🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vừa Lười Vừa Bận Vẫn Giỏi Tiếng Anh Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Table of Contents Lời nói đầu 6 PHẦN 1: PHÁT ÂM CƠ BẢN 7 01 Bảng chữ cái 7 02 Nguyên âm A & E 9 03 Dạng rút gọn 11 04 Cách phát âm B & P 13 05 Cách phát âm E & I 14 06 Cách phát âm /p/ & /f/ 15 07 Cách phát âm /f/ & /v/ 16 08 Cách phát âm J & Y 17 09 Cách phát âm L & R 18 10 Cách phát âm N & KN 19 11 Cách phát âm L & R 21 12 Cách phát âm S & SH 22 13 Cách phát âm /s/ và /θ/ 23 14 Cách phát âm Schwa 25 15 Cách phát âm V & W 26 16 Nối âm - liaison 27 17 Phát âm từ kết thúc bằng CT – X - CK 28 18 Phát âm từ kết thúc với S 30 19 Ba lỗi sai cơ bản với đuôi S 32 20 Đọc từ kết thúc bằng đuôi – tion 34 21 Đọc từ kết thúc bằng đuôi –sion 35 22 Cách đọc đuôi ed 36 23 5 từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Anh 38 24 Cách phát âm những từ mở đầu bằng B 40 25 Âm câm 41 26 Phát âm từ có đuôi –ture 42 27 Phát âm từ có đuôi -du 43 https://thuviensach.vn 28 Cách phát âm can và can’t 44 29 Bốn sai lầm khi phát âm tiếng Anh 45 30 Nguyên tắc cơ bản để cải thiện phát âm 47 PHẦN 2: NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI HỌC TIẾNG ANH 49 01 Bảng chữ cái 49 02 Số đếm từ 1 đến 20 (Phần 1) 51 03 Số đếm từ 20 trở đi 53 04 Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ 55 05 Phụ âm và Nguyên âm 57 06 Định nghĩa mạo từ a, an, the 59 07 Mệnh đề trong tiếng Anh 60 08 Đại từ 61 09 Nội động từ, ngoại động từ 63 10 Cấu trúc used, to be used và get used to 65 11 Số ít/nhiều (N/V) 66 12 Danh từ xác định/không xác định đếm được/không đếm được 67 13 Sự hòa hợp chủ ngữ - động từ trong câu 68 14 Tiền tố và hậu tố của từ 70 17 Some/Any/No/None 79 18 All/Every/Whole 81 19 Thứ tự các tính từ trong câu 83 20 Ba thì cơ bản trong tiếng Anh 85 21 So sánh ngang bằng/hơn/hơn nhất 88 22 Động từ khuyết thiếu 90 23 Câu hỏi đuôi 92 24 Câu điều kiện 94 25 Dạng bị động 96 26 Câu tường thuật 98 27 Mệnh đề quan hệ 100 28 Một số cấu trúc nhấn mạnh ý trong tiếng Anh (1) 106 ý trong tiếng Ảnh (1) 106 https://thuviensach.vn 29 Một số cấu trúc nhấn mạnh ý trong tiếng Anh (2) 108 30 Tiếng Anh Mỹ 111 PHAẦN 3: 115 01 Mở đầu cuộc hội thoại 115 02 Sở thích 117 03 Trường học 118 04 Bạn làm nghề gì 120 5. Bạn chơi môn thể thao nào05 Bọn choi môn thể thao nồo?? 122 06 Miêu tả người 123 07 Nói về thời tiết 125 08 Gọi điện thoại 126 09 Ghé thăm một người bạn 128 10 Chào hỏi và giao tiếp 131 11 Bạn muốn ăn gì cho bữa sáng? 133 12 Gọi món 136 13 Gặp một người bạn 138 14 Lên lịch hẹn 141 15 Đi khám 143 16 Hỏi và chỉ đường 145 17 Lên lịch hẹn hò 147 18 Rạp chiếu phim 149 19 Đặt chỗ 151 20 Tán tỉnh 153 21 Phòng tắm 156 22 Đại lí du lịch 157 23 Tại sân bay 159 24 Nhờ trợ giúp 161 25 Tại khách sạn 163 26 Tại nhà hàng ăn uống 167 27 Điểm mạnh - điểm yếu ° 171 29 Các sở thích ngoài công việc 176 30 Tiệm cắt tóc 182 https://thuviensach.vn PHẦN 4: NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI HỌC TIẾNG ANH 187 01 Nói chuyện với đồng nghiệp 187 VỪA LƯỜI VỪA BẢN VẢN GIỎI TIÊNG ANH 189 02 Đến muộn 189 03 Phàn nàn về công việc 190 04 Kinh nghiệm làm việc °’ 192 05 Đàm thoại với sếp 194 06 Nói chuyện với cấp dưới 196 07 Công nghệ thông tin 199 08 Bán hàngg ®“' 201 09 Thư tín doanh nghiệp - 203 hướng dẫn chung 203 10 Thư tín doanh nghiệp – các câu hữu dụng 205 11 Sơ yếu lí lịch (CV) ®””’ 207 12 Các vấn đề với máy móc 209 13 Trao đổi danh thiếp 212 14 Tôi bận 214 15 Giải thích 216 16 Thuyết trình 219 17 Phỏng vấn xin việc 222 18 Quảng cáo 227 19 Tiếp thị 229 20 Đàm phán 231 21 Tài chính 234 22 Cuộc gặp gỡ 236 26 Thành tựu 245 27 Bỏ việc 249 28 Giới thiệu các địa điểm 253 29 Du lịch: Giải thích các quy định 255 30 Du lịch: Phổ biến các quy định 257 PHẦN 5: CỤM ĐỘNG TỪ VÀ CÁC THÀNH NGỮ 259 https://thuviensach.vn 02 Các cụm động từ và thành ngữ với look 262 03 Các cụm động từ và thành ngữ với make 264 04 Các cụm động từ và thành ngữ với “do” 266 05 Các cụm động từ và thành ngữ dùng get 268 06 Các cụm động từ và thành ngữ với give 269 07 Các cụm động từ và thành ngữ với take 271 08 Các cụm động từ và thành ngữ với run 272 09 Các cụm động từ và thành ngữ với go 274 10 Các cụm động từ và thành ngữ với “put” 276 11 Các cụm động từ °M'3’ và thành ngữ với cut 278 12 Các cụm động từ và thành ngữ với come 280 13 Các cụm động từ và thành ngữ với set 282 14 Các cụm động từ và thành ngữ với turn 284 15 Các cụm động từ và thành ngữ với work 286 16 Các cụm động từ và thành ngữ với pick 288 17 Các thành ngữ liên quan đến bộ phận cơ thể 291 18 Các thành ngữ liên quan tới quần áo 294 19 Các thành ngữ liên quan đến động vật 296 20 Các thành ngữ liên quan đến màu sắc 298 21 Các thành ngữ liên quan đến con số 300 22 Các thành ngữ liên quan đến đồ ăn/đồ uống 302 23 Các cặp thành ngữ 304 24 Các thành ngữ liên quan đến thời gian 306 25 Những lời đáp lại có yếu tố thành ngữ 308 26 Nhấn mạnh mang tính chất ° " thành ngữ 310 28 315 Từ Lóng (1)) ®““ 315 ///// VỪA LƯỜI VỪA BẬN VẢN GIÒI TIẾNG ANH 318 29 Từ Lóng (2) °" ” 318 30 320 Từ Lóng (3) 320 Giới thiệu cuốn thứ 2: Học đánh vần TA 327 https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn 1. Lời nói đầu Xin chào! Bạn có muốn giỏi tiếng Anh mà không mất quá nhiều thời gian và không phải ngồi vào bàn học không? Ai cũng muốn giỏi tiếng Anh nhưng khi bắt đầu được một thời gian thì lại thấy chán nản, không có động lực vì quá khó hoặc bản thân quá bận. Tuy nhiên, trong thực tế, mỗi ngày thì bất kỳ ai cũng có vài tiếng bộ não khá là thảnh thơi, bạn có thể hoàn toàn vừa giải trí vừa luyện tiếng Anh trong khoảng thời gian đó. Ví dụ như là nấu cơm, rửa bát, dọn nhà, đợi xe buýt hay là lúc chạy bộ tập thể dục nữa chẳng hạn... Tài liệu luyện nghe của nước ngoài thì rất nhiều nhưng đa phần là khá khó hoặc nghe rất chán. Và đó chính là lý do cuốn sách này ra đời. Bộ sản phẩm mất hơn 1 năm để hoàn thành với cả ngàn giờ viết nội dung của đội ngũ tác giả, trải qua biết bao nhiêu bài thu hỏng và thay đổi khuôn mẫu chương trình. Chúng tôi đã phải tham khảo hàng trăm mẫu bài nghe khắp nơi trên Internet để ra được cấu trúc phù hợp cho các bài học này. Ngay cả khi làm việc để chọn đối tác xuất bản tôi cũng đã đề nghị nhà xuất bản phải xuất bản cuốn sách này dưới dạng in màu để đảm bảo tối đa trải nghiệm đọc của người học. Tính tới thời điểm hiện tại, về sản phẩm học bằng âm thanh cho người Việt Nam, chưa có sản phẩm nào tương tự về hình thức cũng như số lượng. Cuốn sách là sản phẩm đầu tiên trong thể loại này. Người không biết gì cũng học được, sản phẩm hiệu quả cho cả người muốn học đề giao tiếp thực tế trong đời sống và trong công việc, cấu trúc cùa mỗi bài được thiết kế rất tối ưu để khán giả nghe và đọc theo vài lần là dùng được. Chúng tôi hi vọng cuốn sách này sẽ đưa tiếng Anh của các bạn lên tầm cao mới chỉ trong thời gian ngắn. Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn cuốn sách không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong https://thuviensach.vn nhận được sự đóng góp quý báu từ quý độc giả để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. Các tác giả! "Tiếng Anh không khó, chỉ cần kiên trì và học chuyên tâm là bạn sẽ thành công." https://thuviensach.vn 2. PHẦN 1: PHÁT ÂM CƠ BẢN 1. 01 Bảng chữ cái Mọi ngôn ngữ đều bắt đầu với bảng chữ cái. Tương tự, tiếng Anh cũng có một bảng chữ cái riêng bao gồm 26 chữ cái tất cả. Hãy cùng bắt đầu bài học thú vị ngày hôm nay nhé! Thật vui nhộn phải không? Sau đây mình sẽ giới thiệu cách đọc từng chữ cái theo thứ tự trong bảng chữ cái nhé! Đầu tiên, chữ A đọc là /ei/ /ei/. Chữ B đọc là /bi:/ /bi:/ Hãy liên tưởng đến viên bi khi đọc chữ B thì sẽ dễ nhớ hơn đấy Chữ C đọc là /si:/ /si:/ có thể nghĩ đến đèn xi nhan khi đọc chữ cái này. Tiếp theo, chữ D đọc là /di:/ /di:/ Chữ này các bạn có thể nghĩ ngay đến việc chúng ta đi lại, đi chơi chẳng hạn. Chữ E được đọc là /i:/ /i:/ Nhớ đọc kéo dài ra một chút nhé: /i:/ /i:/ /i:/ Trong bảng chữ cái tiếng Việt không có chữ F, còn trong tiếng Anh chúng ta đọc là /ef/ /ef/. Tiếp đến là chữ G, đọc là /dʒi:/ /dʒi:/, đọc giống với từ ghép gờ i, gi trong tiếng Việt. Chữ H, đọc là /eitʃ/ /eitʃ/ /eitʃ/. Chữ I, đọc là /ai/ /ai/ giống như khi bạn hỏi ai đó, ai vậy. Tiếp nữa, chữ J cũng không có trong bảng chữ cái tiếng Việt. Các bạn có thể liên tưởng đến từng giây phút là có thể nhớ đến cách đọc của nó. Cách đọc là /dʒei/ /dʒei/ Chữ gi của tiếng Việt kết hợp với âm ây. Ta có /dʒei/. https://thuviensach.vn Chữ K đọc là /kei/ /kei/. Chúng ta có thể nghĩ ngay đến cái cây chẳng hạn. Chữ L, đọc là /el/ /el/ /el/. Chữ cái tiếp theo là chữ M, đọc là /em/ /em/. Chú ý có bật hơi nhẹ /m/ nhưng không đọc rõ thành tiếng. Không phải em mờ mà là /em/ /em/. Tương tự, chữ tiếp theo, chữ N, đọc /en/ - /en/, cũng bật hơi nhẹ /n/, /en/ - /en/. Sau đó là chữ O, đọc là /oo/ - /oo/. Nhìn chữ o cũng giống cái âu phải không? Chữ P, đọc là /pi:/ - /pi:/. Khi đọc các bạn cũng bật hơi giống như đọc chữ cái này trong tiếng Việt nhé: /pi:/ - /pi:/. Vậy thì điều gì khiến các bạn dễ dàng liên tưởng đến cách đọc chữ cái này nhỉ? Trong toán học có lẽ các bạn không hề xa lạ với con số pi (3,14) đúng không? Chữ Q, được đọc là /kju:/ - /kju:/. Chữ cái R, đọc là /a:r/ - /a:r/. Có phần uốn lưỡi r nên các bạn chú ý nhé. /a:r/ - /a:r/. Chữ S, hay sờ nặng của tiếng Việt, đọc là /es/ - /es/. Bật hơi là chữ xờ nhẹ, /es/ - /es/. Tiếp theo đó là chữ T, đọc là /ti:/ /ti:/. Không phải là ti mà là /ti:/ - /ti:/. Chữ U sẽ được đọc là /ju:/ - /ju:/. Mìh thấy có nhiều bạn đọc là ziu nhưng như vậy thì không chính xác, phải đọc là /ju:/ /ju:/. Chữ V được đọc thành /vi:/ /vi:./ Tiếp nữa là chữ W, viết giống như hai chữ V đứng liền nhau. Nếu đọc chậm, chữ cái này sẽ được phát âm là /'dʌblju:/ /'dʌblju:/. Tuy nhiên ở đây xuất hiện hiện tượng đọc nối âm nên thường được phát âm là /'dʌblju:/ - /'dʌblju:/. Chữ X hay xờ nhẹ trong tiếng Việt đọc là /eks/ - /eks/ - /eks/ Tiếp theo chữ Y, đọc là /wai/ - /wai/ - /wai/. Cách đọc chữ cái này giống từ why (tại sao) trong tiếng Anh đó! Và cuối cùng, chữ Z sẽ đọc là /zi:/- / zi:/ - /zi:/. Đây là cách đọc Anh - Mỹ, theo Anh - Anh sẽ đọc là /zed/ /zed/ /zed/. https://thuviensach.vn Ok, bây giờ các bạn lặp lại theo mình một lần nữa nhé! Để dễ nhớ hơn nữa, các bạn hãy mở lại bài hát ở đầu bài học và học theo nhé! Chúc các bạn học vui. Xin cảm ơn các bạn! https://thuviensach.vn 2. 02 Nguyên âm A & E Các bạn biết không? Một trong những phần gây khó khăn nhất đối với hầu hết người học tiếng Anh là phát âm. Phát âm như thế nào cho chuẩn và đúng, thậm chí như một người bản xứ là điều không hề dễ dàng. Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào cách phát âm hai nguyên âm A và E trong tiếng Anh nhé! Bài học có hai phần, nửa đầu sẽ tìm hiếu về cách phát âm nguyên âm A và các trường hợp của nó, phần hai tập trung vào nguyên âm E! Mời các bạn cùng nghe đoạn băng sau: Nguyên âm A có hai cách phát âm là /ei/, cách viết phiên âm là chữ e và i - /ei/, và /æ/, phiên âm là nửa chữ a và nửa chữ e - /æ/. Khi phát âm /ei/, mặt lưỡi nâng lên, hàm cũng nâng theo, miệng mở rộng vừa. Sau khi đã hình dung ra hình ảnh, hãy cùng luyện tập theo mình nhé: /ei/ - /ei/ - /ei/. Giờ thì hãy áp dụng đọc một số từ sau: bait (mồi nhử) - date (ngày) - pain (nỗi đau) - rain (mưa) - jail (nhà tù). Tiếp theo, với trường hợp tương đối khó còn lại của nguyên âm A, /æ/. có thể âm này sẽ khiến bạn lúng túng khi phát âm. Khi phát âm /æ/, chúng ta cần tì đầu lưỡi vào răng. Âm được phát ra từ trong cổ họng, khi đọc lưỡi hơi bè ra một chút. Cũng chính vì thế mà âm này thường được gọi là âm A bẹt: /æ/ /æ/ /æ/. Hãy cùng áp dụng vào một số từ sau: bad (xấu xa) - had (đã có) - fat (béo, mập) - mad (tức giận, nổi điên lên) - cat (con mèo). Các bạn hãy quay lại đoạn băng ở đầu bài học để nghe thử xem cách phát âm khác nhau của nguyên âm A nhé! Đã khi nào bạn bắt gặp một người khách nước ngoài đang loay hoay với chiếc xe đạp bị hỏng và nhờ đến sự giúp đỡ của một ai đó: Could you help me with this pedal? Anh có thể giữ giúp cái bàn đạp này không? Pedal https://thuviensach.vn (P-E-D-A-L) nghĩa là cái bàn đạp nhưng người đó lại hiểu là họ đang nhờ giữ mái chèo paddle (P-A-D-D-L-E) và lấy làm ngạc nhiên chưa? Đó chỉ là một trong rất nhiều hiểu lầm thú vị gây ra bởi chưa phân biệt rõ cách đọc chính xác của các từ đấy! Trong trường hợp này, sự hiểu nhầm là ở các cách đọc của nguyên âm E và âm A bẹt mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây. /e/ là một nguyên âm ngắn, khi phát âm ta hạ mặt sau của lưỡi đồng thời hàm dưới cũng hạ xuống một chút, /e/ - /e/ - /e/. Thử cùng áp dụng vào một số từ sau: when (bao giờ) – then (sau đó, tiếp theo) – set (đặt, để, v.v.) – get (lấy, có, v.v.) – tell (nói, bảo). Đặc biệt, âm /e/ rất hay bị nhầm lẫn với âm /æ/ của nguyên âm A như trong tình huống trên. Các bạn hãy xem xét thêm các ví dụ dưới đây: Từ bet (cá cược) và bat (gậy bóng chày). Từ head (cái đầu) và had (có), dạng quá khứ của từ have) Từ net (cái lưới) và gnat (con muỗi nhỏ). Ở các ví dụ vừa rồi, từ được đọc trước là các từ có bao gồm nguyên âm /e/ và sau đó là nguyên âm /æ/ hay A bẹt. Trường hợp ngoại lệ: Nếu E theo sau bởi R thì không đọc là nguyên âm /e/, thay vào đó là / ɜ:r/ như trong từ her (H-E-R), term (T-E-R-M) có một âm tiết tận cùng bằng một phụ âm. Hoặc từ interpret /in'tɜ:rprɩt/ là từ đa âm tiết có chữ e được nhấn mạnh. Chắc giờ bạn sẽ không nhầm lẫn như trong tình huống vừa rồi mình đưa ra chứ? Bạn đã có thể nghe và phân biệt được hai từ pedal (bàn đạp) và paddle (mái chèo) rồi đúng không nào? Xin cảm ơn các bạn https://thuviensach.vn 3. 03 Dạng rút gọn Cũng giống như bất kì một ngôn ngữ nào trên thế giới, khi nói tiếng Anh người dùng sử dụng rất nhiều câu hay từ rút gọn nhằm đạt sự nhanh chóng và đa dạng. Chúng rất đơn giản nhưng chỉ khi bạn đã biết hay hiểu về nó thì mới đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sau đây sẽ là một số dạng rút gọn (contractions) phổ biến nhất trong tiếng Anh. Dạng rút gọn được hiểu đơn giản là một từ được rút gọn một hoặc một vài chữ cái. Có thể nhận thấy dấu phẩy trên là đặc điểm nhận dạng của dạng rút gọn. Dấu phẩy trên xuất hiện đúng vị trí cua những chữ cái được lược bỏ. Ví dụ như từ can't. Can't viết tắt của cannot, dấu phẩy trên được đặt giữa chữ n và t. Đọc là can't/can't. Về cơ bản, có 2 dạng rút gọn: rút gọn khẳng định (positive contractions) và rút gọn phủ định (negative contractions). Trước hết, hãy cùng mình xem xét một số từ ở dạng rút gọn khẳng định nhé! - I am được rút gọn thành l'm với dấu phẩy được thêm giữa chữ I và m. I'm. VD: I'm Jenny. She is; He is; It is được rút gọn thành She’s; He’s; It’s, dấu phẩy đặt ở đúng vị trí chữ i bị mất đi. She's; He's;lt's. VD: She's coming here. We are;They are;You are rút gọn thành We're;They're;You're, tương tự dấu phẩy được đặt ở vị trí chữ a bị mất đi. We're;They're;You're. VD: They're playing tennis. Các từ have (H-A-V-E), has (H-A-S) và had (H-A-D) đều được rút gọn bằng cách lược bỏ đi hai chữ cái h và a rồi thêm dấu phẩy trước các chữ cái còn lại. VD: They've gone out. We've been here for 2 hours. She's left. It's been taken. We'd better hurry up... v.v. https://thuviensach.vn Will (w-i-l-l) (sẽ) được rút gọn = cách bỏ đi 2 chữ cái đầu là w và i rồi thêm dấu phay tại vị trí 2 chữ cái này mất đi. VD: I'll leave. You'll know. It'll be hard. Would (w-o-u-l-d) rút gọn bằng cách chỉ để lại chữ d rồi thêm dấu phẩy trước nó. VD: I'd like a coffee. Một số từ ở dạng rút gọn phủ định: Các cụm từ is not, are not, would not, was not, were not, has not, have not, had not, does not, do not, need not, must not, could not đều được rút gọn bằng cách viết liền các cụm từ lại với nhau, lược bỏ chữ o ở từ not rồi thêm dấu phẩy tại vị trí chữ o bị lược bỏ. Cách đọc các cụm từ trên sau khi rút gọn như sau: is not thành isn't, are not thành aren't, would not thành woudn't, was not thành wasn't, were not thành weren't, has not thành hasn't, have not thành haven't, had not thành hadn't, does not thành doesn't, do not thành don't, need not thành needn't, must not thành musn't, và coud not thành couldn't. Will not rút gọn thành chữ won’t (w-o-n - dấu phẩy trên -t). VD: They won't come tonight. Cannot thành chữ can't (c-a-n – dấu phẩy trên -t). VD: She can't swim. Đặc biệt, I am not rút gọn thành I’m not, tức là dạng rút gọn khẳng định của I am và từ not. VD: I'm not going to the park. Rất đơn giản phải không? Cùng mình đọc lại tất cả những từ rút gọn vừa rồi nhé! I'm - She's - He's - It's - We're - They're - You're - I'll - You'll - We've - I've - I'd - We'd - isn't - aren't - wouldn't - wasn't - weren't - hasn't - haven't - hadn't - doesn't- don't - needn't - musn't - coudn't - won't - can't - I'm not. Bài học đến đây là kết thúc. Xin cảm ơn các bạn! https://thuviensach.vn 4. 04 Cách phát âm B & P Cặp phụ âm đầu tiên mà Thương muốn giới thiệu với các bạn đó là B và P. Đây có thể xem là một cặp âm khá khó phân biệt cho những người mới bắt đầu học tiếng Anh. Do vậy, hi vọng hôm nay mình sẽ giúp các bọn vượt qua khó khăn này, từ việc nghe, phân biệt, lẫn việc phát âm được nó. Nào, hãy tập trung lắng nghe bài học ngày hôm nay nhé! /p/ là phụ âm vô thanh, /b/ là phụ âm hữu thanh. Hai phụ âm này đều có đặc điểm giống nhau về cách đặt vị trí của các bộ phận phát âm. Đó là, đầu tiên, chúng ta khép chặt hai môi lại, sau đó chúng ta sẽ mở miệng, đồng thời bật mạnh lượng hơi ở bên trong ra: /p/ và /b/. Tuy nhiên, điểm khác biệt gữa hai phụ âm này đó là: vì phụ âm /p/ là một phụ âm vô thanh, do đó các bạn sẽ không rung dây thanh quản khi phát âm, còn /b/ là phụ âm hữu thanh, do đó chúng ta cần rung dây thanh quản khi phát âm. 1 điều các bạn cần lưu ý, đó là: Hầu hết chữ P hay PP được phát âm là /p/ (open, people,...) tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt khi: Ph được phát âm là /f/ (phone) hay P không được phát âm như trong psychology (tâm lí học). Trong khi đó, cần lưu ý rằng Âm /b/ là một âm câm khi nó đứng cuối từ và đứng trước nó là âm /m/. Ví dụ: climb /klaim/, crumb /krʌm/, dumb /dʌm/, comb /koʊm/ Ok, vậy là chúng ta đã hoàn tất những lý thuyết về phương pháp phân biệt cách phát âm của /b/ và /p/. Sau đây, Thương sẽ đưa ra những ví dụ cơ bản nhằm giúp các bạn củng cố bài học ngày hôm nay thông qua việc luyện tập phát âm. Từ vựng đầu tiên: POLICE, (P-O-L-I-C-E) nhớ là đặt tay ở cổ họng mình để kiểm tra xem có sự rung không nhé. Hãy cùng đọc theo mình nhé. https://thuviensach.vn Từ số hai, hai chữ P: PAPER, (P-A-P- E-R) Từ cuối cùng trong nhóm từ phát âm chứa chữ P, HAPPY. Tiếp theo là ví dụ phát âm của chữ B, lưu ý đặt tay lên cổ họng để cảm nhận sự rung. Ví dụ ta có: BABY. Các bạn có để ý có tới 2 lần rung không. BANK là từ thứ hai nhé. Hãy cùng luyện tập với mình! Cuối cùng là BLUE. BLUE cũng chính là từ vựng khép lại bài học ngày hôm nay. Hi vọng các bạn đã hình dung ra cách phân biệt phát âm của B và P để từ đó không mắc lỗi khi phát âm hai âm này. Đừng quên tự luyện tập ở nhà các bạn nhé. Hẹn gặp lại cả nhà trong những bài học tiếp theo. Xin chào và hẹn gặp lại! https://thuviensach.vn 5. 05 Cách phát âm E & I Chào cả nhà, hôm nay Hoài Thương sẽ mang tới cho các bạn cách phân biệt giữa phát âm hai nguyên âm E và I. Cần lưu ý rằng nguyên âm I (viết như chữ cái I trong tiếng Việt) được phát âm như từ con mắt – EYE. Tuy nhiên, khi nó xuất hiện trong từ vựng tiếng Anh thì phát âm của nó cũng sẽ không cố định là /ai/. Cho nên, bài học ngày hôm nay, thực chất, sẽ là sự khác nhau giữa việc phát âm I ngắn và âm I dài. Bài học hứa hẹn sẽ rất ngắn gọn, tuy nhiên, các bạn cần phải tập trung cao độ nhất vì nội dung bài học chứa rất nhiều điều thú vị. Nào, các bạn đã sẵn sàng chưa? Đầu tiên, chữ E trong bảng chữ cái tiếng Anh được phát âm là /i:/. Lưu ý khi phát âm âm này, bạn cần mở miệng rộng như đang mỉm cười, miệng mở rộng hai bên. Các bạn thử luyện tập như mình nhé /i:/. Trong khi đó, phát âm âm i ngắn là /ɩ/. Các bạn không cần phải mở rộng miệng và kéo dài hơi như với âm /i:/ dài. Hãy cùng mình so sánh /ɩ/ và /i:/. Nhằm giúp các bạn củng cố lý thuyết bài học, mình sẽ cung cấp một số ví dụ điển hình như: Cặp từ đầu tiên BEAT (chiến thắng ai đó trong một trò chơi hay cuộc thi), B-E- A-T và BIT (một ít). Nào, hãy luyện tập cùng mình. Thứ 2, ta có cặp từ FEET (Feet còn gọi là foot là đơn vị đo chiều dài của Anh-Mỹ) và FIT (vừa). Các bạn hãy lặp lại theo mình nhé. Cặp từ thứ 3 là SHEEP (con cừu) và SHIP (con tàu). Tiếp theo, DEEP (sâu) và DIP (nhúng một vật gì đấy vào chất lỏng), cặp từ cuối cùng của bài học là HEAT (nhiệt) và HIT (đánh), hãy luyện tập cặp từ cuối cùng này nào. https://thuviensach.vn Và bài học đã khép lại. Các bạn có thấy nội dung hôm nay khá ngắn gọn không ạ? Tuy nhiên, đây là cặp âm không hề dễ khi phát âm, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu học tiếng Anh. Nên mình hi vọng là các bạn sẽ không ngừng luyện tập phát âm để việc nói tiếng Anh trở nên trôi chảy và tự nhiên nhé. Xin chào và hẹn gặp lại! https://thuviensach.vn 6. 06 Cách phát âm /p/ & /f/ Hôm nay mình sẽ giúp các bạn phân biệt cách phát âm cặp đôi/p/ và /f/. Trước hết, cần lưu ý cách phát âm của /p/ Việc bạn cần làm là hình dung ra khẩu hình miệng của mình khi phát âm P, cụ thể như sau: Các bạn mím chặt môi, sau đó bật hơi ra mạnh. Như vậy, ta đã có cách phát âm chữ P. Nào hãy cùng luyện tập. Lưu ý là bạn sẽ không cảm nhận được độ rung khi đặt tay vào cổ mình lúc phát âm chữ này - đây cũng là kiến thức cũ mà mình đã hướng dẫn ở bài học hôm trước. Các bạn còn nhớ không ạ? Tiếp theo, chúng ta đến với cách phát âm âm /f/. Điểm đáng lưu ý ở đây đó là bạn phải dùng hàm răng trên của mình chạm vào môi dưới, sau đó đấy hơi ra. Từ đó ta có âm /f/ được phát âm theo cách này. Nào, các bạn thử luyện tập cùng mình xem nhé. Sau khi nắm rõ cách phát âm của hai âm này, Thương muốn nhấn mạnh một điểm khác biệt rõ nhất đó chính là: trong khi âm /f/ được phát âm khi răng của chúng ta bị lộ ra ngoài thì âm /p/ lại được phát âm khi và chỉ khi cả hàm răng bị che khuất. Các bạn lưu ý cùng mình nhé! Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi hết phần lý thuyết của bài học hôm nay. Nhằm củng cố thêm cho các bạn sự khác biệt trong cách phát âm của /p/ và /f/, Thương sẽ cung cấp những ví dụ ngay sau đây. Cùng Thương tiếp tục tập trung vào bài học nhé. Cặp từ thứ nhất: PAN (cái chảo) và FAN (cái quạt). Cặp từ tiếp theo, ta có: PACE (tốc độ) và FACE (khuôn mặt). Hãy tới với cặp từ thứ 3, FAST (nhanh) và PAST (quá khứ). Tiếp theo là cặp từ FASHION (thời trang) và PASSION (đam mê). Cặp từ thứ 5: FOOT (bàn chân) và PUT (đặt vào). Tiếp theo là cặp từ FAIR (công bằng) và PAIR (cặp, đôi). https://thuviensach.vn Và cặp từ cuối cùng của bài học hôm nay là PAT và FAT, từ PAT có hai nghĩa. Thứ nhất: nó là tên người, có thể dùng cho cả nam và nữ, nếu là nữ thì là PATRICIA và nam thì là PATRICK. Cả hai đều được đọc ngắn gọn là PAT. Ngoài ra PAT được dùng như là một động từ thì nó có nghĩa là vuốt ve động vật. FAT thì như mọi người đều biết, nghĩa là mập. Ví dụ: Santa Claus is FAT. Cặp từ PAT và FAT cũng đã kết thúc bài học ngày hôm nay của chúng ta. Hi vọng các bạn chăm chỉ luyện tập không chỉ bài học ngày hôm nay mà còn những bài học phát âm khác để phát âm không bao giờ là ác mộng đối với những người mới bắt đầu học tiếng Anh. Chúc các bạn thành công và có một ngày học tập, làm việc hiệu quả. Đừng bỏ lỡ các bài học mới nhé. Hãy đồng hành cùng chúng tôi. Xin chào và hẹn gặp lại. https://thuviensach.vn 7. 07 Cách phát âm /f/ & /v/ Các bạn biết không, có một thực trạng chung trong việc học ngoại ngữ, đó là nhiều bạn vì quá chú trọng ngữ pháp mà lơ là việc phát âm sao cho giống với người bản xứ. Đó là một sự lãng phí rất lớn vì dù từ vựng và cấu trúc có phong phú đến mấy mà phát âm không chính xác cũng không thể khiến người nghe hiểu được. Việc học phát âm phải được bồi đắp từng ngày thì mới có thể hoàn thiện đúng không nào? Chúng mình hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay với âm /f/ như các bạn nghe thấy trong từ fast, và âm /v/ như trong từ very nhé. Vì sao hai âm này lại được giới thiệu cùng nhau? Bởi vì hai âm /f/ và /v/ là hai trong số 24 phụ âm, tức là consonant sound. Đặc biệt hơn, khi phát âm hai âm này, lưỡi của chúng ta đặt cùng một vị trí. Chỉ có điều, âm /f/ được phát ra chỉ là một luồng không khí đi ra từ miệng, còn để phát âm được âm /v/ thì cần làm rung dây thanh quản. Các bạn có thế đặt tay lên cổ để kiểm chứng điều đó. Đầu tiên hãy khám phá âm /f/ nhé. Âm /f/ là âm vô thanh, để tạo ra được âm /f/ hoàn chỉnh, răng trên và môi dưới cần chạm vào nhau và để ra một lỗ hổng nhỏ để bật hơi, miệng hơi chu ra. Sau đây mình sẽ giói thiệu một vài từ tiêu biểu có âm /f/ để các bạn luyện tập theo nhé: FRESH - tươi FLOWER - hoa FLY - bay FIX - sửa chữa. Bây giờ, hãy cùng chuyển sang âm /v/ nhé. Các bạn biết không, khẩu hình miệng của âm /f/ và /v/ khá giống nhau, chỉ khác về bản chất là âm /v/ cần làm rung dây thanh quản còn âm /f/ thì ngược lại. Các bạn nghe mình phát âm lại nhé: /v/ /v/ /v/ VERY: Nghĩa là (rất), (cực kì). Very, very, very good. MOVE (chuyển động). Move, move, move your head. https://thuviensach.vn Một từ khác là: Give (đưa) - give, give, give me some money. Minh hi vọng một vài phút vừa rồi đã thực sự hữu ích đối với các bạn. Phần diễn giải về cách phát âm tuy có thể nghe hơi phức tạp một tí nhưng mấu chốt nằm ở chỗ là các bạn luyện tập nhiều và tự ghi âm lại giọng nói của mình để điều chỉnh đấy. Chúc các bạn một ngày vui vẻ và hẹn gặp lại ở bài học tiếp theo. Xin chào. https://thuviensach.vn 8. 08 Cách phát âm J & Y Hoài Thương rất vui khi lại có mặt trong phòng thu ngày hôm nay để gửi đến các bạn một bài học bổ ích nữa giúp các bạn có sự cảm thụ sâu và tiểu tiết hơn về các âm gần giống nhau trong tiếng Anh. Trước khi bắt đầu vào bài học, Hoài Thương có một bài tập nho nhỏ. Đó là: các bạn hãy viết ra từ mà mình sẽ đọc ngay sau đây. Từ đó là Jess. Mình đọc lại một lần nữa nhé: jess. Các bạn đã có câu trả lời chưa? Các bọn đánh vần từ đó như thế nào? Có phải là yes, Y-E-S mà chúng ta vẫn dùng để đáp lại một ai không nhỉ? Có vẻ như chúng ta đã chắc chắn đến 90% rồi, nhưng đáp án lại không phải như vậy. Từ mà mình vừa nhắc đến là từ Jess, một từ rất rất lạ lẫm, (nghĩa là dây buộc vào chân con chim ưng), đánh vần là J-E-S-S. Vậy vấn đề ở đây là gì? Đó chính là cách phát âm dễ nhầm lẫn của hai chữ cái Y dài và J khi chúng bắt đầu một từ đấy. Hôm nay chúng ta sẽ khám phá xem chúng khác nhau như thế nào và cách phân biệt rạch ròi hai âm này nhé. Các bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy cùng bắt đầu thôi nào. Chúng ta sẽ điểm qua một vài từ bắt đầu là chữ cái J nhé. Gần gũi nhất là từ Job (công việc), hoặc là Jump (nhảy), hoặc là Jazz (nhạc Jazz). Còn một số từ tiêu biểu bắt đầu bằng chữ cái Y (tức là I dài trong tiếng Việt) có thể kể đến như đại từ sở hữu Your (của bạn, của các bạn), hoặc là Yellow (màu vàng), hoặc là Year (năm), hay là Young (trẻ trung). Bây giờ- mình cho các bạn hai từ Yale (tên một trường đại học ở Mỹ), đánh vần là Y-A-L-E. Một từ khác để đối chiếu là Jail (nhà tù) đánh vần là J-A-I-L. Nếu một người bản xứ nói là I went to Yale thì không biết ý của người ta là họ đã đi từng học ở đại học Yale danh giá hay là họ đã từng ngồi tù nhỉ? Bí quyết để phân biệt hai âm /j/ trong Yale và /dʒ/ trong jail, đó là các bạn hãy đọc thầm hai từ Yale trong đại học Yale và từ Jail (nhà tù) cho mình. Tên của trường đại học Yale - Yale - Yale -Yale - đầu lưỡi của chúng ta chỉ hoạt động bên dưới mà không hề chạm vào vòm họng. Còn đối với từ https://thuviensach.vn nhà tù - jail - jail - jail thì ngược lại, lưỡi của chúng ta chạm vào vòm họng nên âm thanh phát ra nghe chắc, nặng hơn và có tiếng chặt lưỡi. Các bạn đã nhận ra sự khác biệt tài tình đó chưa ạ? Hai âm tưởng chừng như rất phức tạp và không thể phân biệt nối cuối cùng cũng đã được sáng tỏ rồi phải không? Hãy cùng mình đọc một loạt các từ mở đầu là chữ cái Y nhé. Yeah - young - yellow - Yale - yummy -yard Còn sau đây là các trường hợp tương tự như Jail (nhà tù): Joke - Job - Jack - Joy - Just Các bạn ơi, dù sau một thời gian dài các bạn có thể quên từng chi tiết cụ thể về hai âm này thì hãy nhớ một điều ngắn gọn để ghi nhớ chúng đến trọn đời, đó là: giữa hai chữ cái Y mà J thì chữ cái Y khi bắt đầu một từ có cách phát âm đơn giản hơn, đầu lưỡi không chạm vào vòm họng, chẳng hạn như tên của đại học Yale. Còn để đọc một từ có mở đầu là J, chẳng hạn như từ jail (nhà tù) ở trên thì ngược lại. Vậy nhé, bài học của chúng ta đến đây là kết thúc rồi. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở các bài học sau. https://thuviensach.vn 9. 09 Cách phát âm L & R Bài học hôm nay sẽ hướng dẫn cho các bạn bí kíp phát âm hai âm L và R. Dù trước đây bạn có gặp khó khăn trong việc nghe và cảm nhận hai âm này thì trong một vài phút tới, mình tin chắc các bạn sẽ thoát khỏi tình trạng nhầm lẫn và bối rối đó. Tất cả những gì bạn cần chỉ là một sự tập trung cao độ và một trí tưởng tượng phong phú để hình dung ra khẩu hình miệng thôi nhé. Đầu tiên, hãy cùng xem lại sự phối hợp giữa miệng và lưỡi để nói L và R. Để làm ra âm /el/, lưỡi của chúng ta đẩy ra phía trước và chạm nhẹ vào vòm họng. Trong khi đó, để có âm /a:r/, lưỡi cong lại, đầu lưỡi đẩy ra sau và không hề chạm vào các phần khác ở trong miệng. Ngoài ra, với âm /el/, miệng của chúng ta mở vừa phải, trong khi âm /a:r/ bắt buộc ta phải mở miệng rộng hơn, cơ miệng hoạt động mạnh hơn. Các bạn thấy có đúng không? Nếu các bạn soi gương khi phát âm từ PENCIL, đánh vần P-E-N C-I-L (bút chì) và từ CAR (xe hơi), đánh vần C-A-R các bạn sẽ nhận ra sự khác biệt đó đấy. Nào bây giờ các bạn hãy luyện tập hai âm này cùng mình nhé. Âm /el/, đầu lưỡi đẩy ra phía trước, chạm hờ vào vòm họng. Giả sử tên bạn là Lan. Khi một người hỏi bạn How do you spell your name? (Tên bạn đánh vần như thế nào?) Bạn sẽ trả lời là: L-A-N. Âm /el/ là một âm khá khó trong tiếng Anh, nên nếu chúng ta đánh vần chuẩn bao nhiêu thì sẽ càng gây ấn tượng mạnh cho người nghe bấy nhiêu đấy. Các bạn tuyệt đối đừng phát âm hời hợt là eo mà không uốn lưỡi nhé. Khi âm /el/ xuất hiện trong từ, nó có thể không được phát âm đầy đủ, tuy nhiên cũng rất cần nỗ lực của người nói đề từ đó nghe tròn vành rõ chữ hơn. https://thuviensach.vn Ở đây chúng ta có thể kể đến một số từ có âm /el/ là School, School, School, trường học. Oil (dầu), oil oil oil. Hoặc là mail, mail, mail (thư tín) Hoặc pool (cái hồ), pool, pool, Một ví dụ khác là feel (cảm thấy), feel, feel, feel. Mình nghĩ là các bạn đã khá ổn với âm /el/ rồi, hãy cùng chuyển sang luyện tập âm /a:r/ nhé. Một từ rất quen thuộc đó là Near (gần). Near, near, near. My school is near here (Trường của tôi gần đây). Từ khác là Car (xe hơi) – car, car, car. This is my car (Đây là xe của tôi) – car, car, car. This is my car. Tiếp theo, never (không bao giờ), never đặt trong câu là I will never do that again (Tôi sẽ không bao giờ làm như vậy nữa). Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc rồi. Các bạn đừng quên đứng trước gương và luyện tập nhiều lần cho thành thạo nhé. Trước đây mình đã từng mất hàng tuần để thành thạo từ car này, nhưng sau khi đã nói được từ này rồi thì không cảm thấy sợ bất kì một âm nào nữa. Chúc các bạn học tiếng Anh vui vẻ và hẹn gặp lại ở bài học tiếp theo. https://thuviensach.vn 10. 10 Cách phát âm N & KN Chào các bạn yêu mến, mình là Thương. Đồng hành với mình ngày hôm nay là Linh. Chào Linh. Chào Thương và các bạn. Chương trình học của chúng ta đã qua được 10 bài rồi và đây là lần đầu tiên chúng mình cũng dẫn chung như thế này. Quả thật là Linh thấy rất hồi hộp. Còn tớ thì có Linh ngồi bên cạnh "cùng song kiếm hợp bích" nên tớ thấy tự tin hơn rất nhiều. Hôm nay chúng mình sẽ mang đến cho các bạn bài học nào hả Linh? Thương có đồng ý với Linh là trong tiếng Anh có rất nhiều cặp từ có cách phát âm giống nhau và dễ phát âm lẫn lộn khiến cho người mới học bị phân vân không? Giống như từ ship (con tàu) và từ sheep (con cừu) chẳng hạn. Bài học hôm nay chúng ta sẽ giải quyết cho các bạn một vấn đề phổ biến trong phát âm nhé, đó là N và KN khi chúng bắt đầu một từ. Linh có thể lấy ví dụ một cặp từ có mở đầu là N và KN được không? Được chứ. Đơn giản và quen thuộc nhất là hai cặp từ đồng âm khác nghĩa: KNOW (biết), đánh vần là K-N-O-W và NO (không), đánh vần là N-O. Ồ, vậy là tuy K xuất hiện rành rành ở đầu của từ nhưng lại bị bỏ qua một cách phũ phàng đúng không Linh? Đúng rồi Thương à. Các bạn ơi, những trường hợp như thế người ta còn gọi là âm câm, tức là silent letters trong tiếng Anh đấy. Silent (im lặng), letter (chữ cái). Silent letters có thể được hiểu là những chữ cáỉ trầm lặng phải không nào? Chính những ngoại lệ đặc biệt này làm cho tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ độc đáo hơn nhiều đúng không Linh? Như vậy chúng ta có thể hiểu la KN được phát âm hoàn toàn giống với N. Mình đã bắt gặp rất nhiều từ có chữ cái K rành rành ở ngay đầu nhưng không hề được đả động đến trong phát âm. Ví dụ như từ KNEE (đầu gối) đánh vần là K-N-E-E. https://thuviensach.vn Ngoài ra có thể kể đến một từ siêu quen thuộc mà chúng ta gặp hằng ngày, đó là KNOWLEDGE (kiến thưc), hay như từ KNOCK (gõ cửa) mà chúng ta hay nghe trong cụm từ knock the door - đánh vần K-N-O-C-K. Hoặc là từ con dao - KNIFE - lại vẫn mở đầu là KN. Thương và các bạn có biết tại sao lại có sự bất thường đó ở trong tiếng Anh không? Nhân đây, Linh xin được chia sẻ một chút ít về lịch sử của nó. Cho đến tận thế kỉ 17, tức là cách đây khoảng 400 năm, KN vẫn được phát âm đầy đủ. Nhưng dần dần theo thời gian, vì sự bất tiện trong việc phát âm đầy đủ âm này nên thông lệ đó đã được bỏ đi để giảm gánh nặng cho những người nói tiếng Anh đấy. Đúng rồi, tiếng Anh mà chúng ta đang được học và tiếp xúc ngày nay đã được đơn giản hóa đi rất nhiều rồi, không còn vẻ cầu kì, hoa mỹ và trang trọng quá mức như tiếng Anh cổ nữa. Từ giờ mỗi lần các bạn nhìn thấy chữ cái K và N bắt đầu một từ thì không cần phải lăn tăn về phát âm của nó nữa nhé. Vì nó hoàn toàn được đọc giống như khi ta thay chữ cái n vào. Trước khi kết thúc bài học, mình và Linh sẽ cùng điểm lại một số từ vựng có mở đầu là KN tương tự như ở trên nhé, đó là: KNEE (đầu gối). My knee hurts - đầu gối của tôi bị đau! KNOW (biết). Know what? Nghĩa là Biết gì cơ? KNOWLEDGE (kiến thức). I am proud of my knowledge: Tôi rất tự hào về kiến thức của mình. KNOT - từ này rất dễ bị nhầm lẫn với từ not phủ định mà chúng ta thường nghe. Thực ra nó có nghĩa là một nút thắt hoặc một mối ràng buộc. Một từ khác mở đầu bằng hai chữ cái KN để kết thúc bài học hôm nay, đó chính là KNIGHT: nghe qua rất dễ nhầm với từ buổi đêm đúng không? Nhưng thực ra đây từ hiệp sĩ đây. Mỗi khi nghe đến từ /nait/ - các bạn đừng bó hẹp suy nghĩ bằng một nghĩa buổi đêm duy nhất mà hãy liên tưởng đến hiệp sĩ nữa nhé. Bài học hôm nay đến đây là hết rồi. Linh và Thương xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở bài học tiếp theo. https://thuviensach.vn 11. 11 Cách phát âm L & R Làm sao phát âm các từ bắt đầu bằng QU? Đối với một người học tiếng Anh thì việc phát âm những từ có âm đầu là qu tức là chữ cái Q và chữ cái U trong tiếng Việt có thể là một thử thách khó, đặc biệt là với những người mới học. Nhưng may mắn thay, bài học ngày hôm nay có thể giúp bạn phần nào biết cách phát âm nó thông qua một số mẹo và luyện tập đơn giản. Đầu tiên, ta cần lưu ý rằng âm qu thực chất là sự kết hợp giữa hai âm /k/ và /w/. Do đó, bằng việc luyện tập mỗi âm này một cách riêng biệt rồi sau đó kết hợp chúng cùng nhau, chúng ta đã có thể phát âm được các từ bắt đầu với âm qu. Đầu tiên, hãy luyện tập âm /k/. Ta có các ví dụ cụ thể như key, cat, car. Bước tiếp theo, lưu ý rằng phần thứ hai trong âm qu phát âm nghe như âm /w/. Âm này nghe như âm đầu tiên của từ one. Tương tự, ta có các ví dụ của âm này như sau: want, water, and wave. Sau khi đã luyện tập phát âm hai âm K và W, tiếp theo, ta sẽ kết hợp hai âm này lại để tạo thành âm qu như mong muốn. Đầu tiên, hãy phát âm âm /k/ và nối theo sau đó âm /w/ -> /kw/. có thể bạn sẽ thấy khó khăn nhưng mình tin chỉ qua một vài lần luyện tập thì các bạn sẽ cảm thấy tự tin khi phát âm đúng âm này. Sau khi nắm vững lí thuyết của bài học, Thương muốn các bạn tiếp tục tập trung vào phần tiếp theo của bài học, đó là các ví dụ đơn giản nhằm củng cố thêm lí thuyết. Chúng ta sẽ bắt đầu với các từ bắt đầu bằng âm qu như đã được học. Ví dụ: QUEEN: nữ hoàng QUIET: yên tĩnh QUITE: khá https://thuviensach.vn Tiếp theo, hãy cùng Thương đến với những ví dụ khó hơn một chút khi âm qu nằm ở giữa từ vựng chứ không phải ở đầu như các ví dụ trên. Ta có: EQUIVALENT: phù hợp EARTHQUAKE: động đất. Earthquake cũng là từ vựng khép lại bài học hôm nay của chúng ta. Hi vọng các bạn đã nắm vững cách phát âm âm qu. Dù đây là một âm khó nhưng Thương tin chỉ cần các bạn chăm chỉ luyện tập theo hướng dẫn thì các bạn sẽ chinh phục được nó. Hãy tiếp tục ủng hộ và theo dõi các bài học mới các bạn nhé. https://thuviensach.vn 12. 12 Cách phát âm S & SH Hôm nay, Hoài Thương sẽ mang tới cho các bạn bài học phát âm của âm /s/ và /ʃ/. Đây là hai âm rất dễ gây nhầm lẫn đối với người học. Nhưng Thương tin là sau buổi học ngày hôm nay, các bọn sẽ không còn phải đối mặt với những rắc rối từ việc nhầm lẫn hai âm này nữa. Các bạn đã sẵn sàng chưa? Đầu tiên, hãy đến với phát âm của âm /s/. Âm này nặng về âm gió. Hàm của chúng ta sẽ khép chặt lại và đẩy hơi qua các kẽ răng. Ta có ví dụ dưới đây: Sad city scream lost class. Thứ hai, âm /ʃ/ được phát âm hoàn toàn giống khi phát âm S - sờ nặng của Việt Nam, và có khẩu hình miệng rộng hơn so với âm /s/ được nhắc đến ở trên. Về vị trí, âm /ʃ/ có các vị trí sau: -Vị trí đầu của từ Ví dụ: Ship, Sheep, Shoulder, Sure. -Vị trí giữa của từ Ví dụ: Nation, Organization, Construction, Fashion. -Vị trí cuối của từ Ví dụ: Fish, Dish, Rush, Push. Cặp âm /s/ và /ʃ/ tương đối giống nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt chúng? Mời các bạn cùng mình đến với các ví dụ sau đây nhé. Cặp từ đầu tiên là: She (cô ấy) và Sea (biển). Tiếp theo, hãy đến với Sheet (tờ giấy) và Seat (chỗ ngồi). Cặp từ thứ ba là Shoot (bắn) - Suit (bộ áo quần). Clash (cuộc tranh cãi) - đánh vần - Class (lớp học). Show (buổi biểu diễn) - So (do vậy). Vậy là bài học đã kết thúc. Hi vọng nó phần nào giúp bạn vượt qua khó khăn bước đầu trong quá trình học phát âm tiếng Anh, luôn luyện tập https://thuviensach.vn và đón xem những bài học mới bạn nhé. https://thuviensach.vn 13. 13 Cách phát âm /s/ và /θ/ Chào mừng các bạn đã tới với bài học phát âm ngày hôm nay. Cặp âm tiếp theo mà Thương muốn giới thiệu với mọi người là /θ/ (viết là các chữ cái T và H) và /s/ (viết là chữ cái s). Trước tiên, chúng ta cần thấy rằng âm /s/ là một trong các âm đã có trong hệ thống phát âm của tiếng Việt, nên mình nghĩ việc phát âm nó không phải là điều quá khó khăn. Nhưng cách phát âm của /θ/ chắc chắn sẽ không phải là một điều dễ dàng cho những người mới học tiếng Anh. Cho nên, bài học ngày hôm nay Hoài Thương sẽ giúp các bạn củng cố cách phát âm của âm /s/ và âm /θ/, đặc biệt là âm /θ/. Hãy cùng Thương tập trung lắng nghe nhé. Đầu tiên, tới với âm /s/, một âm mà có lẽ chúng ta đều biết. Khi phát âm âm /s/, chúng ta đẩy hơi từ miệng ra và đây là một âm vô thanh. Như mình đã đề cập ở những bài học hôm trước, âm vô thanh là những âm mà khi phát âm bạn sẽ không cảm nhận được độ rung của tay mình nếu đặt tay lên thanh quản ở cổ. → /s/ là một âm vô thanh. Nào các bạn hãy cùng mình luyện tập /s/. Âm còn lại là âm /θ/ thì cũng là một âm vô thanh. Điều đó cũng có nghĩa là khi đặt tay lên cổ mình lúc phát âm âm này thì bạn sẽ không cảm nhận được độ rung đâu nhé. → Vậy điểm khác nhau giữa hai âm này là như thế nào? Để Thương giúp các bạn nhé. Điểm khác nhau rõ nhất chính là khẩu hình lưỡi. Khi chúng ta phát âm âm /e/ thì lưỡi của chúng ta phải đặt giữa hai hàm răng, nghe khá là buồn cười đúng không ạ, nhưng đó chính là cách chuẩn nhất để ta phát âm âm /θ/. Do đó, nếu muốn phát âm âm này thì các bạn phải đặt lưỡi giữa hai hàm răng, sau đó đẩy hơi. Vậy là bạn đã có thể phát âm âm /θ/ rồi đấy. Hãy cùng mình luyện tâp nhé. https://thuviensach.vn Ngược lại, khi phát âm âm /s/, lưỡi sẽ không được đặt như khi phát âm âm /θ/. Vậy đặt lưỡi như thế nào cho đúng nhỉ? Để có âm /s/, hai hàm răng của chúng ta khép lại, đầu lưỡi sát vào mặt trong của răng. Vậy là chúng ta đã biết cách phát âm âm /s/ rồi đấy. Hãy thử cùng Thương luyện tập âm này nhé. Sự khác biệt ở hai âm này sẽ là /θ/ vớỉ lưỡi đẩy ra phía trước và /s/ với lưỡi đặt nguyên trong miệng. Tiếp theo, để luyện tập cách phát âm giữa hai âm này, hãy cùng Thương đến với những ví dụ sau đây. Cặp từ thứ nhất, THIN. Thin nghĩa là gầy hoặc mỏng, đồng thời, nó cũng là từ trái nghĩa của THICK. THICK nghĩa là dày. Tiếp theo, ta có THINK (T-H-I-N-K) (suy nghĩ). Nào, tiếp tục với ví dụ âm /s/. Từ đầu tiên: SIN. SIN có nghĩa là tội lỗi, cùng mình so sánh nào: THIN - SIN. Từ số hai là SICK (S-I-C-K) - Khi bạn thấy mình không khỏe, bạn có thể nói là I AM SICK, ta có THICK-SICK. Và cuối cùng, SINK (S-I-N-K) -SINK có nghĩa là bồn rửa tay và ta có cặp từ để so sánh cuối cùng là SINK - THINK. Cặp từ SINK và THINK cũng đã kết thúc bài học ngày hôm nay của chúng ta. Hi vọng các bạn chăm chỉ luyện tập không chỉ bài học ngày hôm nay mà còn những bài học phát âm khác để phát âm không bao giờ là ác mộng đối với những người mới bắt đầu học tiếng Anh. Chúc các bạn thành công và có một ngày học tập, làm việc hiệu quả. Đừng bỏ lỡ các bài học mới nhé. Hãy đồng hành cùng chúng tôi. Xin chào và hẹn gặp lại! https://thuviensach.vn 14. 14 Cách phát âm Schwa Hôm nay, Linh sẽ giới thiệu cho các bạn một âm không phải lạ nhưng chắc chắn không phải quen thuộc với những người mới bắt đầu học tiêng Anh, đó là âm schwa /ʃwa:/, đánh vần là [schwa] Trong phát âm tiếng Anh, âm schwa là âm đơn giản nhất, thường gặp nhất và có lẽ là cũng quan trọng nhất trong tiếng Anh. Mình muốn giải thích các bạn âm schwa là gì vì nhiều bạn thấy bỡ ngỡ khi học đến âm schwa và cảm thấy có áp lực phải bỏ thời gian và công sức để luyện âm schwa. Thật ra các bạn chỉ nên hiểu âm schwa là gì và đừng cảm thấy rằng mình phải bỏ thời gian ra nhiều để học âm schwa. Âm schwa sẽ đến các bạn một cách tự nhiên khi các bạn tiến bộ học tiếng Anh. Trong tương lai, nhất là khi các bạn bắt chước phát âm người bản xứ. Các bạn hãy lắng nghe chăm chú bài học ngày hôm nay nhé. Một số người bạn của Linh thường xuyên hỏi mình âm schwa là gì, mình biết các bạn cảm thấy âm này rất rắc rối hay là một kĩ thuật gì đó trong tiếng Anh, thực sự nó rất đơn giản. Vậy schwa là gì, nói tóm lại đây là âm lướt qua. Nó được phát âm như sau: /ə/ /ə/ /ə/. Do đó, mỗi lần mình nhắc tới âm schwa thì các bạn hãy biết đó là âm /ə/. Trong từ điển, nó được biểu hiện bởi chữ e lộn ngược. Âm schwa xuất hiện khi bạn nói tiếng Anh với tốc độ nhanh hay nói với tốc độ như người bản xứ, bởi lẽ âm này khiến cho cách nói tiếng Anh nghe tự nhiên. Điển hình thông qua ví dụ sau đây, impossible, khi đọc chậm nó sẽ là /im'pɑ:sibl/, tuy nhiên khi đọc âm này với tốc độ bình thường thì âm /sə/ sẽ trở thành /sa/ và từ /im’pɑsibl/ sẽ trở thành /im'pɑ:səbl/. Mình xin nhấn mạnh rằng âm schwa là âm lướt có âm /ə/ /ə/ /ə/, nó đơn giản chỉ là như vậy. Tiếp theo, hãy cùng Linh tới với các ví dụ nhằm củng cố bài học ngày hôm nay nhé. https://thuviensach.vn • Từ đầu tiên là INTERNET: âm schwa xuất hiện ở âm tiết thứ hai, Internet. Tuy nhiên, người bản xứ thường phát âm âm này rất nhanh và nó trở thành /’ɩntərnet/. Nếu các bạn có xem phim nghe thấy âm này thì đừng lúng túng nhé, nó thực ra là internet. • Từ vựng thứ 2 là TODAY. Ta có một câu ví dụ: I saw him today, câu này nghe rất tự nhiên vì từ today được phát âm là /tə'deɩ/ - âm schwa ở tâm tiết đầu tiên của từ today. • Từ vựng thứ 3 đó là + AVAILABLE: từ vựng này có tới 2 âm schwa, đó là /ə/ và /lə/=> AVAILABLE. • Từ vựng thứ 4 là COMPANY /'kʌmpəni/, mình ít khi phát âm nó là /'kʌmpeni/, nghe dài và không tự nhiên. Người bản xứ đọc là /'kʌmpəni/. => những ví dụ trên đều có âm schwa. Các bạn hãy yên tâm vì sẽ không có một luật chuẩn của âm schwa, bởi vì các bạn có thể áp dụng âm này khi mình đạt trình độ nhất định trong việc học tiếng Anh. Mình đảm bảo các bạn sau một quá trình học tiếng Anh lâu dài và bền bỉ, các bạn sẽ sử dụng nhuần nhuyễn âm này. Việc phát được âm Schwa là rất quan trọng trong việc học tiếng Anh dài hạn. Các bạn cần làm chủ âm này và làm thật nhuần nhuyễn thì mới hi vọng nói tiếng Anh trôi chảy được. Hẹn gặp lại ở các bài học tiếp theo. https://thuviensach.vn 15. 15 Cách phát âm V & W Hôm nay mình sẽ giúp các bạn phân biệt cách phát âm cặp đôi V và W. Đầu tiên, cách dễ nhất để phát âm âm /v/ đó là bạn hãy để lộ ra hàm răng trên của mình và phát âm /v/, /v/, /v/. Vậy, ta có đây là cách phát âm âm /v/ - để lộ hàm răng trên và chạm vào môi dưới, đồng thời đẩy hơi từ miệng ra. Âm thứ hai là âm /w/. Các bạn hãy chú ý nhé, vì cách phát âm của âm này không hề dễ chút nào. Muốn phát âm được nó, bạn hãy tập phát âm /w/ /w/ /w/. Như bạn có thể hình dung, khi phát âm /v/ và /w/, hai khẩu hình miệng của các bạn hoàn toàn khác biệt với nhau. Nào, bây giờ hãy cùng Linh tới phần luyện tập phát âm nhé. Từ đầu tiên là VISOR /’vaizər/ nó có nghĩa là một loại mũ dùng trong thể thao. Từ thứ hai VEIL (V-E-I-L). Có nghĩa là mạng che mặt. Từ tiếp theo là VEST-một bộ trang phục sang trọng được mang bởi đàn ông trong các dịp đặc biệt. Tiếp theo là các ví dụ cho âm /w/. Từ đầu tiên, WISER (thông minh hơn) -> hãy tới với cặp từ đầu tiên => VISOR-WISER. Từ thứ 2, WHALE (cá heo) -> các bạn thử xem sự khác nhau nhé: VEIL - WHALE. Cụm từ cuối cùng cho bài học ngày hôm nay là WEST (hướng Tây) -> Hãy so sánh VEST-WEST. Và bài học đã khép lại. Các bạn có thấy nội dung hôm nay khá ngắn gọn không ạ? Tuy nhiên, đây là cặp âm không hề dễ khi phát âm. Đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu học tiếng Anh nên mình hi vọng là các bạn sẽ không ngừng luyện tập phát âm để việc nói tiếng Anh không còn là một nỗi sợ hãi. https://thuviensach.vn Hãy tiếp tục theo dõi những bài học mới các bạn nhé. https://thuviensach.vn 16. 16 Nối âm - liaison LIAISON- (nối âm) - là một nguyên tắc căn bản để làm nên một giọng nói đậm chất bản ngữ. Từ vừa rồi có cách phát âm rất vui tai phải không nào, hãy cùng mình đọc lại vài lần để ghi nhớ luôn nhé. Liaison, liaison, liaison. Trong tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh Mỹ, các từ liền nhau thường không được đọc một cách biệt lập hoàn toàn mà có sự nối âm, luyến láy giữa từ này và từ kia. Phát âm đúng từng từ là điều tối quan trọng, song nối âm chính xác và sành điệu cũng quan trọng không kém. Bạn có muốn gây ấn tượng mạnh với người đối diện không? Hãy chú ý lắng nghe nhé! Mình xin giới thiệu 2 trường hợp đơn giản nhất khi sự nối âm xảy ra. Trường hợp đầu tiên: Phụ âm và nguyên âm. Một từ kết thúc bằng phụ âm và từ tiếp theo mở đầu bằng nguyên âm. Ví dụ, nói tách ra từng từ chậm rãi thì chúng ta có My - name - is - Ann, tên tôi là Ann. Còn khi nói nhanh hơn, đúng với nhịp độ của người bản xứ thì chúng ta có My name is Ann. Đế mình phân tích cho các bạn nhé. Name: kết thúc là /m/, sau đó là is, thì chúng ta đọc liền là my nameis. Tiếp tục, is, kết thúc là /z/, khi nối với nguyên âm a của Ann thì đọc thành /izen/, vậy đọc liền ta có từ my - name - is - Ann, thành my name /mizen/. Hoặc khi đọc American accent, ta có âm /n/ đọc liền với âm a của từ accent thì thành americanaccent. Trường hợp thứ hai là phụ âm và phụ âm. Mình lấy ví dụ luôn để các bạn dễ hình dung hơn. Câu: I have been late twice. Tòi đã bị muộn hai lần rồi. Late - nghĩa là muộn, còn twice - nghĩa là 2 lần. Từ late - kết thúc là /t/ - một phụ âm. Đi ngay sau đó là từ twice, lại mở đầu bằng một phụ âm /t/ nữa, thì chúng ta gần như nhập hai âm /t/ thành một. Đọc nhanh là I have been late twice. https://thuviensach.vn Nếu các bạn cứ cố đọc là I have been late twice trong hoàn cảnh giao tiếp thông thường thì không được phù hợp lắm. Tương tự, I - didn’t - get - the chance. Hai từ get và the cũng tương tự như vậy. Chúng ta đọc nhanh để ghép chúng vào thành một. Ngoài ra có một vài trường hợp phức tạp hơn chút xíu nữa nhưng mình nghĩ khi mới bắt đầu học tiếng Anh nếu cố nhồi nhét quá nhiều thứ một lúc sẽ phản tác dụng. Nối âm là một kĩ năng rất tiểu tiết, đòi hỏi người nói phải luyện tập trong một thời gian đủ dài và cường độ tiếp xúc với hội thoại của người bản xứ phải đủ lớn nên bài học này chủ yếu nhằm mục đích giới thiệu khái niệm và lấy ví dụ cho người nghe. Bài học xin được khép lại tại đây. Hi vọng các bạn sẽ nghe lại podcast này nhiều lần và ghi nhớ bằng những cách đột phá, sáng tạo. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn! https://thuviensach.vn 17. 17 Phát âm từ kết thúc bằng CT – X - CK Sau đây mình sẽ kể cho các bọn một câu chuyên vô cùng tế nhị, các bạn đừng nói với ai nhé. Chả là trong giờ học tiếng Anh, có một bạn giơ tay phát biểu. Mặc dù từ mà bạn ấy muốn nói là từ FACT (sự thật) - đánh vần là F-A-C-T. Các bạn cũng biết từ này đúng không? Nhưng do phát âm không rõ ràng dứt khoát mà bọn ấy lại nói thành từ FUCK (F-U-C-K) một từ rất bậy trước mặt bao nhiêu người. Khi được yêu cầu nói lợi thì do quá run, bọn ấy lại nói chệch sang từ FAX (F-A-X) - với nghĩa là máy ghi bản sao. Thật là tai hại!!! Kể từ đó trở đi bạn ấy quyết tâm phải nói cho thật chính xác các từ hết thúc bằng chữ cái CT - X và CK tương ứng với 3 âm /kt/, /ks/, và /k/. Còn các bọn thì sao? Nếu bạn không muốn rơi vào tình trạng tương tự thì hay chú ý lắng nghe nhé! Ending sound là âm thanh cuối cùng để kết thúc một từ. Nếu đọc một từ mà bỏ quên ending sound sẽ là một thiếu sót rất lớn. Đầu tiên chúng ta sẽ xử lí âm /kt/, khi một từ kết thúc bằng chữ cái C và chữ cái T nhé. Trong trường hợp đó ta sẽ kết thúc từ bằng âm /kt/, gồm hai âm riêng biệt nhưng đọc rất liền nhau là âm /k/, và âm /t/. Trong phiên âm người ta thường ký hiệu là /kt/. Tuy nhiên âm /k/ ở đây rất rất nhẹ, không được thiếu đi nhưng cũng không được quá nhấn mạnh. Giống như một loạt từ sau đây: EXACT (chính xác), đánh vần E-X-A-C-T. Đọc chậm là EXACT, EXACT, EXACT. CONTACT (liên hệ), đánh vần là C-O-N-T-A-C-T. Đọc chậm lại là CONTACT, CONTACT, CONTACT ; PERFECT (hoàn hảo), đánh vần là P-E-R-F-E-C-T. Đọc chậm là PERFECT, PERFECT, PERFECT. REACT (phản ứng), đánh vần là R-E-A-C-T. Đọc chậm lại : REACT, REACT, REACT. STRICT (nghiêm khắc), đánh vần là S-T-R-I-C-T. Đọc chậm lại là STRICT, STRICT, STRICT. https://thuviensach.vn Như vậy các bạn có thể đoán được cách phát âm từ FACT ở đầu bài không? Đó là FACT. Các bạn đã từng nghe nói đến các từ RELAX (thư giãn), FIX (sửa chữa), BOX (hộp), TAX (thuế) chưa? Đây chính là ví dụ gần gũi nhất cho các từ kết thúc bằng chữ cái X đấy. Tại sao âm này lại đặc biệt? Là vì mặt chữ không hề xuất hiện chữ K nào nhưng khi phiên âm ra thì lại kết thúc bằng chữ k và chữ s, đọc là /ks/. Các bạn bật âm K rất nhẹ ra sau đó đọc ngay một âm gió /s/, thành /ks/. Các bạn hãy đọc theo mình những từ sau: RELAX FIX BOX TAX Vậy là chúng ta đã đi được 2/3 chặng đường rồi. Bây giờ chỉ còn một ending word nữa thôi. Đó chính là /k/ viết là CK. Mặt chữ rõ ràng là có chữ C, nhưng không hề được đọc, chỉ có một âm /k/ duy nhất mà thôi. Các bạn chú ý lắng nghe nhé. LUCK (may mắn) - Đánh vần là L-U-C-K. ROCK (hòn đá) - đánh vần là R-O-C-K SICK (ốm yếu) - Đánh vần là S-I-C-K. KICK (đá) - Đánh vần K-I-C-K. PICK (nhặt) - đánh vần là P-I-C-K. Yeah, mình hi vọng là trong những phút vừa rồi mình đã mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích để việc phát âm tiếng Anh của các bạn ngày càng tốt hơn. Chỉ vài lần nghe lại và luyện tập chắc chắn các bạn sẽ tha hồ tự tin nói các từ có kết thúc CT, X và CK rồi đúng không? Không thể nhầm lẫn fact với fax hay là fuck được đúng không các bạn? Hẹn gặp lại các bạn ở bài học tiếp theo! https://thuviensach.vn 18. 18 Phát âm từ kết thúc với S Các bạn có thấy các từ kết thúc bảng chữ cái s rất phổ biến trong tiếng Anh không? Thông thường chúng ta phái thêm s hoặc es cho động từ đi sau danh từ số ít. Chẳng hạn như It looks beautiful (Nó rất đẹp). Động từ đã được thêm s vào đằng sau. Để chuyển danh từ về dạng số nhiều ta cũng thêm s hoặc es vào sau đó. Hoặc dạng rút gọn It's, thay cho it is. Nhưng tóm lại, dù cho mục đích thêm đuôi s hoặc es là gì, thì quy tắc phát âm đuôi đó vẫn giữ nguyên. Hãy cùng tìm hiểu cách xứ lí đuôi s rất quyến rũ này nhé. Có 3 cách đọc âm S khi một từ kết thúc bằng chữ cái s. Thứ nhất là /s/, thứ hai là /z/, có sự rung động trong cổ họng, và cuối cùng là /iz/. Với cách đọc thứ nhất, /s/, ví dụ như: starts, likes, hopes, kicks. Vậy thì khi nào một từ kết thúc bằng chữ cái s thì ta đọc là /s/? Khi và chỉ khi các từ gốc kết thúc bằng các âm sau: Đầu tiên là âm /f/, như trong từ laugh. Hoặc là từ kết thúc bằng âm /k/, như trong từ ask (hỏi), từ kick (đá), hoặc là từ kết thúc bằng âm /p/, như trong cup (cái chén) hoặc group (nhóm). Hoặc là từ kết thúc bằng âm /t/, như trong từ cat (con mèo), eat (ăn). Và cuối cùng là các từ kết thúc bằng âm /θ/, như trong từ month. Mình sẽ phát âm các từ ở trên sau khi đã thêm s vào cho các bạn nhé. LaughS AskS KickS CupS GroupS CatS EatS MonthS Các bạn nhớ nhé, các từ kết thúc là các âm /f/, /k/, /p/, /t/, /θ/ thì chữ cái s ở cuối các từ đó sẽ được đọc là /s/. Như mình đã giới thiệu ở đầu bài, chữ s ở cuối từ còn có thể được phát âm là /iz/, thường được viết là es nữa. Vậy trong trường hợp thế nào chúng https://thuviensach.vn ta có thể áp dụng quy tắc này? Trong 4 trường hợp tất cả. Đó là khi các từ gốc kết thúc bằng các âm sau: Âm thứ nhất là âm /dʒ/ như trong từ change (thay đổi), language (ngôn ngữ). Âm thứ hai là /z/, như trong từ prize (giải thưởng). Âm thứ ba là /tʃ/, như các bạn có thể nghe thấy trong từ watch (đồng hồ), hoặc là inch, nghĩa là một inch - một đơn vị đo lường mà chúng ta thường gặp. Âm thứ 4 là /ʃ/, kí hiệu là hai chữ cái s và h, ví dụ như trong từ bush - đánh vần là b-u-s-h, (bụi rậm) thêm es vào đọc là bushes. Thêm một lưu ý nữa là khỉ các từ kết thúc bằng hai chữ cái e và s thì khả năng cao là đuôi es đó sẽ được đọc là /iz/. Mình sẽ lấy một vài ví dụ để các bạn dễ liên hệ nhé: Quizz (câu đố) - số nhiều thêm đuôi (es), đọc là quizzes. Orange (quả cam) - số nhiều thêm chữ cái s vào cuối, đọc là oranges. Động từ reach (chạm) - khi chia thêm es vào cuối, đọc là reaches. Động từ crush (nghiền) - đánh vần C-R-U-S-H thêm es ở cuối đọc là crushes. Chúng ta đã đi qua 2 cách đọc âm cuối của các từ có kết thúc bằng chữ cái s rồi đúng không? Ngoài /s/ và /iz/ thì cách còn lại chính là /z/, khi một từ không hề rơi vào các trường hợp đã kể ở trên. Ví dụ như từ play (vui chơi) - kết thúc bằng âm /ei/ chưa hề được nhắc đến ở trên. Khi thêm s vào cuối từ thì đọc là play /z/, hoặc từ love (yêu) - kết thúc = âm /v/, khi thêm s vào cuối thì đọc là love/z/. Vậy là bài học của chúng ta đến đây là kết thúc rồi. Mình hi vọng các bạn đã có những kiến thức cơ bản về việc phát âm chữ cái s ở cuối một từ rồi. Để khắc sâu bài học và áp dụng các quy tắc một cách nhuần nhuyễn, mình khuyên các bạn nên làm thật nhiều bài tập tìm từ có cách phát âm khác, (có rất nhiều ở trên mạng). Kết hợp với việc nhìn mặt chữ, các bạn sẽ dễ dàng biết được khi nào thì phát âm chữ cái s hoặc es là /s/, /z/, hay là /iz/. https://thuviensach.vn Chúc các bạn một ngày học tập và làm việc hiệu quả. Xin chào! https://thuviensach.vn 19. 19 Ba lỗi sai cơ bản với đuôi S Các bạn học thân mến, để nói tiếng Anh hay, không bởi chỉ nói nhiều, mà còn bởi nói đúng. Đế nói đúng một câu cần nói đúng một từ, để nói đúng một từ thì phải nói đúng từng âm tiết của nó. Và để biết mình nói đúng hay không lại cần phải rõ mình sai ở đâu. Điều mình thấy rõ nhất trong quá trình học và quan sát các bạn học tiếng Anh, đặc biệt là người Việt thì có một số lượng không nhỏ mắc phải các lỗi đáng tiếc liên quan đến đuôi s trong tiếng Anh. Sau đây mình xin liệt kê 3 lỗi thường gặp nhất với âm /s/, đồng thời chỉ ra cách khắc phục các lỗi đó. Lỗi đầu tiên cần phải kể đến và dễ thấy nhất là việc phát âm âm /s/ không đúng chỗ. Mời các bạn cùng xem xét một ví dụ từ một người bạn đại học của mình: I like(s) going to the cinema(s) with rny friend. (Tôi thích đi xem phim với bạn của tôi). Các bạn có thể tự nhận ra đâu là lỗi sai trong câu nói vừa rồi không? Chỉ cần dựa vào kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cơ bản thì chúng ta có thể thấy người nói đã sai khi thêm /s/ sau từ like (thích) với chủ thể là I (tôi), lẽ ra với các ngôi I/You/We/They ở thì Hiện tại đơn, các động từ theo sau đều ở dạng nguyên thể. Cách đọc đúng sẽ như sau: I like going to the cinema with my friend. Hoặc ở một VD khác: Sit downs (Ngồi xuống), ở ví dụ này thì người nói lại cho thêm âm /s/, vào từ down. Nếu thêm /s/ sau từ down thì nó sẽ mang một nghĩa hoàn toàn khác. Cách nói đúng của câu trên như sau: Sit down. Để tránh lỗi thêm /s/ không chính xác khi nói, trước hết cần kiếm tra lại câu cú đã đúng ngữ pháp hay chưa, tiếp đến cần nói thật chậm các từ đơn lẻ để đảm bảo các từ đều được phát âm chính xác, sau đó khi bạn đã quen với câu đó thì có thể tăng tốc độ dần dần. Một cách hay hơn nữa, các bạn hãy tập bắt chước theo người dân bản xứ hay đơn giản luôn theo dõi nhiều bài học chi tiết bổ ích liên quan đến việc nói tiếng Anh nhé! https://thuviensach.vn Tiếp theo, nhiều bạn chỉ nghĩ rằng nói tiếng Anh nhanh sẽ nghe giống như người bản xứ. Tuy nhiên, suy nghĩ đó không đúng một chút nào bởi chính vì tư tưởng này mà nhiều bạn thường bỏ quên không đọc âm /s/, mà như vậy thì thường gây ra hiểu lầm trong câu nói đối với người nghe. Giả sử, đám bạn của bạn sẽ đến nhà bạn ăn tối và một người thân của bạn là người bản xứ sẽ nấu bữa ăn tối, nhưng bạn nói rằng Tonight rny friend will come here for dinner. Câu nóí này có nghĩa là Tối nay sẽ chỉ có một người đến ăn tối. Và thế là chỉ có suất ăn cho một người được chuẩn bị. Các bạn có nhận ra sự hiểu lầm bị gây ra ở đâu không? Đúng, lẽ ra cần thêm /s/ sau chữ friend để biểu lộ hàm ý là có hơn một người bạn sẽ đến friends. Tonight my friends will come here for dinner. Để khắc phục lỗi chằng may quên không thêm âm /s/ này, tương tự, các bạn vẫn cần kiểm tra lại câu đã đúng ngữ pháp hay chưa, thêm /s/ sau những từ cần thêm và đọc chậm nhưng chính xác từng từ rồi đến cả câu. Luôn cần có sự tham khảo từ từ điển, người bản xứ hay những người nói tiếng Anh giỏi. Và lỗi thứ 3 thường bị mắc phải bởi người học tiếng Anh nhất là phát âm /z/ thành /s/ và ngược lại. Hãy cùng xem xét VD sau: I love cheese (pho mát) (Tôi thích ăn pho mát). Từ cheese được phát âm đúng là /tʃi:z/ âm bật hơi là /z/ chứ không phải /s/. VD: Ngược lại, sports có âm bật hơi là /s/ chứ k phải /z/, sportz. Cá nhân mình thấy lỗi sai này thường bị mắc phải là do các bạn chưa nắm rõ cách đọc âm bật hơi /s/ hay có học nhưng chẳng may quên. Mình xin nhắc lại quy tắc đó như sau: nếu các từ khi đọc kết thúc bằng âm /p/, /k/, /f/,/ t/, /θ/ thì khi thêm s, sẽ vẫn bật hơi là /s/. VD: helps (giúp đỡ), lips (môi), talks (nói chuyện), looks (nhìn, ngắm), coughs (ho), laughs (cười), cats (những con mèo), hats (những cái mũ), mouths (những cái miệng), months (các tháng), v.v... Bài học đến đây là kết thúc. Chúc các bạn sẽ nói tiếng Anh thật hay! Xin cảm ơn các bạn! https://thuviensach.vn 20. 20 Đọc từ kết thúc bằng đuôi – tion Tiếng Anh hay mọi ngôn ngữ nói chung không chỉ đa dạng về sắc thái nghĩa, ngôn từ, cách biểu cảm, v.v. mà còn ở cách đọc các từ ở các trường hợp hay ngữ nghĩa khác nhau, điều mà gây ra không ít khó khăn cho mọi người học. Chẳng hạn, với hậu tố-tion, khi thì đọc là /ʃn/ (như direction, organization), khi lại đọc là /tʃən/ (question, suggestion. Vậy thì làm thế nào để phân biệt và biết khi nào đọc 2 cách đọc khác nhau cho cùng đuôi tion? Trước hết, mình xin được giải thích một chút tại sao lại gọi đuôi -tion là hậu tố (suffixes)? Tiếp vị ngữ là gì? Đó là cụm từ ở cuối được thêm sau các động từ để tạo thành tính từ, sau tính từ để tạo thành danh từ, v.v... Tiếp vị ngữ -tion là một trong số các tiếp vị ngữ phổ biến nhất được sử dụng để quyết định trọng âm của một từ trong tiếng Anh - Mỹ. Đứng trước hậu tố này đều là các âm tiết mang trọng âm của từ. Có 2 cách phát âm đuôi -tion. Âm /ʃ/ (s-h) và âm /tʃ/ (c-h). Phát âm của tiếp vị ngữ -tion là /ʃ/ khi vần ở ngay trước nó có âm /c/ như correction (sự sửa chữa), âm a như education (giáo dục) hay âm i ngắn như ở từ position (vị trí, quan điểm). Nhắc lại, đuôi -tion đọc là /sh/ khi trước nó có âm k, âm a và âm i ngắn. Bây giờ cùng mình thực hành một chút với các trường hợp trên nhé! Contraction /kən'trækʃn/ Section /‘sekʃn/ Nation /'neɩʃn/ National /' næʃnal/ Exposition /ekspə’zɩʃn/ Acquisition / ækwɩ’zɩʃn/ Tiếp theo, đuôi -tion được phát âm là /ch/ giống chữ ch khi phát âm church nếu trước chữ t có 1 chữ s. Cùng mình luyện tập với một số từ sau nhé! Question - Question /’kwestʃan/ https://thuviensach.vn Suggestion - Suggestion /səg’dʒestʃan/ Digestion - Digestion /dɩ’dʒestʃan/ Exhaustion - Exhaustion /ɩg'zɔ:stʃan/ Tuy có 2 cách đọc là vậy, nhưng vì cách đọc đuôi -tion với cách phát âm là /tʃ/ có ít trường hợp hơn nên các bạn chỉ cần nhớ cách đọc của /tʃ/ các trường hợp còn lại sẽ tự hiểu là /ʃ/. Lưu ý rằng trọng âm của các từ này rơi vào âm tiết đứng trước đuôi - tion nhé! Như vậy là bài học hôm nay đã kết thúc. Xin cảm ơn các bạn! https://thuviensach.vn 21. 21 Đọc từ kết thúc bằng đuôi –sion Ở bài học trước, mình đã giới thiệu các cách đọc tiếp vị ngữ -tion. Hôm nay, mình sẽ tiếp tục giới thiệu các cách phát âm tiếp vị ngữ -sion không kém quan trọng và cũng có nhiều điểm tương đồng với tiếp vị ngữ - tion. Giống như với đuôi -tion, tiếp vị ngữ -sion cũng có 2 trường hợp phát âm, đó là /ʃ/ và /dʒ/ như trong từ judge. Phần lớn phát âm của tiếp vị ngữ -sion là /ʒ/ nếu như từ gốc tận cùng là de hay se hay trước tiếp vị ngữ là nguyên ârn. VD: Vision - Vision (tầm nhìn) (trước đuôi -sion là nguyên âm i ngắn) Cohesion - Cohesion (sự liên kết) Conclusion - Conclusion (Phần cuối) (từ gốc của conclusion là conclude), Exclusion - Exclusion (Loại trừ) (từ gốc của exclusion là exclude), Revision - Revision (ôn, sửa, đọc lại) (từ gốc của của revision là revise), Fusion - Fusion (hợp chất nấu chảy) (từ gốc là fuse). Hay trước hậu tố này là nguyên âm, ví dụ: Vision (tầm nhìn). Trước đuôi sion là i ngắn. Hoặc cohesion (sự liên kết) Trường hợp thứ 2 với cách đọc của tiếp vị ngữ -sion là hầu hết các trường hợp còn lại, gần tương tự với trường hợp đọc /ʃ/ của đuôi -tion. Cùng luyện tập với các từ sau đây nhé: Tension - Tension (căng thẳng) Expression - Expression (diễn đạt, biểu lộ) Profession - Profession (nghề nghiệp) Professionally - Professionally (thành thạo, đúng nghề nghiệp) Session - Session (buổi, phiên họp) (3 từ: expression, profession, session đều có vần ss trước đuôi -sion) Apprehension - Apprehension (sự tiếp thu, e sợ) Tương tự như với đuôi -tion, để dễ nhớ hơn, các bạn chỉ cần nhớ các trường hợp phát âm là /dʒ/ vì có ít trường hợp hơn so với cách phát âm /ʃ/ https://thuviensach.vn và trọng âm của một từ cũng rơi vào âm tiết đứng ngay trước tiếp vị ngữ - sion nhé! Bài học đến đây là kết thúc. Để thành thạo các cách phát âm này, hãy thường xuyên luyện tập với người bản ngữ hay đơn giản tìm một cạ học tiếng Anh cho bản thân như mình từng làm nhé! Chúc các bạn học vui. Xin cảm ơn các bạn! https://thuviensach.vn 22. 22 Cách đọc đuôi ed Chào các bạn yêu mến. Mình là Linh. Còn mình là Thương. Bọn mình rất vui khi được trở lại với một bài học về cách phát âm đuôi ed trong tiếng Anh. Minh tin chắc là, các bạn đã gặp hậu tố này rất nhiều bởi độ phủ sóng dày đặc của nó. Ở thì quá khứ đơn hay quá khứ hoàn thành hầu như lúc nào chúng ta cũng phải bổ sung phần đuôi này vào sau động từ. Linh ơi cậu thấy để đọc cho chính xác phần đuôi ed đó có khó không Linh? Thực ra tớ thấy quy tắc của âm ed này khá là đơn giản. Nó có 3 cách đọc cơ bản, là /t/ hoặc /d/ hoặc /id/. Chúng ta sẽ bắt đầu với trường hợp hậu tố ed đọc là /id/ vì đây là trường hợp đơn giản và dễ ghi nhớ nhất. Nếu một động từ kết thúc bằng âm /t/ hoặc /d/ thì đuôi ed sẽ nghiễm nhiên được đọc là Ở đây mình sẽ liệt kê một số động từ kết thúc bằng âm /t/ và /d/ quen thuộc như sau. Các bạn hãy để ý cách mà mình kết thúc các từ này nhé: Động từ WANT, kết thúc là âm /t/: có nghĩa là muốn. Động từ PAINT, kết thúc là âm /t/: có nghĩa là vẽ. Động từ END, kết thúc là âm /d/: có nghĩa là chấm dứt. Như vậy sau khi thêm đuôi ed vào các động từ này, ta có thành phẩm cuối cùng là WANTED, PAINTED, ENDED. Mình xin bổ sung thêm 2 ví dụ để các bạn tham khảo nữa nhá. Từ START (bắt đầu), vì kết thúc bằng âm /t/ nên ta có STARTED. Hay động từ HATE (ghét bỏ) nếu thêm ed sẽ biến thành HATED. Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang trường hợp đuôi ed được phát âm là /t/. Khi một động từ có âm kết thúc là một trong các âm sau: • Âm /p/ trong từ hope (hi vọng), ta có hoped. I hoped that. (Tôi đã hy vọng như thế). Âm /f/ trong laugh (cười) – ta có laughed. Tôi cười cô ấy là I laughed at her. https://thuviensach.vn • Âm /s/ trong kiss (hôn) – ta có kissed. I kissed my baby. (tôi hôn em bé của mình). • Âm /ʃ/ trong wash (giặt giũ), ta có washed. I washed my face, (tôi đã rửa mặt rồi). • Âm /tʃ/ trong watch (xem). Ta có watched. Tôi đã xem nó rồi là I watched it. Từ watch thêm ed được nối âm với it thành watchedit. • Và không thể thiếu, đó là những động từ kết thúc bằng âm /k/. Ví dụ như like (thích) → thành liked. I liked her facebook status, dịch là: Tôi thích trạng thái trên facebook của cô ấy. Như vậy là có 6 trường hợp tất cả khi đuôi ed được đọc là /t/. Thay vì ghi nhớ âm cuối, các bạn hãy nhớ các ví dụ cho dễ liên tưởng ta có động từ like, watch, wash, kiss, laugh, và hope đại diện cho các ví dụ đuôi ed được đọc là /t/. Thế là chúng ta chỉ còn một trường hợp cuối cùng nữa phải không Thương? Đó là trường hợp đuôi ed được đọc là /d/. Chính xác. Và đây cũng là trường hợp đơn giản nhất vì chỉ cần động từ không thuộc 2 trường hợp trên thì sẽ tự động rơi vào trường hợp cuối cùng này. Đuôi ed khi đó sẽ được đọc là /d/. Ví dụ: play (vui chơi) – sẽ được đọc là played. He played soccer yesterday. Ngày hôm qua anh ấy chơi đá bóng. Hoặc từ beg (cầu xin) – sẽ thành begged. Mình có một lưu ý cho các bạn đó là tuy phát âm đuôi ed rất quan trọng nhưng các bạn cũng không cần phải đọc các âm này quá to và rõ ở trong câu vì như thế tốc độ đọc sẽ bị chậm lại và không còn tự nhiên nữa. Người bản xứ có xu hướng nối âm ed này với các âm liền kề đế tiết kiệm thời gian và công sức đấy. Mình hoàn toàn đồng ý. Uhmmm Linh ơi, ở đây minh muốn giới thiệu cho các bạn một ngoại lệ của đuôi ed này. Đó là khi một số từ được thêm ed và có chức năng tính từ (đứng trước danh từ thì ta lại chuyển chuyển chúng về âm id). Ví dụ: từ naked (trần trụi), learn (học hỏi), thêm ed đáng lẽ ra phải đọc là learn/d/ thì ta sẽ đọc là /’lɜ:rnɩd/ nếu nó đứng trước danh từ. Chẳng hạn a learned man (một người đàn ông hiểu biết) thì nếu đọc theo https://thuviensach.vn kiểu thông thường sẽ thành a learned man - không được liền mạch lắm đúng không Linh? Đúng thế. Đây chính là một quy tắc phát âm mà Linh rất thích. Hãy cùng Linh gói gọn lại bài học hôm nay nhé. Với các từ thêm đuôi ed thì khi nó đóng vai trò là động từ, nó sẽ được phát âm thành 3 trường hợp, /t/, /d/, hoặc /id/. Còn nếu khi từ đó làm tính từ để đi trước danh từ thì chỉ được đọc là /id/ mà thôi. Thương và Linh hi vọng các bạn đã có những giây phút bổ ích với bài học vừa rồi. Các bạn hãy nghe lại bài học này nhiều lần và luyện tập thường xuyên để có kết quả như mong đợi nhé. Xin chào và hẹn gặp lại! https://thuviensach.vn 23. 23 5 từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Anh Chào mừng các bạn. Mình là Hoài Thương. Đồng hành cùng mình trong bài học hôm nay là Linh. Chào Linh. Linh ơi, nhiều năm trôi qua như vậy rồi có bao giờ cậu cảm thấy chán tiếng Anh chưa? Thật sự là chưa Thương à, bởi vì Linh không xem tiếng Anh là một môn học bắt buộc mà Linh xem nó là một đam mê để theo đuổi trọn đời. Có lẽ vì quá yêu thích nên Linh chưa bao giờ cảm thấy là mình đang học cả. Thương hoàn toàn hiểu cảm xúc của Linh. À Linh ơi, thỉnh thoảng Thương hay gặp một trường hợp, đó là một từ mình dùng lâu năm, nên hay phát âm từ đó theo bản năng và cứ mặc định là mình đúng, cho đến khi vì một dịp rất tình cờ mới phát hiện ra là từ trước đến giờ mình chỉ toàn đọc sai thôi. Ví dụ như từ con khỉ - monkey. Hồi bé đi học cứ toàn bắt chước đọc là /’mʌnki/, nhưng mấy năm sau Thương mới biết con khỉ là /’mʌnki/ Linh ạ. Thật là xấu hổ. Ôi còn số lần mà Linh bị như thế thì cũng không đếm xuể luôn. Càng ngày Linh càng thấy phát âm là một phần đáng để đầu tư công sức nghiêm túc từ đầu. Trong bài học hôm nay, Linh và Thương xin được giới thiệu cho các bạn 5 từ vựng tiếng Anh dễ phát âm sai nhất, để từ đó giúp các bạn hạn chế phát âm sai, đống thời hướng dẫn cho các bạn phát âm cách đọc chuẩn xác cùa những từ vựng này. Các bạn đã sẵn sàng chưa? Từ vựng đầu tiên- advantage có nghĩa là lợi thế. Có hai điểm cần lưu ý trong việc phát âm từ này. Thứ nhất, trọng âm của nó rơi vào âm tiết thứ hai: Advantage. Âm tiết cuối của từ này không được phát âm là /eɩdʒ/, mà là /ɩdʒ/. Trong nhiều từ vựng có nhiều hơn hai âm tiết có chứa cụm âm A G-E thì nó được phát âm là /ɩdʒ/. Ví dụ là các từ vựng sau: Encourage (khích lệ, động viên). https://thuviensach.vn Language (ngôn ngữ). Tiếng Anh là một ngôn ngữ nói là English is a language. Từ vựng thứ hai mà Linh và Thương muốn giới thiệu, đó là determined - tính từ - nghĩa là quyết tâm, từ này có 3 âm tiết: de-ter mined. Cần lưu ý rằng âm tiết cuối của từ này là âm ed nhưng nó sẽ không được phát âm là /id/. Thay vào đó đuôi ed được đọc là /d/. Các bạn còn nhớ nghĩa của từ này không? Đó là quyết tâm, kiên trì. Đến với từ vựng thứ ba, culture nghĩa là văn hóa. Cần lưu ý cho Thương là chữ cái u đầu tiên của từ này được đọc là /ʌ/ như trong từ love (tình yêu) và cup (cái chén). Chữ cái e kết thúc của từ này không được phát âm, và âm tiết cuối của từ (-ture) sẽ được phát âm là /tʃər/ . Các bạn hãy nhớ, các từ có đuôi -ture, thì đuôi đó sẽ được đọc là /tʃər/. Hãy cùng mình luyện tập qua các ví dụ: Culture (văn hóa) Adventure (sự khám phá, mạo hiểm) Future (tương lai) Và từ cuối cùng là picture (bức tranh) Từ vựng thứ 4 mà mình muốn giới thiệu là negotiate - có nghĩa là đàm phán - từ vựng này được nhấn trọng âm ở âm tiết thứ hai, /nɩgoʊʃieɩt/. Chúng ta không đọc là /nə'gɘʊtieɩt/. Trong tiếng Anh ta có rất nhiều từ có trường hợp tương tự: Election (cuộc bầu cử) Patient (kiên nhẫn) Vacation (kì nghỉ lễ) Và bây giờ chúng ta sẽ đến với từ vựng cuối cùng mà bản thân mình cảm thấy việc phát âm nó cũng không phải là quá dễ dàng. Đó là từ usually, có nghĩa là thường xuyên. Đây là một trạng từ chỉ tần suất. Lưu ý rằng chữ cái u mở đầu từ này được phát âm là /ju:/. Và chữ s tiếp theo được phát âm là /ʒ/ chứ không phải là /s/. Trong tiếng Anh không phải chữ s bao giờ cũng được phát âm là /s/, mà có khi nó còn được phát âm là /ʒ/ nữa. Các bạn hãy tiếp tục theo dõi các ví dụ sau đây nhé: Từ đầu tiên là: usually (thường xuyên) https://thuviensach.vn Từ tiếp theo: casual (suồng sã, không cầu kì) Từ tiếp theo là: decision (quyết định), động từ của nó là decide. Một từ nữa là: television (ti vi) Minh hi vọng mọi người cảm thay bài học của Thương và Linh bổ ích bởi đó sẽ là nguồn động lực lớn lao thôi thúc những người làm chương trình cố gắng hoàn thiện sản phẩm của mình hơn mỗi ngày. Xin chào và hẹn gặp lại! https://thuviensach.vn 24. 24 Cách phát âm những từ mở đầu bằng B Chào mừng các bạn. Mình là Hoài Thương. Đồng hành với mình ở bài học này là Linh. Chào Linh. Chào Thương. Rất vui vì được gặp cậu ngày hôm nay. Uhm, Thương này, khi mói học tiếng Anh, cậu thấy tiếng Anh như thế nào? Vừa khó mà cũng rất dễ. Quan trọng là chăm chỉ và kiên trì. Vì học tiếng nào cũng vậy thôi, nó là một quá trình chứ không chỉ đơn giản là chăm hôm nay bù cho ngày mai, cần sự học liên tục. Ồ đúng vậy. Nhưng tớ thắc mắc không rõ tại sao vừa rồi cậu nói tiếng Anh cũng rất dễ nhỉ? Có khá nhiều lí do, tuy nhiên, rõ ràng nhất bài học hôm nay liên quan đến cách phát âm các từ bắt đầu với chữ B. Một chữ cái có nhiều điểm tương đồng với chữ B của tiếng Việt. Chính vì có nhiều điểm chung nên mình tin rằng nó sẽ không thể làm khó chúng ta dù là những người mới học. Quả là tin rất vui! Nghe Thương nói như vậy các bạn đã yên tâm tự tin bước vào bài học chưa? Thường thì chúng ta bắt gặp chữ B xuất hiện trong các từ đơn giản như: big – big, beer – beer, bird – bird, bed – bed, v.v. Vậy làm thế nào để phát âm chữ cái B nhỉ? Như thương đã đề cập thì học cách phát âm chữ cái này rất dễ. Các bạn chỉ cần chú ý đến cường độ hơi phát ra từ trong miệng không quá mạnh như khi phát âm chữ P. Môi trên và môi dưới chạm nhau đồng thời khi mở miệng thì thả một luồng hơi thật nhẹ /b/ /b/ /b/ thay vì /p/. Lại nhé: /b/ /b/ Cùng luyện tập với chúng mình các từ sau thật chậm nhé: bear - bear-bear bird - bird - bird beard - beard – beard beer - beer - beer beef - beef-beef bean - bean - bean https://thuviensach.vn Bài học hôm nay khá là nhẹ nhàng phải không? Nhằm đem tới sự thoải mái khi học cho các bạn, chúng mình luôn cố gắng xen kẽ cac bài học hơi nặng về lý thuyết và thực hành với nhau. Hi vọng các bạn đã có một vài phút vừa thư giãn vừa có ích vừa rồi. Xin cảm ơn các bạn! https://thuviensach.vn 25. 25 Âm câm Uhm, phải thừa nhận rằng, tiếng Anh bằng cách này hay cách khác đều khiến những người học như chúng ta nhiều khi rất nản lòng với vô vàn những khái niệm, nguyên tắc. Tuy nhiên, thử thách luôn là những bài học quý giá và khiến con đường chúng ta trải qua trở nên thú vị hơn phải không? Ở khuôn khổ bài học hôm nay, mình sẽ giới thiệu đến các bạn học một hiện tượng không hề xa lạ, đó là các chữ cái câm (silent letters). Vậy chữ cái câm là gì? Hiểu đơn giản chữ cái câm là các chữ cái không được phát âm. Trong tiếng Anh có rất nhiều chữ cái câm, tuy nhiên mình sẽ chỉ nhắc đến các trường hợp phổ biến nhất. • Với chữ cái B Nguyên tắc 1: Chữ B không được phát âm khi đứng sau M ở cuối từ. VD: bomb (quả bom), comb (cái lược) hay thumb (ngón tay cái)...v.v. Nguyên tắc 2: B không được phát âm khi đứng trước T, thường là ở cuối từ nhưng không phải lúc nào cũng vậy. VD: debt (món nợ), doubt (nghi ngờ) hay subtle (phảng phất, khôn khéo)...v.v. • Với chữ C Hay gặp nhất là từ muscle (cơ bắp). • Với chữ D Nguyên tắc 1: D không được phát âm trong những từ phổ biến sau: Wednesday (thứ 4) /’wenzdei/, sandwich (bánh xang-uých), handsome (đẹp trai), handkerchief /’hæŋkərtʃɩf/ (khăn tay)...v.v. Nguyên tắc 2: D không được phát âm trong tổ hợp DG. VD: hedge (hàng rào, phòng hộ), pledge (vật cầm cố, sự thế chấp)...v.v. • Với chữ E E không được phát âm khi đứng cuối một số từ, và thường kéo dài âm của nguyên âm. VD: hope (hi vọng), drive (lái xe), bite (cắn, ngoạm)...v.v. • Với chữ G https://thuviensach.vn G thường không được phát âm khi đứng trước N. VD: champagne / ʃæm’peɩn/ (rượu sâm-panh), sign (kí), hay design (thiết kế)...v.v. • Với chữ GH Nguyên tắc 1: GH không được phát âm khi đứng sau một nguyên âm. VD: right (đúng, bên phải), daughter (con gái), might (có thể), weigh (nặng),...v.v. Nguyên tắc 2: GH đôi khi được phát âm như /f/. VD: laugh (cười), enough (đủ) hay cough (ho)...v.v. • Với chữ H Nguyên tắc 1: H không được phát âm khi đứng sau W. VD: what (cái gì), when (bao giờ) hay why (tại sao)...v.v. Nguyên tắc 2: H không được phát âm khi đứng đầu một số từ (các trường hợp này sẽ dùng mạo từ an với H câm). VD: an hour (một tiếng), an honor (ơn huệ), heir (người thừa kế)...v.v. Vừa rồi là các từ có các chữ cái câm rất phổ biến trong hàng loạt các trường hợp khác. Các bạn có thể tìm kiếm các nguồn tài liệu đáng tin cậy về các trường hợp phức tạp tương tự. Xin cảm ơn các bạn! https://thuviensach.vn 26. 26 Phát âm từ có đuôi –ture Hãy cùng đến với bài học phát âm những từ có đuôi -ture. Ví dụ: adventure (cuộc mạo hiểm), creature (sinh vật), culture (văn hoá). Đây là âm rất phổ biến trong từ vựng tiếng Anh, tuy nhiên, Linh tin rằng không phải ai cũng biết cách phát âm nó một cách chính xác. Cho nên, bài học ngày hôm nay hi vọng sẽ khiến mọi người biết cách phát âm các từ có đuôi tận cùng là TURE. Đầu tiên, mình muốn các bạn lưu ý một từ vựng đó là từ church (nhà thờ), ở đây, âm TURE được phát âm như từ church nhưng không có âm /tʃ/ ở cuối: → Có nghĩa là nó chỉ là chur → Dưới đây là một số ví dụ giúp chúng ta luyện tập. Hãy cùng mình tập đọc nhé. agriculture (nông nghiệp) capture (bắt được) creature (sinh vật) culture (vân hoá) feature (đặc điểm) furniture (đồ dùng, thiết bị) future (tương lai) lecture (bài giảng) Bài học hôm nay xin được khép lại tại đây. Hi vọng kể từ nay về sau, các bạn đã có thể phát âm đúng các từ vựng có đuôi TURE. Xin cảm ơn các bạn. https://thuviensach.vn 27. 27 Phát âm từ có đuôi -du Các bạn có hào hửng cho một bài học mới nữa không? Hôm nay chúng ta sẽ học cách phát âm từ -du như trong từ education đấy với giọng Anh Mỹ nhé! Đầu tiên mình sẽ đọc một loạt từ có chứa du cho các bạn nghe và đoán xem có bao nhiêu cách phát âm du này nhé. Schedule và dual, schedule - dual. Schedule là lịch trình, thời gian biểu, còn dual có nghĩa là đôi, kép. She has dual nationality nghĩa là cô ấy mang hai quốc tịch. Mặc dù mặt chữ của hai từ này đều có chữ du nhưng lại có cách phát âm khác nhau đúng không? Một bên là /dʒu/ trong education, một bên là /dʒu/ trong dual. Âm /dʒu/ trong education được kí hiệu trong phiên âm bằng chữ cái d và một số 3, có cách phát âm gần giống với âm /tʃ/, viết là ch trong từ watch hay là từ teach (dạy). Điểm khác biệt duy nhất ở đây là gì? Đó là khi phát âm /tʃ/ thì thanh quản không rung nhưng khi phát âm /dʒu/ trong schedule thì có sẽ rung động ở thanh quản các bạn có thể đặt tay lên cổ để kiểm tra điều đó nhé. Thực ra không có quy tắc nào quy định khi nào thì du được phát âm là /dʒu/ hay /du/ trong một từ cả. Điều duy nhất mà chúng ta có thể và nên làm đó là tra từ điển thật kĩ càng và ghi nhớ cách phát âm đó. Ở đây mình có thể giới thiệu một số từ có chứa du và cách phát âm để các bạn tham khảo và thuộc luôn nhé! Từ thứ nhất: Gradual - có nghĩa là từ từ. Gradual development là sự phát triển dần dần, từng bước một. Như các bạn có thể thấy du ở đây được phát âm là /dʒu/. A gradual change là một sự thay đổi từ từ. Từ tiếp theo, Individual - có nghĩa là một mình, riêng lẻ, cá thể, vừa là danh từ lại vừa là tính từ. Individual có chữ du được phát âm là /dʒu/, tương tự như gradual và schedule ở trên. Individual attention là sự quan tâm đến từng cá nhân. https://thuviensach.vn Thêm một từ rất quen thuộc nữa, đó là graduation (sự tốt nghiệp hoặc lễ trao bằng tốt nghiệp). Nhiều bạn nhầm tưởng là từ này là /grædu'eɩʃn/ nhưng thực ra từ này được đọc là graduation, du được đọc là /dʒu/. Graduation day: ngày tốt nghiệp, còn I want to become a doctor after graduation: Tôi muốn làm bác sĩ sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra ta còn có từ education (giáo dục). Các bạn nghe rất rõ âm /dʒu/ đúng không ? Trong các từ có –du được phát âm là /du/, chúng ta có during, nghĩa là trong giai đoạn nào đó. During holiday là trong kì nghỉ. Ngoài ra có duet (song ca). Khi –du bắt đầu một từ thì chúng ta biết rằng nó chắc chắn sẽ được phát âm là /du/ nhé. Bài học phát âm đến đây là kết thúc rồi. Trước khi nói lời tạm biệt, hãy cùng nhâu ôn lại các từ đã học ở trên nhe: Schedule, các bạn có thể đọc là /’ʃedju:l/ hoặc /’skedʒu:l/. Riêng từ này là trường hợp đặc biệt vì âm –du có hai cách đoc, dù các bạn đọc là /du/ hay /dʒu/ thì đều ok. Dual Gradual Invidual Graduation Education During Duet Hoài Thương hi vọng các bạn sẽ không còn nhầm lẫn khi phát âm chữ du này nữa. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở bài học tiếp theo. https://thuviensach.vn 28. 28 Cách phát âm can và can’t Rất vui khi lại được đồng hành cùng các bạn trong bài học về cách phân biệt giữa CAN và CAN'T về cách đọc, phát âm. Hãy tập trung vào bài học ngay bây giờ nhé! Nào, hãy so sánh hai từ CAN và CAN'T. Chúng ta hãy cùng phát âm lại một lần nữa nhé? Bạn có thấy rõ sự khác nhau không? Ta có thể thấy từ đầu tiên nghe dài hơn so với từ thứ 2 - CAN'T. Trong khi đó, ở từ thứ 2, âm /t/ tận cùng khiến âm thanh bị dừng một cách đột ngột - CAN'T. Một điếm lưu ý thứ 2 rất thú vị giúp các bạn không còn cảm thấy khó khăn khi phân biệt cách phát âm của hai từ này dựa vào việc rút gọn phát âm của CAN'T. Nói một cách dễ hiểu hơn, khi được dùng trong câu, CAN'T rất thường xuyên được rút gọn thành /kæn/. VD: I can't do it. Ngoài ra trong một câu hoàn chỉnh, tức bao gồm các thành phần chủ ngữ, động từ và tân ngữ, can cũng được phát âm thành /kən/. Vậy là mình vừa chỉ cho các bạn một cách để phân biệt giữa CAN và CAN'T. Sau đây là một số ví dụ khác để hiểu rõ hơn về điều này nhé. ● I can understand. Với I can't understand. → Can # CAN'T ● Can you help later? Với I can't. → nghe rất đột ngột phải không? ● I told her I can't / I told her I can. Vậy là chúng ta đã đi cùng nhau tới đoạn kết của bài học ngày hôm nay. Điều mà Linh muốn các bạn luôn nhớ khi phân biệt cách phát âm của hai từ này chính là: 1, Phát âm của CAN'T đột ngột hơn CAN. 2, Trong khi phát âm của CAN nghe nhẹ nhàng và nó thường được rút gọn thành /kən/. https://thuviensach.vn Chúc các bạn luôn giữ vững niềm đam mê với tiếng Anh nhé! https://thuviensach.vn 29. 29 Bốn sai lầm khi phát âm tiếng Anh Chắc hẳn các bạn đã từng bắt gặp những người học tiếng Anh hàng tháng, thậm chí là hàng năm trời mà phát âm vẫn không cải thiện được, liên tục phát âm sai dù là những từ cơ bản nhất, chẳng hạn như từ interesting đọc là in-tơ-rét-sờ-ting. Hoặc là Purpose (mục đích) - được đọc sai thành /'pɜ:r poʊs/. Chúng ta hoàn toàn không ai muốn điều đó xảy ra phải không các bạn? Hãy cùng điểm qua những sai lầm cơ bản khi phát âm tiếng Anh để tránh xa nhé! Đầu tiên, người Việt chúng ta hay có xu hướng Việt hóa cách phát âm của các từ trong tiếng Anh. Đây là một điều rất nguy hiểm. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Đó là vì những người này đã bỏ qua một bước tối quan trọng cho người mới bắt đầu, đó là học cách đọc chuẩn mực các âm cơ bản để cấu thành nên một từ trong tiếng Anh. Ví dụ như học xong bảng phiên âm này rồi các bạn sẽ biết cách đọc từ con mèo là /kæt/, âm e bẹt chứ không phải là /ket/ như chúng ta vẫn thường nghe thấy, hoặc quả táo là /'æpl/ chứ không phải là /'epl/ v.v... Khi mới bắt đầu học tiếng Anh, mỗi khi bắt gặp những từ có cách phát âm có thể dễ dàng phiên ra tiếng Việt như together, có bạn sẽ nhớ trong đầu là tu- ge - dờ có vẻ giúp ích cho trí nhớ nhưng thực ra thói quen này sẽ cực kì cản trở cho chúng ta về sau nếu muốn nói tiếng Anh chuẩn như người bản xứ đấy! Từ hôm nay các bạn hãy tập thói quen dùng từ điển Oxford hoặc Longman tra thật kĩ cách phiên âm và bắt chước từ điển cho đến lúc nào thật nhuần nhuyễn thì thôi nhé. Theo một nghiên cứu khoa học, nếu chúng ta lặp lại một từ nào đó 27 lần thì sẽ không bao giờ có thể quên được nó. Con số 27 có thể làm nhiều người thấy nản chí nhưng thực ra chỉ cần đọc chúng bằng cả tâm huyết và đam mê thì sẽ chỉ xong trong chớp mắt mà thôi. Hoặc với những người thực sự thích thú thì họ có thể đọc các từ trong vô thức ở mọi lúc mọi nơi nữa. https://thuviensach.vn Một lỗi sai thứ hai phổ biến mà những người học tiếng Anh rất rất dễ mắc phải, đó là thường thêm âm gió /s/ vào cuối từ một cách tùy tiện. Và những lúc cần đọc âm /s/ thì lại quên mất. Âm /s/ là một âm rất hay, đặc trưng của tiếng Anh, nhưng không có nghĩa là chúng ta được lạm dụng nó đâu nhé. Có một lời khuyên cho các bạn, đó là hãy dành thời gian nghiêm túc luyện tập chia động từ cũng như xem lại cách đọc âm /s/ ở cuối một từ. Sau vài giờ luyện tập như thế, các bạn sẽ không những nhớ được một cách nằm lòng quy tắc phát âm chuẩn âm /s/ mà trong đầu các bạn sẽ hình thành phản xạ tự nhiên khi nói. Chẳng hạn, nói She likes to play guitar. Cô ấy rất thích chơi ghi ta. Chữ cái s đằng sau từ động từ like của she sẽ tự động hiện ra trong đầu bạn - và môi các bạn tự động bật ra âm /s/. Hãy bắt tay vào ôn tập ngay để chiêm nghiệm lời khuyên của mình nhé! Một lỗi sai thứ 3 mà mình muốn liệt kê ở đây, đó là quên nối âm. Các bạn có mắc phải lỗi sai tương tự không? Khi nói các bạn có xu hướng nói từng từ rời rạc hay đã có sự luyến láy giữa các từ với nhau. Nếu bạn đã biết nối từ trong tiếng Anh thì xin chúc mừng, bạn đã đi rất xa trên con đường chinh phục Anh ngữ rồi đấy! Ví dụ đơn giản: a lot of (rất nhiều). Bạn đọc nó là a- lot- of hay là alotof? Cách đọc sau chính là sự nối âm mà mình đang nói đến đấy. Một ví dụ nữa, đó là cấu trúc there is quen thuộc. Khi nối âm các bạn sẽ nói là thereisabook on the table. Các bạn có để ý thấy there và is đọc nối âm là thereis không? còn book đi trước on thì sẽ thành bookon, âm /k/ kéo dài sang tận từ on như thể chúng bị dính vào nhau vậy. Rất thú vị phải không? Ngoài ra có thể kể đến một lỗi sai cơ bản nữa, đó là nói thiếu ngữ điệu, từ nào cùng phát âm ngang ngang nhau, không có sự lên xuống đa dạng trong câu. Theo thống kê có 6 đến 7 cách đề cài thiện ngữ điệu nói cho bạn, nhưng trong số đó có một cách thực tế và dễ áp dụng nhất để các bạn trở nên khác biệt ngay trong ngày hôm nay, đó là hãy đem cảm xúc của bạn vào mỗi câu nói và nhấn mạnh vào những từ khóa của câu. Các bạn có để ý rằng những người nói tiếng Anh, đặc biệt là người Mỹ, rất biểu cảm khi nói đấy, khiến cho nội dung được nói đến trở nên rất thú vị. Hãy nghe thử nhé: https://thuviensach.vn Ví dụ nhé: I try to be a better person everyday (Tôi cố gắng trở thành một người tốt hơn mỗi ngày), ở trong câu này, ý của người nói được nhấn mạnh vào từ try, better và every day. Chỉ cần lên giọng ở ba từ này là câu nói của các bạn đã nghe hoàn toàn khác rồi đấy! Thay vì nói một cách đơn điệu là: I try to be a better person every day, thì hãy nói một cách đầy cảm xúc là... Hãy cùng mình điếm lại những lỗi sai phát âm mà người Việt thường mắc phải khi học tiếng Anh nhé! Đó là Việt hóa âm tiếng Anh tưởng chừng như dễ nhớ hơn nhưng thực ra rất nguy hại, thứ hai là quên đọc âm kết thúc, tức ending sound và thường thêm âm gió /s/ vào cuối từ một cách tùy tiện, thứ ba là quên nối âm và cuối cùng, đó là nói thiếu ngữ điệu, thiếu cảm xúc. Các bạn nhớ nhé, chìa khóa để nói tiếng Anh hay là luôn giữ được nhiệt huyết khi sử dụng nó như thể đó chính là niềm vui và ước mơ của chính bạn vậy. Và quan trọng hơn, hãy hướng đến sự hoàn hảo, tức là đã bỏ công sức ra học một từ mới nào, các bạn hãy nhớ nằm lòng cho bằng được cách phát âm chính xác tuyệt đối các bạn nhé. Học như thế chúng ta sẽ có đà tiến xa hơn và còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian quý giá nữa chứ. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở bài học sắp tới! https://thuviensach.vn 30. 30 Nguyên tắc cơ bản để cải thiện phát âm Nói tiếng Anh hay và đúng là một quá trình khá gian nan và vất vả. Tuy nhiên, không ai thành công một mình và vì thế, trên con đường gian nan đó sẽ có những biển báo chỉ dẫn bạn không đi chệch hướng hay bằng kinh nghiêm của những người đi trước thì con đường ấy dù cho có khó khăn đến đâu các bạn cũng sẽ sớm vượt qua. Cũng chính vì lẽ đó, với các mẹo nho nhỏ sau đây, hi vọng có thể hỗ trợ con đường đến với cái đích nói tiếng Anh hay và đúng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn cho các bạn. Điều đầu tiên cần ghi nhớ đó là hãy luôn luôn đem theo một cuốn số nhỏ theo người. Trong cuốn sổ đó, hãy ghi lại các từ mà bạn cảm thấy khó phát âm và gạch chân phần hay âm tiết gây khó khăn cho việc phát âm. Tiếp theo, từ điển ngoài mục đích tra từ mới, cách dùng v.v... Hãy để ý đến phần phiên âm của từ để giúp phát âm của bạn chuẩn xác hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ đến các từ điển trên mạng hay các ứng dụng từ điển trên điện thoại và sử dụng chức năng nghe từ mới và ghi lại cách phát âm theo tiếng Việt đúng như những gì bạn nghe được trong trường hợp từ đó quá khó đối với bạn. Cách viết phiên âm bằng tiếng Việt chỉ nên áp dụng đổi với những bạn đã có nền tảng vững về phiên âm hay có xu hướng phát âm tốt sẽ giúp dễ nhớ hơn, ngược lại đối với những bạn mới học, cách ghi phiên âm tiếng Việt này có thể Việt hóa phiên âm của bạn. Các bạn hãy lưu ý nhé, tốt nhất là học cách ghi nhớ và lặp lại nhiều lần, mưa dầm thấm lâu, chắc chắn bạn sẽ có thể nhớ từ tốt hơn. Lưu ý hãy chọn sử dụng các bộ từ điển đáng tin cậy và phổ biến như Oxford, Collins,... Để tránh sự lỗi thời hay biên tập thiếu cẩn thận của một số các Nhà xuất bản hiện nay. Một điều không kém quan trọng là âm cuối hay âm bật hơi (ending sounds). Không đọc hay nói không rõ âm bật hơi là một trong những lỗi phổ biến nhất khi học tiếng Anh của người Việt nói chung. Khi phát âm thiếu một âm rất có thể dẫn đến sự hiểu nhầm, lúng túng đối với người nghe hay https://thuviensach.vn thậm chí là không ai có thể hiểu bạn đang nói gì. Chẳng hạn như có người nói câu này như sau: She have many funny story to tell her student. Đối với các bạn đi thi các kì thi có bao gồm thi nói, câu nói trên chắc chắn sẽ bị đánh giá rất tệ. Đối với ngôi thứ 3 số ít như she thì sau nó phải là has. Vì không đọc rõ âm cuối nên từ has đã bị hiểu nhầm là sai ngữ pháp. Tương tự, trước từ story (câu chuyện) có từ many (nhiều) thì story phải được chia ở dạng số nhiều stories - stories, từ student (học sinh) cũng nên chia ở dạng số nhiều students vì trong một lớp học sẽ không thể chỉ có một học sinh. Vì vậy, câu này nếu đọc đúng sẽ là She has many funny stories to tell her students - She has many funny stories to tell her students. Trong tiếng Anh có một số nguyên tắc cơ bản đối với danh từ, động từ, chẳng hạn như khi nào thêm s hay es sau danh từ, khi nào thêm d hay ed sau động từ và cách đọc của chúng, vì các nguyên tắc khá dễ nhớ nên hãy cố gắng nằm lòng các quy tắc này trước khỉ nói, dần dần khi đã thuộc hết các nguyên tắc, tự khắc bản thân bạn khi nói sẽ chia động từ danh từ chính xác như phản xạ tự nhiên. Một ví dụ dễ thấy nhất là ở câu: He has. Khi đã nhớ như in trong đầu rằng đối với các ngôi He/She/lt thì động từ have (có) được chia thành has - has, luyện tập nhiều câu khác nhau với: He has, He has a car, He has a book, He has an eraser, He has a watch,...v.v. Cách này không những luyện phản xạ tự nhiên khi nói mà còn giúp bạn nói đúng mà không cần suy nghĩ quá lâu, và có thể giúp bạn nhớ đựơc từ mới bằng cách đặt câu đơn giản như vừa rồi. Tiếng Anh có trên 1100 cách để phát âm 44 âm riêng biệt, nhiều hơn bất cứ các ngôn ngữ nào khác. Vì lẽ đó con người cũng đã không ngừng tìm ra những quy luật chung khiến cho việc học tiện lợi hơn, tuy nhiên, bất kể một quy tắc nào cũng đều có những trường hợp ngoại lệ. Việc các bạn cần làm là hãy học thuộc nhiều nhất quy tắc có thể, với những trường hợp ngoại lệ không quá nhiều thì cũng có thể học được, sau đó, việc quyết định sự thành công ở chỗ luyện tập, luyện tập và luyện tập. Hãy cố gắng luyện tập mọi lúc, mọi nơi, biến nó thành một phản xạ ngôn ngữ tự nhiên của bạn chứ không chỉ đơn giản học thuộc và rồi quên sau đó vài ngày. https://thuviensach.vn Hi vọng bài học hôm nay sẽ có ích đối với các bạn. Xin cảm ơn các bạn! https://thuviensach.vn 3. PHẦN 2: NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI HỌC TIẾNG ANH 1. 01 Bảng chữ cái Mình là Thương. Lần đầu tiên đến với ngôn ngữ này, chắc hẳn các bạn đang cảm thấy phân vân trước vô vàn thứ để học và định hướng cho bản thân đúng không? Các bạn đừng lo. Trong những bài học sắp tới, chúng mình sẽ chọn lọc và giới thiệu những thành phần căn bản nhất một cách nhẹ nhàng nhốt để giúp các bạn hình dung sơ lược về tiếng Anh nhé. Vậy phải học gì đâu tiên bây giờ nhỉ? Chính là bảng chữ cái tiếng Anh, gồm 26 chữ cái đấy. Có một tin vui cho các bạn. Vì đều có nguồn gốc từ La Tinh nên bảng chữ cái tiếng Việt và tiếng Anh phần lớn là giống nhau. Chắc hẳn nhiều nước khác sẽ ghien tị với lợi thế của chúng ta khi học tiếng Anh phải không? Mình tin là điều này sẽ giúp các bạn tự tin và hào hứng hơn trước khi bước vào thử thách tiếng Anh trước mắt. Bảng chữ cái còn được gọi là alphabet. Alphabet nghe rất quen đúng không? Là vì nó được ghép lại từ hai chữ cái của bảng chữ cái Hy Lạp là alpha và beta đấy. Đến nay, bảng chữ cái này đã làm nên linh hồn của hơn 100 ngôn ngữ trên thế giới. Một con số ấn tượng đúng không? Ngoài ra các bạn có tự hỏi chữ cái dài nhất trong tiếng Anh gồm bao nhiêu chữ cái không? 15? 20 hay 30 đây? Xỉn thưa câu trả lời là 45 đấy. Một tiết lộ thú vị bên lề nữa, đó là trong 26 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Anh, chữ cái e xuất hiện với tần số nhiều nhất, còn chữ cái cái s thì là chữ cái mở đầu cho đại đa số từ. Người ta thống kê rằng trung bình cứ mỗi 2 giờ thì lại có một từ tiếng Anh mới được tạo thành và nhân lên thì mỗi https://thuviensach.vn năm có đến 4000 từ được bổ sung vào ngân hàng từ của ngôn ngữ này đấy. Xem ra không phải người bản xứ nào cũng có thể bắt kịp được với sự phát triển chóng mặt của ngôn ngữ đúng không? Còn bây giờ, hãy cùng Hoài Thương điểm qua bảng chữ cái tiếng Anh nhé. Xin mời các bạn lắng nghe giai điệu quen thuộc sau đây: Bảng chữ cái cực kì hữu dụng trong một trường hợp giao tiếp. Đó là khi người đối diện muốn chúng ta đánh vần lại từng chữ cái của một từ nào đó mà họ nghe không rõ. Ví dụ khi mình đi khám ở nước ngoài, bác sĩ hỏi là: What's your name? Mình trả lời là: My name is Thương. Đối với người nước ngoài thì đây là một cái tên lạ đúng không? Vậy nên họ yêu cầu là How do you spell it? nghĩa là: Bạn đánh vần nó như thế nào?. Hoài Thương đáp lại: T-H-U-O-N G. Các bạn nhớ nhé, để chắc chắn về một từ nào đó, các bạn nên hỏi lại là How do you spell it? nối âm spell và it thành spell_it. Chúng ta cùng luyện tập với nhau vài bài tập đánh vần nhé: HaNoi đánh vần là H-A-N-O-I. Vietnam đánh vần là V-I-E-T-N-A-M Book đánh vần là B- double O - K. Các bạn có để ý thấy điều gì đặc biệt ở đây không? Từ book (quyển sách) có hai chữ O. Thay vì đánh vần là B-O-O-K thì để cho ngắn gọn, người ta thường nói là B- double O - K. Double O tức là có hai chữ O. Tương tự với các con số, nếu có hai số 5 đi kèm với nhau, các bạn có thể nói là double 5, có 2 số 9 thì nói là double 9. Nghe sẽ sành điệu hơn nhiều đấy. Ngoài ra nắm được thứ tự các chữ cái trong bảng chữ cái sẽ giúp chúng ta tra từ điển dễ dàng hơn đấy. Hoặc cũng có thể ngược lại, các bạn hãy tra từ điển nhiều hơn, khi gặp vướng mắc xem lại bảng chữ cái. Chẳng mấy chốc bạn sẽ thuộc bảng chữ cái như lòng bàn tay. Bây giờ chúng ta hãy ôn bảng chữ cái tiếng Anh nhé. Các bạn hãy đọc theo mình nào. Spell là: đánh vần. How do you spell it? là bạn đánh vần từ đó như thế nào? Double là: gấp đôi, alphabet là bảng chữ cái. Book là quyển vở. https://thuviensach.vn Nào bây giờ là lúc để các bạn tự đánh vần tên mình và tên những người xung quanh rồi. Chúc các bạn có một thời gian ôn luyện vui vẻ và hiệu quả nhé. Hẹn gộp lại ờ bài học tiếp theo! https://thuviensach.vn 2. 02 Số đếm từ 1 đến 20 (Phần 1) Chắc hẳn khi nghe bài hát 10 little Numbers dễ thương vừa rồi các bạn cũng có thể đoán ra chủ đề sẽ được nói đến ngày hôm nay phải không? Đúng rồi, đó chính là cách đọc số trong tiếng Anh. Như bất kì ngôn ngữ nào, tiếng Anh cũng có hai loại số là sổ đếm: 1, 2, 3, 4, 5, 6... và số thứ tự dùng để xếp hạng: thứ nhất, thứ 2, thứ 3, v.v. Chẳng hạn để nói có tất cả 5 châu lục trên trái đất, chúng ta sẽ sử dụng số đếm thông thường, tức là cardinal numbers. Cardinal, đánh vần là C-A R-D-I-NA-L numbers, có nghĩa là số từ chỉ số lượng. Bài học hôm nay sẽ riêng về số đếm từ 1-20 các bạn nhé. Nghe có vẻ dễ nhưng thực ra có rất nhiều tiểu tiết nho nhỏ để phát âm chúng một cách hoàn hảo đây. Dù con số có lớn đến mấy, chúng ta cũng luôn bắt đầu bằng các số đếm cơ bản từ 0 đến 10 mà ai cũng biết. Hãy cùng ôn lại nào: Số 0- Zero- /‘zi:roʊ/ các bạn nhớ xuống giọng ở âm /roʊ/ thì mới chính xác nhé. Zero, Zero,... Số 1- One- có âm /w/ ở đầu chứ không phải là oăn đâu nhé. One, one, one. One girl (một cô gái). Số 2- Two- không phải là tờ-u-tu, giống như tu một cốc nước đâu nhé. Mà cần xẹt hơi ra. Hai quả táo là Two apples. Số 3- Three- ở đấy là âm i: dài nên các bạn đừng đọc cụt lủn là /θri/ mà kéo dài ra một chút xíu là /θri:/. Số 4- Four: ở đây chúng ta đọc giọng cao lên một chút và lưu ý âm /r/ ở cuối cùng nhé. There are 4 people in my family (có bốn người trong gia đình chúng tôi). Số 5- Five- có một âm /v/ rất rất nhẹ ở cuối cùng, đừng bỏ quên âm này nhé. Five - five-five. Five books (năm quyển sách). Số 6- Six- nếu mổ xẻ âm thanh vừa rồi chúng ta sẽ thấy có 2 phần. Một phần là /sik/ giống như xích lô, và sau đó đấy hơi: /s/ cùng đọc theo mình nào: Six, six, six,.... https://thuviensach.vn Số 7- seven: seven computers (bảy cái máy tính). Số 8- eight- Kết thúc bằng âm /t/ nhưng trong tiếng Anh Mỹ các bạn có thể đọc âm cuối này hay không tùy thích, /eɩt/ hay /eɩ/ đều được. Số 9- nine - nine- các bạn đừng quên âm /n/ vô cùng nhẹ. /nain/ /nain/ / nain/. Số 10- ten- hoàn toàn không phải là (tờ-en) ten mà cỏ xẹt âm /t/ ở đầu, /ten/, /ten/, /ten/. Vậy là đã xong các số đếm cơ bản rồi. Các bạn hãy cùng mình ôn lại một lượt nhé. One, two, three, four, five, six, seven, eight, nine, ten. Khi mà hai bàn tay của chúng ta không đủ để đếm nữa thì sao nhỉ? Đó là lúc chúng ta cần đến các số từ 11 trở đi rồi đấy. Ngay sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn các số từ 11 đến 20. Các bạn vẫn thường nghe mọi người xung quanh than vãn là hết tuổi teen rồi đúng không? Tuổi teen là độ tuổi từ 11 đến 19 và trong tiếng Anh đều kết thúc bằng từ teen, ngoại trừ số 11 và số 12 siêu phá cách, số 11 là eleven, đánh vần E-L-E-V-E-N. Còn số 12- TWELVE - đánh vần là T-W-E L-V-E. Khi nói về số lượng: có 12 cái gì đó, cái bút, cái thước, quyển vở, v.v... người bản xứ thường thay từ twelve bằng a dozen- một tá. Các bạn đã bao giờ nghe thấy từ này chưa? Dozen - ta đánh vần là D-O-Z-E-N. I have a dozen Iphones- tôi có 12 chiếc Iphone! Vậy 20 là gì? Đó chính là twenty - đánh vần là t-w-e-n-t-y, twenty, twenty, twenty. Bây giờ mình sẽ nhắc lại cho các bạn các con số từ 11 đến 20 nhé: 11 là eleven 12 - twelve 13 - thirteen 14 - fourteen 15 - fifteen 16 - sixteen 17 - seventeen 18 - eighteen https://thuviensach.vn 19 - nineteen 20 - twenty Bây giờ sẽ là một bài hát dạy đếm siêu dễ thương từ 1 đến 20 của kênh truyền hình Dream English Kids nhé. Mời các bạn cùng thưởng thức với mình: Các bạn thân mến, các bạn có nắm bắt được kiến thức đếm số trong bài học vừa rồi không? Bài học tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nói các số lớn hơn nhé. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn! https://thuviensach.vn