🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Xây dựng thương hiệu qua kênh Youtube - MediaZ
Ebooks
Nhóm Zalo
LỜI NÓI ĐẦU
R
yan, cậu bé 7 tuổi đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới với kênh Youtube review của mình. Đây là điều có lẽ bản thân cậu cũng như bố mẹ của mình chưa từng tưởng
tượng đến vào thời điểm năm 2015, khi họ mới mở ra kênh Youtube riêng cho con trai để cậu bé Ryan 3 tuổi khi ấy thỏa mãn đam mê review các loại đồ chơi mà mình yêu thích. Theo thống kê từ tạp chí Forbes, Ryan hiện là triệu phú kiếm được nhiều tiền nhất từ Youtube với doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 đạt 22 triệu USD. Ryan cũng là cậu bé nhỏ tuổi nhất trong danh sách 10 Youtuber kiếm được nhiều tiền nhất thế giới từ trang mạng xã hội này.
Đến thời điểm hiện tại, làm Youtube không chỉ là thú vui nữa, nó đã trở thành nghề kiếm sống, hốt bạc tỷ cho hàng triệu người trên thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tại Việt Nam, cũng có không ít những gương mặt Youtube triệu đô.
Đọc đến đây, có phải bạn cho rằng đó là câu chuyện của số ít thôi, ngoài kia có hàng triệu người làm Youtube khác phải bỏ cuộc giữa chừng, xôi hỏng bỏng không hay thậm chí còn lỗ vốn. Bạn nghĩ rằng những người làm Youtube thành công như thế phải có tài ăn nói trước đám đông, giỏi làm video hay giỏi công nghệ lắm. Thậm chí phần nhiều có cả yếu tố may mắn trong đó nữa. Hay nói thì dễ chứ làm mới khó. Thế nhưng, bạn có biết, rất nhiều trong số họ khi mới bắt đầu làm Youtube cũng không có hiểu biết nhiều về video hay công nghệ. Vậy điều gì đã giúp họ thành công với trang mạng xã hội này và họ đã làm thế nào để có được những thành tựu đó? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình trong những nội dung được đề cập ở cuốn sách này. Không thể khẳng định rằng, đọc xong cuốn sách này là bạn sẽ
thành công với Youtube. Nhưng ít nhất nó sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi mình nên bắt đầu từ đâu, mình có thể làm gì và nên tránh điều gì khi làm Youtube. Khi ấy, bạn sẽ thấy mục tiêu kiếm tiền và việc làm giàu từ Youtube, hay thậm chí trở thành triệu phú nhờ trang mạng xã hội này không còn là điều quá xa vời hay viển vông nữa.
CUỐN SÁCH NÀY MANG LẠI CHO BẠN ĐIỀU GÌ?
Tiếp nối những ấn phẩm thành công của MZ Book, chúng tôi xin tiếp tục gửi đến quý độc giả cuốn sách Xây dựng thương hiệu qua kênh Youtube. Cuốn sách được ra đời với mục đích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách xây dựng một thương hiệu trên Youtube - kênh tìm kiếm video lớn nhất trên thế giới đồng thời có số lượng người theo dõi khá ổn định, duy trì ở mức rất cao, hiện chỉ đứng sau Google.
Cuốn sách bao gồm 7 chương, mỗi chương sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức, thông tin hữu ích để bạn có thể tự tin từng bước xây dựng nên một kênh Youtube thành công, chia sẻ cho mọi người sở thích, điểm mạnh, hiểu biết của bạn nhằm giúp ích cho cộng đồng; tạo dựng được thương hiệu, sức ảnh hưởng cũng như kiếm thêm thu nhập từ kênh truyền thông này.
Đọc chương đầu tiên của cuốn sách bạn sẽ hiểu được những khái niệm tổng quan về Youtube như: Youtube là gì, thống kê nhân khẩu học người dùng qua Youtube; một số điều thú vị có thể bạn chưa biết về Youtube và những lợi ích mang lại cho người dùng từ kênh truyền thông này.
Mục đích chủ yếu mà bạn nên tự xây dựng cho mình một kênh Youtube riêng là những gì được đề cập trong Chương II. Đọc xong chương này, bạn sẽ hiểu được Youtube là phương tiện tuyệt vời để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và cá nhân một cách nhanh chóng, hiệu quả với khối lượng người xem trực tuyến đông đảo, khả năng tạo các quảng cáo viral, nhắm đúng
đối tượng khách hàng và trên tất cả là chi phí cho hoạt động quảng cáo được tiết kiệm tối đa. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ nắm được ba cách kiếm tiền thông qua kênh này, đó là: Bán sản phẩm trên Youtube, Tham gia vào mạng lưới Affiliate và Kiếm tiền từ quảng cáo khi trở thành partner của Youtube.
Chương III sẽ chỉ cho bạn cách thức chính xác để xây dựng chiến lược nội dung trên Youtube như: xác định đối tượng khách hàng; phương pháp tìm chủ đề thông qua sở trường, sở thích cá nhân, nhu cầu người xem và xu thế nổi bật hiện nay cũng như ý tưởng chiến lược và phát triển nội dung video mang tính cá nhân hóa cho kênh.
Chương IV là một chương quan trọng liên quan nhiều đến vấn đề kỹ thuật, phần mềm - những công cụ thiết yếu mà bạn cần phải sử dụng để có được một video chất lượng về cả hình thức lẫn nội dung đăng lên Youtube. Muốn có một video chất lượng, trước hết bạn cần xây dựng nhận diện và cá tính cho kênh của mình để không bị đồng hóa và chìm nghỉm giữa hàng triệu kênh Youtube có nội dung tương tự. Tiếp đó là những phương thức xây dựng video, cách sử dụng các thiết bị quay chụp, những phần mềm thiết kế, chỉnh sửa, sáng tạo đồ họa chuyển động lẫn Stop motion. Và cuối cùng, bạn sẽ cần đến một số lưu ý khi quay video để khi thành phẩm được ra đời, nó sẽ thu hút được ánh nhìn và giữ chân người xem ngay từ những giây đầu tiên.
Đọc xong Chương V, bạn sẽ biết được cách tối ưu hiệu quả cho kênh Youtube của mình bằng các kỹ thuật như: tối ưu nội dung trước khi đăng, tối ưu bài đăng cho Youtube. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ biết được hai phương thức tăng traffic cho kênh của mình thông qua hình thức trả phí lẫn không cần trả phí.
Chương VI đề cập đến vấn đề bản quyền - yếu tố tiên quyết mà bạn cần phải quan tâm khi có ý định tự xây dựng một kênh Youtube. Bạn không được phép vi phạm bản quyền về nhạc,
hình ảnh, video, cũng không được spam hay reup khi hoạt động trên kênh truyền thông này. Nếu không tuân thủ, bạn sẽ phải nhận hình phạt từ Youtube dựa theo mức độ vi phạm mà nghiêm trọng nhất là bị Youtube xóa kênh ngay lập tức.
Chương VII, có độ dài ngắn nhất, là chương khép lại nội dung của toàn bộ cuốn sách. Trong chương này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin tổng quan về các mạng đa kênh - cầu nối trung gian cho các Youtuber và hệ thống quản trị của Youtube, đồng thời giới thiệu về các mạng đa kênh hàng đầu tại Việt Nam hiện nay để bạn nghiên cứu, tham khảo nhằm bảo đảm lợi ích tối đa cho bản thân khi quyết định thành lập kênh riêng.
Cuối cùng, chúng tôi mong rằng sau khi đọc xong cuốn sách, mọi kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn tự xây dựng cho mình một kênh Youtube đặc sắc và đạt được thành công nhờ chính kênh này.
Còn bây giờ, hãy cùng khám phá cuốn sách này ngay nhé!
Chương I
TỔNG QUAN VỀ YOUTUBE Y
ouTube được coi là điểm đến thú vị của hầu hết mọi người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đây là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới, là nơi bạn có thể theo
dõi, đăng hoặc tải về các đoạn video mình yêu thích. Bên cạnh đó, đối với các video bạn đã từng theo dõi qua trang web này, bạn đều có thể để lại tương tác của mình như: thể hiện sự yêu thích hay không yêu thích, chia sẻ hoặc đăng tải những nhận xét của mình về chúng.
Nếu Google được nhắc đến là “anh cả” trong việc cung cấp thông tin thì Youtube lại là nguồn cung cấp những video hàng đầu thế giới mà khó có nền tảng nào có thể vượt qua được. Bất kỳ khi nào kiếm tìm những video giải trí, bạn đều được thỏa mãn trên trang web này, đây là điều mà duy chỉ có Youtube làm được. Hiểu được điều này, rất nhiều nhà quảng cáo tận dụng và biến Youtube trở thành công cụ truyền thông tuyệt vời cho chính thương hiệu của mình. Và nếu bạn là một Youtuber, đừng ngần ngại thử bước trên con đường này bởi lượng người dùng sẽ mang về cho bạn một nguồn thu không nhỏ.
1. Youtube là gì?
Youtube là một trang web cung cấp, chia sẻ và lưu trữ video hàng đầu thế giới. Youtube do Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim - cả ba đều là những nhân viên đầu tiên của PayPal (công ty chuyên xây dựng website thanh toán trực tuyến) - sáng lập. Trước khi đến với PayPal, Chad Hurley học thiết kế ở Đại học Indiana của Pennsylvania, Steve Chen và Jawed Karim học khoa
học máy tính cùng nhau tại Đại học Illinois ở UrbanaChampaign. Sau khi PayPal bị mua lại với giá 1,5 tỷ USD, cả ba người quyết định ra riêng và tự thành lập một công ty mới. Đầu năm 2005, cả ba cùng rời PayPal và bàn kế hoạch tại quán cafe Max's Opera gần trường Đại học Stanford. Tên miền "Youtube.com" được kích hoạt vào ngày 14 tháng 2 năm 2005 và trang web được phát triển vài tháng sau đó. Cho đến nay, Youtube đang bước sang tuổi thứ 14 với những bước phát triển mạnh mẽ và được đánh giá sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.
Đây là video đầu tiên được đăng tải lên Youtube quay người sáng lập Jawed Karim đang đứng trước chuồng voi ở vườn thú San Diego, Mỹ. Video này được đăng tải vào ngày 23/4/2005, hiện nay đã thu hút 75.488.765 lượt xem (tại thời điểm đầu tháng 9 năm 2019).
Link video: http://go.sunbook.vn/bVsZ8
2. Youtube và những con số biết nói
Theo một thống kê năm 2018, Youtube có hơn 1,9 tỷ người đăng ký theo dõi; đăng tải và chỉnh sửa hơn 5 tỷ video mỗi ngày. Kể từ ngày video đầu tiên của người sáng lập Jawed Karim được đăng tải cho tới nay, Youtube đã trải qua 14 năm. Một chặng đường rất dài từ những video nghiệp dư cho đến những video chuyên nghiệp có chất lượng cao dần dần được ra đời để phục vụ nhu cầu của đông đảo cộng đồng. Trên Youtube hiện nay, bạn hoàn toàn có thể xem được nhiều loại nội dung hơn so với những gì mà truyền hình hiện đại cung cấp. Ước tính mỗi phút có hơn 300 giờ video chất lượng HD được tải lên Youtube để đóng góp vào bộ sưu tập video đồ sộ của toàn hệ thống.
Thật khó để có thể nắm bắt được con số chính xác về Youtube mỗi ngày vì dường như chúng thay đổi dựa trên từng tích tắc. Có thể nói Youtube đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của đại đa số chúng ta. Chúng ta chỉ có thể đề cập về doanh thu, thống kê người dùng và số liệu cụ thể về kênh Youtube qua các dữ liệu được báo cáo bao gồm việc thống kê sử dụng ứng dụng, nhân khẩu học người dùng và doanh thu quảng cáo của kênh truyền thông này.
Thực tế, Youtube đã, đang và sẽ trở thành trang web được nhiều người sử dụng nhất. Dự đoán trong tương lai gần nó sẽ “vượt mặt” Facebook để đứng vị trí thứ hai chỉ sau Google. Hãy cùng nhìn lại những con số biết nói được Business of Adds thống kê từ các nguồn khác nhau dưới đây (số liệu thống kê năm 2018) để xem Youtube đã trưởng thành như thế nào trong suốt 14 năm vừa qua.
2.1 Những điểm dữ liệu chính trong Youtube
- Tổng số người xem Youtube hằng tháng trên toàn thế giới: 1,9 tỷ người (Thống kê lần cuối vào ngày 18/9/2018, Nguồn: Statista).
- Tổng số những người xem Youtube hằng ngày trên toàn thế giới: hơn 63 triệu (số liệu thống kê của Youtube).
- Số giờ nội dung được xem mỗi ngày: hơn 1 tỷ giờ (theo Youtube).
- Số lượng người tạo ra các nội dung trên Youtube cho đến nay: hơn 50 triệu người (Thống kê lần cuối vào ngày 24/6/2018, Nguồn: Statista).
- Hơn 50% lượt xem Youtube đến từ điện thoại di động (theo số liệu thống kê của Youtube lần cuối ngày 24/6/2018).
- Tổng số giờ của Video được tải lên Youtube mỗi phút: hơn 300 giờ (Thống kê lần cuối vào ngày 24/6/2018, Nguồn: Om Malik).
- Tổng số video được đăng tải trên Youtube mỗi ngày: hơn 5 tỷ video (Thống kê lần cuối vào ngày 24/6/2018, theo Statista).
- Số giờ xem Youtube trung bình của một người trên tháng: 19 giờ (Nguồn: Business Insider).
- Số lượt theo dõi kênh T-series trung bình tăng 2,2 triệu lượt/ tháng (Nguồn: Statista.com năm 2018)
- Người nổi tiếng trên Youtube: PewDiePie với 100,89 triệu lượt đăng ký theo dõi (theo MediaZ tại thời điểm kiểm tra).
- Video dẫn đầu Youtube về lượt xem: Despacito với 6,43 tỷ lượt xem (theo MediaZ tại thời điểm kiểm tra).
- Chi phí trên mỗi lượt xem Youtube trung bình: $0.044 /1 lượt xem.
2.2 Thống kê nhân khẩu học qua người dùng Youtube
- 62% người dùng Youtube là Nam giới, và Nữ giới chỉ chiếm 38%.
- 80% người dùng Youtube đến từ các nước khác ngoài Hoa Kỳ. - 9% doanh nghiệp nhỏ có mặt trên Youtube.
- Nhóm tuổi 35+ và 55+ là nhóm nhân khẩu học phát triển nhanh nhất trên Youtube.
- 75% người lớn chuyển sang Youtube để hoài cổ hơn là theo dõi hoặc tham gia các sự kiện.
- Youtube lưu giữ được sự kiện kéo dài hàng nghìn năm so với truyền hình truyền thống.
- 37% người dùng trong độ tuổi từ 18 - 34 “nghiện” Youtube.
- Dịch vụ Youtube có mặt ở 88 quốc gia với 76 ngôn ngữ (chiếm 35% tổng số người dùng Internet).
- Trên Youtube, nam giới có xu hướng xem bóng đá cũng như các trò chơi trực tuyến và nữ giới thường theo dõi những video làm đẹp.
2.3 Một số điều thú vị có thể bạn chưa biết
- Mọi người hiện đang xem 150 triệu giờ Youtube mỗi ngày.
- Youtube thu hút khoảng 1/3 số lượng người dùng trên Internet.
- Video đầu tiên được đăng vào năm 2005 từ Sở thú San Diego với thời lượng là 19 giây.
- Gangnam Style đã từng nổi tiếng đến mức nó đã phá vỡ bộ đếm lượt xem video trên Youtube.
- 60% mọi người thích nền tảng video để truyền hình trực tiếp.
- 20% người dùng sẽ rời khỏi một video nếu video đó không thu hút họ trong 10 giây đầu tiên.
- Youtube cung cấp một không gian miễn phí ở Los Angeles cho bất kỳ cá nhân nào có hơn 10.000 người đăng ký theo dõi trên mạng xã hội này.
- Youtube về mặt kỹ thuật là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Google.
- Video Baby của Justin Bieber đạt kỷ lục video có nhiều lượt dislike nhất với 10 triệu lượt.
- 60% video Youtube phổ biến nhất không thể xem ở Đức.
Youtube được ra đời tại Mỹ và đã phát triển nhanh chóng trên nhiều quốc gia, đến năm 2016 nền tảng này thực sự khẳng định vị trí đáng nể của mình đối với người dùng Internet trên toàn thế giới. Theo thống kê của Statista đến năm 2018, số người xem Youtube ở Mỹ giữ vị trí hàng đầu với số lượng người hoạt động hằng tháng là 167 triệu người. Khoảng 70 triệu người Brazil xem Youtube ít nhất vài lần mỗi tháng và ở Việt Nam con số này là 22 triệu người (dữ liệu được lấy trước đó trong các khoảng thời gian khác nhau).
Một trong những lý do chính khiến số lượng người xem tăng nhanh chóng trên nền tảng này là các video được cập nhật liên tục theo từng tích tắc, chất lượng, nội dung của video phong phú và thu hút đa dạng các đối tượng mục tiêu. Cụ thể như đã nói ở trên, hơn 300 giờ nội dung video HD được đăng tải lên mỗi phút. Con số này tăng gần 40 lần trong 10 năm từ 2007 đến 2017 và hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.
3. Những lợi ích mang lại từ Youtube
3.1 Số lượng người xem trực tuyến đông đảo
Theo một thống kê năm 2018 của Youtube, có tới hơn 1 tỷ người hoạt động mỗi tháng, nghĩa là nếu bạn đang có một video quảng bá sản phẩm và đăng tải trên Youtube, bạn sẽ có khả năng tiếp cận tới hơn 1 tỷ người dùng này trên toàn thế giới trong vòng hơn một tháng. Về điều này, Youtube luôn giữ vững được số lượng người theo dõi khá ổn định và duy trì ở mức rất cao, hiện chỉ đứng sau Google. Chính vì vậy, Youtube được xem là một trong những lựa chọn tốt nhất để nhà quảng cáo kết nối gần hơn với khách hàng của mình. Từ đó, nhà quảng cáo có nhiều khả năng để tạo ra doanh thu tốt hơn.
3.2 Cơ hội làm chủ một kênh truyền thông cho riêng mình
Như đã nói ở trên, Youtube là điểm đến thú vị của hầu hết mọi người bất kể già, trẻ, gái, trai, quốc gia hay dân tộc mà không một nền tảng nào có thể so sánh được. Quảng cáo trên Youtube sẽ mở ra cho bạn cánh cửa bước tới một hướng đi mới, cơ hội mới để tự mình làm chủ một kênh truyền thông riêng.
Thực tế, nếu bạn thực hiện các dịch vụ quảng cáo truyền thống, bạn sẽ chỉ có thể chạy các chiến dịch quảng cáo nối tiếp nhau và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chẳng hạn như các đài truyền hình. Nhưng khi thực hiện quảng cáo bằng Youtube, bạn hoàn toàn có thể sở hữu các kênh truyền thông riêng với những video độc đáo, thú vị để thu hút khán giả theo dõi trong khoảng thời gian rất dài mà thậm chí còn không mất một khoản phí nào để duy trì chúng.
3.3 Khả năng tạo các quảng cáo Viral
Không giống như quảng cáo truyền thống, quảng cáo Youtube sẽ giúp cho nhà quảng cáo tiếp cận khách hàng theo hướng chủ động. Nếu video của bạn đủ hấp dẫn và thú vị, khán giả sẽ muốn chia sẻ video đi thật nhiều nơi để tất cả bạn bè của họ cũng có thể xem được chúng. Và như vậy, vô hình video của bạn lại trở thành một Video Viral.
3.4 Tiết kiệm chi phí hoạt động quảng cáo
Một trong những lợi ích vượt trội mà các nhà quảng cáo có thể dễ dàng nhận thấy khi sử dụng nền tảng truyền thông này đó chính là khả năng tiết kiệm chi phí quảng cáo so với các hình thức quảng cáo truyền thống. Bạn có thể đăng tải video quảng cáo của mình trên Youtube, lưu trữ trong một khoảng thời gian dài mà không cần phải thanh toán bất kỳ phí duy trì nào cả.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các nền tảng truyền thông khác như Facebook, Twitter, Instagram… để chia sẻ quảng cáo video Youtube hay các thông điệp quảng cáo cũng là một cách để tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thu hút được số lượng lớn khán giả theo dõi chỉ với một khoản chi phí cực thấp.
3.5 Nhắm đúng đối tượng khách hàng khi họ tìm kiếm những gì bạn cung cấp
Youtube là trang tìm kiếm lớn thứ hai thế giới sau Google, do vậy đây cũng là trang web được sử dụng khá nhiều trong quá trình thu thập thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng. Trên nền tảng này, bạn hoàn toàn có thể lưu trữ hàng nghìn video thuộc các chủ đề, lĩnh vực khác nhau, chính vì vậy mà bạn có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng khi họ đang tìm kiếm những gì bạn cung cấp chỉ bằng một vài thao tác.
Hơn thế nữa, khách hàng có thể xem video quảng cáo Youtube của bạn trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet. Điều này mang lại trải nghiệm khá tốt cho người dùng, do vậy đây là một trong những lý do thu hút khán giả đến với Youtube một cách mạnh mẽ hơn.
Chương II
LÀM YOUTUBE ĐỂ LÀM GÌ?
1. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và cá nhân Y
outube là kênh xây dựng thương hiệu rất hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp, cá nhân tận dụng bởi những ưu điểm mà nó mang lại.
Sau 14 năm từ khi video đầu tiên quay người đồng sáng lập Youtube - Jawed Karim đang đứng trước chuồng voi được đăng tải cho đến nay, Youtube đã khẳng định được sức mạnh và khả năng của mình bằng những con số cụ thể như đã được đề cập ở trên. Nhìn vào những gì Youtube đã đạt được trong những năm vừa qua, chúng ta đều có thể nhận thấy được đây chính là xu hướng quảng cáo tương lai dành cho các nhà quảng cáo trong việc quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Muốn như vậy, trước hết bạn hoặc doanh nghiệp phải xác định rõ được vị thế, chỗ đứng của mình trên Youtube vì khi bạn nổi tiếng, lời nói của bạn sẽ có ảnh hưởng đến một số người hoặc một nhóm người nhất định và từ đó có khả năng ảnh hưởng luôn đến hành vi mua hàng của họ. Cụ thể hơn, bạn phải xây dựng được thương hiệu doanh nghiệp cũng như thương hiệu cá nhân trên Youtube.
1.1 Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, giữa một rừng sự lựa chọn cho cùng một mặt hàng, người tiêu dùng thường có thiên hướng chọn sản phẩm, dịch vụ của những doanh nghiệp, nhãn hàng đã có tên tuổi, thương hiệu, hoặc không thì cũng có review tốt trên những trang web mua sắm. Từ đó suy ra, một thương
hiệu mạnh sẽ được khách hàng chú ý nhiều hơn dẫn đến doanh số bán hàng tốt hơn. Vậy làm thế nào để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp?
Xây dựng một thương hiệu doanh nghiệp cần đến rất nhiều yếu tố và qua nhiều kênh khác nhau mà một trong số đó, không thể không nhắc tới, là xây dựng thương hiệu trên kênh Youtube.
Các phương pháp, thủ thuật xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trên Youtube
Gắn logo thương hiệu cho mỗi video được đăng tải
Việc cần làm đầu tiên khi xây dựng thương hiệu trên Youtube chính là đưa hình ảnh thương hiệu của mình gắn liền với mỗi video được đăng tải lên kênh. Đây là một thủ thuật đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, chỉ cần gắn một lời nhắc nhở, logo, slogan… vào mỗi góc video có trên kênh. Đây là hình thức để khẳng định chủ quyền rằng đây là video thuộc sở hữu của thương hiệu doanh nghiệp bạn.
Logo Geek Squad được gắn vào góc phải dưới mỗi video công ty này đăng tải lên Youtube
Đưa thương hiệu doanh nghiệp vào đầu và cuối video
Thêm vào đó, bạn nên đưa thương hiệu của doanh nghiệp mình vào mỗi video bằng cách cho các đoạn Intro, Outro, CTA (lời kêu gọi khách hàng hành động) vào đầu và cuối video. Bằng cách đó, người xem sẽ dễ dàng được tác động mạnh mẽ, giúp họ ghi nhớ và nhận diện thương hiệu doanh nghiệp của bạn. Thậm chí thúc đẩy hành động truy cập website, đăng ký biểu mẫu, liên hệ, mua hàng…
Doanh nghiệp Geek Squad đưa thương hiệu của mình vào đầu và cuối video kèm theo cả lời kêu gọi hành động
Tối ưu từ khóa tìm kiếm cho mỗi video
Có thể nói, Youtube là một website với thông tin thể hiện chủ yếu bằng các video chứ không phải từ ngữ hay ảnh tĩnh thông thường. Hãy sản xuất nội dung theo chủ đề và đưa từ khóa thích hợp vào trong tiêu đề video, thêm nội dung mô tả về sản phẩm, dịch vụ tại phần description.
Tiêu đề và chủ đề của video có tính đồng nhất
Ngăn các quảng cáo không liên quan đến doanh nghiệp xuất hiện
Mục đích chủ yếu của bạn khi xây dựng một kênh Youtube là thu hút người xem, phục vụ cho nhu cầu quảng bá thương hiệu doanh nghiệp của bạn. Vì thế, bạn cần loại bỏ những quảng cáo có nội dung không liên quan khiến người xem cảm thấy bị làm phiền cũng như phân tâm. Qua đó tập trung xây dựng lòng tin người dùng vào thương hiệu trên kênh của bạn hiệu quả hơn đồng thời ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn mà quảng cáo mang lại.
Tạo mối liên kết với các kênh khác
Hãy liên kết kênh Youtube của doanh nghiệp bạn với các kênh truyền thông khác như: tài khoản mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram,…), website… để điều hướng khán giả đến những kênh truyền thông khác, tạo dấu ấn thương hiệu, tạo sự tin tưởng và thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Video có chứa liên kết đến website
Tối ưu 5 yếu tố dữ liệu
- Thumbnails
- Tiêu đề - Thẻ tag
- Thẻ đề xuất và màn hình kết thúc
- Mô tả video (description)
Tạo nội dung chất lượng
Yếu tố quan trọng nhất, quyết định một thương hiệu trên Youtube hay hay dở, thành hay bại, được nhiều người biết đến hay không đều phụ thuộc vào nội dung của những video đó. Chỉ có những video chất lượng, đem lại những thông tin hữu ích cho người dùng thì mới có lượt xem cao, tiếp xúc được với nhiều đối tượng khách hàng và in lại được dấu ấn thương hiệu tốt đẹp trong lòng họ.
1.2 Xây dựng thương hiệu cá nhân
Đã bao giờ bạn từng thắc mắc rằng: tại sao khách hàng lại mua hàng của người này mà không phải của người khác? Ta có thể hiểu đơn giản là người mua hàng không chỉ mua mặt hàng đó mà còn mua cả người bán hàng, cụ thể hơn là hình ảnh, thương hiệu, câu chuyện, dịch vụ… tất cả những thứ liên quan đến người bán hàng hay còn gọi tắt là thương hiệu. Từ đó suy ra, nếu không có thương hiệu, bạn không có khả năng bán hàng được. Như Tommy Hilfiger – nhà thiết kế thời trang người Mỹ và là người sáng lập ra nhãn hiệu thời trang cùng tên đã nói: “Ngày hôm nay, THƯƠNG HIỆU là tất cả mọi thứ, tất cả các loại sản phẩm và loại hình dịch vụ - bất kể từ các công ty kế toán cho đến các nhà sản xuất giày – đều đang đi tìm cách làm thế nào để vượt qua ranh giới chật hẹp của các dòng sản phẩm cùng loại và trở thành một thương hiệu trên thị trường được xã hội bao quanh.” Hay như Tom Peters – tác giả bài viết “The brand called YOU” trên tạp chí Fast Company năm 1997 nói: “Bất kể tuổi tác, chức vụ hay loại hình kinh doanh mà chúng ta đang tham gia, tất cả cần phải hiểu được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu. Chúng ta là CEO trong công ty của chính mình. Trong việc kinh doanh ngày nay, công việc quan trọng nhất của ta chính là việc trở thành giám đốc tiếp thị cho thương hiệu YOU.”
Vậy thương hiệu cá nhân thực sự là gì? Thương hiệu cá nhân có thể được định nghĩa là: “Tổng hợp tất cả những ấn tượng, niềm tin và tri giác mà con người ta có về một cá nhân”. Xây dựng thương hiệu cá nhân thường có hai hình thức: một là xây dựng hình ảnh cá nhân thông qua mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè, công việc thực tế và môi trường sống xung quanh; hai là xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội (Youtube, Facebook, Google+, Twitter…). Đây là một công việc cần có thời gian và sự kiên trì tạo dựng nhưng sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích vì khi đứng càng cao trong xã hội, bạn càng cần định hình cho chính mình một thương hiệu cá nhân nổi trội. Đặc biệt là đối với những nhà lãnh đạo, thương hiệu cá nhân là
hình ảnh đặc trưng để người khác biết bạn là ai và nó cũng đại diện cho những gì bạn muốn chia sẻ. Thương hiệu cá nhân là thứ duy nhất không ai có thể lấy đi từ bạn, có chăng cũng chỉ có thể làm nó mất đi. Đây là thứ sẽ tồn tại và mang lại lợi ích cho bạn trong suốt sự nghiệp cũng như cuộc đời của mình.
Trong thời đại ngày nay khi sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa cá nhân với nhau ngày càng trở nên gay gắt thì việc sử dụng các mạng xã hội và công cụ truyền thông là một giải pháp không thể thiếu. Ở Việt Nam có một số kênh chúng ta cần phải “đánh” chủ chốt là Facebook và Youtube. Facebook hiện có thị phần và số lượng người dùng lớn nhất nhưng cũng vì vậy mà những công cụ cần sử dụng và những chính sách được áp dụng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook diễn ra chặt chẽ hơn nhiều. Chỉ cần có một hành động không đúng, bạn sẽ ngay lập tức nhận được cảnh báo từ mạng xã hội này. Hơn nữa, Facebook là “sân khấu” của quảng cáo nên bạn sẽ có ít không gian hơn để khẳng định thương hiệu của mình. Bên cạnh Facebook, Youtube là kênh truyền thông chiếm thị phần thứ hai trong thị trường Việt Nam và nó có một số ưu điểm lớn (so với cả Facebook) là miễn phí hoặc chỉ mất rất ít; thêm vào đó, bạn được quyền thử sai liên tục để biết được phương pháp nào hiệu quả, phương pháp nào không và nếu sai thì bạn cũng không mất gì nhiều ngoài một khoảng thời gian và công sức bỏ ra (xét trong trường hợp bạn không đầu tư vào những vật dụng tác nghiệp như: máy ảnh, máy tính...). Chưa dừng lại ở đó, Youtube không chỉ giúp bạn tiếp cận được những khách hàng đang có nhu cầu trực tiếp mà còn góp công trong việc đào tạo khách hàng để họ từ từ biết đến rồi tin tưởng bạn theo đúng quy tắc “Know - Like - Trust”. Vậy làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân trên Youtube?
Để xây dựng thương hiệu cá nhân trên Youtube, bạn cần làm theo những bước sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chọn một chủ đề mà mình đam mê, yêu thích, hiểu biết như một chuyên gia đồng thời nó phải có ích cho người khác, có giá trị cho cộng đồng và được nhiều người quan tâm. Ví dụ như: Internet marketing, du lịch, nuôi dạy con… Đây là cách giúp bạn định vị mình là ai, không chỉ trên Youtube nói riêng, trên mạng Internet nói chung mà còn trong cả cuộc sống bình thường.
Bước 2: Sáng tạo nội dung video
Bạn có thể làm video theo những cách sau:
- Tự quay màn hình (quay lại các bài giảng dưới dạng Powerpoint, bài hướng dẫn…)
- Livestream
- Tổ chức quay một video bằng điện thoại của mình - Thuê một đơn vị sản xuất ngoài
Thuê một đơn vị sản xuất ngoài là một phương thức khá đắt đỏ vì vậy nó chỉ dành cho những người có điều kiện kinh tế nhưng lại không có nhiều thời gian hoặc kỹ năng để tự thực hiện một video đẹp mắt, sắc nét đăng lên Youtube. Phần lớn mọi người vẫn sử dụng ba cách đầu vì chi phí phải tiêu tốn ít hơn.
Một số phần mềm bạn có thể sử dụng để quay và biên tập video như: Camtasia 9, Corel Studio X7, Adobe Premiere… Mỗi phần mềm đều có ưu và khuyết điểm riêng, vì vậy để có một video ưng ý, đạt chất lượng tốt nhất, lời khuyên cho bạn là hãy kết hợp sử dụng các phần mềm với nhau.
Bước 3: Xây dựng kênh Youtube
Để xây dựng một kênh Youtube, trước hết bạn cần chuẩn bị một tài khoản Gmail, sau đó đăng nhập, tự tạo kênh và trang trí cho
nó (avatar, banner, bố cục sắp xếp). Sau đó, để giúp tài khoản an toàn, hãy bổ sung thông tin mô tả kênh (giới thiệu nội dung kênh, thông tin sản phẩm, dịch vụ, website, địa chỉ, social, số điện thoại, liên hệ…), điền các nút social trên trang chủ. Bạn cũng cần bổ sung hình ảnh để thể hiện sự chuyên nghiệp và thiết lập các mặc định ban đầu cho kênh (trình quản lý video, kênh cùng với những mặc định cho video đã tải lên, thêm cả phần nâng cao).
Lưu ý: Chỉ khi xác minh kênh, bạn mới có thể đăng tải những video có độ dài trên 15 phút.
Bước 4: Upload video
Bạn cần tối ưu video trước, trong và sau khi up lên Youtube.
- Khi up video, bạn nên đổi tên video để nó chứa từ khóa cần làm SEO đồng thời thiết kế ảnh thumbnail đẹp và cũng nên chứa từ khóa cần SEO.
- Trong khi up video: Tiêu đề của bạn phải chứa từ khóa cần SEO, thậm chí phải giàu từ khóa. Bạn cũng cần mô tả một cách chi tiết hơn về video nói về vấn đề gì (chú ý: nếu nội dung video nói về một sản phẩm nào đó thì bạn phải mô tả thật tự nhiên ưu điểm của sản phẩm, đồng thời phía cuối phần mô tả nên có thông tin liên hệ như: website, số điện thoại, email và phải có nút kêu gọi ĐĂNG KÝ KÊNH, liên hệ với các video khác).
Trong phần Tag, bạn cũng nên nhập những từ khóa có liên quan.
- Sau khi up video: tải lên hình ảnh thumbnails có độ phân giải 1280x720 (với chiều rộng tối thiểu là 640 pixels).
Bước 5: SEO video lên top
- Tiêu đề: từ khóa SEO chứa khoảng 65 ký tự.
- Mô tả: chứa từ khóa, mô tả một cách chi tiết hơn về video nói về vấn đề gì, liên kết các video khác trong mô tả.
- Tags: nhập những từ khóa có liên quan.
- Liên kết video, đặt backlink, kéo traffic (lượt xem càng nhiều, càng lâu càng tốt).
- Nên gửi email tặng quà (video đã sản xuất ra) cho danh sách email của mình để có nhiều người xem, video dễ đạt TOP khi có đông người view.
Một vài lưu ý khi xây dựng kênh Youtube
- Áp dụng triệt để công thức 3Đ: Đúng, Đủ, Đều.
- Cần sản xuất video một cách đều đặn, cần lên lộ trình rõ ràng trong việc sản xuất video.
- Upload và tối ưu trên từng video clip để có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
- Nội dung video phải hay và hướng tới người dùng để họ xem lâu, xem đi xem lại, như vậy sẽ rất tốt cho SEO.
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn xây dựng thương hiệu cá nhân online một cách có hiệu quả thì bạn không thể chỉ sử dụng một kênh truyền thông vì nếu chỉ có Youtube, nó sẽ không có giá trị gì cả. Khi đánh một cụm từ khóa trên Google, những thông tin đầu tiên xuất hiện ra sẽ đến từ các trang mạng xã hội khác như: Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest... Vì vậy, muốn xây dựng cá nhân phải đồng thời thực hiện xây dựng trên các kênh thì mới có hiệu quả.
2. Kiếm tiền từ Youtube
Youtube cho phép mọi người tạo tài khoản và chia sẻ video do tự mình làm ra với tất cả mọi người. Do đó, bất cứ ai cũng có thể trở thành một Youtuber. Tuy nhiên, để trở thành một Youtuber thực thụ bạn cần là người sáng tạo nội dung và tuyệt đối không re-up1 lại các video khi chưa được cho phép. Bên cạnh đó cần tuân thủ các chính sách và nguyên tắc cộng đồng của Youtube.
1 Re-up là lấy video do người khác sáng tạo, sau đó đăng lên kênh Youtube của bạn để kiếm tiền.
Để có thể bật chức năng kiếm tiền trên Youtube, bạn cần đáp ứng những điều kiện sau: Số lượng người đăng ký: phải có từ 1000 người đăng ký trở lên; Lượng giờ xem: tối thiểu 4000 giờ xem trong 12 tháng qua.
Nếu đủ hai điều kiện này, bạn cần chờ thêm khoảng từ 15 - 30 ngày để Youtube xét duyệt. Đôi khi, thời gian chờ đợi sẽ kéo dài hơn. Để qua được vòng xét duyệt của Youtube, bạn cần tuân thủ những chính sách quy định của trang mạng xã hội này bao gồm:
- Tuân thủ chính sách bản quyền
Đây cũng là nguyên tắc mà rất nhiều người thường mắc phải. Quy định của Youtube là tất cả những nội dung trong video cả về âm thanh và hình ảnh bạn đăng tải phải do chính bạn tạo ra. Nếu có sử dụng nội dung của người khác thì phải được sự cho phép của chủ sở hữu hoặc những nội dung miễn phí bản quyền
- Tuân thủ các nguyên tắc cộng đồng
Youtube ngày càng siết chặt hơn việc tuân thủ các nguyên tắc cộng đồng. Nếu vi phạm, video, thậm chí kênh của bạn có thể bị xóa vĩnh viễn khỏi nền tảng này.
Cũng như Google hay các nền tảng truyền thông khác, việc tuân thủ những yêu cầu và nguyên tắc cộng đồng trong khi khởi tạo chiến dịch quảng cáo sẽ giúp chiến dịch của bạn có thể chạy
mượt mà hơn. Thực tế, cho dù nội dung của bạn có hay và xuất sắc đến đâu, tất cả cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn vi phạm Nguyên tắc cộng đồng của Youtube. Do đó, hãy tìm hiểu về chúng trước khi bắt tay vào làm là lời khuyên tốt nhất dành cho bạn. Dưới đây là những nội dung vi phạm Nguyên tắc cộng đồng của Youtube mà bạn cần tránh:
● Ảnh khỏa thân hoặc nội dung khiêu dâm
Cũng giống Google, Youtube luôn muốn cung cấp cho khán giả những nội dung lành mạnh, do vậy những nội dung khỏa thân hoặc khiêu dâm sẽ bị cấm trên nền tảng này cho dù đó là video của chính bạn. Thêm vào đó, Youtube còn khuyến khích mọi người báo cáo và khiếu nại về những nội dung này nếu vô tình bắt gặp chúng.
Bên cạnh đó, nội dung khiêu dâm có trẻ vị thành niên và nội dung xâm hại tình dục trẻ vị thành niên cũng không được phép xuất hiện trên Youtube. Nếu những nội dung này xuất hiện, Youtube sẽ báo cáo chúng đến Trung tâm quốc gia về trẻ em bị mất tích và bị lợi dụng, tổ chức này sẽ làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật trên toàn cầu và đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp.
● Nội dung gây hại hoặc nguy hiểm
Youtube không cho phép bạn đăng các video có nội dung khuyến khích người khác làm những việc có thể khiến họ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em. Bạn sẽ không được đăng tải những nội dung nếu chúng trùng với những mô tả như dưới đây: hướng dẫn giết người hoặc gây thương tích, chế tạo hoặc sử dụng thuốc ma túy cực mạnh, những thử thách cực kỳ nguy hiểm, những trò đùa nguy hiểm hoặc đe dọa, chứng rối loạn ăn uống, sự kiện bạo lực, hướng dẫn trộm cắp, hướng dẫn xâm nhập và lừa đảo.
Những video có nội dung như trên có thể bị Youtube giới hạn độ tuổi hoặc bị xóa tùy theo mức độ nghiêm trọng của chúng. Tuy nhiên, Youtube có thể cho phép bạn đăng video mô tả hành vi nguy hiểm nếu mục đích chính của video đó là giáo dục, cung cấp tư liệu, phục vụ khoa học hoặc nghệ thuật (EDSA) và không chứa hình ảnh phản cảm vô cớ. Ví dụ: Bạn cung cấp tin tức về các mối nguy hiểm của việc nhịn thở sẽ được coi là phù hợp nhưng việc đăng các đoạn video có ngữ cảnh không liên quan gì đến cùng một bộ phim tài liệu có thể không phù hợp.
● Nội dung gây kích động thù địch
Dù bạn được thoải mái thể hiện quyền tự do ngôn luận trên các video đăng tải lên Youtube, nhưng Youtube sẽ không hỗ trợ nội dung quảng bá hay dung túng hành vi bạo lực chống lại cá nhân hoặc nhóm người nào đó dựa trên chủng tộc, nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, tình trạng khuyết tật, giới tính, tuổi tác, quốc tịch, tình trạng cựu chiến binh hay khuynh hướng tình dục/bản dạng giới hoặc những nội dung có mục đích chính là kích động thù địch. Đây có thể là hành động tinh vi nhằm thực hiện nhiều mục đích nhưng nếu mục đích chính là công kích một nhóm được bảo vệ thì nội dung này đã đi quá giới hạn.
● Nội dung bạo lực
Bạn không nên đăng những nội dung bạo lực làm người xem cảm thấy ghê sợ hoặc những nội dung khuyến khích người khác thực hiện hành vi bạo lực trên Youtube. Chẳng hạn, xúi giục người khác thực hiện hành vi bạo lực nhằm chống lại cá nhân hoặc một nhóm người nhất định, cảnh đánh nhau có sự tham gia của trẻ vị thành niên, các cảnh quay gây ám ảnh, sợ hãi như: tai nạn giao thông, các vụ tấn công thảm khốc, tra tấn, biểu tình, cướp giật…
Chính sách này áp dụng cho video, nội dung mô tả video, nhận xét, sự kiện phát trực tiếp và bất kỳ sản phẩm hoặc tính năng
nào khác của Youtube.
● Quấy rối và đe dọa trên mạng
Bạn không được đăng video và nhận xét có nội dung lăng mạ trên Youtube. Nếu hành vi quấy rối vượt quá giới hạn và trở thành hành vi công kích ác ý thì bạn có thể bị báo cáo và Youtube sẽ xóa nội dung đó của bạn. Còn nếu một số người dùng tỏ ra hơi nhỏ nhen hoặc gây khó chịu cho bạn thì bạn chỉ nên bỏ qua, không nên chú ý gì đến họ.
● Spam hoặc các siêu dữ liệu gây lừa đảo
Thực tế, không ai thích spam cả. Vì vậy, bạn không nên tạo mô tả, thẻ, tiêu đề hoặc hình thu nhỏ gây hiểu lầm nhằm tăng số lượt xem. Bạn cũng không nên đăng số lượng lớn nội dung không có đối tượng mục tiêu cụ thể, không phải là nội dung mà người xem mong muốn hoặc nội dung lặp đi lặp lại, bao gồm cả nhận xét và tin nhắn riêng tư chỉ để đạt mục đích câu view hoặc câu like trên Youtube. Bên cạnh đó, Youtube cũng cấm các nội dung đưa ra những lời hứa cường điệu, chẳng hạn như tuyên bố rằng người dùng có thể làm giàu nhanh chóng hoặc có một phương pháp điều trị thần kỳ có thể chữa khỏi các bệnh mãn tính (như ung thư).
● Nội dung mang tính đe dọa
Nếu nội dung video bạn sản xuất có sự xuất hiện của các hành vi như trấn lột, đeo bám, đe dọa, quấy rối, hăm dọa, xâm phạm sự riêng tư, tiết lộ thông tin cá nhân của người khác và kích động người khác thực hiện hành vi bạo lực hoặc vi phạm Điều khoản Sử dụng đều được xem là rất nghiêm trọng. Bất kỳ ai bị phát hiện đang thực hiện những hành vi này có thể bị cấm vĩnh viễn khỏi Youtube.
● Nội dung liên quan đến bản quyền
Dù bạn đang hoạt động ở lĩnh vực nào đi chăng nữa thì những yêu cầu về bản quyền luôn là một yếu tố quan trọng mà bạn cần phải tôn trọng. Trên Youtube cũng vậy, bạn có nghĩa vụ và trách nhiệm phải tôn trọng bản quyền và chỉ được phép tải lên video do chính mình tạo ra hoặc có quyền sử dụng. Điều này có nghĩa là không được tải lên những video không phải do bạn tạo ra hoặc sử dụng nội dung do người khác sở hữu bản quyền trong video của bạn, chẳng hạn như bản nhạc, trích đoạn chương trình có bản quyền hay video do người khác tạo ra mà chưa có được sự cho phép cần thiết.
● Yêu cầu bảo mật
Bảo mật là yếu tố giữ cho tài khoản được an toàn. Trên Youtube, bạn cũng sẽ được họ bảo vệ về quyền riêng tư như bất kỳ nền tảng truyền thông nào khác. Nếu bạn bắt gặp ai đó đăng đoạn video của mình, hãy yêu cầu họ tháo gỡ. Nếu không thể yêu cầu họ tháo gỡ bài, hãy báo cáo video đó, Youtube sẽ can thiệp và giúp bạn xóa bài đăng theo Nguyên tắc bảo mật.
● Nội dung mạo danh
Hãy lưu ý, những nội dung mạo danh một người hoặc kênh không được phép xuất hiện trên Youtube. Youtube cũng thực thi các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu. Nếu một kênh hoặc nội dung trong kênh gây nhầm lẫn về nguồn hàng hóa và dịch vụ được quảng cáo thì nội dung đó không được phép xuất hiện.
● Nội dung phải đảm bảo an toàn cho trẻ em
Youtube không cho phép bạn đăng tải những nội dung gây hại đến sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ vị thành niên, cụ thể: những nội dung khiêu dâm về trẻ vị thành niên, các hành động gây hại hoặc nguy hiểm có liên quan đến trẻ vị thành niên, nội dung gây đau buồn về mặt tinh thần đối với trẻ vị thành niên, nội dung gây hiểu lầm, nội dung cho gia đình nhưng lại khai thác chủ đề về tình dục, bạo lực, khiêu dâm hoặc các chủ đề
ụ ạ ự ặ
khác dành cho người lớn và không phù hợp với khán giả nhỏ tuổi, bắt nạt qua mạng và quấy rối có liên quan đến trẻ vị thành niên. Youtube khuyến khích bạn báo cáo những nội dung tương tự để họ sớm giải quyết chúng.
Nếu nội dung video của bạn vi phạm chính sách này, Youtube sẽ xóa video đó và gửi email thông báo nếu đó là lần đầu bạn vi phạm và với lần vi phạm này kênh của bạn sẽ không bị phạt. Nhưng nếu đây không phải lần đầu tiên thì Youtube sẽ đưa ra cảnh cáo đối với kênh của bạn và sau 3 cảnh cáo kênh của bạn sẽ bị xóa hoàn toàn.
Khi kênh đã bật tính năng kiếm tiền, quảng cáo sẽ hiển thị trên các video của bạn. Số tiền bạn kiếm được sẽ dựa trên số lượt click vào quảng cáo của người xem. Bạn sẽ nhận được tiền từ Youtube thông qua tài khoản adsense. Khi đạt giới hạn thanh toán tối thiểu là 100$, adsense sẽ chuyển tiền cho bạn qua Western Union và bạn có thể nhận tại ngân hàng.
Vậy các Youtuber kiếm tiền từ Youtube như thế nào?
Dưới đây là một số cách cơ bản để giúp bạn có thể kiếm tiền từ Youtube:
2.1. Bán sản phẩm trên Youtube
Là mạng xã hội về video với gần 2 tỷ người dùng hoạt động, Youtube là kênh hiệu quả cho người bán giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình tới khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những video trên Youtube sẽ được Google đưa vào trang tìm kiếm của mình, đây là lợi thế rất lớn của trang mạng xã hội này trong việc tiếp thị sản phẩm. Thêm vào đó, ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và các phương tiện truyền thông, video với âm thanh, hình ảnh sống động đang tỏ ra nhiều ưu thế hơn so với các loại hình khác như hình ảnh hay text. Lượng người truy cập và tiếp nhận thông tin trên các video đang ngày càng gia tăng nhanh chóng.
g g
Youtube là kênh marketing sản phẩm miễn phí và hiệu quả cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp bán hàng ở nhiều quy mô khác nhau. Dù bạn có là một cá nhân mới tập bán hàng trên mạng hay những doanh nghiệp quy mô toàn cầu, bán hàng trên Youtube là lựa chọn bạn không nên bỏ qua.
Một cách bán hàng trên Youtube thường gặp là đăng tải các video có nội dung liên quan đến sản phẩm mà bạn bán. Những video này có thể cung cấp thông tin, hiểu biết đến khán giả về sản phẩm này, trả lời những câu hỏi họ thường gặp phải hay những thông tin mà họ cảm thấy thú vị. Trong nội dung video hoặc phần mô tả, bạn hãy để lại các thông tin về Facebook, Fanpage, website, số điện thoại, địa chỉ… để khách hàng có thể liên hệ khi họ có nhu cầu cung cấp thêm về sản phẩm hoặc mua hàng.
Giả sử bạn đang kinh doanh các sản phẩm về làm đẹp dành cho phụ nữ, một gợi ý rất thú vị là hãy lập kênh Youtube về chủ đề làm đẹp. Trong đó, bạn có thể review những sản phẩm, công nghệ làm đẹp đang hot, những gì bạn đã trải nghiệm hoặc đang bán. Hãy biến kênh của mình thành một địa chỉ cung cấp thông tin về làm đẹp uy tín dành cho chị em phụ nữ. Sau mỗi video, bạn đừng quên gắn link địa chỉ nơi khách hàng có thể mua sản phẩm online hoặc offline.
Hãy cùng phân tích một case study thực tế để thấy được khả năng bán hàng thông qua Youtube
Điển hình với hình thức sử dụng kênh Youtube để bán sản phẩm của mình có thể kể đến kênh Youtube của Changmakeup - chuyên về làm đẹp cho phái nữ. Mỗi video của Changmakeup đạt trung bình …. lượt xem. Bên cạnh với mục đích chia sẻ kiến thức làm đẹp, Changmakeup sẽ giới thiệu, bán những sản phẩm của chính mình như son OFÉLIA.
Khi người xem xem video này, họ có thể đặt mua son thông qua trang web của OFÉLIA.
2.2 Tham gia vào mạng lưới Affiliate
Kiếm tiền trên Youtube cũng có thể thực hiện qua hình thức Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing). Affiliate là hình thức tiếp thị liên kết giữa nhà quảng cáo và các publisher thông qua việc đặt link sản phẩm/website Công ty tại các nội dung truyền thông của publisher. Khi quyết định trở thành publisher trong mạng lưới tiếp thị liên kết, bạn sẽ cho phép các tổ chức, cá nhân sở hữu website, tài khoản mạng xã hội và đặt đường link bán hàng của doanh nghiệp lên trang Youtube của mình. Khi người xem nhấp chuột vào liên kết để xem, điền thông tin vào form, cài đặt một ứng dụng hay quyết định mua hàng, doanh nghiệp sẽ chuyển tiền hoa hồng tới các đơn vị trung gian. Các đơn vị trung gian sẽ chi lại một phần cho bạn, hoặc bạn sẽ nhận trực tiếp từ nhà quảng cáo mà không thông qua đơn vị này. Điều đặc biệt là nó không phụ thuộc vào lượt xem mà ở lượng người click
mua hàng. Đối với kênh nổi tiếng, ngoài danh thu kiếm được từ lượt xem, họ còn có thể kiếm thêm nhờ các hợp đồng quảng cáo, đánh giá sản phẩm từ các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nào nữa.
Affiliate là hình thức marketing đang ngày càng trở nên phổ biến bởi những ưu điểm của nó đối với nhà quảng cáo và những publisher. Ở phía các publisher, những ưu việt nổi bật có thể kể ra là:
- Không cần sở hữu sản phẩm/dịch vụ
- Không mất chi phí vận chuyển, chăm sóc khách hàng - Chi phí ban đầu thấp
- Có cơ hội rèn luyện các kỹ năng marketing thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm/dịch vụ
- Được hưởng mức hoa hồng hấp dẫn
Công việc của bạn lúc này chỉ còn là sáng tạo nội dung chất lượng và tăng traffic về kênh của mình.
Nếu bạn là một người yêu mỹ phẩm và thường xuyên mua hàng online, có thể bạn cũng biết tới kênh Youtube Trinh Meow. Đây là channel chuyên chia sẻ những kinh nghiệm về làm đẹp, review các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm. Đối tượng khán giả hướng đến chính là phụ nữ trong nhóm tuổi từ 15 đến 40. Thông qua những video của mình, Trinh Meow không chỉ có thu nhập tốt từ lợi ích quảng cáo được Youtube chia sẻ mà còn thông qua việc liên kết với các shop mỹ phẩm. Cụ thể, Trinh Meow gắn link những sản phẩm mình review trong nội dung video vào phần mô tả, và nhận hoa hồng từ cửa hàng hoặc nhãn hàng mỗi khi có khách hàng mua sản phẩm thông qua các link này. Với hơn 90 nghìn lượt đăng ký theo dõi, đây có thể xem là
một trong những Youtuber khá thành công khi làm Affiliate trên nền tảng mạng xã hội này.
2.3 Kiếm tiền từ quảng cáo khi trở thành partner của Youtube
Việc chia sẻ lợi nhuận từ quảng cáo cho các partner (đối tác) là một trong những chính sách quan trọng giúp Youtube có tốc độ phát triển chóng mặt và trở thành một trong những mạng xã hội có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Ở phía các partner tham gia, sản xuất các video trên Youtube trở thành một nghề kiếm sống, thậm chí làm giàu. Partner của Youtube hay còn gọi là Youtuber là những người sáng tạo nội dung và chia sẻ chúng trên mạng xã hội này. Trong số đó, những người chia sẻ các video ghi lại cuộc sống thường nhật, quan điểm, kinh nghiệm của chính mình được gọi là các vlogger.
Trở thành Youtube partner là cách kiếm tiền phổ biến nhất trên nền tảng mạng xã hội này. Youtube sẽ chấp nhận khi kênh của bạn được phép bật kiếm tiền (điều này có nghĩa bạn phải đáp ứng những điều kiện mà Youtube đề ra). Lúc này, quảng cáo sẽ được hiển thị trên các video của bạn. Số tiền sẽ được tính trên số lượt click vào quảng cáo của người xem. Bạn có thể nhận tiền thông qua tài khoản Adsense (hoặc qua Western Union hay chuyển khoản ngân hàng trong nước, nhưng tối thiểu phải đạt giới 100 USD).
2.4 Kiếm tiền từ sự ủng hộ của người xem
Bạn có thể kêu gọi người xem ủng hộ tiền trực tiếp cho mình ngay trong nội dung video, hay phần mô tả thay vì quảng cáo.
Youtuber không phân biệt tuổi tác và giới tính bởi những chủ đề sản xuất video là vô hạn. Cậu bé triệu phú Ryan chính là động lực cho bạn. Ryan, 7 tuổi, chính là chủ sở hữu của kênh Youtube review đồ chơi cho trẻ em nổi tiếng thế giới Ryan ToysReview. Theo thống kê của tạp chí Forbes, kênh Youtube này đã vươn từ vị trí thứ 8 lên đứng đầu trong danh sách các ngôi sao Youtube kiếm được nhiều tiền nhất năm 2018. Năm 2015, Ryan khi đó 4 tuổi, là một fan hâm mộ của những video đánh giá đồ chơi trên mạng. Một ngày, cậu nói với bố mẹ rằng tại sao mình lại không tự quay những video như vậy. Sau đó, bố mẹ của Ryan đã thành lập kênh Ryan ToysReview, quay và đăng tải các video đều đặn hằng ngày từ tháng 3 năm 2015. Sau 3 năm, đến tháng 6/2018, kênh Youtube này đã mang về cho gia đình Ryan 22 triệu đô, chỉ
tính 6 tháng đầu năm 2018. Ryan ToysReview đổi tên thành Ryan’s World đến nay đã có hơn 22 triệu lượt người theo dõi trên toàn thế giới.
2.5 Kiếm tiền từ quảng cáo trực tiếp
Nếu kênh của bạn đã có một lượng người đăng ký và người xem lớn, điều này có nghĩa bạn đã có sức ảnh hưởng lên một cộng đồng nào đó. Khi đó, có thể các nhãn hàng sẽ liên hệ với bạn để quảng cáo cho thương hiệu của họ. Đây chính là cách giúp bạn kiếm nhiều tiền nhất, video càng nhiều người xem thì thương hiệu càng trả bạn nhiều tiền.
3. Những lưu ý cho người mới bắt đầu
- Đừng tập trung quá nhiều vào thu nhập thay vì sự ảnh hưởng: Sự ảnh hưởng được xây dựng dựa trên niềm tin, giá trị, kết nối và mối quan hệ với mọi người vì người xem thường có xu hướng tin tưởng vào những người đã có sự ảnh hưởng nhất định và có người xem khác được hưởng lợi từ những lời khuyên của Youtuber đó. Chính vì thế, không có sự ảnh hưởng, bạn chẳng thể tác động đến ai cả. Lời khuyên được đưa ra là: Đừng bắt đầu với Youtube vì lý do tài chính, bạn nên tạo dựng ảnh hưởng trước, tạo ra những nội dung có giá trị xây dựng cộng đồng rồi cuối cùng mới nghĩ đến kiếm tiền. Tuy nhiên, vẫn có những người thiếu trung thực, đi đường tắt hòng “vắt” túi người xem (dù đây chỉ là số ít) và chắc chắn kênh Youtube của những người này sẽ không tồn tại lâu được.
- Sau khi xác định rõ mình làm Youtube không phải xuất phát từ mục đích tài chính, vậy bạn định chia sẻ cho người xem những gì, động cơ làm Youtube của bạn là gì? Bạn có thể truyền tải bất cứ chủ đề nào (trừ những chủ đề bị cấm nằm trong Nguyên tắc cộng đồng của Youtube) nhưng chắc chắn nó phải có mục đích rõ ràng. Một khi tìm được động cơ (động lực) chính xác, bạn sẽ
có thể làm rõ được ba yếu tố giúp cho kênh Youtube của mình thành công và đi xa hơn nữa. Ba yếu tố đó là:
● Phạm vi chủ đề mà video sẽ nói về
● Đối tượng mục tiêu mà video nhắm tới
● Lý do người dùng nên xem video của bạn
- Sau khi xác định được động cơ, bạn cần đặt ra những mục tiêu và cột mốc quan trọng để phấn đấu và tiến bộ. Một mục tiêu, cột mốc hiệu quả phải đo lường được: có đạt được kết quả bạn mong muốn hay không? Nếu đạt thì đạt bao nhiêu phần trăm? Thời gian thực tế của mục tiêu không quá ngắn hoặc quá dài và quan trọng đó phải là mục tiêu bạn kiểm soát được, tức là nó phải nằm trong khả năng thực hiện của bạn chứ không phải là những hy vọng xa vời.
- Tiếp đó, bạn cũng phải quyết định xem lịch sản xuất của mình, tức là tầm bao lâu thì bạn sẽ ra một video mới? Có thể là mỗi ngày (đối với vlog và Let’s Plays), mỗi tuần (đối với nghiên cứu), mỗi tháng (đối với các skit chất lượng cao). Có một điều mà bạn đặc biệt phải lưu ý là lượng đăng tải video mới mỗi ngày trên Youtube có thể lên đến hàng tỷ, thậm chí là nhiều hơn và việc chậm đăng video có thể là lý do khiến khán giả quên đi bạn hoặc tệ hơn là bỏ theo dõi kênh. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể sản xuất một video chất lượng đồng thời ra video đều đặn, lý tưởng nhất là cập nhật video mới mỗi ngày (điều này còn tùy thuộc vào khả năng, sức sáng tạo cũng như lịch trình riêng của bạn).
- Giữa hàng tỷ video mới mỗi ngày, làm thế nào để người dùng xem video của bạn mà không phải của người khác? Bí quyết là bạn phải tự tạo cho kênh của mình “chất và phong cách” riêng, không lẫn với ai khác. Hãy cung cấp cho người dùng những “món ăn” lành mạnh nhưng không kém phần hấp dẫn bằng cách: đặt tiêu đề thông minh, định dạng nhất quán, hình đại diện cho video thu hút.
ệ
Trong trường hợp kênh có liên quan đến âm thanh, bạn cần phát âm rõ ràng, giọng nói tự tin, không nói ngọng, nói lắp, phát ra âm thanh khiến người xem khó chịu. - Để sản xuất ra một video, bạn không chỉ cần có nội dung hay mà còn cần phải có những thiết bị tối thiểu để sản xuất ra một video hoàn chỉnh với chất lượng tốt. Bạn sẽ cần có: một máy ảnh (hoặc điện thoại thông minh); chân máy (Tripod); microphone; màn hình xanh lá cây để thay đổi nền video và phần mềm chỉnh sửa video, chụp ảnh màn hình (cần thiết với những video có liên quan đến nội dung từ màn hình).
- Nếu muốn thành công, bạn phải tự quảng cáo cho video của mình để được nhiều người biết tới. Đơn giản nhất là bạn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau để quảng bá cho kênh Youtube của mình. Một cách khác là chia sẻ nội dung tốt nhất trên kênh của bạn lên những diễn đàn lớn có nội dung liên quan nhưng lưu ý là đừng chia sẻ quá thường xuyên, sẽ dễ dàng bị cấm. Bạn cũng có thể cộng tác với một Youtuber khác để liên kết và mở rộng địa chỉ liên hệ khiến người xem biết đến bạn nhiều hơn. Còn nếu như thực sự “vững” về kinh tế, bạn có thể chạy chương trình tặng kèm liên quan.
Có một điều bạn phải ghi nhớ rằng: quảng bá kênh là một trận chiến dài hơi, có thể mất vài tháng, thậm chí vài năm để thành công. Hãy kiên trì và tin tưởng trong suốt thời gian đó thì cuối cùng bạn cũng sẽ nhận được những kết quả xứng đáng.
- Đừng để các cơ hội kiếm tiền che lấp đi những gì tốt nhất cho khán giả: Nếu kênh của bạn đủ to lớn, uy tín và số người theo dõi đủ để có một nhãn hàng tìm tới nhờ bạn quảng cáo sản phẩm cho họ thì lời khuyên được đưa ra là bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi nhận lời. Hãy đảm bảo rằng sản phẩm của họ phù hợp với khán giả, liên quan đến nội dung kênh của bạn và đặc biệt phải mang những giá trị nhất định cho người xem. Nếu không, bạn sẽ mất đi sự tin tưởng của người hâm mộ. Ví dụ: Một kênh với nội dung liên quan đến làm đẹp chỉ nên nhận quảng
cáo sản phẩm như mỹ phẩm, quần áo… chứ đừng nhận giới thiệu những sản phẩm không liên quan như sản phẩm công nghệ: điện thoại, tai nghe, máy tính…
Lưu ý: Giá trị trong mỗi video luôn là yếu tố phải được đặt lên trên hết. Bạn phải cung cấp những thông tin giá trị đến người xem, bất kể các cơ hội kiếm tiền đang đặt ngay trước mặt.
Chương III
CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG NỘI DUNG TRÊN YOUTUBE
1. Xác định đối tượng khách hàng
M
ục đích khi xây dựng Youtube - nền tảng video lớn nhất thế giới là giúp người dùng tìm kiếm và khám phá những nội dung mà họ đang quan tâm. Chính vì vậy,
trước khi tạo chiến lược xây dựng nội dung cho kênh Youtube của bạn, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ lý do mình lập kênh Youtube là gì? Bạn sẽ tiếp cận đối tượng nào?
Nếu bạn muốn duy trì tương tác với khán giả trong thời gian dài, bạn cần hiểu rõ mong muốn và nhu cầu của họ thông qua nhân khẩu học đối tượng. Như bạn đã biết, nhân khẩu học của khán giả có thể được phân loại theo độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, trình độ học vấn, chủng tộc, tôn giáo, sở thích, nghề nghiệp, máy tính hoặc thiết bị công nghệ, loại xe họ đi, chương trình TV họ thường xem, sách hoặc tạp chí yêu thích của họ và một loạt các yếu tố khác mà bạn xác định là quan trọng cho việc phân tích thị hiếu của khán giả. Hãy khám phá điều gì giúp người xem có thể kết nối với thương hiệu của bạn. Bạn cần biết họ muốn gì để đưa ra những nội dung liên quan tới họ. Và những vấn đề của họ liệu có được giải quyết khi xem video của bạn, hay họ chỉ tìm đến bạn qua những mẩu quảng cáo vui mắt, vui tai. Hãy trả lời thật kỹ những câu hỏi trên bởi chúng thật sự rất hữu ích trong việc giúp bạn xác định đối tượng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa họ và thương hiệu của bạn. Nếu có thể làm tốt những điều trên, bạn sẽ xác định được các phương pháp tốt nhất để sử dụng Youtube
vào trong video của mình để phục vụ tốt nhất cho mong muốn và nhu cầu của khán giả đó.
Ví dụ: Bạn có thể xác định rằng đối tượng mục tiêu của mình bao gồm những người đàn ông độc thân ở độ tuổi từ 18 đến 24, còn đi học hoặc đã ra trường, có sở thích là bóng đá. Bạn có thể kết hợp bất kỳ tiêu chí hoặc đặc điểm được đề cập trước đó để tạo danh sách riêng mà bạn tin rằng chúng sẽ target chính xác đối tượng mục tiêu của mình. Bạn càng biết nhiều về khán giả của mình đồng thời xác định rõ ràng nhóm người này, thì việc sản xuất video thu hút họ sẽ càng dễ dàng và bạn có thể quảng bá video của mình đến nhóm này theo cách hiệu quả mà tối ưu về chi phí nhất có thể.
Ngoài việc xác định đối tượng của bạn thông qua phân tích nhân khẩu học cơ bản, hãy suy nghĩ một cách chính xác về những người tạo nên khán giả Youtube của bạn:
● Họ có hiểu biết về công nghệ không?
● Họ sử dụng thiết bị máy tính nào?
● Họ thường xem video Youtube khi nào và ở đâu? ● Tại sao họ xem video Youtube?
● Họ có hoạt động trên các dịch vụ truyền thông xã hội khác không?
● Một số cách tốt nhất để giao tiếp với khán giả của bạn bên ngoài Youtube là gì?
Khi video của bạn được xuất bản trực tuyến trên Youtube, bạn có thể xác định ai đang xem chúng, xem trên thiết bị nào bằng cách sử dụng các công cụ đo lường Analytics miễn phí. Ngoài việc giúp bạn lập kế hoạch cho các video tiếp theo của mình, thông tin do Analytics cung cấp có thể giúp bạn tương tác hiệu
quả hơn với người đăng ký kênh và người xem video. Nó cũng có thể cho bạn biết những thông tin nếu người xem có thông tin nhân khẩu học khác so với dự đoán của bạn. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiến lược truyền thông và lập kế hoạch cho video tiếp theo của mình.
Dựa trên kết quả thu được thông qua việc đo lường Analytic, bạn cần tập trung và điều chỉnh nội dung để nhắm đến đối tượng mục tiêu bạn thực sự tiếp cận, chứ không phải là đối tượng bạn dự định tiếp cận. Bên cạnh đó, hãy phát triển loại nội dung thu hút khán giả mục tiêu và đối tượng mới mà video đã thu hút được. Khi nói đến việc mở rộng đối tượng, các công cụ Analytics có thể giúp bạn theo nhiều cách. Bạn có thể sử dụng các công cụ này để xác định ai đã đánh giá cao nội dung của bạn, thời gian nội dung của bạn được truy cập thường xuyên nhất, nội dung được truy cập từ đâu và cụ thể đối tượng thực sự của bạn là ai.
Kết quả dữ liệu Analytic cũng hữu ích khi cố gắng xác định các cách để cải thiện nội dung của bạn, bởi vì bạn có thể xác định chính xác thời gian mọi người xem video của mình, thời điểm họ nhấp vào video của bạn (nếu họ không xem chúng đến cuối) và những hành động mà người xem đang thực hiện để phản hồi lại video của bạn. Do đó, bạn có thể dễ dàng xem xét xem liệu lời kêu gọi hành động của mình có hoạt động tốt hay không. Thông tin này có thể được sử dụng để giúp bạn tạo ra nhiều nội dung nhắm đến đúng mục tiêu và quảng bá chúng hiệu quả hơn trong tương lai. Bằng cách nghiên cứu dữ liệu Analytics (phân tích) liên tục, bạn có thể khám phá ra một lượng khán giả lớn và tiềm năng, thu hút và giữ chân họ, khiến họ trở thành khán giả trung thành của mình.
2. Tìm chủ đề, ý tưởng chiến lược
Lựa chọn chủ đề có nội dung phù hợp với đối tượng mục tiêu bạn nhắm tới là một yếu tố không thể bỏ qua. Dưới đây là một
số cách giúp bạn tìm ra chủ đề cho kênh Youtube của mình: 2.1 Chọn chủ đề đúng với sở trường, sở thích cá nhân
Để thành công trên Youtube, bạn cần phải kiên trì. Mà để có sự kiên trì thì nội dung - chủ đề của kênh phải gắn liền với đam mê của bản thân. Hãy phát huy điểm mạnh của bạn ngay trên kênh Youtube, hãy xem xét một cách nghiêm túc về tài năng và sở thích của bản thân. Khi bạn đủ tự tin và có khả năng giải quyết một vấn đề hay một lĩnh vực nào đó, thì đây là cách bạn nên làm. Bởi khi đã chọn được chủ đề mà bạn yêu thích, thì việc phát triển kênh là vô cùng dễ dàng và có khả năng cao bạn sẽ làm tốt vì bạn hiểu được người xem mong muốn điều gì. Khi đã chọn được chủ đề chính rồi, bạn có hàng tá cách để khai thác nó ví dụ như tìm kiếm từng chủ đề cụ thể cho từng video của mình.
Cụ thể, bạn thực sự nổi trội khi chơi các trò chơi và bạn muốn thể hiện năng lực chơi game của mình, vậy tại sao bạn không tự xây dựng một kênh Youtube để vừa có thể chơi game, vừa có thể kiếm tiền bằng cách quay lại màn hình trong lúc chơi để hướng dẫn cách chơi cho những người có cùng sở thích với bạn. Bạn là một người yêu thích thể dục, bạn có thể chia sẻ kiến thức của mình bằng cách tạo các video hướng dẫn về sức khỏe và thể lực. Bạn là người có đam mê và kiến thức về mỹ phẩm, bạn sẽ bắt tay vào khai thác các nội dung xoay quanh chủ đề này, như hướng dẫn mọi người make up theo nhiều phong cách, chủ đề khác nhau, hay review, chia sẻ kiến thức chăm sóc da… Nếu bạn là một chuyên gia bất động sản, bạn có thể chia sẻ những kiến thức liên quan đến bất động sản như xu hướng, thị trường, ngành, cách phân tích và lựa chọn bất động sản tốt, cách mua bán bất động sản… Hay nếu bạn là người yêu thích lĩnh vực Digital Marketing, bạn hãy chia sẻ những kiến thức liên quan đến lĩnh vực Digital, marketing Facebook, Zalo, Email, Instagram… Dù thế nào đi chăng nữa, bạn có thể chuyển đổi các kỹ năng hiện tại của mình thành các video chất lượng, hấp dẫn mà mọi người sẽ muốn xem.
Lựa chọn chủ đề đúng với sở thích, kiến thức của mình, giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân và kiếm thêm được nhiều tiền thông qua những quảng cáo được tài trợ trong video của bạn.
Lưu ý: Muốn thành công, bạn cần khoanh vùng và thu hẹp chủ đề của mình càng cụ thể càng tốt, không nên lựa chọn những chủ đề có phạm vi quá rộng.
2.2 Chọn chủ đề theo nhu cầu người xem
Việc chọn chủ đề có nhiều người quan tâm chính là cách giúp bạn kiếm được nhiều sự chú ý, vì càng nhiều người quan tâm đồng nghĩa với càng nhiều lượt người xem và lượt hiển thị quảng cáo càng nhiều.
Chủ đề về review sản phẩm cũng đang được rất nhiều người quan tâm tới. Bạn có thể tạo một kênh Youtube để nêu lên những cảm nhận cá nhân về những ưu, nhược điểm của các sản phẩm, ví dụ như điện thoại hay bất cứ sản phẩm công nghệ nào khác. Hình thức này không chỉ giúp bạn kiếm được tiền qua Google adsense mà còn nhận được tiền hoa hồng thông qua việc tiếp thị liên kết, thậm chí là tài trợ từ những đơn vị quảng cáo.
2.3 Chọn chủ đề theo trend
Nhiều ý kiến cho rằng Youtube hiện nay cần cập nhật xu hướng thì mới trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên, để xây dựng nội dung đã khó, bắt kịp xu hướng lại càng khó hơn. Các dạng parody, Vlog, đánh giá (review), du lịch… hiện đang là xu hướng được rất nhiều người yêu thích. Những video theo chủ đề này không những nhận được sự đón nhận của các thành viên cũ đã đăng ký, mà còn thu hút được nhiều đối tượng xem mới vì video dễ dàng xuất hiện trên gợi ý khi người dùng tìm kiếm.
Có thể thấy hiện nay, rất nhiều bạn trẻ đã tạo dựng cho mình một kênh Youtube riêng để có thể chia sẻ những quan điểm
sống hay lên án những vấn đề của xã hội. Hành động này không chỉ mang đến cho họ sự nổi tiếng mà còn cả thu nhập từ Google adsense và những quảng cáo tài trợ trong video.
Năm 2019, đi đến đâu cũng thấy giới trẻ nhắc đến “Chủ tịch … chủ tịch”,“Đừng bao giờ khinh thường người khác”... có thể nói đây là trend hot nhất thời điểm đó và thu hút số lượng người xem cực lớn. Hay video phản ứng Reaction cũng đang là một chủ đề phát triển tại Việt Nam, thu hút được lượt xem siêu khủng, đặc biệt là react liên quan đến người nổi tiếng.
Tóm lại, dù bạn tìm chủ đề bằng cách nào đi chăng nữa thì tất cả đều nhằm hướng đến những mục đích cuối cùng là: thỏa mãn niềm đam mê của bản thân, kiếm tiền qua kênh Youtube, được nhiều người biết đến… từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng lên cao hơn (xét trong trường hợp bạn kinh doanh online qua Youtube). Nhưng nói cho cùng điều quan trọng nhất vẫn chính là ý tưởng của bạn, nếu đó là ý tưởng tốt và hay thì bạn sẽ có thể tạo ra được những video ý nghĩa, bổ ích, đủ khả năng thu hút và giữ chân người xem.
Vậy chủ đề, ý tưởng đến từ đâu? Chính là ở xung quanh ta!!! Vậy nên đừng quên nuôi dưỡng những ý tưởng này bằng việc luôn có cuốn sổ tay, cây bút hoặc điện thoại di động đi kèm để ghi chép. Ý tưởng, chủ đề xuất hiện ở khắp mọi nơi nhưng nó chỉ vụt qua, nếu bạn không bắt kịp dĩ nhiên bạn sẽ bỏ lỡ và rất lâu sau đó mới có thể nhớ ra.
Khi thấy chủ đề hấp dẫn, nhiệm vụ của bạn là phải tìm cách để tiếp cận nó. Với mỗi chủ đề, mỗi cách tiếp cận là nhiều ý tưởng khác nhau. Ví dụ với chủ đề về món Pizza có nhiều cách tiếp cận khác nhau như gọi thử 3 thương hiệu Pizza nổi tiếng về nhà để so sánh, làm bánh Pizza siêu to khổng lồ, hoặc hướng dẫn làm bánh Pizza ngon bằng chảo.
Để tìm ý tưởng cho video Youtube của mình, bạn có thể phát triển theo các hướng sau:
- Tạo giá trị mới
- Gắn với từ nhất: to nhất, ngon nhất, đẹp nhất, rẻ nhất... - Giá trị duy nhất
- Tổng hợp tin tức (không khuyến khích vì vấn đề bản quyền) - Thử thách
- Review
- Mở (đập) hộp sản phẩm (unboxing)
- So sánh
- Hướng dẫn dạng How to
- Hài hước, giải trí (như Prank & troll: chơi khăm, làm trò trêu trọc và xem phản ứng của người khác)
- Streaming (bình luận game, trò chơi điện tử…)
- Khám phá các vùng miền đất nước
- Video phân tích, khám phá, giải mã (khám phá, giải mã bí ẩn về một hiện tượng, thắc mắc, địa điểm, động vật…)
- Chủ đề về trẻ em (hướng dẫn, review đồ chơi, các thử thách vui nhộn…)
- Quay lại cuộc sống hằng ngày
Khi bạn lên ý tưởng cho các video của mình, hãy phân tích từng ý tưởng để xác định tính thực tế của nó bằng cách tự đặt ra các
câu hỏi như:
- Ý tưởng này có thu hút được khán giả mục tiêu của bạn không? - Thông điệp cốt lõi bạn muốn đặt trong video là gì? - Bạn muốn đặt lời kêu gọi hành động như thế nào?
- Video của bạn có bắt trend tốt hay không? Ví dụ, nếu video của bạn kịp thời và tập trung vào một ngày lễ hoặc sự kiện, bạn cần xuất bản nó vào một ngày cụ thể.
- Video sẽ mất bao lâu để lên nội dung, sản xuất và chỉnh sửa? Khung thời gian này có phù hợp với lịch trình chung của bạn để định hướng nội dung kênh không?
- Khi nào video sẽ được xuất bản trên kênh Youtube của bạn?
- Dựa trên tầm nhìn của bạn cho ý tưởng video, bạn có đủ điều kiện và ngân sách để tạo ra nó không?
- Video này có thể được quay cùng lúc với các video khác để tiết kiệm thời gian và tài nguyên không?
- Trong phạm vi kênh của bạn, video nào sẽ phù hợp nhất?
- Ý tưởng video này có mang lại lợi ích cho bạn từ việc trở thành một phần của danh sách phát trên kênh không?
- Điều quan trọng nhất mà người xem sẽ nhận được khi xem video là gì? Video có mang lại giá trị tích cực cho người xem hay không?
- Ý tưởng video của bạn sẽ tiếp cận theo hướng nào? Có cách tiếp cận nào khác có thể hoạt động tốt hơn, tốn ít thời gian hơn hoặc ít tốn kém hơn để sản xuất, mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng của nội dung không?
Khi trả lời được hết tất cả những câu hỏi này, chính là lúc bạn đã chuẩn bị sẵn sàng, hãy bắt tay vào công việc sản xuất video của mình.
3. Phát triển nội dung video mang tính cá nhân hóa cho kênh 3.1 Xác định chủ đề cụ thể cho từng video
Sau khi đã chọn cho kênh Youtube của mình một chủ đề chung để phát triển thì bước tiếp đến bạn cần tìm chủ đề cụ thể cho từng video một. Khâu tìm chủ đề cho video mà người dùng quan tâm cũng rất quan trọng. Mỗi một video đều có thể có một chủ đề riêng. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối phải nhớ kỹ Chủ đề của các video phải bám sát chủ đề của kênh.
Có hai cách để bạn biết mình nên đăng những video thế nào lên kênh Youtube của mình:
- Tham khảo những video nổi bật của các kênh Youtube có cùng chủ đề, cùng đối tượng người xem với kênh của bạn.
- Phân tích Youtube Analytics kênh Youtube của mình để hiểu về Insights khách hàng - những mong muốn của họ. Phần này sẽ cung cấp hàng tá thông tin về đặc điểm người dùng (tuổi, giới tính, thiết bị họ sử dụng để truy cập…) và những Insights dựa trên hành vi (lượt xem, thời gian xem trung bình, mật độ tương tác, những video có lượt xem và tương tác nhiều nhất…).
Đây chính là công cụ tuyệt vời giúp bạn tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên với những kênh Youtube mới, chưa có thông tin gì, bạn có thể sử dụng công cụ trên để tìm hiểu những thông tin về đối thủ của mình.
Nếu chủ đề của video đang là xu hướng thì bạn có thể tận dụng ngay nhưng chỉ có thể áp dụng trong thời gian ngắn bởi sau khi hết xu hướng thì chủ đề cũng sẽ lỗi thời. Ví dụ như khoảng thời gian tháng 8 - 9 hằng năm là thời điểm tựu trường nên bạn có
thể tận dụng làm một số video với chủ đề back-to-school (trở lại trường). Tuy nhiên chủ đề này chỉ hấp dẫn người xem cho đến hết tháng 9, cũng là lúc hết mùa tựu trường. Có một số chủ đề mà bạn có thể đi xuyên suốt, như make-up (trang điểm), review son, review đồ công nghệ mới bởi đó là những chủ đề không bị out-of-date (lỗi thời). Một ví dụ nữa, kênh của bạn đang làm về đồ make-up thì bạn có thể theo trend với ý tưởng make-up sương sương như bạn gái Duy Mạnh hay thậm chí là hướng dẫn make-up lâu trôi để đi xem đá bóng tối nay…
Cho dù sự lựa chọn của bạn là gì, thì hãy đảm bảo nội dung của bạn là hoàn toàn tương ứng với kinh nghiệm, khả năng, sở trường của bạn.
3.2 Phát triển nội dung cho video
Khi đã xác định được mục tiêu, chủ đề của kênh cũng như chủ đề cho video, điều bạn cần làm lúc này là phát triển một chiến lược nội dung sáng tạo cho kênh Youtube của mình. Không phải lúc nào bạn cũng chỉ “chăm chăm” đứng trước camera để “xàm xí” một cách thiếu hấp dẫn và “gắn” vào tai người nghe những thông tin khô khan giống như một nghĩa vụ buộc họ phải nghe bạn vậy. Hãy đầu tư các kỹ xảo bắt mắt trong video để thu hút người xem, khiến họ cảm thấy thích thú khi theo dõi bạn. Đôi khi, thứ bạn cần làm chỉ là upload một clip ngắn, trong đó bạn trình bày một ý tưởng thú vị qua vài Slide PowerPoint, dùng chính sự thông minh, sáng tạo và cá tính riêng của mình để cuốn hút người xem và khiến họ nhớ đến bạn.
Rõ ràng, nội dung luôn là điều kiện cần và đủ để bạn có thể kéo khán giả đến trang của mình nhiều hơn. Thông thường, nếu đối tượng khách của bạn là người xem điển hình trên Youtube (khoảng 13 - 35 tuổi), họ đều đã có thể thẩm định được nội dung video và phản hồi với loại nội dung bạn cung cấp. Hãy xây dựng nội dung video mang tính cá nhân hóa cho kênh của
mình, khiến video của mình trở nên thật sự hữu ích và thu hút. Giới hạn nằm ở trí tưởng tượng của bạn.
Đầu tiên, trước khi làm video, bạn cần tạo một kế hoạch để chắc chắn rằng nội dung của mình đang đáp ứng được các mục tiêu của thương hiệu và thu hút được khách hàng mục tiêu. Làm thế nào để xác định được những ý tưởng đó có thể truyền tải chính xác thông điệp bạn muốn truyền tải? Bên cạnh đó, hãy cân nhắc trong việc lựa chọn thể loại video phù hợp với đối tượng khách hàng bạn đang nhắm tới và thông điệp bạn muốn truyền tải đến họ. Nó sẽ là video về thương hiệu hay Vlog? How-to video hay hướng dẫn dạng DIY? Bạn có chèn quảng cáo trong video hay không?
Dưới đây là năm ý tưởng video mà bạn có thể tham khảo trước khi tạo video của mình:
- Video hài
Loại video được chia sẻ nhiều nhất trên Youtube là video hài. Người xem thường tìm đến chúng để giải trí sau ngày dài làm việc hoặc gặp phải những trường hợp căng thẳng vì chúng mang lại cho họ cảm giác thư giãn và dễ chịu. Chúng thu hút khán giả rất nhanh chóng và có xu hướng lan truyền tốc độ cao.
Mặc dù các video hài phủ khắp Youtube về cả chất lượng và số lượng nhưng bạn vẫn có nhiều khả năng để phát triển theo loại nội dung này, vì trên thực tế sự hài hước mang tính cá nhân và bạn sẽ tìm được rất nhiều người phù hợp với phong cách của mình. Bạn không cần phải bắt chước bất kỳ một Youtuber nào khác để thu hút người xem. Màu sắc và sự tinh tế của riêng sẽ là vũ khí giúp bạn chinh phục đối tượng mục tiêu của mình.
- Video review “đập hộp”
Dù điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng thực tế có rất nhiều người quan tâm đến việc xem người khác “khui” sản
phẩm mới ra khỏi hộp đựng. Nó mang đến cho mọi người cảm giác như họ đã đợi chờ một sản phẩm từ rất lâu rồi và hiện tại đã sở hữu chúng, sự phấn khích kèm hồi hộp khi lần đầu mở sản phẩm và trải nghiệm.
Những sản phẩm được mọi người đón chờ nhất là những sản phẩm vừa ra mắt hoặc rất đắt tiền. Họ sẽ theo dõi từ bước bạn mở hộp sản phẩm đến dùng thử và đánh giá về nó. Nếu bạn đang cung cấp những sản phẩm từ bình thường cho đến cao cấp, hãy đặt tất cả sự chân thành và đam mê của mình vào nội dung các video. Khi bạn xem các loại video này và nghĩ rằng mình có thể làm, thậm chí làm tốt hơn rất nhiều, thì chắc chắn bạn sẽ đạt được như thế. Tất cả những gì bạn cần để thành công với loại nội dung này là sự hiểu biết và đam mê với những gì mình đang làm.
Thực tế, hầu hết mọi người đều muốn biết ý kiến của người khác về các sản phẩm trước khi họ mua chúng. Xu hướng chung khi muốn mua một món đồ gì đó qua mạng, chúng ta đều đi đến phần đánh giá để xem mọi người có cảm nhận gì về chúng, sản phẩm có những ưu điểm và khuyết điểm gì, công dụng ra sao. Nếu video của bạn phản ánh chính xác về sản phẩm và khiến họ tin tưởng, họ sẽ đặt mua sản phẩm ngay lập tức.
Không giống như các phương tiện truyền thông khác, với Youtube bạn có thể hiển thị trực tiếp cách bạn đang sử dụng sản phẩm, tạo sự khách quan và chân thực hơn rất nhiều. Ví dụ, bạn có thể quay video “đập hộp” một bộ mỹ phẩm và thực hiện trang điểm ngay lập tức với nó nếu đó là sản phẩm hay dịch vụ trang điểm mà bạn đang cung cấp.
- Video chơi game trực tuyến
Có thể thấy những năm gần đây tại Việt Nam, Streamer xuất hiện khá nhiều và đang được coi là một định hướng nghề nghiệp cho một lớp đối tượng trẻ. Streamer là người phát trực
tiếp khi họ đang chơi những trò chơi điện tử, có thể được thực hiện qua các nền tảng trực tuyến như Youtube, Facebook hoặc Twitch.
PewDiePie - người sở hữu kênh Youtube lớn nhất thế giới (với 100,89 triệu lượt đăng ký theo dõi - theo MediaZ tại thời điểm kiểm tra vào đầu tháng 9/2019) - cũng bắt đầu sự nghiệp của mình với ngách thị trường này. Chỉ đơn giản là chơi game và phát trực tiếp cho mọi người cùng xem. Loại video này yêu cầu người thực hiện phải thật giỏi hoặc phải thật đam mê một trò chơi nào đó. Quan trọng hơn là bạn thể hiện con người mình một cách tự nhiên và thu hút nhất qua màn hình nhỏ, mọi người muốn thấy phản ứng độc đáo của bạn với bất kỳ điều gì xảy ra trong trò chơi bạn đang nhập vai. Lý do PewDiePie thành công là vì anh ta tham gia vào thị trường trò chơi kinh dị sinh tồn. Game kinh dị sinh tồn hoặc kinh dị sống còn (trong tiếng Anh là Survival Horror) là một thể loại game làm cho người chơi cảm thấy sợ hãi, ám ảnh, căng thẳng tột độ bằng nhiều hình thức như đồ họa game, bối cảnh, tạo hình nhân vật, những màn rượt đuổi, hù dọa bất ngờ... Trong game kinh dị sinh tồn, người chơi phải tìm cách để sống sót khỏi các thế lực tà ác như zombie, quái vật, ác quỷ, sát nhân hoặc dịch bệnh. Thể loại này có hai cách chơi chính: tiêu diệt kẻ địch (người chơi có thể tìm kiếm và trang bị vũ khí để tiêu diệt kẻ thù trong quá trình chơi) và chạy trốn (người chơi không được trang bị vũ khí mà chỉ có được những vật phẩm cần thiết, vì vậy bắt buộc người chơi phải ẩn nấp, chạy trốn khỏi kẻ thù hoặc bị giết). Người xem sẽ bị cuốn hút vào video khi tìm thấy mạch cảm xúc được khơi gợi.
Phát trực tiếp cũng là một trong những cách hữu hiệu để tạo sự gắn kết giữa bạn và người xem. Trong quá trình phát, bạn hoàn toàn có khả năng nhận những lời phản hồi trực tiếp về cách thức và nội dung bạn đang làm. Nếu bạn không phải là người quá xuất sắc trong bất kỳ trò chơi video nào mà bạn đang chơi, thì tính cách của bạn phải thật sự tự nhiên và thu hút. Vì loại video phát trực tuyến này thường liên quan đến webcam, máy
ảnh hoặc một số loại thiết bị khác, hãy kiểm tra kỹ càng để bạn cảm thấy tự tin và thoải mái nhất khi đối diện với chúng.
- Video Vlog
Video đầu tiên quay người đồng sáng lập Youtube - Jawed Karim - đang đứng trước chuồng voi là một video Vlog. Loại video này được thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần quay video nói chuyện với máy ảnh về bất kỳ chủ đề ngẫu nhiên nào sau đó đăng tải lên Youtube. Mọi người muốn nghe các ý kiến, cách nhìn nhận của bạn về mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống - miễn đó là chủ đề họ đang quan tâm.
Hãy chia sẻ vấn đề bằng thái độ tích cực là điều cần chú trọng trong loại hình video này. Mọi người luôn mong muốn những tiêu cực, bế tắc và phiền muộn được san sẻ, họ muốn được tiếp thêm động lực để vượt qua mọi khó khăn. Và những video của bạn có thể giúp họ. Vì vậy, tìm những chủ đề thích hợp là rất quan trọng, có nhiều kênh có chất lượng video thật sự tốt, nhưng họ không có nhiều người đăng ký theo dõi, đơn giản vì chủ đề của họ quá cạnh tranh hoặc không phù hợp. Nếu bạn là một vlogger và bạn đã trải qua quá trình lập nghiệp, hãy nói về những những khủng hoảng mà bạn gặp phải trong quá trình này và cách bạn vượt qua chúng (điều kiện là bạn đã vượt qua rồi), nó sẽ là chủ đề được quan tâm rất nhiều đấy.
- Video hướng dẫn cách làm
Nếu biết cách làm hoặc giỏi một thứ gì đó, bạn có thể hướng dẫn trên Youtube. Ví dụ, bạn là một chuyên gia trang điểm, bạn có thể hướng dẫn cách trang điểm theo nhiều chủ đề, phù hợp với những mục đích khác nhau. Video về hướng dẫn công thức nấu ăn cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm và tìm kiếm trên Youtube.
Tuy nhiên, bạn có thể không cần quá giỏi về một thứ mới có thể thực hiện loại nội dung này. Bạn có thể tham khảo thêm trên
ự ệ ạ ộ g y ạ
kênh HowtoBasic của Youtube, kênh này hiện có hơn 13 triệu người đang theo dõi. Các video trên kênh thu hút mọi người vì với nội dung hướng dẫn cách làm nhưng đến cuối cùng luôn gặp các sự cố khiến người xem phải “ngao ngán” không thể tin được.
Tiếp đó, tùy theo nội dung mà bạn cung cấp, hãy tính toán lượng video từng loại cho kênh của bạn, thời gian cho một video bao lâu là hợp lý? (Nếu là các video quảng bá sản phẩm, hãy trình bày chúng trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Ngược lại nếu video của bạn là những bài giảng, những hướng dẫn cách thực hiện, chúng có thể kéo dài đến hàng giờ.) Rồi lên lịch sản xuất: Bao lâu bạn sẽ phát hành một video mới? Địa điểm quay ở đâu? Các thiết bị cần sử dụng? Chi phí? Nhân sự gồm những ai?...
Cuối cùng, hãy viết cấu trúc của bản kế hoạch nội dung video của riêng bạn và lên kế hoạch đăng.
3.3 Một số lưu ý trong việc triển khai nội dung
Nhất quán trong việc nhận diện
Nhận diện là yếu tố tiên quyết khi bạn muốn xây dựng thương hiệu trên bất kỳ kênh truyền thông nào và đây cũng chính là yếu tố không thể thiếu nếu bạn đang có ý định sử dụng Youtube để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của mình. Việc xây dựng các video và gửi đến người xem phải đồng nhất trong nhận diện để khách hàng có thể dễ dàng nhận ra bạn dù bạn ở các nền tảng khác nhau, thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng in sâu hơn trong tâm thức của người tiêu dùng.
Có thông điệp truyền tải
Mỗi video bạn đăng tải lên Youtube nên có một thông điệp truyền tải đến người xem, tất nhiên nó phải nhất quán trong việc nhận diện thương hiệu của bạn. Hãy bắt đầu suy nghĩ về tất cả các cách mà bạn có thể trình bày và truyền tải thông điệp đó. Hãy tạo ra thông điệp phù hợp với đối tượng khán giả mục tiêu
của mình, thông điệp càng ngắn gọn dễ nhớ, càng dễ đi vào lòng người.
Thu hút người xem trong thời gian ngắn
Người xem Youtube có khoảng thời gian chú ý rất ngắn, 10 giây đầu tiên của video là điểm thu hút khách hàng để họ quyết định có xem tiếp video của bạn hay không, do đó nội dung video phải nhanh chóng thu hút sự chú ý của họ trong khoảng thời gian này. Dĩ nhiên chủ đề, tiêu đề video và thumbnail (hình ảnh thu nhỏ) là yếu tố đầu tiên thu hút khách hàng click vào để xem, điều này sẽ được nhắc đến cụ thể hơn ở những chương sau.
Đừng quên điều hướng người xem
Đừng lờ đi việc điều hướng khách hàng khi họ xem video của bạn. Bạn muốn họ hành động như thế nào? Truy cập trang web của bạn, chia sẻ video họ vừa xem, tương tác bằng cách yêu thích video hay để lại nhận xét công khai? Hãy suy nghĩ về việc điều hướng này và thể hiện nó bằng lời kêu gọi hành động trong video hoặc trong đoạn mô tả video của bạn sau này.
Chương IV
XÂY DỰNG HÌNH ẢNH VIDEO
1. Xây dựng nhận diện, cá tính cho kênh
T
hiết kế các yếu tố đồ họa trên kênh Youtube là điểm thu hút người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên khi truy cập vào kênh. Nếu bạn xây dựng cho kênh của mình với những
hình ảnh thu hút, được sắp xếp một cách hợp lý, chắc chắn rằng nhiều người dùng sẽ ấn xem video của bạn và còn gì tuyệt vời hơn khi họ trở thành một subscribe cho kênh của bạn phải không nào?
Có thể nói Youtube đã rất ưu ái cho các Youtuber trong việc xây dựng thương hiệu cho kênh của mình với không gian trống trên màn hình - nơi được sử dụng để hiển thị logo, banner… Vậy làm sao để thiết kế kênh Youtube cho hoàn hảo, mang đậm phong cách của bạn và thu hút nhiều lượt đăng ký hơn?
Biểu tượng của kênh
Biểu tượng của kênh (hay logo kênh) - là hình ảnh hồ sơ của bạn xuất hiện bên cạnh tên kênh, được xem là phần rất quan trọng mà các Youtubers cần chú ý khi xây dựng kênh cho mình. Bởi đây chính là yếu tố đầu tiên quyết định mức độ ảnh hưởng của kênh đối với người xem, khách truy cập và người đăng ký kênh của bạn.
Nếu chỉ mới bắt đầu xây dựng kênh Youtube cho riêng mình, bạn không cần thiết phải quá đầu tư vào logo kênh như thuê nhà thiết kế riêng. Bạn có thể sáng tạo một bộ icon bằng cách sử dụng những phần mềm thiết kế chuyên nghiệp như Adobe
Photoshop, Illustrator và Corel Draw. Nếu bạn không biết gì về thiết kế, chẳng sao cả, bạn có thể lấy cảm hứng từ các kênh khác hoặc tận dụng những công cụ thiết kế logo/icon online như: IconsFlow, Pic2Icon, ICO Convert, MakeAppIcon… để tạo cho mình một biểu tượng nổi bật, gây sự chú ý với người xem.
Khi ai đó ghé thăm kênh nếu biểu tượng của bạn buồn tẻ hoặc không hấp dẫn, nó có thể gây mất hứng cho người xem và tác động tiêu cực đến lưu lượng truy cập kênh của bạn. Biểu tượng kênh cũng là yếu tố giúp thiết lập thương hiệu của kênh Youtube, bạn nên tải lên một hình ảnh rõ ràng, bắt mắt và hấp dẫn ở độ phân giải nhỏ hơn. Youtube gợi ý kích cỡ lý tưởng của một Youtube icon nên là 800×800 pixels. Tuy nhiên, trên giao diện trang Youtube của bạn, độ phân giải tối đa của logo chỉ là 96×96 pixels. Do đó, hãy nhớ thu nhỏ kích cỡ mỗi bạn khi cập nhật ảnh.
Ảnh bìa của kênh
Ảnh bìa hay còn được gọi là banner của kênh, về cơ bản là một bảng quảng cáo cho kênh của bạn, được xuất hiện ngay trên đầu trang chủ kênh và là nơi lý tưởng để bạn kết hợp logo của mình, cũng như thu hút sự chú ý của khách truy cập.
Bạn hoàn toàn có thể truyền tải một thông điệp đến họ thông qua banner và cho họ biết lý do họ nên đăng ký kênh của bạn để kích thích sự chú ý của họ vào kênh của bạn. Đừng quên đảm bảo kích thước của banner phải tương thích với việc hiển thị bằng di động, hạn chế việc các cạnh bị che, cắt. Bởi Youtube là một nền tảng đa thiết bị, nên hình ảnh của bạn sẽ có độ phủ tốt hơn nếu bạn biết cách sắp xếp những thông tin quan trọng, cần truyền tải đến người truy cập một cách hợp lý, ấn tượng và cắt giảm những chi tiết không cần thiết. Dưới đây là một số đề xuất của Google khuyên bạn nên điều chỉnh kích thước banner Youtube theo các thông số sau:
- Kích thước 2560x1440 pixels giúp hiển thị tốt nhất trên tất cả các thiết bị.
- Diện tích tối thiểu được xem là “an toàn” (Nghĩa là diện tích mà văn bản hay hình ảnh không bị cắt xén khi hiển thị trên những thiết bị khác nhau) là 2048x1152 pixels.
- Khu vực an toàn tối thiểu trong toàn bộ ảnh bìa là phần ở giữa có kích thước 1546×423 pixels.
- Chiều rộng tối đa cho ảnh bìa là 2560 (pixels), chiều cao đề xuất không được dưới 423 (pixels) (Tại đây, khu vực an toàn sẽ luôn hiển thị đầy đủ trên bất kỳ kích thước màn hình nào, nhưng tùy vào kích thước trình duyệt, những phần ở hai bên có thể sẽ bị cắt).
- Dung lượng của banner Youtube phải nhỏ hơn 4MB.
Dành thời gian để thiết kế ảnh bìa cho kênh sẽ để lại ấn tượng lâu dài cho người xem lần đầu của bạn và khiến họ muốn quay lại kênh hết lần này đến lần khác.
Mô tả kênh và Tab giới thiệu
Mô tả kênh và Tab giới thiệu là phần tổng quan giúp người xem biết được bạn cung cấp những nội dung gì trên kênh của mình. Bạn có thể giới thiệu khái quát về nội dung sản xuất của mình ở đây hoặc hiển thị lịch tải lên video. Lịch tải video không phải là phần bắt buộc vì không phải lúc nào bạn cũng có đủ điều kiện (thời gian, sức khỏe, tiền bạc, ý tưởng…) để sản xuất ra một video mới cho đúng với lịch trình. Nhưng nếu có thì bạn nên tải lên để người xem có thể tiện cập nhật, theo dõi và đón chờ video của bạn. Đây cũng khuyến khích, thúc đẩy bạn cố gắng thực hiện những video mới đáp ứng sự chờ mong cả khán giả.
Ngoài nội dung sản xuất và lịch tải video, bạn còn nên thêm vào những đường link dẫn liên kết đến tài khoản mạng xã hội để
cho người xem có cơ hội được biết thêm về bạn cũng như cách thức liên hệ với bạn.
Thêm vào đó, trong đoạn giới thiệu kênh, hãy phát đoạn video mới nhất ở đó để thông báo cho những người đã theo dõi về cập nhật của bạn đồng thời minh họa cụ thể về phần nội dung sản xuất cho những ai mới lần đầu xem kênh.
Phần kênh
Phần kênh là một cách sắp xếp nội dung tạo thương hiệu cho kênh của bạn, giúp thể hiện các loại dạng thức, chương trình dài tập và chủ đề mà bạn thể hiện trên kênh.
Để thêm một phần kênh, bạn cần nhấp vào “Tùy chỉnh kênh” trên trang kênh chính, cuộn xuống dưới cùng và nhấp vào mục “Thêm phần kênh”, bạn sẽ thấy các tùy chọn về nội dung và bố cục. Trong danh sách nội dung thả xuống, bạn sẽ thấy có một số lựa chọn mà hệ thống đã tự động tạo cho bạn như: các video tải lên và video phổ biến.
Có một số tùy chọn yêu cầu bạn phải tạo một danh sách phát trước. Để chọn một danh sách phát mà bạn muốn làm nổi bật trên trang chủ của mình, hãy tùy chọn “Danh sách phát đơn”, đặt bố cục ngang, sau đó chọn danh sách phát của bạn. Nhấn vào nút “Xong” để hoàn thành tạo phần kênh. Bạn có tối đa 10 phần kênh trên trang chủ kênh của bạn theo hàng ngang. Do đó, hãy giới thiệu thật nhiều nội dung khi bạn có đủ số lượng video cần thiết.
Cá nhân hóa hình ảnh thu nhỏ (thumbnail) cho video
Đây cũng được xem là một cách xây dựng thương hiệu riêng cho kênh của bạn. Bên cạnh tiêu đề, thứ mà người xem thấy đầu tiên (trước khi họ đưa ra quyết định có nên xem một video hay không) chính là hình ảnh hiển thị của video.
Youtube thường mặc định chọn một khung hình bất kỳ trong video để làm ảnh đại diện và thật xui khi hình ảnh đó có thể bị mờ hoặc quá đơn điệu. Vì thế, bạn cần thiết kế cho mình một hình ảnh đại diện riêng, có thể sử dụng Photoshop hoặc bất kỳ công cụ nào bạn biết để tạo ra một tấm hình hấp dẫn hơn trong mắt người xem và sau đó tải lên làm ảnh thu nhỏ. Nếu bạn không chú ý đầu tư vào yếu tố này, rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ một lượng lớn người xem tiềm năng. Đừng quên đặt một tên thương hiệu nổi bật cho bức ảnh đó. Một kênh Youtube đẹp, rõ ràng, có sự đồng bộ về hình thu nhỏ của video chắc chắn sẽ mang lại tỷ lệ nhấp chuột cao, giúp kênh đó không thể trộn lẫn với bất kỳ ai.
2. Những phương thức xây dựng video
2.1 Sử dụng hình ảnh
Lựa chọn ảnh có chất lượng cao và kích thước phù hợp
Để tạo ra một bức ảnh hiển thị chuyên nghiệp, bạn cần lựa chọn một kích thước ảnh cho phù hợp. Dưới đây là kích thước chuẩn của các loại ảnh trên Youtube, bạn nên sử dụng những hình ảnh đẹp, chất lượng cao để trang trí kênh của mình.
- Kích thước ảnh đại diện (profile picture) trên Youtube
Ảnh đại diện xuất hiện khi bạn tương tác với người dùng. Đây chính là hình ảnh được hiển thị nhiều nhất và là bộ mặt của thương hiệu. Vì vậy, bạn cần sử dụng hình ảnh nhất quán, ấn tượng và phù hợp với mục đích kênh của mình. Ảnh đại diện trên Youtube nên sử dụng hình vuông hoặc tròn có kích thước chuẩn là 800×880 pixels.
- Kích thước ảnh bìa (cover art) trên Youtube
Người dùng sẽ thấy ảnh bìa ở phần phía trên cùng của kênh khi truy cập kênh của bạn. Ảnh bìa có kích thước chuẩn là 2560x1440 pixels (theo Youtube). Tuy nhiên, người xem
thường sẽ sử dụng thiết bị nhỏ hơn để truy cập, do đó ảnh sẽ bị cắt đi một phần, nội dung trên ảnh bìa sẽ không thể được hiển thị một cách đầy đủ. Vì vậy, nhiều Youtuber đã sử dụng vùng an toàn có kích cỡ 156×423 pixels để có bức ảnh ở chính giữa, không bị cắt đi, phù hợp với tất cả các thiết bị mà cho dù người xem sử dụng.
- Kích thước ảnh thumbnail trên Youtube
Ảnh thumbnail được dùng để hiển thị trong mỗi video trên Youtube. Người dùng sẽ thấy ảnh này trước khi bấm vào xem video của bạn. Theo gợi ý của Youtube, kích thước chuẩn của ảnh thumbnail là 1280×720 pixels (với chiều rộng ít nhất 640 pixels) là lựa chọn tốt nhất.
Chèn tiêu đề video vào ảnh thumbnail
Khi phần video gợi ý được hiện lên, ảnh hiển thị là thứ đầu tiên mà người xem nhìn thấy và, mà bất cứ người xem nào cũng đều bị thu hút bởi một thumbnail hấp dẫn. Chính vì vậy, bằng việc thêm tiêu đề video vào ảnh hiển thị sẽ giúp người xem nhìn thấy cả ảnh và tiêu đề cùng một lúc (bởi thực tế cho thấy nhiều người xem thường có xu hướng chuyển sang video tiếp theo và bỏ qua tiêu đề video). Bằng cách này khiến họ bị hấp dẫn bởi video của bạn hơn.
Thống nhất Font chữ và xây dựng thiết kế nhất quán nếu bạn đang chạy dự án dài
Tuy đơn giản nhưng đây là cách mang lại hiệu quả cao để xây dựng thương hiệu cho kênh của bạn. Hãy thống nhất sử dụng một font chữ, màu sắc, logo, và hình ảnh thương hiệu của bạn và đặt chúng ở một nơi để áp dụng cho hình ảnh trên kênh, hình thu nhỏ, phần giới thiệu video… để đảm bảo tính nhất quán trên toàn bộ kênh của bạn, cũng như tạo ấn tượng cho người xem, bên cạnh đó mang lại cảm giác quen thuộc khi họ xem video của bạn trong những lần kế tiếp.
ạ g g p
Đảm bảo hình ảnh hiển thị có liên quan đến nội dung
Người xem sẽ cảm thấy khó chấp nhận nếu tiêu đề và hình ảnh chẳng liên quan gì đến nội dung video của bạn cả. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng hình ảnh hiển thị của bạn phản ánh chính xác nội dung mà bạn muốn truyền tải để không khiến các subscriber của bạn phải thất vọng.
2.2 Sử dụng các thiết bị quay chụp
Thiết bị quay phim
Đối với những bạn mới làm quen với việc tự tạo nội dung cho kênh Youtube, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu bằng máy ảnh của smartphone hoặc webcam của laptop. Mặc dù chất lượng hình ảnh không thể sánh bằng những máy ảnh chuyên nghiệp, nhưng đây cũng là một lựa chọn không tồi. Sau khi phát triển một thời gian, nếu muốn gắn bó với kênh Youtube của mình, thì bạn hãy nghĩ đến việc đầu tư cho một chiếc máy ảnh và các thiết bị khác.
Bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn trong việc tìm kiếm những máy quay cho riêng mình, mỗi loại thiết bị sẽ phù hợp với các loại video khác nhau.
- Sử dụng thiết bị di động để quay video
Nhiều điện thoại thông minh và máy tính bảng đời cao có một hoặc được tích hợp camera kép có khả năng quay video chất lượng HD. Các thiết bị di động này cũng cung cấp khả năng gắn micro bên ngoài và có sẵn các ứng dụng cung cấp nhiều tùy chọn chụp khác nhau như zoom kỹ thuật số hoặc khả năng thêm các hiệu ứng đặc biệt trong khi bạn chụp ảnh hoặc quay video.
Bạn có thể thực hiện quay video bằng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng sau đó chia sẻ chúng từ thiết bị di động
sang máy tính. Khi có đoạn video trên máy tính, bạn sẽ thực hiện chỉnh sửa video tùy ý bằng các phần mềm khác nhau. Không giống như webcam máy tính, máy ảnh tích hợp trên các thiết bị di động cung cấp khả năng di chuyển cao hơn, giúp bạn dễ dàng xoay và điều chỉnh góc khi chụp ảnh hoặc quay video và tận dụng zoom kỹ thuật số. Giả sử máy ảnh tích hợp trên thiết bị di động của bạn cung cấp độ phân giải HD bạn cần, đây chắc chắn là một lựa chọn khả thi để quay video với mức ngân sách bị hạn chế.
- Sử dụng Webcam máy tính để tạo video
Nếu bạn đang muốn tạo một video để xuất bản chúng trên Youtube thì sử dụng webcam máy tính (hoặc webcam kết nối trực tiếp với máy tính) luôn là lựa chọn được khuyến khích. Loại thiết bị này hoạt động tốt nhất nếu bạn đang ngồi tại bàn làm việc và muốn quay lại video chính mình (đó có thể là hướng dẫn thông tin, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó…). Khi sử dụng webcam để tạo video, micro tích hợp sẵn của máy tính có thể cung cấp cho bạn chất lượng video đầy đủ, tuy nhiên hầu hết các máy tính đều có cổng USB để gắn micro ngoài giúp bạn đạt được chất lượng video tốt hơn. Hãy lựa chọn một micro tương thích với các thiết bị bạn sẽ sử dụng, phù hợp với loại âm thanh mà bạn sẽ ghi cùng với video của mình. Như bạn đã biết, một số loại micro sẽ hoạt động tốt hơn nếu bạn chỉ ghi âm hoặc nói chuyện, số khác lại trong việc ghi âm ca hát hoặc các loại âm thanh mạnh mẽ hơn.
Khi sử dụng webcam máy tính để sản xuất video, bạn sẽ bị hạn chế trong việc tùy chọn các chuyển động và không có khả năng thu phóng quang cảnh xung quanh. Và hầu hết các khán giả hoặc chính bạn cũng có thể thấy nhàm chán khi xem các loại video như thế này trong khoảng thời gian nhất định. Do vậy bạn nên tạo các video ngắn hoặc xen kẽ các nội dung khác nhau trong quá trình chỉnh sửa video của mình.
- Sử dụng chế độ video của máy ảnh kỹ thuật số
Thực tế, nhiều máy ảnh kỹ thuật số cũng có chế độ quay video HD có thể được sử dụng để quay video Youtube và bạn hoàn toàn có thể sử dụng cách này. Tuy nhiên, việc quay video bằng máy ảnh thường làm chúng cạn kiệt pin nhanh chóng, do đó, hãy dự phòng thêm hai hoặc ba chiếc pin được sạc đầy trên tay khi quay phim. Bạn cũng sẽ cần thẻ nhớ dung lượng cao hơn để lưu trữ nội dung video thô của mình khi nó được quay. Mặt khác, các máy ảnh DSLR kỹ thuật số cao cấp hơn, từ Canon và Nikon, có các chế độ quay video HD cho phép bạn thực hiện quay nhiều tính năng trong cùng một video, bao gồm cả khả năng gắn một micro ngoài và thay đổi ống kính máy ảnh khác nhau. Chất lượng quay video của một số máy ảnh DSLR kỹ thuật số từ trung bình đến cao cấp thường đủ tốt để tạo video HD chất lượng phát sóng, mặc dù các tệp video kỹ thuật số thu được sẽ có dung lượng rất lớn và với các video dài hơn 10 đến 15 phút đều xuất ra một video kích thước tệp quá lớn đối với hầu hết các máy tính cá nhân nếu muốn xử lý chúng. Đối với các video dài, bạn sẽ cần một máy quay cao cấp để chỉnh sửa video của mình, ngay cả khi sử dụng phần mềm nén dữ liệu mới nhất.
- Sử dụng máy quay video HD chuyên dụng
Không giống như máy ảnh kỹ thuật số và máy ảnh DSLR (Digital Single Lens Reflex) - máy ảnh phản xạ ống kính kỹ thuật số - được thiết kế để chụp ảnh cũng như quay video, các máy quay video HD độc lập được thiết kế để sử dụng với một mục đích duy nhất là quay video. Hầu hết các máy quay loại này đều nhỏ gọn, chạy bằng pin, cung cấp màn hình tích hợp các tùy chọn trong quá trình quay và cho phép bạn phát lại video trực tiếp từ máy ảnh.
Bạn nên sử dụng loại máy có thể tích hợp cả việc quay video bằng ống kính ngắm và quay trên màn hình hiển thị của máy. Sử dụng kính ngắm truyền thống sẽ tiêu tốn ít pin hơn khi sử
dụng màn hình hiển thị, nhưng nếu có tùy chọn sử dụng màn hình hiển thị lớn làm kính ngắm thì bạn sẽ có thể xem lại những cảnh quay của mình để đánh giá được chất lượng chuẩn xác hơn. Màn hình kính ngắm đôi khi sẽ làm bạn khó khăn hơn trong việc quay video vào những ngày nắng.
Khi lựa chọn máy quay video, hãy chú ý đến khả năng thu phóng của nó. Lý tưởng nhất là chọn một máy quay cung cấp ít nhất một ống kính zoom quang học đến mười lần, cũng như có khả năng zoom kỹ thuật số mạnh mẽ hơn. Zoom quang học là khả năng zoom của ống kính máy quay về mặt vật lý. Zoom kỹ thuật số hoạt động theo nguyên lý sử dụng công nghệ, thuật toán và phần mềm để phóng to hình ảnh mà ta thu được từ các mắt camera, mặc dù nó thường cho phép phóng đại mạnh mẽ hơn, nhưng không phải lúc nào cũng rõ ràng như zoom quang học.
Hầu hết các máy quay video HD đều có micro tích hợp nhưng chất lượng của chúng khá kém: không có khả năng lọc được tiếng ồn xung quanh, cũng như những tiếng ồn liên quan đến chuyển động khi di chuyển máy. Tuy nhiên, bạn có thể gắn micro có dây hoặc không dây vào máy. Trong nhiều trường hợp, bạn nên sử dụng micro rời để thu được chất lượng âm thanh tốt nhất, phù hợp với mục đích quay video của mình.
Khi lựa chọn máy quay, hãy chú ý đến tuổi thọ của pin, đây là yếu tố nên được cân nhắc đầu tiên. Hãy mua thêm một vài viên pin dự phòng để không bị lỡ dở buổi quay vì hết pin.
Máy quay video HD có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi model lại cung cấp các tùy chọn lưu trữ khác nhau và đây cũng là yếu tố bạn cần chú ý. Các tùy chọn lưu trữ thông thường bao gồm băng video kỹ thuật số (DVD), USB hoặc ổ cứng trong. Các máy quay từ trung cấp đến cao cấp nhất mới có các ổ cứng trong để lưu trữ các cảnh khi quay, một số khác có
cả ổ USB trong và ổ cứng. Bạn có thể cân nhắc để đưa ra lựa chọn cho mình.
- Máy ảnh video có thẻ nhớ Flash, ổ USB trong hoặc ổ cứng
Phần lớn các máy quay video hiện có ngày nay đều dựa vào ổ USB trong hoặc ổ cứng để lưu trữ video. Nếu bạn được lựa chọn giữa máy quay video chỉ có ổ USB trong hoặc ổ cứng, hãy chọn máy quay có chứa ổ USB trong. Nó có độ tin cậy về khả năng lưu trữ và độ bền cao hơn, đặc biệt là nếu bạn quay trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ở độ cao lớn hoặc thực hiện quay các cảnh hành động (yêu cầu máy ảnh phải di chuyển).
Dung lượng không gian lưu trữ ổ cứng bên trong mà máy quay có được tính bằng gigabyte (GB). Vì vậy, hãy tìm một máy quay có ổ cứng hoặc ổ đĩa USB có dung lượng 256GB hoặc lớn hơn, cho dù bạn thường quay các video ngắn rồi chuyển sang máy tính sau đó.
Bạn sẽ phát hiện ra rằng hầu hết các máy quay video hướng đến người tiêu dùng đều sử dụng thẻ nhớ có thể hoán đổi cho nhau. Khi thẻ nhớ bị đầy, bạn chỉ cần chuyển các tệp của mình vào máy tính, sau đó xóa và sử dụng lại thẻ nhớ. Điều tuyệt vời của công nghệ này là cảnh quay của bạn được lưu trữ dưới dạng tệp dữ liệu có thể dễ dàng chuyển từ máy ảnh hoặc thẻ nhớ sang máy tính. Khi sử dụng máy ảnh có thẻ nhớ, bạn cũng có thể hoàn toàn sử dụng các kích thước dung lượng thẻ khác nhau, tùy thuộc vào việc bạn muốn khả năng lưu trữ như thế nào. Không chỉ vậy, bạn có thể thay đổi thẻ cho mỗi dự án video mà bạn đang làm việc.
Thẻ nhớ 32GB có thể chứa khoảng 480 phút (8 giờ) video HD 1080p. Bạn cũng có thể tìm thấy thẻ nhớ có dung lượng rất lớn (512GB trở lên), nhưng dung lượng càng cao, tốc độ đọc/ghi nhớ càng nhanh thì càng đắt tiền. Hãy chọn thẻ nhớ dung lượng cao nhất với tốc độ đọc/ghi nhanh nhất trong khả năng bạn có thể
mua chúng. Nếu bạn có thể quay video ở độ phân giải 4K, hãy sử dụng thẻ nhớ 256GB (hoặc thẻ có dung lượng lớn hơn), nếu nó tương thích với máy ảnh của bạn.
- Sử dụng máy quay video cho hành động
Đối với một số sản phẩm video trên Youtube, một máy quay video hành động (như GoPro HERO6) có thể cung cấp cho bạn những tùy chọn khả thi. Những máy quay này được thiết kế chống rung gần như tuyệt đối để phục vụ cho mục đích quay những video HD trong khi di chuyển. Nội dung mà bạn quay được có thể dễ dàng chỉnh sửa trên thiết bị di động hoặc máy tính, sau đó được tải lên Youtube. Những máy quay này có kích thước nhỏ, nhẹ, không thấm nước và hoạt động cực kỳ linh hoạt. Trên thực tế, chúng có thể được gắn vào cơ thể của ai đó để quay video hành động từ góc nhìn của người thứ nhất và người thứ ba trong khi người quay phim đang tham gia vào một môn thể thao hoặc hoạt động cụ thể nào đó.
Dòng máy này hầu hết sử dụng thẻ nhớ để lưu trữ. Chúng có micro và cổng USB tích hợp có thể dễ dàng kết nối cáp USB để chuyển cảnh quay thô của bạn sang máy tính hoặc thiết bị di động. Bên cạnh đó, một số máy cũng cho phép truyền nội dung từ thẻ nhớ trong đến máy tính hoặc thiết bị di động khi sử dụng kết nối wifi không dây hoặc Bluetooth.
Trong khi GoPro (www.gopro.com) là công ty tiên phong trong danh mục máy quay video hành động, nhiều công ty khác như Sony, Mevo, Polaroid và Nikon... cũng đã phát triển dòng máy ảnh có tính chuyển động cao, độ bền tương đương, nhưng có giá thành rẻ hơn. Khi chọn máy ảnh hành động, bạn cần cân nhắc đến độ phân giải video mà nó có thể quay, dung lượng pin, thẻ nhớ dung lượng cao nhất mà nó tương thích và các chế độ quay video khác nhau mà nó cung cấp. Ngoài ra, hãy chú ý đến các giá treo và vỏ tùy chọn có sẵn cho phép máy ảnh được sử dụng trong các tình huống chụp khác nhau. Hãy lựa chọn máy ảnh
được thiết kế để sử dụng trong điều kiện khí hậu bạn dự định chụp, chẳng hạn dưới nước, ở độ cao hoặc nhiệt độ cực lạnh.
- Máy quay chuyên nghiệp
Ngoài các máy quay video HD dành cho người tiêu dùng từ trung cấp đến cao cấp mà bạn sẽ tìm thấy tại các siêu thị điện tử tiêu dùng, còn có một loại máy quay chất lượng chuyên nghiệp khác có giá khởi điểm từ 3.000 USD trở lên. Những máy ảnh này được sử dụng để quay các chương trình truyền hình, quảng cáo và một số phim.
Những máy quay chuyên nghiệp này cung cấp nhiều tính năng không có trong các mẫu máy ảnh cao cấp thông thường, bao gồm cả ống kính hoán đổi và khả năng zoom quang học mạnh mẽ. Máy ảnh chuyên nghiệp thường nặng hơn và cồng kềnh hơn, nhưng cung cấp khả năng quay phim chất lượng HD tuyệt vời.
- Thuê thiết bị cao cấp
Nếu chỉ dự định quay một số video trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể xem xét việc thuê thiết bị cao cấp từ cửa hàng chuyên về máy ảnh, máy quay video. Hiện nay, bạn có thể thuê một máy ảnh hàng ngày hoặc hàng tuần. Việc tìm kiếm các cửa hàng cho thuê thiết bị máy quay không phải là điều quá khó khăn trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, bạn hoàn toàn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm Internet như Facebook hoặc Google. Khi thực hiện truy vấn về tìm kiếm thông tin các địa điểm cho thuê thiết bị máy quay, bạn sẽ nhận được các kết quả địa chỉ cho thuê từ trung cấp đến cao cấp. Và việc của bạn lúc này là lựa chọn các thiết bị phù hợp với túi tiền của mình.
Đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang làm việc trong một dự án giới hạn về kinh phí hoặc chỉ đơn giản là bạn chưa sẵn sàng đầu tư nhiều vào thiết bị để sản xuất các video của
g ị
mình. Máy ảnh là thành phần chính cần thiết cho sản xuất video của bạn, nhưng bạn cũng sẽ cần các thiết bị khác, bao gồm micro, ánh sáng và phần mềm chỉnh sửa video, vì vậy đừng dành toàn bộ ngân sách sản xuất của mình cho một camera chất lượng.
Ngoài việc mua hoặc thuê một máy quay chuyên nghiệp, bạn có thể cần bỏ ra kinh phí đáng kể để thuê một nhà điều hành máy quay có kinh nghiệm và cần một chân máy cao cấp, thiết bị chiếu sáng và micro bên ngoài. Nếu bạn muốn trở thành một nhà cung cấp những video chuyên nghiệp và khi đủ khả năng đáp ứng, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là hãy học cách sử dụng loại thiết bị này.
Cho dù bạn sử dụng loại camera nào, từ điện thoại thông minh, máy tính cá nhân cho đến máy quay kỹ thuật số thì điều bạn cần lưu ý nhất vẫn là chất lượng quay để có thể tạo ra các thước phim chất lượng cho người xem.
Thiết bị hỗ trợ quá trình quay phim
- Chân máy (Tripod)
Đây là thiết bị khá quan trọng, nó giúp bạn cố định máy quay, tránh rung lắc. Bạn cũng có thể đặt máy trên bàn hoặc kệ, nhưng giá ba chân sẽ giúp bạn linh hoạt hơn với các góc quay mà không tốn kém nhiều. Với tripod, bạn có thể sử dụng nó cho mọi cảnh quay, tạo ra thước phim ấn tượng từ các kỹ thuật quay time-lapse, slow-motion, quay phỏng vấn nhân vật… Bên cạnh đó, người ta vẫn dùng tripod như một tay cầm để thao tác dễ dàng hơn khi quay phim - chụp ảnh bằng điện thoại.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chân máy khác nhau, tùy thuộc mục đích sử dụng và khả năng tài chính để bạn lựa chọn cho mình một chân máy phù hợp. Bạn có thể tham khảo chân máy Velbon M45 hoặc chân máy Benro T6000 EX.
- Microphone
Nếu bạn sử dụng máy ảnh DSLR và đang quay trong môi trường yên tĩnh thì có thể sử dụng ngay bộ thu âm của máy. Thông thường các máy DSLR cho phép bạn cài đặt chất lượng thu âm, những dòng máy cao cấp hơn còn cho hỗ trợ lọc và giảm bớt tiếng ồn. Micro của điện thoại thông minh cũng khá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn làm vlog, phỏng vấn nhân vật trong không gian có nhiều tiếng ồn thì bạn cần trang bị một micro có chất lượng cao để loại bỏ tạp âm. Micro cho smartphone được thiết kế nhỏ gọn, thường có dây dài 1 mét và khuy cài để gắn lên cổ áo, giúp thu âm rõ ràng hơn so với mic trên điện thoại. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
● Microphone rode VideoMic go: phù hợp quay trong nhà, với thiết kế nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ, chỉ cần cắm vào camera là có thể sử dụng ngay, VideoMic Go giúp video của bạn có âm thanh rõ ràng, sắc nét. Ưu điểm của loại máy này là khu vực thu hẹp, tập trung trực tiếp vào phía trước micro và giảm các âm thanh xung quanh. Tuy nhiên, nó còn tồn tại một số nhược điểm như khi để quá xa người nói cần sử dụng thêm một số thiết bị phụ trợ như boom mic.
● Micro thu âm Boya M1: dùng cho cả máy quay và điện thoại. Phần jack có 3 vòng đen dùng để cắm vào điện thoại, dây dài 6 mét, có thể cầm phỏng vấn ngoài trời bằng smartphone.
● Micro thu âm Boya BY-WM8: phù hợp nhất với người làm Youtube, vì là micro không dây nên có thể sử dụng cho cả smartphone lẫn máy quay. Được sử dụng tần số UHF với 48 kênh, giúp âm thanh rõ nét, loại bỏ tạp âm tốt. Có thể thu âm xa lên đến 100 mét với điều kiện không có vật cản. Điểm hạn chế chính là bạn cần mua thêm pin sạc để dùng được 4 - 6 tiếng khi sạc đầy.
- Đèn quay phim
Nguồn sáng từ đèn huỳnh quang trong nhà không thể đáp ứng tốt yêu cầu ánh sáng khi quay phim. Bạn cũng có thể khắc phục bằng cách quay gần cửa sổ hoặc quay ngoài trời. Tuy nhiên, ánh sáng sẽ thay đổi liên tục theo thời tiết, do vậy cách tốt nhất vẫn là quay trong nhà và sử dụng thêm các loại đèn hỗ trợ ánh sáng khi quay. Bạn có thể tham khảo đèn led yongnuo giúp trợ sáng khi quay phim, chụp ảnh, đèn led ring 18 - đèn led dạng vòng tròn, ánh sáng đều từ trái qua phải, có núm chỉnh dimmer, có filter màu vàng và màu trắng để phù hợp với môi trường quay phim khác nhau.
- Thiết bị chống rung cho điện thoại (Gimbal)
Phù hợp với những bạn quay vlog, du lịch, đường phố, video marketing - bán hàng, quảng cáo sản phẩm… - những chủ đề mà có sự di chuyển trong quá trình quay, để tránh sự rung lắc do cầm điện thoại/máy ảnh bằng tay. Gimbal chống rung cho điện thoại hiện có 2 loại chính là gimbal chống rung điện tử và gimbal chống rung cơ học. Trong đó gimbal chống rung điện tử được sử dụng phổ biến hơn vì khả năng ổn định hình ảnh cao, tính tiện dụng và hiện đại. Một số gợi ý về thiết bị Gimbal được nhiều Youtuber lựa chọn là: Zhiyun Smooth 4, DJI Osmo Mobile 2, Feiyu G6 Plus (dành cho cả máy ảnh và smartphone)...
- Phông nền quay phim
Nên chọn những phông nền vải, sạch sẽ, dễ lau chùi, có nhiều màu như xám, hồng, xanh, đen, trắng… kích thước nhỏ vừa khổ ngang người cỡ 3×3m.
- Laptop
Giúp bạn chỉnh sửa và đăng video. Có thể nói trong chỉnh sửa hậu kỳ video, việc lựa chọn phần cứng chuyên dụng, phù hợp đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo các mẫu laptop sau: MacBook Pro, Dell XPS 15, Huawei MateBook X Pro, HP Pavilion 15… Hoặc bạn có thể dựa vào những tiêu chuẩn sau
ặ ạ ự g
để lựa chọn Laptop chuyên sâu về thiết kế đồ họa, kỹ thuật cho mình: (1) CPU Core i5 trở lên; (2) RAM từ 8GB; (3) Màn hình Full HD, dải màu rộng; (4) Có Card đồ họa rời; (5) Có ổ cứng kép SSD + HDD; (6) Các tính năng hỗ trợ thêm.
2.3 Thiết kế đồ họa chuyển động
Đồ họa chuyển động là những đồ họa sử dụng cảnh quay video/animation để tạo ra ảo giác về chuyển động hoặc xuất hiện động. Nói cách khác, đồ họa chuyển động thực chất cũng là các cảnh tĩnh, sau đó người ta sử dụng những phần mềm cùng sự tính toán của máy tính để lắp ghép các hình ảnh lại với nhau, tạo cảm giác như đang di chuyển. Đồ họa chuyển động tích hợp các hiệu ứng, màu sắc, chỉnh sửa (như: 3D Maya, Cinema 4D...) trong quá trình sản xuất.
Đồ họa chuyển động thường kết hợp với âm thanh sử dụng trong các dự án đa phương tiện (multimedia). Nó được hiển thị qua các phương tiện truyền thông điện tử, tuy nhiên cũng có thể hiển thị qua các công nghệ khác như: thaumatrope, phenakistoscope, stroboscope, zoetrope, praxinoscope, flip book.
Có thể chia đồ họa chuyển động làm 2 dạng: hỗ trợ thêm hiệu ứng vào các video hoặc đồ họa chuyển động hoàn toàn. Cả 2 dạng trên thường được sử dụng bởi các nhà sáng tạo có nhiều kỹ năng về việc xử lý các phần mềm đồ họa chuyển động cao cấp. Dưới đây là một số phần mềm đồ họa chuyển động bạn có thể tham khảo.
Phần mềm Adobe Flash Player
Adobe Flash Player là sản phẩm của tập đoàn máy tính Mỹ - Adobe Systems. Ban đầu, Flash có tên là FutureSplash và sau này, khi Adobe Systems mua lại Macromedia, chương trình được đổi tên thành Macromedia Flash (hay còn gọi tắt là Flash).
Flash thực chất là một chương trình điện toán sử dụng kỹ thuật đồ họa vector và đồ họa điểm và được sử dụng chủ yếu trên các trình duyệt web. Flash sử dụng “ngôn ngữ” riêng ActionScript để truyền dẫn và tải về những dữ liệu dạng hình ảnh hoặc âm thanh. Chúng ta có thể hiểu Flash là chương trình hỗ trợ các trình duyệt web cũng như sự tương tác giữa trình duyệt này với máy tính để người dùng có thể xem trực tiếp các video hay nghe được âm thanh trực tiếp từ web mà không cần phần mềm.
Trong lĩnh vực đồ họa chuyển động, Flash được ứng dụng để thiết kế, phát triển và tạo ra các ứng dụng thiết kế phần mềm mô phỏng, đồng thời được dùng để tạo ra các tương tác, hoạt cảnh trong phim. Điểm mạnh của Flash là có thể nhúng các file âm thanh, hình ảnh động và xuất ra thành các dạng file khác nhau như HTML, EXE, JPG… để phù hợp nhất với các ứng dụng của người dùng trên các phương tiện, công cụ khác nhau.
Các tập tin Flash thường mang phần mở rộng là .swf và có thể hiển thị bởi các trình duyệt web (IE, Firefox, Chrome…) hay ứng dụng Flash Player. Các tập tin này thường là hoạt họa, quảng cáo hay các thành phần trang trí của các trang web. Gần đây, Flash còn được sử dụng để tạo ra các ứng dụng Internet phong phú. Kích thước các file Flash (với đồ họa vector) rất nhỏ, thuận tiện cho việc truyền tải dữ liệu qua Internet.
Phần mềm Adobe Premiere
Adobe Premiere (hay còn gọi tắt là Premiere) là một công cụ dựng phim, xử lý kỹ xảo phim chuyên nghiệp, biên tập, hiệu chỉnh video, tạo ra nhiều âm thanh và hình ảnh mới lạ, đồng thời cho phép người sử dụng chia sẻ video trên các phương tiện truyền thông. Premiere có thể tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau ở mọi phiên bản như Mac OS của Apple hay Window. Do đó, nó hỗ trợ một loạt các định dạng video và tập tin âm thanh trên cả hai hệ điều hành này.
Không chỉ vậy, nó còn có khả năng tích hợp với nhiều phần mềm khác nhau như: After Effects, Photoshop, Adobe Story, OnLocation và Prelude, tạo thuận lợi trong quá trình sản xuất phim. Chính vì vậy mà phần mềm này rất hữu ích với những ai đam mê ngành dựng phim.
Để dựng video kỹ xảo, bạn có thể tải Adobe Premiere Pro CS6 (dung lượng 1,26 GB), tương thích với Windows XP/Vista/7/8. APP CS6 cung cấp cho bạn một kho hiệu ứng độc quyền của Premiere. Tất cả những gì bạn cần làm là vào thẻ Effects, bấm chọn Video Effects, nhấn mũi tên xổ xuống trước một nhóm hiệu ứng bất kỳ. Lúc này, hiệu ứng trong nhóm vừa chọn sẽ hiện ra, bạn nhấn vào hiệu ứng muốn dùng và giữ chuột, kéo lên đối tượng muốn áp dụng hiệu ứng đó.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các hiệu ứng chuyển cảnh, giúp cho khung hình được hiển thị mượt mà hơn. Các hiệu ứng này nằm trong nhóm Video Transitions, bạn kéo hiệu ứng cần dùng vào khoảng trống giữa hai đối tượng trong timeline của Video. Chỉnh thời gian hiệu lực của hiệu ứng chuyển cảnh để làm chậm hay tăng tốc độ chuyển đổi qua lại giữa các khung hình.
Với mục đích giúp công việc dựng phim trở nên thuận tiện, dễ dàng đồng thời tạo ra được những thước phim hoàn hảo, bạn cần tích hợp thêm những công cụ mà Premiere không có sẵn (Plugin). Dưới đây là một số Plugin chuyên sử dụng cho Premiere.
- Davinci Resolve: là công cụ được phát triển bởi hãng Black Magic Design, giúp chỉnh sửa và tái tạo lại màu sắc của video. Đây là một trình ứng dụng khá thân thiện, bạn có thể sử dụng nó trên các trình biên tập video khác nhau, trên các hệ điều hành khác nhau từ MAC, Windows hay Linux.
- Red Giant Magic Bullet Suite: công cụ được phát triển bởi hãng RedGiant, giúp chỉnh sửa video một cách nhanh chóng nhờ vào bộ thư viện tập hợp những Option có sẵn hoặc bạn cũng có thể chỉnh sửa tùy theo mong muốn nhờ những công cụ tiện ích được tích hợp kèm theo từng Option.
- FilmConvert: là một phần mềm mô phỏng, làm cho các Footage kỹ thuật số trở nên giống như phim nhựa với các hiệu ứng grain và màu sắc.
- Knoll Light Factory: là một trong những Plugin tạo hiệu ứng tia sáng cho Premiere Pro. Nó giúp tạo ra những hiệu ứng ánh sáng, lens flares và các hiệu ứng này có thể được tùy chỉnh theo ý muốn của người dựng phim.
- GBDeFlicker: là công cụ giúp nhà dựng phim cải thiện và làm nét các trường đoạn video timelapse.
- BluffTitler: là một trong những Plugin giúp tạo ra những hiệu ứng 3D cho video, những tiêu đề 3D, những đoạn Intro ấn tượng nhờ vào hệ thống thư viện với hơn 5000 file mẫu 3D được cung cấp sẵn. Đây là phần mềm dễ sử dụng ngay cả với những người dùng có ít kinh nghiệm.
- NewBlue Titler Pro: là một Plugin được phát triển bởi NewBlueFX cho phép người dùng có thể tự thiết kế ra những tiêu đề 2D hoặc tiêu đề 3D cực kỳ bắt mắt và chuyên nghiệp, đồng thời tạo ra những mẫu chức danh cao cấp với nhiều hiệu ứng và chuyển động khác nhau.
- PHYX Keyer, Robus key, Ultra key: giúp người dùng có thể dễ dàng key nền cho các video phóng sự, truyền hình, bản tin trong phim điện ảnh bằng các tùy chọn nâng cao mà không cần phải chuyển sang phần mềm After Effects.
- PluralEyes: là công cụ giúp hỗ trợ dựng Multicam và đồng bộ hình ảnh đến âm thanh một cách chính xác nhất.
Phần mềm Adobe After Effect
Adobe After Effect là phần mềm đồ họa tổng hợp được phát triển bởi hãng Adobe Systems. Phần mềm này được ứng dụng nhiều trong đồ họa động và kỹ xảo chuyên nghiệp với chức năng chính là tạo ra được những chuyển động đồ họa ấn tượng, đẹp mắt. Nó cũng có chức năng giống như một phần mềm biên tập cơ bản, phi tuyến tính, biên tập âm thanh và chuyển mã phương tiện truyền thông. Đây là một công cụ tuyệt vời cho ngành thiết kế đồ họa, kỹ xảo trong quảng cáo hay game hoặc truyền hình. Đặc biệt, After Effects tương thích với nhiều phần mềm khác của Adobe như: Illustrator, Photoshop, Premiere Pro, Encore hay Flash…
After Effect là một ứng dụng khổng lồ với các menu hiệu ứng bất tận, các tab, các công cụ… nên nó có khả năng tạo hiệu ứng hình ảnh xuất sắc, nhanh và mượt mà; xử lý thành phần 3D; cho phép kiểm soát chiều sâu, bóng, phản xạ của nhiều đối tượng trong video; tạo đường viền chuẩn, dò tia, ép text và khối; khả năng tương thích và xử lý chuyển động cho đối tượng được tạo bởi Illustrator tuyệt vời.
Với phần mềm này, hầu hết mọi chuyển động 2D, 3D đều dễ dàng được tạo ra.
Phần mềm chuyên về đồ họa chuyển động 3D
- Cinema 4D
Cinema 4D là một phần mềm thiết kế và ứng dụng đồ họa 3D, ứng dụng này có giao diện linh hoạt và dễ sử dụng nhất trong tất cả các phần mềm 3D hiện nay. Nó đơn giản về bố cục để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được.
Nó có khả năng dựng hình, ánh sáng, chất liệu, họa hình cùng cơ chế vật lý xuất sắc. Phần mềm này được ứng dụng phổ biến
khi sản xuất phim do các chức năng trong công cụ BodyPaint 3D.
Cinema 4D là một phần mềm độc lập được viết bởi ngôn ngữ lập trình Java, sử dụng các tập lệnh API bằng C++. Nó có riêng một bộ kit tiện lợi để phát triển Plugin cho nó.
- 3D Maya
Maya được coi là chúa tể trong các phần mềm làm phim 3D. Hiện nay, do giá cả được hạ xuống thích hợp nên nó cũng được sử dụng nhiều trong công nghệ làm game nhưng chưa phổ biến bằng Max.
Maya có tính năng tạo mô hình, diễn nhân vật và làm các hiệu ứng linh hoạt. Nó cũng là một phần mềm đồ sộ và phức tạp, trong đó, tính năng Render (diễn hoạt) đem lại những kết quả tuyệt vời nhưng lại không bằng được những tính năng còn lại. Vì vậy, khi các nhà làm phim sử dụng phần mềm này, họ thường làm công việc Render bằng những phần mềm như Renderman hoặc Mental Ray chứ không sử dụng tính năng này của Maya.
- 3D Studio Max
Max là công cụ làm 3D chiếm lĩnh công nghệ làm game và là một chương trình 3D phổ biến nhất, ngoài ra cũng có nhiều công ty sử dụng nó để làm phim.
Max cung cấp những tính năng tạo mô hình, làm animation và diễn hoạt cảnh dễ dùng nhưng hầu hết những tính năng này lại có được từ các Plugin nối vào. Nó có thể xuất trực tiếp các diễn hoạt 3D sang Flash. Tuy nhiên, bạn phải bỏ ra một số tiền khá lớn cho phần mềm này vì những chi phí cho Plugin thêm vào.
Ngoài ra, còn một số những phần mềm chuyên về đồ họa chuyển động 3D khác như: Lightwave, Softimage, Houdini,...
Để sử dụng được tất cả các phần mềm trên, ngoài việc tìm hiểu phần mềm thì các nhà sáng tạo phải có kỹ năng tạo ra các file nguyên liệu dạng 2D từ PSD hoặc Illustrator (phần mềm vẽ minh họa)... hoặc trực tiếp tạo ra các đối tượng trong phần mềm nhưng tựu chung lại, bạn vẫn phải có hiểu biết về 2D (thiết kế tĩnh) rất tốt thì mới chia cảnh để động được.
Ưu điểm của đồ họa chuyển động là sự sáng tạo sẽ không bị giới hạn, video sẽ bổ sung thêm nhiều cách hiển thị thông tin để tăng trải nghiệm cho người xem cũng như tạo sự khác biệt đối với các kênh đối thủ. Tuy nhiên, để làm được đồ họa chuyển động, bạn phải có máy tính cấu hình tốt và có kỹ năng tìm hiểu phần mềm tốt hơn.
2.4 Stop motion
Stop motion (hoạt hình tĩnh vật) là một kỹ thuật làm phim, trong đó các nhân vật được dựng lên theo từng động tác, sau đó được chụp hình lại và ghép thành một bộ phim. Mỗi khung ảnh là một động tác riêng và khi ráp lại một cách liên tục, ta sẽ có cảm giác như các nhân vật đang thực sự chuyển động. Những hình nộm, hình đất sét (hiện nay có thể bao gồm cả giấy) thường được sử dụng để tạo bối cảnh và phục vụ việc làm phim của đạo diễn trong thể loại phim này. Trong Youtube, Stop motion thường được áp dụng cho những video có nội dung cho trẻ em như: lego, nặn đất, đồ chơi biến hình - tất cả đều được lồng ghép âm thanh và lời bình để tăng thêm hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo những kênh sử dụng Stop motion nổi tiếng như: Clay Mixer (kênh hoạt hình sử dụng nhân vật đất nặn với nội dung cho trẻ em), Minute Physics (kênh trình bày những kiến thức vật lý dễ hiểu, sinh động bằng stop motion),...
Thông thường, xét về kỹ thuật làm phim, chúng ta có khái niệm 24 hình/giây để đảm bảo sự ăn khớp giữa hình và tiếng, tránh được hiện tượng nháy hình. Đây cũng là con số tối thiểu nên sử
dụng trong phim để giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng đối với Stop motion, bạn chỉ cần chụp 10 đến 15 hình rồi cho xuất hiện liên tục trong một giây là ra chuyển động.
Nhân vật hoạt hình Stop motion:
- Nhân vật trong Stop motion được tạo nên bằng phương thức thủ công với độ chi tiết cao và tỉ mỉ. Những điêu khắc gia phải sử dụng cả kỹ năng về trí tưởng tượng lẫn thủ pháp chuyên môn để sáng tạo ra những nhân vật mang tính biểu trưng nhất.
- Để có một nhân vật hoàn chỉnh, ta cần trải qua các bước sau:
● Vẽ phác nhân vật, mô phỏng dưới dạng 2D (có thể trên phần mềm hoặc vẽ tay).
● Tạo hình dưới dạng 3D bằng đất mềm (dạng tượng tròn dựa trên các đường cong của bản vẽ sơ phác).
● Chuyển đổi chất liệu.
- Nhân vật Stop motion cần có cử động một cách linh hoạt và biểu cảm trên gương mặt. Gợi ý có 2 dạng xử lý phần cảm xúc khuôn mặt là:
● Sử dụng các cơ mặt thông thường dựa trên khung xương: lông mày, cơ má, cơ miệng… Nhược điểm của dạng này là giới hạn cảm xúc không đa chiều hoặc ít hơn rất nhiều so với hình thức in bằng công nghệ 3D.
● Sử dụng công nghệ in 3D: Khiến nhân vật thể hiện được cả khẩu ngữ, cảm xúc bằng việc in hàng triệu thay đổi cho một nửa khuôn mặt bên dưới.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà bạn có thể chọn thực hiện theo một trong hai cách trên hoặc kết hợp cả hai cách, hay cũng
có thể tùy cơ ứng biến theo ý tưởng của mình để tạo ra những nhân vật ưng ý nhất.
Các bước cần chuẩn bị trước khi làm một video Stop motion
- Kỹ năng setup ánh sáng, bối cảnh: bạn cần đầu tư về ánh sáng và bố cục vật thể cho phù hợp để hứng trọn ánh sáng, giúp chủ thể trở nên nổi bật hơn. Gợi ý đặt bối cảnh và nhân vật hướng xuôi chiều sáng; sử dụng đèn điện hoặc tấm phản quang.
- Rèn luyện kỹ năng tạo hình nhân vật: một nhân vật đòi hỏi phải chế tác nhiều hình nộm khác nhau với mỗi sắc thái riêng để khi lên phim, cử động của nhân vật trở nên mượt mà, linh hoạt. Đây là một kỹ năng cần sự tích lũy, quen tay thì mới có thể tạo nên những hình nộm nhân vật như ý được. Vì vậy,“chăm chỉ luyện tập” là lựa chọn duy nhất cho bạn nếu muốn theo đuổi nghề này lâu dài.
- Chỉnh sửa video hậu kỳ: Bạn cần có kỹ năng chỉnh sửa video, tạo hiệu ứng âm thanh đơn giản, đặc biệt cần tránh tạp âm, vậy nên hãy chọn những không gian ít tiếng ồn làm địa điểm quay.
Hướng dẫn tạo một video Stop motion đơn giản Bước 1: Chụp ảnh làm tư liệu ghép hình
Đầu tiên cần chuẩn bị một tripod để chụp những tấm hình từ góc trên cao, cần cố định tripod nhưng hình ra sẽ có một góc nghiêng nhất định. Còn nếu muốn một góc thẳng đứng, bạn cần một loại tripod lớn hơn.
Lưu ý: Nếu sử dụng điện thoại hay máy ảnh, bắt buộc phải sử dụng bấm ngoài để chụp, như vậy có thể tránh cho màn hình bị rung và một vài bộ phận của bạn (như tay hoặc chân…) lọt vào khung hình.
Bước 2: Dùng app để chụp hình
Nếu dùng điện thoại, hãy tải một số app hỗ trợ chụp ảnh, nó sẽ giúp bạn khá nhiều trong việc ghi nhớ vị trí trước và sau khi di chuyển đồ vật. App sẽ tạo bóng mờ của hình ảnh ở vị trí cũ, khi ta di chuyển vật đến vị trí mới, điều đó sẽ giúp ta căn đo được khoảng cách di chuyển giữa hai vị trí.
Nếu dùng máy ảnh thì bạn có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ chụp Stop motion tên Dragon Frame. Đặc biệt, nếu bạn sử dùng máy ảnh Sony thì trên Sony app có sẵn một ứng dụng Stop motion với giá 5$.
Bước 3: Tạo và ghép hình ảnh bằng phần mềm
Sử dụng phần mềm Premiere Adobe để gắn kết các hình ảnh lại với nhau. Bạn chỉ cần chọn tất cả các hình, sau đó click chuột phải và chọn Speed/Duration, chỉnh cho thời gian mỗi tấm hình xuống còn 2-3 frame ảnh.
Lưu ý: Chọn Rip delete để các ảnh tự động đứng sát vào nhau.
Ưu điểm của thể loại này có thể tận dụng được rất nhiều tư liệu có sẵn trong cuộc sống (ví dụ như Lego thay vì phải dựng bằng phần mềm 3D theo phương pháp đồ họa chuyển động). Bạn chỉ cần một vài đạo cụ và một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh là đủ để làm thành một video.
Bên cạnh những ưu điểm trên, Stop motion còn có một khuyết điểm rõ ràng là: rất mất thời gian để triển khai vì phải chụp từng ảnh một rồi sau đó mới ghép lại với nhau trên phần mềm chỉnh sửa. Như đã nói ở trên, cứ một giây video cần từ 10 - 15 tấm ảnh, suy ra, nếu muốn thực hiện một video có thời lượng 1 phút, ta cần chụp ít nhất 600 tấm ảnh. Và để những chuyển động của nhân vật diễn ra liền mạch, mỗi một tấm ảnh không thể có sự dịch chuyển hoặc thay đổi quá nhiều. Có thể chính vì lẽ đó mà những người làm thể loại này cần sự sáng tạo mang tính sắp xếp rất cao mới có thể làm cho nhân vật trong video chuyển động một cách trôi chảy như vậy.