấy nơi một số nhà nghiên cứu ngoại quốc. Xem, chẳng hạn, Insun Yu’s Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam, Asiatic Research Center, Korea University, Seoul, 1990.
www.hocthuatphuongdong.vn
18 XỨ ĐÀNG TRONG
nói, vương quốc ở phía nam có những điểm riêng biệt làm cho nền văn hóa Việt Nam, trong tương lai xa, phong phú thêm rất nhiều. Bởi vậy, trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi có khuynh hướng chú trọng tới những thay đổi và khác biệt hơn là tới tính liên tục và những điểm giống nhau, để qua đó làm rõ tầm quan trọng của Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam.
Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam đã viết về lịch sử chính trị của hai thế kỷ chia cắt này, hoặc bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Pháp1. Một số tác giả phương Tây cũng đã viết về lịch sử chính trị của Việt Nam trong những năm này2. Không cần sao chép lại ở đây những gì các tác giả này đã viết. Nhưng thay vào đó, và cũng là điều chúng tôi quan tâm, chúng tôi sẽ chú trọng chủ yếu vào một số đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa của xã hội Đàng Trong, theo chúng tôi nghĩ, đã giúp Đàng Trong có được những thành công lâu dài về mặt chính trị dù phải ở trong những điều kiện không mấy thuận lợi.
Một điểm khác nữa cần được nêu lên ở đây, đó là trong một thời gian khá dài, người ta chỉ biết đến miền đất này qua tên gọi bằng tiếng châu Âu là Cochinchina. Và cách thức người Pháp sau đó sử dụng tên gọi này đã làm người ta dễ lẫn lộn về mặt nội dung. Aurousseau và Lamb đã lưu ý: Cochinchina, từ giữa thế kỷ 19 trở về trước, chỉ miền Trung của Việt Nam hiện nay, và từ giữa thế kỷ 19 trở về sau, chỉ miền Nam Việt Nam3. Lần đầu
1 Chẳng hạn, Lê Thành Khôi, Le Viêt Nam, les Editions de Minuit, Paris, 1955, và Histoire du Viêt Nam des origines à 1858, Sudestasie, Paris, 1981; Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Khai Trí, Sài Gòn, 1969; và Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam, Văn sử học, Sài Gòn, 1973.
2 Joseph Buttinger, The Smaller Dragon, Praeger, New York, 1958; Jean Chesneaux, Contribution à l’histoire de la nation Viêtnamienne, Editions sociales, Paris, 1954. Keith Taylor, “Nguyễn Hoàng and the beginning of Việt Nam’s southward expansion”, trong Southeast Asia in the Early Modern Era, Anthony Reid chủ biên, Ithaca, Cornell University Press. Đây có lẽ là đóng góp mới và quan trọng nhất để hiểu lịch sử họ Nguyễn.
3 L.Aurousseau, “Sur le nom de ‘Cochinchine’ ”, BEFEO, tập 24, 1924, trg. 563-566; A. Lamb, The mandarin Road to old Hue, Chatto & Windus, London (1970), trg. 12. Lamb đồng hóa Cachao, một địa danh theo tiếng Bồ Đào Nha, với Hà Nội. Tác giả lập luận Cachao là từ Giao Chỉ mà ra. Tuy nhiên, Cachao đúng
www.hocthuatphuongdong.vn
DẪN NHẬP 19
tiên chúng ta bắt gặp tên gọi Cochinchina này có lẽ là trong Tom Pires vào năm 1515. Đất nước ông muốn ám chỉ đến dưới tên gọi Cauchy hay Cauchy China chính là Việt Nam1. Aurousseau cho ta hiểu là người Bồ Đào Nha đã tạo nên tên gọi này từ từ Kuchi của tiếng Mã Lai. Nhưng một số tác giả khác lại cho rằng từ Cochin có thể là do cách người Nhật đọc từ Giao Chỉ của tiếng Hán. Nhưng cho đến giữa thế kỷ 16, giữa người Nhật và Cochinchina chưa có các quan hệ buôn bán đáng kể, nên giả thuyết của Aurousseau vẫn còn đứng vững.
Trong luận án, chúng tôi sử dụng lẫn lộn các từ Cochinchina và Đàng Trong, vì cả hai tên gọi này, vào thế kỷ 17 và 18, cùng chỉ một vùng đất mà thôi. Điều chúng tôi chú trọng không phải là tìm xem tên gọi nào thích hợp nhất đối với vùng đất này mà là các tên gọi này luôn được dùng để chỉ một “vùng đất mới” trong lịch sử Việt Nam2. Và công trình nghiên cứu này tập trung trọn vẹn vào vùng đất mới đó.
hơn là Cacciam (hay Kẻ Chiêm theo tiếng Việt), nơi trấn thủ Quảng Nam ở vào thời kỳ này, ngày nay là làng Thanh Chiêm. Xem Phạm Đình Khiêm, “Đi tìm địa điểm và di tích hai thành cổ Quảng Nam và Phú Yên đầu thế kỷ 17”, Việt Nam khảo cổ tập san, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn, 1960, tập 1, trg. 83. Theo Manguin, trong Les Portugais sur les cotes du Viêt Nam et du Campa, trg. 185, thì Cachao nằm trong Quảng Nam.
1 The Suma Oriental of Tome Pires, The Hakluyt Society, Lessing-Druckerei-Wiesbaden, 1967, trg. 114: “Vương quốc nằm giữa Champa và Trung Hoa”.
2 Giống như từ “phía nam” trong lịch sử Việt Nam. Từ “nam” ở Việt Nam đã thay đổi theo phong trào tiến xuống phía nam của người Việt Nam. Thuận Hóa, ngày nay nằm ở miền Trung Việt Nam, đã được coi là phía “nam” khi bắt đầu cuộc Nam tiến, bởi vì nằm ở phía nam ranh giới phía nam cũ của nước Đại Việt. Đại Nam thực lục tiền biên 1559: “Thanh Hóa và Nghệ An bị lụt, dân lưu tán nhiều vào nam”. Từ “nam” ở đây chỉ vùng Thuận Hóa và Quảng Nam. Từ “trung” xem ra chỉ xuất hiện từ thế kỷ 19. Việc cải cách hành chánh dưới triều Minh Mạng (1831) đã tạo ra Trung kỳ, mặc dù Gia Long đã ngầm tạo ra một “trung tâm” khi thành lập các đơn vị hành chánh Bắc Thành và Gia Định Thành.
www.hocthuatphuongdong.vn
CHƯƠNG 1
VÙNG ĐẤT MỚI
Địa hình
Vùng đất mới đối với người Việt Nam này chủ yếu là một dải đất dài và hẹp, nằm giữa núi và biển. Địa hình của vùng đất này có hai đặc điểm: thứ nhất là dãy Trường Sơn, phủ đầy rừng rậm, chạy suốt chiều dài của nước này, và càng xuống phía nam càng thấp dần. Thứ hai là dãy núi đã bị nhiều con sông nước chảy mạnh và mũi núi cắt ngang làm thành một số lưu vực nhỏ và hẹp, ít gắn với nhau về mặt địa lý. Xét về mặt hình thể, vương quốc cũ được thiết lập trên vùng đất này có vẻ như bao gồm một số vùng định cư biệt lập với nhau, được cho thấy qua sự tập hợp các di tích cổ tại các thung lũng không có đường thông thương với nhau. Bộ sách Chư phiên chí của một nhà du lịch người Trung Hoa vào thế kỷ 13 cũng gợi cho người ta nghĩ như thế. Trong quyển một của bộ sách này, vương quốc này được tả là có 11 quốc gia chư hầu, nhưng đúng hơn, phải hiểu là 11 vùng định cư biệt lập nhau. Và do đó, điều làm chúng ta ngạc
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 21
nhiên là họ Nguyễn đã tìm được cách thiết lập và duy trì được một quốc gia thống nhất trong nhiều thế kỷ trên cái “vùng đất rời rạc nhất thế giới” ấy, như Gourou sau này nhận định1.
Vùng đất mới này có thể được chia thành ba vùng tự nhiên khác nhau. Hai vùng đầu có những diện tích tương đối rộng thích hợp với nông nghiệp. Vùng thứ nhất2, ngày nay là Quảng Nam, là một đồng bằng phì nhiêu, khoảng 1.800 cây số vuông. Nước do sông Thu Bồn và nhiều nhánh của con sông này cung cấp. Vùng thứ hai tương ứng với đồng bằng Bình Định trù phú ngày nay, có diện tích là 1.550 cây số vuông, có hai dãy núi khác nhau bao quanh. Hai thung lũng của vùng đất này sử dụng nước của hai con sông Đà Rằng và Lai Giang. Vùng thứ ba gồm ba thung lũng3 thông thương với nhau một cách dễ dàng, một vùng khác biệt, các sách của Trung Hoa được viết trong thời kỳ từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 10 coi đây như là một quốc gia riêng biệt4.
Đèo Hải Vân nằm giữa Huế và Đà Nẵng tạo thành một lằn ranh khí hậu: phía bắc đèo là vùng khí hậu pha trộn giữa nhiệt đới và cận nhiệt đới, có một mùa đông rõ rệt kéo dài từ 3 đến 4 tháng. Khí hậu phía nam mang tính cách một khí hậu giữa hai chí tuyến5. Dãy Trường Sơn ở phía bắc thường hẹp và gồ ghề, nhưng ở phía nam thì lại có chiều nở rộng tạo thành một cao nguyên, thường được gọi là Tây nguyên hay Cao nguyên Trung phần, có diện tích khoảng 20.000 dặm vuông (100 dặm chiều rộng và 200 dặm chiều dài). Vùng cao nguyên này thường được dùng làm nơi trú ẩn. Một dân tộc bị một nhóm người có vũ
1 Gourou, The Peasants of the Tongking Delta, Human Relations Area Files, New Haven, 1955, tập 1, trg.3.
2 Minh thực lục gọi địa điểm này là A-mu-la-bu, trong khi đó Chư phiên chí lại gọi là Wu-ma-ba. 3 Ba thung lũng này là: Nha Trang, nước do sông Cái cung cấp; Phan Rang, nước do sông Dinh, chảy từ cao nguyên Lâm Viên ra biển; Phan Rí và Phan Thiết, do sông Lũy và sông Cái.
4 Chư phiên chí gọi là Tân Đông Long (?), Lĩnh Ngoại Đại Đáp, quyền 2, gọi là Tân Đà Lĩnh (?), Tống sử, quyển 489, gọi là Núi Tân Đà Long, Tân Đường Thư, quyển 43, gọi là Bản Đà Long (?). 5 Vietnam - Geographical Data, Hanoi, 1979, trg. 34.
www.hocthuatphuongdong.vn
22 XỨ ĐÀNG TRONG
trang mạnh hơn đánh bại có thể kéo lên lẩn trốn ở đây để duy trì một sự tự trị nào đó. Trường hợp đầu tiên có lẽ là trường hợp các dân tộc được gọi là Mọi. Họ bị người Chăm xua đuổi khỏi đồng bằng. Kế đó đến lượt một số đông người Chăm. Họ phải rút lên đây trước sức ép của người Việt.
Champa sau 1471
Các nguồn tư liệu mới được nghiên cứu1 còn cho thấy rằng, không như người ta tưởng trước đây, dân cư của vương quốc này bao gồm không chỉ những người thuộc dân tộc Chăm mà cả các nhóm dân nói tiếng Austronesia như Jarai, Rhađê, Churu, và Roglai và các nhóm dân nói tiếng Austroasiatic như Mnong và Stiêng. Đây là một phát hiện rất quan trọng: nó đảo lộn cách hiểu của chúng ta về Champa. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã đi theo con đường đã được vạch ra trong công trình nghiên cứu đầu tiên của Aymonier về vùng này. Trong công trình này, tác giả đã áp dụng một mô hình “quốc gia” không thích hợp cho rằng Champa là lãnh thổ của người Chăm, theo kiểu nước Pháp là lãnh thổ của người Pháp. Nhưng, như Po Dharma mới đây cho thấy, từ nguyên học của từ “cam” không dính dáng gì tới “Campa” cả, về mặt lịch sử cũng như về mặt dân tộc học. Trong khi “cam” có nghĩa là người Chăm, thì “Campa”, trong “nagara Campa” - tên do chính người dân đặt cho vương quốc
1 Trừ các phần có ghi rõ, đoạn này tóm tắt việc nghiên cứu gần đây nhất. Xem cách riêng Po Dharma, Le Panduranga (Campa) 1802-1835. Ses rapports avec le Vietnam (Paris: EFEO, 1987), 2 tập; Actes du Séminaire sur le Campa organisé à L’Université de Copenhague, le 3 Mai 1987, (Paris: Travaux du Centre d’Histoire et Civilisations de la Péninsule indochinoise, 1988), cách riêng Bernard Gay, “Une nouvelle sur la composition ethnique du Campa”, tr. 49-56 và Po Dharma, “État des dernières recherches sur la date de l’absorption du Campa par le Vietnam”, tr. 59-70. Cũng xem Pierre-Bernard Lafont, “Le grandes dates de l’histoire du Campa”, trong Le Campa et le Monde Malais (Paris: Centre d’Histoire et Civilisations de la Péninsule indochinoise, 1991), tr. 6-25.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 23
của họ - lại ám chỉ một liên minh bao gồm người Chăm và người cao nguyên1.
Trong các bia ký cũng như trong các tài liệu lịch sử bằng tiếng Chăm muộn thời đều không thấy có sự phân biệt giữa người dân đồng bằng với người dân miền núi. Các tài liệu này sử dụng cùng một tên gọi, “urang Campa”, để chỉ tất cả người dân nagara Campa, bất luận họ ở đâu. Quả thật, nhiều vua Champa vào thời sau này là người gốc miền núi, điều mà các sử gia cho tới gần đây đã không nhận ra do không quan tâm tới các tài liệu bằng tiếng Chăm muộn thời. Trong số các vị vua này, người nổi tiếng nhất của thời sau 1471 là Po Ram (hay Po Rame). Ông vua này trị vì từ 1627 đến 1651. Theo nguồn gốc, ông là một người Churu, một thành viên của dân miền núi có tổ tiên sinh ra từ các cuộc hôn nhân giữa các nhóm người Chăm tỵ nạn và các dân địa phương Roglai và Koho2. Mười bốn vua thuộc dòng dõi của vị vua này đã cai trị nagara Campa cho tới năm 1786. Hôn nhân với người cao nguyên đã trở nên thông thường trong hoàng tộc: người con nổi tiếng nhất của Po Rame, Po Saut, lên ngôi năm 1655, là con của một bà vợ người Rhađê (hay Koho). Thêm vào đó, các thực lục và lưu trữ của triều đình có nhắc tới nhiều viên chức cao cấp tại triều đình cũng như trong hành chánh là người cao nguyên. Có đến 12 người là người cao nguyên nằm trong số những người được tôn thờ như là thần trong thần điện tại Kate, trong nghi lễ cúng bái đầu tiên của năm, khi mọi người dân đều tưởng nhớ tới những nhân vật lớn của nagara Campa. Vào dịp cúng bái này, những người canh giữ kho tàng quý báu của Champa, tất cả đều là người cao
1 Xem Bernard Gay, “Une nouvelle sur la composition ethnique du Campa”, trong Actes du Séminaire sur le Campa organisé à l’Université de Copenhague, le 23 mai 1987, travaux du Centre d’Histoire et Civilisations de la Péninsule indochinoise, Paris, 1988, trg. 50.
2 Hickey, Sons of the Mountains, trg. 113.
www.hocthuatphuongdong.vn
24 XỨ ĐÀNG TRONG
nguyên, đã trưng các vật quý báu cho người ta tôn kính. Nhiều vật quý trong số này đã được cất giữ tại vùng cao nguyên cho tới thời Pháp thuộc1.
Tất cả các thông tin mới này cho thấy rằng, duy nhất trong lục địa Đông Nam Á, nagara Campa là “một nước đa dân tộc trong đó mọi nhóm dân tộc đều có các quyền bình đẳng”2.
Cuộc Nam tiến trước thời các chúa Nguyễn
Cuộc Nam tiến không đơn thuần là một quá trình diễn ra theo đường thẳng, như người ta thường nghĩ, được quyết định trước qua đó “Việt Nam” của thế kỷ thứ 10 trở thành “Việt Nam” ngày nay mà đúng hơn, là một loạt những sự kiện khác nhau nhằm đáp ứng những hoàn cảnh hay cơ hội riêng biệt, đôi khi do những sự tình cờ ít nhiều có tính cách quân sự quyết định3.
Trong khi các hình thức muộn thời của cuộc Nam tiến có mục đích là chiếm đất, các biến cố được coi như là những bước đầu của cuộc Nam tiến4 lại nhằm vào việc bắt người và lấy của, một hình thức tiêu biểu của chiến tranh tại Đông Nam Á. Chẳng hạn, vào năm 982, khi Lê Hoàn mở cuộc tấn công Champa, ông đã bắt giữ 100 cung phi Chăm và chiếm kho tàng của nhà vua Champa5. Những cuộc viễn chinh tương tợ, tuy ở mức độ nhỏ hơn, có thể đã diễn ra lâu dài. Chẳng hạn, sử Việt Nam ghi lại việc thả 360 tù binh người Chăm bị giam giữ ở
1 Ibid, trg. 106-07.
2 Bernard Gay, “Une nouvelle sur la composition ethnique du Campa”, trg. 55.
3 Về cuộc trao đổi gần đây nhất liên quan tới cụm từ “Nam tiến”, xem Keith Taylor, “Regional Conflicts among the Viet Peoples between the 13th and 19th centuries”, tại cuộc Hội thảo về “La conduite des relations entre sociétés et Etats: Guerre et paix en Asie de Sud-est”, Paris, tháng 7. 1996, trg. 6-11.
4 Xem Trương Bá Phát, “Lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam”, Sử Địa, số 19 và 20, 1970. 5 Toàn thư, quyển 1, trg. 189.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 25
Thăng Long vào năm 9921, sử này cũng ghi nhận những cuộc ruồng bố tương tợ của người Việt ở vùng biên giới Trung-Việt vào năm 995, bắt giữ một số tù nhân người Trung Hoa2. Đúng thế, trong nhiều thế kỷ sau, những người Chăm bị bắt trong chiến tranh và dòng dõi của họ thường chiếm một tỷ lệ khá lớn trong số những người dân sinh sống gần thủ đô Việt Nam. Nhưng người Chăm cũng không chịu ngồi yên. Trong giai đoạn từ 979 đến 997, họ cũng đã thực hiện nhiều cuộc ruồng bố tại thủ đô của nước Đại Việt mới giành được độc lập và dọc biên giới phía nam của nước này. Tất cả các cuộc ruồng bố và viễn chinh này không khác bao nhiêu với hình thức chiến tranh chung của Đông Nam Á, thời ấy và sau này, và có thể được hiểu một cách đúng đắn trong bối cảnh của chiến tranh chung thường diễn ra giữa các nước Đông Nam Á hơn là những bước đầu của phong trào Nam tiến của Việt Nam.
Chắc chắn là các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc ấy đã tìm cách đẩy lui ranh giới của nước họ xuống phía nam, nhưng xem ra họ bị thúc đẩy bởi các lý do chiến lược hơn là kinh tế. Chẳng hạn, vào năm 992, Lê Hoàn đã cử 30.000 người tới làm một con đường từ Cửa Sót (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) tới ranh giới Chăm-Việt trong vùng Hoành Sơn3. Chắc chắn đây là con đường bộ đầu tiên được mở giữa Việt Nam và vương quốc Champa và từ đây, sẽ được các thế hệ di dân người Việt sử dụng để tiến xuống phía nam vào các năm sau này. Tuy nhiên, điều Lê Hoàn nhắm đến chỉ là để tấn công Champa một cách dễ dàng hơn. Cũng vì lý do này mà người ta đã đào một con kênh trong vùng Thanh Hóa trước đó không lâu, tức vào năm
1 Ibid., quyển 1, trg. 193; xem G. Coedes, The Indianized States of Southeast Asia, ed. Walter F. Vella, bản dịch Susan Brown Cowing (Honolulu: East-West Center, 1968), trg. 125.
2 Toàn thư, quyển 1, trg. 194.
3 Toàn thư, quyển 1, trg. 193. “Tới Địa Lý (châu)”, theo bản văn. Nhưng châu Địa Lý chưa chính thức thuộc Đại Việt trước 1069, con đường này chỉ có thể nằm trong địa phận của Việt Nam.
www.hocthuatphuongdong.vn
26 XỨ ĐÀNG TRONG
9831. Không phải ngẫu nhiên mà chín năm sau đó, người Chăm đã rời bỏ thủ đô của họ là Indrapura (Trà Kiệu ngày nay, trong huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) vì nó đã ở trong tình trạng dễ dàng bị tấn công.
Các sử quan người Việt Nam sau này nói rằng ba châu của người Chăm nằm trong vùng sẽ trở thành tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã bị sáp nhập vào Việt Nam sau cuộc tấn công của người Việt vào năm 10692, và hai châu Ô và Lý (trong tỉnh Thừa Thiên ngày nay) được vua Chăm là Chế Mân dâng cho Việt Nam làm sính lễ để cưới công chúa Huyền Trân vào năm 1306. Tuy nhiên, vùng này, trong một thời gian dài, vẫn còn là một vùng tranh chấp, nơi diễn ra các cuộc chiến cù cưa giữa hai vương quốc để giành ưu thế. Chúng ta biết được điều này do việc Trần Duệ Tông (trị vì từ 1372-1377) chuẩn bị tấn công Champa vào năm 1376. Ông truyền làm một con đường từ Cửu Chân (tỉnh Thanh Hóa ngày nay) tới Hà Hoa (huyện Kỳ Anh, Nghệ Tĩnh) tới phía bắc dãy Hoành Sơn, biên giới truyền thống giữa Champa và Việt Nam3. Một đoạn của con đường này nằm trên con đường cũ được làm từ năm 992. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là đoạn đường được mở rộng vào thời kỳ này lại ở phần phía bắc từ Thanh Hóa tới Nghệ Tĩnh chứ không phải trên lãnh thổ được coi là của Champa trước đây. Điều này cho thấy rõ là vùng nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Việt Nam mãi đến cuối thế kỷ 144 vẫn cơ bản là lãnh thổ cũ của Việt Nam.
Thật ra, trong triều đại của vị vua mà người Việt Nam gọi là Chế Bồng Nga và người Hoa gọi là A-ta-a-zhe, người Chăm
1 Toàn thư, quyển 1, trg. 190; Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các thời đại, Khoa học, Hànoi, 1964, trg. 290.
2 Toàn thư, quyển 3, trg. 245.
3 Toàn thư, quyển 7, trg. 446; Đào Duy Anh, Đất nước, trg. 178.
4 Lãnh thổ Đại Việt cũng đã bị người Chăm xâm lăng nhiều lần trong giai đoạn này, cách riêng vào năm 1076 khi các lực lượng Chăm và Khmer liên minh với người Trung Hoa để tấn công người Việt.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 27
đã hai lần đánh chiếm Thăng Long, một lần vào năm 1371 và một lần vào năm 1378. Họ đã buộc vua nước Đại Việt phải dời các tượng tại mộ của tổ tiên từ Thăng Long về tỉnh Hải Dương ngày nay vào năm 1381. Với các chiến thắng này, Chế Bồng Nga đe dọa tấn công không chỉ tất cả các lãnh thổ người Chăm đã để mất mà cả hai tỉnh phía nam của Việt Nam là Nghệ An và Thanh Hóa nữa1. Vào thời này, người Chăm là một mối đe dọa thực sự đối với sự tồn tại của triều đại Hậu Trần của Đại Việt: trước sức tấn công của họ, nhiều nhà vua Việt Nam đã phải chạy trốn và nhiều tướng lãnh cầm quân, kề cả Hồ Quý Ly, đã liên tiếp phải lui quân khi giáp trận với họ. Người dân thường thì nơm nớp lo sợ. Vào năm 1383, người Chăm còn tới chiếm giữ Thăng Long, thủ đô của Việt Nam, trọn sáu tháng trời2. Vùng tranh chấp giữa người Chăm và người Việt là hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An của Đại Việt, chứ không còn là hai châu Ô và Lý của lãnh thổ Champa trước đây. Từ chiến thắng của người Việt Nam mà nhìn lại, thì các biến cố này có thể được coi như là những bước lùi tạm thời trước cơn vẫy vùng của người Chăm bị lâm vào bước đường cùng. Tuy nhiên, khi được đặt vào lại trong bối cảnh lịch sử của chúng, đây lại là những biến cố có khả năng tiêu hủy Đại Việt, “xé rách hệ thống chính trị của nước này”3, và đe dọa một cách trầm trọng chính sự tồn tại của nước Đại Việt.
Nhà vua Việt Nam chỉ thực sự tái thiết lập quyền bính khi không còn mối đe dọa từ phía người Chăm, như Whitmore đã ghi nhận một cách có lý4. Có lẽ chính từ những kinh nghiệm nặng nề của nửa cuối thế kỷ 14 mà Hồ Quý Ly đã đi tới chỗ
1 Toàn thư, quyển 8, trg. 453-456. Xem John Whitmore, Vietnam, Ho Quy Ly, and the Minh (1371- 1421), Lac-Viet Series No.2, (New Heaven: Yale Center for International and Area Studies. Council of Southeast Asia Studies), 1985, trg. 22-23.
2 Ibid., quyển 8, trg. 457.
3 Whitmore, Vietnam, Ho Quy Ly., trg. 21.
4 Ibid., trg. 31.
www.hocthuatphuongdong.vn
28 XỨ ĐÀNG TRONG
nhìn mối quan hệ Việt-Chăm trong một nhãn giới quân sự và chính trị mới. Hồ Quý Ly thấy cần phải thay thế hệ thống quyền hành bị tranh chấp cũ bằng một sự kiểm soát chặt chẽ, “bởi vì, như Chế Bồng Nga đã cho thấy, sự kiểm soát lỏng lẻo trước đây có thể bị lật đổ bất cứ lúc nào”1. Do đó, ông đã thiết lập một hệ thống hành chánh xuống tận cấp huyện trên các vùng đất mới giành được. Ông còn tăng thêm màu sắc quân sự cho giải pháp chính trị này. Nhà Hồ nghĩ rằng cách thức duy nhất để Đại Việt không còn một lần nữa bị rơi vào thảm họa cũ là đẩy lui ranh giới Việt-Chăm xuống phía nam càng xa càng tốt. Ông đặt lực lượng của ông tại Thanh Hóa và Nghệ An thay vì trong vùng bao quanh thủ đô Thăng Long cũng là vì cái nhìn chiến lược này. Từ đó, nhà Hồ thực hiện gần như hằng năm, từ 1400 đến 1404, các chiến dịch quân sự, và đã không chỉ chiếm lại các vùng lãnh thổ Chăm đã mất trước đây mà còn đẩy ranh giới Việt-Chăm tới tận tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Để bảo đảm quyền cai trị của Việt Nam, chính quyền nhà Hồ đã ép những người Việt Nam giàu có nhưng không có đất di dân tới đây. Và để những người này không còn có thể dễ dàng quay trở lại phía bắc khi gặp khó khăn, như vẫn thường xảy ra trong quá khứ, nhà Hồ còn ra lệnh các thường dân này phải xăm hình, điều trước đây chỉ áp dụng với các phạm nhân2. Dù là triều đại ngắn ngủi nhất trong lịch sử Việt Nam, triều đại Hồ Quý Ly (1400-07) cũng đã đánh dấu một bước quyết định trong con đường Việt Nam tiến về phía nam, tạo một bầu khí chung cho giai đoạn sau này.
Vùng Quảng Nam-Quảng Ngãi do Hồ Quý Ly giành được sẽ còn bị mất về tay người Chăm vào thời nhà Minh xâm lược. Trong các bản đồ lãnh thổ của Đại Việt, được đệ trình vua Lê
1 Ibid., trg. 75.
2 Toàn thư, quyển 8, trg. 482.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 29
Thánh Tông năm 1469, tỉnh Thuận Hóa mới chỉ có hai phủ: Tân Bình và Thuận Hóa, cả hai đều ở phía bắc đèo Hải Vân1. Tuy nhiên, sau đó không lâu, phía Việt Nam đã mở cuộc tấn công. Đó là cuộc tấn công bằng quân sự của Lê Thánh Tông vào Champa năm 1471, và chiếm Vijaya, thủ đô của nước này.
Những người tiên phong
Có thể nói, vùng đất cực nam thoạt đầu đã được coi là nơi nhà Hậu Lê đày các phạm nhân. Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí viết là từ năm 1474, chính quyền nhà Lê quyết định đưa các phạm nhân tới vùng đất trước đây thuộc Champa. Kẻ tội nhẹ thì được đưa đến Thăng Hoa (vùng Thăng Bình trong tỉnh Quảng Nam). Tội nặng hơn được đưa đến Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Hoài Nhơn (Quy Nhơn, Bình Định ngày nay) là vùng đất xa nhất để đày tù nhân2.
Vùng đất phía nam này cũng còn là nơi trú ẩn của những kẻ tỵ nạn. Chúng ta thấy, chẳng hạn, khi nhà Minh xâm lăng Đại Việt vào năm 1407, Trần Giản Định, con của vua Trần Nghệ Tông (cai trị từ 1370-1372) đã nổi dậy chống quân xâm lược. Trong thời gian này, những người ủng hộ ông đã hoạt động tích cực tại vùng nằm giữa Thanh Hóa và Hóa Châu (một phần của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên ngày nay). Hóa Châu cũng còn là căn cứ địa của Trần Quý Khoáng, vua của nhà Hậu Trần ngắn ngủi (1407-1413). Mặt khác, chúng ta còn thấy vào năm 1471, trước khi mở cuộc tấn công Champa, Lê Thánh Tông kê khai các tội Champa đã phạm, một trong các tội này là chứa chấp các tội phạm người Việt Nam3.
1 Toàn thư, quyển 12, trg. 676; Đào Duy Anh, Đất nước, trg. 153-154.
2 Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Hình Luật Chí, Nhà in Bảo Vinh, Sài Gòn, 1957, trg.531. 3 Toàn thư, quyển 2, trg.680.
www.hocthuatphuongdong.vn
30 XỨ ĐÀNG TRONG
Trong bối cảnh đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm gợi ý cho Nguyễn Hoàng lui về phía nam là chuyện tự nhiên. Nhưng Nguyễn Hoàng đã không đi một mình. Tiền biên ghi nhận là có nhiều quan lại cùng với gia đình họ đã theo Nguyễn Hoàng tới đất Thuận Hóa năm 1558. Nhiều hương khúc và nghĩa dũng cũng đi theo họ. Chắc chắn là có nhiều người trong số họ ra đi với mục đích tìm một tương lai sáng sủa hơn tại vùng đất mới, chứ không phải như trường hợp của Nguyễn Hoàng để lẩn tránh một tình huống nguy hiểm.
Chúng ta cũng còn phải kể đến một số thành phần được coi là ưu tú khác đã cùng với Nguyễn Hoàng và đoàn tùy tùng đi về phương Nam và định cư vĩnh viễn ở đây. Họ là những trung thần của nhà Lê. Một gia phả ở Quảng Nam ghi nhận ông tổ của họ là một viên chức cao cấp của Lê Duy Tri, anh em với vua Lê Kính Tông (1600-1619). Khi vua Lê Kính Tông bị chúa Trịnh ép thắt cổ chết vào năm 1619, Lê Duy Tri và tùy tùng đã tới trốn ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa và ở xã Thanh Châu, phủ Điện Bàn, Quảng Nam năm 16231. Cũng chính Tiền biên đã ghi là một số quan chức cao cấp của nhà Lê đã bỏ đi về phương Nam năm 1558 với Nguyễn Hoàng và nhiều gia đình cùng quê với họ Nguyễn ở Thanh Hóa2.
Có những người đã tới vùng đất miền Nam này trước đó, theo lời kêu gọi của vua Lý Nhơn Tông vào thế kỷ 12. Nhưng chúng ta khó có thể tìm ra tung tích của họ. Tuy nhiên, một số
1 Gia phả của một gia đình họ Lê ở xã Thanh Châu, tổng Thanh Châu, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trích dẫn từ Nguyễn Chí Trung. “Bước đầu tìm hiểu về quá trình hình thành khối cộng đồng cư dân Hội An”, ronêô, 1988, trg. 33.
2 Trong số 22 quan nhất phẩm của họ Nguyễn có 19 xuất thân từ huyện Tống Sơn, Thanh Hóa. Đó là: Nguyễn Hữu Dật, tướng của họ Nguyễn; Nguyễn Cửu Kiều, tướng của họ Nguyễn; Trương Phước Phan, tướng của họ Nguyễn, ông của Trương Phúc Loan cũng như một nửa (5) số hoàng hậu của họ Nguyễn trước 1802. Một số viên chức cao cấp khác cũng xuất thân từ các gia đình ở Thanh Hóa: Nguyễn Hữu Tiến, tướng họ Nguyễn, từ huyện Ngọc Sơn, xứ Thanh Hóa; Đào Duy Từ, viên chức cao cấp của họ Nguyễn, cũng từ huyện Ngọc Sơn, xứ Thanh Hóa. Xem Liệt truyện tiền biên.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 31
tên xã ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị có thể cho chúng ta biết được chút ít về lịch sử của họ. Theo Phan Khoang thì một số tên xã trong vùng Minh Linh ngày nay được viết trong Ô châu cận lục là “xã Phan xá”, theo tiếng Nôm ngày nay có nghĩa là nhà Phan (dòng họ Phan), “xã Ngô xá” là nhà Ngô (dòng họ Ngô). Do đó, các tên gọi này có thể gợi lên cho thấy người di dân hồi đó đã sống theo từng nhóm cùng huyết thống hoặc dòng họ1. Điều lạ là những tên gọi kiểu này không hề thấy ở phía bắc vùng Minh Linh, nhưng lý do tại sao thì không rõ. Cadière cho rằng người Việt từ phương Bắc xuống phía nam vào thế kỷ 12, đã không dừng lại ở phía bắc Bố Chính mà đã đi thẳng tới Lâm Bình (vùng Lệ Thủy ở Quảng Bình) vì đất đai ở đây phì nhiêu hơn. Cadière còn thêm là Bố Chính cho đến triều vua Lê Thánh Tông còn là một vùng chưa được khai khẩn2.
Nếu những dấu vết của cuộc Nam tiến vào thế kỷ 12 còn mù mờ thì ngược lại, gia phả của một số dòng họ tại vùng Quảng Nam và Quảng Ngãi đã cho chúng ta thấy rõ hơn rất nhiều lịch sử của cuộc Nam tiến vào giai đoạn sau khi vua Lê Thánh Tông chiến thắng người Chăm vào năm 1471. Chẳng hạn, một tấm bia của dòng họ Trần tại xã Cẩm Thanh ở vùng Hội An cho biết:
Vào thời Hồng Đức (1470-1497), ông tổ của dòng họ này đã được chiêu mộ từ Thanh Hóa đi đánh giặc trên đất Chiêm Thành cùng với gia đình. Vì ông đánh giặc giỏi, nên ông được phép ở lại vùng Quảng Nam. Ông đã khám phá ra một con sông lớn đổ ra biển3, ông liền mộ dân tới lập làng ở đấy. Bia này được dựng vào ngày 10-01-14984.
1 Phan Khoang, Việt Sử Xứ Đàng Trong, trg. 54.
2 Cadière, L., “Geographie historique de Quảng Bình d’apres les annales impériales”, BEFEO, tập 2, 1902, trg. 66.
3 Rất có thể là sông Thu Bồn.
4 Xem Nguyễn Chí Trung, “Bước đầu”, trg.32.
www.hocthuatphuongdong.vn
32 XỨ ĐÀNG TRONG
Bia cho thấy là một số binh lính, sau khi chiến tranh kết thúc, đã ở lại trên vùng đất mới chiếm được. Tuy nhiên chúng ta lại không có con số chắc chắn về số người đã ở lại này, vì nguồn tư liệu không cho biết đạo binh có bao nhiêu người1.
Cũng vậy, một số nông dân miền Bắc đã không bỏ lỡ cơ hội để có một mảnh đất trên vùng đất mới sau chiến thắng quân sự. Theo một gia phả ở làng Cẩm Nam, Hội An, thuộc họ Hoàng, thì tổ tiên của họ là người Bắc. Vào thời Hồng Đức, vua nước Việt bắt được vua Champa, tổ tiên của họ đã lợi dụng tình hình thuận lợi này để định cư ở đây2.
Các nguồn tư liệu trên đây cũng còn cho thấy là mặc dù đất Quảng Nam đã chính thức rơi vào tay người Việt Nam vào năm 1402, nhưng người Việt Nam, cho tới năm 1471, vẫn chưa thực sự kiểm soát được vùng đất này.
Cứ cho là đã có một số người Việt di chuyển từ miền Bắc xuống miền Nam vào thời kỳ giữa thế kỷ 12 và 15, những người này cũng mới chỉ định cư theo từng nhóm rải rác. Người Chăm không bao giờ từ bỏ ý định chiếm lại vùng đất này và nhà Lê cũng không tỏ ý định sẽ tìm cách tiến xa hơn nữa. Đối với Lê Thánh Tông, vùng đất chiếm được vào năm 1471 có vẻ như là vùng đất cuối cùng được chiếm cứ. Khi chiến tranh chấm dứt, nhà vua đã ra lệnh khắc vào núi Thạch Bi, gần đèo Cả, một thông tri để khẳng định rằng đây là vùng đất cố định và là ranh giới cuối cùng giữa người Chăm và người Việt: “Chiêm Thành qua đấy, quân thua nước mất, An Nam qua đấy, tướng chết quân tan”.
1 Theo Toàn thư, có 700.000 binh lính đi đánh người Chăm. Nhưng Cương mục thì lại nói trước 1471 đạo binh chỉ có 167.800 binh lính. Cho dù Lê Thánh Tông có mộ nhiều binh lính hơn để đi đánh Champa (260.000, theo Toàn thư), số binh lính của toàn đạo quân có thể không bao giờ vượt quá con số 200.000. Sau chiến tranh, phần lớn đã trở về lại phía bắc. Tuy nhiên, nếu khoảng 5.000 người ở lại thì cũng đã có một ảnh hưởng đáng kể lên tình hình dân số và chính trị.
2 Nguyễn Chí Trung, “Bước đầu”, trg.33.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 33
Việc các chúa Nguyễn lập cơ sở tại đây vào năm 1558 đã đánh dấu một đường phân nước trong quá trình Nam tiến. Từ nay, cuộc tiến xuống phía nam trở thành một phong trào trọng yếu. Từ thời điểm này, người Việt Nam, như một dòng sông chảy, tuy chậm nhưng liên tục, vượt qua ranh giới Việt-Chăm tiến xuống phía nam.
Để có đủ nhân lực, họ Nguyễn khuyến khích dân từ các nơi khác đến định cư ở đây. Người mới đến không phải trả thuế trong ba năm đầu định cư. Đất do chính họ khẩn được sẽ là của riêng họ. Do đó, cho tới năm 1669, chính sách thuế còn sơ sài. Nhiều nơi không hề biết thuế là gì1. Các điều kiện này chắc chắn có sức hấp dẫn người dân từ phía bắc.
Một số khía cạnh khác của cuộc Nam tiến cũng cần phải được xem xét một cách chi tiết hơn. Một trong số các khía cạnh này là vai trò của hai vùng Thanh Hóa và Nghệ An. Hai vùng này quả đã đóng một vai trò thiết yếu trong lịch sử của cuộc Nam tiến. Trước hết, số dân cư mới của vùng đất phía nam thường xuất phát từ hai vùng này. Trong những thời kỳ thảm khốc của lịch sử cuối thế kỷ 16 và giữa thế kỷ 18, một nửa số nạn đói tại Việt Nam đã tập trung vào hai vùng đất nói trên. Vì hai xứ Thanh Hóa và Nghệ An nằm kế cận nhau nên đã trở thành điểm xuất phát của cuộc Nam tiến.
Thứ đến, nhiều nhân vật từng đóng vai trò chủ chốt trong lịch sử thời Nguyễn đã xuất thân từ đất Thanh Hóa và Nghệ An này. Đào Duy Từ, cha đẻ của hai bức lũy lớn tại Quảng Bình và Nguyễn Hữu Tiến, một trong hai vị tướng nổi tiếng nhất của buổi đầu thời các chúa Nguyễn, đều là người Thanh Hóa. Trong số những người từ Nghệ An đến, có tổ tiên của Nguyễn Đăng Đệ, một vị quan nổi tiếng thời Nguyễn Phúc Chu (1691-
1 Xem chương 5.
www.hocthuatphuongdong.vn
34 XỨ ĐÀNG TRONG
1725) và Nguyễn Cư Trinh, một nhân vật nổi tiếng khác của thời Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765)1. Và như chúng ta cũng đã biết, tổ tiên của anh em Tây Sơn cũng là người Nghệ An.
Một yếu tố thuận lợi khác cho việc khai thác vùng đất mới với quy mô lớn hơn, đó là vai trò của các nhóm gia đình. Truyền thống của người Việt Nam trong việc duy trì tính chất đại gia đình đã đóng một vai trò quan trọng trong việc di dân xuống phía nam. Truyền thống này khuyến khích người di dân đi theo từng nhóm cùng huyết thống hay họ tộc hơn là đi lẻ tẻ từng cá nhân riêng rẽ hay từng gia đình nhỏ. Theo một tấm bia do một gia đình họ Lê ở xã Cẩm Phố ở Hội An dựng, thì tổ tiên của gia đình họ Lê này đã đến đây ít lâu sau khi Đức Gia Ngu hoàng đế (Nguyễn Hoàng) mở đất Thuận Quảng. Họ từ phía bắc đến, nhưng không biết đích xác từ tỉnh nào. Họ cùng đi với ba dòng họ khác, họ Hoàng, họ Trần và họ Nguyễn2.
Khuynh hướng này đã dẫn đến sự kiện là một số xã mang tên một số dòng họ, như chúng tôi đã nói trên đây. Không có mấy gia đình đi thẳng từ phía bắc sâu xuống phía nam. Trường hợp điển hình của cuộc di dân có lẽ là gia đình của Đoàn Hữu Trưng (người cầm đầu cuộc nổi dậy năm 1866), thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Theo gia phả của dòng họ này thì tổ tiên của họ hồi đầu vào thời nhà Lê đã từ Thanh Hóa hay Nghệ An đi xuống phía nam. Thoạt tiên, họ tới Quảng Bình và thành lập một làng có tên là Chuồn và dừng lại ở đây một “thời gian dài”. Đoạn họ đi tiếp xuống phía nam tới Thừa Thiên. Ngôi làng họ lập nên ở đây có tên là Chuồn Ngọn và làng Chuồn ở Quảng Bình được đặt tên lại là Chuồn Gốc3. Chúng tôi
1 Tiền biên, trg. 251.
2 Xem Nguyễn Chí Trung, “Bước đầu”, trg.35.
3 Danh nhân Bình Trị Thiên, quyển 1, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1986, trg.128-129. www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 35
tìm thấy nhiều trường hợp tương tợ cho thấy người Việt Nam đã từ bắc đi dần xuống phía nam như thế nào. Một ví dụ khác là gia đình Phạm Đăng Hưng, một viên chức cao cấp của triều Gia Long, theo như được ghi lại trong Đại Nam Liệt Truyện Chính Biên. Tổ tiên của ông đã đem toàn bộ gia đình rời khỏi miền Bắc sau khi Nguyễn Hoàng thiết lập được quyền bính ở Thuận Hóa. Đầu tiên, họ dừng lại ở huyện Vũ Xương trong tỉnh Quảng Trị ngày nay, sau đó, đi sâu xuống phía nam, tới tận huyện Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên). Ông cố của ông sau đó còn đưa gia đình đi xa hơn nữa về phía nam, tới vùng Quảng Ngãi. Và cuối cùng, ông nội của ông đã tới tận Gia Định1.
Miền Nam luôn là mảnh đất của những giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, là một ngõ thoát đối với người Việt thời bấy giờ. Qua việc so sánh Đại Nam Liệt truyện tiền biên và Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, chúng ta có thể thấy rằng các thành phần nòng cốt của chính quyền chúa Nguyễn phần lớn xuất thân từ Thanh Hóa, trái lại, các thành phần nòng cốt của chính quyền Gia Long lại là những người thuộc các gia đình đi từ miền Trung xuống phía nam. Ngay cả hoàng tộc Lê, một gia đình có lẽ không đuổi theo giấc mộng nói trên, cũng đã tham dự vào cuộc Nam tiến này mà không hay. Vào năm 1833, sau cuộc nổi dậy của Lê Duy Lương, Minh Mạng truyền đưa họ từ Thanh Hóa tới Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, tới sống tại một nơi lưu đày hiu quạnh, ở đó họ còn bị cấm không được liên lạc với nhau2. Nhà ngữ học Việt Nam Lê Ngọc Trụ, chẳng hạn, thuộc dòng họ đã bị chỉ định nơi cư trú này3.
1 Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, quyển 5, trg.1071.
2 Xem Nguyễn Huyền Anh, Việt Nam Danh Nhân Từ Điển, Khai Trí, 1967, tr.123. 3 Gia phả của học giả Lê Ngọc Trụ (1909-1979), do học giả Dã Lan (Nguyễn Đức Dụ), soạn và đã có nhã ý tặng tôi một bản năm 1990.
www.hocthuatphuongdong.vn
36 XỨ ĐÀNG TRONG
Dân số Việt Nam từ thế kỷ 16 đến 18
Khi bàn về dân số ở Bắc bộ, P. Gourou nêu câu hỏi: “Cuộc di dân tới vùng xa xôi phải chăng là một lối thoát cho tình trạng dân số dày đặc tại nông thôn? Vấn đề thật quan trọng và đáng được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Nhưng trong cả lãnh vực dân số này, tình trạng khan hiếm số thống kê không cho phép chúng ta có được những câu trả lời chính xác”.1
Các học giả, dù cho rằng cuộc di dân của người Việt Nam xuống phía nam đã diễn ra một cách “ồ ạt” hay lẻ tẻ, xem ra vẫn do dự khi trả lời câu hỏi sự nhập cư này quan trọng tới mức độ nào đối với tốc độ gia tăng dân số ở phía nam? Khi bàn về tốc độ gia tăng dân số ở Cochinchina từ 1901 đến 1936, Smolski cho là việc nhập cư ấy chỉ chiếm 1,2% mức gia tăng toàn bộ của dân số2. Gourou khẳng định là vào thập niên 1920 có
“một sự giảm dân số (từ đồng bằng sông Hồng vào miền Nam) khoảng 15.000 người mỗi năm, khi số sinh vượt số tử ít là 65.000 và rất có thể ở con số khoảng 100.000”3.
Dù có đúng như vậy thì 1/5 tới 1/9 của số sinh vượt số tử di dân tới nơi khác cũng đã là một con số lớn đối với vùng Bắc bộ xưa có một dân số cao và đặc biệt là đối với một xứ Đàng Trong vừa mới được mở và dân số còn thưa. Vào năm 1417, dân số vùng Thuận Hóa được ghi nhận là chỉ bằng 2,3% tổng dân số của Đại Việt. Theo An Nam chí nguyên, chỉ có 3.602 gia đình và 10.400 người Việt Nam sinh sống ở vùng Thuận Hóa vào năm đó. Nhưng vào năm 1847 Đinh Bộ đưa ra con số những người chịu thuế trong nước là 1.024.388 người. Khi chia con số này
1 Gourou, Les Paysans, quyển 1, trg. 256.
2 Xem Ng Shui Meng, The Population of Indochina, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, Field Report Series No.7, 1974, trg. 30.
3 Gourou, Les Paysans, quyển 1, trg. 265.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 37
thành hai nhóm theo Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, chúng ta có con số sau:
Đàng Trong: 444.992
(từ Quảng Bình xuống phía nam)
Đàng Ngoài: 579.3961
(từ Hà Tĩnh lên phía bắc)
Điều này cho thấy là vào đầu thế kỷ 19, khoảng 55% của tổng dân số sống tại vùng đất cũ của Việt Nam và khoảng 45% sống tại vùng đất mới chinh phục được. Chúng ta thấy là hai con số này suýt soát nhau. Chỉ trong vài trăm năm, người Việt Nam đã tạo ra được một Việt Nam khác cả về mặt lãnh thổ lẫn nhân lực.
Có thể là vì nguồn tư liệu về dân số của thời này quá ít và không mấy chính xác nên không có ai nghiên cứu một cách chi tiết vấn đề dân số này. Tôi cũng không dám mạo hiểm. Tuy nhiên, những tư liệu chúng ta có cho thấy là mặc dù có rất ít con số rõ rệt, chúng ta vẫn có thể có nhiều dữ kiện làm cơ sở để so sánh với những con số ít ỏi nhưng tôi tin là có thể tin cậy được. Vì vấn đề có một tầm quan trọng lớn về mặt lịch sử nên tôi đánh liều dừng lại ở đây lâu hơn để tìm hiểu.
Việc người Việt Nam di dân xuống phía nam thường vẫn được giải thích là do áp lực dân số trên một vùng đất nông nghiệp có giới hạn. Và những nguyên nhân trực tiếp đẩy một số đông dân đi về phía nam là nạn đói kém và chiến tranh. Trớ trêu thay, những làn sóng di dân lớn lại chỉ diễn ra khi dân số giảm hay có nguy cơ giảm.
Hai thời kỳ thảm khốc diễn ra vào giữa thế kỷ 16 và 18 là
1 Nguyễn Thế Anh, “Quelques aspects économiques et sociaux du problème du riz au Việt Nam dans la première moitié du XIX siècle”, BSEI, XLII, 1+2, 1967, trg. 16.
www.hocthuatphuongdong.vn
38 XỨ ĐÀNG TRONG
nguyên nhân chính của việc gia tăng số người tỵ nạn. Thời kỳ thứ nhất xảy ra vào nửa sau thế kỷ 16. Trong Toàn thư, các năm 1561, 1570, 1571, 1572, 1586, 1588, 1589, 1592, 1594, 1595, 1596, 1597 và 1608 đều nhấn mạnh tới số người tỵ nạn. Chẳng hạn vào năm 1572, chúng ta thấy ghi:
“Nghệ An năm đó không thu được hạt thóc nào,... lại bị bệnh dịch, chết đến quá nửa. Nhân dân nhiều người xiêu giạt hoặc tản đi miền Nam hoặc giạt về Đông Bắc”.1
Vào năm 1594:
“Bấy giờ các huyện ở Hải Dương nhân dân mất mùa to, đói kém đến ăn thịt lẫn nhau, chết đói đến một phần ba”.2 Đây có lẽ là thời thảm họa dài nhất trong lịch sử Việt Nam với một cuộc nội chiến dữ dội kéo dài mấy thập niên, với 14 năm mất mùa trong vòng 49 năm. Trong lịch sử Việt Nam trước đó không hề thấy nhắc đến một cách liên tục con số đông đảo dân tỵ nạn trong một thời gian ngắn như vậy. Trong thực tế, trước thời kỳ này, chữ “phiêu tán” rất ít được dùng đến trong chính sử Việt Nam.
Dân số Việt Nam vào thời kỳ này hẳn là ở vào mức độ thấp. Ngoài số người chết vì nạn đói và dịch, cuộc chiến tranh giữa nhà Lê và nhà Mạc cũng đã gây nên những tổn thất nặng nề về nhân mạng. Có trên 40 cuộc đụng độ lớn vào các năm từ 1539 đến 1600 và vùng đất từ Thăng Long đến Thanh Hóa thường là nơi diễn ra các cuộc đụng độ này. Một tác giả Việt Nam ước lượng có đến “hàng chục vạn trai tráng đã chết” trong thời kỳ này3. Một số đoạn trong Toàn thư là cơ sở cho khẳng định này của tác giả:
1 Toàn thư, quyển 3, trg. 867.
2 Toàn thư, quyển 3, trg. 902.
3 Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983, tập 2, trg. 16.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 39
[năm 1555] Quân của giặc (Mạc) chất lấp kín sông Đại Lại (ở Thanh Hóa), nước sông đều sắc đỏ... Quân giặc hơn vài vạn chết gần hết.
[năm 1581] Chém được hơn 600 thủ cấp của quân Mạc trong trận này.
[năm 1589] Chém được hơn 1.000 thủ cấp của quân Mạc. [cuối năm 1591, trong trận nhà Lê chiếm lại Thăng Long] Chém được hơn 1 vạn thủ cấp của quân Mạc. Người trong thành tranh nhau xuống thuyền qua sông, bị chết đuối đến hơn 1.000 người.
[đầu năm 1592, vẫn trong trận lấy lại Thăng Long] Chém được hơn 1.000 thủ cấp của quân Mạc.
[tháng 2-1593] Chém được hơn vài nghìn thủ cấp. [tháng 5-1593] Chém đến hàng vạn người.
[năm 1595] Chém được 600 người.
[năm 1596] Chém được 2.298 thủ cấp.
Cho dù là kẻ thắng trận có phóng đại chút ít thì vẫn phải nhìn nhận rằng dân số trong thời kỳ này có giảm, nhất là khi thiên tai lại diễn ra liên tục cùng lúc với chiến tranh.
Ngược lại, vùng Thuận Hóa lại xem ra tương đối yên tĩnh. Nhà Mạc tuy có tìm cách tấn công Thuận Hóa vào năm 1571, nhưng họ đã bị Nguyễn Hoàng đánh bại. Cả Toàn thư lẫn Tiền biên đều nói rằng vùng đất này “dân không trộm cắp, cổng ngoài không phải đóng, thuyền buôn nước ngoài đều đến buôn bán”1. Thuận Hóa, dĩ nhiên, trở thành nơi trú ẩn của dân tỵ nạn từ phía bắc. Tiền biên ghi nhận có hai làn sóng tỵ nạn đổ về Thuận Hóa vào các năm 1559 và 1608. Toàn thư cũng thường nói đến
1 Toàn thư, quyển 3, trg. 868. Tiền biên, quyển 1, trg. 23.
www.hocthuatphuongdong.vn
40 XỨ ĐÀNG TRONG
việc người dân trốn khỏi quê vào thời kỳ này để “hoặc đi vào nam hoặc đi về phía đông bắc”. Cả hai vùng này đều là những vùng thưa dân.
Một làn sóng di dân vĩ đại của người Việt Nam đã diễn ra vào cuối thế kỷ 16. Về phương diện lịch sử, nó có thể sánh với cuộc di dân của người Trung Hoa, tuy với tỷ lệ nhỏ hơn, từ phía bắc tới đồng bằng sông Dương Tử dưới thời Đông Tấn (thế kỷ 4 sau Công nguyên). Trước thời kỳ này, số người Việt di dân xuống phía nam không nhiều, có vẻ lác đác. Nhưng bây giờ, động cơ thúc đẩy họ di dân trở nên mạnh hơn nhiều và mục đích của họ cũng rõ ràng hơn. Nếu Thuận Hóa trước đây xem ra còn là một vùng đất đầy bất trắc, bấp bênh về một số lãnh vực thì việc họ Nguyễn thiết lập chính quyền ở đây đã được coi như là việc tái khẳng định quyền của người Việt Nam được định cư tại vùng đất này và vì thế là một khuyến khích lớn đối với việc di dân.
Vào thế kỷ 17, trong suốt năm mươi năm chiến tranh Trịnh Nguyễn, cuộc di dân từ phía bắc vẫn tiếp tục, như công trình nghiên cứu mới đây của nhà nghiên cứu Huỳnh Công Bá, cho thấy rõ. Theo tác giả, gia phả của sáu mươi ba dòng họ ở phía bắc Quảng Nam ghi là tổ tiên của họ đã tới đây trong thời chiến tranh Trịnh-Nguyễn1.
Đợt di dân lớn thứ hai đã diễn ra vào các thập niên 30 và 40 của thế kỷ 18. Cương mục ghi nhận là vào năm 1730, dân của 527 xã ở miền Bắc đã bỏ nhà cửa tới sống tại một địa điểm mới không được nói rõ. Tuy nhiên, xu hướng này đã có trước đó lâu rồi. Một nạn đói trầm trọng đã xảy ra vào năm 16812, và tiếp đó là ba năm mất mùa tại Thanh Hóa riêng trong vòng 5 năm đầu
1 Huỳnh Công Bá, “Công cuộc khai khẩn và phát triển làng xã ở bắc Quảng Nam từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVI”, tóm tắt luận án phó tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà nội, 1966, trg. 9-10. 2 Xem Kai-hentai (Hoa di biến thái), nguồn tư liệu này của Nhật có nói đến nạn đói này. Kai-hentai, comp. Hayashi Shunsai, Tokyo Bunko, 1958-1959, trg. 342-344, 417-418.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 41
của thế kỷ 18. Nạn đói cũng đã diễn ra liên tiếp trong các năm 1712, 1713, 1721 tại một số nơi khác ở miền Bắc. Vào các năm 1726 và 1728, chính quyền họ Trịnh đã phải trích trong kho bạc 200.000 quan để cứu đói dân hai vùng Thanh Hóa và Nghệ An. Trận lụt ở đồng bằng sông Hồng vào năm 1729 và trận dịch năm 1736 lại càng làm tình hình thêm trầm trọng.
Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn trong thập niên 40 của thế kỷ 18. Trong một báo cáo gửi chính quyền vào giữa thế kỷ 18, Ngô Thì Sĩ, một nhà nho nổi tiếng, nói là:
“Trước kia có 9.668 làng tại đồng bằng sông Hồng. 1.070 làng trong số này đã đi khỏi, số làng này tương đương với số làng của một trấn1. Tại Thanh Hóa trước đây có 1.392 làng nhưng 297 làng trong số này đã đi khỏi. Tại Nghệ An trước đây có 706 làng, 115 làng trong số này cũng đã đi khỏi”2.
Thực vậy, ít là 15% số làng đã biến mất. Lý do chính khiến người dân bỏ chạy trong trường hợp này là để thoát khỏi các cuộc nổi dậy chống họ Trịnh. Cương mục viết là tình hình có khá hơn tại các huyện Vũ Tiên, Thư Trì, Kiến Xương (trong tỉnh Thái Bình ngày nay) và Chân Định (trong tỉnh Hà Nam). Tuy nhiên, theo gia phả của một dòng họ Lê thì ngay tại các huyện được gọi là “khá hơn” này, do chiến tranh, “trăm họ lưu vong, một đấu thóc giá vài trăm đồng tiền, dân cư còn lại thì xã nhiều cũng 6, 7 người, xã ít thì 4, 5 người, làng xóm tiêu điều”3.
Vấn đề người Việt Nam tỵ nạn cũng được nói tới nhiều lần vào thời kỳ giữa các năm 1738 và 1743 trong Thanh Thực Lục. Theo nguồn sử liệu này, thoạt đầu, có một số người Trung Hoa mua người Việt Nam (làm nô lệ?) vào năm 1738. Sau đó, Thanh
1 Thời ấy, vùng đồng bầng sông Hồng có 4 trấn.
2 Ngô gia văn phái, một tư liệu được lưu giữ tại Viện Hán Nôm Hà Nội, q. 5.
3 Trích dẫn từ Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, tập 2, trg. 129. www.hocthuatphuongdong.vn
42 XỨ ĐÀNG TRONG
Thực Lục liên tiếp bàn về vấn đề người Việt Nam vượt biên giới Trung - Việt sang Trung Hoa vào các tháng 6 và 8 năm 1742, rồi vào tháng 2 và 4 năm 1743, và vấn đề người Trung Hoa mua thanh thiếu niên người Việt. Một báo cáo còn xác nhận là “từ khi có chiến tranh (các cuộc nổi dậy ở miền Bắc), trong 10 nhà tại xứ An Nam thì tới 9 nhà không còn ai”1.
Bản báo cáo của một xã trong tỉnh Nghệ An có tên là Võ Liệt Xã, viết vào năm 1780, đã mô tả một cách tỉ mỉ khuynh hướng chạy trốn này của người dân. Báo cáo viết là chính quyền nhà Lê đã tìm cách vào sổ bộ các suất đinh năm 1722 một cách chặt chẽ đến độ người dân trong tỉnh, giàu cũng như nghèo, đã phải bỏ trốn đi nơi khác. Và hậu quả là người già và bệnh tật còn lại trong xã đã bị ghi thêm vào trong danh sách cho đủ số. Mặt khác, số lính xã có nhiệm vụ cung cấp vẫn giữ nguyên như cũ nên đã làm cho gánh nặng xã phải gánh càng thêm nặng khiến số người dân bỏ xã đi nơi khác càng tăng. Năm 1740, xã được lệnh phải cung cấp 53 binh lính. Nhưng 36 trong tổng số binh lính xã cung cấp đã bị gửi trả lại vì không đủ tiêu chuẩn. Thế là các gia đình này bị bắt giữ và bị các thầy cai, thầy đội đánh đập đến độ người cha bị trả về thì con phải nhập ngũ. Nếu người anh trở về thì người em phải đi thay. Vậy mà vẫn chưa thỏa mãn được các đòi hỏi của chính quyền. Nhiều người nhập ngũ đã bỏ trốn ngay sau khi đăng ký. Trong một trường hợp, có hơn 20 dòng họ trong xã đã bỏ trốn. Năm 1774, xã có 20 binh lính trong đạo quân của chúa Trịnh vào đánh phía nam. Số người này đã không thấy trở lại khi quân chúa Trịnh trở về. Vào giữa các năm 1776 và 1779, xã bị mất mùa và thêm vào đó, bệnh dịch hoành hành và người ta kể là số người sống sót không tới một nửa2.
1 Momoki Shiro, Dai shin Jitsuraku chutonana kiji (Đại Thanh thực lục trung Đông Nam Á quan hệ ký sự), Tonan ajia shigaku-kai kansai reikai, Tokyo, 1984, quyển 1, trg. 63.
2 Một tư liệu ở Viện Hán Nôm, với đầu đề “Thân bạ”, mang ký hiệu VHV 2493, Hà Nội. www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 43
Tới đây, chúng ta thử tìm hiểu kích thước của một làng mẫu ở Việt Nam. Năm 1931, Gourou cho rằng làng ở Bắc bộ trung bình có số dân từ 500 đến 2.100. 97 làng lớn nhất của tỉnh Hà Đông và Hà Nam Ninh có từ 4.000 đến 5.000 dân mỗi làng1. Làng ở Thanh Hóa và Nghệ An không lớn như vậy nên chúng tôi lấy con số trung bình là từ 500 đến 2.000 người mỗi làng. Báo cáo của xã Võ Liệt nói tới trên đây cho thấy cách tính này là đúng. Báo cáo nói là số người phải nhập ngũ được ấn định cho xã là 87 người. Theo điều lệ của nhà Lê thì tại hai vùng Thanh Hóa và Nghệ An, cứ 5 đinh thì một người phải nhập ngũ. Chúng ta cũng nên nhớ là những người đã từng đứng đầu làng, những người đã từng ra làm quan và những người đã từng đi thi cử trong làng của người Việt Nam trước đây đều được miễn nghĩa vụ quân sự. Tại xã Võ Liệt, người ta tính có 44 người thuộc loại này. Như thế, một làng có 87 người phải nhập ngũ thì hẳn là phải có khoảng 440 đinh hay hơn nữa. Và nếu một làng có khoảng 500 đàn ông thì tổng số dân trong làng ít ra phải là 2.000, bởi vì chúng ta nên nhớ là số đàn ông trong làng thường cao hơn số người đăng bộ và dĩ nhiên là người ta không tính số đàn bà và trẻ em.
Và hẳn là chúng ta sẽ phải sửng sốt khi được biết là giữa các thập niên 1730 và 1750, 15% số làng tương tợ đã không còn tồn tại. Cương mục viết2:
“Từ các năm 1735-1739, cả vùng lâm vào tình trạng rối loạn, đặc biệt ở vùng Hải Dương. Tại đây, người dân chẳng trồng trọt được gì và đã ăn hết số thóc gạo dự trữ. Tình hình ở Sơn Nam có khá hơn một chút, do đó, các con đường dẫn tới đây đều đông nghẹt những kẻ ốm đói. Giá gạo tăng đến độ 100 tiền không đủ
1 Gourou, quyển 1, trg. 162.
2 Cương mục, quyển 7, trg. 3523.
www.hocthuatphuongdong.vn
44 XỨ ĐÀNG TRONG
để có một bữa ăn. Dân chúng phải ăn cỏ, ăn rắn và ăn cả chuột. Những thân xác sắp chết nằm la liệt trên đất. Chỉ 1/10 còn sống sót sau nạn đói. Mặc dù Hải Dương thường là vùng đông dân cư nhất vậy mà bây giờ ở một số làng chỉ còn lại từ 3 đến 5 gia đình”.
Toàn thư, trong phần ghi về năm 1754, viết là nhà nước đã miễn tất cả các loại thuế cho các năm từ 1742 đến 17541 vì dân phần lớn đã chết hoặc đã bỏ trốn. Nhà nước cũng không còn biết là phải thu thuế ở đâu khác nữa, mặc dù rất muốn thu. Khẳng định này cho thấy tình hình trong 13 năm này xấu tới mức độ nào, nhưng cũng cho biết là nhà nước tính thu thuế lại kể từ năm 1754. Tuy nhiên, tôi không chắc là nhà nước đã thực hiện được ý định của mình vì như Cương mục cho biết thì vào chính năm này, tại Cao Bằng đã xảy ra nạn đói và nhà nước đã phải bỏ bạc ra để cứu trợ dân. Kế đó, vào năm 1756, lại xảy ra một vụ hạn hán trầm trọng tại đồng bằng sông Hồng. Toàn thư còn cho biết là vào năm 1757, tại 11 huyện của tỉnh Sơn Tây, đã xảy ra nạn đói và bệnh dịch hoành hành: “tại các vùng này, trong 10 người thì chỉ có một hoặc hai người sống sót”2.
Các tư liệu trên đây có thể là một cơ sở để chúng ta bàn về sự thay đổi dân số tại Việt Nam từ thế kỷ 16.
1 Toàn thư, quyển 3, trg. 1140; cũng xem Cương mục, quyển 8, trg. 3675.
2 Toàn thư, quyển 3, trg.1145.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 45
Một giả thuyết
Bảng 1. Dân số Việt Nam tại phía bắc
(từ 757 sau công nguyên)
Năm Người chịu thuế Nguồn tư liệu 757 78.350 Thông Điển
Đinh và Tiền Lê (thế kỷ 10)
5.006.500 Địa dư chí
Lý 3.300.100 “ “ “
Trần 7.004.300 “ “ “
Hồ (1408) 5.200.000 Minh thực lục Minh (1417) 450.000 An Nam chí nguyên 1430 700.940 Địa dư chí 1539 1.750.000 Minh thực lục 1713 206.315 Cương mục 1733 311.670 Địa dư chí
Chúng ta có thể nói gì về các dữ liệu này? Chúng ta bị đặt trước một vấn đề gần như không giải quyết nổi khi chúng ta chỉ có các con số trên đây mà không có một nguồn nào khác để có thể so sánh, ấy là không kể những con số không bình thường chút nào như năm triệu người chịu thuế vào thế kỷ 10. Nếu chúng ta nhân với năm, chúng ta sẽ có con số là 25 triệu, tức nhiều hơn con số của cuộc điều tra dân số vào năm 1972 tại miền Bắc Việt Nam. Sau khi nghiên cứu một cách rộng rãi dân số tại đồng bằng sông Hồng, Gourou đã phải thốt lên một cách buồn bã: “Tốt hơn là nên đặt tên cho chương này là: Về
www.hocthuatphuongdong.vn
46 XỨ ĐÀNG TRONG
việc không thể viết về lịch sử công cuộc định cư tại đồng bằng Bắc bộ vào lúc này”. Khi vật lộn với vấn đề dân số Việt Nam vào các thế kỷ qua, tôi nhận thấy là mình phải đấu tranh chống lại khuynh hướng tiếp tục chấp nhận và sử dụng lại tiêu đề này của Gourou, sau sáu thập niên.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tự hỏi xem còn có một cách nào khác ngoài cái gọi là điều tra dân số, để từ đó chúng ta có thể thiết lập một cơ sở tương đối vững chắc để ước tính dân số Việt Nam trong quá khứ? Xem xét một cách kỹ lưỡng, tôi nhận thấy là, ngoài nguồn tư liệu, đặc điểm của địa lý lịch sử Việt Nam có thể giúp chúng ta trong công việc nghiên cứu về dân số này. Đặc điểm ấy chính là tầm quan trọng của làng Việt Nam. Tại Trung Hoa, người ta luôn nhấn mạnh vào hu (gia đình, hộ) và kou (sổ sách), trong khi đó tại Việt Nam thì lại khác, xã (làng) luôn luôn là đơn vị quan trọng, có lẽ nó phản ánh tầm quan trọng của xã trong di sản của Việt Nam1. Phải chăng do ngẫu nhiên mà ngày nay trong khi chúng ta hầu như không có gì ngoài một vài con số hiếm hoi về dân số do Nguyễn Trãi cung cấp trong bộ Địa dư chí của ông, thì hầu hết các bộ sách về địa lý lịch sử lại khá phong phú về con số làng, xã trong các thời kỳ lịch sử khác nhau?
1 Gần như luôn luôn có xung khắc giữa chính quyền trung ương và xã mỗi khi có điều tra dân số. Xem bản trình bày của xã Võ Liệt nói đến trên đây và Toàn thư. Hai viên chức đã tỏ ra cứng rắn về vấn đề này trong các thời kỳ khác nhau: một là Nguyễn Công Khang, người đã muốn đưa ra một điều luật đăng bộ khắt khe vào năm 1722. Luật này đã làm nhiều người phải bỏ làng đi nơi khác và đã bị các viên chức trong chính quyền công kích. Ông được lệnh phải tự sát vào năm 1733. Người thứ hai là Lê Quý Đôn vào năm 1770. Ông này cũng làm cho “dân nghiến răng căm ghét”, như được tả trong Toàn thư. Kẻ thù của ông làm áp lực để chính quyền sa thải ông. Người ta đã đi đến một thỏa hiệp và cuộc kiểm tra năm đó “ở một mức độ nhẹ hơn cuộc kiểm tra của những năm Bảo Thái (1720-1728)”. Điều này còn chứng tỏ rằng cái gọi là “kiểm tra dân số vào thế kỷ 18 thường là kết quả của nhiều cuộc mặc cả thỏa hiệp giữa làng Việt Nam và chính quyền trung ương. Một điều khá lý thú là được thấy cứ mỗi lần chính quyền tìm cách siết chặt quyền kiểm soát của mình thì người dân lại bỏ trốn. Làng, xã luôn tìm cách giảm con số những người đăng bộ, như một câu tục ngữ nổi tiếng của người Việt Nam cho thấy: “Phép vua thua lệ làng.” Có lẽ biện pháp kiểm tra dân số đã thất bại bởi vì các viên chức thời này biết là họ khá xa sự thật, trong khi con số làng, xã lại tương đối chính xác?
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 47
Do đó, tôi đã thử coi lại tất cả các tài liệu cung cấp số làng, xã có thể có liên quan tới sự thay đổi của dân số. Trước hết, tôi thấy là làng, xã ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 15 đều rất nhỏ. Theo Toàn thư thì vào năm 1433:
Xã lớn có trên 100 cư dân thì cỡ ba người đứng đầu, xã trung bình có trên 50 dân thì có hai và các xã nhỏ có trên 10 cư dân thì có một.
“Cư dân” nói tới ở đây là người đàn ông được ghi vào sổ bộ do nhà nước kiểm soát, nói chính xác hơn là “suất đinh” của mỗi hộ. Như thế, làng lớn nhất vào thời này có khoảng 100 hộ hoặc 500 người.
Thiên Nam Du Hạ Tập, viết năm 1483, cho biết dân số các làng đã gia tăng một cách nhanh chóng trong 5 thập niên: “Trụ sở của xã trưởng sẽ được thiết lập theo số hộ trong xã. Đã quy định là trong một xã có trên 500 hộ thì sẽ có năm người làm đầu, xã có trên 300 thì có 4, xã có trên 100 thì có hai và xã nào không có quá 60 gia đình thì có một”.1
Việc củng cố quyền kiểm soát của nhà nước trong việc đăng bộ có thể giải thích phần nào sự kiện này. Nhưng việc gia tăng dân số ở đây quả là rõ ràng.
Chính con số các làng cũng gia tăng một cách nhanh chóng. Năm 1490, khi đưa ra con số 7.950 làng trên cả nước, Toàn thư cũng cho biết về việc chia cắt các làng thành những đơn vị nhỏ hơn như sau:
“Định lệnh tách xã. Xã nào đủ 500 hộ rồi mà thừa ra lại được 100 hộ trở lên có thể thành một xã nhỏ nữa, nên đến báo cáo để loại tâu lên, cho tách làm xã khác để thêm rộng bản đồ”.2
1 Trích dẫn từ Sakurai, “The change in the name and number of villages in Medieval Viêtnam”, Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1+2, 1986, trg. 131.
2 Toàn thư, quyển 2, trg. 736.
www.hocthuatphuongdong.vn
48 XỨ ĐÀNG TRONG
Điều này cho thấy là dân số tại các xã đã tăng khá nhanh nên việc tách xã đã trở thành một vấn đề cho cả nước. Nhưng chính quyền nhà Lê cũng tỏ ra nghiêm khắc trong việc tách xã và không muốn có xã được thành lập với số hộ không tới 100. Điều này xem ra khẳng định nhận xét của Gourou vào các năm 1930 rằng một làng có 500-2.000 cư dân (100-400 hộ) là mẫu làng thông thường nhất ở phía bắc, không chỉ lúc bấy giờ mà ngược lên cả bốn thế kỷ trước1. Điều lệ nhà Lê hẳn đã tạo cơ sở cho việc định kích thước của làng Việt Nam trong các thế kỷ sau2.
Việc làm kế tiếp của tôi là thiết lập bảng kê toàn bộ số làng từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 19 để xem số làng này tăng hay giảm. Chúng ta có kết quả như sau3:
1 Quy định này xem ra được thực hiện chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng thì đúng hơn, vì đây là vùng có dân số gia tăng nhanh nhất. Quả là lý thú khi thấy rằng vùng có mật độ dân số lớn nhất ngày nay có thể là vùng chưa được khai thác hoàn toàn cho đến đời nhà Lê. Lê Thánh Tông đã khởi đầu thực hiện chính sách Đồn điền (nhóm binh lính hay nông dân vỡ đất trồng lúa) và thiết lập 42 đồn điền vào năm 1481. Mặc dù chưa rõ về nơi các đồn điền này được thiết lập, các sử gia có khuynh hướng cho rằng chúng đã được thiết lập trong vùng Thái Bình, một trong những vùng có mật độ dân số lớn nhất hiện nay. Gourou nói là nhiều làng trong sổ của Thái Bình đã được thiết lập vào thế kỷ 15. Lịch sử Việt Nam khẳng định là lịch sử của nhiều làng ven biển cho thấy chúng đã được thiết lập từ thế kỷ 15. Nhiều địa bạ của làng Thái Bình cho thấy là đất tư ở đây vào thế kỷ 18 chỉ chiếm 23% của tổng số đất. Theo Nhàn Vân Đình thì làng Quần Phương ở tỉnh Nam Định được thiết lập từ 1512. (Nam Phong, 4.1931, trg. 385-398). Sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng vào thế kỷ 15 hẳn phải là do sự gia tăng dân số tại các vùng này.
2 Kích thước này có những lý do riêng của nó, chẳng hạn như khoảng cách tới đồng ruộng, v.v... 3 Sakurai cho hiểu là số làng vào thế kỷ 15 giảm thay vì tăng. Xem Sakurai Yumio, Betonamu Sonraku no keisei (Việt Nam thôn lạc chi hình thành), Soubunsha, Tokyo, 1987, trg. 144-166. Ý của ông có thể được tóm như sau: Trong khi Địa dư chí của Nguyễn Trãi đưa ra con số 9.728 làng vào năm 1435, thì vào năm 1490 chỉ có 7.090. Sau khi tìm hiểu bản văn của Địa dư chí, tôi lại nghĩ rằng mặc dù Nguyễn Trãi có viết một tác phẩm gọi là Địa dư chí vào năm 1435, sự thật hiển nhiên lại cho thấy là cả hai tác phẩm Địa dư chí và Địa dư chí Can Án (giải thích Địa dư chí) đều đã bị sửa chữa bởi nhiều tác giả trong các thế kỷ 15, 16, 17, 18 và 19. Những đơn vị hành chính Địa dư chí đưa ra như “Sơn Nam”, “Kinh Bắc”, “Sơn Tây”, “Hải Dương”, “Cao Bằng” và “Hưng Hóa” không xuất hiện trước năm 1469. Đa số các tên huyện liệt kê trong Địa dư chí đã được đổi lại vào thế kỷ 17. Theo ý kiến tôi, cuốn sách này đã bị thay đổi nhiều trong thời kỳ từ giữa thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18. Kết quả là tác phẩm Nguyễn Trãi để lại chỉ còn là cái vỏ bên ngoài. Tôi có ý định bàn về nguồn tư liệu này trong một bài riêng.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 49 Bảng 2: Số làng của Việt Nam, thế kỷ 15-19
Năm Số làng Nguồn tư liệu 1417 3.385 An Nam chí nguyên1 1490 7.950 Toàn thư 2
1539 10.228 Việt kiệu thư3
1634-43 8.671 Địa dư chí4
Thập niên 1730? 11.766 Ngô gia văn phái5 Thập niên 1750? 10.284 Ngô gia văn phái 6 1810 11.266 Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX7
(Đàng Ngoài)
Chúng ta có thể dựa vào sự gia tăng số làng này để kết luận về sự gia tăng dân số không? Thoạt đầu, tôi nghĩ là không thể được vì chúng ta không có cách nào để biết có bao nhiêu làng có 500 hộ, bao nhiêu làng có 100 hộ và bao nhiêu làng có dưới một trăm hộ. Nhưng sau đó, tôi khám phá ra chi tiết này được ghi ở năm 1419 trong Toàn thư: “Việc thiết lập hệ thống lý: đại khái cứ 110 hộ làm một lý. Mỗi năm, một người làm lý trưởng cùng với 10 suất đinh trong lý phải làm ứng dịch”8 Điều này có nghĩa là 10% của tổng số suất đinh phải hoàn thành nghĩa vụ ứng dịch mỗi năm, giả thiết mỗi hộ có một suất đinh.
1 An Nam chí nguyên, Imprimerie d’Extrême-Orient, Hà Nội, 1932, trg. 60.
2 Toàn thư, quyển 2, trg. 736.
3 Lý Văn Phong (?), Việt kiệu thư, in lần thứ nhất năm 1540, bản sao, m.p.ca. 1950, tập 14, trg.8. 4 Ức Trai tập, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, 1972, quyển 2, trg.735. 5 Ngô gia văn phái, một tư liệu lưu giữ tại Viện Hán Nôm Hà Nội, quyển 5.
6 Ibid.
7 Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1981, trg. 25-121. 8 Toàn thư, quyển 2, trg.517.
www.hocthuatphuongdong.vn
50 XỨ ĐÀNG TRONG
Nếu chúng ta tìm hiểu hệ thống thấp hơn cấp huyện từ nhà Đường trở về trước, chúng ta sẽ thấy là hệ thống lý thực tế là sự tiếp nối của một hệ thống thuế khóa từ thời xa xưa. An Nam chí nguyên viết là Tiết độ sứ Như Hối vào năm 618 sau Công nguyên đã thiết lập các đơn vị dưới huyện như làng lớn và làng nhỏ và xiang (hương) lớn và nhỏ: từ 10 đến 30 làm thành một làng nhỏ, 40 đến 60 làm thành một làng lớn; từ 70 đến 150 hộ làm thành một hương nhỏ, 160 đến 540 làm thành một hương lớn. Có lẽ vì dân số gia tăng mà Tiết độ sứ nhà Đường, Cao Tầm, vào cuối thế kỷ 8 đã bỏ sự phân biệt giữa hương lớn và hương nhỏ và chỉ gọi chung là hương. Người ta tính là vào giữa các năm 864 và 866 sau Công nguyên, ở Bắc Việt Nam có 159 thôn. Vào năm 907, Khúc Thừa Hạo, Tiết độ sứ Việt Nam, đã đổi thôn thành giáp và thêm 155 lên trên con số 159 cũ, thành ra 314 giáp cả thảy tại Việt Nam vào đầu thế kỷ 101. Tất cả sự phân chia này đều nhằm mục đích chính là thu thuế.
Theo Nguyễn Thế Anh thì xã hội Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của tổ chức xã. Tác giả viết:
“Chính quyền không xử sự trực tiếp với người dân, mà chỉ coi người dân như một phần tử của một cộng đồng thôn xã mà thôi. Chính quyền không đòi người dân đinh phải trả thẳng thuế má cho chính quyền, nhưng bắt làng phải chịu trách nhiệm về thuế má và sưu dịch, mà không cần biết làng sẽ phân phối các phụ đảm giữa dân làng ra sao”.2
Trong quan điểm lịch sử dân số Việt Nam, con số các đơn vị nộp thuế vẫn có ý nghĩa hơn là số đinh, những cá nhân trong sổ bộ của nhà nước. Đinh, như Alexander Woodside nhận
1 Xem An Nam chí nguyên, trg. 60; Tân Đường Thư, quyển 90; Lựu Đường Thư, quyển 183. 2 Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Trình bày, Sài Gòn, 1968, trg. 21.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 51
định, chỉ là “số đàn ông tuổi từ 18 đến 59, chẳng may bị người thu thuế biết đến”1. Các con số đinh được đưa ra thường hoặc là quá cao đến cái mức không thể nào tin được hoặc chắc chắn là quá thấp, như bảng thống kê trên đây cho thấy. Trong khi đó, con số các làng tương đối nhất quán trong nhiều thế kỷ, bởi vậy, chúng cho chúng ta một cơ sở đáng tin cậy hơn để nghiên cứu lịch sử dân số Việt Nam.
Tuy nhiên, phải tính kích thước trung bình của làng Việt Nam như thế nào? Để tính dân số từ con số các làng, chúng ta cần có một con số có phép thần thông. Tôi đã chọn lý (có nghĩa là 110 hộ), vì những lý do sau. Trước hết, mặc dù đây là một quy định của chính quyền đô hộ nhà Minh nhưng khẳng định của Toàn thư về kích thước của làng vào năm 1490, như được nêu trên đây, cho thấy rằng con số trung bình 110 hộ của làng có thể là một phỏng đoán hợp lý. Thứ đến, nhận xét của Gourou vào năm 1931 cho rằng trong số 6.639 làng tác giả liệt kê, có 2.100 làng có số dân từ 500 đến 2.100. Mặc dù dân số trung bình của các làng là 910, do có sự gia tăng dân số từ cuối thế kỷ 19, các con số này cũng để lộ dấu vết về kích thước cũ của làng.
Để kiểm chứng xem kích thước này có thể chính xác (một cách tương đối) đến mức độ nào, tôi đã thử làm một con tính từ một nguồn tư liệu khác của thế kỷ 19. Theo Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, một cuốn sách liệt kê các làng ở miền Bắc tới Nghệ An vào năm 1809 thì dân số đã giảm tại 11 làng trong huyện Nam Xương thuộc Sơn Nam. Các làng này trước đây có 1.123 suất đinh, tức trung bình 102 đinh mỗi làng2.
So sánh số đinh vào thời Tiền Lê với số làng trong mỗi tỉnh
1 Alexander Woodside, Viêtnam and the Chinese Model, Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts, 1971, trg.158.
2 Tên Làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1981, trg.57. www.hocthuatphuongdong.vn
52 XỨ ĐÀNG TRONG
ghi trong Hồng Đức bản đồ, chúng ta có thể thấy khá rõ là con số các làng phù hợp với số dân theo như bảng 3 sau đây cho thấy:
Bảng 3: Số làng của từng tỉnh vào thế kỷ 15
Tỉnh Số xã Số đinh Số đinh theo xã Hải Dương 1.316 110.000 84 Sơn Nam 1.951 140.000 71 Sơn Tây 1.453 100.000 68 Kinh Bắc 1.070 100.000 93 Thái Nguyên 653 20.000 30 Tuyên Quang 282 18.000 63 Hưng Hóa 257 18.000 67 Thanh Hóa 1.091 100.000 91 Nghệ An 876 50.000 57 Lạng Sơn 223 11.200 50 Cao Bằng 273 11.200 41 Tổng cộng 9.445 578.400
Trung bình mỗi xã 61
Theo bảng trên đây thì mỗi xã trung bình có 61 đinh. Địa dư chí nói là có 311.670 người được đăng bộ năm 1733, nhưng 32.670 người trong số này đã được miễn thuế và sưu dịch, tức khoảng 10% số người đăng bộ. Chúng ta có lý để nói rằng từ 20 đến 30% dân trong làng đã thoát khỏi đăng bộ. Tất cả các mẩu thông tin này đều hỗ trợ cho giả thiết về 110 hộ.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 53
Kết luận
Với giả thuyết cho rằng làng ở Bắc Việt Nam thời tiền thực dân trung bình có 110 hộ và mỗi hộ có 5 khẩu, chúng ta sẽ có các kết quả sau:
Bảng 4: Dân số ước tính ở Bắc Việt Nam
từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19
Năm Số xã Số hộ Số dân Tỷ lệ gia tăng hằng năm
1417 3.385 372.350 1.861.750
1490 7.950 874.500 4.372.500 0,50% 1539 10.228 1.125.080 5.625.400 0,22% 1634-43 8.671 953.810 4.769.050 -0,07%
Thập niên 1730
Thập niên 1750?
11.766 1.294.260 6.471.300 0,13% 0.284 1.131.240 5.656.200 -0,29%
1810 10.635 1.169.850 5.849.250 0,16%
Tính chính xác của các con số này rõ ràng là chưa lớn lắm. Tuy nhiên bảng này cũng cho thấy một cách khái quát những thăng trầm của dân số Việt Nam trong các thế kỷ từ 15 đến 19. Chúng ta thấy là các con số này cũng phù hợp với các tính toán đề cập đến trước đây. Ví dụ, khi đưa ra con số của năm 1638, một tác giả nói là vì Đàng Trong đã tách khỏi Đàng Ngoài nên số làng ở Đàng Ngoài vào giữa các năm 1634 và 1643 là 8.671
www.hocthuatphuongdong.vn
54 XỨ ĐÀNG TRONG
làng1. Nhưng nếu chúng ta lấy con số 10.228 làng của năm 1539 trừ đi số làng của Thuận Hóa và Thăng Hoa (755), chúng ta vẫn còn thiếu 803 làng, ấy là không kể số làng có thể đã được lập trong vòng 100 năm. Sự sút giảm này cho thấy dân số vào cuối thế kỷ 16 đã giảm mất 441.650 người, trong khi đó con số đưa ra cho thập niên 1760 có lẽ đã bao gồm cả những mất mát vào đầu thế kỷ 18.
Điều đáng tiếc là chúng ta không có một con số nào về cuối thế kỷ 17. Tuy nhiên các con số của đầu thế kỷ 17 và đầu 18 cho thấy là con số có tăng, nghĩa là có sự gia tăng dân số trong thế kỷ 17. Qua Lê triều chiếu lệnh thiện chính, chúng ta biết được là, chính quyền trong các năm 1649, 1662, 1663, 1664 và 1698 có lệnh cấm dân chúng lao đầu vào các trò chơi như chọi gà, đánh cờ, đánh bạc. Các trò tiêu khiển loại này là những dấu hiệu cho thấy một xã hội “khoẻ mạnh” vì chúng ta không thấy có ghi như vậy trong suốt thế kỷ 16. Cũng vậy, theo Trương Hữu Quýnh, một sử gia Việt Nam chuyên về chế độ ruộng đất, thì lệ thuế đất chi tiết nhất từ thế kỷ 16 đến 18 được ban hành vào các năm 1625 và 16642. Người ta không nghĩ là những quy định chi tiết về thuế má lại có thể được thiết lập vào những năm có xáo trộn hay có nạn đói kém.
Trừ phi có những nguồn tư liệu mới chứng minh ngược lại, tôi vẫn nghĩ là biểu đồ dân số Việt Nam tại miền Bắc có hai khúc lên và hai khúc xuống. Biểu đồ này tương phản với bảng dân số Việt Nam Mc Evedy và Jones đưa ra trong Atlas of World Population History (bản đồ lịch sử dân số thế giới). Bảng này cho thấy có sự gia tăng liên tục từ 2 triệu vào năm 1500 đến 3 triệu năm 1700 và 4 triệu năm 1800. Nhưng theo tôi, dân số
1 Địa dư chí, trg.735.
2 Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, quyển 2, trg.118.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 55
tăng nhanh tới 4-5 triệu vào cuối thế kỷ 15 tới đầu thế kỷ 16, nhưng lại mất khoảng 10-15% vào cuối 16. Thăng bằng có thể đã được thiết lập lại vào thế kỷ 17, nhưng vào cuối 17 và đầu 18 lại có một sự giảm sút nào đó. Những gì được trình bày trên đây cho phép chúng ta kết luận là dân số miền Bắc trong thời gian dài tăng rất chậm. Nói cách khác, sự phát triển của dân số nằm trong con số 5-6 triệu từ thế kỷ 15 đến 18.
Sự biến đổi dân số tại miền Nam
Miền đất dưới quyền cai trị của họ Nguyễn có thể được chia thành 3 vùng, theo các giai đoạn người Việt chiếm cứ và củng cố miền đất này. Trước tiên là vùng Thuận Hóa, trở thành một phần của nước Đại Việt vào thế kỷ 14. Kế đó là vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quy Nhơn chỉ trở thành vùng đất của người Việt theo nghĩa đích thực từ 1471 dưới triều Lê Thánh Tông. Vùng đất còn lại của Việt Nam ngày nay, từ Phú Yên đến đồng bằng sông Cửu Long, là vùng đất do các chúa Nguyễn giành được từ năm 1611 đến 1758. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu sự phát triển dân số tại ba vùng đất này.
Trước hết, chúng ta thử lướt qua các dữ kiện hiếm hoi chúng ta có được về vùng Thuận Hóa.
www.hocthuatphuongdong.vn
56 XỨ ĐÀNG TRONG Bảng 5: Số làng và số đinh tại Thuận Hóa, 1417-1770
Năm Xã Đinh Nguồn tư liệu 1417 116 12.760 An Nam chí nguyên 1 1555 688 75.680 Ô châu cận lục 2 1770 1.436 157.960 Phủ biên tạp lục 3
Tôi nghĩ rằng các con số về xã và số đinh của năm 1770 là những con số đáng tin cậy, bởi vì vùng Thuận Hóa là vùng đã chiếm được lâu nhất tại miền Nam và là kinh đô của họ Nguyễn, được đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của chính quyền. Vào năm 1770, chính quyền có thể đã chỉ tính số làng ở Thuận Hóa mà không tính số làng ở các nơi khác. Theo những gì chúng ta biết được trên đây, số đinh trung bình của mỗi làng là 88 vào năm 1770, một con số hoàn toàn sát với số đinh trung bình của các làng miền Bắc.
Do đó, giả thuyết áp dụng để tính dân số ở miền Bắc cũng có thể áp dụng được cho vùng Thuận Hóa. Sử dụng công thức [LN (P1\P0)\tx100=r, sự phát triển dân số tại vùng Thuận Hóa sẽ là:
1 An Nam chí nguyên, trg.62
2 Dương Văn An, Ô châu cận lục, Văn hóa Á châu, Sài Gòn, 1961, trg. 21-24.
3 Phủ biên, quyển 3, trg.105b.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 57 Bảng 6: Dân số ước tính của Thuận Hóa, 1417-1770
Năm Xã Số hộ ước tính
Số dân ước tính
Tỷ lệ gia tăng mỗi năm
1417 116 12.760 63.800
1555 688 75.680 378.400 0,56% 1770 1.436 157.960 789.800 0,15%
Bảng này cho thấy có sự gia tăng dân số tương đối cao tại vùng này vào cuối thế kỷ 15. Có thể thấy một cách rõ ràng ảnh hưởng của việc di dân trong sự phát triển của dân số ở đây mặc dù số làng vào năm 1417 có thể thấp hơn thực tế.
Trong giai đoạn sau này, dân số tại Thuận Hóa dưới quyền họ Nguyễn tăng chậm hơn. Cũng dễ hiểu vì đất trồng trọt ở đây không được phì nhiêu lắm và lại hẹp. Lê Quý Đôn nói vào năm 1774 là tại các huyện Lệ Thủy và Khang Lộc, mỗi đầu người trung bình chỉ có 5-6 sào (khoảng 0,2 ha), vừa đủ để người dân tồn tại. Dầu vậy, tỷ lệ phát triển hằng năm ở đây, từ 1417 đến 1770, là khoảng 0,3%, như các con số trên đây cho thấy. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ ở phía bắc cũng vào thời kỳ này. Có lẽ, ý nghĩa đích thực của bảng được thiết lập trên đây là ở chỗ nó đã cho thấy là sự phát triển dân số nhanh nhất tại Thuận Hóa đã diễn ra vào giữa các năm 1471 và nửa đầu thế kỷ 17, tức là vào thời kỳ đầu của họ Nguyễn tại đây. Nếu vậy thì lý do chính của sự phát triển này chỉ có thể là việc nhập cư. Kế đó, sự phát triển có chiều ổn định.
www.hocthuatphuongdong.vn
58 XỨ ĐÀNG TRONG
Sự phát triển dân số trong vùng từ Quảng Nam xuống phía nam
Mặc dù chúng ta không có các số liệu về toàn bộ dân số của Quảng Nam, nhưng chúng ta cũng có một số dữ liệu để nghiên cứu một trường hợp điển hình là phủ Điện Bàn, một trong những vùng đông dân nhất trong lãnh thổ của họ Nguyễn. Chúng ta có hai con số về các làng của Điện Bàn, một do Ô châu cận lục, được viết vào năm 1555, một do Phủ biên tạp lục, được viết vào năm 1776, cung cấp. Điện Bàn là một huyện dưới quyền vua Lê, nhưng đã được Nguyễn Hoàng cất lên thành phủ Điện Bàn vào năm 16041. Trong khi, vào giữa thế kỷ 16, Điện Bàn chỉ có 66 làng, theo Ô châu cận lục, thì vào năm 1776, con số này đã tăng lên thành 197 xã và 317 địa điểm định cư thuộc các xã này (19 thôn, 7 giáp, 205 phường và 86 châu)2.
So sánh danh sách các làng của hai tài liệu này, người ta thấy trong năm huyện thuộc phủ Điện Bàn, thì chỉ có Hòa Vang, An Nông và Diên Khánh còn một số tên làng cũ của huyện Điện Bàn trước đây, trong khi Tân Phúc và Phú Châu lại không có. Điều này cho thấy rõ là trong vùng này đã có một sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng và đột ngột, giống như trong thế kỷ 17 vậy. Một điểm đáng lưu ý khác là ở đây luôn có một danh sách dài các điểm định cư phụ thuộc các làng lâu đời, thường dài hơn danh sách các làng gốc. Sự kiện này cũng cho thấy một sự gia tăng dân số trong vùng trong hai trăm năm dưới thời các chúa Nguyễn.
1 Tiền biên, quyển 1, trg. 28.
2 Ô châu cận lục, trg. 41; Phủ biên (ấn bản Hà Nội), quyển 1, trg. 83-86. Huỳnh Công Bá dựa trên một số tư liệu ở địa phương, ước lượng vùng này vào thời đó có khoảng 600 đơn vị. Xem Huỳnh Công Bá, “Công cuộc khai khẩn”, trg. 15.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 59
Vậy chúng ta phải giải thích sự gia tăng dân số này như thế nào? Nếu trung bình mỗi làng có 88 hộ, như chúng ta đã tính đối với vùng Thuận Hóa, và trung bình mỗi điểm định cư có 50 hộ, giả thiết là các điểm định cư trực thuộc các làng này có số dân ít hơn, do đó có số hộ ít hơn, tỷ lệ gia tăng dân số sẽ như sau:
Bảng 7: Dân số ước tính của Điện Bàn, 1555-1777
Năm Xã Số hộ Dân số Tỷ lệ gia tăng 1555 66 5.808 29.040
1777 197 17.336 86.680 0,78%
Sự ước tính này chắc chắn cho thấy một tỷ lệ gia tăng dân số đáng ngạc nhiên nhưng không phải là không chấp nhận được, vì rằng sự gia tăng dân số quan trọng nhất của thời các chúa Nguyễn diễn ra tại vùng Quảng Nam hơn là tại Thuận Hóa, như chúng ta đã trình bày ở trên.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đối với đồng bằng sông Cửu Long, các số liệu và tư liệu lịch sử đều cho thấy trước khi Nguyễn Ánh tới đây vào cuối thế kỷ 18 sau khi dòng họ bị Tây Sơn truất phế, thì đây vẫn còn là vùng chưa có đông người Việt. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta không có lấy được một con số về các làng ở phía nam Quảng Nam. Các làng ở vùng cực nam đều khá lỏng lẻo và không ổn định. Người dân không mấy ở yên một chỗ, nhiều khi trọn làng cùng chuyển đi nơi khác. Tinh thần cộng đồng và ý thức thuộc về một nơi riêng biệt phát triển rất muộn ở vùng cực nam này.
www.hocthuatphuongdong.vn
60 XỨ ĐÀNG TRONG
Dân số người Chăm và người Thượng
Chúng ta không có con số chính xác về dân số người Chăm, ngoại trừ một số dữ kiện rời rạc. Tống sử nói là Champa có 38 huyện và dưới 30.000 gia đình vào thời Harivarman III (1074- 1080)1. Minh thực lục cho biết là vào năm 1450, người Việt đã mang quân tới đánh Champa và đưa về Việt Nam 33.500 người Chăm2. Các tư liệu này cho chúng ta hiểu Champa là một nước thưa dân. Trước sự phát triển về phía nam của người Việt, người Chăm đã từng bước lùi xuống phía nam. Một số chạy lên núi và sống với các dân tộc khác tại đây. Một số khác ở lại Bình Thuận cho tới khi triều Nguyễn được thiết lập. Cuối cùng, vào năm 1822, Po Chong, ông vua cuối cùng của Champa, bỏ chạy sang Cao Mên. Tại đây đã có nhiều người Chăm tới định cư rồi. Không thể biết dân số của họ là bao nhiêu. Xem ra người Chăm không được đăng bộ cho tới trước thời Tây Sơn. Chỉ có vua Thuận Thành nộp cống hằng năm cho họ Nguyễn.
“Tất cả các dân tộc miền núi cộng lại cũng không vượt quá con số mấy trăm ngàn người nay đây mai đó trong vùng núi rừng rộng lớn này”. Ng Shui Menh nhận xét như trên khi bàn về dân số người Thượng tại Đông Dương3. Vào năm 1827, khi người “Mọi” lần đầu tiên được đăng bộ, phủ Cam Lộ có 10.793 đinh người Thượng4. Phủ biên nói là đất tại làng Phú Xuân thuộc huyện Bình Sơn và xã Phú Khang, huyện Chương Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi phì nhiêu đến độ người ta gọi đây là “tiểu Đồng Nai”. Họ Nguyễn đã cho thành lập ở đây 72 trại “chiêu tập dân
1 Tống sử, quyển 489.
2 Minh thực lục, quyển 205.
3 Ng Shui Meng. The Population of Indochina, trg.13.
4 Nguyễn Văn Siêu & Bùi Quý, Đại Việt địa dư toàn biên, quyển 3, tư liệu tại Viện Hán Nôm Hà Nội. Từ “Mọi” theo cách gọi của người Việt Nam, chủ yếu chỉ dân sống tại miền núi của miền Trung Việt Nam ngày nay.
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 61
miền núi và khách hộ đến làm ruộng”1. Chắc chắn là họ Nguyễn đã từng bước một, trong suốt 200 năm, buộc người dân miền núi vào sổ đóng thuế. Tuy nhiên, cũng giống như người Chăm, dân Thủy Xá (vương quốc Nước) và Hỏa Xá (vương quốc Lửa) xem ra đã không vào sổ thuế trong thời các chúa Nguyễn. Phủ biên nói là “mỗi vương quốc” có mấy trăm dân và người dân hằng năm nộp cho vua của họ bất cứ thứ gì họ thích.
Theo Đại Nam nhất thống chí, vào thập niên 1810, tổng số đinh của Phú Yên là 7.651, của Khánh Hòa là 5.000 và Bình Thuận là 9.200. Tuy nhiên, các con số này có thể chỉ gồm dân đồng bằng chứ không gồm dân miền núi. Khi Crawfurd nói vào năm 1822 là người “Mọi” vẫn còn chiếm phần lớn dân số của Đồng Nai, hẳn ông muốn nói tới người Cao Mên hơn là người Cao nguyên.
Mặc dù không phải đóng thuế cho tới thời Tây Sơn, như chúng ta sẽ thấy sau, số người dân này không ngừng đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử họ Nguyễn. Họ là nguồn nhân công chính cho việc khai khẩn miền Đồng Nai. Họ ủng hộ phong trào Tây Sơn. Và nhiều sản phẩm quan trọng từng làm cho Đàng Trong nổi tiếng ở nước ngoài phát xuất từ những cư dân này. Người dân cao nguyên sẽ làm cho bức họa của lịch sử họ Nguyễn càng thêm rối ren, phức tạp, cho dù nguồn tư liệu chúng ta có về họ còn rất hạn chế.
1 Phủ biên, quyển 2, trg. 83.
www.hocthuatphuongdong.vn
62 XỨ ĐÀNG TRONG
Dân số Việt Nam tại miền Bắc và miền Trung từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18
www.hocthuatphuongdong.vn
VÙNG ĐẤT MỚI 63
Gia tăng dân số tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18
8
6
Dân số (triệu) Dân số (triệu)
4
2
0
1490 1539 1640 1730 1750 1810
Năm
0.8
Trung Bộ
0.6
0.4
0.2
0.0
1417
1555 1770
Năm
www.hocthuatphuongdong.vn
CHƯƠNG 2
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐÀNG TRONG
Đàng Trong được tổ chức như một chế độ quân sự, đặc
biệt vào thế kỷ 17. Vua là người lãnh đạo cao nhất của lực lượng vũ trang hay đúng hơn, người ta chỉ có thể làm vua với tính cách là tướng tổng chỉ huy quân đội. Như Choisy đã ghi nhận vào năm 1685, Đàng Trong đã được thiết lập và duy trì trên nền tảng quân sự1.
Cả nước được đặt dưới quyền kiểm soát của các quan võ. Từ Dinh, có nghĩa là đạo quân, đã được sử dụng làm tên gọi một đơn vị hành chánh trong suốt thời các chúa Nguyễn. Từ này tiếp tục được sử dụng trong suốt thời Gia Long và trong 10 năm đầu của triều Minh Mạng. Như thế từ này đã phục vụ chế độ khoảng 300 năm. Đàng Trong được chia thành 12 dinh
1 L’abbé de Choisy, Journal du voyage de Siam, bản chụp được in lại, do Maurice Garcon viết dẫn nhập, Éditions Duchartre and Van Buggenhoudt, Paris, 1930, trg. 254.
www.hocthuatphuongdong.vn
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐÀNG TRONG 65
và người cai quản mỗi dinh, được gọi là chưởng dinh hay trấn thủ, luôn luôn là một vị quan võ. Các vị trí then chốt cũng đều do các quan võ nắm giữ cho tới đầu triều Nguyễn, thế kỷ 191.
Quả thực, đối với các nhà cầm quyền họ Nguyễn, hệ thống quân sự chắc chắn là cách thức thích hợp nhất và có thể là hữu hiệu nhất để cai trị vùng đất mới này. Đàng Trong cơ bản là một vùng đất di trú. Mọi thứ ở đây đều ở trong tình trạng thay đổi liên tục: người dân, làng mạc, và cả kinh đô nữa. Điều duy nhất chính quyền nắm được một cách chặt chẽ là quân đội. Bởi vậy, một trong những chính sách cơ bản của họ Nguyễn là chiêu mộ càng nhiều càng tốt người trong nước gia nhập quân đội. Đại Sán, một nhà sư người Trung Hoa, đến Đàng Trong vào năm 1694, kể lại là có đến cả ngàn binh lính được huy động tới dựng cho ông một ngôi nhà đẹp đẽ: “Từ sáng đến tối, liền ba ngày đêm, cất xong một tòa phương trượng năm gian... Nhơn hỏi chuyện, biết rằng, trong nước trăm thứ thợ đều do quân nhân làm”2. Chắc chắn là hoàng cung và các đền đài khác cũng đều do binh lính dựng nên. Một bản kê khai tên của một số binh lính tại Hội An vào năm 741 cho thấy họ thuộc bộ phận đúc súng, bộ phận nhuộm và đóng giày3. Đưa những người như thế vào quân đội, họ Nguyễn thỏa mãn được những đòi hỏi căn bản của mình, cho dù hiệu quả kinh tế có kém.
Một điểm khá thú vị khác đáng ghi nhận là việc sử dụng từ “quân dân” (quân đội và nhân dân). Từ này thường xuyên được sử dụng trong Tiền biên, đặc biệt vào thời kỳ đầu, để chỉ người dân. Ở phía bắc, người ta chỉ dùng từ “dân”hoặc “bách tính”4.
1 Khác với miền Bắc, như có một câu cách ngôn nói: “văn quan thất phẩm đã sang, quan võ tứ phẩm còn mang gươm hầu”.
2 Đại Sán, Hải ngoại kỷ sự, trong Trần Kính Hòa, éd. Thập thất thế kỷ Quảng Nam tân sử liệu Committee of series of books of China, Đài Bắc, 1960, quyển 1, trg. 22.
3 Ba Phu Ngo, 1741, lưu giữ tại Ban Quản lý Di tích Hội An, Hội An.
4 Các từ binh dân (quân và dân) người phía bắc sử dụng luôn quy về một vấn đề tài chánh hơn là để gọi người dân. Xem Toàn thư, quyển 3, trg. 952 và 958.
www.hocthuatphuongdong.vn
66 XỨ ĐÀNG TRONG
Hẳn là sẽ khó khăn đối với chính quyền họ Nguyễn nếu chỉ nói “quân” mà không có “dân” hoặc ngược lại, vì cả hai gần như là một vậy. Trong khi chúng ta gần như không có một con số nào về tổng dân số hay về số các làng trong vùng Thuận Hóa, trừ các con số của năm 1767, thì chúng ta lại có những thông tin được chi tiết hóa đến độ có thể làm chúng ta kinh ngạc về từng đơn vị quân đội dưới thời Nguyễn năm 1653. Chẳng hạn:
“Hai cơ tả trung và hữu trung, mỗi cơ 14 thuyền1, đều 700 binh. Nội thủy 58 thuyền2, 6.410 quân; 4 đội3 tiền thủy, hậu thủy, tả thủy, hữu thủy mỗi đội có 5 thuyền và quân; 8 cơ4 tả nội bộ, hữu nội bộ, tiền nội bộ và hậu nội bộ, tả súng, hữu súng, tiền súng hậu súng, mỗi cơ có 6 thuyền, với 2.100 quân...”
Và cứ thế tiếp tục với một sự chính xác của nhà binh, để cuối cùng đi tới tổng số 22.740 chánh binh5.
Chiến tranh Trịnh-Nguyễn kéo dài nửa thế kỷ đã tác động một cách mạnh mẽ lên xã hội Đàng Trong. Trước hết, nó đã làm tăng thêm hơn nữa tầm quan trọng của các lực lượng vũ trang trong xứ, và đặt ra vấn đề phải hiện đại hóa các lực lượng vũ trang này, tính ra chỉ bằng một phần tư lực lượng của họ Trịnh. Các tư liệu ngày nay chúng ta còn giữ được như vẫn còn phảng phất cảm giác của các chúa Nguyễn sống trong những khoảng khắc nguy kịch của thời đó. Các trang tả việc chuẩn bị chiến tranh trong Tiền biên, thư từ gửi cho chính phủ Nhật Bản hay các văn kiện về mối quan hệ giữa các chúa Nguyễn với Macao... tất cả đều để lộ mối bận tâm chính yếu của họ Nguyễn
1 Đơn vị nhỏ nhất trong quân đội họ Nguyễn, với 30 tới 100 binh.
2 Đơn vị nhỏ nhất trong quân đội họ Nguyễn, với 30 tới 100 binh.
3 Một đơn vị quân đội gồm từ 3 đến 5 thuyền.
4 Một đơn vị cao hơn đội nhưng thấp hơn đinh, đơn vị cao nhất.
5 Trong Việt Sử Xứ Đàng Trong, trg. 469, Phan Khoang nghi ngờ rằng đây chỉ là số binh tại chính binh, nhưng xem các con số do Choisy đưa ra năm 1679 (30.000), Journal, trg. 256, và Vachet trong thập niên 1670 (40.000, Taboulet, quyển 1, trg. 66), tất cả đều chỉ số binh của cả nước.
www.hocthuatphuongdong.vn
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐÀNG TRONG 67
là tiền và khí giới. Nhu cầu cấp bách của họ Nguyễn về khí giới đã trực tiếp kích thích nền ngoại thương của Đàng Trong, đặc biệt trong lãnh vực trọng pháo và thuyền chiến. Chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.
Trọng pháo
Việt Nam đã sử dụng trọng pháo ít ra là từ thế kỷ 14. Bởi vậy, Minh Sử nhìn nhận người Trung Hoa đã học được của người Việt Nam cách thức chế tạo đại bác, gọi là thần cơ, khi xâm lăng Việt Nam vào năm 1407. Hoàng đế Trung Hoa đã cho thành lập một đạo quân để sử dụng loại vũ khí mới này1. Chi tiết này xem ra không đúng vì vào thế kỷ này, người ta đã tìm thấy tại phía bắc Trung Hoa những khẩu đại bác được chế tạo vào các năm 1372 và 1378. Kublai Khan cũng đã sử dụng trọng pháo vào năm 1281 khi ông tìm cách đánh chiếm Nhật Bản2. Tuy nhiên, cũng có khả năng là người Trung Hoa đã học được của người Việt Nam kỹ thuật chế tạo một loại đại bác nào đó. Điều chắc chắn là Chế Bồng Nga, vị vua lớn nhất của lịch sử Chăm, đã bị giết chết dưới loạt đạn đại bác của Việt Nam khi đạo quân của Chăm tấn công Việt Nam năm 1390. Người ta cũng kể là Hồ Nguyên Trừng, con của Hồ Quý Ly, là một người có biệt tài về đúc súng nên nhà Minh đã sử dụng ông để chế tạo súng. Mặt khác, cả người Trung Hoa lẫn người Việt Nam đều dùng một từ giống nhau để gọi đại bác: vào thế kỷ 17, người Việt gọi đại bác là thần công3, tiếng Trung Hoa là thần cơ đọc sang tiếng Việt. Do đó, có thể nói được rằng, vào đầu thế kỷ 17, súng không phải là một cái gì mới đối với họ Nguyễn.
1 Minh Sử, do Trung Hoa thư lục in lại, Bắc Kinh, 1974, quyển 92, trg. 2263-2264. 2 Lưu Húc, Trung Quốc cổ đại hỏa pháo sử, Thượng Hải nhân dân xuất bản xã, Thượng Hải, 1989, trg. 53. 3 Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam, Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1961, trg. 102.
www.hocthuatphuongdong.vn
68 XỨ ĐÀNG TRONG
Chúng ta không biết đích xác họ Nguyễn có đại bác khi nào, cũng không có một tư liệu nào nói rõ ràng trọng pháo họ Nguyễn sử dụng từ đâu ra. Tuy nhiên, chúng ta có thể suy ra xuất xứ của chúng khi chúng ta biết là các châu ấn thuyền1 của Nhật thường bị cấm xuất cảng súng2, trong khi đó các thương gia Trung Hoa lại khó kiếm được trọng pháo. Có thể đoán được là trọng pháo của họ Nguyễn chủ yếu do Macao cung cấp3.
Hỏa lực đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của Đàng Trong vào buổi đầu. Thực vậy, Borri đã ngầm cho ta hiểu rằng chính vì có súng trong tay mà Nguyễn Phúc Nguyên (trị vì 1613-1635) nảy ra ý định:
“thành lập chính quyền và chống lại vua Đàng Ngoài: Ông được cổ vũ không ít khi thấy mình bỗng dưng được cung cấp một số bộ phận khác nhau của trọng pháo, vốn được tìm thấy và vớt lên từ các tàu của người Bồ và người Hà Lan bị đắm và sau đó được tàu trong xứ gom lại...”
Theo Borri thì quân đội Đàng Trong đã thành thạo trong việc sử dụng súng:
“Người Đàng Trong bây giờ đã thành thạo trong việc sử dụng chúng đến độ họ đã vượt cả người Âu chúng ta: “Hằng ngày họ tập bắn bia, rồi họ trở nên hung hãn, dễ sợ và tự cao đến độ khi thấy
1 Vào cuối TK16 - đầu TK17, các nhà buôn Nhật đến Đông Nam Á có mang theo giấy phép chính thức để chứng nhận họ là các nhà buôn hợp pháp, phân biệt với những kẻ buôn lậu và cướp biển. Những giấy phép này được đóng dấu đỏ (shuin, châu ấn), và những chiếc thuyền buôn này được gọi là châu ấn thuyền (shuin-sen) (biên tập viên).
2 Parker đã ghi nhận đúng điều này trong cuốn The Military Revolution (Cuộc Cách mạng quân sự) của ông; nhưng khi ông nói “họ không chở súng” thì lại không đúng. Vào năm 1628 một chiếc tàu châu ấn, chở thủy thủ đoàn gồm 470 người dưới quyền chỉ huy của Hamada Yaheiji, đã chở nhiều đại bác và 200 khẩu súng hỏa mai đi Đài Loan. Họ đã bị viên toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan bắt giữ vì việc này. Xem Thích Gia Lân, Đài Loan sử, Zili Wanbao Press, Đài Bắc, 1985, quyển 1, trg. 17. Tư liệu gốc được sử dụng là Beziehungen der niederlandischen Osstindischen Kompanie zu Japan in siebzehnten Jahrhundert, trg. CXXII.
3 Trước 1660, Đài Loan dưới quyền kiểm soát của người Hà Lan có thể là một nguồn cung cấp súng cho họ Nguyễn. Tuy nhiên, họ Nguyễn ít liên lạc với người Hà Lan, do đó không có mấy cơ may có được vũ khí từ Đài Loan. Thay vào đó, họ Nguyễn sử dụng người Bồ Đào Nha vừa để mua trọng pháo vừa để mở lò đúc tại chỗ.
www.hocthuatphuongdong.vn
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐÀNG TRONG 69
có tàu của châu Âu chúng ta tiến vào cảng của họ, những người pháo xạ của nhà vương dàn quân với thái độ thách thức...”1. Theo Tiền biên, đại bác của họ Nguyễn đã gây tổn thất nặng nề cho đạo quân của họ Trịnh trong cuộc đụng độ đầu tiên vào năm 1627. Nguồn tư liệu này cho biết là khi chúa Nguyễn cho dựng lũy Nhật Lệ (một trong hai bức tường lớn đã được dựng nên ở Quảng Bình để bảo vệ Đàng Trong chống lại phía Bắc) vào năm 1631, ông đã cho đặt cứ bốn mét một khẩu súng quá sơn trên suốt chiều dài 12.000 mét của bức lũy và một pháo đài trên đặt một khẩu súng cự môn và một khẩu súng lớn ở mỗi khoảng cách từ 12 đến 20 mét. “Các hạng súng đạn chứa chất như núi”2. Bảng kê khai dĩ nhiên đã phóng đại con số đại bác, nhưng chắc chắn loại súng này đã đóng một vai trò quan trọng. Boxer chẳng hạn đã ghi nhận là “cả người Xiêm lẫn người Miến Điện đều không phát triển trọng pháo của họ thành một thứ vũ khí có hiệu lực thực sự.” Xứ An Nam hay Đàng Trong là nước Đông Dương đã sử dụng loại vũ khí này một cách tốt nhất”3. Tác giả có thể nói đến cả chúa Trịnh lẫn chúa Nguyễn. Trọng pháo hẳn là niềm kiêu hãnh lớn nhất của họ Nguyễn: “Nhà vua có một ngàn hai trăm khẩu đại bác, tất cả đều bằng đồng, trong số này người ta thấy có nhiều khẩu có kích thước khác nhau, mang huy hiệu của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng đặc biệt, có bốn khẩu đại bác nặng, dài khoảng 6 mét, mang huy hiệu Đàng Trong, trông thật đẹp. Niên đại các khẩu đại bác này được đúc là từ 1650 đến 1660”4.
1 Borri, Cochinchina, London, 1633, Da Capo Press in lại, New York, 1970, trg. H3. 2 Tiền biên, quyển 2, trg. 20.
3 C.R. Boxer, Portuguese Conquest and Commerce in Southern Asia 1500-0750, Variorum Reprints, London, 1985, trg. VII 165-166.
4 “Description of Cochinchina”, phần về “The Artillery”. Mặc dù người ta vẫn coi phần này là do Poivre viết, nhưng có hai điểm cho thấy tác giả là một người khác chứ không phải Poivre. Tôi sẽ mô tả tác phẩm này sau. Trong Li Tana & Anthony Reid, Southern Viêtnam under the Nguyễn, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore | ECHOSEA, The Australian National University, sắp xuất bản.
www.hocthuatphuongdong.vn
70 XỨ ĐÀNG TRONG
Một trong số những cuộc tiếp xúc - thực ra rất hiếm hoi - đã kết thúc một cách tốt đẹp giữa các thừa sai và các chúa Nguyễn là cuộc tiếp xúc vào năm 1658 liên quan đến việc mua vũ khí. Marquez, một thừa sai dòng Tên, đã nhận của chúa Hiền (1648-
1687) 10.000 nén bạc để mua súng ở Macao. Nhưng hành trình của vị thừa sai này đã kéo dài đến độ cuối cùng chúa Hiền đã không còn kiên nhẫn chờ đợi nữa. Lúc ấy là mùa xuân năm 1659. Đoan chắc là Marquez đã ôm tiền chạy mất, chúa ra lệnh triệt hạ các nhà thờ trong nước. Nhưng chính vào lúc ấy thì có tàu từ Macao đến. Chúa mừng rỡ đến độ đã xông lên tàu và ra lệnh bắn ba phát thần công chào mừng vị thừa sai đã trở lại. Kế đó, chúa vui sướng vuốt ve các khẩu đại bác như thể chúa đã nhìn thấy quân của chúa Trịnh bị tiêu diệt dưới làn đạn của các khẩu đại bác này. Chúa cũng ra lệnh trả lại cho các thừa sai các nhà thờ đã bị tịch thu và chính các thừa sai từ nay được tự do hoạt động trên lãnh thổ của chúa1.
Cadière, Maybon và Lê Thành Khôi đều có nói tới một người Bồ có tên là Joao da Cruz đã mở một xưởng đúc súng ở Thuận Hóa năm 16152. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, Manguin đã kết luận là Joao da Cruz đã không tới Đàng Trong trước năm 16583. Điều này xem ra chính xác. Vào năm 1651, tác giả viết, chúa Nguyễn gửi 5.000 ka ti (3.000 ký) đồng sang Macao và nhờ người Bồ Đào Nha ở đây đúc đại bác cho chúa4. Việc làm này sẽ gây rắc rối nếu như Joao da Cruz đã thực sự có mặt tại Huế lúc đó.
1 Phan Phát Huồn, Việt Nam giáo sử, Khai Trí, Sài Gòn, 1965 quyển 1, trg. 165. 2 Cadière, “Le Mur de Đồng Hới”, BEFEO, tập VI, trg. 125; Maybon, Histoire moderne du pays d’Annam, 1592-1820, trg. 97-99; Lê Thành Khôi, Le Viêt-Nam, Editions de Minuit, Paris, 1955, trg. 246. 3 Manguin, Les Portuguese sur les cotes du Viêtnam et du Cam pa, 1972, trg. 205-206. 4 Manguin, Ibid, 1972, trg. 202-203.
www.hocthuatphuongdong.vn
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐÀNG TRONG 71
Dầu vậy, ngay từ năm 1631, theo Tiền biên, tại Thuận Hóa, đã có một xưởng đúc đại bác với 80 thợ1. Xưởng này nằm tại nơi có tên là Phường Đúc ở Huế. Các nhà nghiên cứu người Pháp cho rằng giữa Phường Đúc và Joao da Cruz hẳn phải có một mối quan hệ nào đó. Nhưng nếu Manguin có lý, và tôi tin là như vậy, thì cái tên Phường Đúc phải xuất hiện sớm hơn, trước năm 1658, và có thể có quan hệ với xưởng đúc do chúa Nguyễn cho thiết lập vào năm 1631. Chắc Joao da Cruz đã sống ở Phường Đúc khi ông ở Huế. Thừa sai Louis Chevreuil, chẳng hạn, đã tới thăm Joao da Cruz tại nhà ông này ở Huế vào năm 1664 và đã tả nơi ở của ông ở Phường Đúc2: “Nhà vua đang đi thăm một trong số các lò. Lò này đặt ở cạnh nhà ông”. Da Cruz xem ra hài lòng với công việc của ông. Mỗi năm ông kiếm được 500 équi (1.500 quan), không kể số tiền cấp cho gia đình ông, vẫn theo Chevreuil3.
Kỹ thuật đúc súng của người Bồ đã được nhanh chóng áp dụng, do đó, người Việt Nam đã có thể tự mình chế tạo đại bác với số lượng lớn hơn vào thời kỳ sau đó. Vào năm 1653, pháo đội của chúa Nguyễn gồm ít là 4 đơn vị với khoảng 1.000 người4. Tiền biên nói là có một người trước đây là lái buôn tên Linh đã cất một xưởng chế tạo súng và một xưởng đóng thuyền chiến ở Quảng Ngãi. Khi người này nổi dậy vào năm 1695 với khí giới tự mình chế ra, cuộc nổi dậy này đã làm đau đầu các nhà lãnh đạo địa phương5.
1 Tiền biên, quyển 2, trg. 41.
2 Một ngôi nhà thờ được cất trong phường gọi là Thợ Đúc.
3 Launay, Histoire de la mission de Cochinchine 1658-1823. Documents historiques, Paris, 1923, tập 1, trg.16. Theo Manguin, da Cruz mất năm 682 ở Huế. Con ông tên là Clement sống tại nhà ông ở Phường Đúc, chúng ta không biết là con ông có tiếp tục đúc súng cho họ Nguyễn hay không. 4 Tiền biên, quyển 4, trg. 4, chỉ cho biết là có khoảng 100-200 đại bác.
5 Cuộc nổi dậy đã chỉ được dẹp với sự giúp đỡ của người “Mọi”.
www.hocthuatphuongdong.vn
72 XỨ ĐÀNG TRONG
Xem ra vào thời kỳ giữa các năm 1630 và 1665, các chúa Nguyễn đã có thể tạo cho mình ưu thế về quân sự chủ yếu nhờ trọng pháo. Chúa Nguyễn có 200 khẩu trọng pháo vào năm 1642, theo Johan van Linga, và 1.200 khẩu vào năm 1750. Con số đưa ra có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng phải nhận là có sự gia tăng đáng kể. Nhưng vấn đề cơ bản là tìm hiểu xem các khẩu đại bác này đã giúp ích cho chúa Nguyễn như thế nào trong trận chiến. Trong suốt thế kỷ 17, các khẩu đại bác đã thực sự có ích. Nhiều sử gia cho rằng ưu thế về trọng pháo của chúa Nguyễn là một trong những lý do chính giúp họ Nguyễn bảo vệ được sự độc lập của Đàng Trong, mặc dù quân đội của họ chỉ bằng nửa, thậm chí một phần tư quân đội của họ Trịnh1.
Không ai đã đến Đàng Trong và viết về vùng đất này mà lại không nói đến quân đội của xứ sở này. Có cả những người chưa hề đặt chân tới đây nhưng cũng đã tả một cách sống động vì đã được nghe kể. Chẳng hạn như Friar Domingo Navarrete, trong cuốn Travels and Controversies của ông, đã nổi hứng viết về một đạo quân mà ông không hề được thấy:
“Quân lính của vương quốc này hoàn hảo nhất trong cả vùng, rất có kỷ luật. Nhà vua giữ lại ở triều đình 40.000 lính. Những người lính này tập bắn bia mỗi ngày và ai nhắm trúng nhất sẽ được thưởng một tấm lụa. Tôi đã nhiều lần nghe người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nói rằng họ đều là những nhà thiện xạ... Đó là lý do khiến họ luôn thắng thế trong các cuộc chiến liên miên với vua Đàng Ngoài, mặc dù Đàng Ngoài vượt Đàng Trong tất cả mọi lãnh vực, không chỉ về nhân số mà còn về của cải và số lượng voi xung trận. Họ cũng có nhiều chiến thuyền lẹ làng và các
1 Xem Lê Thành Khôi, Le Việt Nam, trg.251; D.G. Hall, A History of Southeast Asia, Macmillan & Co Ltd, London, 1968, trg.415. Thực ra, trọng pháo của họ Trịnh không phải là tồi. Trong trận chiến với họ Nguyễn năm 1672, họ Trịnh đã dùng một loại khí giới gọi là “một mẹ có trăm con” “với sức mạnh của sấm sét, phá hủy tất cả những gì nó nhắm bắn”, theo Lê Quý Đôn. Xem Phủ biên, quyển 1, trg. 33a.
www.hocthuatphuongdong.vn
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐÀNG TRONG 73
chiến thuyền này đã giúp họ thực hiện được những kỳ công trên con sông lớn tới tận triều đình”1.
Nhận định này, tuy nhiên, lại không ăn khớp với những gì Poivre viết vào thập niên 1740, tức khoảng 70 năm sau khi chiến tranh Trịnh-Nguyễn chấm dứt: “Người Đàng Trong không biết sử dụng đại bác sao cho có lợi. Mỗi khẩu không có được tới 6 tay súng giỏi và đa số các quả đạn lại không đúng kích thước”2. Cuộc khởi nghĩa của Tây Sơn đã chứng thực cho nhận xét này của Poivre. Buổi đầu khi diễn ra cuộc nổi dậy, các cỗ trọng pháo từng được quý chuộng trước đây của họ Nguyễn xem ra đã không được đưa ra sử dụng trong chiến trận3. Do đó, có thể là đại bác ở Đàng Trong cũng như tại các nơi khác trong vùng Đông Nam Á, đã trở thành “phương tiện để tăng thêm tinh thần và bày tỏ uy lực siêu phàm của quốc gia hơn là một vũ khí để tiêu diệt đối phương”, theo Reid4.
Thuyền chiến
Người Việt Nam có thể đã sử dụng thuyền chiến rất sớm: chiếc thuyền đã giết chết Chế Bồng Nga, vua Champa, vào năm 1390, chẳng hạn, có thể là một loại thuyền chiến. Chắc chắn là vào thế kỷ 15, người Việt Nam đã có thuyền chiến, như phần ghi về năm 1428 trong Toàn thư đã cho thấy. Vào năm này, tài liệu nói là mỗi chiến thuyền được trang bị một khẩu hỏa dong rất
1 Do J.S. Cummins ấn hành, The Travels and Controversies off Friar Domingo Navarrete, 1618-1688, The Hakluyt Society, London, 1962, quyển 2, trg.381.
2 “Description”, section “The Artillery”.
3 Cũng lạ là không thấy ghi trọng pháo đã được đem ra sử dụng trong các cuộc đụng độ giữa họ Nguyễn và người Khmer vào cuối thế kỷ 17. Một trong các lý do có thể là họ Nguyễn không có trọng pháo linh hoạt đủ để sử dụng.
4 A. Reid, “Europe and Southeast Asia: The military balance”, Occasional Paper, No.16, James Cook University of North Queensland, 1982, trg. 4.
www.hocthuatphuongdong.vn
74 XỨ ĐÀNG TRONG
lớn (một loại súng có nòng bằng tre hoặc bằng gỗ đổ đầy thuốc súng), cộng với 10 súng lớn, 10 súng hạng trung và 80 súng hạng nhỏ1. Việc bố trí các loại khí giới này cho thấy là đã có sự phân công lao động rõ rệt trên các chiến thuyền. Các phần ghi cho thấy là các chiến thuật đánh nhau trên biển cũng đã được áp dụng tại Việt Nam vào thế kỷ 15. Năm 1465, Lê Thánh Tông ban hành 9 phép thủy trận và 31 quân lệnh về thủy trận gồm 31 điều2. Khi lực lượng vũ trang của Lê Thánh Tông tràn vào Champa năm 1469, Toàn thư khoe là có 250.000 quân di chuyển bằng đường biển trên 5.000 chiến thuyền. Thực vậy, ý muốn đương đầu với hải lực và truyền thống hải chiến của Champa có thể đã thúc đẩy Việt Nam thiết lập hải lực của họ vào thế kỷ 15. Và chính lực lượng thủy quân này đã là cơ sở cho sự phát triển thủy quân sau này dưới thời các chúa Trịnh và Nguyễn.
Những người châu Âu, như Poivre chẳng hạn, thuộc những quốc gia có một nền hải quân hoạt động trên các đại dương, đã không đánh giá cao đội chiến thuyền của Đàng Trong. Theo họ, đây chỉ là những chiếc thuyền “ôm sát bờ biển”3. Nhưng đặc điểm này của thủy quân Việt Nam lại phản ánh vai trò lịch sử của nó4. Cả họ Trịnh lẫn họ Nguyễn đều nhận thấy vận chuyển quân và lương thực bằng đường thủy là thích hợp và cả hai đã muốn sử dụng chiến thuyền của họ ở các sông cái để canh giữ các ngõ ra vào. Bởi vậy, theo Alexandre de Rhodes, họ Trịnh thường xuyên đặt 68 chiến thuyền chỉ nguyên ở cửa sông Cả
1 Toàn thư, quyển 2, trg.555.
2 Toàn thư, quyển 2, trg.654. Ba trong chín cách thức này là do một quan võ có tên là Lê Hán Đình đề nghị vào năm 1465. Lê Thánh Tông chấp thuận và ra lệnh cho thủy quân của ông tập luyện hai lần trong năm 1467 tại hai địa điểm khác nhau, nhưng không lần nào thành công. Khi ấy, Lê Thánh Tông yêu cầu viên quan này tự mình đứng ra thực hiện. Nhưng cũng không kết quả. Lê Thánh Tông đã cách chức viên quan này. Xem Toàn thư, quyển 2, trg. 660. Do đó trong thực tế chỉ còn lại sáu.
3 “Description”, trg.73.
4 “Quân thủy ven biển”, như các sử gia Việt Nam hiện đại gọi. Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng, Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1983, trg. 271.
www.hocthuatphuongdong.vn
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐÀNG TRONG 75
trong khi chúa Nguyễn bỏ neo hàng mấy trăm chiếc ở cửa sông Nhật Lệ trong thời chiến tranh1. Thực tế địa dư của Đàng Trong đã có vai trò nhất định trong việc phát triển một đội thuyền ven biển. Nhà sư Thích Đại Sán ghi nhận vào năm 1695:
“các thị trấn ở đây thường quay lưng vào núi và mặt ngó ra biển, không có đường giao thông giữa hai phủ với nhau. Ở bất cứ đâu, khi người ta vào một hải cảng là bước vào một phủ. Nếu muốn từ một phủ này tới một phủ khác, người ta bắt buộc phải rời cảng mình đang ở, xuống thuyền ra biển dọc theo núi và vào một hải cảng khác”2.
Đội chiến thuyền của họ Nguyễn, cũng giống như đội pháo binh của họ, được xây dựng chủ yếu trong các năm chiến tranh. Mặc dù có loại thuyền có thể chở tới 100-150 tấn hàng, chiến thuyền vẫn là đặc trưng của Đàng Trong. Đại Sán đã mô tả một chiến thuyền của Đàng Trong như sau:
“Đầu thuyền ngồi một vị quan, đuôi thuyền đứng một người cầm lái, giữa thuyền 64 quân nhân đứng chèo. Giữa khoang thuyền có bốn cọc nạng sơn son, trên bắc ngang một cây mõ gỗ, một lính ngồi gõ mõ làm nhịp cho những người đứng chèo. Thuyền chạy qua tả là qua tả, bát qua hữu là qua hữu... đều răm rắp theo nhịp mõ chẳng chút đơn sai... Thuyền dài mà hẹp như hình long chu, mũi rất cao...”3.
Chiến thuyền ở phía bắc và ở phía nam xem ra có cùng một kích thước. Lê triều hội điển cho biết chiến thuyền lớn ở Đàng Ngoài dài 65 thước (26 mét) và rộng 10 thước4. Pierre Poivre cũng đưa ra các kích thước tương tợ đối với loại thuyền này tại
1 Trích từ sách đã dẫn, trg. 271.
2 Hải ngoại kỷ sự, quyển 3, trg. 31-32.
3 Hải ngoại kỷ sự, quyển 3, trg. 32-33
4 Trích dẫn theo Quân thủy, trg. 296.
www.hocthuatphuongdong.vn
76 XỨ ĐÀNG TRONG
Đàng Trong1. Một số sử gia Việt Nam cho biết là vào thời kỳ này chiến thuyền ở phía bắc có nhiều đặc tính của giang thuyền hơn, trong khi đó loại thuyền này ở Đàng Trong lại thích hợp với việc đi biển hơn (hải thuyền)2. Nhận định có thể là hay, nhưng cần phải được chứng minh thêm.
Về lượng thì các con số được đưa ra không ăn khớp với nhau. Borri cho biết vào năm 1618 là vua Đàng Trong “luôn có hơn 100 chiến thuyền được trang bị trong tư thế sẵn sàng. Mỗi chiến thuyền có 6 khẩu đại bác và đầy đủ đạn hỏa mai”. Và “mạnh trên biển cũng như mạnh trên đất liền nhờ pháo binh, ông (nhà cầm quyền họ Nguyễn) dễ dàng thực hiện mưu đồ chống lại vua Đàng Ngoài, chúa của ông”3. Bowyear vào năm 1695 nói vua Đàng Trong có 200 chiến thuyền lớn (50-76 tay chèo mỗi thuyền) và 500 chiến thuyền nhỏ (40-44 tay chèo mỗi thuyền).
Ngược lại, linh mục de Choisy, vào năm 1685 hoặc 1686, lại ghi chỉ có 131 chiến thuyền4, mỗi thuyền có hai người lái, 3 cai đội, 6 người đốt lò, hai tay trống và 60 tay chèo. Vào thời chiến tranh, số binh lính chắc chắn là cao hơn. Số chiến thuyền của triều đình chắc chắn là ít hơn con số người Hà Lan đưa ra vào năm 1642. Họ cho rằng nhà vua có đến 230-240 chiến thuyền; mỗi thuyền có 64 người gồm người chèo thuyền và binh lính. Bản tường thuật này còn thêm là mỗi thuyền trang bị một khẩu súng thường là bắn 4, 5, 6 hoặc 8, 10 đạn sắt và hai khẩu súng lớn5. Trên thuyền, ngoài súng, người ta còn sử dụng cả giáo và câu liêm có cán dài làm khí giới. Bởi vậy, Chapman tả binh lính ở Đàng Trong luôn cầm câu liêm dài có khi tới 15-20 “pieds”
1 “Description”, phần “The Navy”.
2 Các tác giả, Quân thủy, trg. 295.
3 Borri, Cochinchina, trg.h5.
4 Choisy, Journal, trg. 255-256. Ông nói là các trấn thủ của ba tỉnh đều có chiến thuyền riêng: 30 tại Dinhcat (Dinh Cát). 17 tại tỉnh Cham (Dinh Chiêm), 15 tại Niaroux Nha Ru (Du) (Nha Trang?). 5 Buch, trg. 122.
www.hocthuatphuongdong.vn
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA ĐÀNG TRONG 77
(5-6,5 mét), rõ ràng là để móc thuyền của địch sau đó nhảy sang đánh nhau. Tàu của Hà Lan có lẽ đã bị tổn thất bởi loại vũ khí này hơn là bởi súng trên chiến thuyền của Đàng Trong vào thập niên 1640.
Trong thủy quân của Đàng Trong, mỗi đơn vị cơ bản thường có nhiều binh lính hơn trong lục quân. Theo Tiền biên, vào năm 1653, đơn vị cơ bản của lục quân được gọi là thuyền, có từ 30 đến 60 binh lính. Nội Thủy1 có 58 thuyền hoặc 6.410 binh lính trong khi Tiền Thủy, Hậu Thủy, Tả Thủy, Hữu Thủy có 20 thuyền hoặc chừng 2.000 lính. Duy nhất chỉ có Thủy Cơ là có 5 thuyền hay 200 binh2. Trong khi thuyền trong lục quân chỉ có nghĩa là đơn vị cơ bản thì trong thủy quân của chúa Nguyễn lại thường chỉ một chiến thuyền, do đó, mỗi thuyền có khoảng 100 người gồm người chèo và binh lính.
Tuy nhiên, dưới thời các chúa Nguyễn, sự khác biệt giữa thủy quân và lục quân có thể không rõ ràng như vào thời sau này. Do địa hình ở Đàng Trong, quân đội thường xuyên dựa vào chiến thuyền để di chuyển, do đó binh lính cũng phải học kỹ xảo của chiến thuyền. Theo Đại Sán, “vào quân đội rồi, mỗi người bắt chuyên học một nghề, kế phân phái đi theo các chiếc thuyền để luyện tập”3.
Vào thế kỷ 18, thủy quân của chúa Nguyễn và rất có thể cả lục quân không mạnh như vào thế kỷ 17. Sở dĩ có sự sa sút này là vì chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc và các chúa không còn chú trọng nhiều vào lãnh vực quân sự như tổ tiên của họ trước đây. Nguyễn Phúc Khoát có thể được coi là nhân vật tiêu
1 Rất có thể là đội quân canh giữ vùng kinh đô. Nguồn tư liệu của người Hà Lan (xem phụ lục 2) nói là trong trận giữa họ Nguyễn và người Hà Lan vào năm 1643, họ Nguyễn có 50-60 chiến thuyền. Chắc đó là Nội Thủy.
2 Tiền biên, quyển 4, trg. 55.
3 Hải ngoại kỷ sự, quyển 1, trg. 23.
www.hocthuatphuongdong.vn
78 XỨ ĐÀNG TRONG
biểu cho các chúa Nguyễn vào thời kỳ này. Poivre tả các chiến thuyền của chúa như sau: “các thuyền này để tiêu khiển hơn là dùng vào công việc, chúng là một công trình nghệ thuật và có thẩm mỹ”1. Ông viết thêm:
“Đằng mũi có một sàn tàu hoặc phòng cao bảy hoặc tám pieds (khoảng 2,5 mét) và rộng cũng như vậy, có bốn cửa người ta chỉ việc đẩy nhẹ để mở hoặc đóng. Ở đuôi thuyền có một cái đầu voi trông như thật... Tôi đã được chứng kiến cảnh nhà vua đi câu cá về với tất cả số thuyền của người. Chúng lướt như gió và trông thật thú vị”2.
Tượng cơ
Tượng cơ có một tầm quan trọng ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Cadière đã gợi lại, với nhiều luyến tiếc, truyền thống sử dụng binh tượng của Đàng Trong, khi ông lên một danh sách các địa danh trong vùng từ Quảng Bình đến Quảng Nam có dính líu tới đạo quân voi này. Những cái tên như Cồn Voi, Tàu Voi, Mục Tượng, Tượng Khe, v.v... gợi lên cho thấy tầm quan trọng của đạo quân voi vào thời này3.
Trong thời chiến tranh Trịnh-Nguyễn, số voi chính thức của mỗi bên, cũng giống như số binh lính, luôn được phóng đại để uy hiếp đối phương. Alexandre de Rhodes vào thập niên 1650 nói Đàng Ngoài có 300 voi. Con số này có thể gần sự thật nhất, tuy vẫn còn đôi chút phóng đại. Toàn thư nói là vào năm 1610, chúa Trịnh có khoảng 1.000 chiến thuyền và 100 voi4. Thật khó
1 “Description”, phần “The Navy”.
2 Ibid, phần “The Navy”.
3 BAVH, 1922, trg. 44.
4 Toàn thư, quyển 3, trg. 928. Con số chiến thuyền xem ra không đúng lắm.
www.hocthuatphuongdong.vn